Tài liệu Đề tài Tổng quan về thẻ thanh toán: LỜI MỞ ĐẦU
&
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006 và đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập, một trong những vấn đề đó là phải hoàn thiện hệ thống thanh toán. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Đề án nêu rõ, đối với khu vực dân cư thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM và POS của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, nhằm...
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về thẻ thanh toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
&
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006 và đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập, một trong những vấn đề đó là phải hoàn thiện hệ thống thanh toán. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Đề án nêu rõ, đối với khu vực dân cư thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM và POS của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác. Như vậy, bên cạnh khu vực công và khu vực doanh nghiệp thì khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong mục tiêu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư thì chi tiêu cho hàng tiêu dùng là những phát sinh kinh tế mang tính chất thường xuyên, ổn định, phổ biến. Phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt thẻ tại các điểm bán lẻ sẽ góp phần rất lớn đưa phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt vào cuộc sống của người dân. Thị trường bán lẻ Việt Nam trong nhiều năm qua phát triển rất mạnh mẽ. Với mức sống ngày càng được nâng cao và xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế và văn hóa, các kênh phân phối truyền thống của thị trường này như chợ, cửa hàng bán lẻ đang dần bị thay thế bởi các siêu thị, trung tâm thương mại. Siêu thị đã trở thành kênh phân phối phù hợp với lối sống văn minh, hiện đại và có vai trò quan trọng
đến phát triển sản xuất, kích thích tiêu dùng, văn minh thương nghiệp, thói quen mua sắm, mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm....
Như vậy, việc phát triển mạng lưới thanh toán qua thẻ cho mục đích mua sắm, tiêu dùng của đại đa số người dân hiện nay là cần thiết, là xu hướng phát triển tất yếu khách quan. Đồng thời, có thể nói siêu thị là một trong những điểm mấu chốt đề thay đổi thói quen dùng tiền mặt của đa số người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.
Với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu và góp phần hoàn thiện hơn về dịch vụ thẻ thanh toán trong siêu thị, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển thanh toán thẻ trong siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh”
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của hệ thống thanh toán thẻ và hệ thống siêu thị cũng như thực trạng thanh toán thẻ trong hệ thống siêu thị ở TP.HCM hiện nay. Trong đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát các siêu thị bán lẻ với hình thức kinh doanh tổng hợp. Với sự đa dạng về chủng loại và giá cả hàng hóa, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, những siêu thị này thu hút được một lượng khách hàng đông đảo hơn với nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau. Như vậy việc tìm hiểu về hoạt động thanh toán của khách hàng và siêu thị sẽ có góc nhìn bao quát hơn thông qua nghiên cứu loại siêu thị này. Do đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các siêu thị bán lẻ với hình thức kinh doanh tổng hợp.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động thanh toán qua thẻ tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, xác định những tồn tại và hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, góp phần phát triển hệ thống thanh toán thẻ tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, cũng là một bộ phận của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp cụ thể được sử dụng:
Phương pháp chọn mẫu, thống kê mô tả để đưa ra một cái nhìn bao quát về tình hình thanh toán thẻ trong các siêu thị tại TP.HCM.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, khảo sát, lấy ý kiến khách hàng đề nắm được thực trạng thanh toán thẻ trong siêu thị đứng ở các góc độ ngân hàng, siêu thị và khách hàng.
LỜI CẢM ƠN
ÐÑ
Qua thời gian học tập bốn năm và một tháng thực tập và nghiên cứu tại TRUNG TÂM THẺ NHTMCP Đông Á , tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường tôi chưa được biết và đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa QTKD trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản làm nền tảng, đặc biệt là cô giáo: ThS. Phạm Hải Nam đã tạo mọi điều kiện và tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm và viết khoá luận. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc và các anh chị trong Trung Tâm Thẻ của NH TMCP Đông Á đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể vận dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn. Nhờ đó tôi mới hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập và làm bài luận văn , do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên ko tránh khỏi những sai sót.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. quý thầy cô tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM . BGD cùng các anh chị tại Trung Tâm Thẻ NHTMCP Đông Á. Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công trong công việc.
NHẬN XÉT
( Của giảng viên hướng dẫn )
TP. Hồ Chí Minh
Ngày Tháng Năm 20
GVHD
ThS. PHẠM HẢI NAM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN
1.1.1 Khái niệm và phân loại thẻ thanh toán
1.1.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán :
Theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận”.
Ngoài ra còn có một số khái niệm khác về thẻ thanh toán:
- Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính hay các công ty.
- Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng.
- Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp.
- Thẻ thanh toán là một phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính với các điểm thanh toán. Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Nói chung, thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại do ngân hàng hoặc các tổ chức được phép phát hành và cung cấp, và người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.
1.1.1.2 Phân loại thẻ thanh toán
Có nhiều cách phân loại thẻ thanh toán: Phân loại theo công nghệ sản suất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ….
- Phân loại theo công nghệ sản xuất. Có 3 loại:
+ Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật thô sơ dễ bị giả mạo.
+ Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): Dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin sau mặt thẻ. Là loại thẻ mà các thông tin của chủ thẻ vừa được dập nổi ở
mặt trước của thẻ vừa được mã hóa trong băng từ ở mặt sau của thẻ. Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và khớp với nhau.
+ Thẻ thông minh (SmartCard): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, có đặc tính bảo mật và an toàn rất cao, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, gắn vào thẻ một chip điện tử có cấu tạo như một máy tính hoàn hảo.
Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:
Thẻ tín dụng (Credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. Gọi là thẻ tín dụng là vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chi thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (Delayed Debitcard) hay chậm trả.
Thẻ ghi nợ (DebitCard): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn.
Thẻ rút tiền mặt (Cashcard): Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
Theo phạm vi lãnh thổ.
Thẻ trong nước (thẻ nội địa): Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thẻ quốc tế: Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Phân loại theo chủ thể phát hành
Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng.
Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Là các loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, các công ty xăng dầu lớn phát hành như Diner’s Club, 1.1.2. Lịch sử hình thành và Quá trình phát triển của thẻ
Thẻ thanh toán đã có mặt từ rất lâu đời trên thế giới. Nhưng vào thời gian trước đây, loài người vẫn chưa thực sự nhận ra chúng. Hình thức sơ khai ban đầu của những chiếc thẻ thanh toán lúc đó chỉ là những miếng gỗ, mảnh đá được dùng để ghi lại
các thông tin giao dịch, thông tin thanh toán. Năm 1730, Christopher Thornton- một doanh thương về đồ nội thất đã quảng cáo chương trình mua trả góp đầu tiên trong
lịch sử thương mại loài người. Từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, những người Tallymen bán trang phục cho khách hàng bằng cách trả góp hàng tuần. Họ được gọi là Tallymen vì hồ sơ trả tiền của khách hàng được lưu giữ và tính toán trên một miếng gỗ, tiền nợ được ghi trên một đầu và trả tiền hàng tuần được ghi trên đầu kia.
Đến năm 1914 thì sự ra đời của phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng được ghi nhận. Khi đó, công ty điện báo hàng đầu Hoa Kỳ là Western Union đã cung cấp một dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Theo đó, công ty này phát hành một tấm thẻ bằng kim loại và một số thông tin được in nổi trên thẻ, bao gồm 2 chức năng cơ bản là nhận dạng khách hàng và lưu giữ thông tin. Thấy được sự tiện lợi của Western Union, một số công ty xăng dầu của Mỹ đã nhảy vào phát hành một số loại thẻ cho khách hàng. Công ty General Petrodium đã phát hành thẻ tín dụng xăng dầu đầu tiên vào năm 1924, thẻ tín dụng cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ tại các cửa hàng xăng dầu của công ty họ trên cả nước Mỹ. Từ những hình thức sơ khai của thẻ thanh toán như miếng gỗ, mảnh đá trước đây thì tấm thẻ kim loại được xem như là tiền thân của tấm thẻ nhựa sau này.
Cùng với sự phát triển của loài người, của khoa học công nghệ và các kỹ thuật điện toán đã thúc đẩy thẻ thanh toán ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Sau đây là một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thẻ thanh toán:
- Vào năm 1951, Frank X. Mcnamara đã thành lập công ty đầu tiên phát hành thẻ tín dụng, cung cấp 200 thẻ tín dụng đầu tiên cho những người giàu có ở New York và những thẻ này được sử dụng ở 27 nhà hàng sang trọng ở New York, có tên là Diner’s Club.
- Sau Diner’s Club, vào năm 1958, công ty American Express tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng. Và mục tiêu họ phát triển thẻ là trong lĩnh vực giải trí và du lịch với sản phẩm thẻ American Express.
- Cũng trong năm 1958, khi đó ngân hàng Mỹ phát hành thẻ BankAmericard xanh, trắng và vàng cung cấp cho người sử dụng lựa chọn trả tiền trong tài khoản dưới hình thức trả góp.
- Năm 1966, một tập đoàn Mỹ có tên gọi Western States’ BankCard Association đã mở rộng quan hệ tới những tập đoàn tài chính khác và bắt đầu tung ra thị trường loại thẻ MasterCharge.
- Năm 1972, các công ty dầu hỏa với mạng lưới trạm xăng dầu dày đặc cũng phát hành loại thẻ tín dụng riêng cho khách hàng thân thiết của họ.
- Vào năm 1977, National BankAmericard thành lập một loại thẻ mang tên thẻ Visa, một tên thương hiệu đơn giản, dễ nhớ, có thể phát âm gần như giống nhau trong tất cả ngôn ngữ. Cái tên Visa nhận được sự đồng tình ở mức độ rộng cùng với tính linh động của nó.
- Năm 1979, tập đoàn thẻ xanh dương của Pháp ký kết với Bank American để phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa. Từ nay, người Pháp có thể trả tiền ở nước ngoài nhờ tấm thẻ này.
- Cũng trong năm 1979, thẻ MasterCharge được đổi tên thành MasterCard để chứng tỏ vị thế thống lĩnh thị trường và phát triển thêm những dịch vụ mới.
- Năm 1983, MasterCard đi đầu trong việc sử dụng công nghệ ảnh 3 chiều dùng tia laser với mục đích tạo độ an toàn cao cho thẻ.
- Năm 1989, các ngân hàng tìm cách tạo an toàn tối đa cho các giao dịch thẻ. Sau 7 năm thử nghiệm, họ đã chọn việc sử dụng con bọ điện tử. Nhà nghiên cứu Pháp Roland Moreno hợp tác với Công ty Cii-Honeywell Bull phát minh hệ thống “bất khả xâm phạm” này cho thẻ thanh toán….
Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát
1.1.1.3 Mô tả kỹ thuật về thẻ thanh toán
Đặc điểm chung
Chất liệu: Plastic
Kích cỡ tiêu chuẩn: 5,5cm * 8,5cm
Các thông tin cần có trên thẻ: Nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số hiệu của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực.
Các thông tin chi tiết ở mặt trước và sau của thẻ:
Mặt trước của thẻ: Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế, loại thẻ, tên tổ chức ngân hàng phát hành thẻ, biểu tượng của thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, họ và tên chủ thẻ, ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành….
Thẻ chip là loại thẻ nhựa trên đó có gắn một chíp vi xử lý như một máy tính nhỏ. Bộ xử lý và mô đun bảo mật phần cứng (HSM) của chip có tính năng xử lý thông tin, lưu giữ thông tin, lưu giữ thông tin bí mật, xử lý mã hóa và thông tin đầu vào và
đầu ra (I/O). Phần mềm bao gồm hệ điều hành, các ứng dụng, các khoá bảo mật, số liệu về chủ thẻ.
Về cơ bản, cấu tạo thẻ chip cũng tương tự như cấu tạo thẻ từ. Cũng bao gồm các yếu tố trên thẻ như: Thưong hiệu, tên và logo của tổ chức phát hành, biểu tượng của thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ…. Điểm khác biệt ở đây đó chính là thẻ được gắn một bộ mạch tích hợp như một con chip điện tử có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Ngoài ra, thẻ thông minh còn có thể có một hình ảnh 3 chiều để tránh các vụ lừa đảo. Thẻ thông minh cung cấp rất nhiều tính năng vượt trội so với thẻ từ truyền thống như khả năng lưu trữ, khả năng bảo mật an toàn thông tin, hỗ trợ nhiều ứng dụng và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu lưu trên thẻ. Ngoài ra thẻ thông minh rất bền, có tuổi thọ khá cao (các nhà cung cấp cho biết thẻ có thể được đọc và ghi lại tới 10.000 lần trước khi bị hỏng).
Có 3 loại thẻ chip đang được sử dụng trên thế giới đó là: thẻ chip tiếp xúc, thẻ chip phi tiếp xúc, thẻ chip giao diện kép. (1) Thẻ chip tiếp xúc vẫn có những đặc điểm giống với thẻ từ chỉ khác có gắn một chip vi xử lý. (2) Thẻ chip phi tiếp xúc (còn gọi là thẻ tiếp xúc gần) là loại thẻ nhựa được gắn ăng ten, ứng dụng công nghệ tần suất radio (RF). Loại thẻ này khi sử dụng không cần tiếp xúc trực tiếp vào đầu máy đọc thẻ trong khoảng cách cho phép là dưới 10cm, phù hợp với môi trường giao dịch nhanh. (3) Thẻ chip giao diện kép là loại thẻ vừa có giao diện tiếp xúc vừa có giao diện phi tiếp xúc. Chủ thẻ chỉ cần một tài khoản đối với chip tiếp xúc, phi tiếp xúc và giải từ.
