Tài liệu Đề tài Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và FDI được nhìn nhận như là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả. Các nước G7 như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, các Nics như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và đặc biệt là láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ là những điển hình dẫn đầu về tiếp nhận vốn FDI. Nguyên nhân là do các nước trên đã tạo lập được một môi trường đầu tư thuận lợi, theo hướng khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Như một xu thế chung ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đều cạnh tranh nhau để thu hút được nhiều nguồn vốn FDI bằng cách không ngừng cải thiện môi trường đầu tư quốc gia, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Hơn nữa các quốc gia thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giớ...
48 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI) đã trở thành xu thế khách quan trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và FDI được nhìn nhận như là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả. Các nước G7 như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, các Nics như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và đặc biệt là láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ là những điển hình dẫn đầu về tiếp nhận vốn FDI. Nguyên nhân là do các nước trên đã tạo lập được một môi trường đầu tư thuận lợi, theo hướng khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Như một xu thế chung ngày nay, tất cả các nước trên thế giới đều cạnh tranh nhau để thu hút được nhiều nguồn vốn FDI bằng cách không ngừng cải thiện môi trường đầu tư quốc gia, tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Hơn nữa các quốc gia thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thường có một môi trường đầu tư rất cạnh tranh để thu hút FDI. Điều này tạo ra nhiều thách thức lớn cho những nước đang phát triển như Việt Nam – thành viên chính thức của WTO từ tháng 1/2007.
Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới hầu giảm bớt thế tụt hậu ở Đông Á, Việt Nam đã tiến những bước dài trong lĩnh vực mở cửa và hội nhập quốc tế. Việt Nam đã thành công trong vài năm đầu của quá trình đổi mới với sức hấp dẫn của một thị trường mới còn bỏ ngõ. Nhưng luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, mà nguyên nhân chính là những lý do yếu kém nội tại, mặc dù có sự châm ngòi của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Một số hãng của nước ngoài đã rút đầu tư khỏi Việt Nam. Nhưng đến cuối năm 2006, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam lại đạt đến mức kỷ lục từ trước đến nay đạt 10,2 tỷ USD, đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh như Intel, Canon,... đã trở lại đầu tư vào Việt Nam, và dự báo nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Như vậy việc xem xét, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nguồn vốn FDI là khách quan và cần thiết từ khi nước ta bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn FDI đến nay. Nguồn vốn FDI có góp phần vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam không? Hay hiệu quả sử dụng vốn FDI như thế nào? Với những câu hỏi đặt ra và những lý do nêu trên là cơ sở của việc lựa chọn đề tài “ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này có mục tiêu: Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Đề tài được nghiên cứu trước hết bằng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu có liên quan. Số liệu được thu thập từ những sách, báo, tạp chí kinh tế, và lấy từ internet.
1.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu và so sánh đối chiếu:
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và so sánh qua các năm, qua từng giai đoạn nhất định của một thời kỳ kinh tế, các ngành trong cơ cấu kinh tế, hay qua các chỉ tiêu đặt ra để so sánh.
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Sau khi tính toán, so sánh các số liệu theo chỉ tiêu đánh giá, phương pháp phân tích số liệu được tiến hành để đưa ra những nhận xét phù hợp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1996 đến 2005.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng, hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
2.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp:
Có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tùy theo luật đầu tư của các nước và thường có các hình thức sau: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT)…Các hình thức này thường được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt như: khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, thành phố mở…
2.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business Co-operation):
Là văn bản được ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (các bên tham gia) trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà.
2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise):
Là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở liên kết của các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo luật pháp của nước chủ nhà; các bên tham gia liên doanh sẽ chịu trách nhiệm lẫn nhau trong phạm vi phần vốn góp của mình vào liên doanh.
2.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Enterprise with one hundred percent foreign owed capital) :
Là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Dưới hình thức này cũng có các dạng công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân…
2.2.4. Hợp đồng “xây dựng – kinh doanh - chuyển giao” (Building - Operate – Transfer – BOT):
Là các văn bản mà chính phủ nước chủ nhà ký với các nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định để đủ thu hồi vốn lãi. Khi hết hạn công trình sẽ được nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà mà không đòi bồi hoàn. Có nhiều loại hình tương tự như BOT như: xây dựng - chuyển giao- kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT)…
2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp:
Tác động của đầu tư trực tiếp cũng được đánh giá đối với hai phía: nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư về hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Đối với nước đi đầu tư:
Tác động của đầu tư trực tiếp đối với nước đi đầu tư thể hiện ở những điểm sau:
-Về mặt tích cực:
Một là, FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ và thiết bị, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới.
Hai là, FDI giúp các công ty giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động rẻ, nguyên liệu và gần thị trường tiêu thụ.
Ba là, FDI tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
-Về mặt tiêu cực:
Thứ nhất, các công ty đầu tư vốn ra bên ngoài nhiều khiến cho tình hình thất nghiệp trong nước gia tăng, tăng trưởng kinh tế trong nước có thể bị ảnh hưởng.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có nhiều rủi ro hơn trong nước, nhất là các rủi ro về chính trị, nên các doanh nghiệp thương đầu tư phân tán ở nhiều nước để hạn chế rủi ro.
Đối với nước nhận đầu tư:
-Về mặt tích cực:
Một là, FDI giúp cho nước nhận đầu tư có được nguồn vốn từ bên ngoài để làm tăng khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Hai là, FDI tạo điều kiện để tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ tiến tiến, hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các công ty nước ngoài.
Ba là, FDI tạo điều kiện để khai thác tốt nhất các lợi thế của quốc gia.
Bốn là, FDI giúp tạo thêm công ăn việc làm, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tăng thu nhập quốc dân, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Năm là, FDI giúp bổ sung nguồn thu cho ngân sách quốc gia thông qua nghĩa vụ thuế của các đơn vị đầu tư nước ngoài.
Sáu là, FDI giúp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế theo hướng mở, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảy là, FDI giúp tạo điều kiện tiếp cận với thị trường bên ngoài, thông qua các công ty liên doanh với nước ngoài với mạng lưới thị trường rộng lớn của các công ty đầu tư nước ngoài.
Tám là, FDI tác động tích cực đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo và tâm lý của người lao động trong nước. Nhất là, làm thay đổi tác phong, thói quen làm việc của lao động ở các nước nông nghiệp.
Chín là, FDI góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
-Về mặt tiêu cực:
Thứ nhất là, nếu không có quy hoạch đầu tư tốt để dẫn đến đầu tư tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường.
Thứ hai là, nếu không thẩm định tốt để dẫn đến tiếp nhận những kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, trở thành bãi rác công nghiệp của các nước công nghiệp.
Thứ ba là, các doanh nghiệp của các chủ đầu tư trong nước bị cạnh tranh, dễ dẫn đến phá sản. Xét về lâu dài việc này có thể dẫn đến làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa, khiến cho nước nhận đầu tư ngày càng lệ thuộc vào nguồn vốn FDI.
Thứ tư là, nếu không có trình độ quản lý tốt dễ dẫn đến bị thua thiệt trong việc chuyển giá nội bộ trong các công ty đa quốc gia, đồng thời cũng dễ bị các công ty nước ngoài trốn thuế, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Thứ năm là, có thể làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán khi các doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động do lượng ngoại tệ mất đi dưới dạng lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI chuyển ra, hoặc lượng nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá nhập khẩu phục vụ sản xuất và các chi phí khác lớn hơn số vốn FDI được chuyển vào.
Thứ sáu là, nếu quản lý đầu tư không tốt dễ dẫn đến làm tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong nước, giữa thành thị và nông thôn, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, phân hoá sâu sắc các tầng lớp xã hội.
2.4. Hệ số ICOR và ý nghĩa của nó:
Hệ số ICOR của một năm là hệ số thể hiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của năm đó.
Công thức tính:
ICOR (t) = I(t-1) / ∆Y
Trong đó:
I(t-1): tổng vốn đầu tư năm (t-1)
Y=Y(t) – Y(t-1)
Y(t): tổng GDP năm t
Y(t-1): tổng GDP năm (t-1)
ICOR(t): hiệu quả sử dụng vốn của năm t.
Ý nghĩa của hệ số ICOR:
Hệ số ICOR của một năm thể hiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của năm đó, cho ta biết được bao nhiêu đồng vốn bỏ ra để có được một đơn vị gia tăng GDP.
Tổng GDP hằng năm
Lao động bình quân năm
2.5. Năng suất lao động: được tính bằng công thức:
Năng suất lao động cho ta biết được một lao động tạo ra được bao nhiêu giá trị GDP.
Vốn
Lao động
2.6. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp:
2.6.1. Mức độ thâm dụng vốn : được đo bằng tỷ số:
Doanh thu thuần
Lao động
Tỷ số này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn cho 1 lao động, tỷ số này càng lớn thì mức độ thâm dụng vốn càng cao và ngược lại.
2.6.2. Hiệu quả sử dụng lao động: được thể hiện bằng tỷ số::
Tỷ số này cho thấy một lao động được sử dụng đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
Doanh thu thuần
TSCĐ
2.6.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tỷ số này cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ được sử dụng đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao khi tỷ số này càng cao và ngược lại.
Doanh thu thuần
Vốn
2.6.4. Hiệu quả sử dụng vốn:
Hệ số vòng quay vốn =
TSCĐ
Vốn
Hệ số này cho ta biết một đồng vốn được sử dụng mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
2.6.5. Mức độ ổn định vốn đầu tư: được đo bằng tỷ số:
Tỷ số này cho biết một đồng vốn được sử dụng tạo ra bao nhiêu giá trị TSCĐ. Mức độ ổn định vốn đầu tư càng cao khi hệ số này càng cao và ngược lại.
2.7. Vốn sản xuất và vốn đầu tư:
2.7.1.Vốn sản xuất: là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Ở giác độ vĩ mô, vốn sản xuất luôn được biểu hiện dưới dạng hiện vật, phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế. Khi đánh giá vốn sản xuất, chúng ta chỉ xem xét phần hiện còn, tức là phần tài sản được tích lũy lại và chỉ tính đối với các loại tài sản có liên quan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ.
2.7.2.Vốn đầu tư: là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung TSCĐ và tài sản lưu động.
2.8. Tổng sản phẩm trong nước ( Gross Domestic Product – GDP):
Là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh.
GDP theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách.
GDP theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất.
GDP bình quân đầu người: là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quan mức sống dân cư và được tính bằng tỷ lệ giữa GDP với tổng dân số trung bình trong năm. GDP bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, giá so sánh, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ.
GDP tính theo ngoại tệ là chỉ tiêu phản ánh GDP theo nội tệ được tính chuyển sang ngoại tệ. Việc tính chuyển này được sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó có việc so sánh GDP của các quốc gia với nhau. Có 2 phương pháp tính chuyển:
+ Phương pháp tỷ giá hối đoái thực tế: Lấy GDP theo nội tệ chia cho tỷ giá hối đoái chính thức bình quân năm giữa nội tệ và ngoại tệ.
+ Phương pháp sức mua tương đương: Lấy GDP theo nội tệ chia cho tỷ giá theo sức mua tương đương.
P
S =
P*
Tỷ giá theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity rate – PPP rate): là tỷ lệ giữa giá của một rổ hàng biểu thị bằng tiền trong nước với giá của rổ hàng hóa tương tự ở nước ngoài biểu thị bằng ngoại tệ. Dưới dạng công thức, tỷ giá theo sức mua tương đương được viết như sau:
Trong đó: S: tỷ giá định nghĩa theo số đơn vị tiền trong nước trên một đơn vị ngoại tệ.
P: giá của một rổ hàng biểu thị bằng tiền trong nước.
P*: giá của rổ hàng tương tự ở nước ngoài biểu thị bằng ngoại tệ.
Khi tương quan của mức giá trong nước so với mức giá nước ngoài tăng sẽ làm giảm giá trị của tiền trong nước so với ngoại tệ. Sức mua tương đương thường sử dụng để so sánh mức sống của dân cư giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của lưu lượng vốn trên thị trường tiền tệ, nên dùng tỷ giá hối đoái để tính các chỉ tiêu GDP hoặc GDP bình quân đầu người: sẽ dẫn đến sai lệch.
2.9. Chỉ số phát triển con người HDI ( Human Development Index):
Là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập. HDI được tổng hợp từ ba chỉ tiêu thành phần phản ánh các khía cạnh khác nhau:
+ Mức độ sống lâu và khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh ( hay còn gọi là tuổi hy vọng sống tại lúc sinh).
+ Mức độ tri thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học.
+ Mức độ đầy đủ vật chất, được đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính bằng đô-la Mỹ (PPP USD).
