Đề tài Tổng quan về công ty điện lực Thủ Đức

Tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty điện lực Thủ Đức: LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô Khoa Hệ thống điện cùng toàn thể các thầy cô trường Cao Đẳng Điện Lực Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy nhiệt tình và truyền thụ những kiến thức quý báu để em có sự hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của điện năng đối với cuộc sống cũng như sự nguy hiểm của điện để đề phòng những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Sau thời gian thực tập tại Công ty Điện lực Thủ Đức, với sự hướng dẫn tận tình của các anh, chị ở các phòng, đội chức năng tại công ty. Em đã hiểu thêm nhiều điều về công tác tố chức, chức năng, nhiệm vụ cúa Công ty Điện lực Thủ Đức, cũng như công tác vận hành, quản lý, sửa chữa lưới điện. Đặc biệt với sự nhiệt tình, luôn hoà nhã của các cán bộ, công nhân tại Công ty, đã giúp em dễ dàng tiếp cận với công tác thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Điện lực Thủ Đức đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin cảm ơn: anh Khanh (phó trưởng phòng – phòng KT) và tập thể phòng KT,...

doc64 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty điện lực Thủ Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô Khoa Hệ thống điện cùng toàn thể các thầy cô trường Cao Đẳng Điện Lực Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy nhiệt tình và truyền thụ những kiến thức quý báu để em có sự hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của điện năng đối với cuộc sống cũng như sự nguy hiểm của điện để đề phòng những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Sau thời gian thực tập tại Công ty Điện lực Thủ Đức, với sự hướng dẫn tận tình của các anh, chị ở các phòng, đội chức năng tại công ty. Em đã hiểu thêm nhiều điều về công tác tố chức, chức năng, nhiệm vụ cúa Công ty Điện lực Thủ Đức, cũng như công tác vận hành, quản lý, sửa chữa lưới điện. Đặc biệt với sự nhiệt tình, luôn hoà nhã của các cán bộ, công nhân tại Công ty, đã giúp em dễ dàng tiếp cận với công tác thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Điện lực Thủ Đức đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin cảm ơn: anh Khanh (phó trưởng phòng – phòng KT) và tập thể phòng KT, anh Thịnh (phó trưởng phòng – phòng KT&ATBHLĐ) và tập thể phòng KT&ATBHLĐ, chú Đức (Đội trưởng – Đội VHLĐ) và tập thể đội VHLĐ, chú Chiếng (Đội trưởng – Đội QLLĐ) và tập thể đội QLLĐ, anh Văn (Đội trưởng – Đội QLĐK), anh Quang (Tổ trưởng – Tổ TH QLĐK) và tập thể đội QLĐK đã hướng dẫn em trong đợt thực tập này. Trân trọng cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HCM Nhận xét, đánh giá quá trình thực tập của sinh viên: TP.HCM, ngày … tháng … năm 2012 DUYỆT HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Nhận xét, đánh giá quá trình thực tập của sinh viên: Điểm thực tập: Tổng điểm ........./10 điểm TP.HCM, ngày … tháng … năm 2012 GIÁM ĐỐC MỤC LỤC Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC Thông tin chung: Tên gọi: Công ty Điện lực Thủ Đức Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 647 Tỉnh lộ 43, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức Điện thoại: (84-8) 22.403.380 – 22.180.234 Fax: (84-8) 38.965.380 Email: thuduc.kd@evn.com.vn; dltd@hcmpc.com.vn Lịch sử hình thành và phát triển: Các văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định số 1595/QĐ/TCCB 3, ngày 07/8/1976 của Bộ Điện và Than về việc thành lập Sở Quản lý và phân phối Điện TP Hồ Chí Minh. Quyết định số 2479/ĐT/TCCB 3, ngày 21/12/1977của Bộ Điện và Than về việc chuyển các khu khai thác thành các chi nhánh điện và hạch toán kinh tế trong nội bộ của Sở, được sử dụng con dấu riêng. Quyết định số 15/ĐL/TCCB.3, ngày 09/5/1981 của Bộ Điện Lực về việc quy định tên gọi của các Cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực. Quyết định số 29/ĐVN/HĐQT-TCCB-LĐ, ngày 13/01/1999 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc thành lập lại Điện lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Quyết định 135/ĐVN/HCM.III ngày 09/05/1995 của Giám đốc Công ty Điện lực TP. HCM về điều lệ tổ chức và hoạt động của Điện lực Thủ Đức. Quá trình hình thành và phát triển Điện lực: Trước và đến năm 1975, Điện lực Thủ Đức bấy giờ là một chi khu thuộc khu Thủ Đức-Biên Hòa thuộc công ty Điện nước Biên Hòa chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức( bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay); Năm 1976 Chi khu Thủ Đức được đổi tên thành chi nhánh Điện Thủ Đức trực thuộc Sở Quản lý và phân phối điện Công ty Điện Lực 2 có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức (bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay). Vào cuối năm 1977 chi nhánh Điện Lực Thủ Đức thuộc sở Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh (quyết dịnh số 2479-ĐL/TCCB.3 ngày 21/12/1977). Năm 1999 Điện Lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố HCM theo quyết định số 29/ĐVN/HCM/HĐQT-TCCB-LĐ ngày 13/01/1999 của Hội đồng Quản Trị Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (Nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) V/v thành lập lại Điện lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố. Hồ Chí Minh. Với sự phát triển số lượng khách hàng sử dụng điện, năm 2003, Điện lực Thủ Đức được tách thành 02 Điện lực: Điện lực Thủ Thiêm (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận 2, Quận 9); Điện lực Thủ Đức (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận Thủ Đức). Ngày 05/02/2010 Bộ công thương ban hành quyết định số 768/QĐ – BCT về việc thành lập công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực TP. HCM. Ngày 01/07/2010 Điện lực Thủ Đức được nâng lên thành Công ty Điện Lực Thủ Đức. Đặc điểm hoạt động: Công ty Điện Lực Thủ Đức là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Điện Lực TP.HCM, có chức năng quản lý, phân phối lưới điện đến 15 kV, kinh doanh dịch vụ Viễn Thông trên địa bàn Quận Thủ Đức. Phân phối điện năng, vận hành và sửa chữa lưới điện, ký kết hợp đồng mua bán điện và viễn thông, cung ứng sử dụng điện, thu tiền điện... trong địa bàn được phân công. Thay mặt Công Ty Điện Lực TP.HCM ký kết hợp đồng mua bán điện năng, dịch vụ viễn thông với khách hàng trên địa bàn quản lý. Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký bao gồm: Kinh doanh điện năng. Vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng lưới điện, phân phối. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên quan. Tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình lưới điện đến cấp điện áp 35kV. Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng. Phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kinh doanh của Điện lực: Quận Thủ Đức - Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty Điện lực Thủ Đức đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Cơ cấu tổ chức: Về cơ cấu tổ chức, Công ty Điện lực Thủ Đức bao gồm: 01 Giám đốc 03 Phó Giám đốc: Đầu tư xây dựng, Kinh Doanh và Kỹ Thuật. 13 Phòng đội, 01 Ban: 08 Phòng: Văn Phòng; Phòng Tổ chức và nhân sự; Phòng Tài Chánh - Kế Toán; Phòng Kỹ Thuật và An toàn BHLĐ; Phòng Kế Hoạch và Vật Tư; Phòng Quản lý Đầu tư; Phòng Kinh Doanh; Phòng Công nghệ Thông tin. 05 Đội: Đội Quản Lý Khách Hàng; Đội Quản Lý Điện Kế; Đội Thu Ngân; Đội Quản Lý Lưới Điện; Đội Vận Hành Lưới Điện. 01 Ban: Ban Quản Lý Dự Án. Sơ đồ tổ chức: GIÁM ĐỐC CTY ÐIỆN LỰC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH ĐỘI VHLĐ ĐỘI QLLĐ VĂN PHÒNG PHÒNG TCKT PHÒNG KHVT PHÒNG KINH DOANH ĐỘI QLKH ĐỘI THU NGÂN ĐỘI QLĐK PHÒNG ĐTXD PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÒNG CNTT BAN QLDA PHÒNG KHVT PHÒNG TC VÀ NS Chức năng của từng Phòng, Ban, Đội: Văn phòng: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động các mặt công tác: hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, chăm sóc y tế, vệ sinh cơ quan; mua sắm và sửa chữa dụng cụ, trang thiết bị văn phòng của đơn vị, công tác bảo vệ an ninh, trật tự; quan hệ cộng đồng; văn hoá doanh nghiệp; công tác ISO; quản lý và điều phối công xa. Phòng Tổ chức và Nhân sự: Phòng Tổ chức và Nhân sự ( TC&NS) là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các mặt công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ. Công tác quản lý nhân sự. Công tác đào tạo, tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Công tác Thi đua – khen thưởng – Kỷ luật. Công tác lao động tiền lương. Công tác về Chính sách chế độ BHLĐ, BHXH, BHYT, BHTN. Công tác Thanh tra, pháp chế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công ty. Phòng Tài Chánh - Kế Toán: Cung cấp thông tin nhất là thông tin tài chính. Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế theo sự phân cấp của công ty nhằm giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng Kỹ Thuật và An toàn BHLĐ: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các công tác liên quan đến Quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới điện theo đúng qui định của luật Điện lực, các qui định của Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Tập đoàn Công ty VN và của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn quản lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, giảm mất điện, giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật, vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác kỹ thuật đã được giao. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn (KTAT), bảo hộ lao động (BHLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN), phòng chống lụt bão (PCLB), bảo vệ HLATLĐCA, An toàn điện trong nhân dân (ATĐND) và bảo vệ môi trường (BVMT) tại Công ty Điện lực Thủ Đức (Công ty), tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Bộ ngành liên quan và nội dung chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Công ty Điện lực Thủ Đức. Phòng Kế Hoạch và Vật Tư: Tham mưu Giám đốc PC Thủ Đức trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kế hoạch ngắn, trung và dài hạn. Tham mưu Giám đốc trong thực hiện mua sắm, cung ứng, quản lý và sử dụng VTTB. Phòng Quản lý Đầu tư: Phòng Quản lý Đầu tư (Phòng QLĐT) là bộ phận tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác đầu tư xây dựng và SCL, các dự án bao gồm: thẩm định, trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế Kỹ thuật, dự toán đầu tư xây dựng, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trình thành lập tổ thẩm định để thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có giá trị ≥ 100; quản lý chương trình Đầu tư xây dựng trên hệ thống của PCTĐ do EVN HCMC phân quyền. Phòng Kinh Doanh: Tham mưu cho Lãnh đạo Côn ty Điện lực điều hành công tác kinh doanh điện năng của đơn vị. Phòng Công nghệ Thông tin: Phòng CNTT là bộ phận tham mưu giúp BGĐ trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác quản lý kỹ thuật CNTT. Đồng thời trực tiếp thực hiện các mặt công tác kinh doanh và quản lý dây thông tin treo trên trụ điện. Đội Quản Lý Khách Hàng: Đội Quản lý khách hàng được thành lập từ các bộ phận nghiệp vụ của Phòng Kinh doanh, có vai trò như Phòng, Đội chức năng khác và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc đơn vị. Đề ra kế hoạch, biện pháp và thực hiện nhằm hoàn thành công tác phát triển khách hàng, các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị theo đúng Luật Điện lực, Qui trình Kinh doanh điện năng. Quản lý, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng mua bán điện, công tác ghi điện và quản lý thông tin khách hàng. Tiếp nhận, điều phối việc xử lý các văn bản, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đội Quản Lý Điện Kế: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quy định trong công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng và theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu liên quan. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu khai thác vật tư, phụ kiện hàng năm cho mọi chi tiêu, nhiệm vụ công tác liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Phối hợp với Phòng Kinh doanh đơn vị xử lý các trường hợp vi phạm của khách hàng về hệ thống đo đếm điện năng. Thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chung của Điện lực. Đề xuất với lãnh đạo Đơn vị các giải pháp thích ứng trong quá trình thực hiện công tác một cách hợp lý, theo đúng quy trình quy định Công ty. Xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng ISO của Công ty. Đội Thu Ngân: Tham mưu giúp Ban Giám đốc trong công tác quản lý và thu tiền điện để đạt được hiệu quả cao theo đúng pháp luật, qui định của nhà nước và đúng qui trình của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Đội Quản Lý Lưới Điện: Tham mưu với Ban Giám đốc, Phòng KT & ATBHLĐ trong công tác quản lý toàn bộ lưới điện (lưới trung hạ thế, trạm biến thế, nhánh dây mắc điện, thiết bị điện trên lưới trung hạ thế). Đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng. Phối hợp cùng Phòng KT & ATBHLĐ và Đội Vận hành trong công tác quản lý vận hành lưới điện, lập các kế hoạch cắt điện và các biện pháp ngăn ngừa sự cố, xử lý các điểm mất an toàn cho con người và thiết bị. Đội Vận Hành Lưới Điện: Quản lý vận hành lưới điện, xử lý sự cố và sửa chữa điện khách hàng thuộc quận Thủ Đức. Theo dõi, phân tích và đánh giá tình trạng vận hành lưới điện để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy lưới điện và chất lượng điện năng. Phối hợp với các đơn vị trong khối kỹ thuật xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra công tác thực hiện chương trình giảm mất điện bao gồm giảm sự cố, giảm cắt điện đột xuất, giảm cắt điện định kỳ và giảm trả điện trễ. Ban Quản Lý Dự Án: Thực hiện quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng công trình điện, dự án di dời, tái bố trí lưới điện do PCTĐ làm chủ đầu tư hoặc được giao quản lý thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, đảm bảo dự án được triển khai thực hiện hiệu quả, đồng thời tuân thủ đúng theo các quy định, phân cấp hiện hành của Nhà nước, EVN, EVN HCMC và PCTĐ. Ban QLDA có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện do đơn vị ngoài PCTĐ làm chủ đầu tư khi được PCTĐ giao nhiệm vụ. Được PCTĐ giao kế hoạch vốn và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ do PCTĐ giao. Ban QLDA có trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn lực đúng quy định, đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Phần 2: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC Tình hình quản lý lưới điện: (Nguồn: Phòng Kỹ Thuật) Trạm nguồn: Nhận nguồn từ 05 trạm trung gian 110KV với tổng công suất 521MVA. Cụ thể như sau: Trạm Thủ Đức 2x63 MVA Trạm Thủ Đức Bắc 2x63 MVA Trạm Bình Triệu 1x63 MVA Trạm Linh Trung 2 63+40 MVA Trạm Linh Trung 1 40+63 MVA Tổng công suất sử dụng cực đại – Pmax: 189,24 MW Tổng công suất sử dụng cực tiểu – Pmin: 80,29 MW Tổng công suất sử dụng trung bình – Ptb: 134,76 MW Đường dây: Số tuyến dây quản lý: 44 tuyến dây. Trong đó 43 tuyến dây nhận điện từ trạm trung gian 110kV và 01 nối tuyến.Cụ thể như sau: Trạm Thủ Đức 08 tuyến dây Trạm Thủ Đức Bắc 09 tuyến dây Trạm Bình Triệu 04 tuyến dây Trạm Linh Trung 2 09 tuyến dây Trạm Linh Trung 1 13 tuyến dây + Chiều dài lưới trung thế là 323,039 trong đó: Lưới nổi: 243,185 km (ĐL – 207,418km; KH – 35,767km) Lưới ngầm: 79,854km (ĐL – 63,204km; KH – 16,650km) + Bán kính cung cấp điện: Bán kính cấp điện trung bình: 4,69 km Bán kính cấp điện dài nhất: 12,536 km Bán kính cấp điện ngắn nhất: 0,620 km + Hệ số mang tải: Phụ tải trung bình khoảng: 250A (42% định mức dây dẫn) Phụ tải lớn nhất: 430A (73% định mức dây dẫn) Phụ tải nhỏ nhất: 10A (2% định mức dây dẫn) + Hệ số công suất Cosj các tuyến dây: Hệ số công suất trung bình: 0,98 Hệ số công suất max: 1 Hệ số công suất min: 0,95 Trạm phân phối: Tổng số TBT đang quản lý là 1203 Trạm/ 1743 Máy/ 606.014 KVA Trong đó: - Trạm khách hàng 649 Trạm/ 1030 Máy/ 436.590,5 KVA - Trạm chuyên dùng 78 Trạm/ 132 Máy/ 20.621 KVA - Trạm công cộng 476 Trạm/ 581 Máy/ 148.802,5 KVA Tình hình vận hành các MBT công cộng và chuyên dùng: Loại MBT Chế độ vận hành (% tải của MBT) <30% 30% ÷ 50% 50% ÷70% 70% ÷90% 90% ÷100% Công cộng 20 177 190 185 7 Chuyên dùng 12 75 16 6 0 Tổng cộng 32 252 206 241 7 Thiết bị: Thiết bị đóng cắt và bảo vệ trung thế: Máy cắt trung thế: 15 cái (ĐL – 12 cái; KH – 03 cái) Recloser: 34 cái (ĐL – 24 cái; KH – 10 cái) LBS: 79 cái (ĐL – 69 cái; KH – 10 cái) DS: 264 cái (ĐL – 226 cái; KH – 38 cái) LTD: 03 cái (ĐL – 00 cái; KH – 03 cái) Tụ bù trung thế: 379 hộc/ 41.400 KVAr Tụ bù hạ thế: 639 hộc/ 14.600 KVAr Tình hình vận hành tụ bù như sau: Chủng loại tụ bù Trung thế (KVAr) Hạ thế (KVAr) Đang VH Tách VH Đang VH Tách VH 200 100 200 100 30 20 30 20 Tổng cộng 37 330 6 164 390 Công tác quản lý kỹ thuật Công tác Quản lý tài sản lưới điện Đã lập hoàn tất Sổ theo dõi quản lý vận hành 44 tuyến dây trung thế, Sổ theo dõi quản lý vận hành các thiết bị đóng cắt, Trạm ngắt thuộc tài sản Điện lực quản lý. Công tác GIS Đã hoàn tất cập nhật sơ đồ lưới điện theo định đạng GIS, hệ tọa độ VN2000, đã triển khai vận hành lưới điện trên GIS tại Đội VHLĐ. Công tác tính toán lưới điện theo PSS/Adept Đã cập nhật đầy đủ các dữ liệu lưới điện các tuyến đường dây vào phần mềm PSS/Adept và tính toán được các bài toán theo yêu cầu của Tổng Công ty. Tình hình vận hành lưới điện: (Số liệu tính, được tính từ ngày 21/12/2010 đến ngày 20/06/2012) - Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Nội Dung ĐVT KH Thực hiện 06T/2012 So sánh sự cố (%) Cùng kỳ 11 KH % Vụ 1. Sự cố lưới trung thế + Theo vị trí sự cố - Sự cố lưới điện trên không Vụ 19,43 09 46,32 - Sự cố cáp ngầm Vụ 3,96 01 25,23 - Sự cố trạm biến thế Vụ 17,97 15 83,47 - SL không phân phối KWh + Theo loại sự cố (Chủ quan) - Sự cố Vĩnh cửu Số vụ Vụ 3,51 02 100 02 56,91 SL không phân phối KWh - Sự cố Thoáng qua Số vụ Vụ 0,37 0 100 0 SL không phân phối KWh 2. Cắt đột xuất - Số vụ Vụ 8,4 175 4,8 - SL không phân phối KWh 16.079 3. Sự cố MBT - Số máy sự cố Máy 3,88 01 100 01 - KVA sự cố KVA 1171 1000 - SL không phân phối KWh 4. Sự cố lưới HT - Số vụ Vụ 106,3 72 79,12 91 67,75 - SL không phân phối KWh 2611 5.Tổng SL không phân phối KWh 6.Chỉ số tin cậy - Trường hợp sự cố + SAIFI Lần 1,65 0,957 134% 58,01 + SAIDI Phút 105,00 50,322 83% 47,93 - Trường hợp cắt điện công tác + SAIFI Lần 2,70 1,463 99% 54,19 + SAIDI Phút 770 416,580 103% 54,10 Thời gian mất điện (ĐVT: Phút) Nguồn: Phòng Kỹ Thuật STT Sự cố KH Số vụ Tổng thời gian Bình quân Lâu nhất Nhanh nhất 1 Mất điện do AH nguồn 48 1.106 35,5 63 8 2 Cắt đột xuất lưới TT 112 3.497 106,5 210 3 3 Công tác định kỳ TT 153 49.364 330 606 54 4 Sự cố lưới hạ thế 100,6 130 6.375 97 180 14 5 Sự cố MBT 01 2.880 2.880 2.880 2.880 6 Sự cố nhánh rẽ TT 31 2.252 74 120 28 7 Sự cố trạm biến thế 23 1.232 76,5 133 20 8 Sự cố thoáng qua 3,51 5 329 80 107 53 9 Sự cố vĩnh cửu 0,37 8 1.168 152,5 255 50 10 Sửa chữa điện HT K/H 2.898 121.789 42,03 127 15 Phần 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC BỐ TRÍ THỰC TẬP Đội Quản lý lưới điện: (Nguồn – Đội QLLĐ) Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ phối hợp của Đội QLLĐ: Chức năng, nhiệm vụ của Đội QLLĐ: Chức năng: Tham mưu với Ban Giám đốc, Phòng KT&ATBHLĐ trong công tác quản lý toàn bộ lưới điện (lưới trung hạ thế, trạm biến thế, nhánh dây mắc điện, thiết bị điện trên lưới trung hạ thế). Đảm báo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng. Phối hợp cùng Phòng KT&ATBHLĐ và Đội Vận hành trong công tác quản lý vận hành lưới điện, lập các kế hoạch cắt điện và các biện pháp ngăn ngừa sự cố, xử lý các điểm mất an toàn cho con người và thiết bị. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch, phương án BTMK, sữa chữa thường xuyên lưới điện. Triển khai thi công, nghiệm thu quyết toán công trình. Tham gia xây dựng danh mục công trình SCL, ĐTXD. Khảo sát và lập phương án kỹ thuật các công trình SCL hàng năm, phối hợp trong công tác quy hoạch phát triển lưới điện trung hạ thế và TBT. Thi công các công trình lưới điện nguồn vốn SCL, ĐTXD, khách hàng được Công ty giao. Tổ chức kiểm tra lưới điện, hành lang an toàn lưới điện cao áp định kỳ, chuyên đề, đột xuất theo quy định, quy trình ban hành. Thường xuyên xứ lý các tồn tại, các điểm mất AT trên lưới điện sao cho đảm bảo các mục tiêu: Ngăn ngừa sự cố, ngăn ngừa cháy nổ trên lưới điện và trạm điện, ngăn ngừa việc rò điện, phóng điện, ngăn ngừa các điểm mất an toàn có nguy cơ xảy ra TNLĐ cho công nhân và tai nạn điện ngoài nhân dân. Giải quyết các tình hình vận hành lưới điện bất thường theo báo cáo vận hành hàng ngày hoặc biên bản sự cố do Đội Vận hành cung cấp. Phối hợp với các đơn vị trong khối Kỹ thuật để thống kê, tố chức điều tra, phúc tra tìm nguyên nhân sự cố trên lưới điện, đề ra kế hoạch giải quyết và biện pháp khắc phục. Quản lý, cập nhật hồ sơ kỹ thuật lưới điện trung hạ thế. Thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chung của Công ty. Quản lý dụng cụ đồ nghề, trang cụ AT, tổ chức thử nghiệm định kỳ, bảo quản tốt dụng cụ đồ nghề của Đội. Thực hiện giải quyết các đơn yêu cầu, khiếu nại của khách hàng. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO của đơn vị. Cơ cấu tổ chức: Đội trưởng Đội phó Các tổ nghiệp vụ : 03 tổ Tổ kỹ thuật Tổ QLLĐ 1 Tổ QLLĐ 2 Đội trưởng Đội phó Tổ kỹ thuật Tổ quản lý lưới điện 1 Tổ quản lý lưới điện 2 Chức năng, nhiệm vụ của Đội trưởng, Đội phó và các Tổ : Đội trưởng: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc toàn bộ mọi hoạt động của Đội quản lý lưới điện. Quản lý, tổ chức, điều động nhân sự trong nội bộ Đội QLLĐ Đề xuất các hình thức khen thưởng và kỷ luật CBCNV trong Đội Chỉ đạo việc lập kế hoạch công tác của các tổ, kế họach cắt điện phối hợp các công tác khác. Phân công và kiểm tra việc thực hiện giải quyết các đơn yêu cầu, khiếu nại của khách hàng. Phân công và kiểm tra việc lập quyết toán vật tư, nghiệm thu các công trình cải tạo, đại tu, sửa chữa thường xuyên và xây dựng mới do đội QLLĐ thực hiện. Chỉ đạo các Tổ trong việc tổ chức triển khai và đôn đốc cho các tổ và cặp công nhân kiểm tra lưới điện định kỳ và các công tác kỹ thuật đột xuất khác. Tổ chức cho công nhân thực hiện kiểm tra các công tác an toàn trên lưới điện theo các chương trình an toàn của Công ty và Điện lực. Đội phó: Thay mặt Đội trưởng điều hành công việc của Đội khi Đội trưởng vắng mặt, chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về những quyết định của mình khi ký các hồ sơ liên quan đến công tác của Đội QLLĐ. Phụ trách quản lý đường dây, TBT, thiết bị trên lưới điện gồm : vận hành lưới điện, phân bố phụ tải, cập nhật hồ sơ, lý lịch, cập nhật sơ đồ . . . Chịu trách nhiệm trực tiếp công tác điều hành Tổ Kỹ thuật và hai tổ Quản lý lưới điện. Kiểm tra và ký duyệt cấp phiếu công tác, phiếu thao tác, lệnh công tác của Đội khi thực hiện công tác trên lưới điện. Quản lý trực tiếp các mặt công tác có liên quan đến trạm biến thế và lưới hạ thế trên địa bàn quản lý. Tổ kỹ thuật: Tham mưu cho Đội trưởng trong công tác quản lý, bảo trì, thi công lưới điện. Tham mưu cho Đội trưởng trong công tác AT-BHLĐ và PCCC tại Đội. Khảo sát lập phương án đại tu lưới trung hạ thế nguồn vốn dưới 500 triệu đồng. Khảo sát lập phương án bảo trì mùa khô hàng năm cho các tuyến trung thế, lưới hạ thế, máy biến thế. Tham gia nghiệm thu các công trình đại tu, cải tạo lưới điện trong khu vực lưới điện quản lý. Tham gia nghiệm thu và thực hiện quyết toán các công trình đại tu lưới điện do Đội thực hiện, các công trình BTMK, SCTX. Lập phương án xử lý đột xuất các trường hợp vận hành bất thường lưới điện, quá tải MBT, lưới hạ thế, theo dõi thường xuyên tình hình vận hành lưới điện trung, hạ thếm MBT, các thiết bị đóng ngắt, tụ bù… đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời ngăn ngừa sự cố lưới điện. Quản lý dụng cụ đồ nghề, trang bị an toàn, tổ chức thử nghiệm định kì, bảo quản tốt dụng cụ đồ nghề của Đội. Báo cáo công tác thưc hiện bảo trì, đại tu, an toàn hang tháng của Đội cho Điện lưc. Chủ động phối hợp với Phòng kỹ thuật Điện lực để điều tra tìm nguyên nhân sự cố lưới điện, MBT, trạm. Thực hiện cập nhật sơ đồ quản lý vận hành lưới điện tại Đội, thực hiện công tác quản lý kỹ thuật và vận hành lưới điện. Tổ quản lý lưới điện: Tổ Quản lý Lưới Điện 1: Tổ trưởng – Võ Quốc Tuấn Tổ Quản lý Lưới Điện 2: Tổ trưởng – Nguyễn Văn Chín Chấp hành thực hiện các qui định, qui trình chế độ phiếu thao tác, phiếu công tác. Thực hiện tốt các công tác an toàn – bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ trong công tác của tổ. Quản lý dụng cụ đồ nghề, trang bị an toàn, tổ chức thử nghiệm các trang cụ an toàn định kì, bảo quản tốt dụng cụ đồ nghề của Tổ. Tổ chức cho công nhân kiểm tra lưới điện. Thi công ngoài công trường đảm bảo an toàn, công tác hiệu quả, hợp lý. Nhiệm vụ phối hợp của ĐQLLĐ: Phối hợp với phòng Kỹ thuật báo cáo công tác an toàn định kỳ và đột xuất, đăng ký lịch cắt điện cho công ty; khảo sát, lập phương án, giám sát bảo trì mùa khô hằng năm; khảo sát, lập phương án sửa chữa thường xuyên lưới điện (các phương án do phòng Kỹ thuật khảo sát).Thông báo các biến động trên lưới điện cho các phòng, đội liên quan.Lập kế hoạch cải tạo ngõ, hẻm kịp thời cho phòng Kỹ thuật khi lịch cắt điện có thay đổi so với kế hoạch có đăng ký với công ty.Lập kế hoạch cải tạo lưới điện hằng năm cho kịp thời cho phòng Kỹ thuật. Phối hợp với Phòng Kế hoạch chuyển giao kịp thời các kế hoạch đầu tư, phát triển lưới điện dài hạn và ngắn hạn.Lập kế hoạch cải tạo ngõ hẻm kịp thời cho Phòng Kế hoạch.Lập kế hoạch cải tạo lưới điện hằng năm kịp thời cho Phòng Kế hoạch. Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế toán cấp chi phí đủ và đúng hạn khi đội có yêu cầu hợp lý đã được Giám đốc thông qua.Mở mã số công tác kịp thời cho các công tác: bảo trì mùa khô, sửa chữa thường xuyên và các công tác đột xuất khác. Phối hợp với Phòng Hành chính – Tổng hợp cung cấp xe kịp thời cho đội QLLĐ khi nhận được yêu cầu.Trả lời khách hàng sau khi các phòng, đội đã giải quyết xong. Phối hợp với Phòng Kinh doanh thực hiện việc cập nhật điện kế và TU, TI cho phù hợp khi nhận được thông báo của Đội QLLĐ về các sự thay đổi thông số kỹ thuật của trạm như: hoán đổi MBT, thay MBT do các hiện tượng bất thường (rỉ dầu, kêu lớn, quá nóng, theo biên bản thử nghiệm của trung tâm thí nghiệm điện).Thực hiện việc cập nhật điểm dừng và phiên lộ trình của khách hàng khi nhận được thông báo của Đội QLLĐ, thực hiện công tác chia tải các trạm công cộng nhằm phục vụ cho công tác hiệu suất khu vực. Phối hợp với Đội Vận hành thông báo cho Phòng Kỹ thuật các biến động trên lưới do Đội Vận hành xử lý sự cố (thay trụ, thay MBT, tụ bù…). Phối hợp với Đội Quản lý điện kế thực hiện việc kiểm tra điện kế và TU, TI cho phù hợp khi có sự thay đổi thông số kỹ thuật của trạm như: hoán đổi MBT, thay MBT do các hiện tượng bất thường (rỉ dầu, kêu lớn, quá nóng, theo biên bản thử nghiệm của trung tâm thí nghiệm điện). Thực hiện các công tác liên quan đến đo đếm lại tại các trạm công cộng khi nhận được thông báo của Đội QLĐK kiểm tra phát hiện điện kế không chạy, thùng điện kế hư mục. Thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chung của Điện lực. Xây dựng và duy trì hệ thống ISO của Điện lực. Các loại vật tư, thiết bị trên lưới trung, hạ thế: Vật tư: Trụ trung thế: trụ bê tông ly tâm (BTLT) 14m, 12m, 10,5m … Trụ hạ thế: BTLT 8,4m, D200 … Cáp xuất bọc 240mm2 24kv. Cáp đồng bọc 24kv 25mm2. Cáp nhôm trần 95mm2, 70mm2, 120mm2. Cáp xuất 240mm2, 300mm2 bọc hạ thế. Cáp ABC 4*95mm2, 4*70mm2, 4*50mm2. Cáp đồng bọc 50mm2. Cáp đồng trần 25mm2. Cáp đồng duplex 2*7mm2, 2*11mm2. Cáp ngầm trung thế 240mm2. Cáp ngầm hạ thế 95mm2. Cái nối ABC 95*95, 95*35. Clamp ép 240, 400. Cosse ép đồng nhôm 24, 95. Hotline clamp. Đà: Đà U 3,2m Đà U 0,5m, 1m Đà 3,2m, 2,4m, thanh chống thép dẹt 0,92m Đà 2m, thanh chống thép 2,1m (đà lệch) Đà 0,8m, chống L0,72 Hộp domino đầu trụ 6 cực, 9 cực. Giáp níu 240. Sứ treo polymer, sứ đứng, ty sứ. Bộ chằng: Neo 2,4m Búp sen Cáp thép chằng Sứ cách điện Giáp níu cáp thép Máng Boulon mắc Cọc kẹp tiếp địa: tiếp địa lặp lại. Thiết bị: Máy biến áp. Máy cắt tự đóng lại (Recloser). Máy cắt phụ tải (LBS). Dao cách ly (DS, LTD). Cầu chì tự rơi (FCO). Cầu chì tự rơi cắt tải (LBFCO). Chống sét van (LA). Các công cụ, dụng cụ: Giá gấp xà beng. Sào: sào thao tác, sào tiếp địa (Sào hotline), sào thử điện. Ampe kiềm: đo giá trị điện áp, đo giá trị dòng điện. Camera nhiệt: Đo nhiệt độ thiết bị. Găng, ủng cách điện, ghế cách điện. Kích, kéo cắt thép, kéo cắt ABC. Kềm ép điện, kềm ép tay. Megohm-mét: đo điện trở cách điện. Terro-mét: đo giá trị điện trở nối đất. Công tác quản lý và kiểm tra lưới điện: Công tác quản lý và kiểm tra lưới điện do Tổ Quản lý Lưới điện chịu trách nhiệm, Tổ trưởng phân công cho công nhân thực hiện. Mỗi tuyến đường dây sẽ do 01 cặp công nhân chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra.Tuy nhiên, do nhân lực không đủ thì 02 tuyến đường dây sẽ do 2 hoặc 3 công nhân quản lý. Chu kỳ kiểm tra: Đối với đường dây hạ thế: kiểm tra định kỳ ngày 01 tháng/01 lần (Khu vực hạ thế của trạm từ 80% tải trở lên); kiểm tra định kỳ đêm 03 tháng/01 lần. Đối với đường dây trung thế: kiểm tra định kỳ ngày 01 tháng/01 lần; kiểm tra định kỳ đêm 03 tháng/01 lần. Đối với trạm biến áp phân phối: kiểm tra định kỳ ngày 01 tháng/01 lần; kiểm tra định kỳ đêm 03 tháng/01 lần. Sau khi kiểm tra, nhóm kiểm tra sẽ ghi nhận vào phiếu kiểm tra.Phiếu này sẽ được Tổ trưởng nộp về Đội QLLĐ và Đội QLLĐ sẽ đề ra phương pháp để giải quyết. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra định kỳ ngày đối với đường dây trung, hạ thế: Hành lang tuyến có các tồn tại có khả năng gây sự cố; công trình, nhà cửa mới xây dựng hoặc cải tạo cơi nới trong hành lang; công trình, nhà cửa đang sửa chữa gần đường dây… tình trạng dọc hành lang đường cáp điện ngầm có gì bất thường, có bị đào bới, công trình, nhà cửa xây dựng mới đè lên, các cọc mốc còn hay mất. Cột nghiêng, biến dạng, nứt hoặc mất thanh giằng, biển báo mờ, mất… Móng cột lún, nứt, sói lỡ, đất khu vực xung quanh trong tình trạng bất thường, cần xử lý. Xà và giá đỡ bị vếch, xoay, cong, biến dạng, xà thừa chưa tháo dỡ… Sứ cách điện bị nứt mẻ, rạn, vỡ, bụi bẩn nặng, phóng điện nặng, bị cháy xém, ty sứ bị mục, rỉ, nghiêng quá 45 độ. Dây dẫn bị tưa, xây xát một số sợi, bị vật lạ bám vào, bị vặn xoắn, bị võng không đảm bảo khoảng cách an toàn, vỏ bọc cách điện bị lão hoá, rạn nứt, mối nối bị lỏng, có nguy cơ đứt, tuột, cần xứ lý. Dây tiếp địa bị mất, bị rỉ mục, bị kéo lên khỏi mặt đất, bị cắt, bu lông bắt tiếp địa bị lỏng, bị rỉ sét, bị mất…. Dây néo bị chùng, bị cắt, rỉ sét, móng néo bị lún, nứt, sói lở, cọc néo chôn trong lòng đường, không đúng hướng chịu lực, đất khu vực xung quanh trong tình trạng bất thường…. Các thiết bị chống sét có bị vỡ, đầu cực cháy…. Các thiết bị đóng cắt trên đường dây bị hư hỏng, sứ bẩn, tiếp điểm biến dạng… cần xử lý. Các thiết bị bù AVR trong tình trạng xấu, bất thường… cần xử lý. Các hiện tượng bất thường khác. Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra. Kiểm tra định kỳ đêm đối với đường dây hạ thế: Phát nhiệt, nóng đỏ của dây dẫn, phụ kiện, đầu cosse, dây dẫn đấu nối vào tụ bù hoặc các thiết bị khác trên đường dây. Các nguy cơ tiềm ẩn gây sự cố. Các tồn tại khác. Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra. Kiểm tra định kỳ đêm đối với đường dây trung thế: Phát nhiệt, nóng đỏ của dây dẫn, của các mối nối, khoá giữ dây. Phóng điện: (âm thanh, phát sáng…) ở đường dây, chuổi cách điện. Các nguy cơ có khả năng gây sự cố đường dây. Các hiện tượng bất thường khác. Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra. Kiểm tra định kỳ ngày đối với trạm biến áp phân phối: Máy biến áp: các thông số vận hành (Ua, Ub, Uc, Ia, Ib, Ic, I0); tình trạng vỏ máy, mức dầu, hạt hút ẩm, sứ đầu vào, tiếng kêu. Thiết bị đóng cắt trung áp: FCO; LBFCO; DS; chống sét van; biến dòng, biến áp; sứ cách điện. Thiết bị đóng cắt hạ áp: cầu dao cách ly; CB. Cáp lực, thanh dẫn; tình trạng các đầu tiếp xúc, đầu cáp; hệ thống tiếp đất; tủ điện; các kết cấu khác; các kết cấu xây dựng, tình trạng vệ sinh trạm. Các hiện tượng bất thường khác. Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra. Kiểm tra định kỳ đêm đối với trạm biến áp phân phối: Máy biến áp: các thông số vận hành (Ua, Ub, Uc, Ia, Ib, Ic, I0). Phát nóng đỏ mối nối, tiếp xúc (khi tắt hệ thống chiếu sáng). Tiếng phóng điện hoặc âm thanh bất thường trong trạm. Hệ thống chiếu sáng. Dẫn giải tất cả các hiện tượng bất thường. Các tồn tại đã xử lý trong kiểm tra. Công tác tổ chức thi công & Các biện pháp an toàn lao động khi thi công: Công tác tổ chức thi công: Sau chu kì kiểm tra lưới điện của công nhân nếu có ghi nhận vị trí cần sửa chữa thì Đội QLLĐ sẽ lập phương án sửa chữa thường xuyên (Khảo sát ghi nhận vật tư cần sửa chữa). Đăng ký kế hoạch và lịch cắt điện để xử lý, sau đó chuyển phương án đến Đội trưởng để xem xét và duyệt phương án, cuối cùng phương án chuyển về Phòng Kế hoạch vật tư để xuất phiếu cung cấp vật tư. Khi hoàn thành thi công Đội QLLĐ phối hợp với Phòng Kỹ thuật để nghiệm thu hoàn thành công trình. Các biện pháp an toàn lao động khi thi công: Tuân thủ theo 4 “Quy tắc vàng” : Kiểm tra sức khoẻ, hiểu rõ nội dung công việc. Kiểm tra hiện trường: cắt điện, thử điện, tiếp địa, treo biển báo. Kiểm tra trang bị bảo hộ lao động, mang dây da an toàn hai dây quàng khi làm việc trên cao. Từ chối làm việc nếu không đảm bảo an toàn. Khi nhận lệnh công tác, phiếu công tác, phiếu thao tác phải đọc kỹ lệnh công tác, phiếu công tác, phiếu thao tác; nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh.Nếu phát hiện có những sai sót phải phản ánh ngay với người ra lệnh thao tác hoặc người viết phiếu thao tác. Quần áo phải gọn gàng, tay áo, ống quần phải buông và cài cúc, mũ bảo hộ phải được cài quai chắc chắn xuống cằm, đi giầy bảo hộ lao động.Làm việc ở độ cao từ 3 mét trở lên phải đeo dây lưng an toàn dù thời gian làm việc rất ngắn. Cấm tung ném dụng cụ, vật liệu.Vật nặng phải dùng puly và thừng thi công để kéo lên hoặc hạ xuống. Cấm uống rượu, uống bia trước và trong lúc làm việc.Cấm hút thuốc trong lúc làm việc. Kiểm tra dây lưng an toàn và thang di động trước khi dùng.Các dụng cụ nhỏ cầm tay phải chứa trong túi đựng dụng cụ có nắp đậy. Phải có rào chắn, biển báo và người cảnh giới ở phía dưới.Người phụ việc ở dưới đất phải đội mũ BHLĐ và không được đứng, làm việc trong khu vực mà dụng cụ thi công có thể rơi từ trên cao xuống. Khi làm việc trên lưới có cắt điện phải biết chắc chắn khu vực làm việc đã hoàn toàn hết điện, các biện pháp kỹ thuật an toàn cần thiết đã được thực hiện. Không làm việc trên cao khi có mưa to nặng hạt, có gió tới cấp 6 (60 ¸ 70 km/giờ) hoặc có giông sét, thiếu ánh sáng. Những người làm việc trên cao phải tuân theo các mệnh lệnh và các biện pháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ kỹ thuật chỉ dẫn. Khi thấy các biện pháp an toàn chưa được đề ra cụ thể hoặc chưa đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền không thực hiện. Phải đảm bảo trình tự thực hiện như sau: Đảm bảo đã cắt điện tại tuyến đường dây thi công. Treo biển báo nguy hiểm và có rào chắn trên đoạn đường đang thi công. Kiểm tra đảm bảo đầy đủ và an toàn đồ bảo vệ lao động. Kiểm tra xem đường dây còn điện hay không bằng sào thử điện. Đặt tiếp địa di động. Tiến hành lắp đặt thiết bị tại cột muốn lắp đặt. Trình tự thực hiện phiếu công tác, phiếu thao tác: Trình tự cấp phiếu công tác, phiếu thao tác: Phiếu công tác (PCT) là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc ở thiết bị điện, trong đó quy định nơi làm việc, thời gian và điều kiện tiến hành công việc, thành phần đơn vị công tác…. PCT phải được lập xong trước thời gian dự kiến công tác ít nhất 24h và PCT phải có chữ ký của người cấp phiếu công tác (CPCT) mới có giá trị thực hiện. PCT phải được lập thành 02 bản: Người CPCT giao cả 02 bản cho người cho phép.Người cho phép sau khi làm xong thủ tục cho phép làm việc sẽ giao lại 01 bản cho người chỉ huy trực tiếp (CHTT). Các PCT sau khi viết xong phải được ghi chép thống kê vào Sổ theo dõi cấp PCT.PCT đã được viết nhưng không thực hiện cũng phải được ghi vào cột ghi chú trong sổ: “Không thực hiện”. Sau khi hoàn thành công việc, PCT của người CHTT giữ, được trả lại người cho phép và sau đó được giao trả lại người CPCT (cà 2 bản) để kiểm tra, lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện).Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì PCT phải được lưu giữ trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị. Trình tự thực hiện phiếu công tác, phiếu thao tác: Các thành viên trong đơn vị công tác phải hiểu rõ nội dung công việc, nơi làm việc, các biện pháp an toàn khi thi công, thành phần đơn vị công tác…. Người CHTT phải có bậc an toàn từ 4 trở lên, hiểu rõ nội dung công việc.Tiến hành bàn giao hiện trường với Đội Quản lý Vận hành khi đã được tiếp địa và phải kiểm tra lại nơi làm việc trước khi bắt đầu làm việc. Người CHTT sẽ phân công công việc cho các thành viên trong đơn vị công tác và tiến hành giám sát (hoặc cử ra người giám sát an toàn điện để giám sát).Các công việc phải được tiến hành trong khu vực đã cắt điện và đã làm các biện pháp an toàn đầy đủ. Sau khi hoàn thành công việc, người CHTT phải tiến hành kiểm tra lại nơi làm việc.Nếu không có vấn đề sẽ khoá PCT và ghi rõ thời gian khoá phiếu.Sau đó, người CHTT báo cho Đội Quản lý Vận hành để trả điện. PCT sẽ được trả lại cho người cho phép và được lưu giữ ít nhất 01 tháng. Phương pháp xác định cực tính MBT 1 pha & Phương pháp đo điện trở đất: Phương pháp xác định cực tính MBT 1 pha: Nối một đầu cuộn sơ cấp với một đầu cuộn thứ cấp lại với nhau, đầu còn lại của cuộn sơ và cuộn thứ mắc vào một vôn kế.