Tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera: MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
CP: Cổ phần
XNK: xuất nhập khẩu
BCTC: báo cáo tài chính
BCKQKD: báo cáo kết quả kinh doanh
DT: doanh thu
DTT: doanh thu thuần
LN: lợi nhuận
VCSH: vốn chủ sở hữu
LNST: lợi nhuận sau thuế
HTK: hàng tồn kho
TSCĐ: tài sản cố định
HĐ: Hoá đơn
GTGT: giá trị gia tăng
HĐQT: Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
TK : Tài khoản
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh và bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung”
Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty CP XNK Viglacera
Sơ đồ 2.4.Tổ chức các phân hệ trong phần mềm kế toán Fast
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán hoạt động bán hàng
Sơ đồ 2.6. Hạch toán thanh toán với khách hàng
Sơ đồ 2.7. Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng
Sơ đồ 2.8. Sơ đồ hạch toán thanh toán với nhà cung cấp
LỜI MỞ ĐẦU
X...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
CP: Cổ phần
XNK: xuất nhập khẩu
BCTC: báo cáo tài chính
BCKQKD: báo cáo kết quả kinh doanh
DT: doanh thu
DTT: doanh thu thuần
LN: lợi nhuận
VCSH: vốn chủ sở hữu
LNST: lợi nhuận sau thuế
HTK: hàng tồn kho
TSCĐ: tài sản cố định
HĐ: Hoá đơn
GTGT: giá trị gia tăng
HĐQT: Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
TK : Tài khoản
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh và bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung”
Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty CP XNK Viglacera
Sơ đồ 2.4.Tổ chức các phân hệ trong phần mềm kế toán Fast
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán hoạt động bán hàng
Sơ đồ 2.6. Hạch toán thanh toán với khách hàng
Sơ đồ 2.7. Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng
Sơ đồ 2.8. Sơ đồ hạch toán thanh toán với nhà cung cấp
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá và hợp tác quốc tế là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới trong xã hội hiện đại.Các quốc gia có sự giao thoa, hợp tác song phương và đa phương ,liên doanh , liên kết, tranh thủ lợi thế thương mại, tiếp thu học hỏi những thành công của các nước phát triển. Để có thể thực hiện được nó đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, có những chính sách, chế độ quản lý thông thoáng, khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của nhân loại.Từ 1986 nước ta đã thực hiện cơ chế nền kinh tế thị trường, hợp tác quốc tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp lạc hậu. Và thực tế đã chứng minh đây là một sự chuyển biến có bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trở thành quốc gia có nền kinh tế năng động nhất trên thế giới và là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong những thành tựu của nền kinh tế nước ta giai đoạn sau đổi mới có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng năm lợi nhuần ròng từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong GDP, GNP.
Bên cạnh những chính sách quản lý hợp lý ở tầm vĩ mô của Nhà nước và tầm vi mô của ban lãnh đạo các doanh nghiệp; sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, nhân viên nghành ngoại thương thì thành công của hoạt động xuất nhập khẩu còn sự đóng góp quan trọng của bộ phận kế toán. Hạch toán kế toán đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các DN diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân và công tác hạch toán kế toán đối với mỗi DN; vận dụng lý luận đã được học và nghiên cứu tại trường, kết hợp với thực tế thu được trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu (CP XNK) Viglacera, đồng thời với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên trong Công ty nói chung và các nhân viên phòng kế toán nói riêng, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, em đã nghiên cứu và tìm hiểu về tổng quan và thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty.
Báo cáo kiến tập bao gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty CPXNK Viglacera
Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CPXNK Viglacera.
Phân 3: Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty CPXNK Viglacera.
PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
VIGLACERA
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
-Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
- Tên tiếng anh: Viglacera import-export joint stock company
- Tên giao dịch: Viglacera Import- Export joint-stock company
- Tên viết tắt: VIGLACERA- EXIM., JSC
-Trụ sở giao dịch: Số 2 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
- Điện thoại: 04 7567712 Fax: 047567710
- E-mail: viglacera-exim@fpt.vn
- Website: www.viglacera-exim.vn
- Tài khoản ngân hàng: 926511207776135
- Mã số thuế: 0101893367
1.1.1. Giai đoạn trước cổ phần hoá
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera được thành lập theo quyết định 217/QĐ - BXD ngày 17/5/1998 với tên gọi là Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu, có tên giao dịch quốc tế là: Business and Import company.Tìền thân của công ty là phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng.Trụ sở lúc đăng ký kinh doanh đặt tại khuôn viên cơ quan Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng – 43B Hoàng Hoa Thám – Quận Tây Hồ – Hà Nội , sau đổi thành số 628 Hoàng Hoa Thám – Quận Tây Hồ – Hà Nội. Hiện nay trở chính của công ty đặt tại Số 2 Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – Hà Nội.
Trước khi cổ phần hoá, Công ty là một đơn vị trực thuộc, thực hiện hạch toán nội bộ trong cơ quan Tổng công ty.
1.1.2. Giai đoạn sau cổ phần hoá
Năm 2005 Công ty được cổ phần hoá theo quyết định số: 1679/QĐ - BXD ngày 5/9/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng việt là : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, bằng tiếng anh là : viglacera import - export joint - stock company, tên viết tắt là : Viglacera-Exim. Trụ sở của đặt tại số 2 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp, điều lệ Công ty và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Sau khi cổ phần hoá, Công ty trở thành đơn vị hạch toán độc lập và hoạt động kinh doanh theo phân công, phân cấp của Tổng công ty, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty; đồng thời quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng phê duyệt.
Sau hơn 10 năm thành lập, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu (CP XNK) Viglacera đã trở thành một thương hiệu uy tín đối với các đối tác trong và ngoài nước. Viglacera-Exim đã trở thành một cầu nối vững chắc giữa các nhà sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam và các đối tác lớn tại các thị trường như: Tây Âu, Đông Âu. Bắc Mỹ và các nước trong khu vực Châu á.Các chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận năm nay so với năm trước vượt kế hoạch được giao. Công ty hoạt động theo phương châm “nhiệt tình, tận tuỵ phục vụ khách hàng” gắn hiệu quả kinh doanh của Công ty với việc bảo toàn vốn, chú trọng công tác nghiên cứu, khảo sát nhằm khai thác thị trường kinh doanh và xuất khẩu trong và ngoài nước.Với những thành quả to lớn trong những năm vừa qua, công ty CPXNK Viglacera đã được Vietnam Report đánh giá và xếp hạng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất và làm việc hiệu quả nhất Việt Nam”,đồng thời vinh dự nhận giải thưởng “ Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam vàng” năm 2007 vào tối 16/4/2008.Để có cái nhìn rõ hơn về hiệu quả kinh doanh của công ty, chúng ta có thể phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong mấy năm gần đây qua bảng sau:
Đơn vị: Đồng
TTT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ %
1
Doanh thu thuần (DTT) về bán hàng và cung cấp dịch vụ
289.046.457.609
354.601.465.089
6.555.500.740
22,68
2
Tổng lợi nhuận (LN) trước thuế
2.417.215.921
3.207.898.996
790.683.075
32,71
3
Nộp Ngân sách
11.539.437.850
15.746.168.930
4.206.731.080
36,45
4
LN sau thuế
1.740.395.463
2.309.687.277
569.291.814
32,71
5
Tỷ suất LNST/DTT
0,00602
0,00651
0,00049
8,14
6
Vốn chủ sở hữu (VCSH)
12.593.343.361
14.093.343.361
500.000.000
4,72
7
Tỷ suất
LNST/VCSH
0,1382
0,1638
0,0256
18,52
8
Thu nhập bình quân đầu người laođộng (người/tháng)
2.460.103
3.204.545
744.442
30,26
9
Số lượng nhân viên( người)
62
72
10
16,13
1.1.Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Nhận xét:
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 so với năm 2006 tăng 22,68% cho thấy doanh số bán hàng năm 2007 cao hơn năm 2006 thể hiện thị trường tiêu thụ của Công ty đang dần được mở rộng và các mặt hàng kinh doanh của Công ty ngày càng được thị trường chấp nhận. Tỷ suất LNST/DT thuần (phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận) năm 2007 cũng cao hơn năm 2007 điều đó thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2007 tốt hơn năm 2006.
