Tài liệu Đề tài Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại tổng công ty cổ phần Bảo Minh: BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY
TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO MINH
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
i
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 3
1.1 Khái niệm đầu tƣ, Quy trình đầu tƣ cổ phiếu ......................................................... 3
1.1.1 Khái niệm đầu tư ..........................................
78 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng các phương pháp phân tích vào quy trình đầu tư cổ phiếu tại tổng công ty cổ phần Bảo Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY
TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO MINH
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
i
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ......................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 3
1.1 Khái niệm đầu tƣ, Quy trình đầu tƣ cổ phiếu ......................................................... 3
1.1.1 Khái niệm đầu tư ................................................................................................... 3
1.1.2 Khái niệm Quy trình đầu tư cổ phiếu .................................................................... 3
1.2 Một số quy định về đầu tƣ vốn của doanh nghiệp bảo hiểm .................................. 3
1.2.1 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ....................................................... 3
1.2.2 Nghị định số 46/2007/NĐ – CP ............................................................................ 3
1.2.3 Thông tư số 156/2007/NĐ – CP ........................................................................... 5
1.2.4 Nghị định số 41/2009/NĐ – CP ............................................................................ 5
1.3 Phân tích cơ bản ......................................................................................................... 7
1.3.1 Khái niệm phân tích cơ bản ................................................................................... 7
1.3.2 Phân tích vĩ mô nền kinh tế ................................................................................... 8
1.3.2.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP .................................................. 8
1.3.2.2 Tỷ lệ thất nghiệp ........................................................................................... 8
1.3.2.3 Lạm phát ....................................................................................................... 8
1.3.2.4 Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán .......................................................... 9
1.3.2.5 Mối quan hệ chặt chẽ giữa các chỉ báo chính trong nền kinh tế ................ 10
1.3.3 Phân tích ngành ................................................................................................... 10
1.3.3.1 Phân tích vĩ mô ngành ................................................................................ 11
1.3.3.2 Phân tích vi mô ngành – định giá ngành .................................................... 16
1.3.4 Phân tích công ty ................................................................................................. 16
1.3.4.1 Sự tăng trưởng ........................................................................................... 16
1.3.4.2 Khả năng sinh lời ...................................................................................... 16
1.3.4.3 Sức khỏe tài chính ..................................................................................... 16
1.3.4.4 Khả năng giảm giá chứng khoán ............................................................... 17
1.3.4.5 Phân tích ban quản trị ................................................................................ 17
1.3.4.6 Phân tích thế mạnh kinh tế ........................................................................ 17
1.3.4.7 Phân tích công ty và định giá chứng khoán ............................................... 18
ii
1.3.4.8 Định giá cổ phần thường ........................................................................... 18
1.3.4.9 Phân tích SWOT ........................................................................................ 19
1.4 Phân tích kỹ thuật .................................................................................................... 20
1.4.1 Khái niệm phân tích kỹ thuật .............................................................................. 20
1.4.2 Lý thuyết Dow ..................................................................................................... 20
1.4.2.1 Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường ............................................ 20
1.4.2.2 Thị trường có 3 sự dịch chuyển .................................................................. 21
1.4.2.3 Những đường xu hướng chỉ ra sự dịch chuyển .......................................... 21
1.4.2.4 Các mối quan hệ giá và khối lượng sẽ tạo ra nền tảng cơ bản ................... 22
1.4.2.5 Hành động giá xác định xu hướng ............................................................. 22
1.4.2.6 Danh mục phải được xác nhận (hai danh mục củng cố lẫn nhau) .............. 22
1.4.3 Lý thuyết sóng Elliot ............................................................................................ 22
1.4.3.1 Mô hình cơ bản ........................................................................................... 22
1.4.3.2 Sóng trong sóng .......................................................................................... 24
1.4.3.3 Nguyên tắc đếm sóng ................................................................................. 24
1.4.4 Lý thuyết Fibonacci ............................................................................................. 24
1.4.5 Đồ thị nến Nhật (Candle Stick) ........................................................................... 25
1.4.6 Các công cụ chỉ báo khác .................................................................................... 25
1.4.6.1 Đường xu hướng (Trendline) ..................................................................... 25
1.4.6.2 Đường trung bình di động (Moving Average) ........................................... 25
1.4.6.3 Dãi băng Bollinger (Bollinger Bands) ....................................................... 25
1.4.6.4 Momentum ................................................................................................. 26
1.4.6.5 Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index) ........................ 26
1.4.6.6 Đường trung bình di động hội tụ - phân kỳ (MACD) ................................ 26
1.5 Phân tích thống kê, định lƣợng ............................................................................... 27
1.5.1 Bản chất của phân tích dữ liệu ............................................................................ 27
1.5.2 Thống kê và phân tích dữ liệu ............................................................................. 27
1.5.3 Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 28
1.5.3.1 Mục tiêu của nghiên cứu định lượng .......................................................... 28
1.5.3.2 Các phương pháp toán ứng dụng trong phân tích định lượng .................... 28
1.5.3.3 Các bước tiến hành phân tích định lượng ................................................... 29
1.6 Tổng hợp ƣu, nhƣợc điểm, trƣờng hợp áp dụng của phân tích cơ bản, phân tích
kỹ thuật, phân tích thống kê – định lƣợng ...................................................................... 30
iii
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO MINH ........................................................................................................................ 31
2.1 Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh .................................................... 31
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh ............................................................................. 32
2.1.3 Định hướng hoạt động ......................................................................................... 34
2.1.4 Chính sách chất lượng ......................................................................................... 34
2.1.5 Hoạt động đầu tư tài chính .................................................................................. 35
2.2 Phân tích quy trình đầu tƣ cổ phiếu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh ........ 36
2.2.1 Mô hình sàn lọc cổ phiếu .................................................................................... 36
2.2.2 Đánh giá mô hình sàn lọc cổ phiếu ..................................................................... 37
2.2.3 Quy trình đầu tư cổ phiếu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh ........................ 37
2.2.4 Đánh giá quy trình đầu tư cổ phiếu ..................................................................... 39
2.3 Tình hình đầu tƣ tài chính tại Bảo Minh ............................................................... 40
CHƢƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ .................................................................................. 42
3.1 Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Bảo Minh trong giai đoạn 2005 – 2010 .. 42
3.2 Đề xuất ứng dụng các phƣơng pháp phân tích và nâng cao hiệu quả đầu tƣ ..... 42
3.2.1 Đề xuất về quy trình đầu tư cổ phiếu ................................................................... 42
3.2.2 Đề xuất liên quan tới mô hình sàn lọc cổ phiếu ................................................... 42
3.2.3 Đề xuất ứng dụng phân tích kỹ thuật ................................................................... 43
3.2.4 Đề xuất xây dựng mô hình định giá cổ phiếu bằng phương pháp thống kê - định
lượng.................................................................................................................................... 43
3.2.4.1 Xây dựng mô hình ....................................................................................... 43
3.2.4.2 Kết quả ........................................................................................................ 45
3.2.4.3 Áp dụng mô hình ......................................................................................... 46
3.2.4.4 Ứng dụng của mô hình ................................................................................ 48
3.2.4.5 Hiệu quả ban đầu của mô hình .................................................................... 48
3.2.4.6 Nhược điểm ................................................................................................. 49
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................vi
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... vii
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Hình 1.1: Tổng quan về quá trình đầu tư ............................................................................ 7
Hình 1.2: Quy trình phân tích ngành ................................................................................. 10
Hình 1.3: Chu kỳ kinh tế ................................................................................................... 11
Hình 1.4: Mô hình 5 giai đoạn .......................................................................................... 13
Hình 1.5: Cạnh tranh của ngành ........................................................................................ 14
Hình 1.6: Phương pháp định giá cổ phần .......................................................................... 18
Bảng 1.1: Phân tích SWOT ............................................................................................... 19
Hình 1.7: Mẫu hình sóng Elliot cơ bản ............................................................................. 23
Hình 1.8: Nến Nhật ........................................................................................................... 25
Hình 1.9: Quá trình tư duy thống kê ................................................................................. 27
Hình 1.10: Các phương pháp ứng dụng trong phân tích định lượng ................................. 28
Hình 1.11: Các bước tiến hành định lượng ....................................................................... 29
Bảng 1.2: Tổng hợp ưu nhược điểm .................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO MINH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Bảo Minh ............................................................................. 33
Hình 2.2: Quy trình đầu tư cổ phiếu ................................................................................. 38
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của BMI từ 2005 đến 2009 .......................................................... 40
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
Hình 3.1: Khai báo các biến .............................................................................................. 44
Hình 3.2: Giao diện nhập liệu ........................................................................................... 44
Bảng 3.1: Coefficients 1 .................................................................................................... 45
Bảng 3.2: Model Summary ............................................................................................... 45
Bảng 3.3: ANOVA ............................................................................................................ 45
Bảng 3.4: Coefficients 2 .................................................................................................... 46
Hình 3.3: Những cổ phiếu đang bị định giá thấp theo mô hình ........................................ 47
Hình 3.4: Những cổ phiếu đang bị định giá cao theo mô hình .......................................... 48
Hình 3.5: Hiệu quả của danh mục ..................................................................................... 48
Bảng 3.5: Tỷ suất sinh lời của thị trường .......................................................................... 49
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
BGĐ Ban giám đốc
BKS Ban kiểm soát
BMI Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
DNMGBH Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
ĐTTC Đầu tư tài chính
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐQT Hội đồng quản trị
KDBH Kinh doanh bảo hiểm
MA Đường trung bình động
NVBH Nghiệp vụ bảo hiểm
NXB Nhà xuất bản
PTCB Phân tích cơ bản
PTKT Phân tích kỹ thuật
PTTK, ĐL Phân tích thống kê, định lượng
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư tài chính là một mảng sinh lời của công ty bảo hiểm bên cạnh việc kinh doanh
các nghiệp vụ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập thì việc lỗ kỹ
thuật trong kinh doanh bảo hiểm là khó tránh khỏi, khi đó việc đầu tư tài chính lại đóng
vai trò quan trọng trong việc bù lỗ cho doanh nghiệp.
Việc gia nhập WTO, bên cạnh sự gia nhập của các ngành và cả nền kinh tế Việt Nam
vào kinh tế thế giới, thì đi cùng với đó cũng là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh
nghiệp bảo hiểm trong nước với nhau và với các doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Không chỉ là cạnh tranh vốn có giữa các doanh nghiệp bảo
hiểm với nhau mà các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
Mặt khác, khi mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang dần cổ phần hóa thì ngày càng có
nhiều áp lực từ cổ đông. Không như trước đây, các doanh nghiệp bảo hiểm còn ít đối thủ
cạnh tranh, và thường là những công ty của Nhà nước nên không quan tâm nhiều đến vấn
đề sử dụng nguồn vốn nhàn rổi để đi đầu tư mà chỉ chủ yếu gởi ngân hàng, thì hiện nay
các công ty bảo hiểm đang quan tâm hơn tới việc đầu tư tài chính để có thể hạn chế được
rủi ro và góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong đầu tư tài chính nói chung và đầu tư cổ phiếu nói riêng thì việc ứng dụng các
phương pháp phân tích vào đầu tư khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, với sự non trẻ
của nền kinh tế tài chính Việt Nam thì việc áp dụng linh hoạt các phương pháp phân tích
cũng còn hạn chế. Các công ty bảo hiểm chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp phân tích cơ
bản để đầu tư cổ phiếu, mà chưa chú trọng nhiều đến các phương pháp phân tích khác
như: Phân tích kỹ thuật, Phân tích định lượng…
Với đề tài này, tôi huy vọng sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp
phân tích cũng như việc ứng dụng linh hoạt các phương pháp này vào công việc đầu tư cổ
phiếu. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp bảo hiểm khi mà nhiệm vụ an toàn vốn được đặt
lên hàng đầu.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài chú trọng đến việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của các phương
pháp phân tích.
Tìm hiểu về quy trình đầu tư cổ phiếu tại Bảo Minh để từ đó phân tích, đánh
giá ưu cũng như nhược điểm của quy trình.
2
Ứng với từng giai đoạn trong quy trình mà tìm hiều xem công ty đã sử dụng
những phương pháp phân tích nào.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp phân tích, về quy trình đầu tư cổ phiếu và
thực tế ứng dụng linh hoạt các phương pháp phân tích vào quy trình tại Bảo Minh, từ đó
tìm ra những giải pháp để có thể hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả về hoạt động đầu tư
cổ phiếu tại Bảo Minh
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Với khả năng và trình độ của một sinh viên đại học chuyên ngành Bảo hiểm, tôi
chỉ chú trọng thực hiện nghiên cứu trên những tài liệu mà tôi tìm được trên mạng
internet, trong các thư viện về các phương pháp phân tích và tài liệu mà tôi thu thập
được tại công ty.
