Tài liệu Đề tài Tổng quan kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chương 1: TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta ngày càng đổi mới và phát triển, sự chuyển đổi từ cơ cấu tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự quản lý đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế. Không chỉ thế, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập Quốc tế việc cạnh tranh càng diễn ra gay gắt hơn, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay là một vấn đề đặt ra cho tất cả các Doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được điều đó ngoài việc phải chú trọng chất lượng, kết cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội mà còn phải quan tâm đến giá thành sản phẩm_một yếu tố mang tính tổng hợp có thể phản ánh một cách tập trung mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của công ty.
Với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau nhưng mục tiêu chung của các Doanh nghiệp vẫn là sự tồn tại lâu dài và kinh doanh có hiệu quả. Do đó, Doanh nghiệp càng phải phát huy sức mạnh của mình, phải có những biện pháp về quản lý tài chính, ...
66 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta ngày càng đổi mới và phát triển, sự chuyển đổi từ cơ cấu tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự quản lý đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế. Không chỉ thế, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập Quốc tế việc cạnh tranh càng diễn ra gay gắt hơn, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay là một vấn đề đặt ra cho tất cả các Doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được điều đó ngoài việc phải chú trọng chất lượng, kết cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội mà còn phải quan tâm đến giá thành sản phẩm_một yếu tố mang tính tổng hợp có thể phản ánh một cách tập trung mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của công ty.
Với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau nhưng mục tiêu chung của các Doanh nghiệp vẫn là sự tồn tại lâu dài và kinh doanh có hiệu quả. Do đó, Doanh nghiệp càng phải phát huy sức mạnh của mình, phải có những biện pháp về quản lý tài chính, giảm hao phí lao động, phân phối chi phí sản xuất và giá thành… phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi nhuận tối đa. Điều này càng phải quan tâm hơn đối với các Doanh nghiệp sản xuất.
Thật vậy, việc nghiên cứu chi phí sản xuất và tính giá thành giữ vai trò quan trọng, có quan hệ chặt chẽ đến giá bán sản phẩm_một trong những yếu tố cần thiết đảm bảo tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Vì thế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phản ánh chính xác, tính đầy đủ các chi phí để xác định đúng giá thành sản phẩm. Từ đó mà phân tích, đánh giá và đề ra các biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí sản xuất, dẫn đến việc giảm giá thành mang lại lợi nhuận cao hơn, để Doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển hơn trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
Chính vì nhận thấy tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài “ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM” tại Xí nghiệp Phân bón An Lạc để nghiên cứu, từ đó giúp em tìm ra những biện pháp đóng góp giúp Xí nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Từ việc tìm hiểu xem quá trình sản xuất, cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp để có những biện pháp hữu hiệu trong kiểm soát và quản lý chi phí hợp lý hơn.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
– Quy trình sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp lương thực.
– Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
– Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
– Kế toán chi phí sản xuất chung.
– Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: tìm hiểu về kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành.
+ Số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu thực tế từ phòng kế toán.
Tham khảo những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp xử lý số liệu: phương pháp tổng hợp số liệu.
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Phân bón An Lạc thuộc Công ty Phân bón Miền Nam trong tháng 03/2007.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Những vấn đề chung về CPSX và giá thành sản phẩm
2.1.1 Khái niệm về CPSX và giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm về CPSX
– Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về các lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà DN bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
2.1.1.2 Khái niệm về giá thành sản phẩm
– Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí được tính vào trong sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
– Công thức chung để tính giá thành(Z):
Giá thành đơn vị sản phẩm
Chi phí sản xuất
Kết quả sản xuất
=
Qua công thức này cho thấy để hạ thấp được giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm.
2.1.2 Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Giống nhau
CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hóa mà DN bỏ ra cho hoạt động sản xuất.
2.1.2.2 Khác nhau
– Gắn với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành.
– Liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ.
– Liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm kỳ trước chuyển sang.
– Luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí.
– Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm những chi phí sản xuất đã trả trước trong kỳ và chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế.
– Liên quan đến những sản phẩm hoàn thành, những sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm
2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán CPSX và giá thành
Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các CPSX khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất.
Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất.
Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời việc sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích.
Lập các báo cáo về CPSX và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm.
2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
2.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí. Nơi phát sinh chi phí có thể ở phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất…Và đối tượng chịu chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc là đơn đặt hàng…
Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên và cần thiết của công tác kế toán tập hợp CPSX. Để xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX trước hết phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh của chi phí và công dụng của chi phí trong sản xuất.
2.1.4.2 Đối tượng tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của DN, sản phẩm sản xuất, tính chất SX mà kế toán xác định giá thành cho thích hợp.
Về tổ chức sản xuất, nếu sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành.
Về quy trình công nghệ sản xuất, nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất, nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng, cũng có thể là các loại bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất, nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là từng bộ phận chi tiết sản phẩm.
2.1.4.3 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ được kịp thời, trung thực.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kỳ sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho hợp lý:
+ Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn), chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng, vào thời điểm cuối tháng.
+ Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, sản phẩm chỉ hoàn chỉnh khi chu kỳ sản xuất kết thúc. Hàng tháng vẫn tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng có liên quan, khi nhận được các chứng từ xác minh sản phẩm đã hoàn thành (phiếu nhập kho thành phẩm…), kế toán giá thành sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng trong suốt các thàng, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất.
2.1.5 Quy trình kế toán CPSX và giá thành
Gồm 4 bước sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
Bước 2: Tính toán phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước 1 vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định.
Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm.
2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Việc phân loại CPSX là một việc không thể thiếu trong hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, phân loại CPSX sẽ cho thấy được cấu thành của giá thành sản phẩm trong quá trình hình thành, làm cho chỉ tiêu giá thành phản ánh từng mặt công tác của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phân loại phải phù hợp với kỹ thuật sản xuất, yêu cầu quản lý giá thành.
2.2.1.1 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì, mà toàn bộ CPSX được chia thành các yếu tố sau:
– Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… sử dụng cho kinh doanh trong kỳ.
– Chi phí nhân công: Gồm tiền lương, khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), phải trả khác cho công nhân, viên chức trong kỳ.
– Chi phí khấu hao tài sản cố định: Số tiền khấu hao toàn bộ tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất của DN.
– Chi phí dịch vụ mua ngoài: Số tiền mà DN đã chi trả cho dịch vụ mua từ bên ngoài (tiền điện, nước, tiền bưu điện…) phục vụ cho sản xuất của DN.
– Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố trên.
Như vậy: Phương pháp phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng to lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất. Giúp nhà quản lý biết được kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố CPSX để phân tích được tình hình dự toán CPSX, lập báo cáo CPSX theo yếu tố, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán CPSX, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán vốn lưu động cho kỳ sau…
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động
– Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
– Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương, khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), phải trả khác cho công nhân sản xuất.
– Chi phí sản xuất chung: CPSX khác ngoài 2 loại trên (vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, tiền lương nhân viên quản lý sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng sản xuất…)
– Chi phí bán hàng: Chi phí này còn gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược và chính sách bán hàng của DN như chi phí vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, khấu hao tài sản cố định…
– Chi phí quản lý DN: Khoản mục chi phí này bao gồm tất cả chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị ở toàn DN và những khoản chi phí không thể ghi nhận vào những khoản mục nói trên.
2.2.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
– Chi phí sản phẩm: Là tất cả chi phí gắn liền với giá trị sản phẩm sản xuất hoặc mua. Đối với sản phẩm được sản xuất ra, chi phí sản phẩm gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC trong kỳ. Đối với sản phẩm mua vào thì chi phí bao gồm giá mua hàng và chi phí thu mua.
– Chi phí thời kỳ: Chi phí gắn liền với từng thời kỳ kinh doanh – không gắn với giá trị sản phẩm (chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN).
2.2.1.4 Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu phí
– Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu phí và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí như CPNVLTT, CPNCTT.
– Chi phí gián tiếp: đây là loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu phí. Vì vậy, để có thể xác định đúng chi phí cho các bộ phận thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo từng tiêu thức nhất định.
2.2.1.5 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
– Biến phí (chi phí khả biến): Là loại chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động (gồm khối lượng sản phẩm sản xuất ra, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành...), nhưng không thay đổi theo đơn vị hoạt động.
– Định phí (chi phí bất biến): Là loại chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động ở một phạm vi nhất định nhưng định phí đơn vị hoạt động thì thay đổi. Định phí luôn tồn tại cho dù DN có hoạt động hay không, đó là các khoản chi như: chi phí khấu hao, thuê nhà xưởng, chi phí quản cáo, chi phí giao tế…
Chi phí hỗn hợp: Chi phí gồm 2 yếu tố định phí và biến phí (chi phí nhân công trực tiếp – trả lương vừa theo thời gian và theo sản phẩm…)
Ngoài ra còn có các loại chi phí khác như chi phí chênh lệch, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí chìm…
2.2.2 Phân loại giá thành:
2.2.2.1 Phân loại theo thời điểm xác định
Theo tiêu thức này, có 3 loại giá thành:
– Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch.Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu chung cuả toàn doanh nghiệp.
– Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
– Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh.
2.2.2.2 Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành
Theo phương thức này, giá thành được chia làm 2 loại:
– Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): là tổng các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm các chi phí như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
– Giá thành toàn bộ: bao gồm cả giá thành sản xuất và các chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.
2.3 Kế toán chi phí sản xuất
2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.3.1.1 Khái niệm:
Nguyên vật liệu là thành phần chính tạo lên thực thể sản phẩm. Nó bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu chính:
Nguyên vật liệu chính (kể cả bán thành phẩm mua ngoài) là những nguyên vật liệu khi qua sản xuất sẽ cấu tạo nên thực thể của sản phẩm như: bông, sợi trong công nghiệp dệt… Thông thường chi phí này được tính trực tiếp cho các đối tượng sử dụng có liên quan khi xuất dùng. Khi xuất dùng, trên các chứng từ ban đầu cần ghi rõ nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất loại sản phẩm nào; từ đó, căn cứ vào các phiếu lĩnh vật tư để tính chi phí nguyên vật liệu chính cho các đối tượng tính giá thành có liên quan.
Trong trường hợp cùng một thứ nguyên vật liệu được xuất dùng để xuất dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc nhiều quy cách khác nhau, có thể sử dụng các phương pháp phân bổ.
Chi phí vật liệu phụ:
Vật liệu phụ là vật liệu trong quá trình sử dụng có tác dụng đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, nó không cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Ví dụ: chỉ trong ngành may, dầu mở bôi trơn máy móc thiết bị…
Chi phí vật liệu được tính vào các đối tượng sử dụng theo phương pháp phân bổ gián tiếp, tùy theo tính chất của các loại vật liệu phụ, có thể áp dụng các phương pháp phân bổ sau:
Căn cứ định mức tiêu hao vật liệu phụ (cách tính toán phân bổ như đối với nguyên vật liệu chính)
Căn cứ vào tỷ lệ trọng lượng nguyên vật liệu chính được chế biến.
Căn cứ theo số giờ máy sử dụng. Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp mức tiêu hao vật liệu phụ có quan hệ mật thiết với sự chuyển động máy. Như chi phí dầu mỡ bôi trơn cho máy móc…
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm, thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm, thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. Tiêu thức phân bổ thường theo chi phí nguyên vật liệu định mức, khối lượng sản phẩm.
Cách tính phân bổ:
Tổng CPNVLTT đã tập hợp
Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
Chi phí NVLTT phân bổ cho sp i
Tiêu thức phân bổ chi phí cho sp i
×
=
2.3.1.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng:
– Phiếu nhập kho
– Phiếu xuất kho
– Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn trong tháng.
– Bảng phân bổ nguyên vật liệu.
Để tập hợp CPNVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ.
Nợ 621 Có
– TK 621 có kết cấu như sau:
– Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán
– Nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
– K/c CPNVLTT thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
2.3.1.3 Phương pháp hạch toán CPNVLTT
Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động SX sản phẩm trong kỳ, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động SX sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331, 141, 111, 112,…
Nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động SX sản phẩm, cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ TK 632 – GVHB (phần CPNVLTT vượt trên mức bình thường)
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
621
152
2.3.1.4 Sơ đồ tổng hợp CPNVLTT
152
NVL thừa nhập lại kho
Giá trị NVL xuất kho dùng để SX
111, 112, 331
154
K/C CPNVLTT vào đối tượng tính giá thành
Giá trị NVL mua giao thẳng cho SX
2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.3.2.1 Khái niệm
CPNCTT bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ.
