Tài liệu Đề tài Tổng quan về đơn vị lao động thực tế: Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật
theo xu hướng phát triển chung của thế giới.Vấn đề bảo vệ môi trường đã được nhiều
ngành công nghiệp hiện nay quan tâm.
Chúng ta tồn tại và phát triển đều có mối quan hệ gắn kết trực tiếp với môi trường.
Môi trường có được bảo vệ thì cuộc sống của chúng ta mới có thể tốt hơn. Một môi
trường ô nhiễm sẽ kéo theo nó là rất nhiều bệnh dịch cũng như các hiện tượng thiên nhiên
khắc nghiệt mà chính con người chúng ta phải gánh chịu. Hiện nay cùng với sự phát triển
của ngành công nghiệp môi trường của chúng ta đang ngày bị ô nhiễm nghiêm trọng do
chất thải công nghiệp, khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả vào không khí.
Nếu chúng ta không có những biện pháp cụ thể trong vấn đề cải tạo môi trường thì sẽ
không biết trái đất này sẽ đi đến đâu.
Và hôm nay, chúng tôi là những sinh viên sắp bước vào đời với hành trang trên vai là
những kiến thức nhỏ bé về...
37 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về đơn vị lao động thực tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật
theo xu hướng phát triển chung của thế giới.Vấn đề bảo vệ môi trường đã được nhiều
ngành công nghiệp hiện nay quan tâm.
Chúng ta tồn tại và phát triển đều có mối quan hệ gắn kết trực tiếp với môi trường.
Môi trường có được bảo vệ thì cuộc sống của chúng ta mới có thể tốt hơn. Một môi
trường ô nhiễm sẽ kéo theo nó là rất nhiều bệnh dịch cũng như các hiện tượng thiên nhiên
khắc nghiệt mà chính con người chúng ta phải gánh chịu. Hiện nay cùng với sự phát triển
của ngành công nghiệp môi trường của chúng ta đang ngày bị ô nhiễm nghiêm trọng do
chất thải công nghiệp, khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả vào không khí.
Nếu chúng ta không có những biện pháp cụ thể trong vấn đề cải tạo môi trường thì sẽ
không biết trái đất này sẽ đi đến đâu.
Và hôm nay, chúng tôi là những sinh viên sắp bước vào đời với hành trang trên vai là
những kiến thức nhỏ bé về môi trường xin được đưa ra các phương án, biện pháp cải tạo,
khống chế ô nhiễm phù hợp và hiệu quả nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường quy định, đồng
thời góp phần trong công tác bảo vệ môi trường nhà máy nhằm góp phần vào công cuộc
bảo vệ môi trường.
Nhằm thực hiện đúng Luật Bảo Vệ Môi Trường, các Thông Tư quy định của cơ quan
quản lý môi trường về việc thực hiện chương trình giám sát môi trường đối với các dự án
trong quá trình triển khai xây dựng hoặc đã đưa vào hoạt động, Công ty TNHH CLIPSAL
Việt Nam đã kết hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH ĐẤT HỢP thực hiện chương
trình giám sát chất lượng môi trường định kỳ trong giai đoạn hoạt động của “Công ty
TNHH CLIPSAL Việt Nam”.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo này còn gặp nhiều thiếu sót. Kính mong được
sự góp ý của các Thầy Cô giáo và các Bạn để bài báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện
hơn
Trang 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ LAO ĐỘNG THỰC TẾ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên đầy đủ: Công ty TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: 144 Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 3511 6747
Fax: (08) 3511 6745
MST: 0302 919 086
Email: dathop@dathop.com.vn
Web:
Được thành lập từ 2003, khởi đầu với thiết bị trắc địa, khoa học kỹ thuật, sau những
năm tháng liên tục phấn đấu và hoàn thiện, công ty đã phát triển thêm một số ngành nghề
và lĩnh vực, gồm có: đo đạc, thủy đạc; cho thuê thiết bị; sửa chữa, kiểm nghiệm; tư vấn
và xử lý môi trường. Cho đến nay, công ty Đất Hợp đã và đang trở thành nhà cung cấp
sản phẩm chất lượng và dịch vụ tin cậy.
Với đội ngũ nhân lực hợp thành được đào tạo từ những trường đại học danh tiếng
trong cả nước như Bách Khoa, Kinh Tế Tp. HCM, Sư Phạm Kỹ Thuật, v.v, công ty Đất
Hợp ngày càng vững mạnh về ngành nghề, chuyên môn kỹ thuật, công tác tổ chức để
mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tin cậy nhất.
Về phía nhà cung cấp, đến nay hầu hết các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới đã
nhìn nhận được tiềm năng và thực lực của công ty, và Đất Hợp đã và đang là đại diện,
phân phối chính thức của các nhãn hàng sau:
Thiết bị trắc địa, định vị vệ tinh-gps, lâm nghiệp: GeoMax, Leica, Topcon, Nikon,
Trimble, Foif, Hi-Target, Yamayo….
Thiết bị khoa học kỹ thuật, quan trắc môi trường: Memmert, Alp, CrossMet, Jasco,
Shibata, Ohaus, Extech, Lenton, Mocon, Carbolite, WTW…
Trang 3
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty
2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất
- Thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp: xi mạ, dệt nhuộm, giấy, thủy sản, thực phẩm, sơn,…).
- Thi công, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải (khí thải lò hơi, khí thải đốt than, dầu DO,
FO..).
- Chuyển giao công nghệ.
- Các dịch vụ tư vấn môi trường (lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập bản
cam kết bảo vệ môi trường, giám sát môi trường, lập hồ sơ nghiệm thu môi trường).
- Tư vấn lập đề án khai thác nước ngầm và xả nước thải vào nguồn thải.
- Lập đề án bảo vệ môi trường.
2.2 Sơ đồ tổ chức
Nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám Đốc: Là người đứng đầu, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo
chế độ thủ trưởng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan nhà nước và cơ quan chủ
quản cấp trên.
Phó Giám Đốc: Là người phụ tá cho Giám Đốc về phần việc được phân công, đồng
thời chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi sai phạm trước pháp luật.
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KỸ
THUẬT
P.GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
CHO
THUÊ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
TƯ VẤN
VÀ XỬ
LÝ MÔI
TRƯỜN
G
Trang 4
Phòng kĩ thuật: Hướng dẫn kiểm tra, giám sát trong quá trình lắp ráp, sửa chữa sản
phẩm đúng quy trình công nghệ theo đơn đặt hàng của khách hàng; kiểm tra chất lượng
sản phẩm trước khi nhập kho hoặc xuất kho giao cho khách hàng.
Phòng kinh doanh: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng
tới khách hàng và khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị
phần.
Phòng cho thuê: dịch vụ cho thuê máy đo đạc phục vụ đo đạc, khảo sát trong ngành xây
dựng của Việt Nam.
Phòng kế toán: thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: kế toán tiền mặt,
kế toán chi phí, kế toán giá thành, kế toán tiền lương và các khoảng trích theo lương; quản lý
hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của công ty; làm việc với cơ quan thuế, bảo hiểm xã
hội…đối với các vấn đề liên quan đến công việc kế toán tài chính của công ty; đảm bảo an
toàn tài sản của công ty về mặt giá trị; tính toán, cân đối tài chính của công ty nhằm đảm bảo
an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng tư vấn và xử lý môi trường: công ty sẽ tư vấn cho quý khách hàng trong việc lựa
chọn các phương án xử lý môi trường tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế và kỹ
thuật.
