Đề tài Tổng quan về tổng đài A1000 - E10

Tài liệu Đề tài Tổng quan về tổng đài A1000 - E10: mục lục Lời nói đầu Lời nói đầu Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế, cũng như các ngành khoa học, công nghệ điện tử, tin học, thì ngành Bưu chính viễn thông trên toàn cầu nói chung và ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đang từng bước đáp ứng nhu cầu về đời sống xã hội. Với sự phát triển của xã hội định hướng thông tin, các dịch vụ thông tin như điện thoại, truyền dẫn số liệu, thông tin di động ... ngày càng trở nên đa dạng. Sự phát triển của công nghệ thông tin bao gồm cả truyền dẫn cáp quang, kỹ thuật số, kỹ thuật hệ thống thông tin vệ tinh mật độ lớn, kỹ thuật mạch bán dẫn... đang được phát triển mạnh mẽ và mạng thông tin đã được nâng cấp về tính năng và mức độ phát triển. Sự thành công của kỹ thuật số và kỹ thuật vi mạch tích hợp mật độ đã mở ra một bước ngoặt mới đối với ngành thông tin. Các thiết bị viễn thông trở nên gọn nhẹ, kinh tế và hoạt động nhanh, chính xác cao... đã đáp ứng...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về tổng đài A1000 - E10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Lời nói đầu Lời nói đầu Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế, cũng như các ngành khoa học, công nghệ điện tử, tin học, thì ngành Bưu chính viễn thông trên toàn cầu nói chung và ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đang từng bước đáp ứng nhu cầu về đời sống xã hội. Với sự phát triển của xã hội định hướng thông tin, các dịch vụ thông tin như điện thoại, truyền dẫn số liệu, thông tin di động ... ngày càng trở nên đa dạng. Sự phát triển của công nghệ thông tin bao gồm cả truyền dẫn cáp quang, kỹ thuật số, kỹ thuật hệ thống thông tin vệ tinh mật độ lớn, kỹ thuật mạch bán dẫn... đang được phát triển mạnh mẽ và mạng thông tin đã được nâng cấp về tính năng và mức độ phát triển. Sự thành công của kỹ thuật số và kỹ thuật vi mạch tích hợp mật độ đã mở ra một bước ngoặt mới đối với ngành thông tin. Các thiết bị viễn thông trở nên gọn nhẹ, kinh tế và hoạt động nhanh, chính xác cao... đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của con người. Tổng đài A 1000 - E10 là tổng đài có dung lượng lớn với cấu trúc mềm dẻo phù hợp với phát triển mạng. A 1000 - E10 thể hiện rõ tính năng tối ưu của nó, đáp ứng rộng rãi các yêu cầu thông tin liên lạc của mọi khách hàng hiện đại cũng như trong tương lai. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Anh Vũ và các thầy cô giáo trong khoa Điện tử Viễn thông Trường ĐHBK Hà Nội, em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này với đề tài "Tổng quan về tổng đài A1000 - E10". Trong tập đồ án của mình, em đã nghiên cứu về tổng đài với các nội dung sau: ChươngI: Giới thiệu chung về tổng đài SPC. ChươngII: Tổng quan về tổng đài ALCATEL1000-E10. Chương III: Cấu trúc chức năng tổng đài A1000-E10. Chương IV: Cấu trúc phần cứng tổng đài và các trạm điều khiển trong tổng đài A1000-E10 Chương V: ứng dụng hệ thống trong quản lý số liệu. Do nội dung kiến thức của đề tài tương đối rộng, và vì thời gian có hạn, cũng như hiểu biết của em còn hạn chế, nên đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự thông cảm của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Anh Vũ đã tận tình hướng dẫn, để em hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này. Chương 1: giới thiệu chung về tổng đài sPC 1.1. Khái quát về tổng đài SPC: 1.1.1. Lịch sử ra đời của tổng đài SPC: Trong thời kỳ cổ đại, âm thành và ánh lửa được xem là hai hình thức chủ yếu dùng để truyền tin tức đi xa. Các thổ dân Châu Phi, Châu Mỹ thường dùng tiếng trống, người Trung Quốc thích dùng chiêng, ở nước ta thì tiếng trống đồng, tiếng tù và là phương tiện truyền thông tin cổ nhất Các phương tiện thông tin này có tốc độ thấp và hạn chế nhưng là những hệ thống thông tin đầu tiên, đơn giản nhất của con người và được sử dụng trong thời gian dài. Ngay từ đầu thế kỷ 19, người ta đã chú ý đến vấn đề truyền tin tức bằng các tín hiệu điện theo dây dẫn. Nhờ sự cố gắng của nhiều nhà khoa học trên thế giới, hệ thông thông tin bằng điện đã ra đời và phát triển rất nhanh đặc biệt là sau phát minh của Moocxow (1836) về cách mã hoá các chữ cái. Việc truyền tiếng nói của con người theo dây dẫn là một đề tài rất hấp dẫn, nhưng cũng phức tạp. Vào giữa thế kỷ 19 nhiều nhà khoa học nghiên cứu về điện thoại, điện báo như Huytxtown, Pâygiơ, Buôcxen v.v... đều chú ý đến khả năng như truyền tiếng nói theo dây dẫn. Những sự kiện dẫn đến phát minh của A.GBell (3-3-1847) (3-3-1847) năm 1872 bắt nguồn từ ý đồ cùng một lúc phát đi nhiều tin tức điện báo trên một đường dây dẫn bằng các âm thoa có điều hưởng, Bell gọi hệ thống này là điện báo sóng hài. Ngày 2-6-1875, trong khi đang làm việc với bộ phát sóng đa hài, Bell tình cờ nghe thấy trên đường dây dẫn một tiếng vang từ một lò xo thép ở đầu dây bên kia gây ra. Khi tìm hiểu và nhận thức được đó là biểu hiện rõ rệt của nguyên lý biến đổi dòng điện. Ngày 3 - 6 - 1875 cơ cấu này đã truyền được tiếng nói Bell đã đăng ký phát minh ngày 14 - 2 - 1876, đồng thời hoàn thiện và chế tạo nhưng thực sự chỉ dùng để liên lạc giữa hai máy với nhau. Ngày nay thì điều đó không thể chấp nhận được vì như thế nếu muồn liên lạc với 10 máy khác sẽ phải có 10 đôi dây và như thế trên bầu trời sẽ là mạng nổi tiếng người Hung là Púơcat Tivađo đã phát minh ra tổng đài điện thoại đầu tiên, đem lại niềm tự hào cho dân tộc Hung. Và được sử dụng ở Mỹ năm 1877. Còn ở Hung thì tổng đài xuất hiện năm 1881 với 50 số. Trong điện thoại kiểu này, mỗi đường dây thuê bao có một lưỡi gà dùng để báo hiệu việc gọi đến tổng đài. Năm 1923 được xem là năm bắt đầu thế hệ thứ hai của tổng đài điện thoại. Từ 1930, trên cơ sở kỹ thuật chuyển mạch ngang dọc, các tổng đài tự động phát triển mạnh ở Thuỵ Điển, có tổng dung lượng đến 40.000 số. Việc nghiên cứu tổng đài điện thoại tự động điện từ bắt đầu từ những năm 1934 111935 nhưng sau đại chiến thế giới lần thứ hai mớiđược triển khai, đặc biệt là nó có quan hệ đến việc phát minh ra các dụng cụ bán dẫn. Thế hệ thứ tư của tổng đài điện thoại ra đời: tổng đài điện thoại từ động hoàn toàn điện tử phân chia theo thời gian, như loại tổng đài E10 của hãng CIT (Pháp), Tổng đài 4 ESS (Mỹ), v.v... Ngày nay con người đang sống trong kỷ nguyên thông tin các dịch vụ như truyền số liệu, truyền hình, điện thoại truyền hình và các dịch vụ truyền thông tin di động phát triển mạnh. Để thực hiện có hiệu quả các dịch vụ này, mạng tích hợp ISDN kết hợp công nghệ truyền dẫn và chuyển mạch thông qua quy trình sử lý số. Hơn nữa điều chế xung mã PCM được dùng trong các hệ truyền dẫn được áp dụng cho hệ thống chuyển mạch để thực hiện chuyển mạch số. Nhờ đó, mạng đa dịch vụ ISDN xử lý nhiều luông dịch vụ khác nhau đang và sẽ phát triển. 1.1.2. Vai trò của hệ thống tổng đài: Hệ thống chuyển mạch (tổng đài, Node chuyển mạch) là thiết bị có chức năng thu, xử lý và phân phối các thông tin chuyển tới từ các kênh thông tin kết nối với hệ thống chuyển mạch. xx xx xx xx xx xx xx Hình dưới đây minh hoạ trường hợp nếu kết nối N máy điện thoại, thực hiện theo phương pháp kết nối một cách trực tiếp từng cặp thì phải có N * (N-1)/2 đường dây. Hình 1.1. Kết nối từng cặp trực tiếp. Khi N đủ lớn thì thực tế không thể thiếu được phương án như cách kết nối từng cặp trực tiếp, số lượng đường dây có thể giảm được tới N nếu sử dụng hệ thống chuyển mạch như sau: xx xx xx xx xx xx xx Hình 1.2. Kết nối qua hệ thống chuyển mạch 1.1.3. Các chức năng của hệ thống tổng đài: Mặc dù các hệ tổng đài đã được nâng cấp rất nhiều, nhưng các chức năng cơ bản của nó vẫn bao gồm: - Xác định các cuộc gọi của thuê bao. - Kết nối các thuê bao bị gọi. - Tiến hành phục hồi lại khi cuộc gọi đã hoàn thành 1.2. Sơ đồ khối tổng đài điện thoại: Tổng đài điện thoại bao gồm các khối chính như sau: - Khối chuyển mạch - Khối báo hiệu - Khối ngoại vi thuê bao, trung kế - Khối điều khiển. Chuyển mạch Báo hiệu thuê bao Các đường thuê bao Báo hiệu thuê bao Điều khiển Các đường trung kế Hình 1.3. Sơ đồ khối của tổng đài điện thoại. 1.2.1. Khối chuyển mạch: Khối chuyển mạch là khối quan trọng nhất thực hiện chức năng đấu nối và giải phóng các cuộc gọi (cho cả hai hướng đi và về - chuyển mạch 4 dây). Yêu cầu khối chuyển mạch phải có tốc độ cao, gọn và không tổn thất (có độ tiếp thông hoàn toàn). 1.2.2. Khối báo hiệu: Thực hiện các chức năng chuyển thông tin từ khối này sang khối khác và các lệnh có liên quan đến thủ tục xử lý gọi, vận hành và bảo dưỡng. - Báo hiệu đường thuê bao. - Báo hiệu liên đài (kênh riêng CAS, kênh chung (CS)) Yêu cầu dễ dàng tương thích, mềm dẻo. Cấu trúc đầu vào và đầu ra là các luồng tốc độ cao (thông thường 8,112 Mb/s hoặc lớn hơn). Tín hiệu đưa vào trường chuyển mạch là tín hiệu đã được xử lý tức là tín hiệu đồng bộ và báo hiệu đã được chiết ra. 1.2.3. Khối điều khiển: Thực hiện chức năng toàn bộ hoạt động của tổng đài trong đó có điều khiển xử lý gọi, điều khiển vận hành bảo dưỡng. Cấu trúc khối điều khiển có thể là tập trung, phân tán, phân cấp. Khối điều khiển được tạo ra từ các con vi xử lý mMC880X0, m2800, Intel Yêu cầu tốc độ cao, độ tin cậy lớn. 1.2.4. Ngoại vi thuê bao, trung kế: Thực hiện chức năng giao tiếp giữa các đường dây thuê bao, các dường trung kế với khối chuyển mạch. Cấu trúc thường là bộ tập trung thuê bao để thực hiện tập trung lưu lượng trên các đường dây thuê bao thành một số ít các đường PCM nội bộ có mật độ lưu luợng thoại lớn hơn nhiều để đưa tới trường chuyển mạch. Yêu cầu phải có khả năng đấu nối các loại thuê bao, trung kế khác nhau. Có trang thiết bị phụ trợ dể phục vụ cho quá trình xử lý cuộc gọi. 1.2.5. Phân hệ vận hành ,bảo dưỡng: Thực hiện chức năng: - Giám sát và quản lý hệ thống. - Lưu trữ số liệu hệ thống. - Xử lý thông tin người -máy. - Điều khiển phòng vệ trạm. - Khởi lập và khởi tạo lại. - Giám sát các vòng ghép thông tin. 1.3. Các loại chuyển mạch trong tổng đài điện tử số: 1.3.1. Giới thiệu chung: Chuyển mạch số là quá trình liên kết các khe thời gian giữa một số các liên kết truyền dẫn kỹ thuật số TDM. điều này cho phép các tuyến số 2Mbps hay từ các tổng đài khác hay các PABX kỹ thuật số được kết cuối một cách trực tiếp trên chuyển mạch số, không cần chuyển đổi sang các kênh thoại thành phần cho chuyển mạch như trong tổng đài Analog. Chuyển mạch PCM là loại chuyển mạch ghép hoạt động dựa vào công nghệ dồn kênh chia thời gian và điều chế xung mã. Chúng đảm bảo việc thiết lập các đường truyền dẫn dành riêng cho việc truyền tin của quá trình thông tin giữa hai hay nhiều thuê bao khác nhau. Để thực hiện chuyển mạch phân chia thời gian người ta có thể dùng: - Chuyển mạch không gian số S - SW - Chuyển mạch thời gian T - SW - Ngoài ra, để nâng cao dung lượng của tổng đài lên người ta đã kết hợp giữa chuyển mạch không gian và chuyển mạch thời gian để tạo ra tầng chuyển mạch ghép. 1.3.2. Phân loại: 1.3.2.1. Trường chuyển mạch không gian S - SW: Một chuyển mạch không gian số bao gồm một ma trận TDM với các hệ thống PCM nhập và xuất. Do đó, để truyền bất kỳ thời gian nào không hệ thống PCM đến khe thời gian tương ứng (cùng chỉ số TS) của một hệ thống PCM ngõ ra, toạ độ thích hợp của ma trận chuyển mạch không gian phải được kích hoạt trong suốt thời gian củ khe TS này, và bất cứ khi nào khe thời gian này suốt hiện (mỗi làn trên một khung) trong suốt thời gian của cuộc gọi. a, Cấu tạo trường chuyển mạch không gian. Được cấu tạo từ một trận tiếp điểm (ma trận mạch logic AND) gồm M đầu vào và N đầu ra (M có thể = N) tạo thành M*N tiếp điểm và tương ứng với một điểm chuyển mạch. Số lượng ngăn nhớ được sử dụng để ghi thông tin địa chỉ của các tiếp điểm chuyển mạch AND. Bộ điều khiển chuyển mạch điều khiển quá trình ghi vào các ngăn nhớ của C- mem các thông tin địa chỉ cần thiết cho việc thiết lập tuyến nối, các thông tin địa chỉ cần thiết cho việc thiết lập tuyến nối, quá trình đọc từ C - mem thực hiện đồng bộ với tuyến PCM. b, Nguyên lý hoạt động. Mỗi luồng ra sẽ có một khối điều khiển gọi là trường chuyển mạch không gian điều khiển đầu ra. Mỗi một đấu nối theo hàng gọi là trường chuyển mạch không gian điều khiển đầu vào. Khối LC (locontrol) gồm các khối chức năng sau: - C- mem có nhiệm vụ lưu thông tin địa chỉ cần phải đóng mở cổng AND. Địa chỉ này chính là địa chỉ của điểm đấu nối. Nó là một bộ nhớ bằng số lượng kênh ghép trên luồng PCM vào/ ra. Độ dài từ mã trong ô nhớ được xác định. L>=log M (M là số lượng hàng) + 1 bit đóng mở cổng hoặc L>=log N (N là số cột) +1 bit. - TS - counter thực hiện nhiệm vụ đến từ khe đầu tiên cho đến khe cuối cùng. - SEL bộ chọn có nhiệm vụ thiết lập trạng thái tương ứng với các thời điểm từ bộ đếm đưa tới. - CC phân tích yêu cầu và đưa dữ liệu điều khiển để ghi vào trong C - mem (tín hiệu được ghi từ CC đến SEL qua đường truyền bus R/W tới C - mem). Sau đó CC trao quyền điều khiển cho LC. Các xung nhịp tác động TS - counter đồng bộ với việc xuất hiện các khe thời gian đầu vào và đầu ra chuyển mạch cũng như việc quét ô nhớ. Cổng mở trong khoảng thời gian t = 125 ms/số lượng kênh ghép. Sau thời gian này thì cổng đóng. Mã địa chỉ nhị phân được gán cho mỗi chuyển mạch trong một cột. Mỗi địa chỉ thích hợp sau đó sẽ được sử dụng để chọn một điểm chuyển mạch yêu cầu để thiết lập cuộc nói giưa một đầu vào với một đầu ra của ma trận chuyển mạch. Các địa chỉ chọn này được nhớ trong bộ nhớ điều khiển C - mem theo thứ tự khe thời gian tương ứng với biểu đồ thời gian kết nối hiện thời. Ngay sau khi bộ nhớ điều khiển C - mem được nạp số liệu các địa chỉ của các điểm chuyển mạch trong cột thì quá trình điều khiển chuyển mạch có thể thực hiện được bằng cách đọc các nội dung của mối ô nhớ C- mem trong thời gian thích hợp thích hợp tương ứng với khe thời gian yêu cầu sử dụng các số liêu địa chỉ đó để chọn điểm chuyển mạch cần thiết mà nó sẽ thông qua mạch trong thời gian của TS. Quá trình này sẽ được tiếp tục lặp lại cho tới khi tất cả các ô nhớ của C- mem được đọc và các điểm chuyển mạch được điều khiển một cách thích hợp. Sau đó trong khoảng thời gian một khung tín hiệu, các khe thời gian trên một tuyến PCM đầu vào được phân phối tới tuyến PCM đầu ra nào tuỳ thuộc vào địa chỉ ô nhớ tương ứng với khe thời gian đó. Khi cùng một thời điểm chuyển mạch có hai hay nhiều vào cùng đòi hỏi một đầu ra thì sẽ có một hiện tượng vướng nội tân (Internal Blocking) sẽ gay ra tổn thất, dẫn đến tầng chuyển mạch S - SW có độ tiếp tông không hoàn toàn. Trường chuyển mạch tín hiệu số chỉ cho phép thiết lập tuyến nối về mặt không gian còn về thời gian là không đổi. Vì vậy không chỉ sử dụng duy nhất trường chuyển mạch không gian tín hiệu số để xây dựng duy nhất trường chuyển mạch không gian tín hiệu số để xây dựng trường chuyển mạch cho tổng đài điện từ số SPC. Thời gian thiết lập truyền nối qua trường chuyển mạch bị hạn chế và thiết bị cồng kềnh do việc sử dụng mạch logic AND. Nhưng về mặt thời gian thì không bị trễ (vì vào TS nào thì ra TS ấy). 1.3.2.2 Trường chuyển mạch thời gian T - SW: Trường chuyển mạch thời gian thực hiện việc thiết lập tuyến nối giữa các khe thời gian của cùng một tuyến PCM. Các tín hiệu số được tạo ra thành nhóm với kích thước của các từ trong khe thời gian là thống nhất. Việc chuyển các khe thời gian có thể thực hiện theo hai phương pháp chính là: - Phương pháp dùng bộ trễ: Dùng các đơn vị trễ có thời gian trễ đúng bằng một khe thời gian đặt trên đường truyền dẫn (trễ = 1 TS). Khi chuyển đổi n khe thời gian đòi hỏi phải có n bộ trễ, do đó kích thước bộ chuyển mạch và tốn kém. Chính vì vậy mà nó không được dùng trong thực tế. - Phương pháp sử dụng bộ nhớ đệm. Thông tin trong khe thời gian được ghi vào trong bộ nhớ đệm BM (Buferr Memory), sau đó thông tin sẽ được đọc ra ở thời điểm tuỳ ý dưới sự điều khiển của bộ nhớ điều khiển C - mem (Coutrol Memory). Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong thực thế, vì kích thước nhỏ dung lượng lớn và giá thành hạ. Cấu trúc của chuyển mạch thời gian gồm hai bộ nhớ chính là bộ nhớ tin và bộ nhớ điều khiển (hay còn gọi là bộ nhớ địa chỉ), ngoài ra có bộ đếm khe thời gian điều khiển bởi bộ điều khiển trung tâm. Hai bộ nhớ tin (BM) và bộ nhớ điều khiển (C - mem) được liên kết với nhau thông qua hệ thống BUS địa chỉ và chịu sự điều khiển của trung tâm hoặc trực tiếp qua bộ đếm khe thời gian của tuyến PCM ở đầu vào trường chuyển mạch để lưu trữ nội dung của các khe thời gian có số bit bằng 8. Bộ nhớ điều khiển có số lượng ngăn nhớ của bộ nhớ tin nhưng số lượng bit thì phụ thuộc vào số lươngj của khe thời gian cả tuyến PCM đầu vào. Việc ghi số liệu vào và đọc số liệu ra trong trường chuyển mạch thời gian do bộ đếm khe thời gian và bộ nhớ điều khiển thực hiện. Chuyển mạch thời gian có chức năng lưu các tín hiệu thoại và các tín hiệu khác đã được mã hoá theo kỹ thuật số trên các luông cao và nó có dung lượng chuyển mạch tương đương với số lượng khe thời gian được ghép. Số lượng khe thời gian mà chuyển mạch thời gian có thể chuyển mạch được là hạn chế. MUX Bộ nhớ tin DMUX MUX Bộ đếm khe thời gian Bộ nhớ điều khiển Hình 1.4. Cấu hình chuyển mạch thời gian Công thức đưa ra dưới đây mô tả mối quan hệ giữa khoảng cách lấy mẫu T, mức ghép n, thời gian quay vòng Tc, số lần thâm nhập chuyển mạch trong một khe thời gian A và số lượng các bit song song P. T = 125 x 110-6 = n x 8/p x A x tc. Trong đó: n : Bậc ghép P: Số lượng các bit song song (P < = 8) A: Số lần thâm nhập chuyển mạch tc: Thời gian quay vòng T: Khoảng lấy mẫu (T=125x 10-6giây). Trong nhiều tổng đài số đang sử dụng hiện nay, mức ghép n có thể tăng bằng cách thay đổi từng tham số ở phía bên phải công thức sau: n = T x P/8 x 1/A x 1/tc Số lượng giá trị các bit song song P cực đại là 8, từ đó các tín hiệu gồm 8 bit. Số lượng lần thâm nhập bằng 1 trong trường hợp thâm nhập song song. Giá trị n có thể tăng bằng cách tối thiểu hoá A và giảm thời gian quay vòng bộ nhớ tc. Bộ nhớ RAM với tính năng hoàn hảo là loại linh kiện tốc độ cao, nó được sử dụng trong trường chuyển mạch thời gian để có được độ ghép cao . Với công nghệ tiên tiến hiện nay, thời gian quay vòng cảu bộ nhớ RAM là khoảng 30 ns. Có 2 phương pháp điều khiển trường chuyển mạch thời gian sử dụng bộ nhớ, đó là: - Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào (ghi ngẫu nhiên và đọc tuần tự). - Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra (ghi tuần tự và đọc ngẫu nhiên). 1. Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào : Sơ đồ nguyên lý: MUX 1 đ // // l DMUX 1 R-1 1 R-1 Bộ đếm khe thời gian khi Bộ điều khiển khi Bus địa chỉ C-Mem BM(bộ nhớ dệm) Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào. - Nguyên lý điều khiển: Các tín hiệu được đưa qua bộ MUX để ghép kênh. Các tín hiệu ghép nối tiếp được đưa qua bộ biến đổi từ mã dạng nối tiếp thành dạng song song. Các mẫu tín hiệu PCM từ đầu vào đưa tới được ghi vào bộ nhớ theo phương thức có điều khiển, tức là trình tự ghi các xung mẫu PCM ở các khe thời gian của tuyến dẫn PCM đầu vào các ô nhớ nào của bộ nhớ tiếng noí BM được quyết định bởi bộ nhớ điều khiển. Còn quá trình đọc các mẫu tín hiệu mã hoá PCM từ bộ nhớ tiếng nói vào các khe thời gian của tuyến ghép PCM ra được tiến hành theo trình tự tự nhiên. Mỗi ô nhớ của bộ nhớ điều khiển được liên kết chặt chẽ với các khe thời gian của tuyến dẫn PCM đầu vào các ô nhớ nào của bộ nhớ tiếng nói BM được quyết định bởi bộ nhớ điều khiển. Còn quá trình đọc các mẫu tín hiệu mã hoá PCM từ bộ nhớ tiếng nói vào các khe thời gian của tuyến ghép PCM ra được tiến hành theo trình tự tự nhiên. Mỗi ô nhớ của bộ nhớ điều khiển được liên kết chặt chẽ với các khe thời gian tương ứng của tuyến PCM vào và chứa địa chỉ của khe thời gian cần đấu với tuyến ghép PCM đầu ra. Ta thấy BM và C-mem được quét đồng thời trong một khe thời gian xảy ra hai lần truy cập đến BM. Đối với tín hiệu thoại, tần số lấy mẫu là 8KHz nên cứ 125 mS thì một ô nhớ của BM được ghi / đọc một lần. Nếu Tw và Tr là thời gian ghi và đọc của bộ nhớ đệm thì số kênh cực đại được chuyển mạch là: R = 125 / (Tw + Tr) Trong đó: R là số khe thời gian Tw và Tr được tính bằng mS. 2. Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra: - Sơ đồ nguyên lý: Về cấu tạo thì một bộ chuyển mạch thời gian tín hiệu số điều khiển đầu ra cung gần 2 bộ nhớ có cấu tạo giống như phương thức điều khiển đầu vào nhưng về nguyên lý điều khiển đấu nối thì khác với nguyên lý điều khiển đầu vào. Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra tuân theo nguyên lý điều khiển vào tuần tự, ra ngẫu nhiên (có sự điều khiển ở đầu ra). Bus địa chỉ C-mem MUX 1 đ // 1 đ // 1 R-1 Bộ đếm khe thời gian khi DMUX Bộ điều khiển chuyển mạch khi R-1 R-1 BM (bộ nhớ đệm) 00 02 00 01 03 Hình 1.6. Sơ đồ nguyên lý chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra - Nguyên lý hoạt động: ở phương thức này thì mẫu tín hiệu PCM ở tuyến dẫn PCM vào cần được ghi vào các ô nhớ của bộ nhớ tiếng nói theo trình tự tự nhiên. Tức là mẫu ở khe thời gian TSO ghi vào ô nhớ 00, mẫu ở khe thời gian TS1 ghi vào ô nhớ 01, ..... và mẫu ở khe thời gian TSR-1 ghi vào ô nhớ R-1 của bộ nhớ tiếng nói. Các mẫu tín hiệu PCM đầu vào ở các khe thời gian được ghi thứ tự lần lượt vào các ô nhớ của bộ nhớ tiếng nói. Bộ điều khiển chuyển mạch quét dọc lần lượt vào các ô nhớ của bộ nhớ điều khiển đồng bộ với tuyến PCM ra. Khi đọc tới ô nhớ 5 thì nội dung 4 được đưa ra và từ mã PCM của TS4 ghi ở ô nhớ thứ 4 của bộ nhớ tiếng nói được đọc vào khe thời gian TS6 của tuyến PCM ra. Như vậy khe thời gian TS4 được đấu nối tới khe thời gian TS5 đầu ra. * Nhận xét: Trường chuyển mạch thời gian T có thể thiết lập được tuyến nối giữa một đầu vào bất kỳ nào với đầu ra bất kỳ. Khi số khe thời gian đầu vào một tuyến PCM càng lớn, thời gian chuyển mạch dành cho một tuyến nối càng nhỏ hay tốc độ chuyển mạch đòi hỏi càng phải lớn. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của RAM chuyển mạch. Do đó không thể tăng quá lớn số khe thời gian được đấu nối với trường chuyển mạch. Thực tế người ta sử dụng RAM có thời gian truy nhập nhỏ đồng thời chuyển mạch song song các bit của một kênh thoại. Sau khi chuyển đổi mạch RAM các kênh thoại được tách kênh và biến đổi từ song song ra nối tiếp. 1.3.3. Trường chuyển mạch ghép: Đối với công nghệ chế tạo khi kích thước tầng S tăng lên, thì số lượng chân ra của vi mạch cũng sẽ rất lớn gây khó khăn chế tạo vi mạch. Còn việc tăng dung lượng của tầng chuyển mạch tầng T thì bị hạn chế bởi vi mạch nhớ RAM và các mạch logic điều khiển liên quan. Như vậy việc tăng dung lượng trường chuyển mạch số để đảm bảo cho số lượng thuê bao và trung kế lớn tuỳ ý theo yêu cầu chỉ còn cách phải xây dựng trường chuyển mạch sử dụng kết hợp các tầng S và T tiêu chuẩn. Có rất nhiều phương án ghép kết hợp giữa các chuyển mạch tầng T và S: T - S, S - T, S - T - S, T - S - T, T - S - S - T, S - T - T - S, ... 1.3.3.1. Trường chuyển mạch T - S m * T khe thời gian vào n * T khe thời gian ra T T 1 1 T S m * n T T 2 2 T T m T T m 2 1 n Hình 1.7. Sơ đồ khối bộ chuyển mạch T - S Trường chuyển mạch này là sự kết hợp giữa tầng chuyển mạch thời gian và tầng chuyển mạch không gian. Trong đó mỗi một bộ chuyển mạch thời gian được đấu nối tới một đường vào của ma trận chuyển mạch không gian (m * n). Tầng chuyển mạch thời gian đóng vai trò như một bộ trao đổi khe thời gian, sắp xếp các khe thời gian đầu vào vào các khe riêng biệt để kết nối tới một đầu ra riêng biệt thông qua tầng chuyển mạch không gian. 1.3.3.2. Trường chuyển mạch ghép S - T: Trường chuyển mạch này là sự kết hợp giữa 2 tầng chuyển mạch, trong đó tầng chuyển mạch không gian ở đầu và tầng chuyển mạch thời gian ở sau. Bộ chuyển mạch này thực hiện việc chuyển mạch không gian đầu tiên đối với các kênh vào, tiếp theo thực hiện việc chuyển mạch thời gian, qua bộ chuyển mạch thời gian thông tin được đưa tới các khe thông tin ở đầu ra một cách chính xác. Loại chuyển mạch này cũng có hạn chế như tầng chuyển mạch T - S đó là nếu cùng một khe thời gian trên hai đường n, n + 1 muốn đến cùng một đuờng (khe thời gian khác nhau) ở đầu ra thì khi đó thông tin trên 2 khe đều được chuyển tới cùng một khe thời gian. T T n n T T T 1 1 T S m * n T T 2 2 T m * T khe thời gian vào n * T khe thời gian ra 1 2 n Hình 1.8. Sơ đồ khối bộ chuyển mạch ghép S - T 1.3.3.3. Trường chuyển mạch T - S - T: Trường chuyển mạch T - S - T có 2 tầng chuyển mạch thời gian T ở 2 bên và được kết nối với nhau thông qua tầng chuyển mạch không gian S ở giữa. Các chuyển mạch thời gian có nhiệm vụ trao đổi khe thời gian trong cùng tuyến PCM, còn chuyển mạch không gian làm nhiệm vụ trao đổi khe thời gian trên các tuyến PCM khác nhau. S n * n T T 1 1 T T T 2 2 T T T n n T T T 1 1 T T T 2 2 T T T n n T Hình 1.9. Sơ đồ khối tầng chuyển mạch ghép T - S - T * Nguyên lý hoạt động: Giả sử cần thiết lập tuyến nối TS10 luồng PCMO với tuyến TS20 luồng PCM2. Bộ xử lý trung tâm CC nhận biết yêu cầu và phân tích. Luồng PCMO đến luồng PCM2 chọn S - SW một CMr2 tương ứng với luồng kết nối này một khe thời gian trung gian TStg = 16. Ghi vào tại ô nhớ 16 địa chỉ 2 (2 = 010) là địa chỉ của cổng cần phải mở cho đấu nối này. Sau đó CC trao quyền điều khiển cho bộ nhớ của các tầng chuyển mạch T. Đối với tầng chuyển mạch thời gian T thì điều khiển trung tâm CC ghi vào các chuyển mạch (CM) tương ứng. CMv0 và CMr2. - CMv0 trong ô nhớ 16 ghi 10 là địa chỉ cần đọc tin ra khỏi SM. - Cmr2 trong ô nhớ 16 ghi địa chỉ 20 là địa chỉ cần ghi tin vào SM. Ta thấy trường chuyển mạch T - S - T với số khe thời gian đầu vào bằng số khe thời gian trung gian và số khe thời gian đầu ra, hệ thống điều khiển luôn tìm được một tuyến thích hợp cho các cuộc gọi qua trường chuyển mạch đó. Có thể nói rằng trường chuyển mạch ghép T - S - T là trường chuyển mạch không tổn thất (No - Blocking). 