Tài liệu Đề tài Tổng quan thực trạng và giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả tại Hà Tĩnh: LờI nói đầu
Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế,phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội.Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư.
Hà Tĩnh là một tỉnh mới được thành lập ngày (1/1/1991), ngay sau khi thành lập nền kinh tế tỉnh nhà gặp muôn vàn khó khăn nhưng được sự quan tâm của nhà nước và sự nổ lực của cán bộ lãnh đạo và sự phấn đấu nỗ lực của nhân dân trong tỉnh Hà Tĩnh đã bước đầu tạo ra một viễn cảnh thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội.Hoạt động đầu tư tại Hà Tĩnh dù mới chỉ được bắt đầu nhưng đã tạo ra tiền đề cho một tương lai tốt đẹp,một viễn cảnh tươI sáng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà.Tuy vậy bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì vẫn còn không ít những hạn chế,tiêu cực.Việc nghiên cứu để bổ khuyết những kinh nghiệm cũng như có thể nâng cao được hiệu quả đầu tư tr...
42 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan thực trạng và giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả tại Hà Tĩnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI nói đầu
Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế,phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội.Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư.
Hà Tĩnh là một tỉnh mới được thành lập ngày (1/1/1991), ngay sau khi thành lập nền kinh tế tỉnh nhà gặp muôn vàn khó khăn nhưng được sự quan tâm của nhà nước và sự nổ lực của cán bộ lãnh đạo và sự phấn đấu nỗ lực của nhân dân trong tỉnh Hà Tĩnh đã bước đầu tạo ra một viễn cảnh thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội.Hoạt động đầu tư tại Hà Tĩnh dù mới chỉ được bắt đầu nhưng đã tạo ra tiền đề cho một tương lai tốt đẹp,một viễn cảnh tươI sáng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà.Tuy vậy bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì vẫn còn không ít những hạn chế,tiêu cực.Việc nghiên cứu để bổ khuyết những kinh nghiệm cũng như có thể nâng cao được hiệu quả đầu tư trong thời gian tới là rất cần thiết. Mặt khác, để tích luỹ thêm lý luận cũng như khả năng nắm bắt thực tiễn về tình hình đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh vì thế em quyết định chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả tại Hà Tĩnh ".
Bố cục đề tài của em bao gồm:
Chương 1: Một số lý luận chung về đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Chương 2: Thực trạng việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong thời gian tới.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ lý luận cũng như khă năng nắm bắt thực tiễn còn nhiều hạn chế nên đề tài của em chắc sẽ còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn kinh tế đầu tư.
Qua đây em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn và đặc biệt là cô giáo Phạm Thị Thêu đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Chương 1
KHáI QUáT CHUNG về ĐầU TƯ Và NGUồN VốN ĐầU TƯ
1.1. Một số lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển:
1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư:
Đầu tư là "sự bỏ ra, sự hy sinh" các nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi hơn cho người đầu tư trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư là sự hy sinh những lợi ích hiện tại để nhằm thu về lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Nguồn lực ở hiện tại có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên,là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ đIều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đã đạt được trên đây,những kết quả là tàI sản vật chất, tài sản trí tuệ là nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế.
Chúng ta có thể chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau:
- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
- Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển.
- Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
Nhìn chung đề tài chủ yếu nghiên cứu về đầu tư phát triển - loại hình đầu tư gắn trực tiếp với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1.2.Đầu tư phát triển và vai trò đối với nền kinh tế:
Như chúng ta đã biết, đầu tư phát triển chính là hoạt động đầu tư tài sản vật chất và sức lao động chính vì thế nó là nhân tố quan trọng để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vai trò của nó trong nền kinh tế được thể hiện ở các mặt sau :
- Thứ nhất đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tac động đến tổng cầu:
Về tổng cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thường từ 24%-28%. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cân bằng tăng.
Về tổng cung: Đầu tư làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống, cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại tiếp tục kích thích sản xuất phát triển và nó là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
- Thứ hai đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế :
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sư thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều cùng một lúc là yếu tố duy trì sư ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia .
- Thứ ba đầu tư có tác ộng làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước:
Mọi con đường để có công nghệ dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư , Do vậy tất cả các con đường đổi mới công nghệ đều phải gắn với nguồn vốn đầu tư.
- Thứ tư đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Con đường tát yếu để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư. Do đó đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế và sư cân đối giữa các vùng, các ngành .
- Thứ sáu đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Vì: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR
Do đó nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư cho nên đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế .
Như vậy từ các nhận xét trên đây ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là nhân tố không thể thiếu cho bất kì quốc gia nào trong quá trình phát triển.
2. Phân loại NVĐT
2.1 Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đàu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà cuă được huy động triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
Tập quán tiêu dùng của dân cư.
Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội.
Thị trường vốn.
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được.
Nguồn vốn nước ngoài.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
- Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Nguồn vốn ODA.
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên tắc.
Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư .
Thị trường vốn quốc tế.
Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối lượng giao dịch chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào Châu á đã tăng gấp 3 lần năm 1998, đạt 15 tỷ USD.
Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.
Trong tác phẩm “Của cải của dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.
Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích luỹ, C. Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c + v + m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v + m) là phần giá trị mới tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v + m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II. Tức là:
(v + m)I > cII
Hay nói cách khác:
(c + v + m)I > cII + cI
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế (của cả hai khu vực) mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo.
Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo:
(c+v+m)II < (v+m)I + (v+m)2
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thoả mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng.
Như vậy để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt khác phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm tư liệu tiêu dùng ở cả hai khu vực.
Với phân tích như trên, chúng ta thấy rằng theo quan điểm của C.Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm cả ở trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế.
Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, Jonh Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không được chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng.
Tức là:
Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng
Như vậy:
Đầu tư = Tiết kiệm
(S)
Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính song phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng. Thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải được bán cho người tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác vơí phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư.
Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Điểm cần lưu ý là tiết kiệm và đầu tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành bởi cùng một cá nhân hay doanh nghiệp nào. Có thể có cá nhân, doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó có tích luỹ nhưng không trực tiếp tham gia đầu tư. Trong khi đó, có một số cá nhân, doanh nghiệp lại thực hiện đầu tư khi chưa hoặc tích luỹ chưa đầy đủ. Khi đó thị trường vốn sẽ tham gia giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết nguồn vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nhà đầu tư có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu (trên cơ sở một số điều kiện nhất định, theo quy trình nhất định) để huy động vốn thực hiện một dự án nào đó từ các doanh nghiệp và các hộ gia đình - người có vốn dư thừa.
Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang cho nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể nhỏ hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai.
CA = S – I
Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (current account)
Như vậy, trong nền kinh tế mở nếu như nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ nội bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
II. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
2.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa cá kết quả kinh tế xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để có các kết quả đó trong một thừi kỳ nhất định. Trên giác độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả của đầu tư được thể hiện tổng hợp ở mức độ thoả mãn của đầu tư đốivới nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.2. Phân loại hiệu quả đầu tư
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế đã phân hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư theo tổ dự án, trong ngành, trong lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tàI chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả tài chính hay còn gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi của một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư là hiệu qủa được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp hay gián tiếp
Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối hay tương đối
2.3. Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả của hoạt động đầu tư
- Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay.Hệ số này phải >1.Đối với dự ấn có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể < 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi .
Tỷ trọng vốn trong tổng vốn đầu tư phải >50%. Đối với các dự án triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40% thì dự án thuận lợi.
Tỷ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn phải >1và được xem xét cụ thể cho tong ngành nghề kinh doanh.
Tỷ lệ giữa tài sản lưu động và nợ bằng 2/1 hoặc 4/1 thì dự án thuận lợi
Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần từ khấu hao so với nợ đến hạn phải trả phải >1.
Trong 5 chỉ tiêu trên thì chỉ tiâu thứ tư chỉ áp dụng cho các dự án của các doanh nghiệp đang hoạt động, 4 chỉ tiêu còn lại áp dụng cho mọi dự án. Hai chỉ tiêu đầu nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho mọi dự án thực hiện được thuận lợi, 3 chỉ tiêu sau nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính của dự án .
Các chỉ tiêu phân tích tài chính
Gía trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV-Net present Value)
Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi chi phí gọi là thu nhập thuần .Gía trị hiện tại của thu nhập thuần còn được gọi là NPV. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trên cơ sở cân đối thu chi hàng năm và theo một tỷ lệ chiết khấu đã chọn
Mục tiêu của việc tính NPV là để xem xét việc sử dụng các nguồn lực của dự án có mang lại lợi ích lớn hơn nguồn lực đã sử dụng hay không. Với ý nghĩa này, NPV được coi là tiêu chuẩn quan trọng đẻ đánh giá dự án, NPV được tính theo công thức sau:
NPV =
Bi:Thu nhập của dự án đầu tư năm thứ i.