3. Các quy định chung của công ty
- Công ty có các biện pháp nghiêm ngặt về phòng chống cháy, trang bị đầy đủ
các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định của cơ quan PCCC.
- Công nhân tiếp xúc và sử dụng hóa chất phải nắm rõ tính chất của từng loại.
- Thiết bị phải được bảo quản và xếp gọn gàng ở cửa hàng, kho.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của công ty.
Trang 5
CHƯƠNG II: NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ
1. Quy trình lao động thực tế và công việc thực tế nơi đang lao động
Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch - dịch vụ, đô thị hoá... nhằm đáp
ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức đến công
tác bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên
sinh vật, thay đổi khí hậu toàn cầu,... ngày càng nghiêm trọng. Đề xuất phương án xử
lý môi trường là vấn đề cần được quan tâm.
1.1 Quy trình làm việc tại bộ phận của công ty
khách hàng
Cung cấp thôn tin ĐTM hoặc bản cam kết
bảo vệ môi trường
Công ty tiếp nhận thông tin khách
hàng
Khảo sát, đo đạt chất lượng
môi trường tại khu vực công
ty.
Nêu các nguồn gây ô nhiễm,
các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm tại công ty (nếu có).
Thực hiện các biện pháp giảm
thiểu và chương trình giám sát
chất lượng môi trường.
Trình nộp tại SỞ TNMT và Phòng
TNMT nơi công ty hoạt động
Trang 6
Các bước thực hiện báo cáo giám sát môi trường:
- Liên hệ với khách hàng, cung cấp thông tin, tư vấn lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường, lập bản cam kết bảo vệ môi trường, lập báo cáo giám sát môi
trường; Công ty TNHH Đất Hợp sẽ tiếp nhận thông tin về khách hàng.
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh dự án.
- Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn,
tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự
án.
- Lấy mẫu nước thải, khí thải xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu nước
ngầm…..
- Đánh giá chất lượng môi trường; Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô
nhiễm; Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất
thải rắn của dự án; Trình nộp báo cáo lên cơ quan có chức năng.
Công việc mà em đã tham gia với công ty TNHH ĐẤT HỢP để lập báo cáo giám
sát công ty TNHH CLIPSAL Việt Nam :
1.2 Tổng quan về công ty TNHH CLIPSAL Việt Nam
1.2.1 Thông tin liên lạc
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Clipsal Việt Nam
o Trụ sở chính: Đường số 7, KCN Biên Hòa 1, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
o Điện thoại: 0613.836.814
Nơi thực hiện báo cáo giám sát môi trường: Công ty TNHH Clipsal Việt Nam
o Địa chỉ: Đường số 7, KCN Biên Hòa 1, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng
Nai.
Hình thức đầu tư: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nước
ngoài.
Trang 7
Giấy phép đầu tư số 472043000263 được chứng nhận lần đầu: ngày 25 tháng 12
năm 1996, chứng nhận thay đổi lần thứ tư: ngày 11 tháng 10 năm 2010 do Ban quản lý
các khu công nghiệp Đồng Nai cấp.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh: sản xuất vật liệu điện cao cấp, các phụ kiện
chính để lắp ráp các sản phẩm bao gồm công tắc, ổ cắm điện, quạt hút gió, tủ điện vỏ kim
loại, cầu dao tự động, ống luồn điện, khớp nối điện bằng PVC, thiết bị chiếu sáng, dây
cáp và các phụ kiện máy điện thoại. Sản xuất vật liệu lắp đặt (các loại móc treo đồ; tắc kê
nhựa, móc kẹp dây điện).
Người đại diện pháp luật:
o Họ và tên: Ông Phạm Ngọc Bình Long Chức vụ: Tổng Giám Đốc
o Sinh ngày: 05/07/1972 Quốc tịch: Pháp
o Hộ chiếu số: 10CL81995
o Ngày cấp: 03/09/2010 Nơi cấp: Việt Nam
o Địa chỉ thường trú: 11 Allee, Robert Schmitt, 93320, Pháp
1.2.2 Địa điểm hoạt động
Địa điểm thực hiện công tác giám sát môi trường: Công ty TNHH Clipsal Việt
Nam tại địa chỉ: Đường số 7, KCN Biên Hòa 1, Phường An Bình, Thành phố Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai.
Vị trí khu đất:
o Phía Đông giáp xí nghiệp chế biến nông sản & thực phẩm chăn nuôi Thức
ăn gia súc VITAGA.
o Phía Tây giáp đường số 7, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (đối diện Công ty
Sơn Đồng Nai).
o Phía Bắc giáp Công ty High Techno.
o Phía Nam giáp đường số 2 Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Diện tích mặt bằng: 5738,8 m2 (xem bản vẽ tổng mặt bằng ở hình 2.1).
Trang 8
Hình 2.1 Sơ đồ mặt bằng CLIPSAL Việt Nam
Trang 9
1.3 Tính chất và quy mô hoạt động
Loại hình hoạt động: sản xuất vật liệu điện cao cấp, các phụ kiện chính để lắp ráp
các sản phẩm bao gồm công tắc, ổ cắm điện, quạt hút gió, tủ điện vỏ kim loại, cầu dao tự
động, ống luồn điện, khớp nối điện bằng PVC, thiết bị chiếu sáng, dây cáp và các phụ
kiện máy điện thoại.
Tổng số công nhân viên hiện tại: 668 người. Trong đó: 74 người làm việc hành
chánh và 594 công nhân (trong đó gồm 334 công nhân chính thức và 260 công nhân thời
vụ).
Quy mô hoạt động và công suất hoạt động của doanh nghiệp:
Sản xuất vật liệu điện cao cấp, các phụ kiện chính để lắp ráp các sản phẩm bao gồm công
tắc, ổ cắm điện, quạt hút gió, tủ điện vỏ kim loại, cầu dao tự động, ống luồn điện, khớp
nối bằng PVC, thiết bị chiếu sáng, dây cáp và các phụ kiện máy điện thoại với quy mô
46.223.000 sản phẩm/năm.
Quy trình công nghệ sản xuất được trình bày trong hình 2.2 dưới đây:
Trang 10
Hình 2.2 Quy trình ép nhựa.
Đạt
Không đạt
Nguyên liệu
Trộn
Bồn chứa keo
Sấy
Nung chảy
Sản phẩm
Kiểm tra
Ép
Đóng gói
Đầu keo dư
Xay keo
Thải bỏ
Nhập kho Chuyển lên siêu
thị
Trang 11
Thuyết minh quy trình sản xuất
Nguyên liệu sản xuất gồm: bột PVC, policacbonat, PET, polysterene,… được định
lượng rồi đưa đến máy trộn nguyên liệu để trộn đều hỗn hợp này.
Hỗn hợp nguyên liệu được chuyển đến bồn chứa keo tại máy ép nhựa. Tại đây,
nguyên liệu được dẫn lên bồn sấy. Thời gian sấy khoảng 2 giờ nhằm giảm độ ẩm trong
nguyên liệu.