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1996 - 2005
3.1. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ 1988 – 2006:
3.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo năm:
Bảng 01: Tình hình FDI tại Việt Nam từ 1988 – 2006
Năm
Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)
Tổng vốn thực hiện ( Triệu USD)
Tỷ trọng vốn thực hiện/ vốn đăng ký (%)
Tốc độ gia tăng vốn thực hiện (%)
1988
321,5
1989
525,0
1990
735,0
1991
1291,5
328,8
25,5
1992
2208,5
574,9
26,0
74,8
1993
3037,4
1017,4
33,5
77,0
1994
4188,4
2040,6
48,7
100,5
1995
6937,2
2556,0
36,8
25,2
1996
10164,1
2714,0
26,7
6,2
1997
5590,7
3115,0
55,7
14,7
1998
5099,9
2367,4
46,4
-24,0
1999
2565,4
2334,9
91,0
-1,4
2000
2838,9
2413,0
85,0
3,3
2001
3142,8
2450,5
78,0
1,5
2002
2998,8
2519,0
84,0
2,8
2003
3191,2
2650,5
83,0
5,2
2004
4547,6
2852,4
62,7
7,6
2005
6839,8
3308,8
48,4
16,0
2006
10200,0
Bình quân năm
59,4
22,1
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005 - Tổng Cục Thống Kê NXBThống Kê
Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2006 – 2007. Thời báo Kinh tế Việt Nam, trang 74.
Từ bảng 1 ta thấy giai đoạn 1988 – 1996, vốn đăng ký FDI tăng liên tục và đạt giá trị cao nhất vào năm 1996 lên đến hơn 10,1 tỷ USD. Đây là giai đoạn đầu Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài sau khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực năm 1987. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam là một môi trường đầu tư mới có nhiều tiềm năng, sự ổn định về chính trị cùng với những sửa đổi bổ sung về Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990 và 1992, thay thế mới vào năm 1996 với mục đích đáp ứng tình hình thực tế và yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo môi trường pháp lý ổn định đề thu hút FDI. Trong giai đoạn này, nước ta đã mở rộng quan hệ quốc tế thông qua sự kiện gia nhập vào khối ASEAN năm 1995, tham gia diễn đàn hợp tác Á – Âu năm 1996.
Giai đoạn 1997 – 1999, vốn FDI đăng ký bắt đầu giảm và giảm với tốc độ nhanh, năm 1997 giảm 50% với năm 1996 và 1998 giảm 9% so với năm 1997. Đây là thời kỳ khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính Châu Á đã đẩy nhanh quá trình suy giảm của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, có lẽ một phần là do FDI đến từ Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng FDI đăng ký. Về các khoản vốn cam kết trước năm 1998, mặc dù chúng vẫn tiếp tục được triển khai trong các năm 1998 – 1999, nhưng số dự án và tổng số vốn bị giải thể tăng lên rất nhanh chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu giảm nhịp độ đầu tư và rút dần vốn ra khỏi Việt Nam kể từ năm 1997. Hậu quả là vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn này đã giảm và tốc độ gia tăng vốn thực hiện ở mức âm vào 2 năm 1998; 1999.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, vốn đăng ký đã tăng dần nhưng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn 1988 – 1996. Sau cuộc khủng hoảng đó, các nước láng giềng như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore,… bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nước ta đã có được những bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực. Cùng với sự cải thiện môi trường đầu tư trong nước thông qua Luật đầu tư sửa đổi năm 2000 và đặc biệt là vào tháng 11 / 2005 Quốc Hội đã thông qua Luật đầu tư chung có hiệu lực từ 1/ 7/ 2006, sự thông thoáng của hệ thống chính sách pháp luật trên một thị trường mới đầy tiềm năng đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trở lại đầu tư vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã góp phần vào sự tăng trưởng tổng vốn đăng ký FDI lên đến 10,2 tỷ USD năm 2006 và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Tốc độ gia tăng FDI thực hiện bình quân giai đoạn 1992 – 2005 là 22% và tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng FDI đăng ký giai đoạn 1991 – 2005 là 59%. Những con số này cho thấy tốc độ gia tăng vốn FDI thực hiện hằng năm vẫn còn chậm và khoảng cách giữa vốn thực hiện và vốn đăng ký vẫn còn khá xa.
Nhìn từ góc độ tăng trưởng kinh tế, vốn FDI đăng ký là quan trọng, thể hiện khả năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhưng lượng vốn FDI thực hiện mới có ý nghĩa và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, trong giai đoạn này, tốc độ gia tăng vốn thực hiện tuy đã tăng lên nhưng vẫn còn ở tốc độ chậm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ vốn FDI thực hiện để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI thực hiện tại Việt Nam bao gồm việc phân cấp cấp phép đầu tư, tạo cơ sở hạ tầng ban đầu cho doanh nghiệp có vốn FDI, ví dụ bằng cách xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài ra, một số đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của dự án cũng tác động tới lượng vốn FDI thực hiện. Vì lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp đến sử dụng nguồn lực tại chỗ ( nguyên vật liệu đầu vào, lao động, trình độ tay nghề…) và tìm thị trường cho đầu ra ( như thị trường tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu,…). Ngoài ra còn có những yếu tố khác, nếu các yếu tố này đều thuận lợi và hấp dẫn sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án FDI và tăng tỷ lệ vốn thực hiện.
3.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành:
Xét theo ngành, lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 69% tổng vốn thực hiện, kế đến là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20% còn lại là lĩnh vực Nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 11% tổng vốn thực hiện.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực. Nguồn vốn FDI được tập trung cho lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng, đây là những ngành cần khai thác tài nguyên và đem lại nhiều lợi nhuận được Nhà nước khuyến khích để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài một số dự án về dầu khí, công nghệ thông tin, điện tử, các ngành công nghiệp nặng, thời gian qua FDI được tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ, lĩnh vực dịch vụ, khách sạn nhà hàng… không đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn nhanh, tận dụng lợi thế về lực lượng nhân công giá rẻ của nước ta, trong khi lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp thu hút được rất ít vốn FDI, không tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của ngành.
Ngành xây dựng có 256 dự án với tổng vốn thực hiện chiếm 11% tổng vốn thực hiện của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Trong lĩnh vực này chủ yếu là đầu tư vào sản xuất ximăng, sứ vệ sinh, gạch men, sự tham gia của FDI vào công nghiệp khai khoáng (trừ dầu khí), xây dựng đô thị và nhà ở còn rất thấp.
Bảng 02: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành từ 1988 – 2006
(Tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đăng ký (USD)
Đầu tư thực hiện (USD)
Tỷ trọng đầu tư thực hiện ( %)
I
Công nghiệp
4.602
38.010.684.688
19.858.295.353
69
CN dầu khí
31
1.993.191.815
5.452.560.006
19
CN nhẹ
1933
9.702.132.768
3.484.308.827
12
CN nặng
2007
18.897.265.482
6.826.903.464
24
CN thực phẩm
275
3.252.939.416
1.958.634.568
7
Xây dựng
356
4.165.155.207
2.135.888.488
7
II
Nông, lâm nghiệp
831
3.884.827.395
1.914.766.029
7
Nông – Lâm nghiệp
718
3.558.305.715
1.749.012.196
6
Thủy sản
113
326.521.680
165.753.833
1
III
Dịch vụ
1.380
18.578.177.854
7.010.219.246
24
Dịch vụ khác
594
1.516.928.487
377.005.126
1
GTVT – Bưu điện
186
3.373.432.735
720.973.796
3
Khách sạn – Du lịch
164
3.289.109.568
2.316.773.832
8
Tài chính – Ngân hàng
64
840.150.000
729.870.077
3
Văn hóa – Y tế- Giáo dục
226
980.095.862
381.562.825
1
XD khu đô thị mới
6
3.077.764.672
51.294.598
0
XD Văn phòng – căn hộ
120
4.433.346.984
1.859.671.662
6
XD hạ tầng KCX - KCN
20
1.067.349.546
573.067.330
2
Tổng số
6.813
60.473.689.937
28.783.280.628
100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 1: Biểu đồ thể hiện tình hình FDI theo ngành
Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành kinh doanh khách sạn – du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất 33% tổng vốn thực hiện của ngành dịch vụ, ngành xây dựng văn phòng – căn hộ cho thuê, kinh doanh siêu thị… dần dần có xu hướng tăng lên với sự xuất hiện của các siêu thị, cao ốc văn phòng trên toàn quốc. Cơ cấu lĩnh vực dịch vụ đã chuyển dịch theo hướng tập trung cho các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật như: bưu chính – viễn thông, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng. Điều đáng lưu ý là FDI trong các ngành văn hóa – y tế - giáo dục còn rất thấp, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được sử dụng vào hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản, thực phẩm, trồng rừng và chế biến gỗ. Các dự án trong lĩnh vực này quy mô vốn tương đối nhỏ nhưng lại triển khai khá chậm và phần lớn kém hiệu quả mà biểu hiện rõ nhất là các dự án mía đường, đánh bắt thủy sản, lâm nghiệp.
Nước ta là một nước nông nghiệp, hằng năm vẫn là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo và hàng nông sản, nhưng tỷ lệ đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của lĩnh vực này. Nông nghiệp nước ta còn nghèo, còn phát triển ở trình độ thấp, kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh của nông sản thấp. Các chính sách nông nghiệp chưa hoàn chỉnh, đang trong quá trình phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa nông thôn, cần nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển ngành nông nghiệp nước nhà.
Các ngành công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn FDI thực hiện phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùa Nhà nước ta, lĩnh vực dịch vụ ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn FDI, đây là lĩnh vực năng động nhất, thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế, được Nhà nước khuyến khích đầu tư và còn phát triển hơn nữa khi độ mở cửa tự do thương mại ở nước ta càng rộng.
3.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư:
Hiện nay có khoảng 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Đứng đầu là Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Nhật bản, Hàn Quốc, Quần đảo Virgin (Anh), Pháp, Hà Lan. Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài của nước ta đươc ban hành thì các nước láng giềng đã đầu tư tại Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia,… Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á, các nước trên đã bị ảnh hưởng quá nặng nề nên số vốn đầu tư ở Việt Nam đã giảm xuống và hiện nay vị trí đầu bảng trong tổng số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư ở nước ta là Nhật Bản, chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại, chiếm tỷ trọng 17% tổng vốn thực hiện. Kế đến là Singapore chiếm 13%, Đài Loan đầu tư nhiều vào lĩnh vực khách sạn, cao ốc văn phòng, nông nghiệp và công nghiệp gia công, Hồng Kông đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, chiếm tỷ trọng 7% tổng đầu tư thực hiện.
Bảng 03: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư
(Tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Nước, vùng lãnh thổ
Số dự án
Tổng vốn đăng ký (USD)
Đầu tư thực hiện(USD)
Tỷ trọng đầu tư thực hiện
( %)
1
Đài Loan
1550
8.112.354.485
2.972.198.558
10
2
Singapore
452
8.076.009.191
3.685.788.524
13
3
Hàn Quốc
1263
7.799.430.566
2.606.054.765
9
4
Nhật Bản
735
7.398.914.136
4.823.542.650
17
5
Hồng Kông
375
5.279.515.576
2.132.563.617
7
6
BritishVirginIslands
275
3.225.637.154
1.366.200.997
5
7
Hà Lan
74
2.365.339.122
2.029.343.440
7
8
Pháp
178
2.197.723.735
1.128.417.648
4
9
Khác
1911
16.018.765.972
8.019.034.323
28
Tổng
6813
60.473.689.937
28.763.144.522
100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 2: Biểu đồ thể hiện FDI theo đối tác đầu tư
Số quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư tại Việt Nam rất đa dạng, ở mọi châu lục, gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên đa số các đối tác đầu tư đến từ Châu Á do các công ty vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, công nghiệp nhẹ, trong khi đầu tư của những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, khối EU, Úc… và các công ty đa quốc gia – những đối tác có qui mô vốn lớn, công nghệ nguồn và hiện đại… chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn. Nhưng đã và đang có những thay đổi đáng chú ý trong thời kỳ 2001 – 2005, đặc biệt là vào năm 2006. Qui mô vốn FDI của các nước Nhật, Mỹ, Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng và có nhiều dự án đầu tư lớn do những tập đoàn đa quốc gia thực hiện như dự án về công nghệ thông tin của tập đoàn Intel 1 tỷ USD, dự án của Công ty thép POSCO đầu tư 1,12 tỷ USD, dự án mở rộng sàn xuất của tập đoàn Canon, tăng thêm 70 triệu USD, Công ty TNHH thép Tycool Steel 556 triệu USD, Công ty TNHH Booyung 171 triệu USD,… Điều này cho thấy, nhiều nhà đầu tư lớn đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam.
Đến hết năm 2006, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tại Việt Nam là hình thức 100% vốn nước ngoài, tiếp theo là hình thức liên doanh, và vị trí thứ 3 là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các hình thức như công ty quản lý vốn, BOT là hình thức đầu tư chiếm tỷ lệ không đáng kể cả về số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện.
Thực tế cùng với thời gian, Luật Đầu tư tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi và do đó vị trí của từng hình thức đầu tư nước ngoài cũng thay đổi theo. Giai đoạn 1991 – 1995, các hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu (61,6% vốn đăng ký), đến giai đoạn 2001 – 2006, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lại trở thành hình thức đầu tư chủ yếu tại Việt Nam( chiếm 68,5% vốn đăng ký). (Trần Xuân Tùng, 2005).
