Tài liệu Đề tài Tự động hoá toà nhà trên cơ sở ứng dụng công nghệ tự động hoá của hãng ALC: MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AI – Analog Input (Đầu vào tương tự).
AO – Analog Ouput (Đầu ra tương tự).
AV – Analog Value (Giá trị tương tự - giá trị trung gian có thể hiệu chỉnh hay chỉ đọc).
ALC –Automated Logic Corporation.
AHU – Air HandingUnit.
Alarm - Hệ thống điều khiển sẽ được định dạng để phát ra những cảnh báo khi một đối tượng điều khiển vượt quá ngưỡng do người sử dụng xác định, như được miêu tả trong trình tự hoạt động.
BI – Binary Input (Đầu vào số).
BO – Binary Ouput (Đầu ra số).
BV – Binary Value (Giá trị nhị phân - Là giá trị trung gian mà có thể hiệu chỉnh hay chỉ đọc).
BMS – Building Managerment System
CSMA/CD - Carrier Sense Multiple Access With Collision Detection
CSMA/CA – Carrier Sense Multiple Access With Collision Avoidance
CRC – Cyclic Redundancy Check
DDC – Direct Digital Controller
DTE – Data Terminal Equipment
DCS –Distributed Control System
ES – Engineering Station
FCU – Fan coil Unit.
FCS – Field Control System
Sched – Schedule ...
133 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tự động hoá toà nhà trên cơ sở ứng dụng công nghệ tự động hoá của hãng ALC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AI – Analog Input (Đầu vào tương tự).
AO – Analog Ouput (Đầu ra tương tự).
AV – Analog Value (Giá trị tương tự - giá trị trung gian có thể hiệu chỉnh hay chỉ đọc).
ALC –Automated Logic Corporation.
AHU – Air HandingUnit.
Alarm - Hệ thống điều khiển sẽ được định dạng để phát ra những cảnh báo khi một đối tượng điều khiển vượt quá ngưỡng do người sử dụng xác định, như được miêu tả trong trình tự hoạt động.
BI – Binary Input (Đầu vào số).
BO – Binary Ouput (Đầu ra số).
BV – Binary Value (Giá trị nhị phân - Là giá trị trung gian mà có thể hiệu chỉnh hay chỉ đọc).
BMS – Building Managerment System
CSMA/CD - Carrier Sense Multiple Access With Collision Detection
CSMA/CA – Carrier Sense Multiple Access With Collision Avoidance
CRC – Cyclic Redundancy Check
DDC – Direct Digital Controller
DTE – Data Terminal Equipment
DCS –Distributed Control System
ES – Engineering Station
FCU – Fan coil Unit.
FCS – Field Control System
Sched – Schedule (Lịch biểu - Thuật toán điều khiển lịch hoạt động của thiết).
Show on Graphic - Hiển thị trên màn hình đồ hoạ của hệ thống.
SS– Server Station.
HMI –Human and machine interface
HVAC – Heating, ventilation, and air-conditioning control.
Trend - Hệ điều khiển sẽ được định dạng lựa chọn và hiển thị bảng đồ thị thời gian của đối tượng. Thời gian thực hiện vẽ đồ thị thời gian không nhỏ hơn thời gian lấy mẫu(5phút).
TCP/IP–Transmisstion Control Protocol/Internet Protocol
TDMA– Time Division Multiple Access
OP – Operation Panel
OS– Operation Station
OSI – Open System Interconnection
PLC – Programmable Logic Controller
MPC–Model Predictive Control
QCS – Quality Control System
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay việc xây dựng các toà nhà cao tầng làm công sở, trung tâm thương mại, khách sạn,…ngày càng trở nên phổ biến.. Chúng ngày càng trở nên hiện đại, tiện nghi để phục vụ các yêu cầu ngày càng cao của con người. Giải pháp kết hợp hệ thống các thiết bị cơ điện sử dụng trong toà nhà với công nghệ tự động hoá nhằm đem lại khả năng tự hoạt động (hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng,…) đã không còn là điều mới mẻ nữa. Tuy nhiên vấn đề sống còn của giải pháp này lại nằm ở chỗ làm sao có thể quản lý chúng trong một hệ thống thống nhất. Các hệ thống tự động hoá toà nhà (Building Managerment System - BMS) đã ra đời để giải quyết bài toán này.
Nhiệm vụ chính của hệ thống BMS là điều khiển, giám sát, quản lý các thiết bị cơ/điện trong một tòa nhà cao tầng, giúp cho việc vận hành, bảo dưỡng và quản lý tòa nhà một cách thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.
Hệ thống BMS được phát triển dựa trên nền kiến trúc của một hệ điều khiển phân tán với các bộ điều khiển số trực tiếp (Direct Digital Controler – DDC) được kết nối với hệ thống mạng tầng (Floor Networks); các bộ điều khiển, định tuyến cấp cao hơn liên kết các DDC với hệ thống mạng ”Backbone” của tòa nhà.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nhà cung cấp hệ thống BMS như: Siemens, Johnson, Invensys, ALC, AA Matrix, Andover Control,… Hệ thống BMS của mỗi hãng đều có những đặc trưng riêng. Trong số đó ALC là một trong những đại diện hàng đầu. Chính vì vậy chúng em đã chọn tìm hiểu về hệ thống BMS của ALC làm đề tài tôt nghiệp.
Đề tài của chúng em là “ Tìm hiểu và thiết kế hệ thống tự động hoá toà nhà cho khách sạn NewWay”. Nhiệm vụ của luận văn bao gồm:
- Nêu lên các đặc trưng cơ bản về tòa nhà cao tầng hiện đại
Nghiên cứu về các hệ thống điều khiển trong công nghiệp.
Nghiên cứu về hệ thống tự động hoá toà nhà nói chung, tìm hiểu sơ bộ hệ thống BMS của Siemens và tìm hiểu sâu về hệ thống BMS của ALC.
Đưa ra giải pháp cải tạo và nâng cấp hệ BMS cũ của KS NewWay trên nền hệ thống BMS của ALC.
Sau 6 tháng nghiên cứu và thực tập tại công ty TNHH kỹ thuật T&D chúng em đã hoàn thành việc thiết kế hệ BMS cho NewWay.
Để hoàn thành đồ án này chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phan Xuân Minh, anh Lê Chí Hiếu - Quản lý dự án của công ty TNHH kỹ thuật T&D và toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Điều Khiển Tự Động đã giúp đỡ chúng em hoàn thành luận văn này. Hệ thống tự động hoá toà nhà là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, do vậy mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình tìm hiểu. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của các thầy cô giáo.
VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT T&D NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC
Thành lập từ năm 1999, Công ty TNHH Kỹ thuật T&D là doanh nghiệp trẻ, năng động hoạt động trong phạm vi cả nước, chuyên cung cấp các giải pháp tổng thể cho khách hàng trong các lĩnh lực phân phối và truyền tải điện năng.
Không những bảo đảm sự phát triển ổn định của mình trong các lĩnh vực truyền thống, Công ty còn nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp và sản phẩm mới trong công nghệ tự động hoá toà nhà cũng như trong các dây chuyền công nghiệp.
Với kinh nghiệm của mình thông qua các dự án trọng điểm như: Trung tâm hội nghị Quốc tế ASEM 5; Văn phòng Chính phủ; Kho lưu trữ Bộ Quốc phòng, Cầu Bãi cháy… Công ty đang phấn đấu trở thành một doanh nghiệp toàn diện có khả năng đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong xây dựng và công nghiệp.
Mặt khác để bảo đảm sức cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, Công ty đang từng bước phát triển nguồn nhân lực mới có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động, sáng tạo; mở rộng quan hệ với các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như: ABB; Automated Logic Corporation (USA); Home Automation Inc. (USA); TSA Transformation Schaltanlagen (Đức)…
Với tư cách là nhà đại lý độc quyền hoặc nhà phân phối chính thức của các hãng nêu trên, Công ty luôn cam kết với khách hàng về chất lượng của giải pháp công nghệ, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp.
Chất lượng của giải pháp công nghệ, sản phẩm, dịch vụ do T&D cung cấp là một phần quan trọng trong sự thành đạt của công ty. Bên cạnh đó, một phần khác không kém phần quan trọng đó chính là mối quan hệ và sự tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty trong suốt thời gian qua. Với sự quan tâm và tín nhiệm đó, Công ty sẽ luôn nỗ lực vươn lên để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Vì vậy dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, Công ty TNHH Kỹ thuật T&D luôn duy trì sự sáng tạo kết hợp với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để bảo đảm chất lượng công trình, đem lại sự hài lòng cho khách hàng cũng như uy tín và sự phát triển bền vững của Công ty.
TRONG XÂY LẮP ĐIỆN
Công ty TNHH Kỹ thuật T&D là một trong các nhà phân phối sản phẩm của Công ty TNHH ABB tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ của ABB, T&D đã hoàn thành thi công các dự án trọng điểm theo phương thức trọn gói như: Trung tâm hội nghị Quốc tế ASEM5; cầu Bãi cháy; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông….
CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HOÁ TOÀ NHÀ
Không chỉ là nhà tích hợp hệ thống mà T&D còn là đại lý độc quyền về hệ thống tự động hoá toà nhà cho tập đoàn Automated Logic (ALC), một trong 5 tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực này. Chất lượng sản phẩm của ALC cùng với các giải pháp sáng tạo sẽ làm cho các toà nhà trở nên “thông minh”hơn.
Đối với những ngôi nhà biệt lập, căn hộ chung cư hay các văn phòng, khách sạn nhỏ, T&D đưa ra các giải pháp của Home Automation Inc.(HAI), một trong những tập đoàn hàng đầu trên thế giới của Mỹ trong lĩnh vực tích hợp và tự động hoá các hệ thống, thiết bị gia dụng trong nhà.
CHƯƠNG 1
CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA TÒA NHÀ CAO TẦNG HIỆN ĐẠI
1. Đánh giá chất lượng môi trường và mức độ tự động hóa trong tòa nhà cao tầng hiện đại.
Đánh giá chất lượng về một tòa nhà cao tầng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới thì có nhiều tiêu chuẩn song ở phạm vi luận văn tốt nghiệp này em xin đề cập đến về chất lượng môi trường trong tòa nhà và mức độ tự động hóa của nó để đem lại chất lượng môi trường như mong muốn để phụ vụ con người cũng như bảo quản các thiết bị trong tòa nhà.
1.1 Chiếu sáng nhân tạo trong tòa nhà cao tầng hiện đại
Chiếu sáng trong các tòa nhà hiện nay ngoài chiếu sáng tự nhiên là chiếu sáng điện.Thời gian sử dụng chiếu sáng trong nhà của mỗi nước do tình hình khí hậu, trình độ kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của tòa nhà nức đó quyết định.Ở nước ta hiện nay do chiếu sáng tự nhiên nhiều và và kéo dài trong ngày nên chiếu sáng trong các tòa nhà chủ yếu là chiếu sáng tự nhiên.Chiếu sáng điện chủ yếu dùng khi chiếu sáng tự nhiên không đủ.
Chiếu sáng điện trong tòa nhà phải đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh, và phân giải nhanh các vật nhìn bằng mắt.Tất cả các yêu cầu đó phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn sáng.Cách bố trí các nguồn sáng trong phòng cũng như việc duy tu bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trong tòa nhà.
1.1.1 Nguồn sáng
Hiện nay nguồn sáng chủ yếu là bóng đèn dây tóc và bóng huỳnh quang
1.1.2 Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhân tạo.
Mục đích cơ bản của quy định của tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo là đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho thị giác người sinh hoạt và làm việc trong tòa nhà .Hiện nay chiếu sáng nhân tạo được được quy định bằng tiêu chuẩn vệ sinh thiết kế các xí nghiệp công nghiệp.Tùy theo yêu cầu của các tòa nhà mà độ rọi khác nhau.trong phụ lục sẽ có bảng độ rọi nhỏ nhất trên bề mặt làm việc trong tòa nhà theo tiêu chuẩn Việt nam.
1.1.3 Đặc điểm chiếu sáng trong tòa nhà.
Thiết kế chiếu sáng điện trong tòa nhà là tìm ra những phương thức và giải pháp nhằm đảm bảo những yêu cầu chiếu sáng cho con người sinh hoạt và làm việc trong tòa nhà được tốt nhất. có ba phương thức cơ bản sau:
-Phương thức chiếu sáng chung:trong toàn phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói không gian nhất định và một độ rọi nhất định trên tòa bộ các mặt phẳng của tòa nhà.
-Phương thức chiếu sáng cục bộ.Chia không gian lớn của tòa nhà ra nhiều không gian nhỏ, phòng nhỏ. Mỗi một không gian nhỏ, phòng nhỏ lại có chế độ chiếu sáng riêng.
-Phương thức chiếu sáng hỗn hợp:Là phương thức chiếu sáng chung được bổ sung thêm những đèn cần thiết đảm bảo độ rọi lớn tại những chỗ làm việc của con người.
Tùy theo tính chất của từng phòng mà tòa nhà được chọn phương thức chiếu sáng thích hợp.Thông thường những phòng có lao động không đòi hỏi nhiều ánh sáng, không đòi hỏi nghiêm ngặt về hướng chiếu sáng, có mật độ chỗ lao động cao, có cùng một loại công việc nhất định, hoặc có thay đổi lại thiết bị trong phòng thì người ta dùng phương thức chiếu sáng chung
Điều khiển hệ thống chiếu sáng dựa vào nhiều thông số như lưu lượng, cường độ ánh sáng, độ rọi để đảm bảo chất lượng chiếu sáng đúng như yêu cầu. Bên cạnh hệ thống chiếu sáng bên trong phòng, còn có hệ thống chiếu sáng bên ngoài như chiếu sáng cầu thang, chiếu sáng buồng thang máy, chiếu sáng phòng lễ tân, phòng ăn…, cũng cần đảm bảo chất lượng chiếu sáng cả ngày và đêm. Hệ thống điều khiển chiếu sáng có khả năng thông báo cho bạn biết khi nào ắc quy dự phòng của hệ thống chiếu sáng khẩn cấp ở trạng thái yếu, nhờ đó bạn có thể thay thế kịp thời. Mọi sự cố liên quan đến hệ thống chiếu sáng đều được truyền về trung tâm, bạn cũng có thể biết những thông tin này ở bất cứ nút nào trong mạng điều khiển.
1.2 Thang máy phục vụ trong tòa nhà cao tầng hiện đại
1.2.1 Khái niệm chung về thang máy.
Thang máy trong các tòa nhà là một thiết bị chuyên dụng để vận chuyển người và hàng hóa và vật liệu .. theo phương thẳng đứng hoặc nghiêm một góc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.Thang máy thường được dùng trong các công sở, chung cư, khách sạn...đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là chu kỳ vận chuyển bé, tần suốt vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục.Ngoài ý nghĩa vận chuyển, thang máy còn là yếu tố làm tăng vẽ đẹp và tiện nghi của tòa nhà hiện đại.Nhiều quốc gia trên thế giới đối với tòa nhà cao 6 tầng trở lên là phải trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động.Đối với những công trình như bệnh viện, nhà máy khách sạn...tuy số tầng nhỏ hơn 6 do nhu cầu phục vụ lên vẫn phải trang bị thang máy.Trong các tòa nhà cao tầng thi việc trang bị thang máy phục vụ cho việc đi lại là bắt buộc.nếu vận chuyển người trong các tòa nhà không được thực hiện thì xây các tòa nhà cao tầng không thành hiện thực.Thang máy đòi hỏi tình an toàn nghiêm ngặt,nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người.Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu chưa đủ để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như:điện chiếu sáng, dự phòng khi mất điện,điện thoại nội bộ (interphone) chuông báo,bộ hãm bảo hiểm,an toàn cabin (đối trọng),công tắc an toàn của cửa cabin, khóa an toàn cửa tầng, bộ cứu hộ khi mất điện nguồn v.v .v
1.2.2 Phân loại thang máy
Thang máy hiện nay đã được thiết kế chế tạo với nhiều loại khác nhau rất đa dạng để phù hợp với mục đích từng công trình.
Thang máy chuyên chở người
Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng hóa đi kèm
Thang máy chuyên chở bệnh nhân.
