Đề tài Tổng quan về Công ty Thạch Bàn

Tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty Thạch Bàn: Lời mở đầu Hiện nay, trong xu thế đổi mới của đất nước ta, ngành công nghiệp VLXD đang rất phát triển. Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD nên trong những năm qua công việc sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều thuận lợi. Cùng với sự đi lên của đất nước, công ty Thạch Bàn trong thời gian qua đã có những bước tiến vững vàng, xứng đáng với những danh hiệu mà Nhà nước ban tặng. Được thực tập tại công ty Thạch Bàn , có điều kiện cọ xát với công việc kinh doanh của công ty chính là môi trường tốt để em bắt đầu làm quen với thực tế, hình dung được một cách cụ thể công việc qua những kiến thức đã được học trên giảng đường. Để làm tốt công việc thực tập và bài báo cáo này được hoàn thành đúng nhiệm vụ đề ra, trong thời gian qua em đã sưu tâp được những tài liệu và những kiến thức về công ty Thạch Bàn nói chung và phòng tài chính kê toán nói riêng. Trong bài viết này em xin đưa ra những tình hình chung của công ty như lịch sử hình thành và phát triển, đặc đi...

doc51 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty Thạch Bàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hiện nay, trong xu thế đổi mới của đất nước ta, ngành công nghiệp VLXD đang rất phát triển. Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD nên trong những năm qua công việc sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều thuận lợi. Cùng với sự đi lên của đất nước, công ty Thạch Bàn trong thời gian qua đã có những bước tiến vững vàng, xứng đáng với những danh hiệu mà Nhà nước ban tặng. Được thực tập tại công ty Thạch Bàn , có điều kiện cọ xát với công việc kinh doanh của công ty chính là môi trường tốt để em bắt đầu làm quen với thực tế, hình dung được một cách cụ thể công việc qua những kiến thức đã được học trên giảng đường. Để làm tốt công việc thực tập và bài báo cáo này được hoàn thành đúng nhiệm vụ đề ra, trong thời gian qua em đã sưu tâp được những tài liệu và những kiến thức về công ty Thạch Bàn nói chung và phòng tài chính kê toán nói riêng. Trong bài viết này em xin đưa ra những tình hình chung của công ty như lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty đồng thời đưa ra những đặc điểm và những công việc của bộ máy kế toán trong công ty Thạch Bàn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nghiêm Văn Lợi đã giúp em trong suốt giai đoạn thực tập vừa qua và giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này. I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Thạch Bàn 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp Nhà nước có chiều dài phát triển hơn 40 năm và là một doanh nghiệp lớn trong ngành vật liệu xây dựng. Trong những năm qua công ty đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển của Bộ xây dựng và nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, công ty là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng của Bộ xây dựng. Quá trình hình thành và phát triển của công ty kể từ ngày đầu thành lập đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau gắn liền với đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta trong từng thời kỳ. a.Giai đoạn 1( từ 1959 đến 1964): Những ngày đầu thành lập công ty Ngày 15 tháng 2 năm 1959, UBHC thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội, nhằm phuc vụ cho nhu cầu xây dựng của Thủ đô. Đồng chí Lê Văn Hiền là trưởng ban chỉ huy công truờng. Thời kỳ sơ khởi này, các khâu sản xuất trên công trường hoàn toàn là lao động thủ công, mỗi nhóm thợ làm việc trên một mảnh sân riêng. Ngày 6 tháng 12 năm 1962, với quyết định số 1893/BKT của Bộ trưởng Bộ Kiến trúc, xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã chính thức ra đời, giám đốc xí nghiệp là đồng chí Vũ Đình Cừ. Những năm 1963- 1964, vẫn với quy mô sản xuất nhỏ và công cụ lao động giản đơn, sản lượng toàn xí nghiệp đạt 3- 4 triệu viên một năm. Năm 1964, nhờ có Hội thi năng suất cao do Bộ Kiến trúc tổ chức, các công cụ lao động được cải tiến thêm một bước đưa sản lượng của xí nghiệp lên 9 triệu viên /năm. Tháng 7 năm 1964, đồng chí Vũ Đức Bao nhận nhiệm vụ quyền giám đốc xí nghiệp. Đến tháng 2 năm 1965, Bộ Kiến trúc bổ nhiệm đồng chí Đinh Văn Roan làm giám đốc xí nghiệp mới. Từ những bước đi mạnh bạo, quy trình sản xuất của Xí nghiệp gạch Thạch Bàn đã mang tính công nghiệp với hệ thống máy móc được lắp đặt như: máy chế biến tạo hình, băng chuyền vận chuyển gạch ra vào lò. Công việc đóng gạch thủ công từ đây chấm dứt. b. Giai đoạn 2(từ 1964 đến1984): Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ Ngày 5 tháng 8 năm 1964, máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn nằm gần sân bay Gia Lâm nên cũng nằm trong vùng trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ, nhiều CBCNV đã hăng hái lên đường chiến đấu giải phóng miền Nam. Vượt lên mọi khó khăn, những người ở lại xí nghiệp vừa tích cực tham gia chống chiến tranh phá hoại, vừa đẩy mạnh thi đua sản xuất "mỗi người làm việc bằng hai". Thời gian này, khâu khai thác nguyên vật liệu được cơ giới hoá, kỹ thuật nung đốt hoàn thiện hơn so với trước đã làm tăng tỷ lệ thành phẩm loại A lên 80 đến 85%. Ngày 5 tháng 6 năm 1969, Bộ trưởng Bộ Kiến trúc ra quyết định số 498/BKT tách Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi Công ty Kiến trúc khu Bắc Hà Nội thành xí nghiệp trực thuộc bộ. Hàng loạt hạng mục công trình, thiết bị của xí nghiệp được đầu tư xây dựng mới như lò đứng công suất 8- 10 vạn viên /mẻ, máy ép gạch EG5 của cơ khí Liên Ninh, máy đùn ép có hút chân không của Tiệp Khắc công suất 5.000 viên một giờ và xây dựng đồng bộ hệ thống tuynel sấy gạch gồm 10 hầm. Thêm vào đó, những nỗ lực phấn đấu của CBCNV đã đưa năng suất của đơn vị lên 14- 15 triệu viên một năm và bước đầu có lãi. Tháng 7 năm 1970, Bộ xây dựng bổ nhiệm đồng chí Vũ Đức Bao làm giám đốc xí nghiệp thay đồng chí Đinh Văn Roan được điều đi làm nhiệm vụ mới. Từ năm 1971 đến năm 1978, đơn vị liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao. Năm 1978 xí nghiệp đạt sản lượng 23 triệu viên, đời sống CBCNV được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn này, xí nghiệp đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng một Huân chương Kháng chiến hạng Ba, một Huân chương Lao động hạng Nhì và một Huân chương Lao động hạng Ba. Đảng bộ xí nghiệp liên tục được công nhận là "Đảng bộ vững mạnh" của Thành uỷ Thành phố Hà Nội. Từ năm 1979 là thời kỳ khó khăn của đất nước: Chiến tranh hai đầu biên giới, quốc tế bắt đầu cấm vận kinh tế Việt Nam. Song, CBCN Xí nghiệp gạch Thạch Bàn vẫn vượt qua mọi khó khăn và giữ vững phong trào sản xuất. Năm 1980, Nhà nước tặng thưởng CBCN Xí nghiệp Huân chương Lao động hạng Nhất và Cờ Luân lưu của Chính phủ(1979-1980). Những năm 1981-1984, phong trào sản xuất của Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với truyền thống là đơn vị hàng đầu của Liên hiệp các Xí nghiệp gạch ngói số 1, tập thể CBCN từng bước phấn đấu vượt qua thử thách, giữ vững sản xuất. c. Giai đoạn 3(từ 1985 đến 1990): Vững vàng trươc thử thách của nền kinh tế thị trường Năm 1985, Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thế Cường, một kỹ sư silicat, làm giám đốc xí nghiệp. Giám đốc Nguyễn Thế Cường tiếp tục dẫn đầu đội ngũ bước vào cuộc chiến đấu mới. Những năm 1985-1987, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của nước ta, trong nội bộ xí nghiệp cũng có sự thay đổi theo cho phù hợp như: kiện toàn lại tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý, bố trí cán bộ có năng lực vào những vị trí chủ chốt phát huy được khả năng của từng người. Từ năm 1987, bộ máy của xí nghiệp đã hoạt động với hiệu quả cao sau một thời kỳ chững lại. Cũng năm này, xí nghiệp đã thanh toán món nợ có giá trị bằng một năm doanh thu của những năm 1981-1985 để lại. Cuối năm 1988, lãnh đạo xí nghiệp quyết định giảm biên chế gián tiếp, áp dụng phương án "phân phối theo kết quả sản xuất". Xí nghiệp chú trọng việc đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn chú trọng khai thác chất xám của các cơ quan khoa học kỹ thuật, như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội để thúc đẩy quá trình sản xuất. Với số vốn tự có khoảng 10 triệu đồng, xí nghiệp đã thử nghiệm sản xuất mặt hàng có giá trị như bột màu từ ôxit crôm, các sản phẩm gạch men sứ và thiết bị cắt gạch tự động... Đặc biệt việc áp dụng giải pháp pha than vào đất, sản xuất gạch rỗng đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế. Tháng 9 năm 1990, Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ xây dựng chỉ định đồng chí Nguyễn Thế Cường làm tổ trưởng tổ nghiên cứu và triển khai việc sản xuất gạch xuất khẩu cho Nam Triều Tiên tại nhà máy gạch Hạ Long. Đây cũng là cơ hội để đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật tiếp cận với việc tổ chức sản xuất các sản phẩm có yêu cầu chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. d. Giai đoạn 4( từ 1991 đến nay): Đầu tư phát triển và vươn lên tầm cao mới Ngày 6 tháng 4 năm1991, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 53/BXD-KH-XDCB phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư chiều sâu mở rộng Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn , mở ra một thời kỳ mới trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngày 1 tháng 7 năm 1991, công trình lò nung tuynel đã chính thức được khởi công và tháng 2 năm 1992 hoàn thành.. Ngay năm đầu tiên đi vào sản xuất, công suất đã đạt 25 triệu viên/năm, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Trong các năm từ 1993 đến 1997 sản luợng liên tục tăng cao: năm 1993, sản xuất đạt 28 triệu viên/ năm; năm 1995, đạt 31 triệu viên/năm; năm 1997, đạt 34 triệu viên/năm. Tháng 4 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tách Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định