Tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần bảo vệ thực vật Saigon: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện theo đúng kế hoạch của trường và Khoa Quản Trị Kinh Doanh Công Nghiệp Xây dựng. Được sự chấp nhận của cơ quan thực tập, em đã đến và thực tập tại công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội Trụ sở giao dịch tại số123, phố Trung Kính, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong quá trình thực tập ở công ty em đã cố gắng để vận dụng kiến thức đã học trong suốt bốn năm ở trường để giải quyết các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên công ty, cán bộ hướng dẫn, sau hơn một tháng thực tập tại công ty em đã thu thập được một số thông tin cơ bản về công ty và hoàn thành báo cáo thực tập với ba phần sau:
I. Tổng quan về công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon.
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon
III. Định hướng phát triển của công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon
Trong quá trình viết báo cáo em đã nhận được nhiều sự đóng góp, khích lệ của toàn thể cán bộ công nhân v...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần bảo vệ thực vật Saigon, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện theo đúng kế hoạch của trường và Khoa Quản Trị Kinh Doanh Công Nghiệp Xây dựng. Được sự chấp nhận của cơ quan thực tập, em đã đến và thực tập tại công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội Trụ sở giao dịch tại số123, phố Trung Kính, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong quá trình thực tập ở công ty em đã cố gắng để vận dụng kiến thức đã học trong suốt bốn năm ở trường để giải quyết các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên công ty, cán bộ hướng dẫn, sau hơn một tháng thực tập tại công ty em đã thu thập được một số thông tin cơ bản về công ty và hoàn thành báo cáo thực tập với ba phần sau:
I. Tổng quan về công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon.
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon
III. Định hướng phát triển của công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon
Trong quá trình viết báo cáo em đã nhận được nhiều sự đóng góp, khích lệ của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Kế Nghĩa. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo , ThS.Nguyễn Kế Nghĩa, Ban giám đốc Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ
THỰC VẬT SÀI GÒN
1.1.Thông tin chung về công ty
Tên công ty
+ Tên thương mại: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SAIGON
+ Tên Tiếng Anh: SAIGON PLANT PROTECTION JOINT STOCK COMPANY
+ Tên viết tắt SPC
Hình thức pháp lý
+ Công ty Cổ phần
+ Vốn diều lệ: 81.000.000.000 (Tám mươi mốt tỷ VN)
+ Mã số thuế:
+ Tài khoản ngân hàng:
Địa chỉ giao dịch
+ Trụ sở giao dịch: Khu phố 1, Đường Nguyễn Văn Quỳ, Phường Tân Thuận Đông Quận 7, Tp Hồ Chí Minh.
+ Điện thoại: +84(8)38733295- 38731140
+ Fax: +84(8)38733003
+ Webside: www.spchcmc.com.vn
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Giai đoạn 1989- 1993: Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn tiền thân là nhà máy thuốc trừ sâu Saigon trực thuộc chi cục Bảo Vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 369/NN/QĐ của Sở Nông Nghiệp và PTNN Tp.HCM. Nhà máy hoạt động dưới hình thức bảo sổ cho Chi cục Thực Vật Tp.HCM. Tuy hoạt động trực thuộc chi cục bảo vệ thực vật Tp.HCM và chỉ mới sản xuất vài loại thuốc theo quy trình công nghệ của công ty Rhone Poulenc, nhưng do nhu cầu thị trường tăng nhanh nên sản phẩm của nhà máy sản xuất ra được tiêu thụ mạnh, nhà máy hoạt động mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy ngày 18/02/1993 nhà máy chuyển thành Xí nghiệp thuốc trừ sâu Saigon, trở thành đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân.
- Giai đoạn 1993-1994: Sau một năm đi vào hoạt động, Xí nghiệp hoạt động đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao. Xí nghiệp bắt đầu mua sắm dây truyền công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. Đòi hỏi có sự phát triển mới phù hợp vói yêu cầu phát triển của xí nghiệp. Giai đoạn 1994- 2004: Ngày 22/04/1994, theo quyết định số 1177/QĐ-UB-NC của UBND Tp.HCM, Xí nghiệp Thuốc trừ sâu Sài Gòn chính thức trở thành Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn, tên giao dịch Saigon Pesticide Company, biểu trưng SPC bắt đầu được sử dụng từ đó với hình vuông và hình tròn thể hiện cho Đất và Trời, nhánh lúa biểu hiện nền văn minh lúa nước, 53 hạt lúa vàng tượng trưng cho 53 tỉnh thành phố của Việt Nam. Sâu sắc hơn, biểu trưng công ty còn thể hiện triết lý Phương Đông: Thiên thời- Địa lợi- Nhân hòa.
- Giai đoạn 2004- 2008: Đến ngày 30/06/2004, theo quyết định số 3131/QĐ-UB của UBND Tp.HCM. Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn đã chính thức đổi tên thành: Công ty TNHH 1 Thành viên Bảo Vệ Thực Vật SaiGon- Saigon plant Protection State Limited Company. Công ty hoạt động có hiệu quả cao, không chỉ mở rộng hoạt động trên địa bàn trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Năm 2006, Công ty đầu tư thành lập Công ty Nông Nghiệp Saigon-paksé (Tên viết tắt là SPAgri) tại Tỉnh Chămpasak, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, nay đổi tên thành Công ty TNHH BVTV Saigon tại Lào.
Do nhu cầu thị trường tăng nhanh, sản phẩm công ty được người tiêu dùng ưa chuộng. Ban giám đốc công ty thấy được tiềm năng của sản phẩm, tiềm năng thị trường nên năm 2007 đã quyết định đầu tư thành lập Xí nghiệp thuốc Bảo Vệ Thực Vật Saigon tại khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng trong năm 2007, công ty được phê duyệt chuyển đổi Công ty TNHH một Thành viên BVTV Saigon thành Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon.
