Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh với dạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghành Ngân hàng

Tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh với dạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghành Ngân hàng: Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh với dạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghành Ngân hàng I-Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ,đảng viên.Một trong những bài giảng đầu tiên cho tầng lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên cuả Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ trước là bài giảng về”tư cách người cách mạng”.Đến khi viết di chúc Người vẫn dành một phần quan trọng để bàn về vấn đề đạo đức,yêu cầu mỗi đảng viên cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,Đảng phải chăm lo đến giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên,đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên. Hồ Chí Minh xem xét tới đạo đức trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn.Về mặt lý luận Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức.Về thực tiễn Người coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ đảng viên.Cũng như Lênin Hồ Chí Minh đào tạo các chiến...

doc13 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh với dạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghành Ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh với dạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghành Ngân hàng I-Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán bộ,đảng viên.Một trong những bài giảng đầu tiên cho tầng lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên cuả Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ trước là bài giảng về”tư cách người cách mạng”.Đến khi viết di chúc Người vẫn dành một phần quan trọng để bàn về vấn đề đạo đức,yêu cầu mỗi đảng viên cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,Đảng phải chăm lo đến giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên,đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên. Hồ Chí Minh xem xét tới đạo đức trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn.Về mặt lý luận Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức.Về thực tiễn Người coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ đảng viên.Cũng như Lênin Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ băng chiến lược sách lược mag còn bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng của mình. Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng,Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng,cũng như gốc của cây ngọn nguồn của sông suối.Đạo đức là gốc là nền tảng vì liên quan đến đảng cầm quyền.Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của đảng cầm quyền,đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái về đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên.Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội ,lãnh đạo nhà nước,nếu cán bộ ,đảng viên của đảng không tự tu dưỡng về mặt đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người.Vì thế Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải là đạo đức là văn minh.Người thường nhắc lại ý của Lênin:Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ danh dự lương tâm của dân tộc và thời đại.Người nói cán bộ đảng viên muốn cho dân tin dan yêu dân phục thì không phải viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến.Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Vai trò của đạo đức cách mạng còn được thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người.Theo quan điểm của Hồ Chí Minh mỗi người có công việc tài năng vị trí khác nhau,người làm việc to người làm việc nhỏ nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Đạo đức là cái gốc của cách mạng nhưng phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau.Có đức phải có tài nếu không sẽ không mang lại lợi ích gì cho dân.Măt khác phải thấy trong đức có tài.Tài càng lớn thì đức phải càng cao,vì đức tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. -)Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới +)Trung với nước hiếu với dân Hồ Chí Minh đưa vào một khái niệm cũ một nội dung mới,mang tính chuẩn cách mạng,đó là trung với nước hiếu với dân.Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh,nước là nước của dân và dân là người chủ của nước.Vì vậy trung với nước hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước với con đường đi lên và phát triển đất nước. +)Cần kiệm liêm chính chí công vô tư Cần kiệm liêm chính chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ được Hồ Chí MInh tiếp thu chon lọc và đưa vào những yêu cầu,nội dung mới.Người chỉ ra rằng:phong kiến nêu ra cần kiệm liêm chính nhưng không thể hiện,ngày nay ta đề ra cần kiệm liêm chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân.Cần kiệm liêm chính chí công vô tư là một biểu hiện sinh động cho phẩm chất “trung với nước hiếu với dân”. +)Thương yêu con người Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-lênin,đặc biệt là từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của các dân tộc,Hồ Chí Minh cho rằng trên đời này có nhiều người nhiều công việc nhưng có thể chia thành hai hạng người thiện và ác và hai thứ việc chính và tà.Làm việc chính là người lương thiện làm việc tà là người ác.Từ đó người kết luận:những người bị áp bức bóc lột những người làm điều thiện thì dù màu da,tiếng nói,chủng tộc,tôn giáo khác nhau,vẫn có thể thực hành chữ”bác ái”,vẫn có thể đại đoang kết,đại hòa hợp,coi nhau như anh em một nhà. Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh không chung chung,trừu tượng kiểu tôn giáo,mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản,dành cho các dân tộc và con người bị áp bức ,đau khổ. Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc,vưa bao la rộng lớn,vừa gần gũi thân thương.Hồ Chí Minh luôn sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ.Người quan tâm đến tư tưởng,công tác,đời sống của từng người,việc ăn,việc mặc,ở,học hành giải trí của mỗi người dân.Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với những hành động cụ thể,phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc,tự do hạnh phúc cho con người. +)Tinh thần quốc tế trong sáng,thủy chung Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất,hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa.Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc.Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc,nhân dân các nước,chống sự hăng thù bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc.Ngươig khẳng định:bốn phương vô sản,bốn bề đều là anh em,giúp bạn là giúp mình,thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới.Người đã góp một phần to lớn,có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế,tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới:đối thoại thay cho đối đầu,kiến tạo một nền hòa bình trên thế giới. II-Chuẩn mực đạo đức của Sinh viên hiện nay Theo quan điểm Hồ Chí Minh,sinh viên cần xây dựng đạo đức theo một số nguyên tắc sau đây: -)Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông.Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là”vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân”.Quan điểm của Khổng Tử là “chính nhân,tu thân”.Có “tu thân” mới làm được những việc lớn như”trị quốc,bình thiên hạ”.Đạo đức cách mạng,đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng,phục vụ nhân dân.Vì vậy việc rèn luyện,tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những công việc có ý nghĩa hang đầu. Cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi con người.Vì vậy không được sao nhãng việc tu dưỡng,mà phải rèn luyện suốt đời,bền bỉ.Đặc biệt trong thờii kỳ hòa bình,khi con người có ít quyền hạn,nếu không ý thức sâu sắc điều này,dẽ bị tha hóa biến chất.Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại tự do hanh phúc cho mỗi con người,đó là đạo đức của mội con người được giải phóng.Vì vậy tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn,trên tinh thần tự giác,tự nguyện và dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mội người.Chỉ có vậy việc tu dưỡn mới có kết quả trong mọi môi trường,mọi mối quan hệ,mọi địa bàn,mọi hoàn cảnh. -)Xây đi đôi với chống,phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi Làm cách mạng là quá trình kết hơpk chặt chẽ giữa xây và chống.Nhận thức được như vậy để thấy rằng”đạo đức cách mạng là vô luậ trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh,chống mọi kẻ địch,luôn luôn cảnh giác,sẵn sàng chiến đấu quyết tâm không chịu khuất phục,không chịu cúi đầu.Có vậy mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng”. Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây,đi liền với xây và muốn xây thì phải chống.Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam.Vì vậy phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài. Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới,đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Tất nhiên giáo dục đạo đức phải phù hợp với ngành nghề,lứa tuổi,thời đại và trong từng môi trường khác nhau.Xa rời thực tế và khư khư giữ lấy nội dung cũ khi thực tiễn đã vượt qua đều không phù hợp với quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm.Trước hết mồi người và tổ chức phải có ý thức tự giác trao đổi đạo đức cách mạng.Bản thân sự tự giác cũng là đạo đức quý đối với từng người và tổ chức.Điều này càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với Đảng và mỗi cán bộ,đảng viên. -)Nói đi đôi với làm Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm.Ngừơi quan tâm đặc biệt,hàng đầu tới vấn đề đạo đức không phải chỉ để lại những bài viết,bài nói về đạo đức mà quan trọng hơn là Người thực hiện trước tiên,nhiều nhất những tư tưởng ấy.Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sàn,bàn về tư cách của người làm cách mạng,Hồ Chín Minh đã chỉ rõ nói thì phải làm.Người còn làm nhiều hơn những lời người nói,kể cả việc người không nói.Mỗi việc làm mỗi hành vi của người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời.Đây là bài học quý giá cho mỗi chúng ta muốn tìm hiểu những tầm sâu bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nêu gương đạo đức nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông.Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:”nói chung các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.Noi theo tấm gương của V.I.Lênin,Hồ Chí Minh cũng đào tạo các thế hệ cách mạng không chỉ bằng lý luận cách mạng,mà bắng chính tấm gương đạo đức cao cả. Theo Hồ Chí Minh hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác,trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng”đạo làm gương”.Làm gương có nhiều cấp độ,phạm vi và hệ quy chiếu khác nhau.Ở đâu cũng có người tốt việc tốt.Giai đoạn cách mạng nào cũng cần có nhiều tấm gương.Xây dựng đạo đức mới,nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến,rộng khắp,vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân người tốt việc tốt tiêu biểu. III - Đ ạo đức nghành Ngân Hàng : 1 , Tầm quan trọng : Xuất phát từ đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng, cùng với mục tiêu đào tạo của Học viện Ngân hàng là phải đào tạo ra lớp người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng. Bác Hồ kính yêu của chúng ta thường gọi phẩm chất đạo đức là “cái nền, cái gốc của người cách mạng”. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng : Thứ nhất: Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng nhằm góp phần phát triển toàn diện nguồn nhân lực cho hệ thống Ngân hàng trong cả nước. Nói tới nguồn nhân lực trong ngân hàng là nói tới yếu tố con người trong ngành Ngân hàng. Đó là những chủ thể của hoạt động kinh tế, có đầy đủ những năng lực phẩm chất, tạo nên nhân cách của họ. Từ đó làm nên sức mạnh của tập thể đơn vị. Sức mạnh của nguồn lực con người trong mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua sức mạnh mỗi cá nhân. Nhân tố con người trong ngân hàng vùa với tư cách là chủ thể hoạt động quản lý kinh doanh, vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội. Do đó, nguốn lực con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của hoạt động quản lý, kinh doanh của ngành Ngân hàng. Trong mỗi ngân hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn giữ vai trò hết sức quan trọng, song nó chỉ phát huy khi kết hợp chặt chẽ với nguồn lực con người, vì: “Nhân tố con người giữ vị trí trung tâm quyết định đối với toàn hệ thống các nhân tố khác”. Đảng ta cũng đã nhấn mạnh: “Cần khai thác và sử dụng mọi nguồn nhân lực khác nhau, trong đó nguồn nhân lực con người là quý báu nhất. Nguồn nhân lực đó là nguồn lao động có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước”*. Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đối với ngành Ngân hàng, cách đây gần 1 thế kỷ, Lênin đã từng đánh giá: “Không có những ngân hàng lớn sẽ không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội”. Ở nước ta hiện nay, ngành ngân hàng có vai trò hết sức to lớn trong công việc thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, là trung tâm tiền tệ, thanh toán trong nền kinh tế. Để ngành Ngân hàng giữ được vai trò mũi nhọn của mình trong nền kinh tế thì việc phát triển nguồn nhân lực cho Ngành là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc đào tạo, xây dựng và phát triển những con người có trí tuệ, có năng lực thực hành, vừa phải có nhân cách đạo đức mới tạo ra sự phát triển nhanh chóng và bền vững của ngành Ngân hàng. Bác Hồ đã