Tài liệu Đề tài Trang trí nội thất văn phòng Công ty Điện tử Sam Sung: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trong vài năm gần đây tiến độ tăng trưởng nhanh về kinh tế đã tạo đà cho nước ta theo kịp các nước công nghiệp tiên tiến. Song song với nó là sự lớn mạnh của hệ thống đô thị, quá trình đô thị hóa nhanh chóng này là điều đáng phấn khởi cho một đất nước đang khởi sắc.
Như vậy, nơi quá trình đô thị hóa đang diễn ra ào ạt thì việc nghiên cứu ứng dụng phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô. Hà Nội cũng như một số thành phố lớn ở nước ta, mấy năm gần đây tiến độ xây dựng rất nhanh. Bộ mặt kiến trúc đô thị thay đổi nhiều. Xu hướng hòa nhập với thế giới cộng đồng tạo ra động lực thúc đẩy phát triển xã hội và cách mạng đô thị. Nghệ thuật kiến trúc thưc sư được nhắc đến như một cuộc cách tân. Nghệ thuật kiến trúc đã bắt đầu đẹp và hiện đại hoàn thiện hơn với hình thức muôn màu muôn vẻ. Đó cũng chính là bộ mặt kiến trúc đô thị từ lợi ích phát triển kinh tế đến quan điểm nghệ thuật sáng tác không gian. Việc ứng dụng vật liệu mới, công nghệ ...
49 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Trang trí nội thất văn phòng Công ty Điện tử Sam Sung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trong vài năm gần đây tiến độ tăng trưởng nhanh về kinh tế đã tạo đà cho nước ta theo kịp các nước công nghiệp tiên tiến. Song song với nó là sự lớn mạnh của hệ thống đô thị, quá trình đô thị hóa nhanh chóng này là điều đáng phấn khởi cho một đất nước đang khởi sắc.
Như vậy, nơi quá trình đô thị hóa đang diễn ra ào ạt thì việc nghiên cứu ứng dụng phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô. Hà Nội cũng như một số thành phố lớn ở nước ta, mấy năm gần đây tiến độ xây dựng rất nhanh. Bộ mặt kiến trúc đô thị thay đổi nhiều. Xu hướng hòa nhập với thế giới cộng đồng tạo ra động lực thúc đẩy phát triển xã hội và cách mạng đô thị. Nghệ thuật kiến trúc thưc sư được nhắc đến như một cuộc cách tân. Nghệ thuật kiến trúc đã bắt đầu đẹp và hiện đại hoàn thiện hơn với hình thức muôn màu muôn vẻ. Đó cũng chính là bộ mặt kiến trúc đô thị từ lợi ích phát triển kinh tế đến quan điểm nghệ thuật sáng tác không gian. Việc ứng dụng vật liệu mới, công nghệ kiến trúc mới trong trang trí nội thất làm cho mỗi công trình mọc lên sáng đẹp hơn, một phần đáp ứng yêu cầu sử dụng, một phần thể hiện kiến thức, sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ những nhà thiết kế.
Ngành trang trí nội ngoại thất ngày càng khẳng định vai trò của mình cho cuộc sống xã hội trong phát triển kinh tế cùng với khoa học kỹ thuật mới, vật liệu mới, hiện đại…. Thiết kế nội thất ngày càng thể hiện được những không gian hòan hảo về công năng, thẩm mỹ, mục đích sử dụng và lợi ích kinh tế. Nội thất văn phòng là một ngành khá mới mẻ, hay nói đúng hơn, nghệ thuật tổ chức không gian trong các công ty hiện nay đó là nội thất khẳng định phong cách, phương châm làm việc, quảng bá thương hiệu và tiếng nói của doanh nghiệp. Việc tạo dựng một không gian làm việc, giao dịch, giới thiệu sản phẩm đang là mong ước chung, mục tiêu quan trọng mà hầu hết các Công ty, doanh nghiệp nhắc đến.
1. Hà Nội – vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 200 53’ đến 210 33’ vĩ độ Bắc và từ 1050 44’ đến 1060 02’ kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông – Vĩnh Phúc ở phía Tây và Hà Tây ở phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 920,97km2, dân số khoảng 2756,6 ngàn người, chiếm khoảng 0,28% về diện tích tự nhiên và 3,5% về dân số của cả nước, đứng hàng thứ 58 về diện tích và thứ 4 về dân số trong 61 tỉnh, thành phố nước ta.
Hà Nội có vị trí địa lý – chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với cá địa phương khác trong cả nước. “Hà Nội là trung tâm đầu tiên đầu não vè chính trị, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, đồng thời là trọng tâm lớn về kinh tế, một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước” (Nghị quyết 08 của Bộ chính trị ngày 21/01/1983).
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ Thủ đô đi đến các thành phố, thị xã của vùng Bắc Bộ cũng như của cả nước bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy đều rất dễ dàng và thuận tiện.
Đây chính là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Thủ đô với các trung tâm khác trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu và khoa học – kỹ thuật của thế giới, tham gia quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Nam á- Thái Bình Dương.
Hà Nội giữ vai trò trung tâm lớn nhất Bắc Bộ, có sức hút và khả năng lan tỏa rộng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của tòan vùng. Thành phố Hà Nội ngày nay là một trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 7 QUận nội thành: (Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy) gồm 102 Phường với diện tích 84,3km2 à 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì) gồm 118 xã và 8 thị trấn với diện tích 836,67km2.
Về địa hình, đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, với độ cao trung bình từ 5 – 20m só với mực nước biển. Còn lại chỗ có khu vực đồi núi ở phía Bắc và Tây – Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m, với đỉnh cao là núi Chân Chim cao 462m.
Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính chảy qua Hà Nội.
Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là dạng địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các làng Sông Cổ). Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và phía Bắc huyện Đông Anh – nơi có địa thế cao trong dạng hình đồng bằng của Hà Nội. Ngòai ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi đồi xâm thực tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đồng lạnh mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nền nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,50C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội quanh năm không có tháng nào độ ẩm tương đối của không khí xuống dưới 80%, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa trung bình hàng năm của Hà Nội là 1676mm và mỗi năm có khoảng 144 ngày mưa.
Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa: mùa hè và mùa đông trong năm. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, có đặc điểm là nóng và mưa nhiều với gió thịnh hành hướng Đông Nam do chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam, của dải hội tụ nhiệt đới và của các xoáy thuận nhiệt đới (bão, ấp thấp nhiệt đới). Trong thời kỳ này tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (28,90C) và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 (318mm). Mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 3, có đặc điểm là lạnh và ít mưa, với gió thịnh hành hướng Đông Bắc do chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (16,4), đồng thời cũng là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm (16,6mm). Hai tháng 4 và tháng 10 được coi như các tháng chuyển tiếp. Sự biến động thất thường của khí hậu Hà Nội chủ yếu là do sự tranh chấp ảnh hưởng hoạt động của hai mùa gió va các quá trình thời tiết đặc biệt diễn ra trong mỗi mùa. Vì thế, ở Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm mùa nóng kéo dài, có năm nhiệt độ cao nhất lên tới 42,80C (tháng 5/1926), lại có năm nhiệt độ thấp nhất xuống tới 2,70C (tháng 1/1955).
Hà Nội còn có nguồn nước ngầm khá phong phú hiện đang được khai thác để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, đặc biệt ở khu vực nội thành.
Tóm lại,vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Hà nội hết sức thuận lợi và tạo điều kiện cho chiến lược phát triển kinh tế. Hà nội luôn tạo một sức hút mạnh mẽ cho mọi ngành ,mọi nghề và mọi thành phần kinh tế đong góp sức mình đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
2. Hà Nội – Trung tâm văn hoá tiêu biểu – Trung tâm công nghiệp và sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay.
Thăng Long – Hà Nội là nơi hình thành Nhà nước Việt Nam đầu tiên, đất Đế đô của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam, một vùng địa linh nhân kiệt. Người Hà Nội kết tinh đầy đủ đặc tính, phẩm chất của người Hà Nội.
Hà Nội nổi tiếng từ xưa là nơi tập trung nhiều nghề thủ công tinh xảo với những người thợ tài ba. Dân gian đã có câu: “Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ”. Các làng nghề trên mảnh đất Hà Nội có từ xa xưa, đến nay vẫn tồn tại. Làng gốm Bát Tràng, làng vàng Định Công, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Bưởi.
Lịch sử phát triển lâu đời của Thủ Đô đã để lại trên mảnh đất này nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật nổi tiếng, phong phú và đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình. Nổi tiếng nhất là Chùa Một Cột, và các di tích quanh hồ, đến Quán Thánh, phố Cổ Hà Nội, khu di tích Hồ Chí Minh…
Người Hà Nội rất chú trọng đến cách ăn uống và coi đó như một sự thưởng thức văn hoá - nghệ thuật ẩm thực – Hà Nội nổi tiếng với rượu Kẻ Mơ (làng Hoàng Mai) làng Thụy (Thụy Khê)…. Các món ăn đặc sắc và khó quên: bánh cuốn Thanh Trì, phở, Chả Cá, bánh Tôm, Cốm Vòng…. Không chỉ với người dân trong nước mà còn cả khách nước ngoài….
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Nền kinh tế của thành phố phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế phức tạp. GDP tăng trưởng trung bình năm là 12,7% (so với mức bình quân cả nước là 8%). Cơ cấu kinh tế Thủ đô đã có sự thay đổi về chất – Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP thành phố ngày càng tăng trong khi tỷ trọng nông – lâm nghiệp giảm đi, ngành dịch vụ cũng giảm đi chút ít.
Ngành công nghiệp Hà Nội phát triển từ lâu. Từ chỉ là một thành phố tiêu thụ, Hà Nội đã trở thành một thành phố công nghiệp quan trọng, trong sự đổi mới chung của đất nước, công nghiệp của thành phố đang có những chuyển biến rõ rệt về mọi mặt theo hướng phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.
Trong phạm vi toàn quốc, Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000 ngành công nghiệp của thành phố chiếm 8,8% giá trị Tổng sản lượng công nghiệp của vùng đồng bằng Sông Hồng. Trong phạm vi thành phố, công nghiệp là ngành giữ vị trí quan trọng nhất trong số các ngành kinh tế.