3.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư:
Bảng 04: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư từ 1988 – 2006
(Tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Hình thức đầu tư
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
( USD)
Đầu tư thực hiện (USD)
Tỷ trọng đầu tư thực hiện
( %)
1
100 % vốn nước ngoài
5190
35.144.885.864
11.542.807.689
40
2
Liên doanh
1408
20.194.442.790
10.951.918.682
38
3
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
198
4.320.318.885
5.966.622.938
21
4
Hợp đồng BOT, BT, BTO
4
440.125.000
71.800.000
0,2
5
Công ty cổ phần
12
275.909.398
215.547.213
0,7
6
Công ty Mẹ - Con
1
98.008.000
14.448.000
0,1
Tổng số
6.813
60.473.689.937
28.763.144.522
100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ những chính sách Nhà nước, trong những năm đầu mở cửa hội nhập, nước ta với trình độ kinh tế thấp mà các hình thức đầu tư còn hạn chế và đơn điệu, chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, các hình thức này mang tính ràng buộc hơn để các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Gần đây đã có chính sách cho thành lập công ty cổ phần và thí điểm cho thành lập công ty Mẹ - Con ( như công ty Panasonic Việt Nam), chưa cho phép đầu tư theo hình thức mua lại hoặc sáp nhập, hạn chế mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nước ta đã là thành viên của WTO, mức độ tự do hóa thương mại ngày càng rộng nên trong tương lai các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay nước ta đang khuyến khích hình thức cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển và xu thế khách quan của tiến trình hội nhập.
Hình 3: Biểu đồ thể hiện FDI theo hình thức đầu tư
3.1.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương:
Bảng 05: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng
(Tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
(Không kể dầu khí)
Vùng kinh tế
Số dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn thực hiện (USD)
Tỷ trọng đầu tư thực hiện ( %)
Đồng bằng sông Hồng
1.426
16.592.871.087
6.111.031.118
26
Đông Bắc
250
1.570.571.080
648.060.742
3
Tây Bắc
20
79.850.255
29.016.614
0
Bắc Trung Bộ
99
1.330.618.907
693.959.738
3
Duyên Hải Nam Trung Bộ
240
2.274.786.021
686.929.764
3
Tây Nguyên
93
239.921.382
120.264.979
1
Đông Nam Bộ
4.425
34.591.179.686
14.002.643.955
60
Đồng bằng sông Cửu Long
230
1.832.699.704
1.038.813.712
4
Tổng cộng
6.783
58.512.498.122
23.330.720.622
100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về số dự án lẫn nguồn vốn đầu tư chiếm 65% tổng số dự án và 60% tổng vốn thực hiện, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 21% tổng số dự án và 26% tổng vốn thực hiện. Hầu hết các dự án có qui mô lớn trong các ngành kinh tế đều tập trung ở 2 vùng này. Đây là 2 vùng có cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế thuận lợi nên luôn là điểm thu hút nguốn vốn FDI cao nhất nước.
Vùng có số dự án và nguồn vốn phân bố thấp nhất là Tây Bắc, chỉ chiếm 0,3% số dự án và 0,12% tổng vốn thực hiện, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ chỉ chiếm 1,4% số dự án và 3% tổng số vốn thực hiện. Đây là 2 vùng gặp nhiều khó khăn trong thu hút FDI. Các vùng khác như Đông Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long chỉ ở mức trên dưới 1 tỷ USD/ vùng với qui mô bình quân mỗi dự án cũng chỉ dưới 10 triệu USD.
Theo cơ cấu địa phương, FDI tập trung hầu hết ở địa bàn các tỉnh, TP lớn, còn các địa phương thuộc trung du, miền núi, nơi xa các trung tâm thì FDI thu hút được còn rất thấp.
Khu vực phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ là những địa phương có nhiều dự án và nguồn vốn FDI được phân bố lớn nhất.
Khu vực miền Trung: dẫn đầu là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, mỗi tỉnh có mức vốn trên 1 tỷ USD. Miền Trung chỉ thu hút được một tỷ lệ nhỏ FDI so với miền Bắc và miền Nam và so với cả nước. Chính phủ đã nhận thấy khoảng cách phát triển giữa miền Trung và các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam cũng như chênh lệch về điều kiện kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn, do đó đã cố gắng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vực duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đã không có một bước tiến đáng kể nào vào duyên hải miền Trung. Quảng Ngãi là tỉnh có vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện dẫn đầu trong vùng, đó là do tác động từ dự án xây dựng nhà máy lọc dầu của chính phủ chứ không phải do môi trường đầu tư tốt, vì số lượng dự án đầu tư rất ít (15 dự án), nếu không có dự án 1,3 tỷ USD năm 1998 thì vốn đăng ký vào Quảng Ngãi chỉ hơn 43 triệu USD.
Nhìn chung thời gian qua khu vực kinh tế có vốn FDI chưa có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng do tỷ trọng thu hút vốn FDI trên địa bàn còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, có thể thấy trong những năm gần đây, tình hình thu hút vốn FDI đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều dự án lớn cũng đang trong quá trình lập hồ sơ xin cấp phép với số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD như: dự án xây dựng Trung tâm sửa chữa máy bay hạng nặng tại sân bay Chu lai, Quảng Nam (500 triệu USD), dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi theo hình thức BOT (550 triệu USD), dự án thép của tập đòan Tycoons (Đài Loan) tại khu chế xuất Dung Quất, Quảng Ngãi (trên 1 tỷ USD)… Với tiềm năng và lợi thế của vùng cùng với việc tích cực giải quyết một số hạn chế về cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng… có thể dự báo rằng trong vài năm tới tình hình thu hút FDI trên địa bàn vùng chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc tích cực.
Các tỉnh phía Nam: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu là những địa phương đứng đầu cả nước về dự án và nguồn vốn đầu tư. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng, kinh tế đầy đủ là lợi thế để thu hút FDI của các tỉnh phía Nam.
Bảng 06: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương
(Tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Địa phương
Số dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn thực hiện (USD)
Tỷ trọng đầu tư thực hiện ( %)
TP. Hồ Chí Minh
2057
148.535.638
6.369.884.073
22
Hà Nội
757
10.123.771.781
3.526.297.026
12
Đồng Nai
780
9.063.710.469
4.092.308.781
14
Bình Dương
1256
6.038.289.952
2.029.302.621
7
Bà Rịa – Vũng Tàu
140
4.604.922.896
1.270.694.513
4
Hải Phòng
218
2.190.160.585
1.247.991.624
4
58 tỉnh còn lại
1.605
14.304.298.616
10.246.801.990
36
Tổng cộng
6.813
60.473.689.937
28.783.280.628
100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 4: Biểu đồ thể hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương
Như vậy, nguồn vốn FDI đã được phân bố sử dụng khắp các vùng, miền, địa phương trong cả nước, song sự phân bố khá chênh lệch giữa các vùng và địa phương, thành thị với nông thôn, đồng bằng và miền núi, giữa nơi có điều kiện phát triển kinh tế với nơi còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế này đòi hỏi quy hoạch vùng và lãnh thổ phải có sự điều chỉnh đi đôi với chính sách khuyến khích thu hút thật sự phù hợp mới phát huy hết được tính tích cực của FDI đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ và cả nước.
3.2.Tình hình đóng góp của FDI vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1996 - 2005:
3.2.1. Đóng góp của FDI vào GDP:
Bảng 07: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế.
ĐVT: %
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Kinh tế NN
49,1
49,4
55,5
58,7
59,1
59,8
56,3
54,0
53,6
52,2
Kinh tế NQD
24,9
22,6
23,7
24,0
22,9
22,6
26,2
29,7
30,9
32,1
Khu vực FDI
26,0
28,0
20,8
17,3
18,0
17,6
17,5
16,3
15,5
15,7
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế Giới 2006 – 2007, trang 70.
Vì đầu tư là động lực của quá trình tăng trưởng kinh tế , nên khi nói đến sự tăng trưởng kinh tế thì phải nói đến yếu tố vốn đầu tư. Bảng 7 cho thấy nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà Nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 thành phần kinh tế, trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, kế đến là sự đóng góp vốn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn FDI chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Tuy tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thấp hơn nhiều so với khu vực kinh tế Nhà Nước nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế này lại cao hơn so với khu vực kinh tế Nhà Nước và chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP cả nước.
Bảng 08: Đóng góp của FDI trong GDP (theo giá thực tế)
ĐVT: %
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
GDP
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Kinh tế NN
39,9
40,48
40,0
38,7
38,52
38,40
38,38
39,08
39,10
38,42
Kinh tế NQD
52,7
50,45
49,9
49,1
48,20
47,84
47,86
46,45
45,77
45,69
Khu vực FDI
7,4
9,07
10,0
12,2
13,28
13,7
13,76
14,47
15,13
15,89
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 1999; 2000; 2005
Tỷ lệ GDP của khu vực kinh tế Nhà Nước tăng giảm không đều, với tốc độ chậm. Nguồn vốn đầu tư rất nhiều nhưng tạo ra mức tăng trưởng GDP hầu như giậm chân tại chỗ. Điều này cho thấy sự kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà Nước. Tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì lại giảm dần qua các năm.
Ngược lại, khu vực kinh tế có vốn FDI lại có sự đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong suốt thời gian qua, mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của khu vực FDI không cao nhưng lại đóng góp vào GDP với tỷ lệ tăng liên tục và khu vực kinh tế năng động nhất, tốc độ tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước nhanh hơn mức tăng của khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài quốc doanh. Như vậy việc sử dụng vốn đầu tư FDI có hiệu quả hơn 2 khu vực kinh tế còn lại.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao hơn các thành phần kinh tế khác nhờ số doanh nghiệp của khu vực này tăng mạnh, các dự án FDI đã được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động, có lợi thế về vốn, về thiết bị, kỹ thuật – công nghệ, về tiếp thị quảng cáo, về tiêu thụ, có sự hỗ trợ của các tập đoàn đa quốc gia, nay được các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế Giới ( WTO).
Có thể tóm tắt sự đóng góp của 3 thành phần kinh tế trên vào GDP trong giai đoạn 1996 – 2005 qua bảng tóm tắt dưới đây:
Bảng 09: Tỷ trọng trung bình của 3 TPKT:
ĐVT: %
Kinh tế NN
Kinh tế NQD
Khu vực FDI
Tổng
Đóng góp trong tổng vốn đầu tư 1996-2005
54,77
26,0
19,3
100
Đóng góp trong GDP 1996-2005
39,10
48,4
12,5
100
Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 1999; 2000; 2005
Bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn này, tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước là cao nhất nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP lại đứng sau mức của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đứng vị trí thứ 2 nhưng đóng góp vào GDP với một tỷ lệ cao nhất. Khu vực FDI chiếm tỷ lệ nhỏ nhất về vốn đầu tư và GDP.
3.2.2. Đóng góp của FDI vào sự gia tăng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu:
3.2.2.1. Xuất khẩu của khu vực FDI:
Xuất khẩu cũng là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là một kênh tiêu thụ sản phẩm quan trọng của sản xuất, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ, ổn định tỷ giá VNĐ/ USD,...
Qua bảng số liệu, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng liên tục qua các năm và đạt giá trị cao nhất vào năm 2005, tăng gần gấp 6 lần năm 1995 và gấp 2,2 lần năm 2000. Quy mô xuất khẩu bình quân một tháng trong năm 2005 đạt trên 2,7 tỷ USD cao hơn mức cả năm của những năm từ 1992 trở về trước
Bảng 10: Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo thành phần kinh tế:
ĐVT: Triệu USD
Năm
Xuất khẩu cả nước
Tốc độ tăng trưởng (%)
Kinh tế trong nước
Tốc độ tăng trưởng (%)
Khu vực có vốn FDI
Tốc độ tăng trưởng (%)
1995
5.448,9
-
5008,8
-
440,1
-
1996
7.255,9
33
6.469,9
29
786,0
79
1997
9.185,0
27
7.395,7
14
1.790,0
128
1998
9.360,3
1,9
7.377,7
-0,2
1.982,6
10,7
1999
11.540,0
23,2
8.950,0
21,3
2.590,0
30,6
2000
14.482,7
25,5
7.672,4
-14,2
6.810,3
163,0
2001
15.029,2
3,7
8.230,9
7,2
6.798,3
-0,2
2002
16.706,1
11,2
8.834,3
7,3
7.871,8
15,8
2003
20.149,3
20,6
9.988,1
13,1
10.161,2
29,1
2004
26.485,0
31,4
11.997,3
20,1
14.487,7
42,6
Sơ bộ 2005
32.441,9
22,5
13.888,3
15,8
18.553,6
28,1
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 1999; 2000; 2005
Xuất khẩu đạt được sự tăng trưởng liên tục như trên là do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân do xuất khẩu tăng trưởng cao ở cả hai khu vực: khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Khu vực kinh tế trong nước, giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm, tuy có giảm 14% vào năm 2000, nhưng đây là một tỷ lệ nhỏ, sau đó lại tiếp tục tăng trưởng và cao nhất là năm 2005, tăng 15,7% so với năm 2004, tăng gấp 2,7 lần năm 1995 và gấp 1,8 lần năm 2000. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước đã trưởng thành khá nhiều, dần dần len lỏi vào thị trường thế giới lớn mạnh.