- Giai đoạn 2008 đến nay: Ngày 25/01/2008 đưa ra đấu giá cổ phần của công ty, Ngày 09/6/2008, Đại hội cổ đông lần đầu của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài gòn được tổ chức thông điều lệ tổ chức hoạt động. Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài gòn chính thức hoạt động theo mô hình mới kể từ ngày 14/6/2008 căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103010609 ngày 14/6/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp, tên giao dịch là Saigon Plant Protection Joint Stock Company. Công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được từ các cổ đông đầu tư mở rộng quy mô, phát triển hệ thống phân phối mở rộng thị trường. Trong khi các doanh nghiệp khác phải cố gắng duy trì ổn định, thậm chí là thu hẹp quy mô do cuộc khủng hoảng kinh tế, công ty vẫn phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện năm 2009, tăng từ 15 lên 20 chi nhánh, từ năm cửa hàng siêu thị lên 12 cửa hàng siêu thị và hệ thống các đại lý tăng lên đáng kể. Dưới đây là hệ thống các đại lý của công ty
Bảng 1: Hệ thống các đơn vị trực thuộc
- Xí nghiệp bảo vệ thực vật Saigon
- Trạm dịch vụ bảo vệ thực vật
- Trung tâm dạy nghề sinh vật cảnh
- Chi nhánh Lâm Đồng- NT.Hoa DASAR
- Chi nhánh Đức Trọng
- Chi nhánh Hà Nội
- Chi nhánh Nghệ An
- Chi nhánh Thanh Hóa
- Chi nhánh Đà Nẵng
- Chi Nhánh Gia Lai
- Chi nhánh Đaklak
- Chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu
- Chi nhánh Cần Thơ
- Chi nhánh Long An
- Chi nhánh Vĩnh Long
- Chi nhánh Đồng Tháp
- Chi nhánh Bạc Liêu
- Chi nhánh Kiên Giang
- Chi nhánh Khánh Hòa
- Chi nhánh Tiền Giang
- Chi nhánh An Giang
- Công ty TNHH Bảo Vệ Thực Vật tại Lào
- Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon tại Campuchia
Nguồn: phòng nhân sự
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
2.1. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm
Để thuận tiện cho việc phát triển sau này, công ty đã đăng ký một hệ thống các danh mục ngành nghề kinh doanh. Cho thấy tầm nhìn xa của doanh nghiệp trong tương lai. Ngành nghề kinh doanh của công ty theo danh mục đăng ký gồm nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
+ Sản xuất, gia công, mua bán phân bón, giống cây trồng
+ Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
+ Sản xuất, mua bán thuốc thú y thủy sản
+ Kinh doanh thuốc thú y
+ Mua bán, gia công, chế biến nông sản
+ Mua bán bình xịt thuốc và phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ngành công nông nghiệp, hóa chất (trừ hóa chất có tình độc hại mạnh)
+ Dịch vụ tư vấn về trồng trọt
+ Dịch vụ xông hơi khử trùng
+ Dịch vụ xử lý chất thải, phân tích mẫu hóa chất
+ Đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và kỹ thuật phát triển máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp
+ Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế
+ Kinh doanh cơ sỡ lưu trú du lịch: khách sạn, nhà hàng ăn uống (không hoạt động khách sạn, nhà hàng tại trụ sở
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
+ Đại lý kinh doanh xăng dầu
Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon là công ty sản xuất, nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất sản phẩm, phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống kênh phân phối, các chi nhánh, văn phòng đại diện đến các đại lý rồi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty rất đa dạng gồm thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng, trong đó thuốc bảo vệ thực vật là chủ yếu, là sản phẩm chính của công ty từ năm 1989 đến nay. Thuốc Bảo Vệ Thực Vật có các dòng sản phẩm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ. Giống cây trồng có hạt giống và cây trồng. Công ty hoạt động từ rất sớm đã tạo uy tín, thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường. Dòng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chiếm 85% tổng doanh thu của công ty, trong đó dòng thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm tới 60% doanh thu thuốc bảo vệ thực vật.
Sản phẩm thuốc trừ sâu góp phần vào việc diệt trừ sâu bọ, thu hoạch đạt hiệu quả cao. Sản phẩm rất đa dạng, dùng cho nhiều loại cây trồng, hoa màu khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau của sâu bọ nhằm tiêu diệt tận gốc dịch hại. Dòng thuốc trừ sâu bán rất chạy trên thị trường, không giống như thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu cho thấy ngay tác dụng của thuốc, nên được người nông dân rất tin dùng. Sản phẩm thuốc trừ sâu bán chạy nhất hiện nay có Secsaigon dạng gói và đóng chai, ngoài ra còn Bascide dạng đóng chai. Bacide là thuốc trừ rầy, trừ trên cây lúa hay trên cây thuốc lá. Hiện nay Bacide chiếm là một trong 5 sản phẩm bán chạy nhất thị trường, và là sản phẩm thuốc trừ sâu bán chạy số hai sau Secsaigon. Sản phẩm Secsaigon là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, thị trường rất ưa chuộng sản phẩm này đặc biệt là thị trường Miền Bắc. Doanh thu của sản phẩm Secsaigon vẫn duy trì tỷ trọng từ năm 2000 đến nay, trung bình chiếm 7% tổng doanh thu của cả công ty, và chiếm tới 9% doanh thu tại thị trường Miền Bắc. Năm 2009 Secsaigon có doanh thu lên đến 108.420 tỷ đồng.
Thuốc trừ bệnh hay còn gọi là thuốc trừ nấm được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Thuốc không những có khả năng phòng trừ nấm mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây bệnh cho cây trồng. Thuốc trừ bệnh có hai nhóm là thuốc có tác dụng phòng bệnh và thuốc có tác dụng trừ bệnh. Như trên đã nói, thuốc trừ bệnh là sản phẩm trừ các loại vi sinh vật, tác dụng của thuốc là lâu dài, người nông dân rất khó nhận biết được tác dụng của thuốc, nhất là đối với thuốc trừ bệnh có tác dụng phòng bệnh. Sản phẩm thuốc trừ bệnh bán chạy nhất là Vanicide. Trong đó có hai dạng là Vanicide 5WP; 150WP dạng gói và Vanicide 5SL; 3SL dạng chai. Tỷ trọng doanh thu hàng năm của Vanicide chiếm tới 5% trên tổng doanh thu của công ty. Năm 2009 sản phẩm đạt doanh thu là 77.442 tỷ đồng.
Thuốc trừ cỏ có tác dụng diệt trừ cỏ giúp cây trồng phát triển, tránh sự cạnh tranh của cỏ dại. Sản phẩm thuốc trừ cỏ có nhiều loại có tác dụng diệt trừ trên mọi giai đoạn phát triển của cỏ như giai đoạn cỏ mới mọc, tiền nảy mầm và giai đoạn cỏ đã mọc lên cao. Có hai nhóm sản phẩm chính là thuốc trừ cỏ chọn lọc và không chọn lọc. Thuốc trừ cỏ chọn lọc có tác dụng chọn lọc diệt trừ cỏ, không tác động đến cây trồng. Thuốc trừ cỏ không chọn lọc không những diệt trừ tất cả các loại cỏ dại mà còn có hại cho cây trồng, thuốc này sử dụng khi cải tạo lại ruộng đất. Hiện nay hai sản phẩm thuốc trừ cỏ bán chạy nhất trên thị trường là Liphoxim và Mizin, Mizin là sản phẩm dạng gói có tác dụng diệt trừ cỏ dại ở Ngô còn Lyphoxim là sản phẩm dạng chai diệt trừ các loại cỏ cạn. Sản phẩm Lyphoxim bán rất chạy trên thị trường, doanh thu sản phẩm trung bình hàng năm chiếm tới 15% tổng doanh thu công ty, trong năm 2009 doanh thu sản phẩm lên đến 232326 tỷ đồng.