Đặt một điện áp xoay chiều 220V hoặc 380V vào hai đầu cuộn sơ cấp, khi đó vôn kế sẽ chỉ một trị số. Nếu trị số điện áp trên vôn kế lớn hơn điện áp đặt vào cuộn sơ cấp thì máy có tính cực dương “+”. Nếu trị số điện áp trên vôn kế nhỏ hơn điện áp đặt vào cuộn sơ cấp thì máy có tính cực âm “-“. Cách đấu ghép MBT 1 pha: Sau khi xây dựng lưới điện tùy theo cấp điện áp ta sẽ tiến hành lắp MBT vào cột hay giàn, lắp đặt lần lượt LA, FCO, hệ thống đo đếm cầu giao tổng.Lần lượt đấu dây từ lưới xuống LA, rồi FCO sau đó từ FCO đấu vào đầu MBT, từ MBT đấu dây đầy đủ, sau đó lắp hệ thông đo đếm TI hạ thế rồi cuối cùng vào CB tổng ra lưới điện nhân dân. Các thông số kỹ thuật MBT: Hiện nay các máy biến áp đang sử dụng trên lưới chủ yếu là của 3 hãng: TNĐ, EMN, THIBIDI. Các thông số kỹ thuật của MBA quy định điều kiện kỹ thuật của MBA do nhà sản xuất quy định. Dung lượng hay công suất định mức của MBA là công suất toàn phần đưa ra dây quấn thứ cấp của MBA, tính bằng KVA. Điện áp dây sơ cấp định mức ( U1đm) là điện áp của dây quấn sơ cấp, tính bằng V hay KV. Điện áp dây thứ cấp định mức là điện áp dây quấn thứ cấp tính bằng V hay KV. Dòng điện dây định mức sơ cấp và thứ cấp là dòng điện của dây quấn sơ cấp và thứ cấp với công suất định mức của MBA, tính bằng A hay KA. Đối với MBA 1 pha : Sđm = Uđm. Iđm Đối với MBA 3 pha : Sđm = 1,73. Uđm. Iđm Tần số thông thường là 50Hz. Ví dụ: MBT 1 pha 15KVA của hãng THIBIDI: Tên hãng THIBIDI Công suất 15KVA Loại ONAN (Dầu đối lưu tự nhiên, không khí đối lưu tự nhiên) Điện áp 12,7KV ± (2x2,5%) -8,66/ 2x0,23 KV Tổ đấu dây I/I0 Tổn hao không tải P0 (W) 52 Dòng điện không tải I0 (%) 0 ± 1 Tổn hao ngắn mạch ở 75 độ C Pk (W) 213 Điện áp ngắn mạch Uk (%) 2 ± 2,4 Phương pháp đo điện trở đất: Để đo điện trở đất, ta tiến hành theo 4 bước: Bước 1: Tách nơi cần đo ra khỏi hệ thống. Bước 2: Đấu dây theo sơ đồ đấu dây của từng loại máy.Khoảng cách giữa các cọc tuỳ theo từng loại địa hình ít nhất là 5m. Bước 3: Tiêu chuẩn của nối đất: đối với đường dây là 10W, đối với thiết bị (Máy biến thế, máy cắt…) là 4W. Bước 4: Nếu vượt quá tiêu chuẩn thì tiến hành xử lý. Có 2 biện pháp làm giảm trị số nối đất vượt qua trị số quy định: Giảm điện trở nối đất theo cách tăng cường điện cực: bằng cách bổ sung vào thiết bị nối đất cũ các điện cực hoặc các lưới nối đất mới, theo hướng ưu tiên sử dụng điện cực chôn sâu từ 10 ¸ 30m, ta có thể giảm được điện trở nối đất.Điện cực chôn sâu có ưu điểm về điện trở tản nhỏ, độ ổn định cao mà không cần bảo dưỡng, ít bị tác động bởi môi trường và thích hợp với diện tích hẹp.Hạn chế của giải pháp này là kết quả phụ thuộc nhiều vào điện trở suất lớp mặt đất. Giảm điện trở nối đất bằng cách giảm điện trở suất của đất: làm giảm điện trở suất đất bằng cách thay lớp đất tự nhiên bằng loại đất có điện trở suất nhỏ hơn (như muối ăn, than chì, bentonite…) hoặc bổ sung các hoá chất (GEM, EEC…) để tạo môi trường dẫn điện tốt xung quanh điện cực.Khi dùng muối, điện cực sẽ dễ bị ăn mòn, muối bị tan theo nước mưa nên độ ổn định thấp.Phương pháp dùng hoá chất có thể khắc phục các nhược điểm của giải pháp tăng cường điện cực và sử dụng muối, nhưng giá thành khá cao. Đội Vận hành lưới điện: (Nguồn – Đội VHLĐ) Chức năng, nhiệm vụ của đội quản lý lưới điện: Chức năng: Quản lý vận hành lưới điện, xử lý sự cố và sửa chữa điện khách hàng thuộc quận Thủ Đức. Theo dõi, phân tích và đánh giá tình trạng vận hành lưới điện để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy lưới điện và chất lượng điện năng. Phối hợp với các đơn vị trong khối kỹ thuật xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra công tác thực hiện chương trình giảm mất điện bao gồm giảm sự cố, giảm cắt điện đột xuất, giảm cắt điện định kỳ và giảm trả điện trễ. Nhiệm vụ chung: Thực hiện theo quy trình điều độ hệ thống điện và quy định của công ty Điện Lực: Thông báo việc cắt điện công tác lưới điện theo lịch đến các khách hàng trên địa bàn quản lý và phối hợp với các bộ phận chức năng khác trong quá trình điều tra sự cố hay tiền nghiệm thu các công trình sẽ đưa vào vận hành, vận hành lưới điện và xử lý khi có sự cố. Trực sửa chữa 24/24 để tiếp nhận thông tin của khách hàng trên địa bàn quận Thủ Đức cần sửa chữa. Cơ cấu tổ chức của Đội VHLĐ: Đội trưởng: 01 Đội phó: 01 Các tổ nghiệp vụ: gồm có 05 tổ: Tổ Kỹ thuật và 4 Tổ Vận hành lưới . ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI PHÓ TỔ KT TỔ VH3 TỔ VH4 TỔ VH2 TỔ VH1 Đội trưởng: Có quyền đề xuất với Ban Giám đốc về công tác kỹ thuật, xử lý sự cố và các mặt hoạt động của Đội Vận hành. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với CB – CNV trong Đội. Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của Đội Vận hành trước Giám đốc. Quản lý, tổ chức điều động và phân công nhân sự trong phạm vi của Đội. Phụ trách điều hành các ca trực VHLĐ, trực điện thoại. Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty và Công ty giao. Tổ chức lập các kế hoạch sản xuất, kế hoạch BHLĐ cho Đội. Dự báo phụ tải ngắn hạn lưới phân phối phục vụ cho công tác vận hành. Tham gia nghiệm thu xây dựng mới và các công trình sửa chữa lớn, cải tạo, đầu tư xây dựng, sửa chữa thường xuyên. Tổ chức lập sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý vận hành, cập nhật đầy đủ thông số kỹ thuật quản lý vận hành. Tổ chức lập kế hoạch sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ đường dây, thiết bị theo phân cấp. Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua khen thưởng của Đội. Phụ trách khâu giải quyết khiếu nại của khách hàng. Đề xuất khen thưởng kỷ luật và chấm điểm năng suất CB – CNV. Phụ trách công tác bồi huấn công tác kỹ thuật và kỹ thuật an toàn cho CB – CNV trong Đội. Kiểm tra chéo công tác an toàn các đơn vị theo lịch. Tổ chức quản lý hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đội phó: Lập phương án xử lý sự cố các tuyến đường dây và phương án chuyển tải tuyến dây khi mất điện trạm trung gian. Lập phương án chuyển tải theo lịch cắt điện được duyệt. Lập phương án vận hành lưới trung thế, hạ thế theo yêu cầu công tác. Lập biên bản kiểm tra hiện trường cho các đơn vị đăng ký công tác. Kiểm tra và ký duyệt các Phiếu công tác, Phiếu thao tác. Phụ trách việc quản lý và sử dụng vật tư thiết bị phục vụ cho công tác xử lý sự cố. Quản lý hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong lĩnh vực phụ trách. Phụ trách điều hành Đội VHLĐ khi Đội trưởng đi công tác, hội họp, nghỉ phép. Tổ Kỹ thuật: Phối hợp với các Tổ VHLĐ nhằm thực hiện tốt công tác quản lý vận hành lưới điện, xử lý sự cố và sửa chữa điện khách hàng theo phạm vi đã phân cấp. Lập phương thức vận hành của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Định kỳ kiểm tra thông số vận hành để xác định toàn diện tình trạng vận hành của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Tham gia điều tra và phân tích các sự cố trong lưới điện phân phối và đề ra các biện pháp phòng ngừa. Thực hiện chức năng trực điện thoại cùng ca trực tiếp nhận, cập nhật, xử lý các thông tin của khách hàng về bất thường trong vận hành lưới điện. Quản lý vật tư, thiết bị của Đội vận hành lưới điện theo đúng quy định. Quản lý các trang bị an toàn, công cụ dụng cụ phục vụ công tác. Quản lý hệ thống thông tin liên lạc. Theo dõi và kiểm tra các Tổ VHLĐ trong công việc thực hiện các quy định, quy trình về vận hành, các quy định, quy trình về AT-BHLĐ, PCCN, PCLB, BVMT, BVHLATLĐCA. Thực hiện tin nhắn SMS cho khách hàng khi có sự cố mất điện. Tổ Vận hành: Thông tin tình hình VHLĐ, xử lý sự cố và sửa chữa điện khách hàng trên địa bàn trực thuộc khu vực quản lý. Bàn giao thực tế hiện trường cho các đơn vị đăng ký công tác theo lịch cắt điện được duyệt. Điều phối chuyển nguồn theo kế hoạch được duyệt hoặc chỉ thị của điều độ cấp trên ( sau đó phải báo cáo lại cho Đội trưởng, Đội phó và Ban Giám đốc). Cập nhật các thay đổi kết cấu lưới trong các ca trực. Chịu trách nhiệm trước Công ty về công tác vận hành trong phạm vi ca trực. Chịu trách nhiệm bàn giao sổ sách, công điện, các văn bản hoặc các chỉ đạo của cấp trên cho ca sau. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy định các công tác AT – BHLĐ và PCCN trong Tổ. Kiểm tra phiếu công tác và phiếu thao tác đã thực hiện của ca trước. Kiểm tra dụng cụ, đồ nghề của Đội khi nhận ca và đồ nghề của các thành viên trong tổ khi vào ca trực hằng ngày. Nhiệm vụ phối hợp của Đội VHLĐ: Chấp hành sự chỉ huy điều độ của cấp điều độ HTĐ miền trong việc chỉ huy điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Chỉ huy điều độ lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế. Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới phân phối thuộc quyền điều khiển. Lập phương thức vận hành hằng ngày. Điều chỉnh nguồn công suất vô công (gồm trạm bù tĩnh, bù quay kể cả nguồn công suất phản kháng của khách hàng), nấc phân áp của máy biến áp trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp điểm nút theo quy định của cấp điều độ HTĐ miền. Huy động nguồn điện nhỏ (bao gồm các trạm diesel, trạm thủy điện nhỏ) trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền. Theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình các nguồn diesel của khách hàng có nối với lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển để có biện pháp xử lý hoặc huy động khi có yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền. Theo dõi, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo yêu cầu tần số trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo mức yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền. Tính toán chỉnh định rơle bảo vệ và tự động trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Tính tổn thất điện năng và đề ra biện pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Chỉ huy thao tác và XLSC trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Lập phương thức, chỉ huy các thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình mới thuộc quyền điều khiển. Chủ trì triệu tập các đơn vị liên quan phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển và đề ra các biện pháp phòng ngừa. Tổ chức diễn tập XLSC trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, tham diễn tập sự cố toàn HTĐ miền.Tham gia kiểm tra diễn tập XLSC các trạm điện, các nguồn điện nhỏ trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ lưới điện phân phối.Tham gia đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, kiểm tra Trưởng kíp các nguồn điện nhỏ, các trạm điện thuộc quyền điều khiển. Tổng kết, báo cáo và cung cấp số liệu theo yêu cầu của Cty ĐL và cấp điều độ HTĐ miền. Theo dõi tình hình VH của lưới điện phân phối, báo cáo CTĐL các trường hợp đường dây, trạm biến áp quá tải để đưa vào chương trình chống quá tải. QLVH hệ thống SCADA/DMS và hệ thống máy tính chuyên dụng. Tham gia hội đồng nghiệm thu thiết bị và công trình mới theo yêu cầu của CTĐL. Chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn và chỉnh lý tài liệu, quy trình liên quan đến công tác điều độ lưới điện phân phối. Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và chiến lược phát triển lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển. Quy trình xử lý sự cố tuyến dây 15KV: Công ty Điện lực Thủ Đức có 42 phát tuyến, ứng với mỗi phát tuyến có quy trình xử lý khác nhau, có đặc điểm giao với nhau qua các thiết bị đóng cắt đề phòng các sự cố xảy ra trên toàn tuyến tránh cắt điện trên diện rộng. QUY TRÌNH Xử lý sự cố tuyến dây 15KV Tam Bình – Công Ty Điện Lực Thủ Đức MỤC ĐÍCH Qui trình này nêu lên những nguyên tắc chung để xử lý sự cố tuyến dây Tam Bình với mục đích giúp Tổ trực vận hành Công Ty Điện Lực Thủ Đức xử lý nhanh chóng các trường hợp sự cố, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị, đồng thời giảm thời gian mất điện do sự cố. PHẠM VI ÁP DỤNG Áp dụng thống nhất cho công tác xử lý sự cố tuyến dây Tam Bình do Công Ty Điện Lực Thủ Đức – Tổng Công ty Điện Lực TP. HCM quản lý . CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN: Quy Chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về An toàn Điện (QCKTQG về ATĐ) Qui trình Điều Độ Hệ thống điện Quốc Gia (QTĐĐHTĐQG) Quy trình Xử lý sự cố đường dây nổi trung thế Quy chế phối hợp Xử lý sự cố giữa các đơn vị trong Tổng Công ty Điện lực TP. HCM Phương án phối hợp xử lý sự cố của Công Ty Điện Lực Thủ Đức ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT: Sự cố trung thế: là những sự việc, hiện tượng xảy ra trên lưới điện hoặc trên thiết bị mang điện áp từ 1000 V trở lên làm gián đoạn việc cung cấp điện năng. Xử lý sự cố: Là những hành động cần thiết của Đơn vị quản lý nhằm mục đích khắc phục các sự cố và đưa lưới điện hoạt động ở trạng thái bình thường. Thiết bị bảo vệ: Là những hệ thống, thiết bị được lắp đặt do nhà quản lý, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người, an toàn cho đường dây và các phụ kiện đi kèm và hạn chế khu vực bị gián đoạn việc cung cấp điện năng. XLSC: Xử lý sự cố TTVH: Tổ trưởng vận hành CNVH: Công nhân vận hành BHLĐ AT: Bảo hộ lao động an toàn TT ĐĐHTĐ: Trung tâm Điều độ hệ thống điện Rec: Reloser - Máy cắt phụ tải tự đóng lại LBS: Máy cắt phụ tải TBĐC: Thiết bị đóng cắt. NC: điểm thường đóng NO: điểm thường mở TBA: Trạm biến áp TRÁCH NHIỆM 5.1 Đội Vận hành lưới điện Các Tổ Vận hành, các Cán bộ Kỹ thuật - Đội Vận hành có nhiệm vụ tuân thủ và thực hiện theo Quy trình này và tuỳ theo tình hình thực tế khi có sự cố xảy ra mà áp dụng hoặc xin ý kiến chỉ đạo từ Ban Giám đốc. 5.2 Các Phòng, Đội chức năng khác Đội Quản lý lưới điện tham gia Xử lý sự cố theo Phương án phối hợp Xử lý sự cố của Điện lực Thủ Đức số 48/ĐLHCM-TĐ-VH đã ban hành ngày 15/07/2003. Phòng Kỹ Thuật phối hợp lập Biên bản điều tra sự cố và báo cáo các Phòng ban chức năng trong công ty theo qui định. NỘI DUNG CHÍNH 6.1 Đặc điểm tuyến dây Tam Bình: Tuyến dây 15 KV Tam Bình có phát tuyến từ trạm Trung Gian Linh Trung 2, cấp nguồn từ MBA T1, công suất danh định 40 MVA – 110/15 KV, có các thông số kỹ thuật như sau: - Lấy nguồn từ thanh cái : C81 - Máy cắt 873 - TB bảo vệ đầu nguồn ReCloser Chợ Tam Bình - Tiết diện trục chính 3*ACV 24KV + AC 95 mm2 - Tổng chiều dài trục chính 5,633 Km - Khả năng tải lớn nhất 600 A - I max 320 A - I min 120 A Trục chính đường dây đi dọc theo đường Tỉnh Lộ 43 và Đường Xuyên Á, có 1 đoạn cáp ngầm từ MC Tam Bình đến DS cáp ngầm Tam Bình(KD1), cung cấp điện cho các phụ tải dọc theo tuyến dây là các xí nghiệp và các trạm công cộng cấp cho các hộ sử dụng điện.Về mặt kết cấu tuyến 15 KV Tam Bình hiện đi chung trụ với tuyến Khắc Dật từ trụ T/TL43/T21L đến trụ T/QL1A/T30L. Ngoài ra tuyến dây 15KV Tam Bình còn cấp điện 1 phần cho Điện Lực Bình Dương từ đo đếm ranh giới Tam Bình 1 đến đo đếm ranh giới Tam Bình 2. Các vị trí giao đầu với các tuyến dây khác: Stt Vị trí giao đầu Chỉ danh TBĐC Đd giao đầu 02 KB8/a 2 LBS nt Tam Bình-Hải Quan Hải Quan 03 T/TL43/T55L DS nt Tam Bình-CN Bình Chiểu CN Bình Chiểu 04 T/QL1A/T18C LBS Lò Vôi TĐPP2 05 T/TONV/T84L LBS 72 Gò Dưa Tam Phú 07 T/PHCH/T32L LBS Tam Hải 2 Gò Dưa 09 T/QL1A/T129L DS CN Sanoco Linh Xuân 10 T/QL1A/T132C LBS nt Trường Sơn-Linh Xuân Trường Sơn 12 KD7/a 1 DS nt Gò Đình-Tam Bình Khắc Dật 13 T/QL1A/T43C DS nt Tam Bình-Linh Xuân Linh Xuân 14 T/TONV/T105L DS UB Tam Bình Tam Bình 15 T/TL43/T2L DS N4 Gò Dưa 4 CN Bình Chiểu Các vị trí phân đoạn trên đường dây: Stt Vị trí TBĐC Loại TBĐC 01 KB 1 DS Cáp ngầm Tam Bình Tuấn Ân 02 T/TL43/T60L DS Thành Mỹ 1 Tuấn Ân 03 T/TL43/T59L LBS Thành Mỹ Joslyn-A5N/VB3 04 T/TL43/T58L DS Thành Mỹ 2 Tuấn Ân 05 T/QL1A/T30L DS Cầu Vượt Gò Dưa Tuấn Ân 06 T/QL1A/T28C DS N4 Gò Dưa 3 ShinSung 07 T/TONV/T101L DS N4 Gò Dưa 1 Tuấn Ân 08 T/QL1A/T19L DS Lò Vôi 2 09 T/QL1A/T32C DS Chợ Tam Bình Tuấn ân 10 T/QL1A/T33C Rec Chợ Tam Bình Nulec-R27LL 11 T/QL1A/T72C DS Vinastar Tuấn Ân 12 T/QL1A/T73C LBS Vinastar Sarha 13 T/QL1A/T78C DS Vinastar Tuấn Ân 14 T/QL1A/T125C DS Bột Giặt Lix Tuấn Ân Với đặc điểm như trên có thể tạm chia tuyến dây Tam Bình thành 4 phân đoạn chính như sau: Tên Phân đoạn TBĐC đầu TBĐC cuối Phân đoạn 1 Từ lộ ra tại trạm TG Linh Trung 2 đến DS Cáp ngầm Tam Bình MC 873 Tam Bình DS Cáp ngầm Tam Bình Phân đoạn 2 Từ phần sau DS cáp ngầm Tam Bình đến LBS Thành Mỹ DS Cáp ngầm Tam Bình LBS Thành Mỹ Phân đoạn 3 Từ phần sau LBS Thành Mỹ đến Rec Chợ Tam Bình LBS Thành Mỹ Rec Chợ Tam Bình Phân đoạn 4 Từ phần sau Rec Chợ Tam Bình đến hết tuyến Rec Chợ Tam Bình LBS nt Trường Sơn-Linh Xuân 6.2 Quá trình thu thập các thông tin và xác định nguyên nhân và vị trí sự cố 6.2.a Thông tin về tuyến dây Công nhân vận hành phải nắm vững các đặc điểm và các thay đổi về kết cấu lưới của từng tuyến dây. Tất cả các điểm thường đóng (NC), các điểm thường mở (NO), các điểm giao đầu của dây Tam Bình với các tuyến dây khác,CNVH phải cập nhật hằng ngày các vị trí thay đổi điểm dừng trung thế 15 KV do các yêu cầu công tác. Nắm vững đặc tính vận hành của đường dây Tam Bình như: TBĐC phân đoạn, tình trạng vận hành (tình trạng tải hiện hữu), khả năng chịu tải max, các khách hàng quan trọng và ưu tiên. 6.2.b Thông tin về sự cố tuyến dây Các thông tin từ nhân dân, các đơn vị khác báo về vị trí và đặc điểm sự cố. Các thông tin từ sự kiểm tra của CNVH khi có sự cố xảy ra như: tình hình sự cố, vị trí sự cố, Rơle tác động, các vật tư cần thiết cho việc XLSC. Các thông tin từ TT ĐĐHTĐ: bật MC đầu nguồn, chỉ số tải giảm đột ngột, các Rơle tác động, dòng sự cố các pha .v..v.. 6.3 Quá trình thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết 6.3a Các trang bị an toàn Sào thử điện + đầu thử điện trung thế Sào thao tác, sào tiếp địa lưu động, tiếp địa trung thế Các dụng cụ hỗ trợ : thang, đèn pha, kích căng dây, biển báo cần thiết...... Trang bị BHLĐ AT cá nhân đầy đủ theo qui định. Trước khi tiến hành xử lý sự cố, để đảm bảo an toàn cho nhóm công tác, TTVH phải thực hiện việc đăng ký cắt điện đường dây với TT-ĐĐHTĐ ( Thực hiện việc đăng ký cắt điện đường dây với TT-ĐĐHTĐ qua hệ thống thông tin liên lạc bộ đàm ). 6.3b Thực hiện các biện pháp an toàn Thử điện, tiếp địa 2 đầu nơi công tác và tại các đầu nhánh rẽ theo QCKTQG về AT Điện. Cô lập các nguồn điện khác đi chung trụ tại vị trí XLSC nhằm hạn chế việc gây ra tai nạn điện. Lập rào chắn xung quanh nơi công tác và treo biển báo theo qui định. 6.4 Kiểm tra và xử lý sự cố: Trước tiên kiểm tra đường trục, các máy cắt tự đóng lại, máy cắt phụ tải, các LBFCO, các FCO nằm trên đường trục. 6.4.a Nếu điểm sự cố thuộc các nhánh rẽ, Trạm biến áp: Khi phát hiện LBFCO của nhánh rẽ, hoặc FCO của trạm biến áp bị nổ chì: Tiến hành cô lập cả 3 pha, sau đó yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện đường dây. Tiếp tục kiểm tra dọc theo nhánh rẽ, hoặc kiểm tra tại TBA bị nổ chì, xác định điểm gây sự cố và sửa chữa. Khi xử lý xong tiến hành tái lập lại LBFCO hoặc FCO đầu nhánh rẽ để tái lập lại toàn bộ đường dây. 6.4.b Nếu điểm sự cố xảy ra trên trục chính: * Sự cố Phân đoạn1( từ lộ ra MC-873 Tam Bình đến DS cáp ngầm Tam Bình ): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở DS Cáp ngầm Tam Bình, sau đó thực hiện phương án chuyển tải cho phân đoạn 2,3,4 về tuyến dây 15KV Tam Phú hoặc về tuyến dây 15 KV Hải Quan (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Tam Phú hoặc tuyến dây 15KV Hải Quan tại thời điểm thực hiện chuyển tải): a/ Chuyển tải phân đoạn 2,3,4 về tuyến dây Tam phú( trường hợp 1) hoặc về tuyến dây Hải Quan( trường hợp 2 ). + Trường hợp 1: Cắt DS cáp ngầm Tam Bình Đóng DS+LBS 72 Gò dưa. + Trường hợp 2: Cắt DS cáp ngầm Tam Bình Đóng DS+LBS nt Tam Bình-Hải Quan b/ Xử lý sự cố Sau khi thực hiện phương thức chuyển nguồn xong Đăng ký Điều độ công ty công tác tại trạm trung gian Linh Trung 2. Báo Phòng Kỹ Thuật mời Trung Tâm Thí Nghiệm Điện phối hợp xác định vị trí điểm sự cố của cáp ngầm. Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Cô lập điện, bàn giao Đội QLLĐ tiến hành xử lý sự cố đoạn cáp ngầm c/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Chuyển trả phân đoạn 2,3,4 về tuyến dây Tam Bình + Trường hợp 1: Cắt LBS+DS 72 Gò Dưa Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng lại máy cắt 873-Tam Bình + Trường hợp 2: Cắt LBS +DS nt Tam Bình-Hải Quan Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng lại máy cắt 873-Tam Bình * Sự cố Phân đoạn 2( từ sau DS cáp Tam Bình đến LBS Thành Mỹ): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở DS Cáp ngầm Tam Bình, sau đó TTVH yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện cho tuyến dây Tam Bình .TTVH xét thấy có khả năng XLSC với thời gian 60 phút, thì thực hiện phương án chuyển tải cho phân đoạn 3,4 về tuyến dây 15KV Tam phú hoặc về tuyến dây 15 KV TĐPP2 (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Tam Phú hoặc tuyến dây 15KV TĐPP2 tại thời điểm thực hiện chuyển tải): a/ Chuyển tải phân đoạn 3,4 về tuyến dây Tam Phú( trường hợp 1) hoặc về tuyến dây TĐPP2( trường hợp 2 ). + Trường hợp 1: Cắt LBS+ DS Thành Mỹ Đóng DS+LBS 72 Gò Dưa. + Trường hợp 2: Cắt LBS+ DS Thành Mỹ Đóng DS+ LBS Lò Vôi b/ Xử lý sự cố Sau khi thực hiện phương thức chuyển nguồn xong Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. c/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Chuyển trả phân đoạn 3,4 về tuyến dây Tam Bình + Trường hợp 1: Cắt LBS + DS 72 Gò Dưa Đóng DS +LBS Thành Mỹ TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ cắt máy cắt 873-Tam Bình Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng máy cắt 873-Tam Bình + Trường hợp 2: Cắt LBS +DS Lò Vôi Đóng DS+LBS Thành Mỹ TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ cắt máy cắt 873-Tam Bình Đóng DS cáp ngầm Tam Bình TTVH yêu cầu TT-ĐĐHTĐ đóng máy cắt 873-Tam Bình * Sự cố Phân đoạn 3( từ sau LBS Thành Mỹ đến Rec Chợ Tam Bình): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở LBS Thành Mỹ, sau đó TTVH yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện cho tuyến dây Tam Bình .Nếu điểm sự cố nằm trong khoảng trụ T/TL43/T21L đến T/QL1A/T30L ( đoạn đi chung trụ với tuyến Gò Đình ) và tại trụ T/TL43/T55L ( đoạn đi chung trụ với tuyến dây 15KV CN Bình Chiểu). TTVH xét thấy có khả năng XLSC với thời gian < 60 phút thì tiến hành cắt Rec+DS Gò Đình tuyến dây 15KV Gò Đình( do điểm sự cố đi chung trụ), Xin TT-ĐĐHTĐ cắt MC-871 CN Bình Chiểu tại trạm Linh Trung 2 ( do điểm sự cố đi chung trụ ), sau đó thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Sau khi XLSC xong, thu dọn hiện trường và tái lập DS+LBS Thành Mỹ ( đóng DS+LBS Thành Mỹ ).TTVH đăng ký TTĐĐHTĐ đóng lại máy cắt 871 CN Bình Chiểu tuyến dây 15KV CN Bình Chiểu, đóng lại DS+Rec Gò Đình. + Nếu TTVH nhận thấy sự cố lớn, thời gian XLSC có thể > 60 phút, thì thực hiện phương án chuyển tải cho phân đoạn 4 về tuyến dây 15KV Trường Sơn; (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Trường Sơn tại thời điểm thực hiện chuyển tải): a/ Chuyển tải phân đoạn 4 về tuyến dây Trường Sơn. Cắt Rec +DS Chợ Tam Bình Đóng DS+LBS nt Trường Sơn-Linh Xuân b/ Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 ( Tuyến Tam Bình ) và Tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến dây Tam phú ; sau DS Chợ Đầu Mối ( Tuyến Gò đình ) về tuyến dây Hiệp Bình ( do điểm sự cố đi chung trụ ). b.1a Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 ( Tuyến Tam Bình ) và Tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến dây Tam phú (chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Tam Phú tại thời điểm thực hiện chuyển tải): Cắt DS N4 Gò Dưa 3 Cắt DS N4 Gò Dưa 1 TTVH đăng ký TT-ĐĐHTĐ xin cắt tuyến dây 15KV CN Bình chiểu Đóng DS N4 Gò Dưa 4 Đóng DS+LBS 72 Gò Dưa b.1b Chuyển sau DS Chợ Đầu Mối về tuyến Hiệp Bình(chú ý đến mức tải hiện hữu và tải max tuyến dây 15KV Hiệp Bình tại thời điểm thực hiện chuyển tải): Cắt Rec + DS Gò Đình Cắt DS Chợ Đầu Mối Đóng DS + LBS Cầu Vĩnh Phú c/ Xử lý sự cố Sau khi thực hiện phương thức chuyển nguồn xong Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. d/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. d.1a. Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 ( tuyến Tam Bình) về tuyến Tam Bình ; Tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến CN Bình Chiểu; sau DS Chợ Đầu Mối về tuyến Gò Đình. d1a.1. Chuyển sau DS N4 Gò Dưa 3 về tuyến Tam Bình và tuyến dây CN Bình Chiểu về tuyến CN Bình Chiểu Cắt LBS+DS 72 Gò Dưa Cắt DS N4 Gò Dưa 4 Đóng DS N4 Gò Dưa 1 Đóng DS N4 Gò Dưa 3 Đóng DS+LBS Thành Mỹ TTVH đăng ký TTĐĐHTĐ xin đóng MC-871 CN Bình Chiểu d1a.2. Chuyển sau DS Chợ Đầu Mối về tuyến Gò Đình Cắt LBS +DS Cầu Vĩnh Phú Đóng DS Chợ Đầu Mối Đóng DS+Rec Gò Đình d.1b. Chuyển trả phân đoạn 4 về tuyến dây Tam Bình Cắt LBS +DS nt Trường Sơn-Linh Xuân Đóng DS+Rec Chợ Tam Bình * Sự cố Phân đoạn 4 ( từ sau Rec Chợ Tam Bình đến hết tuyến): + Nếu nhận được thông tin từ TT ĐĐHTĐ MC-873 Tam Bình tác động mở (Clockout) thì tiến hành mở DS+Rec Chợ Tam Bình, sau đó TTVH yêu cầu TT ĐĐHTĐ tái lập điện cho tuyến dây Tam Bình . a/ Xử lý sự cố Tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Phối hợp với ĐL Bình Dương kiểm tra và XLSC. Nếu điểm sự cố tại trụ DS nt Tam Bình-Linh Xuân (T/QL1A/T43C) thì cắt LBS+DS Ga Sóng Thần tuyến dây 15KV Linh Xuân ( do điểm sự cố đi chung trụ) để XLSC. b/ Xử lý sự cố xong Tiến hành thu hồi các biện pháp an toàn cần thiết theo qui trình và tổ chức xử lý sự cố. Đóng DS+Rec Chợ Tam Bình Chế độ báo cáo TTVH phải báo cáo cho lãnh đạo Đội Vận hành, Ban Giám đốc và TT ĐĐHTĐ khi có sự cố đường dây. Nếu sự cố đường dây ưu tiên, quan trọng lãnh đạo phải trực tiếp chỉ đạo XLSC sớm để tái lập điện nhanh chóng. Trong khi XLSC, TTVH phải ghi chép vào Sổ Nhật ký vận hành đầy đủ chi tiết quá trình XLSC như: ngày giờ sự cố, diễn biến sự cố, nguyên nhân sự cố, biện pháp xử lý, kết quả xử lý, ngày giờ tái lập điện và các thông tin việc chuyển tải (nếu có). Sau khi XLSC hoàn tất, TTVH phải báo ngay kết quả cho lãnh đạo Công Ty Điện lực và TT ĐĐHTĐ . Khi xảy ra sự cố mất điện, Tổ trưởng ca trực đương phiên phải phân công Điện thoại viên, thông báo ngay lý do mất điện và thời gian dự kiến có điện lại cho các xí nghiệp, các hộ trọng điểm trên tuyến dây bị sự cố. Trường hợp không có Điện thoại viên, Tổ trưởng ca trực đương phiên phải cử công nhân ca trực thông báo. Sơ đồ tuyến dây Tam Bình: Đội Quản Lý Điện Kế: (Nguồn – Đội QLĐK) Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đội Quản lý Điện kế: Chức năng: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quy định trong công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng và theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu liên quan. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu khai thác vật tư, phụ kiện hàng năm cho mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Phối hợp với Phòng Kinh doanh đơn vị xử lý các trường hợp vi phạm của khách hàng về hệ thống đo đếm điện năng. Thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chung của Điện lực. Đề xuất với lãnh đạo Đơn vị các giải pháp thích ứng trong quá trình thực hiện công tác một cách hợp lý, theo đúng quy trình quy định Công ty. Xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng ISO của Công ty. Nhiệm vụ: Triển khai thực hiện các qui định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Tập đoàn, chỉ tiêu của Tổng Công ty và Công ty liên quan đến công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng. Lập kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm chứng, thay bảo trì hệ thống đo đếm điện năng hàng năm, bảo đảm không để sót thiết bị đo đếm quá hạn kiểm định, vi phạm pháp lệnh đo lường. Quản lý kìm niêm chì, bảo đảm tuân thủ đúng các quy trình, quy định của Công ty và Đơn vị về việc niêm phong hệ thống đo đếm điện năng. Quản lý toàn bộ điện kế 1 pha, 3 pha, trực tiếp, gián tiếp và hệ thống đo đếm trung hạ thế đang vận hành. Quản lý, lưu trữ, cập nhật hồ sơ lý lịch hệ thống đo đếm điện năng. Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với thùng điện kế, cáp nhị thứ, nhằm phát hiện sớm các trường hợp không an toàn hoặc bất thường của hệ thống đo đếm để có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện công tác gắn mới, di dời, tăng cường công suất, sửa chữa, thay bảo trì, thu hồi hệ thống đo đếm điện năng. Thực hiện công tác thay hư cháy, kiểm tra, kiểm chứng hệ thống đo đếm điện năng. Cung cấp thông tin kịp thời cho các Phòng, Đội tại Đơn vị khi có yêu cầu cũng như phối hợp thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các công tác có liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Trực tiếp xử lý hoặc tham gia phối hợp xử lý với Phòng Kinh doanh các trường hợp vi phạm sử dụng điện khi phát hiện. Lập nhu cầu, khai thác vật tư thiết bị dùng trong công tác mắc điện, công tác bảo trì thiết bị đo đếm. Quản lý, nghiệm thu, quyết toán các loại vật tư thiết bị một cách chính xác. Tổng hợp thống kê báo cáo tình hình khai thác vật tư, thiết bị, phụ kiện cho hệ thống đo đếm điện năng, trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ công tác. Tham gia nghiệm thu các công trình có liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình, kế hoạch, chương trình công tác AT-VSLĐ-PCCN của Tổng Công ty và Công ty. Cơ cấu tổ chức: Đội trưởng: 01 người Đội phó: (hiện chưa có) Các Tổ chuyên môn nghiệp vụ: 03 Tổ Tổ Tổng hợp: 06 người Tổ Lắp đặt điện kế: 10 người Tổ Quản lý điện kế: 19 người Cách đấu dây Máy biến dòng (TI) và Máy biến áp đo lường (TU): Khái niệm chung: Để phục vụ cho việc đo đếm điện năng, bên cạnh điện năng kế người ta còn sử dụng các thiết bị phụ là máy biến dòng và biến áp đo lường. Máy biến dòng (TI) và máy biến áp đo lường (TU) là những dụng cụ biến đổi dòng điện và điện áp cần đo thành những dòng điện và điện áp tương ứng theo tỷ lệ nhất định đã được tiêu chuẩn hoá để mở rộng giới hạn đo cho điện năng kế. Đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong các mạch bảo vệ. Cách đấu dây TU, TI: Cách mắc TU, TI trung thế: đấu 3 TI ở trên và 3 TU ở dưới theo bảng hướng dẫn của nhà sản xuất thông thường thứ cấp TU, TI có 3 cộc đấu dây: vỏ, nối đất, tín hiệu. Cộc vỏ với nối đất đươc nối chung với dây trung tính rồi nối đất. Cộc dây tín hiệu TU đưa vào cuộn áp, cộc dây tín hiệu TI đưa vào cuộn dòng của thiết bị đo (thông thường nhà chế tạo quy định tín hiệu TU đưa vào lỗ poot 1, 4, 7 và tín hiệu TI đưa vào lỗ poot 2, 5, 8 của điện kế). Đặt TI ở trên nhằm đo tổn hao của TU và MBT có lợi cho Điện Lực. Tương tự như trung thế, hạ thế cũng vậy ta chỉ cần tín hiệu áp và dòng vào ra của TU, TI đúng chiều theo quy định của nhà sàn xuất. Cách đấu dây trong mạch đo lường và điều kiện làm việc của máy biến dòng, máy biến áp có nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản: Cuộn dây sơ cấp máy biến dòng được mắc nối tiếp, còn cuộn dây sơ cấp máy biến áp được mắc song song trong mạch đo lường. Máy biến dòng làm việc trong chế độ gần như ngắn mạch và đó là chế độ hoạt động bình thường. Còn ở máy biến áp, không được ngắn mạch thứ cấp, tại chế độ này máy biến áp sẽ bị phá huỷ. Ở máy biến áp hở mạch thứ cấp là chế độ hoạt động bình thường, trong khi đó hở mạch thứ cấp máy biến dòng là không được phép vì khi đó hở mạch thứ cấp sẽ có điện áp gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Cảm ứng từ ở máy biến dòng luôn luôn thay đổi còn ở máy biến áp là không đổi (khi điện áp ổn định). Dòng điện trong cuộn thứ cấp máy biến dòng trong giới hạn quy định không phụ thuộc tổng trở của tải trong mạch thứ cấp, nhưng phụ thuộc vào dòng sơ cấp. Còn ở máy biến áp dòng điện trong cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tổng trở của tải và khi dòng thứ cấp thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của dòng sơ cấp. Sai số của máy biến dòng liên quan đến tải trong cuộn thứ cấp, ở những giá trị khác nhau của tải sẽ có những giá trị sai số cho phép khác nhau. Những điểm lưu ý khi lắp đặt TU, TI: Cuộn sơ cấp TI mắc nối tiếp trong mạch đo. Thứ cấp TI làm việc ở chế độ ngắn mạch, nếu hở mạch thứ cấp TI đang hoạt động thì sẽ xuất hiện điện áp cao trên mạch thứ cấp gây nguy hiểm cho người và phá hỏng cách điện của thiết bị. Do đó phải ngắn mạch thứ cấp TI trước khi tháo rời điện năng kế. Thứ cấp TI có thể cung cấp cho nhiều phụ tải cùng một lúc bằng cách nối tiếp các phụ tải (Với điều kiện tổng công suất phụ tải phải nhỏ hơn hoặc bằng dung lượng của TI). Cuộn sơ cấp TU mắc song song trong mạch đo. Thứ cấp TU làm việc ở chế độ hở mạch, nếu thứ cấp bị ngắn mạch TU sẽ bị phá huỷ. Thứ cấp TU có thể cung cấp cho nhiều phụ tải cùng một lúc bằng cách song song các phụ tải (Với điều kiện tổng công suất phụ tải phải nhỏ hơn hoặc bằng dung lượng của TU). Phải tiếp địa một đầu thứ cấp của TI và TU. Trên đầu các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp TI, TU bao giờ cũng có ký hiệu quy định cực tính. Nếu đấu đúng theo ký hiệu thì điện áp, dòng điện sơ cấp sẽ cùng pha với điện áp, dòng điện thứ cấp. Nếu chỉ thay đổi đấu dây bên sơ cấp hoặc thứ cấp thì sẽ đổi hưởng vector dòng điện, điện áp đi một góc 1800. Những nguyên nhân gây ra hư cháy TU,TI: TI bị hở mạch thứ cấp. Các đầu nối bên sơ cấp, thứ cấp TI đấu lỏng làm tăng điện trở tiếp xúc. Thứ cấp TU bị ngắn mạch. Gắn TU có điện áp sơ cấp định mức nhỏ vào lưới điện có điện áp lớn hơn. Tải thứ cấp vượt quá dung lượng của TU. Qúa điện áp do dông sét. TU, TI đặt trong môi trường bị ảnh hưởng bởi hoá chất, gây phóng điện trên bề mặt cách điện dẫn tới phá hỏng TU, TI. Cách đấu dây điện kế 1 pha và 3 pha: Theo bảng hướng dẫn của nhà chế tạo: Điện kế 1 pha: Vào: dây pha vào lỗ poot 1, nguội vào lỗ poot 3. Ra tải: pha lỗ poot 2, nguội lỗ poot 4. Điện kế 3 pha: Dây pha vào lỗ poot 1, 3, 5 và dây nguội vào lỗ poot 7. Ra tải: pha ra lỗ poot 2, 4, 6 và nguội ra lỗ poot 8 được ký hiệu trên điện kế. Một số thiết bị đo đếm và kiểm tra điện kế: Ampere kềm Hioki 3266: Là thiết bị xách tay đo cường độ, điện áp, hệ số công suất, hệ số phản khảng, góc lệch giữa dòng và áp. Đo cường độ dòng điện được từ 0.07 A đến 1000 A. Đo điện áp được từ 0 V đến 600 V. Đo tần số từ 10 Hz đến 10 KHz. Đo góc lệch từ 900 cảm (LAG) đến 900 dung (LEAD). Hiển thị số. Sử dụng 01 pin 9 V. Máy PTS 2.3: PTS 2.3 là hợp bộ kiểm chuẩn công tơ xách tay bao gồm nguồn tạo dòng 3 pha và công tơ mẫu có cấp chính xác 0.1% và 0.2%. Các chức năng đặc thù của PTS 2.3 là có dải đo rộng, cấp chính xác cao và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện nguồn cấp. PTS 2.3 cho phép phân tích sơ đồ đấu nối cũng như điều kiện nguồn cấp. Các đặc điểm cơ bản của PTS 2.3: Dễ dàng kiểm định công tơ với điều kiện tiêu chuẩn, sử dụng bộ nguồn phát sẵn có trong thiết bị. Hoạt động độc lập với các điểm tải đã định nghĩa không cần kết hợp với PC. Bộ nhớ trong lưu trữ kết quả đo và thông số khách hàng. Hiển thị thông số dạng vector. Sử dụng dễ dàng với các biểu tượng trên màn hình. PTS 2.3 có thể sử dụng riêng công tơ mẫu hoặc kết hợp với bộ nguồn. Các chức năng: Các pha hoạt động độc lập. Đo công suất hữu công, vô công, biểu kiến, tính sai số công tơ. Đo điện áp. Đo dòng điện trực tiếp hoặc qua kìm dòng. Đo công suất từng pha hoặc tổ hợp các pha. Đo góc, hệ số công suất và tần số. Sử dụng: Đo tại hiện trường. Phân tích năng lượng. Phân tích tải của hệ thống. Phụ kiện lựa chọn thêm: Phần mềm điều khiển tự động CAMSOFT chạy trên môi trường Windows. Bộ kềm được bù sai số đo dòng đến 100A. Quy trình thực hiện lắp đặt mới và di dời điện kế: Lắp đặt, gắn mới điện kế 1 pha, 3 pha: Công tác chuẩn bị: Ngay từ buổi chiều ngày N – 1 nhóm công tác đã được nhận hồ sơ và vật tư để thi công cho ngày N (ngày đã hẹn với khách hàng). Kiểm tra hồ sơ, số lượng, chủng loại vật tư thực lãnh. Trình tự thực hiện: Ngày N trưởng nhóm công tác ký nhận lệnh công tác kiểm tra và phổ biến nội dung công tác đến từng công nhân tham gia công tác, phân công công việc phù hợp theo sức khỏe và tay nghề , bậc an toàn, tiến hành tổ chức ra công trường làm việc, lưu ý các phương tiện vận chuyển vật tư thiết bị phù hợp gọn gàng tránh va quẹt gây tai nạn giao thông. Khi tới địa chỉ cần công tác (theo nội dung trong lệnh công tác, phiếu công tác) phải thông báo khách hàng biết nội dung công tác kiểm tra sơ đồ thiết kế khối lượng vật tư phù hợp với thực tế hiện trường , bố trí các vị trí công tác cho hợp lý các vị trí thường xảy ra mất an toàn để có biện pháp giám sát , phòng ngừa như : Khoan đục tường, trần nhà, mái nhà, ban công… Đặc biệt là khi đấu điện, ngoài trang bị BHLĐ và dụng cụ an toàn cá nhân ra người thực hiện còn phải chú ý tay áo cài nút , đeo găng tay cắt điện hạ thế, nón cài quai và luôn giữ khoảng cách an toàn với các vị trí đang mang điện. Trưởng nhóm công tác thường xuyên theo dõi giám sát công nhân trong suốt quá trình thi công, trong lúc thi công nếu có ý kiến gì khác từ phía khách hàng, hay các hộ lân cận thì chỉ có người chỉ huy trực tiếp cũng là người trưởng nhóm công tác mới được phép giải quyết như đã quy định. Đối với các điện kế gắn trong thùng bảo vệ bằng kim loại phải chú ý gắn tiếp địa vỏ thùng cho an toàn. Khi gọn vỏ vào và ra điện kế có độ dài bằng độ dài của lổ potele diện kế tránh khi thao tác tháo, gắn có độ hở dễ gây chạm chập. Các công việc phải leo trèo thì sử dụng thang để leo không được đu bám vào tường giàn giáo xây dựng, không leo cột có sẵn khi chưa biết được độ vững chắc của nó. Khi hoàn tất công tác tiến hành kiểm tra sơ đồ đấu dây, đấu đúng thứ tự pha, niêm chì nắp đậy, nắp chụp và bàn giao điện cho khách hàng , dùng thiết bị chuyên dùng để thử tải xác định tình trạng đĩa quay của điện kế. Lưu ý đối với điện kế 3 pha phải thử đủ 3 pha, ghi nhận kết quả và các thông số kỹ thuật vào mẫu biên bản. Chụp hình lại để bổ sung vào hồ sơ. Kiểm tra hiện trường công tác, ghi tên, địa chỉ, mã hồ sơ khách hàng lên vỏ hộp đậy điện kế bằng bút lông, nghiệm thu khối lượng vật tư đã ghi công, thu dọn vật tư, dụng cụ đồ nghề của nhóm công tác, tiến hành bàn giao trả lại mặt bằng ban đầu cho khách hàng. Di dời điện kế 1 pha 3 pha: Công tác chuẩn bị: Thực hiện như công tác chuẩn bị của việc lắp đặt điện kế mới 1 pha 3 pha như đã nêu trên. Nhưng đối với các hộ sơ di dời cần phải xác minh theo các thông số: Chủng loại điện kế, số numro, điện áp, cường độ. Ngày thay, gắn điện kế gần nhất, lý do thay Mã hiệu, niên hiệu chì niêm, tình trạng tốt xấu. Trình tự thực hiện: Thực hiện như trình tự của việc lắp đặt điện kế mới 1 pha 3 pha như đã nêu trên. Nhưng do việc di dời điện kế bắt buộc phải cắt điện vì vậy phải áp dụng các bước bổ sung sau: Kiểm tra tình trạng điện kế xem có hiện tượng vị phạm sử dụng điện không, kiểm tra sơ bộ cách của vỏ điện kế củ, thùng bảo vệ điện kế bằng bút thử điện chuyên dung Kiểm tra tình trạng chì niêm, dây niêm của điện kế Đối với điện kế 3 pha phải xác định rõ và làm dấu các dây pha, dây nguội vào và ra của điện kế: Cắt cầu dao (CB) tổng sau điện kế. Cắt điện ngoài đầu trụ. Thử không còn điện tại potele điện kế. Tiến hành tháo điện kế và di dời theo sơ đồ thiết kế. Di dời xong, khi đấu điện thì thao tác ngược lại, tiến hành thử điện và bàn giao cho khách hàng sử dụng (lưu ý dùng các thiết bị thử điện chuyên dụng để thử). Kiểm tra các vị trí tiếp xúc chắc chắn, kiểm tra sơ bộ cách điện vỏ điện kế, thùng bảo vệ bằng bút thử điện chuyên dùng và tiến hành niêm chì theo quy định, ghi nhận các thông số kỹ thuật vào biên bản xác nhận theo mẫu. Các trường hợp di dời tạm ra ngoài chờ sửa chữa công trình, phải có các biện pháp bảo vệ, như rào chắn, độ cao, thời tiết, ….được thực hiện theo Quy trình chuẩn thuật an toàn điện. Phòng Kỹ thuật & An toàn Bảo hộ Lao động: (Nguồn – Phòng KT&ATBHLĐ) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng KT & ATBHLĐ: Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các công tác liên quan đến Quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới điện theo đúng qui định của luật Điện lực, các qui định của Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Tập đoàn Công ty VN và của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn quản lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, giảm mất điện, giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật, vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác kỹ thuật đã được giao. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn (KTAT), bảo hộ lao động (BHLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN), phòng chống lụt bão (PCLB), bảo vệ HLATLĐCA, An toàn điện trong nhân dân (ATĐND) và bảo vệ môi trường (BVMT) tại Công ty Điện lực Thủ Đức (Công ty), tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Bộ ngành liên quan và nội dung chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Công ty Điện lực Thủ Đức. Nhiệm vụ cụ thể: Phòng Kỹ thuật: Tổ chức thực hiện việc lập và hoàn thiện các hồ sơ quản lý kỹ thuật, các lý lịch đường dây, thiết bị chính theo qui trình, qui phạm hiện hành. Tổ chức cập nhật kịp thời các hồ sơ quản lý kỹ thuật đã lập. Tổ chức thực hiện xây dựng phương thức vận hành lưới điện tối ưu ở chế độ bình thường và chế độ sự cố. Theo dõi, phân tích và đánh giá tình trạng vận hành lưới điện, đề xuất quy hoạch lưới điện và giải pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng. Tổ chức thực hiện công tác điều tra, phân tích nguyên nhân sự cố trên lưới điện. Tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp, biện pháp ngăn ngừa sự cố nguyên nhân tương tự tái diễn. Tổ chức thực hiện lập phương án giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật của Công ty. Theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật của Công ty. Tổ chức thực hiện lập phương án Bảo trì mùa khô, sửa chữa lưới điện (Lưới điện trung thế, trạm biến thế và lưới hạ thế) hàng năm. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc thi công, nghiệm thu quyết toán các phương án. Trên cơ sở quy hoạch lưới điện, tổ chức thực hiện lập phương án thực hiện các công trình đầu tư xây dựng (năm n+1) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng. Tổ chức nghiên cứu và định hướng áp dụng công nghệ, vật tư thiết bị công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật và đầu tư xây dựng. Tổ chức công tác dịch thuật, biên soạn bổ sung hiệu chỉnh các qui trình sử dụng, vận hành máy móc thiết bị đang sử dụng tại Công ty đảm bảo mọi máy móc, thiết bị đều có qui trình hướng dẫn và phổ biến đến người trực tiếp sử dụng. Tổ chức kiểm tra và thỏa thuận thiết kế kỹ thuật thi công các công trình XDM, TCCS, di dời trạm biến thế thuộc nguồn vốn khách hàng. Tổ chức theo dõi, kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu đóng điện công trình vào lưới điện quản lý. Tổ chức thực hiện phát triển khách hàng trong công tác dịch vụ bảo trì TBA và đường dây trung thế của khách hàng, lập các biên bản kiểm tra bảo trì trạm với khách hàng. Tổ chức thực hiện phương án bảo trì theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Theo dõi, đôn đốc và phối hợp các đội thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng bảo trì lưới điện, TBA khách hàng. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc các khách hàng đã ký hợp đồng bảo trì với Công ty. Phòng KT & ATBHLĐ: Xây dựng chương trình, biện pháp kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân để đảm bảo sản xuất an toàn cho con người và thiết bị trong toàn công ty. Tổ chức bồi huấn, hướng dẫn, cụ thể hóa ….các luật, nghị định, chỉ thị, nghị quyết, tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân của nhà nước, Bộ, tổng công ty và công ty. Tổ chức nghiệp vụ về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân cho các đơn vị trực thuộc công ty. Tổ chức nghiên cứu, biên sọan các quy trình, quy định , tiêu chuẩn, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân để áp dụng cho toàn công ty, nghiên cứu và trình cấp trên có thẩm quyền để giải quyết các trường hợp xin bổ sung, sửa đổi…các qui trình, qui phạm…hiện hành về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các quy trình, quy phạm, quy định, chỉ thị, nghị quyết, kiến nghị, thông báo, chương trình, … về công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ,bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân của Nhà nước, Bộ, tổng công ty, công ty. Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động trong công ty. Thống kê, phân tích báo cáo, phổ biến, rút kinh nghiệm, … các trường hợp tai nạn lao động trong toàn công theo quy định. Tổ chức. Tổ chức điều tra các sự cố cháy nổ trong toàn Công ty. Triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện trong nhân dân. Triển khai thực hiện và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc vận hành, quản lý, lập hồ sơ lý lịch, đăng ký, kiểm định, kiểm tra, … các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (thết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thang máy, hệ thống lạnh, …). Triển khai thực hiện, tổng hợp, đề xuất “Kế hoạch kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bảo,bảo vệ môi trường hàng năm” trong công ty và theo dõi thực hiện. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị…phục vụ công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ,bảo vệ môi trường. Cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng: 01 Phó trưởng phòng: 02 01 phụ trách công tác Kỹ thuật. 01 phụ trách công tác An toàn Bảo hộ lao động. Hai tổ trực thuộc: Tổ kỹ thuật. Tổ An toàn – Bảo hộ lao động. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ( Kỹ thuật) PHÓ TRƯỞNG PHÒNG ( AT- BHLĐ) TỔ KỸ THUẬT TỔ AT - BHLĐ Tổn thất điện năng, tổn thất điện áp và các biện pháp chống tổn thất: Các dạng tổn thất điện năng và tổn thất điện áp: Tổn thất kỹ thuật: là tổn thất vật lý gây nên cho sự vận hành của các phần tử trong hệ thống điện.Tổn thất kỹ thuật có thể tính toán và đo lường chính xác được và không thể triệt tiêu được mà chỉ có thể làm giảm đến mức thấp nhất. Tổn thất kinh doanh: là tổn thất xảy ra trong khâu kinh doanh điện do chênh lệch số liệu ghi điện. Tổn thất kỹ thuật chia làm 2 loại: Tổn thất phụ thuộc dòng điện: là tổn thất do phát nóng trên tổng trở của lưới và các thiết bị điện. Đây là nguyên nhân tổn thất chính của hệ thống điện (Tốc độ gia tăng phụ tải trên địa bàn tương đối cao khoảng 10% năm và có xu hướng tăng nhanh). Tổn thất phụ thuộc điện áp: gồm có tổn thất trong lõi thép của các máy điện, MBT; trong cuộn áp của công tơ điện, do rò điện qua cách điện và tổn thất vầng quang trên đường dây. Đối với thực tế của công ty do số lượng MBT cũ được sản xuất theo tiêu chuẩn cũ trước 1975 và từ sau 1975 đến trước 2005 trên lưới còn rất nhiều (khoảng 85%) nên tổn thất điện năng qua MBT lớn. Tổn thất kinh doanh: Điện năng tiêu thụ nhưng không đo được (do ăn cắp điện ). Điện năng đo được nhưng không ghi vào hóa đơn (do ghi điện viên ghi sai hoặc thông đồng với hộ tiêu thụ ). Các biện pháp chống tổn thất đang áp dụng: Nâng cao mức điện áp vận hành. Giảm công suất phản kháng tải trên lưới, nâng cao hệ số cosj của tải bằng cách lắp đặt tụ bù trung hạ thế. Vận hành kinh tế trạm biến áp: hoán chuyển các MBT đang vận hành chưa phù hợp nhàm tránh tình trạng non tải và quá tải. Vận hành kinh tế lưới điện kín. Tăng cường kiểm tra, bảo trì điện kế cho hộ tiêu thụ. Nội dung công tác thiết kế lưới điện: Lập phương án đầu tư Thẩm định Khảo sát Tư vấn thiết kế Lập phương án đầu tư : Nội dung phương án đầu tư bao gồm: Nêu rõ sự cần thiết đầu tư công trình Quy mô đầu tư Tiêu chuẩn công nghệ Khải toán giá trị đầu tư Tính toán các giá trị về kinh tế Lập phương án đầu tư Trình công ty phê duyệt Khảo sát: Hình thức lựa chọn : đơn vị tư vấn khảo sát – đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện (nếu có năng lực). Đơn vị tư vấn khảo sát lập báo cáo khảo sát. Nội dung báo cáo khảo sát gồm: Báo cáo kết quả khảo sát địa hình. Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình. Báo cáo kết quả khảo sát khí tượng thủy văn. Báo cáo kết quả điều tra môi trường. Tư vấn thiết kế : Hình thức tư vấn lựa chọn đơn vị thiết kế Đấu thầu, chỉ định thầu hoặc tự thực hiện bản vẽ chi tiết. Bản vẽ chi tiết Căn cứ kết quả khảo sát, đơn vị tư vấn thiết kế. Lập thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán công trình (báo cáo kinh tế kỹ thuật). Chủ đầu tư Điện Lực tổ chức thẩm định thiết kế và dự toán, quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán công trình. Tổ chức đấu thầu thi công công trình. Sau khi thi công hoàn tất công trình, đơn vị thi công phải lập phiếu hoàn tất công trình, lập hồ sơ hoàn công công trình. Công tác quản lý, đại tu, sửa chữa lưới trung, hạ thế, MBT: Công tác quản lý, đại tu, sửa chữa MBT: Công tác quản lý MBT: Hiện nay, MBT được phân chia chủ yếu thành hai nhóm: MBT công cộng và MBT chuyên dùng. Mỗi MBT sẽ được đánh số để tiện cho việc theo dõi vị trí máy. Trong quá trình vận hành, MBT có các tình trạng hoạt động: Bình thường là tình trạng hoạt động không bị non tải hay quá tải. Non tải gây tổn hao trong quá trình vận hành. Có 2 loại tổn hao: tổn hao khi không tải (tổn hao do phát nhiệt trên dây, mạch từ…) và tổn hao khi có tải (tổn hao trong quá trình sử dụng của khách hàng). Quá tải thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ máy. Các MBT hoạt động ở 80% tải sẽ được tiến hành quan sát, nếu cần thiết sẽ thay máy khác có công suất lớn hơn để đảm bảo cung cấp điện liên tục. MBT có thể hoạt động quá tải cao hơn định mức 40% với thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm và trong 5 ngày liên tiếp. Những máy này sẽ được quan sát và thay thế máy khác có công suất lớn hơn. Sửa chữa MBT: Ở MBT tình trạng bị rỉ dầu thường xảy ra nhất. Các vị trí thường xảy ra rỉ dầu: Van xả dầu: thường xảy ra nhất. Chân sứ hạ: thường xảy ra. Chân sứ cao: ít xảy ra. Ron, mặt máy: ít xảy ra. Khi xảy ra rỉ dầu ở mặt máy Công ty Điện lực sẽ phối hợp với Trung tâm Thí nghiệm điện để xử lý. Cánh tản nhiệt: ít xảy ra và xảy ra chủ yếu do va chạm. Khi xảy ra rỉ dầu, tuỳ trường hợp mà Phòng KT sẽ đưa ra các hướng xử lý khác nhau sao cho thời gian cắt điện là thấp nhất. Đại tu MBT: Các trường hợp phải tách máy MBT ra khỏi vận hành: Có tiếng kêu to, không đều hoặc tiếng phóng điện. Nhiệt độ của máy tăng bất thường và liên tục. Dầu tràn ra ngoài máy, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua vành an toàn. Mức dầu thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. Các sứ bị rạn, vỡ và phòng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ. Kết quả thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn quy định. Sau khi tách MBT ra khỏi vận hành, những MBT này sẽ được đem đi đại tu. Phòng Kỹ thuật