+ Tiền lương chính: là khoản tiền thù lao trả cho thời gian lao động. Nó gắn liền với khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành nhất định, vì vậy thường được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng có liên quan.
+ Tiền lương phụ: là thù lao trả cho thời gian ngừng nghỉ việc theo quy định và những ngày ngừng nghỉ việc do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như: mưa, bảo, mất điện, thiếu nguyên vật liệu… Do đó, nó không có quan hệ trực tiếp đến kết quả sản xuất.
Đối với những thời gian ngừng nghỉ việc có dự kiến trong kế hoạch như: nghỉ phép, nghỉ lễ… được tính vào đối tượng có liên quan theo phương pháp trích trước để cho giá thành không bị biến động đột ngột.
Đối với tiền lương trả cho thời gian ngừng, nghỉ việc khác được tính vào khoản thiệt hại ngừng sản xuất.
+ Bảo hiểm xã hội: là khoản trích theo lương nhằm thành lập quỹ bảo hiểm nhằm sử dụng tài trợ trong những trường hợp công nhân viên bị ốm đau, thai sản, mất sức lao động…Theo quy định hiện hành BHXH được trích theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương thực tế, trong đó 15% tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và 5% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
+ Bảo hiểm y tế: là chi phí mà doanh nghiệp và người lao động đóng góp cho cơ quan y tế để tài trợ khi có phát sinh nhu cầu khám chữa bệnh. Theo quy định hiện hành, BHYT được trích hàng tháng theo tỷ lệ 3% trên tiền lương phải trả, trong đó 2% tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và 1% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
+ Kinh phí công đoàn: Được trích 2% theo lương tính vào CPSX.
CPNCTT của riêng từng loại sản phẩm thì tập hợp theo từng sản phẩm.
CPNCTT của nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. Công thức phân bổ tương tự như phân bổ CPNVLTT.
2.3.2.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng
– Bảng chấm công
– Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
– Phiếu tạm ứng
– Phiếu thanh toán lương
– Bảng phân bổ lương và BHXH
Để phản ánh lương và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành (nếu được).
Nợ 622 Có
– Kết cấu của TK 622:
– Tập hợp CPNCTT thực tế phát sinh.
– Trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp tính vào giá thành sản xuất.
– Kết chuyển CPNCTT thực tế phát sinh.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
2.3.2.3 Phương pháp hạch toán CPNCTT
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm (phần tính vào chi phí DN phải chịu) trên số tiền lương phải trả theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển CPNCTT vào TK 154 theo đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 – GVHB (phần CPNCTT vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
2.3.2.4 Sơ đồ tổng hợp CPNCTT334, 111
622
154
K/C CPNCTT vào đối tượng tính giá thành
Tiền lương, phụ cấp… phải trả cho CN trực tiếp SX
338
632
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của CN trực tiếp SX
CPNCTT không phân bổ
335
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX
2.3.3 Chi phí sản xuất chung:
2.3.3.1 Khái niệm
CPSXC là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất.
CPSXC là chi phí sản xuất tổng hợp, bao gồm các khoản: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu và dụng cụ sản xuất dùng tại phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác dùng ở phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương… phải trả cho nhân viên phân xưởng.
Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liệu dùng chung ở phân xưởng như: vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc xưởng quản lý và sử dụng.
Chi phí dụng cụ SX: Như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay, ván khuôn…
Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm các chi phí khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng…
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Như chi phí về điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, và các chi phí mua ngoài khác.
Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách…
CPSXC được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh.Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng vào cuối mỗi tháng rồi tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành.
Cách tính phân bổ tương tự như CPNVLTT, tiêu thức phân bổ có thể là chi phí NVL chính hoặc số lương sản phẩm hoàn thành.
2.3.3.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng:
– Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
– Bảng khấu hao tài sản cố định…
– Bảng tính lương của nhân viên phân xưởng
– Phiếu chi …
Kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” để hạch toán chi phí. Tài khoản này được mở chi tiết theo phân xưởng hoặc theo bộ phận SXKD.
Nợ 627 Có
Kết cấu tài khoản 627 như sau:
– Các khoản làm giảm CPSXC.
– CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường.
– K/C chênh lệch CPSXC vào TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” để tính giá thành
– Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 có 6 TK cấp 2:
– 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
– 6272: Chi phí vật liệu.
– 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
– 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
– 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
– 6278: Chi phí bằng tiền khác.
2.3.3.3 Phương pháp hạch toán CPSXC
Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận SX, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
Khi xuất vật liệu hoặc công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng, như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phẩn xưởng, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng SX… thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
Chi phí điện, nước, điện thoại… thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội SX, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…
Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xưởng, tính vào CPSXC
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 335, 142, 242.
Nếu phát sinh các khoản làm giảm CPSXC, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138,…
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC để kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC vào các TK cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm theo tiêu thức phù hợp:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKDDD
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (CPSXC cố định không phân bổ)
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
2.3.3.4 Sơ đồ tổng hợp CPSXC
334, 338
627
111, 152
Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý SX và trích BHXH
Khoản giảm CPSXC
152, 153
Giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ
214
154
K/C CPSXC vào đối tượng tính giá thành
Trích khấu hao TSCĐ
142
Phân bổ dần chi phí trả trước
632
335
K/C phần định phí SXC của công suất thực tế bé hơn công suất bình thường
Tính trước chi phí phải trả
111, 112, 331…
Chi phí bằng tiền, và chi phí khác
2.4 Kế toán giá thành sản phẩm
– Cuối kỳ kế toán, trên cơ sở các khoản CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC đã tập hợp, kế toán tổng hợp CPSX phát sinh trong kỳ, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.
Số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC khi điều chỉnh cho các khoản chi phí chưa thực tế phát sinh (vật liệu thừa để tại xưởng, nộp lại kho, khoản chi phí phải trả được trích thừa,…) sẽ được kết chuyển vào sổ chi tiết chi phí SXKDDD để tổng hợp CPSX phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan.
Sau đó kế toán sẽ điều chỉnh các khoản giảm giá thành – đây là các khoản thu về xuất phát từ các khoản chi phí phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm như: phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, từ sản phẩm hỏng; hoặc các khoản thu bồi thường do công nhân gây ra thiệt hại trong sản xuất. Riêng khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng và ngừng sản xuất trên định mức sau khi đã trừ khoản bồi thường được tính vào giá vốn hàng bán chứ không nằm trong giá thành.
2.4.1 Tập hợp CPSX
2.4.1.1 Tài khoản sử dụng
– Để tổng hợp CPSX, kế toán sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành.
Nợ 154 Có
– Kết cấu tài khoản 154:
– Tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
– Trị giá phế liệu thu hồi, vật liệu, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa đươc.
– Trị giá NVL, hàng hóa gia công xong nhập lại kho
– Các khoản làm giảm CPSX.
– Giá thành SX thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán.
SD: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
Mục đích của việc tổng hợp CPSX vào tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” là để tính giá thành. Do vậy, khi tổng hợp cần chú ý những điểm sau:
– CPSX phải được tập hợp riêng theo từng đối tượng tính giá thành của từng phân xưởng sản xuất chính trong sổ chi tiết của tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
– Các chi phí sản xuất tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành phải được phân tích theo các khoản mục giá thành được qui định gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Căn cứ đề nghị các khoản mục trên vào các sổ chi tiết tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” là các bảng phân bổ có liên quan.
2.4.1.2 Phương pháp hạch toán
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
2.4.1.3 Sơ đồ tổng hợp CPSX
152
154
Giá trị phế liệu thu hồi
621
CPSXDDĐK
138, 334
K/C CPNVLTT
Thu bồi thường do làm hỏng SP
622
K/C CPNCTT
627
K/C CPSXC
CPSXDDCK
2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành nó còn nằm trên dây chuyền sản xuất chưa chế tạo xong, hoặc đã chế tạo xong nhưng chưa kiểm nghiệm nhập kho.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là công việc kế toán nhằm xác định CPSX nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ qua đó cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm.Việc đánh giá một cách trung thực, hợp lý giá trị sản phẩm dở dang phụ thuộc vào công tác kiểm kê và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang được chọn.
2.4.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả các khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm.
Công thức tính:
Dck = (Sck × T)
Dđk + C
Stp + (Sck × T)
Dđk, Dck: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
C: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Stp, Sck: Số lượng thành phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
T: Tỷ lệ hoàn thành.
2.4.2.2 Theo chi phí NVL chính
Sử dụng trong trường hợp CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, thường là > 70%.
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí NVL trực tiếp.
Cách tính như theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, nhưng chỉ tính một khoản mục chi phí NVL trực tiếp.
2.4.2.3 Theo 50% chi phí chế biến
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ xác định đủ 3 khoản mục chi phí, nhưng tỷ lệ hoàn thành của chi phí chế biến là 50%
Cách tính cũng tương tự như phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
2.4.2.4 Theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch
Phương pháp này tương tự như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương nhưng tính bằng chi phí định mức.
– Cách tính:
CPSXDD cuối kỳ = CPSX định mức 1 SP × (số lượng SP dở dang cuối kỳ)
2.4.3 Đánh giá, điều chỉnh các khoản làm giảm giá thành
Đánh giá, điều chỉnh các khoản làm giảm giá thành là công việc không thể thiếu trong hạch toán giá thành sản phẩm làm cho giá thành được chính xác và thông tin về giá thành không bị sai lệch.
Tính tổng giá thành là tính tổng những hao phí đã sản xuất ra được sản phẩm đó. Vì vậy, những hao phí đã phát sinh nhưng không tạo nên sản phẩm thì không đưa vào giá thành sản phẩm. Các chi phí không đưa vào giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí như:chi phí thiệt hại trong sản xuất,chi phí sản phẩm hỏng,phế liệu,…
Tuỳ vào tính chất trọng yếu của các khoản giảm giá thành, kế toán có thể điều chỉnh giảm giá thành theo những nguyên tắc nhất định.
Nếu thỉnh thoảng mới có những sản phẩm hỏng hay sự thiệt hại do ngừng sản xuất và giá trị của chúng nhỏ, có chúng hay không cũng không làm giá thành sai lệch trọng yếu thì dựa vào giá bán của những sản phẩm hỏng, phế liệu,…, kế toán giảm trực tiếp vào tài khoản 154”chi phí sản xuất dở dang” ở thời kỳ bán.
Nếu chu trình sản xuất thường xuyên có sản phẩm hỏng hay thiệt hại do ngừng sản xuất,…mà giá trị của chúng lớn thì kế toán phải giảm tài khoản 154 theo giá vốn của các khoản làm giảm giá thành ấy hoặc có thể tách các chi phí về chúng ra khỏi các tài khoản chi phí ở thời kỳ phát sinh.
2.4.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Để xác định được giá thành sản phẩm, có rất nhiều phương pháp để mỗi DN lựa chọn sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
2.4.4.1 Phương pháp trực tiếp (giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng trong các DN sản xuất có qui trình công nghệ đơn giản, khép kín, chu kỳ ngắn. Với đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm hoặc phân xưởng…Đối tượng tính giá thành là sản phẩm. Và kỳ tính giá thành là tháng, quý, năm…
Công thức tính giá thành sản phẩm:
CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ
Các khoản làm giảm giá thành
+
=
–
+
Tổng CPSX kinh doanh trong kỳ
CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ
Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
2.4.4.2 Phương pháp hệ số
Được áp dụng trong doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời một lúc nhiều loại sản phẩm khác nhau như: doanh nghiệp bánh kẹo…Đối với phương pháp này thì nhóm sản phẩm hay phân xưởng sẽ là đối tượng tập hợp chi phí. Còn đối tượng tính giá thành là từng loại thành phẩm và kỳ tính giá thành là tháng, quý hoặc là năm…
Phương pháp tính:
Bước 1: Quy đổi sản phẩm tự nhiên về sản phẩm chuẩn:
Tổng sản phẩm chuẩn = số lượng sản phẩm sản xuất thực tế × hệ số quy đổi
Bước 2: Xác định giá thành sản phẩm quy đổi:
Giá thành 1 sản phẩm quy đổi
=
Tổng giá thành sản phẩm quy đổi
Số lượng sản phẩm quy đổi
Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm.
