Đề tài Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử

Tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Đào Quốc Trung ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành: Tin học Cán bộ hướng dẫn: Thạc Sỹ Nguyễn Cảnh Hoàng HÀ NỘI - 2005 Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô ở Bộ môn Mạng và Truyền Thông đã giúp đỡ tôi trưởng thành trong những năm học tập tu dưỡng. Chân thành cảm ơn các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Phần mềm Selab đã tạo điều kiện cho chúng tôi thí nghiệm và triển khai tích hợp hệ thống trong quá trình làm khoá luận. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Nguyễn Cảnh Hoàng, anh Đặng Việt Dũng là những người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề t...

pdf84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Đào Quốc Trung ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành: Tin học Cán bộ hướng dẫn: Thạc Sỹ Nguyễn Cảnh Hoàng HÀ NỘI - 2005 Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô ở Bộ môn Mạng và Truyền Thông đã giúp đỡ tôi trưởng thành trong những năm học tập tu dưỡng. Chân thành cảm ơn các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Phần mềm Selab đã tạo điều kiện cho chúng tôi thí nghiệm và triển khai tích hợp hệ thống trong quá trình làm khoá luận. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Nguyễn Cảnh Hoàng, anh Đặng Việt Dũng là những người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khoá luận này. Cảm ơn bạn Phan Trần Hùng đã cùng với chúng tôi chia sẻ những tài liệu và kinh nghiệm trong quá trình triển khai đề tài. Hà Nội, tháng 5 năm 2005 Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 3 TÓM TẮT NỘI DUNG Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ trình bày về việc ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử. Phần đầu của khoá luận là tổng quan về công nghệ di động, các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực điện toán di động số (mobile computing) và nghiên cứu sơ qua một số công nghệ di động phổ biến như GSM, CDMA, WireLess...Đặc biệt SMS, một phương tiện sẽ được dùng để xây dựng ứng dụng thử nghiệm cho khoá luận sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn. Phần tiếp theo của khoá luận dành để trình bày về các khái niệm cơ bản của thương mại điện tử, một số mô hình thương mại điện tử và tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam. Cũng trong phần này, chúng tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu về các khái niệm, cấu trúc và nguyên lí của một mô hình thương mại điện tử cho các thiết bị di động (mobile commerce), đưa ra một số ứng dụng điển hình của mobile commerce đối với các lĩnh vực trong cuộc sống. Phần thứ ba của khoá luận dành để trình bày về ứng dụng thử nghiệm, về cơ chế thanh toán trong giải pháp ví điện tử trong thương mại địên tử sử dụng SMS. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................1 TÓM TẮT NỘI DUNG................................................................................................3 MỤC LỤC....................................................................................................................4 MỞ ĐẦU......................................................................................................................7 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG ........................................9 1.1. Công nghệ di động ............................................................................................9 1.1.1 Thiết bị cầm tay ........................................................................................10 1.1.2. GSM.........................................................................................................13 1.1.3. CDMA .....................................................................................................14 1.1.4. GPRS .......................................................................................................19 1.1.5. Phần mềm trung gian ...............................................................................21 1.1.6. Các mạng không dây ...............................................................................23 1.1.7. Máy tính phục vụ .....................................................................................29 1.2. SMS................................................................................................................30 1.2.1. Một số nguyên lí cơ bản ..........................................................................31 1.2.2. Kiến trúc của SMS..................................................................................32 1.2.3. Các ứng dụng SMS..................................................................................36 CHƯƠNG II. THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG .................................................................38 2.1. Thương mại điện tử.........................................................................................38 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản...........................................................................39 2.1.2. Lợi ích của thương mại địên tử...............................................................40 2.1.3. Các yêu cầu trong thương mại điện tử.....................................................41 2.2. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động .................................................42 2.2.1 Cấu trúc của một hệ thống mobile commerce ..........................................43 2.2.2. Các ứng dụng mobile commerce .............................................................47 2.2.3 Vấn đề thanh toán và bảo mật...................................................................50 2.3. Việt Nam với e-Commerce và m-Commerce .................................................54 2.3.1 Hiện trạng .................................................................................................54 2.3.2 Đánh giá....................................................................................................56 CHƯƠNG III. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VỀ VÍ ĐIỆN TỬ HOẠT ĐỘNG DỰA TRÊN TIN NHẮN SMS ....................................................................................57 3.1. Ví điện tử ........................................................................................................58 Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 5 3.1.1. Khái niệm ví điện tử ...............................................................................58 3.1.2. Tại sao phải dùng ví điện tử ....................................................................59 3.2. Thử nghiệm hệ thống thanh toán qua SMS.....................................................61 3.2.1. Các yêu cầu và mục đích cần đạt được....................................................61 3.2.2. Phân tích và thiết kế hệ thống..................................................................61 Chương IV. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM ........................................78 4.1. Giải pháp SelabSMS Server ..........................................................................78 4.2. Cài đặt ứng dụng thử nghiệm..........................................................................80 4.3. Kết quả thử nghiệm.........................................................................................81 KẾT LUẬN ................................................................................................................82 5.1. Đánh giá kết quả của khoá luận ......................................................................82 5.2. Định hướng tương lai ......................................................................................82 Tài liệu tham khảo......................................................................................................84 Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 6 Bảng các thuật ngữ viết tắt BSS base station system BTS base transceiver station EMS enhanced messaging service ETSI European Telecommunication Standard Institute GMSC gateway MSC for short message service GSM global system for mobile communication HLR home location register IWMSC short message service interworking mobile switching center MMS multimedia messaging service MO-SM mobile originated short message MS mobile station MSC mobile switching center MT-SM mobile terminated short message PLMN public land mobile network SC service center SME short message entity SMS GMSC short message service gateway MSC SMSC short message service center VLR visitor location register Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 7 MỞ ĐẦU Trong vài năm gần đây, sự phát triển nhanh của công nghệ di động đã tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thương mại, giáo dục, y tế, giao thông, công nghiệp giải trí... Năm 2004, Việt Nam đã tiêu thụ 1,6 triệu máy điện thoại di động, tăng 50% so với năm 2003 ( Theo dự báo của các chuyên gia công nghệ và tập đoàn nghiên cứu thị trường GFK (www.gfk.com), năm 2005 doanh số điện thoại di động trên thị trường Việt Nam tiếp tục tăng với dự tính khoảng 2,4 triệu chiếc sẽ được bán. Trong khi đó, các nhà sản xuất không ngừng đưa ra những sản phẩm mới được tích hợp các tính năng và công nghệ hiện đại nhất với mức giá hợp lí góp phần tạo nên sự tăng trưởng chung của thị trường di động Việt Nam. Chính phủ và bộ bưu chính viễn thông (VNPT) đã đưa ra cơ chế đổi mới cùng với chủ trương xây dựng một thị trường di động sôi động, có sự cạnh tranh lành mạnh giữa những nhà cung cấp dịch vụ, đem lại lợi ích thật sự cho người sử dụng. Nhờ vậy, sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ mới như S-Fone, CityPhone, Viettel và sắp tới là VP Telecom và Ha Noi Telecom sẽ làm cho thị trường di động nước nhà ngày càng khởi sắc. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, công nghệ di động đã trở nên phổ biến. Trên 164 triệu chiếc điện thoại cầm tay đã được bán trong năm 2004 (chưa tính số lượng tiêu thụ tại Nhật Bản, một cường quốc công nghệ của thế giới). Đây là một con số ấn tượng thể hiện tiềm năng phát triển của ngành điện toán di động trong tương lai. Về mặt công nghệ, người ta đã thống kê được, cứ trung bình 6 tháng sẽ có một phiên bản sản phẩm mới được tích hợp những công nghệ tiên tiến hơn thế hệ trước ( Hiện nay, những chiếc điện thoại đa phương tiên thế hệ thứ 3 (3G) đã được nghiên cứu chế tạo và bắt đầu được đưa vào sử dụng tại một số mạng di động ở Mỹ và Châu Âu, cùng với chuẩn công nghệ 3G với những thế mạnh vượt trội về băng thông truyền dữ liệu cũng như các tính năng đa phương tiện. Với các ưu thế đó, thiết bị di động nói chung và điện thoại di động nói riêng sẽ trở thành công cụ số trợ giúp đắc lực cho cuộc sống hiện đại. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 8 Như vậy, với những thế mạnh rõ rệt của thiết bị di động và tính phổ cập mang tính toàn cầu, việc ứng dụng những tiện ích đa dạng nhằm phục vụ cuộc sống và thương mại là vấn đề rất đáng quan tâm, xét cả trên bình diện kinh tế, xã hội và công nghệ. Trong khoá luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các xu thế, nguyên lí, cấu trúc của mô hình thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Sau đó, chúng tôi xây dựng một ứng dụng thử nghiệm sử dụng tin nhắn SMS làm phương tiện để xác nhận và thực hiện các thanh toán thông qua hệ thống “ví điện tử”. Đây sẽ là một ứng dụng nhỏ làm ví dụ minh hoạ cho khả năng của thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Ngành điện toán di động số (mobile computing) nói chung và thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động (mobile commerce) nói riêng là những lĩnh vực rất rộng, bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác như bảo mật, thanh toán, ngân hàng, công nghệ tác tử di động (mobile agent)...Trong khuôn khổ khoá luận này chúng tôi chỉ xem xét một số khía cạnh liên quan tới các xu thế, nguyên lí, cấu trúc của mô hình thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Khoá luận sẽ không nghiên cứu chi tiết các công nghệ liên quan khác của thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động như: bảo mật, ngân hàng, thanh toán, công nghệ tác tử di động (mobile agent)... Khoá luận bao gồm 4 chương Chương I: Tổng quan về các công nghệ di động phổ biến nhất, các yếu tố cấu thành một hệ thống thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử cho thiết bị di động (mobile commerce) nói riêng. Do khoá luận định huớng đến việc xây dựng một ứng dụng thanh toán thông qua thiết bị di động, có sử dụng tin nhắn SMS làm cơ chế điều khiển ví điện tử nên trong chương này chúng tôi cũng sẽ tập trung vào nghiên cứu sâu về SMS. Chương II: Các vấn đề chung về thương mại điện tử và thương mại điện tử dựa trên các hệ thống di động (mobile commerce) và các ứng dụng của nó. Chương này sẽ giới thiệu chi tiết về thương mại điện tử nói chung và đi sâu vào nghiên cứu mô hình thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động, đồng thời đưa ra cấu trúc chi tiết của mô hình này. Cuối cùng, chúng tôi tập trung trình bày về các vấn đề liên quan tới thanh toán và các nguy cơ an ninh có thể ảnh hưởng tới hệ thống thương mại điện tử nhằm tìm ra giải pháp thanh toán hợp lí cho các giao thương trong thương mại điện tử. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 9 Chương III: Tiếp tục đề cập đến việc thanh toán, vấn đề nan giải nhất trong các hệ thống thương mại điện tử thông thường và cả hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Trong đó, chúng tôi tập trung vào giải pháp “ví điện tử” được điều khiển thông qua tin nhắn SMS. Do chương này hướng tới một giải pháp cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung để trình bày về bản phân tích thiết kế hệ thống thử nghiệm: “sử dụng tin nhắn SMS để điều khiển ví điện tử” Chương IV: Trình bày và cài đặt ứng dụng thử nghiệm mới xây dựng dựa trên hệ thống quản lí và điều khiển tin nhắn SMS của trung tâm công nghệ phần mềm thuộc đại học công nghệ, ĐHQGHN (seLab) Chương I do Ngô Văn Thứ thực hiện Chương II do Đào Quốc Trung thực hiện Chương III và chương IV do cả Ngô Văn Thứ và Đào Quốc Trung thực hiện. Trong khi triển khai ứng dụng thử nghiệm, chúng tôi sử dụng SMS portal của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Phần mềm như một môi trường dịch vụ nền. Ứng dụng triển khai ví điện tử với cơ chế thanh toán qua SMS là do chúng tôi thực hiện. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG 1.1. Công nghệ di động Vào đầu những năm 70 của thế kỷ 19, người ta biết đến những chiếc điện thoại đầu tiên gắn với phát minh của các nhà khoa học tiên phong A.G.Bell và E.Gay. Trong suốt 2 thế kỷ qua, đã có rất nhiều sáng chế phát minh khác thuộc lĩnh vực viễn thông, mở ra cả một ngành dịch vụ viễn thông đồ sộ. Điện thoại trở thành phương tiện liên lạc phổ biến nhất thế giới. Xuất hiện sau điện thoại cố định tròn một thế kỷ, chiếc điện thoại di động đầu tiên (Motorola Dyna) được giới thiệu tại New York vào năm 1973. Trong vòng 30 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ di động số. Điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và tiện lợi. Ở những nước phát triển, hầu hết người dân đều sở hữu ít nhất một thiết bị di động. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 10 Với sự bùng nổ của công nghệ số, ngày nay điện thoại di động đã được tích hợp rất nhiều tính năng số hiện đại như khả năng chụp ảnh số, chức năng đa phương tiện, khả năng kết nối không dây băng thông rộng...Chưa kể tới những dòng thiêt bị hỗ trợ cá nhân (PDA) có gắn chức năng điện thoại với hệ điều hành và phần mềm kèm theo không thua kém so với máy tính sách tay. Bên cạnh đó, điện thoại thế hệ thứ 3 (3G) cũng đang là niềm mơ ước của những người ham mê khám phá công nghệ mới. Ngày 16/03/1993 bộ bưu chính viễn thông (VNPT) đã thành lập công ty VMS Mobifone (công ty viễn thông cung cấp dịch vụ di động đầu tiên của Việt Nam) nhằm cung cấp dịch vụ di động 090 theo chuẩn công nghệ GSM ở tần số 900KHz. Chỉ sau 12 năm, thị trường di động Việt Nam đã có sự tham gia của rất nhiều nhà sản xuất thiết bị di động nổi tiếng thế giới, những nhà cung cấp giải pháp công nghệ và dịch vụ có kinh nghiệm từ Châu Âu, cùng với sự ra đời của một số nhà cung cấp dịch vụ di động trong và ngoài VNPT. Hơn 3,3 triệu thuê bao di động tính đến tháng 12 năm 2004 và tỷ lệ tăng trưởng trên 50% mỗi năm sẽ làm cho điện thoại di động phổ cập hơn cả điện thoại cố định. Không những thế, số thuê bao di động cũng lớn hơn nhiều lần so với số máy tính được nối mạng Internet trên toàn quốc. Qua những mốc trên và những đánh giá tổng quan, chúng ta có thể thấy tiềm năng vô cùng lớn của thiết bị di động số và những ứng dụng thực tiễn của nó trong cuộc sổng và thương mại. Sau đây là một số công nghệ di động phổ biến 1.1.1 Thiết bị cầm tay 1.1.1 .1. Phần cứng Một thiết bị cầm tay như thiết bị hỗ trợ cá nhân PDA (personal digital assistant) hoặc một chiếc điện thoại có hỗ trợ việc lướt web thường chứa rất nhiều tính năng của một chiếc máy tính hiện đại. Hơn thế, những thiết bị này còn có chứa chức năng đàm thoại, fax, PIM (quản lí thông tin cá nhân: personal information managers) như lịch làm việc, sổ địa chỉ...Nhưng thiết bị cầm tay khác một máy tính sách tay về khối lượng, kích thước, các giới hạn kỹ thuật mạng và các giới hạn băng thông...Giới hạn về băng thông khiến tất cả các ứng dụng đa phương tiện không thể hiển thị đầy đủ trên trình duyệt rút gọn (microbrowser), tuy nhiên với công nghệ wi-fi không dây mới Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 11 và chuẩn di động số thế hệ 3 (3G) các vấn đề trên đã dần được khắc phục. Khác với máy tính sách tay, các thiết bị di động số thường có nền tảng công nghệ cảm ứng (pen- based systems), sử dụng màn hình cảm ứng thay vì bàn phím thông thường. Một số thiết bị cầm tay còn sử dụng công nghệ nhận dạng và giao tiếp bằng giọng nói. Ngày nay, thị trường thiết bị di động rất đa dạng cả về chủng loại, mẫu mã, nhà sản xuất. Bảng dưới đây sẽ chỉ rõ những thiết bị phổ biến nhất với những tính năng cơ bản. Bảng 1: Chi tiết một số thiết bị di động phổ biến Thiết bị Hệ ĐH Bộ xử lí RAM Nhập liệu Tính năng Compaq iPAQ H3870 MS Pocket PC 2002 206 MHz Intel StrongARM 32- bit RISC 64 MB/32 MB Touchscreen Wireless E- mail/Internet Handspring Treo 300 Palm OS 3.5.2H 33 MHz Motorola Dragonball VZ 16 MB/8 MB Keyboard/ Stylus CDMA network Motorola Accompli 009 Wisdom OS 5.0 33 MHz Motorola Dragonball VZ 8 MB/4 MB Keyboard GPRS network Nokia 9290 Communicator Symbian OS 32-bit ARM9 RISC 16 MB/8 MB Keyboard WAP Palm i705 Palm OS 4.1 33 MHz Motorola Dragonball VZ 8 MB/4 MB Stylus Wireless E- mail/Internet Samsung SPH-i330 Palm OS 16 MB/8 MB Touchscreen/St ylus Color screen SONY Clie PEG-NR70V Palm OS 4.1 66 MHz Motorola Dragonball Super VZ 16 MB/8 MB Keyboard/Stylu s/Touchscreen Multimedia Toshiba E740 MS Pocket PC 2002 400 MHz Intel PXA250 64 MB/32 MB Stylus/Touchsc reen Wireless Internet 1.1.1 .2. Hệ điều hành Mặc dù thị trường thiết bị di động rất đa dạng, nhưng hệ điều hành, thành phần quan trọng nhất để điều khiển mọi hoạt động của một thiết bị cầm tay lại chỉ được đề cập với 3 dòng sản phẩm nổi bật Palm OS, Pocket PC, và Symbian OS ("Mobile Computing", 2002). Gần đây, với sự đầu tư mạnh của Microsoft, hệ điều hành ‘Microsoft Windows Mobile 2003 Second Edition’ và công nghệ .NET kèm theo đã tạo nên một cuộc cách mạng thực sự khiến các thiết bị cầm tay ngày càng giống một máy tính thực thụ. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 12 Palm OS Palm OS là hệ điều hành cho máy Palm, xuất hiện khá sớm với rất nhiều ưu điểm như thời lượng dùng pin dài, hỗ trợ nhiều chuẩn công nghệ không dây, có nhiều phần mềm ứng dụng đi kèm. Tiêu chí thiết kế tối ưu cho Palm OS đã làm thời lượng dùng pin của nó dài gấp đôi so với các đối thủ khác. Rất nhiều chuẩn công nghệ di động được hỗ trợ như Bluetooth, Wi-Fi 802.11b, GSM, Mobitext, CDMA... Hơn thế, rất nhiều loại phần mềm phổ biến trong PC cũng được đơn giản hoá và tích hợp vào hệ thống này như các ứng dụng bảng tính, cơ sở dữ liệu, xử lí văn bản, xử lí thư tín, tin nhắn, và các công cụ đa phương tiện. Để cạnh tranh với sự phát triển ngày càng nhanh của hệ điều hành trên Pocket PC mà người dẫn đầu là gã khổng lồ Microsoft, Palm giới thiệu Palm OS 5 chạy trên máy Palm với bộ xử lí ARM (TI OMAP1510), 16MB RAM, xây dựng trên công nghệ nhận dạng giọng nói, điều khiển bằng màn hình cảm ứng, Bluetooth, cộng thêm các ứng dụng đa phương tiện. Đây là một bước tiến đáng kể nhằm làm cho Palm không còn đơn thuần chỉ là thiết bị hỗ trợ cá nhân... Pocket PC Năm 1996, Microsoft giới thiệu Microsoft Windows CE, một phiên bản thu gọn của hệ điều hành Windows nổi tiếng. Hệ điều hành này được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị nhúng bao gồm cả thiết bị cầm tay. Tuy nhiên, hệ điều hành này đã không mang lại hiệu quả mong muốn bởi những yêu cầu cao về phần cứng và thời lượng dùng pin ít tới mức báo động, chưa kể đến việc chức năng của nó cũng còn nhiều hạn chế. Hệ điều hành này được cải tiến từ hệ điều hành cho desktop 32-bit của Microsoft và có mặt trên thị trường muộn hơn Palm OS. Sau này, để cạnh tranh với Palm OS, Microsoft đã cải tiến OS này với tên Microsoft Pocket PC và nhiều tính năng mới hỗ trợ người dùng thiết bị di động, mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn Microsoft Windows CE bao gồm hỗ trợ Bluetooth, IEEE 802.11b, một số công nghệ di động như CDPD, CDMA, và GSM. Ngoài ra OS này còn cho phép truy cập dữ liệu tập trung từ xa thông qua các công nghệ VPN, WAN, LAN, và PAN. Symbian OS EPOC16 của Psion Software là hệ điều hành 16bit đã có từ vài năm trước và được nhúng trong nhiều thiết bị di động số; EPOC32 là phiên bản 32 bit hỗ trợ đa tác vụ. Vào giữa năm 1998, Psion hợp tác với Ericsson, Nokia, và Motorola để thành lập một liên doanh nhằm phát triển sản phẩm với tên Symbian OS Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 13 ( một hệ điều hành mới cho các thiết bị cầm tay. Không giống Windows CE, liên doanh phát triển Symbian OS với mục đích ngay từ đâu tạo ra một hệ điều hành cho thiết bị cầm tay có đầy đủ chức năng mạnh mẽ. Những chức năng chính của OS này bao gồm: tích hợp công nghệ di động đa luồng, đa chức năng, tạo một môi trường ứng dụng mở, đa tác vụ và đồng bộ hoá dữ liệu 1.1.2. GSM GSM bắt đầu được nghiên cứu tại châu Âu từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Vào giữa năm 1991, chuẩn công nghệ di động GSM (Global System for Mobile communications) chính thức được đưa vào sử dụng tại thị trường châu Âu. Sau hai năm hoạt động, đã có 36 mạng GSM thuộc 22 quốc gia được xây dựng. Và cho tới tháng 10 năm 1997, đã có trên 50 triệu thuê bao GSM. Cho tới nay, GSM không còn là chuẩn công nghệ di động của riêng châu Âu nữa, nó đã được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Con số thuê bao GSM đã đạt tới mức đáng kinh ngạc, lớn hơn gấp nhiều lần thuê bao của các mạng với chuẩn khác như CDMA, HBP... GSM hoạt động ở hai dải sóng cao tần 900MHz và 1800MHz (Mạng VinaPhone, MobiFone của Việt Nam sử dụng giải tần 900MHz) Sử dụng chuẩn ITU-T , truyền thông trong GSM được tách biệt thành các gói dịch vụ truyền tải riêng rẽ, dịch vụ đàm thoại, và dịch vụ kèm theo khác...Các nguyên lí cơ bản của dịch vụ đàm thoại trong GSM về cơ bản vẫn giống dịch vụ điện thoại viễn thông. Các dịch vụ trong GSM được mã hoá và truyền đi dưới dạng số. Sau đây ta xét cấu trúc vật lí cơ bản của một hệ thống GSM Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 14 Một mạng GSM là tổ hợp của một số khối chức năng lớn. Ta có thể gom chúng lại thành 3 phần rõ ràng có quan hệ tương hỗ cho nhau. MobilebStation : bao gồm người dùng và thiết