1.2 CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ LOẠI THÔNG DỤNG HIỆN NAY
Tên và logo ngân hàng
Số thẻ
Họ tên chủ thẻ
loại thẻ
Thời gian phát hành và hiệu lực của thẻ
1.2.1. Cấu tạo của thẻ từ
Hình 1.1: Mặt trước của thẻ từ
Giải từ tính
Chũ ký khách hàng
Thông tin liên quan
+ Mặt sau của thẻ: Giải từ tính, băng chữ ký, và một số thông tin liên quan…
Hình 1.2: Mặt sau của thẻ từ
1.2.2. Cấu tạo của thẻ thông minh
Hình 1.3: Thẻ thông minh
1.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THANH TOÁN THẺ
1.3.1. Khách hàng tham gia thanh toán
- Tổ chức thẻ quốc tế
Là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình, đồng thời đưa ra những quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và sản phẩm đa dạng như: tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB, công ty thẻ Diner’s Club….
- Ngân hàng phát hành
Là ngân hàng tự mình phát hành thẻ mang thương hiệu riêng hoặc được tổ chức thẻ quốc tế, công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Ngân hàng phát hành là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó phát hành, thể hiện đó là sản phẩm của mình.
Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ đối với khách hàng. Ngân hàng có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành tận dụng được ưu thế của bên thứ
ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và những ưu thế về vị trí địa lý. Tuy nhiên cũng phải chịu chấp nhận rủi ro về tài chính bởi ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho bên thứ ba làm ngân hàng đại lý của mình trong việc phát hành thẻ. Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành được gọi là ngân hàng đại lý phát hành.
- Ngân hàng thanh toán (ngân hàng đại lý)
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn. Ngân hàng thanh toán sẽ cung cấp cho các ĐVCNT thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ, hướng dẫn đơn vị cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản lý và xử lý những giao dịch thẻ tại các đơn vị này. Thông thường ngân hàng thanh toán sẽ thu từ các ĐVCNT một mức phí chiết khấu cho việc chấp nhận thanh toán thẻ của đơn vị, nó có thể tính phần trăm trên giá trị mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ. Mức chiết khấu cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược của ngân hàng với ĐVCNT.
Trên thực tế có rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ thẻ còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.
- Chủ thẻ
Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền sử dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện ngân hàng quy định. Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm thẻ phụ, cả thẻ chính và thẻ phụ cùng chi tiêu chung một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với ngân hàng. Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ có chấp nhận thẻ (ĐVCNT), các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy
rút tiền tự động. Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo quy định của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê (statement).
- Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
Các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng như một phương tiện thanh toán được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Các ngành kinh doanh của các ĐVCNT trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ đến các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân bay.... Tại nhiều nước trên thế giới khi thẻ ngân
hàng đã trở thành một phương thức thanh toán thông dụng, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu trưng của thẻ xuất hiện rộng rãi tại các cửa hàng. Ở Việt Nam, các ĐVCNT tập trung chủ yếu tại các ngành hàng, dịch vụ phục vụ cho người nước ngoài như hàng thủ công mỹ nghệ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, các đại lý bán vé máy bay. Mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu nhất định nhưng bù lại các ĐVCNT thông qua đó thu hút được một khối lượng khách hàng lớn, bán được nhiều hàng hơn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của đơn vị.
Để trở thành ĐVCNT của một ngân hàng nhất thiết đơn vị đó phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh. Cũng như các ngân hàng phát hành thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán cũng tiến hành đánh giá lựa chọn ĐVCNT. Chỉ có những đơn vị có hiệu quả kinh doanh cao, có khả năng thu hút được nhiều giao dịch thanh toán thẻ thì ngân hàng mới có thể thu hồi được vốn đầu tư cho các đơn vị đó và có lãi.
1.3.2. Thủ tục phát hành và thanh toán thẻ
Theo quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
“Điều 6: thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
1. Thủ tục phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng
a. Đối với khách hàng.
Để được sử dụng thẻ ngân hàng khách hàng phải thực hiện các thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ.
Sau khi được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận khách hàng phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với ngân hàng phát hành thẻ.
Nếu phải lưu ký tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thẻ, khách hàng lập lệnh chi trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.
b. Đối với ngân hàng phát hành thẻ.
Khi nhận được giấy yêu cầu sử dụng thẻ và các giấy tờ liên quan của khách hàng, ngân hàng phát hành thẻ kiểm tra, xem xét thẩm định nếu đủ điều kiện sử dụng thẻ thì làm các thủ tục cấp thẻ cho khách hàng (chủ thẻ): lập hồ sơ theo dõi thẻ đã phát hành, giao thẻ cho chủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ ký nhận.
2. Thủ tục thanh toán thẻ
Thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.
Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ.
- Ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ quy trình thanh toán thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ.
- Tại các đơn vị chấp nhận thẻ: Khi chủ thẻ xuất trình thẻ mua bán hàng hóa, dịch vụ, đơn vị chấp nhận thẻ phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc kiểm tra bằng mắt để kiểm tra:
+ Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ.
+ Đối chiếu số thẻ của khách hàng với thông báo về danh sách thẻ bị tứ chối thanh toán của ngân hàng phát hành thẻ.
+ Đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức thanh toán (do ngân hàng thanh toán quy định).
+ Kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người cầm thẻ xem người cầm thẻ có phải là chủ thẻ không (trong trường hợp có nghi ngờ đối với người cầm thẻ).
- Sau khi kiểm tra nếu thẻ đầy đủ điều kiện thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ, yêu cầu chủ thẻ ký trên hóa đơn thanh toán, đối
chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký của chủ thẻ trên thẻ (nếu có). Hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ được lập 3 liên sử dụng như sau:
+ 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ
+ 1 liên lưu tại đơn vị chấp nhận thẻ
+ 1 liên kèm theo các hóa đơn thanh toán (đơn vị chấp nhận thẻ lập cuối ngày hoặc theo định kỳ thỏa thuận thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ) gửi cho ngân hàng thanh toán thẻ để thanh toán.
- Tại ngân hàng thanh toán thẻ: Nhận được bảng kê kèm các hóa đơn thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến, sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ.
- Việc thanh toán giữa ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ về số tiền thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên qua các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng.”
1.3.3. Thiết bị máy POS thanh toán thẻ trong siêu thị
Thiết bị thanh toán thẻ phổ biến trong các siêu thị hiện nay là các máy cà thẻ POS, sau đây là một số thông tin về thiết bị thanh toán này.
- Khái niệm: POS là thuật ngữ viết tắt của “Point of sale” (hay point of service). Là một thiết bị phục vụ cho việc thanh toán, bán hàng trực tiếp, thường được đặt tại quầy thanh toán trong các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, sân
bay cho đến các cửa hàng bán lẻ.... Một chiếc máy POS có thiết kế khá nhỏ gọn, chiếm một diện tích nhỏ, dễ dàng lắp đặt, do đó nó phù hợp với mọi quầy thanh toán. Bên cạnh đó, một chiếc
máy POS chỉ có giá từ 500 -700 USD. Và đối tượng của các máy POS khá phổ biến là các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
- Phân loại:
Các ngân hàng hiện nay đầu tư nhiều loại máy POS khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hai loại máy có thể sử dụng tiếng Việt:
+ Loại thứ nhất: Máy POS đơn, nhỏ gọn, khách hàng nhập mã số PIN vào trực tiếp trên máy. Để bảo mật thông tin cho khách hàng, nhân viên tại các điểm chấp nhận
thẻ thường đưa máy cho khách hàng nhập mã PIN sau đó đặt trở lại vị trí cũ để kết nối với hệ thống và thực hiện các giao dịch.
+ Loại thứ hai: Máy có PIN PAX kèm theo để giúp khách hàng nhập mã PIN khi giao dịch. Điều này giúp việc bảo mật thông tin của khách hàng được tốt hơn.
Ngoài ra còn có một số loại máy POS không dây hiện đại, sử dụng công nghệ GSM và màn hình cảm ứng khác, không khác gì một chiếc điện thoại di động. Đối với các loại máy này, bên cạnh các tính năng như máy POS thông thường, chiếc máy này có thể mang đi khắp nơi như trên xe buýt, tàu lửa, tàu thủy… và sử dụng vào nhiều mục đích khác như đăng ký mở thẻ và nhiều ứng dụng khác nữa nhờ vào công nghệ nhận dạng được chữ ký và sự bảo mật tuyệt đối.
- Chức năng của máy POS: Phục vụ cho việc thanh toán hàng hoá tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng…. Thanh toán phí dịch vụ như điện, nước, điện thoại…. Thực hiện các giao dịch như kiểm tra số dư, chuyển khoản. Riêng đối với ngân hàng Đông Á, chủ thẻ còn có thể rút tiền tại các cửa hàng của Công ty cổ phần Vàng - Bạc - Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thông qua hệ thống máy POS.
- Các bước thanh toán thẻ trên máy cà thẻ POS trong siêu thị
Các bước giao dịch:
+ Bước 1: Đưa thẻ cho nhân viên bán hàng để họ cà thẻ qua máy POS.
Hình 1.5: Các thiết bị thanh toán
+ Bước 2: Nhân viên bán hàng sẽ nhập số tiền cần thanh toán vào máy rồi nhấn Enter.
+ Bước 3: Quý khách tự nhập số PIN của mình để đảm bảo bí mật số PIN.
+ Bước 4: Máy POS in ra 03 hóa đơn, quý khách được yêu cầu phải ký tên trên cả 3 hóa đơn (Chữ ký của chủ thẻ trên hóa đơn phải giống với chữ ký trên dải băng từ ở mặt sau của thẻ).
Trong việc thanh toán thẻ, ngoài máy POS ra, còn có cả hệ thống các thiết bị thanh toán khác được kết nối với nhau nhằm phục vụ tốt hơn việc thanh toán trong siêu thị nói chung và thanh toán thẻ nói riêng. Đối với một siêu
thị hiện đại ngày nay đó là các thiết bị không thể nào thiếu được: máy đọc mã vạch hàng hoá, máy tính, máy hiển thị thông tin thanh toán, máy in hoá đơn và két đựng tiền….
1.4. LỢI ÍCH VÀ RỦI RO KHI THANH TOÁN QUA THẺ
1.4.1. Lợi ích khi thanh toán qua thẻ
- Đối với chủ thẻ
+ Lợi ích đầu tiên đối với người sử dụng thẻ là sự an toàn trong cất trữ tài sản của mình là tiền vì việc cất giữ tiền mặt có thể sảy ra mất cắp, cướp giật ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản. Nhưng khi sử dụng thẻ thanh toán nếu mất thẻ thì khả năng bị mất tiền cũng khó xảy ra nếu chủ thẻ có thể báo cho ngân hàng của mình để phong tỏa tài khoản thẻ. Hơn nữa, dù có được thẻ cũng khó có thể sử dụng vì thẻ có chữ ký, mã PIN của chủ thẻ. Khi dùng thẻ để thanh toán chủ thẻ có thể kiểm tra lại các giao dịch của mình thông qua bảng sao kê để tránh được tổn thất do nhầm lẫn.
+ Sử dụng thẻ thanh toán có thể tiết kiệm chi phí, thời gian khi cần chuyển tiền hay thanh toán các dịch vụ như: điện nước, truyền hình cáp, internet... vì không phải đến ngân hàng hay trạm thu phí để thực hiện giao dịch. Người sử dụng thẻ không cần phải mang theo tiền bên mình cũng có thể mua được hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào mà không phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng.
+ Tốc độ thanh toán nhanh chóng tạo thuận lợi cho các giao dịch, tăng tốc độ quay vòng vốn lợi nhuận tăng lên. Tiền tạm thời dư trong tài khoản còn được hưởng lãi suất không kỳ hạn, khi giữ tiền mặt thì không nhận được khoản lợi tức này.
+ Người sử dụng thẻ được cấp hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng, hay thực hiện thấu chi với thẻ ghi nợ, để mua hàng hoá dịch vụ ngay cả khi không có tiền để giải quyết kịp thời những phát sinh cần đến tiền.
+ Người sử dụng thẻ có thể kiểm tra, quản lý các khoản thu chi của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Đối với đơn vị chấp nhận thẻ là siêu thị
+ Tăng doanh số bán hàng vì khách hàng sẽ tiêu dùng nhiều hơn do không bị hạn chế về lượng tiền mặt mang theo và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng thẻ đặc biệt là khách hàng quốc tế (chủ thẻ của các ngân hàng Liên minh thẻ Việt Nam, của các Hiệp hội thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB, Amex, Diner’s Club) khi đến Việt Nam du lịch hay làm việc. Trong điều kiện xu
hướng sử dụng thẻ ngày càng phổ biến, lượng khách quốc tế ngày càng nhiều, việc chấp nhận thanh toán thẻ cũng là một yếu tố cạch tranh quan trọng so với các đối thủ khác.
