Tài liệu Đề tài Tư tưởng con người, xã hội trong triết học phương tây cổ đại tới cận đại: Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được
thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện
vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy
Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.
Triết học được xem là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên
tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa
học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học Phương Tây nói chung và Triết học Phương Tây từ cổ đại đến cận đại là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học thế giới. Đối tượng của triết học phương
Tây nói chung ngoài phần siêu hình học bàn về những ý niệm trừu tượng như bản thể, ý
thức, hư vô... còn lại là những hành trình vào các vấn đề cụ thể có liên quan tới con người
nh...
66 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tư tưởng con người, xã hội trong triết học phương tây cổ đại tới cận đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được
thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện
vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy
Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.
Triết học được xem là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên
tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa
học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học Phương Tây nói chung và Triết học Phương Tây từ cổ đại đến cận đại là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học thế giới. Đối tượng của triết học phương
Tây nói chung ngoài phần siêu hình học bàn về những ý niệm trừu tượng như bản thể, ý
thức, hư vô... còn lại là những hành trình vào các vấn đề cụ thể có liên quan tới con người
như cảm giác, nhận thức, ký ức, hạnh phúc, đạo đức…. Các vấn đề về con người như con
người tri thức thế giới xung quanh như thế nào, vai trò của con người trong quá trình nhận
thức như thế nào… hay những vấn đề và xã hội như quan hệ giữa các nhân và xã hội, ai
quan trọng hơn, đạo đức là vấn đề xã hội hay vấn đề cá nhân, quan hệ giữa cá nhân và
nhà nước… là trọng tâm trong quan điểm của các triết gia phương Tây. Bài tiể luận này
sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng con người và xã hội được thể hiện trong quan
điểm của các triết gia thuộc các trường phái triết học khác nhau trong Triết học Phương
Tây từ cổ đại tới cận đại.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 2
CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI ĐẾN
CẬN ĐẠI
I.1. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
I.1.1. Điều kiện/hoàn cảnh ra đời
Hy Lạp cổ đại là một lãnh thổ rộng lớn bao gồm khu vực miền Nam bán đảo
Ban-căng (thuộc Châu Âu), nhiều hòn đảo nằm trên biển Êgiê và cả một vùng rộng
lớn ở ven biển bán đảo Tiểu á. Yếu tố địa lý tự nhiên này đã tạo điều kiện cơ bản để
nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp Hy Lạp cổ đại phát triển từ rất sớm.
Quá trình lịch sử lâu dài với không ít những thăng trầm của vùng đất Hy Lạp cổ đại
gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và tư tưởng triết học của nó trong đó sự phân
chia xã hội thành giai cấp, sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao
động chân tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũ các nhà trí thức chuyên nghiệp
chuyên nghiên cứu về khoa học, triết học.. Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn
ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý
của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của
tri thức khoa học (khoa học tự nhiên). Nhưng bên cạnh đó, sự xuất hiện của những trí
thức khoa học và triết học trong thời kỳ này đã tạo nên một bước ngoặt lớn về nhận
thức của con người, phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất, những tri thức về khoa học tự
nhiên phát triển mạnh, được trình bày trong hệ thống triết học - tự nhiên của các nhà
triết học cổ đại, bên cạnh đó, khoa học thời bấy giờ chưa phân ngành nên các nhà triết
học đồng thời cũng là các nhà Toán học, nhà Vật lý học... Từ các yếu tố đó có thể
khẳng định rằng, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã có sự gắn bó với nhu
cầu thực tiễn và gắn với khoa học.
Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau:
- Triết học thời kỳ tiền Socrates (thời kỳ sơ khai)
- Triết học thời kỳ Socrates (thời kỳ cực thịnh)
- Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá
I.1.2. Nội dung/đặc điểm chính
Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào lúc xã hội này đã phát triển lên chế độ
chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ nên nó là hệ tư tưởng, là
thế giới quan của giai cấp chủ nô thống trị, đồng thời nó còn là công cụ bảo vệ, duy trì
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 3
địa vị, quyền lợi của giai cấp chủ nô, là công cụ nô dịch, đàn áp các giai cấp khác về
mặt tư tưởng. Bên cạnh tính giai cấp rõ rệt đó, triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng, đề
cao vai trò của con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá. Do là một trong
những nền triết học mở đường trong lịch sử triết học nhân loại hơn nữa các quan niệm
triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán từ sự quan sát trực tiếp các sự kiện
xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học Hy Lạp cổ đại mang nặng tính sơ
khai, chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên, từ trong sự khởi đầu đó, các nhà triết học sau
này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống của tất cả các kiểu thế giới
quan sau này và xem nó là một đỉnh cao của triết học nhân loại. Tuỳ thuộc vào từng
thời kỳ lịch sử, tuỳ từng không gian địa lý cụ thể mà triết học Hy Lạp cổ đại chia
thành các trường phái và các giai đoạn phát triển khác nhau.
Trên thực tế, mặc dù triết học duy vật Hy Lạp ra đời trên nền tảng thần thoại và
tôn giáo nhưng thế giới quan lại hoàn toàn mới lạ dựa trên cơ sở trí tuệ sâu sắc đã đem
lại cho con người giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống con người đặt ra,
giúp họ có cách sống hợp lý trong xã hội. Có thể coi triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh
cao của văn minh Hy Lạp, với các đặc trưng cơ bản:
- Triết học Hy Lạp đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu,
trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần.
Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó.
- Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học
tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc
xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của các khoa
học".
- Triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai,
cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên
vận động và biến đổi không ngừng. Với ý nghĩa đó, những tư tưởng biện chứng
của triết học Hy Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện
chứng.
- Thể hiện tính giai cấp sâu sắc, đã thể hiện nó là thế giới quan và ý thức hệ của
giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội bấy giờ.Vì thế dễ hiểu tại sao phần lớn
các nhà triết học thời kì này đều coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là
công cụ biết nói.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 4
- Triết học Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con
người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới, là tinh hoa cao quý nhất
của tạo hóa.”Con người là thước đo tất thảy mọi vật”(Pitago). Mặc dù vậy, con
người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh
đạo đức, giao tiếp và nhận thức.
I.1.3. Các triết gia tiêu biểu
Hy Lạp là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Ở đó xuất
hiện rất sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối
với sự phát triển của tư tưởng triết học sau này. Thời kì này nổi bật lên với tên tuổi
của các nhà duy vật như Đêmôcrit, Hêraclit, Arixtôt, Êpiquya… Trong nội dung của
bài tiểu luận này, chúng ta sẽ xem xét những thành tựu của nền triết học này thông qua
sự đóng góp của các triết gia tiêu biểu như Hêraclit, Đêmôcrit, Platon và Arixtôt,
Socrates.
I.1.3.a. Hêraclit
Hêraclit đã đứng trên lập trường duy vật cổ đại để giải quyết vấn đề “cơ sở đầu
tiên” của thế giới từ một dạng vật chất cụ thể. Ông cho rằng lửa chính là bản nguyên
của thế giới, là cơ sở duy nhất và phổ biến của tất cả mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên.
Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới. Thế giới vận động theo trật tự mà ông
gọi là logos: logos khách quan và logos chủ quan quan hệ với nhau như là quan hệ
giữa khách thể và nhận thức. Và như vậy thì sự phù hợp với logos khách quan là tiêu
chuẩn để đánh giá tư duy con người. Đây là một đóng góp có giá trị của Heraclit cho
phép biện chứng sau này.
Tuy chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm như sau này
nhưng phép biện chứng của Hêraclit đã đề cập tới hầu hết những luận điểm cốt lõi của
phép biện chứng dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Ông quan
niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Quan niệm về vận động đã được một số nhà
triết học trước đó đề cập nhưng phải đến Heraclit thì mới tồn tại với tư cách là học
thuyết về vận động với câu nói nổi tiếng “không ai có thể tắm hai lần trên cùng một
dòng sông”. Quan niệm về vận động của ông có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Hêraclit đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và triết học duy vật cổ đại
nói riêng tiến lên một bước mới với những quan điểm duy vật và những yếu tố biện
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 5
chứng. Học thuyết của ông được nhiều nhà triết học sau này kế thừa. Mác và Ăng
ghen coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại, đồng thời hai
ông cũng vạch rõ những hạn chế, sai lầm của Hêraclit về mặt chính trị trong quan
niệm phản dân chủ, thù địch với nhân dân do ông chủ trương.
I.1.3.b. Đêmôcrit:
Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Đêmocrit nêu ra khái niệm không gian.
Theo ông, không gian là khoảng chân không rộng lớn, trong đó những nguyên tử vận
động vĩnh viễn. Không gian là những khoảng trống giữa các vật thể, nhờ đó các vật
thể có thể tụ lại hoặc giãn ra. Xuất phát từ học thuyết nguyên tử, Đêmocrit cho rằng
không gian là gián đoạn và có thể phân chia vô tận.
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcrit là quyết định luận (thừa nhận
sự ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm
chống lại mục đích luận (là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên
không phải là tính nhân quả mà có tính mục đích). Sự thừa nhận tính nhân quả, tính tất
yếu và tính quy luật trong giới tự nhiên là một trong những thành quả có giá trị nhất
của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại.
Đêmocrit có nhiều công lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức. Ông đặt
ra và giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm giác
với tính cách là điểm bắt đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong việc nhận thức
tự nhiên.
Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần. Ông cho
rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng
khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách hoá những hiện
tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người. Thí dụ, mặt trời mà tôn giáo
Hy Lạp đã thần thánh hoá thì ông cho đó chỉ là một khối lửa.
Công lao có ý nghĩa lịch sử của Đêmôcrit là ông đã bền bỉ đấu tranh cho quan
niệm duy vật về tự nhiên. Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tiếp theo của
triết học duy vật.
I.1.3.c. Platon:
Platon là một nhà triết học duy tâm khách quan. Ông là người đầu tiên xây
dựng hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với thế
giới quan duy vật. Ông đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật đặc
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 6
biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Hêraclit,
Đêmôcrit. Theo Platon, giới tự nhiên thế giới của những vật cảm tính bắt nguồn từ
những thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý
niệm. Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý người ta phải từ bỏ mọi cái hữu hình
cảm tính; phải “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử quan sát được trong thế
giới ý niệm. Thuyết hồi tưởng thần bí này được xây dựng trên cơ sở học thuyết về linh
hồn bất tử, tính độc lập của linh hồn với thể xác.
Nếu ở Đêmocrit, phép biện chứng được sử dụng để phục vụ khoa học thì ở
Platon phép biện chứng lệ thuộc vào triết học duy tâm. Đường lối Platon chống lại
đường lối Đêmôcrit trong triết học Hy Lạp cổ đại, chống lại thuyết nguyên tử của
Đêmôcrit. Các hiện tượng tự nhiên bị ông quy về các quan hệ toán học. Đạo đức học
của ông được xây dựng trên học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận
tôn giáo, là bộ phận quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc.
Platon là một trong những nhà triết học xuất sắc nhất trong nền triết học Hy
Lạp cổ đại, hệ thống triết học của ông đề cập đến nhiều học thuyết như ý niệm, nhận
thức luận... và dù cho còn có hạn chế nhưng ông là người có công lớn trong việc
nghiên cứu các vấn đề về ý thức xã hội, đặt nền tảng cho việc xây dựng các khái niệm,
phạm trù và tư duy lý luận.
I.1.3.d. Arixtôt:
Ông đã nêu lên học thuyết bốn nguyên nhân, trong đó ông cho rằng bất kỳ sự
vật nào, nếu tồn tại bao giờ cũng xuất phát và được tạo thành từ bốn nguyên nhân:
nguyên nhân hình dạng, nguyên nhân mục đích, nguyên nhân vật chất, nguyên nhân
vận động. Bên cạnh học thuyết bốn nguyên nhân, Arixtôt còn xây dựng học thuyết về
linh hồn và nhận thức luận. Ông phê phán quan niệm của Platon về linh hồn bất tử,
ông cho rằng không chỉ có con người mà mọi thực thể sống đều có linh hồn và không
phải mọi linh hồn đều bất tử. Lý luận nhận thức của Arixtôt chứa đựng nhiều tư tưởng
hợp lý và nhiều yếu tố duy vật. Theo ông, đối tượng của nhận thức là ở bên ngoài con
người, quá trình nhận thức là quá trình phản ánh đối tượng bên ngoài ấy và trải qua
nhiều cấp độ từ thấp đến cao, chưa hoàn thiện đến hoàn thiện theo trình tự : Cảm giác,
biểu tượng, kinh nghiệm, nghệ thuật, khoa học. Đạo đức học của Arixtôt phản ánh rõ
nhất lập trường giai cấp của ông. Ông cho rằng, đạo đức phải phục vụ quyền lợi của
nhà nước, hành vi nào làm suy yếu nhà nước là không có đạo đức. Đạo đức phải gắn
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 7
liền với hành vi của con người, tiêu chuẩn đánh giá một cá nhân có đạo đức không
phải ở lời nói mà là ở hành động. Triết học của Arixtôt tuy còn những hạn chế, dao
động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông vẫn xứng đáng là bộ óc
vĩ đại nhất trong các bộ óc vĩ đại của nền triết học Hy Lạp cổ đại, “là vị hoàng đế
Maxêđoan” của triết học.