Từ những tài liệu thu thập được, áp dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê,
phân tích và so sánh để tiến hành nghiên cứu
5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Không tính phần mục lục, danh mục bảng biểu hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ
lục đề tài dài 50 trang bao gồm mở đầu, kết luận và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Quy trình đầu tư tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
Chương 3: Các đề xuất nâng cao hiệu quả hiệu quả đầu tư
6. Ứng dụng của nghiên cứu
Với đề tài mang tính thực tế này, tôi huy vọng sẽ phần nào giúp chúng ta nhận
thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng các phương pháp phân tích mới vào
trong quy trình đầu tư cổ phiếu nhằm có thể kiểm soát được rủi ro trong mức giới
hạn cho phép và đồng thời gia tăng hiệu quả đầu tư đem lại nhiều hơn lợi nhuận cho
công ty.
7. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài tiến hành tìm hiểu các phương pháp phân tích cổ phiếu phổ biến trên thị
trường hiện này. Xem xét thực trạng ứng dụng các phương pháp phân tích cổ phiếu
trong quy trình đầu tư cổ phiếu của Bảo Minh. Từ đó đưa ra được các đề xuất
nhằm nâng giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả
đầu tư.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ, QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
1.1.1 Khái niệm đầu tư:
Đầu tư là hành động hy sinh một giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy một
giá trị khác lớn hơn nhưng mang tính không chắc chắn ở tương lai.
Hoạt động đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ
có giá khác hoặc gởi tiền tại các tổ chức tín dụng… được gọi là đầu tư tài chính.
1.1.2 Khái niệm Quy trình đầu tư cổ phiếu
Quy trình đầu tư cổ phiếu là thứ tự các bước tiến hành phân tích đánh giá, ra quyết
định và thực hiện việc đầu tư cổ phiếu
1.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO
HIỂM
1.2.1 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10
KDBH là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, do đó để phù hợp với tính đặc thù của
lĩnh vực kinh doanh này, Quốc hội đã ban hành luật KDBH số 24/2000/QH10 trong đó có
quy định về việc ĐTTC, cụ thể trong chương V có qui định rõ: Điều 98. Đầu tư vốn
1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp
ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt
Nam trong các lĩnh vực sau đây:
A) Mua trái phiếu Chính phủ;
B) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
C) Kinh doanh bất động sản;
D) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
E) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản
2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo
đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
1.2.2 Nghị định số 46/2007/NĐ – CP
Để quy định cụ thể danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm chính phủ ban hành
nghị định 46/2007/NĐ – CP tại chương II, mục 3:Đầu tư vốn
4
Điều 11. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, DNMGBH bao gồm:
1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu
1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh
khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước
ngoài theo quy định của pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp
định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn.
Điều 13. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của DNBH là tổng dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà DNBH dùng để bồi thường bảo hiểm thường
xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ
đối với bảo hiểm nhân thọ.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và
được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Điều 14. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh DNBH quy định tại
khoản 1 Điều 13 Nghị định này được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc
thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ
chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh
nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng NVBH.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
5
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ
chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh
nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng NVBH.
1.2.3 Thông tư số 156/2007/NĐ-CP
Để hướng dẫn thực hiện nghị định số 46/2007/NĐ–CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của
chính phủ quy định chế độ tài chính đối với DNBH và DNMGBH, Bộ tài chính ban hành
thông tư số 156/2007 TT – BTC có hướng dẫn về việc đầu tư vốn của DNBH tại:
IV. ĐẦU TƯ VỐN
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện đầu tư vốn theo
quy định tại Mục 3, Chương II Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.
2. Phần vốn chủ sở hữu của DNBH, DNMGBH tương ứng với mức vốn pháp định
của doanh nghiệp chỉ được đầu tư tại Việt Nam và không được sử dụng để đầu tư dưới
hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan
quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.
3. Phần vốn chủ sở hữu tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH
thực hiện đầu tư theo quy định đối với đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ quy
định tại Điều 14 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP và không được sử dụng để đầu tư dưới hình
thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy
định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.
4. Mọi khoản đầu tư ra nước ngoài của DNBH, DNMGBH thực hiện theo quy định
của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài và phải thực hiện dưới tên của doanh
nghiệp đó và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hạch toán tách bạch
các khoản đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
và bảo đảm việc ghi nhận các tài sản đầu tư được thực hiện một cách nhất quán.
1.2.4 Nghị định số 41/2009 NĐ – CP
Để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được áp dụng đối
với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp
luật về hoạt động KDBH mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt hành chính, chính phủ ban hành nghị định số 41/2009 NĐ – CP, trong đó có:
Điều 28. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đầu tư vốn
6
1. Phạt tiền 30.l000.000 đồng đối với DNBH hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế
toán trưởng và người có liên quan của DNBH thực hiện hành vi không hạch toán tách biệt
các khoản đầu tư vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ.
2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với DNBH hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ
tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên
quan của DNBH, DNMGBH thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a. Đầu tư ngoài các nguồn vốn được phép đầu tư theo quy định tại Điều 11 Nghị định
số 46/2007/NĐ-CP;
b. Sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với mức vốn pháp định của DNBH,
DNMGBH để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông
hoặc người có liên quan;
c. Sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu
của doanh nghiệp bảo hiểm để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại
cho các cổ đông hoặc người có liên quan;
d. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư vào
các lĩnh vực theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.
đ. Sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài;
e. Đầu tư ra nước ngoài không thực hiện dưới tên của doanh nghiệp đó và chưa được
Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm hành chính
mà có;
b. Thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn
từ 90 ngày đến 180 ngày một phần hoặc toàn bộ nội dung, phạm vi hoạt động đối với
trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê
chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
b. Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bổ nhiệm đối với trường hợp vi
phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
c. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
7
1.3 PHÂN TÍCH CƠ BẢN
1.3.1 Khái niệm phân tích cơ bản
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có
tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic
value) của cổ phiếu trên thị trường.
Có hai phương pháp phổ biến cho quá trình xác định giá trị nội tại của cổ phiếu: (1)
phương pháp xác định giá chứng khoán tiếp cận từ trên xuống (top –down) và (2) phương
pháp xác định giá chứng khoán tiếp cận từ dưới lên trên (bottom –up). Sự khác biệt của
hai phương pháp này chính là sự đánh giá về vai trò quan trọng của nền kinh tế và ngành
mà công ty đó đang hoạt động trong việc định giá chứng khoán.
Không phủ nhận sự thành công của nhiều nhà đầu tư khi dùng phương pháp tiếp cận
từ dưới lên, nhưng tôi đánh giá cao hơn phương pháp xác định giá chứng khoán tiếp cận từ
trên xuống (top –down) bởi vì những người phân tích theo phương pháp thứ 2 thường lờ đi
những thông tin về phía thị trường hay ngành mà công ty đó đang hoạt động, nhưng thực
tế cho thấy những thông tin này ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường.
Hình 1.1: Tổng quan về quá trình đầu tư
Xác định chiến lược phân bổ
tiền đầu tư cho trái phiếu, cổ
phiếu, và tiền giữa các quốc
gia và trong phạm vi các
quốc gia
Dựa trên các phân tích kinh tế
và thị trường, xác định ngành
nào có tiềm năng và ngành
nào kém trên phạm vi toàn
cầu và từng quốc gia
Sau khi lựu chọn các ngành
tốt nhất, xác định công ty nào
trong các ngành này có tiềm
năng và cổ phiếu nào đang bị
định giá thấp
Phân tích vĩ mô nền kinh tế
và thị trường chứng khoán
Phân tích ngành
Phân tích công ty
và các cổ phiếu cá
thể
Lựa chọn cổ
phiếu
Phân bổ
tài sản
8
1.3.2 Phân tích vĩ mô nền kinh tế
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán
phản ánh những gì được kỳ vọng sẽ xảy ra trong nền kinh tế.
Giá trị của một khoản đầu tư phụ thuộc vào dòng tiền dự kiến và tỷ suất sinh lời đòi
hỏi. Và cả hai nhân tố này đều bị tác động bởi tổng hợp của rất nhiều nhân tố của môi
trường kinh tế vĩ mô. Vì thế, nếu muốn ước tính dòng tiền, lãi suất và phần bù rủi ro cho
một chứng khoán, cần phải xem xét các phân tích tổng thể nền kinh tế.
1.3.2.1 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP
GDP tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cối cùng được
sản xuất trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Sự tăng trưởng GDP nói lên sự
gia tăng khả năng tạo ra của cải vật chất của một quốc gia. Tuy nhiên khi phân tích sự tăng
trưởng GDP chúng ta cần quan tâm đến 2 vấn đề chính là Nguồn lực của tăng trưởng GDP
và Sự ổn định của chu kỳ tăng trưởng.
GDP = Tiêu dùng + Chi tiêu Chính phủ + Đầu tư + Xuất khẩu ròng
Nhìn vào cơ cấu của GDP chúng ta nên xác định xem động lực chính cho sự tăng
trưởng GDP của quốc gia là gì và nguồn lực này có khả năng tiếp tục ổn định trong tương
lai không qua đó dự đoán được mức tăng trưởng của quốc gia đó trong tương lai. Khi phân
tích về sự tăng trưởng GDP chúng ta không nên nhìn vào thành tích tăng trưởng của quốc
gia đó trong một thời điểm hiện tại mà phải nhìn vào một khoảng thời gian tương đối dài ít
nhất là 5 năm. Điều này sẽ giúp nhìn rõ hơn xu hướng phát triển và loại bỏ các đánh giá
phiến diện
1.3.2.2 Tỷ lệ thất nghiệp
Một trong những chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế tăng trưởng tốt là duy trì một tỷ lệ
thất nghiệp thấp (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên). Một tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp biểu thị hai
điều cơ bản:
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định dẫn tới niềm tin của các doanh nghiệp cao và họ đẩy
mạnh đầu tư phát triển do đó nhu cầu lao động cũng tăng theo. Ngược lại, nền kinh tế gặp
bất ổn thì doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất kinh doanh do đó nhu cầu lao động
sẽ giảm. Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp sẽ là một tín hiệu cho chúng ta thấy nền kinh tế đang
trong chu kỳ tăng trưởng hay suy thoái.
1.3.2.3 Lạm phát
Lạm phát chính là hiện tượng tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
Lạm phát có hai nguyên nhân cơ bản là lạm phát do cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy.
9
Thông thường một tỷ lệ lạm phát vừa phải đối với một quốc gia đang phát triển là bình
thường do nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng lên và chính sách khuyến khích đầu tư và tiêu
dùng của chính phủ. Tuy nhiên, khi lạm phát ở mức cao (vượt quá 10%) nó sẽ gây các hậu
quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Chi phí đầu vào tăng cao dẫn tới các doanh nghiệp trở nên khó khăn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh dẫn tới họ phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn tới đầu tư
toàn xã hội giảm. Đồng tiền mất giá dẫn tới các doanh nghiệp sẽ lao vào đầu tư tích trữ
hàng hóa khiến giá cả lại leo thang lên nữa.
Giá cả hàng hóa đắt đỏ dẫn tới thu nhập thực tế của người dân giảm do đó, họ có xu
hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng GDP bởi tiêu dùng
là một trong những thành phần chính cấu thành nên GDP
1.3.2.4 Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
Một nền kinh tế được đánh giá là phát triển bình thường khi mà nó có một tỷ giá hối
đoái ổn định và một cán cân thanh toán từ cân bằng đến thặng dư.
Tỷ giá hối đoái ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiến hành và định hướng
các hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc đầu tư ra nước ngoài không thể tính toán chính xác
doanh thu cũng như chi phí đầu vào của mình dẫn tới khó khăn trong hoạt động. Tỷ giá
biến động cũng khiến doanh nghiệp có thể phải chịu thiệt hại bởi các hợp đồng kinh tế
thanh toán bằng ngoại tệ
Khi cán cân thương mại bị thâm hụt quá nhiều sẽ dẫn tới sức ép lớn lên tỷ giá hối đoái
tạo áp lực làm mất giá đồng nội tệ. Lúc này chính phủ chỉ có hai giải pháp hoặc bán ra một
phần lượng ngoại tệ dự trữ của mình để ổn định tỷ giá hoặc để cho đồng nội tệ mất giá và
cho thị trường tự điều tiết. Cả hai giải pháp này điều tiềm ẩn rủi ro và nguy hại lớn cho
nền kinh tế.
Khi chính phủ dùng một lượng lớn ngoại tệ dự trữ để ổn định tỷ giá, khả năng đảm
bảo các khoản nợ của chính phủ bằng ngoại tệ sẽ giảm. Nếu công chúng tin rằng dự trữ
ngoại tệ đang giảm thì điều này có thể dẫn tới việc thoái lui vốn đầu tư nước ngoài và đầu
cơ ngoại tệ.
Nếu chính phủ để đồng nội tệ mất giá quá nhiều sẽ làm gia tăng các khoản nợ nước
ngoài của cả chính phủ và các doanh nghiệp trong nước bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó niềm
tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào các công cụ tài chính bằng đồng nội tệ sẽ suy giảm
dẫn tới sự rút vốn đầu tư gián tiếp ồ ạt. Điều này vừa làm suy giảm tăng trưởng kinh tế
vừa làm cán cân thanh toán tiếp tục mất cân bằng thêm.
