Tài liệu Đề tài Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư: Hoàng Hải Chõu - Nhật 3K38F, KTNT Khoỏ luận tốt nghiệp
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................... 4
Chương 1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư .................. 5
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò và xu hướng ................................. 5
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................... 5
1.1.2. Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư ........................ 7
1.1.3. Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI. ..................................... 9
1.1.3.1. Toàn cầu hoá ........................................................................... 9
1.1.3.2. Khu vực hoá .......................................................................... 10
1.1.3.3. Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong tương
lai gần. .......................................................
98 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
1
MỤC LỤC
Lêi nãi ®Çu .................................................................................................................... 4
Ch¬ng 1 Tæng quan vÒ ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi vµ ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t .................. 5
1.1. §Çu t trùc tiÕp níc ngoµi - vai trß vµ xu híng ................................. 5
1.1.1. Kh¸i niÖm ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi ........................................... 5
1.1.2. Vai trß cña FDI ®èi víi quèc gia tiÕp nhËn ®Çu t ........................ 7
1.1.3. C¸c nh©n tè t¸c ®éng ®Õn dßng ch¶y FDI. ..................................... 9
1.1.3.1. Toµn cÇu ho¸ ........................................................................... 9
1.1.3.2. Khu vùc ho¸ .......................................................................... 10
1.1.3.3. C¸c sù kiÖn t¸c ®éng tíi nÒn kinh tÕ ViÖt Nam trong t¬ng
lai gÇn. .................................................................................... 10
1.1.4. Xu híng ®Çu t quèc tÕ vµ khu vùc nh÷ng n¨m tíi .................... 13
1.1.4.1. Xu híng ®Çu t quèc tÕ nh÷ng n¨m tíi ................................ 13
1.1.4.2. Xu híng ®Çu t khu vùc nh÷ng n¨m tíi ............................... 16
1.2. Ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t ................................................................ 19
1.2.1. Kh¸i niÖm xóc tiÕn ®Çu t ........................................................... 19
1.2.2. Vai trß cña xóc tiÕn ®Çu t .......................................................... 21
1.2.3. C¸c bé phËn cña ch¬ng tr×nh xóc tiÕn ®Çu t ............................. 21
1.2.3.1. ChÝnh s¸ch ®Çu t. ................................................................. 22
1.2.3.2. ChiÕn lîc xóc tiÕn ®Çu t ..................................................... 22
1.2.3.3. C¬ quan thùc thi chÝnh s¸ch xóc tiÕn ®Çu t. .......................... 24
ch¬ng 2 Thùc tr¹ng ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t t¹i ViÖt Nam ............................................. 27
2.1. Vµi nÐt vÒ ho¹t ®éng FDI t¹i ViÖt Nam ............................................. 27
BiÓu ®å 4- T×nh h×nh vèn FDI ®¨ng kÝ vµ thùc hiÖn giai ®o¹n 1992-
2002 ........................................................................................... 30
2.2. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t ë ViÖt Nam .............................. 37
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
2
2.2.1. C¬ quan phô tr¸ch c«ng t¸c xóc tiÕn ®Çu t ................................. 37
2.2.1.1. Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t ......................................................... 38
2.2.1.2. Së KÕ ho¹ch vµ §Çu t c¸c tØnh vµ thµnh phè ........................ 40
2.2.1.3. Ban qu¶n lý khu chÕ xuÊt, khu c«ng nghiÖp ........................... 41
2.2.2. C¸c ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t hiÖn nay t¹i ViÖt Nam .................. 42
2.2.2.1. T¹o dùng h×nh ¶nh ................................................................. 42
2.2.2.2. TËp trung vËn ®éng c¸c nhµ ®Çu t tiÒm n¨ng ........................ 43
2.2.2.3. Cung cÊp c¸c dÞch vô ®Çu t .................................................. 49
2.2.3. Nguån nh©n lùc cho c«ng t¸c xóc tiÕn ®Çu t .............................. 51
2.2.4. Ng©n quü cho ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t...................................... 54
2.3. §¸nh gi¸ tæng qu¸t vÒ hiÖu qu¶ cña ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t t¹i ViÖt
Nam ................................................................................................ 55
2.3.1. Thµnh c«ng ................................................................................. 55
2.3.2. Tån t¹i ......................................................................................... 56
2.4. Mét sè bµi häc kinh nghiÖm tõ ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t cña Trung
Quèc ................................................................................................ 58
Ch¬ng 3 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m t¨ng cêng hiÖu qu¶ cña ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t........... 60
3.1. Quan ®iÓm, ®Þnh híng vÒ c«ng t¸c xóc tiÕn ®Çu t trong giai ®o¹n
2001 – 2010. .................................................................................. 60
3.2. Mét sè gi¶i ph¸p ............................................................................. 63
3.2.1. Thµnh lËp Uû ban xóc tiÕn ®Çu t quèc gia .................................. 63
3.2.1.1. Sù cÇn thiÕt cã mét c¬ quan chuyªn tr¸ch vÒ xóc tiÕn ®Çu t
cÊp quèc gia ............................................................................ 63
3.2.1.2.Mét sè ®Ò xuÊt trong quy tr×nh thµnh lËp Uû ban xóc tiÕn ®Çu
t quèc gia .............................................................................. 64
3.2.2. C¶i thiÖn nguån nh©n lùc cho c«ng t¸c xóc tiÕn ®Çu t ................ 68
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
3
3.2.3. C¶i t¹o nguån quü vµ ng©n s¸ch cho ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t ... 72
3.2.4. X©y dùng chiÕn lîc xóc tiÕn ®Çu t cã träng ®iÓm ..................... 74
3.2.4.1 Sù cÇn thiÕt ph¶i cã chiÕn lîc xóc tiÕn ®Çu t cã träng ®iÓm 75
3.2.4.2 X¸c ®Þnh ngµnh mòi nhän vµ c¸c nguån tiÒm n¨ng. ............... 76
3.2.5. C¶i thiÖn m«i trêng ®Çu t ......................................................... 80
3.2.6. C¶i thiÖn kü thuËt xóc tiÕn ®Çu t. ............................................... 81
3.2.6.1. ChiÕn lîc vµ kü thuËt t¹o dùng h×nh ¶nh. ............................. 82
3.2.6.2. ChiÕn lîc vµ kü thuËt vËn ®éng nh÷ng nhµ ®Çu t tiÒm
n¨ng. ....................................................................................... 90
3.2.6.3. N©ng cÊp c¸c dÞch vô ®Çu t .................................................. 93
KÕt luËn ....................................................................................................................... 96
Tµi liÖu tham kh¶o ........................................................................................................ 97
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
4
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm bắt đầu công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nước
ngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách eo hẹp, các doanh nghiệp
nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa huy động được nhiền,
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp
thiết. Luồng vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đưa
đất nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển kinh tế.
Ngày nay, trước những đòi hỏi bức xúc của giai đoạn công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước, nguồn vốn FDI đã trở thành một bộ phận không thể
tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, không chỉ của riêng nước
ta, mà của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này, moi
quốc gia đều đã nhận thức được vai trò của các hoạt động xúc tiến đầu tư
trong việc thu hút vốn FDI và không ngừng phát triển cac hoạt động này.
Cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư cũng chính là cạnh tranh thu hút
vốn FDI. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nội dung của khoá luận này xin
được trình bày về thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và đề
xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động này.
Xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới Tiến sỹ Vũ Thị Kim Oanh – Bộ
môn Đầu tư, Khoa kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại Thương –
người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận.
Xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo Bộ môn Đầu tư và các thày cô
giáo khoa Kinh tế ngoại thương – những người đã trang bị cho em những kiến
thức thiết thực và bổ ích cho quá trình viết khoá luận cũng như công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong vòng 20 năm trở lại đây hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment - FDI) ngày càng có vị trí quan trọng trong công
cuộc phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay các
quốc gia đều nhận thức được những lợi ích to lớn mà FDI đem lại cho nước
chủ nhà. Bên cạnh việc cung cấp một nguồn tài chính lâu dài, FDI còn tạo
điều kiện cho việc chuyển giao nguồn tài sản phi vật chất như công nghệ, tay
nghề và bí quyết quản lý, do đó góp phần đẩy nhanh tăng trưởng và phát
triển. FDI cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường quốc tế và
nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước.
Theo cách định nghĩa và phân loại trong Tài liệu hướng dẫn về Cán cân
Thanh toán của của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư nước ngoài của tư nhân
được chia làm 3 loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và phương thức đầu tư
khác.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một hình thức đầu tư quốc tế
trong đó, một thực thể của một nền kinh tế có mối liên hệ lâu dài với một
doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác.[1] Cụm từ "mối liên hệ
lâu dài" ở đây được hiểu là mối quan hệ tồn tại trong một thời gian dài giữa
nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể
của nhà đầu tư đối với công việc điều hành doanh nghiệp.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
6
Cách định nghĩa của OECD lại đưa ra một mức chuẩn về tỉ lệ góp vốn:
một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp
liên doanh hoặc không liên doanh trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu tối
thiểu là 10% cổ phần phổ thông hoặc 15% quyền biểu quyết.[2] Điểm mấu
chốt trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là quyền kiểm soát
hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều sử
dụng ngưỡng 10% để xây dựng định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi
vậy các số liệu thống kê lượng vốn FDI của các tổ chức khác nhau có thể
không giống nhau.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm 3 phần
Vốn cổ phần, bao gồm cả vốn điều lệ của chi nhánh và các khoản
góp vốn khác.
Lợi nhuận tái đầu tư dưới dạng cổ phần hoặc chuyển nợ liên công
ty.
Các khoản vốn tương ứng với các khoản chuyển nợ liên công ty.
Có 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư mới - Greenfield Investment (thành lập mới doanh nghiệp
liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài)
Mua lại và sáp nhập -Merger & Acquisition (mua lại và sáp nhập
một doanh nghiệp hiện có hoặc mua cổ phiếu của các công ty cổ
phần hoặc đã được cổ phần hoá)
Ở nhiều quốc gia, mua lại và sáp nhập là một hình thức quan trọng của
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở Việt
Nam do những quy định hạn chế cổ phần nước ngoài trong doanh nghiệp nội
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
7
địa. Cùng với những chính sách cải cách đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu
được thực thi, mua lại và sáp nhập có thể trở thành hình thức quan trọng
trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những năm tới.
1.1.2. Vai trò của FDI đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư
FDI có thể mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư rất nhiều lợi ích, có
những lợi ích trực tiếp và xác định, song cũng có những lợi ích gián tiếp khó
nhận biết hơn. Dưới đây là những lợi ích cơ bản mà FDI mang lại cho nền
kinh tế các nước đang phát triển
Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển, giúp các nước
này thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như trong thời kỳ 1991-
1995, vốn FDI chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam thì
thời kỳ 1996-2000, tỉ lệ này là 24%.[14] Nguồn vốn này đã góp phần đưa Việt
Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giúp khi thác và nâng cao hiệu quả
sử dụng những nguồn lực trong nước tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền
kinh tế. Hiện nay, vốn FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam.
Tạo công ăn việc làm - Lợi ích dễ thấy nhất của FDI chính là tạo
nhiều việc làm ổn định cho người lao động nước sở tại, tăng thu nhập và cải
thiện mức sống cho người dân. Tổng sỗ lao động hiện đang làm việc tại các
cơ sở có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên khắp thế giới ước tính đến
năm 2001 là khoảng 54 triệu người. Khu vực FDI cũng thu hút hơn một nửa
số lao động trong lĩnh vực sản xuất của Singapo. Tại Hồng Kông, Malaixia và
Srilanka tỉ lệ lao động trong khu vực này cũng đang tăng lên nhanh chóng so
với tổng lao động xã hội.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
8
Tăng thu ngân sách - FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước thông
qua các khoản thuế. Ngay cả khi các doanh nghiệp liên doanh được miễn
hoàn toàn thuế thu nhập của doanh nghiệp liên doanh, nhà nước vẫn có thể
tăng thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân nhà đầu tư và các loại thuế gián
tiếp khác. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam trong thời kỳ 1996-2000 là khoảng 1,45 tỉ USD, chiếm 6-7% tổng
ngân sách.[12] Tại Trung Quốc, tổng số thuế thu được từ khu vực FDI trong
năm 2001 đã tăng 30% so với năm 2000, chiếm 19% tổng số thuế thu được
vào ngân sách trong năm.[18]
Ảnh hưởng tích cực đến đầu tư trong nước- Dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài sẽ kích thích đầu tư nội địa và các công ty này có thể trở thành
các kênh phân phối hoặc trở thành công ty cung ứng của các doanh nghiệp
nước ngoài. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngoài cũng
kích thích các công ty nội địa tăng cường đầu tư.
Chuyển giao công nghệ - FDI có thể giúp nước tiếp nhận đầu tư tiếp
cận được với công nghệ mới trên thế giới qua thông qua việc đầu tư hoàn toàn
dây chuyền sản xuất mới tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc
góp vốn bằng công nghệ trong doanh nghiệp liên doanh.