I.1.3.e. Socrates
Socrates xuất thân trong một gia đình khá giả ở Athen. Cha làm nghề điêu khắc,
mẹ là nữ hộ sinh. Ông hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô dân chủ.
Năm 399 BC, ông bị chủ nô dân chủ kết án tử hình về tội “coi thường luật pháp,
chống lại chế độ bầu cử dân chủ”. Đối với ông chỉ có văn nói sống động, và văn viết
đã bị khô cứng. Vì vậy cuộc đời ông không để lại một tác phẩm nào. Chỉ biết được
ông qua đệ tử của ông.
Triết học của ông khác với các nhà triết học trước đó. Các nhà triết học trước
nghiên cứu về giới tự nhiên. Nhưng ông dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con
người, về đạo đức, về nhân sinh quan. Triết học không gì khác hơn là sự nhận thức
của con người về chính mình, “con người hãy nhận thức chính mình”. Bắt đầu từ ông,
đề tài con người trở thành một trong những chủ đề trong tâm của triết học phương
Tây. Vì vậy, quan điểm triết học của ông bàn đến vấn đề con người trong đời sống xã
hội mà trước hết là hành vi đạo đức.
Xuất phát từ “đạo đức học duy lý”, ông cho rằng, “Hiểu biết là cơ sở của điều
thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác, và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của
đạo đức, mới là cơ sở của đức hạnh. Ai tuân theo cái thiện phổ biến thì người đó mới
có đạo đức. Và muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó, muốn hiểu được
nó phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến tìm ra chân lý theo cách
thức mà về sau được gọi là “phương pháp Socratess”. Trở nên thấp kém hơn bản
thân mìnhkhông phải là cái gì khác hơn ngoài sự ngu dốt, trở nên cao cả hơn bản
thân mình không phải cái gì khác ngoài sự thông thái”.
Phương pháp triết học của ông gồm bốn bước: Một là “mỉa mai”, tức là nêu ra
những câu hỏi mẹo, mang tính châm biếm, mỉa mai nhằm làm cho đối phương sa vào
mâu thuẫn. Hai là “đỡ đẻ tinh thần”, giúp cho đối phương thấy được con đường để tự
mình khám phá ra chân lý. Ba là “qui nạp”, tức là xuất phát từ cái riêng lẻ khái quát
thành những cái phổ biến, từ những hành vi đạo đức riêng lẻ tìm ra cái thiện phổ biến
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 8
của mọi hành vi đạo đức. Và phương pháp cuối cùng là “định nghĩa”, là chỉ ra hành vi
thế nào đạo đức, quan hệ thế nào là đúng mực. Phương pháp này đối với ông chỉ có
những người có tri thức như giai cấp quý tộc và các triết gia mới là những người có
đạo đức. Bốn bước này quan hệ chặt chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức
chân thật, bản chất giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự, của nó trong đời
sống xã hội.
Sự đóng góp của ông thay đổi từ nguyên lý vũ trụ sang nguyên lý nhân minh đã
làm nên một bước chuyển mới trong nền triết học. Cho nên, triết học Hy Lạp mới lấy
ông làm tiêu chí để phân kỳ, nó là thẩm định những giá trị của tư tưởng Socratess đối
với sự phát triển trong lịch sử.
Ông là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, ông không để lại cho
đời một tác phẩm nào, vì ông chỉ thường xuyên đàm luận mà không viết. Ngày nay
chúng ta sở dĩ biết được được về Socratess là do các học trò của ông và những tư
tưởng khác .
Như vậy, nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề
cơ bản của triết học mà sau này các học thuyết triết học khác sẽ từng bước giải quyết
theo nội dung của thời đại mình, nó bao chứa mầm mống của tất cả thế giới quan về
sau này. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện
chứng và phép siêu hình được thể hiện rất rõ. Những thành tựu triết học cơ bản của nó
xứng đáng ghi một mốc son trong lịch sử triết học của loài người.
I.1.4. Nhậ định chung
Triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững chắc,
nối những bến bờ triết học sau này. Đến nay những gì mà triết học Hy Lạp cổ đại
mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó. Triết lý Hy Lạp cổ đại là những
viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu ngày nay. Ta có
thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền triết học Hy Lạp cổ đại.
Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học nhân loại và trở nên bất hủ. Marx
nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại”. Nền triết học duy vật Hy Lạp
cổ đại đã đạt những thành tựu rực rỡ về mọi mặt và đã có những cống hiến lớn lao vào
kho tàng văn học của loài người. Hơn hai mươi lăm thế kỉ đã qua, thời đại nô lệ Hy
Lạp đã lùi xa trong quá khứ của lịch sử loài người, nhưng cho đến ngày nay, triết học
Hy Lạp cổ đại vẫn không hề mất đi giá trị của nó. Nền văn minh hiện đại Châu Âu bắt
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 9
nguồn từ nền văn minh Hy Lạp và chúng ta đã không thể hiểu đầy đủ văn hóa Châu
Âu ngày nay nếu không đi ngược thời gian để tìm hiểu những thành tựu huy hoàng
của văn hóa Hy Lạp cổ đại, Ăngghen viết “Chúng ta luôn luôn phải quay về với
những thành tựu trong triết học cũng như trong mọi lĩnh vực khác của dân tộc nhỏ bé
này, một dân tộc mà tài năng và hoạt động có tính chất toàn diện của nó đã đảm bảo
cho nó có một địa vị mà không có một dân tộc nào khác có tham vọng đạt tới trong
lịch sử tiến hóa của nhân loại”.
Ưu điểm:
- Triết học cổ Hy Lạp như hồi chuông tỉnh thức giấc mộng thần thánh muôn đời
của người dân Hy Lạp, tách vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức hệ của con người.
- Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan nhằm đi
đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu.
- Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập.
- Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này.
- Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành.
- Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?
Hạn chế
- Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại thể hiện tính bao trùm của nó về mọi lĩnh vực
trong thế giới quan của con người. Ra đời trong điều kiện còn quá ít và sơ khai nên
trình độ phát triển tư tưởng văn hóa của nhân loại thời kì này nói chung còn thấp. Triết
học thời kì này đã đề cập tới những vấn đề thế giới quan cơ bản của con người. Tuy
nhiên do sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay quá lớn, nên nhìn chung
các quan niệm triết học còn mang nặng tính tự biện.
- Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.
- Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa.
- Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần
linh.
I.2. TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ
I.2.1. Điều kiện, hoàn cảnh ra đời
Xã hội Tây Âu thời trung cổ là khoảng thời kỳ lịch sử ngàn năm (từ thế kỷ thứ IV
đến thế kỷ XIV). Vào thế kỷ V, những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh
giai cấp bên trong cùng với sự tiến công của những man tộc bên ngoài đã đưa tới sự
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 10
sụp đổ của đế quốc La Mã phương Tây. Chính những sự kiện đó đã dẫn đến kết quả
chấm dứt hình thái kinh tế - xã hội nô lệ cổ đại, và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời.
Đây là thời kỳ hình thành và phát triển PTSX phong kiến phương Tây.
Nền kinh tế trong xã hội phong kiến mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc bởi
vì sản phẩm làm ra chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu của các công xã và thái ấp. Các
thái ấp là một thế giới đóng kín; quyền chiếm hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất cũng
như sản phẩm làm ra không hoàn toàn thuộc về người lao động (nông dân hay nông
nô) mà thuộc về giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, phong trào đấu tranh của nông
dân lao động, thợ thủ công, dân nghèo thành thị chống bọn phong kiến và tầng lớp bóc
lột khác là một nội dung chủ yếu của lịch sử xã hội phong kiến.
Sự hình thành vô số những điền trang thái ấp phong kiến Tây Âu đã tạo ra một
chế độ phong kiến cát cứ phân quyền. Trong điều kiện đó, tôn giáo nhất thần đã có cơ
hội phát triển với tư cách là công cụ tinh thần thiêng liêng của giai cấp phong kiến
thống trị. Thiên chúa giáo - một dòng tôn giáo giữ truyền thống bảo thủ nhất của Cơ
đốc giáo – đã trở thành một tôn giáo độc tôn của các nước phong kiến Tây Âu. Sự
thống trị của uy quyền phong kiến và thần quyền giáo hội đã cản trở sự phát triển của
khoa học và kỹ thuật. Triết học cũng bị phụ thuộc vào thần học. Bản chất của CNDV
gắn liền với khoa học, thời kì này đã không có điều kiện để phát triển. Trong thời đại
phong kiến, tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của
xã hội. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của của ý thức xã hội phải phụ thuộc vào
nó. Ăng-ghen viết: "Nhà thờ với việc chiếm hữu ruộng đất theo lối phong kiến của nó
là mối liên hệ thực tế giữa các nước khác nhau; tổ chức nhà thờ theo lối phong kiến đã
dùng tôn giáo để bảo vệ nhà nước phong kiến quý tộc. Thêm vào đó, giáo sỹ là giai
cấp độc nhất có học thức. Do đó mà tín điều của nhà thờ tất nhiên là yếu tố xuất phát
và là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học - tất cả nội
dung của các khoa học đó đều được trình bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhà
thờ. Vai trò của tôn giáo biểu hiện đặc biệt ở chỗ nó làm chủ ý thức của quần chúng
nhân dân và dùng sự áp bức về tinh thần của nó để ủng hộ sự bóc lột tàn tệ của bọn
phong kiến. Điều đó giải thích vì sao giai cấp nông dân hết sức đông đảo nhưng "tối
tăm về trí tuệ" và bị tước hết mọi quyền hành”...
Như vậy, thời kỳ này không chỉ có phong kiến quý tộc giữ vai trò thống trị mà
giới tăng lữ, giáo hội và nhà thờ đã thiết định được một sức mạnh chưa từng có của
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 11
thần quyền, có khả năng chi phối cả quyền lực chính trị. Bởi vậy trong suốt nhiều thế
kỷ, triết học và khoa học đã trở thành nô tì của thần học, tồn tại và hiện thân trong vai
người ca tụng, biện minh cho các tín nhiệm của tôn giáo, phản bác, loại bỏ các tư
tưởng dị giáo, đa thần và các quan niệm vô thàn tiến bộ. Tình hình này đã cắt nghĩa sự
đồng quyền của giáo hội trong văn học và giáo dục. Các tín điều của tôn giáo là những
nguyên lý của giáo dục, là cơ sở của thế giới quan và nhân sinh quan.
Từ thế kỷ X đã diễn ra nhiều cuộc Thập tự chinh với mục đích là xâm chiếm,
cướp đoạt của cải của các nước phong kiến nhỏ ở Phương Đông (vùng vịnh Ả Rập)
nhưng lại núp dưới danh nghĩa bảo vệ tôn giáo, chống bọn tà giáo, giải phóng vùng đất
thánh… Những cuộc chiến tranh tôn giáo này đã đem lại những kết quả ngoài mong
muốn của những người khởi xướng ở chỗ là đã tạo nên sự giao lưu văn hoá Đông-Tây
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tư tưởng, khoa học và kinh tế ở Tây Âu. Thiên văn
học và toán học phát triển khá mạnh vào thế kỷ XIII; cơ học, vật lý học, hoá học hình
thành mà tiêu biểu là Lêônarơ Phibômátchi, Anbécphôn Bônstết, Rôgie Bêcơn.
Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến đòi hỏi gia tăng sự hiểu biết. Tình trạng mù
chữ, thất học, sống đơn điệu của các lãnh địa không thể tiếp tục duy trì. Vì vậy chỉ
trong vòng hai thế kỷ (XII, XIII) ở Tây Âu hàng loạt các trường đại học đã ra đời.
Tóm lại, từ lập trường DVBC mà xét thì thời kỳ trung cổ không phải là quá
trình đứt đoạn của lịch sử mà là một thời kỳ “trong nỗi đau đớn đã sinh ra một nền văn
minh mới, tạo cơ sở cho sự ra đời của những bộ tộc hiện đại chuẩn bị cho lịch sử
tương lai ở Châu Âu”.