Thang máy chuyên chở hàng hóa có người đi kèm.
Thang máy chuyên chở hàng hóa không có người đi kèm..
Hệ thống điều khiển thang máy là toàn bộ các trang thiết bị và linh kiện điện tử bán dẫn đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu và đảm bảo an toàn.
Hệ thống điện của thang máy bao gồm các mạch sau:
Mạch động lực:là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động của thang máy để đóng mở,đảo chiều động cơ dẫn động và phanh các bộ tời kéo.Hệ thống phải đảm bảo việc điều chỉnh tốc độ chuyển động của cabin sao cho quá trình mở máy và phanh được êm dịu và dừng cabin chính xác
Mạch điều khiển:là hệ thống điều khiển tầng có tác dụng thực hiện một chương trình điều khiển phức tạp, phù hợp với chức năng yêu cầu của thang máy.Hệ thống điều khiển tầng có nhiệm vụ lưu trữ các lệnh di chuyển từ cabin, các lệnh gọi tầng của hành khách và thực hiện các lệnh di chuyển hoặc dừng theo một thứ tự ưu tiên nào đó.Sau khi thực hiện xong lệnh điều khiển thì xóa bỏ.Xác định và ghi nhận thường xuyên vị trí cabin và hướng chuyển động của nó.Tất cả các hệ thống điều khiển tự động đều dùng nút ấn.
Mạch tín hiệu:là các hệ thống đèn tín hiệu và các ký hiệu đã thồng nhất hóa để báo hiệu trạng thái của thang máy, vị trí và hướng chuyển động của cabin.
Mạch chiếu sáng:là hệ thống đèn chiếu sáng cabin buồng máy và hố thang.
Mạch an toàn:là hệ thống công tắc, rơle,tiếp điểm nhằm đảm bảo an toàn cho con người ,hàng hóa và thang máy khi hoạt động, cụ thể là:bảo vệ quá tải cho động cơ, thiết bị hạn chế tải trong nâng, các công tắc hạn chế hành trình, các tiếp điểm tại cửa cabin, cửa tầng, tại hệ thống treo cabin và tại bộ hạn chế tốc độ, các rơle...Mạch an toàn tự động ngắt điện đến mạch động lực để dừng thang máy hoặc thang không hoạt động được trong các trường hợp sau:
- mất điện, mất pha,đảo pha,mất đường tiếp đất.
- quá tải.
- cabin vượt quá giới hạn đặt công tắc hạn chế hành trình.
- đứt cáp hoặc tốc độ hạ cabin vượt quá giá trị cho phép (bộ hạn chế tốc độ và bộ hãm bảo hiểm làm việc).
- một trong các cáp nâng chùng quá giới hạn cho phép.
-cửa cabin hoặc một cửa trong các cửa tầng chưa đóng hẳn.
Ngoài ra, đối với thang máy có cửa lùa đóng mở tự động, khi đóng cửa nếu gặp chướng ngại vật thì cửa sẽ tự động mở ra và đóng lại.Thang máy chở người thường được trang bị nút ần cấp cứu phòng khi có hỏa hoạn.
1.3 Phòng chống cháy nổ trong tòa nhà cao tầng hiện đại.
1.3.1 Nguyên nhân gây ra cháy trong các tòa nhà cao tầng hiện đại
Về khái niệm này, các nhà chuyên môn định ra các dạng khác nhau như nhiều nguyên nhân cháy trực tiếp, nguyên nhân cháy gián tiếp, nguyên nhân sâu xa.ví dụ chỉ nói một nguyên nhân do con người gây ra như: vô ý trong đun nấu hay sử dụng điện gây ra cháy, nguyên nhân cố ý gây ra cháy (phá hoại).ở đây đề cập đến những nguyên nhân trực tiếp gây cháy để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
1.3.1.1Cháy do tác động của ngọn lửa trần hoặc tia lửa ,tàn lửa
Đây là nguyên nhân cháy nổ phổ biến vì nhiệt độ của ngọ lửa trần rất cao, đủ sức đốt cháy hầu hết các vật.Ví dụ:Nhiệt độ ngọn lửa que diêm là 7800 -:-8000C ngọn lửa đèn dầu là 760 -:-10000C nhiệt độ mẩu thuốc lá đang cháy là 700 -:- 7500C. Trong khi đó nhiệt độ tự bốc cháy của một số vật như sau.Gỗ thông thường 2500C, giấy 1840C ,vải sợi 1800C (sợi hóa học). Trong các tòa nhà và ở nhiều nơi như ống khói, ống xả ô tô, bếp đang đun nấu, sưởi sấy ..thường có tàn lửa, nếu gặp những chất dễ cháy như xăng dầu sẽ dẫn đến cháy.
1.3.1.2 Cháy do ma sát, va chạm giữa các vật rắn.
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp ở trong các trường hợp máy móc không được bôi trơn tốt,các ổ bi, ổ trục cọ sát vào nhau, sinh ra nhiệt hoặc có khi phát ra tia lửa sinh ra cháy. Trong khi máy hoạt động, nhất là các máy cào bông ,sợi đay....
1.3.1.3 Cháy do tác dụng của hóa chất
Trong các khâu sản xuất, vận chuyển ,bảo quản, xử dụng hóa chất người ta có những quy định hết sức ngặt để đề phòng các sự cố gây tai nạn cho con người và môi trường nói chung và cháy nổ nói riêng.Về mặt phòng cháy chữa cháy phải chú ý thường xuyên phản ứng hóa học tỏa nhiệt phát ra ngọn lửa.Người ta phân định như sau.
- Các hóa chất tác dụng với nhau sinh nhiệt hoặc hình thành ngọn lửa có thể dẫn đến cháy nếu không chủ động kiểm soát được chúng trong các phòng thí nghiệm, nơi sản xuất... ví dụ như Clo với amoniac,clo với hidro..
- Hóa chất gặp nước, gặp không khí, một số hóa chất tiếp xúc với môi trường không khí cũng có khả năng gây cháy.Do đó việc bảo quản hóa chất phải thực hiện đúng các quy định.Các chất phôt pho trắng,bụi kẽm, bụi nhôm,.. dẽ gây phản ứng trong không khí và nước.
1.3.1.4 Cháy do tác dụng của năng lượng điện
Đây cũng là trường hợp chuyển hóa từ điện năng sang nhiệt năng.Trong các trường hợp như chập mạch điện, quá tải, nhiệt độ trên dây dẫn tăng cao có thể gây ra cháy vỏ cách điện, rồi cháy lan sang các vật khác.Các trường hợp sinh ra tia lửa điện do đóng ngắt cầu dao, cháy cầu chì, mối nối dây dẫn không chặt cũng là những nguồn gây cháy.Đối với những dụng cụ điện có công suất cao như bàn là, bếp điện ,tủ sấy.. khi sử dụng sẽ tỏa nhiệt, sức nóng trên bề mặt rất lớn.
Nguyên nhân gây ra cháy nổ trong thực tế rất nhiều và đa dạng không thể mô tả hết.nhưng chúng ta lưu ý rằng nguyên nhân cháy nổ còn xuất phát từ sự không quan tâm đầy đủ trong thiết kế công nghệ, thiết bị cũng như thanh tra, kiểm tra của người quản lý.
1.3.2 Biện pháp phòng chống cháy nổ trong tòa nhà cao tầng hiện đại
Ngoài các biện pháp như giáo dục tuyên truyền huấn luyện, biện pháp hành chính pháp lý, biện pháp kỹ thuật.
Phòng cháy là khâu quan trọng nhất trong công tác phòng cháy chữa cháy vì khi đám cháy đã xảy ra thì dù các biện pháp chống cháy có hiệu quả như thế nào thì thiệt hại vẫn to lớn và kéo dài.trên cơ sở phân tích được nguyên nhân và điều kiện gây cháy có thể đề ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp, không để xảy ra cháy hoặc ngăn chặn kịp thời không cho đám cháy phát triển.
1.3.2.1 Cháy và phương tiện chữa cháy.
1.3.2.1.1Đặc điểm của đám cháy
Tất cả các đám cháy đều có đặc điểm chung như sau:
Mọi đám cháy báo giờ cũng tỏa nhiệt.nhiệt lượng tỏa ra nhiều hay ít phụ thuộc vào các đám cháy và điều kiện của đám cháy,nhiệt tiếp tục đun nóng vật cháy, thúc đẩy qúa trình cháy phát triển nhanh.Nhiệt lượng của đám cháy tỏa ra nhiều hay ít có ảnh hưởng lớn đến các biện pháp chữa cháy.Sản phẩm của đám cháy là khói.Thành phần nó tùy thuộc vào chất cháy,điều kiện cháy.Trong thành phần của khói, có chất tham gia và quá trình cháy như cácbonôxit,có chất lại kìm hãm sự cháy như CO2 .Sản phẩm cháy gây nhiều trở ngại cho chữa cháy.gây độc cho người cứu chữa,ăn mòn thiết bị và hạn chế tầm nhìn của người trinh sát đám cháy.Một đặc trưng quan trọng của đám cháy là tốc độ cháy.Tốc độ cháy phụ thuộc vào bản chất của vật cháy, vào độ ẩm, hướng gió và thế cháy của vật cháy.
1.3.2.1.2 Diễn biến đám cháy và sự phát triển của nó
Trừ một vài trường hợp đặc biệt hầu hết các đám cháy đều điễn ra theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu:nguồn nhiệt nung nóng vật cháy đến nhiệt độ bén lửa.Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào vật cháy.Nếu vật cháy là dễ cháy thì giai đoạn đầu ngắn.Khi lửa mới bén cháy, tốc độ phát triển còn chậm,nếu phát hiện kịp thời có thể dập tắt đám cháy mau chóng.
- Giai đoạn cháy to:tốc độ phát triển của đám cháy là nhanh nhất, nhiệt độ đám cháy cao nhất, tiêu hao chất cháy nhiều nhất.Ở giai đoạn này lửa có thể lan từ khu vực này sang khu vực khác.việc cháy lan tràn này có thể do trực tiếp ngọn lửa bén sang cũng có thể do quá trình bức xạ nhiệt, truyền nhiệt làm cho vật dễ cháy bị phân hủy rồi bén cháy.
- Giai đoạn kết thúc đám cháy: ở giai đoạn này nhiệt độ cháy giảm dần, tốc độ cháy cũng giảm dần đến không
1.3.2.1.3 Các dụng cụ chữa cháy thô sơ
Bình bọt hóa học:dung tích 8-:-10lít vỏ bình chịu áp lực 20kg/cm2
Bình bọt hòa không khí:dung tích7-:-8lít vỏ bình chịu được khi nén đến 250kg/cm2
Bình chữa cháy bằng CO2: vỏ bình chịu được áp suất khí CO2 250kg/cm2
1.3.2.1.4 Phương tiện báo cháy và chữa cháy tự động.
Các phương tiện báo cháy và chữa cháy tự động thường được đặt ở những mục tiêu quan trọng cần được bảo vệ.Phương tiện báo cháy tự động dùng để phát hiện cháy từ ban đầu và báo ngay về trung tâm chỉ huy chữa cháy.Báo cháy tự động còn bao gồm cả thông tin liên lạc hai chiều giữa đám cháy và trung tâm chỉ huy, giữa đám cháy và hệ thống máy tính để có những thông số kỹ thuật về chữa cháy .như chọn đường đi đến đám cháy,số phương tiện, hóa chất cần dùng và lựa chọn phương án chứa cháy tối ưu.Hình 4-1 là sơ đồ báo cháy tự động của một tòa nhà trung tâm công nghiệp tại Hà Nội làm ví dụ.
Trung tâm máy tính
H1-1 Sơ đồ hệ thống báo cháy tự động của một tòa nhà trung tâm.
Máy báo cháy làm việc dựa trên nguyên tắc:
Khi có đám cháy xảy ra thì có sự thay đổi nhiệt độ, cường độ ánh sáng của môi trường, có khói bốc lên. Những sự thay đổi này được máy báo cháy thu nhận và biến đổi thành tín hiệu điện sau đó qua bộ phận khuếch đại rồi truyền cho máy thu tín hiệu cháy và truyền tiếp đến các bộ phận có liên quan như trung tâm báo cháy tự động, trung tâm máy tính, trung tâm chỉ huy chữa cháy.Từ trung tâm chỉ huy chữa cháy ra lệnh cho các đội chữa cháy khu vực.
Phương tiện chữa cháy tự động là phương tiện tự động đưa chất chữa cháy vào đám cháy và dập tắt ngọn lửa.Phương tiện này được bố trí ở những nơi có những hàng hóa, máy móc, thiết bị đắt tiền hoặc những nơi dễ có sự cố cháy nổ nhất.Phương tiện chữa cháy tự động có thể chữa cháy bằng nước, bằng bọt, bằng khí không cháy ( CO2,N2) ..và có thể hoạt động nhờ nguồn điện,bằng hệ thống khí nén, bằng hệ thống dây cáp...
Hình 1-2 là sơ đồ nguyên tắc của hệ thống chữa cháy tự động dùng bọt hòa không khí để dập tắt đám cháy của một chất lỏng.
Khi bể đựng chất lỏng 1 bị cháy máy báo cháy 2 báo về máy thu tín hiệu cháy 3, máy thu tín hiệu cháy 3 điều khiển khởi động từ 4 để về động cơ 5 và máy bơm 6 làm việc, van tự động 7 mở để hút nước từ bể 8 qua thiết bị trộn thuốc 9.Chất tạo bọt từ thùng 10 vào thiết bị 9 để trộn với nước đi ra đám cháy qua miệng phun 11, hòa với không khí làm thành bọt hòa không khí dập tắt đám cháy.Khi máy bơm nước 6 mở thì các van 12,13,14 mở.
Hình 1-1:Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy tự động
1.4 Điều hòa không khí trong tòa nhà cao tầng hiện đại
Điều hòa không khí (ĐHKK) thường được hiểu là làm mát không khí. Không phải như vậy mà ngoài việc duy trì nhiệt độ trong không gian cần điều hòa ở mức yêu cầu, hệ thống ĐHKK còn phải giữa độ ẩm không khí trong không gian đó ổn định ở mức quy định nào đó.Bên cạnh đó cần phải chú ý đến vấn đề bảo đảm độ sạch của không khí, không chế độ ồn và sự lưu thông hợp lý của dòng không khí. ĐHKK được chia là ba loại với nội dung rộng hẹp khác nhau.
-Điều tiết không khí : dùng để thiết lập các môi trường thích hợp cho việc bảo quản máy móc,công nghệ sản xuất,chế biến trong tòa nhà
-Điều hòa không khí : nhằm tạo môi trường tiện nghi cho các sinh hoạt của con người trong tòa nhà.
-Điều hòa nhiệt độ : nhằm tạo ra môi trường có nhiệt độ thích hợp trong tòa nhà.
Như vậy phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể khác nhau, việc điều chỉnh nhiệt độ trong không gian cần điều hòa không phải lúc nào cũng theo chiều hướng giảm so với nhiệt độ của môi trường xung quanh.Tương tự như vậy độ ẩm của không khí có thể được điều chỉnh không chỉ giảm mà có khi còn được yêu cầu tăng lên so với độ ẩm bên ngoài.
Một hệ thống ĐHKK đúng nghĩa là một hệ thống có thể duy trì trạng thái của không khí trong không gian cần điều hòa trong vùng quy định nào đó.Nó không thể ảnh hưởng bởi sự thay đổi bên ngoài hoặc sự biến đổi của phụ tải bên trong.Từ đó cho thấy rõ ràng có mỗi liên hệ mật thiết giữa các điều kiện thời tiết bên ngoài không gian cần điều hòa với chế độ hoạt động và các đặc điểm cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí.ở nước ta khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nhiệm vụ của ĐHKK thường chỉ làm giảm nhiệt độ và độ ẩm của không khí trong không gian cần điều hòa so với không khí bên ngoài
1.4.1Các thành phần của hệ thống điều hòa không khí trong tòa nhà
Về mặt thiết bị,tổ hợp điều hòa không khí bao gồm các thành phần như sau:
Máy lạnh :là bộ phận cơ bản của hệ thống đóng vai trò chủ yếu trong việc không chế trạng thái của không khí trong không gian cần điều hòa ở trong vùng quy định.