Nhìn chung, mạng lưới công nghiệp của Hà Nội là sự kết hợp giữa các Xí nghiệp hiện đại với các cơ sở sản xuất tiêu thụ công nghiệp, giữa các Xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn với các cơ sở sản xuất của tập thể và tư nhân có quy mô nhỏ được phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thành phố đã và đang hình thành các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung kỹ nghệ cao.
Ngành công nghiệp Điện - Điện tử cũng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế đó. Các tập đoàn sản xuất, lắp ráp, thương mại Điện tử đã có mặt tại Hà Nội và phát triển. Những thương hiệu công nghiệp điện tử như: SAMSUNG, DEAWOO, LG… đã xuất hiện trong nhịp độ cuộc sống và nhịp độ kinh doanh thương mại. Song song với sự tiếp thị, quảng bá để phát triển thương hiệu, các cơ sở hạ tầng cũng được xây dựng ngày càng quy mô, hiện đại. Các khu nhà cao tầng, cao ốc tổ hợp văn phòng, Siêu thị, Trung tâm thương mại… điều kiện hình thành với quy mô rộng khắp. Tất cả đều nhằm phục vụ cho việc xúc tiến thương mại phát triển kinh tế và nhu cầu văn phòng làm việc, văn phòng đại diện, nơi quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của các tập đoàn sản xuất…
II. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã bừng tỉnh và tăng trưởng với tốc độ cao. Được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của Thủ Đô đã vận động theo một quy luật chung nhưng vẫn mang sắc thái riêng. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của xã hội nói chung và từng cá nhân trong xã hội nói riêng, nhất thiết đòi hỏi chúng ta phải có những phương tiện, điều kiện hiện đại, tiên tiến, phải xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, văn phòng… để tạo ra một mặt bằng hiện đại, tạo điều kiện cho việc mở rộng nền kinh tế thu hút kêu gọi đầu tư nước ngoài vào trong nước. Bên cạnh những biến đổi lớn lao về kinh tế, chúng ta cũng có những thay đổi trong các công trình kiến trúc, xây dựng. Những khu nhà cao tầng, cao ốc, những khu Công nghiệp kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và kiến trúc hiện đại được xây dựng lên ngày càng nhiều và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là xúc tiến việc xây dựng những Trung tâm Thương mại, định hình những khu chế xuất để phục vụ cho kinh doanh, thu hút vốn đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa và tạo lập mặt bằng phục vụ nhu cầu về văn phòng làm việc cho các nhà đầu tư.
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, chúng ta có thể nhận thấy rằng cùng với sự bùng nổ các dịch vụ van phòng cho thuê trong các tổ hợp nhà cao tầng, Trung tâm Thương mại, hầu hết các tập đoàn sản xuất, Công ty sản xuất đều tìm cho mình những địa điểm thuận lợi để hoạt động. Đối với các Công ty hay tập đoàn sản xuất này, việc tạo ra một không gian làm việc, tiếp khách, hội họp, không gian trưng bày và giới thiệu sản phẩm… sao cho thỏai mái, tiện dụng, có tính thẩm mỹ cao và hiệu quả có lẽ là mong ước chung, một mục tiêu quan trọng. Bởi chính điều đó góp phần tô điểm bộ mặt của Công ty đồng thời làm tăng hiệu quả trong công việc và tiết kiệm nhiều mặt về lâu dài.
Lĩnh vực nội thất văn phòng là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vấn đề đặt ra cho những người làm công việc này là tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, nguồn vật liệu thích hợp với điều kiện hiện nay, tạo được ý tưởng độc đáo, riêng biệt cho đối tượng thể hiện. Chính vì lẽ đó, qua thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu cũng như tìm hiểu thực tế, người viết muốn thể hiện kiến thức của mình với đề tài: “Trang trí nội thất văn phòng Công ty Điện tử Sam Sung”. Công ty Điện tử Sam Sung là Tập đoàn sản xuất hàng Điện tử, thiết bị nghe nhìn… có văn phòng làm việc và phòng trưng bày trong Trung tâm Thương mại Hà Nội.
Trong phạm vi đồ án này, người thiết kế muốn đưa ra và thể hiện những phương án, cách tổ chức không gian cho một số không gian chính : Không gian sảnh đón tiếp, Phòng trưng bày sản phẩm, Phòng họp của Công ty điện tử SAMSUNG.
Phần nội dung
Chương I.
Cơ sở lý luận và thực tiễn
I. Vai trò của mỹ thuật công nghiệp
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật công nghiệp (MTCN).
Khoa học và thực tế đã chứng minh rằng : “Mỹ thuật Công nghiệp ra đời từ khi con người biết chinh phục thiên nhiên, chinh phục môi trường sống”, hay nói đúng hơn: MTCN có từ khi con người biết cách chế tạo ra công cụ lao động, sản xuất ra hàng hóa, đồ dùng, tìm ra chất liệu, nguyên liệu phục vụ cho cuộc sống. Trên cơ sở của sự phát triển về mọi mặt do lao động đem lại, họ đã tạo ra cái đẹp và cái đẹp đã được biểu hiện qua công cụ lao động, trong sinh hoạt cuộc sống, cộng đồng (hình khối, màu sắc, sự đối xứng, nhịp điệu, sự hòa hợp….).
Cùng với Mỹ thuật, MTCN đã tồn tại song sóng và ngày càng phát triển. Sự ra đời của trường phái Bauhaus trong những năm đầu thế kỷ XX- nơi đào tạo những họa sĩ Mỹ thuật Công nghiệp đầu tiên trên thế giới thì Mỹ thuật Công nghiệp mới được nghiên cứu một cách chính thưc, có phương pháp và có hệ thống. Những thành tự đã đạt được về mặt lý thuyết cơ bản cũng như trong thực tiễn và tư duy của Bauhaus đã đóng góp một phần to lớn cho sự thành công và phát triển của ngành Mỹ thuật Công nghiệp trên thế giới. Chính sự thành công này đã tạo nên một caí nhìn mới về tính thẩm mỹ trong sản phẩm công nghiệp, là bước đi đầu tiên vững chắc và mạnh dạn trên con đường phát triển của nhân loại để đạt tới những gì hòan mỹ nhất, nhằm phục vụ cho chính cuộc sống của con người. Với việc nghiên cứu này, Mỹ thuật Công nghiệp đã bắt đầu tách dần ra đi theo một hướng khác và nhằm phục vụ có hiệu quả hơn cho đời sống xã hội. Mỹ thuật Công nghiệp chính là “mỹ thuật ứng dụng”.
2. Mỹ thuật Công nghiệp - Khoa học thẩm mỹ của xã hội công nghiệp.
Qua một nửa thế kỷ, một hoạt động mới dần nhình thành đem lại sự thống nhất cao hơn giữa kỹ thuật và mỹ thuật trong điều kiện của nền sản xuất công nghiệp. Đó là hoạt động “Mỹ thuật công nghiệp ”.
Xã hội phát triển nhanh chóng cùng với khoa học và công nghệ, nền sản xuất công nghiệp hoá- hiện đại hoá đã đặt mục đích cho Mỹ thuật Công nghiệp là phục vụ con người, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa sản phẩm công nghiệp và người sử dụng. Tiêu chí ấy được thể hiện bởi định nghĩa của việc nghiên cứu khoa học thẩm mỹ kỹ thuật ở Liên bang Nga (Liên Xô cũ); “Mỹ thuật công nghiệp là hoạt động sáng tạo có mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hòa, thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng, hình thức của đồ vật tạo bởi nền sản xuất công nghiệp. Chất lượng hình thức của đồ vật không chỉ liên quan tới các liên kết cấu trúc nhờ đó mà vật thể có được sự thống nhất cơ cấu và chức năng quy định tạo khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất”- cho đến nay, định nghĩa đó vẫn là cái nhìn và quan niệm đúng đắn về Mỹ thuật Công nghiệp.
Có thể nói, qua hiện thực xã hội thể hiện rõ nét không phải chỉ ở tác phẩm hội họa mà rõ nét trực quan nhất lại ở sản phẩm Mỹ thuật ứng dụng, nhìn vào đó chúng ta đánh giá được trình độ văn hoá, văn minh của từng địa phương và quốc gia riêng biệt.
Bởi vậy, sáng tạo mỹ thuật trong lĩnh vực Mỹ thuật công nghiệp chính là phải kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng trực tiếp như một ngành khoa học tự nhiên, phải đưa tinh hoa của văn hoá tuyên truyền dân tộc, phải quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ và công năng của sản phẩm, phải phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Hay nói đúng hơn nó thể hiện sự gắn bó hữu cơ giữa các thành phần như: Công năng, sử dụng, khoa học kỹ thuật, xã hội, tâm lý tình cảm, biểu tượng và thẩm mỹ.
ở Việt Nam, nghệ thuật thủ công là tiền thân của Mỹ thuật Công nghiệp. Nó được ra đời từ rất sớm và đã trải qua những thăng trầm, cùng một nhịp điệu với sự biến chuyển của lịch sử, khoa học công nghệ… Nước ta có một truyền thống mỹ thuật ứng dụng từ rất lâu đời, nhưng phần lớn là các ngành sản xuất sản phẩm theo lối thủ công từ những làng nghề của địa phương hoặc theo kiểu cha truyền con nối….
Đứng trước yêu câu của nền sản xuất công nghiệp hóa – hiện đại hóa hôm nay, ngành Mỹ thuật Công nghiệp của nước ta ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình và nhận được sự chú ý, quan tâm của xã hội. Như vậy, khẳng định một điều là: Mỹ thuật Công nghiệp đã có một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống con người, đặc biệt là trong hòan cảnh đất nước ta hiện nay.
