Đề tài Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường khu công nghiệp ven sông Thị Vải, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tài liệu Đề tài Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường khu công nghiệp ven sông Thị Vải, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 1 1. Đặt vấn đề Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, người thành công là người biết nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhất, sớm nhất và chính xác nhất. Việc ra đời và phát triển nhanh chóng của khoa học bản đồ mà đỉnh cao là hệ thống thông tin địa lý GIS đã giúp cập nhật, phân tích, tổng hợp, quản lý, truy xuất thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Khoa học thông tin địa lý là sự kết hợp của các ngành bản đồ, địa lý và công nghệ thông tin. Trong quản lý môi trường, GIS đóng vai trò vô cùng quan trọng. GIS giúp nhà quản trị phân tích những yếu tố môi trường dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu để hoạch định và triển khai những quyết định môi trường và các chiến lược bảo vệ môi trường. 2. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thàn...

pdf113 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường khu công nghiệp ven sông Thị Vải, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 1 1. Đặt vấn đề Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, người thành công là người biết nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhất, sớm nhất và chính xác nhất. Việc ra đời và phát triển nhanh chóng của khoa học bản đồ mà đỉnh cao là hệ thống thông tin địa lý GIS đã giúp cập nhật, phân tích, tổng hợp, quản lý, truy xuất thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Khoa học thông tin địa lý là sự kết hợp của các ngành bản đồ, địa lý và công nghệ thông tin. Trong quản lý môi trường, GIS đóng vai trò vô cùng quan trọng. GIS giúp nhà quản trị phân tích những yếu tố môi trường dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu để hoạch định và triển khai những quyết định môi trường và các chiến lược bảo vệ môi trường. 2. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhân loại, đặc biệt là ở những thành phố có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển. Các hoạt động sản xuất công nghiệp một mặt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng mặt khác lại làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường. Trên thế giới ngày càng sử dụng nhiều GIS và viễn thám phục vụ cho công việc quan trắc và quản lý chất lượng môi trường cụ thể là quản lý môi trường khu công nghiệp. Để góp phần quản lý và bảo vệ môi trường cho khu vực ven sông Thị Vải nói riêng và khu vực Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung thì cần phải nghiên cứu ô nhiễm môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp ven sông Thị Vải tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy, đề tài “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường KCN ven sông Thị Vải, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là cần thiết và cấp bách nhằm khống chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng – Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 2 xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một tỉnh xanh, sạch, và phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn môi trường. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu cụ thể đề tài là Ứng dụng GIS trong việc cung cấp cho nhà quản trị khu công nghiệp một công cụ hỗ trợ quản lý môi trường khu công nghiệp. Đây là phương pháp mới trong việc phân tích, cập nhật, lưu trữ dữ liệu và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua hệ thống GIS. Với mục tiêu đặt ra, đề tài lần lượt tiến hành các nội dung sau: - Tìm hiểu cách tiếp cận và ứng dụng hệ thống thông tin môi trường trong công tác quản lý môi trường khu công nghiệp ven sông Thị Vải thuộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp. - Đưa ra các công cụ hỗ trợ quản lý cơ sở dữ liệu môi trường khu công nghiệp ven sông Thị Vải. 4. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, một số nội dung chính sẽ được thực hiện như sau: a. Thu thập bản đồ nền về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng các lớp thuộc tính không gian và phi không gian đối với các thông số chất lượng môi trường trong khu công nghiệp ven sông Thị Vải. b. Thiết lập cơ sở dữ liệu cho vùng nghiên cứu để làm cơ sở cho quản lý môi trường khu công nghiệp. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 3 c. Ứng dụng cụ thể trong việc quản lý cơ sở dữ liệu môi trường khu công nghiệp ven sông Thị Vải. 5. Phương thức tiến hành 6. Phương thức nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp phân tích, phương pháp luận, phương pháp thực tế, … Ngoài những phương pháp trên, đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chuyên ngành GIS như: Tìm hiểu hệ thống GIS Quản lý môi trường khu công nghiệp Xác định mục tiêu Thiết kế cơ sở dữ liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý môi trường khu công nghiệp Đưa ra các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu môi trường KCN Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 4 - Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu theo mô hình GIS. - Thu thập và xử lí thông tin thuộc tính – không gian ngoài thực địa. - Nhập dữ liệu không gian và những dữ liệu thuộc tính đi kèm. - Sử dụng công cụ GIS để quản lý, phân tích, và hiển thị dữ liệu về các đối tượng chuyên đề cùng các dữ liệu khác có liên quan. 7. Giới hạn – phạm vi đề tài Để thực hiện đề tài đảm bảo thời gian và trình độ, đề tài được giới hạn ở một số vấn đề như sau: - Phần tổng quan về quản lý môi trường khu công nghiệp và GIS chỉ được trình bày ở mức kiến thức tổng quan nhằm cho chúng ta một số hiểu biết căn bản trước khi đi vào phần ứng dụng. - Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu GIS được tiến hành ở các khu công nghiệp ven sông Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 8. Kết quả đạt được ™ Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ven sông Thị Vải. ™ Cơ sở dữ liệu GIS về quản lý môi trường các khu công nghiệp ven sông Thị Vải ™ Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu GIS Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 5 1.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TÂN THÀNH Hình 1: Bản đồ hành chánh huyện Tân Thành 1.1.1 Điều kiện về địa lý Huyện Tân Thành nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một đơn vị hành chính mới thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập theo nghị định 45/CP ngày 02/06/1994 của thủ tướng chính phủ. Huyện nằm trên trục lộ quan trọng như quốc lộ 51, đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao, cách thị xã Bà Rịa 20km, cách thành phố Vũng Tàu đường bộ khoảng 45 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km. Các tuyến giao thông này cho phép huyện Tân Thành tiếp cận các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tiếp cận huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, thành phố Đà Lạt và các tỉnh miền Trung. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 6 1.1.2 Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn 1.1.2.1 Khí tượng a) Đặc điểm khí hậu Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn huyện Tân Thành nên khí hậu chịu ảnh hưởng chung của khu vực: khí hậu nhiệt đới cận xích đạo. Ở đây chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tháng 4 và tháng 11 trong năm là 2 tháng giao mùa. b) Chế độ gió Từ nhiều năm nay trên địa bàn không có gió bão lớn. Gió mạnh nhất ghi nhận được tối đa là tới cấp 9. Mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam, mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc. c) Số giờ nắng Số giờ nắng Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có số giờ nắng thuộc loại cao trong cả nước. Số giờ nắng trung bình tăng lên trong các tháng ở mùa khô từ 245 giờ đến 301 giờ (tháng 11 đến tháng 3) và vào mùa mưa số giờ nắng trung bình giảm từ 245 (tháng 5) xuống 194 giờ (tháng 10). Trung bình hàng năm có khoảng 2300 – 2800 giờ nắng. Tháng 3 là tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm: khoảng 300 giờ (trung bình khoảng 10 giờ nắng / ngày). Tháng 9 là tháng có số giờ nắng ít nhất trong năm: khoảng 160 – 170 giờ (trung bình khoảng 5 – 5,5 giờ nắng/ ngày). d) Chế độ nhiệt Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nền nhiệt cao, ổn định, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 26,80C – 27,50C. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 7 Tháng 5 là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình khoảng 28oC – 29oC Tháng 12 là tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung bình khoảng 25oC – 26oC e) Độ ẩm không khí Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm là 28,1 mb. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) độ ẩm tuyệt đối trung bình có giá trị thấp: từ 24,3mb đến 30,7 mb. Độ ẩm trung bình thay đổi từ 75% (tháng 4) đến 84% (tháng 9, tháng 10); độ ẩm tương đối trung bình năm là 79%. f) Chế độ mưa Kết quả khảo sát về lượng mưa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều năm như sau: - Lượng mưa trung bình năm: 1.508mm - Lượng mưa cao nhất năm: 3.955mm - Lượng mưa nhỏ nhất năm: 344mm Trong năm lượng mưa trong mùa mưa là chủ yếu, chiếm khoảng 90% lượng mưa hàng năm và tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 200 – 250mm/ tháng. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 8 1.1.2.2 Thuỷ văn Hình 2: Hệ thống sông ở Bà Rịa – Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 3 hệ thống sông chính là sông Thị Vải, sông Dinh và sông Ray. Sông Thị Vải dài 32 km (phần chạy qua tỉnh dài 25km) rộng trung bình 600 – 800m, sâu từ 10-40m hướng chảy của sông gần như song song với quốc lộ 51 rất thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống cảng nước sâu đón tàu từ 30 – 80 nghìn tấn. Sông Ray dài 120 km, phần qua tỉnh dài 40 km đã và đang xây dựng được nhiều hồ và đập dâng, đáng kể nhất là hồ Sông Ray với dung tích 100 -140 triệu m3 nước là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhà máy cấp nước sinh hoạt và công nghiệp của tỉnh trong tương lai với công suất thiết kế từ 400.000 – 450.000 m3/ngày đêm. Sông Dinh dài 35 km, phụ lưu gồm các suối Châu Pha, Đá Đen, Suối Non, Suối Nghệ, Suối Cầu … cho tổng lượng dòng chảy bình quân năm là 238 triệu m3. hệ thống sông Dinh là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt có tổng công suất thiết kế 95.000 m3/ngày đêm hoạt động bảo đảm cung cấp nước sạch cho các KCN ở huyện Tân Thành và khu đô thị mới Phú Mỹ. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 9 1.1.3 Điều kiện về kinh tế xã hội Sự hoạt động và phát triển của khu vực nghiên cứu sẽ nằm trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Tân Thành và có những tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trên cơ sở đó, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu được đặt trong tổng thể kinh tế xã hội của huyện Tân Thành. Huyện Tân Thành bao gồm 9 xã và 1 thị trấn (Phú Mỹ) với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 33.794,04 ha (chiếm 17,02% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh). Dân số của toàn huyện là 103.176 người, trong đó thành thị là 12.970 người (12,5%), nông thôn là 90,269 người (87,5%). Tỷ lệ gia tăng dân số hiện nay là 1,135%. Huyện Tân Thành phía Đông giáp huyện Châu Đức, phía Tây giáp huyện Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và Thành phố Vũng Tàu, phía Nam giáp thị xã Bà Rịa, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, là một huyện cửa ngõ của hệ thống vùng kinh tế mở, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi tập trung nhiều nhất các KCN tập trung như KCN Mỹ Xuân A1, B1, Phú Mỹ 1, Cái Mép … Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, trong những năm gần đây nền kinh tế xã hội của huyện phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện, kéo theo sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp … 1.1.3.1 Về kinh tế Về tổng thể, huyện Tân Thành nằm trong vành đai công nghiệp nối Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Tân Thành hiện có các KCN tập trung như: KCN Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Cái Mép … Nhiều công trình lớn đã đi vào hoạt động như: Nhà máy thép Vinakyoei xuất xưởng mỗi năm gần 240.000 tấn thép; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II đã hoà vào lưới điện quốc gia với sản lượng điện thương phẩm trên 1.080 triệu kwh, nhà máy gạch men Mỹ Đức mỗi Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 10 năm xuất xưởng trên 24 triệu viên gạch, cảng Bà Rịa Serece có sản lượng bốc dỡ qua cảng mỗi năm đạt trên 500.000 tấn hàng hoá. Hoạt động công nghiệp trên địa bàn đã tạo ra một diện mạo mới về kinh tế – xã hội và từ đó, huyện Tân Thành cũng đã xác định cơ cấu phát triển kinh tế là: Công Nghiệp – thương mại , dịch vụ – nông nghiệp. Riêng xã Tóc Tiên, trong những năm gần đây, các số liệu cho thấy sự phát triển vượt bậc, sự thay đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tạo nên lợi thế tiềm năng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp ở xã. a) Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Mạng lưới thương mại – dịch vụ của huyện Tân Thành Phát triển rộng khắp từ thị trấn đến các xã. Toàn huyện có gần 3.153 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ. Hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá – xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn cũng có bước tiến bộ. Trong những năm qua, huyện Tân Thành đã quan tâm đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, trường học, trạm xá, lưới điện, các trung tâm văn hoá … nên đã góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân. b) Nông nghiệp • Công tác trồng trọt Công tác trồng trọt có những bước tiến bộ vượt bậc trong hai quý đầu năm 2007, cụ thể: - Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân: 211/211 ha, đạt 100% so với kế hoạch. - Diện tích gieo trồng vụ Hè thu là 408/402 ha, đạt 101% so với kế hoạch. - Diện tích đất gieo trồng cỏ: 38 ha Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 11 - Công tác chuyển đổi cây trồng: chuyển từ đất màu sang trồng Điều cao sản là 3 ha. • Công tác chăn nuôi - Tổng đàn bò hiện nay: 1532 con, giảm 46 con so với cùng kỳ. - Tổng đàn heo hiện nay: 2760 con, tăng 780 con so với cùng kỳ. - Gia cầm: 31.052 con (trong đó gà công nghiệp 21.000 con). - Dê: 794 con, giảm 247 con so với cùng kỳ. • Công tác tiêm phòng gia súc gia cầm Tiêm lở mồm long móng: - Trâu bò: 1432 con chiếm 92,47% trên tổng đàn. - Dê: 722 con chiếm 90,93% trên tổng đàn. - Heo: 2.556 con chiếm 92,61% trên tổng đàn. Tiêm phòng dịch cúm gia cầm 2 đợt có 374 hộ với tổng đàn 10.168 con gà và 1.436 con vịt (riêng 2 trại chăn nuôi gà ở ấp 4 và ấp 2 do công ty chăn nuôi đầu tư trực tiếp tiêm). • Công tác khuyến nông - Tập huấn 5 lớp (3 lớp trồng trọt, 2 lớp chăn nuôi) - Tổng số người tham dự: 182 người. • Giao thông thủy lợi - Vận động nhân dân mở mới đường tổ 1 ấp 1 dài 500m bằng với nguồn vốn vận động. - Thẩm định hồ sơ báo cáo kỹ thuật 2,65 km đường thấm nhựa (ấp 3, ấp 4, ấp 5) đã đưa vào sử dụng. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 12 - Đang lập hồ sơ khảo sát kéo điện trung thế 3 pha tuyến đường tổ 3 ấp 4 dài 0,9 km (nguồn vốn do Công ty khai thác đá đầu tư) c) Thương mại – dịch vụ Toàn xã có 93 cơ sở sản xuất kinh doanh Thương mại và Dịch vụ, trong đó có một công ty TNHH. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 là 3.826.000.000 đ. Trong đó: • Thương mại: 2.606.000.000đ • Dịch vụ: 1.220.000.000đ So với kế họạch đạt 51% so với cùng kỳ tăng 17,3%. 1.1.3.2 Về văn hoá – xã hội a) Văn hoá thông tin – thể dục thể thao Trong 6 tháng đầu năm 2007, lĩnh vực văn hoá thông tin có những chuyển biến tích cực - Phát thanh tại chỗ : 540 giờ, tăng 20% so với cùng kỳ. - Phát thanh lưu động: 240 giờ, tăng 10% so với cùng kỳ. - Cắt dán 700m băng rôn: kẻ, vẽ 12 m2 pano, tăng 60% so với cùng kỳ b) Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá - Tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nếp sống văn minh – Gia đình văn hoá, có 60 hộ tiêu biểu về dự hội nghị sơ kết cấp xã, 10 hộ tiêu biểu dự hội nghị cấp huyện. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 13 c) Y tế Trong 6 tháng đầu năm 2007, công tác y tế đã đạt được là - Khám và chữa bệnh: 1.287/2418 đạt 51% - Quản lý điều trị bệnh lao: 37 trường hợp - Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế chuẩn quốc gia 1.2 GIỚI THIỆU CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VEN SÔNG THỊ VẢI THUỘC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU KCN MỸ XUÂN A KCN MỸ XUÂN A2 KCN PHÚ MỸ I KCN CÁI MÉP SÔNG THỊ VẢI Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 14 1.2.1 Khu công nghiệp Mỹ Xuân A Chủ đầu tư: Công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Địa điểm: xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nằm cạnh quốc lộ 51, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km, cách cảng Phú Mỹ 6 km. Tổng diện tích khu công nghiệp: 269,2 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 171ha. Chức năng KCN: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, viễn thông và điện tử. Hệ thống đường giao thông nội bộ: - Đường trục chính (lộ giới 35m): tổng chiều dài 3.600m - Đường nhánh (lộ giới 28 & 24 m): tổng chiều dài 2.364m Hệ thống cấp điện: - Nguồn điện chính: nhà máy điện Phú Mỹ - Truyền tải bằng đường dây 110KV với tổng công suất 33.400KVA. Hệ thống cấp nước: cho đến năm 2000 nguồn nước chính cung cấp cho KCN là 6 giếng khoan, với công suất 5.000m3/ngày. Giai đoạn kế tiếp sẽ sử dụng nước mặt từ hồ Châu Pha – Đá đen với công suất 10.000m3/ngày. Hệ thống xử lý nước thải: nước thải được xử lý cục bộ ngay tại nhà máy sau đó được dẫn đến trạm xử lý tập trung và cho thoát ra sông Thị Vải. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: có trạm phòng cháy chữa chất chung cho toàn KCN. Mỗi nhà máy trong KCN phải xây dựng lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên ngành riêng. Hệ thống xử lý rác: rác được phân loại và xử lý sơ bộ, sau đó được chở tới nhà máy xử lý chất thải KCN Mỹ Xuân A. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 15 Các dự án khuyến khích đầu tư: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, công nghiệp nặng, công nghiệp khác … Giá cho thuê đất: • Trả từng năm: 1,20 USD/m2/năm • Trả 5 năm 1 lần: 1,05 USD/m2/năm • Trả 10 năm 1 lần: 0,90 USD/m2/năm • Trả 20 năm 1 lần: 0,70 USD/m2/năm • Trả 30 năm 1 lần: 0,60 USD/m2/năm • Trả 40 năm 1 lần: 0.50 USD/m2/năm • Trả 50 năm 1 lần: 0,40 USD/m2/năm Giá điện: theo quy định của Ban vật giá Chính Phủ. Giá nước: 3.200 đ/m3 (chưa có VAT) Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng: hoàn chỉnh 70%. 1.2.2 Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 Vị trí địa lí: • KCN Mỹ Xuân A2 nằm trên địa bàn xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Bắc giáp KCN Mỹ Xuân , phía Đông Nam giáp Quốc lộ 51, phía Tây Nam tuyến điện cao thế, cảng Mỹ Xuân và sông Thị Vải. • KCN Mỹ Xuân A2 nằm ở vị trí trung tâm đối với các thành phố lớn của Vùng Kinh Tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), cách trung tâm Thành phố Biên Hoà khoảng 45 km theo Quốc lộ 51, cách Thành phố Vũng Tàu 51 km theo Quốc lộ 51 và cách Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCm) 65 km. Diện tích: 312,8ha, trong đó diện tích đất cho thuê là 222,9ha Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 16 Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng: Công ty Liên doanh CPK Bentham (Liên doanh giữa Công ty xây dựng – thương mại – dịch vụ Châu Phụng và Công ty Bentham International Co.Ltđ. (Đài Loan). Các dự án khuyến khích đầu tư: • Liên doanh góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật • Công nghiệp cơ khí • Chế tạo thiết bị điện, điện tử, viễn thông • Sản xuất vật liệu xây dựng • Công nghiệp gắn với cảng • Công nghiệp khác Giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng: dự kiến là 1,2 USD/m2/năm. Nếu trả một lần cho nhiều năm thì sẽ được giảm giá là 1,5%/ năm nhưng tối đa không giảm giá quá 30%. 1.2.3 Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 Chủ đầu tư: Công ty đầu tư và khai thác hạ tầng KCN Đông Xuyên và Phú Mỹ 1 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ( IZICO) Địa điểm: thị trấn Phú Mỹ, huỵên Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nằm dọc theo quốc lộ 51, cách TPHCM 75 km, cách TP.Vũng Tàu 40km. Tổng diện tích KCN: 954,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 651 ha. Chức năng KCN: công nghiệp nặng như: vật liệu xây dựng, điện, phân bón, thép, hoá chất, kho tàng, bến bãi. Tổng vốn đầu tư: 879,44tỷ VND Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 17 Hệ thống đường giao thông nội bộ: • Đường trung tâm (lộ giới 46 m): tổng chiều dài 1.500m • Đường trục chính: Loại mặt cắt 2-2(lộ giới 50m): tổng chiều dài 4.191m Loại mặt cắt 4-4(lộ giới 31m): tổng chiều dài 13.943m • Đường nhánh (lộ giới 23m): tổng chiều dài 5.180m Hệ thống cấp điện: • Nguồn cung cấp: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ • Xây dựng đường dây 110 KV lộ kép từ trạm phân phối 110KV của nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ đến 2 trạm biến áp 110/22V đặt tại KCN với công suất là 2x40 MVA và 2x63 MVA. Hệ thống cấp nước: • Sử dụng nguồn nước ngầm Mỹ Xuân, nguồn nước mặt Tóc Tiên và Phú Mỹ với công suất là 40.000m3/ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải: • Tập trung nước thải công nghiệp để xử lý 2 lần theo tiêu chuẩn môi trường nước thải công nghiệp TCVN 5945 – 1995. Sau đó nước thải được làm sạch trong điều kiện tự nhiên bằng hồ điều tiết. • Hai trạm làm sạch nước thải với công suất trung bình 18.000m3/ngày Hệ thống thoát lũ: hệ thống thoát nước mưa thiết kế theo nguyên tắc bám theo địa hình sao cho thoát nhanh nhất. Chia làm 3 khu vực thoát nước: sông Thị Vải, suối Dao, hồ điều tiết. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 18 Hệ thống phòng cháy chữa cháy: có trạm phòng cháy chữa cháy chung cho toàn KCN. Mỗi nhà máy trong KCN phải xây dựng lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên ngành riêng. Hệ thống xử lý rác: khu chứa rác tập trung rộng 7 ha, được phân loại và chuyển đến nhà máy xử lý phế thải. Các dự án khuyến khích đầu tư: • Liên doanh góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp nặng gắn liền với cảng nước sâu Thị Vải, công nghiệp điện, hoá chất, phân bón, sản xuất thép, vật liệu xây dựng, công nghiệp sử dụng khí đốt, công nghiệp có quy mô lớn, kho tàng bến bãi. Giá cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng: + Trả từng năm: 1.33 USD/m2/năm + Trả 5 năm 1 lần: giảm 10%. + Trả 10 năm 1 lần: giảm 20%. + Trả 20 năm 1 lần: giảm 40%. + Trả 1 lần cho toàn bộ thời gian hoạt động dự án: giảm 50% Giá điện: theo quy định của Ban vật giá chính phủ. Giá nước: 3.200 đ/m3(chưa có VAT) Ghi chú: Giá cho thuê lại đất đã có hạ tầng và giá nước nêu trên chưa bao gồm thuế GTGT. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 19 1.2.4 Khu công nghiệp Cái Mép Địa điểm: tại xã Phước Hoà, huyện Tân Thành, giáp sông Thị Vải và quốc lộ 51. Diện tích: 670 ha, diện tích đất công nghiệp 449ha. Tổng vốn đầu tư: 849,5 tỷ đồng Chủ đầu tư: Tổng công ty xây dựng Sài Gòn Mục tiêu dự án: xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN: hệ thống đường giao thông; cấp điện; cấp và thoát nước; xủ lý chất thải; thông tin liên lạc và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đã được tạo ra Các dự án khuyến khích đầu tư: • Chế biến các sản phẩm sau lọc dầu; • Sản xuất thép, kho chứa, bồn chưa; • Sử chữa tàu biển; • Các dự án sản xuất công nghiệp có gắn với cảng nước sâu Cái Mép . Giá đất cho thuê và phí sử dụng hạ tầng dự kiến: + Trả từng năm: 1,4 USD/m2/năm + Trả 5 năm 1 lần: 1,21 USD/m2/năm + Trả 10 năm 1 lần: 1,05 USD/m2/năm + Trả 15 năm 1 lần: 0,9 USD/m2/năm + Trả 20 năm 1 lần: 0,8 USD/m2/năm Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 20 1.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.3.1 Chất lượng không khí Đối với các nhà máy đang đi vào hoạt động hiện nay vẫn chưa kiểm soát được mức độ ô nhiễm môi trường trong khí thải thoát ra từ các ống khói của các nhà máy hoạt động trong các KCN. Trong năm 2005, trung tâm quan trắc và phân tích chất lượng môi trường của tỉnh đã tiến hành quan trắc môi trường không khí tại: hai KCN là KCN Phú Mỹ 1 và KCN Mỹ Xuân A; khu vực nhà máy nhiệt điện Bà Rịa; khu vực gần hàng rào nhà máy xử lý khí Dinh Cố I và Dinh Cố II. Kết quả phân tích và đánh giá về chất lượng môi trường không khí tại KCN và khu vực gần các nhà máy được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2. Bảng 1: Kết quả phân tích môi trường không khí trong KCN Phú Mỹ Kết quả phân tích Chỉ tiêu Đơn vị Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV TCVN 5937:1995 trung bình 1h TCVN 5949:1995 (từ 6h – 18h) Độ ồn Db 82.5 80.5 80.8 80.5 - 75 Bụi lơ lửng Mg/m3 - - 0.36 0.47 0.3 - CO Mg/m3 <5 <5 <5 <5 40 - NO2 Mg/m3 - <0.01 <0.01 <0.01 0.4 - SO2 Mg/m3 <0.01 <0.01 <0.01 <0.01 0.5 - (Nguồn: Ban quản lý các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Bảng 2: Kết quả phân tích môi trường không khí trong KCN Mỹ Xuân Kết quả phân tích Chỉ tiêu Đơn vị Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV TCVN 5937:1995 trung bình 1h TCVN 5949:1995 (từ 6h – 18h) Độ ồn dB 82.5 80.5 80.8 80.5 - 75 Bụi lơ lửng Mg/m3 - - 0.36 0.47 0.3 - CO Mg/m3 <5 <5 <5 <5 40 - NO2 Mg/m3 - <0.01 <0.01 <0.01 0.4 - Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 21 SO2 Mg/m3 <0.01 <0.01 <0.31 <0.01 0.5 - (Nguồn: Ban quản lý các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí đã được trình bày ở trên cho thấy: • Độ ồn đo được dao động từ 80.5 dB đến 82.5 dB đều vượt giới hạn tiêu chuẩn TCVN 5949:1995 (từ 6h – 18h) cho phép. • Còn các chỉ tiêu đo khác như : Bụi lơ lửng, nồng độ các khí CO, NO2, SO2 còn nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5937:1995 trung bình 1h. + Kết luận: Theo kết quả quan trắc môi trường không khí tại các KCN trong năm 2005, cho thấy: • Môi trường tại các KCN vẫn chưa bị ô nhiễm bởi các loại khí gây ô nhiễm như CO, NO2, SO2. Hầu hết nằm trong tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937:1995 trung bình 1h. Vì hầu hết các dự án đầu tư vào các KCN này còn rất hạn chế và chưa có các nhà máy thuộc loại hình công nghiệp nặng. • Tiếng ồn đo được xung quanh các nhà máy thuộc các KCN Phú Mỹ I và Mỹ Xuân A đều vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949:1995 (từ 6h – 18h). Nguyên nhân chủ yếu là do các phương tiện giao thông vận tải lưu thông từ trong các KCN gây ra. • Hàm lượng bụi lơ lửng đo được tại một số KCN điển hình đã vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937:1995 trung bình 1h. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng trong các KCN này chưa hoàn thành và số lượng phương tiện giao thông tương đối lớn. • Xung quanh các khu vực ngọn lửa nhà máy điện Bà Rịa, khu vực gần hàng rào nhà máy xử lý khí Dinh Cố I và Dinh Cố II cho thấy: Vẫn chưa bị ô nhiễm các chất gây ô nhiễm không khí như : SO2, CO, NO2 và bụi lơ lửng. Tuy nhiên theo kết Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 22 quả quan trắc đợt I năm 2003 (vào mùa khô) cho thấy đã bị ô nhiễm nặng hàm lượng khí H2S tại khu vực nhà máy Dinh Cố I và Dinh Cố II. Ngoài ra vào một số thời điểm quan trắc tiếng ồn đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép ở cả 3 khu vực này. Căn cứ vào loại hình sản xuất của các nhà máy trong các KCN, nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí như sau: • Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu Rất nhiều các ngành công nghiệp hoạt động tại các KCN đều sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau làm chất đốt nhằm cung cấp năng lượng cho các quá trình công nghệ khác nhau. Cụ thể như: - Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm sử dụng nhiên liệu cấp nhiệt cho các công đoạn nấu, hấp, sấy, … - Các nhà máy giấy, cơ khí, nhựa, cao su, … sử dụng nhiên liệu làm chất đốt cho lò hơi. - Nhiên liệu cho các máy phát điện dự phòng. - Nhiên liệu cho nhà máy điện tuabin khí. • Các loại khí thải từ các dây chuyền công nghệ Tuỳ theo các loại hình công nghệ sẽ có các loại khí thải chứa bụi hoặc hơi khí độc tương ứng. Sơ bộ chúng ta có thể nhận diện được các chất ô nhiễm không khí tương ứng với loại ngành nghề như sau: ¾ Các chất ô nhiễm không khí dạng hạt. Thuộc loại này là các chất ô nhiễm lơ lửng trong không khí bao gồm: - Bụi: sinh ra trong các quá trình sản xuất, có kích thước từ vài µm đến hàng ngàn µm. - Bụi sương: là các hạt chất lỏng ngưng tụ có kích thước từ 20-500µm. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 23 - Khói nhạt: là các phần rắn do thể hơi ngưng tụ lại. Trong các ngành nghề đang hoạt động trong KCN thì các ngành lương thực, thực phẩm, các ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, các ngành cơ khí, các ngành nhựa, các ngành chế biến gỗ, ngành sợi, dệt, … là những ngành có khả năng sinh bụi nhiều, gây ảnh hưởng đến môi trường. Các chất ô nhiễm dạng khí: thuộc loại này có rất nhiều, rất đa dạng tuỳ thuộc vào loại hình công nghiệp. Căn cứ vào các ngành nghề được đầu tư trong các KCN này chúng ta có thể xác định được các loại ô nhiễm không khí dạng khí bao gồm: - Các hợp chất lưu huỳnh: bao gồm các acid Sulfua (SO2, SO3) và Sunfit Hydro (H2S). Những loại khí này sản sinh ra từ các các ngành công nghiệp như cao su, sản xuất kim loại … - Các hợp chất Nitơ: Như các khí NO, NO2 sinh ra từ các ngành sản xuất kim loại, đồ nhựa, hàng kim khí, … - Các hợp chất Clo như Clo và Clorua Hydro sinh ra từ các quá trình mạ kim loại, chất dẻo, … - Các hợp chất Flo như Florua Hydro phát sinh từ các ngành công nghệ gốm sứ, công nghiệp hoá học, … - Các hợp chất Carbon như CO, CO2. - Các chất khí hữu cơ như Hydrocarbon và dẫn xuất của Hydrocarbon. • Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải. Để đảm bảo cho hoạt động trong các KCN, một lượng lớn phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu lưu thông trên các tuyến đường trong khu vực KCN. Và các phương tiện vận tải với nguyên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2, … Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 24 • Khí thải từ khu xử lý rác Trong KCN có khu xử lý rác thải công nghiệp, tồn trữ rác thải trước khi Công ty vệ sinh vận chuyển đến bãi rác. Việc tồn trữ các loại rác thải này có thể phát sinh ra mùi hơi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong rác thải. • Khí thải từ hoạt động sinh hoạt khác của con người. Những hoạt động của con người như sản phẩm chạy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận chuyển, khói thuốc do hút thuốc lá, … cũng sản sinh ra nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí. 1.3.2 Chất lượng nước mặt và nước thải Sự ô nhiễm nước thải tại các KCN trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý môi trường và các ban, ngành có liên quan. Hầu như tất cả các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chủ yếu nước dẫn từ các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong các KCN hầu như chưa có hệ thống thoát nước bẩn và các nhà máy xí nghiệp hoạt động trong các KCN hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đa số nước thải từ các nhà máy đều được thoát chung với hệ thống thoát nước mưa và được dẫn vào hệ thống công cộng chung của KCN rồi chảy vào hệ thống thoát nước mặt như nước sông, nước biển,… làm ô nhiễm chất lượng nguồn nước mặt này. Nguyên nhân vấn đề xử lý nước thải của các nhà máy xí nghiệp trong KCN nói riêng và trên địa bàn thành phố nói chung vẫn chưa được các doanh nghiệp, chủ đầu tư quan tâm, xử lý chủ yếu là nguồn kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải tương đối cao và các biện pháp chế tài còn nhiều hạn chế. Hiện nay tỉnh đang có chương trình hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và những biện pháp chế tài trong vấn đề quản lý môi trường sẽ được triển khai trong tương lai, hy vọng vấn đề nước thải sẽ dần dần được cải thiện. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 25 Trong 09 KCN được thành lập có 06 KCN có dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (Đông Xuyên, Cái Mép, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Mỹ Xuân A); 03 KCN đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ( Phú Mỹ II, Mỹ Xuân B1 –Đại Dương, Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng). Hiện chỉ có KCN Mỹ Xuân A2 đã có hệ thốn xử lý nước thải tập trung tạm thời công suất 2.500m3/ngày đêm, các KCN còn lại đều chưa xây dựng. Kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay cụ thể như sau: - KCN Phú Mỹ I: Chủ đầu tư là công ty IZICO. Đây là dự án sử dụng vốn vay tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch, đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 4623/QĐ.UB ngày 02/07/2004 với quy mô giai đoạn 1 công suất 2.500m3/ ngày đêm, tổng mức đầu tư là 36,531 tỷ đồng (trong đó vốn ODA: 26,642 tỷ đồng, vốn đối ứng 9.889 tỷ đồng). Do thời gian thực hiện thủ tục vay vốn kéo dài nên cần phải cập nhật lại giá cả theo đúng thời điểm hiện tại. Sau khi cập nhật tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án là 53,172 tỷ đồng. Tại thời điểm khảo sát năm 2000, phía Bộ Ngoại Giao Đan Mạch đề nghị chỉ cho vay với mức dưới 2,5 triệu USD để đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án. Để tránh phải xin điều chỉnh lại vốn vay, phía Đan Mạch đề xuất phía Việt Nam tự tài trợ xây dựng cơ bản và phần móng cọc với số tiền là 20,535 tỷ đồng. Hiện công ty IZICO đang chờ Sở Kế Hoạch và Đầu Tư trình UBND tỉnh xin ý kiến đồng ý với đề nghị của phía Đan Mạch đồng thời có cam kết bố trí vốn cho dự án. - KCN Đông Xuyên: Dự án nhà máy xử lý nước thải của KCN Đông Xuyên công suất 3000 m3/ngày đêm sử dụng vốn ngân sách đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2226/QĐ-UBND ngày 28/06/2007 với tổn mức đầu tư 24.588 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án là 12 tháng (09/2007 – 9/2008) - KCN Mỹ Xuân A: Tồng công ty IDICO đang thiết kế tập trung với công suất giai đoạn 1 là 4000 m3/ngày đêm và cam kết sẽ hoàn thành vào cuối tháng Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 26 03/2008. tuy nhiên, khu vực dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa thực hiện xong bồi thường. - KCN Mỹ Xuân A2: Công ty phát triển Quốc tế Formosa – FIDC đang vận hành hệ thống tạm thời công suất 2.500 m3/ngày đêm. Hiện nay, nhu cầu xử lý nước thải của KCN đang tăng lên do có một số dự án đầu tư sắp đi vào hoạt động. Trong khi đó, khu đất xây tạm xử lý xử lý nước thải tập trung theo quy hoạch chưa thực hiện xong việc bồi thường – GPMB do chồng lấn ranh rừng phòng hộ. Vì vậy, Công ty đã điều chỉnh vị trí xây dựng nhà máy vào khu vực gần kề đã giải toà và đang tiến hành thi công giai đoạn 1 công suất 10.000 m3/ngày đêm, dự kiến đến cuối năm 2007 hoàn thành. Sau đó, toàn bộ nước thải từ hồ xử lý tạm sẽ chuyển về xử lý tại nhà máy. - KCN Mỹ Xuân B1: Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu khí IDICO (IDICO – CONAC) đang tiến hành vừa bồi thường – GPMB vừa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, với diện tích giải toả được là 91 ha/226,15 ha. KCN Mỹ Xuân B1 chỉ mới thu hút được 04 dự án trong đó có 03 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 01 dự án đang triển khai xây dựng. Lượng nước thải phát sinh từ KCN khoảng 50 m3/ngày đêm, chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Kế hoạch triển khai xây dựng vào năm 2010 sau khi vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải được giải toả. - KCN Cái Mép: diện tích 670 ha(449 ha đất công nghiệp) đến nay đã có 07 dự án đầu tư với tổng diện tích thuê đất là 158,2 ha chiếm 35,23% trong đó có 04 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 03 dự án chưa hoạt động. Các dự án hiện hữu đang hoạt động đã tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn đang tiến hành lập hồ sơ mời thầu gói thầu EPC cho tiểu dự án xử lý nước thải tập trung của KCN Cái Mép. Thời gian dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 27 Bảng 3: Thống kê tình hình xử lý nước thải tập trung trong các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ( tính đến 15/06/2007) S T T Tên KCN Công trình xử lý nước thải đã vận hành hoặc đang xây dựng Công trình xử lý nước thải dự kiến Lưu lượng nước thải (m3/ngày đêm) Năm khởi công Năm hoàn thành Công xuất xử lý m3/ngày đêm) Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Hình thức/ nguồn vốn đầu tư Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý Dự kiến Công xuất xử lý (m3/ngày đêm) Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Hình thức/ nguồn vốn đầu tư Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý Năm dự kiến xây dựng Hiện tại Dự kiến I. Các KCN hiện đã xây dựng và đi vào vận hành xong hệ thống xử lý nước thải tập trung 1 KCN Mỹ Xuân A2 – XLNT tạm 2.500 5,018 Vốn của chủ đầu tư TCVN 5945- 1995 (loại B) 2.500 15.0 00 II. Các KCN đang xây dựng và đi vào vận hành xong hệ thống xử lý nước thải tập trung 2 KCN Đông Xuyên 3.000 24,588 Vốn ngân sách tỉnh TCVN 5945- 2005 9/2007- 9/2008 2.500 3.00 0 III. Các KCN chưa xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải tập trung 3 KCN Phú Mỹ I – GĐ1 2.500 53,172 Vốn ODA Đan Mạch: 32,637 vốn đối ứng với 20,535 TCVN 5945- 2005 2009 3.000 10.0 00 4 KCN Mỹ Xuân A 4.000 3.000 4.00 0 5 Mỹ Xuân B1 5.000 27,583 Vốn của chủ đầu tư, vốn tín dụng, vốn của các nhà đầu tư KCN TCVN 5945- 2005 2010 50 5.00 0 6 Cái Mép 16.000 37,6 Vốn vay và vốn của chủ đầu tư TCVN 5945- 2005 2008 1.000 16.0 00 7 Phú Mỹ II 13.000 53 Vay thương mại TCVN 5945- 2005 2009 0 13.0 00 8 Mỹ Xuân B1 – Đại Dương 5.000 Vốn của chủ đầu tư TCVN 5945- 2005 0 5.00 0 9 Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng 6.000 Vốn của chủ đầu tư TCVN 5945- 2005 0 6.00 0 Tổng cộng 2.500 5,018 54.500 195,94 3 12.05 0 77.0 00 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 28 Ghi chú: - Nơi tiếp nhận nước thải: + 05 KCN xả nước thải ra sông Thị Vải gồm : Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2 (rạch Tắc Chủng), Phú Mỹ I, Phú Mỹ II, Cái Mép trong đó hiện Phú Mỹ II chưa phát sinh nước thải, KCN Cái Mép có nước thải phát sinh do các dự án hiện hữu trước khi hình thành KCN . + 03 KCN xả ra suối Nhung trước khi chảy ra sông Thị Vải, chiều dài suối khoảng 3 km là Mỹ Xuân B1, Mỹ Xuân B1-Đại Dương, Mỹ Xuân B1-Tiến Hùng trong đó chỉ có KCN Mỹ Xuân B1 đã hoạt động phát sinh nước thải sinh hoạt 50 m3/ngày đêm. + 01 KCN xả nước thải ra hạ lưu sông Dinh: KCN Đông Xuyên. - Lượng nước thải dự kiến xử lý là 54.500 m3/ngày đêm tính đến năm 2010 Để có thể đánh giá sơ bộ về chất lượng nước thải tại các KCN. Trong năm 2004 Trung Tâm Quan Trắc và Phân Tích Chất Lượng Môi Trường đã tiến hành quan trắc chất lượng nước thải tại 2 KCN Mỹ Xuân A và KCN Đông Xuyên, kết quả phân tích như sau: Bảng 4: Kết quả phân tích nước thải KCN Mỹ Xuân A Kết quả phân tích Chỉ tiêu Đơn vị Đợt I Đợt II Đợt III Đợt IV TCVN 6984:2001 TCVN 5945:199 5 loại B pH 7.01 5.59 6.09 6.91 6 – 8.5 5 – 9 SS mg/l 27.5 5.0 4.0 51.0 100 200 BOD5 mg/l 92 10.5 8 56 50 100 COD mg/l 114 23 12 115 100 400 T-Dầu mg/l - - 4.43 5.0 10 10 N-NH4 mg/l 1.10 1.3 3.36 0.56 - 1 T-N mg/l 11.50 14.3 5.57 1.82 - 60 T-P mg/l 1.00 0.13 0.77 1.53 10 6 Cl- mg/l - - 3.55 8700 1000 T-Fe mg/l 3.16 1.56 1.73 0.93 5 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 29 Tổng Coliform MPN/100 ml 14000 1500 15000 2000 5000 10.000 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) Ghi chú: Nước thải tập trung của KCN Mỹ Xuân A thải ra sông Thị Vải với các đặc điểm sau: lưu lượng nước thải của toàn KCN Mỹ Xuân A nằm trong khoảng từ 50 m3/ngày đêm – 500m3/ngày đêm và lưu lương trung bình của sông Thị Vải > 200 m3/s. Do đó nước thải KCN Mỹ Xuân A sẽ được đánh giá theo TCVN 6984 – 2001 ứng với mục Q > 200 m3/s, F1 và TCVN 5945:1995 (loại B). Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Mỹ Xuân A được trình bày ở bảng trên cho thấy: • Giá trị pH đo được trong các đợt giám sát đa số đều nằm trong giới hạn TCVN 9684:2001 cho phép, riêng trong lần giám sát đợt II có giá trị thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép. • Hàm lượng chất hữu cơ (BOD5, COD), hàm lượng chất dinh dưỡng (N-NH4) và hàm lượng Clorua (Cl-) và vi sinh vật đều vượt giá trị giới hạn TCVN 6984:2001 và TCVN 5945:1995 (loại B) cho phép và mức độ ô nhiễm tuỳ thuộc vào từng thời điểm trong năm. • Các thông số phân tích khác như: Chất rắn lơ lửng (SS), dầu mỡ, T – N, T-P, và T-Fe còn nằm trong giới hạn TCVN 6984:2001 và TCVN 5945:1995 (loại B) cho phép. Nước thải của các KCN bao gồm các nguồn sau: • Nước thải là nước mưa. • Nước thải sinh hoạt của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong KCN. • Nước thải công nghiệp tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 30 1.3.2.1 Nước mưa Loại nước thải là nước mưa được tập trung toàn bộ diện tích khu vực, trong quá trình chảy trên bề mặt có thể lôi kéo theo một số các chất bẩn, bụi, và về nguyên tắc thì nước mưa là loại nước của các KCN và thoát ra các mương rạch nhỏ và ra sông Thị Vải . 1.3.2.2 Nước thải • Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt từ các bếp ăn, nhà ăn, căn tin từ khu sinh hoạt chung, toilet trong khu vực nhà máy công nghiệp có thể chứa các vi trùng. Loại nước thải này cần thiết phải tiến hành xử lý để đạt tiêu chuẩn qui định trước khi xả vào cống thoát nước tập trung của KCN. Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy được xử lý bằng bể tự hoại được xây dựng tại ngay nhà máy trước khi thải vào các cống thoát nước chung. Bể tự hoại là một công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng trong bể từ 6 – 8 tháng dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí các chất hữu cơ bị phân huỷ. Một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất hữu cơ bị phân huỷ. Một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất hữu cơ hoà tan. Bể tự hoại được xây dựng theo từng cụm khác nhau trong thiết kế chi tiết các nhà máy trong KCN. Tuy nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm sinh hoạt sau khi qua bể lắng tự hoại vẫn không đạt, cao hơn tiêu chuẩn cho phép, các nhà máy cần xử lý lần hai hoặc có thể dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung cho toàn KCN. Nếu tiến hành xử lý kết hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất thì quá trình xử lý ổn định và an toàn hơn do nước thải sinh hoạt có các chức năng gen sinh học và đồng thời nước thải sản xuất được pha loãng. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 31 • Nước thải sản xuất Phát sinh từ các công đoạn sản xuất ở một loại hình công nghiệp. Vì tính chất phức tạp thành phần và lưu lượng nên nó được quan tâm nhất trong số các nguồn thải của KCN. Mỗi loại hình công nghiệp đều có đặc trưng về thành phần , tải lượng chất ô nhiễm, mức độ độc hại với môi trường nên việc xử lý phải đầu tư nhiều kinh phí hơn so với các loại hình công nghiệp khác. Trên thực tế, vấn đề ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nhà máy là một vấn đề hết sức nan giải, các nguồn nước thải đủ mọi thành phần ô nhiễm từ vệ sinh thiết bị nhà xưởng đến nước thải sinh hoạt và sản xuất đều thải ra hệ thống thoát nước chung không qua xử lý hoặc xử lý không đạt làm ô nhiễm nặng đến nguồn nước mặt trong khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước Thị Vải, một trong những con sông được đề cập rất nhiều trong những năm gần đây. Các loại hình hoạt sản xuất đang tồn tại trong các KCN và khả năng ô nhiễm của chúng như sau: - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Thải ra chủ yếu là các chất hữu cơ với nguồn gốc động vật, thực vật hoặc là các sản phẩm từ quá trình lên men. Chất thải có nguồn gốc thực vật có thành phần chủ yếu là cacbonhydrate và các vitamine, chất béo và protein chiếm tỉ lệ rất lớn. Với thành phần hữu cơ như vậy dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật khi thải các chất thải này vào nguồn nước, gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận nước thải. Chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo. Trong hai thành phần này thì chất béo là chất khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Chất thải có nguồn gốc từ các sản phẩm của quá trình lên men (bia, nước trái cây lên men, bánh sữa …) có thành phần tương đối khó bị phân huỷ bởi vi sinh Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 32 vật, thành phần tương đối khó bị phân huỷ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ, nước sẽ có mày, bốc mùi khó chịu. Hiện nay, tại KCN đã có một số nhà máy thuộc loại hình công nghiệp này đã đi vào hoạt động sản xuất, điển hình là nhà máy: Cty Đường Man (KCN Phú Mỹ ), nhà máy chế biến rau quả xuất khảu Bà Rịa ( KCN Mỹ Xuân A), NM xay lúa Mì VN (KCN Mỹ Xuân A), NM xay lúa mì Interflour (KCN Cái Mép), NM chế biến bột mì Mêkông (KCN Phú Mỹ), NM xay xát bột mì Uni-President và xưởng chiết xuất dầu thực vật (KCN Phú Mỹ) … - Ngành dệt nhuộm Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán từ các loại hoá chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động về mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá … đã có hàng trăm loại hoá chất đặc trưng, và như trên đã trình bày nhiều loại hoá chất này hoà tan dưới dạng ion và các kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại không những trong thời điểm trước mắt mà còn về lâu dài sau này đến môi trường sống. Một đặc điểm nữa là thành phần nước thải hầu như không ổn định thay đổi theo công nghệ và mặt hàng, vì vậy việc xác định chính xác thành phần và tính chất nước thải không dễ dàng. Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời xã ra một lượng nước thải tương ứng, bình quân khoảng 12 – 300 m3/tấn vải. Trong số đó hai nguồn ô nhiễm chính cần phải giải quyết là từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải tẩy giặt có pH dao động khác lớn từ 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD = 1000-3000mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên. Độ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên đến 10.000Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng SS có thể đạt đến trị số 2000mg/l, nồng độ này giảm dần ở Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 33 cuối chu kỳ xả và giặt. Thành phần chủ yếu nước thải bao gồm: thuuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất oxy hoá, cellulose, xáp, xút, chất điện ly,… Còn thành phần nước thải nhuộm thì không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại vải với loại thuốc nhuộm khác nhau. Môi trường nhuộm có thể là acid hoặc kiềm hoặc trung tính. Cho đến nay hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60 – 70%, 30 – 40% các phẩm nhuộm thừa còn lại ở dạng nguyên thuỷ hoặc một số đã bị phân huỷ ở các dạng khác nhau, ngoài ra một số các chất điện ly, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường … cũng tồn tại trong thành phần loại nước thải này. Đó là nguyên nhân gây ra độ màu rất cao của nước thải nhuộm. Nhìn chung, thành phần phẩm nhuộm thường chứa các gốc như: R-SO3Na, R- SO3H, N-OH, R-NH2, R-Cl ,… pH nước thay đổi từ 2-14 độ màu rất cao đôi khi lên đến 20.000 Pt-Co, hàm lượng COD thay đổi từ 80-18.000 mg/l. Tuỳ theo từng loại phẩm nhuộm (phân tán hay trực tiếp, hoạt tính …) mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải, riêng trường hợp sử dụng phẩm phân tán, đối với một số mẫu nhất định, nước thải khi thử nghiệm có hàm lượng cặn lơ lửng thấp, nước trong suốt, độ màu không đáng kể, đa số cặn không tan lắng được. Trong số các loại hoá chất sử dụng trong giai đoạn nhuộm, các phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, trực tiếp thường thải ra ngoài môi trường với lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng hàm lượng chất hữu cơ và độ màu biểu hiện qua các kết quả phân tích nước thải từ công đoạn nhuộm vải coton. Theo khảo sát thành phần nước thải chứa các nhóm hoà tan như: Acid axetic, Formic, chất oxy hoá (NaClO, H2O2), phẩm nhuộm trực tiếp, Crôm, hoạt tính, acid, bazơ, chất tẩy giặt, chất khử, … và các nhóm không tan là: phẩm nhuộm aniline, black, naphtine, phẩm nhuộm phân tán, tinh bột, … Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 34 Mặt khác thành phần tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày. Nhất là tại các nhà máy sản xuất theo quy trình gián đoạn, các công đoạn như giặt, nấu tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy, do vậy theo từng giai đoạn nước thải cũng biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, độ pH, hàm lượng cặn đều không ổn định. Ngoài ra nước thải từ phân xưởng nhuộm còn được pha loãng một phần với nước thải sinh hoạt hoặc nước thải từ các công đoạn khác như lò hơi. Bên cạnh hai nguồn đặc trưng trên, nước thải ở các khâu hồ sợi, giặt xả cũng có hàm lượng chất hữu cơ cao, pH vượt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên, công đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất nhỏ, hầu như toàn bộ phẩm hồ được bám trên vải, nước thải chỉ xả ra khi làm vệsinh thiết bị nên không đáng kể. Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống, độmàu, pH, TS, COD, nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt đôi khi khá cao lên đến 10-12 mg/l, khi thải vào nguồn nước như sông, kênh rạch, tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của oxy vào môi trường nước gây nguy hại cho hoạt động của thuỷ sinh vật, mặt khác một số các hoá chất chứa kim loại nặng như Crôm, nhân thơm Benzen, các phần chứa độc tố không những có thể tiêu diệt thuỷ sinh vật mà còn gây hại trực tiếp đến dân cư ở khu vực lân cận. Một số các bệnh nguy hiểm có thể gặp như ung thư, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa,… Điều quan trọng nữa đó là do độ màu của nước thải quá cao, việc xả liên tục vào nguồn nước đã làm cho độ màu tăng dần, dẫn đến hiện trạng nguồn nước bị vẩn đục, chính các thuốc nhuộm thừa có khả năng hấp thụ ánh sáng, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước, do vậy thực vật dần dần bị huỷ diệt, sinh thái nguồn nước có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công nghiệp giặt nhuộm gây ô nhiễm nặng đến môi trường một phần do lượng thải rất lớn các nhà máy bình quân mỗi ngày thải từ 1000-3000m3 vào cống thải, Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 35 kệnh rạch, tại đây với lưu lượng lớn, nước thải tích luỹ, tồn đọng gia tăng mức độ ô nhiễm. Hơn nữa chất lượng nước thường không ổn định, pH thay đổi liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự thích nghi, sinh trưởng của thuỷ sinh vật. Thêm vào đó, thành phần nước thải rất đa dạng, một số các kim loại nặng tồn tại dưới dạng phẩm nhuộm, các hoá chất phụ trợ cũng hết nguy hại, là độc tố tiêu diệt thuỷ sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. - Công nghiệp sản xuất bao bì carton, giấy. Thuộc ngành này có các nhà máy sản xuất bao bì carton, các sản phẩm giấy, văn phòng phẩm, … đây là các nhà máy sản xuất các sản phẩm chủ yếu đi từ nguyên liệu ban đầu là bột giấy và chỉ qua công đoạn xeo giấy và in ấn. Nước thải của phân xưởng xeo giấy nồng độ ô nhiễm không đáng kể, nồng độ COD dao động từ 140-160mg/l; pH 6,7 – 7,4; độ màu 290-340 Pt-Co, nước thải này chủ yếu chứa bột giấy sau khi seo nên nồng độ SS khá cao (210-400mg/l), lượng bột giấy này rất dễ được giữ lại nhờ quá trình lắng. Nước thải của công đoạn in ấn rất ít, chủ yếu là nước rửa trục in, rửa bàn in. tuy nhiên nước thải loại này có lưu lượng nhỏ nhưng lại có nồng độ ô nhiễm bẩn đáng kể do các loại hoá chất trong mực in lẫn vào trong nước thải. - Ngành công nghiệp hoá chất. Trong KCN các nhà máy được xếp vào ngành này là sản xuất nhựa, sơn, keo, phân bón. Mức độ ô nhiễm của các ngành này phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu đầu vào. Nhìn chung nước thải của các ngành công nghiệp loại này thải ra với tải lượng nhỏ, nước thải phát sinh từ các công đoạn giải nhiệt, rửa máy thiết bị, vệ sinh mặt bằng. Tuy nhiên, trong thành phần của nó thường chứa các kim loại nặng các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học kể cả các polime nên cần phải quan tâm xử lý. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 36 Các nhà máy thuộc ngành chất dẻo là các nhà máy sản xuất ống nước PVC, nhà máy sản xuất sản phẩm Plastic, Polytester, … nước thải của nhà máy này có tính chất ô nhiễm thấp, chủ yếu là nước dùng để làm mát thiết bị, nước vệ sinh nhà xưởng và nước thải sinh hoạt. Thành phần ô nhiễm do các loại tạp chất lơ lửng, ngoài ra có thể có lẫn một ít dầu mỡ. - Các ngành cơ khí lắp ráp. Đây là ngành có khối lượng đầu tư tương đối lớn vào các KCN bởi vì nó có ưu điểm là chi phí đầu tư, cần ít máy móc thiết bị mà sản phẩm của nó làm ra lại có khả năng cạnh tranh cao. Nước thải của các nhà máy thuộc ngành này có mức ô nhiễm thấp, lượng nước sử dụng ít chủ yếu là cho các mục đích: Giải nhiệt, cung cấp cho nồi hơi rửa máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng phục vụ cho sinh hoạt. Nhìn chung nước thải từ các công đoạn này ít độc hại, mức ô nhiễm có thể xem ngang với nước thải sinh hoạt, chỉ có điều nước thải ngành này có nhiễm nhiều kim loại nguy hiểm. - Các loại hình công nghiệp khác. Ngành nghề sản xuất đầu tư vào KCN ven sông Thị Vải là tương đối đa dạng, và mức độ và tính chất ô nhiễm từng ngành cũng khác nhau. Ngoài ra ngành công nghiệp coi là ô nhiễm kể trên còn một số ngành công nghiệp được coi là khá sạch (về phương diện nước thải), đó là: + Sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ. + Sản xuất đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, dụng cụ y tế. + Sản xuất máy vi tính và phụ tùng thay thế. + Dệt (không có nhuộm). + Các sản phẩm day dẫn, cáp bằng đồng, nhôm các loại … Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 37 Nước trong các xí nghiệp này chủ yếu là nước sinh hoạt của công nhân trong các xí nghiệp nên mức độ ô nhiễm