Tài liệu Đề tài Tổng công ty Việt Nam chuyển đổi theo mô hình "Công ty mẹ- Công ty con": +
Lời nói đầu
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XIX các tập đoàn kinh tế đã nối tiếp nhau ra đời ở các nước tư bản. Nó là một tổ chức tiên tiến, hiện đại, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế - xã hội, là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích kinh tế.
ở nước ta hiện nay, quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cải cách toàn diện các doanh nghiệp nhà nước và với việc theo mô hình "Công ty mẹ - Công ty con" là một trong hướng đi đầu.
Đây là mô hình đã được khá nhiều các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng và gặp hái được nhiều thành công.
Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước đã dần chuyển đổi các Tổng công ty lớn theo mô hình tiên tiến này là Tổng công ty chè cũng sẽ không nằm ngoài ngoại lệ đó. Với những điều kiện tốt về vốn, công nghệ, nguồn lực bao gồm cả cán bộ quản lý và thị trường đảm bảo việc Tổng công ty ...
55 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng công ty Việt Nam chuyển đổi theo mô hình "Công ty mẹ- Công ty con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+
Lời nói đầu
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XIX các tập đoàn kinh tế đã nối tiếp nhau ra đời ở các nước tư bản. Nó là một tổ chức tiên tiến, hiện đại, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế - xã hội, là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích kinh tế.
ở nước ta hiện nay, quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cải cách toàn diện các doanh nghiệp nhà nước và với việc theo mô hình "Công ty mẹ - Công ty con" là một trong hướng đi đầu.
Đây là mô hình đã được khá nhiều các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng và gặp hái được nhiều thành công.
Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước đã dần chuyển đổi các Tổng công ty lớn theo mô hình tiên tiến này là Tổng công ty chè cũng sẽ không nằm ngoài ngoại lệ đó. Với những điều kiện tốt về vốn, công nghệ, nguồn lực bao gồm cả cán bộ quản lý và thị trường đảm bảo việc Tổng công ty Việt Nam chuyển đổi theo mô hình "Công ty mẹ- Công ty con" là một bước tiến lên của việc phát triển của công ty nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung. Tổng công ty chè cũng là một trong các Tổng công ty lớn và việc chuyển sang mô hình công ty mẹ –công ty con là bước phát triển ma Tổng công ty hướng tới .
Bài viết này em đã được chỉ bảo, hướng dẫn rất tận tình của thầy Đỗ Hoàng Toàn và các chú, các bác ở Tổng công ty chè. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
Khái quát chung về Tổng công ty chè Việt Nam
và mô hình Công ty mẹ - Công ty con
1.1. Khái quát chung về Tổng công ty chè Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty chè Việt Nam* Trích : Tài liệu Phòng tổng hợp
1.1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập 1974 đến năm 1995
Cùng với một số mặt hàng như cà phê, điều, lạc, chè … là một sản phẩm chiến lược có ưu thế mạnh ở nước ta. Với sự tăng trưởng, tập trung, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Và theo quyết định số 95/CP ngày 19/4/1994 của Hội đồng Chính phủ thành lập Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các nhà máy xuất khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè hương ở miền Bắc. Mô hình của Liên hiệp lúc đó chỉ là các nhà máy công nghiệp và chế biến, sản xuất ở phía Bắc bao gồm:
+ 5 nhà máy sản xuất chè đen xuất khẩu và nội tiêu
+ 2 nhà máy sản xuất chè hương xuất khẩu và nội tiêu
+ 2 nhà máy sản xuất chè hương xuất khẩu và nội tiêu
+ 1 nhà máy cơ khí làm nhiệm vụ sản xuất phụ tùng thay thế, lắp đặt và sửa chữa thiết bị chế biến.
+ 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và chế biến.
- Năm 1979, dưới sự cho phép của Nhà nước sát nhập các xí nghiệp chè với Công ty chè TW thuộc Bộ Công nghiệp theo Quyết định 75/CP ngày 2/3/1979 của Hội đồng Chính phủ, đồng thời nhà nước sát nhập phần lớn những nông trường chuyên trồng chè ở địa phương vào Liên hiệp. Lúc này, quy mô được mở rộng với 39 thành viên bao gồm:
+ 17 Nông trường quốc doanh chuyên trồng chè
+ 19 Nhà máy chế biến chè
+ 1 Xí nghiệp vật tư - vận tải
+ 1 Viện nghiên cứu chè
+ 1 Nhà máy cơ khí
- Đến tháng 3 năm 1987, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ra Quyết định số 28/NN-TCCB/QĐ thành lập công ty XNK chè thuộc Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam. Đây là Công ty thương mại làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu sản phẩm và các thiết bị chè, thoả mãn tốt các nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm chè của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời nhập khẩu vật tư hàng hoá, thiết bị chuyển giao công nghệ, phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm.
- Ngày 3/5/1989 thực hiện chủ trương phân phối công bằng chuyên môn hoá, hợp tác hoá, để nâng cao khả năng kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các công ty chè, công ty XNK chè sát nhập với xí nghiệp vật tư vận tải chè thuộc Bộ Nông nghiệp theo quyết định số 236/NN-TCCB/QĐ thành Công ty XNK và đầu tư phát triển chè.
"Căn cứ văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và uỷ quyền quyết định thàh lập các Tổng công ty theo quyết định só 90/TTg ngày 7/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ"1 Trích : Điều lệ thành lập và tổ chức Tổng công ty chè Việt nam
.
1.1.1.2. Từ năm 1995 đến nay
“Cuối năm 1995 theo Quyết định số: 394NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định thành lập Tổng công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại Liên hiệp các xí nghiệp công nông chè Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tên đơn vị: Tổng công ty chè Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Tea Corporation
Tên viết tắt: Vinatea Corp.
Trụ sở chính: 46 Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Vốn pháp định: 101.867,5 triệu đồng
- Vốn kinh doanh: 101.867,5 triệu đồng
Trong đó:
+ Vốn cố định: 68.163,6 triệu đồng
+ Vốn lưu động: 27.256,2 triệu đồng
+ Vốn XDCB: 5.601,0 triệu đồng
+ Vốn Phát triển sản xuất: 847,7 tr iệu đồng”: số liệu Phòng Tài Chính ,11/1995
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam
Ngay từ khi thành lập Tổng công ty là liên hợp của nhiều xí nghiệp hợp lại và chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh, ngày nay khi quy mô của Tổng công ty đã được mở rộng hơn thì Tổng công ty không chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh mà còn cả sang lĩnh vực dịch vụ nữa.
Tổng công ty ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ra còn phải làm nhiệm vụ như khảo sát thị trường, ngoài thị trường quan trọng trong nước thì việc tìm hiểu thị trường xuất khẩu trên thế giới cũng rất quan trọng vì các công ty con, công ty liên kết không và khó có khả năng tìm hiểu được thị trường trên do chưa đủ khả năng về vốn và quan hệ trên thị trường thế giới. Do đó công ty phải phát triển thị trường, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn để tiếp thu khoa học công nghệ dùng cho sản xuất va chế biến chè. Là Tổng công ty lớn nên công ty phải đại diện cho các công ty con để nhập các thiết bị, công nghệ…để phát triển cho chính Tổng công ty va các công ty thành viên khác, nhằm đưa ngành chè Việt nam sánh kịp với một số nước trên thế giới như Trung quốc
- Tổng công ty chè Việt Nam là Tổng công ty nhà nước do đó nó chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động kinh doanh chè Việt nam. Tổng công ty có nhiệm vụ nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, vật tư thiết bị ngành chè, tiến hành các hoạt động kinh doanh khác đúng pháp luật, cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trồng chè, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn, xây dựng các mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư, để phát triển trồng chè góp phần thực hiện xoá đói giảm nghè, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cải thiện môi sinh. Từ đó ta thấy được chức năng rất quan trọng của cây chè Việt nam
Ngoài những việc làm trên Tổng công ty phải thực hiện việc nghiên cứu các giống chè mới nhằm nâng cao chất lượng chè Việt nam , chất lượng chế biến , quy trình canh tác, gặt hái , để giảm tối thiểu chi phí va tránh hư hỏng chè . Đồng thời Tổng công ty phải đa dạng hóa sẩn phẩm, sử dụng nhãn hiệu, bao bì một cách phù hợp . Và điều quan trọng nhất là Tổng công ty phải tạo ra được thương hiệu dặc trưng cho ngành chè Việt nam nói riêng va của Tổng công ty nói chung
Từ ngày thành lập đến nay Tổng công ty chè đã có những bước tiến vượt bậc , hiện nay thị trường của Tổng công ty đã rộng khắp cả nước va trên thế giới.Tổng công ty đã tham gia quản lý, chỉ đạo điều hành đến tất cả các Công ty thành viên. Cây chè và các sản phẩm về chè ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới,sản phẩm đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mà còn cả xuất khẩu
Ngoài ra ,để phát triển Tổng công ty đã liên kết với các đơn vị trong nước và trên thế giới để phát triển sản xuất và kinh doanh chè. Tổng công ty chè đã nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu , kiểm tra chất lượng sản phẩm, trung tâm thông tin , trung tâm đấu giá chè Việt nam …do đó Tổng công ty đã có những bước phát triển hết sức nhanh chóng
* Nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt nam
- Các ngành nghề kinh doanh :
+ Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác.
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát.
+ Sản xuất vật liệu sản xuất, sản xuất phan bón các loại, phục vụ vùng nguyên liệu.
+ Sản xuất các loại bao bì sao cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường
- Chế tạo sản xuất cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc phục vụ chuyên ngành chè.
- Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến chè.
- Xây dựng cơ bản và đầu tư tư vấn, xây lắp phát triển ngành chè dân dụng.
- Dịch vụ du lịch, dịch vụ khách hàng.
- Bán buôn, bán lẻ các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác.
- Xuất nhập khẩu bao gồm:
+ Xuất nhập khẩu các sản phẩm chè và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ.
+ Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện và hàng tiêu dùng.
- Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật3 Phòng tổ chức lao động-Tổng công ty chè Việt nam , 3/2005
Tổng số lao động trong danh sách của Tổng công ty là 9.116 người.
Về chất lượng lao động trong các đơn vị do Tổng công ty trực tiếp quản lý có:
- Tiến sỹ, thạc sỹ : 17 người
- Đại học : 540 người
- Trung cấp : 454 người
- Thợ bậc cao : 1.276
Nhìn chung số lao động của Tổng công ty ngày một phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng . Trong đó trình độ của các cán bộ quản lý và các công nhân bậc cao đã được đẩy mạnh để có thể nắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển mới sang mô hình “công ty mẹ –công ty con “
Ngoài số lao động trên, khi vào thời vụ, Tổng công ty còn sử dụng lượng lớn lao động hợp đồng ngắn hạn, lao động phục vụ cho chế biến và chăm sóc cây chè.
1.1.3. Về cơ cấu tổ chức ** Trích: Tìm hiểu những quy định pháp luật thành lập ,tổ chức , quản lý tổng công ty theo mô hình công ty mẹ-công ty con_NXB Lao động –xã hội
Bộ máy điều hành của Tổng công ty chè Việt nam được quy định như sau:
*Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu , nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt động của Tổng công ty
*Ban kiểm soát:
- Hội đồng quản trị thành lập ra ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị thanh , tra giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
- Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao cho và báo cáo , chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra giám sát của mình
- Ban kiểm soát bao gồm:
+ Trưởng ban là thàng viên của Hội đồng quản trị
+ Hai thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định
+ Một đại diện do tổ chức Công đoàn Tổng công ty
* Ban giám đốc:
- Tổng giám đốc :là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty , là người điều hành hoạt động của Tổng công ty theo mục tiêu , kế hoạch phù hợp với điều lệ Tổng công ty và các quyết định của Hội đồng quản trị , chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
- Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc va pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
* Bộ máy giúp việc Tổng công ty
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Công ty thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
- Văn phòng Tổng Công ty là cơ quan giúp việc Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc về các mặt tổng hợp, văn thư, hành chính, quản trị.