Đôi khi, để tiết kiệm thời gian, nguyên liệu có thể được sấy tại bồn sấy trong phòng
xay keo sau công đoạn trộn.
Nguyên liệu tiếp tục được đẩy xuống nòng. Ở đây, nguyên liệu được nung chảy và
chảy vào khuôn, dập tạo hình sản phẩm.
Sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng. Tuỳ theo từng dòng sản phẩm, sản phẩm có
thể được bổ sung thêm một số chi tiết (ốc, nắp,…) để đóng gói thành phẩm hoặc chuyển
sang kho bán thành phẩm để chuẩn bị sang quy trình lắp ráp.
Các sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị thải bỏ.
Trong quá trình tạo sản phẩm, có các đầu keo dư, được gọt, cắt bỏ. đầu keo sẽ được
phân loại và tái sử dụng. Những đầu keo dư (keo màu trắng) được xay nát và sàn để tái sử
dụng. Những đầu keo khác (keo đen giòn, keo đen dẻo) sẽ bán cho nhà thầu để tái chế.
1.4 Nhu cầu nguyên liệu và hóa chất
– Nhu cầu về nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất trong 6 tháng đầu
năm 2011 trung bình trong 1 tháng như bảng sau:
Bảng 2.1 Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất chính
STT Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng
1 Hips 460AF NP, Polystyrene FR high impact NT kg 9,750
2 Polycarbonate resin, White_Lexan 121SRM-888 Or
Makrolon 2405 010131 MAS 056 kg 15,000
3 PC Bayer 2407 Polar white (code: 011766) kg 14,000
4 M6 - Pigment (LUA99006) kg 52
Trang 12
5 82613 - Pigment Bticino kg 50
6 PC2(CL) - PC Clear Makrolon 2407 550115, CAPL
code:162612,TR- Polycarb E/Flow UV Stab clear kg 7,528
7 PET101G36(BK) - Pet +36% Glass Fiber kg 1,000
8 PA765A-WE - ABS 765A U-22W-GP-24 kg 7,300
9 PC GF 10 FR(40) Grey, Xantar G2F 23 Grey -24064 kg 108
10 The Polylefin Co: Cosmothene G812 Transparent kg 1,000
11 A3K 464 BK - Nylon, Black kg 4,000
12 Nylon 66 - Technyl A205F, White kg 1,900
13 Pvc InjSoft Flexible, CAPLCompNo.:164003 kg 1,928
14 High Stiffness Homopolymer kg 400
15 PolytheneWhiteElectLd/M, CAPLCompNo.:329401,WE kg 400
16 Polyethylene HdNatural,163384,NT kg 700
17 PolytheneDkGyLdm/Batchl7440 (CAPL no: 307262,GY) kg 300
18 PolypropMedFlowHomoPolymer,NATURAL kg 1,000
19 NYLON 35% GF (Ultramid A3EG7 BK 564) kg 400
20 PC8 - PC, Lexan 3413R-131/PC-Bayer Makrolon 8035 kg 1,800
Nguồn: Công ty TNHH Clipsal Việt Nam, 6/2011
Nhu cầu và nguồn cung cấp điện – nước:
Nhu cầu về điện: Điện năng phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của nhân
viên trong Công ty, trung bình khoảng 150.000 Kwh/tháng. Nguồn cung cấp điện: Công
ty TNHH 1 thành viên Điện lực Đồng Nai.
Trang 13
Nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên
đúng bằng lượng nước cấp được lấy từ mạng lưới cấp nước của Công ty TNHH một
thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai. Lưu lượng trung bình khoảng 23 m3/ngày
(tương đương 600 m3/tháng).
Nước giải nhiệt và hệ thống làm mát: lưu lượng sử dụng khoảng 8 m3/ngày (tương
đương 200 m3/tháng). Sở dĩ lưu lượng ít như vậy vì tháp giải nhiệt sử dụng chức năng
tuần hoàn nước.
Nước dùng cho nhà ăn, máy nước nóng: Vì đến tháng 4/2011 Công ty không tổ
chức nấu ăn, Công ty đặt thức ăn công nghiệp nên lượng nước cho nhu cầu này khá ít.
Lượng sử dụng khoảng 3,4 m3/ngày (tương đương 95 m3/tháng).
Như vậy, nhu cầu dùng nước tại Công ty trung bình khoảng 35 m3/ngày (tương đương
900 m3/tháng).
Nguồn cung cấp nước: Công ty TNHH 1 thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai
2. Các nguồn gây tác động môi trường
2.1 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan
đến chất thải
2.1.1 Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải bao gồm :
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh và nhà ăn. Khối lượng nước thải phát sinh
khoảng 80% lượng nước cấp sử dụng. Như vậy, khối lượng nước thải sinh hoạt trung
bình là: (23 + 3,4) x 80% = 21 m3/ngày.
Một phần nước thải từ hệ thống nước giải nhiệt. Khối lượng nước mỗi lần xả
khoảng: 5 m3/ lần. Định kỳ: 1 tuần/lần.
2.1.2 Nguồn phát sinh khí thải
Khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty chủ yếu từ các nguồn sau:
– Hơi dung môi (acetone, toluene,…): từ hoạt động in biểu tượng. Dung môi này được
sử dụng để pha mực in và vệ sinh máy móc. Vì tính chất hoạt động của Công ty là sản
xuất theo đơn đặt hàng nên hoạt động này không thường xuyên. Và hầu như lượng phát
thải là không đáng kể vì những công đoạn này hoạt động không thường xuyên và lượng
sử dụng không nhiều.
Trang 14
– Bụi: chủ yếu phát sinh từ công đoạn xay keo, ép nhựa, bổ sung nguyên liệu. Thành
phần bụi chủ yếu là bụi vô cơ từ nguyên liệu cho sản xuất (bột nhựa).
– Bên cạnh đó, một lượng khói thải của các xe tải, xe container chở nguyên vật liệu,
thành phẩm ra vào Công ty, xe nâng hàng ra tại khu vực kho. Thành phần chủ yếu của
lượng bụi khói là các chất CO2, NOx, SO2, bụi, hidrocacbon,…
o Tần suất ra vào của các xe không nhiều và công suất của các phương tiện
vận tải không lớn (container: 1-2 lần/tháng; xe tải 2 tấn: 8lần/ngày) nên
hàm lượng phát thải không cao.
o Ngoài ra, nguồn ô nhiễm này phân tán và không kiểm soát được do sự di
chuyển thường xuyên của các xe nên loại ô nhiễm này không thể khống chế
được.
2.1.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại
a. Chất thải rắn sinh hoạt
o Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn và rác sinh hoạt của công nhân
viên.
o Khối lượng phát sinh: 360 kg/tháng
Rác sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn được phân loại chứa trong các loại thùng riêng biệt.
Ở từng khu vực chung đều có bố trí các thùng rác sinh hoạt.
b. Chất thải rắn tái chế
Nhựa tái chế: Nhựa tái chế trung bình khoảng 115 kg/ngày (tương đương 3,5
tấn/tháng).
Giấy và thùng cartong thải: 1.200 kg/tháng (phát sinh chủ yếu từ nhà kho chứa
nguyên liệu và thành phẩm).
Bao nylon thải: 155 kg/tháng (phát sinh từ quá trình sản xuất, kho chứa nguyên
liệu và thành phẩm).
c. Chất thải rắn nguy hại
Trong 6 tháng đầu năm 2011 lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt
động của Công ty ít hơn so với khối lượng đăng ký trong sổ đăng ký chủ nguồn thải.
Thành phần và khối lượng phát sinh chất thải rắn nguy hại phát sinh thực tế trong quá
trình hoạt động của Công ty TNHH Clipsal Việt Nam được liệt kê trong bảng dưới đây:
Trang 15
Bảng 2.2 Khối lượng và thành phần chất thải nguy hại
TT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại
Số lượng trung
bình/tháng (kg) Mã CTNH
1 Hộp mực in thải có chứa các thành phần nguy hại Rắn 3 08 02 04
2
Bóng đèn huỳnh quang thải và các
loại chất thải khác có chứa thủy
ngân
Rắn 4 16 01 06
3 Bao bì hóa chất thải Rắn 9 18 01 01
4 Giẻ lau, carton dính dầu và hóa chất Rắn 365 18 02 01
5 Thiết bị thải có các bộ phận chứa
các thành phần nguy hại Rắn 13 19 02 05
Tổng số lượng 394
Nguồn: Công ty TNHH Clipsal Việt Nam, tháng 6/2011
2.1.4 Nguồn phát sinh độ rung, tiếng ồn
- Nguồn phát sinh tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các máy móc thiết bị dùng cho sản xuất
(máy xay keo, máy ép nhựa), máy nén khí, máy phát điện dự phòng.
o Cường độ ồn từ hoạt động của máy ép nhựa khoảng: 45 – 82 dBA.
o Cường độ ồn từ hoạt động của máy xay keo khoảng: 54 – 91 dBA.
o Máy phát điện hoạt động gây ra tiếng ồn với cường độ khoảng 75 – 90 dBA.
o Máy nén khí hoạt động gây ra tiếng ồn với cường độ khoảng: 72 – 88 dBA.
o Các khu vực sản xuất khác tiếng ồn phát sinh không đáng kể.
2.2 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên
quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải có thể kể đến đó là sự cố
hỏa hoạn do cháy nổ, chập điện và tai nạn lao động. Tuỳ theo tính chất và mức độ xảy ra
sự cố mà các tác động đến môi trường và sức khoẻ người dân sẽ khác nhau.
2.2.1 Hoả hoạn do cháy nổ, chập điện
Trang 16
Khả năng gây cháy nổ có thể được chia thành những nhóm chính:
– Do những vật liệu rắn dễ cháy bị bắt lửa.
– Vận chuyển các chất dễ cháy qua những nơi có nguồn phát sinh nhiệt hay qua gần
những tia lửa (nhất là ngành sản xuất có sản phẩm nhựa như công ty).
– Tồn trữ các loại rác rưởi, bao bì gấy, nilon trong các lớp bọc, khu vực có lửa hay nhiệt
độ cao.
– Bất cẩn trong việc thực hiện các biện pháp an toàn PCCC (lưu trữ nhiên liệu… không
đúng quy định).
– Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện động cơ phát sinh nhiệt dẫn đến cháy,
hoặc khi chập mạch khi mưa giông to.
– Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ,…
Sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái đất,
nước, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của
nhà máy, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản. Do vậy doanh nghiệp cần chú ý đến
các công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong hoạt động của trạm trộn bê
tông và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra, phải có các biện pháp nghiêm ngặt
về phòng chống cháy, nên trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy
định của cơ quan PCCC.
2.2.2 Tai nạn lao động
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là do:
– Nhân viên không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động.
– Những tai nạn do buồn ngủ, mất tập trung trong lúc tiến hành công việc.
– Bất cẩn về điện.
Xác suất xảy ra sự cố tùy theo ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động
của nhân viên trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, Công ty tiến hành các đợt huấn
luyện, học tập, bổ sung kiến thức về an toàn lao động cho công nhân và nhân viên Công
ty để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Trang 17
3. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng và
kết quả đo đạc phân tích lấy mẫu định kỳ các thong số môi trường
3.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng
Trong quá trình sản xuất, công ty luôn xem phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu,
việc sản xuất gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Công ty thực hiện việc giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại nhà xưởng sản xuất bằng việc giảm thiểu ô nhiễm bụi đến mức thấp
nhất có thể và thu hồi lượng nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh nhà xưởng xử lý theo
quy định, chất thải rắn cũng được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.
Ngoài ra, để giám sát định kỳ chất lượng môi trường không khí, nước thải, Công ty
TNHH Clipsal Việt Nam phối hợp với đơn vị tư vấn về môi trường là Công ty TNHH
Đất Hợp tại Tp. HCM và đơn vị phân tích là Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi
trường; Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai thực hiện công
tác lấy mẫu và báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường trong 06 tháng đầu năm
2011. Sau đây là các biện pháp đã và đang áp dụng nhằm bảo vệ môi trường tại công ty:
3.1.1 Đối với nước thải
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Như đã tính ở mục 2.2 thì lượng nước thải phát sinh từ khu vực văn phòng, hoạt động
vệ sinh nhà xưởng, hoạt động của nhà ăn khoảng 21 m3/ngày. Lượng nước thải này được
Công ty thu gom cho xử lý riêng bằng bể tự hoại. Nước sau khi qua bể tự hoại sẽ được
cho đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp.
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn
lắng giữ trong bể từ 3-6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu
cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời
gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Bể tự hoại là một bể trên mặt có hình chữ nhật, với thời gian lưu nước 3-6 ngày, 90% -
92% các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể, qua một thời gian cặn sẽ phân hủy kỵ khí trong
ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Trong ngăn lọc
có chứa vật liệu lọc là đá 4x6 phía dưới, phía trên là đá 1x2. Trong mỗi bể đều có lỗ
thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ
hai của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị ngẹt. Cấu tạo bể
tự hoại được trình bày trong hình 2.3 như sau:
Trang 18
Hình 2.3 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn lọc
Để bể tự hoại hoạt động hiệu quả nhất, Công ty áp dụng thêm một số giải pháp bổ
sung sau:
– Hợp đồng với đơn vị có chức năng nạo vét, vệ sinh hầm tự hoại, định kỳ: 3 tháng/lần.
– Bổ sung chế phẩm vi sinh để nâng cao khả năng xử lý của vi sinh trong hầm tự hoại,
định kỳ: 3 tháng/lần.
b. Nước mưa
Nước mưa chảy tràn được thu gom chung vào mương thoát của công ty. Theo quy
ước, nước mưa được xem là nước thải sạch và không cần xử lý. Sau đó, nước mưa được
dẫn về hệ thống thoát nước mưa của KCN Biên Hòa 1.
3.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải và bụi
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do hơi khí độc
Công ty áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm
không khí do hơi khí độc đến sức khỏe con người và môi trường làm việc như:
Nước ra
Ống Dẫn Nước
Ống Thoát Khí
Ống Thu Nước
Trang 19
- Lắp chụp hút tại khu vực hàn chì để thu gom hơi chì và phát tán ra không
khí xung quanh. Ngoài ra, Công ty còn hợp đồng gia công hàn chì với các
đơn vị khác.
