Tài liệu Đề tài Trượt chuyển vạt kết mạc vùng rìa phối hợp áp mitomycin trong phẫu thuật mộng thịt qua 107 mắt – Ngô Văn Phượng: 28
TRƯỢT CHUYỂN VẠT KẾT MẠC VÙNG RÌA PHỐI HỢP ÁP
MITOMYCIN TRONG PHẪU THUẬT MỘNG THỊT QUA 107
MẮT
Ngô Văn Phượng
Bệnh viện 175-Bộ Quốc phòng
Tóm tắt
Đánh giá sự an toàn, tính hiệu quả của phương pháp trượt chuyển vạt kết mạc
vùng rìa phối hợp với áp Mitomycin 1 lần trong phẫu thuật điều trị mộng thịt nguyên
phát và tái phát trên 107 mắt của 80 bệnh nhân, qua thời gian theo dõi trung bình 12
tháng.
Kết quả: tỷ lệ tái phát 2,8%, không có trường hợp nào đe doạ giảm thị lực và
các biến chứng khác. Đây là phẫu thuật ít sang chấn nhất, có tỷ lệ tái phát thấp nhất.
Mộng thịt là một tổ chức kết mạc
đàn hồi, tân tạo, thường gặp ở góc trong
khe mi, có tính chất tiến triển xâm lăng
vào giác mạc, đe doạ thị lực và thẩm mỹ.
Theo thống kê của Viện mắt Trung ương
Hà nội 1996, tỷ lệ người bị mộng thịt
chiếm 5,24% trong tổng dân số điều tra.
Do tỷ lệ tái phát cao 30-50%[4],
nên vấn đề chính trong phẫu thuật mộng
là ngăn ngừa tái phát. Có nhiều phương
pháp ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trượt chuyển vạt kết mạc vùng rìa phối hợp áp mitomycin trong phẫu thuật mộng thịt qua 107 mắt – Ngô Văn Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28
TRƯỢT CHUYỂN VẠT KẾT MẠC VÙNG RÌA PHỐI HỢP ÁP
MITOMYCIN TRONG PHẪU THUẬT MỘNG THỊT QUA 107
MẮT
Ngô Văn Phượng
Bệnh viện 175-Bộ Quốc phòng
Tóm tắt
Đánh giá sự an toàn, tính hiệu quả của phương pháp trượt chuyển vạt kết mạc
vùng rìa phối hợp với áp Mitomycin 1 lần trong phẫu thuật điều trị mộng thịt nguyên
phát và tái phát trên 107 mắt của 80 bệnh nhân, qua thời gian theo dõi trung bình 12
tháng.
Kết quả: tỷ lệ tái phát 2,8%, không có trường hợp nào đe doạ giảm thị lực và
các biến chứng khác. Đây là phẫu thuật ít sang chấn nhất, có tỷ lệ tái phát thấp nhất.
Mộng thịt là một tổ chức kết mạc
đàn hồi, tân tạo, thường gặp ở góc trong
khe mi, có tính chất tiến triển xâm lăng
vào giác mạc, đe doạ thị lực và thẩm mỹ.
Theo thống kê của Viện mắt Trung ương
Hà nội 1996, tỷ lệ người bị mộng thịt
chiếm 5,24% trong tổng dân số điều tra.
Do tỷ lệ tái phát cao 30-50%[4],
nên vấn đề chính trong phẫu thuật mộng
là ngăn ngừa tái phát. Có nhiều phương
pháp điều trị phối hợp nhằm hạ thấp tỷ lệ
tái phát. ở nước ngoài, nếu như cách đây
10 năm, cắt mộng đơn thuần có tỷ lệ tái
phát 55%, thì với ghép kết mạc tự thân
hiện nay, tỷ lệ tái phát chỉ còn 10,3%[5].
Lucio Burato vừa ghép mộng vừa phối
hợp áp Mitomycin (MMC) đã hạ tỷ lệ tái
phát còn 6%.
ở trong nước, Lê Thị Ngọc Lan
Bệnh viện Mắt trung ương Hà nội điều
trị cắt mộng đơn thuần phối hợp áp
MMC có tỷ lệ tái phát 4%. Nguyễn Văn
Đàm, Quân y viện 103 điều trị ghép kết
mạc vùng rìa tự thân có tỷ lệ tái phát
11,36%[1]. Tại Bệnh viện Mắt TP Hồ
Chí Minh, Trịnh Bạch Tuyết ghép kết
mạc rời của chính thân mộng có tỷ lệ tái
phát 4,5%[2], Trần Hải Yến ghép kết
mạc xoay phối hợp áp MMC có tỷ lệ tái
phát 5,1% so với nhóm chứng ghép kết
mạc xoay mà không áp MMC tái phát
36,1%[3].
Mục đích của chúng tôi nhằm đánh
giá sự an toàn, tính hiệu quả của phương
pháp trượt chuyển vạt kết mạc vùng rìa
(ghép xoay tại chỗ) phối hợp với áp
MMC trong điều trị mộng thịt nguyên
phát và tái phát, hy vọng đề xuất 1
phương pháp phẫu thuật mộng thịt ít
sang chấn nhất, có tỷ lệ tái phát thấp
nhất.