Hơn thế nữa, Mỹ thuật Công nghiệp là bộ mặt của cuộc sống. Nó thể hiện sự phát triển của con người trên chặng đường, vươn tới cái đẹp. Ta dễ dàng nhận thấy Mỹ thuật Công nghiệp có mặt khắp mọi nơi, với mọi ứng dụng phong phú, đa dạng tạo ra một môi trường vật chất xung quanh con người, tạo được những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người. Mỹ thuật Công nghiệp thúc đẩy tính cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa, đem lại lợi nhuận không chỉ về doanh thu mà cả về giá trị tinh thần, đưa đến cho con người sự hài lòng, thoải mái dẫn đến sự hứng khởi, tạo đà cho sự phát huy khả năng sáng tạo nếu nó mang đầy đủ tính thẩm mỹ , tiện dụng an toàn và kinh tế. Sản phẩm Mỹ thuật Công nghiệp luôn mang đến những sự bất ngờ bởi nó góp phần giáo dục cho toàn xã hội mặt thị hiếu thẩm mỹ tốt, một lối sống đẹp, một nếp sống văn hoá, văn minh.
Như vậy, Mỹ thuật công nghiệp chính là mối tổng hòa những hoạt động sáng tạo vật chất và tinh thần con người theo quy luật thẩm mỹ dẫn dắt con người theo định hướng của quy luật phát triển. Vì thế mà vai trò của Mỹ thuật Công nghiệp trong việc giáo dục, tuyên truyền, tác động đến tư tưởng tình cảm của con người là rất lớn. Nếu như các ngành khoa học khác sử dụng những công thức, định lý khô khan thì Mỹ thuật công nghiệp đã dùng cái đẹp làm phương tiện để thể hiện vai trò quan trọng đó. Chính vì vậy mà nó dễ dàng được con người chấp nhận và tiếp thu hơn. Cái đẹp trong nghệ thuật bao giờ cũng dẫn dắt con người hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ, một bộ ba trong phạm trù triết học thể hiện tính hiện thực và sáng tạo của cuộc sống con người.
3. Trang trí Nội- Ngoại thất – Thành tựu của Design công nghiệp – Phần hồn của các công trình kiến trúc.
Ngành Trang trí Nội- Ngoại Thất đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đi lên phát triển ngày càng nhiều về mọi nhu cầu và hoạt động của con người. Nó giúp con người được sống tiện nghi hơn, văn hoá hơn đồng thời có tính năng giáo dục con người trong cuộc sống hiện đại khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển ảnh hưởng đến nhịp sống của con người. Và nếu coi Mỹ thuật Công nghiêp là tưu trung của các ngành nghệ thuật thì Trang trí Nội- Ngoại Thất có thể được xem là thành tựu to lớn của Desgin công nghiêp. Nó là bộ môn nghệ thuật, phản ánh chính xác diện mạo của đất nước, của xã hội. Hay nói cách khác, Trang trí Nội- Ngoại Thất là nghệ thuật tổng hợp, là phần hồn của các công trình kiến trúc.
Trong những năm gần đây, thế giới đã giành nhiều công sức để bàn về tính hiện đại trong kiến trúc và nội thất. Chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại đã bàn về phong cách kiến trúc khác nhau của thời đại. Giữa hai ngành thiết kế kiến trúc và trang trí nội thất luôn luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Đây là sự kết hợp mang tính khoa học và công nghệ cao. Các công trình kiến trúc có hiện đại và đẹp đến đâu cũng không thể thiếu yếu tố sáng tạo nghệ thuật trong không gian nột thất, thiếu điều kiện đó thì không gian kiến trúc chỉ là cái xác không hồn, một cố gắng của nhà kiến trúc sư trong trường hợp đó chỉ dẫn họ đến với một chủ nghĩa duy năng và chủ nghĩa hình thức mà thôi. Sự kết hợp hài hòa và hoàn hảo này sẽ tạo cho nhân loại một công trình nghệ thuật hoàn mỹ. Nhìn vào một công trình trang trí nội thất ta có thể nhận biết được tính cách, sở thích, trình độ của một đối tượng cụ thể. Đây có thể coi là loại hình nghệ thuật thị giác, hơn thế nữa nó chính là một ngành khoa học bởi mỗi chi tiết, mỗi bộ phận trong tổng thể không gian đều phải kết hợp với nhau một cách logic nhất, hợp lý nhất. Người hoạ sỹ thiết kế phải biết cách tạo ra một không gian đẹp từ không gian kiến trúc ban đầu. Mối quan hệ giữa kiến trúc và nội thất là ở chỗ nếu coi kiến trúc là phần xác thì nội thất là phần hồn tạo nên sự trọn vẹn của công trình. Vì thế ngay từ khi khởi đầu công trình cần có sự kết hợp giữa kiến trúc và nội thất để giải quyết không gianCác công trình kiến trúc được trang trí nội thất đẹp sẽ góp phần làm nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng, tạo hứng thủ hơn cho khách thể thẩm mỹ. Do vậy, ngành Trang trí Nội- Ngoại Thất có một vai trò quan trọng và rất lớn đối với lĩnh vực xây dựng, kiến trúc nói riêng và xã hội nói chung.
II.Tổng quan về công trình
1. Trung tâm Thương mại Hà Nội
Trung tâm Thương mại Hà Nội sẽ được xây dựng theo quyết định của UBND thành phố và chủ đầu tư cùng các cơ quan có thẩm quyền – với quy mô và mục tiêu phát triển kinh tế xúc tiến thương mại, Trung tâm Thương mại Hà Nội xây dựng và hoạt động với các chức năng chủ yếu:
- Hoạt động tiếp thị đầu tư và nghiên cứu thị trường trong mọi lĩnh vực kinh tế.
- Các hoạt động hội thảo, diễn đàn kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Tư vấn về đầu tư kỹ thuật phục vụ phát triển lợi ích kinh tế
- Kinh doanh tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Thực hiện các dịch vụ, quảng cáo thương mại và cung cấp thông tin tư liệu phục vụ phát triển kinh tế.
- Trưng bày, giới thiệu các thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành công nghiệp, nông nghiệp và sản phẩm của các ngành nghề thủ công.
- Kinh doanh dịch vụ văn phòng cho thuê.
2. Văn phòng Công ty Điện tử Sam Sung
Công ty Điện tử Sam Sung là tập đoàn sản xuất lắp ráp đồ điện tử. Là một doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, sản phẩm chủ yếu là thiết bị nghe nhìn và linh kiện điện tử như : Ti vi, màn hình kỹ thuật số, dàn máy nghe nhạc, thiết bị về âm thanh như Loa, Ampli, đầu đĩa Compar…
Cùng với chiến lược phát triển mở rộng thị trường, Công ty Điện tử thuê mặt bằng và đặt văn phòng tại Trung tâm Thương mại Hà Nội, trong khuôn viên tầng 1 của tòa nhà. Vì vậy, vị trí đặt văn phòng quyết định quan trọng đến việc giao dịch và kinh doanh của Công ty. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi về nhiều mặt: trao đổi sản phẩm, trưng bày giới thiệu về tiếp thị sản phẩm dễ dàng, giao thông thuận tiện cho việc giao dịch và làm việc của nhân viên…
Hoạt động của Công ty tại đây bao gồm các không gian chính:
- Không gian sảnh đón tiếp: diện tích khoảng 120m2
- Phòng làm việc của nhân viên: diện tích khoảng 150m2
- Phòng họp: diện tich khoảng 80m2
- Showroom trưng bày và bảo hành sản phẩm: có tổng diện tích 150m2
III. Nhiệm vụ, mục đích và phương pháp luận thiết kế.
1. Nhiệm vụ.
Nghiên cứu và giải quyết được những yêu cầu về công năng theo chức năng của không gian văn phòng cùng với những giải pháp tối ưu. Tìm hiểu không gian và hoạt động của con người để sắp xếp và tổ chức không gian. Tìm kiếm và đưa ra những giải pháp trang trí thẩm mỹ cùng những mô tuýp phù hợp với kiến trúc tổng thể. Tuỳ theo từng không gian, thể hiện được ý đồ thiết kế nhằm thoả mãn yêu cầu thực tế đặt ra cho từng không gian đó.
2. Mục đích.
Tạo ra những không gian nội thất văn phòng,phòng trưng bày hoàn toàn mới mẻ những không xa vời thực tế đạt hiệu quả cao về công năng và thẩm mỹ. Đồ án mang tính giá trị khoa học và hợp lý về tính kinh tế, phù hợp thuần phong mỹ tục và khẳng định giá trị của hệ thống văn phòng. Bên cạnh đó càn có giá trị về tính quy mô, đồng bộ, hiệu quả thương mại, phục vụ tốt nhu cầu cần thiết cho hoạt động của con người trong nội thất văn phòng. Các giải pháp nội thất luôn hướng tới việc tăng tính công năng của công trình trong việc hoạt động thực tế.
- Trang trí nội thất phải phù hợp với tổng thể kiến trúc, tôn trọng kết cấu kiến trúc và mang tính thẩm mỹ cao.
- Đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo nhưng vẫn phù hợp với thực tế.
- Thông qua thực tiễn thể hiện, qua chất liệu, qua thủ pháp sáng tạo, đề tài phải thể hiện được rõ nét đặc trưng riêng của văn phòng Công ty Điện tử SAMSUNG.
3. Phương pháp luận thiết kế nội thất.
Nghệ thuật trang trí nội thất luôn gắn liền với cuộc sống, với trình độ kinh tế và văn minh xã hội, đồng thời làm nhiệm vụ hướng cuộc sống tới Chân- Thiện- Mỹ. Bản chất của trang trí nội thất là hướng tới cái đẹp và luôn luôn sáng tạo. Vì vậy nhà thiết kế nội thất trước hết phải hiểu vai trò của mình là tạo ra cái đẹp của không gian nội thất thông qua hình khối, đường nét, màu sắc, chất liệu trang trí. Bên cạnh đó, người thiết kế cũng phải hiểu nội thất, vai trò của không gian nội thất để tạo được những loại hình không gian khác nhau: Không gian đóng, không gian mở, không gian liên thông, không gian cộng hưởng…
Sau khi đã nắm vững đặc điểm của đối tượng thiết kế là loại kiến trúc, địa điểm và địa thế của công trình, thiết kế cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì và những yêu cầu thiết yếu của nội thất thì người hoạ sỹ nội thất phảI biết tạo ra phong cách, khuynh hướng trang trí mang tính đặc trưng ( Dân tộc, cổ điển hay hiện đại…). Một người hoạ sỹ có tâm hông lãng mạn, phóng khoáng, giàu tính nhân bản cộng với những kiến thức cơ bản và phương pháp luận thiết kế đúng, chắc chắn sẽ tạo được những đồ án thiết kế nội thất đầy tính sáng tạo và mỹ cảm, phục vụ tốt những đòi hỏi không ngừng của đời sống tinh thần nhân loại.