- Công nhân làm việc tại máy in biểu tượng được trang bị bảo hộ lao động
gồm: khẩu trang có màn lọc than hoạt tính và tạp dề để hạn chế việc tiếp
xúc, hít phải hơi dung môi, mùi mực in.
b. Kiểm soát bụi trong giai đoạn sản xuất
– Công ty bố trí hệ thống thu gom bụi tại các máy xay keo bằng quạt hút và có phòng
cách ly riêng. Ngoài ra, công nhân làm việc tại khu vực này được trang bị khẩu trang.
– Bụi từ quá trình ép nhựa cũng được xử lý tại chỗ bằng hệ thống hút bụi lắp kèm theo
máy hoặc hệ thống hút bụi chung. Toàn bộ bụi được thu gom và quản lý theo quy định về
quản lý chất thải rắn của nhà máy.
– Ngoài ra, các khu vực sản xuất khác bụi phát sinh rất ít và không ảnh hưởng đáng kể
đến sức khỏe cũng như quá trình sản xuất.
– Việc vệ sinh công nghiệp sẽ được duy trì thường xuyên bao gồm vệ sinh trong nhà
xưởng và khu vực kho thành phẩm.
– Công nhân được quy định và trang bị dụng cụ để làm vệ sinh khu vực làm việc sau mỗi
ca làm việc.
c. Kiểm soát bụi từ hoạt động vận chuyển xuất nhập, lưu trữ nguyên vật
liệu
– Do đặc thù của ngành sản xuất (sản phẩm nhựa), toàn bộ nguyên liệu, thành phẩm được
chứa trong các bao kín và có bọc nylon bên ngoài vì thế lượng bụi phát sinh không đáng
kể.
– Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp rất tốt và tất cả các tuyến đường đều được trải nhựa
nên bụi phát sinh do quá trình vận chuyển của các loại xe được hạn chế.
– Vào những ngày nắng, Công ty sẽ tưới nước sân bãi để giảm nhiệt và làm thoáng mát
khu vực trong Công ty.
d. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh trong quá trình giao thông
tại doanh nghiệp được giảm thiểu bằng các biện pháp sau đây
Trang 20
– Đường nội bộ đã được lót gạch nên lượng bụi phát sinh do hoạt động vận chuyển
nguyên vật liệu, thành phẩm từ các phương tiện vận tải là không đáng kể.
– Các xe lưu thông trong khuôn viên nhà xưởng giảm tốc độ theo quy định.
– Công ty quy định các xe trong khi chờ bốc dở hàng hóa không được nổ máy và không
chở quá tải trọng cho phép.
3.1.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn thông thường và chất thải
rắn nguy hại
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của Công ty bao gồm: chất thải rắn thông thường
(chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn tái chế) và chất thải rắn nguy hại.
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Với khối lượng phát sinh khoảng 360 kg/tháng. Chất thải rắn sinh hoạt tại Công ty
được thu gom và tập trung tại nơi quy định. Tất cả các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt
được thu gom hàng ngày bởi nhân viên tạp vụ và được tập trung chứa trong thùng chứa
chất thải rắn sinh hoạt tập trung, có nắp đậy được dán nhãn “CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT” và có hình ảnh minh họa trên nắp thùng.
Công ty hợp đồng thu gom chất thải rắn sinh hoạt với Công ty TNHH 1 thành viên
Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa thu gom, xử lý đúng quy định.
b. Chất thải rắn tái chế
Thành phần và khối lượng rác tái chế đã được nếu ở phần 2.1.3/b, các biện pháp sau
được áp dụng tại Công ty trong việc quản lý chất thải rắn tái chế.
– Tại mỗi chuyền sản xuất/ vị trí làm việc của công nhân đều được bố trí các thùng chứa
rác tái chế (giấy/ nhựa, nylon,…) tùy theo đặc thù công việc của từng vị trí và có ghi
nhãn “CHẤT THẢI TÁI CHẾ” để công nhân dễ dàng phân biệt. Đến cuối mỗi ngày hoặc
mỗi ca, nhân viên vệ sinh sẽ thu gom và tập trung tại điểm tập kết rác. Nhà chứa rác có
mái che, các thùng chứa được kê cao nhằm tránh thấm nước.
– Riêng nhựa thải sẽ được tái chế cho quá trình sản xuất kế tiếp, một số sản phẩm hư
không thể thu hồi tái chế sẽ được thu gom và bán phế liệu.
– Công ty ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với Công ty Cổ phần đầu tư – phát triển
Tâm Sinh Nghĩa đem đi xử lý đúng quy định. Định kỳ thu gom: 3 lần/tuần.
Trang 21
c. Chất thải rắn nguy hại
Tương tự như những loại chất thải khác, công ty cũng bố trí các thùng chứa rác nguy
hại tại các vị trí đặc biệt để thu gom rác, trên nắp thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI RẮN
NGUY HẠI” và có dán hình ảnh cũng như chú thích rõ ràng.
Chất thải rắn nguy hại được phân loại theo thành phần chất thải nguy hại đã đăng ký
trong Sổ Đăng ký chủ nguồn thải Chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Đồng Nai.
Chất thải rắn nguy hại phát sinh sẽ được thu hồi và tập kết tại khu vực quy định.
Công ty hợp đồng với Công ty TNHH TM & SX Ngọc Tân Kiên để thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
3.1.4 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
Máy xay keo: đặt ở khu vực riêng biệt, cách ly với các khu vực xung quanh bằng
các vật liệu cách ồn. Mỗi máy được đặt trong phòng riêng và kín nhằm giảm phát sinh
tiếng ồn ra khu vực xung quanh, công nhân không thường xuyên làm việc tại khu vực
này, ngoài ra còn được trang bị nút chống ồn.
Máy nén khí: Bố trí ở khu vực riêng, cách xa khu vực sản xuất. Công nhân không
thường xuyên làm việc tại khu vực này trừ khi có sự cố hoặc cần kiểm tra, bảo trì hay bảo
dưỡng. Hạn chế công nhân viên vào khu vực này khi không cần thiết. Đồng thời, công
nhân khi vào khu vực này phải mang nút tai chống ồn.
Máy phát điện: Máy phát điện chỉ vận hành khi có sự cố về điện, tần suất vận
hành rất ít. Máy phát điện được bố trí ở khu vực riêng, cách xa khu vực sản xuất và ít
người làm việc.
Máy ép nhựa: thiết kế không gian hợp lý cho từng máy. Đồng thời có một số máy
hoạt động bán tự động nên công nhân không làm việc thường xuyên tại máy, giảm thời
gian tiếp xúc với không gian ồn.
Tuy nhiên, tại một vài vị trí làm việc có cường độ ồn cao, công nhân được quy định sử
dụng nút tai chống ồn.
Ngoài các biện pháp trên, Công ty tiến hành thực hiện kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng
định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng đối với từng loại máy nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của các máy móc, thiết bị, giảm tiếng ồn, độ rung gây ra.
Trang 22
3.1.5 Biện pháp giảm thiểu tác động khác không liên quan đến chất thải
a. Các biện pháp phòng chống cháy nổ
Cháy nổ có thể xảy ra với bất kỳ hoạt động nào tại bất kỳ nhà xưởng sản xuất nào. Để
phòng tránh sự cố cháy nổ, doanh nghiệp tiến hành thực hiện một số biện pháp sau:
Công ty trang bị một số bình CO2 đề phòng khi có trường hợp có sự cố xảy ra.