bị của họ Base Station Subsystem: điều khiển tín hiệu liên kết với MS The Network Subsystem: là phần chính của kiến trúc mạng GSM bao gồm MSC (Mobile services Switching Center) thực hiện việc chuyển phát dữ liệu cuộc gọi giữa những người dùng (MS) và giữa các trạm (Mobile Center) cũng như việc theo dõi và duy trì, điều khiển mạng người dùng Các khối chức năng này sẽ giao tiếp với nhau qua trình điều khiển truyền thông dựa theo giao thức chuẩn. Trên đây, chúng tôi vừa trình bày tóm tắt về lịch sử, công nghệ và cấu trúc của mạng GSM, mạng điện thoại di động phổ biến nhất thế giới cho tới thời điểm này. GSM cũng là một trong 2 nhánh mạng di động đang được nghiên cứu để nâng cấp lên chuẩn truyền thông di động 3G. Sau đây chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về mạng CDMA, cũng là một nhánh công nghệ sẽ được nâng cấp để tiến lên chuẩn 3G theo một cách tiếp cận khác. 1.1.3. CDMA Hình 1: Cấu trúc của một hệ thống GSM Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 15 Công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access) đã ra đời như một lựa chọn thay thế cho kiến trúc tế bào GSM và góp phần vào sự tăng trưởng bùng nổ trên thị trường công nghệ không dây trong thập kỷ qua. CDMA, như GSM, đã đưa ra những cải tiến không ngừng trong suốt thời kỳ này. Hiện cả hai mạng đang trong quá trình chuyển giao sang các hệ thống thế hệ 3G trên toàn cầu, cho phép tăng băng thông và các dịch vụ dữ liệu. Tuy không phổ cập bằng GSM nhưng công nghệ CDMA (spread-spectrum) cũng đã chứng tỏ tính ưu việt của mình bằng những thị phần khá lớn tại Mỹ, Châu Á đặc biệt là Hàn Quốc. CDMSOne hỗ trợ chuẩn truyền thông di động 2G đã bị quên lãng. Chuẩn CDMA IS-95 của TIA/EIA (công bố vào tháng 7/1993) thiết lập những nguyên tắc nền tảng cho hệ thống truyền thông không dây số đầu cuối. Kiến trúc hệ thống mạng thương mại dựa trên chuẩn này được biết với tên CDMA One. IS-95 của TIA/EIA và phiên bản có sửa đổi tiếp theo IS-95A (công bố vào tháng 3/1995) tạo ra cơ sở cho phần lớn các mạng trên nền tảng CDMA 2G được triển khai trên toàn thế giới. Cơ sở hạ tầng CDMA 2G lúc đầu đã chứng tỏ tính hiệu quả trong việc chuyển giao với chất lượng cao, lưu lượng thoại mất mát thấp. Tuy vậy, nó cũng không tồn tại được lâu do người dùng di động bắt đầu có những nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu cơ bản như các dịch vụ Internet và Intranet. Các ứng dụng đa phương tiện hay các giao dịch thương mại tốc độ cao đã được bổ sung thêm vào các dich vụ thoại đơn thuần trên các máy điện thoại của họ CDMA2000 thế chỗ CDMAOne Sự chuyển tiếp sang thế hệ mạng 3G hiện vẫn đang được thực thi với một số lượng lớn các chuẩn mới được đề nghị. Một số được thiết kế dựa trên cơ sở hạ tầng GSM và số khác ra đời trực tiếp từ công nghệ CDMA. Cuối cùng tổ chức ITU cũng định ra một chuẩn IMT-2000 bao gồm 5 giao diện vô tuyến khác nhau trong đó có CDMA2000. Lưu ý rằng tất cả các giao thức IMT-2000 đều sử dụng kỹ thuật “spread- spectrum” có liên quan đến cài đặt, hoạt động và bảo trì mạng. ITU định nghĩa một mạng 3G là một mạng truyền thông trong đó dung lượng hệ thống và hiệu suất phổ được cải tiến so với các hệ thống 2G. 3G hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu với các tốc độ truyền tối thiểu là 144 Kbit/s trong môi trường di động và 2 Mbit/s trong môi trường cố định. Kiến trúc CDMA2000 phải đối mặt với các mục tiêu trên và bao gồm cả một số bổ sung mới mà một nhà khai thác có thể lựa chọn để phục Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 16 vụ cho chiến lược chuyển tiếp dựa trên cơ sở hạ tầng hiện có, giá cả và một số yếu tố khác. Những bổ sung này bao gồm CDMA2000 1X và CDMA2000 1xEV: CDMA2000 1X tăng gấp đôi dung lượng thoại so với các mạng CDMAOne, phân bổ các tốc độ dữ liệu tối đa là 307 Kbit/s cho mỗi thuê bao trong môi trường di động. CDMA2000 1xEV bao gồm hai biến thể, cả hai đều tương thích ngược với các công nghệ CDMA2000 1X và CDMAOne. CDMA2000 1xEV-DO (Data Only - chỉ dữ liệu) có khả năng phân bổ các dịch vụ dữ liệu đa phương tiện như truyền MP3, hội nghị truyền hình với tốc độ dữ liệu tối đa là 2.4 Mbit/s cho mỗi thuê bao trong môi trường di động. CDMA2000 1xEV-DV (Data Voice - dữ liệu và thoại) cung cấp các dịch vụ dữ liệu đa phương tiện và thoại tích hợp đồng thời với tốc độ dữ liệu tối đa là 3.09 Mbit/s cho mỗi thuê bao. Một cấu trúc mạng được thiết kế cho truyền thông gói hoá. Hình minh hoạ một mạng CDMA2000 1X đơn giản hoá, cho thấy cả hai cấu trúc điện thoại (ANSI-41, xem viết tắt cuối bài) và dữ liệu. Hình 2. Sơ đồ kiến trúc của hệ thống CDMA. Trạm di động (MS - Mobile Station) Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 17 Trong một mạng CDMA2000 1X, trạm di động MS - chính là máy thu phát của thuê bao hay thiết bị di động mạng CDMA - hoạt động như một client IP di động . Trạm di động tương tác với Access Network (mạng truy nhập) nhằm giành lấy các tài nguyên vô tuyến thích hợp để trao đổi các gói tin và giám sát trạng thái tài nguyên vô tuyến bao gồm “active” (hoạt động), “stand-by” (dự phòng), “dormant” (không hoạt động). Nó chấp nhận các gói tin bộ đệm từ máy chủ di động (mobile host) khi tài nguyên vô tuyến chưa có hoặc không đủ để hỗ trợ lưu lượng trên mạng. Nhờ vào việc cấp nguồn điện, trạm di động tự động đăng ký với HLR (Home Location Register) để: Xác thực thiết bị di động đang trong môi trường của mạng đang truy nhập. Cung cấp cho HLR vị trí hiện tại của thiết bị di động. Cung cấp cho MSC-S (Serving Mobile Switching Centre) tập đặc tính cho phép của thiết bị di động. Sau khi đăng ký thành công với HLR, thiết bị di động sẵn sàng thực hiện các cuộc gọi dữ liệu và thoại. Những cuộc gọi này có thể ở hai dạng CSD (circuit-switched data - dữ liệu chuyển mạch kênh) hoặc PSD (packet-switched data - dữ liệu chuyển mạch gói), phụ thuộc vào sự tương thích của bản thân thiết bị di động (hoặc không tương thích) với chuẩn IS-2000. Tài liệu này định nghĩa các giao thức cho các giao diện CDMA khác nhau liên quan đến việc truyền các gói tin có tên là A1, A7, A9 và A11. Các trạm di động MS phải tuân theo các chuẩn IS-2000 để bắt đầu một phiên dữ liệu dạng gói tin khi sử dụng mạng 1xRTT1[4]. Các trạm di động chỉ có các khả năng của IS-95 bị giới hạn bởi CSD, trong khi các các thiết bị đầu cuối IS-2000 có thể tuỳ chọn hoặc PSD hay CSD. Các tham số chuyển tiếp bởi thiết bị đầu cuối thông qua liên kết không gian (AL - air link) vào mạng sẽ xác định kiểu dịch vụ yêu cầu. Dữ liệu chuyển mạch kênh có một tốc độ tối đa là 19.2 Kbit/s và được thực hiện qua các kênh TDM truyền thống. Dịch vụ này cho phép người dùng lựa chọn điểm gán (point of attachment) vào trong một mạng dữ liệu có sử dụng quay số thông thường. Dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói có một tốc độ dữ liệu tối đa là 144 Kb/s. Đối với mỗi phiên dữ liệu, một phiên PPP (Point-to-Point Protocol) được tạo ra giữa trạm di động và PDSN (Packet Data Serving Node). Việc chỉ định địa chỉ IP cho mỗi thiết bị di động có thể được cung cấp bởi PDSN hoặc một máy phục vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) qua một HA (Home Agent). RAN (Mạng truy nhập vô Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 18 tuyến: Radio Access Network) là điểm vào của thuê bao di động cho truyền thông dữ liệu hay thoại bao gồm: liên kết không gian (air link) Tháp/ăngten vị trí ô phủ sóng (cell) và kết nối cáp tới BTS (Um) BTS (Base Station Transceiver Subsystem) Đường truyền thông từ BTS tới BSC (Abis) BSC (Base Station Controller) PCF (Packet Control Function). Đặc biệt, RAN có một số trách nhiệm tác động đến việc cung cấp dịch vụ gói tin của mạng. RAN phải ánh xạ đến danh tính client di động tham chiếu đến một danh tính lớp liên kết duy nhất được sử dụng để liên lạc với PDSN, xác nhận tính hợp lệ trạm di động cho dịch vụ truy nhập và duy trì các liên kết truyền đã thiết lập. BTS (Base Station Transceiver Subsystem) điều khiển hoạt động của liên kết không gian (air link) và có chức năng giao diện giữa mạng và thiết bị di động. Các tài nguyên RF như sự ấn định tần số, phân chia khu vực và điều khiển nguồn truyền được quản lý bởi BTS. Ngoài ra, BTS còn quản lý lưu lượng về từ vị trí ô phủ sóng đến BSC (Base Station Controller) để giảm thiểu bất cứ thời gian trễ nào giữa hai thành phần này. Thông thường một BTS kết nối đến BSC thông qua các phương tiện không phân kênh (un-channelized) T1 hay trực tiếp đi cáp trong thiết bị cùng vị trí. Các giao thức được sử dụng bên trong phương tiện này giữ độc quyền dựa trên nền tảng HDLC (High-level Data Link Control). BSC (Base Station Controller) định tuyến các thông điệp thoại và dữ liệu chuyển mạch kênh giữa các vị trí ô phủ sóng và MSC. Nó còn có vai trò quản lý tính di động là điều khiển và chi phối các “hand-off”[3] từ một vị trí ô phủ sóng tới một vị trí ô phủ sóng khác nếu thấy cần thiết. BSC kết nối với mỗi MTX có sử dụng các đường T1 phân kênh cho thoại và dữ liệu chuyển mạch kênh và với các đường T1 không phân kênh cho báo hiệu và điều khiển các thông báo đến PDSN có sử dụng giao thức Ethernet 10BaseT. PCF (Packet Control Function) định tuyến dữ liệu gói IP giữa trạm di động trong phạm vi các vị trí ô phủ sóng (cell) và PDSN (Packet Data Serving Node). Trong thời gian các phiên dữ liệu dạng gói tin, PCF sẽ phân bổ các kênh phụ sẵn có nếu thấy cần để tuân theo các dịch vụ được yêu cầu từ thiết bị di động và trả trước từ các thuê bao. PCF duy trì một trạng thái “reachable” giữa RN và trạm di động để đảm bảo một liên kết bền vững cho các gói tin, làm vùng đệm cho gói tin đến từ PDSN trong khi các tài nguyên vô tuyến không có hay không đủ để hỗ trợ lưu lượng từ PDSN và chuyển tiếp các gói tin giữa MS và PDSN. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 19 1.1.4. GPRS Sự phát triển của công nghệ thông tin di động được chia thành 3 thế hệ. Hệ thống GSM (Global System for Mobile communications) mà mạng VinaPhone, MobiFone, Viettel và nhiều nước trên thế giới đang dùng là thế hệ di động thứ 2 (2G), còn hệ thống UMTS (Universal Mobile Telecommunications System) sử dụng công nghệ WCDMA là thế hệ di động thứ 3 (3G). Dịch vụ số liệu truyền thống của mạng GSM chỉ có tốc độ tối đa là 9.6 kbps (kilobit/giây), trong khi đối với hệ thống 3G tốc độ tối đa lên đến 2 Mbps (2048 kbps). Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng, và cũng là một bước chuyển tiếp trên con đường tiến đến thế hệ 3G, công nghệ GPRS đã ra đời. Vì vậy công nghệ GPRS còn được gọi là công nghệ thế hệ 2.5 (2.5G). GPRS (General Packet Radio Services - dịch vụ vô tuyến gói chung) được xem như là một dịch vụ mới của mạng thông tin di động GSM, nó dùng công nghệ chuyển mạch gói để truy cập đến các mạng số liệu bên ngoài (như mạng LAN, mạng Internet, ...) bằng giao thức IP (Internet Protocol) với tốc độ cao. Tốc độ tối đa theo lý thuyết có thể lên đến 171.2 kbps khi sử dụng tối đa 8 kênh lưu lượng không sửa lỗi cho mỗi thuê bao, gấp 3 lần tốc độ truyền số liệu qua modem trên mạng điện thoại cố định và gần 20 lần so với dịch vụ số liệu của mạng GSM. Để đạt đến tốc độ cao cần phải có sự hỗ trợ từ hai phía, cả hệ thống mạng và máy đầu cuối GPRS. Nói một cách khác, GPRS là một phương thức truyền số liệu mới cho mạng di động GSM, ngoài phương thức truyền thống là quay số dịch vụ data. Nó cho phép thuê bao của mạng GSM tiếp cận các dịch vụ giá trị gia tăng có yêu cầu đường truyền số liệu tốc độ cao với một chi phí tiết kiệm nhất. Các dịch vụ đó bao gồm: WAP, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS (Multimedia Messaging Service), truy cập Internet, xem video, ... Có thể kể ra một số ưu điểm của dịch vụ GPRS đối với khách hàng như sau: - Tốc độ truy cập số liệu cao hơn, thời gian kết nối nhanh hơn.Người sử dụng GPRS được lợi từ việc thời gian truy nhập ngắn hơn cũng như tốc độ truyền số liệu cao hơn. Đối với dịch vụ data truyền thống, thông thường việc thiết lập kết nối diễn ra trong khoảng 30 giây (tương đương với thời gian thiết lập cuộc gọi thoại) và tốc độ truyền số liệu hạn chế ở 9.6 kbps. GPRS cho phép thời gian thiết lập kết nối không quá 10 giây và tốc độ truyền số liệu cao hơn. Chính vì thời gian kết nối ngắn nên thuê bao Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 20 GPRS được xem là “luôn luôn kết nối” với mạng số liệu. Ngoài ra, thuê bao GPRS chỉ chiếm tài nguyên vô tuyến của mạng GSM khi có yêu cầu truyền tải, sau nó nó sẽ giải toả ngay. Điều này có lợi đối với khách hàng bởi vì thuê bao không kết nối liên tục nên máy di động sẽ đỡ tốn pin hơn. - Phương thức tính cước hiệu quả và tiết kiệm hơn.Dịch vụ data truyền thống không thích hợp cho việc truyền tải dữ liệu dung lượng lớn vì người sử dụng phải trả tiền cho toàn bộ thời gian chiếm dụng kênh mặc dù có những thời điểm không có thông tin được truyền tải. Trái lại, công nghệ chuyển mạch gói GPRS cho phép khách hàng chỉ phải trả tiền cho tổng số thông tin thực gửi và nhận, điều này thuận lợi cho người sử dụng khi kết nối trực tuyến trong một thời gian dài với mạng. - Luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng. Khách hàng có thể ở trạng thái luôn luôn kết nối với mạng, chẳng hạn như đang truy cập web hoặc e-mail, nhưng đồng thời cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận cuộc gọi đến hoặc thực hiện cuộc gọi đi, và cũng có thể vừa đàm thoại vừa truy cập web. Tóm lại GPRS cải thiện việc sử dụng tài nguyên vô tuyến, tốc độ truyền số liệu cao hơn, khách hàng chỉ phải trả tiền cho số gói tin thực gửi và nhận, ngoài ra thời gian thiết lập kết nối cũng ngắn hơn. GPRS là bước phát triển kịp thời đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu ngày càng cao và là sự chuyển tiếp hợp lý giữa thông tin di động thế hệ thứ 2 GSM và thông tin di động thế hệ thứ 3 UMTS. Để sử dụng được GPRS và các dịch vụ cộng thêm, thuê bao phải có máy đầu cuối hỗ trợ GPRS, và phải hỗ trợ các dịch vụ cộng thêm đó (như WAP, MMS, hoặc video). Ngoài ra thuê bao phải đăng ký sử dụng dịch vụ data, WAP, GPRS tại các bưu điện tỉnh, thành phố. Máy đầu cuối hỗ trợ GPRS được chia làm 3 loại sau: - Class A: thuê bao có thể đăng nhập vào cả 2 dịch vụ GSM và GPRS, và có thể sử dụng cả 2 dịch vụ đó đồng thời (vừa đàm thoại vừa truyền số liệu). - Class B: thuê bao có thể đăng nhập vào cả 2 dịch vụ GSM và GPRS, nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có thể sử dụng 1 dịch vụ mà thôi. - Class C: thuê bao chỉ có thể đăng nhập vào 1 trong 2 dịch vụ GSM hoặc GPRS. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 21 Hiện nay đa số các máy đầu cuối GPRS được bán trên thị trường Việt nam là loại Class B. Ngoài ra, máy đầu cuối GPRS còn được phân loại tuỳ theo tốc độ truy cập tối đa, có hỗ trợ MMS hay không, có tích hợp trình duyệt web hay không, có hỗ trợ xem video hay không, v.v... 1.1.5. Phần mềm trung gian Thuật ngữ middleware diễn tả một lớp phần mềm trung gian giữa hệ điều hành và các ứng dụng phân tán. Middleware hoạt động dựa vào các liên hệ qua lại giữa các thành phần ở hai cực của nó thông qua các tác động trong mạng di động. Nhiệm vụ đầu tiên của middleware là tạo nên tính trong suốt đối với người dùng mạng, có nghĩa là nó sẽ làm ẩn đi tính phức tạp bên trong môi trường mạng bằng việc tách các ứng dụng độc lập với các tiến trình, giao thức, các cơ chế sao chép dữ liệu, những điều khiển nguy cơ và lỗi mạng, cũng như các điều khiển tính toán song song (Geihs, 2001). Mobile middleware biên dịch các yêu cầu từ thiết bị cầm tay tới một máy tính lưu trữ (host computer) và đồng bộ hoá nội dung từ host tới thiết bị cầm tay (Saha, Jamtgaard, & Villasenor, 2001). WAP và i-mode, hai middleware phổ biến Dựa theo một thống kê từ 60% người dùng internet không dây qua thiết bị cầm tay sử dụng i-mode, 39% dùng WAP, và 1% dùng Palm middleware. Sau đây ta xem những so sánh quan trọng Bảng 2. So sánh hai loại middleware chính WAP i-Mode Nhà phát triển WAP Forum NTT DoCoMo Chức năng Là một giao thức Một dịch vụ internet hoàn thiện cho mobile Ngôn ngữ WML (Wireless Markup Language) CHTML (Compact HTML) Công nghệ WAP Gateway TCP/IP modifications Đặc điểm nổi bật Rất mềm dẻo và được công nhận rộng rãi trên thế giới Số lượng người dùng lớn và rất dễ sử dụng WAP Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 22 WAP ( là một chuẩn giao thức mở, phổ biến, cho phép người dùng thiết bị di động số có thể dễ dàng tương tác với các thông tin và dịch vụ tức thời. WAP rất mềm dẻo và là chuẩn giao thức cơ bản trên hầu hết các mạng di động sử dụng công nghệ CDPD, CDMA, GSM, PDC, PHS, TDMA, FLEX, ReFLEX, iDEN, TETRA, DECT, DataTAC, Mobitex, và GRPS. Hầu hết các hệ điều hành cho thiết bị cầm tay đều hỗ trợ WAP, bao gồm Palm OS, EPOC, Windows CE, FLEXOS, OS/9, và JavaOS. Công nghệ quan trọng nhất tạo nên WAP chính là WAP Gateway, bằng việc biên dịch yêu cầu từ ngăn xếp giao thức WAP tới ngăn xếp WWW, từ đó các yêu cầu sẽ được cung cấp cho web Servers. Ví dụ, yêu cầu từ thiết bị cầm tay được gửi theo một URL thông qua mạng tới WAP Gateway; Đáp ứng được gửi từ trình duyệt tới WAP Gateway ở dạng HTML và tại đây nó được biên dịch sang chuẩn WML rồi gửi trả về cho thiết bị cầm tay. Cần nói thêm, WML (Wireless Markup Language) là một ngôn ngữ chuẩn có thể hiển thị nội dung dữ liệu trên trình duyệt thu gọn (microbrowser), nó được xây dựng dựa trên ngôn ngữ XML và đã được điều chỉnh để phù hợp với những nội dung, giao diện đặc biệt của thiết bị cầm tay. Do vậy, WAP có thể hỗ trợ HTML, XML, và thậm chí cả WMLScript (giống như JavaScript nhưng đã được rút gọn để phù hợp với điều kiện xử lí của thiết bị cầm tay) i-Mode i-Mode ( là một dịch vụ chuyển gói Internet đầy đủ dùng cho điện thoại di động được cung cấp bởi NTT DoCoMo. Chính thức giới thiệu vào tháng hai năm 1999, nó nhanh chóng thu hút hơn 36 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Với i-Mode, người dùng điện thoại di động có thể dễ dàng truy cập hơn 62,000 website trên Internet, với hầu hết các dịch vụ thông dụng như e-mail, mua bán trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, đặt vé trực tuyến, và hàng loạt các dịch vụ download nhạc chuông, hình ảnh, games cho chiếc điện thoại của người sử dụng. Cấu trúc của mạng i-mode không chỉ dừng lại ở các dịch vụ truy cập tới nội dung trong i-mode và i-mode-compatible thông qua Internet mà còn có các dịch vụ truy cập thông qua kênh truyền riêng độc lập để đảm bảo tính an toàn. Cho tới nay, i-mode là dịch vụ duy nhất cho phép người dùng điện thoại di động có thể truy cập Internet. Cước phí sử dụng được tính theo dung lượng dữ liệu giao vận, thay vì tính thời gian truy cập như các dịch vụ cổ điển khác. Vào mùa xuân năm 2001, NTT DoCoMo giới thiệu thế hệ tiếp theo của hệ thống di động dựa trên công nghệ CDMA (W-CDMA). Nó có thể hỗ trợ Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 23 băng thông lên tới 384 kbps hoặc nhanh hơn, cho phép người dùng có thể download phim ảnh và các ứng dụng yêu cầu băng thông cao. Mobile IP Mobile IP (Internet Engineering Task Force, 2003) là một khái niệm mở rộng của Internet Protocol (IP) tại các trạm (nodes: hosts and routers) sử dụng một trong hai chuẩn IPv4 hoặc IPv6. Nó cũng hỗ trợ cơ chế ẩn tạo ra sự trong suốt với các tầng ở trên tầng mạng (IP layer), được đặt trong giao thức kết nối TCP và UDP. Có 2 loại mobile-IP có khả năng đinh tuyến, đó là Home Agent (HA) và Foreign Agent (FA), được định nghĩa để hỗ trợ định tuyến khi các trạm (mobile node ) xa mạng trung tâm. Tất cả các gói tin dự trù cho mobile node đều bị chặn bởi HA để dò tìm FA. FA sau đó nhận mang các gói tin đó tới mobile node đích thông qua cơ sở địa chỉ đã được thiết lập khi mobile node đích đựơc gắn với FA. TCP cho mạng di động Transmission Control Protocol (TCP) được thiết kế như một giao thức truyền tin đáng tin cậy trong một môi trường mạng máy tính. Nó có các thông số để đảm bảo có thể dò đường trong một môi trường mạng cụ thể. Khi giao thức TCP được áp dụng trực tiếp vào mạng di động, một số lỗi quan trọng đã phát sinh và tính kém hiệu quả thể hiện rõ ràng. Để khắc phục vấn đề này và đưa TCP trở thành một giao thức đáng tin cậy trong các mạng di động, người ta đã bổ xung một số thông số mới cho TCP dùng các trong mạng di động. 1.1.6. Các mạng không dây Cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng cung cấp các tài nguyên truyền thông có bản chất âm thanh và dữ liệu tới cho khách hàng. Trong quá trình phát triển từ thương mại điện tử (Electronic Commerce: EC) lên thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động (Mobile Commerce: MC), chúng ta phải nhờ tới vai trò quan trọng của các cơ sở hạ tầng mạng cũ (wired network), ví dụ mạng Internet sẽ được gia cố thêm với mạng không dây hỗ trợ khả năng truy cập di động của người dùng cuối. Công nghệ mạng không dây đang có những bước tiến dài và ta có thể hình dung chúng theo nhiều góc nhìn khác nhau, có thể qua các vùng địa lí khác nhau, qua các thế hệ công nghệ như 1G, 2G, 3G, hoặc qua tầm ảnh hưởng của giải pháp công nghệ đó tới nền công nghệ di động nói chung. Tuy nhiên, trong mục này, chúng tôi trình bày mạng di động ở quy Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 24 mô của các mạng không dây theo thứ tự: wireless local area networks, wireless metropolitan area networks, và cuối cùng là wireless wide area networks. 1.1.6.1. Mạng không dây nội bộ Thiết bị sử dụng trong công nghệ WLAN thường khá đơn giản, mềm dẻo và dễ dàng cấu hình mạng. Do đó, WLANs rất phù hợp cho các mạng văn phòng, mạng gia đình, không gian mạng cá nhân (personal area networks: PANs). Trong một môi trường WLAN, các điểm phát sóng (access point: AP) chính là các thành phần của một mạng cổ máy tính phức hợp (wired network), thiết bị di động kết nối trực tiếp với AP thông qua kênh truyền sóng radio. AP sẽ đảm nhận việc tiếp nhận và chuyển đổi qua lại các gói dữ liệu từ thiết bị di động qua wired network và ngượi lại. Dưới đây ta xem xét bảng so sánh các công nghệ WLAN phổ biến trên vài phương diện kỹ thuật điển hình Bảng 3. Các công nghệ WLAN phổ biến Chuẩn CN Băng thông Phạm vi phủ sóng (m) Điều biến Tần số Bluetooth 1 Mbps 5 – 10 GFSK 2.4 GHz 802.11b 11 Mbps 50 – 100 HR-DSSS 2.4 GHz 802.11a 54 Mbps 50 – 100 OFDM 5 GHz HyperLAN2 54 Mbps 50 – 300 OFDM 5 GHz 802.11g 54 Mbps 50 – 150 OFDM 2.4 GHz Bluetooth là chuẩn có giới hạn băng thông thấp nhất và vùng phủ sóng ngắn nhất. Công nghệ này được dùng nhiều cho điện thoại di động với hệ thống tai nghe không dây hay các truyền thông điều khiển đơn giản ở mức gần. Công nghệ 802.11b đang được sử dụng rất phổ biến, với bán kính vùng phủ sóng từ 50-100m và băng thông tối đa 11Mbs, chuẩn này phù hợp với hầu hết các ứng dụng mạng đa phương tiện trong các văn phòng, cửa hàng và gia đình. Với những nhu cầu chuyên nghiệp đòi hỏi băng thông cao hơn, chuẩn 802.11a/g sẽ là những chuẩn phù hợp và tương lai sẽ dành cho chúng. 