Đề tài Tổng quan về Công ty TNHH Hiệp Hưng

Tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty TNHH Hiệp Hưng: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cung ứng hàng hoá và thu lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển của mình, góp phần làm ổn định nền kinh tế, chính trị của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên thì việc kinh doanh đạt hiệu quả cao có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các bộ phận trong các hoạt dộng kinh doanh, bao gồm: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, tiêu thụ hàng hoá…Doanh nghiệp thương mại cũng không nằm ngoài phạm vi đó, với chức năng lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng, thực hiện mua bán bảo quản và dự trữ hàng hoá. Mỗi khâu trong chu kỳ kinh doanh đều có vai trò nhất định ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Để có thể đưa ra quyết định cho việc kinh doanh thì công tác kế toán có một vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức được vấn đề này cùng với những kiến thức đã học ở trường và tình hì...

doc28 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty TNHH Hiệp Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích cung ứng hàng hoá và thu lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển của mình, góp phần làm ổn định nền kinh tế, chính trị của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên thì việc kinh doanh đạt hiệu quả cao có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các bộ phận trong các hoạt dộng kinh doanh, bao gồm: hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, tiêu thụ hàng hoá…Doanh nghiệp thương mại cũng không nằm ngoài phạm vi đó, với chức năng lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng, thực hiện mua bán bảo quản và dự trữ hàng hoá. Mỗi khâu trong chu kỳ kinh doanh đều có vai trò nhất định ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Để có thể đưa ra quyết định cho việc kinh doanh thì công tác kế toán có một vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức được vấn đề này cùng với những kiến thức đã học ở trường và tình hình thực tế tại Công ty TNHH Hiệp Hưng .Bản báo cáo của em được chia thành 3 phần: Phần I : Tổng quan về Công ty TNHH Hiệp Hưng Phần II: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Hiệp Hưng Phần III: Một số nhận xét và đề xuất về công tác kế toán tại Công ty TNHH Hiệp Hưng PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG I. Giới thiệu doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hiệp Hưng 2. Tên giám đốc: Nguyễn Thị Minh Nguyệt 3. Địa chỉ doanh nghiệp: 44 Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Công ty TNHH Hiệp Hưng được Sở kế hoạch đầu tư Tp. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0040353 ngày 15/02/1992. 5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn. 6. Nhiệm vụ của Doanh nghiệp: - Công ty TNHH Hiệp Hưng là công ty tư nhân, một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và có con dấu riêng. - Tổ chức sản xuất kinh doanh xuất khẩu và bán các mặt hàng may mặc, thêu ren,thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ, mây tre đan, vật liệu Nha khoa …theo quy định của Nhà nước. - Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành. - Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. 7. Các chức năng cơ bản của công ty: - Công ty TNHH Hiệp Hưng có chức năng sản xuất gia công hàng xuất khẩu, kinh doanh thương mại, xuất khẩu hàng hoá và lưu chuyển hàng hoá nội địa. Trước kia thị trường tiêu thụ chủ yếu là Nhật Bản, đến nay đã mở rộng thị trường sang Thái Lan, Mỹ, Italia ... Ngoài ra Công ty còn làm dịch vụ nhận nhập khẩu và xuất khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp khác. - Công ty tổ chức kinh doanh bằng tài sản nguồn vốn hiện có thông qua liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước. Từng bước tiến hành xây dựng cửa hàng, tăng thêm nguồn hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh, thực hiện kinh doanh ngày càng hiệu quả và uy tín… II. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty TNHH Hiệp Hưng 1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Cùng với sự phát triển của Công ty, với nguyên tắc làm việc có hiệu quả, cơ cấu bộ máy cũng có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cơ cấu tổ chức Công ty gồm bộ máy quản lý Công ty và các cửa hàng : a) Bộ máy quản lý Công ty: - Giám đốc - Phó giám đốc - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kinh doanh - Phòng kế toán tài vụ b) Cửa hàng trực thuộc Công ty: - Cửa hàng số 1 - Cửa hàng số 2 Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của công ty, việc tổ chức hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh của công ty có các tổ chức sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hiệp Hưng ( Phụ lục 1) * Chức năng cụ thể của các bộ phận trong Công ty: * Giám Đốc: Là người quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự, tài chính kế toán của Công ty theo chế độ hiện hành của Nhà nước, là người đại diện cho Công ty trong các mối quan hệ với bên ngoài; chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể CBCNV về các chủ trương, quyết định; phân công, uỷ quyền cho Phó giám đốc, các trưởng phòng, giám đốc các chi nhánh... những trách nhiệm, quyền hạn cụ thể. * Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc, thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty khi giám đốc vắng mặt, thừa hưởng uỷ quyền của Giám đốc * Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện công tác quản lý và sử dụng lao động, quản lý hành chính, làm hậu cần về phương tiện kinh doanh, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của Công ty. * Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh, thao tác nghiệp vụ giúp cho Ban giám đốc trong chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; tổ chức giao dịch, đàm phán để hình thành các quan hệ kinh doanh với các khách hàng trong và ngoài nước. * Phòng Kế toán tài vụ: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty về mặt quản lý tài chính và công tác quản lý kinh doanh. Luôn đảm bảo nhu cầu về vốn theo đúng chế độ để phục vụ cho việc triển khai mọi hoạt động của Công ty theo yêu cầu chức năng của Công ty và pháp lệnh kế toán thống kê; Tổ chức công tác hạch toán kế toán của Công ty; huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở các nguyên tắc của Nhà nước… * Các cửa hàng: mỗi cửa hàng có một kế toán hạch toán, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, tổ chức thực hiện khâu bán buôn, bán lẻ kết hợp với công tác quảng cáo, giới thiệu mặt hàng mới … 2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hiêp Hưng Kế toán có chức năng: Ghi chép, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong Công ty như: Thông tin về Nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh của Công ty. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hiệp Hưng (Phụ lục 2) Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ: Thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán và tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán đã được công nhận. Ghi chép qúa trình kinh doanh và kết quả kinh doanh của Công ty, lập các báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác giúp Ban giám đốc Công ty ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Tại Công TNHH Hiệp Hưng, bộ máy kế toán được chia thành 5 nhân viên kế toán trong đó có 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi kế toán được thể hiện như sau: * Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm chung, toàn bộ công tác kế toán của Công ty, là người tổ chức, điều hành bộ máy kế toán; hướng dẫn, chỉ đạo việc lưu giữ tài liệu, sổ sách kế toán, lựa chọn và cải tiến hình thức kế toán cho phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty. * Kế toán 1: Kế toán công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tình hình hiện có và sự biến động của các loại CCDC, quản lý quỹ của Công ty. * Kế toán 2: Kế toán thanh toán với ngân hàng và công nợ: quản lý, theo dõi các loại vốn ngân hàng, phụ trách việc vay và trả, phải thu, phải trả khác. * Kế toán 3: Kế toán về vốn, TSCĐ, tiêu thụ, thanh toán với ngân sách Nhà nước, các khoản thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. * Kế toán 4: Kế toán tiền mặt, tiền lương, thanh toán công nợ, kiểm kê kho hàng hoá 3. Chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Hiệp Hưng Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán: Công ty bắt đầu niên độ kế toán từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 trong năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam là theo tỷ giá NH ngoại thương VN. Phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ là theo giá mua TSCĐ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là theo phương pháp khấu hao bình quân. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là theo giá thực tế. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công tác kế toán của Công ty được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính. Các chứng từ áp dụng tại Công ty đều tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước, được lập theo mẫu đã in sẵn của Bộ Tài chính ban hành. Công ty đã sử dụng một số chứng từ phù hợp với đặc điểm của Công ty: Đặc điểm tổ chức tài khoản kế toán: Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và phân cấp quản lý của Công ty, hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính và có bổ sung các tài khoản mới theo các chuẩn mực kế toán mới ban hành và theo quy định của Bộ Tài chính. Do Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên đã sử dụng các tài khoản sau: TK 111, 112, 133, 131, 156, 331, 333, 413, 635, 632, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 641, 642,711, 811, 911, 421... Bên cạnh đó, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, trong hệ thống tài khoản của Công ty có chi tiết thêm các tài khoản đặc thù với hoạt động kinh doanh của Công ty. TK 112 được chi tiết theo từng loại ngoại tệ, TK 131, 331 chi tiết cho từng khách hàng. Các nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá phát sinh ở các đơn vị trực thuộc Công ty. Khi phát sinh nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa ở các đơn vị, kế toán các đơn vị lập hoá đơn GTGT, thực hiện định khoản và ghi chép sổ sách bắt buộc theo quy định và theo hướng dẫn của Công ty. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán: Công ty TNHH Hiệp Hưng đã áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ (NKCT). Hiện nay, tại Công ty đã sử dụng quy trình ghi sổ là phần mềm kế toán máy, còn ở các cửa hàng vẫn làm kế toán thủ công. Công ty đã sử dụng các loại sổ tổng hợp như: NKCT số 1,2,4,8,10 ; Bảng kê số 1,2,5,8,10,11; Sổ chi tiết TK131, 511, 632, 156, 641. Sổ cái TK 156, 511, 632, 911... Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Hiệp Hưng (Phụ lục 3) 4. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đến năm 2007 ( Phụ lục 4) Qua số liệu bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy : Doanh thu năm 2007 đạt 13.277.205.740 tăng so với năm 2006 là 2.776.569.740 tương ứng với 126,44 % .Giá vốn năm 2007 đạt 12.478.972.030 tăng so với năm 2006 là 2.421.868.400 tương ứng với 124,08 % .Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 196.676.185 tăng so với năm 2006 là 61.674.664 tương ứng với 145,68 % PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG 2.1 Kế toán vốn bằng tiền Tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ( tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính ) và các khoản tiền đang chuyển ( kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý ). 2.1.1 Kế toán tiền mặt TK sử dụng: TK 111 “Tiền mặt” Ví dụ 1: Theo phiếu chi số 001 trả tiền mặt mua hàng của Công ty thiết bị may mặc số tiền 20.000.000 (Chưa bao gồm VAT) hạch toán như sau: Nợ TK 154: 20.000.000 Nợ TK 1331: 2.000.000 Có TK 333(1): 22.000.000 Ví dụ 2: Chi tiền mặt thanh toán tiền tạm ứng cho ông Nguyễn Đình Quý số tiền 3.500.000đ. Nợ TK 141 : 3.500.000 Có TK 111 : 3.500.000 2.1.2 Kế toán ngoại tệ TK sử dụng: TK 112 “ Tiền gửi Ngân hàng ” TK 007 “ Ngoại tệ các loại ” Ví dụ: Mua 1 lô máy may CN với gía chưa thuế 44.000 USD, thuế GTGT 0%. Toàn bộ đã thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng. Biết tỷ giá thực tế trong ngày 16.500 VND/USD : Nợ TK 211 ( 2114): 726.000.000 Có TK 112: 726.000.000 2.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng - Chứng từ sử dụng: + Giấy báo Có, giấy báo Nợ + Bản sao kê của Ngân hàng + Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi... Ví dụ: Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng số tiền 100.000.000 đ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 112 : 100.000.000 Có TK 111 : 100.000.000 2.1.4 Kế toán tiền đang chuyển: TK sử dụng: TK 113 ( TK 1131 “Tiền Việt Nam” và TK 1132 “Ngoại tệ” ) Ví dụ: Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng số tiền 15.000.000đ, kế toán định khoản : Nợ TK 113: 15.000.000 Có TK 111: 15.000.000 2.2 Kế toán nguyên vật liệu 2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu. Là một công ty may mặc nên NPL chính là loại nguyên vật liệu với khối lượng lớn và các nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên. Vì vậy, việc phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học, đúng đắn là yêu cầu bắt buộc của Công ty. Dặc thù là Cty gia công nên NVL chính là do khách hàng cung cấp, Cty chỉ cung ứng những phụ liệu như thùng carton, túi bóng … theo mẫu dô khách hàng cung cấp. Vì vậy việc hạch toán chi phí NVL chính của Công ty không nhiều. 