10
1.3.2.5 Mối quan hệ chặt chẽ giữa các chỉ báo chính trong nền kinh tế
Các chỉ số chính của nền kinh tế không tồn tại độc lập mà chúng có mối quan hệ khăn
khít với nhau, tác động lẫn nhau trong tổng thể của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP luôn đi
kèm với kích thích tiêu dùng, đầu tư và dẫn tới lạm phát. Nhưng lạm phát quá cao sẽ dẫn
tới thắt chặt chi tiêu, thắt chặt tiền tệ và làm suy giảm tăng trưởng. Cả hai yếu tố này lại
được phản ánh trên tỷ lệ thất nghiệp và quyết định tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp. Ngược
lại, tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp lại có tác động đến tiêu dùng và qua đó tác động trở lại
GDP.
Cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư có tác động trực tiếp và cơ bản lên tỷ giá
hối đoái, gây sức ép mất giá hoặc tăng giá của đồng nội tệ. Đến lượt tỷ giá hối đoái tác
động mạnh lên hoạt động xuất nhập khẩu, một thành phần chính trong tăng trưởng GDP.
Tóm lại: Phân tích vĩ mô nền kinh tế không những cho ta thấy được tình hình hiện tại
của nền kinh tế mà đó còn là cơ sở để chúng ta còn có thể dự đoán được các chính sách
của Chính phủ, sức khỏe của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính trong tương lai
1.3.3 Phân tích ngành
Tại một thời gian cụ thể thì thành quả của các ngành là khác nhau. Phân tích một
ngành nào đó hoạt động tốt trong một thời kỳ liệu có hoạt động tốt trong tương lai, và cho
thấy được rủi ro giữa các ngành trong thời kỳ nào đó có khác nhau hay không, có thay đổi
hay duy trì ổn định theo thời gian?
Hình 1.2: Quy trình phân tích ngành
(1) Phân tích vĩ
mô ngành
(2) Phân tích vi mô
ngành
Sử dụng các kỹ thuật định giá
để rút ra giá trị cụ thể cho
ngành: DCF, P/E
Mối quan hệ ngành chu kỳ kinh doanh
Các biến số kinh tế chi phối thành quả ngành…
Những thay đổi cấu trúc kinh tế, chu kỳ ngành
Môi trường cạnh tranh
Phân tích ngành
11
1.3.3.1 Phân tích vĩ mô ngành
a. Chu kỳ kinh doanh
Hầu hết các nhà quan sát cho rằng, thành quả của ngành có quan hệ với các giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh.
Mỗi chu kỳ kinh doanh thì khác nhau, nên chỉ xem xét lịch sử có thể bỏ lỡ xu hướng
mà chính hướng đó xác định thành quả tương lai.
Khi xác định ngành nào sẽ được lợi trong giai đoạn kinh doanh của chu kỳ ngành, cần
nhận diện và giám sát các biến quan trọng liên quan tới xu hướng kinh tế và đặc tính của
ngành.
Hình 1.3: Chu kỳ kinh tế
Ba nhân tố quyết định độ nhạy cảm trong thu nhập của một ngành với chu kỳ kinh
doanh:
Mức độ nhạy cảm của doanh số: các ngành thiết yếu như thực phẩm, thuốc bệnh; các
ngành mà thu nhập không phải là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu – thuốc lá, ngược
lại với các ngành như ô tô, thép, máy móc thiết bị, vận chuyển
Đòn bẩy hoạt động của ngành
Đòn bẩy tài chính
b. Các biến kinh tế quan trọng
Lạm phát:
Đây là nhân tố gây tác động tiêu cực cho thị trường cổ phiếu, gây tác động cho hầu
hết các ngành. Tuy nhiên, một số ngành lại có lợi thế từ lạm phát nếu chi phí của chúng
không tăng theo lạm phát trong khi giá bán tăng cao:
12
Ngành khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên;
Những ngành có đòn bẩy hoạt động cao;
Những ngành có đòn bẩy tài chính cao cũng có thể có lợi
Lãi suất:
Lãi suất biến động nói chung gây tác động tiêu cực cho thị trường cổ phiếu, gây tác
động xấu cho hầu hết các ngành (xây dựng, nhà), đặc biệt là những ngành có DFL cao.
Một số chủ thể có lợi từ biến động lãi suất: Ngành ngân hàng;những người nghỉ hưu –
có thu nhập phụ thuộc lãi suất, có lợi khi lãi suất tăng;
Nền kinh tế quốc tế:
Đồng nội tệ biến động (do các sự kiện kinh tế quốc tế) sẽ tác động tới những ngành có
doanh thu chủ yếu từ xuất khẩu, nhập khẩu.
Tăng trưởng kinh tế trong các khu vực hoặc trong những quốc gia nào đó làm lợi cho
các ngành có sự hiện diện lớn trong những khu vực quốc gia đó.
Sự ra đời của các khu mậu dịch tự do đã trợ giúp cho các ngành sản xuất hàng hóa và
dịch vụ, giảm đối mặt với hạn ngạch và thuế quan của các quốc gia thành viên.
c. Thay đổi trong cấu trúc kinh tế
Những thay đổi mang tính chất cấu trúc xảy ra khi nền kinh tế trải qua những thay đổi
chủ yếu về cách thức mà nó vận hành.
Những thay đổi manh tính cấu trúc như: thay đổi trong nhân khẩu; thay đổi trong
khoa học kỹ thuật; thay đổi trong môi trường chính trị và các luật lệ
d. Đánh giá chu kỳ sống của ngành
Doanh thu và sinh lợi của ngành quan hệ chặt chẽ với các giai đoạn trong chu kỳ sống
của nó.
Số lượng các giai đoạn trong phân tích chu kỳ sống của ngành có thể thay đổi tùy vào
mức độ chi tiết mà người phân tích muốn
Mô hình 5 giai đoạn:
1. Khởi sự
2. Tăng trưởng tích lũy nhanh
3. Tăng trưởng ổn định
4. Sung mãn thị phần và ổn định hóa
5. Giảm tăng trưởng và đi vào suy thoái
13
Hình 1.4: Mô hình 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khởi sự.
Trong suốt giai đoạn này, ngành trải nghiệm mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn.
Lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi âm hoặc rất thấp. Thị trường khá nhỏ và các công ty phải
gánh chịu chi phí khởi sự lớn.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng và tích lũy nhanh.
Hình ảnh sản phẩm và dịch vụ của ngành đã xuất hiện trên thị trường. Tăng trưởng
doanh số cao. Số lượng các công ty trong ngành ít nên các doanh nghiệp ít đối mặt với
cạnh tranh và các công ty có thể còn nhiều đơn hàng chưa thực hiện (vì cầu tăng quá
nhanh).
Ngành hình thành năng lực sản xuất khi tăng trưởng doanh thu nhanh do ngành cố
gắng đáp ứng nhu cầu quá mức này. Tỷ suất sinh lời cao và có thể tăng trên 100%/năm
Giai đoạn 3: Tăng trưởng ổn định.
Tăng trưởng doanh thu trong tương lai có thể ở mức bình thường nhưng nó không còn
tăng nhanh như trước nữa.
Tăng trưởng nhanh trong doanh thu và tỷ suất sinh lời cao ở giai đoạn trước đó đã thu
hút các đối thủ cạnh tranh tham gia vào ngành.
Sự gia tăng trong cung và làm giá cả giảm xuống, tỷ xuất sinh lời bắt đầu giảm dần tới
mức bình thường.
Giai đoạn 4: Sung mãn thị phần và ổn định hóa
14
Ở trong giai đoạn này, tỷ lệ tăng trưởng của ngành dần đến tỷ lệ tăng trưởng chung
của nền kinh tế.
Các nhà đầu tư dễ dàng ước lượng mức tăng trưởng ngành vì doanh thu của ngành
bây giờ tương quan cao với doanh thu của toàn bộ nền kinh tế.
Tăng trưởng lợi nhuận giữa các ngành có sự khác nhau vì cấu trúc cạnh tranh giữa
chúng khác nhau; tỷ suất sinh lời cũng khác nhau giữa các công ty trong cùng ngành do
khả năng kiểm soát chi phí giữa chúng khác nhau.
Giai đoạn 5: Tăng trưởng và đi vào suy thoái:
Trong giai đoạn này, tăng trưởng doanh thu ngành sụt giảm do di chuyển trong cầu
hoặc gia tăng các sản phẩm thay thế.
Tỷ suất sinh lời trong doanh thu tiếp tục bị thu hẹp, một vài doanh nghiệp có lợi
nhuận thấp hoặc thậm chí là thua lỗ.
Những công ty duy trì được khả năng sinh lời cũng chỉ đạt được tỷ suất sinh lời trong
vốn rất thấp.
Các nhà đầu tư bắt đầu nghĩ về những phương án khác để sử dụng vốn mà trước đây
họ đã đầu tư vào ngành này.
e. Phân tích mức độ cạnh tranh của ngành
Hình 1.5: Cạnh tranh của ngành
15
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu. Khi phân tích mỗi ngành cần phải
đánh giá xem xét sự cạnh tranh giữa các công ty hiện tại có mạnh mẽ không và đang
gia tăng hay ổn định.Cạnh tranh gia tăng khi nhiều công ty có qui mô tương đối
ngang nhau trong cùng một ngành; ít có khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của các
đối thủ cạnh tranh. Chi phí cố định cao khơi dậy mong muốn bán hàng hết công suất,
dẫn đến cắt giảm giá bán và cạnh tranh gay gắt hơn. Các rào cản rút khỏi ngành, đó
là các đặc điểm của máy móc hay các thỏa hiệp lao động đặc biệt…
Mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh mới. Mặc dù ở hiện tại, một
ngành có thể có ít đối thủ cạnh tranh nhưng chúng ta phải xác định xem khả năng
của các công ty khác sẽ tham gia vào ngành và làm tăng cạnh tranh. Rào cản gia
nhập ngành cao: vốn, công nghệ, kênh phân phối ngăn cản được mối đe dọa của các
đối thủ mới. Chính sách nhà nước có thể hạn chế gia nhập ngành bởi việc áp đặt các
yêu cầu nhượng quyền hoặc giới hạn tiếp cận nguồn nguyên liệu (như gỗ, than)
Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế. Xác định xem giá cả và chức
năng của sản phẩm thay thế giống với sản phẩm của ngành cần phân tích đến mức
nào. Sản phẩm của ngành càng dễ thay thế thì mối đe dọa này càng cao. Chi phí
chuyển đổi thấp thì sẽ đưa tới mối đe dọa lớn. Những sản phẩm càng có tính chất
hàng hóa, thì sự cạnh tranh càng lớn và càng làm giảm tỷ suất sinh lợi.
Năng lực trả giá của người mua. Người mua có ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời một ngành vì họ có thể đưa giá thấp hoặc yêu cầu chất lượng cao hơn hoặc
nhiều dịch vụ hơn bằng cách mặc cả giữa các đối thủ cạnh tranh bán.
Người mua có sức mạnh khi: Số lượng người mua ít; mua khối lượng lớn; Chuyển
sang mua sản phẩm (cạnh tranh) khác dễ dàng; sản phẩm này không quá quan trọng đối
với người mua và người mua có thể thiếu nó trong một thời kỳ; khách hàng nhạy cảm với
giá
Năng lực mặc cả của người bán. Các chi phí đầu vào của ngành có thể có
ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của ngành. Nói cách khác, người bán có thể làm
giảm tỷ suất sinh lời tương lai của ngành nếu họ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản
phẩm, dịch vụ mà họ cung ứng.
Một vài lý do mà người bán có thể có sức mạnh: Có ít người bán cho một loại sản
phẩm cụ thể; không có sản phẩm thay thế; chuyển sang sản phẩm cạnh tranh khác thì tốn
kém; sản phẩm hết sức quan trọng đối với người mua – người mua không thể không có nó.
16
1.3.3.2 Phân tích vi mô ngành – định giá ngành
Sau khi phân tích vĩ mô ngành, vấn đề tiếp theo là chúng ta đi vào định giá một ngành
và ước lượng tỷ suất sinh lợi mà một khoản đầu tư trong ngành đó sẽ mang lại như thế
nào? Chúng ta sẽ phân tích mô hình hiện giá dòng tiền tự do (FCF), sau đó sẽ phân tích
các kỹ thuật định giá tương đối như: tỷ số giá trên thu nhập (P/E), tỷ số giá trên giá trị sổ
sách (P/BV), tỷ số giá trên dòng tiền (P/CF) và tỷ số giá trên doanh thu (P/S)
1.3.4 Phân tích công ty
1.3.4.1 Sự tăng trưởng.
Điều then chốt để đánh giá sự tăng trưởng là chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc tỷ lệ
tăng trưởng của công ty và đánh giá chất lượng của tăng trưởng đó. Chất lượng tăng
trưởng do bán hàng hóa nhiều hơn và gia nhập thị trường mới thì ổn định hơn so với thì ổn
định hơn so với chất lượng tăng trưởng thấp do cắt giảm chi phí hay do các thủ thuật kế
toán
1.3.4.2 Khả năng sinh lời
Một công ty đang tạo ra đang tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với số tiền đầu tư vào
công ty? Đây là chìa khóa chính để tách một công ty lớn ra khỏi các công ty trung bình,
bởi vì công việc của bất kỳ công ty nào cũng là lấy tiền từ các nhà đầu tư bên ngoài và đầu
tư nó để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì công ty càng hấp dẫn.