Đường nội bộ đến được tất cả các vị trí nhỏ nhất trong từng khu vực của Công ty
đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được lửa phát sinh ở
bất kỳ vị trí nào trong các kho. Kho cũng được bố trí cửa thông gió và tường cách ly để
tránh tình trạng cháy lan theo tường hoặc theo mái.
Trong khu sản xuất, kho chứa nhiên liệu, sản phẩm được lắp đặt hệ thống báo
cháy. Các phương tiện phòng chống cháy luôn được kiểm tra thường xuyên và luôn ở
trong tình trạng sẵn sàng.
Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy (như bao bì chứa nguyên liệu, nguyên liệu và
các hóa chất phụ liệu) phải được bảo quản nơi thoáng mát, có khoảng cách ly hợp lý để
ngăn chặn sự cháy tràn lan khi có sự cố. Kho lưu trữ nên niêm yết rõ và không có chướng
ngại vật. Định kỳ kiểm tra các dụng cụ chứa, lượng lưu trữ phải có giới hạn.
Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn.
Phòng cháy các thiết bị điện như sau:
– Các thiết bị điện, dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, có thiết bị bảo vệ quá
tải. Dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ.
– Các motor điện đều phải có hộp che chắn bảo vệ, bảo đảm không cho bụi, giấy rơi vào.
– Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây điện, hộp cầu dao phải kín, cầu dao tiếp
điện tốt.
– Lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng.
– Quy định cấm công nhân viên hút thuốc lá trong nhà máy.
– Tất cả các hạng mục công trình trong Công ty đều được bố trí các vật liệu cứu hỏa, bao
gồm bình CO2, vật dập lửa và các vật liệu khác như cát, thang chữa cháy. Những vật liệu
này được đặt tại các vị trí thích hợp nhất để tiện việc sử dụng và thường xuyên tiến hành
kiểm tra sự hoạt động tốt của các thiết bị chữa cháy (bình chữa cháy MZ8, CO2).
Trang 23
– Đảm bảo các trang thiết bị, máy móc không để rò rỉ dầu mỡ.
– Lắp đặt hệ thống nối đất cho các máy móc/ thiết bị điện.
Một vấn đề khác rất quan trọng là sẽ tổ chức ý thức phòng cháy chữa cháy tốt cho toàn
bộ nhân viên trong Công ty. Việc tổ chức này đặc biệt chú ý đến các nội dung sau:
– Tổ chức đội PCCC và sơ cấp cứu.
– Tổ chức học tập nghiệp vụ rộng, khắp tất cả các khu vực dễ cháy đều có tổ nhân viên
kiêm nhiệm công tác phòng hỏa. Các nhân viên này được tuyển chọn, được huấn luyện,
thường xuyên kiểm tra.
– Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công
nhân viên bằng cách dán băng rôn, bảng hiệu đề phòng sự cố cháy.
– Huấn luyện, thực tập cho toàn thể cán bộ công nhân viên các biện pháp phòng cháy
chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
– Thực tập sơ tán và sơ cấp cứu dưới sự hỗ trợ của đơn vị PCCC của Khu công nghiệp: 1
lần/năm.
b. An toàn lao động
An toàn lao động là mục tiêu hàng đầu trong các hoạt động của nhà máy. Vì vậy, để
đảm bảo thực hiện tốt nhất về an toàn lao động, ngoài các phương pháp khống chế ô
nhiễm để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe của người công nhân, doanh nghiệp còn áp
dụng thêm những biện pháp sau:
– Có chương trình kiểm tra sức khỏe cho người công nhân.
– Cung cấp thiết bị bảo hộ lao động: mũ, găng tay, khẩu trang… Ở những khu vực cần
thiết trang bị thêm quạt thổi công nghiệp để làm thoáng và mát cục bộ. Các điều kiện về
ánh sáng và tiếng ồn cần được tuân thủ chặt chẽ.
– Những công nhân lao động trực tiếp tại khu vực có nhiều bụi được trang bị khẩu trang
đặc biệt nhằm tránh các tác hại tiêu cực cho sức khỏe.
– Bố trí sẵn sàng hộp y tế cấp cứu để giải quyết sơ cứu tại chỗ khi có xảy ra tai nạn lao
động.
Trang 24
– Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần
được trang bị và cập nhật như tủ thuốc, dụng cụ rửa mắt, địa chỉ bệnh viện, địa chỉ cứu
hỏa… đều được Công ty chú trọng.
– Đào tạo định kỳ về an toàn lao động cho những công nhân viên mới (nếu có).
– Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động không ảnh hưởng đến sức khỏe
người công nhân.
3.2 Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường
Để thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường không khí, nước thải. Công ty
TNHH Clipsal Việt Nam đã phối hợp với Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi
Trường ; Trung Tâm Bỏa vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai thực hiện trong
thời điểm Công ty đang hoạt động sản xuất.
Kết quả lấy mẫu, đo đạc tại hiện trường và phân tích các chỉ tiêu môi trường được sử
dụng và so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam như:
– Về chất lượng nước thải: Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ ô nhiễm trong nước
thải cho phép xả vào hệ thống thoát nước thải Khu công nghiệp Biên Hòa 1;
– Về chất lượng không khí tại khu vực xưởng sản xuất: được đánh giá theo tiêu chuẩn
Vệ sinh Công nghiệp (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002) của Bộ Y tế.
– Về chất lượng không khí xung quanh: được đánh giá theo QCVN 05 – 2009/BTNMT
và QCVN 26:2010/BTNMT
Sau đây là một số hình ảnh lấy mẫu tại công ty CLIPSAL Việt Nam:
Trang 25
Hình 2.4 khu vực lấy mẫu tại cổng công ty
Hình 2.5 khu vực lấy mẫu tại xưởng lắp ráp
Trang 26
3.2.1 Môi trường không khí
a. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh
Bảng 2.3 Kết quả đo không khí tại cổng chính ra vào công ty
Vị trí đo
Nhiệt
độ
(oC)
Độ
ẩm
(%)
Độ ồn
(dBA)
Bụi
(mg/m
³)
SO2
(mg/m
³)
NO2
(mg/m
³)
CO
(mg/m
³)
Khu vực cổng chính ra vào 31,8 65,1 64,1 0,2 0,23 0,14 4,67
QCVN 05 – 2009/BTNMT - - - 0,3 0,35 0,2 30
QCVN 26:2010/BTNMT
(6h-21h)
70
Nguồn: Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường, 6/2011
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực cổng chính ra vào
của Công ty được trình bày ở bảng 3.1 trên cho thấy: tất cả các chỉ tiêu phân tích chất
lượng không khí tại khu vực cổng Công ty đều đạt theo tiêu chuẩn quy định. Cụ thể là
nồng độ các khí (bụi, NO2, SO2, NO2, CO) đều thấp hơn giá trị cho phép theo QCVN
05:2009/BTNMT; tiếng ồn đạt theo QCVN 26:2010/BTNMT.