1.1.6.2. Mạng không dây khu vực Công nghệ quan trọng nhất của hệ thống này là các tế bào mạng không dây. Hệ thống tế bào hướng người dùng có thể định hướng cho các điều khiển thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động hướng tới các tế bào đích nằm trong điện thoại của Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 25 người dùng. Tương tự như thế, các tế bào từ thiết bị của người dùng cuối kết nối trực tiếp với một trạm gần nhất, tại đó hoạt động truyền thông sẽ được chuyển tiếp tới đích thông qua các mạng truy cập dùng sóng radio (radio access network : RAN) và một số mạng cố định khác. Ban đầu chỉ được thiết kế để truyền tín hiệu giọng nói, các hệ thống tế bào tiến hoá từ mạng tín hiệu tương tự qua mạng tín hiệu số, rồi tới mạng chuyển mạch, chuyển gói, từ đó đã có đủ điều kiện để xây dựng dịch vụ cho các ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Bảng dưới cho ta một tổng kết về các thế hệ tế bào mạng di động không dây co bản. Như đã nói tới trước đây, lịch sử phát triển của công nghệ mạng di động được chia làm 3 thế hệ, các đặc điểm cơ bản về mặt kỹ thuật của các thế hệ được trình bày tóm tắt trong bảng. Có một điểm đặc biệt, bảng có đưa ra một thế hệ chuyển tiếp giữa 2G và 3G đó là 2.5G. Với những yêu cầu cao về băng thông cho các ứng dụng đa phương tiện, thế hệ điện thoại với chuẩn công nghệ 3G chắc chắn sẽ mang lại cho thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động những cơ hội mới đầy triển vọng trong tương lai gần Bảng 4. Các thế hệ tế bào mạng di động Thế hệ Kênh CN truyền tải Chuẩn 1G Analog voice channels Digital control channels Circuit-switched AMPS TACS Circuit-switched GSM TDMA 2G Digital channels Packet-switched CDMA 2.5G Digital channels Packet-switched GPRS EDGE 3G Digital channels Packet-switched CDMA2000 WCDMA 1.1.6.4. Mạng di động diện rộng Với không gian địa lí rộng lớn, sẽ là không khả thi nếu ta dùng cơ sở hạ tầng của mô hình tế bào mạng không dây để xây dựng mạng WWAN, do vậy giải pháp hợp lí trong trường hợp này là dùng vệ tinh số để xây dựng hệ thống các dịch vụ truyền thông di động diện rộng. Về nguyên lí cơ bản, truyền thông qua vệ tinh cũng tương đối giống hệ thống truyền thông di động dạng tế bào, một trong các điểm khác cơ bản nhất là khoảng cách truyền thông và vùng phủ sóng. Một ví dụ điển hình là người dùng có Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 26 thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử ngay cả khi họ ngồi trên máy bay. Tín hiệu sẽ được gửi tới một trung tâm gần nhất và sau đó được chuyển tiếp tới đích. Nguời ta thường phân loại các hệ thống vệ tinh theo phạm vi hoạt động của chúng. Dưới đây là bảng phân loại các hệ thống vệ tinh phổ biến Bảng 5. Các hệ thống vệ tinh cơ bản Hệ thống vệ tinh Quỹ đạo (km) Phạm vi phủ sóng Độ trễ (ms) Geosynchronous Earth Orbit (GEO) 35,863 1/3 of earth surface 270 Medium Earth Orbit (MEO) 5,000 – 12,000 Several thousands miles 35 – 85 Low Earth Orbit (LEO) 500 – 1,500 One thousand miles 1 – 7 Thông thường, có 3 hình thức truyền thông dựa trên hệ thống vệ tinh số: liên kết điểm nối điểm (point-to-point links), liên kết lan truyền đại chúng (broadcast links), và VSAT. Liên kết điểm nối điểm nghĩa là một trạm trên mặt đất có thể thiết lập kết nối đa kênh với một số trạm nhận khác thông qua hệ thống vệ tinh số. Đối với VSAT, khi các trạm hợp lệ đã được trang bị các thiết bị đầu cuối của hệ thống VSAT, chúng có thể chia sẻ khả năng truyền tải của vệ tinh cho các trạm con (hub station), và hub station có thể trao đổi và chuyển tiếp thông điệp cho các trạm khác trong hệ thống. Do vậy, VSAT cung cấp khả năng xây dựng các dịch vụ truyền thông song song giữa các trạm. 1.1.6.4. Những cơ hội mới dành cho WLAN WI-FI Mạng không dây đang ngày càng trở nên phổ biến tại các cơ quan, công sở và những nơi công cộng. Với WiFi, ta có thể làm việc hay nhận email bằng máy tính xách tay ở mọi chỗ từ sân bay hay quán cà phê; ta có thể nhận file hay các bài thuyết trình từ mạng máy tính của công ty, lướt WEB trên Internet hay gửi tin nhắn tới đồng nghiệp - tất cả đều từ căng tin hay phòng họp của công ty chứ không phải từ bàn làm việc của bạn. Tất cả những điều đó đều được làm thật dễ dàng và nhanh chóng, không phải lo lắng tìm cách kết nối vào mạng bằng dây cáp. ..Đối với máy tính xách tay, hầu hết các máy hiện đại sử dụng công nghệ Centrino của Intel đều được tích hợp tính năng không dây. Gần Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 27 đây, những nhà sản xuất điện thoại di động lớn như Nokia, Samsung cũng bắt đầu đưa Wi-Fi vào các dòng sản phẩm cao cấp của mình. Còn trong các dòng PDA hiện đại kể cả Palm và Pocket PC hay Smart Phone, Wi-Fi đã trở thành yếu tố công nghệ tạo nên tính cạnh tranh cho sản phẩm. Với Hãy tưởng tượng bạn có khả năng chuyển văn phòng mà không làm mất khoản đầu tư vào lắp đặt mạng, hay thêm nhân viên mới mà không phải thay đổi dây cáp mạng hay lắp thêm các bộ hub hay router phức tạp. Đó chính là Wi- Fi. Wi- Fi là viết tắt của cụm từ Wireless Fidelity và là bất kỳ mạng 802.11 nào - 802.11b, 802.11a, băng thông kép (dual- band) v.v... Đây là chuẩn công nghệ không dây tốc độ cao phổ biến nhất gần đây được sử dụng để kết nối các máy tính cá nhân, máy tính xách tay, thiết bị cầm tay với nhau và với Internet. Mạng Wi- Fi có thể sử dụng để kết nối với nhau, với Internet, và với mạng cáp. Nó là một công nghệ không dây giống như điện thoại di động - Wi- Fi cho phép các máy tính gửi và nhận dữ liệu trong nhà cũng như ngoài trời, ở bất cứ điểm nào trong vùng phủ sóng của trạm gốc. Nó cũng có tốc độ hoạt động thực tương đương mạng cáp Ethernet 10BaseT hiện có trong rất nhiều văn phòng. Và điều hay hơn cả là nó rất nhanh, nhanh hơn nhiều lần các kết nối modem cáp nhanh nhất. Chuẩn IEEE 802.11 Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về công nghệ Wi-Fi từ đó giúp người đọc có bức tranh bao quát về công nghệ và xu thế thị trường cũng như những cơ hội cho Mobile Commerce Công nghệ Wi- Fi rất mạnh mẽ. Các mạng Wi- Fi sử dụng các công nghệ vô tuyến gọi là IEEE 802.11bạn hay 802.11 a để cung cấp khả năng kết nối không dây tốc độ cao ổn định và an toàn. Các tính năng kỹ thuật chính của 802.11 a và 802.11 được mô tả tóm tắt dưới đây: 802.11a - Là một mở rộng của công nghệ 802.11 và được triển khai trong các môi trường mạng LAN không dây. Nó có thể cung cấp tốc độ 54Mbps trên 12 kênh sử dụng băng tần 5Ghz. 802.11b - Đây cũng là một mở rộng của công nghệ 802.11. Giống như 802.11a, nó cũng được triển khai trong môi trường mạng LAN không dây như có tốc Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 28 độ tới 11Mbps trên 3 kênh sử dụng băng tần 2.4 GHz, đây là tần số dùng chung với các công nghệ không dây khác như Bluetooth, HomeRF, một vài điện thoại nối dài. 802.11g - Đây cũng là một mở rộng của công nghệ 802.11, chuẩn này mới phát triển trong vài năm gần đây và được đưa vào sử dụng khoảng cuối năm 2002. Chuẩn này chính là một chuẩn mở rộng của chuẩn 802.11b, hỗ trợ tốc độc truyền thông 54Kbs và hoạt động trong băng tần 2.4GHz sử dụng công nghệ OFDM (orthogonal frequency division multiplexing) Wi- Fi cho Điện toán mọi lúc, mọi nơi Tất cả mọi người có thể sử dụng Wi- Fi, hầu như tất cả mọi nơi. Hầu hết các thiết bị điện toán, bao gồm máy xách tay, thiết bị trợ giúp cá nhân PDA và điện thoại di động cuối cùng cũng sẽ kết nối với các mạng tuân theo chuẩn 802.11. Do vậy, Wi- Fi được kỳ vọng trở thành công nghệ nóng bỏng hơn trong những năm tới. Mạng Wi- Fi gia đình có thể mang lại một không gian mới hoàn toàn cho việc sử dụng kỹ thuật số trong gia đình. Wi- Fi có thể làm tăng sự hiện diện của máy tính cá nhân ở mọi nơi trong nhà, làm nó mạnh hơn và thú vị hơn. Hãy nghĩ về chuyện này, các dàn nghe nhạc, TV, máy tính, thiết bị làm bếp và các thiết bị điện tử khác trong nhà bạn được kết nối với nhau bằng Wi- Fi, căn nhà của bạn sẽ thành một trung tâm để học, chơi và giao thiệp trong môi trường nghe nhìn giầu thông tin - và không dây. Các công ty lớn và trường học có thể sử dụng công nghệ và sản phẩm Wi- Fi cấp doanh nghiệp để mở rộng mạng cáp Ethernet tới các khu vực công cộng như phòng học hay thính phòng. Công ty Intel đã triển khai ngay lập tức mạng Wi- Fi ở tất cả các văn phòng của mình trên khắp thế giới, tạo ra kết nối mọi lúc mọi nơi cho nhân viên làm việc trong các văn phòng này. Hotspot (điểm truy cập không dây) có thể sẽ là thị trường dịch vụ Wi- Fi tăng trưởng nhanh nhất vì ngày càng nhiều khách hàng đòi hỏi truy cập Internet nhanh và bảo mật ở bất cứ nơi nào họ đến. Thực tế là người ta đang chờ đợi các mạng Wi- Fi sẽ tăng trưởng mạnh ở khu vực thành phố để có thể phủ sóng khắp khu trung tâm, các đường cao tốc lớn và như vậy sẽ cho phép những khách du hành có thể truy cập mạng ở mọi lúc mọi nơi. Đầu tư vào Wi-Fi Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 29 Rõ ràng là với Wi- Fi, điện toán mọi lúc mọi nơi không còn là giấc mơ xa vời nữa. Nhưng để biến giấc mơ này thành sự thực, các công ty như Intel đã đầu tư vào việc tăng tốc độ triển khai Wi- Fi trong nhiều năm. Các nỗ lực của họ bao gồm cả những chương trình tập trung vào việc thiết lập các chuẩn kỹ thuật công nghiệp toàn cầu, phát triển các sản phẩm không dây cũng như gây hạt giống cho phát triển thị trường. Intel, thông qua các công ty con của mình, đã đầu tư hơn 25 triệu USD vào hơn 10 công ty mạng không dây kể từ năm 1999. Gần đây nhất, Intel công bố đầu tư 150 triệu USD vào các công ty phát triển sản phẩm 802.11. 1.1.7. Máy tính phục vụ Máy tính phục vụ (Host computers) chính là tập hợp các server có chức năng xử lý các yêu cầu, thực thi các thủ tục, và lưu trữ toàn bộ thông tin cho mọi ứng dụng thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Hệ thống này cũng tương tự như hệ thống host computers trong mô hình thương mại điện tử thông thường bởi vì tại host computer người ta không cần phân biệt sự khác nhau giữa các thẻ, các trình duyệt hay trình duyệt rút gọn (microbrowsers) cho thiết bị di động. Tại đây, người ta thường cài các phần mềm ứng dụng có thể đáp ứng và xử lí được các yêu cầu từ phía trình khách đưa tới và trả về kết quả phù hợp. Hầu hết ứng dụng thương mại điện tử cho thiết bị di động là các thành phần của hệ thống phần mềm trên. Nó được trang bị khả năng tương tác qua lại với các chương trình ứng dụng được cài trên thiết bị đầu cuối để tạo ra một cơ chế hoàn thiện trong việc giải quyết các bài toán trong thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Các thành phần được cài trong host computers bao gồm Web server, database server, Engine Scripts, các phần mềm ứng dụng và phần mềm hỗ trợ hệ thống, hỗ trợ khách hàng... Web servers Web servers là một phần mềm ứng dụng phía trình chủ được cài trên host computer để quản lí việc lưu trữ và vận hành hệ thống website được đặt trong host computer. Trên thị trường, có rất nhiều phần mềm web server như Appache, IIS, Jrun, NetCape...Từ năm 1996, Apache đã trở thành một HTTP server phổ biến nhất trên mạng Internet. Theo thống kê đến 05/1999, 57% các máy chủ web đang dùng Appache. Bên cạnh đó, IIS hiện nay đã có tới phiên bản 6.0 được cung cấp để bởi Microsoft đi kèm với các phiên bản Windows cũng chiếm một thị phần khá lớn. Nó Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 30 được cài trên hầu hết các máy chủ Windows và tỏ ra thực sự mạnh với khi chạy trên Windows server 2003. Database servers Một database server là một phần mềm ứng dụng phía trình chủ, được cài trên host computers và quản lí tất cả các chức năng truy cập và xử lý cơ sở dữ liệu, như quản lí người dùng, truy suất thông tin, cập nhật các bản ghi...Một số hệ quản lí cơ sở dữ liệu thường được biết đến là Oracle9i, MySQL, MS SQL, IBM DB2... Khác xa với database server chạy trên trình chủ tại host computers, các database nhúng dùng trong thiết bị di động thường rất tinh vi, đáp ứng được hàng loạt các chức năng liên quan tới thao tác và lưu trữ dữ liệu cho thiết bị cầm tay. Hơn thế nó còn phải đảm bảo chạy được mà không cần trình chủ quản lí, tiêu tốn ít băng thông. Một số cơ sở dữ liệu nhúng cho thiết bị di động phổ biến như Progress Software databases, Sybase's Anywhere products và Ardent Software's DataStage (Ortiz, 2000). Phầm mềm ứng dụng và phần mềm hỗ Web và database servers là các thành phần không thể thiếu của một hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Chúng là các chương trình chịu trách nhiệm chính trong các xử lí phía trình chủ trên host computers. Tuy nhiên, để tạo ra những dịch vụ dễ dàng sử dụng mà hiệu quả đạt được lại lớn và đáng tin cậy, một số phần mềm hỗ trợ cũng hết sức cần thiết. Ví dụ, rất nhiều ngôn ngữ lập trình như Perl, Java, Visual Basic, C/C++, PHP, ASP.NET...và CGI (Common Gateway Interface) được dùng để viết các ứng dụng thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động và để chạy chúng, ta cần cài trên host computer các engine thông dịch hoặc biên dịch. 1.2. SMS SMS là cụm từ viết tắt từ nguyên bản tiếng Anh ‘Short Message Service’. Trong vài năm trở lại đây, dịch vụ tin nhắn này bùng nổ một cách đáng kinh ngạc. Rất nhiều ứng dụng liên quan tới SMS đã được giới thiệu bởi nhiều nhà cung cấp giải pháp công nghệ và dịch vụ khác nhau trên toàn thế giới như dịch vụ ngân hàng, chat, dịch vụ giải trí và tìm hiểu thông tin... Hàng tỉ người đã dùng SMS để trao đổi các tin nhắn dạng văn bản. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 31 Công nghệ SMS xuất hiện lần đầu tại châu Âu vào năm 1991 và được xây dựng phù hợp cho các chuẩn truyền thông di động số phổ biến như GSM, CDMA, TDMA. Từ khi được giới thiệu tới nay, SMS vẫn không ngừng phát triển với tốc độ cao và đem lại cho cuộc sống nhiều lợi ích rõ rệt dưới nhiều hình thức dịch vụ khác nhau. Tại châu Âu, trong năm 2001, trung bình có khoảng trên 1 tỷ tin nhắn SMS được trao đổi trên các mạng di động(O'Brien, 2001). Cũng trong năm đó, theo thống kê của GSM Word, chỉ tính riêng quý I đã có gần 50 tỷ tin nhắn SMS được trao đổi trên toàn thế giới. Trong năm 2002, con số 360 tỷ tin nhắn được gửi trên toàn thế giới (GSM Association, 2002) đã cho ta thấy tốc độ phát triển và tương lai của SMS và các dịch vụ kèm theo. 1.2.1. Một số nguyên lí cơ bản SMS là dịch vụ dạng Store And Forward, có nghĩa là một tin nhắn sẽ được lưu trữ tại trung tâm (SMSC: short message service center) nếu máy nhận đang không liên lạc được. Tin này sẽ được gửi tới người nhận nếu trong vòng một chu kỳ T nào đó máy nhận được kích hoạt. Các trung tâm cung cấp dịch vụ thường cho ta đặt T, thời gian lớn nhất có thể lên tới 24 hay 48 tiếng tuỳ vào nhà cung cấp dịch vụ. Các tin nhắn có thể được gửi như một tổ hợp của các ký tự, và các tin nhắn văn bản bình thường (text) có thể chứa đựng tới 160 ký tự. Tin nhắn dựa vào ký tự Cyrillic có thể được soạn 140 ký tự, và nếu dựa vào chuẩn mã ký tự quốc tế UCS2 có thể được soạn 70 ký tự. Những ứng dụng SMS thông dụng nhất bao gồm: - Nhắn thông báo có voice mail message cho người đăng kí dịch vụ này - Cho phép người dùng kiểm tra, điều khiển các thông số dịch vụ, tài khoản... - Quảng cáo - Cung cấp bản kê cho khách du lịch hoặc người mua hàng - Dùng trong marketing và thương mại Dịch vụ điểm nối điểm Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 32 SMS được xây dựng với 2 dịch vụ điểm nối điểm - MO-SM (mobile originated short message) : Tin nhắn ban đầu xuất phát từ máy gửi cá nhân. Được gửi tới trung tâm SMSC (SMS Center). Trung tâm có thể trả về báo cáo cho người gửi xác nhận tin nhắn đã được nhận hoặc bị hỏng (kèm theo lí do hỏng) - MT-SM (mobile terminated short message ): Mức này, tin nhắn sẽ đuợc SMSM chuyển tới MS nhận. Sau đó sẽ có một báo cáo xác nhận MS đã nhận tin hoặc tin gửi bị hỏng (kèm theo lí do hỏng) Như vậy, cuối cùng người gửi sẽ nhận đựơc báo cáo tin nhắn đến máy người nhận qua 2 cơ chế điểm nối điểm. MT-SM: nhận báo cáo về việc gửi SMS tới MS nhận, kết quả báo cáo đó được dùng để trả về MS gửi trong cơ chế MO-SM. 1.2.2. Kiến trúc của SMS Ban đầu, tin nhắn SMS xuất phát từ máy gửi, mạng di động tương thích sẽ mang nó, nó có thể đi qua một số trung tâm trung gian nào đó của mạng, sau đó tin nhắn được chuyển tới trung tâm (SMSC). Trung tâm SMSC lại được kết nối với mạng GSM thông qua các cổng dịch vụ (service gateway ): SMS GMSC. Một trung tâm có thể kết nối với nhiều mạng GSM bằng nhiều cổng dịch vụ SMS (SMS GMSCs) khác nhau. Các cổng dịch vụ SMS này chính là điểm liên kết giữa mạng di động và các mạng khác. Mỗi cổng dịch vụ SMS lại đuợc gắn với trung tâm chuyển đổi chuyển đổi tín hiệu (MSC: Mobile Switching Center). Trung tâm này sẽ phát tán tin nhắn SMS tới các trạm thu (Base station systems: BSSs), và trạm trung chuyển (transceiver stations: BTSs) trong mạng. Tin nhắn sẽ đựơc chuyển tới thiết bị nhận ngay tức thì nếu thiết bị này đang ở trạng thái hoạt động. Không đơn thuần là điện thoại di động, đó có thể bao gồm cả máy Fax, một máy tính nối mạng Internet.... Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 33 Hình 3. Mô tả quá trình chuyển một tin nhắn SMS trong mạng di động Các yếu tố cấu thành của SMS Có 7 yếu tố cơ bản liên quan tới việc gửi, nhận và trung chuyển một tin nhắn SMS: • Chu kỳ T, được tính bằng thời gian mà một tin nhắn SMS được lưu tại trung tâm (SMSC) từ khi nó tới trung tâm đến khi nó được chuyển tới máy nhận. Chu kỳ này có thể linh động trong vòng từ 5 phút cho tới 1 tuần. Giá trị này tùy vào nhà cung cấp dịch vụ thiết lập dựa theo điều kiện mạng truyền thông GSM của họ. • Thời gian chính xác tin nhắn đến trung tâm dùng để thông báo làm số liệu cho máy nhận. • Nhận dạng giao thức truyền thông sử dụng trong các mạng liên quan cũng như các thiết bị gửi nhận. • Thông số dùng tại SMSC thông báo cho ngừơi dùng biết có hơn một tin nhắn đang chờ thực thi. • Độ ưu tiên của các tin nhắn. • Độ trễ của tin nhắn (những tin nhắn chờ được gửi) Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 34 • Yếu tố cảnh báo để nêu các nguy cơ không gửi được tin trong thời điểm hiện tại SMS với cơ chế đảm bảo độ tin cậy cao Ứng dụng sử dụng tin nhắn SMS rất đa dạng. Có rất nhiều ứng dụng không đòi hỏi một cơ chế phát tin có đảm bảo. Bên cạnh đó, lại có một lượng lớn các ứng dụng đặt yêu cầu an toàn và một cơ chế chuyển phát tin có đảm bảo và đáng tin cậy. Chẳng hạn như ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, bảo mật là vấn đề sống còn gắn với sự tồn tại của ứng dụng và gắn tới tiền bạc của chính những cá nhân, tập thể sử dụng ứng dụng. Ta sẽ nghiên cứu các cơ chế đảm bảo tính an toàn và tin cậy trong việc phát tin SMS. Khi người dùng gửi tin SMS, một báo cáo sẽ được SMSC trả về máy của người gửi thông báo việc gửi thành công hay thất bại, lỗi kèm theo nếu gửi thất bại. Cũng giống như thế, khi SMSC gửi một tin SMS tới điện thoại của khách hàng, SMSC sẽ được nhận lại một báo cáo mang thông tin hiện trạng gửi tin nhắn thành công hay không, kèm theo nguyên nhân nếu không thành công. Hình 4. Dịch vụ điểm nối điểm OM-SM trong SMS Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 35 Khách hàng gửi tin nhắn đến một trung tâm (MSC: Mobile Switching Center) - MSC sẽ truy vấn cơ sở dữ liệu VLR (visitor location register: VLR) để kiểm tra tính khả thi của địa chỉ đích, kiểm tra các nguy cơ dẫn tới việc gửi bị hỏng. - MSC gửi tin nhắn SMS tới SMSC sử dụng trình điều khiển gửi tin SMS. - SMSC chuyển tin nhắn đến cho máy nhận thông qua một trung tâm dịch vụ theo định tuyến. - SMSC gửi một xác nhận gửi thành công tới MSC, và báo cáo này sẽ được gửi trả về máy nhận. Biểu diễn các cơ chế chuyển tin từ SMSC tới MS: Hình 5. Dịch vụ điểm nối điểm TM-SM trong SMS SMSC nhận tin nhắn từ một trung tâm dịch vụ SC (service center: SC) nào đó. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 36 - SMSC yêu cầu HLR (home location register: HLR) để định vị việc gửi tin nhắn tới máy nhận nào đó. - SMSC gửi tin nhắn tới MSC bằng việc sử dụng trình điều khiển gửi tin (theforwardShortMessage). - MSC tìm lại thông tin người dùng trong VLR. Việc xác thực cũng được tiến hành nếu được yêu cầu. - Sau đó, MSC sẽ chuyển tin nhắn tới máy nhận. - MSC thông báo kết quả trả về cho SMSC cũng thônng qua cơ chế điều khiển: theforwardShortMessage . - Nếu có yêu cầu, SMSC sẽ trả về báo cáo cho MS. Như vậy, với cơ chế gửi tin đáng tin cậy, máy gửi hoàn toàn có thể yêu cầu nhận lại báo cáo mỗi khi phát tin đi. Báo cáo trả về có thể là thông báo đã gửi thành công, hoặc việc gửi thất bại do một nguyên nhân cụ thể nào đó được thông báo kèm theo. Cơ chế báo cáo này rất quan trọng, nhất là đối với các hệ thống thanh toán qua thiết bị di động hay các hệ thống cần yêu cầu xác thực quyền người dùng, các hệ thống ngân hàng. 1.2.3. Các ứng dụng SMS SMS là dịch vụ có giá cước thấp do việc chi phí để duy trì và xây dựng hệ thống không tốn kém như các dịch vụ khác. Có rất nhiều ứng dụng SMS đã được đưa vào các mạng di động sử dụng công nghệ GSM, CDMA...như các dịch vụ nhắn tin dạng văn bản thông thường, các dịch vụ chat trực tuyến như dịch vụ Yahoo Instant SMS Chatting (Yahoo! Messenger for mobile), các dịch vụ chat hai chiều giữa những thuê bao, một số dịch vụ tin nhắn quảng cáo, tham gia trò chơi giải trí và các dịch vụ tin nhắn sử dụng trong quản lí khách hàng và thương mại...Dưới đây chúng tôi đề cập tới một dịch vụ khá mới và có liên quan trực tiếp tới việc điều khiển thanh toán trong các hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Dịch vụ ngân hàng và việc thanh toán thông qua SMS Đây là ứng dụng SMS an toàn, cho phép bạn thanh toán mọi khoản chi phí khi giao thương, từ việc mua hàng, trả tiền dịch vụ phúc lợi, hay chuyển khoản... Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 37 Để tham gia vào cơ chế thanh toán này, bạn cần có một tài khoản ATM hoặc Credit Card mở tại một ngân hàng hỗ trợ thanh toán bằng SMS an toàn. Một chiếc điện thoại đã đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc thanh toán qua SMS an toàn. Chú ý rằng, bạn cần nâng cấp SimCard trong máy của bạn thành 64K SimCard, đó là một loại sim card an toàn với các tính năng nổi bật mới sau: • Xem tên, thông tin của người đã gọi ngay cả khi anh ta tắt máy hoặc không cung cấp thông tin. • Cá nhân hoá và điều chỉnh trình đơn trên SIM nếu muốn • Gửi đồng thời một tin nhắn tới nhiều người khác nhau Yếu tố cuối cùng, đối tác của bạn, cũng như bạn đều chấp nhận giao dịch thanh toán bằng SMS qua hệ thống của hai bên và ngân hàng trung gian. Một khi hệ thống ngân hàng cho giao dịch bằng điện thoại di động và hệ thống thanh toán bằng tin nhắn SMS an toàn đã được kích hoạt. Người dùng có thể thực hiện mọi thao tác quản lí và thanh toán thông dụng, ví dụ quản lí thông tin cá nhân, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền vào tài khoản, chuyển khoản, séc, thanh toán thông qua thẻ tín dụng....Ngưòi dùng cũng có thể yêu cầu xác thực bằng mật khẩu khi thực hiện các truy nhập hệ thống, mặc dù mỗi tài khoản luôn gắn với số điện thoại và mã Pin của chủ tài khoản. Mỗi chủ thể được xác thực bởi số điện thoại, mật khẩu và mã Pin gắn với mỗi máy di động (mobile personal identification number: M-PIN), mã này khác với mã ATM PIN trên ngân hàng. Ngoài ra, các tin nhắn gửi đi trong mô hình m-banking còn đựơc mã hoá dạng 3DES (data encryption standard) việc này có thể làm dễ dàng bởi một sim 64k. Với cơ chế này, chỉ sim và ngân hàng mới có khoá mở tin nhắn chứa nội dung giao thương, thanh toán...Ngoài ra M-PIN khi giao dịch và truyền đi cũng được mã hoá bởi cơ chế sử dụng một khoá duy nhất cho mỗi giao dịch (DUKPT)...được hỗ trợ bởi VISA. Mỗi tin nhắn gửi đi đều có một mã duy nhất để kiểm tra và tránh bản sao của nó.Việc gửi báo cáo khi nhận và thực thi tin nhắn là rõ ràng và cụ thể . Kết luận: Qua chương đầu, chúng tôi đã duyệt qua hầu hết các thiết bị và công nghệ di động phổ biến hiện nay. Đây sẽ là nền tảng kiến thức quan trọng giúp cho việc trình bày các phần sau của luận văn được liền mạch và tường minh. Việc đi sâu nghiên cứu về SMS sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai ứng dụng thử nghiệm dựa trên SMS. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 38 CHƯƠNG II. THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG Dựa vào lợi thế của công nghệ WWW và các phần mềm hỗ trợ thông minh trên nền WEB theo mô hình Client Server, thương mại điện tử đã tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ không dây và các mạng di động số, một hình thái mới của thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện với những tiềm năng lớn, đó chính là thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Để hiểu sâu sắc hơn về các khái niệm, nguyên lí và cấu trúc của một hệ thống mobile commerce, chúng tôi sẽ dành phần đầu của chương để trình bày về các vấn đề liên quan tới một hệ thống thương mại điện tử thông thường. 