+ Đa dạng hoá phương thức thanh toán, tạo sự hài lòng cho khách hàng bằng việc cung cấp cho khách hàng phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Tạo điều kiện thực hiện bán hàng qua internet, mở rộng đối tượng mua hàng trong và ngoài nước. Giảm chi phí bán hàng, kho quỹ và các chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt, mở rộng lợi nhuận tăng hiệu quả kinh doanh.
+ Được trang bị thiết bị thanh thanh toán hiện đại, doanh thu bán hàng được tự động chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng đảm bảo an toàn, chính xác, tránh được rủi ro tiền giả và được hưởng lãi hàng ngày.
+ Quảng bá thương hiệu trên website và các ấn phẩm của ngân hàng phát hành, các hiệp hội thẻ quốc tế đến hàng triệu chủ thẻ trong nước và quốc tế.
+ Trong điều kiện hiện nay của thị trường bán lẻ ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như trong cả nước, các kênh phân phối, bán lẻ hiện đại đang thể hiện xu thế chiếm lĩnh thị trường của mình, trong điều kiện mở cửa thị trường bán lẻ cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam từ đầu tháng 1 năm 2009 và những định hướng của chính phủ trong việc phát triển các kênh phân phối hiện đại đang mở ra những trang mới cho thị trường bán lẻ trong nước, hướng tới những kênh phân phối hiện đại đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hoá hiện đại, phù hợp với sở thích và lối sống văn minh hiện đại. Với xu thế chung của thị trường siêu thị và đặc điểm của siêu thị là thu hút được số lượng lớn khách hàng, số lượng giao dịch nhiều, khối lượng giao dịch tương đối lớn, khách hàng dễ dàng lựa chọn so sánh các sản phẩm, là nơi đáp ứng được hầu hết các nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân nên các siêu thị là nơi tập trung đông đảo người dân tham gia giao dịch, làm giảm lượng tiền mặt cần cho hoạt động mua sắm của người dân. Siêu thị sẽ trở thành nơi mua sắm thường xuyên của người dân nên hệ thống siêu thị sẽ là điểm mấu chốt để tạo ra bước nhảy trong phát triển hệ thống thanh toán qua thẻ, dần thay đổi nền kinh tế tiền mặt của Việt Nam hiện nay. Xây dựng hệ thống thanh toán qua thẻ trong hệ thống siêu thị tạo điều kiện cho những người có thẻ ngân hàng có điều kiện thanh toán trực tiếp thay vì phải dùng thẻ để rút tiền tại các máy ATM rồi lại
dùng tiền này để chi trả khi mua hàng hoá trong siêu thị. Và một khi thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi trong hệ thống siêu thị, mọi người có thể tiếp cận dịch vụ thanh toán này một cách dễ dàng tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu sử dung thẻ thanh toán trong các giao dịch khác của người dân, tạo ra một tác động lan truyền mạnh mẽ
sang các loại hình dịch vụ khác giúp cải thiện thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam hiện nay.
- Đối với ngân hàng
+ Hoạt động phát hành thẻ giúp ngân hàng tăng lượng vốn huy động. Mỗi khách hàng khi muốn mở tài khoản thẻ tại ngân hàng đều nhằm mục đích gửi thanh toán hay tiết kiệm không kì hạn trong tài khoản của mình. Nhờ vậy mà hệ thống ngân hàng có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng tín dụng với chi phí thấp.
+ Khi phát hành thẻ, ngân hàng phát hành sẽ nhận được các loại phí như: phí phát hành, phí thường niên, lãi từ cấp tín dụng (với thẻ tín dụng), lãi thấu chi (thẻ ghi nợ)....
+ Khi lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán nhiều hơn ngân hàng dễ dàng lôi kéo họ sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng mình mỗi khi những người này có nhu cầu như: chuyển khoản, mua bán ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu.... Ngoài ra, họ còn tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng dễ dàng quảng bá hình ảnh của mình thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng.
+ Với tư cách là trung gian thanh toán được hưởng một khoản hoa hồng từ ngân hàng phát hành. Đồng thời mở rộng quan hệ với các ngân hàng phát hành tạo ra mối quan hệ theo chiều ngược lại, tạo điều kiện nâng cao uy tín và chất lượng trong dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đại lý có thể mở rộng phạm vi thanh toán của mình, nâng cao uy tín của mình thông qua mối liên hệ với các tổ chức thẻ quốc tế.
- Đối với xã hội
+ Một khi thẻ thanh toán trở nên thông dụng sẽ giảm được áp lực tiền mặt trong xã hội. Giảm được hàng chục tỷ đồng hàng năm phải bỏ ra để in ấn, kiểm tra, thay mới, bảo quản tiền mặt.... Tránh được rủi ro tiền giả, mất cắp, cướp giật.... Các
khoản thu nhập của cá nhân đều được thể hiện qua tài khoản ngân hàng, đây có thể là một công cụ để hạn chế tình trạng tham nhũng hiện nay.
+ Nâng cao mức sống người dân, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận hàng hoá dịch vụ tốt nhất từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước với chi phí thấp hơn.
+ Các phương tiện thanh toán tăng lên làm hàng hoá dịch vụ lưu thông dễ dàng hơn, kích thích tiêu dùng cá nhân của tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định thúc đẩy kinh tế phát triển. Khi lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng giảm xuống làm tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng, hạn chế được hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế, tạo thuận lợi cho hoạt động đều tiết, quản lý tiền tệ của nhà nước.
1.4.2. Rủi ro khi thanh toán qua thẻ
- Rủi ro về môi trường pháp lý: Các ngân hàng đã phát hành thẻ lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1996 nhưng thanh toán thẻ vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với
Việt Nam nên các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này chưa đầy đủ và đang dần hoàn thiện.
- Rủi ro về mặt kinh tế: Hiện nay thu nhập của người dân chưa cao, rủi ro trong khả năng thanh toán của chủ thẻ tương đối cao. Các tổ chức phát hành thẻ cần tiến hành nghiên cứu thị trường thật cẩn thận và ứng dụng công nghệ hiện đại cho thiết bị nghành thẻ. Việc đầu tư vào nghành thẻ cần có thời gian dài hơn để tạo được bước đột phá.
Trong điều kiện vĩ mô như trên ban điều hành các tổ chức phát hành thẻ cần phải am hiểu nhất định về thị trường thẻ trong nước để có những kế hoạch đúng đắn trong chiến lược phát triển và những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.
- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Rủi ro khi cho vay thấu chi, là hoạt động tín dụng nên chứa đựng rủi ro tín dụng vốn có mà còn gặp khó khăn khi hoạt động thẩm định và cấp tín dụng không diễn ra đồng thời khi chủ thẻ cố tình sử dụng nhiều giao dịch dưới hạn mức, dẫn tới tổng số dư vượt trội rất nhiều so với hạn mức được cấp.
- Rủi ro khi phát hành thẻ: Thẻ đang được sử dụng chủ yếu là thẻ từ có nguy cơ bị làm thẻ giả khá cao. Đặc biệt, hành vi này rất khó bị phát hiện nếu ĐVCNT thông đồng với tội phạm để sử dụng thẻ giả mạo này.
- Rủi ro về mặt kỹ thuật: Đây là những rủi ro xảy ra do lỗi của người quản lý, máy móc hay tội phạm công nghệ cao làm cho hệ thống thanh toán không hoạt động được hay hoạt động không chính xác gây tổn thất cho ngân hàng, chủ thẻ, hay ĐVCNT vì số lượng các giao dịch quá lớn không thể kiểm tra, ngăn chặn kịp thời. Rủi ro này đang được ngân hàng hạn chế bằng việc áp dụng các chuẩn mực thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế để quản lý hệ thống thanh toán, phát hành thẻ.
- Rủi ro do người sử dụng thẻ: Khi người sử dụng thẻ hoặc cán bộ thẻ để mất thẻ hoặc lộ thông tin cá nhân lên quan đến tài khoản của chủ thẻ. Thẻ thanh toán tương đối nhỏ gọn nên dễ dàng bị mất.
Khi sử dụng thẻ thanh toán vẫn có những rủi ro nhất định nhưng những rủi ro này ngày càng được hạn chế bởi việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc phát hành thẻ, quản lý hệ thống thanh toán thẻ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thẻ thanh toán đã xuất hiện từ rất lâu trên giới, ra đời từ nhu cầu thanh toán của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và các chiến lược thay thế tiền tệ trong lưu thông, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Các tổ chức
phát hành thẻ không ngừng gia tăng các chức năng, tiện ích cho những chiếc thẻ thanh toán cũng như hạn chế tối đa những rủi ro khi giao dịch qua thẻ.
Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ngày càng cao, sự phát triển của các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại là tất yếu khách quan. Sự ra đời của các siêu thị được coi là một trong những cuộc “cách mạng” hữu ích nhất đối với người tiêu dùng trong lĩnh vực lưu thông phân phối hàng hóa. Siêu thị là loại hình kinh doanh bán lẻ mang nhiều đặc tính ưu việt như: kinh doanh đa dạng các loại hàng hóa, giá cả hợp lí, hàng hóa đảm bảo chất lượng, phương thức thanh toán hiện đại….
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ có liên quan đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế như: tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan được xác định trong các qui định về thủ tục phát hành và thanh toán thẻ do ngân hàng nhà nước ban hành. Việc thanh toán mang lại lợi ích cho các bên liên quan nhưng cũng đi kèm với những rủi ro nhất định.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ ĐÔNG Á TRONG CÁC SIÊU THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 NHỮNG NÉT SƠ LƯỢC VỀ NHTMCP ĐÔNGÔNG
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Các cổ đông lớn
• Văn phòng Thành ủy TP.HCM
• Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
• Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận
• Tổng Công ty May Việt Tiến
• Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
• Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)
Mạng lưới hoạt động
• Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 150 chi nhánh và phòng giao dịch.
• Hơn 900 máy giao dịch tự động – ATM
• Gần 1500 điểm chấp nhận thanh toán bằng Thẻ - POS
Công ty thành viên
• Công ty Kiều hối Đông Á (1 Hội sở và 5 Chi nhánh)
• Công ty Chứng khoán Đông Á
2.1.2 Một số nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh
Định hướng hoạt động:
Ngân hàng Ðông Á xác định "Ðáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu hợp lý của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng" là chính sách cạnh tranh để đưa Ngân hàng Ðông Á trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
Ðể thực hiện được chính sách trên, Ngân hàng Ðông Á cam kết:
- Luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải tiến và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
- Từ ban lãnh đạo đến nhân viên Ngân hàng Ðông Á đều được đào tạo về kỹ năng và trình độ theo yêu cầu của từng công việc, và nhận thức rõ về tầm quan
trọng của việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định mang lại sự thành công cho Ngân hàng.
- Sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Ngân hàng.
2.1.3 Giới thiệu trung tâm thẻ của NHTMCP Đông Á
Bối cảnh thành lập.
- Hiện nay hầu như toàn bộ các ngân hàng thương mại đều quan tâm đến nghiệp vụ phát triển đại lý và nghiệp vụ phát triển thẻ. Cũng như các Tổ chức tài chính khác DAB nhận thấy thị trường thẻ là một thị trường giàu tiềm năng, nhu cầu của dân cư vào lĩnh vực này khá nhiều đặc biệt là khi nền kinh tế nước ta ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao.
- Trên cơ sở đó, ngày 09/02/1996 Ngân hàng DAB đã quyết định thành lập Trung Tâm Thẻ DAB với tên giao dịch là DAB BankCard Center
- Trung tâm thẻ NH Đông Á là một bộ phận kinh doanh hạch toán đầy đủ nhưng không có tư cách pháp nhân, trực thuộc Ngân hàng Đông Á (DAB), có chức năng điều hành và quản lý các dịch vụ.
Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 01/07/1992 Ngân hàng TMCP ĐÔNG Á đã quyết định thành lập Trung Tâm Thẻ DAB với tên giao dịch là DAB BankCard Center
- Ngày 27/04/1996 : DAB công bố chính thức là thành viên của tổ chức MasterCard, phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ MasterCard tại Việt Nam .
- Tháng 04/1997 : chấp nhận thanh toán thẻ Visa.
- Ngày 20/04/2000 DAB cung cấp một loại hình dịch vụ mới đó là dịch vụ trợ giúp toàn cầu “ DAB World Assist “ do AXA Assistance là một trong những công ty bảo hiểm và trợ giúp y tế hàng đầu trên thế giới phối hợp cùng Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam cung ứng .
Bên cạnh đó, DAB cũng đã kết hợp cùng Ngân Hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) phát hành thẻ tín dụng quốc tế cho khách hàng của HSBC, thẻ ghi nợ quốc tế như DAB Visa Electron_Citi, DAB Visa Electron_VDC,DAB VisaElectron_Vera, DABVisa Electron_SaigonTourist.
Chức năng:
Trung Tâm Thẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (gọi tắt là Trung Tâm Thẻ) là một bộ phận kinh doanh hạch toán đầy đủ nhưng không có tư cách pháp nhân, trực thuộc Ngân hàng thương mại DAB , có chức năng điều hành và quản lý các dịch vụ thẻ ngân hàng do Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á phát hành độc lập hay chấp nhận thanh toán với tư cách là thành viên của
các tổ chức quốc tế về thẻ ngân hàng có liên quan trên cơ sở chính sách định hướng do Ban Tổng Giám Đốc DAB quyết định .