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP
29
1. Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân được chẩn đoán mộng
thịt nguyên phát và tái phát ở các giai
đoạn (theo phân loại về giải phẫu học
của Cornand), không có bệnh lý viêm kết
mạc, giác mạc đi kèm, từ tháng 10 / 2002
đến 6 / 2004.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Loạt ca ngẫu nhiên, tiền cứu theo
chiều dọc.
3. Kỹ thuật mổ:
- Bóc tách đầu và thân mộng, tách
kết mạc sát rìa ra 2 phía trên và dưới, lấy
bỏ tổ chức xơ dưới thân mộng.
- Làm sạch diện củng mạc và giác
mạc nơi mộng xâm lấn.
- Cắt bỏ mẩu kết mạc hình tam giác
đều cạnh 3mm ở phía dưới.
- áp 1 lần MMC 0,2mg/ml dưới kết
mạc và diện củng mạc đã bộc lộ trong 3
phút, rửa lại bằng Nacl 0,9%/ 20ml.
- Trượt chuyển vạt kết mạcvùng rìa
phía trên phủ lên diện củng mạc đã bộc
lộ (ghép xoay tại chỗ).
- Khâu 1 mũi chỉ silk 8/0 ở đầu
mộng xuống kết mạc cùng đồ dưới.
Sơ
Sơ đồ phẫu thuật: A trượt đến B,B trượt đến D
Khâu 1 mũi chỉ silk 8/0 ở đầu mộng với kết mạc cùng đồ dưới
4. Theo dõi, đánh giá:
- Thị lực, nhãn áp, các biến chứng
- Thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng,
nhiều nhất 18 tháng, trung bình 12 tháng.
- Theo dõi sự tái phát, chúng tôi
dùng định nghĩa tái phát theo Allan: Đó
là sự xuất hiện mô xơ-mạch máu trong
nền mộng bị cắt bỏ với đầu mộng xâm
lấn vào vùng rìa cho đến giác mạc, được
quan sát dưới sinh hiển vi [2].
KếT QUả
- Từ tháng 10/ 02 đến 6/ 04 có 80
bệnh nhân với 107 mắt, MP:31, MT:22,
2M:27.
- Tuổi thấp nhất 27, cao nhất 86,
trung bình 54 tuổi.
- Nam 42 trường hợp, nữ 38 trường
hợp.
- Mộng nguyên phát 98 mắt (91,6%)
- Mộng tái phát 9 mắt (8,4%)
29
- Thị lực như trước mổ 101 mắt
(94%), tăng 2 hàng trên bảng thị lực trở
lên 7 mắt (6%). Không có trường hợp
nào đe doạ giảm thị lực và những biến
chứng như viêm giác mạc chấm, kết mạc
chậm liền, u hạt kết mạc, nhuyễn củng
mạc
- Tỷ lệ tái phát 3/107 (2,8%).
BàN LUậN
Mộng thịt là bệnh rất thường gặp,
đặc biệt ở xứ nhiệt đới, nó được coi như
hậu qủa của tổn hạị do tia cực tím với sự
suy thoái lớp sợi ở mô liên kết dưới biểu
mô. Cơ sở của việc ghép kết mạc điều trị
mộng thịt dựa vào 2 thuyết chính : thuyết
về cơ chế rào cản và thuyết về tế bào
mầm. Sự rối loạn chức năng tế bào mầm
ở vùng rìa làm mất đi hàng rào chắn
ngăn cách giữa kết mạc và biểu mô giác
mạc vùng rìa; Từ đó tạo ra các tế bào
mầm vùng rìa đột biến hay gọi là tế bào
mộng (pteryum cells).
Gần đây, người ta nói đến vai trò
của những tế bào mầm định cư vùng rìa.
Tế bào này có vai trò tự tái sinh và bù
đắp lại các tế bào đã bị mất. Miếng ghép
kết mạc có thể cung cấp những tế bào
mầm khoẻ mạnh và có thể chứa một loại
yếu tố tăng trưởng đặc biệt gọi là
Cytokine có chức năng ngăn ngừa sự
tăng sinh của mô sợi ở vùng rìa.
Phương pháp ghép kết mạc tự thân
đã có nhiều báo cáo chứng minh tính
hiệu quả (ít tái phát) hơn so với cắt mộng
đơn thuần. Tuy nhiên cũng có nhiều cách
ghép khác nhau. Có tác giả ghép kết mạc
của chính thân mộng nhưng xoay 180 độ
(Trịnh Bạch Tuyết), có tác giả ghép kết
mạc rời hoặc di chuyển bằng cách tạo
thêm đường rạch kết mạc vuông góc với
rìa ở 12h (Trần Hải Yến). Chúng tôi
chọn phương pháp trượt chuyển vạt kết
mạc vì tổ chức kết mạc rất đàn hồi, chỉ
cần tách sát rìa về phía 12h, ít phải cắt
trên tổ chức kết mạc mà vẫn bảo đảm
phủ được giác củng mạc vùng mộng xâm
lấn bằng tổ chức kết mạc lành.