I.2.2. Nội dung, đặc điểm chính
Thứ nhất, sự phát triển của những tư tưởng triết học các nước Tây Âu thời
Trung cổ bị chi phối rất mạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học. Theo Ăngghen, trong
thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu, triết học chỉ là "đầy tớ", "con sen" cho thần học. bởi vì
nhiệm vụ của triết học là giải thích đúng đắn và chứng minh về mặt hình thức cho
những tín điều tôn giáo do nhà thờ Kitô giáo thống trị, đứng đầu là Giáo hoàng La Mã
đặt ra. Đây là thời kỳ lịch sử mà tiếng nói "trí tuệ và lương tri nhân loại" bị áp đảo bởi
sự tuyên truyền của giáo hội về đức tin nơi Thiên chúa. Đây cũng là thời kỳ các nhà
thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri thức của nhân loại đều có thể rút ra từ Kinh
thánh (Cựu ước và Tân ước); rằng tất cả những gì trái với kinh thánh đều đáng nguyền
rủa và xử tội.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 12
Thứ hai, sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh viện (chủ
nghĩa kinh viện) cũng là một nét nổi bật của thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu. Triết học thời
kì này giải quyết các vấn đề xa rời thực tế cuộc sống. Vấn đề trung tâm mà các nhà
kinh viện chú ý nghiên cứu là vấn đề mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin (tôn giáo).
Những căn cứ để triết học kinh viện "luận chứng" chính là những tín điều trong các
cuốn kinh thánh, chứ không phải là những kiến thức khoa học, không phải là thực tiễn
quan sát và thí nghiệm của khoa học như giai đoạn sau này, cũng không phải là thực
tiễn kinh tế xã hội hiện thực. Bởi vậy, những luận chứng của nó mang tính "sáo rỗng"
hình thức mà thiếu đi nội dung hiện thực của cuộc sống sinh động. Triết học kinh viện
là triết học chính thức của giai cấp phong kiến, đã kìm hãm sự phát triển của khoa học
và triết học duy vật.
Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc trưng
của tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu. Cuộc đấu tranh giữa hai phái trên chứa đựng
khả năng phát triển tiếp tục hai khuynh hướng cơ bản trong triết học- chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa duy vật.
Phái Duy thực luận chứng về mặt triết học sự tồn tại có thật, duy nhất của cái chung;
còn phái Duy danh thì ngược lại, chứng minh cho sự tồn tại duy nhất, có thật của cái
riêng. Phái Duy danh có khuynh hướng duy vật, phái Duy thực lại có xu hướng duy
tâm về triết học.
Thứ tư, con người – sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp, thụ động, trĩu nặng trong tội
tổ tông, ăn năn sám hối trong kiếp làm người”
I.2.3. Các triết gia tiêu biểu
I.2.3.a. Ôguýtxtanh (354-430)
Ông sinh ở Taghết (Bắc Phi), nay thuộc Angiêri; là giáo chủ, nhà văn, nhà triết
học. Ông viết một loạt tác phẩm: "Sự thú tội", "Về thành đô của Thượng đế", "Về
những tà đạo", "Về sự bất tử của linh hồn", "Chống các nhà hàn lâm viện "v.v.
Tư tưởng cơ bản trong học thuyết triết học của ông là: Toàn bộ thế giới là do
Thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức mạnh vạn
năng, có quyền lực tuyệt đối; thượng đế là "Bác sĩ của trái tim mình", ý chí của con
người là tự do, song nằm trong giới hạn tiền định của Thượng đế; quá trình nhận thức
của con người là quá trình nhận thức của Thượng đế. Thượng đế là chân lý tối cao.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 13
Theo Ôguýtxtanh, chỉ có ơn huệ tối cao của "Thượng đế, mà đại biểu trên trái
đất là giáo hội mới cứu vớt được đời sống tương lai. Bởi vì, toàn bộ lịch sử là cuộc
đấu tranh giữa những người theo thần linh để củng cố "Thành phố thần thánh" và
những người theo quỷ dữ để tổ chức ra "thành phố trần gian". Vì vậy phải có uy thế
của quyền lực tinh thần đối với quyền lực thế tục, cần có uy quyền thế giới của giáo
hội. Tuy nhiên, trong quan điểm triết học của Ôguýtxtanh cũng bộc lộ những mâu
thuẫn không thể giải quyết được. Một mặt, ông thừa nhận Thượng đế sáng tạo ra tất
cả; nhưng mặt khác ông lại cho rằng "không có Thượng đế trong các sự vật cảm biết".
Thí dụ, khi quan sát giới tự nhiên thấy vẻ đẹp của thân thể, sự rực rỡ của ánh sáng, sự
dịu dàng của âm điệu, mùi thơm của hoa lá v.v. ông cho rằng nó không được đánh giá
bởi Thượng đế.
Tóm lại, Ôguýtxtanh là nhà triết học ra sức bảo vệ tôn giáo, chống khoa học và
triết học duy vật.
I.2.3.b. Giăngxicốt Ơrigiennơ (810 - 877)
Là người Ai Len, là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời Trung cổ, là
người theo chủ nghĩa duy thực triệt để. Ông viết một loạt tác phẩm nổi tiếng như: "Về
sự tiền định của Thượng đế", "Về sự phân chia giới tự nhiên" v.v.
- Trong triết học của Ơrigiennơ nổi lên một số vấn đề sau:
+ Triết học của ông là một hệ thống duy tâm tìm cách kết hợp chủ nghĩa
Platonvới Thiên chúa giáo. Ông nói; "Triết học chân chính và tôn giáo chân chính là
một".
+Trung tâm trong học thuyết của ông là chứng minh cho sự tồn tại và vai trò tối
cao của Thượng đế đối với đời sống con người và giới tự nhiên.Theo ông, bản thân
quá trình thế giới là sự giáng thế liên tục của Thượng đế. Như vậy đó đã bao hàm
những nhân tố phiếm thần luận. Trong tác phẩm "Về sự phân chia giới tự nhiên", ông
đã chia sự phát triển của giới tự nhiên qua 4 giai đoạn: Giai đoạn một, giới tự nhiên
biểu hiện như là vật vừa được sáng tạo- đó là Thượng đế được xem như cơ sở đầu tiên
của quá trình thế giới. Giai đoạn hai, giới tự nhiên biểu hiện như là vật vừa sáng tạo,
vừa được sáng tạo - đó là "con" của Thượng đế - là kẻ trung gian giữa Thượng đế và
thế giới. Giai đoạn ba, giới tự nhiên biểu hiện như là vật được sáng tạo - đó là thế giới
các sự vật cụ thể, thế giới muôn loài trong đó có con người. Giai đoạn bốn, giới tự
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 14
nhiên biểu hiện là vật không phải sáng tạo, cũng không được sáng tạo - đó là Thượng
đế, nhưng ở đây Thượng đế được xem như mục đích của quá trình thế giới.
+ Triết học của G. Ơrigiennơ đã trình bày mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí -
một vấn đề trung tâm của triết học Trung cổ. Theo ông, giữa lòng tin và lý trí là hoàn
toàn có thể dung hợp được; nếu phủ nhận lý trí đề cao tôn giáo hoặc đề cao lý trí phủ
nhận tôn giáo đều là nguy hiểm cho nhà thờ.
+ Về nhận thức luận, ông cho rằng cái chung có trước cái riêng và cơ sở của cái
riêng; cái chung là cái bản chất của sự vật; bởi vì các sự vật đều bắt nguồn từ cái
chung và cái chung chứa đựng các sự vật bên trong. Ở đây bộc lộ rõ tính chất duy
tâm trong nhận thức luận ở Ơrigiennơ.
Như vậy, toàn bộ học thuyết của G. Ơrigiennơ là sự tiếp tục của quan điểm
Platon dưới hình thức mới. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã làm cho phái tôn giáo
chính thống nghi ngờ những tác phẩm của ông và cuối cùng những tác phẩm của ông
bị chính thức kết án là "những tà thuyết nguy hiểm" cổ vũ "Phái dị giáo" nên đã bị đốt.
I.2.3.c. Pie Abơla (1079 -1142)
Là người Pháp, giảng viên nổi tiếng ở các trường đại học Pa-ri. Ông là người
theo chủ nghĩa duy danh.
Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí, ông đề cao vai trò của
lý trí: Lòng tin phải lấy lý trí làm cơ sở. Bởi vì, theo ông, nguyên lý xuất phát là "hiểu
để mà tin", và lý trí cho ta những phương tiện chính xác để vạch ra toàn bộ nội dung
của chân lý tôn giáo và câu trả lời đúng đắn về một tín điều tôn giáo nào đó là xác
đáng hay không xác đáng. Nhiệm vụ của sự tìm kiếm triết học là vạch ra và lập luận
chân lý, bởi lẽ "sự linh cảm" không thể là tiêu chuẩn cho tính chân lý của các thành
quả của lý trí, trái lại lý trí mới bảo đảm cho những điều linh cảm.
Pie Abơla cho rằng: Khái niệm chung không tồn tại bên ngoài sự vật cụ thể,
không có đời sống độc lập, nhưng nó không tồn tại trong bản thân các sự vật; khái
niệm chung cũng không nằm trong bản thân từ ngữ, mà nằm trong ý nghĩa của từ ngữ.
Như vậy, triết học của Pie Abơla ở mức độ nhất định đã báo hiệu sự xuất hiện
một khoa học thực nghiệm của giai đoạn mới, phần nào xa lìa tín điều chính thống của
nhà thờ. Nhà thờ gọi ông là kẻ "chống chúa trời", là kẻ tà đạo.
I.2.3.d. Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214 - 1294)
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 15
Là người Anh, một tu sĩ đã phải sống 14 năm trong các nhà giam của Giáo hội.
Ông đóng một vai trò là người đi tiên phong trong khoa học thực nghiệm của thời đại
mới. Triết học của Rôgiê Bêcơn cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu
tranh chống triết học kinh viện; chống giáo hội, lên án bọn giáo sỹ và sự áp bức của
giai cấp phong kiến, bênh vực quyền lợi của nhân dân; song không chống tôn giáo nói
chung.
Rôgiê Bêcơn đã đưa ra quan niệm mới về đối tượng của triết học. Theo ông,
triết học là khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận
và đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản; còn bản thân triết học được
xây dựng trên thành quả của các khoa học đó.
Sức mạnh và bản chất của học thuyết R. Bêcơn chủ yếu là sự phê phán phương
pháp kinh viện chủ nghĩa. Ông cho rằng: phải dựa vào kinh nghiệm để "đạt tới chỗ
nhận thức nguyên nhân của hiện tượng" để thay thế cho cái lõi rỗng tuếch, hình thức
chủ nghĩa của phương pháp kinh viện.
Theo R.Bêcơn con đường nhận thức chân lý gặp bốn trở ngại do triết học kinh
viện gây ra: một là, sự sùng bái trước cái uy tín không có cơ sở; hai là, thói quen thừa
nhận những quan niệm được coi là rõ ràng; ba là, tính vô căn cứ của những đánh giá
thuộc về số đông và bốn là, sự thông thái giả tạo của các học giả.
Theo R.Bêcơn, nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và kinh nghiệm, nhưng
uy tín phải được chứng minh bằng kinh nghiệm và thực nghiệm, nếu không chỉ là lý
trí ngụy biện, giáo điều, vô ích. Ông coi kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý, thước
đo của lý luận: đồng thời ông rất coi trọng tri thức khoa học bởi lẽ "không có sự nguy
hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt". Việc coi kinh nghiệm là thước đo chân lý là bước ngoặt
quan trọng trong lý luận về nhận thức. Tư tưởng của R.Bêcơn là tiếng chuông báo
hiệu sự kết thúc của chủ nghĩa kinh viện và mở đầu cho thời kỳ khoa học thực
nghiệm. Chính đây là sự tiến bộ của thời ông và có tác dụng chống chủ nghĩa kinh
viện.
Khác với chủ nghĩa kinh viện chính thống chuyên nghiên cứu thần học,
R.Bêcơn chủ yếu hướng sự nghiên cứu của mình vào khoa học tự nhiên. Do đó ông
coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học và ông đã có nhiều đóng góp cho
các ngành khoa học này.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 16
Triết học của R. Bêcơn bộc lộ những xu hướng duy vật, ông nắm bắt được
những biến đổi xã hội chỉ vừa mới bắt đầu xảy ra và đi trước thời đại ông trong những
ước mơ và ý tưởng về sự tiến bộ của khoa học. Vì vậy, ông luôn bị nhà nước phong
kiến và giáo hội truy nã, cầm tù.