Bộ gia nhiệt và bộ hâm nóng : là bộ phận hỗ trợ với máy lạnh trong việc điều chỉnh các thông số của không khí.Bộ phận này không nhất thiết phải có mặt trong tất cả các hệ thống điều hòa không khí, ở những vùng có khí hậu thường xuyên nóng bức, sự biến động của phụ tải không nhiều và các yêu cầu kỹ thuật không quá cao thi không dung bộ phận này.
Hệ thống vận chuyển chất tải lạnh:là hệ thống vận chuyển chất tải lạnh từ nguồn sinh lạnh đến không gian cần thực hiện kỹ thuật điều hòa không khí.
Hệ thống phun ẩm:thường được dùng cho những nơi có yêu cầu gia tăng độ chứa hơi của không khí trong không gian cần điều hòa.
Hệ thống phân bố không khí.
Hệ thống giảm ồn, lọc bụi, chống cháy khử mùi.
Hệ thống thải không khí bên trong không gian cần điều hòa ra ngoài trời hoặc đưa tuần hoàn trở lại hệ thống.
Bộ điều chỉnh và khống chế tự động để theo dõi và duy trì tự động các thông số chính của hệ thống.
Tất nhiên không phải bất kỳ một hệ thống điều hòa không khí nào cũng phải đầy đủ các bộ phận nêu trên.
1.4.2 Mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể con người trong tòa nhà cao tầng hiện đại.
Tùy từng mục đích mà hệ thống ĐHKK sẽ có chức năng khác nhau,chủ yếu ta xem xét hệ thống ĐHKK là phương tiện nhằm tạo ra môi trường tiện nghi, thoải mái cho các hoạt động của con người trong tòa nhà cao tầng hiện đại.
Không thể có tiêu chuẩn hoặc yêu cầu về môi trường giống nhau cho tất cả mọi con người. Tùy theo tuổi tác và mức độ vận động của cơ thể mà việc phát nhiệt và sự cảm nhận dễ chịu hay không dưới tác động của môi trường xung quanh hoàn toàn khác nhau.Cơ thể con người xem như một cái máy nhiệt.đối với nhiệt độ người bình thường bên trong cơ thể chừng 370C.Do cơ thể luôn sản sinh ra một lượng nhiệt nhiều hơn nó cần,cho nên để duy trì một lượng nhiệt trong cơ thể con người luôn thải ra một lượng nhiệt ra môi trường xung quanh.Ba thông số môi trường có ảnh hưởng đến mức độ trao đổi nhiệt giữa môi trường và cơ thể là:Nhiệt độ, độ ẩm tương đối và đặc điểm chuyển động của dòng không khí.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: khi nhiệt độ không khí xung quanh giảm xuống,cường độ trao đổi nhiệt đối lưu giữa cơ thể và môi trường sẽ tăng lên.Cường độ này càng tăng,khi độ chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt cơ thể và không khí càng tăng,nên độ chênh lệch này khá lớn thì nhiệt lượng cơ thể mất đi càng lớn và đến một lúc nào đó sẽ có cảm giác khó chịu và ớn lạnh.Việc giảm nhiệt độ của bề mặt xung quanh sẽ làm gia tăng cường độ trao đổi nhiệt bằng bức xạ, ngược lại nếu nhiệt độ xung quanh tiến gần đến nhiệt độ cơ thể thì thành phần trao đổi nhiệt bằng bức xạ sẽ giảm đi rất nhanh.Các nghiên cứu và kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, trong phần lớn các trường hợp thì con người sẽ cảm thấy dễ chịu trong vùng nhiệt độ khoảng từ 220C -:- 270C.
- Ảnh hưởng của độ ẩm: chính độ ẩm tương đối của không khí xung quanh quyết định mức độ bay hơi, bốc ẩm từ cơ thể ra ngoài môi trường.Nếu độ ẩm tương đối giảm xuống,lượng ẩm bốc ra ngoài cơ thể sẽ càng nhiều.Kinh nghiệm cho thấy nếu nhiệt độ không khí 270C thì độ ẩm không khí để có cảm giác dễ chịu nên vào khoảng 50%.
- Ảnh hưởng của dòng không khí: tùy thuộc vào mức độ chuyển động của dòng không khí mà lượng ẩm thoát ra từ cơ thể sẽ nhiều hay ít.Khi chuyển động của dòng không khí tăng lên thì lớp không khí bão hòa xung quanh bề mặt cơ thể càng dễ bị kéo đi để nhường chỗ cho không khí khác ít bão hòa hơn.do đó khả năng bốc ẩm từ cơ thể sẽ nhiều hơn.Cũng phải thấy chuyển động của dòng không khí không chỉ ảnh hưởng lượng ẩm bốc ra mà còn ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt bằng đối lưu.Rõ ràng quá trình đối lưu càng mạnh thì chuyển động của dòng không khí càng lớn.
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, đối với nhiều người – để tạo cảm giác dễ chịu – tốc độ chuyển động của không khí trong tòa nhà (vùng ưu tiên) nên khoảng chừng 0,25m/s.Tuy vậy khi chọn tốc độ không khí ta cần lưu ý đến sự tương thích với nhiệt độ không khí xung quanh.Từ Bảng 1.1 dưới đây ta thấy khi nhiệt độ tăng thì tốc độ của không khí cũng lên tăng một chút.
Bảng 1.1
Nhiệt độ
21
22
23
24
Tốc độ không khí (m/s)
0,15 -:- 0,2
0,20-:- 0,24
0,25-:- 0,3
0,3-:- 0,35
1.4.3 Sự ô nhiễm không khí và vẫn đề thông gió trong tòa nhà cao tầng hiện đại.
Một vấn đề cơ bản của người thiết kế hệ thống ĐHKK cần phải chú ý là thông gió cho không gian cần điều hòa trong tòa nhà cao tầng hiện đại.
Như ta đã biết không gian điều hòa trong tòa nhà cao tầng hiện đại là không gian tương đối kín, trong không gian đó có sự hiện diện của đủ loại người và có thể tồn tại đủ các loại vật dụng khác nhau.bên cạnh ảnh hưởng của bụi bặm và các vật li ti trong không khí.Chính người và vật dụng đo đã gây ra ô nhiễm không khí trong không gian cần điều hòa,trong đó sự hiện diện của con người và các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu.
Có thể đưa ra một số nguyên nhân cụ thể sau đây:
- do hít thở.
- do hút thuốc lá.
- do những loại mùi khác nhau từ cơ thể tỏa ra.
Chính đây là nguồn gốc là gia tăng lượng CO2,CO, một vài loại vi khuẩn, các loại lấm gây bệnh và một số loại khí độc khác trong không gian cần điều hòa.
Để là cho không khí trong tòa nhà trong lành hơn, bớt ô nhiễm hơn, cần thiết phải thực hiện kỹ thuật thông gió .Trong điều hòa không khí,có thể hiểu thông gió là biện pháp kỹ thuật nhằm thay đổi một bộ phận không khí trong tòa nhà bằng một lượng không khí tươi tương ứng lấy từ bên ngoài.Tất nhiên để hạn chế các bụi bặm và các hạt li ti khác thì cần phải lọc và làm sạch không khí tươi trước khí đưa vào trong tóa nhà để điều hòa.
Trước đây khi nói đến sự ô nhiễm không khí trong tòa nhà người ta thường nghĩ đến nồng độ CO2 có trong không khí.Gần đây, ngoài CO2 người ta còn lưu ý đến khử các loại mùi phát ra từ cơ thể con người và đang nghiên cứu tìm các loại chỉ số thích hợp để đánh giá tác động của yếu tố này đến môi trường không khí trong tòa nhà cần điều hòa.nhưng cho đến nay người ta còn sử dụng nồng độ CO2 như là một chỉ số biểu diễn ở mức độ ô nhiễm.Bảng 1.2 sau đây trình bày một số kết quả đó.
Ứng với nồng độ CO2 mức độ chấp nhận nào đó trong tòa nhà thì có thể tính lượng khí tươi vào trong tòa nhà cần điều hòa như sau.
ở đây:
K : lượng khí CO2 do con người thải ra thông qua hoạt động hít thở,m3/h.người
: nồng độ CO2 có thể chấp nhận được trong không gian cần điều hòa % thể tích
a : nồng độ CO2 trong không khí ngoài trời(Thông thường 0,03% thể tích).
Q :lưu lượng không khí tươi phải thổi vào không gian cần điều hòa nồng độ CO2 được duy trì ở mức chấp nhận được ,m3/h.người.
Bảng 1.2
Nồng độ CO2
%Thể tích
Ý nghĩa
Ghi chú
0,07
Đây là mức độ chấp nhận được khi có nhiều người trong phòng(theo Pettenkofer)
Các giá trị này bản thân nó chưa được xem là mức độ nguy hiểm, tuy nhiên với tư cách là chỉ số ô nhiễm không khí – nó là con số cần lưu ý trong hệ thống đo lường các chỉ số nồng độ CO2 trong tòa nhà nếu nó tiếp tục tăng
0,1
Nồng độ cho phép trong các trường hợp thông thường( theoPettenkofer)
0,15
Nồng độ cho phép khi dùng để tính toàn thông gió (theo Rietchel)
0,2 – 0,5
Nồng độ tương đối nguy hiểm
0,5 hoặc lớn hơn
Nồng độ nguy hiểm
4 – 5
Hệ thần kinh bị kích thích gây ra thở sâu và nhịp thở gia tăng.Nêu sự hít thở trong môi trường này kéo dài thì sẽ gây ra nguy hiểm.
8
Nếu kéo dài sự hít thở trong môi trường lâu hơn 10 phút thì mặt sẽ đỏ bừng và bị đau đầu.
18
hoặc
lớn hơn
Hết sức nguy hiểm và dẫn đến tử vong.
Bảng 1.3.
Cường độ vận động
k. m3/h.người
Q,m3/h.người
khí =0,10%
khí =0,15%
Nghỉ ngơi
0,013
18,6
10,8
Rất nhẹ
0,022
31,4
18,3
Nhẹ
0,030
43,0
25,0
Trung bình
0,046
65,7
38,3
Nặng
0,047
106,0
61,7
Như vậy từ Bảng 1.3 lượng không khí tươi cần thiết cho một người phụ thuộc vào cường độ vận động của người đó khi ở trong không gian tòa nhà cần điều hòa với nồng độ CO2 ở mức quy định.Trong trường hợp những người hiện diện trong không gian đó có hút thuốc,lượng không khí tươi cần phải bổ sung thêm vào để loại trừ ảnh hưởng của khói thuốc được trình bày trong Bảng 1.4. Tất nhiên ở đây có ảnh hưởng của mức độ hút thuốc,để thể hiện điều đó người ta đưa ra các thông số phỏng chừng tính theo số điếu thuốc/h.người
Bảng 1.4
Mức độ hút thuốc
số điếu thuốc/h.người
Lưu lượng không khí tươi tối thiểu được đề nghị để khử ảnh hưởng của khói thuốc,m3/h.người
0,8 -:- 1,0
13 -:-17
1,2 -:-1,6
20 -:-26
2,5-:-3
42-:-51
3-:-5,1
51-:-85
Ngoài những điều đã nói ở trên, khi đánh giá mức độ vệ sinh của một môi trường nào đó theo nhiều yếu tố tổng hợp khác nhau, có thể tham khảo các số liệu trong Bảng 1.5 dưới đây.
Bảng 1.5
Các hạt lơ lửng
nhỏ hơn 0,15mg/cm3 không khí
Nồng độ CO
nhỏ hơn 0,001% theo thể tích
Nồng độ CO2
nhỏ hơn 0,1% theo thể tích
Nhiệt độ
từ 170C đến 280C tùy từng trường hợp
Độ ẩm tương đối
từ 40% đến 70%
Tốc độ chuyển động của không khí
nhỏ hơn 0,5m/s
1.4.4 Tiêu chuẩn môi trường trong điều tiết không khí.
Để đáp ứng ngày càng cao cho các tòa nhà mà trong các tòa nhà đó có các hoạt động sản xuất, gia công,chế biến nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phụ vụ các yêu cầu công nghệ và cải thiệt điều kiện lao động, người ta đang ứng dụng ngày càng nhiều kỹ thuật điều hòa không khí để tạo ra môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Để minh họa nhưng điều nói trên bảng 1.6 sẽ đưa ra một vài số liệu cụ thể cho một số trường hợp.giúp cho phần điều khiển sau này được tốt hơn.
Bảng 1.6
Trường hợp
Công nghệ sản xuất ,chế biến
Nhiệt độ ,0C
Độ ẩm , %
Xưởng in
đóng và gói sách
21 -:-24
45
phòng in ấn
24-:-27
45 -50
nơi lưu giữa giấy
20-:-23
50 - 60
phòng làm bản kẽm
21-:-23
40 -50
Sản xuất bia
nơi lên men
16-:-24
50 – 70
xử lý malt
24-:-27
80 - 85
ủ chín
18-:-24
50 - 60
các bộ phận chế biến khác
27
45 - 65
Xưởng bánh
nhào bột
16
45 -55
đóng gói
24
50 – 65
lên men
21-:-27
70 - 80
Công nghệ chính xác
lắp ráp chính xác
20 -:-24
40 -50
gia công khác
24
45 -55
Xưởng len
chuẩn bị
27 -:-29
60
kéo sợi
27 -:-29
50 - 60
dệt
27 -:-29
60 - 70
Xưởng sợi bông
chải sợi
22 -:-25
55 - 65
se sợi
22 -:-25
60 -70
dệt và điều tiết cho sợi
22 -:-25
70 -90
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm, trong một số nghành như quang học, điện tử,cơ khí chính xác, phim ảnh tin học..người ta còn chú ý đến độ sạch của không khí.ví dụ như trong các phòng đặt máy tính số lượng hạt không vượt quá 2.105hạt/m3(chỉ tính các hạt bụi và các hạt khác có kích thước 3 na nô mét trở lên.)
1.4.5 Hệ thống điều khiển đo lường của thiết bị điều tiết không khí trong tòa nhà cao tầng hiện đại.
1.4.5.1 Khái niệm về hệ thống điều khiển.
1.4.5.1.1Nhiệm vụ chức năng của hệ thống điều khiển.
Trong các phần trước ta đặt vấn đề là các điều kiện môi trường trong tòa nhà phải được duy trì ở phạm vi thông số nhất định nhờ hệ thống điều hòa không khí.Tuy nhiên ta chưa xem xét tỉ mỉ xem làm thế nào thiết bị có thể vận hành để đáp ứng các yêu cầu tiện nghi và công nghệ trong công trình một cách đồng đều
( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu thông gió,...) khi phụ tải và thời tiết thay đổi.Hệ thống điều khiển chính là mối liên hệ thông tin giữa nhu cầu năng lượng thay đổi và nhu cầu đối với điều kiện môi trường trong tòa nhà.Nếu không có hệ thống điều khiển được thiết kế đúng và hoạt động có hiệu quả thì thiết bị điều hòa không khí không thể hoạt động tốt ngay cả khi đã đầu tư vốn rất lớn.Người thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí phải thiết kế được hệ thống điều khiển nhằm:
Tạo ra và duy trì môi trường tiện nghi và phù hợp với công nghệ trong tòa nhà.
Duy trì chất lượng không khí trong tòa nhà ở giới hạn cho phép.
Đơn giản giá thành thấp, đáp ứng được các quy chuẩn hoạt động của thông gió, và điều hòa không khí một cách tin cậy.
Hoạt động có hiệu quả với mọi điều kiện.
Về nguyên tắc biến số được điều khiển quan trọng nhất trong tòa nhà vẫn là nhiệt độ.Do đó mà ta quan tâm chủ yếu là điều khiển nhiệt độ trong tòa nhà.Tất nhiên để điều khiển nhiệt độ không khí trong tòa nhà ta cũng phải kết hợp với nhiều chức năng điều khiển khác.như điều khiển nồi hơi,điều khiển máy nén lạnh,bơm quạt, điều khiển lưu lượng không khí và chất lỏng,điều khiển độ ẩm và các hệ thống điều khiển phụ khác.
1.4.5.1.2 Đo lường và kiểm tra tại chỗ
Sử dụng dụng cụ đo và chỉ thị với các thông số sau.
-Nhiệt độ khôngg khí ngoài trời.