Ci:Chi phí của dự án năm thứ i
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn
n: đời hoạt động của dự án.
SV: Gía trị còn lại của dự án sau khi kết thúc hoạt động.
Dự án có thể chấp nhận (đáng giá khi NPV > 0).
- Chỉ tiêu thu hồi vốn đầu tư
Đó là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản lựi nhuận thuần hoặc tổng lựi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm. Có thể tính chỉ tiêu này từ lợi nhuận( W) và khấu hao(D) như sau:
W+DiPV ³ I0 hoặc IVot - (W + D) Ê 0
Trong phân tích tài chính, thời gian thu hồi vốn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự án.
- Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ(IRR-Internal Rate of Return)
Chỉ tiêu này còn được gọi là suet thu nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ. Đó là mức lãi suất nếu định nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là
Có thể xác định IRR theo công thức tổng quát sau:
IRR = r1 + (r2 - r1)
Trong đó :r2>r1 và r2-r1 Ê 5%
- Chỉ tiêu sinh lời của vốn đầu tư (Còn gọi là hệ số thu hồi của vốn đầu tư). Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần thu được từ một đơn vị vốn đầu tư được thực hiện,ký hiệu là RR, công thức tính chỉ tiêu này có dạng sau:
Nếu tính chi trong năm hoạt động ,thì:
Rri=Wipv/Ivo
Trong đó: Wipv-Lợi nhuận thuần thu được năm I tính theo mặt bằng giá trị khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
Ivo - Tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến thời đIểm các kết quả đầu tư của dự án bắt đầu phát huy tác dụng.
Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư của dự án thì chỉ tiêu mức thu nhập thuần toàn bộ công cuộc đầu tư tính cho 1000đ hay 1000000đ vốn đầu tư được tính như sau:
RRi=Wipv/Ivo.
Trong đó:
Wipv - Lợi nhuận thuần thu được năm I tính theo mặt bằng giá trị khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
Ivo - Tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến thời điểm các kết quả đầu tư của dự án bắt đầu phát huy tác dụng.
Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư của dự án thì chỉ tiêu mức thu nhập thuần của toàn bộ công cuộc đầu tư tính cho 1000đ hoặc 1 triệu đ vốn đầu tư được tính như sau:
npv = hay npv =
NPV- Tổng thu nhập thuần của cả đời dự án đầu tư tính ở mặt bằng thời gian khi các kết quả của công cuộc đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
- Tổng lợi nhuận thuần của cả đơì dự án
- SVpv Giá trị thanh lý tính theo mặt bằng thời gian khi dự án bắt đầu phát huy tác dụng.
RRi và npv càng lớn càng tốt.
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố để xem xét tiềm năng tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư của các cơ sở không được ngân sách tài trợ. Nếu vốn phải đi vay ít, tổng tiền trả lãi vay ít, tỷ suất sinh lời của vốn tự có càng cao.Công thức tính có dạng sau đây:
Nếu tính cho một năm hoạt động
Trong đó:
- : Vốn tự có bình quân năm I của dự án
- Wi: Lợi nhuận thuần năm I của dự án
Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư của dự án
Trong đó:
- NPV : Tổng thu nhập thuần cả đời của dự án ở mặt bằng thời gian khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng
- : Vốn tự có bình quân của cả đời dự án tính ở mặt bằng thời gian khi công cuộc đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
Chỉ tiêu số lần quay vòng của vốn lưu động
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư. Vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư và trong những điều kiện khác không thay đổi thì tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư càng cao. Công thức tính chỉ tiêu này có dạng sau đây:
Trong đó:
Oi: Doanh thu thuần năm i của dự án
Vốn lưu động bình quân năm I của dự án
Hoặc :
Trong đó:
- : Doanh thuthuần bình quân cả đời dự án
- : Vốn lưu động bình quân năm I của dự án
Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Là thời gian mà các kết quả của quá trình đầu tư cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đầu tư đẫ bỏ ra rừ lợi nhuận thu được.
Công thức tính như sau:
T =
Trong đó:
Wpv-Lợi nhuận thuần thu được bình quân một năm của dự án
Và T -Thời hạn thu hồi vốn đầu tư tính theo tháng quý hoặc năm
- Chỉ tiêu mức chi phí thấp nhẩt trong trường hợp các đIũu kiện khác như nhau
Tính cho công cuộc đầu tư của dự án:
- : Chi phí hoạt động bình quân năm tính theo giá trị ở mặt bằng khi đưa dự án vào hoạt động
- T: Đời hoạt động của dự án đầu tư.
- Chỉ tiêu điểm hoà vốn :
Chỉ tiêu này cho thấy số sản phẩm cần sản xuất hoặc tổng doanh thu cần thu do bán số sản phẩm đó đủ để hoàn lại số chi phí đã bỏ ra từ đầu đời dự án. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự ấn càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn.
Chỉ tiêu này có thể được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ từ đầu đời dự án nếu dự án sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hoặc biểu thị bằng tổng doanh thu do bán tất cả các sản phẩm do dự án sản từ đầu đời dự án đến khi cân bằng với chi phí đã bỏ ra.
+Có hai phương pháp tính chỉ tiêu này:
Phương pháp đại số: nhằm tìm ra công thức lý thuyết xác định điểm hoà vốn với các yếu tố có liên quan và bản chất của các mối quan hệ này, từ đó có biện pháp tác động vào các yếu tố có tác dụng làm giảm điểm hoà vốn và hạn chế tác động của các yếu tố làm tăng điểm hoà vốn. Theo phương pháp này, chúng ta giả thiết gọi X là số sản phẩm sản xuất được sản xuất trong cả đời dự án, x là số sản phẩm cần thiết để đạt điểm hoà vốn, f là tổng định phí, v là biến phí tính cho một sản phẩm, P là giá bán một sản phẩm và bằng chi phí rại điểm hoà vốn . Từ những giả thiết trên đây ta có hệ phương trình
Yo = x.P đây là phương trình doanh thu
Yc =xv+f là phương trình chi phí
Tại điểm hoà vốn: Yo=Yc tức là x=f/(p-v)
Đây là công thức xác định điểm hoà vốnlý thuyết. Có 3 nhân tố tác động đến x là f, P, v. Trong đó x tỷ lệ thuận với f, tỷ lệ nghịch với P-v, x càng nhỏ càng tốt. Trường hợp của dự án sản xuất,kinh doanh nhiều loại sản phẩm, phảI tính chỉ tiêu doanh thu hoà vốn:
Trong đó: m-số loại sản phẩm
Pi –Giá bán 1 sản phẩm I
m-số loại sản phẩm
vi-Biến phí của một sản phẩm I;
xi-Số sản phẩm I;
Phương pháp đồ thị: lập một hệ trục toạ độ, trục hoành biểu thị số lượng sản phẩm, trục tung biểu thị chi phí hoặc doanh thu do bán sản phẩm.Trên trục tung lấy một đoạn thẳng f kẻ song song với trục hoành. Đó là đường biểu diễn.
Chi phí cố định (định phí).Từ gốc toạ độ kẻ đường chi phí khả biến (biến phí). Từ điểm f trên trục tung kẻ 1 đường song song với đường biến phí ta được đường tổng chi phí: Y=x.v+f. Từ gốc toạ độ vẽ đường doanh thu Y=x.P. Đường này cắt đường Y=xv+f tại một điểm. Đó là điểm mà tổng doanh thu do bán hàng bằng tổng chi phí. Giao điểm đó chính là điểm hoà vốn. Từ giao điểm này kẻ 1 đường thẳng gốc với trục hoành. Điểm giao nhau giữa đường này với trục hoành chính là điểm biểu diễn số sản phẩm cần thiết để đạt mức hoà vốn-gọi là điểm hoà vốn xo (xem sơ đồ)
y
x
0
r
Ci
Bi
Y = xp
x0 x
Y = xv+f
f
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế phân tích kinh tế xã hội của của việc sở dụng vốn đầu tư:
Giá trị sản phẩm tăng thêm thuần tuý (NVA-Net value added) là chỉ tiêu căn bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính:
NVA=O-(MI+I)
Trong đó :
NVA:Là giá trị gia tăng thuần tuýdo dự án đem lại
O: Giá trị đầu ra của dự án
MI:Là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được các đầu ra trên đây
I: Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dung nhà xưởng ,mua sắm máy móc thiết bị Chỉ tiêu NVA biểu thị sự đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong tổng số giá trị gia tăng sản phẩm thuần tuý do dự án đem lại gồm có giá trị gia tăng trực tiếp (do chính dự án tạo ra) và giá trị gia tăng gián tiếp do chính các dự án liên quan tạo ra sự đòi hỏi trong hoạt động của dự án đem xem xét.