Nhiệm vụ:
* Tổ chức việc phát hành thẻ ngân hàng :
Tổ chức việc phát hành thẻ ngân hàng trên cơ sở chính sách định hướng của Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc DAB , phát hành các loại thẻ ngân hàng dưới các hình thức
- Thẻ ngân hàng DAB
- Thẻ ngân hàng DAB với các thương hiệu của các Tổ chức thẻ thanh toán quốc tế mà DAB là thành viên chính thức ( MasterCard , Visa )
- Thẻ ngân hàng DAB liên kết với các tổ chức thương mại khác ( DAB -SGCOOP, DAB-SG TOURIST , DAB-MAILINH , DAB-PHUOC LOC THO ).
* Phát triển mạng lưới đại lý chấp nhận thanh toán thẻ :
- Trung Tâm Thẻ thực hiện chính sách phát triển và kinh doanh đại lý theo đúng chủ trương của Ban Tổng Giám Đốc DAB, phát hành và chấp nhận thanh toán thông qua việc hướng dẫn, cung cấp thông tin, phương tiện giao dịch hiện đại nhằm đạt được các hợp đồng đại lý với mức chiết khấu phù hợp. Ngoài ra, khuyến khích các đại lý của các ngân hàng khác giao dịch với DAB trong mọi lĩnh vực hoạt động có liên quan đến ngân hàng.
* Tổ chức tài chính kế toán cho hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng :
Trung Tâm Thẻ là một đơn vị hạch toán đầy đủ , việc kế toán đặt dưới sự hướng dẫn của phòng kế toán với hệ thống sổ sách và số liệu phản ánh được hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của trung tâm.
* Quản lý dữ liệu thông tin :
Trung Tâm Thẻ đảm bảo các thông tin về giao dịch thẻ ngân hàng có liên quan được cập nhật và xử lý chính xác , duy trì việc khai thác ổn định hệ thống vi tính có liên quan .
* Tổ chức hành chính quản trị và nhân sự :
- Trung Tâm Thẻ trực tiếp quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả các tài sản , máy móc thiết bị và các phương tiện khác để phục vụ các công tác liên quan đến dịch vụ thẻ .
- Quản lý, nghiên cứu và đề xuất lên Ban Tổng Giám Đốc kế hoạch nhân sự , bố trí , đề bạt , khen thưởng , kỉ luật nhân sự trực thuộc theo đúng qui chế nhân viên của DAB
2.2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN
2.2.1. Về phía các nhà cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán
Từ năm 2001, thị trường thẻ mới có những chuyển biến rõ nét và thực sự chuyển mình từ năm 2005 trở lại đây. Trong giai đoạn này, chúng ta được chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ thanh toán. Cả ngân hàng quốc doanh lẫn ngân hàng thương mại cổ phần đều triển khai các dịch vụ thẻ như Dongabank,
Saigonbank, Sacombank, Agribank, OCB… với việc ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống và đồng loạt tung ra nhiều thương hiệu thẻ khác nhau. Các loại thẻ
được phát hành và sử dụng khá phong phú bao gồm thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế. Đặc biệt trong năm 2005, thị trường thẻ Việt Nam còn chứng kiến sự liên minh giữa DAB và Saigonbank, mở ra một thời đại mới cho việc hợp tác cùng nhau phát triển trong lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ và hấp dẫn này.
2.2.2. Về các sản phẩm, dịch vụ cung ứng từ thẻ
Theo NHNN Việt Nam, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, khoảng 150% -130%/năm. Đến cuối năm 2008, sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay vẫn là thẻ ghi nợ nội địa, với tên gọi phổ thông là thẻ ATM (chiếm khoảng 92,9%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế ( chiếm 3,64%), thẻ tín dụng quốc tế (chiếm khoảng 3,16%) và thẻ tín dụng nội địa (chỉ chiếm 0,3%). Sự tham gia tích cực của các NHTM với việc cho ra đời nhiều loại thẻ với tính năng phong phú, các dịch vụ gia tăng đi kèm không ngừng ra đời. Chiếc thẻ ghi nợ không chỉ đơn thuần được
dùng để rút tiền tại máy ATM, mà đã được tích hợp nhiều tiện ích khác như vấn tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT, trả phí định kỳ các khoản phải trả thường xuyên (điện nước, điện thoại, internet,…). Một số ngân hàng còn cho phép dùng thẻ để mua hàng trực tuyến tại các siêu thị, chợ online như: www.chodientu.vn hay www.123mua.com.vn. Hàng loạt thương hiệu thẻ nổi tiếng được ra đời như Connect24, Vietcombank SG24, một phiên bản mới của Connect24 đánh dấu sự hợp tác giữa Vietcombank với công ty Truyền thông sáng tạo Việt Nam, Vạn Dặm của BIDV, E-Partner với các phân khúc thị trường như G-Card, C-Card, Pink- Card, S-Card của Vietinbank, thẻ F@stAccess của Techcombank, ATM LucKy của OCB cũng như thẻ đa năng của DAB,…. Gần đây, DAB đã phối hợp với các trường đại học cao đẳng để cho ra thẻ sinh viên kết hợp thẻ đa năng Đông Á. Đây được xem là một bước đột phá mới mang ý nghĩa thực tiễn rất cao.
Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ phát hành qua các năm
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
2.2.3. Về cơ sở hạ tầng thanh toán thẻ
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của số lượng thẻ phát hành lên đến 15 triệu thẻ vào đầu năm 2009, các NHTM đã chú trọng đầu tư vốn, nhân lực, công nghệ cho việc lắp đặt thêm máy ATM và mở rộng các điểm POS. Từ chỗ chỉ có 301 máy ATM và 7.848 POS trong năm 2003, đến đầu 2009 toàn hệ thống ngân hàng đã có gần 7.500 máy ATM và xấp xỉ 27.000 thiết bị POS.
Biểu đồ 2.3: Số lượng máy ATM, POS qua các năm
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
Số lượng máy ATM và máy POS ở Việt Nam tăng rất nhanh trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho việc sử dụng thẻ trở lên dễ dàng, tiện lợi hơn nhiều. Các tổ chức phát hành thẻ đã tích cực hơn trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao tính bảo mật, độ an toàn cho chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ cũng như cho ngân hàng bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật của các tổ chức thẻ quốc tế (như thẻ chíp tiêu chuẩn EMV, PCI, DSS…).
2.2.4. Về tình hình khách hàng sử dụng thẻ thanh toán
Thực tế, tăng trưởng của thị trường thẻ trong những năm qua là rất cao, điều này là không thể phủ nhận được. Đến hết năm 2008, tổng số tài khoản cá nhân mà các ngân hàng đã mở lên tới 15 triệu thẻ, số thẻ thanh toán hiện đang lưu thông là 15 triệu thẻ. Trong năm 2008, có 10,35 triệu người sử dụng thẻ ngân hàng ATM và 800 ngàn người sử dụng thẻ thanh toán quốc tế trong đó có 1,82 triệu người có khả năng mở thẻ tín dụng.
Bảng 2.4: Tổng doanh số giao dịch qua thẻ ở một số nước (đơn vị tỉ USD)
Quốc gia
Tổng giá trị giao dịch qua thẻ
Nhật Bản
209
Trung Quốc
24
Hồng Kông
20
New Zealand
11
Thái Lan
6
Ấn Độ
2
Việt Nam
16
Nguồn: The Nilson Report, #903, May 2008( trích “card payments in asia pacific”, KPMG)
Số lượng thẻ tăng nhanh trong thời gian qua là kết quả của những nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan chức năng và các tổ chức phát hành thẻ. Tuy nhiên, số lượng thẻ phát hành vẫn thực sự rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực: với dân số khoảng 90 triệu người, Việt Nam chỉ có khoảng 15 triệu thẻ các loại, trong khi đó Australia với 21 triệu dân có 14 triệu thẻ, Singapore với 4,6 triệu dân có 5 triệu thẻ chính và 1,2 triệu thẻ phụ, Trung Quốc có 1,3 tỷ dân có 1,8 tỷ thẻ. Trong so sánh tương quan với các nước trong khu vực thì giá trị giao dịch qua thẻ của Việt Nam tương đối cao (Bảng 2.4): Nhật Bản đạt 209 tỉ USD, Trung quốc đạt 24 tỉ USD, Thái Lan đạt 6 tỉ USD, Ấn độ đạt 2 tỉ USD, trong khi nước ta đạt tới khoảng 16 tỉ USD mà nguyên nhân chính là do chúng ta thực hiện việc trả lương qua tài khoản làm cho doanh số giao dịch tăng lên nhanh chóng sau khi đề án thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ được triển khai, do đó con số này không thể hiện sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam. Nhưng sự thành công của đề án này đã tạo ra một cơ hội rất lớn cho các tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán thẻ, họ có thể khuyến khích người dân thanh toán thông qua thẻ thay vì phải rút tiền mặt để trả tiền hàng hóa dịch vụ. Qua đây cho thấy tiềm năng trong thị trường thẻ ở Việt Nam là rất lớn, cần được thúc đẩy phát triển cả về lượng thẻ phát hành lẫn doanh số sử dụng thẻ thông qua các máy cà thẻ trong thời gian tới cho ngang bằng với các nước trong khu vực nhằm phát huy những lợi thế trong thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
2.2.5. Về tình hình liên minh thẻ giữa các ngân hàng thương mại
Khi thị trường thẻ thanh toán cũng như thẻ ATM phát triển, thì việc thẻ của ngân hàng nào chỉ dùng được trong hệ thống máy ATM của ngân hàng đó đã làm hạn chế hiệu quả và tiện ích cho người sử dụng, hạn chế những đặc tính vốn có của thẻ ATM là thanh toán mọi lúc, mọi nơi. Do đó, việc hệ thống thẻ được liên minh cũng đem lại nhiều lợi ích:
- Việc liên minh thẻ sẽ tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng khi đầu tư vào hệ thống máy ATM và POS. Ngoài ra, việc liên kết sẽ giúp giảm tải ATM của các ngân hàng lớn, mạng lưới chấp nhận thẻ được mở rộng hơn, tăng hiệu quả sử dụng thẻ.
- Hệ thống liên minh thẻ sẽ tạo nên sự tiện lợi tối đa. Khi đó khách hàng sẽ yêu thích hình thức thanh toán bằng thẻ hơn dùng tiền mặt, góp phần hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư.
- Khuyến khích các NHTM giảm chi phí cho các cá nhân sử dụng thẻ chi trả, cũng như giảm phí cho ĐVCNT. Bên cạnh đó, tiếp thị đến các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản cho người lao động, giảm được chi phí.
Các liên minh thẻ hiện nay:
- Liên minh thẻ Smartlink: ngày 25/10/2007, Vietcombank với phần vốn chiếm 11% cùng 15 NHTM và hai công ty cổ đông sang lập công bố thành lập Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink. Là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh toán, quản lý, vận hành mảng thanh toán thẻ của các thành viên và phát triển các kênh thanh toán điện tử với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Smartlink chiếm khoảng 25% thị phần, vận hành mạng lưới thanh toán gồm 25 ngân hàng thành viên, trong đó có 17 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và hoạt động nổ định với công suất xử lý trung bình đạt 300.000 giao dịch/ngày, phát hành khoảng 4 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 2.050 máy ATM và hơn 15.500 POS.
- Liên minh thẻ Banknetvn: Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính Quốc gia Banknetvn chính thức ra mắt vào ngày 21/04/2007 với sự tham gia góp vốn của tám cổ đông sang lập gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, Saigonbank, Sacombank, ACB, DAB và công ty Điện toán - Truyền số liệu (VDC) với mức vốn điều lệ 94,5
tỷ. Mục tiêu chính là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia kết nối các hệ thống thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng ở Việt Nam, xử lý bù trừ đới với các giao dịch thanh toán. Cuối năm 2008, Banknet quy tụ trên 2.500 máy ATM và trên dưới 11.000 điểm POS chiếm xấp xỉ 70% thị phần, với lượng thẻ phát hành hơn 5 triệu thẻ.
- Liên minh thẻ Đông Á (VNBC – VietNam Bank Card): Chính thức triển khai trên toàn quốc từ ngày 28/11/2005 bằng việc kết nối giữa DAB và SaigonBank. VNBC hoạt động dựa trên nguyên tắc kết nối hàng ngang giữa những hệ thống độc lập, công bằng và phát triển bền vững với các thành viên. Đến nay, VNBC đã phát hành hơn 1,8 triệu thẻ với hệ thống 783 máy ATM và 1.682 máy POS. Năm 2008, VNBC đã có 10 thành viên kết nối vaàohệ thống bao gồm: DAB, HaBubank, SaigonBank, GPBank, DaiA Bank, Mai Linh Group, MHB, Common Wealth Bank (Úc), United Overseas Bank (Singapore) và PI Bank (Campuchia). VNBC là mạng lưới duy nhất tại Việt Nam có các ngân hàng nước ngoài là thành viên. Vào ngày 25/10/2008,
Công ty cổ phần thẻ thông minh VNBC, tiền thân là hệ thống VNBC đã chính thức ra mắt.
