Tài liệu Đề tài Tổng quan về chất thải rắn: MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
Định nghĩa chất thải rắn
Phân loại chất thải rắn
Theo quan điểm thông thường
Theo công nghệ quản lý, xử lý
Tác hại của chất thải rắn
Đối với sức khoẻ cộng đồng
Làm giảm mỹ quan đô thị
Làm ô nhiễm môi trường
Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Phân loại và xử lý cơ học
Công nghệ thiêu đốt
Công nghệ xử lý hoá-lý
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
CHƯƠNG 2- HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TRÊN KHU VỰC HÀ NỘI
2.1. Hà Nội với vấn đề quản lý rác thải hiện nay
2.2. Một số đề xuất trong vấn đề quản lý chất thải rắn ở khu vực Hà Nội
2.2.1. Hà Nội xây dựng kế hoạch hành động 3R
2.2.2. Hệ thống tái chế thân thiện với môi trường
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận của quá trình đô thị hóa như tạo ra những cơ sở vật chất cần thiết để ứng dụng những thành tựu khoa học mới nhất chế tạo những sản phẩm công nghệ cao phục vụ ...
20 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổng quan về chất thải rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
Định nghĩa chất thải rắn
Phân loại chất thải rắn
Theo quan điểm thông thường
Theo công nghệ quản lý, xử lý
Tác hại của chất thải rắn
Đối với sức khoẻ cộng đồng
Làm giảm mỹ quan đô thị
Làm ô nhiễm môi trường
Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Phân loại và xử lý cơ học
Công nghệ thiêu đốt
Công nghệ xử lý hoá-lý
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
CHƯƠNG 2- HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TRÊN KHU VỰC HÀ NỘI
2.1. Hà Nội với vấn đề quản lý rác thải hiện nay
2.2. Một số đề xuất trong vấn đề quản lý chất thải rắn ở khu vực Hà Nội
2.2.1. Hà Nội xây dựng kế hoạch hành động 3R
2.2.2. Hệ thống tái chế thân thiện với môi trường
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận của quá trình đô thị hóa như tạo ra những cơ sở vật chất cần thiết để ứng dụng những thành tựu khoa học mới nhất chế tạo những sản phẩm công nghệ cao phục vụ đời sống, hình thành một thị trường rộng lớn và năng động thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển xã hội nhanh chóng, là những tiêu cực không thể tránh khỏi như gia tăng liên tục số lượng chất thải rắn, chất thải nước và chất thải khí vào môi trường, các loại chất thải này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân tại khu vực gây nên ô nhiễm nguồn nước, không khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại bệnh tật phát triển.
Trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nói trên, chúng tôi xin đề cập đến một trong số những tác nhân gây ô nhiễm không khí mà hiện nay Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đang gặp phải, đó là chất thải rắn. Mỗi năm trung bình cả nước có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trong đó chỉ ở Hà Nội đã là 730.000 tấn chiếm khoảng 5% lượng rác thải rắn cả nước, một con số rất lớn so với diện tích eo hẹp ở khu vực này và dự báo số lượng này sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì lý do đó mà vấn đề xử lý rác thải đã trở thành vô cùng cấp thiết đối với Hà Nội.
Nếu không xử lý phù hợp và kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Chính vì vậy qua bài này chúng tôi muốn đưa ra những đánh giá về mức độ ảnh hưởng của rác thải rắn trong sinh hoạt đối với môi trường tại các khu đô thị nói chung và ở Hà Nội nói riêng và tình hình xử lý chất thải rắn ở khu vực Hà Nội.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 2 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ CHẤT THẢI RẮN
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TRÊN KHU VỰC HÀ NỘI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
ĐỊNH NGHĨA VỀ CHẤT THẢI RẮN.
Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người.
Các nguồn sinh ra chất thải rắn:
-Từ mỗi cơ thể.
-Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…), phần lớn do sinh hoạt.
-Từ thương mại (các cửa hàng, chợ…)
-Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)
-Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)
-Từ nông nghiệp.
-Từ các nhà máy xử lý rác.
Bảng 1.1 cho ta hiểu rõ hơn về các nguồn sinh ra chất thải rắn
Nguồn
Nơi sinh ra chất thải rắn
Loại chất thải rắn
Dân cư
Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao tầng, khu tập thể…
Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác
Thương mại
Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở buôn bán, sửa chữa…
Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác
Công nghiệp,xây dựng
Từ các nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng…
Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại
Khu trống
Công viên, đường phố, xa lộ, sân chơi, bãi tắm, khu giải trí…
Các loại chất thải bình thường
Nông nghiệp
Đồng ruộng, vườn ao, chuồng trại…
Phân rác, rơm rạ, thức ăn, chất thải nguy hiểm
Khu vực xử lý chất thải
Từ các quá trình xử lý nước thải, xử lý công nghiệp
Các chất thải, chủ yếu là bùn, cát đất…
Bảng 1.1. Các nguồn sinh ra chất thải rắn
Nhờ việc đánh giá tìm hiểu các nguồn phát sinh ra chất thải rắn, góp phần cho việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí.
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN.
Theo quan điểm thông thường:
- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…
- Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại…
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp…
- Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa…là rác xây dựng.
- Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…
- Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật.
Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp.
Theo công nghệ quản lý, xử lý.
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Việc phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm..
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
1. Các chất cháy được:
Giấy
Hàng dệt
Rác thải
Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ…
Chất dẻo
Da và cao su
Các vật liệu làm từ giấy
Có nguồn gốc từ các sợi
Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm…
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su
Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh…
Vải, len, bì tải, bì nilon…
Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô…
Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, thang, giường, đồ chơi, vỏ dừa…
Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện, bì nilon…
Bóng, giầy, ví, băng cao su…
2. Các chất không cháy được
Các kim loại sắt
Các kim loại không phải là sắt
Thủy tinh
Đá và sành sứ
Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Các vật liệu không bị nam châm hút
Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh
Các loại vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ…
Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng…
Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn…
Vỏ trai, xương, gạch, đá gốm…
3. Các chất hỗn hợp
Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm
Đá cuội, cát, đất, tóc…
Bảng 1.2. Phân loại chất thải rắn theo công nghệ quản lý, xử lý
TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN.
Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Môi trường không khí
Rác thải (Chất thải rắn)
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, ...)
- Thương nghiệp
- Tái chế
Nước mặt
Nước ngầm
Môi trường đất
Người, động vật
Bụi,CH4, NH3, H2S
Qua đường hô
hấp
Qua chuỗi
thực phẩm
Ăn uống, tiếp xúc qua da
Kim loại nặng, chất độc
Hình 1.1 : Sơ đồ biểu diễn ảnh hưởng chất thải rắn đối với sức khoẻ con người
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan tới yếu tố môi trường bị ô nhiễm.
Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra.
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.
1.3.2. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị.
Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư trong đô thị.
Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất thải, gây ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội.
1.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch…làm quá tải thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị ngập.
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, chất thải bệnh viện.
Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất, nước, không khí.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN.
Để hạn chế việc ô nhiễm do thải các chất thải rắn, hiện nay ở nhiều nước đã có các biện pháp xử lý chất thải rắn rất nghiêm ngặt như: phân loại các chất thải, tận dụng và thu hồi lại các chất thải, xử lý các chất thải độc hại nguy hiểm bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn chất thải ở hố chôn có kĩ thuật, có lớp ngăn cách với đất, có lớp bao phủ bề mặt, có đường thoát và tiêu nước bề mặt và sử dụng hợp lí các vùng mỏ đã khai thác nhằm hạn chế ô nhiễm.
Để xử lý chất thải rắn đang là vấn đề mà các tỉnh trong cả nước hết sức quan tâm. Lâu nay rác thải thường được chôn lấp tại các khu rác thải hở theo hình thức tự phát, hầu hết các bãi rác thải này đều được chôn lấp rất thiếu vệ sinh, và do diện tích chôn lấp hẹp và gần khu vực dân cư nên gây ô nhiễm và những tác động đến môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Không những thế tốc độ đô thị hoá và sự tăng dân số càng làm cho việc quản lý chất thải rắn ngày càng khó khăn hơn. Chính vì vậy việc lựa chọn công nghệ xử lý và quy hoạch bãi chôn lấp hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường.
Công nghệ xử lý chất thải rắn thường được phối hợp giữa chôn lấp và đốt hay sản xuất phân vi sinh. Việc lựa chọn công nghệ phù hợp cần được xem xét trên cả hai phương diện kinh tế lẫn môi trường
Có 4 phương pháp chính thường được ứng dụng kết hợp trong các mô hình xử lý chất thải rắn hiện nay.
1.4.1. Phân loại và xử lý cơ học
Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt, nghiền, sang, tuyển từ, truyền khí nén….Ví dụ: các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối xyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hoà tan để xử lý hoá học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt.
1.4.2. Công nghệ thiêu đốt
Đốt là quá trình oxy hoá chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng. Theo các tài liệu kĩ thuật thì khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông thường cao hơn 10.0000C); yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy-xoáy.
Công nghệ này có nhiều ưu điểm: khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.
1.4.3. Công nghệ xử lý hoá-lý
Công nghệ này là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hoá học để làm thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại chất thải nguy hại như: dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi…
Biện pháp này chỉ thực sự có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể thu hồi sản phẩm từ chất thải. Một số biện pháp hoá-lý thông dụng trong xử lý chất thải như sau:
+ Trích ly: Là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ một dung môi có khả năng hoà tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó. Trong xử lý chất thải, quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có lẫn trong chất thải dầu mỡ, dung môi, hoá chất bảo vệ thực vật.
+ Chưng cất: Là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khác nhau của mỗi cấu tử chứa trong hỗn hợp đó, bằng cách lặp đi lặp lại bay hơi và ngưng tụ. Quá trình chưng cất dựa trên cơ sở là các cấu tử của hỗn hợp lỏng có áp suất hơi khác nhau, khi đun nóng, những chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước và được tách riêng ra khỏi hỗn hợp.
+ Kết tủa, trung hoà: dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữa chất bẩn và hoá chất để tách kết tủa ra khỏi dung dịch. Quá trình này thường được ứng dụng để tách các kim loại nặng trong chất thải lỏng ở dạng hydroxit kết tủa hoặc muối không tan.
+ Oxi hoá-khử: là quá trình sử dụng các tác nhân oxy hoá-khử để tiến hành phản ứng oxy hoá-khử, chuyển chất hại độc hại thành không độc hại hoặc ít độc hại hơn.
1.4.4. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu huỷ chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Theo công nghệ này, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất hai lớp lót chống thấm,có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.
Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phải cách xa khu dân cư lớn hơn 5 km; giao thông thuận lợi, nền đất phải ổn định, chống thấm tốt, mực nước ngầm thấp…
Việc xây dựng hố chôn lấp phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas…
Để tăng cường hiệu quả sử dụng hố chôn việc chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại thường kết hợp với cố định và hoá rắn chất thải trước khi chôn thông qua việc đưa thêm những chất liệu khác vào chất thải để làm thay đổi tính chất vật lý, tăng sức bền, giảm độ hoà tan…. Biện pháp này cũng thường được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp cải tạo sinh học hay đốt chất thải. Vật liệu để đóng rắn phổ biến là ximăng, hoặc có thể trộn thêm vào đó một vài chất vô cơ khác để tăng độ ổn định và kết cấu. Tỷ lệ ximăng trộn nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng loại chất thải nguy hại cụ thể.
Trên đây là các giải pháp công nghệ có tính chọn lọc nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải ngay tại nguồn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hoặc cũng có thể áp dụng ở những quy mô lớn hơn trong vùng khi điều kiện cho phép.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TRÊN KHU VỰC HÀ NỘI
2.1. HÀ NỘI VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI HIỆN NAY.
Hình 2.1. Hình biểu diễn đặc điểm địa lý khu vực Hà Nội
Thành phố Hà Nội với số dân khoảng 3,5 triệu người và lượng chất thải rắn tạo ra năm 2003 vào khoảng 620.000 tấn chất thải sinh hoạt. Tính bình quân lượng chất thải tạo ra trên đầu người là 0,57 kg/ngày, tỷ lệ này thấp hơn các thành phố lớn trong khu vực châu Á với tỉ lệ trung bình từ 0,9 đến 1,5 kg/người/ngày.