Triết học R. Bêcơn có nhiều tư tưởng tiến bộ, nhưng không thoát ra khỏi hạn
chế của thời đại mình - thời đại thống trị của tôn giáo và nhà thờ; ông đã tuyên bố sự
phụ thuộc của triết học vào lòng tin; ông nghiên cứu về "tính chất rõ ràng của tư
tưởng" xuất phát từ mẫu mực đầu tiên của Thượng đế, và về "lý trí hoạt động tiên
nghiệm".
Ông là một triết gia, một nhà khoa học người Anh, tiến sĩ thần học đại học tổng
hợp Paris. Tác phẩm chính là:
- Về sư kéo dài sự sống của con người
- Chỉ dẫn để nghiên cứu thần học
- Chỉ dẫn để nghiên cứu triết học
- Tiểu phẩm ca ngợi toán học
- Về cầu vồng
- Triển vọng
- Về sai lầm của các bác sĩ…
I.2.3.e. Tô mát đa canh (1225-1274)
Sinh ở Italia, là nhà thần học, nhà triết học kinh viện nổi tiếng; Ngoài ra ông
còn nghiên cứu những vấn đề pháp quyền đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Triết
học của ông được đạo Thiên chúa coi là triết học duy nhất đúng đắn và lấy làm hệ tư
tưởng của mình.
Tômát Đacanh nghiên cứu nhiều lĩnh vực: thần học, triết học, pháp quyền, đạo
đức, chế độ nhà nước, kinh tế. Với 18 cuốn sách, trong tuyển tập của ông hợp thành
bộ bách khoa toàn thư về hệ thống tư tưởng thống trị thời trung cổ hưng thịnh.
Là đại biểu của phái duy thực trong giai đoạn hưng thịnh của phái duy thực
trong giai đoạn hưng thịnh của chủ nghĩa kinh viện. Học thuyết của ông được thừa
nhận là triết học chính thức duy nhất của Giáo hội Thiên chúa.
Tômát Đacanh coi đối tượng của triết học là nghiên cứu “chân lý của lý trí”,
còn đối tượng của thần học là nghiên cứu “chân lý của lòng tin tôn giáo”. Thượng đế
là khách thể cuối cùng của triết học và thần học, cho nên không có mâu thuẫn giữa
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 17
thần học và triết học. Nhưng triết học thấp hơn thần học, giống như lý trí của người
thấp hơn “lý trí của thần”. CNDT của Tômát Đacanh thể hiện một cách công khai với
quan điểm cho rằng, giới tự nhiên do Trời sáng tạo ra từ hư vô. Sự phong phú, hoàn
thiện và trật tự của giới tự nhiên được quyết định bởi sự thông minh của Trời. Trật tự
đó được Trời quy định theo thứ bậc như sau: bắt đầu từ các sự vật không có linh hồn,
tiến qua con người, tới các thần thánh và cuối cùng là bản thân Chúa Trời. Mỗi bậc
dưới đều cố gắng đạt tới bậc trên, toàn bộ hệ thống mong tiến tới Chúa Trời. Con
người do Chúa Trời tạo ra theo “hình dáng của mình” và sắp xếp theo những đẳng cấp
khác nhau. Nếu người nào vượt ra khỏi đẳng cấp của mình là có tội với Chúa Trời.
Chính quyền nhà vua là thừa lệnh “ý của Trời”. Quyền lực tối cao bao trùm hết thảy
thuộc về giáo hội.
Đứng trên lập trường duy thực ôn hoà, Tômát Đacanh giải quyết vấn đề bản
chất của cái chung. Ông cho rằng cái chung tồn tại trên ba phương diện:
Thứ nhất, cái chung tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của Chúa Trời như là hình
mẫu của sự vật riêng lẻ.
Thứ hai, cái chung tồn tại trong các sự vật riêng lẻ.
Thứ ba, cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hoá của trí tuệ con
người từ các sự vật riêng lẻ.
Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh cho rằng nhận thức diễn ra trong chủ thể
nhờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể, chứ không phải mọi tồn tại của
khách thể đều được tiếp thu; đó là hình ảnh của sự vật, chứ không phải bản thân sự
vật. Ông đã chia "hình dạng" thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đó
hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. Bởi vì, nhờ nó ta mới biết được cái
chung chứa đựng nhiều thực thể riêng biệt, còn hình dạng cảm tính cũng có vai trò
quan trọng, bởi vì nhờ nó cảm giác trở nên cảm thụ tích cực.
Như vậy, lý luận nhận thức của Tômát Đacanh áp dụng học thuyết về "hình dạng" của
Arixtốt, nhưng loại bỏ cái sinh khí, cái sống động, sự tìm tòi chân lý trong học thuyết
của Arixtot; là một bước tiến trong triết học kinh viện Trung cổ.
Là đại biểu của phái duy thực trong giai đoạn hưng thịnh của phái duy thực
trong giai đoạn hưng thịnh của chủ nghĩa kinh viện. Học thuyết của ông được thừa
nhận là triết học chính thức duy nhất của Giáo hội Thiên chúa.
I.2.3.f. Đơn Xcốt (1265 – 1308)
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 18
Ông là một trong những nhà kinh viện, nhà duy danh luận lớn nhất thế kỉ
XIII. Ông sinh trưởng ở Anh, tốt nghiệp và là giáo sư của trường đại học Ôcxpho.
Về mặt triết học, cũng như các nhà tư tưởng khác thời trung cổ, Đơn Xcốt coi
vấn đề mối quan hệ giữa triết học và thần học là vấn đề chủ yếu. Theo ông, đối tượng
của thần học là nghiên cứu Thượng đế, còn đối tượng của triết học (siêu hình học) là
tồn tại (hiện thực khách quan- vật chất, giới tự nhiên). Về quan hệ giữa lý trí và lòng
tin tôn giáo thì ông đề cao vai trò của lòng tin hơn lý trí.
Về vấn đề tồn tại của Thượng đế, Đơn Xcốt đã giải quyết từ lập trường thần
học. Theo ông, vì thượng đế là một tồn tại bất tận, cho nên chứng minh về sự tồn tại
của thượng đế có nghĩa là chứng minh rằng “cái tồn tại bất tận” đó là có.
Trong học thuyết triết học của mình, ông cho rằng ngoài Thượng đế là hình
thức thuần túy phi vật chất ra thì mọi thực thể còn lại (kể cả tinh thần và thiên thần)
đều là vật chất hoặc bao gồm cả hình thức và vật chất. Song về căn bản, triết học của
ông vẫn là duy tâm, chưa phải duy vật. Là một nhà duy danh luận, trong học thuyết
của mình, Đơn Xcốt cũng nghiên cứu vấn đề cái chung. Ông cho rằng cái chung
không chỉ là sản phẩm của lý trí, nó là cơ sở trong bản thân các sự vật. Trong lĩnh vực
nhận thức luận, ông đã đề cập vấn đề vai trò của yếu tố tinh thần, của lý trí và ý chí.
Về vai trò của lý trí và ý chí, ông đã chó rằng thống trị mọi dạng hoạt động của con
người không phải là lý trí mà là ý chí. Ý chí cao hơn lý trí, và hơn nữa ở Thượng đế
thì ý chí trở thành tự do.
Về vấn đề quan hệ giữa lý trí và lòng tin ông cho rằng lý trí và lòng tin, tri thức
và thần học là không thể và không nên dung hòa, vị trí hàng đầu phải thuộc về lòng tin
còn lý trí đóng vai trò phụ thuộc.
I.2.3.g. Guyôm Ốccam (1300 – 1350)
Là nhà văn, nhà chính tri nổi tiếng thời đại mình, nhà thần học và triết học kinh
viện Anh, nhà tư tưởng của giai cấp phong kiến thế tục trong cuộc đấu tranh chống
Giáo hoàng.
Gắn với các hoạt động có tính chất chính trị chống Gíao hoàng, bảo vệ nhà
nước phong kiến thế tục là hoạt động triết học của Ôccam. Triết học của ông đã chống
đối kịch liệt hệ tư tưởng chính thống (hệ tư tưởng Đạo Thiên Chúa ). Trong vấn đề
trung tâm của triết học trung cổ - vấn đề mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí, giữa linh
cảm và tri thức, Ốccam đã làm sâu sắc thêm những quan điểm của Đơn Xcốt.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 19
Tuy là người bảo vệ nhiệt tâm lòng tin tôn giáo như mọi nhà triết học khác ở
thời đại phong kiến, nhưng ở Ốccam chúng ta cũng thấy rõ sự tan vỡ của chính cơ sở
triết học kinh viện và sự mất tác dụng của nó. Bởi vì, cái trục của triết học Ốccam là
chủ nghĩa duy danh có khuynh hướng duy vật.
Là một nhà duy danh luận, Ốccam cho rằng chỉ có những sự vật riêng lẻ, đơn
nhất là tốn tại thực. Khái niêm, danh từ theo Ốccam chỉ là những kí hiệu của sự vật.
Trong lý luận nhận thức của mình, Ốccam cũng chia nhận thức làm 2 loại:
nhận thức trực giác (ông hiểu là nhận thức kinh nghiệm) và nhận thức trừu tượng.
Nhận thức trực giác được ông đặt cao hơn nhận thức trừu tượng, nó bao gồm cảm tính
và sự tự quan sát.
Trong lý thuyết đạo đức Ốccam cũng phát triển quan điểm của Đơn Xcốt. Ông
phủ nhận sự khác nhau tuyệt đối giữa điều thiện và điều ác. Vì theo ông ý chí của
Thượng đế có thể biến hành vi tội lỗi của con người thành hành vi tốt.
I.2.4. Nhận định chung
Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí, có nhà triết học đề cao
vai trò của lý trí: Lòng tin phải lấy lý trí làm cơ sở. Bởi vì, nguyên lý xuất phát là
"hiểu để mà tin", và lý trí cho ta những phương tiện chính xác để vạch ra toàn bộ nội
dung của chân lý tôn giáo và câu trả lời đúng đắn về một tín điều tôn giáo nào đó là
xác đáng hay không xác đáng. Nhiệm vụ của sự tìm kiếm triết học là vạch ra và lập
luận chân lý, bởi lẽ "sự linh cảm" không thể là tiêu chuẩn cho tính chân lý của các
thành quả của lý trí, trái lại lý trí mới bảo đảm cho những điều linh cảm. Như vậy, triết
học thời kì này ở mức độ nhất định đã báo hiệu sự xuất hiện một khoa học thực
nghiệm của giai đoạn mới, phần nào xa lìa tín điều chính thống của nhà thờ.
Nhìn chung, chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống của xã hội phong kiến
Tây Âu thời Trung cổ. Đặc điểm chủ yếu nhất của khuynh hướng này là: phục tùng
thần học, theo chủ nghĩa duy tâm, phương pháp suy luận hình thức chết cứng, chủ
nghĩa tín ngưỡng đối lập với tư tưởng khoa học... Mục đích cao nhất của chủ nghĩa
kinh viện là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, do đó đã xuyên tạc học thuyết của các nhà
triết học tiến bộ thời cổ đại, đặc biệt là triết học của Arixtốt.
Trong sự thống trị khắc nghiệt của tôn giáo và thần học, thời kỳ này cũng xuất
hiện cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học và trong các phong trào
"tà giáo" chống chủ nghĩa ngu dân của nhà thờ. Các trào lưu tự nhiên bằng thực
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 20
nghiệm xuất hiện, sự giải phóng khoa học tự nhiên thoát khỏi ách thống trị của thần
học bắt đầu. Tất cả những cái đó đã chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và
và triết học trong thời đại Phục hưng.
I.3. TRIẾT HỌC TÂY ÂU PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI
I.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội, khoa học và văn hoá
Khi bóng đêm của đêm trường Trung cổ bị những ánh sáng bình minh của nền
văn minh công nghiệp chiếu rọi thì Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội, chuyển
sang thời kỳ phục hưng, thời đại phục sinh những giá trị của nền văn hoá cổ đại Hy La
đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn năm ở Châu Âu.
Xét về bản chất kinh tế, thời kỳ phục hưng là giai đoạn quá độ của PTSX
TBCN. Đây là thời kỳ tích luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Người nông dân bị đuổi
ra khỏi ruộng đất của họ, bạo lực của kẻ cường quyền đã tách người lao động ra khỏi
tư liệu sản xuất. Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu phường hội
phong kiến. Các chủ thủ công nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong
nền kinh tế, họ trở thành giai tầng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế - giai cấp tư sản;
trong khi người nông dân do không còn ruộng đất phải ra thành phố kiếm kế sinh nhai
bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ là tiền thân của giai cấp vô
sản sau này.
Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc của nó đã
bước vào giai đoạn lụi tàn. Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công
trào dâng khắp Châu Âu. Giai cấp tư sản trở thành kẻ đồng minh. Người ta không chỉ
đòi xoá bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên con
đường phát triển theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã,
thành luỹ tinh thần của chế độ phong kiến. Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng
đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết
học. Thế giới quan của giai cấp tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật và vô thần này
càng rõ nét.
Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu
phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật
như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng
hải… Chẳng hạn với việc sử dụng năng lượng nước đã cho phép thay thế dần sức
người và sức súc vật trong sản xuất.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 21
Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa
vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy
tâm.
Về mặt văn hoá, những tư tưởng triết học, những phát kiến khoa học của thời
cổ đại được khôi phục và phát triển. Các nhà tư tưởng tiên tiến của thời đại phục hưng
đặc biệt dương cao ngọn cờ nhân văn. Họ xem con người là đối tượng nghiên cứu của
triết học, những tư tưởng tốt đẹp về con người của Protagore, Socrates…trở thành tiền
đề lý luận cho ước mơ giải phóng con người. Các giá trị toán học của Talet, hình học
của Euclide, những yếu tố duy vật trong triết học của Epicure,..cũng dược xem xét và
ghi nhận thoả đáng.
Khác với thời phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây
Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã dành được chính quyền, PTSX TBCN được xác lập và
trở thành PTSX thống trị, nó đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát
triển mà trước hết là khoa hoc tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt được trình độ là cơ sở
cổ điển. Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên - thực
nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn tới “thói quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức trong
sự trừu tượng, tách rời, không vận động, không phát triển, nếu có đề cập đến vận động
thì là sự vận động máy móc không phát triển.
I.3.2 Những đặc điểm, nội dung chính:
Triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng
- Triết học thời kỳ này là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh
chống phong kiến và giáo hội.
- Tư tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: vừa có những tiến
bộ nhưng còn chứa nhiều yếu tố duy tâm, luẩn quẩn với hình thức “phiếm thần luận”
hay “tự nhiên thần luận”.
- Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề nâng cao giá trị khát vọng giải
phóng con người.
- Triết học thời kỳ này là những tư tưởng xã hội học thấm nhuần chủ nghĩa
nhân văn.
Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại
- Đây là thời kỳ thắng lợi của CNDV đối với CNDT, của những tư tưởng vô
thần đối với hữu thần.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 22
- CNDV thời kỳ này mang hình thức của CNDV siêu hình, máy móc. Phương
pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học.
- Đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội,
nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội
và lịch sử.
I.3.3 Các triết gia tiêu biểu
I.3.3. a. Francis Bacon (1561-1626)
Là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh. Mác đánh giá Bacơn là “ông
tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại”.
Các tác phẩm chính:
- Khái lược về đạo đức và chính trị
- Đại phục hồi các khoa học
- Công cụ mới
- Lịch sử sự sống và cái chết
Bacơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không
biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con
người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được không
hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bacơn cho rằng tri thức là sức
mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối
tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người.
Bacơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa
vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con
người. Theo Bacơn, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của
triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó.
Về nhận thức luận và phương pháp luận.
Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt ở thời cận đại đó là vấn đề
nhận thức luận và phương pháp luận. Bacơn đã dành một vị trí thích đáng để bàn về
những nội dung này.
Trước hết để nhận thức đúng bản chất của sự vật thì phải chỉ ra khả năng và
giới hạn nhạn thức của con người. Một trong những ảnh hưởng đến quá trình nhận
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 23
thức chân lý, theo Bacơn đó là những sai lầm vốn có trong tư duy, do sai lầm trong lý
tính mang lại.
Những sai lầm do lý tính tạo ra, Bacơn gọi là những IDOLA (ảo tưởng, ảo ảnh
- theo tiếng Hy Lạp cổ Idola là những hình ảnh bị phản ánh một cách lệch lạc). Ý
nghĩa tích cực của những ảo ảnh là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luận vô căn cứ
của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn
trọng khách quan, phê phán và không giáo điều. Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời
Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhận thức.
Về phương pháp luận, theo Bacơn cần phải rà soát những phương pháp trước
đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới.
Ông cho rằng từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng hai phương pháp là
phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Cả hai phương pháp này đều bộc lộ
hạn chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong. “Con ong chọn phương thức hành
động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sử
dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình. Công việc đích thực
của triết học cũng không khác gì công việc đó”.
Về vai trò của phương pháp, Bacơn cho rằng “người què chạy đúng hướng sẽ
nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn đèn soi
đường cho lữ khách trong đêm đông”.
Ông đề xuất phương pháp quy nạp. Theo ông đó là phương pháp tối ưu để nhận
thức, khám phá những bí mật của đối tượng nhận thức. Bản chất của phương pháp này
là xuất phát từ những sự kiện riêng biệt sau đó tiến dần lên những nguyên lý phổ biến,
khẳng định bản chất của sự vật.
Triết học Bacơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công
khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông.
Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacơn đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển
của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội.
I.3.3. b. Renne Descartes (1596-1650)
Cũng như Bacơn, Đêcáctơ đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức
khoa học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên.
Ông tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho
cuộc sống. Triết học của ông có tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể tinh
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 24
thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng
nguyên thể thứ ba – nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Đêcáctơ biểu
hiện tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng tư sản.
Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Đêcáctơ đưa lý trí lên vị trí hàng
đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacơn, ông cho rằng nhiệm vụ của thí
nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà là khẳng định những
tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết
đầu tiên để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được
mọi ảo tưởng, thì Đêcáctơ thừa nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương
pháp khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi
ngờ rằng anh nghi ngờ. Đêcáctơ nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là
nguyên lý cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao
vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. Nhưng
nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đecáctơ đã không nhìn thấy rằng không
thể đi tìm tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản
thân đời sống thực tiễn xã hội.
Đêcáctơ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý của Đêcáctơ ở
một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của
c người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận
một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những
cái “bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Trong học thuyết về tự nhiên, Đêcáctơ là một nhà duy vật, ông coi vật chất là
một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc
tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và
ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ,
không có không gian trống rỗng. Đêcátơ thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn
động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động
được chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của
Đêcáctơ về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một
thành tựu khoa học vĩ đại.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 25
Đêcáctơ thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá
trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau vè chất giữa thế giới sinh vật, coi
cơ thể sống là một cỗ máy phức tạp.
I.4. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
I.4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Khái niệm “triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ triết học của nước Đức ở nửa
cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của
I.Cantơ, trải qua Phíchtơ, Senlinh đến triết học duy tâm khách quan của Hêghen và
triết học duy vật nhân bản của Phoiơbắc.
Chỉ trong một thời kỳ lịch sử khoảng một thế kỷ, triết học cỏ điển Đức đã tạo
những tiền đề lý luận hết sức quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác vào giữa thế
kỷ XIX.
Triết học cổ điển Đức ra đời trong một điều kiện lich sử hết sức đặc biệt. Nước
Đức vào cuối XVIII đầu XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiến điển hình với 360
quốc gia tự lập trong Liên bang Đức hết sức lạc hậu về kinh tế và chính trị. Trong khi
đó, ở nước Anh cuộc cách mạng công nghiệp,ở nước Pháp cuộc cách mạng tư sản đã
nổ ra làm rung chuyển Châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp.
Chính thực tại đau buồn của nước Đức và tấm gương của các nước Tây Âu đã
thức tỉnh tinh thần phản kháng của giai cấp tư sản Đức. Nhưng giai cấp này sống rải
rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và
chính trị, nên họ vừa muốn làm cách mạng, lại vừa muốn thoả hiệp với tầng lớp phong
kiến quý tộc Phổ đang thống trị thời đó, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết
những vấn đề phát triển của đất nước.. Chính điều này đã quy định nét đặc thù của
triết học cổ điển Đức: Nội dung cách mạng dưới một hình thức duy tâm, bảo thủ,; đề
cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là
nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.
Trên một ý nghĩa nhất định, triết học cổ điển Đức không chỉ là sự phản ánh
những điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội nước Đức mà còn của cả các nước Châu
Âu lúc đó.
I.4.2. Đặc điểm Triết học cổ điển Đức
- Triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng nhưng hình thức của
nó cực kỳ “rối rắm”, bảo thủ. Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong triết học của
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 26
Cantơ và Hêghen.
- Đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực thể
hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Con người là chủ
thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình; tư duy và ý thức của
của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thế
giới.
- Tiếp thu tư tưởng biện chứng trong triết học cổ đại, triết học Đức xây dựng
phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học độc lập với phương pháp tư duy
siêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Giả thuyết hình
thành vũ trụ của Cantơ; việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù của Hêghen đã
làm cho phép biện chứng trở thành một khoa học thực sự mang ý nghĩa cách mạng
trong triết học. Đây là một đặc điểm nổi bật của triết học cổ điển Đức.
- Với cách nhìn bao quát, biện chứng, nhiều nhà triết học Đức có tham vọng xây
dựng một hệ thống triết học vạn năng không những làm nền tảng cho thế giới quan
của con người mà còn trở thành một thứ khoa học của các khoa học. Do vậy, trong
học thuyết triết học của Cantơ, Duyrinh, Hêghen thường bàn đến nhiều vấn đề như:
khoa học tự nhiên, pháp quyền, lịch sử, luân lý, mỹ học.
I.4.3. Các triết gia tiêu biểu
I.4.3. a. Cantơ (1724 - 1804)
Nét nổi bật trong triết học của Cantơ là những quan niệm biện chứng về giới tự
nhiên. Trong tác phẩm Lịch sử phổ thông và lý thuyết bầu trời, ông đã nêu giả thuyết
có giá trị về sự hình thành vuc trụ bằng cơn lốc và kết tụ của các khối tinh vân. Cantơ
cũng đưa ra một luận đề sau này được khoa học chứng minh về ảnh hưởng lên xuống
của thuỷ triều do lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng gây ra đã ảnh hưởng tới trái
đất, làm cho vòng xoáy của trái đất quanh trục của nó mỗi ngày một chậm lại.
Ăngghen đã đánh giá những phỏng đoán của Cantơ là sự công phá vào quan điểm siêu
hình (kể cả trong triết học và khoa học).
Triết học của Cantơ là triết học nhị nguyên. Ông thừa nhận sự tồn tại của thế
giới các “vật tự nó” ở bên ngoài con người, thế giới đó có thể tác động tới các giác
quan của chúng ta. Ở điểm này, Cantơ là nhà duy vật. Mặt khác, ông lại cho rằng thế
giới các vật thể quanh ta mà ta thấy được lại không liên quan gì đến cái gọi là “thế
giới vật tự nó”, chúng chỉ là các “hiện tượng…phù hợp với cái cảm giác và tri thức do
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 27
lý tính của ta tạo ra. Nhưng các cảm giác và tri thức không cung cấp cho hiểu biết gì
về “thế giới vật tự nó”. Nói cách khác, theo Cantơ nhận thức con người không chỉ biết
được hiện tượng bề ngoài mà không xâm nhập vào được bản chất đích thực của sự
vật, không phán xét gì được sự vật như chúng tự thân tồn tại. Như vậy, trong lĩnh vực
nhận thức luận, Cantơ là người theo thuyết “không thể biết” (tất nhiên là khác với
Hium). Nhận thức luận của Cantơ có tính chất duy tâm thể hiện ở sự phản ứng của
ông với chủ nghĩa duy vật Pháp và sự khôi phục lại Thượng đế. Ông nói rằng trong
nhận thức cần hạn chế phạm vi của lý tính để dành cho đức tin.
Tính chất duy tâm trong triết học của Cantơ không nhất quán, đầy mâu thuẫn.
Lênin nhận xét: “Đặc trưng chủ yếu của triết học Cantơ là ở chỗ nó dung hoà chủ
nghĩa duy ý chí với chủ nghĩa duy tâm, thiết lập sự thoả hiêp giữa hai chủ nghĩa đó kết
hợp hai khuynh hướng triết học khác nhau và đối lâp trong một hệ thống triết học duy
nhất. Khi Cantơ thừa nhận rằng một cái gì đó ở ngoài chúng ta thì Cantơ là người duy
vật. Khi ông tuyên bố rằng cái vật tự nó ấy không thể nhận thức được là siêu nghiệm,
là ở thế giới bên kia thì ông ta là người duy tâm”.
