Đề tài Tổ chức kế toán tài sản cố định và phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Truyền tải điện I

Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tài sản cố định và phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Truyền tải điện I: Phần mở đầu Trong nền sản xuất hàng hoá, để sản xuất sản phẩm bao giờ cũng cần có hai yếu tố : sức lao động và tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tác dụng khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại được chia thành hai bộ phận : đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tài sản cố định là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nhưng không phải tất cả các tư liệu sản xuất đều là tài sản cố định mà chỉ những tư liệu sản suất đủ về mặt giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý của Nhà nước mới coi là tài sản cố định. Đối với mỗi doanh nghiệp tài sản cố định là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh là hình thái biểu hiện của vốn cố định, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đồng thời là điệu kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động. tài sản cố định gắn liền với doanh nghiệp trong thời kỳ phát triển nền kinh tế đặc biệt trong điều kiện khoa họ...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tài sản cố định và phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Truyền tải điện I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Trong nền sản xuất hàng hoá, để sản xuất sản phẩm bao giờ cũng cần có hai yếu tố : sức lao động và tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tác dụng khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại được chia thành hai bộ phận : đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tài sản cố định là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nhưng không phải tất cả các tư liệu sản xuất đều là tài sản cố định mà chỉ những tư liệu sản suất đủ về mặt giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý của Nhà nước mới coi là tài sản cố định. Đối với mỗi doanh nghiệp tài sản cố định là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh là hình thái biểu hiện của vốn cố định, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đồng thời là điệu kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất lao động. tài sản cố định gắn liền với doanh nghiệp trong thời kỳ phát triển nền kinh tế đặc biệt trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò tài sản cố định lại càng quan trọng. Điều đó muốn nói rằng doanh nghiệp nào biết vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sử dụng tài sản cố định thì càng có điều kiện thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đứng vững và phát triển được trong giai đoạn này, doanh nghiệp còn cần phải biết cách kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả vì đó là vấn đề sống còn của bất cứ doanh nghiệp nào. Do vậy vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là một yêu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý công suất tài sản cố định , đòi hỏi doanh nghiệp luôn chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế mà trước hết là hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ của mình là một công cụ đắc lực cho quản lý, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho quản lý. Tổ chức hạch toán tài sản cố định là một khâu của hạch toán kế toán và là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định . Sau một thời gian thực tập tại Công ty Truyền tải điện I, đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Em nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định. Trên cơ sở những kiến thức có được từ học tập, nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn PGS - TS Nguyễn Thị Đông trưởng khoa, giảng viên Khoa Kế toán - Đại học kinh tế Quốc dân và các anh chị cán bộ kế toán của Công ty Truyền tải điện I em đã viết chuyên đề: “Tổ chức kế toán tài sản cố định và phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định tại Công ty Truyền tải điện I ”. Chuyên đề gồm các nội dung sau: Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về kế toán và phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định Trong các doanh nghiệp I. Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh: 1. Tài sản cố định ở các doanh nghiệp - Sự cần thiết phải hạch toán : 1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định: Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhà xưởng các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các tài sản cố định vô hình v.v.. Trong quá trình đó, mặc dù tài sản cố định bị hao mòn nhưng nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thông thường, khi tài sản cố định bị hỏng thì được sửa chữa khôi phục để kịp thời sản xuất, chỉ khi nào nó đã bị hao mòn hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế. Theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, mọi tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi nó thoả mãn đồng thời cả hai yếu tố sau: + phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. + Có giá trị từ 5.000.000 đồng ( năm triệu đồng VN ) trở lên. Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là công cụ lao động nhỏ, được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng tiêu chuẩn thứ hai cũng thường xuyên cần có sự điều chỉnh phối hợp với tình hình biến động của từng kỳ. Trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định của doanh nghiệp là phức tạp hơn. Trước hết là việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là tài sản cố định cuả doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn phải dựa vào tính chất công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở những trường hợp này được coi là tài sản cố định song trường hợp khác chỉ coi là đối tượng lao động. VD: Máy móc thiết bị, nhà xưởng... dùng trong sản xuất là các tài sản cố định song nếu đó là các sản phẩm mới hoàn thành đang được bảo quản trong kho thành phẩm chờ tiêu thụ hoặc là các công trình XDCB bàn giao thì chỉ được coi là các đối tượng lao động, Hai là một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng thứ thì không đủ tiêu chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng như một hệ thống thì cả một hệ thống đó coi như một tài sản cố định. VD: trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, 1 văn phòng, 1 phòng khách sạn, một vườn cây lâu năm... Tài sản cố định có những đặc điểm riêng biệt như thời gian sử dụng lâu dài, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất. Về mặt hiện vật: tham gia nhiều chu kỳ sản xuất nhưng giá trị sử dụng giảm dần cho đến khi hư hỏng hoàn toàn. Về mặt giá trị: Tài sản cố định được biểu hiện dưới hai hình thái: +Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật tài sản cố định. + Một bộ phận giá trị tài sản cố định chuyển vào sản phẩm và bộ phận này sẽ chuyển hoá thành tiền khi bán được sản phẩm. Bộ phận thứ nhất ngày càng giảm, bộ phận thứ hai ngày càng tăng cho đến khi bảng giá trị ban đầu của tài sản cố định khi kết thúc quá trình vận động. Như vậy khi tham gia vào quá trình sản xuất, nhìn chung tài sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật nhưng tính năng công suất giảm dần tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi. Bộ phận giá trị hao mòn đó chuyển vào giá trị sản phẩm mà nó sản xuất ra và gọi là trích khấu hao cơ bản. Khi tài sản cố định tiêu thụ thì phần khấu hao đó chuyển thành vốn tiền tệ. Theo định kỳ vốn này được tích luỹ lại thành nguồn vốn xây dựng cơ bản để tái sản xuất tài sản cố định khi cần thiết. Tài sản cố định không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị. Nói cách khác, tài sản cố định là một hàng hoá như một hàng hoá thông thường khác, thông qua mua bán trao đổi, nó có thể chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác trên thị trường tư liệu sản xuất. Qua những điều phân tích trên, có thể định nghĩa tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. 1.2. Vai trò và yêu cầu quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp: 1.2.1- Vai trò tài sản cố định trong doanh nghiệp: Trong lịch sử phát triển nhân loại, các cuộc đại cách mạng công nghiệp đều tập trung vào giải quyết các vấn đề về cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá của quá trình sản xuất, đổi mới cải tiến hoàn thiện tài sản cố định. Nếu xem ở góc độ vĩ mô cho chúng ta thấy: Trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường, yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển là uy tín chất lượng sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài còn thực chất bên trong là các máy móc thiết bị quy trình công nghệ sản xuất chế biến có đáp ứng được yêu cầu của tài sản hay không? Theo Mác “ TSCĐ là xương là bắp thịt sản xuất ” TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế Quốc dân. Nó thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp . Các TSCĐ được cải thiện hoàn thiện đổi mới và sử dụng nó có hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. 1.2.2- Yêu cầu quản lý tài sản cố định: - Phải quản lý tài sản cố định như là yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, góp phần tạo năng lực sản xuất đơn vị. Do đó kế toán phải cung cấp thông tin về số lượng tài sản hiện có tại đơn vị, tình hình biến động tăng giảm của tài sản cố định trong đơn vị. - Kế toán phải cung cấp những thông tin về các loại vốn đã đầu tư cho tài sản và chi tiết vốn đầu tư cho chủ sở hữu, phải biết được nhu cầu vốn cần thiết để đầu tư mới cũng như để sửa chữa tài sản cố định. - Phải quản lý tài sản cố định đã sử dụng như là một bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, yêu cầu kế toán phải tính đúng tính đủ mức khấu hao tích luỹ từng thời kỳ kinh doanh theo hai mục đích: thu hồi được vốn đầu tư hợp lý và đảm bảo khả năng bù đắp được chi phí. - Quản lý tài sản cố định còn là bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp không những đảm bảo cho tài sản cố định “ sống có ích ” cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tái sản xuất và có kế hoạch đầu tư mới khi cần thiết 1.3- Nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp: - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời mọi sự biến động về số lượng hiện trạng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ doanh nghiệp, việc mua sắm đầu tư, bảo quản và sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố địnhvào chi phí sản xuất kinh doanh với mức độ hao mòn của tài sản theo chế độ quy định. - Tham gia việc xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch sửa chữa cải tạo liên quan đến tài sản cố định hiện có. - Thiết kế hệ thông sổ sách chi tiết và phương pháp hạch toán chi tiết cho tài sản. - Thiết kế khối lượng công tác kế toán tổng hợp theo từng hình thức sổ kế toán. - Tham gia kiểm kê và đánh giá lại theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn. 2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định: 2.1- phân loại tài sản cố định: 2.1.1- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: - TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vậntải, vật kiến trúc... - TSCĐ vô hình: là những tài sản không có thực thể hữu hình nhưng đại diện cho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ sở hữu được hưởng quyền lợi kinh tế. Phân loại theo hình thái biểu hiện giúp cho người quản lý có một cái nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp tình hình thực tế. Cách phân loại này còn giúp doanh nghiệp có các biện pháp quản lý tài sản tính toán khấu hao khoa học và hợp lý đối với từng loại tài sản. 2.1.2- phân loại theo quyền sở hữu: Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm hai loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. * TSCĐ tự có: là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, nguồn vốn cổ phần. * TSCĐ thuê ngoài: là tài sản cố định đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. - TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. - Theo thông lệ Quốc tế, các tài sản cố định được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong những điều kiện sau đây: - Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng. - Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại. - Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 ( 75% ) thời gian hữu dụng của TSCĐ thuê. - Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị TSCĐ thuê. 2.1.3- Phân loại TSCĐ hữu hình và vô hình được phân loại, sắp xếp một cách chi tiết, cụ thể hơn. - TSCĐ hữu hình được chia làm 6 loại: - Loại 1( nhà cửa, vật kiến trúc ): là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng... Loại 2 ( máy móc thiết bị ): là toàn bộ các máy móc, thiết bịdùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ... Loại 3 ( phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn ): là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải... - Loại 4 ( thiết bị, dụng cụ quản lý ): là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện, thiết bị , dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt... - Loại 5 ( vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm ): là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh... súc vật làm việc hoặc chỏan phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn bò... - loại 6 ( Các TSCĐ khác ): là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh tác phẩm nghệ thuật... - TSCĐ vô hình được phân loại như sau: - Quyền sử dụng đất: phản ảnh giá trị TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng một diện tích đất, mặt nước, mặt biển... trong một thời gian nhất định. - Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang: là các chi phí phát sinh lúc doanh nghiệp mới thành lập như cho công tác thăm dò lập dự án dầu tư, chi cho hội họp, quảng cáo, khai trương... - Bằng phát minh sáng chế; là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế hoặc trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế. - Chi phí nghiên cứu phát triển: là các chi phí cho việc nghiên cứu phát triển doanh nghiệp do đơn vị tự thực hiện hoặc thuê ngoài. - Lợi thế thương mại: là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các tài sản cố định hữu hình bởi: Thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp. - TSCĐ vô hình khác: bao gồm các loại TSCĐ vô hình khác chưa được quy định phản ánh ở trên như: quyền đặc nhượng, quyền thê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nhãn hiệu hoặc tên hiệu... Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và phương pháp khấu hao thích hợp đối với từng loại, nhóm tài sản cố định. Ngoài ra: doanh nghiệp còn có cách phân loại khác để phục vụ nhu cầu quản lý như: phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng, phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tếv.v... 2.2- Đánh giá TSCĐ: Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ tại từng thời điểm nhất định. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Do yêu cầu hạch toán TSCĐ phải phù hợp với đặc điểm của TSCĐ nên chúng được đánh giá theo ba chỉ tiêu: nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn, giá trị còn lại. 2.2.1- Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí lắp đặt , chạy thử, lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng: thuế và lệ phí trước bạ ( nếu có ). Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: 2.2.1.1- Đối với TSCĐ hữu hình: + TSCĐ doanh nghiệp mua sắm: Nguyên giá = giá mua + phí tổn trước khi dùng - chiết khấu giảm giá (nếu có) Giá mua là giá mua ghi trên hoá đơn. Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá mua không bao gồm thuế. Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì thuế được hạch toán vào giá mua. Phí tổn trước khi dùng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản thuế lệ phí được tính vào giá trị tài sản ( lệ phí trước bạ ) doanh nghiệp đã và sẽ trả bằng tiền. + TSCĐ loại đầu tư xây dựng ( cả tự làm và thuê ngoài ). Nguyên giá = Giá trị của tài sản ghi trên + phí tổn trước khi dùng biên bản giao nhận vốn Phí tổn trước khi sử dụng: Các chi phí tân trang, vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt chạy thử. + TSCĐ do Tổng Công ty điều chỉnh từ Công ty khác. Nguyên giá bên nhận là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để xác định các chỉ tiêu nguyên giá, có khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định và phản ánh vào sổ kế toán. + TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận lại vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp do phát hiện thừa. Nguyên giá = Giá trị theo đánh giá thực tế + phí tồn trước khi đưa Của Hội đồng giao nhận vào sử dụng. Phí tổn trước khi sử dụng: các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ ( nếu có )... mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng. 2.2.1.2- Đối với TSCĐ vô hình: + Chi phí về đất sử dụng: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm tiền chi ra để có quyển sử dụng đất, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp trả tiền sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ nhiều năm thì chi phí này được phân bổ đều vào chi phí kinh doanh trong kỳ không hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định. + Chi phí thành lập doanh nghiệp: là các chi phí hợp lý hợp lệ và cần thiết liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị cho khai sinh ra doanh nghiệp gồm: chi phí cho công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư và chi phí thẩm định dự án... Nếu những chi phí này được các nhà thành lập doanh nghiệp đồng ý và được ghi vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. + Chi phí nghiên cứu, phát triển: là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. + Chi phí về bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả,mua bán quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu được Nhà nước cấp bằng phát minh, bằng sáng chế hoặc các chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả, nhãn hiệu chuyển giao công nghệ... mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Chi phí về lợi thế thương mại là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp phải trả thêm. Chênh lệch phải trả thêm = Giá mua - Giá trị của các tài sản do đánh giá thực tế Lợi thế được hình thành bởi ưu thế về vị trí kinh doanh, về danh tiếng và uy tín với bạn hàng, về trình độ tay nghề người lao động, về tài điều hành của ban quản lý doanh nghiệp đó. 2.2.1.3- Đối với TSCĐ thuê tài chính: Việc xác định nguyên giá tài sản cố định cho thuê tài chính dựa vào tính chất của hợp đồng thuê, trong mọi trường hợp khi xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phải đảm bảo mối quan hệ cân đối sau: Nợ phải trả theo hợp đồng = Giá trị hiện tại của TSCĐ thuê + Thuế GTGT ( giá trị gia tăng ) của TSCĐ thuê + lãi phải trả hàng kỳ. 3. Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định: 3.1-Chứng từ TSCĐ với thẻ TSCĐ và công tác hạch toán ban đầu: Trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng hay giảm TSCĐ. Mỗi khi có TSCĐ tăng hay giảm thì phải có các chứng từ để cho vào hồ sơ: Biên bản nghiệm thu TSCĐ, biên bản bàn giao (Giao nhận) TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng các hoá đơn chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Khi đưa vào sử dụng mỗi TSCĐ được theo dõi riêng bằng 1 thẻ TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ tài sản cố định được lập 1 bản và để tại phòng kế toán, kế toán viên theo dõi TSCĐ có trách nhiệm theo dõi và ghi chép đầyđủ tình hình sửa chữa các thay đổi của TSCĐ và tính trích khấu hao TSCĐ. Trên thẻ ghi rõ tên TSCĐ, nước sản xuất, năm sản xuất, ngày mua , ngày đưa TSCĐ vào sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập chung tại hòm thẻ, trong đó chia thành nhiều ngăn để xếp theo yêu cầu phân loại TSCĐ, chi tiết theo đơn vị sử dụng và số hiệu tài sản. Mỗi nhóm này được lập chung 1 phiếu hạch toán tăng, giảm hàng tháng trong năm. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong phải đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ này lập chung cho toàn doanh nghiệp 1 quyển và từng đơn vị sử dụng TSCĐ mỗi nơi 1 quyển để theo dõi. Mẫu thẻ TSCĐ chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ SH NT Diễn giải Nguồn vuốn đầu tư TK đối ứng Nguyên giá Thời gian sử dụng TK đối ứng Mức khấu hao năm Luỹ kế từ khi sử dụng Phương pháp hạch toán ban đầu *- Doanh nghiệp được biếu tặng, viện trợ TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh: Đây là các trường hợp doanh nghiệp nhận được TSCĐ nhưng không phải trả tiền mua nên kế toán hạch toán tăng TS và thu nhập khác. Các bút toán ghi sổ như sau: - Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan kế toán nghi: Nợ TK 211: Tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình Có TK 711: Tăng thu nhập khác. *- Được cấp trên cấp hoặc nhận vốn góp bằng TSCĐ: Trường hợp doanh nghiệp được cấp vốn hoặc được các bên tham gia liên doanh góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào biên bản gian nhận TSCĐ và kết luận của hội đồng định giá TSCĐ góp vôna, kế toán ghi: Nợ TK 211: tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh. *- Tăng do mua sắm TSCĐ: Sơ đồ số 1: Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm TK 111, 112, 331, 341,.... TK 211, 213 (1) TK 133 (2) TK 241 (3) (4) Chú thích: (1) - Giá mua và các chi phí trước khi sử dụng của TSCĐ (2) - Thuế GTGT được khấu trừ (3) - Các chi phí cho XDCB (4) - Giá trị được quyết toán của công trình XDCB hoàn thành * Tăng do nhập khẩu TSCĐ: Bút toán 1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá mua bao gồm cả thuế nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 211,213: nguyên giá TSCĐ Có TK 333 (3333): Thuế nhập khẩu (nếu có) Có TK 111,112: Số đã thanh toán Có TK 341: Tiền mua TSCĐ được thanh toán bằng tiền vay Có TK 331: Số tiền còn lại phải trả người bán. Bút toán 2: Phản ánh thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu và thuế GTGT được khấu trừ nếu có: Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ Có TK 333 (33312): Thuế GTGT phải nộp thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu được tính theo công thức sau: Thuế GTGT phải Giá mua thuế nhập Thuế xuất nộp của TSCĐ = TSCĐ tại cửa + khẩu phải x thuế GTGT nhập khẩu khẩu nộp Nếu TSCĐ nhập khẩu không dùng để sản xuất - kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp khi mua được tính vào nguyên giá của TSCĐ này: Nợ TK 211,213 Thuế GTGT phải nộp Có TK 333 (33312 khi mua TSCĐ * Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp. Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD ghi: Nợ TK 211: nguyên giá - Ghi theo giá mua trả tiền ngay. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ vào giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu có) Có TK 331: Tổng thanh toán Khi định kỳ thanh toán trả tiền cho người bán Nợ TK 331: Số phải trả định kỳ Có TK 111, 112 Đồng thời ghi chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp của từng kỳ: Nợ TK 635 Số lãi phải trả trong kỳ Có TK 242 * Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất: Khi mua TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD: Nợ TK 211: NG TSCĐ hữu hình - Chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc Nợ TK 213: NG TSCĐ vô hình - Chi tiết quyền sử dụng đất Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,331 ,...: Tổng số tiền phải thanh toán. *: Tăng TSCĐ hữu hình do trao đổi bằng TSCĐ khác: - Khi trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 211: NG TSCĐ ghi theo GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi Nợ TK 214: Giá trị khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 211: NG của TSCĐ HH đưa đi trao đổi - Khi ửtao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự: Nợ TK 811: GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi Nợ TK 214: Giá trị TSCĐ đã khấu hao Có TK 211: NG TSCĐ hữu hình. Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi: Nợ TK 131: Tổng thanh toán Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (nếu có) - khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi ghi: Nợ TK 211: Giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận được do trao đổi Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131: Tổng giá thanh toán *Tăng TSCĐ hữu hình tự chế: Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Giá trị TSCĐ được xuất kho ra sử dụng Có TK 154: Giá trị TSCĐ SX xong đưa vào sử dụng ngay. Đồng thời ghi tăng TSCĐ HH Nợ TK 211 : NG Có TK 512: Giá thành thực tế SX ra. Chi phí lắp đặt chạy tử.... Nợ TK 211 : TSCĐ HH Có TK 111, 112, 331, ... *- Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao Sơ đồ số 2: Hạch toán tăng TSCĐ do XDCB bàn giao TK 152, 153 TK 241 TK 211, 213 (1) (3) TK 111, 112 331 TK 133 (2) (4) Chú thích: (1) - Các chi phí XDCB phát sinh (2) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (3) - Kết chuyển giá trị dược quyết toán của công trìng XDCB hoàn thành vào nguyên giá TSCĐ (4) - Các chi phí trước khi sử dụng TSCĐ phát sinh. 3.2- Tài khoản sử dụng: TK 211 - TSCĐ HH: Dùng phản ánh nguyên giá hiện có và theo dõi biến động nguyên giá của TSCĐHH Bên nợ: NG TSCĐ HH tăng Bên có: NG TSCĐHH giảm Dư nợ: NG TSCĐ HH hiện có tại doanh nghiệp. TK này được chia thành các TK cấp 2 như sau. -TK 2112 - nhà cửa vật kiến trúc - TK2113 - Máy móc thiết bị - TK2114 - Phương tiện vận tải truyền dẫn - TK 2115 - Thiết bị dụng cụ quả lý - TK 2116 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - TK 2118 - TSCĐ HH khác TK 213 - TSCĐ vô hình bên Nợ : NGTSCĐ VH tăng bên có: NG TSCĐ VH giảm TK này được chia thành các TK cấp 2: - TK 2131 - Quyền sử dụng đất - TK 2132 - Quyền phát hành - TK 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế - TK 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá - TK 2135 - Phần mềm máy vi tính - TK 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền - TK 2138 - TSCĐ VH khác TK 214 - Hao mòn TSCĐ Bên nợ: Giá trị hao mòn giảm của TSCĐ Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao, do đáng giá lại Dư có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có tại DN TK này có các TK cấp 2 sau: - TK 2141 - Hao mòng TSCĐ Hữu hình - TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đo thuê - TK 2143 - Hao mòn TSCĐ Vô Hình 3.3 Kế toán nghiệp vụ TSCĐ: 3.3.1- Kế toán tăng tài sản cố địnn hữu hình, vô hình: 3.3.1.1- Doanh nghiệp được biếu tặng, viện trợ TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh: Đây là các trường hợp doanh nghiệp nhận được TSCĐ nhưng không phải trả tiền mua nên kế toán hạch toán tăng TS và thu nhập khác. Các bút toán ghi sổ như sau: - Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan kế toán nghi: Nợ TK 211: Tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình Có TK 711: Tăng thu nhập khác. 3.3.1.2- Được cấp trên cấp hoặc nhận vốn góp bằng TSCĐ: Trường hợp doanh nghiệp được cấp vốn hoặc được các bên tham gia liên doanh góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào biên bản gian nhận TSCĐ và kết luận của hội đồng định giá TSCĐ góp vôna, kế toán ghi: Nợ TK 211: tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình Nợ TK 213: Tăng nguyên giá của TSCĐ vô hình Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh. 3.3.1.3- Tăng do mua sắm TSCĐ: Sơ đồ số 3: Hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm TK 111, 112, 331, 341,.... TK 211, 213 (1) TK 133 (2) TK 241 (3) (4) Chú thích: (1) - Giá mua và các chi phí trước khi sử dụng của TSCĐ (2) - Thuế GTGT được khấu trừ (3) - Các chi phí cho XDCB (4) - Giá trị được quyết toán của công trình XDCB hoàn thành * Tăng do nhập khẩu TSCĐ: Bút toán 1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá mua bao gồm cả thuế nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 211,213: nguyên giá TSCĐ Có TK 333 (3333): Thuế nhập khẩu (nếu có) Có TK 111,112: Số đã thanh toán Có TK 341: Tiền mua TSCĐ được thanh toán bằng tiền vay Có TK 331: Số tiền còn lại phải trả người bán. Bút toán 2: Phản ánh thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu và thuế GTGT được khấu trừ nếu có: Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ Có TK 333 (33312): Thuế GTGT phải nộp thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu được tính theo công thức sau: Thuế GTGT phải Giá mua thuế nhập Thuế xuất nộp của TSCĐ = TSCĐ tại cửa + khẩu phải x thuế GTGT nhập khẩu khẩu nộp Nếu TSCĐ nhập khẩu không dùng để sản xuất - kinh doanh sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp khi mua được tính vào nguyên giá của TSCĐ này: Nợ TK 211,213 Thuế GTGT phải nộp Có TK 333 (33312 khi mua TSCĐ * Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp. Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD ghi: Nợ TK 211: nguyên giá - Ghi theo giá mua trả tiền ngay. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ vào giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu có) Có TK 331: Tổng thanh toán Khi định kỳ thanh toán trả tiền cho người bán Nợ TK 331: Số phải trả định kỳ Có TK 111, 112 Đồng thời ghi chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp của từng kỳ: Nợ TK 635 Số lãi phải trả trong kỳ Có TK 242 * Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất: Khi mua TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD: Nợ TK 211: NG TSCĐ hữu hình - Chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc Nợ TK 213: NG TSCĐ vô hình - Chi tiết quyền sử dụng đất Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,331 ,...: Tổng số tiền phải thanh toán. 3.3.1.4: Tăng TSCĐ hữu hình do trao đổi bằng TSCĐ khác: - Khi trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 211: NG TSCĐ ghi theo GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi Nợ TK 214: Giá trị khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 211: NG của TSCĐ HH đưa đi trao đổi - Khi ửtao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự: Nợ TK 811: GTCL của TSCĐ HH đưa đi trao đổi Nợ TK 214: Giá trị TSCĐ đã khấu hao Có TK 211: NG TSCĐ hữu hình. Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi: Nợ TK 131: Tổng thanh toán Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (nếu có) - khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi ghi: Nợ TK 211: Giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận được do trao đổi Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131: Tổng giá thanh toán 3.3.1.5 Tăng TSCĐ hữu hình tự chế: Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155: Giá trị TSCĐ được xuất kho ra sử dụng Có TK 154: Giá trị TSCĐ SX xong đưa vào sử dụng ngay. Đồng thời ghi tăng TSCĐ HH Nợ TK 211 : NG Có TK 512: Giá thành thực tế SX ra. Chi phí lắp đặt chạy tử.... Nợ TK 211 : TSCĐ HH Có TK 111, 112, 331, ... 3.3.1.6- Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành bàn giao Sơ đồ số 4: Hạch toán tăng TSCĐ do XDCB bàn giao TK 152, 153 TK 241 TK 211, 213 (1) (3) TK 111, 112 331 TK 133 (2) (4) Chú thích: (1) - Các chi phí XDCB phát sinh (2) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (3) - Kết chuyển giá trị dược quyết toán của công trìng XDCB hoàn thành vào nguyên giá TSCĐ (4) - Các chi phí trước khi sử dụng TSCĐ phát sinh. 3.3.1.7- Nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ Sơ đồ số 5: Hạch toán nhận lại vốn góp liên doanh bằng TCSĐ TK 222, 128 TK 211, 213 (1) TK 111, 112, 138 (2) TK 635 (3) Chú thích: (1) - Gí trị còn lại của TSCĐ góp vốn liên doanh được nhận lại (2) - Phần vốn góp liên doanh bị thiếu được hoặc sẽ được nhận lại. (3) - Phần vốn góp liên doanh bị thiếu không được nhận lại. (4) - Giá trị nhận lại cao hơn vốn góp liên doanh 3.3.1.8 - Phát hiện thừa TSCĐ Nợ TK 627: Khấu hao máy móc, thíêt bị dùng cho SX Nợ TK 641: Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ 3.3.2- Kế toán giảm TSCĐ 3.3.2.1- Giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán Sơ đồ số 6: Giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ (1) TK 3331 TK 811 (5) (2) TK 711 TK 111, 112, 152, ... (4) (3) Chú thích: (1) - GTHM của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (2) - GTCL của TSCĐ thanh lý, nhượng bán. (3) - Các chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ khác. (4) - Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. (5) - thuế GTGT phải nộp (nếu có) 3.3.2.2- Giảm TSCĐ do góp vốn liên doanh Sơ đồ số 7: Hạch toán góp vốn liên doanh bằng TSCĐ (Vốn góp được đánh giá cao hơn GTCL) TK 211, 213 TK 214 Nguyên giá TSCĐ GT HM TK 412 TK 128, 222 GTCL Chênh lệch giá trị vốn góp > GTCL Sơ đồ số 8: Hạch toán góp vốn liên doanh bằng TSCĐ (Vốn góp được đánh giá thấp hơn GTCL) TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ GTHM TK 222 GTCL TK 412 Chênh lệch giá trị vốn góp < GTCL 3.3.2.3- Trả lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ. Nợ TK 214: giá trị hao mòn của TSCĐ trả lại Nợ TK 411: Giá trị còn lại của TSCĐ chuyển đi Nợ/có TK 412: (Nợ TK 412 Khi chênh lệch GT trả lại < GTCL, có TK 412 khi chênh lệch giá trị trả lại > GTCL) Có TK 211, 213: NG TSCĐ khi chuyển đi 3.3.2.4- TSCĐ bị mất , thiếu phát hiện khi kiểm kê: Khi phát hiện mất ta phải lập biên bản để tìm nguyên nhân để sử lý. Nếu có ngay quyết định sử lý của cấp trên thì kế toán ghi: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ thiếu mất Nợ TK 1388: Số tiền người phạm lỗi phải bồi thường. Nợ TK 411: Số được ghi giảm vốn kinh doanh. Nợ TK 811: Phần tổn thất dược tính vào chi phí của doanh nghiệp. Có TK 211: Nguyên giá 3.3.2.5- Đánh giá giảm giá trị TSCĐ: Nợ TK 412: Kết quả đánh giá giảm giá trịTSCĐ Có TK 211: 3.3.3- Kế toán TSCĐ thuê tài chính : 3.3.4.1- Kế toán tăng TSCĐ thuê tài chính. Căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính kế toán định khoản như sau: Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 342: Nợ dài hạn. 3.3.4.2. Kế toán giảm TSCĐ thuê tài chính. - Nếu doanh nghiệp được chuyển giao quyền sở hữu hoặc mua lại TSCĐ thuê: + Chuyển giao sở hữu: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình. Nợ TK 213: TSCĐ vô hình Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính. + Đồng thời chuyển hao mòn TSCĐ đi thuê thành haomòn TSCĐ của doanh nghiệp: Nợ TK 2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê. Có TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình Có TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình. + Trường hợp phải chi thêm tiền để mua lại TSCĐ, só chi phí này đươc tính nhập vào nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Nợ TK 213: TSCĐ vô hình. Có TK 111, 112: Tiền mặt, TGNH + Trường hợp doanh nghiệp trả lại TSCĐ cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê, căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ. Nợ TK214: Hao mòn TSCĐ. Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính. + Nếu khấu hao chưa hết phải trích khấu hao cho dù để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 4. Kế toán khấu haoTSCĐ và hao mòn TSCĐ : 4.1-Khấu hao TSCĐ: Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn có 2 loại hao mòn TSCĐ: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về mặt vật chất của TCSĐ do bị cọ sát, bị ăn mòn trong quá trình sử dụng hoặc do tác động của môi trường tự nhiên. Do hao mòn hữu hình nên TSCĐ bị mất dần về giá trị sử dụng ban đầu. Nếu không được khắc phục, sửa chữa TSCĐ sẽ mất năng lực sản xuất. Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến độ của khoa học kỹ thuật. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật càng ngày càng có nhiều TSCĐ được sản xuất với chi phí thấp hơn và có nhiều tính năng hơn. Việc sản xuất ra các TSCĐ có nhiều tính năng hơn giá rẻ hơn đã làm cho các TSCĐ sản xuất ra trước đây giảm dần giá trị. Trong hai loại hao mòn trên, hao mòn hữu hình là yếu tố chủ quan. Loại hao mòn này phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng và điều kiện bảo quản TSCĐ. Các doanh nghiệp cần chú ý sử dụng và bảo quản TSCĐ hợp lý theo các yêu cầu kỹ thuật của từng loại TSCĐ để giảm bớt sự hao mòn hữu hình. Ngược lại, hao mòn vô hình là yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng khi có kế hoạch mua sắm TSCĐ. Một nguyên tắc đặt ra là chỉ mua sắm TSCĐ khi cần thiết với phương án sử dụng hợp lý, hiệu quả để tránh bị giảm giá trị tài sản do hao mòn vô hình của chúng. Trong quá trình tham gia vào sản xuất do chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. - Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do sự tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra, biểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐ giảm dần , cuối cùng bị hư hỏng phải thanh lý. TSCĐ bị hao mòn trước hết do nó tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, trong trường hợp này mức hao mòn tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng của chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu nói trên trong khi sử dụng và cả không sử dụng. TSCĐ còn bị hao mòn hữu hình là do những tác động của những yếu tố tự nhiên như độ ẩm, khí hậu... Để giảm bớt hao mòn trong quá trình sử dụng TSCĐ phải bảo quản tốt, lập kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ người sử dụng và sử dụng đúng tính năng kỹ thuật của nó. - Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản do có những TSCĐ cùng loại nhưng được sản xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình không phải do chúng được xử dụng ít hay nhiều trong sản xuất mà là do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật hiện nay, người ta có thể sản xuất ra những máy móc thiết bị cùng loại, cùng thông số kỹ thuật nhưng với giá rẻ hơn, hoặc với giá không đổi nhưng tính năng, tác dụng, công suất cao hơn, Do vậy, tất yếu những máy móc được sản xuất ở thời gian trước đây sẽ bị mất giá so với hiện tại. Sự mất giá đó chính là hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình còn được xuất hiện cả khi chu kỳ sống của một sản phẩm bị chấm dứt dẫn đến những máy móc để chế tạo ra loại sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng hao mòn vô hình không chỉ diễn ra đối với các TSCĐ có hình thái vật chất mà ngay cả đối với các TSCĐ không có hình thái vật chất. Như vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản TSCĐ bị hao mòn, phần bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn đó được chuyển dịch dần dần vào giá thành sản phẩm và được coi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận này là một yếu tố của chi phí sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm và được gọi là khấu hao. TSCĐ sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao TSCĐ. Về nguyên tắc, tính khâu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định. * Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu áp dụng một phương pháp - phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp khấu hao đường thẳng). Phương pháp này là bắt buộc đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 166BT-BTC ban hành ngày 30/12/99 thay cho quyết định 1062 ban hành 14/11/06. Phương pháp khấu hao bình quân: Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến để tiến hành khấu hao TSCĐ Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau: NG + Chi phí thanh lý - Giá trị thu hồi TKH = x100% T x NG NG - Giá trị thu hồi MKH = NG x TKH hoặc MKH = T Các ký hiệu như sau: MKH Mức tính khấu hao năm TKH Tỷ lệ khấu hao năm NG: Nguyên giá của tài sản cố định T: Thời gian sử dụng tài sản cố định ( năm ) Mức khấu hao TSCĐ của 1 tháng Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng = 12 tháng Phương pháp bình quân có ưu điểm: là số tiền khấu hao được phân bổ đều đặn vào giá thành sản phẩm hàng năm trong suốt quá trình sử dụng của tài sản cố định. Nhược điểm của phương pháp này: là thu hồi vốn chậm, việc đầu tư TSCĐ, đổi mới kỹ thuật TSCĐ không kịp thời, rất dễ bị tổn thất do hao mòn vô hình. - Phương pháp khấu hao nhanh: Theo phương pháp này cho phép doanh nghiệp thu hồi mọi lượng vốn đầu tư vào những năm đầu sử dụng TSCĐ có 2 cách tính: + Khấu hao nhanh – “ số dư giảm dần ” Thực chất của phương pháp này là áp dụng tỷ lệ khấu hao gấp 2 lần tỷ lệ khấu hao bình quân trên giá trị còn lại của TSCĐ MKH = GTCL x TKH 1 TKH = 2 x T Trong đó: MKH: Mức khấu hao năm GTCL: Giá trị còn lại của TSCĐ TKH: Tỷ lệ khấu hao cố định T : Thời gian sử dụng Để xác định tỷ lệ khấu hao hàng năm theo thời hạn sử dụng sao cho đến năm cuối cùng doanh nghiệp thu hôì hết số vốn đầu tư ban đầu, doanh nghiệp phải căn cứ vào một trong các yếu tố mà quan trọng nhất là thời gian sử dụng, người ta thường dùng: + Hệ số điều chỉnh: - Hệ số 1 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng dưới 4 năm. - Hệ số 2 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5-6 năm. - Hệ số 3 đối với tài sản cố định có thời gian sử dụng trên 6 năm. + Phương pháp khấu hao nhanh- Tổng số năm. Để áp dụngphương pháp này ta phải xác định được tỷ lệ khấu hao theo từng năm và mức khấu hao năm đó. Tỷ lệ khấu hao theo năm được tính theo công thức: 2 x ( T- t + 1) TKH = ----------------- T x ( T - t ) Trong đó: TKH: Tỷ lệ khấu hao theo năm sử dụng T : Thời gian dự kiến sử dụng tài sản cố định. t : Thứ tự năm cần tính tỷ lệ khấu hao. Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp số dư giảm dần ở số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp đủ giá trị ban đầu của TSCĐ. - Phương pháp khấu hao theo sản lượng: với phương pháp này doanh nghiệp dựa vào công thức thiết kế TSCĐ để tính ra mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm và sản lượng thực tế của kỳ đó. Mức khấu hao năm = Sản lượng năm x Mức khấu hao cho từng sản lượng Mức khấu hao Nguyên giá tính cho từng sản lượng Công suất (sản lượng) Thực tế * Giá trị còn lại của tài sản cố định ( còn gọi là giá trị kế toán ) của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá tài tản cố định và số khấu hao luỹ kế. Giá trị còn lại = Nguyên giá - khấu hao luỹ kế Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị của tài sản cố định cũng được xác định lại. 4.2- Kế toán khấu hao TSCĐ: - Định kỳ căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ. Nợ TK 627, 642, 241, 4313.. Có TK 214 ( chi tiết phù hợp ) Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn kinh doanh. Nợ TK 009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản. - Khi nộp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp trên : Nợ TK 411 Có TK 111, 112. đồng thời ghi: Có TK 009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản. - Khi nhận vốn khấu hao của đơn vị cấp dưới nộp lên, kế toán ghi. Nợ TK 111, 112. Có TK 136 (1) phải thu nội bộ. Đồng thời ghi: Nợ TK 009 - Khi cấp vốn khấu hao cấp dưới để bổ sung vào vốn kinh doanh và đầu tư mua sắm TSCĐ, kế toán đơn vị cấp trên ghi. Nợ TK 136 Phải thu nội bộ Có TK 111, 112 đồng thời ghi có TK 009 Khi cấp dưói nhận vốn khấu hao TSCĐ của cấp trên để đầu tư mau sắm TSCĐ hoặc bổ sung vốn kinh doanh: Nợ TK 111, 112 Có TK 411. - Trường hợp cho đơn vị khác vay vốn khấu hao: Nợ TK 138 (8): Nếu cho vay không lấy lãi Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác Nếu cho vay lấy lãi Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác Có TK 111, 112. Đồng thời ghi Có TK 009 - TSCĐ đã sử dụng ( đã trích khấu hao ) nhận được do điều chuyển nội bộ Công ty, Tổng Công ty ... Nợ TK 211 Nguyên giá. Có TK 411 Giá trị còn lại. Có TK 214 Hao mòn TSCĐ ( khấu hao luỹ kế) II- Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ: 1. Phân tích tình hình phân bố TSCĐ hiện có. Công ty truyền tải điện 1 nằm rải rác khắp trong toàn miền bắc và miền trung của đất nước, nên TSCĐ của công ty cũng nằm rải rác không tập chung một chỗ và mang đặc thù riêng của ngành điện. Các TSCĐ như máy móc thiết bị, phương tiện truyền dẫn, vận tải đều nằm ở các truyền tải điện khu vực (trạm biến áp). Các TSCĐ máy móc thiết bị ( Máy biến thế, Máy cắt điện đều nằm ở các trạm biến áp như Trạm Mai Động, Trạm Ba La, Trạm Chèm, Trạm Sóc Sơn, Trạm Thái Nguyên, Trạm Hưng Đông, Trạm Ba Chè, Trạm Vinh,..... vì các trạm có nhiệm vụ vận hành lưới điện áp cho đủ công xuất đủ điện áp cho vùng mà trạm đó cấp điện. Các TSCĐ Phương tiện vận tải nămg ở tất cả các chi nhánh và trụ sở của công ty Nhưng chủ yếu là ở đội vận tải. Các dụng cụ quản lý, các thiết bị truyền dẫn (như các cột , dây dẫn điện từ 500KV trở xuống tới 220 KV là do các đội đường dây quản lý) thì đều nằm ở các đội sửa chữa của các truyền tải điện khu vực. Nói chung là TSCĐ ở công ty Truyền tải điện 1 nằm rải rác ở khắp 2 miền đất nước, nó phân bố theo đúng chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị có trách nhiệm quản lý và bảo quản chứ không tập chung tại một đơn vị nào. 2. Phân tích tình trạng sử dụng TSCĐ hiện có. Hiệu suất sử dụng TSCĐ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Giá trị sản lượng sản phẩm = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Bằng cách so sánh thực tế với kế hoạch, thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước về hiệu suất sử dụng TSCĐ, sẽ thấy được trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp biến động theo chiều tốt hay xấu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ thực tế. Hiệu suất sử dụng TSCĐ kế hoạch. Số tăng giảm về hiệu suất sử duụng TSCĐ Chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng do là biểu hiện tốt. Chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ không thay đổi. Chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm đó là biểu hiện không tốt. Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng hay giảm do yếu tố nguyên nhân: - Cơ cấu TSCĐ hợp lý hay không - Tình hình sử dụng về số lượng, thời gian và công suất. - Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất cao hay thấp. - Trình độ quản lý hoạt động kinh doanh. 3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ. Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục tiêu của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời sử dụng hiệu quả tài sản cố định hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hiệu suất TSCĐ được tính bằng công suất: Hiệu suất sử dụng TSCĐ Giá trị sản lượng sản phẩm = Nguyên giá bình quân của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản suất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ càng tốt. Giá trị sản lượng sản phẩm Nguyên giá bình quân TSCĐ x Hiệu suất sử dụng TSCĐ Từ công thức trên, chỉ tiêu sản phẩm biấn động ảnh hưởng của 2 nhân tố. Đó là, nguyên giá bình quân của TSCĐ và hiệu suất sử dụng TSCĐ. Chương ii. Tổ chức kế toán tscđ và phân tích hiệu quả quản lý sử dụng TSCĐ tại công ty truyền tải điện I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý 1 Quá trình hình thành và phát triển . Công ty truyền tải điện I là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam - Bộ công nghiệp, có trụ sở đóng tại 15 Cửa Bắc, Ba Đình - Hà Nội. Từ khi hình thành đến nay, trải qua hơn 20 năm hoạt động Công ty đã từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề mà cấp trên giao cho. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy đi theo tiến trình lịch sử và phát triển của Công ty. Tổ chức tiền thân của Công ty truyền tải điện I là Sở truyền tải điện Miền Bắc trực thuộc Công ty điện lực Miền Bắc ( Sau này là Sở truyền tải điện trực thuộc Công ty điện lực I ) Sở truyền tải điện Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 06ĐL/TTCB ngày 7/4/1981 của Bộ Điện Lực (sau là Bộ Năng Lượng), tại số 53 Phố Lương Văn Can, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Sở đã khẩn trương tổ chức triển khai bộ máy, tập hợp đội ngũ, xây dựng lực lượng. Trong vòng 2 năm ( 5/1981 - 5/1983 ) Sở đã lần lượt tiếp nhận nhiệm vụ vận hành toàn bộ lưới điện 110KV Miền Bắc trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Từ Hà Nội đến Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đồng thời với việc tiếp nhận lưới truyền tải đang vận hành, giải quyết những khuyết điểm của lưới điện do chiến tranh để lại, Sở còn được Bộ năng lượng và Công ty điện lực I giao nhiệm vụ lắp đặt một số công trình trạm và đường dây 110KV trong kế hoạch cải tạo, mở rộng lưới của ngành điện.Từ tháng 2 năm 1984 Sở được Công ty giao nhiệm vụ chuẩn bị sản xuất và sau đó tiếp nhận bàn giao đưa vào sản xuất công trình 220KV đầu tiên của lưới điện Miền Bắc: Đường dây 220KV Phả Lại - Hà Đông và Trạm 220KV Hà Đông, mở ra thời kỳ phát triển lưới 220KV toàn Miền Bắc. Từ tháng 10/1986 theo quyết định của Bộ, Sở tiến hành chuyển giao lưới điện 110 KV cho các Sở điện lực quản lý, tiếp nhận toàn bộ lưới 220KV. Như vậy từ tháng 5/1990 trở đi Sở chỉ còn quản lý lưới 220KV trên toàn miền Bắc và một phần của miền Trung, đáp ứng nhiệm vụ truyền tải phần lớn sản lượng điện phát ra từ các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí để cung cấp cho Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và chuyển tiếp cho các tỉnh miền Trung. Tháng 4/1994, Sở truyền tải điện tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hành hệ thống tải điện Bắc Nam 500Kv cung đoạn Hoà Bình - Đèo Ngang. Cho tới nay công trình đã phát huy hiệu quả tốt, bảo đảm truyền tải điện an toàn, liên tục nhằm cung cấp điện cho Miền Trung và Miền Nam hàng tỷ Kwh/ năm. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, Tổng Công ty điện lực Việt Nam ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 4/1995, theo quyết định của số 112NL/TCCB - LĐ của Bộ năng lượng, Sở truyền tải điện tách khỏi Công ty điện lực I để hình thành Công ty truyền tải điện I, trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam. Đến nay, sau 5 năm hoạt động, Công ty truyền tải điện I đã triển khai thực hiện mô hình tổ chức mới ( theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty), xây dựng và ban hành một số quy chế mới như quy chế phân cấp giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc, quy chế trả lương, trả thưởng, nội quy lao động .....nhằm hoàn thiện và nâng cao từng bước các mặt quản lý của Công ty . Hiện nay Công ty có 1309 CBCNV, làm nhiệm vụ quản lý lưới truyền tải điện 220 - 500kv trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, bao gồm : * 1275 Km đường dây 220Kv và 14 Km đường dây 110Kv. * 406 Km đường dây 500Kv. * 9 Trạm biến áp 220Kv và 6 Trạm biến áp 110Kv với Tổng dung lượng 2855 MVA. * 1 Trạm bù 500Kv. * 6 Trạm lặp, 9 đội chốt vận hành đường dây 500Kv. Công ty có 15 đơn vị ( 9 truyền tải điện khu vực, 2 trạm biến áp, 2 xưởng, 1 đội ) đóng trên địa bàn của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có các thành phố lớn quan trọng như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Vinh. * Một số chỉ tiêu tài chính trong những năm gần đây. Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TTĐ1 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng vốn kinh doanh 1.390.483.917.0577 1.173.052.115.576 1.464.553.984.684 Vốn lưu động 3.525.206.194 4.085.063.046 4.085.063.046 Vốn cố định 1.386.958.710.863 1.168.967.052.530 1.460.468.921.638 Tài sản cố định hữu hình + Nguyên giá 2.121.911.670.474 2.237.334.073.959 2.258.929.338.750 + Hao mòn (715.971.667.782) (938.204.957.911) (1.168.696.214.376) Tổng doanh thu 953.474.000 1.256.250.000 1.549.551.000 Lợi tức thực hiện 98.754.000 102.567.000 153.400.000 Tổng nộp ngân sách 341.100.893 411.200.000 455.120.000 Thu nhập bình quân 1.490.000 1.531.000 1.537.000 Một số chỉ tiêu phản ánh lực lượng lao đông: Đơn vị tính: Người Tổng số CBCNV 1.217 1.217 1.309 + Công nhân SX 1.028 928 1.013 + Cán bộ và nhân viên quản lý. 189 289 296 Qua các chỉ tiêu trên cho thấy Công ty là một đơn vị có số vốn cố định rất lớn, chiếm đến 99% tổng số vốn kinh doanh. Hàng năm Công ty luôn mua sắm, đổi mới nâng cao chất lượng thiết bị điều đó thể hiện qua nguyên giá tăng, hệ số hao mòn giảm qua các năm. Tổng doanh thu và mức lợi nhuận (của các công trình lắp đặt, hiệu chỉnh cho khách hàng) ngày càng tăng, do đó góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên. 2 Nhiệm vụ sản xuất: Theo đăng ký kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà Nước cấp, Công ty truyền tải điện I là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc, có những nhiệm vụ sau: * Quản lý, vận hành an toàn, liên tục, tin cậy bảo đảm chất lượng điện năng, phấn đấu giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải điện. * Sửa chữa các thiết bị lưới điện. * Phục hồi, cải tạo, xây dựng các công trình điện. * Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị để xác định chất lượng thiết bị trong quá trình sửa chữa xây lắp của Công ty. * Thực hiện một số lĩnh vực sản xuất dịch vụ liên quan đến ngành. Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ chính, Công ty còn được Tổng Công ty điện lực giao cho nhiệm vụ cùng Ban quản lý dự án công trình điện Miền Bắc lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng hiện đại của Đức, Italia...để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu của Liên Xô và Trung Quốc nhằm chống quá tải điện áp. Theo báo cáo kế hoạch sản xuất - tài chính của năm 2000 Công tyđề ra : Sản lượng điện truyền tải 220KV: 8.410triệu Kwh Tỷ lệ điện tổn thất: <2,9% Chi phí sản xuất: 402,886 tỷ đồng. 3 Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tổ chức bộ máy quản lý. Hiện nay Công ty truyền tải điện là một đơn vị lớn, có 1.309 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1.013 công nhân sản xuất, 296 cán bộ và nhân viên quản lý. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng ( quản lý theo 1 cấp). Đứng đầu là Ban giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp từng phòng ban chức năng, truyền tải điện khu vực, trạm biến áp điện, đội, xưởng sản xuất. Các đơn vị trong Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đặt dưới sự chỉ đạo chính của Giám đốc Công ty . Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau : Sơ đồ số 9: tổ chức bộ máy quản lý sản xuất Công ty truyền tải điện I Ban Giám đốc Phòng thông tinđo đếm Phòng an toàn Phòng dự toán Phòng bảo vệ Phòng vật tư Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức Phòng kế hoạch Phòng hành chính Đội vận tải Xưởng thí nghiệm Xưởng sửa chữa thiết bị điện Trạm Chèm Trạm Ba-La TTĐ QuảngNinh TTĐ Hải Phòng TTĐ thái nguyên TTĐ Hà Tĩnh TTĐ Nghệ An TTĐ Thanh Hoá TTĐ Ninh Bình TTĐ Hòa Bình TTĐ Hà Nội Ghi chú: Hướng dẫn chức năng Lãnh đạo trực tuyến * Chức năng của các bộ phận trong Công ty. Trong Ban giám đốc gồm giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của Công ty - đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên. Nhiệm vụ của Giám đốc Công ty gồm có: * Trực tiếp ký nhận các nguồn lực của Tổng Công ty giao: quỹ đất, nguồn vốn, nợ và các loại tài sản. * Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án Tổng Công ty. * Kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do Nhà nước và Tổng Công ty ban hành tại các đơn vị trực thuộc. * Chỉ đạo thực hiện nộp thuế và các khoản theo quy định của Nhà nước. * Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho toàn bộ CBCNV trong toàn Công ty. Giúp việc cho Giám đốc gồm có các phó giám đốc kỹ thuật và kế toán trưởng phụ trách từng khối công việc được chuyên môn hoá cụ thể. Một phó giám đốc phụ trách các trạm biến áp điện Một phó giám đốc phụ trách đường dây. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được Ban Giám đốc quy định như sau: + Phòng hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện các thủ tục hành chính, văn thư, điện nước, chăm lo đời sống của CBCNV trong Công ty. + Phòng kế hoạch: Xây dựng và trình duyệt Tổng Công ty các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm. Sau khi được Tổng Công ty chấp thuận, phòng kế hoạch có nhiệm vụ trực tiếp tìm hiểu, giao dịch với các nhà đầu tư, bộ phận tiếp thị và giới thiệu sản phẩm để lập phương án luận cứ kinh doanh trình Giám đốc và Tổng công ty. Giúp Giám đốc chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện theo kế hoạch. + Phòng tổ chức lao động tiền lương: Quản lý việc thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc. Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ, chức danh, tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ...,quản lý lương, thưởng, và các khoản theo chế độ quy định, và các vấn đề kỷ luật, đề bạt CBCNV trong Công ty. Ký kết các hợp đồng lao động và các thoả ước lao động tập thể. + Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo công tác kỹ thuật và vận hành lưới điện an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng. Xây dựng các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng kế hoạch, biện pháp về đảm bảo an toàn sản xuất. Chủ trì tham gia xét duyệt nghiệm thu các công trình xây dựng, lắp đặt và các thiết bị mua mới. + Phòng tài chính - kế toán: Quản lý khai thác có hiệu quả vốn và nguồn vốn được giao. được phép huy động vốn (vay ngân hàng, CBCNV...), liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế. Xây dựng các kế hoạch giá thành, tài chính, kế hoạch chi phí hành chính sự nghiệp hàng quý (năm), trình Tổng công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt. Thực hiện nộp ngân sách các khoản theo quy định. Thiết lập các quỹ theo quyết định của Nhà nước và Tổng công ty. Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định của của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty. + Phòng vật tư: Cung cấp đúng chủng loại, yêu cầu kỹ thuật và đầy đủ, kịp thời vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và vận hành lưới điện. + Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho sản xuất và theo dõi đôn đốc kiểm tra định kỳ và bất thường về công tác an toànlao động Thống kê và điều tra sự cố thiết bị, đường dây, tai nạn lao động xảy ra để xây dựng phương án phòng ngừa. + Phòng dự toán: Lập và kiểm tra các dự toán theo đơn giá, định mức quy định của Nhà nước và Tổng công ty. + Phòng an toàn: Phụ trách toàn bộ về an toàn lao động, lập kế hoạch về các trang bị an toàn PCCC và BHLĐ + Phòng thông tin đo đếm: Theo dõi về các công tơ và chịu trách nhiệm bảo dưỡng sửa chữa các máy vi tính trong toàn công ty. Công ty có 15 đơn vị thành viên trong đó có 9 truyền tải điện khu vực được mở tài khoản chuyên chi tại các ngân hàng địa phương nơi có trụ sở đơn vị làm việc. Các đơn vị còn lại được Công ty cấp vốn bằng tiền mặt và vật tư kinh doanh. Các đơn vị phụ thuộc phải thực hiện chế độ quản lý và hạch toán tài chính theo đúng quy chế phân cấp của Công ty. +Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc đóng rải rác khắp khu vực miền Bắc. Công ty đã từng bước sắp xếp lại sản xuất để tận dụng hết năng lực sẵn có để phát huy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, về mặt tổ chức sản xuất Công ty bao gồm: * 3 đơn vị phụ trợ: đội vận tải, Xưởng sửa chữa thiết bị điện, xưởng thí nghiệm. * 2 trạm biến áp điện: Ba La, Chèm. * 9 truyền tải điện khu vực: Hà Nội, Hoà Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái nguyên. Công ty truyền tải điện 1 từ khi được thành lập đến nay đã đạt được khá nhiều thành tích đáng khích lệ. Tìm hiểu đặc điểm chung của Công ty giúp chúng ta có cách nhìn tổng quan về một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc cơ quan cấp trên. Từ những đặc điểm chung đó có ảnh hưởng rất nhiều đến bộ máy kế toán và tổ chức hạch toán kế toán của Công ty. 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán kế toán 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. Công tác hạch toán kế toán trong một doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành truyền tải điện có nhiều khác biệt và phức tạp so với các ngành khác. Với một cơ cấu tổ chức quản lý gồm rất nhiều đơn vị trực thuộc, mặc dù đã có sự phân cấp quản lý tài chính nhưng chưa triệt để do đòi cao về tính tập trung và thống nhất trong chỉ đạo và quản lý ở cấp vĩ mô (Tổng Công ty). Do đó để trợ giúp và cũng để phù hợp với sự hoạt động của bộ máy quản lý Công ty, việc áp dụng cơ cấu bộ máy kế toán tập trung là rất hợp lý. Sơ đồ số 10 : Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Công ty truyền tải điện I Phó phòng phụ trách đầu tư và chi phí đại tu Phó phòng quản lý và tập Hợp chi phí TTĐ Thủ quỹ Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành Kế toán đầu tư, ctrình quá tải Kế toán TSCĐ, tập hợp chi phí đại tu Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán vật tư Kế toán quyết toán ctrình đại tu Kế toán công nợ, VAT Nhân viên kế toán đơn vị phụ thuộc Ghi chú:. Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ tham mưu. Bộ máy kế toán gồm có phòng tài chính - kế toán và nhân viên kế toán của các đơn vị trực thuộc có trình độ tương xứng với nhiệm vụ quản lý của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành, đồng thời lại có quan hệ có tính chất tham mưu giữa kế toán trưởng và kế toán phần hành. Phòng Tài chính - Kế toán gồm 12 người . + Kế toán trưởng: Là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn tài chính kế toán cho Ban Giám đốc, đồng thời chịu sựu lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của Giám đốc Công ty và sự chỉ đạo của kế toán trưởng cấp trên. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Phổ biến chủ trương, và chỉ đạo thực hiện về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn tài chính cho các kế toán bộ phận. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các cơ quan Nhà nước về thông tin kế toán cung cấp. Quyền hạn của kế toán trưởng luôn gắn liền trách nhiệm được giao vì lợi ích của Công ty và Nhà nước. + Một phó phòng quản lý và tập hợp chi phí truyền tải điện, tham mưu giúp việc cho kế toán trưởng, kiểm tra các hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc. + Một phó phòng phụ trách lĩnh vực đầu tư, XDCB, thanh quyết toán các công trình đại tu. + Kế toán ngân hàng: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhập số liệu vào máy các khoản thu, chi liên quan đến tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách với bảng sao kê do ngân hàng gửi, sau đó lập báo cáo chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng nộp cho kế toán tổng hợp. Định kỳ, ngày giữa tháng và cuối tháng cấp chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc theo đúng kế hoạch đã được duyệt. + Kế toán tiền mặt, lương: Theo dõi các khoản thu chi liên quan đến tiền mặt, việc thanh toán lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc về thu nhập của CBCNV.... Do hạch toán tiền lương đã có sự phân cấp (để dảm bảo sự khách quan và tính thực tế trong việc tính lương theo chế độ), nên kế toán tiền lương tại Công ty chủ yếu chỉ tập hợp ghi sổ tổng hợp và lên bảng phân bổ tiền lương trên cơ sở những báo cáo kế toán (sau khi đã kiểm tra chứng từ) của các đơn vị trực thuộc. Hàng ngày, dựa vào các chứng từ gốc kế toán tiền mặt phải vào sổ theo dõi tiền mặt, đối chiếu số tồn quỹ trên sổ sách với số tồn thực tế của thủ quỹ. Cuối tháng nộp cho kế toán tổng hợp báo cáo chi tiết tài khoản tiền mặt. + Kế toán vật tư: Hạch toán chính xác đầy đủ tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư tại Công ty và tại kho của các đơn vị trực thuộc. Tiến hành đối chiếu, kiểm tra thẻ kho, sổ sách với tình hình tồn kho thực tế cùng với thủ kho và phòng vật tư. Lập bảng phân bổ vật tư phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. + Kế toán TSCĐ, tập hợp chi phí đại tu: Hạch toán đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình tăng, giảm và xác định đúng đối tượng phân bổ, mức trích khấu hao TSCĐ. Cuối tháng lập bảng phân bổ khấu hao, báo cáo tăng giảm TSCĐ. Hiện nay kế toán đang sử dụng chương trình phần mềm viết riêng cho việc quản lý TSCĐ của Tổng Công ty. Hàng tháng tập hợp toàn bộ chi phí đại tu phát sinh căn cứ số liệu trong báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc (sau khi đã được phó phòng phụ trách lĩnh vực đại tu, XDCB kiểm tra chứng từ gốc và ký duyệt). + Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành: Phụ trách khâu tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất. Có nhiệm vụ liên kết các kế toán bộ phận, phát hiện sai sót, chênh lệch của báo cáo chi tiết. Cuối kỳ hạch toán lập các báo cáo tài chính thông qua kế toán trưởng và Giám đốc sau đó trình duyệt Ban Tài chính - kế toán Tổng Công ty điện lực Việt Nam. + Kế toán quyết toán các công trình đại tu, sửa chữa lớn và nhận thầu xây lắp cho khách hàng: Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, theo dõi việc thanh quyết toán các công trình đại tu tại các đơn vị trực thuộc. Trình duyệt quyết toán các công trình đại tu, nhận thầu xây lắp theo sự phân cấp ( giá trị công trình dưới 1tỷ VNĐ trình duyệt Giám đốc Công ty, trên 1 tỷ VNĐ trình duyệt Tổng Công ty). + Kế toán đầu tư, công trình quá tải: Tập hợp toàn bộ các chi phí mua sắm trang thiết bị, xây dựng các trạm biến áp và đường dây điện, và chi phí thực hiện công trình chống quá tải điện áp thuộc nguồn vốn đầu tư của ngành điện trình kho bạc Nhà nước. + Kế toán công nợ, VAT: Có nhiệm vụ theo dõi, xác nhận các khoản tạm ứng nội bộ , và công nợ với khách hàng. Cuối tháng lập bảng kê chi tiết theo dõi tài khoản tạm ứng và bảng kê chi tiết theo dõi tài khoản thanh toán với nhà cung cấp. Định kỳ, tổng hợp các số liệu lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào và quyết toán thuế GTGT gửi Tổng Công ty. + Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại Công ty. Trên cơ sở chứng từ thu chi, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp để tiến hành thanh toán và vào sổ quỹ. Cuối ngày đối chiếu số tồn quỹ thực tế với kế toán tiền mặt. Mỗi cán bộ kế toán đều phải kiêm nhiệm từng phần việc cụ thể dưới sự phân công của Trưởng phòng. Trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình thì giữa các cán bộ kế toán trong bộ máy kế toán luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với tất cả các phòng ban, bộ phận sản xuất trong Công ty, trong việc cung cấp và thu nhận tài liệu, các thông tin kinh tế để phục vụ cho công tác lãnh đạo và công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. Hiện nay tại phòng tài chính - kế toán chỉ có kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng sử dụng phần mềm chương trình kế toán và kế toán tài sản cố định sử dụng phần mềm chương trình quản lý TSCĐ riêng viết trên ngôn ngữ FOXPRO, 2 chương trình này chưa có sự liên kết, chia quyền truy cập. Còn lại các kế toán phần hành khác và các kế toán tại đơn vị trực thuộc chỉ lập bảng, biểu trên chương trình EXCEL do đó công tác kế toán tại Công ty còn bị trùng lặp và kế toán máy chưa phát huy được nhiều tác dụng. Công ty thực hiện hạch toán theo chứng từ gốc đối với những khoản Công ty trực tiếp quản lý và hạch toán theo chứng từ ghi sổ đối với các khoản thanh toán, cấp phát bằng bù trừ, các khoản tổng hợp từ báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi về phục vụ cho việc hạch toán tại Công ty. Công ty truyền tải điện I là một Công ty hạch toán phụ thuộc do đó tất cả các chi phí, doanh thu đều được chuyển lên Tổng Công ty điện lực Việt Nam để hạch toán tập trung toàn ngành điện. Tại Công ty sẽ không xác định được chi phí và doanh thu của sản xuất chính (vận hành truyền tải điện) mà chỉ có thể xác định được chi phí, doanh thu và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh phụ ( lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh cho khách hàng ). Đây cũng chính là một đặc thù của Công ty bởi tất cả các khâu từ sản xuất điện đến phân phối tiêu dùng là một dây chuyền khép kín toàn ngành. 4.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán. Để phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, Công ty truyền tải điện I đã áp dụng tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung như đúng yêu cầu của Tổng Công ty. Công tác kế toán tại Công ty nói chung là khá hoàn chỉnh, luôn cập nhật với những đổi mới của chế độ kế toán. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Tổng Công ty trên cơ sở theo quyết định 1141-TC/CĐKT ra ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Việc ghi chép sổ sách kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp. Các kế toán viên thực hiện công tác hạch toán kế toán bằng máy vi tính đều phải in ra sổ sách kế toán hàng tháng, có luỹ kế từ đầu năm đến hết niên độ kế toán. Những sổ sách này có đầy đủ chữ ký của nhân viên kế toán phụ trách phần hành và được kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị xem xét, ký duyệt. Hiện nay để phục vụ nhu cầu quản lý, Công ty quy định cho các đơn vị thành viên đều phải mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu giữ và bảo quản theo đúng quy định chế độ sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán bao gồm sổ tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, sổ nhật ký. Việc mở sổ kế toán phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng kịp thời chính xác, trung thực, có hệ thống nhằm cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính của đơn vị. sơ đồ số 11: Khái quát trình tự ghi số theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty truyền tải điện I Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu II. Tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty Truyền tải điện 1: 1. Đặc điểm TSCĐ trong các cách phân loại. Đặc điểm của TSCĐ trong Công ty Truyền tải điện 1 là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nó đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ SXKD và thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao. Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an toàn TSCĐ và đảm bảo chất lượng thông tin kế toán , nâng cao vai trò kiểm tra giám sát bằng đồng tiền trong quá trình hình thành, sử dụng và đổi mới TSCĐ, công tác quản lý và hạch toán TSCĐ ngoài những yêu cầu chung của kế toán, còn thực hiện theo quy định của Tổng công ty. Lập hồ sơ , tổ chức thanh xử lý TSCĐ và hạch toán kịp thời về kết quả thanh lý TSCĐ theo quy định của Tổng công ty. Việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ được thực hiện bằng phần mềm máy tính nhằm phục vụ kịp thời và chính xác những yêu cầu quản lý, hạch toán TSCĐ của các đơn vị và toàn Tổng công ty. Trích bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ năm 1999 - 2000 - 2001 kết hợp với một số chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Năm 1999 2000 2001 Nguyên giá 2.121.911.670.474 2.237.334.073.959 2.258.929.338.750 Nguyên giá TSCĐ tăng nhiền trong các năm, chiếm tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh từ 2000 - 2001 tăng lên một cách rõ rệt: Phân loại và đánh giá TSCĐ của Công ty Truyền tải điện 1: + Tổng hợp TSCĐ theo nguồn vốn ( tính đến ngày 31/12/2001 ) - TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân sách 1.627.826.287.500 - TSCĐ do vốn tự bổ sung 156.252.920.250 - TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn khác 474.850.131.000 Tổng cộng 2.258.929.338.750 + TSCĐ phân theo tính chất sử dụng; TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh: 2.110.617.988.500 TSCĐ Vô hình : 0 TSCĐ Chưa cần dùng : 0 TSCĐ Không cần dùng : 0 TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý : 108.171.337.050 TSCĐ Đất đai - TSCĐ không khấu hao : 40.140.013.200 Tổng cộng: 2.258.929.338.750 + Trường hợp TSCĐ phân theo đặc trưng kỹ thuật: - Thực tế Công ty Truyền tải điện 1 từ cách phân loại trên mà TSCĐ đang dụng trong sản xuất kinh doanh lại được phân loại theo đặc trưng kỹ thuật để phục vụ nhu cầu quản lý. TSCĐ đang dùng trong SX kinh doanh : 2.110.617.988.500 + Nhà cửa 31.741.500.000 + Vật kiến trúc 1.753.741.500 + Máy móc thiết bị động lực 607.152.025.200 + Máy móc thiết bị công tác 8.736.472.500 + Máy móc thiết bị truyền dẫn 1.443.173.409.300 + Công cụ dụng cụ đo lường, dụng cụ quản lý 4.515.210.000 + Thiết bị và phương tiệnvận tải: 12.180.420.000 + TSCĐ khác dùng trong SX kinh doanh: 1.356.210.000 Những cách phân loại này đều mang một ý nghĩa nhất định, giúp cho việc sử dụng và quản lý TSCĐ ngày một tốt hơn. 2. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ tại Công ty Truyền tải điện 1 2.1- Chứng từ tăng, giảm TSCĐ và thẻ TSCĐ 2.1.1 Tăng TSCĐ *Tăng TSCĐ do mua sắm: Trong tổng giá trị tăng TSCĐ năm 2001 thì TSCĐ tăng do mua sắm chiếm 1 tỷ trọng đáng kể, điều đó chứng tỏ Công ty luôn trang bị máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường. Chúng ta cùng đi sâu vào nghiệp vụ tăng do mua sắm. * Thủ tục hạch toán: khi TSCĐ được mua sắm về, đơn vị tiến hành lập các hồ sơ. + Hợp đồng mua sắm TSCĐ ( nếu có ) + Giấy báo giá + Bản đăng ký nội dung công tác + Giấy đề nghị + Hoá đơn mua sắm TSCĐ + Biên bản nghiệm thu TSCĐ + Phiếu nhập kho TSCĐ ( nếu có ) + Phiếu xuất kho TSCĐ ( nếu có ) + Biên bản thanh lý hợp đông (nếu có) + Biên gản bàn giao TSCĐ cho đơn vị sử dụng: Trích số liệu ngày 30/10/2001 mua máy Photocopy-Toshiba 2060, vốn tự bổ sung ( TBX ), đơn vị mua cho Phòng Hành chính, số tiền : 39.332.491 đồng, số lượng 1 chiếc, vốn TBX ( NG: 39.332.491 đồng ) Mua ở cửa hàng kinh doanh thiết bị văn phòng . Thi có những thủ tục sau: - Phiếu chi mua máy Photocopy -Toshiba 2060 cho Phòng Hành chính Công ty. Số tiền : 39.332.491 đồng. ( Mẫu 02 – TT ban hành theo quyết định 1141-TC/ QĐ/CĐKT ) Phiếu chi số: 578 Mẫu số 02 Ngày 30/10/2000 QĐ1141/TC/QĐ/CĐKT Nợ: 211(133) ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Có: 111 bộ tài chính Người nhận tiền: Nguyễn Lai Đơn vị: Phòng hành chính Lý do chi: Mua máy Photocopy -Toshiba 2060 Phòng Hành chính Công ty. Số tiền : 39.332.491 đồng (viết bằng chữ): Ba chín triệu ba trăm ba mươi hai nghìn bốn trăm chín mươi mốt đồng. Kèm theo: 04 chứng từ gốc. Đã nhận số tiền: Ba chín triệu ba trăm ba mươi hai nghìn bốn trăm chín mươi mốt đồng. ngày 30/10/2001 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu Thủ quỹ Người nhận tiền Hoá đơn (GTGT) (Liên 2: Giao cho khách hàng) Ngày 30/10/2001 Mẫu số: 01/GTGT-3LL BE: 99-B No : 027301 Đơn vị bán hàng: Công ty kinh doanh Vật tư thiết bị văn phòng Địa chỉ: Phan đình Phùng Số TK: 