b. Kết quả đo ánh sáng do Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe & Môi trường Đồng
Nai thực hiện
Bảng 2.4 Kết quả đo ánh sáng
STT VỊ TRÍ ĐO
Ánh sáng (Lux)
TCVS – QĐ số
3733/2002/QĐ -
BYT
Mẫu đạt
TCVS
Mẫu
không
đạt
TCVS
* Xưởng lắp ráp 1
+ Bộ phận lắp ráp
01 Vị trí lắp ráp AF1 519
≥ 500 lux
Trang 27
02 Vị trí lắp ráp AF3 512
03 Vị trí lắp ráp BF1 982
04 Vị trí lắp ráp BF3 983
05 Vị trí bắt ốc BS06 652
06 Vị trí lắp ráp EF6 1063
07 Vị trí lắp ráp DS10 973
08 Vị trí lắp ráp DS3 984
09 Máy in biểu tượng PP02 1965 ≥ 300 lux
+ Bộ phận ép nhựa
10 Máy ép nhựa M11 783
≥ 300 lux 11 Máy ép nhựa M24 410
12 Máy ép nhựa M03 682
13 Vị trí kiểm tra máy ép nhựa
M21 519
≥ 500 lux
14 Vị trí kiểm tra máy ép nhựa
M06 912
+ Phòng xay nhựa
15 Máy xay nhựa số 3 220 ≥ 300 lux
+ Phòng QC
16 Bàn kiểm tra 2198 ≥ 500 lux
17 Bàn làm việc 496 ≥ 300 lux
+ Phòng bảo trì
18 Vị trí máy mài tay 316 ≥ 300 lux
Trang 28
Nguồn: Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai, tháng 6/2011
Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả đo ánh sáng tại các khu vực của Công ty cho thấy
24/25 vị trí có ánh sáng đạt theo tiêu chuẩn quy định đối với từng khu vực. Tại khu vực
máy xay số 3 do nằm trong phòng riêng nên bóng đèn không đủ chiếu sáng chung cho cả
khu vực.
c. Kết quả đo tiếng ồn do Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe & Môi trường Đồng
Nai thực hiện
Bảng 2.5 Kết quả đo tiếng ồn
STT VỊ TRÍ ĐO
Mức
âm
chung
(dBA)
MỨC ÁP ÂM Ở CÁC GIẢI TÂN
( Hz)
63 125
25
0
50
0 1K 2K 4K 8K
* Xưởng lắp ráp 1
01 + Xưởng lắp ráp 1
02 Chuyền BS6 84,1 43 53 60 66 73 75 68 70
19 Siêu thị 116 ≥ 100 lux
* Xưởng lắp ráp 2
20 Vị trí lắp ráp FS5 986
≥ 500 lux
21 Vị trí lắp ráp FF4 792
22 Vị trí lắp ráp FF8 913
23 Vị trí lắp ráp FF1 989
24 Vị trí lắp ráp FF6 726
+ Văn phòng kho
25 Bàn làm việc 318 ≥ 300 lux
Tổng cộng 25 mẫu 01 mẫu
Trang 29
03 Chuyền HS06 – máy dập đế
695 77,8 45 54 62 68 74 71 70 66
04 Chuyền DS7 84,4 46 57 65 70 75 77 79 72
05 Chuyền DS10 79,5 46 56 62 66 73 70 70 65
+ Bộ phận ép nhựa
06 Khu vực máy ép nhựa M22 77,2 45 59 66 70 68 70 65 61
07 Khu vực máy ép nhựa M14 78,8 47 55 68 73 70 74 72 60
08 Khu vực máy ép nhựa M1 81,6 53 67 74 77 73 72 69 65
+ Phòng cơ khí
09 Khu vực máy mài tay và
khoan 80,1 42 51 66 73 72 70 68 60
+ Phòng xay nhựa
10 Khu vực máy xay nhựa 91,2 54 67 80 83 83 81 79 78
* Xưởng lắp ráp 2
11 Chuyền FF1 87,2 41 65 68 66 83 80 83 78
12 Chuyền FF6 76,0 50 70 66 68 70 68 61 64
13 Chuyền FS5 72,6 40 51 56 58 60 63 67 60
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động -
Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ≤ 85
≤9
9
≤9
2
≤8
6
≤8
3
≤8
0
≤7
8
≤7
6
≤7
4
Nguồn: Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai, tháng 6/2011
Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả đo tiếng ồn tại các khu vực của Công ty cho thấy có
2/13 vị trí có chỉ tiêu tiếng ồn chưa đạt theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động với quyết định
3733/2002/QĐ-BYT đó là: khu vực máy xay nhựa (phòng xay nhựa); chuyền FF1 (xưởng
lắp ráp 2).
d. Kết quả đo nồng độ bụi do Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe & Môi trường
Đồng Nai thực hiện
Trang 30
Bảng 2.6 Kết quả đo nồng độ bụi
STT VỊ TRÍ LẤY MẪU
BỤI TOÀN PHẦN
(mg/m3)
BỤI HÔ HẤP
(mg/m3)
Mẫu đạt
TCVS
Mẫu vượt
TCVS
Mẫu đạt
TCVS
Mẫu vượt
TCVS
* Xưởng lắp ráp 1
01 Giữa khu vực lắp ráp 0,98
02 Khu vực chuyền lắp ráp
DF2 0,86
03 Giữa khu vực máy ép nhựa 0,87 0,53
+ Phòng xay nhựa
04 Khu vực máy xay nhựa 01 1,32 0,58
+ Phòng bảo trì
05 Khu vực máy phay 01 1,04 0,47
* Xưởng lắp ráp 2
06 Giữa chuyền FF2 và FF7 0,93 0,42
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động -
Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT
≤ 8 mg/m3 (vị trí 3 và 4)
≤ 4 mg/m3 (các vị trí còn
lại)
≤ 4 mg/m3 (vị trí 3 và 4)
≤ 2 mg/m3 (các vị trí còn
lại)
Nguồn: Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai, tháng 6/2011
Nhận xét: Dựa vào bảng kết quả đo tiếng ồn tại các khu vực của Công ty cho thấy tất
cả các chỉ tiêu phân tích nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp tại các vị trí đo đều đạt theo
tiêu chuẩn quy định.
3.2.2 Nước thải
Phương pháp thử:
Trang 31
Lấy mẫu nước thải của Công ty và phân tích mẫu theo từng chỉ tiêu dựa theo
Standard Method (USA – 1995).
Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu đo đạc:
– Vị trí lấy mẫu: 01 vị trí: 01 mẫu nước thải sinh hoạt tại hố ga cuối cùng
– Chỉ tiêu đo đạc gồm: pH, nhiệt độ, TSS, COD, BOD5, Tổng N, Tổng P, Pb, Cl- , N-
NH4+, Dầu mỡ động thực vật, Coliforms.