Nâng cao tay nghề cho người lao động - Người lao động ở nước sở tại
làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có điều kiện tiếp
thu các kĩ năng mới về kỹ thuật và quản lý, nhờ đó tăng năng suất cũng như
hiệu suất lao động. Năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI trong khu
vực sản xuất tại Ailen, Hà Lan và một số nước đang phát triển ở Châu Á như
Trung Quốc, Đài Loan, Singapo đều cao gấp hai lần hoặc hơn so với năng suất
lao động trong các công ty nội địa.[10]
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
9
Đẩy mạnh xuất khẩu - Rất nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài có định hướng xuất khẩu. Nhờ quy mô và khả năng tiếp cận với mạng
lưới phân phối và mạng lưới marketing quốc tế, các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài dễ dàng xâm nhập thị trường xuất khẩu hơn so với các công ty nội
địa. Nếu có cách quản lý thích hợp, nhiều quốc gia có thể tận dụng hoạt động
FDI để tăng mức xuất khẩu của nước họ và thu ngoại tệ. Trong năm 2000,
tổng doanh thu xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tới 50.8% toàn bộ doanh
thu xuất khẩu của Trung Quốc[18], 23% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt
Nam.[12]
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước - Trong quá
trình tương tác với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nội địa
có thể nâng cao chất lượng cũng như uy tín của mình, do đó tăng cường
được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tăng cường cạnh tranh nền kinh tế - FDI góp phần kích thích tăng
trưởng chung của một nền kinh tế nhờ đẩy mạnh cạnh tranh trong những
ngành mà có chỉ một số ít các công ty nội địa đang chiếm vị trí độc tôn.
1.1.3. Các nhân tố tác động đến dòng chảy FDI.
1.1.3.1. Toàn cầu hoá
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, các
công ty đều có khả năng chọn lựa địa điểm sản xuất thích hợp nhất nhằm
giảm giá thành sản xuất.
Tiến trình toàn cầu hoá đã đem lại cho các quốc gia có nguồn lao động
rẻ như Việt Nam khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh của mình và thu hút
nhiều hơn nguồn vốn FDI. Điều quan trọng là các quốc gia này phải đảm bảo
giảm thiểu các rào cản trong quá trình xâm nhập và hoạt động của nhà đầu
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
10
tư, các chi phí hoạt động khác phải ở mức hợp lý, và những hạn chế mang
tính quan liêu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh phải dần được dỡ
bỏ. Nếu các quốc gia không tận dụng tốt những cơ hội này, họ sẽ đánh mất
tính cạnh tranh và tụt lại phía sau làn sóng phát triển toàn cầu.
1.1.3.2. Khu vực hoá
Quá trình toàn cầu hoá đã đưa đến sự hình thành các liên kết khu vực
như EU, ASEAN, APEC,… Các liên kết này nhằm tạo ra các khu vực kinh tế
rộng lớn hơn trong đó lợi thế tương đối cũng như lợi thế kinh tế quy mô được
phát huy tối đa.
1.1.3.3. Các sự kiện tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong tương lai
gần.
Có 3 sự kiện lớn đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt
Nam cũng như chiến lược thu hút và xúc tiến đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam cam kết gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN và thực
hiện lộ trình cắt giảm thuế quan.
Theo cam kết tự do hoá thương mại, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế nhập
khẩu đối với phần lớn hàng hoá nhập khẩu từ ASEAN xuống mức tối đa là
20% vào năm 2003 và tiếp tục giảm xuống 0 -5% vào đầu năm 2006. Thuế
nhập khẩu trung bình đối với hàng hoá có xuất xứ ASEAN sẽ giảm 50% kể từ
đầu năm 2004. Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng sợi, da, gỗ, thủy tinh,
gốm sứ và thực phẩm từ ASEAN sẽ giảm hơn 60% từ đầu năm 2004. Các
nước ASEAN khác cũng cam kết giành cho hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam
điều kiện ưu đãi tương tự.[3]
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
11
Chương trình hợp tác thương mại của ASEAN đem lại cho Việt Nam
cơ hội xâm nhập thị trường khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt
với những thách thức từ việc thực hiện khu vực tự do mậu dịch ASEAN, các
công ty Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ, chất
lượng cao. Nhà nước cũng sẽ không thể áp dụng các biện pháp quản lý hạn
ngạch để bảo vệ các công ty nội địa.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm 2001 và hiện đang
trong quá trình thực hiện. Hiệp định này kêu gọi cắt giảm 30 - 50% thuế nhập
khẩu đối với một số mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp, dỡ bỏ hạn ngạch
đối với hầu hết các mặt hàng trong vòng 3 - 7 năm và bao gồm các điều khoản
cam kết tạo điều kiện cho các công ty Mỹ xâm nhập vào khu vực dịch vụ.
Quyền tự do buôn bán của các công ty Mỹ cũng sẽ được thực thi trong vòng 3
- 6 năm .
Theo tinh thần của hiệp định, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các
công ty Mỹ trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, viễn thông. Vấn đề bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ cũng được chú trọng. Việt Nam sẽ phải xoá bỏ các biện
pháp đầu tư trong thương mại ( Trade-related Investment Measures). Hai
nước cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình trong vấn đề bảo vệ Quyền
sở hữu trí tuệ trong thương mại
( Trade-related Intellectual Property Rights).[4]
Các quy định về đầu tư cũng sẽ được ban hành rõ ràng và kịp thời sau
khi đã có sự bàn bạc tham khảo ý kiến, do đó làm tăng tính rõ ràng của hệ
thống các quy định pháp lý về hoạt động đầu tư.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
12
Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam đưa ra các điều khoản cam kết cụ thể vào tháng 1 năm 2002.
Phiên họp thứ 5 của nhóm làm việc về vấn đề gia nhập của Việt Nam vào
tháng 4/2002 đã xem xét các đàm phán thỏa thuận song phương của Việt
Nam và kế hoạch hành động đối với một số hiệp định của WTO. Phiên họp
thứ 6 vào tháng 12/2002 đã đánh đấu sự khởi đầu của quá trình đàm phán trở
thành thành viên của WTO.
Thực hiện tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cam kết thực
hiện các điều khoản sau:[5]
Không phân biệt đối xử: Tất cả các thành viên WTO đều phải áp
dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong chính sách thương mại của mình, không
phân biệt đối xử giữa hàng hoá dịch vụ nội địa với nước ngoài và không phân
biệt đối xử giữa các quốc gia.
Từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại qua các vòng đàm phán
Tăng tính có thể dự đoán của các chính sách thương mại bằng cách
tuân thủ các cam kết về mở cửa thị trường và hạ thấp các rào cản thương mại.
Hạn chế sử dụng các biện pháp phi thuế quan
* *
*
Xu hướng đầu tư quốc tế, khu vực cũng như ảnh hưởng của những sự
kiện trên đây đều là những nhân tố quan trọng tác động đến dòng chảy FDI
vào Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.Ngiên cứư chiến lược thu
hút và xúc tiến đầu tư giai đoạn tới cũng nhất thiết phải tính đến những ảnh
hưởng từ các yếu tỗ này.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
13
1.1.4. Xu hướng đầu tư quốc tế và khu vực những năm tới
1.1.4.1. Xu hướng đầu tư quốc tế những năm tới
Sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng ở Mỹ vào giữa năm 2000 đã dẫn
tới một đợt suy thoái kinh tế không chỉ ở Mỹ mà cả trên phạm vi thế giới. Sự
suy thoái này cùng với tình trạng ảm đạm kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản
những năm qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước Châu Á. Vụ khủng bố
xảy ra vào tháng 11/2001 tại Mỹ càng khiến khung cảnh suy thoái toàn cầu
trầm trọng hơn, do đó làm chững lại dòng chảy FDI vốn là dấu hiệu của sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Đầu tư FDI của thế giới năm 2000 đã tăng 18% so với năm 1999, đạt
hơn 1600 tỉ USD. Nhưng sang năm 2001 lại giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng
850 tỉ USD, tương đương với mức đầu tư của năm 1998. Đây là lần sụt giảm
đầu tiên của đầu tư quốc tế kể từ năm 1991. Dòng vốn FDI vào các nước phát
triển cũng giảm 50% so với mức giảm 14% ở các nước đang phát triển.
Toàn cảnh đầu tư FDI của thế giới giai đoạn 1991-2001 được tổng hợp
trong bảng dưới đây:
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
14
Bảng1 - Tình hình đầu tư FDI của thế giới 1991-2001(Đơn vị: tỉ USD)
1991-1995 1996-2000 1999 2000 2001
Thế giới 1124,2 4626 1320,4 1632,7 851,9
Mỹ 349,1 647,1 155,4 152,4 156
Nhật 103,4 127,9 22,3 31,5 38,5
Châu Âu 642 2660,2 762,4 1011,7 394,1
NICs châu á 34,3 72,1 12,6 16 8,1
Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới 2002,UNCTAD. (World Investment Report 2002)
Sự suy giảm trong đầu tư quốc tế cho thấy sự đi xuống của nền kinh tế
toàn cầu. Trong bối cảnh đó, sức ép cạnh tranh gay gắt càng thúc giục các
công ty tìm kiếm địa điểm đầu tư có giá thành sản xuất rẻ hơn nữa. Những
nền kinh tế có giá cả đầu tư thấp sẽ là điểm tìm đến của các nhà đầu tư. Bên
cạnh đó, dòng vốn FDI cũng sẽ bắt nguồn từ các nước có thị trường nội địa
tăng trưởng chậm hơn so với thị trường ngoài nước.
Theo Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report 2002) do
UNCTAD thực hiện, đã có một sự phân phối lại nguồn vốn FDI tới các nước
đang phát triển cũng như khu vực Đông và Tây Âu. Đây là những nơi có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phát triển.
Năm 2001, vốn FDI vào các khu vực này chiếm 28% (các nước đang
phát triển) và 4% (Đông - Trung Âu) tổng vốn FDI toàn thế giới so với 18% và
2% của 2 năm trước đó. Cùng với xu hướng suy giảm đầu tư nói chung, sự
phân phối lại nguồn vốn FDI này đã gây nên mức tụt giảm kỉ lục trong đầu tư
vào các nước phát triển năm qua. Điều này thể hiện rất rõ trong biểu đồ thống
kê dòng vốn đầu tư nước ngoài vào 10 nền kinh tế lớn của thế giới trong hai
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
15
năm 2000và 2001. Các nước lớn như Mỹ, Canada, Đức, Bỉ đều phải chứng
kiến một mức suy giảm tới hơn 50% so với mức đầu tư FDI của năm 2000.
Biểu đồ 1: Đầu tư FDI vào 10 nền kinh tế lớn của thế giới 2000 và 2001
0 50 100 150 200 250 300 350
Hongkong
Mexico
Canada
Đuc
Trung Quoc
Ha Lan
Bi
Phap
Anh
My
ti USD
2000
2001
Nguồn: UNCTAD, Dữ liệu về FDI và TNC
Mặc dù có những ảnh hưởng xấu từ sự sụt giảm nhu cầu đầu tư của
những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, triển vọng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong trung hạn (3 năm tới) vẫn rất hứa hẹn. Theo điều tra của
UNCTAD, các TNC lớn đều có ý định mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế
với trọng tâm nhằm vào cả sản xuất và phân phối. Hình thức mở rộng được
ưa chuộng vẫn là Mua lại và sáp nhập ở các nước phát triển và Đầu tư mới ở
các nước đang phát triển. [6]
Cuộc điều tra do Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA) tiến hành
năm 2001 cũng cho kết quả tương tự. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn
cầu, 79% số công ty được điều tra vẫn cho thấy kế hoạch mở rộng đầu tư trực
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
16
tiếp nước ngoài trong những năm tới. Các doanh nghiệp sản xuất chiếm ưu
thế hơn về đầu tư FDI so với các doanh nghiệp dịch vụ. [7]
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cũng đưa ra kết quả tương
tự trong cuộc điều tra tiến hành vào tháng 7, 8 năm 2001. 72% các TNCs
Nhật Bản nói rằng họ sẽ tăng cường mở rộng hoạt động tại nước ngoài (con số
này của các năm trước chỉ là 55%.[8]
Các nước đang phát triển và các thị trường đang mở rộng giành được sự
chú ý của các nhà đầu tư và chiếm tới hơn một nửa trong số 20 điểm đầu tư
được ưa thích nhất. Việt Nam cũng nằm trong số đó. Mỹ và Tây Âu vẫn được
đánh giá là địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài. [9]
1.1.4.2. Xu hướng đầu tư khu vực những năm tới
Châu Á là khu vực đang ngày càng có vị trí quan trọng thu hút mạnh mẽ
nguồn vốn FDI. Năm 2002, Châu Á đã vượt qua châu Mỹ La Tinh chiếm vị trí
thứ 3 trong số các khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhiều nhất, sau Bắc Mỹ
và Châu Âu. Theo điều tra của A.T Kearney năm 2002, hơn một nửa trong số
10 nước có những bước tiến tích cực nhất về thu hút đầu tư so với năm trước
đó nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. [9]
Biểu đồ dưới đây cho thấy 10 nước đang phát triển thuộc nhóm những
điểm đầu tư được TNC lựa chọn nhiều nhất trong giai đoạn 2002 – 2005 theo
điều tra của UNDTAD trong Báo cáo đầu tư thế giới 2002. Trung Quốc là
nước có được tỉ lệ lựa chọn cao nhất bởi các TNC : 22%, tiếp đến là hai nước
Đông Nam Á Malaixia và Thái Lan với tỉ lệ là10%.[10]
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
17
Biểu đồ 2- Các nước thu hút FDI mạnh nhất thuộc khu vực Châu Á trong giai
đoạn 2002-2005
0
5
10
15
20
25
%
Tr
un
g
Q
uo
c
In
do
ne
si
a
Th
ai
L
an
M
al
ay
si
a
A
n
D
o
H
an
Q
uo
c
D
ai
L
oa
n
Vi
et
na
m
H
on
gk
on
g
Ph
ili
pp
in
es
Si
ng
ap
or
e
Nguồn: UNCTAD - Báo cáo đầu tư thế giới năm 2002
Tuy nhiên, triển vọng này không phải có ở tất cả các thị trường trong
khu vực. Một mặt, các nhà đầu tư đều hướng tới các thị trường tiềm năng như
Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Hồng Kông. Tuy nhiên, các thị trường
khác ở Châu Á vẫn duy trì sức hút ở mức cũ, thậm chí còn sút. Mặc dù các
nhà đầu tư quan tâm hơn tới các nước Châu Á so với những năm trước đây, họ
vẫn e ngại khi quyết định đầu tư vào các thị trường này.
