Đề tài Tổng quan về thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường otc)

Tài liệu Đề tài Tổng quan về thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường otc): 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG UPCoM Thị trường UPCoM (Unlisted Public Company Market) của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng thị trường OTC nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị ở Việt Nam, và là bước đệm để tiến tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại tại Việt Nam. Vì vậy lý luận tổng quan về thị trường UPCoM được dựa trên lý luận tổng quan về thị trường OTC. Để UPCoM đạt được mục tiêu đề ra chúng ta cần hiểu rõ và nắm vững cơ sở lý luận, đồng thời nghiên cứu mô hình thị trường OTC của một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam. 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG (THỊ TRƯỜNG OTC) 1.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán (TTCK) phi tập trung TTCK phi tập trung là loại TTCK xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển TTCK. Việc mua, bán chứng khoán chủ yếu được thực hiện thông qua các quầy của ngân hàng, các công ty chứng khoán (CTCK). Phươ...

pdf79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường otc), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG UPCoM Thị trường UPCoM (Unlisted Public Company Market) của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng thị trường OTC nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị ở Việt Nam, và là bước đệm để tiến tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại tại Việt Nam. Vì vậy lý luận tổng quan về thị trường UPCoM được dựa trên lý luận tổng quan về thị trường OTC. Để UPCoM đạt được mục tiêu đề ra chúng ta cần hiểu rõ và nắm vững cơ sở lý luận, đồng thời nghiên cứu mô hình thị trường OTC của một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam. 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG (THỊ TRƯỜNG OTC) 1.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán (TTCK) phi tập trung TTCK phi tập trung là loại TTCK xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển TTCK. Việc mua, bán chứng khoán chủ yếu được thực hiện thông qua các quầy của ngân hàng, các công ty chứng khoán (CTCK). Phương thức giao dịch chủ yếu là mua bán trực tiếp thủ công, thương lượng giá. Khi TTCK phát triển, hoạt động của thị trường được thực hiện bởi một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư ở các địa điểm phân tán khác nhau mà không có trung tâm giao dịch. Các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường này là chứng khoán chưa niêm yết, chủ yếu là của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc giao dịch được thực hiện thông qua mạng điện thoại, internet; giá cả chứng khoán giao dịch được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng. Chính vì vậy, TTCK phi tập trung còn được gọi là “thị trường qua quầy” - thị trường OTC (Over the counter market). TTCK phi tập trung được đặt dưới sự quản lý, điều hành của các tổ chức do pháp luật quy định và chịu sự quản lý của nhà nước. 2 Với sự phát triển của kỹ thuật tin học, TTCK phi tập trung phát triển rất mạnh và nhanh, trở thành một loại hình TTCK hiện đại. 1.1.2. Cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung 1.1.2.1. Phương thức xác lập giá trên thị trường OTC Phương thức xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên bán, khác với cơ chế đấu giá tập trung tại Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK). Hình thức khớp lệnh trên thị trường OTC rất ít phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với các lệnh nhỏ. Giá chứng khoán được hình thành qua thương lượng và thỏa thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh, đối tác trong giao dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với mỗi chứng khoán tại một thời điểm. Tuy nhiên với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như hiện nay đã dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh chứng khoán. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá được thu hẹp do diễn ra sự đấu giá giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ có việc lựa chọn giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường. 1.1.2.2. Hình thức tổ chức thị trường OTC Thị trường OTC được tổ chức theo hình thức không có địa điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán. Việc mua bán chứng khoán được diễn ra tại các địa điểm thuận tiện cho người mua và bán như tại các ngân hàng, CTCK… 1.1.2.3. Hàng hóa giao dịch trên thị trường OTC Hàng hóa giao dịch trên thị trường phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK song đáp ứng được các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các công ty mới được thành lập, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển. Ngoài ra còn có các loại chứng khoán đã niêm yết trên SGDCK. Như vậy, chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa dạng và có độ rủi ro cao hơn so với các chứng khoán niêm yết trên SGDCK. 3 1.1.2.4. Hệ thống giao dịch của thị trường OTC Thị trường OTC sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường được các đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán… Chức năng của hệ thống mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trường OTC. 1.1.2.5. Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC rất linh hoạt và đa dạng do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận giữa người mua và người bán, khác với phương thức thanh toán bù trừ đa phương thống nhất trên thị trường tập trung. Thời hạn thanh toán không cố định như trên thị trường tập trung mà rất đa dạng T+1, T+2, T+x trên cùng một thị trường, tùy theo từng thương vụ và sự phát triển của thị trường. 1.1.2.6. Quản lý thị trường OTC Cấp quản lý thị trường OTC tương tự như quản lý hoạt động của TTCK tập trung và được chia thành 2 cấp: Cấp quản lý Nhà nước: Do cơ quan quản lý TTCK quản lý theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan, cơ quan này thường là Ủy ban chứng khoán (UBCK). Cấp tự quản: Do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lý như ở Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… hoặc do trực tiếp sở giao dịch đồng thời quản lý như ở Anh, Pháp, Canada… Nhìn chung, nội dung và mức độ quản lý ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của thị trường. 1.1.2.7. Các chủ thể tham gia trên thị trường OTC Các chủ thể tham gia trên thị trường OTC gồm: 4 ¾ Nhà phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành chứng khoán, tạo ra nguồn cung hàng hóa cho TTCK. ¾ Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. 9 Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời. 9 Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các CTCK. Sự tham gia của các nhà đầu tư có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của TTCK. ¾ Các công ty chứng khoán: Các CTCK là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh. ¾ Nhà tạo lập thị trường: Các nhà tạo lập thị trường là các tổ chức tài chính được cấp phép, luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và sẵn sàng mua, bán nhằm tạo lập thị trường cho chứng khoán đó. Đây là một điểm rất đặc trưng của thị trường OTC. Các nhà tạo lập thị trường được xem là động lực của thị trường này, họ mua bán chứng khoán kiếm lời và tự chịu rủi ro. Trước hết, nhà tạo lập thị trường là các nhà kinh doanh chứng khoán. Khi nắm giữ các loại chứng khoán, họ có thể nhận được thu nhập từ chứng khoán (trái tức, cổ tức), từ chênh lệch tăng giá chứng khoán hoặc nhận được các quyền lợi khác (quyền mua cổ phiếu khi công ty phát hành thêm cổ phiếu, nhận cổ phiếu thưởng từ tổ chức phát hành). Khi tạo lập thị trường cho chứng khoán, các nhà tạo lập thị trường có thể nhận được tiền hoa hồng từ dịch vụ hỗ trợ mua, bán chứng khoán cho 5 khách hàng. Ngoài ra họ còn có thể được hưởng các quyền lợi khác như khoản miễn giảm thuế và phí giao dịch, quyền được nhận thông tin, quyền lợi từ các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, các nhà tạo lập thị trường khác với các nhà kinh doanh chứng khoán thông thường. Theo quy định họ phải luôn nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn và phải sẵn sàng mua bán một lượng chứng khoán tối thiểu theo mức giá đã cam kết khi có yêu cầu. Như vậy, với tư cách là nhà buôn, các nhà tạo lập thị trường phải thực hiện 2 nghiệp vụ chính, đó là: nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán, chi trả phát sinh, nhu cầu dự phòng thanh toán và nghiệp vụ dự trữ nhằm xác định và duy trì mức dự trữ hợp lý và cần thiết. Hay nói cách khác, nhà tạo lập thị trường thực hiện đồng thời 2 chức năng: môi giới và kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện các chức năng này, các nhà tạo lập thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về mức vốn pháp định, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ nhân lực... và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý thị trường và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trường phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm giá chứng khoán, thậm chí nguy cơ mất trắng do tổ chức phát hành bị phá sản. Họ đóng vai trò người bán khi giá chứng khoán lên và vai trò người mua khi giá chứng khoán giảm. Hơn nữa họ cần có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu bán chứng khoán của các nhà đầu tư, lượng tiền mặt cao sẽ làm tăng chi phí cơ hội. Để chống lại nguy cơ đó, các nhà tạo lập thị trường phải có quy mô vốn lớn, năng lực quản lý và giám sát tốt, khả năng đa dạng hóa đầu tư cao, quan hệ tốt với công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức khác. Thông thường các nhà tạo lập thị trường phải là các nhà đầu tư có tổ chức, các tổ chức tài chính trung gian. Song không phải tổ chức tài chính trung gian nào cũng có thể trở thành nhà tạo lập thị trường. Vấn đề này trước hết phụ thuộc vào mô hình kinh doanh chứng khoán. Tóm lại, nhà tạo lập thị trường là các thành viên tham gia trên các thị trường mua bán công cụ tài chính thực hiện theo phương thức khớp giá, thực hiện chức năng đặt các lệnh chào mua, chào bán. Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị 6 trường có tính thanh khoản cao bằng cách thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị trường 2 chiều, mua bán liên tục. Nhà tạo lập thị trường khác với nhà môi giới và nhà đầu tư chỉ đơn thuần là kiếm lời từ việc đóng vai trò trung gian và đối tác trong giao dịch. Nhà tạo lập thị trường ngoài việc đóng vai trò là nhà môi giới, nhà đầu tư, họ còn đóng vai trò là nhà cân bằng giá, tạo ra sự cân bằng, trật tự ngắn hạn trong giao dịch chứng khoán. ¾ Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: Các tổ chức liên quan đến TTCK gồm cơ quan quản lý Nhà nước, SGDCK, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán và các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm. 9 Cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK. 9 SGDCK là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên SGDCK phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK Nhà nước. 9 Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng khoán. 9 Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Qua tìm hiểu về cơ chế vận hành của thị trường OTC ta thấy được sự khác biệt giữa thị trường này với thị trường chứng khoán tập trung và thị trường tự do (thị trường chợ đen) như sau: ¾ Phân biệt với thị trường chứng khoán tập trung (SGDCK): SGDCK là một thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại SGDCK thông thường là chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng và đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết do SGDCK đặt ra. 7 Phương thức giao dịch tại SGDCK được thực hiện trên cơ sở đấu lệnh (matching order) hoặc đấu giá (price order) do các thành viên môi giới thực hiện trên cơ sở giá cả cạnh tranh tốt nhất. Tóm lại SGDCK là nơi gặp gỡ của các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng đấu giá, mua bán chứng khoán, là cơ quan phục vụ cho hoạt động mua bán chứng khoán. Như vậy, ta thấy thị trường OTC và SGDCK đều là thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý và giám sát của Nhà nước. Tuy nhiên, hai thị trường này có những điểm khác nhau như sau: BẢNG 1.1. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA THỊ TRƯỜNG OTC VÀ SGDCK Thị trường OTC SGDCK Địa điểm giao dịch Địa điểm giao dịch là phi tập trung. Giao dịch tại trung tâm cụ thể. Cơ chế giao dịch Dựa trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận, các giao dịch được thực hiện thông qua các nhà môi giới hoặc nhà tạo lập thị trường. Giao dịch thông qua đấu lệnh hoặc đấu giá tập trung. Chứng khoán giao dịch Các chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại SGDCK. Các chứng khoán của các công ty đại chúng niêm yết trên SGDCK. Giá chứng khóan Trên thị trường có nhiều mức giá cho một chứng khoán trong cùng một thời điểm. Chỉ có một mức giá cho một chứng khoán trong cùng một thời điểm. Giá tham chiếu chứng khoán Bình quân gia quyền của các giá giao dịch thỏa thuận điện Giá đóng của của phiên giao dịch trước 8 tử của ngày có giao dịch gần nhất đó. Rủi ro Độ rủi ro cao hơn SGDCK. Độ rủi ro thấp hơn thị trường OTC. Vai trò của CTCK CTCK đóng vai trò chính, các công ty này là nhà tạo lập thị trường, kết hợp với môi giới và tự doanh. CTCK chủ yếu là môi giới và tự doanh. ¾ Phân biệt với thị trường chứng khoán tự do (thị trường chợ đen) Ngoài TTCK phi tập trung, chứng khoán chưa niêm yết của các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết vẫn được giao dịch thông qua thị trường tự do (hay còn gọi là thị trường chợ đen). Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không được thanh toán tập trung, chứng khoán không được lưu ký, việc mua bán chứng khoán thông qua các nhà môi giới tự do, không được cấp phép... nên có nhiều yếu tố rủi ro mà tổ chức phát hành, công ty chứng khoán tổ chức hoạt động giao dịch không chịu trách nhiệm với nhà đầu tư. Thị trường OTC và thị trường tự do đều có địa điểm giao dịch là phi tập trung, chủ yếu áp dụng cơ chế thanh toán và xác lập giá qua thương lượng và thỏa thuận. Tuy nhiên hai thị trường này có những điểm khác nhau như sau: BẢNG 1.2. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA THỊ TRƯỜNG OTC VÀ TTCK TỰ DO Thị trường OTC Thị trường tự do Sự tổ chức Là thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý và giám sát của Nhà nước. Là thị trường không có tổ chức, không có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế giao dịch Dựa trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận, các giao dịch Giao dịch có thể thỏa thuận trực tiếp. 9 được thực hiện thông qua các nhà môi giới hoặc các nhà tạo lập thị trường. Chứng khoán giao dịch Các chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại SGDCK và được đăng ký tại TTLKCK. Tất cả các chứng khoán phát hành, kể cả chứng khoán phát hành riêng lẻ. Rủi ro Rủi ro thấp hơn TTCK tự do. Rủi ro rất cao. 1.1.3. Vai trò của thị trường OTC Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của hệ thống TTCK vì sự có mặt của thị trường này đã góp phần mở rộng thị trường dành cho các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên TTCK tập trung, tạo ra một kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp cho thị trường một phương thức giao dịch khác với phương thức của thị trường tập trung. Chính vì vậy, thị trường OTC đã góp phần hoàn thiện hệ thống TTCK, thể hiện qua một số vai trò cơ bản sau: 1.1.3.1. Hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển Thị trường OTC có những chức năng riêng biệt của mình, những chức năng này không những không lấn át, không thay thế cho chức năng của TTCK tập trung mà nó còn là một bộ phận hỗ trợ cho thị trường tập trung vì mỗi loại thị trường đều có những đặc điểm riêng tạo thành một tổng thể phục vụ đa dạng nhu cầu giao dịch chứng khoán trong nền kinh tế. Sự có mặt của thị trường OTC cùng với TTCK tập trung tạo thành hệ thống TTCK hoàn thiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cả TTCK tập trung và thị trường OTC đều thu hút nhà đầu tư đến với thị trường không chỉ bằng tính thanh khoản, bằng khả năng sinh lời mà còn bằng việc thị trường nào sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể mua bán được dễ dàng. Do vậy, việc hoàn thiện thị trường OTC không những thu hút nhà đầu tư đến với thị trường 10 này mà còn tạo ra sự cạnh tranh đối với TTCK tập trung. Đây chính là động lực để thúc đẩy TTCK tập trung ngày càng phát triển. 1.1.3.2. Tạo thị trường cho các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết Cùng với hệ thống thị trường tài chính nói chung, thị trường OTC có vai trò trong việc mở ra một kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết để huy động vốn trên TTCK tập trung, thực hiện tính thanh khoản của các chứng khoán này. Phương thức giao dịch trên thị trường này được xem là linh hoạt, đa dạng, thuận lợi cho người đầu tư trên cơ sở áp dụng kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, chất lượng cung cấp dịch vụ cho thị trường ngày càng hoàn hảo. Chính vì vậy, thị trường OTC đã góp phần hoàn thiện môi trường huy động và phân bổ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư. 1.1.3.3. Hạn chế, thu hẹp thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán Chúng ta không phủ nhận sự có mặt của thị trường tự do có vai trò nhất định đối với sự phát triển của TTCK trong giai đoạn hiện nay. Chính sự có mặt của thị trường tự do đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát hành và giao dịch chứng khoán cho các công ty muốn huy động vốn và nhà đầu tư. Đúng như tên gọi của mình, giao dịch mua bán trên thị trường tự do là do giữa các bên tự thỏa thuận, không phải chịu giới hạn trần, sàn về giá như trên thị trường tập trung và cùng với việc giao dịch mọi lúc mọi nơi đã giúp cho nhà đầu tư thuận tiện hơn trong việc mua bán và đặc biệt là có cơ hội kiếm lãi cao. Nhưng xét cho cùng sự tồn tại của thị trường này ở thời điểm hiện tại và lâu dài sẽ bộc lộ nhiều tiêu cực. Cụ thể là do thị trường tự do nằm ngoài sự quản lý của nhà nước cho nên những người hoạt động kinh doanh trên thị trường này sẽ không có môi trường giao dịch thuận lợi, không được bảo vệ quyền lợi, hoạt động trong điều kiện không công bằng, môi trường thông tin không đáng tin cậy, dễ xảy ra tình trạng tranh chấp, lừa đảo, nhà đầu tư có cơ hội kiếm lãi cao nhưng cũng phải đối 11 mặt với rủi ro cao. Chính vì vậy, hoạt động của thị trường tự do hiện tại cũng như về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK chính thức, không đảm bảo được sự phát triển ổn định, lành mạnh của TTCK. Vì vậy, việc hình thành thị trường OTC hoạt động một cách quy củ sẽ góp phần đáng kể trong việc khắc phục những hạn chế của TTCK tự do. 1.1.3.4. Tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư Thị trường giao dịch cổ phiếu OTC có tổ chức ra đời sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư tránh được những rủi ro mang tính pháp lý cũng như tình trạng mua bán chứng khoán giả mạo, thanh toán không đảm bảo và đặc biệt là tính thanh khoản kém trên thị trường, tình trạng làm giá, tung tin thất thiệt cũng sẽ được hạn chế tối đa khi nhà đầu tư có kênh thông tin chính xác, doanh nghiệp có trách nhiệm với chính cổ phiếu của họ. Đồng thời mở ra một kênh đầu tư mới ngoài các cổ phiếu đã niêm yết trên TTCK tập trung, tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ, tiếp cận TTCK một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trên đây là vị trí và vai trò hết sức quan trọng của TTCK phi tập trung đối với sự phát triển của TTCK nói riêng và đối với nền kinh tế quốc gia nói chung. Đây là những tác động tích cực không thể phủ nhận của TTCK phi tập trung. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đó thì TTCK phi tập trung vẫn có một số khiếm khuyết và hạn chế nhất định vì đây là thị trường phi tập trung nên rất khó để quản lý một cách chặt chẽ và có nhiều rủi ro trong giao dịch do tình trạng bất cân xứng thông tin, tình trạng làm giá, tình trạng cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ, tính thanh khoản kém … Vì vậy, việc lựa chọn hình thức tổ chức TTCK phi tập trung như thế nào là phù hợp để quản lý chặt chẽ và kích thích sự phát triển chung của TTCK là một đòi hỏi mang tích thực tiễn khách quan cao. 1.2. PHÂN BIỆT GIỮA THỊ TRƯỜNG UPCoM VÀ THỊ TRƯỜNG OTC Thị trường UPCoM do SGDCK Hà Nội (HNX) tổ chức và chính thức được vận hành vào ngày 24/6/2009. Đây là thị trường giao dịch chứng khoán (cổ phiếu và 12 trái phiếu chuyển đổi) của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại SGDCK TP.HCM (HoSE) hoặc SGDCK Hà Nội. 1.2.1. Cơ chế vận hành trên thị trường UPCoM: Theo quy định của SGDCK Hà Nội, cơ chế vận hành trên thị trường UPCoM gồm các nội dung chủ yếu sau: 1.2.1.1. Các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường UPCoM Các tổ chức và cá nhân tham gia trên thị trường UPCoM gồm: ¾ Tổ chức đăng ký giao dịch (công ty đại chúng): Tổ chức đăng ký giao dịch trên UPCoM là các công ty đại chúng theo điều 25 của Luật chứng khoán có chứng khoán không niêm yết hoặc bị hủy niêm yết tại các SGDCK và đã được đăng ký lưu ký tại TTLKCK Việt Nam. Các công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên UPCoM phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và trung thực của nội dung thông tin được công bố. ¾ Tổ chức cam kết hỗ trợ (Công ty chứng khoán): Tổ chức cam kết hỗ trợ phải ký hợp đồng cam kết hỗ trợ với tổ chức đăng ký giao dịch theo mẫu do SGDCK ban hành. Tổ chức cam kết hỗ trợ có các nghĩa vụ sau: 9 Chịu trách nhiệm về việc chứng khoán của công ty đại chúng do mình cam kết hỗ trợ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để đưa vào hệ thống đăng ký giao dịch của SGDCK; 9 Thay mặt công ty đại chúng do mình cam kết hỗ trợ thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán vào hệ thống đăng ký giao dịch của SGDCK. 9 Hỗ trợ tổ chức đăng ký giao dịch do mình cam kết hỗ trợ trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định: - Thường xuyên đôn đốc tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện công bố thông tin đúng quy định của pháp luật; - Hỗ trợ tổ chức đăng ký giao dịch về cách thức, nội dung công bố thông tin khi có yêu cầu của tổ chức đăng ký giao dịch; 13 - Công bố trên trang thông tin điện tử của mình những thông tin công bố của công ty đại chúng do mình cam kết hỗ trợ. 9 Trong trường hợp tổ chức cam kết hỗ trợ đã thực hiện trách nhiệm hỗ trợ tổ chức đăng ký giao dịch do mình cam kết hỗ trợ thực hiện công bố thông tin mà tổ chức đăng ký giao dịch đó vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông tin, thì trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ thời điểm thông tin cần phải được công bố theo quy định của pháp luật, tổ chức cam kết hỗ trợ phải có văn bản báo cáo UBCKNN, SGDCK về vấn đề này kèm theo những tài liệu chứng minh về việc thực hiện đúng trách nhiệm cam kết hỗ trợ của mình. 9 Tổ chức cam kết hỗ trợ phải báo cáo SGDCK trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ thời điểm chấm dứt làm tổ chức cam kết hỗ trợ cho tổ chức đăng ký giao dịch hoặc ký được hợp đồng làm tổ chức cam kết hỗ trợ mới cho tổ chức đăng ký giao dịch. ¾ Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. 