Tài liệu Đề tài Tổng quan giới thiệu chung về tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam: Phần I
Giới thiệu chung về tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
I. Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Giai đoạn từ 1980 đến 1990
Những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp cao. Để giải quyết vấn đề thất nghiệp, Nhà nước đã hợp tác với các nước Đông Âu và Liên Xô, đưa người lao động Việt Nam sang các nước đó làm việc. Trong bối cảnh đó, vào năm 1982 Bộ Xây Dựng đã chủ trương đưa các đơn vị thi công xây dựng đi làm việc ở nước ngoài. Với chủ trương đó, tổ chức thi công xây dựng đầu tiên của Việt Nam ở nước ngoài được thành lập ở Askhabat thuộc nước Cộng hoà Tuôcmênia, Liên Xô cũ. Sau đó các đơn vị thi công xây dựng khác được thành lập ở một loạt các nước Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Algeria, Irag và một số nước Đông Âu khác.
Sau đó 3 năm, năm 1985 số người lao động Việt Nam làm việc ở các công ty xây dựng ở nước ngoài đã tăng lên rất nhanh. Tại Algeria có hơn 1200 CBCN tại Bulgaria có trên 3500 CBCN thuộc 6 công ty...
40 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan giới thiệu chung về tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Giới thiệu chung về tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
I. Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Giai đoạn từ 1980 đến 1990
Những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp cao. Để giải quyết vấn đề thất nghiệp, Nhà nước đã hợp tác với các nước Đông Âu và Liên Xô, đưa người lao động Việt Nam sang các nước đó làm việc. Trong bối cảnh đó, vào năm 1982 Bộ Xây Dựng đã chủ trương đưa các đơn vị thi công xây dựng đi làm việc ở nước ngoài. Với chủ trương đó, tổ chức thi công xây dựng đầu tiên của Việt Nam ở nước ngoài được thành lập ở Askhabat thuộc nước Cộng hoà Tuôcmênia, Liên Xô cũ. Sau đó các đơn vị thi công xây dựng khác được thành lập ở một loạt các nước Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Algeria, Irag và một số nước Đông Âu khác.
Sau đó 3 năm, năm 1985 số người lao động Việt Nam làm việc ở các công ty xây dựng ở nước ngoài đã tăng lên rất nhanh. Tại Algeria có hơn 1200 CBCN tại Bulgaria có trên 3500 CBCN thuộc 6 công ty, tại Liên Xô có hơn 1500 CBCN làm việc tại công ty VINAVLASTROL, tại Irag có gần 6000 CBCN thuộc 4 công ty.
Với sự hình thành và phát triển rất nhanh của các công ty xây dựng ở nước ngoài, tháng 3 năm 1988 Bộ Xây Dựng đã quyết định thành lập Ban quản lý Hợp tác lao động và xây dựng nước ngoài. Và sau đó để phù hợp với các chức năng nhiệm vụ được giao, với việc chuyển hẳn sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1118/BXD-TCLĐ ngày 27/09/1988 chuyển Ban quản lý Hợp tác lao động và xây dựng nước ngoài thành công ty Dịch vụ và xây dựng nước ngoài, tên giao dịch quốc tế là VINACONEX.
2. Từ năm 1990 đến nay
Đến năm 1990, số lượng CBCN ở nước ngoài đã lên tới 13000 người, làm việc trong 15 công ty và xí nghiệp xây dựng. Thời gian những năm đầu thập kỷ 90 tình hình chính trị thế giới có những biến động to lớn. Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ và chiến tranh Irag xảy ra đã làm cho VINACONEX mất hết thị trường ở nước ngoài. Đại bộ phận lực lượng lao động xây dựng của VINACONEX ở nước ngoài phải rút về nước. Đúng vào thời kỳ đó nền kinh tế nước ta chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, phần lớn các công ty, xí nghiệp xây dựng không còn nhận được kế hoạch Nhà nước giao, không còn được Nhà nước bao cấp như trước nữa. Hàng nghìn cán bộ công nhân xây dựng phải tự lo sản xuất, tự kiếm việc làm, mở thêm nghề phụ và một phần không ít đã phải nghỉ việc chế độ. Do không còn được bao cấp nên đại bộ phận lao động từ nước ngoài hồi hương không được tiếp nhận trở lại đơn vị cũ. Trước tình hình đó, ngày 10/08/1991 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 432/BXD-TCLĐ chuyển công ty Dịch vụ và xây dựng nước ngoài thành Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX.
Tổng công ty VINACONEX lúc đó có nhiệm vụ thu nạp hết số lao động từ nước ngoài trở về. Để làm được việc này, VINACONEX đã xin thành lập 4 công ty. Lãnh đạo 4 công ty này chính là những cán bộ quản lý, những giám đốc, phó giám đốc các công ty xây dựng ở nước ngoài trở về nước. Cùng với lực lượng các kỹ sư xây dựng, các công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và có đủ ở các ngành nghề, các công ty mới thành lập đã có được một nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên cả 4 công ty này đều có một đặc điểm nổi bật đó là không có xe máy thiết bị, công cụ thi công, không được cấp vốn cố định và vốn lưu động, không được cấp trụ sở làm việc.
Trước tình hình đó, Tổng công ty vừa gấp rút ổn định tổ chức vừa đẩy mạnh hoạt động xây lắp, kinh doanh trong nước… Vì vậy trong giai đoạn từ 1992 đến 1994 các lĩnh vực chủ yếu của Tổng công ty là xây lắp, xuất khẩu lao động và kinh doanh xuất nhập khẩu. Phát huy những thuận lợi của Tổng công ty: có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ để đưa ra nước ngoài làm việc, được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến quốc tế cùng với sự năng động, nhạy bén tiếp xúc thị trường mới, từ năm 1990 Tổng công ty đã ký được nhiều hợp đồng xây dựng công nghiệp và dân dụng lớn trong phạm vi cả nước, đưa một lực lượng lớn kỹ sư và công nhân ra nước ngoài làm việc, đẩy mạnh xuất nhập khẩu vật tư-xe máy-thiết bị, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích lũy của đơn vị.
Bước sang năm 1995, Tổng công ty đã đạt được doanh thu trên 1000 tỷ đồng, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 49 tỷ đồng và trở thành một trong số những doanh nghiệp thành đạt của Việt Nam. Cũng trong năm, 1995 Tổng công ty có nhiều thay đổi lớn: công tác tổ chức và xây dựng lực lượng được củng cố và tăng cường thêm một bước.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Xây Dựng đã có quyết định số 275/BXD-TCLĐ ngày 15/04/1995 chuyển một số doanh nghiệp trực thuôc Bộ Xây Dựng sang trực thuộc Tổng công ty VINACONEX gồm: Xí nghiệp liên hợp xây dựng số 1, số 2, các công ty xây dựng số 5, số 8, số 9. Tất cà 5 đơn vị với tổng số cán bộ công nhân viên được bổ sung là 5261 người. Hầu hết các đơn vị thành viên mới đều có bề dày lịch sử từ 20 đến 25 năm xây dựng và phát triển. Tuy nhiên khi gia nhập Tổng công ty, các đơn vị này cũng đang trong tình trạng rất khó khăn: xe máy thiết bị thi công đã rệu rã, số người không đủ việc làm quá lớn.
Tiếp đó, thực hiện việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước quy mô cấp tổng công ty, Bộ Xây Dựng được uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 về việc thành lập lại Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX với chức năng nhiệm vụ lớn hơn.
Để thực hiện các nhiệm vụ mới được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình xây dựng quy mô lớn trong cả nước, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả, Tổng công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hoá trong ngành xây dựng, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Trong những năm gần đây, Tổng công ty đã mở rộng quan hệ liên doanh, hợp doanh với các nhà thầu xây dựng lớn, với các hãng kinh doanh nước ngoài, với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất phát triển ở trong nước.
Ngoài ra Tổng công ty cũng đã thiết lập các liên doanh về sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thông qua ca hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư vốn vào các công ty cổ phần, công ty TNHH, Tổng công ty ngày càng hoà nhập vào các thị trường xây dựng và xuất nhập khẩu quốc tế, vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đào tạo được một đội ngũ kỹ sư và cán bộ thông thạo nghiệp vụ có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất theo các quy trình công nghệ tiên tiến.
Về lĩnh vực đầu tư, Tổng công ty đã và đang triển khai các dự án như BOT, BT, BO về cấp nước cho khu công nghiệp Dung Quất, khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp và khu đô thị Nghi Sơn – Thanh Hoá, các dự án khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính Hà Nội, dự án Plaza Tràng Tiền Hà Nội… bằng nội lực của chính doanh nghiệp.