Với sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống được nâng cao, lượng chất thải rắn tạo ra cũng sẽ tăng tương ứng. Lấy ví dụ, tính từ năm 2000 đến năm 2003, tỉ lệ chất thải rắn ở thành phố Hà Nội tăng 9%. Nếu tỉ lệ này tăng liên tục, thì lượng chất thải rắn ước tính khoảng 1 kg/ngày/người vào cuối thập kỷ này tương đương với các thành phố lớn của châu Á. Đây sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các bãi chôn lấp và chất lượng của môi trường
Chất thải hữu cơ tại Hà Nội chiếm khoảng 42 đến 51% lượng chất thải rắn. Nếu lượng chất thải hữu cơ được chuyển thành dạng sản phẩm có giá trị thì lượng chất thải đổ ra các bãi chôn lấp sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng mang lại những lợi ích đáng kể do việc giảm chi phí xử lý nước rác tạo ra từ chất thải hữu cơ tại các bãi chôn lấp. Đồng thời đây cũng là một mô hình cho một hệ thống và cơ cấu quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả. Một điểm quan trọng hơn là có thể tạo ra giá trị từ chất thải đã bị loại bỏ, giảm chi phí cho việc xử lý rác, đồng thời tạo ra một mô hình sinh thái bền vững tại thủ đô.
Hiện nay Hà Nội có 5 bãi chôn lấp nhưng chỉ có bãi rác Nam Sơn và bãi Lâm Du đang hoạt động, trong đó bãi rác Lâm Du chủ yếu dùng để chôn lấp rác xây dựng. Bãi rác Nam Sơn, cách thành phố Hà Nội khoảng 65km, mặc dù được quản lý tương đối tốt nhưng việc xử lý nước rác vẫn đang là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, sự tăng đáng kể khối lượng rác hàng năm dẫn đến tình trạng quá tải tại các bãi chôn lấp.
Việc thu thập và tái chế các loại chất thải có thể bán được như giấy, bìa carton, nhựa, nhôm và các kim loại thải khác được thu gom và tái chế. Tuy nhiên, các chất thải hữu cơ không được tái chế, đồng thời cũng không có biện pháp nào để giải quyết được vấn đề này một cách kinh tế hơn là đem chôn lấp hoặc đem thiêu đốt.
Một phần chất thải hữu cơ đã được tận dụng để chế biến thành phân compost tại nhà máy sản xuất phân compost tại Cầu Diễn.
Việc xử lý chất thải hữu cơ trong chất thải rắn đô thị để sản xuất phân compost đang được áp dụng để xử lý chất thải hữu cơ tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn những mặt hạn chế. Một trong những trở ngại chính là mùi phát sinh trong quá trình ủ, quá trình ủ diễn ra trong thời gian dài (36 - 39 ngày). Một trở ngại khác là thị trường sử dụng phân compost sản xuất từ chất thải còn hạn chế do phân compost không đủ thành phần dinh dưỡng để làm phân bón, thường chỉ được sử dụng để cải tạo đất hoặc dùng như lớp đất bề mặt.
Việc đề xuất một công nghệ thích hợp để xử lý các chất hữu cơ thành thức ăn hữu cơ hoặc phân bón sinh học chất lượng cao, thay thế được phân bón hóa học, nâng cao năng suất cây trồng là một trong những vấn đề cần phải quan tâm và triển khai trong tương lai.
2.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HIỆN NAY.
2.2.1. Hà Nội xây dựng kế hoạch hành động 3R.
3R có nghĩa là giảm (reduce), sử dụng lại (reuse) và tái chế (recycle) rác, dựa trên chương trình phân loại rác thải tại nguồn, khuyến khích người dân phân loại rác ngay tại nhà để góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm quỹ đất dành cho chôn lấp rác, từ đó ngăn ngừa các vấn đề làm suy thoái môi trường.
Nội dung của dự án "Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững" là thí điểm phân loại chất thải hữu cơ và xây dựng kế hoạch mở rộng dự án cho toàn thành phố, giáo dục môi trường về 3R với tinh thần chống lãng phí, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng kế hoạch cải thiện hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị.
