Đề tài Tổng hợp quản trị các hoạt động của doanh nghiệp

Tài liệu Đề tài Tổng hợp quản trị các hoạt động của doanh nghiệp: Lời nói đầu Đ ể một doanh nghiệp đi vào hoạt động cần có những gì ? Các nhà đầu tư khi bỏ vốn để kinh doanh, để thành lập doanh nghiệp, để đầu tư ở thị trường cổ phiếu, để đầu tư tài chính, để cho vay, để góp vốn, để mua cổ phần ..v..v..cần biết thông tin gì? Số liệu lấy ở đâu? tình hình hoạt động của công ty mà mình định đầu tư ra sao? Nó kinh doanh có hiệu quả không ? Mức độ dủi do như thế nào ? Có nhiều đối thủ cạnh tranh không ? Biện pháp gì để tối đa hoá lợi nhuận ? Sử dụng nguồn nội lực như thế nào ?..?..?.. Tất cả những câu hỏi trên thật là khó đối với những người có ý định kinh doanh, nếu họ không biết cách phân tích, mổ sẻ những số liệu, những chính sách của doanh nghiệp cũng như của nhà nước. Từ những yếu tố vi mô đến những chính sách vĩ mô luôn đòi hỏi mọi người hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu rõ và hiểu đúng, Đặc biệt đối với nhà quản trị, họ luôn là người đưa ra phương án, chiến lược, dự báo, lập kế hoạch kinh doanh. Họ phải luôn có ý chí sáng suốt, có gan làm gi...

doc82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng hợp quản trị các hoạt động của doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đ ể một doanh nghiệp đi vào hoạt động cần có những gì ? Các nhà đầu tư khi bỏ vốn để kinh doanh, để thành lập doanh nghiệp, để đầu tư ở thị trường cổ phiếu, để đầu tư tài chính, để cho vay, để góp vốn, để mua cổ phần ..v..v..cần biết thông tin gì? Số liệu lấy ở đâu? tình hình hoạt động của công ty mà mình định đầu tư ra sao? Nó kinh doanh có hiệu quả không ? Mức độ dủi do như thế nào ? Có nhiều đối thủ cạnh tranh không ? Biện pháp gì để tối đa hoá lợi nhuận ? Sử dụng nguồn nội lực như thế nào ?..?..?.. Tất cả những câu hỏi trên thật là khó đối với những người có ý định kinh doanh, nếu họ không biết cách phân tích, mổ sẻ những số liệu, những chính sách của doanh nghiệp cũng như của nhà nước. Từ những yếu tố vi mô đến những chính sách vĩ mô luôn đòi hỏi mọi người hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu rõ và hiểu đúng, Đặc biệt đối với nhà quản trị, họ luôn là người đưa ra phương án, chiến lược, dự báo, lập kế hoạch kinh doanh. Họ phải luôn có ý chí sáng suốt, có gan làm giầu, có đầu óc tổ chức, tóm lại họ phải là người giỏi .Vì hành động của họ sẽ ảnh hưởng tới toàn thể người lao động và chính công ty của họ nếu họ là chủ sở hữu. Họ không chỉ biết mà còn phải hiểu rõ, hiểu sâu và tìm hiểu chi tiết những yếu tố, những tác động để có phương hướng cụ thể nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế điểm còn yếu từ đó có giải pháp trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho các kỳ tiếp theo. Để lắm bắt chính xác họ phải phân tích, đánh giá trên tấ cả các mặt của doanh nghiệp gồm (Sự hình thành và phát triển, Cơ cấu sản xuất,Quá trình công nghệ, Bộ máy quản lý, Hoạch định chiến lược, Kế hoạch hỗ chợ, Nhân lực, Tài chính, Chất lượng sản phẩm, quá trình điều hành sản xuất, marketinh ..v..v..) Tất cả những thứ đó đều được nghiên cứu trong bài viết cho dù mỗi người có cách tiếp cận khác nhau song phương phát nghiên cứu thì giống nhau và đương nhiên sản phẩm họ làm ra có nội dung tương đương. Trong thời gian thực tập, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy Trần Hoàng Long cùng các thầy cô giáo trong khoa và các cô trong phòng tài chính của công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội . Là một nhà quản trị trong tương lai em đã nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, phương hướng hoạt động, quy luật kinh tế, và đặc biệt em đã có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp. Song do thời gian tìm hiểu có hạn cùng với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường nay được áp dụng trong thực tế, không thể chánh những sai sót và nhầm lẫn em kính mong thầy và các cô trong phòng tài chính của công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội góp ý và giúp đỡ, để bài viết hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng trong thực tế, và cũng gúp em có cái nhìn đúng hơn, sâu hơn, rộng hơn về mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Nội dung của bài viết gồm hai phần lớn Phần một: tổng quát chung về doanh nghiệp Phần hai: Tổng hợp quản trị các hoạt động của doanh nghiệp Mục lục Trang Lời nói đầu:………………………………………………………………….1 Phần I: Tổng quát chung về doanh nghiệp………..6 I. Quá trình hình thành và phát triển………………………………………..6 1. lịch sử phát triển của doanh nghiệp………………………………..6 2. tình hình phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua...…....8 3. chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty………………………11 II. Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm ………………………………..12 Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của công ty………………………..12 Đặc điểm của công nghệ…………………………………..12 Quá trình công nghệ tại công ty…………………………...12 Sơ đồ quy trình công nghệ tại công ty……………………………13 Sơ đồ mảng điện…………………………………………..13 Sơ đồ mảng hoá……………………………………………14 Đánh giá trình độ công nghệ của công ty………………………..15 Ưu điểm…………………………………………………...15 Nhược điểm……………………………………………….20 Giải pháp khắc phục………………………………………20 III. Cơ cấu sản suất sản phẩm của doanh nghiệp…………………………..21 Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất……………………21 Đặc điểm của cơ cấu sản xuất21 Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất tại công ty…21 Các bộ phận và các cấp sản xuất của doanh nghiệp……………..22 Các bộ phận sản xuất tại công ty………………………….22 Các cấp sản xuất tại công ty………………………………23 Đánh giá cơ cấu sản xuất của công ty……………………………23 Ưu điểm…………………………………………………...23 Nhược điểm……………………………………………….23 Giải pháp khắc phục………………………………………23 IV. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp……………………………………..24 Các cấp và các bộ phận quản lý của doanh nghiệp………………24 Đặc điểm của bộ máy quản lý…………………………….24 Bộ máy quản lý tại công ty………………………………..24 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý trong công ty.………..26 Đánh giá bộ máy quản lý của doanh nghiệp….………………….27 a. Ưu điểm………………….………………………………..27 b. Nhược điểm……………………………………………….27 Giải pháp khắc phục………………………………………27 V. Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp………………………………27 Thực trạng về môi trường và nội bộ doanh nghiệp………………27 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp………………….27 Môi trường ngành…………………………………………30 Phân tích nội bộ doanh nghiệp…………………………….34 Thực trạng về mô hình phát triển doanh nghiệp………………….37 Thực trạng về phương án kinh doanh của doanh nghiệp…………38 VI. Vây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp ………………………………38 Kế hoạch vật tư kỹ thuật…………………………………………38 Đặc điểm của vật tư……………………………………….38 Kế hoạch vật tư kỹ thuật tại công ty………………………39 Kế hoạch lao động, tiền lương…………………………………...40 Đặc đIểm của lao động, tiền lương……………………….40 Kế hoạch lao động, tiền lương tại công ty………………..40 Kế hoạch khoa học kỹ thuật……………….……………………..41 Đặc điểm của khoa học kỹ thuật………………………….41 Kế hoạch khoa học kỹ thuật tại công ty…………………..42 Kế hoạch giá thành và giá cả…………………………………….42 Đặc điểm của giá thành, giá cả……………………………42 Kế hoạch giá thành và giá cả tại công ty………………….42 Kế hoach lợi nhuận và phân phối lợi nhuận……………………...45 Đặc điểm của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận…………..45 Kế hoach lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty…...45 Phần II: tổng hợp quản trị các ……………………….46 hoạt động của doanh nghiệp Quản trị nhân lực………………………………………………………..46 Mô tả công việc trong doanh nghiệp…………………………….46 Hệ thống định mức lao động của doanh nghiệp…………………47 Đặc điểm của định mức lao động…………………………47 Hệ thống định mức lao động tại công ty………………….48 Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp………..50 Đặc điểm của thời gian lao động………………………….50 Tình hình sử dụng thời gian lao động tại doanh nghiệp…...51 Tình hình cơ cấu lao động của doanh nghiệp……………………52 Phương pháp đánh giá thành tích của doanh nghiệp…………….52 Hệ thống lương, phúc lợi và các…………………….………….. 53 khoản phụ cấp của doanh nghiệp Đặc điểm của lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp……...53 Hệ thống lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp…………. 53 Tình hình năng suất lao động của doanh nghiệp………………..55 Tình hình đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp……..57 Đánh giá về quản trị nhân lực của công ty………………………57 a. Ưu điểm…………………………………………………...57 b. Nhược điểm………………………………………………..58 Giải pháp khắc phục………………………………………58 II. Quản trị tài chính………………………………………………………..59 Tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp……………... 59 Tình hình doanh thu tại công ty…………………………...59 Tình hình lợi nhuận tại công ty……………………………60 Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp……...62 Tình hình biến động vốn tại công ty………………………62 Tình hình biến nguồn vốn tại công ty……………………..66 Tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm………………69 Tình hình chi phí sản xuất tại công ty……………………..69 Tình hình giá thành sản phẩm tại công ty…………………69 Tình hình thực hiện dự án đầu tư………………………………..72 Đánh giá về quản trị tài chính của công ty……………………...72 a. Ưu điểm…………………………………………………...72 b. Nhược điểm………………………………………………..73 Giải pháp khắc phục………………………………………73 III. Quản trị chất lượng……………………………………………………..74 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm……………………………………74 hệ số đảm bảo chất lượng……………………………………….75 IV. Quản trị điều hành sản xuất ……………………………………………75 Công suất thiết kế và công suất sử dụng………………………...75 Mặt bằng của công ty……………………………………………76 Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất ……..76 V. Quản trị marketing………………………………………………………77 Chiến lược sản phẩm…………………………………………….77 Chiến lược giá cả………………………………………………..77 Chiến lược phân phối……………………………………………79 Đánh giá về quản trị marketing…………………………………80 a. Ưu điểm…………………………………………………...80 b. Nhược điểm……………………………………………….80 Giải pháp khắc phục………………………………………80 Kết luận…………………………………………………………………….81 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….82 Phần I: Tổng quát chung về doanh nghiệp Quá trình hình thành và phát triển Lịch Sử Phát Triển Của Doanh Nghiệp Năm 1986 đại hội đảng lần VI họp tại Hà Nội ra quyết định chủ trương đổi mới toàn diện về mặt kinh tế. Những năm trở về trước nước ta có nền kinh tế đóng, tự cung tự cấp, nó rất phù hợp trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thực tế đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên khi đất nước được giải phóng, hình thức kinh tế này không còn phù hợp nữa nó trở lên lạc hậu và kém phát triển, vì vậy để vững bước đi lên con đường Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi phải có chính sách phù hợp với thời kỳ mới với một phương thức sản xuất tiên tiến theo kịp với trình độ phát triển của xã hội loài người. Từ bài học quý giá của các nước đông âu đảng ta đã chủ chương đổi mới toàn diện, nhất là mặt kinh tế, thể hiện một lền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (kinh tế thị trường).Trong bối cảnh lịch sử đó, ngày 06 tháng 03 năm 1986 nhà máy vật liệu cách đIện được thành lập theo quyết định số 37/CL-CB của bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim, nhà máy được tách từ phân xưởng vật liệu điện thuộc nhà máy chế tạo biến thế. Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp năng động hơn trong kinh doanh, tự chủ và hạch toán độc lập, cho nên các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thích ứng ngay để biết tận dụng lợi thế của mình và hạn chế điểm còn yếu, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Để giảm bớt áp lực phụ thuộc vào nhà nước và chủ động trong thời kỳ mới các doanh nghiệp tự tìm con đường đi riêng cho mình, tuy nhiên vì chính sách thay đổi quá nhanh lên các doanh nghiệp chưa thể thích ứng kịp trong môi trường kinh doanh này nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Trước đây chỉ sản xuất theo chỉ tiêu nhà nước giao nay tự hạch toán độc lập và tự chủ trong kinh doanh, để tồn tại trong môi trường mới các doanh nghiệp nhỏ phải được tổ chức và sắp xếp lại thành doanh nghiệp lớn hơn đủ sức trụ vững trên thị trường.Vì được tách ra từ một phân xưởng lên Nhà Máy Vật Liệu Cách ĐIện cũng không là ngoại lệ, ngày 13 tháng 03 năm 1993 nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 119/QĐ/TCNSDT của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng, để tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành, ngày 10 tháng 7 năm 1990 tổng công ty thiết bị kỹ thuật đIện được thành lập theo quyết định số 237/QĐ-TCĐTNS của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng và lấy nhà máy vật liệu cách đIện là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập trong tổng công ty. Trụ sở chính: Số 11-K2 Thị Trấn Cầu Diễn- Huyện Từ Liêm-Thành Phố Hà Nội Tên gọi : Nhà Máy Vật Liệu Cách Điện Trực thuộc : Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện Số điện thoại: 8370250 Số Fax:8370250 Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật liệu cách điện và thiết bị điện Là một công ty nhà nước, được sự kế thừa cơ sở vật chất và quá trình công nghệ từ phân xưởng vật liệu điện thuộc Nhà Máy Chế Tạo Biến Thế với đội ngũ lao động gồm 77 người trong đó: Cán bộ trình độ đại học: 12 người Cán bộ trình độ trung cấp: 1 người Công nhân kỹ thuật : 25 người Số còn lại: 39 người là công nhân đào tạo ngắn hạn và lao động phụ. Đây là lực lượng đã đưa công ty ngày càng phát triển trong 17 năm qua, công ty đã tự khẳng định mình trên thị trường với những kinh nghiệm có được trong thời kỳ trước và biết phát huy thế mạnh trong thời kỳ mới công ty đã thực sự trưởng thành và là đơn vị sản xuất có hiệu quả nhất trong tổng công ty. Với mong muốn đưa công ty chở thành một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày 31 tháng 8 năm 1996 nhà máy được Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp giấy phép liên doanh với công ty SKODA ( Cộng Hoà Séc) theo giấy phép số 1663/GF. Công ty đổi tên thành công ty liên doanh sản xuất thiết bị điện ( SKODA-isovina), trong thời gian liên doanh công ty đã không thực hiện được mục tiêu đề ra mà ngược lại công ty ngày càng làm ăn kém hiệu quả thậm chí bị thua lỗ. Để khắc phục tình hình đó công ty đã có nhiều giải pháp nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn đó là đổi mới máy móc thiết bị, giảm bộ máy hành chính và tăng lượng vốn trong kinh doanh điều đó đòi hỏi mỗi bên phải góp thêm cổ phần vào công ty. Tuy nhiên, phía đối tác SKODA không thực hiện được lịch trình góp vốn liên doanh theo luận chứng kinh tế-kỹ thuật, và sau hai năm, sáu tháng đi vào liên doanh công ty đứng trứơc nguy cơ phá sản. Trước tình hình không thể cứu vãn, ngày 27 tháng 3 năm 1999 liên doanh đã giải thể theo quyết định số 462/BKH-QLDA của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. Quá trình giải thể, thanh quyết toán tài sản được Bộ KH&ĐT công nhận ngày 23 tháng 12 năm 1999. Trước tình thế khó khăn là 116 lao động có nguy thất nghiệp và một doanh nghiệp nhà nước trước đây hoạt động hiệu quả có nguy cơ bị xoá sổ. Ban lãnh đạo công ty đã họp và đi đến thống nhất chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đây là quyết định sáng suốt nhằm tạo hy vọng mới cho công ty. Thực hiện nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, và theo công văn số 1651/CV-TCCB ngày 27 tháng 4 năm 2000 của Bộ Công Nghiệp, đồng ý cho nhà máy Vật Liệu Cách Điện tiến hành cổ phần hoá. Đầu năm 2000, công ty đã tiến hành thủ tục cổ phần hoá, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, doanh nghiệp chọn hình thức cổ phần hoá thứ nhất theo điều 7 của nghị định 44/1998 NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ là “ Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cố phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp” từ đó công ty cổ phần thiết bị đIện hà nội ra đời Tên giao dịch : HANOI ELECTRIC EQUIPMENT JOINT-STOCK CO Tên Viết Tắt : HAECO Trụ sở chính : Số 11-K2 Thị Trấn Cầu Diễn-Huyện Từ Liêm-Thành phố Hà Nội Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất kinh doanh các loại thiết bị khí cụ điện và vật liệu điện kể cả nguyên vật liệu để sản xuất thiết bị điện. Xuất nhập khẩu thiết bị điện, khí cụ điện, linh kiện điện, thiết bị và nhuyên vật liệu để sản xuất. Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Tình hình phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua được thành lập vào giữa năm 2000 và đến tháng 6 năm 2000 công ty bắt đầu hoạt động sản xuất cho đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty đang lấy lại uy tín trên thị trường và đang vươn mình trên con đường hội nhập. Với những bài học quý giá từ những năm trước và với những kinh nghiệm có được sau 17 năm hoạt động công ty sẽ vượt qua thời điểm khó khăn rồi sau đó chắc chắn sẽ phát triểm không ngừng. Bằng lỗ lực của toàn bộ người lao động và ban lãnh đạo, Sau hai năm thành lập công ty dần kinh doanh có lãi và đang trên đà phát triển, thể hiện ở chỉ tiêu sau. đơn vị: đồng Năm 2001 2002 Chênh Lệch Tỷ lệ % Vốn kinh doanh 6177985729 6334336629 156350900 102,5 Doanh thu 1812679621 4021943013 2209263392 221,9 Lợi nhuận sau thuế 175214952 485897208 310682256 277,3 Thuế thu nhập 58404984 92551849 34146865 158,5 (nguồn: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001,2002, trang28, 34, phụ lục) Như vậy trong hai năm hoạt động số vốn kinh doanh của công ty không những bảo toàn được vốn mà còn có đà phát triển đi lên thể hiện số vốn năm 2002 tăng 156350900 đồng so với năm 2001 và đã tăng 2,5%.So với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng trước khi cổ phần thì sau hai năm đi vào hoạt động số vốn tăng lên đến 1334336629 đồng.Với số vốn chỉ tăng 2,5% nhưng doanh thu tăng tới 121,9% và lợi nhuận tăng lên đến 177,3% so với năm trước. Không những thế công ty còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước dưới hình thức đóng thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 là 34146865 đồng và đạt 158,5%. Các số liệu trên là một phần nhỏ trong hầu hết các chỉ tiêu đã đạt và vượt mức kế hoạch mà công ty đặt ra so với năm trước. Điều đó chứng tỏ công ty đang vươn lên lấy lại vị thế của mình.Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn còn khá thấp vì kế hoạch của công ty là. đơn vị: triệu đồng Năm Vốn điều lệ Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Cổ tức bình quân 2001 5.000 Từ 8.000 đến 10.000 500 2002 5.000 Từ 12.000 đến 14.000 700 Từ 10% đến 12% 2003 5.000 Từ 15.000 đến 18.000 1.000 (nguồn: phương án cổ phần hoá, phần dự kiến, trang 6, phụ lục) Tuy không đạt được mục tiêu đề ra, song những chỉ tiêu trên phản ánh sự lỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân trong công ty và là bước khởi đầu để tạo tiền đề trong sự phát triển sau này. Khác với các công ty cổ phần khác, công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội được thành lập từ một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ và bị giải thể. Nói cách khác công ty được thành lập như mới nhưng lại phải tiếp nhận số lao động từ công ty trước để lại, tuy số công nhân này có kinh nghiệm nhưng trình độ văn hoá thấp, tay nghề trung bình nên không đáp ứng được với yêu cầu mới và không phù hợp với phương thức quản lý mới, tiến trình đổi mới công nghệ lên đây cũng là khó khăn của công ty trong quá trình hội nhập.Trong những năm gần đây, khi đổi mới hình thức sở hữu từ một doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần thiết bị điện hà nội đã có bước tiến đáng kể. Trước khi cổ phần hoá vốn kinh doanh của doanh nghiệp là2.742.858610 đồng trong đó vốn cố định là 1.884.843.584 đồng và vốn lưu động là 858.015.026 đồng các nguồn vốn này được lấy từ vốn ngân sách là 1.548.738.703 đồng, vồn tự có là 581.835.643 đồng và nguồn vốn khác là 612.284.264 đồng. Với một công ty vừa và nhỏ lượng vốn trên có thể đủ để hoạt động song với công ty chuyên sản xuất các loại thiết bị điện thì lượng vốn này là quá nhỏ, nó làm hạn chế khả năng kinh doanh và mở rộng thị thường của công ty. Nhưng khi cổ phần hoá lượng vốn đã tăng lên đến 5.171.670.916 đồng trong đó vốn nhà nước là 2.847.659.280 đồng, vốn do người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phần là 1.260.000.000 đồng, còn lại là số vốn do các đơn vị và cá nhân ngoài doanh nghiệp mua tương đương 1.064.011.636 đồng. Như vậy lượng vốn của công ty đã tăng gấp đôi so với trước, nó sẽ đảm bảo cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh và giúp công ty chủ động khi có thời cơ đến. Để giữ vững nguồn vốn và tiến tới mở rộng thị trường, công ty chú trọng đầu tư máy móc thiết bị mới, tiên tiến để tạo ra nhiều mặt hàng mới với chất lượng cao và đem lại giá trị lớn cho công ty cũng như đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm tới công ty chú trọng sản xuất những mặt hàng truyền thống như cầu dao, cầu chì ống, cầu chì rơi, tủ điện cho trạm biến áp, các thiết bị đóng ngắt trung thế và các loại bạc bakelit cho cán thép và thiết bị chống sét. Với dự kiến giá trị doanh thu các sản phẩm là: Bạc cán thép: 1234 triệu đồng Cầu dao các loại: 1235 triệu đồng Cầu chì ống, cầu chì rơi: 875 triệu đồng Thiết bị chống sét( chống sét van và ống): 270 triệu đồng Trong tất cả các sản phẩm của nhà máy sản xuất chỉ có Bạc BAKELIT ( bạc cán thép) là chiếm 90% thị phần trong cả nước còn sản phẩm khác chỉ chiếm được thị phần nhỏ do có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất chủng loại này. Họ có ưu thế mạnh hơn về mặt tiêu thụ sản phẩm, vì nằm trong tổng công ty hoặc tư nhân, họ có cơ chế tiêu thụ sản phẩm thoáng hơn.Trước tình hình đó, Để công ty có thể phát triển nhanh một mặt phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng số lượng sản xuất các sản phẩm hiện có với giá bán hợp lý…..Mặt khác công ty phải mở rộng sản phẩm mới, chọn mặt hàng thiết bị điện có khả năng cạnh tranh cao hơn do tính chất sản phẩm phức tạp hơn, chất lượng tốt hơn. Do vậy đổi mới công nghệ là việc làm tất yếu của công ty trong thời gian gần nhất. Các sản phẩm mới mà công ty dự kiến đưa vào sản xuất trong những năm tới là: Các loại máy biến áp: có điện áp từ 6/0,4- 35/0,4 KV, dung lượng từ 50 KvA đến 560 KvA có tổn hao không tải thấp nhất. Đặc biệt sẽ chế tạo một số máy biến áp theo yêu cầu của khách hàng, đẩy mạnh dịch vụ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các loại biến áp cũ. Các loại cầu dao có phụ tải từ 24Kv – 35Kv với tỷ lệ linh kiện nhập ngoại cần thiết, lắp ráp chống sét van từ 6Kv- 35Kv với tỷ lệ nội địa hoá cao. Tìm đối tác liên doanh lắp ráp máy ngắt 22Kv- 35Kv. Mở rộng kinh doanh thiết bị điện, vật liệu điện, cáp điện, phụ kiện điện, cho đường dây trung, hạ áp, nhận thầu xây lắp đường dây và trạm biến áp. Kinh doanh xuất nhập khẩu máy điện, thiết bị điện, vật liệu điện, vật liệu cách điện. Như vậy bằng những lỗ lực của riêng mình công ty cổ phần thiết bị đIện hà nội đang hướng tới sự phát triển không ngừng, khi mà cơ hội và thách thức đang đạt ra ngang nhau cho công ty nói riêng và toàn bộ các doanh nghiệp trong nước nói chung trong quá trình hội nhập khu vực(APTA) và thế giới(WTO). Mặc dù có nhiều biến đổi trong suốt 17 năm qua, với những thăng trầm công ty đang tự khẳng định mình trên thị trường trong và ngoài nước.Trong xu thế hoà nhật với nền kinh tế thế giới, công ty năng động không ngừng đi lên, bám sát nhiệm vụ lấy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước và tốc độ phát triển của ngành làm phương hướng phát triển cho công ty mình. Trong 17 năm qua công ty đã có tới 4 lần được thành lập lại cùng với đó là sự thay đổi về nhân sự, tổ chức và tên gọi, song công ty vẫn giữ vững và phát huy truyền thống của mình, luôn là công ty đi đầu trong việc thực hiện chính sách đổi mới của nhà nước, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp tiêu biểu trong hệ thống doanh nghiệp cổ phần. Những năm tới với đà phát triển nhanh, nhịp độ tăng trưởng cao của ngành , cũng như mục tiêu sản xuất mà chiến lược công ty đề ra đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn để hoàn thành kế hoạch đặt ra, cho dù rất khó khăn nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân, chắc chắn trong tương lai không xa công ty xẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong việc cung cấp thiết bị điện cho thị trường trong nước, hướng tới thị trường khu vực và thế giới. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty Chức năng: Công ty chuyên sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại thiết bị, khí cụ điện, linh kiện điện và nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty . Mục tiêu: Được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về thiết bị điện và các lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. Nhiệm vụ: Không ngừng phát triển và mở rộng một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực cả về quy mô, số lượng, tập chung mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình hội nhập, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, luôn mở rộng các sản phẩm mới, giữ vững sự ổn định các mặt hàng truyền thống, mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, mặt hàng sản xuất, hình thức đầu tư, xây dựng đội ngũ lao động có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn đủ sức làm chủ những công nghệ tiên tiến để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ mới. Đưa công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong hệ thống các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam. Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của công ty Đặc điểm của công nghệ: Nền kinh tế thị trường khi mà một vạn người bán chỉ có một người mua thì những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có bí quyết riêng. Nhưng với sự bùng nổ về thông tin như hiện nay thì mọi người, mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp có thể tìm kiếm và học hỏi kinh nghiệm của nhau rất nhanh, và trong thực tế các doanh nghiệp khó có thể giữ được bí quyết riêng cho mình. Vậy làm cách nào để đứng vững trên thương trường? Các doanh nghiệp dù hoạt động trong cùng ngành nhưng mỗi doanh nghiệp đều có công nghệ sản xuất khác nhau, và đó là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ luôn là phương hướng của các doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu của mình. Bởi công nghệ lạc hậu thì sản phẩm làm ra có phẩm chất kém, chi phí lớn do sức tiêu hao nhiều thì giá bán sẽ cao và sản phẩm không thể cạnh tranh được cuối cùng doanh nghiệp thua lỗ và phá sản là điều khó tránh khỏi. Vậy đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp tiến nhanh trong nền kinh tế tri thức. Công nghệ tại công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội: Từ khi cổ phần hoá, xác định được vai trò của công nghệ, công ty đã chú trọng đổi mới công nghệ cũ, lạc hậu từ những năm trước để lại và nâng cấp công nghệ còn khả năng sản xuất ra sản phẩm tốt với phương hướng làm chủ khoa học công nghệ, công ty đang chú trọng phát triến mặt hàng mới từ đó cũng đòi hỏi một quá trình công nghệ hiện đại, ngang tầm với quy mô và đáp ứng nhu cầu sản xuất với mục tiêu đã đề ra. Đối với các sản phẩm thiết bị điện đòi hỏi độ chính xác cao, nhất là sản phẩm bạc bakelit, sản phẩm điện ( cầu dao, cầu chì, máy biến thế…) đây là sản phẩm chủ yếu của công ty, sự sống còn của công ty gắn liền với chu kỳ sống của sản phẩm, vậy chu kỳ sống của sản phẩm càng dài thì sự phát triển của doanh nghiệp càng lớn. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện điều đó trước tiên họ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình và công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội cũng không là ngoại lệ : bảo toàn và phát triển vốn Tạo nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động Tăng tỷ lệ lợi tức hàng năm với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Phát triển thị trường trong và ngoài nước đặc biệt thị trường mới. Đạt và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra. Trong tất cả các nhiệm trên nhiệm vụ nào cũng quan trọng, song nhiệm vụ cuối cùng là quan trọng nhất vì trong nó đã bao hàm tất cả các nhiệm vụ trước đó. Vì vậy nhiệm vụ sản xuất đạt và vượt mức kế hoạch mà đích mà công ty hướng tới. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm đồng nghĩa với giá trị tổng sản lượng cao ị thu hồi vốn nhanh (vòng quay vốn lớn) ị đảm bảo và phát triển nguồn vốn trong kinh doanh. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm ị năng suất lao động tăng ị giá thành giảm ị lợi nhuận tăng ị tỷ lệ lợi tức tăng ị thu nhập của công nhân tăng. Để doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất sản phẩm thì quá trình công nghệ giữ vai trò không nhỏ. Sơ đồ quy trình công nghệ Mảng Điện Vật Tư thành phẩm (đồng, sứ,sắt (cầu dao cách ly nhựa cách điện) cầu chì…) 10Kv:30Kv nhiệt luyện GIA CÔNG (nung thàng CƠ KHí chất lỏng) (tổ tiện) (tổ nguội) Bộ Phận Làm Tổ ép Khuôn Mẫu (bán thành (đúc) phẩm) Mảng Hoá Vật Tư thành phẩm tổ ép (phenolhoocmol (bạc bakelit) (bột ép) và phụ gia khác) nhiệt hoá quá trình ủ (nung, ủ làm (nhựa chộn với thay đổi tính phôi vải) chất hoá học) Bộ Phận Làm tổ nhựa,ống Khuôn Mẫu (sản phẩm nhựa (đúc) cách điện) Mảng điện và mảng hoá là hai mảng đặc biệt của công ty cổ phần Thiết bị đIện hà nội. Hai mảng này sản xuất ra các sản phẩm chính là bạc bakelit, cầu dao, cầu chì, máy biến thế. Những sản phẩm này chiếm trên 90% tổng doanh thu hàng năm, công nghệ sản xuất các sản phẩm này là yếu tố quyết định cho quá trình tồn tại của công ty. ở mảng điện qúa trình được tóm tắt như sau : Nguyên vật liệu là các kim loại mầu như đồng, sắt, nhôm (có thể là phế phẩm hoặc loại thành phẩm có chất lượng tốt) , một phần phế phẩm đó được nung lên thành kim loại lỏng sau đó được đổ vào khuôn do tổ khuôn mẫu thiết kế ị thành phẩm được làm ra là các bán thành phẩm làm linh kiện cho sản phẩm cầu dao, cầu chì, máy biến thế. Khi đúc song các bán thành phẩm này được gia công cơ khí qua các gia đoạn (ép, tiện, nguội) ị sản phẩm hoàn chỉnh là các linh kiện lắp giáp cầu dao cầu chì có điện áp từ 10 đến 35Kv. Nguyên vật liệu tốt được sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm mà không phải qua quá trình gia công (dây quấn, nhựa cách điện…) Mảng hoá quá trình công nghệ thực hiện theo trình tự: Nguyên vật liệu là nhựa phenolhoocmol và các phụ gia qua giai đoạn nung và ủ để làm thay đổi tính chất cơ,lý, hoá ị chất dẻo được cán, đúc theo khuôn mẫu ị thành phẩm là nhựa cách điện, một phần được cung cấp cho mảng điện, phần khác được chộn với phôi vải (vải vụn) và phụ gia khác sau đó đem ủ, quá trình ủ kết thúc thì được đem vào ép (tổ ép) ị sản phẩm cuối cùng là bạc bakelit. Ngoài hai mảng chính trên công ty còn nhận thêm gia công cơ khí sản phẩm tương tự để tăng việc làm cho công nhân và tăng thêm lợi nhuận cho công ty nhưng quá trình công nghệ vẫn được tiến hành như vậy. đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp Ưu Điểm Nhận thức được quy trình công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến sản phẩm, công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội đã và đang đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại hoá, dựa trên quá trình công nghệ từ những năm trước để lại công ty đang thay đổi những thiết bị đã khấu hao hết và những thiết bị vẫn còn khấu hao nhưng đã lạc hậu không còn đảm bảo cho sản xuất. Công nghệ được cải tiến theo xu hướng tự động hoá làm giảm sức lao động cho công nhân, giảm thời gian lãng phí để tăng năng suất lao động và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Từ những kinh nghiệm của mình công ty đang phát huy những thế mạnh trong sản xuất với quy trình công nghệ sản xuất mảng điện, mảng hoá tương đối hoàn thiện, hiện đại và trình độ kỹ thuật tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học hiện đại như Liên Bang Nga, Cộng Hoà Séc và một số nước khác là lợi thế của công ty so với các doanh nghiệp khác. Khi mà trình độ công nghệ trung của các doanh nghiệp trong nước đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới thì công ty đang là doanh nghiệp đi đầu trong cải tiến và đổi mới công nghệ. Tình hình tăng giảm máy móc thiết bị của công ty thể hiện ở bảng sau: Tình hình tăng giảm TSCĐ đơn vị: đồng STT Máy móc thiết bị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I Nguyên giá MMTB 1 Số dư đầu kỳ 131596200 1610842370 1648653788 2 Tăng trong kỳ 989987820 62500000 78440000 3 Giảm trong kỳ 115000000 24688582 9136750 4 Số cuối kỳ 1006584020 1648653788 1717957038 II Hao mòn 1 Số dư đầu kỳ 56400170 801773070 902283132 2 Tăng trong kỳ 0 114140217 204646723 3 Giảm trong kỳ 0 13630155 7792925 4 Số cuối kỳ 56400170 902283132 1099136930 III Còn lại 1 Đầu kỳ 75196030 809069300 746370656 2 Cuối kỳ 950183850 746370656 618820108 (nguồn: tình hình tăng giảm TCSĐ năm 2000,2001,2002, trang 27,32,38, phụ lục) Tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại của công nghệ sản xuất được thể hiện qua quá trình trang bị thiết bị máy móc của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta có các chỉ số sau: Tình hình tăng giảm TSCĐ đơn vị: đồng stt So sánh giữa các năm về máy móc thiết bị 2001 với 2000 2002 với 2001 2002 với 2000 Chênh lệch Tỷ lệ% Chênh lệch Tỷ lệ% Chênh lệch Tỷ lệ% I Nguyên giá MMTB 1 Số dư đầu kỳ 1479246170 1224,1 37811418 102,3 1517057588 1252,8 2 Tăng trong kỳ -927487820 6,3 15940000 125,5 -911547820 7,9 3 Giảm trong kỳ -90311418 21,5 -15551832 37,01 -105863250 7,9 4 Số cuối kỳ 642069768 163,8 69303250 104,2 711373018 170,7 II Hao mòn 1 Số dư đầu kỳ 745372900 1421,6 100510062 112,5 845882962 1599,8 2 Tăng trong kỳ 114140217 - 90506506 179,3 204646723 - 3 Giảm trong kỳ 13630155 - -5837230 57,17 7792925 - 4 Số cuối kỳ 845882962 1599,8 196853798 121,8 1042736760 1948,8 III Còn lại 1 Đầu kỳ 733873270 1075,9 -62698644 92,25 671174626 992,6 2 Cuối kỳ -203813194 78,6 -127550548 82,91 -331363742 65,1 So sánh giữa năm 2001 với năm 2002 Về nguyên giá máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2001 tăng 1479246170 đồng và tăng tới 1124,1% so với năm 2000, như vậy giá trị máy móc thiết bị năm trước để lại là rất lớn nên trong năm 2001 lượng đầu tư chỉ đạt 6,3% so với năm 2000 và giảm 927487820 đồng, trong khi đó lượng giảm cũng chỉ đạt 21,5% so với năm 2000 và giảm 90311418 đồng. Do số dư đầu kỳ tăng rất lớn mặt khác lượng tăng và lượng giảm biến động rất nhỏ nên nó làm cho số dư cuối kỳ tăng 642069768 đồng và đạt 163,8% so với năm 2000. Về phần hao mòn máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2001 tăng 745372900 đồng và đạt tới 1421,6% so với năm 2000. Công ty đang đẩy mạnh công tác khấu hao để có nguồn vốn lớn nhằm tái sản xuất nên trong năm 2001 lượng khấu hao tăng trong kỳ đã tăng 114140217 đồng so với năm 2000 trong khi đó lượng khấu hao giảm tong kỳ của năm 2001 chỉ tăng 13630155 đồng so với năm 2000. Do lượng khấu hao đầu kỳ tăng mạnh cùng với đó là lượng khấu hao tăng trong kỳ cũng tăng, nên số khấu hao cuối kỳ tăng 845882962 đồng so với năm 2000, tương đương với 1599,8%. Về giá trị còn lại của máy móc thiết ta có số dư đầu kỳ năm 2001 tăng 733873270 đồng và đạt 1075,9% so với năm 2000. Nhưng số cuối kỳ lại giảm 203813194 đồng và chỉ đạt 78,6% so với năm 2000. So sánh giữa năm 2002 với năm 2000 Về nguyên giá máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 1517057588 đồng và tăng tới 1252,8% so với năm 2000, như vậy giá trị máy móc thiết bị năm trước để lại là rất lớn nên trong năm 2002 lượng đầu tư chỉ đạt 7,9% so với năm 2000 và giảm 911547820 đồng, trong khi đó lượng giảm cũng chỉ đạt 7,9% so với năm 2000 và giảm 105863250 đồng. Do số dư đầu kỳ tăng rất lớn mặt khác lượng tăng và lượng giảm biến động rất nhỏ nên nó làm cho số dư cuối kỳ tăng 711373018 đồng và đạt 170,7 % so với năm 2000. Về phần hao mòn máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 845882962 đồng và đạt tới 1599,8% so với năm 2000. Công ty đang đẩy mạnh công tác khấu hao để có nguồn vốn lớn nhằm tái sản xuất nên trong năm 2002 lượng khấu hao tăng trong kỳ đã tăng 204646723 đồng so với năm 2000 trong khi đó lượng khấu hao giảm tong kỳ của năm 2002 chỉ tăng 7792925 đồng so với năm 2000. Do lượng khấu hao đầu kỳ tăng mạnh cùng với đó là lượng khấu hao tăng trong kỳ cũng tăng, nên số khấu hao cuối kỳ tăng 1042736760 đồng so với năm 2000, tương đương với 1948,8%. Về giá trị còn lại của máy móc thiết ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 671174626 đồng và đạt 992,6% so với năm 2000. Nhưng số cuối kỳ lại giảm 331363742 đồng và chỉ đạt 65,1% so với năm 2000. So sánh giữa năm 2002 với năm 2001 Về nguyên giá máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 37811418 đồng và tăng tới 102,3 % so với năm 2001, như vậy giá trị máy móc thiết bị đầu năm 2002 không chênh lệch lớn so với năm 2001 nên trong năm 2002 lượng đầu tư đạt 125,5% so với năm 2001 tương đương số vốn 15940000 đồng, trong khi đó lượng giảm chỉ đạt 37,01% so với năm 2001 và giảm 15551832 đồng. Do số dư đầu kỳ tăng, mặt khác lượng tăng trong kỳ khá lớn và lượng giảm biến động rất nhỏ nên nó làm cho số dư cuối kỳ tăng 69303250 đồng và đạt 104,2% so với năm 2001. Về phần hao mòn máy móc thiết bị ta có số dư đầu kỳ năm 2002 tăng 100510062 đồng và đạt 112,5% so với năm 2001. Công ty đang đẩy mạnh công tác khấu hao để có nguồn vốn lớn nhằm tái sản xuất nên trong năm 2002 lượng khấu hao tăng trong kỳ đã tăng 90506506 đồng so với năm 2001và đạt 179,3%. trong khi đó lượng khấu hao giảm tong kỳ của năm 2002 đã giảm 5837230 đồng so với năm 2001, chỉ đạt 57,17% so với năm trước. Do lượng khấu hao đầu kỳ tăng, cùng với đó là lượng khấu hao tăng trong kỳ cũng tăng và lượng khấu hao giảm trong kỳ cũng giảm nên số khấu hao cuối kỳ tăng 196853798 đồng so với năm 2001, tương đương với 121,8%. Về giá trị còn lại của máy móc thiết ta có số dư đầu kỳ năm 2002 giảm 62698644 đồng và đạt 92,25% so với năm 2001. Nhưng số cuối kỳ lại giảm tới 127550548 đồng và chỉ đạt 82,91% so với năm 2001. Giữa các năm 2002, 2001 với năm 2000 có sự chênh lệch lớn về giá trị máy móc thiết bị là do trong khi liên doanh hoạt động không hiệu quả công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản thuộc phần máy móc thiết bị để bù đắp những tổn thất và để trả lương công nhân. Đối với số dư đầu kỳ có mức chênh lệch quá lớn, là do tháng 7 năm 2000 công ty liên doanh chấm dứt hoạt động, để thành lập công ty cổ phần nên công ty đầu tư lại hầu như toàn bộ tài sản cố định trong đó máy móc thiết bị mới chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác vì công nghệ mới được đầu tư lên lượng khấu hao còn nhỏ, do đó trong những năm đầu công ty tập chung khấu hao thiết bị mới, cùng với những thiết bị cũ chưa hết khấu hao vẫn còn hoạt động, vì vậy giá trị còn lại nhỏ hơn nhiều so với nguyên giá. Điều đó chứng tỏ lượng khấu hao có mức tăng lớn hơn nhiều so với lượng tăng về nguyên giá hàng năm (giá trị còn lại = nguyên giá - hao mòn). Tuy nhiên, giá trị còn lại của máy móc thiết bị giảm không có nghĩa là trình độ công nghệ của công ty đang đi xuống, lượng khấu hao này tập chung chủ yếu vào thiết bị cũ đang còn hoạt động, những thiết bị này được mua từ những năm đầu khi công ty liên doanh với đối tác SKODA nên trình độ công nghệ đã lạc hậu, để đổi mới công nghệ công ty tập chung khấu hao hết thiết bị này để tạo nguồn vốn nhằm tái đầu tư những thiết bị tiên tiến. Mặt khác trong số thiết bị này có những thiết bị không thể hoạt động được hoặc đã lạc hậu. Vì vậy công ty tiến hành thanh lý những thiết bị cũ và lạc hậu. Được trang bị từ đầu những năm 90, do vậy chu kỳ tuổi thọ công nghệ đã sắp hết, để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo công ty đang tiến hành đổi mới từng bước máy móc thiết bị dựa trên nguồn nội lực là chính. Để làm được điều đó công ty cần lập quỹ khấu hao và lên kế hoạch khấu hao cho từng thiết bị, từng tổ, từng bộ phận, để tiến trình khấu hao diễn ra nhanh, từ đó công ty thu được lượng vốn lớn để tái đầu tư dưới hình thức nguồn vốn từ quỹ khấu hao giúp công ty chủ động trong quá trình đổi mới thiết bị. Trong những năm qua bằng nguồn vốn khấu hao công ty chú trọng mua sắm thiết bị mới như máy phay đứng, hợp bộ kiểm tra máy biến dòng, biến áp… Đây là những thiết bị mới nhất có trình độ công nghệ hiện đại, tiên tiến. Bằng hình thức đầu tư, mua sắm mới, và thanh lý dần những thiết bị cũ, đã hết khấu hao, chắc chắn trong những năm tới công ty sẽ có trình độ công nghệ theo kịp với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới. Nhược Điểm Tuy có rất nhiều ưu điểm lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành song công ty cũng gập phải những chở ngại trên tiến trình cải cách và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Với tốc độ phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật thì máy móc thiết bị cần khấu hao nhanh, nhất là khấu hao vô hình. Vì mới được đầu tư do vậy thiết bị của công ty đang ở giai đoạn khấu hao lớn, nó làm cho giá thành sản phẩm cao Ư khó cạnh tranh. Theo phương án cổ phần vốn nhà nước chiếm 38,5% tổng số vốn của công ty, mặt khác lượng vốn này không được đầu tư mới mà được lấy từ tài sản của công ty trước để lại, trong đó chủ yếu là tài sản cố định đã lạc hậu nên khấu hao rất khó khăn và lượng vốn tồn đọng là rất lớn nó làm giảm khả năng chủ động trong tiến trình đổi mới công nghệ của công ty. Do đặc thù của ngành lên những máy móc thiết bị của công ty hầu như phải nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, những thiết bị này ở trong nước chưa sản xuất được do đó chi phí cho tiến trình đổi mới là rất lớn, vậy lên thời gian đổi mới là dài, nó cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Theo thống kê số máy không hoạt động được hoặc đã hết khấu hao đang chờ thanh lý còn nhiều. Khi thanh lý giá trị của các tài sản này còn lại rất ít, nó không bù đắp nổi lượng vốn đầu tư ban đầu. Giải Pháp Khắc Phục Công ty lên thực hiện nhanh việc thanh lý những máy mác thiết bị không sử dụng đến hoặc không còn khả năng sử dụng, vì khi để trong kho công ty phải chi một lượng tiền không nhỏ để bảo quản, bảo dưỡng mặt khác do máy móc thiết bị có tốc độ hao mòn nhanh lên để lâu làm giảm giá trị của tài sản, và ứ đọng vốn lớn. Nên sử dụng công nghệ trong nước đã sản xuất được, chỉ nhập công nghệ có độ chất sám cao mà trong nước chưa sản xuất ra, sẽ tiết kiệm cho công ty một lượng vốn không nhỏ. Nên tập chung đầu tư nhiều hơn cả về quy mô và lượng vốn để quá trình cải tiến công nghệ diễn ra nhanh. Làm giảm bớt sự tác động của hao mòn cả vô hình và hữu hình bằng cách tăng lượng khấu hao hàng năm. Bố trí và sắp xếp dây truyền công nghệ hợp lý tạo thành bước công việc xuyên suốt với cách thức tổ chức khoa học. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp Đặc Điểm Của Cơ Cấu Sản Xuất Khi xây dựng kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp tiến hành phân công công việc cụ thể và chính xác theo chỉ tiêu về số lượng, chất lượng của từng sản phẩm đến từng công nhân, từng tổ, từng phân sưởng, và từng phòng ban để người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao. Với các doanh nghiệp việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của từng người, từng tổ, từng phân sưởng, và từng phòng ban là cần thiết cho việc tổ chức, điều hành và đăc biệt nó phản ánh chính xác sức lao động đóng góp của từng người, từng tổ, từng phân sưởng, và từng phòng ban vào công ty từ đó công ty có hình thức trả lương, khen thưởng hợp lý. Việc phân chia thành các bộ phận với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giúp công ty có cơ cấu sản xuất phù hợp theo từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử. Việc xác định cơ cấu trong sản xuất là công việc cần làm đầu tiên khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Nguyên Tắc Hình Thành Các Bộ Phận Sản Xuất Của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội Dựa trên nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty đề ra, dựa trên ngành nghề kinh doanh và dựa trên trình độ công nghệ, các bộ phận sản xuất của công ty được hình thành gắn liền với từng sản phẩm cụ thể, mỗi bộ phận đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau tương ứng với từng công đoạn chế tạo ra sản phẩm. Các bộ phận sản xuất của công ty được chia thành các tổ, làm việc độc lập với hình thức phân công lao động đến từng chi tiết theo hình thức chuyên môn hoá. Công ty có hai bộ phận sản xuất chính là: Mảng hoá gồm tổ ép, tổ khuôn mẫu, tổ nhựa, tổ ống, tổ bột. Mảng điện gồm tổ tiện, tổ nguội, tổ khuôn mẫu. Ngoài hai bộ phận sản xuất chính công ty còn có bộ phận phụ trợ, bộ phần này có nhiệm vụ giúp việc cho bộ phận chính. Trong các tổ đều có bộ phận phụ trợ với số lượng người và công việc khác nhau tuỳ thuộc vào lượng công việc mà bộ phận sản xuất chính phải thực hiện. Cơ cấu sản xuất của công ty luôn gắn liền với cơ cấu sản phẩm vậy để hiểu cơ cấu sản xuất của công ty ta tiến hành phân tích cơ cấu sản phẩm. đơn vị: đồng Sản phẩm Bạc Thiết bị đIện Gia công cơ khí Tổng Năm 2001 815800000 696200000 300679621 1812679621 % trong tổng doanh thu 45,0% 38,4% 16,6% 100% Năm 2002 1696911000 1395443791 929588222 4021943013 % trong tổng doanh thu 42,2% 34,6% 23,2% 100% Dự kiến năm 2003 2156250000 1812500000 2281250000 6250000000 % trong tổng doanh thu 34,5% 29% 36,5% 100% (nguồn: Kết quả thực hiện trong năm 2002 và phương hướng hoạt động năn 2003, trang 42, phụ lục) Theo số liệu trên năm 2001 sản phẩm bạc chiếm tỷ trọng 45% lớn nhất trong tổng doanh thu tiếp theo là sản phẩm thiết bị điện và gia công cơ khí. Như vậy bộ phận sản xuất mảng hoá có khối lượng công việc nhiều nhất, bộ phận này đem lại cho công ty giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất của công ty. Năm 2002 sản phẩm bạc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất tới 42,2% trong tổng doanh thu, tiếp theo là sản thiết bị điện và gia công cơ khí. Như vậy bộ phận sản xuất mảng hoá có khối lượng công việc nhiều nhất, bộ phận này đem lại cho công ty giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất của công ty. Năm 2003 dự kiến gia công cơ khí chiếm tỷ trọng 36,5% trong tổng doanh thu, tiếp theo là sản phẩm bạc và thiết bị điện. Vì gia công cơ khí thuộc mảng điện( tổ tiện, tổ nguội) lên hai tổ này có khối lượng công việc nhiều nhất và đem lại cho công ty giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất của công ty. Như vậy cơ cấu sản xuất của công ty được hình thành chủ yếu từ nhiệm vụ sản xuất từng mặt hàng, từng khối lượng công việc. các bộ phận và các cấp sản xuất của doanh nghiệp Các Bộ Phận Sản Xuất Của Công Ty Công ty cổ phần thiết bị điện Hà Nội được tổ chức sản xuất dựa trên hai bộ phận sản xuất chính đó là mảng hoá và mảng nhựa. Trong mỗi mảng được chia thành các tổ có nhiệm vụ sản xuất khác nhau. Mảng hoá: gồm tổ ép, tổ khuôn mẫu, tổ nhựa, tổ ống, tổ bột. Mảng điện: gồm tổ tiện, tổ nguội, tổ khuôn mẫu. Trong mỗi tổ có tổ trưởng và các tổ viên, làm việc theo tổ và nhận lương theo sản phẩm mà tổ mình là ra, các tổ làm việc độc lập, trong mỗi tổ các tổ viên phụ trách từng công việc khác nhau theo sự phân công của tổ trưởng. Tuy làm việc độc lập song các tổ có mối giằng buộc về sản phẩm cuối cùng vì mỗi tổ sản xuất các chi tiết khác nhau trong sản phẩm nên độ chính sác đòi hỏi rất cao, ngoài ra các tổ còn có mối liên quan trực tiếp vì thành phẩm của tổ này là vật tư của tổ khác. Vậy công ty có 7 tổ với số lao động 41 người Các Cấp Sản Xuất Công ty chỉ có một người duy nhất giữ vị trí quản đốc, Quản đốc là người điều hành và phân công công việc đến từng tổ thông qua tổ trưởng, Các tổ sản xuất đều chịu sự điều hành của quản đốc. Đánh giá cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp Ưu Điểm Cơ cấu sản xuất của công ty mang tính dây truyền, liên tục, các tổ tuy hoạt động độc lập song vấn có sự giằng buộc bởi các cấp quản lý, tính chất công việc và tính đồng bộ của sản phẩm. Công ty có các bộ phận và các cấp sản xuất đơn giản gọn nhẹ theo hướng tinh giảm với phương thức quản lý hiệu quả được sắp xếp khoa học, không trồng chéo. Việc xác định cơ cấu sản xuất được công ty gắn liền với cơ cấu sản phẩm làm cho các tổ, các phân sưởng luôn thấy được trách nhiệm và quyền hạn của mình từ đó tạo cho người lao động gắn bó hơn với công việc. Tỷ trọng công nhân chính chiếm trên 90% tổng số công nhân làm cho sức sản xuất được tận dụng tối đa, số công nhân phụ và phụ chợ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhược Điểm Do việc xác định cơ cấu sản xuất gắn liền với cơ cấu sản phẩm lên chỉ cần sự thay đổi nhỏ về mặt sản lượng các sản phẩm sẽ làm cho các tổ không chủ động được sản xuất và luôn ở thế bị động. Do chỉ có một người giữ vai trò giám sát lên quá trình kiểm tra chưa được liên tục và thường xuyên Giải Pháp khắc phục Công ty lên lập kế hoạch sản xuất dựa trên tình hình thực tế của từng sản phẩm để có dự báo chính sác giúp công ty chủ động trong sản xuất và kinh doanh. Công ty phải thường xuyên kiểm tra, điều hành và giám sát các công việc đòi hỏi độ chính sác cao và tăng cường cán bộ ở cấp sản xuất. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp các cấp và các bộ phận quản lý của doanh nghiệp Đặc điểm của bộ máy quản lý Trong các doanh nghiệp luôn có người quản lý, lãnh đạo và những người dưới quyền, họ tập chung thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp bằng phương pháp mệnh lệnh, quyền uy. Họ được tổ chức thành bộ máy trong doanh nghiệp, họ là nhân tố cần thiết đầu tiên và quan trọng nhất để doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động. Sự ra đời của bộ máy quản lý gắn liền với với quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không còn nữa thì bộ máy quản lý cũng mất theo, nếu doanh nghiệp không có bộ máy quản lý thì không thể hoạt động do không có sự tác động của con người, doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh ngoài yếu tố nguyên vật liệu, máy móc, thì sức lao động có vị trí lớn nhất. Ngoài ra bộ máy quản lý là nơi đưa ra phương án tổ chức, kinh doanh, cách tổ chức, cách hoạt động của doanh nghiệp, là người lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy sự tồn tại của bộ máy quản lý luôn là điều tất yếu. Bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến,với chế độ một thủ trưởng dựa trên quyền làm chủ của toàn bộ người lao động về tài sản của công ty. Mọi phương hướng hoạt động của công ty được đại hội cổ đông thông qua và thống nhất, , nhằm đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ do công ty đề ra, tạo động lực hoạt động cho công ty, thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Theo cơ cấu tổ chức dưới, gián đốc là người chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của các phòng ban, phân sưởng, các phòng ban làm tham mưu, giúp việc, hỗ trợ cho giám đốc chuẩn bị ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra các quyết định để thực hiện. Mô hình quản lý này được công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội áp dụng theo phương châm tinh giảm đội ngũ quản lý nhằm tăng tỷ trọng công nhân chính, để tạo ra giá trị lớn nhất cho công ty. Mọi thông tin đều được phản hồi giữa giám đốc và các phòng ban một cách chính xác nhanh chóng. Bộ máy quản lý của công ty thể hiện qua sơ đồ sau: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp Giám Đốc (1 người) Phòng Tổ Chức Phòng Tài Chính Phòng Vật Tư Phòng Kỹ Thuật Phân Sưởng Và Bảo Vệ (3người) (5 người) (3 người) (41 người) (7 người) -Bảo Vệ (5) -Lương (1) -Trưởng Phòng(1) -Trưởng phòng(1) -Quảnđốc -Văn Phòng (1) -Thủ Quỹ (1) -Lái Xe (1) -Thợ Cơ (1) -Tổ ép -Tổ ống -Hành chính(1) -Kế Toán (1) -Kho (2) -Thợ Điện (1) -Tổ tiện -Tổ bột -Mua Hàng (1) -Tổ nguội -Tổ nhựa -Tổ khuôn mẫu Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý trong công ty Giám Đốc: 1 người Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, không nhất thiết là cổ đông trong công ty và có thể là thành viên hội đồng quản trị . Bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được hôị đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội cổ đông. Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất mọi nghiệp vụ hoạt động của công ty. Là người đại diện tư cách pháp nhân của công ty trước pháp luật và các quan hệ kinh tế, chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động trước hội đồng quản trị và đại hội cổ đông. Là người đại diện quyền lợi cho công ty và các cổ đông. Phòng Tổ Chức Và Phòng Bảo Vệ 7 người trong đó tổ chức 2 người và bảo vệ 5 người Đảm bảo tổ chức nhân sự, nghiên cứu đề xuất về công tác cán bộ nhân lực quản lý và lao động. Các công việc trả lương khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người lao động. Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, tiếp khách, bảo vệ an toàn về tài sản và bí mật cho công ty Phòng Tài Chính: 3 người Thực hiện chức năng của giám đốc về mặt tài chính thu thập tài liệu phản ánh vào sách và cung cấp thông tin kinh tế kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc, tổng hợp các quyết định trình lên giám đốc và tham gia xây dựng giá , quản lý nguồn thu chi của toàn công ty sao cho hợp lý. Phòng Tài Chính giúp giám đốc thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng Vật Tư: 5 người Có nhiệm vụ luôn luôn bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất, Thực hiện việc tiếp nhận, kiểm kê và bảo đảm các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá trong quá trình nhập kho và xuất kho, cung cấp thường xuyên về tình hình xuất nhập – tồn kho của các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm cho các phòng ban chức năng kinh doanh đảm bảo giấy tờ sổ sách chính xác. Báo cáo kịp thời mọi trường hợp sai lệch để sử lý và đảm bảo tốt công tác nghiệp vụ để giúp cho việc lưu thông hàng hoá được thông suốt. Phòng Kỹ Thuật: 3 người Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất liên tục, sự hoạt động của máy móc thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa lớn và bảo dưỡng máy móc theo trình từ thời gian. Quản lý mọi hoạt động sản xuất của các tổ trong phân sưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, trang thiết bị, tổ chức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hoạt động sản xuất. Phân Xưởng: 41 người trong đó quản đốc 1 người, công nhân 40 người Sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch và theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng nhằm đạt và vượt mức kế hoạch về sản xuất trên các mảng điện, mảng hoá và gia công cơ khí. Phân công lao động đến từng tổ, từng công nhân theo phương thức chuyên môn hoá nhằm phát huy tối đa sở trường của từng người. đánh giá bộ máy của doanh nghiệp Ưu Điểm Công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội là đơn vị tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ, tinh giảm và linh hoạt. Các phòng ban của công ty hoạt động độc lập song được sự quản lý trực tiếp của giám đốc, nhằm phát huy năng lực của người lao động, gắn quyền lợi và nhiệm vụ tới từng phòng ban từng người lao động tạo động lực trong công việc và phát huy tính thi đua trong toàn công ty. Nhược Điểm Đối với các phòng ban quản lý còn có sự trồng chéo trong công việc, đối với một số người sự kiêm nhiệm, đảm nhiệm nhiều công việc làm phân tán sự tập chung cho công việc. Giải Pháp khắc phục Công ty nên bổ xung thêm một số phòng chức năng như phòng Marketing và phân xưởng sản xuất với mức tăng công nhân chính lớn hơn mức tăng cán bộ quản lý. Phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá chánh chồng chất và đảm nhiệm nhiều công việc với người lao động. Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp Thực trạng về môI trường và nội bộ doanh nghiệp Môi truờng hoạt động của doanh nghiệp Môi trường kinh tế quốc dân Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải chịu tác động của nhiều nhân tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân, những đặc điểm chủ yếu của thị trường như: cơ cấu, dung lượng, sự phát triển của cầu, của cung, lượng cầu, lượng cung, giá cả và giá trị hàng hoá trao đổi trên thị trường. Môi trường kinh tế quốc dân bao gồm các nguồn tài nguyên về tự nhiên và xã hội, nguồn nhân lực, sự phân bố và phát triển của lực lượng lao động, sự phát triển của sản xuất hàng hoá, tình hình thu nhập quốc dân, phân phối thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm, thu nhập bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội(GDP), tổng sản phẩm quốc dân(GNP)… Do đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, không giống với các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm thiết bị điện có dung lượng thị trường rất nhỏ, khách hàng chủ yếu phục vụ cho ngành điện và một số công ty cơ khí khác. Tuy nhiên công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội có môi trường kinh doanh khá thuận lợi do có kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh thiết bị điện hơn 17 năm lên công ty luôn biết phát huy môi trường kinh tế tốt nhất tạo đà cho sự phát triển. Môi trường văn hoá xã hội Các nhân tố văn hoá xã hội gắn liền với sự phát triển của từng bộ phận dân cư. Các nhân tố này ảnh hưởng đến thị hiếu, tập quán tiêu dùng của dân cư. Môi trường văn hoá gồm + Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá xã hội, tín ngưỡng. + Các sự kiện văn hoá, hoạt động văn hoá, môi trường. + Các giá trị xã hội. + Sự đầu tư của các công trình, các phương tiện thông tin văn hoá. Dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhu cầu cầu và lượng cầu trên thị trường, đồng thời có khả năng ảnh hưởng đến sự cung ứng hàng hoá trên thị trường một cách gián tiếp, thông qua sự tác động của nhân tố dân cư ảnh hưởng đến doanh nghiệp như + Dân số và mật độ dân cư. + Sự phân bổ của dân cư trong không gian. + Cơ cấu dân cư (độ tuổi, giới tính...). + Sự biến động của dân cư. + Trình độ văn hoá. Đa số các sản phẩm đều chịu sự tác động rất lớn củ môi trường văn hoá, nhưng sản phẩm thiết bị điện hầu như không bị ảnh hưởng của yếu tố này. Vì vậy nó không có tác động đến tình hình sản xuất của công ty, song cũng cần nghiên cứu vì đây là môi trường tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng có tác động gián tiếp đến công ty thông qua các khách hàng, nhà đầu tư, mối quan hệ… Môi trường pháp lý Pháp lý là cơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động, nó đảm bảo quyền lợi và nghiã vụ cho các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường quy định hoặc kiểm soát các quá trình, các hoạt động, các mối quan hệ trên thị trường. Đồng thời nó còn có thể hạn chế hoặc có những chính sách khuyến khích tạo những điều kiện thuận lợi để đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường. Để bảo đảm điều tiết lưu thông được hàng hoá trên thị trường một cách ổn định. Nhà nước phải có những chính sách vĩ mô và vi mô để hỗ trợ doanh nghiệp như: chính sách, phương hướng, thuế… Nhờ có môi trường phát lý mà công ty cổ phần thiết bị điện Hà Nội có được sự phát triển trong 17 năm qua. Công ty còn được hưởng những chính sách từ môi trường này. Đó là các chính sách đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá: “ Theo nghị định 64/2002/NĐ-CP của chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi những vấn đề còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, tạo khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nêu rõ: Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước như đổi mới doanh nghiệp, thành lập mới mà không cần làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thành sở hữu của công ty cổ phần. Được tiếp tục kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký và miễn lệ phí cấp giấy chững nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Được duy trì các hợp đồng thuê nhà, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp khác, hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất . Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính các tổ chức tín dụng khác của nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đối với các doanh nghiệp nhà nước. Được duy trì và phát triển các quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như: các công trình văn hoá, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý với sự tham gia của tổ chức công đoàn. Được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn nhà nước các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho qúa trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (bao gồm cả phí thuê tư vấn, định giá) theo mức quy định của bộ tài chính” ( nguồn: Báo Hà Nội Mới số 12182 ra ngày thứ ba 7-1-2003, chuyên mục Bạn Cần Biết) Trên chỉ là những chính sách tổng thể do môi trường pháp lý quy định mà công ty được hưởng, ngoài ra công ty còn có nhiều những khuyến khích khác mà môi trường này mang lại. Tuy nhiên không chỉ có thuận lợi, công ty còn gập phải nhiều khó khăn khác song công ty đang dần khắc phục để phù hợp với môi trường này. Môi trường khoa học kỹ thuật Kỹ thuật công nghệ có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sản phẩm. Sự gia tăng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất tác động nhanh chóng và sâu sắc đến hai yêu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá cả của sản phẩm hàng hoá. Mặt khác ngày càng xuất hiện nhiều các phương pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới, sản phẩm mới, đã tác động mạnh tới chu kỳ sống của sản phẩm, kinh doanh sản phẩm ngày càng nhanh được cải tiến cả về công dụng chất lượng, mẫu mã, giá bán, sản phẩm thay thế ngày càng nhiều do đó doanh nghiệp phải quan tâm phân tích kỹ tác động này để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tạo điều kiên cho sản xuất ngày càng tốt hơn. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật mới ở trong và ngoài nước mà công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội có trình độ công nghệ hiện đại đủ sức phục đáp ứng yêu cầu về sản xuất trong thời kỳ mới. Tạo cho công ty một bước tiến mạnh trên con đường tiến vào nền kinh tế tri thức. Môi trường ngành Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Hiện nay, với cơ chế kinh tế thị trường, đã làm cho số lượng doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh một mặt hàng ngày càng nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập nhà máy phải trực tiếp đối mặt với sự cạnh tranh trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp nào cũng phải đưa ra những chiến lược nói chung và chiến lược thị trường nói riêng để đem lại lợi ích cho mình như : + Cạnh tranh về chất lợng sản phẩm. + Cạnh tranh về giá bán. + Cạnh tranh về thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Cải tiến phương thức bán hàng. + Cải tiến về dịch vụ sau bán hàng. + Quảng cáo khuếch trương sản phẩm. + Cung cấp sản phẩm kịp thời đúng lúc. Với đặc thù hiện nay của ngành công nghiệp điện ở Việt Nam mới ở mức độ phát triển thấp. Nhà máy cũng nằm trong tình trạng đó vì vậy hầu hết những sản phẩm sản xuất ra chỉ dùng và tiêu thụ ở trong nước, chưa có sản phẩm dùng cho xuất khẩu. Khi công ty tiến hành cổ phần hoá, vì số lao động của công ty liên doanh trước để lại là 116 lao động, nếu để số lao động này tiếp tục làm việc thì công ty không đủ điều kiện để duy trì và không có việc làm cho công nhân do những khó khăn khi công ty liên doanh bị giải thể để lại. Vì thế công ty có chủ trương huy động những cán bộ ngần đến tuổi về hưu tình nguyện rút khỏi công ty. Trước chủ trương đó công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với 39 người, Các lao động này sau khi rút khỏi công ty đã tự mở phân sưởng riêng và họ tập chung sản xuất các sản phẩm mà công ty đang còn yếu (sản phẩm điện), họ lại có cơ chế thoáng, giá thành rẻ, sản phẩm phong phú vì vậy sức ép cạnh tranh là rất lớn, mặt khác trong ngành cũng có những công ty có truyền thống về sản xuất các loại sản phẩm này, họ có ưu thế cạnh tranh tốt hơn. Đây là các đối thủ chính của công ty ở thị trường trong nước. Đầu năm 2003 Việt Nam ra nhập APTA, công ty lại phải đối đầu với đối thủ mới trong khu vực đồng thời cũng là cơ hội để công ty có thêm khách hàng. Bạc bakelit chiếm 90% thị phần trong nước Sản phẩm thiết bị điện chiếm 5% thị phần Sản phẩm mới chiếm 5% thị phần Như vậy chỉ có sản phẩm bạc bakelit là chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường vì đây là sản phẩm phức tạp đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao và bí quyết công nghệ mới có thể sản xuất được. Sản phẩm này đòi hỏi độ chính sác tuyệt đối với tiêu chuẩn khắt khe, do tính chất phức tạp đó nên có rất ít doanh nghiệp sản xuất được. Còn các sản phẩm khác có công nghệ đơn giản, dễ làm nên nhiều công ty tập chung sản xuất, các sản phẩm này của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường. Các nhà máy này hầu như đều trực thuộc tổng công ty nên họ có thuận lợi hơn về tổ chức, trình độ khoa học công nghệ hiện đại và họ có chế độ tiêu thụ thông thoáng hơn. Chính vì  vậy sự cạnh tranh của nhà máy trên thị trường là khó khăn, nhưng bằng kinh nghiệm hoạt động trong 17 năm qua công ty đamg phát huy thế mạnh riêng có, cùng với đó là quá trình đổi mới toàn diện từ tổ chức đến sản xuất sẽ giúp công ty lấy lại uy tín của mình. Khách hàng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng là một nhân tố có ảnh huởng quyết định đến lượng hàng hoá tiêu thụ. Họ có thể lựa chọn mua bất kỳ sản phẩm nào mà họ thích, họ không bị phụ thuộc vào sự hạn hẹp của các loại mặt hàng. Do đó số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách và nhu cầu của họ. Mà mỗi đối tượng khách hàng đều có nhu cầu đòi hỏi khác nhau, tuỳ thuộc vào độ tuổi giới tính, trình độ văn hoá, tuỳ thuộc vào phong tục giữa các vùng… tất cả các yếu tố trên của khách hàng đều là những nguyên nhân trực tiếp tác động đến số lượng tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của nhà máy. Ngoài những yếu tố về nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng thì tình hình thu nhập của khách hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hoá. Thông thường những nguời có thu nhập cao và ổn định sẽ có sức mua lớn hơn người có thu nhập thấp. Như vậy khách hàng và các sức ép của khách hàng có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. khách hàng và nhu cầu của họ quyết định quy mô, cơ cấu, nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi hoạch định kế hoạch sản xuất tiêu thụ trong doanh nghiệp. Khách hàng truyền thống: là những khách hàng có mối quan hệ tương đối lâu dài với doanh nghiệp, giữa họ đã có những hiểu biết khá kỹ về nhau và tin tưởng nhau ở một mức nhất định. Khách hàng mới: là những khách hàng có sự hiểu biết ít về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy giữa doanh nghiệp và khách hàng chưa thiết lập được mối quan hệ bền vững. Những nhân tố tác động đến cầu: + Thu nhập của khách hàng. + Giá cả của hàng hoá có liên quan. + Giá cả của các hàng hoá mà doanh nghiệp đã đang và sẽ sản xuất. + Thị hiếu của người tiêu dùng. +Kỳ vọng của người tiêu dùng. Không giống những mặt hàng khác, sản phẩm thiết bị điện có dung lượng thị trường nhỏ, khách hàng chủ yếu là các công ty chuyên về ngành điện nên sự tác động của yếu tố thu nhập khách hàng, thị hiếu người tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng là rất nhỏ, nó chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến công ty. đối với các sản phẩm của công ty chỉ có bac BAKELIT là chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trong nước còn lại các sản phẩm khác chiếm thị phần rất nhỏ. Nên tập trung mở rộng thị trường ngắn liền với từng khách hàng cụ thể là phương hướng của công ty trong những năm tới. Với phương châm giữ vững uy tín, coi khách hàng như người nhà được công ty quán triệt đến từng phòng ban, bộ phận, nhất là đội ngũ bán hàng. Giữ vững và phát huy những khách hàng truyền thống, trung thành đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới ở trong và ngoài nước. Trong bảng phương hướng thực hiện năm 2003 công ty chỉ rõ. Bạc BAKELIT thị trường là các nhà máy cán thép từ nam ra bắc đã ký lại hợp đồng và một số công ty cán thép mới ( công ty Tây Đô, công ty thép Hải Phòng, công ty thép Việt-úc….) Với thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện do bị cạnh tranh nên thị phần chưa cao chủ yếu là bán lẻ, chưa chúng thầu lớn. Sản phẩm mới đã bước đầu được tiêu thụ (Máy biến thế đặc biệt, máy biến dòng, cầu dao phụ tải, tủ điện, bảng điện) nhưng số lượng chưa nhiều. Mặt hàng thay thế Mặt hàng thay thế là mặt hàng khác có khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.Trong nền kinh tế thị trường mặt hàng thay thế ra đời là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường ngày càng biến động nhanh theo hướng đa dạng hơn, phong phú hơn và ngày càng cao cấp hơn. Đòi hỏi về mặt hàng thay thế hoặc sức ép của nó có thể tạo thuận lợi cho nhóm doanh nghiệp này và gây khó khăn tổn thất cho nhóm doanh nghiệp khác. Mặt hàng thay thế phải có sức cạnh tranh mạnh hơn mặt hàng bị thay thế. Tuy vậy, đối với các mặt hàng bị thay thế có thể vẫn phát triển theo hai hướng kinh doanh sau: Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá để cạnh tranh bình đẳng với các mặt hàng thay thế. Tìm thị trường mới và phân đoạn thị trường thích hợp hay thị trường ngách. Đối với ngành thiết bị điện làm ra sản phẩm thay thế là rất khó, song công ty đang tập chung mọi nguồn lực để cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm mới nhằm giữ thế cạnh tranh trên thị trường. Phân tích nội bộ doanh nghiệp Phân tích và dự báo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội: nguồn nhân lực (sức lao động) là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và là yếu tố quan trọng nhất. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực tốt (có trình độ văn hoá, tay nghề, phẩm chất…) là điều kiện thuận lợi nhất và là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới trong qua trình xây dựng đội ngũ người lao động của doanh nghiệp mình. Nguồn nhân lực không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất mà còn đem lại cho doanh nghiệp một lượng giá trị thặng dư do sức lao động của họ làm ra, theo C.Mác “giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không”. (nguồn: kinh tế chính trị Mác-LêNin, trang 85, phần II, bài 5, NXB giáo dục) Như vậy một phần lợi nhuận của doanh nghiệp có được là do người lao động tạo ra, để làm được như vậy phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý của người lãnh đạo và phụ thuộc vào tay nghề người lao động hay là phụ thuộc vào nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là nguồn nội lực lớn nhất của doanh nghiệp do đó phân tích và dự báo nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đội ngũ lao động 77 người trong đó có 60 người đang đã có việc làm, số còn lại được hưởng chợ cấp với mức lương tối thiểu, công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội có nguồn nhân lực dồi rào đủ để đáp ứng mục tiêu mở rộng công ty trong những năm tới, không chỉ đạt về số lượng, nguồn nhân lực của công ty có trình độ tay nghề rất cao với bậc thợ bình quân 5,3/7 đó là lợi thế của công ty. Không dừng lại ở đó, người lao động trong công ty luôn học hỏi, tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và không ngừng bổ xung thêm kiến thức từ lý thuyết đến thực tế giúp họ hoàn thiện hơn trong công việc. Với kinh nghiệm làm việc trong 17 năm qua nguồn nhân lực luôn là điểm mạnh của công ty. Phân tích tiềm lực về tài chính Một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu không có tiền, mọi yếu tố đều được quy ra tiền (nguyên vật liệu, móy móc, sức lao động…) vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải đáp ứng nhu cầu tiền cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nói cách khác doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài chính. Tiềm lực về tài chính còn cho biết doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ hay lớn, hoạt động hiệu quả hay không, phản ánh uy tín trên thương trường… như vậy tài chính là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Từ khi được thành lập lại công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội có số vốn điều lệ 5 tỷ đồng sau hai năm đi vào hoạt động tổng tài sản của công ty đến 6334336629 đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 5221154459 đồng còn lại là các khoản nợ phải trả . Sau mỗi năm số vốn của công ty lại tăng lên đáng kể là nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi nên một phần lãi được công ty kết chuyển sang nguồn vốn kinh doanh. Ngoài ra công ty còn có hệ thống các quỹ (quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp việc làm, quỹ khấu hao) với số vốn tương đối lớn, nó sẽ giúp công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra. Để hiểu thêm về tiềm lực tài chính của công ty ta có chỉ tiêu sau: đơn vị: đồng Stt Chỉ tiêu Tổng tàI sản Vốn kinh doanh Vốn từ quỹ 1 Năm 1998 12603408197 12369323512 12614560610 2 Năm 1999 13869271786 12410146360 12559545980 3 Năm 2000 5086785270 2766068110 2963332890 4 Năm 2001 6165846860 4976300000 5209919936 5 Năm 2002 6334336629 4976300000 5221154459 STT So sánh giữa các năm Tổng tàI sản Vốn kinh doanh Vốn từ quỹ 1 1999 với 1998 Chênh lệch 1265863589 40822848 -55014630 Tỷ lệ 110,04% 100,33% 99,56% 2 2000 Với 1999 Chênh lệch -8782486516 -9644078250 -9596213090 Tỷ lệ 36,67% 22,29% 23,59% 3 2001 Với 2000 Chênh lệch 1079061590 2210231890 2246587046 Tỷ lệ 121,2% 179,9% 175,8% 4 2002 với 2001 Chênh lệch 168489769 0 11234523 Tỷ lệ 102,7% 0 100,2% đơn vị: đồng Tình hình tài chính giữa năm 1999 so với năm 1998 Tổng tài sản năm 1999 tăng 10,04% tương đương 1265863589 đồng so với năm 1998. Vốn kinh doanh năm1999 tăng 0,33% tương đương 40822848 đồng so với năm 1998. Vốn từ quỹ năm 1999 giảm 0,44% tương đương 55014630 đồng so với năm 1998. Tình hình tài chính giữa năm 2000 so với năm 1999 Tổng tài sản năm 2000 giảm 63,33% tương đương 8782486516 đồng so với năm 1999. Vốn kinh doanh năm 2000 giảm 77,71% tương đương 9644078250 đồng so với năm 1999. Vốn từ quỹ năm 2000 giảm 76,41% tương đương 9596213090 đồng so với năm 1999. Tình hình tài chính giữa năm 2001 so với năm 2000 Tổng tài sản năm 2001 đạt 121,2% tương đương với lượng tăng 1079061590 đồng so với năm 2000. Vốn kinh doanh năm 2001 tăng 79,9% tương đương 2210231890 đồng so với năm 2000. Vốn từ quỹ năm 2001 tăng 75,8% tương đương 2246587046 đồng so với năm 2000. Tình hình tài chính giữa năm 2002 so với năm 2001 Tổng tài sản năm 2002 tăng 2,7% tương đương 168489769 đồng so với năm 2001. Vốn kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 không thay đổi. Vốn từ quỹ năm 2002 tăng 0,2% tương đương 11234523 đồng so với năm 2001. Năm 1998 và 1999 công ty có tổng tài sản, vốn kinh doanh và vốn từ quỹ rất lớn là do trong hai năm đó công ty liên doanh với đối tác nước ngoài và hai bên cùng góp vốn, trong hai năm này sự chênh lệch về tài sản, vốn kinh doanh và vốn từ quỹ rất nhỏ. Đến tháng 7 liên doanh bị phá sản do đó năm 2000 có sự giảm sụt lớn về tổng tài sản và kéo theo vốn kinh doanh, vốn từ quỹ cũng giảm theo. Năm 2001 và năm 2002 do hoạt động sản xuất được ổn định lên lượng vốn kinh doanh, vốn từ quỹ và tổng tài sản đã tăng lên. Điều đó đảm bảo nhu cầu về tài chính của công ty trong thời kỳ mới. Tuy chỉ là một công ty nhỏ trong tổng công ty song từ khi được cổ phần hoá công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội có nguồn lực tài chính đủ để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và công ty đang tự chủ nhằm phát huy nội lực là chính không phụ thuộc vào tổng công ty ít nhất về mặt tài chính. Thực trạng về mô hình phát triển doanh nghiệp Theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ và của thành phố, “sau 5 năm thành phố Hà Nội thực hiện cổ phần hoá đã có 87 doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức công ty cổ phần, dự kiến về việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002 đến 2005 của thành phố Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch cổ phần hoá 62 doanh nghiệp. Trong đó năm 2003 cổ phần hoá 21 doanh nghiệp, năm 2004 cổ phần hoá 21 doanh nghiệp, năm 2005 cổ phần hoá 20 doanh nghiệp…” ( nguồn: Báo Hà Nội Mới số 12182 ra ngày thứ ba 7-1-2003, chuyên mục kinh tế, trang 3) Là doanh nghiệp tiên phong đón nhận chủ trương này, công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội đã chọn hình thức doanh nghiệp cổ phần làm mô hình phát triển cho công ty mình. Nhằm đổi mới cách tổ chức và hình thức sở hữu, gắn trực tiếp quyền lợi của người lao động với quyền lợi của công ty và tạo cho người lao động có cơ hội làm chủ doanh nghiệp, công ty đã tiến hành cổ phần hoá theo đúng chủ trương của chính phủ và luật doanh nghiệp. Sau 2 năm cổ phần hoá công ty đã có bước phát triển cao tạo niềm tin cho người lao động, và thể hiện công ty đang đi đúng hướng trên mô hình đã lựa chọn. thực trạng về phương án kinh doanh của doanh nghiệp “Phương án kinh doanh là tập hợp các ý đồ, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp và giải pháp để thực hiện mục tiêu, ý đồ, nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định với hiệu quả cao nhất” ( nguồn: chương6, phân tích chiến lược kinh doanh, nhà xuất bản chính trị quốc gia) Để hoạch định phương án kinh doanh doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu phản ánh thị trường (dung lượng, khả năng thanh toán, nhu cầu khách hàng, tâm lý tiêu dùng, hành vi mua hàng..) Chỉ tiêu bố trí sản xuất (thời gian sử dụng máy móc thiết bị, số lượng máy, thời gian máy làm việc thực tế, thời gian máy làm việc theo chế độ…) Chỉ tiêu phản ánh lợi ích kinh tế (lợi nhuận, doanh thu, chi phí…) Dựa trên ý đồ, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội luôn xây dựng phương án kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu hiệu quả nhất, tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, công ty luôn đưa ra phương án sáng xuốt làm lợi cho công ty, cho người lao động dựa trên những nghiên cứu thị trường, nguồn nội lực, và hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu mà công ty đặt ra. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp Kế hoạch vật tư kỹ thuật Đặc điểm của vật tư “Vật tư bao gồm nguyên vật liệu và tư liệu lao động. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất, là một trong ba yếu tố cơ bản cuả quá trình sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động,và là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm. Tư liệu lao động là tất cả các cái đóng vai trò truyền lực tác động của con người vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và những vật liệu phụ trợ, trong đó công cụ lao động có vai trò quyết định đến sự phát triển của tư liệu lao động.” ( nguồn: Triết học C.Mac- LeNin, chương3 hình thái kinh tế xã hội, phần II, NXB trường đại học kinh tế quốc dân, năm 1996) Để quá trình sản xuất diễn ra thì không thể thiếu được nguyên vật liệu và công cụ lao động, những thứ đó có vai trò quan trọng và hình thành nên vật tư kỹ thuật. Kế hoạch vật tư kỹ thuật tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội Căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty xây dựng kế hoạch vật tư đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất, không để tình trạng thiếu, khan hiếm nguyên vật liệu, công cụ lao động được sửa chữa và bảo dưỡng theo đúng lịch trình nhằm phát huy tối đa công suất và tạo năng suất lao động cao trong cùng một thời gian làm việc. Với tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua, việc cung ứng vật tư luôn hoàn thành nhiệm vụ cả về mặt thu mua và dự báo. đơn vị: đồng STT Năm Chi phí nguyên vật liệu Chênh lệch giữa các năm liền kề nhau Tỷ lệ % giữa các năm liền kề nhau 1 2002 1598834126 - - 2 2001 862757097 736077029 185,3% 3 2000 912189040 -49431943 94,6% 4 1999 46267059 865921981 1971,6% (nguồn:yếu tố chi phí sản xuất, năm 1999,2000,2001,2002, trang 19,23,31,38, phụ lục) Năm 2002 so với năm 2001 chi phí nguyên vật liệu tăng 85,3% tương đương 736077029 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 giảm 5,4% tương đương 49431943 đồng. Năm 2000 so với năm 1999 tăng đến 1871,6% tương đương 865921981 đồng. Như vậy chi phí nguyên vật liệu trong các năm 2000, 2002 liên tục tăng đặc biệt năm 2000 có mức tăng kỷ lục lên đến 1871,6%, so với 7 tháng năm 2000 ta có chi phí nguyên vật liệu là 487785110 đồng thì cuối năm đã tăng lên 424403930 đồng tương đương 87%. Trong năm 2001 chi phí nguyên vật liệu có giảm nhưng lượng giảm này không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sở dĩ trong 6 tháng cuối năm 2002 và các năm tiếp theo chi phí nguyên vật liệu lại tăng mạnh là do công ty bước đầu ổn định sản xuất và bán được hàng. Về trước do công ty liên doanh hoạt động không hiệu quả nó kéo theo tình hình sản xuất chì trệ, hàng tồn kho nhiều, không tiêu thụ được. Theo kế hoạch sản xuất đã đặt ra trong năm 2003 công ty hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Với dự báo chính sác nguồn cung ứng nguyên vật liệu cùng với đó là kế hoạch mua hàng dựa trên kế hoạch sản xuất. Nhằm đạt mục tiêu không để lượng nguyên vật liệu tồn kho quá lớn, và không để tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu trong sản xuất sẩy ra. Trong những năm qua công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một phần là nhờ việc cung ứng nguyên vật liệu đúng kế hoạch. kế hoạch lao động tiền lương Đặc điểm lao động tiền lương “Tiền lương là giá trị hàng hoá sức lao động bằng giá trị tư liệu sinh hoạt cần cho người lao động và gia đình họ ở mức trung bình” “Bản chất kinh tế của tiền lương là hình thái giá trị của sức lao động, là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động” (nguồn: kinh tế chính trị C.Mac-LeNin, bài 5, phần II, trang 90, NXB giáo dục) Tiền lương kích thích về mặt vật chất và là đòn bẩy kinh tế quan trọng giúp người lao động làm việc tích cực nhằm phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động, tạo động lực quan trọng cho doanh nghiệp phát triển. Kế hoạch lao động tiền lương tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội Để đảm lợi ích vật chất cho người lao động và gia đình họ, đồng thời gắn chặt quyền lợi của người lao động với quyền lợi của công ty. Công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội xây dựng bảng tính lương dựa trên hệ thống lương cơ bản của nhà nước đối với lao động hưởng lương giờ, với công nhân sản xuất được tính theo lương sản phẩm, lương tổ. Cùng với đó là mức thưởng, phạt hợp lý tạo điều kiện kích thích về mặt vật chất đối với người lao động. Trong các năm qua mức lương bình quân và tổng quỹ lương của công ty liên tục tăng: đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Tỷ lệ % Lương bình quân 680000 732209 52209 107,7% Thu nhập BQ 813000 843728 30728 103,8% Tổng quỹ lương 252174314 518404079 266229765 205,6% (nguồn: tình hình thu nhập của CNV, năm 2001,2002, trang 33,39, phụ lục) Năm 2002 lương bình quân một người một tháng tăng 7,7% so với năm 2001 tương đương 52209 đồng. Thu nhập bình quân một người một tháng tăng 3,8% tương đương 30728 đồng. Tổng quỹ lương tăng 105,6% tương đương 266229765 đồng. Trong hai năm với mức tăng thu nhập bình quân và lương bình quân một người một tháng như trên không quá lớn, song mức tăng này kéo theo lượng tăng đột biến của tổng quỹ lương. Tuy mức tăng của lương còn nhỏ nhưng nó cũng đảm bảo kích thích vật chất cho người lao động, tạo cho họ niềm tin vào sự phát triển và đi lên của công ty. Với dự kiến năm 2003 lương bình quân một người một tháng lên 900000 đồng và tổng quỹ lương 702000000 đồng so với năm 2002 tăng 183595921 đồng, nhưng mức tăng này không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vì : rF= F2003- F2002*GO2003 = 702000000 – 518404079 *5650000000 = GO2002 3772812848 = -74339343 đồng tức là công ty đã tiết kiệm được số tiền hơn 70 triệu đồng. Như vậy công ty đang phấn đấu đảm bảo cuộc sống tốt cho người lao động với việc làm ổn định và thu nhập ngày càng tăng. kế hoạch khoa học kỹ thuật Đặc điểm của khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật mang lại cho xã hội loài người bước phát triển lớn, đối với một doanh nghiệp khoa học kỹ thuật giúp cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy cạnh tranh, giảm sức lao động, tăng năng suất lao động, giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, hiện đại luôn là mục tiêu của doanh nghiệp. Kế hoạch khoa học kỹ thuật tại công ty Cổ Phần thiết Bị Điện Hà Nội Do đặc thù của ngành thiết bị điện, khoa học kỹ thuật có tính chất phức tạp, độ chính xác cao, mặt khác những năm trước trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta còn yếu do vậy công ty phải nhập khoa học kỹ thuật từ các nước phát triển. Trong những năm tới với sự phát triển của ngành này trong nước, công ty đang tiến hành xây dựng kế hoạch khoa học kỹ thuật dựa trên công nghệ sản xuất trong nước, với trình độ hiện đại, theo kịp sự phát triển của ngành. kế hoạch giá thành, giá cả Đặc điểm của giá thành, giá cả “Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hoa phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ” (nguồn: Phân tích kinh doanh, chương IV, phần I, trang 118, NXB thống kê) “ giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Còn giá trị hàng hoá được xác định bằng chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó” (nguồn: kinh tế chính trị C.Mac-LeNin, bài 2, phần V, trang 61, NXB giáo dục) Đối với các doanh nghiệp thì giá cả và giá thành luôn đối lập nhau, họ luôn tìm cách làm giảm giá thành đến mức nhỏ nhất và tăng giá bán ở mức cao nhất nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng họ chỉ chủ động được giá thành còn giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường. Kế hoạch giá cả, giá thành tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội luôn đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, để làm được điều đó đòi hỏi công ty phải giảm giá thành ở mức thấp nhất và tăng giá bán. Do đó công ty đã xây dựng kế hoạch giá thành và giá cả cho riêng mình. Đối với giá cả công ty xây dựng chi tiết đến từng sản phẩm nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến lợi nhuận mà vẫn được khách hàng chấp nhận. đơn vị: đồng STT Tên sản phẩm đơn vị đơn giá VAT 5% Thành tiền 1 Cầu dao phụ tải 12:24Kv/630A Bộ 21000000 1050000 22050000 2 Cầu chì tự rơi 10:15Kv Bộ 800000 40000 840000 3 Cầu chì tự rơi 20:24KV Bộ 1400000 70000 1470000 4 Cầu chỉ tự rơi 35KV Bộ 1900000 95000 1995000 5 Cầu chì ống 10:15Kv trong nhà Bộ 750000 37500 787500 6 Cầu chì ống 10:15Kv ngoài trời Bộ 800000 40000 840000 7 Cầu chì ống 20:24Kv ngoài trời Bộ 1200000 60000 1260000 8 Cầu chì ống 35Kv ngoài trời Bộ 1450000 72500 1522500 9 ống cầu chì 10Kv Bộ 300000 15000 315000 10 ống cầu chì 24Kv Bộ 400000 20000 420000 11 ống cầu chì 35Kv Bộ 600000 30000 630000 12 Dao cách ly 10Kv/400:600A ngoài trời Bộ 1180000 59000 1239000 13 Dao cách ly 24Kv/400:630A ngoài trời Bộ 2300000 115000 2415000 14 Dao cách ly 35Kv/400:630Angoài trời, chém ngang, không tiếp đất Bộ 4400000 220000 4620000 15 Dao cách ly 35Kv/400:630A ngoài trời, chém ngang, 1 tiếp đất Bộ 4800000 240000 5040000 16 Dao cách ly 35Kv/400:630Angoài trời, chém ngang, 2 tiếp đất Bộ 5200000 260000 5460000 17 Dao cách ly 10Kv/400:600A trong nhà Bộ 1050000 52500 1102500 18 Dao cách ly24Kv/400:630A trong nhà Bộ 1500000 75000 1575000 19 Dao cách ly 35Kv/400:630A trong nhà Bộ 3000000 150000 3150000 20 Dao cách ly 35Kv/400:630A ngoài trời,chém đứng Bộ 4800000 240000 5040000 21 Chống sét ống 10Kv Bộ 300000 15000 315000 22 Chống sét ống 24Kv Bộ 500000 25000 525000 23 Chống sét ống 35 Kv Bộ 520000 26000 546000 24 Sào cách điện 35Kv Bộ 300000 15000 315000 25 Tủ hạ thế trong nhà 200:300A cáI 500000 25000 525000 26 Biến thế nguồn(Reclose) 24:35Kv;1:5KvA cái 7800000 390000 8190000 27 Biến dòng đo lường ngoài trời cấp 0,5; 30VA;24:35KV;50/5:600/5A cái 3800000 190000 3990000 28 Biến dòng đo lường và bảo vệ( 2 mạch) cấp 0,5/5p20;24:35KV;50/5:800/5A cái 4200000 210000 4410000 29 Biến dòng hạ thế trong nhà cấp 0,5;30VA:600V;1000/5:5000/5A cái 280000 14000 294000 30 Biến dòng đo lường trong nhà cấp 0,5;30VA;15:24Kv;50/5:800/5A cái 2650000 132500 2782500 31 Biến áp đo lường ngoài trời PT 144A:3/0.1;3 cấp 0,5:50VA cái 4550000 227500 4777500 (nguồn: Tình hình giá bán các sản phẩm trong năm 2002, trang 40, phụ lục) Đối với giá thành, tuỳ thuộc vào tình hình biến động của yếu tố đầu vào mà công ty có kế hoạch riêng cho từng thời kỳ mà vẫn đảm bảo sản xuất liên tục. kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Đặc điểm của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận “Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại” ( nguồn: chương V, phần II, trang 166, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê) Lợi nhuận phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tàI sản cố định…Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, được bổ xung vào quỹ doanh nghiệp nhằm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội Tăng lợi nhuận hàng năm và phân phối hợp lý nguồn lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp và công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội cũng không là ngoại lệ. Công ty đã xây dựng kế hoạch phân phối lợi nhuận đến từng quỹ: “ Quỹ dự trữ bắt buộc có giá trị ít nhất bằng 5% lợi nhuận ròng để bổ xung vốn điều lệ và để dự trữ tài chính cho năm sau cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ. Hội đồng quản trị có thể ứng trước cổ tức cho cổ đông (3,6 tháng). Các quỹ không bắt buộc do hội đồng quản trị trình đại hội cổ đông phương án trích. Quỹ đầu tư phát triển sản xuất: 10% Quỹ khen thưởng : 5% Quỹ phúc lợi : 5% (nguồn: Một số nội dung trong điều lệ công ty, trang 12, phụ lục) Đối với lợi nhuận, công ty luôn xây dựng kế hoạch trong trung hạn và ngắn hạn dựa trên tình hình thực hiện từ những năm trước để dự báo cho các năm tiếp theo. Với kế hoạch năm 2003 lợi nhuận trước thuế là 965 triệu đồng, tăng 60% so với năm 2002, công ty đang ra sức phát triển sản xuất với hiệu quả cao. PhầnII: Tổng hợp quản trị các hoạt động của doanh nghiệp Quản trị nhân lực Mô tả công việc trong doanh nghiệp “Công việc là một đơn vị nhỏ nhất được chia ra từ những hoạt động của một doanh nghiệp.Những công việc tương tự nhau được thực hiện trong những điều kiện, những trình độ tương đương mà chúng đòi hỏi ở người lao động, có thể được tập hợp lại thành một nhóm hoạt động” (nguồn: chương 3, phần I, trang 33, quản trị nhân lực, NXB thống kê) Công việc chỉ rõ hoạt động của tổ chức mà một người lao động phải thực hiện, là cơ sở để phân chia, phân công quyền hạn và trách nhiệm mà những quyền hạn và trách nhiệm đó phải được thực hiện bởi những người có bổn phận về công việc. Công việc là cơ sở để lựa chọn và đào tạo người lao động, để đánh giá sự thực hiện công việc của họ. Phân tích và mô tả công việc giúp doanh nghiệp tuyển mộ, lựa chọn, sắp xếp, bố trí và hướng dẫn cho người lao động. Nó còn được dùng là cơ sở quan trọng để đánh giá hay phân loại công việc từ đó có hình thức trả công cho người lao động một cách công bằng trên cơ sở những kỹ năng được yêu cầu và mức độ phức tạp của những nhiệm vụ và trách nhiệm có liên quan. Công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội được bố trí sản xuất theo tổ do vậy công việc trong các tổ được tổ trưởng phân công và điều hành trực tiếp. Mọi công việc được hoàn thành theo tổ gắn liền với từng sản phẩm cụ thể dựa trên kết quả lao động của cả tổ để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động. Phân tích công việc của công ty được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: các tổ trưởng và quản đốc tập hợp tài liệu, số liệu để chuẩn bị mô tả công việc. Họ là những người có trình độ và có kỹ năng trong việc thực hiện công việc. Bước 2: thiết kế câu hỏi, các tổ trưởng và quản đốc xây dựng bảng câu hỏi dựa trên những công việc hàng ngày của từng tổ một cách chi tiết và tỷ mỷ. Sau đó phân phát cho người lao động để điều tra. Bước 3: phỏng vấn, dựa trên những thông tin thu thập được từ bước 2 để đảm bảo tính chính sác quản đốc chọn một số công nhân để phỏng vấn. Bước 4: quan sát người lao động khi làm việc, là khâu kiểm tra cuối cùng về dộ chính sác của thông tin và bổ xung thêm những công việc còn thiếu. Bước 5: viết những phác thảo về mô tả công việc, tiêu chuẩn, chuyên môn, và những tiêu chuẩn thực hiện công việc. Nhằm xác định về nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện và mối quan hệ của việc đó với các công việc khác trong đơn vị. Bước 6: duyệt lại Bước 7: thảo luận, bàn bạc về bản sơ thảo Bước 8: đưa bản dự thảo đến từng tổ và từng người lao động. Phân tích công việc là rất quan trọng với doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp đánh giá đúng tiền lực về con người, về tổ chức, nó còn thúc đẩy tăng năng suất lao động cho công ty. hệ thống định mức lao động của doanh nghiệp Đặc điểm của định mức lao động Định mức lao động là thời gian lao động cần thiết, tối đa cho phép để hoàn thành sản xuất một sản phẩm hoặc một khối lượng công việc trong điều kiện kinh tế kỹ thuật và tổ chức nhất định. Định mức lao động là Cơ sở để doanh nghiệp phân công, bố trí lao động, tổ chức sản xuất. Cơ sở xác định rõ trách nhiệm, làm căn cứ đánh giá kết quả làm việc của mọi người. Cơ sở để doanh nghiệp tiến hành phân phối, trả lương cho lao động. Mục tiêu phấn đấu dể mọi doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, không ngừng giảm định mức. Cơ sở để doanh nghiệp tính toán giá thành sản phẩm. Xây dựng định mức lao động mới là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, vậy khi xây dựng phải đánh giá tính hiệu quả của định mức lao động mới dựa trên: Hệ số sử dụng thời gian gia công (Hgc) Hgc= TGGC chính + TGGC phụ TGLV 1ca Hệ số lợi dụng đủ thời gian ngày lao động (Hlđ) Hlđ= Tổng TG Tiết kiệm được TGLV 1ca Hệ số tăng năng suất lao động (Hw) Hw= Hlđ 1-Hlđ Hệ thống định mức lao động tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội Định mức lao động của công ty được xác định đến từng sản phẩm với thời gian lao động và đơn giá được tính theo các khâu gia công và công việc chính. ở mảng hoá ta có Stt Tên sản phẩm Số giờ (giờ) đơn giá (đồng/giờ) Trọng lượng Bột ép Nhựa Bột ép Nhựa 1 Bạc vai 280 0,35 0,57 0,07 2702 2875 2 Bạc TTDC2 0,45 0,67 0,07 2702 2875 3 Bạc TW 0,45 0,67 0,07 2702 2875 4 Bạc vai 360 0,65 0,7 0,12 2702 2875 5 Bạc vuông 100 0,7 0,77 0,12 2702 2875 6 Bạc vai 300LX 0,65 0,75 0,12 2702 2875 7 Bạc thân 280 0,7 0,77 0,12 2702 2875 8 Bạc VTBB 003 0,7 0,77 0,12 2702 2875 9 Bạc GCM1 0,7 0,77 0,12 2702 2875 10 Sông công 1 0,7 0,77 0,12 2702 2875 11 Luyện kim đen 0,75 0,77 0,12 2702 2875 12 Bạc vai 250GS 0,8 0,77 0,12 2702 2875 13 VT77-09 1,3 1,06 0,19 2702 2875 14 Bạc TW-02 1,3 1,06 0,19 2702 2875 15 Bạc BTC- 0245 1,3 1,06 0,19 2702 2875 16 Bạc TTDC2 - 03 1,3 1,06 0,19 2702 2875 17 Bạc thân 360 1,3 1,06 0,19 2702 2875 18 Bạc sông sông 3 1,4 1,17 0,21 2702 2875 19 Bạc thân 250GS 1,6 1,32 0,21 2702 2875 20 Bạc thân 300LX 1,5 1,22 0,21 2702 2875 21 Bạc TTDC2 2,1 1,62 0,28 2702 2875 22 Bạc 02-001-NB 2,1 1,62 0,28 2702 2875 (nguồn: định mức lao động mảng hoá, trang 44, phụ lục) Các sản phẩm ở mảng hoá được sắp xếp theo định mức tăng dần về thời gian gia công, chế tạo. Sản phẩm bạc vai 280 có định mức lao động nhỏ nhất với tổng thời gian là 0,99 giờ, sản phẩm bạc 02-001-NB có định mức lao động lớn nhất với tổng thời gian là 4 giờ. Về đơn giá được tính dựa trên từng khâu gia công, ở khâu bột ép đơn giá được tính là 2702 đồng một giờ, khâu nhựa là 2875 đồng một giờ. Các sản phẩm ở mảng hoá chủ yếu là bạc bakelit do vậy tuỳ thuộc vào khối lượng, công dụng mà thời gian gia công được xây dựng đủ để đảm bảo cho các tổ có thể hoàn thành theo định mức lao động đã có. Đơn giá được xây dựng dựa trên khối lượng công việc, mức độc hại, mức đóng góp của từng khâu do vậy các khâu giống nhau có cùng một đơn giá như nhau. ở mảng điện định mức lao động được xây dựng trên cơ sở từng sản phẩm với khối lượng công việc và thời gian gia công. STT Tên sản phẩm Số giờ đơn giá 1 Chống sét ống 10Kv 14,6 2535 2 Chống sét ống 35Kv 14,6 2535 3 Cầu dao 24-630-DN 76,1 2535 4 Cầu dao 24-630 68,5 2535 5 Điều khiển 7,6 2535 6 Cầu dao 35-630-NN 119,6 2535 7 Cầu dao 35-630-NN(OTĐ) 110,3 2535 8 Điều khiển cầu dao 35Kv (OTĐ) 93 2535 9 Cầu dao 35-630-NN 164,9 2535 10 Cầu dao 35-630-NN(1TD) 110,3 2535 11 DKCD 35 18,5 2535 12 Điều khiển cầu dao 35Kv (1TĐ) 36,1 2535 13 Cầu dao 35-630-NN (2TĐ) 110,3 2173 14 DKCD 35 27,7 2173 15 Điều khiển cầu dao 35Kv (2TĐ) 72,2 2173 16 CCRSIV 15-1 24,3 2173 17 CCRSIV 24-1 26,8 2173 18 CCRSIV 35-1 26,8 2173 19 CCRSIV 15-2 23,2 2173 20 CCRSIV 24-2 23,2 2173 21 CCRSIV 35-2 23,2 2173 22 CCO 10 30 2173 23 CCO 24 29 2173 24 CCO 35 26,8 2173 (nguồn: định mức lao động mảng điện, trang 45, phụ lục) Do có cùng tính chất công việc nên mảng điện có định mức lao động ít phức tạp hơn mảng hoá. Định mức thời gian có mức chênh lệch lớn, nó phụ thuộc vào đặc tính và công dụng của từng sản phẩm, do tính chất công việc như nhau nên đơn giá được tính giống nhau với 2173 đồng một giờ. Sản phẩm cầu dao 35-630-NN có định mức lao động lớn nhất với 164,9 giờ, sản phẩm điều khiển có định mức lao động nhỏ nhất là 7,6 giờ. Việc xây dựng định mức lao động giúp công ty đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất mang lại. Tuy nhiên với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại việc giảm định mức lao động luôn là đích để công ty hướng tới. Rút ngắn thời gian định mức làm cho năng suất lao động tăng và hiệu quả sản xuất. Đảm bảo thực hiện định mức lao động mới, công ty phải xây dựng trên cơ sở khoa học, nghiên cứu, khảo sát tình hình hao phí thời gian của người lao động trong thực tế. Đồng thời phân tích toàn diện từng nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định mức sẽ giúp công ty xây dựng định mức lao động mới mang lại hiệu quả cao. Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp Đặc điểm của thời gian lao động Để sử dụng thời gian lao động có hiệu quả các doanh nghiệp xây dựng hệ thống thời gian như sau: Tổng số ngày làm việc theo chế độ Tổng số ngày làm Tổng số ngày Tổng số ngày việc theo chế độ = dương lịch - nghỉ chế độ của một công nhân trong năm trong năm Tổng số ngày có mặt trong năm bình quân 1 công nhân Tổng số ngày c Tổng số ngày Tổng số ngày mặt trong năm = làm việc theo - vắng mặt bình bình quân của 1 chế độ của 1 quân của 1 công công nhân năm KH công nhân nhân năm KH Tổng số ngày làm việc thực tế bình quân của 1 công nhân Tổng số ngày Tổng số ngày Tổng số ngày Làm việc thực = có mặt bình - có mặt nhưng Tế bình quân quân của 1 không làm việc 1 công nhân công nhân bình quân 1 CN Tổng số giờ làm việc theo chế độ bình quân 1 công nhân Tổng số giờ làm việc Số ngày làm việc Tổng số giờ làm Theo chế độ bình = theo chế độ của 1 * việc theo chế độ Quân 1 công nhân công nhân trong năm trong 1 ngày Tổng số giờ làm việc thực tế bình quân kỳ kế hoạch của 1 công nhân Tổng số giờ làm việc Tổng số ngày làm số giờ làm số giờ nghỉ thực tế bình quân 1 = việc thực tế bình * việc theo chế - việc bình công nhân kỳ kế hoạch quân 1 CN kỳKH độ trong 1 ca quân 1 CN Tình hình sử dụng thời gian lao động tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội Trong bản điều lệ của công ty chỉ rõ: “Thời gian làm việc Ca 1: từ 6 giờ đến 14 giờ Ca 2: từ 14 giờ đến 22 giờ Ca 3: từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau Giờ hành chính: từ 7h45 đến 16h30 Nghỉ giữa ca : 45 phút Số ngày được nghỉ = Số ngày nghỉ phép tiêu chuẩn* Số tháng làm việc 12 (nguồn: Một số nội dung trong điều lệ công ty, phần V, trang 13, phụ lục) Thời gian lao động của công ty được sử dụng tối đa, trong một ngày được chia làm 3 ca với thời gian mỗi ca là 8 tiếng, nghỉ giữa ca là 45 phút, một tuần làm việc 5 ngày, 2 ngày nghỉ, riêng bộ phận bán hàng làm 6 ngày trong một tuần. Trong thực tế công ty không sử dụng hết lượng ca làm việc như trong điều lệ mà chỉ làm giờ hành chính, thời gian bắt đầu từ 17 giờ 45 phút đến 16 giờ 30 phút. Trong thời kỳ cần sản xuất nhiều hàng thì công ty chỉ làm 2 ca trong một ngày là ca 1 và ca 2 được áp dụng trong các tổ có nhiệm vụ sản xuất lớn đặc biệt là các tổ thuộc mảng hoá. Công ty đang áp dụng thời gian lao động theo đúng chính sách của nhà nước, việc sử dụng thời gian lao động hợp lý, khoa học, theo đúng luật nhằm phát huy tính sáng tạo và đảm bảo nhu cầu nghỉ ngơi của người lao động. Thời gian trên chỉ là thời gian lao động theo chế độ còn việc sử dụng thời gian lao động thực tế của công ty được thể hiện ở bảng chấm công, mức sử dụng thời gian của công ty bình quân đạt 80%, nguyên nhân của việc sử dụng lãng phí thời gian lao động là do nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ việc riêng, nghỉ hội họp, và các nguyên nhân khác như: ngừng việc do bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, bị hỏng hay do mất điện…Với mức sử dụng thời gian làm việc như vậy công ty bị thiệt hại lớn về kinh tế nhất là đối với bộ phận hưởng lương theo thời gian. Sử dụng tối đa và hiệu quả thời gian lao động là đích của công ty nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Tình hình cơ cấu lao động của doanh nghiệp Với số lượng lao động 77 người trong đó số đang làm việc trong công ty là 60 người chiếm 77,92% trong tổng số lao động. Số còn lại 17 người do chưa có việc nên được trợ cấp theo chế độ, trong những năm tới công ty chú trọng mở rộng sản xuất thì số lao động chưa có việc sẽ được giải quyết việc làm nhằm tăng tỷ trọng công nhân chính so với cán bộ quản lý. Trong 60 người đang làm việc có 19 người thuộc bộ phận hành chính còn lại 41 người là công nhân, chiếm tỷ lệ 68,3% trong số lao động có việc. Tuy có bộ máy quản lý gọn nhẹ song tỷ lệ lao động làm việc tại bộ máy quản lý ở mức cao, chiếm tỷ trọng 31,7%, còn lại 68,3% là của công nhân sản xuất. Để đảm bảo sự phát triển công ty đang xây dựng kế hoạch nhằm tăng số công nhân chính để tạo ra nhiều sản phẩm với giá trị cao. Theo kế hoạch năm 2003 công ty có: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ % Tổng sản lượng 3772812848 5650000000 1877187152 149,8% Tổng số lao động 60 77 17 128,3% -Công nhân 41 58 17 141,5% -Nhân viên 19 19 0 100% (nguồn: BCKQKD năm 2002, trang 35, Phương hướng năm 2003,trang 43, phụ lục) So sánh liên hệ với chỉ tiêu tổng sản lượng về kế hoạch sử dụng số lượng lao động ta có số tương đối = 58*100 = 94,4% suy ra giảm 5,6% 41* 1,498 Số tuyệt đối :T= 58- 41*1,498= - 4 (người) Vậy khi tổng sản lượng năm 2003 tăng 49,8% so với năm 2002 thì cần số công nhân sản xuất là 58+4=62 người. Nhưng trong thực tế chỉ sử dụng 58 công nhân công ty cũng hoàn thành kế hoạch tổng sản lượng bằng 149,8% thì công ty đã tiết kiệm được số lượng lao độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24066.DOC
Tài liệu liên quan