Theo điều tra của A.T Kearney tháng 9/2002, Trung Quốc đã vượt qua
Mỹ là nước liên tiếp đứng đầu 5 năm trước đó để trở thành nước hấp dẫn đầu
tư số 1 trên thế giới. Các nhà đầu tư ngày nay có cái nhìn lạc quan đối với thị
trường Trung Quốc hơn những năm trước đây và hơn bất cứ quốc gia nào
khác. Nhiều công ty chưa từng đầu tư vào Trung Quốc trước đó có ý định thử
đầu tư vào đây trong vòng 3 năm tới. Nhân tố quyết định cho sự thành công
đầy ấn tượng này của Trung Quốc chính là tình hình tương đối ổn định về
chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự kiện Trung Quốc đã chính
thức trở thành thành viên của WTO năm 2002. [9]
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
18
Cũng theo điều tra của Kearney, bên cạnh Indonesia là nước kể từ năm
1998 đã liên tục có FDI ròng dưới 0-đầu tư FDI ra nước ngoài vượt quá đầu
tư FDI vào trong nước, các nước ASEAN trong đó có Singapo, Malaixia, Thái
Lan và Philippin tiếp tục đánh mất dần sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam là nước duy nhất nằm ngoài xu hướng ảm đạm này.
Biểu đồ 3 - Vốn FDI ròng vào một số quốc gia Đông Nam Á
-6000
-4000
-2000
0
2000
4000
6000
8000
trieu USD
85-95 1997 1998 1999 2000 2001 Giua
2002
Vietnam
Philippines
Malaysia
Indonesia
Thái Lan
Nguồn: FDI Confidence Index-Global Business Policy Council, 9/2002-A.T.Kearney.
Thiếu cơ hội mở rộng thị trường cũng như giá thành sản xuất cao đã
khiến Singapo đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình trong các ngành công
nghiệp nặng cũng như công nghiệp nhẹ (đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử). Do
đó Singapo đã rơi từ vị trí thứ 13 xuống thứ 22 trong FDI Confidence Index.
Tuy nhiên, Singapo vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện tử
và các lĩnh vực phi tài chính. Đặc biệt Singapo vẫn là địa điểm thu hút đầu tư
quốc tế nhiều nhất của khu vực. Đầu tư FDI vào Singapo đã tăng 59%, lần đầu
tiên đạt mức 9 tỉ USD kể từ năm 1998.
Để đối phó với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực điện tử,
Singapo đã tập trung phát triển ngành y sinh học, coi đây là cơ sở cho tăng
trưởng sản xuất giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, Singapo cũng chú trọng cải
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
19
thiện hạ tầng cơ sở cũng như chấn chỉnh các công ty mũi nhọn giàu tiềm năng
trong ngành công nghiệp này bằng rất nhiều nguồn quỹ đầu tư và vốn của
doanh nghiệp. Kết quả là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật sinh
học của Châu Âu và Nhật Bản đã trở lại đầu tư vào Singapo.
Malaixia trong năm này cũng rơi ra khỏi nhóm 25 nước ưu thích nhất
của các nhà đầu tư. Sự bất ổn về chính trị, tâm lí lo ngại nạn khủng bố cũng
như mối quan hệ phức tạp giữa chính trị và giới doanh nghiệp là nguyên nhân
chính dẫn đến mất lòng tin từ các nhà đầu tư. Trước tình hình này, Chính
phủ Malaixia đã đưa ra một số biện pháp khích lệ động viên bao gồm trợ cấp
mở rộng tái đầu tư trong khoảng thời gian từ 5 - 15 năm và ưu đãi thuế đối
với lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp máy móc và thiết bị.
Cuộc điều tra này cũng cho thấy Việt Nam đã gia nhập nhóm 25 nước
dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực công nghiệp nhẹ. Một kết quả
rất quan trọng của cuộc điều tra này là Trung Quốc gia nhập WTO sẽ tăng sức
hấp dẫn đầu tư cho khu vực ASEAN và các nước Châu Á khác (đây là nhận
định của 48% công ty được điều tra). [9]
1.2. HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1.2.1. Khái niệm xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với quốc gia nào. Trong bối cảnh
các quốc gia đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ bị
hấp dẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các
quốc gia để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là trong điều kiện
đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm trong những năm sắp tới.
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư,
các quốc gia giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng tâm
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
20
của giải pháp này là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư
cũng như việc đề ra các chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu
tư. Vai trò ngày càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu
tư trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển mà
đối với cả các nước đang phát triển.
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn
thuần là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành
vận động chung chung. Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái
niệm xúc tiến đầu tư, song theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một
loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một
chiến lược marketing hỗn hợp bao gồm chiến lược sản phẩm (Product
strategy), chiến lược giá cả (Pricing strategy) và chiến lược xúc tiến
(Promotional strategy).
Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm, theo khái niệm xúc tiến đầu tư,
được hiểu là chính quốc gia tiến hành xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược
sản phẩm là việc quốc gia đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Để làm
được điều này, họ cần phải nắm được những lợi thế cũng như bất lợi nội tại
của nước mình trong mối tương quan đến các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược giá cả: Giá cả ở đây chính là giá cả xây dựng và hoạt
động của nhà đầu tư ở nước tiếp nhận, bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, chi
phí cố đinh, thuế ưu đãi, thuế bảo hộ…
Chiến lược xúc tiến: bao gồm các hoạt động nhằm phổ biến thông tin
hoặc tạo dựng hình ảnh của quốc gia đó và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho
những nhà đầu tư có triển vọng.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
21
1.2.2. Vai trò của xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi các chủ đầu tư
còn đang trong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư. Hoạt
động xúc tiến đầu tư đến cho chủ đầu tư những thông tin liên quan đến ý định
đầu tư của họ, giúp họ có được một tầm nhìn bao quát về quốc gia đó để cân
nhắc, lựa chọn. Như vậy hoạt động xúc tiến đầu tư giúp các chủ đầu tư rút
ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến quyết định.
Sau bước tạo dựng hình ảnh khâu tiếp theo của xúc tiến đầu tư là tập
trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng, có thể nói ở đây hoạt động xúc tiến
đầu tư đã "chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua
các cơ chế hữu hiệu của hệ thống khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư
tiềm tàng ở nước ngoài"[19], cung cấp cho họ lượng thông tin kịp thời, chính
xác, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng tính toán sổ sách, mức độ sinh lợi, rủi
ro để đi đến quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, các dịch vụ đầu tư giúp các chủ đầu tư có được thông tin
về thị trường nội địa, được tư vấn về lực lượng nhân công cũng như về thủ tục
đăng ký, cấp phép, được giúp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự
án… để chủ đầu tư có thể nhanh chóng đi vào hoạt động một cách thuận lợi
và hiệu quả.
Với ý nghĩa đó, xúc tiến đầu tư đã trở thành nội dung chính của hoạt
động thu hút vốn FDI. Cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút vốn FDI
cũng chính là cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư.
1.2.3. Các bộ phận của chương trình xúc tiến đầu tư
Các bộ phận của chương trình xúc tiến đầu tư bao gồm :
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
22
Các chính sách và môi trường đầu tư
Các chiến lược xúc tiến đầu tư
Cơ quan thực thi các chiến lược này.
Thành công của mỗi bộ phận đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu
hút FDI của quốc gia đó.
1.2.3.1. Chính sách đầu tư.
Chính sách đầu tư là một tập hợp các chính sách thương mại và các
chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại thường đặc biệt quan
tâm đến các nhân tố như điều kiện cho phép đầu tư, các chế độ ưu đãi, tỉ giá
hối đoái, chính sách hỗ trợ vốn, luật đất đai, cơ sở hạ tầng, các quy định về
hồi hương hay xung công tài sản.
Trong ngắn hạn hoặc trung hạn, có thể còn có một khung chính sách
riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Song sau đó, xu hướng là áp
dụng chung một chính sách cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
1.2.3.2. Chiến lược xúc tiến đầu tư
Chiến lược xúc tiến đầu tư là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động
xúc tiến đầu tư nhằm tăng mức đầu tư vào một quốc gia. Hoạt động xúc tiến
đầu tư bao gồm 3 nhóm hoạt động chính.
Tạo dựng hình ảnh: Các biện pháp tạo dựng hình ảnh hay uy tín
được sử dụng cả trong thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước nhằm
cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về kế hoạch đầu tư của một quốc gia,
các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục và yêu cầu khi đầu tư cũng như
những tiến bộ, thành tựu của quốc gia đó.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
23
Các hoạt động tạo dựng hình ảnh bao gồm sản xuất và phát hành các
băng video, sách giới thiệu, tờ rơi… tổ chức các buổi giới thiệu ngắn, tiến hành
các hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo. Hoạt động tạo dựng hình ảnh
phải đi kèm với việc tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp
dịch vụ cho các nhà đầu tư. Những hoạt động như quảng cáo hay quan hệ công
chúng tốt nhất nên sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp khi tiến hành.
Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng: Khâu này đòi hỏi phải
sử dụng đến các công cụ như thư từ, điện thoại, hội thảo đầu tư, cơ quan đại
diện và tiến hành marketing trực tiếp đến cá nhân các nhà đầu tư. Những hoạt
động này có thể được thực hiện nhằm vào các đối tượng cả ở trong và ngoài
nước.
Cung cấp các dịch vụ đầu tư: Hoạt động này đòi hỏi phải cung cấp
các dịch vụ trước khi cấp phép, cấp phép và sau cấp phép. Yêu cầu của hoạt
động này là phải thiết thực và năng động.
Chiến lược xúc tiến đầu tư phải kết hợp được tất cả các kĩ thuật trên sao
cho phù hợp với các yêu cầu cũng như tiềm năng của mỗi quốc gia. Ttrọng
tâm của các hoạt động này thay đổi tuỳ theo từng quốc gia và tuỳ theo từng
giai đoạn để thích ứng với các điều kiện và nhu cầu ưu tiên khác nhau. Thông
thường một chiến lược xúc tiến đầu tư có thành công hay không phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng các dịch vụ đầu tư bởi điều quan trọng là những dự án
tiềm năng phải được hiện thức hoá thành hành động đầu tư thực tế và nếu các
nhà đầu tư cảm thấy thoả mãn thì điều đó cũng có nghĩa là quốc gia đó sẽ thu
hút được thêm nhiều nhà đầu tư khác nữa.
Để thực sự đạt được hiệu quả, các chiến lược xúc tiến đầu tư đều phải
có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung. Xác định mục tiêu của
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
24
chiến lược liên quan đến việc lựa chọn quốc gia, lĩnh vực cũng như các công
ty để tiến hành chương trình xúc tiến. Việc này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu
và hoạch định một cách chi tiết, cụ thể.
1.2.3.3. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đã chuyển từ giai đoạn đầu của xúc
tiến đầu tư - chủ yếu liên quan đến việc mở cửa thị trường đối với các nhà đầu
tư nước ngoài - sang giai đoạn thứ 2 là tích cực thu hút nguồn vốn FDI chảy
vào trong nước. Xu hướng này biểu hiện rõ rệt qua việc các quốc gia đều
thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư (Investment Promotion Agency).
Theo Báo cáo đầu tư thế giới 2002 của UNCTAD , số lượng các Cơ
quan xúc tíên đầu tư trên thế giới ngày càng tăng nhanh kể từ thập kỷ 1990.
Hiện nay, trên thế giới đã có 164 Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia và hơn 250
Cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương. [10]
Xúc tiến đầu tư không phải là hoạt động không có thể lấy thu bù chi.
Điều này có nghĩa là mọi chi phí cho hoạt động này đều bắt nguồn từ ngân
sách Nhà nước, song đôi khi có thể đến từ khu vực tư nhân. Cũng vì lẽ đó mà
hầu hết các tổ chức xúc tíên đầu tư đều là một cơ quan của Chính phủ.
Khi thực hiện xúc tiến đầu tư tại một số địa phương quan trọng, một yêu
cầu quan trọng là phải có hiểu biết chính xác về các điểm dự kiến đầu tư tại
địa phương đó và nắm vững có yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của các nhà đầu tư. Bởi vậy, các quốc gia rộng lớn thường xây dựng một
mạng lưới cơ quan xúc tiến địa phương để tiến hành các chương trình xúc
tiến ở từng vùng, tỉnh và bang của quốc gia đó.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
25
Cũng theo Báo cáo đầu tư thế giới 2002 thì 2/3 trong số các Uỷ ban xúc
tiến đầu tư quốc gia được điều tra đều có một mạng lưới cơ quan xúc tiến đầu
tư cấp địa phương. Đây thường là những tổ chức hoạt động độc lập, không
phải với tư cách là các chi nhánh của các Uỷ ban xúc tiến quốc gia. Các Uỷ
ban xúc tiến đầu tư quốc gia thường chỉ đóng vai trò điều phối và hướng các
nhà đầu tư đến Cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương nhằm tránh những cạnh
tranh không cần thiết. Một số cơ quan xúc tiến địa phương được chu cấp chi
phí hoạt động bởi Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia hoặc chính quyền địa
phương.[10]
Chức năng cốt lõi của cơ quan xúc tiến đầu tư là tư vấn về chính sách
đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn. Rất nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư cũng
đảm nhiệm cả việc cấp giấy phép và hoạch định chính sách đầu tư.
* *
*
Tầm quan trọng của mỗi bộ phận trong chương trình xúc tiến đầu tư
thay đổi tuỳ theo mỗi quốc gia. Đối với một số quốc gia rộng lớn với một thị
trường quy mô và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì vai trò của chính
sách đầu tư được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với các quốc gia có thị
trường nhỏ hơn và nguồn tài nguyên không mấy phong phú thì điều tối quan
trọng là phải tập trung xây dựng một chiến lược xúc tiến năng động cùng với
một cơ quan hoạt động hiệu quả nhằm thực thi tốt chiến lược đó.
Thực tiễn đã cho thấy một chính sách đầu tư hợp lý đi cùng với một chiến
lược xúc tiến năng động và được tiến hành một cách chuyên nghiệp sẽ làm nên
thành công của hoạt động xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của các nước phát triển
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
26
cũng như các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI đều cho thấy rằng
Chính phủ các quốc gia cần phải đảm nhiệm tốt hai nhiệm vụ sau:
Cải cách chính sách đầu tư để hạn chế những khó khăn mà nhà
đầu tư phải đối mặt khi xây dựng một dự án mới.
Thiết lập một cơ quan xúc tiến đầu tư với đầy đủ quyền hạn, tư
cách pháp lý độc lập và ngân quỹ cần thiết để hoạch định và tiến
hành một chiến lược xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu, lợi thế
cũng như tiềm năng của quốc gia đó.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
2.1. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG FDI TẠI VIỆT NAM
Vốn đăng ký
Với chính sách mở cửa đầu tư và những nỗ lực của Chính phủ trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 12 năm 2002, tổng số vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đã lên tới 39tỉ USD với 3.669 dự
án được cấp phép[11,12.13.14].
Trong suốt thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, vốn FDI tại Việt Nam hầu như
không đáng kể. Cho tới năm 1991, tổng số vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt
213 triệu USD. Tuy nhiên, lượng vốn FDI đăng ký bắt đầu tăng lên nhanh
chóng kể từ năm 1992 và đạt tới đỉnh cao năm 1996 với 8,6 tỉ USD.[11]
Nguyên nhân của sự tăng trưởng đầy ấn tượng này là kỳ vọng của các nhà
đầu tư vào tiềm năng của một nền kinh tế mới chuyển đổi kinh tế từ tập trung
bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nhà đầu tư
cũng bị thu hút bởi các yếu tố tích cực như lực lượng lao động dồi dào với
chi phí nhân công thấp… Bên cạnh đó còn có các lý do khách quan như xu
hướng đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á và đây cũng là thời điểm
các quốc gia trong khu vực ( Malaysia, Singapore, Thái Lan,…) bắt đầu xuất
khẩu tư bản. Là một nước mới chuyển đổi cơ chế kinh tế ở Đông Nam Á, Việt
Nam đã tận dụng được các điều kiện thuận lợi khách quan này. Trong giai
đoạn 1991 – 1996, nguồn vốn FDI đã đóng một vai trò quan trọng trong việc
khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Bước sang giai đoạn 1997 – 1999 Việt Nam đã phải chứng kiến một
sự tụt giảm mạnh số vốn FDI đăng ký, giảm 49% năm 1997, 16% năm 1998
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
28
và 59% năm 1999. Nguyên nhân của tình trạng này chính là cuộc hủng
hoảng tài chính Châu (năm nhà đầu tư lớn nhất đầu tư vào Việt Nam ở thời
điểm này đến từ các nước Châu). Do những khó khăn trong việc kinh doanh ở
quê hương, họ đã phải tạm ngừng hoặc huỷ bỏ kế hoạch đầu tư ra nước ngoài.
Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải rút vốn ra khỏi khu vực
Châu Á. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính đã kéo theo việc mất giá các
đồng tiền của khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vì thế trở nên kém hấp dẫn
hơn đối với các dự án đầu tư hướng vào xuất khẩu. Khó khăn ngày càng lộ rõ
khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy những triển vọng về nhu cầu của thị
trường không giống như dự đoán trước đó.
Lượng vốn đăng ký lại tăng trở lại với mức tăng 25,8% vào năm 2000
và 22,6% vào năm 2001 tuy nhiên vẫn không được bằng 1/3 lượng vốn FDI
của năm 1996. Lượng vốn tăng này chính là nguồn vốn FDI đầu tư cho 2 dự
án lớn là dự án xây dựng đường ống dẫn Nam Côn Sơn ( năm 2000) với tổng
số vốn là 2,43 Tỉ USD và dự án điện BOT Phú Mĩ (năm 2001) với tổng số
vốn là 0,8 USD.[12,13]
Sang năm 2002, lượng vốn FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng
1,4 tỉ USD chỉ đạt mức 54,5% so với lượng vốn đăng ký của năm 2001.[14] Có
rất nhiều nguyên nhân có sự tụt giảm này:
Trước hết là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó
sự sụp đổ nền kinh tế bong bóng ở Mỹ và tình trạng suy thoái triền
miên của Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến các nước Châu Á.
Sau khủng hoảng, các nước ASEAN đã đưa ra nhiều chế độ ưu
đãi, đồng thời tích cực tăng cường các hoạt động xúc tiến nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài. Các hoạt động của họ cũng lôi kéo được các
nhà đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
29
Nhu cầu thị trường nội địa thấp, giá cả đầu tư cao, cùng với các
thủ tục pháp lý phức tạp là những nhân tố khác góp phần làm giảm
dòng vốn FDI vào trong nước. Ban đầu các nhà đầu tư nước ngoài
đã kỳ vọng rất nhiều vào thị trường nội địa rộng lớn với 80 triệu
dân. Tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người thấp, và mức tiêu
dùng không cao, đã làm nản lòng một số nhà đầu tư. Thêm vào đó,
các nhà đầu tư còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác trong
quá trình kinh doanh. Tất cả những điều này đã làm giảm sức hấp
dẫn của Việt Nam với họ.
Sự sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 2002 so với 2 năm
trước đó thực sự phản ánh tình trạng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu. Sự gia
tăng vốn FDI đăng ký trong năm 2000 và 2001 không phải là một dấu hiệu
khả quan, mà đó chỉ là thời điểm cấp phép cho một vài dự án lớn vốn đã
được đàm phán và chuẩn bị từ vài năm trước đó.
Một dấu hiệu tốt lành là lượng vốn bổ sung đang tăng dần qua các năm.
Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hoạt động
hiệu quả và đang dần mở rộng quy mô hoạt động.
Vốn hoạt động
Vốn hoạt động trước năm 1997 chỉ chiếm khoảng 30% tổng vốn đăng
ký[11]. Các nhà đầu tư bấy giờ chỉ có ý định “đặt chỗ” tại Việt Nam, rồi sau đó
thực hiện chiến lược “xem xét và chờ đợi” trước khi tiến hành bất kỳ hoạt
động đầu tư thực sự nào.
Trong giai đoạn 1997-1999, lượng vốn đăng ký giảm mạnh, tuy nhiên
vốn hoạt động lại giảm ở mức thấp hơn rất nhiều. Năm 1999 và năm 2000,
lượng vốn hoạt động thực sự đã vượt qua cả lượng vốn đăng ký[12]. Vốn hoạt
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
30
động năm 2002 đạt khoảng 2,345 triệu USD, cao hơn 70% so với lượng vốn
đăng ký.[14] Cho đến cuối năm 2000, tỷ lệ vốn đăng ký chuyển sang hoạt động
đã đạt mức 53%. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy chất lượng của
nguồn vốn FDI đăng ký.
Tuy nhiên, vẫn có một mối liên hệ mật thiết giữa vốn đăng ký và vốn
hoạt động. Sự sụt giảm vốn đăng ký gây nên tâm lý lo ngại trong các nhà đầu
tư nên tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới lượng vốn hoạt động những năm tới.
Toàn cảnh vốn đầu tư và vốn hoạt động từ năm 1992 cho tới cuối năm
2002 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4- Tình hình vốn FDI đăng kí và thực hiện giai đoạn 1992-
2002
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
trieu USD
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Von dang ky
Von hoat dong
Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ 1992-2002,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
31
Quy mô dự án
Trong khi lượng vốn đăng ký sụt giảm thì số dự án được cấp phép lại
tăng lên. Quy mô trung bình của dự án đầu tư giảm từ 13 triệu USD/1 dự án
năm 1998 xuống còn 1,9 triệu USD/1 dự án năm 2002.[11,14]
Hình thức đầu tư:
Có 3 hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh
doanh. BOT (xây dựng – kinh doanh- chuyển giao) không phải là một hình
thức mới của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một doanh nghiệp BOT có thể
mang hình thức của doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. tuy nhiên do mang đặc thù nên hình thức này vẫn được thống kê
riêng biệt.
Tình hình phân phối vốn FDI theo hình thức đầu tư cho đến năm
2002 được tổng hợp trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 5 – Phân phối FDI theo hình thức đầu tư cho tới 2002
Theo vốn đăng ký:
3% 10%
36%
51%
BOT Hop dong HTKD Nuoc ngoai Lien doanh
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
32
Theo số dự án
0.1%3.9%
66.0%
30.0%
BOT Hop dong HTKD Nuoc ngoai Lien doanh
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ 1992-2002,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Doanh nghiệp liên doanh: trước năm 1998 đây là hình thức đâu tư FDI
phổ biến nhất. Tuy nhiên do những bất đồng giữa 2 bên trong quá
trình điều hành và tình trạng thiếu vốn cho mở rộng hoạt động của bên
Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp liên doanh đã chuyển sang hình
thức 100% vốn nước ngoài. Song ở một số ngành như vận tải và du
lịch, đây vẫn là một hình thức bắt buộc. Tính đến năm 2002, hình
thức này đã chiếm 30% số dự án đã cấp phép và 51% tổng số vốn đã
đăng ký.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: từ sau Việt Nam tiến hành đổi
mới luật đầu tư năm 1996 và xoá bỏ những hạn chế trong việc thành
lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức này đã phát triển
nhanh chóng, đến năm 2002 đã chiếm 66% tổng số dự án và 36% tổng
số vốn đăng ký.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: hình thức này cho đén năm 2002 đã
chiếm 3,9% tổng số dự án và 10% tổng số vốn đăng ký. Hình thức này
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
33
phổ biến ở các ngành viễn thông, dầu mỏ, khí đốt – các ngành mà hai
hình thức trên không được cho phép.
Hiện tại ở Việt` Nam mới có 6 dự án BOT với tổng số vốn đăng ký là
1,3 tỷ USD, chủ yếu trong ngành công nghiệp cung cấp nước và năng lượng.
Lĩnh vực đầu tư
Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất. Ngành công
nghiệp nặng đứng hàng đầu, chiếm khoảng 21% tổng số vốn đăng ký, tiếp
theo là xây dựng và kinh doanh khách sạn.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chỉ chiếm 6% tổng số vốn mặc
dù nhà nước đã có chế độ ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư vào những
ngành này.
Biểu đồ 6 – Phân phối FDI theo lĩnh vực đầu tư cho tới năm 2002
Theo vốn đăng ký
21%
8%
13%
6%8%7%2%
6%
17%
12%
Cong nghiep nang Dau khi Cong nghiep nhe Thuc pham
Nong lam ngu nghiep KS - Du lich Hau van tai NHTC
Xay dung Dich vu
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
34
Theo số dự án
27%
1%
27%5%
13%
4%
3%
1%
10%
9%
Cong nghiep nang Dau khi Cong nghiep nhe Thuc pham
Nong lam ngu nghiep KS - Du lich Hau van tai NHTC
Xay dung Dich vu
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ 1992-2002,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Khu vực dịch vụ bao gồm các ngành ngân hàng, viễn thông, quảng cáo,
y tế, giáo dục chỉ chiếm một tỷ lệ thấp do những rào cản hạn chế gia nhập
nhằm bảo hộ các công ty trong nước và chính phủ có thể kiểm soát được khu
vực này. Trong tương lai các rào cản này sẽ dần xoá bỏ theo tiến trình thực
hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ và đàm phán gia nhập WTO của Việt
Nam.
Khu vực đầu tư
Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm rải rác trên cả
61 tỉnh thành của Việt Nam, song hầu hết ngồn vốn FDI lại tập trung ở các
vùng kinh tế trọng điểm tại miền Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số khu vực miền Bắc như Hà nội, Hải
Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Bên cạnh thành phố HCM và Hà nội là 2
thành phố dẫn đầu, Đồng Nai đứng ở vị trí thứ 3 với 409 dự án, trị giá 5,4 tỷ
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
35
USD. Tiếp theo là Bình Dương với 618 dự án trị giá 2,9 tỷ USD và Bà Rịa
Vũng Tàu với 79 dự án trị giá 1,8 triệu USD.
.Các tỉnh miền Nam thu hút khoảng 73% tổng số dự án được cấp phép
và 60% tóng số vốn đăng ký trong khi ở miền Bắc các tỷ lệ này là 19,4% và
26,4%. Miền Trung là nơi tiếp nhận ít vốn FDI nhất.Bất lợi của miền Trung
trong cạnh tranh thu hút FDI là sự thiếu thốn hạ tầng cơ sở, quy mô thị trường
nhỏ và thiếu lực lượng lao động lành nghề. Chế độ ưu đãi của Chính phủ
cũng không thể bù đắp được các chi phí tăng thêm mà các nhà đầu tư phải trả
khi đầu tư vào đây.
Biểu đồ 7 – Phấn phối FDI theo vùng
30%
7%63%
Bac Trung Nam
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ 1992-2002,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tác động của hoạt động FDI đến nền kinh tế Việt Nam
Với ý nghĩa hết sức quan trọng, hoạt động FDI đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội với
những đóng góp tích cực tới nền kinh tế Việt Nam, bao gồm:
Phát triển những ngành nghề mới, sản phẩm mới. Hiện nay, khu vực
FDI đang chiếm 100% thị phần các ngành thăm dò và khai thác dầu,
sản xuất ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
36
phòng… Khu vực FDI cũng chiếm 60% sản lượng đầu ra ngành cán
thép, 28% sản lượng ngành xi măng, 33% sản phẩm điện tử và 76%
thiết bị y tế...
Giúp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế và khai thác tiềm năng
xuất khẩu. FDI chiếm một thị phần lớn trong các ngành xuất khẩu chủ
chốt của Việt Nam, ví dụ như 42% trong ngành giầy dép, 25% trong
ngành dệt và 84% trong ngành cung cấp linh kiện điện tử và máy tính
Khuyến khích việc nâng cấp và ứng dụng các công nghệ mới tiên
tiến tại các công ty nội địa là nhà cung ứng hoặc khách hàng của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc này góp phần cải thiện
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Đóng góp vào ngân sách Chính phủ. Trong giai đoạn 1996-2000,
hoạt động FDI đã đóng góp 1,45 tỷ USD, chiếm 6-7% tổng ngân sách
Nhà nước. Nếu tính cả đóng góp của ngành gas và dầu khí, thì con
số này sẽ lên tới gần 20%. Theo dự đoán, đóng góp của khu vực FDI
vào ngân sách Nhà nước sẽ còn tăng nhanh hơn nữa bởi hiện nay
đang có nhiều dự án hoạt động đã đến giai đoạn thu lợi nhuận.
Cải thiện trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật của lực lượng lao
động. Khu vực FDI hiện đang thu hút 350.000 lao động trực tiếp và
hàng triệu lao động gián tiếp. Điều này góp phần cải thiện thu nhập
của người lao động, tăng mức độ tiêu dùng và nhu cầu thị trường.
Góp phần mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tích cực hỗ trợ Việt Nam
trong việc gia nhập ASEAN, ký hiệp định khung với EU, bình thường
hoá quan hệ và ký hiệp định hợp tác thương mại song phương với
Mỹ.[14]
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
37
Biểu đồ dưới đây cho thấy tình hình doanh thu và xuất khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
Biểu đồ 8- Doanh thu và xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam
1991-2002
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
trieu USD
1991 1993 1995 1997 1999 2001
Tong doanh thu
Xuat khau
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm từ 1992-2002,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Cơ quan phụ trách công tác xúc tiến đầu tư
Tại Việt Nam, công tác xúc tiến đầu tư được phân chia giữa 3 đơn vị
khác nhau:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm hoạch định chính sách và
chiến lược xúc tiến đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh và thành phố: Chịu trách nhiệm thực
thi những chính sách đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoạch
định và quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm
vi tỉnh.
Ban Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp: Quản lý các hoạt động
FDI trong các khu chế xuất và khu công nghiệp tại địa phương.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
38
Cả 3 đơn vị trên đều là các cơ quan chính phủ thực hiện nhiều chức
năng và nhiệm vụ khác ngoài công tác xúc tiến đầu tư. Vai trò chính của các
cơ quan này đều là quản lý nhà nước. Tuy công tác xúc tiến đầu tư không
được quy định rõ ràng như là chức năng của các cơ quan này song ở một
chừng mực nào đó cũng có thể coi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như cơ quan xúc
tiến đầu tư quốc gia và coi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố và Ban
quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp như cơ quan xúc tiến đầu tư địa
phương.
2.2.1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hiện tại chưa có phòng ban nào của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận
hoàn toàn công tác xúc tiến đầu tư. Chỉ có một số phòng ban liên quan với
chức năng như sau:
Vụ Luật và Xúc tiến đầu tư chịu trách nhiệm lập dự thảo các quy định
pháp lý và chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời chịu
trách nhiệm điều phối các hoạt động marketing đầu tư của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Vụ Giám sát đầu tư đảm nhận công tác quản lý các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và giúp đỡ các doanh nghiệp này giải quyết
những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Do đó, Vụ Giám sát
đầu tư chuyên về cung ứng các dịch vụ sau cấp phép.
Vụ Đầu tư nước ngoài: Tiến hành các hoạt động tạo dựng hình ảnh,
vận động các nhà đầu tư tiềm năng và cung ứng dịch vụ trước và trong
khi cấp phép.
Vụ Quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp: Chịu trách nhiệm về tất
cả các vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất và
khu công nghiệp.
Mặc dù mỗi Vụ có một chức năng chuyên trách riêng biệt nhưng không
có một ranh giới rõ ràng về vai trò cũng như nhiệm vụ của các Vụ. Khi có một
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
39
hoạt động quan trọng thì tất cả các Vụ có liên quan đều phải tham gia. Cơ
cấu tổ chức này khiến cho việc phân biệt nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi Vụ
tương đối khó khăn.
Vai trò, nghĩa vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được quy định trong
Nghị quyết 75/1995/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/5/1995. Sau
đây là một số chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định trong
Nghị quyết này:
Định hướng và đề ra chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chuẩn bị và phát hành danh mục các dự án ưu tiên trên cần huy động
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xây dựng hệ thống quy định pháp lý liên quan đến hoạt động xúc tiến
đầu tư FDI nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
Hoạch định các chính sách đầu tư và đưa ra các văn bản hướng dẫn.
Đưa các văn bản hướng dẫn tới các Bộ, ngành liên quan và Uỷ Ban
Nhân Dân các tỉnh để xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư.
Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Điều hành các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để giải quyết tất cả các vấn đề
quan trọng liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả các vấn
đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
Thẩm định các dự án đầu tư (trừ những dự án do Uỷ Ban Nhân Dân
tỉnh và ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp chịu trách nhiệm
thẩm định) và cấp giấy phép đầu tư.[15]
Chức năng và nghĩa vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là rất rộng. Riêng về
đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vẻ tập trung
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
40
vào việc xây dựng chính sách đầu tư và hoạch định các kế hoạch cũng như
chiến lược xúc tiến đầu tư.
2.2.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh và thành phố
Vai trò của các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố đã được đề cập
đến trong rất nhiều văn bản pháp lý như Quyết định 852/TTg ngày 12/11/1995
về việc thành lập một số cơ quan tại tỉnh và thành phố, hay Thông tư liên Bộ
01/BKH-TTCP/TTLB ngày 02/01/1996 chỉ rõ chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn
và tổ chức các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và thành phố.
Một số nghĩa vụ được quy định trong Thông tư liên Bộ 01 như sau:
Hỗ trợ việc thực thi các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tỉnh.
Thực hiện chức năng điều phối, nhận các văn bản đăng ký đầu tư của
các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài muốn đầu tư vào tỉnh.
Thu thập các ý kiến và kiến nghị của các nhà đầu tư.
Cấp giấy phép theo sự uỷ thác của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.
Góp ý và kiến nghị với Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh nhằm đưa ra chính
sách phù hợp hơn với điều kiện đặc thù của mỗi tỉnh.
Thực hiện các chức năng khác theo sự uỷ quyền của Uỷ Ban Nhân
Dân tỉnh.[16]
Vai trò xúc tiến đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh thành không
được đề cập một cách rõ ràng trong bất kỳ văn bản pháp lý nào. Trong hầu hết
mọi trường hợp, chức năng này sẽ được cụ thể hoá trong quyết định hoặc
hướng dẫn của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.
Mỗi Sở Kế hoạch và Đầu tư đều có một văn phòng do Phó Giám đốc Sở
điều hành để quản lý các vấn đề như xác định nhà đầu tư tiềm năng, cấp giấy
phép đầu tư, cung cấp các văn bản hướng dẫn về quy trình trước và sau cấp
phép. Văn phòng này cũng có thể thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ tổng
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
41
hợp cho các nhà đầu tư. Mọi công việc đều có thể được thực hiện ở đây. Văn
phòng sẽ tự liên hệ với các bộ phận khác và cơ quan chức năng có liên quan
để giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong thực tế, Văn phòng thường cung
ứng dịch vụ cấp phép và một số dịch vụ trước cấp phép. Rất hiếm khi các văn
phòng này tham gia vào các dịch vụ sau cấp phép.
Tại thành phố Hồ Chí Minh có một cơ quan độc lập mang tên Trung tâm
Xúc tiến Thương mại Đầu tư tương tự như Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà
Nẵng của thành phố Đà Nẵng, đã được uỷ quyền thực hiện vai trò xúc tiến
đầu tư trong quyền hạn pháp lý của mình. Cả hai trung tâm này đều hoạt
động như những văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp, chịu trách nhiệm về
các hoạt động trước cấp phép còn Sở Kế hoạch và Đầu tư của hai thành phố
thì chỉ chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép và quản lý sau cấp phép.
Tuy nhiên hai trung tâm này vẫn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ
các nhà đầu tư trong quy trình cấp phép và sau cấp phép nếu các nhà đầu tư
có đề nghị.
2.2.1.3. Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp được
quy định trong Nghị định 36/CP. Do chức năng chính của Ban quản lý khu
chế xuất & khu công nghiệp là điều hành và phát triển hoạt động của khu chế
xuất và khu công nghiệp nên hoạt động của hầu hết các phòng ban đều có
liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó phòng Quản lý Đầu tư chịu
trách nhiệm thu hút đầu tư và cấp giấy phép đầu tư, phòng Quản lý doanh
nghiệp thì đảm nhận các hoạt động sau cấp phép, các phòng ban khác tiến
hành cấp giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép hoạt động.
Một số Ban quan lý khu chế xuất & khu công nghiệp có văn phòng cung
ứng dịch vụ tổng hợp. Khi có đề nghị từ phía nhà đầu tư, các văn phòng này
sẽ phối hợp với các phòng ban và các cơ quan chức năng khác bên ngoài khu
chế xuất & khu công nghiệp.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
42
Vai trò xúc tiến đầu tư của Ban quản lý khu chế xuất & khu công nghiệp
không được đề cập đến trong các văn bản pháp quy mà tuỳ thuộc vào thẩm
quyền của Ban quản lý do UBND tỉnh quy định.
2.2.2. Các hoạt động xúc tiến đầu tư hiện nay tại Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có được một chiến lược xúc tién đầu
tư đồng bộ ở tầm quốc gia. Sự thiếu hụt này đã góp phần ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động xúc tiến đầu tư ở các vùng và các địa phương. Không có
cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương nào nhận được sự hỗ trợ của chính phủ
trong việc thực hiện chiến lược. Mặc dù mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều dựa
vào chiến lược xúc tiến riêng của mình nhưng đa số các Sở Kế hoạch & Đầu
tư, các Ban quản lý khu chế xuất & khu công nghiệp đều chưa có một khái
niệm rõ ràng về xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó còn xuất hiện các vấn đề trục
trặc trong việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan trung ương và địa phương.[17]
So với cá tỉnh Miền Bắc thì khu vực phía Nam tỏ ra quan tâm nhiều hơn
đến công tác xúc tiến đầu tư, tích cực và sáng tạo hơn trong việc đề ra các
chiến lược và chương trình xúc tiến. Do đó các tỉnh như Bình Dương, Đồng
Nai đã trở thành các địa điểm hấp dẫn đối với cả đầu tư nội địa và đầu tư
nước ngoài.