Các công cụ để đánh giá khả năng sinh lợi của công ty là: ROA, ROE, OFCF, ROIC.
1.3.4.3 Sức khỏe tài chính
Một khi chúng ta biết được một công ty đã tăng trưởng nhanh như thế nào (và do đâu)
và lợi nhuận của nó là bao nhiêu, thì chúng ta sẽ biết được sức khỏe tài chính của nó. Sức
khỏe lợi nhuận ròng của một công ty nghĩa là khi một công ty gia tăng nợ, nó sẽ làm gia
tăng chi phí tài chính cố định của công ty như một phần của tổng chi phí.
Trong những năm mà công việc kinh doanh thuận lợi, một công ty có chi phí cố định
cao vẫn có thể có nhiều lợi nhuận vì một khi chi phí đó đã được bù đắp, thì với bất kỳ một
doanh số tăng thêm nào công ty đó cũng làm tăng thêm lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, khi
công việc kinh doanh gặp khó khăn, chi phí cố định của nợ kéo lợi nhuận ròng này xuống.
Ngoài đòn bẩy tài chính, để chắc chắn chúng ta cần kiểm tra một vài yếu tố khác khi
đánh giá sức khỏe tài chính của các công ty, đó là:
Khả năng thanh toán lãi vay = lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/chi phí lãi vay.
Hệ số này cho biết thu nhập hoạt động của công ty có thể thanh toán khoản vay bao nhiêu
lần. Hệ số này thấp công ty có thể gặp khó khăn nếu lợi nhuận giảm ngoài mong đợi.
17
Tỷ số thanh toán hiện hành = tài sản lưu động/nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh = (tài sản lưu động – hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn
1.3.4.4 Khả năng giảm giá chứng khoán
Sau khi đánh giá sự tăng trưởng, khả năng sinh lời và sức khỏe tài chính chúng ta sẽ
quan sát trường hợp giá đối với chứng khoán mà chúng ta đang phân tích. Liệt kê các
trường hợp xấu có khả năng xảy ra (có thể khó khăn gián tiếp từ khách hàng kéo theo khó
khăn của công ty). Có sai lầm trong việc định giá hay không?. Những khó khăn sẽ là tạm
thời hay khi nào có khó khăn sẽ trở nên nghiêm trọng
1.3.4.5 Phân tích ban quản trị
Một ban quản trị tuyệt vời có thể tạo ra sự khác biệt giữa một công ty kinh doanh tầm
thường và một công ty kinh doanh nổi bật, một ban quản trị tồi có thể làm suy kiệt ngay cả
một công ty lớn.
a. Sự đãi ngộ: Cơ chế lương, thưởng
b. Cá nhân nhà quản lý: Các câu hỏi được đặt ra để phân tích cá nhân nhà
quản lý ở đây là: Nhà quản lý có vì lợi ích của cá nhân, gian lận, trung thực và
chấp nhận sai sót, duy trì năng lực quản lý?
c. Thành quả điều hành doanh nghiệp: Ở đây chúng ta nên xem xét, phân
tích ROA,ROE, dòng tiền, nguyên nhân tăng các chỉ số này, mua lại có làm tăng
giá trị công ty hay không?
1.3.4.6 Phân tích thế mạnh kinh tế
Thế mạnh kinh tế là những đặc trưng giúp công ty giữ được vị thế (tiếp tục trong
tương lai). Để phân tích thế mạnh kinh tế, cần trả lời 4 câu hỏi sau:
a. Đặc điểm hành nghề mà trong đó doanh nghiệp hoạt động kinh doanh?
b. Doanh nghiệp có thế mạnh kinh tế không?
c. Thế mạnh đó là gì?
d. Thế mạnh đó tồn tại trong thời gian bao lâu?
Các công ty xây dựng lợi thế cạnh tranh lâu bền thông qua sự khác biệt về sản phẩm
thực sự, giảm chi phí, giữ chân khách hàng bằng chi phí chuyển đổi cao, và đánh bại các
đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra các rào chắn trên lối vào thị trường.
Nghĩ về các thế mạnh kinh tế ở hai khía cạnh: chiều sâu: (công ty tạo ra bao nhiêu
tiền) và chiều rộng (công ty duy trì được mức lợi nhuận trên trung bình trong thời gian bao
lâu), bất kỳ một thế mạnh kinh tế nào dựa trên phát minh công nghệ cũng thường tồn tại
rất ngắn.
18
1.3.4.7 Phân tích công ty và định giá chứng khoán
a. Cổ phiếu tăng trưởng. Là cổ phiếu được thị trường định giá thấp. Sau đó giá của nó
rốt cuộc sẽ điều chỉnh tăng để phản ánh giá trị thực của nó. Trong thời gian điều chỉnh
này, nó được xem là cổ phiếu tăng trưởng. Giá điều chỉnh tăng dẫn đến tỷ suất sinh
lời của nó có thể vượt quá tỷ suất sinh lời của một chứng khoán có cùng mức độ rủi ro
b. Cổ phiếu có tính phòng thủ: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán không sụt giảm trong
thời kỳ mà toàn thị trường sụt giảm hoặc sụt giảm ít hơn thị trường. Là một chứng
khoán có beta thấp hoặc âm theo CAPM
c. Cổ phiếu có tính chu kỳ: Tỷ suất sinh lời thay đổi lớn (nhạy cảm hơn) so với thay đổi
trong tỷ suất sinh lời của toàn thị trường. Theo CAPM một chứng khoán có beta cao
hơn beta thị trường. Một chứng khoán mang tính chu kỳ là chứng khoán của bất kỳ
công ty nào có tỷ suất sinh lời biến động nhiều hơn so với toàn bộ thị trường.
d. Cổ phiếu có tính đầu cơ: Là một chứng khoán được định giá cao, có nhiều khả năng
sinh lời khi thị trường điều chỉnh giá về giá trị đúng, thì tỷ suất sinh lời của chứng
khoán thấp hoặc âm. Có thể là một công ty có tăng trưởng cao và đang được bán ở
mức P/E cao.
e. Cổ phiếu giá trị: Là một chứng khoán được định giá thấp vì một vài lý do nào đó hơn
là tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận. Đặc tính phổ biến là: tỷ suất cổ tức cao, P/BV
hoặc P/E thấp.
1.3.4.8 Định giá cổ phần thường
Hình 1.6: Phương pháp định giá cổ phần
Phương pháp định giá cổ phần
Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền
Hiện giá dòng cổ tức (DDM)
Hiện giá dòng tiền hoạt động tự do
Hiện giá dòng tiền tự do cổ phần
Kỹ thuật định giá tương đối
Tỷ số giá/thu nhập (P/E)
Tỷ số giá/dòng tiền (P/CF)
Tỷ số giá/giá trị sổ sách (P/BV)
Tỷ số giá/doanh số (P/S)
19
1.3.4.9 Phân tích SWOT
Bảng 1.1: Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
Chất lượng sản phẩm cao
Thương hiệu mạnh
Thiết lập các kênh phân phối hiệu quả
Mạnh về R&D
Nguồn tài chính dồi dào
Tổ chức quản lý hiệu quả
Khách hàng trung thành
Dẫn đầu về thị phần
Điểm yếu (Weaknesses)
Khi các đối thủ cạnh tranh khai thác
những lợi thế để tấn công công ty. Các
điểm yếu như:
Nguồn tài chính yếu hơn các đối thủ
Chưa có được thương hiệu
Đội ngũ nhân viên trình độ, kỹ năng thấp
Tổ chức quản lý chưa hiệu quả…
Nhập diện được điểm yếu sẽ giúp công ty
lựa chọn các chiến lược nhằm hạn chế
hay khắc phục chúng.
Cơ hội(Opportunities)
Là các yếu tố thuộc về môi trường
kinh doanh mà có lợi cho công ty:
Thị trường sản phẩm của công ty tăng
trưởng
Cạnh tranh giảm
Thay đổi tỷ giá theo hướng có lợi
Sự xuất hiện của những thị trường mới
hoặc phân khúc sản phẩm
Niềm tin đối với viễn cảnh của ngành
và công ty tăng
Nhận diện để lựa chọn các chiến lược
nhằm khai thác các cơ hội
Thách thức (Threats)
Các yếu tố thuộc về môi trường kinh
doanh mà bất lợi cho doanh nghiệp, cản
trở doanh nghiệp đạt các mục tiêu đề ra:
Thị trường nội địa tăng trưởng chậm
Những quy định mới của chính phủ
Sự gia tăng cạnh tranh trong ngành
Mối đe dọa các đối thủ mới gia nhập
ngành
Mặc cả của người mua và người bán
Công nghệ mới làm sản phẩm lỗi thời
Nhận diện được thách thức để giúp công
ty giảm thiểu đối mặt với nó
20
1.4 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1.4.1 Khái niệm phân tích kỹ thuật
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ
phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước
mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ
nguyên cổ phiếu trên thị trường.
Những giả thiết cơ bản mà phân tích kỹ thuật lấy làm cơ sở
Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có
thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương
hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)
Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng
thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai
Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu
Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi
nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều
đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.
1.4.2 Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp được biết đến nhiều
nhất về việc xác định các xu hướng chính trên thị trường chứng khoán. Mục đích của lý
thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính hay còn gọi là sự dịch
chuyển cơ bản của thị trường.
Một khi xu hướng đã được xác lập, thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến
khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra. Lý thuyết Dow liên quan đến phương hướng của
một xu hướng và nó không có giá trị dự báo đối với những khoảng thời gian hay phạm vi
sau cùng của xu hướng.
Sáu nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow
1.4.2.1 Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường
Những thay đổi trong các mức giá đóng cửa hàng ngày phản ánh một cái nhìn tổng hợp
và tình cảm của tất cả những người tham gia vào thị trường chứng khoán, cả những nhà
đầu tư hiện tại và những nhà đầu tư tiềm năng.
Vì thế mà nó được giả định rằng, qui trình này phản ánh tất cả hành động thị trường
được biết đến và có thể dự đoán được, điều này có thể tác động đến mối quan hệ cung cầu
của cổ phiếu.
21
1.4.2.2 Thị trường có 3 sự dịch chuyển
Sự dịch chuyển chính. Sự dịch chuyển quan trọng nhất là xu hướng chính, nói chung sự
dịch chuyển này được biết đến như là thị trường đầu cơ giá lênh hoặc thị trường đầu cơ giá
xuống. Những sự dịch chuyển này thường kéo dài từ ít hơn một năm đến vài năm.
Những phản ánh thứ cấp. Phản ánh thứ cấp hay trung gian được định nghĩa như là “một
sự sụt giảm quan trọng trong một thị trường đầu cơ giá lên hoặc một sự tăng giá quan
trọng trong một thị trường đầu cơ giá xuống, thường kéo dài 3 tuần đến nhiều tháng, trong
suốt thời kỳ này, sự dịch chuyển nhìn chung thoái lùi từ 33 tới 66% mức thay đổi giá từ
điểm kết thúc của phản ứng thứ cấp có trước.
Những sự dịch chuyển nhỏ. Sự dịch chuyển nhỏ kéo dài từ vài giờ đến không quá 3
tuần. Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của dịch chuyển chính cũng
như sự dịch chuyển thứ cấp; nó không có giá trị dự báo đối với những nhà đầu tư dài hạn.
Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì các sự dịch chuyển trong ngắn hạn có thể bị thao túng
ở mức độ nào đó, không giống như các xu hướng chính hau thứ cấp.
1.4.2.3 Những đường xu hướng chỉ ra sự dịch chuyển
Dow đã tập trung sự chú ý của mình vào những xu hướng chính, xu hướng mà ông ta
cảm thấy thường xảy ra trong 3 giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn tích lũy, giai đoạn tham gia
công chúng, giai đoạn phân phối.
Giai đoạn tích lũy thể hiện việc mua có hiểu biết của hầu hết các nhà đầu tư tinh thông.
Nếu xu hướng trước đó là xu hướng giảm, thì tại thời điểm này những nhà đầu tư tinh
thông nhận ra rằng thị trường đã tiêu hóa hết những thông tin “xấu”.
Giai đoạn tham gia công chúng, là giai đoạn mà ở đó hầu hết các nhà theo xu hướng
phân tích kỹ thuật bắt đầu tham gia vào thị trường, xảy ra khi các mức giá bắt đầu gia tăng
một cách nhanh chóng và những tin tức kinh doanh sẽ được cải thiện.