- Liên minh thẻ ANZ – Sacombank – Southernbank: Mạng liên kết này chỉ áp dụng cho thẻ tín dụng và Visa. Ban đầu, khi mới thành lập chỉ có 2 thành viên là Sacombank và ANZ (Úc), sau này Southernbank xin phép được gia nhập. Hiện nay, đã phát hành được trên 17 ngàn thẻ, số luợng giao dịch bình quân trên 637 giao dịch mỗi ngày.
Xu thế hiện nay trong việc phát hành thẻ là các NHTM trong nước liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay Mastercard để cung cấp các sản phẩm mới cũng như nâng cao ut tín, thương hiệu trên thương trường thẻ. Với các loại thẻ liên kết này, chủ thẻ có thể sử dụng tại các máy ATM và POS của bất kỳ ngân hàng nào nằm trong hệ thống của Visa hoặc Mastercard trên toàn cầu. Hiện nay, đã có 10 gân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế, cộng với một số ngân hàng đại lý tham gia thanh toán thẻ. Có tới 16 ngân hàng tham gia phát hành thẻ quốc tế, trong đó Vietcombank là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 6 thương hiệu thẻ nổi tiếng trên thế giới là Visa, MasterCard, Amex, Diner’s Club, JCB và China UnionPay, đồng thời trực tiếp phát hành thẻ VCB Visa, VCB MasterCard,
VCB Amex. ACB độc quyền phát hành hai loại thẻ tín dụng Visa Electron và MasterCard Electronic.
Các NHTM khác như TechcomBank, VPBank, HabuBank… ký hợp đồng làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ MasterCard cho VietcomBank. Số lượng thẻ quốc tế phát hành tăng trưởng trung bình khoảng 49%/năm trong khoảng thời gian 2000 – 2005 và tăng trưởng mạnh trong những năm 2007, 2008. Đây là bước tăng trưởng ngoạn mục sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
2.2.6. Về tình hình thẻ thanh toán ở thành phồ Hồ Chí Minh năm 2008-2010
Đến cuối năm 2008, TP.HCM có hơn 8 triệu dân chiếm khoảng 9% dân số cả nước trong khi đó trên địa bàn có 4,5 triệu thẻ chiếm 30% tổng lượng thẻ trong cả nước, trung bình 2 người dân có một thẻ, với mật độ thẻ tương đối cao TP.HCM có những điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán thẻ. Về cơ sở hạ tầng cho thanh toán thẻ đến cuối năm 2008, thành phố có hơn 2100 máy ATM tăng gấp 4 lần so với năm 2004, có khoảng 15000 máy POS trong đó có khoảng 4,500 máy dùng được cho thẻ nội địa tăng gấp 10 lần so với năm 2004, tuy nhiên số máy POS này chủ yếu tập trung ở các nhà hàng khách sạn, khu vực trung tâm thành phố phục vụ khách nước ngoài là chủ yếu. Như vậy, TP.HCM có những điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho hoạt động thanh toán thẻ, đây có thể được coi là địa bàn trọng
điểm mà các tổ chức phát hành thẻ nhắm tới để khởi đầu cho chiến lược phát triển thị phần thẻ thanh toán.
Mạng lưới máy POS ở TP.HCM đã phát triển rất nhanh chóng trong thời gian qua. Tuy nhiên số lượng máy POS có thể dùng được cho thẻ nội địa chỉ chiếm khoảng
30% tổng số máy mà số lượng thẻ nội địa lại chiếm tới hơn 90% tổng số thẻ hiện nay, điều này cho thấy thị trường thanh toán thẻ nội địa vẫn bị bỏ ngỏ.
2.3. THỰC TRẠNG THANH TOÁN THẺ ĐÔNG Á TẠI SIÊU THỊ Ở TPHCM
2.3.1.Thực trang hệ thống siêu thị
Nhìn chung, hoạt động thanh toán tại các siêu thị hiện nay mới chỉ dùng tiền mặt là chủ yếu, trung bình mỗi siêu thị có khoảng 20 – 25 quầy thanh toán nhưng số lượng máy POS rất ít, chỉ khoảng 5 – 8 máy cho một siêu thị. Tỉ lệ lượt khách hàng thanh toán thẻ so với tổng lượt khách thanh toán chỉ vào khoảng 1 – 2%.
Phần lớn các siêu thị trên địa bàn TPHCM đều có lắp đặt máy POS và chấp nhận thanh toán thẻ. Tuy nhiên, các loại thẻ mà các siêu thị chấp nhận thanh toán thì không giống nhau, khách hàng có thẻ thanh toán được tại siêu thị này chưa chắc có thể thanh toán được tại các siêu thị khác. Theo tìm hiểu của Trung Tâm Thẻ, các siêu thị có lắp đặt máy POS đều chấp nhận 2 loại thẻ quốc tế là MasterCard và Visa, tuy nhiên không phải siêu thị nào có lắp đặt máy POS cũng chấp nhận thanh toán của ngân hàng Đông Á.
Bảng 2.5: Danh sách các siêu thị chấp nhận thẻ Đông Á và thẻ của các ngân hàng khác cụ thể như sau:
STT
Siêu thị
Địa chỉ
1
BigC Hoàng Văn Thụ
202B, Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận
2
Citimart Hoàng Diệu
384, Hoàng Diệu, Q. 4
3
Citimart Lê Thánh Tôn
20, Lê Thánh Tôn, Q. 1
4
Citimart Nguyễn Thị Minh Khai
21-23, Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1
5
Co-op mart Nam Sài Gòn
H6-KP Mỹ Phước, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q. 7
6
Co-opmart An Đông
18, An Dương Vương, Q. 5
7
Co-opmart Bình Tân
158, Đường số 19, Q. Bình Tân
8
Co-opmart BMC
254, Lũy Bán Bích, Q. Tân Phú
9
Coop-mart Cống Quỳnh
198C, Cống Quỳnh, Q. 1
10
Co-opmart Đầm Sen
3, Hòa Bình, Q. 11
11
Co-opmart Đinh Tiên Hoàng
127, Đinh Tiên Hoàng, Q. Bình Thạnh
12
Co-opmart Hậu Giang
188, Hậu Giang, Q. 6
13
Co-opmart Lý Thường Kiệt
497, Hòa Hảo, Q. 10
14
Co-opmart Nguyễn Đình Chiểu
168, Nguyễn Đình Chiểu, Q. 3
15
Co-opmart Nguyễn Kiệm
571, Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận
16
Co-opmart Nhiêu Lộc
Tầng trệt – Cao ốc Screc ven kênh Nhiêu Lộc, Q. 3
17
Co-opmart Phú Lâm
6, Ba Hòm, Q. 2
18
Co-opmart Phú Mỹ Hưng
Khu dân cư Phú Gia, Q. 7
19
Co-opmart Tân Bình
91B2, Phạm Văn Hai, Q. Tân Bình
20
Co-opmart Tân Phú
787, Luỹ Bán Bích, Q. Tân Phú
21
Co-opmart Thắng Lợi
2, Trường Chinh, Q. Tân Bình
22
Co-opmart Trần Hưng Đạo
727, Trần Hưng Đạo, Q. 5
23
Co-opmart Xa Lộ Hà Nội
191, Quang Trung, Q. 9
24
Fivimart Phú Mỹ Hưng
Căn SM Skygarden, Nguyễn văn Linh, Q. 7
25
Hasmart
357, Lê Văn Lương, Q. 7
26
MaxiMark 3C
3C, đường 3/2, Q. 10
27
MaxiMark Cộng Hòa
15-17, Cộng Hòa, Q. Tân Bình
28
Metro An Phú
An Khánh, Q. 2
29
Metro Bình Phú
Khu dân cư Bình Phú, đường 22, Q. 6
30
Siêu thị Hà Nội - Cống Quỳnh
189, Cống Quỳnh, Q. 1
31
Siêu thị Sài Gòn
34, đường 3/2
32
Siêu thị Văn hóa Văn Lang
01, Quang Trung, P.10
33
Vinatex Q.Tân Bình
79B, Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình
34
Vinatex Q11
02, Dương Đình Nghệ, Q.11
35
Vinatex Q4
Khu TDTT, đường 48, Q.4
36
Vinatex Q7
571, Huỳnh Tấn Phát, Q.7
Nguồn: Tổng hợp từ website các Nghân Hàng Thương Mại
Mặc dù thống kê trên chưa đầy đủ nhưng qua tìm hiểu nhận thấy các ngân hàng ĐÔNG Á đã phần nào tiếp cận và lắp đặt máy POS trong các siêu thị tổng hợp.
Tuy có chấp nhận thanh toán thẻ nhưng các siêu thị vẫn chưa thực sự đầu tư cho loại hình dịch vụ này. Theo tìm hiểu thì tại các siêu thị Maximark hiện nay, mỗi quầy thanh toán có máy POS của Đông Á nhưng khách hàng dùng thẻ và không dùng thẻ vẫn đợi chung ở cùng một quầy thanh toán. Còn ở các siêu thị của Co-opmart, Citimart, siêu thị Hà Nội,… người dùng thẻ vẫn phải thanh toán ở các quầy chung với các khách hàng không dùng thẻ rồi mới đem hóa đơn đến quầy đặt máy POS để cà thẻ. Nhìn chung, các siêu thị chưa có quầy thanh toán riêng chỉ sử dụng cho những người thanh toán bằng thẻ nên người thanh toán thẻ chưa nhận được
quyền lợi gì hơn so với những người thanh toán bằng tiền mặt thậm chí thời gian thanh toán còn có phần lâu hơn do phải đi lại giữa quầy thanh toán và nơi cà thẻ.
Trung Tâm Thẻ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên và khảo sát 13 siêu thị bán lẻ thuộc loại hình kinh doanh tổng hợp rải đều trên địa bàn thành phố, ở các quận 1, quận 3, quận 5, quận 9, quận 10, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp.
Bảng 2.6: Danh sách các siêu thị khảo sát
Siêu thị
Địa chỉ
Doanh nghiệp chủ quản
Chấp nhận thanh toán bằng thẻ Đông Á
BigC Hoàng Văn Thụ
202B, Hoàng Văn Thụ, Phường 09, Q. Phú Nhuận
Cty TNHH TM & DV Siêu thị Big C An Lạc
Không
Cholimex
629B, Nguyễn Trãi, Phường 08, Quận 5
Công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn
Không
Citimart Lê Thánh Tôn
20, Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đông Hưng
Có
Co-opmart Cống Quỳnh
189C, Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM
Có
Co-opmart Đinh Tiên Hoàng
127, Đinh Tiên Hoàng, Phường 03, Quận Bình Thạnh
Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM
Có
Co-opmart Nguyễn Đình Chiểu
168, Nguyễn Đình Chiểu, Phường 06, Quận 3
Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM
Có
Co-opmart Nguyễn Kiệm
571, Nguyễn Kiệm, Phường 09, Quận Phú Nhuận
Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM
Có
Co-opmart Xa lộ Hà Nội
191, Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Quận 9
Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM
Có
Maximart 3C
3C, 3 Tháng 2, Phường 11, Quận 10
Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ An Phong
Có
Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh
189, Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
DNTN TM - SX - XNK Hùng Dũng
Không
Siêu thị Sài Gòn
34, 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10
Tổng Công ty TM Sài Gòn
Không
Siêu Thị Starmart
9, Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp
Công ty Đầu tư Miền Đông
Không
Siêu thị Văn Hóa Văn Lang
01, Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
Công ty CP Văn Hoá Văn Lang
Có
Nguồn: Khảo sát của Trung Tâm thẻ
Trong tổng số 13 siêu thị được khảo sát thì có 5 siêu thị là BigC Hoàng Văn Thụ , Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh,Siêu thị Sài Gòn, Cholimex và Starmart không lắp đặt máy POS và không chấp nhận thanh toán bằng thẻ của Đông Á .
Nguyên nhân : là do nhu cầu thanh toán bằng thẻ và số lượng khách hàng sử dụng thẻ Đông Á của khách hàng tại khu vực những siêu thị này không lớn.
Bảng 2.7: Tình hình chấp nhận thanh toán thẻ Đông Á tại các siêu thị được khảo sát
Siêu thị
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Chấp nhận thanh toán thẻ Đông Á
8
61,53
Không chấp nhận thanh toán thẻ Đông Á
5
38,47
Tổng cộng
13
100
Nguồn: Khảo sát Trung Tâm thẻ
Có 61,53% trong số 13 siêu thị được khảo sát có chấp nhận thanh toán băng thẻ Đông Á ,
Nguyên nhân . Hầu hết các siêu thị lớn trên địa bàn thành phố đều có lắp đặt máy POS. Nhưng nhìn chung đây là một phương thức thanh toán khá mới lạ và tương đối hiện đại nên vẫn chưa được thực hiện tại toàn bộ các siêu thị và còn một tỉ lệ thấp siêu thị chưa tiếp cận dịch vụ thanh toán này. Là sản phẩm thuộc công nghệ mới nên vai trò marketing và truyền thông của ngân hàng về công dụng, tính an toàn, tiện ích và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế của dịch vụ thanh toán thẻ đóng một vai trò rất quan trọng, giúp siêu thị có sự hiểu biết và triển khai sử dụng loại hình dịch vụ này. Tuy mảng thị trường siêu thị đầy tiềm năng và rất hấp dẫn , nhưng công tác marketing chưa thực sự hiệu quả, chưa tiếp cận và cung cấp dịch vụ được cho toàn bộ các đối tượng khách hàng cũng như siêu thị.