Về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý, Tổng công ty đã triển khai ở Tổng công ty và 6 đơn vị thành viên và đã được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000. Bốn năm liền 1997, 1998, 1999, 2000 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Đến nay, Tổng công ty VINACONEX đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây lắp, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, Đầu tư dự án và kinh doanh; dịch vụ khách sạn, du lịch lữ hành,… hoạt động ở cả trong và ngoài nước, trở thành một Tổng công ty mạnh của Bộ Xây Dựng.
II. Các lĩnh vực đầu tư của VINACONEX.
Phát triển đô thị mới và bất động sản
Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp
Hạ tầng kỹ thuật và khu công nghiệp
Đầu tư sản xuất công nghiệp
- Xi măng
- Kính dán cao cấp
- Gạch ốp lát cao cấp
- Cờ kiện bê tông dự ứng lực cao cấp
- Sản phẩm trang trí nội thất
- Đá xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác
- Thuỷ điện
- Nhiệt điện
- Năng lượng gió
- Cấp nước sạch
- Sản xuất nhôm định hình, thép
- Đường ống và phụ kiện nghành nước
- Hàng tiêu dùng
- …
III. Nhiệm vụ chính của VINACONEX
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh xây dựng và xuất nhập khẩu xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nghành Xây dựng của Nhà nước, bao gồm các lĩnh vực xuất nhập khẩu lao động, vật tư thiết bị công nghệ xây dựng, thi công xây lắp, các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, bưu điện, nền móng và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện, kinh doanh phát triển nhà, kinh doanh khách sạn, du lịch, tư vấn đầu tư và xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu Xây dựng và các nghành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật, liên doanh liên kết với các tổ chưc kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước,.
* Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
* Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong Tổng công ty.
IV- Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty VINACONEX và chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận
1. Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty
- Quyết định các chủ trương của Tổng công ty
- Xem xét và phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty.
- Xem xét phê duyệt:
+ Các dự án đầu tư.
+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
+ Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu.
+ Quyết toán vốn đầu tư.
- Riêng dự án nhóm A thì cấp phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng (khi được uỷ quyền).
- Chỉ đạo toàn Tổng công ty thực hiện đầu tư.
- Thanh tra công tác đầu tư của toàn Tổng công ty.
2. Hội đồng tư vấn đầu tư
- Hội đồng tư vấn đầu tư bao gồm: thành viên HĐQT, các Phó tổng giám đốc, đại diện thường vụ Đảng uỷ, Công đoàn Tổng công ty, kế toán trưởng, các trưởng phòng Đầu tư, Kế hoạch, Pháp chế, và các phòng ban khác có liên quan đến dự án, Thủ trưởng đơn vị trình dự án đầu tư, Một số chuyên viên kinh tế, kỹ thuật của Tổng công ty (được mời khi cần thiết), Chuyên gia kinh tế, kỹ thuật ngoài Tổng công ty (được mời khi có yêu cầu của từng dự án cụ thể).
- Hội đồng tư vấn đầu tư có trách nhiệm xem xét và tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các dự án đầu tư sau khi dự án đó được HĐQT đồng ý chủ trương đầu tư để HĐQT Tổng công ty xem xét quyết định đầu tư.
- Nội dung xem xét như sau:
+ Xem xét dự án đầu tư có phù hợp với các điều kiện quy định của pháp luật về quy hoạch, lãnh thổ, khai thác tài nguyên khoáng sản;
+ Xem xét các vấn đề kỹ thuật của dự án về công nghệ, quy mô sản xuất, phương án kiến trúc, quy chuẩn xây dựng;
+ Xem xét dự án có phù hợp về sử dụng đất đai, môi trường và boả vệ sinh thái, phòng chống cháy nổ , an toàn lao động và vấn đề xã hội khác;
+ Xem xét về vấn đề thị trường, giá cả, tiếp thị nguồn cung ứng nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và vấn đề kinh tế của dự án;
- Riêng đối với dự án từ 500 triệu trở xuống thì phòng Đầu tư trình dự án lên HĐQT phê duyệt không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
3. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty
- Đề xuất các chủ trương đầu tư của toàn Tổng công ty. Báo cáo chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn trước Hội đồng quản trị.
- Xây dựng để trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty.
- Xem xét các dự án đầu tư trước khi trình Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định đầu tư.
- Đề xuất về nội dung dự án, khả năng về tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
- Tổ chức chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư đã được Hội đồng quản trị phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.
- Kiểm tra và giám sát công tác thực hiện đầu tư của toàn Tổng công ty.
- Quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn vị thay mặt Tổng công ty làm Chủ đầu tư thực hiện các dự án hoặc thi công công trình và các quyết định tổ chức thực hiện đầu tư theo thẩm quyền.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Ký và phê duyệt thanh quyết toán các dự án đầu tư (trừ tổng quyết toán).
4. Phòng Đầu tư
a. Công tác kế hoạch:
- Lập kế hoạch đầu tư, dự kiến các nguồn vốn đầu tư hàng năm của Tổng công ty.
- Thường xuyên báo cáo tiến độ, tình hình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các Dự án cho lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước khác theo quy định.
- Tổng hợp chung tình hình đầu tư của Tổng công ty.
b. Công tác tham mưu:
- Chủ động đề xuất các ý tưởng đầu tư mới, báo cáo lên Lãnh đạo Tổng công ty.
- Đề xuất góp ý các chủ trương, chiến lược đầu tư của Tổng công ty.
- Đề xuất các quy trình thực hiện, phương pháp thực hiện công tác đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những quy định của Nhà nước về đầu tư để phục vụ công tác đầu tư của Tổng công ty.
- Góp ý kiến các văn bản đầu tư của Nhà nước khi được yêu cầu.
c. Công tác quản lý đầu tư:
- Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều sâu... của toàn Tổng công ty.
- Theo dõi và phối hợp với Ban quản lý của các Dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành đưa Dự án vào khai thác sử dụng.
- Theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầu tư các Dự án theo đúng quy định quản lý đầu tư và xây dựng cũng như Quy trình đầu tư của Tổng công ty ban hành.
- Tập hợp ý kiến soạn thảo các quy chế, quy trình của Tổng công ty phục vụ công tác quản lý đầu tư của Tổng công ty.
- Đề xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư, theo dõi tình hình đầu tư của Tổng công ty.
- Cập nhật và cung cấp đầy đủ, hướng dẫn kịp thời các quy định đầu tư mới của Nhà nước đến các đơnvị thành viên trong Tổng công ty làm cơ sở thực hiện.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của Tổng công ty.
d. Công tác thực hiện:
- Đối với các Dự án đầu tư thuộc nhóm A và B: Tiếp nhận các dự kiến, chủ trương của Lãnh đạo Tổng công ty, nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, xem xét khả năng huy động các nguồn vốn... để tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty có kết luận quyết định chủ trương đầu tư (thông qua các số liệu phân tích kinh tế, ý kiến chuyên gia...).
- Khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và lập kế hoạch đầu tư và báo cáo trình Hội đồng quản trị Tổng công ty.
- Tiến hành xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư về dự án. Đối với các dự án đầu tư mới dưới 500 triệu sau khi có đồng ý chủ trương đầu tư của Hội đồng quản trị, phòng Đầu tư Tổng công ty sẽ trực tiếp xin ý kiến lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt Báo cáo đầu tư mà không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
- Sau khi có quyết định đầu tư của Lãnh đạo Tổng công ty thì tuỳ theo quy mô đầu tư mà tiến hành hai bước Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi, đảm bảo các yêu cầu của Quy chế đầu tư và xây dựng.
- Lập Dự án:
+ Tự tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án do Tổng công ty làm Chủ đầu tư trong điều kiện cho phép về nhân sự và cơ sở vật chất.
+ Xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty trong việc thuê chuyên gia phối hợp hoặc thuê tổ chức tư vấn có chuyên môn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các Dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư trong trường hợp không tự tổ chức thực hiện được.
+ Hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hoặc thuê lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi cho các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên Tổng công ty.
- Thẩm định:
+ Thẩm định hoặc xin ý kiến Lãnh đạo Tổng công ty để thuê thẩm định và thực hiện các thủ tục trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng và Quy trình đầu tư của Tổng công ty, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư xây dựng.
