Tài liệu Đề tài Tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm du lịch cố đô Huế: Lời nói đầu
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới, nó được xem như là “ngành công nghiệp không khói” hay còn gọi “con gà đẻ trứng vàng” Bởi đó là một trong những ngành kinh doanh có hiệu quả cao và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc dân, tạo việc làm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Là sinh viên của ngành du lịch, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà, trường ĐHDL Phương Đông, Khoa QTKD đã tổ chức một chuyến đi khảo sát thực tế cho sinh viên ngành du lịch của trường mục đích để sinh viên có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm và cũng để thông qua thực tiễn nắm được thực trạng của du lịch hiện nay từ đó vận dụng tốt những lý luận đã được học. Với tuyến điểm đang có chiều hướng thu hút khách.
Đó là: Hà Nội – Phong Nha – Huế – Làng Sen Quê Bác – Hà Nội.
Được sự giúp đỡ tận tình của khoa, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô trong ngành du lịch, sinh viên lớp 744 đã đạt được nhiều thành công trong chuyến đi thực tế tổ ...
37 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm du lịch cố đô Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới, nó được xem như là “ngành công nghiệp không khói” hay còn gọi “con gà đẻ trứng vàng” Bởi đó là một trong những ngành kinh doanh có hiệu quả cao và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc dân, tạo việc làm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Là sinh viên của ngành du lịch, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà, trường ĐHDL Phương Đông, Khoa QTKD đã tổ chức một chuyến đi khảo sát thực tế cho sinh viên ngành du lịch của trường mục đích để sinh viên có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm và cũng để thông qua thực tiễn nắm được thực trạng của du lịch hiện nay từ đó vận dụng tốt những lý luận đã được học. Với tuyến điểm đang có chiều hướng thu hút khách.
Đó là: Hà Nội – Phong Nha – Huế – Làng Sen Quê Bác – Hà Nội.
Được sự giúp đỡ tận tình của khoa, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô trong ngành du lịch, sinh viên lớp 744 đã đạt được nhiều thành công trong chuyến đi thực tế tổ chức ngày 12-04-2003 đến ngày 16-04-2003 (lịch trình 5 ngày 4 đêm ).
Đây là điều kiện tốt cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào chuyên ngành của mình, và còn bổ xung thêm những kinh nghiệm quý báu thông qua những tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tế.
Từ những lý luận và thực tiễn nói trên, kết hợp với chuyến đi thực tế. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Mai Chánh Cường em chọn đề tài nghiên cứu của môn học chuyên ngành là: “Tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm du lịch cố đô Huế ”
Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề án gồm ba chương:
Chương 1: Một số khái niệm và vấn đề liên quan đến đề tài.
Chương 2: Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nâng cao việc tổ chức xây dựng chương trình du lịch ở Huế.
Đồng thời cũng qua bài viết này cá nhân em xin gửi đến nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy cô và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Mai Chánh Cường lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất. Trong đề tài còn có nhiều thiếu sót kính mong các thầy cô góp ý kiến giúp chúng em hiểu biết thêm về chuyên ngành.
Chương 1
Một số khái niệm và vấn đề liên quan đến đề tài
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành.
Có nhiều khái niệm về doanh nghiệp lữ hành, xuất phát từ các góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu cũng như sự biến đổi theo thời gian của hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng. ở đây chúng ta có thể xem xét khái niệm về công ty lữ hành như sau: “Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.”
Theo phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì doanh nghiệp lữ hành gồm hai loại:
+ Công ty lữ hành quốc tế.
+ Công ty lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành có vai trò là tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch . Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói nhằm liên kết các sản phẩm du lịch riêng lẻ của các nhà cung ứng thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo, đáp ứng đượcnhu cầu của khách.
Sơ đồ 1: Vai trò của các công ty lữ hành trong mối quan hệ cung- cầu du lịch.
Kinh doanh lưu trú, ăn uống
( khách sạn, cửa hàng…)
Kinh doanh vận chuyển
( hàng không, ô tô…)
Các công ty
Lữ hành
Du lịch
Khách
Du lịch
Tài nguyên du lịch
( thiên nhiên, nhân tạo…)
Cơ quan du lịch vùng, quốc gia.
1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm của công ty lữ hành
1.2.1. Định nghĩa sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách hàng một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Như vậy:
Sản phẩm = Tài nguyên du lịch + Những dịch vụ + Hàng hoá du lịch
Cho nên sản phẩm du lịch có thể là món hàng cụ thể (thức ăn phục vụ của nhà hàng, tiện nghi của khách sạn ) hoặc là một món hàng không cụ thể( chất lượng phục vụ khách, bầu không khí tại nơi nghỉ mát…).Trong đa số trường hợp sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa những món hàng cụ thể và không cụ thể. Nói một cách khác sản phẩm du lịch là sự tổng hợp các thành tố khác nhau nhằm cung cấp cho du khách sự thoả mãn, hài lòng và kinh nghiệm du lịch trọn vẹn.
1.2.2. Hệ thống sản phẩm của công ty du lịch lữ hành
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung có thể chia các sản phẩm của công ty lữ hành thành ba nhóm cơ bản.
1.2.2.1. Các dịch vụ trung gian.
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Đây là hoạt động đầu tiên lâu đời và truyền thống của ngành du lịch lữ hành và là nền tảng cho các hoạt động hiện đại. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm :
Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay
Đăng ký dặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thuỷ, đường sắt,ô tô…
Môi giới cho thuê xe ô tô
môi giới và bán bảo hiểm
Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn
Các dịch vụ môi giới trung gian khác
Dịch vụ trung gian sẽ tạo ra một loại sản phẩm trung gian của các nhà đại lý du lịch (Doanh nghiệp lữ hành )
1.2.2.2. Các chương trình du lịch trọn gói.
Nói đến sản phẩm đặc trưng của du lịch nói chung và lữ hành nói riêng, người ta sẽ nghĩ đến các chương trình du lịch trọn gói. Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà cung cấp riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch.
Theo quy chế của Tổng cục du lịch thì chuyến du lịch (Tour)là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, đưa đón khách tham quan vui chơi giải trí.
Tất cả các chuyến du lịch đều do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, đều phải có chương trình du lịch cụ thể.Nên ta hiểu chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch, bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí…và các dịch vụ khác kèm theo.
Như vậy một tour du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với các mức giá và nội dung đã định trước.Về nội dung của chương trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí, tham quan…Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
1.2.2.3. Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp
Trong quá trình phát triển các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các công ty lữ hành trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí
Kinh doanh vận chuyển du lịch : hàng không, đường thuỷ.v.v….
Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch (điển hình là American Express)
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành sẽ càng phong phú.
1.3. Phân loại các chương trình du lịch
Người ta có thể phân loại các chương trình du lịch theo một số các tiêu thức chủ yếu sau đây:
1.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có 3 loại:
+Các chương trình du lịch chủ động: công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường xây dựng các chương trình du lịch , ấn định các ngày thực hiện sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình. Chỉ có các công ty lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng.
+ Các chương trình du lịch bị động: khách tự tìm đến với công ty lữ hành đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó,công ty lữ hành xây dựng chương trình. Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện sau khi đã đạt được sự nhất trí. Các chương trình du lịch theo loại này thường ít tính mạo hiểm song số lượng khách rất nhỏ, công ty bị động trong tổ chức.
+ Các chương trình du lịch kết hợp: Là sự hòa nhập của cả hai loại trên đây. Các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, khách du lịch (hoặc các công ty gửi khách) sẽ tìm đến với công ty.
Trên cơ sở các chương trình đã sẵn có, hai bên tiến hành thỏa thuận và sau đó thực hiện chương trình. Thể loại này tương đối phù hợp với điều kiện thị trường không ổn định và có dung lượng không lớn. Đa số các công ty lữ hành ở Việt Nam áp dụng các chương trình du lịch hỗn hợp.
1.3.2. Căn cứ vào mức giá có 3 loại:
+ Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện và giá của chương trình là giá trọn gói. Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do các công ty lữ hành tổ chức.
+Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản: chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho các khách du lịch công vụ. Giá chỉ bao gồm vé máy bay, một vài tối ngủ tại khách sạn và tiền taxi từ sân bay tới khách sạn.
+ Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn. Với hình thức này khách du lịch có thể tùy ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể được lựa chọn từng thành phần riêng rẽ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả một chương trình tổng thể.
Chương trình này thường ít gặp phải những khó khăn trong công việc thực hiện.
1.3.3. Căn cứ vào mục đích của chuyến du lịch chia thành:
+ Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh
+ Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán…
+ Chương trình du lịch tôn giáo tín ngưỡng
+ Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm : leo núi, lặn biển, đến các bản dân tộc…
+ Chương trình du lịch đặc biệt như tham quan chiến trường xưa cho các cựu chiến binh
+ Các chương trình du lịch tổng hợp các thể loại ở trên.
1.3.4. Ngoài những tiêu thức trên, còn có thể xây dựng các chương trình du lịch theo những tiêu thức và thể loại sau:
+ Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn
+ Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày
+ Các chương trình tham quan thành phố( City tour) với các chương trình du lịch xuyên quốc gia
+ Các chương trình du lịch quá cảnh
+ Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy. xe ngựa, xe đạp…. ) đường thủy( tàu thủy, thuyền buồm…) Hàng không, đường sắt.
Sự phân loại nói trên mang tính chất tương đối và thường có sự kết hợp giữa các thể loại của chương trình du lịch.
1.4. Quy trình xây dựng chương trình du lịch trọn gói.
Tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói gói là các hoạt động đặc trưng và cơ bản của các công ty lữ hành. Các chương trình có nội dung độc đáo,hấp dẫn, có mức giá lôi cuốn và tính khả thi cao đem lại lợi nhuận và uy tín cho các công ty lữ hành, hấp dẫn thu hút, thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Chính vì lẽ đó thị trường kinh doanh du lịch trọn gói bao giờ cũng sôi động và khốc liệt. Để đạt được những yêu cầu đó, khi xây dựng các chương trình du lịch phải tuân thủ theo các bước sau đây:
1.4.1. Nghiên cứu thị trường khách
Để nắm được nhu cầu của khách du lịch người ta thường phải tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát và nghiên cứu thị trường, hoạt động này thường diễn ra bằng các con đường khác nhau như nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về thị trường thông qua các công trình nghiên cứu, ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, v v…Thông qua các công ty du lịch gửi khách và các chuyến du lịch làm quen. Các hình thức khác như điều tra trực tiếp, thuê các công ty Marketing v v…Có thể đạt hiệu quả cao song chi phí thường khá lớn.
1.4.2. Nghiên cứu thị trường cung
Khi đã nắm bắt được nhu cầu đi du lịch của khách các doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu đến khả năng cung ứng của các nhà cung cấp, thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là: Tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch. Sự phù hợp của tài nguyên du lịch đối với mục đích của chương trình du lịch. Những giá trị mà tài nguyên du lịch đem lại có đáp ứng những trông đợi của du khách hay không ? Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch.
1.4.2.Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình
Mục đích của chương trình xây dựng mới thường được thể hiện thông qua tên gọi của chương trình, ý tưởng của chương trình là sự kết hợp cao nhất và sáng tạo nhất giữ nhu cầu của khách và tài nguyên du lịch. Một ý tưởng hấp dẫn không chỉ tạo ra một cái tên gọi lôi cuốn cho chương trình mà còn là phương hướng để có những hình thức du lịch mới lạ. Tuy nhiên trong thực tế rất khó tạo ra một tên gọi hay cũng như một hình thức du lịch mới. Một phần chủ yếu là hầu hết các ý tưởng đều đa được khai thác một cách triệt để.
1.4.3. Lập hành trình ( chi tiết hóa chương trình )
Sau khi đã hoàn tất các bước cơ bản của việc xây dựng một chương trình du lịch ta phải lập ra được những nội dung chủ yếu của việc tiến hành chương trình du lịch đã được xây dựng và chương trình phải có tốc độ thực hiện hợp lý.
Một người xây dựng chương trình giàu kinh nghiệm phải có đầy đủ những kiến thức về cung, cầu du lịch, am hiểu tường tận nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch , có khả năng phát kiến ra những hình thức du lịch mới. Nội dung độc đáo trên cơ sở hiểu biết về tài nguyên và các cơ sở kinh doanh du lịch.
1.4.4. Một số điểm cần chú ý khi xây dựng chương trình du lịch.
Khi xây dựng chương trình du lịch phải chú ý tới các nguyên tắc sau đây:
+ Chương trình phải có tốc độ thực hiện hợp lý. Các hoạt động không nên quá nhiều gây mệt mỏi.
Trừ những trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm lý, sinh lý của du khách. Cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp.
+ Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán cho du khách.
+ Chú ý tới các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động đưa tiễn cuối cùng
+ Các hoạt động vào các buổi tối trong chương trình
+ Trong những điều kiện cho phép, có thể đưa ra các chương trình tự chọn cho du khách. Có khá nhiều phương pháp để xây dựng và “cài đặt” các chương trình tự chọn(optional tour). Trong một khoảng thời gian ( một ngày, một buổi ) nào đó của chương trình, khách có thể tự chọn một trong các chương trình được tổ chức.
Ví dụ: Tham quan chùa, đi chợ hoặc xem biểu diễn nghệ thuật v.v…
Nói chung thì chương trình tự chọn thường được tính vào trong mức giá trọn gói của cả chương trình. Tuy nhiên cũng có những chương trình tự chọn (thường kéo dài trong một ngày) tách rời khỏi chương trình này, khách du lịch khi mua các chương trình tự chọn này mặc nhiên là họ đã kéo dài thời gian đi du lịch.
+ Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời hạn, tài chính v v…của khách với nội dung và chất lượng của chương trình. Đảm bảo sự hài lòng giữa mục đích kinh doanh của công ty với yêu vầu du lịch của khách.
Một tuyến hành trình hoàn chỉnh là khi đọc lên du khách đã có thể cảm nhận được sự lôi cuốn, hấp dẫn và yên tâm khi mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đã được cân nhắc.
Như vậy những vấn đề và nội dung cơ bản về việc tổ chức xây dựng chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành ở trên chỉ là mang tính chất lý luận nên tiếp theo em muốn đề cập tới việc khảo sát thực tế thực trạng tình hình tổ chức xây dựng các chương trình du lịch đến Huế của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay đóng trên địa bàn Hà Nội ở chương 2.
Chương 2
Thực trạng việc tổ chức xây dựng chương trình du lịch trên tuyến điểm : Hà Nội – Huế – Hà Nội
2.1. Điều kiện tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm đến Thừa Thiên Huế.
Nằm trong hệ thống cụm điểm du lịch có tài nguyên thiên nhiên tự nhiên và nhân tạo đã được thế giới công nhận và xếp hạng là di sản văn hóa thế giới Huế được xem là một trung tâm du lịch có nhiều triển vọng và nơi đây cứ hai năm một lần lại được tổ chức lễ hội Festival- là cơ hội thuận lợi để thu hút khách du lịch trên mọi miền của tổ quốc cũng như trên toàn thế giới.
2.1.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên thiên nhiên:
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, giáp thành phố Đà Nẵng, tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ đồng thời là biên giới việt – Lào, phía Đông trông ra biển, các Hà Nội 660 km, cách thành phố HCM 1080 km.
Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ. Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở biên giới Việt – Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500m có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải phần lớn là đồi bát úp với chiều rộng vài trăm mét.
Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá đổ ra biển như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Cầu Hai… Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực 300 km vuông.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18-20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sâu. Sân bay Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc tỉnh. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều rất thuận lợi.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ bốn mùa. Mùa Xuân mát mẻ, ấm áp ; mùa Hè nóng bức ; mùa Thu dịu dàng và mùa Đông giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25 độ C, số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.
Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Thừa Thiên Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt với sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Sông Hương chảy giữa lòng thành phố êm đềm tạo nên một bức tranh “sơn thủy hữu tình” đó là sự hòa quyện của sông Hương núi Ngự, những khu vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh, những đồi thông soi bóng xuống những hồ nước trong xanh trải rộng, những bãi tắm :Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn. Tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, Huế tự hào có khu nghỉ mát lý tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát độc đáo của Đông Dương.
Thiên nhiên không chỉ ưu ái ban tặng cho Huế những cảnh đẹp tuyệt vời, nên thơ đến vậy mà nơi đây còn là nơi để lại nhiều dấu ấn lịch sử với kiến trúc cổ của xã hội phong kiến xưa.
+ Tài nguyên nhân văn:
Huế là một vùng đất cổ, vào cuối thế kỷ 13 vùng đất thơ mộng này đã hòa nhập vào Đại Việt bởi là quà tặng của vua Chiêm Thành khi cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây đã được chúa Nguyễn Hoàng chọn làm kinh đô của xứ Đàng Trong(1558),được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn(1788-1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn(1802-1945).
Trong hơn 400 năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã là trung tâm chính trị, văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Chính vì vậy nơi đây còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Với các di tích đó Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới(ngày 11 tháng 12 năm 1993 )
Thừa Thiên Huế còn là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước giành độc lập dân tộc.
Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên Huế là quần thể các di tích văn hóa với trên 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn…
Tất cả các yếu tố trên là những diều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho nhiều đối tượng du khách khác nhau. Là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển du lịch . Vì vậy, du lịch Huế có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước nói chung và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Song sẽ thật là thiếu sót nếu như chúng ta bỏ quên mất vai trò cũng vô cùng quan trọng của các yếu tố đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy du lịch Huế ngày càng phát triển. Đó là vấn đề về khả năng cung ứng cuả các nhà cung cấp tại diểm du lịch(hay điểm có tài nguyên du lịch).
2.1.2. Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp
+Nhân tố nhà cung cấp: Nhà cung cấp được xác định là những cá nhân hay công ty cung cấp một phần hay toàn bộ sản phẩm du lịch, dịch vụ, hàng hoá … mà các doanh nghiệp cần để tạo ra những chương trình du lịch và hoàn chỉnh chúng. Nhà cung cấp có vai trò hết sức quan trọng đối với những chương trình du lịch. Doanh nghiệp có một chương trình du lịch tốt hay không một phần lớn tùy thuộc vào hoạt động của các nhà cung cấp.
Họ là những người đảm bảo “đầu vào” để doanh nghiệp có cơ sở tạo ra các loại chương trình du lịch cung ứng cho thị trường. Đó là vấn đề về con người, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Khi tổ chức xây dựng một chương trình du lịch thì ngoài những đặc điểm về sự phong phú của sản phẩm du lịch mà vùng đó được thiên nhiên ban tặng thì những yếu tố này giữ một vị trí khá quan trọng. Đó là các yếu tố:
Hệ thống khách sạn
Huế đã sớm nhận biết ưu thế tiềm năng du lịch của tỉnh mình trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước. Để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu phục vụ lợi ích của khách du lịch nói chung mà cũng một phần để thúc đẩy nền kinh tế của mình, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của Huế ngày càng được nâng cấp và không ngừng phát triển phong phú, đa dạng. Đặc biệt là hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Huế rất có quy mô. Huế có những khách sạn tiện nghi đầy đủ và sang trọng được xếp vào hạng thứ bậc khách sạn hạng sang loại 3 sao như : Khách sạn Century, Hương Giang, Sài Gòn Morin. Những khách sạn này đều nằm trên đường Lê Lợi, trung tâm của thành phố, chất lượng phục vụ cao đáp ứng được với du khách trong và ngoài nước.
Loại 2 sao như Khách sạn Đống Đa, Hoa Hồng, Hùng Vương….loại một sao: Cố Đô, Đông Dương, Lê Lợi, Phượng Hoàng và còn vô số những nhà nghỉ có tiện nghi tốt, thái độ phục vụ làm cho quý khách có thể hài lòng bởi tính cách của người dân xứ này cũng hài hòa, lịch sự nhã nhặn rất gây cảm tình đối với khách du lịch.
Em lấy một ví dụ như ở công ty khách sạn Công Đoàn Sông Hương, đó là một khách sạn nằm kề ngay cạnh khách sạn Hương Giang và nằm ở bờ Bắc của con Sông Hương thơ mộng, tiện nghi phòng ở của khách sạn cũng như chất lượng phục vụ khách của nhân viên khá chu đáo. Trong một phòng có giường đơn, đôi, chăn màn, ti vi, điện thoại, đồng hồ, phục vụ vấn đề ăn uống cũng khá tận tình và các dịch vụ khác như phương tiện vận chuyển đi lại bằng ô tô, bằng thuyền liên hệ với ban lễ tân, trong khách sạn còn có quầy hàng bán các loại đặc sản của Huế để bạn có thể mua chúng làm quà cho bạn bè, người thân của mình. Điều chú ý ở đây là giá của một tối trọ tại khách sạn này cũng không quá cao so với mức thu nhập của du khách. Bạn có thể ở phòng từ hạng sang đến loại bình dân đều có.
Nhìn chung hệ thống khách sạn của Huế khá tốt và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu về ăn uống, lưu trú, nghỉ ngơi của du khách. Bên cạnh đó các hệ thống dịch vụ khác cũng phát triển tương đối đồng đều
- Hệ thống dịch vụ vận chuyển
Ngày nay khi sự phát triển nền kinh tế xã hội ngày càng tăng thì cũng đồng nghĩa với sự phát triển của tất cả các ngành khác, trong đó sự phát triển về giao thông đường bộ là một bước tiến nhảy vọt và là một điều đáng được kể đến. Không chỉ là phương tiện giúp con người di chuyển nhanh từ nơi này đến nơi khác mà nó như một chiếc cầu kết nối cần thiết và hữu ích trong các chuyến hành trình du lịch, một trong các yếu tố hàng đầu để lôi cuốn du khách tham quan.Huế nằm trên cụm điểm du lịch Bắc Trung Bộ với tuyến đường xuyên suốt quốc lộ 1A và đường tàu Bắc- Nam nên đây là một điểm thuận lợi cho việc đi du lịch Huế được dễ dàng. Ngưòi ta có thể đến Huế bằng các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không ... Mặt khác sự phát triển về mặt công nghệ cũng tạo ra hàng loạt ô tô hiện đại, lịch sự và sang trọng tạo cho khách cảm giác an toàn thoải mái trong suốt chuyến đi.
Đến Huế bạn có thể an tâm về việc di chuyển, đi lại của mình bởi sự khá thuận lợi về giao thông, ở đây du khách có thể đi lại bằng những phương tiện tùy mình lựa chọn như xích lô, ô tô, xe buýt, taxi, thậm chí là xe ôm.v.v… Nếu quý khách muốn tận hưởng vẻ đep yên tĩnh lãng mạn và để thưởng thức những món ăn đặc sản của nơi xứ Huế như cơm hến, bánh khoái, nem lụi, chè hẻm… và nhiều thứ khác thì buổi tối là một điều kiện và khoảng thời gian thuận lợi để bạn có thể ngồi trên chiếc xích lô một mình hay cùng những người bạn của mình dạo một vòng quanh thành phố Huế. Giá của xích lô cũng khá hợp lý, chỉ khoảng 20-25 ngàn đồng là bạn có thể đi quanh thành phố. Đi xích lô mua sắm đồ đạc hay ngắm cảnh cũng chính là một đặc trưng về các loại phương tiện ở đây.
Các dịch vụ vận chuyển đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến thăm quan thì thường là ở nơi nhận khách có thể đảm nhận được những mong muốn của bạn vì đó là thuộc về trách nhiệm và giới hạn của công ty nhận khách đối với công ty gửi khách. Nếu bạn cần một chiếc taxi bạn có thể liên hệ với lễ tân của khách sạn, hoặc với bất kỳ một phương tiện nào khác mà bạn muốn.