9 Nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư ưa rủi ro và nhà đầu tư không thích rủi ro. 9 Nhà đầu tư có tổ chức: Công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội, công ty tài chính. ¾ Các tổ chức có liên quan đến TTCK gồm: 9 Cơ quan quản lý Nhà nước 9 Sở giao dịch chứng khoán 9 Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán 9 Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 9 Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán 9 Các tổ chức tài trợ chứng khoán 9 Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 14 1.2.1.2. Điều kiện tham gia giao dịch: Theo Quy định tại điều 7 quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại SGDCK Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chứng khoán của các công ty đại chúng được giao dịch trên thị trường UPCoM khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: ¾ Công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên và tối thiểu có 100 cổ đông sở hữu không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (điều 25 Luật chứng khóan); ¾ Chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tại TTLKCK; ¾ Được một (01) thành viên cam kết hỗ trợ; Tuy nhiên kể từ ngày 19/7/2010, để giản tiện cho tất cả các công ty đại chúng có thể tham gia đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM, điều kiện được một thành viên cam kết hỗ trợ không còn là điều kiện bắt buộc. 1.2.1.3. Trình tự đăng ký giao dịch ¾ Tổ chức phát hành lựa chọn một CTCK là tổ chức cam kết hỗ trợ và ký hợp đồng cam kết hỗ trợ; ¾ Tổ chức phát hành phối hợp với tổ chức cam kết hỗ trợ thực hiện: 9 Đăng ký, lưu ký chứng khoán của công ty đại chúng với TTLKCK; 9 Đăng ký giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng với SGDCK Hà Nội; ¾ Sau khi được chấp thuận đăng ký giao dịch, tổ chức đăng ký giao dịch công bố thông tin và hoàn tất các thủ tục đăng ký ngày giao dịch đầu tiên và đưa chứng khoán vào giao dịch. 1.2.1.4. Phương thức giao dịch ¾ Cách thức giao dịch trên UPCoM Khi bắt đầu đi vào hoạt động, thị trường UPCoM áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận với 2 hình thức: Thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường. 15 9 Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch; Đối với hình thức giao dịch này, tổ chức cam kết hỗ trợ (thành viên) có trách nhiệm thực hiện ngay lệnh của nhà đầu tư trong thời gian giao dịch của SGDCK. Trường hợp không có lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện, thành viên phải nhập lệnh ngay vào hệ thống đăng ký giao dịch theo thứ tự ưu tiên về thời gian. 9 Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này. Đối với hình thức giao dịch thoả thuận thông thường, thành viên có trách nhiệm chuyển ngay kết quả giao dịch đã được thoả thuận vào hệ thống đăng ký giao dịch trong thời gian giao dịch của SGDCK theo thứ tự ưu tiên về thời gian. Tuy nhiên trong điều kiện các CTCK chưa phát huy được hết vai trò của một nhà tạo lập thị trường thì việc áp dụng phương thức giao dịch như trên gặp nhiều hạn chế. Vì vậy nhằm làm tăng khả năng thích ứng của các CTCK và nhà đầu tư đối với phương thức giao dịch, tạo sự sôi động của thị trường, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán cũng như tính hấp dẫn của thị trường, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, kể từ ngày 19/7/2010 thị trường UPCoM áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục thay cho hình thức thỏa thuận điện tử. Khớp lệnh liên tục là phương thức trong đó giao dịch được thực hiện liên tục ngay khi có các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống. Với phương thức khớp lệnh liên tục, ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống sẽ lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó giá cả được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định như khớp lệnh định kỳ. Tuy nhiên muốn áp dụng phương thức khớp lệnh hiện đại này các SGDCK phải tiến hành nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt các chương trình xử lý lệnh và giao dịch cho khách hàng theo đúng lộ trình mà Trung tâm thông báo. Hơn nữa, nhà đầu tư cần hiểu biết hơn, nắm vững thông tin 16 hơn khi quyết định đầu tư trên TTCK, nếu không rủi ro khi đầu tư theo phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục cũng cao hơn. ¾ Đơn vị giao dịch, khối lượng giao dịch, đơn vị yết giá, mệnh giá và biên độ dao động giá: 9 Đơn vị giao dịch: Đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục là 100 cổ phiếu hoặc 100 trái phiếu. Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận. Áp dụng khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thoả thuận là mười (10) cổ phiếu hoặc mười (10) trái phiếu. 9 Đơn vị yết giá: Cổ phiếu là 100 đồng; không quy định đối với trái phiếu 9 Mệnh giá: Cổ phiếu là 10.000 đồng; trái phiếu là 100.000 đồng 9 Biên độ dao động giá: ± 10% đối với cổ phiếu; không quy định đối với trái phiếu. ¾ Thời gian giao dịch: Khi bắt đầu đi vào hoạt động, thời gian giao dịch của UPCoM là cả 2 buổi các ngày làm việc trong tuần. Buổi sáng từ 10 giờ đến 11 giờ 30 phút và buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ. Kể từ ngày 19/7/2010 thời gian giao dịch hàng ngày từ 8h30 đến 15h00, thời gian nghỉ giữa phiên từ 11h30 đến 13h30. Việc mở rộng thời gian giao dịch, có giờ mở cửa cùng với thị trường niêm yết đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia giao dịch trên cả hai thị trường và đáp ứng nhu cầu giao dịch linh hoạt của nhà đầu tư trong ngày giao dịch. Nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán trực tiếp với CTCK vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày làm việc theo quy định tại CTCK đó. ¾ Giá tham chiếu: Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch gần nhất và được công bố hàng ngày. Trường hợp cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, SGDCK chỉ nhận lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục và không áp dụng biên độ dao 17 động giá. Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá tham chiếu sẽ được xác định trong ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi giá giao dịch được xác lập trên hệ thống. Trường hợp giao dịch cổ phiếu không hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo. Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của các giá giao dịch khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu. ¾ Phương thức và thời gian thanh tóan: Áp dụng phương thức thanh toán bù trừ đa phương, thời gian thanh toán là T+3. 1.2.1.5. Quy định về công bố thông tin trên UPCoM Các tổ chức buộc phải công bố thông tin trên sàn UPCoM gồm: ¾ Tổ chức đăng ký giao dịch Theo điều 28 Quyết định 108/2008/QĐ-BTC ngày 20/11/2008 của Bộ Tài chính thì tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty đại chúng nêu tại Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 gồm: 9 Công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và báo cáo thường niên; 9 Công bố thông tin bất thường: Nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có); 9 Công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK Hà Nội; 9 Công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch cổ phiếu của các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập trong thời hạn còn bị hạn chế chuyển nhượng; 18 9 Công bố thông tin về giao dịch chào mua công khai; ¾ Thành viên Thành viên thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đối với CTCK nêu tại Mục V Thông tư số 38/2007/TT-BTC, gồm: 9 Công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm; 9 Công bố thông tin bất thường; 9 Công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN và SGDCK Hà Nội; ¾ SGDCK Hà Nội: SGDCK Hà Nội thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Mục VIII Thông tư số 38/2007/TT-BTC, gồm: 9 Thông tin về giao dịch chứng khoán tại SGDCK; 9 Thông tin về tổ chức niêm yết tại SGDCK Hà Nội, thông tin về CTCK thành viên; công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; 9 Thông tin giám sát hoạt động của TTCK. 1.2.2. Mục tiêu của thị trường UPCoM SGDCK Hà Nội đưa thị trường UPCoM vào vận hành nhằm đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất, thu hẹp hoạt động của thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán. Cùng với việc ra đời của HoSE và HNX, TTCK tự do ngầm hình thành và hoạt động song song với TTCK tập trung. Thị trường này là nơi lưu thông các loại chứng khoán chưa niêm yết. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu khá lớn về mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, TTCK tự do bộc lộ tính rủi ro cao do tình trạng thiếu thông tin giao dịch và không được quản lý. Sự thao túng, lũng đoạn về giá diễn ra ngày càng mạnh và tinh vi hơn, các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, phát hành cổ phiếu giả. Hơn nữa, giá cổ phiếu trên thị trường này còn bị thổi phồng hơn giá trị thực thực gấp nhiều lần do không có biên độ giá... Vì vậy, nếu để 19 thị trường này tiếp tục phát triển một cách tự do sẽ gây ra sự bất bình đẳng trong môi trường đầu tư chứng khoán và gây ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK tập trung. Thị trường UPCoM ra đời sẽ góp phần thu hẹp thị trường tự do vì theo quy định, chứng khoán của các công ty đại chúng phải được lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) trước khi thực hiện giao dịch và việc mua bán chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết được thực hiện tại CTCK. Thứ hai, tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư và tăng tính thanh khoản cho TTCK. Thị trường này mở ra một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư ngoài các cổ phiếu đã niêm yết trên TTCK tập trung, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận TTCK một cách nhanh chóng và thuận tiện. Nhà đầu tư sẽ tránh được các rủi ro mang tính pháp lý, tránh tình trạng mua bán chứng khoán giả mạo... đặc biệt nhà đầu tư sẽ biết rõ hơn về cổ phiếu mà mình đầu tư do các công ty đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường theo quy định. Các cổ phiếu chưa niêm yết trên TTCK tập trung khi vào UPCoM sẽ được nhiều nhà đầu tư biết đến, các nhà đầu tư có thể tìm thấy nhau, yên tâm hơn khi mua cổ phiếu, nhu cầu mua bán cũng được thực hiện thường xuyên và liên tục hơn. Điều đó khiến các giao dịch chứng khoán chưa niêm yết trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch. Thứ ba, tạo điều kiện cho các công ty đại chúng chưa đủ chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung có thể huy động vốn trên TTCK và là bước đệm quan trọng đối với các công ty chuẩn bị niêm yết trên sàn. Cũng như thị trường tài chính nói chung, thị trường UPCoM có vai trò quan trọng trong việc mở ra một kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết để huy động vốn trên TTCK tập trung, thực hiện tính thanh khoản của các chứng khoán này vì theo quy định của Luật chứng khoán, HoSE và HNX có những quy định nhất định khiến nhiều công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết, vì vậy với điều kiện giao dịch dễ dàng hơn hai sàn niêm yết, thị trường UPCoM sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này. Khi doanh nghiệp lên UPCoM, thông 20 tin về doanh nghiệp và giá cả cổ phiếu được minh bạch, do đó cổ phiếu được nâng cao tính thanh khoản, hình ảnh cũng như uy tín của doanh nghiệp được quảng bá. Hơn nữa, đây cũng là bước đệm để các công ty đại chúng tập dợt chuẩn bị lên sàn niêm yết vì hồ sơ, thủ tục để chuyển từ sàn UPCoM lên sàn niêm yết khá đơn giản so với công ty chưa lên sàn UPCoM. Do vậy, UPCoM hoàn toàn có thể là một bước đệm quan trọng để doanh nghiệp thực hiện việc niêm yết trên HoSE và HNX. Thứ tư, thúc đẩy các CTCK phát triển theo hướng nhà tạo lập thị trường và là bước đệm để tiến tới xây dựng thị trường OTC hiện đại, góp phần hoàn thiện TTCK Việt Nam. TTCK phi tập trung đóng vai trò hỗ trợ cho TTCK tập trung, nó mở rộng sự hoạt động của thị trường thứ cấp và cùng với TTCK tập trung giúp hạn chế đến mức tối thiểu sự biến động giá cả bằng cách thường xuyên kiểm tra tình hình giá cổ phiếu lẫn nhau. Vì vậy, thiếu vắng sự vận hành của TTCK phi tập trung làm cho cơ cấu TTCK Việt Nam chưa hoàn hảo, gây nên tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế xã hội. Được xây dựng với mục tiêu đưa thị trường tự do vào khuôn khổ dưới sự quản lý của Nhà nước và hướng tới xây dựng thị trường OTC hiện đại, thị trường UPCoM với những chức năng riêng biệt của mình sẽ là bộ phận hỗ trợ cho thị trường tập trung. Sự có mặt của thị trường UPCoM cùng với thị trường tập trung góp phần hoàn thiện TTCK cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để thị trường UPCoM đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có các nhà tạo lập thị trường đóng vai trò chủ đạo, tạo lập hàng hóa và dẫn dắt thị trường. Vì vậy thị trường UPCoM sẽ góp phần thúc đẩy các CTCK phát triển theo hướng nhà tạo lập thị trường. Có thể nói, những mục tiêu nêu trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta hiện nay. Hoạt động của thị trường UPCoM tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán chưa niêm yết, tạo nên sân chơi hợp pháp và công bằng cho các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời thu hẹp thị trường tự do và tiến tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại. Do vậy, việc thành lập thị 21 trường UPCoM - một thị trường có tổ chức, có sự quản lý của Nhà nước cho những cổ phiếu chưa niêm yết hoặc bị hủy niêm yết là việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy và hoàn thiện TTCK Việt Nam. 1.2.3. Phân biệt giữa thị trường OTC và thị trường UPCoM Mặc dù thị trường OTC và thị trường UPCoM đều là thị trường chứng khoán phi tập trung, có vai trò hạn chế, thu hẹp thị trường tự do, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển, tạo thị trường cho các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết... nhưng hai thị trường này cũng có những điểm khác biệt nhất định như sau: Ở thị trường OTC hiện đại, dù là những chứng khoán chưa được niêm yết tập trung nhưng cũng thỏa mãn những tiêu chuẩn nhất định về điều kiện giao dịch; các giao dịch được thực hiện thông qua nhà môi giới hoặc nhà tạo lập thị trường dựa trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận song phương giữa người mua và người bán; thời hạn và phương thức thanh toán linh hoạt. Ở thị trường này, các CTCK không chỉ dừng lại ở vai trò là người môi giới mà còn đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường. Riêng thị trường UPCoM ở Việt Nam, vì các CTCK chưa thực sự làm tốt vai trò của các nhà tạo lập thị trường nên cơ chế giao dịch trên UPCoM chưa thực sự linh hoạt, phải áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục thay cho hình thức thỏa thuận điện tử; áp dụng phương thức thanh toán bù trừ đa phương và thời gian thanh toán là T+3. 