Chỉ tiêu tỷ suất LNST/VCSH phản ánh cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì Công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này năm 2007 là khá cao (0.1638), điều đó cho thấy Công ty đã sử dụng khá hiệu quả đồng vốn của mình và việc tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu là việc làm đúng đắn.
Thu nhập bình quân đầu người Công ty năm 2006 là 3.204.545đồng/người (tăng 30,26% so với năm 2005) là mức đảm bảo được mức sống ổn định cho người lao động trong toàn Công ty trong điều kiện thị trường đang lạm phát cao như hiện nay.
Sự phát triển của Công ty còn thể hiện thông qua khoản thuế nộp Ngân sách. Năm 2007 Công ty nộp Ngân sách 15.746.168.930( đồng) tăng 36,45% so với năm 2006.
Do quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng nên để đáp ứng hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, hiệu quả Công ty XNK Viglacera đã tăng số lượng nhân viên lên 16, 13% so với năm 2006 và hiện có 72 nhân viên.
Như vậy, hoạt động kinh doanh của Công ty đã có bước phát triển vượt bậc trong năm 2007 cả về chỉ tiêu quy mô và chất lượng.
1.1.3. Chiến lược phát triển
1.1.3.1. Chiến lược phát triển trong năm 2008
Vào ngày 7/4/2008 Công ty CPXNK Viglacera đã tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2008 trong đó cũng nêu rõ chiến lược phát triển trong năm 2008.
- Tăng vốn điều lệ Công ty từ 9.500.00.000( đồng) lên 25.000.000.000(đồng) thông qua 3 giai đoạn.
- Để nâng cao hiệu quả quản lý, Đại hội quyết định việc Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.
- Đổi tên Công ty thành:
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Viglacera.
Tên tiếng Anh: Viglacera invesment and import- export J.S. Company
Tên viết tắt: Viglacera-exim
- sẽ niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội ( nếu thị trường chứng khoán thuận lợi)
1.1.3.2. Chiến lược phát triển dài hạn
- Củng cố và phát triển thương hiệu phục vụ lợi ích kinh doanh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu phát triển thành một công ty mạnh trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng. Để thực hiện được mục tiêu này Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao tỷ trọng kinh doanh thương mại, liên doanh, liên kết để đầu tư máy móc, thiết bị
- Hoàn thiện mô hình tổ chức , đổi mới phương thức quản lý, phát triển nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty
- Tuyển dụng, đào tạo phát triển nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên.
- Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của Công ty.
Xu hướng phát triển của Công ty trong những năm tới tập trung vào các lĩnh vực sau:
Lĩnh vực xuất nhập khẩu:tăng cường xuất khẩu các sản phẩm mũi nhọn của Tổng công ty như kính nổi VIFG, kính Đáp cầu, gạch Granite Tiên Sơn, gạch ốp lát Viglacera… ra thị trường quốc tế để mở rộng thị trưòng và giảm bớt áp lực tại thị trường nội địa. Tiếp tục phát triển hoạt động nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng thép cán, thép phôi các loại tiêu thụ cho các nhà máy sản xuất thép trong nước.Trong những năm tới ngoài việc kinh doanh thép Công ty chủ trương mở rộng lĩnh vực, chủng loại hàng hoá.Đồng thời, tăng cường nhập khẩu dây chuyền, thiết bị sản xuất vật liệu để bán cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty. Mặt khác, Công ty tiếp tục triển khai xuất khẩu các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất: đây là mảng kinh doanh được hình thành vào cuối năm 2004. Trong lĩnh vực này Công ty kinh doanh các sản phẩm độc quỳên, kinh doanh thiết bị nội thất nhập khẩu mà các đơn vị trong Tổng công ty không sản xuất như : bồn tắm… Cũng như nhằm ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng.Tăng cường mở rộng cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại các khu đô thị mới và các thành phố khác.
Lĩnh vực xuất khẩu lao động: Tiếp tục phát triển thị trường Đài Loan, công ty đã có giấy phép xuất khẩu lao động sang thị trường Malaisia.
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác:Công ty đã kí hợp đồng với tập đoàn: KEKELIST, ECOFOR…
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ
1.2.1. Chức năng kinh doanh
Theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103011079 do Sở kế hoach và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Công ty CPXNK Viglacera đã và đang hoạt động với những chức năng ngành nghề chính như sau:
Kinh doanh vật tư( không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y), nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc, hoá chất(trừ hoá chất Nhà Nứơc cấm), phụ gia phục vụ sản xuất công nghiệp và xây dựng.
Kinh doanh vật liệu xây dựng , vật liệu trang trí nội thất
Sản xuất và lắp ráp các thiết bị vệ sinh và trang trí nội thất.
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bất động sản, cho thuê văn phòng( không bao gồm kinh doanh phòng karaoke, vũ trường,quán ba).
Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa
Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế
Kinh doanh đại lý xăng, dầu, gas, đại lý ô tô
Hoạt động xuất khẩu lao động
Tư vấn du học
Đào tạo ngoại ngữ, tin học, dạy nghề
Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu và dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu.
Dịch vụ môi giới , xúc tiến thương mại, đại diện thương mại, nghiên cứu thị trường, phiên dịch , dịch vụ dịch thuật.
Đại lý bán vé máy bay, vé tầu hoả, đại lý thu đổi ngoại tệ, đại lý bảo hiểm.
Quảng cáo thương mại, tổ chức các sự kiện
Sản xuất, mua bán và gia công hàng thủ công mỹ nghệ
Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng
Mua bán lương thực, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát(không bao gồm kinh doanh quán bar).
1.2.2. Nhiệm vụ kinh doanh
Để thực hiện những chức năng trên, đáp ứng được mục tiêu đặt ra, Công ty CP XNK Viglacera phải thực hiện những nhiệm vụ (có thay đổi tuỳ từng giai đoạn, tình hình cụ thể của Công ty) như sau:
nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục hiệu quả của các đơn vị thành viên bao gồm cả việc đảm bảo những yếu tố đầu vào (nhập khẩu) và việc tiêu thụ những sản phẩm đầu ra qua đó thu được lợi nhuận.
xây dựng, tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên để hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn trình Tổng giám đốc, Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp tác quốc tế, trong hoạt động mua bán ngoại thương
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn vốn.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và các thông tư hướng dẫn, qui định của Bộ Thương Mại .
1.2.3. Tổ chức hệ thống kinh doanh
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất, Công ty CPXNK Viglacera đã xây dựng được hệ thống kinh doanh hợp lí có thể bao quát, quản lí được toàn bộ lĩnh vực hoạt động mà không chồng chéo lên nhau.
Khi mới thành lập do chỉ thực hiện chức năng kịnh doanh và xuất nhập khẩu cho nên cơ cấu bộ máy của công ty đơn giản chỉ gồm 4 phòng là:
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế toán
- Phòng kinh doanh
- phòng xuất nhập khẩu
Nhưng hiện nay do sự phát triển của công ty mà thực chất là việc mở rộng ngành nghề kinh doanh( thực hiện xuất khẩu lao động trong và ngoài tổng công ty đi nước ngoài làm việc) nên công ty có thêm một phòng mới đó là phòng xuất khẩu lao động.
Chức năng của từng phòng ban được quy định cụ thể trong dự thảo điều lệ và cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng lao động, các chính sách tiền lương, bảo hiểm đối với người lao động. Đồng thời, quản lý bảo vệ tài sản, trang thiết bị của Công ty; chịu trách nhiệm về công tác văn phòng như tiếp khách, thư từ, công văn đến, chuyển công văn đi…Bên cạnh đó còn có thêm nhân viên lái xe, bảo vệ, tạp vụ, mỗi nhân viên đều có nhiệm vụ riêng.
Phòng kế toán :có trách nhiệm cập nhập thông tin hàng ngày, quý, năm theo từng nội dung đối với tài chính, chi phí, lập các báo cáo tài chính, các bảng chấm công, bảng tính lương, thực hiện thanh toán khách hàng và giúp giám đốc kiểm soát về tài chính trong Chi nhánh và có kế hoạch để phát triển kinh doanh.
Phòng kinh doanh: tham mưu kế hoạch kinh doanh cho Ban giám đốc, đồng thời trực tiếp thực hiện kế hoạch kinh doanh, báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm lên Ban giám đốc.Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn đảm nhiệm đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.