Quy chế làm việc của Hội đồng Quản trị và bộ máy điều hành của Tổng Công ty đều được căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty chè Việt Nam
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban Kiểm soát
PTGĐ
Kỹ thuật sản xuất
PTGĐ
Hành chính
PTGĐ
Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật công nghệ
Phòng xây dựng cơ bản
Phòng kỹ thuật NN
Phòng Kiểm tra chất lượng
Phòng Kế hoạch đầu tư
Phòng Kinh doanh
Phòng hợp tác đối ngoại
Phòng thông tin lưu trữ
Phòng
Tổ chức lao động
Phòng
Tài chính kế toán
Ban thi đua
Văn phòng
Tổng công ty
1.2. Khái quát chung về mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con
1.2.1. Khái niệm
Công ty mẹ (sau đây gọi là Tổng công ty): là công ty nhà nước, do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn ở các công ty con và công ty liên kết.
* Công ty con (sau đây gọi là công ty thành viên)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Các Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, Công ty liên doanh với nước ngoài, Công ty ở nước ngoài mà Tổng công ty giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các qui định pháp luật có liên quan.
- Các công ty liên kết là các công ty có một phần vốn góp không chi phối của Tổng công ty, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có 2 thành viên trở lên, công ty cổ hần liên doanh với nước ngoài.
* Mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu sau:
- Một là: Công ty quản lý vốn: Mục tiêu chủ yếu của công ty này là đầu tư vào công ty khác. Cơ cấu tổ chức của nó bao gồm các bộ phận điều phối, lập kế hoạch và tiến hành kinh doanh trong phạm vi các công ty con.
- Hai là, Công ty quản lý hoạt động: là mô hình đặc trưng của Công ty mẹ-công ty con của chúng. Công ty này có chức năng kinh doanh nhưng đồng thời cũng sở hữu và kiểm soát nhóm các công ty con của nó. Các công ty được tổ chức thành các pháp nhân riêng được tham gia vào các giao dịch một cách độc lập.
1.2.2. Thực chất mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con
1.2.2.1. Đặc điểm
- Để hoạt động được theo mô hình công ty mẹ - công ty con , các doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn rất lớn. Do đó khi doanh nghiệp đã được hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ có quy mô về vốn, lao động, và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và một thị trường là rất lớn, khi đó nó có đủ điều kiện để có thể nhập má móc thiết bị , công nghệ mới , để nâng cao chất lượng vâ năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và trên thế giới.
- Các công ty con đều có pháp nhân riêng và đa phần chúng là hoạch toán độc lập, do đó công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn góp của mình
- Các công ty mẹ - công ty con hầu hết chúng đều hoạt đọng đa ngành đa lĩnh vực, do đó nó có thể phát triển trên thị trường rộng lớn. Do đó ngoài việc nó làm giảm rủi ro, mạo hiểm cho doanh nghiệp ở các mặt hàng khác nhau, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà nó còn tận dụng tối đa cơ sở hạ tậng của công ty mẹ. Tuy có sự đa dạng về hàng hóa nhưng doanh nghiệp luôn có những ngành chủ đạo với sản phẩm thể hiện thế mạnh của mình.
1.2.2.2 Bản chất của mô hình Công ty mẹ- Công ty con
Với các công ty con mà công ty mẹ chiếm hoanh toàn vốn đầu tư , tuy nó là một pháp nhân độc lập nhưng công ty mẹ hoàn toàn có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức, quản lý ,bổ nhiệm , bãi nhiệm, khen thưởng kỷ luật các chức danh quản lý, công ty mẹ có quyền phê duyệt các dự án đầu tư, quyết định vốn điều lệ , do đó công ty mẹ sẽ quyết định nội dung , sửa đổi nội dung va điều lệ của công ty con .Và thông qua kết quả sản xuất kinh doanh , báo cáo tài chính mà công ty mẹ sẽ đánh giá hoạt động của công ty con .Còn với các công ty con mà công ty mẹ không chiếm hoàn toàn vốn đầu tư thì chỉ có thể tác động một cách hữu hạn và và chịu trách nhiệm một cách hữu hạn.
Dựa vào quan hệ trên ta thấy , các công ty mẹ luôn phải hoạch toán các chiến lược hoạt động cho chính mình và cho các công ty con ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vao quan hệ giữa mẹ và con. Quan hệ giữa công ty mẹ va công ty con có thể là chặt chẽ, bán chặt chẽ, hay lỏng lẻo. No thể hiện qua số vốn góp vào các công ty con . Nếu vốn góp là 100% thì đay là quan hệ chặt chẽ , khi công ty mẹ góp vốn đầu tư chi phối thì là bán chặt chẽ. Còn vón góp của công ty mẹ không giữ vai trò chi phối thì là liên kết lỏng lẻo
Do đó tùy vào mức độ quan hệ mà công ty mẹ có thể quyết định nhân sự cấp cao của công ty con. Nhưng trước pháp luật thì hoàn toàn khác, các công ty mẹ, công ty con là các pháp
Sau đây là khái quát về mô hình công ty mẹ –công ty con một cách tổng quát
Mô hình công ty mẹ- công ty con
Công ty mẹ
Công ty con
Công ty con
Công ty cháu
Công ty cháu
Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh
Quan hệ quản lý trực tiếp
Quan hệ phối hợp
1.2.3 Sự cần thiết và tính khách quan của mô hình
Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới , nền kinh tế Việt nam đã có sự phát triển hết sức quan trọng, trong đó nền kinh tế thị trường đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và như là một tất yếu của sự phát triển việc các Tổng công ty nhà nước chuyển dần lên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và cao hơn nữa là tập đoàn kinh tế, nó như sự đi lên của các doanh nghiệp mà còn là sự đi lên của đất nước.vì vậy các Tổng công ty chuyển đi lên hoạt đọng theo mô hình công ty mẹ –công ty con như là tất yếu khách quan của sự phát triển thể hiện qua các lý do sau:
*Thứ nhất , sự hình thành và phát triển của mô hình công ty mẹ - công ty con nó thể hiện sự phát triển cao.khi đó nó sẽ tạo ra cho các doanh nghiệp các điều kiện về vốn và khoa học công nghệ , khi có đủ các điều kiện đó thì sản phẩm đầu ra của của doanh nghiệp sẽ được nâng cao về chất lượng . Ngoài ra nó còn tránh được sự xâm nhập của hàng hóa của các công ty lớn trên thế giới, ngoài ra với điều kiện cao hơn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có thể cạnh tranh, vươn ra thị trường khu vực và trên thế giới
*Thứ hai, Việc hình thành nên công ty mẹ không chỉ là phép cộng đơn thuần các công ty con . Đối với riêng lẻ một công ty con thì vốn vẫn luôn là vấn đề nan giải, khi ta kết hợp các công ty con lại với nhau tạo ra công ty mẹ có tiềm lực vốn rất lớn, việc sử dụng hiệu quả , đúng đắn sẽ là của công ty mẹ hay là sự thống nhất của các công ty con. Ngoài ra việc kết hợp lại nó sẽ tăng khả năng liên kết để phát triển, tránh sự thâu tóm của các công ty lớn.Đồng thời các công ty con có thể trao đổi cho nhau về thông tin và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh
*Thứ ba , mô hình công ty mẹ - công ty con giữ vai trò quan trọng đối với các nước đi sau trong việc tiến kịp các quốc gia phát triển về kinh tế.
Mô hình công ty mẹ- công ty con đã ra đời, tồn tại và phát triển từ lâu trong lịch sử phát triển của kinh tế thế giới, với các tập đoàn lớn từng bước nắm lấy các ngành, các lĩnh vực hoạt động chủ chốt có lợi nhuận cao hình thành một hệ thống các tập đoàn lớn hay các tập đoàn xuyên quốc gia, nó bao từng bước nắm lấy các ngành, các lĩnh vực hoạt động chủ chốt có lợi nhuận cao hình thành mộ t hệ thống các tập đoàn lớn bao gồm hàng trăm ngành các công ty vừa và nhỏ phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào công ty mẹ về tài chính, chiến lược kinh doanh, công nghệ kĩ thuật. Do đó việc Công ty mẹ - công ty con được hình thành, có sức sống mãnh liệt và có sự phát triển không ngừng như vậy bởi vì nó phù hợp với các quy luật khách quan và những xu thế phát triển của thời đại.
*Thứ tư, Việc hình thành nên các công ty mẹ –công ty con nó thể hiện chuyên môn hóa cao, nó là giai đoạn cao của sự phát triển.Với tiềm lực của mình các công ty mẹ có thể chi phối được thị trường mà sản phẩm của công ty hoạt động và cao hơn nữa nó sẽ tạo ra các khu công nghiệp và các đặc khu kinh tế, khi đó nó có thể giải quyết được vấn đề việc lam của địa phương và làm thay đổi bộ mặt của địa phương, của đất nước mà doanh nghiệp đó hoạt động.
*Thứ năm, trong quá trình phát triển của mình việc chuyển đổi theo mô hình mới la công ty mẹ –công ty con hay tập đoàn kinh tế như là tất yếu của nên kinh tế thị trường , việc các doanh nghiệp phải tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường như:
-Quy luật tích tụ và tập trung vốn
với sự cạnh tranh không khoan nhượng như hiên nay thì việc tích lũy vốn sản xuất và tái sản xuất mở rộng là điều cần thiết để tồn tại, nhất là với các công ty con, do đó ngoài việc tích tụ vốn các công ty con thường liên kết lại với nhau để chống lại những công ty lớn. Nếu chỉ hoạt động riêng lẻ thì sự tồn tại của các công ty con tển thị trường là rất ít
-Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì lực lượng sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ nó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp với nó, do đó việc kinh doanh kiểu cũ là manh mún rời rạc không thể đáp ứng được lực lượng sản xuất như hiện nay, nó đòi hỏi quan hệ sản xuất cao hơn và mô hình công ty mẹ –công ty con có thể thỏa mãn điều đó
Trong nhiều năm tiến bộ của khoa học công nghệ một cách chóng mặt
Yếu tố quyết định cho các doanh nghiệp thắng lợi trong cạnh tranh và đạt lợi nhuận cao là việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ. Để có sản phẩm tiến bộ khoa học công nghệ hay nói cách khác để đổi mới công nghệ cần phải có nhiều vốn tiến hành trong thời gian nhiều năm trang khi đó độ rủi ro lại cao cần có lực lượng cán bộ khoa học kĩ thuật đủ mạnh .
1.2.4 Quá trình phát triển nó trên thế giới.
Đi đôi với quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội là quá trình phát triển về mặt tổ chức của các đơn vị sản xuất - kinh doanh theo hướng tập trung hoá, trên cơ sở tích tụ và cạnh tranh. Từ các đơn vị sản xuất ban đầu, trải qua các giai đoạn hình thành các công ty sản xuất, các công ty sản xuất tập trung hàng dọc, các công ty sản xuất tập trung hàng ngang và cuối cùng là các tập đoàn kinh tế với nhiều dạng khác nhau từ thấp đến cao. Đó là mô hình tổ chức kinh doanh hiện đại, đầy hiệu quả và quyền lực đóng vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nước, khu vực và thế giới trong giai đoạn hiện nay. Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế nói chung phản ảnh những quy luật tất yếu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luậ tích tụ tập trung vốn và sản phẩm, quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận, quy luật của sự tiến bộ khoa học và công nghệ, trong đó có khoa học quản lý.
Khi nói đến tập đoàn kinh tế thường ám chỉ đó là một cơ cấu hoặc một tổ chức kinh daonh thực hiện kêt ước kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính,...hoạt động trong cùng một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trên phạm vị một hay nhiều nước, có mối quan hệ với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và lợi ích. Tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế có hai chức năng cơ bản là vừa kinh doanh, vừa liên kết kinh tế nhầm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Trong tập đoàn kinh tế có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Nói chung, tập đoàn kinh tế không phải là một pháp nhân kinh tế với tư cách toàn bộ tập đoàn.
Như vậy mô hình công ty mẹ –công ty con chỉ là một phần hay giai đoạn đầu tiên của sự hình thành các tập đoàn kinh tế , và ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển trên thế giới thì nó đã phát triển ở giai đoạn cao của tập đoàn kinh tế, đó là các công ty xuyên quốc qua và phát triển trên rất nhiều lĩnh vực
"Hiện nay mô hình công ty mẹ - công ty con của các Tập đoàn trên thế giới thường có hai loại hình thức cơ bản:
Loại “chủ thể”. Loại này do một đơn vị có tiềm lực vốn, công nghệ mạnh nhất là công ty mẹ, tập hợp nhiều công ty, đơn vị nhỏ hơn dưới sự điều tiết của công ty mẹ thành một tập đoàn. Loại hình “chủ thể” do đơn vị lớn nhất nắm quyền chỉ huy tuyệt đối, các thành viên có 3 khối chính. Khối trung tâm gồm có công ty mẹ, bộ phận sự nghiệp, các đơn vị sản xuất, tất nhiên tập đoàn sẽ có nhiều bộ phận sự nghiệp và đơn vị nhưng nhất thể hoá về lợi nhuận, cùng một pháp nhân, các bộ phận sự nghiệp là trung tâm làm lợi nhuận, được uỷ quyền kinh doanh, đơn vị chỉ lo sản xuất, tập đoàn lo vốn và đầu tư. Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng hình thức này là phổ biến. Khối thứ hai gồm một hay nhiều đơn vị, công ty có vốn đầu tư tỷ lệ cao của tập đoàn, họ có quyền pháp nhân. Khối thứ ba gồm những đơn vị công ty có quyền pháp nhân riêng nhưng có một phần cổ phần của công ty mẹ. Khối thứ hai và ba mức khống chế của tập đoàn lỏng dần nhưng phải phụ thuộc vào nhau để tồn tại và phát triển dựa vào sức mạnh của khối trung tâm. Cấc tập đoàn khi áp dụng hình thức này có những đặc điểm sau:
- Khối hai và ba thường có mấy chục đơn vị, ngoài nhiệm vụ cung cấp cho khối một tập đoàn, họ còn kinh doanh các mặt hàng khác với khách hàng đa dạng hơn.
- Công ty mẹ thường sản xuất kinh doanh đa dạng sản phẩm dịch vụ, chuyên môn hoá cao, thường chiếm tỷ lệ doanh thu khoảng 70%-80% của tập đoàn.
- Khối trung tâm và tập đoàn chung một tổng hành dinh, doanh thu, giá cả, các số liệu do công ty mẹ cung cấp thống nhất.
Loại “quản lý”. Đơn vị nắm cổ phần lớn nhất của công ty mẹ nắm quyền chỉ huy điều phối, các thành viên là các đơn vị có quyền pháp nhân riêng, tập hợp trong tập đoàn. Trong loại hình “quản lý” cũng hình thành 3 khối chính : Khối trung tâm gồm công ty mẹ là tổng hành dinh có pháp nhân độc lập với nhiệm vụ chính là quản lý và khống chế, các đơn vị độc lập nhưng có cổ phần chi phối khối trung tâm có quyền pháp nhân nhưng do công ty mẹ chi phối, quản lý. Khối thứ hai là các đơn vị độc lập nhưng có cổ phần chi phối của khối chung tâm. Khối thứ ba là khối có một cổ phần của khối trung tâm. Loại hình này không phổ biến ở các tập đoàn lớn. Các tập đoàn khi áp dụng hình thức này có đặc điểm sau:
Chức năng quản lý và sản xuất tách biệt, các đơn vị sản xuất có quyền pháp nhân riêng, thường số lượng đơn vị không nhiều.
Công ty mẹ lo quản lý , đầu tư, kinh doanh tài chính. Do bộ phận quản lý không trực tiếp làm ra lợi nhuận, cán bộ ít nên chỉ vạch ra chiến lược và chỉ đạo thực hiện"3 Trích: "Tạp chí kinh tế và dự báo, số 9 - 2002 trang 9"
.
Chương 2
Thực trạng của Tổng công ty chè Việt Nam
trong quá trình chuyển đổi
2.1. Tình hình Tổng công ty chè hiện nay
Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 394-NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức của Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh chính : Sản xuất kinh doanh các loại chè, nông lâm thuỷ sản, hàng công nghiệp và tiêu dùng, máy móc thiết bị, vật tư, xây dựng dân dụng và công nghiệp, cơ khí chế tạo , thủ cong mỹ nghệ va rất nhiều sản phẩm khác ...
Các mặt hoạt động chủ yếu của Công ty là :
- Về nông nghiệp :
Diện tích chè của toàn Tổng công ty đến 31/12/2003 là 4951.4 ha.
Ngoài diện tích chè trên, Tổng công ty còn bao tiêu búp chè tươi cho hàng nghìn hộ nông dân trong vùng chè với lượng thu mua hàng năm là 45 000 tấn chè búp tươi, 6 000 tấn chè sơ chế trên diện tích gần 20 000 ha. Tổng công ty chú trọng công tác khuyến nông giúp bà con nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng trong trồng, chăm sóc và thu hái chè.
Với vườn chè trực tiếp quản lý, Tổng công ty đã chỉ đạo trực tiếp việc trồng, chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật , vườn chè được giao cho người lao động quản lý trong thời gian 30-50 năm. Những biện pháp đó đã nâng năng suất chè từ 4.5 tấn /ha năm 1995 lên 10.2 tấn /ha năm 2003. Đặc biệt Tổng công ty rất quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quản lý nghiêm ngặt, sản phẩm chè do Tổng công ty sản xuất đã đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
- Về công nghiệp chế biến chè:
Toàn Tổng công ty có 25 nhà máy chế biến với dây truyền thiết bị đồng bộ, công suất 12T-50T/ ngày/ 01 nhà máy, tổng công suất là 504 tấn / ngày, trong đó: chè đen 362 tấn /ngày, chè xanh: 142 tấn /ngày.
Các nhà máy do Tổng công ty trực tiếp quản lý đều có trình độ công nghệ tiên tiến trong ngành chè. Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng được triển khai như trang bị máy tách cẫng, máy hút tạp chất sắt, máy cắt chè, lưới quét máy sấy... Các nhà máy chế biến chè của Tổng công ty đang được hoàn thiện theo tiêu chuẩn HACCP (hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ) và ISO 9000 ( hệ thống quản lý chất lượng ). Sản phẩm do Tổng công ty sản xuất ra đạt chất lượng cao, được khách hàng tín nhiêm.
- Về chế tạo cơ khí:
Xí nghiệp cơ khí của Tổng công ty đã chế tạo hoàn chỉnh dây chuyền chế biến chè đen công suất 16 tấn /ngày theo công nghệ Orthodox với giá chỉ bằng 2/3 giá nhập khẩu. Sản xuất được các loại phụ tùng cho toàn bộ thiết bị chế biến chè và nhiều sản phẩm cơ khí khác phục vụ cho các đơn vị trong toàn ngành chè, tạo điều kiện chủ động cơ khí hoá lao động chế biến chè ở nông thôn, miền núi. Giá trị sản xuất của ngành cơ khí hàng năm đạt 10 tỷ đồng.
- Về kinh doanh xây dựng:
Tổng công ty hiện có 2 công ty kinh doanh chính trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông , thuỷ lợi. Đã tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình quan trọng có giá trị lớn với yêu cầu kỹ thuật thi công xây lắp cao ở cả ba miền đất nước. Trong những năm qua, hàng trăm công trình do đơn vị thi công đều đúng tiến độ và đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, nhiều công trình đã được Bộ Xây Dựng Tặng Huy chương vàng chất lượng. Năm 2003, giá trị xây lắp đạt 150 tỷ đồng, doanh thu xây lắp đạt 140 tỷ đồng, đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả chung của toàn Tổng công ty.
- Về kinh doanh thương mại tổng hợp:
Đồng thời với xuất khẩu chè, Tổng công ty đã xuất khẩu được nhiều sản phẩm khác như : hàng thủ công mỹ nghệ, lâm sản, dược liệu, hàng tiêu dùng và nhập khẩu các vật tư, hàng hoá phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá khác ngoài chè đạt hàng chục triệu USD/năm.
Ngoài ra, Tổng công ty còn tổ chức dịch vụ tư vấn kinh tế kỹ thuật, công nghệ sản xuất chè tiên tiến. Tổ chức triển khai dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh nghề nghiệp và nhiều loại hình dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống người lao động.
- Về thị trường chè:
Tổng công ty đã thiết lập được quan hệ bạn hàng ở hơn 52 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong nhiều năm, lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty chiếm 40% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước. Các sản phẩm của Tổng công ty rất đa dạng: chè đen, chè xanh, chè hương, chè hoa quả, chè bổ dưỡng.... Thương hiệu Vinatea đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, được nhiều khách hàng tín nhiệm, tạo cơ sở cho Tổng công ty mở rộng thị trường xuất khẩu chè trong tương lai. Tổng công ty chè Việt Nam đã và đang là chủ lực trong việc tìm đầu ra cho ngành chè.
Trên thị trường nội tiêu, bên cạnh các mặt hàng truyền thống, Tổng công ty đã xuất khẩu nhiều mặt hàng mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở từng vùng. Tổng công ty đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá và hướng dẫn tiêu dùng chè ở thị trường trong nước.
- Về tài chính:
Tính đến 31/12/2003, các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Tổng công ty như sau:
- Tổng tài sản : 1 047 773 triệu đồng
Trong đó, liên doanh : 264 482 triệu đồng
- Tài sản lưu động : 710 109 triệu đồng
- Tài sản cố định : 337 663 triệu đồng
- Vốn chủ sơ hữu : 516 484 triệu đồng
Trong đó, vốn kinh doanh : 322 301 triệu đồng
- Doanh thu năm 2003 : 710 466 triệu đồng
- Nộp ngân sách : 38 570 triệu đồng - Lợi nhuận : 20 093 triệu đồng
- Về tổ chức:
Năm 1996, khi thành lập, Tổng công ty chè Việt Nam có 25 đơn vị sản xuất - kinh doanh và 6 đơn vị sự nghiệp. Trong 8 năm qua, Tổng công ty đã sắp xếp lại như sau :
Đưa 06 đơn vị tham gia liên doanh với nước ngoài.
07 đơn vị cổ phần hoá
Tiếp nhận từ địa phương 03 đơn vị sản xuất kinh doanh
Bàn giao về điạ phương 03 đơn vị sản xuất kinh doanh và 03 bệnh viên
- Thành lập mới 01 công ty ở Liên bang Nga ( với 100% vốn của Tổng công ty) và 03 công ty sản xuất kinh doanh chè hạch toán phụ thuộc trong nước.
Hạ cấp từ hạch toán độc lập sang hạch toán phụ thuộc 07 đơn vị
Đến nay, Tổng công ty có các đơn vị sau:
+ 04 đơn vị hạch toán độc lập:
Công ty chè Mộc Châu
Công ty chè Sông Cầu
Công ty chè Long Phú
Công ty Xây lắp- Vật tư kỹ thuật .
+ 07 đơn vị hạch toán phụ thuộc:
Công ty chè Yên Bái
Công ty chè Thái Nguyên
Công ty chè Bắc Sơn
Công ty chè Sài Gòn
Công ty chè Hải Phòng
Công ty Thương Mại và Du lịch Hồng Trà
Công ty Thái Bình Dương
+ Một số đơn vị sản xuất và kinh doanh trực thuộc Văn phòng cơ quan Tổng công ty.