1.3. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG OTC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG UPCoM Ở VIỆT NAM Thị trường UPCoM được xây dựng trên nền tảng của thị trường OTC nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị ở Việt Nam với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do và hướng tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại. Vì vậy, việc tìm hiểu mô hình thị trường OTC ở một số số nước trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó áp dụng, cải tiến và phát triển thị 22 trường UPCoM ngày càng hoàn thiện, trở thành thị trường OTC hiện đại trong tương lai là việc làm hết sức cần thiết. Trước tiên ta tìm hiểu một số thị trường OTC nổi tiếng trên thế giới. 1.3.1. Mô hình thị trường OTC ở một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Thị trường OTC Mỹ NASDAQ (The National Association of Securities Dealers Automated Quotation) là thị trường OTC tại Mỹ, được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán Quốc gia (NASD -The National Association of Securities Dealers) và hiện đang được điều hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc. NASDAQ là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất nước Mỹ, với khoảng hơn 15.000 loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường, lớn hơn rất nhiều so với khoảng 4.500 loại chứng khoán giao dịch trên TTCK tập trung. Hệ thống giao dịch tại thị trường này được tự động hóa hoàn toàn. Hầu hết các giao dịch tại đây đều được tiến hành thông qua mạng lưới điện thoại và vi tính với doanh số lớn gấp nhiều lần so với các SGDCK. Hệ thống này nối mạng với các máy con của các hội viên thuê bao hệ thống NASD, cung cấp giá cả chứng khoán cho các thành viên để tiến hành thương lượng, đàm phán trước khi ký hợp đồng tiêu thụ chứng khoán Thị trường này có giá trị vốn hoá thị trường đứng thứ 3 thế giới (sau NYSE và Tokyo stock Exchange). Tuy không niêm yết trên sàn giao dịch, các chứng khoán OTC muốn được chào giá trên hệ thống NASDAQ cũng cần có các tiêu chuẩn không kém. Tiêu chí chứng khoán được niêm yết trên NASDAQ có nhiều loại nhưng nói chung bao gồm các tiêu chuẩn về tổng giá trị tài sản công ty, vốn và lợi nhuận, số cổ phiếu do công chúng nắm giữ, số lượng cổ đông, số lượng các nhà tạo lập thị trường. Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán trên thị trường NASDAQ quốc gia cao hơn so với thị trường NASDAQ thông thường. NASDAQ được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới, có khoảng 500 nhà tạo lập thị trường hoạt động tích cực trên thị trường này, trung bình mỗi nhà tạo lập thị trường làm nhiệm vụ tạo lập cho 8 loại cổ phiếu. Cơ chế niêm yết tự động bằng hệ thống điện tử. NASDAQ chịu sự quản lý 23 của hai cấp UBCK Mỹ (SEC) và Hiệp Hội các nhà kinh doanh chứng khoán Mỹ (NASD). Thị trường NASDAQ hiện nay đã được nối mạng toàn cầu với nhiều thị trường OTC trên thế giới. Cơ chế xác lập giá chủ yếu là thỏa thuận giá trên cơ sở báo giá tập trung, tuy nhiên có một bộ phận của thị trường (gọi là hệ thống khớp lệnh nhỏ tự động của NASDAQ – SOSE) cung cấp dịch vụ khớp lệnh tập trung đối với các lệnh nhỏ dưới 1,000 cổ phiếu. Ngoài ra Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán NASD còn cung cấp dịch vụ báo giá điện tử qua mạng NASDAQ cho hơn 15,000 chứng khoán khác không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên NASDAQ, tạo điều kiện cho những CTCK tham gia thị trường này có thể báo giá chứng khoán mà họ làm nhà tạo lập thị trường, cập nhật báo giá tức thời, truy cập thông tin về báo giá của các nhà tạo lập thị trường khác. 1.3.1.2. Thị trường OTC Nhật Bản Có hai thị trường OTC tại Nhật Bản: JASDAQ và J-NET. Thị trường JASDAQ (còn gọi là NASDAQ Nhật Bản) hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Nhật Bản (JSDA) quản lý, áp dụng cơ chế thương lượng giá tay đôi giữa các CTCK với nhau hoặc giữa CTCK với khách hàng. Luật chứng khoán sửa đổi năm 1983 đã đưa thị trường OTC vào quỹ đạo quản lý Nhà nước, cơ chế thương lượng giá được đổi sang cơ chế đấu giá tập trung. Hệ thống các nhà tạo lập thị trường gắn liền với cơ chế thương lượng giá được áp dụng lại từ năm 1987 để cạnh tranh với thị trường tập trung và tạo tính thanh khoản cho thị trường OTC. Hiện nay trên thị trường JASDAQ có 449 công ty làm nhà tạo lập thị trường. Hệ thống giao dịch và thông tin tự động qua mạng JASDAQ theo mô hình NASDAQ Mỹ được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1991 để thúc đẩy thị trường OTC. Hiện nay hệ thống này bao gồm 2 mạng, mạng giao dịch và mạng thông tin. Mạng giao dịch được sử dụng để khớp các lệnh giao dịch tự động và mạng thông tin được dùng cho các nhà tạo lập thị trường báo giá tập trung, thông báo về các giao dịch đã thỏa thuận và truyền phát các thông tin khác. Chứng khoán giao dịch trên OTC là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty có chất 24 lượng cao, công ty công nghệ hạng hai. Tiêu chí niêm yết trên JASDAQ chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn như thời gian thành lập công ty, tài sản ròng, lợi nhuận ròng, tổng giá trị thị trường của chứng khoán, số lượng cổ đông, số lượng chứng khoán lưu hành, ý kiến kiểm toán và các tiêu chí khác. Tính đến tháng 9/1997 đã có 800 chứng khoán được giao dịch trên thị trường này, tăng hơn 2,5 lần so với năm 1990. Thị trường J-NET mới được đưa vào hoạt động tháng 4/1999, đây là thị trường được thành lập mới, chịu sự quản lý trực tiếp của SGDCK OSAKA, áp dụng cơ chế thương lượng giá. Chứng khoán niêm yết trên thị trường J-NET là các chứng khoán không được niêm yết trên SGDCK OSAKA. Thành viên của SGDCK OSAKA, nhà đầu tư và Trung tâm quản lý được trực tiếp nối mạng với nhau thông qua một mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện cho các đối tượng này có thể chia sẻ thông tin thị trường. Đặc trưng của J-NET là dịch vụ rẻ - nhanh - tiện lợi, có thể truy cập trực tiếp thị trường – thông tin thị trường, người đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu và với bất kỳ ai. J-NET cũng là mạng được nối với các mạng khác trong nước và mạng quốc tế. Đây là mạng được đánh giá có tiềm năng hữu dụng lớn trong tương lai đối với TTCK trong và ngoài nước. 1.3.1.3. Thị trường OTC Hàn Quốc Thị trường OTC truyền thống của Hàn Quốc được thành lập tháng 4/1987 nhằm tạo môi trường hoạt động cho các chứng khoán không được niêm yết trên SGDCK Hàn Quốc (KSE), chịu sự kiểm soát của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán (KSDA). Tháng 4/1997, Chính phủ Hàn Quốc quyết định tổ chức lại và thúc đẩy thị trường này phát triển bằng việc thành lập thị trường mạng máy tính KOSDAQ nhằm tạo điều kiện cho các công ty vừa và nhỏ không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường tập trung có thể huy động vốn trực tiếp. Thị trường này được xây dựng theo mô hình NASDAQ (Mỹ), giao dịch qua mạng điện tử có sự kiểm soát trung tâm. Các tổ chức niêm yết trên thị trường KOSDAQ phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như mức vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ phát hành ra công chúng... Tuy nhiên việc định giá được thực hiện theo phương thức đấu lệnh tập trung tương tự như sở giao dịch. 25 Cho đến nay thị trường KOSDAQ rất phát triển, tốc độ tăng hàng năm của thị trường này lớn hơn nhiều so với thị trường tập trung và chiếm 98% tổng giao dịch trái phiếu của TTCK. Tháng 3/2000 thị trường OTC-BB theo mô hình NASDAQ OTC-BB (Mỹ) chính thức đi vào hoạt động tạo điều kiện huy động vốn cho các trái phiếu và các cổ phiếu chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên KSE và KOSDAQ. Thị trường này sử dụng mạng điện tử KOSDAQ để giao dịch tương tự như thị trường OTC-BB Mỹ. Phương thức xác lập giá trên thị trường này là phương thức thông lệnh tự động trên cơ sở tự động khớp 2 lệnh có giá và khối lượng giống hệt nhau. Thực chất đây cũng là phương pháp thương lượng giá tự động đang được áp dụng tại một bộ phận của thị trường NASDAQ Mỹ. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho thị trường UPCoM ở Việt Nam Qua tìm hiểu các mô hình thị trường OTC nổi tiếng trên thế giới, chúng ta thấy rằng: Thứ nhất, mỗi một mô hình ở mỗi thị trường đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. Sự khác nhau về tên gọi, cơ chế hoạt động, các quyền lợi và nghĩa vụ tạo ra cho các nhà tạo lập thị trường ở mỗi thị trường những nét đặc trưng khác nhau. Một mô hình thị trường có tính cạnh tranh cao giữa các nhà tạo lập thị trường như NASDAQ đã chứng minh những ưu thế của nó qua quy mô thị trường, quy mô giao dịch, qua tính chất phản ánh tự nhiên giá trị chứng khoán trên thị trường, qua tính thanh khoản. Tuy nhiên một cơ chế cạnh tranh luôn tìm ẩn những hành vi tiêu cực có thể của chính các nhà tạo lập thị trường, hoặc cũng có thể là từ các mánh khóe của các nhà đầu tư nắm được những thông tin mang tính chất nội gián mà nhà tạo lập thị trường không nắm được, điều này làm tăng rủi ro đối với các chứng khoán “trong kho” của nhà tạo lập thị trường. Thứ hai, với thị trường như NYSE, các nhà tạo lập thị trường hầu như không gặp phải rủi ro như các nhà tạo lập thị trường ở NASDAQ. Họ là người duy nhất nắm toàn bộ thông tin về duy nhất một loại chứng khoán. Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp với thị trường mà tất cả chứng khoán đều có chất lượng cao, được 26 giao dịch mạnh với khối lượng lớn, nếu không sẽ không công bằng cho những chuyên gia nhận tạo lập thị trường cho những loại chứng khoán kém chất lượng, và theo đó là kém thanh khoản. Thứ ba, mô hình thị trường với sàn điện tử đấu lệnh tập trung đã không còn tồn tại kể từ năm 2001, điều này chứng tỏ nó có những điểm không phù hợp với sự phát triển của TTCK. Trái lại mô hình tạo lập thị trường phi tập trung trên sàn điện tử đấu lệnh như Euronext hiện đang là một xu thế mới và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên đây lại là một mô hình tương đối linh động, mỗi thị trường có thể áp dụng theo các hình thức khác nhau với cơ chế hoạt động của nhà tạo lập thị trường có những điểm khác nhau nhất định. Thứ tư, tuy không niêm yết trên sàn tập trung nhưng các chứng khoán muốn được giao dịch trên OTC cũng phải đáp ứng được những tiêu chí nhất định về thời gian thành lập công ty, tổng giá trị tài sản công ty, vốn và lợi nhuận, số cổ phiếu do công chúng nắm giữ, số lượng cổ đông, số lượng các nhà tạo lập thị trường… và các tiêu chí khác. Như vậy, để phát triển và hoàn thiện thị trường UPCoM cho Việt Nam với mục tiêu thu hẹp thị trường mở và tiến tới xây dựng thị trường OTC hiện đại, chúng ta cần chú ý một số điểm sau: Thứ nhất, mô hình tổ chức hệ thống giao dịch ở thị trường UPCoM nên được trang bị hệ thống giao dịch tự động với sự ứng dụng của công nghệ thông tin hiện đại, hay nói cách khác chúng ta phải xây dựng một hệ thống giao dịch điện tử hiện đại có quy mô giao dịch qua mạng diện rộng để có thể liên kết tất cả các thành viên thị trường trên cả nước, qua đó các thành viên và nhà đầu tư đều có thể truy cập hệ thống, kết nối thông tin nhanh chóng. Điều này một mặt giúp chúng ta có thể tổ chức và điều hành nhiều loại thị trường giao dịch với nhiều hình thức giao dịch khác nhau, mặc khác sẽ hạn chế tối đa