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đánh giá cao những công trình của Cantơ về
khoa học tự nhiên, về những vấn đề phép biện chứng, nhưng đã bác bỏ thuyết không
thể biết và nghiêm khắc phê phán những quan niệm duy tâm của Cantơ về không gian
và thời gian, về các phạm trù bởi vì, Cantơ coi phạm trù chỉ là hình thức tiên thiên của
lý tính con người.
I.4.3. b. Hêghen (1770 - 1831)
Là nhà biện chứng, đồng thời là nhà triết học duy tâm khách quan. Triết học
của ông đầy mâu thuẫn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý,
chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông
phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong vốn có của sự phát
triển của tự nhên và xã hội. Ông cho rằng, khởi nguyên của thế giới không phải là vật
chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng của
thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm
tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn. “Ý niệm tuyệt đối” theo nhận xét của Lênin chỉ là một cách
nói theo đường vòng, một cách khác nói về Thượng đế mà thối. Cho nên triết học của
Hêghen là sự biện hộ cho tôn giáo.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 28
Hêghen dã có công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu
tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa
là trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ
thống triết học duy tâm của mình, Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất,
lượng, phủ định, mâu thuẫn,… mà còn nói đến các quy luật “lượng đổi dẫn đến chất
đổỉ và ngược lại”, “phủ dịnh của phủ định” và “quy luật mâu thuẫn”. Nhưng tất cả cái
đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối.
Trong hệ thống triết học của Hêgen, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự
phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên và xã hội, mà ngược lại, tự nhiên phụ thuộc
vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối.Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ
nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai do tinh thần thế giới và ý niệm tuyệt đối quyết định.
Nó là một sự “tồn tại khác” của tinh thần, sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy,
ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn
cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hêghen gọi là tinh thần tuyệt đối.
Tóm lại, Hêghen là nhà triết học biện chưng duy tâm khách quan. Là nhà triết
học duy tâm khách quan, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất,
tồn tại vĩnh viễn không phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan. Giới tự
nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối” Tính đa dạng của thực tiễn được
ông xem như là kết quả tác động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Là nhà biện chứng,
ông đã có công nêu ra những phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng. Nhưng
phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì vậy Mác gọi đó là phép
biện chứng lộn ngược đầu xuống đất, vì đó cũng chỉ là quy luật của sự phát triển của
“ý niệm tuyệt đối” mà thôi. Mặc dù vậy, ông vẫn là người đầu tiên trình bày toàn bộ
giới tự nhiên và lịch sử dưới dạng một quá trình không ngừng vận động và biến đổi,
phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy.
K. Marxvà Ăng ghen đã phê phán một cách triệt để tính chất phản khoa học và
thần bí của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêghen; đồng thời hai ông đánh giá cao
và tiếp thu “hạt nhân hợp lý” trong phép biện chứng của Hêghen để xây dựng và phát
triển học thuyết về phép biện chứng duy vật của mình.
I.4.3. c. Lutvich Phoiơbăc (1804 -1872)
Là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kỳ trước C.Mác. Công
lao vĩ đại của Phoiơbăc là ở chỗ trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghiã duy tâm và
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 29
thần học, ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng của triết học duy vật; đã giáng một
đòn rất nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung.
Phoiơbắc chứng minh rằng, thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo
ra, nó tồn tại độc lập với ý thức con người và không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết học
nào. Do đó cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong giới tự nhiên. Chống lại hệ
thống duy tâm của Hêghen - hệ thống coi giới tự nhiên là sự tồn tại khác của tinh thần.
Phoiơbắc chỉ ra rằng triết học mới này phải có tính chất nhân bản, phải kết hợp với
khoa học tự nhiên.
Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc là xoá bỏ sự tách rời giữa tinh thần
và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tao ra. Mặt tích cực trong triết
học nhân bản của Phoiơbắc còn ở chỗ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo
chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt là quan niệm về Thượng đế. Trái với các
quan niệm tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định
chính con người tạo ra Thượng đế. Khác với Hêghen nói về sự tha hoá của ý niệm
tuyệt đối. Phoiơbắc nói về sự tha hoá của bản chất con người vào Thượng đế. Ông lập
luận rằng bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa
là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong
thực tế những cái đó co người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của
mình vào hình tượng Thượng đế; từ đó ông phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về
một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống
con người.
Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc cũng bộc lộ những hạn chế. Khi
ông đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng thời
đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện tượng thuộc
về con người và xã hội.
Công lao to lớn của Phoiơbắc còn ở chỗ, ông không chỉ đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm mà còn đấu tranh chống lại những người duy vật tầm thường. Ông đã
có quan niệm đúng đắn là, không thể quy các hiện tượng tâm lý về các quá trình lý –
hoá; công nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ông đã kịch liệt phê
phán những người theo chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết. Trong sự phát
triển lý luận nhận thức duy vât, Phoiơbắc đã biết dựa vào thực tiễn là tổng hợp những
yêu cầu về tinh thần, về sinh lý mà chưa nhận thức được nội dung cơ bản của thực tiễn
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 30
là hoạt động vật chất của con người, là lao động sản xuất vật chất, đấu tranh giai cấp
và hoạt động thực tiễn của nó là cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính.
Như vậy, Phoiơbắc đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử đấu tranh của
chủ nghĩa duy vật chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ông đã vạch ra mối liên
hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, chỉ ra sự cần thiết phải đấu trnah loại bỏ tôn
giáo hữu thần, coi đó là sự tha hoá bản chất của con người. Ông đã có công khôi phục
và phát triển chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII, XVIII.
Tuy nhiên trong lúc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen,
Phoiơbắc lại vứt bỏ luôn phép biện chứng của Hêghen. Cũng như các nhà triết học
giai đoạn trước Mác, Phoiơbăc rơi vào duy tâm khi giải quyết các vấn đề xã hội.
Mặc dù triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của
ông chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung đã có ý nghĩa lịch sử to lớn. Vì
vậy, triết học của Phoiơbắc trở thành một trong những nguồn gốc lý luận của chủ
nghĩa Mác.
I.4.4. Nhận định chung
Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó đã tạo
ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học. Trước hết, nó đã từng bước khắc
phục những hạn chế siêu hình của triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII. Thành quả lớn
nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đã đạt tới trình độ một hệ thống lý luận –
điều mà phép biện chứng cổ đại Hy Lạp đã chưa đạt tới và chủ nghĩa duy vật thế kỷ
XVII – XVIII cũng không có khả năng tạo ra.
Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức là tính chất duy tâm
khách quan của Hêghen, còn về chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc thì xét về thực chất
không vượt qua được trình độ chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII Tây Âu.
Những hạn chế và thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triết học Mác
khắc phục, kế thừa và nâng lên một trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 31
CHƯƠNG II. TƯỞNG CON NGƯỜI, XÃ HỘI TRONG TRIẾT HỌC
PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI TỚI CẬN ĐẠI
II.1. Tư tưởng con người, xã hội trong Triết học Hy Lạp cổ đại
II.1.1 Tư tưởng con người
Triết học phương Tây nói chung nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề về con người
để làm tăng thêm sức mạnh cho con người nhằm chinh phục thế giới khách quan. Triết
học phương Tây đã tập trung nghiên cứu con người một cách khá toàn diện, mà đặc
biệt là đề cao con người, con “con người là trung tâm của vũ trụ”, là “thước đo của
vạn vật”; chú ý đến những phẩm chất tự nhiên và tự do của con người. Quan điểm về
con người trong triết học phương Tây thể hiện rõ nét qua các thời kỳ với hai khuynh
hướng duy vật và duy tâm rất rõ nét, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển rực rỡ của
Triết học Hy Lạp cổ đại. Chúng ta có thể lược khảo các quan điểm về con người trong
triết học Hy Lạp cổ đại qua tư tưởng của các triết gia tiêu biểu sau đây.
Heraclit
Về nhân bản học. Heraclit quan điểm rằng con người là sự thống nhất cả hai mặt
đối lập ẩm ướt và lửa. Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người
đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn
ngừa những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ.
Về mặt nhận thức. Theo ông, nhận thức khởi đầu từ cảm tính thông qua các
giác quan để con người nhận thức các sự vật cụ thể. Ông cũng nhận thấy vai trò không
giống nhau giữa các giác quan trong nhận thức “mắt và tai là người thầy tốt nhất
nhưng mắt tốt hơn tai”. Ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng không chắc
chắn. Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao.
Đêmôcrit
Theo ông, con người là một loại động vật, nhưng về khả năng có thể học được
bất kỳ cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp. Đêmôcrit đứng
trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh; thần chỉ là sự nhân cách hóa
hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người. Theo ông, linh hồn không phải là
cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ
các nguyên tử hình cầu giống như lửa và có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử
khác. Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 32
trình biến đổi của chính tự nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác
động của nhiệt độ. Trong đó, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự
vật tác động vào các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác này có
nội dung chân thật, nhưng không đầy đủ, không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ
bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh
được mùi vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được
nguyên tử và chân không.
Platon
Platon mô tả linh hồn được cấu thành từ ba yếu tố: lý trí, tinh thần và dục vọng.
Trước hết, có sự ý thức về một mục tiêu hay giá trị, đây là hành vi của lý trí. Kế đến
có một lực thúc đẩy hành động, đó là tinh thần, ban đầu mang tính trung lập, nhưng
rồi ngã theo đường của lý trí. Sau cùng, có ham muốn những điều về thân xác, đó là
dục vọng. Như ông đã minh họa hình ảnh này trong quyển Phaedrus là người đánh xe
có hai con ngựa kéo, bánh xe không thể đi đâu nếu không có hai con ngựa, vì vậy cả
ba phải liên kết với nhau và làm việc chung với nhau để đạt các mục tiêu chung. Cũng
thế đối với linh hồn con người, lý trí hoạt động cùng với tinh thần và dục vọng, và tác
động trên chúng. Lý trí phải điều khiển tinh thần và dục vọng.
Theo ông, ba yếu tố cấu thành linh hồn được phân làm hai phần: : lý tính và phi
lý tính. Phi lý tính gồm hai phần: tinh thần và dục vọng. Phần lý tính được tạo dựng
bởi tạo hóa – linh hồn của vũ trụ; phi lý tính được tạo dựng bởi các thần linh. Phần phi
lý tính là phần không hoàn hảo, nó kéo linh hồn rơi xuống nhập vào thân xác. Vì vậy,
linh hồn muốn tìm về chỗ cũ của nó, nó phải hướng thượng. Chính vì thế mà đạo đức
học của Platon là đi từ trên xuống mà mình phải bắt chước. Linh hồn có một bản chất
bất trị và xấu nơi những thành phần phi lý tính của nó, nguyên nhân của cái ác đã tồn
tại ngay từ tình trạng tiền hiện hữu của linh hồn.
Linh hồn là hoàn hảo theo bản tính. Khi linh hồn từ bỏ thế giới hình thức nhập
vào thân xác, nó đi từ thế giới cái một sang thế giới của cái nhiều. Linh hồn trôi dạt
giữa biển cả rối rắm của muôn vàn sự vật và chịu tác động của mọi thứ sai lạc do bản
chất lừa dối của các sự vật. Trong thân xác linh hồn cảm nghiệm cảm giác ham muốn,
lạc thú, đau đớn cũng như sợ hãi và tức giận. Linh hồn cũng cảm nhận được sự yêu
thích với một loạt những sự vật đa dạng từ miếng ăn đơn sơ nhất đến nếm cảm sự ngọt
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 33
ngào của tình yêu, chân lý, cái đẹp thuần túy và vĩnh cửu. Thân xác như một chướng
ngại vật khó chịu đối với linh hồn, tinh thần và dục vọng. Khi nhập vào thân xác, sự
hài hòa ban đầu của các phần khác nhau của linh hồn tiếp tục bị đảo lộn, trí thức trước
kia bị bỏ quên mà tính trì truệ của thân xác như là một chướng ngại vật khó chịu làm
cản trở sự phục hồi tri thức.
Vậy làm thế nào để phục hồi đạo đức đã mất? Platon cho rằng: Lý trí phải dành
lại quyền điều khiển các phần phi lý tính của bản ngã. Chỉ tri thức mới có khả năng
tạo ra đức hạnh, bởi vì chính sự ngu dốt hay tri thức sai lạc đã tạo ra cái ác. Trí thức
nằm sâu trong kí ức trí khôn. Những gì linh hồn biết trước kia bây giờ nhớ lại. Nó di
chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ mê muội sang hiểu biết. Phải có một tác nhân bên
ngoài giúp linh hồn thức tỉnh, bắt linh hồn đứng dậy, quay lại… và vươn tới ánh sáng.
