Tài liệu Đề tài Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010: Chương I
Tổng quan về hoạt động du lịch Việt Nam
I, Vai trò, vị trí của hoạt động Du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Khái quát chung về hoạt động du lịch
1.1 Khái niệm du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá-xã hội của người dân. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi như một ngành công nghiệp - công nghiệp du lịch, và hiện nay ngành “công nghiệp” này chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia.
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩ...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
Tổng quan về hoạt động du lịch Việt Nam
I, Vai trò, vị trí của hoạt động Du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Khái quát chung về hoạt động du lịch
1.1 Khái niệm du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá-xã hội của người dân. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi như một ngành công nghiệp - công nghiệp du lịch, và hiện nay ngành “công nghiệp” này chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia.
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” được dịch thông qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc lại gọi thuật ngữ này là du lãm với ý nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.
Cho đến tận ngày nay, nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, và dưới mỗi góc độ khác nhau nên mỗi người có một khách hiểu về du lịch khác nhau. Cách tiếp cận tốt nhất là tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó.
Du lịch có thể được hiểu là:
Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe hay nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc nhận địch rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, không ít người chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội. Nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết... Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
1.2 Sản phẩm du lịch và các đặc điểm
Sản phẩm du lịch khác với nhiều sản phẩm đơn thuần. Sản phẩm du lịch chủ yếu là các dịch vụ đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức vật chất và phi vật chất nên có tính chất rất đặc thù.
Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau:
Sản phẩm du lịch được bán cho khách trước khi họ thấy hay trước khi họ hưởng thụ, du khách trả tiền trước cho nhà cung cấp hay cho các tổ chức trung gian. Sản phẩm du lịch là một sản phẩm trừu tượng không thể định trước về mặt số lượng và chất lượng cụ thể.
Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống... và những loại hình dịch vụ khác.
Sản phẩm du lịch là sản phẩm không thể tồn kho, chu kỳ sống dài và không thể tăng theo ý muốn của các nhà kinh doanh một cách nhanh chóng.
Sản phẩm du lịch được bán ra một nơi có khoảng cách rất xa cho nên muốn tiêu thụ được phải qua nhiều kênh phân phối hoặc có sự phối hợp của nhiều quốc gia trong cùng một chuyến đi của du khách.
Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay thế, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, tình hình kinh tế - xã hội. Đồng thời sản phẩm du lịch thường bị chi phối và mất cân đối bởi tính thời vụ.
1.3 Các hình thức du lịch hiện nay
Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, có thể phân các loại hình du lịch thành các nhóm như sau: du lịch văn hoá, du lịch điền dã, du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch công vụ...
Nhìn chung, xu thế du lịch thế giới ngày nay diễn ra theo hai thể loại là du lịch xanh và du lịch văn hoá.
Du lịch xanh là hoà mình vào thiên nhiên xanh với nhiều mục đích khác nhau như ngắm cảnh, tắm biển, leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh ... Trong du lịch xanh, xu hướng du lịch điền dã (du lịch sinh thái) đến các làng quê ngày càng thu hút nhiều du khách.
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch giúp cho du khách thấy được bề dày lịch sử, văn hoá, các phong tục tập quán của các địa phương bao gồm hệ thống đình chùa, nhà thờ, lễ hội dân gian; các phong tục tập quán về ăn mặc, nhà ở, giao tiếp...
Đi sâu vào các thể loại du lịch cụ thể, theo cách tiếp cận truyền thống thì có các loại hình du lịch cơ bản như sau:
Căn cứ vào thành phần của khách: du lịch thượng lưu, bình dân, ba lô...
Căn cứ vào phương tiện giao thông: du lịch xe đạp, tàu thuỷ, máy bay...
Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng: du lịch trọn gói, du lịch không trọn gói.
Căn cứ hình thức tổ chức: du lịch theo đoàn, theo gia đình, cá nhân...
2. Vai trò, vị trí của hoạt động du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Là ngành công nghiệp “không khói”, bỏ vốn ít mà quay vòng lại nhanh, Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công bố du lịch là công nghệ lớn nhất thế giới, vượt lên cả công nghệ sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp.
Du lịch có thể tạo ra sự kích thích thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng có hai mặt của vấn đề: những đánh giá tốt về du lịch trên phương diện này thì có thể lại có hại trên phương diện khác. Nếu cho rằng du lịch luôn mang lại lợi ích kinh tế là không chính xác và cũng tương tự như vậy khi cho rằng du lịch luôn tạo ra các mặt trái trong kinh tế là không đúng.
Mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương phải tự tiến hành phân tích và rút ra được các kết luận của chính mình trên cơ sở các tình huống riêng biệt như: liệu phát triển du lịch sẽ có ảnh hưởng tích cực, và liệu có nên khuyến khích sự phát triển của du lịch?
Một trong những khó khăn lớn nhất của công việc phân tích trên là sự khác biệt giữa những nước phát triển với các nước đang phát triển. Sự khác biệt giữa hai nền kinh tế đó làm cho việc rút ra được các kết luận chung và có giá trị là rất khó khăn.
Bài viết này chỉ xin đề cập đến những tác động của du lịch đối với nền kinh tế của những nước đang phát triển như Việt Nam.
2.1 Du lịch-hoạt động xuất khẩu tại chỗ làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và cải thiện cán cân thương mại quốc gia.
Đối tượng phục vụ chủ yếu của ngành Du lịch là khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Khách du lịch quốc tế đến mang theo tiền từ các quốc gia khác. Tại nước đến du lịch, du khách sẽ dùng ngoại tệ hoặc dùng tiền của nước sở tại đã được chuyển đổi từ ngoại tệ để mua hàng hoá và sử dụng dịch vụ. Các hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch gồm: đồ ăn, thức uống, phòng nghỉ, phương tiện đi lại; thăm quan tìm hiều văn hoá, phong tục, tập quán; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, y tế... và các loại hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp, hàng nông sản thực phẩm... mà khách du lịch mua mang về nước. Như vậy, khi khách du lịch quốc tế đến, đất nước thu được một lượng ngoại tệ do cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho du khách. Do đó, du lịch giống một ngành xuất khẩu, một “ngành xuất khẩu tại chỗ” đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước.
ở một số nước, du lịch được coi là một loại hàng hoá xuất khẩu có giá trị như khoáng sản hoặc nông sản. Thậm chí, du lịch còn có giá trị to lớn hơn bởi nó không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước như ngành khai khoáng và cũng không quá phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết như ngành nông nghiệp. Ưu thế nổi trội của ngành Du lịch thể hiện ở việc thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” nhiều mặt hàng, không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, hạ giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng mua hàng hóa với giá thấp, người sản xuất bán được hàng hoá cao hơn so với chi phí, điều này có tác dụng kích thích sản xuất và tiêu dùng phát triển. Cũng do xuất khẩu tại chỗ nên du lịch có thể xuất khẩu được những mặt hàng tươi sống khó bảo quản và thường gặp nhiều rủi ro như: hoa, rau quả tươi, thực phẩm.... Nhiều mặt hàng phục vụ khách tiêu dùng tại chỗ nên không cần đóng gói, vận chuyển, bảo quản phức tạp và tốn kém.
Phát triển ngành kinh tế du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế là chiến lược quan trọng nhằm nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục tiêu tăng thu ngoại tệ, cải thiện nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Thiếu ngoại tệ thường gây ra sự hạn chế chủ yếu về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt là một nước đang phát triển như Việt Nam thì việc có ngoại tệ để nhập khẩu công nghệ nhằm cải thiện nền công nghiệp và nâng cấp hệ thống giao thông, nguồn năng lượng là điều quan trọng sống còn. Và, du lịch chính là một cứu cánh giúp cung cấp nguồn ngoại tệ quý giá đó.
Phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Việc phát triển du lịch quốc tế có thể giúp các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển như Việt Nam “xuất siêu” vì những lý do sau:
Một là, hướng vận động của luồng khách du lịch thế giới hiện nay thường xuất phát từ những nước phát triển sang những nước có nền kinh tế đang và chậm phát triển. Do điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của dân cư những nước phát triển cao hơn nhiều lần so với những nước đang phát triển, nên họ sẽ đi du lịch nước ngoài nhiều hơn, và mức độ chi tiêu của dân cư những nước có nền kinh tế phát triển cũng cao hơn nhiều so với những nước khác. Đây chính là một cơ hội tốt để các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam bổ sung ngân sách và cải thiện cán cân thương mại quốc gia.
Hai là, khu vực những nước đang phát triển và chậm phát triển thường là một môi trường mới, một miền đất khá mới mẻ, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đây cũng chính là một nguyên nhân thu hút khách du lịch quốc tế vì ngoài mục đích du lịch, thăm quan những nền văn minh khác nhau trên thế giới, khám phá sự khác biệt giữa nền văn hoá Tây Âu và Đông Âu còn có mục đích kiếm tìm cơ hội đầu tư. Nguồn ngoại tệ được rót vào qua kênh đầu tư là một nhân tố quan trọng giúp cải thiện cán cân thương mại quốc gia.
Ba là, khi vấn đề ô nhiễm môi trường và cuộc sống ồn ào nơi đô thị trở thành vấn đề bức xúc thì con người càng mong có thời gian để trở về hoà mình với thiên nhiên, tạm gác lại những lo toan, hối hả thường ngày. Vì vậy, du lịch sinh thái và du lịch điền dã, khám phá những miền đất lạ, hoang sơ chính là xu hướng phát triển của du lịch hiện nay. Xu hướng này đem lại cơ hội phát triển lớn cho ngành Du lịch ở những nước đang và chậm phát triển vốn có nhiều tiềm năng trong việc phát triển những loại hình du lịch này vì vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên sơ của thiên nhiên. Du lịch quốc tế phát triển chính là một điều kiện để thực hiện “xuất siêu”, cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại quốc gia.
2.2 Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân.
Du lịch vốn là một ngành kinh doanh “béo bở”. Từ lâu, du lịch đã được coi là một “ngành công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng” của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, du lịch là một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất. Các thương gia trên khắp thế giới rất tích cực trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển có nhiều tiềm năng du lịch và có đang có chiến lược khuyến khích phát triển du lịch để biến ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Không chỉ tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, du lịch còn là một biện pháp hữu hiệu trong việc huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân thông qua việc xã hội hóa du lịch, (có thể hiểu là toàn dân làm du lịch) dựa trên cơ sở phổ biến, tuyên truyền về những lợi ích mà du lịch đem lại cho chính họ và cho đất nước họ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc huy động nguồn nội lực phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
2.3 Du lịch thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành kinh tế khác
Sản phẩm du lịch mang tính chất liên ngành và có mối quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế nên sự phát triển của ngành Du lịch tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa, dịch vụ tăng lên đáng kể. Chẳng hạn như nhu cầu tăng lên về sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ... sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy những ngành này phát triển. Tương tự như vậy đối với tất cả các ngành kinh tế khác. Ngược lại, sự phát triển của các ngành kinh tế khác lại chính là một động lực to lớn giúp du lịch phát triển.
Để rõ hơn về vấn đề này, xin đơn cử mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Giao thông vận tải. Du lịch giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của ngành Giao thông vận tải. Hai ngành này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đặc biệt là mối quan hệ nhân quả mật thiết giữa ngành Du lịch và ngành Hàng không. Một trong những mục tiêu cụ thể của ngành Hàng không là phục vụ cho việc phát triển và khai thác tiềm năng to lớn của Du lịch Việt Nam. Việc mở rộng các cửa ngõ quốc tế, phát triển mạng đường bay quốc tế và nội địa, nâng cấp và mở rộng hệ thống cảng Hàng không chính là góp phần mở rộng khả năng về cơ sở hạ tầng của ngành Du lịch. Sự phát triển của thị trường du lịch lại là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường vận tải Hàng không, tạo thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam. Trong thời gian qua, hai ngành Hàng không và du lịch đã có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả. Việc ký thoả thuận liên ngành tăng cường hợp tác du lịch - Hàng không năm 1999 chính là nhằm thể chế hoá và thúc đẩy sự hợp tác giữa hai ngành.
Như vậy, thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, sự phát triển của ngành du lịch sẽ giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Đồng thời, điều này cũng nghĩa là cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân cũng thay đổi theo hướng phù hợp. Hơn nữa, du lịch không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về chất mà còn cả về lượng. Lý do là, để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao của khách du lịch thì một trong những điều kiện tiên quyết là các hàng hóa, dịch vụ phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Do đó, các ngành cần phải tự hoàn thiện mình để chủ động đón nhận những cơ hội mà du lịch đem lại.