Phòng xuất nhập khẩu: phụ trách công việc xuất nhập khẩu hàng hoá,bao gồm tìm kiếm thị trường nhập khẩu, xuất khẩu, soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu.Cuối kỳ, báo cáo kết quả hoạt động xuất nhập khẩu lên ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông.
Phòng xuất khẩu lao động:có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc( Giám đốc) về lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các thị trường mà Công ty đang khai thác.Đồng thời, tìm kiếm các thị trường mới để thoả mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao công tác đào tạo, giữ vững uy tín của Công ty trong hoạt động xuất khẩu lao động.
Ngoài các bộ phận, phòng ban chính tại trụ sở thì Công ty còn có cửa hàng kinh doanh có nhiệm vụ buôn bán các sản phẩm do Công ty kinh doanh; trưng bày, giới thiệu hàng hoá XNK, làm đại lý bán hàng cho các đơn vị trong và ngoài nước theo quy định của Công ty.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ
1.3.1. Chính sách quản lý và quy định trong đơn vị
Chính sách quản lý và quy định của Công ty CP XNK Viglacera được phản ánh trong điều lệ kinh doanh của Công ty.
1.3.1.1. Chính sách quản lý sản xuất kinh doanh
Quyền hạn :
Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các cổ đông góp và các nguồn lực khác nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh.
Tổ chức bộ máy quản lý, phòng ban phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
Kinh doanh những nghành nghề được Nhà Nước cho phép.
Tìm kiếm thị trường , trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng trong nước, ngoài nước, trực tiếp xuất khẩu theo yêu cầu kinh doanh của Công ty và phù hợp với pháp luật.
Quýêt định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu , sản phẩm và dịch vụ chủ yếu trừ những sản phẩm , dịch vụ được Nhà Nước ấn định giá.
Được quyền bảo hộ và quyền sử dụng công nghiệp bao gồm: các sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả sản xuất kinh doanh và các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật.
Nghĩa vụ
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ Công ty kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược phát triển , kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu của thị trường.
- ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước bảo vệ tài nguyên môi trường, an ninh quốc gia và công tác phòng cháy chữa cháy.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động, đảm bảo cho ngừơi lao động tham gia quản lý Công ty, bằng thoả ước lao động và các quy chế khác.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán ,báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
- Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Chế độ quản lý tài chính
Quyền hạn
sử dụng các quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh.
Nhượng bán, cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất.
Phát hành, chuyển nhượng, bán cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật, hoặc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền sở hữu , quản lý của Công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận cho các cổ đông sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo quy định của Nhà nước và quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Nghĩa vụ
Thực hiện đúng chế độ và quy chế về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hạch toán, kế toán- thống kê, chế độ báo cáo tài chính hàng năm với phòng đăng ký kinh doanh và các chế độ khác do pháp luật quy định, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của BCTC.
Bảo toàn và phát triển vốn.
Thực hiện các khoản thu, phải trả ghi trong bảng cân đối kế toán của Công ty
Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của Công ty.
Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Công ty chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của Công ty.
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Một DN chỉ hoạt động kinh doanh hiệu quả khi mà bộ máy quản lý được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Xuất phát từ tầm quan trọng đó , Công ty XNK Viglacera đã, đang xây dựng và dần hoàn thiện bộ máy quản lý của mình nhằm đảm bảo bố trí công việc chuyên môn, quản lý phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.Đồng thời, đảm bảo sự hoạt động có hệ thống của toàn công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành
Ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm 1 lần.Các cổ đông có quyền bỏ phiếu, được tham dự đại hội các cổ đông. Cổ đông là những người chủ sở hữu của Công ty, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo số cổ phần mà họ sở hữu.Quỳên và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ cũng như cổ đông được quy định chi tiết trong dự thảo điều lệ của Công ty.
Hội đồng quản trị ( HĐQT) : Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. Số lượng thành viên HĐQT là năm (05) người.Nhiệm kì của HĐQT là năm(05) năm.Nhiệm kì của thành viên HĐQT không quá năm (05) năm; thành viên HĐQT có thể bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế. Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và những người quản lý khác.Quỳên và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp, điều lệ, các quy định nội bộ của Công ty và quýêt định của ĐHĐCĐ quy định.
Giám đốc( Tổng giám đốc)điều hành: HĐQT sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Hội đồng hoặc một người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành. Nhiệm kì của Giám đốc(Tổng giám đốc điều hành) là 5 năm và có thể tái bổ nhiệm. Giám đốc( Tổng giám đốc) là người thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua.Giám đốc(Tổng giám đốc) là người tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty.
Bộ máy giúp việc: được thành lập theo đề nghị của Giám đốc(Tổng giám đốc) và được HĐQT chấp thuận nhằm phục vụ yêu cầu quản lý.Bộ máy giúp việc bao gồm:
Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh.
Phó Tổng giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu.
Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.
Kế toán trưởng.
Ban kiểm soát: Thành viên của ban kiểm soát sẽ có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại điều 88.2 của Luật doanh nghiệp và điều lệ của Công ty.Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó ít nhất phải có 1 thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán.Thành viên này không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty.Ban kiểm soát phải chỉ định 1 thành viên là cổ đông của công ty làm Trưởng ban. Nhiệm vụ và chức năng của Ban kiểm soát được quy định trong dự thảo điều lệ mới sửa đổi năm 2008 của công ty.Về mối quan hệ, Ban kiểm soát chỉ phải chịu sự chỉ đạo của Đại hội đồng cổ đông và chịu trách nhiệm xem xét các báo cáo tài chính trước khi trình lên Hội đồng quản trị.Đồng thời, mọi thành viên của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành phải cung cấp tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông
Có thể minh hoạ cơ cấu tổ chức hệ thống kinh doanh và bộ máy quản lý thông qua sơ đồ sau:
Hội đồng
quản trị
Tổng giám đốc
Phó TGĐ kiêm GĐ CN Tp HCM
Phó TGĐ xuất nhập khẩu
Kế toán trưởng
Chi nhánh
Tp HCM
Phòng
X.K lao động
Phòng
Kinh doanh
Phòng Kế toán
Phòng
Xuất nhập khẩu
Phòng
Tc-Hc
Phó TGĐ kinh doanh
Ban kiểm soát
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống kinh doanh và bộ máy quản lý
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY XNK VIGLACERA
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.1.1. Mô hình bộ máy kế toán
Kế toán là hoạt động cơ bản, thường xuyên, giữ vai trò quyết định và chi phối đối với mọi hoạt động trong DN. Xuất phát từ đặc điểm quản lý, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, kịp thời và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kế toán nói riêng, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người : Kế toán trưởng và các kế toán viên.
Kế toán trưởng
Kế toán XNK
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán TTSP
2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.1.2. Tình hình lao động và phân công lao động trong bộ máy kế toán
Phòng kế toán có 5 kế toán viên, đứng đầu là kế toán trưởng. Các kế toán viên trong phòng đều là nữ và chủ yếu tuổi đời còn rất trẻ. Tuy còn trẻ nhưng họ đều có trình độ chuyên môn vững vàng( 4/5 trình độ đại học), có kinh nghiệm công tác, đặc biệt có tình yêu nghề nghiệp và nhiệt huyết trong công việc.
Để công việc diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, không chồng chéo lên nhau , bộ máy kế toán được phân công lao động rõ ràng, cụ thể và khoa học.
Kế toán trưởng: Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính quy định. Ngoài ra, kế toán trưởng còn tham gia xét duyệt các phương án kinh doanh của Công ty, phân tích, tính toán kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty; hàng tháng, hàng quý theo định kỳ, niên độ kế toán phải chịu trách nhiệm lập các báo cáo theo quy định hiện hành để nộp cho ban lãnh đạo Công ty.
Kế toán tổng hợp: Cuối kỳ tổng hợp số liệu để giúp kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính.
Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi hàng hoá đầu ra, đầu vào. Mở sổ theo dõi hàng xuất bán, hàng đại lý.
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình thanh toán trong hoạt động kinh doanh của các phòng.
Kế toán xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu.