Khi trí khôn đi từ mức độ thấp lên cao, nó dần nhớ lại những gì nó đã biết trước đây
và cần thiết phải biết để đạt sự hòa hợp nội tâm. Sự phát triển đạo đức song song với
tri thức của người ấy, vì sự tăng trưởng tri thức làm gia tăng tình yêu đối với chân,
thiện và mỹ (cái đẹp). Đức hạnh là tri thức, vì đó là hành trình đi tìm kiếm khôn ngoan
để biết hành động nào là đúng thật sự, tri thức đích thực về những hậu quả của mọi
hành vi, đức hạnh là sự hoàn thành một chức năng độc đáo.
Như thế, đức hạnh như sự hoàn thành chức năng. Đời sống tốt lành là đới sống
có sự hài hòa nội tâm, an lạc và hạnh phúc. Lý trí có một chức năng và chỉ tốt khi nó
hạnh động đúng. Dục vọng có chừng mực, không lấn lướt lý chí, quân bình trong lạc
thú và ước muốn sẽ dẫn tới đức hạnh tiết độ. Ý chí thuộc phần tinh thần của linh hồn,
giữ giới hạn và chừng mực, tránh hành động nông nỗi, trở thành sức mạnh đáng tin
cậy dẫn tới đức hạnh can đảm. Lý trí không để mình bị khuấy động bởi những dục
vọng dẫn tới đức hạnh khôn ngoan. Tiết độ là sự kiểm soát hợp lý các dục vọng. Can
đảm là sự sai khiến hợp lý của tinh thần. Mỗi phần hoàn thành chức năng chuyên biệt
của mình sẽ dẫn tới đực hạnh công bằng. Công bằng là đức hạnh tổng hợp, nó phản
ánh sự đạt tới an lạc hài hòa nội tâm của con người. Điều này chỉ đạt được khi mỗi
phần của linh hồn hoàn thành đúng chức năng của mình. Như vậy, công bằng là sự hài
hòa bên trong linh hồn giữa ba quan năng: lý trí, tinh thần và dục vọng. Công bằng là
tạo điều kiện cho con người hoàn thành chức năng của mình.
Arixtốt
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 34
Arixtốt cho rằng con người có phần linh hồn và phần thể xác, tựa như mỗi sự
vật đều được hình thành từ vật chất và hình thức. Ông phê phán Platon xem “thể xác
chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử ". Theo ông, linh hồn không có trong cơ
thể chết; không thể có linh hồn nếu không có vật chất. Nhưng ông lại chia linh hồn
làm 3 loại: linh hồn thực vật có hoạt động nuôi dưỡng và sinh sản; linh hồn động vật
có khả năng cảm ứng với môi trường xung quanh; linh hồn con người có hoạt động lý
tính, đây là loại linh hồn cao nhất. Trong con người có cả ba loại linh hồn nói trên.
Khi người ta chết, riêng linh hồn lý tính còn tồn tại bất diệt. Quan niệm về linh hồn
như trên chứng tỏ rằng Arixtốt là nhà triết học không triệt để, vừa phê phán Platon,
vừa kế thừa quan điểm duy tâm của Platon.
Lý luận về nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng về
nhận thức luận thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã đặt ra những vấn đề hệ trọng về nhận thức
luận, như các vấn đề: đối tượng của nhận thức, khả năng nhận thức của con người, vấn
đề chân lý và khoa học về tư duy. Điểm đặc sắc trong lý luận nhận thức của ông là
phương pháp suy luận ba bước (tam đoạn luận) của lôgíc hình thức. Ông là người thừa
hưởng triết lý sâu sắc của Platon, tuy nhiên khác với Platon coi ý niệm là đối tượng
của nhận thức, ông khẳng định rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là
nguồn gốc của kinh nghiệm; tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai. Theo
ông, mọi tri thức đều bắt nguồn từ cảm giác về những sự vật đơn nhất được khái quát
lại mà có.
Đạo đức học của Arixtôt phản ánh rõ nhất lập trường giai cấp của ông. Ông cho
rằng, đạo đức phải phục vụ quyền lợi của nhà nước, hành vi nào làm suy yếu nhà nước
là không có đạo đức. Đạo đức phải gắn liền với hành vi của con người, tiêu chuẩn
đánh giá một cá nhân có đạo đức không phải ở lời nói mà là ở hành động. Việc đánh
giá một con người còn dựa trên quan điểm của cá nhân ấy về hạnh phúc. Theo ông,
người nào tuyệt đối hoá sự hưởng thụ vật chất thì không khác gì con vật vì “hạnh phúc
của con người là sự thông thái”. Vì quan niệm của con người về hạnh phúc khác nhau,
đa dạng nên việc đánh giá một con người hết sức phức tạp và khó khăn. Một người có
đạo đức phải có các phẩm chất như: thông thái, dũng cảm, chế ngự dục vọng... tất cả
được chỉ đạo bởi lý trí và còn một phẩm chất nữa là chính nghĩa, trong đó thông thái
là phẩm chất cao nhất. Nông dân có phẩm chất chủ yếu là chế ngự dục vọng, nhà nước
phải tạo điều kiện cho họ phát huy phẩm chất này. Nô lệ không có phẩm chất đạo đức.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 35
Trong quan hệ ứng xử giữa người và người thì phẩm chất tối ưu là trung vị (dũng cảm,
khiêm tốn, hào phóng...) là sự kết hợp của hai yếu tố đối lập nhau là liều lĩnh, khoe
khoang, hoang phí... và nhút nhát, tự ti, hà tiện...
Socrates
Triết học của ông khác với các nhà triết học trước đó. Các nhà triết học trước
nghiên cứu về giới tự nhiên nhưng ông dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con
người, về đạo đức, về nhân sinh quan. Triết học không gì khác hơn là sự nhận thức
của con người về chính mình, “con người hãy nhận thức chính mình”. Bắt đầu từ ông,
đề tài con người trở thành một trong những chủ đề trong tâm của triết học phương
Tây. Vì vậy, quan điểm triết học của ông bàn đến vấn đề con người trong đời sống xã
hội mà trước hết là hành vi đạo đức.
Socrates tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các cuộc
đàm thoại, theo ông để có cuộc đàm thoại được, những người tham gia cuộc đàm thoại
phải có “ngôn ngữ chung” nhất định, ngôn ngữ đó mang tính khách quan, nhờ đó con
người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Theo
ông ý thức của con người trong cuộc đàm thoại, ngoài yếu tố chủ quan, còn có một nội
dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Đó là những tri thức
chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ lực của mình.
Nhận thức luận của ông chủ yếu là thể hiện qua đạo đức của con người. Đạo đức
học của ông mang tính chất duy lý, ông thừa nhận Đạo Đức và Tri Thức thống nhất là
một “ Mỗi điều thiện đó là tri thức và mỗi điều ác đó là sự dốt nát”, mỗi hành vi vô
đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát của chúng ta. Ông cho rằng cai thiện phổ biến là
cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đức hạnh, muốn tuân thủ theo cái thiện thì phải
nắm bắt được nó, hiểu nó, để phát hiện được cái phổ biến, phải có phương pháp tìm ra
chân lý thông qua các cuộc tranh luận.
II.1.2 Tư tưởng về xã hội
Đêmôcrite
Đêmôcrit đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ, bảo vệ nền dân chủ Aten
chống lại chế độ chuyên chính. Ông cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng
quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ y như là tự do quý hơn nô lệ”.
Nhưng do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ nô và
công dân tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ. Ông coi nhà nước là trụ cột
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 36
của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn
mực đạo đức.
Trong quan điểm chính trị, xã hội của mình, Đêmôcrit tập trung vào các vấn đề
đạo đức và nhà nước, từ đó chú tâm lý giải những động lực, sự phát triển của xã hội
loại người. Ông cho rằng khi tổ tiên của loài người thoát ra khỏi thế giới động vật thì
đời sống của họ hết sức mông muội, họ sống thành những bầy đàn khác nhau, bị tự
nhiên chi phối hoàn toàn. Điều này dẫn tới những hệ quả: Ban đầu con người tìm kiếm
thức ăn để thoả mãn nhu cầu sống, chưa có ý thức dự trữ và tích luỹ thức ăn (tư tưởng
và hành động tư hữu) do vậy con người sẽ bị thiếu thức ăn vào những thời điểm mà
thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt. Về sau này, dần dần người ta đã biết tích luỹ, dự trữ
thức ăn và biến nó thành thói quen. Do con người sống thành những bầy đàn khác
nhau, lượng tài sản tư hữu không giống nhau nên xảy ra tranh giành giữa các thành
viên trong bầy đàn và giữa các bầy đàn. Con người trở nên có tư tưởng chiếm đoạt và
tư hữu, đây là một bước phát triển mới của xã hội loài người. Cũng do thời tiết khắc
nghiệt nên con người nảy sinh nhu cầu mặc quần áo che chắn cơ thể, đây cũng là một
bước tiến đáng kể của lịch sử. Dần dần họ biết dùng lửa sưởi ấm và làm chín thức ăn.
Thêm một bước nữa, họ có ngôn ngữ để cố kết các mối quan hệ, trao đổi thông tin,
tiếng nói trước hết là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, các bầy đàn khác nhau có sự
mô phỏng khác nhau nên xuất hiện các ngôn ngữ khác nhau. Tất cả những bước tiến
này là do hoàn cảnh sống, nhu cầu tồn tại, tính cách... tạo ra. Như vậy, dù triết học của
ông còn mang tính thô sơ, chất phác, nhưng với những thành tựu triết học rực rỡ của
mình, Đêmôcrit đã đưa chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại lên một đỉnh cao mới.
Platon
Trong tác phẩm Nước cộng hoà (Chính thể cộng hoà), Platon chia linh hồn làm
ba bộ phận: lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Tương ứng với ba bộ phận ấy là
ba hạng trong xã hội. Hạng thứ nhất, là các nhà triết học, nhà thông thái. Hạng này lý
tính giữa vai trò chủ đạo, thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước. Hạng thứ hai, là
những người lính, võ sĩ mà linh hồn của họ tràn đầy xúc cảm gan dạ, biết phục tùng lý
trí và nghĩa vụ, thích hợp với việc bảo vệ an ninh của nhà nước cộng hoà. Hạng thứ
ba, là đại chúng, gồm những người nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Hạng này
linh hồn của họ không đi xa hơn những khát vọng cảm tính thích nghi với lao động
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 37
chân tay, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của nước cộng hoà. Vì vậy, công
lý là ở chỗ mọi người phải sống đúng vị trí của mình.
Để duy trì trật tự xã hội, Platon cho rằng sự tồn tại của nhà nước là cần thiết,
nhưng ba hình thức nhà nước hiện nay đều xấu. Một là nhà nước của bọn vua chúa
xây dựng trên khát vọng làm giầu, ham danh vọng, đưa đến chiến tranh. Hai là, nhà
nước quân phiệt của một số ít người giầu có, áp bức số đông, đưa đến tội ác. Ba là,
nhà nước dân chủ đem lại quyền lực cho số đông; đó là một nhà nước tồi tệ.
Platon nêu lên mô hình một nhà nước mà ông cho là lý tưởng, đó là nhà nước
cộng hoà vì nó được xây dựng với ba đẳng cấp (tương ứng với ba loại linh hồn, ba
phẩm chất đạo đức) là đẳng cấp cai trị (có linh hồn trí tuệ, phẩm chất thông thái và
chủ yếu là các triết gia), đẳng cấp vệ quân (bảo vệ bộ máy cai trị và an ninh xã hội, có
phẩm chất dũng cảm, trung thành), đẳng cấp nông dân và thợ thủ công (có nhiệm vụ
tạo ra vật chất nuôi sống xã hội, có phẩm chất cần cù, chịu khuất phục và chế ngự dục
vọng) Trong nhà nước ấy, quan hệ bất bình đẳng giữa các hạng người phải được duy
trì, bởi vì nó hợp với tự nhiên, hợp với sự phân công trong xã hội. Sự tồn tại của nhà
nước lý tưởng phải dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phân công hài
hoà giữa các nghề trong xã hội. Để khắc phục sự phân chia giàu nghèo, cần xoá bỏ gia
đình và tư hữu. Trẻ con sinh ra được đưa vào các cơ quan giáo dục riêng, lựa chọn
những đứa trẻ khỏe mạnh, nuôi dưỡng chúng để trở thành vệ binh. Các nhà thông thái,
triết học sẽ được lựa chọn trong số vệ binh này.
