Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần Ngọc Tích Đồng Nai

Tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần Ngọc Tích Đồng Nai: 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC TÍCH ĐỒNG NAI 1.1 Lịch sử hình thành của ngành công nghiệp môi trƣờng 1.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam Ngành công nghiệp môi trƣờng là ngành công nghiệp cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trƣờng phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trƣờng nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng Hiện nay, hoạt động môi trƣờng của Việt Nam đang dần trở nên chuyên môn hoá sâu, mang tính công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ. Mặc dù, ngành công nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam chƣa chính thức hình thành nhƣng đã và đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho bảo vệ môi trƣờng mà còn hứa hẹn nhƣ một ngành kinh tế với nhiều tiềm năng phát triển. Với xuất phát điểm là các công ty vệ sinh (nay là Công ty Môi trƣờng đô thị - URENCO). Đây là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nƣớc, có từ rất sớm hoạt...

pdf31 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần Ngọc Tích Đồng Nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC TÍCH ĐỒNG NAI 1.1 Lịch sử hình thành của ngành công nghiệp môi trƣờng 1.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam Ngành công nghiệp môi trƣờng là ngành công nghiệp cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trƣờng phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trƣờng nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng Hiện nay, hoạt động môi trƣờng của Việt Nam đang dần trở nên chuyên môn hoá sâu, mang tính công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ. Mặc dù, ngành công nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam chƣa chính thức hình thành nhƣng đã và đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho bảo vệ môi trƣờng mà còn hứa hẹn nhƣ một ngành kinh tế với nhiều tiềm năng phát triển. Với xuất phát điểm là các công ty vệ sinh (nay là Công ty Môi trƣờng đô thị - URENCO). Đây là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nƣớc, có từ rất sớm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công chuyên thu gom, vận chuyển xử lý chất thải và vệ sinh đô thị. Đến nay, hệ thống các công ty môi trƣờng đô thị đã phát triển ở hầu hết các tỉnh/thành trên cả nƣớc. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động môi trƣờng hiện nay không ngừng đƣợc mở rộng không chỉ môi trƣờng đô thị, mà còn phát triển rất nhanh sang khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản lý tài nguyên, sản xuất thiết bị, công nghệ. Vì vậy, ngoài các công ty môi trƣờng đô thị còn có các doanh nghiệp tƣ nhân cả trong nƣớc và nƣớc ngoài với các hình thức liên doanh, liên kết. Có thể nói, ngành công nghiệp môi trƣờng Việt Nam đã có những bƣớc đi ban đầu nhƣng sự phát triển của ngành công nghiệp này vẫn có nhiều trở ngại nhƣ: chƣa hình thành cơ quan đầu mối phát triển công nghiệp môi trƣờng, thị trƣờng cho công nghệ và dịch vụ môi trƣờng chƣa phát triển; đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trƣờng còn yếu và thiếu, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm; uy tín của các nhà cung cấp công nghệ, thiết bị và dịch vụ trong nƣớc chƣa đủ thuyết phục; cơ chế, chính sách khuyến khích còn chƣa rõ ràng và chƣa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tƣ và phát triển công nghiệp môi tƣờng; nhận thức của ngƣời dân và doanh 2 nghiệp về trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng chƣa cao; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng còn chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ, chế tài xử phạt chƣa đủ mạnh… 1.1.2 Các chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng hiện nay Viêt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Các quy định về đánh giá tác động môi trƣờng, kiểm soát ô nhiễm, xử lý nƣớc thải, quản lý chất thải rắn, chất thái nguy hại, kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng .v.v. ngày càng rõ và cụ thể hơn. Công tác kiểm tra, thành tra, xử lý vi phạm pháp luật kèm theo các chế tài hành chính, hình sự và các biện pháp bổ sung khác cũng ngày càng đƣợc quan tâm hơn. Việc thực hiện nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả” thông qua các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trƣờng nhƣ phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản, phí xăng dầu, v.v., cơ chế ký quỹ phục hồi môi trƣờng, cơ chế bồi thƣờng thiệt hại cũng dần hình thành và đi vào thực hiện:  Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc là một trong những văn bản đầu tiên của Chính phủ về vấn đề bảo vệ môi trƣờng, trong đó nêu rõ nhiệm vụ “Đẩy mạnh công tác xã hội hoá bảo vệ môi trƣờng”. Trƣớc đó, Chỉ thị số 36-CT/TW của BCH TW Đảng ngày 25/6/1998.  Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến 2020 đã nhấn mạnh “bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là cấu phần không thể tách rời trong phát triển kinh tế- xã hội ở các cấp và các khu vực, và là nền tảng đảm bảo phát triển bền vững và thực hiện thành công công nghiệp hoá toàn quốc”.  Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 nêu rõ: “Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trƣờng để thực hiện các hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng thông qua hình thức đấu” (điều 116). Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trƣờng, tại điều 121, Luật quy định rõ Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở 3 công nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng .  Quyết định số 1030/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng Việt Nam” có mục tiêu tổng quát là phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng thành một ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trƣờng phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trƣờng nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Giai đoạn từ nay đến năm 2015 là giai đoạn xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng; phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trƣờng, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trƣờng đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng, sử dụng bền vững tài nguyên; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng. Cũng theo Quyết định này, Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ qua tín dụng nhà nƣớc để phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp này. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trƣờng đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế theo quy định của pháp luật. Thu hút và có chính sách ƣu đãi đối với chuyên gia nƣớc ngoài, nhất là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng trong nƣớc cùng với việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao năng lực ở trong nƣớc và nƣớc ngoài cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trƣờng. 1.1.3 Tiềm năng phát triển thị trƣờng công nghiệp môi trƣờng Theo kết quả điều tra khảo sát đánh giá về nhu cầu và năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng tại 20 tỉnh, thành trên cả nƣớc của Bộ Công Thƣơng, kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy thị trƣờng cho ngành công nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam có tiềm năng tƣơng đối lớn. Lƣợng chất thải rắn phát thải hiện nay khoảng 30 triệu tấn và mức tăng trƣởng hàng năm khoảng 7%. Ƣớc tính nhu cầu thị trƣờng cho lĩnh vực xử lý chất thải rắn hàng năm khoảng 2,340 tỷ đồng và dự báo đến năm 2010 đạt khoảng 3,900 tỷ. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tiềm năng tái chế chất thải rắn công nghiệp cũng là rất cao, ở nhiều ngành tỷ lệ chất thải có khả năng tái chế đạt hơn 80%. Mỗi năm sẽ tiết kiệm đƣợc 54 tỷ đồng nếu mỗi cơ sở sản xuất của 6 ngành 4 công nghiệp tái chế 50% lƣợng chất thải của cơ sở mình. Những tiềm năng khác về các lĩnh vực khác nhƣ phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm, dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, tƣ vấn chuyển giao công nghệ; sản xuất thiết bị, vật tƣ, nguyên liệu và sản phẩm thân thiện môi trƣờng cũng là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay năng lực các đơn vị cung cấp dịch vụ môi trƣờng ở Việt Nam còn hạn chế, kinh nghiệm, tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp còn thấp. Chƣa có các chính sách ƣu đãi về đầu tƣ, hỗ trợ thuế, lãi suất. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn tự có, chƣa có sự bảo lãnh của các cơ quan tài chính ngân hàng. Để phát triển ngành công nghiệp này, Việt Nam cần sớm xây dựng một hệ thống các cơ chế chính sách phù hợp nhằm tăng cƣờng sự tham gia của doanh nghiệp, ngƣời dân đầu tƣ nhiều hơn nữa vào lĩnh vực xử lý môi trƣờng; tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp nhà nƣớc, trong nƣớc và quốc tế trong việc tham gia các dự án đấu thầu cung cấp công nghệ và thiết bị xử lý môi trƣờng. Nhà nƣớc cần đảm bảo cơ chế thu phí môi trƣờng và thanh toán lại cho nhà đầu tƣ, điều này sẽ góp phần thu hút đáng kể lƣợng vốn đầu tƣ tƣ nhân (mà không cần phải dựa vào nguồn vốn vay ODA) vào lĩnh vực công nghệ và thiết bị xử lý môi trƣờng. 1.2 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Ngọc Tích Đồng Nai - Tên công ty: Công ty Cổ phần Ngọc Tích Đồng Nai - Trụ sở: 9/9A, KP 6, Phƣờng Tam Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại: 061. 3857551-552 Fax: 061. 3812167 - Email : ngoctichdongnai@yahoo.com - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4703000367, do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đồng Nai cấp ngày 20/03/2007 và chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 17/11/2008. 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động - Tƣ vấn lập dự án công trình nƣớc mặt, nƣớc ngầm và nƣớc thải. - Dịch vụ tƣ vấn về môi trƣờng: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM); Lập báo cáo giám sát môi trƣờng; Lập đề án và báo cáo khai thác nƣớc mặt, nƣớc ngầm; Lập đề án và báo cáo xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc. - Xây dựng công trình cấp thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải. 5 - Phân tích thành phần hóa lý, vi sinh và môi trƣờng; Nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống. 1.2.2 Quy định trong lao động  Nhiệm vụ: Mang đến cho khách hàng những dịch vụ tƣ vấn và dịch vụ kỹ thuật môi trƣờng đúng theo yêu cầu với mức chi phí hợp lý.  Phƣơng châm: Hƣớng tới khách hàng bằng sự tận tụy và chuyên nghiệp.  Con ngƣời: Để cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao cho khách hàng, Công ty Ngọc Tích Đồng Nai chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao. Thông qua tuyển dụng những chuyên viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và kỹ thuật môi trƣờng kết hợp với chính sách khuyến khích đào tạo, chúng tôi đã phát triển đƣợc đội ngũ quản lý và kỹ thuật năng động, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia hàng đầu, các Viện khoa học của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và môi trƣờng để cung cấp các dịch vụ và giải pháp môi trƣờng hiệu quả nhất cho khách hàng. 6 Ban cố vấn và các cán bộ chủ chốt SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty. - Văn phòng: Bao gồm văn thƣ lo các thủ tục hành chính và các kế toán lo về việc thu chi của công ty. - Phòng môi trƣờng: Chuyên về các dịch vụ tƣ vấn về môi trƣờng nhƣ: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM); Lập báo cáo giám sát môi trƣờng; Lập đề án và báo cáo khai thác nƣớc mặt, nƣớc ngầm; Lập đề án và báo cáo xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc. - Phòng thí nghiệm: Phân tích thành phần hóa lý, vi sinh và môi trƣờng; Nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống. - Phòng kỹ thuật: Xây dựng công trình cấp thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải. Hội đồng quản trị Các giám đốc Văn phòng Phòng Môi trƣờng Các phó giám đốc Phòng Thí nghiệm Phòng Kỹ thuật Ban cố vấn Khoa học 7 CHƢƠNG 2 : NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ 2.1 Đánh giá tác động môi trƣờng 2.1.1 Vai trò Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch - dịch vụ, đô thị hoá... nhằm đáp ứng nhu cầu con ngƣời theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng, suy giảm tài nguyên sinh vật, thay đổi khí hậu toàn cầu,... ngày càng nghiêm trọng. Để quản lý môi trƣờng đƣợc thắt chặc hơn, đánh giá tác động môi trƣờng (ĐMT) đã đƣợc đƣa vào trong khuôn khổ Luật Chính sách Môi trƣờng Quốc gia đầu tiên ở Mỹ và sau đó lan toả ra nhiều nƣớc khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhƣ vậy, ĐTM là một công cụ để quản lý môi trƣờng. Ở Việt Nam, ĐTM cũng đƣợc đƣa vào trong luật bảo vệ môi trƣờng và xem đây là một trong những thủ tục cần thiết phải có trong xem xét phê duyệt cho phép dự án thực thi.. Nó không những là công cụ quản lý môi trƣờng mà còn là một nội dụng giúp quy hoạch dự án thân thiện với môi trƣờng. 2.1.2 Cơ sở pháp lý Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đƣợc thiết lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý và kỹ thuật sau:  Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng năm 2005 đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, khoá XI và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.  Luật Tài nguyên nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998 và chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố ngày 01/06/1998.  Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/200, có hiệu lực kể từ ngày 04/10/2001. 8  Luật Đất đai đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2004.  Luật Xây dựng đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2004.  Luật Bảo vệ môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006.  Luật Đầu tƣ của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam số 59/2005/QH11 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006.  Luật hóa chất số 06/2007/QH12 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2008.  Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng  Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc.  Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc.  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.  Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.  Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về việc quản lý chất thải rắn.  Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 9  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.  Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định một số điều về Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng.  Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại.  Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Quy định một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định về Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng.  Thông tƣ số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.  Thông tƣ số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của của Bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.  Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/02/2006 của Bộ tài nguyên và môi trƣờng về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng.  Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.  Quyết định số 04/2008/BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ TNMT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.  Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng. 10  Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 19/03/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.  Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam đƣợc áp dụng:  QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh.  QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.  QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.  QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.  QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp.  QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.  QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.  QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm.  Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trƣởng Bộ Y tế. 2.1.3 Quy định thủ tục hồ sơ hành chính Căn cứ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005; Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng; Nghị Định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trƣờng và Thông tƣ 05/2008/TT- BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng hƣớng dẫn về đánh giá môi 11 trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng, thì thủ tục hồ sơ hợp lệ của chủ cơ sở, dự án nộp tại Văn phòng tiếp nhận hồ sơ Sở Tài Nguyên Môi Trƣờng bao gồm :  Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt ĐTM (phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tƣ số 05/2008/TT-BTNMT);  Chín (09) bản ĐTM của dự án đƣợc đóng thành quyển gáy cứng theo mẫu quy định (phụ lục 4, Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tƣ 05/2008/TT-BTNMT) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa. Trƣờng hợp số lƣợng thành viên của Hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) thành viên, hoặc trong trƣờng hợp khác do yêu cầu của công tác thẩm định, Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng sẽ có văn bản yêu cầu chủ đầu tƣ cung cấp thêm số lƣợng ĐTM;  Một (01) bản báo cáo đầu tƣ hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật hoặc dự án đầu tƣ hoặc tài liệu tƣơng đƣơng của dự án có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa. 12 2.2 Cấu trúc của một báo cáo ĐTM Bảng 2.1: Cấu trúc của một báo cáo ĐTM Mở đầu Chƣơng 1: Mô tả tóm tắt dự án Chƣơng 2: Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án Chƣơng 3: Đánh giá các tác động môi trƣờng Chƣơng 4: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng Chƣơng 5: Chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng Chƣơng 6: Tham vấn ý kiến cộng đồng Kết luận và kiến nghị 13 2.2.1 Mở đầu Bảng 2.2: Cấu trúc phần mở đầu 2.2.1.1 Xuất xứ của dự án - Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tƣ (sự cần thiết phải đầu tƣ dự án) - Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tƣ (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tƣơng đƣơng của dự án). 2.2.1.2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM - Liệt kê các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản. - Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác đƣợc sử dụng trong báo cáo ĐTM của dự án. - Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập đƣợc sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trƣờng. 2.2.1.3 Phƣơng pháp áp dụng trong quá trình ĐTM - Liệt kê đầy đủ các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và phân loại thành hai nhóm: Các phƣơng pháp ĐTM; Các phƣơng pháp khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc, phân tích môi trƣờng...). Mở đầu Xuất xứ của dự án Căn cứ pháp luật và kĩ thuật của việc thực hiện ĐTM Phƣơng pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Tổ chức thực hiện ĐTM 14 2.2.1.4 Tổ chức thực hiện ĐTM - Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê đơn vị tƣ vấn lập báo cáo ĐTM. - Danh sách những ngƣời trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án. 2.2.2 Mô tả tóm tắt dự án Bảng 2.3: Mô tả tóm tắt dự án. 2.2.2.1 Tên dự án Nêu chính xác nhƣ tên trong dự án đầu tƣ (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tƣơng đƣơng của dự án). 2.2.2.2 Chủ dự án Nêu đầy đủ: chủ dự án, địa chỉ và phƣơng tiện liên hệ với chủ dự án; họ tên và chức danh của ngƣời đại diện theo pháp luật của chủ dự án. 2.2.2.3 Vị trí địa lý của dự án Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới…) của địa điểm thực hiện dự án. 2.2.2.4 Nội dung chủ yếu của dự án (phƣơng án lựa chọn) - Mô tả mục tiêu của dự án - Khối lƣợng và quy mô các hạng mục dự án - Mô tả biện pháp, khối lƣợng thi công xây dựng các công trình của dự án - Công nghệ sản xuất, vận hành - Danh mục máy móc, thiết bị - Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án - Tiến độ thực hiện dự án Chƣơng 1: Mô tả tóm tắt dự án Nội dung chủ yếu của dự án Vị trí địa lý của dự án Chủ dự án Tên dự án 15 - Vốn đầu tƣ - Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 2.2.3 Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án. Bảng 2.4: Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án. 2.2.3.1 Điều kiện môi trƣờng tự nhiên - Điều kiện về địa lý, địa chất - Điều kiện về khí tƣợng - Điều kiện thủy văn/hải văn - Hiện trạng chất lƣợng các thành phần môi trƣờng vật lý - Hiện trạng tài nguyên sinh học 2.2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - Điều kiện về kinh tế. - Điều kiện về xã hội. Chƣơng 2: Điều kiện môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện môi trƣờng tự nhiên 16 2.2.4 Đánh giá các tác động môi trƣờng. Bảng 2.5: Đánh giá các tác động môi trƣờng. 2.2.4.1 Đánh giá tác động. - Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án. - Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng - Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án - Đánh giá tác động trong giai đoạn khác của dự án (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trƣờng và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trƣờng). - Tác động do các rủi ro, sự cố. 2.2.4.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. 2.2.5 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng. Bảng 2.6: Biện pháp phòng ngừa tác động xấu và ứng phó sự cố môi trƣờng. Chƣơng 4: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố Chƣơng 3: Đánh giá các tác động môi trƣờng Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá Đánh giá tác động 17 2.2.5.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trƣờng - Trong giai đoạn chuẩn bị - Trong giai đoạn xây dựng - Trong giai đoạn vận hành - Trong các giai đoạn khác (nếu có) 2.2.5.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố - Trong giai đoạn chuẩn bị - Trong giai đoạn xây dựng - Trong giai đoạn vận hành - Trong các giai đoạn khác (nếu có). 2.2.6 Chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng. Bảng 2.7: Chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng. 2.2.7 Tham vấn ý kiến cộng đồng. Bảng 2.8: Tham vấn ý kiến cộng đồng. Chƣơng 5: Chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng Chƣơng trình giám sát môi trƣờng Chƣơng trình quản lý môi trƣờng Chƣơng 6: Tham vấn ý kiến cộng đồng Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cƣ (nếu có) Ý kiến của UBND cấp xã Ý kiến của tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi Dự án (nếu có) Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức đƣợc tham vấn 18 2.2.8 Kết luận và kiến nghị. Bảng 2.9: Kết luận và kiến nghị. 2.3 Tham gia, hỗ trợ làm báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng 2.3.1 Mô tả tóm tắt dự án 2.3.1.1 Tên dự án “Dự án đầu tƣ Xây dựng trại chăn nuôi heo, qui mô 12.000 heo hậu bị và 2.400 heo nái tại ấp Gia Hòa, xã Xuân Trƣờng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”. 2.3.1.2 Chủ đầu tƣ dự án  Chủ đầu tƣ Dự án: Công ty TNHH Kim Ngọc Phan.  Địa chỉ: 528 ấp Suối Tre, xã Suối Tre, Tx Long Khánh, Đồng Nai.  Điện thoại: 0902.722.848  Ngƣời đại diện: Phan Thị Hồng Chức vụ: Giám Đốc 2.3.1.3 Vị trí địa lý của dự án Trại chăn nuôi heo qui mô 12.000 heo hậu bị và 2.400 heo nái của công ty TNHH Kim Ngọc Phan đƣợc xây dựng trên diện tích 172.161m2 tại ấp Gia Hòa, xã Xuân Trƣờng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, trong đó mật độ xây dựng chiếm 39,96%. Hiện trạng khu đất: đất trống, có địa hình khá bằng phẳng, cây cối chủ yếu là cỏ và cây bụi thấp. Vì khu vực thực hiện Dự án có cao độ nền gần bằng với mặt đƣờng xung quanh nên việc san lấp mặt bằng thực hiện chủ yếu là san phần đất cao và đất trũng cho bằng phẳng. Quanh khu vực thực hiện dự án đất trống còn khá nhiều, chỉ có một vài hộ dân sinh sống. Khu đất có cận giới nhƣ sau: Kết luận và kiến nghị Cam kết Kiến nghị Kết luận 19  Phía Bắc giáp đƣờng đất.  Phía Nam giáp đất của dân.  Phía Tây giáp đất của dân.  Phía Đông giáp đất của dân. Đƣờng giao thông nối đƣờng liên xã nằm phía Bắc khu đất. 2.3.1.4 Mục tiêu của dự án Xây dựng 1 trại chăn nuôi 2.400 heo nái sinh sản và chăn nuôi 12.000 heo hậu bị, bao gồm các hạng mục:  Xây dựng khu văn phòng trại bao gồm chỗ ăn ở cho bộ phận điều hành và công nhân làm việc trong trang trại.  Hệ thống chuồng trại các loại.  Hàng rào bảo vệ và hệ thống khử trùng.  Hạ tầng kỹ thuật : điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc.  Hệ thống xử lý chất thải. 2.3.2 Đánh giá các tác động môi trƣờng Quá trình xây dựng trại chăn nuôi heo qui mô 12.000 heo hậu bị và 2.400 heo nái sẽ phát sinh những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trƣờng tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực chịu tác động của Dự án. Việc đánh giá chi tiết những tác động tích cực và tiêu cực trong từng giai đoạn thực hiện dự án: trong giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn hoạt động của trang trại để làm cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu.  