Tài liệu Đề tài Tổng quan khái quát chung về tình hình của Công ty xây dựng II- Thanh Hóa: Lời mở đầu
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quan trọng và tạo ra TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo nên động lực thu hút đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng, Thị trường xây dựng nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều biện pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến được đưa vào Việt nam, tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng, tạo diện mạo mới cho một đất nước đang phát triển vững chắc bước vào thế kỷ XXI.
Công ty xây dựng II là một doanh nghiệp Nhà nước được trưởng thành trong thời gian tương đối dài từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Trải qua 30 năm với bao nhiêu thăng trầm Công ty đã tự mình đứng vững và thúc đẩy được doanh nghiệp phát triển.
Trong thời gian thực tập tại Công ty qua tìm hiểu em đã viết bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập gồm 6 phần chính sau:
Phần I: Khái qu...
25 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan khái quát chung về tình hình của Công ty xây dựng II- Thanh Hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quan trọng và tạo ra TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã tạo nên động lực thu hút đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng, Thị trường xây dựng nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều biện pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến được đưa vào Việt nam, tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng, tạo diện mạo mới cho một đất nước đang phát triển vững chắc bước vào thế kỷ XXI.
Công ty xây dựng II là một doanh nghiệp Nhà nước được trưởng thành trong thời gian tương đối dài từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Trải qua 30 năm với bao nhiêu thăng trầm Công ty đã tự mình đứng vững và thúc đẩy được doanh nghiệp phát triển.
Trong thời gian thực tập tại Công ty qua tìm hiểu em đã viết bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập gồm 6 phần chính sau:
Phần I: Khái quát chung về tình hình của Công ty xây dựng II- Thanh Hóa.
Phần II: Quản lý tài sản cố định và vốn cố định của công ty xây dựng II.
Phần III: Quản lý tài sản lưu động và vốn lưu động của công ty xây dựng II.
Phần IV: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty.
Phần V: Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phần VI: Cơ cấu nguồn vốn và đánh giá tình hình tài chính của Công ty.
Phần I
Khái quát chung về tình hình của công ty xây dựng II Thanh hoá
1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng II Thanh hoá
Công ty xây dựng II Thanh hoá là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định 1628/QĐ-UBTH ngày 8/12/1971 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Ban đầu lấy tên là Công ty xây lắp công nghệ. Đến tháng 9/1977 đổi tên là Công ty xây dựng số II.
Công ty xây dựng II là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề xây dựng, được phép hành nghề bao gồm:
+Thi công xây dựng các công trình dân dụng
+Thi công xây dựng các công trình công nghiệp
+Đường bộ đến kết cấu mặt đường thâm nhập nhựa, cầu cống nhỏ thuộc công trình giao thông.
+Trạm bơm công suất đến 2500 m3/h, cống tưới tiêu đường kính đến 2m, đập cao đến 3m, đào đắp đất đá, bồi trúc đê.
Trụ sở đóng tại: 100 đường Trường Thi - Thành phố Thanh hoá. Công ty có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Phạm vi hoạt động trong nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Công ty xây dựng II có nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+Đảm nhận thi công các công trình: xây dựng dân dụng, công nghiệp giao thông, thuỷ lợi theo đúng chứng chỉ hành nghề.
+Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao cho Công ty. Và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, thuế doanh thu, lợi tức, thuế vốn, khấu hao.
+Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá chính trị khoa học kỹ thuật cho mọi thành viên trong đơn vị.
+Bảo vệ tốt sản xuất, bảo vệ thiên nhiên tài nguyên và môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng. Tham gia tích cực các hoạt động văn hoá, xã hội, công đức, từ thiện với địa phương trong khuôn khổ Nhà nước cho phép.
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty xây dựng đã đứng vững trong cơ chế thị trường, cải tiến và thay thế nhiều máy móc thiết bị lạc hậu để phù hợp với yêu cầu sản xuất, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Riêng năm 2000 doanh thu của Công ty đạt 46.448.000.000 đồng và mang lại lợi nhuận ròng 419.404.832 đồng.
2/ Đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng II Thanh Hoá.
Theo điều lệ và hoạt động của Công ty xây dựng II thì bộ máy của Công ty gồm có:
+Giám đốc
+Giúp giám đốc Công ty trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh có các phó giám đốc và 3 phòng nghiệp vụ:
\Phòng tổ chức hành chính
\Phòng kế hoạch kỹ thuật
\Phòng kế toán tài vụ
Nhiệm vụ chức năng:
-Giám đốc của Công ty là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ “1 thủ trưởng”
-Giúp Giám đốc còn có 3 phó Giám đốc: một phó giám đốc phụ trách nhân sự, lao động, tiền lương hành chính; một phó giám đốc kế hoạch kỹ thuật, đào tạo, sáng kiến kỹ thuật và an toàn lao động; một phó diám đốc kinh doanh tiếp thị, vật tư thiết bị. Các phó giám đốc có chưc năng ,nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách quản lý và điều hành công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về kết quả công việc được giám đốc giao, chịu trách nhiệm trước tập thể mình phụ trách.