2.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty * Chứng từ sử dụng trong công tác kế toán: + Chứng từ kế toán trực tiếp: - Phiếu nhập kho ( Mẫu 01-VT ), tờ khai nhập khẩu … - Phiếu xuất kho ( Mẫu 02-VT) - Thẻ kho ( Mẫu 06-VT) 2.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên các tài khoản thường được sử dụng là: - TK 153 - TK 111, 112, 141, 331, ... - TK 641, 642,... - TK 632, 511, 333, .... Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Các sổ kế toán được sử dụng là: Nhật ký chứng từ và Sổ Cái. Kế toán nguyên vật liệu thể hiện ở việc ghi chép các số liệu kế toán có liên quan nhìn chung đã tuân thủ theo đúng chế độ quy định. 2.2.3.1 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu: Khi nhập vật liệu, tuỳ theo từng nguồn nhập mà kế toán tiến hành định khoản và nhập vào máy tính. + Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho: Kế toán tính giá nhập bằng giá mua ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT cộng thêm các khoản chi phí vận chuyển và các chi phí khác có liên quan. + Đối với vật liệu mua trong nước: Khi hàng về nhập kho có đầy đủ hoá đơn cùng về. Kế toán lập định khoản: Nợ TK 153, 154… Nợ TK 133.1 Có TK 111, 112, 331 Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 0005476 và phiếu nhập kho phụ liệu may mặc số NK 15/1 của ngày 15 tháng 1 năm 2008 mua nguyên vật liệu tại Công ty Cp và Thương Mại Nhật Tùng đã thanh toán bằng tiền mặt. Giá chưa thuế 25.000.000đ Nợ TK 154 : 25.000.000 đ Nợ TK 133(1) : 2.500.000 đ Có TK 111 : 27.500.000 đ Đối với mua hàng nhập khẩu: Do khách hàng cung cấp và không chịu thếu NK theo thông tư của BTC. 2.2.3.2 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu Nguyên vật liệu ở Công ty chủ yếu cho sản xuất và quản lý ở phân xưởng, xuất phục vụ quản lý toàn Công ty. Đôi khi, Công ty xuất phục vụ sửa chữa TSCĐ (nhà xưởng, máy móc) hay xuất nguyên vật liệu để tân trang, chế tạo thêm các chi tiết để đưa một TSCĐ mới mua về vào sử dụng. Trường hợp xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất là trường hợp phổ biến nhất tại Công ty. Sau khi các phiếu xuất kho được thống kê, các phân xưởng gửi lên cho kế toán nguyên vật liệu thì kế toán nguyên vật liệu sẽ hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó, căn cứ vào các phiếu xuất vật tư cho sản xuất và cho các mục đích khác, kế toán nguyên vật liệu lập Bảng kê nhập xuất nguyên vật liệu Căn cứ vào Bảng kê nhập xuất nguyên vật liệu toàn Công ty, kế toán giá thành xác định phần nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm theo từng công trình. Theo chứng từ xuất số 12/2 ngày 24/1/2008 xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất: Nợ TK 632 : 10.500.000đ Có TK 152 : 10.500.000đ (do đặc thù của Công ty là gia công nên những chi phí san xuất như tiền nhân công, chi phí NVL… Công ty hạch tóan trực tiếp sang tài khỏan giá vốn hàng bán.) 2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.1 Đặc điểm Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của công nhân viên bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ, nói cách khác, tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn dược hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội đó là trợ cấp BHXH và BHYT. + Quỹ BHXH-YT = tiền lương thực tế phải trả x 7% Chi phí này được hạch toán trực tiếp vào tiền ủa Công nhân. + Kinh phí công đoàn: Được thu trực tiếp từ nhân viên theo biên bản họp của ban chấp hành công đoàn của Công ty. 2.3.2 Chứng từ kế toán - Mẫu số 01 – LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền BHXH, bảng tính lương... 