2.1. Thương mại điện tử Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet, thương mại điện tử đã và đang trở nên sôi động trên phạm vi toàn thế giới và khu vực Asean. Ở nước ta thương mại điện tử vẫn còn là 1 lĩnh vực rất mới mẻ. Tuy nhiên đây là một công việc các quốc gia tất yếu phải làm hay nói cách khác là không thể né tránh trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu. Là một nước có nền kinh tế lạc hậu, chúng ta lại tham gia Internet chưa lâu (năm 1997), vì vậy có rất nhiều khó khăn trước mắt cần giải quyết, đó là: Thứ nhất, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn quá thấp so với các nưôc trong khu vực Thứ hai, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam rất thấp. Hơn nữa giá sử dụng Internet nằm ngoài khả năng chi trả với mức thu nhập trung bình của quần chúng. Khách hàng vẫn còn phàn nàn về chất lượng của mạng. Trong khi Thái Lan và Indonesia có trên 200 nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Providers) thì Việt Nam mới chỉ có chưa đây 10 nhà cung cấp dịch vụ này. Trong đó lượng người sử dụng Internet dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng dân số nước nhà. Ngày nay Internet đang làm thay đổi cách mọi người làm việc, học tập và liên lạc. Thương mại điện tử là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của Internet, nó sẽ làm thay đổi cách thức buôn bán kinh doanh truyền thống của chúng ta và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đầy tiềm năng đang không ngừng tăng trưởng của Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 39 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản Thương mại điện tử Là một quá trình mua bán hàng hoá hay dịch vụ thông qua mạng điện tử. Phương tiện phổ biến dùng trong E-Commerce là Internet. E-commerce là một hệ thống không chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn nhằm hỗ trợ cho các nhu cầu của khách hàng cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Như vậy, với thương mại điện tử, người bán và người mua có thể thực hiện hầu hết các giao thương mà không cần phải trực tiếp gặp gỡ, mọi việc thậm chí còn có thể thao tác tự động dưới sự uỷ quyền cho phần mềm máy tính thông minh. E-commerce là một hình thức giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh của những tổ chức và cá nhân. Dữ liệu được sử dụng để giao dịch có thể ở dạng văn bản, dạng form, đồ họa, visual image, âm thanh, các video clip và hình ảnh động. Thanh toán điện tử Là hình thức thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tận tay bằng tiền mặt.Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng ... Trao đổi thông tin Là hình thức trao đổi dữ liệu dưới dạng cấu trúc từ máy tính này đến máy tính khác, giữa các công ty với tổ chức đã thỏa thuận mua bán với nhau một cách tự động. Dịch vụ này chỉ phục vụ chủ yếu phân phối hàng (gởi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gởi hàng, hóa đơn ...). Ngày nay chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI đã được xác lập góp phần tăng cường trao đổi dữ liệu điện tử. Mua bán trên mạng Đây là hình thức mua bán xảy ra hoàn toàn tại cửa hàng ảo mà người bán muốn trưng bày sản phẩm của họ bằng các hình ảnh thực tế sinh động trên một Website. Người mua có quyền lựa chọn sản phẩm, đặt mua và thanh toán bằng hình thức điện tử. Sau đó họ sẽ được cung cấp hàng hoá tại nhà. Hình thức này tận dụng nhiều ưu điểm như giảm việc chi phí thuê nhân viên, thuế ... Có thể nói một điều thuận tiện nhất mà các nhà mua bán đã vận dụng được là tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, để trang trí trang Web sao cho Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 40 thật hấp dẫn và thuận tiện trong việc trưng bày sản phẩm dưới các hình thức khác nhau. 2.1.2. Lợi ích của thương mại địên tử Có thể hiểu được rằng bằng cách sử dụng phương tiện này sẽ giúp ích cho người sử dụng môi trường mạng trong việc tìm kiếm đối tác, nắm bắt được thông tin trên thị trường, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch ... nhằm mở rộng qui mô sản xuất hoạt động kinh doanh trong thương trường. Có cơ hội đạt lợi nhuận Nắm bắt được nhiều thông tin phong phú, giúp cho các doanh nghiệp nhờ đó mà có thể đề ra các chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển trong và ngoài nước. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội mở rộng đối tác trên thị trường, nắm tình hình thị trường ... mà nhờ đó sẽ được biết đến tên tuổi công ty. Hiện nay thương mại điện tử đang được nhiều người quan tâm và thu hút rất nhiều thương gia doanh nghiệp trên thế giới, vì đó là một trong những động lực phát triển doanh nghiêp và cho cả nước . Giảm thiểu các chi phí kinh doanh Giảm chi phí sản xuất, chi phí văn phòng, chi phí thuê mặt bằng ... Bên cạnh đó không cần tốn nhiều nhân viên để quản lý và mua bán giao dịch. Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị mà chỉ thông qua môi trường Web một nhân viên vẫn có thể giao dịch với nhiều đối tác, khách hàng ... đồng thời còn trưng bày, giới thiệu catalog đủ loại hàng hóa, xuất xứ của từng loại sản phẩm ... Do đó giảm được chi phí in ấn cho các catalog và giao dịch mua bán. Điều quan trọng nhất là giảm được thời gian trao đổi đáng kể cho khách hàng và doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian ngắn mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được thị hiếu khách hàng và thị trường thay đổi mà nhanh chóng kịp thời củng cố và đáp ứng cho nhu cầu đó. Chiến lược kinh doanh Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 41 Qua thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp có thể củng cố quan hệ hợp tác, thiết lập các quan hệ tốt hơn với bạn hàng, người dùng. Đồng thời ngày càng có điều kiện nâng cao uy tín trên thị trường . 2.1.3. Các yêu cầu trong thương mại điện tử Thương mại điện tử không đơn thuần là phương tiện để thực hiện công việc mua bán trên mạng mà còn bao gồm các yêu cầu phức tạp đan xen nhau có liên quan đến các vấn đề khác như : chứng nhận pháp lý, luật quốc gia, tập quán xã hội ... Cơ sở hạ tầng Trong việc phát triển thương mại dựa trên hệ thống thông tin thì trước hết phải có một kĩ thuật máy tính điện tử hiện đại, phần mềm mạnh mẽ, một hạ tầng mạng tin cậy, băng thông thoả đáng. Nhân lực Để có thể theo kịp và nắm bắt thông tin kịp thời trong thời đại thông tin thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ tin học, kỹ thuật điện tử, khả năng tiếp cận nhanh chóng các phần mềm mới. Bên cạnh đó ngoài khả năng giao tiếp ngôn ngữ trong nước, nhân viên còn phải trang bị vốn tiếng Anh (ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu) để có thể hội nhập trong một nền kinh tế toàn cầu hoá. Tạo mối quan hệ bằng sự tin cậy Tin cậy là trọng tâm của bất kỳ giao tiếp thương mại nào, không những thể hiện giữa các phòng ban, thực hiện đúng luật pháp của các doanh nghiệp mà còn với khách hàng bằng sự tin tưởng về vấn đề sản phẩm hay phàn nàn, khiếu nại. Đó là yếu tố tất yếu của nhà doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài. Bảo mật và an toàn Trong thương trường giao dịch bằng Internet là yếu tố không hoàn toàn đảm bảo an toàn. Việc làm lộ tài liệu cá nhân, các hợp đồng, dữ liệu... sẽ khiến không có ai muốn giao dịch thương mại qua mạng nữa. Một vấn đề đáng lo ngại nữa là mất dữ liệu, một hệ thống được xem là an toàn nhất vẫn có thể bị tấn công.Vì thế việc xây dựng một hệ thống an toàn và bảo mật là vấn đề hàng đầu là trọng tâm để có thể cho mọi người, nhất là các doanh nghiệp có khả năng mua bán mà không thể đổ lỗi lẫn nhau. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 42 Bảo vệ quyền lợi khách hàng và bản quyền kinh doanh Trong môi trường Internet là nơi các doanh nghiệp đầu tư sử dụng, trình bày sản phẩm, mua bán trao đổi thông tin hàng hóa thì vấn đề bản quyền là cần thiết giúp cho các doanh nghiệp an tâm, đảm bảo trong công việc phát triển và đồng thời ngăn chặn việc xâm phạm bản quyền, phiên dịch trái phép hay ăn cắp”chất xám”. Do vấn đề mua bán trên mạng, việc xem hàng hóa thông qua sử dụng hình ảnh thì chất lựơng và vấn đề thực tế bên trong sản phẩm đó là như thế nào thì không ai biết được do đó phải đề ra luật lệ và qui định đối với những người mua bán qua mạng. Hệ thống thanh toán điện tử tự động Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện một cách trọn vẹn nếu có một hệ thống thanh toán điện tử tự động. Nếu không có hệ thống này thì tính cách thương mại sẽ bị giảm thấp và chỉ mang tính ứng dụng trao đổi thông tin . 2.2. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động Khái niệm thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động bao gồm tất cả các dịch vụ trao đổi, mua bán hàng hoá, các dịch vụ kèm theo và cả việc sử dụng các vụ trên mạng toàn cầu Internet dựa vào thiết bị cầm tay của người dùng cuối. Vài năm gần đây, thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống và hứa hẹn tạo ra một cuộc cách mạng thương mại trong tương lai gần. Theo dự đoán, trong năm 2006, tại Mỹ sẽ có 50 triệu người dùng thiết bị di động để thanh toán cho các dịch vụ bảo hiểm và mua bán ("The Yankee Group", 2001), con số này chiếm 17% dân số Mỹ và chiếm 20% tổng số người sử dụng thiết bị cầm tay số ở quốc gia này. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động tỏ ra rất nhanh chóng và hiệu quả trong hầu hết các hoạt động giao thương, dù cho người dùng có thể ở bất cứ vị trí nào, tại bất cứ thời điểm nào. Với các ưu thế đó, rất nhiều công ty lớn đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng của mình những dịch vụ mobile thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động đi đôi với những dịch vụ thương mại điện tử hiện có của họ (Yankee Group, 2002). Tuy vậy, thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động là một lĩnh vực mới. Để làm chủ và xây dựng thành công một hệ thống, chúng ta cần rất nhiều công sức. Đây là một lĩnh vực khó hiểu và phức tạp, yêu cầu có kiến thức công nghệ rộng ở nhiều Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 43 ngành lĩnh vực liên quan. Để phần nào giải quyết những khó khăn trên, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau: • Cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động • Các ứng dụng của thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động • Vấn đề thanh toán và bảo mật trong thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động 2.2.1 Cấu trúc của một hệ thống thương mại di động Một hệ thống thương mại điện tử thường rất phức tạp và bao gồm nhiều nhóm thành phần khác nhau. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động là một nhánh của thương mại điện tử, do vậy trước khi xét cấu trúc của thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động, chúng tôi trình bày cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử đơn thuần. Hình 5. Cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 44 Hình vẽ trên mô tả cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử thông thường. Hệ thống bao gồm 4 nhóm thành phần chính Nhóm các ứng dụng thương mại điện tử (Electronic commerce applications): bao gồm các hoạt động, dịch vụ mua bán, trao đổi hàng hoá, tiền tệ thông qua các hình thức truyền thông số. Các ứng dụng giao thương được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả hoạt động đấu giá, ngân hàng, các hoạt động môi giới, trung chuyển hàng hoá... Client computer: bao gồm các máy tính của người sử dụng tham gia giao dịch trong hệ thống thương mại điện tử, ở đây ta sẽ hiểu là các thiết bị cầm tay nếu sử dụng trong thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động Mạng máy tính (Wired networks): thành phần này sẽ có sự khác biệt giữa mô hình thương mại điện tử truyền thống và thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động Máy tính phục vụ (Host computers): máy chủ cung cấp các ứng dụng nền cho hệ thống thương mại điện tử trong đó có database server, WEB server và chính các ứng dụng WEB và CSDL biến các máy chủ này thành các máy chủ ứng dụng (application server) hoạt động trên nền WEB. So sánh với một hệ thống thương mại điện tử thì hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động phức tạp hơn rất nhiều vì ngoài các thành phần của một hệ thống thương mại điện tử cơ bản, chúng ta cần phải xét thêm hàng loạt vấn đề liên quan tới điện toán di động số (mobile computing). Để làm sáng tỏ nhận định này, chúng ta xem xét cấu trúc của một hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động theo khối với 6 thành phần cơ bản: Tầng ứng dụng (mobile commerce applications): tầng này cũng bao gồm các vấn đề đã trình bày trong tầng ứng dụng của mô hình thương mại điện tử đơn thần. Đặc biệt, dịch vụ được cung cấp bởi tầng này được phân biệt bởi 2 khối con. Khối đầu là những chương trình từ phía người sử dụng (client-side programs) ví dụ trình duyệt rút gọn (microbrowser), và các chương trình phía máy chủ (server-side programs) như chương trình truy cập và cập nhật dữ liệu. Mobile station: tầng trình diễn các giao tiếp của người dùng cuối và chuyển tiếp qua lại các giao tiếp đó từ người dùng tới các tầng liên quan. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 45 Mobile middleware: là cầu nói trung gian để giúp các ứng dụng ở các hệ thống khác nhau có thể hoạt động với nhau. Đây thường là các phần mềm trong suốt với người dùng cuối. Wireless networks: với mạng truy cập không dây Wi-Fi, thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động sẽ trở nên đơn giản và khả thi hơn trong rất nhiều khía cạnh. Wired networks: đây là tầng không bắt buộc đối với mô hình thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Tuy nhiên, hầu hết máy tính (máy chủ) hoạt động trong các mạng Wired, ví dụ mạng Internet, do vậy yêu cầu của người dùng được dẫn qua các server sử dụng các dịch vụ bảo mật cung cấp bởi các mạng wired. Host computers: tầng này gồm các thành phần máy chủ chứa tài nguyên và phần mềm đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống, cơ bản giống với máy lưu trữ trong mô hình thương mại điện tử đơn thuần. Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 46 Hình 6. cấu trúc của một hệ thống mobile commerce cơ bản. Để minh hoạ rõ hơn cấu trúc trên, ta hãy xem xét một yêu cầu từ người dùng được xử lí như thế nào trong mô hình mobile commerce thông qua sơ đồ dưới đây: Hình 7. Quá trình xử lí yêu cầu từ người dùng cuối Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 47 2.2.2. Các ứng dụng mobile commerce Ngày nay, các ứng dụng thương mại điện tử đơn thuần đã trở nên rất phổ biến. Hầu hết các ứng dụng thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động kế thừa những tính năng sẵn có của các ứng dụng tương đương trong mô hình thương mại điện tử thông thường, thêm vào đó các ứng dụng thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động còn bao gồm những tính năng đặc biệt khác. Bảng dưới đây liệt kê một số ứng dụng cơ bản của thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động(Gordon & Gebauer, 2001; Sadeh, 2002) Bảng 6. Những ứng dụng cơ bản Các lĩnh vực Ứng dụng chính Khách hàng Thương mại Giao dịch và thanh toán Thương nhân Giáo dục Phòng học và phòng thí nghiệm ảo Trường học và trung tâm đào tạo Doanh nghiệp Quản lí tài nguyên cho doanh nghiệp Mọi công ty đều có nhu cầu Công nghiệp giải trí Games, hình ảnh, âm nhạc, phim, download tài nguyên giải trí online... Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí và người dùng cuối Chăm sóc sức khoẻ Cung cấp thư viên thông tin bệnh học, đăng kí khám chữa bệnh trực tuyến Bệnh viện và phòng khám bệnh Thống kê và gửi báo cáo nhanh Kiểm kê, xác thực và làm báo cáo nhanh về sản phẩm dịch vụ nào đó Các nhà phân phối và vận chuyển Giao thông Định vị, điều khiển và dẫn đường Các công ty vận tải và ngành công nghiệp ô tô Đi lại, đặt vé Quản lí việc đi lại Các công ty vận tải và văn phòng bán vé Thương mại Với các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá ở diện rộng bao gồm cả việc chuyển hàng từ nơi này tới nơi khác, thương mại đã được tiện lợi hoá và cải tiến rất nhiều nhờ công nghệ thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Để tăng tính thuyết phục, chúng tôi đưa ra vài ví dụ điển hình để chứng minh tính hiệu quả mà thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động đã đem lại cho thương mại. Đó là việc người dùng có thể trả tiền cho các sản phẩm mình mua thông qua các máy bán hàng tự động hoặc trả Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 48 phí đỗ xe thông qua chiếc điện thoại có chức năng ví điện tử của họ, người dùng thiết bị di động có thể kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ và thực hiện các thanh toán trực tiếp mà không cần tới ngân hàng hay các điểm đặt máy ATM và nhiều ứng dụng thú vị khác... Giáo dục Rất nhiều trường phổ thông cũng như các trường cao đẳng, đại học phải đối mặt với vấn đề thiếu không gian để bố trí phòng thí nghiệm, thậm chí là phòng học. Và thật khó để bố trí lại các phòng này theo mô hình dùng mạng máy tính thông thường. Để giải quyết vấn đề này, mạng WLANs không dây đã được thiết lập và người sử dụng thiết bị cầm tay có thể truy cập vào các phòng học, phòng thực hành online, và thậm chí kết nối internet trong khi họ không cần đặt chân tới phòng máy hay phòng học. Quản lí tài nguyên của doanh nghiệp ERP là một thuật ngữ công nghiệp với nghĩa rất rộng hàm chứa các hoạt động được hỗ trợ bởi một kiểu phần mềm ứng dụng đa hệ để giúp các công ty, tổ chức quản lí tất cả các khía cạnh liên quan tới sự tiến triển của công việc kinh doanh. Nó bao gồm lập kế hoạch cho sản phẩm, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, cập nhật thông tin thống kê, lập kế hoạch giao thương với đối tác, lập kế hoạch cung cấp các dịch vụ khác hàng, và các kế hoạch theo quản lí bán hàng. ERP có liên quan đặc biệt tới thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động ở các khía cạnh như theo dõi và quản lí các đại lí, hàng hoá, dịch vụ; kiểm kê và định vị các đầu hàng; theo dõi thông tin về xu thế thị trường, tính phù hợp của mặt hàng và nhu cầu người dùng... Công nghiệp giải trí Các ứng dụng phục vụ giải trí luôn chiếm một phần rất lớn trên Internet, nó là một phần không thể thiếu trong thiết bị cầm tay của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động rất tiện lợi với các dịch vụ games, hình ảnh, âm nhạc, phim... luôn sẵn có mọi lúc, mọi nơi. Không những thế, các dịch vụ online như games và gambling ngày càng trở nên phổ biến và rất dễ dàng trong khi truy cập. Theo dự tính, tới cuối năm 2005, 80% số người sử dụng thiết bị di động ở Anh và châu Âu sẽ chơi game trên thiết bị của mình, mặc dù có thể không thường xuyên (Leavitt, 2003). Chăm sóc sức khoẻ Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 49 Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thường khá tốn kém, với thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động, chúng ta hoàn toàn có thể tăng hiệu quả và hạ thấp chi phí cho các dịch vụ này. Bác sỹ điều trị có thể dễ dàng truy cập và theo dõi các báo cáo liên quan tới bệnh nhân của mình, giảm thiểu thời gian và công sức đi lại của người bệnh, tăng hiệu quả khám chữa, theo dõi kịp thời làm giảm chi phí và tránh được nhiều nguy cơ nhất là nguy cơ do việc trễ muộn đem lại. Theo dõi kiểm tra và gửi báo cáo nhanh Bạn có thể chuyển đi ngay lập tức báo cáo nhanh về tình hình giao thương trong ngày. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động cho phép bạn theo dõi từng thay đổi nhỏ trong quá trình làm việc và gửi thông điệp thường xuyên cho những người liên quan. Việc này bao gồm các dịch vụ khách hàng, giảm thiểu các bảng kê tài nguyên không cần thiết, làm tăng khả năng cạnh tranh cho công ty của bạn. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát lớn, như UPS và FedEx, đều đã áp dụng những tiến bộ của công nghệ này để điều khiển các hoạt động và dịch vụ có tầm vực toàn cầu của họ. Giao thông Giao thông, đơn giản là việc di chuyển trên đường từ khu vực này qua khu vực khác. Hành khách trên xe cộ hay thậm chí người đi bộ chính là các đối tượng di động, rất giống với khách thể trong mô hình thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động. Việc điều khiển giao thông thật sự là vấn đề đau đầu của nhiều thành phố lớn. Sử dụng công nghệ di động có thể cải thiện tình hình đi lại bằng rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ, chúng ta đã có thể tích hợp bản đồ định vị vệ tinh GPS (global positioning system) cho thiết bị cầm tay, từ đó có thể xác định rõ vị trí của một tài xế, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên giúp anh ta có thể chọn được đường đi lí tưởng trong một khu vực hoàn toàn mới lạ. Các trạm điều khiển giao thông có thể dựa vào số liệu gửi về từ các thiết bị cầm tay của người tham gia giao thông, từ đó điều khiển giao thông một cách hợp lí nhất. Việc đi lại và đặt vé Chi phí đi lại đôi khi là một khoản khá lớn đối với thương nhân. Thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động có thể giúp giảm chi phí thông qua dịch vụ quản lí, tư vấn và hỗ trợ khách hàng, những thương gia và người hay phải đi lại nhiều. Với một kênh thông tin di động, khách hàng có cơ hội được nhận thông tin về bất cứ cái gì Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 50 mình cần cũng như những so sánh và lời khuyên phù hợp bao gồm việc chọn chuyến đi, phương tiện, ngày giờ, địa điểm thuê khách sạn, hướng dẫn tìm địa điểm, mua vé, lên lịch cho hành trình, và vân vân. 2.2.3 Vấn đề thanh toán và bảo mật Cũng giống như thương mại điện tử, việc thanh toán và đảm bảo an toàn cho hệ thống là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu chúng ta không xây dựng được một hệ thống trao đổi thông tin thương mại với những cơ chế bảo mật khắt khe cùng với các giao dịch tài chính an toàn, thì mọi dịch vụ trên nền hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động sẽ không thể phát triển, do khách hàng không thể tin tưởng khi tham gia sử dụng dịch vụ. Đứng trên khía cạnh công nghệ, thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động sử dụng môi trường truyền thông là các mạng di động vốn đã chứa rất nhiều nguy cơ an ninh so với mô hình thương mại điện tử thông thường sử dụng cơ sở mạng truyền thống (over wired networks). Chúng tôi xin đưa ra vài nguyên nhân cơ bản: Sự minh bạch và tính tin cậy: Các sóng mang dùng trong các mạng di động dễ bị giảm chất lượng và bị làm nhiễu, đây là vấn đề ảnh hưởng tới sự an toàn truyền thông. Sự tác động thường xuyên từ các yếu tố bên ngoài đến môi trường truyền sóng mạng, làm cho nguy có đứt kết nối xẩy ra rất thường xuyên. Sự tin cẩn và tính riêng tư: việc phát đại chúng một cách tự nhiên của sóng mạng mang thông tin nhậy cẩm khiến chúng rất dễ bị khai thác. Do đó, thông tin dễ bị lấy trộm hoặc làm sai lệch nếu không có một cơ chế mã hoá với độ an toàn cao. Vấn đề xác thực: do đặc tính di động của các thiết bị đầu cuối, chúng ta sẽ rất khó để định vị và xác thực tính hợp lệ của các thiết bị này. Năng lực: Thiết bị di động thường bị hạn chế về khả năng và tốc độ tính toán, dung lượng bộ nhớ, băng thông truyền thông, và nguồn năng lượng (thời gian dùng pin). Đây sẽ là một khó khăn lớn cho việc thi hành các giải pháp mã hoá với độ an toàn cao, mã hoá 256-bit. 2.2.3.1. Vấn đề bảo mật Khoá luận tốt nghiệp - Ứng dụng công nghệ di động vào thương mại điện tử Ngô Văn Thứ, Đào Quốc Trung, K46, Trường Đại học Công nghệ. ĐHQG Hà Nội Trang 51 Việc áp dụng các cơ chế bảo mật trong các hệ thống thương mại điện tử dựa trên thiết bị di động có ở hầu hết quá trình và thành phần hệ thống. Các cơ chế đó tồn tại trong mọi tầng của giao thức mạng, ở các tầng thiết bị và thậm chí còn được đặt ra cho con người. Tuy vậy, chúng ta chỉ xem xét vấn đề ở góc độ công nghệ mạng di độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung-dung-cong-nghe-di-dong-vao-thuong-mai-dien-tu.pdf