Các nhân viên kế toán phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng; phải chấp hành mọi sự phân công lao động,hoàn thành công việc được giao;hàng ngày báo cáo tình hình hoạt động, công việc và hỗ trợ Kế toán trưởng trong lập báo cáo tài chính.Giữa các kế toán viên từng phần hành phải hợp tác, giúp đỡ nhau vì mỗi phần hành tuy là riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
2.2.1. Các chính sách, chế độ kế toán đang áp dụng
Chế độ, chính sách kế toán là những quy định, văn bản có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công tác kế toán tại mỗi DN. Nó chỉ đạo và hướng dẫn mọi công việc kế toán từ giai đoạn lập, luân chuyển, lưu trữ chứng từ; lập và ghi các mẫu sổ khác nhau; cơ sở lập các BCTC, thời gian nộp báo cáo; trình tự, phương pháp hạch toán kế toán…
Bên cạnh những chính sách, chế độ kế toán chung Công ty XNK Viglacera còn vận dụng các chính sách, chế độ kế toán riêng để phù hợp với thực tế kinh doanh tại đơn vị.
Hiện nay, Công ty đang vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC trong hạch toán và ghi chép các nghiệp vụ. Đồng thời, Công ty cũng vận dụng máy tính vào công tác kế toán.Phần mềm kế toán Công ty sử dụng là phần mềm kế toán Fast.Nhờ đó, nghiệp vụ kế toán được xử lý nhanh hơn, chính xác hơn, đảm bảo được yêu cầu quản lý đặt ra.
Một số nguyên tắc kế toán chủ yếu được cụ thể hoá từ quyết định 15/2006/QĐ-BTC hiện đang áp dụng tại Công ty CPXNK Viglacera bao gồm:
nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho(HTK): Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.Vào cuối niên độ kế toán, hàng tồn kho được đánh giá theo giá trị thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị thuần có thể thực hiện được( LCM).Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng tồn kho.
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp dụng mức thuế 10% đối với sản phẩm và 5% đối với chi phí vận chuyển.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được quản lý, sử dụng, khấu hao theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thay thế quyết định cũ( 166/1999/QĐ-BTC) được Công ty áp dụng từ ngày 1/1/2004. TSCĐ được phản ánh thông qua 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại.
Nguyên tắc khấu hao TSCĐ:Công ty hạch toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Tỉ lệ khấu hao các loại TSCĐ tại Công ty như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: 10%- 20%
Máy móc thiết bị: 5%- 10%
Phương tiện vận tải: 6%- 10%
Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3%- 6%
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu , phải trả: tuân thủ quyết định 15
Hệ thống sổ kế toán được lập bằng tiếng Việt và hồ sơ kế toán được lưu trữ theo loại hình của các hoạt động kinh doanh mà công ty tham gia.
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam.
Hạch toán ngoại tệ:
+ ngoại tệ không được hạch toán vào TK 007 mà phản ánh trực tiếp lên tài khoản
+ tỷ giá ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá thực tế hoặc tỉ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
2.2.2. Vận dụng các yếu tố trong chế độ kế toán hiện hành
Công ty đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo các chế độ, chính sách kế toán trong công tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị.Bên cạnh tuân thủ những quy định chung được ban hành bởi Bộ Tài Chính thì đơn vị còn sử dụng những quy định riêng cho phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh cũng như trình độ và khả năng của đội ngũ kế toán, Công ty CP XNK Viglacera áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký chung”.
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu.
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung
Nhằm đáp ứng chủ trương tin học hoá các hoạt động kinh doanh trong các DN, Công ty đã áp dụng phần mềm “FAST” trong tổ chức hạch toán kế toán.
SỔ KẾ TOÁN
Sổ Cái
Sổ chi tiết
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, phân loại, tổng hợp được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính. Với chương trình phần mềm kế toán đã cài đặt, khi cú lệnh chương trình tự động chạy và cho phép kết xuất, in ra các Sổ cái, Sổ chi tiết, Nhật ký chung và báo cáo kế toán tương ứng... Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán trưởng có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm các Sổ cái và các Sổ chi tiết sẽ được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Có thể khái quát quá trình tổ chức hạch toán kế toán bằng phần mềm kế toán của Công ty như sau:
Chứng từ
kế toán
PHẦN MỀM
KẾ
TOÁN FAST
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu.
2.3. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty CP XNK Viglacera
Vốn bằng tiền:
Phiếu thu, phiếu chi, báo có, báo nợ.
TỔNG
HỢ
P
Tài sản cố định
Thẻ TSCĐ
Bán hàng và phải thu:
HĐ bán hàng và các chứng từ phải thu
Hàng tồn kho:
Phiếu nhập, phiếu xuất, điều chuyển
Chi phí và giá thành:
Bảng tính giá thành
Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Báo cáo mua hàng, sổ chi tiết công nợ
Báo cáo bán hàng, sổ chi tiết công nợ
Thẻ kho, nhập-xuất-tồn
Thẻ TSCĐ, Bảng tính khấu hao
Sổ chi tiết, sổ cái, Nhật ký chung
Báo cáo tài chính
Báo cáo thuế
Báo cáo chi phí và giá thành
Báo cáo quản trị
Mua hàng và phải trả:
Phiếu mua hàng và chứng từ phải trả khác
2.4.Tổ chức các phân hệ trong phần mềm kế toán Fast
2.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU CỦA ĐƠN VỊ
2.3.1. Phần hành bán hàng và thanh toán với người mua
2.3.1.1. Đặc điểm chung
Với mục tiêu đẩy nhanh khối lượng hàng bán ra, khách hàng đến với Công ty được đảm bảo về chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có thể lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp; hơn nữa Công ty chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng hoá nếu như hàng hoá kém phẩm chất, sai về quy cách. Do vậy, Công ty luôn chú trọng các mặt sau:
- Về chất lượng: hàng hoá trước khi bán được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, chủng loại, quy cách..
- Về giá bán: được xác định trên giá mua thực tế cộng chi phí thu mua, bảo quản và gắn liền với sự vận động của giá cả thị trường.
Công ty CP XNK Viglacera là một công ty XNK do đó nó tiến hành bán hàng trên cả 2 thị trường: bán hàng trong nước và bán hàng xuất khẩu. Hàng hoá được Công ty thu mua hoặc nhập khẩu nhập về kho Công ty, sau đó xuất bán theo hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng
Hoạt động bán hàng trong nước, hiện nay đang áp dụng phương thức bán hàng chủ yếu là bán hàng trực tiếp.Khi giao hàng khách hàng sẽ thanh toán ngay hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hoá đơn hoặc biên bản qiao nhận hàng hoá..
Hoạt động bán hàng xuất khẩu là hoạt động quan trọng và thường xuyên tại Công ty. Nó phải tuân theo phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, thủ tục và hồ sơ chứng từ. Công ty thực hiện thanh toán quốc tế chủ yếu bằng hình thức thư tín dụng (L/C) . Đây là hình thức thanh toán quốc tế có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trong quan hệ thanh toán quốc tế trên toàn thế giới.
Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng thường xuyên, quen thuộc nên ngoài hình thức thanh toán ngay thì thường là hình thức thanh toán sau, người mua chậm thanh toán.
Là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên nghiệp vụ bán hàng trong Công ty luôn được chú trọng, đặc biệt là bán hàng xuất khẩu. Vì vậy, đối với mỗi một hợp đồng xuất khẩu, các phòng nghiệp vụ đều phải lập phương án kinh doanh xuất khẩu cho hợp đồng xuất khẩu mà phòng thực hiện, trình Tổng giám đốc duyệt. Sau khi thực hiện xong sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và xác định kết quả kinh doanh đạt được và so sánh với chỉ tiêu đã vạch ra trong phương án kinh doanh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu của từng phòng trong từng lần xuất.
2.3.1.2. Thực trạng kế toán
Chứng từ sử dụng
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng
Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
Bộ chứng từ xuất khẩu bao gồm:
+Vận đơn( Bill of Lading)
+Hoá đơn thương mại( commercial invoice)
+Giấy chứng nhận xuất xứ( certificate of Origin)
+Giấy chứng nhận số lượng(certificate of Quantity)
+ Giấy chứng nhận phẩm chất( certificate of Quality)
+Giấy chứng nhận bảo hiểm (issurance certificate)
+Giấy chứng nhận kiểm định vật tư, hàng hoá
+ Phiếu đóng gói( packing list)
Ngoài ra, còn có một số chứng từ khác như: giấy giám định của Hải quan…
Mẫu một số chứng từ kế toán chủ yếu sử dụng tại Công ty.
*Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho:
TỔNG CÔNG TY THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG SỐ: 202
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG KIÊM PHIẾU XUẤT KHO
Họ, tên người mua: Công ty CP kính Việt Hưng.
