Tài liệu Đề tài Tổng quan đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại rạch Ông Buông, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh: CHƯƠNG 1. MÔ TẢ ĐỀ TÀI
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, là môi trường trong đó diễn ra các quá trình sống, có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cuộc sống con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống nhưng trước đây do nhận thức còn hạn chế, con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước.
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu về kinh tế của cả nước. Song thành phố này cũng đang phải đối mặt với hiện tượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý đã xả thẳng ra hệ thống sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.
Các kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nặng nề như kênh Tân Hoá- Lò Gốm, kênh Tham Lương- Vàm Thuật, kênh Đôi- Tẻ; kênh tiê...
57 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng quan đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại rạch Ông Buông, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ ĐỀ TÀI
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, là môi trường trong đó diễn ra các quá trình sống, có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cuộc sống con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống nhưng trước đây do nhận thức còn hạn chế, con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước.
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu về kinh tế của cả nước. Song thành phố này cũng đang phải đối mặt với hiện tượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lý đã xả thẳng ra hệ thống sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.
Các kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm nặng nề như kênh Tân Hoá- Lò Gốm, kênh Tham Lương- Vàm Thuật, kênh Đôi- Tẻ; kênh tiêu Ba Bò- Thủ Đức, Suối Cái- Xuân Trường, Rạch Bến Cát, hệ thống kênh Thầy Cai- An Hạ...
Ô nhiễm nguồn nước do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự gia tăng tốc độ khu đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng, việc lắp đặt và sử dụng dây chuyền sản xuất có công nghệ, thiết bị lạc hậu, đi đôi với việc xả nước thải vào nguồn nước không qua xử lý...Cộng thêm vào đó là tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường trở nên ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, chất thải sinh hoạt cũng rất đáng lưu ý. Việc xây hầm vệ sinh không đúng quy cách, hoặc xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước cũng là một nguồn chất thải gây ô nhiễm đáng kể.
Vì vậy, để bảo vệ môi trường nước tại các kênh rạch Thành Phố Hồ Chí Minh, bảo vệ sức khoẻ con người, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của Thành Phố Hồ Chí Minh gắn liền với bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu thực tế hiện trạng ô nhiễm vi sinh tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các con kênh nội thành Thành Phố Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết và cấp bách.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài xác định và làm rõ hiện trạng ô nhiễm vi sinh của nguồn nước mặt tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ thực trạng đó, đề tài có những phân tích, đánh giá những nguyên nhân, tác hại của hiện trạng môi trường nước đối với sức khoẻ cộng đồng, đối với môi trường. Đề tài còn là nguồn tài liệu để các cơ quan, các nhà khoa học, các nhà bảo vệ môi trường tham khảo nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường cũng như tập trung nghiên cứu khoa học để đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường được tốt hơn.
PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn thời gian và điều kiện của luận văn này, đề tài chỉ tập trung vào việc theo dõi, phân tích liên tục sự hiện diện của Coliforms và vi khuẩn E.coli trong một khoảng thời gian và không gian đã được định sẵn tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh tại đây thông qua kết quả phân tích vi sinh trên.
Nội dung nghiên cứu: Cụ thể như sau:
Thu thập các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát vùng Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tiến hành lấy mẫu nước mặt tại 3 vị trí khác nhau của vùng Rạch Ông Buông là Cầu Ông Buông, đoạn giữa Rạch Ông Buông và Cầu Hậu Giang.
Tiến hành phân tích hai chỉ tiêu vi sinh trong mẫu nước cụ thể như sau:
Xác định tổng số Coliforms bằng phương pháp MPN
Xác định E.coli bằng phương pháp MPN và thử nghiệm sinh hóa IMViC
Đánh giá kết quả phân tích.
Đề xuất biện pháp khắc phục hiện trạng ô nhiễm vi sinh Rạch Ông Buông, Quận 6, TP.HCM.
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
“Nguồn nước” chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
“Nước mặt” là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
“Nước sinh hoạt” là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
“Nước sạch” là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn Việt Nam.
“Bảo vệ tài nguyên nước” là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
“Khai thác nguồn nước” là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước.
“Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước” là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước.
“Lưu vực kênh rạch” là một vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước nước dưới đất chảy tự nhiên vào kênh rạch.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
Nước trên trái đất có số lượng rấl lớn. Với trữ lượng nước là 1,45tỷ km3 bao phủ 71% diện tích trên trái đất, tương đương với một lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt trái đất. Tổng sản lượng nước trên trái đất gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí (Hội đồng Nước thế giới). Nước không ngừng thay đổi trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nước bốc hơi ngưng tụ thành mưa, nước mưa rơi xuống các ao hồ, thủy vực hoặc tạo dòng chảy ra biển. Nhìn chung đại dương là nơi nhận được lượng mưa, tuyết rơi nhiều nhất; trung bình hàng năm lượng ngưng tụ này trên đại dương lên tới khoảng 990 mm so với 650 - 670 mm trên lục địa. Lượng mưa và tuyết rơi hàng năm trên trái đất phân bố không đều, phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, địa hình ...
Hiện nay, sự suy thoái các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến cho nguồn nước sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng tại nhiều nơi. Nhận thức về nước là một tài nguyên hữu hạn, cần phải sử dụng một cách tiết kiệm là một nhận thức cơ bản cần phải nhấn mạnh cho tất cả mọi người trong việc sử dụng nước.
Nước là một tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương nếu khai thác sử dụng không hợp lý. Nước trên lưu vực sông có thể tái tạo hàng năm cả về số lượng lẫn chất lượng nhờ chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên. Tuy nhiên, tài nguyên nước trên lưu vực sông cũng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các biến đổi xấu đi của các nhân tố môi trường lưu vực. Sự khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn nuớc có thể làm giảm khả năng tái tạo của nước và dẫn đến suy thoái nguồn nước của lưu vực sông.
Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế và trong sử dụng phải coi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Con người tuy nhận thức được tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nước đối với cuộc sống, nhưng với nếp nghĩ coi nước là thứ trời cho nên thường sử dụng nước một cách tuỳ tiện và lãng phí. Phải trải qua hàng ngàn năm cho đến ngày nay, khi mà nguồn nước tại nhiều nơi đang trở nên khan hiếm và có nguy cơ cạn kiệt, đe doạ sự phát triển lâu dài của nhân loại thì con người mới nhận ra giá trị kinh tế đích thực của tài nguyên nước cũng như dầu hoả hay như bất kỳ tài nguyên quý hiếm nào khác và thấy rõ trong sử dụng cần phải coi nước như một loại hàng hoá. Đây là nhận thức mới được thế giới khẳng định trong mấy thập kỷ gần đây. Nó làm thay đổi căn bản quan điểm về sử dụng nước ngày nay so với trước đây và là cơ sở chủ yếu cho việc xây dựng chiến lược quản lý sử dụng tài nguyên nước trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp sau nữa.
Tài nguyên nước bao gồm các loại tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, nước mưa, nước biển, nước khác (nước thải).
Nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế xã hội của con người gây ra. Nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hoá lý của nước mặt thường bị thay đổi, khả năng hồi phục trữ lượng nhanh, nhất là những vùng thường có mưa. Sự phân bố nguồn nước mặt trên trái đất không đồng đều theo khu vực.
Bảng 2.1. Sự phân bố nước mặt trên trái đất.
Khu vực mặt nước
Diện tích (km2)
Thái Bình Dương
180.000
Biển Berinh
2.280.000
Biển Trung hoa
2.140.000
Biển Ô Khốt
1.720.000
Biển Nhật Bản
980.000
Đại Tây Dương
93.400.000
Bắc Caraip
2.600.000
Địa Trung Hải
2.560.000
Bắc Hải
570.000
Biển Ban Tích
410.000
Hắc hải
410.000
Biển Azốp
38.000
Ấn độ Dương
75.000.000
Biển Adamăng
790.000
Hồng Hải
450.000
Bắc Băng Dương
13.100.000
Biển Barăngxô
1.400.000
Biển Caxpi
850.000
Viển Đông Xibia
850.000
Biển Laptep
640.000
(Nguồn: Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững)
Ngày nay, con người tác động quá mạnh vào tự nhiên làm cho khí hậu toàn cầu thay đổi, hiệu ứng nhà kính phát huy tác dụng và hậu quả của nó làm mực nước biển dâng lên; việc xây dựng các hồ chứa nước, ngăn đập ... đã làm phá vỡ nghiêm trọng hệ thống các dòng chảy, gây suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước. Như sông Detroit hàng ngày đổ vào hồ Erie khoảng 20 triệu tấn chất thải đủ loại trong đó có cả chất diệt cỏ, trừ sâu, dầu hỏa... biến hồ Erie trở thành hồ chết. Qua nghiên cứu người ta nhận thấy sông Missisipi ở Mỹ chứa đến 36 loại hợp chất hoá học. Nhìn chung nguồn nước mặt trên thế giới đã bị ô nhiễm trầm trọng.
Nước ta có khoảng 2.860 con sông suối với tổng độ dài trên 40.000 km và diện tích mặt nước 63.566 ha; 394.000 ha diện tích hồ; 56.000 ha diện tích ao. Với nguồn tài nguyên như vậy cho phép nước ta phát triển ngành thủy sản, thủy lợi và giao thông thủy. Có 9 hệ thống sông lớn như Cửu Long, sông Hồng, Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, Thái Bình, Thu Bồn, sông Ba... Trữ lượng tài nguyên nước khoảng 880 km3. Trong đó phần dòng chảy từ ngoài vào lãnh thổ Việt Nam đạt 556 km3/năm, phần nước mặt sản sinh ở nội địa đạt 324 km3/năm. Do vậy, tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới.
2.2 VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.2.1 VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Nước là chất tham gia thường xuyên, không thể thiếu trong quá trình sinh hóa trong các cơ thể sống. Phần lớn các phản ứng hóa học có liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể sống đều có dung môi là nước. Không có một loại sinh vật nào mà trong thành phần cấu tạo của nó lại không có nước. Nhờ đó mà nước trở thành tác nhân mang sự sống cho con người và sinh vật trên trái đất chúng ta. Nước chiếm tới 80-90% trong cơ thể thực vật và khoảng 70% trong cơ thể động vật. Trong cơ thể con người trưởng thành thì nước chiếm 65% trọng lượng, trong cơ thể trẻ chiếm 70%. Con người có thể thiếu ăn trong vài tuần, nhưng nếu thiếu nước trong vài ngày con người sẽ không thể sống nổi. Mỗi ngày, nhu cầu sinh lý của con người đòi hỏi 1,83 lít nước, có khi cần đến 2,5-2,8 lít/ngày đêm tuỳ theo điều kiện tính chất môi trường xung quanh và theo cường độ lao động của mỗi người.