2.2.2.1. Tạo dựng hình ảnh
Việt Nam chưa gây dựng được một hình ảnh ấn tượng trên thị trường
quốc tế. Theo ý kiến của một Giám đốc người nước ngoài của một khu công
nghiệp hoạt động tương đối thành công thì Việt Nam gặp trục trặc ở khâu
quan hệ với công chúng.[17] Ở các nước Phương Tây, cái tên Việt Nam vẫn
gợi nhiều liên tưởng đến chiến tranh và thông điệp Việt Nam là một đất nước
hoà bình đang trên con đường phát triển vẫn chưa trở nên quen thuộc và
nhiều nơi trên thế giới các nhà đầu tư tiềm năng Châu Âu và Châu Mỹ đặc
biệt còn một nhận thức mới về Việt Nam. Mặc dù ngành Du lịch đã tương đối
thành công trong việc truyền tải thông điệp này đến với thế giới thì giới đầu
tư dường như vẫn chưa tiếp nhận được nó. Trong cuộc điều tra chất lượng
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
43
hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 45% các
nhà đầu tư được hỏi ý kiến trong cuộc điều tra này có được hiểu biết ở mức
tương đối về Việt Nam còn 20% thì hiểu biết rất ít.[17] Mặc dầu vậy, ở thời
điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có được một chiến lược đủ mạnh mẽ để tạo
dựng được một hình ảnh ấn tượng trước giới đầu tư quốc tế.
Tuy vậy từ sau sự kiện khủng bố nước Mỹ xảy ra vào tháng 11/2001, giới
đầu tư đã bắt đầu quan tâm đến Việt Nam và coi đây là một trong những điểm
đầu tư an toàn với ưu điểm là sự ổn định về chính trị và tốc độ tăng trưởng
nhanh. Đây là thời điểm thuận lợi để chúng ta tích cực xúc tiến các hoạt động
tạo dựng hình ảnh
2.2.2.2. Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng
Cho tới nay, các biện pháp phổ biến được sử dụng để hướng tới các nhà
đầu tư tiềm năng là: phát hành sách quảng cáo, các trang web điện tử và tổ
chức các cuộc hội thảo giới thiệu ở nước ngoài.
Sách quảng cáo:
Hầu hết mọi tổ chức xúc tiến đầu tư đều phát hành các quyển sách
quảng cáo trong đó giới thiệu rõ ràng về mục đích phát hành và đưa ra một sự
mô tả ngắn gọn về các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Các thông tin được cung
cấp ở đây chủ yếu liên quan đến luật đầu tư và danh sách các dự án ưu tiên.
Tỷ lệ các loại tài liệu phát hành được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
44
Bảng 2- Tỷ lệ các loại tài liệu được phát hành cho mục đích vận động các
nhà đầu tư tiềm năng:
Loại thông tin Tỷ lệ (%)
Hướng dẫn đầu tư 35
Giới thiệu chung 19
Giới thiệu Luật đầu tư nước ngoài 43
Danh sách các khu chế xuất và khu công nghiệp 20
Danh sách các dự án ưu tiên 26
Danh sách các đối tác đầu tư tiềm năng 6
Các loại tài liệu khác 5
Nguồn: Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003
Các loại sách quảng cáo trên đây đã góp phần đưa đến cho các nhà đầu
tư tiềm năng một hình ảnh rõ ràng hơn về đất nước Việt Nam cũng như cơ
hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải không có những tồn tại trong
việc phát hành sách quảng cáo. Vấn đề lớn nhất ở đây là chất lượng sách
được tốt và thông tin không được cập nhật. Bên cạnh đó việc phân phối sách
cũng chưa được tiến hành một cách kịp thời khi các nhà đầu tư có nhu cầu.
Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở Kế hoạch và Đầu tư đều
phát hành danh sách các dự án ưu tiên cần huy động vốn FDI. Tuy nhiên các
nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa tỏ ra hưởng ứng tích cực do đó kết qủa huy
động chưa cao. Nguyên nhân có thể là các vấn đề sau:
Trước hết bản danh sách chưa cung cấp những thông tin hấp dẫn
các nhà đầu tư như các thông tin về lợi nhuận thu được, tình trạng
của hạ tầng cơ sở, giá cả đầu tư, nguồn nhân công và chi phí nhân
công, khả năng tiếp cận thị trường,... Mặc dù những chính sách
ưu đãi và tài chính cũng được ghi rõ trong các danh sách này, mối
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
45
quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư lại là vấn đề họ sẽ thu được
bao nhiêu lợi nhuận khi đầu tư vào các dự án này.
Ngược lại, một số thông tin được cung cấp trong bản danh sách lại
khiến các nhà đầu tư cảm thấy bị hạn chế sự linh hoạt khi đưa ra
các quyết định đầu tư. Quy định về hình thức đầu tư và quy mô
dự án trong bản danh sách của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Sở
Kế hoạch và Đầu tư là một trong các thông tin kiểu này. Bản danh
sách của Hà Nội thậm chí còn chứa đựng các con số ước tính vốn
pháp định và vốn vay, phần vốn góp của bên Việt Nam, thời gian
của dự án và tỷ lệ xuất khẩu,... Đây hầu hết là các vấn đề rất nhạy
cảm cần nhiều sự tính toán và cân nhắc. Dù đó chỉ là các thông
tin để tham khảo nhưng nó cũng phần nào khiến các nhà đầu tư
cảm thấy bị hạn chế. Một vài nhà đầu tư còn cho rằng các bản
danh sách này được đề ra trên cơ sở mối quan tâm của chính phủ
chứ không phải của các nhà đầu tư và họ nghi ngờ về khả năng
sinh lợi của dự án.[17]
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc công bố danh sách dự
án ưu tiên chưa phải là một phương thức xúc tiến đầu tư FDI tốt
bởi nó khiến các nhà đầu tư có cảm giác như họ đang hoạt động
trong một nền kinh tế "Kế hoạch". Bởi vậy, thay vì đưa ra danh
sách các dự án, Trung Quốc ngờ đây chỉ nêu tên các vùng miền
kêu gọi đầu tư FDI.[18]
Các trang web điện tử:
Rất nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư đã hoặc đang dự định lập trang web
điện tử cho mục tiêu vận động đầu tư. Đây là một công cụ hữu hiệu bởi thông
tin không những được truyền tải nhanh, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý như
các công cụ khác mà còn mang tính chất hai chiều. Thông tin phản hồi kịp
thời từ phía các nhà đầu tư là cơ sở để các cơ quan xúc tiến điều chỉnh chất
lượng hoạt động của mình cho phù hợp.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
46
Nội dung các thông tin cung cấp trên trang web thường bao gồm các
thông tin về:
Chức năng hoạt động của cơ quan xúc tiến
Các bài miêu tả chi tiết về hình ảnh đất nước và tình hình kinh tế
Việt Nam hiện nay
Danh sách các dự án đã đầu tư và các dự án đang kêu gọi đầu tư
Luật đầu tư, tình hình ngân hàng và Tài chính, xuất nhập khẩu, hải
quan, khu chế xuất, khu công nghiệp...
Địa chỉ các khách sạn, ngân hàng, các tổ chức tư vấn, các hãng
hàng không
...
Bên cạnh đó các trang web cũng thường có các đường kết nối trực tuyến
phục vụ cho việc đăng ký cấp phép hay đăng ký sử dụng các dịch vụ đầu tư
qua mạng.
Tuy nhiên, chất lượng các trang web này chưa cao, thông tin còn nghèo
nàn và thiết kế chưa chuyên nghiệp. Thêm vào đó, các trang web này không
được cập nhật thường xuyên, thiếu các cơ sở dữ liệu đầy đủ nên chưa phục vụ
thiết thực cho nhu cầu tìm hiểu các cơ hội đầu tư.
Trang web của Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ
Chí Minh được coi là tương đối có chất lượng về mặt thiết kế cũng như tính
cập nhập của thông tin so với trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng dưới đây thống kê ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư về một số
trang web của các cơ quan xúc tiến đầu tư trong khu vực:
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
47
Bảng 3- Đánh giá chất lượng các trang Web của các Uỷ ban xúc tiến
đầu tư trong khu vực
Nội dung đánh giá
Thái Lan
(BOI)
Malaixia
(MiDA)
Philippin
(BOI)
Trung
Quốc
(FDI)
Việt
Nam
(MPI)
Việt
Nam
(ITPC)
Chất lượng thiết kế A A A B C A
Dữ liệu cơ sở vè kinh
tế vĩ mô
A A A A C B
Cách thức hoạt động
kinh doanh
A B B B D B
Các thông tin pháp luật A A B A B A
Giá cả đầu tư A A A B D B
Cơ sở dữ liệu các dự
án
A B B
Kết nối với các dịch vụ A A A A B A
Kết nối với chính phủ A A A A B A
Hoạt động đầu tư vào
các lĩnh vực
A A B B D C
Email A A A A A A
Điều tra phản hồi A A
Khả năng cập nhật A A A A D B
A: RÊt tèt C: Trung b×nh
B: Tèt D: YÕu
1. Th¸i Lan - BOI: Uû ban ®Çu t - www.boi.go.th
2. Malaixia - MiDA: Côc ph¸t triÓn c«ng nghiÖp Malaixia -
www.mida.gov.my
3. Philippin - BOI: Uû ban ®Çu t - www.boi.gov.ph
4. Trung Quèc - Trang web ®Çu t - www.fdi.gov.ch
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
48
5. ViÖt Nam - MPI: Uû ban ®Çu t - www.mpi.gov.ViÖt Nam
6. ViÖt Nam - ITPC: Trung t©m xóc tiÕn th¬ng m¹i ®Çu t thµnh phè
Hå ChÝ Minh - www.itpc.hochiminh city.gov.vn.
Nguồn: Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003
Hội thảo giới thiệu ở nước ngoài
Một số cơ quan xúc tiến tại Việt Nam đã tích cực tổ chức các cuộc hội
thảo nhằm giới thiệu trực tiếp các cơ hội đầu tư, qua đó vận động các nhà đầu
tư nước ngoài. Hình thức này cũng đem lại một số thành công nhất định, điển
hình là thành công của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
Họ đã tham gia một vài cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hoặc Chính phủ tổ chức. Mỗi cuộc hội thảo đã đem lại cho tỉnh này
trung bình 2 dự án đầu tư FDI mới. Trong khi các Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh và thành phố khác chưa đạt được kết quả nào đáng kể thì Sở Kế hoạch và
Đầu tư Vĩnh Phúc coi đây là công cụ thu hút đầu tư khá hữu hiệu.
Theo các cơ quan chức năng Vĩnh Phúc thì điểm mấu chốt đem lại thành
công cho các cuộc hội thảo chính là việc các cơ quan đã mời được các nhà
đầu tư thành đạt hiệu quả ở Việt Nam tham gia và phát biểu ủng hộ Việt Nam.
Trước năm 2001 chỉ còn một nhà đầu tư người Đài Loan tham gia nhưng hiện
nay con số này đã là năm người. Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng hội
thảo giới thiệu là biện pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất.[17]
Tuy nhiên ngoài Vĩnh Phúc thì các cuộc hội thảo này chưa đem lại
nguồn đầu tư đáng kể nào cho các tỉnh khác. Bởi vậy, hiệu quả của các cuộc
hội thảo này vẫn còn là vấn đề phải bàn bạc. Các cơ quan xúc tiến đều nhận
thấy họ chưa có đủ nguồn lực cần thiết, đặc biệt là tính chuyên nghiệp để tổ
chức một cuộc hội thảo thật sự có chất lượng. So với các nước khác trong khu
vực, chất lượng các cuộc hội thảo do các cơ quan xúc tiến đầu tư của Việt
Nam tổ chức vẫn còn ở mức thấp.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
49
Một số cơ quan đã chọn giải pháp nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức
thương mại để nâng cao tính chuyên nghiệp của các cuộc hội thảo. Đôi khi
họ còn uỷ thác hoàn toàn cho các tổ chức này. Giải pháp này đã góp phần cải
thiện hiệu quả của các cuộc hội thảo do đó hình thức xúc tiến này ngày càng
được coi là một công cụ hiệu quả trong thu hút đầu tư.
Các biện pháp khác
Hiện tại các cơ quan xúc tiến đầu tư đã có kế hoạch sản xuất các đĩa CD-
CROM giới thiệu tổng hợp. Một vài cơ quan đã hoàn thành sản xuất và sắp
sửa phát hành rộng rãi tới công chúng. Đây được coi là một biện pháp hứa
hẹn hiệu quả xúc tiến đầu tư tuy nhiên thành công của nó chắc chắn phụ thuộc
rất nhiều vào chất lượng của các đĩa CD - CROM cũng như cách thức tổ chức
phân phối… cho tới thời điểm hiện tại thì đĩa CD - CROM vẫn chưa được
phát hành cả ở trong nước cũng như ngoài nước.