-Nhiệt độ không khí trong tòa nhà.
-Nhiệt độ không khí thổi vào của hệ thống.
-Nhiệt độ không khí sau khi được xử lý.(buông phun ,giàn lạnh..)
-Nhiệt độ môi chất trước và sau thiết bị trao đổi( bộ sấy không khí,, giàn lạnh,giàn ngưng tụ....).
-Độ ẩm tương đối của không khí trong tòa nhà.
-Áp suất trong đường ống dẫn không khí và tốc độ không khí ra khỏi các miệng thổi.
-Điện áp, dòng điện của động cơ máy nén, quạt (bơm), quạt giàn lạnh, giàn ngưng tụ.
1.4.5.1.3 Đo lường và kiểm tra từ xa
Thường chỉ thực hiện với một vài thông số chú yếu đặc trưng cho hệ thống,ví dụ,Nhiệt độ ,độ ẩm tương đối của không khí trong nhà,...các dụng cụ đo tự nghi thường được sử dụng trong trường hợp chất lượng của sản phẩm công nghệ phụ thuộc vào các thông số của không khí trong công trình,khi đó cần theo dõi và xử lý sai lệch thông số có thể tới làm giảm chất lượng sản phẩm, thậm chí là hư hỏng dây chuyền công nghệ.
1.4.5.1.4 Điều khiển tự động.
Căn cứ vào các giá trị thông số đặt trước.( nhiệt độ, độ ẩm tương đối, lưu lượng không khí,áp suất,dòng điện định mức,...), các thiết bị điều khiển tự động tác sẽ tác động và cơ cấu thừa hành để điều chỉnh các thông số tương ứng của hệ thống không cho sai lệch với giá trị đặt trước.Ví dụ, khởi động trình tự các máy nén, khởi động đồng thời các quạt gió ngoài,gió hồi, bơm tuần hoàn, bơm nước lạnh, điều chỉnh độ mở của van gió, van nước lạnh, van nước phun,.. theo phụ tải
2. Phương pháp quản lý tòa nhà cao tầng :Thực trạng & sự cần thiết quản lý các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển như vũ bão và không khí hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, chúng ta đã tiến được những bước dài và đã đạt được những thành công và kết quả tương đối khích lệ trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Một trong những thành công đó là qui mô đô thị hóa với hàng lọat các công trình kiến trúc đồ sộ mọc lên để tô đẹp thêm cho thành công và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh, từ Móng Cái đến Cà Mau các tòa nhà cao tầng mọc lên rất nhanh thể hiện cho sự thành công về mặt kinh tế và đời sống của cả nước. Trước sự phát triển nhanh chóng đó, vấn đề đặt ra là kiểm định chất lượng các tòa nhà đó như thế nào và dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá chất lượng cho các tòa nhà cao tầng đó.
Vấn đề đánh giá và kiểm định chất lượng cho các tòa nhà là không đơn giản. Chúng ta có thể đưa ra các tiêu chí khác nhau để đánh giá và kiểm định chúng, nhưng phải dựa trên cơ sở nào? Tùy theo quan điểm kiến trúc, quan điểm kết cấu xây dựng, quan điểm tiện nghi, quan điểm về tính sử dụng, quan điểm về môi trường,... mà chúng ta có các tiêu chí đánh giá và kiểm định khác nhau. Một trong những tiêu chí mà chúng ta quan tâm là hệ thống quản lý tòa nhà cao tầng BMS (Building Management System). Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các tòa nhà mà tiêu chí đặt ra cho hệ BMS là khác nhau. Trên quan điểm đó, chúng ta đưa ra vấn đề để thảo luận về các hệ BMS cho các tòa nhà cao tầng.
2.1 Phân loại nhà cao tầng:
Chúng ta có thể phân loại các tòa nhà cao tầng theo mục đích sử dụng như sau:
Văn phòng: nhà bank, công ty bảo hiểm,
Các tòa nhà hành chính công cộng,
Các tòa nhà dược phẩm, bệnh viện,
Các nhà ga tàu, tàu điện ngầm,
Các khách sạn, nhà ăn,
Các trường đại học, trường phổ thông,
Các trung tâm điện thoại, truyền hình,
Các nhà máy điện,
Các sân bay, các trung tâm thông tin,
Với mỗi loại nhà cao tầng có mục đích sử dụng khác nhau chúng ta có hệ BMS tương ứng phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau đó.
2.2 Hệ thống quản lý các tòa nhà
Ngoài những hệ thống kỹ thuật tối thiểu như hệ thống điện và chiếu sáng, hệ thống cấp nước, hệ thống thông gió và tùy vào mục đích sử dụng của các tòa nhà mà có thêm các hệ thống như:
Hệ thống điều khiển thông gió và điều hòa không khí
Hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng
Hệ thống điều khiển đỗ ôtô
Hệ thống điều khiển vào ra tòa nhà
Hệ thống báo động xâm nhập
Hệ thống báo cháy, báo khói
Hệ thống thông tin nội bộ
Hệ thống giám sát và tự động hóa toàn bộ tòa nhà.
Hệ thống cấp nước
Hệ thống điện
Hệ thống vòi phun nước
Hệ thống an ninh
Hệ thống thang máy
Các hệ thống này có thể chia làm ba nhóm chính:
Hệ thống giám sát và báo động,
Hệ thống quản lý năng lượng,
Hệ thống thông tin.
Ba nhóm này đặc trưng cho hệ thống BMS cho các tòa nhà cao tầng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà ba nhóm hệ thống trên được trang bị cho các tòa nhà hay không. Trên cơ sở các hệ thống này mà chúng ta đánh giá chất lượng của các tòa nhà đạt tiêu chuẩn hay không đạt tiêu chuẩn của hệ thống BMS.
2.3 Thực trạng nhà cao tầng hiện
Khoảng 90% số nhà cao tầng ở Việt Nam đều có các hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống cung cấp và thải nước, hệ thống cung cấp điện, hệ thống quạt trần hoặc điều hòa và hệ thống báo cháy. Đây là những tòa nhà loại thông thường. Khoảng 50% số tòa nhà có trang bị hệ thống điều hòa tập trung, hệ thống bảo vệ và báo cháy, hệ thống báo động xâm nhập và giám sát bằng camera nhưng chưa có hệ thống BMS. Tất cả thiết bị của các hệ thống điều hòa, báo cháy,.. được điều khiển riêng biệt, các bộ điều khiển này không trao đổi thông tin với nhau, không có quản lý và giám sát chung và phần quản lý điện năng thì mới ở mức thấp. Đây là những tòa nhà đã có hệ thống điều khiển và giám sát tập trung, nhưng chưa có hệ thống BMS Khoảng 30% số tòa nhà có trang bị hệ thống điều hòa tập trung, hệ thống bảo vệ và báo cháy, hệ thống báo động xâm nhập và giám sát bằng camera có trang bị hệ thống BMS. Tất cả thiết bị của các hệ thống điều hòa, báo cháy, được điều khiển riêng biệt và tích hợp từng phần. Hệ BMS cho phép trao đổi thông tin, giám sát giữa các hệ thống, cho phép quản lý tập trung. Hệ BMS cho phép quản lý điện năng ở mức cao. Đây là loại tòa nhà cao tầng được trang bị hệ thống tự động hóa BMS.
Tất cả các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam hiện nay đều không được trang bị hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. Khi được trang bị hệ thống này, tất cả các hệ thống điều hòa, báo cháy, ... được điều khiển tập trung, tương tác bởi hệ BMS. Các hệ thống được tích hợp đầy đủ hệ thống thông tin, truyền thông và tự động hóa văn phòng. Đây là loại nhà cao tầng thông minh. Còn gọi là các tòa nhà hiệu năng cao, tòa nhà xanh, tòa nhà công nghệ cao, tòa nhà có những chức năng đặc biệt như bệnh viện, cơ quan trung ương, nhà quốc hội,...
Với các con số trên, chúng ta có thể thấy thực trạng về hệ thống nhà cao tầng của chúng ta phần lớn chưa được trang bị hệ thống BMS. Nếu xét về mặt chất lượng và hiệu năng sử dụng của các tòa nhà thì chưa đạt so với yêu cầu đặt ra cho các tòa nhà đó.
Chúng ta nêu một ví dụ về mặt chất lượng và hiệu năng sử dụng của các tòa nhà như sau: Các tòa nhà tối thiểu phải có hệ thống cung cấp nước, nhưng hệ thống này chưa được trang bị hệ thống BMS và tiết kiệm điện năng, do vậy tiền điện sẽ phải chi nhiều hơn so với những tòa nhà có trang bị hệ BMS và hệ thống tiết kiệm điện năng. Do vậy chất lượng và hiệu năng sử dụng là không cao. Nếu chúng ta xét về mặt kinh doanh thì các nhà cao tầng này sẽ không có tính cạnh tranh và đương nhiên là thua lỗ.
2.3 Sự cần thiết của hệ thống BMS cho các tòa nhà cao tầng
Qua phân tích thực trạng về hệ thống quản lý nhà cao tầng ở trên, chúng ta thấy tính cấp thiết phải trang bị các hệ BMS cho các nhà cao tầng. Ngày nay, các tòa nhà cao tầng không chỉ đạt tiêu chí diện tích sử dụng mà còn phải đạt tiêu chí về tiết kiệm điện năng, đạt tiêu chí về môi trường, tiêu chí về tiện nghi, tiêu chí về hệ thống thông tin, tiêu chí về an ninh, ...
Tùy thuộc vào loại nhà cao tầng mà các hệ thống BMS phải trang bị cho phù hợp với các mục đích sử dụng và môi trường các tòa nhà đó được khai thác. Các hệ thống BMS này đã được chuẩn hóa và được sử dụng rộng rãi trên tòan thế giới. Các hãng cung cấp các sản phẩm này đã xâm nhập vào thị trường Việt Namnhư: Siemens, Honeywell, Yamatake,... Các nhà cao tầng ở Việt Namđã sử dụng hệ thống BMS của Siemens thông qua các công ty đại lý Việt sáng tạo, NTC để thực hiện lắp đặt cho các tòa nhà: Saigon Center HCM được đưa vào sử dụng 1996, Red riverbuilding Hanoi-1999, Opera Hilton Hotel Hanoi-2000, Hanoi Nation Stadium-2003. Sau khi trang bị hệ BMS này, các tòa nhà đã khai thác rất hiệu quả khả năng quản lý giám sát và báo hiệu các sự cố của hệ thống HVAC (Hệ thống thông gió và điều hòa không khí) và tiết kiệm được 50% năng lượng điện tiêu thụ cho hệ thống so với trươc khi lắp đặt hệ thống BMS. Các tòa nhà cao tầng được trang bị hệ thống BMS-Apogee 600 của Siemens trên mới ứng dụng cho hệ thống thông gió và điều hòa không khí (HVAC) còn các hệ thống an ninh và giám sát khác vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả.
Với kết quả thể hiện rất khiêm tốn qua bốn tòa nhà nói trên, chúng ta có thể thấy sự cần thiết của hệ thống BMS đối với các tòa nhà cao tầng như thế nao. Do vậy, đỏi hỏi các tòa nhà cao tầng cần phải được trang bị hệ thống BMS để giúp cho việc quản lý, giám sát hiệu quả và khai thác tiện lợi, đảm bảo cho môi trường sống xanh, sạch đẹp.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRONG CÔNG NGHIỆP
1. Mô hình phân cấp hệ thống
Hệ thống điều khiển trong công nghiệp có thể chia thành 5 cấp như sau:
Hình 2.1 Mô hình phân cấp chức năng của một hệ thống điều khiển giám sát
Càng ở cấp dưới thì các chức năng càng mang tính chất cơ bản hơn và đòi hỏi yêu cầu cao hơn về độ nhanh nhạy, thời gian phản ứng. Một chức năng ở cấp trên được thực hiện dựa trên các chức năng cấp dưới, tuy không đòi hỏi thời gian phản ứng nhanh như ở cấp dưới, nhưng ngược lại lượng thông tin cần trao đổi và xử lý lại lớn hơn nhiều. Thông thường, người ta chỉ coi ba cấp dưới thuộc phạm vi của một hệ thống điểu khiển và giám sát. Tuy nhiên, biểu thị hai cấp trên cùng (quản lý công ty và điều hành sản xuất) giúp ta hiểu thêm mô hình lý tưởng về cấu trúc chức năng tổng thể cho các công ty sản xuất công nghiệp.
Cấp chấp hành: Các chức năng chính của cấp chấp hành là đo lường, truyền động, và chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiêt. Thực tế, đa số các thiết bị cảm biến (Sensor) hay cơ cấu chấp hành (actuator) cũng có phần điều khiển riêng cho việc thực hiện đo lường/ truyền động được chính xác và nhanh nhạy. Các thiết bị trường thông minh cũng có thể đảm nhận việc xử lý thô thông tin trước khi đưa lên cấp điều khiển.
Cấp điều khiển: Nhiệm vụ chính của cấp điều khiển là nhận thông tin từ các cảm biến, xử lý các thông tin đó theo một thuật toán nhất định và truyền đạt lại kết quả xuống các cơ cấu chấp hành. Khi còn điều khiển thủ công, thì các nhiệm vụ đó được các người đứng máy thao tác trực tiếp đảm nhận qua việc theo dõi các thiết bị đo lường, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện những thao tác cần thiết như: Đóng mở van, bấm nút, điều chỉnh cần gạt, núm xoay..... Trong một hệ thống điều khiển tự động hiện đại những nhiệm vụ đó được thực hiện thông qua điều khiển bằng máy tính.
Cấp điều khiển giám sát: Có chức năng giám sát và vận hành một quá trình kỹ thuật. Khi đa số các chức năng như đo lường, điều khiển, điều chỉnh, bảo toàn hệ thống được các cấp dưới thực hiện, thì nhiềm vụ của cấp điều khiển giám sát là hỗ trợ người sử dụng trong việc cài đặt ứng dụng, thao tác, theo dõi, giám sát vận hành và xử lý những tình huống bất thường. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cấp này còn thực hiện các bài toán điều khiển cao cấp như điều khiển phối hợp, điều khiển trình tự và điều khiển theo công thức( ví dụ trong chế biến dược phẩm, hoá chất). Khác với cấp dưới cấp điều khiển giám sát không đòi hỏi phương tiện đặc biệt, thiết bị phần cứng đặc biệt ngoài các máy tính thông thường (máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ, terminal....) Việc phân cấp chức năng sẽ tiện lợi cho việc thiết kế hệ thống và lựa chọn thiết bị
Cấp điều hành sản xuất: Nhiệm vụ của cấp điều hành sản xuất là nhận các thông tin về trạng thái làm việc của các quá trình kỹ thuật, các giàn máy, cũng như của hệ thống điều khiển tự động, các số liệu tính toán, thống kê về diễn biến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời cấp điều hành sản xuất có nhiệm vụ xử lý các số liệu, lập kế hoạch sản xuất, ra quyết định bảo dưỡng máy móc, tối ưu hoá sản xuất và đưa các thông tin về các thông số thiết kế, công thức điều khiển, và mệnh lệnh điều hành xuống cấp dưới. Mặt khác cấp điều hành sản xuất còn có chức năng là trao đổi thông tin với cấp quản lý công ty. Cấp điều hành sản xuất bao gồm các máy tính văn phòng nối mạng cục bộ với nhau.
Cấp quản lý công ty: Cấp quản lý công ty là cấp trên cùng trong mô hình phân cấp hệ thống. Nhiệm vụ của cấp này trao đổi thông tin giữa công ty và khách hàng thông qua thư điện tử, hội thảo từ xa, dịch vụ truy cập Internet và thương mại điện tử.... Cấp quản lý công ty còn có nhiệm vụ tính toán giá thành, kế hoạch sản xuất, thống kê tài nguyên, xử lý đơn đặt hàng....
Để kết nối các thành phần trong hệ thống với nhau ta sử dụng các hệ thống bus.
Bus trường: Là các hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kỹ thuật truyền tin số để kết
nối các thiết bị thuộc cấp điều khiển (PC, PLC) với nhau và với các thiết bị của cấp chấp hành, hay các thiết bị trường. Đặc trưng cơ bản của bus trường là tính năng thời gian thực phải cao, yêu cầu về lượng thông tin thì không cao. Các hệ thống bus trường thường sử dụng là: Profibus, ControlNet, Modbus, Foundation Fieldbus, DeviceNet, AS-i, EIB....