Chương II.
Phương pháp nghiên cứu
và tổ chức sáng tác
I. Tìm hiểu về văn phòng
Cùng với cơ chế mở cửa giao lưu và hội nhập, nhiều thành phần kinh tế được phát triển mạnh mẽ, nước nhà tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Song song với việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất với quy mô hiện đại thì nhu cầu về văn phòng làm việc của các Công ty, tập đòan sản xuất ngày càng đòi hỏi cao hơn về mọi mặt. Việc tạo dựng những không gian văn phòng thỏa mãn các điều kiện cần thiết là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.
Văn phòng được hình thành bởi sự phát triển kinh tế thị trường, với những mục đích chung: nơi làm việc, đại diện cho tập đoàn sản xuất, giao dịch, trao đổi công nghệ và ký kết hợp đồng kinh tế…
Vì vậy hầu hết văn phòng nói chung đều có sự trang bị về cơ sở vật chất, tiện nghi, bên cạnh đó cũng là sự thể hiện về phong cách, mỹ quan môi trường và cũng như giá trị thẩm mỹ chung cho người sử dụng và cả với khách hàng. Mọi thứ trang bị đều nhằm tạo ra một không gian làm việc, tiếp khách, giao dịch…. Sao cho thỏai mái, thông thoáng và tiện dụng, hiệu quả trong công việc và có tính thẩm mỹ cao. Mỗi văn phòng là một ngành, nghề, tạo một tiếng nói ,một ấn tượng riêng đối với khách hàng, nó không chỉ là ấn tượng về thương hiệu mà còn là ấn tượng về phong cách cho văn phòng.
Văn phòng là một công trình công cộng mang tính liên hiệp, có sự kết hợp của nhiều loại hình chức năng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc của Công ty. Chính vì vậy, nội thất văn phòng là ngành đang được tập trung nghiên cứu, sáng tạo và tìm ra những giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay của các doanh nghiệp. Mà đối tượng phục vụ của văn phòng chính là khách hàng, đối tác, các doanh nghiệp với những hợp đồng kinh tế….
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo lập không gian
1. Công năng và thẩm mỹ
Tùy theo từng công trình mà có dây chuyền chức năng riêng. Khi thiết kế tạo lập không gian cho từng loại phải đi sâu nghiên cứu tìm ra đặc điểm độc đáo nhất, từ đó giúp cho người thiết kế tìm ra được những ý tưởng hợp lý, được mọi người chấp nhận. Và cũng tùy theo chức năng riêng mà hệ thống văn phòng các công ty này có nhiều hạng mục khác nhau. Khi bố cục mặt bằng tổng thể không gian nội thất thường phụ thuộc dây chuyền chức năng. Mặt khác còn phụ thuộc vào đặc điểm khu đất xây dựng. Như chúng ta đã biết, nếu nơi xây dựng có mặt đất bằng phẳng, vuông vắn sẽ thuận lợi trong bố cục không gian và tổ chức giao thông hơn nơi địa hình phức tạp. Mặt bằng tổng thể công trình bố trí tập trung, phân tán hoặc kết hợp giải pháp vừa tập trung vừa phân tán sẽ cho ta những sơ đồ tổ chức giao thông khác nhau. Khi thiết kế xu hướng tổ chức giao thông trong không gian nội thất cần rõ ràng, ngắn gọn hứong nguồn sử dụng dễ nhận ra khu vực, các lối chính, phụ, tiếp cận gần nơi làm việc, nơi cần tới thuận tiện.
Bất cứ một loại thị hiếu lành mạnh nào cũng được xây dựng trên một nên văn hoá vững chắc và hòan chỉnh. Thiết kế nội thất cùng với các loại hình nghệ thuật khác cộng hưởng với nhau và thể hiện trong cùng không gian nội thất. Nhà thiết kế nội thất không chỉ quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ mà còn quan tâm đến vấn đề công năng, thẩm mỹ và công năng luôn có một mối quan hệ. Như vậy điều quan trọng của người thiết kế là giải quyết được mối quan hệ này trong không gian nội thất. Tính chất của không gian nội thất quyết định nhiệm vụ thiết kế.
Tuân thủ phương thức và tiện nghi làm việc,hoạt động của con người hiện đại, người thiết kế cần phải căn cứ vào tính chất của không gian để sắp xếp quan hệ không gian sao cho đảm bảo được tối đa công năng của các khoảng không gian để phục vụ con người. Không gian nội thất lúc này được chia ra các khu vực khác nhau - đó cũng chính là moi quan hệ chính phụ trong không gian.
Quan hệ lưu thông trong không gian nội thất cũng là một đề mục của việc nghiên cứu công năng. Các hoạt động khác nhau của con người cũng đòi hỏi những dung lượng không gian khác nhau. Nếu hoạt động là một chuỗi các hành vi thì đòi hỏi không gian và cách bố trí phải được sắp xếp theo trình tự, nhằm làm thỏa mãn mối quan hệ trong tính chất hoạt động của con người.
Như vậy, trong thiết kế nội thất thì việc xác định không gian đúng với mục đích sử dụng hoàn toàn rất quan trọng. Người họa sĩ thiết kế nội thất thực sự phải là người biết tạo ra một không gian có giá trị đích thực không chỉ về thẩm mỹ mà còn phải có giá trị về công năng, đó là sự tìm kiếm hợp lý khi sử dụng nhằm làm thoả mãn nhu cầu làm việc của con người với công ty.
Chẳng hạn, đối với không gian sảnh: chức năng chủ yếu đối với không gian sảnh là nơi hòan thành các thủ tục đón tiếp, giao dịch và đưa tiễn khách, nơi tập trung, chờ đợi của khách khi đến làm việc, giao dịch, và còn là nơi phân phối, giao thông nội bộ. Sảnh cũng chính là bộ mặt của công trình và nơi tạo ấn tượng về giá trị thẩm mỹ. Việc tổ chức tốt mối quan hệ lưu thông cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thiết kế của không gian và mục tiêu đặt ra là:
- Giải quyết hệ thống đối lưu, đường đi lối lại thuận tiện (hành lang, cầu thang, bố trí theo phương nằm ngang hoặc chiều thẳng đứng…)
- Tổ chức không gian hợp lý
- Giải tỏa và giải thoát an toàn, tiện lợi khi cần thiết (hỏa hoạn…)
2. Nhân tố ánh sáng và những giải pháp ánh sáng
ánh sáng trong thiết kế kiến trúc và nội thất bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Giải quyết vấn đề ánh sáng trong các công trình trước hết liên quan đến con người làm việc và nghỉ ngơi trong công trình cũng như ý đồ của người thiết kế không gian. Sự phân bố ánh sáng tạo cảm giác thư thái lúc nghỉ, gây hưng phấn khi làm việc, nâng cao an toàn cho lao động, giảm các bệnh cho mắt… Hơn thế, giải quyết hợp lý chiếu sáng nhằm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng ánh sáng và hiệu quả sử dụng công trình. ánh sáng còn cho phép con người hòa nhập với thiên nhiên, nâng cao chất lượng thẩm mỹ của công trình.
Kỹ thuật chiếu sáng nội thất nhằm tạo ra các phương pháp để đạt được sự phân bố ánh sáng tiện nghi phù hợp với yêu cầu sử dụng của nội thất:
- Thiết kế sơ bộ nhằm xác định các giải pháp hình học và kỹ thuật cơ bản của đồ án, như: kiểu chiếu sáng, loại đèn, độ cao, số lượng đèn cần thiết đảm bảo sự phân bố đồng đều ánh sáng.
- Tính toán kiểm tra về mức độ chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn, kiểm tra mức độ tiện nghi môi trường sáng của đồ án.
Một thiết kế chiếu sáng nội thất hòan hảo phải giải quyết tốt ba bài toán cơ bản:
+ Bài toán về công năng: Nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho các công việc cụ thể, phù hợp với chức năng nội thất.
+ Bài toán về nghệ thuật: Cần tạo được một ấn tượng thẩm mỹ của không gian và sự hiện diện của đồ vật trong không gian nội thất.
+ Bài toán về kinh tế: xác định phương án tối ưu của giải pháp chiếu sáng thỏa mãn cả công năng và nghệ thuật tổ chức không gian.
Với người họa sĩ thiết kế nội thất phải biết kết hợp khéo léo ánh sáng với không gian, hình dạng, trang trí điêu khắc và màu sắc nội thất, với tâm sinh lý con người để tạo nên một hiệu quả nghệ thuật hài hòa và ấn tượng. Người ta nghiên cứu các đặc điểm của quy luật chiếu sáng của mặt trời trong tự nhiên, các quy luật cảm thụ hình khối, màu sắc của mắt người trong ánh sáng mặt trời để bắt chước áp dụng trong chiếu sáng nội thất. Chuyên gia hàng đầu về chiếu sáng của nước Nga từng nói: Đó là “Con đường nội tiếp nội thất vào thiên nhiên ” và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu tâm sinh lý của con người. Bởi vì chiếu sáng tự nhiên bằng ánh sáng mặt trời là loại chiếu sáng quen thuộc nhất với con người, nó đem lại sự cân bằng trong sinh lý, trạng thái tốt với sức khoẻ con người. ánh sáng tự nhiên là ánh sáng từ phía trên xuống, nội thất được chiếu sáng từ trên xuống sẽ tạo được tình cảm tự nhiên.