2.4.4.3 Phương pháp tỷ lệ
Được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất có qui trình công nghệ sản xuất, kết quả có các sản phẩm cùng loại, khác qui cách, phẩm cấp… Trong trường hợp này, để giảm bớt một sản phẩm công việc hạch toán, có thể tiến hành tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm hoặc phân xưởng. Và đối tượng tính giá thành là thành phẩm theo từng qui cách, với kỳ tính giá thành là tháng, quý, năm…
Phương pháp tính:
Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm SP - từng khoản mục chi phí: bằng phương pháp giản đơn.
Bước 2: tính tổng giá thành định mức nhóm SP - từng khoản mục chi phí
×
Giá thành định mức đơn vị sản phẩm i
Tổng giá thành định mức của nhóm sp i
Tổng sản lượng sản phẩm có quy cách i
=
Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành của từng khoản mục chi phí.
Tỷ lệ tính giá thành
=
Tổng giá thành thực tế của nhóm sp
Tổng giá thành định mức của nhóm sp i
Bước 4: Tính tổng giá thành thực tế từng loại SP - từng khoản mục chi phí.
Tỷ lệ tính giá thành
×
Tổng giá thành định mức nhóm sản phẩm
Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm
=
Bước 5: Tính giá thành đơn vị thực tế sản phẩm của từng loại - từng khoản mục chi phí.
Giá thành đơn vị thực tế sản phẩm của từng loại
Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm
Sản lượng từng loại sản phẩm hoàn thành
=
2.4.4.4 Phương pháp đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong các DN sản xuất từng đơn đặt hàng, đơn chiếc, nhiều công việc khác nhau…Với từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán CPSX và cũng là đối tượng tính giá thành.
Phương pháp tính: tương tự như phương pháp giản đơn.
2.4.4.5 Phương pháp phân bước
Được áp dụng trong DN sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp. Với đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất. Kỳ tính giá thành là tháng, quý, năm…
2.4.4.6 Phương pháp loại trừ trị giá sản phẩm phụ:
Áp dụng khi trong cùng qui trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất có sản phẩm chính và sản phẩm phụ, như sản xuất đường có sản phẩm chính là đường, sản phẩm phụ là mật đường…Với đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ, kỳ tính giá thành là tháng, quý, năm…
2.5 Các khoản thiệt hại trong sản xuất:
2.5.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong sản xuất
Sản phẩm hỏng được chia thành hai loại:
– Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm bị hư hỏng nhưng có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và có lợi về mặt kinh tế.
– Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được là những sản phẩm bị hỏng không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật hoặc có thể sửa chữa nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Sản phẩm hỏng có thể trong định mức hoặc ngoài định mức. Tùy trường hợp mà có cách hạch toán khác nhau.
– Trong định mức:
Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được
138, 334
154
Trình tự hạch toán tiến hành như sau:
Khoản thu bồi thường
152, 111
Giá trị phế liệu thu hồi
Kế toán về thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được
Gồm các khoản chi phí dùng để sửa chữa như: tiền lương công nhân sửa chữa, vật liệu dung để sửa chữa…Trong trường hợp có quyết định xử lý người có lỗi phải bồi thường một phần thì thiệt hại sản phẩm hỏng sửa chữa được phải trừ đi phần này.
Trình tự hạch toán tiến hành như sau:
Khoản thu bồi thường
138
154 sửa chữa
152, 334…
Chi phí sửa chữa SP hỏng
154
K/C chi phí sửa chữa SP hỏng vào đối tượng tính giá thành
– Ngoài định mức:
Kế toán phản ánh tương tự như trên, nhưng khoản thiệt hại (sau khi trừ đi các khoản thu bồi thường) tính vào chi phí bất thường.
Giá trị phế liệu thu hồi
152, 111
Khoản thu bồi thường
138, 334
154
811
Khoản thiệt hại của SP hỏng
2.5.2 Ngừng sản xuất:
Thiệt hại ngừng sản xuất là tất cả những thiệt hại xảy ra do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch (nếu có dự tính trong kế hoạch thì hạch toán vào TK 335) trong một thời gian nhất định do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan do xí nghiệp gây ra như mất điện, thiếu nguyên vật liệu, tổ chức lao động không hợp lý…
Trong kế hoạch:
627, 642
152, 334, 111
335
Trích trước chi phí ngừng sản xuất
Chi phí thực tế phát sinh khi ngừng SX
Ngoài kế hoạch:
152, 334
Chi phí thực tế phát sinh khi ngừng SX
138
142
Khoản thu bồi thường
811
K/C vào chi phí bất thường
2.6 Sơ đồ tổng hợp kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
138, 334
154
CPSXDDĐK
Giá trị phế liệu thu hồi
621
K/C CPNVLTT
138
Thu bồi thường do làm hỏng SP
622
155
K/C CPNCTT
Giá thành TP nhập kho
627
138
Thu bồi thường do làm hỏng SP
K/C CPSXC
CPSXDDCK
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
3.1 Giới thiệu tổng quát
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty phân bón Miền Nam
Công ty phân bón Miền Nam là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào tháng 4 năm 1976 theo quyết định số 426/HC-QĐ ngày 19/4/1976, là đơn vị trực thuộc Tổng công ty hóa chất Việt Nam thuộc Bộ công nghiệp nặng.
Tên giao dịch: The Southern Ferlitizer Company.
Trụ sở chính: 125B Cách Mạng Tháng Tám, Q3, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8325889 – 08.8393931
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1040 cấp ngày 13/12/1993
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các loại phân hỗn hợp NPK, Supper lân, Axit Sunfuric, xi măng, bao bì các loại và nông sản…
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Việt Nam tiến hành xây dựng lại đất nước, củng cố nền kinh tế, công nghiệp, thủ công nghiệp được tổ chức lại, nông nghiệp cũng cần đầu tư và phát triển. Do đó vào tháng 04/1976 Công ty phân bón Miền Nam được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cho ngành nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, trải dài từ miền Đông Nam Bộ đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, Công ty phân bón Miền Nam là một trong những công ty lớn ở phía Nam.
Khi mới thành lập Công ty có 05 cơ sở nghiền đá vôi để sản xuất phân trộn NPK với qui mô nhỏ, một cơ sở nghiền photphoric và 01 cơ sở sản xuất phân hỗn hợp của tư nhân đang xây dựng dở dang.
Sau những năm 80, Công ty đã chuyển quyền tự chủ cho các xí nghiệp, các xí nghiệp phải tự sản xuất kinh doanh, nghiên cứu sản phẩm mới và tìm kiếm thị trường. Từ đó, xí nghiệp dần dần có chỗ đứng trên thị trường. Các xí nghiệp đã chủ động nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo thiết bị để sản xuất nhiều chủng loại phân hỗn hợp NPK, phân khoáng hữu cơ có chất lượng và mẫu mã phù hợp với thị hiếu của thị trường, được người nông dân tín nhiệm và tin dùng.
Trong những năm 1993 – 1994 sản phẩm của Công ty đạt được 24 huy chương vàng trong các hội chợ công nông nghiệp trong nước và Quốc tế.
Hiện nay, Công ty phân bón Miền Nam đã có 06 cơ sở sản xuất, 02 đơn vị liên doanh và 01 trung tâm nghiên cứu và phát triển phân bón:
NHÀ MÁY SUPER PHOSPHATE LONG THÀNH Địa chỉ: Khu Công nghiệp Gò Dầu - Long Thành - Đồng Nai
Điện thoại: 061.841204 - 841188 Fax: 061.841207Sản phẩm chính: phân Supperphotphat các loại, axit sunfuric công nghiệp, natrisilicflorua.
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠCĐịa chỉ: 538 Kinh Dương Vương - T.T An Lạc - Q.Bình Tân - TP.HCM
Điện thoại: 08.8750523 - 08.8750467Fax: 08.8750523Email: anlac1@hcm.fpt.vn
Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK, phân khoáng lỏng.
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN CHÁNH HƯNG Địa chỉ: 1026 Phạm Thế Hiển - P.5 - Quận 8 - TP.HCM Điện thoại: 08.8504664 - 08.8504468 Fax: 08.8500896Địa chỉ: 582 Kinh Dương Vương - Q.Bình Tân - TP.HCM Điện thoại: 08.7520597 - 7510692 Fax: 08.7508487
Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK, phân khoáng hữu cơ NPK lỏng
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN 1Địa chỉ: C1/3 Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCMĐiện thoại: 08.8770104 Fax: 08.7560369
Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN CỬU LONG Địa chỉ: 405 QL1 - Tân Hòa - tỉnh Vĩnh Long Điện thoại: 070.822421 - 822910 Fax: 070.815215
Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK, phân khoáng hữu cơ, phân NPK dạng lỏng
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ BAO BÌ THANH ĐAĐịa chỉ: 368 Hùng Vương nối dài, huyện Bình Chánh, TP.HCMĐiện thoại: 08.8750242 Fax: 08.8750242
Sản phẩm chính: các loại thiết bị và công trình trùng tu, đại tu ngành phân bón, bao bì các loại.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN:
Địa chỉ: 414 Hùng Vương (nối dài) – huyện Bình Chánh, TP.HCM
Sản phẩm chính: phân hỗn hợp NPK dang lỏng, thực hiện các công trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các sản phẩm phân bón
Ngoài ra, Công Ty còn có 02 liên doanh khác:
CÔNG TY LIÊN DOANH HÓA CHẤT LG VINAĐịa chỉ: 41 NguyễnThị Minh Khai, lầu 8, quận 1, TP.HCMĐiện thoại: 08.8236528
Fax: 08.8221685
CÔNG TY LIÊN DOANH PHÂN BÓN LÁ YOGENĐịa chỉ: 414 Hùng Vương nối dài, huyện Bình Chánh, TP.HCMĐiện thoại: 08.8765388
Fax: 08.8765387
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp phân bón An Lạc
Hiện nay, xí nghiệp đóng tại địa bàn 538 Kinh Dương Vương – T.T An Lạc – Q.Bình Tân – TPHCM với cùng đội ngũ công nhân trẻ, nhạy bén và tinh thần đoàn kết, tận tâm với xí nghiệp, chăm chỉ sáng tạo trong công việc đã đưa xí nghiệp từng bước đi lên.
Xí nghiệp phân bón An Lạc là một trong những đơn vị trực thuộc của công ty phân bón Miền Nam.Về mặt pháp lý xí nghiệp phân bón An Lạc chịu sự chỉ đạo và quản lý của công ty. Công ty cho phép xí nghiệp được sản xuất và kinh doanh phân bón hóa học, tự quyết định từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm, cho đến việc quản lý nhân sự.
Trước đây, xí nghiệp phân bón An Lạc là một công ty phân bón tư nhân, chuyên sản xuất xi măng, phân bón và 18 mặt hàng khác. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổng công ty hoá chất tiếp nhận và lúc này xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón.
Tuy số lượng sản xuất chưa nhiều nhưng chất lượng sản phẩm cuả xí nghiệp cao. Sản phẩm của xí nghiệp ngày càng tiêu thụ nhiều hơn từ 3000 – 4000 tấn/năm lên đến 14000 -15000 tấn/năm, lợi nhuận từ 400 – 500 triệu đồng/năm. Lương bình quân của công nhân từ 1.300.000 -1.600.000 đ người/tháng.
Phạm vi hoạt động của xí nghiệp phân bón An Lạc là sản xuất kinh doanh phân bón nội ngoại nhập phục vụ cho các loại cây trồng trên cơ sở tự bù đắp chi phí và có lãi. Trong những năm 1975 - 1978 Xí nghiệp chuyển hướng vào sản xuất phân bón NPK cấp thấp 6-6-12, 5-10-13. Sau khi gia nhập vào công ty phân bón miền Nam, công nghệ được nâng lên một bước từ trộn bằng chảo quay hai tầng,vừa sản xuất NPK cấp thấp, vừa sản xuất NPK cấp cao.
3.2 Chức năng và nhiệm vụ
Xí nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phân bón hoá học.
Với nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đúng pháp luật nhà nước hiện hành.
Ứng dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, gia tăng sản phẩm và chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nghiên cứu và sản xuất các loại phân bón NPK phù hợp chủng loại, đặc điểm cho tất cả cây trồng. Tùy vị trí địa lý,khí hậu những vùng khác nhau mà xí nghiệp có sự phục vụ nhu cầu người tiêu dùng khác nhau, nhất là dành riêng cho ngành nông nghiệp phía Nam.
Thực hiện tốt chế độ quản lý tài chính, lao động tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên do xí nghiệp quản lý
Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện và môi trường làm việc cho công nhân cũng như nâng cao mức sống của người lao động trong xí nghiệp.
Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn lao động và tài sản Xã hội chủ nghĩa.
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp phân bón An Lạc
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp:
CƠ CẦU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI XN PB AN LẠC
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Hành chính
Ktoán tài vụ
KD KH Vật tư
BP.Cơ Điện
Đốc công
Tổ SX 4
Tổ SX 3
Tổ SX 2
Tổ SX 1
Chú thích:
: Chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ đối chiếu
– Giám đốc: do công ty bổ nhiệm phụ trách chung và chịu trách nhiệm kinh doanh, có quyền quyết định nhân sự trong nội bộ xí nghiệp.
– Phó giám đốc: phụ trách và chịu trách nhiệm chính về sản xuất kỹ thuật pha trộn, sữa chữa máy móc và cải tiến quy trình công nghệ.
– Các phòng ban:
+ Phòng kế toán - tài vụ: đảm bảo hạch toán đầy đủ và chính xác số liệu kế toán, nắm rõ tình hình công nợ, thu chi tiền mặt,lập các báo biểu, nhật ký chứng từ cũng như bảng kê định kỳ nộp cho công ty.
+ Phòng kinh doanh kế hoạch đầu tư: gồm các bộ phận xuất nhập khẩu kế hoạch cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm điều động nhân sự, phục vụ sản xuất, định mức lao động,tính lương và các khoản thu nhập của các bộ phận công nhân viên trong xí nghiệp.
+ Bộ phận cơ điện: có nhiệm vụ xây dựng thiết kế, sữa chữa máy móc, thiết bị của xí nghiệp.
+ Bộ phận sản xuất: gồm 3 tổ sản xuất chính và 1 tổ sản xuất phụ, các tổ này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một đội đốc công. Đây là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh cuả xí nghiệp.
3.4 Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Sản phẩm chính của xí nghiệp là phân NPK, là loại phân hỗn hợp được sản xuất từ các nguyên liệu đơn chất để tạo ra một loại phân bón chức đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như đạm, lân, kali, vi lượng theo những tỷ lệ thích hợp cho từng loại đất, từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
3.4.1 Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK
Nguyên liệu
Nguyên liệu
Bồn phun nước
Máy nén khí dầu FO
Máy nghiền sàng
Trộn theo tỷ lệ
Máy vò viên
Máy sấy
Nhập kho
Cân
Đóng bao
B.P làm nguội
Sàng, phân loại hạt
Băng tải
Băng tải
3.4.2 Quy trình sản xuất gồm các bước sau
Nguyên liệu được đưa trực tiếp vào máy nghiền và nghiền vụn thành những hạt có kích thước nhỏ 1 mm.
Sau đó đưa những hạt nhỏ này vào máy trộn, trộn thêm một số nguyên liệu, phụ gia khác. Lượng nguyên liệu đưa vào được trích sẵn theo công thức của thành phần muốn trộn. Tại đây các nguyên liệu được trộn đều và kỹ.
Hỗn hợp được trộn xong sẽ được băng tải chuyển sang máy vò viên để tạo hạt, vòi phun nước sẽ cung cấp nước từ từ theo định lượng sẵn.
Các loại hạt vừa tạo xong sẽ chuyển sang máy sấy để làm khô.
Sản phẩm sau khi qua máy sấy sẽ tiếp tục được qua sàn phân loại hạt. Những hạt có kích thước 2 - 4 mm là những hạt đạt tiêu chuẩn được đưa đi làm nguội, đóng bao, cân và nhập kho. Còn những hạt không đạt được chế biến lại.
3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
3.5.1 Thuận lợi:
Xí nghiệp phân bón An Lạc có ban lãnh đạo giỏi, nhạy bén, giàu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh làm mấu chốt cho sự làm ăn có hiệu quả của xí nghiệp. Có cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng, sử dụng đúng người, đúng việc…
Bên cạnh đó, xí nghiệp đã khẳng định được lòng tin khách hàng do sản phẩm có chất lượng cao, tồn tại trên thị trường lâu năm. Mặc dù giá cả còn cao hơn so với các xí nghiệp khác nhưng sản phẩm làm ra của xí nghiệp vẫn tiêu thụ nhanh do sản phẩm của xí nghiệp có chất lượng tốt, ổn định và bao bì mẫu mã đẹp đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Sự liên hệ mật thiết giữa xí nghiệp với Công ty Phân bón Miền Nam, các xí nghiệp trực thuộc và các đại lý đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, ủng hộ xí nghiệp trong mọi hoạt động.
3.5.2 Khó khăn:
Về cơ sở hạ tầng: Mặt bằng xí nghiệp chỉ có 1620 m2, nơi sản xuất cũng là kho nguyên liệu, thành phẩm. Có thể nói toàn bộ diện tích của xí nghiệp đã được tận dụng hết. Do vậy xí nghiệp muốn gia tăng năng suất của máy lên thì thành phẩm nhập kho không có nơi để chứa. Năng suất lao động vì thế cũng bị hạn chế.
Về dây chuyền sản xuất: mặc dù quy trình sản xuất đơn giản nhưng do quy trình liên tục nên nếu trên cùng một quy trình đó sản phẩm làm ra không đạt chất lượng thì phải bỏ lại làm từ đầu, mất nhiều thời gian.
Máy móc thiết bị đã lỗi thời, dù được cải tiến nhưng chưa cao, sản phẩm làm ra còn nhiều hạn chế về mẫu mã và chất lượng làm cho xí nghiệp khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Môi trường công nghệ hiện đại là môi trường biến đổi nhanh, vòng đời công nghệ ngắn. Các công nghệ, khoa học kỷ thuật này không phải sản xuất trong nước mà từ các nước phát triển nên vấn đề về tiền và tri thức là hai vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần đầu tư nhất.
Về thị trường tiêu thụ: xí nghiệp phân bón An Lạc cũng như công ty phân bón Miền Nam đang đứng trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với hàng nước ngoài do chính sách về thuế sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
NVL còn phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh với các đối thủ khá gay gắt. Ngoài ra, sự tranh giành thị phần giữa các xí nghiệp nội bộ trong cùng công ty là điều mà ban lãnh đạo đang tìm cách khắc phục.
3.5.3 Phương hướng phát triển:
Để khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi xí nghiệp đã đề ra một số phương hướng sau:
– Thu hồi nhanh tình hình công nợ từ các khách hàng. Đây là mục tiêu chủ yếu của xí nghiệp để quay nhanh vòng luân chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả đồng vốn giúp xí nghiệp kinh doanh đạt mục tiêu và kế hoạch do công ty đề ra.
– Để đối phó với tình hình cạnh tranh gay gắt, xí nghiệp đang thử nghiệm sản xuất sản phẩm mới dùng nguyên vật liệu có sẵn trong nước. Đồng thời cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, bao bì, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm…
3.6 Tổ chức công tác kế tóan tại xí nghiệp
3.6.1 Cơ cấu bộ máy kế toán tại Xí nghiệp:
Kế toán trưởng xí nghiệp phân bón An Lạc
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán tiệu thụ thành phẩm
Kế toán vật tư, công nợ, tiền lương
Thủ quỹ
Tổ chức kế toán tại đơn vị tương đối gọn nhẹ. Với sự trợ giúp của máy tính, công việc kế toán tiến hành nhanh chóng. Công việc kế toán ở xí nghiệp chủ yếu là ghi chép số liệu ban đầu và theo dõi thống kê tình hình nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ cho giám đốc. Xí nghiệp không trực tiếp theo dõi khấu hao tài sản cố định, nguồn vốn và các các tài khoản tiền gởi ngân hàng.
Kế toán trưởng xí nghiệp:
Chịu trách nhiệm về phân công và thực hiện các phần hành kế toán tại xí nghiệp.
Tổ chức phân công công việc kế toán
Thực hiện ghi chép các số liệu kế toán trong phần việc của mình.
Trực tiếp theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, công nợ và thu mua NVL.
Nhập vào máy tính các dữ liệu phát sinh hàng ngày.
Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp cho giám đốc cũng như cho kế toán trưởng công ty khi cần.
Hàng tháng nộp các báo biểu, sổ sách kế toán cho công ty. Định kỳ 5 – 10 ngày nộp các báo cáo cần thiết cho công ty theo yêu cầu của nhân viên thống kê và kế toán vật tư.
Hướng dẫn, giúp đỡ các nhân viên kế toán khác thực hiện công việc.
Nhân viên kế toán:
– Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Ghi chép toàn bộ các khoản mục chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm tra đối chiếu với định mức.
– Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Ghi chép tình hình mua bán với khách hàng, số lượng nhập xuất tồn kho thành phẩm. Kết chuyển chi phí tiêu thụ sản phẩm và tính giá thành để tính hiệu quả của xí nghiệp.
– Kế toán vật tư, công nợ, tiền lương: Dựa vào bảng chấm công và định mức tiền lương sản xuất ra sản phẩm để tính tiền lương, tiền thưởng, tiền bảo hiểm cho từng công nhân viên trong xí nghiệp và theo dõi các khoản công nợ, vật tư.
– Thủ quỹ: Thu chi tiền mặt trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, thanh toán tiền lương, tạm ứng cho công nhân viên.
3.6.2 Hệ thống tài khoản sử dụng
Hiện nay, công ty cũng như xí nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quy định số 15/QĐ/CĐKT ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Theo qui định của công ty tại các xí nghiệp đơn vị trực thuộc chỉ được sử dụng một số tài khoản sau:
Tài khoản loại: 1,5,6,7,8,9
Riêng loại 3 thì được mở tài khoản: 331, 334, 336, 338.
3.6.3 Hình thức sổ kế toán
Theo sự thống nhất giữa công ty và các xí nghiệp, tất cả đều áp dụng hình thức NHẬT KÝ CHỨNG TỪ.
Sơ đồ:
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê (sổ quỹ)
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Các sổ hoặc thẻ chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
– Hàng ngày kế toán tập hợp dữ liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi cập nhật chứng từ, phần mềm kế toán sẽ tự động ghi đồng thời vào bảng tổng hợp, chứng từ, sổ chi tiết, nhật ký chung… Do đặc điểm sản xuất hàng ngày phải dùng một số lượng lớn về nguyên vật liệu nên cuối ngày kế toán sẽ tính giá bình quân gia quyền của vật liệu xuất kho và ghi nhận dữ liệu phát sinh trong ngày.
– Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí, cân đối số phát sinh từ đó tính ra giá thành và in ra báo cáo.
– Định kỳ hàng tháng các xí nghiệp gởi báo cáo kế toán lên cho công ty, kế toán của công ty tiến hành ghi chép vào sổ sách kế toán, đoàn quyết toán của công ty sẽ xác nhận tính hợp lý, hợp lệ các số liệu tại xí nghiệp theo đúng quy chế tài chính của công ty. Sau đó xí nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh lại báo cáo kế toán sao cho phù hợp với số liệu của công ty rồi gởi lên công ty lần nữa. Đây là nguyên tắc “2 lên 1 xuống” được công ty áp dụng trong việc kiểm tra các đơn vị trực thuộc của mình.
CHƯƠNG 4 : KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
4.1 Những vấn đề chung về kế toán CPSX và giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phân bón An Lạc
Xí nghiệp phân bón An Lạc là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phân bón NPK và phân khoán hữu cơ, sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Quá trình sản xuất phân bón theo tiêu thức đón mùa vụ và việc sản xuất được tổ chức theo ca. Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là quy trình sản xuất giản đơn. Quy trình công nghệ sản xuất NPK là sự pha trộn vò viên để đạt được một tỷ lệ theo chủng loại sản phẩm nhất định, đảm bảo yêu cầu về kích cỡ hạt, độ cứng màu sắc theo tiêu chuẩn phù hợp với thị trường và từng vùng đất. Vì thế:
+ Đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm.
+ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm NPK hoàn thành nhập kho.
+ Đơn vị tính giá thành là 1 tấn sản phẩm NPK hoàn thành nhập kho.
+ Và do chu kỳ sản xuất của xí nghiệp ngắn (khoảng 3 giờ/mẻ) và sản xuất với khối lượng lớn nên xí nghiệp đã chọn kỳ tính giá thành là 1 tháng.
Xí nghiệp áp dụng cách hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp được tiến hành gọn nhẹ do đã áp dụng hệ thống thông tin kế toán vào trong công tác kế toán.