Địa chỉ: TP Hải Dương – Hải Dương Xuất tại kho:
Hình thức thanh toán: Trả chậm Mã số thuế: 0900234152
Số TT
Tên, quy cách sản phẩm hàng hoá (tên lao vụ, dịch vụ)
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Kính 10ly trà 2000x1500
M2
412
129333
53285196
Cộng tiền hàng
53285196
Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT
5328520
Tổng cộng tiền thanh toán
58613716
Số tiền viết bằng chữ: Năm tám triệu sáu trăm mười ba nghìn bảy trăm mười sáu đồng/.
Người mua hàng Người bán hàng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
* Hoá đơn bán hàng( Hoá đơn GTGT)
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên1: (Lưu)
Ngày 04 tháng 0 3 năm 2006 Sêri: AA/2002
Số:272956
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
Địa chỉ: Số 2 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại:047568869
0
1
0
0
1
0
8
1
7
3
Mã số thuế:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Liêm
Đơn vị mua hàng: CÔNG TY KÍNH ĐÁP CẦU
2
3
0
0
1
0
0
4
7
1
Địa chỉ: Bắc Ninh
Mã số thuế:
Hình thức thanh toán: Trả chậm
S
T
T
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số
Lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 =1x2
01
Xuất bán Soda
Tấn
61
2.350.400
143.374.400
02
Chiết khấu thương mại
7.168.720
03
Cộng tiền hàng
136.250.680
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT
6.810.284
Tổng cộng tiền thanh toán
143.015.964
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bốn ba triệu không trăm mười năm nghìn chín trăm sáu tư đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị( ký, họ tên) ( ký, họ tên) (ký, họ tên)
Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người mua:
Phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng
Hoá đơn bán hàng
* Phiếu thu:
Đơn vị: Công ty CP XNK Viglacera
Mẫu số: 01- TT
Địa chỉ: Số 2-Hoàng Quốc Việt- Hà Nội
PHIẾU THU
Ngày 30 tháng 4 năm 2008
Nợ TK: 111.1
Có TK: 131
Họ tên người nộp tiền: Anh Khoa
Địa chỉ: Công ty kính đáp cầu
Lý do nộp: Thu tiền bán hàng
Số tiền: 143.015.964
Viết bằng chữ: Một trăm bốn ba triệu không trăm mười năm nghìn chín trăm sáu tư nghìn đồng chẵn.
Kèm theo: …………………………………….01……..chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 4 năm 2008
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp Người lập Thủ quỹ
phiếu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
b) Tài khoản sử dụng
Nghiệp vụ bán hàng
Tài khoản 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 511 có 2 TK cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
+ TK 51111: Doanh thu xuất khẩu
+ TK 51112: Doanh thu hàng hoá kinh doanh nội địa
TK 5112: Doanh thu dịch vụ
+ TK 51121: Doanh thu dịch vụ - Phí uỷ thác xuất nhập khẩu
+ TK 51122: Doanh thu dịch vụ - Vận chuyển
TK 521: Chiết khấu thương mại
TK 531: Hàng mua bị trả lại
TK 532: Giảm giá hàng bán
TK 632: Giá vốn hàng bán
+6321: Giá vốn hàng bán nội địa
+6322: Giá vốn hàng bán xuất khẩu
- TK 641: Chi phí bán hàng
- TK 156: Hàng hoá
TK 1561: Hàng hoá trong nước
TK 1562: Hàng hoá nhập khẩu
Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người mua:
- TK 111: Tiền mặt
+1111: Tiền mặt VNĐ
+1112: Tiền mặt USD
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
+ TK 1121: Tiền gửi ngân hàng VNĐ
+ TK 1122: Tiền gửi ngân hàng USD
- TK 131: Phải thu khách hàng
+ 1311: Phải thu khách hàng VNĐ
+ 1312: Phải thu khách hàng USD
- TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
+ TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
+ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Sổ sách sử dụng và quy trình ghi sổ
Nghiệp vụ bán hàng:
- Sổ chi tiết:
+ Sổ chi tiết TK 51111,51112, 51121, 51122
+ Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng
+ Sổ chi tiết giá vốn: sổ chi tiết TK 6321, 6322
+ Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn
+ Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng
Sổ tổng hợp:
+ Nhật ký chung
+ Sổ cái TK 511, 632, 521, 531, 532, 641, 642,156, 421,911
- Quy trình ghi sổ: Căn cứ vào chứng từ gốc( phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có, hoá đơn GTGT) hàng ngày kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết HTK, sổ quỹ,sổ cái các TK 632, 511, 512,111, 112, 131, 156, 157.Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu giữa sổ tổng hợp chi tiết và sổ cái, sau đó lập BCTC và BC kế toán khác.
Phiếu xuất, HĐ bán hàng, chứng từ thanh toán
Sổ chi tiết HTK tuỳ theo phương pháp hạch toán chi tiết
Sổ cái TK 156, 157, 632, 511, 512
Sổ tổng hợp chi tiết TK 632, 511
Bảng cân đối số phát sinh
BCTC và BC kế toán khác
Nhật ký chung
Sổ chi tiết giá vốn
Sổ chi tiết bán hàng
: ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
2.5. Sơ đồ hạch toán hoạt động bán hàng
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁN HÀNG
Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng
Từ ngày: 01/03/2008 đến ngày: 31/03/2008
Số dư đầu kỳ: 0
TK đ/ư
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
131
Phải thu của khách hàng
27.970.342.835
1311
Phải thu của khách hàng trong nước
12.601.657.382
1312
Phải thu của khách hàng nứơc ngoài
15.368.685.453
331
Phải trả cho người bán
417.590.762
3312
Phải trả cho người bán nước ngoài
417.590.762
531
Hàng bán bị trả lại
63.861.323
5311
Hàng bán bị trả lại
63.861.323
911
Xác định kết quả kinh doanh
28.324.072.274
Tổng phát sinh nợ: 28.387.933.597
Tổng phát sinh có: 28.387.933.597
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày 31 tháng 03 năm 2008
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu viglacera
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
Từ ngày: 01/03/2008 đến ngày: 31/03/2008
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày
tháng
Trang sổ
STT dòng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
F
G
1
2
03/03
D 080
03/03
XK kính VIFG theo HĐN VD0664 TK3317 - Cty TNHH giao nhận và vận tải liên lục địa - VC05
50
200
1312
547.935.136
O5/03
HD 081
10/03
XK kính VIFG theo HĐN 02/VIG-PRATIK/2006 TK 3430-PRATIK- International - XK kính VFG-XKK2.41
50
209
1312
900.024.177
….
….
….
……………..
50
….
….
….
…..
27/03
HD 083
20/03
Mua soda theo HĐKT VPL526 từ ngày 01 đến ngày 20/03/08-Cty TNHH Kính nổi Việt Nam(VGF)-VIGK4.01
50
232
1311
4.528.725.094
30/03
PKT 47371
29/03
Khách hàng trả lại hàng ngày 15/02
50
237
5311
239.176.168
31/03
…
31/03
K/c TK 51111à911
50
238
911
14.629.790.196
31/03
31/03
K/c TK 51112à911
50
239
911
13.327.511.053
-Cộng số phát sinh tháng
-số dư cuối tháng
28.387.933.597
0
28.387.933.597
0
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày31tháng 03 năm 2008
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Tuy nhiên,hiện nay quá trình hạch toán của Công ty được thực hiện bằng máy thông qua phần mềm kế toán Fast.Căn cứ vào chứng từ gốc( phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có, hoá đơn GTGT) kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính, sau đó ấn nút lưu thì máy tính tự động thực hiện bút toán giá vốn và doanh thu.Tuy nhiên, số liệu trên bút toán giá vốn được điền giá trị vào cuối kỳ, do Công ty tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền.Với chương trình phần mềm kế toán đã cài đặt khi có lệnh chương trình tự động chạy và cho phép kết xuất, in ra các sổ chi tiết và sổ cái các TK liên quan : TK 632, TK 511, …
Quy trình nhập như sau: Từ màn hình chọn phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu, chọn tiếp cập nhập dữ liệu, sau đó chọn hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho. Có thể minh hoạ mẫu hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho như sau:
Mẫu hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho đối với bán hàng nội địa:
Tại ô loại hoá đơn : ghi 1
Tại ô mã khách: ghi DL 76
Tại ô người mua hàng: ghi Nguyễn Việt Anh
Tại ô diễn giải: ghi xuất bán kính nội địa
Tại ô mã nx( TK nợ): ghi 1311
Tại ô số HĐ: ghi 2022
Tại ô ngày hạch toán: ghi 03/12/2007
Tại ô ngày lập chứng từ: chương trình tự động cập nhật
Tại ô tỷ giá: chọn VNĐ
Trong khung:
Tại cột mã hàng: ghi KNDTRAI, chương trình tự động điền hàng, đơn vị tính
Tại cột số lượng: điền số lượng hàng bán vào
Tại cột giá bán: điền giá bán đơn vị vào
Tại cột thành tiền: máy tự tính
Tại cột mã thuế: chọn mã 10( thuế suất GTGT 10%): chương trình tự động tính thuế, tổng tiền thanh toán.