Một vài nét giới thiệu khái quát veef đặc điểm tự nhiên kinh tế của Hà Tĩnh.
Vị trí địa lý:
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có toạ độ từ 17 54’độ vĩ Bắcđến 18 46 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp Nghệ An, Nam giáp Quảng Bình, Tây giáp Lào với đường biên giới 145 km và Đông giáp với bờ biển dàI 137 km. Tổng diện tích tự nhiên 6.055,74 km2,dân số 1.278.388 người, bằng 1,8% diện tích và bằng 1,7% dân số cả nước. Có 9 huyện và hai thị xã là Thị xã Hà Tĩnh và Thị xã Hồng Lĩnh và 9 Huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang; có 241 xã, 6 Phường và 12 Thị Trấn.
Có 7 huyện thị nằm trên quốc lộ 1Avà cos 4 huyện có tuyến đường Bắc Nam đi qua. Cách thành phố Vinh khoảng 50 km. Hà Tĩnh còn có đường quốc lộ 8 qua Lào (dài 100 km) và được nối với xa lộ Hồ Chí Minh đi qua 3 huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê dài 80 km.
Khí hậu đất đai tài nguyên
Hà Tĩnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và một mùa đông lạnh giá của miền Bắc.
Về tài nguyên thiên nhiên: Nhìn chung đất Hà Tĩnh cũng như các tỉnh khác ở miền trung, không được màu mỡ lắm, chủ yếu là đất Ferarit. Diện tích đất nông nghiệp khoảng103.720 ha. Tài nguyên nước ngọt dồi dào do có các con sông Ngàn Phố, Sông La, Sông Ngèn chảy qua. Và Hà Tĩnh còn cò tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhưng chưa được đầu tư khai thác như quặng sắt Thạch Khê,mỏ thiếc Sơn Kim,mỏ than Hương Khê, oxit titan và các khoáng sản khác.
Về tài nguyên du lịch, tự nhiên và nhân văn: Hà Tĩnh là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng. Là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Theo thống kê sơ bộ trên đất Hà Tĩnh có khoảng 396 di tích. Trong đó các di tích xếp hạng, nhóm di tích tưởng niệm các doanh nhân và nhân vật lịch sở chiếm số lượng lớn (25 di tích). Tiêu biểu trong nhóm này là các di tích tưởng niệm Nguyễn Du, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Biểu, Trần Phú. Với vị trí địa lý gần biển và núi nên rất thuận lợi cho nền công nghiêp du lịch và sinh thái.
thực trạng huy động và
sử dụng vốn tại Hà Tĩnh
1- Tình hình huy động vốn từ 1996-2003
1.1 Tình hình huy động vốn nói chung:
Sau hơn 10 năm tách tỉnh và đặc biệt là từ năm 1996 - 2003 Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế bước đầu đã gặt hái được nhiều thành quả lĩnh vực đầu tư cho phát triển đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển biến này. Vốn đầu tư ngày càng được thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả, năng lực sản xuất của một số ngành tăng khá nhiều công trình xây dựng như giao thông thuỷ lợi đã được phát huy tác dụng.
Nguồn vốn được huy động có thể là vốn trong nước - bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng và vốn đóng góp của dân chúng. Vốn nước ngoài chủ yếu là vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức), vốn ngân hàng thế giới WB, vốn ngân hàng phát triển châu á và vốn từ các tổ chức phi Chính phủ (N60). Từ năm 1996 - 2003 các công trình dự án đã góp phần đáng kể trong công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kết cấu hạ tầng,cảI thiện đời sống cho nhân dân nhằm đưa Hà Tĩnh thoát khỏi đói nghèo, áp dụng các dự án đã đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Để có thể hiểu một cách chi tiết hơn chúng ta hãy xem bảng sau về tình hình huy động vốn
Tình hình huy động vốn từ 1996 - 2003 như sau:
Đơn vị tính tỷ đồng
Danh mục
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
Tổng số
580
690
787
825
950
1100
1200
1350
7482
Vốn trong nước
530
647,5
742
704,2
817,4
9586
1049,5
1189,4
6639,0
Vốn nước ngoài
50
42,5
45
120,8
132,6
141,4
150,5
160,2
843
Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn rất quan trọng trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tĩnh. Nguồn vốn trong nước qua bảng biểu nói trên chúng ta có thể thấy đã có những chuyển biến tích cực,nhưng với một tĩnh còn nhiều khó khăn như Hà Tĩnh thì nguồin vốn trong nước chủ yếu là vốn ngân sách, vốn tín dụng.Còn nguồn vốn trong dân cư mặc dù rất cố gắng trong huy động nhưng không đáng kể.Trong các nguồn vốnnày thì vốn ngân sách là nguồn vốn có bước tăng trưởng kha nhất.Năm 1996 là 16151 tỷ đồng,năm 1997 là 12800 tỷ đồng,1998 là 10393 triệu đồng ,năm 1999 là 45559 triệu đồng ,năm 2000 là 43478 tiệu đồng,năm 2001 là 69750 triệu đồng, năm 2002 là 93214 tỷ đồng .Lý do là nhièu công trình sự nghiệp đã và đang được xây dựng từ nguồn vốn này.Tốc độ phát triển định gốc lớn.Năm 1997 tốc độ phát triển định gốc là 79.25%,năm 1998 tăng lên là 81,19%và đặc biệt là năm 1999 tăng lên tới 438.36% ,năm 2000,2001,2002 lần lượt là các chỉ số sau 95.43%,106.425%,153.64%.Từ đó cho thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn ngân sách đối với sự phát trển kinh tế của đất nước.Một nguồn vốn không thể không nói đến là nguồn vốn đầu tư nước ngoàI .Nhưng nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thì nguồn vốn nước ngoàI chủ yếu là nguồn vốn đầu tư gián tiếp ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức),vốn Ngân hàng thế giới,vốn ngân hàng phát triển châu ávà vốn viện trợ của các chức phi chính phủ(NGO).Từ năm 1999 các chương trình ,dự án đã góp phần đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ,phát triển kết cấu hạ tầng tong bước cảI thiện đIũu kiện sống cho nhân dân nhằm đưa Hà Tĩnh thoát khỏi tình trạng đói nghèo . Nói chung các dự án đã đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư và góp phần thúc đảy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Vốn đầu tư nước ngoài dành cho phát triển toàn xã hội là tương đối lớn.
Nguồn vốn nước ngoài được tăng lên có tính đột biến từ năm 1999 vì những năm này Hà Tĩnh đã thực hiện một số dự án lớn như phát triển nông thôn, hạ tầng cơ sở của tỉnh nhà.
1.2.Tình hình huy động vốn phân theo ngành
Ta xét số liệu ở bảng biểu sau:
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
580
690
787
825
950
1100
1900
1350
Nông nghiệp
155,6
181,5
145,3
279
232
275,9
200,4
246,6
Công nghiệp và xây dựng
129,4
153,9
285,7
188,4
142,6
173,8
92,4
182,2
Thương nghiệp
18,9
22,5
33,6
21,6
33,4
36,7
74,4
60,8
Vận tải + Kho bãi
26,5
31,5
144,7
171,4
338,3
386,5
493
513
Phục vụ cá nhân cộng đồng
0
0
10,7
22,9
30,7
28,5
24
41,8
Quản lý nhà nước + An ninh quốc phòng
168
200,2
59,8
35,8
57,6
59,7
120
121,5
Giáo dục đào tạo
55,8
66,5
49,6
82,5
38,2
50,6
60
81
Y tế văn hoá
25,5
30,4
57,1
68,4
77,2
88,1
135,6
104
Qua biểu trên ta thấy ngành giao thông vận tải và ngành nông nghiệp là 2 ngành có số lượng vốn đầu tư nhiều nhất sau đó là ngành công nghiệp và xây dựng, y tế - văn hoá. Tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển trong giai đoạn này lần lượt được tăng lên từ 580 tỷ đồng năm 1996 đến 950 tỷ đồng năm 2000 và năm 2003 là 1350 tỷ đồng.Thời gian qua tỉnh và các dự án từ ngân sách quốc gia đã rất chú trọng đầu tư vào giao thông vận tảI .ĐIũu đó thể hiện sự hợp lý của kế hoạch sử dụng vốn của tỉnh nhà.Vì Hà Tĩnh còn là một tỉnh rất nghèo,đIũu kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật còn đang rất lạc hậu vì vây đầu tư vào giao thông vận tải tạo điều kiện cơ sở hạ tầng cho việc phát triển kinh tế và việc giao lưu kinh tế. Tổng vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tảI không ngừng tăng.
-Vốn tín dụng là ưu đãi là nguồn vốn huy động từ cá tổ chức tín dụng và các khoản vay từ dân dưới dạng trái phiếu hoặc công trái hoăc vay từ các tổ chức quốc tế. Vốn tín dụng ưu đãi gống như vốn ngân sách nhà nước cũng có xu hướng tăng lên qua các năm.Năm 1996 chỉ là 580 triệu đồng ,năm 1997 là 750 triệu đồng và các năm tiếp theo đã tăng lên không ngừng lần lượt là 1800,22600,13800,66700 triệu đồng,và năm 2002 đạt được khối lượng lớn nhất với 89211.7 triệu đồng ..Do vậy mà tốc độ phát triển định gốc của loại vốn này cũng tăng lên hàng năm.Mặc dụ tốc độ phát triển định gốc năm 2000 đột ngột giảm xuống nhưng các năm sau đó đã tăng lên rất khả quan.Đặc biệt tốc đọ phát triển định gốc 2001 là rất cao 483.73%.Vốn trong dân là nguồn vốn được huy động từ dân cư, HTX, phường xã, các hộ kinh doanh cá thể.Nguồn vốn này thường không ổn định qua các năm .Năm 1996 là 8963 triệu đồng ,năm 1997 là 28150 triêu đồng ,tuy nhiên các năm tiếp theo lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể năm 1998, 1999, 2000 lần lượt là 19000, 11950, 14557 triệu đồng. Và hai năm tiếp theo thì lại tăng lên rõ rệt với 184761 triệu đồng và 246915 triệu đồng .Chính vì có xu hướng thay đổi qua hàng năm nên tốc độ phát triển định gốc cũng có sự thay đổi qua các năm,tuy nhiên tốc độ phát triển định gốc của loại vốn này lầ không cao so với các loại vốn khác. Nhưng đây cũng là điều đáng ghi nhận.
Nguồn vốn chưong trình MTQGvà vốn Bộ ,ngành đầu tư .Là nguồn vốn dùng để thực hiện ding để thực hiện các chương trình dự án mục tiêu quốc gia nhưng dự án xoá đói giảm nghèo (135) UBND tỉnh quyết định phân bổ nhiệm vụ, kinh phí thực hiện các CTMTQD trên địa bàn UBND các huyện ,phường xã.và các đơn vị ,chủ dự án thuộc tỉnh quản lý tổ chức thực hiện Do nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội cân bằng nên nhu cầu nguồn vốn này có xu hướng tăng lên trong các năm.Năm 1996 là 13046 triệu đồng ,và tăng lên từ năm 1997 đến 2002 tương ứng là 15182;86353.Đối với những dự án thuộc các chương trình mục tiêu khác hầu hết là các dự án có quy mô đầu tư nhỏ ,thủ tục đơn giản nên hầu hết các công trình đã hoàn thành và thanh toán xong,đảm bảo tiến độ vốn theo kế hoạch giao.
2.Tình hình sử dụng vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư được cân đối và đưa vào phân bổ sử dụng hàng năm căn cứ vào nhu cầu và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được thể hiện trên cơ sở giải quyết của đảng bộ tỉnh và trình lên bộ.
Qua biểu trên ta thấy về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội.
Chuyển lên đầu tư cho giao thông vận tảI từ năm 1996 là 26,5 tỷ đồng năm 2000 là 338,3 tỷ đồng, năm 2003 là 513 tỷ đồng. Đây là sự tăng rất đều cho thấy chủ trương mở rộng và nâng cao các công trình quản lý vận tải của Hà Tĩnh. Hà Tĩnh đường bộ có 4456km, trong đó đường nhựa bê tông chỉ chiếm 18%, đường đá dăm cấp phối chiếm 21,5%, còn lại 60% là đường đất có 1059 cái cầu. Trong những năm qua việc sử dụng nguồn vốn đều đã tạo ra cho tỉnh có một hệ thống giao thông khá hoàn thiện.Hà Tĩnh có đường quốc lộIA. 8A đều xây dựng và nâng cấp - đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh qua Hà Tĩnh được dài 100km đã được thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng nó đã thông tuyến gần 78 km rải nhựa và 1650 cầu cống trên đường với vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng.Con đường được tạo ra đã giup cho lưu thông đường bộ trong tỉnh cũng như giữa tỉnh và các địa phương khác có tuyến đường đI qua được thuận lợi và qua đó giao lưu kinh tế ,văn hoá cũng như các lĩnh vực khác được phá triển hơn- hệ thống giao thông nông thôn cũng đang được đầu tư xây dựng và cải thiện không ngừng
*Về thuỷ lợi: trong những năm qua ngành thuỷ lợi của Hà Tĩnh đã được đầu tư đáng kể bằng các nguồn vốn ngân sách (vốn tín dụng - vốn tự huy động của dân), và vốn nước ngoài, vốn WB và ADB cho nên Hà Tĩnh có một hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh.
* Về nông nghiệp: là ngành đã được quan tâm trong đầu tư về các yếu tố sản xuất ,nguyên liệu,các ngành nghề trong nông nghiệp đã được phát triển khá đa dạng.Tỉnh đã có những chính sách sử dụng vốn đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh ,tỉnh đã chú trọng cho giống ,chăn nuôI ,cây ăn quả và cây công nghiệp và đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc phát triển cũng duy trì các cư sở chế biến các sản phẩm sơ chế để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác.Đến nay nông nghiệp vẫn là ngành chính tạo ra thu nhập cho ngân sách của tỉnh cũng như tạo ra công ăn việc làm lớn nhất so với các ngành nghề khác.Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy nông nghiệp là ngành đầu tư có lượng vốn đầu tư lớn thứ hai sau ngành giao thông vận tảI tuy nhiên sự tăng vốn đầu tư là không liên hoàn mà có sự thay thay đổi liên tục không ổn định.Nói chung là tăng nhưng lại giảm vào các năm 1998,2000,2002.Tuy nhiên theo đánh giá tổng hợp thì những năm qua Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ,thực hiện được mục tiêu mà
Đảng đề ra, vấn đề lương thực được ổn định và tăng trưởng đáng kể từ 40 vạn tấn năm 2000 lên 47,5 vạn tấn năm 2003.Thời kỳ này (1997-2000)đã có 35 dự án lớn với tổng giá trị là 302.762 triệu đồng trong đó ngân sách tỉnh quản lý đạt 74.031 triệu đồng chiếm 24,45% tổng số đầu tư cho nông lâm nghiệp .Đầu tư cho nông nghiệp thời kỳ này chủ yếu tập trung cho công tác giống cây và con,bảo vệ thực vật thú y ,trồng khoanh nuôI và chăm sóc các loại cây có giá trị kinh tế cao.Kết quả đã tạo ra một cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý.
*Về công nghiệp
Ngành công nghiệp là mọt trong những ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như của riêng tỉnh Hà Tĩnh,tuy nhiên mặc dù đã có những cố gắng trong việc sử dụng hợp lý trong đầu tư nhưng nhìn chung sự tăng trưởng và hiệu quả của đầu tư trong lĩnh vực này là chưa cao.Hàng năm tỉnh đã sử dụng một lượng vốn lớn cho đầu tư vào ngành này.Năm 1997 là 153.7 tỷ đồng thì đến 2002 là 182.5 tỷ đồng. Công nghiệp cũng có sự tăng giảm không ổn định.Tuy nhiên xét về mặt cơ bản thì cơ cấu đầu tư trong ngành công nghiệp so với các ngành nghề khác của nền kinh tế thì có thể coi là hợp lý.Trong công nghiệp một số dự án lớn đã và đang được triển khai.Đặc biệt là đầu tư nâng cấp cảng biển Vũng áng và cảng Hộ Độ.Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ chổ rất nhỏ bé nay nhờ ccó sự sử dung hợp lý các nguồn vốn đầu tư đãhình thành rõ nét .Qúa trùnh tổ chức lại doanh nghiệp ,ra đời một số liên doanh với nước ngoàI đang tong bước được cũng cố và ổn định.Các loại dự án sản xuất công nghiệp khác:Có 21 dự án lớn trong đocs 50% số dự án là khai khoáng xà sản xuất vật liệu xây dựng, số dự án còn lại là chế biến thuỷ sản ,thực phẩm…..
Về điện số lượng dự án đã được đầu tư trong thời kỳ 1997-2000 là 101 dự án với tổng số vốn đầu tư là 153644 triệu đồng ,trong đó ngân sách đầu tư là 34.349 triệu đồng ,vốn bộ ngành là 86000 triệu đồng ,vốn ngân sách huy động xã và các nguồn khác là 33.006 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng ngành điện đã đạt được những kết quả tốt:778 trạm biến áp,1.479 km đường dây điện cao thế
*Thuỷ lợi:có 43 dự án đã được triển khai trong thời gian qua,trong đó có 3 dự án do trung ương quản lý,7 dự án vốn nước ngoàI với tổng vốn đầu tư là 520 tỷ chiếm 15,63%so với tổng đầu tư trên địa bàn tỉnh ,trong đó vốn Bộ ngành trùng ương là 124.829 triệu đồng chiếm 23,99% ,vốn ngân sách tỉnh là 85.744 triệu đồng chiếm 16.43% ,nguồn vốn nước ngoàI là 225.431 triệu đồng chiếm 43,33% ,còn lại là ngân sách huyện xã,và huy động khác .Hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình thuỷ lợi lớn như hệ thống thuỷ nông sông Rác ,sông Tiêm ,Khe hao,Cao Thắng ,kênh mương Linh Cảm,Kẻ Gỗ….Kết quả đầu tư vào thuỷ lợi mấy năm qua đã bồi đúc được 318 km đê sông ,đê biển ,kiên cố hoá kênh các loại,tăng diện tích tưới chủ động từ 44 nghìn ha lên 48 nghìn ha năm 2002.
* VềThuỷ sản: Có 18 dự án với tổng vốn đầu tư 109.673 triệu đồng chiếm 3.3% vốn đầu tư trên địa bàn,trong đó có 8 dự án dầu tư nuôi trồng thuỷ sản với 13350 triệu đồng chiếm 13% so với tổng nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản ,chương trình đánh bắt xa bờ 50.329 triệu đồng chiếm 49% ,4 dự án đầu tư hạ tầng phục vụ đánh bắt xa bờ với 23.480 triệu đồng chiếm gần 23% 23% cơ cấu vốn đầu tư cho thuỷ sản chủ yếu là nguồn vốn tín dụng đầu tư :59.622 triệu đồng chiếm gần 55% ,nguồn vốn nước ngoàI là 29.204 triệu đồng chiếm 26,9% ,ngân sách tập trung là 9759 triệu đồng chiếm 8,9% và nguồn dân góp 10.749 triệu đồng chiếm 9,8% .Kết quả đầu tư đã làm cho diện tích nuôi trồng từ 2700 ha năm 1997 lên 4100 ha năm 2001 ,trong đó nuôI trồng nước lợ 1560 ha,sản lượng đánh bắt từ 15000 tấn lên 22000 tấn .
*Ngành y tế văn hóa
Ngành y tế văn hoá - nguồn vốn đầu tư cho ngành này cũng được tăng lên qua các năm, điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước, tổ sức khoẻ, đời sống tinh thần của nhân dân nhiều hơn vốn đầu tư được tập trung vào cải tạo và mở rộng xây dựng mới các bệnh viện, các nhà văn hoá, các chương trình văn hoá của tuyến tỉnh - huyện và xã do đó đã làm cho cơ sở vật chất của ngành y tế văn hoá không ngừng được tăng lên, ấp ứng phần lớn việc khám chữa bệnh cũng như đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.Tất cả đã có là 273 dự án đầu tư vào lĩnh vực này với tổng số vốn khoảng 104 tỷ đồng trong năm 2003 và số vốn đầu tư qua các năm co xu hướng tăng.Kết quả đạt được trong những năm qua là về y tế đã tăng số giường bệnh cho các bệnh viện trong tỉnhvà đặc biệt là bệnh viện đa khoa,các bệnh viện trung tâm các tỉnh,chẳng hạn đã chú ý tập trung nhiều hơn cho các bệnh viện của các cấp cơ sở.Bệnh viện trung tâm Đức Thọ với quy mô 70 giường ,bổ sung trung tâm đIũu trị 3 tầng cho bệnh viện Nghi Xuân,nhà khám 2 tầng cho trung tâm y tế Thạch Hà.Trong lĩnh vực văn hoá có 38 dự án đầu tư với tổng mức vốn là 111.559 triệu đồng.Với cơ cấu cụ thể như sau,ngân sách trong tỉnh là 59.918 triệu đồng chiếm 53,7% ,vốn ước ngoàI là 7000 triệu đồng chiếm 40,1%.Đã hoàn thiện sân vận động tỉnh với 2,2 vạn chỗ ngồi,đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhà văn hoá tỉnh ,một trong những nhà văn hoá vào loại quy mô lớn của miền trung với vốn đầu tư lên tới gần 40 tỷ đồng.Bên cạnh đó đã nâng cấp nhà văn hoá Đức Thọ,rạp 26 tháng 3, trùng tu 17 di tích.
Ngành giáo dục đào tạo là ngành có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh nói riêng và của đất nước nói chung, tuy nhiên năm gần đây ngành này được quan tâm nhiều hơn, Tỉnh đã chú trọng đầu tư cho ngành này.Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục được cũng cố phát triển và cũng cố tích cực.Hệ thống quy mô các loại hình trường lớp ở các ngành học bậc học đươc mở rộng hợp lý .Tổng vốn đầu tư trong thời kỳ 96-2003 là 344.862 triệu đồng với trên 230 dự án chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư phá triển trên địa bàn.Trong đó vốn ngân sách trong tỉnh chiếm 28,6%,ODA chiếm 19,92% ,tín dụng chiếm 13,02% ,vốn chương trình mục tiêu phát triển và bộ ngành là 12,32% ,các nguồn khác là 26,48% .Năng lực tăng thêm 243 phòng học các trường PTTH,683 phòng THCS ,978 phòng Tiểu học.Đưa vào sử dụng 19352 m2 nhà cấp 3-cấp 2và nâng cấp 493 m2 nhà cấp 4lên cấp 3(2 tầng ) trong đó, hoàn chỉnh trường CĐSP tỉnh .
3. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
3.1- Tăng năng lực mới:
Biểu: năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm bình quân thời kỳ 1996 - 2003.
Ngành
Đơn vị tính
Số lượng
I. Công nghiệp
1. Gạch ngói
Triệu viên
125
2. Giấy các loại
Tấn
2220
3. Thép ống
Tấn
10.000
4. Quần áo may sẵn
1000 sản phẩm
1220
5. Giầy các loại
1000 đôi
1000
6. Mút xốp
Tấn
432
7. Nước máy ** phẩm
1000 m3
600
II. Nông nghiệp
1. Diện tích tạo nguồn nước
1000 ha
12
2. Diện tích tiêu nước
1000 ha
8
3. Số trạm bơm
Chiếc
40
4. Số km kênh mương
Km
200
III. Giao thông vận tải
1. Đường cấp 1
Km
23
2. Đường cấp 3
Km
40
3. Đường cấp 4
Km
200
IV. Y tế xã hội
Bệnh viện bệnh xá
Giường
350
V. Giáo dục đào tạo
1. Học sinh tiểu học
1000 học sinh
5
2. Học sinh trung học cơ sở
1000 học sinh
8,5
3. Học sinh phổ thông
1000 học sinh
4
4. Trường học cao tầng
Trường
32
VI. Quản lý nhà nước
1000 m2
150
Ta thấy rằng năng lực sản xuất của các ngành này càng tăng lên, đặc biệt là công nghiệp nói chung và thuỷ lợi nói riêng. Đạt được kết quả trên là nhờ sự đầu tư lớn cho ngành này, ngành công nghiệp đã tạo được lượng gạch, thép... hàng năm để phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống đường giao thông được nâng cấp và xây dựng nên việc lưu thông buôn bán dễ dàng hơn đã làm cho đồng vốn nâng cao tốc độ vòng quay. Từ đó làm cho ngành vận tải kho bãi có điều kiện phát triển thêm.
3.2. Thực hiện vốn đầu tư tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của Hà Tĩnh.
Tăng trưởng kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để xác định mức độ phát triển kinh tế, nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP thời kỳ 1996 - 2000 là 7,05% đến năm 2000 GDP của tỉnh đạt 2684 tỷ đồng (giá 94) từ năm 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là: 8% năm 2002 GDP của tỉnh đạt 3878 tỷ đồng (giá hiện hành). Trong đó ngành nông nghiệp vẫn là ngành đóng góp lớn nhất 1897 tỷ đồng; công nghiệp và xây dựng 568 tỷ đồng và dịch vụ 1414 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996 - 2003 thấp hơn nhiều so với giai đoạn 1991 - 1995, tăng trưởng GDP bình quân 7,8% trong đó tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp là 5,14%, công nghiệp và xây dựng là 12,76%, dịch vụ là 10,48%.
Biểu tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 - 2003.
Chỉ tiêu
Tăng trưởng
2000
1996 - 2003
Tăng trưởng GDP
7%
7,8
- Nông lâm, ngư nghiệp
4,19
5,14
- Công nghiệp và xây dựng
11,99
12,76
- Dịch vụ
9,69
10,48
GDP bình quân đầu người năm 1996 đạt 2020 triệu đồng/ người, năm 2000 đạt 2,8716 triệu đồng/người và năm 2003 đạt 3.500 triệu đồng/người (theo giá hiện hành).
2.4. Thực hiện vốn đầu tư tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng đóng góp của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản, tăng trưởng trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Nền kinh tế tăng đã có bước tăng trưởng đáng kể nhưng mức tăng ở ngành công nghiệp và xây dựng còn ở mức thấp.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh chuyển dịch chậm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra và không theo xu thế của toàn vùng và cả nước.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn này vẫn còn nặng về sản xuất nông lâm ngư nghiệp, phần đóng góp của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tăng nhưng ở mức độ khác nhau, ngành công nghiệp và xây dựng tốc độ tăng không nhiều, nhưng ngành dịch vụ đều tăng lên đáng kể, cũng là tiêu đề và điều kiện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn tới, sự tăng trưởng của ngành dịch vụ nói lên tiềm năng của ngành này đang được khai thác...
Biểu: Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh từ 1991 - 2003
Chỉ tiêu
Cơ cấu % tính theo giá hiện hành
1991
1995
2000
2001
2003
Nông lâm, ngư nghiệp
65,8
57,75
51,31
48,60
46,3
Công nghiệp và xây dựng
9,0
10,24
13,44
15,20
16,7
Dịch vụ
25,2
32,02
35,25
36,2
37,0
Giai đoạn từ 1991 - 1995
Năm 1991 GDP nông nghiệp đóng góp 65,8%, GDP công nghiệp và xây dựng chiếm 9%, GDP ngành dịch vụ chiếm 25,2%. Đến năm 1995 cơ cấu ngành là 60,5, 10,9, 28,6 so với năm 1991, cơ cấu ngành nông nghiệp giảm 5,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 1,9% dịch vụ tăng 3,4%. Như vậy mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu thế tăng, sự đóng góp của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trên cơ sở kinh tế phát triển, giá trị tuyệt đối đều tăng ở giai đoạn này là chưa đạt.
Giai đoạn 1996 - 2003 cơ cấu kinh tế giai đoạn này vẫn còn nặng về sản xuất nông lâm, ngư nghiệp phần đóng góp của ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ có tăng nhưng ở mức khác nhau, ngành công nghiệp và xây dựng tốc độ tăng không nhiều nhưng ngành dịch vụ đều tăng lên đáng kể, tạo ra tiền đề và điều kiện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn tới đến 2005 và 2010.
Năm 2000 nông nghiệp đóng góp khoảng 51% GDP toàn tỉnh so với năm 1995 giảm được 6,44%, dịch vụ đóng góp 35,25% so với năm 1995 tăng được 3,23% công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 13,44% so với năm 1995 tăng được 3,2%. Như vậy đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng vẫn còn thấp.
Năm 2003 nông nghiệp đóng góp 46,3% GDP toàn tỉnh so với năm 2000 giảm được 5%, dịch vụ đóng góp 37% so với năm 2000 tăng được 1,75% công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 16,7% so với năm 2000 tăng được 3,26.
Sở dĩ ngành công nghiệp giá trị gia tăng vẫn ở mức thấp là chưa tạo được các ngành mũi nhọn có tính quyết định cho nền kinh tế của tỉnh mà cụ thể là nên chưa ra đời các khu chế xuất và các khu công nghiệp chưa được hình thành và phát triển mà nền công nghiệp đang ở giai đoạn đầu của việc xây dựng cơ sở hạ tầng và từng bước vào sản xuất, đây cũng là một thách thức lớn đối với Hà Tĩnh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời đây cũng là điểm hạn chế lĩnh vực tăng trưởng hiệu quả vốn đầu tư.
3.3. Thực hiện vốn đầu tư với sự ổn định kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 1996 - 2003 là 7,8% năm. Do Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo có điểm xuất phát thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Do vậy mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với thu nhập bình quân của đất nước, thu nhập bình quân đầu người năm 2003 khoảng 2,5000.000đ trong khi đó bình quân chung của cả nước thu nhập bình quân đầu người sấp xỉ bằng 4 triệu đồng. Trong những năm qua 2000 - 2003 bình quân mỗi năm tỉnh tạo được gần 1,4 vạn lao động có công ăn việc làm, các dự án đầu tư nước ngoài đã được triển khai, đI vào hoạt động và bước đầu đạt hiệu quả tốt như dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP) do ngân hàng thế giới tàI trợ có tổng vốn đầu tư 253 tỷ đồng. Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn với tổng số vốn là 85 tỷ đồng. Dự án phát triển nông thôn Hà Tĩnh do quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế, là 274 tỷ đồng. Dự án xoá đói giảm nghèo huyện Vũ Quang và vùng phụ cận do quỹ các nước xuất khẩu dầu lửa quốc tế tàI trợ với tổng vốn đầu tư là 166 tỷ đồng
III. Đánh giá chung
1. Những thành công đạt được của việc đầu tư đối với nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Qúa trình đầu tư đã có những thành công khá tốt.Trước hết chúng ta xét về ngành nông nghiệp.Từ khi lĩnh vực nông nghiệp được chú ý đầu tư thì diện tích đất nông nghiệp được sử dụng có hiệu quả hơnvới hệ số lần trồng tăng lên gấp hai lầnCơ cấu ngành trồng trọt hợp lý hơn,Hà Tĩnh đã có những sản phẩm hàng hoá với chất lượng cao hơn.Bên cạnh đó cây ăn quả đã được chú trọng ,đầu tư đã phát triển mô hình vườn đồi hướng chuyên canh phù hợp với sinh tháI tong tiểu vùng Năm 1995 diện tích cây ăn quả dường như không đáng kể nhưng đến năm 1999 thì diện tích caay ăn quả có giá tri kinh tế cao tăng lên khá nhanh,đạt trên 4319 ha với cơ cấu đa dạng,đóng góp trên 9% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.
Cây lương thực :Diện tích cây lương thực nhờ có quá trình đầu tư nên sản lượng và năng suất đã có những tăng trưởng khá vượt bậc.Diện tích cây lương thực đã chiếm khoảng 65,6%tổng diện tích cây hàng năm.Năng suất cây lương thực có xu hướng tăng trưởng khá mạnhNăng suất bình quân cả năm tăng nhanh.Chẳng hạn năng suất lúa 1991 chỉ là 17,87 tạ/ha thì đến năm1999 đã là 29,16tạ/ha .Nhờ có năng suất tăng lên mà sản lượng lúa của Hà Tĩnh năm 1999 tăng lên 398000 tấn so với năm 1995 là 372,6 nghìn tấnvà đạt 402.746 tấn/ha năm 2000.Cây công nghiệp hàng năm là loại cây được xếp vào loại cây hangf hoá mũi nhọn của Hà Tĩnh .Nhờ có quá trình đàu tư hợp lý mà diện tích cây công nghiệp không nghừng tăng lên hàng năm .Diện tích cây công nghiệp năm 1999 tăng 2550 ha so với năm 1998.
Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôI đã có sự chuyển biến mạnh .Đã có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu sản xuất của các tiểu ngành này .ĐIũu này tậo đIũu kiện cho ngành nông nghiệp phát triển một cách cân đối
Đối với công nghiệp thì những gì đạt được thật đáng khích lệ.Nhì chung công nghiệp chế biến nông sản và một số ngành khác nhờ có đầu tư hợp lý đã gặt háI được những thành công nhất định.Ngành công nghiệp vẫn là một ngành có tỷ lệ tăng trưởng vào loại cao nhất trong các ngành nghề khác của nền kinh tế tại Hà Tĩnh .Tỷ trọng đóng góp ngành công nghiệp của nền kinh tế đã có những tăng trưởng đáng kể.Hàng hoá sản xuất công nghiệp đạt khoảng 350-400 tỷ đồng .Về thị trường tiêu thụ sản phẩm :Một số sản phẩm chính như Eminite ,Ciment ,vật liệu xây dựng thông dụng ,sản phẩm may mặc ,hàng tiêu dùng đã tạo ra một thị trường tương đối rộng lớn ,đặc biệt là nội tỉnh và xuất khẩu,quá trình đầu tư đã tạo ra một vùng nguyên liệu tương đối rộng lớn.Công nghiệp vật liệu xây dựng đã được đầu tư xây dựng khá nhiều đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư chuyển giao công nghệ mới,nó đã tăng khả năng sản xuất một số sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao.Chẳng hạn như nhà máy ximăng Lam hang 2vạn tấn/nămvà một số nhà máy khác đã cơ bản cung cấp nguyên liệu chủ yếu trong nội tỉnh và một phần đã đưa sản phẩm đI tiêu thụ một số nơI khác.Công nghệ chế biến là một trong những ngành đã khẳng định được chổ đứng của mình trong nền công nghiệp còn non nớt của tỉnh nhà.Nhờ có sự đầu tư hợp lý mà nó đã tạo ra được một khối lượng hàng hóa và giá trị tương đối lớn.Hiện nay công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các ngành nghề khác .Xí nghiệp bia 5 triệu lít /nămđã đI vào hoạt động và đã có những kết quả tương đối khả quan.
Công nghiệp da may mặc cũng đã đạt được sự tiến bộ nhất địng khi đã có sự liên doanh với tập đoàn Hicóen Nhật Bản
Các ngành dịch vụ:Khối ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh .Tốc độ tăng trưởng ngày cao và ổn định .Giai đoạn 1991-1995 tăng bình quân khá cao trên 30% năm,giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân trên 15% năm.Thưng mại Hà Tĩnh đã tiếp cận với kinh tế thị trường góp phần thúc đảy kinh tế phát triển .Hoạt động xuất khẩu đã có xu hướng tăng ,các mặt hàng xuất khẩu đã bắt đầu có sự đa dạng trong cơ cấu .Tổng giá trị xuất khẩu đã tăng 3,5 lần từ năm 1999 so với năm 1991.Tốc độ tăng trưởng của ngành này tương đối cao.Xuất khẩu trực tiếp đạt 60%,mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ ,titan,,lạc nhân.Hiện nay Hà Tĩnh đã có một mạng lưới thương mại đến các huyện xã cho việc lưu thông hàng hoá.Bên cạnh đó các ngành dịch vụ khác như ngân hàng ,bảo hiểm ,du lịch cũng đã đạt được những kết quả rất khả quan.
2.Những hạn chế còn tồn tại của việc đầu tư tại Hà Tĩng trong thời gian qua. Hạn chế:
-Cơ cấu vốn đầu tư còn thể hiện một số đIúm bất hợp lý:
Mặc dù Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông nhưng sự đầu tư cho nông nghiệp là chưa thích đáng.Bên cạnh đó,công nghiệp là một ngành mũi nhọn nhưng sự đầu tư của tỉnh thường giàn trảI .Một số lĩnh vực có lợi thế và tiềm năng thì tỉnh thường chem. chạp trong công tác kêu gọi xúc tiến đầu tư.Mặt khác các doanh nghiệp đầu tư là chủ yếu vì thế nội lực của tỉnh là rất kém, chưa có nhiều doanh nghiệp do người Hà Tĩnh đứng ra thành lập.
-Ngành giáo dục và đào tạo: Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng tỷ trọng vốn đầu tư xây dưng cơ bản chưa nhiều vì thế cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều tồn tại. Bên cạnh đó sự phân bổ vốn chưa hợp lý trong công tác khuyến học nên tạo ra châtd lượng giáo dục chưa tốt.
-Thất thoát và lãng phí vốn đầu tư:
Thứ nhất là trong khâu chuẩn bị đầu tư. Xuất phát từ kế hoạch hoá đầu tư tỉnh còn yếu kém, không bố trí rõ ưu tiên lĩnh vực đầu tư ,không thể hiện rõ việc ưu tiên phát triển từng loại dự án, đôi khi kế hoạch hoá đầu tư không bám sát với nhu cầu.
Thực tế của thị trường .Mặt khác tình trạng chạy vốn từ ngân sách cũng đang phổ biến và trở thành một hiện trạng đáng báo động ,chính đIũu đó làm lệch mục tiêu sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách.Đay có thể coi là một hiên tượng hối lộ đối với nhà quản lý đầu tư. Mặt khác điều đó cũng gây ra tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư. Bên cạnh đó là công tác thẩm định dự án,.Để thực hiện được quá trình đầu tư thì chủ đầu tư phải thuê được nhà tư vấn để lập báo cáo khả thi,tiền khả thi, báo cáo đầu tư,báo cáo xin giấy phép đầu tư.Việc lập thiết kế thường cao hơn mức nhà nước quy định nên gây ra một khoản thất thoát lớn cho nhà nước.Cuối cùng trong công tác đấu thầu .Đấu thầu là công tác chọn nhà thầu nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của gói thầu để thương thảo hợp đồng.Trong công tác đấu thầu do trình độ chuyên môn của nhà thầu cũng như bên mời thầu nênchất lượng thầu còn thấp.Mục đích của nhà thầu là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để hạ giá thành sản phẩmnhưng trên thực tế hình thức này bị biến dạngtạo ra kẽ hở gây thất thoát cho nhà nước.
+Sự móc ngoặc thông đồng giữa chủ đầu tư với một nhà thầu nào đó
+Sự móc ngoặc giữa các nhà thầu để ép giá chủ đầu tư
Trong quá trình thực hiện đầu tư sự nhiều lúc có sự móc ngoặc giữa nhà tư vấn và nhà thầu làm sai lệch các chỉ tiêu kỹ thuật.
Xét về hiệu quả đầu tư trong các ngành vẫn còn thấp ,các ngành phát triển vẫn còn chem. vẫn còn long tong trong việc tìm đầu ra,trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, xác định thị trường tiềm năng. Nguồn thu nói chung vẫn còn đạt thấp, chưa tạo ra được một nguồn lợi nhuận để có thể táI sản xuất với quy mô hợp lý và có tiềm lực vì vậy doanh nghiệp thường sống dặt dẹo.
Về ngành giáo dục thì quy hoạch trường lớp vẫn còn nhiều bất cập,chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng còn khá lớn.Quản lý đào tạo còn nhiều yếu kém. Điều này chứng tỏ đầu tư vào ngành giáo dục còn chưa cân xứng với vai trò của nó trong nền kinh tế.
Chương III: Giải pháp huy động
và sử dụng vốn có hiệu quả
I.Giải pháp vốn đầu tư trên gốc độ vĩ mô dài hạn
1.1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2010
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì nhu cầu đầu tư được tính toán cho giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 được phân theo các ngành như đã nêu ở biểu số dưới đây:
Nhu cầu vốn đầu tư 2001-2005 2006-2010
Phương án 1:Tổng số 4250 6100
Nông lâm ngư nghiệp 1200 1500
Công nghiệp 1600 2500
Xây dựng 1450 2100
Phương án 2:Tổng số 6000 7200
Nông,lâm,ngư nghiệp 1500 1800
Công nghiệp,xây dựng 2500 3000
Dịch vụ 2000 2400
1.2.Cân đối vốn đầu tư: Khả năng ngoài vốn tự có thì chỉ có thể đáp ứng được 50%,trong đó 15-17% tích luỹ đầu tư từ ngân sách.Phần còn lại phảI huy động từ nhiều nguồnkhác như: Vốn huy động trong dân,vốn vay tín dụng, vốn hợp tác kinh doanh,huy động từ các nguồn khác trong nước và nước ngoài…
Giai đoạn từ 2001-2010đối với Hà Tĩnh là giai đoạn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và xây dựng .Trong lúc vốn đầu tư từ ngân sách chiếm một tỷ lệ thấp,khoảng 17-20% .Để đảm bảo vốn đầu tư dự kiến thì cần một cơ chế thông thoáng,môI trường tốt ,đảm bảo đối ứng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoàiliên doanh,liên kết đảm bảo dự kiến nguồn vốnnày ciếm khoảng 25-40%.
Cơ chế huy động vốn
Đối với nguồn vốn từ ngân sách :Có kế hoạch sử dụng tiết kiệm,có hiệu quả, ưu tiên cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầngvà các chương trình đầu tư công cộng, dự án kinh tế trọng đIúm ,quản lý thống nhất,kết hợp phân cấp cụ thể công khai.
Đối với nguồn vốn tư nhân(kể cả vốn ,vật tư địa phương và sức lao động).Huy động vốn dưới mọi hình thức để tăng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng sản xuất ,đặc biệt là công trình cầu, cống ở nông thôn. Cải tạo vườn ,trồng cây ăn quẩ ,các chương trình giải quyết việc làm.
Khuyến khích tiết kiệm,mua kỳ phiếu, trái phiếu và mở tài khoản cá nhân,vận dụng hợp lý các khung thuế suất giá thuê đất,ưu tiên vốn cho các mục tiêu trọng điểm,có chế độ kiểm tra đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư bỏ vốn kinh doanh
Đối với các nguồn vốn khác :Vốn vay phải đảm bảo nguyên tắc “Tự vay tự trả tự chịu trách nhiệm”,vốn vay nước ngoài hoặc tài trợ phải được sử dụng hợp lý,có hiệu quả đúng mục đích ,tạo quyền chủ động cho các doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Từ nay đến năm 2010 đầu tư được tập trung vào lĩnh vực cải thiện kết cấu hạ tầng,tạo giống cây con có năng suất tốt,chất lượng cao. Hình thành các vùng nông lâm ngư hàng hoá,phát triển công nghiệp chủ yếu, bên cạnh đó phải chú ý phát triển dịch vụ tổng hợp và du lịch,đào tạo nguồn nhân lực.
2.Mở rộng thị trường tiêu thụ để phát triển
Coi trọng thị trường trong nước ,đẩy mạnh công tác lưu thông nông sản, tích cực tìm kiếm thị trường ,hình thành thị trường nông sản mới,chấp nhận cạnh tranh.
- Đảm bảo an ninh lương thực song song với hợp tác mở rộng thị trường xuất khẩu nông, thuỷ sản.
- Tăng cường đầu tư hoàn thiện mạng lưới thương nghiệp ở nông thôn,đảm bảo lưu thông đúng luật,văn minh các loại tư liệu sản xuất.
Xây dựng chính sách khuyến mãi ,đẩy mạnh kinh tế đối ngoại,giới thiệu sản phẩm,tổ chức hội nghị khách hàng, thành lập các đại diện thương mại các thành phố lớn như Hà Nội ,Đà Nẵng ,Thành Phố Hồ Chí Minh và các cửa khẩu quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ.
3.Phát triển nguồn nhân lực
Hàng năm lao động chưa có việc làm dự tính khoảng 200000-250000 người chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo do đó thừa lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu thấp
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại ,nâng cao trình độ quản lý ,quản trị kinh doanh cho cán bộ ,nâng cao trình độ tay nghề cho đội nghũ lao động .
Thu hút vốn đầu tư, mở rộng ngành nghề tạo ra việc làm theo hướng
Chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang công nghịêp và dịch vụ. Có chính sách đúng đắn cho việc đãi nghộ người có tài, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chương trình đào tạo đó là để đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng sau này thì có lẽ nên đào tạo từ định hướng đến chuyên môn.Nhưng ở giai đoạn họcó thể trở thành nguồn nhân lực thì các chương trình đào tạo ở giai đoạn này phảI phong phú và hiệu quả.
Phấn đấu đến năm 2010 số lao động qua đào tạo là 45-50%lực lượng lao động. Phải mở rộng các trung tâm đào tạo. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo.
4.Chính sách khoa học công nghệ
Coi khoa học kỹ thuật nông nghiệp là then chốt trong công tác khoa học công nghệ của tỉnh.
Thúc đẩy khoa học kỹ thuật trên cơ sở ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật công nghiệp dựa vào công nghệ mới có kỹ thuật cao tạo bước nhảy vọt trong thâm canh sản xuất nông nghiệpđặc biệt là công nghệ sinh học
Hoạt động khoa học công nghệ phảI gắn với hợt động sản xuất kinh doanh,hướng trọng tâm vào nghiên cứu ứng dụng triển khai bằng các dự án chuyển giao công nghệ.
II.Trên đây là những giải pháp lớn mang tính chiến lược.Còn sau đây là những giải pháp trước mắt:
2.1.Về vấn đề huy động vốn đầu tư
Cần đẩy nhanh quá trình tích luỹ nội bộ thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng .Tập trung khai thác các nguồn thu,thu đúng thu đủ thu kịp thời ,chống thất thu thuế nhất là khu vực ngoàI quốc doanh
Cần tạo môI trường đầu tư thuận lợi ,thông thoáng hơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng .Tăng cường khuyến khích nhân dân bỏ vốn để cùng nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tảI ,bưu đIửn thuỷ lợi ….
-Chủ động xây dựng các dự án khả thivà tạo nguồn vốn đối ứngđể thu hút nguồn vốn ODA.Đây là nguồn vốn quan trọng đối với Hà Tĩnh nói riêng và đất nước nói chung.
-Không ngừng mở rộng phát triển các kênh huy động vốn tín dụng dàI hạn ,ủ thác đầu tư,thuê,mua tàI chính.Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đầu tư dàI hạn,trung hạn và các chính sách bảo lãnh.
2.2.Đối với vấn đề sử dụng vốn đầu tư
-Đầu tư trọng điểm xào những ngành những lĩnh vực có vai trò quyết định ,có tốc độ phát triển kinh tế cao ,nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
-Trong công nghiệp:
Đầu tư theo chiều sâu đổi mới trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh.Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh theo 3 cụm công nghiệp Vũng áng ,Cầu treo,Thị xã Hà Tĩnh.Có chính sách đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến nông nghiệp,sản xuất hàng tiêu dùng .
Trong nông nghiệp:Chú ý vào xây dựng kênh mương nội đồng,chuyển đổi cây trồng hợp lý,đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển các loại cây trồng,cây lương thực,cây công nghiệp….
Đối với ngành dịch vụ mở thêm các loại hình dịch vụ mới tạo thêm việc làm nâng cao hiệu quả sản xuất.Phát triển thương mại nhiều thành phần ,nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
Phần III. Kết luận
Trong những năm qua nền kinh tế Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu nhất định, bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh nhà đã có những đổi thay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã có những bước tiến đáng ghi nhận,đời sống nhân dân từng bước được cảI thiện đáng kể.Trong nền kinh tế thị trường đầu tư luôn là một trong trong những động lực mạnh mẽ nhất nhằm phát triển kinh tế xã hội,thực hiện các mục tiêu quốc gia. Đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cư cấu kinh tế,phát huy và sử dụng hợp lý các nguồn lực của đất nước cũng như huy động các nguồn lực từ bên ngoài.Bước vào thế kỷ 21,nhờ những bước tiến tột bậc của nền khoa học kỹ thuật ,công nghệ trên thế giới vì thế nền kinh tế các nước trên thế giới đã có nhiều thành tựu cũng như có những sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ,sản phẩm hàng hoá chứa nhiều hàm lượng khoa học công nghệ. Đây là hệ quả của quá trình huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Hà Tĩnh là một tỉnh còn nghèo ,nền khoa học công nghệ còn yếu kém,đIúm xuất phát thấp,nhưng trong thời gian qua cũng đã có những bước đI hợp lý trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Do đó đã có có quá trình hội nhập khá tốt với nền kinh tế chung của cả nước.Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư ở Hà Tĩnh còn gặp nhiều yếu kém và hạn chế như đầu tư còn giàn trải ,chưa đầu tư có trọng đIúm,thất thoát trong đầu tư còn lớn…Do vậy việc phân tích những mặt hạn chế và yếu kém đó và có những biện pháp tích cực là vô cùng quan trọng .
Qua đề tài này tôi đã chỉ ra một phần nào những hạn chế trong quá trình đầu tư ở Hà Tĩnh trong thời gian qua,phân tích những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đã đề ra những biện pháp thiết thực nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư tại Hà Tĩnh. Đề tài của tôi đã tập trung vào phân tích những vấn đề có tính nổi bật nhất. Việc làm rõ thêm và hoàn thiện đề tài này sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về trình độ phân tích các vấn đề lý luận và thực tiển nên đề tài này chắc còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp ,giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn bè để lần sau tôi có thể hoàn thiện hơn.Tôi đặc biệt cảm ơn cô giáo Phạm thị Thêu đã rất nhiệt tình giúp tôi hoàn thành đề án này.
Danh mục tàI liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế đầu tư trường đại học kinh tế quốc dân
2.Giáo trình thống kê đầu tư trường đại học kinh tế quốc dân
3.Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2004
4.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh
5.Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010.
6.Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2005.
7.Giáo trình lập và quản lý dự án trường đại học kinh tế quốc dân.
8.Hà Tĩnh cơ hội đầu tư(UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA198.doc