Các dịch vụ vui chơi, giải trí và bổ sung khác
Đối với các dịch vụ loại này thường có ở trong các khách sạn, nhưng các dịch vụ ở ngoài sẽ phong phú hơn rất nhiều. Các dịch vụ vui chơi, giải trí ở Huế đa dạng như : bi- a, bi lắc bóng bàn, karaokê, massage đấm lưng.vv…
các dịch vụ Internet, điện thoại, chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, các đồ tiêu dùng cho cá nhân.
Nghệ thuật văn hóa ẩm thực, hàng chục món ăn cung đình còn giữ đến ngày nay sẵn sàng phục vụ quý khách, hàng chục loại bánh đặc sắc mà chỉ tìm thấy ở Húê như bánh khoái, bánh xèo ….Không chỉ bán ban ngày mà du khách còn được thưởng thức cả vào ban đêm.
Ngoài ra còn có một loại hình dịch vụ phục vụ cho du khách đến tham quan nữa là được đi thuyền đắm mình trên dòng Sông Hương dịu dàng và thưởng thức ca Huế. Những điệu hò, điệu lý dân gian đã được tiếp thu và cải biên phục vụ cho vua chúa trở thành ca múa cung đình và rồi lại được đưa ra ngoài để trở thành các điệu hát, điệu múa phổ biến.
2.2. Giới thiệu một số chương trình du lịch trên tuyến điểm: Hà Nội – Huế – Hà Nội
Hiện nay, các công ty du lịch lữ hành trong địa bàn Hà Nội đều chọn Huế là điểm du lịch trung tâm, các chương trình du lịch đến Huế được xây dựng phong phú và đa dạng. Thông thường được chia thành hai hướng với những tuyến hành trình tham quan:
Du lịch Hà Nội – Huế – Hà nội: Đây là tuyến dành cho những du khách muốn đến Huế thưởng thức, tận hưởng cảnh đẹp nơi đây cũng như mong muốn nghiên cứu cảm nhận hết vẻ đẹp tinh hoa, tìm hiểu về những giá trị văn hóa-tinh thần, lịch sử của cố đô Huế cổ kính và thơ mộng.
- Du lịch Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Hội An v v…và nhiều điểm du lịch khác trong chuyến hành trình du lịch dài ngày mà các công ty đã xây dựng sẵn và còn tùy thuộc vào sự đặt hàng của khách du lịch, nếu khách muốn đến điểm du lịch nào thì thường là công ty lữ hành sẽ xây dựng một tour du lịch dành riêng cho nhóm khách đó.
Đây là chương trình du lịch thích hợp cho loại khách thích nghỉ ngơi, tham quan nhiều nơi, có thời gian rảnh rỗi. Họ thường đi tour dài ngày với mức giá trọn gói.
Ngày nay khi nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng nhiều thì sự đáp ứng của các công ty lữ hành lại càng đa dạng, phong phú, càng có nhiều sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội các công ty lữ hành hoạt động khá tích cực và mang lại những nguồn thu nhập khá cao. Theo thống kê tính đến tháng 5/1998 các công ty du lịch nội địa đóng trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 80 công ty. Các chương trình du lịch trọn gói với giá cả và những dịch vụ khác đã được thống kê kèm theo trong các tờ rơi, quảng cáo của mỗi chương trình (tour) du lịch, rất thuận lợi cho khách du lịch có quyền tự do lựa chọn. Những chương trình này được giới thiệu, quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi, tập gấp và các ấn phẩm của doanh nghiệp. Một vài doanh nghiệp lữ hành có biểu hiện tốt trong lĩnh vực này như:
01. Công ty du lịch Việt Nam tourism ( 30A Lý Thường Kiệt-Hà Nội)
02. Công ty Du Lịch công đoàn Việt Nam ( 1B Yết Kiêu- Hà Nội)
03. Công ty hướng dẫn và điều hành du lịch Vinatour ( 54 Nguyễn Du- Hà Nội)
04. Công ty du lịch và thương mại thủ đô ( 66B Trần Hưng Đạo- Hà Nội)
05. Công ty du lịch và thương mại EURO ( 1180A La Thành- Hà Nội)
Hệ thống chương trình du lịch của những công ty này khá đầy đủ và phong phú (xem phụ lục trang cuối)
Nhìn chung các chương trình du lịch của các công ty này đều đã xây dựng kká đầy đủ và chi tiết, sự xắp xếp, bố trí thời gian cũng như mọi hoạt động đảm bảo cho du khách trong chuyến hành trình được nghỉ ngơi thoải mái. Các dịch vụ cơ bản cũng, bổ sung xét trên lý thuyết là có thể làm hài lòng khách du lịch.
Hoạt động ăn uống, nghỉ tối cũng được lập một cách có kế hoạch và rõ ràng, các chương trình du lịch đều có sự cuốn hút, hấp đẫn khách mua chương trình. Bởi vì, trong toàn bộ mức giá trọn gói bao gồm tất cả những chi phí hoạt động mà doanh nghiệp lữ hành phải chi cho khách còn có khoản là phí bảo hiểm, dịch vụ y tế… điều này tạo nên sự bảo đảm, an toàn tính mạng cho người đi du lịch và du khách có thể an tâm khi du lịch có một chuyến tham quan nghỉ ngơi trọn vẹn mà không phải lo nghĩ đến vấn đề an toàn cho mình.
Tuy nhiên ở mỗi chương trình đều có được những mặt bất lợi của nó. Đó là việc đi lại, vận chuyển cho khách đến nơi du lịch đương nhiên là khách hàng đặt đi bằng phương tiện gì thì các doanh nghiệp lữ hành sẽ phải cung ứng được cho họ, đi bằng tàu hay đi bằng ô tô thậm chí máy bay đều không khó khăn đối với các doanh nghiệp, nhưng điều đáng nói ở đây là khi xây dựng đại đa số công ty đều xây dựng tuyến hành trình của mình trên một loại phương tiện đi lại là tàu, loại này chỉ phù hợp với những chuyến đi dài ngày xuyên việt còn đối với những chuyến du lịch không đáng kể như đến Huế hay xa hơn một chút ta cũng vẫn có thể sử dụng phương tiện ô tô. Vì, thứ nhất nếu đi ô tô thì ta sẽ giải quyết được một số bất trắc có thể sẽ xảy ra mà thậm chí là rất nhiều ví dụ như việc khách hàng bị trục trặc vấn đề gì đó mà bị chậm, nếu như ta đi tàu thì người khách đó có thể là sẽ bị lỡ mất chuyến đi du lịch đó. Còn chúng ta đi bằng ô tô thì có thể hoãn chuyến đi một chút trong một khoảng thời gian nhất định để chờ người khách đó và cũng có thời gian để dặn dò mọi người chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Thứ hai việc đi bằng ô tô sẽ tạo cho khách được sự tiện lợi vì trên đường đi ta sẽ chọn những điểm mốc du lịch có giá trị, gây ấn tượng cho du lịch sự thích thú, hài lòng dừng chân nghỉ ngơi.
Du khách được nhìn ngắm tận mắt và chụp một vài kiểu ảnh lưu niệm, đi qua những nơi có món hàng đặc sản, các món ăn để khách tự do mua sắm chỉ mất một chút thời gian, đó cũng là một hình thức tiêu thụ dịch vụ du lịch cho điểm qua của nơi đến du lịch và ta có thể nghiên cứu được các nhà cung cấp tại những nơi này luôn. Thứ ba việc vận chuyển bằng ô tô còn tiện khi chúng ta đến điẻm du lịch đối với việc đi lại tham quan chúng ta sẽ không phải liên hệ với nơi nhận khách vì nhiều khi dù trong hợp đồng đã ghi rõ nhưng vẫn có thể có những bất thường xảy ra về vấn đề xe cộ, như vậy thì sẽ tạo cảm giác khó chịu cho du khách, làm họ mất đi hứng thú của buổi tham quan đó.
Đặc biệt là các công ty khi xây dựng chương trình của mình không hề được đặt tên, nêu ý tưởng hay mục đích của chuyến hành trình để tạo ra sự khác biệt, điều này không hấp đẫn khách du lịch bởi vì một cái tên hay, bản thân nó đã lột tả được cái tinh túy, chủ đề của toàn bộ chương trình. Một ý tưởng hấp dẫn còn là phương hướng để có những hình thức du lịch mới lạ.
Chưa xây dựng được những chương trình riêng đối với từng loại khách.
Từ những nhân xét của cá nhân em về đặc điểm, mặt ưu thế và những vấn đề bất cập của các chương trình du lịch hiện nay. Trên cơ sở đó em đã thử xây dựng một chương trình du lịch của mình ở chương tiếp theo.
2.3. Đánh giá chung thực trạng tổ chức xây dựng chương trình du lịch trên tuyến điểm Hà Nội – Huế – Hà Nội
2.3.1. Những mặt thuận lợi
Như đã phân tích ở trên Huế là một điểm du lịch có nhiều tiềm năng để phát triển trên cả hai phương diện: Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên nhăn văn. Những ưu điểm này tạo cho các công ty du lịch lữ hành kkhi xây dựng các chương trình du lịch đến Huế đặc sắc và đa dạng hơn. Nó cũng mang lại cho Huế những thuận lợi về mọi mặt không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà nó cong góp phần tạo ra những công công ăn việc làm do những ngành nghệ phụ bắt đầu được chú ý và phát triển .
Và theo xu hướng phát triển chung của toàn xã hội trên dịa bàn Hà Nội đã có rất nhiều các công ty du lịch không ngừng được mở ra, tạo nên một sự cạnh tranh về thị trường khách cũng như các chương trình du lịch mới là hấp dẫn. Đây là một nhân tố chủ quan để thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, sáng tạo cho mình được những chương trình hay thỏa mãn mong muốn của khách hàng và cũng đồng thời để cho công ty của mình có thể tồn tại, có chỗ đứng trên thị trường nội địa cũng như nước ngoài(đối với các công ty lữ hành quốc tế).Như thế tính cạnh tranh sẽ mang lại khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội Huế hiện nay dang có xu hướng phát triển rất tốt, đó cũng là một mặt thuận lợi để Huế có thể mở thêm nhiều loại du lịch như nghỉ biển, sinh thái, du thuyền…và điều quan trọng là có thể đáp ứng được những nhu cầu, đòi hỏi cao về sinh hoạt tại điểm du lịch của khách quốc tế cũng như nội địa.
Đối với tuyến điểm du lịch Hà Nội – Huế chúng ta có rất nhiều thuận lợi cần phải phát huy làm sao tận để tận dụng được tối đa những tiềm năng của nguồn tài nguyên du lịch phong phú này. Bởi vì Huế không chỉ có tài nguyên thiên nhiên mà bên cạnh đó tài nguyên nhân văn và giá trị lịch sử còn rất to lớn.
Do vậy cho nên đối với những chương trình du lịch khác như nghỉ biển, leo núi, bơi lội, săn bắn…. chúng ta sẽ phải tính đến tính mùa vụ du lịch của nó nhưng dặc biệt là đối với Huế thì Tài nguyên du lịch nhân văn không hề bị ảnh hưởng của yếu tố thời vụ. Dù bất kỳ với mùa nào Xuân, Hạ, Thu, Đông hay thời tiết có xấu thế nào đi chăng nữa thì du khách vẫn có thể đến Huế để thưởng ngoạn cảnh đẹp cũng như tìm hiểu các giá trị nhân văn của nó.
Du lịch Huế lại đặt trong sự thuận lợi cả về giao thông đường xá, vận chuyển việc đi lại của quý khách sẽ được dễ dàng, tiện lợi.
2.3.2. Những khó khăn.
Các công ty trên bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cùng hoạt động kinh doanh trên thị trường, tổ chức xây dựng và bán các chương trình du lịch Huế của công ty mình đạt hiệu quả song cũng gặp không ít những khó khăn :
Khi xây dựng và bán một chương trình nhưng còn phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch.
Thái độ không hưởng ứng của khách hàng với những chương trình du lịch mới được xây dựng. Vì nó còn chưa đáp ứng đầy đủ những nhu cầu, làm hài lòng khách hàng, các chương trình thường là chưa đủ yếu tố hấp dẫn để lôi cuốn khách mua chương trình của doanh nghiệp.
Mặt khác điều hành cũng như các bộ phận trong doanh nghiệp lữ hành nhất là bộ phận marketing là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chương trình du lịch còn hoạt động chưa được tốt lắm. Đại đa số các doanh nghiệp đều xây dựng những tuyến điểm giống nhau nhưng lại không có sự nổi bật và đặc sắc riêng cho chương trình của mình, không tạo ra những ưu việt, lợi ích đối với ngưòi đi du lịch nếu như khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty.
Chưa được nhà nước và những cấp ngành đầu cơ của ngành du lịch đầu tư thỏa đáng, nên sự phát triển du lịch Huế nói chung vẫn có một phần nào bị hạn chế.
Hiện nay một số các di tích lịch sử đang bị xuống cấp do ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và một số những kẻ quấy phá bên ngoài làm cho các tài nguyên nhân văn cũng bị giảm di phần nào giá trị hoang sơ cổ kính của nó.
Để có thể cạnh tranh trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành phải hoàn thiện hơn nữa chiến lược sản phẩm của mình cũng như đa dạng hóa sản phẩm hoặc tạo ra các sản phẩm mới thì mới đứng vững trên thị trường. Vậy làm sao để đạt được điều đó ?
Từ những thực trạng của vấn đề thị trường về tổ chức xây dựng các chương trình du lịch Huế, chương tiếp theo dưới đây em sẽ xin nêu ra một số giải pháp, ý kiến của bản thân mình về việc tổ chức xây dựng các chương trình du lịch đến Huế.
Chương 3
Một số giải pháp và kiến nghị
3.1. Phương hướng mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
Du lịch Thừa Thiên Huế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước cũng như chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được chính phủ phê duyệt: Thừa Thiên Huế là trung tâm của vịnh Bắc Trung Bộ, một trong 3 vùng du lịch chính của Việt Nam.
Vì lẽ đó, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang phải xem xét một cách thận trọng và để đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển toàn diện, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế- văn hóa- xã hội và môi trường về định hướng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm sắp tới được xác định như sau :
Tập trung đầu tư phát triển 3 cụm du lịch chính là :
Cụm du lịch thị trung tâm: Huế – Hội An
Cụm du lịch Bạch Mã - Cảnh Dương – Lăng Cô Hải Vân
Và cụm du lịch A lưới - Đường Hồ Chí Minh
Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển cụm du lịch trung tâm, có khả năng thu hút du khách, là hạt nhân của vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Điều đó không những có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng và đối với sự phát triển du lịch của cả nước nói chung.
+ Nghiên cứu để khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo từ đó xây dựng được nhiều chương trình du lịch hay có thể thu hút khách tốt. Phát triển các loại hình du lịch theo chuyên đề và tận dụng tối đa những ưu thế mà Huế có như: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển, nghỉ mát, du lịch leo núi, du thuyền trên đầm phá v v…
+ Phân chia khu vực và phân đoạn đầu tư nhằm bảo đảm hệ thống cơ sởvật chất, kỹ thuật đủ để phục vụ cho lượng khách đến Huế ngày càng cao.
+ Tiềm năng du lịch của Huế, đặc biệt là tiềm năng nhăn văn rất lớn hướng phát triển trong tương lai là đúng, song cũng phải thấy hoạt động kinh doanh du lịch trong một số năm tiếp theo còn nhiều khó khăn. Do vậy để thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các ngành, tăng cường hợp tác đối nội, đối ngoại với các tổ chức du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài…Nhằm tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng và tạo ra môi trường để phát triển du lịch. Xứng đáng là hạt nhân của vùng du lịch Bắc Bộ, một trong 3 vùng trọng điểm của cả nước và đáp ứng ngày càng cao sự mong đợi của du khách bốn phương.
3.2. Một số giải pháp
Trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến những bước nhảy vọt đáng kể của tiến trình phát triển du lịch thế giới, trong đó có ngành du lịch Việt Nam. Du lịch Việt Nam cũng đang trên đà phát triển với quy mô của cung – cầu du lịch ngày càng tăng. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng ngày càng nhiều với mọi thành phần kinh tế: Nhà nước, tư nhân, liên doanh…Do vậy cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch ngày càng trở lên gay gắt trên thị trường du lịch nội địa cũng như quốc tế. Để góp phần làm cho du lịch nước nhà có hiệu quả em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp dưới đây về việc tổ chức xây dựng các chương trình du lịch đến Huế.
3.2.1. Các doanh nghiệp cần phải có sự cố gắng nỗ lực trong chiến lược xây dựng các chương trình du lịch. Nên phân chia các công đoạn tiến hành theo từng bộ phận chức năng. Bộ phận Marketing cũng như bộ phận điều hành phải được hoạt động với cường độ nhanh nhạy tối đa và đạt hiệu quả. Dựa vào nhu cầu của khách và những tour du lịch sẵn có của mình, các doanh nghiệp có thể tiến hành ghép tour, cắt bỏ phần chương trình du lịch mà khách không ưng ý, không đem lại hiệu quả cho cả hai phía hay những chương trình nào có nhiều điểm du lịch mà thời gian ngắn thì nên dãn thời gian dài ra.
3.2.2.Khi xây dựng chương trình du lịch cố gắng tuân thủ theo các bước sau:
Nghiên cứu thị trường khách : Là một trong những chiến lược marketing mà người ta có thể sử dụng để duy trì hoặc làm tăng lượng bán các chương trình du lịch của các đơn vị kinh doanh : Tìm hiểu thị trường, thâm nhập thị trường, xác định được thị trường mục tiêu để tưd đó có thể phát triển thị trường khách với những khách du lịch tiềm năng.
Khách hàng luôn được coi là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố quan trọng. Bởi như đã biết mong muốn, nhu cầu của khách du lịch quyết định lý do tồn tại của những chương trình du lịch, việc đó đồng nghĩa với sự tồn tại của các công ty lữ hành. Khách hàng được chia thành những loại sau:
+ Khách là những cá nhân
+ Khách là những người mua tổ chức
+ Khách hàng là những ngưòi nước ngoài
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở lên đa dạng phong phú và đòi hỏi cao. Cùng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt bắt buộc các nhà kinh doanh phải có những giải pháp tối ưu. Đó là phải phân đoạn thị trường thành những đoạn nhỏ mang tính đồng nhất. Khi phân đoạn thị trường khách phải tuân thủ theo 6 bước sau.
Bước thứ nhất:
Xác định đặc điểm và nhu cầu của khách du lịch đối với các chương trình du lịch mà doanh nghiệp sẽ xây dựng.
Bước thứ hai:
Phân tích những điểm đồng nhất và khác biệt. Nếu điểm đồng nhất về nhu cầu và đặc điểm của khách du lịch chiếm ưu thế thì lựa chọn của doanh nghiệp phải hướng tới sự đồng nhất đó. Còn nếu sự khác biệt chiếm ưu thế thì kế hoạch marketing của doanh nghiệp cần phải điều chỉnh và chọn lựa.
Bước thứ ba:
đây là bước hoàn thiện bộ hồ sơ về nhóm người tieu dùng sản phẩm du lịch mà doanh nghiệp nhắm vào.
Bước thứ tư:
Lựa chọn đoạn thị trường (nhóm người mua)mục tiêu,những đoạn nào có triển vọng,có cơ hội lớn nhất.
Bước thứ năm:
Định vị chương trình trên đoạn thị trường lựa chọn.
Bước thứ sáu:
Xây dựng một chương trình du lịch hiệu quả,đây là bước cuối cùng trong tiến trình phát triểnmột phân đoạn thị trường .Về thực chất đây là bước lựa chọn các giải pháp maketing hỗn hợp. Khi nghiên cứu thị trường khách chúng ta không thể bỏ qua những động cơ của khách hàng,thái độ và những đặc trưng tâm lý chung của khách.
-Nghiên cứu thị trường cung: Các nhà cung cấp dịch vụ,khách sạn,vận chuyển,dịch vụ vui chơi giải trí,và các dịch vụ bổ sung khác
-Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình
Lập hành trình (chi tiết hóa chương trình).
Phải tính toán chi phí cho một chuyến đi để có thể tính giá bán chính xác,đảm bảo việc xác định số khách tham gia để đạt được hòa vốn.
Để tạo được những chương trình có sức cạnh tranh cao thu hút khách hàng thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hai khía cạnh đó là nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa chương trình du lịch. Các doanh nghiệp nên xây dựng chương trình cho từng loại khách khác nhau với các mức giá khác nhau, ví dụ như khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa hay đối tượng khách là học sinh, sinh viên, khách đi công vụ. vv…
3.2.3. Các chính sách Marketing hỗ trợ chính sách sản phẩm(các chương trình du lịch) của doanh nghiệp lữ hành.
Để hoàn thiện các chương trình du lịch thì doanh nghiệp phải có những chiến lược phụ khác trợ giúp nhằm nâng cao việc hoàn thiện sản phẩm hơn nữa.Những chính sách hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược sản phẩm như :
+ Chính sách giá
Giá cả là một trong những tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng của khách hàng, là nhân tố ảnh hưởng đến số lượng bán, tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thu hút khách và tăng lợi nhuận doanh nghiệp cần sử dụng chính sách giá như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài tính thời vụ của sản phẩm. Việc xây dựng các chương trình du lịch của doanh nghiệp phù hợp với khả năng thanh toán của khách, hiện nay đối tượng khách rất đa dạng vì vậy khi một sản phẩm được tung ra thị trường với mức giá bao nhiêu thì được chấp nhận. Đây là một vấn đề khó cho những người làm chương trình, bởi vậy các doanh nghiệp nên áp dụng chính sách giá phân biệt để khuyến khích sự tiêu dùng sản phẩm của khách hàng.Chính sách này có thể rất linh hoạt theo nhiều dạng khác nhau như:
Giá thành cho đoàn khách có quy mô lớn
Giá thành cho các hãng gửi khách có quan hệ thường xuyên
Giá trọn gói cho một thời vụ du lịch
Ngoài ra các doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình du lịch tự chọn theo giá tự chọn, để du khách có thể lựa chọn các cấp độ phục vụ phù hợp với khả năng thanh toán vừa phù hợp với nhu cầu sở thích của họ.
+ Chính sách phân phối
Hoạt động phân phối là một loạt các công việc bao gồm vận chuyển, các bộ phận theo từng chức năng riêng, và giao dịch với khách hàng. Chức năng phân phối của mỗi công ty đều được thực hiện thông qua kênh phân phối.
Kênh phân phối sản phẩm trong du lịch được hiểu là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho người tiêu dùng du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng. Do những đặc điểm của sản phẩm du lịch mà kênh phân phối sản phẩm trong du lịch có sự khác biệt hơn so với kênh phân phối sản phẩm là hàng hoá, vật thể. Sự khác biệt này được thể hiện ở chỗ:
Người ta phải dùng phương tiện vận chuyển để đưa người tiêu dùng đến nơi có sản phẩm du lịch để tiêu dùng
Hàng hoá trong du lịch không thể lưu kho lưu bãi
Chủ yếu sử dụng loại kênh phân phối ngắn.
+ Chính sách giao tiếp - khuyếch trương
Sau khi đã xây dựng các chương trình du lịch, làm cách nào để bán các chương trình du lịch đó một cách có hiệu quả nhất? Muốn vậy trước hết phải để cho khách du lịch biết được về sản phẩm của công ty mình. Thông tin quảng cáo yêu cầu chính xác, cụ thể, gợi mở, lặp đi lặp lại, đưa ra những thông tin cần thiết và thích hợp với những khách hàng tiềm năng. Hình ảnh quảng cáo đó là các tập gấp, tờ rơi, tập sách nhỏ, áp phích…thường xuyên phân phát các ấn phẩm này cho các du khách đến mua chương trình hoặc đến giao dịch.