Sau đó ấn lưu máy sẽ tự động lên các sổ liên quan: sổ chi tiết, sổ cái TK 511, 131, 632…
Đối với hoạt động bán hàng xuất khẩu thì quy trình ghi sổ tương tự trên chỉ khác tại ô tỷ giá( USD), mã nx ( 1312) và mã thuế ( 00).Mẫu hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho đối với hàng xuất khẩu như sau:
Nghiệp vụ thanh toán với người mua:
Sổ chi tiết:
+ Sổ chi tiết TK 1311, 1312
+ Sổ tổng hợp chi tiết TK 1311, 1312
Sổ tổng hợp:
+ Nhật ký chung
+ Sổ cái TK 131
- Quy trình ghi sổ:
Đối với khách hàng mua hàng theo phương pháp trả chậm, kế toán căn cứ vào HĐ bán hàng phản ánh vào bên Nợ TK 131 trên sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, và phản ánh vào doanh thu tiêu thụ hàng hoá.
Khi khách hàng thanh toán các khoản nợ đối với Công ty, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như: phiếu thu, giấy báo Có ngân hàng, séc chuyển khoản…và phản ánh bên có TK 131 trên sổ chi tiết thanh toán với khách hàng.
Căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy tính, máy sẽ tự động lên các sổ kế toán chi tiết và sổ cái TK 131.
HĐbán hàng, chứng từ thanh toán
Nhật ký chung
Sổ cái TK 131
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ chi tiết TK 131
Sổ tổng hợp chi tiết TK 131
BCTC và BC kế toán khác
:Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
2.6.Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng
Hệ thống báo cáo
Phần hành bán hàng và thanh toán với khách hàng là hoạt động kinh doanh thường xuyên diễn ra tại Công ty.Do đó, các số liệu trên sổ cái, sổ tổng hợp chi tiết là cơ sở quan trọng để lập BCTC và BC kế toán khác.
Phần hành bán hàng và thanh toán với khách hàng sẽ được phản ánh thông qua các báo cáo kế toán sau:
Báo cáo bán hàng( chi phí giá vốn, doanh thu): phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty vào cuối kỳ, là cơ sở để các cấp quản lý phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Báo cáo tình hình công nợ của Công ty: thông qua báo cáo này cấp quản lý có thể nắm bắt được tình hình công nợ, khả năng thanh toán của Công ty.Từ đó, đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, tính ổn định trong kinh doanh.
Hai báo cáo trên là báo cáo kế toán nội bộ gắn liền với từng bộ phận kinh doanh của Công ty.Các báo cáo này được lập từng ngày, tuần, tháng, năm tuỳ theo yêu cầu của cấp quản lý.
BCTC: kế toán viên sẽ căn cứ vào sổ cái và sổ tổng hợp chi tiết liên quan đến phần hành bán hàng và thanh toán với người mua để tổng hợp số liệu cho một số chỉ tiêu trên BCTC.Chẳng hạn như chỉ tiêu giá vốn hàng bán, doanh thu, lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả kinh doanh; chỉ tiêu phải thu khách hàng, HTK trên Bảng cân đối kế toán; phản ánh các khoản thu chi trên Báo cáo lưu chưyển tiền tệ.
2.3.2. Phần hành mua hàng và thanh toán với người bán
2.3.2.1. Đặc điểm chung
Công ty CP XNK Viglacera là một công ty xuất nhập khẩu kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau, mạng lưới đại lý, chi nhánh được xây dựng rộng rãi trong và ngoài nước.Với nhu cầu ngày càng gia tăng như vậy đòi hỏi hệ thống cung cấp hàng hoá phải được vận hành liên tục, suôn sẻ và luôn có hàng dự trữ để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty không bị ngắt quãng và có hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Hoạt động mua hàng của Công ty gồm 2 bộ phận chính:
-Thu mua hàng trong nước: Các mặt hàng, sản phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty có thể được cung cấp bởi chính các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng hoặc bởi các doanh nghiệp kinh doanh khác trong nước.
- thu mua hàng nhập khẩu: Bên cạnh việc thu mua hàng hoá trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty còn mở rộng hoạt động thu mua hàng nhập khẩu. Minh chứng là Công ty đã xây dựng được mạng lưới các nhà cung cấp uy tín tại nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Mỹ, CHLB Nga, Tây Ban Nha… và đã được nhiều bạn hàng trong nước tin cậy chọn làm nhà nhập khẩu cho nhiều dự án đầu tư lớn ở Việt Nam.Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Công ty đạt hơn 30 triệu USD/ năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và hoá chất phục vụ cho sản xuất.
Trị giá hàng nhập kho được theo dõi trên TK 156.Trong đó, trị giá hàng hoá là giá ghi trên hợp đồng mua hàng ( Hoá đơn GTGT). Riêng đối với hàng nhập khẩu, giá mua là giá CIF ghi trên hợp đồng nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp.
Chi phí thu mua phát sinh như chi phí vận chuyển , chi phí bảo hiểm từ cảng về nhập kho Công ty sẽ tính và phân bổ vào giá vốn hàng bán nhưng Công ty không tiến hành theo dõi trên TK 1562 mà chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá mua hàng hoá.
Trong nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp, đối với nhà cung cấp trong nước, Công ty thường thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản , séc hoặc tiền mặt. Đối với nhà cung cấp nước ngoài, Công ty thanh toán chủ yếu theo hình thức L/C.
2.3.2.2. Thực trạng hạch toán
a) Chứng từ sử dụng
Mua hàng trong nước:
- Hợp đồng mua hàng
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn vận tải
- Phiếu nhập kho
- Phiếu chi
- Giấy báo Nợ ngân hàng
- uỷ nhiệm chi
- Giấy đề nghị thanh toán
- Giấy đề nghị tạm ứng
Hoạt động nhập khẩu:
- Hoá đơn vận chuyển hàng nhập khẩu( bill of fading)
- Hoá đơn mua hàng nhập khẩu
- chứng chỉ chất lượng hàng nhập khẩu
- chứng chỉ bảo hiểm của hàng nhập khẩu
- Hợp đồng thương mại mua bán hàng nhập khẩu
Bên cạnh bộ chứng từ trên, trong quá trình thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài Công ty còn sử dụng các chứng từ sau:
Lệnh chuyển tiền ( với phương thức thanh toán bằng lệnh chuyển tiền)
Yêu cầu mở thư tín dụng( với phương thức thanh toán bằng L/C)
Phiếu chi Ngân hàng, Giấy báo Nợ
Phiếu nhập kho
Sau đây là mẫu một số chứng từ chủ yếu sử dụng trong quá trình mua hàng và thanh toán với nhà cung cấp:
BIDV
GIẤY BÁO NỢ
Số:302
Ngày: 06 / 03/2008
Số tài khoản: 926511207776135
Tên tài khoản: Công ty CP XNK Viglacera
Kính gửi Công ty CP XNK Viglacera
Ngân hàng chúng tôi trân trọng thông báo : TK quý khách đã ghi Nợ với nội dung như sau:
Ngày hiệu lực
Số tiền
Loại tiền
Diễn giải
06/03/2007
1,596,000
VNĐ
Thanh toán tiền chi phí vận chuyển theo HĐ 176 cho công ty Hoàng Mai
Giao dịch viên
Kiểm soát viên
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Công ty CP XNK Viglacera
Mẫu số : 01-TT
Số 2- Hoàng Quốc Vịêt
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI
Quyến số :..............
Ngày 04 tháng 04 năm 2008
Số : 170
Nợ 641: 2,198,000
Nợ 133: 109,900
Có 111:2,307,900
Họ tên người nhận tiền: Lê Minh Tuấn
Địa chỉ : Công ty CP XNK Viglacera
Lý do nộp : Thanh toán tiền tiếp khách
Số tiền: 2,307,900 Viết bằng chữ: Hai triệu ba trăm linh bảy nghìn chín trăm
Kèm theo :............................................................................Chứng từ gốc
Ngày 04/04/2008
Giám đốc
Kế toán trưởng
Người nộp tiền
Người lập phiếu
Thủ quỹ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền: ( Viết bằng chữ )
+ Tỉ giá ngoại tệ :
+ Số tiền quy đổi:
b) Tài khoản sử dụng
- TK 156: Hàng hoá
+ TK 1561: Hàng hoá trong nước
+ TK 1562: Hàng hoá nhập khẩu
Trong đó TK 1561, 1562 được chi tiết thành các tài khoản cấp 3,4 chi tiết theo loại hàng hoá.
TK 331: Phải trả người bán
+ TK 3311: Phải trả nhà cung cấp trong nước
+ TK 3312: Phải trả nhà cung cấp nước ngoài
Trong đó TK 3311,3312 được chi tiết thành các TK cấp 3, 4 theo tên nhà cung cấp trong nước và ngoài nước.
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
TK 111, 112, 635, …
c) Sổ sách sử dụng và quy trình ghi sổ
Sổ sách sử dụng:
- sổ chi tiết TK 1111,1112,1121,1122, 1561, 1562, 3311, 3312,133
- sổ cái TK 111, 112,156, 331
- Nhật ký chung
Quy trình ghi sổ
Khi tiến hành thu mua hoặc ký hợp đồng mua hàng trực tiếp của các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, thông thường Công ty thường đặt mua theo hợp đồng xuất khẩu.
Khi mua hàng, kế toán thường lập Bảng kê mua hàng hoá. Bảng kê này cùng với Hoá đơn GTGT của nhà cung cấp , Phiếu nhập kho, và các chứng từ thanh toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
Hàng ngày, từ các chứng từ gốc kế toán ghi sổ chi tiết các TK 1561, 1562,1111, 1112,1121,1122,3311,3312,133, đồng thời cập nhập các số liệu vào Phiếu kế toán.
Cuối tháng, từ Phiếu kế toán tổng hợp vào Sổ cái TK 156, 111, 112, 331, 133… Và từ các sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu với các Sổ Cái.
Để thấy rõ được quy trình ghi sổ chúng ta xem xét sơ đồ sau:
BCTC và BC kế toán khác
Bảng cân đối số phát sinh
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái TK 156,152,153
Sổ(thẻ)kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
:Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
2.7.Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng
BCTC và BC kế toán khác
Bảng cân đối số phát sinh
HĐ bán hàng, chứng từ thanh toán
Nhật ký chung
Sổ cái TK 331
Sổ chi tiết TK 331
Sổ tổng hợp chi tiết TK 331
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
2.8.Sơ đồ hạch toán thanh toán với nhà cung cấp
Tuy nhiên, do Công ty sử dụng phần mềm kế toán trong hạch toán và ghi sổ nên toàn bộ quá trình hạch toán trên sẽ được máy tính tự động thực hiện sau khi kế toán nhập số liệu trên các chứng từ gốc vào máy tính. Quy trình nhập dữ liệu vào máy tương tự như phần hành bán hàng và thanh toán với người mua ở trên.
Một số mẫu sổ chủ yếu đang áp dụng tại Công ty:
SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ
Tài khoản 3111- Phải trả nhà cung cấp trong nước
Tên khách hàng: Công ty TNHH Tân Hưng
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/03/2008
Đơn vị tính: đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
1
2
- Số dư đầu kỳ
2.963.075.480
….
….
….
….
….
….
….
04/02
HĐGTGT 00371
04/02
Mua gạch ốp lát
15612
1.726.862.758
04/02
HĐGTGT 00371
04/02
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
1331
172.686.276
09/02
Q3/ 1176
09/02
Thanh toán 70% giá trị HĐ763 bằng tiền mặt
1111
1.304.625.000
15/02
1179
15/02
Thanh toán 30% giá trị HĐ763 còn lại bằng tiền gửi ngân hàng
1121
559.125.000
……
…
….
- Cộng số phát sinh
- số dư cuối kỳ
X
X
2.765.239.320
4.652.980.300
4.850.816.460
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/03/2008
Tên nhà cung cấp
SDĐK
PS trong kỳ
SDCK
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
…
…
…
…
…
…
…
Công ty Viglacera Hạ Long
2.983.599.683
11.345.564.853
11.554.602.718
2.774.561.823
Công ty TNHH Việt Hưng
2.963.075.480
2.765.239.320
4.652.980.300
4.850.816.460
Nhà cung cấp vãng lai trong nước
236.429.444
55.121.956.346
55.681.132.967
322.747.176
…
….
…
…
…
…
…
Glass Kote
5.670.863.264
30.052.863.285
23.984.357.831
397.642.186
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
24.011.462.164
19.018.366.590
247.285.655.224
228.406.908.153
58.412.464.952
34.540.622.307
Hệ thống báo cáo
Hoạt động mua hàng và thanh toán với người bán là hoạt động thường xuyên do đó định kỳ cần phải tiến hành lập báo cáo để nộp cho ban lãnh đạo.Đối với hoạt động mua hàng và thanh toán với người mua thì các báo cáo chủ yếu được lập:
Báo cáo công nợ: cụ thể là báo cáo về tình hình thanh toán với nhà cung cấp của Công ty.Qua đó, cấp quản lý nắm được tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty.
Báo cáo mua hàng: cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo Công ty về hệ thống cung cấp hàng hoá, sản phẩm về các mặt khác nhau như số lượng nhà cung cấp, mặt hàng cung cấp, mặt hàng nào mới, mặt hàng nào thôi không cung cấp, đơn giá mua hàng, ….
BCTC: Từ 2 báo cáo quan trọng trên, kế toán sẽ lập nên BCTC với các chỉ tiêu chính sau: hàng tồn kho, phải trả người bán, thuế giá trị gia tăng đượckhấu trừ, giá vốn hàng bán, kết hợp với báo cáo bán hàng và các báo cáo khác để tính lợi nhuận và các chỉ tiêu khác trên BCTC.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP XNK VIGLACERA.
3.1. ƯU ĐIỂM
Nhìn chung hoạt động hạch toán- kế toán đã cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của Công ty. Kế toán Công ty đã phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị lên hệ thống sổ kế toán,báo cáo nhằm cung cấp các số liệu giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Về công tác tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung gọn nhẹ, tiết kiệm được nhiều chi phí cho Công ty, phù hợp được yêu cầu đòi hỏi của công việc. Tại phòng kế toán, mỗi kế toán đảm nhiệm một mảng riêng, rõ ràng, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ về công việc và có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Thủ kho tách bạch với kế toán, thủ quỹ tách bạch với kế toán thanh toán để thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo nguyên tắc an toàn bí mật tài chính, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính trung thực của các kế toán.
Về công tác hạch toán ban đầu của Công ty:
Các chứng từ được lập tại Công ty phù hợp với yêu cầu thực tế và đảm bảo theo đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành. Những thông tin kinh tế phát sinh được ghi chép đầy đủ, chính xác. Việc tiếp nhận các chứng từ bên ngoài được giám sát và kiểm tra chặt chẽ, có sổ theo dõi chứng từ giao nhận, chứng từ xuất nhập khẩu với chữ ký người giao nhận. Chứng từ được luân chuyển, sắp xếp, phân loại theo từng nghiệp vụ kinh tế, từng lô hàng xuất khẩu; theo trình tự thời gian và được bảo quản cẩn thận, dễ tìm, thuận tiện cho người sử dụng và thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Về hình thức kế toán Công ty sử dụng:
Hiện nay việc lựa chọn hình thức kế toán áp dụng ở Công ty là hình thức kế toán Nhật ký chung. Đây là hình thức phù hợp với đặc điểm và quy mô của Công ty. Mặt khác, hình thức Nhật ký chung của Công ty đã được đơn giản hoá hơn so với lý thuyết. Bằng việc áp dụng một cách sáng tạo hình thức Nhật ký chung, kế toán Công ty đã giảm bớt được số lượng sổ sách, số lượng công việc ghi chép và tránh được việc ghi chép trùng lặp; hình thức sổ sách lại đơn giản, dễ làm, thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá cán bộ kế toán, dễ dàng cho việc vi tính hoá công tác kế toán của đơn vị.