2.4 Du lịch là phương tiện hữu hiệu quảng bá cho sản xuất địa phương và phát triển các vùng đặc biệt
Ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây dựng... Đồng thời, du lịch cũng tạo ra khả năng để tăng khối lượng sản xuất của địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ sung thêm từ du khách. Ngoài ra, những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm... từ những làng nghề đang bị mai một vì người dân địa phương không còn quan tâm đến sẽ lại được khôi phục và phát triển.
Du lịch thường được gọi là ngành công nghiệp “sạch” bởi vì nó không cần hầm mỏ cũng như các nhà máy chế biến. Ngoài ra, nó còn được coi là ngành tăng trưởng nhanh vì một khi các yêu cầu cơ bản được đáp ứng thì số khách du lịch có thể tăng lên với tỷ lệ rất cao. Một khu vực có thể là một điểm du lịch có lợi thế ngay cả khi nó hầu như chưa có một thứ tiện nghi nào miễn là nó có một số điểm hấp dẫn du khách. Hơn nữa, nếu khu vực đó, vùng đó có rất ít điểm hấp dẫn tự nhiên nhưng vẫn có thể tạo ra sự hấp dẫn nhân tạo thu hút khách thăm quan như trung tâm thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc trung tâm thương mại...
Cùng với các lợi thế của mình, du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng có khó khăn nhất định của một quốc gia, như các vùng sâu, vùng xa. Để phát triển các điểm du lịch hấp dẫn ở các vùng đặc biệt, Nhà nước sẽ giúp đỡ phát triển các cơ sở hạ tầng, đưa lực lượng lao động đến khu vực đó, xây dựng nhà ở và các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh, truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc. Mặt khác, phát triển du lịch làm cho người dân địa phương trước đây không muốn đến sinh sống ở những vùng này nay nhận thức được các lợi ích do du lịch mang lại như: thu nhập cao hơn, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, đời sống văn hoá tinh thần phong phú hơn nên đã chuyển đến và yên tâm định cư tại các khu vực này.
2.5 Khuyến khích nhu cầu tiêu dùng trong nước
Đồng tiền mà du khách chi tiêu là đồng tiền “mới” tại một khu vực vì du khách mang tiền từ một nơi này đến một nơi khác. Những đồng tiền mới này được sử dụng để chi trả cho các khoản phát sinh trong kỳ nghỉ của du khách. Từ những chi tiêu ban đầu đó của du khách làm nảy sinh các quá trình chi tiêu tiếp theo của các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch, người lao động và những cơ sở kinh doanh khác. Ví dụ như, các cơ sở kinh doanh và nhà hàng sẽ phải trả lương cho nhân viên. Các nhân viên được trả lương sẽ sử dụng tiền lương và tiền thưởng để trả các khoản chi cho nhu cầu cá nhân và gia đình, hoặc để giành cho các khoản chi trong tương lai. Ngoài ra, các nhà hàng và cơ sở kinh doanh này sẽ phải trả tiền cho những người cung cấp (các cơ sở thương mại). Đến lượt mình, các nhà cung cấp sử dụng tiền thu được để chi trả cho những người sản xuất trực tiếp. Như vậy, đồng tiền chi tiêu của du khách được sử dụng vài lần tạo nên một chuỗi chi tiêu - thu nhập - chi tiêu - thu nhập... và lan truyền đi khắp khu vực giúp khuyến khích nhu cầu trong nước phát triển.
2.6 Du lịch góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động
Du lịch trực tiếp tạo ra việc làm cho lao động tại các khu du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên đang làm việc trong các khách sạn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các nhà hàng... Du lịch là một ngành tạo ra nhiều việc làm nhưng điều quan trọng là phải nhìn nhận sâu hơn loại công việc mà nó tạo ra, cả công việc lao động trí óc và lao động chân tay.
Công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, bán hàng và marketing. Du lịch tạo ra công việc cho các nhà quản lý như: quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, quản lý hệ thống thông tin, giám đốc marketing, bếp trưởng... Đây là những công việc đòi hỏi trình độ cao, còn lại phần lớn công việc đòi hỏi kỹ năng không cao như phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp và khuân vác. Nói tóm lại, du lịch là một ngành dễ thu nhận lao động và có thể tạo ra một khối lượng việc làm khổng lồ cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội mà không hạn chế ở những yêu cầu về trình độ học vấn và trình độ quản lý.
Ngoài ra, du lịch còn gián tiếp tạo thêm việc làm cho các ngành và lĩnh vực khác vì sự phát triển của du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như đã phân tích trên đây.
II, Tổ chức ngành Du lịch Việt Nam
Hiện nay, tổ chức quản lý chuyên ngành du lịch ở nước ta gồm có 2 cấp: Tổng cục Du lịch (cấp Trung ương) và các Sở Du lịch (cấp địa phương). Riêng về cấp Sở, tính đến nay, trên cả nước chỉ mới có 14 tỉnh và thành phố chính thức thành lập Sở Du lịch, còn lại là 47 Sở Thương mại - Du lịch (theo Tổng cục Du lịch).
1. Tổng cục Du lịch Việt Nam
Tổng cục Du lịch Việt Nam là cơ quan trực thuộc chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trong phạm vi cả nước trên các mặt: quy hoạch, kế hoạch; hợp tác quốc tế, đào tạo cán bộ; nghiên cứu ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ trong lĩnh vực du lịch.
Sơ đồ tổ chức tổng cục du lịch việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)
2. Sở Du lịch và Sở Thương mại - Du lịch
Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh, thành phố có 2 loại hình tổ chức: Sở Du lịch và Sở Thương mại - Du lịch. Đây chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương.
Cơ cấu tổ chức Du lịch Việt Nam
Chú thích:
Các vụ chức năng gồm: Văn phòng, Vụ du lịch và hợp tác đầu tư, Vụ kinh tế kế hoạch, Vụ khách sạn, Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo.
Các đơn vị sự nghiệp gồm: Viện nghiên cứu và phát triển du lịch (ITDR), Tạp chí Du lịch, Trường du lịch Việt Nam.
Mô hình tổ chức quản lý du lịch trên đây được phân ra thành hai hệ thống quản lý du lịch là quản lý theo ngành và theo lãnh thổ như sau:
Hệ thống tổ chức quản lý theo ngành:
Gồm Tổng Cục Du lịch và các Sở du lịch, có chức năng:
Tạo lập chiến lược phát triển du lịch tại địa phương.
Hướng dẫn, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến du lịch tới các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và nhân dân.
Thông tin, phổ biến các định hướng chiến lược và dự báo phát triển du lịch quốc tế, trong nước và tại địa phương.
Đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư và thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Phối hợp đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nghiên cứu ứng dụng, tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng cao.
Hệ thống tổ chức quản lý theo lãnh thổ:
Gồm Uỷ ban nhân dân và các Sở Du lịch, có chức năng:
Quản lý, quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch tại địa phương.
Quản lý các hoạt động đầu tư và phát triển du lịch, môi trường và an ninh quốc gia nhằm đảm bảo an toàn cho du khách trong thời gian lưu trú tại Việt Nam.
Quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn như: cấp giấy phép, phổ biến và giám sát các bộ luật, quy định về kinh doanh và sử dụng lao động; đồng thời giám sát chất lượng, giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, nội dung thông tin quảng cáo có liên quan đến du lịch tại địa phương.
Nhận xét:
Việc đề ra mô hình tổ chức quản lý du lịch gồm hai hệ thống quản lý du lịch theo ngành và theo lãnh thổ như trên đã giúp hạn chế bớt được sự chồng chéo, thiếu nhịp nhàng và nhất quán trong quản lý Nhà nước về du lịch trước khi Pháp lệnh Du lịch được ban hành; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, tâm lý thoải mái, yên tâm cho các doanh nghiệp du lịch thực hiện tốt chức năng thương mại của mình.
III, Hiện trạng ngành Du lịch Việt Nam
1. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong ngành du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Trong năm 2002, chính phủ đã cấp 380 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nâng tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong 2 năm 2001 - 2002 là 646 tỷ đồng. (Theo website www.vietnamtourism.gov.vnn)
1.1 Các cơ sở lưu trú - khách sạn
Những năm vừa qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, nâng cấp, tự xây dựng hoặc liên doanh xây mới khách sạn, nhà nghỉ, trong đó đã có nhiều khách sạn sang trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
số lượng các cơ sở lưu trú trong cả nước năm 2002
Cơ sở lưu trú
Số lượng
Số phòng
Khách sạn
1.940
53.026
Nhà nghỉ
68
7.603
Biệt thự
52
1.310
Làng du lịch
11
357
Căn hộ cho thuê
19
249
Bãi cắm trại
08
83
Tổng
3.267
72.504
Trong số này, lượng khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao trong cả nước là 850, chiếm 45% tổng số khách sạn trong toàn ngành. Số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước:
Số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế giai đoạn 1992 – 2010
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
2000
2010
Số phòng
13055
16845
21051
26000
31200
55760
135200
Tốc độ tăng(%)
n.a.
29.0
25.0
23.5
20.0
15.6
9.3
(Nguồn: Website của Tổng cục Du lịch www.vietnamtourism.gov.vn)
1.2 Các điểm du lịch và khu vui chơi giải trí
Sau khi tham quan các khu du lịch của nước ngoài, trở về so sánh với du lịch Việt Nam thì có một nhận xét chung rằng sự phát triển các khu du lịch của chúng ta còn quá manh mún và tản mạn, chưa tạo ra một sức hút lớn, một sức chứa lớn cho sự phát triển du lịch quốc tế.
Các khu vực vui chơi giải trí hiện nay vẫn là một khâu yếu kém của du lịch Việt Nam. Hình thức vui chơi giải trí còn quá đơn điệu, quy mô nhỏ. Chúng ta chưa có nhiều khu vui chơi tổng hợp với nhiều hình thức vui chơi giải trí đa dạng. Tuy nhiên, vấn đề này hiện cũng đang được các cấp ngành liên quan lưu tâm. Chúng ta đã hoàn tất việc xây dựng và đưa vào hoạt động một số khu vui chơi giải trí có quy mô lớn vượt bậc so với trước đây như Công viên Đầm Sen, Công viên nước Sài Gòn, công viên nước Hồ Tây... nhưng dường như những công trình này còn mang nặng tính thời vụ và chỉ đủ khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu của du khách ở những vùng lân cận trong nước chứ không có đủ sức hấp đối với khách du lịch quốc tế. Điều này làm hạn chế thời gian lưu trú của khách cũng như gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.
Hơn nữa, việc vận hành các khu du lịch và vui chơi giải trí này đi vào hoạt động hiệu quả vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Tình trạng xuống cấp và ô nhiễm môi trường trầm trọng đã làm giảm sút ghê gớm sức thu hút cuả sản phẩm du lịch Việt Nam. Cảnh quan môi trường bị xâm hại ngày càng nhiều. Hiện tượng phổ biến nhất tại các điểm du lịch hiện nay là các dịch vụ tư nhân bung ra với tốc độ quá nhanh nhưng quản lý lại chưa tốt. Các hàng quán mọc lên tràn lan, đua nhau chào mời, tranh giành khách. Tình trạng chạy bám theo khách du lịch để bán hàng, xin tiền, xin ăn vẫn còn rất phổ biến. Đây chính là một vấn đề nhức nhối đối với ngành Du lịch Việt Nam.
Hệ thống giao thông vận tải
Giao thông chính là một nhân tố phải đi trước để mở đường cho du lịch phát triển. Một trong những mục tiêu của ngành Giao thông vận tải đề ra là: tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, việc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống, cải thiện cơ sở hạ tầng được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phục vụ du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể là:
Đường bộ: Mật độ đường lớn: 16km/100km2, tương đương với các nước khác trong khu vực. Những năm gần đây, chất lượng đường quốc lộ đã tốt hơn nhiều do được xây mới và tu sửa thường xuyên. Tuy nhiên, ở những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn, diện tích mặt đường quá hẹp, không đáp ứng hết nhu cầu ngày càng tăng của các lực lượng tham gia giao thông nên thường dẫn đến tình trạng ùn tắc.