1.3.3.4. Trường chuyển mạch ghép S - T - S S T T 1 1 T T T 2 2 T T T n n T S Trường chuyển mạch này có 2 tầng chuyển mạch không gian S ở hai bên và được kết nối với nhau thông qua chuyển mạch thời gian T ở giữa, các chuyển mạch thời gian có nhiệm vụ trao đổi khe thời gian trong cùng tuyến PCM, còn các chuyển mạch không gian làm nhiệm vụ trao đổi khe thời gian trên các tuyến PCM khác nhau. Hình 1.10. Sơ đồ khối tầng chuyển mạch S - T - S * Nguyên lý hoạt động: Khi bộ nhớ chuyển mạch SMs quét đến ô nhớ r1 tương ứng với khe thời gian TSr1 thì nó đọc giá trị i trong ô nhớ này. Giá trị i trong ô nhớ này điều khiển chuyển mạch S1 kết nối đường PCMi và đọc nội dung MA từ đường PCMi vào trong bộ nhớ BM ở ô nhớ r. MA được chứa ở đây cho đến khe thời gian r2, lúc đó bộ nhớ CMT sẽ chỉ ra cầu đọc thông tin trong ô nhớ r của bộ nhớ BM, đó là thông tin MA, đồng thời ô nhớ r2 của chuyển mạch S sẽ điều khiển chuyển mạch S2 nối đường thứ I để chuyển tin tức MA vừa đọc được từ phía B. Ngay sau khi đọc xong MA về B, cũng trong khoảng 1/2 thời gian cuối của TSr2 thì tin tức MB từ B được ghi vào ô nhớ r của MB. MB được chứa ở đây cho đến khi khe thời gian TSr1. Lúc đó thông tin MB sẽ được đọc về phía A đồng thời thông tin MA sẽ lại được tiếp tục ghi vào trong ô nhớ r của bộ nhớ BM. Lúc này đã thực hiện được một đường kết nối 2 chiều. 1.3.3.5. Tham số đánh giá trường chuyển mạch: Để tạo thuận lợi cho việc đánh giá, so sánh trường chuyển mạch của các hệ thống tổng đài khác nhau chúng ta hãy xem xét các tham số cơ bản của trường chuyển mạch: - Dung lượng trường chuyển mạch. - Độ tiếp thông trường chuyển mạch - Khả năng phát triển dung lượng trường chuyển mạch. - Thời gian chuyển mạch (tốc độ chuyển mạch) - Độ phức tạp trong điều khiển trường chuyển mạch. Chương II: tổng quan về tổng đài alcatel 1000 - e10 2.1. Vị trí: Tổng đài A1000 - E10 là hệ thống tổng đài số, điều khiển theo chương trình lưu trữ SPC, do hãng ALCATEL CIT của Pháp chế tạo. A1000 - E10 với tính năng đa ứng dụng có thể đảm đương chức năng của một tổng đài hoàn chỉnh, từ tổng đài thuê bao dung lượng nhỏ tới tổng đài chuyển tiếp hay cổng quốc tế dung lượng lớn. Hệ thống tổng đài do hãng ALCATEL sản xuất có thể thích hợp sản xuất với mọi loại hình dân số khác nhau từ những vùng dân cư thưa thớt đến những vùng dân cư đông đúc, đồng thời nó cũng thích ứng với mọi loại hình khí hậu khác nhau. A1000 - E10 có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ viễn thông khác nhau, đáp ứng yêu cầu viễn thông hiện tại và tương lai như điện thoại, dịch vụ trong ISDN, dịch vụ trong IN và các loại dịch vụ khác. A1000 - E10 có thể cung cấp và quản lý được mọi loại hệ thống báo hiệu trong mạng. Tổng đài A1000 - E10 có thể được sử dụng cho tổng đài nội hạt, chuyển tiếp quốc gia hay quốc tế. Tổng đài A1000 - E10 có thể giao tiếp được với mọi mạng khác nhau trong một mạng toàn cầu. Môi trường hoạt động của A1000 - E10 rất rộng lớn như mạng điện thoại, mạng báo hiệu CCS7, các mạng giá trị gia tăng VAN, các mạng số liệu và mạng quản trị viễn thông TMN. Hình dưới đây minh hoạ vị trí của ALCATEL 1000 - E10 trong mạng toàn cầu (Golbal network) của Alcatel. ALCATEL 1000 - E 10 ISDN ALCATEL 1100 Packet switching transpac ALCANET videotex value added network services VAN'S Ninitel intelligent network Freecal ALCATEL 1000 Mobile telephony ALCATEL 1300 TMN telecommunications management netwwork Broad band ATM ALCATEL 1100 ALCATEL 1400 Hình 2.1. Vị trí của Alcatel 1000 - E10 trong mạngtoàn cầu 2.2. Giao diện của A1000 - E10 với mạng: A1000 - E10 có thể giao tiếp với mạng ngoài bằng các tốc độ khác nhau, và các giao thức chuẩn theo khuyến nghị của CCITT. Nó được mô phỏng như hình dưới đây: xx xx H.2.2 NT PABX ALCATEL 1000 - E10 CAS CCS N07 Mạng số liệu VANS Mạng O & M 3 2 1 6 7 5 4 Hình 2.2. Giao tiếp của tổng đài A1000 - E10 trong mạng 1- Thuê bao Analog chế độ 2, 3 hoặc 4 dây. 2- Thuê bao ISDN, truy nhập cơ sở tốc độ 144 Kb/S qua bộ kết nối số NT (2B + D) 3- Thuê bao ISDN, truy nhập sơ cấp (30B + D), tốc độ 2Mb/s 4 - 5 - Luồng PCM tiêu chuẩn (2Mb/s, 32 kênh, CCITT G732) 6 - 7 - Liên kết số liệu tương tự hoặc số tốc độ 64 Kb/s 8- Đường số liệu 64 Kb/s (giao thức X.25, giao tiếp Q3) hoặc đường tương tự với tốc độ nhỏ hơn 19.200 b/s (giao thức V24). 2.3. Cấu trúc phân hệ: ALCATEL 1000 - E10 được thiết kế với cấu trúc mở, nó bao gồm có 3 phân hệ với các chức năng độc lập (được kết nối với nhau - bởi các giao tiếp chuẩn). 1. Phân hệ truy nhập thuê bao: Do các bộ kết nối thuê bao tạo thành để kết nối các thuê bao analog và thuê bao. Những bộ két nối thuê bao này thực hiện nhiệm vụ kết nói, phối ghép với các đường dây thuê bao, tập trung lưu lượng của chúng, số hoá các tín hiệu analog và xử lý báo hiệu trên đường dây thuê bao. 2. Phân hệ đấu nối và điều khiển: nó quản lý chuyển mạch kênh phân chia theo thời gian và nó thực hiện chức năng xử lý cuộc gọi. 3. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng: khối thiết bị này cung cấp chức năng cho vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống. Mỗi phân hệ có phần mềm riêng phù hợp với chức năng của nó. Các phân hệ giao tiếp với nhau qua các chuẩn đấu nối. Thông qua nguyên tắc phân phối hệ, nên A1000 - E10 có các ưu điểm sau: - Tiết kiệm đầu tư lắp đặt ban đầu - Phát triển dần khả năng đấu nối đường dây và khả năng xử lý. - Tối ưu độ an toàn cho cả hệ thống. - Dễ dàng nâng cấp, phát triển kỹ thuật cho một phần riêng hay một số phần của hệ thống. Kiểu phát triển này cho phép sử dụng được các thành tựu mới cũng như phong phú trong lựa chọn thiết bị. xx xx NT PABX Truy nhập thuê bao Vận hành, khai thác và bảo dưỡng Đấu nối và điều khiển Mạng điện thoại Mạng CCS7 VANs Mạng O & M Hình 2.3. Cấu trúc phân hệ trong tổng đài A1000-E10. 2.4. Các dịch vụ của tổng đài A1000 - E10: Các dịch vụ mà tổng đài cung cấp cho cả thuê bao lẫn người sử dụng là rất rộng, bao gồm: 2.4.1. Các ứng dụng hệ thống: Tổng đài có thể đảm nhiệm chức năng của: - Khối truy nhập thuê bao xa (tổng đài vệ tinh) - Tổng đài nội hạt - Tổng đài chuyển tiếp (gồm nội hạt, trung kế, hay cổng quốc tế). - Tổng đài hỗn hợp nội hạt/ chuyển tiếp - Tổng đài quá giang - Bộ tập trung thuê bao 2.4.2 Đấu nối các thuê bao: - Các thuê bao tương tự với xung quay số (8-22 xung/s) hoặc tín hiệu đa tần từ máy ấn phím theo ITU - T. - Các đầu cuối thuê bao số hoạt động tại tốc độ 144Kb/s (2B+D). - Các tổng đài tư nhân, nhân công hoặc công cộng. - Các dịch vụ của tổng đài tự động tư nhân PABX với tốc độ 2 Mb/s (30B+D). - Điện thoại công cộng. - Các thuê bao di động. 2.4.3. Xử lý cuộc gọi: ALCATEL 1000 - E10 xử lý các cuộc gọi trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng, mạng quốc gia và mạng quốc tế. A1000 - E10 cũng cho phép truyền số liệu giữa các thuê bao ISDN và các mạng số liệu đã có sẵn, như mạng chuyển mạch gói và thông tin giữa mạng chuyển mạch công cộng và mạng thông tin di động GSM. - Các cuộc gọi nội hạt: thuê bao tư nhân và công cộng - Các cuộc gọi trong vùng: Gọi ra, gọi vào và chuyển tiếp. - Các cuộc gọi quốc gia: Gọi ra, gọi vào và chuyển tiếp. - Các cuộc gọi quốc tế: Tự động và bán tự động, gọi vào và gọi ra - Các cuộc gọi khai thác viên: gọi ra và gọi vào. - Các cuộc gọi tới các dịch vụ đặc biệt: 113, 114, 115... - Các cuộc gọi di động: gọi ra, gọi vào và chuyển tiếp. - Các cuộc gọi kiểm tra. - Các cuộc gọi tới mạng thông tin. 2.4.4. Các tiện ích cho thuê bao tương tự: Tổng đài ALCATEL 1000 - E10 cung cấp cho thuê bao nhiều loại hình dịch vụ tiện ích như: - Hạn chế các cuộc gọi đi và gọi đến - Các đường dây không tính cước - Các đường dây tạo tuyến tức thời tức thời - Xung tính cước 12 - 16 KHz - Đảo cực nguồn - Các đường dây nhóm: + Gọi ra, gọi vào, hai chiều và đường ưu tiên + Đường quay số vào trực tiếp + Đường ưu tiên trong nhóm - Đường ưu tiên hoặc VIP - Lập hoá đơn chi tiết - Bắt giữ các cuộc gọi - Dịch vụ chờ gọi - Lặp lại số cuối cùng - Thoại hội nghị - Thông báo thuê bao vắng mặt - Quay số tắt - Tự động gọi lại nếu thuê bao bị gọi đang bận - Dịch vụ báo thức - Hạn chế gọi ra 2.4.5. Các tiện ích cho thuê bao số: Các thuê bao só có thẻ sử dụng mọi dịch vụ như với thuê bao Analog, ngoài ra nó còn có một số tiện ích sau: - Các dịch vụ mạng: + Chuyển mạch kênh 64Kb/s. + Chuyển mạch kênh trong dải tần cơ sở 300 - 3400 Hz. - Các dịch vụ từ xa: + Fax nhóm 2 hoặc nhóm 3. + Fax nhóm 4 (64 Kb/s). + Video tex. + Teletex cho kênh B hoặc kiểm X 25 tương thích kênh B (Tốc độ của kênh B + 64Kb/s). + Audio video tex 64 Kb/s. + Audio graphy 64 Kb/s. - Các dịch vụ phụ trợ. + Thiết bị đầu cuối di chuyển được khi gọi. + 1 tới 4 vùng đại dư. + Quay trực tiếp vào số chỉ định. + Xung cước trên kênh D. + Tính tổng cước cho cuộc gọi. + Chuyển tạm thời thiết bị đầu cuối. + Liệt kê các cuộc gọi không trả lời. + Định tuyến cuộc gọi. + Hiển thị số chủ gọi. + Giấu số chủ gọi. + Báo hiệu từ người này đến người kia. + Quản trị dịch vụ khung. 