Giai đoạn phân phối xảy ra khi các tờ báo bắt đầu đưa tin những câu chuyện thị trường
đầu cơ giá lên; khi những tin tức kinh tế trở nên tốt hơn; và khi khối lượng có tính đầu cơ
và sự tham gia công chúng gia tăng. Suốt giai đoạn này, những nhà đầu tư có hiểu biết như
nhau bắt đầu “tích lũy” đến gần đáy thị trường đầu cơ giá xuống (khi không một ai khác
muốn mua) bắt đầu phân phối trước khi bất kỳ một người nào khác bắt đầu bán ra
Một sự tăng lên trong giới hạn của “đường xu hướng” này chỉ ra sự tích lũy và những
dự đoán giá cao hơn, và ngược lại. Khi đường này xảy ra ở khoảng giữa của sự tăng giá
chính, nó sẽ thực sự hình thành nên sự dịch chuyển thứ cấp dưới dạng đường ngang và nó
sẽ bị đối sử tương tự.
22
1.4.2.4 Các mối quan hệ giá và khối lượng sẽ tạo ra nền tảng cơ bản
Mối quan hệ cơ bản là khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm. Nếu
khối lượng trở nên ứ đọng khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm, thì một lời cảnh báo rằng
xu hướng chính có khả năng bị đảo ngược. Nguyên tắc này chỉ được sử dụng như một
thông tin nền tảng, bởi vì bằng chứng thuyết phục của sự đảo ngược xu hướng có thể chỉ
được đưa ra theo giá của những mức trung bình tương ứng.
1.4.2.5 Hành động giá xác định xu hướng
Các dấu hiệu tăng giá được đưa ra khi có những sự tăng giá liên tiếp tạo ra các đỉnh
trong khi các đáy của sự giảm giá xen vào là cao hơn đáy trước đó. Ngược lại, các dấu
hiệu của sự giảm giá xuất phát từ một chuổi các đỉnh và đáy giảm dần
1.4.2.6 Danh mục phải được xác nhận (hai danh mục củng cố lẫn nhau)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của lý thuyết Dow là sự dịch chuyển của
hai chỉ số bình quân ngành công nghiệp và chỉ số ngành giao thông vận tải nên luôn được
quan tâm cùng nhau; nghĩ là hai chỉ số phải củng cố lẫn nhau.
Tóm lại, lý thuyết Dow quan tâm đến việc xác định hướng của xu hướng thị trường,
không xác định khoản thời gian sau cùng của xu hướng. Một khi đã được xác nhận xu
hướng bởi cả hai chỉ số thì xu hướng mới được giả định là tồn tại mãi tới khi một sự xác
nhận lại bởi cả hai chỉ số diễn ra.
Mỗi thị trường giá lên và giá xuống có ba giai đoạn riêng biệt. Cả sự nhận dạng các giai
đoạn này và sự xuất hiện bất kỳ sự trái ngược nào trong mối quan hệ khối lượng và giá cả
đưa ra nhiều tín hiệu hữu ích rằng một sự đảo ngược trong xu hướng đang diễn ra. Các
chứng cứ bổ sung thì đặc biệt hữu ích khi mà hành động của chỉ số giá tự chúng không đi
đến kết luận.
1.4.3 Lý thuyết sóng Elliot
Ralgh Nelson Elliot (1871-1984) được xem là người đầu tiên ứng dụng chuổi Fibonacci
như một công cụ phân tích đầu tư đáng tin cậy để phát triển lý thuyết sóng mang tên mình.
1.4.3.1 Mô hình cơ bản
Sóng 1 (sóng tiến): Một sóng đi lên nằm trong xu hướng tăng.
Sóng 2 (sóng lùi): Một sóng đi xuống ngược với xu hướng đi lên của sóng chính. Sau
khi giá tăng lên đáng kể, các nhà đầu tư nhận ra rằng thị trường đã mua quá mức. Cùng
thời gian này, sóng 2 tạo ra khi những người mua ban đầu quyết định chốt lời trong khi
những người mới tham gia bắt đầu vào vị thế bán. Giá bị đảo chiều, nhưng nói chung
không vượt quá xu hướng đi lên ban đầu đã thu hút người mua tại sóng 1.
23
Hình 1.7: Mẫu hình sóng Elliot cơ bản
Sóng 3 (sóng tiến): một sóng đi lên nằm trong xu hướng đi lên của sóng chính. Thông
thường sóng 3 là một sóng lớn và sẽ bao gồm 5 sóng nhỏ, sóng 3 thể hiện sự phục hồi
mạnh mẽ, khi một số lượng lớn các nhà đầu tư trong sóng 2 nắm được cơ hội mua. Với
một số lượng lớn người mua làm cho giá vượt cả đỉnh được tạo lập tại sóng 1.
Sóng 4 (sóng lùi): Một sóng thứ cấp đi xuống ngược với xu hướng đi lên của sóng
chính. Người mua bắt đầu mệt mỏi và muốn thu hồi lợi nhuận nhằm phản ứng với tín hiệu
mua quá mức. Nói chung, vẫn có một số lượng đáng kể người mua, vì thế sự sụt giá ở đây
là tương đối thấp.
Sóng 5 (sóng tiến): Một sóng thứ cấp đi lên nằm trong xu hướng đi lên của sóng chính.
Sóng 5 thể hiện chuyển động sóng cuối cùng trong chuổi sóng này. Tại điểm này, toàn bộ
người mua bị hút nhiều bởi sự ham muốn bởi các tín hiệu cơ bản để mua, và đẩy giá lên
cao bất thường. Sự lên giá này tạo nên một sóng chuyển động cao hơn trước khi một sự
đảo chiều xuất hiện. Mức đỉnh trong sóng 5 thường xảy ra đồng thời cùng với sự phân kỳ
của trong chỉ số RSI
Sóng A: Sự điều chỉnh để phục hồi. Sóng A xuất hiện một sự điều chỉnh cho phục hồi
Sóng B: Điều chỉnh thị trường giá xuống. Sóng B có xu hướng tạo nên một cơ hội để
bán khi các nhà đầu tư khác thu về lợi nhuận trong quá trình kinh doanh vị thế mua hoặc
để thoát khỏi vị thế mua của họ.
Sóng C: Xác nhận sự phục hồi đã kết thúc. Sóng C là sóng cuối cùng của chu kỳ. Tại
điểm này, sóng 3 thường phá vỡ đường chống đỡ chính và hầu hết các thông số của phân
tích kỹ thuật đều xác định rằng sự phục hồi đã kết thúc.
24
1.4.3.2 Sóng trong sóng
Thị trường lên có 5 sóng: 3 sóng chính và 2 sóng phụ. Mỗi sóng chính lại chia ra làm 5
sóng nhỏ. Sóng phụ thì chia làm 3 sóng nhỏ
Thị trường xuống vẫn có 3 sóng: 2 sóng chính và 1 sóng phụ. Mỗi sóng chính lại chia
ra làm 5 sóng nhỏ, sóng phụ chỉ chia ra làm 3 sóng nhỏ.
1.4.3.3 Nguyên tắc đếm sóng
Bước sóng 2 không được lùi quá 100% bước sóng 1
Sóng 4 không được lùi về mức cao nhất của sóng 1
Sóng 3 phải là sóng tiến dài nhất.
1.4.4 Lý thuyết Fibonacci
Dãy số Fibonacci: 1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,…
Quy luật của dãy số:
Dãy số Fibonacci tuân theo công thức: P(n)=P(n-1) +P(n-2)
Nếu lấy 3 số bất kỳ liền kề nào, thì chênh lệch giữa bình phương số ở giữa tích của 2 số
ở 2 bên luôn bằng 1. Nếu lấy 4 số bất kỳ liền kề nào thì tích của 2 số ngoài cùng luôn lớn
hơn hoặc nhỏ hơn tích của 2 số ở giữa 1 đơn vị
Tổng số của 10 số bất kỳ kế tiếp nào sẽ luôn luôn bằng với tích của số thứ 7 của dãy 10
số này nhân với 11. Tỉ số giữa những số cạnh nhau luôn có xu hướng tiến về một hằng số
là 0.618 gọi là “phi”
Nghịch đảo của số này hoặc 1+ “phi” có giá trị 1.618.
0,618 và 1.618 có ý nghĩa gì?
Cánh của những bông hoa, vỏ ốc, quĩ đạo của những hành tinh và chức năng sinh lý
con người… đều liên quan chặt chẽ đến những số này.
Nếu như tỉ số Fibonacci rất phổ biến trong tự nhiên thì nó cũng sẽ có ý nghĩa trong thị
trường tài chính, nơi mà cuối cùng vẫn là sự phản ánh hành vi tự nhiên của con người.
Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, tỷ số Fibonacci thường được diễn giải theo 3 giá trị
phần trăm: 38.2%, 50%, và 61.8%. Nhiều tỷ lệ khác có thể được sử dụng khi cần thiết,
như 23.6%, 161.8%, 423%... Có 4 phương pháp chính trong việc áp dụng dãy Fibonacci
trong tài chính: Retracements, Arcs, Fans, và Time Zones.
Các kết quả nghiên cứu về Fibonacci này không có ý định làm kim chỉ nam cho việc
xác định thời gian xâm nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích
trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Đa phần các nhà đầu tư sử dụng kết hợp cả 4
phương pháp Fibonacci này để có thể đưa ra các mức dự đoán chính xác hơn.
25
1.4.5 Đồ thị nến Nhật (candle stick)
Hình 1.8: Nến Nhật
Ứng dụng của nến Nhật
Nắm bắt được tâm lý của thị trường, trả lời cho câu hỏi: “Thị trường đang nghĩ
gì?”
Biểu diễn được nhiều hành động giá khác nhau, từ đó xác định được xu hướng giá
sẽ được củng cố hoặc sắp có sự đảo chiều.
Kết hợp với các công cụ PTKT khác, giúp xác định tốt điểm vào và thoát khỏi vị
thế giao dịch.
1.4.6 Các công cụ chỉ báo khác
1.4.6.1 Đường xu hướng (Trendline)
Đường xu hướng cho thấy một thay đổi nhất quán trong biến động giá (có ý nghĩa là
thay đổi trong kỳ vọng nhà đầu tư).
1.4.6.2 Đường trung bình di động (Moving Average)
Khoảng thời gian phổ biến được dùng trong trung bình trược là 10, 20, 50, 200.
Trong xu hướng giá lên, đường SMA ngắn hạn phải nằm trên đường SMA dài hạn, và
giá hiện tại phải nằm trên đường SMA.
Mua vào khi đường xu hướng mạnh hướng trở lại đường trung bình trượt
Mua vào tại điểm cắt nhau của các đường MA
1.4.6.3 Dãi băng Bollinger (Bollinger bands)
Được phát triển bởi John Bollinger, công cụ này bao gồm:
26
Một đường trung bình di động 20 kỳ.
Một đường thể hiện 2 độ lệch chuẩn nằm phía dưới của đường MA 20 chu kỳ.
Khi giá chạm vào đường biên độ trên, thị trường được xem là quá mua (overbought),
ngược lại tại biên độ dưới là quá bán (oversold)
Khi dãi Bollinger bị thu hẹp thì đó là tín hiệu cho thấy giá cả sắp có một đợt bức phá.
1.4.6.4 Momentum
Chỉ số momentum đo lường tốc độ thay đổi giá, được sử dụng như một chỉ báo sự thay
đổi trong xu hướng giá.
Đường momentum cắt đường 0 ở phía trên thì mua vào và ở phía dưới thì bán ra.
Momentum phát huy tốt ở thị trường mà giá cả biến động theo xu hướng.
1.4.6.5 Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index)
RSI chính là đường momentum được cải biến. RSI làm mượt đường momentum bằng
công thức: RSI = 100 – [100/(1+RS)]
RS = Giá đóng cửa trung bình các ngày tăng trong x ngày/Giá đóng của các ngày giảm
trong x ngày (thông thường chọn x = 14)
RSI có giá trị từ 0 tới 100, giá trị này phản ánh tương quan sức mạnh giữa bên mua và
bên bán. RSI có 2 mức ngưỡng: 30 (oversold) và 70 (overbought), và khi RSI trên 50 thể
hiện giá lên và dưới 50 thể hiện giá xuống.
1.4.6.6 Đường trung bình di động hội tụ - phân kỳ (MACD)
Công cụ MACD bao gồm:
Đường MACD (MACD line): được tạo ra bởi sự chênh lệch giữa đường trung bình di
động sang bằng mũ (EMA) 12 kỳ và 26 kỳ.
Đường tín hiệu(MACD signal line): là đường EMA 9 kỳ của đường MACD.
Biểu đồ MACD (MACD Histogram): thể hiện sự chênh lệch giữa đường MACD và
đường tín hiệu.
Khi đướng MACD ở trên đường tín hiệu thì biểu đồ MACD là dương, ngược lại ở dưới
là âm.
Lưu ý: Tín hiệu mua vào xuất hiện khi hình thành sự phân kỳ dương và biểu đồ MACD
vượt trên đường 0. Tín hiệu bán ra khi hình thành sự phân kỳ âm và biểu đồ MACD xuống
dưới đường 0.
