Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần bia Sài Gòn- Hà Nam

Tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần bia Sài Gòn- Hà Nam: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN- HÀ NAM Tên Công ty : Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam Tên giao dich: Saigon- Ha Nam BEER JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : SAHABECO Địa chỉ : 104 Trần Phú- Thị xã Phủ Lý- Hà Nam Email : Sahabeco@yahoo.com.vn Người liên hệ: Ông Đinh Quang Hải- Giám đốc Công ty A.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam tiền thân là khách sạn chuyên gia Phủ Lý, thành lập năm 1973. Giai đoạn 1973 -1985 với nhiệm vụ chủ yếu là Nhà khách của tỉnh phục vụ chuyên gia và khách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Giai đoạn 1986-1994, cùng với sự phát triển của đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Công ty cũng đã có những chuyển biến đáng kể. Từ một Nhà khách không có sản xuất, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất bia với công suất 1 triệu lít/ năm. Nhờ đó đã giải quyết được việc làm cho người lao động trong tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời từng bư...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần bia Sài Gòn- Hà Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN- HÀ NAM Tên Công ty : Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam Tên giao dich: Saigon- Ha Nam BEER JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : SAHABECO Địa chỉ : 104 Trần Phú- Thị xã Phủ Lý- Hà Nam Email : Sahabeco@yahoo.com.vn Người liên hệ: Ông Đinh Quang Hải- Giám đốc Công ty A.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam tiền thân là khách sạn chuyên gia Phủ Lý, thành lập năm 1973. Giai đoạn 1973 -1985 với nhiệm vụ chủ yếu là Nhà khách của tỉnh phục vụ chuyên gia và khách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Giai đoạn 1986-1994, cùng với sự phát triển của đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Công ty cũng đã có những chuyển biến đáng kể. Từ một Nhà khách không có sản xuất, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất bia với công suất 1 triệu lít/ năm. Nhờ đó đã giải quyết được việc làm cho người lao động trong tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời từng bước khắc phục tình trạng lỗ trong thời kỳ bao cấp. Giai đoạn 1995- 2003 Công ty đã liên tục phát triển đổi mới và mở rộng sản xuất, ngành nghề, đầu tư mới một dây chuyền sản xuất bia công nghệ Đức, công suất 6 triệu lít/ năm. Ngoài ra Công ty còn xây dựng mới khách sạn và mở rộng thêm hoạt động lữ hành. Tháng 9/2002 Công ty đã xây dung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và được tổ chức BMTRADA( Anh Quốc) cấp chứng nhận vào ngày 10/6/2003 trong lĩnh vực sản xuất Bia- Nứơc giải khát. Năm 2004 Công ty đã liên doanh với Tổng công ty Rượu – Bia Sài Gòn nâng dây chuyền sản xuất bia Nager 12 triệu lít/ năm. Liên tục trong các năm 2004, 2005, 2006 chuyên gia của tổ chức BMTRADA đã đến Công ty thực hiện đánh giá giám sát định kỳ hàng năm. Công ty đã được Bộ Khoa Học và Công Nghệ cấp cúp vàng ISO và huy chương vàng triển lãm ISO chìa khoá hội nhập. Hiện nay Công ty vẫn duy trì thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đồng thời đang triển khai thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO1400 : 2004 và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 (HACCP), hệ thống đã đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho công ty trong lĩnh vực Bia, Nứơc giải khát. Qua 34 năm hoạt động Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và dần khẳng định mình trên thị trường. Đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các cá thể trong nền kinh tế cũng phải hội nhập và thích ứng thì nền kinh tế mới tồn tại và phát triển được. Hiểu rõ điều đó ngày 01/ 05/ 2007 Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và sát nhập vào Tổng công ty Rượu Bia- Nước giải khát Sài Gòn theo mô hình Công ty mẹ và Công ty con. “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn và phát triển không ngừng của công ty”. Slogan này cho thấy lãnh đạo Công ty luôn coi trọng, đề cao vấn đề chất lượng sản phẩm. Vì thế lãnh đạo Công ty luôn tạo điều kiện nâng cao kiến thức, tay nghề cho cán bộ công nhân viên bằng cách tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi các trường chuyên nghiệp…Thái độ làm việc công bằng, thân thiện, quan tâm với bầu không khí làm việc thoải mái nhưng đầy nghiêm túc đã đưa công ty lên những bậc thang cao hơn trong lòng khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Khái quát chung tình hình Công ty: Mẫu số B01-DN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/2006 TÀI SẢN Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm A. Tài sản ngắn hạn 79.499.080.684 575.435 I.Tiền và khoản tương đương tiền 49.282.074.851 34.533.887.716 1. Tiền 49.282.074.851 34.533.887.716 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn - 60.000.000 1.Đầu tư ngắn hạn - 60.000.000 III. Các khoản phải thu 17.344.861.895 9.261.292.896 1. Phải thu khách hàng 2.903.540.240 5.276.806.806 2. Trả trước cho người bán 14.102.422.261 3.753.136.312 3. Các khoản phải thu khác 359.667.601 252.117.985 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (20.768.207) (20.768.207) IV. Hàng tồn kho 12.793.560.192 13.413.423.152 1.Hàng tồn kho 12.793.560.192 13.413.423.152 V. Tài sản ngắn hạn 78.583.746 274.850.135 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 10.000.761 195.657.547 2.Tài sản ngắn hạn khác 68.582.985 79.192.588 B. Tài sản dài hạn 9.564.293.061 14.757.070.808 I. Tài sản cố định 9.564.293.061 14.757.070.808 1.Tài sản cố định hữu hình 9.003.034.128 14.450.429.147 - Nguyên giá 94.554.222.792 74.580.990.253 - Giá trị hao mòn luỹ kế (85.551.188.664) (60.130.361.106) 2. Chi phí XDCB dở dang 501.258.933 306.691.661 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 60.000.000 - 1.Đầu tư dài hạn khác 60.000.000 - TỔNG TÀI SẢN 89.063.373.745 72.300.524.707 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 52.793.855.619 45.899.589.349 I. Nợ ngắn hạn 52.793.855.619 45.899.589.349 1. Vay và nợ ngắn hạn - 2. Phải trả người bán 4813.315.799 4.655.370.527 3, Người mua trả tiền trước 231.200 190 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 21.381.989.554 29.438.431.361 5. phải trả người lao động 228.915.555 133.870.112 6. Chi phí phải trả 7.399.896.418 6.372.413.815 7.Các khoản phải trả, nộp ngắn hạn khác 18.969.507.093 5.299.503.344 II. Nợ dài hạn - - B. Vốn chủ sở hữu 36.269.518.126 26.400.935.358 I. Vốn chủ sở hữu 36.059.181.662 26.400.935.358 1. vốn đầu tư của chủ sở hữu 25.336.359.733 25.336.359.733 2. Quỹ đầu tư phát triển 113.445.573 3.Quỹ dự phòng tài chính 98.146.662 4. Lợi nhuận chưa phân phối 10.128.120.694 981.466.625 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 83.109.000 83.109.000 II.Nguồn kinh phí, nguồn khác 210.336.464 - 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 210.336.464 - TỔNG NGUỒN VỐN 89.063.373.745 72.300.524.707 Nhận xét : Năm 2006 tổng Tài sản ( Nguồn vốn) của Công ty lớn hơn năm 2005 : 16.762.849.038 VNĐ chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, khả năng thanh toán tốt và Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, quy mô vốn, đầu tư vào máy móc thiết bị sản xuất. Mẫu số B02-DN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 31/12/2006 Chỉ tiêu Thuyết minh Số tiền 1.Doanh thu bán hàng và dịch vụ 146.109.609.493 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 53.976.298.297 3. Doanh thu thuần (1-2) 92.133.311.196 4. Giá vốn hàng bán 76.356.681.293 5. Lợi nhuận gộp (3-4) 15.776.629.903 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.579.608.782 7. Chi phí tài chính 180.999.787 - Chi phí lãi vay 180.999.787 8. Chi phí bán hàng 2.255.826.678 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.051.888.044 10. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD (5+6-7-8) 12.867.524.176 11. Thu nhập khác -  12. Chi phí khác -  13. Lợi nhuận khác -  14. Lợi nhuận kế toán trước thuế (10+13) 12.867.524.276 15. Chi phí thuế TNDN 2.439.403.482 16. Lợi nhuận sau thuế (14-15) 10.428.120.694 Nhận xét : Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao, tốc độ luân chuyển vốn nhanh. II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty 1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam là một Công ty có quy mô sản xuất vừa, sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền khép kín hiện đại nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển. Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng. Lượng bia tiêu thụ hàng năm đều được duy trì ở số lượng và chất lượng cao hơn năm trước. 2.Thuận lợi - Nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ lãnh đạo tận tâm, sáng suốt, cán bộ công nhân viên tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu dễ dàng. - Điều kiện, cơ sở làm việc thoải mái, thuận tiện, luôn được sửa chữa nâng cấp kịp thời tạo môi trường làm việc an toàn. 3. Khó khăn - Thị trường cạnh tranh gay gắt, giá cả nguyên vật liệu, phụ liệu ngày càng cao - Máy móc thiết bị tuy được đầu tư nhiều nhưng vẫn còn thiếu III. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, mặt hàng sản xuất và thị trường tiêu thụ 1.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - Sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi nhuận cao, chiếm lĩnh thị trường. - Mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, tìm kiếm khách hàng. 2. Chiến lược kinh doanh - Xác định vị trí sản phẩm trên thị trường - Đưa ra các chính sách về giá cả, tổ chức các kênh phân phối hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, tham gia các triển lãm hội thảo….là yếu tố được coi là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ, thu hút khách hàng 3. Mặt hàng sản xuất - Đồ uống không cồn, nước khoáng, bán buôn đồ uống - Chưng cất và pha chế rượu, sản xuất bia chai và bia hơi - Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống… 4. Thị trường tiêu thụ: Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên… IV.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám Đốc điều hành Phó giám đốc điều hành( QMR) Phòng kế toán tài chính Tổ thanh tra đánh giá chất lượng nội bộ Nhân viên kiểm soát tài liệu Phòng hành chính tổng hợp Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật KCS Phòng thị trường Phân xưởng bia 2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc điều hành công ty: Người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty Quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên Xây dung mục tiêu, kế hoạch, nguồn lực cho toàn công ty Phó giám đốc điều hành - Tổ chức hội nghị, xem xét hệ thống quản lý chất lượng - Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng, các bộ phận liên quan - Kiểm soát tài liệu, chỉ đạo việc xây dung thực hiện và duy trì hệ thống quản lý có hiệu lực và hiệu quả. Nhân viên kiểm soát tài liệu - Kiểm soát tài liệu cấp 1, cấp 2, cấp 3, tài liệu có nguồn gốc bên ngoài. - Xử lý số liệu của hệ thống quản lý chất lượng Tổ thanh tra đánh giá chất lượng nội bộ - Tổ chức thanh tra đánh giá chất lượng nội bộ - Cung cấp số liệu về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Phòng hành chính tổng hợp - Hành chính văn phòng.Công tác hành chính quản trị. - Tổ chức nhân sự lao động, tiền lương, an toàn lao động. - Công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, chăm sóc sức khoẻ. - Công tác cung ứng mua sắm, kho. Phòng kế toán tài chính Lập kế hoạch tài chính Tổ chức hạch toán kế toán đầy đủ Lập báo cáo tài chính, báo cáo thống kê giai đoạn Thanh toán các khoản chi đầy đủ, chính xác kịp thời đúng chế độ quy định. Kiểm soát và giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính. Tham gia đấu thầu, đánh giá lựa chọn nguồn cung ứng, nhà thầu. Lưu trữ bảo quản, bảo mật sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty. Phòng kinh doanh Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, phát triển tiêu thụ. Tổ chức bán hàng. Vận chuyển sản phẩm cho các đại lý. Phòng kỹ thuật, KCS Lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phảm trong các công đoạn. Giám sát kỹ thuật, công nghệ. Kiểm soát thiết bị sản xuất. Thực hiện các dự án đầu tư. Kiểm soát thiết bị, kiểm tra đo lường thử nghiệm. Kiểm tra chất lượng đầu vào, trong quá trình sản xuất, đầu ra. Phòng thị trường - Xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất. Phân tích thoả mãn khách hàng. Tổ chức quảng cáo, tiếp thị giới thiệu sản phẩm. Khách sạn Hoà Bình cung cấp các dịch vụ về nhà nghỉ, tiếp khách, hội nghị…. Phân xưởng bia - Nhận nguyên vật liệu và thực hiện quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu. II. Đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm 1. Quy trình công nghệ sản xuất bia Nhập nguyên vật liệu từ kho Sơ chế nguyên liệu Dán nhãn Đóng chai vào box, chai pet Đóng bia vào chai thuỷ tinh Lọc bia Dán nhãn Vận chuyển tiêu thụ Nấu bia Lên men và lưu trữ * Giải thích quy trình: Quy trình sản xuất bia tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam là một quy trình sản xuất liên tục, phức tạp qua nhiều công đoạn sản xuất. Nguyên vật liệu chính để sản xuất bia là lúa đại mạch lên mầm, hoa Houblon, gạo, đường, nước. Giai đoạn sơ chế nguyên vật liệu: Mầm đại mạch( Malt), gạo nghiền mịn trộn với nước. Giai đoạn nấu: gạo được xay mịn trộn với nước, nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá đến 650C rồi dịch hoá 750C, sau đó đun sôi tới 1200C trong một giờ. Malt được ngâm nước ở nhiệt độ thường, sau đó nâng dần lên 750C Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo, sau một thời gian thu được dịch đó có độ đường 100 cho bia hơI; 10,50 cho bia chai; 120 cho bia lon. Giai đoạn lên men: dung dịch mạch nha sau khi đun sôi với hoa Houblon được làm nguội hạ nhiệt độ xuống còn 120 thì được tiến hành lên men theo 2 bước: lên men chính và lên men phụ Giai đoạn lọc bia: sau khi kết thúc quá trình lên men phụ bia được lọc để loại bỏ tạp chất hữu cơ và lượng men thừa có trong bia tạo độ trong và thời gian bảo quản. Giai đoạn đóng bia: sau khi lọc bia, chiết bia vào lon hoặc chai đưa vào máy thanh trùng để diệt bớt vi sinh vật con men giúp bia được bảo quản lâu hơn. Sau quá trình này lon hoặc chai được đưa qua máy soi kiểm dịch, dán nhãn, bọc giấy hoặc in các thông số cần thiết. Trong mỗi một giai đoạn đều có các thao tác kiểm tra thẩm định chất lượng sản xuất và giám sát một cách kỹ lưỡng cẩn thận đảm bảo sản xuất đúng kỹ thuật, định lượng và các yêu cầu khác để tạo ra sản phẩm bia thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. VI. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh * Sơ đồ tổ chức Các tổ thay thế lắp đặt mới máy móc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Hà Nam Tổ ủ men Tổ nấu Tổ lọc Các tổ chế tạo mới phụ tùng Các tổ phụ trợ Tổ chiết bia lon Tổ chiết bia hơi Tổ chiết bia chai Các tổ khác Tổ dán hộp Tổ đóng két Phân xưởng cơ khí Phân xưởng bia Đội SC B. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN I. Tổ chức bộ máy kế toán Việc tổ choc thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị hạch toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy cần thiết phảI tổ chức hợp lý bộ máy kế toán cho đơn vị. Trong bộ máy 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tổng hợp Kế toán bán hàng Kế toán TSCĐ, NVL, XDCB Kế toán thanh toán, lương Kế toán trưởng 2. Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm: Kế toán trưởng: - Chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công việc của phòng kế toán. - Định kỳ báo cáo về tình hình sử dụng vốn kinh doanh. - Có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán tài vụ xây dựng kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Hoàn thành báo cáo kết quả phân tích về chất lượng của hệ thống quản lý chất lượng. Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Tham mưu với trưởng phòng về công tác tài vụ. Chủ động giải quyết công việc của phòng khi được uỷ quyền. Rà soát số liệu tổng hợp thanh toán kế toán và lập báo cáo kế toán quản trị gửi các đối tượng cần thông tin. Giữ Sổ Cái và ghi Sổ Cái tổng hợp, lập Báo cáo nội bộ theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất. Kế toán Nguyên vật liệu, TSCĐ: Ghi chép và phản ánh kịp thời tình hình luân chuyển vật tư hàng hoá, theo dõi nhập xuất tồn, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về vật tư, tổng hợp chi phí cho sản xuất. - Định kỳ kiểm kê TSCĐ của công ty, theo dõi và tổng hợp tăng giảm TSCĐ trong Công ty, phân bổ và trích khấu hao sau đó lên bảng kê trình kế toán trưởng và kế toán tổng hợp. Kế toán thanh toán, lương: - Theo dõi các khoản thu chi, giao dịch với ngân hàng. - Theo dõi, tính lương cho lao động trong Công ty. - Chịu trách nhiệm thu chi, theo dõi thanh toán các khoản công nợ. Kế toán bán hàng: - Theo dõi nợ phải thu, phải trả. - Ghi chép lượng tiêu thụ, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, cung cấp thông tin chính xác trung thực về tình hình bán hàng. 3. Chế độ kế toán áp dụng Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Tài chính. 4. Hình thức sổ kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ 5. Niên độ kế toán. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Năm 2007 Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu nên niên độ kế toán từ 01/01/2007 đến 30/4/2007. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. 6. Các chính sách áp dụng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao đường thẳng - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc II. Hình thức sổ kế toán áp dụng Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam áp dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ để hạch toán các phần hành trong đơn vị. Ngoài ra bộ phận kế toán còn sử dụng hệ thống máy tính để phản ánh tổng hợp, theo dõi các phần hành kế toán. 1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ” - Ghi sổ theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tề trên Sổ cái - Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở từng Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. 2. Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ ( CTGS ) - Sổ Cái - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết 3. Trình tự ghi sổ kế toán Hàng ngày căn cứ vào các Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào CTGS để ghi vào Sổ đăng ký CTGS sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập CTGS được dùng để ghi Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ Đăng ký CTGS, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Có, số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng sổ phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ kế toán chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái * Ghi chú: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra : CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN HÀ NAM Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty I. Chi phí sản xuất 1. Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm). 2. Phân loại chi phí Để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm chi phí sản xuất ở công ty được phân theo 5 khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng các khoản trích theo tỉ lệ quy định cho các quỹ KPCĐ, BHYT, BHXH( phần tính vào chi phí). - Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên. - Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,lao vụ, dịch vụ trong kỳ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào. 3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Tại Công ty do chỉ có một phân xưởng sản xuất bia nên đối tượng hạch toán là phân xưởng bia. II.Giá thành sản phẩm 1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. 2. Phân loại giá thành Để đáp ứng nhu cầu quản lý và hạch toán giá thành sản phẩm ở Công ty được phân chia thành 3 loại sau: - Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh. - Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ, được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm thực tế : là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. 3. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam là sản phẩm bia đã hoàn thành nhập kho thành phẩm như bia lon Sài Gòn, bia chai Nager. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bia tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam I. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bia Sài Gòn- Hà Nam Công ty Bia thực hiện sản xuất bia trên một phân xưởng sản xuất, kế hoạch sản xuất bia do phòng thị trường đưa ra dựa trên nhu cầu thị trường và thực tế số lượng bia đã tiêu thụ. Kế hoạch này được chi tiết cho từng mẻ sản xuất. Kế toán tại Công ty vẫn sử dụng kế toán thủ công cho một số phần hành. * Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Công ty áp dụng: - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. * Nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty có: - Nguyên vật liệu chính : Malt, gạo, cao Houblon, hoa Houblon, Maturex, các hoá chất tẩy rửa…. - Nguyên vật liệu phụ như : than, vỏ chai các loại, nhãn, giấy lọc, hồ dán, nút chai, phoi nhôm, bột trợ lọc, mực in… Để theo dõi và hạch toán các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng Tài khoản 621 ” Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết cho phân xưởng bia. Tại Công ty nguyên vật liệu xuất dùng được hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm bia Sài Gòn, bia Nager. * Chứng từ sử dụng : - Phiếu xuất kho - Bảng kê xuất vật liệu ( Dạng Bảng kê có TK 152) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất theo từng mẻ sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng thị trường xây dựng, nhân viên phân xưởng viết giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu trình kế toán trưởng hoặc thủ trưởng duyệt lệnh rồi chuyển xuống phòng cung ứng lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên: Liên 1 : Lưu tại phòng thị trường Liên 2 : Lưu tại kho Liên 3 : Chuyển sang phòng kế toán Phiếu xuất tới tay thủ kho thì thủ kho xuất theo lệnh và tiến hành ghi thẻ kho sau đó gửi cho phòng kế toán sẽ được kế toán nguyên vật liệu ghi sổ, bảo quản và lưu trữ: Nợ TK 621 : 225.253.932 Có TK 152A : 225.253.932 Công ty tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cuối kỳ trước: Tổng giá trị NVL từng loại tồn kho đầu kỳ( cuối kỳ trước) Giá thực tế NVL xuất kho = Lượng thực tế từng loại tồn kho đầu kỳ( cuối kỳ trước) Trích Phiếu xuất kho: PHIẾU XUẤT KHO Mã số 01 Ngày 16/04/2007 Nợ : 621px Có : 152A Người nhận hàng: Tổ nấu Địa chỉ( Bộ phận): Phân xưởng bia Lí do xuất kho : Xuất dùng cho sản xuất Xuất tại kho : Hoàng Dung STT Tên nhãn hiệu quy cách, phẩm chất Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Malt Nager kg 20.150 8364 168.534.600 2 Gạo kg 10.920 4.935 53.890.200 3 Cao 30% Nager kg 4.2 217.710 914.382 4 Hoa 8% Nager kg 16.65 115.000 1.914.750 Cộng 225.253.932 Cộng thành tiền( bằng chữ): Hai trăm hai lăm triệu hai trăm năm ba nghìn chín trăm ba hai đồng chẵn Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho đơn vị cung tiêu Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư Malt Nager ta có số lượng Malt tồn kho cuối tháng 3 là 212.540 kg tương ứng với tổng tiền là 1.777.695.126 đồng 1.777.695.126 Giá đơn vị Malt xuất kho = = 8.364( đồng) 212.540 Giá trị Malt Nager thực tế xuất kho = 8.364 x 20.150 = 168.534.600 ( đồng) BẢNG KÊ GHI CÓ TK 152 Tháng 4 năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tổng tiền Ghi có TK 152, ghi Nợ TK liên quan Số hiệu Ngày tháng 621px 627px 641 642 1 16/4 Tổ nấu-xuất dùng cho sản xuất 225.253.932 225.253.932 2 16/4 Tổ nấu-xuất dùng cho sản xuất 911.280.898 911.280.898 3 16/4 Tổ c/c thuỷ tinh-phục vụ sản xuất 20.978.859 20.978.859 4 16/4 Tổ nấu-phục vụ sản xuất 22.832.577 20.948.421 1.884.152 … … … … … Cộng 4.819.735.291 4.430.625.875 321.527.145 Kế toán định kỳ tập hợp toàn bộ phiếu xuất kho đến hằng ngày chi tiết theo đối tượng sử dụng vào Bảng kê ghi có TK 152 . Công ty sử dụng Bảng kê xuất nguyên vật liệu cho sản xuất dạng Bảng kê ghi có TK 152. Trích: BẢNG KÊ GHI CÓ TK 1532 Tháng 4 năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tổng tiền Ghi có TK 1532, ghi Nợ TK liên quan Số hiệu Ngày tháng 621px 627px 641 642 1 20/4 Tổ đóng két-xuất dùng cho sản xuất 35.158.800 35.158.800 2 20/4 Tổ đóng két -xuất dùng cho sản xuất 2.157.000 2.157.000 Cộng 37.315.800 35.158.800 2.157.000 Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu chuyển cho kế toán tổng hợp cho việc tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ vào các chứng từ trên tiến hành ghi vào Chứng từ ghi sổ( CTGS) Trích Chứng từ ghi sổ (Mẫu số S 02b-DN) số 048 và 058: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 10 Tài khoản: 1532 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 1532 621px 1532 35.158.800 Cộng 35.158.800 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 11 Tài khoản: 1421 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 1421 621px 1421 6.910 Cộng 6.910 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 18 Tài khoản: 152 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 152 621px 152 4.430.625.875 Giấy đề nghị điều chỉnh 621px 152 (18.200.000) Cộng 4.412.425.875 Nhìn vào CTGS số 18 thấy có một bút toán ghi âm : Nợ TK 621: (18.200.000) Có TK 152: (18.200.000) Là do kế toán điều chỉnh theo giấy đề nghị điều chỉnh huỷ xuất kho vật tư VLB S73- Agar tại phiếu xuất 21 ngày 31/3/2007. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 58 Tài khoản: 331 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Hạch toán bốc xếp phải trả 621px 331 1.203.996 Cộng 1.203.996 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 59 Tài khoản: 621px Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Kết chuyển chi phí 154sx 621px 1.203.996 Cộng 1.203.996 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 48 Tài khoản: 621px Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Kết chuyển chi phí 154sx 621px 4.447.591.585 Cộng 4.447.591.585 Kế toán tại Công ty sử dụng hệ thống Chứng từ ghi sổ theo dõi cho từng tài khoản.Cuối kỳ sau khi kế toán tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào Bên Nợ TK 621 kế toán tiến hành khoá sổ và kết chuyển sang Bên Nợ TK 154. Từ Chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp vào Sổ Cái TK 621px: SỔ CÁI TK 621 Tháng 4/2007 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 30/4 10 30/4 Bảng kê có TK 1532 1532 35.158.800 30/4 11 30/4 Bảng kê có TK 1421 1421 6.190 30/4 18 30/4 Bảng kê ghi có TK 152 152 4.430.625.875 30/4 18 30/4 Giấy đề nghị điều chỉnh 152 (18.200.000) 30/4 48 30/4 Kết chuyển 154sx 4.447.591.585 30/4 58 30/4 Hạch toán bốc xếp phải trả 331  1.203.996 30/4 59 30/4 Kết chuyển 154sx 1.203.996 Cộng phát sinh 4.448.795.581 4.448.795.581 Số dư cuối kỳ II. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Cụ thể chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản mang tính chất lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo chế độ quy định như sau: Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) của Công ty hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20%, trong đó 15% do Công ty nộp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và trừ vào thu nhập của họ Quỹ Bảo hiểm y tế ( BHYT) được hình thành theo tỷ lệ trích hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập người lao động Kinh phí công đoàn ( KPCĐ) hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ hiện hành là 2%, số này một phần nộp lên cơ quan quản lý một phần để lại Công ty chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại công ty. Tiền lương cho đối tượng lao động ở phân xưởng sản xuất bia tại công ty cổ phần Bia SàI Gòn - Hà Nam được chia thành 2 loại là Lương hệ số và Lương đơn giá. Lương đơn giá ( LĐG ) : được áp dụng cho tổ trưởng và công nhân lao động trực tiếp sản xuất. Theo quy định tại Công ty thì 2 đối tượng này được hưởng 50% hệ số lương cơ bản của cán bộ quản lý phân xưởng. Lương hệ số ( LHS ) thì cán bộ quản lý phân xưởng được hưởng 100% . Trong phân xưởng sản xuất tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng người mà cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất được hưởng phụ cấp trách nhiệm khác nhau do công ty quy định. Đồng thời để đánh giá xếp loại ý thức, công việc, trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc mà Công ty thưởng phạt xếp loại lao động, theo các mức A, B, C tương ứng với tỷ lệ hưởng lương là 100%, 80%, 60 %. Đây là một chính sách khôn ngoan nhằm khuyến khích người lao động trong sản xuất kinh doanh lại vừa giúp Công ty quản lý chặt chẽ hơn. Ngày công chuẩn tại Công ty quy định là : 26 ngày Chi phí tiền lương công nhân sản xuất tại phân xưởng bia tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam được tính theo công thức: LCB = Hệ số cấp bậc x 450.000 LCB LHS = x NCTT x HS NSSP x XL x HSL 26 NCTT : Ngày công thực tế HS NSSP : Hệ số năng suất sản phẩm XL : Xếp loại HSL : Hệ số lương LCB : Lương cơ bản TL : Thực