2.3.3 Tài khoản sử dụng - TK 334: Phải trả người lao động - TK 338: Phải trả phải nộp khác + TK 338.2: Kinh phí công đoàn + TK 338.3: BHXH + TK 338.4: BHYT 2.3.4 Quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 750 người kể cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, trình độ tay nghề của người lao động cao. Hạch toán của Công ty vừa là sản xuất vừa là kinh doanh nên đòi hỏi có một số lượng đáng kể. Ở Công ty này dùng phương pháp thủ công để theo dõi thời gian và kết quả lao động dựa vào bảng chấm công được xác nhận sản phẩm hoặc chức vụ hoàn thành, bậc lương của công nhân viên, chế độ trợ cấp ưu đãi, độc hại... 2.3.4.1 Quy trình hạch toán. Hàng ngày căn cứ vào giấy nghỉ ốm, học, họp, phép ... hợp lý ghi vào bảng chấm công, cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và các lệnh sản xuất để ghi vào bảng thanh toán lương tổ, phòng, từ đó ghi vào bảng tổng hợp thanh toán lương toàn doanh nghiệp. Cuối tháng căn cứ vào các bảng thanh toán lương tổ, phòng, phân xưởng, kế toán doanh nghiệp lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.3.4.3 Bảng chấm công: Dùng để theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp. Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng tổ sản xuất, từng phòng nghiệp vụ hoặc từng bộ phận công tác. Các tổ trưởng sản xuất hay phụ trách bộ phận có trách nhiệm ghi hàng ngày vào bảng chấm công.Sau đây, em xin nêu ra bảng chấm công của phòng kỹ thuật: Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công phòng kỹ thuật, phòng kế toán hạch toán tiền lương như sau.: a) Nợ TK 642 : 50.000.000 Có TK 334 : 50.000.000 b) Nợ TK 334 : 50.000.000 Co TK 111; 50.000.000 2.3.5 Phương pháp kế toán tính lương và thanh toán lương Hàng tháng tính ra số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên: a) Nợ TK 642, 154 Có TK 334 b) Nọ TK 334 Có TK 111: Việc tính trả lương cho người lao động ở Công ty TNHH Hiệp Hưng áp dụng 2 hình thức. Đối với nhân viên hành chính như phòng kế toán, phòng kỹ thuật … thì Cty trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Được áp dụng cho với công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. + Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Với hình thức này,tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định.Ta có công thức tính lương sản phẩm như sau: Tiền lương NV = x 620.000 x (Hệ số lương đựoc tính theo bậc lương của nhà nước) Ví dụ: Xác định lương cho ông Nguyễn Văn Nam phòng kỹ thuật với hệ số lương là 1.65 biết số ngày đi làm trong tháng là 23 (tháng 30 ngày gồm 4 CN) Lương tháng = x (23 + 4) = 1.227.600 đ 2.4 Kế toán tài sản cố định 2.4.1 Đặc điểm Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Hiệp Hưng nói riêng TSCĐ chiếm một vị trí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc tăng năng suất lao động của Công ty. Hệ thống TSCĐ của Công ty được hình thành từ hai nguồn: do cấp trên cấp, do mua ngoài tự bổ sung của công ty. - TSCĐ của Công ty được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. - Phương pháp khấu hao áp dụng là phương pháp đường thẳng. Công thức tính: = 2.4.2 Phân loại - TSCĐ hữu hình: Là nhà cửa, phương tiện, máy móc, thiết bị... - TSCĐ vô hình: Là quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính, giấy phép... 2.4.3 Tài khoản sử dụng - TK 211 - TK 214 2.4.4 Phương pháp kế toán - Khi mua TSCĐ hữu hình Nợ TK 211 Nợ TK 133(2) Có TK 111, 112, 331 Ví dụ 1: Ngày 15/6/2008 Công ty mua một máy tiện của Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Trần Lực với giá thỏa thoả thuận trên hoá đơn là 150.000.000đ. Thuế GTGT 10% Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản: Nợ TK 211 : 150.000.000 Nợ TK 133(2) : 15.000.000 Có TK 112 : 165.000.000 Khi thanh lý, xoá sổ, nhượng bán. + Ghi giảm nguyên giá: Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211 + Phản ánh thu nhập do nhượng bán: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 Có TK 3331 + Chi phí thanh lý nhượng bán: Nợ TK 811 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 Khi TSCĐ của Công ty hư hỏng nặng không sửa chữa được đề nghị lên Giám đốc để thanh lý. Nếu Giám đốc duyệt thì công ty sẽ thành lập ban thanh lý, lập biên bản thanh lý TSCĐ đó 2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Do đặc thù của Công ty nên việc tính giá thành của Công ty được hạch toán trực tiếp từ chi phí phát sinh trng quá trình sản xuát SP như, tiền lương, tiền phụ liệu sản xuất trong tháng, chi phí quản lý… được kết chuyển trực tiếp sang giá thành của sản phẩm. VD: Tiền luơng phải trả cho 1 SP A là: 500.000, các chi phí liên quan đến như tiền điện, tiền vật liệu… là: 20.000 thì chi phí giá vốn là: a) Nợ TK 632 : 500.000 Có TK 334: 500.000 b) Nợ TK 632: 20.000 Có TK 154: 20.000 2.