Kết quả phân tích chất lượng nước:
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước thải
Nguồn: Trung tâm Công nghệ & Quản lý Môi trường, tháng 6/2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải
của KCN Biên Hòa 1
1 Nhiệt độ oC 29,5 45
2 pH - 7,30 5 – 10
3 TSS mg/l 32 300
4 BOD5 mg/l 158 500
5 COD mg/l 255 800
6 N-NH4+ mg/l 64,4 20
7 Tổng N mg/l 84,5 40
8 Tổng P mg/l 5,96 12
9 Pb mg/l 0,016 0,11
10 Cl- mg/l 98 800
11 Dầu động thực
vật
mg/l 0,3 30
12 Coliforms MPN/100ml 24x105 Không giới hạn
Trang 32
Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích được trình bày bảng 3.5 trên và so sánh với giá
trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải cho phép xả vào hệ
thống thoát nước thải KCN Biên Hòa 1 cho thấy 10/12 chỉ tiêu chất lượng nước thải sinh
hoạt đạt theo tiêu chuẩn quy định. 2/12 chỉ tiêu chưa đạt theo tiêu chuẩn tiếp nhận của
KCN Biên Hòa 1 (N – NH4+, Tổng Nitơ), cụ thể là: N – NH4+ vượt 3,22 lần; Tổng Nitơ
vượt 2,1 lần so với tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN Biên Hòa 1. Nước thải sinh hoạt chỉ
qua hầm tự hoại nên chất lượng nước không ổn định.
Để đảm bảo nước thải sau khi qua hầm tự hoại đạt theo tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải
của KCN Biên Hòa 1 thì Công ty cần thường xuyên hút hầm tự hoại; nạo vét, vệ sinh
đường ống dẫn nước thải; bổ sung chế phẩm vi sinh vào để tăng hiệu quả xử lý các chất ô
nhiễm có trong nước thải.
Trang 33
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH ĐẤT HỢP là thời gian mà chúng em được
tiếp xúc thực tế với các cơ quan , doanh nghiệp là khách hàng của công ty. Qua đây
chúng em được hiểu rõ hơn về công việc của công ty và có điều kiện ứng dụng những
kiến thức đã học vào thực tế. Đó là hành trang vững chắc để sau khi ra trường chúng em
ứng dụng vào công việc của mình.
Thời gian thực tập ở công ty tuy ngắn nhưng tụi em đã học được rất nhiều điều như:
- Biết được sự hình thành và phát triển của công ty TNHH ĐẤT HỢP .
- Hiểu được quy trình làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân,việc ứng xử giữa các
đồng nghiệp với nhau, các công việc chính của các phòng.
- Được đi khảo sát một số công trình của công ty đang trong thời gian thực hiện.
Đợt lao động thực tế này thực sự đã mang lại cho em nhiều kiến thức thực tế sinh
động, tham khảo nhiều tài liệu hữu ích, nhìn thấy những vấn đề đã học ứng dụng trong
thực tế, tìm hiểu về hoạt động của một đơn vị bảo vệ môi trường tham gia vào một số
hoạt động thực tế.
Trong thời gian thực tập tại đây, Các anh chị giúp đỡ rất nhiệt tình và tạo điều kiện
cho tụi em được đi thực tế để hiểu sâu hơn về công việc mà các anh chị đã và đang làm.
Xin cảm ơn các anh chị và thầy cô trong thời gian vừa qua đã hướng dẫn tận tình cho
em, để giúp em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.Giúp em giải quyết những
thắc mắc trong suốt thời gian thực tập và góp ý cho bài báo cáo của em được hoàn chỉnh
hơn.
Do thời gian hạn hẹp và kiến thức thực tế còn hạn chế, chúng em không thể tránh khỏi
những vướng mắc và thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành của Thầy Cô và quý Công Ty để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Hiện trạng môi trường
Chất lượng môi trường khu vực trong và xung quanh Công ty tương đối tốt, hầu hết
các thông số đều đạt tiêu chuẩn môi trường quy định tại thời điểm lấy mẫu phân tích.
Đối với nước thải sinh hoạt các chi tiêu đều đạt QCVN 24:2009/BTNMT cột B.
Công tác bảo vệ môi trường
Trang 34
Công ty đã thực hiện tương đối tốt các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhằm cải tạo môi
trường tại công ty và góp phần bảo vệ môi trường chung trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở các kết quả giám sát chất lượng môi trường nêu trên, Công ty sẽ thực hiện
các biện pháp cải thiện môi trường như sau:
- Đối với nước thải: đảm bảo nước thải sinh hoạt đầu ra đạt QCVN 24:2009/BTNMT cột
B trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị máy móc hoạt động của
xưởng.
- Tuy hầu hết các thông số ô nhiễm đều đạt quy chuẩn, nhưng Công ty vẫn luôn quan tâm
đến nguồn ô nhiễm này.
- Thường xuyên quét dọn, phun nước quanh khu vực Công ty để giảm lượng bụi đất khô
phát tán vào không khí trong những ngày nắng khô, gió nhiều,…
Trang 35
KẾT LUẬN
Đợt thực tập này giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kiến thức và tham gia các hoạt
động của cơ quan có liên quan tới chuyên ngành của mình bằng cách cố gắng tiếp thu
những kiến thức mới, kiến thức thực tế, đọc thêm tài liệu, vận dụng những kiến thức đã
được học vào trong công việc được giao. Tuy nhiên, bên cạnh một số đã đạt được, tôi
thấy khả năng đáp ứng công việc của mình chưa tốt, hiệu quả công việc chưa cao do kiến
thức chuyên môn bị hạn chế không đáp ứng đủ yêu cầu công việc nên trong quá trình làm
việc gặp không ít khó khăn.
Khi tiếp xúc với môi trường làm việc mới, các kiến thức chuyên ngành được sử
dụng dưới dạng tổng hợp. Do đó, muốn làm tốt công việc ngoài việc sử dụng tốt những
kiến thức chuyên ngành, đọc thêm các tài liệu bổ trợ, quan trọng là học hỏi kinh nghiệm
làm việc của các anh, chị đi trước. Thực tế cho thấy các kiến thức chuyên ngành khi học
ở trường được cung cấp nhiều nhưng chưa đi sâu vào chuyên môn và đó chỉ là những lý
thuyết, công việc đòi hỏi kiến thức sâu rộng và thực tế hơn nhiều.
Trang 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Một số tài liệu do Công Ty TNHH ĐẤT HỢP cung cấp.
[2]. Một số tài liệu do Công Ty TNHH CLIPSAL Việt Nam cung cấp.
[3]. Trung tâm Công nghệ & Quản lý Môi trường, tháng 06/2011
Trang 37
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ LAO ĐỘNG THỰC TẾ……………………...1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................................................ 2
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty .................. 3
2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất .................................................................................. 3
2.2 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................................... 3
3. Các quy định chung của công ty ............................................................................... 4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ .......................................................... 5
1. Quy trình lao động thực tế và công việc thực tế nơi đang lao động ......................... 5
1.1 Quy trình làm việc tại bộ phận của công ty ........................................................ 5
1.2 Tổng quan về công ty TNHH CLIPSAL Việt Nam .............................................. 6
1.3 Tính chất và quy mô hoạt động ............................................................................. 9
1.4 Nhu cầu nguyên liệu và hóa chất .......................................................................... 11
2. Các nguồn gây tác động môi trường .......................................................................... 13
2.1 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan
đến chất thải ................................................................................................................ 13
2.2 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên
quan đến chất thải ....................................................................................................... 15
3. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng và kết
quả đo đạc phân tích lấy mẫu định kỳ các thong số môi trường .................................... 17
3.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng.. 17
3.2 Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường .................. 24
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ .................................. 33
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7512Ad01.pdf