Bus hệ thống, Bus quá trình: Dùng để kết nối các máy tính điều khiển và các máy tính trên cấp điều khiển giám sát với nhau. Qua bus hệ thống các máy tính điều khiển có thể phối hợp hoạt động, cung cấp dữ liệu quá trình cho trạm kỹ thuật và trạm quan sát. Đối với Bus hệ thống, tuỳ theo lĩnh vực ứng dụng mà đòi hỏi về tính năng thời gian thực có được đặt ra một cách ngặt nghèo hay không. Thời gian phản ứng thông thường trong khoảng vài trăm miligiây. Trong khi đó lưu lượng thông tin lớn hơn nhiều so với bus trường. Các hệ thống bus trường tiêu biểu: Ethernet, Industrial Ethernet, Profibus-FMS, Fieldbus Foundation’s High Speed Ethernet.
Mạng xí nghiệp: Là một mạng LAN bình thường, có chức năng kết nối các máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành sản xuất với cấp điều khiển giám sát. Mạng xí nghiệp không yêu cầu nghiêm ngặt về tính năng thời gian thực. Việc trao đổi dữ liệu diễn ra không định kỳ, nhưng có khi với số lượng lớn tới hàng Mbyte. Hai loại mạng chủ yếu được dùng là Ethernet và Token-Ring trên cơ sở các giao thức chuẩn như TCP/IP và IPX/SPX
Mạng công ty: Đặc trưng của mạng công ty là gần với một mạng viễn thông hoặc một mạng máy tính diện rộng nhiều hơn trên các phương diện phạm vi và hình thức dịch vụ, phương pháp truyền thông và các yêu cầu về kỹ thuật.Mạng công ty thường sử dụng các loại mạng có tốc độ truyền thông và độ an toàn tin cậy đặc biệt cao, chẳng hạn như: Fast Ethernet, FDDI, ATM.....
2. Cấu trúc và thiết bị mạng
Cấu trúc mạng quyết định các thiết bị cần phải có trong mạng và cách ghép nối chúng.Thiết bị mạng gồm có:
-Bộ lặp :Sao chép, khuếch đại và phục hồi tín hiệu mang thông tin trên đường truyền giữa hai trạm xa nhau.
-Cầu nối :Liên kết giữa hai mạng con với nhau chỉ khi lớp liên kết dữ liệu( lớp 2 mô hình tham chiếu OSI) làm việc với cùng giao thức.
-Router :Liên kết hai mạng con với nhau trên cơ sở lớp 3 theo mô hình OSI.
-Gateway:Liên kết các hệ thống bus khác nhau bằng cách chuyển đổi giao thức cấp cao, thường được thực hiện bằng các thành phần phần mềm.
-HUB (ghép nối các trạm theo cấu trúc ARCNET và Ethernet).
-MAU (Ghép nối các trạm theo cấu trúc Token-Ring).
-TRANSIVER/RECEIVER:ghép nối hai trạm trực tiếp trên một khoảng cách lớn.
-Module truyền thông (Của PLC...)card mạng(của biến tần, module phân tán...):Mạng Profibus.
-Card máy tính(mạng LAN).
-Có 3 kiểu liên kết để ghép nối chúng với nhau:
Liên kết điểm - điểm :là loại liên kết chỉ nghép nối hai đối tác truyền thông.Để xây dựng một trạm truyền thông trên cơ sở này sẽ cần nhiều đường truyền riêng biệt, với nhiều module truyền thông.
Liên kết điểm - nhiều điểm (multi-drop) : sử dụng duy nhất một đối tác truyền thông là trạm chủ.Các đối tác còn lại làm trạm tớ.Thông tin truyền từ trạm chủ đến các trạm tớ trong cùng một lúc(liên kết điểm – nhiều điểm).Việc giao tiếp theo chiều ngược lại từ trạm tớ tới trạm chủ chỉ được thực hiện theo kiểu điểm - điểm.Nhiều đối tác có thể nối với nhau qua một cáp chung duy nhất.
Liên kết nhiều điểm(Multipoint): là liên kết ngang hàng với nhiều đối tác tham gia.Bất kỳ đối tác nào cũng có quyền thu phát tín hiệu.Cũng như liên kết điểm,nhiều điểm,có thể xử dụng một cáp duy nhất để nối giữa các đối tác.
Có thể phân biệt các dạng cấu trúc cơ bản là bus, mạch vòng tích cực và hình sao như sau:
2.1 Cấu trúc bus
Tất cả các thành viên của mạng đều được nối trực tiếp với một đường dẫn chung.Đặc điểm cơ bản của cấu trúc bus là việc xử dụng chung một đường dẫn duy nhất cho tất cả các trạm.Vì thế tiết kiệm được cáp dẫn và công lắp đặt.
Có thể phân biệt ba loại cấu hình trong cấu trúc bus : daisy – chain và trunk – line/drop – line và mạch vòng không tích cực. Hai cấu hình đầu cũng được xếp vào kiểu cấu trúc đường thẳng,bởi hai đầu đường truyền không khép kín.
Với daisy – chain,mỗi trạm được nối mạng trực tiếp tại giao lộ của hai đoạn dây dẫn, không qua một đoạn dây nối phụ nào.Ngược lại, trong cấu hình trunk- line/drop-line, mỗi trạm được nối qua một đường nhánh(drop – line) để đến đường trục (Trunk – line).Còn mạch vòng không tích cực thực chất chỉ khác với (trunk – line/drop – line) ở chỗ đường truyền được khép kín.
Bên cạnh việc tiết kiệm dây dẫn thì tính đơn giản, dễ thực hiện là những ưu điểm chính của cấu trúc bus, nhờ vậy mà cấu trúc này phổ biến nhất trong các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp.Trong trường hợp một trạm không làm việc (hỏng hóc, do ngắt nguồn,...)Không ảnh hưởng đến phần mạng còn lại.Một số hệ thống còn cho việc tách một trạm ra khỏi mạng hoặc thay thế một trạm trong khi cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường.
Tuy nhiên việc dùng chung một đường dẫn đòi hỏi một phương pháp phân chia thời gian sử dụng thích hợp để tránh xung đột tín hiệu - gọi là phương pháp truy nhập môi trường hay phương pháp truy nhập bus.Nguyên tắc truyền thông được thực hiện như sau:tại một thời điểm nhất định chỉ có một thành viên trong mạng được gửi tín hiệu, còn các thành viên khác chỉ có quyền nhận.
Ngoài việc cần phải kiểm soát truy nhập môi trường, cấu trúc bus còn có những nhược điểm sau:
Một tín hiệu gửi đi có thể tới tất cả các trạm và theo một trình tự không kiểm soát được,vì vậy phải thực hiện phương pháp gán địa chỉ(logic) theo kiểu thủ công cho từng trạm.Trong thực tế, việc gán địa chỉ này gây ra không ít khó khăn.
Tất cả các trạm đều có khả năng phát và phải luôn luôn “nghe” đường dẫn để phát hiện ra thông tin có phải gửi cho mình hay không, nên phải được thiết kế sao cho có đủ tải với số trạm tối đa. Đây chính là lý do phải hạn chế số trạm trong một đoạn mạng.Khi cần mở rộng mạng phải dùng thêm các bộ lặp.
Chiều dài đường dẫn tương đối dài,vì vậy đối với cấu trúc đường thẳng xảy ra hiện tượng phản xạ ở mỗi đầu dây làm giảm chất lượng của tín hiệu.Để khắc phục hiện tượng này người ta chặn hai đầu dây bằng hai trở đầu cuối.Việc sử dụng các trở đầu cuối cũng làm tăng tải của hệ thống.
Trong trường hợp đường dẫn bị đứt, hoặc do ngắn mạch trong phần kết nối bus của trạm bị hỏng đều dẫn đến ngừng hoạt động của cả hệ thống. Hoặc khi lỏng giắc cắm nối trạm này hoặc trạm khác sẽ dừng hoạt động của tất cả các trạm sau đó.
Cấu trúc đường thẳng, liên kết đa điểm cố hữu gây ra khó khăn trong áp dụng các công nghệ truyền tín hiệu mới như sử dụng cáp quang.
Một số ví dụ mạng công nghiệp tiêu biểu sử dụng cấu trúc bus là PROFIBUS,CAN WordldFIP,Foundation Fieldbus,LonWorks,AS-i và Ethernet.
2.2 Cấu trúc mạch vòng(tích cực)
Cấu trúc mạch vòng được thiết kế sao cho các thành viên trong mạng được nối từ điểm này đến điểm kia một cách tuần tự trong một mạch vòng khép kín.Mỗi thành viên đều tham gia tích cực vào việc kiểm soát dòng tín hiệu.Khác với cấu trúc đường thẳng,ở đây tín hiệu được truyền đi theo một chiều quy định.Mỗi trạm nhận được dữ liệu từ trạm trước và chuyển sang trạm lân cận đứng sau.Qúa trình này được lặp lại cho đến khi tín hiệu quay trở về trạm đã gửi, nó sẽ được huỷ bỏ.
Ưu điểm cơ bản của mạng cấu trúc kiểu này là mỗi một nút đồng thời có thể là một bộ khuếch đại,do vậy khi thiết kế mạng theo kiểu cấu trúc vòng có thể thực hiện với khoảng cách và số trạm rất lớn.Mỗi trạm có khả năng vừa nhận vừa phát tín hiệu cùng một lúc.Bởi mỗi thành viên ngăn cách mạch vòng ra làm hai phần,và tín hiệu chỉ được truyền theo một chiều,nên biện pháp tránh xung đột tín hiệu được thực hiện một cách đơn giản hơn.
Với kiểu mạch vòng không có điều khiển trung tâm, các trạm đều bình đẳng như nhau trong quyền nhận và phát tín hiệu.Như vậy việc kiểm soát đường dẫn sẽ do các trạm tự đảm nhận và phân chia.Với kiểu có điều khiển trung tâm,một trạm chủ sẽ đảm nhận vai trò kiểm soát việc truy nhập đường dẫn.
Việc gán địa chỉ cho các thành viên trong mạng cũng có thể do một trạm chủ thực hiện một cách hoàn toàn tự động, căn cứ vào thứ tự sắp xếp vật lý của trạm mạch vòng.Ưu điểm của cấu trúc mạch vòng là khả năng xác định vị trí xảy ra sự cố, đứt dây hay một trạm ngừng làm việc.Tuy nhiên sự hoạt động không bình thường của mạng trong trường hợp này chỉ với một dây dự phòng như ở FDDI.
Một kỹ thuật khác được áp dụng xử lý sự cố tại một trạm là dùng các bộ chuyển mạch by-pass tự động.Mỗi trạm thiết bị sẽ được đấu với mạch vòng nhờ bộ chuyển mạch này.Trong trường hợp sự cố xảy ra, bộ chuyển mạch sẽ tự động phát hiện và ngắn mạch,bỏ qua thiết bị được nối mạng qua nó.
Cấu trúc mạch vòng được xử dụng trong một số hệ thống có độ tin cây cao như Internet, Token –Ring(IBM) và đặc biệt là FDDI.
2.3 Cấu trúc hình sao :
Là một cấu trúc mà có trạm trung tâm quan trọng hơn tất cả cac nút mạng khác, nút này sẽ điều khiển sự truyền thông của toàn mạng.Các thành viên khác được kết nối gián tiếp với nhau qua trạm trung tâm.Tương tự như cấu trúc mạch vòng, có thể nhận thấy ở đây kiểu liên kết về mặt vật lý là kiểu điểm - điểm.Tuy nhiên, liên kết về mặt logic vẫn có thể là nhiều điểm.Nếu trạm trung tâm đóng vai trò tích cực, nó có thể đảm đương nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ việc truyền thông của mạng, còn nều không sẽ chỉ như một bộ chuyển mạch.
Một nhược điểm của cấu trúc hình sao là sự cố ở trạm trung tâm sẽ làm tê liệt toàn bộ các hoạt động truyền thông trong mạng.Vì vậy, trạm trung tâm thường phải có độ tin cậy rất cao.
Một nhược điểm tiếp theo của cấu trúc hình sao là tốn dây dẫn,nếu như khoảng trung bình giữa các trạm nhỏ hơn khoảng cách của chúng tới trạm trung tâm.Đương nhiên trong các hệ thống viễn thông không tránh khỏi việc dùng cấu trúc này.Đối với mạng truyền thông công nghiệp, cấu trúc hình sao tìm thấy trong các phạm vi nhỏ.Ví dụ như các bộ chia, thường dùng vào mục đích mở rộng các cấu trúc khác.Lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp một mạng cấu trúc hình sao về về mặt vật lý lại có cấu trúc như một hệ bus,bởi các trạm vẫn có thể tự do liên lạc như không có sự tồn tại của trạm trung tâm.Chính các hệ thống mạng Ethernet công nghiệp ngày nay sử dụng phổ biến cấu trúc này kết hợp với kỹ thuật chuyển mạch và phương phát truyền dẫn tốc độ cao.
2.4 Kiến trúc giao thức
Dữ liệu thông tin được truyền trong mạng thường là sau khi đã được đóng gói.Gói tin bao gồm các thông tin cần truyền tải, bít đầu cuối, xác nhận cùng địa chỉ trạm nhận và thông tin trạm truyền.Có nhiều loại dịch vụ truyền thông, với các cấp khác nhau.Tuỳ theo nhu cầu về độ tiện lợi hay hiệu suất trao đổi thông tin mà người ta có thể quyết định sử dụng dịch vụ ở cấp nào.Việc thực hiện tất cả các dịch vụ được dựa trên nguyên hàm dịch vụ, bao gồm :
Yêu cầu dịch vụ.
Chỉ thị nhận lời dịch vụ.
Đáp ứng dịch vụ.
Xác nhận dịch vụ.
Cả hai loại dịch vụ xác nhận và không xác nhận,tuỳ theo quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên yêu cầu dịch vụ.Dịch vụ xác nhận đòi hỏi cả bốn nguyên hàm, trong khi dịch vụ không xác nhận chỉ cần hai nguyên hàm đầu tiên.
Giao thức là cơ sở chính cho việc thực hiện và sử dụng các dịch vụ truyền thông, là các quy tắc cho việc giao tiếp.Mục đích tạo môi trường chung cho bên cung cấp dịch vụ và cả bên sử dụng dịch vụ có thể hiểu được nhau.
Một quy chuẩn giao thức bao gồm các thành phân sau:
Cú pháp (syntax): Quy định về cấu trúc bức điện, gói dữ liệu dùng khi trao đổi, trong đó có phần thông tin hữu ích (dữ liệu) và các thông tin bổ trợ như địa chỉ, thông tin điều khiển, thông tin kiểm lỗi..
Ngữ nghĩa (sematic): quy định ý nghĩa cụ thể của từng bức điện, như phương pháp địa chỉ, phương pháp bảo toàn dữ liệu thủ tục điều khiển dòng thông tin, xử lý lỗi....
Định thời (timing): Quy định về trình tự thủ tục giao tiếp,chế độ truyền (đồng bộ hay không đồn bộ), tốc độ truyền thông....
Việc thực hiện một dịch vụ truyền thông trên cơ sở các giao thức tương ứng được gọi là xử lý giao thức.Qúa trình xử lý giao thức có thể là mã hoá(xử lý giao thức bên gửi) và giải mã(xử lý giao thức bên nhận).Tương tự dịch vụ truyền thông, giao thức cũng bao gồm giao thức cấp thấp và cấp cao tương ứng.Giao thức cấp cao gần với người xử dụng thường được sử dụng bằng phần mềm.
Một số ví dụ về giao thức:
FTP : File transfer Protocol.
HTTP : Hypertest Transfer Protocol.
MMS : Mannufactoring Message Specification.
TCP/IP : Transmisson Control Protocoll/Internet Prrotocol
HART : Highway Adressable Remote Transducer.
HDLC : High Level Data – Link Control.
Nhằm hỗ trợ các hệ thống truyền thông có khả năng tương tác với nhau, người ta đưa ra một kiến trúc giao tiếp được gọi là mô hình quy chiếu OSI.