lĩnh Để tính lương đơn giá kế toán tiền lương tính theo công thức sau: LĐG = NCTT x Đơn giá lương Các khoản giảm trừ như BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định hiện hành là 19% tính vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi tính toán các khoản lương, phụ cấp, trích theo lương kế toán tiến hành bù trừ thanh toán số thực lĩnh cho công nhân sản xuất và cán bộ phân xưởng theo công thức: TL = LHS + LĐG + Phụ cấp - Các khoản giảm trừ Để theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622: ” Chi phí nhân công trực tiếp” TK này chi tiết cho phân xưởng bia *Chứng từ sử dụng: - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan để ghi sổ.Tính ra tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng bia: Nợ TK 622: 145.946.188 Có TK 334 : 145.946.188 Ví dụ : Tính tiền lương cho các đối tượng sau: 1.Bạch Ngọc Đào- Cán bộ quản lý phân xưởng LCB = 1.890.000 - PCTN: 135.000 Ngày công: 27 - BHYT(1%): 18.900 Hệ số NSSP: 1 - BHXH(5%): 94.500 Xếp loại : A - Ứng kỳ 1: 900.000 Hệ số lương : 1,47 LCB = 450.000 x 4.2 = 1.890.000 ( đồng ) 1.890.000 LHS = x 27 x 1 x 1 x 1.47 = 2.885.158 (đồng) 26 TL = 2.885.158 + 135.000 - 18.900 - 94.500 - 900.000 = 2.006.758(đồng) 2. Lê Minh Nghĩa - Tổ trưởng tổ nấu LCB : 1.305.000 - Đơn giá lương: 21.150 Ngày công : 28 - PCTN: 67.500 HS NSSP: 1 - BHYT(1%):13.050 Xếp loại : A - BHXH(5%): 65.250 Hệ số lương: 0.735 - Ứng kỳ 1 : 600.000 LCB = 450.000 x 2.9 = 1.305.000(đồng) 1.305.000 LHS = x 28 x 1 x 1 x 0.735 26 = 1.032.958( đồng) LĐG = 21.150 x 28 = 592.200 (đồng) TL = 1.032.958 + 592.200 + 67.500 -13.050 - 65.250 - 600.000 = 1.014.358 (đồng) Căn cứ vào Bảng thanh toán lương và quy định về lương hiện hành kế toán tiền lương lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Hàng ngày kế toán phần hành gửi chứng từ trên cho kế toán tổng hợp ghi sổ: - Trích trước tiền lương nghỉ phép: Nợ TK 622 : 20.713.500 Có TK 335 : 20.713.500 - Trích KPCĐ (2%): Nợ TK 622 : 1.902.663 Có TK 3382 : 1.902.663 - Trích BHXH(15%), BHYT(2%): Nợ TK 622 : 16.172.635 Có TK 3383 : 16.172.635 Trích Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 4 năm 2007 TT Chỉ tiêu TK 334 TK 338 TK 335- Chi phí phải trả Lương Các khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ BHXH, BHYT Cộng có TK 338 1 TK 622 95.133.150 50.813.038 145.946.188 1.902.663 16.172.635 18.075.298 20.713.500 - px bia 95.133.150 50.813.038 145.946.188 1.902.663 16.172.635 18.075.298 20.713.500 2 TK 627 5.643.000 2.482.920 8.125.920 112.860 959.310 1.072.170 Cộng 100.776.150 53.295.958 154.072.108 2.015.523 17.131.945 19.147.468  20.713.500 Rồi phản ánh vào Chứng từ ghi sổ số 31,41,42,43: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 31 Tài khoản: 335 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có TT TL nghỉ phép 622 335 20.713.500 Cộng 20.713.500 * TT TL: Trích trước tiền lương CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 41 Tài khoản: 3382 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Trích KPCĐ 622 3382 1.902.663 Cộng 1.902.663 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 42 Tài khoản: 3383 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Trích BHXH,BHYT 622 3383 16.172.635 Cộng 16.172.635 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 43 Tài khoản: 334 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Phân bổ lương 622 334 145.946.188 Cộng 145.946.188 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 50 Tài khoản: 622px Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Kết chuyển 154sx 622px 184.734.986 Cộng 184.734.986 Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào Sổ Cái TK 622 SỔ CÁI TK 622 Tháng 4/2007 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 30/4 31 30/4 TT TL nghỉ phép 335 20.713.500 30/4 41 30/4 Trích KPCĐ 3382 1.902.663 30/4 42 30/4 Trích BHXH, BHYT 3383 16.172.635 30/4 43 30/4 Phân bổ lương 334 145.946.188 30/4 50 30/4 Kết chuyển 154sx 184.734.986 Cộng phát sinh 184.734.986 184.734.986 Số dư cuối kỳ III. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung( chi phí sxc) là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, các tổ sản xuất bia của công ty. Chi phí sản xuất chung ở nhà máy bia bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Chi phí vật liệu cho sản xuất: than, vỏ chai…. Chi phí công cụ dụng cụ: van xoáy, bulông, êcu… Chi phí khấu hao TSCĐ: máy móc, dây chuyền sản xuất bia… Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước… Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627:” Chi phí sản xuất chung” mở cho phân xưởng bia. *Chứng từ sử dụng - Hoá đơn mua dịch vụ, hàng hoá - Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng trích khấu hao TSCĐ. a, Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho phân xưởng bia được tính giống như xuất nguyên vật liệu chính * Chứng từ sử dụng : Phiếu xuất kho Căn cứ vào phiếu xuất kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 627px Có TK 1531,1532 b, Chi phí Khấu hao Tài Sản Cố Định Tại phân xưởng sản xuất có TSCĐ như dây chuyền sản xuất, tank…phục vụ cho sản xuất chung phải được trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức trích khấu hao được tính như sau: Mức KH bình quân phải trích = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm Mức KH bình quân năm Mức KH bình quân tháng = 12 Định kỳ Công ty trích lập và phân bổ hấu hao theo bảng: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 4 năm 2007 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH (%) Toàn doanh nghiệp Nơi sử dụng TK 627- Chi phí sxc Nguyên giá Khấu hao 627px 627 nghỉ 1 Đất 2 Máy móc thiết bị 734.428.764 734.428.764 3 Phương tiện vận tải 4 Nhà cửa vật kiến trúc Cộng 734.428.764 734.428.764 Dựa trên số liệu bảng phân bổ KH TSCĐ kế toán ghi định khoản: Nợ TK 627px : 734.428.764 Có Tk 214 : 734.428.764 c, Chi phí dịch vụ mua ngoài Trong kỳ phân xưởng bia còn sử dụng các dịch vụ mua ngoàI như điện nước… mà công ty phảI trả cho công ty điện nước cho các hoạt động ding chung toàn phân xưởng.Căn cứ chứng từ liên quan như phiếu chi Tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng công thương… kế toán ghi sổ: Nợ Tk 627 px : 230.312.375 Có TK 111, 1121,331…: 230.312.375 d, Chi phí tiền lương cho nhân viên phân xưởng Tiền lương phảI trả nhân viên phân xưởng được thực hiện đúng theo những quy định hiện hành của nhà nước và được tính tương tự lương dành cho công nhân trực tiếp sản xuất. Cán bộ quản lý phân xưởng được hưởng lương hệ số. Hệ số lương được công ty quy định tuỳ theo trình độ, cấp bậc của từng người và dựa trên các quy định của Nhà nước ban hành hiện nay. Ngoài tiền lương lao động tại công ty còn các khoản tiền thưởng theo chế độ quy định của công ty nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc. Cuối tháng kế toán tiền lương tính lương và các khoản trích theo lương, các khoản khác có liên quan cho từng công nhân, cán bộ phân xưởng rồi tập hợp vào bên Nợ TK 627 gửi cho Kế toán tổng hợp: Tính ra tiền lương phải trả cán bộ phân xưởng: Nợ TK 627: 8.125.940 Có TK 334: 8.125.940 - Trích KPCĐ,BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định: Nợ TK 627 : 112.860 Có TK 3382 : 112.860 - Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định: Nợ TK 627 : 959.310 Có TK 3383 : 959.310 Dựa vào chứng từ có liên quan kế toán xử lý thông tin rồi ghi vào Chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh ở phân xuởng.Trích : CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 2 Tài khoản: 111 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 111 627px 111 31.017.614 Cộng 31.017.614 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 6 Tài khoản: 1122 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 1122 627px 1122 322 Cộng 322 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 9 Tài khoản: 331 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 331 627px 331 143.073.868 Bảng kê có TK 331 627px 331 25.152.000 Tiền nước sinh hoạt 627px 331 31.068.571 Tiền điện phải trả 627px 331 228.320.800 Cộng 427.615.239 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 10 Tài khoản: 1532 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 1532 627px 1532 2.157.000 Cộng 2.157.000 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 18 Tài khoản: 152 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 152 627px 152 321.527.145 Cộng 321.527.145 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 19 Tài khoản: 1561 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Bảng kê có TK 1561 627px 1561 25.090 Cộng 25.090 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 27 Tài khoản: 214 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Trích KH TSCĐ 627px 214 734.428.764 Cộng 734.428.764 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 41 Tài khoản: 3382 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Trích KPCĐ 627px 3382 112.860 Cộng 112.860 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 42 Tài khoản: 3383 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Trích BHXH,BHYT 627px 3383 959.310 Cộng 959.310 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 43 Tài khoản: 334 Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Phân bổ lương 627px 334 8.125.920 Cộng 8.125.920 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 52 Tài khoản: 627px Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Kết chuyển 154sx 627px 1.524.969.264 Cộng 1.524.969.264 Từ chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp vào Sổ Cái TK 627px: SỔ CÁI TK 627 Tháng 4 năm 2007 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 30/4 2 30/4 Bảng kê có TK 111 111 31.017.614 30/4 6 30/4 Bảng kê có TK 1122 1122 322 30/4 9 30/4 Bảng kê có TK 331 331 143.073.868 30/4 9 30/4 Bảng kê có TK 331 331 25.152.000 30/4 9 30/4 Chi phí nước phải trả 331 31.068.571 30/4 9 30/4 Chi phí điện phải trả 331 228.320.800 30/4 10 30/4 Bảng kê có TK 1532 1532 2.157.000 30/4 18 30/4 Bảng kê có TK 152 152 321.527.145 30/4 19 30/4 Bảng kê có TK 1561 1561 25.090 30/4 27 30/4 Trích KH TSCĐ 2141 734.428.764 30/4 41 30/4 Trích KPCĐ 3382 112.860 30/4 42 30/4 Trích BHXH, BHYT 3383 959.310 30/4 43 30/4 Phân bổ lương 334 8.125.920 30/4 52 30/4 Kết chuyển 154sx 1.524.969.264 Cộng 1.524.969.264 1.524.969.264 SỔ CÁI TK 154 Tháng 4/2007 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 1.164.777.262 30/4 48 30/4 Kết chuyển 621px 4.447.591.585 30/4 50 30/4 Kết chuyển 622px 186.891.986 30/4 52 30/4 Kết chuyển 627px 1.522.812.264 30/4 59 30/4 Kết chuyển 621px 1.203.996 30/4 60 30/4 Bảng kê bên Nợ TK 155 155 6.109.226.293 Cộng 6.158.499.831 6.109.226.293 Số dư cuối kỳ 1.214.050.800 IV. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ kế toán tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tại phân xưởng. Tại Công ty toàn bộ chi phí phản ánh vào TK 154 theo định khoản. Toàn bộ chi phí kết chuyển vào bên Nợ TK 154 vào cuối kỳ kế toán dùng để tính giá thành sản phẩm sản xuất . Tập hợp hết chi phí và ghi vào Chứng từ ghi sổ : CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 60 Tài khoản: 154sx Ngày 30/4/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Kết chuyển 155 154sx 6.109.226.293 Cộng 6.109.226.293 Sau đó căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào Sổ Cái TK154: V. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang (SPDD) là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Ở Công ty Bia Sài Gòn – Hà Nam sản phẩm dở dang là dịch bia còn trong tank. Do đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm mà Công ty lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính. Số lượng SP DD cuối kỳ Toàn bộ Giá trị NVLC = x giá trị NVLC nằm trong sp dở dang Số lượng TP + số lượng SPDD xuất dùng Theo phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính (NVLC) mà không tính đến chi phí khác, các chi phí khác tính hết vào chi phí sản xuất thành phẩm. Để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ nhà máy tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm bia tại khâu cuối cùng của sản xuất sản phẩm. Ví dụ: Tại Công ty Bia Sài Gòn- Hà Nam theo Bảng tính tiêu hao nguyên vật liệu chính thì toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất sản phẩm là 3.549.856.140 đồng. Theo Biên bản kiểm kê ngày 1/5/2007 do Công ty tổ chức có Diễn giải Đơn vị Số lượng 1.Thànhphẩm nhập kho lít 2.162.222,78 - Bia Nager lít 24.505,2 - Bia SàI Gòn lít 1.585.890 - Bia hơI chai lít 165.398,58 - Bia hơI KeK, nhựa lít 386.429 2.Sản phẩm dở dang lít 1.123.150 Vậy: 1.123.150 Giá trị VLC trong SP dở = x 3.549.856.140 2.162.222,78 + 1.123.150 = 1.214.050.800 (Đồng) VI. Tính giá thành Đối tượng tính giá thành là bia thành phẩm : Bia chai Sài Gòn, Bia chai Nager, Bia hơi đóng chai, Bia hơi KeK. Công việc tính giá thành được tính vào cuối tháng. Đơn vị tính: Đồng/ lít Do đặc điểm của Công ty là chỉ có một phân xưởng sản xuất, sử dụng cùng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động trong cùng một quá trình nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất nên Công ty sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản xuất cho các sản phẩm bia. Theo phương pháp này trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm để tập hợp tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm bia theo hệ số được xác định trước. Sản phẩm gốc là sản phẩm bia Nager. Sau khi tính được giá thành sản phẩm bia gốc kế toán căn cứ vào bảng công thức tính giá thành có các hệ số được ấn định trước để tính ra các sản phẩm bia quy đổi như Bia Sài gòn, Bia hơi chai , Bia hơi KeK. Trước mỗi một kỳ tính giá thành kế toán trưởng sẽ xây dựng giá thành định mức hay giá thành kế hoạch dựa trên các công thức sản xuất bia, chỉ số của các thông tin liên quan mà phòng kỹ thuật thiết lập. Ta có: Giá thành đơn vị kế hoạch sản xuất tháng 4 năm 2007: - Bia Sài Gòn : 3.243,921 đồng/ lít - Bia Nager : 3.264,848 đồng/ lít - Bia hơi đóng chai : 3.226,721 đồng/ lít - Bia hơi KeK : 2.203,683 đồng/ lít Theo phương pháp hệ số giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Zsx zgốc = Qo Zi = zgốc x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại Qi: Số lượng sản phẩm i Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm i (Bảng công thức) Qo: Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi Tính tổng giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm : Zsx = Dđầu kỳ + Ctrong kỳ - Dcuối kỳ Zsx : Tổng giá thành sản xuất thực tế của tất cả sản phẩm Zi : Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại zgốc :Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Qo : Tổng số sản phẩm gốc kể cả quy đổi Ctrong kỳ : Tổng chi phí sản xuât phát sinh trong kỳ Dđầu kỳ : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Dcuối kỳ : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Định kỳ kế toán sẽ xây dựng Bảng công thức tính giá trước khi cho phân xưởng đi vào sản xuất sản phẩm trong một kỳ kế toán. Theo dõi Bảng công thức sau : BẢNG CÔNG THỨC TÍNH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM THÁNG 4/ 2007 Chỉ tiêu Bia Nager Bia Sài gòn Bia hơi đóng chai Bia hơi KeK Sản phẩm dở 1. Chi phi NVLTT 1 0,99 0,99 0,67 0,5 2. Chi phí NCTT 1 1 1 0,82 3. Chi phí SXC 1 1 1 - Chi phí điện nước 1 1 1 0,73 - Khấu hao TSCĐ 1 1 1 0,65 - Chi phí SC 1 1 1 0,65 - BBLC, K 1 1 1 0,64 Cộng 1 0,99 0,99 0,68 Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, kiểm kê xác nhận thành phẩm nhập kho rồi tiến hành lập Thẻ tính giá thành THẺ TÍNH GIÁ THÀNH Tháng 4 năm 2007 Khoản mục Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí dở dang cuối kỳ Z sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm Bia Nager Bia Sài Gòn Bia hơi đóng chai Bia Hơi KeK 1. Chi phí NVL T2 1.164.777.262 4.448.795.581 1.214.050.800 4.399.522.043 2176,85 2155,08 2155,08 1480,26 2. Chi phí NCTT 184.734.986 184.734.986 88,28 88,28 88,28 72,4 3. Chi phí sxc 1.524.969.264 1.524.969.264 750,13 750,13 750,13 500,58 - CP điện nớc 347.812.302 347.812.302 168,97 168,97 168,97 123,34 - Khấu hao TSCĐ 734.428.764 734.428.764 362,33 362,33 362,33 235,51 - Kinh phí SC, BD 339.360.203 339.360.203 167,74 167,74 167,74 109,03 - BBLC, K 103.367.995 103.367.995 51,09 51,09 51,09 32,7 Cộng 1.164.777.262 6.158.499.831 1.214.050.800 6.109.226.293 3.015,26 2.993,49 2.993,49 2.053,24 CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN - HÀ NAM I. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam Đối với một doanh nghiệp sản xuất có thể nói đạt được lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hội nhập kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ bị chi phối và ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thế giới vì vậy công tác quản lý sản xuất và hạch toán kinh doanh hiệu quả là điều quan trọng. Là một doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Công ty Cổ phần Bia SàI Gòn- Hà Nam cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời cũng như tính đúng và đủ của giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, trung thực về mặt lượng chi phí mà cả việc tính toán các chi phí bằng tiền theo đúng nguyên tắc và phản ánh từng loại chi phí theo từng địa điểm phát sinh, thời điểm xảy ra, xác định đúng đối tượng chi phí. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc liên tiếp gắn bó hữu cơ với nhau do đó cần phảI tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất một cách hợp lý, khoa học và từ đó giá thành mới được tính đúng. Tính giá thành đúng giúp phản ánh tình hình và kết quả thực hiện sản xuất của doanh nghiệp, xác định đúng kết quả tài chính, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật. 1.Ưu điểm Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam là doanh nghiệp có quy mô vừa. Bộ máy kế toán của Công ty tương đối hoàn thiện. Hiện nay, Công ty sử dụng máy tính để áp dụng cho tất cả các phần hành kế toán. Các nhân viên phòng kế toán đều là những người có năng lực, điều hành công việc kế toán cả thủ công lẫn trên máy tính thành thạo. Phần mềm kế toán công ty sử dụng được viết phù hợp với đặc điểm hạch toán của công ty mặc dù vậy do phương pháp ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ đòi hỏi phải chi tiết nên một số phần hành kế toán vẫn còn phải hạch toán thủ công. Phần hành kế toán chi phí và tính giá thành là một phần hành kế toán chủ chốt của Công ty. Hiện tại Công ty đang sản xuất các mặt hàng bia chai và bia hơi, hai mặt hàng này được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ trong cùng một phân xưởng sản xuất. Vì thế dễ dàng theo dõi từ việc phát sinh chi phí cho đến tập hợp chi phí và tính giá thành của các mặt hàng. Đồng thời kế toán cũng theo dõi số tổng hợp để tính tổng chi phí sản xuất trong kỳ của toàn công ty. Sự trợ giúp của máy tính trong việc hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng đã mang lại hiệu quả cao. Kế toán máy giúp cho việc tính toán được nhanh chóng và gọn nhẹ. Đồng thời giúp giảm được sự cồng kềnh về sổ sách, tiết kiệm thời gian và nhân công. Mặc dù áp dụng máy tính nhưng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty Cổ phần Bia vẫn tuân thủ chế độ kế toán hiện hành mà Bộ tài chính quy định cho các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. Đồng thời các sổ sách này cũng phù hợp với đặc điểm riêng của công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Sổ sách kế toán được tổ chức khoa học, chặt chẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp thông tin cho các bên quan tâm. Qua đó đã tăng cường hiệu quả làm việc của bộ máy kế toán. Có thể nhận thấy việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty là khá chặt chẽ. Trong giới hạn của đề tài này em chỉ đề cập đến khâu xuất nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp có độ chính xác cao, có thể xác định được lượng nhập xuất tồn kho từng loại nguyên vật liệu ở bất cứ thời điểm nào. Cách theo dõi nguyên vật liệu của công ty được theo dõi chi tiết cho từng loại. Đồng thời kế toán còn theo dõi số tổng hợp của phiếu xuất trên Bảng kê ghi có TK 152, 1532. Như vậy có thể nói công tác hạch toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ nói riêng của công ty có nhiều ưu điểm, đã đáp ứng phần nào các nhu cầu quản lý khác nhau. Về phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ trước có ưu điểm là khá đơn giản dễ làm và phản ánh kịp thời tình hình biến động của từng loại vật liệu công cụ dụng cụ trong kỳ. Công ty có qui mô sản xuất nhỏ chỉ có một phân xưởng với cùng một dây chuyền công nghệ và cho các mặt hàng khác nhau nên sử dụng phương pháp hệ số chi phí để tính giá thành sản phẩm là tương đối hợp lý. Về bộ máy kế toán của công ty được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, phân công công việc cụ thể rõ ràng. Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty đều có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và sự nhiệt tình, luôn luôn cố gắng trao đổi và bổ sung kiến thức cho phù hợp với công tác cũng như sự nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán. * Về hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức chừng từ ghi sổ rất gọn nhẹ, rõ ràng, phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty và phù hợp với nhu cầu tin học hoá ngày càng cao. Công ty chấp hành đầy đủ chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách. *Về hệ thống sổ sách, chứng từ được lập theo mẫu của Bộ tàI chính quy định và được kiểm tra chặt chẽ, bảo quản lưu trữ cẩn thận. 2. Nhược điểm Trong công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán đã hạch toán các khoản phảI trích theo lương cụ thể là BHXH và BHYT trên cùng một TK 3383. Như vậy thứ nhất người kiểm tra rất khó để kiểm tra số BHXH, BHYT đã trích vào chi phí là bao nhiêu. Về việc sử dụng sổ sách kế toán cho các phần hành công ty vẫn sử dụng dạng bảng kê ghi Nợ, Có các TK. Như vậy rất dễ gây hiểu lầm cho người xem thông tin, dễ bị nhầm lẫn sang hình thức Nhật ký chứng từ. Nhưng sử dụng mẫu biểu đó cũng giúp kế toán dễ tổng hợp và theo dõi riêng cho từng TK có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan một cách dễ dàng. Về mẫu Bảng phân bổ khấu hao của Công ty, mẫu bảng mà công ty sử dụng không thấy được số khấu hao trích kỳ trước cũng như số khấu hao tăng, giảm trong kỳ. Điều này gây bất lợi cho nhà quản lý trong việc so sánh biến động khấu hao trong kỳ. Về phương pháp tính giá NVL xuất kho tuy có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm là không chính xác và không tính đến sự biến động của giá cả vật liệu, dụng cụ, công cụ cũng như giá sản phẩm kỳ này. Về phương pháp tính giá thành mà công ty sử dụng là toàn bộ chi phí được tập hợp chung và tính giá cho một sản phẩm gốc rồi sử dụng hệ số quy đổi tính ra giá thành đơn vị của các sản phẩm quy đổi. Phương pháp này chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm hoàn thành nên không theo dõi chi tiết được. II. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam Kế toán chi phí nguyên vật liệu - Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ ghi chép tình hình nhập xuất nguyên liệu. Tổ chức đối chiếu định kỳ và bất thường kho nguyên liệu với số liệu của phòng kế toán để cuộc kiểm tra đạt hiệu quả. - Theo dõi chặt chẽ số liệu phản ánh tình hình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất được bộ phận sản xuất báo cáo, nhanh chóng phát hiện và tìm hiểu số liệu khi có dấu hiệu lãng phí, thất thoát vượt quá mức đọ cho phép trong sản xuất. - Công ty đã ban hành Sổ tay chất lượng để xác định và mô tả Hệ thống quản lý chất lượng, thủ tục đối với hoạt động trong Hệ thống quản lý chất lượng...Nó thông tin những vấn đề kiểm soát cụ thể được thực hiện tại Công ty để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để xây dựng thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng và cảI tiến liên tục tính hiệu lực của nó các công việc cần làm: Truyền đạt trong công ty từ cấp cao nhất đến nhân viên, công nhân lao động về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định đối với sản phẩm trong các cuộc họp, chương trình đào taọ. Chỉ đạo Đại diện lãnh đạo thu thập và thống kê các số liệu để đảm bảo việc xây dựng các mục tiêu chất lượng đúng và phù hợp với chính sách chất lượng đã lập. Đảm bảo hệ thống chất lượng được xây dựng, được duy trì, cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và thoả mãn yêu cầu khách hàng. Hiện nay chứng chỉ chất lượng đang là vấn đề được quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại. Và công ty đã đạt được chứng nhận về đảm bảo chất lượng của các tổ chức có uy tín là một thành tựu lớn. Công ty cần phát huy và luôn coi:” Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam”. Công ty nên thay thế Bảng kê ghi có TK 152 bằng tên bảng kê xuất nguyên vật liệu để tránh gây nhầm lẫn. Công ty viết phiếu xuất riêng cho từng sản phẩm Bia Sài Gòn, Bia Nager nhưng khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ TK 621 lại tập hợp chung không phân bổ riêng. Công ty nên sử dụng thêm Sổ chi tiết TK 621 (mẫu số S36-DN) chi tiết cho phân xưởng bia theo dõi riêng cho nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ,.. Chi phí nhân công trực tiếp Công ty nên hạch toán BHXH vào TK 3383, BHYT vào TK 3384 theo hệ thống TàI khoản và chế độ kế toán hiện hành: - TRích BHXH: Nợ TK 622 : 14.269.972 Có TK 3383 : 14.269.972 Trích BHYT: Nợ TK 622 : 1.902.663 Có TK 3384 : 1.902.663 Nên sử dụng Sổ chi tiết TK 622( Mẫu tương tự Sổ chi tiết TK 621 trang) 3. Về chi phí sản xuất chung Đối với TK 627 nên được chi tiết theo các TK cấp 2 theo quy định: TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272- Chi phí vật liệu TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278- chi phí bằng tiền khác Việc chi tiết TK 627 như vậy giúp cho kế toán theo dõi nguồn gốc phát sinh các chi phí sản xuất chung được rõ ràng hơn.Trên thực tế, tại phân xưởng sản xuất bia của Công ty Cổ phần Bia SàI Gòn- Hà Nam có rất nhiều các nghiệp vụ phát sinh đối với TK 627, nhất là trong mùa sản xuất cao điểm. Chính vì vậy việc ghi chi tiết TK 627 như trên là cần thiết. Trong kỳ kế toán nên sử dụng mẫu biểu Bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu biểu số 06-TSCĐ ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/3 của Bộ trưởng Bộ tài chính để khắc phục những nhược điểm như trên đã nêu. 4. Một số vấn đề khác Công ty hiện tại đang sử dụng phần mềm kế toán tự viết sẽ có nhiều bất cập vì vậy Công ty nên sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng giúp cho công việc kế toán đỡ vất vả, tốn thời gian, nhân lực như các phần mềm FAST, EFFECT TRAIN… với những đặc tính chuyên dụng hiệu quả.Thường xuyên có những khoá đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ nhân viên trong phòng kế toán. Hiện nay công ty chuyển sang cổ phần sẽ cần minh bạch chính sách, thông tin tàI chính trong doanh nghiêp. Và tương lai khi đủ tiêu chuẩn lên sàn, tham gia thị trường chứng khoán thì tầm quan trọng của bộ máy kế toán lại càng cao. Công ty đã đưa ra nhiều chính sách, quy định khuyến khích công nhân viên của mình làm việc hiệu quả. Đây là điểm tốt vì vậy ban lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn và cố gắng phát huy những ưu điểm đó.Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp thị hiếu.Công ty nên có bộ phận marketing để có thể nghiên cứu và phát triển sản phẩm tìm ra những công thức bia thơm ngon thu hút người tiêu dùng. Khi đó khẳng định thương hiệu mình trên thị trường trong và ngoài nước không còn là việc khó. SỔ CHI TIẾT TK 621 Tên phân xưởng Tháng…năm… Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK.. Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra … … … .. Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ ….. Cộng số phát sinh Ghi có TK Số dư cuối kỳ Sổ này được sử dụng tương tự đối với TK 622, TK 627 . KẾT LUẬN Trên đây em đã trình bày về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bia Sài Gòn- Hà Nam đồng thời cũng kháI quát đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc biệt chuyên đề của em đã đi sâu phản ánh thực trạng công tác kế toán, quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bia từ đó đề xuất một số phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại cơ sở. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn- Hà Nam kết hợp với những kiến thức học ở trường em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam”. Để hoàn thành chuyên đề này em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy,cô và sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên phòng kế toán tại Công ty. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo và các cô chú anh chị phòng kế toán đã giúp đỡ em. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Chủ biên: TS Đặng thị Loan- NXB giáo dục 2001 Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Chủ biên: TS Nguyễn Văn Công- NXB tài chính 2001 Giáo trình kế toán tài chính. Chủ biên: GS.TS. Ngô Thế Chi- TS Trương Thị Thuỷ- NXB Học viện tài chính Tạp chí kế toán Các trang web điện tử vế kế toán như web kế toán… MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1528.doc
Tài liệu liên quan