tình trạng sai lệch thông tin - một trong những nguyên nhân chủ yếu làm thiệt hại đến nhà đầu tư. Thứ hai, thị trường UPCoM đòi hỏi nhà tạo lập thị trường đóng vai trò chủ đạo, tạo lập hàng hóa và dẫn dắt thị trường. Do vậy, để phát huy tối đa hiệu quả của 27 thị trường UPCoM chúng ta phải xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường vừa chuyên nghiệp vừa hiện đại theo hướng xây dựng và phát triển các CTCK trở thành các nhà tạo lập thị trường. Để trở thành nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa, thực hiện được vai trò mà thị trường yêu cầu, các CTCK phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lực hoạt động. Đây chính là điều kiện cần thiết và quan trọng để tiến tới xây dựng một TTCK phi tập trung hiện đại trong tương lai. Thứ ba, thị trường UPCoM thu hút nhà đầu tư không chỉ qua cơ chế giao dịch, qua số lượng mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các công ty đăng ký giao dịch. Vì vậy để thị trường UPCoM đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta cần xây dựng những tiêu chí cụ thể đối với các công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM. Điều này giúp thị trường UPCoM không chỉ thu hút được nhà đầu tư mà còn thu hút được các doanh nghiệp có uy tín đăng ký giao dịch. Kết luận chương 1 Những nội dung cơ bản về thị trường OTC như khái niệm, phương thức hoạt động, vai trò, những điểm giống và khác nhau giữa thị trường OTC với TTCK tập trung và thị trường tự do; việc tìm hiểu về cơ chế vận hành, mục tiêu của thị trường UPCoM để tìm ra những điểm khác biệt giữa thị trường UPCoM và OTC cũng như việc nghiên cứu mô hình thị trường OTC của một số nước trên thế giới giúp chúng ta có một cái nhìn tương đối và rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển thị trường UPCoM trên nền tảng thị trường OTC đặt dưới sự quản lý của Nhà nước là điều cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam. Việc ra đời thị trường UPCoM không chỉ mang ý nghĩa về tổ chức thị trường, mà còn là định hướng ổn định và thu hẹp thị trường tự do vốn đang nảy sinh rất nhiều vướng mắc và xung đột lợi ích, tạo cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu quả cho các công ty đại chúng. Đồng thời hướng tới xây dựng một thị trường OTC hiện đại. 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG UPCoM VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TỰ DO 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG UPCoM 2.1.1. Quy mô niêm yết và giao dịch trên thị trường UPCoM sau một năm rưỡi đi vào hoạt động (tính đến cuối năm 2010): Ngày 24/6/2009 thị trường UPCoM chính thức đi vào hoạt động với 10 doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu với tổng khối lượng niêm yết là 123,138,182 cổ phiếu, tương đương với giá trị niêm yết là 1,231.38 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2010, thị trường UPCoM đã thu hút được 108 doanh nghiệp niêm yết với tổng khối lượng niêm yết là 1,132,680,087 cổ phiếu, tương đương với giá trị niêm yết hơn 11,326 tỷ đồng (xem phụ lục 1). Sau một năm rưỡi đi vào hoạt động quy mô giao dịch trên thị trường UPCoM được thể hiện như sau: BẢNG 2.1. THỐNG KÊ GIAO DỊCH TỪ 24/6/2009 ĐẾN 31/12/2010 KLGD GTGD UPCOM-Index phiên cuối tháng Tháng Khối lượng (cổ phiếu) Tăng/Giảm so với tháng trước (%) Giá trị (tỷ đồng) Tăng/Giảm so với tháng trước (%) Điểm Tăng/Giảm so với phiên cuối tháng trước (%) 6/09 2,134,247 35.56 81.83 7/09 6,189,183 80.11 76.06 (7.05) 8/09 4,648,788 (24.89) 62.71 (21.72) 66.16 (13.02) 9/09 7,756,569 66.85 107.03 70.67 66.67 0.77 10/09 9,337,734 20.38 134.65 25.81 72.72 9.07 11/09 5,142,972 (44.92) 70.33 (47.77) 57.98 (20.27) 12/09 4,037,826 (21.49) 51.66 (26.55) 53.82 (7.17) 01/10 5,675,667 40.56 72.86 41.04 52.43 (2.58) 02/10 4,926,628 (13.20) 63.88 (12.33) 46.74 (10.85) 29 03/10 9,012,201 82.93 126.45 97.95 44.92 (3.89) 04/10 16,612,592 84.33 255.36 101.95 47.07 4.79 05/10 18,777,173 13.03 271.97 6.50 48.97 4.04 06/10 8,820,739 (53.02) 148.66 (45.34) 48.45 (1.06) 07/10 29,400,390 233.31 542.92 265.21 52.55 8.46 08/10 11,819,579 (59.80) 181.77 (66.52) 49.28 (6.22) 09/10 9,360,605 (20.80) 139.52 (23.24) 45.67 (7.33) 10/10 6,216,510 (33.59) 93.24 (33.17) 42.35 (7.27) 11/10 12,381,406 99.17 157.74 69.18 41.18 (2.76) 12/10 11,649,168 (5.91) 131.76 (16.47) 45.19 9.74 Tổng 183,899,977 2,728.18 Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng khoán Hà Nội Tháng 6/2009: Với hơn 10 cổ phiếu giao dịch, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên ngày 24/6/2009 sàn UPCoM đạt hơn 1.05 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng tương đương giá trị xấp xỉ 19 tỷ đồng. Sau đó thị trường đã giảm điểm 3 phiên liên tiếp trong bối cảnh giao dịch trầm lắng do ảnh hưởng từ hai sàn niêm yết là HoSE và HNX, đa số các cổ phiếu đồng loạt giảm giá, tính thanh khoản thấp, nhà đầu tư chỉ tập trung vào các cổ phiếu ngành chứng khoán, giao dịch sụt giảm cả về khối lượng và giá trị. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 6/2009, chỉ số UPCoM – Index còn 81.83 điểm, giảm 18.17 điểm tương đương 18.17% so với phiên giao dịch đầu tiên. Trong tháng đầu tiên được đưa vào vận hành, KLGD trên thị trường UPCoM đạt hơn 2 triệu cổ phiếu tương ứng với GTGD khoảng 35.56 tỷ đồng. Tháng 7/2009: Thị trường vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch, tính thanh khoản chưa được cải thiện. Với đa số những phiên giảm điểm, chỉ số UPCoM-Index rơi khỏi mốc 70 điểm khi đứng ở mức 69.57 điểm vào ngày 21/7/2009. Tuy nhiên, hòa trong không khí sôi động của hai sàn niêm yết trong những phiên giao dịch cuối tháng 7, chỉ số UPCoM-Index đã bật tăng mạnh và cận kề mốc 80 điểm khi đạt 79.77 điểm vào ngày 29/7/2009, nhưng sau đó chỉ số này lại 30 quay đầu giảm và đạt 76.06 điểm ngày 31/7/2009, giảm 5.77 điểm tương đương 7.05% so với phiên giao dịch cuối tháng 6/2009. KLGD tháng 7/2009 chỉ đạt hơn 6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD hơn 80 tỷ đồng. Tháng 8/2009: Từ phiên 03/8/2009 đến phiên 14/8/2009 thị trường bức phá và tăng mạnh mặc dù có nhiều phiên điều chỉnh giảm, ngày 14/8/2009 UPCoM-Index đạt mức cao nhất với 96.54 điểm. Tuy nhiên sau đó thị trường lại đảo chiều giảm mạnh với 10 phiên giảm điểm liên tiếp mặc dù hai sàn niêm yết đã có những phiên tăng điểm ngoạn mục. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/8/2009 UPCoM-Index chỉ còn 66.16 điểm, giảm 9.9 điểm tương đương 13% so với phiên giao dịch cuối tháng 7/2009. Thanh khoản giảm mạnh khi KLGD tháng này chỉ đạt hơn 4.6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD hơn 62 tỷ đồng, giảm 24.89% về KLGD và 21.72% về GTGD so với tháng 7/2009. Có thể nói trong tháng 8, với khối lượng niêm yết khá lớn so với các mã còn lại, cổ phiếu ABI của CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường, chỉ vài chục cổ phiếu cũng có thể làm UPCoM-Index tăng hay giảm. ABI là cổ phiếu tăng trần duy nhất trên sàn này trong nhiều phiên kéo UPCoM-Index tăng mạnh, nhưng thực chất chỉ là tăng ảo do chỉ có vài chục hoặc 10 cổ phiếu được giao dịch và dư bán sàn tới vài ngàn cổ phiếu nhưng không ai mua. Khi UPCoM-Index giảm mạnh 10 phiên thì giá cổ phiếu này bị giảm hơn một nửa do giảm sàn 10 phiên liên tiếp với mỗi phiên chỉ khớp có vài chục hoặc vài trăm cổ phiếu. Đến phiên 31/8/2009 mã duy nhất giảm sàn vẫn là ABI mặc dù sau 10 phiên giảm điểm liên tiếp UPCoM-Index đã tăng trở lại ở mức 66.16 điểm khi kết thúc phiên giao dịch. Như vậy phương thức khớp lệnh thỏa thuận tại sàn UPCoM đã bộc lộ hạn chế khi không thể hiện được giá trị thực của cổ phiếu, các cổ phiếu rất dễ bị làm giá. Như thực tế nêu trên, cổ phiếu ABI dư bán sàn lớn, không ai đặt mua, nhưng nếu có ai muốn làm giá sẽ đặt mua giá trần và sẽ khớp với giá trần, chứ không phải 31 giá sàn. Điều này sẽ kéo giá trung bình của ngày lên cao để làm giá đóng cửa và mở cửa cho ngày hôm sau. Tháng 9/2009: Sau phiên tăng điểm ngày 31/8/2009, UPCoM-Index lại tiếp tục giảm thêm 4 phiên liên tiếp vào đầu tháng 9/2009, KLGD giảm mạnh có phiên chỉ khoảng 107,060 cổ phiếu được giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 9/2009, trong khi hai chỉ số của thị trường niêm yết giảm điểm thì chỉ số UPCOM-Index lại tăng nhẹ khi đóng cửa ở mức 66.67 điểm, tăng 0.51 điểm tức 0.77% so với phiên đóng cửa cuối tháng 8/2009. Thanh khoản thị trường tăng vọt khi KLGD đạt hơn 7.7 triệu cổ phiếu ứng với GTGD hơn 107 tỷ đồng, tăng 66.85% về KLGD và 70.67% về GTGD so với tháng 8/2009. Tuy nhiên, KLGD tháng 9 cao hơn tháng 8 chủ yếu vẫn nhờ cổ phiếu của các CTCK và Ngân hàng, các mã cổ phiếu này ngày càng được giao dịch nhiều hơn (trung bình 330,000 cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên). Sự chênh lệch về KLGD giữa các cổ phiếu cũng ngày càng tăng, tính riêng 4 mã có KLGD nhiều nhất đã chiếm trên 80% KLGD toàn thị trường. Tháng 10/2009: Đầu tháng 10/2009 thị trường tiếp tục xen kẽ những phiên tăng giảm điểm nhưng xu hướng chính vẫn là đi xuống, sau đó tăng dần với biên độ nhẹ. Từ phiên 12/10 thị trường bật tăng trở lại với xu hướng tăng ngày càng rõ khi có 8 phiên tăng điểm liên tiếp, tuy nhiên KLGD lại giảm nhẹ. Đến phiên 21/10/2009 đà tăng bắt đầu hãm lại và thị trường quay đầu giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 10 UPCoM-Index đạt 72.72 điểm, tăng 6.05 điểm tương ứng 9% so với phiên giao dịch ngày 30/9/2009. KLGD đạt hơn 9.3 triệu cổ phiếu tương đương KLGD hơn 134 tỷ đồng, tăng 20.38% về KLGD và 25.81% về GTGD so với tháng 9/2009. Tháng 11/2009: Tiếp tục xu hướng giảm điểm ở các phiên cuối tháng 10/2009, các phiên giao dịch trong tháng 11 chủ yếu là giảm điểm, nhà đầu tư tham gia giao dịch chủ yếu 32 mang động thái thăm dò, KLGD và thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh, nhiều mã cổ phiếu không có giao dịch trong nhiều phiên liên tiếp. Trong tổng 21 phiên giao dịch trong tháng 11/2009 chỉ có 5 phiên tăng điểm, còn lại 16 phiên đều giảm điểm với biên độ mạnh, đặc biệt là 8 phiên giảm điểm liên tục từ 18/11 đến 30/11 (ngoại trừ phiên tăng điểm vào ngày 26/11) kéo UPCoM-Index xuống còn 57.98 điểm ở phiên giao dịch cuối tháng, giảm 14.74 điểm (20.27%) so với phiên giao dịch cuối tháng 10. Các cổ phiếu có KLGD và GTGD nhiều nhất vẫn là các mã quen thuộc như APS, TAS, API, VDS và HIG. Giá giao dịch cổ phiếu UPCoM trong tháng này cũng có sự biến động mạnh khi có 14/25 mã cổ phiếu giảm giá, cá biệt có đến 3 mã giảm giá trên 30% so với phiên giao dịch bình quân cuối tháng 10 là: ABI giảm 36.72%; KMT giảm 36.51%; TNM giảm 33.33%. Bên cạnh đó cũng có những mã tăng mạnh như: CFC tăng 21%; DDN tăng 10.33% và BTC tăng 7.07%. Thanh khoản thị trường giảm mạnh khi KLGD chỉ khoảng hơn 5.1 triệu cổ phiếu tương ứng GTGD đạt khoảng 70.33 tỷ đồng, giảm gần 45% về KLGD và hơn 47% về GTGD so với tháng 10/2009. Tháng 12/2009: Sang tháng 12/2009, thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm, KLGD ngày càng giảm, có tới 6 mã không có giao dịch trong tháng là CT3, DNT, IME, KMT, TCO và TMW. Nhiều phiên có khoảng 200,000 cổ phiếu được giao dịch, thậm chí phiên 16/12 chỉ có 66,611 cổ phiếu được giao dịch với GTGD là 683.8 triệu đồng, thấp nhất từ trước đến nay. Từ phiên giao dịch ngày 24/12 trở đi mặc dù tính thanh khoản của thị trường được cải thiện do ảnh hưởng không khí sôi động của 2 sàn niêm yết nhưng thị trường vẫn trong xu hướng đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2009 UPCoM đóng cửa ở mức 53.82 điểm, giảm 4.16 điểm (7.17%) so với phiên đóng cửa ngày 30/11/2009. KLGD tháng này đạt hơn 4 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 52 tỷ đồng, giảm 21.49% về KLGD và 26.55% về GTGD so với tháng 11/2009. 33 Tháng 01/2010: Sang tháng 01/2010, dù đã được HNX tuyên bố sẽ bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục nhằm tăng cường tính linh hoạt trong giao dịch tại sàn UPCoM trong năm 2010 nhưng thị trường vẫn chưa thoát khỏi tình trạng giao dịch èo uột mặc dù KLGD có tăng hơn so với tháng 12/2009. Tháng này thị trường vẫn tiếp tục xu hướng đi xuống nhưng với biên độ nhẹ do nhà đầu tư vẫn giữ khoảng cách và thận trọng với thị trường này. Tuy nhiên KLGD và tính thanh khoản cũng đã cải thiện hơn so với tháng cuối năm 2009 (phiên có KLGD lớn nhất trong tháng là phiên 15/01 với 641,533 cổ phiếu được giao dịch; phiên có KLGD thấp nhất nhất trong tháng là phiên 27/01 với 142,937 cổ phiếu được giao dịch). Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/01/2010 UPCoM-Index đóng cửa ở mức 52.43 điểm, giảm 1.39 điểm tức 2.58% so với phiên đóng cửa ngày 31/12/2009. KLGD đạt hơn 5.6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 72.86 tỷ đồng, tăng 40.56% về KLGD và 41.04% về GTGD so với tháng cuối năm 2009. Đặc biệt mã API của Công ty CP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương ngày càng được giao dịch nhiều hơn với KLGD đứng thứ hai trên thị trường (sau APS) đạt 976,530 cổ phiếu chiếm 17.2% KLGD toàn thị trường, tương đương GTGD là 8.34 tỷ đồng. Thị trường vẫn còn nhiều mã không được giao dịch. Đặc biệt mã NT2 có khối lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch lớn nhất thị trường nhưng vẫn không có cổ phiếu nào được giao dịch trong tháng. Tháng 02/2010: Thị trường tiếp tục đi xuống, nhà đầu tư ngày càng không mặn mà với thị trường này, đặc biệt là sự đi xuống của 2 sàn niêm yết khiến nhà đầu tư mất đi niềm tin thị trường UPCoM có thể phục hồi trở lại. Chỉ sau 5 phiên giao dịch đầu tiên trong tháng, UPCoM-Index giảm xuống còn 50.32 điểm vào phiên 08/02. Sau đó thị trường tăng nhẹ trong 4 phiên nhưng cũng không cải thiện được UPCoM-Index do thị trường lại giảm mạnh trong 4 phiên tiếp theo kéo UPCoM–Index xuống mức 34 dưới 50 điểm, đóng cửa phiên 26/02 ở mức 46.74 điểm (giảm 5.69 điểm, tức 10.85% so với phiên đóng cửa ngày 29/01/2010). Như vậy chỉ trong vòng hơn 8 tháng hoạt động UPCoM – Index đã giảm hơn 50% so với giá trị ban đầu là 100 điểm vào ngày 24/06/2009. Tháng này, KLGD đạt gần 5 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 64 tỷ đồng, giảm 13.2% về KLGD và 12.33% về GTGD so với tháng đầu năm 2010. KLGD giảm một phần cũng do các ngày nghỉ Tết Âm lịch rơi vào tháng 2/2010. Tháng 3/2010: Vào những phiên nửa đầu tháng 3/2010 thị trường vẫn tiếp tục đi xuống, tuy có vài phiên tăng điểm. Giao dịch trên UPCoM vẫn khá ảm đạm. Sau nhiều phiên giảm mạnh liên tiếp UPCoM-Index bị kéo xuống mức 42.96 điểm (mức thấp nhất từ trước đến nay) vào phiên 11/3 và 15/3. Những phiên nửa cuối tháng 3 thị trường đã được cải thiện hơn do những tín hiệu vui từ 2 sàn niêm yết đã ảnh hưởng phần nào đến thị trường, giao dịch nhiều hơn, thanh khoản tăng, nhà đầu tư bắt đầu trở lại thị trường sau vài phiên tăng điểm liên tiếp. Nhưng sự phục hồi mới bắt đầu và chưa được mạnh mẽ thì thị trường lại quay đầu giảm mạnh và bắt đầu điều chỉnh tăng giảm xen kẽ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3/2010 UPCoM-Index đóng cửa ở mức 44.92 điểm, tăng 1.82 điểm tức 3.89% so với phiên đóng cửa ngày 26/02/2010. Tháng này, tình trạng giao dịch vẫn không có gì thay đổi, thị trường vẫn chỉ tập trung vào mã các CTCK. Các mã khác có KLGD không đáng kể, tình trạng nhiều mã không có giao dịch vẫn tiếp diễn, đặc biệt là các mã mới lên sàn. KLGD đạt hơn 9 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 126 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với tháng 02/2010. Tháng 4/2010: Thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm với biên độ nhẹ, UPCoM- Index đóng cửa tại ngày 29/4 ở mức 47.07 điểm (tăng 2.15 điểm tức 4.79% so với phiên đóng cửa cuối tháng 3/2010). Tuy nhiên KLGD trong tháng 4/2010 đã tăng hơn rất nhiều so với tháng 3/2010 với KLGD đạt hơn 16,6 triệu cổ phiếu tương ứng với GTGD hơn 255 tỷ 35 đồng, tăng 84.33% về KLGD và tăng gấp đôi về GTGD so với tháng 3/2010 nhờ sự đóng góp lớn từ giao dịch đột biến của cổ phiếu VDS. Tháng 5/2010: Bên cạnh những phiên giảm điểm với biên độ nhẹ, thị trường đã có những phiên tăng điểm liên tiếp, vượt qua ngưỡng 50 điểm ở phiên 5/5 và đạt mức 55.65 điểm ở phiên 10/5 trong khi cả hai sàn niêm yết điều chỉnh giảm mạnh. Sau đó thị trường lại tiếp tục giao dịch dè dặt và cầm chừng, đa số các cổ phiếu rơi vào tình trạng đứng giá hoặc không có giao dịch khiến UPCoM-Index đóng cửa tại ngày 31/5 ở mức 48.97 điểm, tăng 1.9 điểm tức 4.04% so với phiên đóng cửa cuối tháng 4/2010. KLGD tháng này đạt hơn 18 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 272 tỷ đồng, tăng 13.03% về KLGD và 6.5% về GTGD so với tháng 4/2010. Tháng 6/2010: Sang tháng 6/2010, tuy có 14/22 phiên tăng điểm, đặc biệt có tới bảy phiên tăng điểm liên tiếp vào cuối tháng nhưng UPCoM-Index chỉ đạt 48.45 điểm vào phiên 30/6, giảm 0.52 điểm tức 1.06% so với phiên cuối tháng 5/2010. Thị trường vẫn tiếp tục tình trạng có nhiều mã không được giao dịch, thanh khoản giảm mạnh so với tháng trước. KLGD đạt hơn 8.8 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 149 tỷ đồng, giảm 53% về KLGD và 45.34% về GTGD so với tháng 5/2010. Tháng 7/2010: Những phiên giao dịch đầu tháng 7/2010 thị trường có những phiên tăng điểm liên tiếp và vượt ngưỡng 60 điểm vào phiên 15/7 với mức 60.34 điểm và thanh khoản tăng đột biến. Thông tin về việc Bộ Tài chính ban hành thông tư mới cho phép UPCoM được áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và thỏa thuận thông thường thay vì phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử như trước kia; thời gian giao dịch cũng được kéo dài từ 8h30 đến 15h00 (thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30); điều kiện được một thành viên cam kết hỗ trợ không còn là điều kiện bắt buộc kể từ ngày 19/7/2010 đã thu hút được sự chú ý của giới đầu tư, dòng 36 tiền chảy vào thị trường UPCoM nhiều hơn, giao dịch sôi động và số mã tăng giá nhiều hơn trên bảng điện tử. Đồng thời tình trạng cổ phiếu không có giao dịch cũng được hạn chế. Nhưng thật bất ngờ sau khi việc sửa đổi chính thức được áp dụng thì thị trường lại liên tục những phiên giảm điểm kéo UPCoM-Index xuống còn 52.55 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 30/7, tăng 4.1 điểm tức 8.46% so phiên với giao dịch cuối tháng 6/2010. Tuy vậy, việc áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và kéo dài thời gian giao dịch đã phần nào thu hút nhà đầu tư, KLGD tháng này cao gấp 3 lần so với tháng trước, đạt hơn 29 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 543 tỷ đồng. Tháng 8/2010: Thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm điểm với biên độ nhẹ nhưng xu hướng chung vẫn là đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/8, UPCoM- Index tuột mốc 50 điểm khi đạt 49.28 điểm, giảm 3.27 điểm tức 6.22% so với phiên giao dịch cuối tháng 7/2010. KLGD ít hơn tháng trước với gần 12 triệu cổ phiếu được giao dịch ứng với GTGD hơn 181 tỷ đồng, giảm 59.8% về KLGD và 66.52% về GTGD so với tháng trước. Đa số các cổ phiếu vẫn trong tình trạng “đóng băng”, không có giao dịch tại nhiều phiên liên tiếp như: BWA, HFC, KBE, KSC, PTT, TBT... Tháng 9/2010: Sang tháng 9/2010, giao dịch tiếp tục diễn biến ảm đạm và trầm lắng. Cung - cầu chênh lệch. Lệnh vào thị trường nhỏ lẻ và thưa thớt. Sự chủ động vẫn thuộc về bên bán. Cũng giống như hai sàn niêm yết, sau nhiều phiên liên tiếp giảm, giá nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM khá rẻ nhưng vẫn không thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tình trạng đóng băng ở đa số cổ phiếu vẫn tiếp diễn. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, UPCoM-Index đạt 45.67 điểm, giảm 3.61 điểm tức 7.3% so với phiên giao dịch cuối tháng 8/2010. KLGD chỉ đạt hơn 9.3 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 140 tỷ đồng, giảm 20.8% về KLGD và 23.24% về GTGD so với tháng 8/2010. 37 Tháng 10/2010: Bước sang tháng 10/2010, thị trường vẫn tiếp tục những phiên giao dịch ảm đạm, chỉ số UPCoM-Index tiếp tục bị mất điểm khi ở phiên cuối tháng 10 còn 42.35 điểm, giảm 3.32 điểm tức 7,27% so với phiên giao dịch cuối tháng 9/2010. KLGD tiếp tục sụt giảm mạnh khi đạt hơn 6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 93 tỷ đồng, KLGD và GTGD giảm tương ứng 33% so với tháng 9/2010. Tháng 11/2010: Ở phiên giao dịch cuối tháng 11/2010, chỉ số UPCoM-Index đóng cửa ở mức 41.18 điểm, giảm 1.17 điểm tức 2.76% so với phiên giao dịch cuối tháng 10/2010. Tuy nhiên, tính thanh khoản đã được cải thiện đáng kể do giao dịch thỏa thuận tăng đột biến ở phiên giao dịch ngày 08/11 lên hơn 5 triệu đơn vị, KLGD đạt hơn 12,3 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 157.74 tỷ đồng, tăng 99% về KLGD và 69% về GTGD so với tháng 10/2011. Tháng 12/2010: Nhờ vào 4 phiên tăng điểm liên tiếp ở các phiên giao dịch cuối 2010, chỉ số UPCoM-Index đạt 45.19 điểm tại phiên giao dịch ngày 31/12/2010, tăng 4.01 điểm tức 9.74% so với phiên giao dịch cuối tháng 11/2010. KLGD đạt khoảng 11.6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 131.76 tỷ đồng, giảm 6% về KLGD và giảm 16% về GTGD so với tháng trước. Như vậy sau một năm rưỡi đi vào hoạt động chỉ số UPCoM – In dex đã mất 54.01 điểm, tức giảm hơn 50% so với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 24/6/2009. 2.1.2. Các thành viên trên thị trường UPCoM Đến ngày 31/12/2010, hệ thống đăng ký giao dịch UPCoM có 92 CTCK (xem phụ lục 2). Các thành viên này là thành viên giao dịch tại SGDCK Hà Nội hoặc là các CTCK được UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán với hoạt động tự doanh hoặc môi giới và đều là thành viên lưu ký cho các nhà đầu tư đảm bảo theo đúng quy định. Để đảm bảo được vai trò là các nhà tạo lập thị trường, các thành viên đều trang bị điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động theo quy định: 38 ¾ Có hệ thống chuyển lệnh, nhận lệnh và trạm đầu cuối đảm bảo khả năng kết nối với hệ thống đăng ký giao dịch của SGDCK Hà Nội. ¾ Có thiết bị cung cấp thông tin giao dịch, giao dịch trực tuyến của SGDCK Hà Nội phục vụ nhà đầu tư tại mỗi địa điểm giao dịch. ¾ Có đầy đủ các thiết bị công bố thông tin giao dịch cho khách hàng tại mỗi địa điểm giao dịch; ¾ Có trang thông tin điện tử đảm bảo thực hiện việc công bố thông tin giao dịch chứng khoán và thông tin công bố của CTCK. ¾ Có phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch và thanh toán đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ và tham gia đường truyền dữ liệu dùng chung theo quy định của SGDCK Hà Nội; ¾ Có hệ thống dự phòng trường hợp xảy ra sự cố máy chủ, đường truyền, điện lưới; ¾ Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính chứng khoán với tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp tốt... Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết các thành viên đều chưa thực hiện tốt vai trò là các nhà tạo lập thị trường. 2.1.3. Những thành tựu, tồn tại và hạn chế của thị trường UPCoM sau một năm rưỡi đi vào hoạt động Qua tìm hiểu về thực trạng hoạt động của thị trường UPCoM sau một năm rưỡi đi vào hoạt động ta thấy những thành tựu, tồn tại và hạn chế của thị trường UPCoM như sau: 2.1.3.1. Những thành tựu đạt được: Thị trường UPCoM được xem là trung gian giữa thị trường tự do và thị trường niêm yết. Sau một năm rưỡi đi vào hoạt động, thị trường UPCoM đã đạt được những thành tựu nhất định. 39 Thứ nhất, kết quả giao dịch của UPCoM trong giai đoạn đầu đã từng bước đạt mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức và quản lý của nhà nước. Từ 10 công ty đăng ký giao dịch đến nay trên thị trường UPCoM đã có 108 công ty. GTGD đã tăng từ 2 tỉ đồng/phiên lên hơn 10 tỉ đồng. Đặc biệt có phiên GTGD trên UPCoM lên tới 86 tỉ đồng. Sự ra đời của thị trường UPCoM cùng với việc UBCKNN công bố lộ trình đưa cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết vào đăng ký tại TTLKCK cũng là động lực khiến nhiều doanh nghiệp quyết định lựa chọn phương án niêm yết, đưa số lượng công ty niêm yết tại hai SGDCK tăng lên 643 công ty. Thứ hai, thị trường UPCoM ra đời tạo cho TTCK Việt Nam một diện mạo mới và mở ra nhiều cơ hội cho các công ty chưa nêm yết. Hiện nay có hơn 4,000 doanh nghiệp thuộc đối tượng công ty đại chúng, trong đó số doanh nghiệp đăng ký với UBCKNN là công ty đại chúng khoảng gần 1,000 doanh nghiệp. Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp này rất lớn, khi chưa có thị trường UPCoM các doanh nghiệp này phải giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do. Thị trường UPCoM ra đời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có nơi giao dịch công khai và minh bạch hơn, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và thương hiệu của mình, vì vậy việc huy động vốn của doanh nghiệp được dễ dàng hơn thông qua hoạt động phát hành chứng khoán trên TTCK, đồng thời đây cũng là bước đệm để các doanh nghiệp này tập dợt chuẩn bị lên sàn niêm yết vì hồ sơ, thủ tục cho việc chuyển từ UPCoM lên sàn niêm yết chính thức khá đơn giản so với doanh nghiệp chưa lên sàn UPCoM. Sau thời gian đăng ký giao dịch trên UPCoM, cho tới nay đã có 5 công ty chuyển sang niêm yết tại HNX. Thứ ba, thị trường UPCoM ra đời mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư. Thực tế hiện nay thị trường OTC tại Việt Nam là thị trường “chợ đen”. Trên thị trường này, giao dịch tự phát, không thanh toán tập trung, cổ phiếu không lưu ký, việc mua bán thông qua các môi giới tự do... đã và đang mang lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Do vậy, khi UPCoM - thị trường giao dịch chứng khoán của những 40 công ty đại chúng chưa niêm yết chính thức đi vào hoạt động đã giúp nhà đầu tư có thêm một sân chơi công khai, minh bạch bên cạnh hai sàn niêm yết, góp phần hạn chế những rủi ro của việc giao dịch cổ phiếu tự phát. Tóm lại, sau một năm rưỡi đi vào hoạt động, ta thấy sự tồn tại của thị trường UPCoM là hết sức cần thiết đối với TTCK Việt Nam. Thị trường UPCoM đang đi đúng hướng nhưng vẫn cần có những giải pháp phát triển phù hợp dựa trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ TTCK của các nước đi trước. Vấn đề này chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng việc tạo dựng và phát triển thị trường UPCoM là một nhu cầu tất yếu của TTCK Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thị trường UPCoM vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. 2.1.3.2. Những tồn tại và hạn chế: Sau một năm rưỡi chính thức được vận hành thị trường UPCoM còn tồn tại những hạn chế sau: Thứ nhất, quy mô thị trường còn rất nhỏ, không đạt được mục tiêu ban đầu do UBCKNN đề ra. Tính đến cuối tháng 12/2010 chỉ có 108 công ty đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, một con số rất nhỏ so với mục tiêu ban đầu mà UBCKNN đưa ra là 1,000 công ty đại chúng sẽ lên sàn UPCoM trong năm 2009. Thứ hai, thị trường UPCoM chưa thu hút được các công ty đại chúng có chất lượng, hàng hoá còn thiếu và chưa đa dạng, giao dịch tập trung tại các mã của các CTCK. Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng đều có xu hướng niêm yết trên HoSE hoặc HNX để nâng cao uy tín và thương hiệu, còn sàn UPCoM thực tế là sân chơi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung. Chỉ có một số ít mã của các doanh nghiệp lớn trên UPCoM gây được chú ý và được giao dịch thường xuyên là: APS, TAS, VDS, API, SME... Còn lại hầu hết 41 đều là các cổ phiếu nhỏ, ít thanh khoản, thậm chí có nhiều mã không có giao dịch trong nhiều phiên liên tiếp. Thứ ba, thanh khoản kém, UPCOM-Index đi giật lùi. Chính thức mở cửa ngày 24/6/2009 với 10 cổ phiếu được giao dịch, UPCoM-Index mặc định ở mức 100 điểm và đóng cửa thị trường với hơn 1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, GTGD đạt gần 19 tỷ đồng. Đến ngày 25/6 với biên độ dao động là +/-10%; UPCoM-Index đóng cửa ở mức 93.71 điểm, giảm 6.29 điểm tương ứng 6.29%. Tổng khối lượng trong phiên này giảm mạnh 60% so với ngày đầu giao dịch, chỉ đạt 380,277 cổ phiếu, trị giá 6,2 tỷ đồng. Tính đến phiên giao dịch cuối tháng 12/2010 với 108 công ty đăng ký giao dịch, UPCoM-Index đạt 45.19 điểm, mất hơn 50 điểm so với phiên giao dịch đầu tiên. Sở dĩ thị trường UPCoM còn những tồn tại và hạn chế nêu trên là do: Thứ nhất, cơ chế giao dịch trên UPCoM chưa thực sự phù hợp để thu hút nhà đầu tư. Khi mới đi vào vận hành cơ chế giao dịch trên UPCoM đã bộc lộ rõ những hạn chế khi áp dụng phương thức thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường, thời gian giao dịch buổi sáng bắt đầu từ 10 giờ đến 11 giờ 30. Thị trường này chưa thực sự sôi động và chưa thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để cải thiện tình hình nhằm thúc đẩy thị trường UPCoM phát triển, ngày 30/6/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 95/2010/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Tổ chức và Quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Được sự chấp thuận của UBCKNN, SGDCK Hà Nội đã thay đổi phương thức giao dịch và kéo dài thời gian giao dịch trên thị trường UPCoM kể từ ngày 19/7/2010, cụ thể: ¾ Thay thế phương thức giao dịch thoả thuận điện tử bằng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục. Theo đó, HNX sẽ tổ chức giao dịch đối với chứng khoán đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM theo 2 phương thức: khớp lệnh liên tục và thỏa thuận thông thường. 42 ¾ Kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày từ 8 giờ 30 đến 15 giờ (nghỉ từ 11 giờ 30 đến 13 giờ 30), thay vì buổi sáng từ 10 giờ đến 11 giờ 30 và buổi chiều là từ 13 giờ 30 đến 15giờ như trước đó. ¾ Điều kiện được một thành viên cam kết hỗ trợ không còn là điều kiện bắt buộc để được giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2010 sau hơn năm tháng thay đổi phương thức giao dịch, kéo dài thời gian giao dịch, sàn UPCoM vẫn không cho thấy sự chuyển biến tích cực. Với 108 công ty lên UPCoM, thị trường này vẫn chưa thực sự tạo được chỗ đứng và vị thế trong con mắt nhà đầu tư, thậm chí cả các công ty đại chúng chưa niêm yết. Cụ thể: ¾ Số mã đăng ký tăng nhanh nhưng thanh khoản vẫn yếu. Mở cửa với 10 công ty đăng ký giao dịch vào ngày 24/6/2009, tổng vốn điều lệ hơn 1,285 tỷ đồng. Đến nay, con số này tăng lên 108 công ty, tổng vốn điều lệ đạt hơn 11,326 tỷ đồng, trong đó 77/108 công ty có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng (điều kiện để niêm yết trên HoSE) và 31/108 công ty có vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng. Tính bình quân toàn thị trường, vốn điều lệ các doanh nghiệp lên UPCoM là 104,8 tỷ đồng/công ty. Con số này cho thấy, quy mô của doanh nghiệp trên UPCoM không thua kém các sàn niêm yết. Tuy nhiên, khối lượng và GTGD trên sàn UPCoM luôn ở mức rất thấp. Từ khi mở cửa đến nay, KLGD bình quân mỗi phiên đạt gần 520,000 đơn vị, giá trị chỉ đạt hơn 7.6 tỷ đồng (bằng 0.054% tổng giá trị vốn hóa thị trường). ¾ Thực tế cho thấy những thay đổi trong phương thức giao dịch và thời gian giao dịch đã không cải thiện được tình hình trên UPCoM. Tác động tích cực chỉ xuất hiện vài ngày trước khi những thay đổi trên có hiệu lực. Ngay sau khi có tin về sự thay đổi trên UPCoM, dòng tiền chảy mạnh vào thị trường khiến khối lượng và GTGD tăng vọt. Nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh kịch trần khiến thị trường “đột ngột” đi lên trong 11 phiên liên tiếp, hàng chục cổ phiếu tăng trần bất chấp việc quy chế giao dịch chưa hề thay đổi do nhiều nhà đầu tư kỳ vọng việc thay đổi này sẽ khiến UPCoM hấp dẫn hơn, các cổ phiếu sẽ được các “đội lái” để ý và làm giá. Chỉ trong 19 phiên giao dịch (kể từ 22/6 đến 16/7), thị trường đã có 15 phiên tăng và 4 43 phiên giảm điểm. Chỉ số UPCoM-Index tăng hơn 30.57% từ mức 46.02 điểm lên 60.09 điểm, nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM đã tăng giá hơn 100% như NBW, BTW, TNB... Tuy nhiên khi sàn UPCoM chính thức thay đổi giờ giao dịch và áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục thì thị trường này lại liên tiếp giảm điểm. Ngay tại phiên đầu tiên việc thay đổi được áp dụng, UPCoM-Index giảm mạnh (giảm 1.37 điểm tức 2.78%) so với phiên giao dịch ngày 16/7/2010 và kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2010, UPCoM-Index chỉ còn 45.19 điểm, giảm 14.9 điểm tức 25% so với phiên giao dịch ngày 16/7/2010. KLGD cũng như GTGD giảm mạnh, ngày 16/7/2010 toàn thị trường có 2.02 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, GTGD tương ứng đạt 37.21 tỷ đồng thì những phiên sau đó KLGD giảm mạnh, có những phiên chỉ có trên dưới 300,000 cổ phiếu được giao dịch. Thứ hai, các CTCK chưa làm tốt vai trò của nhà tạo lập thị trường. Các CTCK chưa tận dụng được ưu thế của phương thức giao dịch thỏa thuận nên đã ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản trên thị trường này. UPCoM được xây dựng trên nguyên tắc là thị trường OTC có tổ chức. Giao dịch OTC với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường mà trung tâm là các CTCK. Với cách tổ chức như trên UPCoM thực hiện phương thức giao dịch thỏa thuận nhằm tạo ra tính linh hoạt và giao dịch trọn gói, nhà đầu tư khi có nhu cầu mua bán chứng khoán có thể đề nghị ngay với CTCK từ đầu về khối lượng và giá. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua các CTCK chưa phát huy được hết vai trò của mình một phần là do chưa đầu tư đúng mức về nguồn lực cho thị trường UPCoM, một phần do còn cảm thấy rủi ro đối với những chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Thứ ba, cơ chế công bố thông tin đối với sàn UPCoM còn khá lỏng lẻo. UPCoM là thị trường mới ra đời, sự quan tâm và hiểu biết của các công ty và nhà đầu tư chưa đầy đủ. Nhiều công ty đại chúng còn quan niệm thị trường UPCoM là thị trường của các công ty có chất lượng thấp, do đó không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy việc minh 44 bạch thông tin là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư và doanh nghiệp an tâm khi tham gia UPCoM. Tuy nhiên, nhà đầu tư thường không nắm rõ về thông tin của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM do cơ chế công bố thông tin đối với sàn UPCoM còn khá lỏng lẻo. Các doanh nghiệp trên UPCoM ngoài việc phải công bố thông tin bất thường, chỉ phải thực hiện công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán và báo cáo thường niên. Nhà đầu tư chỉ được đọc bản cáo bạch khi doanh nghiệp chính thức giao dịch. Tình trạng công bố thông tin “nhỏ giọt” khiến nhà đầu tư chỉ hiểu biết tù mù về các công ty trên sàn này. Bên cạnh đó các CTCK còn thiếu dịch vụ hỗ trợ cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Rất ít báo cáo phân tích cổ phiếu trên UPCoM. Trên website của nhiều CTCK, cơ sở dữ liệu về UPCoM cũng không được cập nhật. Ngoài ra, một yếu tố khác khiến UPCoM chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư là có nhiều hàng hóa có tính thanh khoản cao trên 2 sàn HoSE và HNX nên sự lựa chọn của nhà đầu tư vẫn dành cho những cổ phiếu trên 2 sàn này chứ không phải UPCoM. Vì thế, chỉ số UPCoM-Index đã không thể trỗi dậy được như mong muốn của cơ quan quản lý và KLGD đến nay cũng chỉ ở mức thấp. Với những tồn tại và hạn chế nêu trên, thực tế cho thấy thị trường UPCoM thực sự chưa đạt được những mục tiêu mà SGDCK Hà Nội, nhà đầu tư và doanh nghiệp kỳ vọng. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG 2.2.1. Đánh giá hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM) TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 và chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Ngày 11/5/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 99/2007/QĐ- TTG về việc chuyển TTGDCK TP.HCM thành SGDCK TP.HCM. Ngày 08/8/2007 45 TTGDCK TP.HCM trở thành SGDCK TP.HCM với tên giao dịch quốc tế là Hochiminh Stock Exchange (HoSE). Qua hơn 10 năm hoạt động kể từ phiên giao dịch đầu tiên, SGDCK TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả. Cụ thể các mặt đạt được như sau: 2.2.1.1. Hoạt động quản lý, điều hành thị trường Tính đến thời điểm ngày 31/12/2010, SGDCK TP.HCM đã tổ chức thành công 2442 phiên giao dịch. Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông suốt. SGDCK TP.HCM luôn nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị Chính phủ và UBCKNN ban hành những chính sách, quy định kịp thời để điều tiết thị trường nhằm từng bước hoàn thiện và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường. Khi mới hoạt động, HoSE chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh trong một phiên giao dịch và mỗi tuần chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch vào các ngày thứ hai, tư, sáu trong tuần thì nay HoSE đã tăng lên 3 đợt khớp lệnh trong một phiên và mỗi tuần thực hiện 5 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, nếu như trước đây trái phiếu được tổ chức giao dịch thông qua 2 phương thức là khớp lệnh và thỏa thuận, có quy định biên độ dao động, đơn vị yết giá thì nay, căn cứ vào tình hình thị trường và kinh nghiệm quốc tế, trái phiếu được giao dịch chỉ qua phương thức thỏa thuận, không quy định biên độ và đơn vị yết giá. SGDCK TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/7/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển. Kể từ tháng 01/2009, SGDCK TP.HCM đã đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động. Ban đầu, chỉ có 2 công ty niêm yết tại HoSE là REE và SAM với tổng số vốn là 270 tỷ đồng và một vài loại trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm, đến ngày 31/12/2010 toàn thị trường có 276 công ty niêm yết với tổng số vốn khoảng 125,833 tỷ đồng. 46 Qua hơn 10 năm đi vào hoạt động, chi số VN-Index luôn có những bước thăng trầm, đạt đỉnh cao nhất vào ngày 12/3/2007 với 1,170 điểm, và rơi xuống đáy sâu vào giữa tháng 02/2009 với 235 điểm. Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ nét qua biến động chỉ số VN- Index: ĐỒ THỊ 2.1: DIỄN BIẾN CHỈ SỐ VN-INDEX TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2010 Từ khi bắt đầu họat động cho đến năm 2005, thị trường luôn trong trạng thái tẻ nhạt, ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001 thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ xoay quanh mức 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là do thị trường có quá ít hàng hóa, các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không nổi tiếng cũng như không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2007, giai đoạn này được mệnh danh là “giai đoạn bùng nổ chứng khóan” trên thị trường Việt Nam với nhiều diễn biến mà thậm chí các chuyên gia lâu năm cũng không thể dự đoán và giải thích được. VN- 47 Index chỉ khoảng 300 điểm vào đầu năm 2006 đã tăng vùn vụt lên đến gần gấp 4 lần vào ngày 12/3/2007 khi đạt 1,170 điểm. Ngay sau đó thị trường bắt đầu đảo chiều khi công chúng đầu tư nhận được nhiều lời cảnh báo rằng “TTCK Việt Nam đã phát triển quá nóng”. Từ đầu năm 2008 đến đầu năm 2009, thị trường tụt dốc không phanh. Tâm lý nhiều nhà đầu tư rơi vào khủng hoảng và chán nản. TTCK sụt giảm nhanh chóng, thậm chí giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ còn thấp hơn giá trị thực rất nhiều, kết quả VN-Index dừng lại ở đáy sâu 235 điểm vào tháng 02/2009. Từ những tháng cuối năm 2009 đến cuối năm 2010, thị trường có những phiên tăng điểm ngoạn mục bên cạnh những phiên giảm điểm liên tiếp. Cụ thể trong vòng bảy tháng từ tháng 3 đến 10/2009 thị trường đã tăng từ 235 điểm ngày 24/02/2009 lên 624 điểm ngày 22/10/2009. Tuy nhiên sau đó thị trường lại kéo dài những phiên liên tiếp giảm điểm, đạt mức 420 điểm vào ngày 25/8/2010 và bất ngờ tăng mạnh ở những phiên tiếp theo, đạt mức 455.08 điểm vào ngày 31/8/2010. Sau đó thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm điểm, trong đó có những phiên giảm liên tiếp với biên độ mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2010, chỉ số VN-Index đạt 481.4 điểm. BẢNG 2.2. QUY MÔ GIAO DỊCH NĂM 2010 TẠI HoSE Khối lượng/Giá trị Khớp lệnh Thỏa thuận Tổng cộng KLGD (cổ phiếu) 10,486,614,950 1,156,532,678 11,643,147,628 GTGD (tỷ VND) 335,525.483 40,984.883 376,510.366 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM Về việc quản lý các công ty thành viên, qua 10 năm hoạt động, số CTCK thành viên SGDCK TP.HCM không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Lúc đầu chỉ có 6 CTCK, đến nay toàn thị trường đã có 102 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên SGDCK TP.HCM với tổng số vốn đăng ký là 25,862 tỷ đồng. Các thành viên của SGDCK TP.HCM hầu hết được cấp giấy phép hoạt 48 động đăng ký kinh doanh với 05 nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại các CTCK thành viên tăng liên tục qua từng năm. Đến cuối năm 2007, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư mở tại các CTCK thành viên lên tới gần 298 ngàn tài khoản, đến cuối năm 2008 đã lên tới gần 400 ngàn tài khoản và tính đến cuối năm 2010 số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK đã lên tới trên 500 ngàn tài khỏan. 2.2.1.2. Hoạt động công bố thông tin thị trường Hoạt động công bố thông tin thị trường chiếm vị trí khá quan trọng trong việc xây dựng một TTCK hoạt động công khai, minh bạch nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho các nhà đầu tư. Nhận thức được điều đó, một mặt SGDCK TP.HCM tăng cường, kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty niêm yết, mặt khác nâng cao chất lượng, nội dung và đa dạng hóa các phương tiện công bố thông tin theo phương châm “đầy đủ, kịp thời, chính xác và dễ tiếp cận”. Hiện nay các thông tin về hoạt động chứng khoán và hoạt động của các tổ chức niêm yết được công bố thông tin theo đúng quy định và qua nhiều phương tiện như: trang Web, bản tin TTCK, màn hình điện tử đặt tại SGDCK TP.HCM và các CTCK thành viên, thông qua mạng Internet gửi đến các địa chỉ E-mail đăng ký, Fax và các ấn phẩm thường niên. 2.2.1.3. Hoạt động đối ngoại SGDCK TP.HCM đã thực hiện ký kết nhiều biên bản hợp tác với các SGDCK các nước trên thế giới như SGDCK Luân Đôn, Thái Lan, New York (Mỹ), Malaysia, Sinapore, CH Czech, Warsaw (Ba Lan), Tokyo (Nhật Bản), Hồng Kông trong các lĩnh vực về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho SGDCK TP.HCM, trao đổi thông tin giữa các SGDCK, đồng thời tạo điều kiện thực hiện niêm yết chéo giữa các Sở trong tương lai. 49 2.2.1.4. Đánh giá chung về hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh: Có thể nói tại thời điểm ra đời, SGDCK TP.HCM gặp nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh trên TTCK còn nhiều bất cập, chống chéo, chưa thống nhất..., đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Mặt khác, SGDCK TP.HCM khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân rất ít... Tuy vậy, được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ, ngành đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBCKNN, qua hơn 10 năm hoạt động, SGDCK TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung. Những kết quả mà SGDCK TP.HCM đạt được trong gần 10 năm qua là nền tảng quan trọng để TTCK tiếp tục phát triển, hướng đến mục tiêu trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2.2. Đánh giá hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội - HNX): SGDCK Hà Nội tiền thân là TTGDCK Hà Nội được thành lập theo Quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/9/2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu giá trái phiếu. Kể từ ngày 24/6/2009 TTGDCK Hà Nội chính thức được nâng lên thành SGDCK Hà Nội (HNX) và đồng thời SGDCK Hà Nội sẽ thực hiện phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM. Điều kiện đăng ký giao dịch cổ phiếu tại SGDCK Hà Nội: ¾ Vốn điều lệ: từ 10 tỷ trở lên. 50 ¾ Số lượng cổ đông: 100 cổ đông (kể cả cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp). ¾ Tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh: Có tình hình tài chính minh bạch; có lãi trong năm liền trước năm đăng ký giao dịch. ¾ Về kiểm toán báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của năm liền trước năm đăng ký giao dịch phải được kiểm tóan bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. Sau hơn 5 năm hoạt động, SGDCK Hà Nội đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng đầu tư. Cụ thể những thành tựu SGDCK Hà Nội đạt được các thành tựu như sau: 2.2.2.1. Hoạt động quản lý điều hành thị trường Năm 2009 và 2010 là năm ghi nhận sự lớn mạnh vượt bậc của HNX, đặc biệt là sự kiện TTGDCK Hà Nội được nâng lên thành SGDCK Hà Nội theo Quyết định 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ và thị trường UPCoM ra đời vào ngày 24/6/2009. Từ quy mô giao dịch nhỏ với 9 công ty đang ký giao dịch tương ứng giá trị 1,500 tỷ đồng năm 2005 thì đến ngày 31/12/2010 đã tăng lên 367 doanh nghiệp với giá trị niêm yết tương đương 63,900 tỷ đồng, quy mô giao dịch bình quân phiên đạt gần 1,000 tỷ đồng/phiên so với mức 3.7 tỷ đồng/phiên năm 2005. Về biến động giá giao dịch và chỉ số HASTC-Index: ĐỒ THỊ 2.2. DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX-INDEX TỪ 2005 ĐẾN 2010 51 Từ khi bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 14/7/2005 đến đầu năm 2006, chỉ số HNX-Index ít biến động, chủ yếu dao động quanh mức 100 điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất 89.93 điểm vào ngày 21/12/2005. Sau đó thị trường tiếp tục có những bước thăng trầm và tăng mạnh trong quý I/2007, ghi kỷ lục cao nhất kể từ khi hoạt động với 454.81 điểm vào ngày 09/3/2007, tăng 211.92 điểm tức 87.25% so với đầu năm. Tuy nhiên kể từ nửa cuối tháng 3/2007 HNX-Index bắt đầu giai đoạn điều chỉnh giảm cho đến cuối tháng 9/2007. Sang tháng 10/2007 thị trường bắt đầu tăng mạnh nhưng chỉ đến đầu tháng 12/2007 thị trường lại tiếp tục giảm mạnh và sâu, tạo đáy 107.76 điểm vào ngày 10/6/2008. Sau đó thị trường tăng trở lại đạt 194.87 điểm vào ngày 04/9/2008. Sang năm 2009 thị trường lại tiếp tục những phiên tăng rồi lại giảm, chạm đáy 78.06 điểm vào ngày 24/02/2009 và chạm mốc 186.17 điểm vào ngày 09/6/2009. Sau đó thị trường đi xuống, đặc biệt có những phiên giảm điểm mạnh khiến HNX-Index liên tục mất điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2010 HNX-Index đóng cửa tại mức 114.24 điểm. BẢNG 2.3. QUY MÔ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI HNX TỪ KHI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẾN HẾT 2010: Khối lượng/Giá trị Khớp lệnh Thỏa thuận Tổng cộng KLGD (cổ phiếu) 11,907,318,600 612,592,989 12,519,911,589 GTGD (tỷ VND) 364,866.287 18,263.689 383,129.977 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội SGDCK Hà Nội thực hiện cơ chế đấu giá bán cổ phần DNNN cổ phần hoá, bán bớt cổ phần nhà nước nắm giữ một cách công khai, minh bạch trên cơ sở cung cấp cho công chúng đầu tư đầy đủ thông tin về doanh nghiệp để tham dự đấu giá, khắc phục được tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ như trước đây. Hoạt động này được đông đảo các nhà đầu tư tham gia và hưởng ứng trong đó bao gồm nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là sự tham 52 gia rất đông đảo của các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư nước ngoài đã làm cho hoạt động đấu giá tại SGDCK Hà Nội trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Tính đến hết năm 2010, SGDCK Hà Nội đã tổ chức 196 phiên đấu giá với tổng số cổ phần chào bán là 1,170,388,867 cổ phần, trong đó tổng số cổ phần trúng giá là 819,841,312 cổ phần, đạt 70% so với tổng số cổ phần chào bán. Tổng số tiền Nhà nước và doanh nghiệp thu được hơn 27,011 tỷ đồng, thu lợi gần 19 tỷ đồng so với giá trị cổ phần tính theo mệnh giá. Với kết quả như trên, ta có thể thấy được hiệu quả cũng như lợi ích khi thực hiện đấu giá phát hành chứng khoán sơ cấp thông qua SGDCK Hà Nội. Bên cạnh thị trường niêm yết cổ phiếu truyền thống, SGDCK Hà Nội đã tổ chức và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ từ tháng 9/2009 với hệ thống giao dịch hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của giao dịch trái phiếu chính phủ, phù hợp với định hướng phát triển TTCK Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Trong những năm qua, SGDCK Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác đấu thầu TPCP để huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Với 206 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ đã được tổ chức, tổng số vốn huy động cho ngân sách nhà nước là 69,388 tỷ đồng. Hoạt động đấu thầu được tổ chức thường xuyên và tập trung tại SGDCK Hà Nội không những đã huy động được một lượng vốn đáng kể phục vụ kịp thời cho các công trình trọng điểm của quốc gia mà còn giúp giảm được lãi suất huy động, giảm gánh nặng trả lãi cho ngân sách Nhà nước, góp phần định hướng và bình ổn lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, trong năm 2009, SGDCK Hà Nội đã tổ chức thành công việc đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, huy động được hơn 460 triệu đôla với lãi suất trúng thầu bình quân 3.4%, mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc huy động ngoại tệ của Chính phủ qua kênh đấu thầu trái phiếu. Tính đến nay, số lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết trên SGDCK Hà Nội đã đạt số lượng 1,803 trái phiếu với quy mô thị trường trái phiếu đạt 225,188 tỷ đồng. Thị trường trái phiếu Chính phủ đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các CTCK trong và ngoài nước tham gia giao dịch. 53 Về quản lý các công ty thành viên, SGDCK Hà Nội hiện có 102 CTCK – là các CTCK được UBCKNN cấp phép kinh doanh chứng khoán đối với hoạt động tự doanh hoặc m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_thi_truong_upcom_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan