Tài liệu Đề tài Tổng quan về du lịch: 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1 Khái niệm về du lịch
1.1.1 Khái niệm
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển
mà còn ở cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch được xem như là ngành “ công
nghiệp không khói”, là một ngành dịch vụ thu hút một số lượng lớn lao động. Vì vậy, để có thể khai
thác ngành này một cách hiệu quả và đúng đắn chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về nó.
Theo nhà địa lý học Michaud: “ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho
việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ,
hội họp, thể thao hoặc tôn giáo”(1)
Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về
du lịch như sau: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơ...
50 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về du lịch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1 Khái niệm về du lịch
1.1.1 Khái niệm
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển
mà còn ở cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch được xem như là ngành “ công
nghiệp không khói”, là một ngành dịch vụ thu hút một số lượng lớn lao động. Vì vậy, để có thể khai
thác ngành này một cách hiệu quả và đúng đắn chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về nó.
Theo nhà địa lý học Michaud: “ Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho
việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ,
hội họp, thể thao hoặc tôn giáo”(1)
Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về
du lịch như sau: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ(2)
Theo Khoản 1, điều 4, luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định rằng: “ Du lịch là hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Do hoàn cảnh ( thời gian, khu vực ) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu khác nhau về du lịch. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì du lịch vừa là một lĩnh vực
kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách vừa là một hiện tượng xã hội góp phần
nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng.
1.1.2 Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí được đưa ra .
Thông thường người ta thường phân loại theo những tiêu chí sau:
• Phân loại theo môi trường tài nguyên.
• Phân loại theo nhu cầu làm nảy sinh du lịch.
• Phân loại theo lãnh thổ hoạt động.
• Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch.
• Phân loại theo phương tiện giao thông.
• Phân loại theo loại hình lưu trú.
• Phân loại theo lứa tuổi du khách.
• Phân loại theo hình thức tổ chức:
Chi tiết phân chia cụ thể vui lòng tham khảo ở phần phụ lục 1
1.1.3 Mối tương tác giữa du lịch và những lĩnh vực khác.
Du lịch và những lĩnh vực khác như xã hội, văn hóa, môi trường, kinh tế và hòa bình chính trị … có
mối quan hệ tương tác, bổ sung cho nhau. Sự phát triển hay sa sút của bất cứ lĩnh vực nào cũng đều tác
động đến ngành du lịch và ngược lại. Trong phần này nhóm nghiên cứu xin được đề cập đến mối
tương tác giữa ngành du lịch - văn hóa và môi trường vì những yếu tố này đang tác động mạnh mẽ đến
ngành du lịch ĐBSCL nói chung và du lịch sông nước nói riêng.
(Những lĩnh vực khác xin vui lòng tham khảo ở phần phụ lục 1)
2
1.1.3.1 Du lịch và văn hóa:
Đối với du lịch các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu như tài
nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi thì tài nguyên du lịch nhân
văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương
của nó. Các đối tượng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân văn – là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch
văn hóa phong phú. Mặt khác nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách.
Chúng ta thấy rằng các sản phẩm văn hóa như tranh vẽ, điêu khắc, tượng nặn…, các loại hình văn
nghệ truyền thống cũng như hiện đại, hay những nét đặc trưng về tôn giáo…đã tạo nên một sức hút hết
sức lôi cuốn, sôi động và mạnh mẽ đối với du khách. Điển hình như các buổi biểu diển dân ca, múa rối
nước, hoặc một buổi chợ nổi vào lúc sớm mai trên sông hay là những bức tranh Đông Hồ, tranh lụa …
là những biểu hiện của nét văn hóa đặc trưng thật sự thu hút và hấp dẫn du khách.
Một trong những chức năng chính của du lịch là giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng. Khi đi du lịch,
du khách luôn muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Song nhiều khi sự
thâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và sự thâm nhập biến thành sự xâm hại. Mặt khác, sự
kỳ kạ hấp dẫn, sự phóng đại cường điệu hay thi vị hóa lối sống và biểu hiện văn hóa của một nhóm
dân tộc thiểu số hay một cộng đồng là phổ biến trong ngành du lịch. Do muốn tăng tính cạnh tranh,
những người điều hành và quảng bá du lịch đã đưa các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi ra thị
trường như một mặt hàng mới tinh khôi, thật tự nhiên, hấp dẫn kỳ lạ, mang tính truyền thống, nguyên
thủy, nguyên bản … Một vấn đề khác nữa đó là sự cưỡng ép, làm biến dạng những tập tục văn hóa, lễ
hội và các nghi lễ đặc thù dân tộc của những người tổ chức tour để mua vui cho khách du lịch. Một
câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao còn gọi là nguyên bản khi một lễ hội truyền thống hằng năm được
tái tạo lại thể hiện hằng tuần, thay đổi hằng tháng, biến những sự kiện văn hóa, lễ hội đơn giản nhưng
mang đầy ý nghĩa, bản sắc dân tộc thành những lễ hội “lòe loẹt” và “có sức hấp dẫn kỳ diệu” cho
khách du lịch. Hơn nữa, một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các
nước giàu là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống
theo mốt du khách. Nguyên nhân là do trong hoạt động kinh doanh người dân bản xứ dùng chuẩn của
du khách để làm vừa lòng họ nhằm thu hút được tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, do tư tưởng vọng
ngoại, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách, cho đây là biểu hiện văn minh, giàu có…
Ảnh hưởng của động du lịch đến văn hóa và xã hội còn được thể hiện qua quan hệ giữa du khách và
người dân địa phương . Nhìn chung theo thời gian, thái độ của của người dân sở tại đối với du khách
thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực. Vào thời gian đầu, khi những du khách đầu tiên xuất hiện,
người dân địa phương tỏ ra vô cùng cao hứng. Du khách được đón tiếp nồng nhiệt, nhiều khi thái quá,
với tất cả lòng quý trọng và mến khách của chủ nhân. Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của luồng
khách tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ giảm dần. Quan hệ tình cảm giữa du khách và dân địa
phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào đó là quan hệ buôn bán. Đại đa số du khách được
tiếp đón với nghi lễ xã giao. Tồi tệ hơn là cảm giác khó chịu thậm chí là tư tưởng và hành động chống
đối du khách của người dân bản xứ xuất hiện. Nếu chính quyền địa phương và ngành du lịch không
những biện pháp hữu hiệu thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Mất cảm tình vì thái độ lạnh nhạt, sợ hãi bị tấn
công… sẽ làm cho số lượng du khách giảm dần. Do đó, vì tương lai phát triển bền vững của ngành du
lịch nói chung, người làm du lịch nói riêng phải tự đặt cho mình trách nhiệm góp phần thúc đẩy những
quan hệ tốt đẹp sẵn có, ngăn chặn đẩy lùi những thái độ tiêu cực có thể nảy sinh đối với du khách.
1.1.3.2 Du lịch và môi trường:
Tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra các sản phẩm du lịch. Du khách ở các khu đô thị,
khu công nghiệp có nhu cầu thoát đến các địa phương có môi trường trong lành hơn như những vùng
biển, vùng núi hay nông thôn. Hiện nay đại đa số các địa phương có hoạt động du lịch sôi động nhất là
những nơi có môi trường tự nhiên đa dạng và phong phú.
Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, cảm nhận một cách trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành, nên thơ
của các cảnh quan tự nhiện giúp cho du khách hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của
3
thiên nhiên đối với đời sống của con người. Vô hình chung, bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp
phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, bảo tồn tự nhiên - vấn đề được toàn thế giới rất
quan tâm. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách tại những khu vực có nhiều cảnh
quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường bằng cách dành những khoảng đất đai
có môi trường ít bị xâm phạm để xây dựng các công viên bao quanh thành phố, hoặc là thi hành các
biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp
với nhu cầu của khách...
Tuy nhiên, hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung
quá nhiều người và thường xuyên tại điểm du lịch đã làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi
đến chỗ bị hủy hoại, uy hiếp đời sống một số loài động vật hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên
ổn trước đây để đi tìm nơi ở mới… Hơn nữa, hoạt động du lịch còn làm gia tăng lượng rác thải, ô
nhiễm không khí… Nhưng trong thực tế có rất ít người làm du lịch thực sự quan tâm đến môi trường.
Có thể là do họ không thấy rõ những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến môi trường, cũng có thể do
lợi ích trước mắt mà họ cố tình không quan tâm đến nguy cơ của hiểm họa này.
1.1.4 Những quan điểm về khái niệm du lịch sông nước:
Cũng như khái niệm ngành du lịch nói chung. khái niệm du lịch sông nước nói riêng có rất nhiều, mỗi
một cá nhân, mỗi một tổ chức nghiên cứu về loại hình du lịch này đứng từ nhiều khía cạnh khác nhau,
với những mục đích khác nhau thì sẽ có những khái niệm khác nhau. Dưới đây nhóm nghiên cứu xin
trích dẫn một vài khái niệm về du lịch sông nước mà nhóm nghiên cứu sưu tập được và đưa ra quan
điểm của nhóm nghiên cứu về khái niệm du lịch sông nước.
* Theo quan điểm của châu Âu:
Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà trong đó chúng ta dùng thuyền, cano để di chuyển và di
chuyển trên những con sông, những con kênh, con rạch nhỏ. Thưởng thức những phong cảnh đẹp trên
sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của
họ. Tìm hiểu về nền kinh tế xã hội của những quốc gia đó và những vấn đề về môi trường sinh thái mà
hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của ta.
(Trích “ waterway tourism around Europe”
* Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường đại học Nicolaus Copemicus, viện nghiên cứu
sinh thái và địa chất Phần Lan.
Du lịch sông nước là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du
lịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng
chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất
phát từ chính đời sống xã hội, thắng cảnh, từ văn hóa của địa phương.
( Trích bài viết “ đường thủy chi phối du lịch sinh thái và liên khu kinh tế” Báo nông
nghiệp thực phẩm và khoa học môi trường –Phần Lan, số ra tháng 1 năm 2007)
* Quan điểm của nhóm nghiên cứu:
Qua một thời gian nghiên cứu về du lịch sông nước tại ĐBSCL nhóm nghiên cứu cũng có một số quan
điểm riêng của mình về khái niệm du lịch sông nước:
Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà các hoạt động vui chơi giải trí, vận chuyển gắn liền với
sông nước. Các dịch vụ du lịch đươc phục ngay trên sông, trên các cù lao, hoặc ven bờ sông. Đặc biệt
du lịch sông nước phát triển phải đi đôi với phát triển đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo vệ
môi trường sinh thái.
4
Phân tích quan điểm của nhóm:
Du lịch sông nước trước tiên là một loại hình du lịch, không chỉ là đi lại, tham quan trên sông mà còn
kết hợp với những hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với sông nước (trên sông hay ve bờ hay trên cù
lao), và du khách được phục vụ bằng những gì mà sông nước có thể mang đến.
Thứ hai, đây là một ngành kinh tế, mà mục đích lâu dài của nó hướng tới cải thiện đời sống lênh đênh
của người dân sông nước. Đây là đặc điểm không chỉ của riêng du lịch sông nước mà của cả ngành du
lịch nói chung. Bởi vì du lịch giải quyết một lượng lớn lao động.
Thứ ba là về khía cạnh môi trường, có thể ở các loại hình du lịch khác vấn đề bảo vệ môi trường
không cấp thiết như loại hình du lịch sông nước. Nhưng vì sông nước là nguồn nước ngọt hiếm hoi
nuôi sống con người , các loài động thực vật, và nó là một mạch nước lan rộn khắp thế giới nếu ô
nhiễm một nơi, hay có dịch bệnh thì tốc độ phát tán của nó rất nhanh do đó vấn đề bảo vệ môi trường
sông nước phải được quản lý thật chặc chẽ trong du lịch sông nước.
1.2 Tổng quan du lịch thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây
1.2.1 Tổng quan du lịch thế giới
Du lịch là một ngành kinh tế có từ lâu đời trên trái đất này, những du khách ban đầu đó là những nhà
thương buôn, là những người truyền đạo, là những người hành hương, cũng có thể nói loại hình du
lịch thịnh hành đầu tiên chính là du lịch tôn giáo…Du lịch phát triển gắn bó mật thiết và thúc đẩy rất
nhiều ngành nghề khác phát triển theo như ngành lưu trú, ngành giao thông, ngành dịch vụ vui chơi
giải trí và cả tài chính.
Bên cạnh là một ngành kinh tế có tuổi đời khá lớn, du lịch còn có ý nghĩa rất lớn cả về mặt xã hội. Về
phương diện kinh tế, đây là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển rất nhanh, thu nhập của ngành du
lịch từ năm 1950 đến nay luôn chiếm trên 5% GDP toàn cầu, đối với một số nước ngành du lịch chính
là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào GDP một tỷ trọng không nhỏ và đặc biệt đối với hầu hết các
nước, ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Về phương diện xã hội, sau ngành y tế thì du lịch là ngành sử dụng lao động
nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt là ngành sử dụng một lượng lớn lao động không cần trình độ cao.
Theo số liệu công bố của UNWTO, trong năm 2006 ngành du lịch thế giới đã giải quyết được 243
triệu việc làm, chiếm 8.3% lao động trên thế giới. Cũng trong năm này ngành du lịch đã đóng góp một
khoảng thu nhập bằng 10,3% GDP toàn cầu. trong năm 2007 ngành du lịch đã phục vụ một con số kỷ
lục 898 triệu lượt khách, tăng 6.2% so với năm 2006.
Cũng như bao nhiêu năm nay, châu Âu với những tòa lâu đài, những cánh đồng ôn đới trải dài, những
thảo nguyên xanh mướt bên cạnh những thành phố hiện đại nhất thế giới vẫn là điểm thu hút nhiều
khách du lịch nhất, trong năm 2007 châu Âu thu hút 480 triệu lượt khách, chiếm hơn 50% tổng lượt
khách du lịch quốc tế. Kinh đô du lịch châu Âu từ bao nhiêu năm nay vẫn là nước Pháp lãng mạn, và
năm 2007 cũng không ngoại lệ, Pháp đã phục vụ 68 triệu lượt du khách và hơn 14 triệu lượt khách quá
cảnh tại Pháp để đến các nước miền nam châu Âu. Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của những
điểm du lịch tại vùng châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng của lượt khách du lịch đến Pháp
đã chậm lại ( năm 2000: 11.4%; năm 2006 906% và năm 2007 là 4% ) theo như dự báo đến năm 2020
vị trí này có thể Pháp sẽ nhường lại cho Trung Quốc và Ấn Độ hay nói cách khác vị trí trung tâm du
lịch của Châu Âu sẽ nhường lại cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bản đồ du lịch thế giới đang
được vẽ lại.
Ngày nay khi việc đi du lịch đã trở nên phổ biến rất nhiều. Đối với những nước phát triển trở thành
một nhu cầu thiết yếu, mổi năm họ dành hẳn một khoảng thu nhập chi cho việc đi du lịch. Còn đối với
5
người dân ở các nước có thu nhập trung bình cũng có điều kiện để đi đến những vùng đất mới. Mặc
cho nền kinh tế thế giới hiện nay đang đi vào giai đoạn khó khăn, nhưng ngành du lịch vẫn thể hiện
sức sống mãnh liệt của mình, năm 2007 ngành du lịch vẫn tăng trưởng 6.2%. Điểm đặc biệt của ngành
du lịch thế giới là luôn sống dậy nhanh nhất, mạnh nhất sau mỗi đợt khủng hoảng kinh tế, tài chính.
Những trung tâm du lịch của thế giới hiện nay hầu hết cũng là trung tâm tài chính mạnh như: Mỹ, Tây
Âu, Nhật Bản, Hongkong….
Ngành du lịch ngày càng phát triển chứng tỏ rằng nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng,
qua mỗi năm ngành du lịch lại phục vụ một lượng lượt khách du lịch nhiều hơn năm trước đó. Chúng
ta hãy xem sự tăng trưởng của lượt khách du lịch trong những năm gần đây.
0
500
1000
1500
2000
Biểu đồ 1.1: Lượng khách quốc tế trong những năm gần đây
và dự báo cho năm 2010 và 2020
lượt du khách (triệu lượt) 763 806 845 898 1100 1600
2004 2005 2006 2007 2010 2020
( Nguồn: tổ chức du lịch thế giới UNWTO)
Nếu như năm 1950 chỉ có 25 triệu lượt khách du lịch trên thế giới thì đến hơn 50 năm sau, năm 2004
con số này đã lên đến 763 triệu lượt, tăng hơn 30 lần, tức là mức độ tăng trung bình mỗi năm hơn 6%.
Điều này chứng tỏ được phần nào cuộc sống của cư dân địa cầu đã được nâng cao, nhưng không phản
ánh rỏ rệt bởi vì số lượt khách này phần lớn là những người giàu có (có thể đi một năm rất nhiều lượt)
và những người có thu nhập khá nhưng không phản ánh được cuộc sống của đại đa số người dân địa
cầu vẫn còn đang thiếu ăn, thiếu mặc. Tuy nhiên điều mà con số này thể hiện rất rõ ràng đó chính là sự
phát triển vượt bậc của ngành du lịch. Ngành du lịch đã thu hút, khuyến khích người dân đi du lịch
ngày càng nhiều, và quan trọng hơn là đã tạo được một nguồn thu nhập lớn cho rất nhiều quốc gia
đang phát triển và cung cấp việc làm cho không ít lao động phổ thông, giúp giảm bớt một phần nào đó
sự phân hóa giàu nghèo. Đó chính là sứ mệnh kinh tế và xã hội gắn liền nhau trong ngành kinh tế du
lịch của thế giới. Để có thể thấy rỏ hiệu quả kinh tế của ngành du lịch thế giới, nhóm nghiên cứu xin
đưa ra một vài số liệu minh họa khác. Nếu như năm 1950 tổng chi tiêu của khách du lịch trên toàn thế
giới là 2.1 tỷ USD thì đến năm 2004 con số này là 622.7 tỷ USD, trung bình một năm tăng 11% (cao
hơn chỉ số lạm phát trung bình) như vậy ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của ngành du lịch thế giới.
Và theo dự báo của UNWTO đến năm 2010 lượt khách du lịch quốc tế sẽ tăng đến 1.1 tỷ lượt và đến
năm 2020 con số này sẽ là 1.6 tỷ lượt. Những con số này tăng lên và được dự báo sẽ tăng lên nữa
trong tương lai là một niềm phấn khởi cho ngành du lịch nhưng bên cạnh đó, khâu quản lý du lịch cần
phải đi trước một bước, khi mà du lịch ngày nay mang lại nhiều vấn đề rắc rối về mặt văn hóa, vệ sinh
môi trường và gìn giữ môi trường thiên nhiên.
6
1.2.2 Tổng quan du lịch Việt Nam.
Du lịch tại Việt Nam đã xuất hiện từ thời rất xa xưa, khi mà các thương nhân Trung Hoa và Nhật Bản
cập cảng tại Hội An , cũng chính từ đó đã tạo nên phố cổ ngày nay mang đậm hai vẻ đẹp văn hóa
Trung-Nhật kết hợp với văn hóa, kiến trúc Việt. Và từ đó con đường phát triển lênh đênh của du lịch
Việt Nam được bắt đầu.
Ngành du lịch Việt Nam đươc thành lập ngày 09/07/1960 đến nay, gần 48 năm hoạt động ngành du
lịch Việt Nam đã trải qua rất nhiều sự sáp nhập rồi tách ra từ bộ văn hóa - thông tin – thể thao và du
lịch , đến bộ thương mại – du lịch , sau đó trở thành cơ quan độc lập trực thuộc chính phủ và bây giờ
đang trực thuộc bộ văn hóa thể thao và du lịch. Sự bất ổn định này mang lại cho ngành du lịch không ít
khó khăn, nhưng điều đó không thể ngăn cản sự phát triển tất nhiên của ngành du lịch Việt Nam.
Chúng ta có thể chia lịch sử du lịch Việt Nam thành 2 thời kỳ lớn là trước và sau khi ngành du lịch
Việt Nam ra đời. Trước khi ngành du lịch Việt Nam ra đời tại Việt Nam hoạt động du lịch vẫn xảy ra
nhưng không được quản lý thống nhất và chưa có những đơn vị kinh doanh du lịch chuyên nghiệp,
người đi du lịch thành từng nhóm nhỏ và tự phát. Giai đoạn sau khi ngành du lịch ra đời ta lưu ý các
mốc thời gian sau:
1. Giai đọan 1960 – 1975: giai đoạn này ngành du lịch chủ yếu phục vụ cho các chính
khách hay những đoàn khách của Đảng và nhà nước.
2. Giai đoạn 1975 – 1990: giai đoạn này ngành du lịch mở rộng hoạt động kinh doanh:
thành lập các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mang tính thương mại, thành lập cơ
quan quản lý du lịch đó là tổng cục du lịch (27/06/1978).
3. Giai đoạn 1990 đến nay: ngành du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển theo một con
đường riêng, một vị thế riêng của mình. Tổng cục du lịch mở rộng mạng lưới các sở
quản lý về du lịch tại các địa phương để quản lý giúp đỡ và xúc tiến hoạt động của
các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành tại địa phương.
Và cho đến thời điểm này ngành du lịch đang phấn đấu trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của nước ta. Chúng ta dựa vào đâu gì để khẳng định điều đó?
Việt Nam có một tiềm năng du lịch to lớn, đặc biệt là các loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên (du
lịch sinh thái)và văn hóa. Hiện nay Việt nam có 2741 di tích xếp hạng quốc gia, trong đó 7 di tích
được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, gồm 5 di sản vật thể: quần thể di tích cố đô Huế,
vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng và 2 di sản phi
vật thể: nhã nhạc cung đình Huế, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đến năm 2007 Việt Nam đã đươc
thế giới công nhận 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngoài ra còn có rất nhiều cơ sở phục vụ du lịch
sinh thái khác: 30 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng từ 40 đến 150 độ. Có 125 bãi tắm biển và 2
vịnh nằm trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới: vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
Tuy nhiên các khu bảo tồn thiên nhiên và di sản văn hóa tại Việt Nam tuy nhiều nhưng chưa có sức
cạnh tranh cao. Các khu bảo tồn thiên nhiên quy mô nhỏ và chưa quản lý tốt, vẫn còn nạn săn bắn thú,
chặt phá cây rừng, do đó nếu mở cửa đón du khách thì các khu bảo tồn này phải đối mặt với một vấn
đề khác, làm sao có thể quản lý du khách, không để họ làm hại đến môi trường, nhất là khi ý thức của
du khách nhất là du khách nội địa chưa cao. Còn các khu di tích văn hóa, do đất nước ta trải qua một
thời gian dài chiến tranh tàn phá nên hiện nay không còn được nguyên vẹn trong khi đó lại không đủ
kiện tài chính để trùng tu nên so với các nước bạn như Trung Quốc hay Campuchia có một nền văn
hóa lâu đời, sâu sắc và các quần thể kiến trúc vẫn còn bảo quản tốt thì du lịch Việt Nam khó có thể
cạnh tranh được.
7
Tuy còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng du lịch Việt Nam đã phát triển rất tốt trong thời gian qua, đã
tạo được những ấn tượng nhất định trong lòng du khách và đã xây dựng được những nét riêng và sản
phẩm du lịch đặc trưng rất Việt Nam. Như trong giai đoạn gần đây, những tour du lịch caravan đã thu
hút được rất nhiều du khách, hay như trong những năm gần đây Việt Nam rộ lên loại hình du lịch sự
kiện, du lịch MICE, các sự kiện quan trọng mang tầm thế giới lần lượt được diễn ra tại Việt Nam bởi
vì Việt Nam là đất nước hòa bình, hữu nghị và an ninh: hội nghị thượng đỉnh APEC 2006, đại lễ phật
đảng 2008 hay hoa hậu hoàn vũ diễn ra vào tháng 7/2008 ). Bên cạnh đó Đảng và nhà nước cũng đã có
nhìn nhận về vai trò của ngành du lịch một cách tích cực hơn khi đã đầu tư cho quảng bá hình ảnh du
lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN. Tất cả những hoạt động trên đã đưa được hình ảnh
Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đã tạo nên một làn sóng đưa con thuyền du lịch Việt Nam ra khơi xa
hơn và vững vàng hơn.
0
200
400
600
Biểu đồ 1.2: Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng du lịch 2001-2005
tổng vốn (tỷ đồng) Số dự án đầu tư
tổng vốn (tỷ đồng) 266 380 450 500 550
Số dự án đầu tư 23 73 167 122
2001 2002 2003 2004 2005
( Nguồn : Tổng cục du lịch Việt Nam)
Qua biểu đồ này nhóm nghiên cứu muốn nhấn mạnh sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến ngành du
lịch. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, bất cứ ngành nào muốn có sự phát triển thực sự đều cần
sự ủng hộ, quan tâm và đầu tư từ Đảng và nhà nước. Theo biểu đồ trên ta thấy qua 4 năm mà tổng số
dự án đã tăng lên gấp 7 lần (2003), 5 lần (2004), tổng giá trị đầu tư qua 5 năm đã tăng gần gấp đôi.
Điều này đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến ngành du lịch. Và không phụ sự quan
tâm đó ngành du lịch Việt Nam đã phát triển một cách đáng tự hào, tuy vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có.
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
4500000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 5 tháng
đầu năm
2008
Biểu đồ 1.3: Lượt khách quốc tế đến Việt Nam từ 2004 đến 2007
phân theo mục đích
Khách du lịch thuần túy Khách du lịch thương gia
Khách du lịch thương gia Khách du lịch với mục đích khác
( Nguồn: tổng cục du lịch Việt Nam)
8
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rõ trong suốt giai đoạn phát triển du lịch Việt nam vẫn tăng đều đặn
nhưng có hai năm lượt khách quốc tế năm sau giảm so với năm trước đó là năm 1998 và năm 2003.
Thời kỳ năm 2004 đến nay là thời kỳ du lịch phát triển sau một thời gian bị tê liệt và phục hồi sau cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Trong thời gian này, số lượt khách du lịch quốc tế tăng dần
qua từng năm và tỷ lệ tăng luôn cao hơn nhiều so với trung bình của ngành du lịch thế giới ( trừ năm
2006), về tỷ trọng của từng loại khách phân theo mục đích đi du lịch thì không có khác biệt nhiều,
chiếm hơn 50% vẫn là khách du lịch thuần túy. Cụ thể tình hình từng năm như sau:
Tăng mạnh nhất trong thời kỳ này là năm 2004 tăng 20.5% so với 2003
Năm 2005 tăng 18.3% so với năm 2004.
Năm 2006 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm lượt khách quốc tế đến Việt Nam chỉ
tăng 3% so với 2005.
Nhưng đến năm 2007 tình hình lại khả quan hơn khi Việt Nam đăng cai tổ chức những
sự kiện lớn, quảng bá hình ảnh rộng rải,nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và chất
lượng dịch vụ, lượt khách quốc tế đến trong năm này đã tăng 16% so với năm 2007.
Và tính riêng 5 tháng đầu năm 2008, lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt trên 2
triệu lượt, hơn 50% tổng lượt khách năm 2007 và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2007.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng là một dấu hiệu tốt cho ngành du lịch Việt Nam , chứng tỏ được
những hoạt động quảng bá của chúng ta đã có hiệu quả và chất lượng dịch vụ du lịch của chúng ta đã
có thể so sánh với quốc tế.
Sau đây là một vài minh họa cho du lịch Việt Nam 4 tháng đầu năm 2008. Khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam 4 tháng đầu năm 2008 đạt 1.285.954 lượt (tăng 15.7% so với cùng kỳ năm ngoái)
Biểu đồ 1.4: Thành phần khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam 5 tháng đầu năm 2008
9%
5%
4%
4%3%
3% 30%
7%8%10%
17%
Trung Quốc Đài Loan Nhật Bản
Hàn Quốc Mỹ Úc
Thái Lan Pháp Malaysia
Campuchia Thị trường khác
( Nguồn: tổng cục du lịch Việt Nam)
Cũng như những năm trước, thị trường khách du lịch đến Việt Nam vẫn chủ yếu là các thị trường
truyền thống như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhất Bản, Mỹ, Úc và các nước láng giềng trong khối
Asean như Campuchia, Malaysia, Singapore, còn thị trường châu Âu dẫn đầu vẫn là Pháp, Đức. Trong
đó thị trường Trung Quốc là một mảnh đất màu mỡ của Việt Nam, với 3 yếu tố: thứ nhất, dân số dông
nhất thế giới; thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển rất nhanh và đang từng bước trở thành
một cường quốc kinh tế; thứ ba: người Trung Hoa sinh sống tại việt Nam rất nhiều; từ đó có thể thấy
rất rõ ràng du lịch việt Nam không thể bỏ qua thị trường Trung Quốc. Bên cạnh thị trường Trung
Quốc, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc và Tây Âu là những thị trường mà Việt Nam tập trung
thu hút khách du lịch.
9
Đó là những đánh giá mà người Việt Nam nhận định về du lịch Việt Nam, còn thế giới, họ nhận định,
đánh gía du lịch Việt Nam như thế nào? Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số đánh gía của tổ chức du
lịch thế giới UNWTO về du lịch Việt Nam. Hàng năm UNWTO thường đưa ra một bảng đánh giá sức
cạnh tranh của ngành du lịch các nước thành viên. Bảng đánh giá được đánh giá trên 13 chỉ tiêu và
đánh giá xếp hạng trong 124 nước thành viên. Năm 2007 việt Nam được xếp hạng 87/124 về khả năng
cạnh tranh của ngành du lịch. Sau đây là đánh giá xếp hạng một số chỉ tiêu cụ thể của du lịch Việt
Nam năm 2007, được UNWTO phân loại thành những thuận lợi và bất lợi của du lịch Việt Nam.
Bảng 1: Đánh giá xếp hạng một số chỉ tiêu của du lịch Việt Nam năm 2007
Những thuận lợi của du lịch Việt Nam Những bất lợi của du lịch Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Hạng Stt Chỉ tiêu Hạng
1. An toàn (cảnh sát làm việc
hiệu quả)
46 1. Môi trường tự nhiên và văn hóa 99
2. Ít bị ảnh hưởng bởi các dịch
bệnh
15 2. Yêu cầu Visa 94
3. Sức cạnh tranh về giá cả 10 3. Giao thông ( nói chung) 90
4. Nguồn nhân lực dồi dào 46 4. Hạn chế các doanh nghiệp nước
ngoài.
121
5. Số lượng di sản văn hóa lớn 48 5. Chất lượng của dịch vụ hàng
không
123
( Nguồn: Bảng đánh giá chỉ số cạnh tranh du lịch của UNWTO năm 2007)
(Tham khảo đánh giá những chỉ tiêu khác của du lịch Việt Nam và đánh giá các quốc gia khác của
UNWTO ở phụ lục 1)
1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trên thế giới.
1.3.1 Khu vực châu Âu:
ªItalia
Nói về du lịch sông nước thì không thể bỏ qua thành
phố Venice( Italia). Venice là thành phố có nhiều
kênh rạch sông ngòi chảy trong thành phố nhất thế
giới. Những con sông len nỏi vào đời sống của người
dân Venice, khác với Pháp và Hà Lan, sông không chỉ
để du ngoạn, du lịch là chủ yếu mà người dân Venice
vẫn đi lại bằng đường sông trong thành phố, những
ngã ba, ngã tư sông cũng chính là những góc cạnh của
những tòa nhà. Du khách đến đây vẫn rất thích thú
nhìn tàu bè
qua lại nhộn
nhịp không thua gì trên bộ.
Venice có một số điểm tương đồng với đồng bằng sông Cửu
Long như sau: giao thông đường sông vẫn phổ biến, và con
sông là huyết mạch cuộc sống. Chính vì con sông là huyết
mạch cuộc sống nên việc bảo vệ môi trường sông nước là
điều được quan tâm hàng đầu khi làm du lịch sông nước.
Một góc thành Venice
Thuyền
Gondola
10
Khác với Venice , con sông tại ĐBSCL còn có ý nghiã lớn hơn rất nhiều bởi vì sông tại Venice là sông
nước măn còn sông tại ĐBSCl là sông nước ngọt, chúng ta nên học hỏi cách Venice không để cho một
cọng rác nào từ thuyền du lịch cho xuống sông.
Về sản phẩm du lịch Venice tạo được cho mình một sản phẩm đặc trưng: không đi lại bằng du thuyền
mà đi lại bằng chính loại tàu truyền thống của Venice có từ hàng trăm năm nay, đó là Gondola, một
loại thuyền chèo tương tự tại ĐBSCL nhưng mang một đặc trưng rất Ý, trong khi thuyền tại ĐBSCL
cũng khá giống với những nơi lân cận như Campuchia, Thái Lan…Thứ hai, tại Venice những lễ hội
như Carnival… đã được sông nước hóa, mang xuống những chiếc thuyền để làm phong phú hơn cho
những sản phẩm du lịch của mình. Thứ ba, tại Venice thêm một điểm tương đồng với ĐBSCL đó là
những vườn chim, Venice có một đàn hàng trăm ngàn con chim bồ câu nuôi tại thành phố đã làm say
mê lòng không biết bao du khách, tại ĐBSCL có nhiều vườn chim với rất nhiều loại phong phú hơn
gấp bội Venice và thông thường trong vùng đầm nước, rất dễ đi lại bằng tàu thuyền nhưng chúng ta
nên học cách người dân Venice nuôi dưỡng đàn chim và bảo vệ chúng để chúng phục vụ lại cho du
lịch.
1.3.2 Khu vực Châu Mỹ
Tại khu vực châu Mỹ nhóm nghiên cứu xin giới thiệu một nơi là River Walk tại San Antonio ( Texas-
Hoa Kỳ). River Walk tại San Antonio là một khu phố đi dạo dọc theo hai bên bờ sông Đó là một con
sông hẹp, chảy trong thành phố, rất hẹp, hay nói cách khác là dòng thoát nước thải của thành phố,
nước thải ở đây đã qua xử lý, không gây ô nhiễm.
Điều mà chúng ta quan tâm là cách họ kinh doanh hai bên bờ
sông, đây là một khu phố đi bộ, hai bên bờ sông có quán xá
được bày biện san sát nhau và ra tận bờ sông, với nhiều loại
hình vui chơi giải trí và cả khách sạn. Bắt ngang qua sông có
nhiều cây cầu nhỏ giúp du khách có thể qua lại hai bên bờ sông
một cách dễ dàng. Buổi tối nơi đây lấp lánh ánh đèn và những
tiếng đàn , tiếng nhạc du dương, các nhà hàng phục vụ món ăn
từ mọi miền thế giới. bên dưới dòng sông là những chiếc
thuyền không mui được thiết kế để chở 20 – 30 du khách du
ngoạn dọc dòng sông, trên thuyền có phục vụ buffet. Một điều
đặc biệt ở đây là vào ban ngày, khi không khí yên ắng được trả
lại cho dòng sông thì trên những chiếc thuyền đi lại, các nhân viên phục vụ, các hướng dẫn viên sử
dụng những micro cá nhân để giới thiệu, để tránh gây tiếng động phá tan không gian yên tĩnh đó, tạo
cho du khách một không gian thật sự thư giãn và thoải mái. Một dòng sông nhỏ nhưng người dân San
Antonio đã làm cho nó trở nện nổi tiếng và có một không hai trên thế giới.
1.3.4 Khu vực châu Á
1.3.4.1 Thái Lan
Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là một cường quốc du lịch, cách người Thái Lan làm du lịch rất
sáng tạo và chuyên nghiệp. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ngành du lịch Thái Lan là
ngành đầu tiên vực dậy sau khủng hoảng. Nói riêng về du lịch sông nước, Thái Lan có môi trường
sông nước rất gần với đồng bằng sông Cửu Long. Người Thái Lan làm du lịch sông nước như thế nào?
Du lịch sông nước Thái Lan cũng có chợ nổi, có sông nước uốn quanh, nhưng rõ ràng người Thái Lan
đã làm du lịch sông nước tốt hơn ĐBSCL . Những chợ nổi của Thái Lan đa số không là chợ nổi tự
phát mà chợ do người Thái Lan dựng lại và khai thác theo hướng du lịch. Chợ nổi Thái Lan không
River walk – San Antonio
11
nằm trên những con sông rộng rãi, chỉ nằm
trong những khúc sông không rộng lắm, có
khi còn bị tắt nghẽn giao thông khi vào mùa
cao điểm, nhưng chợ nổi của họ kinh doanh
hiệu quả hơn chợ nổi Việt Nam rất nhiều,
thu nhập người dân chợ nổi Thái Lan nhiều
hơn người dân ĐBSCL. Nhưng chợ nổi Thái
Lan kinh doanh theo hướng làm du lịch, chỉ
buổi sáng sớm là buôn bán giữa những
người dân sông nước, còn buổi trưa và
chiều, họ buôn bán phục vụ du lịch, họ bán
trái cây ăn ngay được, bày biện sạch sẽ, đẹp
mắt, họ bày bán hàng lưu niệm, đặc sản, trên
dọc hai bờ sông, quán ăn, uống bày bán tấp nập, sát bờ sông, thuận lợi cho khách ngồi trên thuyền và
thưởng thức các món ăn. Điều thứ hai là người Thái Lan đã khai thác được “Boatabus”, một loại
thuyền bus đi lại trên sông Chao Praya chảy trong lòng thủ đô Bangkok. Loại thuyền bus này rất thuận
tiện cho du khách tham quan tổng quát thủ đô Bangkok với giá rất mềm, nó được ví như Venice của
châu Á.
Tuy nhiên tại Thái Lan ít có cù lao trên sông, do sông ở đây nhỏ, ít phù sa và dòng chảy mạnh, không
tạo nên được những cù lao trên sông, đây là một điểm mà ta có thể khai thác tạo nên một sản phẩm
cạnh tranh với du lịch sông nước của các nước trong khu vực.
1.3.4.2 Trung Quốc
Trung Quốc là vương quốc của những dòng sông, du lịch sông nước Trung Quốc năm 2007 được bình
chọn là xu hướng thịnh hành nhất (theo UNWTO). Nói về du lịch sông nước Trung Quốc nhóm
nghiên cứu xin trích dẫn hoạt động du lịch trên dòng Li Giang (Quế Lâm – Trung Quốc).
Dòng Li Giang được coi là dòng sông thần, gắn với rất nhiều truyền thuyết của người Trung Quốc,
nước sông xanh biếc, hai bên là những vách núi dựng sừng sững. Khi đến đây du khách được đi trên
những chiếc du thuyền gỗ lướt nhẹ trên dòng sông tạo cảm giác như lướt trên mây để vào cảnh bồng
lai với sông và núi, sau đó được tham quan những chùa chiền trong những hang động được tạo nên do
mạch nước, đến cuối chuyến hành trình du khách lên bờ và được xem một màn biểu diễn nghệ thuật cổ
truyển Trung Quốc đặc sắc, được diễn hàng đêm với sự dàn dựng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Cách làm du lịch tại đây được xem là chuyên nghiệp
và rất có chiều sâu. Những người làm du lịch tại đây
luôn nắm rõ nhu cầu của du khách, hiểu rõ xu hướng
thẫm mỹ của du khách để thiết kế sản phẩm du lịch
luôn tạo nên sự bất ngờ và khơi dậy tính hiếu kỳ va
tò mò của du khách. Đi du thuyền trên sông đối với
du khách không có gì đặc biệt, nhưng họ không thể
không ngạc nhiên và hồi hộp khi chiếc thuyền được
ròng rọc từ từ nâng lên khỏi mặt nước để vượt qua
vách núi, đến những cái hồ bên trong lòng núi, với
những ngôi chùa trên núi yên tĩnh làm cho con người
cũng cảm thấy được thanh thản. Du lịch ở đây được đánh gía là khai thác có chiều sâu bởi vì những
người làm du lịch tâm niệm làm du lịch mục đích lâu dài là nâng cao dời sống cho người dân trong
vùng và bảo vệ được những làng nghề truyền thống. Du lịch sông nước Trung Quốc sẽ còn phát triển
hơn trong tương lai bởi vì du lịch sinh thái hay nói riêng là du lịch sông nước đang lên ngôi, và điều đó
cũng cho phép ĐBSCL tự tin vào tương lai của mình.
Chợ nổi Damnoen Saduak
Du khách trên dòng Li Giang
12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH SÔNG NƯỚC
ĐBSCL
2.1 Tiềm năng du lịch sông nước tại ĐBSCL
ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.747km2, dân số khoảng 17 triệu
người, là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phần hạ lưu sông Mêkông tách ra hai nhánh sông lớn
đổ bộ vào Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu và một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Sông ở cửa sau
nhà, sau lưng nhà, chạy cặp theo những con lộ, ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược. Hình ảnh
đó làm cho du khách cảm nhận như có một điều gì đó bí ẩn cần phải khám phá nhưng lại vừa có cảm
giác thanh bình, dễ chịu. Đặc biệt, trên các hệ thống cù lao cũng như những vùng ven bờ, tập trung
nhiều nhà vườn, vườn cây ăn trái gắn liền với cuộc sống hiền hòa hiếu khách của người dân Nam Bộ.
Ngoài ra, tài nguyên sinh vật ở ĐBSCL cũng vô cùng phong phú với những loài đặc hữu tập trung tại
các vườn quốc gia, các sân chim, tràm chim, những vùng đất ngập mặn ven biển cũng như trong vùng
bưng trũng Đồng Tháp Mười và lung Ngọc Hoàng đã tạo nên sự đa dạng sinh học có sức hấp dẫn cao
cho vùng sông nước miệt vườn này. ĐBSCL còn là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên du lịch nhân
văn, các di chỉ khảo cổ, những lễ hội phản ánh sinh động nét đa văn hóa của cộng đồng người Việt,
Hoa, Khơme, Chăm… Hơn nữa, so với các quốc gia có dòng Mêkông chảy qua, ĐBSCL là nơi có mật
độ dân cư sinh sống ven bờ đông đúc nhất, so với cả nước, hoạt động giao thông đường thủy ở
ĐBSCL sầm uất hơn hẳn. Trong khi tỷ lệ hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy trên cả nước
trung bình là 34.5% thì ở ĐBSCL là 66%, tỷ lệ vận chuyển hành khách cả nước là 15.3% thì ở ĐBSCL
là 32%. Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc giao lưu hàng hóa với ĐBSCL bằng đường thủy
chiếm đến 82%.
Bên cạnh đó, với một vùng sông nước được phù sa bồi đắp quanh năm thì những hoa trái và sản vật
dồi dào đã trở thành nguồn nguyên liệu đặc sắc tại chỗ để chế biến những món ăn đậm chất của
phương Nam như: cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù, lẩu mắm… ăn kèm với các loại rau vườn
như: kèo nèo, lá cách, bông sua đũa, bông bí, bông điên điển… rất hấp dẫn. Cùng với những đặc sản
nổi tiếng lâu đời gắn liền với các địa danh như: kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung Đồng Tháp, bưởi
Năm Roi Bình Minh, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, bánh pía Sóc Trăng, mắm thái Châu
Đốc… Tất cả đã tạo nên một hương vị khó phai trong lòng du khách khi đến với ĐBSCL.
Mặc khác, các tài nguyên du lịch của ĐBSCL được phân bố tương đối tập trung thành các cụm du lịch
tiêu biểu như:
• Cụm du lịch tả ngạn sông Tiền ( Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp)
• Cụm du lịch hữu ngạn sông Tiền và sông Hậu ( Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau)
Sản phẩm du lịch của hai cụm này là chủ yếu là du lịch sinh thái sông nước , tham quan cuộc sống đời
thường trên các cù lao sông Tiền như Long - Lân – Qui – Phụng ở Tiền Giang và Bến Tre, tham quan
chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng ( Cần Thơ ), Vàm Láng ( Phong Điền ), Ngã bảy Phụng Hiệp ( Hậu
Giang ), Sông Gành Hào ( Cà Mau ), Vĩnh Thuận ( Kiên Giang ),tham quan làng nghề như làm kẹo
dừa ở Bến Tre, làm chiếu ở Tân Châu, tham quan các vườn quốc gia tràm chim Tam Nông, du lịch
sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia U Minh , du lịch văn hóa lễ hội cộng đồng
Khơme, kết hợp tham quan di tích văn hóa lịch sử, di chỉ khảo cổ Oc Eo với loại hình homestay…và
đặc biệt là du lịch đường sông liên tuyến quốc tế sông Tiền – sông Hậu – Campuchia.
13
• Cụm du lịch An Giang – Kiên Giang:
Với đặc trưng của mùa nước lũ và các lễ hội tôn giáo ở An Giang nên các sản phẩm: du lịch lễ hội (lễ
hội vía bà, lễ hội đua bò Bảy núi…), sinh thái sông nước (tham quan tràm chim Trà Sư – búng Bình
Thiên), du lịch tôn giáo tín ngưỡng và nghĩ dưỡng Núi Cấm là nét đặc trưng của tỉnh. Cùng với các
sản phẩm du lịch của Kiên Giang: biển đảo Hà Tiên – Phú Quốc, du lịch MICE ở Phú Quốc… đã tạo
nên một vùng du lịch biên giới An Giang – Kiên Giang hiện nay hoạt động rất sôi nổi, tàu thuyền chở
khách qua lại tấp nập trên con kênh Vĩnh Tế.
Với những tiềm năng du lịch mạnh mẽ như thế, ĐBSCL sẽ phát triển nhiều loại hình du lịch nói chung
và tạo ra những sản phẩm du lịch sông nước đặc thù cho mình nói riêng.
2.2 Thực trạng kinh doanh du lịch sông nước tại ĐBSCL.
2.2.1 Các sản phẩm du lịch tại ĐBSCL:
* Du lịch tham quan chợ nổi:
Chợ nổi là một nét đẹp riêng của ĐBSCL, là một sản phẩm độc đáo của nền văn minh sông nước mà
hiếm nơi nào trên đất nước ta có được. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu thì có khoảng 40%
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chọn chợ nổi là điểm đến rất thường xuyên của tour sông nước
và sinh họat chợ nổi đã để lại ấn tượng sâu sắc cho trên phân nữa số du khách tới đây. Thời gian đông
đúc nhất của một buổi chợ thường vào lúc sáng sớm, khoảng từ 5- 7 giờ sáng. Du khách có thể đi bằng
xuồng máy hay xuồng chèo để thâm nhập vào một buổi chợ tấp nập nơi đây. Hàng trăm ghe thuyền tụ
họp trên một khúc sông hoặc tại một ngã sông buôn bán đủ loại mặt hàng nông sản rau, củ, quả như
chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang, Cái Răng – Cần Thơ, Vàm Láng – Phong Điền, Ngã Bảy Phụng Hiệp –
Hậu Giang, Vĩnh Thuận – Kiên Giang hoặc là buôn bán thủy hải sản như ở Gành Hào – Cà Mau. Điều
đặc biệt có một không hai của chợ nổi là ở chỗ người ta muốn bán thứ gì thì sẽ treo tượng trưng hàng
của mình lủng lẳng trên những cây “ bẹo” – cây sào chứ không bày ra hoặc kêu rao như chợ ở trên bờ.
Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau thì chợ nổi cũng có những nét độc đáo riêng.
(Phần chi tiết về chợ nổi xin vui lòng tham khảo ở Phụ lục 2)
* Du lịch tham quan cù lao:
Đây là một trong những sản phẩm du lịch thế mạnh ở ĐBSCL. Do diều kiện tự nhiên đặc biệt, là vùng
hạ lưu của sông Mê kông với hệ thống sông ngòi chằng chịt, chín cửa sông lớn đổ ra biển nên đã tạo ra
vô số cù lao, cồn lớn nhỏ như cù lao Thới Sơn ở Tiền Giang, cù lao Bình Hòa Phước ở Vĩnh Long, cù
lao Dung ở Sóc Trăng, cù lao Ông Hổ ở An Giang…, là địa chỉ tham quan được ưu tiên hàng đầu của
du khách.
Với vị trí đặc biệt, bao vây bởi các con sông và và hệ thống kênh rạch dầy đặc nên du khách có thể
tham quan bằng xuồng máy hoặc chèo xuồng len lỏi trên các con rạch nhỏ. Nét hấp dẫn đặc biệt của
các cù lao chính là những vườn cây chôm chôm, vườn nhãn tiêu trĩu quả, xanh tốt mà du khách có thể
tận hưởng không khí trong lành, hay tự tay hái trái, là lối sống hào phóng, mến khách của người dân
địa phương, là những ngôi nhà cổ nép mình trong vườn cây xanh… ở cù lao Bình Hòa Phước – Vĩnh
Long, hay cồn Phụng - Bến Tre với làng nghề làm kẹo dừa, làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa –
một hình ảnh đặc trưng ở nơi đây và di tích đạo Dừa được bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến
trúc lạ mặt. Còn với cù lao Ông Hổ, cách thành phố Long Xuyên bởi nhánh sông Hậu, nơi đây có ngôi
nhà lưu niệm thời thời niên thiếu của cố chủ tịch Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của ông.
Không chỉ có thế, du khách còn có thể thưởng thức các loại trái cây đặc sản như là loại “xoài quéo” rất
thơm và ngọt mà nhóm nghiên cứu trong quá trình đi thực tế có dịp thưởng thức qua hoặc là tham
quan các bè nuôi cá dọc trên sông Hậu. Hay khác biệt hơn một chút là cồn nghêu ở Trà Vinh cách bờ
biển Mỹ Long khoảng 10 phút đi ca nô. Đây là một cồn cát chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống, còn khi
thủy triều lên thì toàn bộ cồn chìm trong nước biển. Sở dĩ được gọi là cồn nghêu vì ngêu ở đây rất
14
nhiều, được mệnh danh là “mỏ nghêu” của Trà Vinh. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu thì có
khoảng gần 70% doanh nghiệp đã đưa hoạt động tham quan cù lao/ cồn vào tour sông nước.
(Nội dung chi tiết hơn về du lịch tham quan cù lao xin vui lòng tham khảo ở Phụ lục 2)
• Du lịch tham quan làng nghề:
Giống như những vùng khác trên khắp mọi miền của đất nước, ĐBSCL cùng là nơi tập trung các làng
nghề thủ công lâu đời mà sản phẩm của nó đã và đang phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của người dân
như nghề dệt chiếu ở Định Yên, nghề đan đát ở Ba Tri, nghề làm kẹo dừa, làm lu ở Bến Tre, nghề làm
tủ thờ ở Tiền Giang, làm gốm ven sông Tiền hay trồng hoa kiểng ở Sa Đéc, nem Lai Vung Đồng Tháp,
bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc… hay mới xuất hiện gần đây là nghề làm các sản phẩm thủ
công bằng lục bình hoặc làng nghề nuôi cá da trơn ở An Giang đang rất có hiệu quả về mặt kinh tế.
Gần phân nửa số doanh nghiệp đã đưa du khách đến tham quan các làng nghề thường xuyên. Nếu du
khách có dịp đến Đồng Tháp thì không thể bỏ qua được món nem Lai Vung hay là tham quan làng hoa
kiểng ở Sa Đéc. Với lợi thế nằm ven sông, nguồn nước tưới dồi dào chứa dựng một lượng phù sa màu
mỡ nên làng hoa kiểng có thể trồng rất nhiều loại từ hoa ngắn ngày như thược dược, cúc, vạn thọ…
cho đến các loại kiểng quý hiếm, lâu năm. Nhưng nhiều nhất về số lượng và chủng loại ở đây chính là
hoa hồng. Hiện nay làng hoa còn đang lưu giữ trên 50 giống hồng quý. Sản phẩm hoa, cây cảnh ở đây
cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung và thị trường
Campuchia…Một hecta hoa kiểng ở đây có thể mang lại cho người trồng hoa thu nhập từ vài chục đến
vài trăm triệu đồng một năm.
(Chi tiết các làng nghề khác xin vui lòng tham khảo Phụ lục 2)
• Du lịch tham quan các khu bảo tồn sinh thái:
“Sân chim vườn cò” , các khu rừng ngập mặn, vườn quốc gia là những cảnh quan thiên nhiên vô cùng
độc đáo, đã và đang thu hút được rất nhiều du khách nội địa và nước ngoài đến với mục đích tham
quan hoặc nghiên cứu. Thống kê cho biết ở ĐBSCL hiện nay có khoảng 30 vườn chim lớn nhỏ trên
các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang…(
riêng hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau đã có hơn 10 vườn chim). Vườn chim có số lượng nhiều nhất là
Ngọc Hiển - Cà Mau, U Minh Thượng – Kiên Giang, còn nơi có số lượng ít nhất là vườn chim Cù Lao
Đất – Bến Tre. Đặc biệt là vườn quốc gia tràm chim Tam Nông – Đồng Tháp với diện tích 8.000 hecta
bao gồm 5 xã, thị trấn của huyện Tam Nông, có 13 loài chim quý hiếm của thế giới, đặc biệt là loài sếu
đầu đỏ, cổ trụi. Hay vườn chim Bạc Liêu với gần 50 loài chim làm tổ, sinh sôi nảy nở cùng với một số
loài chưa xác định được tên. Mặt khác, những vườn chim sẽ không bao giờ tồn tại nếu không có những
khu rừng tràm, rừng ngập mặn che chở, bao bọc như vườn quốc gia U Minh ở 2 tỉnh Kiên Giang - Cà
Mau, Vườn quốc gia Tràm Chim - rừng tràm Gáo Giồng ở Đồng Tháp, hay là rừng tràm Trà Sư thuộc
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang...Tuy nhiên, do còn hạn chế về giao thông đường thủy, các khu bảo
tồn thường nằm sâu bên trong nên các tour du lịch sông nước doanh nghiệp ít khi tổ chức tham quan
điểm này. Hiện nay, diện tích rừng đang bị thu hẹp dần và số lượng các loài chim ngày càng giảm sút
một cách đáng kể. Do đó, công tác tổ chức tham quan phải được gắn liền với việc gìn giữ và bảo tồn
một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ.
( Chi tiết các khu bảo tồn xin vui lòng tham khảo ở phần phụ lục 2)
• Du lịch lễ hội:
ĐBSCL nơi cư trú của các cộng đồng dân tộc như Kinh, Khơme, Hoa, Chăm. Để có thể dễ dàng hiểu
được văn hóa của một dân tộc thì cách tốt nhất là tham gia vào những lễ hội của họ. Lễ hội Nghinh
Ông là một lễ hội văn hóa dân gian của ngư dân miền biển đễ tưởng nhớ một loài cá khổng lồ đó là cá
Voi mà người dân gọi là Ông Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp ngư dân vượt qua sóng to gió lớn, cứu
ngưới đưa vào bờ khi không may bị rơi xuống biển. Ngư dân tổ chức lễ Nghinh Ông này nhằm cầu
cho mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều cá, tôm và làm ăn phát đạt. Tùy theo từng địa phương mà
địa điểm tổ chức khác nhau như ở biển Bình Đại – Bến Tre, biển Mỹ Long huyện Cầu Ngang – Trà
15
Vinh, ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau. Và thời gian tổ chức cũng khác nhau vào ngày 14, 15, 16 tháng
hai âm lịch ở Sông Đốc và ngày 10, 11, 12 tháng năm âm lịch. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, còn
có các hoạt động vui chơi khác như hội chợ, các trò chơi dân gian như nhảy bao, kéo co…
Lễ hội của người Khơme: đồng bào dân tộc Khơme tuy không chiếm đa số trong cộng đồng dân cư
nhưng họ có mặt rải rác ở khắp các tỉnh ĐBSCL tập trung nhiều nhất là ở Trà Vinh và Sóc Trăng, An
Giang. Theo trường phái Nam tông, người Khơme rất sùng đạo, mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày
cũng như các lễ hội của họ gắn liền với chùa chiềng và Phật Giáo và đây thật sự là một sự kiện văn
hóa đặc sắc không chỉ đối bản thân người Khơme mà còn thu hút được sự quan tâm của các cộng đồng
dân tộc khác sinh sống ở ĐBSCL như Lễ Đolta, lễ Chôl Chhnam Thmây, lễ Ok - Om – Bok. Trong
những dịp này, các trò chơi dân gian, văn nghệ, và thể thao sẽ được tổ chức tại sân chùa rất náo nhiệt
như thả lồng đèn gió, đèn nước, kéo co, múa lâm - thon… Lễ Đolta là dịp để người Khơme báo hiếu
và tỏ lòng tri ân những người đã khuất được tổ chức vào 2 ngày cuối tháng 8 và 1 ngày đầu tháng 9
Âm lịch và trong đó có lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang rất náo nhiệt. Đến với lễ Chôl Chnăm
Thmây còn gọi là lễ chịu tuổi tức là Tết của người Khơme vào ngày 14 – 15 tháng 4 dương lịch với
những nghi lễ truyền thống như lễ rước Mahaskan, lễ dâng hương hoa quả, lễ đắp núi cát, đắp núi lúa,
gạo, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu cho ông bà quá cố . Còn một dịp lễ nữa không thể bỏ qua chính là
lễ Cúng trăng như tết Trung thu được tổ chức vào ngày trăng trón 15 tháng 12 theo lịch Khme được
gọi là lễ hội Ok – Om – Bok. Người Khme cho rằng mặt trăng là một vị thần mang lại sự thịnh vượng,
ấm no cho dân làng. Cùng với lễ hội này là hoạt động đua ghe ngo được tổ chức. Ghe ngo dài khoảng
24m, ngang 1.2m làm từ cây gỗ, mũi và lái đều cong và được trang trí màu sắc sặt sỡ, chỉ những trai
tráng khỏe mạnh mới có thể vững tay chèo khi tham gia.
Ngoài ra còn có những họat động lễ hội của cộng đồng người Hoa như lễ vía các vị thần. Bởi vì người
Hoa thường tụ họp thành từng bang gồm có những người có cùng quê quán, dân tộc như bang Triều
Châu, bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông…và mỗi bang thường xây dựng chùa thờ một vị thần của
quê hương Ngoài mục đích cúng tế các vị thần lễ vía còn là dịp để gặp gỡ đồng hương sau một năm
vất vả. Ngoài ra người Kinh còn có lễ Vía Bà Chúa Sứ, ngày Tết cổ truyền của người Kinh và người
Hoa, các lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng danh tộc như Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu
cũng là một dịp lễ hội đặc sắc…
Nhìn chung các sản phẩm du lịch của ĐBSCL khá đa dạng và có nét đặc trưng mà không có một vùng
nào có thể lẫn lộn được và có trên 35% du khách đã rất ấn tượng với những lễ hội độc đáo này.
( Danh sách lễ hội được đính kèm trong phần phụ lục 2)
• Phân tích chất lượng sản phẩm du lịch sông nước tại ĐBSCL
Để hình thành nên chất lượng của một sản phẩm du lịch thì có rất nhiều yếu tố chi phối nhưng trong
đó các nhân tố bên trong góp phần tác động sâu sắc nhất bao gồm 4 nhân tố: con người, phương pháp
tổ chức và quản lý tour, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ và nguồn nguyên liệu đầu vào.
Nhân tố thứ nhất, nhân tố con người:
Theo kết quả của cuộc khảo sát được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu thì đa số du khách cho rằng
người dân ở vùng ĐBSCL rất thân thiện và mến khách. Hình ảnh những cô hướng dẫn viên trong
chiếc áo bà ba thôn nữ giản dị, đội nón lá nhiệt tình bơi xuồng tam bản đưa du khách tham quan trên
các con kênh, rạch nhỏ mát rượi bóng dừa nước hay là nụ cười thân thiện của người dân trên chợ nổi
đã làm cho du khách vô cùng ấn tượng và yêu mến. Nhưng rất đáng tiếc, sự thiếu hụt trong đội ngũ
hướng dẫn viên và sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ lao động ngành du lịch ĐBSCL lại là yếu tố
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm du lịch sông nước ĐBSCL. Ở một số điểm du lịch
do không có lực lượng hướng dẫn viên tại chỗ nên du khách nước ngoài và cả nội địa cũng rất khó
khăn trong việc tham quan, không thể hiểu ý nghĩa và cảm nhận được hết nét đẹp mà nơi đó mang lại.
Ví dụ như trong chuyến khảo sát của nhóm nghiên cứu tại Hà Tiên, do đi vào ngày thứ hai nên khu du
16
lịch Núi Đá Dựng không có hướng dẫn viên, đã làm cho chúng tôi rất thất vọng vì không thể khám phá
được những điều kỳ bí có ở các hang mà tập sách hướng dẫn đã giới thiệu.
Sự thiếu hụt là một tình trạng chung của cả vùng nhưng khi xét ở từng địa phương, chúng ta phát hiện
một thực trạng khác. Nguồn nhân lực đã khan hiếm mà còn phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, nếu
như tại Hà Tiên thiếu nhân viên hướng dẫn thì lực lượng hướng dẫn viên tại Mỹ Tho -Tiền Giang lại
đang thừa. Hiện trạng này xuất phát từ nhiều lý do, nhưng lý do chính luôn là do điều kiện làm việc.
So với tình trạng của lực lượng hướng dẫn viên thì lực lượng quản trị viên hiện đang ở trong tình trang
thiếu hụt trầm trọng hơn nhiều, đây không chỉ là tình trạng riêng của ĐBSCL mà chung của cả nước
ta. Theo điều tra, có khoảng 40% du khách cho rằng chất lượng của đội ngũ nhân viên du lịch là bình
thường và chỉ khoảng 32% cho là khá tốt.
Nhân tố thứ hai, nhân tố phương pháp quản lý của các doanh nghiệp:
Phương pháp tổ chức là một nhân tố rất quan trọng trong việc hình thành chất lượng sản phẩm du lịch
sông nước ĐBSCL. Khi chúng ta có một phương pháp đúng đắn, hiệu quả sẽ mang lại kết quả tốt với
chi phí thấp, rút ngắn thời gian, điều này sẽ nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và của ngành.
Trong phần này nhóm nghiên cứu chỉ phân tích phương pháp quản lý của các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch tại ĐBSCL, vì đây là đối tượng trực tiếp làm ra và quản lý sản phẩm.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại ĐBSCL hiện nay đang thiếu về số lượng chất lượng vẫn còn
đang trong giai đoạn hình thành. Theo thống kê của Vụ lữ hành tại 13 tỉnh ĐBSCL chỉ có 18 doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế chiếm 2.8% cả nước. Một nửa số doanh nghiệp này tập trung ở
Tiền Giang và Cần Thơ được xem là trung tâm du lịch mà chỉ có một doanh nghiệp lữ hành quốc tế,
trong khi các tỉnh còn lại vẫn chưa có. Hơn nữa, các doanh nghiệp hiện nay khả năng thu hút khách
còn rất yếu, chủ yếu đóng vai trò nối tour cho các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và
một số tỉnh khác. Theo thống kê từ các doanh nghiệp lữ hành quốc tế thì lượng khách nước ngoài đến
ĐBSCL chiếm 15% lượng khách cả nước nhưng trên 95% lượng khách này là do các doanh nghiệp
ngoài vùng đưa đến. Trong quá trình bán tour, doanh nghiệp ĐBSCL chỉ đơn giản là cho thuê bến bãi,
tàu thuyền còn việc thiết kế tour và hướng dẫn viên đều do các doanh nghiệp ngoài vùng cung cấp. Cá
biệt có doanh nghiệp ở Cần Thơ không có văn phòng rõ ràng, khi đón khách tham quan tour sông
nước thì họ chỉ có người đứng chờ ở Bến Ninh Kiều và đón khách.
Ngoài ra, công tác thiết kế tour du lịch sông nước của các doanh nghiệp vẫn còn đơn điệu và trùng lắp,
chưa có sự đầu tư nghiên cứu và đổi mới trong các sản phẩm. Tour sông nước ngồi trên xuồng tham
quan chợ nổi, đi tham quan những con rạch nhỏ và cuối cùng là dừng lại ở một khu du lịch sinh thái
trên cù lao đã trở nên một sản phẩm chung và quen thuộc của các doanh nghiệp. Chính cách tổ chức
tour thiếu đầu tư của một số doanh nghiệp như thế này đã không bậc lên nét đặc trưng cho từng địa
phương, thiếu tính thu hút làm cho du khách nhàm chán và sẽ không trở lại hay là tham quan một tỉnh
khác ở ĐBSCL. Có 44% du khách cho rằng cách thức tổ chức của ĐBSCL còn kém và khoảng 15%
cho là tốt.
Tuy nhiên trong số đó cũng có những doanh nghiệp rất chịu khó tìm tòi ra sản phẩm mới, nhưng sản
phẩm tung ra thị trường ngay lặp tức sẽ bị sao chép. Do điều kiện ở các tỉnh không khác nhau nhiều
nên rất dễ sao chép tour. Đó là điều làm cản trở không ít những bộ óc sáng tạo làm việc.
Thứ ba, về máy móc, thiết bị phục vụ trong sản phẩm du lịch sông nước. Đa số du khách đi tour du
lịch sông nước đều đi bằng xe khách du lịch rồi chuyển qua những phương tiện vận chuyển đường
thủy chủ yếu là xuồng máy, xuồng chèo và một số ít canô để tham quan trên sông. Theo thống kê của
Sở Du lịch Cần Thơ hiện doanh nghiệp có khoảng hơn 60 tàu lớn nhỏ và 3 canô với sức chứa từ 7 đến
25 khách phục vụ cho du lịch và một du thuyền đang hoạt động trên bến Ninh Kiều. Khảo sát cho thấy
17
du khách rất thích thú với loại phương tiện này vì nó mang lại cảm giác dễ chịu và thoáng đãng, có thể
dễ dàng cảm nhận được cuộc sống của cư dân miền sông nước. Nhưng họ cũng cho rằng về tính an
toàn thì các phương tiện này chưa thật sự hoàn chỉnh. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu có khoảng
65% du khách được khảo sát cho rằng tuy các thuyền có trang bị phương tiện cứu hộ tai nạn nhưng
không đảm bảo về chất lượng và thiếu phương tiện cứu hộ y tế. Mặt khác, hệ thống bến đậu, cầu tàu,
cảng sông phục vụ cho loại hình du lịch này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một cảng
sông nào phục vụ riêng cho hoạt động du lịch, chỉ có Tiền Giang Cần Thơ đã quy hoạch Bến Chương
Dương và Bến Ninh Kiều thành bến tàu du lịch còn đa số các nơi khác đều chỉ là được tận dụng từ bến
tàu thương mại.
Đối với ngành sản xuất thì nhân tố nguyên vật liệu đầu vào rất dễ dàng xác định nhưng đối với ngành
dịch vụ đặc biệt là ngành du lịch thì rất phức tạp. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, nhân tố này
bao gồm nguồn xăng dầu phục vụ cho hoạt động vận chuyển du lịch của các phương tiện giao thông,
các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho các quán ăn, nhà hàng, các sản phẩm của ngành công nghiệp
dệt may phục vụ cho khách sạn, nhà nghỉ, sự tăng giá của các mặt hàng này trong những tháng đầu
năm nay đã gây rất nhiều khó khăn cho ngành du lịch nói chúng và du lịch sông nước ĐBSCL nói
riêng. Giá xăng, dầu tăng cao làm tăng chí phí vận chuyển của các tàu thuyền, giá thịt, cá, gạo tăng…
tổng hợp lại sẽ làm cho giá các tour du lịch tăng lên. Tuy nhiên, với lợi thế là vùng sản suất nông
nghiệp trọng điểm là vựa gạo của cả nước cho nên các sản nông nghiệp cung cấp cho ngành du lịch
khá thuận lợi và tương đối rẻ so với các vùng khác. Ngoài ra, những dịch vụ tại các điểm du lịch, các
khu du lịch sinh thái, vườn trái cây, rừng ngập mặn, tràm chim, các điểm tham quan chợ nổi, các lễ hội
chính là đầu vào cho các sản phẩm du lịch sông nước. Nếu các dịch vụ này thật sự đa dạng và phong
phú, được đầu tư nghiên cứu chu đáo để tạo thành nét đặc trưng và có chiều sâu thì chắc chắn các sản
phẩm du lịch sẽ luôn luôn có chất lượng cao.
Kết luận: qua quá trình phân tích nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng thế mạnh trong sản phẩm du lịch
ĐBSCL chính là nhân tố con người nhiệt tình, thân thiện, các địa điểm du lịch còn mang nét hoang sơ,
độc đáo không thể lẫn lộn với các khu vực khác nên sẽ tạo cảm giác thú vị, mới lạ cho du khách đồng
thời du lịch ĐBSCL luôn gắn với môi trường tự nhiên nên sẽ rất phù hợp với xu hướng phát triển bền
vững. Mặt khác, hạn chế của các sản phẩm nơi đây chính là sự thiếu đầu tư nghiên cứu về chiều sâu,
chỉ mới dừng lại ở việc khai thác những yếu tố có sẵn, nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa chuyên
nghiệp, đặc biệt là đội ngũ quản lý còn rất ít, hệ thống cơ sở lưu trú chưa phát triển phù hợp với nhu
cầu hiện tại.
2.3 Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong đến du lịch sông nước
ĐBSCL
2.3.1 Môi trường kinh tế – văn hoá – xã hội
Về môi trường kinh tế: ĐBSCL từ xưa đến nay vẫn gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp, nhưng với
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ĐBSCL chỉ đứng thứ 7 trong 8 vùng kinh tế trên cả nước (trước Tây
Nguyên). Cơ cấu kinh tế năm 2004 của ĐBSCL như sau: nông nghiệp chiếm 48.1%, công nghiệp
chiếm 21.5%, và dịch vụ chiếm 30.3%. Và theo xu hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá của cả nước
cơ cấu kinh tế ĐBSCL đang chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Một số thành
tựu kinh tế gần đây của ĐBSCL: GDP tăng trung bình 13%, trong đó cao nhất là thành phố Cần Thơ
16.4%, rất nhiều tỉnh tăng 13%-14%, tỉnh tăng thấp nhất cũng đạt 10%, sản lượng lúa toàn vùng đạt
18,45 triệu tấn tăng, tổng sản lượng hải sản đạt trên 2 triệu tấn, trong đó sản lượng do nuôi trồng đạt
1.46 triệu, đặc biệt sản lượng cá da trơn cao nhất từ xưa đến nay.
18
Về môi trường văn hoá: ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ, nơi đây là cũng là một chiếc nôi văn hoá
của các nên văn hoá như văn hoá Óc Eo, văn hoá Khơme. Hiện nay đây là nơi sinh sống hài hoà của
nhiều dân tộc như dân tôc Kinh, Hoa, Khơme, Chăm. Những nét văn hoá bao giờ cũng bắt đầu từ điều
kiện thiên nhiên, văn hoá ĐBSCL cũng gắn liền với điều kiện sông ngòi dày đặc tại ĐBSCL, từ đó
hình thành văn hoá sông nước miền tây với chợ nổi, những chiếc thuyền ngược xuôi trên sông, những
điệu hò giao duyên, nghệ thuật đàn ca tài tử, ngoài ra đa văn hoá cũng dẫn đến đa tôn giáo, và những
làng nghề truyền thống cũng gắn liền với sông nước , thông thường xuất hiện ở những vùng ven
sông…. Tất cả những nét văn hoá đặc sắc đó chính là nguồn nguyên liệu cho du lịch sông nước
ĐBSCL.
Về mặt xã hội: đây là một vùng kinh tế nông nghiệp nên đời sống người dân rất khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo rất cao. Tuy nhiên năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 15.72% và năm 2007 chỉ còn 14%, đây là
cả một sự cố gắng rất nhiều giữa chính quyền và người dân vùng đồng bằng. Nhiều vấn đề xã hội còn
nhiều bất cập, gay gắt, thu nhập bình quân đầu người tuy có tăng nhưng thấp hơn mức bình quân cả
nước. Đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ
hộ nghèo còn cao, có nới trên 30%-40%. Tình hình an ninh – trật tự tuy ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn
nhiều nhân tố có thể xảy ra điểm nóng, trật tự xã hội còn bất cập, tệ nạn ma tuý, mại dâm, tội phạm
hình sự chưa giảm, tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai vẫn còn nơi gay gắt, phức tạp. Âm mưu,
thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch vẫn còn phức tạp, không thể xem thường.
2.3.2 Du khách
Để có thể phát triển ngành du lịch một cách bền vững thì công tác nghiên cứu về thị trường cũng như
về nhu cầu của du khách trong đó có khách quốc tế sẽ là một yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng.
Xét về mặt tổng thể của ngành du lịch thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam liên tục tăng trưởng
mạnh qua các năm. Riêng đối với năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 4.2 triệu
lượt và tăng 16.4% so với năm 2006 và khách nội địa đạt 19.2% triệu lượt tăng 9.7%. Trong 5 tháng
đầu năm 2008 lượng khách quốc tế tăng 16.6% so với cùng kỳ (3). Riêng tại ĐBSCL, một số tỉnh như
Trà Vinh, Hậu Giang vẫn chưa có số liệu thống kê về lượt khách du lịch nên nhóm nghiên cứu xin đưa
ra một số địa phương chủ yếu:
0
100000
200000
300000
400000
500000
lượt
2001 2002 2003 2,004 2005 2006
Biểu đồ 2.1: Lượt khách quốc tế đến 1 số tỉnh ĐBSCL 2001-2006
Tiền Giang
Bến Tre
Vĩnh Long
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
(Nguồn : Sở văn hoá thể thao và du lịch các tỉnh ĐBSCL)
Theo biểu đồ cho ta thấy rằng, Tiền Giang là địa phương thu hút khách quốc tế cao nhất cả khu vực
với khoảng cách về số lượt khách vượt khá xa so với các địa phương khác. Với địa thế thuận lợi của
mình như là cửa ngõ đón đầu khách từ TPHCM đến, du khách sẽ tốn ít thời gian vận chuyển, tiết
kiệm chi phí, đồng thời Tiền Giang cũng có khá đầy đủ các sản phẩm du lịch như là tham quan cù lao,
19
chợ nổi, vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề… Điều đáng chú ý là trong hai năm trở lại đây An
Giang đã nổi lên mạnh mẽ vượt qua Cần Thơ và Vĩnh Long. Tuy xét về mặt giao thông, An Giang
không thuận lợi bằng Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng về nét đặc trưng thì An Giang hơn hẳn. Nơi đây
vừa có sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn vừa đặc biệt là vùng cửa khẩu biên giới nên đă tiếp nhận
lượng khách từ Campuchia qua và ngược lại. Vì Kiên Giang chỉ có “Đảo Ngọc” Phú Quốc mới có khả
năng thu hút khách quốc tế nên trên biểu đồ tỉnh này vẫn chưa nổi trội. Tình hình số lượt du khách tuy
có giảm nhẹ ở những năm 2003-2004 do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm nhưng nhìn chung vẫn tăng qua
các năm với tốc độ trung bình khoảng 15%. Điều này thể hiện rằng ĐBSCL vẫn đang phát triển về
mảng lữ hành quốc tế một cách mạnh mẽ.
0
200000
400000
600000
800000
Lượt
2001 2002 2003 2,004 2005 2006
Biểu đồ 2.2: Lượt du khách nội địa đến các tỉnh ĐBSCL 2001-2006
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Vĩnh Long
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
(Nguồn : Sở văn hoá thể thao và du lịch các tỉnh ĐBSCL)
Lượt khách nội địa có bước tăng trưởng đáng kể. Nhìn chung, số lượt khách nội địa du lịch ở ĐBSCL
cao hơn rất nhiều so với lượt khách quốc tế, Cần Thơ và Tiền Giang là hai địa phương có lượt khách
đến khá nhiều và có tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm nhưng chỉ trung bình khoảng từ 6% đến
9% thấp hơn so với thị trường khách quốc tế. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng ở An Giang không ổn
định, có chiều hướng giảm từ năm 2005. Cá biệt có Bến Tre, cơ cấu khách nội địa chiếm tỉ trọng rất
nhỏ, dưới 50% so với khách quốc tế điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của bến Tre là rất yếu so
với các tỉnh khác vì nơi đây giao thông, đi lại không thuận tiện.
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu du khách đến Bến Tre 2006
12%
88%
Nội địa
Quốc tế
(Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ)
Nguyên nhân của tình hình trên là do có sự trùng lắp sản phẩm du lịch, chưa có nét đặc trưng riêng
giữa các địa phương nên trong bối cảnh chung tỉnh nào có lợi thế về mặt giao thông thì sẽ thu hút được
đông khách.
20
Xét về mục đích du lịch, đa số khách đến ĐBSCL là để đi du lịch thuần túy, đối tượng khách nước
ngoài chủ yếu là khách Nhật, Pháp và Hàn Quốc. Đa số khách quốc tế không nghĩ qua đêm ở ĐBSCL
mà tranh thủ về TPHCM thời gian lưu trú trung bình của du khách tại khu vực là dưới 2 đêm.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến tiền Giang năm
2005
30%
10%10%8%
42% Nhật
Pháp
Hàn Quốc
Anh
Các nước khác
(Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Tiền Giang)
Nhìn chung du lịch sông nước ĐBSCL hiện nay chỉ thu hút được khách nội địa và một lượng nhỏ
khách nước ngoài. Xét về mức độ chi tiêu của du khách thì chỉ thu hút được khách chi tiêu từ trung
bình trở xuống chưa thu hút được đối tượng khách chi tiêu cao và khách chi tiêu hạng sang trọng. Đó
là hai thị trường còn bỏ ngõ của du lịch sông nước ĐBSCL, có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra,
do du lịch sông nước ĐBSCL chưa có những sản phẩm du lịch sang trọng, do môi trường nông thôn
giản dị không phù hợp với những gì quá hiện đại để thu hút đối tượng khách này. Tuy nhiên theo quan
điểm của nhóm nghiên cứu, thật sự du lịch sông nước ĐBSCl hiện nay chưa khai thác hết thị trường
khách trung bình, và do tính ít năng động nên chưa chủ động thu hút qua đến đối tượng du khách khác.
Nhưng du khách chi tiêu cao và du khách hạng sang tuy không nhiều nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn cho địa phương và góp phần thay đổi bộ mặt môi trường sinh thái vùng đồng bằng. Với một
lượng du khách hạng sang nhất định thì môi trường sinh thái sẽ được đảm bảo. Vì du lịch sinh thái bền
vững phát triển nó sẽ kéo theo một lượng du khách tri thức của nó. Vậy chúng ta chọn phát triển du
lịch bền vững thì không thể bỏ đi thị trường du khách này.
2.3.3 Sự áp dụng công nghệ vào du lịch sông nước tại ĐBSCL.
Tuy có vị trí rất gần với thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm công nghệ khoa học kỹ thuật lớn nhất cả
nước- nhưng du lịch sông nước ĐBSCL thật sự chưa áp dụng được nhiều công nghệ hiện đại.
Về sự áp dụng trong các sản phẩm du lịch: do đặc điểm là du lịch miệt vườn nên phải giữ được vẻ dân
dã và mộc mạc của mình, vì vậy mà các sản phẩm du lịch ở đây không sử dụng nhiều công nghệ hiện
đại.
Về phương tiện giao thông đường thuỷ: những phương tiện ở đây phần nhiều đã được máy móc hoá để
có thể vận chuyển nhiều hơn, xa hơn và nhanh hơn. Nhưng hầu hết du khách lại thích những chiếc
xuống chèo trên chợ nổi hơn. Vì vậy với những quãng đường dài chúng ta nên áp dụng công nghệ còn
khi tham quan những quãng đường ngắn ta nên giữ nét dân dã của miền tây.
Về cơ sở lưu trú: Các cơ sở lưu trú chính là những nơi cần phải áp dụng công nghệ hiện đại để có thể
làm du khách thoải mái nghỉ ngơi và tận hưởng kỳ nghỉ của mình. Áp dụng công nghệ trong lưu trú
được đánh giá thông qua tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú, phần này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ở phần cơ sở
vật chất. Tuy nhiên có thể dẫn chứng một điểm tiến bộ của việc áp dụng công nghệ vào cơ sở lưu trú là
21
hiện nay tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa các khách sạn vào hệ thống đặt
phòng toàn cầu.
Khi đưa các khách sạn vào hệ thống đặt phòng toàn cầu tức là du lịch sông nước ĐBSCL đã có thể
cạnh tranh với những điểm du lịch khác trên thế giới. Vậy chúng ta hãy xem khả năng cạnh tranh của
những đối thủ gần nhất, ông bà ta vẫn có câu “ Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”
2.3.4 Những đối thủ cạnh tranh của du lịch sông nước ĐBSCL
Tại sao phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh? Và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh ta phải nghiên cứu những
thông tin nào? Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nhằm nắm được thông tin của đối thủ cạnh tranh để chúng
ta đưa ra chiến lược về sản phẩm, về giá và quảng bá, xúc tiến thích hợp. Nếu sản phẩm mới muốn có
sức cạnh tranh thì phải khác và độc đáo hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, muốn vậy chúng ta phải
lợi dụng được điểm yếu của đối thủ hay phát huy điểm mạnh của mình.
Vậy đối với du lịch sông nước ĐBSCL, đối thủ cạnh tranh là những đối tượng nào? Nếu khai thác ở
phương diện địa lý và ngành thì đối thủ cạnh tranh của du lịch sông nước ĐBSCL là du lịch trên
những con sông ở Thái Lan, Trung Quốc hay trên biển hồ (Tonlesap – Campuchia), đây là những quốc
gia láng giềng, có nền du lịch phát triển mạnh, có nền văn hoá đặc sắc, đậm đà và nếu nói riêng về
sông nước thì cả 4 nước đều có sông Mêkong6 chảy qua, điều kiện khí hậu và địa chất tương tự nhau.
Nếu khai thác ở phương diện sản phẩm thì đối thủ cạnh tranh của du lịch sông nước ĐBSCL là du lịch
biển đảo, du lịch bằng đường bộ, du lịch lễ hội. Tuy nhiên trong phần này nhóm nghiên cứu chỉ đề cập
đến đối thủ cạnh tranh là du lịch sông nước ở những nước bạn, còn đối thủ cạnh tranh là những sản
phẩm du lịch khác sẽ đề cập cụ thể hơn ở phần sau: “sản phẩm thay thế”.
Như nhóm nghiên cứu đã phân tích ở phần 1.3.4.2, Trung Quốc nổi tiếng với những con thuyền thả
trên dòng Dương Tử Giang, dọc hai bên bờ Tô Châu, độc đáo với những chiếc ròng rọc nâng thuyền
vượt núi vào những chiếc hồ bên trong lòng núi trên dòng Li Giang. Nếu so sánh với ĐBSCL, du lịch
sông nước Trung Quốc hơn hẳn chúng ta về mặt quản lý, tổ chức và cả về thiên nhiên. Dòng Dương
Tử Giang trải dài hơn 6000km trên lãnh thổ Trung Quốc, chảy qua nhiều địa phương, rất nhiều thắng
cảnh và di tích lịch sử. Trên dòng sông này, những chiếc du thuyền chở du khách tham quan vài ngày
hay thậm chí vài tuần qua lại tấp nập. Về mặt quản lý và tổ chức chúng ta cũng phải học hỏi nhiều từ
họ. Có vẻ như du lịch sông nước Trung Quốc hơn hẳn du lịch sông nước ĐBSCL về mọi mặt, như vậy
chúng ta cạnh tranh với họ như thế nào? Muốn cạnh tranh chúng ta phải biết lợi thế của mình ở đâu.
Theo nhóm nghiên cứu, Trung Quốc là một quốc gia lớn có văn hóa lâu đới và đặc sắc, nhưng chúng
ta có thể tìm ra lợi thế của chúng ta từ điều này. Do là một quốc gia lớn và nổi tiếng, cư dân Trung
Hoa có mặt khắp thế giới nên có lẽ nền văn hóa cũng nhưng những kiến thức về Trung Hoa khá phổ
biến trên thế giới, trong khi Việt nam, hay nói riêng là ĐBSCL còn là một ẩn số lớn đối với du khách
năm châu, chúng ta lợi dụng lợi thế này tạo nên những sản phẩm độc đáo, riêng biệt và có chiến lược
quảng bá một Việt Nam thật “tiềm ẩn”.
Tiếp theo Trung Quốc, một đối thủ cạnh tranh rất gần với Việt Nam, đó là Thái Lan. Người Thái Lan
vốn rất khéo léo và mềm dẻo trong ngoại giao thì trong làm du lịch họ cũng vậy, thân thiện, quý mến
khách cũng là những điểm nổi bật của người Thái. Những nhà làm du lịch Thái Lan biết cách tận dụng
triệt để những nguồn lực vốn có, bên cạnh đó không chỉ những người làm kinh doanh du lịch mà chính
phủ Thái Lan xác định du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính và tạo mọi điều kiện cho du lịch Thái Lan
phát triển, vận động mọi người dân làm du lịch. Từ năm 2001 Thái Lan đã đón được hơn 10 triệu lượt
khách quốc tế 1 năm, đây là một con số không nhỏ, trong khi Việt Nam đến năm 2007 đón được 4.4
triệu lượt khách quốc tế. Nói riêng về sản phẩm du lịch sông nước Thái Lan, phần 1.3.4.1 đã có phân
tích, sông nước Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với sông nước tại ĐBSCL, văn hóa Thái Lan đa
dạng do ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Campuchia. Nhưng sông nước tại Thái Lan không rộng,
22
hiền hòa, và có hệ sinh thái đa dạng và phong phú như dòng Cửu Long, ít có những cù lao màu mỡ với
cây ăn trái sum xuê, nếu văn hóa Thái Lan và Campuchia tương đồng với nhau thì văn hóa miền Tây
nam Bộ của Việt Nam là một nền văn hóa khác hẳn, tuy nhiên trong đó vẫn có pha lẫn văn hóa của
người Hoa, người Khơme và văn hóa phương Tây. Nếu so sánh với Trung Quốc là một điều khó khăn
thì đối với Thái Lan ngược lại, sông nước ĐBSCL có đủ tự tin vào nguồn lực của mình có thể cạnh
tranh với sông nước Thái Lan. Điều hiện nay chúng ta còn kém họ chính là một nguồn nhân lực quản
lý du lịch cấp cao có tầm nhìn xa và suy nghĩ sâu sắc.
Đối tượng cuối cùng nhóm nghiên cứu muốn đề cập chính là người anh em láng giềng Campuchia. So
với Trung quốc và Thái Lan, du lịch Campuchia nói chung vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa phát triển
nhiều, đặc biệt về mảng du lịch sông nước thì du lịch sông nước Camphuchia vẫn chưa có gì là đặc
sắc. Nhưng đối với sông nước ĐBSCL nay là một đối thủ tiềm ẩn. Du lịch Campuchia hiện nay họ
đang khai thác rất hiệu quả quẩn thể kiến trúc Angkor và văn hóa Khơme, điều đó cũng không thể
không nói rằng một ngày nào đó biển Hồ (Tonlesap) sẽ được người Campuchia tiếp tực khai thác làm
du lịch và cạnh tranh với du lịch sông nước tại ĐBSCL. Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam
Á là khu dự trữ sinh quyển do UNESCO công nhận, với một hệ động thực vật đa dạng và có nếp sống
gần giống với ĐBSCL thì biển Hồ trong tương lai là một đồi thủ đáng gờm nếu như họ có một lực
lượng nhân lực quản lý và nghiệp vụ hùng hậu. Trước tình hình đó du lịch sông nước phải luôn luôn
có gắng hoàn thiện và phát triển mình để có thể giữ vững vị trí và thay vì cô lập mình và đối thủ, tại
sao lại không kết hợp để cả hai cùng phát triển trên nền tảng mối quan hệ anh em keo sơn giữa hai
nước đã có từ rất lâu cũng như dòng Mêkông đã kết nối các quốc gia lại với nhau.
Đó là những kết luận mang tính chủ quan của nhóm nghiên cứu, sau đây nhóm nghiên cứu xin trích
một vài số liệu về du lịch của 3 quốc gia để có thể đánh giá trực tiếp so với du lịch Việt Nam.
Bảng 2: Số liệu so sánh một vài chỉ tiêu giữa 4 quốc gia Việt Nam, Campuchia,
Thái Lan, Trung Quốc
Tổng thu nhập
ngành
(2006)
Tổng lao
động trong
ngành
Tổng
lượt
khách
quốc tế
Tổng
chi tiêu
khách
quốc tế
Dự báo
tỷ lệ
tăng
trưởng
ngành
đến
2016
Chỉ tiêu
Quốc gia Tr $ % Tr ld % Tr lượt Tr $ %
Chỉ số
cạnh
tranh
nganh
(Xếp
hạng trên
124 quốc
gia)
Việt Nam 6254 10.9 3364 8.7 3468 1880 7.1 87
Campuchia 1136 19.6 1072 15.4 1422 840 7.2 96
Thái Lan 29587 14.3 3820 10.7 11576 10108 5.2 43
Trung Quốc 301154 13.7 77600 10.2 46809 29296 8.5 71
( Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới UNWTO)
2.3.5 Những sản phẩm có khả năng thay thế du lịch sông nước ĐBSCL.
Sản phẩm thay thế hay nói như phần trên chính là đối thủ cạnh tranh của du lịch sông nước ĐBSCL về
mặt sản phẩm. Trong bài nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chỉ đề cập đến những sản phẩm du lịch
đang có tại ĐBSCL. Như vậy, sản phẩm thay thế của du lịch sông nước ĐBSCL chính là du lịch biển
đảo, du lịch bằng đường bộ và một đối thủ tiềm ẩn đó là du lịch lễ hội.
23
Tại sao du lịch biển đảo ( Phú quốc – Hà Tiên) sẽ thay thế du lịch sông nước? Hiện nay tại ĐBSCL du
khách sẽ tham quan các tuyến Tiền Giang - Bến Tre, Vĩnh Long- Cần Thơ rồi trở về thành phố Hồ Chí
Minh trong ngày, du khách rất ít lưu trú lại ĐBSCL, nếu có lưu trú lại thì họ lưu trú để ngày hôm sau
chuyển sang Rạch Giá để bay thẳng ra Phú Quốc, hoặc tour tham quan khu vực thượng nguồn sông
Cửu Long ( An Giang – Đồng Tháp) sau đó du khách trở về TP HCM hoặc nghĩ lại để hôm sau tham
quan Hà Tiên – Phú Quốc. Điều này có thể giải thích rằng cơ sở lưu trú tại ĐBSCL kém chất lượng
hay là do du lịch sông nước không thể giữ chân du khách được trong vài ngày, du khách chỉ tham quan
1 đến 2 ngày trong khi đó, những kỳ nghỉ tại Phú Quốc – Hà Tiên có thể lên đến 4,5 ngày. Từ thực
trạng đó cho thấy, nếu như sản phẩm du lịch sông nước tại ĐBSCL không cải tiến mới mẻ hơn, không
phát triển đa dạng hơn và chất lượng hơn trong khi Phú Quốc đang được đầu tư để phát triển thành đảo
ngọc Việt Nam thì đến một lúc nào đó trong những tour ngắn ngày du khách sẽ chọn đi thẳng đến
“biển đảo Phú Quốc” mà không ghé qua “trái cây miệt vườn sông nước Cửu Long”.
ĐBSCL nổi tiếng với hệ thống sông ngòi dày đặc, do đó mà giao thông bằng đường thủy thuận tiện
hơn rất nhiều so với giao thông đường bộ. Tuy nhiên, ngày nay khi những chiếc cầu lớn nhỏ thi nhau
nối hai bờ thì giao thông đường bộ sẽ thay thế giao thông đường thủy do thời gian được rút ngắn hơn.
Mặt khác, tại ĐBSCL có rất nhiều những vườn cây ăn trái, những khu sinh thái, khu di tích có thể đến
bằng đường bộ. Nếu phương tiện giao thông đường thủy không hiện đại, nhanh, thuận tiện và các hoạt
động gắn liền với sông nước quá ít, không hấp dẫn thì du khách sẽ chuyển sang đi bằng đường bộ.
Như vậy thì du lịch sông nước đã đánh mất đi phần hoạt động vận chuyển rất quan trọng và đầy tiềm
năng. Nếu khai thác ở khía cạnh sản phẩm thì hiện nay những tour du lich đi bằng đường bộ đến
những vườn trái cây (tát ao, bắt cá), tour caravan, tour “ một ngày làm nông”, tham quan làng nghề,
homestay đang phát triển rất đa dạng và thu hút khách ngày một nhiều hơn.
Và một đối thủ cuối cùng nhóm nghiên cứu muốn đề cập đến, đó là một đối thủ mà tính cạnh tranh
chưa thể hiện rỏ nét, nhưng theo nhóm nghiên cứu, trong tương lai sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng
giá đối với du lịch sông nước nếu từ bây giờ ta không có sự kết hợp. Đó là du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội
tại ĐBSCL chưa phát triển mạnh, ngoại trừ lễ hội vía bà – Châu Đốc thì các lễ hội khác tại ĐBSCL
còn rất nhỏ lẻ và chỉ phục vụ dân địa phương. Tuy nhiên ngày nay các lễ hội đã được mở rộng quy mô
và có thêm những lễ hội mới mang quy mô lớn như “ Lễ hội trái cây Nam bộ”. Đặc biệt du lịch lễ hội
có mối quan hệ mật thiết với du lịch văn hóa, ĐBSCL là một vùng đất đa sắc tộc với dân tộc Kinh,
Hoa, Khơme sinh sống cùng nhau mà mổi dân tộc lại có nền văn hóa khác nhau và rất đặc sắc. Đối với
du lịch lễ hội, du lịch sông nước nên có sự kết hợp để làm đa dạng sản phẩm của mình, vì lễ hội gắn
liền với đời sống người dân, mà người dân ĐBSCL thì lại gắn liền với sông nước.
( Tham khảo danh sách các lễ hội tại ĐBSCL ở phần phụ lục 2 )
2.3.6 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại ĐBSCL
Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, thì yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu.
Hiện nay ngành du lịch trong năm 2007 có khoảng 285 ngàn lao động trực tiếp và 750 ngàn lao động
gián tiếp trong đó phân bố không đồng điều khu vực phía Nam chiếm đến 50%. Toàn ngành chỉ có
khoảng 20% lao động được đào tạo chuyên về du lịch từ trình độ sơ cấp trở lên. Ngoài ra, số lao động
sử dụng được ngoại ngữ cũng chỉ chiếm 57.7%. Theo khảo sát trên 100 ngàn lao động trong ngành của
TOEIC thì 45% hướng dẫn viên và nhân viên điều hành tour chưa thông thạo tiếng Anh, nhân viên lễ
tân là 69% và gần 90% ở nhân viên nhà hàng. Còn ở nhóm các ngoại ngữ hiếm như Hàn, Nhật,
Đức…thì đang thiếu thốn trầm trọng. Từ những con số trên đã cho chúng ta thấy rằng nhân lực ngành
du lịch tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là chuyên môn
nghiệp vụ, chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của hoạt động du lịch trong bối cảnh
hội nhập và có sự phân bố không đồng điều giữa các vùng miền. ĐBSCL cũng đang nằm trong bối
24
cảnh đó. Đa số đội ngũ lao động tham gia làm du lịch ở địa phương tuy nhiệt tình nhưng còn thiếu tính
chuyên nghiệp do phần lớn chưa qua đào tạo, mang tính chất tự phát. Trong 15.000 lao động trực tiếp
phục vụ trong ngành du lịch ở ĐBSCL thì chỉ có khoảng 50% qua đào tạo. Đội ngũ hướng dẫn viên
thông thạo về ngoại ngữ và am hiểu văn hóa địa phương còn rất thiếu và khá yếu. Một thực tế hiện nay
là hướng dẫn viên của địa phương nào thì chỉ am hiểu về nơi đó, khó tìm được một hướng dẫn viên có
kiến thức và thông thạo các địa phương khác tại ĐBSCL để tham gia các chương trình liên tuyến.
Nguyên nhân của thực trạng trên chính là do sự thiếu thốn về số lượng cũng như chất lượng các
trường, cơ sở đào tạo nhân lực ngành. Vì thế nên đã dẫn đến tình trạng giữa “ chuẩn đào tạo “ của các
sơ sở đào tạo sinh viên và “ chuẩn hành nghề” tại các công ty du lịch còn có sự khác biệt khá lớn làm
cho sự kết nối giữa hai phía chưa cao. Nhưng ngược lại, những nhà sử dụng lao động du lịch trong
thực tế cũng chưa có được sự quan tâm, chăm lo cho nguồn nhân lực, tạo điều kiện để họ phát huy
năng lực mà chỉ tìm cách vắt kiệt khả năng của họ.
2.3.7 Về công tác quản lý của cơ quan nhà nước
Đối với du lịch ĐBSCL nói chung hay du lịch sông nước ĐBSCL nói riêng, điều chúng ta có thể nhận
thấy đầu tiên chính là sự nghèo nàn mà còn trùng lắp của các sản phẩm, ngay phía sau đó, không quá
khó khăn để chúng ta nhận ra sự rời rạc trong quản lý. Ngay trong quá trình nhóm nghiên cứu thực
hiện đề tài này, nhóm không thể tìm được một đầu mối thông tin cho cả 12 tỉnh ĐBSCL và thành phố
Cần Thơ, hay trong quá trình nhóm lấy thông tin về năm du lịch quốc gia “ miệt vườn sông nước Cửu
Long”, mỗi tỉnh có một chương trình chào đón riêng cho mình, và mỗi tỉnh cũng không nắm rõ được
chương trình hoạt động của những tỉnh khác, đến khi nhận thư mời tham gia thì mới biết ( theo như chị
Diệp Mai, trung tâm xúc tiến thương mại – du lịch Kiên Giang cho biết). Trong khuôn khổ của năm du
lịch quốc gia, các tỉnh vẫn chưa có sự liên kết nào để tạo ra những chương trình mới lạ và hấp dẫn,
mang quy mô cả vùng. Thiết nghĩ khi tổng cục du lịch chọn nơi đang cai năm du lịch 2008, không
phải là bất cứ một tỉnh nào mà chọn cả vùng ĐBSCL thì tổng cục cũng đã mong chờ một sự liên kết
giữa các thành viên trong vùng, nhưng cho đến nay, cơ quan quản lý các tỉnh vẫn chưa có những liên
kết nào xứng tâm với quy mô cả một vùng kinh tế. Đó là một số ý kiến của nhóm nghiên cứu sau một
thời gian nghiên cứu về du lịch sông nước ĐBSCL. Còn trên thực tế thì công tác quản lý du lịch sông
nước của các cơ quan nhà nước tại ĐBSCL như thế nào? Nhóm nghiên cứu xin nêu thực trạng quản lý
du lịch sông nước qua 3 khía cạnh: nhân sự, phương pháp quản lý và việc sử dụng những công cụ hổ
trợ quản lý.
Về mặt nhân sự, việc quản lý của cơ quan nhà nước đối với du lịch sông nước gặp những vấn đề như
sau: lực lượng nhân sự quản lý trực tiếp còn mỏng nên chưa kiểm soát chặt chẽ được mức độ an toàn
của phương tiện giao thông đường thuỷ, an ninh trật tự tại những bến tàu, việc chấp hành luật pháp và
tuân theo những chính sách địa phương trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành
cũng như những điểm tham quan vui chơi phục vụ du lịch.
Ví dụ như nạn chéo kéo khách du lịch tự do tại các bến tàu du lịch, nhóm xin dẫn một ví dụ tại bến tàu
du lịch sông tiền (Tiền Giang): từ khi xe khách đến ngã ba Trung Lương thì các “cò tàu” đã phóng xe
máy theo cho đến tận bến, khi đến bến, hàng chục “cò tàu” khác xuất hiện, làm phiền du khách. Đối
với những “cò” đã theo từ Trung Lương vào. Nếu không đi tàu của họ, họ sẽ phá xe du khách, ví dụ
như đập bể kiếng xe…. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, những chiếc tàu của “cò” đều là tàu kém chất
lượng và không an toàn mà lại lấy giá cao nên du khách thường không muốn đi. Cơ quan chức năng đã
can thiệp rất nhiều lần, nhưng khi có nhân viên an ninh của sở Du Lịch thì họ đi chổ khác, khi nhân
viên an ninh vừa đi thì họ lại xuất hiện. Đó là trường hợp bến tàu du lịch nằm cách sở văn hoá thể thao
và du lịch Tiền Giang chưa đến 500m, vậy thì những khu du lịch ở tận cù lao thì làm sao quản lý?
25
Đó là nói về số lượng, còn về chất lượng thì như thế nào? Một điều đáng buồn cho du lịch sông nước
ĐBSCL đó là tâm lý của những quan chức cấp cao trong ngành. Ý tưởng về một ĐBSCL kết nối chặc
chẽ để cùng nhau phát triển du lịch, mỗi tỉnh sẽ hình thành một sản phẩm đặc trưng riêng như Vĩnh
Long chọn làng nghề gốm, Bến Tre chọn khai thác cây dừa, Cần Thơ chọn phát triển du lịch chợ
nổi,…. đã đề cập đến trong không biết bao nhiêu cuộc hội thảo hay trong biết bao nhiêu phiên họp,
nhưng đến nay vẫn bỏ ngõ. Do du lịch sông nước ĐBSCL là một “miếng bánh” ngon mà bất cứ tỉnh
nào tại ĐBSCL cũng có thể ăn được nên nhưng nhà lãnh đạo ở đây cảm thấy không cần thiết để đầu tư
quá nhiều tốn kém như vậy trong khi không tốn kém họ vẫn khai thác được. Vì thế theo nhóm nghiên
cứu muốn giải bài toán sản phẩm trùng lắp của du lịch sông nước ĐBSCL trước tiên ĐBSCL phải giải
quyết được bài toán nhân lực, những người lãnh đạo đầu ngành phải là những người có tầm nhìn xa,
sâu sắc và bao quát. Vậy thì chúng ta chờ đợi ở một lực lượng kế thừa năng động hơn, nhưng liệu có
hay không một lực lượng kế thừa như vậy khi trong các cơ quan quản lý nhà nước tại ĐBSCL vẫn còn
theo cơ chế “cha truyền con nối”. Tuy nhiên trong quá trình nhóm nghiên cứu làm việc với các sở
nhóm cũng đã tiếp xúc với nhiều người trẻ tuổi và rất năng động, rất sáng tạo, mặc dù đây là một lực
lượng rất nhỏ nhưng chúng ta hãy mong họ tiếp tục duy trì nhiệt huyết và lý tưởng của mình trong
tương lai để truyền lại cho những thế hệ đàn em phía sau họ để cùng nhau thực hiện ước mơ du lịch
sông nước ĐBSCL mặc dù trong một môi trường còn quá nhiều khó khăn như thế.
Thứ hai nhóm phân tích về phương pháp quản lý: Hiện nay, tại các sở văn hoá - thể thao và du lịch của
các tỉnh đều có cơ quan xúc tiến đầu tư du lịch, cũng như việc ra đời của hiệp hội du lịch ĐBSCL ngày
6/6/2008 với chức năng kết nối ngành du lịch của các tỉnh lại với nhau và là cầu nối giữa các doanh
nghiệp với cơ quan nhà nước (đây là hiệp hội cấp vùng đầu tiên tại Việt Nam) đã cho thấy các cấp
lãnh đạo đã phát hiện ra tầm quan trọng của du lich đối với vùng đồng bằng. Nói về quản lý du lịch,
thật sự vùng ĐBSCL chưa có nhiều kinh nghiệm, vì bao đời nay đồng bằng là một vùng kinh tế nông
nghiệp, lạc hậu, để có thể quản lý du lịch tốt còn phải học hỏi và cải cách phương pháp quản lý nhiều
vì du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, hiện đại, thay đổi thường xuyên theo xu hướng thế giới, khác
xa so với kinh tế nông nghiệp. Hiệp hội ra đời tạo ra một bước ngoặc rất lớn cho việc quản lý du lịch
tại ĐBSCL, từ đó du lịch sông nước cũng có hy vọng cho mình. Nhưng chúng ta hãy chờ xem sự phát
triển của hiệp hội như thế nào, chúng ta hãy hy vọng hiệp hội sẽ thổi vào một làn gió mới cho du lịch
sông nước ĐBSCL. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, ngành du lịch của các tỉnh sớm hay muộn
cũng sẽ liên kết với nhau bởi vì sản phẩm du lịch sông nước đang gây nhàm chán cho du khách ngày
càng nhiều, nguồn tài nguyên sông nước có giới hạn, và điều chúng ta thấy trước mắt là sự đe doạ từ
phía những công ty nước ngoài đang chuẩn bị vào chia sẻ thị trường với những công ty Việt Nam một
khi các hàng rào thương mại được dỡ bỏ kể từ sau khi việt Nam gia nhập WTO. Đều đáng lo ngại ở
đây là đầu năm 2008, Sở du lịch ở các tỉnh phải sát nhập để trở thành Sở Văn hóa – Thể thao và Du
lịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý.