số 480/BXD-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn thành công ty Thạch Bàn . Từ năm 1996, công ty Thạch Bàn có 5 thành viên: nhà máy gạch ngói, xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp kinh doanh, trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ và nhà máy gạch ốp lát granit Thạch Bàn. Tháng 4 năm 1997, thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Xây dựng quyết định sát nhập công ty Thạch Bàn vào Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Trong thời gian từ năm1992, đơn vị mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực hoạt động mới như: tư vấn, thiết kế, xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói nung bằng lò tuynel cho các đơn vị trong cả nước. Năm 1993, Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã mở rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói bằng lò tuynel, góp phần thay đổi tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam. Từ năm 1993 đến năm 1998, đã có 32 đơn vị ở các địa phương hội đủ điều kiện đầu tư được công ty Thạch Bàn giúp xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói bằng lò nung tuynel, có hai công trình đạt Huy chương Vàng chất lượng cao ngành xây dựng là Nhà máy gạch ngói Quất Lưu, Vĩnh Phú và Nhà máy gạch Đông Văn, Thanh Hoá. Tổng công suất của các dây chuyền này đạt hơn 600 triệu viên QTC/năm. Công ty cũng mạnh dạn cử cán bộ của mình ra nước ngoài tham quan học tập, tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật tiếp xúc với nền khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Trong hai năm 1993, 1994, công ty đã cử các đoàn đi khảo sát kỹ thuật ở các nước Anh, Đức, Italy, Trung Quốc, Malaisia, Singapore... Tri thức tiếp nhận được từ các chuyến đi này đã giúp công ty có cái nhìn khái quát về xu hướng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng của thế giới mà Việt Nam cần phải nhanh chóng tiếp thu. Phôi thai của Dự án nhà máy gốm granit Thạch Bàn đã hình thành sau các chuyến đi này. Với sự nhất trí cao của tập thể lãnh đạo công ty, dự án xây dựng nhà máy gạch ốp lát granit tại Việt Nam được khẩn trương xây dựng từ tháng 9 năm 1994. Sau quá trình thẩm định dự án của các cấp, ngày 9 tháng 8 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 4625/KTN phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gốm granit nhân tạo của công ty Thạch Bàn với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng Việt Nam. Được sự ủng hộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, tiếp theo đó là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 29/11/1995 công trình đã được khởi công xây dựng, ngày 21 tháng 11 năm 1996, mẻ sản phẩm đầu tiên của Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granit duy nhất ở Việt Nam đã ra lò. Với thị trường Việt Nam, đây là sản phẩm vẫn còn rất mới mẻ và được đẩy nhanh mức tiêu thụ trên thị trường trong cả nước. Năm 1997, công ty đã bán ra gần 300.000 m2 sản phẩm, 6 tháng đầu năm 1998, đã bán xấp xỉ 300.000m2. Cuối tháng 10 năm 1998, số lượng sản phẩm tiêu thụ đã đạt gấp đôi so với cả năm 1997. Đến ngày 31 tháng 12 năm 1998, công ty đã bán hết 817.000m2 gạch ốp lát granit; gấp 2,8 lần năm 1997 và đạt 124% so với kế hoạch. Các sản phẩm gạch ngói của công ty trong nhiều năm liền đạt Huy chương Vàng ở các kỳ hội chợ triển lãm hàng công nghiêp toàn quốc. Trong các năm 1997,1998 sản phẩm được xếp hạng TOPTEN hàng tiêu dùng Việt Nam. Năm 1996 công ty đã xuất khẩu được hơn 2 triệu viên gạch đỏ sang Singapore và năm 1998 sản phẩm granit của công ty đã đến với thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Cùng với chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, năm 1998 Công ty Thạch Bàn đã hoàn tất việc cổ phần hoá một thành viên trực thuộc là Nhà máy gạch ngói nung và từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn đã đi vào hoạt động độc lập. Ghi nhận những cố gắng của tập thể cán bộ công nhân Công ty Thạch Bàn, năm 1996 Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ hai), Huân chương Chiến công hạng Ba và tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng chí Nguyễn Thế Cường – giám đốc kiêm bí thư Đảng uỷ công ty. Nhân dịp kỷ niêm 40 năm thành lập (1999), Nhà nước quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho công ty. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty Thạch Bàn đã từng bước tạo dựng, khẳng định vai trò của mình trong ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam. Những kết quả mà công ty có được thật đáng tự hào. 3. Tình hình tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Thạch Bàn Do công việc kinh doanh nặng nhọc, Công ty Thạch Bàn lại bao gồm 4 đơn vị thành viên nên tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý là một công việc rất quan trọng đối với ban lãnh đạo công ty và toàn thể công ty. Hiện nay, công ty có hơn 500 cán bộ công nhân viên. Vì vậy, để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Giám Đốc công ty - người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc,1 hộ lý giám đốc cùng hệ thống các phòng ban khác. Nhà máy là bộ phận trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm. Hiện nay, công ty có tất cả 5 phòng ban và có các đơn vị thành viên trực thuộc công ty. Mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, riêng biệt. Cụ thể: a. Văn phòng công ty Chịu trách nhiệm về các công việc như sau: - Công tác hành chính - Công tác tổ chức lao động: tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn công ty, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân,... - Công tác thư ký giám đốc, y tế và kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh trật tự công ty, tổ chức việc thực hiện chế độ nghiã vụ quân sự của CBCNV với Nhà nước. Ngoài ra văn phòng công ty còn chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiện mặt. b. Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của từng Xí nghiệp, nhà máy cũng như của toàn công ty, cụ thể: - Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập kế hoạch và biện pháp quản lý các nguồn vốn; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Tổ chức hạch toán kế toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Kiểm tra, giám sát việc tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động kinh doanh khác. - Tổ chức thu hồi vốn theo kế hoạch lập. - Thực hiện các báo cáo thống kê theo chế độ Nhà nước. c. Phòng vật tư - vận tải: phòng này có nhiệm vụ. - Quản lý tài sản trong các kho của công ty đảm bảo khoa học, chính xác và trung thực. - Khai thác và cung ứng toàn bộ vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và xây lắp toàn công ty. - Quản lý và chủ động khai thác có hiệu quả các phương tiện vận tải thuộc phòng quản lý hoặc hợp đồng thuê ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. d. Phòng kế hoạch và đầu tư: - Công tác đầu tư phát triển: xây dựng kế hoạch đầu tư và phát triển; tham gia lập các dự án đầu tư phát triển các mặt hàng mới, sản phẩm mới; lập, đôn đốc, thiết kế, kiểm tra, dự toán các kế hoạch liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và lập báo cáo về công tác đầu tư, XDCB theo quy định của công ty và cấp trên. - Công tác xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh: Xây dựng kế hoạch SXKD, lập kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên ,nhiên liệu hàng tháng, quý, năm; tham mưu cho Giám đốc trong việc giao kế hoạch cho các đơn vị; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch và đề xuất những biện pháp uốn nắn những sai lệch trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty. - Công tác quản lý: Xây dựng quy chế quản lý đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả; lập các biểu mẫu thống kê số liệu, chế độ báo cáo định kỳ trong nội bộ công ty; tổ chức kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; tham gia phân tích hoạt động kinh tế trong công ty theo định kỳ; xây dựng kế hoạch giá thành, giá bán sản phẩm; thanh lý, nghiệm thu kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, năm của các đơn vị trong công ty. - Hợp đồng kinh tế: Xây dựng quy trình lựa chọn, tiêu thức đánh giá,tiến hành lựa chọn các nhà thầu phụ và trình Giám đốc phê duyệt; lập các hợp đồng kinh tế, xây dựng, sửa chữa, mua bán nguyên, nhiên liệu, năng lượng vât tư, phụ tùng và trình giám đốc phê duyệt; theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký. - Công tác iso 9000: có các kế hoạch quản lý đảm bảo chất lượng iso 9000 ngay từ khi được cấp chứng chỉ - Công tác thống kê báo cáo. e. Phòng kỹ thuật - Ban KCS: - Kiểm tra sản xuất: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm ra lò. - Theo dõi công nghệ. - Theo dõi sản xuất. - Theo dõi máy móc thiết bị. - Nghiên cứu chế thử. - Công tác quản lý môi trường. - Tham gia lựa chọn nhà thầu phụ. - Lập kế hoạch BHLĐ. - Công tác đào tạo: chuẩn bị nội dung, chương trình thi nâng bậc. - Quản lý chất lượng nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị nhập về công ty. Theo dõi, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm trước khi nhập kho. f. Nhà máy gạch ốp lát Granit: Sản xuất các loại gạch ốp lát granit cao cấp trên dây chuyền thiết bị Italia phục vụ thị trường VLXD trong nước và xuất khẩu. g. Phân xưởng cơ điện Gia công, sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và xây lắp của công ty. h. Xí nghiệp kinh doanh - Bao tiêu toàn bộ sản phẩm do công ty sản xuất. - Kinh doanh các loại VLXD và trang trí nội thất. - Quản lý các mạng lưới các cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty trong toàn quốc. - Tổ chức xuất khẩu sản phẩm của công ty ra nước ngoài. i. Xí nghiệp xây lắp - Tư vấn thiết kế và xây dựng. - Thực hiện các công việc xây dựng. - Thực hiện xây dựng các công trình. k. Các chi nhánh Đại diện cho công ty Thạch Bàn làm việc với các đối tác liên quan trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty: các đại lý các nhà phân phối. Triển khai các mặt hoạt động khác của công ty trong lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ của công ty khi có điều kiện hoặc do công ty uỷ thác. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Thạch Bàn Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Thạch bàn Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kỹ thuật Văn phòng công ty Phòng kế hoạch đầu tư Ban KCS Phòng vật tư vận tải Phòng Tài chính kế toán Trung tâm tư vấn CGCN Nhà máy gạch ốp lát Granit Xí nghiệp kinh doanh Phân xưởng cơ điện Xí nghiệp xây lắp Phòng thí nghiệm Phân xưởng sản xuất Phòng kế hoạch Các văn phòng, chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM Phân xưởng g/c nguyên liệu Tổ nghiệp vụ Tổ tạo hình Tổ lò nung Tổ mài bóng Phân xưởng cơ điện 2. Đặc điểm, nhiệm vụ và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thạch Bàn trong những năm gần đây a. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thạch Bàn Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Công ty có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại gạch ốp lát granit, vật liệu trang trí nội thất và vật tư thiết bị phục vụ ngành xây dựng; thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp; tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm xây dựng và kinh doanh các ngành nghề phụ: kinh doanh lan can cầu thang inốc và thép, kinh doanh khác ( vận chuyển, cắt gạch...). Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hoá của Công ty Thạch Bàn rất phong phú đa dạng. Các loại sản phẩm của công ty bao gồm: sản phẩm xây lắp, gạch granit với những mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, chủng loại rất đa dạng, phong phú. Gạch ốp lát granite có thể được chia thành các loại như: Granit bóng, Granit men, Granite nhám, Granite Cắt, Granite men sần, Roll feed, Spot Feed Hạt to. Trong mỗi loại có nhiều kích cỡ khác nhau và trong mỗi kích cỡ lại có các màu sắc đa dạng. Nếu phân chia chi tiết đến mầu của sản phẩm thì có thể có đến hàng trăm sản phẩm khác nhau. Các loại hàng hoá dịch vụ mà công ty kinh doanh là: gạch đỏ, lan can INOC, kinh doanh khác ( vận chuyển, cắt gạch...). Trong thời gian qua, sản phẩm của công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đặc biệt là gạch ốp lát granit- sản phẩm chính của công ty- có đại lý tiêu thụ khắp nơi trên cả nước và được đứng trong TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao. Về hệ thống phân phối sản phẩm, trong thời gian qua công tác thiết lập mới và củng cố hệ thống đại lý thường xuyên duy trì. Công ty có đại lý tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc và có chi nhánh đặt tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Tính đến năm 2001, công ty có 1.009 tổng đại lý , đại lý và cửa hàng gửi mẫu. Không những có thị trường tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, công ty còn thường xuyên giới thiệu quảng cáo và gửi mẫu sang các hãng kinh doanh của Nhật, Pháp, Singapore, Hàn Quốc, úc,.. Do đó, công ty đã có sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga và IRAC. b. Nhiệm vụ của Công ty Thạch Bàn Công ty Thạch Bàn là một chủ thể kinh tế độc lập có chức năng và nhiệm vụ riêng của mình. Trong thời gian qua công ty luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, đó là: - Tổ chức thực hiện lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động trong đó hoạt động kinh doanh là chủ yếu. Đồng thời công ty còn phải hoàn thành các nhiệm vụ và kế hoạch mà Bộ xây dựng và Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng giao cho. - Tổ chức thực hiện các kế hoạch đã đề ra: + Tăng cường nghiên cứu khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, giảm thiểu tối đa các sự cố công nghệ, giảm tiêu hao vật tư nguyên, nhiên liệu trong sản xuất. + Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo ISO 9002 + Củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục mở rộng thị trường và tăng mức tiêu thụ sản phẩm. - Tổ chức hạch toán tài chính kế toán theo quy định của pháp luật: + Sử dụng có hiệu quả, bảo quản tốt và phát triển vốn cũng như mạng lưới cơ sở vật chất. + Hạch toán phân tích kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế, - Chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, + Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV. + Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước với người lao động về an toàn lao động và vệ sinh cá nhân, thực hiện tốt chế độ trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. c. Tình hình sản xuất kinh doanh trong vài năm gần đây Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, trong nhiều năm liền công ty thường xuyên làm ăn có lãi. Không những đã tạo ra một thu nhập ổn định cho người lao động, làm tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty, mà công ty còn đóng góp một khoản lớn cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công là sự đóng góp không mệt mỏi của tập thể CBCNV để vượt qua những khó khăn thử thách của nền kinh tế thị trường. Đến cuối năm 2000, sản phẩm gạch granit của công ty hầu như vẫn độc quyền ở thị trường Việt Nam. Năm 2001, 2002 là những năm mà sản phẩm của công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Ngoài việc phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập vì Chính phủ đã cho phép nhập khẩu, công ty còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong nước như: Whitehorse, Taicera, Đồng Tâm và Nhà máy Tiên Sơn. Nhà máy Tiên Sơn là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, thuộc tổng Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng với công suất 3 triệu m2/năm. Do đó đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và mạnh của Công ty Thạch Bàn. Sản phẩm của các công ty hiện nay có chất lượng tương đương nhau, do vậy cuộc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và giá cả là công cụ chủ yếu mà các công ty sử dụng trong cuộc chiến này. Chính vì vậy, công ty đã có nhiều lần giảm giá và tình hình kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Hơn nữa, trong năm 2001 công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Granite, do đó nhu cầu về vốn rất lớn nhưng lại không được đáp ứng đầy đủ, công ty phải vay nhiều làm cho chi phí lãi vay tăng. Sau đây là những dẫn chứng cụ thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Bảng số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 4 năm: 1999 - 2000 – 2001 – 2002 ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần 131300 127399 195575,65 191080 2 Lợi nhuận trước thuế 5304,9 7.031 2.250 1706 3. Tổng cộng nguồn vốn 119558 128.036 210529,2 220978,3 Trong đó: - Vốn cố định 70968 67.541 102199,7 91723 - Vốn lưu động 48590 66.495 108329,5 129255,3 4 Các khoản nộp NS 5411,8 5.550 4963,6 2730 5. Tổng số lao động 366 400 530 562 6. Thu nhập bình quân 1 lao động. 1,626 1,533 1.,302 1,123 Qua bảng số liệu trên có thể thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang lớn dần lên. Đặc biệt, trong năm 2001, do doanh nghiệp đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới nên tổng cộng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đáng kể. Trong đó vốn cố định tăng lên gần 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2002 vốn cố định giảm không có nghĩa là giảm bớt TSCĐ trong công ty mà do doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ. Vậy nên, việc giảm trên là một tất yếu khách quan. Người lao động trong công ty có một thu nhập tương đối cao và ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để khích lệ cán bộ công nhân viên trong công ty hăng say làm việc và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Bởi vì, để người lao động có thu nhập cao và ổn định thì doanh nghiệp cũng phải có lợi nhuận cao tương xứng với sự phát triển của doanh nghiệp. Song bên cạnh đó, doanh nghiệp đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh giá trên thị trường nên mặc dù doanh thu tăng nhưng là do tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Lợi nhuận của doanh nghiệp vì vậy mà giảm đi nhưng vẫn tương đối cao. Công ty Thạch Bàn đang trên đường phát triển. 4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát granit Thạch Bàn Nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch ốp lát granit là đất sét, Caolin, Fenspat, Đôlônut được khai thác chủ yếu ở trong nước. Ngoài ra, một số loại vật liệu phụ công ty phải nhập từ nước ngoài như bị nghiền, quả lô, đĩa vát cạnh, đá mài. Nguyên vật liệu, vật tư xuất kho cho sản xuất được đưa tới nhà máy bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu sau khi gia công được chuyển lên dây chuyền sản xuất qua hệ máy nghiền bi, bể hồ, sấy phun, lò nung làm nguội, qua hệ máy lựa chọn, một phần được đông họp (sản phẩm thường), một phần được chuyển tới dây chuyền vát cạnh còn xát cạnh, amì bóng sau khi gia công cũng được đông họp. Sản phẩm đông họp sau khi được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, đóng dấu mới được nhập kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch ốp lát Granite nhân tạo. Nguyên vật liệu Nạp liệu Nghiền bi Bể chứa có khuấy chậm Si lô đơn màu Sàng rung Sấy phun Kết chứa Sàng dung ( quả khử từ) Trộn 2 trục Si lô đa màu Máy ép Sấy đứng Tráng men engobe Máy lựa chọn Lò nung Sấy tuynel Xe goòng Sản phẩm đạt tiêu chuẩn đóng gói Máy xát cạnh mài bóng Nhập kho thành phẩm 5. Xu hướng phát triển của công ty trong những năm tới. Do đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, Công ty Thạch Bàn luôn không ngừng đổi mới, cải tiến về mọi mặt. Cùng với xu thế đổi mới nói chung của các doanh nghiệp trong cả nước, Công ty Thạch Bàn có mục tiêu phát triển rõ ràng đến năm 2005. Các mục