Các nguồn gây tác động trong giai đoạn san lấp mặt bằng, xây dựng - Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải - Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải  Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động - Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải - Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải  Dự báo những rủi ro về sự cố môi trƣờng do dự án gây ra - Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng  Tai nạn lao động 20  Sự cố cháy nổ  Tai nạn giao thông - Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động  Sự cố lan truyền dịch bệnh  Rò rỉ nguyên nhiên liệu  Sự cố cháy nổ  Tai nạn lao động  Đối tƣợng, quy mô bị tác động. - Đối tƣợng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng - Đối tƣợng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động  Đánh giá tác động đến môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. - Đánh giá tác động môi trƣờng trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng  Tác động đến môi trƣờng tự nhiên  Tác động đến môi trƣờng không khí Nguồn gây ô nhiễm Đánh giá tác động đến môi trƣờng không khí Ô nhiễm do bụi Ô nhiễm do khí thải Ô nhiễm do tiếng ồn  Tác động đến môi trƣờng nƣớc Nguồn gây ô nhiễm Đánh giá tác động của ô nhiễm nƣớc  Tác động của chất thải rắn Nguồn gốc phát sinh Đánh giá tác động của chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn nguy hại 21  Tác động đến môi trƣờng đất  Tác động đến môi trƣờng sinh thái Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dƣới nƣớc  Tác động đến môi trƣờng kinh tế – xã hội. - Đánh giá tác động môi trƣờng trong giai đoạn hoạt động của dự án  Đánh giá tác động môi trƣờng không khí Một số nguồn gốc gây ô nhiễm Đánh giá ô nhiễm do sự phân hủy của phân gây ra các khí có mùi đặc trƣng Đánh giá ô nhiễm do bụi sinh ra trong qúa trình cho vật nuôi ăn Đánh giá tác động do sol khí sinh học trong khí chuồng nuôi Đánh giá ô nhiễm do quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu, thức ăn sản phẩm từ chăn nuôi và các quá trình giao thông khác. Đánh giá ô nhiễm từ tiếng ồn, rung động và nhiệt. Các tác hại của các tác nhân ô nhiễm không khí  Đánh giá tác động môi trƣờng nƣớc Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải Đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải Nƣớc thải sinh hoạt Nƣớc thải sản xuất Nƣớc mƣa chảy tràn Tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm nƣớc  Đánh giá tác động của chất thải rắn Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn Chất thải không nguy hại Chất thải nguy hại Khối lƣợng chất thải rắn Rác thải sinh hoạt. 22 Chất thải rắn từ chăn nuôi  Đánh giá tác động đến môi trƣờng kinh tế xã hội Các tác động có lợi Các tác động tiêu cực - Đánh giá tác động một số sự cố môi trƣờng có thể xảy ra do hoạt động của dự án Sự cố lan truyền dịch bệnh do heo gây ra Sự cố rò rỉ biogas Sự cố cháy nổ Tai nạn lao động  Đánh giá về phƣơng pháp sử dụng. Trong quá trình đánh giá tác động môi trƣờng, đơn vị tƣ vấn đã sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong các phƣơng pháp đã thống kê ở phần dƣới đây. Đây là các phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam trong thực hiện ĐTM cho các dự án đầu tƣ, do đó có mức độ tin cậy cao và chấp nhận đƣợc. - Các phƣơng pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trƣờng  Phƣơng pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tƣợng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.  Phƣơng pháp đánh giá nhanh: theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập “Ƣớc tính tải lƣợng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án theo các hệ số ô nhiễm của WHO”.  Phƣơng pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các Tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam.  Phƣơng pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phƣơng pháp ma trận (matrix): Phƣơng pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trƣờng.  Phƣơng pháp lấy mẫu ngoài hiện trƣờng và phân tích trong phòng thí nghiệm: Đo đạc, phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí, nƣớc mặt, nƣớc ngầm, môi trƣờng đất để làm cơ sở đánh giá. - Đánh giá độ tin cậy của các phƣơng pháp 23 Độ tin cậy của các phƣơng pháp ĐTM đƣợc trình bày trong bảng 2.10. Bảng 2.10: Độ tin cậy của các phƣơng pháp ĐTM STT Phƣơng pháp Độ tin cậy Nguyên nhân 1 Phƣơng pháp thống kê Cao - Dựa theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh. 2 Phƣơng pháp lấy mẫu ngoài hiện trƣờng và phân tích trong phòng thí nghiệm Cao - Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại. - Dựa vào phƣơng pháp lấy mẫu tiêu chuẩn. 3 Phƣơng pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993 Trung bình - Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chƣa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam. 4 Phƣơng pháp so sánh tiêu chuẩn Cao - Kết quả phân tích có độ tin cậy cao. 5 Phƣơng pháp liệt kê danh mục các điều kiện môi trƣờng Trung bình - Phƣơng pháp chỉ đánh giá định tính, dựa trên chủ quan của những ngƣời đánh giá. 6 Phƣơng pháp ma trận môi trƣờng Trung bình - Phƣơng pháp chỉ đánh giá định tính hoặc bán định lƣợng, dựa trên chủ quan của những ngƣời đánh giá. 2.3.3 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi 24 trƣờng.  Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng. - Giảm thiểu ô nhiễm không khí và bụi - Giảm thiểu do tác động của tiếng ồn, độ rung - Giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải Nƣớc thải xây dựng Nƣớc thải sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng - Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Thu gom rác thải xây dựng Rác thải sinh hoạt - An toàn giao thông - An toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân xây dựng  Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trƣờng trong thời gian hoạt động. - Giảm thiểu ô nhiễm không khí Cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu vực dự án Cải thiện môi trƣờng không khí xung quanh Xứ lý mùi hôi tại các chuồng trại Giảm thiểu tiếng ồn, rung động, nhiệt - Biện pháp xử lý nƣớc thải Xử lý nƣớc thải sinh hoạt Xử lý nƣớc thải sản xuất. Nƣớc mƣa chảy tràn - Xử lý chất thải rắn Xử lý rác thải sinh hoạt. Xử lý phân heo 25 Xử lý chất thải rắn nguy hại.  Trật tự an ninh và phòng chống sự cố. - Trật tự an ninh - Phòng chống các sự cố môi trƣờng Chống sét Chống cháy nổ Quy trình phòng chống và ứng cứu sự cố Phòng chống dịch bệnh 26 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG THỰC TẾ 3.1 Đánh giá quá trình lao động thực tế tại công ty. 3.1.1 Nhận xét chung về quá trình lao động thực tế. Qua thời gian tìm hiểu và tham gia lao động thực tế tại Công Ty CP Ngọc Tích Đồng Nai em thấy rằng bản thân còn yếu và thiếu rất nhiều kỹ năng trong công việc thực tế. Công việc thực tế bên ngoài xã hội hoàn toàn khác những gì em nghĩ khi còn học trên ghế nhà trƣờng . Nó không đơn giản là chỉ có sẵn tài liệu chứng từ đƣa vào làm báo cáo hay những máy móc thiết bị phần mềm máy tính có sẵn theo những gì em suy nghĩ mà đó là một quá trình học hỏi, tìm tòi để có kinh nghiệm làm việc suôn sẻ, nhanh nhẹn cho những công việc mà em phải gặp sau này. Đối với bản thân em là sinh viên lao động thực tế tại công ty tham gia vào những lĩnh vực tại công ty nhƣ: làm báo cáo giám sát, báo cáo chất thải nguy hại, tham gia hỗ trợ làm ĐTM và qua quá trình học tập tại công ty em đã bắt đầu nhận ra và định hƣớng những công việc mà sắp tới hoặc trong tƣơng lai em làm. 3.1.2 Đánh giá về nghề nghiệp bản thân. Trong thời gian lao động thực tế tại Công Ty em đã cố gắng tuân thủ những quy định mà công ty đặt ra, cùng với sự hƣớng dẫn của anh chị trong phòng môi trƣờng em đã dần hiểu đƣợc những cách thức làm việc tại phòng môi trƣờng.Tiếp thu đƣợc những kinh nghiệm làm việc thực tế, áp dụng những kiến thức học tập trong nhà trƣờng vào công việc thực tế tại công ty. Qua thời gian sáu tháng tại công ty em có thể hiểu và nắm bắt đƣợc những công việc mà một nhân viên phòng môi trƣờng phải làm trong công ty. 3.1.3 Mối liên hệ giữa các cá nhân ,đồng nghiệp. - Trong quan hệ với cấp trên: Luôn luôn biết lắng nghe, học hỏi những kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc, có thái độ vui vẻ, cởi mở trong công việc, cố gắng làm tốt những công việc mà sếp giao với thái độ nhiệt tình. Nếu có những điểm không đồng ý với sếp trong công việc đƣợc giao thì không nên đƣa ra ý kiến một cách gay gắt mà phải dùng những từ 27 ngữ nhẹ nhàng dễ nghe để làm sếp thay đổi hoặc là gặp riêng sếp để đƣa ra ý kiến, không nên có những góp ý trƣớc đám đông nhân viên vì nhƣ vậy có thể làm cho sếp tự ái, khó chấp nhận những góp ý của mình. Những việc bản thân chƣa thực sự hiểu rõ thì không nên hỏi trong lúc họ đang bận rộn sẽ gây tâm lý không thoải mái dễ dẫn đến bực dọc, cáu gắt khiến cho những câu hỏi mà mình đƣa ra không nhận đƣợc trả lời mà còn gây ra không khí nặng nề, phải lựa lúc phù hợp nhƣ trong giờ nghỉ hoặc trong lúc đi thực tế bên ngoài, trong lúc tâm trạng của họ đang thoải mái thì những câu hỏi của bản thân đƣa ra sẽ đƣợc trả lời một cách tận tình, đầy đủ và chính xác hơn. - Trong quan hệ với đồng nghiệp: Trong công ty có rất nhiều nhân viên làm việc ở các phòng ban khác nhau, trong công việc hàng ngày đòi hỏi mỗi nhân viên phải có những giao tiếp nhất định. Là sinh viên lao động thực tế tại công ty và là một ngƣời mới nên trong mọi giao tiếp phải luôn giữ đƣợc thái độ vui vẻ hòa đồng, lịch sự, học hỏi một cách nghiêm túc. Luôn làm đúng công việc của bản thân, không nhờ vả ngƣời khác khi mình có thể hoàn thành tốt công việc, cũng không nên làm chen vào công việc của ngƣời khác khi họ không nhờ giúp đỡ, vì nhƣ vậy sẽ khiến cho họ cảm thấy không an toàn về vị trí của họ, hoặc họ nghi ngờ ý tốt của mình và nghĩ rằng mình muốn chiếm lấy vị trí hiện tại mà họ đang có. Không nên có những lời nói hay những nhận xét không tốt về ngƣời này, ngƣời kia gây bất hòa tạo không khí làm việc không tốt trong công ty. 3.1.4 Đánh giá công đoạn tham gia trong thời gian đi lao động. Trong thời gian lao động tại phòng môi trƣờng em nhận thấy công việc của một nhân viên môi trƣờng không đơn giản nó đòi hỏi ngƣời nhân viên phải có khả năng làm việc năng động, minh bạch, rõ ràng trong mọi công việc. Tuy công việc của một nhân viên môi trƣờng có nhiều khó khăn nhƣng lại là một phần quan trọng không thể thiếu. 