Đối với ánh sáng nhân tạo, việc chọn lựa hiệu quả nguồn sáng để tạo điểm nhấn cho không gian nội thất là yếu tố quan trọng. Nó thể hiện một phần sự sắc sảo của nhà thiết kế. Thường thì những loại nguồn sáng sau đây được sử dụng nhiều trong nội thất:
- ánh sáng trắng: neon, Fluorescent..
- ánh sáng vàng: Sợi đốt, dây tóc…
- ánh sáng Halogen: đèn Halogen…
- ánh sáng cao áp: đèn thủy ngân…
Trong chiếu sáng nội thất, chúng ta cũng có thể làm trái với quy luật tự nhiên: tạo trần tối, sàn sáng, phá vỡ nhịp điệu bình thường của ánh sáng. Khi đó sẽ tạo nên một cảm giác khác và gọi đó là “hiệu quả sân khấu”. Nếu như sự chan hòa ánh sáng thường được thể hiện không gian sảnh, thì sự phân bố không đồng đều độ chói lại cần cho các phòng trưng bày, triển lãm. Khi đó phải đảm bảo độ rõ tốt nhất ở khu vực trưng bày, còn khu vực người xem phải dịu hơn để đạt được sự thích ứng của thị giác.
Cần nói thêm rằng, khi chiếu sáng để nhìn rõ được các chi tiết điêu khắc, trang trí, các đường vân trên bề mặt vật liệu lại có ảnh hưởng xấu đến sự cảm nhận độ sâu không gian.Vì vậy, khi muốn nhấn mạnh chất liệu, chi tiết trang trí, người thiết kế phải dùng ánh sáng trượt trên bề mặt vật liệu đó.
Như vậy, khi chọn phương án thiết kế cho không gian nội thất, người thiết kế còn phải chọn loại đèn. Không chỉ cân nhắc về kỹ thuật chiếu sáng mà cả chất lượng thẩm mỹ nội thất.
3. Nhân tố màu sắc.
3.1. Những quan điểm về màu sắc trong nội thất.
Màu sắc trang trí không là yếu tố duy nhất quyết định cho một không gian đẹp, nhưng nếu sử dụng đúng có thể làm cho căn phòng thêm sống động, lộng lẫy và thoáng đãng hơn. Hơn thế nữa màu sắc hiện đại còn thể hiện phong cách của chủ nhân.
Sự cảm thụ màu sắc của con người gắn liền với tính chất lý học của ánh sáng và nghệ thuật bố cục màu. Thế giới màu sắc đa dạng và phong phú, nắm được các quy luật nguyên tắc sử dụng màu (quy luật thống nhất, hài hòa, tương phản…) trong không gian kiến trúc, kết hợp với chiếu sáng thích hợp có nghệ thuật để tạo ra không gian màu, một khí hậu màu phong phú, sinh động đảm bảo yêu cầu thích dụng, đẹp… Ngược lại không nắm được các vấn đề trên sẽ phản lại nghệ thuật và có hại đến sức khỏe con người.
Sử dụng màu trong các công trình kiến trúc, nội thất không chỉ là yêu cầu thẩm mỹ nghệ thuật mà còn là phương tiện tăng cường sức khỏe, tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn lao động, tạo hưng phấn trong công việc… Sử dụng màu cũng cần phải đáp ứng với sự ưa thích màu của quần chúng với thị hiếu dân tộc sẽ thể hiện được tính dân tộc, hiện đại…
Màu sắc phải có tác dụng kích thích sự giữ gìn sạch sẽ, trật tự, thận trọng phải giúp cho thị giác được sảng khoái và có tác dụng chữa bệnh.
- Chú ý tạo môi trường màu khác nhau giữa nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi.
- Phù hợp với môi trường màu thiên nhiên bao quanh.
- Phù hợp với thị hiếu của người sử dụng thể hiện tính dân tộc, hiên đại
Màu sắc giúp cải thiện thị giác như làm rõ độ rọi của điểm nhìn, làm cho môi trường xung quanh gần lại trong cảm giác nhìn.
Sự đụng độ tương phản cần thiết giữa chi tiết cần quan sát với nền, tránh độ tương phản quá mạnh hay quá yếu ảnh hưởng đến nhìn rõ.
Màu cần phù hợp với sự thao tác và chiếu sáng, phù hợp với không gian, với sự thay đổi của tầm nhìn theo các diện không gian xa gần để giảm sự căng thẳng của mắt khi thao tác làm việc, làm thị giác đỡ mệt mỏi (vận dụng quy luật bố trí màu).
Giải pháp tìm kiếm hài hòa màu là vô tận, hài hòa không phải là một hằng số thẩm mỹ thể hiện trong hoạt động nghệ thuật của con người, hài hòa màu trong phòng là kết quả phản ánh trong nhận thức thẩm mỹ của con người trước sự tổng hợp chung là: “không gian màu”. Trong đó không chỉ là màu của tường sàn, trần nhà mà còn là màu sắc của thiết bị kỹ thuật máy móc, màu sắc của quần áo người mặc hoạt động trong môi trường không gian. Cảm nhận hài hòa màu còn phụ thuộc vào sự hấp thụ của con người đối với môi trường trong trạng thái tĩnh hay động (đi lại chuyển từ không gian này sang không gian khác) dưới sự tác động của ánh sáng tự nhiên biến đổi ngày, đêm, giữa các mùa trong năm hay ánh sáng nhân tạo với các kiểu loại phát sáng khác nhau.
Nếu muốn căn phòng ở có vẻ cao và rộng thì nên dùng màu lạnh và sáng để quét tường ( chẳng hạn, màu xanh nhạt có thể loại trừ được cảm giác ức chế và nâng cao không gian thị giác). Dùng màu có độ sáng cao sẽ có cảm giác nhẹ nhõm, màu có độ sáng thấp sẽ có cảm giác vững chãi, hài hòa.
Tác động tâm sinh lý của màu sắc phụ thuộc vị trí mặt màu
Màu sắc
Vị trí mặt màu
Trên
Bên cạnh
Dưới
Màu nóng, sáng có độ bào hòa nhỏ (vàng nhạt, hồng v.v…)
Kích thích
Cảm thấy gần lại, nóng lên
Nâng lên
Màu nóng, tối và độ bão hòa trung bình (nâu, lục đậm.v.v…)
ấn tượng đè nặng
Cảm giác gần lại
Cảm giác ổn định, tin cậy
Sáng lạnh hoặc độ bão
hòa nhỏ
(Xanh trời…)
Mở rộng không gian, tạo phòng cao và sáng hơn
Cảm giác mát mẻ
Mở rộng không gian
Cảm giác ẩm ướt bề mặt
Lạnh tối hoặc có độ bão hòa lớn (lam tối, lục đậm…)
Cảm giác hoàng hôn, tranh tối
Cảm giác lạnh, kích thích buồn
Cảm giác đè nặng
Nói tóm lại với nhiều tính năng như vậy thì màu sắc là một vấn đề lớn trong không gian nội thất cần phải quan tâm đối với người trang trí nội thất.
3.2. Những nguyên tắc kết hợp màu sắc trong nội thất.
- Nguyên tắc màu tương phản ( nóng và lạnh): Tạo cho không gian một tính cách vui tươi. Đặc biệt những vật dụng nội thất sẽ trở nên nổi bật khi có sự tương phản giữa màu sắc của tường và màu nội thất. Khi sử dụng màu sắc tương phản người thiết kế cũng phải cẩn thận để tránh gây sự phẩn cảm.
- Nguyên tắc “tone cer tone”: Tức là sử dụng những nhóm sắc màu gần nhau trong quang phổ ( ví dụ: Màu vàng, màu vàng cam hay màu cam) sẽ cho một ấn tượng hài hoà, cân bằng. Đây là sự kết hợp luôn mang lại hiệu quả an toàn, tốt đẹp.
- Nguyên tắc đơn sắc: Tạo ấn tượng mạnh mẽ từ chính một màu sắc. Sự kết hợp những mảng màu làm tăng hiệu ứng đa dạng của sự liên kết.
Bên cạnh đó, khi thiết kế người hoạ sỹ nội thất cần chú ý đến màu sắc của sàn, của các đồ vật trong không gian. Phối hợp màu là công việc khéo léo trong phậm vi các chuẩn mực.
4. Sự tương phẩn trong bố cục không gian:
Sự tương phản nghệ thuật là một giải pháp quan trọng trong bố cục không gian, góp phần nâng cao vẻ hấp dẫn và gợi cảm nghệ thuật trong không gian.
Sự tương phản nghệ thuật được tạo ra bằng cách sắp đặt những bộ phận kết cấu có khả năng gây ra những cảm xúc khác nhau ở những hàng cột, hình dáng cửa, phần tường đặc hoặc rỗng, màu sắc, những vật thể thô và tinh tế, ánh sáng chan hòa hay mờ ảo… Sự tương phản càng thể hiện rõ bao nhiêu thì tác phẩm nghệ thuật càng gây ấn tượng mạnh mẽ bấy nhiêu. Không nên đặt toàn bộ một mặt đứng trong một hình dáng đường nét như nhau, vì nó sẽ đơn điệu, do đó gợi cảm nghèo nàn. Lúc đó sẽ xuất hiện quy luật về sự cảm thụ, trong đó cái phong phú được tiếp nhận tương phản với cái giản dị, cái cao tương phản với cái thấp, đường nét dọc tương phản với đường nét ngang, cái mờ đục tương phản với cái trong suốt, màu sắc trong sáng tương phản với màu sắc tối tăm…
Một biện pháp quan trọng làm phong phú thêm trong bố cục là việc sử dụng ánh sáng nhằm gây ra cảm hứng đối với hình dáng của đồ vật. Đó là các điểm lồi lõm, trên bề mặt, hình khối của đồ vật tạo nên các mảng và chi tiết của đồ vật. Tùy thuộc vào sự tương phản nhiều hay ít giữa các điểm lồi lõm đó mà hình dáng của đồ vật có những hiệu quả thẩm mỹ khác nhau.