Quan niệm về một nhà nước lý tưởng trên đây của Platon chứa đựng nhiều mâu
thuẫn. Một mặt, ông muốn xoá bỏ tư hữu, mặt khác, ông lại chủ trương duy trì sự bất
bình đẳng giữa các hạng người. Một mặt, ông đề cao hình thức cộng hoà, mặt khác
ông lại ra sức bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ
Aten. Nhà nước mà ông coi là lý tưởng, thực chất chỉ là sự biện hộ cho giai cấp chủ nô
quý tộc. Đúng như nhận xét của Mác, nó chỉ là lý tưởng hoá chế độ đẳng cấp của
Aicập vào Aten mà thôi.
Theo ông, thể chế nhà nước lý tưởng nhất là nhà nước cộng hoà. Ông cho rằng giai
cấp nô lệ không thuộc một đẳng cấp nào hếtvì họ không phải là con người, họ chỉ là
một động vật biết nói tiếng người, là một công cụ biết nói, họ không có một quyền
nào khác ngoài quyền được tự do làm nô lệ cho người khác.
Arixtôt
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 38
Theo Arixtôt, một xã hội bình đẳng chỉ có thể thực hiện qua chế độ pháp trị. Do
vậy, ông đã nghiên cứu những thiếu sót và vô lý bất bình đẳng ở chế độ phong kiến
hay ở chế độ quân chủ và lập ra một chế độ dân chủ lấy luật pháp làm tiêu chuẩn để
định đoạt mọi vấn đề trong xã hội. Ông cho rằng tất cả con người đều có một mục
đích chung: có được cuộc sống tốt đẹp trong sự bình đẳng. Do vậy, những mối liên hệ
của con người trong xã hội theo ông là qua cộng đồng. Con người không thể sống
thiếu cộng đồng và cộng đồng cũng sẽ không được hình thành nếu không có được sự
đoàn kết của tất cả thành viên. Ông cho rằng triết lý của Platon qua lý tưởng khó thực
hiện được, cho nên ông đã nghĩ đến việc phải dùng một hiến pháp với sự đồng ý của
đa số. Chúng ta có thể thấy nền chính trị ở Mỹ là do một phần ảnh hưởng sâu nặng
triết học của Arixtôt, lấy hiến pháp làm nền tảng cho tự do và dân chủ.
Socrates
Theo Socrates đã khuất phục tư tưởng Thrasymachus chính bằng lý lẽ của sự
công bằng giữa hai giai cấp thống trị và bị trị, trong một xã hội chỉ có bình đẵng mới
có thể tồn tại vĩnh viễn trong một cộng đồng hay một quốc gia và cũng chỉ có bình
đẳng mới đem lại hạnh phúc cũng như hòa bình cho mọi người. Socrates cũng đã bàn
đến sự bình đẳng của phụ nữ trong xã hội là điều cần thiết. Đối với Socrates và Platon,
công lý là sự hài hòa giữa tất cả giai cấp trong xã hội, hơn thế nữa, công lý cũng chính
là sự hài hòa trong mọi tâm hồn chúng ta. Công lý sẽ không tồn tại nếu không có sự
tương trợ và kết nối giữa sự chín chắn trong suy nghĩ và cân nhắc trong hành động.
Chúng ta có thể tự hiểu tâm hồn chúng ta sẽ không nhận ra được công lý nếu chúng ta
nóng giận hay buồn chán hoặc có những suy nghĩ tiêu cực. Tâm hồn chúng ta chỉ có
thể hiểu được cái thiện và cái ác khi chúng ta có sự bình an và thông thái trong suy
nghĩ. Do đó, một con người phải tự nhận thức tất cả những gì mà mình đang làm.
II.2. Tưởng con người, xã hội trong Triết học Tây Âu trung cổ
II.2.1 Tư tưởng con người
Ôguýtxtanh
Khi bàn về vấn đề con người, Ôguýtxtanh đã khẳng định: ý chí của con người
là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của Thượng đế. Đối với Oguytxtanh, tư
tưởng cơ bản trong học thuyết triết học của ông là: Toàn bộ thế giới là do Thượng đế
sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có
quyền lực tuyệt đối; thượng đế là "Bác sĩ của trái tim mình", ý chí của con người là tự
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 39
do, song nằm trong giới hạn tiền định của Thượng đế; quá trình nhận thức của con
người là quá trình nhận thức của Thượng đế. Thượng đế là chân lý tối cao.
Đơnxcốt
Đơnxcốt đề cập tới vai trò của tinh thần, lý trí và ý chí trong nhận thức của con
người. Theo ông, tinh thần là hình thức của thân thể con người, gắn với thân thể con
người đang sống do Thượng đế ban cho ngay từ khi con người ta mới sinh ra. Lý trí
của con người được hình thành từ hoạt động của tinh thần và từ bản thân đối tượng
nhận thức; nhưng cái thống trị mọi hoạt động của con người không phải là lý trí mà là
ý chí. Ý chí cao hơn lý trí; ở Thượng đế thì ý chí trở thành tự do.
II.2.2 Tư tưởng xã hội
R. Bêcơn
Triết học của R. Bêcơn bộc lộ những xu hướng duy vật, ông nắm bắt được
những biến đổi xã hội chỉ vừa mới bắt đầu xảy ra và đi trước thời đại ông trong những
ước mơ và ý tưởng về sự tiến bộ của khoa học.
Về xã hội, R.Bêcơn có những tư tưởng tiến bộ. Ông bênh vực quyền lợi của
nhân dân, lên án sự áp bức bóc lột của phong kiến. Ông chống giáo hoàng và bóc trần
những xấu xa của tầng lớp thầy tu, nhưng ông không chống tôn giáo nói chung.
R.Bêcơn dũng cảm vạch trần tội ác của giai cấp phong kiến và những tội lỗi của giới
giáo sĩ. Ông cho rằng cuộc chiến tranh bất tận của bọn quý tộc phong kiến, và đi kèm
với nó là chính sách thuế khóa nặng nề, đã hủy hoại cuộc sống của người dân lao
động.
Mặc dù chống giáo hoàng và giáo sĩ nhưng ông không chống lại tôn giáo nói
chung. Do chịu ảnh hưởng của thần học và giáo hội mà ông vẫn còn cho rằng triết học
phụ thuộc và thần học.
II.3. Tư tưởng con người, xã hội trong Triết học Tây Âu phục hưng đến cận đại
II.3.1 Tư tưởng con người
Phranxis Bêcơn
Ph.Bêcơn coi con người là sản phẩm cuả tạo hoá, do vậy khoa học về con
người cũng là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của Arixtốt về con người,
Ph.Bêcơn chia linh hồn thành các dạng "linh hồn thực vật", "linh hồn động vật", "linh
hồn lý tính". Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật.
Trong con người, linh hồn cảm tính là một dạng chất lỏng, pha loãng trong cơ thể.
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 40
Chúng vận động theo các dây thần kinh, tựa như các đường ống, tác động lên các giác
quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận linh hồn này có thể bị huỷ hoại
cùng cơ thể khi con người chết đi. Linh hồn lý tính có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là
một khả năng kì diệu mà chúa đã ban cho con người, mang tính thần thánh. Vì con
người có cả hai dạng linh hồn nên con người vừa rất gần với động vật lại vừa có cái gì
đó siêu phàm, và do đó, bản chất con người không cho phép con người theo lập
trường hoàn toàn vô thần. Con người cần có tôn giáo để vượt qua những lúc con người
mềm yếu, bất lực. Tôn giáo mang lại cho con người niềm tin nhưng nhà thờ không
được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, không được cản trở các hoạt
động khoa học, nghệ thuật của con người.
Tômát Hôpxơ
Con người, theo T.Hôpxơ là một thực thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội.
Về bản tính tự nhiên, mọi người khi sinh ra đều như nhau, sự khác nhau nhất định
giữa họ không lớn. Nhưng con người ai cũng có khát vọng và nhu cầu riêng của mình.
Đây là tiền đề để con người làm điều ác. Mỗi người đều ích kỉ, vì lợi ích riêng của
mình mà có thể chà đạp tất cả. "Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả
chó sói, gấu và rắn". Mỗi người hành động trước tiên là "vì tính ích kỉ yêu bản thân
mình chứ không phải vì xã hội, không phải vì lợi ích của người khác". Vì thế mà đẩy
loài người đến chiến tranh liên miên, gây ra bao nhiêu đau khổ và chết chóc. Công lý
và khoa học về pháp quyền, bởi vậy, luôn luôn bị bác bỏ bởi những ngòi bút và thanh
kiếm. Theo T.Hôpxơ, bản tính tự nhiên của con người đó là tính ích kỉ; trạng thái xã
hội mà con người sống là "một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả".
Tuy nhiên, theo T.Hôpxơ, "trạng thái tự nhiên" trên đây của con người ngày
nay không còn nữa; nó tồn tại một cách trọn vẹn ở thời nguyên thuỷ xa xưa. Tư tưởng
của T.Hôpxơ được Đácuyn áp dụng vào thế giới động vật và phát hiện ra quy luật đấu
tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên của các loài sinh vật. Sau đó những người theo chủ
nghĩa Đácuyn xã hội truyền bá, áp dụng trở lại xã hội.
Quan niệm của T.Hôpxơ mặc dù chưa đánh giá đúng mức đặc trưng riêng của
loài người so với loài vật, chưa thấy được bản tính xã hội, tính nhân loại của con
người, nhưng nó mang những yếu tố hợp lý nhất định: Một mặt, nó cho thấy sự tương
đồng nào đó giữa loài người và loài vật, mặt khác, nó chỉ ra rằng, chính lợi ích của các
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 41
cá nhân là một trong những động lực trực tiếp của hoạt động của con người và phát
triển của xã hội.
Rơnê Đêcáctơ
Ông khẳng định, con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác. Theo quan
điểm nhị nguyên luận, ông hoàn toàn tách biệt thể xác và linh hồn, coi chúng có
nguồn gốc từ hai thực thể tư duy và quảng tính hoàn toàn tách biệt. Ông coi linh hồn
con người là một thực thể mà bản chất của nó là tư duy, tồn tại không cần đến và
không phụ thuộc vào bất kì một sự vật vật chất nào. Linh hồn là bất diệt, nó không bị
phân huỷ khi con người chết. Con người có được là do Thượng đế ghép linh hồn vào
thể xác. Cơ thể con người là chỗ trú chân tạm thời của linh hồn khi anh ta sống.
Giooc Beccơli
Cũng như các nhà duy tâm khác, G.Beccơli quan niệm con người bao gồm
linh hồn và thể xác; linh hồn là cái quyết định. Thể xác thuộc về các vật thể tự nhiên,
tức các cảm giác. Do vậy, thể xác tồn tại được là nhờ linh hồn cảm nhận nó. Thể xác
phải tuân theo cái gậy chỉ huy của linh hồn.
Đối với linh hồn con người, G.Beccơli cho rằng, "tồn tại nghĩa là cảm nhận".
Có nghĩa là linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác mà trước hết là cảm
nhận thể xác của con người. Về nhận thức luận, xuất phát từ quan điểm thế giới chỉ là
chỉ là tổ hợp các cảm giác của con người, G.Beccơli cho rằng linh hồn là cái quyết
định quá trình nhận thức. Linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác, và
cũng chỉ khi nó bắt đầu cảm nhận thì chúng ta mới có được tri giác về sự vật.
G.Beccơli đề cao cảm giác, đồng nhất toàn bộ các ý niệm của con người với
các cảm giác. Các khái niệm trừu tượng chỉ là kết quả so sánh và phân tích các cảm
giác. Mặc dù các ý niệm, tức các cảm giác, tồn tại trong linh hồn nhưng chúng khác
với linh hồn, bởi vì linh hồn là cơ chất và nền tảng "nuôi dưỡng" các ý niệm, cảm
giác.
Theo G.Beccơli, chân lý là sự phù hợp giữa sự suy diễn của con người về sự
vật với chính bản thân sự vật đó tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, ông phủ nhận sự tồn
tại khách quan của chân lý. Tri thức được coi là đúng khi nó thoả mãn một trong
những tiêu chuẩn sau:
1) Tính rõ ràng cả các tri giác cảm tính;
2) Tính đồng thời của các tri giác gần như là giống nhau ở một vài người;
Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
Trang 42
3) Sự tương đồng của nhiều cảm giác với nhau;
4) Tính đơn giản và dễ hiểu;
5) Sự phù hợp với ý chúa và tuân theo ý Chúa.
Trong tất cả các tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn phù hợp với ý Chúa là quan trọng nhất
và đáng tin cậy nhất.
Điđơrô và các nhà triết học Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII
Đ.Điđrô cho rằng con người được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIEU LUAN TU TUONG CON NGUOI XA HOI TRONG THPT CO DAI TOI CAN DAI.pdf