2.4.6. Tính cước: - Có khả năng tính 128 loại cước khác nhau - Mỗi loại cước có thể tính với 4 mức cước - Mỗi trương mục thuê bao dài 24 bit 2.4.7. Quản lý lưu lượng: Các thông số kỹ thuật của bất kỳ tổng đài nào đều phụ thuộc rất lớn vào môi trường hoạt động của nó. Các thông số sau đây dựa trên môi trường tham khảo trung bình. Dung lượng của ma trận chuyển mạch chủ với 2048 LR cho phép: - Khả năng xử lý cực đại của hệ thống là 280 CA/S (cuộc thử/ giây) tức là 1000.000 BHCA (cuộc thử / giờ bận). - Xử lý đến 25.000 Erlangs - Có thể đấu nối cực đại đến 200.000 thuê bao - Có thể đấu nối đến 60.000 trung kế. Ngoài ra hệ thống còn được trang bị một kỹ thuật tự điều chỉnh nhằm tránh quá tải. Kỹ thuật này phân phối theo cấp trung tâm và nội hạt, bảo đảm hệ thống tránh được quá tải trong khi có các cuộc gọi ưu tiên. 2.4.8. Các đấu nối liên đài: Tổng đài A1000 - E10 hoạt động như một tổng đài nội hạt, quá giang hay hỗn hợp chuyển tiếp/ thuê bao đều có thể được đấu nối với các tổng đài khác trong mạng bởi. - Ghép kênh PCM cơ sở (2Mb/s, 30 kênh) hoặc ghép kênh bậc cao hơn. - Trung kế tương tự. 2.4.9. Xử lý các mã báo hiệu: - Mã báo hiệu mạng: + Báo hiệu thập phân + Mã đa tần R2 và N05 + Báo hiệu kênh chung số 7 - Mã báo hiệu server: INAP: giao thức truy nhập mạng thông minh. 2.4.10. Chức năng của mạng dịch vụ Trong trường hợp cuộc gọi của mạng thoại và mạng dịch vụ được mạng thông minh xử lý thì phần áp dụng cuả điểm chuyển mạch dịch vụ (SSP) của mạng Alcatel 1000 - E10 cho phép xâm nhập vào các điều khiển báo hiệu (SSP0 của mạng trí tuệ. Bằng một từ mã số cài đặt cho dịch vụ SSP gọi SSC. Để thiết lập cuộc gọi của mạng thoại và mạng dịch vụ (sử dụng kênh báo hiệu số 7 CCITT) giao tiếp được gọi là giao thức xâm nhập mạng thông tin (INAP). SCP quản lý quá trình xử lý gọi. Trong quá trình xử lý gọi CCP quản lý SSP. Chương III: Cấu trúc chức năng của tổng đài Alcatel1000 - E10. Trong tổng đài A1000 - E10, tổ chức điểu khiển OCB - 283 là phiên bản mới nhất của đơn vị điều khiển của tổng đài. OCB - 283 được xây dựng theo trạm, các trạm đều là trạm đa xử lý, nhờ đó tổng đài A1000 - E10 (OCB - 283) có được độ linh hoạt cao trong xử lý với tất cả các cấu hình dung lượng. Tổng đài A1000 - E10 (OCB - 283) được lắp đặt ở trung tâm mạng viễn thông có liên quan, nó gồm 3 phân hệ: - Phân hệ truy nhập thuê bao - Phân hệ đấu nối và điều khiển - Phân hệ vận hành, khai thác và bảo dưỡng. Phân hệ truy nhập thuê bao là một phần của hệ thống A1000 - E10 nó không thuộc OCB - 283, mà OCB - 283 bao gồm 2 phân hệ còn lại. Mỗi khối chức năng có phần mềm riêng phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm. Cấu trúc chức năng của OCB - 283 được mô tả dưới hình vẽ sau: Mạch vòng thông tin BT SMX Phân hệ truy nhập thuê bao LR LR COM URM PUPE ETA Phân hệ đấu nối và điều khiển CSNL CSND CSED Trung kế PC TR TX MR GX MQ OM TMN Cảnh báo Phân hệ vận hành và bảo dưỡng PGS Hình 2.4. Cấu trúc chức năng của tổ chức điều kiển OCB - 283 3.1- Khối thời gian cơ sở (BT): Khối thời gian cơ sở (BT) thực hiện chức năng phân phối thời gian, đồng bộ cho các đường LR và PCM và cho các thiết bị nằm ngoài tổng đài BT có cấu trúc bộ ba tức là có 3 bộ tạo sóng với độ chính xác 10-6, để đồng bộ BT có thể lấy đồng hồ ở bên ngoài hay sử dụng chính đồng bộ bên trong của nó. 3.2- Ma trận chuyển mạch chính (MCX): MCX là ma trận vuông với một tầng chuyển mạch thời gian T có cấu trúc hoàn toàn kép, cho phép đấu nối tới 2048 đường mạng (LR) còn gọi là đường ma trận. Đường mạng là đường PCM nội bộ với một khung tín hiệu gồm 32 kênh với 16 bit trong một kênh. MCX có thể thực hiện các kiểu đấu nối sau: - Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh nào vào với bất kì một kênh khác ra vào. Có thể thực hiện đấu nối số lượng cuộc sống bằng số lượng kênh ra. - Đấu nối giữa bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. - Đấu nối giữa N kênh vào nào bất kỳ N kênh ra nào có cùng cấu trúc khung. Đấu nối này còn được gọi là đấu nối NX 64 Kb/s. MCX do bộ điều khiển chuyển mạch ma trận COM điều khiển COM có nhiệm vụ: - Thiết lập và giải phóng đấu nối, sử dụng phương pháp điều khiển ra. - Phòng vệ đấu nối, bảo an đấu nối để đảm bảo chuyển số liệu chính xác. 3.3- Khối điều khiển trung kế PCM (URM): URM cung cấp chức năng giao tiếp giữa OCB - 283 và PCM bên ngoài. Các PCM này có thể đén từ: - Tổng đài vệ tinh (CSND) và từ bộ tập trung thuê bao ra (CSED). - Tổng đài khác sử dụng báo hiệu riêng hay báo hiệu CCS7. - Các mạng truy nhập V5.2. - Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn của Alcatel. Ngoài ra URM còn thực hiện các chức năng sau: - Biến đổi mã nhị phân thành mã HDB3 (PCM đ LR) và ngược lại từ HDB3 thành mã nhị phân (LR đ PCM). - Biến đổi 8 bit PCM thành 16 bit trên LR. - Tách và xử lí các tín hiệu báo hiệu đường trong TS # 16 (từ OCB - 283 đ PCM). 3.4. Quản trị thiết bị phụ trợ (ETA). ETA cung cấp các chứng năng sau: - Tạo âm áo tone (GT). - Thu phát tín hiẹu đa tần (RGF). - Thoại hội nghị (CCF). - Cung cấp đồng hồ cho tổng đài. 3.5. Khối điều khiển giao thức báo hiệu số 7: Đối với các đấu nối cho các kênh báo hiệu 64 Kb/s, các đấu nối bán thường trực được thiết lập qua ma trận đấu nối thiết bị xử lý giao thức báo hiệu soó 7 (PUPF). PUPF thực hiện các chức năng: - Xử lý mức 2 kênh báo hiệu. - Tạo tuyến bản tin (một phần trong mức 3). PC thực hiện chức năng: - Quản trị mạng (một phần trong mức 3). - Phòng vệ PUPE. - Thực hiện các chức năng quan trắc không liên quan trực tiếp đến báo hiệu số 7 của CCITT. 3.6 Bộ xử lý gọi (MR). Thực hiện chức năng thiết lập và ngắt đấu nối cho các cuộc thông tin (thiết lập và giải phóng đấu nối). MR đưa ra quyết định cần thiết để xử lý các cuộc thông tin với các danh mục về báo hiệu nhận được, sau khi tham khảo số hiệu cơ sở của thuê bao trong bộ phiên dịch con số. Ngoài ra MR còn thực hiện các chức năng quản trị khác (điều khiển kiểm tra trung kế, các quan trắc...). 3.7. Bộ quản trị cơ sở dữ liệu (TR): TR đảm nhiệm chức năng biên dịch, phân tích, quản trị cơ sở dữ liệu của thuê bao, trung kế. TR cung cấp cho MR các đặc tính của thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR để thiết lập và giải phóng các đấu nối cho các cuộc gọi. TR cũng đảm bảo sự thích nghi giữa các số liệu và địa chỉ nhóm trung kế hay thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR để thiết lập và giải phóng các đấu nối cho các cuộc gọi. TR cũng đảm bảo sự thích nghi giữa các số liệu và địa chỉ nhóm trung kế hay thuê bao. TR được chia làm 2 vùng: - Vùng dành cho thuê bao - Vùng dành cho trung kế 3.8. Khối tính cước và đo lường (TX). TX đảm nhiệm chức năng tính cước cho các cuộc thông tin. Nó thực hiện: - Tính toán số lượng cước cho mỗi cuộc thông tin. - Lưu trữ số liệu cước của các thuê bao được trung tâm chuyển mạch phục vụ: - Cung cấp các thông tin cần thiết để lấy hoá đơn chi tiết cho OM. Khối tính cước TX cũng có cấu trúc đa thành phần như MR, với một MLTX/E và 4 MLTX/M, mỗi Macre có 2048 thanh ghi. Mỗi thanh ghi trong Macro sẽ phục vụ giám sát cho một cuộc gọi. Hai MLTX sẽ làm việc trong chế độ chia tải động. 3.9. Khối quản lý ma trận chuyển mạch ma trận (GX): GX có chức năng phòng vệ và xử lý các đấu nối khi nhận được. - Các yêu cầu đấu nối và ngắt đấu nối từ MR hoặc MQ. - Các lỗi đấu nối được chuyển từ các COM. GX giám sát các tuyến nhất định của phân hệ đấu nối và điều khiển theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. 3.10 Khối phân bố bản tin (MQ): Đảm nhiệm chức năng phân chia và tạo khuôn dạng các bản tin nội bộ. Ngoài ra nó còn thực hiện: - Giám sát các đường đấu nối bán thường trực (các đường số liệu). - Chuyển các bản tin giữa các mạch vòng thông tin (chức năng cổng). 3.11. Khối vận hành và bảo dưỡng (OM): Nó cho phép thâm nhập đến mọi thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống Alcatel 1000 - E10 qua các thiết bị đầu cuối là máy tính thuộc phân hệ vận hành và bảo dưỡng. Đầu cuối phụ trợ, môi trường từ tính, máy đầu cuối thông minh, các chứng năng này có thể phân thành 2 nhóm: - Vận hành và áp dụng thoại. - Vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Ngoài ra phân hệ vận hành bảo dưỡng còn thực hiện chức năng: - Nạp phần mềm và số liệu cho các phân hệ đấu nối điều khiển và cho các đơn vị xâm nhập thuê bao. - Cập nhật và lưu trữ thông tin về hoá đơn chi tiết. - Tập trung các số liệu cảnh báo từ các trạm đấu nối và điều khiển thông qua mạch vòng cảnh báo MAL. - Phòng vệ tập trung của hệ thống. OM cho phép thông tin 2 chiều với mạng vận hành và bảo dưỡng tại mức vùng và mức quốc gia (TMN). Chương iv: Cấu trúc phần cứng của tổng đài và các trạm điều khiển trong tổng đài 4.1. Cấu trúc phần cứng của OCB-283: OCB - 283 là sự phát triển mới nhất Version B củ Alcatel 1000 - E10, sử dụng các bộ xử lý 32 bit mới nhất. Bao gồm các phân hệ điều khiển và đấu nối, và phân hệ vận hành bảo dưỡng của A1000 - E10. Việc đưa OCB - 283 vào sử dụng trong hệ thống tổng đài Alcatel 1000 - E10 nhằm những mục tiêu sau: - Tăng dung lượng chuyển mạch khe thời gian. - Tăng khả năng điều khiển. - Tối ưu hoá độ tin cậy hoạt động của hệ thống. OCB - 283 gồm 5 loại trạm điều khiển, 1 trạm đồng bộ cơ sở thời gian STS và hệ thống ma trận chuyển mạch đó là: + Trạm điều khiển chính SMC: Cung cấp các chức năng điều khiển. Trong tổng đài có thể có từ 2 - 14 trạm SMC tuỳ thuộc vào từng cấu hình. + Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA: thực hiện việc quản trị việc tạo tone và các thiết bị phụ trợ khác, xử lý giao thức báo hiệu số 7. Có từ 2 á 31 trạm SMA trong một tổng đài. Và chúng được đấu nối tới ma trận chuyển mạch bằng các đường LR. + Trạm điều khiển trung kế (SMT): có thể giao tiếp tới 128 đường PCM cho các kết nối. + Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX: Cung cấp ma trậm chuyển mạch chính MCX có thể xử lý 2048 LR. Ma trận chuyển mạch chính MCX gồm có 2 nhánh, có thể nói nó được tạo nên từ các SMX. Một nhánh của MCX gồm từ 1 á8 SMX. + Trạm điều khiển vận hành và bảo dưỡng (SMM): các chức năng của SMM được thực hiện bằng phần mềm OM, và nó được trang bị kép. Trong đó: - STS trạm đồng bộ và đồng bộ STS thực hiện bởi BT được trang bị kép 3 để tăng độ tin cậy. Nó được kết nối với trạm SMX và cung cấp đồng hồ đồng bộ cho trạm này. PGS MAL REM 1 MIS SMM 1 x 2 LR LR LR 1 to 4 MAS SMT (1 to 16)*2 STS 1 to 3 Ma trận chuyển mạch chính SMX (1á 8)*2 SMC (2 á 14) CSNL CSND CSED Phân hệ đấu nối và điều khiển Phân hệ truy nhập thuê bao SMA (2 á 31) Trung kế và các thiết bị thông báo Hình 2.5 Sơ đồ cấu trúc phần cứng tổng đài A1000-E10 Phân hệ khai thác và bảo dưỡng - MIS mạch vòng ghép liên trạm. - CSED: Bộ tập trung thuê bao xa - CSND: Đơn vị thuê bao xa. - CSNL: Đơn vị thuê bao gần. - MAS: Mạch vòng ghép thâm nhập trạm điều khiển chính. - REM: Mạng quản lý viễn thông - SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ. - SMC: Trạm điều khiển chính. - SMM: Trạm vận hành và bảo dưỡng - SMT: Trạm điều khiển trung kế. - SMX: Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch 4.2. Cấu trúc các trạm trong tổng đài A1000-E10: 4.2.1.1 Trạm điều khiển chính SMC: 4.2.1.1 Vai trò của trạm điều khiển chính SMC: Trạm điều khiển chính SMC thực hiện các chức năng sau: - Thiết lập và giải phóng các đấu nối, đo kiểm trung kế, quan trắc do phần mềm xử lý gọi MLMR đảm nhiệm. - Cơ sở dữ liệu của thuê bao và trung kế - MLTR. - Tính cước cho các cuộc thông tin và quan trắc thuê bao, trung kế - MLTX. - Phân phối bản tin và quản trị các đấu nối bán cố định ML MQ. - Quản trị và phòng vệ các đấu nối tạm thời - MLGX. - Điều khiển thông tin, xử lý các ứng dụng cho điểm chuyển mạch dịch vụ SSP - MLCC. - Điều khiển các dịch vụ cho ứng dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ SSP- MLGS. Tuỳ thuộc vào cấu hình và lưu lượng cần xử lý mà một hay nhiều phần mềm chức năng trên được cài đặt trong cùng một trạm điều khiển chính SMC. Hoạt hoá trạm SMC dự phòng tương ứng với việc khởi tạo hệ thống. Trong thời gian khởi tạo trạm dự phòng, trạm SMC khác sẽ xử lý lưu lượng. Khi kết thúc khởi tạo thì toàn bộ lưu lượng xử lý lại được tái tạo lại cho tổng đài. 4.2.1.2 Vị trí của trạm điều khiển chính SMC. Trạm điều khiển chính SMC được đấu nối với các thành phần sau: - Với mạch vòng thông tin liên trạm (MIS): để trao đổi thông tin giữa các trạm SMC với nhau và với trạm SMM. Tổng đài luôn có 1 MIS. - Với mạch vòng truy nhập trạm điều khiển chính (MAS): để trao đổi thông tin với trạm SMA, SMT và SMX. Tổng đài có thể có từ 0 á 4 MAS tuỳ theo cấu hình. - Với mạch vòng cảnh báo (MAL): để chuyển các cảnh báo nguồn từ trạm SMC tới trạm SMM. 4.2.1.3. Cấu trúc chức năng của trạm điều khiển chính SMC: 4.2.1.3.1 Cấu trúc tổng quan của một trạm đa xử lý: Một trạm đa xử lý trong tổng đài A1000-E10 thường được xây dựng xung quanh hệ thống này gồm: - Một hay nhiều bộ đấu nối thông minh (coupler). - Một hay nhiều bộ xử lý. - Đấu nối với nhau bằng Bus. - Thông tin qua bộ nhớ chung. Thông tin hai chiều giữa các thành phần do hệ thống cơ sở (HYP) chỉ đạo. Giao tiếp BL Giao tiếp BSM Bộ nhớ riêng Bộ xử lý Giao tiếp BL Giao tiếp BSM Vùng nhớ cục bộ Vùng nhớ chung Giao tiếp BSM Coupler hay bộ nhớ hay bộ xử lý Bus BL (32 bit) Hình 2.6 Cấu trtúc tổng thể của một trạm đa xử lý SM 4.2.1.3.2 Cấu trúc của một trạm điều khiển chính: Một trạm điều khiển chính bao gồm: - Một bộ đấu nối chính (CMP) - Một bộ xử lý chính (PUP) - Một bộ nhớ chung (MC) - Một đến bốn bộ xử lý phụ (PUS) - Một đến bốn bộ đấu nối phụ (CMS) MIS CMP PUP PUS1 PUS4 ... MS BL Bus BSM CMS1 CMS4 MAS1 MAS4 Hình 2.7. Cấu trúc chức năng trạm điều khiển chính SMC 4.2.1.4 Cấu trúc phần cứng của trạm điều khiển chính: Trạm điều khiển chính SMC được tổ chức xung quanh Bus giữa các trạm đa xử lý BSM 16 bit. Các bảng mạch in nối tới Bus BSM để trao đổi thông tin với nhau. Trong một trạm SMC có 13 bảng mạch in được nối với Bus BSM: - Một bảng mạch in ACAJA kết hợp với một bảng mạch in ACAJB làm nhiệm vụ quản lý việc trao đổi thông tin giữa các MIS với các phần tử trên Bus BSM của trạm SMC. - Một đến bốn bảng mạch in ACAJA kết hợp với 1 đến 4 bảng mạch in ACAJB để quản lý việc trao đổi thông tin giữa MAS với các phần tử trên Bú BSM. - Một đến ba bảng mạch in ACMCS thực hiện chức năng là bộ nhớ chung. - Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý chính (PUP). a C A j b a C A j a a c U t r a c M c s a c M c s a c u t r a c u t r A C A J A A C A J B A C A J A A C A J B ACALA C V C V MIS PUP MC PUS1 PUS4 PUS4 CMP Bus BSM 5V 5V MAL MAS1 MAS4 CMS4 - Bốn bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý phụ (PUS). CMS1 Hình 2.8 Cấu trúc phần cứng trạm SMC Bảng mạch in ACALA không được nối với BSM mà nối với mạch vòng cảnh báo MAL để thu thập và chuyển cảnh báo nguồn từ trạm SMC đến cho trạm SMM xử lý. Có 5 loại bảng mạch in: - MC 68020 hoặc MC 68030: ACUTR. - Bộ nhớ 16 bit : ACMCS. - Coupler MIS/MAS : ACAJA/ACAJB. - Coupler cảnh báo : ACALA. Trạm điều khiển chính SMC gồm tối đa 17 bảng mạch in và 2 bảng cung cấp nguồn. 