Trong những năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng gay gắt. Sản phẩm của công ty phải cạnh tranh với nhiều loại sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty đã chiếm được lòng tin của người nông dân, mặc dù cạnh tranh gay gắt song những dòng sản phẩm chính vẫn có doanh thu tương đối ổn định.
Những năm trước, công ty chỉ sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hiện nay công ty đã mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới đó là giống cây trồng. Mặc dù chuyển sang lĩnh vực này chưa lâu, song doanh thu hàng năm chiếm đến 15% tổng doanh thu toàn công ty. Nhận thấy sự thiếu hụt về giống cây trồng ở Việt Nam, công ty đã đầu tư nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại giống cây trồng đáp ứng được nhu cầu giống của nông dân. Trong tình hình cạnh tranh trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật ngày càng gay gắt, doanh thu ngành giống cây trồng sẽ góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận đồng thời giúp công ty đứng vững trên thị trường sản xuất chính của mình.
2.1.2. Đặc điểm thị trường
Sứ mạng công ty theo đuổi chính là: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng thỏa mãn ước vọng vì một nền nông nghiệp xanh và bền vững. Để nhằm mang đến sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng công ty đã không ngừng cải tiến thiết bị dây chuyền hiện đại, hợp tác với các đối tác uy tín. Công ty có quan hệ với các đối tác hàng đầu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống, công cụ dụng cụ từ 20 quốc gia trên thế giới.
Không chỉ phân phối các sản phẩm, công ty còn tổ chức các đội “Bác sĩ cây trồng”, hàng ngày đi đến ruộng, tiếp xúc trực tiếp với nông dân để thăm hỏi, giải đáp và tư vấn các biện pháp liên quan đến kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật. Việc làm này giúp trồng trọt thu được kết quả cao, nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý và bà con nông dân.
Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành thuốc Bảo vệ thực vật chậm lại. Những năm 2000-2004 tốc độ tăng trưởng là 5%/năm, năm 2004-2008 tốc độ tăng 0.87%/năm. Nhu cầu về thuốc BVTV của nước ta hiện nay là 50.000 tấn/năm trong đó thuốc trừ sâu và côn trùng chiếm khoảng 60%. Trong năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu lên đến 419 triệu USD, tăng 6.47% so với năm 2007. Riêng 5 tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu là 187,7 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu, thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu trên thị trường Trung Quốc, Ấn độ, Thụy Sỹ, Singapore và Đức. Trong năm 2009 các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được hơn 62 nghìn tấn thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Công ty Cổ phần BVTV Saigon chiếm đến hơn 10% thị trường thuốc BVTV trong nước. Trong 21 năm hoạt động , công ty đã mở rộng thị trường từ việc sản xuất, phân phối duy nhất cho thị trường Tp.HCM đến nay công ty đã phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Công ty có hơn 20 đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước với hơn 80 sản phẩm được phân phối ở bốn quốc gia Đông Nam Á, thị trường nước ngoài là Lào, Campuchia và Myanmar. Định hướng trong những năm tới, công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đến năm 2020 trở thành Công ty dịch vụ Nông nghiệp nhiệt đới hàng đầu Nơi tiên phong ứng dụng các phát minh và công nghệ mới.
2.1.3.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty sẽ giúp công ty quản lý một cách chặt chẽ nhất mọi hoạt động của công ty. Công ty có quy mô nhỏ thì hệ thống các phòng ban cũng đơn giản, một công ty lớn cần có một mạng lưới quản lý lớn đảm bảo hoạt động của hệ thống. SPC có quy mô tương đối lớn với hệ thống chi nhánh, siêu thị trên cả nước và nước ngoài. Để đảm bảo mọi hoạt động của công ty được diễn ra một cách liên tục, quản lý một cách tốt nhất công ty đã lựa chọn tổ chức hệ thống các phòng ban làm nhiệm vụ chuyên biệt, các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau như phó giám đốc đầu tư, phó giám đốc thường trực, phó giám đốc kinh doanh trong nước, phó giám đốc kinh doanh nước ngoài. Các phó giám đốc báo cáo trực tiếp với giám đốc, giúp giám đốc giảm tải công việc. Cơ cấu tổ chức bộ máy chuyên nghiệp giúp cho việc thực hiện công việc nhanh chóng đáp ứng nền kinh tế thị trường.
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông
Hộ đồng quản trị
(chủ tịch
Giám đốc
Phó Giám đốc
Đầu tư
Phó Giám đốc
thường trực
Phó Giám đốc
KD trong nước
Phó Giám đốc
KD nước ngoài
P. Đầu tư
P. XNK cung ứng nông sản
P. Vật tư
giao nhận
P. Kế toán
tài chính
P. Kế hoạch kinh doanh
P. Phát triển thị trường
P. Quảng bá
P. Nghiên cứu phát triển
P. Tổ chức hành chính
Ban công nghệ thông tin
Ban kiểm toán
nội bộ
Xí nghiệp BVTV Saigon
Các chi nhánh
Trạm dịch vụ BVTV
Hệ thống cửa hàng, siêu thị NN
Nông trại nông nghiệp
Các đơn vị nước ngoài
Các đơn vị góp vốn đầu tư
Hội đồng quản trị gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền và nghĩa vụ đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh của công ty. Thảo luận các vấn đề như đánh giá các báo cáo tài chính trong năm, quyết định mức cổ tức của cổ phiếu, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ, đặc biệt có quyền bầu, bãi nhiệm thành viên của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Ban kiểm soát gồm ba thành viên, có quyền và nghĩa vụ theo dõi mọi hoạt động của hội đồng quản trị và báo cáo nếu có sai phạm xảy ra.
Hội đồng quản trị gồm năm thành viên, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị là Ông Trương Huy Hoàng Tam Dũng. HĐQT có nhiệm vụ quyết định phương án đầu tư trong thẩm quyền, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc và người quản lý khác. Có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo giám đốc trong việc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Có quyền triệu tập họp đại hội đông cổ đông hoặc lấy ý kiếm hội đồng cổ đông thông qua các quyết định.