Qui trình tổng quát về trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Sổ cái tổng hợp ô bàn cờ
Chứng từ chi tiết
Nhật ký chứng từ
Báo cáo tài chính
+ Hằng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra được cập nhật vào hệ thống phần mềm của xí nghiệp, các dữ liệu tự động ghi vào nhật ký chứng từ theo trình tự thời gian và kết hợp hệ thống hoá các dữ liệu vào các sổ kế toán chi tiết, các bảng kê có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các sổ chi tiết với nhật ký chứng từ, kế toán tiến hành lên sổ cái tổng hợp và đồng thời phản ánh trên bảng cân đối số phát sinh bàn cờ các tài khoản phát sinh trong tháng theo tổng số lấy từ nhật ký chứng từ. Số liệu trên sổ cái và số tổng cộng trên bảng cân đối số phát sinh bàn cờ dùng để lập báo cáo tài chính.
+ Song song với qui trình dữ liệu kế toán xử lý tự động, về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Trong kỳ chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì hạch toán cho đối tượng đó. Cuối tháng, căn cứ vào các khoản chi phí được tập hợp vào các tài khoản liên quan, kế toán sẽ tính giá thành tổng hợp cho tất cả các sản phẩm và cụ thể chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành trong tháng.
Do xí nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại nên trong đề tài này sản phẩm được chọn để tính giá thành là sản phẩn NPK cấp cao (23-23-0).
4.2 Kế toán CPSX tại xí nghiệp phân bón An Lạc
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí được sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất, xí nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Căn cứ vào vai trò, công dụng của vật liệu mà xí nghiệp chia thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính.
+ Vật liệu phụ
+ Nhiên liệu
Nguyên vật liệu chính:
Nguyên vậ liệu chính để sản xuất phân bón NPK tại xí nghiệp chiếm khoảng 82% trong giá thành sản phẩm (chiếm tỷ trọng rất lớn). Bao gồm các loại: DAP, URE, SA, KCL, KNO3, Mg(OH)2, Photphoric, Phân vi lượng, Sulfat Kali, Độn, Super lân, Kaolin, Lưu huỳnh, Than bùn, Thạch cao, Chất kích thích tăng trưởng…
Tùy theo từng loại sản phẩm mà có các thành phần đạm, lân, kali cấu thành trong sản phẩm khác nhau. Các nguyên liệu này đều nhập từ nước ngoài trừ một số nguyên liệu như: super lân, than bùn,… được mua trong nước.
Xí nghiệp có thể thay thế các nguyên liệu như: DAP, SA,URE cho nhau để sản xuất trong trường hợp giá cả các nguyên liệu này biến động tăng cao trên thị trường, các nguyên liệu này đều có thành phần đạm trong đó nhưng chỉ khác nhau về tỷ lệ.
Các thành phần khác nhau trong nguyên vật liệu chính như sau:
DANH ĐIỂM
TÊN VẬT TƯ
THÀNH PHẦN
ĐẠM (N)
LÂN (P2O5)
KALI (K2O)
NGL 00
DAP TINH
20,0%
52,0%
NGL 01
DAP
18,0%
45,0%
NGL 02
URE
46,0%
NGL 04
SA
21,0%
60,0%
NGL 06
LÂN
14,5%
16,0%
NGL 012
SUPER LÂN M
14,5%
Xí nghiệp xuất NVL cho sản xuất theo định mức tiêu hao hằng ngày, căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm, tổ trưởng tổ đội sản xuất sẽ tính ra khối lượng từng loại NVL cần xuất kho đưa vào sản xuất trong ngày theo công thức:
Định mức NVL sản xuất
Khối lượng sản phẩm cần sản xuất
Khối lượng NVL cần sản xuất
×
=
Để tính được khối lượng NVL đưa vào sản xuất sản phẩm, xí nghiệp đã đưa ra bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm như sau:
BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO MỘT SỐ LOẠI PHÂN NPK :
STT
TÊN NGUYÊN LIỆU
ĐƠN VỊ
16.16.8
20.20.0
23.23.0
1
DAP
Tấn
0,350
0,417
0,450
2
URE
Tấn
0,050
0,280
0,325
3
SA
Tấn
0,355
4
KCL
Tấn
0,135
0,250
5
ĐỘN
Tấn
0,130
0,023
0,095
6
LÂN
Tấn
0,050
0,150
TỔNG
1,020
1,020
1,020
Căn cứ vào bảng định mức, ta có thể tính ra được nguyên liệu cần thiết để sản xuất các loại sản phẩm NPK theo kế hoạch.
Cụ thể: Để sản xuất 1.000 tấn phân NPK (23.23.0) thì khối lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất như sau:
DAP : 1000 × 0,45 = 450 tấn
URE : 1000 × 0,325 = 325 tấn
SA : 1000 × 0 = 0 tấn
KCL : 1000 × 0 = 0 tấn
CHẤT ĐỘN : 1000 × 0,095 = 95 tấn
LÂN : 1000 × 0,15 = 150 tấn
Định mức chung cho 1000 tấn NPK 23.23.0 là:
1.000 × 1,02 = 1.020 tấn
Cuối tháng, kế toán tiến hành so sánh giữa nguyên liệu thực tế đã sử dụng với nguyên liệu theo định mức để xác định mức chênh lệch và tiến hành điều chỉnh.
Ø Vật liệu phụ (bao bì):
Bao bì được sử dụng kết hợp với nguyên liệu chính cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Ở xí nghiệp phân bón An Lạc bao bì được dùng để đóng gói thành phẩm phân bón, là yếu tố quan trọng, cần thiết cho việc cất giữ, bảo quản sản phẩm. Do vậy bao bì được tách riêng theo dõi vào tài khoản chi tiết.
Mỗi loại bao bì dùng đựng sản phẩm có hai lớp, lớp phía trong và lớp bao bì phía ngoài. Lớp bao bì phía trong làm bằng nhựa, dùng bảo quản sản phẩm khỏi ẩm, tan nếu gặp nước. Lớp bao bì phía ngoài làm bằng nylon.
Các loại bao bì xí nghiệp thường dùng:
DANH ĐIỂM
TÊN BAO BÌ
CÔNG DỤNG
VT11
Bao trắng PP ống trắng 60 x 90
Bao phía ngoài
VT12
Bao trắng PP ống trắng 50 x 70
VT13
Bao thường
Đựng 5 bao PE 35 x 56
VT14
Bao PE 60 x 100
Bao phía trong
VT15
Bao PE 50 x 60
VT16
Bao PE 40 x 60
VT17
Tiền công in nhãn hiệu bao
VT18
Bao PE 35 x 56
Đựng 10 kg, vừa là bao trong vừa là bao ngoài
VT19
Bao PP đen
Bao PP ống trắng 60 x 90 và bao PE 60 x 100 đựng 50 kg sản phẩm.
Bao PP ống trắng 50 x 70 và bao PE 50 x 60 đựng 30 kg sản phẩm.
Mỗi tấn sản phẩm sử dụng trung bình 20 cái bao.
Nhiên liệu:
Nhiên liệu là vật liệu dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc, thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất.
Ở xí nghiệp phân bón An Lạc nhiên liệu chủ yếu là dầu FO (dầu Mazut) dùng để chạy máy vò viên, máy sấy làm khô nguyên vật liệu.
Nhiên liệu được xuất ra theo định mức có sẵn cho một tấn sản phẩm.Trường hợp lượng nhiên liệu dùng không hết, nhập lại kho hoặc đưa vào sản xuất trở lại kèm theo bảng nghiệm thu nhiên liệu thừa.
Hiện nay, tại xí nghiệp phân bón An Lạc kế toán nguyên vật liệu sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.Theo phương pháp này, hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu, ghi số nguyên vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan.
Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho trên thẻ kho với số nguyên vật liệu thực tế tồn kho. Hằng ngày, sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho chuyển hết các chứng từ nhập xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận kế toán vật tư.
Khi nhận được chứng từ nhập xuất kho nguyên vật liệu từ thủ kho, kế toán vật tư tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền trên các chứng từ nhập xuất kho nguyên vật liệu và cập nhật vào máy tính, sau đó ghi vào sổ cái chi tiết nguyên vật liệu có liên quan.
Cuối tháng, kế toán tính ra tổng số Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lượng lẫn giá trị để xác định nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng và kết hợp kế toán nguyên vật liệu tính giá thành.
Nguyên vật liệu xuất dùng sản xuất trong tháng tại xí nghiệp áp dụng theo phương pháp đơn giá xuất bình quân
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Đơn giá xuất NVL
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
=
Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được xác định như sau:
Giá trị NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất × Đơn giá xuất NVL
Giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ được xác định theo công thức sau:
NVL tồn cuối kỳ = NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ - NVL xuất trong kỳ
4.2.1.1 Chứng từ sổ sách
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu đều được phản ánh một cách có hệ thống và hợp lý vào hệ thống sổ sách của kế toán vật tư:
Phiếu xuất kho.
Thẻ kho.
Bảng Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu.
Bảng tổng hợp chứng từ.
Sổ cái tài khoản 621
Phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu.
Bảng sử dụng vật tư
Đầu tháng, kế toán mở sổ chi tiết nguyên vật liệu để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng, hằng ngày kế toán vật tư nhận được các chứng từ gốc như phiếu xuất kho nguyên liệu, phiếu lãnh vật tư…sau đó kế toán kiểm tra và lấy số liệu cập nhật vào máy tính, rồi lên sổ chi tiết nguyên vật liệu có liên quan và trên nhật ký chứng từ theo dõi trình tự thời gian về tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng để sản xuất sản phẩm..
Cuối tháng, kế toán vật tư dựa vào số liệu đã tập hợp tính ra chi phí từng loại nguyên liệu, làm căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm bao gồm Bảng kê Nhập – Xuất – Tồn kho nguyên vật liệu, phiếu xuất kho nguyên liệu, bao bì, nhiên liệu,…Từ đó lên sổ cái tổng hợp các tài khoản chi phí nguyên vật liệu, kết chuyển tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
4.2.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ
Bảng phân bổ số 2
Sổ chi tiết vật tư
Phiếu đề nghị xuất NVL
Phiếu xuất kho
Thủ kho
Thẻ kho
Bộ phận
Bảng kê số 3
NKCT
Kế toán tổng hợp
Kế toán
Ô bàn cờ
Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Ghi chú:
Giải thích:
Dựa trên số lượng sản phẩm cần sản xuất trong tháng do công ty giao xuống và bảng định mức nguyên vật liệu, xí nghiệp tính ra lượng cần dùng và lập phiếu đề nghị xuất nguyên vật liệu. Phiếu này được chuyển cho kế toán vật tư 3 liên:
1. Thủ kho: từ phiếu xuất kho thủ kho tiến hành lập thẻ kho và xuất nguyên vật liệu theo yêu cầu. Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, định kỳ thủ kho sẽ kiểm tra số lượng tồn trên thẻ kho với số lượng tồn thực tế tại kho để phát hiện sai số và điều chỉnh.
2. Bộ phận sản xuất kinh doanh
3. Kế toán
Cuối tháng, kế toán lập bảng phân bổ số 2, bảng kê số 3 cùng với sổ chi tiết để làm căn cứ lập NKCT.
Sổ nhật ký chứng từ được chuyển cho kế toán tổng hợp để vào ô bàn cờ. Đồng thời căn cứ vào sổ chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu kiểm tra, đối chiếu với ô bàn cờ (sổ cái).
4.2.1.3 Tài khoản sử dụng:
TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. TK 152 có các TK cấp 2 sau:
+ TK 1521 – Nguyên vật liệu chính
+ TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ
+ TK 1523 – Nhiên liệu
+ TK 1527 – Vật liệu khác.
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản 621 có các tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 6211 – Chi phí nguyên vật liệu chính.
+ TK 6212 – Chi phí bao bì.