Nếu xu hướng dài hạn đang tăng, chỉ xem xét những phân kỳ dương và đường MACD-
H vượt qua đường 0. Nếu xu hướng dài hạn đang giảm, chỉ xem xét những phân kỳ âm và
đường MACD-H xuống dưới đường 0.
27
1.5 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ – ĐỊNH LƯỢNG
1.5.1 Bản chất của phân tích dữ liệu
Dữ liệu chỉ là các số liệu thô và bản thân chúng không phải là tri thức. Trình tự đi từ
dữ liệu đến tri thức là: từ dữ liệu đến thông tin, từ thông tin đến sự kiện, và cuối cùng là từ
sự kiện đến tri thức.
Dữ liệu trở thành thông tin khi nó liên quan đến vấn đề nhận thức, kết luận và quyết
định của người nghiên cứu. Thông tin trở thành sự kiện khi thông tin hỗ trợ cho việc ra
quyết định. Sự kiện trở thành tri thức khi nó được dùng để hoàn tất quá trình ra quyết định
một cách thành công.
Hình 1.9: Quá trình tư duy thống kê
Hình trên minh họa cho quá trình tư duy thống kê dựa trên dữ liệu trong việc xây
dựng các mô hình thống kê để ra các quyết định trong hoàn cảnh không có đầy đủ thông
tin như mong muốn.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần phân tích dữ liệu thống kê. Thống kê xuất phát từ nhu
cầu đặc tri thức trên nền tảng chứng cứ có hệ thống. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu các
qui luật xác suất, sự phát triển của các thang đo lường, các đặc tính của dữ liệu và mối
quan hệ…
1.5.2 Thống kê và phân tích dữ liệu
Thống kê là tập hợp các phương pháp dùng để thu thập, phân tích trình bày và diễn
giải dữ liệu. Các phương pháp thống kê được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và
giúp nhận ra, nghiên cứu, và giải quyết những vấn đề phức tạp. trong thực tế kinh tế xã
Mức độ chính xác của
mô hình thống kê
x
Hiểu biết, tri thức
x Sự kiện
x
Thông tin
x
Dữ liệu
x
Mức độ cải thiện
các quyết định
x
28
hội, những phương pháp này giúp người ra quyết định và nhà quản lý ra các quyết định tốt
hơn trong các hoàn cảnh không chắc chắn.
Những khối lượng thông tin thống kê khổng lồ điều có sẵn trong nền kinh tế và xã hội
ngày nay nhờ những tiến bộ liên tục trong công nghệ thông tin. Để phát triển kinh tế và
thay đổi xã hội, các nhà nghiên cứu và quản lý phải có khả năng hiểu được thông tin và sử
dụng thông tin một cách hiệu quả.
Phân tích dữ liệu cung cấp kinh nghiệm thực hành được đúc kết để đẩy mạnh việc
ứng dụng tư duy thống kê và kỹ thuật thống kê nhằm hiểu rõ các hiện tượng nghiên cứu
làm cơ sở cho việc ra các quyết định phù hợp.
1.5.3 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng (NCĐL) là những nghiên cứu thu được các kết quả bằng việc
sử dụng những công cụ đo lường, tính toán với những con số cụ thể.
1.5.3.1 Mục tiêu của nghiên cứu định lượng
Khẳng định suy rộng và dự báo,
Để nhận dạng vấn đề
Kiểm định một lý thuyết hay một giả thiết,
Đo lường các con số, và phân tích bằng các kỹ thuật thống kê,
Lập kế hoạch sản xuất
Để tính toán lựa chọn phương án tối ưu (Quyết định đầu tư, lựa chọn các
phương án qui hạch…)
1.5.3.2 Các phương pháp toán ứng dụng trong phân tích định lượng
Hình 1.10: Các phương pháp ứng dụng trong phân tích định lượng
Thống kê toán: Là một bộ phận của toán học ứng dụng dành cho các phương pháp xử
lý và phân tích số liệu thống kê, mà các ứng dụng chủ yếu của nó trong quản lý là các
phương pháp xử lý kiểm tra và dự đoán (dự đoán, điều tra chọn mẫu,…)
Các phương pháp
Thống kê toán Mô hình toán Vận trù học
29
Mô hình toán: Là sự phản ánh những thuộc tính cơ bản nhất định của các đối tượng
nghiên cứu kinh tế, là công cụ quan trọng cho việc triều tượng hóa một cách khoa học các
quá trình và hiện tượng kinh tế.
Khoa học kinh tế từ lâu đã biết sử dụng các mô hình kinh tế lượng như mô hình hàm
sản xuất Codd – Douglas, mô hình cung cầu, giá cả v.v…
Vận trù học: Là khoa học có mục đích nghiên cứu các phương pháp phân tích nhằm
chuẩn bị căn cứ chính xác cho các quyết định, đối tượng của nó là hệ thống, tức là tập hợp
các phần tử và hệ thống còn có tác động qua lại với nhau nhằm đạt tới mục tiêu nhất định.
Vận trù học bao gồm nhiều nhánh khoa học ứng dụng gộp lại: (1) Lý thuyết tối ưu
(bao gồm: quy hoạch tuyến tính, quy hoạch động, quy hoạch ngẫu nhiên, quy hoạch
nguyên, quy hoạch 0-1, quy hoạch đa mục tiêu, lý thuyết trò chơi…); (2) Lý thuyết đồ thị
và sơ đồ mạng lưới; (3) Lý thuyết dự trữ bảo quản; (4) Lý thuyết tìm kiếm;…
Các phương pháp và mô hình cơ bản:Thống kê mô tả; Phương pháp phân tích hồi
qui;Các phương pháp dự báo; Mô hình toán (quy hoạch tuyến tính, quy hoạch nguyên, quy
hoạch phi tuyến tính); Mô hình mạng; Phân tích Markov,…
1.5.3.3 Các bước tiến hành phân tích định lượng
Hình 1.11: Các bước tiến hành định lượng
Xác định vấn đề
Thu thập dữ liệu
Xây dựng mô hình
Tính toán
Phân tích kết quả
Áp dụng kết quả
30
1.6 TỔNG HỢP ƯU, NHƯỢC ĐIỂM, TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG CỦA PHÂN TÍCH
CƠ BẢN, PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, PHÂN TÍCH THỐNG KÊ – ĐỊNH LƯỢNG
Từ những đặc điểm cũng như bản chất của ba phương pháp phân tích trên ta có thể
thấy được những ưu, nhược điểm của từng phương pháp phân tích để từ đó áp dụng chúng
một cách linh hoạt trong quy trình đầu tư cổ phiếu
Bảng 1.2: Tổng hợp ưu nhược điểm
PTCB PTKT PTTK - ĐL
Ưu
điểm
Cho thấy được giá
trị nội tại của cổ
phiếu
Đánh giá được một
cổ phiếu đang bị
định giá thấp hay
cao
Đưa ra các tín hiệu
mua bán phù hợp
Giúp có thể đoán
được tâm lý nhà
đầu tư
Cho thấy xu hướng
của thị trường
Giúp sàn lọc các cổ
phiếu để thực hiện
phân tích chi tiết
Định giá một cách
khách quan theo sự
đánh giá của thị
trường
Nhược
điểm
Không cho thấy thời
điểm mua, bán cổ
phiếu một cách hợp
lý
Khó cho thấy được
tâm lý nhà đầu tư
Không cho biết giá
trị nội tại của cổ
phiếu
Ít được sử dụng
cho dài hạn
Chưa cho biết thời
điểm tốt nhất để thực
hiện giao dịch
Không cho thấy được
xu hướng thị trường
trong tương lai
Trường
hợp áp
dụng
Áp dụng khi phân
tích tình hình kinh tế
của nền kinh tế,
ngành và công ty
Khi đã xác định
được cổ phiếu cần
mua, bán thì PTKT
sẽ giúp chọn thời
điểm thích hợp để
thực hiện
Khi sàn lọc những cổ
phiếu có những thông
số tài chính tốt cho
từng thời điểm để từ
đó tiến hành phân
tích chi tiết
Qua bảng tổng hợp trên chúng ta thấy phân tích thống kê, định lượng phù hợp để sàn
lọc cổ phiếu trong bước đầu tư đi tìm cổ phiếu tiềm năng.
Tiếp theo sau khi sàn lọc được những cổ phiếu ban đầu thì chúng ta thực hiện phân
tích và trong giai đoạn này phân tích cơ bản đóng vai trò cực kỳ quan trọng cùng với sự hỗ
trợ của phân tích kỹ thuật cũng như phân tích thống kê, định lượng
Khi đã chọn được những cổ phiếu cuối cùng để thực hiện giao dịch thì phân tích kỹ
thuật lại đóng vai trò quan trọng trong việc chọn thời điểm mua cũng như bán cổ phiếu
bên cạnh việc tham khảo những biến động trong các yếu tố của phân tích thống kê, định
lượng và cơ bản.
31
CHƢƠNG 2
QUY TRÌNH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BẢO MINH
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) được thành lập theo Quyết
định số 1164TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994 và được phép hoạt động theo Giấy chứng
nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 04TC/GCN ngày
20/12/1994 của Bộ Tài chính với 100% vốn Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Năm 2004, Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cổ phần hóa và
chuyển sang mô hình Tổng công ty cổ phần căn cứ theo các Quyết định số 1691/2004/QĐ-
BTC ngày 03/06/2004 và 2803/QĐ-BTC ngày 30/08/2004 của Bộ Tài chính.
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động kinh doanh theo mô
hình Tổng công ty Cổ phần từ ngày 01/10/2004.
Tên công ty : Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Tên tiếng Anh : BaoMinh Insurance Corporation
Tên viết tắt : Bảo Minh (hay BaoMinh khi viết tiếng Anh)
Trụ sở : 26 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : (08) 829 4180
Fax : (08) 829 4185
Email : baominh@baominh.com.vn
Website : www.baominh.com.vn
Giấy PTL&HĐ : số 27GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp ngày 08/09/2004.
Tài khoản : 001.004761.121
Ngân hàng : Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), Chi nhánh TP. HCM
Ngành nghề kinh doanh:
o Kinh doanh bảo hiểm
Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường không;
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
Bảo hiểm trách nhiệm chung;
32
Bảo hiểm hàng không;
Bảo hiểm xe cơ giới;
Bảo hiểm cháy, nổ;
Bảo hiểm nông nghiệp
Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác.
o Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả
các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
o Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất,
đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
o Tiến hành hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau:
Mua trái phiếu chính phủ;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
Kinh doanh bất động sản;
Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
o Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh
Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh kế thừa các hoạt động của Công ty Bảo hiểm Tp.
Hồ Chí Minh sau khi đã được cổ phần hóa.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh, Tổng công ty chủ trương xóa bỏ việc giao định
mức biên chế tuyển dụng lao động, quyết định bổ nhiệm các thành viên Ban điều hành, bổ
nhiệm giám đốc, phó giám đốc và phụ trách kế toán tại các công ty thành viên.
Đồng thời, Tổng công ty đã cơ bản xóa bỏ tình trạng lãnh đạo Tổng công ty kiêm
nhiệm chức danh giám đốc các công ty thành viên.
Thêm vào đó, Tổng công ty cũng đã ban hành quy chế làm việc của Ban điều hành và
quy định việc phân cấp và quản lý nhân sự cho các công ty thành viên. Các công ty thành
viên hoạt động theo mô hình tổ chức mới với đầy đủ số lượng phòng, ban, số cán bộ nhân
viên tương ứng theo phân hạng của Tổng Công ty.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất của Bảo Minh theo Luật Doanh nghiệp và
Điều lệ của Bảo Minh.
33
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Bảo Minh
Nguồn: Bảo Minh
BAN KIỂM
SOÁT
ĐẠI HỘI CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU
HÀNH
TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO
CÁC CÔNG TY
THÀNH VIÊN
BAN QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ
BAN MARKETING VÀ QL
ĐẠI LÝ
BAN BỒI THƯỜNG
BAN TÁI BẢO HIỂM
BAN ĐẦU TƯ
BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ
BAN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
BAN KIỂM TOÁN VÀ KIỂM
TRA NỘI BỘ
VĂN PHÒNG II TẠI HÀ NỘI
VĂN PHÒNG
34
ĐHĐCĐ có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn
hạn về phát triển của Bảo Minh; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; phương án phân
phối, sử dụng lợi nhuận; chia cổ tức và trích lập, sử dụng các quỹ theo đề nghị của Hội
đồng quản trị; bầu và bãi miễn HĐQT, BKS; quyết định loại và số lượng cổ phần phát
hành; sửa đổi bổ sung Điều lệ; tổ chức lại và giải thể Bảo Minh;....
Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan quản lý Bảo Minh, bao gồm 07 thành viên, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Bảo Minh
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền.
HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hàng năm của Bảo Minh; xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh; quyết
định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Bảo Minh; đưa ra các biện pháp, các quyết
định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.