+ Làm đầu mối cho việc lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Lên kế hoạch và đề xuất nhân sự có năng lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập bộ phận thẩm định các Dự án đầu tư trực thuộc phòng Đầu tư.
- Phê duyệt:
+ Đối với các Dự án thuộc nhóm A, phòng Đầu tư phải chuẩn bị tờ trình lên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty để Chủ tịch Hội đồng quản trị ký trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt và sau khi Chủ tịch Hội đồng quản trị trình thì hoàn thiện hồ sơ Nghiên cứu tiền khả thi hoặc Nghiên cứu khả thi lên cấp có thẩm quyền quy định. Tuỳ theo tình hình thực tế công việc phòng Đầu tư có thể báo cáo Lãnh đạo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo để thành lập ban chuẩn bị Dự án (hoặc Ban Quản lý Dự án), Ban sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo Tổng công ty theo Quy chế hoạt động của Ban.
+ Đối với các Dự án thuộc nhóm B và C (theo phân cấp do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt), phòng Đầu tư phải chuẩn bị quyết định đầu tư theo các nội dung đã được quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư vào sổ nghị quyết đầu tư làm căn cứ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Làm đầu mối cho việc phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi, Nghiên cứu khả thi; thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chủ trì tổ chức các buổi báo cáo thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư của Tổng công ty.
- Chủ trì các cuộc hội thảo, hội nghị, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nhằm nâng cao kiến thức đầu tư của cán bộ Tổng công ty, thúc đẩy tiến trình đầu tư của Tổng công ty.
- Chủ động liên hệ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình triển khai các Dự án đầu tư nếu thấy cần thiết.
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.
e. Quyền hạn của phòng Đầu tư:
- Chủ động đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty những sáng kiến, biện pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Được sử dụng đúng mục đích và đúng quy định đối với các chi phí cần thiết và các trang thiết bị của Tổng công ty để giải quyết công việc.
- Được quyền góp ý vào các việc giải quyết công việc của các Phòng ban khác về đầu tư khi thấy có dấu hiệu trái pháp luật hoặc có ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty.
- Có quyền báo cáo Tổng công ty không thực hiện những nhiệm vụ được giao, khi nhiệm vụ ấy được coi là trái pháp luật, vi phạm chính sách của Nhà nước.
- Có quyền đề nghị phòng ban khác giúp đỡ phối hợp giải quyết công việc. Việc đề nghị phải được ghi bằng văn bản hoặc gặp trực tiếp.
- Sắp xếp, phân công việc đối với các nhân viên trong nội bộ phòng mình theo khả năng từng người, đảm bảo hiệu quả công việc.
f. Trách nhiệm của Phòng Đầu tư:
- Phục tùng và chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của phòng trước lãnh đạo Tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm phổ biến trong nội bộ Phòng đối với những quy định, quy chế, thông báo của Tổng công ty và Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện các quy định này.
- Cán bộ, công nhân viên trong phòng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tổng công ty nếu cố ý gây thiệt hại cho Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
- Nộp đầy đủ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ về hoạt động của phòng theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty.
5.Văn phòng
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận các công văn của cung cấp đơn vị trình lên Hội đồng quản trị.
- Kịp thời bố trí các phương tiện đi lại, làm việc khi ca phòng, ban trực thuộc Tổng công ty cần đi thực địa của dự án.
- Phối hợp với phòng Đầu tư hoặc các phòng ban chức năng của Tổng công ty để bố trí phòng họp và các thiết bị phục vụ cho cuộc họp về các dự án của Tổng công ty.
- Các công việc khác khi được phân công.
6. Phòng tổ chức - lao động
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trình Tổng giám đốc quyết định thành lập Ban quản lý đối với các dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư.
- Tổ chức tuyển chọn và sắp xếp nhân sự cho Ban quản lý và các dự án đầu tư đi vào vận hành sản xuất.
- Các công việc khác khi được phân công.
7. Phòng Tài chính – kế hoạch
- Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
- Chuẩn bị kế hoạch về nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn và hàng năm cho các dự án, cung cấp tài chính cho các dự án.
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trong việc kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của dự án đảm bảo cho dự án có đủ vốn để hoạt động và hoạt động an toàn và có hiệu quả.
- Kiểm tra và thanh toán các chi phí phục vụ dự án.
- Xem xét thẩm định các hồ sơ xin quyết toán của các dự án.
- Các công việc khác khi được phân công.
8. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty về công tác quản lý chất lượng công trình.
- Có trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án Tổng công ty phê duyệt khi được yêu cầu.
- Các công việc khác khi được phân công.
9. Phòng Pháp chế
Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung trình tự thực hiện dự án và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
Tham gia ý kiến đối với các hợp đồng kinh tế.
Cung cấp đầy đủ các tài liệu, các quy định của Nhà nước về đầu tư để phục vụ công tác đầu tư của Tổng công ty.
Tư vấn và giám sát về mặt pháp lý đối với ca dự án của toàn Tổng công ty.
Các công việc khác khi được phân công.
10.Ban quản lý dự án đầu tư
- Ban quản lý dự án đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập nhằm thực hiện chức năng Chủ đầu tư trong dự án đầu tư cụ thể.
- Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư được quy định bởi một quy chế riêng và tuân theo các quy định của quy chế nahỳ và các quy định khác của pháp luật.
- Các công việc khác khi được phân công.
11. Phòng Kinh doanh Tổng công ty
- Tham gia vào công tác đầu tư của Tổng công ty để giúp Tổng công ty lựa chọn đối tác cung cấp thiết bị, vật tư hợp lý nhất góp phần làm dự án nâng cao hiệu quả đồng thời nắm bắt được yêu cầu của dự án để tham gia cung ứng thiết bị vật tư cho dự án.
- Các công việc khác khi được phân công.
12. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty
- Các đơn vị thành viên khi đầu tư phải tuân theo các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quy trình đầu tư của Tổng công ty và quy chế đầu tư của Tổng công ty.
- Đề xuất các chủ trương đầu tư trình lên Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về tài chính, huy động vốn đối với các dự án của đơn vị mình.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Trình tự chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và các quy chế của Tổng công ty.
- Sau khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư để lấy ý kiến Hội đồng tư vấn đầu tư và trình Hội đồng quản trị Tổng công ty bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.
- Tiến hành các thủ tục về xin giao đất hoặc thuê đất, xin phép khai thác tài nguyên, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế…
- Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư được phê duyệt thì tiến hành tổ chức lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán và trình Hội đồng quản trị.
- Tổ chức đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị theo đúng quy chế đấu thầu
- Chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hợp đồng đối với các nhà thầu được lựa chọn.
- Tổ chức khởi công công trình bảo đảm chất lượng công trình và đưa công trình vào hoạt động phát huy được hiệu quả đầu tư.
- Sau khi đưa công trình vao hoạt động tiến hành quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước.
- Báo cáo quá trình đầu tư dự án thường xuyên hay đột xuất cho Tổng công ty theo quy định chung của Tổng công ty và của Nhà nước.
13. Các phòng, ban và các đơn vị khác
- Phối hợp với phòng Đầu tư và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty tham gia với chức năng của mình để dự án đầu tư của Tổng công ty triển khai được thuận lợi, bảo đảm an toàn và hiệu quả.
- Các công việc khác khi được phân công.
Phần II
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam.
I. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Mục tiêu chung của doanh nghiệp là: nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập với nền kinh tế khu vực, tăng trưởng phát triển với nhịp độ cao, bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở đó tích luỹ phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Trong giai đoạn 1998 – 2003, cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty đã có sự chuyển đổi như sau:
Xây lắp chiếm tỷ trọng 60,66% năm 2000 xuống còn 59% năm 2003
Sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng 2,23% năm 2000 lên 8,67% năm 2003.
Xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm tỷ trọng18,30% năm 2000, xuống còn 16% năm 2003.
Xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng 15,03% năm 2000, xuống còn 11,30% năm 2003.
- Hoạt động khác chiếm tỷ trọng 3,57% năm 2000 lên 4,7% năm 2003.