tiêu đó bao gồm: - Đa dạng hoá sản phẩm và ngành nghề hoạt động. - Đa dạng hóa sở hữu tài sản, sớm tham gia thị trường chứng khoán. Trong những năm tới, công ty tiếp tục sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng cao thay thế hàng ngoại nhập mà trọng tâm là gạch ốp lát granit và gạch ngói xây dựng cao cấp, sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu khác có tính hỗ trợ hoặc bổ sung cho việc tiêu thụ sản phẩm chính bao gồm: vật liệu trang trí nội thất, cấu kiện lắp ráp đồng bộ như cửa đi, cửa sổ lan can cầu thang... Phát triển ngành nghề tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói gốm sứ để tận dụng những năng lực kỹ thuật công nghệ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có ở công ty. Đây chính là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả cao trong những năm qua và ít gặp rủi ro trong thực tế. Đẩy mạnh hoạt động xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, phát huy những kinh nghiệm, khả năng của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Nhằm tăng cường nguồn vốn hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, việc thực hiện đa dạng hoá sở hữu tài sản trong công ty là một nhân tố đặc biệt quan trọng. Nó tạo điều kiện cho công tác cải tiến tổ chức, quản trị doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp là biện pháp chủ yếu để Công ty Thạch Bàn nói riêng và các doanh nghiệp Nhà nước nói chung đa dạng hoá sở hữu tài sản. Bên cạnh đó có thể áp dụng các biện pháp song song như cho thuê kinh doanh, chuyển nhượng một phần sở hữu doanh nghiệp hoặc tái đầu tư vốn tự có của doanh nghiệp dưới hình thức phân phối cổ phần cho cán bộ công nhân viên. Tạo điều kiện tối đa cho người lao động làm chủ tài sản của doanh nghiệp và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh để thu hút tối đa nguồn nhân lực, trí lực, tài lực. Ngoài ra, công ty dự kiến sẽ tăng số lượng các thành viên lên từ 10 đến 12 thành viên. Các thành viên được thành lập trên cơ sở vốn và tài sản ban đầu của công ty mẹ với số vốn của công ty mẹ chiếm trên 50%. Công ty Thạch Bàn chi phối hoạt động của các đơn vị thành viên thông qua tỷ lệ vốn góp đã có và nhận cổ tức từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. Với tình hình kinh doanh như hiện nay, Công ty Thạch Bàn hoàn toàn có khả năng thực hiện những mục tiêu đề ra. Đó cũng là những công việc mà Công ty Thạch Bàn cần phải làm được để vững bước đi lên cùng với xu thế phát triển chung của đất nước. II. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty Thạch Bàn 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, việc tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty Thạch Bàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do vậy, bộ máy kế toán của Công ty Thạch Bàn được tổ chức phù hợp với tính chất và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, bộ máy kế toán của công ty luôn có sự linh hoạt để phù hợp với những thay đổi của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Trong điều kiện hiện tại như quản lý họat động của cả 4 đơn vị thành viên, nghiệp vụ phát sinh nhiều và phức tạp nhưng phòng vẫn được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, công việc được phân công cụ thể rõ ràng cho từng kế toán viên. Công ty đã đưa chương trình kế toán máy vào áp dụng nhằm giảm bớt công việc tính toán, tiết kiệm nhân lực trong phòng. Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, phòng đã thực hiện công tác kế toán đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công ty. Công tác kế toán được tổ chức khá chặt chẽ và khoa học. Công ty áp dụng tổ chức kế toán theo hình thức tập trung, các xí nghiệp, nhà máy, không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên kinh tế chủ yếu làm nhiệm vụ thống kê. Mọi công việc phân loại, tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán công ty, kế toán căn cứ vào đó để xử lý chứng từ và nhập vào máy vi tính theo yêu cầu của công tác kế toán. Tại công ty Thạch Bàn, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản lý nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về công tác thu thập xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán khác. Phòng gồm 12 người đảm trách từng phần hành kế toán, trong đó có 5 nhân viên kế toán nam chiếm 41,7%; còn lại là nữ chiếm 58,3%. Các nhân viên kế toán đều có trình độ chuyên môn về công việc kế toán trong đó nhân viên có trình độ đại học tốt nghiệp đại học chính quy là 66,7%; trình độ trung cấp là 33,3%. Đối với một doanh nghiệp Nhà nước thì nhìn chung mặt bằng học vấn của các nhân viên trong phòng kế toán là tương đối cao. Đây là nhân tố chủ quan để khẳng định chất lượng công việc kế toán của Công ty Thạch Bàn, góp phần vào sự thành công chung của công ty. Sau đây là sự mô tả vị trí công việc của các nhân viên phòng tài chính kế toán của Công ty Thạch Bàn. * Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ cân đối nguồn vốn trong công ty, kế hoạch vay vốn... * Nhân viên kế toán hàng hoá - thống kê tổng hợp: - Theo dõi việc mua hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh. - Theo dõi hạch toán tiêu thụ các loại hàng hoá - Kiểm tra cập nhật và lập các chứng từ nhập, xuất, bán hàng hoá theo chế độ Nhà nước. - Theo dõi các kho hàng hoá, các khoản chi phí và công nợ liên quan đến kinh doanh hàng hoá. - Hàng tháng kiểm tra thẻ kho hàng hoá và đối chiếu nhập – xuất – tồn với các thủ kho hàng hoá. - Chịu trách nhiệm lập các báo cáo liên quan đến kinh doanh hàng hoá. - Hàng tháng định kỳ lập báo cáo thuế GTGT của công ty. - Theo dõi và hạch toán các khoản vốn lưu động của các cá nhân. - Lập các báo cáo nhanh định kỳ về tiêu thụ sản xuất kinh doanh. - Chịu trách nhiệm các tài khoản: 156 (Hàng hoá), 5111( Doanh thu tiêu thụ hàng hoá), 31121 (Vay ngắn hạn các đối tượng khác). * Kế toán vật tư: - Theo dõi nhập xuất tồn các loại vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất cả về số lượng lẫn giá trị. - Kiểm tra, cập nhật và lập chứng từ nhâp xuất vật tư. - Thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp vật tư theo quy định của Nhà nước. - Theo dõi quá trình sử dụng vật tư theo từng đơn vị và mục đích sử dụng. - Hàng tháng đối chiếu nhập xuất tồn kho vật tư với các thủ kho. - Chịu trách nhiệm về phần công nợ với các nhà cung cấp vật tư. - Lập báo cáo kiểm kê vật tư, tổng hợp các báo cáo kiểm kê xác định chênh lệch thừa thiếu, báo cáo Kế toán trưởng trình Giám đốc công ty để có biện pháp xử lý. - Chịu trách nhiệm các tài khoản: 152, 153. * Kế toán tiền lương và TSCĐ: - Làm lương bộ phận gián tiếp, lương phục vụ, lương dự án và tổng hợp lương toàn công ty, hàng tháng phân bổ lương toàn công ty. - Hạch toán BHXH, BHYT và các khoản khấu trừ vào lương. - Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ trích vào giá thành. - Theo dõi quản lý tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ theo định kỳ. - Hàng tháng hạch toán phân bổ điện toàn công ty. - Làm báo cáo thống kê theo yêu cầu của phòng, công ty và cấp trên. - Chịu trách nhiệm số dư các tài khoản: 334, 211, 214. * Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: - Theo dõi tiêu thụ của công ty và 3 chi nhánh. - Theo dõi, hạch toán thành phẩm tồn kho, tiêu thụ trong kỳ. - Làm phiếu nhập thành phẩm hàng tháng. - Kiểm tra các khoản chi tiêu của chi nhánh, lập báo cáo trình kế toán trưởng giải quyết. - Theo dõi, quản lý phần huy động vốn vay cá nhân. Phần ký quỹ của các đại lý tiêu thụ đối với công ty. * Kế toán thanh toán và giao dịch ngân hàng: - Theo dõi công nợ của khách hàng, công nợ của cá nhân đầy đủ kịp thời. Đôn đốc việc thu nợ đúng hạn, đầy đủ. - Kiểm soát các chứng từ thanh toán. - Viết phiếu thu chi, thanh toán tạm ứng nội bộ. - Giao dịch với ngân hàng về việc vay trả nợ vốn. - Theo dõi quỹ tiền mặt, kiểm quỹ thường xuyên, đột suất. - Làm các báo cáo thanh toán, quỹ tiền mặt trình kế toán trưởng. * Kế toán BHXH: - Tập hợp và giải quyết chế độ ốm đau, thai sản toàn công ty theo các văn bản pháp luật về tiền lương và BHXH. - Theo dõi và làm lương bộ phận nhà trẻ. - Chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết và tổng hợp các khoản trợ cấp BHXH và các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục của Nhà nước. - Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và đóng các chứng từ thanh toán. *Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: - Phân bổ, kết chuyển chi phí định kỳ. - Xác định kết quả kinh doanh. - Lên báo cáo quyết toán. - Tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát granit. Trước kia, phòng kế toán chỉ gồm có 6 nhân viên đảm trách các phần hành kế toán cụ thể. Đến năm 2002, số lượng nhân viên của phòng đã tăng lên người. Sở dĩ có sự tăng lên này là do công ty đang thực hiện nhiều dự án nên cần đào tạo thêm nhân viên để phục vụ cho các dự án, đó là: Dự án Nhà máy gạch đỏ Sô-ki-nô ở Liên bang Nga, dự án Công ty đá mài Đông Đô, dự án Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn 2 tại Hà Tây, dự án Nhà máy gạch ốp lát tại Liên bang Nga, dự án Nhà máy ngói Bình Dương, dự án nhà máy gạch đỏ Bình Dương. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng KT thanh toán& giao dịch NH Kế toán BH XH Kế toán vật tư Kế toán TL và TS CĐ Kế toán HH-thống kê TH Kế toán TP và tiêu thụ TP Nhân viên kinh tế nhà máy gạch granit Nhân viên phân xưởng cơ điện Nhân viên kinh tế XN xây lắp Nhân viên kinh tế XN kinh doanh Kế toán miền Bắc Kế toán miền Trung Kế toán miền Nam Kế toán tổng hợp Qua sơ đồ trên ta thấy, bộ máy kế toán của công ty Thạch Bàn được tổ chức chặt chẽ và rất cụ thể. Nhờ vậy, công việc của các kế toán viên trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Đồng thời, công việc kinh doanh của công ty cũng được quản lý chặt chẽ hơn. Trong công ty, phòng kế toán có một vị trí vô cùng quan trọng. Tất cả các khâu công việc từ giai đoạn chuẩn bị sản xuất đến giai đoạn tiêu thụ đều được Phòng tài chính kế toán của công ty lập kế hoạch nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty là mối quan hệ theo chiều ngang. Các phòng ban trong công ty đều chịu sự giám sát của phòng tài chính kế toán về mặt tài chính. Phòng kỹ thuật, Phòng kế hoạch đầu tư, Ban KCS cùng phối hợp làm các nhiệm vụ lập kế hoạch, gửi kế hoạch, giao việc và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và trình giám đốc xét duyệt. Đối với những kế hoạch đã được ký duyệt và đi vào thực hiện thì dựa trên sự giao việc của phòng kế hoạch đầu tư, các đơn vị trực thuộc là: Nhà máy gạch ốp lát granit, Xí nghiệp kinh doanh, Phân xưởng cơ điện, Xí nghiệp xây lắp làm nhiệm vụ thực thi kế hoạch. Các phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu điều chuyển, hoá đơn GTGT... sau khi được phòng kỹ thuật, ban KCS phối hợp kiểm tra chất lượng của vật tư, sản phẩm , hàng hoá nhập, xuất sẽ được chuyển đến phòng tài chính kế toán của công ty để vào sổ kế toán. Đối với các phòng ban khác trong công ty như Văn phòng công ty, Phòng vật tư vận tải, Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ thì khi có bất cứ một chi phí hợp lý nào phát sinh đều phải gửi các chứng từ cần thiết khác lên Phòng tài chính kế toán để vào sổ. Như vậy, công việc của phòng kế toán có quan hệ chặt chẽ với tất cả các phòng ban trong công ty và đó là quan hệ song song. Tuy nhiên, đối với các đơn vị trực thuộc thì mối quan hệ giữa Phòng tài chính kế toán với các đơn vị đó là theo chiều dọc. Dựa vào sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thạch Bàn ta thấy Phòng tài chính kế toán của công ty sẽ thâu tóm mọi hoạt động tài chính kế toán của phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện, phân xưởng gia công nguyên liệu của Nhà máy gạch ốp lát granit, phòng kế hoạch, các văn phòng, chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Đối với các phòng ban, tổ nghiệp vụ này, công việc liên quan đến tài chính kế toán được làm theo sự hướng dẫn của Phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán làm nhiệm vụ tổng hợp công việc của các phòng ban đó thông qua các phiếu nhập, phiếu xuất, biên bản kiểm kê, hoá đơn bán hàng... định kỳ để vào sổ kế toán. Tóm lại, mối quan hệ của Phòng tài chính kế toán với tất cả các phòng ban, các tổ nghiệp vụ trong Công ty Thạch Bàn bao gồm cả mối quan hệ theo chiều ngang và mối quan hệ theo chiều dọc. Đây cũng chính là yêu cầu mà hình thức tổ chức kế toán tập trung đòi hỏi. Để tiện theo dõi công việc của kế toán, sau đây là công việc của từng phần hành kế toán cụ thể. 2. Phương pháp , quy trình hạch toán trên các phần hành kế toán cụ thể tại Công ty Thạch Bàn Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp sản xuất sử dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung. Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Các sổ kế toán tổng hợp được sử dụng theo phương pháp này là: Sổ Nhật ký chung, sổ Cái, Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, do doanh nghiệp sử dụng kế toán máy nên công việc vào sổ Nhật ký chung sẽ được máy tự động thực hiện. Đây chính là ưu điểm của kế toán máy, các kế toán viên chỉ cần cập nhật các chứng từ vào một loại sổ nhất định theo nguyên tắc cập nhật chứng từ của kế toán máy và máy sẽ tự động kết chuyển số liệu đến các phân hệ kế toán cần thiết nhằm giảm bớt công việc của kế toán viên. Ví dụ: hoá đơn bán hàng, chứng từ phải thu khác sẽ được cập nhật vào phân hệ kế toán công nợ phải thu như một sổ nhật ký đặc biệt sau đó máy sẽ tự động chuyển số liệu đến các phân hệ kế toán khác như: phân hệ kế toán tổng hợp, phân hệ kế toán vốn bằng tiền, đây cũng là số liệu để vào các sổ kế toán chi tiết công nợ TK 131, bảng tổng hợp chi tiết công nợ... Chính vì vậy, mặc dù mỗi kế toán viên đảm trách một phần hành kế toán cụ thể nhưng số liệu sẽ được tự động chuyển đến từng kế toán khi cần thiết. Trong Công ty Thạch Bàn, kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán các loại hàng tồn kho. Đây là phương pháp có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật, đồng thời nó cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Song đối với vật tư là loại hàng tồn kho có nhiều chủng loại thì việc sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên vẫn được sử dụng vì thông thường vật tư trong kho được xuất cho sản xuất vào cuối tháng. Như vậy, ưu điểm của phương pháp này vẫn được phát huy, đó là kế toán cũng có thể xác định lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, đối với một số dụng cụ như : đá mài, vỏ hộp... thì do đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp nên việc nhập xuất diễn ra rất thường xuyên nên để tiện cho công việc của kế toán thì phương pháp kiểm kê định kỳ được sử dụng để hạch toán lượng tồn kho. Sự khác biệt trên là tính linh hoạt, sáng tạo trong công việc của phòng kế toán cũng như bộ máy quản lý của Công ty Thạch Bàn. Để biết được công việc cụ thể của phòng kế toán ta cần tìm hiểu công việc của từng phần hành kế toán riêng biệt: a. Kế toán vật tư: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Thạch Bàn là sản xuất gạch granit có trình độ công nghệ cao với rất nhiều loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, vậy nên, công việc của kế toán vật tư là rất quan trọng và phức tạp. Nó được bắt đầu từ khâu lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch sửa chữa của công ty. Thông qua các kế hoạch này công ty sẽ có kế hoạch mua nguyên vật liệu hay mua các phụ tùng thay thế. Đó là một phong cách làm việc rất chặt chẽ, có khoa học của Công ty Thạch Bàn, mọi công việc đều được bắt đầu từ khâu lập kế hoạch. Khi các kế hoạch mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế được tiến hành thì các chứng từ hợp lệ sẽ là điều kiện để kế toán vật tư vào sổ kế toán. Các chứng từ hợp lệ ở đây là những chứng từ được hình thành trên cơ sở các kế hoạch đã được Phòng kế hoạch đầu tư, Phòng kỹ thuật xét duyệt về các tiêu chuẩn kỹ thuật, Phòng tài chính kế toán xét duyệt về tài chính và được Giám đốc ký duyệt. Sau đó, kế toán thanh toán là người lập phiếu chi. Các chứng từ đó bao gồm: * Chứng từ liên quan đến kế hoạch mua nguyên vật liệu: - Biên bản kiểm nghiệm hay phiếu kiểm tra thành phần hoá. - Phiếu nhập. - Giấy đề nghị tạm ứng. * Chứng từ liên quan đến bài phối liệu: - Phiếu xuất. * Chứng từ liên quan đến kế hoạch mua vật tư sửa chữa: - Giấy đề nghị tạm ứng. - Biên bản kiểm nghiệm. - Phiếu nhập. * Chứng từ liên quan đến sửa chữa lớn, sự cố: - Biên bản sự cố. - Dự toán sửa chữa lớn. - Phiếu xuất. Tuy nhiên, công việc của kế toán vật tư ở đây có sự khác biệt so với kế toán máy. Sự hạn chế của kế toán máy là chỉ cho phép tính giá vật tư xuất kho theo ba phương pháp là: giá thực tế đích danh, giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá nhập xuất trước xuất trước. Song, mặc dù làm việc trên phần mềm kế toán máy, kế toán vật tư đã sự thay đổi một chút phần mềm kế toán để phù hợp với đặc điểm kế toán vật tư của công ty. Khi vật tư được xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá của vật tư xuất kho là giá bình quân vào thời điểm xuất. Ngoài ra, đối với những loại nhiên liệu dùng cho quản lý như xăng dầu cho xe con thì kế toán sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh để hạch toán. Cuối tháng, kế toán vật tư sẽ tập hợp và vào sổ nghiệp vụ xuất vật tư và thông thường nghiệp vụ xuất vật tư cũng được thực hiện vào cuối tháng. Chính vì vậy, kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán vật tư tồn kho là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, khi xuất vật tư cho bộ phận nào kế toán sẽ hạch toán riêng biệt vật tư xuất kho cho bộ phận đó thông qua việc mở chi tiết cho từng tài khoản về vật tư. Do vậy, kế toán vật tư không cần sử dụng đến bảng phân bổ để phân bổ chi phí nguyên vật liệu đầu vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với phần hành kế toán này, các sổ kế toán chi tiết được sử dụng gồm có: - Sổ chi tiết công nợ phải trả TK331: + Do kế toán mở và mở theo kho tương ứng với thẻ kho. + Cơ sở để ghi sổ chi tiết là các chứng từ nhập xuất. - Bảng tổng hợp chi tiết vật tư (bảng kê nhập xuất tồn): Do doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán máy nên số liệu sau khi vào sổ chi tiết vật tư sẽ tự động kết chuyển sang bảng kê nhập xuất tồn. Vì vậy, cuối quý nếu cần thiết kế toán sẽ in từ máy ra, thông thường bảng kê này được kế toán vật tư in vào cuối năm. - Thẻ kho: + Dùng để phản ánh tình hình nhập xuất tồn vật tư về mặt số lượng + Được mở cho từng thứ vật tư (từng danh điểm vật tư), từng kho. + Thẻ kho do thủ kho ghi. + Cơ sở để ghi thẻ kho là các chứng từ nhập xuất. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ. + Cuối tháng, thủ kho tiến hành cộng nhập xuất tính số tồn trên từng thẻ kho. Như vậy, các chứng từ hợp lý hợp lệ sẽ được kế toán vật tư vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Nhưng do doanh nghiệp sử dụng kế toán máy nên số liệu sẽ được cập nhật một lần vào phân hệ kế toán công nợ phải trả hoặc phân hệ kế toán vật tư và máy sẽ tự động sẽ tự động kết chuyển sang các phân hệ kế toán khác và vào sổ kế toán chi tiết vật tư, sổ kế toán tổng hợp. Công việc của kế toán máy có thể được hình dung qua sơ đồ chức năng sau: Sơ đồ chức năng của phân hệ kế toán hàng tồn kho: Chứng từ: -Nhập mua, xuất vật tư cho sx. -Bảng thanh lý kết quả sản xuất kinh doanh. -Các chứng từ liên quan đến nhập xuất hàng hoá. Chuyển số liệu từ phân hệ KT khác sang: -Bán hàng. Phân hệ kế toán hàng tồn kho Chuyển số liệu sang các phân hệ KT khác: -C.nợ p.trả. -C.nợ p.thu. -KT CF và giá thành. -KT tổng hợp. Báo cáo : -Báo cáo hàng tồn kho(Sổ chi tiết TK 152, 153, thẻ kho,Bảng kê nhập xuất tồn) -Báo cáo hàng nhập -Báo cáo hàng xuất. b. Kế toán tiền lương và TSCĐ: Đây là bộ phận có nhiệm vụ làm lương, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương; đồng thời theo dõi và hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCD theo định kỳ. * Đối với việc làm lương và hạch toán tiền lương, tại Công ty Thạch Bàn lao động được phân chia thành lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất. Lao động trực tiếp sản xuất chính là những công nhân viên làm việc ở các phân xưởng sản xuất của Nhà máy gạch ốp lát granit trực tiếp tạo ra sản phẩm. Công việc tính lương được bắt đầu từ bảng chấm công, hệ số chia lương, bảng tính nguồn lương. Thông qua ba loại chứng từ trên, tổ nghiệp vụ tại các đơn vị trực thuộc sẽ lập bảng thanh toán tiền lương. Tổ nghiệp vụ chỉ có trách nhiệm tính lương còn văn phòng công ty có trách nhiệm xây dựng đơn giá tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương sau khi được Kế toán trưởng kiểm tra xác nhận và ký , Giám đốc duyệt sẽ là căn cứ để thanh toán tiền lương cho người lao động. Trong đó, sau khi trừ đi các khoản vay lương thì số còn lại chính là tiền lương thực tế mà doanh nghiêp phải trả cho công nhân sản xuất. Còn với lương của bộ phận gián tiếp, lương phục vụ, lương dự án do kế toán tiền lương của công ty làm. Như vậy, các chứng từ sử dụng để hạch toán tiền lương là: - Bảng thanh toán tiền lương và BHXH. - Bảng chấm công. - Bảng thanh lý kết quả sản xuất. - Biên bản nhập kho thành phẩm. Dựa vào các chứng từ liên quan đến tiền lương, kế toán tiền lương sẽ cập nhật vào Phân hệ kế toán tổng hợp ở menu "Phiếu kế toán" hoặc "Các bút toán định kỳ". Sau đó số liệu sẽ được máy tự động xử lý và lên các báo cáo cần thiết của doanh nghiệp. Số liệu mà kế toán tiền lương nhập vào là một trong các yếu tố để kế toán tổng hợp tính giá thành sản phẩm và lên các báo cáo. * Ngoài ra, do phải kiêm nhiệm thêm công việc của kế toán TSCĐ nên kế toán tiền lương và TSCĐ phải theo dõi, quản lý và hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ cũng như việc tính và hạch toán khấu hao. Các chứng từ tăng giảm TSCĐ được xuất phát từ các kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất và các quyết định tăng giảm TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy rằng các nghiệp vụ phát sinh của phần hành kế toán này là ít nhưng TSCĐ lại có giá trị rất lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Năm 2002 TSCĐ chiếm 48% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bất cứ một hoạt động tăng giảm TSCĐ cũng phải được tiến hành theo đúng quy định của công ty. Các chứng từ sử dụng để hạch toán ở phần hành kế toán này là: - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Thẻ TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Bảng quyết toán TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. - Biên bản giao nhận đánh giá lại TSCĐ. - Bảng phân bổ KH TSCĐ, sửa chữa lớn. Các chứng từ này được cập nhật vào phân hệ kế toán TSCĐ. Phân hệ này có chức năng theo dõi TSCĐ về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng.... Đồng thời, phân hệ kế toán TSCĐ cũng theo dõi tình hình tăng giảm, lý do tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao và lên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Nhưng mặt khác, đối với việc quản lý thêm bớt các bộ phận của TSCĐ trong trường hợp TSCĐ được sửa chữa nâng cấp, phần mềm kế toán máy Fast Accounting 97 chưa cho phép quản lý thêm bớt một bộ phận nào đó của tài sản. Mỗi khi thêm bớt một bộ phận nào đó của tài sản ta phải khai báo như là một tài sản độc lập. Mỗi khi bớt một tài sản thì ta phải khai báo giảm tài sản cũ và tạo một tài sản mới chính là tài sản sau khi bớt một bộ phận nào đó. Đối với tài sản giảm, kế toán phải khai báo lý do giảm, ngày giảm và máy sẽ tự động làm bút toán xoá sổ tài sản. Khi thôi không tính khấu hao tài sản kế toán cũng làm công việc khai báo tương tự trên. Khác với các phân hệ khác, phân hệ quản lý TSCĐ độc lập với các phân hệ còn lại nên dù lên được bảng phân bổ khấu hao nhưng không tự động hạch toán sang các phân hệ kế toán khác. Vì vậy, kế toán phải tự động gõ lại vào phân hệ kế toán tổng hợp. Sau khi số liệu được cập nhật vào phân hệ kế toán TSCĐ, máy sẽ tự động luân chuyển số liệu và lên các báo cáo về quản lý TSCĐ bao gồm: - Thẻ tài sản. - Bảng tính khấu hao. - Bảng phân bổ khấu hao. - Báo cáo tăng giảm tài sản. Các sổ sách này được lưu ở trong máy và khi cần kế toán sẽ in ra. Số liệu về tài sản mỗi năm được lưu ở một tệp tin riêng và đến cuối năm kế toán làm công việc khoá sổ năm làm việc cũ và chuyển số liệu sang năm làm việc mới. c. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Quá trình tiêu thụ thành phẩm là khâu quan trọng nhất đối với Công ty Thạch Bàn nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Trong Công ty Thạch Bàn việc hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm được cùng một kế toán làm. Việc hạch toán thành phẩm nhập xuất được kế toán hạch toán trên phân hệ kế toán hàng tồn kho. Công việc của kế toán thành phẩm được bắt đầu từ khâu nhập kho thành phẩm. Các chứng từ sử dụng cho phần hành kế toán này là: - Phiếu nhập kho thành phẩm. - Bảng tính giá thành thành phẩm. - Phiếu nhập hàng bán bị trả lại. - Phiếu xuất điều chuyển, phiếu xuất trả lại nhà cung cấp và xuất khác. - Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang và bán thành phẩm. Tuy nhiên, trên phiếu nhập kho thành phẩm, kế toán chỉ phản ánh thành phẩm nhập kho về mặt số lượng, còn về mặt giá trị kế toán không phản ánh. Cuối quý, sau khi kế toán tổng hợp tính xong giá thành của thành phẩm nhập kho thì số liệu sẽ được máy tự động chuyển vào phiếu nhập. Một lần nữa công việc của các kế toán viên lại đươc giảm bớt, máy sẽ thay kế toán vào các loại sổ còn lại. Đồng thời, máy sẽ chuyển số liệu đến các phân hệ kế toán tổng hợp, kế toán công nợ phải trả, kế toán công nợ phải thu. Bên cạnh đó, phân hệ kế toán này cũng nhận số liệu từ phân hệ kế toán bán hàng chuyển sang. Sổ sách được mở để theo dõi loại hàng tồn kho này là: - Sổ chi tiết tài khoản 155. - Bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm. - Báo cáo hàng nhập. - Báo cáo hàng xuất. Cùng với việc theo dõi và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm cũng được cùng một kế toán của doanh nghiệp thực hiện. Công ty Thạch Bàn có sản phẩm chính là gạch ốp lát Granit. Để tiêu thụ sản phẩm gạch granite, công ty có thể tiến hành theo hài hình thức bán sản phẩm đó là: Bán trực tiếp tại công ty và bán thông qua đại lý. Hình thức bán trực tiếp tại công ty có 2 hình thức bán lẻ và bán buôn nhưng chủ yếu là bán buôn. Công ty sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với các mức khối lượng mua khác nhau. Với hệ thống đại lý bán hàng rộng lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam thì bán thông qua đại lý là hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty. Hệ thống đại lý của công ty được phân chia thành nhiều loại khác nhau như: Tổng đại lý, đại lý ký quỹ, cửa hàng gửi mẫu, Văn phòng chi nhánh. Nói chung, trên đây là 2 hình thức tiêu thụ sản phẩm gạch granit của công ty. Nhưng chúng đều là hình thức bán đứt vì đối với cả bán trực tiếp và bán thông qua đại lý, khi sản phẩm được giao cho khách hàng, ra khỏi công ty là coi như sản phẩm đã được bán. Vì khi đó hóa đơn bán hàng đã được lập và thủ kho mới xuất kho Sản phẩm Granite của công ty được tiêu thụ chủ yếu thông qua hệ thống tổng đại lý chiếm 71,9% tổng sản lượng. Các cửa hàng và chi nhánh của công ty tiêu thụ 14,7% tổng sản lượng, đại lý ký quỹ chiếm 9,2% và cửa hàng gửi mẫu chiếm 0,02%. Các cửa hàng gửi mẫu là lực lượng bán hàng trực tiếp và phân bổ rộng khắp; hệ thống đại lý là lực lượng chủ đạo trong tổ chức tiêu thụ. Việc tiêu thụ thành phẩm được bắt đầu từ khi thành phẩm được xuất kho giao cho đại lý hoặc tiêu thụ trực tiếp. Các chứng từ được sử dụng trong trường hợp này gồm có: - Hoá đơn bán hàng. - Phiếu nhập hàng bán bị trả lại. - Phiếu thu tiền mặt, tiền gửi. Các chứng từ này không được cập nhật ở cùng một phân hệ kế toán mà nó liên quan đến nhiều phân hệ kế toán khác nhau. Hoá đơn bán hàng được cập nhật ở phân hệ kế toán bán hàng. Sau đó số liệu sẽ tự động chuyển đến phân hệ kế toán hàng tồn kho, công nợ phải thu và kế toán tổng hợp. Còn với chứng từ hàng bán bị trả lại thì phần tăng giá trị hàng tồn kho được cập nhật ở phân hệ kế toán hàng tồn kho. Ngoài ra, tất cả các phần liên quan đến công nợ, thuế, chiết khấu được cập nhật ở phân hệ kế toán công nợ phải thu. Các chứng từ liên quan đến thu tiền bán hàng được kế toán cập nhật ở phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Đối với trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì cùng một lúc kế toán sẽ cập nhật cả hai loại chứng từ là hoá đơn bán hàng và phiếu thu. Hoá đơn bán hàng sẽ được chương trình dùng để quản lý các mặt hàng, lên báo cáo thuế GTGT còn phiếu thu sẽ dùng để hạch toán kế toán. Giá vốn hàng bán được tính theo phương pháp giá bình quân cuối quý. Vì vậy, cuối quý sau khi giá được tính, chương trình sẽ tự động cập nhật vào các phiếu xuất bán. Các sổ sách được sử dụng trong phần hành kế toán này bao gồm: - Bảng kê hoá đơn bán hàng. - Sổ nhật ký bán hàng. - Bảng kê hoá đơn của một mặt hàng. - Bảng kê hoá đơn nhóm theo khách hàng. - Bảng kê hoá đơn nhóm theo hợp đồng, vụ việc. - Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng. - Báo cáo phân tích bán hàng theo thời gian. - Báo cáo tổng hợp tiêu thụ theo giá bán. - Sổ chi tiết của một tài khoản. - Bảng tổng hợp chữ T của một tài khoản. - Bảng kê hoá đơn nhóm theo dạng xuất bán. - Bảng kê hoá đơn của một khách hàng. - Danh mục giá bán. Sơ đồ tổ chức của phân hệ kế toán bán hàng Chứng từ: -Hoá đơn bán hàng. Phân hệ kế toán bán hàng. Số liệu từ các phân hệ khác chuyển sang: Chuyển số liệu sang các phân hệ khác: -C.nợ phải thu. -C.nợ phải trả. -Kế toán tổng hợp. Báo cáo: -Bảng kê HĐ BH. -Báo cáo TH tiêu thụ SP. -Báo cáo p.tích t.thụ SP d. Kế toán thanh toán: Công việc của kế toán thanh toán là rất rộng. Kế toán thanh toán lấy số liệu trên sổ chi tiết tài khoản 152, 153... để cân đối phát sinh công nợ. Sau đó, số liệu được chuyển sang phòng kế hoạch đầu tư để lập kế hoạch trả nợ. Kế hoạch trả nợ được chuyển về phòng kế toán và kế toán tiến hành trả nợ. Thông thường việc trả nợ của công ty được thực hiện bằng chuyển khoản. Giấy báo có của ngân hàng là chứng từ để kế toán thanh toán vào sổ. Trong trường hợp giải quyết tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thông qua giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ liên quan được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt kế toán sẽ lập phiếu chi. Trường hợp thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng thì giấy giới thiệu kèm chứng minh thư cùng một số giấy tờ liên quan được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt là điều kiện để kế toán thanh toán lập phiếu chi. Đồng thời kế toán thanh toán cũng làm các công việc như theo dõi công nợ của khách hàng, công nợ cá nhân và lập các phiếu thu. Như vậy, các chứng từ mà kế toán thanh toán sử dụng để vào sổ là: - Phiếu thu, phiếu chi. - Giấy báo có, báo nợ. - Chứng từ mua bán ngoại tệ. Các chứng từ này sẽ được kế toán thanh toán nhập vào máy trên phân hệ kế toán vốn bằng tiền. Sau đó số liệu sẽ được chuyển sang các phân hệ kế toán khác là: kế toán tổng hợp, kế toán công nợ phải thu, kế toán công nợ phải trả. Các báo cáo của phân hệ kế toán này là: - Sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản 111, 112. - Sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền. - Báo cáo số dư tại quỹ và tại ngân hàng. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bảng cân đối phát sinh theo ngày của một tài khoản. - Bảng kê chứng từ và bảng kê chứng từ của một tài khoản. - Bảng tổng hợp phát sinh của một tài khoản. Dòng luân chuyển số liệu trong phân hệ kế toán này được mô tả bằng sơ đồ sau: Chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi. Báo có, báo nợ... Phân hệ kế toán vốn bằng tiền Chuyển số liệu sang các phân hệ khác: -Kế toán TH -C.nợ phải thu -C.nợ phải trả Số liệu chuyển từ các phân hệ kế toán khác sang: Báo cáo: -Sổ quỹ, sổ ngân hàng. -Nhậtký thu, chi... e. Kế toán hàng hoá và thống kê tổng hợp Ngoài việc sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty Thạch Bàn còn kinh doanh thêm ngành nghề phụ như kinh doanh lan can cầu thang Inoc, thép... Khi mua hàng hóa về, các chứng từ mà kế toán viên sử dụng để hạch toán là: - Phiếu nhập mua hàng hoá. - Phiếu xuất bán hàng hóa. Hàng hoá mua về sẽ được cập nhật vào phân hệ kế toán mua hàng và phân hệ kế toán công nợ phải trả. Sau đó số liệu sẽ tự động chuyển sang phân hệ kế toán hàng tồn kho và phân hệ kế toán tổng hợp. Khi hàng hoá được xuất bán, căn cứ vào các chứng từ sau kế toán nhập phiếu xuất hàng: - Hoá đơn bán hàng. - Phiếu nhập hàng bán bị trả lại. Hàng hóa bán ra được kế toán cập nhật trong phân hệ kế toán bán hàng. Sau đó máy sẽ tự động chuyển số liệu đến các phân hệ kế toán khác. Các báo cáo gồm có: - Báo cáo tổng hợp tiêu thụ hàng hóa. - Báo cáo phân tích tiêu thụ hàng hoá. - Bảng kê hoá đơn bán hàng. - Sổ chi tiết tài khoản 156. Sơ đồ dòng luân chuyển số liệu chính là các sơ đồ của phân hệ kế toán hàng tồn kho và bán hàng đã được vẽ ở trên. Công việc lập các báo cáo thuế cũng là của nhân viên kế toán hàng hoávà thống kê tổng hợp. Các số liệu về thuế GTGT sẽ được chuyển từ các phân hệ kế toán khác sang. Kế toán viên có nhiệm vụ lên các báo cáo GTGT nhằm xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc được Nhà nước hoàn lại. f. Kế toán tổng hợp: Do nhiệm vụ của kế toán tổng hợp là tính giá thành phẩm nhập kho nên công việc được bắt đầu từ bảng chấm công , bảng tính lương, bảng kiểm kê sản phẩm dở dang. Tuy nhiên kế toán tổng hợp không phải hạch toán mà chỉ lấy số liệu từ các phân hệ kế toán tổng hợp khác chuyển sang để lên bảng tính giá thành sản phẩm vào cuối quý. Sau khi tính xong máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các phiếu nhập kho thành phẩm. Đồng thời, kế toán tổng hợp vào các menu và cập nhật phiếu kế toán, bút toán định kỳ, bút toán kết chuyển tự động, bút toán phân bổ tự động. Kết hợp với số liệu kế toán từ các phân hệ kế toán khác chuyển sang: công nợ phải thu, công nợ phải trả, vốn bằng tiền, bán hàng, mua hàng, hàng tồn kho để lên các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, báo cáo thuế. Các loại sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung bao gồm: Sổ nhật ký chung. Sổ nhật ký thu tiền. Sổ nhật ký chi tiền. Sổ nhật ký bán hàng. Sổ nhật ký mua hàng. Sổ cái của một tài khoản. Sổ cái tài khoản. Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản. Sổ tổng hợp chữ T lên cho tất cả các tài khoản. Bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản. Số dư cuối kỳ của các tài khoản. Số dư đầu kỳ của các tài khoản. 3. Tình hình lập báo cáo tại Công ty Thạch Bàn: Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp Nhà nước nên hàng quý công ty phải lập báo cáo tài chính để gửi lên các cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan tài chính, cục thuế, cơ quan thống kê, doanh nghiệp cấp trên, cơ quan đăng ký kinh doanh. Báo cáo tài chính của công ty gồm có: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp, hàng qúy kế toán doanh nghiệp lập báo cáo quyết toán bao gồm các báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. Kết quả sản xuất kinh doanh từng bộ phận. Báo cáo thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu. Báo cáo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Báo cáo quỹ xí nghiệp. Báo cáo khấu hao TSCĐ. Báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Báo cáo chi tiết tăng giảm TSCĐ. Báo cáo thu chi BHXH, KPCĐ. Bảng phân tích giá thành sản phẩm. Báo cáo xây dựng cơ bản dở dang. Báo cáo quyết toán quỹ lương. Báo cáo tình hình vay trả ngân hàng. Báo cáo số dư tiền gửi, tiền vay, lãi phải trả ngân hàng. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 131. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 331. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 1388. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 141. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 311. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 311. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 336. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 341. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 342. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 338. Tổng hợp số dư công nợ tài khoản 344. Các báo cáo do các kế toán viên trong phòng kế toán lập và do Kế toán trưởng ký duyệt sau đó trình cho Giám đốc ký. Qua các báo cáo trên ta có thể rút ra nhận xét rằng việc sử dụng kế toán máy rất thuận tiện, đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp một cách ưu việt. Tuy rằng số lượng báo cáo là rất nhiều song việc lập báo cáo lại không tốn nhiều thời gian vì nó đã được máy tự động lên sẵn. Cuối quý, các kế toán viên chỉ cần in các báo cáo từ trong máy ra. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như quy mô của bài viết, sau đây em chỉ xin đưa ra bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để minh hoạ cụ thể: Bảng cân đối kế toán Quý III năm 2002 Ngày 30 tháng 9 năm 2002 Mã Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ 100 A.Tài sản LĐ và Đt ngắn hạn 108,329,550,250 129,255,332,079 110 I. Vốn bằng tiền 676,989,987 823,040,506 111 1. Tiền mặt(111) 587,882,644 602,124,146 112 2. Tiền gửi ngân hàng(112) 89,107,343 166,614,232 113 3. Tiền đang chuyển 0 54,302,128 120 II. Đầu tư ngắn hạn 0 0 121 1. Đầu tư chứng khoán NH (121) 0 0 128 2. Đầu tư ngắn hạn khác (128) 0 0 129 3. DP giảm giá đầu tư NH (129) 0 0 130 III. Các khoản phải thu 49,872,423,863 336,52,435,306 131 1. Phải thu của khách hàng(131) 48,260,403,427 32,270,759,541 132 2. Trả trớc cho ngời bán (331) 1,505,012,620 1,250,366,868 133 3. Thuế GTGT đợc khấu trừ 0 0 134 4. Phải thu nội bộ (136) 0 0 135 - Phải thu nội bộ (1361) 0 0 136 - Phải thu nội bộ khác (1368) 0 0 138 5. Phải thu khác 107,007,816 131,308,897 139 6. Dự phòng p.thu khó đòi 0 0 140 IV. Hàng tồn kho 53,558,440,978 83,232,385,269 141 1. Hàng đang đi đờng (151) 0 0 142 2. Nguyên vật liệu (152) 23,021,764,982 24,312,443,374 143 3. Công cụ, dụng cụ (153) 2,056,480,313 1,645,948,619 144 4. Chi phí SXKD dở dang (154) 7,085,300,357 18,527,597,822 145 5. Thành phẩm (155) 20,880,183,046 38,282,391,476 146 6. Hàng hoá (156) 514,712,280 646,003,978 147 8. Hàng gửi bán (157) 0 0 149 9. DP giảm giá hàng tồn (159) 0 0 150 V. Tài sản lưu động khác 4,221,695,422 11,547,470,998 151 1. Tạm ứng (141) 4,003,273,106 3,857,457,614 152 2. Chi phí trả trước (1421) 0 0 153 3. Chi phí chờ kết chuyển (1422) 218,422,316 7,690,013,384 154 4. Tài sản thiếu chờ x.lý (1381) 0 0 155 5. Thế chấp, ký quỹ ngắn hạn (144) 0 0 160 VI. Chi sự nghiệp (161) 0 0 161 1. Chi sự nghiệp năm trước (1611) 0 0 162 2. Chi sự nghiệp năm nay (1612) 0 0 200 B. TSCĐ và đầu tư DH 104,276,053,083 108,544,010,346 210 I. Tài sản cố định 102,199,764,422 91,723,016,331 211 1. TSCĐ hữu hình (211) 101,063,441,422 90,586,693,331 212 - Nguyên giá (211) 162,820,387,064 165,432,296,482 213 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2141) -61,756,945,642 -74,845,603,151 214 2. TSCĐ thuê tài chính (212) 1,136,323,000 1,136,323,000 215 - Nguyên giá (212) 1,136,323,000 1,136,323,000 216 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2142) 0 0 217 3. TSCĐ vô hình (213) 0 0 218 - Nguyên giá (213) 0 0 219 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2143) 0 0 220 II. Đầu tư tài chính dài