2.2.2 VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Nước có nhiệt dung rất lớn, quyết định lên yếu tố khí hậu của toàn trái đất, làm cho đại dương tích lũy nhiệt lượng vào mùa hè và sưởi ấm khí quyển vào mùa đông bằng chính nhiệt lượng ấy. Các dòng hải lưu mang nhiệt năng từ các vùng biển nhiệt đới lên phía bắc làm cho khí hậu của hành tinh dịu đi. Hơi nước trong khí quyển cùng một số “khí nhà kính” đã quyết định lên thế cân bằng nhiệt của trái đất vì nó có khả năng cho tia tới của mặt trời đi qua và giữ lại một phần đáng kể các tia phản xạ.
Trong quá trình hình thành địa chất của trái đất, nước là nhân tố tạo thành bề mặt của trái đất. Ở nhiệt độ 400C thì nước có tỉ trọng lớn nhất, làm cho các tảng băng nổi lên và trôi bồng bềnh trên bề mặt, hạn chế sự xáo trộn theo chiều thẳng đứng của các tầng có tỉ trọng khác nhau trong lòng môi trường nước. Ở những nơi lạnh giá hoặc nóng gay gắt không thể phá được các núi băng đá khổng lồ thì nước sẽ hoàn thành tốt việc đó. Một khi nước đã biến thành băng thì hầu như không loại đá nào mà không chịu tác động của nước.
Nước là dung môi hoà tan và là vật mang các khoáng trên bề mặt trái đất. Các chất bị hoà tan và các hạt bị vỡ vụn của lớp đất từ nơi này sẽ được mang đi để rồi tích tụ lại và tác động vào nơi khác. Người ta ước tính, hàng năm các sông trên thế giới hoà tan và đổ vào đại dương khoảng 320 triệu tấn canxi, 560 triệu tấn silic và nhiều chất khác.
2.2.3 VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI
Vai trò của nước trong thiên nhiên là muôn màu muôn vẻ. Trong hoạt động đời sống kinh tế của xã hội loài người, nước đóng vai trò rất to lớn.
Nước dùng trong sản xuất nông nghiệp:
Trong nông nghiệp, nước có ý nghĩa quan trọng. Ông cha ta thường nói: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nếu không có nước thì các khoáng chất không hoà tan, không có dung dịch đất và rễ cây sẽ không có gì để hấp thụ.
Bất cứ một loài thực vật nào cũng đều cần nước, chỉ có điều là lượng nước đó cần nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất sinh học của từng loại cây, nhiệt độ, độ ẩm, khí tượng, thủy văn, lượng mưa ... Ví dụ đậu phộng cần 370-570 mm nước/vụ; cây cam quít cần 1.500-2.000 mm/năm; lúa là loại cây có nhu cầu sử dụng nước khá lớn: trong quá trình canh tác nước cần cung cấp cho lượng nước bị mất đi 1.400 mm/vụ; nhu cầu nước cho ruộng lúa là 10m3/ha/ngày; v.v...
Bảng 2.2. Nhu cầu nước của một số loại cây nông nghiệp
Loại cây
Nhu cầu
Loại cây
Nhu cầu ( mm/vụ)
Đậu phộng
370-570 mm/vụ
Đậu xanh
300-600
Khóm
1,25-2 mm/ngày
Cam
875-1.400 mm/năm
Quít
1.100-1.400 mm/năm
Chanh
1.500-2000 mm/năm
(Nguồn:Trường Đại học Cần Thơ, giáo trình hoa màu)
Nhu cầu sử dụng nước trong chăn nuôi gia súc cũng rất lớn. Tuỳ theo thời điểm sinh trưởng, đặc điểm thời tiết khí hậu trong khu vực mà nhu cầu sử dụng nước của gia súc khác nhau. Ví dụ như heo nái đang nuôi con cần 14 lít nước/ngày, heo thịt cần 6-8 lít nước/ngày, bò sữa cần 90 lít/ngày, bò thịt cần 60 lít/ngày
Bảng 2.3. Nhu cầu sử dụng nước của một số gia súc
Gia súc, gia cầm
Nhu cầu (lít/ngày)
Gia súc, gia cầm
Nhu cầu (lít/ngày)
Bò sữa (đang cho sữa)
90
Bò thịt (đang cho sữa)
60
Bò sữa, duy trì
60
Cừu
4-6
Ngựa (cho sữa)
50
Ngựa
40
Heo nái nuôi con
14
Heo nái thịt
6-8
Gà đẻ
0.6
(Nguồn:Trường Đại học Cần Thơ - Giáo trình dinh dưỡng gia súc)
Nước dùng trong sản xuất công nghiệp:
Nhu cầu nước sử dụng trong công nghiệp cũng rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm lạnh sản phẩm, làm quay tuabin, làm dung môi hoà tan các chất màu và các phản ứng hóa học v.v... Trong mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại sản phẩm, mỗi loại công nghệ yêu cầu một lượng nước khác nhau, chất lượng nước khác nhau. Ví dụ như trong mỗi giây đồng hồ, một nhà máy nhiệt điện công suất 1 triệu KW cần 60-70 m3 nước đề làm nguội máy; sản xuất 1 tấn giấy cần 200-900 m3 nước.
Bảng 2.4. Lượng nước cần tiêu thụ trong sản xuất công nghiệp.
Sản phẩm
ĐV sản phẩm (tấn)
Lượng nước tiêu thụ (m3)
Sản phẩm
ĐV sản phẩm (tấn)
Lượng nước tiêu thụ (m3)
Nhôm
1
1.500
Bột ngọt
1
300
Gang
1
31
Nước chấm
1
100
Kền
1
1.400
Miến
1
100
Thép
1
25
Đường
1
165
Cán thép
1
140
Phân đạm
1
630
Giấy
1
200-900
Phân lân
1
130
Vải
1
50
Dầu hỏa
1
18
Sợi
1
600
Cao su
1
2.500
Nilon
1
500
(Nguồn: Trường cán bộ khí tượng thủy văn- giáo trình thủy văn đại cương)
Dùng cho nhu cầu giao thông vận tải:
Các sông, kênh rạch, biển, đại dương ... là những môi trường thuận lợi để phát triển giao thông thủy. Ngày nay, nhu cầu phát triển giao thông thủy ngày càng gia tăng vì những thuận lợi của nó như khối lượng vận chuyển lớn, chi phí giá thành thấp ... Vận chuyển bằng giao thông thủy có giá thành rất rẻ chỉ bằng 1/10 đường hàng không và bằng 1/2 đến 1/3 đường bộ. Việt Nam có 2.860 sông ngòi với tổng chiều dài các con sông lên đến 40.000 km đã được đưa vào khai thác vận tải 15.000 km và 3.260 km bờ biển dọc theo chiều dài đất nước với những tuyến giao thông hàng hải đi khắp các nơi trên thế giới. Vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần lãnh thổ trên đất liền. Giao thông đường thủy ở Nam bộ phát triển hơn ở Bắc bộ và Trung bộ vì Nam bộ có rất nhiều hệ thống sông, kênh rạch.
Các hoạt động khác:...
Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước. Nước dùng để cung cấp sinh hoạt du lịch hàng ngày đồng thời là môi trường phát triển các loại hình du lịch dã ngoại trên sông, du lịch đường biển, du lịch các bãi tắm biển, các hồ bơi, công viên nước v.v... Nước ta có nhiều loại hình du lịch gắn liền với sông nước như du lịch vịnh Hạ Long, du lịch trên sông Mê kông, sông Hồng, du lịch Hồ Tây, bãi biển Nha Trang, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Bãi Cháy, Vũng Tàu v.v... Nhìn chung, nước là điều kiện cần thiết góp phần vào việc phát triển các loại hình du lịch.
Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Trước khi con người xuất hiện, môi trường trên quả đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, chỉ có biển xanh, tuyết trắng, rừng nguyên thủy xanh tươi mà không có đô thị, không có nhà máy, hầm mỏ, ô tô…
Từ khi con người xuất hiện, quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người đã gây nên ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường có nhiều dạng, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn với các nguồn gây ô nhiễm mang tính đa dạng và luôn luôn biến đổi.
Nguồn nước được coi là bị ô nhiễm khi thành phần và tính chất lý, hóa, sinh học của nước bị thay đổi không đảm bảo chất lượng của nguồn cung cấp cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống và các mục đích khác.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên và hoạt động của con người.
Do các nguyên nhân tự nhiên:
Do đặt tính địa chất của nguồn nước, ví dụ: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều sắt và mangan…Nước vùng núi đá chứa nhiều canxi.
Mưa trôi xuống các chất bản: lá cây, xác động vật.
Do hoạt động của con người:
Đây là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành mấy loại nguyên nhân như sau:
Sử dụng đất quá tải và đời sống kém vệ sinh
Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…)
Chất thải từ các khu chăn nuôi, bệnh viện, nước thải thành phố.
Chất thải công nghiệp.
SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG VI KHUẨN GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Vi sinh vật có mặt ở khắp nơi trong các nguồn nước. Sự phân bố của chúng hoàn toàn không đồng nhất mà rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng loại môi trường. Các yếu tố môi trường quan trọng quyết định sự phân bố của vi sinh vật là hàm lượng muối, chất hữu cơ, pH, nhiệt độ và ánh sáng. Nguồn nhiễm vi sinh vật cũng rất quan trọng vì ngoài những nhóm chuyên sống ở nước, còn có những nhóm nhiễm từ các môi trường khác vào. Ví dụ như từ đất, từ chất thải của người và động vật.
Nước nguyên chất không phải là nguồn môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, vì nước nguyên chất không phải là môi trường giàu dinh dưỡng. Trong nước thiên nhiên có hoà tan nhiều chất hữu cơ và muối khoáng khác nhau. Những chất hoà tan này rất thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Vi sinh vật trong nước được đưa từ nhiều nguồn khác nhau:
Có thể từ đất do bụi bay lên, nguồn này chủ yếu bị nhiễm vi sinh vật trên bề mặt.
Có thể do nước mưa sau khi chảy qua những vùng đất khác nhau cuống theo nhiểu vi sinh vật nơi nước chảy qua.
Có thể do nước ngầm hoặc nguồn nước khác qua những nơi nhiễm bẩn nghiêm trọng.