Nếu chỉ ghép kết mạc tự thân
không thôi, tỷ lệ tái phát là11,36%[1]
(Nguyễn Văn Đàm) hoặc 36,1% [3]
(Trần Hải Yến). Để giảm thiểu tỷ lệ tái
phát, nhiều tác giả vừa phẫu thuật ghép
kết mạc vừa phối hợp áp MMC như
Lucio Burato có tỷ lệ tái phát 6%, Trần
Hải Yến có tỷ lệ tái phát 5,1%.
MMC là chất chống ung thư được
chiết xuất từ nấm Streptomyces 1956 tại
Nhật, ức chế chọn lọc lên AND, ARN do
đó ức chế tổng hợp protein của tế bào,
ngăn chặn tăng sinh mô sợi, được sử
dụng lần đầu dưới dạng nhỏ sau phẫu
thuật mộng thịt tại Nhật 1963, tại Mỹ
1988. Tỷ lệ tái phát giảm đáng kể cộng
với sự đơn giản trong cách sử dụng đã
làm cho MMC ngày càng được sử dụng
rộng rãi. Tuy nhiên, MMC nhỏ nhiều lần
và nhiều ngày sau phẫu thuật đã dẫn đến
những biến chứng nặng nề như hoại tử
củng mạc, nhuyễn củng mạc do vậy
người ta đã chuyển sang dùng MMC
dưới dạng áp 1 lần trong phẫu thuật.
Về nồng độ và thời lượng áp,
chúng tôi chọn 0,2mg/ml trong 3 phút
như 1 số tác giả vì thấy chúng an tòan,
không biến chứng, ổ định và tỷ lệ tái phát
thấp (Bảng 1).
28
Bảng 1- So sánh kết quả áp MMC ở nồng độ và thời gian khác nhau
Tác giả n
Nồng độ
MMM
Thời
gian
áp thuốc
Tái phát
Nhóm MMC
Tái phát
Nhóm
chứng
Cardillo J.A (1995) 45 0,2mg/ml 3 phút 6,66% 29,27%
Lam D.S.C (1995) 28 O,4mg/ml 5 phút 8,6% 72%
Demirok A. (1997) 17 0,2mg/ml 3 phút 5,9% 40%
Trần Hải Yến (2000) 39 0,2mg/ml 3 phút 5,1% 36,1%
Ngô Văn Phượng
(2004)
107 0,2mg/ml 3 phút 2,8%
Một nghiên cứu về hậu quả lâu
dài của MMC trên chiều dày củng mạc
và biểu mô giác mạc với 24 mắt cho
thấy: không tái phát sau 6 năm, biểu mô
kết mạc vẫn giữ kiểu hình bình thường,
mật độ tế bào hình đài giảm 4 lần so với
vùng không áp (300TB/mm² so với
2000TB/mm²), không có sự khác biệt về
chiều dày củng mạc nơi cắt và nơi không
cắt.
Chúng tôi có 7 mắt tăng 2 hàng
thị lực trở lên, đây là những mắt có mộng
độ III, đầu mộng che diện đồng tử và trục
quang học nên sau mổ thị lực tăng.
Vấn đề thời gian theo dõi tái phát,
Montropasqua nhận thấy chỉ cần theo dõi
1 năm là đủ đánh giá hơn 97% tái phát
[5]. Thời gian theo dõi của chúng tôi
trung bình là 1 năm.
KếT LUậN
Qua 80 bệnh nhân, với 107 mắt
được phẫu thuật theo phương pháp trượt
chuyển vạt kết mạc vùng rìa phối hợp áp
MMC đã cho kết quả rất khả quan: Tỷ lệ
tái phát là 2,8%, không có trường hợp
nào đe doạ giảm thị lực và những biến
chứng khác. Đây là phẫu thuật ít gây
sang chấn nhất, đạt hiệu quả nhất, được
chúng tôi áp dụng tại khoa mắt Bệnh
viện 175 từ 1/2003 đến nay.
TàI LIệU THAM KHảO
1. Nguyễn Văn Đàm: Mổ mộng ghép kết mạc vùng rìa tự thân và trượt
chuyển vạt kết mạc vùng rìa, kế quả bước đầu qua 44 trường hợp. Kỷ yếu
Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù loà và hội nghị KHKT ngành
nhãn khoa toàn quốc 2002-2004.
2. Trịnh Bạch Tuyết, Lê Minh Thông: Phương pháp mổ mộng bằng cách
ghép kết mạc rời của chính thân mộng. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập
7. Phụ bản số 1, 2003.
29
3. Trần Hải Yến: Phòng ngừa mộng tái phát bằng áp Mitomycin trong phẫu
thuật điều trị mộng nguyên phát. Bản tin nhãn khoa, Số 9 – 2001.
4. Duke-Elder S. System Of ophthalmology. Volume VIII: Diseases Of the
outer Eye. Part 1 : Conjunctiva. Henry Kimpton. London 1965; 573-82.
5. E. Kammoun, V. Kharrat. J. Fr. Ophtalmol, 2001, 28, 823-828.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_truot_chuyen_vat_ket_mac_vung_ria_phoi_hop_ap_mitomyc.pdf