từng nhắc nhở cán bộ tài chính - ngân hàng: “Cán bộ kinh tế tài chính phụ trách nhiều tiền của mà chưa hoàn toàn thông thạo việc quản lý tiền của. Cho nên chúng ta cần phải ra sức học tập, quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách, đồng thời phải trau dồi đạo đức cách mệnh: Cần, kiệm, liêm, chính, một lòng, một dạ phục vụ tổ quốc, phụng sự nhân dân, tẩy trừ những thói tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu để cùng nhau tiến bộ”*. Thực tế cho thấy, nơi cung cấp phần lớn nguồn nhân lực cho ngành Ngan hàng là hệ thông các trường trung học, cao đẳng, đại học Ngân hàng trong cả nước. Trong hơn 40 năm qua, Học viện Ngân hàng đã đào tạo ra trên 36.000 cán bộ có trình độ sau đại học, cao đẳng và trên 30.000 cán bộ có trình độ trung cấp cho ngành. Nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Ngân hàng đã trở thành nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng - tài chính Việt Nam, Lào và Campuchia. Qua điều tra về nhân lực ở một số đơn vị ngân hàng cho thấy, số cán bộ được đào tạo qua các cấp học của Học viện chiếm từ 60-70%. Số liệu trên một lần nữa khẳng định: Học sinh, sinh viên của Học viện Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việ bổ sung, phát triển nguồn nhân lực cho Ngành. Thứ hai: Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên góp phần tích cực vào việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, chống lại những thói hư tật xấu. Những giá trị đạo đức đã được kết tinh hàng ngàn năm trong lịch sử dân tộc như lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, lòng nhân ái, khoan dung…Khi những giá trị đạo đức ấy biến thành tình cảm, động lực nó sẽ giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong cuộc sống. Sức mạnh của nguồn nhân lực trong ngành Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giáo dục đào tạo từ các bậc trung học, cao đẳng và đại học trong cả nước. Do đó cùng với truyền đạt các kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành, việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Học viện Ngân hàng trong những năm qua đã luôn được nhà trường quan tâm. Đồng chí Giám đốc Học viện Ngân hàng đã đánh giá: “Học viện Ngân hàng đang dần dần trở thành một trung tâm đào tạo có uy tín và chất lượng, được Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại và xã hội tin tưởng lựa chọn”. Thực tế ngành Ngân hàng trong nhữnh năm qua đã có một bộ phân không nhỏ cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng rèn luyện bản thân mình, để cho chủ nghĩa cá nhân, tính tự tư, tự lợi và lòng tham sai khiến, biến họ thành những kẻ sa đọa về đạo đức lối sống, tha hoá về phẩm chất chính trị tư tưởng. Chính lối sống thực dụng, tha hoá đó đã làm cho họ vi phạm pháp luật, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, dẫn tới một số cán bộ bị kỷ luật, bị sa thải vì không đủ phẩm chất năng lực. Để tránh phải những sai lầm, khuyết điểm thì biện pháp quan trọng nhất vẫn là thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục. Nho giáo đã khuyên rằng: “Từ thiên tử cho đên thứ dân, ai ai cũng phải tu thân làm gốc”. Tự tu dưỡng và rèn luyện được ví như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Thứ ba: Giáo dục đạo đức còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản lĩnh chính trị cho học sinh, sinh viên Ngân hàng. Trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một sự lựa chọn đúng đắn, hợp quy luật. Song hiện thực đất nước còn rất nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến lý tưởng, niềm tin của một bộ phận quần chúng nhân dân vào Đảng Cộng sản, vào chủ nghĩa xã hội- đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang dùng trăm phương ngàn kế để phá hoại ta về nhiều mặt, bằng nhiều hình thức. Chúng đẩy mạnh chiến dịch vu cáo xuyên tạc bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Do đó việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định lập trường chính trị tư tưởng nâng cao phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho mỗi học sinh, sinh viên. Nếu chúng ta buông lơi hay xem nhẹ công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thì đồng nghiã với việc làm tăng ảnh hưởng của tư tưởng tư sản đối với học sinh, sinh viên. Trong thư của Chủ tịch Trần Đức Lương gửi các thầy, cô giáo, sinh viên và học sinh cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới có đoạn viết: “Mỗi học sinh, sinh viên đều phải nỗ lực trong học tấp và rèn luyện để trở thành người có đạo đức, có học vần, có nghề nghiệp, có sức khoẻ.. góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Vì vậy, việc đẩy mnhj giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Ngân hàng không chỉ xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân họ mà còn xuất phát từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước. 2, Đặc điểm đạo đức dành cho sinh viên Ngân hàng : Nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của một hệ thống các quy luật như các quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh… Những quy luật này đã đảm bảo cho nguyên tắc “tối đa hoá lợi ích cá nhân”. Các chủ thể tham gia vào quan hệ thị trường có thể làm tổn hại đến lợi ích người khác, của xã hội. Vì thế xã hội có những yêu cầu, những đòi hỏi cụ thể về đạo đức đối với từng dạng hoạt động nghề nghiệp nhất định, còn gọi là đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể như tình yêu thương, lương tâm, trách nhiệm là yêu cầu, đồng thời là những chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc; giữ chữ tín, trung thực là yêu cầu đạo đức của những nhà kinh doanh chân chính; tận tuỵ với công việc, thanh liêm, gương mẫu là yêu cầu đạo đức của người quản lý xã hội… Tuy nhiên, tính đặc thù này không có nghĩa là mỗi lĩnh vẹc hoạt động của xã hội, thì con người mới có những chuẩn mực hoàn toàn riêng biệt, mà tính đặc thù của đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở “mức đọ, quy mô, những yêu cầu, những đòi hỏi của xã hội đối với con người trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau là khác nhau”. Do đó với mỗi loại hình hoạt động nghề nghiệp có một số chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách nổi bật, tở thành tính đặc thù đạo đức của nghề nghiềp đó. Đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyền đổi, luật pháp có vai trò rất quân trọng và cần thiết trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Nhưng luật pháp dù hoàn thiện đến đâu cũng có những khiếm khuyết nhất định. Nếu các chủ thể kinh tế không bị rang buộc bởi sự tự giác của lý trí, tình cảm, lương tâm thì họ sẽ lách qua kẽ hở của pháp luật. Những vụ án kinh tế lớn trong những năm gần đây đã chứng tỏ một điều: Sự suy thoái đạo đức ở một số những người giữ các cương vị chủ chốt trong các lĩnh vực kinh tế, không những chỉ gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho đất nước mà còn là một sự mất mát, một sự xuống cấp đạo đức trong hoạt động quản lý kinh doanh. Điều đó khẳng định rằng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp không những chỉ có ý nghĩa vè mặt xã hội mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Do đó, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đang là vấn đề thu hút sự quan tâm không phải chỉ bản thân các doanh nghiệp mà cả từ phía các nhà quản lý. Ngay cả nhà tỷ phú Mỹ chuyên kinh doanh như Sores, bằng những thủ đoạn của mình từng làm lũng đoạn nền kinh tế của nhiều quốc gia, cũng phải nói đến đạo đức trong kinh doanh. Nhật Bản với một nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới, song họ vẫn đề cao triết lý: “Cuộc sống hạn phúc không phải gì khác hơn là sáng tạo tối đa, sáng tạo ra ba loại giá trị: Giá trị của cái đẹp, giá trị của cái lợi, giá trị của cái thiện”. Những giá trị đó được thể hiện trong các sản phẩn hoàn hảo của họ, chúng vừa có ý nghĩa về đạo đức, về chất lượng. về sự đổi mới, đồng thời chứa đựng cả chữ tín, tôn trọng khách hàng và niềm tự hào của kinh doanh. Như vậy chứng tỏ rằng, đạo đức trong kinh doanh không phải chỉ có chúng ta quan tâm đến. Chỉ tính riêng năm 2000, ở Mỹ đã có 52 công trình nghiên cứu hàn lâm được xuất bản viết về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu nhập tài chính của các công ty. Đại bộ phận các nhà nghiên cứu đều cho rằng, công ty có đạo đức sẽ làm ăn phát đạt hơn. Kinh doanh không thể không có đạo đức, nhất là kinh doanh trong thời kỳ hiện đại. Khi những giá trị chân chính đó được tôn trọng, được giữ gìn thì chúng sẽ trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Trong cơ chế mới, “Tri thức về sản xuất, về thị trường cùng với đạo đức, tâm, tín phải trở thành bản lĩnh, cốt cách văn hoá của nhà kinh doanh”, vì thế rất cần đến cái tâm của nhà doanh nghiệp. Nó được coi là cái “phanh” bên trong của mỗi con người, giúp người ta không làm những gì có hại đến người khác, nhất là đối với khác hàng của mình. Khổng Tử - một triết gia cổ đại Trung Quốc, đã từng đòi hỏi về sự giàu sang phải hợp với đạo nghĩa. Ông không phản đói việc làm giàu nhưng làm giàu như thế nào mới là điều đáng nói. Nếu làm giàu mà không đúng đạo, không hợp đạo, làm giàu bằng sự bất lương, bất nghĩa thì không nên và không đáng hưởng sự giàu sang ấy. Ngày nay, trong cơ chế thị trường, con người có nhiều cách làm giàu, có người làm giàu bằng chính khả năng, thực lực của mình, có người làm giàu bằng sự dối trá, lừa đảo. Kiểu làm ăn thứ hai này chắc chắn sẽ không được lâu bền và sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, nhà quản lý kinh doanh rất cần và cần hơn bao giờ hết là cái vốn tri thức, đồng thời có tâm huyết, có đạo đức kinh doanh. Bất cứ một quốc gia náo, một thời đại nào cũng đòi hỏi những nhà kinh doanh đều phải mang nội dung nhân văn nhất định. Nhiều nhà kinh doanh đã nhậ ra rằng: “Đạo đức là một nội dung vô hình nhưng có hậu quả cụ thể. Đạo đức ngày càng quan trọng hơn với giới kinh doanh, nhất là đối với các công ty lớn hoạt động dưới sự soi mói gắt gao của các phương tiện thông tin của vô số các cơ quan Nhà nước và nhóm công chúng có liên hệ quyền lợi”, thậm chí “lợi nhuận và đạo đức cùng song hành với nhau”. Đạo đức kinh doanh là một lời thế cạnh tranh. Đối với những nhà kinh doanh, lợi nhuận là cơ sở tồn tại, là mụ đích trực tiếp và là động lực trực tiếp. Song, nhà kinh doanh khi hướng tới lợi ích cá nhân mà vẫn biết tôn trongj lợi ích của người khác, lợi ích của xã hội thì hành vi kinh doanh của họ thực tế đã được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức. Hơn thế, nếu biết tôn trọng lợi ích của người khác thì mới đảm bảo hoạt động được lâu dài. Theo nghĩa đó thì đạo đức là nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Đạo đức nghề ngân hàng đối với học sinh, sinh viên. Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động ngân hàng là một nghề - quản lý và kinh doanh tiền tệ. Đó là một nghề đặc thù và đòi hỏi có những yêu cầu cụ thể về đạo đức. Do vậy, cùng với việc nâng cao trí thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp thì học sinh, sinh viên ngân hàng còn pahỉ được giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đó là đạo đức trong quản lý, kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Bởi hôm nay họ còn là những học sinh, sinh viên ngân hàng, nhưng ngày mai, họ sẽ là những người lao động, những chuyên gia lành nghề trong lĩnh vực ngân hàng hoặc các ngành kinh tế khác. Do đó, cần phải gáio dục đạo đức nghề nghiệp cho họ. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là “chế định và giáo dục những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hoạt động, quản lý và kinh doanh ngân hàng, nhằm giải quyết một cách hợp lý quan hệ lợi ích giữa cá nhân - chủ thể quản lý, kinh doanh với lọi ích tập thể - đó là lọi ích của các chủ thể khác”. Từ thực tiễn thành công cũng như thất bại của các ngân hàng trong những năm qua có thể rút ra một số những giá trị đạo đức nghề nghiệp cần được giáo dục cho học sinh, sinh viên ngân hàng như sau: Tính trung thực Tính trung thực là tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các nhà kinh tế nói chung và của cán bộ ngân hàng nói riêng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động luôn gắn liền với đồng tiền – “một vật có ma lực quyến rũ ghê gớm”. Nếu thiếu đi tính trung thực, người cán bộ sẽ dễ bị cám dỗ, bị lôi kéo trở thành kẻ dối trá, lừa lọc, đạo đức giả. Một trong những phẩn chất quan trọng nhất của cán bộ ngân hàng đó là tính trung thực. Cán bộ ngân hàng cần đề cao tính trung thực, không để đồng tiền chi phối hành vi của mình. Tính trung thực của cán bộ ngân hàng trước hết ở chỗ: Tuân thủ luật pháp của Nhà nước, không có những hành vi giả mạo giấy tờ, ký khống, tham ô, móc ngoặc, biển thủ vì mục đích tư lợi. Ngoài ra, không sử dụng sự kém hiểu biết của khách hàng để sách nhiễu, bắt bí, mang lại lợi ích cho mình, không lấy tiền thừa của khách, bí mật tuyệt đối số dư tiền gửi của khách. Trong những năm qua, một số các vụ việc tiêu cực lớn đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đông của Nhà nước đều có sự tiếp tay trực tiếp hoặc gián tiếp của những càn bộ ngân hàng ở những mức độ khác nhau. Bởi vậy, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp với tư cách là sự cụ thể hoá các yêu cầu đạo đức xã hội, sẽ tạo ra một hành lang an toàn giúp con người ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động, vừa hợp đạo lý, vừa thực hiện được lợi ích cá nhân, vừa tăng cường lợi ích xã hội. Bản chất của sự nhận thức khoa học là đi tìm chân lý, tìm sự thật, lẽ phải. Do đó tình trung thực là một trong những phẩm chất cần thiết của học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên ngân hàng nói riêng. Giáo dục tính trung thực cho học sinh, sinh viên ngân hàng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là phải giáo dục cho họ đức tình ngay thẳng, thật thà, không dối trá, với những hành vi đạo đức cụ thể là: Không quay cóp, không lừa thầy, dối bạn, không ăn cáp những phát minh, những công trình nghiên cứu của người khác để coi đó là của riêng mình, dũng cảm nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. Giáo dịc cho họ ý thức về trách nhiệm và nghĩa cụ đạo đức, ý thức về cạnh tranh lành mạnh bằng sức mạnh của tài năng, bằng uy tín chứ không phải bằng uy lực, chèn ép và áp đặt. Thái độ tôn trọng đối với khách hàng Một trong những hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên cán bộ ngân hàng phải thương xuyên giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. Tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào, của nhà quản lý nào. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ ngân hàng trong công việc phải thể hiẹn lối sống có văn hoá, có thái độ tôn trọng và có nghệ thuật ứng xử với khách hàng. Phát huy truyền thống hiếu khách, làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” nhưng vẫn trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật đã quy định. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, muốn đứng vững trong cơ chế thị trường thì phải luôn xác định khách hàng là “thượng đế”. Luôn hướng tới khách hàng, coi trọng khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xem quyền lợi của khách hàng như là một tiêu chí hoạt động của mình. Do đó, ván bộ ngân hàng, ngoài khả năng trí tuệ ra thì phải đề cao văn hoá kinh doanh, tôn trọng khách hàng (kể cá khách hàng đầu vào lẫn khách hàng đầu ra). Trong giao dịch luôn giữ thái độ nhẹ nhàng, hoà nhã, lấy chữ “tín” làm đầu, chữ “nhân” làm gốc, làm cho khách hàng luôn có cảm giác dễ chịu, yên tâm thoải mái khi đến với ngân hàng. Khi những giá trị ấy được tôn trọng, giữ gìn thì không những chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng mà còn thúc đẩy cả sự phát triển của xã hội. Cho nên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải giáo dục cho họ thái độ biết tôn trọng đối với mọi người, xây dựng mối quan hệ bạn bè, thày trò trong sáng, lành mạnh, đoàn kết gắn bó trong từng tổ chức cộng đồng. Những giá trị ấy tạo nên nguồn sức mạnh giúp học sinh, sinh viên ngân hàng vượt qua được những khó khăn trong học tập và rèn luyện, là nền móng cho những thành công của học sinh, sinh viên ngân hàng sau này trong bước đường công tác của mình. Tính nguyên tắc cho học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên được đào tạo ra chủ yếu là để phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng cua ngân hàng. Trong các ngân hàng thương mại của Nhà nước, họ là những người được Nhà nước giao cho nhiệm vụ quản lý và sử dụng một khối lượng của cải dưới hình thức tiền tệ hết sức lớn. Do đó giáo dục tính nguyên tắc cho học sinh, sinh viên ngân hàng cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Giáo dục tính nguyền tắc là giáo dục ý thức trách nhiệm của mình trước tập thể, trước xã hội. Nó đòi hỏi người học sinh trong suy nghĩ và hành động phải dựa vào pháp luật, dựa vào những nội quy, quy chế của nhà trường, những chính sách của Đảng và Nhà nước Tính nguyên tắc đối lập với hành vi vô nguyên tắc, bảo thủ, gàn bướng và cơ hội. Tính nguyên tắc đòi hỏi phải biét đặt lọi ích của tập thể, của xã hội lên trên lợi ích cá nhân, giáo dục tinh thần phê và tự phê, giáo dục nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách… nhằm phát huy trí tuệ của tập thể và trách nhiệm của cá nhân trong quá trình học tập và rèn luyện. Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng cí những mặt trái tiêu cực, nhất là vấn đề đạo đức, lối sống. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khoảng cách giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác là hết sức mong manh. Nếu mất đi bản lĩnh, thiếu tri thức và lương tâm nghề nghiệp thì con người khó mà giữ được cái khoảng cách mong manh ấy. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ cho học sinh, sinh viên, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp. Coi đó là việc làm thường xuyên, lâu dài và cấp bách trong các trường trung học, cao đẳng và đại học ngân hàng nhằm tạo ra những lờp người vừa hồng vừa chuyên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đát nước nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV2943.DOC
Tài liệu liên quan