5. Nguyên vật liệu và chất lượng nghệ thuật
Nguyên vật liệu trang trí của mỗi công trình trang trí nội thất cũng thay đổi tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ mà công trình đó được mang.Người họa sĩ thiết kế nội thất cần nắm được những nhu cầu thiết yếu nhất của công trình để sử dụng chất liệu một cách hợp lý, thẩm mỹ, nhằm tránh hiện tượng lãng phí về kinh tế. Ngày nay, với sự phát triển của nền công nghiệp, sự phong phú, đa dạng về những nguyên vật liệu, người họa sĩ thiết kế nội thất có rất nhiều thế mạnh về việc sử dụng chất liệu trong nội thất.
Mỗi loại nguyên vật liệu xây dựng đều có những chất lượng nghệ thuật nhất định (tính chất, sự hấp thụ ánh sáng, hình dáng, màu sắc…) như bản thân nó vốn có. Người thiết kế phải biết sử dụng những đặc tính vật lý và chất lượng nghệ thuật của nguyên vật liệu để tạo được những thành quả trong tác phẩm của mình.
Chẳng hạn như, đặc tính vật lý của đá cẩm thạch, đá vôi, thạch cao, kim loại mềm hay gỗ… cho phép dùng vào những việc trang trí chi tiết hoa văn…
Đá xẻ:đá xẻ tự nhiên có các màu trắng vân gỗ,bông mai,vân mây sáng,ghi xanh….dưới dạng tấm dày 1cm cắt theo kích cỡ 30.30 để lát nền,tạo nên sự mềm dịu và thích hợp với hầu hết các đồ nội thất hiện đại.
Đá cẩm thạch: là loại vật liệu tuyệt đẹp và giá thành cao,nhưng dễ vỡ và tốn kém. Để lát sàn cần xử lý bề mặt sàn chắc chắn và bằng phẳng.Để có một tổng thể hài hoà,chỗ nối giữa các tấm được tạo nên bằng bột đá chứ không phải xi măng trắng thông thường.
Gạch gốm : là gạch đất nung,nguyên liệu chính là đất sét,được nung bằng lò tuy-nen đốt khí ga hoá lỏng với nhiệt độ 1.100 C. Hiện nay có các thương hiệu như Giếng Đáy,Xuân Hoà,Hữu Hưng hay truyền thống là gạch Bát Tràng…vói mẫu mã đa dạng và độ bền cũng như khả năng chống rong rêu.
Đá đen : thích hợp sử dụng trong không gian sảnh,các tấm đá đen nặng nề,đắt tiền ,khó sử dụng,lạnh và vang.Mặc dù có những hạn chế nhưng đá đen vẫn là thứ vật liệu đẹp và sang trọng .Có thể kết hợp đá đen với các vật liệu khác như đá cẩm thạch hay gỗ,đá đen không thấm nước và rất bền trong sử dụng.
Sự hiện diện của vật liệu nhôm kính trong nội thất hiện đại không còn là mới mẻ.Cùng với các đặc tính riêng,vật liệu nhôm kính vừa thỏa mãn công năng vừa mang tính chất trang trí thực sự đã làm thay đổi không gian và tăng tính hữu dụng trong nội thất.
Mức độ hấp thụ ánh sáng của vật liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong không gian nội thất. Trên cơ sở những nguyên vật liệu ít hấp thụ ánh sáng thì có thể tạo ra những khu vực mờ ảo, ít chói mắt và không cần đến sự che chắn cường độ ánh sáng. Việc sử dụng khéo léo đặc tính của nguyên vật liệu sẽ giúp người thiết kế có được sự phong phú về chất liệu, hiệu quả về bố cục trong không gian và đạt được giá trị về thẩm mỹ, công năng cho không gian sử dụng.
Tóm lại, việc tạo lập không gian nội thất không chỉ chịu ảnh hưởng bởi chức năng, giao thông, vật liệu kết cấu và kinh tế xây dựng mà còn liên quan đến nhân tố nghệ thuật thẩm mỹ khi thiết kế. Giá trị của những công trình kiến trúc phải thỏa mãn yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc. Hình khối, đường nét, màu sắc, tỷ lệ… đều nhằm hòan thiện một ý đồ nghệ thuật, một ý tưởng thẩm mỹ của công trình thuộc xã hội đương thời là rất cần thiết.
Chương III.
Phương án thiết kế cho đề tài
Đồ án được thể hiện trên những bản vẽ với nội dung sau:
1. Phối cảnh tổng thể và mặt bằng tổng thể công trình
2. Mặt bằng sàn và mặt bằng trần không gian sảnh
3. Mặt cắt không gian sảnh
4. Phối cảnh không gian sảnh
5. Mặt bằng sàn, mặt bằng trần phòng trưng bày sản phẩm
6. Mặt cắt phòng trưng bày sản phẩm
7. Phối cảnh phòng trưng bày
8. Mặt cắt phòng họp
9. Phối cảnh phòng họp
10. Bản vẽ thiết kế đồ nội thất
I. Không gian sảnh:
1. Tổ chức không gian:
Với chức năng đặc thù là nơi đón tiếp, giao dịch, là bộ mặt Công ty, là điểm đến đầu tiên của khách hàng, sảnh được tổ chức không gian theo những khu vực riêng:
- Khu vực lễ tân :giao dịch,hướng dẫn,điều hành,….
- Khu vực bàn ghế đợi – nghỉ :nơi nghỉ chân,chờ đợi của khách hàng.
- Khu vực cầu thang :đầu mối giao thông với các phòng khác.
- Lối đi vệ sinh
Cùng với sự phân chia chức năng trên, không gian sảnh phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi nhằm phục vụ tốt nhu cầu làm việc:
- Hệ thống ghế, tủ, quầy lễ tân, trang trí biểu trưng
- Bàn ghế nghỉ, đợi
- Hệ thống chiếu sáng, điều hòa, camera…
- Hệ thống phục vụ giao thông (thang máy, thang bộ, chỉ dẫn….)
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chuông báo động, điện thoại liên lạc…
2. Phương án nghiên cứu
Ngòai không gian sảnh chính (đại sảnh) của công trình Trung tâm Thương mại – Văn phòng cho thuê, các không gian sảnh văn phòng được bố trí theo ý đồ kết cấu của công trình.
Không gian sảnh Văn phòng Công ty điện tử Sam Sung được nối liên thông với không gian đại sảnh bằng lối hành lang nhỏ ngang giữa công trình, có tổng diện tích là 120m2. Với không gian sảnh này được tạo bởi các góc cạnh theo kết cấu xây dựng. Hệ thống cột tròn chịu lực của công trình nằm ở góc sau cửa ra vào, không gian được chia thành 3 khu vực: Khu lễ tân, khu vực ghế đợi, khu vực cầu thang.
Hệ thống giao thông cầu thang bộ và hai cầu thang máy được bố trí trên cùng một mặt đứng đối diện cửa ra vào
Mặt bằng sảnh (phương án phác thảo)
Sảnh đón tiếp là không gian diễn ra các hoạt động đón tiếp, giao dịch … là bộ mặt của Công ty. Qua đó, người thiết kế nội thất có thể giới thiệu được phần nào ý tưởng chính cho tòan bộ không gian. Bởi thế, thiết kế quy trình công năng nội thất sảnh cũng cần giải quyết một cách khoa học.
Từ hiện trạng mặt bằng kiến trúc như trên, nảy sinh vấn đề đối với công việc thiết kế là: giải pháp về công năng, lựa chọn chất liệu, vật liệu, xử lý không gian và thiết kế ánh sáng.
Phần sàn được sử dụng đá Granit màu vàng ghi với những vân màu vàng sẫm và trắng. Với sự hiện diện của cột bê tông chịu lực ngay cạnh sau cửa ra vào sẽ gây sự cứng nhắc và vướng mắt. Phần cột sẽ được ốp gờ và các đai inox, để làm phong phú và tạo cảm giác chắc chắn, cột được ốp thêm đá màu đậm vào chân cột và được nhắc lại ở đầu cột,tạo ranh giới giữa trần và cột.
Cửa cầu thang máy bằng inox, phía ngoài sẽ đắp nổi và ốp đá màu nâu sẫm, tạo sự chắc chắn, an toàn cho người sử dụng và sự hiện đại cho không gian.
Toàn bộ hệ thống tường của sảnh đều được bả matít và sơn màu vàng kem, tạo cảm giác thông thoáng, phá vỡ sự góc cạnh của địa hình không gian sảnh và thêm phần sang trọng cho bộ mặt Công ty.
Với màu sắc truyền thống trên lôgô, sự có mặt của Công ty SamSung là màu xanh lam. Vì vậy, khu vực chính của sảnh là khu vực quầy Reception, mảng tưởng sau quầy được trang trí bằng các mảng ô vuông, chất liệu bọc nỉ màu xanh lam và gắn lôgô của Công ty. Quầy lễ tân bằng inox chạy các đường viền màu xanh lam, quầy được lắp ghép và định vị cong hình chữ L theo bố cục trên mặt bằng. Trên mặt quầy lễ tân được giật cấp kiểu giá đỡ là tấm kính trong suốt, tạo sự sang trọng và thuận lợi cho người làm việc. Khi quầy giao dịch được đặt vào không gian,nó không chỉ tạo khu vực hợp lý mà còn tạo ra mối liên hệ không gian giữa bản thân nó và xung quanh.Trong phạm vi một không gian được tạo nên bởi các đường thẳng,một khối cong sẽ trở nên nổi bật,có thể sử dụng sự tương phản về hình học này để diễn tả tầm quan trọng hay tính chất độc đáo trong chức năng của khối cong.
Để tôn giá trị chất liệu của quầy lễ tân, đồng thời thể hiện sự gần gũi với khách hàng giao dịch, dưới sàn quầy lễ tân được trải thảm màu xanh thẩm. Và hệ thống giàn inox gắn trên trần quầy lễ tân tạo sự thu hút cho khu vực này cùng với việc gắn đèn trang trí gây ấn tượng thẩm mỹ cho lôgô của Công ty. Như vậy, khu vực quầy lễ tân luôn tạo một phong cách hiện đại, mang giá trị thẩm mỹ công nghiệp cho không gian sảnh.