Số lượng và thành phần vi sinh vật có trong nước mang đặt trưng vùng đất bị nhiễm mà nước chảy qua.
Ở môi trường nước ngọt, đặc biệt là những nơi luôn có sự nhiễm khuẩn từ đất, hầu hết các nhóm vi sinh vật có trong đất đều có mặt trong nước, tuy nhiên với tỷ lệ khác biệt. Nước ngầm và nước suối thường nghèo vi sinh vật nhất do ở những nơi này nghèo chất dinh dưỡng. Trong các suối có hàm lượng sắt cao thường chứa các vi khuẩn sắt như Leptothrix ochracea. Ở các suối chứa lưu huỳnh thường có mặt nhóm vi khuẩn lưu huỳnh màu lục hoặc màu tía. Những nhóm này đều thuộc loại từ dưỡng hoá năng và quang năng. Ở những suối nước nóng thường chỉ tồn tại các nhóm vi khuẩn ưa nhiệt như Leptothrix thermalis.
Ở ao, hồ và sông do hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nước ngầm và suối nên số lượng và thành phần vi sinh vật phong phú hơn nhiều. Ngoài những vi sinh vật tự dưỡng còn có rất nhiều các nhóm vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ. Hầu hết các nhóm vi sinh vật trong đất đều có mặt ở đây. Ở những nơi bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt còn có mặt các vi khuẩn đường ruột và các vi sinh vật gây bệnh khác. Tuy những vi khuẩn này chỉ sống trong nước một thời gian nhất định nhưng nguồn nước thải lại được đổ vào thường xuyên nên lúc nào chúng cũng có mặt. Đây chính là nguồn ô nhiễm vi sinh nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.
Ngày nay các nguồn nước, ngay cả nước ngầm và nước biển ở những mức độ khác nhau đã bị ô nhiễm do các nguồn chất thải khác nhau. Do đó khu hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng rất nhiều và khả năng tự làm sạch các nguồn nước do hoạt động phân giải của vi sinh vật cũng bị ảnh hưởng.
Phần lớn các nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt cũng như trong nước thải sau xử lý đều có sự hiện diện của một số vi khuẩn gây bệnh phổ biến như:
Salmolella: là vi khuẩn đường ruột được phân bố rộng rãi trong môi trường. Chúng là vi khuẩn sinh bệnh chiếm ưu thế trong nguồn nước bị ô nhiễm. Chúng gây nên bệnh thương hàn, phó thương hàn và viêm dạ dày ruột. Sự nhiễm Salmonella chủ yếu do nhiễm bẩn thực phẩm nhưng sự lây bệnh này do nước uống vẫn là mối quan tâm lớn. Salmonella typhi là căn nguyên của sốt thương hàn, một bệnh gây chết người. Vi sinh vật gây bệnh này tạo ra nội độc tố gây sốt, buồn nôn, tiêu chảy, và có thể tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh.
Shigella: là tác nhân của lị trực khuẩn, bệnh tiêu chảy tạo ra phân có máu do sự viêm và loát của niêm mạc ruột. Sự nhiễm Shigella chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với những người bị nhiễm khuẩn bài xuất đến 109 Shigella trong mỗi gram phân. Mặc dù tiếp xúc người với người là phương thức lây bệnh chính, nhưng cũng có thể lây qua nước và thực phẩm. Thí dụ, nước ngầm được phát hiện là thủ phạm làm bùng phát hiện tượng nhiễm Shigella ở Florida xảy ra cho 1200 người.
Vibrio cholerae: là vi khuẩn hình gậy cong gram âm, hầu như hoàn toàn lây truyền qua nước. Nó phóng thích một loại độc tố ruột gây nên tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, nôn ói và mất nước nhanh, có thể gây tử vong trong một thời gian ngắn. Hiếm ở Hoa Kỳ và Châu Âu, bệnh này hầu như lưu hành ở nhiều vùng khắp châu Á. Vi khuẩn này được tìm thấy trong nước thải và ở mức từ 10 đến 104 vi khuẩn trong 100ml nước thải trong một vụ dịch. Sự bùng nổ của dịch tả và thương hàn đã được chứng minh ở Peru và Chile là có liên quan đến việc tiêu thụ rau bị nhiễm nước thải. Vi khuẩn này cũng tồn tại một cách tự nhiên trong môi trường.
E.coli: sinh độc tố ruột gây viêm dạ dày, ruột, mất nước kèm theo nôn ối và đau quặn bụng. Thức ăn và nước là yếu tố quan trọng gây lây bệnh do vi khuẩn này.
Yersinia: là tác nhân gây viêm dạ dày ruột cấp. Lợn là ổ chứa chính nhưng nhiều động vật nuôi và động vật hoang dại cũng đóng vai trò là ổ chứa vi khuẩn này. Nạn dịch do thực phẩm (sữa) nhiễm Yersinia đã xảy ra ở Hoa Kỳ. Vi khuẩn này được phân lập từ nước thải sau xử lý, nước chưa quan nấu chín và đôi khi từ nước uống.
Campylobacter: vi khuẩn này gây bệnh cho người cũng như những động vật nuôi và động vật hoang dại. Nó gây viêm dạ dày cấp (sốt, buồn nôn, đau bụng). Nguồn lây nhiễm do thức ăn bị nhiễm bẩn, chủ yếu là gia cầm và nước bị nhiễm bẩn. Vi khuẩn này là nguyên nhân của một số vụ bùng phát bệnh viêm dạ dày ruột ở Hoa Kỳ và một số vùng khác. Nguồn nước cấp đô thị cũng như nguồn nước suối được kết luận có thể là nguồn gây bệnh. Campylobacter đã được phát hiện ở nước bề mặt, nước uống, và nước thải.
Hình 2.1. Vi khuẩn Salmonella, nguồn:
Hình 2.2. Vi khuẩn Shigella,
nguồn:
Hình 2.3. Vi khuẩn Vibrio cholerae,
nguồn:
Hình 2.4. Vi khuẩn E.coli,
nguồn:
Hình 2.5. Vi khuẩn Yersinia,
nguồn:
Hình 2.6. Vi khuẩn Campylobacter,
nguồn:
2.5 GIỚI THIỆU THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM VI SINH NGUỒN NƯỚC MẶT
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5942-1995, tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (Water quality-surface quality Seaticandard) qui định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt, từ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước mặt ví dụ: đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt thì pH từ 6-8,5, nước mặt dùng cho các mục đích khác thì pH từ 5,5-9. (xem phụ lục 1. Bảng 1. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt).
Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh của một nguồn nước mặt, thông số Coliforms là một thông số đặc trưng tiêu biểu để đánh giá tình trạng ô nhiễm vi sinh của nguồn nước, đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt thì Coliforms giới hạn cho phép là 5.000 MPN/100ml, còn nước mặt dùng cho các mục đích khác thì Coliforms giới hạn cho phép là 10.000 MPN/100ml.
Ngoài ra, thông số E.coli (dòng vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy) cũng là một trong những thông số quan trọng để đánh giá nguồn nước có ô nhiễm phân hay không.
TỔNG SỐ COLIFORMS
Tổng số coliforms bao gồm những vi khuẩn hiếu khí hay kỵ khí tuỳ tiện, gram âm, không sinh bào tử, hình que, lên men lactose và sinh khí trong vòng 48 giờ ở 370C.
Coliforms được xem là nhóm vi sinh vật chỉ thị : những vi khuẩn chỉ thị này hữu dụng trong việc xác định chất lượng của nước. Nhóm Coliforms gồm 4 giống là : Escherichia với một loài duy nhất là E. coli, Citrobacter, Klebsiella và Enterobacter.(xem phụ lục 1. Bảng 2. Phân loại vi khuẩn đường ruột).
Tính chất sinh hoá đặc trưng của nhóm này được thể hiện qua các thử nghiệm Indol (I), Methyl Red (MR), Voges-Proskauer (VP) và Citrate (iC) thường được gọi tóm tắt chung là IMViC.
Coliforms chịu nhiệt (Thermotolerant Coliform) là những Coliforms có khả năng lên men lactose sinh hơi trong khoảng thời gian 24 giờ khi được ủ ở 440C trong môi trường canh EC.
Coliforms phân (Fecal Coliforms) là Coliforms chịu nhiệt có khả năng sinh indole khi được ủ khoảng 24 giờ ở 44,50C trong canh Trypton. Coliforms phân là một thành phần của hệ vi sinh ruột đường ở người và các động vật máu nóng khác và được sử dụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nước uống cũng như để chỉ thị sự ô nhiễm trong mẫu môi trường.
VI KHUẨN E.COLI
E.coli sống bình thường ở ruột người và loài vật, nhiều nhất trong ruột già. Vi khuẩn theo phân ra ngoài thiên nhiên, do đó thường thấy trong nước, đất, không khí. Năm 1885, tại München, một bác sĩ nhi khoa tên là Theodor Escherich rất quan tâm đến những phát hiện quan trọng của Louis Pasteur và Robert Kock về vi khuẩn. Cùng với việc nghiên cứu bệnh tiêu chảy, Escherich tỏ rõ mối lưu ý tới một vi sinh vật đường ruột trẻ em qua nhiều thí nghiệm lâm sàng.
Vi khuẩn do Escherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em được công bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune. Chỉ 4 năm sau vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân người có công khám phá. Năm 1895, mọi người lại gọi bằng tên Bacillus coli. Năm 1896, gọi thành Bacterium coli. Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1991, vi khuẩn này được định danh thống nhất toàn cầu là Escherichia coli (E.coli).
2.5.2.1 HÌNH DẠNG
Trực khuẩn Gam âm, dài hay ngắn tùy thuộc môi trường nuôi cấy. Một số di động, một số lại bất động. Vi khuẩn không sinh bào tử.
2.5.2.2 TÍNH CHẤT SINH HÓA
E.coli lên men nhiều loại đường, sinh hơi, khử nitrate thành nitrite. Để phân biệt E.coli với vi khuẩn đường ruột khác, người ta thường dùng thử nghiệm IMViC.
Thử nghiệm IMViC với Indol dương tính (+), Methyl Red dương tính (+), Voges-Proskaur âm tính (–), và Simmon Citrate âm tính (–).
2.5.2.3 PHÂN LOẠI
Theo cơ chế gây bệnh: người ta chia E.coli ra làm 5 nhóm chủ yếu:
Nhóm E.coli gây xuất huyết đường ruột (Enterohemorrhagic E.coli viết tắc là EHEC).