Về công nghệ:
Công ty Cổ phần XNK Viglacere đã áp dụng phần mềm kế toán FAST vào công tác kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty đã được kế toán phản ánh và quản lý trên máy thông qua việc mã hoá các đối tượng cần theo dõi như các loại hàng hoá, hợp đồng, khách hàng... Các loại sổ sách như Sổ chi tiết, Sổ cái tài khoản hay một số các chứng từ như Phiếu thu, Phiếu chi đều được thực hiện trên máy.
Về tài khoản sử dụng:
Công ty CP XNK Viglacera là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu do đó chủng loại hàng hoá và các hình thức dịch vụ rất phong phú, đa dạng, lĩnh vực hoạt động rộng và Công ty cũng có quan hệ với nhiều khách hàng, ngân hàng... nên khi sử dụng tài khoản hạch toán, Công ty đã chi tiết hoá các tài khoản cấp 3, cấp 4 để thuận tiện cho việc quản lý đối tượng hạch toán.
Về hạch toán ngoại tê:
Đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Công ty CP XNK Viglacera là các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ diễn ra thường xuyên.Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ, kế toán tiến hành quy đổi từ USD, EUR sang đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. Việc quy đổi được tiến hành trên cơ sở áp dụng tỷ giá thực tế tại thời điểm giao dịch, tức theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Về đội ngũ kế toán của Công ty:
Đội ngũ kế toán của Công ty có trình độ nghiệp vụ thành thạo, trình độ tiếng Anh tốt. Trong quá trình làm việc, trên cơ sở những vấn đề thực tiễn diễn ra tại Công ty các kế toán viên đã mạnh dạn đề xuất ý kiến , cùng trao đổi nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Kế toán trưởng của Công ty là người có kinh nghiệm, nắm vững chế độ kế toán tài chính hiện hành, hiểu rõ nghiệp vụ ngoại thương vì thế các nghiệp vụ phát sinh được tổ chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu của ban lãnh đạo của Công ty.
3.2. HẠN CHẾ
Về luân chuyển chứng từ
Việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban khác cho phòng kế toán còn chậm. Chẳng hạn như khi có hợp đồng bán hàng, phòng XNK làm thủ tục hoàn tất chứng từ để đưa cho phòng kế toán chậm hơn so với kế hoạch.
Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” bao gồm 5 tài khoản cấp 2 mở chi tiết cho hoạt động bán hàng hoá, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ, trợ cấp trợ giá, kinh doanh bất động sản đầu tư. Nhưng trong hệ thống tài khoản về doanh thu của Công ty vẫn chưa áp dụng theo hệ thống tài khoản này. Cụ thể, TK 511 được mở chi tiết thành 2 TK cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112: Doanh thu dịch vụ
Trong đó, trong quyết định 15 quy định TK 5113- Doanh thu dịch vụ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ không được phản ánh lên TK 007- Ngoại tệ các loại mà được phản ánh trực tiếp lên các TK liên quan.Đây là sự khác biệt so với chuẩn mực. Việc không phản ánh ngoại tệ trên TK 007 sẽ khiến Công ty khó khăn trong việc theo dõi, kiểm soát và xác định số dư cuối kỳ ngoại tệ các loại.
Chi phí thu mua phát sinh trong quá trình nhập khẩu như chi phí vận chuyển, bảo hiểm, …Công ty có tính và phân bổ cho số hàng hoá bán ra trong kỳ nhưng không theo dõi chi tiết trên TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá mà chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giỏ mua hàng hoá, đến cuối tháng công ty mới tiến hành phân bổ cho số hàng hoá được xác định là đã tiêu thụ trong kỳ để tính giá vốn.Thực chất, việc xác định giá vốn hàng bán như thế này không sai nhưng thực sự chưa hợp lý bởi vì Công ty tiến hành nhập khẩu nhiều chủng loại hàng khác nhau, do đó nếu không tiến hành theo dõi chi tiết chi phí thu mua trên TK 1562 thì sẽ rất khó cho công tác kiểm soát , quản lý chi phí thu mua cũng như xác định ảnh hưởng đến giá bán hàng nhập khẩu.
Về kế toán quản trị:
Tại Công ty, báo cáo nội bộ được lập chung cho tất cả các loại hàng hoá, không lập chi tiết riêng cho từng loại mặt hàng, từng nhóm hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng phần nào tới quýêt định của các nhà quản trị doanh nghiệp.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần XNK Viglacera, kết hợp với kiến thức đã học và tích luỹ của mình, em xin mạnh dạn đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện hơn về hệ thống kế toán tại Công ty như sau:
Một là, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc luân chuyển chứng từ.
Phòng kế toán cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc giao nhận chứng từ với các phòng ban như việc nhận các hợp đồng đã ký của phòng XNK theo đúng quy định thời gian.
Hai là, sử dụng hệ thống tài khoản hợp lý.
Mở thêm TK 007- Ngoại tệ các loại
Để theo dõi chi tiết, kịp thời ngoại tệ theo nguyên tệ nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý và chủ động trong việc thu chi ngoại tệ thì nên mở thêm TK 007- Ngoại tệ các loại và chi tiết theo từng loại ngoại tệ.
Mở thêm TK 1562- Chi phí thu mua hàng hoá
Tại Công ty chi phí thu mua không được theo dõi trên TK 1562- chi phí thu mua hàng hoá.Do đó, để thuận tiện theo dõi Công ty cần mở thêm TK 1562. Các chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kỳ sẽ được hạch toán vào TK 1562, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho số hàng hoá được xác định là tiêu thụ trong kỳ
Ba là, vận dụng kế toán quản trị trong việc xác định kết quả bán hàng, cụ thể xác định kết quả bán hàng cho từng nhóm, loại hàng hoá.
Với mục tiêu cung cấp thông tin cho nhà quản trị để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp để đầu tư , mở rộng quy mô hoạt động, mặt hàng kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh… thì Công ty CPXNK Viglacera nên xác định kết quả bán hàng và lập các báo cáo khác theo từng nhóm hàng,từng chủng loại hàng hoá theo từng thị trường trong nước và ngoài nước.
Bốn là , nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ
Hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi đơn vị, đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thu theo pháp luật và các quy định kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.Như vậy, phạm vi hoạt động của kiểm soát nội bộ là rất rộng, nó không giới hạn trong phạm vi của những hoạt động tài chính mà còn bao gồm tất cả những hoạt động của Công ty. Hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh thì các quy định, chế độ quản lý đặt ra sẽ được thực hiện nghiêm túc, ngăn ngừa,phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai phạm có tính trọng yếu, giám sát các hoạt động kinh tế đang diễn ra trong Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.Đặc biệt, là một công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều cổ đông, kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau thì vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Công ty CPXNK Viglacera là đặc biệt quan trọng.Công ty cần nhanh chóng quan tâm đến việc tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ cụ thể , chi tiết hơn.Nhờ đó, hoạt động tài chính của Công ty được lành mạnh, minh bạch hơn.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với chính sách nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài, từng bước hội nhập với kinh tế quốc tế và khu vực. Trong bối cảnh như vậy thì hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng phát triển và giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh tế phức tạp, liên quan đến giao dịch quốc tế do đó bộ máy kế toán giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức kinh doanh và vận hành doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, có hiệu quả cao nhất.
Thông qua đợt kiến tập do Nhà trường tổ chức em đã hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức cũng như nguyên tắc hoạt động ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty XNK Viglacera nói riêng, đặc biệt là bộ máy kế toán. Những kiến thức thực tế này sẽ hỗ trợ em rất nhiều trong đợt thực tập kiểm toán sắp tới.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông cùng cán bộ nhân viên phòng kế toán Công ty CPXNK Viglacera đã giúp đỡ em trong quá trình kiến tập và hoàn thành báo cáo này.
Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, báo cáo kiến tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy cô và cán bộ phòng kế toán của Công ty để em có thể hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp
Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
2 Chế độ kế toán doanh nghiệp
Nhà xuất bản tài chính
3. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
4.Tư liệu trên Internet.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao kien tap.docx