Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn

Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Điểm: Bằng số: Bằng chữ: Hà nội, ngày tháng 3 năm 2010 Mục lục Lời nói đầu Ch­¬ng 1: Những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.1 Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 8 1.3 Gíá thành sản xuất và phân loại giá thành sản xuất 8 1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 8 1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9 1.5.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9 1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12 1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 14 1.5.4 Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 14 1.5.5 Hệ thống sổ trong điều kiện áp dụng kế toán máy 14 Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tín...

doc108 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Điểm: Bằng số: Bằng chữ: Hà nội, ngày tháng 3 năm 2010 Mục lục Lời nói đầu Ch­¬ng 1: Những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.1 Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8 1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 8 1.3 Gíá thành sản xuất và phân loại giá thành sản xuất 8 1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 8 1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9 1.5.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 9 1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12 1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 14 1.5.4 Kỳ tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 14 1.5.5 Hệ thống sổ trong điều kiện áp dụng kế toán máy 14 Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 16 2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 19 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 20 2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lí kinh doanh nói chung của công ty 21 2.1.4 Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty 24 2.2 Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuât tại công ty 26 2.2.1 Đối tượng và phân loại kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 29 2.2.2 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuât tại công ty 32 2.3 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty 34 2.3.1.Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm 46 2.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty 48 2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 52 Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 52 3.1 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 52 3.1.1 Những ưu điểm 55 3.1.2 Những hạn chế 56 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 59 Kết luận 60 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đã được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì công tác xây dựng cơ bản càng giữ một vị trí vô cùng quan trọng vì nó tạo ra “ bộ xương sống” cho nền kinh tế, nó chi phối tới hầu hết các ngành kinh tế khác. Xây dựng có bản là lĩnh vực có những đặc thù rất riêng, có tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư khá cao. Chính vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính chặt chẽ cả ở tầm vi mô và tầm vĩ mô đối với công tác xây dựng cơ bản. Trong điều kiện hiện nay, các quy luật của nền kinh tế thị trường hoạt động mạnh mẽ đặc biệt là quy luật cạnh tranh khiến các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đứng vững và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải khẳng định được chất lượng và giá cả sản phẩm của mình. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ trở thành mục tiêu trực tiếp để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu xa hơn. Vì vậy, quản lý chi phí sao cho hiệu quả trở thành yêu cầu then chốt trong các đơn vị. Để tăng cường quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp, công cụ quản lý khác nhau. Một trong những công cụ được nhà quản lý quan tâm hàng đầu là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Doanh nghiệp cần tổ chức hạch toán chi phí sản xuất hiệu quả và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm xây lắp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đặng Thu Hà, các cô, chú, trong công ty, em đã lựa chọn đề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 phần : Chương I : Những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Chương II:Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế-kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài…Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng… Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Thời gian thi công thường dài nên vốn đầu tư thường rất dễ bị ứ đọng, dễ gặp rủi ro khi giá cả bị biến động làm ảnh hưởng tới dự toán và lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp. Từ đó đảm bảo phản ánh chính xác, trung thực những chi phí đã chi ra, tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành, cung cấp thông tin trung thực cho các đối tượng sử dụng thông tin và giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.       Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng.   Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan. Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là phần không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp xây lắp khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, được nhận thầu thi công thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất.       Trước yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là: - Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.  - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.   - Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.   - Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. 1.2 Chi phí sản xuất và phân lọai chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính. Chi phí sản xuất xây lắp không bao gồm nhứng khoản chi phí không mang tính chất chi phí sản xuất như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung). - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. - Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,... Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. - Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: lương chính, phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy ) và các chi phí khác bằng tiền. -Chi phí tạm thời: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu...), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy....). Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (hạch toán trên TK 142, 242) sau đó phân bổ dần vào TK 623.  Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ (do liên quan đến việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí (hạch toán trên TK 335)  - Chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (19 %) trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. - Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ - Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất cứ hoạt động hay phân xưởng, công trường  nào. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu, phục tùng thay thế, công cụ dụng cụ...sử dụng trong sản xuất kinh doanh. - Chi phí nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất -Chi phí nhân công: tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân viên chức. -Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên. -Chi phí khấu hao TSCĐ: tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh. -Chi phí dịch vụ mua ngoài: toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh. - Chi phí bằng tiền khác: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách này, doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính đồng thời phục vụ cho nhu cầu của công tác quản trị trong doanh nghiệp, làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ sau. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoànthành Theo cách này, chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí được phân thành 3 loại: -Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: chí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, ….Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định. - Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm: chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý, …. -Hỗn hợp phí: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Hỗn hợp phí thường gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm : là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua về. -Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. 1.3 Gi¸ thµnh s¶n xuÊt vµ ph©n lo¹i gi¸ thµnh s¶n xuÊt trong doanh nghiÖp x©y l¾p Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Chỉ tiêu giá thành nếu được xác định một cách chính xác, trung thực có thể giúp cho các doanh nghiệp cũng như Nhà nước có cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp, đường lối thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể. Giá thành có hai chức năng chủ yếu là bù đắp chi phí và lập giá. Số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bù đắp phần chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Tuy nhiên, sự bù đắp các yếu tố chi phí đầu vào mới chỉ là đáp ứng yêu cầu của tái sản xuất giản đơn. Trong khi đó mục đích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng tức là giá tiêu thụ hàng hóa sau khi bù đắp chi phí đầu vào vẫn phải bảo đảm có lãi. Do đó, việc quản lý, hạch toán công tác giá thành sao cho vừa hợp lý, chính xác vừa bảo đảm vạch ra phương hướng hạ thấp giá thành sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm. Tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành sản phẩm có thể được phân loại thành các trường hợp sau: Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. -Giá thành dự toán: là chỉ tiêu giá thành được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tích định mức. Căn cứ vào giá trị dự toán, ta có thể xác định được giá thành của sản phẩm xây lắp theo công thức: Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp = Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp - Lãi định mức Trong đó: Lãi định mức trong xây dựng cơ bản được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ Giá trị dự toán xây lắp được xây lắp được xác định dựa vào đinh mức đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường -Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp = Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp - Mức hạ giá thành dự toán + Chênh lệch định mức Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành của doanh nghiệp. -Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. -Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. -Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. -Giá thành tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu. So s¸nh c¸c lo¹i gi¸ thµnh trªn víi nhau, ta cã thÓ ®¸nh gi¸ ®­îc chÊt l­îng s¶n xuÊt thi c«ng c«ng tr×nh vµ qu¶n lý chi phÝ, qu¶n lý gi¸ thµnh cña doanh nghiÖp x©y l¾p. VÒ nguyªn t¾c ph¶i ®¶m b¶o: Gi¸ thµnh dù to¸n > Gi¸ thµnh kÕ ho¹ch > Gi¸ thµnh thùc tÕ 1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuât sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau về giới hạn, phạm vi và nội dung: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm có giới hạn chi phí gắn liền với một công trình, hạng mục công trình hoặc một khối lượng công tác xây lắp hoàn thành nhất định. - Chi phí sản xuất gồm những chi phí phát sinh trong kỳ đó còn giá thành sản phẩm có thể gồm một phần chi phí phát sinh ở kỳ trước (chi phí trả trước) và một phần chi phí phát sinh của kỳ sau nhưng được ghi nhận trong kỳ này (chi phí phải trả) - Giá thành sản phẩm không tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, chi phí thiệt hại nhưng lại gồm chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ (một phần của chi phí sản xuất phát sinh kỳ trước chuyển sang) Giá thành sản phẩm xây lắp và chi phí sản xuất xây lắp chỉ thống nhất về mặt lượng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành của công trình và hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là bằng nhau. Như vậy việc tổ chức quản lý tốt chi phí sản xuất là cơ sở để tổ chức quản lý tốt giá thành. 1.5 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp 1.5.1 Đối tượng kế tóan chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp ♦ Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi, giới hạn chi phí sản xuất xây lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản: tính chất sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý và đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợp trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi gây ra chi phí hay có thể là đối tượng chịu chi phí. Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên, trên thực tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình xây lắp. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo đúng đối tượng hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời. ♦ Đối tượng tính giá thành: là các loại sản phẩm. công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra đòi hỏi phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Để xác định đối tượng tính giá thành cũng phải dựa vào các căn cứ giống như xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm…). Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp là cơ sở để tổ chức công tác tính giá thành hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành có thể là từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hoàn thành tùy thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy vậy, chúng vẫn có sự khác nhau nhất định: -Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. -Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Trong thực tế có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sản xuất lại bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại. Để thực hiện được chức năng kiểm tra và cung cấp thông tin về chi phí, giá thành một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm phải thường xuyên xem xét tính hợp lý, khoa học của đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để thay đổi cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. 1.5.2 Kế tóan tập hợp chi phí sản xuất ♦ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp  kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí. Kế toán sẽ căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán, phân bổ phần chi phí phát sinh cho các đối tượng đó. Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau: - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. - Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. - Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình. Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách hợp lý cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn phân bổ phù hợp. ♦ Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuât Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phÝ nguyªn vËt liÖu th­êng chiÕm tØ träng lín trong c«ng t¸c x©y l¾p. Do vËy, viÖc h¹ch to¸n chÝnh x¸c chi phÝ nguyªn vËt liÖu cã ý nghÜa quan träng ®Ó x¸c ®Þnh l­îng tiªu hao vËt chÊt trong s¶n xuÊt còng nh­ tÝnh chÝnh x¸c, hîp lý cña gi¸ thµnh c«ng t¸c x©y l¾p. Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (Không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung). Nguyên tắc hạch toán khoản mục nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: -Nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho (Giá bình quân gia quyền; Giá nhập trước, xuất trước,. . .). -Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất sử dụng cho công trình. Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý (Tỷ lệ với định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu,. . .).Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà phải kết chuyển ngay vào TK 632-Giá vốn hàng bán Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực, kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. - Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm, dịch vụ lao vụ… - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 TK621 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình, từng khối lượng xây lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kỹ thuật có dự toán riêng. Thông qua kết quả hạch toán chi phí vật liệu tiêu hao thực tế theo từng nơi phát sinh, cho từng đối tượng chịu chi phí thường xuyên kiểm tra đối chứng với định mức và dự toán để phát hiện kịp thời những lãng phí mất mát hoặc khả năng tiết kiệm vật liệu, xác định nguyên nhân, người chịu trách nhiệm để xử lý hoặc khen thưởng kịp thời. S¬ ®å kÕ to¸n chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp Giá thực tế vật liệu xuất kho Giá thực tế vật liệu mua về sử dụng ngay TK 621 Kết chuyển CPNVLTT TK 152,153 TK 111,112,152 TK 154(1541) TK 152,153 TK 111,112,331 Thuế GTGT được khấu trừ TK 133 TK 141 Thanh toán tạm ứng Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp nội bộ VL không dung hết nhập kho Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của doanh nghiệp xây lắp, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân viên trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Trong trường hợp trong doanh nghiệp xây lắp có các hoạt động khác mang tính chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn được tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp. Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương. Trong điều kiện không cho phép tính trực tiếp chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng theo tiền lương định mức hoặc gia công định mức. Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà phải kết chuyển ngay vào TK 632-Giá vốn hàng bán Để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khản này dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ. Nội dung và kết cấu của TK 622 như sau: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định. (Riêng đối với hoạt động xây lắp, không bao gồm các khoản trích trên lương về BHXH, BHYT, KPCĐ). Bên Có: -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 TK 622 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp TK 334 KÕt chuyÓn (ph©n bæ ) chi phí nhân công trực tiếp Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp xây lắp TK 335 TK 141(1413) Tạm ứng chi phí nhân công để thực hiện giá trị khoán nội bộ TK 622 TK 154(1541) Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí đặc thù của ngành xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công gồm hai loại chi phí là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Các chi phí thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ còn chi phí tạm được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ). Chi phí tạm thời cũng có thể được tiến hành trích trước vào chi phí sử dụng máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí trích trước được xử lý theo quy định. Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công. Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành công trình xây lắp mà được kết chuyển ngay vào TK 632 Tài khoản kế toán sử dụng: TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp-vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không sử dụng TK623-Chi phí sử dụng máy thi công mà doanh nghiệp hạch toán các chi phí này trực tiếp vào các tài khoản 621, 622, 627. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 623-Chi phí sử dụng máy thi công như sau: Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sữa chữa máy thi công...) Bên Có: -Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. -Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào TK 632 Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. TK 623 có 6 TK cấp 2: + TK 6231-Chi phí nhân công: dùng để phản ánh lương chính, lương phụ: phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, công nhân phục vụ máy thi công kể cả khoản tiền ăn giữa ca của các công nhân này. + TK 6232-Chi phí vật liệu: dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu như xăng, dầu, mỡ…và các vật liệu khác phục vụ cho xe máy thi công. + TK 6233-Chi phí dụng cụ sản xuất: dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công. + TK 6234-Chi phí khấu hao máy thi công: dùng để phản ánh chi phí khấu hao xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. + TK 6237-Chi phí dịch vụ mua ngoài: dùng để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sữa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ … + TK 6238-Chi phí bằng tiền khác: dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp. + Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời. + Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giao, ván khuôn và các loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý của đội xây dựng. + Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng. Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công vừa bằng máy, khoản chi phí khấu hao máy móc thi công được tính vào chi phí sử dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung. Để tập hợp chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp xây lắp, kế toán sử dụng TK 627–Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội xây dựng công trình gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội. Nội dung và kết cấu của TK627-Chi phí sản xuất chung như sau: Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. TK627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2: + TK6271- Chi phí nhân viên phân xưởng + TK6272- Chi phí vật liệu + TK6273- Chi phí dụng cụ sản xuất + TK6274- Chi phí khấu hao TSCĐ + TK6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK6278- Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 Chi phÝ nh©n viªn qu¶n lý ®éi c¸c kho¶n trÝch theo l­¬ng cña c«ng nh©n trùc tiÕp s¶n xuÊt TK 627 C¸c kho¶n gi¶m chi phÝ SXC TK 152, 111 TK 152, 153, 142,242 Chi phÝ NVL, CCDC TK 214 Chi phÝ khÊu hao TK 111, 112, 331 Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi B»ng tiÒn kh¸c TK 133 TK 154 K/c hoÆc ph©n bæ Chi phÝ s¶n xuÊt chung ♦ Phương pháp kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm những chi phí có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được tập hợp vào bên Nợ của các TK 621, 622, 623 và 627. Để tính được giá thành sản phẩm cho từng đối tượng, kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng, còn đối với các chi phí không thể tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng, kế toán phải tính phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp. Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế. + Trường hợp các chi phí sử dụng máy được theo dõi riêng cho từng loại máy. Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng như sau: + Trường hợp không theo dõi tập hợp chi phí cho từng loại máy riêng biệt, phải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi. Hệ số quy đổi thường được xác định căn cứ vào đơn giá kế hoạch. Giá kế hoạch của 1 ca máy thấp nhất được lấy làm ca máy chuẩn. Xác định hệ số quy đổi H như sau: Sau đó căn cứ vào hệ số quy đổi và số ca máy đã thực hiện của từng loại máy để quy đổi thành số ca máy chuẩn. Tính phân bổ chi phí sử dụng máy cho từng đối tượng theo số ca máy tiêu chuẩn: Phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trường, hoặc đội thi công và tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp thích hợp. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí sản xuất chung thường được sử dụng có thể là: phân bổ theo chi phí sản xuất chung định mức, phân bổ theo giờ công sản xuất kinh doanh định mức hoặc thực tế, phân bổ theo ca máy thi công, phân bổ theo chi phí nhân công, phân bổ theo chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên doanh nghiệp xây lắp sử dụng TK 154 để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp, dịch vụ. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Tài khoản 154 -Chi phí bảo hành xây lắp: dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dở dang cuối kỳ. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình, hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ. - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, lao vụ khác. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. Bên Có: - Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn bộ hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ). - Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. - Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho. Số dư bên Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ (sản xuất xây lắp, công nghiệp, dịch vụ). - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. Tài khoản này trong ngành xây lắp có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 154 -Xây lắp: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. - Tài khoản 1542-Sản phẩm khác: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (thành phẩm, cấu kiện xây lắp…) - Tài khoản 1543-Dịch vụ: dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 621 TK 154 Các khoản ghi giảm chi Phí sản xuất TK 152,111,138 Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp TK 622 TK 623 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Giá thành xây lắp hoàn thành bàn giao TK 632 TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì Tùy vào đối tượng tính giá thành doanh nghiệp xây lắp đã xác định mà nội dung sản phẩm dở dang có sự khác nhau. Theo ®ã, sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp thi công dở dang bất kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê khối lượng cuối kỳ. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác cảu việc đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành ở các doanh nghiệp xây dựng. Việc đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư. Nếu công trình, hạng mục công trình được quy định thanh toán theo từng giai đoạn xây dựng, lắp đặt thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao, thanh toán là sản phẩm dở dang. Trong trường hợp này, doanh nghiệp xây lắp có thể đánh giá sản phẩm làm dở theo giá thành dự toán hay giá trị dự toán, chi phí sản xuất tính cho các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ (giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ) được tính theo công thức: Trong điều kiện doanh nghiệp được thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn xây lắp có dự toán riêng Dck = (Dđk + C)/(Zdtht + Zdtdd) x Zdtht Trong đó: Dck: giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Dđk: giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (chi phí sản xuất các giai đoạn xây lắp dở dang dầu kỳ) C: Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ Zdtht: Giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ. Zdtdd: Giá thành dự toán (hoặc giá trị dự toán) các giai đoạn xây lắp dở dang cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành. Trong điều kiện doanh nghiệp được thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Vì vậy, giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ chính là tổng chi phí sản xuất xây lắp luỹ kế từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình cho đến thời điểm đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.5.4 Kế tóan tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp ♦ Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các sản phẩm xây lắp. Xác đinhj kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lí, khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được đầy đủ chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do sản phẩm xây dựng cơ bản được sản xuất đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm cho nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Kỳ tính giá thành có thể sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm - Đối với các sản phẩm được sản xuất lien tục, cung cấp cho những đối tượng khác nhau liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn như gạch, ngói thì kỳ tính giá thành là một tháng - Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thi công dài, công việc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành - Đối với công trình, hạng mục công trình lớn, thời gian thi công dài thì chỉ khi nào có một bộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán thì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó. - Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì khi từng bộ phận xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lí, theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao. - Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phức tạp thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể được xác định là hàng quí ♦ Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm xây lắp đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hoặc các khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành xây lắp đã được xác định. Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành các công trình, hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, những chi phí này được hạch toán trên các sổ (thẻ) chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng (xác định được giá trị dự toán) hoàn thành được chủ đầu tư thanh toán. Vì vậy, trong từng thời kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức: Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ = + _ Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành tính riêng cho từng hạng mục công trình hoặc theo từng giai đoạn hoàn thành thì kế toán sẽ căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình hoặc giai đoan hoàn thành để tính ra giá thành thực tế. Nếu hạng mục công trình hoặc giai đoạn hoàn thành có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm, do một công trình đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lý, theo dõi sử dụng các loại chi phí cho từng hạng mục công trình, khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình được tính bằng công thức sau: Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình = Chi phí dự toán của từng hạng mục công trình x Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng chi phí của các hạng mục công trình Tổng chi phí dự toán của tất cả các hạng mục công trình x 100% Phương pháp này có ưu điểm dễ tính toán, cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, phù hợp với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất sản phẩm mang tính chất đơn chiếc. Do đó, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng (thầu chỉ định). Mỗi đơn đặt hàng là một công trình, hạng mục công trình hoặc từng loại công việc (như lắp đặt, sửa chữa…) khác nhau. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là trùng nhau (từng đơn đặt hàng riêng rẽ), kỳ tính giá thành cũng không là kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Theo phương pháp này, các doanh nghiệp xây lắp mở riêng cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết để ghi sang bảng tính giá thành. Khi hoàn thành đơn đặt hàng, kế toán tổng cộng chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành để tính ra giá thành cho từng đơn đặt hàng. Trường hợp trong đơn đặt hàng có nhiều công trình, hạng mục công trình, sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, công thức tính như sau: Zi = Zddh/Zdt x Zidt Trong đó: Zi: Giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình Zđđh: Giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành Zdt: Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kĩ thuật và dự toán chi phí hợp lý. Theo phương pháp này, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được tính như sau: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp Chênh lệch do thay đổi định mức Chênh lệch do thoát ly định mức = + + Trong đó: Chênh lệch do thay đổi định mức là chênh lệch giữa giá thành theo định mức mới và giá thành theo định mức cũ. Trong thực tế, do việc thay đổi định mức thường vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cẩn thực hiện đối với sản phẩm dở dang đầu kỳ. Chênh lệch do thoát ly định mức Chi phí thực tế theo từng khoản mục Chi phí định mức theo từng khoản mục = _ Phương pháp này có tác dụng hữu hiệu trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất (thông qua các chênh lệch định mức, chênh lệch thoát ly định mức). Phương pháp rất phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. Tuy nhiên để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng, kế toán cần tổ chức được hệ thông định mức tương đối chính xác và cụ thể, công tác hạch toán ban đầu cần chính xác và chặt chẽ. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Theo phương pháp này, giá thành công trình được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội cộng với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Z = D§K + C1 + C2 +... + Cn - DCK Trong đó C1, C2,..., Cn là xhi phí sản xuất phát sinh tại từng đội sản xuất hoạc từng giai đoạn xây lắp. D§K , DCK là chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ . 1.5.5 Hệ thống sổ kế toán trong điều kiện áp dụng kế tóan máy Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán ngày càng trở nên phổ biến. Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin đối vớiheej thống thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin tài chính cần cho quá trình ra quyết định. Việc áp dụng các phần mềm kế toán giúp cho các cán bộ kế toán giảm thiểu rất nhiều công việc ghi chép sổ sách. Các phần mềm này hầu hết chỉ yêu cầu người sử dụng nhập dữ liệu ban đầu và định khoản, còn các công việc khác như tính toán, ghi vào các sổ liên quan…thì máy tự tính tự làm. Các phần mềm kế toán có công dụng mã hóa hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán quy định cho doanh nghiệp xây lắp theo những quy tắc nhất định. Các doanh nghiệp có thể thêm vào những tài khoản khác phục vụ cho công việc hạch toán theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình. Khi cần tìm dữ liệu, kiểm tra tính đúng sai, hay đưa ra các báo cáo cũng đều có thể thực hiện rất nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp. . Đối với những doanh nghiệp xây lắp tổ chức mô hình kế toán tập trung hay phân tán thì việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán đều hết sức hiệu quả vì bộ phận kế toán có thể theo dõi, kiểm tra chi tiết đến từng công trình, hạng mục công trình ở xa trụ sở của doanh nghiệp Tuy nhiên việc áp dụng kế toán máy trong doanh nghiệp cần phải đảm bảo những yêu cầu và nguyên tắc sau: -Hoàn thành tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng kế toán máy phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích, quy mô và phạm vi hoạt động, yêu cầu trình độ quản l‎í và trình độ kế toán của doanh nghiệp. - Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lí tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán nói riêng. - Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hóa cao trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật, trang bị đồng bộ cơ sở vật chất, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức kế toán trên máy, song phải tiết kiệm và hiệu quả. - Tổ chức bộ máy kế toán: Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ rang, chú trọng đến vấn đề quản trị người dùng, phân quyền nhập liệu cũng như các quyền khác. - Tổ chức mã hóa và đăng nhập các đối tượng cần quản lí: Đối với từng phần mềm kế toán, các đối tượng cần dăng nhập và mã hóa có thể khác nhau song thông thường các đối tượng sau cần được đăng nhập và mã hóa: danh mục chứng từ, danh mục tài khoản kế toán, danh mục khách hàng, danh mục vật tư sản phẩm hàng hóa, danh mục tài sản cố định, danh mục đối tượng chi phí. Cần đảm bảo mã hóa đầy đủ, đồng bộ, có hệ thống cho tất cả đối tượng cần quản lí, đảm bảo thống nhất và nhất quán, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kế toán và phần mềm quản trị dữ liệu. - Tổ chức chứng từ kế toán: Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống danh mục chứng từ, tổ chức hạch toán ban đầu, tổ chức kiểm tra thông tinh trong chứng từ kế toán và tổ chức luân chuyển chứng từ cho phù hợp. Trình tự luân chuyển chuáng từ cần đảm bảo tính hợp lí, dễ kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận kế toán có lien quan. - Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Ngoài việc sử dụng hệ thống tài khoản trong chế độ kế toán hiện hành cần phải xây dựng các tài khoản chi tiết theo yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp. Khi xây dựng dannh mục tài khoản chi tiêt cần phân tích và quán triệt các yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản lí doanh nghiệp. - Tổ chức hệ thong sổ, báo cáo kế toán: Mỗi hình thức kế toán có hệ thống sổ kế toán và trinh tự hệ thống hóa thông tin kế toán khác nhau. Trên cơ sở hình thức kế toán được yêu cầu quản lí và sử dụng thông tin chi tiết của doanh nghiệp, các chương trình phần mềm kế toán sẽ được thiết kế theo đúng yêu cầu.. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THANH SƠN 2.1 Đăc điểm tình hình chung của công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên giao dịch : Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn Địa chỉ : 117 B1 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, HN Email : thanhson@gmail.com Cơ sở pháp lý: Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn- ĐKKD 010210 do sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 01/03/2006. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ của mình. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: Quản lý và điều hành toàn bộ tài sản, tiền vốn và lực lượng lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật. Tuy mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng Công ty đã có được nhiều hợp đồng trong thị trường xây dựng dân dụng và đạt được những kết quả khả quan. Hiện Công ty đang thực hiện thi công một số công trình lớn như hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Nam An Khánh, khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, công trình bảo tàng Sáp… Tính đến hết quý IV năm 2007 Công ty đã đạt được những thành tích như sau: TT ChØ tiªu §VT N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 1 Gi¸ thµnh s¶n phÈm TriÖu ®ång 137450 198596 159923 2 Tæng doanh thu TriÖu ®ång 138476 175328 205759 3 Sè nép ng©n s¸ch TriÖu ®ång 9556 4633 8274 4 Lîi nhuËn tr­íc thuÕ TriÖu ®ång 7031 2259 1155 5 Thu nhËp b×nh qu©n/ th¸ng Ngh® 1500 1400 1600 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Ngành, nghề kinh doanh: ü Xây dựng các công trình dân dụng và xây dựng hạ tầng đô thị ; ü Cho thuê máy móc, lắp đặt thiết bị trong lĩnh vực xây dựng ; ü Trang trí nội, ngoại thất công trình ; ü Xuất, nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh ; ü Kinh doanh vận chuyển hành khách và vận tải đường bộ ; C«ng ty có thể tự đấu thầu công trình, nhận thầu công trình và ký kết các hợp đồng thi công hoặc thực hiện các công trình, hạng mục công trình . Các công trình, hạng mục công trình do Công ty trúng thầu nhận được khoán gọn cho các tổ thi công xây dựng do Ban chỉ huy các công trình quản lý và chịu trách nhiệm trước Công ty. Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các tổ xây dựng. Ngoài ra, do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động làm hợp đồng hoặc thuê nhân công tại chỗ làm việc theo thời vụ. Xuất phát từ đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng cơ bản: mang tính chất đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài…, việc quản lý về đầu tư xây dựng rất phức tạp. Là đơn vị mới thành lập và đi vào hoạt động, Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn chung nhất định do đặc thù của ngành trong việc tổ chức quản lý điều hành công việc. Quy trình công nghệ sản xuất của C«ng ty Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau: Nếu Công ty thi công công trình đấu thầu: Đấu thầu Nhận thầu Thi công Hoàn thành bàn giao Nếu Công ty thi công công trình, hạng mục công trình do công ty giao cho: Thi công Nhận nhiệm vụ Hoàn thành bàn giao Là một đơn vị xây dựng cơ bản, sản phẩm của Công ty cũng mang những nét đặc trưng chung của ngành xây dựng. Khi nhận được các công trình do công ty giao hay do tham gia đấu thầu, Công ty bắt đầu lập các phương án thi công và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thi công. Mỗi loại công trình có một quy trình thi công khác nhau. Ví dụ: đối với công trình là nhà cao tầng thì ta có thể khái quát quy trình sản xuất theo sơ đồ sau: Chuẩn bị mặt bằng thi công Xây dựng kho, nhà tạm Chuẩn bị nguyên vật liệu như cát đá, xi măng, sắt thép Thi công phần móng Thi công lần lượt các tầng (tường, trần) Hoàn thiện Công trình hoàn thành bàn giao 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh nói chung của Công ty Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên việc tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riệng. Ban giám đốc đứng đầu là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung cho toàn Công ty, chỉ đạo trực tiếp Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt sản xuất, kinh doanh đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn Công ty Dưới Ban giám đốc là các ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kinh doanh, bao gồm: Ban tổ chức-hành chính, Ban vật tư-thiết bị, Ban tài chính- kế toán, Ban kinh tế-kế hoạch, Ban quản lý-kỹ thuật thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Ví dụ: Ban kinh tế-kế hoạch: chịu trách nhiệm về mảng hợp đồng, thu vốn, tham gia đấu thầu các công trình, lập báo cáo về giá trị sản lượng thực hiện được trong tháng, quý, năm. Ban quản lý-kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mảng tiến độ, chất lượng thi công các công trình, lập báo cáo vế sản lượng thực hiện được trong tháng, quý, năm. Tóm lại, với mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý như trên, Công ty có điều kiện quản lý khá chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật cũng như tổ chức tới từng tổ, từng công trình đồng thời nâng cao được hiệu quả sản xuất, thi công. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY Ban tài chính-kế toán Tổ 1 Ban giám đốc Ban vật tư-thiết bị Ban tổ chức-hành chính Ban kinh tế-kế hoạch Ban quản lý-kỹ thuật Tổ 6 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 2 2.1.4 Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty ♦ Tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, các công việc từ việc phân loại chứng từ đến việc lập báo cáo kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦ TƯ VÀ XÂY DỰNG THANH SƠN Kế Toán Trưởng Thủ quỹ kiêm kế tóan ngân hàng Kế tóan tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương và TSCĐ Đứng đầu là kế toán trưởng: phụ trách chung công tác tài chính kế toán của Công ty, có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ chế quản lý mới, điều hành các công việc trong Ban đồng thời phối hợp với các Ban liên quan, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và pháp luật về công tác tài chính kế toán của đơn vị đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty. Thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng: lập các ủy nhiệm chi, hàng tháng có đối chiếu số dư tiền gửi với ngân hàng, chuyển các báo có, báo nợ, sổ phụ ngân hàng kịp thời cho kế toán tổng hợp, lập báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Kế toán tổng hợp: nhập các chứng từ kế toán để vào nhật ký chung và có trách nhiệm báo cáo quản trị tháng, quý, năm vào ngày 05 tháng, ngày 07 quý, ngày 10 năm sau, đảm bảo chính xác số liệu kế toán, lập báo cáo quyết toán các công trình. Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thu nộp với cấp trên, theo dõi việc thanh quyết toán đối với các công trình khoán gọn, công nợ cá nhân, công nợ nội bộ của Công ty, có trách nhiệm tập hợp các chứng từ thu mua vật tư, sử dụng vật tư của các tổ thi công và các bộ phận khác trong Công ty, theo dõi tình hình sử dụng vật tư, kịp thời phát hiện tình trạng lãng phí, mát mát vật tư. Kế toán tiền lương và TSCĐ: chuyên theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính trích khấu hao cho từng đối tượng, tính lương hàng tháng, theo dõi BHXH, BHYT, KPCĐ trích nộp của toàn Công ty. Các tổ xây dựng không tiến hành tổ chức kế toán riêng Là ban có chức năng quan trọng trong Công ty, ban tài chính-kế toán có nhiệm vụ thu thập, phân loại, xử lý và tổng hợp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu quản lý. Cụ thể: phải phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế-tài chính phát sinh của Công ty một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổng hợp số liệu và lập các báo cáo kế toán theo quy định. Ban tài chính-kế toán phải cung cấp đầy đủ số liệu, kết hợp với các ban khác phân tích hoạt động kinh tế cho từng hạng mục công trình, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo Công ty để có đường lối phát triển đúng đắn Công ty. ♦ Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung Công ty có điều kiện áp dụng chương trình phần mềm kế toán SAS (Song Da Accounting System) do trung tâm phát triển công nghệ thông tin UNESCO và Tổng công ty xây dựng Sông Đà phối hợp thực hiện. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THANH SƠN Nhật ký chung Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Chứng từ được mã hoá và nhập vào máy vi tính Sổ cái tài khoản Sổ chi tiết tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh Chứng từ mã hoá các bút toán kết chuyển, điều chỉnh Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Đối chiếu ♦ Các chính sách kế toán của Công ty Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo QĐ 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Niên độ kế toán: theo năm dương lịch bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao áp dụng theo thời gian quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ ♦Thực tế tổ chức thực hiện công tác kế toán Tổ chức hạch toán ban đầu Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty dựa vào Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Những chứng từ đặc thù của Công ty § Phiếu yêu cầu vật tư § Biên bản bàn giao vật tư § Bảng đối chiếu khối lượng § Bảng tổng hợp giá trị thanh toán § Phiếu nhập kho xuất thẳng. § .......... Việc lập và luân chuyển chứng từ ở Công ty được thực hiện theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty Công ty tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu là các tài khoản: TK621, TK622, TK623, TK627, TK154. Các tài khoản trên đều được mở chi tiết cho từng hạng nục công trinh. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản lien quan như TK632, TK141, TK331, TK111.. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Theo đó, số lượng sổ sách sử dụng tại Công ty bao gồm đầy đủ các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính và một số mẫu biểu do Công ty tự lập theo quy định của Công ty và cấp trên. Sổ nhật kí chung: được mở để phản ánh các nghiệp vuk limh tế phát sinh lien quan đến mọi đối tượng theo trình tự thời gian. Sổ cái tài khoản: được mở cho các tài khoản: TK621, TK622, TK623, TK627, TK154. Sổ chi tiết tài khoản: được mở cho các tài khoản chi phí và một số tài khoản khác nhằm mục đích theo dõi chi tiết cho từng khoản mục chi phí, từng công trình, hạng mục công trinh và theo dõi cho từng đối tượng cụ thể. s¬ ®å h¹ch to¸n kÕ to¸n theo h×nh thøc sæ nkc Chøng tõ gèc Sæ nhËt ký chung Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt Sæ nhËt ký ®Æc biÖt Sæ c¸i B¶ng tæng hîp chi tiÕt B¶ng c©n ®èi SPS B¸o c¸o kÕ to¸n ghi chó: ghi hµng ngµy ghi cuèi th¸ng §èi chiÕu Tr×nh tù ghi sæ kÕ to¸n theo h×nh thøc NKC trong ®iÒu kiÖn ¸p dông kÕ to¸n m¸y: Tr×nh tù ghi sæ nh­ sau: C¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh Xö lý nghiÖp vô NhËp d÷ liÖu tõ chøng tõ gèc, hoÆc tõ b¶ng tæng hîp, b¶ng kª vËt liÖu... Tæng hîp chi tiÕt Sæ chi tiÕt liªn quan NKC sæ c¸i B¶ng c©n ®èi TK C¸c b¸o c¸o tµi chÝnh Lµm b¶n sao d÷ liÖu liÖu Kho¸ sæ vµ chuyÓn sang kú sau Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo kế toán của Công ty Công ty thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” và được thiết lập theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các loại báo cáo tài chính của Công ty: § Bảng cân đối kế toán § Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh § Báo cáo lưu chuyển tiền tệ § Thuyết minh báo cáo tài chính. § Báo cáo quản trị. 2.2 Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất tại công ty đầu tư và xây dựng Thanh Sơn 2.2.1 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. Từ những đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng, các sản phẩm xây dựng nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng công trình, hạng mục công trình. Những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Mỗi công trình, hạng mục công trình ngay từ khi khởi công đã được gắn với một mã số nhất định. Và mã số này sẽ được duy trì cho đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao và hết thời gian bảo hành. Mỗi mã số này lại được mở một sổ chi tiết chi phí để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sản xuất chung. Xuất phát từ đặc điểm tình hình sản xuất của công ty là chu kì sản xuất ngắn,số lượng sản phẩm không nhiều và được sản xuất hàng loạt, trong tháng thường xuyên có sản phẩm nhập kho. Do vậy. công ty áp dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Từ chứng từ gốc hoặc từ bảng tổng hợp, bảng kê xuất vật liệu, kế toán nhập số liệu vào máy, sau đó tự máy sẽ ghi vào sổ NKC và vào các sổ lien quan. Trình tự được thể hiện qua sơ đồ sau: Chøng tõ gèc B¶ng tæng hîp B¶ng kª xuÊt vËt liÖu NhËp vµo m¸y Sæ chi tiÕt liªn quan NKC Tæng hîp chi tiÕt Sổ cái Cuối tháng, dựa trên sổ chi tiết chi phí của tất cả các công trình, hạng mục công trình kế toán tổng hợp tất cả các số liệu để lập bảng tập hợp chi phí sản xuất trong tháng. Hết mỗi quý, từ các bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng tháng trong quý, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm trong quý. 2.2.2 Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại C«ng ty ♦ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí vật liệu trực tiếp của Công ty gồm: chi phí cát đá, xi măng, gạch ngói, sắt thép, que hàn….Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình. Do vậy, việc tổ chức thu mua, xuất dùng, sử dụng cũng như hạch toán chi phí nguyên vật liệu luôn phải gắn chặt với từng đối tượng sử dụng để đảm bảo quản lý vật tư hiệu quả, chống lãng phí và tính đúng giá thành sản phẩm. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu được tiến hành cụ thể như sau: Trước tiên, ban kinh tế-kế hoạch căn cứ vào dự toán các công trình, phương án thi công, kế hoạch thi công để tính toán lượng vật tư cần thiết phục vụ cho công trình và lập kế hoạch cung ứng vật tư. Các tổ thi công căn cứ vào nhiệm vụ thi công để tính toán lượng vật tư cần cho sản xuất, khi cần sử dụng lập yêu cầu cung cấp vật tư. Vì Công ty áp dụng phương thức khoán gọn cho chủ công trình nên sau khi được xác nhận của giám đốc và các phòng ban, chỉ huy công trình tiến hành đi mua vật tư. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, hệ thống kho được Công ty bố trí ngay tại công trường. Việc nhập xuất kho nguyên vật liệu diễn ra tại đó. Vật tư mua về được kiểm nghiệm, nếu đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng thì tiến hành nhập kho. Thñ kho c«ng tr×nh tiÕn hµnh lËp phiÕu nhËp kho. Sau ®ã c¨n cø vµo nhu cÇu sö dông, thñ kho lËp phiÕu xuÊt kho vËt t sö dông cho thi c«ng c«ng tr×nh Ngoài ra còn có những vật liệu được sử dụng ngay không tiến hành nhập kho thì sẽ có phiếu xác nhận khối lượng hoàn thành giữa nhà cung cấp với ban chỉ huy công trường. Khi nhận được phiếu xác nhận khối lượng vật tư hoàn thành, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của phiếu và ghi vào thẻ kho, sau đó gửi lên phòng kế toán. Sau khi kiểm tra, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho xuất thẳng, định khoản và tính luôn vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Căn cứ để lập phiều là khối lượng hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng (đơn giá chưa có thuế trong hợp đồng). Vào cuối mỗi tháng, thủ kho tập hợp các chứng từ có liên quan: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, giấy yêu cầu vật tư, giấy yêu cầu xuất vật tư...về cho kế toán Công ty. Dựa vào những chứng từ đã tập hợp được, kế toán tổng hợp tiến hành hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 và tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình như: TK 6211-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình khu du lịch sinh thái An Khánh TK 6212-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Khánh TK 6213-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình đường Hoà Bình Kích chuột vào biểu tượng phần mềm kế toán ở màn hình máy tính, sau đó chọn phần nhập chứng từ và chọn loại chứng từ cần nhập, máy tính sẽ hiển thị màn hình nhập liệu chung cho tất cả các chứng từ. Ví dụ: việc nhập phiếu xuất kho được thực hiện như sau: Nhấn chuột vào “Tổng hợp” trên màn hình của cửa sổ “ Nhập chứng từ” Tháng: Ngày chứng từ: Số hiệu : Diễn giải: Bộ phận: Tài khoản: 621, phát sinh Nợ: Tài khoản: 152, phát sinh Có: Bấm nút “Ghi” để lưu dữ liệu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi nhập tài khoản Nợ hoặc Có, kế toán chỉ cần nhập phần đầu của số hiệu tổng hợp, bấm “Enter” và chọn số hiệu của tài khoản chi tiết trong bảng tài khoản theo yêu cầu của chương trình (phải nhập liệu theo số hiệu tài khoản cấp thấp nhất). Máy tự động cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc nhập các chứng từ khác phát sinh trong tháng liên quan đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo quy trình tương tự. Ta thấy Công ty sử dụng TK 3388 để phản ánh nợ phải trả người bán với giá chưa có thuế và việc sử dụng TK cũng như trình tự hạch toán bút toán nhập kho xuất thẳng là không đúng với quy định của chế độ kế toán. Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn Sæ theo dâi chi tiÕt TK: 621 - Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp Chi tiÕt: Đường Hòa Bình Tõ ngµy 01/10/2009 ®Õn ngµy 31/12/2009 Ngµy ghi sæ Chøng tõ DiÔn gi¶i TK ®.