4.2.1.5 Cấu trúc phần mềm của trạm điều khiển chính SMC: Mỗi trạm có các phần mềm sau đây: - Một hệ thống điều hành gọi là HYPERVISOR (HYP). Nó có chức năng giao tiếp phần cứng, sắp đặt phần mềm và thông tin với các trạm khác. -Một phần mềm trao đổi công việc SUPERVISOR (SUP), trao đổi chức năng. - Các phần mềm chức năng gọi là ML. a, HYPERVISOR (HYP): là phần mềm hệ thống, còn gọi là hệ điều hành của trạm. Nó có chức năng giao tiếp phần cứng của trạm với các ứng dụng của nó như: -Quản trị hội thoại với câc trạm khác trên mạch vòng. - Thông tin giữa các ML do HYP điều khiển không càn phải thay đổi giao thức. - Quản tri thời gian. - Quản trị công việc. b, SUPERVISOR(SUP): là phần mềm trao đổi công việc, trao đổi chức năng, thực hiện giao tiếp giữa HYP và ML, nhận lệnh từ HYP phân bố tới phần mềm chức năng có liên quan. SUP còn đảm nhận quản trị công việc, mỗi công việc (task) có nhiều dịch vụ (service), SUP phân phối thời gian cho các service. SUP trong phần mềm đa thành phần Macro gọi là bộ quét thứ tự (SEQUENCER). c, Phần mềm trạm MLSM: Phần MLSM được phân bố và nạp vào tất cả các Agent của trạm. MLSM chia làm hai loại, phần mềm chính (MLSM/P) và phần mềm phụ (MLSM/S). - Thành phần MLSM/P thực hiện chức năng: + Nạp chương trình cho trạm. + Khởi tạo trạm. +Định vị trạm. + Phòng vệ trạm. + Quan trắc trạm. - Thành phần MLSM/S thực hiện chức năng: + Nạp chương trình và khởi tạo Agent. + Phòng vệ Agent. + Quan trắc Agent. Ngoài ra MLSM còn chuyển các bản tin đi và đến các mạch vòng thông tin nếu chúng được cài đặt trong CMP hay CMS. d, Phần mềm chức năng ML: Phần mềm chức năng là một phần mềm ứng dụng. Nó được nạp trong trạm đa xử lý. Trong trạm đa xử lý nó có thể được nạp trong một hoặc nhiều Agent. 4.2.2. Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA: 4.2.2.1. Vai trò của trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA: Trạm đa xử lý điều khiển thiết bị phụ trợ và báo hiệu số 7 SMA thực hiện các chức năng sau: - Quản trị việc tạo tone và các thiết bị phụ trợ khác 0 MLETA. - Xử lý giao thức báo hiệu số 7 của CCITT - ML PUPE. Tuỳ thuộc vào cấu hình và lưu lượng cần xử lý mà trong một SMA có thể được cài đặt chỉ một phần mềm giản trị thiết bị phụ trợ ETA. Chỉ một phần mềm xử lý giao thức báo hiệu số 7 PUPE hay cả 2 phần mềm này. Trạm SMA bao gồm các thiết bị phụ trợ sau: - Các bộ thu và phát đa tần - Các mạch thoại hội nghị. - Các bộ tạo tone. - Thiết bị đồng hồ. - Các bộ thu phát báo hiệu số 7 4.2.2.2. Vị trí của trạm SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA là đơn vị đấu nối UR nó được đấu nối với: - Mạng đấu nối MCX bằng 8 đường ma trậm LR. Thông qua hệ thống đấu nối mà SMA còn nhận được các đồng hồ cơ sở thời gian từ STS. - Mạch vòng truy nhập trạm điều khiển chính MAS để trao đổi thông tin giữa SMA và các khối điều khiển khác của OCB - 283. - Mạch vòng cảnh báo MAL. 4.2.2.3. Cấu trúc chức năng trạm SMA: Để thực hiện chức năng trên, SMA có thể có cấu trúc phần cứng sau: - Một bộ đấu nối chính (CMP). - Tuỳ theo dung lượng xử lý cuộc gọi mà có thể có: + Một xử lý chính (PUP). + 1 đơn vị xử lý thứ cấp (PUS) + 1 bộ nhớ chung (MC) - 1 tới 12 coupler thực hiện các chức năng như: + Xử lý các tín hiệu thoại (CTSV). +Xử lý báo hiệu đa giao thức (CSMP). + Quản trị đồng hồ (CLOCK). CTSV có thể xử lý các chức năng sau: - Thu phát tần số (RGF). - Thoại hội nghị (CCF). - Tạo tone (GT). - Đo kiểm những biến động ngẫu nhiên. CSMP có thể thực hiện xử lý : - Giao thức báo hiệu số 7 (SS7). - Giao thức điều khiển đường số liệu mức cao(HDLC). PUS MC PUP CMP MAS CTS V1 CTS V2 Clock N CSMP 12 BUS BSM BL Hình 2.9. Cấu trúc trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA 4.2.2.4 Cấu trúc phần cứng của trạm SMA: Trạm SMA được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300, các bảng mạch in khác nhau được đấu nối với bus tiêu chuẩn BSM 16bit như là một phương tiện thông tin. Thực tế có 16 bảng mạch in được đấu nối với BSM: Một cặp bảng ACAJA/ACAJB quản trị việc trao đổi thông tin qua MAS, thực hiện chức năng là coupler chính (CMP). Một bảng mạch in ACMCQ hoặc ACMSC hỗ trợ cấp phát bộ nhớ cho trạm. Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý chính (PUP). Một bảng mạch in ACUTR thực hiện chức năng bộ xử lý phụ (PUS). Tối đa có tới 12 bảng mạch in thực hiện các chức năng đặc biệt của trạm SMA: + Một hay nhiều bảng thực hiện chức năng tạo tone, thu phát đa tần, thoại hội nghị_ ICTSH. + Một hay hai bảng xử lý giao thức báo hiệu số 7- ACHIL. + Một bảng tạo đồng hồ cho tổng đài ICHOR. Những bảng sau đây có trong trạm nhưng không được đấu nối vào BSM: Một cặp bảng ICID, thực hiện chức năng giao tiếp giữa các nhánh của SMX và SMA. Một bảng ACALA để thu thập các cảnh báo xuất hiện trong SMA để chuyển tới mạch vòng cảnh báo MAL.  A C A J B A C A J A I C J S H I C H O R I C T S H A C H I L A C U T R A C U T R A C M C S ACALA C V C V ICID ICID MAS LRB LRA MAL SAB Bus BSM 5V 5V Bus BL Hình 2.8. Cấu trúc phần cứng SMA Có 9 kiểu bảng mạch in trong SMA với tối đa 20 bảng mạch in và 2 bảng mạch nguồn CV. Coupler chính (CMP) :ACAJA,ACAJB. Bộ xử lý chinhs hoặc phụ :ACUTR. Coupler xử lý tín hiệu tiếng :ICTSH. bộ nhớ chung :ACMCS. Coupler đồng hồ :ICHOR. Coupler cảnh báo :ACALA. Lựa chọn nhánh (SAB) :ICID. Coupler xử lý đa giao thức :ACHIL. 4.2.2.5 Các phần mềm chức năng trong trạm SMA: a, Phần mềm MLETA: MLETA thực hiện chức năng xử lý gọi: - Nhận và xử lý các tần số(báo hiệu ghi phát). +Quản trị các nguồn thu phát RGF. + Trao đổi trạng thái các nguồn phát đa tần RGF. + Quản trị các bẩng mạch in ICTSH. + Xử lý thứ tự phát các tần số . - Thiết lập thoại hội nghị. Chức năng quản trị đồng hồ. Chức năng quan trắc. Chức năng bảo dưỡng: +Kiểm tra liên tục các đường truy nhập nội bộ LA. + Kiểm tra module thông báo. + Kiểm tra tự động bảng ICTSH và ICHOR khi chúng đang hoạt động. b,Phần mềm ML PUPE: Phần mềm chức năng xử lý giao thức SS7 thực hiện: - Giao tiếp với mạch SS7 của CCITT . + Phát và thu các bản tin của mạng SS7 (MTP). + Định tuyến bản tin SS7 (MTP). + Quản trị riêng các kênh báo hiệu (MTP) +Quản trị riêng lưu lượng báo hiệu (MTP) - Xử lý gọi: + Xử lý các cuộc gọi qua mạng điện thoại trong mạng chuyển mạch kênh(= UTC). + Xử lý các cuộc goi TUP vầ ISUP. +Quản trị các kênh báo hiệu số 7. + Xử lý các cuộc gọi thuê bao CSN (phần UTC). - Vận hành và bảo dưỡng: +Quản trị các File UTC. + Quan trắc các trung kế báo hiệu số 7. +Xử lý lỗi, cảnh báo và đo kiểm một phần tử nào đó do trạm đảm nhận. 4.2.3. Trạm điều khiển trung kế SMT: Trạm điều khiển trung kế SMT gồm hai loại, đó là SMT thế hệ một ( ký hiệu SMT 1G) và SMT thế hệ hai (SMT 2G) . Chức năng của chúng giống nhau nhưng khác nhau bởi phương thức xây dựng hệ thống điều khiẻn trong từng loại. 4.2.3.1. Trạm điều khiển trung kế SMT 1G: 4.2.3.1.1 Cấu trúc tổng quan của trạm điều khiển trung kế SMT 2G: SMT 1G quản lý 32 đường PCM, các đường này chia làm 8 nhóm đấu nối vào 8 module, mỗi nhóm gồm 4 PCM. Cả 8 module này dfo một phần mềm đơn vị điều khiển là LOGUR quản trị để nâng cao độ tin cậy. SMT có 2 mặt logic: + Mặt hoạt động sẽ xử lý chuyển mạch và chức năng phòng vệ có liên quan tới chuyển mạch. + Mặt dự phòng để cập nhật, giám sát mặt hoạt động và thực hiện chức năng sửa cchữa theo yêu cầu từ SMM. Mặt dự phòng sẽ trở thành mặt hoạt động theo yêu cầu từ SMM hay do sự cố trong mặt hoạt động. 4.2.3.1.2. Cấu trúc LOGUR: Một nửa hệ thống có khả năng xử lý toàn bộ lưu lượng 32 PCM. Sự lựa chọ mặt hoạt động do bảng giám sát SMT thực hiện. LOGUR quản trị 8 logic nhận biết (8 LCA) và quản trị thông tin hai chiều với LOGUR khác và với các thành phần bên ngoài. Trong đó ccó 3 bộ xử lý đảm nhận chức năng: - Hai bộ xử lý phụ A và B thực hiện công việc chuyển mạch và quản trị cảnh báo của các logic liên quan (bảng mạch in ICPRO_A và ICPRO_B). - Bộ xử lý chính thực hiện việc trao đổi, điều khiển giám sát các nhiệm vụ của các bộ phận xử lý phụ và thực hiện các chức năng bảo dưỡng bộ phận nó quản lý. 4.2.3.2 Trạm điều khiển trung kế SMT 2G : 4.2.3.2.1 Chức năng của trạm SMT 2G: - Đấu nối và quản trị 128 đường PCM tốc độ cơ sở 2Mb/s. - Quản trị các kết cuối PCM. - Thu và páht báo hiệu. - Tiền xử lý báo hiệu kênh riêng CAS. - Phát và thu các tín hiệu đồng bộ. Trạm SMT 2G giao tiếp với tổng đài, CSND, CSED, máy thông báo bằng các đường PC-M giống như trong SMT 1G. Cấu trúc tổng quan của trạm điều khiển trung kế SMT 2G: 128 PCM Giao tiếp ma trận SAB Giao tiếp PCM 128 ET SATB SMTA MAS Liên kết BETP 128 LR phía A 128 LR phía B LISM Hình 2.10. Cấu trúc SMT2G. Trạm SMT 2G được cấu thành từ 3 khối chức năng: + Khối điều khiển có cấu trúc kép, gồm hai phân hệ xử lý SMT A và SMT B, hai phân hệ này nối với nhau bằng liên kết LISM, sử dẹng giao thức HDLC. + Phần không kép là kết cuối tổng đài ET. + Khối chức năng chọn lựa và khuếch đại nhánh SAB. 4.2.3.2.2 Cấu trúc chức năng của SMT 2G: Trạm điều khiẻn trung kế SMT 2G được xây dựng xung quanh hệ thống đa xử lý A8300, bao gồm: - Couler chính, do một cặp bảng ACAJA/ACAJB thực hiện. - Bộ xử lý chính do bảng ACUTG thực hiện. - Bộ nhớ chung do bảng ICTSM thực hiện. - Couler cảnh báo phụ, do bảng ACALA thực hiện . -Chức năng chọn lựa và khuếch đại nhánh SAB do bảng ICIDS thực hiện. Chức năng kết cuối tổng đài ET được tạo nhóm trong các khối kết cuối tổng đài ETU, mỗi khối ETU quản trị 4ET, do các bảng mạch in ICTRQ thực hiện: + Liên kết BETP:Bus đấu nối bộ xử lý kết cuối tổng đầi ETP với trạm điều khiển. Mỗ i ETP đấu nối đến một trạm điều khiển mặt A bằng Bus BETP A, phía còn lại đấu nối bằng bus BETP B. Giao thức thông tin được sử dụng trên Bus BETP là giao thức LAP D, tốc độ 750Kb/s. + Liên kết LISM: Liên kết giữa trạm điều khiển phía A và phía B. Trong hai trạm này, trạm nào hoạt động sẽ xử lý toàn bộ lưu lượng. + Bảng ICTRQ: Trong SMT 2G, bảng ICTRQ kết cuối 4 PCM. Mỗi bộ xử lý kết cuối ETQ điều khiển một PCM. ETP thực hiện chức năng: Giao tiếp giữa PCM và LA. Xử lý mã HDB-3. Đồng bộ PCM với đồng hồ tổng đài. Quản trị lỗi. Xử lý mã CRC-4. Quản trị và định vị cảnh báo. Thu và phát báo hiệu kênh riêng CAS. 4.2.4 Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX: 4.2.4.1 Hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX): 4.2.4.1.1. Vai trò của hệ thống ma trận chuyển mạch CCX: Hệ thống ma trận chuyển mạch thiết lập đấu nối với các kênh thép theo thời gian (các khe thời gian) cho các đơn vị truy nhập thuê bao gần (CSNL) và các trạm điều khiển thiết bị phụ trợ (SMA) và các trạm điều khiển trung kế (SMT). Nói một cách tổng quát CCX thực hiện các chức năng sau: - Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ một kênh vào (VE) nào với bất kỳ một kênh ra nào (VS). Có thể thực hiện đồng thời đấu nối số lượng của cuộc nối bằng số lượng kênh xa. - Đấu nối bất kỳ một kênh vào nào với M kênh ra. - Đấu nối N kênh vào với bất kỳ N kênh ra nào (có cùng một cấu trúc khung). Chức năng này đề cập đến đấu nối N* 64 kb/S. - Đấu nối 2 hướng (giữa phía chủ gọi CA và bị gọi CB) sử dụng cho 2 cuộc gọi đơn hướng. Ngoài ra hệ thống chuyển mạch CCX còn đảm bảo: - Chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh thoại để chuyển các tín hiệu báo hiệu tần số âm thanh. - Phân phối đồng thời các âm báo và các thông báo ghi sẵn cho từ một kênh trở lên. - Chuyển mạch bán cố định cho các kênh và các kênh này cung cấp các tuyến số liệu hay các tuyến baó hiệu số 7 giữa trung kế và trung kế, hoặc giữa trung kế và trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMA. - Mỗi trạm SMX được cấu thành 2 mặt A và B hoạt động song song với nhau, các cuộc đấu nối đèu được thực thiện đồng thời trên cả 2 mặt A và B nên nếu một mặt bị sự cố thì việc đấu nối vẫn thực hiện bình thường. 