Phối cảnh 1: Không gian sảnh
(phương án phác thảo nghiên cứu )
Đối diện với khu vực lễ tân là khu vực ghế đợi của khách khi giao dịch. Với bộ sôfa thiết kế đơn giản, hiện đại, cùng chất liệu sắt tròn và tính tạo ấn tượng từ chiếc bàn uống nước. Tạo một ấn tượng chắc chắn, gần gũi và thỏai mái cho khách hàng trong khoảng thời gian chờ đợi giao dịch.
Phối cảnh 2: Không gian sảnh
(Phương án phác thảo nghiên cứu )
Hệ thống trần được giật xuống bằng chất liệu thạch cao kiểu treo, nhằm che tòan bộ hệ thống dây điện, đường ống điều hòa và các hệ thống liên quan khác. Ơ đây,người thiết kế muốn tạo một ấn tượng về màu sắc cho trần. Màu xanh lam là màu truyền thống của SAMSUNG,xu hướng trên thực tế là sử dụng màu sắc truyền thống để thể hiện sự có mặt của thương hiệu.Trong thiết kế nội thất,màu xanh lam nằm trong tông màu lạnh của day quang phổ,luôn là sự lựa chọn phổ biến cho không gian có sự hoạt động đông người. Khu vực bàn ghế đợi, trần được giật cấp lên cùng hệ thống đèn mắt trâu trang trí tạo ánh sáng chan hòa và tạo ấn tượng gần gũi, sang trọng cho khu vực. Cùng với hệ thống giàn inox ở quầy lễ tân, phần diện tích trần còn lại được trang trí bằng hệ thống đèn tròn lớn, âm trần, chạy theo hướng cửa ra vào đến cầu thang máy, phá vỡ sự gấp khúc của tòan bộ không gian sảnh. Tất cả ý tưởng đó tạo nên một sự tổng hòa cho không gian sảnh với đầy đủ chức năng vốn có của nó.
Mặt bằng trần sảnh
(Phương án phác thảo nghiên cứu )
3 Một số hình ảnh nghiên cứu tham khảo
Về không gian sảnh
II. Phòng họp
1. ý đồ thiết kế
Phòng họp luôn có mặt trong hệ thống các phòng ban của một Công ty. Trong hệ thống văn phòng, phòng họp đóng vai trò quan trọng cùng những chức năng riêng biệt: Họp báo, Hội thảo, Ký kết hợp đồng và trao đổi. Phòng họp không chỉ dành riêng cho Công ty mà cũng là nơi tiếp khách, giao lưu với khách hàng, đối tác và các doanh nghiệp khác ngoài Công ty.
Với tổng diện tích gần 80m2, người thiết kế muốn tạo cho phòng họp một sự kín đáo, an toàn nhưng không bí bách. Đó cũng là một yêu cầu đặt ra theo chức năng của phòng họp, thêm vào đó phòng họp cần phải được trang bị các thiết bị cần thiết như: điều hòa, máy chiếu, màn hình, hệ thống điều khiển, báo động… Vì vậy, hệ thống trần bằng thạch cao được thiết kế giật cấp xuống xung quanh, ở giữa được khoét tạo hình elip ý tưởng từ biểu tượng lôgô SamSung. Cùng với hệ thống giật cấp trần là hệ thống đèn âm trần, tạo ánh sáng hắt đều vào khu vực giữa. Mảng trần giữa được gắn 3 đèn tròn lớn tỏa đều ánh sáng xuống theo khối bàn ghế. Dưới hệ thống giật cấp gắn thêm đèn mắt trâu trang trí chạy theo hình elíp tạo ánh sáng ấm cúng, sang trọng và hiện đại.
Mặt bằng phòng họp
(Phương án phác thảo nghiên cứu)
Mặt bằng trần phòng họp
(Phương án phác thảo nghiên cứu)
Các mảng tường được bả matít và sơn màu vàng kem giống với không gian sảnh tạo sự liên kết và thông thoáng cho phòng họp. Cửa sổ kính được phủ rèm tấm lật màu xanh lam – hiện đại và chắc chắn.
Với hai cửa ra vào được ốp nổi khung cửa bằng gỗ công nghiệp, cánh cửa trang trí đơn giản, mảng phẳng tạo sự chắc chắn, kín đáo và an toàn cho chức năng phòng họp. Toàn bộ khối bàn ghế được trải lớp thảm len màu xanh sẫm, gây một ấn tượng nghiêm túc và tôn lên khối bàn ghế họp.
Phối cảnh phòng họp
(Phương án phác thảo nghiên cứu)
Mảng tường chính phía trên là khu vực trang trí chính – ý tưởng trang trí là thể hiện biểu trưng logo của thương hiệu. Hệ thống đèn chiếu tạo sự rực rỡ, ấn tượng cho mảng logo trên nền màu xanh truyền thống của hãng Samsung – kết hợp trên mảng tường chính này là hai màn hình hai bên để tiện việc trao đổi trong hội họp.
Mảng tường dưới là khu vực dành cho treo sơ đồ theo dõi sự phát triển kinh tế, thị trường của Công ty.
Thêm vào đó là hai dãy ghế phụ, phục vụ trong trường hợp hội thảo mà số lượng khách mời phụ tham gia.
Như vậy với những ý đồ về không gian mà người thiết kế đang đưa ra trên phương án phác thảo để nghiên cứu, sẽ là tiền đề cho những ý tưởng tốt hơn trong việc tạo dựng một không gian phòng họp lý tường cho Công ty Samsung.
2 Một số hình ảnh nghiên cứu tham khảo
Về phòng họp
III. Không gian phòng trưng bày:
1. ý đồ thiết kế
Mặt bằng phòng trưng bày
(Phương án phác thảo nghiên cứu)
Phòng trưng bày hay còn gọi là Showroom, là không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Là trung tâm giao dịch, tiếp thị, quảng bá thương hiệu của sản phẩm doanh nghiệp.
Với không gian nội thất phòng trưng bày, giá trị thẩm mỹ không chỉ là bộ mặt, tiếng nói của sản phẩm mà con gây ấn tượng cho khách hàng, khẳng định vai trò của thương hiệu của sản phẩm, niềm tin cho khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay biết rõ giá trị mà họ đòi hổi. Họ biết trả tiên bao nhiêu và nhận được gì, ngược lại họ không phải trả tiền vì thương hiệu mà cho chất lượng và dịch vụ. Như vậy, không gian trưng bày phải thực sự đạt được mục tiêu quan trọng trong việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm với người tiêu dùng.
Người thiếu kế, tạo lập không gian trưng bày phải nắm bắt được chức năng của nó để sáng tạo được ý tưởng gắn với sản phẩm. Điều đó thể hiện ở sự bố cục không gian. Ngoài hệ thống trưng bày, sắp xếp bố cục sản phẩm, không gian trưng bày còn phải có khu vực tư vấn, chăm sóc khách háng và khu vực bảo hành sản phẩm.
Hệ thống trưng bày là sự tìm tòi miếng mảng, hinh khối, tiết tấu, màu sắc qua chất liệu hiện đại, gắn ý tưởng với sản phẩm của doanh nghiệp. Các khu vực liên quan (khu vực tư vấn, giới thiệu khu bảo hành) là một hệ thống chức năng nhất định và liên kết.
Hệ thống chiếu sáng trong không gian trưng bày không phải chiếu sáng lan tỏa mà chiếu sáng tập trung. Khu vực trưng bày sản phẩm được thiết kế nguồn ánh sáng mạnh, trung thực và tập trung vào sản phẩm cần giới thiệu. Nguyên tắc chính để nhấn mạnh một vật thể bằng ánh sáng:
- Tạo sự chênh lệch về cường độ ánh sáng trên vật và không gian xung quanh.
- Để tạo hiệu ứng đặc biệt cho việc sử dụng ánh sáng tập trung cần sử dụng cường độ ánh sáng cao,góc chiếu hẹp.
- Nguồn ánh sáng có thể từ trên xuống,hoặc từ dưới lên và không gian xung quanh có cường độ ánh sáng thấp để vật thể có cường độ ánh sáng cao nổi bật.
Chất liệu hiện đại: Kính, Mi ca trong suốt, inox, gỗ công nghiệp… kết hợp gam màu chủ đạo: xanh lam, trắng, ghi,vàng nhằm gây ấn tượng cho thương hiệu Samsung và tạo cho khách hàng một cảm giác thoải mái, thú vị và tin tưởng về một thế giới sản phẩm hình ảnh, âm thanh…
Phối cảnh phòng trưng bày
(Phương án phác thảo nghiên cứu)
Như vậy, nỗ lực của nhà thiết kế là tập trung vào việc sử dụng chất liệu, màu sắc và chiếu sáng – nếu không xử lý đồng bộ 3 yếu tố này sẽ đưa đến kết quả một không gian nội thất quá nóng, quá lòe loẹt hoặc rơi vào thái cực ngược lại là quá khô khan, lạnh lùng. Thành công của người thiết kế là những không gian nội thất có cảm giác ấm áp, gần gũi và thư giãn. Tạo dựng một ấn tượng tốt về giá trị thẩm mỹ cho công trình.
2. Một số hình ảnh nghiên cứu tham khảo
Về phòng trưng bày
IV. Đánh giá kết quả nghiên cứu sáng tạo
Để có được không gian nội thất hoàn hảo và ứng dụng thực tế, người họa sỹ thiết kế nội thất phải hiểu cả mối liên quan giữa kiến trúc và nội thất, nắm được những yếu tố công nghệ kỹ thuật, chỉ số thiết kế cơ bản, đồng thời phải có vốn nghệ thuật phong phú, một cái nhìn giàu thẩm mỹ và một quan điểm đúng đắn về Mỹ thuật Công nghiệp. Việc tạo dựng một tác phẩm nội thất đòi hỏi đi từ những yếu tố cơ bản nhất của kiến trúc như mặt bằng, mặt cắt, các không gian nội thất, xem xét các yêu cầu về công năng của các bộ phận trong nội thất để sắp xếp trên mặt bằng. Từ đó, người họa sĩ nội thất xây dựng và phát triển ý đồ sáng tạo cho toàn bộ không gian cùng với việc xử lý kỹ thuật, thể hiện mỹ thuật phục vụ ý đồ nghệ thuật và lợi ích của công trình cũng như của người sử dụng.