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.6.1 Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty. - Doanh thu tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất được xác định bằng tỷ lệ phần trăm(%) giữa khối lượng sản xuất đã hoàn thành so với tổng khối lượng sản xuất phải hoàn thành của hợp đồng. - Khi kết quả thực hiện đồng sản xuất được ước tính một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì kế toán phải lập hoá đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận. Căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi: Nợ TK 111. 112, 131 Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333(3331) Thuế GTGT phải nộp 2.6.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty sử dụng TK 642 để phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ khác có liên quan đến hoạt động của Công ty. TK 642 có 7 tài khoản cấp 2. - Trình tự hạch toán: * Đối với chi phí nhân viên QLDN: Hàng tháng khi tính tiền lương và các khoản trích theo lương trả cho nhân viên quản lý, căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi: Nợ TK 642(1) : 2.419.818.435 Có TK 334 : 2.419.818.435 * Xuất vật liệu, CCDC dùng cho công tác quản lý: Nợ TK 6422 (6423) : Chi phí vật liệu sản xuất Có TK 152 (153) : NVL, CCDC * Đối với chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận QLKD : Nợ TK 6424 : Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 2141 (153) Hao mòn TSCĐ * Đối với các khoản thuế, phí, lệ phí : Nợ TK 6425 : Thuế, phí, lệ phí Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Cuối kỳ, chương trình tự động kết chuyển chi phí quản lý sang TK 911 Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642( 6421, 6422...) Chi phí QLDN Sổ Cái TK 642 (Phụ lục 5) 2.6.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh - Tài khoản sử dụng Để phản ánh kết quả tiêu thụ sản phẩm trong kỳ, kế toán sử dụng TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” và TK 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối”. * Phương pháp hạch toán: Cuối tháng kế toán tiến hành thực hiện vào bút toán kết chuyển tự động để xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, Công ty không theo dõi kết quả tiêu thụ sản phẩm chi tiết theo từng mặt hàng mà chỉ xác định kết quả cho tất cả các mặt hàng trong công ty. Chương trình sẽ tự động kết chuyển theo các bút toán đã được đánh dấu và phản ánh số liệu vào sổ Cái các tài khoản liên quan theo định khoản sau: - Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911 : 89.477.255.375 Có TK 632 : 89.477.255.375 - Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511 ( 5111, 5112) : 106.526.489.471 Có TK 911 : 106.526.489.471 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911 : 5.761.462.545 Có TK 642 : 5.761.462.545 - Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh Nợ TK 911 : 11.147.511.946 Có TK 421 : 11.147.511.946 Sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, chương trình sẽ tự động cho phép in ra Sổ Cái TK 911. 2.7 Kế toán Thuế giá trị gia tăng Công ty Cổ phần tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. * Khi mua vật tư, hàng hoá về phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 001224 và phiếu NK số 12/2 của tháng 1 năm 2008 mua TSCĐ chưa trả tiền cho Người bán . Giá chưa thuế 50.000.000đ Kế toán lập định khoản : Nợ TK 152 : 50.000.000 Nợ TK 133 : 5.000.000 Có TK 331 : 55.000.000 Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu: Thuế xuất bằng không Khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng - Đối với hàng gia công trong nước Nợ TK 111, 112 : 99.912.000 Có TK 511 : 90.456.000 Có TK 333(11) : 9.456.000 - Đói với hàng xuất khẩu Nợ TK 111, 112: 100.000.000 Có TK 511: 100.000.000 PHẦN III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP HƯNG 3.1. Nhận xét đánh giá khái quát về tổ chức kê toán tại công ty TNHH Hiệp Hưng. 3.1.1. Ưu điểm * Về công tác chứng từ kế toán Các chứng từ ban đầu được lập tại Công ty đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. Các chứng từ đều tuân thủ chế độ chứng từ và có chữ ký và dấu của đơn vị, cá nhân có liên quan. * Về công tác hạch toán hàng tồn kho Công ty đã áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là rất hợp lý. Công ty lựa chọn phương pháp thực tế đích danh để xác định giá vốn hàng bán là rất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. * Về công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ là phù hợp với quy mô hoạt động và loại hình kinh doanh trình độ quản lý và loại hình kinh doanh của Công ty. Các loại sổ sách tổng hợp chi tiết được mở đầy đủ rõ ràng, có sự thống nhất về mẫu sổ kế toán trong toàn Công ty. 3.1.2. Những hạn chế * Về đặc điểm tổ chức tài khoản kế toán - ở công ty có nghiệp vụ bán chuyển thẳng có tham gia thanh toán là hình thức doanh nghiệp mua hàng và chuyển hàng bán thẳng cho khách hàng không qua kho của doanh nghiệp . - Các tài khoản chi phí của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp chi phí cho từng đơn vị và cho toàn Công ty. Vì vậy việc theo dõi cụ thể số liệu liên quan đến từng mặt hàng, từng nhóm hàng đòi hỏi mất thêm nhiều thời gian tính toán, gây khó khăn cho công tác quản lý của lãnh đạo Công ty. 3.2. Một số những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán của công ty TNHH Hiệp Hưng Về việc sử dụng phần mềm kế toán tại Công ty Công ty đã sớm vận dụng phần mềm kế toán máy Fast Accounting trong công việc hạch toán, mọi sổ sách kế toán đều sử dụng mẫu theo phần mềm này. Bên cạnh đó phần mềm này còn chưa đảm bảo được việc phản ánh đúng tính chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên vẫn còn khó khăn trong việc hạch toán. Về việc điều chỉnh việc tính trích BHXH của Công ty. Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, Công ty TNHH Hiệp Hưng đã tham gia BHXH , tuy nhiên lương tính trích BHXH ở Công ty hiện nay chỉ là mức lương cơ bản tối thiểu không bao gồm các khoản thu nhập khác như thâm niên, chức vụ …. Theo đúng quy định, Công ty phải mua BHXH trên đúng lương thực trả nhân viên hàng tháng Về việc tính trích khấu hao tài sản cố định Kế toán Công ty, hàng tháng đều có lập bảng tính khấu hao tài sản cố định trong toàn Công ty, sau đó toàn bộ chi phí khấu hao trong tháng đều được hạch toán vào TK 642- tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là việc làm không đúng gây khó khăn nhiều cho việc quản lý tài sản cũng như việc xác định kết quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả việc kinh doanh của các bộ phận và cửa hàng trong Công ty. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHỤ LỤC 1 Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế toán tài vụ Phòng Kinh doanh Các cửa hàng Các đơn vị trực thuộc ( các cửa hàng ) Ban Giám đốc Ban Giám đốc Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hiệp Hưng PHỤ LỤC 2 Kế Toán Trưởng Kế toán 4 Tiền mặt, tiền lương … Kế toán các đơn vị trực thuộc – các cửa hàng Kế toán 3 Vốn TSCĐ,TTvới ngân sách… Kế toán 2 Thanh toán với ngân hàng Kế toán 1 Công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chuyên môn Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hiệp Hưng PHỤ LỤC 3 Chứng từ gốc Bảng phân bổ Bảng kê số 1,2,5,8,11 Nhật ký chứng từ số 1, 2, 8, 10 Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 131, 632, 156, 641, ... Sổ cái TK 156, 511, 632, 911... Sổ quỹ Sổ tổng hợp chi tiết Báo cáo kết quả kinh doanh Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Hiệp Hưng PHỤ LỤC 4 Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đến năm 2007 (Đvt : đồng) PHỤ LỤC 5 Công ty TNHH Hiệp Hưng Sæ C¸i TK Số dư ngày 1 tháng 1 năm 2007 Nợ Có Tµi kho¶n 642 Số hiệu các TK ghi có đối ứng với bên nợ TK này Tháng 1 ....... Tháng 9 ....... Cộng 111 224.338.403 180.239.333 1.481.957.607 112 34.616.016 175.701.363 947.697.845 131 1.292 133 - 136 21.888.969 75.357.474 138 110.814 110.814 141 36.544.850 53.574.564 364.973.119 142 11.738.765 13.336.467 90.863.922 152 178.067.103 293.101.097 1.860.077.063 153 72.654.746 154 93.435.101 184.795.993 780.613.392 156 157 214 153.801.641 116.724.015 1.251.632.531 242 17.269.309 14.575.798 131.182.181 331 19.579.484 169.621.268 941.454.270 333 94.818.000 275.458.725 1.013.029.725 334 1.045.197.685 2.419.818.435 11.093.820.040 351 - 336 130.025.000 837.574.882 338 221.239.103 1.863.930.224 3.151.673.886 Cộng Nợ 2.260.670.460 5.782.904.065 24.094.674.789 Cộng Có 2.260.670.460 5.782.904.065 24.094.674.789 Số dư Nợ cuối tháng Có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6126.DOC