coi như ngang với nước thải sinh hoạt. Đây là các ngành công nghiệp được coi là công nghệ sạch, là loại hình rất nên khuyến khích đầu tư vào các KCN Việt Nam. Một số ngành nghề khác mà nước thải tạo ra có những đặc điểm riêng. Ví dụ như nước thải các nhà máy bêtông, sản xuất vật liệu xây dựng, nước thải sẽ có chứa hàm lượng bụi, đất cát khá cao có thể gây ra hiện tượng lắng đọng trên các đường ống thoát nước, nước thải ngành gốm sứ, thuỷ tinh pha lê thường có chứa các bụi thuỷ tinh dạng hạt … Tuy vậy đây là các chất thải vô cơ, mức độ ô nhiễm chưa cao và khả năng xử lý cũng dễ dàng. 1.3.3 Chất thải rắn Sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra một lượng lớn chất thải rắn đáng kể. Số lượng chất thải rắn và tính chất của chúng sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghệ và trình độ công nghệ. Hiện nay KCN đã xây dựng trạm thu gom chất thải rắn công nghiệp, sau khi phân loại sẽ hợp đồng với công ty môi trường đô thị chở rác đi đổ đúng nói qui định. 1.4 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP VEN SÔNG THỊ VẢI THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 1.4.1 Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN 1.4.1.1 Kết quả thanh tra, kiểm tra Trong quý II năm 2007, Ban quản lý của các KCN đã phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành nhiều đợt thanh tra của các Công ty Phát triển Hạ tầng, Doanh nghiệp KCN về việc chấp hành pháp luật trong bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, kết quả cụ thể như sau: Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 38 - Thanh tra công ty TNHH Bêtông Mêkông ngày 08/03/2007 theo quyết định số 60/QĐ-STNMT ngày 02/03/2007: công ty bị xử phạt vi phạm hành chính 2.000.000 đồng với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường gây ô nhiễm bụi ảnh hưởng đến nhà máy Pak, chất thải nguy hại không được thu gom xử lý đúng qui định, nước thải được thu gom nhưng chưa xử lý …, đồng thời yêu cầu Công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục trước ngày 01/07/2007. - Thanh tra bảo vệ tài nguyên nước tại 12 doanh nghiệp KCN Mỹ Xuân A từ ngày 03/04/2007 – 06/04/2007 theo quyết định số 77/QĐ-STNMT ngày 20/03/2007: kết quả đã phát hiện được 10 giếng khoan khai thác nước dưới đất tại 05 nhà máy: Gạch men Hoàng Gia (02), gạch men Nhà Ý(01), Pak VN(01), Gạch men Mỹ Đức (02), giấy Sài Gòn (04). Các giếng khoan của Hoàng Gia, Nhà Ý, Mỹ Đức, Pak VN chủ yếu được khoan trong quá trình xây dựng hiện không còn sử dụng và đã được tiến hành trám lấp theo đúng qui định. Riêng Nhà máy Giấy Sài GÒn sử dụng 04 giếng phục vụ cho sản xuất và đã được xử phạt vi phạm hành chính 7.500.000 đồng. Đồng thời đã thực hiện xong việc trám lấp. - Thanh tra bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại 07 KCN và 11 Doanh nghiệp KCN từ ngày 08/05/2007 – 08/06/2007 theo quyết định số 517/QĐ-BTNMT ngày 16/04/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường: Đoàn đã tiến hành thanh tra tại 16 đơn vị bao gồm 05 công ty Phát triển Hạ tầng (IDICO, IZICO, CONAC, FIDC,– SGC) và 11 Doanh nghiệp đang hoạt động trong 06 KCN trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Giấy Sài Gòn, Thuỷ Sản Bàn tay mẹ, tinh chế hải sản Hải Việt, Hikosen Cara, Đạm Phú Mỹ, thép Vinakyoei, thép Miền Nam, da thuộc Prime Asia, da thuộc Tong hong, ốc vít Achor Fasteners, hạt nhựa PMPC). Kết quả tổng kết bước đầu cho thấy trong số 16 đơn vị được thanh tra có 02 đơn vị không vi phạm là nhà máy Đạm Phú Mỹ và Tổng công ty xây dựng Sài Gòn (do KCN Cái Mép đang trong giai đoạn bồi thường – GPMB). Còn lại 14/16 doanh nghiệp chưa Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 39 chấp hành đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Đối với 14 doanh nghiệp có hành vi vi phạm hành chánh về môi trường và tài nguyên nước, đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chánh và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chánh 13/14 doanh nghiệp vi phạm với tổng số tiền phạt là 380.500.000 đồng; đồng thời yêu cầu các Doanh nghiệp vi phạm phải nghiêm túc khắc phục những sai phạm trong thời hạn nhất định đối với từng hành vi vi phạm. Đoàn thanh tra đã phát hiện thêm 11 giếng khai thác nước ngầm trái phép tại 05 Doanh nghiệp: FIDC(04), Prime Asia (03), Tong hong(02), nhà máy vật liệu xây dựng Phú Mỹ – Mỹ Xuân B1 (01), thép VinaKyoei (01). Doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác nước ngầm chưa thực hiện nộp thuế tài nguyên nước. Các Công ty Phát triển hạ tầng KCN chưa thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. 1.4.1.2 Kết quả xử lý môi trường của 5 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong KCN theo quyết định số 1127/QĐ.UBND ngày 07/04/2006 của UBND tỉnh Hiện chỉ có Công ty TNHH Gạch men Nhà Ý đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 200 m3/ngày và được Sơ Û Tài Nguyên và Môi Trường nghiệm thu đi vào hoạt động; 02 đơn vị đang trình thiết kế kỹ thuật của hệ thống xử lý công suất 400 m3/ngày đêm cho Sở Tài Nguyên và Môi Trường là nhà máy phân bón Baconco và thuỷ sản Bàn tay mẹ. Thời gian dự kiến nghiệm thu đi vào hoạt động là 30/05/2007 nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành xây dựng. Còn lại 02 đơn vị là gạch men Hoàng Gia và Bao bì Toàn Liên Phương vẫn chưa tiến hành xử lý nước thải theo yêu cầu. 1.4.1.3 Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật Trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, Ban quản lý KCN luôn quan tâm đến khía cạnh bảo vệ môi trường của dự án. Hiện nay, Ban quản lý KCN đã dự thảo “Danh các dự án ưu tiên, thu hút đầu tư; hạn chế và tạm ngưng cấp giấy phép Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 40 một số loại hình công nghiệp vào KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Trong đó, nêu 05 loại hình hạn chế và loại hình tạm ngưng cấp giấy chứng nhận đầu tư theo khuyến cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và được thể hiện bằng văn bản chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng. Tuy nhiên, theo ý kiến của Sở Tư Pháp cho rằng theo quy định của Luật đầu tư, UBND cấp tỉnh không có quyền ban hành mục hạn chế đầu tư. Vì vậy theo chỉ đạo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư tại văn bản số 3559/BKH- KCN & KCX ngày 24/05/2007 Ban quản lý các KCN sẽ nghiên cứu, thống nhất với chủ đầu tư hạ tầng trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh quy hoạch ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường tại các KCN. 1.4.1.4 Tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của tỉnh Đối với các dự án thuộc diện phải lập báo cáo ĐTM, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ được thực hiện khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án. Ban quản lý các KCN đã cử cán bộ tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của tỉnh để góp phần trong việc đánh giá phê duyệt dự án và thu thập ý kiến đóng góp của các thành viên trong hội đồng thẩm định để giúp lãnh đạo ban quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tính đến nay, Ban quản lý các KCN đã tham gia thẩm định 11 dự án đầu tư vào KCN. 1.4.1.5 Kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong KCN năm 2007 Để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các KCN, Ban quản lý các KCN đã dự thảo kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong KCN năm 2007. Trong đó, đưa ra 04 kế hoạch hành động gồm: Phổ biến các văn bản vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tập huấn các biện pháp phát Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 41 hiện ô nhiễm, kiểm soát và xử lý ô nhiễm; Xây dựng mạng lưới truyền thông môi trường trong các KCN; Xây dựng trang web về truyền thông môi trường nằm trong trang web của ban quản lý của các KCN. Ban quản lý của KCN đã có tờ trình số 14/TTr-BQL-QH ngày 07/03/2007 trình UBND Tỉnh nhưng vẫn chưa được phê duyệt. 1.4.2 Công tác bảo vệ môi trường của các công ty phát triển hạ tầng KCN 1.4.2.1 Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường Toàn bộ 09 KCN đã có quyết định thành lập trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều thực hiện báo cáo ĐTM cho KCN và đã được phê duyệt. Ngoại trừ 03 KCN mới thành lập và điều chỉnh quy hoạch đang trong giai đoạn bồi thường – GPMB là Cái Mép, Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 – Đại Vệ, 06 KCN còn lại đều đã triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước mưa, nước thải nhưng hệ thống thu gom nước thải chưa hoàn chình. Việc chấp hành theo những nội dung cam kết trong báo cáo chưa tốt, cụ thể như sau: - Chưa chú trọng đến việc phân khu chức năng hợp lý giữa các loại hình sản xuất trong quá trình thu hút đầu tư nên chưa đảm bảo giảm thiểu được việc phát sinh ô nhiễm gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dự án và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng phát sinh khiếu kiện về môi trường giữa các dự án trong KCN (như Nhà máy Pak khiếu nại nhà máy betông Mêkông gây bụi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất …) - Không thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình xây dựng cũng như trong giai đoạn đi vào hoạt động như cam kết trong báo cáo ĐTM (như KCN Phú Mỹ II chưa thực hiện biện pháp khắc phục bụi, đất cát rơi vãi trong quá trình san lấp KCN gây ảnh hưởng đến nhà máy thép Miền Nam). Các KCN chưa thực hiện thu gom toàn bộ nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt phát Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 42 sinh từ các doanh nghiệp thuê đất trong KCN để xử lý theo quy định nên vẫn còn hiện tượng nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống nước mưa. - Không thực hiện đầy đủ việc giám sát môi trường định kỳ 02 lần/năm. Hiện chỉ có KCN Mỹ Xuân A đã tiến hành giám sát môi trường 01 lần vào cuối năm 2006 nhưng các điểm bố trí giám sát vẫn chưa đúng theo cam kết. - Các dự án cần thực hiện Báo cáo ĐTM bô sung như KCN Mỹ Xuân B1 (do diện tích KCN đã thay đổi từ 500ha thành 226,15ha) nhưng vẫn chưa thực hiện. 1.4.2.2 Xử lý chất thải Thu gom và xử lý nước thải Lượng nước thải phát sinh từ 06 KCN đang hoạt động khoảng 11.000 – 13.050 m3/ngày đêm gồm: Bảng 5: Lưu lượng nước thải trong các khu công nghiệp STT Khu công nghiệp Lưu lượng nước thải (m3/ngày đêm) 01 Mỹ Xuân A2 2.500 – 3.000 02 Mỹ Xuân A 3.000 – 3.500 03 Mỹ Xuân B1 50 04 Phú Mỹ I 2.500 – 3.000 05 Cái Mép 950 – 1.000 06 Đông Xuyên 2.000 – 2.500 Tổng cộng 11.000 – 13.050 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Trong đó, lượng nước thải được thu gom và xử lý khoảng 3.500 m3/ngày đêm đạt 31,8% gồm: KCN Mỹ Xuân A2 đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 2.500 m3/ngày đêm , KCN Cái Mép :1.000 m3/ngày đêm – do các doanh nghiệp hiện hữu tự thu gom và xử lý. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 43 Kết quả phân tích mẫu của đợt thanh tra tháng 05/2007 cho thấy lượng nước thải từ các KCN Mỹ Xuân A, Phú Mỹ I và Đông Xuyên khi thải ra môi trường vượt chỉ tiêu cho phép 10 – 30 lần. Riêng KCN Mỹ Xuân A2 đã đầu tư hệ thống xử lý tạm thời nhưng việc vận hành chưa đạt hiệu quá cao nên một số chỉ tiêu phân tích nước thải sau xử lý vẫn vượt tiêu chuẩn 2 – 5 lần. Ngoài trách nhiệm bảo vệ môi trường, tuân thủ theo đúng luật định, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung còn là một trong những tiêu chí bắt buộc phải hoàn thành trước khi mở rộng và phát triển KCN mới. Do đó, Ban quản lý KCN đã có nhiều văn bản và tổ chức cuộc họp để đôn đốc, nhắc nhở và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện của các Công ty phát triển hạ tầng. Kết quả cho đến thời điểm hiện nay như sau: KCN Phú Mỹ I: hệ thống xử lý nước thải của KCN có công suất dự kiếm là 2.500 m3/ngày đêm, sử dụng nguồn vốn vay tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch. Thời gian thực hiện dự án vay vốn ODA Đan Mạch kéo dài nên đơn giá tại thời điểm phê duyệt dự án so với thời điểm hiện tại đã có nhiều sự thay đổi. Do đó, Công ty IZICO đã điều chỉnh dự toán, theo đó tổng mức đầu tư cho dự án sẽ là 47tỷ đồng. Hiện Công ty đang chờ ý kiến đồng ý từ phía Bộ Ngoại Giao Đan Mạch để có thể tiến hành các bước tiếp theo. KCN Đông Xuyên: Dự án nhà máy xử lý nước thải của KCN Đông Xuyên công suất 3000 m3/ngày đã được công ty IZICO trình Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thẩm định từ tháng 03/2007 để trình UBND tỉnh phê duyệt và dự kiến sẽ khởi công vào đầu quý IV/2007. KCN Mỹ Xuân A: Hệ thống xử lý nước thải của KCN Mỹ Xuân A đang được thiết kế với công suất giai đoạn 1 là 4000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, khu vực dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải chưa thực hiện xong bồi thường – GPMB. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 44 KCN Mỹ Xuân A2: Công ty Phát triển Quốc Tế Formosa đang vận hành hệ thống xử lý nước thải tạm thời công suất 2.500 m3/ngày đêm. Nhu cầu xử lý nước thải của KCN đang tăng lên do có một số dự án đầu tư sắp đi vào hoạt động. Trong khi đó, khu đất xây trạm xử lý nước thải tập trung theo quy hoạch chưa thực hiện xong việc bồi thường – GPMB do chồng lấn ranh phòng hộ. Vì vậy, Công ty đã điều chỉnh vị trí xây dựng nhà máy vào khu vực gần kề đã được giải toả. Hiện đang tiến hành thi công giai đoạn 1 công suất 10.000 m3/ngày đêm. Sau khi hoàn thành toàn bộ nước thải từ hồ xử lý tạm sẽ được chuyển về xử lý tại nhà máy. KCN Mỹ Xuân B1: Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí IDICO (IDICO – CONAC) đang tiến hành vừa bồi thường – GPMB vừa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, với diện tích giải toả được là 61 ha/226,15 ha. KCN Mỹ Xuân B1 chỉ mới thu hút được 04 dự án trong đó có 03 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 01 dự án đang triển khai xây dựng. Lượng nước thải phát sinh từ KCN khoảng 50 m3/ngày đêm, chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải vẫn chưa được giải toả. KCN Cái Mép: diện tích 670 ha(449 ha đất công nghiệp) đến nay đã có 07 dự án đầu tư với tổng diện tích thuê đất là 158,2 ha chiếm 35,23% trong đó có 04 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 03 dự án chưa hoạt động. Các dự án hiện hữu đang hoạt động đã tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn đang tiến hành lập hồ sơ mời thầu EPC cho tiểu dự án xử lý nước thải tập trung cho KCN Cái Mép. Thời gian dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008. Xử lý khí thải Việc thu gom và xử lý khí thải là thuộc trách nhiệm của từng dự án đầu tư trong KCN. Ô nhiễm khí thải từ các nhà máy trong KCN chủ yếu tập trung tại các nhà máy sản xuất phân bón, sản xuất thép và sản xuất vật liệu xây dựng như trạm trộn bêtông, gạch men… Một số dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 45 khí tại KCN Phú Mỹ I là Nhà máy đạm Phú Mỹ (nguy cơ rò rỉ khí amoniac), Nhà máy phân bón Baconco (phát sinh bụi)… Ngoài ra còn có nguồn ô nhiễm bụi phát sinh từ hoạt động san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. KCN cũng đã cho triển khai một số biện pháp khắc phục như che chắn trong quá trình xây dựng, che chắn cho các xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng khi ra vào KCN, bố trí đội ngũ vệ sinh lao động vệ sinh đường hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cảnh quan cho KCN nhưng vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Đa số các Doanh nghiệp có sử dụng lò hơi sử dụng nhiên liệu than hoặc dầu FO, DO, hoặc trong sản xuất có sử dụng các dung môi hữu cơ (chế biến da thuộc), hơi hoá chất axit (công nghệ xi mạ, tẩy gỉ trong cán thép…) không đầu tư hệ thống xử lý hoặc đã có đầu tư hệ thống thu gom nhưng chưa vận hành tốt hệ thống xử lý nên khí thải không đạt tiêu chuẩn môi trường. Xử lý chất thải rắn Các KCN hiện tại chưa bố trí trạm trung chuyển rác. Đối với chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại được thu gom và xử lý tương đối tốt. Các nhà máy trong các KCN hầu hết đều có hợp đồng thuê các Công ty Công trình Đô thị của huyện Tân Thành và thành phố Vũng Tàu thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý tại nhà máy xử lý phế thải Tân Thành hoặc chôn lấp tại các bãi chôn lấp. Để giải quyết cho nhu cầu bãi đổ chất thải rắn công nghiệp của Công ty Thép Miền Nam cũng như một số dự án thép sắp đi vào hoạt động. Ban quản lý các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh, xin được bố trí bãi đổ chất thải rắn tạm thời trước khi dự án khu xử lý 100 ha ở Tóc Tiên đi vào hoạt động. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì giải quyết tại văn bản số 1075/UBND.VP ngày 26/02/2007. Theo cuộc họp ngày 16/03/2007 tại Sở Xây dựng, việc bố trí bãi đổ chất thải rắn tạm thời đã không được giải quyết do không tìm được vị trí thích hợp. Hướng giải quyết là bố trí bãi đổ chất thải rắn từ KCN tại khu xử lý chất thải rắn 100 ha ở Tóc Tiên. Tỉnh đang tiến hành đầu tư phần cơ sở Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 46 hạ tầng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008 và phần xử lý chất thải đang được kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác. Đối với chất thải nguy hại chỉ có một số doanh nghiệp đã thực hiện theo quy định của của Quy chế quản lý chất thải nguy hại, có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý. Còn lại, phần lớn các doanh nghiệp thực hiện chưa tốt, tình trạng rác thải nguy hại thu gom và xử lý chung với rác thải công nghiệp thông thường và sinh hoạt là rất phổ biến. 1.4.2.3 Chấp hành Quy chế bảo vệ môi trường KCN Ngoài việc tuân thủ theo Luật bảo vệ môi trường, các Doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng hay thuê đất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN đều phải tuân thủ theo Quy chế bảo vệ môi trường KCN ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT ngày 09/08/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Căn cứ những nhiệm vụ quy định tại Quy chế cho thấy các Công ty Phát triển hạ tầng đã chưa tuân thủ đúng theo quy chế này và chưa thể hiện hết vai trò của Công ty Phát triển Hạ tầng trong việc bảo vệ môi trường KCN, cụ thể như sau: - Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các Doanh nghiệp KCN. - Chưa xây dựng quy chế bảo vệ môi trường riêng cho KCN trong đó quy định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư hạ tầng và Doanh nghiệp KCN trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như quy chế phối hợp trong vấn đề xử lý chất thải và giám sát quá trình xử lý… - Chưa thực hiện đầy đủ báo cáo giám sát môi trường 2 lần/năm hoặc theo cam kết trong báo cáo ĐTM. - Chưa thực hiện báo cáo định kỳ về hiện trạng môi trường mỗi năm một lần về cho Ban Quản lý các KCN, Sở Tài Nguyên và Môi trường. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 47 - Chưa thu gom toàn bộ nước thải từ các Doanh nghiệp KCN vào mạng lưới thoát nước thải tập trung của KCN và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. - Chưa quy định và kiểm soát cụ thể về lưu lượng cũng như tiêu chuẩn chất lượng nước thải được phép xả thải vào mạng lưới thoát nước thải của KCN. Từ đó, gây khó khăn trong việc kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tại các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc kê khai và nộp phí chưa tập trung về một đầu mối mà vẫn phải thực hiện tại từng Doanh nghiệp. 1.4.3 Công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp KCN Tính đến thời điểm 15/06/2007, số lượng các dự án đã được cấp phép đầu tư trong các KCN là 144 dự án, trong đó có 87 dự án đang hoạt động, 57 dự án chưa hoạt động. Trong số các dự án đang hoạt động có 03 dự án đang tạm ngưng (nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Bà Rịa, Xưởng cơ khí PVECC, NM kính Nam) và một số dự án đang trong giai đoạn vận hành thử nên chưa thể báo cáo, một số dự án chưa thực hiện việc báo cáo theo quy định. Do đó, báo cáo này chỉ đánh giá tình hình bảo vệ môi trường của 44 dự án hoạt động trong các KCN. Tiêu chí đánh giá Một dự án đang hoạt động sản xuất được đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường dựa trên 07 tiêu chí cơ bản sau: - Về thủ tục pháp lý: + Có Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. + Có thực hiện báo cáo giám sát định kỳ 02 lần/ năm. + Có Sổ Đăng ký chủ nguồn thải để quản lý chất thải nguy hại (nếu có). + Thực hiện kê khai và đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (nếu có). Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 48 - Về xử lý ô nhiễm: + Mức độ thu gom và xử lý nước thải. + Mức độ thu gom và xử lý khí thải. + Mức độ thu gom và xử lý chất thải rắn. Cách phân loại đánh giá Cách phân loại đánh giá được thực hiện như sau: - Đối với mỗi tiêu chí về thủ tục pháp lý: nếu có thì được 2 dấu *, nếu không thì được 01 dấu *. - Đối với mỗi tiêu chí về mức độ xử lý ô nhiễm thì được chia ra làm 3 cấp độ như sau: + Xử lý kém (không có hệ thống xử lý): * (01 dấu *). + Xử lý trung bình (có hệ thống xử lý nhưng không đạt): * * (02 dấu *). + Xử lý tốt (có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường): * * * (03 dấu *). - Sau khi tổng cộng số dấu sao (*) có được của mỗi dự án ta sẽ phân chia đánh giá kết quả theo các cấp độ như sau: đơn vị thấp nhất sẽ có 7 dấu *, cao nhất sẽ có 17 dấu *, ta chia từ 7- 17 thành 3 mức như sau: + Từ 7 – 10 : kém trong công tác bảo vệ môi trường (cần xử lý ngay, đưa vào danh sách đen). + Từ 11 – 14: trung bình trong công tác bảo vệ môi trường (nằm trong danh sách nâu). + Từ 15 – 17: tốt trong công tác bảo vệ môi trường (nằm trong danh sách xanh). Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 49 Thông qua việc xác định các cơ sở nằm trong danh sách xanh, nâu, đen về môi trường chúng ta cũng có thể so sánh tỷ lệ này giữa các KCN với nhau để so sánh mức độ thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các KCN. Kết quả đánh giá Tình hình bảo vệ môi trường của các Doanh nghiệp KCN (phụ lục I) như sau: - Có 36/44 dự án đã có Phiếu xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm tỷ lệ 81,81%, số dự án không có là 8/44 chiếm 18,18%. - Số dự án có thực hiện báo cáo giám sát định kỳ là 16/44, chiếm 36,4%, Số dự án không thực hiện là 28/44 chiếm 63,6%. - Số dự án thực hiện đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là 28/44 chiếm 63,6%, số dự án không thực hiện là 16/44 chiếm 36,4%. - Số dự án có thực hiện lập Sổ đăng ký chủ nguồn thải là: 14/44 chiếm 31,8%, số dự án không thực hiện 30/44 chiếm là 68,2%. - Về mức độ xử lý nước thải: + Số dự án thực hiện tốt: 9/44 chiếm 20,4%. + Số dự án thực hiện trung bình: 25/44 chiếm 56,9%. + Số dự án thực hiện kém: 10/44 chiếm 22,7%. - Về mức độ thu gom và xử lý khí thải: + Số dự án thực hiện tốt: 3/44 chiếm 6,8%. + Số dự án thực hiện trung bình: 22/44 chiếm 50%. + Số dự án thực hiện kém: 19/44 chiếm 43,2%. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 50 - Về mức độ thu gom và xử lý chất thải rắn: + Số dự án thực hiện tốt: 2/44 chiếm 4,5%. + Số dự án thực hiện trung bình: 35/44 chiếm 79,5%. + Số dự án thực hiện kém: 7/44 chiếm 16%. Như vậy, kết quả đánh giá chung của 44 dự án như sau (phụ lục II): + Danh sách xanh: 9 dự án, chiếm tỷ lệ 20,4%; + Danh sách nâu: 20 dự án, chiếm tỷ lệ 45,5%; + Danh sách đen: 15 dự án chiếm tỷ lệ 34,1%. So với năm 2006, danh sách xanh giảm từ 10 xuống còn 9 trong đó 2 dự án ra khỏi danh sách xanh là Nhà máy thép Miền Nam và Công ty TNHH Prime Asia, đồng thời dự án Nhà máy thép Bluescope đã chuyển từ danh sách nâu sang danh sách xanh. Danh sách đen giảm từ 16 xuống 15 dự án. Dự án được loại ra khỏi danh sách đen là nhà máy gạch men Nhà Ý do đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải được Sở Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nhà máy vẫn chưa thực hiện tốt các công tác bảo vệ môi trường nên được xếp vào trong danh sách nâu. Trong 6 tháng đầu năm 2007, qua công tác thanh tra và báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy công tác bảo vệ môi trường còn một số mặt tồn tại sau: - Doanh nghiệp KCN chưa thực hiện báo cáo giám sát định kỳ 2 lần/năm, tỷ lệ thực hiện báo cáo giám sát giảm so với năm 2006. - Việc đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải giảm do các Doanh nghiệp tự kê khai, chưa tập trung về một đầu mối là Công ty Phát triển Hạ tầng nên chưa hiệu quả trong công tác kê khai và thu phí. - Các Doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc quản lý chất thải nguy hại từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý. Nhiều Doanh nghiệp đã có phân Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 51 loại và chuyển chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý nhưng chưa thực hiện đăng ký chủ nguồn thải theo quy định của pháp luật. - Vấn đề xử lý nước thải, khí thải vẫn chưa được thực hiện đúng theo cam kết trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 52 2.1 HTTT ĐỊA LÝ (GIS) TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Khái niệm Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược). Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng. Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho trồng chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 53 Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước công nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường phổ thông, trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực đều nhận thức được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS. 2.1.2 Các khả năng xử lý của GIS Hệ GIS thực hiện được nhiều chức năng xử lý , phân tích dữ liệu địa lý, đây chính là “trái tim” của GIS: ™ Chỉnh sửa , xử lý: ¾ Chuyển đổi tọa độ ¾ Chuyển đổi format dữ liệu (chuyển format giữa các phần mềm) ¾ Chuyển đổi lưới chiếu ¾ Hiệu chỉnh (smoothing, ráp biên,...) ¾ Chỉnh sửa dữ liệu thuộc tính (update column, thêm hàng, append) ¾ Chuyển đổi mô hình dữ liệu (raster hóa, vector hóa) Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 54 ™ Phân tích: ¾ Định vị – hiển thị ¾ Truy vấn ¾ Thực hiện các phép đo đạc ¾ Phân loại ¾ Các phép chồng lớp ¾ Tìm kiếm trong phạm vi ¾ Vùng ảnh hưởng Thiessen ¾ Nội suy ¾ Tạo vùng đệm ¾ Bài toán tối ưu hóa 2.1.3 Định nghĩa hệ thống thông tin môi trường Hệ thống thông tin môi trường được nhiều trung tâm khoa học trên thế giới nghiên cứu từ khía cạnh lý luận đến thực tế. Theo các công trình thì hệ thống thông tin môi trường (HTTTMT) được định nghĩa như một hệ thống dựa trên máy tính để lưu trữ, quản lý và phân tích các thông tin môi trường và các dữ liệu liên quan. HTTTMT chứa đựng các thông tin về mô tả mặt đất như ( ví dụ các dòng chảy, đường giao thông, thuộc tính đất, lớp thực vật, các đứt gãy địa tầng …) khu vực dưới đất (như các mạch nước ngầm, các mỏ khoáng sản …) dữ liệu về các hoạt động môi trường (như các hoạt động khoan đào hố, khoan giếng, khai thác gỗ …) thông tin lưu trữ về quan trắc môi trường (dữ liệu về các mẫu môi trường, luồng không khí, ranh giới ô nhiễm …) dữ liệu về điều kiện khí tượng thuỷ văn (ví dụ như lượng mưa, lượng bốc hơi nhiệt độ, độ bức xạ, tốc độ gió, hướng gió …) các hồ sơ và các mô tả về dự án có liên quan ( như các bản đánh giá tác động môi trường, các bản đồ …) Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 55 Thành phần cốt lõi của một HTTTMT là một cơ sở dữ liệu không gian được cấu trúc chặt chẽ và dễ truy xuất, trong đó chứa đựng các thông tin phân bố cùng với các thông tin thuộc tính liên quan. Mục đích của một HTTTMT nhằm cung cấp các thông tin môi trường cần thiết cho các nhà quản lý dự án môi trường hay các nhà nghiên cứu, các đơn vị cơ quan pháp chế. HTTTMT còn có thể đóng vai trò là trung tâm thông tin công cộng trong việc nâng cao nhận thức về môi trường. HTTTMT có thể được xây dựng, bảo dưỡng và phân bố thông qua nhiều kỹ thuật thông tin khác nhau. 2.1.4 Công nghệ cơ sở dữ liệu trong nghiên cứu môi trường Cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ dữ liệu dùng cho nhiều ứng dụng trong tổ chức. Cơ sở dữ liệu cho phép truy xuất dữ liệu một các linh động theo nhu cầu của người sử dụng. Vì lý do này có thể coi cơ sở dữ liệu là trái tim của hệ thống thông tin. Các đặc tính cơ bản của một cơ sở dữ liệu hiện đại là: - Là nơi lưu trữ tổng hợp những dữ liệu dùng chung để phục vụ cho yêu cầu của nhiều người sử dụng và nhiều chương trình ứng dụng. - Phải có được một cấu trúc có ý nghĩa logic đối với cơ quan hay cá nhân sử dụng. - Sự trùng lặp dữ liệu phải là tối thiểu, có nghĩa nếu có thể có cùng một dữ liệu sẽ không lưu trữ nhiều nơi trong cơ sở dữ liệu. 2.1.5 Vai trò của HTTT địa lý (GIS) trong nghiên cứu môi trường Sự hình thành Hệ thống thông tin địa lý như một hướng khoa học của ngành bản đồ học diễn ra cách đây không lâu. Theo ý kiến thống nhất của các chuyên gia, năm 1964 ở Canada đã ra đời hệ thống CGIS (Canadian Geographic information system) được coi là hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1990 đã có 4000 hệ thống GIS. GIS phát triển mạnh và có định hướng rõ rệt kể từ thập niên 90 trở lại đây và rất hoàn chỉnh vào năm 2000. Đã có rất nhiều Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 56 định nghĩa GIS xuất phát từ những quan điểm khác nhau, nhưng định nghĩa có lẽ hợp lý nhất là của ESRI: “GIS là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân thích và kết xuất tất cả những dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý”. Theo giáo sư khoa địa lý trường Đại học tổng hợp quốc gia Lômônôsốp của Nga Berliant A.M chuyên gia hàng đầu về hệ thống thông tin địa lý, GIS phát triển như một sự tiếp nối trực tiếp phương pháp tiếp cận tổng hợp và hệ thống trong một môi trường thông tin địa lý. GIS được đặc trưng bởi mức độ tự động hoá cao dựa trên nền tảng các dữ liệu bản đồ đã được số hoá và dựa trên cơ sở trí thức, phương pháp tiếp cận hệ thống trong biểu diễn và phân tích các hệ thông tin địa vật lý. Dạng bản đồ này đặc trưng bởi các tác vụ, đối thoại và sử dụng các phương tiện mới trong xây dựng, thiết kế bản đồ. Đặc tính đầu tiên của GIS là tính đa môi trường (multimedia) nhờ thế có thể kết hợp các biểu diễn văn bản, âm thanh và các ký hiệu. Nhưng có lẽ đặc điểm lớn nhất của các công nghệ mới là chúng đưa chúng ta tới nhiều dạng biểu diễn mới: Bản đồ điện tử, các mô hình máy tính 3 chiều, và mô hình động dạng phim,… 2.1.6 Cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin môi trường Thành phần cốt lõi của HTTTMT là cơ sở dữ liệu không gian, chính vì vậy nhiệm vụ chính của công tác xây dựng HTTTMT là phát triển và quản lý một hệ cơ sở dữ liệu không gian. Cơ cấu này bao gồm cả các kỹ thuật thực hiện và đào tạo. Cơ cấu trên được mô tả như sau theo hình 3. 2.1.6.1 Phát triển hệ cơ sở dữ liệu không gian Việc phát triển cơ sở dữ liệu không gian (CSDLKG) bao gồm hai thành phần chính. Thu thập các thông tin môi trường từ nhiều nguồn khác nhau và chuyển đổi Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 57 các cơ sở dữ liệu đó thành định dạng dữ liệu phù hợp để có thể dễ dàng truy xuất và sử dụng. Hình 3: Cấu trúc hệ thống thông tin môi trường 2.1.6.2 Phát triển nguồn thông tin a) Các loại thông tin môi trường Dữ liệu môi trường có thể chia thành 3 loại chính: dữ liệu mô tả vùng, dữ liệu về hiện trạng môi trường và mẫu môi trường, dữ liệu về các tiêu chuẩn giới hạn. Dữ liệu vùng mô tả các đặc điểm địa lý của vùng và các thông tin thuộc tính liên quan tới nó. Các đặc điểm địa lýcủa vùng mô tả các đối tượng tự nhiên và nhân tạo ( đường xá, sông ngòi, ao hồ, sử dụng đất, lớp thực vật …) dữ liệu vùng thường được thu thập thông qua các cuộc khảo sát có quy mô lớn được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức nghiên cứu độc lập. Các dữ liệu này có thể được thu thập thông qua việc chuyển đổi các định dạng phù hợp cho Nguồn thông tin (loại, địa điểm, phương pháp Phát triển dữ liệu không gian Xử lý dữ liệu (quy trình, kiểm soát, chất lượng) Duy trì và cập nhật Quản lý dữ liệu không gian Phân bố trực tuyến ( internet, CD, USB) GIS Thực thi Đào tạo Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thanh Hoà SVTH: Đào Thị Thanh Thảo 58 khắp một vùng rộng lớn. Các dữ liệu này được đánh giá và xem xét thông qua quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trước khi công bố rộng rãi. Dữ liệu hiện trạng và thu thập mẫu đo đạc môi trường là những dữ liệu thu thập được từ các hoạt động tại nhiều nơi hoặc từ các vị trí lấy mẫu khác nhau. Các thông số mô tả về các địa điểm và dữ liệu đó ( ví dụ lượng mưa, tốc độ, lưu lượng dòng chảy, dữ liệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoidung.pdf
Tài liệu liên quan