Đường sắt: Mật độ 0.077km/100km2, mật độ cao hơn các nước Đông Nam á, phát triển chủ yếu ở miền Bắc. Chất lượng đường xấu, lạc hậu, nhiều chỗ bị hư hỏng nặng, có sự khác biệt về khổ đường ray so với các nước khác gây nhiều khó khăn cho việc hợp tác vận tải và du lịch quốc tế.
Đường biển: Phân bố cảng biển không đồng đều, tập trung chủ yếu ở miền Trung trong khi lượng hàng và khách lớn lại chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam.
Hàng không: Có tới 90 vị trí sân bay lớn nhỏ, trong đó có các sân bay quân sự từ thời kỳ chiến tranh để lại nhưng hiện nay chỉ mới có 15 sân bay được đưa vào hoạt động, khai thác dân dụng. Các sân bay chưa dùng đến đang xuống cấp nghiêm trọng mặc dù đây là cơ sở vật chất hết sức cần thiết cho việc phát triển du lịch.
Đường sông: chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, và đồng bằng sông Cửu Long, khai thác vận tải trên 10.000 km theo dạng tự nhiên. Hàng năm vẫn có lũ đột ngột và nắng hạn lớn nên thai thác giao thông đường sông ít hiệu quả.
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam)
Nhận xét:
ở nước ta hiện nay, nhiều tuyến điểm du lịch mặc dù rất độc đáo, hấp dẫn, hội đủ các điều kiện tiêu chuẩn cho loại hình du lịch sinh thái, du khảo đang rất được ưa chuộng trên thế giới, nhưng vẫn là những nơi khách du lịch không thể đặt chân đến do đường sá đi lại quá hiểm trở, khó khăn. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển lại quá thô sơ, lạc hậu và thiếu trầm trọng các loại xe chuyên dụng. Hệ thống sân bay, nhà ga xe lửa còn quá lạc hậu so với thế giới, trang trí nội thất xấu, thiếu tiện nghi, vệ sinh kém. Nhân viên phục vụ không có phong cách, trình độ ngoại ngữ quá hạn chế, thiếu kỹ năng giao tiếp. Hơn nữa, tiền cước phí vận chuyển, đi lại ở Việt Nam thuộc dạng tương đối cao so với mặt bằng chung các nước trong khu vực. Đây chính là một điểm hạn chế sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Hệ thống thông tin liên lạc
Trong những năm qua, với chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung và sự phát triển của ngành Du lịch nói riêng. Giai đoạn 1995-2002, tốc độ tăng trưởng Viễn thông Việt Nam đạt mức cao nhất trong các nước ASEAN.
Tuy nhiên, hạ tầng thông tin và truyền thông Việt Nam vẫn thuộc vào một trong những nước kém phát triển nhất trong khu vực (tính trên tỷ lệ số thuê bao cố định, di động, internet và máy tính cá nhân). Tính đến hết năm 2002:
Tỷ lệ số thuê bao cố định/100 dân của Việt Nam là 4,51; đứng thứ 8 trong số 13 nước trong khu vực ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Tỷ lệ bình quân của khu vực là 17,7.
Tỷ lệ số thuê bao di động/100 dân của Việt Nam là 2,34 đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN +3. Tỷ lệ bình quân của khu vực là 18,7.
Tăng trưởng điện thoại các nước ASEAN+3 năm 2002
Nước
Tăng trưởng số đường điện thoại cố định (%)
Tăng trưởng mật độ điện thoại cố định (%)
Tăng trưởng điện thoại di động 1995–2002 (%)
Singapo
4,4
1,9
40,4
Bruney
4,4
1,3
25
Malaysia
5,9
3
35,7
Thái Lan
9,6
8,5
43,3
Philippin
13,1
10,7
61,6
Indonesia
12,8
11,4
77,5
Việt Nam
32,5
30,7
87,3
Lào
20,7
17,6
66,7
Campuchia
25,6
20,1
58,5
Miến Điện
11
9,3
30,7
Trung Quốc
26,8
26
78,1
Hàn Quốc
3,2
2,3
53,1
Nhật Bản
3
2,8
31,4
Tỷ lệ số người sử dụng Internet/10000 dân của Việt Nam là 184.62, đứng thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3. Tỷ lệ bình quân của khu vực vào khoảng 812.
Internet ở các nước ASEAN+3 năm 2002
Nước
Dân số
(triệu người)
GDP/người
(USD/năm)
Số người sử dụng Internet
(nghin người)
Tỷ lệ số ngưòi sử dụng Internet
10000 dân
Singapo
4,16
20752
2247
5396,64
Bruney
0,35
12447
35
1023,39
Malaysia
24,37
3700
6500
2731,09
Thái Lan
61,89
1874
4800
775,61
Philippin
79,98
913
2000
255,69
Indonesia
212,11
695
4000
191,23
Việt Nam
81,25
406
1500
184,62
Lào
5,53
324
15
27,11
Campuchia
13,79
254
30
21,76
Miến Điện
48,98
148
2,07
N.A
Trung Quốc
1284,53
907
59100
460,09
Hàn Quốc
47,6
9023
26270
5518,91
Nhật Bản
127,32
32554
57200
4492,62
(Nguồn: Tạp chí Bưu chính Viễn Thông kỳ I (9/2003)
Nhận xét:
Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc mặc dù đã được cải thiện đáng kể những vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực, giá cước điện thoại, Internet lại cao gấp nhiều lần so với các nước khác.
Hệ thống cung cấp điện nước
a. Hệ thống cung cấp điện
Những năm gần đây, ngành Điện đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, mức tăng trưởng điện năng đạt từ 14,5 - 17%/năm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống nhân dân. (Tạp chí “Điện và đời sống số 53, tháng 7/2003)
Tính đến hết tháng 6 năm 2003, điện lưới quốc gia đã đưa đến 10,58 triệu hộ, đạt 82,6%. (Theo tạp chí “Điện và đời sống” số 54, tháng 8/2003). Tuy nhiên, số lần sự cố gây mất điện còn nhiều, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp ngày càng trầm trọng. Theo thống kê, số lượng các điểm vi phạm mới ngày càng tăng và hướng giải quyết còn bế tắc, đặc biệt là ở các thành phố và các khu dân cư có tốc độ đô thị hoá nhanh. Hơn nữa, giá điện hiện nay là quá cao so với mặt bằng tiêu thụ chung. Đây là một lực cản đối với sự phát triển của ngành Du lịch. Giá điện cao khiến cho giá thuê phòng ở khách sạn, nhà nghỉ cũng bị đẩy lên cao. Với giá điện cao như hiện nay thì quả là một khó khăn lớn cho việc kinh doanh của các khách sạn.
Cũng vì thực tế giá điện cao, nên nhiều khách sạn quá khắt khe trong việc tiết kiệm điện khiến du khách không vừa lòng. Giảm giá điện chính là kích thích nhu cầu ngành du lịch ngày một phát triển. Nếu giảm giá điện cho các doanh nghiệp thì trước hết người đi du lịch sẽ được lợi vì họ sẽ tiết kiệm được một số tiền nhờ việc giảm giá thuê phòng, và số tiền này sẽ được sử dụng vào việc chi tiêu, mua sắm các sản phẩm và dịch vụ khác. Nếu được giảm giá thuê phòng thì người đi du lịch sẽ thật sự thoải mái, thư thái và mỗi chuyến đi càng có ý nghĩa hơn, đồng thời lãi suất của các doanh nghiệp du lịch cũng sẽ được nâng cao.
b. Hệ thống cung cấp nước
Việt Nam được xếp vào hàng thứ 5 trên thế giới có mật độ sông cao trên 1 km2 đất đai. Nhưng hiện nay, nước ta lại xếp vào hàng thứ 81 quốc gia thiếu nước ngọt sạch trên toàn cầu. Đây chính là một nghịch lý đang tồn tại.
Theo quy hoạch, đến năm 2010, nhu cầu dân sinh và chuỗi đô thị dọc tuyến đường Hồ Chí Minh có thể cần đến 5 tỷ m3 nước sạch. Với mục tiêu phấn đấu cho 90% dân số nước ta có nước sạch đạt tiêu chuẩn ở mức độ quốc gia thì năm 2010 cả nước sẽ cần 90 tỷ m3 nươc ngọt.
Thực tế cho thấy, trong năm 2002 và đầu năm 2003, tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vẫn là điều phổ biến. ở một số vùng Đông và Tây Nam Bộ, có nơi giá nước sinh hoạt tăng lên từ 20 đến 50 nghìn đồng một mét khối, gây cản trở lớn đối với cuộc sống của người dân và ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tiêu dùng. (Theo tạp chí “Con đường xanh”, số 4/2003, trang 22).
Cũng giống như ngành điện, tình trạng lãng phí, gian lận trong sử dụng dẫn đến thất thoát nguồn nước sạch là điều thường xảy ra. Hơn nữa, hệ thống đường ống dẫn nước ở Việt Nam, đặc biệt là các khu đô thị cổ - đồng thời là các trung tâm du lịch, chủ yếu là từ thời Pháp thuộc quá nhỏ và cũ kỹ, không ít chỗ bị rò rỉ, lại thêm tình trạng bị đào bới, sửa chữa, lắp mới không đồng bộ do nhu cầu tự phát của nền kinh tế. Chính vì vậy, nhiều khách sạn nhỏ đã phải dùng đến giếng khoan với chất lượng nguồn nước rất khó được chấp nhận bởi khách du lịch nước ngoài. Thậm chí hiện nay, có một điều đáng báo động là mức nước ngầm ở các đô thị lớn nước ta cũng đang sụt đi vài mét. Thực tế này đòi hỏi người dân phải có ý thức hơn trong việc sử dụng nguồn nước ngọt quý giá hàng ngày.
Hiện trạng lao động ngành
Du lịch là ngành phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người so với các ngành kinh tế khác. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch đòi hỏi những yêu cầu cao và khắt khe. Lao động trong ngành Du lịch ngoài việc phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao còn đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục được những nhóm khách hàng khác nhau. Việc làm hài lòng khách hàng không chỉ đòi hỏi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao và kỹ thuật thực hiện công việc mà còn ở chỗ gây được sự tín nhiệm, niềm tin cao đối với khách hàng. Trong những năm qua, ngành Du lịch nước ta phát triển với tốc độ khá nhanh, song cũng bộc lộ nhiều yếu kém, trong đó có những yếu kém về chất lượng đội ngũ lao động trong ngành.
Lao động trong ngành Du lịch đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây. Những năm đầu thập kỷ 90 mới chỉ có chừng 2 vạn cán bộ làm việc trực tiếp trong ngành Du lịch. Đến nay, con số này đã vượt lên trên 15 vạn và lao động gián tiếp ước tính cũng lên trên 33 vạn. Trong số các cán bộ hiện tại, chỉ có khoảng gần 30% qua đào tạo, trong đó chỉ có khoảng 7% có trình độ đại học. Số lượng được đào tạo qua các trường dạy nghề còn rất thấp, nhiều lao động được chuyển từ ngành khác sang rất cần được đào tạo lại. (Theo tạp chí “Du lịch Việt Nam, số 9/2002, trang 37).
Vì vậy, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại cán bộ cho ngành là vấn đề hết sức cấp bách. Thực tế hiện nay, với 24 trường Đại học, cao đẳng có khoa Du lịch và với 22 trường trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề du lịch thì một năm chỉ đào tạo được khoảng trên dưới 3000 người hàng năm. Trong khi đó tại Thái Lan có điều kiện về nhiều mặt khá giống nước ta nhưng có nền công nghiệp Du lịch tương đối phát triển, hàng năm đón trên dưới 9 triệu khách du lịch quốc tế. Thái Lan có tới 83 học viện đào tạo du lịch, lễ tân và dịch vụ, 19 trường đại học nhà nước, 26 trường đại học, cao đẳng tư nhân đào tạo cán bộ có trình độ đại học theo chuẩn mực được kiểm soát khá chặt chẽ, mỗi năm cho ra trường khoảng 8300 người. (Theo tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2/2003, trang 19). Điều đó chứng tỏ rằng hiện trạng lao động trong ngành Du lịch nước ta còn rất nhiều điểm thua kém so với khu vực và trên thế giới.
2. Hiện trạng dòng khách du lịch tại Việt Nam
2.1 Hiện trạng dòng khách du lịch quốc tế
Hiện trạng lượng khách quốc tế đến Việt Nam
Từ năm 1993 - 1997, tốc độ tăng của khách quốc tế từ 25%-30% mỗi năm. Năm 1997 chỉ có 73.283 lượt khách quốc tế đến Việt Nam, năm 2000 Việt Nam đã đón được hơn 2,17 triệu lượt khách quốc tế.