Khía cạnh cuối cùng nhóm nghiên cứu phân tích là việc sử dụng những công cụ hỗ trợ trong quản lý
của những cơ quan quản lý du lịch tại ĐBSCL. Hiện nay chỉ có 50% các tỉnh đã hoàn thiện cổng thông
tin của mình trên internet để du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin du lịch, bên cạnh đó công tác và thu
thập thống kê số liệu vẫn còn rất yếu, chậm chạp nên cơ quan quản lý nắm bắt rất chậm tình hình phát
triển cụ thể của địa phương. Về công cụ pháp lý, đây là một đặc quyền của cơ quan nhà nước để dễ
dàng quản lý du lịch, mặc dù đại phương đã có nhiều chính sách để bổ sung và làm cho luật du lịch
thích hợp với địa phương, nhưng đâu đó trong các chính sách vẫn còn những khe hở hoặc còn những
điều bất cập gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch sông nước trên địa bàn
quản lý.
26
2.3.8 Về tài chính – đầu tư
Tuy là vựa lúa của cả nước, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là vùng đất màu
mỡ nhất Việt Nam, nhưng do nên kinh tế thuần nông nên các tỉnh ĐBSCL đa số là những tỉnh nghèo,
khả năng tài chính có hạn. Từ đó mà vấn đề tự củng cố tự đầu tư cho du lịch nói chung hay du lịch
sông nước nói riêng còn rất yếu và hời hợt. Không cần những dự án đầu tư với quy mô lớn mà ngay
những dự án đầu tư với quy mô trung bình khoảng 10 triệu USD là các tỉnh đã phải trông chờ vào
nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
Tuy nhiên, thời gian từ 5 năm trở lại đây, các nhà đầu tư du lịch đã phát hiện tiềm năng to lớn của du
lịch sông nước ĐBSCL nên đã có những dự án đầu tư du lịch hướng vào khu vực này mặc dù quy mô
ban đầu còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, địa phương cũng cố gắng tích cực đầu tư, nâng cấp hệ thống khu
vui chơi giải trí, vừa để phục vụ nhân dân, vừa phục vụ du lịch, đầu tư vào những làng nghề để giúp
đỡ kinh tế người dân trong làng nghề ví dụ như giai đoạn 2008-2010 tỉnh An Giang quyết định đầu tư
60.35 tỷ VND để phát triển 43 làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh, hay những nguồn vốn hỗ trợ kinh
tế dân tộc Khơme cũng góp phần tôn tạo những di tích văn hoá rất đặc sắc của dân tộc Khơme.
Gần đây có rất nhiều dự án đầu tư vào mảng du lịch sông nước, như dự án đầu tư xây dựng bến tàu
Chương Dương (Tiền Giang) trở thành bến tàu du lịch lớn nhất ĐBSCL với vốn đầu tư đăng ký 25 tỷ
VND, hay dự án xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL tại cồn Cái Khế – Cần Thơ. Hiện nay
các dự án đang kêu gọi đầu tư vào du lịch tại ĐBSCL của tổng cục du lịch hầu hết đều đầu tư vào
những mảng du lịch sông nước như: khu du lịch sinh thái, khu du lịch trên các cù lao, hoặc khu bảo
tồn rừng ngập mặn…..
Với xu hướng đầu tư ngày càng nhiều vào du lịch sông nước ĐBSCL chúng ta mong chờ sẽ có một bộ
mặt mới hấp dẫn hơn, năng động hơn cho du lịch sông nước ĐBSCL. Tuy nhiên khi các dự án đầu tư
ào ạt đổ vào thì các cơ quan chức năng cần phải bình tĩnh, suy xét cẩn thận trong việc thẩm định dự án
để các dự án đầu tư phát triển du lịch sông nước đừng trở thành dự án đầu tư phá hoại thiên nhiên.
(Tham khảo danh mục các dự án đầu tư ở phụ lục 2)
2.3.9 Về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch
Xúc tiến và quảng bá du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để du lịch Việt Nam cũng như du
lịch sông nước ĐBSCL phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trong những năm gần đây, nhiều sự kiện,
hoat động lễ hội, hội chợ, liên hoan được tổ chức trong và ngoài nước nhằm quảng bá tiềm năng và thế
mạnh của du lịch Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và được đầu tư nhiều hơn. Như là thực hiện
đọan phim quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN, tham gia hội chợ du lịch thường
niên lớn nhất thế giới tại Beclin, Đức (ITB) hay là tổ chức Hội chợ du lịch Việt Nam hằng năm tại
Thành Phố Hồ Chí Minh… Riêng đối với ĐBSCL, một sự kiện xúc tiến du lịch nổi bậc Lễ khai mạc
năm du lịch Quốc gia Cần Thơ 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Ban tổ chức kiến,
trong năm du lịch Quốc gia này sẽ thu hút được 2 triệu lượt khách với tổng doanh thu khoảng 600 tỷ
đồng. Riêng các địa phương cũng đã chủ động hơn trong việc thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá du
lịch, hầu hết các sở quản lý du lịch địa phương đã xây dựng được chương trình xúc tiến du lịch, những
trang Web giới thiệu về du lịch địa phương. Nổi bậc như tỉnh An Giang làm việc cùng Tiến Sỹ Robert
Datzer (chuyên gia quốc tế về du lịch) về chương trình phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh An Giang
và ĐBSCL, in ấn tập gấp và phát hành trên 500 đĩa CD về du lịch An Giang…Tuy nhiên, công tác xúc
tiến hiện nay vẫn còn mang tính hình thức và hành chính, người thực hiện công tác xúc tiến chưa có
động lực mạnh mẽ bởi vì lợi ích của họ không thực sự gắn liền với với kết quả của hoạt động xúc tiến.
Việc tổ chức các hoạt động xúc tiến còn mang tính hình thức theo phong trào và thiếu khâu kiểm soát.
Điển hình như các kiot thông tin được trang bị cho năm du lịch quốc gia Cần Thơ ở Bến Ninh Kiều
hiện nay vẫn được đóng chặt cửa và không giúp ích gì cho việc tìm kiếm thông tin của du khách trong
khi năm du lịch vẫn chưa kết thúc. Ngoài ra, kinh phí cho hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch còn
rất hạn hẹp, tại TPHCM chi ngân sách cho việc xúc tiến là khoảng 2000 đồng cho một du khách.
27
2.3.10 Về thực trạng cơ sở vật chất
Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất trong ngành du lịch cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng trong
những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn chưa hiện đại so với các nước trong
khu vực. Tổng cơ sở lưu trú của du lịch đạt khỏang 9.000 cơ sở với 180.051 buồng. Trong đó 4.283 cơ
sở lưu trú được xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao chiếm 49.94%.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cơ sở lưu trú Việt Nam phân
theo hạng
42%
40%
11%
5%
2%
1 sao
2 sao
3 sao
4 sao
5 sao
( Nguồn : Website Đảng Cộng Sản Việt Nam)
Hiện nay tổng số khách sạn cao cấp đặc biệt là 5 sao còn quá ít và chủ yếu tập trung tại các thành phố
và các trung tâm du lịch lớn nên vào mùa du lịch cao điểm dễ gây ra tình trạng “cháy phòng” dẫn đến
việc tăng giá. Đặc biệt, tại ĐBSCL tình trạng thiếu thốn cơ sở lưu trú chất lượng cao càng trầm trọng
hơn. Hiện toàn vùng chưa có có được một khách sạn 5 sao. Tính đến hết tháng 3/2008 Cần Thơ chỉ có
139 khách sạn, 3 nhà nghỉ với 3421 phòng, 5526 giường trong đó có 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-
4 sao, 78 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch, còn ở Kiên Giang có 474 cơ sở lưu trú với tổng số 4.746
phòng, ít hơn là Sóc Trăng chỉ có 12 khách sạn với 406 phòng. Không những thế, chất lượng của các
cơ sở lưu trú cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết các cơ sở này đều có diện tích nhỏ, thiếu tính
chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang trí, ít dịch vụ, trình độ quản lý và phục vụ còn yếu kém do
chủ đầu tư tự quản, chủ yếu thuộc thành phần tư nhân, không quan tâm tới đào tạo bồi dưỡng trình độ
quản lý, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho lao động, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ vì thế nên các đòan
khách quốc tế cao cấp thường không chấp nhận lưu trú ở đây. Vì thế nên đa số khách chỉ tham quan
trong ngày rồi tranh thủ quay về TPHCM để hưởng một dịch vụ lưu trú tốt hơn, từ đó chúng ta thấy
rằng du khách có thể ăn dân dã, sinh hoạt vui chơi dân dã, nhưng khi nghỉ thì họ phải nghỉ sao cho
thoải mái nhất, tiện lợi nhất. Theo kết quả điều tra có khoảng một nữa du khách cho rằng cơ sở lưu trú
cũng như cơ sở vật chất hạ tầng ở ĐBSCL còn kém. Riêng đối với hệ thống nhà hàng và các dịch vụ
kinh doanh ăn uống ở ĐBSCL cũng nằm trong thực trạng chung đó. Chỉ ở Mỹ Tho và Cần Thơ là có
các nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được chú ý, nguồn gốc
của thực phẩm phục vụ cho du khách vẫn chưa được quản lý một cách chặc chẽ.
Hệ thống giao thông ở ĐBSCL cũng đang gặp phải một số khó khăn cả về đường bộ, đường thủy, và
đường hàng không. Quốc lộ 1A hiện nay là tuyến giao thông huyết mạch của vùng đang trong tình
trạng quá tải gây ảnh hưởng đến độ an toàn khi lưu thông. Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông thường
xuyên và mất thời gian chờ qua phà đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình di chuyển, nạn lạng
lách, vượt ẩu của các tài xế đã đễ lại những ấn tượng xấu trong lòng du khách. Còn về hệ thống giao
thông thủy bộ cũng không khả quan lắm. Đa số được sử dụng với mục đích vận chuyển hàng hóa. Đa
số các phương tiện lưu thông đều có trọng tải khá khiêm tốn và đăng ký đăng kiểm đầy đủ chỉ chiếm
56.02%. Ngoài ra ĐBSCL có đến gần 20% cảng thủy nội địa và hơn 35% bến thủy nội địa chưa đủ
28
tiêu chuẩn cấp phép hoạt động. Toàn khu vực ĐBSCL chưa hình thành nên bến tàu chuyên phục vụ du
lịch nào (chỉ có công trình đang thi công tại Tiền Giang), những bến tàu du lịch đón khách hiện nay là
những bến tàu trưng dụng từ nhiều nguồn, bến tàu lưu thông của người dân địa phương, cảng hành
hoá, có những nơi bến tàu chỉ tận dụng từ một bãi đất trống được phát quang và lám một chiếc cầu tàu
bằng cây để đón du khách. Những chiếc cầu tàu bằng cây như thế này là nét đặc trưng của ĐBSCL,
nhưng để trở thành một bộ măt của một ngành du lịch tiến bộ thì không thể quá đơn sơ như vậy. Mặt
khác các tàu biển chỉ có thể vào qua cửa Định An nhưng luồng này hiện tại cũng đang bị bồi lắng và
chỉ có thể tiếp nhận tàu chưa tới 10.000 tấn. Vấn đề an toàn trên sông cũng chưa đảm bảo, tình trạng
nhà cửa, nuôi trồng thủy sản, lấn chiếm mặt sông vẫn còn khá phổ biến. Những vấn đề trên đã làm cho
giao thông đường thủy ở ĐBSCL nói chung và hoạt động du lịch sông nước nói riêng vẫn chưa có
điều kiện phát triển mạnh mẽ. Riêng về đường hàng không, toàn vùng chỉ có hai sân bay là Rạch Sỏi
và Phú Quốc ở Kiên Giang chủ yếu phục vụ cho đường bay nội địa và sân bay Trà Nóc – Cần Thơ sắp
được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2008 này.
2.3.11 Về vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái
Việt Nam được đánh gía là quốc gia an toàn nhất khu vực Đông Nam Á và một trong những quốc gia
có nền chính trị an toàn nhất trên thế giới. Trong phần này nhóm nghiên cứu không khai thác yếu tố an
toàn chung mà chỉ khai thác khía cạnh an toàn trên sông nước.
Khi tham gia du lịch sông nước yếu tố an toàn luôn được du khách đặt là một trong những mối quan
tâm hàng đầu (số liệu khảo sát). Nói về mảng du lịch sông nước ĐBSCL, du khách không đánh gía là
không an toàn, (số liệu khảo sát) và hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều không cho rằng phương tiện
giao thông là điểm gây trở ngại cho du lịch sông nước ĐBSCL ( số liệu khảo sát). cho đến nay vẫn
chưa có những thảm hoạ nào nghiêm trọng xảy ra với du khách trên sông nước. Nhưng theo đánh giá
của cục giao thông đường sông, giao thông đường thuỷ nội địa tại khu vực ĐBSCL lại không đảm bảo
an toàn. Tại sao lại như vậy? Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những kết
luận trên.
Giao thông đường thuỷ nội địa tại khu vực ĐBSCL hình thành rất sớm và hoạt động sầm uất hơn hẳn
những khu vực khác trên toàn quốc. Nếu như tỷ lệ vận chuyển hàng hoá bằng đưởng thuỷ của cả nước
là 34.5% thì tại ĐBSCL là 66%, nếu tỷ lệ vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ của cả nước là
15.3% thì tại ĐBSCL là 32% ( 2007). Những con số cho thấy sinh hoạt sông nước tại ĐBSCL rất sôi
nổi, nhưng từ việc quá sôi nổi đó gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý an toàn
giao thông đường thuỷ, trên địa bàn ĐBSCL có trên 35% bến không đăng ký hoạt động nhưng vẫn
hoạt động, người dân vẫn tham gia tấp nập, và hàng trăm con thuyền lớn nhỏ không trang bị phao cứu
sinh. Riêng về tàu phục vụ du lịch, ngay những chiếc tàu thuộc công ty du lịch tuy đều có mua bảo
hiểm nhưng cũng chỉ trang bị trên dưới 50% phao cứu sinh, hiện nay chỉ có một vài chiếc du thuyền
lớn được kiểm tra chặc chẽ thì có trang bị phương tiện cứu sinh, cứu hộ đầy đủ, còn những chiếc
thuyền của người lái đò tại các điểm phục vụ tham quan trên sông nước thì rất hiếm phương tiện có
trang bị phao sứu sinh và thường là không có mua bảo hiểm, do đó khi tai nạn xảy ra sẽ không có tổ
chức nào đứng ra chịu trách nhiệm. Đó là những nguyên nhân chủ quan, tuy nhiên những nguyên nhân
khách quan giúp góp phần làm cho du lịch sông nước ĐBSCL trở nên an toàn hơn. Đó là những yếu tố
tự nhiên, dòng Cửu Long nước chảy hiền hoà, không có sóng to, gió lớn, tàu thuyền qua lại tấp nập,
những chuyến đi trên sông không kéo dài, có 54.9% du khách chỉ đi vài giờ, những điều đó đã làm cho
du lịch sông nước tại ĐBS
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf