Tài liệu Đề tài Tổng hợp điện cơ hệ truyền động chỉnh lưu-Động cơ một chiều: Mục lục
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN
Hình 1.1 Cấu tạo và ký hiệu của Tiristor. 5
Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý động cơ một chiều kích từ độc lập 8
Hình 1.3: Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập 9
Hình 1.4: Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập 9
Hình1.5:Đặc tính cơ điện (a)và đặc tính cơ (b)khi thay đổi từ thông 10
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống chỉnh lưu – động cơ một chiều 11
Hình 1.7: Họ đặc tính cơ của hệ 12
Hình 2.1: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình cầu 1 pha 14
Hình 2.2: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình cầu 3 pha 15
Hình 2.3: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình tia 3 pha 16
Hình 2.4: Dạng điện áp Ud mạch hình tia 3 pha 17
Hình 2.5 Sơ đồ mạch động lực 25
Hình 2.6 Giản đồ điện áp và dòng điện mạch động lực 28
Hình 3.1: Sơ đồ đấu dây và đồ thị véctơ mạch đồng bộ hóa 31
Hình 3.2: Sơ đồ mạch phát sóng răng cưa 31
Hình 3.3: Sơ đồ mạch và đồ thị điện áp mạch so sánh 33
Hình 3.4: Sơ đồ mạch tạo xung 33
Hình 3.5:...
75 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng hợp điện cơ hệ truyền động chỉnh lưu-Động cơ một chiều, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN
Hình 1.1 Cấu tạo và ký hiệu của Tiristor. 5
Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý động cơ một chiều kích từ độc lập 8
Hình 1.3: Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập 9
Hình 1.4: Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập 9
Hình1.5:Đặc tính cơ điện (a)và đặc tính cơ (b)khi thay đổi từ thông 10
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống chỉnh lưu – động cơ một chiều 11
Hình 1.7: Họ đặc tính cơ của hệ 12
Hình 2.1: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình cầu 1 pha 14
Hình 2.2: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình cầu 3 pha 15
Hình 2.3: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình tia 3 pha 16
Hình 2.4: Dạng điện áp Ud mạch hình tia 3 pha 17
Hình 2.5 Sơ đồ mạch động lực 25
Hình 2.6 Giản đồ điện áp và dòng điện mạch động lực 28
Hình 3.1: Sơ đồ đấu dây và đồ thị véctơ mạch đồng bộ hóa 31
Hình 3.2: Sơ đồ mạch phát sóng răng cưa 31
Hình 3.3: Sơ đồ mạch và đồ thị điện áp mạch so sánh 33
Hình 3.4: Sơ đồ mạch tạo xung 33
Hình 3.5: Giản đồ tạo xung 34
Hình 3.6: Sơ đồ mạch tạo nguồn nuôi 35
Hình 3.7: Sơ đồ khối tạo điện áp chủ đạo 35
Hình 3.8: Khâu phản hồi tốc độ 36
Hình 3.9: Sơ đồ khối phản hồi âm dòng điện 37
Hình 3.10: Giản đồ điện áp và dòng điện mạch điều khiển 38
Hình 5.1: Sơ cấu trúc hệ thống 45
Hình 5.2: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống khi khâu cải thiện chất lượng 46
Hình 5.3: Đặc tính tĩnh của hệ thống 48
Hình 7.1:Thư viện khối chuẩn của Simulink 63
Hình 7.2 Kết quả mô phỏng bộ biến đổi của hệ thống 69
Hình 7.3 Kết quả mô phỏng hoạt động của động cơ điện một chiều 70
Hình 7.4 Kết quả mô phỏng hoạt động của mạch vòng dòng điện 71
Hình 7.5 Kết quả mô phỏng khâu phản hồi tốc độ của hệ truyền động 71
Hình 7.6 Kết quả mô phỏng đồ thị khâu phản hồi tốc độ 73
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU HỆ TRUYỀN ĐỘNG CHỈNH LƯU – ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
Giới thiệu Tiristor
Tiristor là linh kiện gồm 4 lớp bán dẫn gồm pnpn liên tiếp nhau tạo nên Anôt, Katôt và cực điều khiển G (hình vẽ).
Hình 1.1 Cấu tạo và ký hiệu của Tiristor.
Nguyên lý làm việc của Tiristor:
Khi đặt Tiristor dưới điện áp một chiều, anôt vào cực dương, katôt vào cực âm của nguồn điện áp, J1 và J3 được phân cực thuận, J2 bị phân cực ngược. Gần như toàn bộ điện áp nguồn đặt lên mặt ghép J2. Điện trường nội tại E1 của J2 có chiều hướng từ N1 về P2. Điện trường ngoài tác động cùng chiều với E1, vùng chuyển tiếp cũng là vùng cách điện càng mở rộng ra, không có dòng điện chảy qua Tiristor mặc dù nó được đặt dưới điện áp thuận.
Mở Tiristor:
Nếu cho một xung điện áp dương Ug tác động vào cực G (dương so với K), các điện tử từ N2 chạy sang P2. Đến đây một số ít trong chúng chảy vào nguồn Ug và hình thành dòng điều khiển Ig chảy theo mạch G-J3-K-G, còn phần lớn điện tử, chịu sức hút của điện trường tổng hợp của mặt ghép J2, lao vào vùng chuyển tiếp này, chúng được tăng tốc độ, động năng lớn lên , bẻ gãy các liên kết giữa các nguyên tử silic, tạo nên những điện tử tự do mới. Số điện tử mới được giải phóng này lại tham gia bắn phá các nguyên tử Si trong vùng chuyển tiếp. Kết quả của phản ứng dây chuyền này làm xuất hiện ngày càng nhiều điện tử chảy vào N1, qua P1 và đến cực dương của nguồn điện ngoài, gây nên hiện tượng dẫn điện ào ạt. J2 trở thành mặt ghép dẫn điện, bắt đầu từ một điểm nào đó ở xung quanh cực G rồi phát triển ra toàn bộ mặt ghép với tốc độ khoảng 1 cm/100. Thời gian mở Tiristor kéo dài khoảng 10.
Khóa Tiristor:
Một khi Tiristor đã mở thì sự hiện diện của tín hiệu điều khiển Ig không còn là cần thiết nữa. Để khóa Tiristor có 2 cách:
Giảm dòng điện làm việc I xuống dưới giá trị dòng điện duy trì IH.
Đặt một điện áp ngược lên Tiristor (biện pháp thường dùng)
Khi đặt điện áp ngược lên Tiristor UAK < 0, hai mặt ghép J1 và J3 bị phân cực ngược, J2 bây giờ được phân cực thuận. Những điện tử, trước thời điểm đảo cực tính UAK, đang có mặt tại P1, N1, P2 bây giờ đảo chiều hành trình, tạo nên dòng điện ngược chảy từ katôt về anôt, về cực âm của nguồn điện áp ngoài.
Lúc đầu của quá trình, từ t0 đến t1, dòng điện ngược khá lớn, sau đó J1 rồi J3 trở nên cách điện. Còn lại một ít điện tử bị giữ lại giữa hai mặt ghép J1 và J3, hiện tượng khuếch tán sẽ làm chúng ít dần đi cho đến hết và J2 khôi phục lại tính chất của mặt ghép điều khiển.
Trong các sơ đồ chỉnh lưu trên, giá trị điện áp trung bình một chiều ra tải phụ thuộc vào góc điều khiển mở của Tiristor: Ud = Ud0.cos
Do đó, khi thay đổi góc điều khiển thì ta sẽ thay đổi được giá trị điện áp trung bình ra tải. Nếu tăng giá trị góc điều khiển thì điện áp trung bình sẽ giảm, ngược lại, giảm thì điện áp trung bình sẽ tăng. Giá trị lớn nhất của điện áp trung bình ra tải là Ud0, ứng với góc =0.
Dòng điện trung bình qua tải:
với
Trường hợp trong mạch tải có thêm suất điện động phản kháng:
1.2 Giới thiệu động cơ một chiều
Trong nền sản xuất hiện đại, động cơ một chiều vẫn được coi là một loại máy quan trọng mặc dù ngày nay có rất nhiều loại máy móc hiện đại sử dụng nguồn điện xoay chiều thông dụng.
Do động cơ điện một chiều có nhiều ưu điểm như khả năng điều chỉnh tốc độ rất tốt, khả năng mở máy lớn và đặc biệt là khả năng quá tải. Chính vì vậy mà động cơ một chiều được dùng nhiều trong các nghành công nghiệp có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ như cán thép, hầm mỏ, giao thông vận tải,các nghành công nghiệp hay đòi hỏi dùng nguồn điện một chiều...
Bên cạnh đó, động cơ điện một chiều cũng có những nhược điểm nhất định của nó như so với máy điện xoay chiều thì giá thành đắt hơn chế tạo và bảo quản cổ góp điện phức tạp hơn (dễ phát sinh tia lửa điện)... nhưng do những ưu điểm nổi trội của nó nên động cơ điện một chiều vẫn có một tầm quan trọng nhất định trong sản suất.
1.2.1 Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Động cơ điện một chiều có thể phân thành hai phần chính: phần tĩnh và phần động.
1.2.1.1. Phần tĩnh
Đây là đứng yên của máy, bao gồm các bộ phận chính sau:
+ Cực từ chính: là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ và dây quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ. Lõi sắt cực từ làm bằng những lá thép kỹ thuật điện hay thép cacbon dày 0,5 đến 1mm ép lại và tán chặt. Trong động cơ điện nhỏ có thể dùng thép khối. Cực từ được gắn chặt vào vỏ máy nhờ các bulông. Dây quấn kích từ được quấn bằng dây đồng bọc cách điện và mỗi cuộn dây đều được bọc cách điện kỹ thành một khối tẩm sơn cách điện trước khi đặt trên các cực từ. Các cuộn dây kích từ được đặt trên các cực từ này được nối tiếp với nhau.
+ Cực từ phụ: Cực từ phụ được đặt trên các cực từ chính và dùng để cải thiện đổi chiều. Lõi thép của cực từ phụ thường làm bằng thép khối và trên thân cực từ phụ có đặt dây quấn mà cấu rạo giống như dây quấn cực từ chính. Cực từ phụ được gắn vào vỏ máy nhờ những bulông.
+ Gông từ: Gông từ dùng làm mạch từ nối liền các cực từ, đồng thời làm vỏ máy. Trong động cơ điện nhỏ và vừa thường dùng thép dày uốn và hàn lại. Trong máy điện lớn thường dùng thép đúc. Có khi trong động cơ điện nhỏ dùng gang làm vỏ máy.
+ Các bộ phận khác:
- Náp máy: Để bảo vệ máy khỏi những vật ngoài rơi vào làm hư hỏng dây quấn và an toàn cho người khỏi chạm vào điện. Trong máy điện nhỏ và vừa nắp máy còn có tác dụng làm giá đỡ ổ bi. Trong trường hợp này nắp máy thường làm bằng gang.
- Cơ cấu chổi than: để đưa dòng điện từ phần quay ra ngoài. Cơ cấu chổi than bao gồm có chổi than đặt trong hộp chổi than nhờ một lò xo tì chặy lên cổ góp. Hộp chổi than được cố định trên giá chổi than và cách điện với giá. Giá chổi than có thể quay được để điều chỉnh vị trí chổi than cho đúng chỗ. Sau khi điều chỉnh xong thì dùng vít cố định lại.
1.2.1.2. Phần quay
Bao gồm những bộ phận chính sau :
+ Lõi sắt: Là phần ứng dùng để dẫn từ. Thường dùng những tấm thép kỹ thuật điện dày 0,5mm phủ cách điện mỏng ở hai mặt rồi ép chặt lại để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên. Trên lá thép có dập hình dạng rãnh để sau khi ép lại thì dặt dây quấn vào.
Trong những động cơ trung bình trở lên người ta còn dập những lỗ thông gió để khi ép lạ thành lõi sắt có thể tạo được những lỗ thông gió dọc trục.
Trong những động cơ điện lớn hơn thì lõi sắt thường chia thành những đoạn nhỏ, giữa những đoạn ấy có để một khe hở gọi là khe hở thông gió. Khi máy làm việc gió thổi qua các khe hở làm nguội dây quấn và lõi sắt.
Trong động cơ điện một chiều nhỏ, lõi sắt phần ứng được ép trực tiếp vào trục. Trong động cơ điện lớn, giữa trục và lõi sắt có đặt giá rôto. Dùng giá rôto có thể tiết kiệm thép kỹ thuật điện và giảm nhẹ trọng lượng rôto.
+ Dây quấn phần ứng: Dây quấn phần ứng là phần phát sinh ra suất điện động và có dòng điện chạy qua. Dây quấn phần ứng thường làm bằng dây đồng có bọc cách điện. Trong máy điện nhỏ có công suất dưới vài kw thường dùng dây có tiết diện tròn. Trong máy điện vừa và lớn thường dùng dây tiết diện chữ nhật. Dây quấn được cách điện cẩn thận với rãnh của lõi thép.
Để tránh khi quay bị văng ra do lực li tâm, ở miệng rãnh có dùng nêm để đè chặt hoặc đai chặt dây quấn. Nêm có làm bằng tre, gỗ hay bakelit.
+ Cổ góp: dùng để đổi chiều dòng điẹn xoay chiều thành một chiều. Cổ góp gồm nhiều phiến đồng có được mạ cách điện với nhau bằng lớp mica dày từ 0,4 đến 1,2mm và hợp thành một hình trục tròn. Hai đầu trục tròn dùng hai hình ốp hình chữ V ép chặt lại. Giữa vành ốp và trụ tròn cũng cách điện bằng mica. Đuôi vành góp có cao lên một ít để hàn các đầu dây của các phần tử dây quấn và các phiến góp được dễ dàng.
+ Các bộ phận khác:
- Cánh quạt: dùng để quạt gió làm nguội máy. Máy điện một chiều thường chế tạo theo kiểu bảo vệ. Ở hai đầu nắp máy có lỗ thông gió. Cánh quạt lắp trên trục máy , khi động cơ quay cánh quạt hút gió từ ngoài vào động cơ. Gió đi qua vành góp, cực từ lõi sắt và dây quấn rồi qua quạt gió ra ngoài làm nguội máy.
- Trục máy: trên đó đặt lõi sắt phần ứng, cổ góp, cánh quạt và ổ bi. Trục máy thường làm bằng thép cacbon tốt.
1.2.2 Động cơ một chiều kích từ độc lập
1.2.2.1 Sơ đồ nguyên lý:
+
+
_
Uu
Rf
ĐC
I
CKTD
RKT
IKT
UKT
_
+
Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý động cơ một chiều kích từ độc lập
Ta có phương trình đặc tính cơ:
Từ phương trình đặc tính cơ ta thấy Có ba thông số ảnh hưởng đến đặc tính cơ đó là:
- Từ thông động cơ (F).
- Điện áp phần ứng (Uư).
- Điện trở phần ứng.
Sau đây ta sẽ lần lượt đi xét những ảnh hưởng của từng tham số đó:
1.2.2.2 Ảnh hưởng của điện trở phần ứng :
Giả thiết : Uư=Uđm=const
F = Fđm=const
Khi ta đổi điện trở mạch phần ứng ta có tốc độ không tải lý tưởng:
w0 =
Độ cứng đặc tính cơ:
b =
Khi Rf càng lớn, càng nhỏ nghĩa là đặc tính cơ càng dốc. Ứng với Rf = 0
Ta có đặc tính cơ tự nhiên:
btn = -
btn có giá trị lớn nhất nên đặc tính cơ tự nhiên có độ cứng hơn tất cả các đường đặc tính có điện trở phụ. Như vậy khi thay đổi điện trở phụ Rf ta được một họ đặc tính biến trở có dạng như hình 1.4. Ứng với một phụ tải Mc nào đó, nếu Rf càng lớn thì tốc độ động cơ càng giảm, đồng thời dòng điện ngắn mạch và mômen ngắn mạch cũng giảm. Cho nên người ta thường sử dụng phương pháp này để hạn chế dòng điện và điều chỉnh tốc độ động cơ phía dưới tốc độ cơ bản.
Hình 1.3: Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập
khi thay đổi điện trở phụ mạch phần ứng
1.2.2.3 Ảnh hưởng của điện áp phần ứng:
Giả thiết : F = Fdm = const
Rư = const
Khi thay đổi điện áp phần ứng : Uư<Uđm ta có:
Tốc độ không tải lý tưởng :
Độ cứng đặc tính cơ : box =
Như vậy khi ta thay đổi điện áp đặt vào phần ứng động cơ ta được một họ đặc tính cơ song song đặc tính cơ tự nhiên (hình 1.5). Ta thấy khi thay đổi điện áp (giảm áp) thì mô men ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch của động cơ giảm ứng với phụ tải nhất định. Do đó phương pháp này cũng có thể sử dụng để điều chỉnh tốc độ và hạn chế dòng điện khởi động.
Hình 1.4: Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập
khi giảm áp đặt vào phần ứng động cơ
1.2.2.4 Ảnh hưởng của từ thông:
Giả thiết : Uư = Uđm = const
Rư = const
Khi ta thay đổi từ thông tức là ta thay đổi dòng kích từ (Ikt) động cơ.
Tốc độ không tải lý tưởng:
Độ cứng đặc tính cơ:
Do cấu tạo của động cơ điện, thực tế thường điều chỉnh giảm từ thông. Nên khi từ thông giảm thì tăng, còn sẽ giảm. Ta có một họ đặc tính cơ với tăng dần và độ cứng của đặc tính giảm dần khi giảm từ thông.
Hình1.5:Đặc tính cơ điện (a)và đặc tính cơ (b)khi thay đổi từ thông
Ta nhận thấy rằng khi thay đổi từ thông:
Dòng điện ngắn mạch:
Mô men ngắn mạch: Mnm = KFxInm = var
Các đặc tính cơ điện và đặc tính cơ của động cơ khi giảm từ thông được biểu diễn trên hình 1.6.
Với dạng mômen phụ tải Mc thích hợp với chế độ làm việc của động cơ thì khi giảm từ thông tốc độ động cơ tăng lên (Hình 1.6 b)
1.3 Hệ truyền động chỉnh lưu – động cơ một chiều
1.3.1 Khái niệm chung về hệ truyền động chỉnh lưu – động cơ một chiều
Là bộ chỉnh lưu liên hệ nguồn xoay chiều với tải một chiều, nghĩa là đổi điện áp xoay chiều của nguồn thành điện áp một chiều trên phụ tải.
Điện áp một chiều trên tải không được lý tưởng như điện áp của ắc quy mà có chứa các thành phần xoay chiều cùng với một chiều.
Đầu ra của các sơ đồ chỉnh lưu được coi là một chiều nhưng thực sự là điện áp đập mạch. Trị số điện áp một chiều, hiệu áp suất ảnh hưởng của chúng do nguồn xoay chiều rất khác nhau.
Bộ biến đổi Thyristor với chuyển mạch tự nhiên có điện áp (dòng điện) ra là 1 chiều là các thiết bị biến nguồn điện xoay chiều 3 pha thành điện áp 1 chiều điều khiển ngược.
Hoạt động của mạch do nguồn điện xoay chiều quyết định vì nhờ đó mà có thể thực hiện được các chuyện mạch dòng điện giữa các phần tử lực.
Việc phân loại chỉnh lưu phụ thuộc nhiều yếu tố:
- Theo số pha có: Chỉnh lưu 1 pha, chỉnh lưu 3 pha...
- Theo sơ đồ nối có: Chỉnh lưu nửa chu kỳ, chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ, chỉnh lưu hình cầu, chỉnh lưu hình tia...
- Theo sự điều khiển có: Chỉnh lưu không điều khiển, chỉnh lưu có điều khiển, chỉnh lưu bán điều khiển.
1.3.2 Giới thiệu sơ đồ
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống chỉnh lưu – động cơ một chiều
Trong đó:
+ Đ: động cơ một chiều kích từ độc lập, thực hiện chức năng biến năng lượng điện một chiều thành cơ năng truyền động cho cơ cấu sản xuất
+ BBĐ: là bộ biến đổi van có điều khiển, thực hiện chức năng biến năng lượng điện xoay chiều thành năng lượng điện một chiều cung cấp cho động cơ
+ Uđ tín hiệu điện áp đặt
+ FT máy phát tốc thực hiện chức năng khâu phản hồi âm tốc độ
+TH & KĐ là khối tổng hợp và khuyếch đại tín hiệu
+ FX là mạch phát xung
1.3.2.1 Hoạt động của hệ thống
Giả sử ban đầu hệ thống đã được đóng vào lưới với điện áp thích hợp, lúc này động cơ vẫn chưa làm việc. Khi ta đặt vào hệ thống một điện áp đặt Uđ ứng với một tốc độ nào đó của động cơ. Thông qua khâu TH & KH và mạch FX sẽ suất hiện các xung đưa tới các chân điều khiển của các van của bộ biến đổi, nếu lúc này nhóm van nào đó đang được đặt điện áp thuận, van sẽ mở với góc mở a. Đầu ra của BBĐ có điện áp Ud đặt nên phần ứng động cơ®động cơ quay với tốc độ ứng với Uđ ban đầu.
Trong quá trình làm việc, nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho tốc độ động cơ giảm thì qua biểu thức : UĐK = Uđ - ¡n.
khi n giảm ®UĐK tăng ®a giảm ®Ud tăng ® n tăng về điểm làm việc yêu cầu. Khi n tăng quá mức cho phép thì quá trình diễn ra ngược lại. Đây là nguyên lý ổn định tốc độ.
* Đặc tính cơ của hệ thống truyền động:
Chế độ dòng điện liên tục:
Dòng điện chỉnh lưu Id chính là dòng phần ứng.
Dựa vào sơ đồ thay thế (hình 2.2) viết được sơ đồ đặc tính.
Đặc tính cơ có độ cứng
Xk : Đặc trưng cho sụt áp do chuyển mạch giữa các van.
Thay đổi góc điều khiển:
+ Khi " sđđ chỉnh lưu biến thiên từ Edo đến - Edo và ta được một họ đặc tính song song nhau nằm ở nửa bên phải mặt phẳng toạ độ do các van không cho dòng điện phần ứng đổi chiều.
Các đặc tính cơ của hệ T - Đ mềm hơn các đặc tính cơ của hệ F - Đ bởi thành phần sụt áp do hiện tượng chuyển mạch giữa các van bán dẫn gây nên.
Hình 1.7: Họ đặc tính cơ của hệ
+ Khi : Bộ biến đổi làm việc ở chế độ chỉnh lưu, động cơ có thể làm việc ở chế độ động cơ nếu sđđ E > 0 và ở chế độ hãm ngược nếu sđđ E đổi chiều.
+ Khi : Bộ biến đổi làm việc ở chế độ nghịch lưu phụ thuộc, biến cơ năng của tải thành điện năng xoay chiều cùng tần số lưới và trả về lưới điện. Động cơ làm việc ở chế độ hãm tái sinh khi tải có tính thế năng.
Dòng điện trung bình của mạch phần ứng:
Phương trình đặc tính:
- Chế độ dòng điện gián đoạn:
Trong thực tế tính toán hệ T - Đ chỉ cần xác định biên giới vùng dòng điện gián đoạn, là đường phân cách giữa vùng dòng điện liên tục và dòng điện gián đoạn. Trạng thái biên liên tục là trạng thái mà góc dẫn = /p và góc chuyển mạch .
Đường biên liên tục gần là đường elip.
Để giảm độ lớn của trục nhỏ elip, tăng số pha của chỉnh lưu. Tuy nhiên khi tăng số pha chỉnh lưu sơ đồ sẽ phức tạp.
1.3.2.2 Đánh giá chất lượng của hệ thống
- Ưu điểm:
+ Tốc độ nhanh, không gây tiếng ồn và dễ tự động hoá do các van bán dẫn có hệ số khuếch đại công suất cao.
+ Công suất tổn hâo nhỏ, kích thước và trọng lượng nhỏ
+ Giá thành rẻ, dễ bảo dưỡng sửa chữa.
- Nhược điểm:
+ Mạch điều khiển phức tạp, điện áp chỉnh lưu có biểu đồ đập mạch cao, gây đến tổn thất phụ đáng kể trong động cơ và hệ thống.
+ Chuyển mạch làm việc khó khăn do đường đặc tính nằm trong mặt phẳng toạ độ.
+ Trong thành phần của hệ biến đổi có MBA nên hệ số cos thấp.
+ Do vai trò chỉ dẫn dòng một chiều nên việc chuyển đổi chế độ làm việc khó khăn với các hệ thống đảo chiều.
+ Do có vùng làm việc gián đoạn của đặc tính nên không phù hợp truyền động có tải nhỏ.
CHƯƠNG II
THIẾT KẾ MẠCH LỰC HỆ TRUYỀN ĐỘNG
2.1 Lựa chọn thiết bị mạch động lực
Mạch động lực bao gồm các phần tử: sơ đồ chỉnh lưu, cuộn kháng, máy biến áp động lực, các phần tử R-C. Theo đề ra thì động cơ là động cơ một chiều kích từ độc lập có:
Công suất truyền động: 20kw
Tốc độ cực đại và phạm vi điều chỉnh 1500 v/p. D = 20/1
Như vậy, việc thiết kế sơ đồ mạch động lực chỉ còn là lựa chọn các phần tử khác cho phù hợp.
2.1.1 Chọn sơ đồ chỉnh lưu
Để lựa chọn sơ đồ chỉnh lưu ta đưa ra 3 phương án sau:
Phương án 1: Sơ đồ chỉnh lưu Tiristor hình cầu 1 pha
b)
Hình 2.1: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình cầu 1 pha
Theo đồ thị ta nhận được:
=
Với U=0,9U2
Với tải thuần trở dạng dòng điện id tương tự dạng điện áp Ud, và ta thấy dòng điện sẽ có đoạn bằng 0 trong toàn dải điều chỉnh . Do vậy dòng điện này được gọi là dòng điện gián đoạn.
Phương án 2: Sơ đồ chỉnh lưu Tiristor hình cầu 3 pha
b)
Hình 2.2: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình cầu 3 pha
Khi phát xung mở van cho mạch hoạt động cũng phải đồng thời cho hai tiristor cần dẫn. Trên đồ thị ở hình 1.2b thể hiện điều này ở chỗ mỗi tiristor được phát hai xung: xung đầu tiên xác định góc , xung thứ 2 đảm bảo thông mạch tải.
Ở đây vẫn phải đảm bảo góc điều khiển các van phải bằng nhau: . Theo đồ thị Ud () ta thấy góc giới hạn giữa dòng liên tục và dòng gián đoạn bằng 600. Vậy:
Nếu ta sẽ có qui luật dễ nhớ là:
Nếu >600 thì dòng điện sẽ gián đoạn. Điện áp chỉnh lưu nhận được (xem đồ thị Ud với giai đoạn T1T6 dẫn khi Ud = Uab) là:
Phương án 3: Sơ đồ chỉnh lưu Tiristor hình tia 3 pha
b)
Hình 2.3: Sơ đồ (a), đồ thị (b) chỉnh lưu Tiristor hình tia 3 pha
Đồ thị điện áp Ud của mạch chỉnh lưu này thể hiện trên hình 2.3b với góc điều khiển =300. Đây là góc đặc biệt.
+ Nếu , điện áp Ud sẽ có đoạn bằng 0, vì vậy khi tải thuần trở, dòng điện tải Id sẽ gián đoạn, tức là có những đoạn id = 0, và dòng điện qua van luôn kết thúc khi điện áp pha về 0. Đồ thị Ud có dạng ở trên hình 2.4b , theo đó có:
(2.1)
Hình 2.4: Dạng điện áp Ud mạch hình tia 3 pha
+ Nếu <300, dạng điện áp Ud ở hình 2.4b. Ta thấy rằng điện áp Ud luôn lớn hơn 0. Như vậy với tải thuần trở, dòng điện id sẽ luôn tồn tại và chạy liên tục qua tải, vì vậy dạng dòng này gọi là dòng liên tục. Ở đây qui luật điện áp Ud khác đi, không tuân theo biểu thức (2.1) vừa có. Với lưu ý rằng 3 van sẽ thay nhau dẫn trong một chu kỳ, nên mỗi van dẫn một khoảng , do đó:
(2.2)
Như vậy, với mạch chỉnh lưu 3 pha hình tia, qui luật điện áp U phụ thuộc vào chế độ dòng: Nếu dòng gián đoạn tuân theo qui luật (2.1); nếu dòng liên tục lại theo (2.2).
d, Lựa chọn phương án:
Có nhiều sơ đồ chỉnh lưu đáp ứng được yêu cầu công nghệ. Tuy nhiên ở mỗi sơ đồ có các chỉ tiêu về chất lượng khác nhau, giá thành khác nhau. Vấn đề đặt ra là lựa chọn cho phù hợp.
Các sơ đồ một pha tuy rẻ, song có chất lượng điện áp ra kém, nhất là khi góc mở a lớn, truyền động có phạm vi điều chỉnh lớn do đó đòi hỏi góc mở a dao động rộng và như vậy sơ đồ một pha khó đáp ứng được (khi góc a có nguy cơ hệ thống làm việc ở chế độ dòng gián đoạn).
Vì những lẽ đó ta chỉ lựa chọn ở sơ đồ ba pha. Sơ đồ cầu ba pha tuy có chất lượng điện áp ra tốt hơn sơ đồ tia ba pha, song nó có giá thành cao và mạch diều khiển cũng phức tạp hơn. Sơ đồ tia ba pha có chất lượng điện áp ra kém hơn (điều này có thể khắc phục bằng các cuộn kháng) song nó hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu công nghệ. Vì những lý do này ta chọn sơ đồ tia ba pha.
2.2.2 Lựa chọn phương án đảo chiều hai bộ chỉnh lưu
Ta có thể sử dụng 2 phương án để đảo chiều hai bộ chỉnh lưu:
+ Sử dụng cầu tiếp điểm của khởi động từ
+ Dùng hai bộ chỉnh lưu đấu song song ngược hoặc đấu chéo.
Khi dùng cầu tiếp điểm thì kém bền vì hệ thống của ta khi làm việc thường xuyên đảo chiều, mỗi lần đảo chiều dòng hồ quang một chiều sẽ làm mòn tiếp điểm. Mặt khác, khi đó vùng hãm tái sinh nhỏ, vùng hãm ngược lớn gây giật và quá trình hãm ngược còn làm dòng phần ứng lớn vì:
Dòng điện này có giá rị rất lớn.
- Khi sử dụng sơ đồ đấu chéo mạch lại trở nên phức tạp đòi hỏi máy biến áp phải có hai cuộn dây thứ cấp.
- Khi dùng hai BBĐ đấu song song ngược sẽ đảm bảo khắc phục hết những nhược điểm của các phương pháp kia, hơn nữa truyền động của ta đòi hỏi đảo chiều nhanh nên phương án này là phù hợp hơn cả.
2.2.3 Lựa chọn phương án điều khiển hai bộ chỉnh lưu
Để điều khiển hai bộ biến đổi làm việc song song ngược có hai phương pháp:
+ Điều khiển riêng
+ Điều khiển chung
2.2.3.1 Phương pháp điều khiển riêng
Ở phương pháp này hai bộ biến đổi làm việc độc lập với nhau. Khi phát cho bộ biến đổi thuận làm việc thì bộ biến đổi ngược không được phát xung sẽ khoá lại và ngược lại. Phương pháp này có ưu điểm là không phát sinh dòng cân bằng song nhược điểm của nó là thời gian đảo chiều lớn. Vì để đảm bảo cho sơ đồ làm việc an toàn thì yêu cầu phải có thời gian ngừng dòng để cho các van của bộ biến đổi làm việc ở giai đoạn trước phục hồi lại tính chất điều khiển và như vậy làm giảm độ tác động nhanh của hệ thống.
Tuy vậy vẫn có thể tăng độ tác động nhanh của hệ thống bằng cách giảm thời gian ngừng dòng xuống cực thiểu nhờ những mạch kiểm tra tác động nhanh.
2.3.2.2 Phương pháp điều khiển chung
Trong phương pháp này lại gồm có:
+Điều khiển phối hợp tuyến tính.
+ Điều khiển phối hợp phi tuyến.
Phương pháp điều khiển phối hợp tuyến tính: ở phương pháp này người ta đồng thời phát xung đến mở cho cả hai BBĐ, với quan hệ góc mở: a1 + a2 = 1800. Khi hệ thống làm việc luôn tồn tại một BBĐ làm việc ở chế độ chỉnh lưu (a 900 ) .
Phương pháp này có ưu điểm: là đảo chiều nhanh, quan hệ giữa điện áp trung bình ra và Uđk là đơn trị. Song nhược điểm của nó là: làm phát sinh dòng cân bằng gây tổn thất trong BBĐ dẫn đến phải tăng công suất tính toán của các phần tử. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách mắc thêm các cuộn kháng cân bằng.
Phương pháp điều khiển phối hợp phi tuyến: ở phương pháp này người ta cho hai BBĐ làm viện với quan hệ góc mở: a1 +a2 = 1800 +2q .
Phương pháp này có ưu điểm là giảm được dòng cân bằng. Song nhược điểm của nó là tạo ra một khoảng mà với cùng một góc điện áp điều khiển sẽ có hai giá trị điện áp ra khác nhau, thời gian ngừng dòng khi đảo chiều lớn làm sấu các chỉ tiêu chất lượng động khi tải có sức điện đông lớn và tải có điện cảm lớn.
Từ những phân tích như vậy ta chọn phương pháp điều khiển phối hợp tuyến tính.
2.2 Tính chọn thiết bị mạch động lực
2.2.1 Tính chọn động cơ
Động cơ được chọn là động cơ 1 chiều kích từ độc lập có:
Uđm =220 V, nđm =1500v/p, P =20kW
Các thông số cơ bản còn lại của động cơ
U2a,U2b,U2c sức điện động thứ cấp máy biến áp nguồn
E : sức điện động của động cơ
R, L :điện trở, điện cảm trong mạch
R = 2.Rba + Ru + Rk + Rdt
L = 2.Lab + Lu + Lk
Rba, Lba: điện trở, điện cảm của MBA qui đổi về thứ cấp.
Rk, Lk: điện trở và điện cảm cuộn kháng lọc
Rdt: điện trở mạch phần ứng động cơ được tính :
= 0.5(1-0.8).= 0.193 ()
Lư : điện cảm mạch phần ứng động cơ được tính theo công thức:
(H)=1,54(mH)
Trong đó :
Lấy g = 0,25 là hệ số lấy cho động cơ điện một chiều có cuộn bù.
Kiểu
20
220
114
1500
2.2.2 Tính chọn công suất máy biến áp động lực.
Như ở phần thiết kế ta đã chọn máy biến áp động lực có tổ đấu dây Y/Y0 ở phần này ta tính toán các thông số cho nó. Máy biến áp được chọn theo điều kiện:
+ SđmBA ³ Stt
+ I1fđm ³ I1đm
+ I2fđm ³ I2đm
+ U2fđm ³ KuKRKaKaUđm
* Điện áp thứ cấp được chọn theo biểu thức:
U2đm ³ KuKaKRKaUđm
Trong đó:
+ Uđm là điện áp định mức động cơ
+ Ku là hệ số xét tới ảnh hưởng khả năng ảnh hưởng dao động trong phạm vi cho phép của điện áp lưới. thường lấy Ku = 1,05 ¸ 1,1 , ta chọn Ku = 1,1.
+ Ka là hệ số kể đến góc điều khiển nhỏ nhất (amin) nhằm đảm bảo chắc chắn hệ thống không rơi vào trạng thái lật nhào nghịch lưu, ta chọn:amin = 100
Þ amax = arc cos()
Có Udmin = (Udmax + (D-1)IđmRu) = (220+ (20-1)114.0,139) = 26 (V)
Có Ud0 = = = 257,3 (V)
U2 = = = 234 (V)
Þ amax = arc cos() = 870
Þ Ka = 1/cosamin = 1.015
+ KR là hệ số xét đến sụt áp trên điện trở thuần của máy biến áp,trên điện cảm cuộn dây thứ cấp máy biến áp, do chuyển mạch, sụt áp trên dây nối và cuộn kháng, trên các van. KR thường được chọn : KR = 1,15 ¸ 1,25, ta chọn: KR = 1,15.
Ka là hệ số phụ thuộc sơ đồ chỉnh lưu
Cuối cùng thay các giá trị hệ số vào ta được:
U2đm ³ 0,85.1,1.1,015.1,15.220 = 240 (V)
* Chọn giá trị hiệu dụng của dòng pha thứ cấp
Để đơn giản ta bỏ qua giá trị của dòng cân bằng, khi đó ta có:
I2đm = Iđm / = 114/ = 65,8 (A)
+ Giá trị hiệu dụng của dòng pha sơ cấp:
I1đm = (mIđm )/, với m = U2/U1 = 240/220 = 1,09 là hệ số biến áp
Þ I1đm = 101,5 (A)
* Công suất máy biến áp
(V.A)
Dựa vào các số liệu đã tính được ở trên ta chọn máy biến áp có các số liệu sau:
U1fđm
(V)
U2fđm
(V)
Sđm
(KVA)
I1đm
(A)
I2đm
(A)
220
240
26250
114
66
2.2.3 Tính chọn Tiristo
Tristo được chọn theo hai điều kiện chủ yếu sau:
+ Điều kiện về dòng điện: ITtb ³ Ki ITtbmax
+ Điều kiện về điện áp: Ungmax ³ Ku U2
a. Chọn theo điều kiện dòng điện
ITtb ³ Ki ITtbmax
Trong đó: Ki là hệ số dự trữ dòng điện, ta lấy Ki = 3
ITtbmax = Iđm / 3
Như vậy ta có: ITtb ³ 114(A)
b. Chọn theo điều kiện điện áp
Sơ đồ mạch chỉnh lưu của ta là hình tia do đó điện áp mà các van phải chịu là điện áp dây có giá trị bằng U2f
Ungmax ³ KuU2f
Trong đó : Ku là hệ số dự trữ về điện áp , ta chọn Ku = 1,5
Þ Ungmax ³ 1,5. . 220 = 808 (V)
Dựa trên cơ sở tính toán về điều khiện dòng điện và điện áp ta chọn tiristo có các thông số sau:
Mã hiệu
IaT
(A)
Uim
(V)
du/dt
(V/ms)
di/dt
(A/ms)
T - 114
114
900
100
100
2.2.4 Tính chọn cuộn kháng cân bằng
Khi hệ thống làm việc sẽ có những thời điểm hai van của hai bộ biến đổi ở hai pha cùng mở. Lúc đó dòng cân bằng sẽ chạy từ pha có điện áp tức thời lớn hơn sang pha kia; dòng cân bằng này khiến cho bộ biến đổi phải làm việc nặng nề hơn và nó có khả năng phá hỏng các tiristo nếu ta không tìm cách hạn chế. Vì vậy nhất thiết phải đặt thêm cuộn kháng cân bằng. Để minh hoạ ta xét a1 = 300, a2 = 1500:
Ucb
Ud2
Ud1
wt
wt
wt
Qua hình vẽ ta thấy rằng: trong khoảng thời gian từ 0 ¸ q1 dòng cân bằng chảy từ T5 vào T2. Từ q2 ¸ q3 dòng cân bằng chạy từ T1 vào T4.
Chênh lệch điện áp giữa hai bộ biến đổi là:
u12 = uT5 - uT2 = uT1- uT4 = ua - ub = u2sin(wt + p/6)
Gọi X1 = X2 = X là điện kháng của hai cuộn kháng cân bằng. Dịch gốc toạ độ theo chiều wt một góc 1500 điện thì:
u12 = -u2 sinq , với q = wt
u12 = 2X(di/ dwt) Û u2sinq = 2X (di/dwt)
Þi = (u2coswt)/ 2X + C
Khi wt = q2 thì icb = 0
Û i = u2 (coswt - cosq2) / 2X
Giá trị trung bình của dòng điện cân bằng:
Lưu ý rằng với gốc mới 0' thì q2 = - q3
Qua giản đồ điện áp ta dễ thấy với a = 600 thì thời gian tồn tại dòng cân bằng là lớn nhất. Ta cần tính toán giá trị X sao cho Icb £ 10 % Iđm.
Với a = 600 thì :
Icb = 0,3424 u2 / 2pX
Þ L CK1 ³ 0,3424 u2 / (2pw. 0,1.0,9 )
Þ LCK1 ³ 0,123 (H)
Ta chọn cuộn kháng cân bằng có các thông số:
LCK = 123 (mH)
RCK = 0,48 (W)
2.2.5 Tính chọn cuộn kháng san bằng
Cuộn kháng san bằng có tác dụng lọc thành phần xoay chiều của dòng điện . Ta biết rằng khi góc mở a = p/2 thì điện áp ra có phần nửa âm bằng nửa dương. Tức là lúc này thành phần xoay chiều là dữ dội nhất, ta sẽ tính cuộn kháng theo góc a này. Để đơn giản ta bỏ qua ảnh hưởng của cuộn cân bằng.
0
Ucb
wt
0
Ucb
wt
Nếu lấy gốc toạ độ là 01 thì ta có thể viết:
Ud = u2sinwt
Khai triển Furie của điện áp ud ta có:
Ud = b1 sin3wt + b2sin6wt + ... + bnsin3nwt
n = 1, 2, 3, ...
Tương tự ta có:
Trị hiệu dụng của các thành phần xoay chiều:
Ud1 = ÷ (b1/ )÷ = 161,26 (V)
Ud2 = ÷ (b2/ )÷ = 73,72 (V)
Giá trị hiệu dụng của các thành phần dòng xoay chiều ( khi bỏ qua điện cảm của động cơ và điện trở thuần ) là:
CK, CK1là cuộn kháng cân bằng và san bằng.
* Tổng giá trị hiệu dụng của các thành phần dòng xoay chiều:
Þ
Ixc phải thoả mãn nhỏ hơn 10 % Iđm
Þ LCK ³ 0,193 (H)
Từ đây ta chọn cuộn kháng cân bằng có các thông số sau:
LCK = 200 (mH)
RCK = 0,48 (W)
Từ đó ta tính được: I1 = 0,877 (A) ; I2 = 0,2 (A)
+ Công suất tác dụng của cuộn kháng san bằng:
P = (I2đm + I12 + I22)RCK = 39 (W)
+ Công suất phản kháng của cuộn kháng:
Q = X1I12 + X2I22 = 56 ( VAR)
+ Công suất biểu kiến của cuộn kháng:
= 68 (VA)
2.2.6 Tính chọn thiết bị bảo vệ mạch động lực.
Ta biết rằng các tiristo là phần tử rất nhạy với sự biến thiên đột ngột của điện áp hay dòng điện, đặc trưng cho những hiện tượng này là gia tốc dòng điện và điện áp di/ dt và du/dt. Các nguyên nhân gây ra những hiện tượng này bao gồm:
+ Quá gia tốc dòng, áp do quá trình chuyển mạch.
+ Quá gia tốc dòng, áp do cộng hưởng.
+ Quá gia tốc dòng, do cắt máy biến áp ở chế độ không tải hay tải nhỏ
Để bảo vệ an toàn cho các van trước những tác nhân nêu trên ta dùng các phần tử R-C mắc song song với các tiristo như hình vẽ
R C
T
Trị số của R, C có thể tra theo các đường
cong được xây dựng bằng máy tính.
các quan hệ Ua /Up;
phụ thuộc vào
L : Là điện cảm quy đổi của toàn bộ mạch,tra đường cong ta được
C = 0,346 mF và R = 3,9 KW
2.3 Thuyết minh sơ đồ nguyên lý mạch lực hệ truyền động
2.3.1 Sơ đồ
Hình 2.5 Sơ đồ mạch động lực
2.3.2 Nguyên lý làm việc của mạch động lực
Ban đầu đưa hệ thống vào làm việc, ta đóng áptômát AB hệ thống được cấp nguồn. Tuy nhiên lúc này động cơ chưa làm việc.