2.5 Mô hình tham chiếu OSI (Open System Interconnection)
Chỉ là một mô hình kiến trúc phân lớp với mục đích phục vụ việc sắp xếp và đối chiếu các hệ thống truyền thông có sẵn, trong đó có cả việc so sánh, đối chiếu các giao thức và dịch vụ truyền thông, cũng như cơ sở cho việc phát triển các hệ thống mới
Bên nhận
Bên gửi
Các chương trình ứng dụng
Các chương trình ứng dụng
Quan hệ giao tiếp lôgíc
1
7
Lớp ứng dụng
Lớp biểu diễn dữ liệu
2
6
3
5
Lớp kiểm soát nối
4
Lớp vận chuyển
4
5
Lớp mạng
3
6
2
Lớp liên kết dữ liệu
7
1
Lớp vật lý
Môi trường truyền thông
H2.2 Mô hình tham chiếu OSI
Lớp ứng dụng:
Là lớp trong cùng mô hình tham chiếu OSI, cung cấp các dịch vụ cao cấp tên cơ sở các giao thức cao cấp cho người xử dụng và các chương trình ứng dụng.Các dịch vụ thuộc lớp ứng dụng được thực hiện hầu hết bằng phần mềm.Để xử dụng người ta dùng các khối hàm(function Block),tích hợp cả một số chức năng xử lý thông tin, thậm chí cả điều khiển tại chỗ..Đây cũng là xu hướng mới trong chuẩn hoá các lớp ứng dụng cho các hệ thống bus trường. Hướng tới kiến trúc điều khiển phân tán triệt để..
Lớp biểu diễn dữ liệu:
Chức năng của lớp biểu diễn dữ liệu là chuyển đổi các dạng biểu diễn dữ liệu khác nhau về cú pháp một dạng chuẩn.Nhằm tạo điều kiện cho các đối tác truyền thông có thể hiểu được nhau mặc dù chúng sử dụng các kiểu dữ liệu khác nhau.Lớp này còn có thể cung cấp một số dịch vụ bảo mật dữ liệu, ví dụ như phương pháp bảo mật mã khoá.
Chức năng này có thể kết hợp thực hiện trên lớp ứng dụng để đơn giản hoá, và nâng cao hiệu suất của việc xử lý giao thức, là đặc trưng của các hệ thống bus trường.
Lớp kiểm soát nối (sesion layer).
Lớp kiểm soát nối có chức năng kiểm soát mối liên kết truyền thông giữa các chương trình ứng dụng,bao gồm các việc tạo lập, quản lý và kết thúc các đường nối giữa các ứng dụng đối tác.Mối quan hệ giữa các chương trình ứng dụng mạng tích chất lôgic:thông qua một mối liên kết vật lý giữa hai trạm, hai nút mạng có thể tồn tại song song nhiều lôgic.Thông thường kiểm soát nối là chức năng của hệ điều hành.Để thực hiện các đường nối giữa hai ứng dụng đối tác, hệ điều hành có thể tạo các tính toán song song.Như vậy, nhiệm vụ đồng bộ hoá các quá trình tính toán này đối với việc xử dụng chung một giao diện mạng cũng thuộc chức năng của lớp kiểm soát nối.Chính vì vậy lớp này còn có tên là lớp đồng bộ hoá.
Lớp vận chuyển:
Khi một khối dữ liệu được truyền đi thành từng gói, cần phải bảo đảm tất cả các gói đều đến đích và theo đúng trình tự chúng được chuyển đi.Chức năng của lớp vận chuyển dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng một cách tin cậy, bao gồm cả trách nhiệm khắc phục lỗi và điều khiển lưu thông.Nhờ vậy mà các lớp trên có thể thực hiện được các chức năng cao cấp mà không cần quan tâm đến cơ chế vận chuyển dữ liệu cụ thể.
Các nhiệm vụ của lớp vận chuyển bao gồm :
Quản lý về tên hình thức cho các trạm xử dụng.
Định vị các đối tác truyền thông qua tên hình thức hoặc địa chỉ.
Xử lý lỗi và kiểm soát dòng thông tin,trong đó có cả việc lập lại quan hệ liên kết và thực hiện các thủ tục gửi lại dữ liệu khi cần thiết.
Dồn kênh các nguồn dữ liệu khác nhau.
Đồng bộ hoá giữa các đối tác
Trong mạng truyền thông công nghiệp, một số nhiệm vụ như dồn kênh hoặc kiểm soát lưu thông trở lên không cần thiết.Các chức năng còn lại được dồn lên kếp hợp với lớp ứng dụng đển tiện cho việc việc thực hiện và tạo điều kiện cho người sử dụng chọn phương án tối ưu hoá và nâng cao hiệu suất truyền thông.
Lớp mạng:
Lớp mạng có nhiệm vụ tìm đường đi tối ưu(routing) cho việc vận chuyển dữ liệu, giải phóng sự phụ thuộc của các lớp bên trên vào phương thức chuyển giao dữ liệu và công nghệ chuyển mạch dùng để kết nối các hệ thống khác nhau.Việc xây dựng và huỷ bỏ các quan hệ liên kết giữa các nút mạng cũng thuộc trách nhiệm của lớp mạng.Tuy nhiên lớp mạng không có ý nghĩa đối với một hệ thống truyền thông công nghiệp.Bởi ở đây hoặc không có nhu cầu trao đổi dữ liệu giữa hai trạm khác nhau ở hai mạng khác nhau,hoặc việc trao đổi được thực hiện gián tiếp thông qua chương trình ứng dụng(không thuộc lớp nào trong mô hình tham chiếu OSI).Các bộ router thông dụng trong liên kết mạng hoàn toàn không đóng vài trò gì trong hệ thống bus trường.
Lớp liên kết dữ liệu:
Lớp liên kết dữ liệu đảm nhận việc điều khiển truy nhập môi trường truyền dẫn và bảo toàn dữ liệu, tương ứng với hai lớp con:Lớp điều khiển truy nhập môi trường và lớp điều khiển liên kết lôgic.Trong một số hệ thống,lớp liên kết dữ liệu có thể đảm nhiệm thêm một số chức năng khác như kiểm soát lưu thông và đồng bộ hoá việc chuyển giao khung dữ liệu.
Để thực hiện chức năng bảo toàn dữ liệu, thông tin nhận được từ lớp phía trên được đóng gói thành các bức điện có chiều dài hợp lý.Các khung dữ liệu này chứa các thông tin bổ sung phục vụ mục đích kiểm lỗi, kiểm soát lưu thông và đồng bộ hoá.Lớp liên kết dữ liệu phía bên nhận thông tin sẽ dựa vào các thông tin này để xác định tính chính xác của dữ liệu, sắp xếp các khung lại theo đúng trình tự và khôi phục lại thông tin để chuyển tiếp lớp trên nó.
Lớp vật lý:
Là lớp dưới cùng trong mô hình phân lớp chức năng truyền thông của một trạm hiết bị,đảm nhận toàn bộ công việc truyền dẫn dữ liệu bằng phương tiện vật lý.Các quy định ở đây mô tả giao diện vật lý giữa một trạm thiết bị và môi trường truyền thông:
Các chi tiết về cấu trúc mạng (bus ,cây hình sao...).
Chuẩn truyền dẫn(RS485 IEC1158 -2 ,truyền cáp quang..)
Phương pháp mã hoá bít(NRZ,Manchester,FSK...).
Chế độ truyền tải (dải rộng/dải cơ sở/dải mang,đồng bộ/không đồng bộ).
Các tốc độ truyền ghép.
Giao diện cơ học(Phích cắm,giắc cắm....)
Lớp vật lý cần được chuẩn hoá sao cho một hệ thống truyền thông có sự lựa chọn giữa một vài khả năng khác nhau.Trong hệ thống bus trường, sự lựa chọn này là không lớn quá, hầu hết dựa trên vài chuẩn cơ bản.
2.6 Kiến trúc giao thức TCP/IP
Khái niệm TCP/IP dùng để chỉ cả một bộ giao thức và dịch vụ truyền thông được công nhận thành chuẩn cho Internet.TCP/IP đã xâm nhập vào rất nhiều phạm vi ứng dụng khác nhau. Trong đó có cả mạng máy tính cục bộ và truyền thông công nghiệp, cùng với xu hướng phát triển của mạng Ethernet hiện nay,TCP/IP sẽ chiếm một trong những vai trò quan trọng hàng đầu trong công nghệ bus trong tương lai.
Kiến trúc giao thức TCP/IP và đối chiếu với mô hình OSI được mô tả trên hình sau:
Lớp ứng dụng
Lớp ứng dụng
TELNET FTP
SNMP SMTP
DNS
Lớp biểu diễn dữ liệu
Lớp kiểm soát nối
Lớp vận chuyển
Lớp vận chuyển
TCP UDP
Lớp mạng
Lớp Internet
ICMP IP ARP RARP
Lớp liên kết dữ liệu
Lớp truy nhập mạng
Lớp vật lý
Lớp vật lý
Hình 2.3 : So sánh TCP/IP Với OSI
2.7 Truy nhập bus
Trong một mạng có cấu trúc bus các thành viên phải chia nhau thời gian sử dụng đường dẫn.Để tránh xung đột về tín hiệu gây ra sai lệch về thông tin, ở mỗi một thời điểm ở trên một đường dẫn chỉ duy nhất một điện tín được phép truyền đi.Chính vì vậy, mạng phải được điều khiển sao cho tại mỗi một thời điểm nhất định chỉ có một thành viên trong mạng được gửi thông tin đi.Còn số lượng thành viên trong mạng muốn nhận thông tin thì không hạn chế.Vì vậy đặt ra vấn đề về phương pháp phân chia thời gian gửi thông tin trên đường dẫn.Gọi là phương pháp truy nhập bus.
Người ta thường quan tâm đến ba khía cạnh: Độ tin cậy,tính năng thời gian thực và hiệu suất sử dụng đường truyền.Tính năng thời gian thực là ở đây là khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin một cách kịp thời và tin cậy.Hiệu suất sử dụng đường truyền là mức độ khai thác, sử dụng đường truyền, được tính bằng phần trăm thời gian đường truyền được sử dụng hiệu quả vào việc truyền tải dữ liệu.
Hiện nay có 5 phương pháp truy nhập đường truyền được chia thành các phương pháp tiền định,với trình tự truy nhập bus được xác định rõ ràng,có tính năng thời gian thực và các phương pháp ngẫu nhiên, với trình tự truy nhập bus không được quy định chặt chẽ trước, mà để xảy ra hoàn toàn theo nhu cầu của các trạm.
2.7.1 Master/Slaver
Thuộc nhóm các phương pháp tiền định, một trạm chủ có trách nhiệm chủ động phân chia quyền truy nhập bus cho các trạm tớ.Phương pháp này có ưu điểm là việc kết nối mạng các trạm tớ đơn giản, ít tốn kém,.Tuy nhiên hiệu suất trao đổi thông tin giữa các trạm tớ bị giảm do dữ liệu phải đi qua khâu trung gian là trạm chủ.
2.7.2 TDMA (Time Division Multiple Access)
Là phương pháp đa truy nhập phân chia theo thời gian, mỗi trạm được phân một thời gian truy nhập bus nhất định.Các trạm lần lượt thay nhau gửi thông tin trong khoảng thời gian cho phép.Phương pháp này có thể không hoặc có trạm chủ.Mỗi trạm đều có khả năng đảm nhiệm vài trò chủ động trong việc giao tiếp trực tiếp với các trạm khác.
2.7.3 Token Passing
Token là một bức điện ngắn không mang dữ liệu, có cấu trúc đặc biệt để phân biệt với các bức điện mang thông tin nguồn, được dùng tương tự như một chìa khoá.Mỗi trạm được quyền truy nhập bus và gửi thông tin đi chỉ trong thơi gian nó được giữ Token .Sau khi không có nhu cầu gửi thông tin nó phải gửi Token đến một trạm khác theo một trình tự nhất định.
2.7.4 CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access With Collision Detection)
Mỗi trạm đều có quyền truy nhập bus mà không cần một sự kiểm soát nào.Phương pháp được tiến hành như sau:
Mỗi trạm đều phải “nghe” đường dẫn,nếu đường dẫn rỗi thì mới được phát.
Do việc lan truyền tín hiệu cần một khảng thời gian nào đó, nên vậy có khả năng hai trạm cùng phát tín hiệu lên đường dẫn.Vì vậy trong khi phát mỗi trạm vẫn phải nghe đường dẫn để so sánh tín hiệu phát đi với tín hiệu nhận được xem có xảy ra xung đột hay không.
Trong trường hợp xảy ra xung đột,mỗi trạm đều phải huỷ bỏ bức điện của mình
chờ một thời gian ngẫu nhiên và thử gửi lại.
Phương pháp được áp dụng rộng rãi trong mạng Ethernet với các ưu điểm của nó..
2.7.5 CSMA/CA(Carrier Sense Multiple Access With Collision Avoidance)
Tương tự như CSMA/DC, mỗi trạm đều phải nghe đường dẫn trước khi gửi cũng như sau khi gửi thông tin.Tuy nhiên, một phương pháp mã hoá bít thích hợp được xử dụng ở đây trong trường hợp xảy ra xung đột, một tín hiệu sẽ lấn át tín hiệu kia.Ví dụ tương ứng với bít 0 là mức điện áp cao sẽ lấn áp mức điện áp thấp của bít 1.
2.8 Bảo toàn dữ liệu:
Nhiệm vụ bảo toàn dữ liệu được xếp vào lớp 2(Lớp liên kết dữ liệu trong mô hình tham chiếu OSI).Trong truyền thông công nghiệp, do chất lượng môi trường truyền dẫn mà thông tin truyền tải không tránh khỏi sai lệch.Vì vậy đặt ra vấn đề làm sao để hạn chế lỗi, phát hiện lỗi và khôi phục dữ liệu.
Biện pháp thứ nhất giảm tác động của nhiễu bằng cách xử dụng các thiết bị phần cứng cao cấp và các biện pháp bọc lót đường truyền tín hiệu.Biện pháp thứ hai là xử dụng xử lý giao thức để phát hiện và khắc phục lỗi, trong đó phát hiện lỗi đóng vai trò hàng đầu.Trong quá trình mã hoá nguồn,bên gửi bổ sung thêm một số thông tin phụ trợ, được tính theo một thuật toán quy ước vào bức điện cần gửi đi.Dựa vào thông tin bổ trợ này mà bên nhận có thể kiểm soát và phát hiện ra lỗi trong dữ liệu nhận được(giải mã).
Khi đã phát hiện được lỗi, có thể có cách khôi phục dữ liệu, hay biện pháp đơn giản hơn là yêu cầu gửi lại dữ liệu.Các phương pháp bảo toàn dữ liệu thông dụng là:
-Party bit một chiều và hai chiều.
-Phương pháp mã vòng CRC.
-Nhồi bít:Bit Stuffing.
Trong thực tế, cả ba phương pháp parity bit.CRC và git stuffing đều có thể sử dụng phối hợp.Ví dụ một thông tin nguồn, sau khi áp dụng phương pháp CRC có thể tính parity bit cho phần thông tin bổ sung.Toàn bộ dữ liệu nhận được có thể lại đưa qua khâu bit stuffing, trước khi mã hoá bit.
2.9 Mã hoá bit.
Mã háo bit là quá trình chuyển đổi dãy bit 0,1 sang một tín hiệu thích hợp để có thể truyền dẫn trong môi trường vật lý(cáp truyền dẫn tín hiệu).Việc chuyển đổi này chính là sử dụng một tham số thông tin thích hợp để mã hoá dãy bit cần truyền tải.Các tham số thông tin có thể được chứa đựng trong biên độ, tần số ,pha hoặc sườn xung.Các phương pháp mã hoá bit thường dùng là:Điều chế biên độ xung(NRZ và RZ) Phương pháp điều chế pha xung hay vị trí xung(Tham số thông tin được thể hiện qua các sườn xung, PP Manchester),Phương pháp xung sườn xoay chiều(AFP),phương pháp điều chế dịch tần số (FSK).Trong đó đang kể là hai phương pháp :
NRZ và RZ là một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các hệ thống bus trường,có tần số nhịp bus thấp hơn nhiều so với tần số nhịp bus.Tuy nhiên không thích hợp cho việc đồng bộ hoá và không có khả năng đồng tải nguồn.
Mã Manchester được sử dụng rộng rãi nhất trong các hệ thống truyền thông công nghiệp nhờ các xung của nó có thể trong việc đồng bộ hoá giữa bên gửi và bên nhận.Với việc sử dụng tín hiệu lưỡng cực, dòng một chiều sẽ bị triệt tiêu và do đó nó có khả năng đồng tải nguồn.Thêm nữa, nó có khả năng chống nhiễu cao nhờ việc sử dụng sườn xung của tín hiệu.
2.10 Chuẩn và môi trường truyền dẫn:
Mạng truyền thông công nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp truyền dữ liệu nối tiếp, không đồng bộ.Với phương pháp này các bit được truyền từ bên gửi đến bên nhận một cách tuần tự trên cùng một đường truyền.Vì không có đường dây riêng biệt mang tín hiệu nhịp nên việc đồng bộ hoá được thoả thuận trên cơ sở một giao thức truyền thông.Hiện nay các chuẩn truyền dẫn có 4 dạng:
- RS232 : được dùng chủ yếu trong việc giao tiếp điểm - điểm giữa hai DTE,giữa DTE và DTC, như giữa hai máy tính, PLC hoặc PC với OP của biến tần, giữa máy tính và máy in,modem....Không ghép nối được với thiết bị thứ ba.Sử dụng phương pháp truyền tin không đối xứng, chế độ làm việc là hai chiều toàn phần(hai trạm có thể cùng tham gia thu/phát tín hiệu cùng một lúc).Sử dụng tín hiệu chênh lệch điện áp giữa hai dây dẫn(transmit và receive data) với đất.Tốc độ truyền cho phép tối đa là 19.2kBd.RS232 có nhược điểm là chiều dài cho phép từ 30 -:-50m nhưng có ưu điểm là sử dụng công suất phát tương đối thấp nhờ trở kháng đầu vào hạn chế khoảng từ 3 – 7k.
-RS422: sử dụng phương pháp truyền tin đối xứng thông qua điện áp chênh lệch đối xứng giữa hai dây dẫn A và B.Nhờ vậy giảm được nhiễu và tăng chiều dài dây dẫn lên một cách đáng kể, tới 1200m mà không cần bộ lặp.Có ba phương pháp truyền tín hiệu:truyền một chiều hoặc hai chiều gián đoạn cần một đôi dây, truyền hai chiều toàn phần cần 2 đôi dây.RS422 có khả năng ghép nối điểm - điểm và điểm - nhiều điểm trong một mạng đơn giản,cụ thể là có duy nhất một trạm được phát và 10 trạm có thể nhận tín hiệu.Tuy vậy thực tế RS422 thường chỉ được dùng ghép nối điểm - điểm với mục đích thay thế RS232 cho khoảng cách truyền thông lớn với tốc độ cao hơn..
-RS485:giống RS422 về mặt điện học.Tuy nhiên ngưỡng giới hạn qui định của điện áp làm việc được nới rộng ra khoảng -7V đến 12 V cũng như trở kháng đầu vào cho phép lớn gấp 3 lần so với RS422. Đặc tính khác nhau cơ bản của RS485 và RS422là khả năng nghép nối nhiều điểm được sử dụng trong hệ thống bus trường.Cụ thể 32 trạm có thể tham gia nghép nối, được định địa chỉ và giao tiếp đồng thời trong một đoạn RS485 mà không cần bộ lặp khoảng cách tối đa cho trạm đầu và cuối là 1200m.Không phụ thuộc vào số trạm tham gia.Tốc độ truyền dẫn tối đa là 10Mbit/s.
-IEC1158-2: nhằm vào các ứng dụng điềukhiển qúa trình trong công nghệ chế biến như lọc dầu, hoá chất..nơi có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ và nguồn cung cấp cho các thiết bị trường. IEC1158-2 quy định các điều kiện biên đảm bảo cho việc truyền dẫn an toàn trong môi trường dễ cháy nổ, quy định chế độ truyền đồng bộ với tốc độ truyền 31.25kBit/s,sử dụng phương pháp truyền dẫn chênh lệch đối xứng, với cáp đôi dây xoắn và điện trở đầu cuối là 100, mức điện áp tối đa trong khoảng 0,75 – 1V.Bên cạnh việc xử dụng tín hiệu dữ liệu để đồng bộ nhịp giữa bên gửi và bên nhận, sử dụng phương pháp mã hoá bit Manchster còn cho phép cung cấp nguồn cho các trạm thông qua chính đường bus tín hiệu.Số trạm tối đa là 126, với nhiều nhất 4 bộ lặp, với nguồn 24V chiều dài tối đa của một đoạn mạng lên đến 1900m.
Môi trường truyền dẫn ảnh hưởng lớn đến chất lượng, khả năng chống nhiễu của tín hiệu ảnh hưởng đến tốc độ truyền và khoảng cách tối đa cho phép.Là thiết bị nằm ngoài mô hình quy chiếu OSI.
Trong kỹ thuật truyền thông nói chung cũng như trong kỹ thuật truyền thông công nghiệp nói riêng, người ta đã sử dụng các phương tiện truyền dẫn sau:
-Cáp điện :cáp đồng trục, đôi dây xoắn.
-Cáp quang:cáp sợi thuỷ tinh, cáp sợi chất dẻo.
-Vô tuyến:vi sóng,tia hồng ngoại,siêu âm.
Phổ biến nhất trong các hệ thống bus trường vẫn là đôi dây xoắn. Đôi với các ứng dụng có yêu cầu cao hơn về tốc độ truyền và độ an toàn đối với nhiễu thì cáp đồng trục là sự lựa chọn tốt hơn.Cáp quang cũng được ứng dụng trong các ứng dụng phạm vi địa lý rộng, môi trường xung quanh nhiễu mạnh hoặc dễ ăn mòn . Hoặc có yêu cầu rất cao về độ tin cậy cũng như tốc độ truyền dữ liệu.
3. Cấu trúc cơ bản của một hệ thống giám sát.
Một hệ thống điều khiển và giám sát quá trình có các cấu trúc cơ bản sau:
- Cấu trúc tập trung.
- Cấu trúc phân quyền.
- Cấu trúc phân tán.
3.1 Cấu trúc tập trung – Concentrated Architechure.
Cấu trúc tiêu biểu của một hệ thống điều khiển tập trung được minh hoạ trên hình Hình 2.4.Một máy tính duy nhất được dùng để điều khiển các quá trình con.Các bộ cảm biến và chấp hành được nối trực tiếp, điểm đến điểm( point to point) với máy tình điều khiển trung tâm qua các cổng vào/ ra của nó.
Hình 2.4 Cấu trúc điều khiển tập trung
Mỗi bộ cảm biến được nối với một cổng vào và một thiết bị chấp hành được nối với cổng ra bằng một dây nối riêng biệt.Điểm đáng chú ý ở đây là sự tập trung toàn bộ quá trình xử lý thông tin, dữ liệu vào một thiết bị điều khiển duy nhất.
Một cấu trúc tập trung như vậy thường thích hợp cho tự động hoá các loại máy móc, các thiết bị vừa và nhỏ bởi sự đơn giản, dễ thực hiện và giá thành một lần cho máy tính điều khiển.Tuy nhiên cấu trúc này bộc lộ những hạn chế sau:
Công việc nối dây phức tạp giá thành cao;
Việc mở rộng hệ thống gặp khó khăn khi thiết bị đầu cuối tăng lên.
Độ tin cậy hệ thống kém do phụ thuộc vào một thiết bị điều khiển duy nhất.
Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống, có thể dùng thêm một máy tính dự phòng giống hệ máy tính chính.Nhưng vấn đề của giải pháp này là vấn đề giá thành cao. Còn nhược điềm thứ nhất có thể được khắc phục bằng một mạng dẫn chung gọi là bus trường (fieldbus) thay cho dây nối trược tiếp và phân tán một phần trí tuệ xuống cấp chấp hành.Đây chính là xuất phát điểm cho con đường dẫn đến cấu trúc phân tán.
3.2 Cấu trúc phân quyền
Để khắc phục sự phụ thuộc vào máy tính trung tâm và tăng tính linh hoạt của hệ thống, trong cấu trúc phân quyền, mỗi quá trình con(hoặc mỗi nhóm quá trình con) được điều khiển bằng một máy tính riêng biệt cùng được đặt tại phòng điều khiển.Bởi các quá trình con có liên quan hệ quả tổng hợp tới nhau, để điều khiển quá trình tổng hợp cần thiết có sự hợp tác giữa chúng với nhau.Trong phần lớn các trường hợp,một máy tính trung tâm được để điều khiển cấp cao cũng như để phối hợp sự hoạt động của các máy phân quyền như được mô tả trên
hình 2.5.Máy tính phối hợp này có thể thuộc cùng cấp điều khiển hoặc thuộc cấp điều hành, tuỳ theo các chức năng được thực hiện.
Hình 2.5:Cấu trúc điều khiển phân quyền
Các máy tính điều khiển được kết nối với nhau và với máy tính phối hợp qua mạng được gọi là bus xử lý.Chú ý sự phân biệt giữa các khái niệm bus trường và bus xử lý không bắt buộc nằm ở sự khác nhau về kiểu bus được xử dụng mà ở mục đich sử dụng – hay nói cách khác là ở các thiết bị được kết nối.Khi nói tới bus xử lý, ta nghĩ trước hết đến mạng kết nối các thiết bị thông tin ở cấp điều khiển(ở đây chính là các máy tính điều khiển) với nhau hoặc với các thiết bị trên cấp điều hành.Trong khi đó khái niệm bus trường thường được dùng chỉ mạng kết nối các thiết bị gần với quá trình kỹ thuật – tức các thiết bị ở cấp chấp hành và có thể ở cả cấp điều khiển.Trong một số giải pháp, một kiểu bus duy nhất được sử dụng được dùng cho cả hai mục đích này.
3.3 Cấu trúc phân tán
Đặc điểm của một cấu trúc điều khiển phân tán là việc phân tán chức năng xử lý thông tin, chức năng điều khiển theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu kết hợp với xử dụng mạng truyền thông thay cho phương pháp nối dây và bằng điện thông thường.Bên cạnh giải pháp sử dụng các cụm vào /ra tại chỗ và các thiết bị chấp hành thông minh,người ta còn đưa các máy tính điều khiển nhỏ(như các bộ điều chỉnh, vi điều khiển) xuống các vị trí gần kề với quá trình kỹ thuật.
H 2.6 một ví dụ tiêu biểu của một hệ thống điều khiển phân tán dùng giải pháp hỗn hợp được chia làm khu vực:
Trung tâm điều hành quá trình bao gồm các trạm công nghệ ES(Engineering Station), trạm thao tác OS (operation station) và trạm phục vụ SS (Server Station).
Trung tâm điều khiển bao gồm các máy tính điều khiển như PLC, máy tính công nghiệp IPC và các máy tính phối hợp được nối với nhau và nối lên trung tâm điều hành quá trình qua bus xử lý (thường dùng Ethernet).
Khu vực gần với quá trình kỹ thuật bao gồm các bộ điều khiển tại chỗ như các bộ vi điều khiển MC(micro controller) hay các bộ điều khiển thu gọn(compact controller),các cụm vào /ra tại chỗ, các thiết bị cảm biến và chấp hành được nối lên trung tâm điều khiển qua bus trường(ví dụ Profibus,Foundation fieldbus...).
Trong thực tế, tuỳ theo tính chất ứng dụng và thể loại quá trình kỹ thuật mà cấu trúc phân tán có thể đơn giản hoá hoặc mở rộng hơn.Rõ ràng cấu trúc phân tán được thể hiện ở những điểm sau:
Tiết kiệm dây nối và cổng nối dây nhờ mạng truyền thông.
Hiệu suất cũng như độ tin cậy tổng thể của hệ thống được nâng cao nhờ sự phân tán chức năng xuống cấp dưới.
Độ linh hoạt cao, tinh năng mở trong việc mở rộng hệ thống, mua sắm và thay thế thiết bị, nâng cấp và cải tạo mới các chương trình phần mềm ứng dụng.
Chính từ các yêu cầu bức thiết từ phía người xử dụng là phải giảm giá thành trong khi các tính năng kỹ thuật phải đảm bảo, cộng với các tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vi điện tử và công nghệ thông tin đó đóng vai trò quyết định trong sự chuyển hướng các giải pháp điều khiển tự động sang dạng có cấu trúc phân tán.
Hình 2.6:Cấu trúc tiêu biểu của hệ điều khiển phân tán DCS
4.Hệ thống điều khiển phân tán DCS
4.1 Khái niệm về hệ thống điều khiển phân tán DCS
Hệ thống điều khiển phân tán được hiểu như là hệ thống dựa trên các phần cứng và phần mềm điều khiển và thu thập dữ liệu trên cơ sở một đường truyền thông tin tốc độ cao, các module được phân tán và tổ chức theo một cấu trúc nhất định với một chức năng nhiệm vụ riêng.Các thiết bị giao tiếp trên đường truyền tốc độ cao này cho phép nghép nối dễ dàng với các thiết bị ngoại vi khác như PLC, các máy tính điều khiển giám sát.
Giống như tên gọi về hệ thống điều khiển giám sát(Distributed Control System) các chức năng điều khiển được phân bố khắp hệ thống để thay cho việc xử lý tập trung trên một máy tính đơn lẻ.Nhờ đó hiệu năng tổng thể của hệ thống được nâng cao.Một hệ thống DCS tiêu biểu có các trạm điều khiển hoạt động độc lập và điều khiển từng bộ phận chuyên dụng của hệ thống điều khiển.Hơn nữa trong hệ thống có một vài trạm điều hành để giám sát các dữ liệu trong các trạm điều khiển,cung cấp các giao diện đồ hoạ và cho phép người vận hành thực hiện các thay đổi một cách dễ dàng.
Đây là một mô tả mở rộng về một hệ thống DCS nhưng mô tả này cũng phù hợp với một hệ thống gồm các PLC và các PC với các phần mềm giám sát vận hành.Điều này dẫn ta tới một định nghĩa quan trọng thứ hai của hệ thống DCS.Một hệ thống DCS là một hệ thống tích hợp đầy đủ với một hệ cơ sở dữ liệu toàn cục.Không giống như các hệ thống dựa trên PLC,ta không thể xử dụng các bộ điều khiển khác nhau và các trạm điều hành từ những nhà cung cấp khác nhau rồi kết hợp chúng lại với nhau.Một hệ thống DCS là một hệ thống hoàn chỉnh, trong đó việc truyền thông, trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận sẽ không được thể hiện đối với người dùng.Ngoài ra, nếu một điểm (hoặc khối chức năng) được tạo ra trong bộ thì sau đó, toàn bộ hệ thống sẽ nhận biết nó.Tức là không cần phải tạo một cơ sở dữ liệu riêng trong trạm điều hành để phù hợp với dữ liệu trong các bộ điều khiển vì thông tin đã được tự động tạo ra trong toàn bộ hệ thống.
Hệ thống điều khiển phân tán trước kia thường phát triển trong môi trường xử lý hoá chất, trong khi đó các hệ thống dựa trên PLC phát triển trong lĩnh vực điện tử.Trong khi các PLC phát triển từ logic relay thì các hệ thống DCS phát triển từ các bộ điều chỉnh tương tự.Khả năng xử lý các dữ liệu tương tự và chạy các trình tự phức tạp là thế mạnh cơ bản của hệ thống DCS , trong khi xử lý logic loại relay – tương tự như một PLC thì tốc độ xử lý chậm hơn PLC rất nhiều.Trong khi một PLC có thể xử lý logic relay trong mili giây, tốc độ quét của một trạm điều khiển của hệ DCS thường 200 -:- 500 ms.Tốc độ quét này đủ nhanh đối với hầu hết các điều khiển tương tự và trên thực tế bộ xử lý đó có thể xử dụng một lượng đáng kể dữ liệu tương tự trong khi quét.