Giá trị sản xuất kinh doanh từ 1780 tỷ đồng vào năm 1998, 2321 tỷ đồng vào năm 2000 và 3200 tỷ đồng vào năm 2002
Năm 2003 là năm bản lề của việc thực hiện chiến lược đầu tư các dự án trọng điểm của Tổng Công ty. Là năm thực hiện kiên quyết hiệu quả nhất công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, đa sở hữu vốn trong doanh nghiệp theo tinh thần nghị quyết Trung ương 3, sự chuẩn bị chu đáo cho công tác đầu tư từ những năm trước cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của Tổng Công ty đã tạo ra điều kiện thuận lợi để Tổng Công ty thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2003 với các chỉ tiêu chính như sau:
+ Tổng giá trị SXKD đạt 4310 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch, 135% của năm 2002 trong đó
- Xây lắp đạt 2521 tỷ đồng, bằng 117 % kế hoạch, 125% của năm 2002
- Xuất nhập khẩu đạt 59,168 triệu USD, bằng 99% kế hoạch, 102% của năm 2002
+ Tổng doanh thu đạt 2400 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch, 400% của năm 2002
+ Tổng mức nộp ngân sách bằng 159.7 tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch, 131% của năm 2002
Như vậy các mục tiêu chủ yếu đến 2004 do Nghị quyết Đại hội giữa nhiệm kỳ Đảng bộ Tổng Công ty đặt ra đã được hoàn thành ngay vào năm 2002 và kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2003 đã vượt gần 1.5 lần so với Nghị quyết đề ra.
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị
Kế hoạch
năm 2003
Ước tính năm 2003
%TH/KH
I. Giá trị sản xuất kinh doanh
tr đồng
3600000
4310000
120%
1. GTSX xây lắp (kể cả khối lợng do A cấp vật t)
tr đồng
2160000
2521000
117%
2. GTSXCN-VLXD (giá CĐ 1994)
tr đồng
-
335000
GTSXCN-VLXD (giá hiện hành)
tr đồng
320000
20000
105%
3. Giá trị khảo sát thiết kế, quy hoạch XâY DÙNG
tr đồng
19000
11000
105%
Chia ra: *giá trị KSTK-QHXD công trình dân dụng
tr đồng
-
9000
*giá trị KSTK-QHXD công trình công nghiệp
tr đồng
-
510000
268%
4. Giá trị sản xuất kinh doanh khác
tr đồng
190000
400000
444%
Trong đó: *GTKD nhà, hạ tầng
tr đồng
90000
110000
110%
*GTKD khác
tr đồng
100000
110000
110%
II. Tổng kim ngạch XNK (ngoại tệ)
tr đồng
60000
59168
99%
Chia ra:*Nhập khẩu
tr đồng
33000
28259
86%
*Xuất khẩu
tr đồng
27000
30909
114%
Trong đó xuất khẩu lao động
tr đồng
23000
28937
126%
III. Tổng doanh thu (không kể thuế VAT)
tr đồng
100000
2400000
133%
1. Doanh thu thuần xây lắp
tr đồng
1800000
1720000
130%
2. Doanh thu thuần KSTK-QHXD
tr đồng
1320000
17500
IV. Tổng nộp ngân sách
tr đồng
52500
57200
109%
Trong đó:* Thuế GTGT
tr đồng
14500
11700
81%
Thuế thu nhập doanh nghiệp
tr đồng
16000
27700
1735%
Thuế xuất nhập khẩu
tr đồng
15400
16400
106%
Thuế khác
tr đồng
6600
1400
21%
V. Lợi nhuận trớc thuế
tr đồng
55000
200000
364%
Chia ra: *Lợi nhuận sản xuất kinh doanh
tr đồng
-
198000
*Lợi nhuận hoạt động tài chính
tr đồng
-
-
*Lợi nhuận hoạt động khác
tr đồng
-
2000
Qua tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 của Tổng Công ty và đơn vị thành viên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
1. Về chỉ tiêu sản lượng
Đây là một trong những chỉ tiêu chính phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty với tốc độ tăng trưởng 35%, thực hiện 120% so với kế hoạch đã được Bộ chấp nhận. Cơ cấu sản xuất kinh doanh đã có chuyển biến rõ rệt: Xây lắp từ chỗ chiếm trên 60% những năm trước đây, đến 2003 đã giảm còn 58%, sản xuất Công nghiệp và vật liệu xây dựng từ chỗ chỉ chiếm 4% năm 2002 đã tăng lên 7% năm 2003, xuất nhập khẩu: 21%, tư vấn và các nghành khác 14%.
2. Chỉ tiêu doanh thu
Tỷ trọng doanh thu trên sản lượng của Tổng Công ty năm qua đạt 56%, Toàn Tổng Công ty thực hiện 133% chỉ tiêu doanh thu theo kế hoạch đã đăng ký với Bộ Xây Dựng
Điều này phản ánh khả năng thanh toán, thu hồi vốn của doanh nghiệp tốt hơn và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn năm 2002.
3 Về chỉ tiêu lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu chất lượng phản ánh toàn diện hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ry và là yêu cầu sống còn của sự tăng trưởng.
Lợi nhuận toàn Công ty thực hiện năm 2003 bằng 5 năm trước cộng lại, đạt 364% chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tính chung cho cả Tổng Công ty đạt 8%. Đây là chỉ tiêu cao nhất từ trước tới nay.
Các chỉ tiêu khác đều vượt mức kế hoạch đặt ra.
II. Tình hình hoạt động đầu tư
1. Tình hình hoạt động đầu tư chung
Công tác đầu tư bắt đầu được chú trọng từ trước năm 1996. Thực hiện phương châm đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh, tăng cường đầu tư để nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới, tăng hàm lượng trí tuệ trong kết cấu sản phẩm, công tác đầu tư được chú trọng cả trong đầu tư mở rộng và trong đầu tư chiều sâu. Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng thông qua hoạt động đầu tư và cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đã từng bước phát triển.
Tổng công ty đã đầu tư vào ngành sản xuất bê tông bằng các trạm trộn bê tông hiện đại, đồng bộ từ khâu sản xuất, vận chuyển và bơm bê tông kết hợp với hệ thống ván khuôn thép hiện đại đã cho ra đời những sản phẩm bê tông tại chỗ được sử dụng và đánh giá cao tại các công trình: Đại sứ quán úc, khách sạn Mêlia,, khách sạn Guoman, khách sạn Hoàng Viên Quảng Bá, Hà Nội Tower…
Sau thành công của dự án đầu tư công trình H2 tại số 2 Láng Hạ, Tổng công ty đã xúc tiến đầu tư các dự án: Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, các dự án đầu tư nhà điều hành sản xuất của Công ty xây dựng số 1, số 3,… và nhiều dự án đầu tư chiều sâu khấc về năng lực thiết bị. Thông qua hoạt động đầu tư của giai đoạn này, năng lực sản xuất của Tổng công ty tăng lên rõ rệt, tạo điều kiện để Tổng công ty đứng vững và phát triển bền vững.
Động lực để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh là hoạt động đầu tư. Các hoạt động đầu tư được phát triển mạnh mẽ kể từ năm 1999. Sau khi có sự chuẩn bị từ giai đoạn trước, Tổng công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có một số dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng như: nhà máy nước Dung Quất giai đoạn I công suất 15000 m3/ngày tại Quảng Ngãi (1999), Trung tâm Thương mại Tràng Tiền cuối năm 2001, Nhà điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tại Đà Nẵng (năm 2002), tại TP Hồ Chí Minh (năm 2003), Nhà máy đá ốp lát cao cấp VINACONEX (năm 2003), Nhà máy kính an toàn (Công ty VINACONEX 7), Nhà máy gạch nung Thái Nguyên (Công ty VINACONEX 3), hàng chục các cơ sở sản xuất khai thác đá vật liệu xây dựng tại Xuân Hoà, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu (Công ty VIMECO), khu đô thị mới Trung Văn tại Hà Nội (Công ty VINACONEX 2) đã là những yếu tố làm tăng năng lực thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm của Tổng công ty.
Đến nay tuy tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty chưa lớn, song đã có chuyển biến rõ rệt. Từ chỗ sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng 2,23% năm 2000 lên 8,67% năm 2003, dự kiến sẽ tăng lên 25% vào năm 2010 (tương đương trên 150 triệu USD theo tỷ giá hiện tại). Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp bằng tăng cường công tác đầu tư, hệ thống sản phẩm sản xuất công nghiệp của Tổng công ty đã trở nên đa dạng hơn, trong những năm tới các sản phẩm này sẽ được xuất hiện nhiều hơn trên thị trường.
Đặc biệt việc thực hiện tốt dự án phát triển khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính và một số dự án phát triển đô thị khác của các doanh nghiệp thành viên đã khẳng định sự phát triển đúng hướng của công tác đầu tư, tạo thêm nguồn tài chính để phát triển Tổng công ty lớn mạnh và bền vững.