Người họa sĩ trang trí nội thất phải hiểu rõ cuộc sống, hiểu rõ các loại sản phẩm công nghiệp thích dụng, đồng thời phải có trình độ hiểu biết về kiến trúc của sự cấu thành không gian nội thất cũng như việc am hiểu trong kỹ thuật cấu tạo của kết cấu kiến trúc. Cho nên, song song với việc nắm vững những nguyên lý cấu tạo kiến trúc chung, nhà thiết kế nội thất còn cần phải hiểu rõ tính năng và đặc điểm cấu tạo của vật liệu. Từ đó chúng ta mới đưa ra những điểm cần lưu ý trong thiết kế nội thất:
- Tìm hiểu công năng sử dụng
- Vận dụng khoa học và kỹ thuật mới nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian nghệ thuật
- Phát huy tính độc đáo mới lạ trong sáng tạo
- Tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, nguồn vật liệu thích hợp
- Tìm hiểu cá tính, thị hiếu con người.
- Coi trọng phong cách nghệ thuật tổng hợp trong không gian nghệ thuật.
- Quan tâm mối quan hệ giữa nghệ thuật và kiến trúc – nghệ thuật với không gian, cảnh quan tự nhiên xung quanh.
- Nỗ lực áp dụng các thành tựu của công nghệ mới để tư vấn, thuyết phục khách hàng đến với phong cách thiết kế hiện đại.
Trong phần lý luận này,người viết đã đưa ra một số phương án cho những không gian trong phạm vi đề tài để nghiên cứu và tìm tòi thêm.Nắm bắt từ thực tế,đồ án muốn đưa ra những ý tưởng thiết kế thiết thực nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của các công trình hiện nay. Đó là những giải pháp,những sáng tạo hợp lý về bố trí không gian,ứng dụng vật liệu,màu sắc để tạo hiểu quả nội thất và gây ấn tượng thẩm mỹ. Một không gian sảnh hiện đại,thể hiện phong cách cho hãng điện tử SamSung. Bố cục không gian sảnh tạo nên tiếng nói riêng cho công ty : công nghệ-gần gũi và an toàn. Một không gian phòng họp tạo ấn tượng thoải mái,sang trọng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một không gian hội họp,trao đổi và ký kết hợp đồng. Đó còn là một không gian trưng bày sản phẩm nổi bật,gây ấn tượng sâu sắc với ngành công nghiệp điện tử. Thể hiện được tiềm năng và thế mạnh của công ty SamSung với khoa học công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên,phương án đưa ra đang trong giai đoạn nghiên cứu,chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và cân nhắc. Người viết đang tìm tòi ,sáng tạo thêm để đạt kết quả tốt nhất cho đồ án : giá trị khoa học và ứng dụng thực tế.
Tóm lại, trang trí nội thất đã thể hiện sự lớn mạnh và phát triển trong thời gian gần đây theo tốc độ phát triển đô thị hóa và mức sống tăng lên đáng kể của con người cũng như nhu cầu về thẩm mỹ của con người đang được nâng lên. Hi vọng rằng, sự cống hiến và lòng tâm huyết nghề nghiệp, những nhà thiết kế sẽ mang đến những giá trị ứng dụng với thực tế ,thực sự làm đẹp cho cuộc sống xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và thỏa mãn. Và cũng hi vọng rằng, nghệ thuật tổ chức không gian nội thất sẽ là phần hồn của những công trình kiến trúc – những mốc son đánh giá sự phát triển của xã hội. Thiết kế nội thất sẽ là ngành đầy tiềm năng phát triển và phát triển đúng tầm với thực tế xây dựng ở nước ta.
Kết luận
Cuộc sống thay đổi theo thời gian, và mọi chuẩn mực của nền mỹ thuật cũng không thể bất biến mà vẫn có giá trị. Các lý tưởng về tỷ lệ, tiết tấu, nhịp điệu màu sắc để tạo mọi sự hài hoà, cân xứng cho các sản phẩm nghệ thuật. Nhưng nếu quan sát, suy ngẫm một cách nghiêm túc, chúng ta có thể thấy rằng nghệ thuật luôn biến đổi; có sự ảnh hưởng lẫn nhau, tiếp thu cái tinh hoa của nhau và có sự phê phán lựa chọn để kế thừa đúng mức.
Biểu tượng trong kiến trúc luôn có mối quan hệ nhân quả đến nguồn gốc văn hoá dân tộc. Nó luôn luôn được kế thừa và phát triển ở mức độ cao. Khi mà điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì nghệ thuật kiến trúc cũng phát triển theo. Có thế khẳng định rằng không có biểu tượng thì không có hình thức kiến trúc mà không có hình thức kiến trúc thì không có ý tưởng nghệ thuật tạo lập không gian, không có sáng tạo nghệ thuật.
Ngày nay nhu cầu của người sử dụng công trình đòi hỏi rất cao. Mục tiêu cần đạt được với người thiết kế là tiện nghi, bền đẹp, thoả mãn công năng và thoả mãn yêu cầu thẩm mỹ, vừa mang tính dân tộc vừa phải hiện đại. Chính vì lẽ đó, thiết kế nội thất cũng như nghệ thuật kiến trúc bao giờ cũng biểu hiện khái quát về xã hội, về ý nghĩa đánh giá xã hội, hoàn cảnh sinh hoạt, sự sống con người, ước mơ, cảm xúc của họ. Mỗi không gian sống là một chân dung độc đáo, một dấu ấn của hiện thực lịch sử khách quan, nó đáp ứng nhu cầu tiện nghi và thị hiếu nghệ thuật của con người.
Với khong gian nội thất văn phòng công ty Điện tử sam sung, công năng sử dụng không chỉ đối với chủ nhân, những người làm việc mà còn cho cả khách hàng, đối tác. Giá trị thẩm mỹ không chỉ dừng lại ở tại một Công ty, tiếng nói của sản phẩm mà còn nhằm gây ấn tượng cho khách hàng, khẳng định vai trò của thương hiệu, của sản phẩm, niềm tin cho khách hàng… Hầu hết các doanh nghiệp đều quan niệm khách hàng không phải trả tiền vì thương hiệu mà cho chất lượng và dịch vụ. Như vậy, không gian nội thất sẽ đóng vai trò tích cực cho hoạt động vì chất lượng và dịch vụ đó. Như phần đầu đã nói, đối với các doanh nghiệp, việc tạo ta một không gian làm việc, giao dịch, giới thiệu sản phẩm… sao cho thoải mái, thực dụng và có tính thẩm mỹ cao theo phong cách hiện đại, có lẽ là mong ước chung, một mục tiêu quan trọng mà nhiều doanh nghiệp chu trong. Bởi chính điều đó góp phần tô điểm bộ mặt của doanh nghiệp đồng thời làm tăng hiệu quả trong công việc và tiết kiệm nhiều mặt về lâu dài. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho người thiết kế nội thất là tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, nguồn vật liệu thích hợp với điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, còn phải nỗ lực ứng dụng các thành tựu của công nghệ mới để tư vấn khách hàng đến với phong cách thiết kế hiện đại.
Tài liệu tham khảo
1-TS.KTS. Vũ Duy Cừ - Tổ chức không gian kiến trúc nhà công cộng
NXB Xây dựng – 2003.
2- Tạp chí Kinh tế và Đô thị – Chuyên đề nội thất.
3- Tạp chí Kiến trúc Nhà Đẹp.
4- Tap chí Tư vấn tiêu dùng- Chuyên đề nội thất – Thời báo Kinh tế Việt nam.
5- Địa lý Hà nội – Trường ĐHSP Hà nội –
NXB Đại học Quốc gia-2001.
6- PGS.PTS. Phạm Đức Nguyên – Chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo trong các công trình kiến trúc- NXB Khoa hoc và Kỹ thuật-2002.
7- Kiến trúc Việt nam – Tạp chí chuyên ngành Kiến trúc- Bộ Xây Dựng.
8- Nguyễn Huy Tú – Phương pháp luận nghiên cứu sáng tạo –
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.- 2000.
9- Lê Huy Văn – Cơ sở phương pháp luận Design.-
NXB Mỹ thuật – 1998.
Trang trí nội thất văn phòng Công ty Điện tử Sam Sung (BC; 15)
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Hà Nội vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2. Hà Nội - Trung tâm văn hoá tiêu biểu - Trung tâm Công nghiệp và sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay
II. Lý do chọn đề tài
Chương I. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Vai trò của mỹ thuật công nghiệp
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật công nghiệp
2. Mỹ thuật công nghiệp – Khoa học thẩm mỹ của xã hội công nghiệp
3. Trang trí Nội – Ngoại thất – Thành tựu của Design công nghiệp – phần hồn của các công trình kiến trúc
II. Tổng quan về công trình
1. Trung tâm Thương mại Hà Nội
2. Văn phòng Công ty Điện tử Sam Sung
III. Nhiệm vụ,mục đích và phương pháp luận thiết kế
Nhiệm vụ
Mục đích
Phương pháp luận thiết kế
Chương II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC SÁNG TÁC
I. Tìm hiểu về văn phòng
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo lập không gian
1. Công năng và thẩm mỹ
2. Nhân tố ánh sáng và những giải pháp ánh sáng
3. Nhân tố màu sắc
3.1 Những quan điểm về màu sắc trong nội thất
3.2 Những nguyên tắc kết hợp màu sắc trong nội thất
4. Sự tương phản trong bố cục không gian
5. Nguyên vật liệu và chất lượng nghệ thuật
Chương III. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHO ĐỀ TÀI
I. Không gian sảnh
1. Tổ chức không gian
2. Phương án nghiên cứu
3. Một số hình ảnh nghiên cứu tham khảo về không gian sảnh
II.Phòng họp
ý đồ thiết kế
Một số hình ảnh nghiên cứu tham khảo về phòng họp
III. Không gian phòng trưng bày
ý đồ thiết kế
Một số hình ảnh nghiên cứu tham khảo về phòng trưng bày
IV. Đánh gia quá trình nghiên cứu sáng tạo
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xaydung (16).doc