-Phòng tổ chức hành chính: giúp giám đốc công việc hành chính quản trị ở cơ quan. Tham mưu cho giám đốc lĩnh vực tổ chức cán bộ, bộ máy sản xuất hợp lý. Tổ chức tuyển chọn lao động cho các đội công trình.
-Phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ thực hiện quản lý kiểm tra chất lượng công trình trong toàn bộ Công ty. Lập kế hoạch mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình và nghiệm thu công trình. Chịu trách nhiệm trước nhà nước về chất lượng công trình đã thi công. Quản lý các công cụ, dụng cụ, lập các phiếu báo cáo giá về các công cụ, dụng cụ.
-Phòng kế toán tài vụ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc mặt quản lý tài chính, tín dụng và hạch toán kế toán trong quá trình sản xuất kinh doanh để kinh doanh có lãi. Quan hệ chức năng với các phòng ban chức năng khác trong lĩnh vực kế toán tài chính, thống kê, tiền lương.
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là thi công xây dựng các công trình, Công ty biên chế thành các đội sản xuất bao gồm:các đội xây dựng các công trình, đội lắp đặt điện nước, đội máy xây dựng. Bộ máy của các đội bao gồm: một đội trưởng, một nhân viên kinh tế(kế toán đội), một thủ kho kiêm quỹ, 1 đến 4-5 người cán bộ kỹ thuật, lực lượng lao động là công nhân từ 20-30 người(căn cứ vào quy mô, năng lực quản lý của cán bộ, điều kiện cụ thể ở từng đội mà giám đốc quyết định tổ chức các đội sản xuất cho phù hợp)
Giám đốc
Biểu 01: Sơ đồ điều hành của Công ty xây dựng II
Phó giám đốc KHKT đào tạo, sáng kiến kỹ thuật, an toàn lao động
Phó giám đốc nhân sự, lao động, tiền lương hành chính
Phó giám đốc kinh doanh tiếp thị, vật tư, thiết bị
Phòng kế toán tài vụ
Phòng KHKT
Phòng tổ chức hành chính
Đội 10
Đội 8
Đội 7
Đội 6
Đội 5
Đội 4
Đội 3
Đội 2
Đội 1
Đội 9
3/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty.
Như chúng ta đã biết sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc diẻm đó nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty xây dựng II nói riêng và các Công ty xây dựng nói chung là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau( điểm dừng kỹ thuật) mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rácở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết tâtc cả các công trình đều phải tuân theo một quy trình công nghệ như sau:
Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
Ký hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư công trình.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết với Công tyđã tổ chức quá trình thi công để tạo ra sản phẩm; Giải quyết các mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cun ứng vật tư , tiến hành xây dựng và hoàn thiện.
Công trình đã dược hoanf thành dưới sự giam sát của chủ đầu tư công trinh về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư
Biểu 02: Quy trình công nghệ sản xuất được thể hiện như sau:
Đấu thầu
Ký hợp đồng với chủ đầu tư
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật tiến độ thi công với bên A
Bàn giao thanh quyết toán với công trình bên A
Trong cùng một thời gian Công ty xây dựng II thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồngkhác nhau trên địa bàn xây dựng khác nhau nhầm hàon thành theo yêu cầu của chủ đàu tư theo hợp đồng xay dựng đã ký. Với một năng lực sản xuất nhất định hiện có để thực hiện đồng thời nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau Công ty đã tổ chức lao động tại chỗ, nhưng cũng có lúc phải diều lao động từ công trình này đến công trình khác, nhắm đảm bảo công trình được tiến hành đúng tiến độ thi công.
4/ Tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty xây dưngII:
3.1/ Kết quả sản xuất kinh doanh:
Kể từ ngày thành lập cho đến nay đã có 30 năm hành nghề với chức năng là xây dựng các công trình dân dựng và công nghiệp. Công ty xây dựng II đã trải qua không biết bao khó khăn và thử thách, từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đó là luôn hoàn thành được kế hoạch dài hạn (5 năm) đặt ra.
Đặc biệt kế hoạch 5 năm (1996-2000) có ý nghĩa quan trọng, là những năm cuối cùng, những năm chuyển giao của thế kỷ mới, hoà mình với không khí thi đua của cả nước, toàn thể Công ty xây dựng II đã khắc phục mọi khó khăn hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1996-2000) với kết qủa sau:
Biểu 03: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000)
TT
Danh mục, chỉ tiêu
Đvt
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996-2000)
1996
1997
1998
1999
2000
1
Giá trị sản xuất
1000đ
12.297.196
9.657.859
24.344.221
33.642.955
42.000.000
2
Doanh thu
1000đ
11.278.048
10.074.187
24.941.042
32.196.331
40.667.898
3
Nộp thuế Nhà nước
1000đ
558.090
548.346
590.043
591.179
1.000.000
4
Lợi nhuận
1000đ
52.878
45.600
311.443
388.162
419.465
5
Thu nhậpBQ1CNV/tháng
1000đ
546,17
422,16
455,16
639,8
733,0
Để có được kết quả trong sản xuất kinh doanh của kế hoạch 5 năm (1996-2000) thể hiện ở các chỉ tiêu nêu trên khẳng định ý chí phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Khắc phục mọi khó khăn, từng cá nhân và tập thể các đội sản xuất, các phòng ban nghiệp vụ theo chức năng được giao đã đóng góp hết sức suất sắc góp phần đưa Công ty hoàn thành tốt mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm (1996-2000).