Năm 1996, tốc độ tăng của khu vực FDI là 79 %, tăng gần 2 lần năm 1995, góp phần vào tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 1997, tốc độ tăng của khu vực FDI là 128%, tăng hơn 2 lần so với năm 1996.Năm 1998, xuất khẩu khu vực kinh tế Nhà nước giảm 0,2% so với năm 1997, sự tăng trưởng của khu vực FDI đã bù đắp cho sự suy giảm đó và đóng góp vào sự tăng trưởng xuất khẩu cả nước 1,9% so với năm 1997, điều này được lặp lại vào năm 2000. Vào năm 2001, xuất khẩu khu vực FDI đã giảm 0,2% so với năm 2000, một sự biến động nhỏ nhưng đã kéo theo sự suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cả nước chỉ còn 3,7% so với năm 2000 là 25,5%. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI luôn cao hơn của khu vực kinh tế Nhà nước.
Khu vực kinh tế có vốn FDI lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong những năm gần đây.
Bảng 11: Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trên xuất khẩu cả nước:
ĐVT: %
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
XK cả nước
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
KT trong nước
91,9
89,2
80,5
78,8
77,6
52,9
54,7
52,9
49,6
45,3
42,8
FDI
8,1
10,8
19,5
21,2
22,4
47,1
45,3
47,1
50,4
54,7
57,2
Nguồn: Tính từ Niên Giám Thống Kê 1999;2000; 2005
Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế Nhà nước luôn giữ một vị trí quan trọng trong xuất khẩu cả nước nhưng lại giảm liên tục từ 1995 đến nay, ngược lại xuất khẩu của khu vực FDI lại tăng liên tục từ 1995 đến nay, từ một tỷ trọng nhỏ 8,1% trong tổng xuất khẩu cả nước năm 1995 đến năm 2003, con số này đã là 50,4%, vượt qua tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước và hiện nay là 57,2% tổng xuất khẩu cả nước. Như vậy xuất khẩu của khu vực FDI đang giữ một vị trí quan trọng trong việc góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Với tỷ trọng lớn hơn và tốc độ tăng cao hơn, khu vực FDI đã trở thành động lực của tăng trưởng xuất khẩu chung cả nước. Khu vực FDI có nhiều ưu thế về vốn, về trình độ kỹ thuật - công nghệ, quản lý, về quảng cáo, tiếp thị, có sự hậu thuẫn của các công ty mẹ là các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hùng mạnh, được khuyến khích ưu đãi khi đầu tư, trong thời gian tương đối dài được bảo hộ, nay đã tận dụng tốt hơn cơ hội khi các nước hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo cam kết hội nhập.
3.2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI:
Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trên vốn thực hiện FDI tăng đều qua các năm. Những năm đầu, giá trị xuất khẩu được tạo ra không nhiều nhưng đến năm 2005, nó đã gấp 5,6 vốn FDI thự hiện, nghĩa là một đồng vốn đầu tư thực hiện FDI tạo ra 5,6 đồng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI. Việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả như trên đã thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu của cả khu vực đồng thời làm tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu, nhân tố này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Khu vực FDI có vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển thương mại
Bảng 12: Giá trị xuất khẩu được tạo ra trên một đồng vốn FDI
Năm
(a) Xuất khẩu của khu vực FDI ( Triệu USD)
(b) Tổng vốn thực hiện FDI (Triệu USD)
Tỷ số (a) /(b)
1995
440
2.556,0
0,17
1996
786
2.714,0
0,29
1997
1.790,0
3.115,0
0,57
1998
1.982,6
2.367,4
0,83
1999
2.590
2.334,9
1,1
2000
6.810,3
2.413,0
2,8
2001
6.798,3
2.450,5
2,7
2002
7.871,8
2.519,0
3,1
2003
10.161,2
2.650,5
3,8
2004
14.487,7
2.852,4
5,1
2005
18.553,6.
3.308,8
5,6
Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005
Khu vực trong nước bao gồm khu vưc kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước luôn bị thâm hụt với một tỷ lệ không nhỏ kéo theo sự thâm hụt cán cân thương mại của cả nước. Liên tục từ 1995 đến 2006 khu vực FDI luôn xuất siêu, vì vậy nó đã góp phần đáng kể làm giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam.
Bảng 13: Cán cân xuất nhập khẩu
ĐVT: % của kim ngạch xuất khẩu
Năm
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
XK - NK
- 49,6
- 8,0
- 7,9
- 18,2
- 25,3
- 20,7
- 14,0
- 12,1
Trong nước
- 49,7
- 25,0
- 20,0
- 25,2
- 32,0
- 33,5
- 29,1
- 28,5
FDI
0,1
17,0
12,1
7,0
6,7
12,8
15,1
16,4
Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 345 – Tháng 2/ 2007, trang 7
Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn FDI đã đóng góp rất nhiều vào sự gia tăng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giữ một vai trò quan trọng vào phát triển thương mại quốc tế, phát triển theo hướng công nghiệp hóa và theo định hướng xuất khẩu.
3.2.3. Đóng góp của FDI trong việc giải quyết việc làm:
Lao động là nguồn nội lực của nước ta, sẵn có đến mức dư thừa, giá nhân công lại rẻ. Lao động tạo ra thu nhập, tạo ra sức mua có khả năng thanh toán, làm tăng dung lượng thị trường trong nước vừa là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế, vừa có tác động mời gọi các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài…
Số lượng lao động đang làm việc đã tăng liên tục qua các năm. Năm 2005, tổng số lao động đang làm việc cả nước đã tăng lên 5.099,5 nghìn người so với năm 2000. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng bình quân là 9,6% tổng lao động cả nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực chủ yếu thu hút số lao động của cả nước, đồng thời cũng là khu vực chủ yếu giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm. Năm 2000, khu vực này chiếm 90,1% tổng lao động làm việc, năm 2004 là 88,7% và năm 2005 là 88,8%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp nhất, số lượng lao động trong khu vực này liên tục tăng lên, đến năm 2005 lao động làm việc trong khu vực này là 676,1 nghìn người, chiếm 1,6%. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng khu vực FDI đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động, đây là nhân tố quan trọng góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bảng 14: Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm theo TPKT:
ĐVT: Nghìn người
Năm
2000
2002
2003
2004
2005
KTNN
3.501,0
3.750,5
4.035,4
4.108,2
4.127,1
KT NQD
33.881,8
35.317,6
36.018,5
36.847,2
37.905,9
Khu vực FDI
226,8
439,6
519,9
630,9
676,1
Tổng số
37.609,6
39.507,7
40.573,8
41.586,3
42.709,1
% thay đổi tổng lao động
-
5,0
2,6
2,5
2,7
Nguồn:Tổng Cục Thống Kê - Niên Giám Thống Kê 2005
Ngoài ra các dự án FDI thông qua lương mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống người dân, người lao động được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong công nghiệp. Lương bình quân của công nhân Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài là 76 – 80 USD / tháng; của kỹ sư 220 – 250 USD / tháng; của cán bộ quản lý khoảng 490 – 510 USD / tháng. Tổng thu nhập của người lao động trong các dự án FDI hàng năm trên 500 triệu USD, đây là nhân tố góp phần tăng sức mua cho thị trường xã hội. (Võ Thanh Thu, 2005).
3.2.4. Đóng góp của FDI vào sự phát triển công nghệ:
Thông qua các dự án đầu tư FDI nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong các ngành như tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, ngành bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, thiết kế các phần mềm,… những dự án này đóng góp đáng kể để tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Khu vực kinh tế có vốn FDI có tỷ lệ những thiết bị hiện đại cao nhất chiếm 44,4 % và mức độ hiện đại trung bình so với thiết bị hiện đại nhất là 55,6 % cao hơn hai khu vực kinh tế còn lại. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành ( ngày 29-12-1987), việc chuyển giao công nghệ qua FDI đã có sự chuyển biến tích cực. Nhìn vào hoạt động chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài và những kết quả mà nó mang lại cho Việt Nam, đồng thời so sánh với thực trạng công nghệ ở nước ta sẽ thấy được sự đóng góp của FDI là rất lớn.
Bảng 15: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị sử dụng trong các khu vực kinh tế trên địa bàn TP. HCM so với tiêu chuẩn thế giới (năm 1999)
ĐVT: %
Khu vực
Tỷ lệ những thiết bị hiện đại nhất
Mức độ hiện đại trung bình ( so với thiết bị hiện đại nhất )
Khoảng cách trung bình (so với thiết bị hiện đại nhất )
Kinh tế Nhà nước
11,4
53,1
35,5
Kinh tế ngoài Nhà nước
6,7
27
66
Khu vực FDI
44,4
55,6
0,0
Nguồn: Tạp chí kinh tế phát triển ( Economics Development Review – 2/2000)
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 344 – Tháng 1/2007 đã cho biết:
Tính đến hết năm 2005, có khoảng trên 70 % dự án có nội dung chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 50,7 % trong tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp chiếm 5,3 %; dịch vụ: 2,3 %; các lĩnh vực khác: 41,75 %. Cho đến năm 2005, 90% số hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là qua FDI.
Qua hoạt động của khu vực FDI, nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như: thiết kế, chế tạo máy và sản phẩm cơ khí điều khiển chương trình, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất ống gang chịu áp lực băng graphit cầu, sản xuất đồ trang sức theo quy mô công nghiệp bằng đúc khuôn mẫu chảy…Nhiều dây chuyền sản xuất tự động đã được đưa vào như: dây chuyền lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, dây chuyền thêu tự động nhiều màu, nhiều đầu máy điều khiển bằng vi tính.
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm tốt, hình thức đẹp, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như hàng dệt may, giày dép, rau quả, xuất khẩu,…Sự cạnh tranh của các sản phẩm thuộc khu vực kinh tế có vốn FDI đã thúc ép các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn FDI đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Vai trò của FDI trong chuyển giao công nghệ được thể hiện trước hết trong lĩnh vực dầu khí. Nhờ vào Vietso Petro, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành dầu khí Việt Nam, ngoài ra còn phải kể đến sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài với các tập đoàn nổi tiếng như BP, Shell, Statoil… Các nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực đầu tư vốn và đặc biệt là chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại vào Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả khai thác cũng như chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các công nghệ hiện đại có thể được kể đến như: công nghệ ép nước vào vỉa cải tiến, công nghệ gaslift ( bơm nén khí vào vỉa dầu),…
Để phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH, Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới công nghệ. Trong đó, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước phát triển, trung tâm công nghệ nguồn trên thế giới có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình CNH – HĐH của Việt Nam.
3.3. Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế FDI:
3.3.1. Hệ số ICOR:
Với tình hình đầu tư FDI ngày càng tăng ồ ạt như hiện nay, việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là cần thiết. Hiệu quả đầu tư – nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu.
Nhìn vào bảng 16 ta thấy hệ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 1997 là thấp nhất, vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả, hệ số trên vẫn tương đối cao nếu nhìn nhận xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp. Nhưng đây là mức tương đối hợp lý với tình hình diễn ra ở các nước khác, hệ số này ở các nước chậm phát triển dao động trong khoảng từ 2 đến 5. Nếu so sánh với các nước như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, thì hệ số ICOR của các nước này chỉ dao động trong khoảng 1 – 1,5, của Nhật Bản trong khoảng 1,5 – 2; khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 -1975, ICOR của các nước này thấp hơn nhiều so với ICOR của Việt Nam (Phạm Đỗ Chí, 2004). Từ 1997 đến nay, hệ số này tăng rất mạnh, mặc dù đã giảm đi trong 3 năm 2000, 2001, 2002, nhưng vẫn còn ở mức cao, đến năm 2005, con số này là 6,1. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn nền kinh tế đã giảm rất nhanh trong những năm gần đây.
Bảng 16: Hệ số ICOR của các khu vực kinh tế:
Năm
ICOR toàn nền kinh tế
ICOR khu vực KTNN
ICOR khu vực KT NQD
ICOR khu vực FDI
1991
3,08
3,13
3,14
2,72
1992
2,30
2,05
3,72
1,21
1993
3,49
2,92
5,04
2,78
1994
4,03
4,18
4,75
3,17
1995
3,39
3,60
1,98
9,62
1996
3,54
3,07
2,60
7,69
1997
4,26
4,33
3,23
5,92
1998
6,65
8,24
4,56
6,84
1999
7,79
19,59
4,21
4,76
2000
5,74
7,33
3,77
5,68
2001
5,91
7,28
3,39
9,37
2002
6,30
9,08
3,0
10,0
2003
6,43
8,50
4,03
7,22
2004
6,38
8,43
4,44
6,30
2005
6,10
9,13
4,09
5,22
1996-2005
5,91
8,50
3,73
6,9
Nguồn: ICOR từ 1991 - 2001 lấy từ Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng (Phạm Đỗ Chí) trang 126; 127; 129.
ICOR năm 2002 - 2005 được tính từ Niên Giám Thống Kê 2005.
Hệ số ICOR trong khu vực kinh tế Nhà nước khá thấp trong giai đoạn 1991 – 1997, trung bình là 3,3, thấp hơn một chút so với hệ số chung của toàn nền kinh tế. Như vậy trong giai đoạn này đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước có hiệu quả hơn so với đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Mặc khác, trong giai đoạn 1991-1997 tiến triển của ICOR khu vực kinh tế Nhà nước cũng tương tự như tiến triển của ICOR toàn nền kinh tế, tức là cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, khác với toàn nền kinh tế, hệ số ICOR của khu vực này đã tăng rất mạnh từ sau năm 1997, lên đến mức cao nhất là 19,59 năm 1999, sau đó giảm còn khoảng 8,1 trong 5 năm 2000 – 2005. Tính chung trong giai đoạn 1998 -2005, hệ số ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 9,6, gấp 3 lần so với giai đoạn 1991 – 1997 và gấp 1,5 lần so với ICOR toàn nền kinh tế trong cùng giai đoạn.
Như vậy, nếu so với toàn nền kinh tế thì hiệu quả vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước trong giai đoạn 1991 – 1997 cao hơn một chút nhưng trong giai đoạn tư 1998 đến nay hiệu quả vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm mạnh.
Nguyên nhân hiệu quả đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước thấp kém là do nguồn vốn này bị lãng phí nghiêm trọng, nạn tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, tỷ lệ các công trình sử dụng vốn Nhà nước vừa đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, các công ty Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoạt động kém hiệu quả, luôn được sự bảo hộ của Nhà nước nên thiếu tính cạnh tranh. Việc sử dụng vốn đầu tư Nhà nước để đầu tư xây dựng theo phong trào ngày càng tăng ở các tỉnh mà không tính đến đầu ra để tiêu thụđầu tư. Ngoài ra còn phải còn phải kể đến nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian qua đó là cơ chế đầu tư.
Theo báo cáo của thanh tra nhà nước ngày 17-7-2003, con số thất thoát của các công trình xây dựng đáng để chúng ta phải suy nghĩ: cầu Bình Triệu (25,23%); cầu Nguyễn Tri Phương (28,6%), Bện viện đa khoa Tuy Hòa (35,96%); công trình xây dựng đường Thanh Yên – Công sự Kiên Giang (58,6%).
Sự giám sát quản lý dự án lỏng lẻo cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng, đặc biệt là sự xuống cấp, kém chất lượng của công trình, có thể kể ra hàng loạt những dự án như thế: Dự án công viên văn hóa An Hòa thành phố Rạch Giá với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng, do quản lý không tốt để thất thoát lớn, nên chất lượng công trình quá kém, sau khi đưa vào sử dụng một số hạng mục đã bị đổ nát; dự án nhà thi đấu đa năng Bắc Ninh vốn đầu tư 21,7 tỷ đồng thi công trong 2 năm, vốn đầu tư tăng lên 28 tỷ đồng nhưng đang thi công thì công trình bị sập gây hậu quả nghiêm trọng,…
Trên đây là những ví dụ điển hình cho sự lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Nhà nước, vẫn còn chưa kể đến những dự án được xây dựng nhưng không đi vào hoạt động hoặc không sử dụng được, bỏ phí. Qua đó ta thấy được những nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư vốn của khu vực kinh tế Nhà nước thấp kém, điều này được đánh giá ngay khi nhìn thấy ICOR của khu vực này vẫn luôn ở mức cao từ 1998 đến nay.
Hệ số ICOR của khu vực ngoài quốc doanh tương đối ổn định trong suốt giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Hệ số này vào khoảng 3,5 giai đoạn 1991 -1997 và tăng lên 3,6 giai đoạn 1998 – 2005. Mức độ biến động của ICOR khu vực này trong 12 năm qua cũng không lớn, năm thấp nhất (2003) đạt 0,96, năm cao nhất (1993) đạt 5,04, tức là luôn nằm trong giới hạn đối với tiêu chuẩn chung của các nền kinh tế kém phát triển trong giai đoạn hiện nay. Điều này được giải thích bằng sự thật là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn thiếu vốn và buộc phải sử dụng nhiều lao động để thay thế, vì vậy khi có các nguồn vốn bổ sung thì sản xuất của nó thường tăng lên theo tỷ lệ tương ứng (Phạm Đỗ Chí, 2004). Hiện nay ICOR của khu vực này chỉ 4,09, rất thấp nếu so với ICOR của toàn nền kinh tế hay của khu vực kinh tế Nhà nước.
Trái lại, hiệu quả vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư nước ngoài biến động rất mạnh. Hệ số này tăng vọt trong giai đoạn 1991 – 1995, từ 1,2 lên đến 9,6. Ngược lại, từ năm 1996 đến năm 1999, hệ số ICOR giảm dần. Tuy nhiên, hệ số này lại tăng lên vào năm 2000 và trở lại đỉnh cao năm 2002 và sau đó giảm dần. Nhìn chung, ICOR của khu vực FDI có xu hướng tăng mạnh trong thập niên 90.
Việc ICOR của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong nửa đầu thập niên 90 là do vốn đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu được dùng để xây dựng cơ bản và chưa trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trong giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này chậm lại, thậm chí tăng trưởng âm do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á, trong khi số vốn đầu tư giai đoạn trước bắt đầu phát huy tác dụng mạnh, làm cho sản xuất gia tăng và hiệu quả vốn đầu tư tăng thêm. Hiệu quả đầu tư của khu vực FDI trong những năm gần đây chỉ ngang mức chung của toàn nền kinh tế. Do đó toàn bộ số giảm về hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước đã được bù đắp bằng duy trì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong khu vực ngoài quốc doanh.
Các so sánh cho thấy trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh là cao nhất, tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế Nhà nước là thấp nhất.
3.3.2. Mức độ thâm dụng vốn của các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế:
Bảng 17: Mức độ thâm dụng vốn của các loại hình doanh nghiệp
ĐVT: Tỷ đồng / người
Năm
2000
2002
2003
2004
Doanh nghiệp Nhà Nước
0,32
0,34
0,37
0,41
ICOR khu vực KTNN
7,33
9,08
8,5
8,43
Doanh nghiệp ngoài Nhà Nước
0,09
0,08
0,09
0,11
ICOR khu vực ngoài NN
3,77
3,0
4,03
4,44
Doanh nghiệp có vốn FDI
0,56
0,37
0,33
0,32
ICOR khu vực FDI
5,68
10,0
7,22
6,30
Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê
Khi nói đến hiệu quả đầu tư của một thành phần kinh tế nào đó thì không thể không nói đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế đó. Hiện nay, diện mạo các doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang được khắc họa ngày một rõ nét. Doanh nghiệp đã trở thành nhân tố động lực cho phát triển kinh tế nước nhà, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế tòan diện sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Mức độ thâm dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện quy mô đầu tư cho lao động trong doanh nghiệp đó, nó được tính bằng tỷ số giữa vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của các doanh nghiệp và tổng số lao động hằng năm trong các doanh nghiệp.
Qua bảng trên ta thấy doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN) có mức độ thâm dụng vốn ngày càng cao trong khi mức độ này ở doanh nghiệp có vốn FDI ngày càng giảm và DN ngoài Nhà Nước thì có sự tăng giảm không đều qua các năm, nhưng bình quân năm mức độ thâm dụng vốn của DNNN là 0,36 tỷ đồng / người, thấp hơn mức độ thâm dụng vốn bình quân năm của DN có vốn FDI (DN FDI) là 0,39 tỷ đồng / người.
DNNN có sự đầu tư vốn cho lao động ngày càng; vốn sản xuất kinh doanh hằng năm luôn tăng lên và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ gia tăng tổng số lao động của DNNN, do đó mức độ thâm dụng vốn của DNNN ngày càng cao, trong khi lao động trong DNNN có xu hướng giảm dần, năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là 15.040 người.
Bảng 18: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của các doanh nghiệp
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
2000
2002
2003
2004
Ước 2005
Tổng số
998.423
1.186.014
1.352.076
1.537.179
1.966.165
DNNN
670.234
781.705
858.560
932.943
1.128.484
DN ngoài NN
98.348
142.202
202.396
289.625
422.892
DN có vốn FDI
229.841
262.107
291.120
344.611
414.789
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê
Tốc độ tăng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của DNNN năm 2002 là 16% so với năm 2001, năm 2003 là 9,8 % so với năm 2002, năm 2004 là 8,6 % và năm 2005 đã tăng 20,9 % so với năm 2004. Tổng số lao động trong DNNN lại tăng rất chậm và giảm 0,66 % năm 2004 trong khi vốn sản xuất kinh doanh lại tăng rất nhanh vào năm này.
Bảng 19: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hằng năm
ĐVT: Người
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số
3.536.998
3.933.226
4.657.803
5.175.092
5.770.201
DNNN
2.088.531
2.114.324
2.259.858
2.264.942
2.249.902
DN ngoài NN
1.040.902
1.329.615
1.706.857
2.049.891
2.475.448
DN có vốn FDI
407.565
489.287
691.088
860.259
1.044.851
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê
Theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, các DNNN dần dần được sắp xếp lại và cổ phần hóa do đó quá trình tích tụ vốn cũng được nâng cao nhưng cũng vì thế mà làm cho không ít các DN giải thể, sáp nhập, cùng những cải cách hành chính chống tham nhũng cho nên số lao động trong DNNN cũng giảm dần.
Đối với các DN ngoài NN, mức độ thâm dụng vốn là thấp nhất so với DNNN và DN có vốn FDI, bình quân một lao động được đầu tư 0,09 tỷ đồng. DN ngoài NN thu hút ngày càng nhiều lao động nhưng nguồn vốn sản xuất kinh doanh không nhiều, bình quân chỉ bằng 24,8% vốn sản xuất kinh doanh của DNNN. Tuy nhiên vốn sản xuất kinh doanh của DN ngoài NN tăng dần với tốc độ nhanh hơn DNNN, bình quân là 43,7% /năm, lượng lao động cũng tăng nhanh không kém, năm 2001 tăng 288.713 người so với năm 2000, năm 2002 tăng 377.242 người so với năm 2001, đến năm 2004 tăng 425.557 người so với năm 2003, gấp hơn 2 lần năm 2001 và vượt qua DNNN 225.546 người.
Sự tăng nhanh về vốn là do sự tăng nhanh số lượng DN ngoài NN bởi chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà Nước, đẩy nhanh hội nhập quốc tế nhưng phần lớn là các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ nên vốn sản xuất kinh doanh ít hơn nhiều so với DNNN và DN có vốn FDI.
DN có vốn FDI có mức độ thâm dụng vốn cao nhất so với DNNN và DN ngoài NN, bình quân năm là 0,39 tỷ đồng / người. Vốn sản xuất kinh doanh nhìn chung là thấp hơn so với hai loại hình doanh nghiệp còn lại, tổng số lao động hằng năm cũng thấp hơn. Vốn sản xuất kinh doanh thấp hơn là do số lượng doanh nghiệp có vốn FDI chưa nhiều ở nước ta nhưng quy mô vốn mỗi doanh nghiệp là rất lớn, loại hình doanh nghiệp này có xu hướng tăng lên trong tương lai do bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, do đó nguồn vốn cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 tăng 1,8 lần so với năm 2000 và tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh ngày càng tăng so với DNNN từ 34% năm 2000 tăng lên 36%.
Tổng số lao động trong DN có vốn FDI cũng tăng liên tục theo sự gia tăng của các DN FDI, năm 2004 tăng gấp 2,5 lần năm 2000 và chiếm 18% tổng số lao động làm việc trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Các DN FDI có lợi thế về vốn, được trang bị công nghệ cao, gắn kết với thị trường quốc tế nên có quy mô vốn lớn hơn, đầu tư cho lao động nhiều hơn các thành phần doanh nghiệp khác.
Với những phân tích trên cùng với hệ số ICOR cho thấy, DNNN đầu tư vốn rất nhiều vào sản xuất kinh doanh nhưng hệ số ICOR lại cao nhất, nghĩa là hiệu quả đầu tư là thấp nhất, hiệu quả kinh tế xã hội lại không đáng kể, không tạo ra được nhiều việc làm như mong đợi, nguồn vốn bị lãng phí rất nhiều. Trái lại, DN ngoài NN có vốn đầu tư thấp nhất nhưng hiệu quả đầu tư là cao nhất, giải quyết được đại đa số vấn đề việc làm cho xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao. Các doanh nghiệp có vốn FDI có ưu thế về vốn, tuy nhiên vẫn còn là một lực lượng nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam, hệ số ICOR vẫn còn cao nhưng cũng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nước ta, ngày càng tạo được nhiều việc làm cho xã hội.
3.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp:
Mức độ thâm dụng vốn cho thấy mức độ đầu tư vốn cho lao động của các doanh nghiệp, còn hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ như thế nào? Hiệu quả sử dụng lao động cho ta biết một lao động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Nó được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần sản xuất kinh doanh hằng năm và tổng số lao động làm việc hằng năm trong doanh nghiệp.
Bảng 20: Hiệu quả sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp
ĐVT: Tỷ đồng / người
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
DNNN
0,21
0,22
0,27
0,29
0,31
DN ngoài NN
0,19
0,19
0,21
0,23
0,25
DN có vốn FDI
0,39
0,36
0,32
0,33
0,35
Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005
Nhân tố vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu làm nên doanh thu và lợi nhuận. Nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp có vốn FDI là cao nhất tuy có sự tăng giảm không đều, kế đến là DNNN và cuối cùng là DN ngoài NN.
Đối với khu vực DNNN, hiệu quả sử dụng lao động ngày càng được cải thiện, tăng dần qua các năm. Năm 2000, một lao động tạo ra 0,21 tỷ đồng doanh thu thuần, đến năm 2004, con số này là 0,31 tỷ đồng/ lao động. Nguyên nhân là do doanh thu thuần sản xuất kinh doanh tăng lên mỗi năm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng lên của lao động trong khu vực DNNN. Năm 2001, tốc độ tăng của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh là 3,45% so với năm 2000 trong khi tốc độ tăng lao động trong khu vực DNNN chỉ có 1,2% so với năm 2001. Năm 2002, con số tương ứng là 32% và 6,8% so với năm 2001. Đến năm 2004, tốc độ gia tăng doanh thu thuần của DNNN là 6% so với năm 2003 trong khi tổng lao động trong DNNN lại giảm 0,66%.
Bảng 21: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
DNNN
444.673
460.029
611.167
666.022
708.045
DN ngoài NN
203.156
260.565
362.657
482.181
637.371
DN có vốn FDI
161.957
177.262
221.078
287.948
373.985
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê
Hiệu quả sử dụng lao động của khu vực DNNN đã tăng lên theo chiều hướng tốt, từ mức chỉ bằng 53% DN FDI thì năm 2004 đã tăng lên bằng 88% mức các DN FDI. Quá trình cải cách DNNN đạt kết quả tốt nên hiệu quả sử dụng lao động đã tăng lên.
Khu vực DN ngoài NN có hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất, nhưng có sự tăng dần qua các năm. Năm 2001 so với năm 2000 không có sự thay đổi chỉ ở mức 0,19 tỷ đồng /lao động nhưng đến năm 2003, một lao động tạo ra 0,23 tỷ đồng doanh thu thuần so với năm 2002 là 0,21 tỷ đồng /người và năm 2004, con số này đã là 0,25 tỷ đồng /người. Tốc độ gia tăng của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của khu vực DN ngoài NN tăng nhanh nhưng song song đó tốc độ gia tăng tổng lao động trong DN ngoài NN cũng tăng nhanh, do đó hiệu quả sử dụng lao động của khu vực DN ngoài NN không cao. Năm 2001, doanh thu thuần tằng 28% so với năm 2000, trong khi đó tổng lao động cũng tăng 27,7% so với năm 2000. Năm 2002, doanh thu thuần tăng 39% thì tổng lao động của khu vực doanh nghiệp này cũng tăng tương ứng là 28% so với năm 2001. Đến năm 2004 tốc độ tăng tương ứng của hai chỉ tiêu này là 32% và 20,7% so với năm 2003.
Khu vực DN ngoài NN có hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất do chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ và phần nào được thành lập ào ạt sau khi có Luật Doanh nghiệp 1999, khuyến khích mở rộng các loại hình doanh nghiệp, cho nên hiệu quả hoạt động được đo bằng hiệu quả sử dụng lao động không cao. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của DN ngoài NN đang có xu hướng tăng dần theo chiều hướng tốt, từ mức chỉ bằng 48,7% các DN có vốn FDI đã tăng lên bằng 71% mức các DN có vốn FDI.
Đối với khu vực DN có vốn FDI, khu vực có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất. Bình quân năm, một lao động tạo ra 0,35 tỷ đồng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, gấp 1,3 lần bình quân năm của DNNN và gấp 1,6 lần bình quân năm DN ngoài NN. Tốc độ gia tăng của doanh thu thuần trong DN có vốn FDI trong năm 2001 là 9,4% tương ứng với tốc độ gia tăng lao động là 20% so với năm 2000. Năm 2002 hai con số này là 24,7% và 41%, điều này giải thích được nguyên nhân của sự sụt giảm hiệu quả sử dụng lao động trong năm 2001 và 2002, do tốc độ gia tăng tổng lao động trong khu vực DN có vốn FDI nhanh hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh. Năm 2003, doanh thu thuần tăng 31,2% và lao động tăng 24,4% so với năm 2002 và năm 2004 doanh thu tăng 29,8%, lao động tăng 21,4% so với năm 2003 hiệu quả sử dụng lao động trong DN có vốn FDI đã tăng trở lại từ năm 2003.
Nhìn chung, doanh thu thuần của khu vực DN có vốn FDI thấp hơn DNNN do số lượng DN FDI không nhiều như DNNN, số lao động làm việc cũng ít hơn nhưng hiệu quả sử dụng lao động lại cao hơn.
Khu vực DN FDI có sự trang bị vốn cho lao động nhiều hơn, kèm theo là công nghệ mới, công nghệ cao làm cho hiệu quả sử dụng lao động cao hơn khu vực DNNN và DN ngoài NN. Các DNNN có sự đầu tư vốn quá nhiều, lại có được sự độc quyền trong một số lĩnh vực kinh doanh luôn mang lại lợi nhuận cao, số lao động lại thấp hơn các DN ngoài NN nên hiệu quả lao động cao hơn là điều tất nhiên, nhưng như vậy là lãng phí quá nhiều vốn đầu tư. Các DN ngoài NN có số lượng lao động đông nhưng có quy mô nhỏ, công nghệ thấp, thường chỉ nhận gia công lại hoặc cung ứng những dịch vụ phụ trợ nên doanh thu không cao dẫn đến hiệu quả lao động không cao. Tuy nhiên do sự cạnh tranh mạnh lên giữa các thành phần kinh tế, DNNN và DN ngoài NN đã thu hẹp dần khoảng cách về hiệu quả hoạt động sản xuất với DN có vốn FDI trong những năm qua nhờ thực hiện chương trình sắp xếp và đổi mới DNNN, cổ phần hóa DNNN, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Giải quyết việc làm để sử dụng số lượng lao động là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu của những nước đang phát triển nhằm giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm. Song, nâng cao chất lượng để nâng cao năng suất lao động lại là vấn đề cơ bản, lâu dài của lực lượng lao động. Năng suất lao động được tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho số lao động bình quân năm.
Bảng 22: Năng suất lao động
ĐVT:Nghìn đồng / người
Năm
2000
2002
2003
2004
2005
KTNN
48.597,8
54.833,2
59.408,2
68.084,3
78.006,8
KT NQD
6.283,0
7.260,2
7.911,5
8.883,9
10.097,2
Khu vực FDI
258.492
167.645,5
170.694,3
171.589,8
196.972,3
Toàn nền kinh tế
11.743,0
13.561,0
15.119,2
17.200,5
19.617,6
% thay đổi NSLĐ toàn nền kinh tế
-
15
11
13,7
14
Nguồn: Tính từ Niên Giám Thống Kê 2005
Nhìn vào bảng trên ta thấy năng suất lao động của toàn nền kinh tế, và 3 thành phần kinh tế tăng đều qua các năm. Năng suất lao động của khu vực FDI là cao nhất, kế đến là khu vực kinh tế Nhà nước và sau cùng là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Khu vực ngoài Nhà nước tạo ra nhiều GDP nhất nhưng vì số lượng lao động cũng chiếm tỷ trọng cao nhất nên năng suất lao động thấp. Bình quân năm, một lao động tạo ra 8.087,1 nghìn đồng giá trị GDP/năm. Năm 2005, năng suất lao động khu vực này đã tăng lên 3.814,2 nghìn đồng/ người so với năm 2000. Như vậy khu vực này có tỷ trọng GDP cao nhất cả nước là do có lượng lao động đông nhất, nhưng năng suất lao động, hiệu quả lao động thấp nhất.
Khu vực kinh tế Nhà nước có năng suất lao động cao hơn, bình quân năm đạt 61.786 nghìn đồng / người. Năm 2005 tăng lên 29.409 nghìn đồng/người so với năm 2000. Do số lượng lao động trong khu vực này thấp hơn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, lại được sự độc quyền trong một số ngành và những ngành này luôn tạo ra giá trị GDP cao hơn, do đó năng suất lao động của khu vực kinh tế Nhà nước cao hơn năng suất lao động của khu vực ngoài Nhà nước.
Khu vực FDI lại có năng suất lao động cao nhất, lượng lao động bìng quân chỉ chiếm 1,2% lao động cả nước nhưng GDP tạo ra lại chiếm trên 14% GDP toàn nền kinh tế. Năng suất lao động năm 2000 là cao nhất sau đó giảm vào năm 2002 và tăng trở lại năm 2003 đến nay. Bình quân năm, một lao động của khu vực FDI tạo ra 193.078,7 nghìn đồng giá trị GDP của khu vực. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của khu vực FDI là rất cao, được sự hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế lớn mạnh trên thế giới, có lợi thế về trình độ công nghệ,… lại là những doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu nên giá trị GDP mang lại cao hơn các thành phần kinh tế khác, biết quản lý, sử dụng lao động hiệu quả nên năng suất lao động của khu vực FDI luôn cao hơn năng suất lao động của các thành phần kinh tế khác.
Qua phân tích trên, FDI không những giúp giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân mà còn sử dụng hiệu quả nguồn lao động tạo ra giá trị GDP cao trong khu vực từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế cả nước.
3.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp:
Tài sản cố định được hình thành như thế nào từ vốn đầu tư, đó cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. Trong doanh nghiệp thì tài sản cố định được sử dụng như thế nào để đem lại doanh thu? Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các loại hình doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp được đánh giá bằng hệ số giữa doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hằng năm.
Bảng 23: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
DNNN
1,93
1,74
1,97
2,00
1,96
DN ngoài NN
5,98
5,10
4,99
4,68
4,32
DN có vốn FDI
1,09
1,09
1,29
1,36
1,57
Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005
Ta thấy DN ngoài NN có hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao nhất, kế đến là DNNN và thấp nhất là DN có vốn FDI. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của DN ngoài NN có xu hướng giảm dần. Năm 2000, một giá tài sản cố định đem lại 5,98 đồng doanh thu thuần, năm 2001 giảm còn 5,10 và đến năm 2004 chỉ còn 4,32. Sự giảm dần này là do giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của khu vực DN ngoài NN tăng dần lên qua các năm. Giá trị tài sản cố định (TSCĐ) của khu vực DN ngoài NN là thấp nhất so với hai khu vực doanh nghiệp còn lại bởi vì khu vực doanh nghiệp này chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá thể, tư nhân,…giá trị TSCĐ không lớn, từ nhiều doanh nghiệp hình thành nên.
Khu vực DN ngoài NN luôn thiếu vốn, sử dụng nhiều lao động là chủ yếu, TSCĐ được hình thành và sử dụng một cách có hiệu quả cũng như sử dụng tốt đồng vốn đầu tư của bản thân các doanh nghiệp, mang lại doanh thu thuần sản xuất kinh doanh ngày một tăng. Năm 2000, giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn của DN ngoài NN chỉ bằng 14,7% so với của các DNNN và bằng 22,9% của DN có vốn FDI. Giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn ở 3 loại hình doanh nghiệp này đều tăng lên qua các năm, đến năm 2004, giá trị này của DN ngoài NN đã tăng lên đến mức bằng 40,9% mức của DNNN và bằng 62% mức của DN có vốn FDI.
Bảng 24: Giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hằng năm
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
DNNN
229.856
263.153
309.084
332.077
359.952
DN ngoài NN
33.916
51.049
72.663
102.945
147.222
DN có vốn FDI
147.941
162.313
170.579
210.483
237.363
Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005
Hiệu quả sử dụng TSCĐ của các DNNN tăng, giảm không đều qua các năm và ở mức thấp hơn so với khu vực DN ngoài NN. Bình quân năm, một giá trị TSCĐ đem lại 1,92 đồng doanh thu thuần. Mặc dù doanh thu thuần mỗi năm đều tăng và ở mức cao hơn so với DN ngoài NN nhưng giá trị TSCĐ cũng rất lớn so với DN ngoài NN và luôn tăng dần qua các năm, do đó hiệu quả sử dụng TSCĐ của khu vực DNNN thấp hơn so với DN ngoài NN. Giá trị TSCĐ ở khu vực DNNN rất lớn, luôn được sự hỗ trợ, cung cấp nguồn vốn từ Nhà nước, với tâm lý tài sản của Nhà Nước, nên các doanh nghiệp không có ý thức cao trong việc tiết kiệm để tận dụng tài sản có hiệu quả hơn.
Đối với các DN có vốn FDI, chỉ tiêu này lại kém hiệu quả hơn so với DNNN và DN ngoài NN, bình quân năm, một giá trị TSCĐ chỉ đem lại 1,28 đồng doanh thu thuần, hệ số này tăng dần qua các năm. Giá trị TSCĐ của khu vực DN có vốn FDI cao hơn so với DN ngoài NN, nhưng doanh thu thuần thấp hơn vì số lượng DN có vốn FDI không nhiều như DN ngoài NN. Như vậy, hạn chế của khu vực DN có vốn FDI là về mặt số lượng doanh nghiệp, điều này đã làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ của DN có vốn FDI thấp hơn so với 2 loại hình doanh nghiệp trên.
3.3.5. Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp:
Vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu làm nên doanh thu cho doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện qua hệ số vòng quay vốn của doanh nghiệp, hệ số này được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp và vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của doanh nghiệp.
Hệ số vòng quay vốn của khu vực DN ngoài NN là cao nhất, nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của khu vực này là cao nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp. Năm 2000, một đồng vốn sản xuất kinh doanh đem lại 2 đồng doanh thu thuần , năm 2002, hệ số này tăng lên là 2,55 năm 2003 là 2,38 và năm 2004 giảm còn 2,20. Khu vực doanh nghiệp này có số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm không cao, thấp nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp nhưng doanh thu thuần hằng năm chỉ đứng sau DNNN, đây là khu vực doanh nghiệp không có nhiều lợi thế về vốn nên đã tận dụng, sử dụng tốt nguồn vốn của mình nhưng hệ số vòng quay vốn lại có xu hướng giảm dần từ năm 2003.
Bảng 25: Hệ số vòng quay vốn của các loại hình doanh nghiệp
Năm
2000
2002
2003
2004
DNNN
0,66
0,78
0,77
0,75
DN ngoài NN
2,00
2,55
2,38
2,20
DN có vốn FDI
0,70
0,84
0,98
1,08
Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005
Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI có hệ số vòng quay vốn thấp hơn so với DN ngoài NN và luôn tăng dần qua các năm. Năm 2000, một đồng vốn bỏ ra chỉ đem lại 0,7 đồng doanh thu, đến năm 2004, hệ số này đã là 1,08. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh hằng năm của DN có vốn FDI lớn hơn so với khu vực DN ngoài NN, số lượng doanh nghiệp này không nhiều như những loại hình doanh nghiệp khác nhưng vốn đầu tư cao hơn vì vậy doanh thu thuần hằng năm luôn thấp hơn, điều này làm cho hệ số vòng quay vốn của doanh nghiệp có vốn FDI thấp hơn.
Khu vực DNNN có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất. Hệ số vòng quay vốn có tăng lên từ năm 2000 đến năm 2002 nhưng lại giảm dần từ năm 2003. Bình quân năm, một đồng vốn sản xuất kinh doanh đem lại 0,74 đồng doanh thu. Khu vực DNNN có vốn sản xuất kinh doanh cao nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp, luôn được sự bảo hộ của Nhà nước nên thiếu tính cạnh tranh, kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Qua phân tích cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong khu vực DN ngoài NN là cao nhất, kế đến là DN có vốn FDI và sau cùng là khu vực DNNN.
3.3.6. Mức độ ổn định vốn đầu tư của các doanh nghiệp:
Khi xem xét hiệu quả sử dụng TSCĐ ở các doanh nghiệp, ta biết đươc một giá trị TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Vậy TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn như thế nào? Mức độ đầu tư cho TSCĐ ở các loại hình doanh nghiệp ra sao? Tỷ lệ hình thành TSCĐ cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. Mức độ ổn định vốn đầu tư của doanh nghiệp được đo bằng hệ số giữa giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12 hằng năm với vốn sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
DNNN có mức độ ổn định vốn đầu tư thấp nhất. TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn với tỷ lệ không cao. Năm 2000, một đồng vốn tạo ra 0,34 đồng giá trị TSCĐ, hệ số này năm 2002 là 0,39 năm 2003 và 2004 hệ số này không thay đổi ở mức 0,38. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh hằng năm là rất lớn so với các thành phần doanh nghiệp khác nhưng tỷ lệ hình thành TSCĐ trên vốn lại thấp hơn. Chính những yếu kém về quản lý cũng như trong hoạt động kinh doanh của khu vực DNNN làm cho nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bị lãng phí, thất thoát, không ổn định, không tạo ra được một tỷ lệ hình thành TSCĐ cao từ nguồn vốn của mình.
Bảng 26: Mức độ ổn định vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp
Năm
2000
2002
2003
2004
DNNN
0,34
0,39
0,38
0,38
DN ngoài NN
0,34
0,51
0,50
0,50
DN có vốn FDI
0,64
0,65
0,72
0,68
Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005
DN ngoài NN có mức độ ổn định vốn đầu tư cao hơn khu vực DNNN. Bình quân năm, một đồng vốn tạo ra 0,46 đồng giá trị TSCĐ. Một sự trái ngược hoàn toàn so với DNNN, bởi vì khu vực DN ngoài NN là khu vực luôn có vốn sản xuất kinh doanh thấp hơn rất nhiều và thấp nhất trong 3 thành phần doanh nghiệp, khu vực này lại có tỷ lệ hình thành TSCĐ trên vốn cao hơn khu vực DNNN. Bởi vì thiếu vốn nên những DN này không lãng phí mà luôn biết sử dụng tốt và ổn định nguồn vốn của mình.
DN có vốn FDI có mức độ ổn định vốn đầu tư cao nhất. Năm 2000, hệ số này là 0,64, cao gấp gần 2 lần so với DNNN và ngoài NN. Đến năm 2004, hệ số này là 0,68, cao gấp 1,7 lần DNNN và 1,3 lần DN ngoài NN. Nguồn vốn kinh doanh rất ổn định, đầu tư vào TSCĐ rất cao, bình quân năm, giá trị TSCĐ được hình thành từ hơn 2/3 nguồn vốn sản xuất kinh doanh. So với DNNN thì nguồn vốn này thấp hơn nhưng tỷ lệ hình thành TSCĐ lại cao hơn nhiều. Điều này cho thấy sự quản lý vốn của DN có vốn FDI có hiệu quả hơn so với khu vực DNNN.
Thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các DN có vốn FDI có ưu thế hơn không phải do có nhiều doanh nghiệp hơn, nhiều vốn hơn các thành phần khác, mà chủ yếu là do hiệu quả sử dụng lao động và tài sản cao hơn các thành phần khác.
3.4. So sánh trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam so với một số nước khác:
Sau 20 năm đổi mới và đặc biệt là 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng và to lớn làm thay đổi cả thế và lực của đất nước. Kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao đứng thứ 2 tại Châu Á và trên thế giới chỉ sau Trung Quốc theo Tạp Chí Kinh Tế & Phát Triển số 115, tháng 1 / 2007
, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Tuy vậy, tốc độ và chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam còn nhiều điều cần phải được xem xét lại. Chất lượng tăng trưởng đạt ở mức nào? Làm thế nào để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực? Một cách đánh giá xem liệu nền kinh tế của chúng ta đã sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để để đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất hay chưa là so sánh với các nền kinh tế khác, chứ không phải là so sánh với chính mình như cách chúng ta hay làm xưa nay. Muốn biết được trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện đang nằm ở đâu, chúng ta hãy so sánh Việt Nam với Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ.
Chúng ta so sánh với Thái Lan vì ở trong cùng một khối ASEAN, có dân số gần tương đương nhau và nhất là vào thập niên 50 hai nước có cùng trình độ phát triển. Vào năm 1954 GNP bình quân đầu người của Việt Nam là 117 USD trong khi đó Thái Lan vào năm 1952 là 108 USD ( Indonesia là 88 USD; Hàn Quốc là 55 USD vào năm 1955) theo Tạp Chí Kinh Tế & Phát Triển số 115, tháng 1 / 2007
.
Chọn Trung Quốc và Ấn Độ làm đối tượng so sánh với Việt Nam bởi vì tuy là 2 nước khổng lồ nhưng có thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa tương đồng với Việt Nam và cũng đều đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu mặc dù không phân tích cụ thể như Thái Lan. Đặc biệt Trung Quốc lại cũng chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch, tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam.
Việc so sánh trình độ phát triển kinh tế của nước này với nước khác là việc không phải dễ vì khó có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể biểu diễn tổng quát trình độ phát triển của một số nước. Các chỉ tiêu thường được đem so sánh là GDP bình quân đầu người, hệ số ICOR và chỉ số phát triển con người – HDI.
3.4.1. So sánh hệ số ICOR với các nước:
Ta biết rằng đầu tư là động lực để tăng trưởng kinh tế. Muốn có được sự tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư. Nhưng không phải đầu tư càng nhiều thì tăng trưởng càng cao, mà yếu tố hiệu quả đầu tư đóng vai trò quan trọng hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với yếu tố lượng đầu tư. Có những nước có tỉ lệ đầu tư cao có khuynh hướng sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn, thể hiện ở hệ số ICOR thấp hơn, tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Có những nước có tỉ lệ đầu tư khá cao nhưng do hiệu quả thấp (ICOR rất cao) nên tốc độ tăng trưởng đạt được rất thấp.
Bảng 27: Hệ số ICOR của một số nước trên thế giới:
Nước và lãnh thổ
1969 - 1980
1981 - 1990
1991 - 1997
Hồng Kông
2,44
3,36
6,01
Singapore
3,97
4,42
4,31
Hàn Quốc
3,28
3,43
5,88
Trung Quốc
4,64
3,26
3,53
Malaysia
2,55
4,19
4,64
Thái Lan
4,30
4,23
5,36
Indonesia
2,37
5,11
4,84
Philippines
4,59
4,69
4,77
Ấn Độ
3,42
4,08
3,76
Nhật Bản
5,70
6,84
28,28
Việt Nam
3,44
Nguồn: Phạm Đỗ Chí. Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng. NXB Trẻ
Theo kết quả tính toán từ bảng 16, hệ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tăng trưởng nhanh 1991 – 1997 trung bình là 3,44. Giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp 1997- 1999, hệ số này tăng rất mạnh lên đến 6,2; nếu tính chung cho giai đoạn 1998 – 2005, hệ số ICOR toàn nền kinh tế là 6,35, tức là tăng rất mạnh so với giai đoạn 1991-1997. Khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 -1975, hệ số ICOR của Hồng Kông, Singapore, Đài Loan , Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng từ 1 đến 2.(Phạm Đỗ Chí, 2004); thấp hơn nhiều so với ICOR của ta hiện nay.
Nhìn vào bảng 28 ta thấy, hệ số ICOR của Việt Nam là cao nhất và tốc độ tăng trưởng GDP là thấp nhất so với các nước. Bình quân từ năm 2000 đến nay, ICOR đã lên đến 5,1, cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc cách đây 10 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm. Cùng với một tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam nhưng Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 9 – 10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 7-8%. Ở các nước khác, trong giai đoạn mà trình độ kinh tế thấp hơn hiện nay, tỉ lệ đầu tư /GDP bình quân cũng thấp hơn so với Việt Nam hiện nay.
Bảng 28: Hiệu quả đầu tư của một số nước trên thế giới:
Nước
Đầu tư (% / GDP)
Tăng trưởng GDP ( %)
ICOR
Việt Nam (2000 - 2006)
38,3
7,5
5,1
Trung Quốc (1991 - 2003)
39,1
9,5
4,1
Đài Loan (1981 – 1990)
21,9
8,0
2,7
Hàn Quốc (1981 – 1990)
29,6
9,2
3,2
Nhật Bản ( 1961 – 1970)
32,6
10,2
3,2
Nguồn:
Như vậy, chúng ta đã lãng phí rất nhiều vốn đầu tư. Nếu giả sử Việt Nam duy trì được cùng hệ số ICOR như các nước láng giềng và tính ra được con số đầu tư cần thiết nhỏ hơn nhiều để đạt cùng độ tăng trưởng GDP như trong thập niên vừa qua, con số thất thoát hay lãng phí được tính sẽ rất lớn. Ngoài vấn đề về thất thoát, vốn đầu tư còn kém hiệu quả vì Việt Nam đã và đang quá tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động. (Phạm Đỗ Chí, 2004)
Các nước Đông Á theo đuổi chiến lược phát triển các ngành có hệ số vốn thấp nhưng sử dụng nhiều lao động trong suốt 3 thập kỷ qua nên có được những tỉ lệ tăng trưởng rất cao, nhưng lại giữ được hệ số ICOR thấp. Như vậy vốn đầu tư được tập trung vào các ngành nghề phù hợp với giai đoạn đầu của Công nghiệp hóa, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là làm hàng xuất khẩu. (Phạm Đỗ Chí, 2004)
Từ những phân tích trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế Việt Nam đã giảm rất mạnh trong những năm gần đây và kém rất xa so với các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á.
3.4.2. So sánh GDP bình quân đầu người với các nước :
GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu thường được đem so sánh trình độ phát triển của nước này với nước khác, nó thể hiện được qui mô của nền kinh tế, mức sống người dân.
So với Thái Lan, năm 1996, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 10% GDP bình quân đầu người của Thái Lan, đến năm 2002 bằng 20% và năm 2004 là 25%. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng dần, khoảng cách so với Thái Lan dần dần được rút ngắn. So với Trung Quốc, năm 2000, chỉ tiêu này gấp 2 lần mức của Việt Nam, đến năm 2004, khoảng cách này vẫn không thay đổi. So với Ấn Độ, chỉ tiêu này gần như tương đương.
Nếu so với cả khối ASEAN, năm 1996, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng ¼, năm 2004, con số này là ½. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là rất thấp, mặc dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng nhưng vẫn còn một khỏang cách rất xa so với các nước phát triển trong khu vực.
Bảng 29: GDP bình quân đầu người của một số nước theo giá thực tế ( USD)
Nước
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Singapore
25127
2514
20892
20611
22757
20553
20823
22070
25193
Thái Lan
3134
2056
1900
2046
2029
1887
2050
2291
2548
Việt Nam
337
361
374
403
415
439
481
540
637
ASEAN
1505
1429
947
1079
1128
1058
1155
1267
1426
Trung Quốc
-
-
-
-
856
924
992
1100
1272
Ấn Độ
-
-
-
-
450
466
482
555
631
Nguồn: Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển số 115 , tháng 1 / 2007
Với tính toán sơ bộ GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng như hiện nay để GDP bình quân đầu người của Việt Nam bằng mức bây giờ của các nước sau đây thì Việt Nam cần một số năm như sau: Indonesia: 5 năm; Philippines: 8 năm; Thái Lan: 20 năm; Malaysia: 24 năm; Brunei: 38 năm; Singapore: 40 năm (giả thiết các nước này đứng yên) (Đào Ngọc Lâm, thuộc Tổng Cục Thống Kê, báo Thanh Niên 29/3/2006).
Tuy nhiên, những con số trên không phản ánh mức sống của dân chúng vì sức mua của đồng đô-la rất khác nhau giữa nước này với nước khác. Để so sánh chính xác hơn phải dùng GDP bình quân đầu người tính theo tỉ giá ngang bằng sức mua (PPP – Purchasing Power Parity rate).
Bảng 30: GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của một số nước (ĐVT: USD)
Nước
1991
1995
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Việt Nam
-
1236
1630
1689
1860
1996
2070
2300
2490
Trung Quốc
2964
2935
3130
3105
3617
3976
4020
-
5003
Ấn Độ
1150
1422
1670
2077
2248
2358
2840
2670
2892
Thái Lan
5270
7742
6690
5456
6132
6402
6400
-
7595
Singapore
14734
22604
28460
24210
20767
23356
22680
24040
24481
Nguồn: Số liệu Kinh tế - Xã hội Các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới – Tổng Cục Thống Kê ; Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê
Xét theo GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thì Việt Nam vẫn là nước đứng sau các nước được đem so sánh về chỉ tiêu này. Năm 1995, GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của Việt Nam chỉ bằng ½ mức của Trung Quốc, chỉ bằng 1/6 mức của Thái Lan, còn mức của Singapore đã gấp chúng ta 18 lần. GDP bình quân đầu người ở nước ta đều tăng trưởng qua các năm, đến năm 2003, chỉ tiêu này ở Trung Quốc đã gấp đôi mức của Việt Nam, chỉ tiêu này ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và bằng 1/10 của Singapore. So với các nước trong khu vực, mức sống của người dân Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều, còn phải mất nhiều năm mới đuổi kịp ngay cả khi các nước này đứng yên huống hồ mỗi năm các nước đều đạt mức tăng trưởng khác nhau.
Câu hỏi đặt ra là phải chăng dù có cố gắng đến đâu, Việt Nam cũng không bao giờ có thể có mức GDP bình quân đầu người bằng với các nước phát triển trước trong khu vực và các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng xem xét điều gì đã xảy ra đối với Nhật Bản và điều gì sắp xảy ra đối với Trung Quốc?
Huỳnh Thế Du (2006) đã nghiên cứu và đưa ra nhận định về hai trường hợp của hai quốc gia này:
Trường hợp Nhật Bản:
Vào năm 1960, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản chỉ là 480 USD ( tương đương với Việt Nam năm 2002), trong khi của Hoa Kỳ là 2.879 USD, gấp 6 lần Nhật Bản. Nhưng chỉ sau hơn 4 thập kỷ, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đã là 33.000 USD, bằng 87 % GDP của Hoa Kỳ, có nghĩa là Nhật Bản hầu như đã đuổi kịp Hoa Kỳ.
Thực tế, GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện tại của Nhật Bản và Hoa Kỳ lần lượt là 11.000 USD và 38.000 USD. Như vậy điều gì đã xảy ra? Phải chăng là do thống kê sai số liệu. Việc thống kê sai số liệu là hoàn toàn không xảy ra. Yếu tố làm cho GDP bình quân đầu người của Nhật Bản tính bằng USD tăng lên gần 3 lần là do tỷ giá giữa đồng Yên và đồng USD. Ở thời điểm năm 1960, 1 USD đổi được 360 Yên nhưng đến cuối năm 2004, 1 USD chỉ đổi được khoảng 125 Yên. Điều này có nghĩa là giá trị đồng tiền của Nhật Bản so với đồng USD Mỹ đã tăng lên gấp 3 lần và nếu nhân với 11.000 USD thì ta sẽ được con số khớp đúng với số liệu thống kê.
Trường hợp Trung Quốc:
Vào năm 1960, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 97 USD. Sau 44 năm, nếu căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,64 % thì GDP của Trung Quốc tính theo USD Mỹ phải là 3.871 USD. Nhưng số liệu thực tế chỉ vào khoảng 1.200 USD. Như vậy, ngược với đồng Yên Nhật, đồng Nhân Dân Tệ so với đồng Đô-la Mỹ bị mất giá hơn 3 lần. Số liệu thống kê cũng cho ta con số này. Năm 1960, 1 USD Mỹ chỉ đổi được 2,46 NDT, nhưng đến cuối năm 2004, 1 USD Mỹ đổi được tới 8,28 NDT.
Đó là quá khứ, hiện nay đồng NDT đang lấy lại giá trị của nó so với những đồng tiền mạnh khác, nhất là đồng Đô-la Mỹ. Giả sử trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng là 7% (trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân 2% năm) và đồng NDT tăng giá gấp đôi (nghĩa là vào năm 2025; 1 USD chỉ đổi được 4 NDT), thì lúc đó GDP và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ là 11.000 tỷ USD và 8.000 USD, trong khi của Hoa Kỳ là 16.000 tỷ USD và 55.000 USD. Khoảng cách GDP bình quân đầu người còn khá xa, nhưng tổng sản phẩm quốc gia đã được rút ngắn rất nhiều.
Từ 2 nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, nếu GDP bình quân theo đồng USD Mỹ thì nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng hàng năm mà còn phụ thuộc vào tỷ giá đồng tiền nước đó so với đồng USD Mỹ. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tương quan sức mạnh kinh tế của nước đó so với Hoa Kỳ.
Trường hợp Việt Nam:
Trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc cho chúng ta cái nhìn lạc quan rằng, trong vòng 50 -100 năm nữa, nếu có chính sách tốt thì Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước giàu với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 4 – 5% /năm. Khi đó sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam gia tăng, giả sử giá trị đồng Việt Nam tăng 5 lần so với đồng USD Mỹ thì sau 100 năm nữa GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 125.000 USD so với gần 170.000 USD của Hoa Kỳ.
Như vậy khoảng cách giữa nước phát triển và nước đang phát triển là rất lớn, nhưng nếu có chính sách hợp lý thì trong vòng 50 -100 năm thì nước đang phát triển có thể thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Ngược lại, nếu không có chính sách hợp lý (làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn các nước phát triển) thì khoảng cách này sẽ ngày càng lớn.
3.4.3. So sánh về Chỉ số phát triển con người – HDI với các nước:
Việc so sánh trình độ kinh tế giữa nước này với nước khác dựa vào GDP bình quân đầu người theo tỷ giá ngang bằng sức mua là chính xác hơn, nhưng vẫn còn có 2 vấn đề cần phải đề cập nữa: Thứ nhất là vấn đề phân phối. Nếu việc phân phối thu nhập quá bất bình đẳng thì ý nghĩa của việc tăng GDP bình quân đầu người sẽ giảm đi. Vấn đề thứ 2 liên quan đến môi sinh, môi trường, điều kiện làm việc. Cho nên hiện nay ngoài thu nhập người ta còn tính đến chỉ số phát triển nguồn nhân lực HDI.
Chỉ số HDI của Việt Nam tăng liên tục qua các năm, xếp hạng cũng đã tăng lên từ vị trí thứ 122 trên thế giới năm 1995 đã lên đến vị trí thứ 108 năm 2003 (xem bảng 33), nhưng thứ bậc này vẫn còn thấp so với các nước và vùng lãnh thổ, được xếp vào khu vực các nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người (109 so với 130)
; khoảng cách chênh lệch giữa 2 xếp hạng này chứng tỏ mặc dù nước ta về thu nhập còn thấp nhưng chính phủ và dân ta đã chú ý chăm lo phát triển con người nên với mức thu nhập còn thấp đó, nước ta đã đạt được thành tựu cao hơn về phát triển nguồn nhân lực.
Nhưng chỉ số HDI của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia, Myanmar, Lào và Campuchia trong khu vực Đông Nam Á Niên Giám Thống Kê 2005. Tổng Cục Thống Kê. NXB Thống Kê
. Chất lượng giáo dục từ phổ thông lên đại học nhìn chung còn thấp, cách dạy và học nặng về thuộc lòng, còn kém tính sáng tạo và năng lực thực hành, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài… Giá thuốc tăng liên tục với tốc độ cao gấp nhiều lần giá tiêu dùng, chậm khắc phục phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh…
Bảng 31: Chỉ số HDI của một số nước:
Nước
1995
2000
2002
2003
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số
Xếp hạng
Chỉ số
Xếp hạng
Việt Nam
0,560
122
0,688
109
0,691
112
0,704
108
Trung Quốc
0,650
106
0,726
96
0,745
94
0,755
85
Thái Lan
0,838
59
0,762
70
0,768
76
0,778
73
Ấn Độ
0,451
139
0,577
124
0,595
127
0,602
127
Nguồn: Số liệu Kinh Tế - Xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới –Tổng Cục Thống Kê; Niên Giám Thống Kê 2005 - Tổng Cục Thống Kê.
Nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với một quốc gia, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đều có chính sách giáo dục hợp lý. Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục còn yếu kém, do đó, Việt Nam cần phải có những chính sách đúng đắn để cải thiện hệ thống giáo dục, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sử phát triển dài hạn của nền kinh tế.
3.4.4. So sánh tiềm năng thu hút FDI so với các nước khác:
Bảng 32: Chỉ số tiềm năng và thực hiện thu hút FDI của một số nước:
Nước
1998 -2000
2001 -2004
Tiềm năng thu hút
Thực hiện thu hút FDI
Tiềm năng thu hút
Thực hiện thu hút FDI
Singapore
0,5
3,737
0,448
6,079
Thái Lan
0,225
1,375
0,212
0,506
Malaysia
0,302
1,248
0,277
1,803
Philipine
0,193
0,641
0,204
0,592
Srilanca
0,128
0,319
0,116
0,675
Trung Quốc
0,255
1,198
0,269
2,134
Việt Nam
0,184
1,488
0,181
2,004
Nguồn: UNCTAD.World Investment Report 2005.
Theo đánh giá của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) thể hiện trong bảng 33, mặc dù đã có cố gắng trong hoạt động thu hút FDI, thể hiện qua chỉ số thực hiện thu hút FDI với mức đạt 1,4 thời kỳ 1998 – 2000 và 2,0 thời kỳ 2001 – 2004, nhưng so với các nước như Singapore, Trung Quốc, hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam vẫn còn thua kém. Tương tự, chỉ số tiềm năng thu hút FDI cho thấy, mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam chưa bằng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.
Bảng 33: So sánh chi phí kinh doanh:
Chỉ tiêu so sánh
Hà Nội
TP HCM
Bangkok
Jakarta
Manila
K.Lumpur
Điện (cent / kwh)
5,5
5,5
4,2
5
10
5
40 – feet container to Yokohama (USD)
1630
1150
1300
990
950
725
Điện thoại đi Nhật (USD / 3 phút)
1,95
1,95
1,49
3,78
1,2
1,42
Dịch vụ ADSL (USD / tháng)
76,3
76,3
14,6
78,2
25,4
162
Nguồn: JETRO (2005), số liệu năm 2004 – Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển tháng 1/2007.
Do cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, dẫn đến chi phí đầu vào cao. So với một số nước trong khu vực, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút FDI đang giảm dần do chi phí đầu vào cao, các thủ tục hành chính rườm rà.
Ở Việt Nam, mặc dù chi phí tiền lương cho nhân công rẻ nhưng vẫn còn nhiều khoản chi phí khá cao như tiền thuê văn phòng, cước viễn thông quốc tế, giá vận chuyển container…
Bảng 34: Giá đất, điện, nước ở các khu công nghiệp và khu chế xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT15.doc