Ban giám đốc gồm có giám đốc, các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực. Giám đốc là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện hợp pháp cho công ty trước pháp luật. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty đảm bảo thực hiện theo chiến lược, nhiệm vụ đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thông qua. Giám Đốc có quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí sử dụng lao động vào hoạt động kinh doanh theo quy định của công ty. Các phó giám đốc với tư cách tham mưu cho giám đốc, được giám đốc phân công và ủy quyền để phụ trách một số công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện công việc được giao. Mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn: Phó giám đốc đầu tư chịu trách nhiệm về các phương án đầu tư và dự án đầu tư. Phó giám đốc kinh doanh trong nước, ngoài nước chịu trách nhiệm về các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán và hợp đồng khác thị trường trong và ngoài nước. Phó giám đốc thường trực giải quyết các công việc thường ngày của công ty, thay giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt, thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
Các phòng ban gồm có 11 phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban có chức năng lập kế hoạch và thực hiện. Các kế hoạch phải đảm bao sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển của cả công ty và phù hợp với các phòng ban khác. Phòng đầu tư có nhiệm vụ lập và thực hiện công tác đầu tư của công ty; Phòng vật tư có nhiệm vụ lập kế hoạch thu mua vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời tìm kiếm các nguồn cung ứng vật tư, có kế hoạch thu mua không những đáp ứng nhu cầu mà còn giảm chi phí thu mua đến mức thấp nhất; Phòng kế toán có nhiệm vụ quản lý tài sản, luồng tiền của công ty đảm bảo cho ban giám đốc ra quyết định hợp lý nhất. Bên cạnh đó phòng kế toán còn đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của công ty; Phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở kế hoạch tổng thể của công ty và ý kiến của các phòng ban liên quan. Tổ chức kinh doanh thực hiện kế hoạch của công ty, thực hiện ký kết các Hợp đồng kinh tế; Phòng phát triển thị trường tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh phòng kế hoạch kinh doanh đưa ra, tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa, Xây dựng mạng lưới tiêu tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường mới đồng thời quản lý, đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ nhân viên thị trường; Ngoài ra còn có Phòng XNK cung ứng nông sản XK, phòng quảng bá, phòng nghiên cứu phát triển, phòng tổ chức hành chính, ban công nghệ thông tin và ban kiểm toán nội bộ. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ chức năng riêng, thực hiện các công việc khác nhau. Các phòng ban hoạt động độc lập, tách rời nhau nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, việc đưa ra kế hoạch và thực hiện phải xem xét việc thực hiện của các phòng ban khác, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty.
Các đơn vị trực thuộc gồm có xí nghiệp bảo vệ thực vật Saigon, Các chi nhánh, trạm dịch vụ BVTV, nông trại nông nghiệp, các đơn vị tại nước ngoài. Xí nghiệp BVTV Saigon có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty, cải tiến nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hiện nay công ty có hơn 20 chi nhánh và văn phòng đại diện phân bố rộng khắp cả nước. Các chi nhánh là đơn vị hạch toán báo sổ cho công ty, có nhiệm vụ phân phối sản phẩm của công ty trên địa bàn. Các trạm dịch vụ BVTV thực hiện việc tư vấn các biện pháp liên quan đến kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cho người sản xuất. Các đơn vị tại nước ngoài gồm có công ty TNHH tại Lào và công ty cổ phần BVTV Saigon tại Campuchia. Có nhiệm vụ sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường, đồng thời thực hiện công tác kế hoạch, tổ chức quá trình tiêu thụ trên địa bàn.
Các đơn vị góp vốn đầu tư gồm trung Tâm Dạy Nghề Tư Thục Sinh Vật Cảnh, Công ty Cổ Phần Thương Mại Sông Mê Kông (Merat), Công ty Cổ phần Thương Mại Du Lịch Long An, Công ty Cổ Phần Thương Mại Mộc Hóa
2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực
Từ một nhà máy sản xuất nhỏ với hơn 30 cán bộ công nhân viên, đến nay công ty đã có trên 650 cán bộ công nhân viên làm việc tại các đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước .
Bảng 4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn
STT
Trình độ học vấn
Số lượng
Tỷ trọng
1
Tiến sĩ
2
0,31%
2
Thạc sĩ
4
0,62%
3
Đại học
201
30,92%
4
Cao đẳng
210
32,30%
5
Trung cấp
40
6,15%
6
Cấp 3
155
23,84%
7
Chưa qua đào tạo
38
5,86%
Tổng số
650
100%
Nguồn: phòng nhân sự
Cơ cấu lao động của công ty trong những năm gần đây có biến động theo hướng tích cực. Số lượng lao động trong toàn công ty luôn tăng lên, tỷ trọng lao động có sự thay đổi theo hướng tích cực. Trước đây lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn trên 50% tổng lao động do công ty chủ yếu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nhỏ. Trong những năm gần đây, tỷ trọng lao động đã qua đào tạo tăng lên đáng kể. Năm 2009 lao động có trình độ trên đại học chiếm 31,85%, tiến sĩ và thạc sĩ có 6 người chủ yếu là trong ngành nông học. Lao động chưa qua đào tạo chỉ chiếm 5,86% tổng số lao động toàn công ty. Công ty có hai cơ sở sản xuất, lực lượng lao động tại hai cơ sở này chiếm một tỷ trọng lớn là lao động phổ thông. Sự biến động cơ cấu lao động trong công ty là phù hợp với trình độ phát triển. Việc mở rộng thị trường khiến nhu cầu về lao động có trình độ tăng lên.