Bảng 2.8: Tình hình chấp nhận thanh toán thẻ và số máy POS của Đông Á so với những ngân hàng và thẻ khác tại những siêu thị được khảo sát
Siêu thị
Loại thẻ chấp nhận thanh toán
Số lượng máy POS
Đông Á
Ngân hàng khác, Quốc tế
BigC Hoàng Văn Thụ
Visa, MasterCard,Vietcombank, Techcombank
9
Citimart Lê Thánh Tôn
Đông Á
Visa, MasterCard
1
Co-opmart Cống Quỳnh
Đông Á
Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu
8
Co-opmart Đinh Tiên Hoàng
Đông Á
Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu
4
Co-opmart Nguyễn Đình Chiểu
Đông Á
Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu
6
Co-opmart Nguyễn Kiệm
Đông Á
Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank, Á Châu
8
Co-opmart Xa lộ Hà Nội
Đông Á
Visa, MasterCard,Vietcombank, Eximbank
4
Maximart 3C
Đông Á
Visa, MasterCard, Vietcombank, Eximbank, Sacombank
12
Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh
Visa, MasterCard,Á Châu, Eximbank, Agribank
3
Siêu thị Sài Gòn
Visa, MasterCard
5
Siêu thị Văn Hóa Văn Lang
Đông Á
Visa, MasterCard,Agribank
2
Nguồn: Khảo sát của Trung Tâm thẻ
Ta thấy tất cả các siêu thị đều có chấp nhận thanh toán bằng thẻ quốc tế, trong khi các loại thẻ nội địa rất hạn chế, thậm chí có siêu thị không chấp nhận thẻ nội địa (siêu thị Sài Gòn).
Nguyên nhân là tỉ lệ khách hàng thanh toán bằng thẻ quốc tế cao hơn thẻ nội địa gấp nhiều lần. Điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam trong khi hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh, tuy nhiên phạm vi sử dụng mới chỉ dừng lại ở việc rút tiền tại các máy ATM chứ chưa phát triển rộng khắp được việc thanh toán qua máy POS. Chủ yếu các siêu thị đều chấp nhận thẻ
của Visa, MasterCard, còn các loại thẻ nội địa thì ở các siêu thị khác nhau lại chấp nhận được những ngân hàng khác nhau, rất thiếu đồng bộ.
Nguyên nhân tiếp theo là hầu như ở tất cả các siêu thị đều không có bảng hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ của Đông Á và những chỉ dẫn cụ thể như: các loại thẻ siêu thị chấp nhận thanh toán, nơi cà thẻ, hay khi thanh toán thẻ thì khách hàng phải lưu ý điều gì và phải thực hiện các bước như thế nào (ngoại trừ siêu thị Big C và một vài siêu thị trong hệ thống Co-opmart có bảng hướng dẫn chấp nhận thanh toán loại thẻ nào, tuy nhiên những bảng hướng dẫn này được đặt ở vị trí rất khó quan sát). Hầu như khách hàng muốn thanh toán thẻ phải tự hỏi nhân viên siêu thị. Đồng thời, nhân viên của một số siêu thị chưa có được sự thành thạo về quy trình thanh toán qua thẻ, nhiều khi lo thanh toán bằng tiền mặt để khách thanh toán thẻ phải chờ đợi, gây mất thiện cảm của khách hàng sử dụng thẻ, thậm chí nhân viên trong siêu thị còn không biết chắc chắn loại thẻ nào có thể dùng được mà phải yêu cầu khách hàng cho mượn thẻ để kiểm tra xem có máy nào nhận được thẻ của khách hàng đang có hay không (Co.opmart Xa lộ Hà Nội).
Ngoài ra điểm đặt máy POS của Đông Á trong siêu thị chưa được bố trí thuận tiện, tính tiền ở một nơi nhưng thanh toán lại ở một nơi khác khiến khách hàng phải đi lòng vòng rất mất thời gian và tạo tâm lý không thoải mái khi thanh toán bằng thẻ (Co.opmart Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh).
Như vậy, có thể thấy rằng điều kiện thanh toán qua thẻ của Đông Á ở siêu thị còn hạn chế ở các điểm sau:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thẻ, các quầy tính tiền với số lượt người thanh toán rất đông nhưng số lượng máy POS được trang bị rất ít. Vì vậy có nơi khách thanh toán thẻ phải đi cà thẻ tại quầy khác, rất bất tiện.
- Sự thiếu liên kết thanh toán giữa các ngân hàng đã hạn chế việc chi trả cho hàng hoá qua máy POS. Vì mỗi ngân hàng phát hành sử dụng một loại máy cà thẻ khác
nhau nên khách hàng có sở hữu thẻ ngân hàng nhưng siêu thị không chấp nhận được cũng đành phải đi rút tiền mặt để chi trả.
- Ngay tại đơn vị chấp nhận thẻ là siêu thị thì việc thanh toán bằng thẻ chưa thực sự được chú trọng phát triển. Một trong những trở ngại khiến cho phương thức thanh toán thẻ của Đông Á tại các siêu thị không phát triển như mong đợi đó là việc siêu
thị bị thu phí từ ngân hàng thanh toán qua thẻ mà doanh số thanh toán qua thẻ thấp, việc thanh toán qua thẻ chưa phải là yếu tố thu hút khách hàng trong nước mà chỉ có ảnh hưởng đến khách du lịch hay những người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, đây không phải là khách hàng mục tiêu của các siêu thị kinh doanh tổng hợp này, nên kết quả từ việc nhận thanh toán qua thẻ chưa cao, chưa có hiệu quả trong cạch tranh với các siêu thị khác. Vì vậy, các siêu thị không mấy mặn mà với việc thanh toán bằng thẻ không chỉ riêng của thẻ Đông Á
2.3.2. Về phía khách hàng
Để nắm được tình hình sử dụng thẻ đứng ở góc độ khách hàng, Trung Tâm Thẻ nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến 300 khách hàng trong các siêu thị trên. Kết quả như sau:
Bảng 2.9: Tình hình sở hữu thẻ thanh toán Đông Á trong mẫu khảo sát
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Khách hàng đang sở hữu
thẻ thanh toán Đông Á
159
53
Khách hàng không sở hữu
thẻ thanh toán Đông Á
141
47
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm thẻ
Kết quả trên cũng phần nào phản ánh được thực trạng về thanh toán không dùng tiền mặt trong bộ phận dân cư. Số lượng người có sở hữu thẻ thanh toán Đông Á chiếm tương đương phân nửa số người được hỏi (53%). Đó là chưa xét đến việc sử dụng chiếc thẻ mà họ đang sở hữu. Vì thực tế hiện nay trong tổng số thẻ đã phát hành thì không phải tất cả đều hoạt động.
Nguyên nhân chủ yếu của việc không sở hữu thẻ thanh toán là thói quen thanh toán bằng tiền mặt, sự thiếu am hiểu về các dịch vụ ngân hàng và thu nhập thấp, cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Các nguyên nhân người dân không sở hữu thẻ Đông Á
Nguyên nhân không sở hữu thẻ
Số khách hàng
Tỉ lệ (%)
Không biết về thẻ thanh toán
45
31,91
Thu nhập thấp, không có điều kiện
mở tài khoản tại ngân hàng
39
27,66
Có biết nhưng không quan tâm
36
25,53
Ngân hàng nơi mở tài khoản
chưa phát hành thẻ
12
8,51
Đang làm thẻ tại ngân hàng
9
6,38
Tổng cộng
141
100
Nguồn: Khảo sát của Trung Tâm thẻ
Như vậy, nhóm khách hàng thiếu thông tin về dịch vụ ngân hàng Đông Á chiếm tỉ lệ rất cao (31,91%). Mặt khác, thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn chế công chúng mở tài khoản tại ngân hàng. Đối với bộ phận khách hàng có thu nhập thấp này (chiếm tỉ lệ 27,66%), tập quán sử dụng tiền mặt là phổ biến, họ cho biết không có nhu cầu sử dụng thẻ ngân hàng và đối với số tiền nhỏ mỗi lần thanh toán tại siêu thị thì dùng tiền mặt vẫn thuận lợi hơn. Một nguyên nhân tiếp theo là người dân có biết nhưng không quan tâm đến dịch vụ này, có thể nói dịch vụ thanh toán qua thẻ vẫn chưa nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dân. Thực trạng này rất đáng lo ngại vì hầu hết người dân chưa thực sự quen với việc chi trả qua thẻ cho hàng hoá, dịch vụ hàng ngày. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn là một số nguyên nhân khác như ngân hàng nơi mở tài khoản chưa phát hành thẻ (8,51%) hay đang làm thẻ tại ngân hàng (6,38%).
Trong 300 người được hỏi, có 159 người đang sở hữu thẻ thanh toán với số lượng cụ thể:
Bảng 2.11: Số lượng thẻ khách hàng sở hữu (từ 159 người có thẻ)
Số lượng thẻ hiện đang sở hữu gồm thẻ Đông Á và thẻ ngân hàng khác
Số người
Tỉ lệ (%)
4
18
11,3
3
36
27,90
2
48
30,19
1
57
35,85
Tổng cộng
159
100
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm thẻ
Những người sở hữu nhiều thẻ (3-4 thẻ) chủ yếu là lao động có trình độ cao, làm việc trong các lĩnh vực như tài chính – ngân hàng, bất động sản, du lịch…. Những người sở hữu từ 1-2 thẻ chủ yếu là sinh viên hoặc công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp. Thống kê này biểu hiện khá rõ tình hình phát hành thẻ của các ngân hàng, phần lớn chỉ mới tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho những khách đi làm được trả lương qua thẻ theo chương trình định hướng của chính phủ.
Thẻ thanh toán do các khách hàng sở hữu mà nhóm nghiên cứu khảo sát bao gồm các thẻ nội địa và thẻ quốc tế do nhiều ngân hàng khác nhau phát hành:
Bảng 2.12: Bảng thống kê số thẻ của các ngân hàng (từ mẫu 159 người có thẻ)
Ngân hàng phát hành
Số lượng thẻ
Tỉ lệ (%)
Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
84
25,23
Ngân hàng Công thương Việt Nam
60
18,02
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
54
16,22
Ngân hàng Đông Á
39
11,71
Ngân hàng Á Châu
39
11,71
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
33
9,90
Các ngân hàng khác
24
7,21
Tổng cộng
333
100
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm thẻ
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ thẻ của ngân hàng Đông Á (chiếm tỉ lệ 11,71%).
Nguyên nhân la do ngân hàng Đông Á nhắm tới la chi trả lương qua thẻ là chính và chưa chú trọng đấu tư vào thị trường thanh toán thẻ tại siêu thị và qua bảng trên ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được sở hữu chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 25,23%), phần lớn những người sở hữu thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là những người ở tỉnh xa đang học tập hoặc làm việc tại TPHCM, thường hay có nhu cầu nhận hoặc gửi các khoản tiền từ quê lên thành phố và ngược lại. Nhưng có một nghịch lý là tuy số lượng thẻ của ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhưng số lượng siêu thị chấp nhận thẻ ngân hàng này lại rất ít (có 2 siêu thị là Siêu thị Hà Nội Cống Quỳnh và Siêu thị Văn Hóa Văn Lang trong 13 siêu thị được khảo sát). Chiếm tỉ lệ cao thứ hai là các loại thẻ do Ngân hàng Công thương Việt Nam phát hành (18,02%), đây thường là thẻ của công nhân tại các doanh nghiệp, do cơ quan làm cho họ để thực hiện trả lương qua tài khoản. Tiếp đến là các loại thẻ
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (chiếm tỉ lệ 16,22%), ngân hàng Đông Á (chiếm tỉ lệ 11,71%), ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (chiếm 9,9%), và các ngân hàng khác (chiếm 7,21%) do nhân viên tại các công ty tài chính, ngân hàng, bất động sản, du lịch, … sở hữu.
Trong 159 người có sở hữu thẻ thanh toán thì:
- Số người có biết thẻ thanh toán có thể được dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ nhưng chưa bao giờ sử dụng là 66 người, chiếm tỉ lệ 41,5%. Khi được hỏi tại sao không sử dụng tiện ích này của chiếc thẻ thì có một số ý kiến cho biết rằng thủ tục đăng kí phức tạp, phải trả phí khi thanh toán thẻ và siêu thị không nhận thanh toán bằng thẻ, đây là những ý kiến thể hiện sự hiểu biết không chính xác của người tiêu dùng về dịch vụ thẻ thanh toán. Một số ý kiến khác lại cho rằng họ cảm thấy không thích, không cần thiết và không thấy sự tiện lợi hơn khi thanh toán bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt, trong khi thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành một thói quen khó thay đổi. Đối với những người không được trả lương qua tài khoản thì việc ra ngân hàng nộp tiền vào tài khoản, sau đó dùng thẻ để chi trả thực sự khiến họ cảm thấy phiền phức, mất thời gian. Ngoài ra, số đông còn lại cho biết họ thiếu thông tin, chưa hiểu rõ tính năng, cách sử dụng và không nhìn
thấy hướng dẫn nào tại siêu thị cũng như khi làm thẻ tại ngân hàng. Mặt khác, tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, người dân còn chưa quen với việc dùng thẻ để chi trả cho hàng hoá tại máy POS nên vẫn muốn dùng tiền mặt để chi tiêu, sợ rủi ro dẫn đến mất tiền do không hiểu rõ về công nghệ, sợ những bất lợi do trục trặc kĩ thuật, điều này đã ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển mạng lưới POS tại hệ thống siêu thị.
Hộp thông tin 2.1:
Bác Lê Thị Minh, 50 tuổi, công nhân nhà máy dầu Tường An cho biết: Bác có thẻ của DONGABANK nhưng chỉ dùng để nhận lương qua tài khoản, có biết về dịch vụ thanh toán qua thẻ nhưng không dùng vì “không hiểu rõ tiền sẽ bị trừ như thế nào”, đồng thời bác cũng không thích và bất đắc dĩ mới dùng thẻ vì thường phải đi lại nhiều lần và phải xếp hàng tại các máy ATM rất lâu.
Hộp thông tin nói trên cho thấy sự cần thiết phải cải tiến phương pháp thông tin, quảng bá đến khách hàng dịch vụ thanh toán thẻ, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng thanh toán thẻ mới thu hút được khách hàng sử dụng.
- Số người biết thẻ thanh toán có thể được dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ và có sử dụng là 45 người, chiếm tỉ lệ 28,3%, trong đó
thường xuyên sử dụng tại siêu thị là 39 người, số khách hàng này cho biết họ thích thanh toán bằng thẻ và thường xuyên sử dụng vì có nhiều thuận tiện như: không phải cầm theo tiền mặt, khắc phục được việc để quên tiền ở nhà hay tiền mặt cầm theo bị thiếu khi mua hàng, thời gian thanh toán nhanh, không phải nhận tiền lẻ, tiền xu và đặc biệt là tính an toàn, không sợ các rủi ro mất tiền như bị trộm cướp, làm rơi tiền. Tuy nhiên, có 6 khách hàng cho rằng thanh toán bằng tiền trong siêu thị quá rườm rà gây mất thời gian, đây là những khách hàng thường xuyên của hệ thống siêu thị Co-opmart, với cách thức thanh toán thẻ là khách hàng được nhận một hóa đơn treo tại quầy xuất hóa đơn, tiếp đến khách hàng sẽ phải cà thẻ qua máy POS tại quầy dịch vụ được đặt ở một nơi khác, sau đó mới được nhận hàng tại quầy đã xuất hóa đơn. Với cách thức như vậy khiến khách hàng cảm thấy thanh toán
bằng tiền mặt nhanh gọn và đỡ phiền phức hơn. Sáu khách hàng này đều cho rằng thanh toán bằng thẻ tại các điểm chấp nhận thẻ khác như nhà hàng, khách sạn hay trung tâm thương mại mới phát huy được hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi của chiếc thẻ, còn tại các siêu thị thì quá phiền hà và mất thời gian.
Hộp thông tin 2.2:
Chị Dung, nhà ở quận 3, là khách hàng của Co-opmart Đinh Tiên Hoàng cho biết: chị có 2 thẻ quốc tế, 1 của Visa, 1 của MasterCard, có sử dụng vài lần tại máy POS của siêu thị nhưng sau đó quyết định không dùng nữa, “dùng tiền mặt cho nhanh”, vì phải tính tiền một nơi, thanh toán một nơi rất phiền phức, thẻ của chị chủ yếu thanh toán tại các nhà hàng hay trung tâm thương mại như Diamond Plaza.
Hộp thông tin nói trên cho thấy nếu siêu thị không có biện pháp cải thiện cách thức thanh toán thẻ sẽ làm mất đi một lượng khách hàng sử dụng loại dịch vụ này.
- Số người có sở hữu thẻ thanh toán nhưng không biết là thẻ thanh toán có thể được dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ và chưa từng sử dụng dịch vụ này là 48 người, chiếm tỉ lệ 30,18%, đây là một con số khá lớn, thể hiện sự thiếu thông tin và thiếu sự hướng dẫn từ ngân hàng và siêu thị, đồng thời thể hiện sự lãng phí nguồn lực rất lớn trong quá trình sử dụng thẻ, nếu những chiếc thẻ này được đưa vào thực hiện thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ thay vì chỉ dùng để rút tiền mặt thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, tốn kém trong quá trình lưu thông tiền mặt như: phí kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt và góp phần đưa thói quen không dùng tiền mặt vào cuộc sống của người dân. Phần lớn những khách
hàng này được trả lương qua tài khoản và thẻ của họ chủ yếu được dùng để rút tiền mặt tại các máy ATM.
Như vậy, với tổng số khách hàng khảo sát là 300 người thì số người thường xuyên sử dụng thẻ để chi trả cho hàng hoá tại siêu thị chỉ có 39 người, chiếm tỉ lệ 13% trong số những người được hỏi và chiếm tỉ lệ 24,53% trong số những người có sở hữu thẻ. Những con số này khá thấp, đòi hỏi từ phía ngân hàng cũng như siêu thị sự
liên kết, hợp tác chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa để phát triển loại hình dịch vụ này, góp phần thúc đẩy và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
2.3.2.1 Lợi ích khi thanh toán thẻ Đông Á tại siêu thị
Với chủ thẻ
Tiện lợi:chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ,để rút tiền mặt hoạc sử dụng mốt số dịch vụ của ngân hàng tại các cơ sở chấp nhận thẻ( siêu thị)
An toàn:các loại thẻ được làm bằng công nghệ cao, chủ thẻ được cung cấp mã số cá nhân lên được bảo mật tuyệt đối, các khoản tiền được chuyển trực tiếp vào thẻ lên tránh mất mát hoạc trộm cắp
Với siêu thị
Cung cấp được nhiều hàng hơn , tăng doanh thu và giảm chi phíbán hàng và tăng lợi nhuận đồng thời làm cho siêu thị trởlên văn minh và hiện đại hơn , tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch thu hút được nhiêu khách hàng tới siêu thị đồng thời tiền được chuyển thẳng vào tài khoản của ngân hàng do đó an toàn và giúp siêu thị dế dàng quản lý tài chính của mình hơn.
Với ngân hàng
Đa dạng hoá dịch vụ của ngân hàng thu hút nhiều khách hàng mới tham gia dịch vụ thẻ và các dịch vụ mớ của ngân hàng cungcấp và giữ được khách hàng cũ .Mặt khách việc thanh toán qua thẻ giúp ngân hàng thu hút được nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn từ hoạt động thu phí và lãi do việc phát hành thẻ mang lại.Đồng thời làm tăng uy tìn của ngân hàng với những khách hàng .
2.3.2.2 Rủi ro khi thanh toán qua thẻ
Thẻ bị mất cắp thất lac (lost-stoled-card)
chủ thẻ bị mất cắp hoạc bị thất lac được người khàc sừ dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng, các tổ chừc tội phạm có thể in nổi mả hoá lại thẻ để thực hiện các giao dich từ thẻ giả mạo ,trường hợp này dấn đến rui ro cho khách hàn và cho ngân hàng phát hành thẻ
Tạo băng từ giả(skimming)
Đây là loại giả mao giao dich thẻ sử dụng kỹ thuật công nghệ cao ,trên cơ sở thu thập thông tin trên băng từ của chủ thẻ thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ,các tổ chức tội phạm làm thẻ giả sử dụng phần mểm riêng để má hoá và tạo băng từ trên thẻ gia sau đó sẽ thực hiện giao dịch giả mạo dấn đến rui do cho siêu thị , cho ngân hàng phát hành và chủ thẻ loại giả mạo này đang ngày một gia tăng ở các nước có hoạt động thanh toán qua thẻ phát triển.
Rui ro về đạo đức
rủi ro do nhân viên cơ sở chấp nhân thanh toán thẻ ( siêu thị) cố tinh in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ nhưng chi giao một bộ cho khách hàng, các bộ hoá đơn còn lại sẽ được giả chữ kỹ sau đó mang đền ngân hàng thanh toán để yêu câu ngân hàng
chi trả lại .thiệt hai ảnh hưởng tới cả ngân hàng va lơi chấp nhận thanh toán (siêu thị)
2.3.3. Về phía ngân hàng Đông Á
2.3.3.1. Về tình hình thẻ
Hiện nay ở TP.HCM có khoảng 4,5 triệu thẻ, nhưng hầu hết các thẻ này đều là thẻ từ có độ bảo mật, độ an toàn cho tài khoản của chủ thẻ chưa cao. Trong điều kiện công nghệ hiện đại các tổ chức thẻ quốc tế bao gồm Europay, Mastercard và Visa đã cùng đứng ra xây dựng một tiêu chuẩn cho các loại thẻ nhằm thống nhất một hệ thống thanh toán liền mạch cho tất cả các loại thẻ, tiêu chuẩn thẻ được sử dụng là thẻ chip có tính bảo mật cao, nội dung dữ liệu đễ dàng thay đổi nên khó có thể làm giả. Các tổ chức phát hành thẻ ở các nước trên thế giới đang hướng tới việc sử dụng loại thẻ chip này thay thế các thẻ từ hiện tại. Cùng trong xu thế này, tháng 9 năm 2006, tại Hà Nội,Đông Á cùng Tập đoàn công nghệ MK phối hợp với tập đoàn Datacard với sự bảo trợ thông tin của Tạp chí Tin học Ngân hàng, tổ chức hội thảo về phát hành thẻ thông minh theo tiêu chuẩn EMV. Hội thảo đã thu hút sự chú ý của rất nhiều tổ chức phát hành thẻ trong cả nước tham gia. Hội thảo đã nêu ra những lợi ích của việc sử dụng thẻ thanh toán với các chủ thể tham gia thanh toán thẻ qua máy POS cũng như cho quản lý nhà nước khi áp dụng tiêu chuẩn thẻ EMV. Nhận thức được lợi ích của việc bán lẻ đa dạng hoá trong các siêu thị các tổ chức phát hành thẻ đang có những nỗ lực trong cải tiến, áp dụng công nghệ hiện đại trong việc
phát hành và quản lý hệ thống thanh toán thẻ tại các siêu thị nhằm nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng. Các ngân hàng đang tiến tới lắp đặt các máy ATM, POS có thể sử dụng được cả thẻ chíp và thẻ từ nhằm dần thay thế thẻ từ đang được sử dụng.
2.3.3.2. Về việc lắp đặt các máy POS
Hầu hết các ngân hàng có phát hành thẻ đều chú trọng tới việc ứng dụng dịch vụ thanh toán thẻ. Họ đã xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên biệt để phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ. Đối với thị trường đầy tiềm năng như siêu thị thì các ngân hàng thường ưu tiên tiếp cận để kí hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trung tâm thẻ đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên và tìm hiểu 12 ngân hàng có máy POS chấp nhận thẻ tại siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
Bảng 2.13: Danh sách các ngân hàng khảo sát
STT
Tên ngân hàng
Lắp đặt máy POS tại siêu thị
1
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á
Có
2
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Có
3
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông
Có
4
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á
Có
5
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Việt
Có
6
Nghân hàng Đầu Tư và Phát Triển VN
Có
7
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Nhà Hà Nội
Không
8
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
Không
9
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc tế
Không
10
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Á
Không
11
Nghân hàng Ngoại thương Việt Nam
Không
12
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình
Không
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm thẻ
Như vậy, có 6 ngân hàng (chiếm tỉ lệ 50%) trong tổng số 12 ngân hàng được khảo sát có lắp đặt máy POS tại siêu thị. Con số này thể hiện sự khai thác chưa hết tiềm năng của các ngân hàng đối với mảng thị trường đầy hấp dẫn như siêu thị.
Bảng 2.14: Bảng thống kê số điểm đặt máy POS cảu Đông Á tại TP.HCM so với các ngân hàng được khảo sát
STT
Ngân hàng
Số điểm đặt máy POS tại TP.HCM
%
Siêu thị
Tổng số
1
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á
28
318
8,81
2
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
2
722
0,28
3
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông
15
649
2,31
4
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á
2
87
2,30
5
Nghân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Việt
5
130
3,85
6
Nghân hàng Đầu Tư và Phát Triển VN
13
129
10,08
Nguồn: Tổng hợp qua website của các ngân hàng
Tổng số điểm đặt là 318 điểm trong đó chỉ có 28 điểm đặt của Đông Á là siêu thị, chỉ chiếm khoảng 8,81% tổng số điểm đặt máy POS tại các siêu thị do các ngân hàng này thiết lập trên địa bàn TP.HCM, tỉ lệ số điểm đặt máy POS tại siêu thị so với tổng số điểm đặt POS tại TP.HCM của từng ngân hàng dao động từ 0,28 – 10,08%. Những con số này khá thấp. Qua đây cho thấy việc phát triển mạng lưới máy POS trong siêu thị phát triển chưa cân xứng với tiềm năng.