Ban kiểm soát
Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban
kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành của Bảo Minh. Ban kiểm soát hoạt động độc lập
với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Bảo Minh.
Ban Điều hành
Ban Điều hành là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Bảo Minh, chịu
trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT toàn bộ việc tổ chức sản xuất kinh doanh và thực
hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Bảo Minh.
2.1.3 Định hƣớng hoạt động
-Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành một Tổng Công ty cổ
phần bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam họat động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính, có thương hiệu, có uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm”
- Tôn chỉ hành động: “Sự an toàn, hạnh phúc và thành đạt của khách hàng và xã hội
là mục tiêu họat động của chúng tôi”
- Phương châm họat động: BẢO MINH –TẬN TÌNH PHỤC VỤ
2.1.4 Chính sách chất lƣợng
- Bảo Minh là Nhà bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam đã xây dựng thành công hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
- Mạnh dạn đầu tư vào chương trình phát triển công nghệ thông tin
35
- Thực hiện thành công dự án FAST - SAP (quản lý tài chính bằng phần mềm kế toán)
2.1.5 Hoạt động đầu tƣ tài chính
Song song với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính của Bảo
Minh đã có sự phát triển mạnh mẽ. Từ lúc mới thành lập chỉ có một vài nghiệp vụ, quá
trình phát triển đến nay đã đa dạng hóa nhiều nghiệp vụ với số dư đầu tư lên đến trên 2000
tỷ đồng. Có thể chia hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh làm 03 giai đoạn:
Từ khi thành lập đến năm 1999: Giai đoạn hình thành và phát triển
Bảo Minh bắt đầu thực hiện đầu tư vốn từ năm 1995 với nguồn vốn đầu tư nhỏ, chỉ
trên 50 tỷ đồng. Giai đoạn này doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh, tỷ lệ tăng trưởng hàng
năm tính cho 05 năm (1995 – 1999) là 92,87%. Số dư đầu tư cũng tăng mạnh chủ yếu là từ
nguồn dự phòng nghiệp vụ, và đạt mức cao nhất vào năm 1999 là 175,91 tỷ tăng 3,39 lần
so với năm đầu 1995.
Năm 1997 Bảo Minh tham gia góp vốn liên doanh thành lập Công ty Bảo hiểm Liên
Hiệp (UIC) với đối tác của Nhật là Tập đoàn Yasuda và Mitsui; góp vốn thành lập Công ty
cổ phần bưu điện, công ty CP Khách Sạn Sài Gòn Hạ Long và Công ty CP khách sạn Sài
Gòn Kim Liên.
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2004: giai đoạn củng cố và phát triển
Bảo Minh bắt đầu thành lập Phòng Đầu Tư Vốn từ năm 2000. Trong 05 năm (2000 –
2004), các chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn đầu tư đều tăng mạnh, vốn chủ sở hữu từ 78
tỷ đến năm 2004 tăng lên 454 tỷ.
Đây là giai đoạn Bảo Minh tập trung đa dạng hóa các mục đầu tư: mua cổ phiếu, ủy
thác cho vay, góp vốn thành lập thêm công ty cổ phần và công ty liên doanh mới với một
đối tác Úc là Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG.
Giai đoạn từ 2005 đến nay: Giai đoạn phát triển tăng mạnh
Nguồn vốn sở hữu tăng mạnh là cuối năm 2004, Bảo Minh chuyển sang hoạt động
theo mô hình công ty cổ phần (giữ nguyên phần vốn của nhà nước đồng thời phát hành cổ
phiếu tăng vốn làm tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn).
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, Bảo Minh đã củng cố, tăng cường
đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp. Doanh thu đầu tư tài chính của Bảo Minh tăng mạnh từ
năm 2007 do có sự tăng vốn từ 434 tỷ lên 755 tỷ.
Đồng thời, cũng trong năm 2007 Bảo Minh đã đàm phán thành công việc chuyển
nhượng vốn góp của Bảo Minh trong liên doanh Bảo Minh – CMG. Lợi nhuận thu được
do việc chuyển nhượng vốn trên 100 tỷ.
36
Bảo Minh đã đầu tư trở lại nền kinh tế hàng ngàn tỷ đồng kể từ khi thành lập và cũng
đã thu được kết quả rất khả quan. Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính có đóng góp
đáng kể cho hoạt động chung của Bảo Minh, nhất là trong những năm gần đây, khi mà
tình hình cạnh tranh phí bảo hiểm này càng gay gắt, buộc các công ty bảo hiểm phải hạ phí
bảo hiểm cho khách hàng.
2.2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN BẢO MINH
2.2.1 Mô hình sàn lọc cổ phiếu
Theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10,
chương V, điều 98 thì việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo an toàn,
hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng
bảo hiểm.
Do đó, Bảo Minh thường đầu tư vào những cổ phiếu niêm yết của những công ty có
tình hình kinh doanh tốt và tính thanh khoản của cổ phiếu trên sàn giao dịch cao.
Tình hình công ty hoạt động tốt và cổ phiếu có tính thanh khoản cao cũng là các tiêu
chí quan trọng mà Bảo Minh đã áp dụng vào xây dựng mô hình để sàn lọc, tìm kiếm các
cổ phiếu tiềm năng để từ đó tiếp tục tiến hành phân tích chi tiết.
Mô hình:
Score1∶ A×EPS + B×P/E + C×ROE + D×ROA + E×P/B
Score2: A1×(KLGD 10days) + B1×EPS + C1×P/E + D1×ROE + E1×ROA
Total: M1×Score1 + M2×Score2
Tỷ số tác động mạnh nhất đến Score1 là EPS được thể hiện qua hệ số A có giá trị
tuyệt đối cao nhất, điều này nói lên phương trình này dùng để sàn lọc những cổ phiếu
được đánh giá là có hoạt động kinh doanh tốt.
Tương tự thì tỷ số tác động mạnh nhất đến Score2 là KLDG 10days được thể hiện qua
hệ số A1 có giá trị tuyệt đối cao nhất, con số này nói lên phương trình này dùng để sàn lọc
những cổ phiếu có tính thanh khoản cao của các công ty.
Từ những tiêu chí để đánh giá cổ phiếu của các công ty và tìm được Score1 và
Score2. Khi đó thế Score1 và Score2 vào phương trình Total với các hệ số tương ứng là
M1, M2. Từ phương trình này có thể sàn lọc ra những cổ phiếu của những công ty hoạt
động tốt và tính thanh khoản của cổ phiếu trên sàn giao dịch cũng cao.
KLDG 10days càng cao thì Score càng cao
EPS càng cao thì Score càng cao
37
P/E càng cao thì Score càng thấp
ROE càng cao thì Score càng cao
ROA càng cao thì Score càng cao
P/B càng cao thì Score càng thấp
Sau khi tìm được những cổ phiếu qua bước sàn lọc cơ bản thì chúng ta sẽ tiếp tục
phân loại theo ngành nghề, hay xếp sắp theo những tiêu chí chi tiết hơn để từ đó tìm kiếm
một vài cổ phiếu tìm năng để thực hiện phân tích chi tiết.
Trong quá trình ứng dụng mô hình sàn lọc này, công ty cũng chú trọng xây dựng các
chỉ số và đưa vào mô hình để mô hình ngày càng hoàn thiện. Chẳng hạn, một chỉ số mà
công ty đang xây dựng là tỷ số profit operation/capital operation.
Tùy vào từng thời điểm mà tỷ số này được sử dụng một cách linh hoạt. Chẳng hạn,
hiện tại lãi suất của các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay dao động từ 16 – 18% thì để
đảm bảo doanh nghiệp có lời thì tỷ số profit operation/capital operation phải trên 18%.
2.2.2 Đánh giá mô hình sàn lọc cổ phiếu
Trong giới hạn phạm vi tiếp cận mô hình ở dạng tổng quát. Do đó, khó có thể nhận
xét được mức độ chính xác của mô hình mà chỉ quan tâm đến tính ứng dụng thực tế của
mô hình
Ƣu điểm:
Với mục đích là để sàn lọc cổ phiếu thì có thể nói rằng mô hình này đã đáp ứng đầy
đủ các tiêu chí để sàn lọc cổ phiếu mà Bảo Minh đề ra khi thực hiện đầu tư những cổ
phiếu niêm yết đó là: chọn lọc những cổ phiếu của những công ty có tình hình hoạt động
kinh doanh tốt và cổ phiếu này phải có tính thanh khoản cao.
Các biến trong mô hình là những biến dễ dàng thu thập trên thị trường
Nhƣợc điểm
Vì đây chỉ là bước sơ lọc cổ phiếu để tiến hành phân tích chi tiết nên việc đánh giá mô
hình này sẽ chú trọng hơn trong việc là mô hình này đã bỏ qua những cổ phiếu tốt nào. Đó
có thể là cổ phiếu của những công ty có tình hình hoạt động kinh doanh trong hiện tại
không khả quan cho lắm. Tuy nhiên, lại có tiềm năng rất lớn để phát triển trong tương lai.
Và sẽ là rủi ro nếu phải lựa chọn những cổ phiếu không có tính minh bạch cao, không
được thị trường biết đến nhiều. Do đó, tôi nghĩ mô hình này đã chưa có một yếu tố nào để
sàn lọc ra những cổ phiếu có tính minh bạch tốt.
Một thực tế nữa là có nhiều công ty hoạt động tốt trong hiện tại nhưng chưa chắc sẽ
tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai.
38
2.2.3 Quy trình đầu tƣ cổ phiếu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
Hình 2.2: Quy trình đầu tư cổ phiếu
Nguồn: Bảo Minh
1
2
3
4
5
6
7
Chuyên
viên đầu tư
Phó Giám
Đốc Đầu tư
Giám Đốc
Đầu Tư
Ban Điều
Hành Ban
Đầu tư
Phó Giám
Đốc Đầu tư
Chuyên
viên đầu tư
Quy chế đầu tư
Quy chế đầu tư
Quy chế đầu tư
Quy chế đầu
tư, các qui định
pháp luật có
liên quan
Qui chế đầu tư
Quy chế đầu tư
Thu thập thông tin, phân tích,
đánh giá các cơ hội mua, bán
CP, CCQ, lập tờ trình Phó GĐ
Đầu tư
Trình phó GĐ Đầu tư
Trình GĐ đầu tư
Trình BĐH, HĐQT
Tiến hành thủ tục mua, bán cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ
Theo dõi, phân tích, nhận định
danh mục đầu tư định kỳ hàng
tháng, hàng quý
Lưu hồ sơ
39
2.2.4 Đánh giá quy trình đầu tƣ cổ phiếu
Ƣu điểm:
Qua quy trình này ta thấy sự chặt chẽ của quá trình ra quyết định. Một quyết định
mua, bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được thực hiện thì phải qua đề suất của chuyên viên
phân tích, quyết định của Phó Giám Đốc Đầu Tư, Giám Đốc Đầu Tư, Ban Điều hành.
Quy trình cũng đã phân định quyền hạn và trách nhiệm một cách rõ ràng, từ việc phân
tích, ra quyết định và thực hiện việc đầu tư.
Trong cụ thể từng quy trình cũng đã liệt kê chi tiết những điều cần phải phân tích.
Nhƣợc điểm:
Mặc dù quy trình đầu tư cổ phiếu của công ty đã đáp ứng được những mục đích nhất
định. Tuy nhiên, theo tôi thì mô hình vẫn còn nhiều chổ chưa chặt chẽ.
Nhược điểm dễ nhận thấy của quy trình này trước hết là, vì sự chặt chẽ trong quá trình
phân tích và ra quyết định nên quy trình này nhiều khi sẽ bỏ qua nhiều cơ hội mua bán tốt
khi mà giá cổ phiếu của các công ty liên tục biến đổi trên thị trường
Trong quy trình này chưa phân định rõ ràng khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành
một công đoạn trong quy trình.
Trong bước 5 khi được BGĐ và HĐQT đồng ý mua bán cổ phiếu thì Phó Giám Đốc
Đầu tư tiến hành thủ tục mua, bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên có một thực tế
được đặt ra ở đây là: Nếu công ty không thực hiện thành công công việc mua bán cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ thì hướng giải quyết sẽ như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho công ty không thể giao dịch được như: Giá cổ
phiếu của công ty mà công ty đang định đầu tư đã tăng vượt quá giá mà chuyên viên đầu
tư đề xuất, hay trong thời gian chờ quyết định được đầu tư thì giá đã biến đổi.
Giá cổ phiếu đó có thể không mua được trên sàn vì lý do thanh khoản, khi đó có nhiều nhà
đầu tư cá nhân và tổ chức khác cũng tranh mua cổ phiếu này làm cho cổ phiếu này dư trần
liên tục và bên bán thì lệnh đặt ra khá thưa thớt. Đến khi có khả năng mua được cổ phiếu
thì giá cũng đã tăng vượt khỏi giá giới hạn được đề xuất đầu tư. Hoặc đăng ký tham gia
đấu giá không thành công
Về phần Tài liệu viện dẫn/Biểu mẫu: ngoài quy chế đầu tư ra các bước trong quy trình
nên có thêm các quy định của pháp luật liên quan để các khoản đầu tư có tính pháp lý một
cách rõ ràng.