4.2.4.1.2 Tổ chức hệ thống ma trận chuyển mạch CCX: Hệ thống ma trận chuyển mạch CCX bao gồm: - Ma trận chuyển mạch chủ MCX thực hiện: + Chuyển mạch 16 bit, có 3 bit dự phòng. + Ma trận chuyển mạch có dung lượng 2048LR x 2048 LR với một tầng chuyển mạch thời gian. + Sử dụng module chuyển mạch 64LR x 64LR. - Chức năng chọn lựa nhánh chuyển mạch và khuếch đại SAB: + Lựa chọn nhánh chuyển mạch (MCX A hoặc MCX B). + Khuếch đại tín hiệu trên các đường LR. + Giao tiếp với các trạm đấu nối như CSNL,SMT, SMA... + Giao tiếp phân phối thời gian. - Các đường mạng LR: + Tốc độ 4Mb/s. + Module đấu nối 8 LR. MCXB Các trạm hoặc CS NL SAB SAB SAB MCXA SAB LA LA SMT SMA CSNL SMA LRB LA LA SMT SMA CSNL SMA Các trạm hoặc CSNL Ma trận chuyển mạch chính mạch LRA Hình 2.11. Tổ chức tổng quát của trạm CCX 4.2.4.1.3 Hoạt động của hệ thống ma trận chuyển mạch: - Các đấu nối được thực hiện ở cả 2 nhánh - Lựa chọn nhánh hoạt động cho khe thời gian (TS) được thực hiện bằng cách so sánh các khe thời gian ra của mỗi nhánh. - Ba bit điều khiển cho phép các nhánh thực hiện các chức năng sau: + Mang bit chẵn lẻ của khe thời gian từ SAB vào với SAB ra. + Thiết lập và chọn lựa nhánh hoạt động. + Giám sát các đấu nối theo yêu cầu. + Đo kiểm chất lượng truyền dẫn theo yêu cầu. - Việc giám sát được thực hiện bằng chức năng phần mềm quản trị đấu nối (GX). 4.2.4.2. Thiết bị chọn nhánh và khuếch đại SAB: Bộ chọn lựa và khuếch đại được lắp đặt trong ngăn giá của các đơn vị đấu nối UR, đấu nối với CCX bằng cách đường LR, đó alf CSNL, SMT, SMA. Chức năng chính của SAB là giao tiếp giữa các đơn vị đấu nối UR với hai nhánh của CMX (MCXA và MCXB). SAB thu và phát các đường truy nhập LA tới từ các UR và tạo ra các đường LR (LRA cho MCXA và LRB cho MCX B). SAB thực hiện các chức năng sau: + Khuếch đại các đường ma trận trên hướng phát và hướng thu. + Thích nghi 8 bit / 16 bit, giữ nguyên 9 bit/1 kênh + Xử lý 3 bit điều khiển b12, b13, b14. + Chọn lựa nhánh chuyển mạch + Giao tiếp phân phối thời gian giữa các UR và CMX + Giao tiếp các LA trên hướng thu và hướng phát Module thiết bị cho thực thể này là: SAB trong CSNL và SMT 2G đấu nối 16 LR. SAB trong SMA và SMT 1G đấu nối 8 LR. 4.2.4.3. Ma trận chuyển mạch chính MCX: ` Ma trận chuyển mạch chính MCX gồm có 2 nhánh A và B , đứng trên góc độ phần cứng thì có thể nói nó được tạo nên từ các SMX. Một nhánh của MCX gồm từ 1 tới 8 SMX. Mỗi SMX nhận 3 tín hiệu thời gian từ 3 bộ tạo sóng của STS, và sau khi thực hiện lựa chọn đa số phân phối đồng hồ thời gian cho các đường mạng. Mỗi SMX xử lý 256 LRvào và 256 LR ra với ILR của chúng. Tại lối ra của ILR là đường đấu nối vào LCXE với các chỉ số giống nhau được ghép vào cùng vị trí trên tất cả các SMX. Mỗi ma trận chuyển mạch thời gian có khả năng điều khiển bất kỳ một khe thời gian nào trong số 2048 LR vào tới bất kỳ một khe thời gian nào trong số 256 LR ra. SMX được thiết kế theo module, dựa trên module cơ sở, mỗi module này là một bảng đấu mạch thời gian RCMT. + 64 LR cho ma trận phân thời gian (RCMT). + 16 LR cho các giao tiếp đường ma trận (RCID). 4.2.4.4 Trạm điều khiển ma trận chuyển mạch SMX. Mỗi SMX gồm: - Một Coupler chính (CMP) nối tới MAS để hội thoại với các trạm khác, trong đó được cài đặt phần mềm điều khiển ma trận chuyển mạch (ML COM). - Một Coupler ma trận nối tới trường chuyển mạch thời gian. - Các giao tiếp đường ma trận (ILR) cho tối đa 256 LRE và 256 LRS. 256 LRS MAS Giao tiếp đường mạng ILR 256 LCXS Lên tới 1792 LCXE tới từ SMX khác Ma trận chuyển mạch thời gian 2048 LRE x 256LRS Tới các SMX khác 256 LRE Giao tiếp đường mạng ILR 256 LCXE Bộ nối ma trận CMP (bộ nối ghép chính) Hình 2.12. Tổ chức tổng quát của SMX. 4.2.5 . Trạm đa xử lý vận hành vào bảo dưỡng SMM: 4.2.5.1. Vai trò của trạm đa xử lý vận hành và bảo dưỡng SMM: Trạm vận hành và bảo dưỡng thực hiện các chức năng sau: - Giám sát và quản trị hệ thống OCB - 283. - Lưu trữ số liệu hệ thống. - Điều khiển phòng vệ trạm. - Giám sát các vòng ghép thông tin. - Xử lý thông tin giai tiếp người - máy. - Khởi tạo hệ thống. 4.2.5.2. Vị trí của trạm vận hành và bảo dưỡng SMM: SMM có cấu trúc kép hoạt động theo kiểu hoạt / dự phòng được đấu nối với các thiết bị thông tin sau: - Mạch vòng bản tin MIS, điều khiển tra đổi số liệu với trạm SMC để quản lý các trạm khác. - Mạch vòng cảnh báo MAL thu thập các cảnh báo nguồn từ mọi trạm đưa tới. - Trung tâm khai thác và bảo dưỡng (REM) qua X25 - Các thiết bị ngoại vi (Terminals) 4.2.5.3. Cấu trúc chức năng của trạm SMM: 4.2.5.3.1. Tổng quan về SMM: SMM bao gồm: - Hai trạm đa xử lý đồng nhất SMM, mỗi trạm được xây dựng xung quanh một hệ thống đa xử lý A8300 và được đấu nối tới mạch vòng liên quan tại trạm MIS. - Một bộ nhớ phụ tới các bus giao tiếp hệ thống máy tính nhỏ (SCSI), bộ nhớ này do SMM-A hay SMM-B điều khiển. - Các giao tiếp bên ngoài được ấn định cho trạm hoạt động thông qua bus ngoại vi. Bộ nối MIS CMS Hệ thống đa xử lý A8300 Bộ nối MIS CMS Hệ thống đa xử lý A8300 MIS Phía A Phía B HDLC SMMB Bộ nhớ phụ băng từ, ổ đĩa, Streamer Các giao tiếp với bên ngoài (MAL, TMN, PC) Hình 2.13. Cấu trúc tổng quan trạm SMM Trong cấu hình kép SMM gồm 2 trạm điều khiển là SMM - A và SMM - B. Hai phía hội thoại với nhau bằng giao thức HDLC qua Coupler kép. Một trong 2 trạm là trạm Đại hội còn trạm kia là trạm dự phòng. Phía nào hoạt động thì sẽ quản trị phần có cấu trúc đơn. 4.2..5.3.2. Sơ đồ khối cấu trúc chức năng của SMM: BUS SCSI A B Streamer Băng từ ổ đĩa MIS CMS UC1 MC1 UC2 MC2 Coupler kép Coupler SCSI BL BL X BUS Coupler đồng bộ (X25) SMMA X BUS Coupler đồng bộ (X25) Coupler cảnh báo (MAL) Coupler không đồng bộ Hình 2.14. Tổ chức chức năng trạm SMM a, Các đơn vị xử lý: Mỗi đơn vị xử lý hình thành một trạm bảo dưỡng nối với MIS, nó được thiết kế theo Bus X, 32 bit, đó là bus chung cho hệ thống A8300 trong SMM. Đơn vị xử lý được thực hiện bởi các bảng mạch sau: - Hai cặp bảng mạch ACUTG và ACMGS (UC và MC) được đấu nối bằng một bus nội bộ 32 bit. - Một cặp bảng ACAJA/ACAJB đấu nối với MIS thực hiện chức năng Coupler phụ. - Một bảng mạch ACFTD đấu nối A8300 tới bus ngoại vi trên đó có các đầu cuối hội thoại và cảnh báo. - Hai bảng mạch ACBSG để quản trị 4 bus SCSI trên đó đấu nối các bộ nhớ ngoài. - Một bảng mạch hệ thống ACCSG để nạp chương trình ban đầu cho SMM, khởi tạo lại toàn bộ tổng đài và điều khiển hội thoại hai mặt. Mỗi đơn vị xử lý có một giao tiếp với MIS và với bộ nhớ phụ (ổ đĩa, băng từ, Steamer). Hai đơn vị xử lý, mỗi đơn vị giao tiếp với một Bus ngoại vi thông qua một bảng đấu nối riêng ACFTD. Mỗi đơn vị xử lý có một bảng hệ thống ACCSG: hai bảng hệ thống điều khiển chuyển mạch qua lại giữa 2 đơn vị xử lý. b, Bộ nhớ thứ cấp: Bộ nhớ thứ cấp gồm các phương tiện lưu trữ số liệu, đó là các bộ nhớ từ tính như băng từ, ổ đĩa và Streamer. Bộ nhớ thứ cấp gồm: - ổ đĩa cứng: ACDDG1 1,2 Gb. - Streamer : ACSTG1 1,2 Gb. - Băng từ : 1600 Bytes/inch - 2400 feet (47,88Mb). Các thiết bị này nối tới các bus SCSI thông qua các bộ điều khiển. c, Các Coupler đường: Tại một thời điểm chỉ có một Coupler giao tiếp với một khối điều khiển , nó có thể quản trị các đường số liệu đồng bộ tốc độ 64kb/s và không đồng bộ với tốc độ từ 300 đến 19200 bauds.Trong đó: - Bảng mạch in ACTUJ cho đường không đồng bộ. - Bảng mạch in ACJ64 cho đường đồng bộ tốc độ 64Kb/s. - bảng mạch in ACRAL cho mạch vòng cảnh báo của OCB- 283. 4.2.5.4. Quản trị dữ liệu: 4.2.5.4.1. Các kiểu số liệu (Data). Số liệu được chia làm 3 loại: - Số liệu cố định hay số liệu hệ thống: Số liệu này do nhà sản xuất thiết bị cài đặt khi sản xuất, chế tạo, nó không thay đổi cho dù tổng đài được lắp đặt ở bất kỳ nước nào. - Số liệu bán cố định hay số liệu trạm: Số liệu được tạo nên trong quá trình vận hành tổng đài. Khai thác viên tổng đài có thể thay đổi được số liệu này qua các lệnh. - Số liệu tạm thời: Được tạo trong quá trình khai thác tổng đài. Số liệu này có thể là mặc định hay do môi trường hoạt động tạo ra. 4.2.5.4.2. File Số liệu được tập hợp trong các File. Tuỳ theo từng kiểu số liệu mà người ta phân ra 3 kiểu File tương ứng, đó là: - File cố định: Gồm các số liệu cố định - File bán cố định: Gồm các số liệu bán cố định - File tạm thời: Gồm các số liệu tạm thời. 4.2.5.4.3. Archive (thư mục): Các File được tập hợp trong các thư mục gọi là ARCHIVE. Tổng đài sử dụng 2 kiểu Archive là: - Archive hệ thống: Gồm các File cố định và các File tạm thời. - Archive trạm: Chỉ gồm các File bán cố định 4.2.6. Trạm đồng hồ và đồng bộ STS: 4.2.6.1. Vai trò của trạm đồng hồ và đồng bộ STS: Trạm đồng hồ và đồng bộ còn gọi là trạm cơ sở thời gian và đồng bộ, gồm 2 khối chức năng chính: - Giao tiếp với các đồng hồ đồng bộ ngoài, ký hiệu là HIS. - Tạo cơ sở thời gian cho tổng đài, có cấu trúc bội 3, ký hiệu là BTT. Ngoài ra STS phát các cảnh báo do BTT và HIS tạo ra, chuyển chúng vào mạch cảnh báo MAL. 4.2.6.1.1. Chức năng của khối giao tiếp đồng bộ ngoài HIS: Các giao tiếp đồng bộ . HIS là các khối đồng bộ được thiết kế cho mạng đồng bộ sử dụng phương thức chủ - tớ với nhiều đầu vào và được quản trị theo ưu tiên. HIS sử dụng các đồng hồ được tái tạo từ các trung kế số tới từ các kết cuối PCM của SMT. HIS thực hiện quản trị các tuyến đồng bộ bằng cách phát hiện các cảnh báo trên các PCM tương ứng. HIS tránh được việc mất đồng bộ thông qua một bộ dao động có độ ổn cao. HIS đảm bảo chất lượng tần số hoạt động với độ chính xác cao nhất theo yêu cầu. 4.2.6.1.2. Chức năng của khối tạo cơ sở thời gian BTT: BTT phân phối các tín hiệu thời gian cần thiết tới các trạm đấu nối trong hệ thống Alcatel 1000 - E10. BTT sử dụng thuật toán đa số (majority) để phân bố thời gian và phát hiện lỗi nhằm đảm bảo đồng hồ có chất lượng cao. 4.2.6.2. Cấu trúc của trạm đồng hồ và đồng bộ STS: Trạm đồng hồ và đồng bộ (STS) gồm 2 khối chức năng chính là HIS và BTT có cấu trúc như sau: HIS BTT RCHIS 0 RCHIS 1 OSC 0 OSC 1 OSC 2 MCX A CSNL SMT SMA MCX A 2048 KH2 4 Đường đồng bộ Hình 2.15. Cấu trúc trạm đồng hồ và đồng bộ STS MCXA/MCXB: Nhánh A/B của ma trận chuyển mạch chính. OSC: Bộ dao động thực hiện bằng 3 bảng mạch in RCHDR. HIS: Giao tiếp đồng bộ bên ngoài được tạo từ 1 tới 2 bảng mạch in RCHIS. STS gồm: - Một bộ tạo cơ sở thời gian có cấu trúc bội là: OSC 0, OSC 1, OSC 2 - Một giao tiếp đồng bộ ngoài có thể có cấu trúc kép HIS 0, HIS 1. Mỗi bộ giao tiếp đồng bộ ngoài có thể nhận 4 đường đồng hồ từ các luồng PCM. Hai bộ đồng hồ ngoài được thực hiện bởi hai bảng mạch in RCHIS hoạt động ở chế độ hoạt động / dự phòng. STS tạo ra các tín hiệu đồng hồ để cung cấp cho các đơn vị đầu nối CSNL, và tại mỗi nhánh ma trận chuyển mạch chính MCX có thuật toán lựa chọn đa số. 4.2.7. Mạch vòng thông tin (Token ring): 4.2.7.1. Các đặc tính chung của mạch vòng thông tin: Alcatel 1000 - E10 sử dụng loại mạch vòng thông tin với các đặc trưng tổng quát sau: - Được xây dựng theo chủan (IEEE 802.5). - Tối đa có 250 trạm trên một vòng. - Tốc độ 4 Mb/s hoặc Mb/s. - Truyền dẫn không đồng bọ trực tiếp giữa các trạm. - Bản tin phát quảng bá từ một trạm tời vài trạm hoặc tất cả các trạm. - Chất lượng truyền dẫn cao (mã hoá, CRC). - Sử dụng phương thức quản trị vòng: + phân bố trong tất cả các trạm. + Một trạm đứng ra làm trạm giám sát. 4.2.7.2. Coupler mạch vòng thông tin: 4.2.7.2.1. Các đặc tính: Các trạm đấu nối tới mạch vòng thông tin qua Couplẻ, đó là cặp bảng mạch in ACAJA/ACAJB. Trong OCB 283 có 2 kiểu mạch vòng thông tin. - Mạch vòng ghép liên trạm MIS (luôn có MIS trong OCB - 283). - Mạch vòng ghép truy nhập trạm điều khiển chính MAS (có từ 1 đến 4 MAS để đấu nối SMA, SMT và SMX với nhau). Coupler cho phép truy nhập mạch