Cho đến thời điểm hiện nay Tổng công ty đã triển khai đầu tư hàng loạt dự án với tổng vốn đầu tư cho đến 2010 lên hàng tỷ USD như các dự án: xi măng Cẩm Phả, xi măng Yên Bình, thuỷ điện Lào Cai, dự án nhôm ở Hải Dương, dự án đường Láng – Hoà Lạc mở rộng,… Hoạt động đầu tư thực sự là động lực cho sự phát triển và tạo cơ sở vật chất cho Tổng công ty thực hiện hoài bão của mình.
Đối với lĩnh vực đầu tư mới, với mục tiêu đa sở hữu vốn và thu hút nguồn vốn đầu tư, đến thời điểm này, Tổng công ty đã thành lập mới 13 công ty cổ phần chuyên ngành có vốn chi phối của VINACONEX, sắp tới con số này sẽ còn thay đổi rất nhiều, do đó rất thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư.
Như vậy, đến hết năm 2003, Tổng công ty VINACONEX sẽ có 24 công ty cổ phần do VINACONEX chi phối trong đó: 14 công ty cổ phần hoá, 10 công ty cổ phần thành lập mới, ngoài ra còn góp vốn với 20 công ty cổ phần và liên doanh khác với vốn góp hàng trăm tỷ đồng.
Hàng loạt dự án đầu tư lớn của Tổng công ty đã, đang và sẽ hoàn thành từ nay đến năm 2005 và 2010 sẽ tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu và quy mô sản xuất kinh doanh do đầu tư hợp lý, kết hợp với việc hoàn thành cơ bản quá trình cổ phần hoávà sự đổi mới về mọi mặt sẽ hội tụ đủ thế và lực để Tổng công ty sớm trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, nâng cao vị thế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổng Công ty mạnh dạn nhưng thận trọng trong công tác đầu tư. Việc xây dựng chiến lược và thực hiện đầu tư phát triển của Tổng Công ty VINACONEX luôn bám sát vào 3 yếu tố: Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đường lối phát triển kinh tế; phân tích đánh giá sát thực nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường; năng lực doanh nghiệp. Công tác chỉ đạo quản lý đầu tư luôn được kiểm soát cao, đảm bảo đầu tư đúng tiến độ và hiệu quả.
Trong năm 2003, Tổng Công ty đã triển khai và thực hiện đầu tư hàng loạt các dự án. Do đẩy mạnh công tác đầu tư, bước đầu tỷ trọng giá trị sản xuất Công nghiệp của Tổng Công ty đã có chuyển biến rõ rệt, tăng từ 4% năm 2002 đã tăng lên 7% năm 2003, dự kiến sẽ tăng lên 25% vào năm 2010.
Đặc biệt thực hiện tốt dự án khu đô thị mới của Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên đã khẳng định sự phát triển đúng hướng của công tác đầu tư, tạo thêm nguồn tài chính để phát triển công ty lớn mạnh và bền vững.
*Tình hình chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong 3 năm 2001- 2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Các DAĐT hạ tầng khu CN và SXCN
tr đồng
84.998
266.78
497.46
2. Các DAĐT khu ĐT và nhà ở
Nt
226.768
393.14
1000.22
3. Các DAĐT chiều sâu trang thiết bị
Nt
96.462
139.38
130
4. Các DA khác (GTVT, cấp nước…)
Nt
10
53.33
399.85
5. Tổng vốn đầu tư thực hiện
Nt
418.228
852.63
2.027.530
Các dự án đầu tư vào khu đô thị và nhà ở được chiếm phần lớn trong tổng số vốn đầu tư thực hiện sau đó đến các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và sản xuất công nghiệp. Điều này cho thấy cơ cấu vốn đầu tư của Tổng Công ty hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
- Chuyển dịch cơ cấu sở hữu vốn qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Tài sản vốn Nhà nước
4%
3%
3%
2. Tài sản vốn của Doanh nghiệp
8%
6%
6%
3. Tài sản vốn vay trong nước
88%
91%
92%
4. Tài sản vốn nước ngoài
0%
0%
0%
5. Tổng số
100%
100%
100%
Nhìn vào chuyển dịch cơ cấu sở hữu vốn qua các năm 2001-2003 ta có nhận xét vốn của Tổng Công ty phần lớn là tài sản vốn vay trong nước chiếm 88% đến 91% trong các năm gần đây. Vốn vay trong nước ngày càng tăng qua các năm. Vốn của doanh nghiệp chiếm từ 6% đến 7%. Công ty không có vốn nước ngoài.
2. Quy trình đầu tư và trách nhiệm của Phòng đầu tư đối với các dự án của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
2.1. Chuẩn bị đầu tư
2.1.1. Chủ trương đầu tư
-Thẩm định báo cáo xin phép đầu tư
- Xin và tổng hợp ý kiến Hội đồng tư vấn đầu tư
- Lập tờ trình Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Lập công việc đồng ý chủ trương
2.1.2. Báo cáo nghiên cứu khả thi
- Thẩm định hồ sơ lựa chọn đơn vị tư vấn (Nếu không đúng quy định thì có văn bản dừng thực hiện để điều chỉnh)
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
- Xin và tổng hợp ý kiến Hội đồng tư vấn đầu tư
- Lập tờ trình của Tổng Giám đốc trình Chủ tịch phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
- Dự thảo quyết định phê duyệt
2.2. Thực hiện đầu tư
2.2.1 Chuẩn bị về địa điểm dự án
- Tư vấn và hướng dẫn thủ tục trong quá trình chuẩn bị về địa điểm dự án
2.2.2. Giải phóng mặt bằng
- Tư vấn và hướng dẫn thủ tục trong quá trình thực hiện
2.2.3. Lập kế hoạch đấu thầu
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu
- Lập tờ trình của Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án
- Dự thảo quyết định phê duyệt
2.2.4. Lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
- Thẩm định lại kết quả lựa chọn tư vấn (Nếu có vi phạm quy định hiện hành thì ra văn bản dừng thực hiện để kiểm tra)
- Thẩm định hồ sơ xin phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán do đơn vị trình lên
- Xin và Tổng hợp ý kiến Hội đồng quản trị để làm căn cứ phê duyệt
- Lập tờ trình của Tổng Giám đốc trình Chủ tịch phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
2.2.5. Đấu thầu
- Thẩm định lại kết quả lựa chọn tư vấn (Nếu có vi phạm quy định hiện hành thì có văn bản dừng thực hiện kiểm tra)
- Thẩm định hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu, kết quả đấu thầu.
- Lập tờ trình của Tổng Giám đốc trình Chủ tịch phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu, kết quả đấu thầu
- Dự thảo Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu, kết quả đấu thầu
2.2.6. Thi công công trình
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần
2.3. Kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác
2.3.1. Nghiệm thu bàn giao
-Tham gia nghiệm thu và bàn giao công trình
2.3.2. Quyết toán vốn đầu tư
- Thẩm tra hồ sơ quyết toán hoặc đề nghị thuê kiểm toán độc lập.
- Lập tờ trình của Tổng Giám đốc trình Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
- Dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
2.3.3.Vận hành và hoàn vốn đầu tư
3. Thủ tục và thẩm quyền trong hoạt động đầu tư của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
3.1 Uỷ quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trong việc quyết định một số nội dung của quá trình đầu tư.
3.1.1. Hội đồng quản trị uỷ quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trên cơ sở tờ trình của Tổng giám đốc được phép trực tiếp thay mặt Hội đồng quản trị quyết định các nội dung của quá trình đầu tư thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị từ khâu chuẩn bị dự án cho đến khi kết thúc dự án đầu tư, ngoại trừ các công việc sau:
- Quyết định chủ trương đầu tư
- Quyết định báo cáo nghiên cứu khả thi
- Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu
- Quyết định phê duyệt Tổng quyết toán của Dự án
Đối với các dự án đầu tư của Tổng công ty có giá trị từ 2 tỷ đồng Việt Nam trở xuống, Chủ tịch HĐQUAN TRÄNG thay mặt hội đồng quản trị quyết định tất cả các nội dung của quá trình đầu tư trên cơ sở tờ trình của Tổng Giám đốc.
3.1.2. Trình tự thủ tục cụ thể như sau:
- Đối với các công việc hội đồng quản trị uỷ quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định, phòng đầu tư Tổng công ty lập tờ trình (kèm theo các hồ sơ tài liệu có liên quan) để Tổng Giám đốc trình Chủ tịch Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định.
- Đối với công việc Hội đồng Quản trị quyết định
+ Quyết định chủ trương đầu tư
+ Quyết định báo cáo nghiên cứu khả thi
+ Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu
+ Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán
+ Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu
+ Quyết định phê duyệt Tổng quyết toán của Dự án
Hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị ký các quyết định phải bao gồm: Nghị quyết của Hội đồng quản trị có chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị, tờ trình của Tổng Giám đốc và các tài liệu liên quan.
3.2. Thoả thuận của Tổng công ty đối với dự án đầu tư do các công ty cổ phần Tổng công ty nắm cổ phần chi phối làm chủ đầu tư
Đối với các dự án của các Tổng công ty cổ phần Tổng công ty nắm cổ phần chi phối làm chủ đầu tư, Hội đồng quản trị Tổng công ty thoả thuận 4 nội dung sau của một dự án đầu tư:
- Thoả thuận chủ trương đầu tư
- Thoả thuận báo cáo nghiên cứu khả thi
- Thoả thuận kế hoạch đấu thầu
- Thoả thuận kết quả đấu thầu
Các nội dung cụ thể
* Thoả thuận chủ trương đầu tư
- Đối tượng lấy ý kiến là các thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty.
- Các quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Giám đốc Công ty cổ phần sau khi được sự chấp thuận của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty có văn bản gửi Hội đồng quản trị Tổng công ty xin thoả thuận chủ trương đầu tư (kèm theo báo cáo tóm tắt một số thông tin về dự án dự kiến đầu tư).
Bước 2: Phòng đầu tư sẽ xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị về chủ trương đầu tư và tập hợp ý kiến đóng góp. Trong quá trình tập hợp ý kiến, Phòng đầu tư trực tiếp liên hệ với Công ty cổ phần để yêu cầu sửa đổi, bổ sung bất kỳ nội dung nào (nếu cần thiết).
Bước 3: Sau khi tập hợp các ý kiến, Phòng Đầu tư sẽ chuẩn bị văn bản để Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng công ty thoả thuận hay không thoả thuận chủ trương đầu tư cho công ty cổ phần.
- Thời gian thoả thuận không quá 4 ngày làm việc kể từ ngày Công ty cổ phần đề nghị thoả thuận chủ trương đầu tư.
*Thoả thuận báo cáo nghiên cứu khả thi
- Đối tượng lấy ý kiến là các uỷ viên Hội đồng quản trị Tổng công ty có liên quan đến lĩnh vực quản lý của dự án, đại diện quản lý phần vốn của Tổng công ty tại Công ty cổ phần, Phòng Đầu tư, Phòng Tài chính_Kế hoạch, Phòng Đối ngoại Pháp chế Tổng Công ty.
- Các quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Theo hướng dẫn của phòng Đầu tư của Tổng Công ty, Công ty trực tiếp lấy ý kiến của các đối tượng cần lấy ý kiến về Báo cáo nghiên cứu khả thi và tập hợp, hiệu chỉnh dự án theo các ý kiến góp ý.
Bước 2: Giám Đốc Công ty cổ phần trên cơ sở chủ trương của Hội đồng quản trị Công ty gửi văn bản tới Hội đồng quản trị đề nghị Thoả thuận báo cáo nghiên cứu khả thi kèm theo văn bản tập hợp ý kiến góp ý.
Bước 3: Phòng Đầu tư sẽ chủ trì lập văn bản thoả thuận để Tổng Giám đốc Công ty trình Chủ tịch Hội đồng quản trị ký thoả thuận báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty. Trường hợp cần sửa đổi, nội dung báo cáo nào của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Phòng Đầu tư được liên lạc trực tiếp với Công ty để giải quyết.
- Thời gian thoả thuận không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày Công ty trình Tổng Công ty thoả thuận Báo cáo nghiên cứu khả thi.
* Thoả thuận kế hoạch đấu thầu
- Đối tượng lấy ý kiến là các thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án Tổng Công ty và Phòng Đối ngoại_Pháp chế Tổng Công ty.
- Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Giám Đốc Công ty có văn bản trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty thoả thuận kế hoạch Đấu thầu.
Bước 2: Phòng Đầu tư Tổng Công ty tiến hành lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị, Trung tâm Đấu thầu và quản lý dự án, Phòng Đối ngoại pháp chế Tổng Công ty
Bước 3: Phòng Đầu tư tổng hợp các ý kiến góp ý và yêu cầu Công ty sửa đổi bổ sung theo các ý kiến góp ý.
Bước 4: Phòng Đầu tư chuẩn bị văn bản để Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty thoả thuận kế hoạch đấu thầu của dự án cho Công ty cổ phần.
- Thời gian thoả thuận không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày Công ty trình Tổng Công ty đề nghị thoả thuận kế hoạch Đấu thầu.
*Thoả thuận kết quả đấu thầu
- Đối tượng lấy ý kiến là các thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công t y.
- Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Giám Đốc Tổng Công ty cổ phần có văn bản đề nghị Hội đồng quản trị Tổng Công ty thoả thuận kết quả đấu thầu.
Bước 2: Phòng Đầu tư Tổng Công ty tiến hành lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty
Bước 3: Phòng Đầu tư tập hợp các ý kiến góp ý và yêu cầu Công ty sửa đổi bổ sung theo các ý kiến góp ý.
Bước 4: Phòng Đầu tư chuẩn bị văn bản để Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty thoả thuận kết quả đấu thầu.
- Thời gian thoả thuận không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày Công ty trình Tổng Công ty thoả thuận kết quả đấu thầu. Kèm theo tờ trình của Tổng Giám đốc gửi Hội đồng quản trị, Phòng Đầu tư ghi sổ nghị quyết Hội đồng quản trị, chuyển cho các thành viên Hội đồng quản trị ký trước khi trình Chủ tịch Hội đồng quản trị ký văn bản thoả thuận cho Công ty cổ phần về các nội dung nêu trên.
3.3. Uỷ quyền quyết định Đầu tư cho các đơn vị thành viên
3.3.1.Đối với các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập.
- Hội đồng quản trị Tổng Công ty uỷ quyền cho Giám đốc các đơn vị thành viên Tổng Công ty là doanh nghiệp Nhà nước quyết định đầu tư các dự án có giá trị từ 2 tỷ đồng Việt Nam trở xuống sau khi có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Tổng Công ty.
-Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đầu tư, Giám đốc Công ty có trách nhiệm báo cáo Tổng Công ty bằng văn bản về kết quả thực hiện kèm theo quyết toán đầu tư đã được phê duyệt. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Tổng Công ty về các công việc được uỷ quyền.
- Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Giám đốc công ty gửi tờ trình tới Chut tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty và một bản báo cáo Tổng Giám đốc Tổng công ty xin phép đầu tư và đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cho phép đầu tư và uỷ quyền cho Giám đốc Tổng Công ty quyết định các bước tiếp theo.
Bước 2: Sau khi được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cho phép đầu tư và uỷ quyến cho giám đốc Công ty quyết định đầu tư, Phòng Đầu tư sẽ soạn thảo văn bản để Tổng Giám đốc trình Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty ký gửi Công ty.
Bước 3: Sau khi được chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cho phép đầu tư, Giám đốc sẽ chủ động quyết định báo cáo đầu tư và tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đầu tư, Giám đốc Tổng Công ty có trách nhiệm báo cáo Tổng Công ty bằng văn bản về kết quả thực hiện kèm theo quyết toán đầu tư đã được phê duyệt.
- Thời gian phê duyệt chủ trương đầu tư không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày Giám đốc Công ty trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty.
3.3.2. Đối với các Công ty cổ phần nắm cổ phần chi phối
-Quy trình cụ y thể như sau:
Bước 1: Đối với các dự án từ 2 tỷ đồng trở xuống, Giám đốc Tổng Công ty gửi Hội đồng quản trị Tổng Công ty đề nghị thoả thuận chủ trương đầu tư. Đối với các việc khác như phê duyệt báo cáo đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu (nếu có), Giám đốc Công ty trực tiếp baó cáo Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định hoặc đề nghị Hội đồng quản trị Công ty uỷ quyền cho Giám đốc Công ty quyết định.
Bước 2: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đầu tư, Giám đốc có trách nhiệm gửi Tổng Công ty báo cáo kết quả thực hiện kèm theo quyết toán đầu tư đã được phê duyệt.
- Thời gian thoả thuận chủ trương đầu tư không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày làm việc kể từ ngày Công ty trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty đề nghị thoả thuận.
3.4. Xin ý kiến góp ý đầu tư
3.4.1. Đối tượng áp dụng
Việc xin ý kiến đầu tư được áp dụng đối với các dự án đầu tư của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên là doanh nghiệp Nhà nước. Đối với các dự án do các Công ty cổ phần Tổng Công ty nắm cổ phần chi phối, việc lấy ý kiến đầu tư sẽ do Công ty tự quyết định.
Quy mô các dự án được lấy ý kiến đầu tư:
-Trên 5 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất.
-Trên 10 tỷ đồng đối với các dự án còn lại.
Đối với các dự án có quy mô trên 2 tỷ đồng và nhỏ hơn hạn mức nêu trên, Phòng đầu tư chủ trì lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành pháp luật.
3.4.2. Những công việc cần lấy ý kiến tư vấn đầu tư
-Chủ trương đầu tư
-Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
3.4.3. Đối tượng lấy ý kiến tư vấn đầu tư
- Các thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty.
- Các Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực, phụ trách đầu tư và phụ trách tài chính.
- Phòng Tài chính-Kế hoạch Tổng Công ty.
- Phòng Đối ngoại-Pháp chế.
Trong trường hợp cần thiết, Phòng Đầu tư đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ sung đối tượng lấy ý kiến đầu tư.
3.4.4. Quy trình góp ý kiến đầu tư:
Bước 1: Phòng Đầu tư lập phiếu xin ý kiến các đối tượng nêu tại mục IV-3 (trong đó phiếu xin ý kiến đã thể hiện rõ ý kiến của phòng Đầu tư)
Bước 2: Sau khi nhận được các ý kiến tư vấn đầu tư, Phòng Đầu tư sẽ tập hợp các ý kiến góp ý. Bản tập hợp các ý kiến góp ý sẽ do đồng chí Trưởng hoặc phó phòng Đầu tư (trường hợp Trưởng Phòng Đầu tư đi vắng) ký được đính kèm hồ sơ dự án.
Bước 3: Phòng Đầu tư sẽ lập tờ trình để Tổng Giám đốc Công ty trình Hội đồng quản trị quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi (kèm theo bảng tổng hợp ý kiến góp ý đầu tư).
3.5. Thẩm định đầu tư:
Công tác thẩm định đầu tư của Tổng Công ty được thể hiện như sau:
3.5.1. Đầu mối thẩm định:
Phòng Đầu tư Tổng Công ty được Tổng Công ty giao trách nhiệm làm đầu mối trong công tác thẩm định và trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư của Tổng Công ty hoặc của các đơn vị thành viên (không do phòng Đầu tư lập dự án đầu tư). Trường hợp dự án đầu tư của Tổng Công ty do phòng Đầu tư lập thì phòng Đầu tư không được phép thẩm định mà cần báo cáo Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị quyết định phòng ban, trung tâm thuộc cơ quan Tổng Công ty tiến hành thẩm định.
3.5.2. Phạm vi công việc thẩm định:
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật và Tổng dự tóan
- Thẩm định các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
- Thẩm định quyết toán
3.5.3. Tổ chức thẩm định
- Đối với những công việc mà phòng Đầu tư có khả năng thực hiện, Phòng Đầu tư sẽ trực tiếp tiến hành thẩm định, báo cáo Tổng Giám đốc và lập tờ trình để Tổng giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị Tổng Công ty về kết quả thẩm định.
- Đối với những công việc mà phòng Đầu tư hoặc các đơn vị,phòng ban trong Tổng công ty không có khả năng thực hiện, Phòng Đầu tư phải báo cáo Tổng Giám đốc quyết định thuê tổ chức ngoài Tổng Công ty có chức năng thẩm định thực hiện. Phòng Đầu tư chịu trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện và báo cáo Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty về kết quả thẩm định.
3.5.4. Quy trình thẩm định như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư gửi công văn kèm hồ sơ cần thẩm định đến phòng Đầu tư Tổng Công ty để tiến hành thẩm định. Đối với các dự án của Tổng Công ty không do phòng Đầu tư lập, Ban quản lý dự án sẽ gửi công văn và hồ sơ đề nghị phòng Đầu tư thẩm định.
Bước 2: Sau khi hoàn thành công tác thẩm định, phòng Đầu tư sẽ lập báo cáo thẩm định được đính kèm vào hồ sơ phê duyệt trình Tổng Giám đốc công ty.
Bước 3: Trên cơ sở tờ trình Tổng Giám đốc và báo cáo thẩm định của phòng Đầu tư, Hội đồng quản trị Tổng công ty sẽ xem xét và ra quyết định phê duyệt các nội dung cụ thể.
Với những dự án đầu tư của Tổng Công ty do phòng Đầu tư lập, Hội đồng quản trị sẽ giao cho phòng kỹ thuật thi công hoặc Trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án hoặc một đơn vị khác đủ năng lực (kể cả đơn vị không phải là thành viên Tổng Công ty thẩm định)
3.5.5. Thời gian thẩm định
- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi không quá 15 ngày làm việc
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu không quá 5 ngày làm việc
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán không quá 15 ngày làm việc
- Thẩm định các tiêu chuẩn đánh giá đấu thầu không quá 5 ngày làm việc
- Thẩm định quyết toán không quá 30 ngày làm việc
Trong trường hợp cần thiết do nhiều lý do khác nhau, nếu không đảm bảo được thời gian yêu cầu thì Phòng Đầu tư hoặc phòng ban được giao thẩm định phải có báo cáo Tổng Giám đốc xin phép ra hạn thời gian thẩm định
Phần III
Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư
trong những năm tới
I. Mục tiêu và chiến lược của Tổng Công ty trong những năm tới
Chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2001-2010 là "Tiếp tục thực hiện phương châm đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi tỷ trọng trong cơ cấu các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, thúc đẩy hội nhập, tăng cường tiếp cận nền kinh tế tri thức để nâng cao hàm lượng trí tuệ trong cơ cấu sản phẩm. Tăng cường thực hiện việc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hoá, phát triển nguồn vốn huy độngm thực hiện đa sở hữu vốn, giữ vừng nhịp độ tăng trưởng hàng năm, phấn đấu xây dựng Tổng Công ty thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh".
Mục tiêu của Tổng Công ty là sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả trên cơ sở tích luỹ để phát triển Doanh nghiệp và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho người lao động - Đóng góp ngày càng nhiều cho phúc lợi Xã Hội, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống tinh thần văn minh Xã Hội.
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004 của Tổng Công ty như sau:
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 1800 tỷ đồng, bằng 111% so với thực hiện năm 2003 trong đó xây lắp đạt 2650 tỷ đồng, bằng 105% so với thực hiện năm 2003.
Tổng doanh thu đạt 2550 tỷ đồng, bằng 106% so với thực hiện năm 2003 trong đó xây lắp đạt 1802 tỷ đồng, bằng 104% so với thực hiện năm 2003
Tổng mức đã nộp ngân sách (tính theo thuế VAT đầu ra trừ đầu vào) đạt 66 tỷ đồng, bằng 115 % so với thực hiện năm 2003
Tổng Công ty VINACONEX phấn đấu đảm bảo tăng trưởng ổn định bình quân 15%/năm, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, tăng cường khả năng tích tụ vốn để đến năm 2010 trở thành một tập đoàn kinh tế đa doanh.
II. Giải pháp để huy động phát huy thực hiện mọi nguồn lực trong quá trình đi lên của Tổng Công ty
- Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh
Tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính sáng tạo chủ động, tăng cường vai trò trách nhiệm cá nhân Giám đốc Doanh nghiệp.
Tạo cơ chế thúc đẩy đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu.
Tăng cường công tác kiểm tra tài chính, đưa hoạt động kiểm toán nội bộ vào nền nếp để luôn làm lành mạnh hoá về tài chính đối với tất cả các đơn vị thành viên
- Chủ động sắp xếp đổi mới sản xuất
Thực hiện nghiêm chỉnh tinh thần Nghị Quyết TƯ 3: Tổng Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên theo lộ trình được Chính Phủ và Bộ Xây dựng phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2005 tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thành viên đều được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Với mục tiêu huy động tối đa nguồn vốn trong cán bộ công nhân viên, xã hội hoá việc quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nguời lao động thực sự tham gia quản lý mà vẫn phát triển được Doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức đa sở hữu, nhưng Tổng Công ty luôn giữ cổ phần chi phối
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị của Tổng Công ty, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong tổng tiến trình thực hiện nhiệm vụ được giao
- Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nguồn lực
Nhất là công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên môn, công nhân lành nghề, hội đủ hai yếu tố phẩm chất và năng lực, đủ sức vươn lên ngang tầm nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực-đáp ứng đủ cho các lĩnh vực hoạt động tư vấn và thiết kế, thi công xây lắp, đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác đầu tư
- Xác định đầu tư là ưu tiên số một, là nhiệm vụ quan trọng chiến lược hàng đầu, để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ dịch vụ sang sản xuất công nghiệp.
- Đầu tư sẽ được đẩy mạnh với cơ cấu và quy mô hợp lý vào những dự án, những sản phẩm thiết yếu hiện đại và tương lai mà xã hội cần.
- Hàng loạt các dự án đầu tư của Tổng Công ty đã và đang thực hiện có kết quả sẽ tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu quy mô sản xuất kinh doanh cùng với việc hoành thành cơ bản quá trình cổ phần hoá và sự đổi mới về mọi mặt sẽ hội đủ thế và lực để Tổng Công ty sớm trở thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh
- Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
- Phát triển mạnh hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu lao động
- Kết hợp mạnh mẽ phát triển kinh tế với thực hiện nghĩa vụ xã hội
- Tiếp tục chăm lo cải thiện nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục.
III. Hoạt động đầu tư
1. Kế hoạch đầu tư trong thời gian tới
đơn vị: tỷ đồng
1. Theo nguồn vốn
Tổng số
11093630
Ngân sách Nhà nớc
618970
Tín dụng đầu tư Nhà nớc
46090
Tín dụng do Nhà nước bảo lãnh
65990
Tín dụng nước ngoài
1883830
Tín dụng thương mại trong nước
4725710
Vốn tự có
588910
Các nguồn vốn khác
3172800
2. Theo lĩnh vực nghành nghề sản xuất
Các DAĐT hạ tầng khu công nghệ và SXCN
4997
Các DAĐT khu đô thị và Nhà ở
4068
Các DAĐT chiều sâu trang thiết bị
0
Các dự án khác (GTVT, cấp nớc, nhà điều hành sản xuất…)
2029
III. Cơ cấu vốn sở hữu
Tài sản vốn Nhà nước
5.58%
Tài sản vốn doanh nghiệp
5.23%
Tài sản vốn vay trong nước
72.21%
Tài sản vốn nước ngoài
16.98%
2. Nguyên nhân không đạt được kế hoạch đầu tư trong năm 2003.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá nhưng năm 2003, tổng giá trị thực hiện đầu tư toàn Tổng Công ty là 1386 tỷ đồng đạt 43% kế hoạch năm, bằng 163% thực hiện năm 2002, trong đó đầu tư nâng cao năng lực chiều sâu là 130 tỷ đồng đã sớm hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động một số dự án lớn và khởi công nhiều dự án khác theo kế hoạch. Nguyên nhân không đạt được kế hoạch đầu tư trong năm chủ yếu được đánh giá như sau:
- Năm 2003, căn cứ vào nhu cầu triển khai và đẩy nhanh các dự án, Tổng Công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư 3244 tỷ đồng. Từ tình hình thực tế, nhất là khi Nhà nước có chính sách mới về tài chính, ngân hàng, Tổng Công ty đã rà soát lại, điều chỉnh một số dự án chưa thật cần thiết, để danh nguồn lực cho các dự án trọng điểm như điện, xi măng, khai thác đá xây dựng, phụ giai xi măng, cấu kiện xây dựng, nhà ở, xây dựng các khu đô thị và công nghiệp. Với sự điều chỉnh này, lãnh đạo Tổng Công ty đã tập trung nguồn lực cho các dự án đầu tư quan trọng, các dự án chưa cấp thiết sẽ được triển khai sau, tránh dàn trải trong đầu tư.
Với trách nhiệm của mình, Tổng Công ty đã làm hết sức mình để triển khai nhanh chóng nhưng do các lý do vướng mắc về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp đất, không đạt được sự thống nhất về giá đất với địa phương, thủ tục phê duyệt của các cấp có thẩm quyền chậm (những lý do này không thuộc về chủ quan của Tổng Công ty) nên nhiều dự án triển khai chậm.
Tình trạng thiếu vốn để đầu tư luôn là vấn đề khó khăn kinh niên của các chủ đầu tư. Việc vay vốn, nhất là vốn ưu đãi còn nhiều thủ tục phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều đầu mối và chậm trễ không đáp ứng được đòi hỏi của tiến độ đầu tư.
Việc tuân thủ đúng thủ tục đầu tư và xây dựng hiện hành của các đơn vị thành viên và ngay Tổng Công ty cũng chưa phải là luôn luôn nghiêm túc, đôi khi dẫn đến chậm trễ tiến độ đầu tư và huy động vốn.
3. Một số biện pháp đầu tư để thực hiện đúng nhiệm vụ kế hoạch
Để hoàn thành kế hoạch đầu tư năm 2004, cần hết sức chú ý đến các yếu tố sau:
Nghiên cứu, phân tích kỹ, đánh giá sát thực tính khả thi của các dự án trước khi tiến hành đầu tư, trong đó đặc biệt lưu ý đến các điều kiện khách quan và năng lực của doanh nghiệp.
Thực hiện nghiêm ngặt trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản đã được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước như Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định 12/2000/NĐ-CP…đối với hoạt động đầu tư của toàn Tổng Công ty.
Đối với một số dự án, có thể và cần kết hợp thực hiện một số công việc chuẩn bị xây dựng ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư như lập các phương án chi phí về đất đai, về hạ tầng kỹ thuật…thực tế cho thấy tiến độ của nhiều dự án bị phụ thuộc vào giai đoanh chuẩn bị xây dựng.
Đối với công tác đầu tư chiều sâu, nhằm tăng năng lực sản xuất của các đơn vị, chủ yếu là mua sắm máy móc, thiết bị thi công cần được quản lý chặt chẽ theo các quy định pháp luật hiện hành và quy chế đầu tư của Tổng Công ty. Cần kết hợp tốt giữa đơn vị chủ đầu tư và các phòng, ban, chức năng quản lý kỹ thuật, kinh doanh… để có thể lựa chọn được loại trang, thiết bị tối ưu.
Tích cực trong công tác tìm kiếm nguồn vốn đầu tư dự án.
- Để chủ động trong công tác huy động vốn, phải sớm lập kế hoạch nhu cầu và dự kiến tiến độ vốn cần thiết cho các dự án, nhất là các dự án lớn. Đối với các dự án lớn đã lập thành Ban quản lýdự án, phải được coi như một cấp kế hoạch để lập và báo cáo nhiệm vụ kế hoạch thực hiện đầu tư cho lãnh đạo Tổng Công ty. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Tổng Công ty quản lý và kiểm soát được tiến trình thực hiện dự án.
Kết luận
Quá trình hoạt động trưởng thành 15 năm qua của Tổng Công ty là quá trình phát triển đi lên của doanh nghiệp Nhà nước từ xuất phát điểm là một đơn vị nhỏ bé không được cấp vốn, không có tài sản, với hoàn cảnh khách quan và chủ quan đầy phức tạp. Trong thời gian ngắn từ ngày đầu thành lập, qua những thử thách gay go ác liệt, trụ vững trước sự thay đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhanh chóng chọn được mô hình tổ chức và phương thức hoạt động, nắm bắt và tận dụng được thời cơ, điều kiên khách quan nhằm thay đổi và ổn định tổ chức hoạt động kinh doanh đạt kết quả ngày càng cao.
Được sự chỉ đạo sát sao và sự hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo Bộ Xây Dựng, Lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Tổng Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2003 và đã được Chính phủ tặng huân chương Lao động hạng Nhất, được Bộ Lao động và Thương binh Xã hội tặng cờ thi đua và nhiều Bằng khen về thành tích xuất khẩu lao động, được Thành uỷ và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tặng bằng khen về thành tích tham gia xây dựng và phát triển Thủ Đô, và còn nhiều phần thưởng cao qúy khác được trao cho các tập thể và các cá nhân CBCNV của VINACONEX. Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo, CBCNV toàn Tổng Công ty.
Chặng đường phía trước đối với Công ty vẫn nhiều khó khăn, thách thức còn lớn, cạnh tranh và thử thách ác liệt. Nhưng Tổng công ty vẫn luôn không ngừng vận động đi lên. Công tác đầu tư là ưu tiên số một, là nhiệm vụ quan trọng chiến lược hàng đầu, để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35030.DOC