Năm 2001, mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/9 song lượng khách quốc tế vẫn đạt trên 2,3 triệu khách, tăng 9,4% so với năm 2000. (Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2001, trang 29).
Năm 2002, bất chấp nguy cơ khủng bố diễn ra ở nhiều nơi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam, điểm đến an toàn và thân thiện ngày một đông.
Báo cáo chính thức lượng khách quốc tế
đến Việt Nam năm 2002
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2002 so với năm 2001 (%)
Tổng số
2.330.050
2.627.988
112,8
Chia theo phương tiện đến
- Khách đi bằng đường hàng không
1.294.465
1.540.108
119,0
- Khách đi bằng đường biển
284.612
309.080
108,6
- Khách đi bằng đường bộ
750.973
778.800
103,7
Chia theo mục đích chính
- Du lịch, nghỉ ngơi
1.225.161
1.460.546
119,2
- Đi công việc
395.158
445.751
112,8
- Thăm thân nhân
390.229
430.994
110,4
- Các mục đích khác
319.502
290.697
91,0
Như vậy, hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế đã đến thăm Việt Nam năm 2002, tăng 12,8% so với năm trước (năm 2001 chỉ tăng 9,1%). Một động thái rất đáng chú ý là, số khách quốc tế đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng đã tăng lên đến gần 1,5 triệu người, đạt mức tăng trưởng 19,2% (năm 2000 chỉ tăng 15,8%), chiếm 47% trong tổng số khách. So với mức tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam theo những mục đích khác thì đây là mức tăng trưởng cao nhất. Điều này chứng tỏ rằng du lịch Việt Nam đang dần chinh phục được du khách nước ngoài. Hơn nữa, hiện tượng dòng “khách ba lô” đã trở lại càng khẳng định không khí an toàn và thân thiện của Việt Nam.
Theo báo cáo ước tính lượng khách quốc tế đến Việt Nam Quý I năm 2003 (từ ngày 15/12/02 đến 15/3/03), lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 712.500 người, tăng 15,5% so với Quý I năm 2002 (Theo www.vietnamtourism.gov.vnn)
Hiện trạng dòng khách du lịch quốc tế chia theo thị trường
Sự phát triển của ngành Du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường khách du lịch quốc tế. Sự phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả của thị trường khách du lịch là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch.
Các thị trường then chốt của du lịch Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ASEAN, Tây Âu, và Bắc Mỹ.
Thị trường khách Trung Quốc:
Tăng từ 672.846 khách năm 2001 lên 724.385 khách năm 2002, mức tăng trưởng đạt 107,7%/ năm. Mục đích chủ yếu của khách là qua lại buôn bán, tham quan. Phương tiện chủ yếu là đường bộ. Số ngày lưu trú trung bình đạt 2 - 3 ngày. Mức chi tiêu trung bình thấp, khoảng 20 USD/ ngày.
Thị trường khách Đài Loan:
Tăng từ 200.061 khách năm 2001 lên 211.072 khách năm 2002, mức tăng trưởng đạt 112,8%, chiếm thị phần 8 - 9%. Mục đích chủ yếu là thương mại kết hợp thăm quan. Phương tiện chủ yếu là máy bay. Khả năng chi tiêu khá cao.
Thị trường khách Nhật Bản:
Tăng từ 204.860 khách năm 2001 lên 279.769 khách năm 2002, tăng 36% so với năm 2002. Chiếm 10 - 11% thị phần khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay, du lịch Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam nên thị phần của thị trường khách Nhật đã và đang được mở rộng (năm 1999-2000, thị phần khách Nhật chỉ chiếm 6 - 7% tổng số khách.)
Mục đích chính của du khách là thăm quan, du lịch, thương mại. Phương tiện chủ yếu là máy bay. Thời gian lưu trú trung bình 5 - 7 ngày. Khả năng chi tiêu cao, trung bình 141,1 USD/người/ngày, đóng góp lớn cho thu nhập của ngành.
Thị trường khách ASEAN
Tăng từ 240.883 khách năm 2001 lên 269.488 năm 2002, đạt mức tăng trưởng 11,9% và chiếm khoảng 10 – 12% thị phần khách du lịch quốc tế, chủ yếu là các nước: Thái Lan, Campuchia, Singapore, Maylaysia. Mục đích chính là thương mại (57,1%), thăm thân nhân (21,4%), thăm quan du lịch... Số ngày lưu trú ngắn, trung bình 2 – 3 ngày. Phương tiện chính là đường bộ. Khả năng chi tiêu lớn, đặc biệt là khách thương mại (150 USD/người/ngày).
Thị trường Châu Âu:
Khách du lịch từ thị trường này đến Việt Nam năm 2002 tăng khoảng 12,3% so với năm 2001, từ 302.050 lên 338.884 gồm các nước (Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, ý, Na uy, Nga, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ). Đây là một thị trường quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong lượng cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam. Thời kỳ (1992-1999), thị trường Châu âu chỉ chiếm khoảng 7-8% thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay,khách du lịch Châu âu đã chiếm khoảng 13% tổng số khách. Khách du lịch đến từ thị trường này có khả năng chi trả rất cao. Mục đích chủ yếu của dòng khách này khi đến Việt Nam: thăm quan du lịch (86.7%), thương mại (4,5%), thăm thân nhân (3,4%). Khách du lịch khu vực này đến Việt Nam thường đi theo “tour” với thời gian trung bình khoảng 1 - 3 tuần, phổ biến từ 7 - 10 ngày.
Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ)
Năm 2001, lượng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam 230.470 lượt người. Năm 2002, con số này là 259.967 lượt người. Như vậy, khách du lịch Mỹ tăng 29.497 khách về số tuyệt đối, với mức tăng trưởng đạt 12,8%. Thời kỳ 1992-1995, thị trường khách du lịch này tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình đạt 46,5%. Tuy nhiên trong những năm gần đây lại có sụt giảm tương đối lớn trong thị trường khách du lịch Mỹ. Mục đích khi đến Việt Nam là thăm quan du lịch (80,1%), thương mại (12,6%), thăm người thân (2,1%), mục đích khác (5,2%).
Số ngày lưu trú trung bình của thị trường Bắc Mỹ cao: khoảng 7 - 10 ngày. Phương tiện chính là máy bay. Chi tiêu trung bình khoảng 100 USD/người/ngày.
(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch)
2.2 Hiện trạng dòng khách du lịch nội địa
Những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng lên rõ rệt nên lượng khách du lịch nội địa cũng tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1991 đến năm 2001, lượng khách du lịch nội địa tăng từ hơn 1,5 triệu lên 11,7 triệu lượt người, tăng gấp 8 lần.
Năm 2001, lượng khách du lịch nội địa đạt mức tăng trưởng trên 6% so với năm 2000, đạt tỷ lệ cứ 6 – 7 người dân đã có một người đi du lịch trong năm. Đây là kết quả đáng mừng chứng tỏ mức sống của nhân dân đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt, đồng thời cũng khẳng định nhu cầu du lịch của nhân dân là rất lớn.
(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch)
3. Hiện trạng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
Doanh nghiệp là các đơn vị tham gia kinh doanh trên thị trường, là chủ thể quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, doanh nghiệp du lịch được hiểu là một tổ chức kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện một hoặc một số các dịch vụ du lịch trên thị trường theo nguyên tắc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch, thông qua đó tối đa hoá lợi ích kinh tế của người chủ sở hữu về tài sản của doanh nghiệp, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
Dựa theo các bộ phận cấu thành trong hệ thống kinh doanh du lịch, hệ thống các doanh nghiệp du lịch được phân thành:
Doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp khách sạn
Doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch
3.1 Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách.
Những năm gần đây, bên cạnh lượng khách quốc tế tăng lên đáng kể thì nhân dân đi du lịch trong nước và ra nước ngoài ngày càng nhiều. Nắm bắt được nhu cầu đó, hệ thống các doanh nghiệp lữ hành nước ta tăng lên không ngừng, phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả tốt, góp phần tích cực thúc đẩy ngành Du lịch phát triển.
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong cơ chế mới đã từng bước khẳng định được mình trên thị trường trong nước và quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút, đưa đón khách nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành nội địa đã có cố gắng trong việc khai thác thị trường, quảng cáo và xây dựng những tour du lịch phù hợp với khả năng thanh toán và nhu cầu của nhân dân trong nước.
Tuy nhiên, do khả năng về kinh nghiệm, công nghệ và trình độ kinh doanh còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp còn tỏ ra lúng túng, phản ứng chậm với những biến động của môi trường kinh doanh, thiếu tự tin trong hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Vì vậy, lượng khách và kết quả kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp lữ hành nước ta còn thấp và tiềm năng chưa được khai thác triệt để.
Về hoạt động quảng bá và hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành. Phải nhìn nhận rằng, trong những năm qua doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã có được những bước tiến dài trong hợp tác phát triển du lịch với các tổ chức du lịch khu vực và thế giới. Bằng những nỗ lực trong việc quảng cáo, tiếp thị và nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã khẳng định được mình, tạo được lòng tin với khách hàng. Hiện nay, tỷ lệ đi tour trọn gói trung bình chiếm 40% so với tổng số khách do các hãng lữ hành quốc tế trực tiếp đón nhận. Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc vươn ra thị trường nước ngoài, mở rộng thị trường, ký kết hợp đồng trao đổi khách du lịch với các nước khác. Tuy nhiên, công nghệ thông tin ứng dụng trong kinh doanh còn hạn chế, các doanh nghiệp lữ hành, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa khai thác được những hiệu quả ứng dụng của tin học trong quảng bá sản phẩm, đặt chỗ, tiếp thị. Đồng thời khả năng liên kết trong điều phối khách giữa các doanh nghiệp trong nước và các tập đoàn quốc tế vẫn còn yếu làm giảm hiệu quả của công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay. Đây cũng là một hạn chế trong công nghệ kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam khi bước vào cạnh tranh với các doanh nghiệp và tập đoàn lữ hành quốc tế.
Về sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp lữ hành đã chú trọng mở rộng các loại hình du lịch mới, hấp dẫn theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái, môi trường như các loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử, văn hoá, lễ hội, làng nghề, leo núi, lặn biển, nghỉ dưỡng, du lịch xanh, du lịch về nguồn, thăm chiến trường xưa, đi bộ thăm bản làng dân tộc... Tuy nhiên, trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chưa xác định được thế mạnh cho riêng mình để định hình chiến lược phát triển và cạnh tranh. Các sản phẩm tour, tuyến du lịch của các doanh nghiệp lữ hành còn nghèo nàn, trùng lặp, thiếu nét độc đáo. Các doanh nghiệp chủ yếu khai thác theo trào lưu, tập trung vào các sản phẩm có tính truyền thống là chủ yếu, chưa chú trọng đến các loại hình du lịch mới. Đồng thời, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay có thể nói là chưa theo kịp những nhu cầu mới, như nhu cầu du lịch cuối tuần sau khi chuyển sang chế độ làm việc 40h/ tuần, hoặc chưa có chiến lược khai thác tốt đối tượng khách du lịch là học sinh, sinh viên. Hơn nữa, tương quan giữa chất lượng và giá cả của các sản phẩm du lịch còn chưa phù hợp. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp hầu như coi việc xây dựng và đưa ra các tour du lịch với giá cả thấp là thủ pháp chủ yếu trong cạnh tranh, nhằm thu hút, chào mời khách. Điều đáng nói là, đi đôi với việc giảm giá là giảm chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân. Thực trạng đó khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trở nên hạn chế và dẫn đến tình trạng du khách mất tín nhiệm, không muốn quay lại Việt Nam du lịch lần thứ hai.
3.2 Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn
Doanh nghiệp khách sạn là một loại hình doanh nghiệp du lịch được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết cho khách du lịch.
Lĩnh vực kinh doanh khách sạn của nước ta trong nhiều năm qua vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngành Du lịch. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú chiếm 65% đến 75% doanh thu toàn ngành. Với chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Du lịch, hệ thống các doanh nghiệp khách sạn đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quy mô các doanh nghiệp còn rất nhỏ, chỉ có khoảng 28% số khách sạn có quy mô trên 100 phòng, các khách sạn nhỏ dưới 20 phòng chiếm 80%. Như đã thấy ở trên, số các khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao chiếm 45% tổng số khách sạn toàn ngành. Đáng chú ý là, trong số các khách sạn đủ tiêu chuẩn được xếp hạng, chủ yếu là khách sạn liên doanh và nhà nước. Các khách sạn tư nhân tuy nhiều nhưng quy mô rất nhỏ, chất lượng kém. (Theo báo Du lịch Việt Nam, số 10 năm 2002, trang 7).