hạn 0 500,000,000 221 1. Đầu tư chứng khoán DH (221) 0 500,000,000 222 2. Góp vốn liên doanh (222) 0 0 228 3. Đầu tư dài hạn khác (228) 0 0 229 4. DP giảm giá đầu tư DH (229) 0 0 230 III. XDCB dở dang (241) 262,686,481 16,199,691,695 240 IV. Ký quỹ, ký cược DH (244) 1,813,602,900 121,302,320 250 Tổng cộng tài sản 212,605,604,053 237,799,342,425 300 A. Nợ phải trả 200,000,013,260 225,000,697,087 310 I. Nợ ngắn hạn 116,554,034,765 165,460,138,214 311 1. Vay ngắn hạn (311) 94,288,799,950 115,322,328,212 312 2. Nợ dài hạn đến hạn trả (315) 0 0 313 3. Phải trả cho ngời bán (331) 12,304,455,299 27,254,028,827 314 4. Ngời mua trả tiền trước (131) 1,896,854,671 12,831,534,318 315 5. Thuế & các khoản phải nộp (333) 3,634,121,877 820,587,151 316 6. Phải trả công nhân viên (334) 1,184,131,837 963,559,387 317 7. Phải trả nội bộ (336) 248,838,175 763,867,052 318 8. Phải trả & phải nộp khác 2,996,832,956 7,504,233,267 320 II. Nợ dài hạn 74,115,978,495 49,776,185,900 321 1. Vay dài hạn (341) 64,683,215,679 48,707,509,632 322 2. Nợ dài hạn (342) 9,432,762,816 1,068,676,268 330 III. Nợ khác 9,330,000,000 9,764,372,973 331 1. Chi phí phải trả (335) 0 -315,627,027 332 2. Tài sản thừa chờ x.lý (3381) 0 0 333 3. Nhận ký quỹ, ký cược DH (344) 9,330,000,000 10,080,000,000 400 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 12,605,590,793 12,798,645,338 410 I. Nguồn vốn- Quỹ 12,605,590,793 12,798,645,338 411 1. Nguồn vốn kinh doanh (411) 6,496,315,258 6,996,315,258 412 2. C.lệch đánh giá tại TS (412) 0 0 413 3. Chênh lệch tỷ giá (413) 0 0 414 4. Quỹ đầu tư phát triển (414) 3,445,091,386 2,995,091,386 415 5. Quỹ dự phòng tài chính (415) 691,018,278 691,018,278 416 6. Q. DP & TC mất việc làm (416) 345,509,139 345,509,139 414 7. Lãi chưa phân phối (421) 1,673,256,677 2,124,440,884 417 8. Quỹ khen thởng, phúc lợi (431) -55,599,945 -316,229,607 418 9. Nguồn vốn đầu tư XDCB (441) 0 0 420 II. Nguồn kinh phí 0 0 421 1. Quỹ q.lý của cấp trên (451) 0 0 422 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp (461) 0 0 423 - Nguồn KPSN năm trước (4611) 0 0 424 - Nguồn KPSN năm nay (4612) 0 0 430 tổng cộng nguồn vốn 212,605,604,053 237,799,342,425 Bảng cân đối kế toán này do kế toán tổng hợp lập và sau đó đưa kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. 5.Những đánh giá chung về công việc kế toán tại Công ty Thạch Bàn và một số giải pháp cho những tồn tại trong công ty. Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sản xuất gạch ốp lát granite. Trong những năm độc chiếm trên thị trường Việt Nam sản phẩm gạch ốp lát đã mang lại cho công ty lợi nhuận cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của gạch ốp lát các công ty trong nước và hàng ngoại nhập. Hiện nay,sản lượng gạch ốp lát trên thị trường đã tăng vượt quá mức cầu trên thị trường. Không những vậy, trong năm 2001 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất gạch ốp lát mới và đang thực hiện triển khai các dự án tại Liên bang Nga, Hà Tây, Bình Dương. Vì vậy, việc quy hoạch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng cần nguồn tài chính lớn mạnh. Tất cả đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới công tác tài chính của công ty. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, phòng tài chính kế toán đã có sự củng cố, sắp xếp lại nhân lực và củng cố nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng. Sự đổi mới trong thời điểm hiện nay của công ty Thạch Bàn là hoàn toàn hợp lý và cần thiết song trong đó cũng có những vấn đề mà phòng tài chính kế toán cần khắc phục. Về công tác tổ chức lao động trong phòng kế toán, hiện nay phòng có 12 nhân viên. So với đầu năm 2001, số lượng nhân viên trong phòng đã tăng thêm 4 người. Sự tăng thêm này đã làm cho công việc kế toán trong phòng trở nên nhanh chóng, có sự chuyên môn hoá hơn. Cùng với sự phát triển mở rộng quy mô sản xuất và việc triển khai cùng một lúc nhiều dự án thì sự tăng thêm lượng nhân viên trong phòng tài chính kế toán là một yêu cầu khách quan. Hơn nữa, số lượng nhân viên tăng thêm đều là những người có trình độ đại học, sau thời gian thử việc đều đáp ứng được yêu cầu của công việc kế toán tại công ty. Đây cũng là những dấu hiệu chủ quan nhằm nâng cao chất lượng kế toán trong công ty ThạchBàn. Tuy nhiên, sự tăng thêm nhanh chóng của đội ngũ nhân viên trong phòng cũng tạo ra sự bất hợp lý. Hiện nay, do số lượng kế toán trong phòng quá đông nên có những nhân viên trở nên rỗi rãi. Nguyên nhân là do sự tăng lên này nhanh hơn nhiều so với sự tăng quy mô của doanh nghiệp. Hơn nữa số lượng nhân viên cần đào tạo để phục vụ cho các dự án hiện chưa cần đến. Các dự án đang trong thời gian triển khai chưa đi vào sản xuất nên công việc kế toán rất đơn giản. Điều này khiến cho có những phần hành kế toán trong công ty do hai nhân viên kế toán cùng đảm trách là không cần thiết. Đây là tồn tại trong công tác tổ chức lao động trong phòng kế toán. Về công tác tổ chức và tiến hành hạch toán kế toán tại công ty Thạch Bàn, các tài khoản và sổ sách mà công ty sử dụng được dựa trên những quy định mà Bộ tài chính đã ban hành theo quyết định 1141QĐ/BTC ngày 1 tháng 11 năm 1995. Các tài khoản mà công ty sử dụng được quy định trong máy tính của phòng và được chi tiết thành các tiểu khoản riêng biệt để giúp cho việc quản lý số liệu cũng như việc theo dõi các hoạt động được cụ thể, dễ dàng hơn. Đây là sự linh hoạt của bộ máy kế toán trong công ty. Bên cạnh đó, phần hạch toán vật tư do kế toán vật tư đảm trách trong phòng còn được theo dõi trên một phần mềm riêng biệt do kế toán vật tư tự lập trình. Điều này cũng thể hiện sự năng động cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viên phòng kế toán. Theo phần mềm này, nhân viên kế toán vật tư có thể hạch toán giá vật tư xuất kho theo phương pháp giá bình quân tại thời điểm xuất mà không phải theo khuôn mẫu như chương trình kế toán máy đặt ra cho các doanh nghiệp sử dụng phần mềm này là sử dụng một trong ba loại giá: giá thực tế đích danh, giá bình quân theo tháng hoặc quý, giá nhập trước -xuất trước. Phương pháp giá bình quân tại thời điểm xuất hay giá bình quân sau mỗi lần nhập là phù hợp hơn cả. Ngoài ra, khi hạch toán hàng giao cho đại lý để tiêu thụ, doanh nghiệp lại hạch toán như là hàng đã tiêu thụ khi ra khỏi kho của doanh nghiệp. Trên thực tế, hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi hàng đã ra khỏi kho của công ty và kế toán đã lập hoá đơn bán hàng cho người mua. Doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ theo hai hình thức là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ thông qua đại lý nhưng đối với hình thức giao đại lý cũng được doanh nghiệp hạch toán như là tiêu thụ ngay. Đây là sự khác biệt trong việc áp dụng chế độ song không ảnh hưởng gì đến tình hình hạch toán cũng như việc xác định kết quả kinh doanh của công ty. Trên đây là một số sự khác biệt trong công tác tổ chức kế toán của công ty Thạch Bàn. Sự khác biệt đó có cả yếu tố linh hoạt và yếu tố bất cập cần giải quyết. Đối với công tác tổ chức lao động trong phòng kế toán, để giải quyết sự rỗi rãi của nguồn nhân lực và chuẩn bị phục vụ cho các dự án được tốt, công ty nên cử những cán bộ trong phòng chưa có trình độ đại học đi học trong thời gian này để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Khi kết thúc khoá học, những cán bộ này sẽ có kiến thức tốt hơn để phục vụ cho công tác kế toán của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty trong những năm tới. Đối với những dự án, công ty cần có kế hoạch đào tạo các cán bộ kế toán song phải đúng thời điểm, tránh tình trạng dư thừa. Bên cạnh đó, hiện nay Bộ tài chính ban hành bốn chuẩn mực kế toán theo quyết đinh số 149/2001/QĐ/BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 nhưng doanh nghiệp vẫn chưa áp dụng. Để phù hợp với sự thay đổi chung của đất nước, trong năm 2003 doanh nghiệp cần đưa vào áp dụng bốn chuẩn mực này theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 10 năm đã hướng dẫn. Tuy là một doanh nghiệp nhà nước, được ngân sách cấp vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng công ty Thạch Bàn luôn cố gắng hết mình để tồn tại, phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Đã có lúc công ty gặp khó khăn trong công việc kinh doanh của mình song công ty đều vượt qua và lớn mạnh như ngày nay. Đóng góp vào kết quả đó một phần to lớn là của cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán. Kết luận Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, công ty Thạch Bàn trong những năm qua đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Mặc dù sản phẩm gạch ốp lát của công ty mới chỉ xuất hiện cách đây 5 năm nhưng đã được thị trường chấp nhận và công ty đang mở rộng thị trường ra khỏi biên giới của đất nước. Trong sự thay đổi đó, bộ máy kế toán của công ty cũng được hoàn thiện và là công cụ đắc lực trong hệ thống bộ máy quản lý của công ty. Được tiếp cận với công nghệ hiện đại, bộ máy kế toán của công ty Thạch Bàn sử dụng kế toán máy để thay thế các loại sổ và giảm bớt các thao tác trong công việc đã giúp cho công việc kế toán ở đây có hiệu quả cao. Được thực tập tại công ty Thạch Bàn, trong thời gian qua em đã được làm quen với công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tổng quát. Riêng với công việc kế toán, lần đầu tiên em đã có những buổi thực hành bổ ích về công việc của mình. Trong thời gian thực tập qua, em đã nhận biết cụ thể, chi tiết về việc tổ chức bộ máy kế toán cũng như các công việc của một kế toán viên. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nghiêm Văn Lợi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, trang bị cho em những kiến thức để tiếp cận với doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài viết của em được tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35544.DOC