Dự án này sẽ được thực hiện thí điểm tại phường Phan Chu Trinh (Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội) bắt đầu từ 1/7/2007. Mục tiêu của dự án là làm thay đổi thói quen xả rác bừa bãi của người dân, tiến tới Hà Nội đạt được tỷ lệ giảm thiểu rác thải 30%.
Thực hiện thí điểm tại P.Phan Chu Trinh, Dự án sẽ trang bị cho mỗi gia đình trên địa bàn 2 thùng đựng rác loại nhỏ (thùng màu xanh lá cây có rọ lọc chất lỏng đựng rác hữu cơ, thùng da cam đựng rác vô cơ) và túi cá nhân đựng thực phẩm, hàng hoá thay vì các bà đi chợ dùng túi nilon như hiện nay. Tại mỗi tổ dân phố, Dự án cũng đặt các thùng thu gom màu xanh và màu da cam để các hộ dân có thể đổ rác trực tiếp theo giờ quy định. Đối với rác hữu cơ, sau khi thu gom sẽ vận chuyển từ 16-20h hàng ngày, rác vô cơ thu gom vận chuyển 4 ngày/ tuần.
2.2.2. Hệ thống tái chế thân thiện với môi trường.
Hệ thống tái chế thân thiện với môi trường (ERS) là công nghệ hiện đại nhất, có thể xử lý chất thải thành phân bón và các loại sản phẩm khác như thức ăn gia súc một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đầu vào cho hệ thống có thể là chất thải hữu cơ từ nhà hàng, chợ, hộ gia đình và nhà máy chế biến thực phẩm, qua quá trình chế biến sẽ tạo ra phân bón và các sản phẩm khác như thức ăn gia súc. ERS đă được triển khai áp dụng thành công tại một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc.
Khái niệm cơ bản về hệ thống tái chế thân thiện môi trường được mô tả trong sơ đồ dưới đây.
Hình 2.2. Sơ đồ biểu diễn khái niệm của hệ thống ERS
Như vậy hệ thống ERS này tập trung chủ yếu xử lý và tái tạo giá trị từ phần rác hữu cơ của thành phố. Điều này không những làm giảm lượng rác phải chôn lấp, giảm lượng nước rác phát sinh và mùi từ các loại rác hữu cơ mà còn tạo ra phân hữu cơ cao cấp hoặc thức ăn gia súc tùy theo chất lượng của rác đầu vào. Về mặt công nghệ, hệ thống ERS có một số ưu điểm nổi trội khi so sánh với các hệ thống khác như sau:
Biến chất thải thành nguồn tài nguyên có giá trị
Với hệ thống làm khô ở nhiệt độ thấp, các chất dinh dưỡng từ chất thải sẽ không bị phá hủy. Do đó đầu ra của máy sẽ là thức ăn gia súc có giá trị dinh dưỡng cao và phân bón chất lượng cao. Các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt trong khi đó các vi khuẩn có ích được nuôi dưỡng.
Giảm đáng kể thời gian xử lý
- Thời gian xử lý trong máy chỉ mất từ 2 đến 3 h với nhiệt độ từ 40 – 700C
- Cấu trúc chân không hỗ trợ việc lên men của các thành phần hữu cơ và việc làm khô (sấy cũng nhanh hơn) do quá trình này tăng hoạt động của các vi sinh vật.
Xử lý sạch và an toàn
Toàn bộ quá trình xử lý rác được thực hiện trong thùng kín (air-tigh container).
- Mùi hôi thối, nhiệt và rác thải không phát tán ra ngoài máy.
- Mùi hôi thối không bị thoát ra khỏi máy vì nhiệt được chuyển thành khí lạnh.
- Không sử dụng vi sinh vật ngoại lai, chỉ sử dụng hệ vi sinh vật bản địa.
Đơn giản và kinh tế
- Dễ dàng bảo dưỡng.
- Hoạt động hiệu quả và chất lượng cao.
- Chỉ yêu cầu diện tích nhỏ cho hệ thống hoạt động.
- Hệ thống được thiết kế theo từng modul có thể đặt rải rác ngay trong thành phố mà không cần khu xử lý tập trung, giảm đáng kể chi phí vận chuyển và tiện cho sử dụng.
Chức năng của hệ thống ERS
- Tạo ra phân bón hữu cơ và thức ăn hữu cơ lên men bằng quá trình vi sinh vật.
- Quá trình xử lý liên tục chứ không theo mẻ như các thiết bị truyền thống do vậy giảm đáng kể việc tồn lưu rác tại khu xử lý. Thời gian mỗi mẻ xử lý rất nhanh.
- Có thể điều chỉnh nhiệt độ theo độ ẩm của rác đầu vào và yêu cầu thời gian xử lý.
- Có thể thực hiện quá trình lên men và làm khô một cách độc lập.
- Hiệu quả cao, đòi hỏi ít năng lượng, do đó giảm chi phí cho nhiên liệu.
- Việc xử lý chất thải hoàn toàn không tạo ra mùi.
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và an toàn.
- Hệ thống có tính linh hoạt cao, có thể xử lý nhiều loại rác thải hữu cơ khác nhau
- Độ ổn định và độ bền rất cao, dễ sử dụng.
Khả năng áp dụng hệ thống ERS cho xử lý chất thải hữu cơ của thành phố Hà Nội
Hiện nay công nghệ đang áp dụng cho xử lý chất thải hữu cơ thành phố Hà Nội chủ yếu là chôn lấp tại Bãi Nam Sơn, chỉ một phần nhỏ được chế biến thành phân compost. Hiện tại Hà Nội chỉ có một nhà máy chế biến phân compost tại Cầu Diễn với công suất là 36.360 tấn rác/năm, chỉ xử lý được 8% lượng chất thải hữu cơ của thành phố. Do đó, công nghệ ERS có thể được xem là một công nghệ thích hợp cho xử lý chất thải hữu cơ tại Hà Nội nhằm tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thải đồng thời giải quyết được những vấn đề đang tồn tại như quá tải về sức chứa của các bãi chôn lấp, vấn đề xử lý nước rác, v.v... Việc áp dụng ERS cũng cho phép tận dụng nguồn rác thải bỏ đi thành sản phẩm có giá trị dinh dưỡng là phân bón hữu cơ và thức ăn gia súc.
Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) được sự giúp đỡ của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đang có những nghiên cứu sâu hơn về công nghệ này và khả năng ứng dụng cho thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, quản lý rác thải đô thị là một ngành tổng hợp có tính xã hội rất cao. Để có thể giới thiệu và áp dụng thành công công nghệ ERS cho Hà Nội, cần có sự hỗ trợ của các ban ngành liên quan như Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), các Viện nghiên cứu... trong việc kêu gọi đầu tư, hỗ trợ về chuyên gia và công nghệ. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ chuyển giao về kỹ thuật, công nghệ của các chuyên gia nước ngoài cũng là một yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng thành công công nghệ ERS cho thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Vấn đề quản lý chất thải rắn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một
trong những tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường.
Bên cạnh sự phát triển công nghiệp và hiện đại hóa, sự phát triển đô thị và các khu công nghiệp sẽ phát sinh chất thải rắn của công nghiệp, bệnh viện và rác thải đô thị.
Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người tống ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống... Tác nhân gây nguy hại môi trường của chất thải rắn là rất lớn. Vì vậy vấn đề hiện nay là chúng ta cần đưa ra những giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa học trong và ngoài nước, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường sống nói chung và môi trường không khí nói riêng, vì sức khỏe của con người và của cả xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Cơ sở khoa học môi trường- Lưu Đức Hải
2. Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản
3. Bài viết “Chất thải rắn: mối nguy hiểm rình rập”, tác giả: Mỹ Dung, Báo Người lao động, số ra ngày thứ 3, mùng 4 tháng 12 năm 2007
4. Bài viết “Hà Nội xây dựng kế hoạch hành động 3R”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số ra ngày mùng 5 tháng 12 năm 2007.
5. Bài viết “Áp dụng hệ thống tái chế thân thiện với môi trường - Hướng mới cho xử lý chất thải rắn tại Hà Nội”, tác giả ThS. Hoàng Việt Cường, ThS. Kim Thị Thúy Ngọc, Trung tâm Năng suất Việt Nam.
Tiếng Anh:
1. Global Eco Service – The Junkan Concept : www.jes-japan.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hi7879n tr7841ng ch7845t th7843i r7855n trn khu v7921c h n7897i.doc