2.2.2.3. Cung cấp các dịch vụ đầu tư
Tất cả các cơ quan xúc tiến đầu tư khẳng định tầm quan trọng của các
dịch vụ này và việc các nhà đầu tư được thoả mãn với các dịch vụ này cũng là
phương thức xúc tiến hiệu quả nhất. Đã có nhiều cải thiện quan trọng trong
quy trình trước cấp phép song các dịch vụ sau cấp phép vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu vẫn còn là trở ngại đối với đầu tư nước ngoài.
Dịch vụ trước cấp phép
Một điều dễ nhận thấy là chất lượng các dịch vụ trước cấp phép đã được
cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt
là các Ban quản lý KCN, KCX đều cung cấp các dịch vụ hướng dẫn và tư vấn
miễn phí cho các nhà đầu tư mới và giúp đỡ họ chuẩn bị thủ tục đăng ký đầu
tư.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà đầu tư thì các cơ quan cần phát triển
hơn nữa loại hình văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp để tiết kiệm thời gian
liên hệ cho các nhà đầu tư. Hiệu quả hoạt động của các văn phòng này phụ
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
50
thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý của các UBND tỉnh. Một số UBND các
tỉnh như Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là quản lý khá
hiệu quả và thực hiện phối hợp tốt với các cơ quan chức năng liên quan.[17]
Dịch vụ cấp phép
Quá trình cấp phép so với một vài năm trước đây đã được đơn giản hoá
và gọn nhẹ hơn rất nhiều. Thời gian cấp phép cũng đã giảm đáng kể. Đối với
các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Ban
quản lý KCX, KCN, toàn bộ quy trình chỉ được thực hiện trong 2 ngày. Đối
với các dự án chỉ cần đăng ký, không cần thẩm định thì chỉ thời gian cấp
phép chỉ là một ngày.
Một trong những lý do giúp cho việc rút gọn thời gian cấp phép của các
Sở Kế hoạch & Đầu tư và các Ban quản lý KCX, KCN là các cơ quan này đã
có điều kiện xem xét dự án từ trước đó, khi giúp các nhà đầu tư chuẩn bị thủ
tục đăng ký cấp giấy phép. Một số cơ quan còn cho phép nhà đầu tư tự lựa
chọn ngày giờ nhận giấy phép đầu tư.
Đối với các dự án cần được sự chấp nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hay Chính phủ, thời gian cấp phép có thể kéo dài hơn song các Sở Kế hoạch
và Đầu tư và các ban quản lý KCX, KCN cũng có thể giúp rút gọn thời gian
này bằng việc phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng liên quan.
Dịch vụ sau cấp phép
Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể song đây vẫn được xem là khâu
yếu nhất trong các dịch vụ đầu tư. Các nhà đầu tư sau khi nhận được giấy
phép đầu tư phải tiếp tục liên hệ với rất nhiều cơ quan chức năng liên quan về
các vấn đề như đất đai, lao động, thuế, giấy phép xuất nhập khẩu.
Hiện nay, một số văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp sau cấp phép đã
được thành lập và đang hoạt động, tuy nhiên dường như mới chỉ ở các khu
chế xuất và khu công nghiệp do Ban quản lý ở những nơi này vốn đã là cơ
quan có chức năng đảm nhiệm hầu hết các thủ tục sau cấp phép. Các nhà đầu
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
51
tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất, do đó gặp ít trở ngại hơn so với
các nhà đầu tư bên ngoài. Một số Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp
như Hải Phòng còn cung ứng các dịch vụ miễn phí khi cấp giấy phép nhập
khẩu, giới thiệu nguồn lao động, cấp giấy phép hoạt động.
Tất cả các cơ quan đã và đang nỗ lực giải quyết các vấn đề được xem là
trở ngại đối với các nhà đầu tư. Một vài Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bình
Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức các cuộc gặp mặt
với các nhà đầu tư xem xét các vấn đề trở ngại của họ và tìm cách giải quyết
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai năm nào cũng tổ chức các cuộc gặp
mặt như vậy đều đặn theo các quỹ với sự tham gia của đầy đủ các cơ quan
chức năng có liên qan. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn tổ chức các cuộc gặp
mặt riêng với từng nhóm các nhà đầu tư từ Nhật Bản, TrungQuốc và Hàn
Quốc.
-------***-------
Mặc dù môi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể, hiện vẫn còn rất
nhiều trở ngại. Giải phóng mặt bằng, thủ tục hải quan, nguồn lao động và thuế
vẫn là những vấn đề bức xúc nhất mà các nhà đầu tư phản ánh tới Sở Kế
hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố và các Ban quản lý khu công nghiệp, khu
chế xuất. Thêm vào đó những thay đổi bất ngờ, khó dự đoán trước về luật hay
các chính sách của nhà nước cũng gây hoang mang cho các nhà đầu tư. Đây
là những vấn đề cản trở hiệu quả của những nỗ lực thu hút đầu tư ở các tỉnh
và địa phương cả nước.
2.2.3. Nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư
Nguồn nhân lực:
Tình trạng thiếu hụt nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư hiện đang là
vấn đề nổi cộm ở các Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như các Ban quản lý khu
chế xuất, khu công nghiệp. Lấy phòng quản lý đầu tư nước ngoài của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội làm ví dụ, hiện tại chỏ có 6 nhân viên đang làm việc
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
52
tại đây tuy nhiên văn phòng lại phải đảm nhiệm mọi vấn đề liên quan đến đầu
tư trực tiếp nước ngoài, trong đó bao gồm cả thu hút đầu tư lẫn cung cấp dịch
vụ sau cấp phép. Với khối lượng công việc lớn nhưng lại thiếu các trang thiết
bị, các Sở Kế hoạch và Đầu tư như Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội không thể
đủ lực để đáp ứng được hết yêu cầu của các nhà đầu tư hay tích cực tiếp xúc
với các nhà đầu tư. Do đó rất nhiều Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ tập trung vào
quá trình cấp phép mà chưa chú trọng được nhiều đến các dịch vụ sau cấp
phép.
Trình độ và năng lực:
Trình độ, khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như năng lực marketing
của đội ngũ tiến hành công tác xúc tiến cũng đang là những vấn đề chính hạn
chế hiệu quả của bất kỳ chương trình xúc tiến đầu tư nào. Các cơ quan xúc
tiến tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có chất lượng đội ngũ cán
bộ, nhân viên tốt nhất với nhiều người được đào tạo ở nước ngoài, còn rất
nhiều cán bộ, nhân viên cấp tỉnh vẫn chưa qua đào tạo bài bản để có thể đảm
nhiệm tốt công tác xúc tiến đầu tư. Tại Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu
tư thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các nhân viên đều có thể sử dụng tiếng
Anh và một vài người biết tiếng Nga, Đức và Pháp. Tuy nhiên ở cấp tỉnh thì
chỉ có một vài người có khả năng sử dụng ngoại ngữ do đó các nhà đầu tư
thường phải tự mang theo các bản dịch sẵn hoặc phiên dịch của họ tới các
cuộc họp mặt tổ chức tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu
chế xuất, khu công nghiệp.
Hầu hết đội ngũ nhân viên của các cơ quan xúc tiến cũng chưa được
trang bị những kỹ năng cần thiết về marketing và thuyết trình. Ý kiến của hầu
hết các nhà đầu tư được phỏng vấn trong cuộc điều tra chất lượng hoạt động
xúc tiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều khẳng định chất lượng đào tạo của
đội ngũ nhân viên trong các cơ quan chức năng của Việt Nam chưa đáp ứng
được yêu cầu. Dưới đây là bảng tổng kết những đánh giá của họ về năng lực
cán bộ nhân viên:[17]
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
53
Bảng 4- Đánh giá năng lực và trình độ của đội ngũ nhân viên đảm trách
hoạt động xúc tiến đầu tư
Kỹ năng và năng lực Rất tốt Tốt Trung bình Yếu
Kỹ năng quản lý 5% 10% 45% 40%
Năng lực làm việc 2% 22% 44% 32%
Khả năng sử dụng ngoại
ngữ
2% 13% 49% 32%
Sự năng động 0% 24% 38% 38%
Sự chân thực 2% 21% 57% 20%
Kỹ năng maketing 0% 12% 48% 41%
Nguồn: Điều tra về chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6/2003
Công tác đào tạo:
Hầu hết các Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ban quản lý khu chế xuất,
khu công nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán
bộ nhân viên và đang tích cực tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng kiến
thức đồng thời cử cán bộ ra nước ngoài tham gia các khoá học nâng cao trình
độ. Tuy nhiên quỹ tài chính dành cho công tác này vẫn còn hạn chế nên số cơ
quan tổ chức thực hiện tốt vẫn chưa nhiều.
Trong các hội thảo bàn về công tác đào tạo, hầu hết các cơ quan đều đặc
biệt quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ. Một vài cơ quan cũng đề cập đến việc
đào tạo nghiệp vụ kinh doanh song việc nâng cao kỹ năng maketing thì hoàn
toàn chưa được lưu ý tới cho dù đây vẫn được coi là điểm yếu nhất của đội
ngũ cán bộ, nhân viên nước ta.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh được
coi là nơi có những chương trình đào tạo nhân viên tốt nhất nhờ có sự ủng hộ
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
54
và giúp đỡ của nhiều cơ quan và tổ chức nước ngoài. Bên cạnh việc đào tạo
nước ngoài, Trung tâm còn tổ chức những khoá học đặc biệt về vấn đề hướng
tới xuất khẩu sang thị trường Mỹ và thị trường ngoài nước. Các chương trình
học bổng nước ngoài cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên vẫn chưa
có một khoá học chính thức nào đào tạo về kỹ năng xúc tiến đầu tư dành cho
cán bộ nhân viên.
Chế độ đãi ngộ
Trừ Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, các
cơ quan xúc tiến đầu tư khác đều chưa có một hệ thống đãi ngộ riêng biệt
dành cho cán bộ nhân viên đảm nhiệm công tác xúc tiến đầu tư. Uỷ ban Nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã cho phép Trung tâm xúc tiến
Thương mại Đầu tư thành lập quỹ khen thưởng và chế độ đãi ngộ riêng cho
cán bộ nhân viên của Trung tâm.
2.2.4. Ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Hiện nay chưa có nguồn ngân quỹ riêng phân bổ từ ngân sách nhà nước
dành cho công tác xúc tiến đầu tư. Chi phí cho các hoạt động này vẫn lấy từ
nguồn ngân quỹ dành cho các hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Sở Kế
hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố. Điều này phần nào lý giải cho việc hàng
năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tiến hành được một số ít hoạt động xúc tiến
đầu tư và chưa có được cải thiện nào đáng kể trong hoạt động của các trang
web điện tử.
Ở các địa phương, tài chính càng là vấn đề bức xúc đối với tất cả các cơ
quan. Mọi chi phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư đều lấy từ ngân sách của
tỉnh, do đó mức chi phí cũng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức của
Uỷ ban Nhân dân tỉnh về vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác xúc
tiến đầu tư.
Chỉ từ năm 2000 trở lại đây chi phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư mới
được coi là một khoản chi phí hợp lý và hợp pháp. Song do định nghĩa xúc
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
55
tiến đầu tư chưa được xây dựng một cách rõ ràng nên rất nhiều khoản chi
không liên quan cũng được gộp vào đây. Một vài Ban quản lý khu chế xuất,
khu công nghiệp còn cho rằng theo Nghị định 36 thì Ban quản lý khu chế
xuất và khu công nghiệp không được phép tiến hành các hoạt động xúc tiến
đầu tư trực tiếp nước ngoài nên ngân quỹ cho hoạt động này rất hạn chế.
Ngân quỹ eo hẹp là vấn đề hạn chế rất nhiều khả năng tiến hành các hoạt
động xúc tiến một cách hiệu quả của các cơ quan chức năng.
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một kế hoạch dài hạn về ngân
quỹ dành cho xúc tiến đầu tư. Mọi chi phí sẽ vẫn được trích ra từ ngân sách
chi dùng cho mỗi năm. Các cơ quan xúc tiến vì thế cũng rất khó phát triển
một kế hoạch xúc tiến dài hạn. Điều này cũng lý giải tại sao hiện nay chúng ta
chỉ có những chương trình xúc tiến cho từng thời điểm. Các chương trình
sản xuất đĩa CD-ROM hay lập website của các cơ quan thường được tài trợ
vốn từ khu vực tư nhân. Khi hết chương trình tài trợ thì các website cũng
không thể tiếp tục được cập nhật.