3.2/ Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay.
*Những thuận lợi:
-Kết thúc nhiệm vụ của các năm, Công ty đã rút thêm được nhiều bài học kinh nghiệm để phát huy hoặc điều chỉnh trong tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh.
-Kết qủa sản xuất kinh doanh và hoàn thành nhiệm vụ của các năm khẳng định hướng phát triển của doanh nghiệp đa ngành, đa nghề, đa dạng hoá quan hệ quốc tế.
-Nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước về các loại thuế, BHXH, BHYT cơ bản hoàn thành.
-Các công tác hoạt động tài chính của doanh nghiệp nghiêm túc, tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển,đã có lãi (có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng).
-Quan hệ của Công ty với khách hàng, với các doanh nghiệp bạn cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước được giữ vững. Do đó đã thuận lợi cho doanh nghiệp để mở rộng công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển ngành nghề mới, tạo đà phát triển của doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, Công ty luôn luôn được sự quan tâm của các ngành, các cấp trong tỉnh.
*Những khó khăn:
Nhìn chung về năng lực của Công ty nhiều mặt còn rất hạn chế, thể hiện trong 3 khâu:
-Về vốn kinh doanh: Toàn Công ty chỉ có 1.649.353.000 đồng.
Trong đó: Vốn lưu động chỉ có 499.000.000 đồng (tỷ trọng vốn lưu động tham gia đầu tư cho sản xuất kinh doanh rất nhỏ bé so với giá trị sản xuất thực hiện).
-Về thiết bị: còn ít và cũ, hiệu suất công tác của thiết bị thấp, đặc biệt thiếu nghiêm trọng thiết bị máy móc chuyên dùng cho giao thông thuỷ lợi (2 ngành nghề mới Công ty được cấp đăng ký kinh doanh bổ sung năm 2000).
-Về chất lượng lao động: Công ty thiếu công nhân kỹ thuật giao thông, thuỷ lợi cũng như thiếu cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm của 2 ngành nghề trên.
Với 3 yếu tố đó làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất lớn.
Bên cạnh đó trong nhiều công trình đã thi công trong các năm đã xong bàn giao, duyệt quyết toán xong vốn vẫn cón tồn đọng 22 tỷ, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hạch toán và chỉ đạo đầu tư vốn cho các công trình khác.
-Sự phát triển của Công ty vươn .ra thị trường toàn quốc và thị phần nước bạn Lào cũng có phần khó khăn trong chỉ đạo, kiểm tra nắm bắt thông tin trên địa bàn xa xôi, rừng núi đi lại phức tạp.
Những khó khăn nêu trên đã ảng hưởnglớn trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty, đòi hỏi toàn bộ cán bộ công nhân viên phải đoàn kết, phát huy dân chủ, sức mạnh tập thể và vai trò chức năng của các cá nhân, từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy nội lực bản thân. Phát huy các thuận lợi cơ bản tạo chuyển biến tốt trong quản lý, chỉ đạo và điều hành nhằm hoàn thành toàn diện các mục tiêu đã đề ra. Đưa Công ty ngày càng ổn định, phát triển đi lên và đã thu được kết quả đáng khích lệ.
phần II
quản lí tài sản cố định và vốn cố định của Công
ty Xây dựng II
Để tiến hành hoạt động sản xuât kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một lượngvốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Vốn là tiền đề của sản xuất, song việc sử dụng vốn có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư trước về tài sản cố định mà dặc điểm của nó là luân chuyển từng phần trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Trình dộ quản lí sử dụng vốn cố định là nhân tố ẩnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật máy móc thiết bị của tài sản cố định.
Hiện nay vốn cố định của công ty xây dựng II, năm 2000 là 947.461 nghìn đồng, chiếm 57,4% trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty. Số vốn này so với năm 1999 không đổi. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta xem xét kết cấu và sự tăng giảm TSCĐ thông qua số liệu ở biểu 03.
Qua số liệu ở biểu 03 cho thấy: Nguyên giá TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng II năm 2000 là 3.606.631.009 đồng, chiếm 99,8% trong tổng giá trị toàn bộ TSCĐ đang dùng. Như vậy số tài sản đang dùng chủ yếu dùng vào sản xuất kinh doanh của Công ty (99,8%) nhưng ngoài ra còn một số TSCĐ khác trong tổng số TSCĐ đang dùng được sử dụng cho mục đích khác.