Theo thống kê của công ty, lao động trong công ty có độ tuổi trung bình là 37 tuổi, cao nhất là 58 tuổi và thấp nhất là 19 tuổi (sinh năm 1989). Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, gắn bó lâu dài với công ty, đội ngũ trẻ năng động sáng tạo, nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên lao động phổ thông và chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 30% tổng số lao động của công ty, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, dây chuyền công nghệ tiên tiến gặp khó khăn.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng không chỉ là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả công việc, nó còn thể hiện được sự phát triển thịnh vượng của công ty. Bên cạnh việc đảm bảo thực hiện công việc có hiệu quả tốt hơn cơ sở vật chất còn giúp huy động vốn, bảo lãnh nguồn vốn vay của công ty. Công ty SPC được thành lập từ trước năm 90, là một trong những cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sớm nhất cả nước, công ty có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và không ngừng tăng lên. Ban đầu là một nhà máy, chỉ sản xuất nhỏ với dây chuyền công nghệ của công ty Phone Poulenc. Đến nay công ty đã có hai xí nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản xuất liên tục đáp ứng nhu cầu khách hang, một tòa nhà trụ sở chính của công ty tại quận 7- Tp. HCM, một nông trại trồng hoa, ngoài ra còn có hệ thống toà nhà các chi nhánh và công ty tại Lào và Campuchia. Hai cơ sở sản xuất với dây chuyền công nghệ nhập khẩu hiện đại, hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, các thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo an toàn. Công ty còn trang bị hệ thống Fax, máy tính văn phòng cho các nhân viên văn phòng. Giám đốc chi nhánh, văn phòng đại diện được trang bị máy tính xách tay, xe ôtô phục vụ đi lại, công tác. Nhân viên thị trường được công ty bảo lãnh mua máy tính xách tay trả góp. Có thể nói công ty đã trang bị đầy đủ các thiết bị cho nhân viên đảm bảo việc thực hiện công việc. Sau đây là hệ thống các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nhân viên tính đến năm 2009.
Chủng loại
Số lượng
Chủng loại
Số lượng
1. Máy tính văn phòng
220
4. Điều hoà
120
2. Máy Fax
48
5. Điện thoại
400
3. Máy tính xách tay
- Của công ty
- Bảo lãnh nhân viên
200
50
150
6. Ôtô
- Ôtô chở khách
( thuê tài chính)
- Ôtô vận chuyển
81
25
10
56
Nguồn: Phòng kế toán
2.1.6. Đặc điểm kênh phân phối
Kênh phân phối có chức năng đưa sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua các trung gian phân phối. Có hai loại kênh phân phối, kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Mỗi loại kênh có ưu nhược điểm cũng như phù hợp với từng loại hàng hóa khác nhau. Kênh phân phối trực tiếp phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh có thị trường tập trung, sản phẩm có giá trị lớn, ngược lại kênh phân phối gián tiếp lại phù hợp với sản phẩm đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng rãi, khách hàng phân bố rải rác.
Công ty
Người tiêu dùng cuối cùng
Đại lý
Chi nhánh, Văn phòng đại diện
`
Nguồn: Phòng kinh doanh
Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật Saigon chuyên sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật, khách hàng mục tiêu là người nông dân phân bố rải rác trên cả nước, Việc công ty lựa chọn kênh phân phối gián tiếp là phù hợp với sản phẩm của công ty. Thông qua các trung gian: chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mỗi chi nhánh hoạt động trên một khu vực địa lý nhất định, phân phối sản phẩm cho các đại lý từ đó các đại lý bán cho người tiêu dùng. Công ty còn trực tiếp bán sản phẩm cho các đại lý tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Hệ thống kênh phân phối rộng khắp giúp công ty tiếp cận chặt chẽ với thị trường, đồng thời đẩy hàng hóa dịch vụ của mình đi xa, tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty
Thị trường của công ty:
Trong những năm gần đây, thị trường thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam tương đối phát triển. Một phần là do người dân có trình độ hơn, hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt cũng như kỹ thuật bảo vệ thực vật nâng cao năng suất cây trồng. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện nay còn rất tiềm năng, tốc độ tăng trưởng trong ngành năm 2000-2004 là 5%, năm 2004-2008 là 0.87%. Tốc độ tăng trưởng mấy năm gần đây giảm so với những năm trước, một phần là do diện tích đất nông nghiệp giảm để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất công nghiệp.
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật là rất lớn, tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên một đơn vị diên tích đất ở Việt Nam còn thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Ngành thuốc bảo vệ thực vật còn phát triển trong tương lai.
Khách hang cuối cùng của công ty chính là nông dân, người sản xuất nông nghiệp. Người nông dân Việt Nam hiện nay chủ yếu sản xuất dựa trên kinh nghiệm, không nắm được các biện pháp kỹ thuật bảo vệ cây trồng một cách hiệu quả. Việc sử dụng thuốc tràn lan, không theo đúng quy định làm cho thuốc không phát huy được hiệu quả. Chính vì vậy, việc bán sản phẩm thôi còn chưa đủ mà còn phải hướng dẫn cách thức sử dụng sao cho thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Công ty đã cho triển khai các chương trình giúp đỡ nông dân về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ngày nay không phải là sản phẩm độc quyền của các công ty quốc doanh mà là ngành nghề được khuyến khích đầu tư. Chính vì thế cạnh tranh trong ngành là khốc liệt và gay gắt. Hiện nay Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp và 70 xưởng gia công các loại thuốc bảo vệ thực vật. Không kể đến các công ty nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Sản phẩm thuốc từ Trung Quốc sang Việt Nam thông qua con đường tiểu ngạch chiếm đến 30- 35% toàn thị trường. Để đảm bảo tồn tại và phát triển buộc công ty không ngừng đổi mới, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm đặc biệt là việc quảng bá hình ảnh của công ty đến người nông dân. Công ty đã thực hiện nhiều kế hoạch phục vụ cho việc chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay công ty chiếm đến hơn 10% thị trường thuốc bảo vệ thực vật, đứng đầu là công ty cổ phần bảo vệ thực vật An giang với 24% thị phần.
Tình hình tài chính của công ty
Tài chính doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Bản báo cáo tài chính cho ta thấy được các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, từ đó đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tình hình tài chính có ổn định mới tạo được lòng tin với nhà đầu tư, bạn hàng.
Bảng 5: Cơ cấu vốn của Doanh Nghiệp
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
1. Bố trí cơ cấu tài sản(TS)
+ TSCĐ/ Tổng TS
+ TSLĐ/ Tổng TS
12,1
87,9
12,6
87,4
20,1
79,9
18,3
81,7
2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn (NV)
+ Nợ phải trả/ Tổng NV
+ Vốn CSH/Tổng NV
51,6
48,4
61,8
38,2
58
42
56,9
43,1
Nguồn: Phòng Kế toán
Công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, tỷ trọng TLCĐ trên tổng tài sản chiếm đến 80% giúp việc sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, đảm bảo khả năng thanh toán. Trong đó nguồn phải thu ngắn hạn và tồn kho có xu hướng giảm, phải thu ngắn hạn trên tổng tài sản lưu động năm 2006 là65,6%, năm 2009 còn 35,9%, tồn kho trên tài sản lưu động năm 2006 là 30,1% đến năm 2009 còn 23%. Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty ngày càng tăng, nguyên nhân là do công ty luôn chú ý cải tiến, đầu tư trang thiết bị vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm dần, tỷ trọng cũng như giá trị nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên, nguyên nhân là do công ty làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao. Tình hình tài chính công ty lành mạnh, tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 40% tổng nguồn vốn đảm bảo mức độ chủ động về nguồn vốn, số vốn chủ sở hữu không những đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản cố định mà còn đáp ứng một phần vốn lưu động thường xuyên giúp doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty luôn thực hiện tốt việc trích các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi đồng thời thực hiện tốt việc thanh toán các khoản nợ tạo uy tín với đối tác.
Với chiến lược lâu dài trở thành công ty dịch vụ nông nghiệp nhiệt đới hàng đầu, Nơi tiên phong ứng dụng các phát minh và công nghệ mới. Đồng thời lấy sự thỏa mãn của khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng là mục tiêu của sự phát triển. Trong những năm qua công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng mặc dù cuộc suy thoái thế giới đang diễn ra.
Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006- 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ têu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1.Doanh thu BH&CCDV
696.064
833.477
1.119.133
1.548.843
2.Các khoản giảm trừ
22.434
8.980
40.529
69.027
3. Doanh thu thuần
673.630
824.497
1.078.604
1.479.816
4. Giá vốn hàng bán
520.828
618.275
812.804
1.040.375
5. Lợi nhuận gộp
152.802
206.222
265.800
439.441
6. Doanh thu hoạt động tài chính
2.268
2.753
7.289
17.108
7. Chi phí tài chính
4.953
7.000
38.530
59.504
8. Chi phí bán hàng
57.203
90.637
107.023
184.480
9. CP quản lý
38.756
51.798
51.919
85.344
10. Lợi nhuận từ HĐKD
54.158
59.540
75.611
127.221
11. Thu nhập khác
1.170
6.946
9.123
4.149
12. Chi phí khác
554
5.761
7.941
4.259
13. Lợi nhuận khác
616
1.185
1.182
(110)
14. Tổng lợi nhuận
54.774
60.725
76.793
127.111
Nguồn: Phòng Kế toán
Trong giai đoạn năm 2006- 2009 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu ngày càng lớn: năm 2007 so với năm 2006 tăng 119,7%, năm 2008 so với 2007 là 134,28%, 2009 so với 2008 là 138,4%. Doanh thu tăng song các khoản giảm trừ như tỷ lệ trả lại hàng, chiết khấu do sản phẩm cạnh tranh kém so với sản phẩm cùng loại trên thị trường cũng tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng các khoản giảm trừ chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Lợi nhuận của công ty cũng có xu hướng tăng lên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình trong giai đoạn 2006- 2009 đạt 134,28%. Các khoản chi phí tăng lên cùng với việc tăng doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận. Trong những năm gần đây, diện tích đất đai sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quy hoạch các khu công nghiệp, nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật giảm. Năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên công ty thực hiện tốt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận, lợi nhuận năm 2009 đạt 127 tỷ đồng tăng 65,5% so với năm 2008.
Vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
TSLĐ bình quân
Năm
2006
2007
2008
2009
Doanh thu thuần
696.064
833.477
1.119.133
1.548.843
TSCĐ bq
556.851
694.564
841453
1.046.516
Vòng quay VLĐ
1,25
1,20
1,33
1,48
Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty qua việc sử dụng tài sản lưu động. Cho ta biết được một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số vòng quay càng lớn cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả cao, tỷ lệ thấp hoạt động kém hiệu quả. Chỉ số vòng quay vốn lưu động của công ty khá thấp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao, tình trạng thâm dụng vốn còn khá lớn. Tuy nhiên số vòng quay có xu hướng tăng lên điều đó chứng tỏ rằng công ty đã có những biện pháp tốt quản lý vốn.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty, bên cạnh việc phân tích các yếu tố trên, việc xem xét chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) rất quan trọng. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn hiệu quả, công ty có chỉ số ROE càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Thông qua chỉ số ROE các nhà đầu tư đánh giá xem xét với chỉ số của các công ty khác và của ngành trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư. ROE = Lợi nhuận sau thuế và cổ tức cổ phần ưu đãi/ Vốn chủ sở hữu. Năm 2009, sau hơn một năm cổ phần hóa, công ty có chỉ số ROE hợp lý đạt 23%.
2.2.2. Ưu điểm và hạn chế hoạt động kinh doanh của công ty.
Ưu điểm
Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon được thành lập năm 1989, tiền thân là nhà máy thuốc trừ sâu Saigon. Công ty hoạt động sản xuất ba sản phẩm với 30 nhân viên. Đến nay, công ty có hệ thống kênh phân phối rộng khắp trong và ngoài nước với hơn 20 chi nhánh, các văn phòng đại diện và hàng nghìn đại lý. Bên cạnh đó công ty còn có siêu thị nông nghiệp, xí nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại thành phố Hồ Chí Minh, một nông trại hoa hồng tại Đà Lạt . Sự phát triển đó là do công ty có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, đội ngũ nhà quản lý giỏi có tầm nhìn xa và đội ngũ nhân viên tâm huyết, nhiệt tình. Công ty luôn đặt sự thỏa mãn của khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng là mục tiêu chính. Bên cạnh việc phát triển sản xuất kinh doanh doanh nghiệp còn tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường, bảo đảm an toàn, sức khỏe của các thành viên, khách hàng và cộng đồng luôn là mối quan tâm hàng đầu của công ty.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty cổ phần bảo vệ thực vật Saigon luôn có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ban đầu là nhà máy sản xuất trực thuộc chi cục bảo vệ thực vật Tp Hồ Chí Minh, sau quá trình hoạt động hiệu quả đã được quyết định chuyển thành Xí nghiệp thuốc trừ sâu Sai Gòn, đến công ty thuốc trừ sâu Saigon, Công ty TNHH một Thành viên Bảo Vệ Thực Vật Saigon nay là công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon. Mỗi lần đổi tên là một sự phát triển mới của công ty,phù hợp với sự phát triển của công ty để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Doanh thu của Công ty liên tục tăng, tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, doanh thu năm 2009 của công ty đạt 1.548.843 triệu đồng, tăng 38,4% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu đáng mừng, một kết quả đáng ghi nhận rất ít doanh nghiệp đạt được.
Với hơn ba sản phẩm thuốc trừ sâu năm 1989, đến nay công ty có 80 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật các loại như thuốc trừ sâu với 37 sản phẩm, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ bệnh. Bên cạnh đó công ty còn đa dạng ngành nghề kinh doanh ngoài thuốc Bảo vệ thực vật còn cung cấp giống cây trồng, phân bón cao cấp, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng thị trường công ty ngày càng được mở rộng. Từ việc chỉ sản xuất cung cấp cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay sản phẩm của công ty không những phân phối rộng khắp cả nước mà còn mở rộng sang thị trường nước ngoài. Từ năm 2005 đến nay, công ty liên tục được bình chọn Hàng VIệt Nam chất lượng cao. Được chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO IEC 17025.
Hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất: Công tác nghiên cứu thị trường có phòng chức năng riêng biệt, tuy nhiên việc nghiên cứu thị trường còn yếu kém. Thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay còn rất tiềm năng, tuy nhiên công ty chưa khai thác được: thị phần thuốc bảo vệ thực vật của công ty chiếm trên 10%. Bên cạnh đó, thị trường nước ngoài còn rất hạn chế mới chỉ có ở vài nước Đông Nam Á, cần phải nghiên cứu mở rộng ra thị trường các nước khác.
Thứ hai: Hiện nay nguyên vật liệu của công ty chủ yếu nhập khẩu từ các nước khác, giá nguyên liệu cao đẩy giá thành sản phẩm lên làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới gặp khó khăn, sản phẩm mới đưa ra thị trường còn ít không đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tình trạng san chiết sản phẩm, gia công đóng gói rồi bán ra thị trường vẫn tồn tại. Nguyên nhân là do kỹ thuật, công nghệ của công ty cũng như trong nước còn hạn chế, trình độ cán bộ nghiên cứu còn yếu.
Thứ ba: Các chỉ tiêu báo cáo tài chính của công ty còn nhiều bất cập. Vòng quay vốn lưu động còn thấp trên 1%, hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao. Hệ số thanh toán nhanh = (tiền+các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn là trên 1, đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ từ nguồn tiền và các khoản phải thu. Hệ số lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán ,song khả năng thanh toán không ổn định chưa đảm bảo việc thực hiện thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nếu có yêu cầu.
Thứ tư: Việc quảng bá sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Các chương trình khuyến mại chủ yếu hướng đến các đại lý, chương trình cộng đồng còn rất ít. Khách hàng biết đến sản phẩm của công ty chủ yếu là sự giới thiệu của các đại lý, công ty chưa đi sâu vào việc quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng. Công tác bảo vệ môi trường sức khỏe và an toàn lao động còn nhiều bất cập, năm 2008 công ty phải đóng cửa xí nghiệp thuốc bảo vệ thực vật tại Thanh Hóa do ô nhiễm môi trường.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SAIGON
3.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành nghề kinh doanh chính của công ty
3.1.1. Cơ hội
Thuốc bảo vệ thực vật là mặt hàng không thể thiếu trong ngành trồng trọt ở Việt Nam, do đặc tính khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho cây trồng phát triển đồng thời cây trồng xuất hiện nhiều loại bệnh. Thuốc bảo vệ thực vật đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân. Hiện nay ngành thuốc BVTV trong nước còn nhiều tiềm năng cần được khai thác, tốc độ tăng trưởng của ngành tương đối cao khoảng 5%/ năm trong giai đoạn 2001- 2008, mức tiêu thụ thuốc BVTV đã ngang bằng với các nước trong khu vực. Nhu cầu về thuốc BVTV cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm với giá trị ước tính 500 triệu USD.
Nguồn cung nguyên liệu thuốc BVTV hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, thuốc BVTV Trung Quốc chiếm đến 30% thị trường. Song vài năm trở lại đây Trung Quốc đã cho đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất thuốc BVTV tránh tình trạng ô nhiễm môi trường. Năm 2009, chính sách này đã làm khoảng 772 nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đóng cửa và làm cho sản lượng năm 2009 giảm khoảng 14,5% so với năm 2008. Sang năm 2010, số doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc phải đóng cửa có thể sẽ lên tới 1.942 doanh nghiệp. Tạo cơ hội cho ngành sản xuất trong nước phát triển.
Nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu là nhập khẩu do ngành sản xuất hóa chất Việt Nam chưa phát triển. Những năm trở lại đây, chính phủ đã đầu tư phát triển ngành hóa dược trong nước nhằm chủ động trong việc sản xuất thuốc trong nước, cung cấp các loại nguyên liệu cho thị trường thuốc BVTV. Nguồn nguyên liệu được cung ứng trong nước không phụ thuộc nhập khẩu nước ngoài giúp công ty chủ động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí thu mua, giảm giá thành sản phẩm.
3.1.2. Thách thức
Kinh tế thế giới: Hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, công ty chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới. Đi vào hoạt động từ những năm 90 của thế kỷ 20, công ty đã chứng kiến hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1997 và gần đây nhất là năm 2008. Khủng hoảng kinh tế khiến cho sản xuất bị ngừng trệ, các doanh nghiệp điêu đứng, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, GDP năm 2009 tăng 5,32% thấp nhất trong những năm gần
Giá nguyên liệu: Việc nhập khẩu nguyên vật liệu làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, việc phụ thuộc vào nguồn hàng nước ngoài khiến công ty không chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chi phí thu mua, dự trữ nguyên vật liệu tăng cao, giá cả biến động ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh khả năng tiêu thụ cũng như doanh thu, lợi nhuận trong ngành. Thị phần thuốc BVTV của công ty chiếm hơn 10% thị trường trong nước, trong đó thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch chiếm hơn 30% thị trường. Vấn đề đặt ra đối với công ty là việc quản lý thu mua, dự trữ nguyên vật liệu một cách tốt nhất, giảm tối đa chi phí trong giai đoạn này.
Khoa học công nghệ: Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu sau đó chế biến gia công đóng gói rồi bán ra thị trường, có ít các doanh nghiệp sản xuất. Nguyên nhân là do trình độ công nghệ còn lạc hậu chưa đủ khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công ty có phòng nghiên cứu phát triển tuy nhiên việc cho ra đời sản phẩm mới là rất hạn chế. Sản phẩm mới trên thị trường do các công ty nước ngoài đưa ra chiếm ưu thế. Vấn đề hiện nay đối với công ty là việc cải tiến đưa ra các sản phẩm mới tương đối trên cơ sở các sản phẩm đã có sẵn trong nước. Đồng thời hợp tác với các trung tâm lớn trên thế giới đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Rủi ro tỷ giá: Công ty nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, sự biến động đồng Việt Nam so với ngoại tệ ảnh hưởng đến công ty. Khi đồng Việt Nam giảm giá, mất nhiều tiền hơn để đổi lấy một ngoại tệ, như vậy công ty sẽ bị thua thiệt một phần lớn ngay khi chưa sản xuất do chênh lệch tỷ giá.