Một đặc điểm nổi bật của hệ thống DCS là việc xử dụng tagnames .Trong các hệ thống PLC-based, thường dùng các địa chỉ hệ thống đối với dữ liệu tham chiếu.Một tagname là tên do người thiết kế hệ thống định nghĩa cho một đối tượng,áp dụng cho tất cả các khối chức năng và các điểm I/O trong các bộ điều khiển.Do đó, một điểm có thể được truy cập từ bất cứ đâu trong hệ thống thông qua tagname của nó.
4.2 Mô hình phân lớp của hệ thống điều khiển DCS:
Cấu trúc đặc trưng của hệ thống DCS gồm có 4 lớp :
Lớp I/O;
Điều khiển – Các bộ điều khiển(Ví dụ như FCS –Trạm điều khiển trường);
Điều hành – Các trạm điều hành(ví dụ như HIS –trạm giao diện người máy);
Thông tin quản lý- cơ sở dữ liệu và các trạm quản lý (ví dụ như Exaquantum và PRM – Chương trình quản lý tài nguyên nhà máy).
Hình 2.7 Mô hình phân lớp hệ DCS.
4.2.1 Lớp I/O
Các bộ vào ra của hệ thống được xử lý ở lớp I/O bằng một trong ba cách sau:
I/O bằng mạch điện tử:
Các I/O dạng tương tự( như các bộ đo áp suất, van điều chỉnh v v..)và dạng số(Các relay và các bộ chuyển mạch) có thể được thực hiện bằng các panel mạch điện tử trực tiếp từ hiện trường.Panel giao diện I/O có một loạt các card giao diện để đưa vào xử lý các dạng tín hiệu vào /ra.
I/O fieldbus:
Có nhiều dạng fieldbus,Profibus và Hart.Những loại này cho phép các sensor và các cơ cấu chấp hành có thể được kết nối với giao diện I/O thông qua một mạng số đơn để trao đổi các thông số quá trình và các thông số trạng thái thiết bị.
Giao tiếp với PLC
Các PLC có thể được nối với hệ thống DCS bằng vài dạng card giao diện truyền thông, thường là trong panel giao diện I/O, hoặc đơn giản bằng cách nối trực tiếp đến mạng điều khiển thông qua module truyềng thông với PLC.
4.2.2 Lớp điều khiển
Đây là nơi tập trung tất cả các chức năng điều khiển.Các bộ điều khiển trao đổi thông tin với lớp I/O.đọc dữ liệu vào, xử lý các chức năng điều khiển và gửi các tín hiệu ra.Các trạm điều khiển được hoạt động độc lập với nhau nên nếu xảy ra sự cố một trạm sẽ không ảnh hưởng đến trạm khác.Đồng thời một trạm điều khiển có thể trao đổi dữ liệu dễ dàng với một trạm khác khi xử dụng phương pháp truyền thông ngang hàng “ peer to peer” trong mạng điều khiển.
4.2.3 Lớp điều hành
Các trạm điều hành cung cấp một giao diện đồ hoạ với các chức năng và các dữ liệu trong bộ điều khiển và trong quá trình xử lý thông qua các đồ thị, các báo cáo....
4.2.4 Lớp thông tin quản lý
Tất cả các thông tin ở mức độ cao, không cần với việc điều khiển thời gian thực nhưng là cần thiết đối với việc quản lý quá trình lâu dài được xử lý trong lớp quản lý.Lớp này gồm 3 lớp nhỏ:
Gateway - để đọc dữ liệu từ các trạm điều khiển;
Cơ sở dữ liệu- để giữ và lưu lại dữ liệu từ phân tích trước;
Quản lý - để xử lý thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Gateway:
Trước kia mỗi nhà cung cấp có giao thức truyền thông độc quyền để cho phép máy chủ truy cập dữ liệu từ các trạm điều khiển.Hiện nay Microsoft cùng vơi một số nhà cung cấp chính đã phát triển một mục tiêu chuẩn liên lạc gọi là OPC. OPC là OLE cho điều khiển quá trình và cho phép máy chủ nào cũng có thể kết nối tới DCS bất kỳ.OPC có thể đặt trong trạm điều hành hoặc trong một máy tính độc lập.
Lớp cơ sở dữ liệu:
Dữ liệu của hệ thống DCS phải được lưu trữ và có một số bộ cơ sở dữ liệu(Database package) được thiết kế cho mục đích này.Chúng gồm Exaquantum(một sản phẩm của Yokogawa) và PI (một sản phẩm độc lập).Nhưng package này đọc dữ liệu thông qua cổng OPC và lưu dữ liệu dưới dạng format cơ sở dữ liệu chuẩn. Exaquantum dùng Server SQL của Microsoft tương thích với hầu hết các package quản lý.Ngoài ra chúng còn cung cấp các chức năng khác như lưu trữ dữ liệu trên đĩa, nén dữ liệu, báo cáo cơ bản các chức năng hiển thị.
Lớp quản lý:
Có một loạt các package khác nhau sắn có,cung cấp các thông tin khác nhau cho người dùng.Nó gồm báo cáo chi tiết, điều khiển khối, và công thức, quản lý nguồn máy,quản lý cảnh báo, tối ưu hoá máy v.v.. chúng truy cập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu lưu nhưng có thể ghi trực tiếp tới các trạm điều khiển thông qua OPC.
4.3 Các mô hình mạng trong hệ thống điều khiển phân tán
Kết hợp với các lớp như trên là các mạng máy tính để liên kết các lớp với nhau.Mạng trao đổi rộng rãi với các lớp như sau:
Mạng I/O – Bus I/O từ xa, Fieldbus, truyền thông PLC
Mạng điều khiển – nối các bộ điều khiển và các trạm điều hành
Mạng diện rộng của nhà máy- nơi chứa hầu hết các thông tin quản lý
4.3.1 Các mạng I/O
Có thể có vài loại mạng I/O điều đó phụ thuộc vào loại I/O có giao diện với:
Hình 2.8 : Mạng I/O.
Bus Remote I/O –Một trạm điều kkhiển có các card giao diện I/O được tích hợp trong trạm điều khiển(ví dụ như hệ thống Fischer và porter 6).Tuy nhiên,những trạm khác (như Yokogawa CS1000/3000) có I/O từ xa, tức là card giao diện I/O tách biệt khỏi trạm điều khiển và liên lạc với nó qua một bus remote I/O tốc độ cao.
Mạng fieldbus – Một card fieldbus thường đặt trong một khe trên panel I/O và mỗi loại mạng fieldbus thường xử dụng một loại card fieldbus riêng biệt.
Mạng PLC – Như với fieldbus, card truyền thông thường đặt ở một khe I/O trên panel I/O, xử dụng cổng giao diện nối tiếp, và một số có khả năng hỗ trợ chuẩn Ethernet và phần mêm driver được nạp vào card cho phép liên lạc với một PLC đặc biệt.Chẳng hạn như giao thức truyền thông của Modbus,ABB hay Siemens có thể được nạp vào card để liên lạc với bất kỳ loại PLC nào trong số đó hoặc các PLC tương thích.Giao thức Modbus là một chuẩn công nghiệp, nhiều loại PLC và các thiết bị khác( thiết bị phân tích, cân điện tử....) có thể liên lạc trên giao thức này.
4.3.2 Mạng điều khiển:
Các trạm điều khiển và các trạm điều hành được liên lạc với nhau thông qua một đường truyền dữ liệu tốc độ cao gọi là mạng điều khiển.Đây luôn là mạng độc quyền của mỗi hãng và thường sử dụng phương pháp truy nhập thẻ bài Token pasing.Một mạng mạng điều khiển được ưu tiên để những thông tin nhất định luôn được trao đổi theo mức độ sau.Các message cảnh báo, thông tin quá trình và các lệnh điều hành, truyền file hay nhập một chương trình vào một trạm điều khiển.
4.3.3 Mạng diện rộng của nhà máy
Tất cả các thông tin quản lý đều có sẵn trên mạng thông tin quản lý hoặc mạng diện rộng được trao đổi trên mạng Ethernet.
Nhà cung cấp
Hệ thống
Yokogawa
Yokogawa
CS1000/3000
Honeywell
Honeywell
TDC3000
ABB
AB
Advant OCS
Fisher and Porter
System 6
Emerson
Fisher
Provox
Bảng 2.1 một số hệ thống DCS tiêu biểu
4.3.4 Nhận xét
Rõ ràng với những đặc điểm:
Khả năng quản lý các đầu vào /ra analog rất tốt.Nhờ cấu trúc phần cứng và phần mềm, hệ điều khiển có thể thực hiện đồng thời nhiều vòng điều chỉnh, điều khiển nhiều tầng, hoặc các thuật toàn điều khiển hiện đại:Nhận dạng hệ thống, điều khiển thích nghi, tối ưu bền vững, điều khiển theo mô hình dự báo (MPC), Fuzzy,Neural, điều khiển chất lượng(QCS).
Khả năng truyền thông : Hỗ trợ nhiều giao thức truyền thông từ cấp trường đến cấp quản lý.Hiện nay các giao thức này đã được chuẩn hoá (Profibus,foundation Fieldbus)
Độ tin cậy cao nhờ khả năng dự phòng:dự phòng kép ở tất cả các thành phần trong hệ thống(Controller, modul I/O, bus truyền thông) khả năng thay đổi chương trình (Sửa chữa và download), thay đổi cấu trúc của hệ ,thêm bớt các thành phần mà không làm gián đoạn, không cần khởi động lại quá trình (thay đổi online);
Cơ sở dữ liệu trong hệ là cơ sở dữ liệu lớn có tính chất toàn cục và thống nhất
Khả năng mở rộng tích hợp cao
Tuổi thọ của ứng dụng lớn (15 -20 năm)
Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu cách khái quát về hệ điều khiển phân tán DCS. Chúng ta có thể thấy rằng:DCS là một giải pháp kỹ thuật rẫt phù hợp cho những hệ thống lớn, đòi hỏi độ tin cấy cao,độ linh hoạt cao trong việc thay đổi cấu trúc, chương trình của hệ thống.Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một hệ thống cụ thể và khả năng ứng dụng của hệ điều khiển phân tán DCS vào hệ thống này.
5. Các hệ DCS thông dụng.
5.1 DeltaV của Emerson.
Hình 2.9 Hệ thống điều khiển DeltaV của Emerson
Các đặc tính của trạm điều khiển:
Tự động đặt địa chỉ
Tự nhận biết cấu hình vào/ra
Có sẵn giao diện bus hệ thống (Ethernet)
Hỗ trợ nhiều hệ bus trường chuẩn.
Hiệu năng tính toán cao
Điều khiển PID, Fuzzy, MPC, Neural, Batch
Chu kỳ điều khiển < 100ms
Thay đổi chương trình Online
Ghi chép dữ liệu (đồ thị), đóng dấu thời gian (Time Stamping), cảnh báo báo động (Alarm).
Tự động khởi động lại và phục hồi trạng thái sau sự cố.
Các trạm làm việc:
Trạm vận hành (Operator Station)
Trạm kỹ thuật (Professional Station, Professional Plus Station)
Tram ứng dụng (Application Station)
Trạm bảo trì (Mantenance Station)
Hệ thống Bus:
Bus hệ thống: Dùng Dual Industrial Ethernet
Bus Trưòng: Dùng Foundation Field Bus.
5.2 PlantScape của Honeywell.
Hình 2.10 Hệ điều khiển Plantscape của Honeywell
Đặc điểm hệ thống:
Plantscape là một giải pháp điều khiển quá trình kỹ thuật của hãng Honeywell. Nó thiết lập một tiêu chuẩn mới trong hệ thống điều khiển lai theo cấp bậc, khả năng vận hành mềm dẻo và dễ dàng. Phần quan trong nhất của Plantscape là hệ điều hành Window2000 dựa trên kiến trúc Client-Server. Plantscape có các đặc điểm sau:
Hệ điều hành Windows Server với các nhiệm vụ như lưu trữ dữ liệu, cảnh báo, báo động, giao diện người máy.
Công nghệ Web dùng cho giao diện người máy tạo nên độ tin cậy, thuận tiện, có thể vận hành từ xa, giao diện người máy dựa trên các file HTML theo chuẩn công nghiệp
Bộ điều khiển lai hỗ trợ khả năng điều khiển tích hợp chính xác
Các công cụ hướng đối tượng thuận tiện và dễ dàng xây dựng.
Các phần tử cơ bản:
Các trạm điều khiển: Bộ điều khiển C200.
Trạm vận hành IPC+ Wins2000 hoặc Windows Server + giao diện Web.
Trạm kỹ thuật: IPC + Tool
Vào ra: Chassis Series A (CIOM-A), Rail Series A (RIOM- A) và Rail Series H (CIOM- H) cho môi trường khắc nghiệt.
Bus trường: ControlNet, Foundation FieldBus
Bus hệ thống: Control Net, LAN.
5. 3 Hệ điều khiển PCS 7 của SIEMENS.
Hình 2.11 Hệ điều khiển PCS7 của Siemens
Các thành phần cơ bản:
Các trạm điều khiển: SIMATIC S7-400
Trạm vận hành IPC + OS Software (WinCC)
Trạm kỹ thuật: IPC+OS Engineering (SIMATIC Manager, CFC, SFC, SCL, NETPRO, HARDWARECONFIG....)
Vào ra phân tán: ET200M + S7-300 I/O module
Bus trường: Profibus-DP
Bus hệ thống: Industrial Ethernet – Profibus FMS
Các trạm BATCH/IT: IPC + Phần mềm bổ xung.
5. 4 Hệ điều khiển CENTUM 3000 của Yokogawa.
Hình 2.12 Hệ thống Centum CS 3000
Các thành phần cơ bản của hệ thống:
Trạm giao diện người máy (HIS): Sử dụng làm giao diện vận hành, giám sát và thực hiện các chức năng kỹ thuật. Xây dựng trên nền máy tính công nghiệp cộng với Windows 2000 (Service pack 3 trở lên) hoặc Windows XP (Service Pack 1 trở lên).
Trạm điều khiển hiện trường (FCS – Field Control Station): là thiết bị thực hiện nhiệm vụ điều khiển quá trình.
Trạm kỹ thuật (ES – Engineering Station): Chứa toàn bộ các công cụ để cấu hình hệ thống.
Hệ thống Bus:
+ Bus điều khiển: Vnet
+ Bus hệ thống: Ethernet.
CHƯƠNG 3
TÌM HIỀU VỀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ TOÀ NHÀ WEBCTRL CỦA ALC
1. Giới thiệu về hệ thống tự động hoá toà nhà
Trong thời đại ngày nay, việc xây dựng các toà nhà cao tầng để làm văn phòng, trường học, bệnh viên, chung cư…trở nên phổ biến. Chúng ngày càng trở nên hiện đại, tiện nghi để phục vụ các yêu cầu ngày càng cao của con người. Giải pháp kết hợp hệ thống các thiết bị cơ điện sử dụng trong toà nhà với công nghệ tự động hoá nhằm đem lại khả năng tự hoạt động (hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng,…) đã không còn là điều mới mẻ nữa. Tuy nhiên vấn đề sống còn của giải pháp này lại nằm ở chỗ làm sao có thể quản lý chúng trong một hệ thống thống nhất. Các hệ thống tự động hoá toà nhà (BMS) đã ra đời để giải quyết bài toán này.
Nhiệm vụ chính của hệ thống BMS là điều khiển, giám sát, quản lý các thiết bị cơ/điện trong một tòa nhà cao tầng, giúp cho việc vận hành, bảo dưỡng và quản lý tòa nhà một cách thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.
Hệ thống BMS được phát triển dựa trên nền kiến trúc của một hệ điều khiển phân tán với các bộ điều khiển số trực tiếp DDC (Direct Digital Controler) được kết nối với hệ thống mạng tầng ( Floor Networks); các bộ điều khiển, định tuyến cấp cao hơn liên kết các DDC với hệ thống mạng Backbone của tòa nhà (TCP/IP). Chuẩn giao tiếp của các hệ thống này thường là Bacnet hoặc LON.
LON là một chuẩn giao tiếp được phát triển từ rất sớm, nó cho phép các thiết bị, hệ thống khác nhau trong tòa nhà cùng tuân theo chuẩn LON có thể kết nối chung với nhau trên một hệ thống mạng ngang hàng (pear to pear network). Ưu điểm của chuẩn giao tiếp này là nó cho phép chia sẻ dữ liệu điều khiển ở cấp độ mạng trường giữa các h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BK-37.docx