Đề tài Tổng quan lí luận chung về đầu tư và sản lượng

Tài liệu Đề tài Tổng quan lí luận chung về đầu tư và sản lượng: LờI Mở ĐầU Trong bối cảnh thế giới những năm gần đây luôn diễn ra những biến động mang tính chất toàn cầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Nam á ASEAN như: dịch bệnh SARS ,dịch cúm gia cầm ,nạn khủng bố hay những cuộc khủng hoảng về chính trị…Trong khi các nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển chững lại ,tốc độ tăng trưởng thấp thì nổi lên hai nền kinh tế là Việt Nam và Thái Lan với tốc độ tăng trưởng đáng nể .Nguyên nhân của thành tựu trên chính là trong những năm qua nhờ cải thiện tốt môi trường đầu tư và có nhiều chính sách khuyến khích mà một lượng vốn đã đổ vào hai nước này.Đầu tư chính là nguồn gốc trực tiếp của sản lượng,của giá trị sản xuất và tăng trưởng ở bất kì một doanh nghiệp cấp vi mô hay nền kinh tế quốc dân ở một quốc gia nào. Mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng chính là mối quan hệ hai chiều tác đồng qua lại giữa hai yếu tố Đầu tư và Sản lượng,cách thức và cơ cấu tác động của những yếu tố này v...

doc44 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan lí luận chung về đầu tư và sản lượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU Trong bối cảnh thế giới những năm gần đây luôn diễn ra những biến động mang tính chất toàn cầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Nam á ASEAN như: dịch bệnh SARS ,dịch cúm gia cầm ,nạn khủng bố hay những cuộc khủng hoảng về chính trị…Trong khi các nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển chững lại ,tốc độ tăng trưởng thấp thì nổi lên hai nền kinh tế là Việt Nam và Thái Lan với tốc độ tăng trưởng đáng nể .Nguyên nhân của thành tựu trên chính là trong những năm qua nhờ cải thiện tốt môi trường đầu tư và có nhiều chính sách khuyến khích mà một lượng vốn đã đổ vào hai nước này.Đầu tư chính là nguồn gốc trực tiếp của sản lượng,của giá trị sản xuất và tăng trưởng ở bất kì một doanh nghiệp cấp vi mô hay nền kinh tế quốc dân ở một quốc gia nào. Mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng chính là mối quan hệ hai chiều tác đồng qua lại giữa hai yếu tố Đầu tư và Sản lượng,cách thức và cơ cấu tác động của những yếu tố này với nhau trong các mô hình kinh tế cũng như trong thực tiễn sản xuất doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân.Vì vậy việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng là một yêu cầu cấp thiết không chỉ trong lí luận kinh tế mà cả trong thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế,hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững. Chương I : Lí Luận chung về Đầu tư và sản lượng I.Lí luận về Đầu tư 1.Khái niệm chung về Đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các của cải vật chất khác…)và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. Đầu tư theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm vi đầu tư theo nghĩa hẹp hơn đầu tư phát triển 2.Khái niệm về Đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là hoạt động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, để nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Như vậy trên giác độ tài chính thì đầu tư phát triển là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn. Một cách cụ thể, hoạt động đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động: Bỏ tiền ra để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng Mua sắm các thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ Tổ chức bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực Thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này Nhằm đạt được hai mục đích chính là Duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại Tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế và xã hội Đầu tư phát triển cũng mang đầy đủ những đặc điểm của hoạt động Đầu tư nói chung II.Lí luận về Sản lượng Sản lượng có thể hiểu chính là kết quả của quá trình sản xuất của một đơn vị kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, Đơn vị kinh tế đó có thể là các đơn vị sản xuất cấp doanh nghiệp cho đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là chỉ tiêu về mặt số lượng quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc của một nền kinh tế quốc dân và là căn cứ quan trọng để đo mức phát triển của các nước qua các năm và của các nước với nhau. Để đánh giá được sự phát triển kinh tế toàn diện, thông thường người ta sử dụng ba tiêu thức cơ bản là: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự thay đổi trong các chỉ tiêu xã hội, trong đó chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế có thể coi là quan trọng hơn cả.Theo mô hình kinh tế thị trường thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA) bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu như : tổng giá trị sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội, tổng thu nhập quốc dân ….. 1.Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output) *Khái niệm chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm) Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách : Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Thứ hai, tổng giá trị sản xuất được tính trực tiếp từ sản phẩm và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA) 2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Procduct) *.Khái niệm Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một đơn vị thời gian nhất định(thường là 1 năm). Giá trị tăng thêm (VA- Value Added) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao TSCĐ trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). Giá trị tăng thêm và tổng sản phẩm quốc nội giống nhau về nội dung (các yếu tố hợp thành C1+V+m) nhưng khác nhau về phạm vi tính toán. Cả hai chỉ tiêu này đều là chỉ tiêu tuyệt đối thời kì được tính theo đơn vị giá trị(giá hiện hành, giá so sánh và giá cố định). *ý nghĩa : Đây là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành , thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời gian nhất định. Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập , nguồn gốc sự giàu có và phồn vinh của xã hội. Đó cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nền sản xuất xã hội . Nó không chỉ biểu hiện quả sản xuất chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất theo chiều rộng; là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. +Tổng sản phẩm quốc nội là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nghiên cứu khả năng tích luỹ, huy động vốn, tính toán các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư, so sánh quốc tế, xác định trách nhiệm của mỗi nước đối với các tổ chức quốc tế. III.Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng 1.Đầu tư tác động đến sản lượng 1.1.Mô hình số nhân đầu tư. Mô hình số nhân đầu tư của Keynes là một lý thuyết kinh tế vĩ mô được sử dụng để giải thích sản lượng được xác định như thế nào trong ngắn hạn. Số nhân đầu tư phản ánh quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng, phản ánh mức sản lượng thay đổi bao nhiêu khi đầu tư biến đổi một đơn vị. Mối quan hệ này được thể hiện qua công thức sau: hay trong đó: k: số nhân đầu tư : mức gia tăng sản lượng : mức gia tăng đầu tư ở đây là kết quả, là nguyên nhân. Theo mô hình này của Keynes cho thấy tăng đầu tư sẽ làm tăng sẽ làm sản lượng tăng với mức khuyếch đại hay tăng theo cấp số nhân(k lần). Kết quả thực tế cho thấy mỗi đồng thay đổi trong một khoản đầu tư sẽ làm GDP thay đổi nhiều hơn một đồng, tức là số nhân k luôn lớn hơn 1. Vì sao lại vậy? Ta có , mà trong nền kinh tế đóng I = S Với MPC là xu hướng tiêu dùng biên. Ta luôn có 0<=MPC <=1 (MPS: xu hướng tiết kiệm biên) Ta thấy số nhân liên quan đến mức tiết kiệm và tiêu dùng tăng thêm. Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn nên độ khuyếch đại sản lượng càng lớn. Ngược lại khi MPS càng lớn thì k càng nhỏ nên độ tác động của đầu tư đến sản lượng càng nhỏ. ở đây chúng ta gặp một nghịch lý của tiết kiệm. Lẽ ra khi MPS tăng thì S tăng >>>> đầu tư tăng >>>> ảnh hưởng nhiều đến sản lượng nhưng thực tế lại không phải như vậy.Keynes chỉ ra rằng khi dân chúng cố gắng tiết kiệm nhiều hơn thì chưa chắc toàn thể quốc gia đã có tiết kiệm nhiều hơn. Chúng ta giải thích cho quá trình này rằng nếu mọi người đều cố gắng tiết kiệm và giảm tiêu dùng tại mức đầu tư kinh doanh cho trước thì doanh số bán sẽ giảm. Các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất. GDP sẽ giảm tới mức khi mọi người ngừng không tiết kiệm nhiều hơn so với mức đầu tư dự kiến của các doanh nghiệp. Như vậy tiết kiệm tiết kiệm và đầu tư thực tế sẽ giảm đi khi cố tiết kiệm nhiều hơn. Mức tiết kiệm cao sẽ làm giảm tiêu dùng dẫn đến giảm sản lượng sản xuất và tiếp tục làm giảm thu nhập từ đó làm giảm đâù tư và thu nhập cũng như tiết kiệm lại tiếp tục giảm xuống.Cuối cùng sản lượng sẽ thực sự giảm đi nhiều lần hơn mức tăng của tiết kiệm. Như vậy giữa đầu tư, tiết kiệm và sản lượng phải tạo được mối quan hệ cân bằng trong nền kinh tế. Mô hình số nhân có ảnh hưởng rất lớn trong các phân tích kinh tế vĩ mô, tuy nhiên mô hình này còn hạn chế là chưa tính tính tới nhiều nhân tố kinh tế vĩ mô khác. Số nhân được phân tích trong điều kiện các nguồn lực chưa được sử dụng hết tức là khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng. Khi còn các nguồn lực chưa được sử dụng hết thì tăng tổng cầu sẽ làm mức sản lượng tăng thêm. Ngược lại khi nền kinh tế đã đạt mức tiềm năng cực đại thì sản lượng không thể tăng thêm khi tổng cầu mở rộng. Nói cách khác khi tăng đầu tư hay trong nền kinh tế vẫn còn dư thừa năng lực và lao động thì hầu hết sự gia tăng ấy sẽ làm cho sản lượng tăng. Như vậy, lý thuyết số nhân của Keynes đã phân tích mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế. Nó là một công cụ quan trọng để phân tích vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên lý thuyết này còn nhiều hạn chế mà ngày nay chúng ta có thể khắc phục được bằng cách xem xét một cách tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. 1.2.Mô hình Harrod- Domar. Đây là mô hình đơn giản, nổi tiếng nhất được ứng dụng rộng rãi do hai nhà kinh tế Harrod người Anh và Domar người Mỹ đưa ra độc lập vào những năm 1940. Đây là mô hình thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng nên còn được gọi là mô hình tăng trưởng Harrod-Domar. Mô hình tăng trưởng H-D lấy xuất phát điểm là đầu tư, thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và sự gia tăng tổng sản phẩm bằng phương trình: Trong đó: I : nguồn vốn cung ứng cho việc đầu tư k : hệ số ICOR : sản lượng gia tăng Để làm rõ mối quan hệ giữa sản lượng và đầu tư, H-D đưa ra công thức mà trong nền kinh tế đóng S = I g: tốc độ tăng trưởng kinh tế Y : sản lượng S : tổng tiết kiệm trong năm s : tỉ lệ tiết kiệm trên sản lượng () : mức gia tăng vốn đầu tư trong kỳ ý nghĩa của hệ số k là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất. Hay nói cách khác k là giá phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Chỉ tiêu ICOR dùng để xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Từ công thức : ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và đầu tư. Theo lý thuyết của H-D tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g cần duy trì tỷ lệ tiết kiệm là s để đầu tư nếu hệ số ICOR không đổi. Đây là mối quan hệ dây chuyền vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất. Việc gia tăng vốn sản xuất lại trực tiếp làm gia tăng sản lượng. Phân tích này có một ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch. Nếu xác định được hệ số k thì vấn đề còn lại của công tác xây dựng đơn giản là việc ấn định tốc độ tăng trưởng để xác định nguồn vốn cần phải có là bao nhiêu hoặc từ nguồn vốn có thể qui lại việc xác định tốc độ tăng trưởng có thể đạt là bao nhiêu. Tuy nhiên việc nghiên cứu và vận dụng hệ số ICOR ở các nước phát triển và đang phát triển có điểm khác nhau. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao, nó phụ thuộc tốc mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất. ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển. ở mỗi nước bất kỳ khi nền kinh tế phát triển thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm 1 một đơn vị kết qủa sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng. Khi nước Mỹ có ICOR là 8 và Việt Nam có ICOR là 4 thì không thể nói Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn của Mỹ mà ở Mỹ có sự phát triển công nghệ theo chiều sâu hơn ở Việt Nam. Mô hình H-D có ý nghĩa trong thời kỳ đầu của giai đoạn phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên, do quá đơn giản nên mô hình này có nhược điểm là chỉ quan tâm đến yếu tố vốn mà bỏ qua vai trò của lao động, vai trò của thay đổi kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách. Trên thực tế tiết kiệm và đầu tư mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế. Điều kiện đủ ở đây là phải sử dụng vốn hiệu quả phát triển đồng bộ các yếu tố khác như lao động, khoa học công nghệ, chính sách… Vì vậy khi vận dụng mô hình này cần kết hợp với các yếu tố tăng trưởng khác để có một sự xem xét toàn diện các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. 1.3.Các nhân tố đầu tư tác động đến sản lượng 1.3.1.Mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas - Những nhân tố tác động trực tiếp đến sản lượng a.Khoa học công nghệ (KHCN) Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tác động đến sản lượng thể hiện ở hàm sản xuất Cobb-Duglass Y=f(K,L,R,T) Trong đó: Y :sản lượng K:vốn L:lao động R:tài nguyên T:khoa học công nghệ KHCN được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện nay.Yếu tố KHCN cần được hiểu theo hai dạng: Thứ nhất đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt những kiến thức khoa học , nghiên cứu đưa ta những nguyên lý thử nghiệm về cải tiến sản phẩm quy trình công nghệ hay thiết bị kĩ thuật. Thứ hai, là sự áp dụng những kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Yếu tố KHCN được hiểu theo nghĩa toàn diện như thế đã được K.Marx xem như là”chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”. Còn Solow thì cho rằng: ”tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người có được trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”. Samuelson khẳng định:”khoa học công nghệ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bình vững”. Hệ thống những biện pháp kĩ thuật mới , toàn diện, đồng bộ hoặc riêng lẻ để áp dụng vào quá trình sản xuất có tác dụng biến đổi quy trình công nghệ kỹ thuật cũ, nâng cao năng suất kỹ thuật, giảm nhẹ lao động chân tay nặng nhọc, cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng gọi là tiến bộ kỹ thuật. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa cạnh tranh ngày càng gay gắt, KHCN biến đổi liên tục, phát triển với tốc độ chóng mặt đóng vai trò quan trong việc tăng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp.Thực tế cho thấy nền kinh tế nói chung hay bất kì một doanh nghiệp nào nắm giữ được công nghệ kỹ thuật tiên tiến , hàng đầu thì sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chiếm giữ thị phần lớn gắn liền với doanh thu khổng lồ. b.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển lực lượng lao động (LLLĐ) chuyên môn kỹ thuật có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của đất nước. Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có ba yếu tố : người lao động- chủ thể sáng tạo, tư liệu lao động và đối tượng lao động.Thực tế nhiều nước cho thấy, sự giàu có của xã hội không những chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, mức độ trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay- nền kinh tế tri thức, tri thức của con người được xem như một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của toàn xã hội. Dù điều kiện của KHKT phát triển ở mức độ nào không có con người sản xuất cũng không thể tiến hành được, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia. Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động, gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển. Hiện nay tăng trưởng của các nước đang phát triển được đóng góp bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn.nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp. Đầu tư vào nguồn nhân lực gồm có các nội dung: +Đầu tư cho hoạt động đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sản xuất phù hợp với dây truyền công nghệ. +Đầu tư cho công tác bảo hiểm, đặc biệt chú trọng bảo hiểm xã hội, tạo tâm lý an tâm cho người lao động, giúp cho họ tập trung vào sản xuất, nâng cao năng suất sản lượng. +Đầu tư vào dụng cụ bảo đảm an toàn lao động cho công nhân, tạo môi trường sản xuất tránh được tai nạn đáng tiếc, ảnh hưởng đến sản xuất. + Chế độ trả lương cho người lao động, thưởng nhằm khuyến khích, động viên cho người lao động. c.Đầu tư cho máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là yếu tố trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào khi tiến hành sản xuất đều phải mua sắm và lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị. Nó có vai trò quyết định đến chất lượng, số lượng sản phẩm sản xuất ra. Do đặc điểm của máy móc thiết bị là giá trị bị hao mòn dần (trong đó có cả hao mòn hữu hình và vô hình). Do đó khi quyết định đầu tư mua sắm thiết bị , doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố về tuổi thọ, sự thay đổi của KHCN, sự phù hợp với trình độ chuyên môn của công nhân…Từ đó lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư mua mới, doanh nghiệp cần đầu tư vào quỹ khấu hao để định kỳ tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị duy trì sản xuất nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư vào máy móc thiết bị phải tiến hành song song với trang bị KHKT phù hợp cùng với việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn phù hợp để vận hành máy móc thiết bị vào sản xuất. d. Đầu tư vào nguyên vật liệu Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm tất cả những nguyên liệu chính và phụ,vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh quan trọng được ví như cơm gạo sản xuất. Nó quyết định giá thành của sản xuất, tính đều đặn và nhịp nhàng của quá trình sản xuất. Nếu nguyên vật liệu không được cung cấp một cách đầy đủ thì quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Vì vậy một doanh nghiệp khi lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo các yêu cầu về đặc tính chất lượng nguồn cung cấp …Ngày nay với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhiều vật liệu mới ra đời thay thế nguồn vật liệu truyền thống ngày càng khan hiếm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm với nhiều tính năng công dụng vượt trội. Vì vậy các doanh nghiệp phải có lựa chọn thích hợp để giảm thiểu chi phí đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh cách tiếp cận trên,hiện nay trên thế giới còn một cách phân tích tăng trưởng kinh tế dựa theo các nhân tố là: Vốn(K), Lao động(L) và Năng suất các nhân tố tổng hợp(TFP) trong đó yếu tố TFP được hiểu là tổng hợp những nhân tố,chủ yếu là khoa học- công nghệ,có tác động đến sự tăng Năng suất lao động.Đầu tư vào nhân tố TFP chính là đầu tư vào trí tuệ,chất xám…phát triển những khu vực công nghệ cao,đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm…Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế của nhân tố TFP càng cao thể hiện trình độ sản xuất của nền kinh tế đó càng hiện đại,Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của tăng trưởng kinh tế,đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hiện nay. 1.3.2.Các nhân tố tác động gián tiếp đến sản lượng – cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết của một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Khi một doanh nghiệp quyết định loại hình sản xuất hàng hoá và dịch vụ thì phải tìm hiểu về cơ sở hạ tầng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Cơ sở hạ tầng gồm : cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm. a.Cơ sở hạ tầng mềm Cơ sở hạ tầng mềm bao gồm: +Chính sách thu hút đầu tư +Thủ tục hành chính +Nguồn lao động: số lượng,chất lượng,giá cả +Văn hoá kinh doanh: phong tục,thái độ,kỹ thuật lao động… +Vị trí địa lý +Luật pháp,quy định +Môi trường đầu tư +Thái độ đối với các nhà đầu tư +Thái độ đối với các khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài +Chi phí để đăng kí kinh doanh +Chi phí và thủ tục để thực hiện các quyết định đầu tư +Tính minh bạch về chất lượng +Chi phí phụ trội bên ngoài … +Mức độ can thiệp của chính quyền địa phương vào quyết định và quá trình quản lý đầu tư. Cơ sở hạ tầng mềm chủ yếu là những yếu tố khách quan, các doanh nghiệp rất khó có thể tác động làm thay đổi các yếu tố này.Vì vậy các doanh nghiệp phải có chính sách đầu tư phù hợp với mục tiêu hoạt động của mình và phù hợp với các yếu tố của cơ sở hạ tầng mềm. b.Cơ sở hạ tầng cứng Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm : + Nhà xưởng,khu chế xuất,đường xá. + Năng lượng, điện nước + Giao thông + Thông tin liên lạc + Các cơ sở hạ tầng khác: hệ thống xử lý chất thải, khí thải, hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy. Nếu các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng, đáp ứng được quy trình sản xuất, điều kiện làm việc thì năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu lựa chọn địa điểm có đầy đủ các yếu tố cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trính sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cần phải đầu tư xây dựng các công trình đường xá phục vụ sản xuất. 1.4.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Như những lí luận ở trên ta đã biết tốc độ cũng như quy mô gia tăng vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc dân và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên tác động của vốn đầu tư tới sản lượng của mỗi ngành, mỗi vùng - lãnh thổ kinh tế là không giống nhau về kết quả cũng như hiệu quả do đặc điểm vốn có của mỗi ngành kinh tế cũng như điều kiện, trình độ phát triển, xuất phát điểm của mỗi lãnh thổ kinh tế là không giống nhau. Vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành, các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng và cũng đồng thời tác động đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Có thể dễ dàng nhận thấy với cùng một lượng vốn đầu tư, khi đầu tư vào khu vực công nghiệp, dịch vụ thường cho một khối lượng gia tăng sản lượng lớn hơn và tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với khi đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp do trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thường gặp phải những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học. Điều này cũng tương tự khi đầu tư vào các địa phương, vùng, lãnh thổ kinh tế có điều kiện tài nguyên thiên nhiên, địa thế, xuất phát điểm kinh tế,cơ sở hạ tầng…khác nhau. Như vậy trong điều kiện bình thường của nền kinh tế ứng với mỗi cơ cấu đầu tư sẽ có một cơ cấu sản lượng tương ứng hay có thể nói đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định, thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư, Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế,tín dụng,lãi suất … để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các ngành, vùng lãnh thổ, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những ngành mũi nhọn, những ngành thế mạnh hay những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn để làm động lực thúc đẩy các ngành, vùng lãnh thổ khác cùng phát triển. Đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn nữa. 2.Sản lượng tác động đến đầu tư - Lý thuyết gia tốc đầu tư. Theo lý thuyết này, để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm cho trước cần phải có một khối lượng cụ thể vốn đầu tư hay để sản xuất cho một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Đầu tư tăng hay giảm phản ánh sự biến động của tổng vốn đầu tư ( k) gồm quỹ khấu hao để thay thế máy móc thiết bị đã hao mòn và bộ phận đầu tư thuần, bộ phận vốn tăng lên trong kỳ. Mối quan hệ giữa sản lượng và vốn đầu tư được thể hiện như sau: (1) : vốn đầu tư tại thời điểm t : sản lượng tại thời điểm t x : là hệ số gia tốc đầu tư hay tỷ lệ phản ánh quan hệ giữa vốn và sản lượng =x* ( 2) Nếu x không đổi thì quy mô sản lượng sản xuất tăng kéo theo nhu cầu về vốn đầu tư tăng và ngược lại. Từ mô hình trên ta thấy : chi tiêu đầu tư tăng ( giảm) phụ thuộc vào nhu cầu tư liệu sản xuất. Nhu cầu tư liệu sản xuất tăng ( giảm) lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất. Khi mô sản phẩm cần sản xuất tăng và tăng nhanh sẽ làm cho chi tiêu đầu tư tăng theo và ngược lại, sản lượng phải liên tục tăng làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ ( hay không đổi so với năm trước). Theo lý thuyết này vốn đầu tư tăng cùng tỷ lệ với sản lượng ít nhất trong trung và dài hạn. Nếu x không đổi thì ở kỳ trước (t-1) giữa sản lượng và đầu tư cũng có mối quan hệ tương tự tức là: ( 3) Lấy (2) – (3) ta có: -) (4) trong đó: - là đầu tư ròng và bằng - D với D là khấu hao Do đó: - = - = = (5) và đầu tư ròng = (6) Như vậy theo lý thuyết này, đầu tư ròng là một hàm số của sự gia tăng sản lượng đầu ra. Nếu sản lượng kỳ sau tăng so với kỳ trước thì >0 , đầu tư ròng >0. Mức tăng của đầu tư ròng phụ thuộc vào sự biến động của sản lượng. Nếu sản lượng tăng cao thì đầu tư ròng tăng càng lớn ( lớn hơn x lần). Nếu sản lượng giảm thì đầu tư ròng giảm. Nếu sản lượng trong thời gian dài không đổi đầu tư ròng sẽ bằng 0. = và khi =0 thì =0. Do vậy, nếu sản lượng năm sau giảm so với năm trước hoặc bằng 0 thì đầu tư cũng giảm theo hoặc bằng 0. Ưu và nhược điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư --Ưu điểm: lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh sự tác động của sản lượng đến đầu tư. Nếu tích không đổi trong một thời gian nào đó thì lý thuyết này là cơ sở để dự báo quy mô vốn đầu tư tại năm nào đó. Nếu gọi và là vốn đầu tư thực hiện tại thời điểm t và t-1 , là vốn đầu tư mong muốn. λ là một hằng số ( 0< λ < 1) thì - = λ ( - ) Có nghĩa là sự thay đổi vốn đầu tư thực hiện giữa 2 kỳ chỉ bằng một phần của chênh lệch giữa vốn đầu tư mong muốn thời kỳ t và với vốn đầu tư thực hiện thời kỳ t-1 . Nếu λ =1 thì = và lý thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện sau này cũng đã đề cập đến tổng đầu tư. Theo lý thuyết gia tốc đầu tư ban đầu thì đầu tư ròng = - = - và theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì : - = δ ( - ) và do đó = δ ( - ) giả sử = δ * δ : hệ số khấu hao 0 < δ < 1 và do đó - = - δ *= δ ( - ) hoặc = δ ( - ) + δ * là tổng đầu tư và là hàm của vốn mong muốn và vốn thực hiện. Lý thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư vì khi sản lượng tăng, mức tiêu dùng tăng ít, tiết kiệm tăng cao nên đầu tư tăng. -Nhược điểm. Lý thuyết giả định quan hệ giữa vốn và sản lượng cố định nhưng thực tế nó luôn biến động do sự tác động của các nhân tố khác. Mặt khác lý thuyết này xem xét đầu tư ròng ( bộ phận còn lại của vốn đầu tư sau khi đã trừ đi phần đầu tư bù cho khấu hao tài sản) chứ không phải tổng đầu tư. Theo lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ, điều này không đúng về nhiều lý do, chẳng hạn do việc cung cấp các yếu tố có liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng do cầu vượt quá cung…. 3.Tác động chuỗi ở góc độ doanh nghiệp, để sản xuất và bán được nhiều hàng hoá các doanh nghiệp buộc phải đầu tư nhiều hơn. Cụ thể họ phải đầu tư nhiều hơn vào hàng tồn kho, nghĩa là phải dự trữ thêm nhiều nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm để đảm bảo bán ra liên tục. Ngược lại khi sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn họ cần ít hàng tồn kho nghĩa là đầu tư ít hơn. Trên góc độ nền kinh tế, khi một đất nước có đầu tư tăng, thì nhiều nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất được tạo ra tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời cầu về nguyên vật liệu để cung cấp cho các nhà máy sản xuất tăng, sản lượng tạo ra cho nền kinh tế tăng. Do đó thu nhập của quốc gia cũng như của người dân tăng lên dẫn đến tiết kiệm tăng mà tiết kiệm là một nguồn tạo vốn đầu tư là chủ yếu. Mặt khác khi thu nhập của người dân tăng thì nó sẽ kích thích tiêu dùng, cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng. Nó lại kích thích sản xuất hay kích thích đầu tư mới. Khi đầu tư mới tăng lại dẫn đến sự gia tăng về sản xuất. Quá trình này cứ diễn ra như vậy tạo thành một dây chuyền. Chương II: Mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong thực tế nền kinh tế quốc dân. I.Tình hình đầu tư và tác động của nó đến sản lượng của nền kinh tế trên thế giới. 1.Trung Quốc Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội kế hoạch 5 năm lần thứ X của Trung Quốc (2001-2005)đã kết thúc .Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong thời gian “kế hoạch 5 năm lần thứ X” là 8,8%cao hơn so với mục tiêu “kế hoạch 5 năm lần thứ IX” đạt 8,2%. Năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 5,4% tổng giá trị GDP vượt qua 1500 tỷ USD. Năm 2002 tỷ lệ tăng GDP của Trung Quốc đạt 8,0% năm 2003 tỷ lệ này lên tới 9,1%, năm 2004 là 9,4%. Theo số liệu năm 2003, GDP bình quân đầu người đã đạt mức đột phá là 1000 USD, năm 2004 là 1200 USD. Thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ X bất kể là tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân thế giới. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao như vậy nhờ thực hiện các biện pháp : Sau khi TQ ra nhập WTO các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh trên thị trường thế giới, họ cần thông qua đầu tư để nâng cao trình độ KHCN và quy mô sản xuất. Do vậy từ nửa năm cuối 2002, đầu tư trở thành biện pháp tăng trưởng được nhiều doanh nghiệp áp dụng, kết quả đầu tư TSCĐ toàn xã hội năm 2003 của TQ là 5511,8 tỷ NDT tăng 26,7% so với năm 2003. Đầu tư cho công nghiệp chiếm chủ yếu trong tỷ trọng tăng trưởng đầu tư TSCĐ. Từ tháng 1-8/2004 đầu tư TSCĐ của ngành công nghiệp tăng 41,7% trong tỷ trọng đầu tư, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,2%. Các ngành có đầu tư tăng mạnh là dầu mỏ, luyện than, nhiên liệu hạt nhân, nguyên liệu hoá học, luyện kim màu, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị điện khí …Trước tình hình đó năm 2004, chính phủ TQ đã nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư quy định vào các ngành như sắt thép tỷ lệ vốn đầu tư quy định từ 25% tăng lên 40%; nhôm, xi măng, khai thác phát triển nhà đất đều tăng từ 20% lên 35%. Cả năm 2004 đầu tư TSCĐ cả nước đạt 7007,3 tỷ NDT, tăng 25,8% so với năm 2003. Chính nhờ sự đầu tư đó mà ngành công nghiệp của TQ có tốc độ tăng trưởng cao. Trong 8 tháng đầu năm 2004 có 3 tháng đạt tỷ lệ tăng trưởng 20%. Mặt khác từ năm 2003 đến nay TQ đã liên tiếp đưa ra một số biện pháp chính sách để hỗ trợ nông nghiệp, bù đắp cây lương thực, bù đắp máy nông nghiệp, tăng đầu vào các hạng mục phát triển giáo dục nông thôn, y tế, môi trường… nhờ vậy sản xuất nông nghiệp xuất hiện chuyển biến mạnh, năm 2004 giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp đạt 2704,4 tỷ NDT, tăng 6.3%, đóng góp cho GDP là 9,2%, cao hơn 5,2% so với năm trước. Như vậy với sự điều chỉnh kết cấu ngành kinh tế trong những năm gần đây và sự đầu tư mạnh mẽ vào các ngành các lĩnh vực kinh tế đã góp phần cho nền kinh tế TQ có một sự tăng trưởng mạnh mẽ, mức sống nhân dân tăng cao rõ nét, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng. 2. Các nước khu vực Đông Nam á và Đông á. Trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân, vấn đề đẩy mạnh đầu tư để tăng TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm chế tạo trên các thị trường trong và ngoài nước có tác động quyết định đến việc rút ngắn thời gian chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Do ảnh hưởng quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phân công sản xuất quốc tế, được bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài và khả năng gia tăng xuất khẩu vào thị trường thế giới, nên nền kinh tế ở khu vực Đông Nam á đã có thể gia tăng được tốc độ tích luỹ vốn để mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp với trình độ công nghiệp tiên tiến rút ngắn thời kỳ CNH xuống còn 40-50 năm trong nửa sau thế kỷ XX. Trong thời kỳ từ năm 1960-1998 các nước ĐNA đã khá thành công trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo với sự hỗ trợ của nguồn vốn FDI. Các nước ĐNA đều đưa tỷ phần công nghiệp chế tạo từ khoảng 10% năm 1960 lên gần 30% trong thập kỷ 90. Trong thời kỳ 1986-1996 các nước khu vực ĐNA và ĐA đã đạt được sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 4-500% trong vòng 10 năm và chỉ bị dừng lại hoặc tụt giảm trong 2 năm khủng hoảng kinh tế 1997-1998. Vào năm 1986, các nền kinh tế mới CNH ở Châu á NIE’S như Hồng Kông đạt 35,4 tỷ USD, Singapo đạt 22,5 tỷ USD. Các nước bình quân đầu người từ 6-7000 USD còn HQ, ĐL đạt mức xuất khẩu trên 30 tỷ USD, mức bình quân đầu người đạt khoảng từ 1-2000 USD vượt khá xa các nước ASEAN-4. Với mức xuất khẩu cao như vậy nhưng trong thời kỳ 1986-1996 NIE’S-4 vẫn đạt được kim ngạch xuất khẩu tăng 4-5 lần . Hồng Kông Hàn Quốc Đài Loan Singapo Dân số( Tr. Người ) 62 44.6 21.2 30 1986 88.5 32 52.5 124.7 1987 98.3 34.7 52.4 138.7 1988 108.4 33.3 49.1 153.2 1989 108.9 28.1 44.3 146.8 1990 109.9 25.6 41.9 140.9 1991 114.6 24.4 42.4 38.4 1992 118.7 24.9 38.4 127.8 1993 116.6 24.7 38 126.8 1994 115.7 25.2 38.5 138.7 1995 124.8 27.4 42.9 138.9 1996 117.2 26.8 42.5 134.8 1997 109.7 30.8 42.8 129.8 Bảng trên cho thấy đến năm 1997, các nền kinh tế nói trên đều đạt tỷ lệ xuất khẩu/GDP từ 3-% trở lên, riêng 2 nền kinh tế đô thị là HK và Singapo đat mức trên 100% và được coi là nhà ga trong chuyến tài chính thương mại và chế xuất hàng hoá. Nhờ ngành công nghiệp chế xuất hàng điện tử Malaixia cũng đạt tỷ lệ XK/GDP đến 80%. Các nước NIE’s-4 và các nước ASEAN-4 đạt được nhiều thành tích xuất khẩu khá cao như trên trong thời kỳ 1986-1996 đều dựa trên cơ sở tập trung và nghiên cứu đầu tư phát triển công nghiệp và năng lực sản xuất các ngành công nghiệp chế tạo những sản phẩm điện, điện tử, hoá chất, cơ khí, luyện kim, ôtô… Những chiến lược công nghiệp hoá và phương thức phát triển công nghệ của họ lại khác nhau: HQ, ĐL chủ yếu tiếp nhận công nghệ theo phương thức mua giấy phép bản quyền và vay vốn nước ngoài để tự đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế tạo. Các nước Hồng Kông, Thái Lan với tỷ lệ FDI khá cao và Singapo, Malaixia với tỷ lệ FDI rất cao lại tiếp nhận công nghệ chủ yếu thông qua đầu tư nước ngoài. chúng ta có thể thấy Hàn Quốc, Đài Loan tiếp nhận FDI rất thấp nhưng vẫn đạt mức tăng giá trị xuất khẩu rất cao trong khi Singapo, Malaixia tiếp nhận giá trị vốn FDI và tỷ lệ vốn FDI/GDP cao hơn mới đạt được các kết quả xuất khẩu nói trên. II.Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn. 1.Mối quan hệ giữa Đầu tư và Sản lượng xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân. Có thể thấy rằng với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin và xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới như hiện nay thì yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất là vốn và khoa học - công nghệ được coi trọng hơn so với các yếu tố khác là lao động và tài nguyên thiên nhiên. Xét một cách tổng quát trên phạm vi một nền kinh tế quốc dân thì yếu tố vốn và yếu tố khoa học công nghệ có thể quy về yếu tố vốn đầu tư. Nhân tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế là vốn đầu tư, mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư và hệ số ICOR của nền kinh tế. Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với sản lượng của nền kinh tế, thể hiện một cách rõ ràng nhất mối quan hệ giữa đầu tư với sản lượng của nền kinh tế. Suốt một vài thập kỉ trước năm 1986 nền kinh tế Việt Nam ở vào tình trạng kém phát triển, mức tăng trưởng kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 bình quân mỗi năm chỉ đạt 0.4%/năm và thu nhập quốc dân chỉ đạt mức tăng là 0.4%/năm .Thực tế là sản xuất không đáp ứng đủ như cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư, thời kì 1976-1980 chỉ cung cấp được khoảng 80% thu nhập quốc dân sử dụng .Toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Thực trạng nền kinh tế trong những năm này không có sự phát triển mà rơi vào sự khủng hoảng. Xuất phát điểm thấp và việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, đóng cửa nền kinh tế cả bên trong lẫn bên ngoài đã làm đã làm trì trệ nền kinh tế nước ta, nguồn vốn nước ngoài bị hạn chế trong khi đó nguồn vốn đầu tư trong nước không được khai thác đã khiến nước ta cứ “dậm chân” mãi trong cái “vòng luẩn quẩn” Có thể thấy rõ điều này trong Bảng 1- Thu nhập quốc dân sử dụng Năm Thu nhập quốc dõn sản xuất so với sử dụng Nguồn nước ngoài trong thu nhập quốc dõn sử dụng Tổng số Trong đú Tớch luỹ Bự tiờu dựng 1980 82.8 17.2 10 1 1981 89.3 10.7 7.8 0.5 1982 88.4 11.6 7.3 1.7 1983 92.1 7.9 8 - 1984 88.1 11.9 8.9 0.5 1985 89.8 10.2 11.5 - Nguồn:Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945-1995, NXB Thống kờ Hà Nội-1996 tr79 Từ năm 1987 các chính sách đổi mới kinh tế mới bắt đầu diễn ra một cách mạnh mẽ trong đó có việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo ra “cú hích” ban đầu, tạo ra cho nền kinh tế Việt Nam một gia tốc tăng trưởng để thắng được “lực hút” của cái vòng luẩn quẩn trên cơ sở đó hình thành các bước phát triển tiếp theo. Xem xét tổng nguồn vốn đầu tư và hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam từ 1991 - 2005 theo các giai đoạn phát triển là : từ 1991-1995 và giai đoạn 1996- 2000 và 2001-2005 để thấy mối quan hệ thuận chiều của vốn đầu tư và tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện một cách rõ ràng trong thực tế nền kinh tế nước ta trong từng chặng đường phát triển của đất nước những năm qua Bảng 2: Đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-1995 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng số 11526 19755 34176 43100 56500 Đầu tư/GDP(%) 15.00 17.64 24.91 25.47 25.35 ICOR 2.500 2.051 3.075 2.896 3.100 (tỷ đồng ,giá hiện hành) (Nguồn: đề tài KX03-17 Hà nội 1995,trang 28-30) Giai đoạn từ 1996 đến nay nền kinh tế đã có sự thay đổi sâu sắc và toàn diện ở tất cả mọi mặt của nền kinh tế. Điều này bắt nguồn từ sự gia tăng liên tục khối lượng vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế và sự chuyến biến tích cực của cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế Nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Bảng 3:Vốn đầu tư thực hiện thời kí 1996-2000 (Đơn giá :tỷ VNĐ,giá năm 2000) 1996-2000 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 555 95.25 111.78 106.67 111.49 129.92 Vốn trong nước 349.64 60.01 70.42 67.19 70.23 81.85 Vốn ngoài nước 205.36 35.24 41.36 39.48 41.26 48.07 I.VĐT cụng cộng 295.33 43.08 53.74 57.47 68.62 72.42 1.Vốn NSNN 125.57 19.86 23.74 24.34 28.15 29.49 2.Vốn tớn dụng đầu tư phỏt triển của NN 72.43 9.94 14.66 11.19 15.88 20.77 3.Vốn tự cú của DNNN 97.33 13.28 15.34 21.94 24.59 22.16 II.Cỏc nguồn vốn khỏc 259.67 52.17 58.04 49.2 42.87 57.5 1.Vốn đầu tư của khu vực tư nhõn và dõn cư 121.63 24.93 23.08 22.46 22.56 28.59 2.Vốn FDI 138.04 27.24 34.96 26.74 20.31 28.91 Nguồn :Tổng cục thống kê Những thành tích trong huy động vốn đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 còn khởi sắc hơn nữa:tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế bước đầu thống kê ước tính là 1041 nghìn tỷ đồng,vượt khoảng 25.9% kế hoạch 5 năm đề ra trong đó riêng năm 2005 tổng vốn đầu tư đạt trên 310 nghìn tỷ đồng bằng khoảng 38,2% so với GDP, thuộc loại cao nhất từ trước tới nay.Đó là nguyên nhân quan trọng để nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong những năm vừa qua. Bảng 4: Tốc độ tăng GDP theo thành phần kinh tế(%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng GDP (giỏ so sỏnh) 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 Kinh tế Nhà nước 7.72 7.44 7.11 7.65 7.75 7.36 KT ngoài quốc doanh 5.04 6.36 47.04 6.36 6.95 8.19 KT cú vốn ĐT nước ngoài 11.44 7.21 7.16 10.52 11.51 13.2 Nguồn: Bỏo cỏo KT Việt Nam 2005(Viện NC&QLKT TW) 2.Mối quan hệ giữa Đầu tư và sản lượng trên góc độ cơ cấu ngành kinh tế quốc dân. Trong những năm qua đồng hành với sự tăng trưởng kinh tế nhanh là những thay đổi quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Đạt được kết quả này chính là do sự thay đổi tích cực trong cơ cấu vốn đầu tư theo các ngành kinh tế theo hướng tích cực: trong năm 2004 phần lớn các dự án cấp mới tập trung vào lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, chiếm 68.5% vế số dự án và 60.8%vế số vốn đăng kí. Lĩnh vực nông- lâm - ngư nghiệp chiếm 13.5 số dự án và 16.2 số vốn đầu tư đăng kí, lĩnh vực dịch vụ chiếm 18% số dự án và 23%số vốn đăng kí cấp mới. Bằng các chính sách thích hợp định hướng cho từng ngành mà tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực nông- lâm - ngư nghiệp tăng từ 7.5% năm 1996 lên 18.5 % năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng 24.4 %/năm.Vốn đầu tư các ngành công nghiệp chiếm 40.4% năm 1996 đã tăng lên 45% năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng lên13.3%/năm.Vốn đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện và thông tin liên lạc chiếm 14.2% năm1996 tăng lên 17.3%năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng 9.2%/năm; vốn đầu tư khoa học công nghệ chiếm 4.8% năm 1996 tăng lên 6.4% năm 2000; khối lượng vốn đầu tư tăng 23.8% năm phù hợp với việc điều chỉnh kinh tế dưới tác động của khủng hoảng khu vực,vốn đầu tư các ngành dịch vụ và các ngành khác (xây dựng, thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, kho tàng…) chiếm 33.1% năm 1996 giảm xuống còn 15.5% năm 2000. Do tính chất "trễ" của hoạt động đầu tư mà những điều chỉnh chính sách và cơ cấu đầu tư hợp lí giai đoạn 1996-2000 đã có những tác động tích cực, mạnh mẽ đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của các ngành trong giai đoạn 2001-2005 Bảng5: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế 2000 2001 2002 2003 2004 2005 NL-TS 24.53 23.24 23.03 22.54 21.81 20.7 CNXD 36.73 38.13 38.49 39.47 40.21 40.8 CN che bien 18.56 19.78 20.58 20.45 20.34 20.7 DV 38.73 38.63 38.48 37.99 37.98 38.5 Sự thay đổi của cơ cấu GDP theo ngành thay đổi một cách hơp lý: tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản đã giảm liên tiếp từ 24.53% năm 2001 xuống còn 20.7% năm 2005, ngành công nghiệp tăng từ 36.73% năm 2001 lên 40.8% năm 2005, ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm tuy không nhiều do ảnh hưởng của một số nguyên nhân khách quan: dịch SARS, cúm H5N1 hay khủng hoảng chính trị ở một số nước trong khu vực. Mức đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng biểu hiện tích cực. Bảng 6: Tăng trưởng GDP và mức đóng góp tăng trưởng theo ngành 2001 2002 2003 2004 ước2005 Tốc độ tăng( % ) GDP 6.89 7.08 7.34 7.79 8.4 Nông lâm- Thuỷ sản 2.98 4.17 3.62 4.36 4.04 Công nghiệp xây dựng 10.39 9.48 10.48 10.22 10.65 Dịch vụ 6.1 6.54 6.45 7.56 8.48 Đóng góp vào tăng trưởng theo tỷ lệ % Nông lâm-Thuỷ sản 10.07 13.2 10.76 11.8 9.78 Công nghiệp xây dựng 53.39 48.95 53.37 50.48 49.71 Dịch vụ 36.54 37.85 35.86 37.72 40.52 Nguồn:Báo cáo KT Việt Nam 2005(Viện NC&QLKTTW) Trong bản thân nội bộ mỗi ngành cũng có sự thay đổi và chuyển dịch đầu tư và mức tăng trưởng của các ngành phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện ở mức đóng góp vào giá trị tăng thêm của toàn ngành từ các yếu tố nội bộ trong ngành đó, đáng chú ý là hai ngành có tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội là công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Bảng7 : tăng trưởng khu vựcCN-xd và đúng gúp vào tăng trưởng giỏ trị tăng thờm theo ngành 2001.2005 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 Tốc độ tăng trưởng ( giá năm 1994) Khu vực CN-XD 10.39 9.48 10.48 10.22 10.65 10.24 CN 9.75 9.17 10.45 10.55 10.6 10.11 XD 12.78 10.57 10.59 9.03 10.81 10.75 Nguồn:Báo cáo KT Việt Nam 2005(Viện NC&QLKTTW) Trong ngành dịch vụ nguồn vốn đầu tư cũng chuyển dịch sang các ngành mang tính chất dịch vụ có chất lượng cao, mang lại ngoại tệ và đóng góp lớn vào giá trị thu nhập quốc nội như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… 3.Mối quan hệ giữa các nhân tố đầu tư và sản lượng 3.1.Tác động của các nhân tố đầu vào đối với chất lượng tăng trưởng Kinh Tế Việt Nam Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm qua dựa chủ yếu vào những nhân tố theo chiều rộng với những ngành, những sản phẩm truyền thống, hao phí vật tư cao chưa đi vào chất lượng sản phẩm với phát triển công nghệ cao. Khi phân tích đóng góp của các nhân tố tăng trưởng ta thấy chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện (TFP) tăng tư 15.5% thời kì 1992-1997 lên 22.5% thời kì 1998-2002 .Tuy nhiên phần đóng góp của vốn và lao động vẫn còn cao trong khi đó phần đóng góp của khoa học công nghệ vẫn còn quá ít. Nói cách khác năng suất lao động tổng hợp của toàn bộ yếu tố sản xuất TFP còn rất thấp.Tăng trưởng do yếu tố vốn và lao độngchiếm tới hơn 3/4 tổng cả 3 yếu tố tác động.Nếu so sánh mức độ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm với các nước trong khu vực thì Việt Nam thấp hơn rất nhiều: Thái lan là 35%, Philipin là 41%,Indonesia là 43%. Điều này đồng nghĩa với việc nước ta chưa thoát khỏi hình thái kinh tế dựa vào tài nguyên trong khi nền kinh tế thế giới đã bước sâu vào nền kinh tế tri thức. Bảng 8: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào tới tăng trưởng GDP(%) Các yếu tố 1993-1997 1998-2002 Vốn 69 57.5 Lao động 16 20 TFP 15 22.5 Tổngt số 100 100 Nguồn :Kinh tế Việt Nam 2003-2004,Thời Báo KT Việt Nam 3.2.Tác động của Đầu tư tới sản lượng trong một số doanh nghiệp cụ thể 3.2.1.Thực trạng đầu tư khoa học công nghệ và máy móc thiết bị của ngành da giầy Việt Nam. Trình độ KHCN và trang bị máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng năng lực sản xuất của bất kỳ một ngành sản xuất nào. Ngành công nghiệp da giầy là một trong những ngành CN mũi nhọn của Việt Nam, rất cần được đầu tư KHCN và thiết bị hiện đại. Tuy nhiên hiện tại thực trạng về trình độ công nghệ máy móc thíêt bị của Việt Nam mới chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình-tiên tiến của khu vực. Do ngành da giầy Việt Nam đi lên từ gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên công nghệ và thiết bị nhập vào Việt Nam đều nhằm tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu của chủ hàng. Vì thế hầu hết các máy móc thiết bị này đều được nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan thế hệ cuối kỷ 70,80 đạt trình độ cơ khí hoá nhưng chưa đạt trình độ tự động hoá, đã qua sử dụng nên tuổi thọ ngắn, năng suất thấp. Theo đánh gía của các nhà chuyên môn số máy móc thiết bị loại tốt đạt 40%, loại trung bình là 30%, vẫn còn khoảng 30% máy móc thiết bị loại kém. Chỉ duy nhất trong lĩnh vực thuộc da đa số máy móc thiết bị đều nhập ngoại, thuộc thế hệ mới có khả năng sản xuất các mặt hàng da chất lượng tốt. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư trang thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại, sản xuất những loại giày dép có nhãn mác nổi tiếng, chất lượng cao chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, như các doanh nghiệp : công ty Hữu Nghị Đà Nẵng, công ty giày Thượng Đình…còn rất ít. Điều đáng chú ý là tuy vấn đề đầu tư đã được chú trọng nhưng do đầu tư mất cân đối giữa các khâu, các công đoạn nên hiện chỉ mới có 60% năng lực sản xuất giầy dép được khai thác. Trong đề án chiến lược phát triển ngành da giầy đến 2010 các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra kế hoạch nâng cấp và thay thế máy móc thiết bị để khắc phục điểm yếu này và nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo dự báo của ngành da giầy thế giới, trong tương lai Châu á tiếp tục áp đảo về sản xuất của da giầy trên thế giới với khoảng 75% sản lượng. Vì vậy việc nâng cao sản lượng và năng suất của ngành da giầy sẽ vẫn nhận được mối quan tâm hàng đầu và sự hỗ trợ cần thiết của chính phủ Việt Nam trong thời gian tới. 3.2.2. Thực trạng đầu tư cho nguyên vật liệu của ngành da giầy Việt Nam. Đối với ngành công nghiệp da giầy, nếu không chú ý đến đầu tư sản xuất nguyên vật liệu thì cũng được ví như cái cây phát triển mà không có gốc. Thời gian qua các doanh nghiệp da giầy luôn bị động khi nhập khẩu nguyên vật liệu, đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng phần lớn các doanh nghiệp phải làm gia công cho nước ngoài và rất khó trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất. Hiện nay ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 20-25% tổng nguyên liệu cho sản xuất giầy dép. Điều đó có nghĩa là khoảng 75-80% các loại nguyên phụ liệu cho ngành da giầy như da thuộc thành phẩm, đế giầy, vải, giả da, keo dán, hoá chất phải nhập khẩu. Đến nay chỉ có giầy vải, dép đi trong nhà có khả năng chủ động với nguồn nguyên liệu trong nước. Còn lại các nguyên liệu cho sản xuất giầy nữ, mũ, giầy thể thao vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn. Bắt đầu tư năm 1995 mơi có doanh nghiệp đầu tiên của ngành da giầy sản xuất đế giầy. Từ đó đến nay đã xuất hiện thêm một số công ty sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giầy như công ty nhựa Rạng Đông chuyên sản xuất các loại Simili, công ty nhựa Phú Vinh ( Hải Phòng) sản xuất giả da), công ty bông vải sợi Việt nam cung ứng các loại vải bạt 100% cotton, một số loại vải dệt kim, một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vải lót giầy nữ, giầy thể thao cao cấp. Còn keo dán Việt Nam mới chỉ đầu tư ở công đoạn pha trộn. Còn về các loại hoá chất…cho đến nay vẫn phải nhập số lượng lớn từ các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…. Riêng trong lĩnh vực da, hang năm ngành da giầy Việt Nam phải nhập khẩu trên 100 triệu sqft da thuộc thành phẩm vì sản xuất trong nước mới chỉ cung cấp được 15 triệu sqft/năm. Việc khai thác thu mua da thô nội địa chỉ đạt khoảng 50% trong tổng đàn trâu,bò, lợn… Như vậy có thể thấy hoạt động sản xuất cung ững nguyên vật liệu và thị trường là một trong những nguyên nhân khiến ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chưa phát triển. Việc nhập khẩu nguyên vật liệu dẫn đến chi phí đầu vào cao khiến lợi nhuận thu về thấp. Vì vậy, việc phát triển lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu đã trở thành một nhu cầu bức thiết. Nó sẽ giúp cho ngành da giầy giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng sản xuất kinh doanh. 3.2.3.Thực trạng khôi phục cảng hàng không Chu Lai và vấn đề khai thác sử dụng. Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất của mỗi doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Ta có thể thấy rõ việc xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng như thế nào đối với phát triển kinh tế qua dự án khôi phục cảng hàng không Chu Lai. Cảng hàng không Chu Lai( CHK CL) trước đây chủ yếu phục vụ mục đích quân sự. Khu vực bay gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tương đối hiện đại, kiên cố nhưng sau 1975 đến nay chỉ phục vụ bay huấn luyện và dự bị cho CHK quốc tế Đà Nẵng. Các công trình khác như nhà ga hành khách, hệ thống điều hành bay, sân đỗ ôtô, nhà làm việc của nhân viên …đều chưa có. Đến giữa năm 2004, trước yêu cầu phát triển kinh tế, du lịch của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mà trọng tâm là khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất,CHK này đã được khởi công sửa chữa, nâng cấp, tổng vốn đầu tư hơn 84 tỷ đồng. Nhà ga hành khách kết hợp nhà làm việc có mặt bằng kích thước 30m*160m; tổng diện tích 3400m2 đáp ứng yêu cầu phục vụ 300 khách giờ cao điểm…Các công trình, thiết bị cần thiết của một sân bay hiện đại như máy soi hành lý, băng chuyền hành lý…đều được đầu tư nâng cấp. Các hạng mục khác đã được xây mới và khôi phục lại như: sân nền, sân đường nội bộ, sửa chữa hệ thống sân đường máy bay… Hiện tại cụm cảng hàng không miền Trung đang khẩn trương chuẩn bị tổ chức nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật để kịp phục vụ các chuyến bay qua CHK Chu Lai. Nhờ việc tiến hành khôi phục, xây mới cơ sở hạ tầng, CHK Chu Lai chuẩn bị đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có các đường bay từ CHK Chu Lai đi TP HCM và Hà Nội khoảng 3-4 chuyến/tuần theo phương án thăm dò thị trường. Về lâu dài, Vietnam airlines đang có kế hoạch liên doanh để vận chuyển hàng hoá qua đây với các mặt hàng như dịch vụ chuyển phát nhanh, điện tử…Nguồn khách trước mắt là các du khách, các đối tác làm ăn tại khu kinh tế mỏ Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu công nghiệp Điện Nam, Điện Bàn và nhân dân 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Như vậy, việc khôi phục, xây mới cơ sở hạ tầng của CHK Chu Lai không những giúp đem lại doanh thu nhờ việc khai thác CHK này với tư cách là một sân bay dân dụng mà nó còn góp phần phát triển du lịch, kinh tế của khu vực miền Trung. 3.2.4. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam và tác động của nó tới năng suất lao động. Việt Nam với kết cấu dân số trẻ, những người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn. Hàng năm có khoảng hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho thị trường lao động trong nước cũng như phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên sự gia tăng quy mô LLLĐ đặt ra yêu cầu bức xúc về mở rộng quy mô đào tạo, phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật( CMKT) để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các ngành, lĩnh vực, tạo cơ sở để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong phạm vi nền kinh tế quốc dân. Thực tế, chất lượng của LĐ Việt Nam chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thể hiện: -Về trình độ văn hoá của người lao động nước ta chưa cao. Năm 2004 LLLĐ của cả nước có 5% mù chữ, 12% chưa tốt nghiệp tiểu học, 30,5% tốt nghiệp tiểu học, 32.8% tốt nghiệp THCS và 19.7% tốt nghiệp THPT . -Về trình độ chuyên môn kỹ thuật thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy, năm 2004 tỷ lệ lao động qua đào tạo trong LLLĐ cả nước là 22.5%. Trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo sơ cấp, đào tạo nghề là 13,3% : tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 4,8%. So với năm 2001, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nói chung của LLLĐ cả nước tăng 5,45%. Cơ cấu trình độ đào tạo giữa CĐ, ĐH trở lên/ THCN/CNKT còn bất hợp lý, năm 1996 : là 1/1,7/2,4 ; đến 2004 là 1/0,91/2,75. cơ cấu này biểu hiện trên thị trường lao động thiếu nghiêm trọng công nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao. -Tình hình đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật trên thị trường lao động: từ 1997 đến năm 2003, chính phủ thực hiện nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ hơn nên đào tạo nghề có bước tăng trưởng đột phá, đặc biệt đào tạo nghề dài hạn tăng nhanh ( năm 2000 tăng 34%, năm 2003 tăng 20,3%) đáp ứng một phần công nhân lành nghề và công nhân lành nghề trình độ cao và kỹ thuật viên cho thị trường lao động. Quy mô công nhân kỹ thuật có bằng có xu hướng tăng nhanh, năm 1999 số người đủ 15 tuổi trở lên có bằng CNKT là 889,03 nghìn người đến năm 2004 là 1543,07 nghìn người tăng 73,56%. Công nhân có chứng chỉ nghề, sơ cấp và tương đương cũng tăng nhanh, năm 1999 là 1453,05 nghìn người, đến năm 2004 là 4680,94 nghìn người. Hiện nay và các năm sắp tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động CMKT theo hướng tăng công nhân bán lành nghề, đây là xu hướng tích cực, phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động. -Chất lượng đào tạo nghề : chất lượng đào tạo nghề hiện đang còn tồn tại các vấn đề về nội dung, chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn sản xuất kinh doanh, chưa đổi mới, bắt nhịp được với chuẩn mực đào tạo nghề của các nước phát triển, trang bị kiến thức mới và đào tạo kỹ năng thực hành còn hạn chế. Như vậy việc đào tạo lao động chuyên môn ở nước ta đã có sự phát triển và đáp ứng được ở mức độ nhất định cho quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển của các ngành kinh tế hiện đại, ngành công nghệ cao ( tự động hoá, công nghệ thông tin, vật liệu mới …) tạo tiền đề đẻ lao động nước ta tham gia sâu rộng hơn vào quá trình toàn cầu hoá, đáp ứng quá trình đổi mới công nghệ, tự do hoá thương mại … Thực tế quản lý lao động ở nước ta trong các năm chuyển đổi nền kinh tế cho thấy, đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật là nhân tố quan trọng bậc nhất để nâng cao hiệu qủa sử dụng nguồn nhân lực. Đào tạo CMKT là nhân tố tăng năng suất lao động trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và nền kinh tế. ở các ngành có tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn hơn thì năng suất lao động cao hơn, năng suất của khu vực công nghiệp và xây dựng( tính bằng giá trị sản xuất công nghiệp/ số lao động làm việc, giá so sánh năm 1994 ) năm 2003 đạt gần 23 triệu đồng / 1 lao động. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của khu vực công nghiệp và xây dựng thời kỳ 1986- 2003 khoảng 7,3%/năm. Trong khi đó năng suất lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp ( tính băng giá trị sản xuất/ số lao động làm việc của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giá so sánh năm 1994) năm 2003 chỉ đạt 2,8 triệu đồng / lao động, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm của ngành này thời kỳ 1986-2003 là 2,7%/năm. Đặc biệt đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có ý nghĩa quyết định đến tăng năng suất lao động góp phần tăng sản lượng. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, hiện nay công tác đào tạo lao động CMKT của nước ta còn có những tồn tại nên tác động hạn chế đến sử dụng lao động và tăng năng suất lao động. Cụ thể là : Tỷ lệ lao động qua đào tạo CMKT còn thấp. Chất lượng đào tạo chưa cao, chưa theo kịp chuẩn mực đào tạo của quốc tế. - Chưa khai thác được đầy đủ tiềm năng của lao động CMKT, năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 5,6%.Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ đã qua đào tạo rất đáng kể, năm 1999 là 2,96%, năm 2000 là 2,32%, năm 2004 khoảng 2,74%. Tình trạng thiếu việc làm của khu vực nông thôn khá phổ biến. Năm 2004 tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của LLLĐ thường xuyên ở khu vực nông thôn là 79,1%. -Trình độ công nghệ thấp trong nhiều ngành KTQD đã hạn chế kích thích đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật. Trình độ quản lý đào tạo nhân lực hạn chế. Như vậy nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tăng NSLĐ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, đòi hỏi phải có các giải pháp thích hợp để có thể khai thác hiệu quả các tiềm năng của lao động CMKT và tăng năng suất lao động. Chương III: các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các nhân tố đầu tư I.Các giải pháp chung Những thành tựu đạt được là rất sáng sủa nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển Có thể thấy ngay là vốn đầu tư phát triển toàn xã hội còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư nhà nước và trong nhiều trường hợp nguồn vốn này chưa tạo điểu kiện thuận lợi để thu hút đầu tư mà còn lấn át nguồn này. Thứ hai nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bảnvẫn có xu thế tăng và chưa được xử lý dứt điểm, chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực giao thông, nông lâm nghiệp. Thứ ba là việc giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn trái phiếu chính phủ diễn ra còn rất chậm Thứ tư, hiệu quả vốn chưa cao. Đây là vấn đề kéo dài nhiều năm song chưa dược khắc phục do những yếu kém bất cập từ các khâu đầu tư,quy hoạch tổng thể vùng,ngành, khảo sát thiết kế, dự toán công trình cho đến thi công xây dựng và vận hành công trình Đây là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, khi mà việc huy động vốn đầu tư đã khó thì việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả lại càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước, không chỉ bởi vì đây là khu vực đang có hiệu quả sử dụng vốn thấp mà vì việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhà nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng xã hội còn đóng vai trò như là một thứ "vốn mồi" để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác cho nền kinh tế Việt nam Một số giải pháp mà chúng ta cần thực hiện ngay trước mắt là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật chính sách đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập theo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử, thông thoáng, minh bạch Tăng cường chất lượng của công tác quản lý quy hoạch trên cơ sở rà soát điều chỉnh quy hoạch với xây dựng quy hoạch theo vùng lãnh thổ theo hướng xoá bỏ độc quyền, phân biệt đối xử, duy trì bảo hộ trong nước có điều kiện và phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế song phương và đa phương để tạo thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nâng cấp kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh trong giai đoạn mới. Ngoài nguồn vốn đầu tư nhà nước và ODA cần khuyến khích mạnh đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước nhất là các dự án giao thông, cảng biển, các nhà máy điện, nước… Đa dạng hoá hình thức đầu tư theo hướng nghiên cứu khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài theo hình thức gián tiếp thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hay cho phép thành lập các công ty quản lý vốn.. Đẩy mạnh phân cấp và tăng cường cơ chế phối hợp giám sát hoạt đọng quản lý đầu tư NN cho các địa phương quản lý ĐTNN. Đồng thời thực hiện giám sát các văn bản pháp luật về ĐTNN của các bộ, ngành và UBND các địa phương nhằm đảm bảo tính thống nhất và không chồng chéo II.Các giải pháp phát huy hiệu quả của từng nhân tố đầu tư Thực tế ở nước ta hiện nay đang cú tỡnh trạng phần lớn lực lượng cỏn bộ khoa học kỹ thuật đang cụng tỏc tại cỏc trường đại học, cỏc viện nghiờn cứu, số trực tiếp tham gia hoạt động tại cỏc doanh nghiệp khụng nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc gia tăng hàm lượng chất xỏm trong giỏ thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trờn thương trường. Để khắc phục tỡnh trạng này cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự lờn kết hợp tỏc giữa cỏc doanh nghiệp và cỏc trường đại học, viện nghiờn cứu. Qua sự hợp tỏc này tạo nờn sự giao thoa giữa tri thức khoa học và thực tiễn hoạt động sản xuất, nhằm giỳp cho cỏc doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm cú sức cạnh tranh mạnh trờn trị trường , đú cũng là biện phỏp tối hậu để thu hồi vốn nhanh, nõng cao hiệu suất đầu tư vốn, vỡ suy cho cựng hiệu suất sử dụng vốn cú hiệu quả được thể hiện chớnh ở chỗ bỏn được nhiều sản phẩm trờn thị trường. Để phát huy hiệu quả tổng hợp của các nhân tố đầu tư cần phải có các giải pháp đồng bộ cũng như các giải pháp riêng cho từng nhân tố. Đối với KHCN : + Cần có sự biến đổi về chất trong việc nâng cao trình độ KHCN của nền kinh tế góp phần quyết định tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả ở một số ngành kinh tế quan trọng; thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong từng ngành, từng vùng kinh tế, nâng cao đóng góp của KHCN và tăng trưởng kinh tế và phát triển các mặt xã hội. + Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có chất lượng cao, có cơ cấu và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu phát triển; xây dựng các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm hiện đại. Hình thành một số tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển một số trường đại học có trình độ tiên tiến trong một số lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm để làm nòng cốt thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ công nghệ của toàn bộ nền kinh tế. + Huy động mọi nguồn vốn trong nước và nước ngoàI để phát huy tiềm năng và tăng cường tác dụng của KHCN trong sản xuất và đời sống. Hỗ trợ nhập khẩu công nghệ mới, mũi nhọn, tổ chức tốt việc tiếp thu và làm chủ các công nghệ đó. +Phát triển thị trường KHCN và chất xám. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích chuyển giao công nghệ, hợp đồng KHCN và tạo lập thị trường lao động KHCN. + Đối với các doanh nghiệp : kết hợp với các cơ sở nghiên cứu, các trường ĐH trong việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Liên doanh, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để tiếp thu KHCN hiện đại , tiên tiến. Mặt khác các doanh nghiệp cần chủ động bỏ vốn đàu tư mua sắm trang thiết bị hiên đai, nâng cao trình độ KHCN trong sản xuất. Đối với Nguồn nhân lực + Xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu nhân lực chuyên môn kỹ thuật của thị trường lao động. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nhân lực gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình đào tạo nhân lực chuyên kỹ thuật cho xuất khẩu lao động. + Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải tập trung nguồn lực, xây dựng một số cơ sơ giáo dục, đào tạo đạt chuẩn mực khu vực và quốc tế. + Thiết kế các nội dung giáo dục đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng cấp đào tạo, các nội dung đào tạo phải cập nhật, các tiến bộ KHCN hiện đại xây dựng các chương trình liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo. + Đối với các doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đối với cơ sở hạ tầng Nhà nước cần có các kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông liên lạc, đường xá, các khu công nghiệp , các khu chế xuất. Cần quan tâm phát triển tương xứng, hàI hoà giữa các trung tâm thương mại, dịch vụ KHCN, tàI chính ngân hàng. Đồng thời chú trọng phát triển các khu công nghiệp kỹ thuật cao, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất với giá trị đầu tư và trình độ công nghệ cao. Cần phảI đổi mới trong công tác quản lý nhà nước tại các khu CN, khu chế xuất, trước hết là thực hiện theo cơ chế một cửa, phối hợp thực hiện giữa các ban ngành, tỉnh thành địa phương và ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất không được chồng chéo gây trở ngại cho doanh nghiệp. Đổi mới các chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài , giảm bớt các thủ tục hành chính rừơm rà, tạo môi trường môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư. Các giải pháp trên cần được tiến hành một cách song song , đồng bộ. Việc phát triển KHCN cần phải gắn liền với việc năng cao tay nghề, trình độ nguồn nhân lực, đồng thời phải xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển của KHCN. Khai thác tối đa nguồn nguyên, nhiên vật liệu sẵn có trong nước và tìm ra các nguồn nguyên liệu thay thế. Kết luận Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ chóng mặt, các nước có sự liên kết chặt chẽ, hợp tác cùng phát triển. Các nền kinh tế không ngừng vươn lên để bắt kịp với tốc độ phát triển của các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới, vì vậy đầu tư ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của mỗi quốc gia. Các quốc gia đều thấy rõ được ảnh hưởng quan trọng của các nhân tố đầu tư đến tốc độ tăng trưởng từ đó có những giải pháp thích hợp, phát huy tối đa hiệu quả của những nhân tố đó.Việt Nam, qua hơn 20 năm đổi mới đã có nhiều chính sách thích hợp khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự phát triển khá ngoạn mục, đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ bao cấp trì trệ. Trong những năm gần đây, nước ta đang cố gắng trong viếc đàm phán để gia nhập tổ chức WTO, để việc gia nhập WTO thuận lợi, nước ta đã có nhiều cải cách quan trọng trong lĩnh vực đầu tư, chúng ta có nhiều cơ sở để hy vọng rằng trong những năm tới nền kinh tế nước ta sẽ không ngừng tăng trưởng, trở thành 1 điểm đầu tư hấp dẫn, 1 khu vực kinh tế mới, năng động- như nhận định của các chuyên gia kinh tế thế giới. Tài liệu tham khảo Tạp chí nghiên cứu thế giới( 1/2006). Tạp chí thông tin kinh tế xã hội( 4,5/2005). Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế xã hội( số 1- tháng 9/2005). Một số vấn đề lí luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược quy hoặch và phát triển kinh tế Việt Nam. Tạp chí hàng không Việt Nam.(3/2006) Nghiên cứu kinh tế( số 328, 333- tháng 9/2005). Kinh tế học- tập 2. Kinh tế đầu tư- nhà xuất bản Thống Kê 2004. Giáo trình Kinh tế phát triển-NXB Lao Động Xã Hội. Tạp chí Công nghiệp tiếp thị. Thông tin trên trang WEB: www.mpi.gov.vn 12)Báo cáo kinh tế 2005 - Viện Nghiên cứu&Quản lý Kinh tế TW Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69746.DOC
Tài liệu liên quan