+ 01 đơn vị hoạt động tại nước ngoài
Công ty chè Ba Đình
+ 02 Đơn vị sự nghiệp
Viện nghiên cứu chè
Trung tâm Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn
+ 07 Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần chè Trần Phú ( Tổng công ty giữ CP chi phối)
Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ ( Tổng công ty giữ CP chi phối)
Công ty cổ phần chè Liên Sơn ( Tổng công ty giữ CP chi phối)
Công ty cổ phần chè Quân Chu
Công ty cổ phần chè Kim Anh
Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh
Công ty cổ phần Cơ khí Chè
+ 02 công ty Liên doanh:
Công ty liên doanh chè Phú Đa- Phú Thọ.
Công ty liên doanh Indochine- Hà Nội.
Với tổ chức như hiện nay, có thể nói, trên thực tế Tổng công ty chè Việt Nam đã hình thành công ty mẹ và bước đầu đã có một số hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2001-2003
Stt
Chỉ tiêu
đvt
2001
2002
2003
1
Doanh thu
Triệu đồng
615.849
803.408
710.466
2
Kim ngạch XNK
1000 USD
42.830
45.124
16.600
3
Chè xuất khẩu
Tấn
29.770
24.013
6.700
4
Nộp ngân sách
Triệu đồng
30.371
31.665
38.570
5
Khấu hao cơ bản
Triệu đồng
19.319
21.027
18.875
6
Đầu tư tái sx mở rộng
Triệu đồng
15.176
22.158
43.104
Trong những năm qua, Tổng công ty liên tục hoàn thành nhiệm vụ được giao,đảm bảo thu mua hết sản lượng chè búp tươi ở vùng nguyên liệu của các nhà máy, chế độ với người lao động được đảm bảo, thu nhập của người lao động tăng lên hàng năm. Năm 2002, Tổng công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.
Năm 2003, do thị trường xuất khẩu lớn nhất của Tổng công ty là Iraq có chiến tranh nên sản xuất kinh doanh chè của Tổng công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2004, Tổng công ty đã bước đầu khôi phục được thị trường Iraq thông qua tổ chức lương thực thế giới và mở rộng việc xuất khẩu chè sang nhiều thị trường khác. Sáu tháng đầu năm 2004, toàn Tổng công ty xuất khẩu được 12 000 tấn, dự kiến đạt 22000 tấn, góp phần bình ổn sản xuất chè trong cả nước.
2.2. Những tồn tại chủ yếu
Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên tuy đã có gắn kết về tài chính, nhân lực và thị trường, song vẫn còn mang nặng về hành chính, cấp trên- cấp dưới, việc phát huy quyền tự chủ của cơ sở trong sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế; quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Tổng công ty và đơn vị thành viên tuy đã được quy định trong điều lệ hoạt động, quy chế tài chính của Tổng công ty và các đơn vị thành viên nhưng vẫn chưa thật rõ.
- Tư cách pháp nhân của các đơn vị thành viên chưa được tách bạch rõ ràng, quan hệ về tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị hạch toán độc lập còn lỏng lẻo, chưa tập trung được sức mạnh về vốn để hỗ trợ phát triển các công trình trọng điểm. Tình trạng các đơn vị thành viên dựa dẫm, ỷ lại, thiếu năng động trong sản xuất kinh doanh còn phổ biến dẫn tới nhiều đơn vị bị thua lỗ kéo dài.
- Việc quản lý tập trung thống nhất theo một chiến lược chung còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Tình trạng phát triển tự phát mang tính cục bộ từng đơn vị gây khó khăn trong quản lý chất lượng nguyên liệu,sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty trong cơ chế thị trường.
- Kinh doanh chè nội tiêu còn quá nhỏ, sản lượng thấp chưa tương xứng với vị trí và vai trò của Tổng công ty.
- Bộ máy cơ quan Tổng công ty cồng kềnh,năng lực cán bộ nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới.
2.3 .Thực trạng trong việc chuyển đổi Công ty mẹ - Công ty con
2.3.1. Thực trạng trong việc chuyển đổi Tổng công ty chè thành Công ty Mẹ - Công ty Con
Để xây dựng Tổng công ty chè Việt Nam thành Tổng công ty mạnh, đóng vai trò chủ lực của ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập, Tổng công ty phải phát huy cao độ tinh thần làm chủ của toàn thể cán bộ, công nhân viên, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển một cách đồng bộ trong giai đoạn 2004-2010. Trước mắt, tập trung vào các chương trình trọng tâm sau:
- Phát triển sản xuất chè gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng chiến lược sản phẩm chè với phương châm đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đặc biệt là các loại chè có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Trên cơ sở đó, đầu tư thêm thiết bị tại các nhà máy có vùng nguyên liệu ổn định theo hướng đa dạng hoá công nghệ, chế biến ở mỗi đơn vị.
- Đầu tư xây dựng mới một số nhà máy chế biến chè có công nghệ hiện đại tại các tỉnh trung dư, miền núi để thu mua và chế biến hết nguyên liệu cho các vùng chè mới trồng ở vùng sâu, vùng xa.
- Tổ chức cung cấp giống mới và chuyển giao kỹ thuật trồng giống mới cho bà con nông dân, đảm bảo đủ giống mới có chất lượng cao phục vụ cho các hộ trồng chè.
- Tổ chức Trung tâm tư vấn để giúp các hộ nông dân làm chè, các cơ sở sản xuất nhỏ tiếp cận được với công nghệ trồng và chế biến chè tiên tiến trên thế giới và các hình thức tổ chức quản lý khoa học trong sản xuất chè.
- Xây dựng hai nhà máy sản xuất nước chè đóng hộp tại Hà Nội, Sài gòn
* Về công tác đầu tư và sử dụng vốn:
- Đa dạng hoá hình thức huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tập trung đầu tư cải tiến và bổ xung công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tăng cường công tác quản lý, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn. Nghiên cứu lựa chọn hình thức, lĩnh vực đầu tư hợp lý, điều chuyển vốn khoa học giữa các đơn vị, coi trọng công tác tích tụ tập trung vốn đáp ứng các yêu cầu đầu tư trọng điểm, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trước mắt cũng như lâu dài.
* Về thị trường
- Xây dựng chiến lược về thị trường trong đó chú trọng ổn định các thị trường lớn và khai thác thêm các thị trường mới. Thường xuyên nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để sản xuất các sản phẩm phù hợp. Nâng cao tỷ lệ xuất chè thành phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu Vintatea trên thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh hoạt động của công ty chè Ba Đình tại Liên bang nga, nhằm đưa thị phần chè Việt Nam tại Liên bang Nga lên 10-15% vào năm 2010.
- Tổ chức các văn phòng đại diện của Tổng công ty tại Đức, Pakistan, Trung Cận đông để tạo điều kiện thâm nhập sâu hơn vào các thị trường này.
- Tổ chức mạng lưới kinh doanh chè nội tiêu trong cả nước, bố trí 1-2 xí nghiệp chuyên sản xuất chè nội tiêu để chủ động phục vụ tiêu dùng trong nước.
* Về đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh:
- Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh trong xây dựng cơ bản, đưa doanh số xây lắp lên 500 tỷ đồng/năm để hỗ trợ cho phát triển chè.
- Phát triển sản xuất cơ khí, tổ chức tốt việc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí để phấn đấu thực hiện 100% thiết bị chế biến chè được chế tạo trong nước.
- Xây dựng một nhà máy sản xuất nước khoáng tại Hà Tây trên cơ sở các giếng khoan đã được nghiệm thu đánh giá chất lượng nước khoáng đạt tiêu chuẩn quốc tế đang nằm trong vùng chè do Tổng công ty quản lý.
- Nghiên cứu phát triển các ngành nghề kinh doanh, khai thác được tiềm năng thế mạnh trong vùng chè.
* Về thương mại, dịch vụ
- Đẩy mạnh các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu các tiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
- Phát triển các dịch vụ cung ứng về khoa học kỹ thuật, dịch vụ tư vấn kinh tế kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ chăm sóc sức khoẻ và các hình thức dịch vụ khác.
- Tổ chức Trung tâm du lịch sinh thái chè ở Mộc Châu - Sơn La và Trung tâm Điều dưỡng - khách sạn chè ở Đồ Sơn - Hải Phòng.
* Về đào tạo:
Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng kịp thời sự phát triển của Tổng công ty và yêu cầu của công cuộc đổi mới. Khuyến khích cán bộ, công nhân viên tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
2.3.2 Phương án sắp xếp
2.3.2.1. Yêu cầu sắp xếp:
Để thực hiện mục tiêu, kế hoạch trên, phương án sắp xếp Tổng công ty phải đạt các yêu cầu sau:
- Phát huy hơn nữa tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các đơn vị thành viên để khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, kỹ thuật…, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của người lao động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
- Củng cố, kiện toàn các bộ phận trong công ty mẹ, nâng cao sức mạnh của công ty mẹ, thực hiện tốt vai trò chủ đạo của Mẹ trong mối liên hệ với các công ty con, các đơn vị liên kết trong sự nghiệp phát triển chè. Công ty mẹ làm nhiệm vũ kinh doanh và quản lý phần vốn đầu tư ở các công ty con, công ty liên kết.
- Xây dựng cơ chế làm việc thích hợp để phối hợp giữa công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết trong một chương trình hành động chung nhằm đẩy mạnh phát triển chè, bảo đảm lợi ích chung của tập đoàn và lợi ích riêng của từng đơn vị tạo nên sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty trong cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Nâng cao hơn nữa khả năng thực thi để hoàn thành nhiệm vụ của Hội đồng quản trị trong vai trò đại diện trực tiếp chủ sở hữu ở doanh nghiệp, tăng cường vai trò của Ban kiểm soát trong kiểm tra, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn.
- Kiện toàn bộ máy cơ quan văn phòng Tổng công ty theo hướng tinh, gọn, nhẹ để công ty mẹ không chỉ là chủ đầu tư về vốn mà còn là chủ đầu tư về trí tuệ, chất xám cho các công ty con.
2.3.2.2 Nội dung sắp xếp:
Thực hiện Nghị định 153/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 65/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, Tổng công ty tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp như sau:
a. Xây dựng công ty mẹ
- Sắp xếp lại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, xây dựng cơ chế điều hành và các quy chế phân cấp quản lý.
- Tổ chức bộ máy các phòng ban trong văn phòng Tổng công ty từ 13 phòng xuống còn 05-06 phòng.
- Củng cố bộ máy các đơn vị hạch toán phụ thuộc, báo sổ để có đủ điều kiện thực hiện cổ phần hoá và chuyển thành các công ty liên kết.
b. Tổ chức các công ty con
* Chuyển 03 công ty hạch toán độc lập Nhà nước đang giữ 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH một thành viên: Công ty chè Mộc Châu, công ty chè Sông Cầu, công ty chè Long Phú.
* Củng cố tổ chức ở công ty do Tổng công ty đầu tư 100% vốn (LB Nga), các công ty cổ phần, công ty liên doanh Tổng công ty giữ cổ phần chi phối.
* Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động hợp lý giữa công ty mẹ và các công ty con.
c. Tổ chức các công ty liên kết
* Cổ phần hoá 01 doanh nghiệp hạch toán độc lập: Công ty xây lắp vật tư kỹ thuật, Tổng công ty đề nghị không giữ cổ phần hoá trên 50% vốn điều lệ như trong Quyết định 65/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước chỉ giữ được 50% vốn điều lệ khi cổ phần hoá công ty này.
* Cổ phần hoá 06 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc (cổ phần hoá bọ phận Tổng công ty):
+ Công ty chè Yên Bái
+ Công ty chè Thái Nguyên
+ Công ty chè Bắc Sơn
+ Công ty chè Việt Cường
+ Công ty Thái Bình Dương
+ Xí nghiệp chè Văn Tiên
Khi cổ phần hoá các doanh nghiệp trên, Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước, đề nghị giữ cổ phần hoá dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần. Sau khi cổ phần hoá, các công ty cổ phần này trở thành đơn vị liên kết trong mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con.
Đối với công ty chè Bắc Sơn, công ty chè Việt Cường và xí nghiệp chè Văn Tiên: Tổng công ty đang củng cố để đảm bảo đủ các điều kiện cổ phần hoá. Nếu đến thời điểm cổ phần hoá 03 doanh nghiệp này không đủ điều kiện, đề nghị cho lựa chọn hình thức phù hợp theo Nghị định 103/CP.
d. Giải thể 01 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty: Xí nghiệp chè Tức Tranh do không có lợi thế kinh doanh, kinh doanh hoàn toàn không hiệu quả (sẽ có phương án cụ thể).
e. Các đơn vị sự nghiệp:
- Viện nghiên cứu Chè sẽ được sẵp xếp lại theo chương trình chung của bộ đối với các Viện nghiên cứu.
- Trung tâm Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp đang được củng cố theo hướng đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng công ty.
Tổ chức tổng công ty chè Việt Nam sau khi sắp xếp lại
Sau khi sắp xếp lại Tổng công ty chè Việt Nam được tổ chức như sau:
a. Công ty mẹ:
- Văn phòng cơ quan Tổng công ty (trong đó có một số đơn vị sản xuất - kinh doanh trực thuộc văn phòng).
- Các công ty hạch toán phụ thuộc
+ Công ty chè Hải Phòng
+ Công ty chè Sài Gòn
+ Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà.
b. Các công ty con:
- Công ty TNHH một thành viên
+ Công ty chè Mộc Châu
+ Công ty chè Sông Cầu
+ Công ty chè Long Phú
- Công ty cổ phần do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối:
+ Công ty cổ phần chè Trần Phú
+ Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ
+ Công ty cổ phần chè Liên Sơn
- Công ty Liên doanh do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối:
+ Công ty Liên doanh chè Phú Đa
- Công ty hoạt động ở nước ngoài có 100% vốn của Tổng công ty
+ Công ty chè Ba Đình
c. Các công ty liên kết:
+ Công ty cổ phần chè Quân Khu
+ Công ty cổ phần chè Kim Anh
+ Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh
+ Công ty cổ phần chè Yên Bái
+ Công ty cổ phần chè Thái Nguyên
+ Công ty cổ phần chè Việt Cường
+ Công ty cổ phần chè Bắc Sơn
+ Công ty cổ phần xây lắp - VTKT
+ Công ty cổ phần cơ khí chè
+ Xí nghiệp cổ phần chè Văn Tiên
+ Công ty liên doanh Indochine
d. Các đơn vị sự nghiệp
+ Viện nghiên cứu Chè
+ Trung tâm PHCN & ĐTBNN Đồ Sơn
Sau khi sắp xếp lại, tình hình tài chính của Tổng công ty như sau:
Tổng số vốn chủ sở hữu của Tổng công ty: 480.207 triệu đồng
Trong đó:
- Số vốn chủ sở hữu tại Công ty mẹ: 166.685 triệu đồng
- Số vốn công ty mẹ đầu tư cho các công ty con: 270.338 triệu đồng
- Số vốn công ty mẹ đầu tư cho các công ty con liên kết: 43.184 triệu đồng
2.3.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty
Tổ chức bộ máy quản lý trong Tổng công ty chè Việt Nam gồm Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu ở Tổng công ty, Ban kiểm soát giúp Hội đồng quản trị giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, giám sát việc bảo toàn, phát triển vốn của chủ sở hữu, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám dốc và các phòng ban giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh trên thể hiện trong điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức chính trị - xã hội trong Tổng công ty: Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản HCM và các tổ chức quần chúng trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức đó.
Hoạt động của các công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh và mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết thực hiện theo luật doanh nghiệp, theo các quy định hiện hành và điều lệ được phê duyệt.
Nó được thể hiện qua mô hình sau:
Mô hình tổ chức tổng công ty chè Việt Nam
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó TGĐ
Phó TGĐ
Phòng
Tổ chức
Phòng
Kỹ thuật
P.KT Tổng hợp
Phòng
KT-TC
Văn phòng
Cty TM&DL Hồng Trà
Công ty chè Hải Phòng
Công ty chè Sài Gòn
Đơn vị
sự nghiệp
Các bộ phận SXKD trực thuộc VP CQTCT
Công ty liên kết
Cty cổ phần chè Yên Bái
Cty cổ phần chè Thái Nguyên
Cty cổ phần chè Quân chu
Cty cổ phần chè Hà Tĩnh
Cty cổ phần chè Việt Cường
Cty cổ phần chè Bắc Sơn
Cty cổ phần chè Kim Anh
Cty cổ phần cơ khí chè
Cty cổ phần xây lắp VTKT
Cty cổ phần Thái Bình Dương
Cty cổ phần chè Văn Tiên
Công ty con
Cty TNHH chè Mộc Châu
Cty TNHH chè Sông Cầu
Cty TNHH chè Long Phú
Cty cổ phần chè Trần Phú
Cty cổ phần chè Nghĩa Lộ
Cty cổ phần chè Liên Sơn
Cty liên doanh chè Phú Đa
Cty chè Ba Đình (LB Nga)
Công ty mẹ
2.4. Việc sắp xếp, đổi mới tổ chức của Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay là những tổng công ty do nhà nước thành lập và có quy mô rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn về cả tài sản, vốn, lao động, doanh thu…, chuyên doanh trong một ngành chủ yếu nào đó ,đay cũng là những Tổng công ty góp phàn lớn cho sự tăng trưởng nền kinh tế đất nướcvà nó là bộ mặt của đất nước đó.
"Tiền thân của các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay là các liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp liên hiệp, tổng công ty (kiểu cũ) đã từng tồn tại trong suốt một giai đoạn kinh tế của đất nước mà chúng ta vẫn thường gọi là "thời kỳ kinh tế bao cấp". Cùng với việc đổi mới, chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ cơ chế "tập trung, bao cấp" sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có sự quản lý của Nhà nước" thì các liên hiệp, xí nghiệp liên hiệp, tổng công ty (kiểu cũ) cũng được sắp xếp lại, tổ chức lại, đổi mới dần dần các tổng công ty nhà nước như hiện nay.
Tiếp tục quá trình đổi mới các tổng công ty nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ "… kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo hướng công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như bưu chính viễn thông, hàng không, dầu khí…
Để các tổng công ty ở Việt Nam hiện nay có thể chuyển mình, phát triển thành các tập đoàn kinh tế mạnh thì phải giải quyết vấn đề cơ bản nhất, đó là: Đẩy nhanh tích tụ và tập trung. Tuy nhiên, mô hình tổ chức phổ biến của các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay đang là rào cản đối với quá trình đó" 4 Trích: "Tạp chí kinh tế và dự báo, số 4 - 2003, trang 10"
Giữa mô hình "tổng công ty" ở Việt Nam hiện nay và mô hình "tập đoàn kinh tế" trên thế giới có nhiều điểm khác nhau cơ bản nhất - quyết định, chi phối các điểm khác nhau là: quan hệ sở hữu về vốn giữa các thành viên với tập đoàn (hoặc tổng công ty).
Trong mô hình tổng công ty, mối quan hệ về vốn trong nội bộ là cấp phát vốn, giao vốn; quan hệ giữa tổng công ty với các công ty thành viên là quan hệ "tổ chức - hành chính" quan hệ cấp trên - cấp dưới, quan hệ mệnh lệnh
- Ngược lại, các tập đoàn kinh tế trên thế giới không tổ chức theo "bậc thang hành chính" mà là một "tổ hợp các công ty mẹ - công ty con" được tổ chức thành nhiều hệ thống nhỏ thống nhất trong một hệ thống lớn bao trùm cả tập đoàn. Tiêu chí duy nhất để quyết định mối quan hệ "công ty mẹ", "công ty con" là phần lớn vốn được đầu tư từ công ty nào đến công ty nào. Hạt nhân trung tâm của một tập đoàn kinh doanh là công ty mẹ (holding company), công ty này nắm giữ phần lớn vốn và có cổ phần chi phói ở tất cả các công ty con còn lại. Đến lượt, các công ty con này lại đầu tư vốn vào các công ty khác hình thành nên một tổ chức tổ hợp các "công ty con - công ty cháu" (và đây chính là hệ thống nhỏ như đã nói ở trên).
- Từ thực tế trên ta có thể nhận định rằng,việc thay đổi căn bản mô hình , cấu trúc tổ chức của các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ –công ty con như là sự bắt buộc của sự phat triển.
- Chấm dứt việc tổng công ty giao vốn cho các công ty thành viên để chuyển sang đầu tư vốn (với một tỷ lệ đủ sức chi phối) hình thành nên quan niệm mới, quan hệ công ty mẹ - công ty con.
- "Đa sở hữu" là hình thức sở hưu vốn phổ biến của các tập đoàn kinh tế mạnh. Vì vậy, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình đa sở hữu của các tổng công ty; cổ phần hoá; bán, khoá, cho thuê doanh nghiệp; liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác… là rất quan trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết IX của Đảng
Năm 2003 được coi là năm bản lề trong việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và Chính phủ đã có tư tưởng chỉ đạo là kiên quyết miễn nhiệm các giám đốc không thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù chương trình hành động của Chính phủ về sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã triển khai hơn 1 năm, nhưng không ít các bộ, ngành, địa phương vẫn không hoàn thành nội dung trong phạm vi mình phụ trách. Năm 2003, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát Quyết định 58/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nào không thuộc lĩnh vực cần giữ 100% vốn nhà nước thì kiên quyết thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu. Trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thì hình thức công ty mẹ - công ty con là mô hình được nhà nước ưu tiên , với các Tổng công ty mạnh nhà nước luôn dùng các biện pháp khuyến khích chuyển sang mô hình này . Nhưng chuyển sang mô hình này vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra mà không giải quyết được vấn đề này thì co thể quá trình xây dựng mô hình công ty mẹ –công ty con co thể đi vào ngõ cụt . Hiên nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con. Vậy, những vấn đề cần lưu ý khi chuyển doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con là:
* Ai muốn thích thành "mẹ - con"? Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW 3 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX và Chương trình hành động của Chính phủ đã nêu sự cần thiết phải thí điểm rút kinh nghiệm, nhân rộng việc thực hiện chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước, sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Những quan điểm chỉ đạo trên đã thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng, Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy trong khi các tổng công ty còn đang chờ sắp xếp thì hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước độc lập lại tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi này.
"Theo số liệu thống kê cuối tháng 12-2002, cả nước đã có 21 doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam là đơn vị đầu tiên được chấp nhận cho phép làm thí điểm. Đặc biệt, Liên hiệp thuốc lá Khánh Hoà đã nhiều lần đề nghị thành lập tổng công ty nhưng không được vì chưa hội tụ đủ điều kiện cần thiết thì đã chuyển sang thành lập tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con"5 Trích: "Tạp chí công nghiệp, số 5 - 2003, trang 35"
.
Qua các thí điểm trên chúng ta cũng đã dần hiểu rõ là, phần lớn những tổng công ty, các công ty độc lập (có đến 15 trong số 21 công ty mẹ - công ty con được thành lập thí điểm) không đủ điều kiện tiếp tục tồn tại theo Quyết định 58/2002/QĐ-TTg đã chuyển sang theo mô hình công ty mẹ - công ty con để hy vọng vẫn được tồn tại là doanh nghiệp nhà nước (mô hình mới).
* "Mẹ" có đáng làm "mẹ" không?
Các tổng công ty, công ty được thí điểm chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con đã có đủ vốn thực hiện chức năng "làm mẹ" chưa? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra trước những công ty mẹ - con đã được thí điểm và những doanh nghiệp nhà nước đang xây dựng đề án chuyển đổi thành công ty mẹ - công ty con. Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm vững cổ phần chi phối của một hay nhiều công ty khác. Để được "làm mẹ" công ty phải có đủ vốn đầu tư (hay vốn góp) và một hay nhiều công ty khác - những đứa con của mình. Như, Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì vốn kinh doanh chỉ có từ 11,322 tỉ đồng theo số liệu về vốn kinh doanh tại thời điểm 0h ngày 01-01-2000 do Bộ Tài chính tiến hành). Thử hỏi với một số vốn ít ỏi như vậy thì có khả năng "làm mẹ" không? Trong số 7 tổng công ty 90 chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con thì duy nhất chỉ có Công ty du lịch Sài Gòn là có vốn vượt yêu cầu tối thiểu theo quy định (500 tỷ đồng). Còn lại 2 tổng công ty 90 có số vốn dưới 80 tỉ đồng là Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (49 tỷ đồng), Tổng công ty Đường sông Việt Nam (79,6 tỉ đồng). Trong số 9 công ty chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì số công ty có số vốn một hoặc hai chục tỉ đồng chiếm quá nửa, số còn lại cao nhất mới chỉ được 83,502 tỷ đồng. Còn 5 tập đoàn kinh tế mạnh - tổng công ty 91 thì số vốn cũng không khá gì, nếu theo QĐ 58 thì cũng chỉ vào loại đủ tiêu chuẩn trên 500 tỷ đồng vốn, như Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có số vốn là 788,52 tỷ đồng, Công ty lương thực miền Nam (969 tỷ đồng). Nhưng cần lưu ý, đây là vốn kinh doanh (bao gồm vốn ngân sách, vốn đi vay và vốn tự bổ sung) chứ chưa phải là vốn điều lệ. Thêm vào đó là vốn của tổng công ty chính là vốn đã có sẵn trong các công ty thành viên từ trước khi thành lập tổng công ty . Như vậy xét trên nhiều góc độ thì việc chuyển sang mô hình công ty mẹ –công ty con ở Việt nam đang là một dấu hỏi lớn.Việc quản lý lỏng lẻo việc chuyển sang mô hình này sẽ dẫn tới hậu quả khó lường cho nền kinh tế. Vấn đề đặt ra cho các cán bộ cấp cao nhà nước là tại sao với điều kiện chưa có nhưng các doanh nghiệp? Phải chăng nó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay chỉ đối với những nhà quản lý doanh nghiệp và việc rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vẫn tồn tại , vì sao ?
* "Lách" luật để tồn tại !
Tại sao, hiện tượng nhiều doanh nghiệp lại tích cực hưởng ứng mô hình công ty mẹ - công ty con? Thực tế, do nhiều yếu tố tác động, trong đó, một mặt phải khẳng định rằng, mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều ưu điểm về tổ chức, quản lý và tạo điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Song mặt khác, còn có nhiều nguyên nhân cần phải nghiêm túc đánh giá lại.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về việc nhiều tổng công ty và công ty đang có xu thế ồ ạt thành lập công ty mẹ - công ty con vì lý do sau:
Gần đây, chúng ta có chủ trương hạn chế việc thành lập những doanh nghiệp nhà nước khi chưa hội tụ đủ điều kiện và ngừng thành lập công ty thì một số đã tìm cách "lách" bằng cách rất "nhiệt tình" hưởng ứng chủ trương chuyển đổi mô hình công ty mẹ - công ty con.
Qua một số đề án thí điểm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con do một số bộ chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ, còn có tình trạng, một số doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh, đã chủ trương xin được chuyển đổi, nhằm mục tiêu nâng cấp lên thành Công ty mẹ để có thẩm quyền quyết định, áp dụng cơ chế tiền lương "tương đương"với tổng công ty 90. Như vậy, công ty "mẹ" cũng có lợi và công ty "con" cũng có lợi, chỉ có nhà nước là chưa biết thiệt hay hơn. Còn người lao động thì chỉ biết sao có công ăn việc làm và thu nhập ổn định là tốt rồi, mà không quan tâm đến việc chuyển đổi này. Có những công ty độc lập khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với những hình thức rất đa dạng.
"Theo thống kê, hiện cả nước có 78 tổng công ty 90, nhưng chỉ có 9 tổng công ty đạt cả 3 điều kiện duy trì là tổng công ty nhà nước (theo quyết định 58/QĐ-TTg)" 6 Trích: "Tạp chí công nghiệp, số 5 - 2003, trang 35"
. Những tổng công ty không đủ điều kiện này sẽ là "đội quân" sẵn sàng chuyển sang "tác chiến" trên mặt trận "mẹ-con".
Nếu chúng ta làm đúng theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 thì chỉ có các tổng công ty 90, 91 mới được phép chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Nghị quyết TW 3 đã ghi rõ "thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con". Theo như nhiều người hiểu, muốn được chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì tổng công ty phải là công ty nhà nước theo Quyết định 58/QĐ-TTg và chỉ có các tổng công ty mới được chuyển nhưng không hiểu vì sao lại có cả các công ty nhà nước độc lập cũng được chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con? Thực tế trong số 21 công ty mẹ - công ty con hiện có thì có tới 9 công ty độc lập, 15 tổng công ty và công ty có vốn ít hơn nhiều so với yêu cầu của QĐ 58/TTg. Như vậy, có phải là "lách" luật hay chúng ta không làm theo Nghị quyết hay Nghị quyết có "vấn đề"? Tình trạng nhiều công ty mẹ - công ty con được thành lập thí điểm đã bổ sung vốn bằng cách xin cấp vốn bằng ngân sách cho công ty mẹ - công ty con để đầu tư vào công ty con. Điều này đã gây dư luận không tốt về việc thành lập công ty mẹ - công ty con. Đây cũng là thói quen muôn thuở của những doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua - sau khi thành lập, thường xuyên xin cấp vốn bổ sung. Như thế chứng tỏ cung cách làm ăn của chúng ta không có gì mới. Vì các nhà quản lý vẫn mang tư tưởng trông chờ vào ngân sách nhà nước là chính. Khi thì đòi hỏi, khi thì vội vã ồ ạt chuyển từ các xí nghiệp liên hiệp và "gộp" các nhà máy độc lập thành các tổng công ty, với mong muốn có tác động kép trong kinh tế. Sau một thời gian không có hiệu quả, thì chính những người một thời tích cực ủng hộ tổng công ty 90, 91 lại phê phán nó. Nay, họ lại lợi dụng việc thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con để "đổi mới" cái tên. Mô hình "mẹ - con" đang đặt ra vấn đề "mẹ" có đủ vốn "nuôi con" không, hay lại "mang con bỏ chợ" và vẫn "gạo cũ nồi mới"?
Nhiều người có lý do để lo ngại việc chuyển đổi mô hình "mẹ - con" cũng chẳng khác gì việc thành lập ồ ạt các tổng công ty đã qua. Vì bài học vội vã của các tổng công ty còn đó. Và phải chăng, chúng ta chưa đi vào thực chất của vấn đề cải cách kinh tế?
2.5. Thuận lợi và khó khăn trong việc Tổng công ty chè Việt Nam tổ chức lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con
2.5.1 Thuận lợi
Do chủ trương chính sách khuyến khích của nhà nước. Vài năm trở lại đây Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích các Tổng công ty lớn tự thay đổi mô hình hoạt động, chính sách quản lý cho bắt kịp với sự biến đổi của thị trường. Với đà phát triển như hiện nay thì việc cơ chế quản lý cũ nó không còn phủ hợp với quy mô, trình độ của lực lượng sản xuất mà nó đòi hỏi một cái cao hơn. Do đó các Tổng công ty và cụ thể hơn là Tổng công ty chè Việt Nam.
Việc Tổng công ty chè Việt Nam chuyển thành công ty mẹ: Vốn đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước, thị trường tiêu thụ có quy mô rộng khắp trên cả nước và trên nhiều phần lãnh thổ trên thế giới, Tổng công ty chè có nhiều đơn vị thành viên có đủ điều kiện thành các công ty con sau này. Tổng công ty có địa vị pháp lý ổn định, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ năng lực tổ chức sản xuất và có khả năng cao trong việc tiếp thu nhanh, thích ứng nhanh với việc thay đổi. Công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại hơn với quy mô thị trường ngày một tăng cao hơn. Hiện nay Tổng công ty đang có quan hệ với hơn 52 quốc gia trên toàn thế giới và sẽ ngày một tăng trong thời gian tới. Tổng công ty có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên. Hiện nay Tổng công ty chè có tiềm lực rất lớn trong việc phát triển thị trường. ở trong nước, đây là thị trường lớn và đầy tiềm năng, Tổng công ty chè đang và đã có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ. Trên thế giới, gần đây Hiệp hội chè - cà phê Việt Nam đã cho ra thương hiệu của chè Việt Nam. Do đó sản phẩm chè sẽ có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Việc tạo được thương hiệu riêng và đặc trưng sẽ là tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.
2.5.2 Hạn chế
Mặc dù đạt không ít thành tựu nhưng vẫn có các khó khăn. Những năm gần đây, thị trường của Tổng công ty chè Việt Nam liên tục trong những năm gần đây, nhưng thị trường luôn có biến đổi mạnh, gây ra rất nhiều khó khăn. Nhất là thị trường ở Trung Đông (do liên tục xảy ra chiến tranh). Và việc mở rộng thị trường không phải là chuyện một sớm một chiều, ngoài ra việc bảo vệ thị trường trước sự cạnh tranh của những hàng hoá cũng đang là vấn đề lớn.
Tuy có những sự phát triển rất nhanh nhưng thiếu vốn vẫn là một thực tế. Việc thiếu vốn ở các Tổng công ty có nguyên nhân quan trọng là Nhà nước ít có biện pháp hỗ trợ. Khi thành lập, số vốn giao cho các Tổng công ty mới chỉ là vốn của doanh nghiệp thành viên cộng lại, bản thân Tổng công ty không được cấp vốn để hoạt động. Hiện nay để chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con Tổng công ty phải có đủ vốn và công nghệ để hỗ trợ cho các công ty con.
Không chỉ riêng Tổng công ty chè Việt Nam mà hiện nay có các Tổng công ty trên cả nước, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Nhiều Tổng công ty đã có mối quan hệ tốt giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Tổng giám đốc thực hiện nghiêm túc các quyết định của Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị không can thiệp sâu vào việc điều hành của Tổng giám đốc. Tuy vậy chức năng quản lý của Hội đồng quản trị và chức năng điều hành Tổng giám đốc chưa được quy định rõ ràng gây ra không ít khó khăn. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc do cùng một cấp đề nghị, cùng một cấp quyết định bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn do Nhà nước giao nên không xác định rõ ràng rành mạch được quyền hạn và trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của một chức danh này. Kết quả là cá nhân giữ vai trò quyết định; có nơi Chủ tịch Hội đồng quản trị can thiệp vào việc điều hành của Tổng giám đốc làm lu mờ vai trò điều hành của Tổng giám đốc và ngược lại có nơi Tổng giám đốc lại xem nhẹ Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Tuy có nhiều thay đổi trong những năm gần đây nhưng công nghệ vẫn là vấn đề lớn của Tổng công ty chè Việt Nam. Việc công nghệ sản xuất và chế biến thấp đang gây ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu ra của sản phẩm và tính cạnh tranh thấp của sản phẩm trên thị trường thế giới. So với quốc gia như Trung Quốc thì công nghệ sản xuất và chế biến chè của ta còn nhiều khoảng cách và việc giải quyết được vấn đề công nghệ này cần một nguồn vốn rất lớn và đang là vấn đề cần giải quyết của Tổng công ty chè Việt Nam.
Khi chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì việc đội ngũ quản lý sẽ là vấn đề then chốt quyết định tới sự thành hay bại. Tuy trình độ của các cấp quản lý đã được nâng cao rõ rệt nhưng để thích nghi cao độ với điều kiện và hoàn cảnh mới với quy mô to lớn và hiện đại. Chúng ta cần phải có những cán bộ thực sự có năng lực. Do đó cần nâng cao trình độ của công nhân là việc không thể thiếu để đủ khả năng tiếp thu được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ áp dụng trong thời gian tới. Ngoài ra việc bố trí cán bộ theo đúng năng lực của họ để phát huy tối đa năng lực chưa thực sự phù hợp.
Một số cơ chế đối với Tổng công ty nhà nước đến nay không còn phù hợp, đặc biệt là cơ chế hoạch toán. Doanh nghiệp thành viên hoạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủ động sáng tạo, còn doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập thì chỉ chăm lo đến lợi ích riêng của mình như những doanh nghiệp Nhà nước độc lập ngoài công ty, do đó thiếu sự gắn kết, sự phối hợp toàn Tổng công ty.
Chương 3
Các giải pháp chuyển đổi tổng công ty chè VN theo mô hình công ty mẹ - công ty con
3.1.Từ một số tổng công ty lớn trong nước và trên thế giới - bài học kinh nghiệm
3.1.1.Từ một số tổng công ty lớn trong nước và trên thế giới
3.1.1.1. Công ty Xây lắp điện 3
"Với truyền thống 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty Xây lắp điện 3 càng ngày càng ghi thêm nhiều thành tích vào bảng vàng danh dự của mình. Từ những công trình nhỏ lẻ, với cấp điện áp thấp từ 35 KV, Công ty đã vượt nên thi công những công trình có điện áp lớn: 110 KV, 220 KV, rồi bứt phá và trưởng thành vượt bậc từ công trình đường dây siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam. Công ty được giao thi công đoạn từ Hà Tĩnh đến Đắc Lây, dài 524 km - chiếm 1/3 chiều dài toàn tuyến, lại là cung đoạn có địa hình thi công phức tạp hiểm trở nhất. Vậy mà sau 730 ngày đêm không nghỉ Công ty đã cống hiến cho đất nước hàng trăm công trình đường dây và trạm điện.Vững vàng và thông thạo trong xây lắp những công trình đường dây và trạm, Công ty Xây lắp điên 3 còn phát triển, phát huy khả năng đa ngành nghề. Vơi 18 đơn vị trực thuộc, 2.172 cán bộ công nhân viên - lao động trực tiếp , gián tiếp Công ty đã sớm tham gia, đầu tư vào nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau mà Nhà nước cho phép như: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông thuỷ lợi; thiết kế chế tạo kết cấu thép, mạ kẽm; sản xuất dây cáp, cột bê tông; kinh doanh khách sạn, vận chuyển khác du lịch; kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, thậm chí cả sửa chữa ô tô, xe máy,.."7 Trích: "Nhịp sống Công nghiệp, số 5 - 2003"
Chính vì những nỗ lực phát triển sâu chuyên ngành, lại tích cực mở rộng ngành nghề mới, Công ty Xây lắp điện 3 ngày càng phát triển nhanh, mạnh, toàn diện và vững chắc. Công ty luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hàng năm; lợi nhuận hàng năm tăng lên đáng kể và luôn chấp hành đẩy đủ việc trích nộp ngân sách của Công ty; thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao;…
Mặc dù, cùng năm tháng, Công ty Xây lắp điện vân nỗ lực vươn lên để càng trưởng thành và lớn mạnh. Thế nhưng, thực tế phát triển sản xuất, kinh doanh nói chung vẫn còn những bất cập trong cơ chế quản lý, chưa thực sự phù hợp để Công ty phát huy được hêt tiềm lực, khả năng của mình. Vấn đề đáng quan tâm là việc xác định người đại diện chủ sơ hữu doanh nghiệp chưa rõ ràng; Cơ chế huy động vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiện nay còn nhiều hạn chế, Công ty chưa huy động được nhiều nguồn vốn bên ngoài, làm cho khả năng về tài chính của Công ty chưa thực sự mạnh để thực hiện đấu thầu và thắng thầu đồng thời nhiều công trình lớn...Cơ chế quản lý của Công ty là hoạch toán tập trung nên mọi trách nhiệm của các đơn vị thành viên đều do công ty chịu trách nhiệm ...
Từ nhiều năm nay, nhờ có những quy chế hợp lý hài hoà Công ty Xây lắp điện 3 ngày càng vững mạnh, làm ăn có hiệu quả,hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước ngoài ra Công ty cũng là đơn vị quan tâm hàng đầu đến yêu tố con người. Nhằm chuẩn bị cho sự phát triển, Công ty đã dành sự tập trung đầu tư đặc biệt cho việc nâng cao trình độ mọi mặt đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về lý luận, nghiệp vụ kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học,.....
Đến nay, Công ty Xây lắp điện 3 đã chính thức được Chính Phủ và các Bộ hữu quan tin tưởng giao cho làm thí điểm mô hình Công ty mẹ - công ty con theo chủ trương Nghị quyết TW3. Theo ông Tổng giám đốc Công ty cho biết, Công ty Xây lắp điện 3 vẫn giữ nguyên tên gọi, trụ sở làm việc, 18 đơn vị, xí nghiệp thành viên sẽ được chuyển đổi thành các công ty con và thu nhận thêm một số doanh nghiệp khác. Các Công ty này hoạt động theo quy định của Nhà nước, nhưng đặc biệt quyền chủ động hoàn toàn trong tổ chức sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn giao,... Công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, chi phối và liên kết các công ty con, điều chỉnh hoạt động của các công ty con thôn qua phần vốn mà nó đã sở hữu ở các công ty con, khác hẳn việc chi phối kiểu hành chính ở các công ty Nhà nước trước đây.
Điều còn bất cập trong mô hình tổ chức của Công ty hiện nay là với số vốn sở hữu gần 100 tỷ đồng, còn thấp nhiều so với nhu cầu và điều kiện phát triển của công ty; mô hình công ty me - công ty con của Công ty Xây lắp điện 3 là mô hình của doanh nghiệp Nhà nước độc lập, với các xí nghiệp, đơn vị thành viên hạch toán tập trung tại công ty.
Việc Công ty Xây lắp điện 3 thí điểm hoạt động theo mô hình mới ở những bước đi ban đầu. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con ở Công ty Xây lắp điện 3 sẽ tạo điều kiện cho công ty phát huy mạnh mẽ tính tự chủ kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con; huy động thêm vốn đầu tư, phát huy nội lực kinh doanh đa ngành, để công ty không ngừng lớn mạnh. Đồng thời qua thí điểm, sẽ rút ra được cơ chế chính sách quản lý mới để nhân rộng ra các doanh nghiệp khác có điều kiện thực hiện quy mô này, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp ở nước ta theo chủ trương nghị quyết TW 3, khoá IX của Đảng.
3.1.1.2 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Sau những năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Chính phủ đã cho thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong lĩnh vực Viễn thông, liên kết với Bưu chính. Để việc thí điểm có hiệu quả cần có sự chỉ đạo của Chính Phủ và có sự chỉ đạo chu đáo, tránh hình thức, Tổng cục Bưu điện đã tổ chức hội thảo để thông suốt chủ trương trong cán bộ công nhân viên chức toàn Tổng công ty.
- Mô hình công ty mẹ - công ty con đã được các nước công nghiệp phát triển sử dụng, Trung Quốc là nước có chế độ chính trị tương tự như nước ta cũng áp dụng phổ biến, có điều khác biệt là các tập đoàn đó đã được cổ phần hoá, hoặc đang cổ phần hoá mạnh mẽ, tiềm lực, tài chính, kỹ thuật, công nghệ tương đối mạnh.
Với tình hình thức tế, Tổng công ty BCVT Việt Nam, trước hết cần phải nhìn cho rõ hạn chế của Tổng công ty thật chính xác và ở chỗ nào,từ đó mới có phương án phù hợp thực tiễn . Để mô hình này thí điểm thành công trên mức độ nào đó việc trước tiên phải có sự chỉ đạo tập trung, có quyền lực để tiến hành cổ phần hoá đánh giá vốn , tài sản chính xác, nợ nần được ưu tiên xử lý giải quyết bổ nhiệm cán bộ hay thuê giám đốc ....
Mô hình thí điểm thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề cần có Ban chỉ đạo có trách nhiệm, quyền lực tổ chức thảo luận học tập cho cán bộ công nhân viên chức, tạo ra sự đồng tâm nhất trí và đi đến quyết tâm thực hiện.
3.1.1.4 Một số Công ty mẹ- Công ty con trên thế giới
- Tập đoàn General Motor
General Motor có nhiệm vụ ban đầu là sản xuất ô tô là chính. Nhiều năm sau General Moto đã trở thành một công ty lớn gồm 5 công ty sản xuất ô tô con và một công ty sản xuất xe tải . Từ sự khởi đầu với chỉ ôtô công ty , sau đó tập đoàn đã chuyển sang cac lĩnh vưc khac va từ đó đem lại những thàng ccong không nhỏ cho công ty
Trong thành công lớn của General Moto phải kể đến vai trò của Chính phủ . Chính phủ Mỹ đã nhận thức được vai trò to lớn của các công ty khổng lồ và tạo nên sự gắn bó hết sức chặt chẽ giữa chính phủ và các nhà kinh doanh .
Tập đoàn Samsung
Ban đầu với lĩnh vực thương mại. Tập đoàn Samsung đã khởi đầu với với số vốn ban đầu là 2000$ và 40 lao động, chủ yếu là buôn bán nông sản. Trải qua quá trình phát triển, tập đoàn đã luôn mở rộng sản xuất kinh doanh sang các mặt hàng mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường như điện tử, bảo hiểm ...
Đến nay tập đoàn Sam Sung đã bao gồm 32 Công ty liên kết lại với một mạng lưới chi nhánh rộng khắp gồm 180 Văn phòng ở 90 Thành phố thuộc 54 nước trên thế giới.
Với chiến lược sản xuất phản ánh và phục vụ quá trình công nghiệp hoá đất nước nên tập đoàn Samsung đã được sự khuyến khích và hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ. Bên cạnh đó là phương thức quản lý tiên tiến giúp Samsung tận dụng được những cơ hội trong và ngoài nước để vương lên vị trí 20 trong số 50 tập đoàn kinh doanh lớn nhất thế giới.
- Tập đoàn Mitsubishi
Mitsubishi, ban đầu với lĩnh vực kinh doanh là vận tải biển. Đến nay hoạt động kinh doanh đã trải rộng ra nhiều lĩnh vực như sản xuất thép, cơ khí đóng tàu, điện, hoá chất, ngân hàng, ngoại thương... , với một hệ thống chi nhánh trải khắp thế giới. Sự thành công đó là kết quả của sự kết hợp hài hoà các yếu tố: khả năng nắm bắt xu thế hiện đại trên thế giới và có được sự hướng dẫn tích cực của nhà nước và dựa vào những đặc thù dân tộc. Chính phủ Nhật có vai trò rất to lớn đối với sự hình thành và phát triển của Mitsubishi, nó không chỉ đưa Mitsubishi lớn ngang tầm các công ty độc quyền quốc tế, mà còn hạn chế được sự thâm nhập của các tập đoàn tư bản nước ngoài vào Nhật. Trong Mitsubishi các công ty con không phải độc lập hoàn toàn mà hoạt động như các công ty vệ tình giữ quyền tự do ở mức đáng kể. Có một nét đặc biệt trong các tập đoàn kinh doanh của Nhật nói chung hay Mitsubishi nói riêng đó sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, trong rất nhiều trường hợp người quản lý tập đoàn không phải thành viên của gia đình. Yếu tố quyết định là lựa chọn đội ngũ quản lý có năng lực thực sự.
3.1.2. Những bài học kinh nghiệm
Qua việc tìm hiểu một số Tổng công ty lớn trong nước và một số tập đoạng lớn trên thế giới ta có thể thấy được những kinh nghiệm quý giá khi áp dụng mô hình nay vao nước ta như sau:
Thứ nhất, quá trình tích tụ và tập trung vốn sản xuất kinh doanh có thể diễn ra theo những phương thức khác nhau, nhưng cái bản chất, cái cốt lõi mà các tập đoàn kinh doanh phải nhận thức được đó là phải xuất phát từ nguồn vốn tự tích luỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Điều đó tạo cho các công ty một khả năng độc lập cao và cũng để chứng minh rằng chỉ có những công ty khi đã có tiềm lực thật sự mạnh thì mới có thể đi đến thành lập tập đoàn công ty. Hay ở nước ta Tổng công ty co tiềm lực thực sự mạnh mới có thể hoạt động theo mô hình công ty mẹ –công ty con
Thứ hai.Nhìn chung là một hình thức tổ chức kinh tế lỏng vì phần lớn chúng không có tư cách pháp nhân. Các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý.Mối quan hệ giữa các thành viên chủ yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế. Do vậy, doanh nghiêp chỉ tồn tại và phát triển vững mạnh khi xây dựng được cơ chế hoạt động dựa trên sự thống nhất về mặt lợi ích kinh tế của từng thành viên với lợi ích chung của cả tất cả thành viên và thực hiện chủ yếu bằng hợp đồng kinh tế. Sự thành công của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã cho thấy kết quả tốt của phương thức quản lý phi tập trung hóa. Kiểu quản lý này vừa phát huy được tính năng động tự chủ của các công ty thành viên, vừa tạo sự thống nhất chung trong tập đoàn.Và để tăng hiệu quả hoạt động của các thành viên công ty hay của cả tập đoàn thì một chiến lược chung tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó không chỉ tăng cường sức mạnh chung theo định hướng mà còn tạo được sự uyển chuyển, năng động, linh hoạt của các công ty thành viên trong việc lựa chọn phương hướng mục tiêu phát triển của riêng mình.Ngày nay, theo cơ chế thị trường thì các công ty thành viên được hoàn toàn tự do trong việc định giá cả nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Điều đó có thể dẫn đến cạnh tranh trong nội bộ các thành viên, do đó công ty mẹ phải giữ vai trò trong việc phân công phát triển chuyên môn hoá, điều hoà nguồn vốn giữa các thành viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho các thành viên phát huy về thế mạnh chuyên môn hoá của mình. Như vậy mối liên kết kinh tế giữa các công ty thành viên sẽ bền vững hơn.
Thứ ba, qua nghiên cứu, ta thấy ở các nước tư bản phát triển. Nhà nước có vai trò cực kỳ to lớn với sự tồn tại và phát triển của tập đoàn kinh doanh, còn với Việt nam với mô hình công ty mẹ –công ty con thì vai trò của nhà nước lại đặc biệt quan trọng , thể hiện qua việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trường kinh tế xã hội cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động. Vai trò đó được thể hiện trong các nội dung như sau
Xây dựng môi trường pháp luật đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển song vẫn phải đảm bảo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tốt, tạo tâm lý yên tâm làm ăn trong dân chúng.
Sự điều hành của Chính phủ luôn nhằm hỗ trợ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho giới kinh doanh hoạt động có hiệu quả: Theo dõi tình hình cạnh trạnh và đầu tư của tư bản nước ngoài, và có các chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh với nước ngoài; Thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo linh hoạt vừa phát huy được lợi thế hợp tác của quốc tế vừa tránh được canh trạnh không cân sức với các tập đoàn quá lớn.
Chính phủ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho những tập đoàn kinh tế tỏ ra hợp tác với chính phủ và ngược lại có những biện pháp trừng phạt bất cứ tập đoàn nào nếu tỏ ra có thái độ chống đối.
Tuy nhiên tác động của Chính phủ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp ở các nước khác nhau có mức độ không giống nhau. Chẳng hạn chính phủ Mỹ chỉ tác động đến sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh như một chất xúc tác, trong khi đó vai trò của Chính phủ Nhật Bản và NICs thì lớn hơn nhiều. Còn đối với nước ta,với mô hình này gần như chỉ áp dụng cho các tổng công ty nhà do đó nhà nước giữ vai trò chi phối rất lớn đối với các Tổng công ty. Do đó, trong một chừng mực nhất định thì việc hình thành các tập đoàn kinh doanh, mà ở đây chủ yếu là công ty mẹ- công ty con(CONCERN) có những nét khác bịêt so với các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới , ta cần phải phân định rõ , tránh nhầm lẫn
3.2. Các giải pháp đối với Tổng công ty chè Việt Nam
3.2.1.Độc lập và tự chủ hơn nữa trong sản xuất kinh doanh.
Từ trước các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế lãi thì hưởng lỗ nhà nước chịu. Nhưng hiện nay đã thay đổi việc đó. Việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quản lý và tự chịu trách nhiệm. Do đó doanh nghiệp phải thật độc lập tự chủ trong việc này, không ỷ lại vào nguồn đầu tư của nhà nước.
3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất và chế biến.
Nguồn nhân lực được xem là lực lượng then chốt nhất đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có trình độ năng lực của cán bộ quản lý cao sẽ phát triển và ngược lại.Ngoài ra việc công nghệ sản xuất và chế biến cũng rất quan trọng vì nó sẽ cho các sản phẩm có chất lượng cao hơn với công nghệ tiên tiến. Khi đó sản phẩm của Tổng công ty sẽ có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và thế giới.
3. 2.3. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Tổng công ty cần phải quản lý chặt chẽ khâu này,bởi vì nguồn nguyên liệu đầu vào cao và ổn định sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giữ được chữ tín với khách hàng
- Các cán bộ kế hoạch cần nắm chắc số lượng nghiệp nguyên vật liệu doanh và khả năng nguyên vật liệu có thể đáp ứng được bằng cách:
+ Cán bộ xây dựng kế hoạch phải nắm rõ số lượng lao động hiện có, số tăng giảm hàng tháng; sự cân đối lao động giữa các phân xưởng, các khâu trong dây chuyền, trình độ tay nghề, chất lượng của người lao động để có kế hoạch sử dụng hợp lý trên cơ sở máy móc huy động vào sản xuất.
Hơn nữa, Tổng công ty phải xây dựng phương án sử dụng lao động của mình phù hợp với quy mô máy móc thiết bị sử dụng giúp cho bộ phận lập kế hoạch có phương án sử dụng có hiệu quả, một các đồng bộ các nguồn lực trong doanh nghiệp khi lên kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tổng công ty đầu tư ổn định vùng nguyên liệu hiện có: bảo đảm cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy hiện có. Trồng mới mở rộng diện tích, thay thế các vườn chè cũ, già năng suất thấp bằng giống mới có năng suất chất lượng cao .
Đầu tư hệ thống tưới nước vườn chè để cho bà con chủ động tưới nước, tăng cường độ ẩm cho mùa khô hạn, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt cho năng suất cao
Viện nghiên cứu chè và các đơn vị của Tổng công ty tổ chức tốt vườn ươm giống để trở thành các Trung tâm cung cấp các giống mới có chất lượng cao cho bà con phát triển mở rộng diện tích chè.
3.2.4.Phát triển cơ sở hạ tầng .
Với đã phát triển như hiện nay thì việc phát triển cơ sở hạ tầng là rất quan trọng. Việc nâng cao Khoa học kỹ thuật thì ta phải có cơ sở hạ tầng phù hợp với nó.
3.2.5. Sử dụng Marketing mix và xúc tiến hỗn hợp để phát triển thị trường.
Hiện nay thị trường của Tổng công ty chưa phù hợp với quy mô của Tổng công ty. ở trong nước Tổng công ty chưa thấy được tiềm năng phát triển và chú trọng vào nó. Mà nó là nơi tiêu thụ rất lớn và ổn định nếu sản phẩm của Tổng công ty thâm nhập được sâu hơn vào thị trường. Trên thế giới thì thị trường của Tổng công ty rất biến động cần phải có các biện pháp kịp thời trước sự thay đổi đó. Và cần xúc tiến phát triển thị trường sang các thị trường ổn định hơn.
3.2.6. Nâng cao công tác nghiên cứu và dự báo thị trường.
Công tác nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên cần xem xét để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch.Do đó , kết quả của việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm của Tổng công ty sẽ làm cho các căn cứ tin cậy để xác định mức tăng hoặc giảm sản lượng trong kỳ, đồng giúp Tổng công ty có biện pháp, phương án để xây dựng, và thực hiện kế hoạch: có thể là điều chỉnh kế hoạch, có thể là hướng thị trường theo chỉ tiêu kế hoạch trong điều kiện khả năng Tổng công ty có thể đáp ứng.
Tổng công ty phải xây sựng một đội ngũ Cán bộ nghiên cứu Tổng công ty, do tính chất quan trọng của công việc , do đó đội ngũ nạy phải là những người phải có năng lực, năng động, thích ứng nhanh đối với sự thay đổi, có khả năng đưa ra các quyết định nhanh và chính xác
3.2.7. Xây dựng cơ sở chế biến
Cơ sở chế biến là tiền đề cho các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, với cơ sở chế biến tốt sản phẩm đầu ra sẽ tốt, khi đó sẽ nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm.Với nguồn đầu vào chất lượng thì chế biến gần như là bước cuối cùng để cho sản phẩm tốt
Đầu tư hoàn chỉnh các nhà máy hiện có, từng bước thay thế các thiết bị cũ, nâng cấp nhà xưởng, vật kiến trúc, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đầu tư xây dựng mới từ 10 - 12 nhà máy chè có công suất từ 13 - 20 tấn/ngày tại các vùng chè mới ở Sơn La, Lai Châu…
Đầu tư 2 nhà máy chè đóng lon tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
…….
Ngoài ra, nhập công nghệ mới để đầu tư sản xuất đa dạng các sản phẩm có nguồn gốc từ chè phục vụ cho nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng với mọi lứa tuổi, các dân tộc và các nước khác nhau. Do đó sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ cho Tổng công ty .
Kết luận
Với hình thức tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con như trên, Tổng công ty chè Việt Nam đã khắc phục được những tồn tại hiện nay và tạo nên một động lực phát triển mới. Công ty mẹ không chỉ mạnh lên về tài chính và còn mạnh về thị trường, quản lý, khoa học kỹ thuật. Các công ty con được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm rất cao, năng động hơn trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng được những yêu cầu mới trong phát triển thị trường. Công ty mẹ có vai trò chủ đạo trong khai thác tìm kiếm thị trường, trong định hướng sản xuất và cung cấp dịch vụ cho các công ty con, công ty liên kết, giúp các công ty này tiếp cận với các công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Tạo nên mối liên kết chặt chẽ, gắn bó không phải mệnh lệnh hành chính mà bằng hiệu quả kinh tế, bằng sự phân phối, hài hoà lợi ích của các bên tham gia. Việc mô hình công ty mẹ - công ty con với Tổng công ty chè Việt Nam là cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tế hoạt động của Tổng công ty hiện nay. Trong mô hình mới Tổng công ty có sự thay đổi căn bản về mối liên kết và quan hệ với các đơn vị thành viên, đảm bảo hoạt động hiệu quả và nâng cao được năng lực cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong nước và quốc tế, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Để hoàn thành bản chuyên đề này em được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn cùng các cô chú cán bộ trong Tổng công ty chè Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
Trần Ngọc Anh, Một số giải pháp đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam, năm 2000.
Đỗ Thanh Hương, Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng ở Tổng công ty chè Việt Nam, năm 2002.
Tìm hiểu những quy định pháp luật; thành lập, tổ chức, quản lý Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con, NXB Lao động - xã hội, năm 2004.
Tài liệu của Tổng công ty chè Việt Nam.
Tạp chí Công nghiệp, số 05/2003, Một số mô hình tập đoàn kinh tế và công ty mẹ - công ty con qua kinh nghiệm của nước goài - Nguyễn Cảnh Nam.
Tạp chí Công nghiệp, số 05/2003, "Song sinh" Công ty mẹ - công ty con đã đủ điều kiện sống, Thu Hương.
Kinh tế và dự báo, số 4/2001, Vài suy nghĩ về đổi mới doanh nghiệp nhà nước qua mô hình công ty mẹ - công ty con của Constrexim - Võ Lượng.
Trang Web - Vinatea.com.vn
Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 51, 118 năm 2002.
Tạp chí Thương mại Việt Nam số 11 năm 2003.
11 . Điều lệ tổ chức và thành lập Tổng công ty chè Việt nam
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT2069 cty mecon.docx