3.3. Một vài đề xuất vĩ mô
Trên cơ sở đánh giá nhận xét về họat động kinh doanh lữ hành cũng như các sản phẩm – Tour du lịch của các doanh nghiệp lữ hành đề tài xin đưa ra một số đề xuất vĩ mô để hoàn thiện hơn nữa hệ thống sản phẩm.
Để những chương trình du lịch có thể được khách hàng biết đến và chấp nhận, không những cần sự cố gắng nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp mà còn cần đến sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của sở du lịch, Tổng cục du lịch và nhà nước cũng như các cấp, các ngành có liên quan về một số mặt sau :
Cần có những chiến dịch marketing mạnh mẽ quảng cáo cho du lịch Huế bằng những ấn phẩm, phương tiện thông tin dại chúng nhất là qua mạng Iternet để thu hút được sự chú ý của du khách nước ngoài. Tăng cường phát hành các ấn phẩm quảng cáo bằng tiếng nước ngoài giúp cho khách quốc tế có cơ hội tìm hiểu hơn về các chuyến hành trình du lịch nếu họ lựa chọn. Trong chiến dịch quảng cáo đó, cần tập hợp giới thiệu một số doanh nghiệp lữ hành chủ chốt của nhà nước để bạn bè Thế Giới có thể tìm hiểu và hợp tác.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đường xá tạo an toàn và dễ dàng trong lưu thông.
Ngoài ra cần phải đầu tư thỏa đáng cho việc duy trì, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích…nâng cấp các khu lăng tẩm, đền đài, miếu mạo, chùa chiền…
Vì Huế là vùng đất mang nhiều đấu ấn lịch sử quan trọng, là nơi duy nhất ở Việt Nam còn lưu giữ được diện mạo đô thị cổ với tổng thể kiến trúc kinh đô của một chế độ phong kiến quân chủ Việt Nam .Triển khai các bước để xây dựng và khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống : nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề nón…
-Đầu tư xây dựng, nâng cấp trục đường giao thông đến điểm du lịch. Tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết quốc tế để mở thêm tuyến đường phục vụ vận chuyển, đi lại du lịch trong và ngoài nước.
-Nhà nước và Tổng cục giúp đỡ các công ty lữ hành có nguyện vọngvà khả năng, dặt được văn phòng ở một số thị trường trọng điểm.
Tăng cường biện pháp hành chính, củng cố an ninh trật tự xã hội,tạo môi trường lành mạnh tại điểm du lịch.
Thiên niên kỷ mới đang bắt đầu- Thiên niên kỷ mà Việt Nam muốn khẳng định mình là nơi hội tụ, là điểm đến của du khách bốn phương nên nhà nước cũng như Tổng cục nhanh chóng đưa ra các quy phạm pháp quy, định chế cụ thể rõ ràng, định hướng và tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững cũng như các công ty, doanh nghiệp lữ hành ngày càng có nhiều sản phẩm, các chương trình du lịch mới lạ, hấp dãn hơn nữa.
3.4. Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu, em xin đưa ra một ứng dụng xây dựng chương trình du lịch tại Huế của cá nhân với tuyến điểm:
Hà Nội – Động Phong Nha – Huế – Nhật Lệ - Hà Nội
(6 ngày /5 đêm: Đi bằng tàu -ô tô tùy theo sự lựa chọn của khách)
Tên gọi của chương trình du lịch này em đặt là:
“ Du ngoạn cùng hồi ức tháng năm”
Ngày 1: Hà Nội – Động Phong Nha
Sáng: Quý khách tập trung tại điểm hẹn vào lúc 6.00 và 6.30 xe bắt đầu khởi hành đến Phong Nha- Quảng Bình
Trưa: Xe qua thành phố Thanh Hóa quý khách ăn trưavà nghỉ ngơi tại nhà hàng Dạ Lan
Chiều: Xe tiếp tục chạy đến Phong Nha - Quảng Bình, 17.30 đến Phong Nha quý khách nhận phòng nghỉ và ăn tối tại nhà nghỉ Phong Nha
Tối: quý khách được nghỉ tự do
Ngày 2: Động Phong Nha – Huế
Sáng: 7.00 ăn sáng, hướng dẫn viên đưa quý khách đi thăm động Phong Nha- Một hang động kỳ vĩ nổi tiếng với dòng sông ngầm dài nhất thế giới, xem lại dấu tích một thời oanh liệt của tuyến dường mòn Hồ Chí Minh lịch sử (hoặc động Tiên Sơn) quý khách sẽ được ngồi đò thả mình trên dòng sông Son với hai bờ là những bãi ngô ngút ngàn xanh biếc.
11.30 quý khách về đến nhà nghỉ, ăn trưa và trả phòng, thanh toán các dịch vụ cá nhân(nếu có)
Chiều: Xe tiếp tục chạy vào Huế, khoảng 6.00 tối đến Huế quý khách nhận phòng nghỉ và ăn tối tại khách sạn Sông Hương
Tối: Quý khách nghỉ tự do
Ngày 3 : Tham quan Huế
Khách ăn sáng tại khách sạn thưởng thức món bún bò đặc sản Huế
7.30 Xe và hướng dẫn viên đón quý khách đi thăm kinh thành Huế, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành
11h 00. Ăn trưa, chiều xe đưa quý khách đến thăm lăng tẩm của các vị vua triều đại Nguyễn như : Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định, khi về sẽ ghé qua nhà vườn để quý khách có thể cảm nhận đượcnét hài hòa khác biệt, nét dơn sơ mộc mạc của mảnh vừơn Huế, những mảnh vườn mà chúng ta đã từng được biết đến trong thơ của Hàn Mặc Tử: “ vườn ai mướt qua xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Tối : khách về đến khách sạn ăn uống, khoảng 8.30 thuyền Rồng đón quý khách ngay đằng sau khách sạn để bạn thưởng thức các điệu hòHuế, ca Huế trên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng,tạo cho quý khách sự cảm nhận về nghệ thuật ca Huế sâu sắc hơn. Lúc này bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sông nước Hương Giang và vẻ đẹp lung linh rực rỡ của Huế về đêm với cầu Trường Tiền bắc ngang qua dòng sông Hương.
Ngày 4: Tham quan Huế
Sáng: quý khách ăn sáng, xe đón quý khách đi tham chùa Thiên Mụ với ngọn tháp Phước Duyên hình bát giác cao trên 20 m, gồm 7 tầng sau đó đến hồ Tĩnh Tâm, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đình.
11.00 ăn trưa, chiều đến tham quan: Thái Bình Lầu và viếng chùa Từ Hiếu
Tối : Sau khi ăn tối thời gian còn lại quý khách được nghỉ tự do tham quan thành phố Huế về đêm và thưởng thức món chè hẻm đặc sản của xứ Huế cùng những món ăn khác như : Bánh khoái, bánh xèo, nem lụi…
Ngày 5 : Huế – Nhật Lệ
Sáng: quý khách ăn sáng tại khách sạn và làm các thủ tục trả phòng, sau đó tự do mua sắm hàng hoá và đồ đặc sản tại chợ Đông Ba.
9.30 xe rời Huế quay về Đồng Hới – Quảng Bình
khi đi qua Đèo Ngang xe sẽ dừng lại 15 phút để du khách nghỉ giải lao và cũng để cho quý khách được tận mắt chứng kiến cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Đèo Ngang và chụp ảnh kỷ niệm.
Ăn trưa tại khách sạn Phương Đông (Đồng Hới)
Chiều : Xe đến bãi biển Nhật Lệ, khách được tắm tự do. Đây là bãi biển sạch và đẹp, còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn, oai hùng của Đại Dương bởi vì bãi biển này mới được khai thác làm một điểm cho du lịch nghỉ biển, bản thân nó đã từng mang đấu vết của chiến tranh. Những bom đạn của giặc mỹ đã không ngừng dội xuống nơi đây.
18.00 Xe về đến Hà Tĩnh, quý khách ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn Bình Minh. Buổi tối quý khách được nghỉ tự do.