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện nay chúng ta có khoảng 42,87% khách sạn thuộc khối nhà nước, chiếm 57,09% số phòng. Trong khi đó, khối liên doanh, nước ngoài chỉ có khoảng 2,22% trên tổng số khách sạn nhưng chiếm tới 12,02% trên tổng số phòng. Khối doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm hữu hạn mặc dù chiếm 54,39% tổng số khách sạn song chỉ chiếm 30,17% trên tổng số phòng. Đây quả là một thực trạng đáng buồn cho các doanh nghiệp khách sạn thuộc khối nhà nước và tư nhân.
Về công suất sử dụng phòng. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn. Trước năm 1995, do mất cân đối trên thị trường, cầu lớn hơn cung nên công suất sử dụng phòng của các doanh nghiệp khách sạn nước ta đạt tới 90%. Từ 1995 đến 1997, chỉ tiêu này giảm xuống còn 60 - 70%. Từ năm 1997 trở lại đây, do lượng phòng tăng đột biến trong khi lượng khách tăng chậm hơn nên chỉ tiêu này chỉ còn 40 - 47%. Trong đó, các khách sạn liên doanh có công suất sử dụng phòng cao nhất, đạt 60 - 70%. Các doanh nghiệp nhà nước đạt 50 - 55%. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt được công suất sử dụng phòng là 40 - 45%. (Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, 2002)
Theo kinh nghiệm quốc tế thì công suất sử dụng phòng phải đạt trên 60% mới đảm bảo có lãi. Như vậy, với công suất sử dụng phòng như hiện nay có thể khẳng định là hoạt động kinh doanh của các khách sạn nước ta nói chung kém hiệu quả.
Về cơ cấu doanh thu. Doanh thu từ dịch vụ thuê phòng chiếm tới 65%, ăn uống chiếm 25%, và các dịch vụ bổ sung khác chỉ chiếm 10%. Như vậy, doanh thu từ kinh doanh khách sạn vẫn chủ yếu vẫn từ nguồn thu cho thuê phòng. Đặc biệt, tại các khách sạn nhà nước và khách sạn ngoài quốc doanh, các dịch vụ bổ sung khác hầu như chưa được đầu tư phát triển.
Về trang thiết bị và chất lượng phục vụ. Hiện nay, theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, nước ta có khoảng 30% tổng số phòng khách sạn có trang thiết bị, tiện nghi tương đối đồng bộ, vệ sinh đạt yêu cầu, thiết kế nội, ngoại thất hợp lý. Còn lại khoảng 34% trên tổng số khách sạn, trang thiết bị đã xuống cấp, không đồng bộ, vệ sinh không đảm bảo.
Về ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động và quản lý. Phần lớn các khách sạn của ta hiện nay chưa thực sự đầu tư thích đáng cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh như đặt phòng, đặt vé máy bay, thanh toán và quảng bá doanh nghiệp. Thực tế này đã làm giảm đáng kể năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn nước ta thời gian qua.
Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch.
Doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch là một loại hình doanh nghiệp du lịch được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc kinh doanh dịch vụ vận chuyển thông qua các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thuỷ, đường không... phục vụ các chương trình du lịch của khách.
Nhìn chung, loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa phát triển. Việc vận chuyển, phục vụ việc đi lại thăm quan của khách du lịch phần lớn được các công ty du lịch trực tiếp đảm nhiệm. Hầu hết các công ty du lịch hiện nay đều thành lập đội xe riêng của mình nhằm phục vụ du khách theo phương thức dịch vụ du lịch trọn gói. Nếu các công ty du lịch không thể đáp ứng được nhu cầu của khách thì nhu cầu vận chuyển này sẽ được đáp ứng bởi các công ty vận tải. Hiện nay tại Việt Nam, có rất ít các doanh nghiệp được thành lập với mục đích kinh doanh các dịch vụ vận chuyển dành riêng cho khách du lịch.
Hiện trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
Khi nói đến năng lực cạnh tranh của du lịch, có nghĩa là nói đến vị thế so sánh của ngành Du lịch một quốc gia, của hệ thống doanh nghiệp du lịch và sản phẩm du lịch so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường du lịch khu vực và thế giới.
Việt Nam có một tiềm năng du lịch to lớn, phong phú, đa dạng về sản phẩm du lịch và có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một sản phẩm. Với các lợi thế đó, thị trường du lịch Việt Nam có một tiềm năng cạnh tranh mạnh so với các thị trường du lịch lớn khác trong khu vực. Theo phân tích của Viện Quản lý TW, du lịch thuộc nhóm 20 sản phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trình độ phát triển du lịch Việt Nam còn thấp, vị trí của Du lịch trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam còn kém xa so với các trung tâm du lịch trong khu vực như Singapore, Hồng Kông, Thái Lan...
ở cấp độ quốc gia, hiện nay du lịch Việt Nam đang phải cạnh tranh với một số quốc gia láng giềng để trở thành điểm đến của thiên niên kỷ mới. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan, Malaysia, Phillipin, ngoài ra ở chừng mực nhất định có thể tính đến Trung Quốc. Trong số các quốc gia này, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện nhất, là điểm đến mới có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và chính trị. Đây là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Bên cạnh ảnh hưởng của hình ảnh quốc gia, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, vấn đề đi lại, nhất là sự phát triển của ngành Hàng không, cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác cũng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh. Nhìn chung, trong quá trình đổi mới, nước ta đã và đang cải thiện cơ bản về nhiều mặt trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhằm nâng dần khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, so với thực tế hoạt động du lịch, thông lệ quốc tế và đòi hỏi của du khách, những tiến bộ đó mới chỉ phù hợp và đáp ứng được phần nào. Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn nhiều yếu kém. Sự đa dạng và chất lượng sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói còn nhiều hạn chế. Giá cả sản phẩm du lịch Việt Nam (trừ giá ăn uống) đều cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, thể hiện rõ nhất qua thực tế lệ phí visa, thuế suất VAT cho các dịch vụ du lịch và giá vé máy bay đều cao hơn so với các nước trong khu vực... Thực trạng đó làm cho du lịch Việt Nam có ít lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được xác định bằng năng lực tạo ra, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch phụ thuộc các yếu tố môi trường bên trong của doanh nghiệp và do doanh nghiệp chi phối, như đội ngũ lao động, năng suất, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể thay đổi được, bao gồm các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh quốc gia và các yếu tố tự nhiên. ở nước ta, các doanh nghiệp du lịch có cùng quy mô đang có xu hướng cạnh tranh với nhau gay gắt. Các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ cạnh tranh với nhau chứ thường không có đủ sức để đối đầu với các doanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài để giành giật thị phần.
Giá cả và sản phẩm là cơ sở của sự cạnh tranh. Những yếu tố này đang được các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vận dụng ngày một tốt hơn, thông qua cố gắng tạo ra những khác biệt trong sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm du lịch trọn gói. Tuy nhiên, tính đặc trưng của sản phẩm ở từng doanh nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương chưa được khai thác và phát huy triệt để. Sản phẩm du lịch Việt Nam vì thế chưa thật đa dạng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Việc đua nhau hạ giá để giành giật nguồn khách đã nói trên ít nhiều đã gây nên những tác động ngược chiều, vừa làm thiệt hại về mặt kinh tế do thu nhập thấp, vừa làm giảm uy tín thương hiệu từng doanh nghiệp và vô tình gây nên sự nghi ngại về chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam. Năm 2002, Việt Nam đạt con số 2,6 triệu khách du lịch quốc tế so với 10,1 triệu khách của Thái Lan, tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam lần thứ 2 trở lên chỉ chiếm từ 10 – 15% so với 45% của Thái Lan. (Theo tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2003). Những con số này đã đặt ra một dấu hỏi lớn đối với khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Kêt luận chương I
Những năm gần đây, du lịch nước ta đã có sự phát triển khá nhanh. Trong vòng 10 năm, tốc độ phát triển đã tăng hơn 10 lần về lượng khách, đạt tổng thu nhập trên một tỷ USD/ năm, vươn lên hàng trung bình ở khu vực, được xếp vào danh sách các nước đón trên 2 triệu khách/năm, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chương II
Triển vọng phát triển du lịch Việt Nam đến 2010
I, Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam
Đất nước Việt Nam tươi đẹp, điều kiện tự nhiên và bề dày lịch sử văn hoá phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Con người Việt Nam cần cù, thông minh, hiếu khách và có đôi bàn tay khéo léo. Đó là những vốn quý mà nhiều nước có ngành Du lịch phát triển thèm muốn. Tài nguyên du lịch Việt Nam có thể ví như vỉa ngọc trai quý giá trải dài từ Nam ra Bắc với gần 3000 km bờ biển vẫn chưa được khai thác triệt để. Trên bản đồ Đông Nam á, Việt Nam nằm ở vị trí mặt tiền của một điểm buôn bán sầm uất nhất, gần các đường hàng không quốc tế hết sức thuận tiện.
Về điều kiện tự nhiên
a. Bờ biển:
Bờ biển Việt Nam kéo dài hơn 3200 km với nhiều cảnh quan phong phú, đa dạng. Có nhiều bãi tắm tốt đang ở dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm. Độ dốc trung bình 20- 30, là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, tập trung chủ yếu ở miền Trung.
Độ mặn nước biển ở các bãi tắm đại bộ phận không vượt quá 30%.
Độ trong suốt của nước biển dao động từ 0,3 –0,5m, đặc biệt ở Đại Lãnh đạt 3 - 4m và Văn Phong 4 - 5m. Trạng thái bề mặt bãi biển khoảng 40% là xốp.
b. Địa hình karst:
Địa hình Karst thường tạo nên các điểm du lịch hấp dẫn. Kiểu địa hình này chiếm khoảng 50.000 km2, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần nhỏ ở Kiên Giang, gồm:
Loại địa hình Karst ngập nước: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà với trên 3000 hòn đảo, thu hút nhiều khách du lịch.
Loại karst đồng bằng: được coi như Hạ Long cạn ở Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình.
Loại karst núi: là các khối đá vôi ở Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng.
Có hơn 200 hang động karst rất đa dạng và có độ karst hoá khác nhau cần được quan tâm khai thác cho ngành Du lịch. Hang động trung bình dài 20 - 25m (44,6%), hang dài trên 100m chiếm 10,7%.
c. Khí hậu:
Cả nước nói chung không ở nơi nào có khí hậu quá nóng không thích nghi với cuộc sống con người. Khí hậu có sự phân hoá rõ rệt theo vĩ tuyến, theo mùa và theo độ cao ảnh hưởng đến tổ chức du lịch. Biên độ trung bình năm cao nhất không quá 150C. Từ Nha Trang trở vào chỉ khoảng 50C và ở Nam Bộ 2 - 30C. Lượng mưa khá lớn: 1500 – 2000mm/năm.
Trở ngại chính ảnh hưởng đến hoạt động du lịch là: bão trên các vùng biển, duyên hải và hải đảo. Gió mùa đông bắc trong mùa đông ở phía Bắc, gió bụi trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa.
Đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu trong năm
đối với hoạt động du lịch
123456
7
8
910
1112
Tháng
Khu vực
Quảng Ninh
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Nha Trang
Khánh Hoà
Vũng Tàu
Côn Đảo
Chú thích Thuận lợi
Thuận lợi vừa
Kém thuận lợi
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam (1995 – 2010)
d. Sinh vật:
Rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái mà còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng. Diện tích của rừng Việt Nam chủ yếu tập trung ở 3 vùng:
Bắc Trung Bộ: gần 1,7 triệu ha
Duyên hải miền trung: gần 1,7 triệu ha
Tây Nguyên: 3,3 triệu ha.
Đã thống kê được hơn 800 loài cây gỗ, 332 loài thú, trên 1000 loài chim, và 330 loài bò sát trong đó có nhiều loại quý hiếm, động vật đa dạng nhất là trong các đai rừng nội tuyến chân núi. Động vật biển cũng tương đối giàu và phong phú về thành phần loài trong đó có 50 loài có giá trị cao, có 13 bãi cá chủ yếu, tổng trữ lượng khoảng 3,6 triệu tấn (trong đó có 1,7 triệu cá nổi và 1,9 triệu tấn cá đáy). Đặc biệt ở Minh Hải có 7 sân chim.
e. Nước khoáng:
Nguồn nước khoáng phong phú ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn và trực tiếp đối với việc phát triển du lịch. Cho đến nay đã phát hiện ra được hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên và những lỗ khoan nước nhiệt độ từ 270C đến 1050C. Thành phần hoá học của nước khoáng rất đa dạng, từ cacbonat đến natri với độ khoáng hoá 33,66g/lít. Trong thành phần của nước khoáng, hàm lượng các vi nguyên tố khá cao: Brôm 64,04mg/lit, Iôt 19,04mg/lit, Sắt 373mg/lít, Bo 256mg/lit, SiO2 488mg/lit... rất có giá trị đối với việc chữa bệnh. Đây là nguồn tài nguyên quý giá cho du lịch điều dưỡng, trị bệnh...
Về điều kiện nhân văn
Các di tích văn hoá lịch sử: di tích văn hoá lịch sử là tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Cho đến hết năm 2002, toàn quốc đã có 1221 di tích được nhà nước chính thức xếp hạng, trong đó có di tích triều Nguyễn ở cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, và thắng cảnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng vào danh mục các di sản văn hoá của nhân loại. Ngoài ra, còn khoảng 7.300 di tích khác phân bố ở khắp 53 tỉnh, thành phố bình quân mỗi tỉnh từ 200 - 400 di tích, mật độ trung bình 2,2 di tích/km2. Riêng Hà Nội mật độ này lên tới 42,8 di tích/100 km2.
Các lễ hội: Hấp dẫn khách du lịch không kém gì các di tích văn hoá - lịch sử, phần lớn tập trung vào tháng 1-2 hàng năm (mùa xuân sau Tết cổ truyền) thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của dân tộc Mường, múa xoè, ném còn của dân tộc Thái, hát Sli, Lượn, Then của dân tộc Tày, Nùng, lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của dân tộc Tây Nguyên...
Văn hoá dân tộc: Là một đối tượng hấp dẫn của hoạt động du lịch. Việt Nam có 54 dân tộc, với nhiều ngành nghề cổ truyền, nhiều kỹ năng độc đáo và các hoạt động văn hoá - văn nghệ đặc sắc, đa dạng nhưng phần lớn lại tập trung ở vùng núi cao, không thuận tiện cho việc đi lại.
Văn hoá - nghệ thuật: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lâu đời về văn hoá nghệ thuật, có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông, còn rất nhiều kiến trúc tôn giáo (kể cả kiến trúc Chăm) có giá trị, hấp dẫn khách du lịch và có một nền nghệ thuật truyền thống dân gian phát triển như nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, múa và đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực dân tộc Việt Nam. ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hàng trăm làng nghề truyền thống và những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt là nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sành sứ ...
Về nguồn nhân lực
Việt Nam là một nước có dân số trẻ. Chính lực lượng này là nguồn cung cấp lao động chính thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch nước nhà. Người dân Việt Nam thông minh, cần cù, ham học hỏi và có đôi bàn tay khéo léo đã làm ra những sản vật độc đáo hấp dẫn khách du lịch. Hơn nữa, Việt Nam lại có truyền thống mến khách tự bao đời. Đó chính là những lợi thế lớn để phát triển du lịch.
Đội ngũ lao động trong ngành Du lịch đã tăng lên đáng kể trong những năm qua. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có những chuyển biến quan trọng, công tác nghiên cứu khoa học trong ngành đã được chú trọng hơn. Nhìn chung, các trường đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch khá nhanh nhạy trong việc chuyển đổi mục tiêu, chương trình, khắc phục khó khăn trong đào tạo, bồi dưỡng cho ngành lực lượng lao động quan trọng. Bên cạnh đó, ngành Du lịch còn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nguồn nhân lực. Chính những điểm này đã góp phần tạo những điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam.
Nhận xét:
Theo đánh giá của các chuyên gia thì tài nguyên du lịch Việt Nam có khả năng đem lại cho Việt Nam sự hấp dẫn và chỗ đứng xứng đáng trên thị trường du lịch. Du lịch Việt Nam có đủ khả năng buộc thị trường phải chấp nhận giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác (như Thái Lan, Malaysia...) là những nơi không được thiên nhiên ưu ái nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là ưu thế bề ngoài của một điểm du lịch chứ chưa phải là yếu tố quyết định trong cạnh tranh.
II. Những xu thế mới của du lịch và một số dự báo về thị trường Du lịch thế giới và khu vực Đông Nam á.
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là nguồn đóng góp quan trọng cho thu nhập quốc dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), trong những năm tới viễn cảnh của ngành Du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả quan. WTO đã dự báo, đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần 1 tỷ người, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu việc làm trực tiếp, chủ yếu ở Châu á - Thái Bình Dương, trong đó, khu vực ASEAN có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách du lịch của toàn khu vực. (Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 10/2001, trang 28)
Những xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay
Ngày nay hoạt động du lịch trên thế giới đã trở thành một hiện tượng phổ biến, mang tính đại chúng và phát triển với nhịp độ cao. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch bộc lộ những xu hướng cơ bản sau:
Du lịch sẽ trở thành nhu cầu phổ biến và cần thiết. Cùng sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của dân cư trên thế giới cũng được nâng cao không ngừng. Bên cạnh đó, khi các điều kiện cơ sở hạ tầng cho du lịch ngày càng hoàn thiện thì du lịch sẽ trở thành một hiện tượng phổ biến, mang tính đại chúng. Đây là xu hướng ảnh hưởng quan trọng đến du lịch và các quốc gia coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng phát triển du lịch. Do du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên toàn cầu, và nhiều nước coi du lịch là một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức sống của dân cư nên kinh doanh du lịch đã được xem là một ngành có hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích nhu cầu du lịch, các nước đều coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, và có chiến lược đưa du lịch trở thành ngành công nghiệp hàng đầu hoặc đứng thứ 2, thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân.
Xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá du lịch. ở những nước du lịch phát triển đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá du lịch, cũng như quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học để phát triển kinh doanh lữ hành, khách sạn, vận chuyển... Đội ngũ lao động cũng không ngừng được đào tạo và nâng cao tay nghề nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế được công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá. Các tour du lịch giữa các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách dẫn đến việc sản phẩm du lịch được quốc tế hoá. Những nước đang phát triển tuy gặp khó khăn như: xuất phát điểm kinh tế thấp kém, trình độ dân trí chưa cao, ít kinh nghiệm song lại có lợi thế của người đi sau, rút được kinh nghiệm, tiếp thu được công nghệ mới nên khả năng rút ngắn được khoảng cách với các nước đi trước nhanh hơn và có nhiều thuận lợi hơn trong việc hội nhập với du lịch thế giới. Trong điều kiện đó, những tập đoàn kinh tế du lịch như tập đoàn khách sạn, lữ hành... và nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu đã được hình thành và có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhằm giúp đỡ các nước thành viên phát triển du lịch. Bên cạnh xu thế quốc tế hoá thì cạnh tranh quốc tế trong du lịch cũng diễn ra ngày càng gay gắt nên mỗi nước đều cố gắng bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái để thu hút du khách đến với đất nước mình.
Xu thế hạn chế tính thời vụ trong du lịch. Hoạt động du lịch mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng du lịch gắn liền với điều kiện tự nhiên hay lễ hội. Vào mùa vụ chính, khách du lịch thường rất đông. Song ngược lại, ngoài vụ chính lượng khách du lịch giảm xuống đột ngột. Xuất phát từ lý do này nên để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khu vực đó, hầu hết mọi nước đều cố gắng phấn đấu kéo dài mùa vụ du lịch và san bớt khách du lịch sang các thời gian khác trong năm. Mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với nhiều thể loại du lịch, nhất là loại hình du lịch thể thao trong mùa đông, kết hợp với tăng cường tuyên truyền quảng cáo để hạn chế dần tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên đây vẫn là bài toán khó, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.
Sự thay đổi hướng đi và thành phần cơ cấu của luồng khách du lịch. Trước thế chiến thứ II, khách du lịch thường tập trung theo hai hướng đến Địa Trung Hải và đến núi Alpơ. Hiện nay, hướng vận động của khách du lịch là Bắc - Nam, Nam - Bắc, Đông - Tây, Tây - Đông. Luồng khách du lịch xuất phát từ hướng Tây sang hướng Đông tăng lên nhanh chóng. Một số điểm đến đang được ưa thích hiện nay là: Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, úc... Bên cạnh việc hướng đi có sự thay đổi, thành phần cơ cấu luồng khách cũng có nhiều biến chuyển. Du lịch không còn là của riêng giới quý tộc mà đã được xã hội hoá, du lịch đã rất quen thuộc với mọi tầng lớp dân cư.
Các loại hình du lịch mới ngày càng phát triển. Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng phong phú khiến cho họ càng ngày càng có nhiều ý thích hay đòi hỏi lớn hơn về những dịch vụ mà họ nhận được. Do đó, việc phát triển các loại hình du lịch mới để đáp ứng nhu cầu của du khách là một tất yếu khách quan. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) thông báo: “Mức độ tăng trưởng du lịch của các thập kỷ tiếp theo sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng chúng ta biết rằng không phải tất cả các loại hình du lịch đều có cùng một nhịp độ phát triển”. Các sản phẩm du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái, các chuyến du lịch biển, các môn thể thao nước, du lịch tại các địa cực, các sa mạc và trong cánh rừng nhiệt đới bao la là các sản phẩm có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ tới.
Một số dự báo về thị trường du lịch thế giới
Về cầu thị trường du lịch
Khối lượng cầu du lịch tăng nhanh. Cả hai yếu tố quan trọng xác định lượng cầu du lịch là số người đi du lịch và chi tiêu của họ dành cho du lịch. Ngày nay, cả hai yếu tố này đều tăng lên do đời sống dân cư trên thế giới đã có nhiều cải thiện. Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao cùng các điều kiện thuận lợi khác đang thúc đẩy sự tăng trưởng của cầu du lịch.
Trình độ thụ hưởng và kiến thức về thị trường của khách du lịch thực tế và tiềm năng ngày một cao. Sự phát triển của xã hội đem đến chất lượng cuộc sống cho con người ngày một cao hơn nên khách du lịch sẽ trở nên sành hơn và đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn về chất lượng các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, những ứng dụng ngày càng hiện đại của công nghệ thông tin cùng xu thế hội nhập quốc tế đã có những tác động rất mạnh đến sự hiểu biết về thị trường du lịch của du khách. Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phần lớn dân cư ở các quốc gia phát triển đã tiếp cận được với các phương tiện thông tin hiện đại, cho phép họ mở rộng phạm vi lựa chọn và trực tiếp tiếp xúc với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch mà không phải qua nhiều khâu trung gian như trước.
Về cung thị trường du lịch
Với xu thế phát triển của cầu thị trường du lịch thì cung thị trường du lịch cũng thường xuyên biến đổi nhằm thích ứng với sự thay đổi của cầu và bộc lộ các xu thế sau:
Cung du lịch tăng mạnh với xu thế liên kết trong cạnh tranh. Số lượng cầu du lịch tăng nhanh, song cạnh tranh giữa các khu vực trên thị trường du lịch thế giới để dành dật nguồn khách càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh trên thị trường thế giới có cả sự tham gia của các nước đã phát triển và các nước đang phát triển. Mỗi nước đều có những chiến lược thu hút khách, mở rộng thị trường theo cách riêng của mình mà chủ yếu là khai thác tính độc đáo, riêng biệt về sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, ở mỗi khu vực dần xuất hiện một tổ chức đa phương giữa các quốc gia có chung đường biên giới hoặc một nhóm nước đại diện liên kết chặt chẽ với nhau trong việc tuyên truyền quảng cáo, thu hút khách cho cả khu vực. Xu thế liên kết trong cạnh tranh đã ngày càng bộc lộ như một tất yếu khách quan mang tính quy luật.
Cung du lịch đạt tới mức độ dư thừa. Mặc dù cầu du lịch tăng nhanh, song do cạnh tranh có tính quyết liệt trong việc thu hút khách để thu được lợi nhuận cao ở ngành kinh tế “béo bở” này mà đã và sẽ xảy ra hiện tượng cung du lịch tăng quá mức của cầu du lịch. Công suất sử dụng của các lĩnh vực kinh doanh như khách sạn, vận chuyển đang ở trong tình trạng khai thác chưa hết và phải chấp nhận hạ giá để lôi kéo khách.
Một số dự báo về thị trường du lịch ASEAN và hướng đi mới cho du lịch Việt Nam.
a. Một số dự báo về thị trường du lịch ASEAN
Trong xu thế phát triển, thị trường du lịch ASEAN cũng chịu sự tác động bởi xu thế toàn cầu hóa. Chính vì vậy, thị trường du lịch ASEAN cũng mang đầy đủ các xu thế phát triển của thị trường du lịch thế giới, ngoài ra dự báo thị trường ASEAN còn có một số xu thế sau:
ASEAN sẽ được coi là địa chỉ du lịch hấp dẫn và có tốc độ tăng trưởng ở mức hàng đầu thế giới. Những nguyên nhân chính biến khu vực ASEAN thành tiêu điểm thu hút khách du lịch quốc tế bao gồm:
Nhu cầu du lịch trên thế giới ngày càng tăng lên song hướng đi có sự thay đổi. Khách du lịch đa phần muốn tìm đến những vùng mới lạ, một trong những nơi có thể hấp dẫn du khách đó là khu vực Châu á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực ASEAN.
Môi trường thiên nhiên của các quốc gia trong khu vực như Bruney, Indonesia, Malaysia, Phillipin, Việt Nam so với một số nước công nghiệp khác còn nguyên sơ, hoang dã, chưa chịu nhiều tác động của quá trình công nghiệp hoá.
Tình hình chính trị trong khu vực tương đối ổn định và mức độ an toàn cao hơn so với một số khu vực khác trên thế giới thường xuyên xảy ra chiến sự. Đặc biệt là sau sự kiện 11/9 vừa qua, an toàn về chính trị được coi là một nhân tố quan trọng hàng đầu trong sự lựa chọn của du khách.
Kinh doanh dịch vụ vẫn được coi là hướng phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực. Cung du lịch của các nước ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh, bắt nguồn từ các lý do sau:
Kinh tế các nước trong thập kỷ 80 – 90 phát triển mạnh chưa từng thấy với mức phát triển cao hơn mức trung bình của thế giới. Điều này tạo ra những tác động quan trọng đến khả năng tăng nhu cầu đi du lịch của dân cư trong vùng và tăng cường nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch.
Các sản phẩm du lịch ở các nước ASEAN đã và sẽ tăng lên nhanh chóng, thích ứng với nhu cầu thời đại, ngày càng đa dạng hơn, hiện đại hơn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch quốc tế từ khắp mọi nơi cũng như mọi tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau.
Sự tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong dịch vụ ở các nước ASEAN rất nhanh và hiệu quả, điển hình là việc xây dựng đường cáp ngầm Bruney, Singapore, Phillipin, Malaysia.
Hợp tác du lịch trong khu vực đã và sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để biến khu vực này thành điểm du lịch thống nhất, hấp dẫn và độc đáo. Một thực tế đã chứng minh, lượng khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN chủ yếu là khách du lịch đi lại trong khu vực (chiếm 35 - 40%). Vì vậy, liên kết trong khu vực để phát triển du lịch đang được coi là chủ trương chiến lược trong phát triển du lịch ở các nước trong khu vực Đông Nam á ngày nay.
b. Hướng đi mới cho thị trường du lịch Việt Nam
Việc nhận biết, nắm bắt những xu hướng vận động của thị trường du lịch trên khu vực nói riêng và thế giới nói chung giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam. Để xây dựng du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, việc đầu tiên phải làm là hoạch định một chính sách phát triển đúng đắn dựa trên cơ sở nhận biết, đánh giá môi trường kinh doanh, đối thủ kinh doanh, các xu thế vận động của thị trường. Trên nền tảng đó, có thể rút ra kết luận rằng, con đường đi cho du lịch Việt Nam hiện nay là phát huy tối đa lợi thế so sánh, tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế để phát triển. Đó chính là xu thế của thời đại mà chúng ta buộc phải nắm bắt.
III. triển vọng phát triển du lịch việt Nam
Những thành tựu trong hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam
Trước bối cảnh thời cơ và vận hội đan xen với khó khăn thách thức, yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi chúng ta phải huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực bên ngoài với vai trò rất quan trọng. Vì vậy trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức trong việc chủ động hội nhập với các cá nhân, các nước và tổ chức quốc tế, nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành.
1.1 Hợp tác du lịch đa phương
Hợp tác du lịch đa phương đã đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả. Việt Nam đã tham dự đầy đủ các nội dung hợp tác đa phương, đáp ứng yêu cầu đối với một nước thành viên trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế và các chương trình hợp tác như WTO, ASEAN, APEC, ASEM, Tiểu vùng Mêkông mở rộng, Hợp tác hành lang Đông - Tây, Hợp tác du lịch sông Mêkông - Sông Hằng... Nét mới trong hợp tác du lịch đa phương những năm qua là tính chủ động được nâng cao rõ rệt. Du lịch Việt Nam xuất hiện trong các diễn đàn, các sự kiện quốc tế với một vị thế mới cao hơn. Tại diễn đàn du lịch ASEAN - AFT 2001 ở Bruney, du lịch Việt Nam đã tranh thủ tuyên truyền, quảng bá chương trình hành động quốc gia về du lịch, đồng thời đưa ra sáng kiến thúc đẩy hợp tác du lịch ASEAN+3 (ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản). Đây là sáng kiến được đánh giá khá cao, là sự đóng góp có ý nghĩa nhằm góp phần củng cố, tăng cường hợp tác du lịch nội khối cũng như với các quốc gia khác, thể hiện sự chủ động hội nhập khu vực của du lịch Việt Nam. Tranh thủ sự tài trợ của Hàn Quốc, du lịch Việt Nam đã tham dự hội thảo ASEAN- Hàn Quốc, hội chợ du lịch Hàn Quốc (KOTFA) tháng 5/2001, tiếp xúc các hãng lữ hành ASEAN và Hàn Quốc, thiết lập quan hệ kinh doanh, đẩy mạnh thu hút khách Hàn Quốc vào ASEAN và Việt Nam du lịch.
Tiến trình hợp tác đa phương như hợp tác du lịch tiểu vùng Mê Kông mở rộng, chương trình hành động hợp tác du lịch sông Mê Kông - sông Hằng, hợp tác phát triển hành lang Đông - Tây, hợp tác du lịch qua ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, hay Việt Nam - Thái Lan - Lào... được tiếp tục đẩy mạnh. Du lịch Việt Nam đã chú trọng và bắt đầu thực sự tham gia hợp tác du lịch APEC, xây dựng kế hoạch riêng lẻ (IPA), tham dự nhóm công tác du lịch APEC lần thứ 18 và diễn đàn du lịch APEC lần thứ II. Tổng cục Du lịch cũng đã chuẩn bị phương án cam kết trong lĩnh vực du lịch nhằm phục vụ cho tiến trình đàm phán cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam.
Mặc dù mới bắt đầu, hợp tác du lịch Việt Nam và EU, cả đa phương và song phương , đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trước hết về lĩnh vực đào tạo, Uỷ Ban Châu Âu (EC) đã hỗ trợ du lịch Việt Nam một dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch trị giá 12 triệu Euro, trong đó EC tài trợ 10,8 triệu Euro, ngành Du lịch Việt Nam đóng góp vốn đối ứng 1,2 triệu Euro. Cũng trong lĩnh vực này, với Nghị định thư về hợp tác đào tạo ngày 4/3/1996, Luxembourg đã tài trợ cho Việt Nam 150 triệu Lux Franc để triển khai giai đoạn 1 dự án VIE/002 với 3 mục tiêu:
Xây dựng chương trình đào tạo quốc gia về nghiệp vụ khách sạn
Đào tạo đội ngũ giáo viên nòng cốt
Nâng cấp trang thiết bị các trường du lịch Hà Nội, Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, dự án đã chuyển sang giai đoạn 2 với tổng số vốn trên 1 triệu USD. Trong hợp tác đa phương Việt Nam - EU, Việt Nam còn có sáng kiến tổ chức hội thảo “Toàn cầu hoá và phát triển du lịch” trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác ASEM do Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Ngoại giao, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và cộng đồng người Bỉ nó tiếng Pháp (CBF) thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của EU. Một số địa phương và các tổ chức phi Chính phủ, một số quỹ phát triển của Bỉ, Đức, Pháp, áo, Italy... cũng đã cấp học bổng ngắn hạn, dài hạn trong việc đào tạo cán bộ du lịch Việt Nam về tiếp thị, quảng bá du lịch, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thông qua du lịch, tài trợ tổ chức hội thảo và hội chợ du lịch thu nhỏ, hội thảo quốc tế về xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
Thực hiện chủ trương phát triển du lịch gắn với lễ hội và sự kiện, ngành Du lịch đã chủ động và phối hợp với các ban, ngành và địa phương liên quan đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế. Đây cũng là một mặt quan trọng trong công tác hội nhập quốc tế để phát triển du lịch. Tháng 5 năm 2001, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công phiên họp Nhóm công tác hợp tác dịch vụ ASEAN lần thứ 4 tại Hà Nội, tổ chức các chuyến khảo sát, các hoạt động của PATA, của ESCAP... và gần đây nhất là Đại hội thể thao Đông Nam á SEA GAMES 22 và PARA GAMES 2. Đây là những dịp tập dượt, tích luỹ kinh nghiệm để tiến tới tổ chức các sự kiện lớn hơn, đồng thời tranh thủ giới thiệu, quảng bá du lịch, xúc tiến loại hình du lịch gắn với các sự kiện và hội nghị quốc tế.
1.2 Hợp tác song phương
Bên cạnh hợp tác đa phương, hợp tác song phương cũng được tăng cường, mang lại những hiệu qủa thiết thực.
Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam - ấn Độ đã được ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng ấn Độ, đưa số hiệp định du lịch song phương lên 16.
Hợp tác du lịch Việt Nam - Lào được đẩy lên tầm cao mới, thể hiện qua sự kiện Chương trình hợp tác 2001- 2002 được ký kết trong chuyến làm việc tại Việt Nam của đoàn du lịch cấp cao Lào.
Kế hoạch thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng hộ chiếu đã từng bước được hoàn tất và đã được chính thức triển khai kể từ tháng 6 năm 2001 nhằm tăng cường khai thác khách du lịch từ thị trường trọng điểm này.
Singapore đã tài trợ để triển khai thực hiện khoá đào tạo cho cán bộ du lịch Việt Nam thuộc giai đoạn II Chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam - Singapore, đồng thời tập hợp thông tin, chuẩn bị cho việc thành lập trung tâm đào tạo nghề cho Việt Nam, trong đó có trường dạy nghề du lịch tại Hà Nội. Ngoài ra, hai bên còn hợp tác với nhau về lĩnh vực trao đổi thông tin, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật cũng như việc tạo môi trường thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực này. Singapore là nước có số vốn đầu tư về du lịch vào Việt Nam lớn với 18 dự án được cấp phép với tổng số vốn hơn 1,2 tỷ USD.
Việt Nam và Thái Lan đã có những trao đổi về hướng hợp tác, xúc tiến du lịch song phương như: ký hiệp định tạo thuận lợi cho quá cảnh đường bộ, phối hợp giữa nhà nước và tư nhân về du lịch, hợp tác giữa các hãng Hàng không hai nước... Đặc biệt, việc thúc đẩy du lịch được đánh dấu bằng việc mở những tuyến đường giao thông quan trọng, có ý nghĩa trong chiến lược phát triển các điểm du lịch phía bắc Sơn La, Điện Biên Phủ, Lai Châu. Đường 9 được hoàn thiện sẽ khuyến khích hơn nữa phát triển du lịch bằng đường bộ giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan.
Hợp tác du lịch song phương với các nước thành viên EU cũng được đẩy mạnh. Tính đến năm 2001, cả nước đã có 19 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đăng ký trên 333 triệu USD, đứng đầu là Pháp với 12 dự án, tiếp theo là Hà Lan với 3 dự án, Thụy Điển và áo mỗi nước một dự án, chủ yếu là các dự án đầu tư vào khách sạn, văn phòng và các cơ sở vui chơi giải trí. Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác du lịch với Pháp, theo đó Pháp đã và đang hỗ trợ việc đào tạo, quy hoạch du lịch và giúp đỡ Việt Nam tham gia các hội chợ du lịch tại Pháp. Mới đây, hai bên đã thành công trong việc tổ chức Festival Huế 2000. Pháp luôn đứng trong danh sách 5 thị trường hàng đầu có lượng khách du lịch nhiều nhất tới Việt Nam (Theo báo Du lịch Việt Nam, số 12, năm 2001, trang 13).
Hợp tác với các nước không có thông lệ ký kết hiệp định như Đức, Nhật Bản cũng được chú ý đẩy mạnh. Việc phối hợp cùng Viện Gớt tại Hà Nội tổ chức hội thảo “Đặc điểm thị trường du lịch Đức và biện pháp thu hút khách du lịch Đức vào Việt Nam”, việc phối hợp tổ chức cho các chuyên gia JICA Nhật Bản tiếp cận thực tế, đảm bảo tốt tiến độ dự án nghiên cứu phát triển du lịch miền Trung do chính phủ Nhật Bản tài trợ trị giá 2 triệu USD... là những kết quả thiết thực trong việc huy động nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch và chương trình công tác của toàn ngành.
Một trong những sự kiện nổi bật nhất trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam những năm gần đây là việc ký kết thành công Hiệp định Thương mại (HĐTM) Việt - Mỹ. Cuộc đàm phán chính thức giữa hai nước được bắt đầu từ tháng 9/1996, trải qua 8 vòng đàm phán kiên trì, có những lúc tưởng chừng như bế tắc.
Các cam kết liên quan đến lĩnh vực Du lịch trong HĐTM Việt - Mỹ thể hiện trong cả phần cam kết nền và cam kết cụ thể. Đối với các cam kết cụ thể, Hiệp định ghi nhận những cam kết về mặt tiếp cận thị trường của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở khía cạnh hiện diện thương mại như sau:
Trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn, bao gồm dịch vụ lưu trú, cung cấp thức ăn và đồ uống: các công ty cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ song song với việc đầu tư xây dựng khách sạn, được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc hình thức doanh nghiệp 100% vốn Hoa Kỳ.
Trong lĩnh vực dịch vụ đại lý du lịch và điều phối lữ hành: các công ty Hoa Kỳ được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam. Vốn góp của phía Hoa Kỳ trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau ba năm kể từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực, hạn chế này là 51% và sau 5 năm kể từ thời điểm Hiệp định có hiệu lực, hạn chế này sẽ được dỡ bỏ.
ở phương diện đối xử quốc gia (tức là thể hiện sự phân biệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Hoa Kỳ), đối với các hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới và sử dụng ở nước ngoài, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều không phải chịu bất kỳ hạn chế gì so với các doanh nghiệp Việt Nam. Cam kết về sự có mặt của các thể nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ sẽ theo các cam kết nền chung. ở khía cạnh hiện diện thương mại, các công ty cung cấp dịch vụ có vốn Hoa Kỳ hoạt động trong lĩnh vực đại lý du lịch và điều phối lữ hành chỉ được cung cấp dịch vụ lữ hành quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch trong liên doanh phải là công dân Việt Nam.
Có thể nói, trong những cam kết trên, nội dung đáng chú ý nhất là những cam kết về hình thức mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ được thành lập để hoạt động ở Việt Nam (tức là cam kết về khả năng hiện diện thương mại của các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ). Với những cam kết này, HĐTM Việt - Mỹ đã mở ra cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ khả năng lớn để tiếp cận thị trường Việt Nam.
Nhận xét:
Những thành tựu trong việc hội nhập quốc tế những năm vừa qua, đặc biệt là việc ký kết thành công HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho du lịch Việt Nam. Chúng ta đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ trong việc tăng cường khai thác nguồn khách du lịch quốc tế. Thông tin về đất nước, con người và du lịch Việt Nam đến với công chúng và du khách trên toàn thế giới một cách chính thống hơn, góp phần đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch ra ngoài nước. Điều quan trọng hơn cả là việc chủ động hội nhập đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình và kế hoạch của ngành, nâng dần vị thế, uy tín của Du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập
2.1 Cơ hội
Hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện những cải cách sâu rộng hơn về tất cả mọi mặt. Nền kinh tế phải trở nên “mở” hơn, cơ chế chính sách phải trở nên thông thoáng hơn. Sau hơn 15 năm Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới và thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng cao. Chính yếu tố này đã mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch Việt Nam nói riêng có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Mặt khác, để hội nhập và hội nhập thành công, điều quan trọng hàng đầu là phải phấn đấu tự hoàn thiện mình, có kế hoạch và chiến lược lâu dài, chu đáo cho tiến trình hội nhập. Chính vì vậy, ngay từ năm 2000, Chính phủ đã thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch với tiêu đề “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới” nhằm:
Tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho Du lịch Việt Nam, khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Phấn đấu để đến năm 2005, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về Du lịch trong khu vực, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng, với các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo lập Việt Nam thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Đây là chương trình triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX của toàn ngành, nhằm đạt được mục tiêu cơ bản đưa ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Điều này thể hiện sự quyết tâm cao của Nhà nước đối với sự nghiệp du lịch của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch của từng địa phương có cơ hội để phát triển.
Những thành quả phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong thời gian qua trên cơ sở đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam. Thắng lợi của hoạt động đối ngoại, bao gồm cả kinh tế đối ngoại trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đã nâng cao không ngừng vị thế Việt Nam trên thế giới. Đồng thời, sự lớn mạnh và ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội tạo điều kiện cần thiết cơ bản để du lịch mở rộng phạm vi hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút khách du lịch nước ngoài. Với kinh nghiệm rút ra qua quá trình hoạt động và tích cực tìm tòi, du lịch Việt Nam đã dần tạo ra được các sản phẩm du lịch độc đáo, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến các thủ tục đón khách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang hơn, đội ngũ cán bộ được trang bị thêm kiến thức đã trưởng thành hơn có quyết tâm cao hơn. Những tiến bộ đó đã đang và sẽ làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Mặt khác, đời sống vật chất và tinh thần của hơn 80 triệu người dân Việt Nam đang được nâng cao rõ rệt. Những thành tựu của công cuộc đổi mới và mở cửa này chính là động lực để du lịch nội địa ngày càng phát triển.
Những hiệp định hợp tác về du lịch đa phương và song phương được ký kết giữa Việt Nam với các tổ chức, quốc gia trên thế giới chính là cơ hội lớn cho Du lịch Việt Nam trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch để đưa hình ảnh của Việt Nam đến với thế giới và tranh thủ được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Sự hội nhập với thế giới tạo nhiều điều kiện thuận lợi để những người làm du lịch được học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiên tiến và mở rộng thị trường.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và có ảnh hưởng sâu sắc đến du lịch nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung.
Nhìn chung, trong ngành Du lịch, lĩnh vực chịu tác động trực tiếp nhất từ HĐTM chính là lữ hành. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn độc quyền trong việc cung cấp các dịch vụ lữ hành cả nội địa và quốc tế. Với việc loại bỏ quy định này theo các lộ trình đã cam kết trong HĐTM, các doanh nghiệp lữ hành liên doanh với Hoa Kỳ cũng xuất hiện. Thời hạn 3 năm kể từ khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực sẽ là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, bởi đây là giai đoạn cho phép họ làm ăn với các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ được quyền chi phối hoạt động của liên doanh thông qua việc nắm giữ phần vốn đa số tuyệt đối (không dưới 51%). Đây sẽ là giai đoạn học hỏi lẫn nhau, các doanh nghiệp Mỹ thì tìm hiểu về thị trường, về cách thức làm ăn ở Việt Nam, còn các doanh nghiệp Việt Nam thì học hỏi cách thức quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng có cơ hội học hỏi cách thức tổ chức nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, kế hoạch tiếp thị, xâm nhập thị trường, định ra các sản phẩm du lịch chủ yếu để phát triển... Đây là điều mà các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhìn chung chưa làm được. Ngoài ra, cách quản lý doanh nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa cũng là điểm để các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và nâng cao năng lực quản lý của mình.
Theo lộ trình cam kết trong HĐTM, các giới hạn về mức vốn đóng góp của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong liên doanh sẽ được dỡ bỏ sau 3 và 5 năm. Điều này cho phép thu hút mạnh hơn nguồn vốn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ, ngành Du lịch Việt Nam có khả năng thu hút lượng khách quốc tế lớn, tạo đà phát triển nhanh hơn, cung cấp nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.
Thách thức
Hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan, là xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào có thể phát triển mà tách khỏi quá trình hội nhập. Không chủ động hội nhập sẽ tụt hậu, và tụt hậu mãi mãi là đồng nghĩa với việc bị đẩy ra ngoài lề của tiến trình vận động phát triển đi lên của thế giới. Hội nhập quốc tế mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển, có thể làm thay đổi diện mạo của du lịch Việt Nam. Đương nhiên, đi đôi với những thuận lợi là những thách thức, khó khăn mà ngành sẽ phải đón nhận và vượt qua.
Thách thức dễ nhận biết nhất đó là sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra ngày càng khốc liệt. Muốn hội nhập thành công thì điều đầu tiên là phải tự khẳng định được mình. Muốn khẳng định được mình, muốn len chân vào và trụ vững trên thị trường du lịch khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh và buộc phải tuân thủ một thực tế nghiệt ngã được gọi là cơ chế cạnh tranh: mạnh được, yếu thua, ai thích ứng được với thị trường sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị đào thải. Tất cả phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh. Đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nếu không có sự chủ động cần thiết sẽ dẫn đến khả năng bị phụ thuộc vào bên ngoài, mất thế chủ động và dễ dàng bị chi phối, thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mở ra những thời cơ và vận hội mới cho Du lịch Việt Nam, nhưng cũng đem đến không ít khó khăn, thách thức. Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, những hạn chế về vốn góp của phía Hoa Kỳ trong liên doanh sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn. Lúc đó, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải đối đầu với một đối thủ cạnh tranh khổng lồ, một đối thủ không cân sức cả về vốn lẫn trình độ quản lý ngay trên sân nhà. Điều này đòi hỏi phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ và nhanh chóng trong bản thân các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Nếu không làm được điều này thì du lịch Việt Nam sẽ không thể thành công trong việc khai thác những lợi ích mà bản Hiệp định này đem lại nhờ việc thâm nhập vào thị trường Mỹ, một thị trường du lịch khổng lồ đầy tiềm năng.
Như đã phân tích tại Chương I, ở cả tầm quốc gia và doanh nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay còn yếu. Tuy uy tín và hình ảnh có tăng trên thị trường, nhưng quy mô thị trường còn nhỏ, thể hiện rõ nhất là lượng khách du lịch cả khách quốc tế và khách nội địa chưa nhiều, thị phần chưa lớn và tốc độ tăng trưởng chưa thật sự ổn định, chưa thích ứng nhanh nhạy trước những biến động của thị trường và trước những động thái của đối thủ cạnh tranh. Đó là một thách thức lớn đặt ra cho du lịch Việt Nam. Do đó, muốn hội nhập quốc tế một cách chủ động, và để toàn cầu hóa là một cơ may chứ không phải là hiểm hoạ, du lịch Việt Nam không còn cách nào khác là phải tìm mọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Muốn vậy, hơn lúc nào hết, du lịch Việt Nam cần phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển, chuẩn bị về mọi mặt cho sự thành công của tiến trình hội nhập.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010
Dựa trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như nhận biết được những cơ may, hiểm hoạ và xu thế phát triển của thị trường du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam đã chuẩn bị cho mình chiến lược phát triển cụ thể trong giai đoạn 2001 - 2010. Điều này giữ vai trò hết sức quan trọng bởi nó giúp du lịch Việt Nam tự nhìn nhận lại mình trước bối cảnh mới; đồng thời có kế hoạch, chương trình cụ thể để có thể đứng vững trong hội nhập quốc tế, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.Trên tinh thần đó, ngày 22/7/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 97/2002/QĐ - TTG phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
Về thị trường:
Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh đồng thời kết hợp khai thác các thị trường Bắc á, Bắc Âu, úc, New Zealand, và các nước Đông Âu.
Chú trọng khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập phù hợp với quy định của Nhà nước đi đôi với góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Về đầu tư phát triển du lịch:
Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt giữa việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác sử dụng nguồn vốn nươc ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề. Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm thăm quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá song song với đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và trên cả nước.
Đẩy mạnh phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Sài Gòn, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc; các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước. Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt... và các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên... cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch. Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ:
Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch: đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo tiêu chuẩn chuẩn hoá quốc gia cho ngành Du lịch. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai viet.doc