sẽ lặp danh sách các MBT và gửi giấy thông báo về Trung tâm Thí nghiệm điện. Những MBT này sẽ được đưa đến Trung tâm Thí nghiệm điện. Trung tâm Thí nghiệm điện tiến hành kiểm tu có sự tham gia của đại diện Phòng Kỹ thuật. Đối với những máy có dây bị cháy nổ sẽ tiến hành cân đo với sự tham gia của đại diện Phòng Kỹ thuật, sau đó sẽ tiến hành quấn dây mới rồi đem đi sấy từ 5 đến 10 ngày. Những máy đã được sửa chữa xong sẽ được lắp lại và bơm dầu. Dầu được bơm vào bằng với định mức lúc kiểm tu. MBT sẽ được kiểm tra lại rồi gửi giấy thông báo về Công ty Điện lực. Quá trình này sẽ mất từ 30 đến 60 ngày. Công tác sửa chữa lớn (SCL) lưới trung, hạ thế: SCL lưới trung, hạ thế có chu kỳ 6 năm / 1 lần. Thời gian trình kế hoạch: Phòng KT, Đội QLLĐ khảo sát chuẩn bị danh mục công trình lưới điện vào tháng 1 và 2 của năm trước năm kế hoạch. Nội dung khảo sát bao gồm: khảo sát chi tiết từng trụ, tình trạng dây (có bị bong, tróc cách điện…); tình trạng sứ (có bị nứt, mẻ, bề mặt sứ có bị phóng điện hay không…); tình trạng đà (bị rỉ, sét như thế nào); tình trạng trụ (bị nghiêng, bị nứt…). Sau khi khảo sát, Đội QLLĐ sẽ tổng hợp lại và cùng với Phòng KT lập phương án sửa chữa. Phòng KHVT tổng hợp danh mục công trình, đăng ký với Công ty kế hoạch SCL hàng năm trong tháng 2 của năm trước năm kế hoạch. Giao kế hoạch: Công ty thống nhất danh mục công trình SCL trong tháng 4 của năm trước năm kế hoạch để các đơn vị có cơ sở lập Phương án Kỹ thuật và dự toán. Công ty tạm giao kế hoạch SCL hàng năm vào tháng 7 của năm trước năm kế hoạch cho các công trình đã có hồ sơ đầy đủ và trình duyệt kế hoạch đấu thầu VTTB. Công ty điều chỉnh giao kế hoạch SCL chính thức hàng năm vào tháng 10 của năm trước năm kế hoạch nhằm bổ sung hoặc huỷ bỏ một số công trình phát sinh trong năm kế hoạch. Công tác SCL gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch. Giai đoạn thực hiện kế hoach. Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch: Lập và chọn danh mục SCL theo chu kỳ SCL. Kiểm tra thực tế thực trạng hư hỏng, thống nhất khối lượng thực hiện. Lập và trình duyệt Phương án Kỹ thuật và dự toán theo phân cấp. Giao kế hoạch SCL, lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu VTTB. Thực hiện công tác đấu thầu xây lắp theo phân cấp. Giai đoạn thực hiện kế hoach: Lập và trình duyệt theo phân cấp, tiến độ thi công và tổ chức quản lý thi công. Nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo phân cấp. Bảo quản và lưu trữ hồ sơ. Công tác sửa chữa thường xuyên (SCTX) lưới trung, hạ thế: Công tác SCTX được phân thành 2 loại: Công tác SCTX có kế hoạch (BTMK). Công tác SCTX không có kế hoạch. Công tác SCTX có kế hoạch (BTMK): Hàng năm ngay từ đầu quý III, Phòng Kỹ thuật & ATBHLĐ lập kế hoạch bảo trì lưới điện cho năm sau trình Phó giám đốc KT duyệt, giao cho Đội QLLĐ để triển khai tổ chức kiểm tra và lập phương án bảo trì. Thời hạn duyệt xong kế hoạch là 15/7 hàng năm. Sau khi kế hoạch đã được duyệt, Đội QLLĐ tổ chức cho các cặp CN quản lý lưới điện tổng kiểm tra toàn diện tình trạng vận hành lưới điện trung hạ thế và TBA, lập biên bản ghi nhận các khuyết điểm, tồn tại trên hệ thống lưới điện cần phải đưa vào phương án bảo trì để xử lý, dựa vào các biên bản kiểm tra, Đội QLLĐ tổ chức rà soát, phúc tra và lập phương án sửa chữa, bảo trì lưới điện theo từng tuyến đường dây trung hạ thế và TBA, thời hạn cuối là 31/8 hàng năm. Sau đó chuyển cho Phòng KT- ATBHLĐ để kiểm tra. Phòng KT-ATBHLĐ sau khi nhận được phương án bảo trì do Đội QLLĐ chuyển đến, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, phúc tra lại các nội dung, mục đích, giải pháp kỹ thuật, định mức sử dụng VTTB và biện pháp thi công của từng phương án. Ký thỏa hiệp phương án và trình Phó giám đốc KT phê duyệt, sau đó chuyển lại cho Đội QLLĐ. Thời hạn hoàn tất là 30/9 hàng năm. Đội QLLĐ photo phương án gửi cho Phòng KT-ATBHLĐ, KHVT, TCKT mỗi đơn vị 01 bộ, để chuẩn bị khai thác VTTB, mở mã quản lý, phân công giám sát và lập kế hoạch đăng ký cắt điện thi công. Đội QLLĐ có trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết, bảng đăng ký nhu cầu VTTB sử dụng và triển khai thực hiện sửa chữa, bảo trì lưới điện ngay từ đầu quý IV của năm trước năm có kế hoạch. Tiến độ thực hiện BTMK được thành 03 giai đoạn với tiến độ được quy định như sau: Quý IV của năm trước kế hoạch: Thực hiện 20 % khối lượng. Quý I của năm kế hoạch: Thực hiện 30 % khối lượng. Quý II của năm kế hoạch: Thực hiện 50 % khối lượng còn lại. Quý III của năm kế hoạch: Đội QLLĐ phối hợp với Phòng KT-ATBHLĐ, TCKT thực hiện nghiệm thu, quyết toán hoàn tất toàn bộ các phương án BTMK để chuẩn bị cho công tác BTMK của năm tiếp theo. Hàng quý từ ngày 25-27 của tháng cuối quý, Phòng KT-ATBHLĐ phối hợp với Đội QLLĐ tiến hành nghiệm thu xác nhận khối lượng sửa chữa, bảo trì lưới điện và lập báo cáo nhận xét đánh giá về chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện trong quý gửi Ban Giám đốc dể theo dõi. Công tác SCTX không có kế hoạch: Hàng tháng vào trước ngày 03, nhận kế hoạch thực hiện SCTX trong tháng từ các đội QLLĐ và theo dõi tình hình thực hiện của đội. Tổng hợp báo cáo Kế hoạch thực hiện SCTX hàng quí và báo cáo Ban Giám đốc trước ngày 30/3; 30/6; 30/9; 30/11. Lập sổ theo dõi công tác SCTX, thường xuyên cập nhật các phương án vào sổ để theo dõi thực hiện. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được phương án của Đội QLLĐ, phòng KT & ATBHLĐ phải hoàn tất việc kiểm tra: nội dung và giải pháp kỹ thuật, số lượng, các chủng loại vật tư mới sử dụng và vật tư thu hồi trong phương án, tính khả thi trong phương án... và trình Ban Giám đốc duyệt phương án (Phương án sau khi đã được duyệt chuyển lại cho Đội QLLĐ để mở mã hồ sơ) những phương án chưa đạt yêu cầu trả lại để đội QLLĐ sửa chữa... Theo dõi, đôn đốc trong quá trình triển khai thực hiện phương án, giám sát thực tế tại hiện trường tùy theo tính chất, qui mô từng phuơng án. Đối với các phương án đã thi công hoàn tất, tùy theo qui mô từng phuơng án sẽ tổ chức kiểm tra thực tế tại hiện trường, đối chiếu phương án được duyệt, lập biên bản nghiệm thu vật tư- thiết bị, ký xác nhận kèm vào hồ sơ hoàn tất. Chủ trì phối hợp với đơn vị thực hiện phương án, Phòng KHVT để tiến hành đánh giá vật tư thiết bị cũ thu hồi lập và ký xác nhận vào Biên bản đánh giá vật tư thu hồi và đề nghị nhập kho. Tổ chức phúc tra đối với các phương án đã thi công, quyết toán. Công tác an toàn, sáng kiến ở Công ty Điện lực: Sáng kiến là kết quả lao động sáng tạo khoa học công nghệ, khoa học quản lý của người lao động có tác dụng làm đòn bẩy cho phát triển khoa học công nghệ và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp mới về kỹ thuật hoặc về tổ chức sản xuất có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực cho công ty, đơn vị. Các sáng kiến được công nhận và áp dụng tại công ty: Lắp các khớp nối cho sào cách điện dùng cho thao tác là sáng kiến của: Trần Quang Văn và Huỳnh Hữu Đức. Sửa chữa chuyển cơ cấu truyền động để phục hồi và sử dụng lại máy cắt phụ tải LBS hiệu VEI là sáng kiến của: Nguyễn Nhật Duy Khanh, Liễu Vạn Bảo Châu, Nguyễn Văn Lợi. Cải tiến trong công tác thực hiện tờ rơi tuyên truyền các điểm thu tiền điện là sáng kiến của: Nguyễn Văn Thành, Trần Thanh Nga, Ngô Dũng Chiến. Một số loại thiết bị sử dụng trên lưới 15KV: Máy cắt tự đóng lại (Recloser): Thiết bị bảo vệ đường dây, Recloser dùng để cắt tức thời cô lập sự cố trên đường dây và tự đóng lại đường dây sau khoảng thời gian trễ. Recloser sẽ mở khi có sự cố, sau khoảng thời gian được chỉnh định Recloser tự động đóng lại nếu sự cố thoáng qua (như sét, đường dây lắc lư gây ra phóng điện) thì đường dây tiếp tục hoạt động sau lần đóng này, còn ngược lại Recloser sẽ mở hoàn toàn. Số lần đóng mở và thời gian trễ được chỉnh định thủ công. Recloser ở đây được điều chỉnh đóng cắt 3 lần khi có sự cố và thời gian trễ chỉ vài giây. Ngoài ra, Recloser còn được đóng & cắt bằng tay. Công suất cắt của Recloser khoảng 150MVA đối với điện áp 15kV và gần 300MVA đối với điện áp 22kV. Có 2 loại Recloser: loại hoạt động với nguồn pin thường có hình dạng tròn và loại hoạt động với nguồn lấy từ lưới thường có hình dạng vuông, với loại này được lấy từ lưới thông qua biến áp. Recloser Hình: Recloser bố trí trên trụ Máy cắt phụ tải LBS (Load Break Switch): Máy cắt phụ tải có cấu tạo tương tự như Recloser nhưng không có cuộn đóng, cuộn cắt và bộ điều khiển nên không thể điều khiển từ xa hoặc kết hợp với bảo vệ rơle thực hiện chức năng bảo vệ.LBS có thể đóng mở mạch lúc đầy tải.Việc đóng mở LBS thường được thực hiện bằng xào thao tác và ngay tại nơi đặt LBS.Để thực hiện chức năng bảo vệ LBS phải sử dụng kết hợp với cầu chì. LBS Hình LBS bố trí trên trụ Dao Cách Ly DS (Distance Switch): Dao cách ly (DS) là thiết bị có chức năng tạo khoảng hở nhìn thấy được nhằm tăng cường ổn định về tâm lý cho công nhân sửa chữa đường dây và thiết bị. Dao cách ly chỉ có thể đóng cắt dòng không tải.Dao cách ly thường được bố trí trên cột.Trong lưới điện cao áp, dao cách ly ít khi đặt riêng rẽ, mà thường được kết hợp với cầu chì và máy cắt điện.Dao cách ly được chế tạo nhiều chủng loại, kiểu cách khác nhau, có dao cách ly ngoài trời, trong nhà; dao cách ly một, hai, ba trụ sứ; dao cách ly lưới chém thẳng, quay ngang; dao cách ly một cực (cầu dao một lửa), ba cực (cầu dao liên động). Dao cách ly thường được đóng mở bằng tay thông qua cơ cấu chuyển động đặt trên cột. DS Chống sét Van (LA): (LIGHTNING ARRESTER) Là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các các phần tử trên lưới và đầu các  đường cáp ngầm tránh khỏi sự cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét đánh, cũng như quá điện áp nội bộ, LA được đặt trước và song song với thiết bị được bảo vệ. Khi có quá điện áp, các khe hở sẽ phóng điện , điện áp cao đặt lên các điện trở phi tuyến và làm cho điện trở của chúng giảm đi nhanh chóng, đưa dòng xung xuống đất. Chống sét làm việc đưa dòng xung xuống đất đồng thời cũng dẫn dòng xoay chiều xuống đất gây ngắn mạch 1 pha và tạo hồ quang tại khe hở phóng điện. Khi điện áp đặt lên điện trở phi tuyến nhỏ lại và dòng xoay chiều hình sin của lưới đi qua trị số 0 thì hồ quang bị dặp tắt tại khe hở. Trong điều kiện bình thường, điện áp đặt lên chống sét van là điện áp pha của lưới điện. Lúc này điện trở phi tuyến có trị số rất lớn hay nói cách khác là nó cách điện. Nhưng khi xuất hiện quá điện áp thì nó sẽ phóng điện trước thiết bị mà nó bảo vệ, trị số điện trở phi tuyến giảm xuống rất bé và dẫn dòng xung xuống đất. Khi tình trạng quá điện áp đã qua, chống sét van trở về trạng thái cách điện như lúc ban đầu. LA dùng để bảo vệ quá điện áp cho các phần tử trên lưới điện (đường dây,trạm biến thế, thiết bị). LA Hình: LA được bố trí trên trụ FCO (Fuse Cut Out): FCO: cầu chì tự rơi. Khi quá tải hay ngắn mạch, dây chì được gắn trong FCO sẽ đứt và dao sẽ tự động rơi ra khỏi tiếp điểm. FCO không có bộ phận dập hồ quang nên chỉ được đóng & cắt không tải. Thực hiện đóng cắt thủ công FCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên FCO để đóng hoặc mở FCO Cách tính dây chì bảo vệ: 1 pha: S = U.I suy ra S = KVA 3 pha: suy ra A Dòng chỉnh định chì chọn Icđ = kat x I (kat = 1,2 – 1,4) FCO Hình: FCO bố trí trên trụ LBFCO (Load Break Fuse Cut Out) LBFCO: hoạt động tương tự như FCO nhưng do có bộ phận dập hồ quang theo nguyên tắc kéo dài khoảng cách phóng điện và được thiết kế có thêm tiếp điểm phụ nên LBFCO có khả năng đóng cắt có tải. Thực hiện đóng cắt thủ công LBFCO bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên LBFCO để đóng hoặc mở LBFCO. LBFCO Tụ bù: Tùy vào phụ tải tăng hay giảm có thể đóng hoặc ngắt tụ bù.Thông thường, mỗi bộ tụ bù ứng động 3 pha có 6 bộ. Tụ bù sau đây có 6 bộ mỗi bộ 100kVA. Đi kèm với tụ bù ứng động có các thiết bị sau: TU: biến áp biến đổi điện áp 15kV thành điện áp làm việc tương ứng của tụ bù. LA: chống sét van bảo vệ thiết bị trước sét lan truyền trên đường dây. Thiết bị điều khiển đóng ngắt tụ bù hoạt động trên nguyên tắc so sánh tần số hiện tại của đường dây với tần số cho phép. Tụ bù dùng trên lưới 15 kV là bù dọc, trong khi tụ bù dùng trong trạm là bù ngang. Tụ bù ứng động Tính dung lượng bù: Công suất tác dụng P của tải là không đổi trước và sau khi lắp đặt tụ bù.Việc lắp đặt tụ bù là để giảm công suất phản kháng Q dẫn đến giảm công suất biểu kiến S. Giả sử hệ số công suất của tải trước khi lắp tụ bù là cosj1 và sau khi lắp tụ bù là cosj2, ứng với các giá trị phản kháng trước và sau khi lắp đặt Q1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài Tổng quan về công ty điện lực Thủ Đức.doc