5713921 Điện thoại: 825631 MST: Họ và tên người mua: Nguyễn Lai đơn vị: Công ty TTĐ1 Địa chỉ: 15 cửa bắc Điện thoại : 8293153 Số TK: 710A00038 Hình thức thanh toán: TM MST: 01001000790171 Số TT Tên hàng bán Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) 1 Máy photocopy Toshiba 2060 Cái 01 35.756.810 35.756.810 Thuế suất 10% 3.575.681 Tổng số tiền thanh toán 39.332.491 Số tiền viết bằng chữ: Ba chín triệu ba trăm ba mươi hai nghìn bốn trăm chín mươi mốt đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơnvị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Ngoài ra thủ tục mua máy photocopy Toshiba 2060 trên còn có: - Giấy đề nghị - Biên bản xác nhận công việc thực hiện. - Giấy báo giá của cửa hàng kinh doanh thiết bị văn phòng gửi đến Công ty Truyền tải điện 1 - Biên bản nghiệm thu Mẫu 1: Công ty truyền tải điện 1 Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Phòng hành chính Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội ngày 29 tháng 10 năm 2001 giấy đề nghị Kính gửi: Ông trưởng phòng hành chính Họ và tên: Nguyễn Lai Chức danh: Phó phòng hành chính Nội dung công việc: Phòng hành chính hiện nay phải phô tô nhiều công văn giấy tờ mà phòng chỉ có một máy không đủ phục vụ cho phô tô của công ty. phòng đề nghị ông duyệt cho phòng được mua máy để phục vụ tốt cho công tác được tốt hơn. Mong ông giải quyết để phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Người đề nghị Đơn vị trưởng Nguyễn Lai Mẫu 2: Công ty TTĐ1 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Đơn vị: Hành chính Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 30 tháng 10 năm 2001 Bản đăng ký nội dung công tác 1. Họ và tên: Nguyễn Lai 2. Đơn vị công tác: Phong hành chính Công ty TTĐ1 3. Đại điểm giải quyết công việc: Hà nội 4. Thời gian giải quyết công việc: Tháng 10 năm 2002 5. Nội dung: Thanh toán tiền mua máy Phô tô 6. Đề nghị thanh toán: Tiền mua máy Photocopi số tiền: 39.332.491đ Bằng chữ: (Ba chín triệu ba trăm ba hai nghìn bốn trăm chín mốt đồng) 7. Xác nhận của đơn vị quản lý: Người lập Người duyệt Nguyễn Lai Mẫu 3: Công ty TTĐ1 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Đơn vị: Hành chính Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 30 tháng 10 năm 2001 Biên bản nghiệm thu Chúng tôi gồm: Ông : Bên A Ông: Bên B Ông: Vận hành Cùng nhau tiến hành nghiệm thu: Hàng mua mới Công việc đã thực hiện: Tiến hành kiểm tra chất lượng máy Potocopi 2060 mà công ty đã mua của công ty kinh doanh vật tư thiết bị văn phòng Kết luận: Hàng mới đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thông số ghi trên bao bì Bên A Vận hành Bên B * Hạch toán tăng do điều chuyển - Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về việc điều chuyển TSCĐ, hai bên tổ chức giao nhận và lập biên bản giao nhận TSCĐ. + bên giao TSCĐ chịu trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền để ra quyết định tănggiảm vốn ( trường hợp tăng giảm vốn ). + Bên nhận TSCĐ căn cứ vào hồ sơ giao nhận TSCĐ để hạch toán tăng TSCĐ sổ theo dói TSCĐ, tính hao mòn và trích khấu hao theo quy định. * Trích số liệu ngày 21/11/2000 Tăng 1 máy ép thuỷ lực 60 tấn ( vốn ngân sách ) do điều chuyển từ nhà máy thuỷ điện Hoà bình đến . Nguyên giá 59.670.000 Khấu hao 13.275.128 Giá trị còn lại 46.394.872 - Quyết định điều chuyển. - Biên bản giao nhận mẫu số 01-TSCĐ QĐ1141 ngày 1/1/1995. - Biên bản hội đồng thánh lý nhà máy Thuỷ điện Hoà bình. - Biên bản đánh giá máy ép thuỷ lực đề nghị thanh lý tại Nhà máy Thuỷ điện Hoà bình. - Biên bản đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy. Nợ TK 211 59.670.000 Có TK 411 46.394.872 Có TK 214 13.275.128 Mẫu 4: Tổng công ty Điện lực Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhà máy thủy điện Hoà bình Mẫu số : 02: B/ĐCTS Biên bản giao nhận TSCĐ Hoà bình , ngày 21/11/2001 ( Đối với tài sản đã hao mòn) Căn cứ quyết định 1683 EVN/TCKT ngày 25/8/2001 của Tổng công ty điện lực VN về việc bàn giao TSCĐ Ban giao nhận TSCĐ: Ông : Chức vụ Phó giám đốc NM TĐ Hoà Bình đại diện bên giao. Ông Trưởng phòng Tài chính - Kế toán nhà máy TĐ Hoà Bình đại diện bên giao. Ông : Phó giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 đại diện bên nhận Ông : Trưởng đội vân tải Công ty Truyền tải điện 1 đại diện bên nhận Ông: Phó phòng Tài chính - Kế toán Công ty Truyền tải điện 1 đại diện bên nhận Cùng tiến hành giao nhận TSCĐ như sau: TT Tên kí hiệu qui cách TSCĐ Mã hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại Tình trạng kỹ thuật còn lại (%) Tài liệu kỹ thuật kèm theo 1 Máy ép thuỷ lực 60 tấn M21 LX 1994 60 tấn 59.670.000 13.275.128 46.394.872 Đại diện bên giao Đại diện bên nhận Khi giao nhận song TSCĐ giám đốc ra quyết định về việc giao TSCĐ cho đơn vị nào sử dụng và quản lý; Mẫu 6: Công ty TTĐ1 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 21 tháng 11 năm 2001 Quyết Định của giám đốc công ty Về việc: Giao TSCĐ Giám đốc công ty. Căn cứ quyết định số 112 NL/TCCB - LĐ ngày 4/3/1995 về việc thành lập Công ty truyền tải điện I của Bộ năng lượng (nay là Bộ công nghiệp). Căn cứ vào nhu cầu sử dụng TSCĐ của các đơn vị trong Công ty. Theo đề nghị của ông Trưởng phòng kế hoạch. Quyết định Điều 1: Giao cho Tuyền tải điện Hà nội 1. Tăng 1 máy ép thuỷ lực 60 tấn ( vốn ngân sách ) do điều chuyển từ nhà máy thuỷ điện Hoà bình đến . Tổng nguyên giá: 59.670.000đ Khấu hao: 13.275.128đ Giá trị còn lại: 46.394.872 Điều 2: Các Ông trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng HC-KT trưởng TTĐ Hà nội thi hành quyết định này Sau khi bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng, kế toán Công ty vào thẻ TSCĐ vào sổ nhật ký chung, vào sổ cái,vào sổ tổng hợp cuối tháng. * Hạch toán do lắp mới: Trích số liệu tháng 7 năm 2001 có nối mạng vi tính toàn Công ty bằng tiền gửi ngân hàng nguyên giá: 220.459.000 đồng : Nợ TK 2115 220.459.000 Nợ TK 1331 22.045.900 Có TK 112 242.504.900 Sau đó ta vào sổ chi tiết như các nghiệp vụ trên, sau vào sổ nhật ký chung và định kỳ vào sổ cái TK 211, 411. * Tăng do điều chỉnh giá. Trích số liệu tháng 8/2001 điều chỉnh chênh lệch tăng 62.000.000 đồng máy biến thế trạm Thái nguyên Tổng Công ty duyệt cho Trạm Thái nguyên - Nguyên giá trước đây: 1.112.000.000 đồng - Trước đây khi Ban quản lý dự án hoàn thành bàn giao công trình nhưng công trình chưa được quyết toán ngay mà đã đưa sang sử dụng. Kế toán tạm hạch toán theo giá: Nợ TK 221 1.112.000.000 Có TK 33624 1.112.000.000( nguồn) vốn vay dài hạn dùng cho XDCB. - Khi công trình được duyệt quyết toán thì giá chênh lệch giữa thực tế và ghi số ( tức đã hạch toán tăng hơn so với thực tế là 62.000.000 đồng) do đó phải điều chỉnh giảm cùng chính bút toán đó. Nợ TK 211: -62.000.000 Có TK 33624: -62.000.000 Từ đó ta vào sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 211, 411. 2.1.2- Kế toán giảm TSCĐ * Kế toán giảm TSCĐ do thanh lý: Trích số liệu ngày 22/11/2001 Công ty Truyền tải điện 1 tiến hành thanh lý TT Nội dung Số lượng Nguyên giá GTCL tại thời điểm thanh lý 01 Đầu ép cốt thuỷ lực EP 605 (Nguồn vốn ngân sách) 01 25.300.000 15.200.000 02 Bơm thuỷ lực HPF-3 (Nguồn vốn ngân sách) 01 52.630.000 30.100.200 Sau khi được Tổng Giám đốc Tổng Công ty điện lực Việt nam duyệt cho phép được thanh lý ( vì máy đó đã lạc hậu công ty phải lập tờ trình gửi Ban lãnh đạo Tổng Công ty). Kế toán TSCĐ lập đầy đủ hồ sơ: + Biên bản thanh lý TSCĐ. + Hoá đơn xuất kho nhượng bán thanh lý TSCĐ. Mẫu 9: Biên bản thanh lý Ngày 22 tháng 11 năm 2001 Đơn vị : Công ty Truyền tải điện 1 Mẫu số 03 ---TSCĐ Địa chỉ : 15 Cửa Bắc - Ba đình Nợ Có Căn cứ quyết định số 542 của Giám đốc về việc thanh lý TSCĐ Ban thanh lý gồm: Ông: Nguyễn Văn Ngọc Ông: Nguyễn Huy Hoàng Tiến hành thanh lý TSCĐ: Đầu ép cốt thuỷ lực Tên ký mã hiệu, quy cách ( Cấp hạng TSCĐ ) - Đầu ép cột thuỷ lực - Bơm thuỷ lực Số hiệu; 01, 02 Năm đưa vào sử dụng: 1990 Nguyên giá: - Đầu ép cốt thuỷ lực : 25.300.000 - Bơm thuỷ lực : 52.630.000 Tổng nguyên giá: 77.930.000 đ GTCL tính đến thời điểm thanh lý: - Đầu ép cốt thuỷ lực : 15.200.000 - Bơm thuỷ lực : 30.100.000 Tổng giá trị còn lại: 45.300.000 đ III. Kết luận của Ban Thanh lý: Máy đã cũ, lạc hậu và bị hỏng hóc nhiều, cần phải thanh lý và đầu tư hiện đại hoá sản xuất. Biên bản thanh lý gồm 2 bản. 1 bản giao cho phòng kế toán để theo dõi trên sổ sách, 1 bản giao nơi sử dụng, quản lý TSCĐ để lưu giữ. Hà nội , ngày 22 tháng 11 năm 2001 Trưởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh lý TSCĐ: - Chi phí thanh lý TSCĐ : 1.800.000 đồng ( viết bằng chữ : Một triệu tám trăm ngàn đồng) - Giá trị thu hồi : 45.300.000 đồng ( viết bằng chữ : Bốn lăm triệu ba trăm ngàn đồng) - Đã ghi giảm số 369 thẻ TSCĐ. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng. Kế toán tiến hành định khoản các nghiệp vụ liên quan đến thanh lý TSCĐ. - Căn cứ phiếu chi tiền mặt số 517 ngày 24 tháng 11 năm 2001 Kế toán ghi số tiền chi phí thanh lý: Nợ TK 821 : 1.800.000 Có TK 111: 1.800.000 - Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 106 ngày 22/11/2001 Kế toán ghi giảm TSCĐ. Nợ TK 214 ( Chi tiết : Đầu ép cốt thuỷ lực : 10.100.000 Bơm thuỷ lực: 22.529.800 Nợ TK 821 ( Chi tiết: Đầu ép cốt thuỷ lực : 15.200.000 Bơm thuỷ lực: 30.100.000 Có TK 211 : 77.930.000 - Cuối cùng sau khi xác định giá bán kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 BH ban hành theo QĐ 1141 TC/QT/TCĐKT 1/1/95 ) Mẫu 11: đơn vị: Công ty Truyền tải điện 1 QĐ 1141TC/QĐ/CĐKT địa chỉ: 15 Cửa Bắc 1/1/95 của Bộ Tài chính Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Ngày 22/11/2001 Họ tên người mua: Công ty kinh doanh máy móc thiết bị điện Xuất tại kho: Thanh lý Hình thức thanh toán: chuyển khoản. Số TT Tên qui cách hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) 1 Đầu ép cốt thuỷ lực 05 Cái 1 15.300.000 2 Bơm thuỷ lực 06 Cái 1 30.700.000 Cộng 46.000.000 Tổng số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi sáu triệu đồng chẵn. Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng số 127 thu tiền bán thanh lý TSCĐ và hoá đơn GTGT kế toán ghi : Nợ TK 112: 50.600.000 Có TK 3331: 4.600.000 Có TK 721 : 46.000.000 Mẫu 12: Hoá đơn (GTGT) GTKT – 3 LL Ký hiệu :AA/98 No : 000127 Ngày 22 tháng 11 năm 2001 Đơn vị bán hàng: Công ty Truyền tải điện 1 Địa chỉ: 15 phố Cửa bắc - Ba đình - Hà nội Điện thoại: 048294149 MS: 0100100079017-1 Họ tên người mua hàng: Công ty kinh doanh thiết bị điện Địa chỉ: 55 Phan đình Phùng Điện thoại: 048293168 MST: Số TT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đồng) Thành tiền (Đồng) 1 Đầu ép cốt thuỷ lực Cái 1 15.300.000 15.300.000 2 Bơm thuỷ lực Cái 1 30.700.000 30.700.000 Cộng tiền hàng 46.000.000 Thuế suất 10% 4.600.000 Cộng tiền bán hàng 50.600.000 Số tiền viết bằng chữ : Năm mươi triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Liên 1 :Lưu Liên 2 : Giao khách hàng Liên 3 : Dùng thanh toán * Kế toán giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ lao động: Theo quyết định 1062 ban hành ngày 14/12/1996 những TSCĐ phải thoả mãn đồng thời 2 điều kiện : Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên. Theo đúng quy định này Công ty Truyền tải điện đã kiểm kê 0 giờ ngày 1/1/2001 xác định những tài sản không đủ điều kiện nêu trên chuyển thành công cụ lao động. Tổng nguyên giá của những tài sản này là:53.000.000 đồng , đã trích khấu hao là: 12.000.000 đồng . Đơn vị hạch toán ghi Nợ TK 142 ( Phần giá trị còn lại: 41.000.000 đồng ) Nợ TK 214 (Phần đã khấu hao : 12.000.000 đồng ) Đồng thời ghi Có TK 211 ( Nguyên giá : 53.000.000 đồng ) Sau đó kế toán phản ánh vào sổ sách kế toán như Sổ chi tiết TK211, Sổ nhật ký chung và Sổ cái TK 214. * Kế toán giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ: *Thủ tục thanh toán : Hồ sơ TSCĐ gồm có: Quyết định điều chuyển của cấp có thẩm quyền. Phiếu xuất kho TSCĐ được điều chuyển ( nếu có) Biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ điều chuyển TSCĐ kế toán tiến hành hạch toán giảm TSCĐ. Trích mẫu quyết định điều chuyển nội bộ tại Công ty Truyền tải điện 1 giống mẫu điều chuyển tăng TSCĐ. Ngày 26 tháng 11 năm 2002 , điều chuyển 01 dụng cụ đo nhiệt từ xa cho Truyền tải điện Hải phòng nguyên giá : 16.000.000 đồng đã khấu hao : 1.777..776 đồng . Kế toán ghi Nợ TK 411: 14.222.224 Nợ TK 214: 1.777.776 Có TK 211: 16.000.000 *.thẻ TSCĐ Sau khi nhận TSCĐ ta căn cứ vào chứng từ gốc để vào thẻ TSCĐ: trích thẻ TSCĐ của công ty Mẫu 15: Đơn vị: Công ty Truyền tải điện 1 Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Địa chỉ: 15 cửa bắc Độc lập tự do hạnh phúc Thẻ Tài sản cố định Ngày 30 tháng 10 năm 2001 Kế toán trưởng: (Ký họ tên): Nguyễn Thị Hạnh Căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hoá kèm theo điều khoản giao nhận TSCĐ số 1528 -01/TT-ĐL ngày 21/10/01 Tên Quy cách TSCĐ: Máy Photocopy Toshiba 2060 Số hiệu TSCĐ: Nước sản xuất: Nhật bản Bộ phận quản lý, sử dụng: Phòng hành chính. đưa vào sử dụng: tháng 11 năm 2001 Công suất, diện tích thiết kế. Đình chỉ sử dụng ngày.........tháng..........lý do................ ĐVT: Đồng chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ SH NT Diễn giải Nguồn vuốn đầu tư TK đối ứng Nguyên giá Thời gian sử dụng TK đối ứng Mức khấu hao năm Luỹ kế từ khi sử dụng tăng máy photôcopi 2060 Vốn tự bổ sung 211 35.756.810 3 năm Cuối tháng kế toán ghi sổ cái TK 211. Sau đó lập các bảng tổng hợp chi tiết tài sản cố định để đối chiếu giữa sổ cái và sổ (thẻ) chi tiết tài sản cố định. Cụ thể Công ty lập bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định Từ đó lập bảng tổng hợp trích khấu hao tài sản cố định cho tháng tới . 2.2- Kế toán TSCĐ trên hệ thống sổ chứng từ. Sổ kế toán dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó cung cấp các thông tin cho người quản lý, thường chỉ sử dụng thước đo giá trị. Kế toán thường sử dụng ba loại sổ chính là: - Sổ nhật ký chung - Sổ kế toán chi tiết - Sổ cái Khi TSCĐ biến động thì kế toná hạch toán TSCĐ theo hình thức ghi sổ trình tự như sơ đồ dưới đây: Sơ đồ số 12: Trình tự ghi sổ tại công ty TTĐ1 (Theo hình thức nhật ký chung) Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Sau đây là trích mẫu một số sổ tại công ty TTĐ1: Trích mẫu: Sổ chi tiết TK 211 2115- TSCĐ hữu hình - Dụng cụ quản lý Chứng từ Diễn giải Tài khoản Đối ứng Số nợ phát sinh N Số Nợ Có 30/10/2001 578 Số dư đầu kỳ Tăng 1 máy Photocopi 2060 Vốn tự bổ sung 4112 12.725.200.000 35.756.810 .............................. ....................... Dư cuối kỳ 12.760.956.810 Trích Mẫu Sổ nhật ký chung NT Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ghi sổ SH NT Nợ Có Nợ Có 21/10 304 21/10/2001 Mua máy photocopy Toshiba 2060 211 133 111 35.756.810 3.575.681 39.332.491 8/11 312 8/11/2001 Tăng 1 xe TOYOTA Zace 211 411 326.493.600 326.493.600 21/11 18 21/11/2001 Nhận 1 máy ép thuỷ lực của NMTĐ Hoà bình 211 214 411 59.670.000 13.275.128 46.394.872 22/11 05 22/11/2001 Bán thanh lý đầu ép cốt thuỷ lực 214 821 211 10.100.000 15.200.000 25.300.000 22/11 06 22/11/2001 Bán thanh lý bơm thuỷ lực 214 821 211 22.529.800 30.100.200 52.630.000 26/11 189 26/11/2001 Điều chuyển dụng cụ đo nhiệt từ xa cho TTĐ Hải phòng 411 214 211 14.222.224 1.777.776 16.000.000 ..... ................. ............................... ....... ...... .................... .................... Trích mẫu: Sổ Nhật ký chi tiền Dùng cho TK211 Số dư đầu kỳ: Chứng từ Diễn giải TK Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 1185 15/7/2001 Nối mạng máy tính toàn công ty 2115 133 112 220.118.000 22.011.800 242.129.800 1192 27/7/2001 Mua 02 máy vi tính 2115 133 112 14.000.000 1.400.000 15.400.000 .......... ................. ............................ ........... ......... .................... .................... Cộng luỹ kế để chuyển sang trang sau Trích sổ cái TK 211 quý 4 năm 2001 Chứng từ Diễn giải Tài khoản Đối ứng Số nợ phát sinh SH NT 304 30/10 Số dư đầu kỳ Mua máy photocopy 111 2.252.324.181.500 35.756.810 312 8/11 Tăng 1 xe ôtô TOYOTA Zace 411(2) 326.493.600 210 21/11 Nhận máy ép thuỷ lực 60 tấn của NM thuỷ điện Hoà bình .................................. 411 214 46.670.000 13.275.128 01,02 22/11 Bán thanh lý 1 đầu ép cốt thuỷ lực, 1 bơm thuỷ lực 214 821 32.629.800 45.300.000 387 26/11 Điều chuyển 1 dụng cụ đo nhiệt từ xa cho TTĐ Hải phòng 411 214 14.222.224 1.777.776 30/11 Mua hình nhân điện tử .................................... 112 120.000.000 Cộng số phát sinh quý 4 Dư cuối kỳ 2.258.929.338.750 bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ Diễn giải TK Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có ........ .................. .................................. ...... ..... ................... .................. 304 21/10/2001 Mua máy photocopy Toshiba 2060 211 133 111 35.756.810 3.575.681 39.332.491 312 8/11/2001 Tăng 1 xe TOYOTA Zace 211 411 326.493.600 326.493.600 18 21/11/2001 Nhận 1 máy ép thuỷ lực của NMTĐ Hoà bình 211 214 411 59.670.000 13.275.128 46.394.872 05 22/11/2001 Bán thanh lý đầu ép cốt thuỷ lực 214 821 211 10.100.000 15.200.000 25.300.000 06 22/11/2001 Bán thanh lý bơm thuỷ lực 214 821 211 22.529.800 30.100.200 52.630.000 189 26/11/2001 Điều chuyển dụng cụ đo nhiệt từ xa cho TTĐ Hải phòng 411 214 211 14.222.224 1.777.776 16.000.000 ...... ................. ............................... ....... ...... .................... .................... 3- Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ 3.1- Đặc điểm khấu hao và quy chế quản lý vốn khấu hao tại công ty Toàn bộ TSCĐ của Công ty đang dung cho sản xuất kinh doanh phải trích khấu hao theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty. Với TSCĐ dùng sản xuất kinh doanh gồm: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ phúc lợi dễ sử dụng cho việc phúc lợi, y tế và sự khác của đơn vị. Đơn vị sẽ thực hiện việc xác định hao mòn TSCĐ theo quy định. * Những TSCĐ được đầu tư bằng kinh phí sự nghiệp hay quỹ phúc lợi sẽ xác định hao mòn theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty. * Việc xác định hao mòn được thực hiện theo từng tháng, những tài sản cố định tăng thêm hay giảm bớt từ trước thì năm tiếp theo mới được tính hoặc thôi không tính hao mòn. * Với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn quỹ đầu tư phát triển, KHCB, vốn vay của Tổng Công ty cấp cho Công ty phải hạch toán tăng vốn kinh doanh đồng thời tính trích khấu hao và hạch toán chi phí khấu hao vào chi phí theo quy định để thu hồi vốn cho Tổng công ty. Hàng quý, Công ty nộp khấu hao về Tổng Công ty và ghi giảm nguồn vốn kinh doanh. 3.2- Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Căn cứ vào chế độ quản lý” khấu hao TSCĐ ” của công tác hạch toán khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định 1062 Bộ Tài chính. Theo quyết định 166 ngày 30/12/1999 thay thế cho quyết định 1062 ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Tổng công ty điện lực Việt Nam (Công ty truyền tải điện 1 trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam) được Bộ Tài chính chấp thuận tại văn bản số 1557 TC/CSTC ngày 25/4/2000. Việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, được trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng hoạt động kinh doanh không được tính và trích khấu hao. Xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức. Mức khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng = năm của TSCĐ Thời gian sử dụng Công ty Truyền tải điện trích khấu hao cho từng tháng do đó: Mức khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng = tháng của TSCĐ {Số năm (Thời gian) sử dụng x 12 tháng} Hiện nay Công ty áp dụng theo phương thức khấu hao theo đường thẳng, Công ty phải lập bảng đăng ký trích khấu hao cho cả năm Bảng tổng hợp đăng ký trích khấu hao Năm 1999 - 2000 - 2001 TT Tên TSCĐ NG TSCĐ số hao mòn luỹ kế Mức trích khấu hao trung bình 1 năm Phần tăng khấu hao Phần giảm khấu hao ghi chú A TSC đăng ký trích khấu hao 2099271192083 486380320497 162126773499 48523126 58929500 I Nhà cửa vật khấu hao 24157839648 3001154782 1000384927 II Máy móc thiết bị 565765934035 170814832711 56938277570 21028512 58929500 III Thiết bị truyền dẫn 1508023965060 312370917452 104123639150 20123540 IV Dụng cụ quản lý 13234533450 193415552 64471850 7371074 B TSCĐ không đủ tiêu chuẩn trở thành CCDC 81623691 38523937 0 trích khấu hao C TSCĐ không trích khấu hao 141068071 143356654 0 trích khấu hao D TSCĐ đã trích đủ khấu hao 4488478450 4503392398 0 trích khấu hao E TSCĐ xin thanh lý 795687510 727962260 nt Tổng 2106048049800 491893285743 163964428581 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc 3.3- Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán của công ty TTĐ1. Phần tăng: - Tủ đấu dây tăng 15/5/2001, mua mới-vốn ngân sách. Nguyên giá: 6.950.000 thời gian sử dụng 10 năm. 6.950.000 Mức trích khấu hao 1 tháng = = 57.917 đ/tháng (10 x12) Luỹ kế đến tháng 12 cần trích: 57.917 x 7 = 405.419 đồng Tăng mua mới tháng 10 năm 2001 một máy Photocopy – vốn tự bổ sung. Mức trích Nguyên giá 39.332.491 = = = 819.427 đồng KH 1 tháng (Thời gian sử dụng x 12) (4 năm x 12) Tăng tháng 10, tháng 11 bắt đầu trích khấu hao là: 819.427 đồng. Đến tháng 12 cần trích khấu hao : 819.427 x 2 =1.638.854 đồng. - Tăng do điều chuyển 21/11/ 2001 từ nhà máy thuỷ điện Hoà bình 1 máy ép thuỷ lực 60 tấn ( vốn ngân sách ) đến Công ty TTĐ1. NG : 59.670.000 KH : 13.275.128 GTCL: 46.394.872 - theo dõi về trích khấu hao: Vì điều chuyển từ tháng 11 đến tháng 12 bắt đầu trích khấu hao Mức trích khấu 59.670.000 = = 497.250 đồng hao 1 tháng (10 năm x 12) Đến tháng 12 cần trích khấu hao: 497.250 đồng. Phần giảm: Ngày 22/11/2001 giảm do bán thanh lý đầu ép cốt thuỷ lực EP 605 ( Nguồn vốn ngân sách) : NG: 25.300.000đ GTCL: 15.200.000đ Hao mòn: 10.100.000đ Số khấu hao tháng sau không trích nữa là : 25.300.000 = = 351.389 đồng 6 năm x 12 Ngày 22/11/2001 giảm do bán thanh lý bơm thuỷ lực ( Nguồn vốn ngân sách) : NG : 52.630.000 đ GTCL: 30.100200 đ Hao mòn: 22.529.800 đ Số khấu hao tháng sau không trích nữa là : 52.630.000 = = 731.000 đồng 6 năm x 12 Giảm do điều chuyển 1 bộ dụng cụ đo nhiệt từ xa cho truyền tải điện Hải phòng. Nguyên giá : 16.000.000 đồng thời gian sử dụng trong 6 năm. 16.000.000 Mức trích khấu hao 1 tháng = = 222.222 đồng 6 năm x 12 Từ đó việc tính được công ty lên bảng đăng ký khấu hao bổ sung cho TSCĐ mới tăng và giảm. Dựa vào bảng dăng ký trích khấu hao 3 năm 99 – 2000 – 2001 (bảng)có số khấu hao đăng ký trích trong 1 năm từ đó suy ra số khấu hao đăng ký trích trong 1 tháng bằng cách lấy số khấu hao đăng ký trích trong một năm chia cho 12 tháng. Những TSCĐ mới tăng và giảm đều phải có bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung. Bảng tổng hợp đăng ký trích khấu hao Năm 2002 TT Tên TSCĐ Mức trích khấu hao trung bình 1 năm Phần tăng khấu hao Phần giảm khấu hao Tổng Mức trích khấu hao 1 năm Mức trích khấu hao trung bình 1 tháng ghi chú A TSC đăng ký trích khấu hao 162126773499 48523126 58929500 162116367025 13509697252 I Nhà cửa vật khấu hao 1000384927 83365410 II Máy móc thiết bị 56938277570 21028512 58929500 56900376582 4741698048 III Thiết bị truyền dẫn 104123639150 20123540 104144662690 8678721890 IV Dụng cụ quản lý 64471850 7371074 71842924 5986910 B TSCĐ không đủ tiêu chuẩn trở thành CCDC 0 trích khấu hao C TSCĐ không trích khấu hao 0 trích khấu hao D TSCĐ đã trích đủ khấu hao 0 trích khấu hao E TSCĐ xin thanh lý nt Tổng 163964428581 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc - TSCĐ tăng hoặc giảm tháng này thì ngày đầu tháng tiếp theo mới được trích khấu hao hay không trích khấu hao. Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của Số khấu hao của trích trong = trích trong + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm tháng này tháng trước tháng trước tháng trước Công ty TTĐ 1 dựa vào số khấu hao trích trong 1 tháng và các bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung từ tháng 1 đến tháng 11 sau đó luỹ kế đến tháng 11 có số khấu hao đã trích trong tháng 11 là 26.156.638.194 đồng. Số khấu hao TSCĐ cần trích tháng 12 = số khấu hao TSCĐ đã trích tháng 11 + số khấu hao TSCĐ tháng 11 – số khấu hao TSCĐ giám trong tháng 11. Số khấu hao TSCĐ cần trích tháng 12 = 26.156.638.194 đ + 497.250 - (351.389 + 731.000 + 222.222) = 26.155.830.833 đồng. Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán định khoản tháng 12/2001 Nợ TK 6274 : 25.939.846.452 đ Nợ TK 6424: 215.984.381đ Có TK 214: 26.155.830.833 đ Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản , ghi đơn: Nợ TK 009 : 26.155.830.833 đ Khi nộp khấu hao TSCĐ cho Tổng công ty, kế toán ghi:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20113.DOC
Tài liệu liên quan