Hộp thông tin 2.3:
Bà Nguyễn Thị Vang, phó Tổng Giám Đốc ngân hàng Đông Á cho rằng: “Hệ thống siêu thị là thị trường đầy hấp dẫn mà các ngân hàng đang nhắm tới. Tuy nhiên để đặt chân được vào mảng thị trường này đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức vì sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng”.
Như vậy, có thể thấy rằng tuy nhiều ngân hàng đều mong muốn có được thị phần trong hệ thống siêu thị nhưng điểm đặt máy POS là siêu thị vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ, đồng thời có những siêu thị không được lắp đặt máy. Đây thực sự là một bất cập lớn trong việc tiếp cận và khai thác thị trường thẻ tại siêu thị của các ngân hàng.
Hiện nay, các ngân hàng phát hành thẻ lắp đặt miễn phí các máy POS và chịu trách nhiệm hướng dẫn siêu thị sử dụng máy cũng như sửa chữa các sự cố kĩ thuật về máy, áp dụng những mức phí hấp dẫn: 1% - 1,4% đối với thẻ nội địa và 2,1% - 2,4% đối với thẻ quốc tế trên doanh số thanh toán. Các ngân hàng phát hành thẻ còn khuyến khích các siêu thị chấp nhận thẻ bằng việc giảm trừ phí cho những đơn vị có
doanh số thanh toán cao, những đơn vị đạt kết quả tốt sẽ được quảng bá thương hiệu của mình trong các chương trình quảng cáo của ngân hàng như được giới thiệu và đăng logo trên website hay tại màn hình các máy ATM của ngân hàng.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ tại siêu thị của các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế:
- Việc tiếp cận và khai thác thị trường thẻ tại các siêu thị chưa được chú trọng đúng mức.
- Việc quảng bá thông tin, tuyên truyền cho khách hàng sử dụng thẻ tại các siêu thị chưa hiệu quả. Hầu hết người dân đều cho rằng thẻ ATM chỉ sử dụng được cho máy ATM mà không thể dùng cho các thanh toán khác, kể cả những người hiện đang sử dụng thẻ quốc tế cũng cho rằng thẻ nội địa không thể dùng mua hàng ở siêu thị được. Các ngân hàng chưa có hướng dẫn cụ thể cho khách hàng về lợi ích khi thanh toán qua thẻ, cách thức thanh toán qua thẻ. Trên các tờ rơi, áp phích về thẻ chưa có các hướng dẫn về việc dùng thẻ để thanh toán mà chỉ chú trọng đến việc dùng thẻ để rút tiền tại các máy ATM. Mặt khác, các ngân hàng cũng chưa có những chỉ dẫn chi tiết về tên cũng như địa chỉ của các đơn vị chấp nhận thẻ khi khách hàng muốn tìm hiểu về những thông tin này, khách hàng muốn biết siêu thị có chấp nhận thẻ
hay không thì phải tự mình hỏi siêu thị. Đây là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động thanh toán thẻ tại siêu thị.
- Các liên minh thẻ ở trong nước ra đời tạo thuận lợi cho việc sử dụng thẻ. Nhưng đối với việc thanh toán qua máy POS thì chưa có hiệu quả vì liên kết này chủ yếu nhằm sử dụng trên máy ATM, còn máy POS chỉ thanh toán được thẻ của từng ngân hàng là chủ yếu. Vì vậy, nhiều khi khách hàng có thẻ nhưng lại không thanh toán được vì máy POS của ngân hàng phát hành thẻ đó không được lắp đặt trong siêu thị.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Việc phân tích các chỉ số phát triển cho thấy được thị trường bán lẻ TP.HCM đang có sức hút rất lớn đối với những nhà kinh doanh bán lẻ trong và ngoài nước. Hệ thống siêu thị đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển và chứng kiến sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các nhà bán lẻ. Các siêu thị đang dần thay thế cho các kênh phân phối truyền thống như chợ, cửa hàng tạp phẩm….và sự phát triển nhanh của hệ thống siêu thị là phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế hiện đại.
Hệ thống thẻ thanh toán, cơ sở hạ tầng cho thẻ thanh toán (hệ thống may ATM, máy POS…) và các sản phẩm, dịch vụ cung ứng từ thẻ phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Mặc dù còn nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình sử dụng thẻ của khách hàng (không sử dụng thẻ, chỉ sử dụng để rút tiền tại các máy ATM…) nhưng tiềm năng phát triển của thị trường thẻ là rất lớn.
Qua các cuộc khảo sát thực tế, chúng ta có thể thấy được thực trạng thanh toán tại các siêu thị ở TP.HCM hiện nay. Dù số người sử dụng thẻ để thanh toán tại các siêu thị còn thấp, quá trình thanh toán vẫn còn khá nhiều bất cập nhưng sự phát triển của loại hình thanh toán này trong tương lai là tất yếu. Khi mà nhu cầu đi mua sắm tại siêu thị của người dân hiện nay có xu hướng ngày càng tăng, siêu thị trở nên gần gũi với người dân hơn thì thanh toán thẻ sẽ dần dần thay thế các loại thanh toán thông thường hiện nay như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán séc….
CHƯƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN THẺ ĐÔNG Á
TẠI SIÊU THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Cơ sở pháp lý cho thanh toán thẻ
Thẻ thanh toán tại Việt Nam ra đời khá muộn trong bối cảnh hoạt động thanh toán thẻ tại các khu vực cũng như các quốc gia khác trên thế giới phát triển đã nhiều năm và dịch vụ thẻ chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Dần dần, thẻ được coi như là một phưong tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện và dễ sử dụng nhất. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này trước đây đã bộc lộ những hạn chế và không còn phù hợp với xu thế phát triển của hoạt động thẻ nói riêng và hệ thống thanh toán nói chung, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia WTO. Chính phủ và NHNN Việt Nam đã từng bước sửa đổi, bổ sung và ban hành mới khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán nhằm góp phần hình thành một nền văn minh tiền tệ. Trong những năm gần đây, chính phủ và NHNN đã ban hành một số quy định nhằm không ngừng hoàn thiện dần hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua thẻ ngân hàng.
Ngày 8/10/2002, quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong Điều 6 tại quy định này đã nói rất rõ về hoạt động phát hành và thanh toán bằng thẻ Ngân hàng.
Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không sử dụng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng tới năm 2020 tại Việt Nam. Với nguồn kinh phí nghiên cứu đề án được trích từ ngân sách nhà nước dự trù lên tới 3.700 triệu đồng (được hoạch toán vào chi phí nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và nguồn hỗ trợ kỹ thuật cho đề án dựa trên cơ sở liên hệ với một số tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế hoặc các dự án do chính phủ nước ngoài tài trợ để tìm kiếm nguồn hỗ trợ kỹ thuật bổ sung cho việc xây dựng
và triển khai Đề án. Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng và sự quan tâm của chính phủ và NHNN đến đề án. Đề án được đặt trong mối quan hệ với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của Chính phủ và phù hợp với Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về chất và lượng trong thanh toán không dùng tiền mặt với các mục tiêu: đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, hiệu quả, sử dụng thuận tiện, có khả năng từng bước thay thế tiền mặt trong lưu thông, tăng cường năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đạt được môi trường thanh toán hiện đại, an toàn, hiệu quả và vững chắc về cơ sở pháp lý ở Việt Nam vào năm 2020.
Trong năm 2007, cơ sở pháp lý cho việc phát triển thẻ ngân hàng đã hoàn thiện thêm một bước với Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng. Môi trường kinh doanh thẻ được thông thoáng hơn với việc loại bỏ giấy phép con đối với các NH phát hành thẻ, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể tham gia phát hành thẻ nếu được NHNN chấp thuận, các quy định đi theo hướng chỉ tạo ra một hành lang pháp lý chung, tránh can thiệp cụ thể vào hoạt động của các tổ chức phát hành, thanh toán thẻ. Cũng trong năm 2007, hàng loạt văn bản đã được ban hành nhằm xác định rõ hơn hoạt động thanh toán thẻ trong nền kinh tế đất nước. Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc ban hành Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán thẻ và hạn chế việc lợi dụng giao dịch thẻ của các hoạt động tội phạm, gian lận thương mại, rửa tiền do tính chất vô danh của thẻ, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-
NHNN ngày 09/7/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh. Quyết định số 48/2007/QĐ-NHNN ngày 26/12/2007 quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Quyết định số 50/2007/QĐ-NHNN ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Thời gian tới, NHNN tiếp tục củng cố hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ, nhất là các chế tài áp dụng xử lý đối với các hành vi giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ phù hợp với thông lệ quốc tế, hành vi tội phạm thẻ, tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận trong thanh toán thẻ hay cá nhân, đơn vị gây thất thoát dữ liệu thẻ, các đối tượng gian lận trong thanh toán thẻ (chủ thẻ giả mạo, ngân hàng chứng minh được chủ thẻ gian lận cố tình đòi tiền và làm giảm uy tín của ngân hàng, ĐVCNT giả mạo, ĐVCNT thông đồng tội phạm thẻ...). Xây dựng quy định về dự phòng rủi ro trong họat động thanh toán thẻ.... Theo đó, có các biện pháp thích hợp và thống nhất để các giải pháp về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thực sự được đi vào cuộc sống…. Đồng thời, NHNN tiếp tục nghiên cứu để xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ thẻ theo tiêu chuẩn EMV đối với các tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam, xây dựng cơ chế giám sát của NHNN đối với thẻ trả trước, dựa trên các nguyên tắc quản lý rủi ro đối với hoạt động ngân hàng điện tử để bảo đảm an toàn cho việc sử dụng và thanh toán thẻ trả trước nói riêng và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. Đề xuất xây dựng các tổ chức chuyên trách tập hợp và cung cấp thông tin liên quan đến các phương tiện thanh toán bị mất cắp, bị gian lận… tăng cường vai trò giám sát của NHNN đối với các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán. Làm cho người sử dụng thẻ an tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ này đảm bảo tăng tính ưu việt của thanh toán qua thẻ so với sử dụng tiền mặt.
3.1.2. Định hướng phát triển thẻ thanh toán của Việt Nam
Theo mục tiêu đề án thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ thì đến cuối năm 2010, sẽ có khoảng 20 triệu tài khoản cá nhân, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản.
Đến năm 2020, sẽ có 45 triệu tài khoản cá nhân, 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Đối với các doanh nghiệp, đến
cuối năm 2010 sẽ có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng; con số này sẽ đạt 95% vào năm 2020.
Đối với khu vực dân cư, đề án cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triển thanh toán qua internet, mobile. Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ, kết nối các hệ thống máy tính ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM của các ngân hàng khác.
Các tổ chức phát hành thẻ đang ráo riết thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ, tăng nhanh lượng thẻ phát hành, không ngừng đưa ra những khoản khuyến mãi hấp dẫn cho các đơn vị chấp nhận thẻ của mình, miễn phí phát hành thẻ cho các cơ quan tổ chức, miễn phí thường niên, giảm phí chênh lệch tỷ giá giao dịch qua thẻ quốc tế….
Nhìn chung thị trường thẻ Việt Nam còn khá non yếu chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người dân hiện nay, lượng người dùng thẻ thanh toán như phương tiện thanh toán hàng hoá dịch vụ hàng ngày của rất khiêm tốn mà đa số họ chỉ dùng thẻ cho các dao dịch trên máy ATM, để rút tiền mặt. Tuy nhiên, thị trường này đang phát triển rất sôi động các tổ chức phát hành thẻ đang không ngừng đầu tư cho lĩnh vực đầy tiềm năng này, theo dự báo của các tổ chức phát hành thẻ trong thời gian ngắn nữa thị trường thẻ Việt Nam sẽ bùng nổ mạnh mẽ tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần định hướng cho sự phát triển của thẻ thanh toán vào việc dùng cho chi trả hàng hoá dịch vụ chứ không phải là công cụ trả lương và rút tiền mặt tại máy ATM.
3.1.3. Mở cửa thị trường bán lẻ
Mặt khác, theo cam kết của WTO, từ 1/1/2009 Việt Nam đã cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, nguy cơ trong những năm sắp tới là sẽ có một làn sóng các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như TP.HCM, để thiết lập các mạng lưới phân phối hiện đại. Trên thực tế, hiện nay tại TPHCM đã xuất hiện nhiều tập đoàn phân phối lớn của thế giới như: Metro Cash & Carry (Đức), các tập đoàn bán lẻ từ Malaysia,
Singapore, Hàn Quốc... cũng đang vào đầu tư tại TPHCM thông qua hình thức liên doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp phân phối trong nước lại còn yếu, chưa chuyên nghiệp, chưa khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực phân phối. Thêm vào đó, diện tích kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối lại nhỏ hẹp, cơ sở vật chất không hiện đại bằng các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường các kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng thị trường bán lẻ trong nước khi doanh thu chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ cả nước Chính vì vậy, ngành thương mại dịch vụ phân phối trong nước có nguy cơ sẽ bị “nuốt chửng” bởi một làn sóng các tập đoàn bán l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN_VAN_TOT_NGHIEP.doc