Đề tài Triển vọng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA : ASEAN - China Free Trade Area)

Tài liệu Đề tài Triển vọng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA : ASEAN - China Free Trade Area): Lời mở đầu Trong thế giới hiện đại ngày nay, quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng, xu thế cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, các công ty diễn ra hết sức khốc liệt, đâu đâu cũng có hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé", những quốc gia nào, những công ty nào thiếu khả năng cạnh tranh, không theo kịp xu thế phát triển của thế giới sẽ trở thành yếu thế, thành tụt hậu và có khi còn bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh chung. Trước bối cảnh này, để nâng cao khả năng cạnh tranh, để củng cố vị trí trên trường quốc tế, hội nhập và hợp tác đã trở thành một xu thế phổ biến trên toàn thế giới. ở góc độ vi mô, ngày càng có nhiều các cuộc sáp nhập giữa các công ty để hình thành những tập đoàn đa quốc gia (MNC), những tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới. ở góc độ vĩ mô là sự liên kết giữa các nước để thành lập những diễn đàn hợp tác quốc tế, những thị trường chung và khu mậu dịch tự do khu vực và liên khu vực như APEC, ASEM, EU, NAFTA, MERCOSU...

doc82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Triển vọng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA : ASEAN - China Free Trade Area), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong thế giới hiện đại ngày nay, quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng, xu thế cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, các công ty diễn ra hết sức khốc liệt, đâu đâu cũng có hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé", những quốc gia nào, những công ty nào thiếu khả năng cạnh tranh, không theo kịp xu thế phát triển của thế giới sẽ trở thành yếu thế, thành tụt hậu và có khi còn bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh chung. Trước bối cảnh này, để nâng cao khả năng cạnh tranh, để củng cố vị trí trên trường quốc tế, hội nhập và hợp tác đã trở thành một xu thế phổ biến trên toàn thế giới. ở góc độ vi mô, ngày càng có nhiều các cuộc sáp nhập giữa các công ty để hình thành những tập đoàn đa quốc gia (MNC), những tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới. ở góc độ vĩ mô là sự liên kết giữa các nước để thành lập những diễn đàn hợp tác quốc tế, những thị trường chung và khu mậu dịch tự do khu vực và liên khu vực như APEC, ASEM, EU, NAFTA, MERCOSUR,…Đặc biệt, ở khu vực châu á, gần đây người ta nhắc nhiều đến hợp tác Đông á, trong đó tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN là có tính khả thi nhất và có thể thực hiện trước tiên. Trung Quốc và các nước ASEAN là những nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai bên đã có quan hệ với nhau từ lâu nên việc thành lập một khu mậu dịch tự do giữa hai bên có nhiều điều kiện thuận lợi. Sự nhất trí giữa các nhà lãnh đạo hai bên về việc thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA: ASEAN - China Free Trade area) đã đạt được từ cuối năm 2001 và sau đó một năm, tức là cuối năm 2002 hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc. Cho đến nay, tương lai của ACFTA vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Do tính cấp thiết và tính thời sự của vấn đề này, em quyết định chọn đề tài " Triển vọng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA : ASEAN - China Free Trade area)". Khoá luận này chia làm 3 chương: Chương I phân tích những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của ACFTA, bao gồm cả những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Chương II chia làm 2 phần : Phần đầu giới thiệu về quan hệ kinh tế thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm gần đây. Phần 2 nêu những cơ hội và thách thức của ACFTA đối với các nước thành viên, trong đó gồm 2 phần : giới thiệu sự ra đời Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc vừa được ký kết và quyết định thành lập ACFTA . phân tích những cơ hội và thách thức của ACFTA đối với Trung Quốc và các nước ASEAN . Chương III là chương cuối cùng, bàn về những triển vọng của ACFTA và những kiến nghị đối với sự phát triển của ACFTA. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - Thạc sỹ Bùi Thị Lý và những thầy cô trong trường đã giúp em hoàn thành khoá luận này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú và anh chị đang công tác tại Vụ Châu á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại đã giúp em tài liệu và góp ý để em thực hiện đề tài này. Do trình độ còn hạn chế và do tính mới mẻ của đề tài này, chắc chắn khoá luận của em còn nhiều sai sót. Mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô và các bạn. Hà nội ngày 4 / 12/ 2002. Sinh viên Nguyễn Thị Thủy. Chương I : Những nhân tố thúc đẩy quyết định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (acfta) I ) Những nhân tố khách quan : Bước vào thập kỷ 90, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu. Trong đó có một số nhân tố chính sau đây tác động đến quyết định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) của các nhà lãnh đạo hai bên: 1) Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện chính trị thế giới thay đổi : Chiến tranh lạnh kết thúc vào những năm đầu thập kỷ 90 đã chấm dứt đối đầu quân sự Tây - Đông và giữa hai siêu cường Mỹ - Xô, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, hoà bình và phát triển trở thành chủ đề chính của thế giới ngày nay, phát triển kinh tế trở thành trọng điểm, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại trở thành một xu thế mới. Các quốc gia ngày càng ưu tiên cho phát triển kinh tế. Sự dung hoà lợi ích, vận dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết tranh chấp, hợp tác với nhau để có lợi nhiều hơn là phương châm phổ biến trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Sự kết thúc của chiến tranh lạnh là một điều kiện tiền đề thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn. Môi trường quốc tế chuyển sang một giai đoạn hoà bình, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế của mỗi nước trên thế giới nói riêng phát triển nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước diễn ra mạnh mẽ hơn. Mặt khác, trật tự thế giới cũng thay đổi sau chiến tranh lạnh. Thế giới không còn là thế giới hai cực như trước kia mà đang hình thành một thế giới đa cực với siêu cường là Mỹ và rất nhiều cường quốc như các nước Tây Âu, các nước Đông á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…và rất nhiều nước mới nổi lên khác nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở châu á hoặc châu Mỹ latinh…Các nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc và các nước ASEAN, đang tạo thế và lực lượng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Về phía Trung Quốc, sau chiến tranh lạnh, vai trò kinh tế - chính trị của nước này lại càng được tăng cường. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc có vị trí quan trọng trong việc chi phối, quyết định các vấn đề quốc tế và không một quốc gia nào có thể coi nhẹ hợp tác với nước này. Về phía ASEAN, một mặt sự kết thúc chiến tranh lạnh tạo môi trường thuận lợi cho sự mở rộng hợp tác kinh tế của khối này ra ngoài khu vực; mặt khác, những thách thức mới nảy sinh sau thời kỳ chiến tranh lạnh như khả năng cạnh tranh kinh tế giảm sút, nguy cơ suy giảm của vốn đầu tư nước ngoài…đã tạo áp lực đòi hỏi khối này có những biện pháp linh hoạt và mở rộng thích ứng không chỉ tăng cường liên kết khu vực mà còn mở rộng hợp tác với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là các đối tác đối thoại ở Đông á trong đó có Trung Quốc. Do vậy, có thể nói chiến tranh lạnh kết thúc vừa mang lại những điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những thách thức cả về kinh tế và chính trị đối với Trung Quốc và các nước ASEAN để tiến tới quyết định thành lập một khu mậu dịch tự do giữa hai bên. 2) Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ : 1.1. Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia trên thế giới gắn kết lại gần nhau. Xu hướng toàn cầu hoá ngày nay không còn là vấn đề mới mẻ nhưng tính cơ động toàn cầu hiện nay là chưa từng có về mặt tốc độ, phạm vi, mật độ và khả năng phổ cập. Dưới tác động của toàn cầu hoá, quá trình tự do hoá thương mại, đầu tư, phân công quốc tế tăng lên với tốc độ ngày càng nhanh chóng, tăng cường hơn nữa sự phụ thuộc lẫn nhau về mức độ nhất thể hoá của nền kinh tế các nước trên thế giới. Ngoài ra, sự xuất hiện của những tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò ngày càng tăng của nó, một mặt đã làm cho nền kinh tế các nước liên quan chặt chẽ với nhau, mặt khác nó là một công cụ chi phối các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có chiến lược toàn cầu trong khi các nhà nước đang phải điều chỉnh các hệ thống chính trị, pháp luật, kinh tế để thích ứng với chiến lược của các công ty đó. Toàn cầu hoá cũng thúc đẩy cơ chế hoạt động mậu dịch và kinh tế thế giới ngày càng kiện toàn, quyền lực và vai trò của các tổ chức quốc tế với tư cách điều hoà và giám sát các hoạt động kinh tế thế giới như IMF, WB hay WTO. Đặc biệt sự ra đời ngày 1/1/1995 của WTO với tiền thân là GATT đã đánh dấu một giai đoạn mới cho sự phát triển của thương mại và kinh tế thế giới. Với 145 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu có vai trò đảm bảo quan trọng cho bước phát triển của mậu dịch và kinh tế thế giới. 1.2. Xu thế khu vực hoá cũng đã xuất hiện ở những năm 1950 và xu thế này ngày càng trở nên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bằng chứng là số hiệp định thương mại khu vực đã kí kết trên toàn cầu tăng lên rõ rệt. Theo con số thống kê do WTO công bố hồi tháng 4/2001, hiện nay toàn thế giới có tất cả 243 chương trình mậu dịch khu vực, trong đó có 197 chương trình là khu mậu dịch tự do hoặc liên minh thuế quan. Toàn cầu hoá, khu vực hoá và tiến trình hội nhập của Việt Nam - Tài liệu tham khảo về Xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại, tháng 10/2002. ( đã dẫn ) Đáng chú ý là sự ra đời của liên minh châu Âu (EU), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN ), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM), Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)… Những lợi ích do quá trình toàn cầu hoá cũng như khu vực hoá mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, kèm với quá trình đó cũng là không ít những thách thức như nguy cơ khủng hoảng, lũng đoạn kinh tế, nạn thất nghiệp, …. Rõ ràng, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế không thể đảo ngược trong thế giới ngày nay. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã kéo theo sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy các nước cùng hợp tác với nhau để tham gia tích cực vào quá trình này. Việc ra đời ACFTA cũng là đi theo xu thế chung này, giúp các nước thành viên tận dụng tối đa những lợi ích của toàn cầu hoá, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, ngăn chặn và khắc phục ngay những nguy cơ về tụt hậu kinh tế, đồng thời đối phó với những thách thức và tác động tiêu cực do toàn cầu hoá mang lại. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới Cạnh tranh kinh tế toàn cầu đang diễn ra với tốc độ chưa từng có. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, một số quốc gia mới đã nổi lên trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên trường quốc tế cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Một trận chiến mới đang nổi lên trong quá trình hình thành một thị trường toàn cầu và đang tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới đấu tranh để phân chia thị trường thế giới. Những hiệp định quốc tế như GATT và NAFTA đang thúc đẩy quá trình cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Ngày nay, thế giới không chỉ có những cường quốc kinh tế như Mỹ và EU, mà đã xuất hiện những cường quốc mới như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc hay những nước Nics ở châu á và châu Mỹ… Trong giai đoạn phát triển hiện nay của kinh tế thế giới, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nước tham gia cạnh tranh để giành lại quyền bá chủ thế giới còn các công ty cạnh tranh để chạy đua theo lợi nhuận. Cạnh tranh bằng giá cả chưa đủ, hiện nay cạnh tranh chủ yếu nhờ chất lượng sản phẩm, đặc biệt công nghệ đã trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh quốc tế. Ưu thế về cạnh tranh thuộc về ai nắm trong tay công nghệ tiên tiến, hiện đại. Quá trình cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn, tất yếu sẽ kéo theo cuộc chiến đào thải lẫn nhau giữa các quốc gia. Trong sự cạnh tranh quốc tế đạt đến đỉnh điểm của mức độ gay gắt, những ngành nghề và doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh tranh của bất kỳ quốc gia nào sớm muộn sẽ bị đào thải hoặc trở thành tụt hậu, đó là quy luật tất yếu trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển toàn bộ nền kinh tế thế giới và việc phân phối hợp lý nhất các nguồn lực. Vì vậy, dưới sức ép cạnh tranh, các nước trên thế giới đặc biệt là những nước đang phát triển vốn hay phải chịu thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh quốc tế, một mặt, phải nỗ lực tự đổi mới, tự điều chỉnh nền kinh tế của đất nước mình để theo kịp quá trình cạnh tranh chung, mặt khác, thường tìm cách hợp tác với nhau để cùng phát triển. ACFTA được thành lập chính là việc Trung Quốc và các nước ASEAN cùng hợp tác với nhau để đối phó với quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt này. Hơn nữa, như trên đã nói, trong thời đại mới khoa học-công nghệ là yếu tố quan trọng nhất chi phối sức cạnh tranh của một nền kinh tế nhưng do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các nước cần phải hợp tác với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi bên và cũng là của cả khối hợp tác chung. Ngoài ra, cuộc chiến cạnh tranh giữa các nước nhất là các cường quốc để tranh giành ảnh hưởng ở các thị trường thế giới cũng đang diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là những nước có sức mạnh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới như Mỹ và EU đang đẩy nhanh tiến trình mở rộng ảnh hưởng của mình ở nhiều nước, nhiều khu vực. Mỹ sau khi đã giành quyền chi phối ở nhiều khu vực như Mỹ la tinh, Trung Đông đang tích cực xúc tiến khu mậu dịch tự do Tây bán cầu, thông qua APEC đẩy mạnh tự do hoá mậu dịch và đầu tư trong khu vực có lợi cho Mỹ. Đồng thời, Mỹ hoạch định kế hoạch hợp tác với khu vực Trung đông, Bắc Phi... Việc hai khối kinh tế mạnh nhất thế giới này có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại của các nước trong các khu vực của thế giới đã thúc đẩy việc thành lập các khu vực kinh tế không có Mỹ và EU, trong đó có ACFTA. Các nước Trung Quốc và ASEAN thành lập khu mậu dịch tự do chung cũng là vì mục đích làm cho ACFTA trở thành một trong nhiều những khối kinh tế đối trọng với các khối kinh tế ngày càng phát triển của Mỹ và EU. Riêng về phía Trung Quốc, đây là nước có tham vọng hơn bất kỳ nước nào trong ACFTA mong muốn thực hiện ý đồ bành trướng thế giới và Trung Quốc cũng đang cũng đang tăng cường ảnh hưởng và vai trò kinh tế của mình sau chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng diễn ra vốn gay gắt ngay giữa Trung Quốc với các nước ASEAN nay lại càng thêm phần gay gắt hơn đặc biệt là sau sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO. Các nước ASEAN sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn về nhiều lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư… Chính vì sự cạnh tranh mạnh mẽ và vì lợi ích khu vực nên Trung Quốc và ASEAN đã có ý tưởng thành lập một khu mậu dịch tự do chung ACFTA. 4) nền kinh tế thế giới đang giảm sút và tình hình quốc tế đang có nhiều biến động phức tạp : Có thể nói, từ thời điểm đầu những năm 90 đến giữa thập kỉ này, kinh tế thế giới vẫn phát triển tương đối tốt và ổn định. Tuy cuộc suy thoái năm 1991 đã làm kinh tế Mỹ đi xuống nhưng Nhật Bản, Đức và các nước Đông á vẫn tiếp tục tăng trưởng cho thấy cuộc suy thoái này không mang tính đồng bộ cao. Năm 1993, kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 2,2% lên 3,7% năm 1994 và 1995, năm 1996 con số này là 4,0% và năm 1997 là 4,2%.2 & 3 Kinh tế thế giới 2001-2002. Đặc điểm và triển vọng. NXB chính trị quốc gia. (đã dẫn) Tuy nhiên kể từ cuối năm 1997, kinh tế thế giới không còn duy trì sự tăng trưởng ổn định như trước nữa. Môi trường quốc tế đã có nhiều biến động lớn ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế toàn cầu, trong rất nhiều biến động đó, nổi lên những sự kiện sau đây: 4.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu á năm 1997 Cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ châu á xảy ra năm 1997 là sự suy thoái kinh tế lớn thứ ba trong thế kỷ 20, sau cuộc đại khủng hoảng năm 1929 và sau cú sốc dầu mỏ đầu tiên năm 1973 cũng là cuộc khủng hoảng tài chính gay go nhất đánh vào các nước đang phát triển kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền nợ năm 1982. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm xuống chỉ còn 2,8% so với 4,2% năm 1997, khối lượng thương mại thế giới chỉ tăng 4,1% so với 10,3% của năm 1997. Cuộc khủng hoảng khởi phát từ Thái Lan vào tháng 7/1997 lan nhanh sang nhiều nước khác và đã để lại nhiều hậu quả tới tất cả các nước trong ASEAN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông nam á sau khủng hoảng suy giảm trầm trọng. Năm 1998, tăng trưởng kinh tế của Indonexia giảm 13,4%, Thái Lan giảm 6,4%, của Malai giảm 1,7%, một số nước khác trong khu vực chịu hậu quả ít nặng nề hơn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm sút rõ rệt như Philippin kinh tế tăng trưởng chỉ còn 1,9% so với 5,7% của năm 1996, con số này đối với Singapo là 1,2% so với 6,6% của năm1996.4 Asia week 17/ 7/1998 Kim ngạch thương mại và đầu tư của các nước ASEAN giảm đáng kể. Trong năm 1997 kim ngạch buôn bán nội bộ ASEAN chỉ tăng 4,7% so với mức tăng 28,8% ở những năm trước khi khủng hoảng xảy ra. Năm 1998, kim ngạch ngoại thương của khối giảm mạnh từ 714,8 tỉ USD xuống còn 595,1 tỉ USD. Đông Nam á không còn là điểm hấp dẫn đầu tư trên thế giới như trước đây nữa. Tổng FDI ASEAN thu hút trong năm 1997 giảm gần 20% so với năm 1996. Tạp chí Nghiên cứu Đông nam á số tháng 2/ 2002. Hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính bị phá sản, vỡ nợ, bị sáp nhập hoặc khoanh nợ. Ngoài ra, một loạt các nước khác trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng kông, Đài Loan… cũng đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này. Các nước ngoài khu vực có quan hệ kinh tế thương mại gần gũi với khu vực châu á như Mỹ, châu âu, úc…cũng bị ảnh hưởng gián tiếp của cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng này không những không đảo ngược xu thế liên kết khu vực mà thậm chí còn có phần kích thích xu thế đó phát triển. Sau cuộc khủng hoảng này, quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá được đẩy lên một nấc mới. Đã đến lúc thế giới chứng kiến một sự kiện kinh tế dù xảy ra ở một nước đang phát triển cũng có thể ảnh hưởng đến những nền kinh tế phát triển khác và ngược lại. Đây là một cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn khu vực, và hơn nữa nó không chỉ dừng lại ở phạm vi trong khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu. Nó đã cho thấy rằng sự ổn định và an toàn về kinh tế - xã hội đang và sẽ ngày càng trở thành lợi ích chung của tất cả các nước trên thế giới. Các nước cần phải có sự chuẩn bị thích đáng cho quá trình này, cần phải huy động, kết hợp sức mạnh của quốc gia với sức mạnh quốc tế, cần có sự hợp lực, sự liên kết của nhiều quốc gia chứ không thể giải quyết bằng nỗ lực của một quốc gia riêng lẻ nào. Cuộc khủng hoảng đã làm cho các nước đặc biệt là các nước Đông nam á và Đông á phải xem xét lại chính sách phát triển kinh tế của mình, từ đó phải điều chỉnh chiến lược kinh tế. Từ bài học của khủng hoảng, cả Trung Quốc và ASEAN đều nhận thấy tính cấp thiết hơn bao giờ hết sự quan trọng của sự hợp tác để huy động sức mạnh của các nước trong khu vực cùng giải quyết những vấn đề chung, bảo đảm ổn định và an toàn cho nền kinh tế các nước thành viên nói riêng và kinh tế khu vực nói chung. Cuộc khủng hoảng này cũng đã làm tăng tầm quan trọng tương đối của Trung Quốc so với các nước trong khu vực. Trung Quốc là một trong số ít các nước trong khu vực vẫn giữ được gần như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Mặc dù, hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng phải gánh những món nợ khoảng 100% GDP Trung Quốc năm 1997 và đặc biệt là những khoản nợ khó đòi, xuất nhập khẩu năm 1998 cũng giảm (0,4%), nhưng nhìn chung nền kinh tế Trung Quốc không chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng. Kinh tế năm 1998 tuy giảm sút còn 7,6% nhưng vẫn là mức tăng trưởng cao nhất châu á vào năm đó. Trung Quốc đã được thế giới gọi là " ốc đảo ổn định" của châu á trong cuộc khủng hoảng này. Sau cuộc khủng hoảng, trước tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, các nước ASEAN càng muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Việc ACFTA ra đời cũng là hệ quả tất yếu của quá trình này. 4.2. Suy thoái kinh tế toàn cầu từ sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ : Hai năm 1999 và 2000, các nước châu á với nỗ lực phục hồi kinh tế sau khủng hoảng đã có dấu hiệu lạc quan về sự tăng trưởng kéo theo sự phát triển khá sáng sủa của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn thế giới trong năm 1999 là 3,6%, năm 2000 đạt 4,7% - con số tăng trưởng cao nhất trong vòng ít nhất là 6 năm trước đó. Đến đầu năm 2001, tình hình đã thay đổi. Có thể nói đây là năm đen tối của kinh tế thế giới. Bắt đầu bằng sự suy giảm công nghệ thông tin toàn cầu do Mỹ cầm đầu đã đẩy hầu hết các nước châu á, đặc biệt là các nước Đông nam á, vào tình trạng suy thoái. Tiếp ngay sau đó là sự kiện ngày 11/9 ở Mỹ đã giáng một cú sốc nặng nề xuống kinh tế Mỹ. Sau sự kiện này, nền kinh tế Mỹ đã tụt dốc một cách thảm hại, tăng trưởng kinh tế Mỹ chỉ còn 1,1% so với 4,1% của năm trước. Đây là lần đầu tiên kinh tế Mỹ sụt giảm xuống mức thấp nhất sau 10 năm tăng trưởng liên tục. Kinh tế Mỹ suy giảm đã khiến cho kinh tế toàn cầu lao dốc theo thông qua hàng hoá xuất nhập khẩu, các thị trường tài chính và lòng tin của giới kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2001 của thế giới chỉ còn 2,4%, khối lượng thương mại quốc tế giảm xuống còn 1,0% so với con số kỉ lục là 12,4% của năm 2000. Cuộc suy thoái lần này mang tính chất đồng bộ cao mà nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm đầu tư. Nền kinh tế những nước lớn trên thế giới hầu hết đều sụt giảm. Tăng trưởng kinh tế của EU năm này giảm xuống 1,6%. Kinh tế Nhật vốn bị suy giảm nặng nề từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu á lại thêm một lần nữa tăng trưởng âm còn 0,9%. 6-7 & : Tổng hợp từ Kinh tế thế giới 1999- 2000, 2000 -2001, 2001-2002. Đặc điểm và triển vọng ( đã dẫn ). Những nền kinh tế mới ở châu á trong đó phần đông là các nước ASEAN chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu do kinh tế phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu nhất là xuất khẩu hàng điện tử. Các nước ASEAN-4 ( gồm Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia, Philipin ) chỉ đạt mức tăng trưởng GDP là 2,4% so với mức 5% của năm 2000. Kinh tế Singapo cũng lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử 37 năm do ngành điện tử toàn cầu giảm. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc có giảm sút chút ít nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao là 7% ( theo IMF). Những vấn để kinh tế thế giới Số 2 (276 ) 2002. Vụ khủng bố ngày 11/ 9/ 2001 tuy không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng nó gián tiếp tác động đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Về mặt chính trị, nó đã kéo theo một loạt tình trạng bất ổn về chính trị với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và những xung đột ở nhiều nước trên thế giới, đây là nhân tố không có lợi cho phát triển kinh tế thế giới. Tình hình suy giảm chung của kinh tế toàn thế giới và một số nước lớn vốn là những bạn hàng chủ yếu của ASEAN nói riêng cộng với những biến động bất ổn, rủi ro khó lường trước của thế giới trong những năm gần đây đã thúc đẩy các nước ASEAN tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc vốn là một nước phát triển khá ổn định trước những áp lực khách quan từ bên ngoài. Đồng thời, việc thành lập ACFTA cũng sẽ giúp cho các nước thành viên của khối này hạn chế được những rủi ro từ bên ngoài ảnh hưởng đến kinh tế, đối phó với những bất ổn trong bối cảnh quốc tế hiện nay. II. những nhân tố chủ quan : Bên cạnh những nhân tố khách quan trên, sự ra đời của ACFTA được quyết định chủ yếu bởi những nhân tố chủ quan hết sức quan trọng từ bản thân hai phía Trung Quốc và các nước ASEAN. Cần khẳng định một điều rằng, cả Trung Quốc và ASEAN đều có nhu cầu thiết thực thành lập một khu mậu dịch tự do chung và cũng đã có đầy đủ năng lực thực hiện điều này. Sau đây là những nhân tố chủ quan chính thúc đẩy sự ra đời của ACFTA: chiến lược phát triển kinh tế của Trung quốc và ASEAN Chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc và ASEAN có rất nhiều nội dung và quy mô rất lớn. ở đây chỉ nêu ra chủ yếu là những chiến lược kinh tế đối ngoại của hai bên có liên quan trực tiếp đến quan hệ giữa hai bên. Chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc : Trước đây, Trung Quốc đã duy trì một chiến lược phát triển kinh tế hướng nội kéo dài trong gần 30 năm từ năm 1949. Thực tế đã cho thấy, việc thực hiện chiến lược này một cách phiến diện đã gây tổn thất rất lớn cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Từ cuối thập niên 70, sau kỳ họp toàn thể trung ương lần thứ 3 khoá 11 Đảng cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã chủ trương xoá bỏ đường lối kinh tế cũ, bắt đầu chuyển sang chiến lược phát triển kinh tế mở. Cùng với thời gian, chiến lược kinh tế mở ngày càng được phát huy, mức độ mở cửa cũng không ngừng được nâng cao. Tháng 7/1997, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã tuyên bố: "Mở cửa ra thế giới bên ngoài là một điều kiện cốt yếu để Trung Quốc thực hiện được công cuộc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa của mình". Tháng 8/1998, ông lại khẳng định :"Chúng ta phải thực hiện một cách vững chắc chính sách mở cửa, hoà nhập vào dòng toàn cầu hoá kinh tế, hăng hái tham gia hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế, và tận dụng hết những điều kiện và cơ hội thuận lợi do toàn cầu hóa kinh tế đem lại". Gần đây nhất, trong chủ trương về phát triển kinh tế thương mại kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005), bộ trưởng Bộ hợp tác kinh mậu Thạch Quảng Sinh đã nhấn mạnh đến nội dung "phát triển mô hình kinh tế mở, nỗ lực thực hiện phát triển kinh tế đối ngoại, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thực hiện tốt hơn chiến lược đa nguyên hoá thị trường, tham gia sâu rộng hơn vào cạnh tranh và hợp tác quốc tế, tích cực tham gia vào hợp tác kinh tế khu vực, thăm dò và nghiên cứu thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại đầu tư trong những khu vực nhất định …." www.moftec.gov.cn/moftec_cn/news/2001-3-15a.html Như vậy, sự khẳng định của Trung Quốc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là rất rõ ràng, và "hướng ngoại" đang là nội dung chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc. Đặc biệt, tham gia vào hợp tác kinh tế khu vực là một nội dung rất quan trọng. Thành lập ACFTA là một bước tạo cơ sở thuận lợi cho Trung Quốc tham gia sâu rộng hơn nữa vào hội nhập kinh tế trên quy mô toàn cầu, đồng thời phù hợp với mục tiêu mở rộng hợp tác khu vực của Trung Quốc. Bên cạnh đó, một mục tiêu quan trọng mà Trung Quốc vẫn nỗ lực thực hiện lâu nay là giành lại vị trí siêu cường trước đây của mình. Và xa hơn nữa là chiến lược giành ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới, tăng cường vai trò kinh tế sau chiến tranh lạnh đã làm cho Trung Quốc kiên quyết đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập quốc tế. Cùng ASEAN thành lập khu mậu dịch chung là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm củng cố vị thế của nước này ở khu vực châu á rộng lớn, từ đó tạo thuận lợi hơn trong quá trình tranh giành ảnh hưởng đối trọng với những cường quốc như Mỹ, EU. Đối với khối ASEAN, Trung Quốc muốn mở rộng các mối quan hệ gần gũi của mình với các nước ASEAN và tận dụng cơ chế AFTA để thực hiện mục tiêu mở rộng đầu tư và xuất khẩu trong tương lai. Thực tế, Trung Quốc tuy là một nước rộng lớn, giàu tiềm năng về vốn đầu tư và tài nguyên thiên nhiên nhưng xét trên đầu người thì Trung Quốc là một nước nghèo tài nguyên và thiếu vốn. Mặt khác, do cơ cấu kinh tế phát triển không cân bằng và có tình trạng sản xuất thừa nên vẫn tồn tại những nguồn vốn nhàn rỗi không được sử dụng. Vì vậy, Trung Quốc muốn hợp tác với ASEAN để thu hút vốn và tài nguyên của bên ngoài đồng thời tăng cường đầu tư ra bên ngoài trong đó ASEAN là một đối tác quan trọng mà Trung Quốc xem xét. Trong chiến lược chung " Phát triển ba ven ( ven biển, ven sông, ven biên) " nhằm đẩy mạnh sự phát triển đồng đều của nền kinh tế quốc dân, có hai chiến lược liên quan trực tiếp đến các nước ASEAN , đó là Chiến lược phát triển khu vực Đại Tây Nam và Chiến lược phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Trong hai chiến lược này, hướng của Trung Quốc là tăng cường buôn bán xuất khẩu với các nước láng giềng như Mianma, Lào, Việt Nam, khai thác tiềm năng của các nước này về thương mại, tài nguyên, nhân lực….để mở rộng khu Tây Nam lạc hậu và phát triển vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Chiến lược phát triển kinh tế của các nước ASEAN : Trong văn kiện "Tầm nhìn ASEAN 2020" được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Kualar Lumpur tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu ra một số nội dung chủ yếu sau: Hoàn thành khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đẩy nhanh việc tự do hoá thương mại dịch vụ Hoàn thành khu vực đầu tư ASEAN ( AIA) vào năm 2010 và thực hiện tự do đầu tư vào năm 2020 Tăng cường và mở rộng hợp tác tiểu vùng ở các khu vực tăng trưởng tiểu vùng hiện có và thành lập những khu vực tăng trưởng tiểu vùng mới Tăng cường vai trò của giới doanh nghiệp, coi đó là động lực của phát triển. Tiếp tục củng cố và mở rộng thêm các mối liên kết kinh tế khu vực ngoài ASEAN Hợp tác, tăng cường hệ thống thương mại đa biên " Tầm nhìn ASEAN" cũng nêu rõ hướng ngoại đóng một vai trò quan trọng trong diễn đàn quốc tế, và tăng cường các lợi ích chung của ASEAN, ASEAN sẽ đẩy mạnh quan hệ với các đối tác đối thoại và những tổ chức khu vực khác dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Mặc dù chiến lược kinh tế của các nước ASEAN có nhiều thay đổi sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997-1998, tuy nhiên hội nhập và hợp tác khu vực và quốc tế vẫn được đưa ra như một nội dung quan trọng chiến lược của khối, các nước ASEAN xác định rõ cần phải " tham gia sâu rộng hơn vào hội nhập kinh tế, tiếp tục tăng cường mối liên kết với các nước và tổ chức ngoài khu vực, việc duy trì nền kinh tế mở và hướng ngoại sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong tương lai " Gần đây, trong một bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về AFTA tổ chức tại Manila ngày 30/5/2002, tổng thư ký ASEAN - ông Rodolfo C. Severino đã nói : " Hội nhập khu vực trong thế giới ngày nay là cách duy nhất để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh, thu hút đầu tư và từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn nữa". Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng để đáp ứng nhu cầu của quá trình toàn cầu hoá và đối phó với những thách thức do xu hướng cạnh tranh cũng như những chính sách của các nước lớn trên thế giới " các nước ASEAN không có sự lựa chọn nào khác là xích lại gần nhau hơn…Nhưng một mình ASEAN thôi thì chưa đủ. Cần phải vươn ra ngoài khu vực Đông nam á. Điều đó giải thích những nỗ lực của ASEAN để tăng cường liên kết kinh tế với các nước Đông Bắc á, úc và New Zealand" Các đối tác quan trọng mà ASEAN sẽ tăng cường hợp tác kinh tế trong thời gian gần tới đây sẽ là Đông á, ấn độ, úc, New Zealand, Mỹ... Đặc biệt, ASEAN đánh giá rất cao hợp tác với Đông á gồm 3 nước Nhật bản, Trung Quốc, Hàn quốc. Trong đó Trung Quốc là một đối tác quan trọng và ASEAN muốn đẩy mạnh quan hệ nhằm tận dụng những cơ hội từ sự phát triển của nước này. Cũng theo lời ông Severino " ASEAN phản ứng với một nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển bằng cách liên kết với nền kinh tế này với sự tự tin và nhìn thấy vô số cơ hội từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đây là tiền đề cho quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc quyết định thành lập ACFTA".11 & 12 Globalization's challenge to regional economic integration. ( www.aseansec.org) Như vậy, rõ ràng ASEAN luôn đặt Trung Quốc như một trong những đối tác hàng đầu của mình vàliên kết với Trung Quốc là một mục tiêu rất quan trọng của ASEAN. Những đặc điểm tương đồng và bổ sung lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước ASEAN : Trung Quốc và ASEAN có rất nhiều những đặc điểm tương đồng cũng như tính bổ sung lẫn nhau rất lớn là nhân tố quan trọng thúc đẩy hai bên thành lập một khu mậu dịch tự do chung. 2.1. Về điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, chính trị : Trung Quốc và các nước ASEAN là những nước láng giềng có chung đường biên giới dài hàng ngàn km, có điều kiện địa lý rất thuận lợi. Trung Quốc giáp với rất nhiều nước ASEAN như Việt nam, Lào, Mianma và rất gần với những nước ASEAN còn lại như Brunei, Singapore, Philipin,…Ví dụ, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc là tỉnh nối liền Trung Quốc và ASEAN , chiếm đến 4061 km đường biên giới trong tổng số 20000 km đường biên giới của Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây là cửa ngõ giữa Trung Quốc và nhiều nước ASEAN như Philippines, Singapore, Malaysia…Vị trí địa lý gần kề là ưu thế rất thuận lợi cho giao thông, liên lạc, trao đổi…. giữa hai khu vực này. Cũng do là những nước láng giềng nên Trung Quốc và các nước ASEAN có rất nhiều điểm chung về tập quán văn hóa, xã hội. Các nước này hầu hết đều đi lên từ một nền văn minh nông nghiệp, vốn có quan hệ với nhau từ lâu, có những tập quán, thói quen tương đồng, từ đó sẽ dẫn đến một số nét tương đồng về thói quen tiêu dùng, về thị hiếu.. của người dân. Bên cạnh đó, quan hệ chính trị của hai bên cũng đã hình thành từ lâu, hai bên đã thiết lập được quan hệ bình đẳng, hợp tác tin tưởng lẫn nhau tương đối tốt. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa cơ sở chính trị về hợp tác kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho hợp tác kinh tế giữa hai bên. 2.2. Về kinh tế, thương mại : Một đặc điểm chung nổi bật giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ( trừ Singapo) là đây đều là những nước có nền kinh tế đang phát triển nên nền kinh tế hai bên có nhiều điểm tương đồng. Cũng vì mang đặc trưng chung của nền kinh tế những nước đang phát triển nên hai bên đều có những nhu cầu và lợi ích chung như ủng hộ lẫn nhau về phát triển nền kinh tế độc lập, hợp tác phát triển cùng có lợi…mặt khác, hai bên cũng cùng sắp đối mặt với những thời cơ và thách thức chung trước những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Cơ cấu nền kinh tế của Trung Quốc và ASEAN đều phát triển chưa cân đối, một số ngành kinh tế của hai bên có trình độ phát triển tương đương nhau. Và một đặc điểm dễ nhận thấy ngoại thương đều đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế của các nước này. Trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, các nước ASEAN -5 (gồm Singapo, Thái lan, Philipin, Indonesia, Malaysia) với nền kinh tế mở và hướng ngoại, đã trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới bởi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư nhanh chóng. Dù Trung Quốc đi sau ASEAN -5 về phát triển công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu nhưng Trung Quốc cũng đã đạt được những thành tích phi thường về lĩnh vực này. Những đặc điểm giống nhau hai bên tuy không phải lúc nào cũng là yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế giữa hai bên, ví dụ như sự tương đồng về thị trường xuất khẩu, về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, về chiến lược thu hút đầu tư…nhưng hai bên còn có sự bổ sung rất lớn về những lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên … Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc có lợi thế so sánh về một số cây trồng như rau, quả…trong khi các nước ASEAN lại có lợi thế về những cây trồng trên diện tích đất đai lớn như ngũ cốc. Hơn nữa, Trung Quốc lại có nhiều máy móc nông nghiệp hiện đại vốn đang rất thiếu ở một số nước ASEAN. Về tài nguyên thiên nhiên, trong khi Trung Quốc đang ngày càng khan hiếm tài nguyên sau một quá trình tăng trưởng kinh tế cao thì những nước ASEAN vốn là những nước giàu tài nguyên. Một số nước ASEAN chưa đủ năng lực tận dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên về thuỷ năng, mỏ khoáng sản… thì Trung Quốc lại có đầy đủ máy móc công nghệ, kinh nghiệm và lực lượng thi công hùng hậu để khai thác các nguồn tài nguyên này. Hay trong lĩnh vực công nghiệp, Trung Quốc có một cơ sở công nghiệp hoàn chỉnh, thống nhất có thể bổ sung cho các nước ASEAN. Về hợp tác quốc tế, Trung Quốc và ASEAN đều là thành viên của APEC, do đó quan hệ hợp tác hai bên có nhiều điểm thuận lợi để phát triển hơn nữa vì hai bên có những điểm giống nhau về các vấn đề lớn như : mục tiêu, tính chất và cách thức vận hành của APEC. Trung Quốc và ASEAN đã hiệp thương điều hoà với nhau về nhiều vấn đề để có lập trường thống nhất về những vấn đề quan trọng liên quan đến lợi ích chung của các nước đang phát triển trong chương trình tự do hoá mậu dịch đầu tư và hợp tác kinh tế APEC. Ngoài ra, Trung Quốc và một số nước ASEAN đều tham gia vào hợp tác kinh tế phát triển tiểu vùng sông Mêkông mở rộng và chương trình hợp tác ASEAN phát triển lưu vực sông Mêkông nên nhờ đó không những các nước trong tiểu vùng có điều kiện thuận lợi để tăng khả năng giao thương, thu hút đầu tư từ nước ngoài mà còn có thể hợp tác khai thác sử dụng tài nguyên của dòng sông một cách có hiệu quả nhất. Những đặc điểm tương đồng và bổ sung trên là nhân tố rất thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên mà không phải một khu vực mậu dịch tự do nào cũng có được. Tuy trọng điểm của Trung Quốc và ASEAN trong tương lai vẫn là tam cường nhưng do những yếu tố thuận lợi mà tam cường không có được nên hai bên vẫn tìm thấy ở nhau những sự bổ sung khó thay thế. Thành lập một khu mậu dịch tự do chung sẽ mang lại cho cả hai bên nhiều cơ hội tận dụng những nhân tố thuận lợi, không gian kinh tế lớn, cùng bổ sung hợp tác với nhau để cùng phát triển. Trung Quốc và ASEAN đều có năng lực kinh tế đủ mạnh để đi đến thành lập ACFTA Về phía Trung Quốc, đây là một lực lượng kinh tế quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây đã làm cho cả thế giới phải kinh ngạc. Bất chấp những biến động phức tạp của môi trường kinh tế trong và ngoài nước, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn đạt bình quân 9,3% trong giai đoạn 1989-2001, trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2001, GDP của nước này đã đạt gần 1116 tỉ USD, đứng thứ 6 thế giới, tổng giá trị ngoại thương đạt 509,8 tỉ USD cũng đứng thứ 6 thế giới. Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất thế giới với tổng FDI đạt 47 tỉ USD năm 2001. Tổng hợp từ "China sees extraordinary economic progress" ( www.chinadaily.com.cn) và "Facts and Figures telling of prosperity" (www.peopledaily.com.cn) Đặc biệt, sau khi nước này đã gia nhập WTO, vai trò và vị trí kinh tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cộng với hệ thống công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, nguồn vốn và lao động phong phú, lực lượng nghiên cứu khoa học mạnh…là những thế mạnh của Trung Quốc khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Còn về phía ASEAN, hiện nay khối này đã trở thành một chỉnh thể gồm 10 nước thành viên với số dân khoảng 530 triệu người. ASEAN là khu vực có vị trí địa chính trị và địa kinh tế quan trọng, có nguồn nhân lực dồi dào, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và công nghiệp hoá dầu, khai khoáng. Các nước ASEAN đang gấp rút thực hiện AFTA, sẽ hoàn thành chương trình này vào năm 2002 với 6 nước đầu tiên và hoàn thành toàn bộ chương trình cắt giảm thuế quan vào năm 2009. Ngoài ra, những chương trình hợp tác của ASEAN về đầu tư, công nghiệp, dịch vụ, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải… đang được thực hiện cũng là những tiền đề cho sự gắn kết giữa các nước thành viên thành một khối thống nhất. Tóm lại, cả hai bên Trung Quốc và ASEAN đều tìm thấy lợi thế của nhau để tiến tới hợp tác sâu rộng hơn. Cả ASEAN và Trung Quốc đều là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, có tiềm lực kinh tế rất lớn. ASEAN thì muốn tìm cơ hội để hưởng lợi từ sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và từ những chính sách tự do hoá thương mại của Trung Quốc đặc biệt sau khi nước này đã trở thành thành viên của WTO. Trung Quốc muốn tận dụng cơ chế AFTA để mở rộng đầu tư và xuất khẩu trong tương lai. Một số nhân tố về chính trị : Trong việc thành lập ACFTA, không phải là hai bên Trung Quốc và ASEAN không có những mục tiêu chính trị nằm sau hợp tác kinh tế này và chính những mục tiêu này là nhân tố thúc đẩy hai khối này liên kết với nhau. Trước hết là các nước trên thế giới đều muốn chống lại việc đẩy mạnh bành trướng của Mỹ để ngăn chặn âm mưu thiết lập một thế giới đơn cực. Muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hợp tác chống thế giới đơn cực, các nước có xu hướng thành lập những liên minh giữa những nước có nền chính trị khác nhau, lấy lợi ích kinh tế, quốc gia, quốc tế làm cơ sở cho sự liên minh đó. Trung Quốc là một nước lớn, Trung Quốc cũng muốn khẳng định và củng cố vai trò trên trường quốc tế, tăng cường tiếng nói của mình trong khu vực và từ đó sẽ mở rộng ra toàn thế giới. Còn về ASEAN, một mặt, những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc có thể làm giảm áp lực mà một số nước ASEAN đang cảm nhận từ việc mở rộng cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ vào ASEAN, mặt khác, ASEAN cũng muốn ngăn ngừa nguy cơ bành trướng quân sự của Trung Quốc đối với khu vực này và lôi kéo Trung Quốc vào hợp tác kinh tế là một cách để ASEAN ngăn chặn sự bành trướng này. Hơn nữa, trong tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay, chủ nghĩa khủng bố đang lan tràn và trở thành hiểm họa và đe dọa không loại trừ bất cứ nước nào. Thời gian gần đây, chống chủ nghĩa khủng bố đang trở thành một trong những chủ đề quan trọng được nhắc đến trong mọi diễn đàn hợp tác kinh tế của tất cả các khu vực. Về phía Trung Quốc và ASEAN, các nước này cũng muốn đẩy mạnh hợp tác với nhau để tạo thành một sức mạnh chung trong cuộc chiến chống khủng bố của khu vực nói chung và của toàn cầu nói riêng hiện nay. T óm lại, những thay đổi trên cục diện thế giới những năm gần đây, đặc biệt là quá trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng đã đẩy biên độ nhiều tổ chức liên kết kinh tế mở rộng, tạo thách thức cạnh tranh mới buộc cả ASEAN và Trung Quốc phải có những biện pháp linh hoạt, tăng cường hợp tác với nhau. Đó là những nhân tố bên ngoài, còn nhân tố rất quan trọng từ bản thân năng lực và nhu cầu của hai bên đối tác này. Đó là giữa các nước ASEAN và Trung Quốc láng giềng này ngoài những thuận lợi về điều kiện địa lý, những đặc điểm tương đồng - bổ sung lẫn nhau, hai bên thực sự có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển. Đó là những yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định thành lập ACFTA, một khu mậu dịch tự do hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp đối với cả hai bên. chương II : cơ hội và thách thức của ACFTA đối với Trung Quốc và các nước ASEAN I. tình hình quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN trong những năm gần đây: Trung Quốc và các nước ASEAN đã có quan hệ kinh tế thương mại từ lâu, tuy nhiên chỉ từ sau khi Trung Quốc thực hiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao với các nước Đông nam á thì quan hệ kinh tế mới phát triển. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước ASEAN và Trung Quốc, quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng được đẩy mạnh. Cho đến nay, đã có hơn 100 hiệp định kinh tế song phương được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN. Sau đây là những nét chính trong một số lĩnh vực nổi bật trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên trong những năm gần đây : quan hệ thương mại : 1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu : Quan hệ thương mại trong những năm gần đây giữa hai bên chịu ảnh hưởng chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế kinh tế của mỗi bên và công cuộc hiện đại hoá kinh tế của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng tăng qua các năm : Bảng : Kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN từ 1990-2001 Đơn vị : tỷ USD Năm 1990 1991 1992 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Kim Ngạch 4,4 7,96 9,3 13 18,4 20,4 25 23,5 27,2 39,5 41,6 Nguồn :- MOFTEC (Bộ hợp tác kinh mậu Trung Quốc) - Thống kê Hải quan Trung Quốc Có thể thấy, kim ngạch buôn bán giữa hai bên có những bước tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1990, kim ngạch thương mại hai bên chỉ đạt 4,4 tỷ USD, đến năm 2001 kim ngạch đã đạt 41,6 tỷ USD, tăng gần 9,5 lần. Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, ngoại trừ năm 1998 kim ngạch có giảm chút ít so với năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực, còn lại thương mại hai bên đều tăng. Đặc biệt, trong hai năm 2000 và 2001, khi tình hình kinh tế toàn cầu đang suy giảm, thương mại hai bên vẫn duy trì mức tăng trưởng rõ rệt, đó là một thành tích đáng khích lệ. Hiện nay, ASEAN là bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc, sau Mỹ, Hồngkông, Nhật bản và EU, còn Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 6 của ASEAN. Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với từng nước trong khối ASEAN có sự chênh lệch khá lớn. Bảng : Kim ngạch ngoại thương giữa Trung Quốc với từng nước thành viên ASEAN đơn vị : triệu USD 1999 2000 2001 XNK XK NK XNK XK NK XNK XK NK ASEAN 27.202 12.275 14.927 39.522 17.341 22.181 41.615 18.385 23.230 Singapo 8.563 4.502 4.061 10.821 5.761 5.060 10.934 5.792 5.142 Malayxia 5.279 1.674 3.605 8.045 2.565 5.480 9.425 3.220 6.205 Inđônêxia 4.830 1.779 3.051 7.464 3.062 4.402 6.725 2.837 3.888 Thái Lan 4.216 1.436 2.780 6.624 2.243 4.381 7.050 2.337 4.713 Philipin 2.287 1.379 908 3.142 1.464 1.678 3.566 1.620 1.946 Việt Nam 1.318 964 354 2.466 1.537 929 2.815 1.804 1.011 Myanma 508 407 101 621 496 125 632 497 135 Campuchia 160 104 56 224 164 60 240 206 34 Brunei 8 8 0 74 13 61 165 17 148 Lào 32 22 10 41 34 7 62 54 8 Chú thích : XK - xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN NK- nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN Nguồn : Thống kê Hải quan Trung Quốc Có thể thấy, Singapo luôn là bạn hàng lớn nhất trong khối của Trung Quốc. Năm 2001, trong số tổng kim ngạch buôn bán 41,6 tỉ USD giữa ASEAN và Trung Quốc thì riêng kim ngạch buôn bán Singapo -Trung Quốc đã đạt 10,9 tỉ USD chiếm hơn 26%. Bạn hàng lớn thứ hai trong khối của Trung Quốc là Malayxia với kim ngạch song phương đạt gần 9,5 tỉ USD. Tiếp đó là Thái Lan 7 tỉ USD và Inđônêxia 6,7 tỉ USD. Đối với các nước ASEAN còn lại, kim ngạch thương mại với Trung Quốc còn rất nhỏ, chỉ đạt dưới 4 tỉ USD, đặc biệt là những nước Myanma, Campuchia, Brunei, Lào thì quan hệ buôn bán với Trung Quốc chỉ đạt rất ít chưa đến 1 tỉ USD. Trước đây, trong cán cân thương mại ASEAN -Trung Quốc, ASEAN thường rơi vào tình trạng nhập siêu. Song bảng trên cũng cho thấy những năm gần đây, ASEAN thường xuất siêu sang Trung Quốc, năm 1999 con số xuất siêu này là hơn 2,65 tỉ USD , năm 2000 và 2001 ASEAN xuất siêu hơn 4,8 tỉ USD. Tuy nhiên, đối với những nước ASEAN mới như Việt Nam, Myanma, Lào và Campuchia thì thường thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu : Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN có những tiến triển đáng kể. Trước đây, các nước ASEAN ( trừ Singapo ) vốn là những nước có nền kinh tế phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên và những hàng hoá sơ cấp. Đầu những năm 90, hai mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của các nước ASEAN -6 sang ASEAN là chất đốt và gỗ. Hai mặt hàng này chiếm đến hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN-6 sang Trung Quốc. Đến nay, cơ cấu hàng này đã thay đổi theo hướng tích cực. Trong các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ASEAN sang Trung Quốc là các sản phẩm máy móc, thiết bị điện tử, các khoáng sản, nhựa, giấy, bột giấy, gỗ…máy móc và thiết bị điện tử đã chiếm tỉ trọng lớn ( 48%) trong tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN-6 sang Trung Quốc. (xem bảng) Đối với 4 nước ASEAN còn lại thì hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc đa số là nguyên liệu và những mặt hàng sơ chế, đặc biệt là hàng hoá nông sản và tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, kim ngạch của những nước này còn chiếm tỉ lệ nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chung giữa hai khối. Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN chủ yếu là các mặt hàng chế tạo như máy móc, thiết bị điện tử, hàng may mặc, giày dép, kim loại, hoá chất, khoáng sản…trong đó, máy móc thiết bị điện tử cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất và tỷ trọng này ngày càng tăng.( xem bảng ) Bảng : cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN -6 Các mặt hàng xuất khẩu chính của ASEAN sang Trung Quốc 1993 2000 Mặt hàng Nhập khẩu (triệuUSD) (%) Mặt hàng Nhập khẩu (triệuUSD) (%) Khoáng sản 1,5 32,4 Máy móc, thiết bị điện tử 16,4 48,4 Gỗ & các sản phẩm từ gỗ 1,0 22,6 Khoáng sản 4,5 13,4 Máy móc, thiết bị điện tử 0,6 12,4 Nhựa 2,2 6,6 Chất béo, dầu động hoặc thực vật 0,4 8,4 Giấy, bột giấy 1,0 3,1 Nhựa 0,2 4,4 Gỗ & các sản phẩm từ gỗ 0,9 2,8 Tổng cộng 3,7 80,2 Tổng cộng 25 74,3 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc sang ASEAN 1993 2000 Máy móc, thiết bị điện tử 0,9 20,8 Máy móc, thiết bị điện tử 12,9 51,7 Hàng dệt may, quần áo, giày dép 0,7 15,7 Hàng dệt may, quần áo, giày dép 2,6 10,5 Rau quả 0,5 11,6 Kim loại cơ bản & các sản phẩm KL 1,6 6,4 Kim loại cơ bản & các sản phẩm KL 0,5 10,6 Các sản phẩm hoá chất 1,3 5,4 Khoáng sản 0,5 10,5 Khoáng sản 1,3 5,1 Tổng cộng 3,1 69,2 Tổng cộng 19,7 79,1 ASEAN-6 gồm Brunei, Singapo, Malayxia, Inđônêxia, Philipin, Thái Lan Số liệu năm 2000 chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2000 Nguồn : ASEAN Secretariat Có thể thấy trong cơ cấu xuất nhập khẩu của cả 2 bên Trung Quốc và ASEAN sang bên kia, tỷ trọng các mặt hàng chế biến đã tăng lên. Trong số những mặt hàng chế biến, tỷ lệ các mặt hàng có hàm lượng vốn cao như máy móc và thiết bị điện tử cũng tăng lên, tỷ lệ các mặt hàng có hàm lượng lao động cao giảm dần. Trong đó, hiện nay các mặt hàng máy móc thiết bị điện tử đều có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Quan hệ đầu tư : 2.1. Đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc: ASEAN là một trong những khu vực cung cấp nguồn vốn nước ngoài quan trọng của Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 1998, vốn FDI thực hiện của ASEAN vào Trung Quốc luôn luôn tăng, từ 90 triệu USD năm 1991 lên 4,22 tỉ USD năm 1998. Vốn FDI thực hiện năm 1999, 2000 có giảm sút chút ít, năm 1999 đạt 3,29 tỉ USD, năm 2000 đạt 2,84 tỉ USD, nguyên nhân chủ yếu là do ASEAN thời kỳ này đang ở giai đoạn khôi phục kinh tế, không thể mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Tuy có xu hướng tăng nhanh nhưng tổng vốn đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng ĐTNN vào Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ hợp tác kinh mậu Trung Quốc ( MOFTEC), tính đến năm 2001 tổng cộng có 17972 dự án đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc, trị giá vốn đầu tư cam kết đạt 53,468 tỉ USD, chiếm 7,2% tổng giá trị vốn ĐTNN vào Trung Quốc, vốn FDI thực hiện đạt 26,175 tỉ USD, chiếm 6,6% tổng FDI thực hiện của Trung Quốc. Trong các nước ASEAN, Singapo là nước đầu tư vào Trung Quốc lớn nhất, chiếm tới gần 65% tổng FDI của cả ASEAN vào Trung Quốc với số vốn FDI đạt 16,9 tỉ USD đến hết năm 2000, sau đó là Malayxia và Thái Lan nhưng số FDI của hai nước này vào Trung Quốc kém hơn nhiều so với Singapo. Các nước ASEAN còn lại có kim ngạch đầu tư vào Trung Quốc còn nhỏ đặc biệt là đầu tư của Campuchia, Myanma, Lào,Việt Nam và Brunei hầu như không đáng kể. Bảng : đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc (đến hết năm 2000 và 2001) đơn vị : tỉ USD Nước Số hạng mục Số vốn cam kết Số vốn thực hiện Singapo 9122 35,381 16,992 Malayxia 2031 4,936 2,203 Inđônêxia 760 1,591 0,837 Thái Lan 2880 4,971 1,994 Philipin 1369 2,564 1,029 Việt Nam 373 0,375 0,086 Myanma 146 0,194 0,034 Campuchia 24 0,022 0,007 Brunei 14 0,036 0,0004 Lào 14 0,025 0,005 ASEAN đến hết n. 2000 16733 50,095 23,191 ASEAN đến hết n. 2001 17972 53,468 26,175 Tổng ĐTNN vào Trung Quốc tính đến hết 2001 390025 745,391 395,223 Nguồn : Bộ hợp tác kinh mậu Trung Quốc ( MOFTEC) Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các nước ASEAN vào Trung Quốc là chế tạo, năng lượng, khai thác bất động sản, tài chính, dịch vụ, địa chất, khoáng sản…Đầu tư của ASEAN sang Trung Quốc chủ yếu tập trung tại các đặc khu kinh tế, vùng mở cửa ven biển, chủ yếu do người Hoa thực hiện, nguyên nhân chính là do Cộng đồng người Hoa ở các nước ASEAN khá nhiều và họ nắm giữ nhiều ngành kinh tế chủ chốt ở một số nước ASEAN nên họ tích cực đầu tư về quê hương của mình. Đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN : Hiện nay, ASEAN không còn là thị trường đầu tư chính của Trung Quốc nữa. Đến hết năm 2001, chỉ có 740 dự án đầu Trung Quốc của các doanh nghiệp Trung Quốc và các nước ASEAN với tổng vốn đầu tư là 1,091 tỉ USD trong đó, vốn của bên Trung Quốc chỉ đạt 655 triệu USD. Nước nhận vốn đầu tư nhiều nhất của Trung Quốc trong khối là Thái Lan cũng chỉ đạt gần 88 triệu USD, con số còn quá khiêm tốn, sau đó là Campuchia với số vốn 85 triệu USD, Singapo 68,6 triệu USD, Myanma 48,58 triệu USD, với Malayxia và Việt Nam vốn đầu tư của Trung Quốc cũng chỉ đạt hơn 30 triệu USD năm 2000. Bảng : đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN (đến hết năm 2000 và 2001) đơn vị : triệu USD Nước Số doanh nghiệp ĐTNN của Trung Quốc Tổng vốn đầu tư Vốn của bên Trung Quốc Việt Nam 41 48,77 31,00 Lào 15 44,04 29,37 Campuchia 50 110,83 85,00 Myanma 30 146,38 48,58 Thái Lan 219 201,05 87,98 Malayxia 92 69,34 33,90 Singapo 161 78,35 68,62 Inđônêxia 50 159,07 59,62 Philipin 34 34,98 14,60 Tổng cộng đến hết n. 2000 692 892,80 458,66 Tổng cộng đến hết n. 2001 740 1091,00 655,00 Nguồn :Bộ hợp tác kinh mậu Trung Quốc (MOFTEC) Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Trung Quốc vào ASEAN là bao thầu các công trình sản xuất, buôn bán và dịch vụ, công nghiệp rừng, khai thác mỏ, sản xuất linh kiện TV, động cơ diezen, đặc biệt lĩnh vực hợp tác lao động và bao thầu công trình chiếm tỷ trọng khá lớn trong đầu tư của Trung Quốc ở các nước ASEAN. Nhiều ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc ở ASEAN cũng ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực khác như gang thép, thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai khoáng, thuỷ sản, máy móc, tài chính,… Tuy nhiên trọng điểm kinh doanh các ngành nghề của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn là khai thác các nguồn tài nguyên và ngành công nghiệp gia công để xuất khẩu. hợp tác kinh tế phát triển tiểu vùng sông Mêkông : Sông Mêkông là con sông duy nhất liên kết giữa Trung Quốc và 5 nước ASEAN Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đây là con sông dài nhất Đông nam á với chiều dài 4200 km, diện tích lưu vực 795000 km2. Đoạn sông Mêkông chảy trên đất Trung Quốc gọi là sông Lan Thương dài 2200 km. Việc hợp tác khai thác sông Mêkông được đưa ra từ hơn 40 năm trước đây và cho đến nay, đã có rất nhiều chương trình hợp tác kinh tế phát triển tiểu vùng sông Mêkông. Trong đó, chương trình hợp tác kinh tế liên quan trực tiếp đến Trung Quốc gọi chung là chương trình hợp tác kinh tế sông Mêkông- Lan Thương. Hiện nay có 4 tổ chức và cơ chế quốc tế thúc đẩy chương trình hợp tác kinh tế sông Mêkông - Lan Thương sau đây : 3.1. Hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông mở rộng ( GMS - Greater Mekong Sub- region): GMS là cơ chế phát triển hợp tác quốc tế quan trọng nhất trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông - Lan Thương. Chương trình này do ADB khởi xướng năm 1992. Mục tiêu của GMS là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước, đưa Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển năng động và thịnh vượng trong khu vực . Khuôn khổ chính của GMS là Hội nghị Bộ trưởng hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông mở rộng tổ chức mỗi năm một lần do ADB chủ trì. Từ năm 1992 đến nay, đã có 10 cuộc họp được tổ chức và 8 dự án hợp tác được thông qua trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng, du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển nhân lực, thương mại , đầu tư, ngăn cấm ma tuý… trong đó ADB và các quốc gia trong tiểu vùng đã chọn ra hơn 100 dự án để đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD. Năm 2002 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của GMS. Ngày 3/11 vừa qua tại Phnom Penh, Campuchia đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của GMS ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Trong hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo các nước thành viên đã nhấn mạnh bốn chương trình ưu tiên là hoàn thành hành lang kinh tế và giao thông vận tải GMS nối liền các nước trong tiểu vùng; tối thiểu hoá những trở ngại đối với du lịch và kinh doanh của các nước, tăng cường diễn đàn thương mại GMS để thúc đẩy đầu tư tư nhân; đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực; thực hiện phát triển bền vững. Tại hội nghị lần này, 6 nước thành viên GMS đã đưa ra một tuyên bố cấp cao chung, đồng thời ký kết hiệp định về thương mại năng lượng giữa các chính phủ; Trung Quốc ký hiệp định với các nước ASEAN về thuận lợi hóa di chuyển người và hàng qua các biên giới quốc gia. Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên cũng đã xác định " Tầm nhìn GMS" dựa trên chiến lược phát triển của các nước thành viên nhằm hiện thực hoá những tiềm năng to lớn của GMS và đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia và của cả GMS. Hợp tác phát triển lưu vực sông Mêkông- ASEAN: Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 5 tháng 1995, đề xuất về liên kết nền kinh tế ASEAN và lưu vực sông Mêkông ( gồm tỉnh Vân Nam Trung Quốc) được đưa ra để thúc đẩy phát triển kinh tế của 3 nước Đông Dương và Myanma dọc theo lưu vực sông Mêkông. Tháng 6/1996, các đại diện cấp bộ của 7 nước ASEAN cùng với các nước Trung Quốc, Myanma, Lào, Campuchia đã chấp thuận giải pháp về " Khung Hợp tác phát triển lưu vực lưu vực sông Mêkông " nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế của toàn bộ các nước dọc theo sông Mêkông- Lan Thương, thiết lập quan cộng tác về kinh tế và cuối cùng là thực hiện " khu mậu dịch tự do Đông nam á" và " Đại ASEAN "( 10 nước ). Dự án quan trọng nhất của chương trình hợp tác này là dự án xây dựng tuyến đường sắt nối từ Singapo đi Côn Minh Trung Quốc, một phần trong tổng thể kế hoạch phát triển hạ tầng vận tải châu á nối hai lục địa á - âu . Dự án này hiện đang được nỗ lực triển khai thực hiện. Bên cạnh lĩnh vực giao thông vận tải, chương trình hợp tác phát triển lưu vực sông Mêkông- ASEAN cũng chú trọng các dự án phát triển nông - lâm nghiệp tiểu vùng nhằm phối hợp các hoạt động giữa các nước trong việc hợp tác khai thác tài nguyên sông Mêkông để đảm bảo lợi ích của các nước và bảo vệ môi trường. Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mêkông : Dựa trên cơ sở của nhóm nghiên cứu sông Mêkông, " Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững trong lưu vực sông Mêkông" được ký kết năm 1995 giữa các nước Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia và Uỷ ban hợp tác sông Mêkông mới được chính thức thành lập. Uỷ ban hợp tác sông Mêkông là một tổ chức khu vực nhằm mục đích vạch ra và thực hiện các kế hoạch phát triển. Tóm lại, trong tương lai khi các chương trình hợp tác kinh tế trong tiểu vùng sông Mêkông được thực hiện thì không những các nước trong tiểu vùng có thể tăng khả năng giao thương, thu hút đầu tư nước ngoài mà còn có thể hợp tác khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên của dòng sông một cách có hiệu quả đối với tất cả 6 quốc gia ven bờ. Hơn nữa, sự phát triển trong hợp tác kinh tế trong tiểu vùng sông Mêkông cũng sẽ là yếu tố thuận lợi quyết định đến việc hoàn thành khu mậu dịch tự do ACFTA. Hợp tác kinh tế vùng "tứ giác vàng" giữa Trung Quốc, Lào, Myanma và Thái Lan Mục tiêu của chương trình hợp tác giữa những nước dọc theo sông Mêkông - Lan Thương này là nhằm thiết lập một hành lang xuyên lục địa và hành lang kinh tế nối giữa miền tây nam Trung Quốc với bản đảo đông nam, từ đó liên kết giữa hai thị trường lớn là Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy phát triển kinh tế của tiểu vùng. * nhận xét chung về quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN Nhìn chung, quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các thành tựu mà hai bên đạt được về hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư…vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai thị trường rộng lớn này và chưa đáp ứng được nhu cầu của mỗi bên. Mặc dù thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng nhanh, ASEAN và Trung Quốc là bạn hàng quan trọng của nhau nhưng đều chưa phải là những bạn hàng lớn nhất. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc chỉ đạt 41,615 tỉ USD năm 2001, tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 8% so với tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Con số này cũng thấp xa so với những đối tác hàng đầu của Trung Quốc là Nhật bản chiếm tới 17%, Mỹ chiếm gần 16%, EU chiếm 15% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. ASEAN chỉ chiếm 8,3% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc còn Trung Quốc chỉ chiếm 3,9% xuất khẩu của ASEAN. Đối với ASEAN, Trung Quốc là một thị trường cung cấp hàng nhập khẩu nhiều hơn là thị trường đầu ra cho các sản phẩm xuất khẩu của ASEAN. Đồng thời, do điều kiện tự nhiên và trình độ sản xuất khá tương đồng nên một bộ phận lớn trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc và các nước ASEAN là những mặt hàng cạnh tranh nhau, tính bổ sung không nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quan hệ thương mại hai bên chưa tương xứng với quy mô thị trường. Quan hệ đầu tư giữa hai bên còn khiêm tốn hơn nữa. Mặc dù ASEAN là một trong những chủ đầu tư chính vào Trung Quốc nhưng tổng giá trị đầu tư vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2001, đầu tư của ASEAN chỉ chiếm 6,5% so với tổng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong khi đó, chỉ riêng Hồngkông đã chiếm tỷ trọng hơn 36 % vào Trung Quốc. Đầu tư cấp nhà nước của ASEAN vào Trung Quốc còn ít. Đầu tư của ASEAN chủ yếu do người Hoa thực hiện và tập trung vào các đặc khu kinh tế ven biển của Trung Quốc, phương thức đầu tư cũng còn hạn chế. Về phía Trung Quốc, đầu tư của nước này vào ASEAN còn quá ít, tổng đầu tư của Trung Quốc vào chỉ đạt 655 triệu USD năm 2001, chỉ bằng 2,5% so với đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc. Về hợp tác tiểu phát triển tiểu vùng sông Mêkông mới chỉ đạt được những thành công bước đầu, tiến trình thực hiện cho đến nay vẫn còn chậm chạp, việc thực hiện trước mắt còn rất nhiều khó khăn thách thức. Có thể nói, hai bên Trung Quốc và ASEAN cho đến nay vẫn chưa tận dụng tối đa khả năng khai thác có hiệu quả những nguồn lực giữa hai bên để đẩy mạnh quan hệ kinh tế. Vì vậy, quan hệ thương mại, đầu tư… tuy có những bước phát triển hơn so với trước nhưng vẫn chưa cân xứng với tiềm năng vốn có của hai bên. II. cơ hội và thách thức của ACFTA đối với Trung Quốc và các nước ASEAN : a) hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc : 1. Sự ra đời của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc và quyết định thành lập ACFTA : ý tưởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN xuất phát từ đề xuất của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ 4 tổ chức vào tháng 11/ 2000. Trong năm này, Trung Quốc còn thoả thuận sẽ tăng cường hợp tác và đưa ra những hạng mục hợp tác cụ thể như khai thác sông Mêkông, xây dựng tuyến đường sắt xuyên á… Đến năm 2001, những thoả thuận này giữa Trung Quốc và ASEAN đã có những bước tiến mới. Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của ASEAN thiết lập khu vực không có vũ khí hạt nhân, xem xét ký kết Hiệp định hợp tác hữu nghị Đông nam á, cam kết đầu tư 5 triệu USD để nạo vét sông Mêkông và tài trợ 1/3 chi phí xây dựng tuyến đường cao tốc Băng Cốc- Côn Minh. Quan hệ Trung Quốc- ASEAN năm 2001. Nghiên cứu Trung Quốc số 2 (42)-2002. Đặc biệt, tại Hội nghị giữa những nhà lãnh đạo ASEAN- Trung Quốc tổ chức vào ngày 6 /11/ 2001 tại Banda Seri Begawan - Brunei, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã đi đến nhất trí về việc thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm, đồng thời chính thức uỷ quyền cho các bộ trưởng và quan chức của hai bên đàm phán về vấn đề này. Từ sau khi đạt được thỏa thuận thành lập ACFTA đến nay, hai bên đã nỗ lực xúc tiến các công tác thúc đẩy tiến trình ra đời của ACFTA. Các tổ chức như Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC: Trade Negotiation Committee ) và Hội đồng thương mại ASEAN-Trung Quốc đã được thành lập. Đồng thời các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo hai bên để đàm phán về phát triển hợp tác kinh tế thương mại đã diễn ra liên tục trong năm qua như: Cuộc gặp giữa các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN-Trung Quốc ( SEOM - Senior Economic Officials Meeting) lần thứ 3 hồi tháng 5/ 2002 tại Bắc Kinh, Hội thảo quốc tế về hợp tác trong thương mại, đầu tư và phát triển ASEAN-Trung Quốc diễn ra vào tháng 6 tại Côn Minh Trung Quốc, Diễn đàn về hợp tác ASEAN-Trung Quốc vào tháng 8 tại Kuala Lumpur- Malayxia, Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN-Trung Quốc lần thứ nhất vào tháng 9 tại Brunei, cuộc gặp giữa các quan chức kinh tế cấp cao của hai bên vào tháng 10 tại Singapo…Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cũng như của các nhóm khảo sát của hai bên đến cả Trung Quốc và ASEAN để tìm hiểu tình hình thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Với những nỗ lực của hai bên qua một năm, ngày 4/ 11/ 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Phnom Penh - Campuchia, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng, nó chính thức đánh dấu sự bắt đầu của quá trình thành lập ACFTA- khu mậu dịch tự do có quy mô lớn nhất trên thế giới với gần 1,8 tỉ dân, cũng là khu mậu dịch tự do lớn nhất của các nước đang phát triển. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cam kết thành lập khu mậu dịch tự do với các nước khác trên thế giới, đặc biệt lại là với một tổ chức khu vực của 10 nước ASEAN. Đây là một mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị Trung Quốc - ASEAN , mở ra thời kỳ phát triển mới cho quan hệ hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế - thương mại. 2. Nội dung hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN - Trung Quốc : Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc kí ngày 4/ 11/ 2002 gồm tổng cộng 16 điều và 4 phụ lục kèm theo. Nội dung chính của hiệp định được chia làm 2 phần : Phần 1 từ điều 3 đến điều 6 đề cập đến thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và chương trình Early harvest; Phần 2 là điều 7 về hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực khác; Phần 3 cũng là phần cuối cùng từ điều 8 đến điều 16 gồm các quy định về khung thời gian của các chương trình hợp tác, về chế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh chấp, kế hoạch đàm phán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đổi, hiệu lực…của Hiệp định. Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực vào 1/ 7/ 2003. Các nội dung chính của Hiệp định như sau : 2.1. Mục tiêu của Hiệp định khung và các biện pháp thực hiện mục tiêu 2.1.1. Mục tiêu của Hiệp định khung này là : tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các bên. tăng dần tự do hoá và thúc đẩy thương mại hàng hoá và dịch vụ cũng như tạo lập một cơ chế đầu tư minh bạch, tự do và thuận lợi. tìm ra những lĩnh vực mới và xúc tiến những biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa các bên, và tạo thuận lợi cho các nước thành viên ASEAN mới hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn và thu hẹp xoá bỏ khoảng cách phát triển giữa các nước. 2.1.2. Các biện pháp thực hiện : Các bên đồng ý tiến hành đàm phán khẩn trương để thiết lập ACFTA trong vòng 10 năm, và tăng cường hợp tác kinh tế thông qua những biện pháp như sau : dần dần xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế về căn bản trong thương mại hàng hoá. dần dần tự do hoá thương mại dịch vụ trong hầu hết các ngành. thiếp lập một cơ chế đầu tư mở và cạnh tranh tạo thuận lợi và thúc đầy đầu tư trong ACFTA. dành cho các nước thành viên ASEAN mới sự đãi ngộ ưu tiên, đặc biệt và linh hoạt. dành cho các bên sự linh hoạt trong đàm phán ACFTA để đưa ra những khu vực nhạy cảm trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư trên cơ sở có đi có lại và cùng có lợi. thiết lập các biện pháp thuận lợi hoá thương mại và đầu tư có hiệu quả, bao gồm, nhưng không hạn chế, đơn giản hoá các thủ tục hải quan và sự công nhận lẫn nhau. Mở rộng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực làm tăng thêm mối liên kết về thương mại và đầu tư giữa các bên nếu được các bên đồng ý, hình thành kế hoạch và chương trình hành động để thực hiện cac chương trình hợp tác đã được đồng ý, và Thiết lập các cơ chế thích hợp để thực hiện có hiệu quả hiệp định này. 2.2. Các chương trình hoạt động : 2.2.1. Thương mại hàng hoá : Đây là nội dung quan trọng nhất trong Hiệp định khung vì là lĩnh vực sẽ được thực hiện đầu tiên trong khuôn khổ ACFTA. Nội dung này được quy định trong điều 3 của Hiệp định, trong đó quy định các bên thực hiện cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm của hai bên, trừ những sản phẩm thuộc chương trình " early harvest" ( chương trình thu hoạch sớm ). Những sản phẩm này được chia thành 2 loại : * Loại thứ nhất là các sản phẩm thông thường : các sản phẩm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng tương ứng giảm dần hoặc được bãi bỏ theo thời hạn và tỉ lệ nhất định được các bên đồng ý trong khoảng thời gian từ 1/1/2005 đến 2010 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc và từ 1/1/2005 đến 2015 với mức thuế khởi điểm cao hơn và chia thành các giai đoạn khác nhau đối với các nước thành viên ASEAN mới. * Loại thứ hai là các sản phẩm nhạy cảm : các sản phẩm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng tương ứng giảm dần phù hợp với tỉ lệ cuối cùng và thời hạn cuối cùng đã được các bên đồng ý. Khi có thể áp dụng thì mức thuế sẽ được bãi bỏ dần theo khung thời gian do các bên thoả thuận đồng ý. Việc đàm phán giữa các bên về thương mại hàng hoá còn bao gồm một số những nội dung khác như các nguyên tắc cụ thể khác về chương trình cắt giảm và bãi bỏ thuế quan cho loại sản phẩm thông thường và nhạy cảm trên, những nguyên tắc về xuất xứ, những biện pháp phi thuế quan, các biện pháp an toàn dựa trên nguyên tắc của GATT… 2.2.2. Thương mại dịch vụ : Trong lĩnh vực này, Hiệp định khung mới chỉ đưa ra phương hướng chung nhất, trong đó quy định các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào 3 vấn đề : xoá bỏ dần sự phân biệt giữa các bên trong thương mại hàng hoá giữa các bên, mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ theo GATS ( Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ của WTO ), tăng cường hợp tác trong dịch vụ giữa các bên để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, cũng như để đa dạng hoá các hình thức cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tương ứng của các bên. 2.2.3. Đầu tư : Cũng như đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tư cũng chỉ được đề cập trên góc độ chung nhất trong Hiệp định khung, theo đó, các bên đồng ý bước vào đàm phán để tiến hành tự do hoá đầu tư, tăng cường hợp tác trong đầu tư, thuận lợi hoá đầu tư và nâng cao tính minh bạch của các nguyên tắc và quy định về đầu tư và, đưa ra các biện pháp bảo hộ đầu tư. 2.2.4. Các lĩnh vực hợp tác khác : 5 lĩnh vực hợp tác trọng điểm được các bên đưa ra là: nông nghiệp, thông tin liên lạc, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, và phát triển lưu vực sông Mêkông. Ngoài 5 lĩnh vực trên, hợp tác giữa các bên sẽ được mở rộng ra những lĩnh vực khác nữa như tài chính, ngân hàng, du lịch, công nghiệp, giao thông, viễn thông, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), môi trường, công nghệ sinh học, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lượng và phát triển tiểu vùng. Các biện pháp để đẩy mạnh hợp tác giữa các bên sẽ bao gồm những biện pháp như : thúc đẩy và thuận lợi hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng cường tính cạnh tranh của SMEs, thúc đẩy thương mại điện tử, nâng cao năng lực, và chuyển giao công nghệ. Các bên cũng đồng ý thực hiện các biện pháp trợ giúp phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước, đặc biệt là các nước ASEAN mới, giúp các nước này điều chỉnh cơ cấu kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc. 2.2.5. Thời gian thực hiện : Hiệp định khung quy định khung thời gian cụ thể cho mỗi chương trình hoạt động , cụ thể như sau : Đối với thương mại hàng hoá, các cuộc đàm phán về cắt giảm và bãi bỏ thuế quan và các vấn đề khác như trong điều 3 của Hiệp định sẽ bắt đầu từ đầu năm 2003 và kết thúc vào 30/6/2004 để thiết lập ACFTA trong thương mại hàng hoá vào năm 2010 đối với các nước Brunei, Trung Quốc, Inđônêxia, Malayxia, Philipin, Singapo và Thái Lan, và vào năm 2015 đối với các nước ASEAN mới. Các cuộc đàm phàn về Nguyên tắc xuất xứ trong thương mại hàng hoá theo điều 3 của Hiệp định sẽ được hoàn thành vào trước tháng 12/2003. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư thì chưa có một khung thời gian cụ thể nào. Hiệp định chỉ quy định các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào năm 2003 và kết thúc càng sớm càng tốt theo khung thời gian được các bên thoả thuận đồng ý, có xét đến những khu vực nhạy cảm và trường hợp riêng của các nước ASEAN mới. Đối với các lĩnh vực hợp tác khác, cũng chưa có quy định cụ thể về thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc đàm phán cũng như việc thực hiện các lĩnh vực này. 2.3. Đãi ngộ tối huệ quốc : Đây là điều khoản ưu tiên đặc biệt của Trung Quốc dành cho các nước ASEAN chưa phải là thành viên của WTO bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam. Đó là Trung Quốc đồng ý dành cho các nước này những cam kết của Trung Quốc với WTO theo nguyên tắc MFN kể từ ngày kí kết Hiệp định này. Như vậy là mặc dù chưa được gia nhập WTO, 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn được hưởng những ưu đãi của WTO trong quan hệ với Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để các nước này đẩy nhanh hơn quá trình gia nhập ACFTA, theo kịp những nước phát triển hơn trong khối. 2.4. Early Harvest ( chương trình Thu hoạch sớm ): Điều 6 Đây là nội dung được đề cập kỹ nhất và cụ thể nhất trong Hiệp định khung, cũng là một điểm đặc biệt của Hiệp định khung này. Vì như trên đã nêu, thời gian thoả thuận hoàn thành ACFTA là trong vòng 10 năm, kết thúc vào 2010 đối với ASEAN 6 và Trung Quốc, vào 2015 đối với 4 nước ASEAN mới. Tuy nhiên, các bên đã linh động trong đàm phán đưa ra một chương trình thực hiện sớm một số lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác nhằm mang lại lợi ích ngay cho các bên trước thời hạn hoàn thành ACFTA. Nội dung chính của Early harvest là những thoả thuận xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng, chủ yếu là hàng nông sản cần thực hiện giữa các nước ngay sau khi kí kết hiệp định. Cụ thể như sau : 2.4.1. Những sản phẩm thuộc Early harvest : a) Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9, gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như : súc vật sống thịt cá các sản phẩm từ bơ sữa, những sản phẩm từ động vật khác thực vật sống rau hoa quả và các loại hạt Tất cả các nước đều phải thực hiện Early harvest đối với những sản phẩm này. Tuy nhiên, trong số những sản phẩm trên, một số nước được đưa ra danh mục sản phẩm loại trừ (Exclusion List ) được miễn đưa vào Early harvest ( phụ lục 1). Cho đến thời điểm ký Hiệp định, đã có 2 nước đã đàm phán xong với các bên còn lại về danh mục sản phẩm loại trừ này, đó là Campuchia và Việt Nam. Danh mục loại trừ của Campuchia gồm có 30 mặt hàng, trong đó nhiều nhất là các mặt hàng thuộc mã 02, 07 và 08, chỉ có một loại mặt hàng thuộc mã 01 và một loại mặt hàng thuộc mã 03. Danh mục loại trừ của Việt Nam có 15 mặt hàng thuộc mã 01, 02, 04 và 08. Các nước Brunei, Inđônêxia, Myanma, Singapo, Thái Lan và Trung Quốc không được đưa ra danh mục loại trừ. Còn lại các nước Lào, Malayxia, Philipin và Trung Quốc với 3 nước này thì chưa hoàn thành xong việc đàm phán về danh mục loại trừ và sẽ phải hoàn thành vào 1/3/2003. Những nước có sản phẩm được đưa vào Danh mục loại trừ vẫn có thể chuyển một hoặc một số sản phẩm trong Danh mục loại trừ vào chương trình Early harvest vào bất cứ thời điểm nào. b) Ngoài 8 nhóm mặt hàng nông sản trên, còn có một số sản phẩm riêng bao gồm cả những sản phẩm công nghiệp cũng được đưa vào Early harvest nhưng chỉ được áp dụng giữa Trung Quốc với từng nước ASEAN trên góc độ song phương. Các nước ASEAN này đều thuộc ASEAN 6 ( Phụ lục 2). Cho đến nay, chỉ có Inđônêxia và Thái Lan đã hoàn thành đàm phán với Trung Quốc về các sản phẩm này. Có 14 sản phẩm loại này được áp dụng giữa Inđônêxia và Trung Quốc gồm cà phê, dầu thực vật các loại, cacao, xà phòng, cao su, kính, ghế hoặc vật dụng làm từ mây, tre, liễu gai và các vật liệu tương tự khác…Chỉ có 2 sản phẩm loại này được áp dụng giữa Thái Lan và Trung Quốc là 2 loại khoáng sản anthracite và than. Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam không có các sản phẩm được đưa vào loại này. Brunei, Singapo đang trong quá trình hoàn thành danh mục các sản phẩm này, bắt đầu từ ngày ký hiệp định khung. Malayxia và Philipin chưa hoàn thành việc đàm phán với Trung Quốc về các sản phẩm loại này và sẽ phải kết thúc vào 1/3/2003. 2.4.2. Mức giảm thuế và thời hạn giảm thuế : Phụ lục 3 Trừ những sản phẩm có mức thuế MFN 0% hoặc có mức thuế được giảm xuống 0%, mức thuế vẫn sẽ giữ nguyên là 0%, còn lại tất cả các sản phẩm thuộc chương trình Early harvest được chia thành 3 loại : Loại 1 : là các sản phẩm có mức thuế MFN > 15% đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6, mức thuế MFN >=30% đối với các nước thành viên ASEAN mới. Loại 2 : là các sản phẩm có mức thuế >= 5% và =15% và < 30% đối với các nước ASEAN mới. Loại 3 : là các sản phẩm có mức thuế < 5% đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6, mức thuế < 15% đối với các nước thành viên ASEAN mới. Lộ trình giảm thuế :Phụ lục 3 Chương trình Early harvest sẽ được bắt đầu thực hiện không muộn hơn 1/1/2004. Đối với Trung Quốc và các nước ASEAN 6 : Loại sản phẩm Không muộn hơn 1/1/2004 Không muộn hơn 1/1/2005 Không muộn hơn 1/1/2006 1 ( > 15%) 10% 5% 0% 2 ( > =5%, < 15%) 5% 0% 0% 3 ( < 5%) 0% 0% 0% Đối với các nước thành viên ASEAN mới : Các sản phẩm loại 1 : thuế suất > =30% Nước Không muộn hơn 1/1/2004 Không muộn hơn 1/1/2005 Không muộn hơn 1/1/2006 Không muộn hơn 1/1/2007 Không muộn hơn 1/1/2008 Không muộn hơn 1/1/2009 Không muộn hơn 1/1/2010 Việt Nam 20% 15% 10% 5% 0% 0% 0% Lào và Myanma _ _ 20% 14% 8% 0% 0% Campuchia _ _ 20% 15% 10% 5% 0% Các sản phẩm loại 2 : thuế suất >= 15% và < 30% Nước Không muộn hơn 1/1/2004 Không muộn hơn 1/1/2005 Không muộn hơn 1/1/2006 Không muộn hơn 1/1/2007 Không muộn hơn 1/1/2008 Không muộn hơn 1/1/2009 Không muộn hơn 1/1/2010 Việt Nam 10% 10% 5% 5% 0% 0% 0% Lào và Myanma _ _ 10% 10% 5% 0% 0% Campuchia _ _ 10% 10% 5% 5% 0% Các sản phẩm loại 3 : thuế suất < 15% Nước Không muộn hơn 1/1/2004 Không muộn hơn 1/1/2005 Không muộn hơn 1/1/2006 Không muộn hơn 1/1/2007 Không muộn hơn 1/1/2008 Không muộn hơn 1/1/2009 Không muộn hơn 1/1/2010 Việt Nam 10% 10% 5% 0 - 5% 0% 0% 0% Lào và Myanma _ _ 5% 5% 0 - 5% 0% 0% Campuchia _ _ 5% 5% 0 - 5% 0 - 5% 0% 2.4.3. Các quy định khác trong Early harvest : Bên cạnh những thoả thuận về thuế quan đối với hàng hoá, Early harvest còn có những quy định về nguyên tắc xuất xứ và cách áp dụng các điều khoản của WTO cho thương mại hàng hoá. Hơn nữa, ngoài chương trình Early harvest đối với thương mại hàng hoá, các bên cam kết sẽ tìm ra những biện pháp khả thi để áp dụng Early harvest đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ vào đầu năm 2003. Chương trình Early harvest cũng đề cập đến việc thực hiện các hoạt động hợp tác của 2 bên trên các lĩnh vực khác (phụ lục 4) như dự án đường sắt nối Singapo - Côn Minh và dự án đường cao tốc Băngkốc - Côn Minh theo khuôn khổ của Chương trình hợp tác phát triển lưu vực sông Mêkông và Chương trình Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng ; các kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng ( GMS) ; việc ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa các bên …. 2.5. Các quy định khác : 2.5.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp : Các bên cam kết trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Hiệp định khung có hiệu lực, sẽ thiết lập các thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức. Trong thời gian các thủ tục và cơ chế này chưa ra đời, tranh chấp của các bên liên quan đến cách hiểu, sự thực hiện và áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách thân thiện thông qua trao đổi ý kiến và hoà giải. 2.5.2. Kế hoạch đàm phán : Uỷ ban đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc ( TNC ) sẽ tiếp tục tiến hành các chương trình đàm phán đã đề ra trong Hiệp định khung, và báo cáo thường xuyên về kết quả và những tiến triển trong đàm phán của tổ chức này cho Các bộ trưởng kinh tế ASEAN ( AEM ) và Bộ trưởng Bộ hợp tác kinh mậu Trung Quốc ( MOFTEC ) thông qua các hội nghị của các quan chức kinh tế cấp cao ASEAN ( SEOM ) và MOFTEC. Đồng thời, các bên cũng có thể thành lập các tổ chức khác nếu thấy cần thiết cho việc hợp tác và tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tế phù hợp với Hiệp định khung và các tổ chức này nếu được thành lập cũng sẽ có nhiệm vụ giống như TNC. Ngoài các quy định này, Hiệp định khung còn có những điều khoản về các ngoại lệ chung và các điều khoản liên quan trực tiếp đến Hiệp định như việc sửa đổi, cầm giữ Hiệp định, các điều khoản hỗn hợp, quy định về Hiệu lực của Hiệp định được đề cập trong phần cuối của Phần 3 trong Hiệp định khung. 3) ý nghĩa của Hiệp định khung : Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc kí ngày 4 / 11/ 2002 có ý nghĩa rất quan trọng đối với ACFTA. Với sự xác định rõ mục tiêu, phạm vi, biện pháp, thời gian, thời hạn thực hiện sớm, các kế hoạch chi tiết liên quan đến hợp tác kinh tế, các cam kết về đãi ngộ MFN cho các nước ASEAN kém phát triển và các kế hoạch đàm phán trong tương lai về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác …, Hiệp định này là cơ sở pháp lý cho sự ra đời của ACFTA hay nói cách khác là một cơ sở bằng văn bản và bằng chứng hợp pháp của quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc. b. những cơ hội và thách thức đối với ASEAN và Trung Quốc khi tham gia acfta : Những cơ hội đối với ASEAN và Trung Quốc khi tham gia ACFTA ASEAN và Trung Quốc vốn là những nước cạnh tranh nhau trên thị trường thế giới thậm chí cả trên thị trường của chính những nước này về nhiều mặt hàng xuất khẩu. Việc các nước ASEAN và Trung Quốc quyết định thành lập ACFTA là bước tiến tích cực xây dựng quan hệ đối tác kinh tế gần gũi hơn là quan hệ cạnh tranh trước đây giữa hai bên. Tuy ASEAN và Trung Quốc là những nước có nhiều điểm tương đồng, có trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế khá giống nhau, nhưng điều này không có nghĩa là hai bên sẽ không có những không gian phát triển từ khu mậu dịch tự do ACFTA trong tương lai. Trên thực tế, các nước có cơ cấu kinh tế như nhau hoàn toàn có thể thiết lập một tổ chức nhất thể hoá kinh tế, đem lại sự phát triển cho mỗi nước. Có thể lấy ví dụ từ của EU. Các nước Đức, Anh, Pháp, ý, Hà lan, Bỉ… đều có cơ cấu kinh tế giống nhau. Nhưng EU đã được xây dựng thành công trên cơ sở xây dựng một quy tắc thị trường thống nhất, thực hiện cạnh tranh công bằng và sản xuất toàn bộ. Hàng hoá, tư bản, lao động… di chuyển tự do trong khu vực đã tạo điều kiện để tối ưu hoá sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy có trở ngại là ngôn ngữ khác nhau nên việc di chuyển lao động và nhân viên chưa hoàn toàn tự do trong EU nhưng sự di chuyển vốn và hàng hoá đã bù lại được nhược điểm này, việc một số doanh nghiệp bị đào thải cũng là hiện tượng bình thường, có lợi cho tiến bộ xã hội. Điều này cho thấy, nhất thể hoá kinh tế sẽ ngày càng có lợi cho việc xây dựng thị trường cạnh tranh bình đẳng, mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư… Có thể nói rằng, việc thành lập một khu mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN là một mô hình hợp tác thích hợp cho cả hai bên trong thời điểm này và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho tất cả các nước thành viên của khối. Cụ thể sau đây là những lợi ích cơ bản nhất mà mỗi bên có thể có được khi tham gia vào ACFTA: 1.1. Những cơ hội đối với ASEAN : Giảm bớt sự phụ thuộc vào những thị trường bên ngoài : Nền kinh tế nói chung và đặc biệt là xuất nhập khẩu của các nước nước ASEAN thể hiện rất rõ tính phụ thuộc vào bên ngoài. Xuất khẩu của đa số các nước ASEAN, đặc biệt là các nước ASEAN-5, phụ thuộc chủ yếu vào những bạn hàng chính là Mỹ, Nhật bản và EU. Kim ngạch xuất khẩu sang 3 thị trường này chiếm tới gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan, 64% xuất khẩu của Philipin, hơn 50% của Inđônêxia và Malayxia, và 45% của Singapo. &16 Nguồn : IMF- Direction of Trade Statistics Yearbook 2001 ( Số liệu năm 2000) Sự quá phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật bản và EU, nhất là thị trường Mỹ, ảnh hưởng rất nhiều đến tính phục hồi và ổn định của nền kinh tế các nước Đông Nam á. Đặc biệt, là nhiều năm trở lại đây, tình trạng nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xuất khẩu của các nước ASEAN, ví dụ như 25% kinh tế Singapo phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ, ở Malayxia con số này là 18%, các nước như Thái Lan và Philipin thì tỷ lệ này là trên 10% …Tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam á năm 2001 gặp khó khăn do nguyên nhân chủ yếu nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trường xuất khẩu lớn nhất của khu vực này - nền kinh tế Mỹ suy giảm. Điều này cho thấy sự bấp bênh trong phụ thuộc vào một số ít thị trường xuất khẩu, chủ yếu là Mỹ, của các nước ASEAN. Trung Quốc gia nhập WTO và thành lập khu mậu dịch tự do với ASEAN sẽ mở cửa hơn nữa thị trường này, ít nhất cũng giúp ASEAN có thêm thị trường xuất khẩu mới và động lực tăng trưởng kinh tế, dần dần giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế ASEAN vào các nền kinh tế lớn này. b) Có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường khổng lồ hơn 1,2 tỉ người tiêu dùng của Trung Quốc : Theo Hiệp định khung ACFTA, Trung Quốc sẽ giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. Đặc biệt, theo chương trình "Thu hoạch sớm "(Early Harvest), trước khoảng thời gian này, Trung Quốc sẽ thực hiện giảm thuế xuống còn 0% đối với một số hàng nông sản cho cả 10 nước ASEAN và dành ưu tiên về thời gian thực hiện " Early harvest" chậm hơn cho các nước ASEAN mới. Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia ( chưa gia nhập WTO ) còn được Trung Quốc cho được hưởng ưu đãi về MFN như những nước thành viên của WTO. Với những biện pháp này, hàng hoá của các nước ASEAN sẽ có cơ hội thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc. Tuy một bộ phận tương đối lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc và ASEAN là những mặt hàng cạnh tranh nhau nhưng điều này không có nghĩa là sau khi ACFTA được thành lập, các mặt hàng của ASEAN sẽ không có sức cạnh tranh với hàng của Trung Quốc, hai bên vẫn còn những mặt hàng có thể bổ sung cho nhau. Một số nhóm hàng của ASEAN vẫn có lợi thế so sánh hơn Trung Quốc hoặc thậm chí trong cùng một nhóm hàng mỗi bên vẫn có những nét đặc thù riêng nên các sản phẩm cũng khác nhau. Ví dụ như mặt hàng máy móc thiết bị điện tử vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc và các nước ASEAN-4, các mặt hàng mà Trung Quốc xuất sang ASEAN hầu hết là hàng điện tử tiêu dùng hoặc máy móc, thiết bị điện tử chuyên dụng còn ASEAN xuất sang Trung Quốc chủ yếu là những phụ kiện và thiết bị điện tử. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Singapo sang Trung Quốc trong năm 2000 là van điện, các linh kiện của máy xử lí dữ liệu và các phụ kiện khác cho thiết bị điện công nghiệp. 57% xuất khẩu của Philipin là những hàng hoá sản xuất công nghiệp chế tạo từ chất bán dẫn, còn phần lớn hàng xuất khẩu của Thái Lan và Philipin sang Trung Quốc là máy bán dẫn, vi mạch và thiết bị điện " Forging closer ASEAN - China Economics Relations in the 21st century"- Báo cáo của nhóm chuyên gia về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc, 10/2001. … Do vậy, ASEAN vẫn có thể tăng xuất khẩu phụ kiện và thiết bị điện tử của mình vào Trung Quốc. Hơn nữa, hai năm qua, các nước ASEAN vấp phải vấn đề xuất khẩu sang Mỹ và Nhật do kinh tế hai nước này đang lâm vào suy thoái, trong khi đó ở Trung Quốc lĩnh vực linh kiện điện tử mới phát triển nên có nhu cầu nhập khẩu lớn, nên Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu nhiều linh kiện điện tử từ ASEAN với mức thuế quan ưu đãi của thị trường này đem lại. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản của ASEAN sẽ là những mặt hàng dễ dàng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhất. Các hàng nông sản mà ASEAN có thể tăng xuất khẩu với số lượng lớn vào Trung Quốc là các loại nông sản nhiệt đới, một số hàng lương thực như gạo, bắp, lúa mỳ, đậu nành,…mía đường, dầu thực vật, các hoa quả nhiệt đới, thực phẩm, và các loại rau quả. Nguyên nhân là do ASEAN có nhiều loại nông sản có tính bổ sung lớn đối với Trung Quốc. Ví dụ như nhiều loại hoa quả chỉ được sản xuất ở những vùng có thời tiết nóng ở Đông Nam á mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn. Hoặc ASEAN vốn có lợi thế về các hàng nông sản cần nhiều diện tích đất trồng trọt như gạo, ngô, lúa mỳ, mía đường…trong khi Trung Quốc có diện tích đất trồng trọt bình quân đầu người thấp nên cần nhập khẩu nhiều những mặt hàng này. Đồng thời, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu nhiều hàng nông sản nhất là những sản phẩm lương thực trọng yếu. Và quan trọng nhất là do ACFTA việc giảm và bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế của Trung Quốc áp dụng đối với hàng nông sản trong khuôn khổ ACFTA. Trong Hiệp định khung của ACFTA, các mặt hàng nông sản chủ yếu là các hàng thực phẩm, rau và hoa quả, là những mặt hàng, được ưu tiên giảm thuế đầu tiên ( theo Early harvest). Do vậy, ASEAN sẽ có nhiều cơ hội để tăng xuất khẩu những hàng nông sản nói trên sang Trung Quốc. Ngoài ra, cùng với việc giảm hàng rào thuế quan và phi thuế trong ACFTA, hàng may mặc, đồ da, giấy và vật liệu in, hoá chất, cao su, thép…cũng là những mặt hàng mà ASEAN cũng có nhiều lợi thế để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc vì đây hầu hết là những nguyên liệu quan trọng để phục vụ cho những ngành sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang chế biến thành phẩm của Trung Quốc hiện nay. Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đang chuyển từ mô hình tập trung vốn lao động sang tập trung vốn và công nghệ, vì vậy nhu cầu nhập khẩu vốn và công nghệ của nước này sẽ tăng cao, đây cũng là cơ hội cho các nước ASEAN đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Một điểm quan trọng ở đây là, việc giảm thuế của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong chương trình " Early harvest " sẽ rất có lợi cho các nước ASEAN. Tất nhiên, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, việc giành những đãi ngộ thuế quan và phi thuế quan ưu đãi sẽ không chỉ đối với một số nước ASEAN mà còn với tất cả các nước thành viên còn lại của WTO. Tuy nhiên, thời gian thực hiện cam kết của Trung Quốc đối với WTO là năm 2005, trong khi đó, thì theo chương trình " Early harvest ", năm 2006 sẽ là năm mà Trung Quốc đã hoàn thành xong việc giảm thuế đối với nhiều hàng hoá xuống mức 0% cho cả 10 nước ASEAN, đặc biệt các nước ASEAN mới lại được kéo dài thời gian hoàn thành giảm thuế muộn hơn đến 2010 và được Trung Quốc cho hưởng quy chế MFN như những thành viên của WTO. Như vậy thì các nước ASEAN sẽ được hưởng những ưu đãi của Trung Quốc sớm hơn, cũng có nghĩa là sẽ được hưởng những lợi ích sớm hơn so với các nước thành viên WTO khác trước khi Trung Quốc mở cửa thị trường của mình đối với hầu hết các nước khác trên thế giới. c) Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc và cả các công ty nước ngoài: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 đã làm cho môi trường kinh tế của châu á xấu đi và ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài vào các nước ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của mình. Về phía Trung Quốc, nước này không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng khu vực. Trải qua nhiều năm phát triển, thực lực của các doanh nghiệp Trung Quốc không ngừng nâng cao. Cùng với nhu cầu tăng trưởng kinh tế hơn nữa và điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh chính sách " hướng ngoại", nhà nước Trung Quốc đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư ra nước ngoài. ASEAN là những nước láng giềng, điều kiện địa lý thuận tiện, cùng với những ưu đãi để tự do hoá đầu tư trong khu vực ACFTA…ASEAN sẽ là thị trường đầu tư ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, ít nhất là trong tương lai gần . Mặt khác, sẽ có ngày càng nhiều các công ty của châu âu, châu Mỹ và Nhật bản đến đầu tư vào ACFTA để tận dụng những điều kiện ưu đãi của ACFTA như chính sách đầu tư minh bạch, môi trường đầu tư thông thoáng giảm bớt những rào cản đối với việc di chuyển các nguồn vốn, tài nguyên, hàng hoá,…đồng thời là để thực hiện chiến lược thâm nhập toàn thị trường châu á nói chung của các công ty này, cho nên đầu tư của các công ty này vào ASEAN cũng sẽ tăng. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc cũng đang thực hiện chính sách hạn chế mức tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài ở một mức nhất định không cho vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc mỗi năm tăng quá cao. Nguyên nhân là do hiện nay Trung Quốc đã là nước đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư, số vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hiện nay đã rất cao, việc hạn chế mức tăng trưởng vốn ĐTNN này của chính phủ là để cải thiện chất lượng số vốn này đi vào chiều sâu, mặt khác để giảm sự cạnh tranh giữa một số ngành sản xuất trong nước với những ngành sản xuất cùng loại của các công ty nước ngoài ở thị trường Trung Quốc, giảm tình trạng sản xuất dư thừa một số mặt hàng của Trung Quốc hiện nay…Do vậy, rất có thể một số nhà đầu tư nước ngoài sẽ xem xét đầu tư vào thị trường ASEAN để tận dụng những ưu đãi của ACFTA, tránh những hạn chế hiện nay của thị trường Trung Quốc đối với họ. Về phía các nước ASEAN, sau khi ACFTA ra đời, các doanh nghiệp ASEAN cũng sẽ đẩy mạnh hơn đầu tư vào thị trường Trung Quốc vốn đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. ASEAN có lợi thế hơn các nhà đầu tư nước ngoài khác của Trung Quốc vì sẽ được hưởng nhiều những ưu đãi từ thị trường Trung Quốc trong khuôn khổ một khu mậu dịch tự do giữa hai bên, cộng thêm với những ưu thế vốn có của Trung Quốc về một thị trường với rộng lớn, ổn định, kinh tế phát triển nhanh và bền vững và nguồn lao động rẻ sẽ là một địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp ASEAN. d) Phát triển hơn nữa một số ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và khai thác tài nguyên : Trung Quốc có một cơ sở công nghiệp được nhất thể hoá, có khả năng cung cấp rất nhiều ngành sản xuất hỗ trợ như thiết bị gia công, chế biến, các linh kiện trung gian và linh kiện điện tử, đặc biệt nền công nghiệp hiện nay của Trung Quốc về cơ bản đã là một nền công nghiệp hoàn chỉnh và hiện đại, có một hệ thống trang thiết bị tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại nhanh chóng đuổi kịp hoặc tiếp cận trình độ tiên tiến của quốc tế. Trong khi đó, nhìn chung các nước ASEAN đều thiếu những ngành sản xuất hỗ trợ này hoặc phát triển chưa đủ mạnh. Nếu hợp tác với Trung Quốc, ASEAN sẽ có thể học hỏi kinh nghiệm, nhập khẩu máy móc và công nghệ, cùng với sự hỗ trợ của Trung Quốc, sẽ đẩy mạnh những ngành này phát triển hơn, đồng thời có thể tự sản xuất những máy móc, thiết bị hỗ trợ cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù đa số các nước ASEAN là những nước sản xuất nông nghiệp lớn, nhiều nước đứng đầu về nông sản xuất khẩu như Thái Lan và Việt Nam là những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, Malayxia đứng đầu thế giới về xuất khẩu cọ dầu, Inđônêxia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, Inđônêxia và Thái Lan đứng thứ 1 và thứ 2 thế giới về xuất khẩu cao su…Tuy nhiên, nền nông nghiệp của hầu hết các nước ASEAN đặc biệt là những nước ASEAN mới còn lạc hậu, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, thiếu nhiều máy móc nông nghiệp và công nghệ hiện đại nên có thể sản lượng đạt cao nhưng giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với sản lượng phần lớn do năng suất thấp, chất lượng nông sản chưa đồng đều. Trong khi đó Trung Quốc lại có thế mạnh về lĩnh vực này với nhiều máy móc công nghệ tiên tiến. Bởi vậy, sau khi ACFTA được thành lập, quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN được tăng cường, các nước ASEAN sẽ có thể nhập khẩu hoặc được Trung Quốc hỗ trợ những máy móc nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp của mình, từ đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản lượng nông sản vốn rất lớn ở ASEAN. Mặt khác, hầu hết các nước ASEAN đều là những nước giàu tài nguyên, có rất nhiều nguồn khoáng sản, lâm sản quý…phục vụ cho sản xuất nhưng khả năng khai thác còn hạn chế. ASEAN sẽ có cơ hội tận dụng những hỗ trợ về máy móc, kĩ thuật của Trung Quốc để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở các nước ASEAN, cũng như nâng cao năng suất của ngành công nghiệp này. Đồng thời từ đó có thể tăng được việc xuất khẩu tài nguyên sang chính thị trường Trung Quốc vốn đang có nhu cầu lớn về tài nguyên để phục vụ cho phát triển kinh tế của nước này. Các nước ASEAN cũng có thể được hỗ trợ Trung Quốc trong những ngành sản xuất mới như chế biến thực phẩm hoặc ngành dược phẩm vốn rất phát triển ở Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc vẫn được các công ty đa quốc gia coi là cơ sở sản xuất lớn của thế giới, tuy nhiên sẽ có ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến tài nguyên, công nghiệp nguyên liệu thô mà các ASEAN sẽ có cơ hội tận dụng để phát triển, vừa là nhân tố bổ sung cho kinh tế Trung Quốc. e) Phát triển ngành dịch vụ sang Trung Quốc: Sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ có lợi cho ngành dịch vụ của ASEAN. Nhu cầu về giáo dục chất lượng cao, y tế, dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng của người dân Trung Quốc ngày càng lớn. Các nước ASEAN sẽ có không gian lớn để phát triển các ngành này sang Trung Quốc. Về du lịch, số khách du lịch Trung Quốc vào các nước ASEAN rất lớn và mỗi năm trung bình có tới 2,5 triệu khách du lịch Trung Quốc đến ASEAN, năm 2001, con số này đã đạt hơn 3 triệu người. Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn cho công dân Trung Quốc được du lịch tự túc sang 21 nước và khu vực, 10 nước ASEAN đều nằm trong số này. Hơn nữa, với việc thuận lợi hoá thương mại dịch vụ trong đó có du lịch trong ACFTA sẽ giúp các nước ASEAN nhận được một khoản thu nhập lớn từ các du khách Trung Quốc đồng thời góp phần tăng cường giao lưu về văn hoá giữa hai bên. f) Đẩy mạnh hợp tác kinh tế với những tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc : Trung Quốc đang thực hiện chiến lược "Đại khai phá miền Tây", việc này sẽ dẫn đến hàng loạt các chính sách ưu đãi của Trung Quốc. Các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây…của Trung Quốc giáp ranh với các nước ASEAN đều nằm trong chiến lược mở rộng phía Tây này. Đồng thời những tỉnh này đang tích cực thực hiện những đường lối chính sách của nhà nước, sẽ đi trước trong việc áp dụng một số biện pháp về hợp tác trong quá trình xây dựng ACFTA. Đây là thời cơ tốt để các doanh nghiệp ASEAN thâm nhập vào thị trường miền Tây Trung Quốc, tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp ở các tỉnh này. Các tỉnh và khu tự trị vùng biên giới của Trung Quốc như Vân nam, Tây Tạng, Quảng Tây có tính bổ sung rất lớn đối với các nước ASEAN, đặc biệt là những nước ASEAN giáp biên giới của Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia về nhiều mặt như cơ cấu tài nguyên, cơ cấu công nghiệp và hàng hóa, … Các nước ASEAN có cơ hội đẩy mạnh mậu dịch biên giới với các nước này, xuất khẩu một số mặt hàng cơ bản như gỗ, khoáng sản, nông sản, thuỷ hải sản, nhập khẩu kim loại màu, hoá chất, các mặt hàng tiêu dùng, nguyên liệu xây dựng. Ngoài ra, các nước Myanma, Lào, Việt Nam có thể hợp tác với các tỉnh này trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, sản xuất nông nghiệp. Đồng thời cũng có thể hợp tác để phát triển ngành du lịch vì các ưu đãi của ACFTA tạo điều kiện cho các thủ tục thông quan qua các cửa khẩu biên giới sẽ được đơn giản hoá, các tuyến đường giao thông vận tải cũng như cơ sở hạ tầng qua biên giới giữa Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ phát triển hơn nữa. g) Thúc đẩy đoàn kết nội bộ khối ASEAN, đẩy nhanh quá trình thực hiện AFTA, AIA, AICO… và những chương trình hợp tác của ASEAN : ACFTA có thể hiểu là khu vực mậu dịch tự do đa phương giữa Trung Quốc và từng nước thành viên của ASEAN, tuy nhiên ACFTA được nhìn nhận nhiều hơn như một khu mậu dịch tự do giữa một bên là Trung Quốc, một bên là toàn khối ASEAN. Vì vậy, các nước ASEAN sẽ đoàn kết hơn để cùng hiệp lực với tư cách là một khối thống nhất cùng tham gia hội nhập vào ACFTA. Hơn nữa, các nước ASEAN đều có những lợi ích cũng như cùng phải đối mặt với những thách thức chung do ACFTA mang lại, do đó, sẽ cùng hợp nhất để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện ACFTA. Mặt khác, lộ trình thực hiện các chương trình hợp tác trong ACFTA rất gần với lộ trình thực hiện các chương trình của ASEAN như khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA), chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN ( AICO), … Trong khi thực hiện để hoàn thành ACFTA, các bước giảm và xoá bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các bước tiến hành tự do hoá thương mại, đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực của ACFTA sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, AIA, AICO…của ASEAN. . Những cơ hội đối với Trung Quốc : a) Thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường ASEAN với những hàng hoá vốn đã có sức cạnh tranh lớn của mình: Hàng hóa của Trung Quốc vốn có lợi thế rất lớn so với các nước khác trên thế giới nhờ chi phí sản xuất thấp, vì vậy sức cạnh tranh về giá cả rất cao so với những mặt hàng cùng loại trên thế giới. Đối với các nước ASEAN, sau khi các nước này thực hiện nghĩa vụ giảm, bãi bỏ thuế và hàng rào phi thuế cùng với những biện pháp khác về thuận lợi hoá thương mại, đồng thời, cùng với việc mở rộng cửa hơn thị trường các nước ASEAN sau khi khối này hoàn thành AFTA, hàng hoá Trung Quốc sẽ càng có khả năng thâm nhập mạnh hơn vào thị trường ASEAN. Các mặt hàng của Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất từ việc giảm thuế quan của ASEAN là : thiết bị vận tải, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, sản phẩm xăng dầu, than đá, hoá chất, cao su, khoáng sản, xe máy, ôtô… Về các mặt hàng nông sản,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
Tài liệu liên quan