Các ứng dụng của phân tích kỹ thuật tuy được sử dụng nhưng không được đề cập
trong quy trình.
40
2.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI BẢO MINH
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của BMI từ 2005 đến 2009
Nguồn số liệu: BCTC đã được kiểm toán của BMI các năm 2005 - 2009
Biểu đồ trên thể hiện các số liệu thống kê về các khoản lợi nhuận của Bảo Minh từ
2005 đến 2009. Qua các năm trên thì lợi nhuận ĐTTC luôn chiếm phần lớn trong lợi
nhuận của Bảo Minh. Dễ dàng nhận thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
không ổn định qua các năm.
Bên cạnh lợi nhuận từ HĐ KDBH không mang lại kết quả cao thập chí còn bị lỗ nặng
trong những năm 2007, 2008, 2009 thì lợi nhuận ĐTTC lại đóng vai trò bù lỗ cho doanh
nghiệp để duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm.
Qua biểu đồ cũng có thể nói doanh nghiệp đang đầu tư vào những tài sản mang tính
rủi ro thấp và tỷ suất sinh lợi thường cố định. Biểu hiện rõ nhất là trong năm 2008 khi mà
khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra đã làm cho rất nhiều công ty hoạt động trong ngành
tài chính bị lỗ, nhưng Bảo Minh vẫn duy trì được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính.
Cùng với sự giảm lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì lợi nhuận của hoạt
động đầu tư tài chính cũng giúp cho doanh nghiệp duy trì được tăng trưởng dương trong
lợi nhuận trong các năm từ 2005 đến 2009.
41
Trong giai đoạn 2005 đến 2009 thì lợi nhuận từ hoạt động đầu tư luôn đóng vai trò
quan trọng trong lợi nhuận chung của cả doanh nghiệp. Trong khi hoạt động kinh doanh
bảo hiểm đang đóng vai trò thu hút một lượng lớn nguồn vốn thì hoạt động đầu tư tài
chính lại có vai trò là đem khoản vốn này đi đầu tư sinh lời.
Dự báo trong tương lai khi mà các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm
dần và bắt đầu sinh lời thì hoạt động đầu tư tài chính không còn đem lại khoản lợi nhuận
để bù lỗ mà sẽ góp phần tăng thêm lợi nhuận chung của BMI.
Tóm lại, Bảo Minh là một Tổng công ty cổ phần có quá trình hình thành và phát triển
khá lâu đời trong ngành bảo hiểm. Cùng với sự phát triển của công ty thì hoạt động đầu tư
tài chính cũng ngày càng được chú trọng. Bên cạnh những thành quả mà công ty đã được
thì vẫn còn đó những chổ chưa được hoàn thiện.
Để xây dựng và phát triển Bảo Minh thành một Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm hàng
đầu của Việt Nam họat động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có thương hiệu, có
uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm thì Bảo Minh nên cần hoàn thiện hơn trong
mọi lĩnh vực hoạt động của công ty đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính.
42
CHƢƠNG 3
CÁC ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ
3.1 ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA BẢO MINH TRONG
GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
Sáu mục tiêu chiến lược mà Bảo Minh triển khai thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 là:
Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu của thị
trường bảo hiểm Việt Nam, hoạt động đa ngành trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm.
Tuân thủ nguyên tắc hoạt động lấy mục tiêu “Hiệu quả - Tăng trưởng – Đổi mới”
làm nòng cốt.
Hướng mọi hoạt động của chúng ta vào việc phục vụ khách hàng với phương châm
“Bảo Minh – Tận tình phục vụ”.
Đổi mới mô hình tổ chức quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới
với mục tiêu quản lý tập trung, dịch vụ theo địa bàn.
Tăng cường và thúc đẩy mạnh việc tận dụng công nghệ thông tin (CNTT), xem
CNTT là then chốt trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh nhằm phục vụ khách hàng
ngày một tốt hơn.
Xây dựng thương hiệu và văn hóa Bảo Minh theo hướng “nội bộ đoàn kết – thương
hiệu thống nhất” để nâng tầm thương hiệu và khả năng phục vụ của Bảo Minh.
3.2 ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ
3.2.1 Đề xuất về quy trình đầu tƣ cổ phiếu
Quy trình đầu tư cổ phiếu tại Ban đầu tư – Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã đáp
ứng đầy đủ các bước cần thiết tuy nhiên thuyết nghĩ quy trình cần hoàn thiện những điểm
sau đây cho đầy đủ hơn
Thứ nhất, nên quy định khoản thời gian cụ thể để kết thúc một giai đoạn trong quy
trình. Điều này là rất cần thiết trong thực tế, nó nói lên được trách nhiệm của các cấp trong
việc phân tích ra quyết định và thực hiện đầu tư.
Thứ hai, quy trình cũng nên đề cập đến hướng giải quyết khi thực hiện không được
giao dịch mua bán những cổ phiếu chứng chỉ quỹ mà công ty đã quyết định mua bán.
Về tài liệu viện dẫn thì cũng nên đưa thêm phần những quy định của pháp luật có liên
quan từ bước thu thập thông tin, phân tích đánh giá cơ hội mua bán.
3.2.2 Đề xuất liên quan tới mô hình sàn lọc cổ phiếu
43
Vì mô hình này chỉ cho biết được những đặc điểm của cổ phiếu trong quá khứ và hiện
tại chứ chưa có khả năng dự báo trong tương lai. Do đó, thuyết nghĩ nên bỏ thêm vào mô
hình này những biến có thể dự báo được trong tương lai thông qua những số liệu quá khứ
của các công ty.
Chẳng hạn, thống kê những số liệu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) qua các năm từ
đó tính được giá trị tăng trưởng trung bình của trong EPS, khi đó chúng ta có thể tính được
giá trị dự đoán trong tương lai.Với giá trị EPS dự đoán tương đối trong tương lai này, tôi
nghĩ đây cũng sẽ là một tiêu chí quan trọng để sàn lọc cổ phiếu.
Nên ưu tiên những công ty có tính minh bạch cao bằng cách tính điểm cao hơn những
công ty do các tổ chức kiểm toán có uy tín thực hiện kiểm toán như: Price Waterhouse
Coopers, Ernst & Young, KPMG, Deloitte
3.2.3 Đề xuất ứng dụng phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật đã được công ty (các chuyên viên phân tích cũng như Phó Giám
Đốc) áp dụng khi thực hiện giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, việc ứng
dụng cũng chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân và chưa được công nhận một cách thống nhất.
Do đó, thuyết nghĩ nên xem xét đưa phân tích kỹ thuật vào quy trình đầu tư như là
một phần không thể thiếu trong tờ trình.
Có thể ứng dụng phân tích kỹ thuật để phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong phân tích ngành phân tích kỹ thuật cũng có thể được dùng để phân tích giá cả các
loại hàng hóa được giao trên thế giới chẳng hạn: giá dầu, giá café, giá cao su, giá vàng…
3.2.4 Đề xuất xây dựng mô hình định giá cổ phiếu bằng phƣơng pháp thống
kê, định lƣợng
Theo quy luật số đông thì thị trường luôn phản ánh đúng các giá trị hiện tại. Tuy
nhiên, nếu xét cá thể mỗi cổ phiếu thì sẽ còn tồn tại những cổ phiếu mà giá chưa phản ánh
được giá trị của nó.
Do đó, cần xây dựng một mô hình định giá chung cho cả thị trường, từ đó đánh giá
từng cổ phiếu dựa vào mô hình chung này.
Chẳng hạn: xây dựng một mô hình kinh tế lượng có dạng
P = β1*EPS +β2*Bookvalue +β3*KLTB 10days + β4*Ngành + β5*KLCP +….
3.2.4.1 Xây dựng mô hình
Để xây dựng mô hình này, chúng ta sẽ lấy số liệu của những công ty đã niêm yết trên
một năm, khoảng thời gian mà tôi nghĩ là đủ để thị trường điều chỉnh giá cổ phiếu về mức
“hợp lý”
44
Ứng dụng SPSS để khai báo các thuộc tính của các biến trong mô hình.
Sau khi đã thử khá nhiều biến và loại những biến không có ý nghĩa thống kê. Những
biến còn lại sau khi loại là: EPS: thu nhập trên mỗi cổ phần, KL10days: khối lượng giao
dịch trung bình 10 ngày, Bookvalue: Giá trị sổ sách, Nganh: Ngành nghề hoạt động,
KLCP: khối lượng cổ phiếu lưu hành
Hình 3.1: Khai báo các biến
Tiến hành nhập liệu của 333 công ty có thời gian niêm yết trên sàn trên một năm, dữ
liệu này là dữ liệu ngày 22/04/2010 của www.stox.vn
Sau khi nhập liệu xong, chúng ta sẽ chạy hồi quy để xác định được các tham số β của
mô hình
Hình 3.2: Giao diện nhập liệu
Analyze/ Regression/ Linear
45
3.2.4.2 Kết quả:
Bảng 3.1: Coefficients1
Lần chạy đầu tiên ta thấy giá trị Sig của biến NGANH NGHE là 0.336 lớn hơn 0.05
nên không có ý nghĩa thống kê.
Loại biến NGANH NGHE và tiến hành chạy lại ta được kết quả như sau:
Bảng 3.2: Model Summary
Model Summary
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
1 .784
a
.614 .609 14491.092
a. Predictors: (Constant), KLCP, EPS, GTSOSACH,
KLTB 10NGAY
Bảng 3.3: ANOVA
ANOVA
b
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 1.060E11 4 2.650E10 126.201 .000
a
Residual 6.657E10 317 2.100E8
Total 1.726E11 321
a. Predictors: (Constant), KLCP, EPS, GTSOSACH, KLTB 10NGAY
b. Dependent Variable: GIA
Coefficients
a
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.
Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 5007.091 2566.469 1.951 .052
EPS 4.040 .263 .624 15.343 .000 .735 1.360
KLTB
10NGAY
.007 .003 .097 2.400 .017 .744 1.344
GTSOSACH .714 .114 .252 6.281 .000 .755 1.325
NGANH NGHE 193.733 201.058 .034 .964 .336 .986 1.014
KLCP 4.737E-5 .000 .108 2.708 .007 .760 1.315
a. Dependent Variable: GIA
46
Bảng 3.4: Coefficients 2
Ta thấy các giá trị Sig của các biến đều thấp hơn 0.05 nên các biến trên đều có ý nghĩa
thống kê.
Vì các giá trị VIF của tất cả các biến nhỏ hơn 10 nên có thể nói là không xảy ra hiện
tượng đa công tuyến ở đây.
Với kết quả trên ta có phương trình của mô hình định giá ở đây là
Theo quy luật số đông, nhìn trên tổng thể thì giá cổ phiếu đã được điều chỉnh về mức
hợp lý, nhưng nếu xét theo từng cá thể thì sẽ tồn tại nhiều cổ phiếu có giá chưa hợp lý do
thị trường hoạt động không hiệu quả
3.2.4.3 Áp dụng mô hình:
Vì các biến của mô hình có thể thay dõi theo thời điểm khác nhau nên các hệ số β của
mô hình sẽ thay đổi theo những thời điểm khác nhau. Do đó, hàng ngày chúng ta lại phải
xây dựng lại mô hình, tuy nhiên nhờ áp dụng máy vi tính thì điều này không tốn nhiều thời
gian.
Từ những dữ liệu: EPS, khối lượng trung bình 10 ngày, giá trị sổ sách và số lượng cổ
phiếu phát hành của các cổ phiếu cần định giá thế vào phương trình trên để có được một
mức giá theo mô hình.
Mức giá này có thể khác với giá hiện tại trên thị trường, cao hoặc thấp hơn. Để từ đó
ta có thể đánh giá rằng theo mô hình này thì cổ phiếu của công ty đó đang bị định giá cao
hay thấp và xét đến quyết định mua hay bán
Coefficients
a
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.
Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 6441.688 2090.249 3.082 .002
EPS 4.063 .262 .628 15.498 .000 .742 1.349
KLTB 10NGAY .007 .003 .099 2.444 .015 .746 1.341
GTSOSACH .710 .114 .251 6.246 .000 .756 1.322
KLCP 4.804E-5 .000 .110 2.750 .006 .762 1.313
a. Dependent Variable: GIA
47
Ví dụ:
Cổ phiếu PVX có các thông tin như sau:
EPS: 856
Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 6,276,150
Giá trị sổ sách: 7,230
Số lượng cổ phiếu lưu hành: 242,500,000
Thế các số trên vào phương trình trên ta được: P = 70,634. Có nghĩa là, với các thông
tin mà PVX có được thì hiện tại thị trường đang trả mức giá là 70,634 đồng. Tuy nhiên, vì
sự tồn tại thị trường không hiệu quả mà thị giá của PVX hiện tại (ngày 22/04/2010) là
24.200 đồng
Chênh lệch của giá từ việc c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH.pdf