Rủi ro kinh doanh: Thuốc bảo vệ thực vật mặc dù giúp cho cây trồng có thể tăng trưởng nhanh hơn và đạt được năng suất cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức sẽ gây hại cho môi trường sống và sức khoẻ của con người. Trong trường hợp thuốc bảo vệ thực vật bị hạn chế sử dụng để đảm bảo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thì nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể sẽ giảm sút.
3.2. Phương hướng phát triển của công ty.
3.2..1. Mục tiêu của công ty trong năm 2010
Phát triển bền vững, thỏa mãn khách hàng là mục tiêu hàng đầu của công ty. Để thực hiện tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 trở thành công ty dịch vụ nông nghiệp nhiệt đới hàng đầu, nơi tiên phong ứng dụng các phát minh và công nghệ mới. Công ty đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu trung hạn, từ đó lập kế hoạch ngắn hạn cụ thể cho từng thời kỳ. Sau đây là kế hoạch của công ty trong năm 2010.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị
% tăng trưởng
1
Tổng doanh thu
-Thuốc trừ sâu
-Thuốc trừ bệnh
-Thuốc trừ cỏ
-Sản phẩm khác
Tr đ
”
”
”
”
2.220.000
1.198.800
299.700
499.500
222.000
41,4%
2
Tổng chi phí
2.050.000
42%
3
Lợi nhuận trước thuế
“
170.000
33,8%
Về doanh thu: Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, công ty có tốc độ tăng doanh thu là 138,6%. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,32%, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng dương cao nhất thế giới. Năm 2010 mặc dù suy thoái kinh tế vẫn còn tồn tại song nền kinh tế thế giới đã bắt đầu đi vào ổn định. Kế hoạch doanh thu năm 2010 đạt 2220 tỷ đồng tăng 41,4% so với năm 2009, trong đó doanh thu thuốc trừ sâu là 1.198,8 tỷ, doanh thu thuốc trừ bệnh là 299,7 tỷ, thuốc trừ cỏ là 499,5 tỷ và các loại sản phẩm khác đạt 222 tỷ đồng. Chỉ tiêu doanh thu phù hợp với nhu cầu sản phẩm trên thị trường về các loại thuốc và cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp.
Về lợi nhuận: Năm 2010 lợi nhuận đạt 170 tỷ, tăng 33,8% so với năm 2009. Công ty luôn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trên 30%. Để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận cao cần có các biện pháp giảm chi phí.
3.2.2. Các biện pháp thực hiện mục tiêu
Công tác nghiên cứu thị trường: Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ với các công ty trong nước mà còn các công ty nước ngoài. Việc theo đuổi chiến lược lâu dài và đảm bảo thực hiện kế hoạch đặt ra, một trong những công việc đầu tiên và đóng vai trò quyết định là công tác nghiên cứu thị trường từ đó xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing của công ty. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp tìm kiếm được các thị trường tiềm năng giúp mở rộng thị trường, tăng doanh thu, thị phần thị trường. Không những phát triển thị trường trong nước, công ty cần đẩy mạnh hoạt động sang thị trường thế giới, đây là thị trường tiềm năng mà công ty mới chỉ khai thác được một phần nhỏ.
Công tác nghiên cứu phát triển: Việc nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới là công việc hết sức quan trọng. Thấy được tầm quan trọng trong việc phát triển sản phẩm mới, công ty có kế hoạch đầu tư công nghệ mới cho phòng nghiên cứu phát triển, đồng thời cử cán bộ đi học nâng cao kiến thức. Không những vậy, phòng còn phải nghiên cứu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, thay thế nguyên liệu đang phải nhập khẩu tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Công tác vật tư đặc biệt là nhập khẩu nguyên vật liệu cần có kế hoạch chặt chẽ. Cần nghiên cứu sự biến động của thị trường nguyên vật liệu, sự thay đổi tỷ giá giao dịch trên thị trường từ đó đưa ra kế hoạch mua từng thời kỳ một cách hợp lý. Không những giảm tổn thất mà còn có lợi khi tỷ giá thay đổi. Bên cạnh đó cần nghiên cứu thị trường, tìm ra nguồn nguyên liệu mới đáp ứng tốt nhu cầu công ty tránh tình trạng phụ thuộc.
Tình hình quay vòng vốn: trong những năm trước vòng quay vốn lưu động của công ty là 1, điều đó cho thấy việc sử dụng vốn lưu động chưa có hiệu quả, công ty bị chiếm dụng vốn lớn. Trong năm 2010 cần đẩy mạnh bán hàng, tránh tình trạng để nợ quá lớn. Công ty cần đưa ra các giải pháp thu hồi vốn nhanh chóng như: tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán ngay hoặc không để nợ quá lâu.
Quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty là một việc làm quan trọng, góp phần rất lớn vào việc mở rộng thị trường cũng như tăng doanh thu tiêu thụ. Hiện nay việc quảng bá hình ảnh của công ty còn hạn chế. Trong năm 2010 cần phải đẩy mạnh hoạt động này như: tổ chức các hội nghị hội thảo tại các tỉnh; thực hiện quảng cáo trên các kênh truyền thông; tài trợ cho các chương trình khuyến nông; tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật bảo vệ thực vật cho nông dân.
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật Saigon đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Với hơn 20 năm hoạt động trong ngành thuốc Bảo vệ thực vật, công ty đã tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường. Công ty có một hệ thống phân phối trên cả nước và nước ngoài tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng quy mô doanh nghiệp. Doanh thu qua các năm liên tục tăng, chỉ tiêu kế hoạch năm sau luôn lớn hơn năm trước. Trong nhiều năm liền công ty liên tục nhận được bằng khen, cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Tp.HCM, huân chương lao động hạng II, III của Chủ Tịch Nước về thành tích xuất sắc trong công tác. Chủ trương phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường, sự thỏa mãn của khách hàng, cộng đồng, đối tác, nhà đầu tư là mục tiêu của sự phát triển. Trở thành công ty dịch vụ nông nghiệp nhiệt đới hàng đầu, nơi tiên phong ứng dụng các phát minh và công nghệ mới là đích đến của công ty năm 2020.
Trên đây là những thông tin mà em đã thu thập được tại công ty Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội sau một thời gian thực tập. Em cam kết các thông tin trên là hoàn toàn đúng.Trong quá trình viết báo cáo, do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo , ThS.Nguyễn Kế Nghĩa cho báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này trong thời gian vừa qua
TÊN ĐỀ TÀI DỰ ĐỊNH THỰC HIỆN
1. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Miền Bắc của Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật Saigon, chi nhánh Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1571.doc