+ TK 6213 – Chi phí nhiên liệu (dầu FO)
4.2.1.4 Phương pháp hạch toán CPNVLTT
– Căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ và bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu tháng 03/2007 tại xí nghiệp, xác định được đơn giá của từng loại nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền. Chẳng hạng như DAP:
Tồn đầu kỳ: số lượng là 433,5 tấn; trị giá 1.345.984.120 đ
Nhập trong kỳ: số lượng là 2.328,95 tấn; trị giá 7.319.393.095 đ
è Đơn giá xuất DAP:
đ/tấn
è Trị giá DAP xuất trong kỳ:
3.136.846 đ/tấn × 2.682,99 tấn = 8.416.126.657 đ
Tình hình xuất NVL trong tháng 03/2007 tại xí nghiệp như sau:
Giá trị nguyên vật liệu đem xuất trong kỳ: 18.810.422.244 đ
Trong đó:
– Nguyên vật liệu chính : 18.119.918.482 đ
+ DAP: 8.416.126.657 đ
+ UREA: 5.258.908.864 đ
+ SA: 502.492.356 đ
+ KCL: 2.873.853.933 đ
+ Super lân 16,5%: 164.695.784 đ
+ Cao lanh: 893.440.894 đ
+ Than bùn: 10.399.994 đ
– Bao bì: 570.964.096 đ
+ Bao PP: 210.210 cái × 2.163 đ/cai = 454.454.331 đ
+ Bao PE: 10.095 Kg × 11.541 đ/Kg = 116.509.764 đ
– Nhiên liệu: 39.805 lít × 3.003 đ/lít = 119.539.666 đ
Cuối tháng, kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu như sau:
Nợ TK 621 18.810.422.244
Có TK 152 18.810.422.244
Chi tiết:
Nợ TK 6211 18.119.918.482
Có TK 1521 18.119.918.482
Nợ TK 6212 570.964.096
Có TK 1522 570.964.096
Nợ TK 6213 119.539.666
Có TK 1523 119.539.666
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành:
Nợ TK 154 18.810.422.244
Có TK 621 18.810.422.244
Sau khi cập nhật xử lý số liệu, chứng từ cần thiết vào nhật ký chứng từ. Cuối tháng, kế toán vào các tài khoản có liên quan và lên sổ cái tài khoản CPNVLTT.
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/03/2007 đến ngày 31/03/2007
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
SỐ
NGÀY
NỢ
CÓ
Dư đầu kỳ
Tổng phát sinh
18.810.422.244
18.810.422.244
Dư cuối kỳ
Nguyên vật liệu chính
1521
18.119.918.482
Bao bì
1522
570.964.096
Nhiên liệu
1523
119.539.666
Chi phí SXKD dở dang
154
18.810.422.244
Ngày… tháng… năm…
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
4.2.1.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT trong tháng 03/2007
154
621
18.119.918.482
18.810.422.244
NVL chính dùng để SX
K/C CPNVLTT để tính giá thành
1522
1521
570.964.096
Bao bì dùng trong SX
1523
119.539.666
Nhiên liệu dùng trong SX
Sản phẩm NPK (23-23-0)
Đối với từng sản phẩm thì CPNVLTT được tính theo lượng NVL thực tế mà sản phẩm đó đã sử dụng.
Căn cứ vào bảng sử dụng vật tư của sản phẩm NPK (23-23-0) trong tháng 03/2007:
Chi phí NVL chính: 1.505.528.026 đ
DAP: 3.136.846 đ/tấn × 318,200 tấn = 998.144.422 đ
UREA: 2.369.817 đ/tấn × 192,64 tấn = 456.521.596 đ
Cao lanh: 219.044 đ/tấn × 232,200 tấn = 50.862.008 đ
Kế toán ghi nhận:
Nợ TK 6211 1.505.528.026
Có TK 1521 1.505.528.026
Chi phí bao bì:
Bao PP: 13.830 cái × 2.162 đ/cái = 29.899.165 đ
Bao PE: 560 Kg × 11.541 đ/Kg = 6.463.147 đ
Kế toán hạch toán chi phí bao bì như sau:
Nợ TK 6212 36.362.312
Có TK 1522 36.362.312
Chi phí nhiên liệu:
Dầu FO: 2.750 lít × 3.003 đ/lít = 8.258.613 đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 6213 8.258.613
Có TK 1523 8.258.613
Tổng hợp CPNVLTT sử dụng cho sản phẩm NPK (23-23-0):
Nợ TK 621 1.550.148.950
Có TK 152 1.550.148.950
Cuối tháng, kết chuyển CPNVLTT sang TK 154 để tính giá thành:
Nợ TK 154 1.550.148.950
Có TK 621 1.550.148.950
4.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Xí nghiệp phân bón An Lạc áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm. Với hình thức tính lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất nhằm đạt hiệu quả cao.
Các công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ công nhân viên phải căn cứ vào cấp bậc trình độ kỹ thuật và thời gian làm việc để tính mức lương theo hệ số.
Căn cứ số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho hàng ngày trong tháng và đơn giá tiền lương cho từng nhóm sản phẩm đã được duyệt trong bảng nghiệm thu tiền lương, kế toán sẽ tính được tổng chi phí tiền lương trong kỳ theo công thức :
Đơn giá tiền lương cho mỗi loại sản phẩm
×
=
Tổng chi phí tiền lương
Số lượng mỗi loại sản phẩm
Tiền lương căn bản = mức lương tối thiểu × hệ số lương
Lương thực tế = tiền lương căn bản + phụ cấp, tiền thưởng
Hiện nay xí nghiệp có 5 loại sản phẩm, mỗi nhóm có đơn giá tiền lương khác nhau đã được công ty duyệt :
– Sản phẩm loại bột
– Sản phẩm NPK hạt
– Sản phẩm NPK trộn
– Phân vi lượng
– Phân nước
Sau khi công ty duyệt sẽ phân bổ đơn giá tiền lương xuống các đơn vị trực
thuộc khoảng 80% , giữ lại 20 % để điều tiết.
+ Từ tổng quỹ lương, xí nghiệp trích lập quỹ 7% - 10% quỹ lương để lập dự phòng, phân bổ 65% tổng quỹ lương cho toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất, còn lại 35% cho khối gián tiếp và phục vụ phân xưởng.
+ Từ quỹ lương của khối gián tiếp kế toán chia:
Tổ nghiệp vụ : 54,8% quỹ lương.
Bảo vệ và tạp vụ : 16,6 % quỹ lương.
Cơ điện và KCS : 28, 6% quỹ lương.
4.2.2.1 Chứng từ sổ sách
– Bản nghiệm thu tiền lương theo sản phẩm
– Bảng chấm công
– Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
– Bảng chấm công làm thêm giờ
– Bảng thanh toán tiền lương
– Bảng tổng hợp chứng từ TK 622
– Bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ.
4.2.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ
Ø Tiền lương
Bảng chấm công
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc công việc hoàn thành
Phiếu báo làm thêm giờ
Bộ phận lao động tiền lương
Bảng nghiệm thu tiền lương theo sản phẩm
Kế toán tiền lương
Bảng thanh toán lương
Phiếu chi
Kế toán thanh toán
Sổ chi tiết nhân công trực tiếp
NKCT số 7
Bảng kê số 4
Kế toán tổng hợp
Bảng tổng hợp CPNCTT
: Đối chiếu
: Cuối tháng ghi
: Ghi hàng ngày
Ô bàn cờ
Giải thích:
Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ sau khi đầy đủ chữ ký của tổ trưởng, quản đốc.
Bộ phận tiền lương lập bảng nghiệm thu tiền lương theo sản phẩm và gởi cho kế toán tiền lương để làm cơ sở lập bảng thanh toán lương.
Bảng thanh toán lương được lập thành hai bảng:
+ Bảng 1: gởi cho kế toán thanh toán để viết phiếu chi trả tiền lương cho công nhân viên .
+ Bảng 2: là căn cứ lập bảng kê số 4 và sổ chi tiết nhân công trực tiếp.
Cuối tháng, dựa vào các chứng từ trên, kế toán làm căn cứ lập nhật ký chứng từ số 7 và chuyển cho kế toán tổng hợp để phản ánh vào ô bàn cờ. Ô bàn cờ này được đối chiếu bảng tổng hợp do kế toán lập dựa trên sổ chi tiết.
Các khoản trích theo lương
Kế toán thanh toán
Phiếu chi
Biên bản nghiệm thu tiền lương theo sản phẩm
Bảng tính lương căn bản
Bảng thanh toán BHXH
Công ty
Danh sách số lượng nhân sự
Kế toán tiền lương
Sổ chi tiết
Bảng kê số 4
NKCT số 7
Kế toán tổng hợp
Bảng tổng hợp
Ô bàn cờ
: Đối chiếu
: Ghi cuối tháng
: Ghi hàng ngày
Ghi chú:
Giải thích:
Căn cứ vào bảng nghiệm thu tiền lương theo sản phẩm, danh sách số lượng nhân sự do xí nghiệp chuyển lên cho công ty.
Công ty lập bảng tính lương cơ bản và bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. Bảng này được lập thành 2 liên:
+ 1 liên gởi bộ phận kế toán thanh toán lập phiếu chi.
+ 1 liên chuyển kế toán tiền lương để làm căn cứ lập sổ chi tiết và bảng kê số 4.
Cuối tháng dựa vào bảng thanh toán BHXH, bảng kê số 4, sổ chi tiết kế toán tiền lương lên nhật ký chứng từ số 7.
Nhật ký chứng từ số 7 được chuyển cho kế toán tổng hợp để phản ánh lên ô bàn cờ. Ô bàn cờ này được đối chiếu với bảng tổng hợp do kế toán lập dựa trên sổ chi tiết
4.2.2.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để hạch toán
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận trực tiếp sản xuất và gián tiếp trong phân xưởng.
TK 334 : Tiền lương phải trả cho công nhân.
TK 338 : Các khoản phải trả khác.
4.2.2.4 Phương pháp hạch toán CPNCTT
Căn cứ vào bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn thành phẩm và đơn giá từng loại sản phẩm ta có tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng 03/2007 là:
Nợ TK 622 631.698.000
Có TK 334 631.698.000
Tháng 03/2007 xí nghiệp có tổng quỹ lương là 631.698.000đ. Trong đó lương căn bản là 60.930.824đ
è Các khoản trích theo lương theo qui định:
– Bảo hiểm xã hội: 15% × 60.930.824 = 9.139.624 đ
– Bảo hiểm y tế: 2% × 60.930.824 = 1.218.616 đ
– Kinh phí công đoàn: 2% × 631.698.000 = 12.633.960 đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 622 22.992.200
Có TK 3382 9.139.624
Có TK 3383 1.218.616
Có TK 3384 12.633.960
Cuối tháng, tổng hợp và kết chuyển CPNCTT vào tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” để xác định giá thành:
Nợ TK 154 654.690.200
Có TK 622 654.690.200
Sau khi cập nhật xử lý số liệu, chứng từ cần thiết vào nhật ký chứng từ. Cuối tháng, kế toán vào các tài khoản có liên quan và lên sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp.
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/03/2007 đến ngày 31/03/2007
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
SỐ
NGÀY
NỢ
CÓ
Dư đầu kỳ
Tổng phát sinh
654.690.200
654.690.200
Dư cuối kỳ
Chi phí SXKD dở dang
154
654.690.200
Phải trả công nhân viên
334
631.698.000
BHXH, BHYT, KPCĐ
338
22.992.200
Ngày … tháng …. năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
4.2.2.5 Sơ đồ tổng hợp CPNCTT
334
154
622
631.698.000
654.690.200
Tiền lương trong kỳ
K/C CPNCTT để tính giá thành
22.992.200
338
Các khoản trích theo lương
Sản phẩm NPK (23-23-0):
– Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm NPK(23-23-0)
688 tấn × 68.500 đ/tấn = 46.784.000 đ
– Xí nghiệp tiến hành phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ đối với từng loại sản phẩm theo chi phí sản phẩm hoàn thành:
đ
Kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622 48.288.273
Có TK 334 46.784.000
Có TK 338 1.504.273
Cuối tháng, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm NPK (23-23-0):
Nợ TK 154 48.288.273
Có TK 622 48.288.273
4.2.3 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp phân bón An Lạc bao gồm chi phí phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định để theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất và theo dõi tình hình khấu hao tài sản cố định. Do đó, xí nghiệp phân thành chi phí phân xưởng và chi phí khấu hao tài sản cố định. Nội dung của chi phí sản xuất chung được trình bày như sau:
Chi phí phân xưởng
Là các khoản chi phí như tiền ăn ca, chi phí độc hại, …
Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ như: hóa đơn, phiếu ăn ca, biên bảng xác nhận độc hại,… kế toán tiến hành tập hợp chi phí quản lý phân xưởng và sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức thành phẩm hoàn thành nhập kho để hạch toán chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Công thức phân bổ chi phí phân xưởng cho từng sản phẩm:
Tổng chi phí phân xưởng
Chi phí phân xưởng cho từng loại sản phẩm
×
Tổng số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho
Số lượng thành phẩm sản phẩm đó nhập kho
=
Chi phí vật liệu
Những vật liệu, phụ tùng thay thế sử dụng để sửa chữa máy móc, thiết bị trong phân xưởng. Thủ kho xuất và theo dõi riêng khi phân xưởng cần. Đến cuối tháng đề nghị phòng sản xuất kinh doanh làm phiếu xuất một lần và chuyển lên cho kế toán.
Chi phí dụng cụ sản xuất
Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động tại phân xưởng.
Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định tại xí nghiệp bao gồm các loại sau:
Nhà xưởng đang dùng trong xí nghiệp: văn phòng, kho thành phẩm, kho nguyên liệu, nhà xưởng sản xuất,…
Máy móc thiết bị: máy tạo hạt, máy nghiền nguyên liệu, máy trộn, máy nén khí, hệ thống sấy sản phẩm, dây chuyền sản xuất, …
Phương tiện vận tải phục vụ cho việc đi lại, sản xuất: xe nâng, xe bồn, xe du lịch, xe con, xe máy, …
Thiết bị văn phòng: máy lạnh, máy vi tính, máy Fax, điện thoại, máy in, máy photo, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, …
Vì xí nghiệp phân bón An Lạc là đơn vị trực thuộc công ty Phân bón Miền Nam nên tài sản cố định do công ty trực tiếp quản lý.
Hàng năm công ty phân bổ mức khấu hao xuống cho xí nghiệp. Từ mức khấu hao công ty đưa xuống kế toán tiến hành phân bổ khấu hao cho từng quý. Sau khi tính được khấu hao cho từng quý, kế toán sẽ trích khấu hao cho từng tháng và hạch toán vào chi phí khấu hao trong tháng để tính giá thành. Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Công thức tính khấu hao như sau:
=
Nguyên giá
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao TSCĐ
Đối với tài sản đã qua thời gian sử dụng thì khấu hao sẽ được tính:
Giá trị còn lại của TSCĐ
Mức khấu hao trung bình hàng năm
Thời gian sử dụng còn lại
=
Sau khi tính tổng mức khấu hao cho cả năm, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao trong năm cho từng quý theo công thức:
Tổng mức khấu hao cho cả năm
Thời gian sử dụng còn lại
Mức khấu hao cho từng quý
4
=
Sau đó xí nghiệp trích khấu hao cho từng tháng theo công thức
3
Mức khấu hao từng quý
=
Mức khấu hao hàng tháng
Từ đó, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao này cho từng sản phẩm
Tổng thành phẩm hoàn thành
Chi phí khấu hao cho từng sản phẩm
Tổng mức khấu hao tháng
=
Thành phẩm hoàn thành của sản phẩm đó
×
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí văn phòng phẩm, tiền điện, nước, điện thoại…
Chi phí bằng tiền khác
Như chi phí tiếp khách, công tác phí…
4.2.3.1 Chứng từ sổ sách
– Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
– Phiếu chi.
– Phiếu xuất kho.
– Sổ cái tổng hợp.
4.2.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ
Thẻ
Sổ chi tiết
NKCT
Bảng kê số 5, 4
Ô bàn cờ
Kế toán TSCĐ
Kế toán tổng hợp
Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ
Sổ
: Đối chiếu
: Ghi cuối tháng
: Ghi hàng ngày
Bảng tổng hợp
4.2.3.3 Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản 627 có các cấp 2 như sau:
TK 6271 “Chi phí phân xưởng”
TK 6272 “Chi phí vật liệu”
TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”
Các tài khoản đối ứng: 111, 141, 331,… kế toán sử dụng các tài khoản này để phản ánh các chi phí tiền điện, nước, điện thoại, chi phí văn phòng, chi phí tiếp khách, tạm ứng,…
Tài khoản 336 dùng theo dõi các khoản trích khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay.
Ngoài ra xí nghiệp còn có chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định cho nên sẽ trích trước chi phí sửa chữa lớn đưa vào chi phí sản xuất chung. Nhưng đặc điểm của xí nghiệp là sản xuất theo mùa vụ nên những tháng có sản lượng tiêu thụ nhiều thì xí nghiệp trích trước chi phí sửa chữa lớn ở các tháng có sản lượng tiêu thụ ít. Kế toán sử dụng TK 335 để trích trước chi phí sửa chữa lớn.
4.2.3.4 Phương pháp hạch toán CPSXC
Về chi phí phân xưởng:
Tiền ăn giữa ca của công nhân tại phân xưởng là: 54.052.540 đ
Căn cứ vào phiếu chi kế toán hạch toán:
Nợ TK 6271 54.052.540
Có TK 1111 54.052.540
Về chi phí vật liệu
Trị giá vật liệu xuất sử dụng để sửa chữa TSCĐ tại phân xưởng trong tháng 03/2007 là 43.993.918 đ
Căn cứ vào bảng sử dụng vật tư kế toán tiến hành hạch toán chi phí vật liệu như sau:
Nợ TK 6272 43.993.918
Có TK 1527 43.993.918
Về chi phí khấu hao tài sản cố định:
Dựa vào bảng khấu hao tài sản cố định năm 2007 do công ty đưa xuống xí nghiệp phân bón An Lạc, tổng mức khấu hao quý 1 là 165.000.000 đ.
Mức khấu hao tính cho tháng 03/2007 là:
đ
Kế toán hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ như sau:
Nợ TK 6274 55.000.000
Có TK 336 55.000.000
Về chi phí dịch vụ mua ngoài:
Trong tháng 03/2007 tại xí nghiệp phát sinh các chi phí:
– Tiền điện, điện thoại, nước…: 59.490.377 đ
– Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất chưa thanh toán: 32.916.137 đ
Căn cứ vào hóa đơn và phiếu chi để thanh toán các chi phí điện, nước… kế toán tiến hành hạch toán chi phí sản xuất chung như sau:
Nợ TK 6277 92.406.514
Có TK 1111 59.490.377
Có TK 331 32.916.137
Về chi phí khác bằng tiền
– Chi phí tiếp khách: 27.837.000 đ
– Các khoản thanh toán tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác, hội họp, …: 45.847.531 đ
Kế toán ghi nhận:
Nợ TK 6278 73.684.531
Có TK 1111 27.837.000
Có TK 141 45.847.531
Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 03/2007:
Nợ TK 627 319.137.503
Có TK 111 141.379.917
Có TK 141 45.847.531
Có TK 152 43.993.918
Có TK 331 32.916.137
Có TK 336 55.000.000
Sau khi cập nhật xử lý số liệu, chứng từ cần thiết vào nhật ký chứng từ. Cuối tháng, kế toán vào các tài khoản có liên quan và lên sổ cái tài khoản CPSXC
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/03/2007 đến ngày 31/03/2007
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
TKĐƯ
SỐ TIỀN
SỐ
NGÀY
NỢ
CÓ
Dư đầu kỳ
Tổng phát sinh
319.137.503
319.137.503
Dư cuối kỳ
Tiền mặt
111
141.379.917
Tạm ứng
141
45.847.531
Nguyên liệu, vật liệu
152
43.993.918
Chi phí SXKDDD
154
319.137.503
Phải trả người bán
331
32.916.137
Phải trả nội bộ
336
55.000.000
Ngày … tháng …. năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
4.2.3.5 Sơ đồ tổng hợp CPSXC 154
627
111
141.379.917
Chi phí bằng tiền mặt
141
45.847.531
Thanh toán tạm ứng
K/C CPSXC để tính giá thành
319.137.503
152
43.993.918
Vật liệu sử dụng cho phân xưởng
331
32.916.137
DV mua ngoài chưa thanh toán
336
55.000.000
Khấu hao TSCĐ
ð Sản phẩm NPK (23-23-0):
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng sẽ được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo sản phẩm hoàn thành nhập kho.
– Chi phí phân xưởng:
54.052.540
×
688
=
3.536.407 đ
10.515,8
– Chi phí vật liệu:
43.993.918
×
688
=
3.536.407 đ
10.515,8
– Chi phí khấu hao TSCĐ:
55.000.000
×
688
=
3.598.395 đ
10.515,8
– Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí tiền điện:
59.490.377
×
688
=
3.892.179 đ
10.515,8
Chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán tiền:
32.916.137
×
688
=
2.153.550 đ
10.515,8
– Chi phí khác bằng tiền:
Chi phí tiếp khách:
27.837.000
×
688
=
1.821.246 đ
10.515,8
Thanh toán tạm ứng cho nhân viên công tác..:
45.847.531
×
688
=
2.999.591 đ
10.515,8
Kế toán hạch toán chi phí SXC tại xí nghiệp trong tháng 03/2007:
Nợ TK 627 20.879.686
Có TK 111 9.249.832
Có TK 141 2.999.591
Có TK 152 2.878.318
Có TK 331 2.153.550
Có TK 336 3.598.395
Cuối tháng, kết chuyển CPSXC của sản phẩm NPK (23-23-0) sang TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”:
Nợ TK 154 20.879.686
Có TK 627 20.879.686
4.3 Kế toán giá thành sản phẩm
4.3.1 Tập hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, kế toán giá thành căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ của từng tài khoản, kế toán tổng hợp chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sau đó kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong tháng.
4.3.1.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
4.3.1.2 Phương pháp tập hợp CPSX tại xí nghiệp
Trong tháng 03/2007 kế toán tập hợp CPSX phát sinh trong tháng như sau:
–Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 18.810.422.244 đ
– Chi phí nhân công trực tiếp: 654.690.200 đ
– Chi phí sản xuất chung: 319.137.503 đ
Kế toán ghi nhận:
Nợ TK 154 19.784.249.947
Có TK 621 18.810.422.244
Có TK 622 654.690.200
Có TK 627 319.137.503
154
155
621
627
Sơ đồ tập hợp CPSX
19.784.249.947
18.809.178.041
Giá thành sản phẩm nhập kho
CPNVLTT phát sinh
622
654.690.200
CPNCTT phát sinh
319.137.503
CPSXC phát sinh
4.3.1.4 Đối với từng loại sản phẩm
Xí nghiệp tiến hành tập hợp CPSX cho từng sản phẩm như sau:
- Đối với CPNVLTT: tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm
- Đối với CPNCTT:
+ Tiền lương thì tập hợp theo từng sản phẩm với cách tính là: đơn giá lương từng sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm đó hoàn thành nhập kho.
+ Các khoản trích theo lương tập hợp theo phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng số lượng sản phẩm theo sản lượng hoàn thành nhập kho.
- Đối với CPSXC: tập hợp theo phân xưởng, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Cụ thể sản phẩm NPK (23-23-0): CPSX được tập hợp và hạch toán như sau:
Nợ TK 154 1.619.316.909
Có TK 621 1.550.148.950
Có TK 622 48.288.273
Có TK 627 20.879.686
Tổng giá thành sản phẩm nhập kho sản phẩm NPK (23.23.0) trong tháng 03/2007 là: 1.638.556.064đ. Sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 155 1.619.316.909
Có TK 154 1.619.316.909
4.3.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Do quy trình công nghệ sản xuất tại xí nghiệp đơn giản, mỗi quy trình tạo ra sản phẩm chỉ mất khoảng 5 – 6 giờ trong khi một ca sản xuất là 8 giờ, nên sản phẩm dở dang được lấy đem quay ngược vào sản xuất lại tạo nên sản phẩm. Và toàn bộ sản phẩm nhập kho trong ngày. Do đó xí nghiệp không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang.
Các phế liệu thu hồi từ sản xuất được xí nghiệp nhập kho vào nguyên vật liệu chính và nó làm nguyên vật liệu cho quá trình tiếp theo. Xí nghiệp không hạch toán phần giảm trừ phần phế liệu này vào trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để làm giảm giá thành mà hạch toán làm giảm chi phí sản xuất chung.
Kế toán ở xí nghiệp hạch toán như sau:
Nợ 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
Có 627 “Chi phí sản xuất chung”
Trong tháng 03/2007 ở xí nghiệp có giá trị phế liệu nhưng chỉ được ghi nhận theo số lượng để theo dõi, đến cuối năm sẽ tính toán và tiến hành giảm trừ phần phế liệu này.
4.3.3 Tính giá thành sản phẩm
Xí nghiệp phân bón An Lạc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ chính là tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Sau khi hạch toán và tập hợp đầy đủ các khoản mục chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng sản phẩm, lập phiếu tính giá thành tổng hợp và giá thành của từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Trong tháng 03/2007 sau khi tập hợp CPSX, kế toán tính được giá thành các loại sản phẩm của xí nghiệp với CPSXDD đầu kỳ và cuối kỳ đều bằng không (0)
– Tổng giá thành sản phẩm nhập kho trong tháng:
0 + 19.784.249.947 + 0 = 19.784.249.947 đ
– Tổng giá thành sản phẩm NPK (23-23-0) hoàn thành nhập kho trong tháng:
0 + 1.619.316.909 + 0 = 1.619.316.909 đ
Sản phẩm NPK (23-23-0)
Trong kỳ sản phẩm NPK (23-23-0) hoàn thành 688 tấn. Vậy giá thành 1 tấn sản phẩm NPK (23-23-0) là:
Z(23-23-0) =
1.619.316.909 đ
= 2.353.658 đ/tấn
688 tấn
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TẠO THÀNH SẢN PHẨM
Từ ngày: 01/03/2007 đến ngày: 31/03/2007
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
ĐƠN GIÁ BÌNH QUÂN
TỔNG CHI PHÍ
LƯỢNG
GIÁ TRỊ
A. CHI PHÍ VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
18.810.422.244
1. Nguyên vật liệu chính
18.119.918.482
1.01. DAP
3.136.846,08
2.682,99
8.416.126.657
1.02. UREA
2.369.817,25
2.219,12
5.258.908.864
1.03. SA
1.260.706,40
398,58
502.492.356
1.04. KCL
2.299.855,90
1.249,58
2.873.853.933
1.05. Super lân 16,5%
906.415,98
181,70
164.695.784
1.06. Cao lanh
219.043,96
4.078,82
893.440.894
1.07. Than bùn
285.714,12
36,40
10.399.994
1.08. Phế liệu
488,56
2. Bao bì
570.964.096
2.01. Bao PP
2.161,91
210.210
454.454.331
2.02. Bao PE
11.541,33
10.095
116.509.764
3. Chi phí nhiên liệu
3.003,13
39.805
119.539.666
B. CHI PHÍ NHÂN CÔNG
654.690.200
1. Tiền lương
631.698.000
2. BHXH, BHYT, KPCĐ
22.992.200
C. CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
319.137.503
1. Chi phí phân xưởng
54.052.540
2. Chi phí vật liệu
43.993.918
3. Chi phí dụng cụ sản xuất
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định
55.000.000
5. Chi phí sửa chữa tài sản cố định
6. Chi phí xây dựng cơ bản
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài
92.406.514
8. Chi phí bằng tiền khác
73.684.531
TỔNG CỘNG
19.784.249.947
Ngày.…..tháng…...năm…..
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ tại xí nghiệp phân bón An Lạc)
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
SỔ CHI PHÍ GIÁ THÀNH
Tháng 03 năm 2007
Tên sản phẩm
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng chi phí
NVLTT
NCTT
SXC
Phân NPK 10.10.0
9.643.807
637.997
273.135
10.554.939
Phân NPK 10.10.5
636.347.279
35.518.726
15.219.713
687.085.718
Phân NPK 11.11.22
84.397.252
2.663.987
1.304.980
88.366.219
Phân NPK 12.6.9
144.181.992
7.649.063
3.277.625
155.108.680
Phân NPK 14.7.14
8.755.678
343.498
151.742
9.250.918
Phân NPK 14.8.6
1.200.072.037
59.101.611
25.325.724
1.284.499.372
Phân NPK 14.9.9.6
5.111.147
211.899
91.045
5.414.091
Phân NPK 15.10.0
1.042.716.771
47.949.706
23.580.692
1.114.247.169
Phân NPK 15.10.15
81.867.059
2.771.587
1.320.155
85.958.801
Phân NPK 15.10.5.10S
2.376.337.115
111.296.456
47.692.480
2.535.326.051
Phân NPK 15.15.15
101.744.606
2.904.186
1.487.071
106.135.863
Phân NPK 15.15.20
217.459.301
5.884.971
3.307.974
226.652.246
Phân NPK 16.16.0
9.846.463
423.798
182.090
10.452.351
Phân NPK 16.16.8
1.897.308.965
53.448.524
30.196.639
1.980.954.128
Phân NPK 16.6.16
8.909.725
323.498
151.742
9.384.965
Phân NPK 16.8.12
383.934.136
15.092.226
6.813.211
405.839.573
Phân NPK 16.8.16
131.290.867
1.258.694
606.968
133.156.529
Phân NPK 18.8.8.6S
192.252.371
8.186.325
3.596.283
204.034.979
Phân NPK 20.0.10
363.773.032
17.298.116
7.435.353
388.506.501
Phân NPK 20.10.0
15.522.408
708.296
303.484
16.534.188
Phân NPK 20.10.10
34.596.849
1.111.095
546.271
36.254.215
Phân NPK 20.10.15
241.676.969
9.029.356
4.855.741
255.562.066
Phân NPK 20.10.5
69.422.973
2.487.388
1.122.890
73.033.251
Phân NPK 20.15.15.7
568.969.443
13.440.434
7.845.056
590.254.933
Phân NPK 20.15.20
188.209.924
3.549.183
2.306.477
194.065.584
Phân NPK 20.15.7
694.897.304
20.680.699
10.379.146
725.957.149
Phân NPK 20.20.0
851.848.282
26.744.569
12.807.017
891.399.868
Phân NPK 20.20.15.5S
3.894.486.700
82.003.499
47.146.210
4.023.636.409
Phân NPK 23.23.0
1.550.148.950
48.288.273
20.879.686
1.619.316.909
Phân NPK 24.8.12
43.705.781
1.167.394
637.316
45.510.491
Phân NPK 25.25.5
227.252.184
3.992.280
2.609.961
233.854.425
Phân ANL COMIX003
52.414.549
5.878.971
2.518.916
60.812.436
Phân chuyên dùng L1
177.141.892
5.140.675
2.579.612
184.862.179
Phân chuyên dùng L2
238.088.067
9.210.255
4.157.728
251.456.050
Phân chuyên dùng L3
258.432.537
8.312.059
4.203.251
270.947.847
Phân chuyên dùng AT1
40.101.295
1.323.994
591.793
42.017.082
Phân chuyên dùng AT2
43.031.231
1.431.593
652.490
45.115.314
Phân chuyên dùng AT3
46.131.869
1.586.192
743.535
48.461.596
Phân chuyên dùng BA1
5.879.508
186.000
91.045
6.156.553
Phân chuyên dùng BA2
166.911.903
6.302.769
2.701.006
175.915.678
Phân chuyên dùng BA3
119.432.291
3.841.681
1.942.296
125.216.268
Lân hữu cơ
31.536.577
4.673.277
2.002.993
38.212.847
Phân lân Super P
245.597.512
14.276.331
10.773.675
270.647.518
Phân Kali 30
109.035.643
6.359.069
2.725.285
118.119.997
Tổng cộng
18.810.422.244
654.690.200
319.137.503
19.784.249.947
Ngày… tháng… năm….
Kế toán ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám Đốc
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ tại xí nghiệp phân bón An Lạc)
XÍ NGHIỆP PHÂN BÓN AN LẠC
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TẠO THÀNH SẢN PHẨM
SẢN PHẨM: PHÂN BÓN NPK 23.23.0
Từ ngày: 01/03/2007 đến ngày: 31/03/2007
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
ĐƠN GIÁ BÌNH QUÂN
TỔNG CHI PHÍ
LƯỢNG
GIÁ TRỊ
A. CHI PHÍ VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
1.550.148.950
1. Nguyên vật liệu chính
1.505.528.026
1.01. DAP
3.136.846,08
318,20
998.144.422
1.02. UREA
2.369.817,25
192,64
456.521.596
1.03. Cao lanh
219.043,96
232,20
50.862.008
2. Bao bì
36.362.312
2.01. Bao PP
2.162
13.830,00
29.899.165
2.02. Bao PE
11.541,33
560,00
6.463.147
3. Chi phí nhiên liệu
3.003,13
2.750,00
8.258.613
B. CHI PHÍ NHÂN CÔNG
48.288.273
1. Tiền lương
46.784.000
2. BHXH, BHYT, KPCĐ
1.504.273
C. CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
20.879.686
1. Chi phí phân xưởng
3.536.407
2. Chi phí vật liệu
2.878.318
3. Chi phí dụng cụ sản xuất
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định
3.598.395
5. Chi phí sửa chữa tài sản cố định
6. Chi phí xây dựng cơ bản
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài
6.045.729
8. Chi phí bằng tiền khác
4.820.837
TỔNG CỘNG
1.619.316.909
Ngày.…..tháng…...năm…..
NGƯỜI LẬP BIỂU
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ tại xí nghiệp phân bón An Lạc)
CHƯƠNG V: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
5.1: NHẬN XÉT
5.1.1 Ưu điểm
Nhận xét chung về công ty:
Công ty Phân Bón Miền Nam hoạt động với thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình năng động của một đội ngũ công nhân viên kế toán giàu kinh nghiệm.
Với lợi thế là một doanh nghiệp nhà nước, sản xuất phân bón lớn nhất miền Nam cùng với nhiều chính sách bán hàng ưu đãi, sản phẩm công ty luôn được cải tiến về mẫu mã, nâng cao chất lượng và giá cả hợp lý đã tạo được niềm tin và uy tín cho người tiêu dùng.
Nhận xét chung về xí nghiệp An Lạc:
Xí nghiệp phân bón An Lạc là một đơn vị trực thuộc của công ty Phân Bón Miền Nam. Về mặt pháp lý, xí nghiệp chịu sự quản lý, chỉ đạo và định hướng chung của công ty. Do đó xí nghiệp không có tư cách pháp nhân, quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp gắn liền với tình hình hoạt động và sự lớn mạnh của công ty. Tuy nhiên, xí nghiệp được quyền tự quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh mặt hàng phân bón hóa học, cũng như được quyền hạch toán độc lập toàn bộ các chi phí sản xuất kinh doanh theo từng khoản mục rõ ràng, cụ thể. Điều này rất tốt và hợp lý vì như thế sẽ nâng cao trách nhiệm của xí nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ thành phẩm.
Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tận tâm với công việc. Ban giám đốc cũng như ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, sắp xếp công việc phù hợp với trình độ của nhân viên mình, luôn quan tâm, giúp đỡ nhân viên hoàn thành tốt công tác, điều này đã giúp cho công ty cũng như xí nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Xí nghiệp hạch toán kế toán theo đúng qui định ban hành của Bộ tài chính. Sử dụng hệ thống sổ sách rõ ràng, dễ hiểu và được chi tiết hóa phù hợp với đặc điểm sản xuất và yêu cầu của cơ quan cấp trên, giúp cho việc hạch toán, theo dõi quản lý tiện lợi, nhanh chóng.
Phương pháp kế toán đơn giản, áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Tiếp cận với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng, phần mềm rất ưu việt trong tính toán và xử lý, đạt hiệu quả cao. Chương trình kế toán trên máy vi tính đã giúp nhân viên kế toán hoàn thành công việc cập nhật sổ sách kế toán đơn gián hơn, chính xác, nhanh chóng, kịp thời giúp việc lập báo cáo theo đúng quy định. Có thể tránh được tối đa các sai sót và tiết kiệm được thời gian.
Việc lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thích hợp với tổ chức sản xuất, đặc điểm từng loại sản phẩm, giúp cho việc hạch toán đầy đủ, chính xác.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công ty.
Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm, số lượng, chủng loại sản phẩm đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ.
Hàng tháng, hàng quý, các đơn vị trực thuộc phải gửi các báo cáo cần thiết lên phòng kế toán của công ty để phục vụ cho việc tập hợp, kiểm tra số liệu. Công ty đã ban hành các mẫu biểu bắt buộc các đơn vị phải làm đúng để công việc kế toán tại công ty dễ dàng, thuận lợi hơn. Như vậy, việc hạch toán ghi sổ kế toán giữa công ty và các đơn vị sẽ theo một nguyên tắc chung, thống nhất về hình thức và nội dung.
5.1.2 Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm trên việc tổ chức công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Giá trị phế liệu thu hồi được hạch toán làm giảm CPSXC. Điều này làm việc tập hợp chi phí theo các khoản mục không chính xác và không đúng với qui định của nhà nước. Chẳng hạng khi xác định được giá trị phế liệu thu hồi, kế toán tại xí nghiệp đã hạch toán:
Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Để việc tính giá thành sản phẩm chính xác, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xí nghiệp nên ghi nhận phần phế liệu thu hồi vào tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” để làm giảm giá thành. Xí nghiệp nên ghi:
Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
Có TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
Ngoài ra, đối với ngu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT18.doc