28 3.2 Kết quả đạt đƣợc của bản thân khi kết thúc quá trình lao động. 3.2.1 Kết quả đạt đƣợc. Với những gì đã học hỏi đƣợc trong quá trình lao động thực tế tại Công Ty Cổ Phần Ngọc Tích Đồng Nai cùng với việc học hỏi thêm từ các nguồn thông tin trên sách báo, mạng internet. Ngoài việc giúp em xác định đƣợc công việc trong tƣơng lai thì quá trình lao động thực tế trong thời gian vừa qua cũng giúp em tự nhìn lại và đánh giá chính bản thân mình. Những gì mình đã làm đƣợc và những gì chƣa làm đƣợc, những kiến thức nào còn thiếu và những kiến thức nào cần phải bổ sung để sau khi tốt nghiệp có thể tham gia lao động ngay mà không còn phải cảm thấy lạ lẫm và bỡ ngỡ nhƣ trong giai đoạn đầu lao động thực tế. Quá trình lao động thực tế còn giúp em hoàn thiện hơn kĩ về năng giao tiếp, tự tin vào bản thân trong các lĩnh vực thuộc chuyên môn. 3.2.2 Những hạn chế còn tồn tại. - Chỉ đảm nhận một phần nhỏ trong công việc của phòng môi trƣờng nên em vẫn chƣa có điều kiện để áp dụng toàn bộ những kiến thức mà mình học đƣợc tại nhà trƣờng vào thực tế công việc. - Do chƣa đƣợc lao động nhiều và là sinh viên nên em còn thiếu nhiều kỹ năng. - Trong quá trình lao động em thƣờng hay gặp khó khăn về mặt chuyên môn do chƣa vận dụng hết kiến thức đã học vào công việc. Em còn chậm về thao tác làm việc, chƣa mạnh dạng phát biểu ý kiến trƣớc đám đông . 3.3 Kết luận Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía nam, với lợi thế của mình tỉnh đã và đang chú trọng tập chung phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa. Trƣớc những sức ép về kinh tế nghành công nghiệp của tỉnh ngày càng lớn mạnh và mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang là mối quan tấm lớn không chỉ của tỉnh mà của toàn xã hội. Nhận thức đƣợc vấn đề, sở 29 tài nguyên môi trƣờng tỉnh và các cấp ngành địa phƣơng tích cực làm hạn chế mức ô nhiễm thấp nhất tới môi trƣờng. Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng hiện nay. Căn cứ thông tƣ 05/2008/TT-BTNMT về đánh giá tác động môi trƣờng chiến lƣợc do đó các dự án trƣớc khi đi vào hoạt động phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hay cam kết bảo vệ môi trƣờng. Để đảm bảo cho môi trƣờng không bị ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở, dự án. Thời gian đi lao động thực tế tại Công Ty đã giúp em hiểu thêm về những kiến thức pháp luật về Bảo Vệ Môi Trƣờng , Nghiên cứu quy trình giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính và trình tự các bƣớc thực hiện một dự án ĐTM. Sau sáu tháng lao động thực tế tại Công ty CP Ngọc Tích Đồng Nai, đƣợc sự hƣớng dẫn trực tiếp, rất tận tình của cô Tô Thị Lan Phƣơng, em đã biết vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học ở trƣờng vào những công việc thực tế. Và cũng giúp em học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm, rút ra đƣợc những bài học thực tế trong công tác tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) của dự án trƣớc khi đi vào hoạt động. Đồng thời giúp em nhận thức đƣợc và có đƣợc một kinh nghiệm về môi trƣờng làm việc trong thời gian lao động thực tế tại Công ty. 3.4 Kiến nghị Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa nhƣ hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang ngày càng trở nên trầm trọng, và đang đe dọa bầu không khí sạch của nhân loại, vì vậy vấn đề bảo vệ môi trƣờng là một việc làm hết sức quan trọng của mỗi ngƣời chúng ta. Để tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhằm đảm bảo đời sống và sức khỏe nhân dân và phát triển bền vững đất nƣớc nói chung, và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Công tác bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc đẩy mạnh hơn, và nêu cao vai trò của các công ty dịch vụ tƣ vấn môi. Đối với các công ty dịch vụ tƣ vấn môi trƣờng thì phải cập nhật liên tục và nắm vững các kiến thức về luật pháp, điều kiện kinh tế tự nhiên xã hội, để giúp các công ty kinh doanh sản xuất hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của công ty mình hơn. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. [2] Luật Bảo vệ môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. [3] Luật hóa chất số 06/2007/QH12 đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2008. [4] Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng năm 2005 đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, khoá XI và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. [5] Luật Tài nguyên nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998 và chủ tịch nƣớc CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố ngày 01/06/1998. [6] QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh. [7] QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. [8] QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. [9] QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt. [10] QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp. [11] QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. [12] QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt. [13] QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm. 31 [14] Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trƣởng Bộ Y tế. [15] Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại. [16] Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Quy định một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định về Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng. [17] Thông tƣ số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng. [18] Thông tƣ số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của của Bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_ty_tu_van_moi_truong_9015.pdf
Tài liệu liên quan