Nhóm E.coli gây bệnh (Enteropathogenic E.coli viết tắc là EPEC).
Nhóm E.coli sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic E.coli viết tắt là ETEC).
Nhóm E.coli xâm nhập (Enteroinvasive E.coli viết tắt là EIEC).
Nhóm E.coli kết dính ruột (Enteroaggregative E.coli viết tắt là EaggEC).
2.5.2.4 TRIỆU CHỨNG CHUNG KHI NHIỄM CÁC NHÓM E.COLI
Bệnh phát đột ngột. Tiêu chảy ra máu là triệu chứng chính của nhiễm E. coli. Người bị nhiễm cũng có thể cảm thấy đau thắt bao tử và nôn ói. Triệu chứng thường bắt đầu 3 hay 4 ngày sau khi bị phơi nhiễm vi khuẩn E. coli. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau vài ngày hay một tuần sau khi mắc bệnh. Phần lớn bệnh nhân cũng chẳng cần đến bác sĩ vì họ không biết mình bị nhiễm E. coli. Ngoài ra, nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh.
Khi bệnh nhân bị nhiễm E. coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận), một số triệu chứng sau đây thường được ghi nhận: da trở nên xanh xao, cảm lạnh, cảm thấy yếu cơ, có những vết thâm tím trên người, đi tiểu rất ít nước tiểu.
2.5.2.5 MỘT SỐ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ NGUỒN NƯỚC DO VI KHUẨN E.COLI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Tháng 9 năm 2006, một biến cố ngộ độc thực phẩm do rau spinach nhiễm vi khuẩn E.coli đã làm cho trên một trăm người ngã bệnh và có một cụ bà phải thiệt mạng tại Hoa Kỳ. Qua điều tra, đã xác định là rau spinach nói trên đã được sản xuất tại California và được phân phối đi khắp các tiểu bang Hoa Kỳ bởi 2 công ty rất nổi tiếng. Đó là công ty River Ranch, ở Salinas, Calif và công ty Natural Selections Foods ở San Juan Bautista, Calif. Rau spinach của 2 công ty nói trên được bán ra thị trường dưới rất nhiều tên khác nhau.
Tháng 5 năm 2000, thành phố Walkerton, Ontario Canada đã chấn động lên sau khi có trên 2000 cư dân thình lình ngã bệnh, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Trong số bệnh nhân này, cuối cùng có 7 người kém may mắn phải thiệt mạng. Các test thử nghiệm sau đó đã tìm ra được thủ phạm: đó chính là vi khuẩn E.coli 0157:H7 hiện diện trong nguồn nước uống của thành phố. Trước đó vài tuần lễ, cơ quan y tế địa phương đã có báo cho nhà máy nước Walkerton về sự hiện diện của loại vi khuẩn E.coli trên mức quy định trong nước máy. Tuy thế, nhưng giới chức trách nhiệm lại thờ ơ không chịu cho thi hành những biện pháp thích nghi.
Năm 1999, thành phố La Baie, tỉnh bang Québec Canada ghi nhận một vụ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.coli 0157:H7 gây nên. Có tất cả 11 người đã mắc bệnh và một em bé phải thiệt mạng sau khi dùng thịt bị nhiễm khuẩn E.coli 0157:H7…
Năm 1997, công ty thực phẩm Hudson ở tiểu bang Nebraska (Hoa Kỳ), phải cho thu hồi khẩn cấp để hủy bỏ 25 triệu cân thịt hamburger đã bị nhiễm khuẩn E.coli 0157:H7. Trước đó 1 năm, tại một số tiểu bang phía Tây Hoa Kỳ cũng đã xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm do E.coli nhiễm trong nước pomme (applejuice) không được hấp khử trùng (pasteurized) trước khi bán ra.
Tháng 7 năm 1996, tại thành phố Osaka, Nhật bản, một biến cố quan trọng về ngộ độc thực phẩm tương tự cũng gây nên đã làm trên 8000 người bị bệnh, đa số là trẻ em học sinh.
Ngày 24/4/2001, hàng loạt vụ ngộ độc ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Nguyên nhân do một cơ sở sản xuất nước đá là nguồn cung cấp cho đại đa số công nhân và nhân dân trong vùng Bùi Chu - Bắc Sơn đều nhiễm E.coli trong nước đá cao gấp nhiều lần cho phép.
Ngày 21/6/2006, một vụ ngộ độc thức ăn nghiêm trọng đã xảy ra tại Công ty TNHH Dae Won Đà Nẵng đóng tại KCN Hòa Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng). Sau bữa ăn trưa (do công ty tổ chức), gần 600 công nhân đã bị đau bụng quằn quại, ói mửa, nhức đầu…Nguyên nhân do nguồn nước giếng sử dụng tại cơ sở dịch vụ cấp dưỡng Hiệp Thành (P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu) đã bị ô nhiễm E.coli cao gấp 150 đến 250 lần mức cho phép.
KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI RẠCH ÔNG BUÔNG, QUẬN 6, TP.HCM
2.6.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẬN 6
Quận 6 là Quận ven ngoại thành, nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành phố. Dân số hiện nay của Quận là 247.212 người. Theo địa giới hành chính, Quận 6 được chia thành 14 phường và có vị trí: (xem Hình 2.7. Bản đồ Quận 6, TP.HCM)
Hình 2.7. Bản đồ Quận 6, TP.HCM, nguồn: hochiminhcity.gov.vn
Phía bắc giáp quận 5, quận 11 và quận Tân Bình,
Phía đông giáp quận 8,
Phía nam giáp quận 8, quận Bình Tân,
Phía tây giáp quận Bình Tân.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, có chợ đầu mối Bình Tây là trung tâm bán buôn lớn của cả nước, do đó thế mạnh của Quận là thương mại dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động phát triển mạnh về sản xuất nhỏ tiểu thủ công nghiệp.
Theo định hướng phát triển của Ủy ban nhân dân Quận, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường. Duy trì sản xuất các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống xen lẫn trong khu dân cư, không gây ô nhiễm, sản xuất sạch và có giá trị kinh tế xuất khẩu như: ngành tiểu thủ công nghiệp điêu khắc, sản xuất mộc gia dụng cao cấp.
Hệ thống kênh rạch Quận 6 khá đơn giản, nhưng lại kéo dài qua nhiều Phường của Quận đó là kênh Lò Gốm. Thượng nguồn kênh Lò Gốm bắt đầu từ Phường 14, trải dài qua các Phường 12, Phường 9, Phường 11, Phường 5, Phường 8 và hạ nguồn là ranh giới giữa Phường 10 và Phường 7. (xem Hình 2.8. Hệ thống kênh rạch Quận 6, TP.HCM)
Vào những năm đầu thế kỷ 19, kênh Lò Gốm đã đóng vai trò là hệ thống giao thông đường thủy nối phía Nam thành phố với hệ thống kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long. Làng “Lò Gốm” là một trong những làng tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng của Sài gòn xưa, hoạt động kinh tế là chủ yếu.
Giao thông bằng thuyền ghe đóng vai trò quan trọng trong khu vực. Hàng hóa được vận chuyển đến các vùng khác nhau dọc theo kênh. Một số đường phố chính chạy dọc kênh như đường Renault (hiện nay là đường Hậu Giang), hoặc đường Alexandre de Rhodes (hiện nay là đường Hùng Vương). Cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển giao thông đường thủy bị chậm lại. Do thương mại phát triển nhanh chóng trong khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Đầu những năm 1940 các lò nung gốm và gạch ngưng hoạt động, hoạt động tiểu thủ công nghiệp bị đưa dần ra ngoại ô. (xem Hình 2.9. Kênh Lò Gốm vào những năm đầu thế kỷ 19)
Hình 2.9. Kênh Lò Gốm vào những năm đầu thế kỷ 19, nguồn: btcctb.org/thlg/vn/canal.htm.
Các khu vực bỏ trống dọc kênh dần dần bị người nhập cư lấn chiếm. Làn sóng người nhập cư đầu tiên là sau ngày giải phóng miền nam là ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố tiếp theo đổi mới vào năm 1986, đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa một cách tự phát. Làn sóng người nhập cư thứ hai, do nguyên nhân kinh tế, từ các vùng nông thôn nhập cư vào thành phố, đa số đến từ đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung. Dân nhập cư mua đất bất hợp pháp hoặc chiếm đất công. Những người đến trước xây những khu nhà lụp xụp trên bờ kênh. (xem Hình 2.10. Nhà lụp xụp đã được xây dựng trên kênh Lò Gốm)
Hình 2.10. Nhà lụp xụp đã được xây dựng trên kênh Lò Gốm,
nguồn: btcctb.org/thlg/vn/canal.htm.
Ngày nay, kênh Lò Gốm là một trong những dòng kênh ô nhiễm nghiêm trọng của thành phố, nước đục màu nâu, đen và gây mùi hôi thối nặng ảnh hưởng tới hàng nghìn người dân sống hai bên kênh. Các dòng kênh trong nội thành phố không chỉ có chức năng tiêu thoát nước mà còn là đường giao thông thủy và cảnh quan đô thị. Ở thượng nguồn, vấn đề ô nhiễm do rác thải ra kênh được xem là điểm nóng về vệ sinh môi trường. Các ban, ngành, công ty vệ sinh trên địa bàn quận đã tổ chức tổng vệ sinh nhiều lần nhưng tình trạng mất vệ sinh do dân thiếu ý thức liên tục tái diễn. (xem phụ lục 2. Hình 1. Kênh lò Gốm ngày nay bị ô nhiễm nghiêm trọng).
Khu vực thuộc lưu vực kênh Lò Gốm có đặc thù cho môi trường định cư. Hầu hết các khu định cư lân cận được thành lập với mật độ nhà ở cao. (xem Bảng 2.5. Lưu vực Kênh Lò Gốm-Sử dụng đất).
Bảng 2.5. Lưu vực kênh Lò Gốm-Sử dụng đất.
Đất sử dụng chính
Diện tích đất
Quận 6
Định cư
358,89
Sử dụng cho công cộng
20,65
Công nghiệp
50,94
Nhà kho
15,44
Công viên cây xanh
8,32
Quân đội
23,70
Đất trống
74,57
Đường xá/kênh và thứ khác
120,98
Tổng cộng
673,49
(Nguồn: Dự án cải thiện vệ sinh môi trường lưu vực kênh Tân Hóa-Lò Gốm )
Dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hoá – Lò Gốm cách đây 5 năm, do Ban Quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA nhưng tới nay vẫn chưa vay được vốn, dự án chưa có vốn để triển khai. Trong khi đó, tình trạng xả rác, nước thải sinh hoạt của những người dân thiếu ý thức vẫn tiếp tục khiến ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng hơn.