ø Sè tiÒn SH NT Nî Cã 31/12 901 31/12 XuÊt kho NVL chÝnh thi c«ng c«ng tr×nh 1521 581.839.591 31/12 902 31/12 XuÊt kho NVL phô thi c«ng c«ng tr×nh 1522 20.502.565 31/12 903 31/12 XuÊt kho NL thi c«ng CT 1523 2.059.494 31/12 904 31/12 XuÊt kho CCDC thi c«ng c«ng tr×nh 1531 5.569.000 31/12 905 31/12 Ph©n bæ CCDC vµo chi phÝ c«ng tr×nh 1531 11.274.797 31/12 906 31/12 Ph©n bæ VLP vµo chi phÝ c«ng tr×nh 1522 1.560.000 31/12 907 31/12 KÕt chuyÓn CP NVL TT vµo gi¸ thµnh SP DD 154 622.805.447 31/12 31/12 Céng sè ph¸t sinh 622.805.447 622.805.447 Ng­êi lËp biÓu KÕ to¸n trưởng C¨n cø vµo c¸c chøng tõ thu thËp ®­îc tõ bé phËn cung øng vËt t­ của các công trình kÕ to¸n vµo sæ nhËt ký chung của toàn Công ty: TrÝch NhËt ký chung TOÀN CÔNG TY Quý IV n¨m 2009 Ngµy ghi sæ Chøng tõ DiÔn gi¶i SH TK Sè ph¸t sinh SH NT Nî Cã Trang tr­íc chuyÓn sang 31/12 0383 31/12 T¹m øng vËt liÖu thi c«ng c«ng tr×nh 621 141 5.152.000 5152.000 31/12 0383 31/12 XuÊt NVL chÝnh thi c«ng c«ng tr×nh 621 1521 1.813.842.400 1.813.842.400 31/12 0383 31/12 XuÊt NVL Phô thi c«ng c«ng tr×nh 621 1522 51.928.808 51.928.808 31/12 0383 31/12 XuÊt kho nhiªn liÖu thi c«ng CT 621 1523 30.482.506 30.482.506 31/12 0383 31/12 XuÊt kho C«ng cô dông cô TCCT 621 1531 73.935.646 73.935.646 K/C chi phÝ NVL trùc tiÕp vµo Z CT 154 621 1.975.341.360 1.975.341.360 ………….. Sau khi vào các sổ NKC cho toàn công ty, kế toán vào sổ cái tổng hợp TK621: C¤NG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THANH SƠN Sæ c¸i tæng hîp tµi kho¶n TK 621 – Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp Tõ ngµy 01/10/2009 ®Õn ngµy 31/12/2009 Sè TT Tªn TK ®èi øng M· TK Sè tiÒn Nî Cã 1 T¹m øng 141 5.152.000 2 Nguyªn vËt liÖu chÝnh 1521 1.813.842.400 3 VËt liÖu phô 1522 51.928.808 4 Nhiªn liÖu 1523 30.482.506 5 C«ng cô dông cô 1531 73.935.646 6 Chi phÝ SX KD dë dang 154 1.975.341.360 Céng sè ph¸t sinh 1.975.341.360 1.975.341.360 Ng­êi lËp KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc ♦ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chế độ tiền lương luôn là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng công việc. Nó tác động trực tiếp đến người lao động. Nó có thể khuyến khích được người lao động cũng có thể có tác động xấu. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn tìm ra những hình thức trả lương hợp lý nhằm tạo ra đòn bẩy trong quá trình sản xuất. Hiện nay khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp thi công công trình không kể là công nhân trong danh sách hay ngoài danh sách. Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp, Công ty sử dụng TK 622-chi phí nhân công trực tiếp và tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình: TK 6221-Chi phí nhân công trực tiếp công trình khu du lịch sinh thái An Khánh TK 6222-Chi phí nhân công trực tiếp công trình đô thị An Khánh TK 6223-Chi phí nhân công trực tiếp công trình đường Hoà Bình Hình thức trả lương theo khối lượng nhận khoán hoàn thành được áp dụng chung không kể là công nhân trong danh sách hay ngoài danh sách. Do số công nhân trong danh sách của Công ty không nhiều mà nhu cầu về công nhân lại cao nên Công ty sử dụng nhân công thuê ngoài theo hợp đồng thời vụ. Đối với lao động thuê ngoài, Công ty không trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà được tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động để họ tự lo bảo hiểm cho mình còn đối với công nhân trong danh sách, Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ và khoản trích này được tính vào chi phí sản xuất chung của công trình đó. Tiền lương theo khối lượng công việc hoàn thành được căn cứ vào biên bản hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và bản thanh lý hợp đồng. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được tiến hành như sau: Trong phần mềm mà Công ty đang sử dụng không có phần hành tính lương. Do vậy, kế toán Công ty phải tiến hành tính lương thủ công, kế toán phải lập bảng thanh toán lương và bảng phân bổ lương. Sau đó căn cứ vào bảng thanh toán lương và bảng tổng hợp thanh toán, kế toán tiến hành nhập liệu vào máy. Việc tính lương được tiến hành như sau: Các tổ trưởng tiến hành chấm công cho tổ của mình, cuối tháng gửi bảng chấm công cùng “Biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành” sau khi có sự xác nhận của ban chỉ huy công trường và cán bộ kỹ thuật lên ban tổ chức hành chính. Sau khi kiểm tra đối chiếu và điền đơn giá nhân công vào bảng tổng hợp giá trị thanh toán, ban tổ chức hành chính gửi cho ban tài chính kế toán. Căn cứ vào đó, kế toán thanh toán tiến hành tính chi phí nhân công và BHXH, BHYT, KPCĐ trong tháng. B¶ng nghiÖm thu khèi l­îng giao kho¸n hoµn thµnh Quý IV N¨m 2009 C«ng tr×nh : Đường Hòa Bình C«ng viÖc thùc hiÖn : Khoan cäc nhåi, ®æ bª t«ng Tt Lo¹i c«ng viÖc §.vÞ Khèi l­îng §¬n gi¸ Thµnh tiÒn 1 §¾p ®Êt c«ng tr×nh m3 1.350 31.693 42.785.550 2 Khoan cäc nhåi F 150 x 50m m 750 41.404 31.053.000 3 §æ bª t«ng M3 1. 075 31.693 34.069.975 4 Gia c«ng thÐp Kg 320,019 31.693 10.142.362 5 VC thÐp, XM vµ c«ng phô kh¸c C«ng 250 31.693 7.923.250 Céng 125.974.137 Sau khi tính toán số tiền công phải trả cho các tổ xây dựng, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương. Số tiền công thanh toán trả cho công nhân trực tiếp thi công công trình được hạch toán qua TK 334. Điều đó được thể hiện trên bảng phân bổ tiền lương. B¶ng tæng hîp tiÒn l­¬ng c«ng nh©n Bé phËn :Tæ 1 C«ng tr×nh : Đường Hòa Bình §¬n vÞ tÝnh: triÖu ®ång TT DiÔn gi¶i Nî TK TiÒn l­¬ng 1 TiÒn l­¬ng cña c«ng nh©n trùc tiÕp Quý IV n¨m 2009 3341 3343 125.974.137 2.400.074 Tæng céng 128.374.211 Ng­êi lËp biÓu KÕ to¸n tr­ëng Sau khi lập bảng phân bổ tiền lương, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính tương tự như nhập phiếu xuất kho. Máy tự động cập nhật vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản. TrÝch NhËt ký chung TOÀN CÔNG TY Quý IV n¨m 2009 Ngµy ghi sæ Chøng tõ DiÔn gi¶i Sè hiÖu TK Sè ph¸t sinh SH NT Nî Cã Trang tr­íc chuyÓn sang 31/12 0384 31/12 T¹m øng tiÒn nh©n C«ng 622 141 12.000.000 12.000.000 31/12 0384 31/12 TiÒn l­¬ng ph¶i tr¶ cho CBCNV 622 3341 740.797.627 740.797.627 31/12 0384 31/12 Quü L­¬ng dù phßng 622 3343 14.112.000 14.112.000 31/12 0384 31/12 Kinh PhÝ c«ng ®oµn 622 3382 12.254.876 12.254.876 31/12 0384 31/12 B¶o hiÓm x· héi 622 3383 45.195.941 45.195.941 31/12 0384 31/12 B¶o hiÓm Y TÕ 622 3384 6.022.664 6.022.664 31/12 0384 31/12 K/ C chi phÝ NCTT vµo Z c«ng tr×nh 154 622 830.383.108 830.383.108 …………... Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn Sæ c¸i tæng hîp tµi kho¶n TK622 – Chi phì nhân công trực tiếp Từ ngày 01/10/2009 đến ngày 31/12/2009 TT Tªn tµi kho¶n ®èi øng M· TK Sè tiÒn Nî Cã 1 T¹m øng 141 12.000.000 2 TiÒn l­¬ng ph¶i tr¶ CB CNV 3341 740.797.627 3 Quü tiÒn l­¬ng dù phßng toµn LHCT 3343 14.112.000 4 Kinh phÝ c«ng ®oµn 3382 12.254.876 5 B¶o hiÓm x· héi 3383 45.195.941 6 B¶o hiÓm y tÕ 3384 6.022.664 7 Chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh DD 154 830.383.108 Sè ph¸t sinh trong kú 830.383.108 830.383.108 Sè d­ ®Çu kú : 0 Sè d­ cuèi kú : 0 Ng­êi lËp biÓu KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản để tập hợp chi phí cho từng đối tượng cụ thể đã xác định và cho từng đối tượng chịu chi phí. B¶ng tæng hîp chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp theo ®èi t­îng chÞu chi phÝ Quý IV n¨m 2009 TT Tªn c«ng tr×nh TK 622 TK 334 TK 141 TK 3382 TK 3383 TK 3384 1 CÇu An Hải 151.185.066 128.374.211 12.000.000 2.099.941 7.686.620 1.024.294 2 CÇu khe kiÒn ..... Tæng céng 830.383.108 754.909.627 12.000.000 12.254.876 45.195.941 6.022.664 Ng­êi lËp KÕ to¸n tr­ëng Đối với lao động ngoài danh sách, Công ty thu KPCĐ trực tiếp trên tiền lương phải trả cho người lao động và tính vào khoản phải thu KPCĐ. Với phần BHXH, BHYT khấu trừ vào lương, Công ty không khấu trừ trực tiếp trên TK 334 mà tính và ghi trên TK 1388. ♦ Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Với công nghệ hiện đại như hiện nay thì việc áp dụng máy móc vào quá trình sản xuất là nhu cầu tất yếu. Máy móc thiết bị Chông ty sử dụng gồm: máy xúc, máy bơm bê tông, máy đầm, máy trộn bê tông, máy cắt uốn sắt, ….. Công ty hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ để máy hoạt động, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí sử dụng máy thuê ngoài. Công ty tổ chức tổ máy thi công riêng nhưng không tổ chức hạch toán riêng, do đó tài khoản Công ty sử dụng để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công là TK623- chi phí sử dụng máy thi công. Với hệ thống tài khoản cấp 2: TK6231- Chi phí nhân công TK6232- Chi phí nhiên liệu TK6233- Chi phí dụng cụ sản xuất TK6234- Chi phí khấu hao TSCĐ TK6235- