Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên

Tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ Đảng viên không còn là hiện tượng cá biệt mà là vấn đề nan giải và bức xúc hiện nay. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng và việc thực hiện đường lối của Đảng cũng như các chính sách, pháp luật của nhà nước. Đó là thực tế đáng lo ngại, là nguy cơ không thể xem thường đối với chế độ của Đảng ta. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu có nghiên cứu về vấn đề này: -- - “Sửa đối lối làm việc của Đảng” – Hồ Chí Minh. -Ý nghĩa và giá trị tư tưởng “Sửa đổi lối làm việc của Đảng” – PGS.TS Lương Khắc Hiếu, PGS.TS Phạm Văn Chúc. - “Công tác xây dựng Đảng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X”- PGS.TS Lại Ngọc Hải. - “ Đổi mới sự lãnh đạo và chỉnh đốn Đảng theo di chúc của Bác Hồ”- PGS.TS Phùng Đức Thắng . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên trong giai đoạn kinh tế thị...

doc19 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ Đảng viên không còn là hiện tượng cá biệt mà là vấn đề nan giải và bức xúc hiện nay. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng và việc thực hiện đường lối của Đảng cũng như các chính sách, pháp luật của nhà nước. Đó là thực tế đáng lo ngại, là nguy cơ không thể xem thường đối với chế độ của Đảng ta. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu có nghiên cứu về vấn đề này: -- - “Sửa đối lối làm việc của Đảng” – Hồ Chí Minh. -Ý nghĩa và giá trị tư tưởng “Sửa đổi lối làm việc của Đảng” – PGS.TS Lương Khắc Hiếu, PGS.TS Phạm Văn Chúc. - “Công tác xây dựng Đảng dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X”- PGS.TS Lại Ngọc Hải. - “ Đổi mới sự lãnh đạo và chỉnh đốn Đảng theo di chúc của Bác Hồ”- PGS.TS Phùng Đức Thắng . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên trong giai đoạn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. 4. Ý nghĩa của đề tài: - Tìm hiểu về giá trị tư tưởng đạo đức của Bác trong việc chỉnh đốn Đảng. -Giúp em thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tránh những ảnh hưởng xấu từ giọng điệu chống phá của bọn phản động. Đảng nào cũng có sai sót, khuyết điểm, điều quan trọng là Đảng đó biết nhận ra khuyết điểm và đang tích cực hoàn thiện. -Bản thân em rất ghét quan liêu. Em sẽ cố gắng phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng nhằm đóng góp một phần nhỏ cho xã hội, đồng thời cũng làm giảm số cán bộ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Đảng, đẩy nhanh quá trình “trong sạch hóa” của Đảng. - Không làm ngơ trước những hiện tượng tiêu cực đang xảy ra trong trường, lớp và các tổ chức Đoàn, Hội. Kiên quyết đấu tranh nhưng cần mềm dẻo, linh hoạt, tránh gây chia rẽ, mất đoàn kết trong tổ chức. 5. Kết cấu của đề tài: Trang Mở đầu 1 CHƯƠNG I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng Cộng sản Việt Nam 3 I.1. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu đưa Cách mạng Việt Nam đến thắng lợi 3 I.2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước 3 I.3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam 4 I.4. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt” 5 I.5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo nguyên tắc kiểu mới của giai cấp vô sản 5 I.6. Tăng cường và củng cố mối quan hẹ bền chặt giữa Đảng với dân 7 I.7. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh 7 CHƯƠNG II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng hiện nay 9 II.1. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động 9 II.2. Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng 10 II.3. Xây dưng và rèn luyện đội ngũ đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền 12 II.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ 13 II.5. Tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng 14 II.6. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiên nay 15 Kết luận 18 Tài liệu tham khảo 19 CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Cách mạng Việt Nam đi từ tự phát đến tự giác, có tổ chức, có đường lối giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, giành được thắng lợi to lớn là nhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam. I.1. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng VIệt Nam đến thắng lợi Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và kế thừa truyền thống dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng phải được giác ngộ, được tổ chức và được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn mới trở thành lực lượng to lớn của cách mạng – như con thuyền có người cầm lái vững vàng... thì thuyền mới vượt qua được gió to, sóng cả để đi đến bến bờ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “cách mệnh trước hết phải có gì? Phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng cách mạng mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết tập hợp các tầng lớp nhân dân khác làm cách mạng. Đảng là đội tiền phong dũng cảm và là đội tham mưu sáng suốt. Đảng Cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Mục tiêu phấn đấu của Đảng là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người. “Muốn khỏi đi lạc hướng, quần chúng phải có đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng. Cách mạng là cuộc đầu tranh gian khổ. Kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, đánh kẻ địch giành chính quyền. Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo.” I.2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Đây là quy luật hình thành và phát tiển Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là sự bổ sung sáng tạo của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì sao khi rút ra quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh lại bổ sung thêm yếu tố phong trào yêu nước? Thứ nhất, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Thứ hai, phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì hai phong trào này đều có mục tiêu là tiêu diệt kẻ thù của dân tộc. Phong trào yêu nước Việt Nam là phong trào rộng lớn nhất có trước phong trào công nhân hàng nghìn năm lịch sử. Nó cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc đứng lên chống kẻ thù. Phong trào công nhân ngay từ khi mới ra đời đã kết hợp với phong trào yêu nước. Khác với những người cộng sản phương Tây, Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp. Thứ bai, do phân hóa giai cấp ở Việt Nam chưa sâu sắc nên phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hơn 90% dân số là nông dân, họ là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Thứ tư, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp và có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành Đảng ở một nước thuộc địa. Đảng ra đời giúp định hướng đúng đắn và thúc đẩy phong trào cách mạng. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong dân, vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân. Người viết: “Không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, việc tiếp nhận đương lối của Đảng Cộng sản là cần thiết để xác định mục tiêu yêu nước đúng đắn. Mỗi người cộng sản trước hết phải là một người yêu nước tiêu biểu, phải truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong dân, lãnh đạo công nhân và quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng”. I.3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam Từ quy luật hình thành và phát triển Đảng, Hồ Chí Minh đã đi đến luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Đảng là đội tiền phong của đạo quân vô sản, Đảng tập hợp vào hàng ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và quốc tế cộng sản... dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng góp kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận của Đảng”. Tháng 2/1951, Hồ Chí Minh viết: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Chính vì Đảng là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phai là Đảng của cả dân tộc Việt Nam”. Năm 1961, Người viêt: “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Đảng mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà ở nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Mục tiêu và đường lối của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đảng tuân thủ theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Đảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và các thành phần khác mà họ đã được rèn luyện, thử thách, giác ngộ về Đảng và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng. Đảng đặc biệt chú ý giáo dục, rèn luyện đảng viên, giác ngộ giai cấp và dân tộc, nâng cao hiểu biết chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng ta là sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính dân tộc, lợi tích của giai cấp với lợi ích của dân tộc. “Nhân dân và cả dân tộc thừa nhận Đảng là người lãnh đạo duy nhất, đại biểu cho quyền lợi cơ bản và thiết thân của mình”. Bản chất giai cấp của Đảng còn thể hiện ở định hướng xây dựng Đảng thành Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng con người. I.4. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt” Theo Hồ Chí Minh “... chỉ có Đảng nào theo lý luận cách mạng tiền phong, đảng cách mạng mới làm nổi trách nhiệm cách mạng tiền phong”, “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”... Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người nói chung, đồng thời là học thuyết về sự phát triển xã hội lên một hình thái cao hơn, xóa bỏ hoàn toàn bất công, nguồn gốc đẻ ra sự bóc lột, áp bức. “Chủ nghĩa Mác-Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo đảng chúng tôi, làm cho đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt” có nghĩ là Đảng ta nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nắm vững tinh hóa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, không máy móc, kinh viện, giáo điều. Trong tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý những điểm sau đây: Học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin phải luôn phù hợp với hoàn cảnh và từng đối tượng. Vận dụng phải phù hợp từng điều kiện, hoàn cảnh; lý luận phải gắn với thực tiễ. Chú ý học tập, kế thừa kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. I.5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản Khi nghiên cứu và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định để đảm bảo tính tiên phong, cách mạng của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo 5 nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin. I.5.1 Tập trung dân chủ, đây là nguyên tắc cơ bản của tổ chức Đảng Tập trung là thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên chấp hành nghị quyết của tổ chức Đảng. “Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến hành thì chỉ như một người”. Dân chủ là của “của quý báu của nhân dân”, là thành quả của cách mạng. Tất cả mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”. Phải phát huy dân chủ nội bộ nếu không Đảng sẽ bị suy yếu từ bên trong. Giữa tập trung và dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là hai vế của một nguyên tắc. Hồ Chí Minh viết: “Tập trung trên nền tảng dân chủ; Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”. I.5.2. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Theo Hồ Chí Minh, đây là sự tiếp nối của nguyên tắc tập trung dân chủ. Người nói: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung”. Hồ Chí Minh cho rằng: cần có tập thể lãnh đạo vì nhiều người thì thấy hết mọi việc, hiểu hết mọi mặt của vấn đề, có nhiều kiến thức, tránh tệ bao biện, quan liêu, độc đoán, chủ quan. Vì sao phải giao cho cá nhân phụ trách? Theo Hồ Chí Minh, việc gì đã được bàn bạc kỹ lưỡng thì phải giao cho một người phụ trách để tránh bừa bão, lộn xộn, vô chính phủ, dễ hỏng việc. “Việc gì đã bàn kỹ lưỡng rồi, kế hoạch đã rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy”. I.5.3. Tự phê bình và phê bình: Đây là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển Đảng Tự phê bình là để mỗi đảng viên phải tự thấy rõ mình phát huy mặt ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Tự phê bình mà tốt thì mới phê bình người khác được. Đó là vũ khí sắc bén để rèn luyện đảng viên. Người nhấn mạnh: “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm đó là đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình thật đúng và nghiêm túc không phải dễ dàng. Đây là vấn đề khoa học và nghệ thuật cách mạng, cần phải tiến hành thường xuyên như rửa mặt hàng ngày: phải trung thực, chân thành, thẳng thắn, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyết điểm. Người nhắc, tránh lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, đả kích nhau... I.5.4. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác Hồ Chí Minh yêu cầu, mỗi đảng viên dù ở cương vị nào, làm bất cứ việc gì cũng phải chấp hành tốt kỷ luật của Đảng. Chỉ khi nào nguyên tắc này thực hiện tốt thì Đảng mới thực sự là một tổ chức chiến đấu chặt chẽ để giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức đảng, mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước pháp luật Nhà nước, trước mọi nghị quyết của Đảng. Tự giác là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi tổ chức Đảng và ý thức của mỗi cá nhân cán bộ đảng viên đối với Đảng. TÍnh nghiêm minh, tự giác đòi hỏi ở đảng viên phải gương mẫu trong cuộc sống, công tác. Uy tín của Đảng bắt nguồn từ sự gương mẫu của mỗi đảng viên ttrong việc tự giác chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể nhân dân, tuân theo nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng. I.5.5. Đoàn kết thống nhất trong Đảng Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết trong Đảng. Nếu trong Đảng không đoàn két thống nhất thì tổ chức Đảng sẽ bị rệu rã, bị chia rẽ, bè phái, không khí sẽ bị u ám. Cơ sở để đoàn kết nhất trí trong Đảng chính là đường lối, quan điểm của Đảng, điều lệ của Đảng. Muốn thực hiện đoàn kết thống nhất trong Đảng, phải thực hành dân chủ rộng rãi; thường xuyên nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình, tu dưỡng đạo đức cách mạng chống mọi biểu hiện tiêu cực, tha hóa, biến chất của cán bộ đảng viên. I.6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chất giữa Đảng với dân Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng với dân như sau: Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, khắc phục bệnh quan liêu. Thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng dưới mọi hình thức. Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí. Trong quan hệ với dân, “Đảng không được theo đuổi quần chúng”. Đảng phải lắng nghe, học hỏi ở dân nhưng không được theo đuôi quần chúng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc viết năm 1947, Hồ Chí Minh chia dân làm ba hạng: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, hạng kém hoặc ba lớp: lớp tiên tiến, lớp chừng chừng, lớp lạc hậu. Trách nhiệm của Đảng là để dân đạt hạng hăng hái hoặc lớp tiên tiến. I.7. Đảng Cộng sản Việt nam phải thường xuyên chỉnh đốn, tự đổi mới cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh Đảng là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền. Chỉnh đốn Đảng cần chú ý nhưng vấn đề sau: Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân. Cán bộ đảng viên phải toán tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, có đức, có tài. Chú ý khắc phục tiêu cực, luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng phải vươn lên đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới. CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC ĐỔI MỚI VÀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY II.1. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Mục tiêu của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân ta phấn đấu để đạt tới là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trên con đường để đạt mục tiêu đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng Cộng sản cầm quyền là lãnh đạo toàn thể nhân dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học chính là sự định hướng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh việc Đảng Công sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tử tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Ở Hồ Chí Minh, việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, rất sáng tạo. Đó cũng là điều mà Hồ Chí Minh thường xuyên đòi hỏi Đảng ta trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh tuân thủ sự chỉ dẫn của các vị sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, rằng học thuyết của các ông không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Lênin khẳng định: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất xâm phạm; trái lại chúng ta ti rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống. Chúng tôi nghĩa rằng, những người xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt cần phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng những nguyên lý ấy, thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga”. Hồ Chí Minh lưu ý công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin phải phù hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, vận dụng tránh giáo điều đồng thời tránh việc tuyệt đối hóa đặc điểm của từng dân tộc để xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cho nên việc cần thiết là học tập những kinh nghiệm tốt, những bài học hay của các đảng cộng sản anh em, tránh những sai lầm, khuyết điểm mà các đảng đã mắc phải. Hồ Chí MInh cũng rất coi trọng việc Đảng ta phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm hoạt động của mình để bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác-Lênin, đấu tranh dưới nhiều hình thức để bảo vệ, làm trong sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, chống giáo điều, cơ hội, xét lại và mọi biểu hiện xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tế trong thời gian qua đã chứng minh rằng, cả hai loại sai lầm: giáo điều và xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin đều dẫn tới sự tan rã của nhiều đảng cầm quyền, ngay cả đối vơi Đảng Cộng sản Liên Xô – một đảng do Lênin sang lập, có nhiều kinh nghiệm trong hơn 70 năm cầm quyền. Không phải cứ nói nhiều, học thuộc, coi lý luận Mác-Lênin như là những công thức, như những “kinh thánh” thì mới là trung thành với học thuyết của các ông. Không phải cứ nói khác C.Mác, Ph.Ănghen, Lênin là sáng tạo. Cũng không thể cứ “lắp ghép” nguyên lý của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học với cái mới hiện nay là có ngay sự kế thừa sáng tạo và nâng lý luận của các ông lên một tầm cao mới. Sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng ta phải kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa ấy vào điều kiện cụ thể của Việt nam. Mọi biểu hiện từ bỏ học thuyết cách mạng và khoa học này đều chỉ dẫn đến sự thất bại đối với sự nghiệp cách mạng nước ta và làm cho Đảng biến chất, không còn là Đảng Cộng sản nữa. II.2. Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ cao nhất của giai cấp công nhân. Vì vậy Đảng phải tuân thủ những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt nhất định mà nếu vi phạm thì Đảng sẽ bị suy yếu và tan rã. Trong công tác xây dựng Đảng nói chung, Hồ Chí Minh đề cập nhiều nguyên tắc. Những nguyên tắc đó đều xuất phát từ học thuyết Mác-Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vo sản. Trong phạm vi của chương trình lý luận cao cấp, xin đề cập ba nguyên tắc. Một là, tập trung dân chủ. Trong học thuyết của Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, nguyên tắc cơ bản. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc này và chỉ rõ tập trung và dân chủ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ đó được Hồ Chí Minh diễn đạt bằng các vế sau đây: - “Tập trung trên nền tảng dân chủ”. - “Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”. Như vậy, chúng ta không được tách rời và càng không được đối lập hai vế của một nguyên tắc, không thể coi “tập trung” và “dân chủ” như lửa vớ nước như một số phần tử chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta rêu rao. Hồ Chí Minh xác định dân chủ là tạo mọi điều kiện cho tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến để đóng góp cho Đảng. Người nhấn mạh: “Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình; phải gom góp ý kiếm của đảng viên để giúp đỡ Trung ương chuẩn bị Đại hội Đảng cho thật tốt”. Tập trung trong Đảng phải trên cơ sở của bảo đảm dân chủ, nghĩa là dân chủ càng tốt thì tập trung sẽ đúng hơn. Hồ Chí Minh quan niệm tập trung trong tổ chức và sinh hoạt Đảng theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng Lênin: thiểu số phục tùng đa só, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục vụ Trung ương... Người nhấn mạnh: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”. Tập trung trong Đảng cũng có nghĩa là tất cả mọi người đảng viên phải tuyệt đối phục tùng nghị quyết của Đảng. Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có lúc nguyên tắc này được Hồ Chí Minh gọi là “chế độ”. Theo Hồ Chí Minh “tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung”. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải gắn chặt với nhau. Nguyên tắc này vừa chống lại bệnh độc đoán chuyên quyền, vừa chống lại sự dữa dẫm tập thể, không dám quyết đoan, không dám chịu trách nhiệm. Độc đoán chuyên quyền là vi phạm dân chủ của Đảng, dẫn đến những hậu quả khôn lường, phá hoại Đảng, đồng thời không dám chịu trách nhiệm sẽ làm tổ chức Đảng bị tê liệt, không còn sức chiến đấu, làm cho đường lối, chủ trương, nghị quyết của tổ chức Đảng chỉ nằm trên giấy, không biến thành hiện thực trong cuộc sống. Hồ Chí Minh giải thích tập thể lãnh đạo như sau: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sẹ xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm. Ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu: “Khôn bầy hơn khôn độc” là nghĩa đó”. Hồ Chí Minh giải thích về cá nhân phụ trách như sau: “Vì sao cần phải cá nhân phụ trách? Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách, thi sẽ sinh cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu: “Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” là như thế. Theo Hồ Chí Minh, trong công tác xây dựng Đảng, không được phép vin vào “cá nhân phụ trách” để lấn át tập thể hoặc không phải việc gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được cũng đưa ra bàn. Nguyên tắc này, càng có ý nghĩa trong thời kì hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hình thành cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi công tác xây dựng Đảng được coi là then chốt, xây dựng kinh tế là trung tâm, khi mà trách nhiệm của cá nhân và của tập thể tổ chức Đảng được phát huy tác dụng rõ rệt hơn bao giờ hết. Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình Hồ Chí Minh có nhiều cách gọi về tự phê bình và phê bình. Có lúc Người đặt phê bình lên trước tự phê bình, nhưng nhiều hơn cả là tự phê bình đặt trước phê bình. Có lúc Người gọi tự phê bình và phê binh là “luật” hoặc “quy luật phát triển” của Đảng, là “vũ khí sắc bén” trong công tác xây dựng Đảng. Xét về nội dung, chúng ta có thể coi vấn đề này có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng nói chung và trong giai đoạn Đảng cầm quyền nói riêng. Tại sao trong Đảng lại phải thường xuyên tự phê bình và phê bình? Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng ta bao gồm đủ các tầng lớp xã hội, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại, song trong Đảng ta cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài lây ngấm vào Đảng. Đảng ta gồm những người có đức, có tài. Phần đông những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết dũng cảm nhất đều ở Đảng ta. Tuy vậy, không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay. Hồ Chí Minh còn cho rằng, người dời không phải thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm; mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Do vậy, mục đích tự phê bình và phê bình là để làm cho phần xấu bị mất dần đi, thang thuốc hay nhất là thiết thực tự phê bình và phê bình. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình như người ta rửa mặt hàng ngày. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến thái độ tự phê bình và phê bình. Người đòi hỏi, tự phê bình và phê bình phải thẳng thắn, chân thành, nghĩa là không nể nang, không thêm bớt, “không giấu bệnh sợ thuốc”. Đồng thời, phải “có tính đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Tự phê bình và phê bình trên tinh thần đồng chí, cốt để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm chứ không phải để xoi mói, nối xấu nhau, “không phải đập cho tơi bời”. Với thái độ tự phê bình và phê bình như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng mới luôn luôn trong sạch, vững mạnh hơn. II.3. Xây dựng và rèn luyện đội ngũ đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền Đội ngũ đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền có mặt ở tất cả các tổ chức của hệ thống chính trị và thường là có chức, có quyền. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng và rèn luyện đội ngũ đảng viên trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới trên những vấn đề cơ bản sau đây: Một là, thường xuyên lựa chọn người ưu tú để kết nạp vào đội ngũ của Đảng, bảo đảm đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh. Trong việc kết nạp đảng viên, coi trọng chất lượng hơn số lượng, khắc phục tình trạng chủ nghĩa thành phần. Hai là, đội ngũ đảng viên phải luôn luôn giác ngộ cách mạng, tiền phong, gương mẫu, đi đầu trong mọi công tác, Hồ Chí Minh nhiều lần cho rằng: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, “tiên thiên hạ chỉ ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Phải luôn luôn có “đảng tính”, tức là đảng viên hoạt động trong các tổ chức của chính quyền Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội phải thật sự gương mẫu để thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ba là, đội ngũ đảng viên là nhưng người suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của Đảng và Tổ quốc, đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và trước hết. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa, vấn đề hy sinh tính mạng không đặt ra thường xuyên nhưng lợi ích kinh tế đặt ra không kém phần gay gắt, vẫn đòi hỏi đảng viên phải hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích của Đảng. Bốn là, đảng viên phải có đời tư trong sáng, tức là đề cập đến đạo đức, lối sống, điều mà Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở. II.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ “Cán bộ” ở đây được quan niệm là cán bộ cách mạng trong điều kiện Đảng cầm quyền, mà thường số đông cán bộ là đảng viên. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, cho rằng: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay nhất thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Những yêu cầu đối với cán bộ cách mạng được Hồ Chí Minh chỉ ra một cách cụ thể, tập trung trên những vấn đề chính sau đây: Cán bộ phải là người tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, không phải làm cán bộ để “thăng quan phát tài”, để làm “quan cách mạng”, mà để là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Người cán bộ trước hết phải có “đức”. Phải vừa có đức vừa có tài nhưng đức là gốc. “Đức” ở đây là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những Hồ Chí Minh nhấn mạnh người cán bộ phải là người không vi phạm khuyết điểm tham ô, lãng phí, quan liêu mà Người gọi những khuyết điểm đó là “giặc nội xâm”, loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người cán bộ, theo Hồ Chí Minh, phải là những người “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cán bộ là người có năng lực tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh coi người cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Đường lối, chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của các đoàn thể chính trị - xã hội sẽ không biến thành hiện thực, sẽ chỉ nằm trên giáy khi không có những cán bộ về năng lực tổ chức triển khai thực hiện nó. Cán bộ trong giai đoạn Đảng cầm quyền càng phải liên hệ mật thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh phê phán nhiều cán bộ “vác mặt quan cách mệnh” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, “dán trên trán hai chữ cộng sản” để lòe dân. Cán bộ phải là người luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt: về lý luận Mác-Lênin, về nhận thức đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ. Việc học tập được Hồ Chí Minh nhấn mạnh là công việc thường xuyên, học mọi lúc mọi nơi, cả trên ghế nhà trường, tự học, học trong thực tế. Cán bộ phải có phong cách công tác tốt, chống bệnh quan liêu, đại khái, phô trương hình thức cho oai, kiểu cách làm việc bàn giấy, “chỉ tay năm ngón”. Người cán bộ, theo Hồ Chí Minh, phải là người mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, sâu sát, tỷ mỉ, kế hoạch thiết thực, kế hoạch chớ để cho oai, kế hoạch 10 phần, biện pháp phải 20 phần, quyết tâm phải 30 phần. Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ phải năng động, sáng tạo, chớ “đập đi, họ đứng”, đừng để “đầy túi quần thông báo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc không tiến triển được. Để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của một Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc tới công tác cán bộ. Quan điểm của Hồ Chí MInh về công tác cán bộ được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau đây: Một là, phải “hiểu và đánh giá đúng cán bộ”. Đây là yêu cầu đầu tiên cần phải có để tiến hành các công tác khác. Làm tốt yêu cầu này đòi hỏi phải công tâm, khách quan, có tiêu chí đánh giá phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng thời kỳ, từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Hai là, phải “khéo dùng cán bộ”, tức là bố trí cán bộ cho phù hợp để người cán bộ phát huy hết khả năng của mình. Hồ Chí Minnh cho rằng: người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay và giúp họ sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ, người thợ héo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được. Hồ Chí Minh phê bình: “Thường chúng ta không biết tùy tài mà dùng người, Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người thì hai người đều thành công.” Khéo dùng cán bộ còn phải biết kết hợp cán bộ già, cán bộ trẻ, cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về. Hồ Chí MInh đã phân tích rất rõ ưu điểm và nhược điểm của các loại cán bộ đó để sử dụng tốt. Khéo dùng cán bộ, theo Hồ Chí Minh, còn phải chú ý đề bạt, sử dụng người tốt, chớ dung người hay nịnh hót mình mà bỏ những người chính trực. Ba là, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chống chủ nghĩa địa phương cục bộ trong công tác cán bộ, tránh đầu óc bè phái, cánh hẩu, họ hàng. Vấn đề này càng cần phải chú ý trong điều kiện Đảng cầm quyền. Bốn là, phải chú ý phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đề bạt cán bộ. Các công việc này là nhưng khâu liên hoàn những khi đã đề bạt rồi thì phải kiểm tra, giám sát để giúp cán bộ phát huy ưu điêm, sửa chữa khuyết điểm chứ khong khoán trắng công việc cho họ. II.5. Tăng cường công tác kiểm tra trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh coi trọng công tác kiểm tra trong xây dựng Đảng. Người cho rằng: khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra, nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích. Có tăng cường kiểm tra thì mới giữa nghiêm kỷ luật Đảng, mới bảo đảm cho đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng được thực hiện một cách đầy đủ và đúng đắn, mới bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to lớn của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ họ kịp thời. Hồ Chí Minh phê bình nhiều cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, nhưng họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không bởi vì họ quên mất kiểm tra. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: nếu tổ chức việc kiểm tra chu đáo thì cũng như chúng ta đã có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ; có thể nói rằng chín phần mười khuyết điểm trong công việc chúng ta thiếu là sự kiểm tra. Hồ Chí Minh cho rằng, nểu tổ chức kiểm tra được tiến hành chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mời, gấp trăm. Trong công tác kiểm tra, Hồ Chí Minh lưu ý những vấn đề sau đây: Công tác kiểm tra phải toàn diện: kiểm tra việc và kiểm tra người trong việc chấp hành ĐIều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiểm tra phải kịp thời, khi đã có nghị quyết, thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách vượt qua khó khăn. Kiểm tra phải chính xác, công minh, khách quan. Hồ Chí Minh cho rằng, kiểm tra không nên chỉ bằng việc căn cứ vào các tờ báo cáo mà phải đi đến tận nơi. Ở đây, cần phải nêu cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác kiểm tra. Cán bộ kiểm tra phải là những người hiểu rõ đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; có năng lực chuyên môn nghiệp vụ; có đạo đức cáhs mạng; có ý thức tổ chức và kỷ luật; thật thà tự phê bình và phê bình, gương mẫu trong việc chấp hành kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, phải chí công vô tư, không thành kiến, thiên vị. Công tác kiểm tra đi liền với kỷ luật Đảng. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác, kỷ luật sắt, rất nghiêm, tất cả mọi đảng viên đều phải tuân theo. Tính chất kỷ luật bắt nguồn từ tính chất của Đảng, bởi vì Đảng ta bao gồm những người hăng hái, trung thành, ưu tú trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động tự nguyện tự giá đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, Hồ Chí Minh khuyên mọi người, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng, sợ kỷ luật sắt của Đảng thì đừng vào Đẩng hoặc khoan hãy vào Đảng. II.6. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay Đại hội IX của Đảng năm 2001 tiếp tục khẳng định: nhiệm vụ then chốt là xây dựng chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Đại hội cũng chỉ ra những ưu điểm và những yếu kém, khuyết điểm của công tác xây dựng Đảng trong những năm qua, đồng thời quyết định những nhiệm vụ mới, trong đó nêu rõ: “Toàn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi cấp ủy, mỗi chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân. Chống tư tưởng cơ hội, thực dụng”. Trong những điều kiện mới, nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội IX cũng như thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII càng cấp thiết hơn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Những quan điểm của Người vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đổi mới nói chung, với việc xây dựng chỉnh đốn Đảng nói riêng. Trước hết, thấm nhần tư tưởng Hồ Chí Minh phải thể hiện ở việc xây dựng Đảng về chính trị mà biểu hiện rõ nhất là Đảng phải đề ra được đường lối đúng đắn, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị. Đường lối của Đảng phải dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời còn dựa trên cơ sở thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ và đường lối đó phải có khả năng thực thi. Hơn bao giờ hết, trong sự nghiệp đổi mới, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh càng phải được nhận thức một cách sâu sắc để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay. Tình hình thực tế thật vô cùng phong phú, nhất là trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng phải luôn luôn tổng kết để hoạch định đường lối một cách đúng đắn. Sai lầm về đường lối là một sai lầm nguy hiểm nhất đối với một Đảng cộng sản cầm quyền. Thứ hai, sức mạnh của một đảng chính trị và của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền còn ở lĩnh vực tư tưởng. Vì thế, xây dựng Đảng ta về tư tưởng vẫn luôn luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra. Đảng ta phải là một khối thống nhất về tư tưởng và hành động. Toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở, mọi cán bộ, đảng viên phải kien định lập trường, không hoang mang, dao động, phải kiên trì mục tiêu và lý tưởng của mình. Là người cộng sản, là lãnh tụ của Đảng ta, trải qua nhiều cam go, thử thách nghiệt ngã, Hồ Chí Minh đã dày công giáo dục, rèn luyện cho mỗi đảng viên và toàn Đảng thấm nhuần lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Hiện nay, đứng trước thời cơ và thách thức mới, Đảng cần tiếp tục kiên định lập trường nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm lãnh đạo đất nước thực hiện thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội đáp ứng lòng mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thứ ba, Đảng mạnh là do tổ chức mạnh. Xây dựng Đảng ta vững manh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại diện trung thành cho lợi tích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc đỏi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay còn yêu cầu Đảng phải lãnh đạo cuộc đấu tranh đề phòng và khắc phục những nguy cơ của Đảng cầm quyền: quan liêu, tham nhung...; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và các đoàn thể để vừa bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị, vừa phát huy được vai trò quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn phải, bằng hành động thực tế, thể hiện vai trò cực kỳ quan trọng của Đảng trong đời sống xã hội như chính bản thân Hồ Chí Minh đã xác định một cách nhất quán trong cả cuộc đời hoạt động của mình. Càng trong cơ chế thị trường, càng gần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, bởi vì sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định cho sự thằng lợi của cách mạng Việt Nam. Cần gắn bó chặt hơn nữa công tác xây dựng đảng với việc phát triển kinh tế theo quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Hồ Chí Minh là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc. Tư tưởng của Người về xây dựng Đảng vẫn là ngọn đèn dẫn dắt Đảng ta trong sự nghiệp sự nghiệp đấu tranh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. KẾT LUẬN Tóm lại, công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng muốn có hiệu quả thiết thực, trước hết phải gắn liền với phong trào quần chúng và phải dựa vào quần chúng. Thông qua phong trào quần chúng, Đảng kiểm nghiệm, hoàn chỉnh và cụ thể hóa đường lối chính trị. Và cũng từ phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào Đảng. Thực tiễn cách mạng cho thấy nới nào có phong trào quần chúng mạnh mẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị thì ở đó, tổ chức Đảng được phát triển và củng cố, cán bộ, Đảng viên được rèn luyện và thử thách. Quá trình phát triển và lớn mạnh của Đảng gắn liền với sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của phong trào quần chúng. Phong trào quần chúng là cơ sở, là nguồn sống của Đảng, là mảnh đất tốt mà từ đó, Đảng lớn lên không ngừng. Sức mạnh của Đảng và sự thắng lợi của cách mạng bắt nguồn từ chỗ Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Nhân dân ta vốn rất cách mạng, hết mực tin yêu và kính trọng Đảng. Mọi hành động của cán bộ, đảng viên đều có ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân. Vì vậy, quần chúng rất mong muốn và đòi hỏi được góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Dựa vào quần chúng và vận động quần chúng tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất định sẽ nâng cao được sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, củng cố sự liên hệ giữa Đảng và quần chúng, nâng cao uy tín của Đảng. Tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng, quần chúng đấu tranh loại bỏ dần tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, tệ cường hào, gia trưởng, tệ tham nhũng cùng nhiều biểu hiện tiêu cực khác của một số cán bộ, đảng viên, ngăn chặn việc kết nạp những người không đủ tiêu chuẩn vào Đảng và phát hiện những phần tử cơ hội đang thao túng trong một số tổ chức của Đảng và bộ máy Nhà nước. Nét đặc sắc tỏng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và chỉnh đốn Đảng chính là mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Người đã nói: “Nhân dân giúp đỡ xây dựng Đảng bằng cách hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối với công tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình”. Đốiv với những ý kiến phê bình dúng của quần chúng thì các tổ chức Đảng tiếp thu nghiêm túc và có biện phấp sửa chữa. Đối với những ý kiến không đúng thì phân tích và giải thích đầy đủ với thái độ thực sự “trọng dân” và có ý thức trách nhiệm. Nhấn mạnh vai trò và tác dụng của quần chúng không có nghĩa là coi nhẹ sự hoạt động và sinh hoạt của các tổ chức Đảng và cũng không thể lấy phê bình của quần chúng thay cho tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và chỉnh đốn Đảng luôn luôn là một di sản vô giá để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Bách Khoa HN - NXB Văn học, 2007 Giáo tình Tư tưởng Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục & Đào tạo - NXB Chính trị Quốc gia, 2009 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh Học viện Chính trị Quôc gia Hồ Chí Minh - NXB Lý luận chính trị, 2006 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: www.dangcongsan.vn Tạp chí Cộng sản điện tử: www.tapchicongsan.org.vn Tạp chí Xây dựng Đảng: www.xaydungdang.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỀ TÀI Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ Đảng viên.doc
Tài liệu liên quan