Ngày 6 : Hà Nội
Sáng : Quý khách ăn sáng tại khách sạn và trả phòng
7.45: Xe khởi hành về Hà Nội
Trưa: quý khách ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan- Thành phố Thanh Hóa
Chiều :Xe tiếp tục đưa quý khách về hà Nội, trên đường đi qua những nơi như : Nghệ An, Thanh Hóa… xe sẽ đỗ lại vừa để cho khách nghỉ ngơi lấy sức đi tiếp vừa để khách có thể mua những thứ đồ đặc sản làm quà. Bánh cu đơ ở Nghệ An, nem chua ở Thanh Hóa, đặc biệt khi nghỉ tại Đồng Giao- Thanh Hóa quý khách sẽ có cơ hội để mua những trái dứa vừa to vừa ngọt, thơm ngon mang về làm quà cho mọi người, ở đây chỉ thấy dứa là dứa, nhiều và rất ngon, giá lại rẻ.
18.h: Xe về đến Hà nội, chia tay quý khách, kết thúc chương trình.
Bảng Giá trọn gói (Đơn vị tính: 1000 VND)
Số lượng người
Mức A
Mức B
Mức C
9-15
1.240.000
1.150.000
950.000
16-24
1.160.000
1.070.000
850.000
25-30
1.083.000
993.000
793.000
Trên 30
1.050.000
960.000
760.000
Mức giá trên bao gồm: ô tô, khách sạn, ăn 9 chính+5 phụ, phí tham quan, caHuế bảo hiểm cho khách du lịch, phí tổ chức.
Mức A: Xe ôtô máy lạnh, phòng đôi ĐH, TV,TL, ĐT, NL mức ăn 45000/ngày
Mức B: Ôtô máy lạnh, phòng đôi TV, ĐT, NL, quạt, đồng hồ, mức ăn 35000/ngày.
Mức C: Xe thường, phòng quạt khép kín, TV, mức ăn 25000/ngày.
Không gồm: Đồ uống, chi phí cá nhân, thuế VAT…
Ghi chú: Trẻ em dưới 5t được miễn / từ 5-12 tuổi thu 50%/ từ 13t tính như người lớn.
Giá trên có thể thay đổi theo yêu cầu của quý khách về chương trình và mức dịch vụ.
Đối với học sinh- sinh viên đi với khối lượng đông và mục đích nghiên cứu học tập là chính thì mức giá có thể được giảm xuống.
Chương trình du lịch trên đây được xây dựng với ý tưởng của cá nhân em, sau khi đã nắm được tương đối mặt lý luận của môn học Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành và thông qua thực tiễn của chuyến đi khảo sát. Mục đích xây dựng chương trình của em là nhằm phát triển các chương trình du lịch đến Huế bởi Huế là cụm điểm trung tâm du lịch Bắc Trung Bộ đã và đang từng bước phát triển mạnh về du lịch.
Trong chương trình mà em đã xây dựng được có những mặt thuận lợi và điểm riêng biệt so với những chương trình du lịch khác ở chỗ :
Phương tiện vận chuyển cho chuyến đi là ô tô (cũng có thể là tàu tùy ý của khách hàng) nên khả năng tự kiểm soát khách du lịch của các doanh nghiệp lữ hành là cao nhất. Mặt khác khi đi ô tô chúng ta sẽ nắm quyền chủ động trên suốt cả tuyến đường. Chi phí đi ô tô cũng rẻ hơn tàu rất nhiều.
Chương trình đặt một cái tên gọi có thể nói là đã nêu được tương đối phần nào ý tưởng, mục đích của chuyến đi “ Du Ngoạn cùng hồi ức tháng năm.” ý tưởng ở đây là quý khách vừa đi du lịch để thưởng ngoạn những cảnh đẹp, kỳ quan tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng, và cùng ôn lại những hồi ức, ký ức của một thời oanh liệt của thế hệ cha anh chúng ta cũng như chúng ta muốn sống lại những năm tháng của triều đại vua Nguyễn với các trang sử sách lưu danh muôn đời cho thế hệ mai sau.
Mặc dù chỉ là chương trình đưa ra để khách hàng lựa chọn chứ không phải là một bài thuyết minh nhưng em đã chọn những điểm nổi bật có giá trị du lịch cũng như lịch sử để gợi óc tò mò và hấp dẫn với du khách.
Xây dựng được với từng mức giá cho từng loại khách.Đây là chương trình xây dựng cho những khách nội địa.
Ngày giờ tham quan, thời gian và địa điểm khá rõ ràng và hợp lý.
Kết Luận
Để ngành du lịch phát triển đạt hiệu quả xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thì các công ty du lịch phải khai thác được những tiềm năng sẵn có, yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch. Hiện nay trên thị trường việc cạnh tranh giữa các công ty du lịch là vô cùng gay gắt, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện chiến lược sản phẩm của mình, xây dựng được những chương trình du lịch mới lạ, độc đáo, hấp dẫn thu hút được những khách hàng tiềm năng.
Các chương trình du lịch đến Huế của các công ty tương đối đa dạng song vẫn chưa thu hút được lượng du khách lớn, bởi các chương trình vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Vì thế, doanh nghiệp cần phải có những giải pháp chiến lược trong kinh doanh và tổ chức xây dựng các chương trình du lịch đạt hiệu quả.
Để góp phần xây dựng những chương trình du lịch Huế có tính khả thi hơn, do đó trong đề tài của mình sau khi đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về việc tổ chức xây dựng các chương trình du lịch và thông qua thực tiễn các chương trình du lịch đến Huế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và ý kiến đề xuất của bản thân để nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng như giúp các doanh nghiệp có thể xem xét xây dựng các chương trình du lịch mang tính khả thi cao.
Trong quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng viết đề tài về chuyến đi khảo sát thực tế em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên Mai Chánh Cường cùng thầy giáo Nguyễn Văn Mạnh trưởng ngành bộ môn du lịch, cô giáo chủ nhiệm Phạm Hồng Phương cùng trong chuyến đi thực tế đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Dù đã hết sức cố gắng nhưng với khả năng có hạn và chư có kinh nghiệm thực tiễn nên bản đề án nhất định sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết và sự sai sót. Rất mong sự chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2003.
Sinh Viên
Đoàn Thị Thúy Quỳnh
Tài Liệu Tham Khảo
TS . Ngô Xuân Bình: Marketing lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2001(559 trang)
PGS – PTS. Nguyễn Văn Đính- ThS. Phạm Hồng Chương: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống Kê- 1998(258 trang)
PGS – PTS. Nguyễn Văn Đính- ThS. Phạm Hồng Chương: Giáo trình Hướng dẫn Du Lịch, NXB Thống Kê- Hà Nội 2000(276 trang)
Sách hướng dẫn Du lịch : Non Nước Việt Nam, Tổng Cục Du Lịch – Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin Du Lịch, Hà Nội 2001(754 trang)
Philipkotler, Quản trị Marketing(Giáo trình dịch từ nước ngoài)
Một số chương trình du lịch của một vài công ty du lịch ở Hà Nội
Phụ Lục
Gồm 5 chương trình của 5 công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, các chương trình du lịch đến Huế này xây dựng đang được xúc tiến và tổ chức bán trên thị trường:
- Phụ lục 01: Công ty du lịch Việt Nam Tourism Hà Nội (30A- Lý Thường Kiệt)
Chương trình : Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Hội An
Phụ lục 02: Công ty Du Lịch Công Đoàn Việt Nam (1B Yết Kiêu- Hoàn Kiếm- Hà Nội)
Chương trình : Hà Nội – Huế – Hà Nội
Phụ lục 03:Công ty Du lịch Vinatour (54- Nguyễn Du)
Chương trình : Hà Nội – Huế
Phụ lục 04: Công ty Du lịch và Thương Mại Thủ Đô
Chương trình : Hà Nội – Cố Đô Huế
Phụ lục 05: Công ty Du lịch và Thương Mại EURO
Chương trình : Hà Nội – Huế - Động Phong NHa
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67138.DOC