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Thành công
Cùng với các hoạt động tích cực cải thiện môi trường đầu tư, các hoạt
động xúc tiến đầu tư cũng đã đóng góp không nhỏ vào những tiến bộ trong
công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm gần đây. Có được kết
quả này trước hết là nhờ những đổi mới tích cực về nội dung và phương thức
thực hiện vận động xúc tiến đầu tư. Chúng ta đã có được những kế hoạch và
chương trình chủ động, có hiệu quả. Xác định được xúc tiến đầu tư cũng như
xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước,
các Bộ, ngành, các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, chúng ta đã thành
lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, Tổng công ty và đặt các cơ
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
56
quan đại diện nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động
vận động thu hút đối tượng nước ngoài.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao, Bộ thương mại đã tổ
chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách
của các nước và các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn và công ty lớn và đề
ra chính sách vận động thu hút đầu tư phù hợp cho giai đoạn hiện tại và kịp
thời điều chỉnh các đối sách trong quá trình nghiên cứu luật pháp, chính
sách và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực.
Trên cơ sở quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục các dự
án kêu gọi đầu tư được phê duyệt, các ngành, các địa phương đã chủ động
tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự
án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng.
Các Bộ, ngành, cơ quan đã có sự tập trung chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời các
nhà đầu tư hiện đang có dự án hoạt động giúp họ giải quyết tốt các vấn đề
phát sinh đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng để vận động có hiệu quả và có
sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới.
Các cơ quan xúc tiến cũng đã đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu
tư, lập các Website, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, duy trì
thường xuyên các cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.3.2. Tồn tại
Bên cạnh các tiến bộ đạt được, vẫn còn không ít những vấn đề tồn tại
đang hạn chế rất nhiều nỗ lực vận động thu hút đầu tư của các Bộ, ngành, cơ
quan. Hầu hết các hạn chế này đều xuất phát từ cách thức tổ chức và các hoạt
động của các cơ quan xúc tiến đầu tư bên cạnh một vài khó khăn khách quan
nhất định.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
57
Trước hết việc phân định nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các phòng ban
liên quan trong các cơ quan xúc tiến đầu tư còn chưa rõ ràng nên hiệu quả
hoạt động còn chưa được phát huy tối đa. Sự chồng chéo trong hoạt động và
lãng phí cùng xuất phát từ cơ cấu tổ chức này.
Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan đến công tác xúc
tiến đầu tư còn lỏng lẻo mà nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do
chúng ta vẫn chưa có một chiến lược xúc tiến tổng thể cấp quốc gia. Các địa
phương chủ yếu vẫn tự đặt ra các chiến lược của riêng mình dựa trên cơ sở
những yêu cầu đầu tư cũng như tiềm năng của mỗi địa phương mà không có
sự giúp đỡ, chỉ đạo cụ thể từ cơ quan Trung ương.
Thêm vào đó, nguồn tài chính eo hẹp trích từ ngân sách hàng năm của
mỗi địa phương khiến cho các hoạt động xúc tiến được tổ chức một cách rời
rạc không có sự phối hợp, liên kết. Hiện chưa có một kế hoạch dài hạn để
đảm bảo sự liên kết nhịp nhàng cũng như sự liên tục giữa các hoạt động xúc
tiến của mỗi cơ quan ở từng địa phương thì đương nhiên cũng khó có được
sự phối hợp giữa các địa phương và với cơ quan Trung ương.
Cuối cùng, điểm hạn chế nhất hiệu quả của các chương trình xúc tiến
đầu tư đã xây dựng được là trình độ và năng lực của cán bộ nhân viên đảm
nhận công tác xúc tiến, những người chịu trách nhiệm biến các chương trình,
kế hoạch thành kết quả thực tế. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết là bộ,
ngành, cơ quan phải chú trọng hơn nữa tới công tác cán bộ và đào tạo những
năm tới.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
58
2.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU
TƯ CỦA TRUNG QUỐC
Không nên nhấn mạnh vào “kế hoạch”: Các nhà đầu tư thường mong
muốn được hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Họ tin rằng họ có
thế chiến thắng nếu tự do cạnh tranh trên thị trường nhưng họ sẽ thất
bại nếu cạnh tranh với các công ty nhà nước trong một nền kinh tế kế
hoạch. Do đó nếu đó là một nền kinh tế có sự kết hợp của nhiều cơ chế
thì nên nhấn mạnh vào thông điệp “thị trường hoá” đến các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư thường bị tác động bởi các yếu tố liên quan bên ngoài
công việc kinh doanh. Các yếu tố này có thể là các cuộc tiếp xúc với
các quan chức nhà nước , thủ tục nhập cư và thủ túc hải quan, các tiện
nghi hay các dấu hiệu khác của sự tăng trưởng, tiến bộ và thịnh vượng.
Sự phối hợp hoạt động trong nội bộ các cơ quan có ý nghĩa rất quan
trọng. Khái niệm “Văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp” có ý nghĩa
rất quan trọng với các nhà đầu tư vốn e ngại cac thủ tục hành chính
phức tạp. Thông tin về mối liên hệ giữa các Bộ, ban, ngành liên quan
cần phải được cung cấp một cách rõ ràng tới các nhà đầu tư.
Thông tin vể các dự án đầu tư thành công có ý nghĩa rất lớn: Hình ảnh
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tốt có thể mang
lại một hiệu quả xúc tiến đầu tư mà các cơ quan xúc tiến đầu tư không
thể tạo ra được… Ngược lại nếu lan tràn các thông tin về những dự án
đầu tư kém hiệu quả thì rất khó kiểm soát được các tác động tiêu cực
tới việc thu hút đầu tư . Thành công của các tập đoàn Unilever, P&G,
Coca Cola, Volkswagen và Boeing tại Trung Quốc đã tạo được ấn
tượng rất tốt đẹp với giới đầu tư quốc tế.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
59
Uỷ ban xúc tiến đầu tư nên có một vị trí cao trong cơ cấu tổ chức của
Chính phủ. Uỷ ban xúc tiến đầu tư là cơ quan chính trực tiếp quan hệ
với các nhà đầu tư, nên có một vị trí tương đối trong cơ cấu của Chính
phủ và độc lập với các bộ phận khác, nhất là các cơ quan liên quan đến
kế hoạch,thực hiện chức năng quản lý tài sản Nhà nước. Một cơ cấu
như vậy sẽ đưa tới cho các nhà đầu tư thông điệp là” đầu tư trực tiếp
nước ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế như bất kỳ
hoạt động nào khác” và một thông điệp khác nữa là “cơ quan này sẽ đại
diện cho các nhà đầu tư làm lợi cho Chính phủ, chứ không phải đại
diện cho Chính phủ làm lợi cho các nhà đầu tư”.
Sự tham gia của các quan chức lãnh đạo cao cấp sẽ có tác dụng tích
cực trong việc tuyên truyền cho các cơ hội đầu tư. Các nhà đầu tư
thường mong muốn có được sự cam kết từ các nhà lãnh đạo cao cấp về
mục tiêu nhất định sẽ đạt được trong tương lai. Một bài thuyết trình
hoặc một lời mời đầu tư chung chung sẽ không mấy tác dụng. Cần phải
nhấn mạnh vào một khía cạnh nào đó của hoạt động FDI, ví dụ như
“Những hoạt động và nỗ lực của Chính phủ sẽ tập trung vào cải thiện
môi trường đầu tư”.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
60
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT
ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010.
Quan điểm và định hướng của Nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư
không được đề cập một cách cụ thể trong các văn bản, báo cáo của Chính
phủ xong về cơ bản nó bao hàm trong quan điểm, định hướng chung về nhu
cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn tới. Cụ thể, theo báo cáo về nhu
cầu thu hút và sử dụng vốn FDI giai đoạn 2001 – 2010 của Bộ kế hoạch và
đầu tư ngày 09/06/2000 thì các quan điểm chung về nhu cầu vốn FDI của nền
kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 được tóm tắt như sau.
Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách
thu hút các nguồn lực bên ngoài với nhiều hình thức đầu tư đa
dạng, với sự tham gia hợp tác đầu tư của các thành phần kinh tế để
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong các nguồn lực bên ngoài, phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn
FDI mạnh mẽ hơn nữa nhằm vừa tranh thủ vốn vừa tranh thủ công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến, tranh thủ thị
trường thế giới và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc
tế. Tranh thủ khai trương các nguồn vốn ODA và có bước đi và biện
pháp thận trọng mở cửa thị trường vốn để thu hút các nguồn vốn
đầu tư gián tiếp khác; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vay
thương mại, giám sát chặt chẽ các nguồn vay ngắn hạn, xây dựng
chiến lược tổng thể về vốn nước ngoài, trong đó có chiến lược nợ
quốc gia.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
61
Khuyến khích mạnh mẽ thu hút vốn FDI vào các ngành công
nghiệp xuất khẩu và công nghệ cao, những ngành công nghiệp mũi
nhọn và những ngành Việt Nam có thế mạnh và lao động, tài
nguyên, nhiên liệu. Có chính sách ưu đãi thiết thực hấp dẫn để thu
hút vốn FDI vào các ngành và vùng ưu tiên.
Hướng mạnh việc thu hút vốn đầu tư từ các nước có tiềm lực tài
chính và công nghệ mạnh, trước hết là Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á;
chú trọng thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia; vừa
quan tâm các dự án vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án để phát huy nhanh tác dụng vốn
FDI đối với nền kinh tế; tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư có
mặt bằng chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài, đơn giản hoá
các thủ tục trước và sau cấp giấy phép.
Trên cơ sở đó những định hướng, cơ chế, chính sách lớn trong thu hút
và sử dụng vốn FDI được đề ra như sau.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách theo hướng tiến tới xây
dựng một bộ luật đầu tư chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham
gia hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Xây dựng danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm theo
quy định của hiệp định khung về đầu tư ASEAN. Có định hướng thu
hút vốn FDI, tăng cường đầu tư trong nước để nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế, chuẩn bi từng bước cho việc mở cửa các
ngành kinh tế cho tự do đầu tư vào sau năm 2013 theo hiệp định
khung về đầu tư ASEAN đã ký.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
62
Cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư theo hướng mở rộng diện đăng ký
đầu tư, chỉ xem xét cấp chứng nhận về ưu đãi đầu tư đối với các dự
án quy mô lớn, xuất khẩu là chủ yếu trên các quy hoạch ngành,
vùng lãnh thổ.
Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như hình thức công ty cổ phần,
cho phép doanh nghiệp FDI phát hành trái phiếu, cổ phiếu để mở
rộng quy mô đầu tư phát triển hình thức công ty quản lý vốn, quỹ
đầu tư.
Có chính sách ưu đãi hấp dẫn cao để thu hút mạnh vốn đầu tư để
nâng cao trình độ công nghệ, năng lực xuất khẩu của nền kinh tế;
đầu tư vào các ngành công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử, tin
học, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.
Tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, KCX, khu công nghệ cao;
xây dựng một số khu kinh tế mở với chính sách ưu đãi đặc thù để
tạo nên các vùng tăng trưởng mới có tác động lôi kéo thúc đầy nền
kinh tế. Sớm có biện pháp thiết thực thu hút vốn FDI lấp đầy các
KCN.
Mở rộng thị trường đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tăng cường thu
hút vốn vào nông lâm nghiệp để tăng cường cải tạo cây, con, ứng
dụng công nghệ sinh học, chế biến xuất khẩu; tăng cường đầu tư vào
các ngành công nghiệp mũi nhọn, kỹ thuật cao, cũng như những
ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu của Việt Nam.
Nâng cao chất lượng quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và cả nước,
dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng
và công bố danh mục dự án và thu hút vốn FDI phù hợp với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư.
Hoàng Hải Châu - Nhật 3K38F, KTNT Khoá luận tốt nghiệp
63
Tăng cường mạnh vận động xúc tiến đầu tư theo từng chương trình
dự án cụ thể để nâng cao hiệu quả. Chú trọng thu hút vốn của các
tập đoàn lớn trên thế giới và nguồn vốn từ các nước có tiềm năng
kinh tế lớn, thị trường lớn, công nghệ cao như Mĩ, Tây Âu…
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh chóng dự án đầu tư;
thành lập một đầu mối đủ mạnh và đủ quyền để xử lý kịp thời các
khó khăn của nhà đầu tư, thúc đẩy dự án phát triển.
Tăng cường tiềm lực nghiên cứu và cải tiến hệ thống thông tin để
theo dõi, dự báo sát tình hình FDI trong nước và quốc tế để hoạch
định chính sách, chiến lược về vốn nước ngoài.
Tăng cường theo dõi, quản lý, giám sát vốn FDI thực hiện, trong đó
có nội dung vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.2.1. Thành lập Uỷ ban xúc tiến đầu tư quốc gia
3.2.1.1. Sự cần thiết có một cơ quan chuyên trách về xúc tiến đầu tư
cấp quốc gia
Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đảm nhận thực thi chương
trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia. Tại các cấp địa phương, Sở Kế hoạch và
Đầu tư các tỉnh và Ban quản lý các KCX, KCN có được sự tham gia nhất định
vào các hoạt động xúc tiến ở các mức độ khác nhau. Tuy các cơ quan này đã
nỗ lực rất nhiều để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thực tế hiện nay cho
thấy vẫn còn rất nhiều bất ổn trong những chính sách và dịch vụ cung cấp cho
cả n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xuc_tien_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_vn_1766.pdf