KHÁI QUÁT VỀ RẠCH ÔNG BUÔNG
2.6.2.1 LƯU VỰC RẠCH ÔNG BUÔNG
Rạch Ông Buông là một trong những con rạch nằm trong hệ thống kênh rạch Lò Gốm, là ranh giới giữa Phường 12 và Phường 9, kéo dài khoảng 700m bắt đầu từ Cầu Ông Buông đến Cầu Hậu Giang. Chiều rộng của lòng Rạch xấp xỉ từ 4-9m.(xem phụ lục 2. Hình 2.11. Vị trí Rạch Ông Buông và Hình 2.12. Rạch Ông Buông, đoạn từ Cầu Ông Buông đến Cầu Hậu Giang).
Hình 2.11. Vị trí Rạch Ông Buông
Hình 2.12. Rạch Ông Buông, đoạn từ Cầu Ông Buông đến Cầu Hậu Giang, nguồn: Google Earth.
2.6.2.2 ĐỊA HÌNH ĐỊA CHẤT
Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực đồng bằng lân cận, được tạo nên do đất bồi từ Đồng bằng sông Cửu Long và tạo ra đồng bằng, lớp đất bồi xấp xỉ mặt nước biển bọc lấy lớp nham thạch và đá trầm tích. Lưu vực kênh rạch tại đây có đặc tính vừa cát và đất sét phủ lên các trầm tích. Với mục đích xây dựng thì đất ở đây kết cấu có khả năng chịu tải thấp.
2.6.2.3 KHÍ HẬU VÀ KHÍ TƯỢNG
Tổng lượng mưa hành năm 1.855mm. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 93% tổng lượng mưa hàng năm (1.788mm) và mùa nắng từ tháng giêng đến tháng 3 chiếm 1% tổng lượng mưa hàng năm (18mm). Nhiệt độ trung bình hàng năm 27,40C và độ ẩm tương đối 77,2%
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là khí hậu gió mùa với đặc tính nhiệt độ cao, độ ẩm cao và gió mùa tây nam vào mùa mưa và gió mùa tây bắc từ tháng 11.
2.6.2.4 THỰC TRẠNG DÂN CƯ SINH SỐNG TẠI LƯU VỰC
Mật độ dân số trung bình trong lưu vực là 350 người /ha cao hơn rất nhiều so với mật độ trung bình trong toàn thành phố và mật độ cộng đồng thu nhập ven kênh biến thiên trong khoảng 800-1100 người/ha. Phần lớn người có thu nhập dưới mức nghèo. (xem Bảng 2.6. Bảng kích cỡ và vị trí của khu vực thu nhập thấp và Hình 2.13. Các khu vực thu nhập thấp).
Bảng 2.6. Bảng kích cỡ và vị trí của khu vực thu nhập thấp
Quận/phường
Diện tích (ha)
Dân số
Hộ gia đình
Mật độ dân số (người/ha)
Q6/P12
5,70
3.110
622
545
Q6/P9
3,53
3.092
619
875
Q6/P9
3,47
2.601
521
750
Q6/P14
3,33
2.901
581
871
Q6/P14
2,74
2.563
513
935
Q6/P14
1,98
1.852
371
935
Q6/P14
1,48
1.291
259
871
(Nguồn: Dự án cải thiện vệ sinh môi trường lưu vực kênh Tân Hóa-Lò Gốm )
Nhìn chung, những hộ dân này thiếu thốn về điều kiện vệ sinh, dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt và loại bỏ rác thải, mức độ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng cao. Hệ thống kênh là loại hình thải bỏ chính của nước thải sinh hoạt và rác. (xem phụ lục 2. Hình 2.. Dân cư có mức thu nhập kém sinh sống dọc bờ kênh và Hình 3. Nối tiếp và Hình 4. Nối tiếp).
2.6.3 HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Chức năng của Rạch Ông Buông chủ yếu là giao thông thuyền ghe để phục vụ thương mại, du lịch đường thủy và tiêu thoát nước của thành phố, nhưng hiện nay nước ở đây bị ô nhiễm nặng nề, có mùi hôi, đen, rác thải làm dòng nước khó lưu thông, hầu như sinh vật không tồn tại được, dòng kênh hoàn toàn không thể sử dụng để khai thác những chức năng vốn có của một dòng kênh, làm thiệt hại về tài nguyên nước. Người dân sống dọc hai bên dòng kênh hầu như không thể sinh hoạt bình thường được, do mùi hôi của con kênh bóc lên gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của công động sống trong khu vực này. (xem phụ lục 2. Hình 5. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng tại Rạch Ông Buông và Hình 6. Nối tiếp).
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
Hệ thống thoát nước tại Rạch Ông Buông gồm có 6 cống chính được bố trí tại Cầu Ông Buông, đoạn giữa Rạch Ông Buông và Cầu Hậu Giang và 9 cống phụ dọc có kích cở <600mm và 9 cống phụ (xem Hình 2.14. Thoát nước và thoát nước bẩn, năm 1999).
Hệ thống thoát nước của lưu vực thoát nước kênh rạch tại đây là hệ thống cống ngầm. Mạng lưới cống ngầm (hình tròn) được vận hành như một hệ thống thoát nước chung dẫn cả nước mưa và nước thải từ nguồn sinh hoạt thải ra kênh. Khảo sát cho thấy đoạn Rạch Ông Buông chịu ảnh hưởng của thủy triều khá cao, chủ yếu từ sông Sài Gòn dẩn vào kênh rạch tại đây. (xem phụ lục 2. Hình 7. Cống xả nước thải sinh hoạt tại Rạch Ông Buông →Hình. 12. Nối tiếp).
RÁC THẢI
Việc thu gom rác bị hạn chế ở nhiều nơi do xe thu gom rác không thể vào các con hẻm nhỏ. Ngoài ra, một số hộ gia đình không có hợp đồng hay thỏa thuật với người thu gom, thường vì các lý do chi trả. Điều này đặc biệt xảy ra đối với các hộ gia đình sống dọc kênh và trong các khu vực có thu nhập thấp. Do các tình trạng nêu trên, một lượng chất thải sinh hoạt đáng kể bị vứt xuống hệ thống kênh rạch. (xem phụ lục 2. Hình 13. Rác thải bị vứt xuống kênh rạch→Hình 18. Nối tiếp).
Nhưng các biển cấm đổ rác được đặt tại nhiều nơi dọc con kênh dường như không có hiệu lực vẫn không thể ngăn nổi tình trạng đổ rác xuống kênh. Dường như việc xả rác tại lưu vục kênh dần dần trở nên chuyện bình thường của các hộ dân..(xem phụ lục 2. Hình 19. Biển cấm đổ rác tại lưu vực kênh →Hình 22. Nối tiếp).
BỂ TỰ HOẠI
Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình có hai thành phần: nước thải từ bếp và phòng tắm, và nước thải từ nhà vệ sinh. Nước thải từ nhà bếp và phòng tắm thải thẳng ra cống được đặt dọc theo hầu hết các đường phố và hẻm. Nước thải từ nhà vệ sinh được thu vào các hầm tự hoại ngay từ ban đầu, hầm thường đặt dưới nền nhà. Dòng thảy từ các hầm tự hoại sau đó được thải vào cống. Tuy nhiên một số hộ gia đình không có hầm tự hoại và do đó thải nước thải từ nhà vệ sinh thải vào cống. (xem Bảng 2.7. Đặc điểm của các khu dân cư thu nhập kém).
Bảng 2.7. Đặc điểm của các khu dân cư thu nhập kém
Quận
Phường
Diện tích (m2)
Nhà
Hộ gia đình
Dân số
Mật độ dân số (người/ha)
% nhà không có toilet
% các nhà không có hầm tự hoại
06
12
61.446
1.484
1.526
3.110
545
12,5
13
06
09
38.120
637
668
3.092
875
2
9,8
06
09
35.452
427
532
2.601
750
20,5
31,6
(Nguồn: Dự án cải thiện vệ sinh môi trường lưu vực kênh Tân Hóa-Lò Gốm )
2.6.3.4 NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP
Với mật độ dân số cao khoảng 350 người/ha. Mỗi ngày một lượng nước thải lớn đã đổ vào kênh. Do điều kiện sinh sống còn nghèo nàn như nhà ổ chuột, nhà sàn trên kênh, tất cả nước thải đều bị đưa trực tiếp vào kênh. Đó là nguồn ô nhiễm quan trọng của dòng kênh.
Ở thượng nguồn, phần lớn có nhiều loại xí nghiệp nhà máy quy mô nhỏ như: xí nghiệp chế biến Cầu Tre, công ty thủy sản Nhan Hòa, công ty thủy sản Vạn Hưng…Các xí nghiệp này hầu như không có hệ thống xử lý nước thải do đó nước thải công nghiệp đều đưa vào kênh.(xem Hình 2.15. Vị trí các công ty xí nghiệp trong lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm, năm 1998).
2.6.3.5 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Để đánh giá sự tác động đến sức khỏe qua các dữ liệu thống kê tại lưu vực kênh Lò Gốm của trung tâm y tế quận, và các trạm y tế phường với 3 năm gần đây được thu thập tại các phường ở dọc kênh Lò Gốm. Kết quả từ các trung tâm y tế quận cho thấy cùng mẫu như nhau cho cả 3 quận đều có sự than phiền về khí thải. Các bệnh có liên quan đến nước (viêm da, tiêu chảy) là nhóm quan trọng thứ 2 đe dọa sức khỏe và cho thấy môi trường có chất lượng kém.
Mùi hôi thối kênh Lò Gốm tác động chất lượng không khí không tốt đối với cộng động ven kênh ảnh hưởng rỏ ràng qua tỷ lệ mắc bệnh hô hấp đối với dân địa phương lẩn thiệt hại về cơ sở hạ tầng và các thiết bị dân dụng ở gần kênh.
Các dữ liệu ghi chép được từ quận 6 cho thấy rằng lãnh vực tiêu chảy, kiết lỵ và thương hàn đã báo hiệu chiều hướng giảm dần trong khi đó bệnh sốt rét, sốt nhiệt đới đã gia tăng. Các phường 5,8,12 và 14 cạnh kênh Lò Gốm cho thấy sự đe dọa về sức khỏe quần chúng ở mức cao nhất, qua sự gia tăng lãnh vực bệnh hoạn thường xuyên kết hợp với môi trường có chất lượng kém (bệnh tiêu chảy và hô hấp) qua tiến trình tư vấn công cộng với nhóm có thu nhập thấp ở phường 12 quận 6, người dân địa phương báo cáo rằng vào năm 1998 có bệnh dịch sốt nhiệt đới và sốt thương hàn. Các dữ liệu cho thấy, tại đây có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn gây bệnh rất cao.
Chất lượng nước kênh đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế xã hội, đời sống dân cư. Có thể nguồn nước vượt tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt của tiêu chuẩn Việt Nam, tình trạng này làm cho suy thoái, cạn kiệt nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay đã đến mức báo động không chỉ riêng ở thành phố mà trên khắp tỉnh thành cả nước cũng như trên thế giới. Không chỉ ở khu vực đô thị mà ngay cả khu vực nông thôn tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã diễn ra khá trầm trọng. Chất lượng nước mặt kém, người dân không thể sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày.
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH
Hình 3.1.Vị trí lấy mẫu tại Rạch Ông Buông, Quận 6, TP.HCM, nguồn: google Earth.
3.1 KỸ THUẬT LẤY MẪU PHÂN TÍCH VI SINH
NƠI LẤY MẪU
Các mẫu được lấy tại 3 vị trí khác nhau tại vùng Rạch Ông Buông là:
Vị trí thứ nhất- Cầu Ông Buông
Vị trí thứ hai -đoạn giữa Rạch Ông Buông (cách Cầu Ông Buông và Cầu Hậu Giang khoảng 350m).
Ví trí thứ ba-Cầu Hậu Giang.(xem Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu tại Rạch Ông Buông).
3.1.2 ĐIỂM LẤY MẪU
Các mẫu được lấy ở giữa dòng chảy tại 3 vị trí lấy mẫu của vùng Rạch Ông Buông
3.1.3 SỐ MẪU
Chương trình lấy mẫu phân tích vi sinh, tổng cộng số mẫu lấy tại 3 vị trí là 15 mẫu, mỗi vị trí lấy 5 mẫu.
3.1.4 THỜI GIAN LẤY MẪU
Mẫu được lấy tại 3 vị trí nói trên trong cùng một khoảng thời gian là 15 giờ chiều, lúc nước lớn.(Bảng 3.1. Lịch trình lấy mẫu tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh).
Bảng 3.1. Lịch trình lấy mẫu tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thời gian lấy mẫu
Nơi lấy mẫu
Đặc điểm của mẫu
Ký hiệu
15 giờ, 06/04/2009
Cầu Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
C.OB1
Đoạn giữa Rạch Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
ĐG1
Cầu Hậu Giang
Mùi hôi, đục, đen
C.HG1
15 giờ, 19/04/2009
Cầu Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
C.OB2
Đoạn giữa Rạch Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
ĐG2
Cầu Hậu Giang
Mùi hôi, đục, đen
C.HG2
15 giờ, 10/05/2009
Cầu Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
C.OB3
Đoạn giữa Rạch Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
ĐG3
Cầu Hậu Giang
Mùi hôi, đục, đen
C.HG3
15 giờ, 24/05/2009
Cầu Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
C.OB4
Đoạn giữa Rạch Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
ĐG4
Cầu Hậu Giang
Mùi hôi, đục, đen
C.HG4
15 giờ, 07/06/2009
Cầu Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
C.OB5
Đoạn giữa Rạch Ông Buông
Mùi hôi, đục, đen
ĐG5
Cầu Hậu Giang
Mùi hôi, đục, đen
C.HG5
CHU KỲ LẤY MẪU
Khoảng thời gian của mỗi chu kì lấy mẫu là 2 tuần. Tức là cách 2 tuần lấy mẫu một lần tại 3 vị trí.
3.1.6 DỤNG CỤ LẤY MẪU
Mẫu được lấy bằng một dụng cụ tự tạo, độ sâu lấy mẫu khoảng 0,3m dưới bề mặt nước kênh.(xem phụ lục 2. Hình 23. Dụng cụ lấy mẫu phân tích vi sinh, Hình 24 và Hình 25).
3.1.7 VẬN CHUYỂN MẪU
Mẫu được bảo quản trong bình đã được làm lạnh có đá khi vận chuyển mẫu. (xem phụ lục 2. Hình 26. Mẫu được bảo quản trong bình khi vận chuyển).
BẢO QUẢN MẪU
Mẫu được bảo quản trong tủ lạnh, ở nhiệt độ dưới 50C. Đối với các mẫu chưa kịp phân tích trong vòng 24 giờ được làm đông lạnh ở nhiệt độ -200C để bảo quản một thởi gian dài.
3.1.9 THỜI GIAN PHÂN TÍCH MẪU
Mẫu được phân tích gồm 2 chỉ tiêu vi sinh là tổng số Coliforms và E.coli.
Thời gian phân tích tổng số Coliforms là 4 ngày.
Thời gian phân tích E.coli là 5 ngày.(xem Bảng 3.2. Lịch trình phân tích các mẫu vi sinh)
Bảng 3.2. Lịch trình phân tích các mẫu vi sinh.
Ký hiệu
Ngày phân tích
Các chỉ tiêu vi sinh được phân tích
C.OB1
07/04/2009
Tổng số Coliform, E.coli
ĐG1
07/04/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.HG1
13/04/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.OB2
20/04-2009
Tổng số Coliform, E.coli
ĐG2
20/04/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.HG2
04/05/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.OB3
11/05/2009
Tổng số Coliform, E.coli
ĐG3
11/05/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.HG3
18/05/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.OB4
25/05/2009
Tổng số Coliform, E.coli
ĐG4
25/05/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.HG4
01/06/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.OB5
08/06/2009
Tổng số Coliform, E.coli
ĐG5
08/06/2009
Tổng số Coliform, E.coli
C.HG5
15/06/2009
Tổng số Coliform, E.coli
ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÍCH MẪU
Các mẫu phân tích vi sinh được phân tích tại phòng thí nghiệm vi sinh thuộc khoa môi trường và công nghệ sinh học, trường đại học kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.(xem phụ lục 2. Hình 27. Mẫu nước phân tích vi sinh).
VẬT LIỆU
DỤNG CỤ
Ống nghiệm: Được dùng chứa môi trường nuôi cấy vi sinh vật, có hoặc không có nút đậy bằng bông gòn hay nắp bằng nhựa.
Lọ thủy tinh: Chứa hóa chất, môi trường nuôi cấy vi sinh vật, có nắp đậy bằng nhựa hay kim loại.
Pipet: Có nhiều loại pipet có vách chia độ, pipet tự động (pipetman) được sử dụng để lấy một thể tích nhất định chất lỏng nào đó.
Đĩa petri: Gồm một nắp lớn và một đấy nhỏ úp vào nhau, thường được sử dụng để chứa môi trường thạch nuôi cấy vi sinh vật, nghiên cứu các đặc điểm hình thái tế bào vi sinh vật.
Đũa thủy tinh: Chủ yếu dùng để khuấy chất lỏng.
Que cấy vòng: Có dây cấy bằng kim loại, hình thẳng, được sử dụng để cấy chuyền ( môi trường lỏng hay đặc) và cấy ria (tạo vạch) vi sinh vật trên môi trường thạch.
Đèn cồn: Thường được sử dụng trong các kỹ thuật thao tác vô trùng.
Ống đo dung dịch: Là dụng cụ đo thể tích tương đối gần đúng, dùng lấy dung dịch hay hóa chất pha dung dịch
3.2.2 THIẾT BỊ
Cân phân tích: Dùng để cân hóa chất, vật liệu và các thành phần môi trường nuôi cấy vi sinh vật với lượng nhỏ và cần độ chính xác cao.
Bếp điện: Cần thiết để đun nóng và chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
Tủ lạnh: Được sử dụng để bảo quản vi sinh vật, hóa chất và môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong một thời gian ngắn.
Tủ cấy vô trùng: Có không gian vô trùng được sử dụng để cấy vi sinh vật, nhờ hệ thống đèn tử ngoại hay bộ phận thổi khí vô trùng.
Tủ ấm: Có chế độ ổn định nhiệt được sử dụng để ủ vi sinh vật ở nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Tủ sấy: Được sử dụng để sấy khô, khử trùng các dụng cụ thí nghiệm chịu được sức nóng khô (chủ yếu là dụng cụ thủy tinh) sau khi rửa sạch và để thật ráo.
Nồi hấp tiệt trùng (autoclave): Thiết bị này cấp nhiệt bằng hơi nước ở áp suất cao, được sử dụng để hấp khử trùng môi trường, một số các nguyên liệu và các loại dụng cụ thí nghiệm.
Bể điều nhiệt: Thường chứa nước và được cài đặt ở nhiệt độ thích hợp để ổn định nhiệt độ cho những thí nghiệm cần ổn định về nhiệt
HÓA CHẤT
Môi trường nuôi cấy Coliforms:
Lactose Broth
Brilliant Green Bile Broth (BGBL)
Môi trường nuôi cấy E.coli:
Lactose Broth
Tryton
MR-VP
Simmon Citrate Agar
Một số thuốc thử sử dụng trong thử nghiệm sinh hóa:
Kovac’s
Methyl Red
α-naphthol 5% MOL WT
KOH 40%
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ COLIFORMS BẰNG PHƯƠNG PHÁP
MPN (Most Probable Number)
Phương pháp MPN (phương pháp số có xác suất cao nhất, số tối khả) còn được gọi là phương pháp pha loãng tới hạn. Đây là phương pháp dùng để đánh giá số lượng vi sinh vật theo số lượng vi sinh vật có xác suất lớn nhất hiện diện trong một đơn vị thể tích mẫu. Đây là phương pháp định lượng dựa trên kết quả định tính của một loạt thí nghiệm được lặp lại ở một số độ pha loãng khác nhau. Thông thường, việc định lượng này được thực hiện lặp lại 3 lần ờ 3 độ pha loãng bậc 10 liên tiếp, tổng cộng 3×3= 9 ống nghiệm.
Quy trình thực hiện định lượng theo phương pháp này là như sau: cho vào các ống nghiệm có chứa môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng của đối tượng vi sinh vật cần định lượng một thể tích chính xác dung dịch mẫu ở 3 nồng độ pha loãng bậc 10 liên tiếp (ví dụ 1/10, 1/100, 1/1000). Ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Dựa vào kết quả biểu kiến chứng minh sự tăng trưởng của vi sinh vật kiểm định trong từng ống nghiệm (thường là các hiện tượng sinh hơi, đổi màu, đục…), ghi nhận số lượng các ống nghiệm dương tính ờ từng độ pha loãng. Sử dụng các số liệu này và dựa vào bảng MPN suy ra mật độ vi sinh vật được trình bày dưới dạng số MPN/100ml. (xem phụ lục 1. Bảng 3 Bảng tra MPN).
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TỔNG SỐ COLIFORMS
Chuẩn bị dịch đồng nhất hoặc pha loãng mẫu để có độ pha loãng thích hợp 10-3, 10-4, 10-5
Chuyển 1ml dung dịch 10-3, 10-4, 10-5 vào ống 10ml môi trường Lactose Broth có chứa ống durham, mỗi nồng độ 3 ống lặp lại, ủ ở 370C, 48 giờ
Ghi nhận các ống Lactose Broth dương tính (+) có sinh hơi, ở mỗi nồng độ pha loãng
Cấy vào ống nghiệm chứa môi trường BGBL có chứa ống durham, ủ ở 370C, 48 giờ
Ghi nhận các ống BGBL dương tính (+), có sinh hơi
Tra bảng MPN để tính kết quả
XÁC ĐỊNH E.COLI BẰNG PHƯƠNG PHÁP MPN VÀ THỬ NGHIỆM IMViC
Việc định danh này được thực hiện dựa vào các đặc điểm các phản ứng sinh hoá.
Đối với E.coli thì thử nghiệm IMViC cho kết quả:
Thử nghiệm khả năng sinh Indol dương tính (+)
Thử nghiệm Methyl Red dương tính (+)
Thử nghiệm Voges Proskauer âm tính (-)
Thử nghiệm Simon Citrate âm tính (-)
3.3.3.1 THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG SINH INDOL
Nhằm phát hiện khả năng của vi sinh vật tạo vòng indol trong môi trường canh trypton.
Phương pháp tiến hành: Vi sinh vật thử nghiệm được nuôi trong môi trường canh trypton trong khoảng 24-48 giờ. Nhỏ vài giọt ether để kéo indol lên bề mặt môi trường, thêm vài giọt thuốc thử Kovac’s hoặc thuốc thử Erhlich.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): trên bề mặt môi trường xuất hiện vòng màu đỏ cánh sen.
Thử nghiệm (-): Không xuất hiện vòng đỏ.
Hình 3.2. Thử nghiệm khả năng sinh Indol, Nguồn:
THỬ NGHIỆM METHYL RED
Nhằm xác định khả năng của vi sinh vật sản xuất và duy trì các sản phẩm acid bên trong môi trường trong quá trình lên men glucose.
Phương pháp tiến hành: Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường glucose phosphate (MR-VP broth) ủ trong khoảng 2-5 ngày. Thêm vài giọt thuốc thử methyl red được pha theo tỷ lệ 0,1g trong 300ml cồn và cho nước vào để đạt thể tích 500ml.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): Môi trường chuyển sang màu đỏ.
Thử nghiệm (-): Môi trường không đổi mảu.
Hình 3.3. Thử nghiệm Methyl Red, Nguồn:
THỬ NGHIỆM VOGES PROSKAUER
Nhằm phát hiện khả năng vi sinh vật tạo ra một số sản phẩm trung tính (aceton) trong quá trình lên men glucose.
Phương pháp tiến hành: Cấy vi sinh vật trong môi trường glucose phosphate (MR-VP broth), ủ ở nhiệt độ 370C trong 2-5 ngày. Thêm dung dịch thuốc thử ∞- naphtol 5% trong cồn và dung dịch KOH 40% với tỷ lệ 3:1. Quan sát phản ứng xảy ra trong 5 phút.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): xuất hiện màu đỏ trên bề mặt môi trường.
Thử nghiệm (-): môi trường không đổi màu.
Hình 3.4. Thử nghiệm Voges Proskauer, Nguồn:
THỬ NGHIỆM SIMMONS CITRATE
Nhằm xác định khả năng vi sinh vật sử dụng citrate như là nguồn carbon duy nhất.
Phương pháp tiến hành: Môi trường sử dụng trong thí nghiệm này là môi trưởng Simmons citrate agar . Cấy vi sinh vật lên môi trường thạch nghiêng SCA, ủ 370C trong 24 giờ rồi đọc kết quả.
Đọc kết quả: Thử nghiệm (+): môi trường chuyển sang màu xanh dương.
Thử nghiệm (-): môi trường không đổi màu.
Hình 3.5. Thử nghiệm Simmon Citrate, Nguồn:
3.3.4 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH E.COLI
Chuẩn bị dịch đồng nhất hoặc pha loãng mẫu để có độ pha loãng thích hợp 10-3, 10-4, 10-5
Chuyển 1ml dung dịch 10-3, 10-4, 10-5 vào ống 10ml môi trường Lactose Broth có chứa ống durham, mỗi nồng độ 3 ống lặp lại, ủ ở 370C, 48 giờ
Ghi nhận các ống Lactose Broth dương tính (+) có sinh hơi, ở mỗi nồng độ pha loãng
Cấy vào ống nghiệm chứa môi trường pepton water, ủ ở 370C, 48 giờ
Ghi nhận các ống pepton water dương tính (+), môi trường bị đục, ở mỗi nồng độ pha loãng
Cấy vào các ống nghiệm chứa môi trường Tryton, MR-VP, Simmons Citrate, ở mỗi độ pha loãng. Ủ ở 370C, 24 giờ
Tiến hành thử nghiệm sinh hóa IMViC. Ghi nhận kết quả: thử nghiệm Indol dương tính (+), thử nghiệm Methyl Red dương tính (+), thử nghiệm Voges Proskauer âm tính (-), thử nghiệm Simmon Citrate âm tính (-), ở mổi độ pha loãng
Tra bảng MPN tính kết quả
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ
4.1.1 CẦU ÔNG BUÔNG
Bảng 4.1 Kết quả phân tích tổng số Coliforms và E.coli tại Cầu Ông Buông
Số mẫu
Tổng số Coliform
E.Coli
C.OB1
28.104 MPN/100ml
Không
C.OB2
44.104 MPN/100ml
Không
C.OB3
75.104MPN/100ml
14.104MPN/100ml
C.OB4
93.104MPN/100ml
11.104MPN/100ml
C.OB5
44.104 MPN/100ml
Không
TCVN 5942-1995
(Loại B)
1.104 MPN/100ml
Không
% vượt tiêu chuẩn
100%
40%
4.1.2 ĐOẠN GIỮA RẠCH ÔNG BUÔNG
Bảng 4.2 Kết quả phân tích tổng số Coliforms và E.coli tại Đoạn giữa Rạch Ông Buông
Số mẫu
Tổng số Coliform
E.Coli
ĐG1
15.104 MPN/100ml
Không
ĐG2
29.104 MPN/100ml
9.104MPN/100ml
ĐG3
29.104 MPN/100ml
Không
ĐG4
27.104MPN/100ml
Không
ĐG5
21.104 MPN/100ml
Không
TCVN 5942-1995
(Loại B)
1.104 MPN/100ml
Không
% vượt tiêu chuẩn
100%
20%
CẦU HẬU GIANG
Bảng 4.3 Kết quả phân tích tổng số Coliforms và E.coli tại Cầu Hậu Giang
Số mẫu
Tổng số Coliform
E.Coli
C.HG1
11.104MPN/100ml
Không
C.HG2
14.104MPN/100ml
Không
C.HG3
20.104MPN/100ml
Không
C.HG4
12.104MPN/100ml
7.104MPN/100ml
C.HG5
15.104MPN/100ml
Không
TCVN 5942-1995
(Loại B)
1.104 MPN/100ml
Không
% vượt tiêu chuẩn
100%
20%
ĐÁNH GIÁ
4.2.1 TỔNG SỐ COLIFORMS
MPN100ml
DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG COLIFORMS CỦA 3 VỊ TRÍ TẠI RẠCH ÔNG BUÔNG, QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày/tháng
MPN/100ml
TCVN 5942-1995, Loại B (10000 MPN/100ml)
Hình 4.1. Diễn biến số lượng Coliforms của 3 vị trí tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Minh.
Cầu Ông Buông:
Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 24 tháng 5, cao nhất là 93.104MPN/100ml, sau đó giảm dần ở ngày 7 tháng 6, thấp nhất là 44.104 MPN/100ml. Mức độ ô nhiễm vi sinh tại Cầu Ông Buông cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 28 lần đến 93 lần.
Đoạn giữa Rạch Ông Buông:
Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5, cao nhất là 29.104MPN/100ml, sau đó giảm dần ở ngày 7 tháng 6, thấp nhất là 21.104 MPN/100ml. Mức độ ô nhiễm vi sinh tại đoạn giữa Rach Ông Buông cũng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 15 lần đến 29 lần.
Cầu Hậu Giang:
Số lượng Coliforms có xu hướng tăng cao từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5, cao nhất là 20.104MPN/100ml, giảm ở ngày 24 tháng 5, thấp nhất là 12.104 MPN/100ml, sau đó tăng cao ở ngày 7 tháng 6, cao nhất là 15.104MPN/100ml . Mức độ ô nhiễm vi sinh tại Cầu Hậu Giang cũng cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, cụ thể cao gấp 11 lần đến 20 lần.
Nhận xét chung:
Theo kết quả khảo sát liên tục diễn biến số lượng Coliforms tại 3 vị trí của Rach Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh trong 2 tháng cho thấy 100% kết quả vượt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Vị trí ô nhiễm Coliforms nặng nhất là Cầu Ông Buông, tiếp theo là đoạn giữa Rạch Ông Buông và Cầu Hậu Giang. Như vậy, sự ô nhiễm Coliforms nặng nhất ở thượng nguồn Rạch Ông Buông, số lượng Coliforms cũng giảm ở đoạn giữa và ít nhất ở hạ nguồn Rạch Ông Buông.
Theo báo cáo kết quả của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố thì ô nhiễm Coliforms của những năm gần đây cũng hết sức nghiêm trọng. Coliforms đo ở Hòa Bình và Ông Buông năm 2005 biến thiên từ 3x1010 – 7,8x1010 MPN/100 ml, vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B từ 3x106 – 7,8x106 lần. Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước khu vực này bị ô nhiễm nặng.
Mức độ ô nhiễm Coliforms của khu vực từ năm 2001- 2005 có xu hướng tăng (xem Hình 4.2. Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Tân Hóa-Lò gốm 2001-2005)
Hình 4.2. Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Tân Hóa-Lò gốm(2001-2005), nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM.
Ngoài ra, ô nhiễm hữu cơ tại khu vực này cũng đáng báo. Theo kết quả báo cáo của Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố năm 2008, nồng độ BOD5 đo tại Rạch Ông Buông khá cao đạt 157.35 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép là 6.29 lần. So với năm 2007, BOD5 đo được năm 2008 giảm 1.01 lần.
E.COLI
DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG LƯỢNG E.COLI CỦA 3 vị trí TẠI RẠCH ÔNG BUÔNG, QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH.
MPN/100ml
Ngày/tháng
MPN/100ml
Hình 4.3. Diễn biến số lượng E.coli của 3 vị trí tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Minh.
Cầu Ông Buông:
Trong 5 lần khảo sát sự hiện diện của E.coli tại Cầu Ông Buông, thì 2 lần có E.coli, cụ thể ở ngày 10 tháng 5, số lượng E.coli là 14.104MPN/100ml, và ngày 24 tháng 5, số lượng E.coli là 11.104MPN/100ml.
Đoạn giữa Rạch Ông Buông:
Trong 5 lần khảo sát sự hiện diện của E.coli tại đoạn giữa Rạch Ông Buông, thì 1 lần có E.coli, cụ thể là ngày 19 tháng 4, số lượng E.coli là 9.104MPN/100ml.
Cầu Hậu Giang:
Trong 5 lần khảo sát sự hiện diện của E.coli tại Cầu Hậu Giang, thì 1 lần có E.coli, cụ thể là ngày 24 tháng 5, số lượng E.coli là 7.104MPN/100ml.
Nhận xét chung:
Theo kết quả khảo sát liên tục sự hiện diện E.coli tại 3 vị trí của Rach Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh trong 2 tháng, có sự ô nhiễm E.coli tại đây. Vị trí ô nhiễm E.coli nặng nhất là Cầu Ông Buông, với tần suất hiện diện trong nguồn nước là 2 lần/ 5 lần. Tiếp theo là đoạn giữa Rạch Ông Buông và Cầu Hậu Giang, tần xuất hiện diện trong nguồn nước như nhau là 1 lần/ 5 lần. Như vậy, khả năng ô nhiễm E.coli nặng nhất ở thượng nguồn Rạch Ông Buông, giảm ở đoạn giữa và ít nhất ở hạ nguồn Rạch Ông Buông. Sự hiện diện của E.coli, một dòng vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho thấy nguồn nước tại đây bị ô nhiễm phân.
Ở thượng nguồn, mật độ nhà dân lấn chiếm 2 bên bờ kênh rất cao, không có hầm tự hoại, xả chất thải sinh hoạt trực tiếp vào kênh, có thể đây là nguồn gây nhiễm phân cao, ngoài ra nguồn gây nhiễm cũng có thể từ vật nuôi (chó, mèo) dọc 2 bên bờ kênh, không được người dân quản lý tốt. Đặc biệt, rác thải sinh hoạt tràn lan tại khu vực kênh cũng là nguồn gây nhiễm phân quan trọng.
Theo kết quả báo cáo của trạm y tế phường 9, quận 6, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất gấp nhiều lần trong các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy số liệu không cho biết nguyên nhân các ca bệnh nhưng điều này rất có thể liên quan đến môi trường nước ô nhiễm các vi sinh gây bệnh tại lưu vực kênh rạch.(xem bảng 4.4. Số ca bệnh nhiễm khuẩn của phường 9, quận 6, TP.HCM năm 2009)
Bảng 4.4. Số ca bệnh nhiễm khuẩn của phường 9, quận 6, TP.HCM năm 2009.
Bệnh
Số ca nhiễm/người
Lỵ
1
Viêm loét miệng
1
Tiêu chảy
15
(Nguồn: Trạm y tế phường 9, quận 6, TP.HCM)
Thực trạng kênh rạch tại đây bị ô nhiễm vi sinh rất nhiều, kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm vi sinh tại đây vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần, ô nhiễm Coliforms cao cùng với nhiễm vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột trong nguồn nước cho thấy khả năng nhiễm phân dẫn đến trong nước có nhiều vi khuẩn gây bệnh khác hiện diện.
Cộng với triều cường lên cao, nước kênh thường xuyên ngập vào các khu vực dân cư sinh sống 2 bên bờ kênh, đem theo một lượng lớn sinh vật gây bệnh. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây các bệnh về da, nhiễm khuẩn…từ nguồn nước bị ô nhiễm cho cộng đồng.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước kéo theo đó là sự phân cấp giàu nghèo ngày một rõ rệt, mật độ dân nghèo tập trung cao trong lưu vực Rạch Ông Buông, điều này kéo theo sự bùn nổ về chất lượng cuộc sống kém của dân cư tại đây, đặt biệt là ý thức giữ vệ sinh môi trường sống rất kém. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Cơ sở hạ tầng tại đây cũng còn nhiều điều phải bàn, hầu như các hẻm đều rất hẹp, đường xá lại khó lưu thông, gây cản trở nhiều cho các loại xe chở rác vào những khu vực này, những thùng rác lại không được bố trí tại nhiều nơi trong khu vực, trong khi đó các bảng cấm đổ rác hiện diện khắp nơi chứng tỏ sự thiếu quan tâm của các nhà chức trách địa phương đối với dân nghèo. Những điều này, đã đưa người dân vào sự bế tắc, dẫn đến tiếp tục gây ô nhiễm môi trường tại đây sẽ làm suy thoái môi trường nước của thành phố.
Đối với tình trạng ô nhiễm vi sinh nguồn nước tại rạch Ông Buông nói riêng, kênh rạch thành phố nói chung là hết sức nghiêm trọng, để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại đây là một vấn đề nan giải, sự phúc tạp của hệ thống cống xả cùng với mật độ dân cư rất cao cộng thêm vào ý thức bảo vệ môi trường kém. Để giảm mức độ ô nhiễm tại đây, chỉ khi nào xây dựng hệ thống thu gom nước thải để xử lý cùng với việc di dời và tái định cư cho các hộ dân sinh sống và các xi nghiệp trong lưu vực. Thêm vào đó cần nâng cấp lại tuyến kênh để có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau trong tương lai.
Trường hợp không thể di dời và tái định cư cho các họ dân sinh sống dọc hai bên bờ kênh, cần phải đẩy mạnh các chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho họ.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua hơn ba tháng thực hiện đề tài “ Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh nguồn nước mặt tại Rạch Ông Buông, Quận 6 , Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi đã thu được kết quả sau:
Đối với hệ thống thoát nước:
Phải hiểu là sự phức tạp của hệ thống thoát nước cùng với mật độ dân cư cao, kênh lại hẹp, đặc biệt nhà dân nghèo lấn chiếm hai bên bờ kênh, do đó rất khó khăn trong việc khảo sát cũng như tách lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp trong lưu vực. Vì lượng ô nhiễm thoát từ sản xuất công nghiệp thoát ra từ các đường ống là rất quan trọng.
Đối với rác thải dọc hai bên bờ kênh:
Hầu như dọc hai bên bờ kênh đều không có bố trí những thùng rác công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân sinh sống tại đây đổ rác xuống kênh rạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt cũng như vẻ mỹ quan của kênh rạch thành phố.
Trong khi đó, những bản cấm đổ rác được hiện hiện khắp nơi, nhưng nhận thức người dân còn kém, nên hiện tượng đổ rác xuống kênh vẫn tiếp diễn. Các nhà chức trách địa phương chưa có chương trình bảo vệ nguồn nước cụ thể cũng như các chương trình giáo dục nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước một cách thiết thực hơn.
Đối với quy hoạch nhà ở:
Mặc dù Thành phố đã có quy định lộ giới sông rạch trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ dân lấn chiếm hai bên bờ kênh để cất nhà ở. Do vậy, dòng kênh là nơi hứng chịu rác thải và nước thải sinh hoạt của những hộ gia đình này. Những điều này gây tác động đến nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng thêm, nguồn nước bị ô nhiễm những vi khuẩn gây bệnh, thêm vào đó ảnh hưởng đến sự lưu thông của dòng chảy. Ủy ban nhân dân Quận cần có chiến lược và chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hộ dân trên tái định cư.
Đối với nguồn nước:
Nước kênh tại đây bị ô nhiễm vi sinh gây bệnh rất nhiều, không còn sử dụng cũng như khai thác những chức năng vốn có của một dòng kênh như các hoạt động thương mại, giao thông đường thủy, nguồn nước không thể sử dụng cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản cũng như nhiều mục đích khác…vì mức độ ô nhiễm của nó. Nước bị ô nhiễm Coliforms vượt giới hạn cho phép gấp nhiều lần. Điều đáng cảnh báo hơn là nguồn nước cũng bị nhiễm E.coli gây bệnh tiêu chảy.
KIẾN NGHỊ
Nhằm giảm sự ô nhiễm nguồn nước mặt tại Rạch Ông Buông, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, hệ thống kênh rạch thành phố Hồ Chí Minh nói chung, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
Ủy Ban Nhân Dân Quận 6 phải có chính sách hỗ trợ cụ thể cho chương trình nâng cao ý thức giáo dục về vấn đề thu gom rác thải tại dọc hai bên bờ kênh.
Tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, trước hết ở các đô thị lớn, các khu dân cư tập trung và các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia.
Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên môi trường.
Cần nhanh chóng xây dựng Qui hoạch và phát triển kinh tế xã hội từng vùng trên cơ sở cân đối với qui hoạch và phát triển tài nguyên nước.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho từng khu vực.
Việc di dời tái định cư người dân sống dọc 2 bên bờ kênh rất quan trọng. Trong trường hợp họ vẫn sống tại đây cần phải đẩy mạnh hơn chương trình giáo dục môi trường cho công chúng, làm cho người dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường nơi họ sinh sống.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; các giải pháp phòng, chống tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải.
Tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế về tài nguyên nước thông qua các chương trình, dự án đa phương và song phương trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực, thế giới về tài nguyên nước, bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, hợp tác khác về tài nguyên nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thanh Bảo, Vi khuẩn học, 2008. NXB ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Trần Đáng, Ngộ độc thực phẩm, 2008, NXB Hà Nội.
Đỗ Hồng Lan Chi-Lâm Minh Triết, vi sinh vật môi trường, 2005, NXB ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Trần Linh Phước, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, 2006, NXB Giáo Dục.
Nguyễn Đức Lượng, Thí nghiệm vi sinh học vật, 2006, NXB ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo Internet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan 2.doc