vòng MIS gọi là CMIS. Coupler cho phép truy nhập mạch vòng MAS gọi là CMAS. Mỗi vòng ghép gồm 2 vòng: - Vòng A - Vòng B. Khi cả 2 vòng cùng làm việc thì chúng làm việc trong chế độ chia tải không cân bằng, trong trường hợp một vòng gặp sự cố thì vòng kia đảm đương toàn bộ lưu lượng tải. Tuỳ theo vị trí bên ngoài mà Coupler mạch vòng được gọi là Coupler chính (CMP) hay Coupler phụ (CMS). Vai trò của CMP là "bám" mạch vòng để lấy dữ liệu cần thiết cho trạm khi khởi tạo và các chức năng giám sát các phần tử khác trong trạm. Phần cứng của Coupler mạch vòng là như nhau cho dù đó là CMIS, CMAS, CMP hay CMS. Tuỳ thuộc vào cấu hình mà một tổng đài có thể có: - 1 tới 4 MAS - Vị trí của MAS: 1 2 3 4 T S T T MAS "S" dùng để đấu nối SMA chưa ML PUPE, có hoặc có MLETA. MAS "T" dùng để đấu nối tới SMT, SMX và SMA chỉ có MLETA 4.2.7.2. Hoạt động của mạch vùng thông tin: Tại 1 thời điểm, một trạm được chọn làm trạm được làm trạm giám sát là trạm có địa chỉ vật lý cao nhất (APSM) khi khởi tạo hệ thống, nó đồng bộ mạch vòng và gửi đi một thẻ bài rỗi (fee to ben). Thẻ bài này đi từ trạm này đến trạm kế tiếp. Bất kỳ một trạm nào muốn gửi một bản tin phải chiếm được thẻ bài và gửi bài tin của nó đi. Tại một thời điểm xác định chỉ có một bản tin lưu thông trên mạch vòng. * Mạch vòng rỗi, được tạo thành từ 3 byte là byte cỡ mở (SD) byte truy nhập (AC) và byte cỡ đóng (ED). SD cờ mở AC truy nhập ED cờ đóng ẵ I ẵ E P P P T M R R R Hình 2.16. Khuôn dạng bản tin mạch vòng khi rỗi. Trong đó: I chỉ thị 1 khung trung gian trong khi truyền nhiều khung. E: Sửa sai CRC. Byte truy nhập AC được phân phối như sau: P: mức ưu tiên của bản được phát trên mạch vòng T: Trạng thái mạch vòng: T=0 vòng rỗi, T=1 vòng bận. M: Bit giám sát mạch vòng. R: Mức ưu tiên đặt trước cho bản tin tiếp theo. SD AC FC DA SA dữ liệu FCS ED FS Bản tin do trạm phát chèn Bản tin do trạm đích chèn * Khi mạch vòng bận: Các bản tin từ các trạm gửi đi được chèn vào giữa các byte AC và ED. Hình 2.17: Khuôn dạng bản tin khi mạch vòng bận Trong đó: SD : Byte bắt đầu - cc mở. AC: Byte điều khiển truy nhập ED: Byte kết thúc - cờ đóng FC: Byte điều khiển khung DA: Địa chỉ đích - địa chỉ trạm nhận bản tin SA: Địa chỉ nguồn - địa chỉ trạm phát bản tin FCS: Kiểm tra khung - chính là CRC FS: Trạng thái của khung F(ARI) : Công nhận địa chỉ S(FCI) : Công nhận bản tin Các bản tin chuyển từ trạm này sang trạm khác theo 1 hướng: Trạm A Trạm B Trạm C Trạm D Trạm H Trạm G Trạm F Trạm E Hình 2.18. Một mạch vòng thông tin 4.2.7.3. Các giao thức thông tin: Trong OCB - 283 sử dụng 3 giao thức thông tin: 1. Giao thức báo hiệu số 7 (DS7): Gồm mạng báo hiệu số 7 nội hạt và quốc gia, tập hợp trong các khối CSN và PUPE 2. Giao thức thông tin trên mạch vòng MIS (DMIS): thông tin được trao đổi giữa SMC và SMM và giữa các phần mềm cảu SMC. 3. Giao thức thông tin trên mạch vòng MAS (DMAS): thông tin trao đổi giữa các khối đấu nối như SMT, SMA, SMX. Tuỳ thuộc vào cấu hình của tổng đài mà có từ 1 tới 4 DMAS. Với yêu cầu đấu nối được 3 giao thức nêu trên cần phải có các phần mềm làm chức năng cổng giao tiếp. Do vậy tổng đài sử dụng 2 cổng: - Cổng P1 giao tiếp giữa giao thức DS7 với DMAS. - Cổng P2 giao tiếp giữa giao thức DMAS với DMIS. DS7 DMAS DMIS P1 P2 Hình2.19. Các cổng giao tiếp chương IV: ứng dụng trong hệ thống quản lý số liệu 5.1- Quản lý số liệu: 5.1.1. Các định nghĩa: 5.1.1.1 Kiểu số liệu: - Số liệu cố định (permanent data): + Đây là thông tin mà nội dung của nó không bị thay đổi trong quá trình hoạt động bình thường. Ví dụ điển hình cho số liệu này là phần mã của gói phần mềm. + Thông tin này là một loại đặc biệt của ứng dụng chức năng, nó được tạo ra bởi các nhà sản xuất phần mềm và nó được gọi là "System". - Số liệu bán cố định (semi - permanent data): + Đây là loại số liệu luôn được tạo ra và thay đổi trong suốt quá trình hoạt động bình thường của tổng đài. Ví dụ như: giao tiếp người - máy, qua sự hoạt động của thuê bao, qua các hoạt động tự phát. + Các thông tin này phải được đảm bảo không bị mất (lưu trữ trong đĩa), để sao cho nó có thể được gọi lại khi cần nạp lại hệ thống. + Số liệu bán cố định được hiển thị nhờ lệnh đưa vào từ người điều hành hệ thống (ví dụ khi đặt thêm các thuê bao mới), hoặc nhờ thao tác từ thuê bao. + Số liệu bán cố định có thể chia thành 2 loại sau: 1. Số liệu "site" nó tạo ra do sự mở rộng bộ nhớ các vị trí nội hạt (các thuê bao, các cấu hình...) 2. Số liệu "deal - related": số liệu này sẽ giống nhau với tất cả các vị trí trong phạm vi quốc gia (ví dụ như số liệu phân tích sơ bộ). - Số liệu tạm thời (tempoary data): Đây là số liệu không phải cố định hay bán cố định, nó phụ thuộc vào nhiều sự thay đổi. Số liệu này nhận một giá trị khi hệ thống được khởi tạo bởi: + Sự kích hoạt của môi trường truyền dẫn. + Giá trị mặc định. Số liệu tạm thời có thể được lấy ra từ trạng thái của mạch, các sự kiện xảy ra khi thiết lập tuyến nối qua trường chuyển mạch. 5.1.1.2. Tệp số liệu (file): Số liệu nếu được nhóm lại sẽ thành các tệp (file) số liệu. Mỗi tệp đều có loại tệp phụ thuộc vào nội dung chứa trong nó: - Các tệp cố định (permanent file) chỉ chứa các số liệu cố định. - Các tệp bán cố định (semi - permanent file) là các tệp trong đó chứa ít nhất một tin tức của số liệu bán cố định. - Các tệp số liệu tạm thời (temporary) chỉ chứa số liệu tạm thời. 5.1.1.3. Lưu trữ (Archive): Lưu trữ là sự lựa chọn các file được sắp xếp thành từng loại. Tất cả các file trong một lưu trữ hình thành một coherent bởi vì chúng được nhóm lại với nhau theo criteria chức năng chung, nói chung là phù hợp với các phần mềm. 5.1.1.4. Kiểm tra (Check sums): Mục đích sử dụng chính của nó là kiểm tra sự kết hợp của các số liệu cố định. Với lý do này nó hình thành phần nhận dạng file cố định. Các file cố định và file tạm thời không có khái niệm "check sum", tuy vậy "check sum" thỉnh thoảng vẫn có tác dụng với 2 file này, nó giúp nhận biết chúng trước một hoạt động độc lập để đảm bảo việc nạp lại được thực hiện chính xác. 5.1.2. Cấu trúc số liệu: 5.1.2.1. Archive OM: Các file OM được sắp xếp thành 3 archive logic - Một archive giao dịch cố định. - Một archive của các file bán cố định - Một archive của các file cố định. 5.1.2.2. Giao dịch OM (OM transaction): Transaction là các ứng dụng phần mềm, chúng được xếp đặt không quá trình xác định lệnh mà các lệnh này sẽ được thực hiện trong quá trình đó. Các transaction được giữ trong một "thư viện chương trình". Thư viện này được quản lý bằng 2 file: file danh mục và file lưu trữ xác định qua file danh mục. 5.1.2.3. File OM File OM được xác định như một vùng logic của không gian lân cận được nhận ra bởi tên và được quản lý bằng hệ thống quản lý file OM. Có 3 loại file OM: - File truy nhập (khoá) (Keyed accessfile) - Truy nhập trực tiếp (Direct accessfile) - File tổ chức thiết bị (DEV) 5.1.2.4. CDC archive: CDC archive chứa đựng phần mềm của phân hệ quan trọng nhất của tổng đài. 5.1.2.5. CDC file: Là một vùng của bộ nhớ RAM được cài đặt khi trạm được nạp. Mỗi tệp CDC miêu tả một loại archive. 5.1.2.6. CSN Archive: Một "CSN archive" là một loại đặc biệt của CDC corchi ve với 2 lý do sau: - Phần mềm khai thác tồn tại trong PROM. - Toàn bộ archive được nhận dạng như một file OM. 5.1.3. Thư viện thông tin (BBA và BBU). - Thư viện thông tin cơ sở (BBA) bao gồm các file khai thác (System và site) cho một mức kỹ thuật nào đót cacs file định vị được mở cho một cấu hình cơ bản gồm: + Cấu hình của SMM. + Chỉ số SM. + Chỉ số URA (chỉ số các thuê bao, nhóm trung kế). + Số liệu khai thác đã biết một cách chắc chắn (cho quốc gia). - Ngăn thư viện (BBU) bao gồm các file đặc biệt cho phần định vị. 5.1. 4. Quản lý phần mềm lưu trữ dựa trên vài nguyên tắc cơ bản sau: Việc quản lý phần mềm lưu trữ dựa trên vài nguyên tắc cơ bản sau: 5.1.4.1. Tách riêng số liệu hệ thống và số liệu định vị (System và Site) Nếu phàn lưu trữ các file hệ thống thì tên của các archive bắt đầu bằng chữ Z. Ví dụ: ZTR, ZMR, ZTX... Nếu là phần lưu trữ các file định vị thì tên của các archive bắt đầu bằng chữ X. Ví dụ: XATR, XAMQ... 5.1.4.2. Kiểu lưu trữ của các ML (thiết bị phần mềm) Bảng 1: Kiểu lưu trữ của ML ML System Site tr ztr xatr tx ztx xatx mq zmq xamq mr zmr - eta zeta - gx zgx - com zcom - urm zurm - oc zoc - sm zsm xasm csn zcsn - pupe - xutc Bảng 2: Ba phần lưu trữ không được đấu nối với ML: System Site Role zlo - locavar files zfo xafo om files zto - om Trausations Nói chung các phần lưu trữ được nhóm lại dưới cái tên XOCB. Danh sách của các phần lưu trữ cùng với việc kiểm tra tổng thể riêng từng phần được lưu trữ trong file XGID. 4.1.4.3. Lưu trữ trên đĩa OM: Các phần lưu trữ (archive) được ghi trên ổ đĩa logic 25 (DL 25) của đĩa SMM. File gồm các phần lưu trữ OCB (ZOCB) được gọi là SMMFIL. 5.1.4.4. Nhận dạng phần mềm: Sự nhận dạng phần mềm tuỳ thuộc vào các chi tiết phần mềm được cài đặt trong phần mềm định vị của tổng đài. 5.1.4.5. Giám sát kết cấu: Số liệu cố định được cài đặt vào phần mềm định vị có thể bị ảnh hưởng xấu. Vì vậy để tăng độ tin cậy cho hệ thống thì kết cấu file số liệu cố định trong nhớ phải được giám sát. Nguyên tắc giám sát như sau: - Kiểm tra định kỳ các file số liệu trong các trạm, trong các bộ nhớ riêng. Nếu xảy ra những sai khác thì trạm sẽ bị ngắt không hoạt động được nữa. - Số liệu bán cố định được giám sát bởi phần mềm ứng dụng. Việc thay đổi số liệu cố định được thực hiện trên ổ đĩa lưu trữ Om và được liên kết với việc cập nhật kiểm tra tổng thể. Hệ thống quản lý một chương trình kiểm tra gốc (CHKO), và nó không bị thay đổi trong chương trình kiểm tra gốc và một chương trình kiểm soát hiện thời (CHKC). Kết quả của chương trình kiểm tra có thể cộng lại bởi hệ thống với yêu cầu của người điều hành hệ thống. 5.1.5. Thông tin số liệu: Số liệu hệ thống được đặt trong 3 loại thông tin: - MT: Thông tin băng từ (hoặc cờ). Kiểu cung cấp thông tin này được sử dụng khởi tạo và nạp số liệu cố định cũng như bán cố định và bảo vệ độ an toàn cho hệ thống. - DM: ổ đĩa (bộ nhớ khó bay hơi). Kiểu thông tin này bao gồm các số liệu cố định, số liệu bán cố định được cập nhật và sao chép dùng cho trường hợp phải khởi động lại hệ thống hoặc một vài bộ phận. - RAM: Bộ nhớ dễ bay hơi: Kiểu thông tin này thực hiện trên các trạm vận hành. File số liệu cố định và bán cố định được nạp từ đĩa khi khởi tạo. OM là một trường hợp đặc biệt, ở đó các chương trình chức năng được nạp khi chúng yêu cầu. 5.1.6. Tổ chức phần mềm trên đĩa. - RTOS: Nhận dạng và quản lý các file với chương trình sửa sai. - Chương trình SMMFIL: có 2 loại lệnh của người điều hành cho việc nhận dạng chương trình SMMFIL: + LDNIL: Lệnh kiểm tra định sẵn trên File đĩa. Lệnh này cung cấp việc kiểm tra định sẵn trên file đĩa OM. + PGIL: Danh sách chương trình thư viện. Lệnh này cung cấp lệnh kiểm tra cơ sở trên chương trình, từ thư viện OM. 5.2: Quản lý băng từ: 5.2.1. Giới thiệu chung: Việc lưu trữ các thông tin trên băng từ là một chức năng được điều khiển bởi người điều hành. Hoạt động này được thể hiện bằng các quá trình tạm thời thông qua một file logic được ấn định trước cho một tập tin đã tạo dựng. Các lệnh quản lý băng từ được sử dụng với mục đích: - Đánh dấu trước một tập tin bằng việc viết một hay nhiều tên của tập VOL 1+ (UVL 1), với băng đặt trong MTU. Việc này nhằm để ấn định một tên của tập cho một băng hoặc tập. - Đặt trước một MTU để tạo dựng một tập. - Khẳng định việc tạo dựng trên tệp MTU. - ấn định một tên file vật lý cho một file logic. - ấn định hoặc dỡ bỏ một tập. - Lập bảng: + Tên các file vật lý + Các tên và trạng thái của các tệp. - Gỡ bỏ một tập (việc kết hợp giữa tập và MTU). - Bắt buộc phần cuối của một tập được sử dụng như một file cố định mà kết quả là nó sẽ đóng file này lại. * Khuôn dạng băng từ: VOL HDR DAta blockss EOF DR Hình 2.20 Băng từ gồm 1 file 5.2.2 Chương trình ứng dụng: 5.2.2.1. Lưu giữ các thông tin về cước. a) Sao chép số liệu cước ra ổ đĩa: Các phần mềm tính cước MLTX 1 và MLTX 2 ở cả 2 SMC đều được 3 trang bị 2 file ghi cước là FITAX. Khi có yêu cầu đổ số liệu ra đĩa hoặc tời chu kỳ đưa cước ra ngoài trang bị 2 SMC đều gửi số liệu cước của mình qua đường MIS tới SMM. SMM sẽ so sánh 