Giả sử BBĐ1(gồm các van: T1, T2, T3) khi làm việc ở chế độ chỉnh lưu thì động cơ quay thuận; BBĐ2 (gồm các van: T4, T5, T6) khi làm việc ở chế độ chỉnh lưu thì động cơ quay ngược. Khi ta phát xung đến mở cho các van ở BBĐ1 với góc mở a1 900 với quan hệ góc mở: a1 + a2 = 1800
Lúc này ở đầu ra của hai BBĐ có điện áp ra là: ud1 và ud2
ud1 = Ud0cosa1
ud2 = Ud0 cosa2
Điện áp đặt nên động cơ là ud , điện áp cân bằng là điện áp giữa hai điểm N- M,
ud = uk - 0
ucb = ud1 + ud2 = ud1 - ( - ud2 )
Điện áp ud đặt nên phần ứng động cơ và động cơ sẽ quay thuận. Ta có giản đồ điện áp ud, ud1, ud2, ucb, icb và dòng qua các van như hình vẽ (trên hình vẽ a1= 300 , a2 = 1500) . Ta thấy rằng do tồn tại điện áp ucb mà sinh ra dòng điện icb và như vậy dòng qua các van ngoài thành phần dòng Id qua động cơ còn dòng icb. Dòng icb chỉ chạy quẩn giữa hai BBĐ, do điện trở thuận của các van nhỏ nên với một ucb nhỏ cũng sinh ra dòng icb có biên độ lớn có nguy cơ phá hỏng các van, vì vậy phải có biện pháp hạn chế dòng icb này. Trong sơ đồ sử dụng hai cuộn kháng CK1 và CK2 có Lk lớn để đảm bảo Icb £ 10% Id.
Như ta biết rằng cuộn kháng có Rk nhỏ Lk lớn và dòng cân bằng là dòng đập mạch. Như vậy cuộn kháng dễ dàng cho thành phần dòng một chiều Id đi qua và cản hiệu quả dòng đập mạch icb.
Cuộn kháng CK có nhiệm vụ san phẳng dòng điện tải Id.
a1=300
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
Ud1
Ud2
a2=1200
Ud
Ucb
Icb
iT1
iT2
iT3
iT4
iT5
iT6
Id
a)
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
wt
a1=900
Ud1
Ud2
a2=900
Ud
Ucb
Icb
iT1
iT2
iT3
iT4
iT5
iT6
b)
Hình 2.6 Giản đồ điện áp và dòng điện mạch động lực
với =300 (a) và =900(b)
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ MẠCH PHÁT XUNG ĐIỀU KHIỂN
3.1 Đặt vấn đề
Như ta đã biết, để cho các van của hai bộ chỉnh lưu mở tại những thời điểm mong muốn ta cần phải có các mạch điện phát ra các xung điều khiển đưa đến mở các tiristo tại các thời điểm yêu cầu. Xung điều khiển phải đáp ứng đủ các yêu cầu như: biên độ, công suất và thời gian tồn tại để mở chắc chắn các van với mọi loại tải mà sơ đồ gặp phải khi làm việc. Mạch điện phát ra các xung như vậy gọi là mạch điều khiển.
Hiện nay các hệ thống phát xung điều khiển được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm các hệ thống điều khiển đồng bộ: là nhóm mà các hệ thống điều khiển đưa ra các xung xuất hiện trên cực điều khiển của các tiristo đúng thời điểm cần mở và lặp đi lặp lại với chu kì thường bằng chu kì nguồn xoay chiều cấp cho bộ chỉnh lưu (ngoài ra trong một số trường hợp chu kì xung có thể bằng 1/2 chu kì nguồn).
Nhóm hệ thống này được sử dụng rất phổ biến.
+ Nhóm các hệ thống điều khiển không đồng bộ: nhóm này tạo ra các chuỗi xung điều khiển với tần số thường cao hơn nhiều tần số nuồn cung cấp và trong quá trình làm việc tần số xung được tự động thay đổi để đảm bảo một lượng ra nào đó (Ud, Id ...) không thay đổi. Để đạt được điều này thì tần số xung phải được khống chế theo sai lệch giữ tín hiệu đặt và tín hiệu ra của đại lượng cần ổn định. Các hệ thống điều khiển theo nguyên tắc này khá phức tạp nên ít được dùng, ở đây ta chỉ nghiên cứu hệ thống thứ nhất.
3.2 Thiết kế mạch phát xung điều khiển
3.2.1. Lựa chọn phương pháp phát xung
Các hệ thống điều khiển đồng bộ hiện nay thường sử dụng ba phương pháp phát xung chính là:
+ Phát xung điều khiển theo pha đứng.
+ Phát xung điều khiển theo pha ngang.
+ Phát xung điều khiển sử dụng điốt hai cực gốc.
* Phương pháp phát xung điều khiển theo nguyên tắc pha đứng:
Hệ thống này tạo ra các xung điều khiển nhờ việc so sánh giữa tín hiệu điện áp tựa hình răng cưa thay đổi theo chu kì điện áp lưới và có thời điểm suất hiện phù hợp góc pha của lưới với điện áp điều khiển một chiều thay đổi được .
Hệ thống này có nhược điểm là khá phức tạp, song nó có những ưu điểm nổi bật như: khoảng điều chỉnh góc mở a rộng, ít phụ thuộc vào sự thay đổi của điện áp nguồn, dễ tự động hoá, mỗi chu kì của điện áp anốt của tiristo chỉ có một xung được đưa đến mở nên giảm tổn thất trong mạch điều khiển...Do đó hệ thống này được sử dung rộng rãi.
* Phương pháp phát xung điều khiển sử dụng điốt hai cực gốc (UJT).
Phương pháp này cũng tạo ra các xung nhờ việc so sánh giữa điện áp răng cưa xuất hiện theo chu kì nguồn xoay chiều với điện áp mở của UJT. Phương pháp này mặc dù đơn giản nhưng có nhược điểm là góc mở a có phạm vi điều chỉnh hẹp vì ngưỡng mở của UJT phụ thuộc vào điện áp nguồn nuôi. Mặt khác, trong một chu kì điện áp lưới mạch thường đưa ra nhiều xung điều khiển nên gây tổn thất phụ trong mạch điều khiển.
* Phương pháp phát xung điều khiển theo pha ngang:
Ở phương pháp này người ta tạo ra điện áp điều khiển hình sin có tần số bằng tần số nguồn và góc pha điều khiển được (dùng các cầu R-C hoặc cầu R-L). Thời điểm suất hiện xung trùng với góc pha đầu của điện áp điều khiển. Phương pháp này có nhược điểm là: khoảng điều chỉnh góc mở a hẹp, rất nhạy với sự thay đổi của dang điện áp nguồn, khó tổng hợp nhiều tín hiệu điều khiển...do vậy thường ít được sử dụng.
* Chọn phương pháp điều khiển:
Qua những phân tích ở trên ta thấy rằng phương pháp điều khiển theo nguyên tắc pha đứng là phù hợp hơn cả, ta chọn phương pháp này.
3.2.2 Sơ đồ khối mạch điều khiển theo pha đứng
Trong đó:
Khối 1: khối đồng bộ hoá và phát xung răng cưa. Khối này có nhiệm vụ lấy tín hiệu đồng bộ hoá và phát ra sóng điện áp hình răng cưa để đưa vào khối so sánh.
Khối 2: khối so sánh, có nhiệm vụ so sánh giữa tín hiệu điện áp tựa hình răng cưa với điện áp điều khiển uđk để phát ra tín hiêu xung điện áp đưa tới mạch tạo xung.
Khối 3: khối tạo xung, có nhiệm vụ tạo ra các xung điều khiển đưa tới chân điều khiển của tiristo.
3.2.2.1 Mạch đồng bộ hoá
Để thực hiện chức năng đồng bộ hoá, ta có thể sử dụng mạch phân áp bằng điện trở hay kết hợp giữa điện trở và điện dung, điện cảm.Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không cách ly được diện áp cao giữa mạch điều khiển với mạch động lực, do vậy phương pháp này ít được dùng.
Phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng máy biến áp đồng bộ trong đó cuộn sơ cấp nối vào lưới còn cuộn thứ cấp là điện áp đồng bộ. Góc lệch pha giữa cuộn sơ và cuộn thứ được tính toán sao cho góc pha của uđb phù hợp với thời điểm mở tự nhiên của các tiristo.
Với sơ đồ chỉnh lưu hình tia ba pha ta dùng một máy biến áp đấu Y/D-1 để thực hiện chức năng này. Sơ đồ đấu dây và đồ thị véctơ như hình vẽ:
A
B
C
A B C
* * *
* * *
ua ub uc
X Y Z
x y z
c,z
a,y
b,y
eab
eab
EAB
EAB
Hình 3.1: Sơ đồ đấu dây và đồ thị véctơ mạch đồng bộ hóa
3.2.2.2 Mạch phát sóng răng cưa
Có rất nhiều sơ đồ có thể tạo ra sóng răng cưa. Tuy nhiên, để tạo ra được quan hệ góc mở: a2 + a2 = 1800 ta cần có dạng điện áp răng cưa rất chính xác. Ta sử dụng sơ đồ IC khuyếch đại thuật toán.
Hình 3.2: Sơ đồ mạch phát sóng răng cưa
Nguyên lý hoạt động của mạch:
Xét trong khoảng (0 ÷ π)
Udb > 0 do đó Tr3 khoá Tr4 mở nhờ phân áp bởi R5. UB=0
+ Xét trong khoảng (0 ÷ θ1)
UBE tr1> Udb > 0 làm cho Tr1 khoá, Tr2 nhờ phân áp bởi R2, R3 dẫn đến Tr2 mở UA=0. Đầu ra của NOR có mức logic 1. Tụ C phóng điện từ (+C → Tr5 →-C ).
+ Xét trong khoảng (θ1÷ θ2)
Udb > UBE tr1 làm Tr1 mở → Tr2 khoá UA=+Ucc. . Đầu ra của NOR có mức logic 0. Tụ C được nạp điện (+Ucc→C→ R8→WR1→-Ucc).
+ Xét trong khoảng (θ2 ÷ 0)
UBE tr1> Udb > 0 làm cho Tr1 khoá, Tr2 nhờ phân áp bởi R2, R3 dẫn đến Tr2 mở UA=0. Đầu ra của NOR có mức logic 1. Tụ C phóng điện từ (+C → Tr5 →-C ).
3.2.2.3 Khối so sánh
Việc so sánh với điện áp răng cưa và điện áp điều khiển có thực hiện bằng Tranrito hay vi mạch điện tử. Việc ghép nối các tín hiệu có thể là nối tiếp hay song song miễn là đảm bảo tín hiệu răng cưa và tín hiệu điều khiển có tác dụng ngược chiều nhau. Phương pháp so sánh nối tiếp có ưu điểm là chính xác nhưng khi tín hiệu răng cưa có dạng xoay chiều thì việc so sánh gặp nhiều khó khăn. Do đó ta chỉ sử dụng phương pháp so sánh song song. Trong đồ án này sử dụng sơ đồ so sánh song song dùng vi mạch
Hình 3.3: Sơ đồ mạch và đồ thị điện áp mạch so sánh
Nguyên lý hoạt động của mạch:
- Xét trong khoảng từ (0÷θ1)
Uv=0-(Urc+Uđk)>0 →UR=-Ucc
- Xét trong khoảng từ (θ1÷θ2)
Uv=0-(Urc+Uđk)<0 →UR=+Ucc
3.2.2.4 Khâu tạo xung
Để đảm bảo độ chính xác của thời điểm xuất hiện xung và tính đối xứng của các xung ở các kênh khác nhau...Nên khâu so sánh thường cho công suất xung ra nhỏ nó chưa đảm bảo các thông số yêu cầu vì vậy cần có mạch tạo xung. Mạch tạo xung gồm nhiều khâu như: truyền xung, khuyếch đại xung, sửa xung.
Hình 3.4: Sơ đồ mạch tạo xung
Nguyên lý hoạt động:
θ4
u
p/2 p 2p 3p wt
urc
- UĐKT
0
uSS
0
wt
wt
wt
wt
uC
uEB Tr2 -Tr1
0
0
UĐKT1
0
uD2-D3
θ1
θ2
θ3
θ3
Hình 3.5: Giản đồ tạo xung
Giả thiết trước thời điểm θ1 tụ C đã được nạp đầy.
Tại θ=θ1, uss lật trạng thái từ uss>0 sang uss<0 dẫn đến tụ C phóng điện từ (-C→D1→R1→-C).
Tại θ = θ2 dung lượng trên tụ C phóng hết và sẽ được nạp theo chiều ngược lại và khi đó dung lượng trên tụ C sẽ tăng dần, khi tụ C được nạp đầy nó giữ nguyên mức điện áp đến khi uss lập trạng thái.
Khi tụ C phóng và nạp ngược lại làm cho Tr1 khoá dẫn đến Tr2,Tr3 mở có dòng qua cuộn sơ cấp của máy biến xung khi đó bên thứ cấp của máy biến áp xung xuất hiện xung đến cực điều khiển của tiristor.
3.2.3 Một số mạch khác
3.2.3.1 Mạch tạo nguồn nuôi
Do trong mạch có sử dụng các vi mạch khuyếch đại thuật toán, ta cần phải sử dụng hai nguồn nuôi ngược dấu nối tiếp nhau và có điểm chung là điểm nối mát. Ta thiết kế mạch này như sau:
+15 V
- 15 V
- 24 V
7815
7915
Hình 3.6: Sơ đồ mạch tạo nguồn nuôi
Điện áp xoay chiều được chỉnh lưu nhờ hai sơ đồ chỉnh lưu hình tia, điện áp ra được ổn định nhờ các vi mạch ổn áp và được lọc bởi các tụ đưa ra hai nguồn +15V và -15V có điểm chung là điểm 0 của biến áp. Hai nguồn này sẽ nuôi cho các vi mạch và làm nguồn điện áp ngưỡng.
Sở dĩ phải có nguồn -24V là do công suất của các vi mạch hạn chế, nếu sử dụng cho mạch khuyếch đại xung đòi hỏi công suất lớn thì các vi mạch ổn áp sẽ bị quá nhiệt . Do đó nguồn nuôi cho mach khuyếch đại xung được lấy ở trước các vi mạch ổn áp. Nguồn này cần có điện áp lớn để khi điện áp lưới dao động vẫn đảm bảo điện áp ra của BAX đủ mở chắc chắn các tiristo. Mặt khác, điện áp lưới lớn khiến cho ta chỉ cần chọn các Tranrito khuyếch đại công suất có dòng nhỏ.
b. Khối tạo điện áp chủ đạo
Khối tạo điện áp chủ đạo chỉ yêu cầu công suất nhỏ nên ta lấy trực tiếp từ nguồn +15V và -15V. "Đảo chiều điện áp chủ đạo nhờ cặp tiếp điểm T-N”.
+15V
- 15V
T
N
R1
R2
Ucđ
Hình 3.7: Sơ đồ khối tạo điện áp chủ đạo
c. Khâu phản hồi tốc độ
Để nâng cao độ cứng đặc tính cơ biện pháp tốt nhất là sử dụng phản hồi âm tốc độ. Tốc độ động cơ được truyền đến máy phát tốc. Máy phát tốc là một máy phát điện một chiều có điện áp ra tỉ lệ với tốc độ động cơ. Tín hiệu phản hồi được lấy trên R1 đưa vào khâu tổng hợp tín hiệu .
Hình 3.8: Khâu phản hồi tốc độ
d. Khối phản hồi âm dòng điện
Để tránh dòng điện trong động cơ tăng qúa mức cho phép khi khởi động, hãm, đảo chiều hay gặp quá tải; ta phải sử dụng mạch điện để hạn chế dòng điện phần ứng . ở đây ta sử dụng mạch phản hồi âm dòng điện. Sơ đồ mạch như hình vẽ :
Máy biến dòng TI nhằm cách ly giữa mạch động lực và mạch điều khiển. Điện áp ra của TI được chỉnh lưu nhờ cầu chỉnh lưu ba pha (để đảm bảo cho dòng điện trong cuộn thứ cấp của TI là dòng điện xoay chiều). Tín hiệu phản hồi dòng điện được lấy một phần trên biến trở R rồi được đưa vào lọc và khuyếch đại bởi IC1, IC2. Điện áp âm tên điện trở R4 có tác dụng như một ngưỡng; điện áp đầu ra IC2 được tính như sau:
Ta chọn R5 = R6
a Là hệ số phân áp.
Hình 3.9: Sơ đồ khối phản hồi âm dòng điện
Khi Iư < Ing ,điện áp đầu ra IC2 có dấu dương nên các diốt khoá , mạch phản hồi chưa có tác dụng .
Khi Iư > Ing , điện áp ra có giá trị âm , lúc này mạch phản hồi dòng tham gia khống chế góc mở a làm giảm dòng phần ứng.
Hình 3.10: Giản đồ điện áp và dòng điện mạch điều khiển
3.3 Tính chọn thiết bị mạch điều khiển
3.3.1 Tính chọn khâu tạo điện áp chủ đạo
Chọn biến trở : RWR3 = 4,7 KW công suất tiêu tán trên biến trở là
Chọn R30 = 4,7 KW , 1w
3.3.2 Tính chọn khâu phản hồi tốc độ
Căn cứ vào tốc độ định mức của động cơ và sai lệch tĩnh của hệ thống ta chọn máy phát tốc có các thông số sau:
Kiểu
Uđm (V)
Iđm ( A)
nđm (v/ph)
Rư( W)
m (kg)
GT - 100
110
0,8
1500
200
4,8
Căn cứ vào tốc độ định mức của máy phát tốc và của động cơ ta chọn bộ truyền bánh răng có tỉ số truyền i = 2 để truyền tốc độ từ động cơ đến MFT
Điện trở mạch ngoài của MFT
Điện áp phản hồi lấy ra là 12V từ đó ta chọn R31 = 47KW , 2w
Hệ số phản hồi tốc độ: Khi tốc động cơ là định mức thì điện áp ra là 12V do đó hệ số phản hồi tốc độ ¡ được tính
3.3.3 Tính chọn BAX
Tỷ số biến áp xung thường là
Ta chọn n = 3
Để đảm bảo tyristo mở khi điện áp lưới dao động ta chọn U2 = 8V, I2 = 2A điện áp đặt lên cuộn sơ cấp BAX
U1 = nU2 = 3×8 = 24 V
Dòng sơ cấp BAX
Chọn vật liệu sắt từ '330 hình chữ làm việc trên một phần của đặc tính từ hoá DB = 0,7T, DH = 50A/m có khe hở
Từ thẩm của lõi sắt từ
Vì mạch từ có khe hở nên phải tính từ thẩm trung bình sơ bộ chọn chiều dài đường sức l = 0,1m khe hở
lkh = 10-5 m
Thể tích lõi sắt từ:
Với Q là tiết diện lõi sắt là dòng thứ cấp quy đổi sang sơ cấp
Chọn V = 16,35 cm3 ta sẽ được các kích thước (Theo bảng II.2. Điện tử công suất)
Q = 163 cm2, l = 10,03cm, a = 1,2 cm, h = 3 cm
c = 1,2 cm, e = 4,8 cm, H = 4,2 cm, B = 1,6 cm, P = 7 w
H h c a
C
+ Số vòng cuộn sơ cấp BAX:
W1=166 (vòng)
K = 0,76 là hệ số lấp đầy
+ Số vòng cuộn thứ cấp BAX:
W2 = W1/ 3 = 56 (vòng)
3.3.4 Tính khâu khuyếch đại xung
Căn cứ vào dòng sơ cấp BAX là: 0,6 A ta chọn Tr có :
PK = 900mW ; nhiệt độ làm việc max là 1500 ; f = 15 MHz ; UC E 0= 160 V ;
UCB= 6 V; IK = 1 A ; b = 60; Tr làm việc ở chế độ xung.
Như vậy IB3 = 600/60 = 10 mA, IB3 chính là IC Tr2 do đó ta chọn Tr2 là loại A1015 có: PK = 400mW; f = 80 MHz; t0max=1250C; UCE=50 V; UBE = 5V;
IC = 150 mA; b = 70.
3.3.5 Tính chọn mạch tạo điện áp răng cưa
Ta có khuyếch đại thuật toán là loại TL084, toàn bộ mạch điều khiển cần 20 KĐTT nên ta dùng 5 chiếc TL084 với các thông số như sau:
-
+
-
+
-
+
-
+
14 13 12 11 10 9 8
1 2 3 4 5 6 7
+UCC
- UCC
Điện áp nuôi ± 18 V; hiệu điện thế giữa cổng đảo và cổng không đảo là ±30V nhiệt độ làm việc từ 250C đến 850C. Mỗi chiếc TL084 được bao gói và mã hoá như hình vẽ:
Điện áp ra bão hoà của KĐTT có thể lấy là:
½urBH ½= ½½UCC½- ½2V½½.
Ta nuôi KĐTT bằng nguồn 15V, để cho điện áp răng cưa được chính xác thì trong suốt thời gian tụ C được nạp điện áp đầu ra phải không đặt tới trị số bão hoà. Chọn điện áp ur max = 12V ta có:
ur = uC 1 = iC 1.t /C với iC 1= 15/( R3+R4)
ta tính toán R3 , R4 sao cho với thời gian
t = 1/ 50 (s) thì iC1= 12V
Chọn C = 0,22mF , ta tính được:
Chọn R3 = 10 KW; R4= 4,7KW ta chỉnh R4 để đặt được ur max= 12V.
Chọn Tr1 là loại A564 A có UC E= 60V; b = 200; PK= 250mW; IC=100 mA
Chọn R1= 4,7 KW; R2 = 68 KW
Tr4 , Tr5 đều chọn là loại A1015. Điện trở R được tính
R ³ 15/ IC Tr4 = 15/0,15 = 100W; chọn R = 1 KW; R0 = 4,7 KW
3.3.6 Tính chọn khâu khuyếch đại trung gian
Tính chọn khâu khuyếch đại trung gian: Hệ số khuyếch đại của hệ thống được tính theo đặc tính cơ thấp nhất và sai lệch tĩnh yêu cầu. Gọi Dn là độ sụt tốc độ ở đặc tính cơ thấp nhất.
Dn = S*. nomin
S* = (n0min - nmin )/ n0min
Þ nomin = nmin/ (1- S* ) = nđm / (1 - S*) . D
Gọi K là hệ số khuyếch đại của hệ thống .
Ta có K = KBĐK THKTGKĐK HC
Phương trình đặc tính cơ hệ kín là:
Độ sụt tốc độ Dn = Iđm.R.KĐ/ (1+¡n) (1)
Mặt khác Dn = S* . n0min = S* .nđm / (1- S*)D (2)
Từ (1) và (2) ta có:
Với KĐ = 7,8 ; nđm = 1500 v/ph ; S* £ 3% ; D = 20
R = RưĐ + Rtx + RCK + RCKcb = 0,139+ 0,33 + 0,48 + 0,48
R = 1,51W
Thay các giá trị trên ta tính được:
K ³ 446630
Như vậy hệ số khuyếch đại của bộ khuyếch đại trung gian là:
KTG ³ K/ ( K HCKBĐKĐK TH )
Thay số vào ta có: KTG ³ 1149
Vậy hệ số khuyếch đại của hệ thống là:
K = KBĐK THKTGKĐK HC = 447779
3.3.7 Xác định hệ số khuyếch đại của bộ biến đổi
Do mạch phần ứng động cơ có điện cảm lớn nên ta coi dòng phần ứng là dòng liên tục
0,004 4 6 uđk
Ud
304,1
265,7
0,332
0
Từ đây ta xây dựng được quan hệ Ud = ¦(uđk). Thực tế quan hệ này là phi tuyến, để đơn giản ta tuyến tính hoá đoạn đặc tính làm việc. Đặc tính có dạng như hình vẽ:
Hệ số khuyếch đại của bộ biến đổi:
KBĐ = DUd / Duđk = (265,7 - 0,332 )/ (4 - 0,004) = 66,4
CHƯƠNG IV
THUYẾT MINH SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
4.1 Nguyên lý làm việc của mạch động lực
4.1.1 Khi động cơ làm việc thuận:
Đóng áp tô mát AB cung cấp điện áp ba pha cho máy biến áp động lực BA. Khi đó hai bộ biến đổi hình tia ba pha song song ngược sẽ được cấp điện áp. Các van từ T1¸T6 lần lượt được đặt các điện áp thuận theo chiều biến thiên của điện áp ba pha. Các van T1, T2, T3 được điều khiển với góc mở a1 900 sao cho:
a1 + a2 = 1800 . Lúc này điện áp chỉnh lưu của hai nhóm van là:
Ud1 = Ud0 cosa1> 0
Ud2 = Ud0cosa2 < 0
Động cơ sẽ quay theo chiều thuận phù hợp với chiều của Ud1. Còn bộ biến đổi hai làm việc ở chế độ nghịch lưu đợi.
4.1.2 Khi động cơ làm việc theo chiều ngược:
Tương tự như khi làm việc theo chiều thuận. Lúc này các van T1, T2, T3 được điều khiển với góc mở a1 > 900, còn các van T4, T5, T6 được điều khiển mở với góc mở a2 < 900 sao cho:
Ud1 = Ud0 cosa1< 0
Ud2 = Ud0cosa2 > 0
Động cơ sẽ quay theo chiều ngược phù hợp với chiều của Ud2.
4.2 Nguyên lý làm việc của mạch điều khiển
Mạch điều khiển của hệ thống được thiết kế theo các yêu cầu kỹ thuật là:
+ Ổn định và điều chỉnh tốc độ.
+ Tự động hạn chế phụ tải.
+ Đảo chiều.
+ Hãm dừng chính xác.
Xuất phát từ những yêu cầu này ta sẽ phân tích nguyên lý làm việc của hệ thống theo từng yêu cầu.
4.2.1 Nguyên lý ổn định tốc độ và điều chỉnh tốc độ
Giả sử động cơ đang làm việc ở tốc độ đặt nào đó ở chiều quay thuận, lúc này tiếp điểm T đóng, Ucđ mang dấu dương khiến điện áp ra của khâu khuyếch đại trung gian IC10 có dấu dương và điện áp điều khiển sẽ có dấu dương. Điện áp này sẽ làm cho nhóm van katốt chung mở với góc mở a1900, tức là làm việc ở chế độ nghịch lưu đợi.
Trong qúa trình làm việc nếu có sự thay đổi của tải, giả sử tải tăng khiến tốc độ động cơ giảm Þ (Ucđ - ¡n) sẽ tăng Þ điện áp điều khiển sẽ tăng Þ góc mở a1 giảm Þ Ud1 tăng kéo tốc độ động cơ trở lại điểm làm việc yêu cầu. Nếu tải giảm qúa trình diễn ra ngược lai. Đó chính là nguyên lý ổn định tốc độ.
Chất lượng của qúa trình ổn định tốc độ được đánh giá qua chỉ tiêu: S*=1,8%
Khi muốn thay đổi tốc độ ta điều chỉnh biến trở WR3 khi đó điện áp chủ đạo sẽ thay đổi, dẫn đến điện áp điều khiển thay đổi Þ góc mở a thay đổi Þ điện áp chỉnh lưu thay đổi Þ tốc độ động cơ thay đổi theo. Điện áp chủ đạo được điều chỉnh nhờ biến trở WR3 là vô cấp do đó tốc độ động cơ cũng được điều chỉnh vô cấp.
4.2.2 Khả năng hạn chế phụ tải
Giả sử trong qúa trình làm việc tải của hệ thống tăng quá mức cho phép khi đó dòng phần ứng động cơ sẽ tăng quá mức cho phép, điều này là không cho phép. Trong hệ thống có tính đến khả năng này. Khi dòng phần ứng tăng quá giá trị ngắt thì khâu ngắt dòng sẽ tham gia tác động làm giảm điện áp điều khiển Þ góc mở a có xu hướng tiến tới 900 làm cho điện áp chỉnh lưu giảm và dòng phần ứng sẽ không tăng quá lớn.
Mặt khác, khi điện áp chỉnh lưu giảm Þ tốc độ động cơ sẽ giảm (đủ nhỏ) lúc này khối cải thiện cất lượng động sẽ tác động tiếp tục hạn chế góc mở và dòng điện phần ứng sẽ được hạn chế nhỏ hơn mức cho phép, giá trị này là 18A.
4.2.3 Quá trình đảo chiều động cơ
Để đảo chiều quay động cơ ta thay đổi đóng mở tiếp điểm T, N, tức là đảo chiều điện áp chủ đạo.
Giả sử T đang đóng và động cơ đang quay theo chiều thuận nếu ta đồng thời mở T và đóng N thì điện áp chủ đạo đảo từ dương sang âm Þ điện áp đầu ra của khâu khuyếch đại trung gian sẽ đảo dấu từ âm sang dương. Tuy nhiên lúc này động cơ vẫn quay thuận nên khối cải thiện chất lượng động sẽ tham gia tác dụng làm cho động cơ được hãm tái sinh. Khi tốc độ động cơ giảm dần thì điốt D khoá lại khiến điện áp điều khiển của nhóm van anốt chung có giá trị dương Þ động cơ chuyển từ hãm tái sinh sang hãm ngược. Khi n = 0 động cơ sẽ được tự động khởi động theo chiều ngược lại.
4.2.4 Hãm dừng
Muốn hãm dừng ta chỉ việc ngắt Ucđ bằng cách mở các tiếp điểm T hoặc N đang ở trạng thái đóng. Lúc này qúa trình hãm diễn ra tương tự qúa trình đảo chiều.
CHƯƠNG V
XÂY DỰNG ĐẶC TÍNH TĨNH
5.1 Đặt vấn đề
Xây dựng đặc tính tĩnh của hệ thống là xây dựng đặc tính n=¦(I) hoặc n=¦(M) qua đó kiểm tra được độ sụt tốc độ, tức là đánh giá được sai lệch tĩnh của hệ thống xem có đảm bảo yêu cầu đặt ra của công nghệ hay không; đồng thời cũng kiểm tra các giá trị dòng điện ngắt, dòng điện dừng, hãm xem có đảm bảo an toàn cho hệ thống hay không. Từ đó đánh giá được năng lực quá tải của hệ thống; khả năng tác động nhanh của hệ thống cũng như độ an toàn của hệ thống trong quá trình làm việc.
Do động cơ một chiều kích từ độc lập có đặc tính n = ¦(I) và n = ¦(M) đồng dạng nhau tức là có thể suy ra đặc tính n= ¦(M) từ đặc tính n= ¦(I) do đó ta chỉ xây dựng quan hệ n = ¦(I) và gọi là đặc tính cơ của hệ thống .
Khi xây dựng đặc tính ta đưa ra các giả thiết sau:
+ Động cơ làm việc ở chế độ dài hạn.
+ Hệ số khuyếch đại của bộ biến đổi là hằng số.
+ Tiristo là phần tử bán dẫn tác động nhanh không có quán tính.
+ Điện trở phần ứng động cơ không thay đổi trong suốt qúa trình làm việc.
+ Điện cảm phần ứng của động cơ và các cuộn kháng đủ lớn để duy chì dòng điện tải là liên tục.
5.2 Xây dựng đặc tĩnh
5.2.1 Xây dựng đặc tính trong vùng làm việc
Viết phương trình kiếc hốp cho động cơ ta có:
Ud = Ke f n + DU +UR
DU = 1,4 V là sụt áp trên các tiristo
Þ n = (Ud - IưR - DU )KĐ với KĐ = 1/ Ke f = 7,8
KTGKTHKHC
KBĐ
KĐ
¡
n
Ucđ
DU + IưR
(-)
Hình 5.1: Sơ cấu trúc hệ thống
Từ sơ đồ cấu trúc ta viết được:
n = (Ucđ - ¡n).KTGKTHKBĐKHCKĐ - (DU +IưR).KĐ
Trong đó:
K là hệ số khuyếch đại của hệ thống: K = 447779
R là điện trở mạch phần ứng ; R = 1,51 W
+ Khi: n = nmax ; Iđm = 100 A Þ Ucđ = Ucđ max = 12,0029V
+ Khi: n = nmin; Iđm = 9 A Þ Ucđ = Ucđmin = 0,0153 V
* Điểm không tải lý tưởng (I = 0)
* Điểm giới hạn vùng làm việc, chọn Ing = 12,5 A
Ucđ = Ucđmax Þ n = 1499, 979 v/ ph
Ucđ = Ucđmin Þ n = 1,976 v/ph
* Đánh giá chất lượng tĩnh:
S* = ( n0min - nmin ) / n0min = ( 2,037 - 2 )/ 2,037 = 0,0181 = 1,81 %
[ S*] < 3 %
Như vậy sai lệch tốc độ tĩnh đảm bảo yêu cầu.
5.2.2 Xây dựng đặc tính ở vùng ngắt dòng
(1- a)K'HC
KTGKTH
KBĐ
¡
n
Ucđ
(-)
a.b'(I - Ing)
(-)
(-)
DU + IưR
KĐ
Đặc tính khi khâu cải thiện chất lượng động chưa tham gia và khâu KĐTG chưa bão hoà:
Hình 5.2: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống khi khâu cải thiện chất lượng
động chưa tham gia và khâu KĐTG chưa bão hoà.
Điện áp điều khiển được tính như sau:
( ở đây ta bỏ qua dòng điện rẽ qua R43 vì dòng này nhỏ )
Với K'HC = R43 2 / R43 = 0,323
Đặt R23 / ( R22 + R23 ) = a
Þ uđk = [ uTG (1- a) - a.b( I - Ing) ] K'HC
Từ sơ đồ khối của mạch lúc này ta viết được:
n = (Ucđ - ¡n) KTHKTGK'HC (1- a)KBĐKĐ - a .b'K'HCKBĐKĐ(I - Ing) –
- (DU + I.R ) . KĐ (1)
Điểm C có toạ độ: (12,5 ; 1499,979) phải nằm trên đường (1). do đó ta có:
(Tức là đường ngắt dòng phải cắt đường làm việc ở toạ độ I = 12,5A)
Từ đây ta tìm được: K1(1 - a) = K
Với K1 = KTGKTHKBĐKĐK'HC(1 - a)
Và K = KTHKHCKTGKBĐKĐ
Þ (1 - a) = KHC / K'HC = 0,3/ 0,323 = 0,9285
Þ a = 0,0714
Từ đây ta chọn R22 : 500/ ( 500 + R22) = 0,0714 Þ R22 = 6,5 KW
Hệ số phản hồi dòng b' sẽ được chọn khi ta xây dựng xong đường đặc tính có sự tham gia của khâu cải thiện cất lượng động.
* Đặc tính khi có sự tham gia của khâu cải thiện chất lượng động:
Đánh giá sự tham gia của khối: để khối tác động thì diốt D7 phải mở.
Tức là:
(Ucđ - ¡n) KTHKTG ³ 2,51 + 0,005631. n
+ Khi Ucđ = Ucđmax = 12,0029 V thì n £ 1499,967 v/ph
+ Khi Ucđ = Ucđmin =0,0135 V thì n £ 1,9386 v/ph
Ta biết rằng : điều kiện để khâu KĐTG bão hoà là
½Ucđ - ¡n½ ³ 13/ ( KTHKTG
Khi Ucđ = Ucđmax thì n £ 1499,953 v/ph
Khi Ucđ = Ucđmin thì n £ 1,606 v/ph
n
(-)
DU + IưR
KĐ
2,51 + 0,005631.n
0,323KBĐ
Như vậy đặc tính tĩnh sẽ không có vùng khâu KĐTG bão hoà vì trước đó khâu cải thiện chất lượng động đã tác dụng. Sơ đồ khối lúc này là:
Từ sơ đồ khối ta có:
n = (2,51 + 0,005631.n).0,323.KBĐKĐ - (DU + I.R)KĐ
n = 7056,3 - 392,9I (*)
(*) là phương trình đường thẳng, với n = 1499,968 v/ph thì I = 13,88 A
Điểm toạ độ ( 13,88 ; 1499,968 ) phải nằm trên đường (1) khi Ucđ = Ucđmax
Ta có:
Với K1 = KTHKTGK'HCKBĐKĐ(1- a) = 447779
Giải phương trình trên ta được:
b' = 1,4471
Như vậy t của vùng ngắt dòng chỉ có khâu ngắt dòng tác động là:
n = 133,3047Ucđ + 0,044 - 0,008595 I
* Đặc tính cao nhất đi qua các điểm: A (9;1500,041) , B (9;1500) ,
C (12,5;1499,979) , E (13,88; 1499,968) , F (18; 0) .
* Đặc tính thấp nhất đi qu các điểm: D (0; 2,037) G (12,5; 1,976) ,
H (17,95; 1,9836), K (18; 0).
n(v/ph)
A
C
E
D
0
G
H
F
I (A)
Hình 5.3: Đặc tính tĩnh của hệ thống
CHƯƠNG VI
XÂY DỰNG ĐẶC TÍNH ĐỘNG
XÉT ỔN ĐỊNH VÀ HIỆU CHỈNH HỆ THỐNG
6.1 Mục đích và ý nghĩa
Trong qúa trình làm việc của hệ thống truyền động điện tự động, do nhiễu loạn hoặc do nhiều nguyên nhân khác mà hệ thống có thể bị mất ổn định. Tính ổn định của hệ thống là tính hệ thống có thể trở lại trạng thái ban đầu khi nhiễu loạn mất đi sau một khoảng thời gian nào đó hoặc khả năng xác lập trạng thái ổn định mới khi sai lệch đầu vào thay đổi.
Xét ổn định cho hệ thống là xem hệ thống có ổn định hay không dựa vào các tiêu chuẩn ổn định. Từ đó ta tiến hành hiệu chỉnh hệ thống để hệ thống làm việc an toàn, tin cậy đặt được các yêu cầu mong muốn.
Dựa vào đặc tính tĩnh của hệ thống ta thấy rằng các phản hồi âm dòng và âm tốc độ luôn có xu hướng làm ổn định hệ thống. Chỉ có phần đặc tính làm việc có đặc tính cơ cứng nhất là dễ mất ổn định hơn cả. Do đó ta chỉ xét ổn định ở vùng này, trong vùng này chỉ có phản hồi âm tốc độ tác dụng.
6.2 Xây dựng sơ đồ cấu trúc hệ thống
Các tham số cơ bản:
g: Hệ số phản hồi âm tốc độ g = 0,25
RS : Tổng điện trở mạch phần ứng RS = 0,193 (W).
Iư: Trị số dòng điện trên tải, tính theo dòng định mức động cơ Iưđm = 114(A)
Kd: Hệ số khuếch đại của động cơ.
Tính
Tính Kp :
Để tính hệ số khuếch đại của bộ biến đổi (Kp) ta xây dựng đặc tính biểu diễn quan hệ Ud = f(Uđk) sau đó tuyến tính hoá đặc tính này ra đặc tính hệ số góc của đoạn đặc tính đó. Hệ số của đoạn đặc tính cơ là hệ số khuếch đại của bộ biến đổi
Kp = tgj =
Quan hệ Ud = f(Uđk) xuất phát từ hai quan hệ: Ud = f(a) và a = f(Uđk)
* Xây dựng quan hệ Ud = f(a):
Coi hệ thống làm việc ở chế độ dòng điện liên tục: Ud = Ud0.cosa
Trong đó: Uđ0 = 257,3 (V) là điện áp chỉnh lưu không tải của bộ biến đổi
a là góc điều khiển. Cho a biến thiên từ a = (0 ¸ p/2) ta được các trị số Ud lập thành bảng sau:
a
0
p/12
p/6
p/4
p/3
p/2
Ud (V)
257,3
257,2
240,2
257,23
257,2
0
* Xây dựng quan hệ a = f(Uđk)
Khi thay đổi giá trị điện áp điều khiển (Uđk) thì giá trị góc điều khiển a cũng thay đổi theo. Ứng với mỗi (Uđk) khác nhau ta nhận được các giá trị của a. Căn cứ vào đồ thị của Uđk và điện áp tựa Urc, ta thấy góc a biến đổi theo Uđk với quy luật sau:
a = . Mặt khác với vi mạch khuếch đại thuật toán thì tín hiệu là Urcmax = ± 14 (V) nên biên độ cực đại của Urc là Urcmax = 14 (V). Song khi thực hiện so sánh thì Urc được dịch đi sao cho Urc = 0 khi a = p/2, nghĩa là ta chỉ sử dụng nửa biên độ cực đại của Urc Þ Uđk = Cho a biến thiên từ a = (0 ¸ p/2) ta được các trị số Uđk lập thành bảng :
a
0
p/12
p/6
p/4
p/3
p/2
Uđk (V)
7
5,83
4,7
3,5
2,33
0
Þ Quan hệ Ud = f(Uđk):
Ud
240,25
240,247
240,24
240,227
240,2
0
Uđk (V)
7
5,83
4,7
3,5
2,33
0
Tuyến tính hoá đọan đặc tính AB, ta tính được hệ số khuếch đại của bộ biến đổi như sau.
Ta có : Kp = 36,76; g = 0,25; Iư = 114 (A); RS = 0,193 (W); Kd = 7,58; St £ 3% ; D = 20; nđm = 1500 (v/p) thay vào công thức ta được:
Tính ky: ta có K = Ky.Kp.Kd Þ Ky = K/ Kp .Kd «
* Hệ số khuếch đại yêu cầu (Kyc) của toàn hệ thống
Kyc = Ky.Kp .Kd .g = 1,1.36,76.7,58.0,25 = 1,348
* Tóm lại mạch khuếch đại trung gian có hệ số khuếch đại là KYC = 0,348.
Để thực hiện mạch khuếch đại trung gian này, sử dụng các vi mạch khuếch đại thuật toán mắc nối tiếp cùng với các điện trở chức năng.
Trong quá trình làm việc của hệ thống truyền động điện tự động do có ảnh hưởng của nhiễu loạn bên ngoài mà hệ thống có thể bị mất cân bằng so với định mức.
Khảo sát hệ thống là để xét xem hệ thống đó có ổn định hay không, để từ đó tiến hành hiệu chỉnh hệ thống đảm bảo yêu cầu tin cậy, đặt được các chỉ tiêu mong muốn.
Khảo sát chế độ động của hệ thống, là việc khảo sát hệ thống tín hiệu với khái niệm. Khi sự chuyển biến trạng thái của hệ thống sảy ra một cách đột ngột, hoặc rất nhanh mà tốc độ biến thiên năng lượng điện từ, năng lượng điện cơ là không thể bỏ qua nghĩa là các khâu quán tính đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc của hệ thống. Khi khảo sát chế động của hệ thống cần nghiên cứu, khảo sát đặc điểm làm việc trong thời gian chuyển từ trạng thái xác lập này sang trạng thái xác lập khác.
Một hệ thống được gọi là ổn định nếu quá trình quá độ tắt dần theo thời gian. Để khảo sát hệ thống, ta thành lập sơ đồ cấu trúc của hệ thống và sau đó xây dựng hàm truyền của hệ thống và sử dụng các tiêu chuẩn xét ổn định để xem hệ thống đó có ổn định hay không. Còn nếu như hệ thống chưa ổn định thì phải hiệu chỉnh để nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống.
6.2.1 Khảo sát chế độ động của hệ thống
Sơ đồ cấu trúc của hệ thống khi chưa hiệu chỉnh.
Ucđ
w3
w1
w2
w4
w6
w5
w7
(-)
w
(-)
(-)
Trong đó:
Ucđ: Tín hiệu đặt điện áp tốc độ (điện áp chủ đạo).
Hàm truyền của mạch khuyếch đại trung gian:
w1 = wy = Ky/Tf.p + 1
Với Ky, Tf là hệ số khuyếch đại của mạch và hằng số thời gian của các bộ phân lọc.
Hàm truyền của bộ biến đổi:
Với là hệ số khuyếch đại của chỉnh lưu. Tv0 là hằng số thời gian ; Trong đó m và w là các pha chỉnh lưu và tần số góc của nguồn điện.
Hàm truyền của các khâu quán tính điện từ:
Hàm truyền của các khâu quán tính cơ :
Hàm truyền của các khâu nhiễu sức điện động của động cơ.:
Ta có:
Với : Rư, Lư là điện trở, điện cảm mạch phần ứng động cơ.
Tư là hằng số thời gian của mạch phần ứng: Tư = Lư/Rư.
TM là hằng số thời gian cơ học: TM = J.Rư/(kf)2
Kd là hệ số khuếch đại của động cơ.
Hàm truyền của khâu phản hồi âm dòng có ngắt:
w6 = wI = KI/Tip + 1
Ti là hằng số thời gian của mạch lọc trong xen xơ dòng điện.
KI = 0,03
Hàm truyền của khâu phản hồi âm tốc độ:
w7 = ww = Kw /Tw p + 1.
6.2.1.1 Tính toán các hằng số thời gian và hệ số khuyếch đại (theo góc tốc độ w)
Hằng số thời gian của mạch phần ứng:
Ta có: ;
Trong đó: J = 22,25 (kgm2)
Tốc độ góc: (rad/s)
Ta có:
Ky = 1,1 và g = 0,25 đã tính ở phần trước
Þ Kw = g.w = 0,25.157 = 39,25
Vậy K = KY.Kp.Kd = 1,39
Trong các phép tính trên sử dụng các đại lượng Kd(n), g(n) là các hệ số tính theo tốc độ
6.2.1.2 Xây dựng hàm truyền của hệ thống
Để xây dựng hàm truyền của hệ thống ta biến đổi tương đương sơ đồ cấu trúc của hệ thống.
Chuyển sang sơ đồ tương đương
Ta có hàm truyền
Chuyển sang sơ đồ tương đương
Ta có hàm truyền
Chuyển sang sơ đồ tương đương
Ta có hàm truyền hệ thống:
Û
Û
Û
Û
Thay các giá trị của hệ số và các hằng số thời gian ta được
Wht =
6.3 Xét ổn định và hiện chỉnh hệ thống
6.3.1. Xét tính ổn định của hệ thống
Xét ổn định cho hệ thống theo tiêu chuẩn ổn định Jury
VD: Cho hệ thống có phương trình bậc ba
a0p3 + a1p2 + a2p + a3 = 0
Các định thức Hurwitez sẽ là
Tiêu chuẩn để ổn định là:
+ Áp dụng tiêu chuẩn để xét ổn định cho hệ thống
Phương trình đặc tính của hệ thống:
9,99.10-3p3 + 1,999p2 + 1,21p + 1,348
có hệ số a0 = 9,99.10-3 ; a1 = 1,999; a2 = 1,21; a3 = 1,348
Áp dụng tiêu chuẩn ổn định jury ta có:
Như vậy ta thấy điều kiện thứ (2) không thỏa mãn nên hệ chưa ổn định
Kết luận: Hệ thống tuyến tính không ổn định
6.4 Hiệu chỉnh hệ thống
6.4.1 Hàm truyền BBĐ của hệ thống
Phân tích chuỗi Furier, gần đúng ta có:
trong đó:
TĐK hằng số thời gian mạch điều khiển van bán dẫn. Lấy TĐK = 0,001s
Khi thiết kế mạch điều khiển chọn: Uđk max = 10 (V)
KBĐ==25,73
Vậy: WBĐ =
6.4.2 Hàm truyền của động cơ điện một chiều
Sơ đồ cấu trúc của động cơ điện một chiều như sau:
-E
U
I
-Mc
w
Trong đó hệ số J là mômen quán tính của hệ thống, được quy đổi về trục của động cơ.
Tham số của động cơ : P = 20 KW, Uđm = 220V, Iđm = 114 A,
n = 1500 vòng/phút, Rư = 0,193(W)
w = = 157(Rad/s)
Lư điện cảm phần ứng động cơ được tính theo công thức Umanxki-Linđvil:
Hằng số g chọn bằng 0,25
Hằng số thời gian của phần ứng:
Tư = Lư/ Rư = 6,14/0,193 = 31,8 (ms) » 0,0318 (s)
Tính (k.F) :
Ta có công thức sau : k.F = = » 1,26
Mômen quán tính của các phần chuyển động quy đổi về trục động cơ:
M(p) – Mc(p) = Jpw(p)
=> J = (M(p) – Mc(p)/ pw(p) trong trường hợp Mc = 0
=> J = M(p)/ w =KFđm/ w = 1,26/157 = 0,008
Hằng số thời gian của bộ biến đổi:
Tvo = (s)
Hằng số thời gian của mạch điều khiển chỉnh lưu chọn bằng:
Tđk = 0,001(s)
Hệ số hàm truyền phản hồi dòng điện Ki:
1,26
1,26
w
Mc
U
E
_
6.4.3 Tổng hợp mạch vòng dòng điện khi bỏ qua sức điện động và mômen cản Mc động cơ
Sơ đồ khối của mạch vòng điều chỉnh dòng điện như (hình 4 - 5), trong đó Ri là bộ điều chỉnh dòng điện, BĐ là bộ biến đổi một chiều, Si là xenxơ dòng điện.
Trong các hệ thống truyền động tự động cũng như các hệ chấp hành thì mạch vòng điều chỉnh dòng điện là mạch vòng cơ bản. Chức năng cơ bản của mạch vòng dòng điện trong các hệ thống truyền động một chiều cũng như xoay chiều là xác định momen kéo của động cơ, ngoài ra còn có chức năng khác như bảo vệ, điều chỉnh gia tốc....
Sơ đồ cấu trúc của mạch vòng dòng điện như sau:
- E
Sơ đồ cấu trúc của mạch vòng dòng điện như sau:
Uiđ
Iư
Ri
Uda
-
Ui
Hằng số thời gian của bộ lọc: Tf = 0,001s
Hằng số thời gian cơ học : Tc = ==0,00097 (s)
Vì phản ứng của mạch phần ứng (sđđ )chậm hơn nhiều so với phản ứng của bộ điều chỉnh dòng điện Ri, nên khi tổng hợp mạch vòng dòng điện ta có thể bỏ qua khâu phản hồi E = k...
Đối tượng điều chỉnh có hàm truyền đạt :
Soi = .
Ta thấy các hằng số thời gian Tf, Tdk,Tvo và Ti là rất nhỏ so với Tư .Nên ta đặt Ts = Tf + Tdk + Tvo + Ti = 0,001 + 0,001 + 0,005 + 0,001 = 0,008(s)
Soi = . và sơ đồ mạch vòng dòng điện có dạng như sau:
Ri
Uid
-Ui
Iu.Ki
Do ta đã gộp luôn mạch phản hồi dòng điện Si vào trong một đối tượng điều chỉnh để trở thành mạch phản hồi đơn vị. Nên để được mạch tương đương thì dòng điện ra phải là Ki.Iư .
Gọi F1’ là hàm truyền đạt của sơ đồ ta có :
F1’
áp dụng tiêu chuẩn module tối ưu : F1’ =
Trong đó = min(Ts,Tư) = Ts = 0,008s
Ta tìm được hàm truyền của bộ điều chỉnh dòng điện có dạng khâu PI (tỷ lệ, tích phân) :
Ri(p) =
=>F1’ =
và hàm truyền đạt của mạch vòng dòng điện là :
Fi = .
Thay số vào các hàm truyền trên ta có:
Fi = 33,33
Ta có mạch tạo nên khâu PI :
-
+
Ura
Ui
Uid
R1
R2
R3
C
Với R2.C = Tư
Ucđ
E
Iư
_
Vậy sơ đồ tổng hợp mạch vòng dòng điện là:
6.4.4. Tổng hợp hệ mạch vòng tốc độ.
Hệ thống điều chỉnh tốc độ là hệ thống mà đại lượng được điều chỉnh là tốc độ góc của động cơ điện, các hệ này rất hay gặp trong thực tế kỹ thuật. Hệ thống này được hình thành từ hệ thống điều chỉnh dòng điện.
Sơ đồ cấu trúc của hệ thống có mạch vòng điều chỉnh tốc độ như sau:
Rw
Uwđ
_
KFđm
-
Uw
M
-Mc
w
Sw
Ta có thể chuyển nút cộng Mc ra ngay sau khối KFđm.
Hằng số thời gian cơ học:
Tc = Þ KFđm =
Rw
Uwđ
-
Uw
w
Sw
1/KFđm
Mc
- Ic
I
Do Ts là hằng số thời gian nhỏ (Ts = Tf + Tdk + Tvo + Ti), nên có thể bỏ qua thành phần 2T2sp2 trong biểu thức hàm truyền đạt F1. Từ đó ta có sơ đồ cấu trúc sau:
Hàm truyền đạt của đối tượng điều chỉnh:
Sow =
Đặt T’s = 2Ts+Tw .
Þ Sow »
Như vậy sơ đồ mạch vòng điều chỉnh tốc độ sẽ có dạng như sau:
Rw
-
Uw
Uwđ
wKw
Do ta đã gộp luôn mạch phản hồi tốc độ Sw vào trong đối tượng điều chỉnh để trở thành mạch phản hồi đơn vị, nên để được mạch tương đương thì tốc độ ra là wKw.
Gọi F’2 là hàm truyền đạt của sơ đồ
F’2 = (wKw)/Uwđ = KwF2 =
Þ Rw =
Tổng hợp mạch theo tiêu chuẩn tối ưu môđun thì :
F’2 =
Trong đó ta chọn ts = T’s .
Rw =
Þ F’2 =
Vậy bộ điều chỉnh tốc độ Rw là một khâu P, có hàm truyền đạt:
Rw =
và hàm truyền đạt của mạch vòng tốc độ là:
F2 =
Với T’s = 2Ts+Tw = 2.0,008 + 0,001 = 0,017s
Thay số ta có:
F2 =
Rw = = 6,2
Ta có mạch tạo nên khâu P:
-
+
-
+
Uwđ
Uw
R1
R1
R2
R3
R3
Uiđ
P
Với R2 = 0,065.R1
Tổng hợp các khối lại ta có sơ đồ cấu trúc hệ thống .
Rw
Ri
FBBĐ
KFđm
KFđm
Uđm
Uw
Ui
Iư
Uda
Mc
CHƯƠNG VII
ỨNG DỤNG MATLAB ĐỂ KHẢO SÁT TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG
7.1 Giới thiệu phần mềm Matlab/Simulink
MATLAB – phần mềm nổi tiếng của công ty MathWorks, là một ngôn ngữ hiệu năng cao cho tính toán kỹ thuật như được viết trong logo của phần mềm này. Nó tích hợp tính toán, hiện thị và lập trình trong một môi trường dễ sử dụng. Các ứng dụng tiêu biểu của MATLAB bao gồm:
Khả năng tính toán mạnh.
Phát triển thuật toán.
Chứa Simulink là môi trường mạnh để mô phỏng các hệ thống động học tuyến tính và phi tuyến.
Đồ họa khoa học và kỹ thuật
Phát triển ứng dụng với các giao diện đồ họa.
Có kiến trúc mở, ủng hộ việc xây dựng thêm các module tính toán kỹ thuật theo chuẩn công nghiệp.
Tên của phần mềm MATLAB bắt nguồn từ thuật ngữ “Matrix Laboratory”. Đầu tiên nó được viết bằng FORTRAN để cung cấp truy nhập dễ dàng tới phần mềm ma trận được phát triển bởi các dự án LINPACK và EISPACK. Sau đó nó được viết bằng ngôn ngữ C trên cơ sở các thư viện nêu trên và phát triển thêm nhiều lĩnh vực của tính toán khoa học và các ứng dụng kỹ thuật.
Ngoài MATLAB cơ bản với các khả năng rất phong phú sẽ được đề cập sau, phần mềm MATLAB còn được trang bị thêm các ToolBox – các gói chương trình (thư viện) cho các lĩnh vực ứng dụng rất đa dạng như xử lý tín hiệu, nhận dạng hệ thống, xử lý ảnh, mạng nơ ron, logic mờ, tối ưu hóa, phương trình đạo hàm riêng, sinh tin học,... Đây là các tập hợp mã nguồn viết bằng chính MATLAB dựa theo các thuật toán mới, hữu hiệu mà người dùng có thể chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm các hàm mới.
Simulink là phần mềm mô phỏng các hệ thống động học trong môi trường Matlab. Đặc điểm của Simulink là lập trình ở dạng sơ đồ cấu trúc của hệ thống. Nghĩa là, để mô phỏng một hệ thống đang được mô tả ở dạng phương trình vi phân, phương trình trạng thái, hàm truyền đạt hay sơ đồ cấu trúc thì chúng ta cần chuyển sang chương trình Simulink dưới dạng các khối cơ bản khác nhau theo cấu trúc cần khảo sát. Với cách lập trình như vậy người nghiên cứu hệ thống sẽ thấy trực quan và dễ hiểu.
Trong môi trường Simulink có thể tận dụng được các khả năng tính toán, phân tích dữ liệu, đồ hoạ của Matlab và sử dụng các khả năng của toolbox khác như toolbox xử lý tín hiệu số, logic mờ và điều khiển mờ, nhận dạng, điều khiển thích nghi, điều khiển tối ưu …v v.Việc Simulink kết hợp được với các toolbox đã tạo ra công cụ rất mạnh để khảo sát động học các hệ tuyến tính và phi tuyến trong một môi trường thống nhất.
7.2 Thư viện khối chuẩn của Simulink:
Môi trường lập trình Simulink được tạo nên từ các khối chuẩn trong các thư viên của Simulink. Các thư viện Simulink bao gồm các khối sau:
Hình 7.1:Thư viện khối chuẩn của Simulink
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiệu cụ thể tác dụng và cách làm việc của các khối hay dùng trong các thư viện .
7.2.1 Thư viện các khối Sources (Khối phát tín hiệu):
Thư viện này gồm các khối tạo nguồn tín hiệu khác nhau. Trong thư viện Sources có các khối như trong bảng dưới đây:
Tên khối
Chức năng
Band-LimitedWhite Noise
Đưa nhiễu trắng vào hệ
Chirp- Signal
Tạo sóng sin tần số bất kỳ
Clock
Cấp thời gian thực
Constant
Tạo đại lượng không đổi, tín hiệu đầu vào không đổi
Digital Clock
Cấp thời gian, với thời gian lấy mẫu
Discrete Pulse Generator
Khối phát tín hiệu dao động rời rạc
From Workspace
Đọc dữ liệu trong vùng nhớ đệm
From file
Đọc dữ liệu từ một file
Pule Generator
Tạo các xung với các chu kỳ khác nhau
Ramp
Phát tín hiệu đường y= ax +b
Random Number
Tạo các số ngẫu nhiên phân bố chuẩn
Repeating Sequence
Tạo tín hiệu tuỳ ý lặp lại theo chu kỳ
Signal Generator
Tạo các dạng tín hiệu khác nhau
Sine Wave
Tạo tín hiệu hình sin
Step
Tạo tín hiệu dạng hàm bậc thang đơn vị (hàm bước nhảy)
Uniform Random Number
Tạo các số ngẫu nhiên phân bố đều
+ Constant:
Khối tạo nên hắng số. Hằng số đó có thể là véctơ hay matrận, hay tín hiệu đơn tùy ta khai báo ở constant. Muốn vậy nháy đúp vào khối ta sẽ mở ra cửa sổ Block Parameters và có thể nhập các tham số sau đó ấn OK.
Ở ô interpret vecto parameters nếu chọn ta có thể khai báo tham số là véctơ hàng hay véctơ cột, nếu không chọn véctơ hàng hay cột mà ta khai báo chỉ có thể dùng như véctơ với chiều dài n.
+ Step và Ram:
Dùng để tạo tín hiệu bậc thang hay tín hiệu dốc dốc tuyến tính. Chúng ta có thể khai báo giá trị đầu/ giá trị cuối và cả thời điểm bắt đầu của bước nhẩy.
Trong hộp parameter ta nhập Step time: nhập thời gian bắt đầu của bước nhẩy. Initial value: Nhập giá trị ban đầu trước khi có bước nhẩy. Final value: giá trị cuối của bước nhẩy. Sample time: 0 khi mô phỏng cho hệ liên tục; 1 khi mô phỏng cho hệ gián đoạn.
+ Signal Generator và Pulse Generator:
Signal Generator tạo các tín hiệu kích thích khác nhau ví dụ như sin, răng cưa còn Pulse Generator tạo xung chữ nhật với biên độ và tần số độ rộng xung có thể thay đổi.
+ SINE WAVE:
Tạo tín hiệu hình sin cho cả hai loại liên tục( sample time = 0) và cho gián đoạn với ( sample time = 1). cơ sở quan hệ y=Amplitude.sin(Fequency.time+phase)
+ Repeating Sequency: tạo tín hiệu tuần hoàn tuỳ ý.
7.2.2 Thư viện các khối Sinks
Ở đây gồm các khối dùng để hiển thị hoặc ghi lại kết quả mô phỏng ở đầu ra một khối trong hệ thống được khảo sát. Trong thư viện Sinks có các khối sau:
Tên khối
Chức năng
Display
Hiển thị tín hiệu dưới dạng chữ số
Scope
Khối quan sát
Stop simulation
Ngừng quá trình mô phỏng khi lượng vào khác không
To File
Ghi dữ liệu vào File
To Workspace
Ghi dữ liệu vào vùng làm việc
XY graph
Hiển thị đồ thị XY của tín hiệu trên cử sổ đồ thị MATLAB
Thư viện Sink(bao gồm các khối truy suất chuẩn của Simulink)
+ Scope
Nhờ scope ta có thể hiển thị các tín hiệu của quá trình mô phỏng.
Khi có đồ thị hiện ra chúng ta có thể zoom để xem tín hiệu theo ý muốn, ngoài ra khi vào hộp thoại scope chúng ta thấy
Number of axes: tại đây ta nhập số trục toạ độ tương ứng với sô tín hiệu đầu vào.
Time range: nếu điền một thời gian cụ thể đồ thị sẽ biểu diễn cho tới thời điểm giá trị của số xác định, nếu không đặt là auto
Tick lables: nhãn cho trục sẽ hiện các giá trị tại các trục hay không.
XYGaph: biểu diễn hai tín hiệu vào scalar trên toạ độ XY dưới dạng đồ thị của matlab ta có thể đặt giới hạn cho trục. Đầu vào thứ nhất tương ứng với trục x đầu vào thứ hai tương ứng với trục y.
7.2.3 Thư viện các khối Continuous.
Trong thư viện này có các khối của hệ thống liên tục tuyến tính, các khối biểu diễn các hàm tuyến tính chuẩn. Thư viện Linear gồm các khối sau:
Tên khối
Chức năng
Derivative
Tính vi phân theo thời gian của lượng vào ( d/dt)
Integrator
Tích phân tín hiệu
Memory
Bộ nhớ ghi lại dữ liệu
State- Space
Biểu diễn hệ thống trong không gian trạng thái tuyến tính
Transfer Fcn
Hàm truyền đạt tuyến tính của các khâu hoặc hệ thống
Transport Delay
Giữ chậm lượng vào theo giá trị thời gian cho trước.
Variable Transport Delay
Giữ chậm lượng vào với khoảng thời gian biến đổi
Zero- pole
Hàm truyền theo Pole(điểm cực) và Zero(điểm không)
+ Derivative:
Phép tính đạo hàm tín hiệu đầu vào được thực hiện nhờ khối derivative. Tín hiệu ở đầu ra có dạng Du/Dt. Trong đó D là biến thiên của đại lượng cần tính kể từ bước tính liền trước đó.
+ Integrator:
Khối Integrator lấy tích phân tín hiệu đầu vào của khối. Giá trị ban đầu khai báo tại hộp thoại cảu khối tại ônInitial condition. NếuInitial condition được chọn là exterrnal thì trên biểu tượng của khối xuất hiện một đầu vào thứ hai giành cho giá trị ban đầu lấy nguồn ngoài của khối. Đầu ra của khối Integrator tại ô external reset có thể chọn một trong các giá trị rising, falling, erithr hay leve, khối này sẽ tự động giành thêm một đầu giành cho giá trị reset.
+ State- Space:
Là mô hình trạng thái của hệ tuyến tính.. (xem control systerm toolbox).
+ Transfer Fcn:
Là mô hình hoá hàm truyền đại tương đương với lệnh tf(num,den) của control systerm toolbox.
7.2.4 Thư viện các khối Dicrete (tín hiệu rời rạc hay tín hiệu số Z)
Thư viện này có các khối cơ bản của hệ thống rời rạc, các khối tính toán trong miền thời gian rời rạc. Cụ thể bao gồm các khối như trong bảng sau:
Tên khối
Chức năng
DiscreteTransferEcn
Biểu diễn hàm truyền trong hệ rời rạc
Discrete Zero- pole
Biểu diễn hàm truyền trong hệ rời rạc thông qua Pole và Zero
Discrete -Filter
Biểu diễn các bộ lọc HR và FIR
DiscreteState- Space
Biểu diễn hệ thống trong không gian trạng thái rời rạc
Discrete-Time Integrator
Biểu diễn tích phân tín hiệu rời rạc theo thời gian
Fist Order Hold
Khâu tạo dạng bậc nhất
Unit Display
Hiển thị tín hiệu trong một chu kỳ rời rạc
Zero order Hold
Khâu tạo dạng bậc thang không
7.2.5 Thư viện các khối Nonlinear (các khâu phi tuyến).
Thư viện Nonlinear có các khối biểu diễn các hàm phi tuyến điển hình các khối trong hệ thống phi tuyến. Cụ thể bao gồm các khối sau:
Dead Zone
Mô tả vùng không nhạy (vùng chết).
Quantizer
Lượng tử hoá tìn hiệu vào trong các khoảng xác định.
Rate Limiter
Hạn chế phạm vi thay đổi của tín hiệu
Relay
Khâu rơle.
Saturation
Khâu bão hoà tín hiệu (khâu hạn chế).
Switch
Chuyển mạch giữa hai lượng vào.
7.2.6 Thư viên khối Signal & System:
Thư viện Signal & System có các khối biểu diễn tín hiệu và hệ thống. Cụ thể bao gồm các khối chính như sau:
Tên khối
Chức năng
Sub&Systems
Xây dựng hệ thống con bên trong hệ thống lớn
In1
Tạo cổng vào cho một hệ thống
Demux (phân kênh)
Tách tín hiệu véctơ thành các tín hiệu vô hướng
Mux (Dồn kênh)
Gộp các tín hiệu thành một véctơ
Out1
Tạo cổng ra cho một hệ thống
7.2.7 Thư viện chứa các khối toán học Math:
Thư viện Math có các khối biểu diễn hàm toán học. Cụ thể bao gồm các khối chính như sau:
Tên khối
Chức năng
Abs
Biểu diễn giá trị tuyệt đối của lượng vào
Combuanatoril logic
Biểu diễn bảng chân lý.
Dot product
Nhân giữ hai véctở
Product
Thực hiện nhân các lượng vào
Gain
Bộ (khâu) khuyếch đại
Matrix gain
BKĐ có hệ số khuyếch đại là một Ma trận
Math function
Các hàm toán học
MinMax
Tìn giá trị min, max
Relational
Toán tử quan hệ
Sum
Tính tổng của các lượng vào
Trigonometric Function
Hàm lượng giác
Các khối trong thư viện này có chức năng ghép toán học các tín hiệu khác nhau. Sau đây sẽ mô tả một số khối hay dùng.
+ Sum:
Đầu ra của khối sum là tổng các tín hiệu vào. Với khối sum ta có thể cộng hoặc trừ nhiều tín hiệu bằng cách khai báo vào Lits of signs:
+ Khối Product và Dot Product:
Khối dot product cho ta tích vô hướng của các véc tơ đầu vào. Khối product thực hiện phép nhân từng phần tử hay từng ma trận , cũng như phép chia tín hiệu đầu vào Tại Number of inputs: ta nhập số đầu vào. Tại Multiplication: Chọn element-wise khi cần nhân hoặc chia của từng phần tử hoặc tín hiệu, chọn Matrix nếu muốn nhân hoặc chia tín hiệu dạng matrận.
+ Khối Gain, Matrix Gain, Slider Gain:
Khối gain có tác dụng khuyếch đại tín hiệu đầu vào Bằng biểu thức khai báo ở ô Gain khi ta nháy đúp vào khối này. Khối Slider Gain Cho phép người sử dụng thay đổi giá trị khuyếch đại trong quá trình mô phỏng. Khi nhấy kép chuột trái vào khối, cửa sổ khối ta nhập vào giá trị bế nhất, và lớn nhất, ta có thể thay đổi giá trị khuyếch đại trong khoảng này bằng thanh trượt. Matrix Gian cũng giống như gian nhưng khác ở chỗ chúng ta phẩi khai báo tham số thích hợp để thực hiện phép nhân giữa ma trận Gain với đầu vào.
7.2.8 Thư viện chứa các khối Function & Tables:
Tên khối
Chức năng
Fcn
Ứng dụng biểu thức toán nhất định cho lượng vào.
Matlab Fcn
Ứng dụng hàm Matlab cho lượng vào.
look- Up Table 2-D
Biểu diễn tuyến tính từng đoạn của hai lượng vào
S -Function
Đưa một S-Function vào trong một khối
7.2.9 Thư viện các khối mở rộng của Simulink:
Additional Discrete: Khối mở rộng khối tín hiệu rời rạc.
Additional linear: Khối mở rộng khối tín hiệu tuyến tính
Additional Sinks: Khối mở rộng khối quan sát.
Filp Flops: Khối mở rộng chứa khối Trigơ.
Linearization: Khối mở rộng tuyến tính hoá.
Transformations: Khối mở rộng các khối biến đổi toán học.
7.3 Ứng dụng Matlab khảo sát tính ổn định của hệ thống
7.3.1 Mô phỏng bộ biến đổi của hệ thống
a) Sơ đồ cấu trúc
b) Mô phỏng
Hình 7.2 Kết quả mô phỏng bộ biến đổi của hệ thống
7.3.2 Mô phỏng hoạt động của động cơ điện một chiều
a) Sơ đồ cấu trúc
b) Mô phỏng
Hình 7.3 Kết quả mô phỏng hoạt động của động cơ điện một chiều
7.3.3 Mô phỏng hoạt động của mạch vòng dòng điện
a) Sơ đồ cấu trúc
b) Mô phỏng
Hình 7.4 Kết quả mô phỏng hoạt động của mạch vòng dòng điện
7.3.4 Mô phỏng khâu phản hồi tốc độ của hệ truyền động
a) Sơ đồ cấu trúc.
b) Mô phỏng.
Hình 7.5 Kết quả mô phỏng khâu phản hồi tốc độ của hệ truyền động
7.3.5 Mô phỏng đồ thị khâu phản hồi tác động
a) Sơ đồ cấu trúc
b) Mô phỏng
+ Kết quả khi chạy thuận
a)
+ Kết quả khi chạy ngược
b)
Hình 7.6 Kết quả mô phỏng đồ thị khâu phản hồi tốc độ
khi chạy thuận (a); khi chạy ngược (b)
Kết luận
Sau hơn hai tháng nghiên cứu tài liệu và được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy giáo Vũ Anh Tuấn em đã hoàn thiện bản đồ án của mình.
Trong quá trình làm đồ án em đã nghiên cứu tìm hiểu tài liệu trong thư viện nhà trường, trên mạng internet cũng như tài liệu, giáo trình của thầy Vũ Anh Tuấn tìm giúp. Và với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô trong bộ môn em đã thu được một số thành quả nhất định:
+ Biết được cách trình bày kết cấu cơ bản của một bản đồ án.
+ Biết tìm tòi, chắt lọc những tài liệu phù hợp cho nội dung của đồ án.
+ Qua đồ án của mình em đã hiểu được quy trình công nghệ của thiết kế hệ thống truyền động chỉnh lưu – động cơ một chiều.
Mặc dù do thời gian làm đồ án còn ngắn và trình độ kiến thức của bản thân còn hạn chế nên bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn để đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Chinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền, Truyền động điện, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2006.
[2] TS. Trần Thọ, PGS.TS. Võ Quang Lạp, Cơ sở điều khiển tự động truyền động điện, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[3] Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Trần Trọng Minh, Điện tử công suất, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[4] Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi, Trang bị điện – điện tử máy gia công kim loại, Nhà xuất bản giáo dục.
[5] Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dùng chung, Nhà xuất bản giáo dục.
[6] Bộ môn TĐ-TL, Khoa Điện, Hệ truyền động chỉnh lưu – động cơ,
[7] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Điều chỉnh tự động truyền động điện, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2004.
[8] Nguyễn Phùng Quang, Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_hop_he_dien_co_0394.doc