Nhìn vào thực tế này chúng ta thấy kết cấu TSCĐ của Công ty là hợp lí, da số TSCĐ của Công ty được dùng vào sản xuất kinh doanh, số TSCĐ chưa cần dùng hoặc không cần dung là hoàn toàn không có. Điều này chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của Công ty đầu tư mua sắm đều được đưa vào sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong năm 2000 Công ty đã chú trọng dổi mới máy móc thiết bị, làm cho máy móc thiết bị tăng lên rất đáng kể, đó là tăng 1.304.761.300 đồng, tăng 183% so với năm 1999, nhằm nâng cao chất lượng công trình, phù hợp với cơ chế thị trường. Đồng thời Công ty cũng chủ động đầu tư mua sắm thiết bị dụng cụ quản lí phục vụ cho công tác tổ chức hành chính.
Biểu 04: Kết cấu tài sản cố định của Công ty xây dựng II năm 1999, 2000
TT
Kết cấu TSCĐ
31/12/1999
31/12/2000
So sánh
Nguyên giá TSCĐ
T.T%
Nguyên giá TSCĐ
T.T%
Số tuyệt đối
%
I
TSCĐ đang dùng
2.374.679.104
3.612.031.009
1.237.351.905
52,1
1
TSCĐdung trong SX
2.369.279.104
99,7
3.606.631.009
99,8
1.237.351.905
52,2
-Nhàcửa,vậtkiểntúc
792.942.654
33,4
792.942.654
21,9
-
-
-Máy móc thiệt bị
713.052.000
30
2.017.813.300
77,3
1.304.761.300
183
-Phương tiện vận tải
724.140.300
30,4
628.413.300
17,4
-9.727.000
-13,2
-Thiếtbị dụng cụ QL
139.144.150
5,86
167.461.950
4,64
28.317.800
20,4
2
TSLĐ khác
5.400.000
0,23
5.400.000
0,2
-
-
II
TSCĐchưa cần dùng
-
-
-
-
-
III
TSCĐkhôngcầndùng
-
-
-
-
-
Tổng cộng
2.374.679.104
-
3.612.031.009
-
1.237.351.905
52,1
Tuy nhiên để xem xét tình hình vốn cố định ta cũng cần phải thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại.
Thông qua biểu 04, cho thấy rằng : Tổng giá trị còn lại của TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2000 là 2.137.905.044 đồng, chiếm 99,8% giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, hầu hết TSCĐ của doanh nghiệp đã cũ kỹ, số khấu hao về TSCĐ dùng trong SXKD lớn. Trong số TSCĐ dùng vào SXKD có máy móc thiết bị là những tài sản được Công ty chú trọng vào đầu tư nên đa số tài sản đang còn mới, số tiền trích khấu hao không đáng kể. Đây là một thành tích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bổ sung thêm phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lí, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuât kinh doanh.
Biểu 05: Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ năm 2000
TT
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Số đã khấu hao
Gia trị còn lại
So với NG
Số tuyệt đối
%
I
TSCĐ đang dùng
3.612.031.009
1.471.425.965
2.140.605.044
59,26
1
TSCĐ dùng trong SXKD
3.606.631.009
1.468.725.965
2.137.905.044
99,8
59,28
Nhà cửa,vật kiến trúc
792.942.654
684.468.904
108.455.750
5,07
13,68
Máy móc thiết bị
2.017.813.105
389.370.011
1.628.443.094
76,1
80,7
Phương tiện vận tải
628.413.300
276.270.700
352.142.500
16,5
56,04
Thiết bị dụng cụ QL
167.461.950
118.598.250
48.863.700
2,28
29,18
2
TSCĐ khác
5.400.000
2.700.000
2.700.000
0,13
50
II
TSCĐ chưa cần dùng
-
-
-
III
TSCĐ không cần dùng
-
-
-
Tổng cộng
3.612.031.009
1.471.425.965
2.140.605.044
59,26
Để hiểu rõ hơn tinh hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty tiếp theo chúng ta đi vào xem xét tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động của Công ty hiện nay.
Phần III
quản lí tài sản lưu động và vốn lưu động của công ty xây dựng II
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và tài sản lưu thông. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Do đó việc quản lí sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng II.
Tại thời điểm ngày 31/12/2000 vốn lưu động của Công ty xây dựng II là 444.939.000 đồng, so với năm 1999 không đổi. Mặc dù so với quy mô sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu đòi hỏi về vốn lưu động của công ty thì số lượng vốn lưu động trên còn quá ít. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy tình hình và cơ cấu vốn lưu động của Công ty hiện nay qua biểu 05- Tình hình vốn lưu động của Công ty năm 1999- 2000.
Số liệu ở biểu 05 cho thấy: Năm 2000 vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty tăng 7.521.572 nghìn đồng. Đó là do vốn bằng tiền giảm với số tiền là: 1.324.725 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ 35,4%. Chi tiết ta thấy tiền mặt tại quỹ tiền giử ngân hàng, tiền ký quỹ đều giảm rất cao. Tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.
Vốn lưu động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của Công ty, cụ thể năm 2000 các khoản phải thu đã tăng lên 8.674.564 nghìn đồng, tức là tăng 46,73% so vơi năm 1999. Điều này cho thấy trong năm 2000 doanh nghiệp còn nhiều khoản công nợ chưa thu hồi được. Phần lớn trong số đó là các công trình đã nghiệm thu nhưng chưa chủ đầu tư thanh toán và khoản tiền giữ lại để bảo hành công trình. Đây cũng là một khó khăn của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
Biêu 06: Tình hình vốn lưu động của Công ty xây dựng 2 năm 1999-2000
Vốn lưu động
31-12-1999
31-12-2000
So sánh 1999 với 2000
Giátrị
(1000đ)
Giá trị
(1000đ)
TT
%
Giá trị(1000đ)
%
1. Vốn bằng tiền
3.737.519
2.365.847
7,43
-1.324.725
35,4
-Tiền mặt
13.198
3.950
0,01
-9.249
-70,1
-Tiền gửi ngân hàng
3.467.320
2.365.847
7,43
-1.104.473
-31,8
-Tiền ký gửi
257.000
43.000
0,14
-214.000.
-83,3
2.Cáckhoản đầu tư NH
41.600
43.600
0,14
2.000
4,8
3.Các khoản phải thu
18.561.971
27.236.535
85,6
864.564
46,7
-Phải thu cuả KH
16.417.481
22.769.863
71,5
6.352.382
38,7
-Trả trước cho NB
35.200
-
-
-35.200
-
-Phải thu nội bộ
2.109.290
4.461.318
14
2.352.028
89,7
-Các khoản phải thu #
5.354
0,02
+5.354
-
4. Hàng tồn kho
1.774.941
1.933.287
6,07
158.346
8,92
-Nguyênliệuvậtliệu TK
244.484
315.891
0,99
71.407
29,2
-Công cụ, dụng cụ
73.831
-
-
-73.831
-
Chi phíSXKD dở dang
1.456.625
1.617.395
5,08
160.770
11
5.TSLĐ khác
196.905
208.289
0,65
11.384
5,78
Tổng cộng
24.312.937
31.834.509
7.521.572
30,9
Bên cạnh các khoản phải thu thì hàng tồn kho năm 2000 cũng tăng 8,9% so với năm 1999, TSLĐ khác cũng tăng lên, nhưng mức tăng không đáng kể.
Có thể, nói tổng vốn lưu động của Công ty xây dựng II năm 2000 đã tăng lên đáng kể (30,9%) so vói năm 1999. Chứng tỏ Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lí sử dụng vốn lưu động, song số vốn lưu động ở mỗi khâu trong quá trình tái sản xuất còn quá ít, tỷ trọng vốn lưu động ở mỗi khâu trong tổng số vốn lưu động của Công ty còn chênh lệch quá lớn, cụ thể vốn lưu động của hàng tồn kho là quá ít chiếm 6,07% trong tổng số vốn lưu động của Công ty, trong khi đó số vốn lưu động thuộc các khoản phải thu lại chiếm tới 85,56% tổng số vốn lưu động của Công ty. Đối với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì Công ty xây dựng II cần phải xem xét lại vấn đề này để có biện pháp điều chỉnh sao cho tạo ra một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn nhằm đem lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty một cách cao nhất.
Phần iv
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi hpí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩmcủa một thời kỳnhất định, bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí mua sắm máy móc thiết bị, chi phí cần thiết cơ bản khác, chi phí dự phòng.
Giá thành xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất, bao gồm: chi phí vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí khác tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đạon quy ước, nghiệm thu, bàn giao va dược chấp nhận thanh toán.
ở các doanh nghiệp xây lắp giá thành sản phẩm mang tính chất cá biệt vì mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối xây lắp sau khi hoàn thành đều có một giá trị riêng. Giá thành công tác xây lắp là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của xây dựng cơ bản trong hoạt ddộng thực tiễn của các doanh nghiệp xây lắp. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết và cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất phải hết sức quan tâm đến việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp việc hạ giá thành có ý nghĩa lớn, vì hạ giá thành lá một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận, mặt khác hạ thấp giá thànhcòn tạo diều kiện cho doanh nghiệp giảm tốt lượng vốn lưu động sử dụng vào sản xuất hoậc có thể mở rộng thêm sản xuát.
Riêng đối với sản phẩm của Công ty xây dựng II, sản phẩm có tính dơn chiếc không giống nhau, không thi công cùng một lúc và cùng một chỗ nên từng sản phẩm xây lắp có giá trị khác nhau va giá thành khác nhau. Vì thế để dánh giá tình hình ta có thể so sánh giá thành thực tế với kế hoạch.
Biểu 07:Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm năm 2000
Khoản mục chi phí
Giá thành kế hoạch(1000đ)
Giáthành
thựctế(1000đ)
Chênh lệch
Số tuyệtđối
Sốtươngđối
1. chi phí vật liệu
28.374.481
28.364.703
-9.778
-0,03
2. Chi phí nhân công
5.352.859
5.344.449
-8.409
-0,15
3.Chi phí máy thi công
392.230
379.128
-13.103
-3,34
4.Chi phí SX chung
5.013.245
5.024.977
+11.734
+0,23
Tổng cộng
39.191.485
39.113.259
-19.557
-0,05
Qua bảng báo cáo tổng hợp của năm 2000 ta nhận thấy, Công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành, cụ thể là Công ty đã tiết kiệm dược 19.557 nghìn đồng hay về số tương đối 0,05%. Xem xét nguyên nhân ta thấy:
Về chi phí vật liệu: khoản chi phí này giảm 9.778 nghìn đồng hay về số tương đối là 0,03% so vơi kế hoạch, đó là do trong quá trình thi công xây dựng các công trình đã tiết kiệm được nguyên vật liệu, nhiên liệu, giảm được cước phí vận chuyển, điển hình như các công trình: Ngân hàng nông nghiệp Thường Xuân, nhà máy gạch caramic, trại SX 493 biên phòng là những công trình ở xa địa bàn thành phố nên việc vận chuyển nguyên vật liệu gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy các đội đã tận dung vật liệu của công trình địa phương thay vì mua và vận chuyển ở xa, bố trí hợp lí công tác thi công và quy định chính xác công tác vận chuyển để giảm bớt thời gian và chi phí vận chuyển.
Về chi phí nhân công: khoản mục này giảm 0,15% hay 8.409 nghìn đồng, đó là do các nguyên nhân: Một mặt Công ty đã tận dụng dược nguồn nhân công của địa phương đối với các công trình ở xa địa bàn thành phố, mặt khác Công ty cũng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc, giảm lượng lao động thi công sẽ hạ thấp được các công trình xây lắp. Máy móc càng nhiều, càng được hoàn thiện, tỷ lệ cơ giới hoá càng cao thì hạ giá thành xây lắp càng nhiều. Ngoài ra Công ty cũng thường xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc, đời sống, khen thưởng cho mỗi người. Đây là một cố gắng rất lớn của Công ty.
Về chi phí máy thi công: chi phí này giảm đi 13.103 nghìn đồng hay 3,34% là do trong một số công trình lớn ở xa như đường Thanh Lâm Như thanh, BHXH Như xuân Thuế Đông Tân, nhà máy gạch ceramic... Công ty thuê được giàn máy hiện đại sẵn có của công ty bạn ở địa phương nên giảm được một lượng lớn chi phí vận chuyển, đồng thời Công ty đã sử dụng rất hiệu quả, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị hiện có của Công ty.
Về chi phí sản xuất chung: khoản mục chi phí này tăng 0,23% hay 11.734 nghìn đồng do công ty luôn có những công trình thi công xa địa bàn thành phố, nên việc đi lại sẽ khó khăn và tốn kém rất nhiều như công trình Dân số KHHGĐ Quan hoá, thi viện mường lát, đường CTTNT Ngọc Lặc...Qua bảng ta thấy mặc dù Công ty đã hoàn thành mức hạ giá thành nhưng chi phí này tăng một lượng rất lớn, đây là một vấn đề Công ty cần xem xét để có biện pháp hạn chế chi phí này.
Phần v
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cùng với việc tìm hiểu tình hình tài sản, chi phí và giá thành, điều quan trọng hơn là phải xem xét các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hay không, có đem lại lợi nhuận không hay là lỗ vốn. Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy rõ được các thông tin cơ bản về doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lãi lỗ...
Biểu 08: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999, 2000 của Công ty xây dựng II:
Chỉ tiêu
1999
2000
Tăng, giảm
1. Tổng doanh thu
34.042.405.560
40.667.898.600
+6.625.493.040
2. Các khoản giảm trừ
2.017.777.200
-
-2.017.777.200
3. Doanh thu thuần
32.024.628.360
40.667.898.600
+8.643.270.240
4. Giá vốn hàng bán
30.643.929.775
39.113.259.071
+8.469.329.296
5. Lợi tức gộp
1.380.689.585
1.154.639.529
+173.940.944
6. Chi phí bán hàng
-
-
-
7. Chi phí quản lý DN
1.050.906.607
1.135.243.697
+84.377.090
8.Lợi tức thuần từ hđkd
329.791.978
419.404.832
+89.603.854
Số liệu ở bảng trên cho thấy: kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2000 so với năm trước đều tăng, cụ thể:
-Tổng doanh thu tăng: 6.625.493.040 đồng, dẫn tới doanh thu thuần tăng 8.643.270.240 đồng.
-Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng lên, số tăng là 89.603.854 đồng, số tăng này là tương đối thấp.
Nguyên nhân để đạt kết quả trên trước hết phải nói đến sự cố gắng của toàn Công ty. Một mặt Công ty vừa khai thác thị trường tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác Công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng công trình, thay đổi máy móc thiết bị công nghệ phù hợp với thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải phấn đấu hơn nữa, bởi tuy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng nhưng số tăng còn thấp, chưa tương xứng với Công ty.
Phần V
Khảo sát tình hình tài chính của Công ty xây dựng II
1/ Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh:
Nguồn vốn kinh doanh là một nhân tố quan trọng có tính quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, muốn có vốn kinh doanh doanh nghiệp phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thể khái quát thành 2 nguồn chính là Nguồn vốn chủ sở hữu và Nguồn vốn huy động (nợ phải trả).
Đối với Công ty xây dựng II, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh trong 2 năm gần đây được biểu hiện ở biểu trang sau
Căn cứ vào số liệu ở bảng bên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Tổng nguồn vốn năm 2000 của Công ty so với năm 1999 tăng 8.553.578 nghìn đồng, tỷ lệ 33,6%, tương ứng với mức tăng của tổng tài sản, đảm bảo tính cân đối của phương trình kế toán (tổng tài sản = tổng nguồn vốn).
Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 8.237.447 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 35,83%, chiếm tới 96,72% tổng số tăng của nguồn vốn, trong đó đặc biệt khoản phải trả người bán tăng 4.607.592 nghìn đồng, chiếm tới 35,49% tổng số tăng của nguồn vốn, khoản phải trả các đơn vị nội bộ tăng là 2.869.672 nghìn đồng và tiếp theo là khoản vay ngắn hạn tăng 1.290.061 nghìn đồng, tỷ lệ 84,43%. Số liệu này phản ánh nhu cầu vốn ngắn hạn trong năm của Công ty tương đối cao, dẫn đến tình trạng nợ đọng nhiều, đặc biệt với các khoản vay ngắn hạn Công ty thường phải chịu mức lãi suất cao, điều đó tất yếu sẽ làm giảm lợi nhuận.
Nhưng ta cũng thấy rằng, Công ty đã không vay dài hạn mà sử dụng vay ngắn hạn, đồng thời ứng trước tiền của người mua để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho việc xây dựng.
Tuy nhiên, các khoản phải trả công nhân viên giảm đi rất đáng kể(62,77%) so với năm 1999, chứng tỏ trong năm 2000 Công ty đã làm tốt công tác thanh toán với công nhân viên, với Nhà nước, với các đơn vị, nội bộ
Biểu 09: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh 2 năm 1999 và 2000 của Công ty xây dựng II:
Chỉ tiêu
1999 (1000đ)
2000 (1000đ)
Chênh lệch
(1000đ)
T.L %
I. Nợ phải trả
23.092.077
31.365.524
+8.273.447
+35,83
-Vay ngắn hạn
1.530.000
2.820.061
+1.290.061
+84,43
-Nợ vay ngoài
3.440.917
2.966.389
-474.528
-13,79
-Phải trả người bán
13.769.185
18.376.777
+4.607.592
+33,46
-Người mua trả tiền trước
228.309
1.429.596
+1.201.287
+526,17
-Thuế và các khoản nộp NN
1.620.159
876.900
-743.259
-45,88
-Phải trả CNV
706.603
263.041
-443.562
-62,77
-Phải trả các đơn vị nội bộ
1.563.011
4.432.684
+2.869.673
+186,59
-Các khoản phải trả phải nộp
233.892
200.076
-33.816
-14,46
II.Nguồn vốn chủ sở hữu
2.329.459
2.609.591
+280.132
+12,03
-Nguồn vốn kinh doanh
1.649.354
1.649.354
-
-
-Quỹ đầu tư, phát triển
441.738
441.738
-
-
-Lãi chưa phân phối
0
423.355
+423.355
-
-Quỹ khen thưởng phúc lợi
232.108
88.884
-143.224
-61,72
-Nguồn vốn đầu tư XDCB
6.259
6.259
-
-
Cộng
24.421.531
33.975.114
8.553.578
33,6
Xét về nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2000 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã tăng thêm so với năm 1999 là 280.132 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 12,03%, trong đó chủ yếu là tăng nguồn vốn quỹ, điển hình là lợi nhuận chưa phân phối. Qua tìm hiểu công tác quản lý vốn cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty năm 2000 tăng chủ yếu ở phần vốn tự bổ sung. Mặt khác vốn tự bổ sung lại lấy từ quỹ đầu tư phát triển, được trích từ lợi nhuận để lại của Công ty. Do vậy số tăng của lợi nhuận chưa phân phối khẳng định tính hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
2/Một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng đánh giá tình hình tài chính của Công ty:
Các số liệu ở báo cáo tài chính chưa lột tả hết được tình trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng thêm các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính khác nhau, thậm chí ở một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có các hệ số tài chính không giống nhau. Do đó người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Dựa vào kết quả tính được ở bảng sau ta rút ra một số nhận xét sau:
*Về khả năng thanh toán: hệ số thanh toán tổng quát năm 2000 tuy có giảm so với năm 1999 (từ 1,1 - 1,08) song đều lớn hơn 1, chứng tỏ các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Đây là dấu hiệu tài chính tương đối tốt. Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tạm thời của Công ty đều thấp. Vì vậy Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì thế lúc cần Công ty buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi để trả nợ.
*Về hệ số nợ: trong tổng tài sản hiện có của Công ty thì hầu hết là do vay mượn mà có và hệ số này có xu hướng tăng dần (từ 91 - 92%). Với hệ số cao như vậy thì doanh nghiệp có lợi ở chỗ là được sử dụng một lượng tài sản lớn mà phải đầu tư với lượng vốn nhỏ.
Về tỷ suất đầu tư của Công ty rất thấp, mặc dù năm 2000 có tăng so với năm 1999 (4,36 - 6,3), nhưng số tăng chưa đáng kể, chứng tỏ công ty chưa quan tâm đầu tư vào TSCĐ. TSCĐ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản, trong đó Công
Biểu9: Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty:
TT
Chỉ tiêu
Đvt
1999
2000
1
Hệ số thanh toán tổng quát
Lần
1,1
1,08
2
Hệ số thanh toán tạm thời
Lần
1,5
1,01
3
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0,16
0,08
4
Hệ số nợ
%
91
92
5
Tỷ suất đầu tư
%
4,36
6,3
6
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
%
210
122
7
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
20,98
8
Sốngày1vòngquayhàngTK
Ngày
17
9
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
1,78
10
Sốngày1 vòng quay các khoản phải thu
Ngày
202
11
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
1,45
12
Số ngày 1 vòng quay VLĐ
Ngày
248
13
Hiệu suất sử dụng VCĐ
Lần
25
14
Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng
1,37
15
Doanh lợi doanh thu
%
1,028
1,03
16
Doanh lợi toàn bộ vốn
%
1,3
17
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
%
1,4
ty lại chỉ mới quan tâm đầu tư về máy móc, thiết bị còn nhà cửa, phương tiện lại giảm đi.
*Các chỉ số về hoạt động:
-Về vòng quay hàng tồn kho: mỗi năm hàng tồn kho luân chuyển được 20,98 vòng và bình quân lưu kho là 17 ngày. Hệ số này cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty khá tốt, bởi lẽ Công ty chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt doanh số khá cao.
-Về vòng quay các khoản phải thu là 1,78 vòng/năm và thời gian thu hồi là 202 ngày, ta có thể kết luận tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty rất chậm. Điều này phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp xây lắp.
-Về hệ số vòng quay: vòng quay vốn lưu động rất thấp, tương ứng với thời gian quay vòng là 248 ngày. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng VCĐ cao (25 lần), nghĩa là cứ đầu tư trung bình 1 đồng VCĐ thì sẽ tạo ra 25 đồng doanh thu. Đây là một kết quả tốt trong việc quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty.
-Các chỉ số sinh lời: doanh lợi doanh thu năm 2000 so với năm 1999 không đổi chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty xây dựng II ổn định. Mặt khác, doanh lợi tổng vốn năm 2000 đạt được là 1,3%, 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh chỉ tạo được 1,3 đồng doanh thu và trong 1 đồng doanh thu chỉ có 0,0103 đồng lợi nhuận sau thuế. Còn doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 1,4%, nghĩa là 1 đồng vốn chủ mang lại 0,014 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng doanh lợi vốn chủ lớn hơn doanh lợi sau thuế (1,4% >1,3%). Điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhưng lợi nhuận thu được còn rất thấp.
Tóm lại, trong năm 2000 với sự nỗ lực của các thành viên trong Công ty đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty, đây là điều đáng mừng cần phát huy. Nhưng trong năm do công tác sản xuất nói chung, công tác quản lý vốn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là Công ty đã vô tình mất đi một nguồn vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh do bị các đơn vị khác chiếm dụng, nên trong năm khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính là không cao, từ đó rất nhiều khó khăn về vốn bằng tiền để mua sắm vật tư trang trải công nợ, Công ty phải vay ngân hàng, vay ngoài quá nhiều. Trong khi doanh thu không tăng nên đã dẫn đến tăng chi phí quản lý.
Kết luận
Trong năm qua hoạt động tài chính sản xuất kinh doanh Công ty luôn luôn quan tâm kịp thời đến việc để việc thực hiện đi đúng quy chế của Công ty trong lĩnh vực hoạt động tài chính kế toán. Do đó trong hoạt động tài chính của Công ty luôn giữ được trạng thái cân bằng lành mạnh. Nguồn thu chi đều được cân đối . Đặc biệt chú trọng bảo toàn phát huy khả năng của nguồn, thận trọng trong đầu tư tránh được những thiệt hại kinh tế trong sản xuất kinh doanh.Đây là một thành tích đáng mừng của Công ty. Tuy nhiên, nhìn toàn diện thì kết quả trên còn chưa ngang tầm với nhiệm vụ chung của toàn ngành và xã hội. Một số khâu trong quản lý của Công ty còn bộc lộ yếu kém và hạn chế.
Bước sang thiên nhiên kỷ mới với nhiều thử thách đã và đang đòi hỏi cán bộ công nhân cố gắng nỗ lực để vượt qua. Hy vọng Công ty sẽ đạt được những kết quả to lớn và toàn diện trong những năm tới.
Trong thời gian thực tập tại Công ty qua tìm hiểu em đã viết bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô và ban lãnh đạo Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Quỳnh và các cô chú phòng Kế toán Công ty xây dựng II Thanh Hoá đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35417.DOC