2 số liệu cước này có bằng nhau không rổi mới đổ ra FITAX của đĩa cứng. Trong trường hợp có lỗi xảy ra ở một trong 2 MLTX thì tại SMM sẽ có kết quả so sánh nếu khác nhau, đồng thời SMM đưa cảnh báo ra ngoài (thể hiện trên Terminal hay đèn cảnh báo) cho người điều hành biết để xử lý. Người điều hành có thể xử lý bằng các cách sau: - Nạp lại giá trị cước được lưu trữ ở đĩa cứng trước khi xảy ra sự cố cả 2 MLTX. - Lắp bất kỳ một giá trị cước của một trong 2 MLTX nạp vào MLTX kia và nạp vào ổ đĩa. SMC MLTX1 FITAX SMC MLTX2 FITAX SMM Companson MLTX1 FITAX MIS Record ZATX FITAX Hình 2.21 Sao chép số liệu cước ra ổ đĩa Sau khi cài đặt băng từ và ấn định tới file GTLC, là nơi chỉ số cước sẽ được chuyển tới. Lúc này số liệu cước sẽ được chuyển từ file FITAX qua phàn TAXIL Buferr ở ổ đĩa, qua file chuyển tiếp GTLC ở SMM rồi được nạp vào băng. TAXIL Buffer SMC MLTX1 SMC MLTX2 SMM GLTC MIS GLTC Hình 2.22. Nạp số liệu cước ra băng từ c) Nạp số liệu cước vào băng từ có qua bộ đệm Quá trình này được thực hiện qua các giai đoạn: - Đệm số liệu từ MLTX 1 và MLTX 2 tại SMM (so sánh số liệu) sử dụng lệnh: TAXIL : với OPT = TAMP. - Đệm số liệu từ ổ đĩa ra cho băng từ tại SMM (GTLC). Sử dụng lệnh: TAXIL; với OPT = SV - Xoá bộ đệm tạm thời. Sử dụng lệnh TAXIL; với OPT = EFF. 5.2.2.2. Sao chép và lưu trữ bản tin cước chi tiết. * Liên tục chuyển thông tin về cước chi tiết FAC.DET tới vùng nhớ YFDT của ổ đĩa: - Thiết lập chỉ số cước cho mỗi khung số liệu tạo bởi từ 1 đến 38 bản tin được sao chép. - Truyền khung số liệu đó sau 5 giây nếu nó chứa ít nhất 1 bản tin - Gửi lại khung sau đó 10 giây nếu như nó không được xoá (khi chưa nhận được trử lời từ phía nhận). - SSOM thu nhận khung số liệu đó. Gửi khung số liệu đó tới phần ứng dụng cho bản tính cước chi tiết. Khung số liệu được ghi vào ở ổ đĩa (dung lượng vùng nhớ FAC.DET là 100 Mbyte). Khung bị xóa bởi SSOM với yêu cầu từ phần ứng dụng bản tin tính cước chi tiết. Truyền khung số liệu tiếp theo bằng bộ đệm cước. Nạp số liệu về cước chi tiết từ ỳDT ở ổ đĩa ra băng từ: Sau khi khởi tạo và chỉ định một băng từ tới file chuyển cước GTDT người ta sử dụng lệnh để đổ số liệu cước ra băng từ. File YFDT trong ổ đĩa có dung lượng 100Mb và tạo thành các khối , mỗi khối có 2048 byte. Khi file này có 83% là rỗng thì phần ứng dụng FAC.DET không đưa ra cảnh báo, nhưng nó sẽđưa ra cảnh báo khẩn nếu file này dùng tới 94%.Dung lượng file FAC.DET có thể lưu giữ cước cho toàn bộ thuê bao trong 72 giờ. Nừu SMM không thể thâm nhập được thì bộ nhớ đệm trong TX có thể lưu giữ được từ 4-5 giờ các thông tin về cước chi tiết tùy thuộc vào lưu lượng. 5.2.2.3. Đưa ra và lưu trữ lỗi, cảnh báo, quan trắc bản tin. Liên tục nạp số liệu vào bộ đệm của file YOFA: Các loại cảnh báo đều được thu về SMM qua đường MAL, sau đó được chức năng cảnh báo mạng ở SMM ghi vào ổ đĩa ở file YOFA. Các bản tin về lỗi, quan trắc được gửi từ các trạm SMA, SMT, SMX qua MAS qua chức năng GATEWAY ở MQ trong SMC. Sau đó được thu về SMM qua đường MIS. Phần mềm khai thác và bảo dưỡng sẽ xử lý và lưu trữ chúng vào trong đĩa cứng. Nạp lại số liệu về lỗi, cảnh báo, quan trắc ra băng từ. Sau khi cài đặt băng từ và gán cho nó tới file chuyển đổi OFFA, người ta dùng lệnh để lấy các số liệu đó ra. Các số liệu này sẽ từ đĩa cứng đó qua file chuyển đổi của SMM rồi được ghi ra băng. 5.2.2.4. Lưu trữ và sao chép số liệu hệ thống: Sau khi khởi tạo và gán cho băng từ một file chuyển đổi XGAR, điện thoại viên dùng lệnh để yêu cầu lưu trữ một file hệ thống nào đó. Người t a có thể dùng lệnh để lưu trữ một nhóm các File lưu trữ (archive). Quá trình được thực hiện như sau: Khi điện thoại viên đưa lệnh vào, SMM nhận lệnh và phân tích lệnh, nó tìm ra địa chỉ của file cần lưu trữ trong ổ đĩa. Từ địa chỉ tìm được, nó sẽ tiếp tục thâm nhập vào địa chỉ có chứa nội dung của file và từ đó nội dung của file được đọc qua file chuyển đổi XGAR và ghi vào băng từ. Trong trường hợp này, cả băng từ và ổ đĩa phải được gán cho 2 file chuyển đổi trong SMM bằng 2 lệnh khác nhau. Sau đó điện thoại viên đưa lệnh sao chép (Back - up) và lệnh lưu trữ vào. SMM sẽ đọc thông tin trên băng từ qua file chuyển đổi băng từ gửi qua file chuyển dổi ổ đĩa để ghi vào vùng nhớ gọi là file FICMD. Kết luận Qua những gì đã được thực hành ở trên, chúng ta đã nắm được những thành phần cơ bản của hệ thống tổng đài điện tử số nói chung và cụ thể là tổng đài ALCATEL 1000- E10 , cũng như các ứng dụng thực tiễn của hệ thống này. Tổng đài ALCATEL1000- E10 thực sự là một hệ thống chuyển mạch có khả năng thao tác cao và nó đã được sử dụng rộng rãi trên mạng viễn thông Việt Nam trong những năm gần đây. Với xu thế phát triển như hiện nay thì hệ thống tổng đài ALCATEL 1000- E10 cần phải được nâng cấp liên tục mới có thể đáp ứng được đầy đủ mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Trong đồ án tốt nghiệp này em không đi sâu vào các vấn đề chi tiết nhưng cũng có một cái nhìn tổng quát về nguyên tắc tổ chức hệ thống tổng đài ALCATEL-E10, từ đó tạo điều kiện vận hành, khai thác và bảo dưỡng tổng đài thuận tiện hơn. Do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bản đồ án này không thể tránh khỏi những thiêú xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn. Em xin trân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin cảm ơn thầy Trần Anh Vũ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này. Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hồng Các từ viết tắt trong OCB283 Từ viết tắt ý nghĩa ASS Tạo tuyến báo hiệu số 7 AT Bộ ghép nối đầu cuối BL Bus nội bộ BM Băng từ BSC Bộ điều khiển trạm cơ sở BSM Bus trạm đa xử lý BSS Hệ thống trạm cơ sở BT Cơ sở thời gian BTS Trạm thu phát cơ sở CAS Điểm chuyển mạch dịch vụ hoặc báo hiệu kênh kết hợp CCITT Uỷ ban tư vấn điện thoại và điện tín quốc tế CCITT NO7 Hệ thống báo hiệu kênh chung được định nghĩa bởi CCITT CCM Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (MSC) CCS7 Xem CCITT No7 CDE Hộp phân bố điện năng CCX Hệ thống ma trận chuyển mạch CLTH Bộ phối hợp các đường truyền báo hiệu HDLC CMP Bộ phối hợp đa lộ chính CMS Bộ phối hợp đa lộ thứ cấp CN Bộ tập trung số CNE Bộ tập trung số từ xa CNEM Bộ tập trung số từ xa thu nhỏ CNEP Bộ tập trung từ xa chính CNES Bộ tập trung từ xa thứ cấp CNI Bộ tập trung số nội hạt COM Xem ML COM COMA (B) ML COM đối với nhánh A (hoặc B) CRC4 Chu kỳ kiểm tra quá tải thứ 4 CSAL Bộ phối hợp cảnh báo thứ cấp CSE Bộ tập trung vệ tinh điện tử (hoặc đơn vị kết nối thuê bao điện tử) CSMP Bộ phối hợp báo hiệu đa thủ tục CNS Đơn vị truy nhập thuê bao số CT Mạch đầu cuối CTSV Bộ phối hợp xử lý tín hiệu thoại CV Bộ chuyển đổi điện áp DL Đĩa logic DM Đĩa từ DT Phân phối tín hiệu thời gian cơ sở DTMF Thiết bị đa tần âm kép ECT Module phần mềm trao đổi EL Trạm phần mềm ETN Thiết bị đầu cuối số ETSI Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu ETU Đơn vị đầu cuối tổng đài E10 Hệ thống ALCATEL 1000 E10 E10 (OCB283) Hệ thống ALCATEL 1000 E10 được trang bị với OCB283 GAS Nhóm bộ nối báo hiệu GLR Nhóm các đường ma trận GRUT Nhóm các thiết bị đầu cuối GSM Hệ thống toàn cầu đối với thông tin di động GT Bộ phát âm báo GTA Nhóm xử lý thiết bị phụ trợ GX Xem ML GX HDB3 Mã lưỡng cực mật độ cao HDLC Điều khiển đường dữ liệu mức cao HLR Bộ kiểm tra cục bộ HYP HYPervisor IAS Giao tiếp SMM với cảnh báo ICDC CSN giao tiếp với đơn vị kết nối và điều khiển ICNE Giao tiếp UCN-CNE ILR Giao tiếp các đường ma trận IN Mạng thông minh ISDN Mạng số đa dịch vụ thích hợp ISPABX Tổng đài cơ quan dịch vụ thích hợp ISUP Phần thuê bao số mạng đa dịch vụ thích hợp IT Khe thời gian (TS) hoặc ngắt ITA Thiết bị tài sản khách hàng J64 Truy nhập chuyên dụng tới các đường dữ kiện 64K bit/s LA Đường truy nhập LAPD Thủ tục truy nhập đường (kênh I) LAS Đường truy nhập LBUC Phần mềm cơ sở đơn vị điều khiển LBUT Phần mềm cơ sở đơn vị đầu cuối LCUT Phần mềm chung đơn vị đầu cuối LD Đường dữ liệu LR Đường ma trận LRE Đường ma trận ngoài LRI Đường ma trận bên trong LRS Đường ma trận ngoài LSP Đường bán thường trực MA Chương trình Marco MAL Vòng cảnh báo MAP Phần ứng dụng di động MAS Vòng cảnh báo truy nhập trạm điều khiển chính MC Bộ nhớ chung Common memory MCX Ma trận chuyển mạch chính MF Đa tần MIC Điều biến xung mã (PCM) MIS Mạch vòng liên trạm ML Máy phần mềm (thường gọi là phần mềm) MLCC ML điều khiển gọi (xử lý gọi trong ngữ cảnh thông tin di động) ML COM ML trạm điều khiển ma trận chuyển mạch ML ETA ML quản lý thiết bị phụ trợ (hoặc mạng dịch vụ) ML GS ML trạm điều khiển dịch vụ (ngữ cảnh thông tin di động) ML GX ML bộ xử lý hệ thống ma trận ML MQ ML phân bố bản tin ML MR ML bộ xử lý gọi ML OC ML bộ tạo tuyến bản tin OM ML PC ML trạm điều khiển báo hiệu số 7 ML PUPE ML bộ xử lý giao thức báo hiệu số 7. ML SABA ML mô phỏng thuê bao tương tự ML SM Phần mềm (ML) trên trạm: bộ điều khiển chức năng chung (thông tin, lưu tải, phòng vệ...) đối với mỗi trạm SM ML TR Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và thuê bao ML TX Phần mềm đo lường lưu thoại và tính cước cuộc gọi. ML URM ML bộ xử lý PCM ML Thiết bị ghi nhận thông báo MPN Thiết bị thông báo số hoặc bộ điều khiển dịch vụ thoại MPNA Thiết bị thông báo số ACATEL MQ Xem ML MQ MR Xem ML MR MSC Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động MT Xem BM MTP Phần chuyển bản tin (trong CCITT No7) ND Số thiết kế NE Số thiết bị OCOM Chức năng khai thác và bảo dưỡng được trung tâm hoá OCB283 OM Phần mềm (hoặc chức năng) khai thác và bảo dưỡng trong ALCATEL 1000 E10 OSI Liên kết hệ thống mở OVS Đơn vị th tín hiệu thoại P/R Làm việc / Chờ PC Xem MLPC PCM Điều biến xumg mã PE Trạng thái kiểm tra PLMN Mạng di động công cộng PMD Post Mortem Dump PS Điểm báo hiệu PSTN Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PTS Điểm chuyển báo hiệu (STP) PUP Đơn vị xử lý chính PUPE Xem ML PUPE PUS Đơn vị xử lý thứ cấp PU32 Đơn vị xử lý 32 bit RCX Ma trận chuyển mạch REM Mạng quản lý viễn thông RGF Bộ thu và xử lý tần số RGT Mạng quản lý viễn thông RNIS ISDN SAB Khuếch đại và lựa chọn nhánh (trong CCX) SAD Địa chỉ phụ SAM Trạm điều biến cung cấp nguồn SCSI Giao tiếp hệ thống máy tính nhỏ SDA Quay số trực tiếp SDE Trạm cung cấp nguồn SIO Dịch vụ tổng đài trung kế tuỳ ý SM Trạm điều khiển SMA Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ SMC Trạm điều khiển chính SMM Trạm bảo dưỡng SMT Trạm điều khiển trung kế SMX Trạm điều khiển ma trận SP Điểm báo hiệu SPA Originationg only lines SPB Terminating only lines SSCS Điểm điều khiển liên kết báo hiệu SSP Điểm chuyển mạch dịch vụ SSTM Bộ phận chuyển bản tin SSUR Intergrated Service digital network User Part (ISUP) SSUT Telephone user part (TUP) SSUTR2 ISDN telephone user part-version 2 SS7 Báo hiệu kênh chung số 7 ST Đầu cuối chuyển mạch STP Điểm chuyển báo hiệu STS Trạm cơ sở thời gian và đồng bộ SUP Chương trình giám sát TA/S Cuộc gọi thực hiện trên giây TC Đầu cuối tổng đài TCAP Transaction Capabilities Application Part TCBTL Bộ mạch tín hiệu cơ sở thời gian (CSNL) TE Thiết bị đầu cuối TMN Mạng quản lý viễn thông TR Xem ML ..... TRCX Bộ mạch ma trận TS Khe thời gian TSITL Bộ mạch ghép nối TCBTL TSUC Bộ mạch lựa chọnđơn vị điều khiển TSURV Bộ khuếch đại cung cấp nguồn TTN Đầu cuối điện thoại số TTRS Bộ mạch bộ chuyển đổi mã và đồng bộ hoá lại TTRSB Bộ mạch bộ chuyển đổi mã và đồng bộ hoá lại CRC4 TTY Máy in từ xa TUP Phần ứng dụng điện thoại TUTP Đơn vị đầu cuối xử lý gói TVDR Bảo vệ các đường thuê bao song song chống lại sự quá điện áp TY Đầu cuối in (trong sự liên kết với đầu cuối bộ vận hành VDU) UCN Đơn vị điều khiển số (trong CSN) UCX Đơn vị điều khiển và kết nối (trong CSN: UCN ngoại trừ GTA) URA Đơn vị truy nhập (hoặc kết nối) thuê bao (CSN hoặc CSE) URM Xem ML URM UT Đơn vị đầu cuối UTC Term identifying archive storage for the ML PUPE and ML PC UTP Đơn vị xử lý khung XBUS BUS chung tiêu chuẩn của hệ thống ALCATEL 8300 tài liệu tham khảo 1. Hệ thống chuyển mạch - Ths. Nguyễn Thị Thanh Kỳ, Ths. Vũ Thuý Hà, 2000 2. Tổng đài điện tử Aleatel 1000 E10 - Ths. Nguyễn Thị Thanh Kỳ, 1995 3. Hệ thống báo hiệu số 7 và đồng bộ - Ths. Nguiyễn Thị Thanh Kỳ. Ts. Lê Ngọc Giao, 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK2416.DOC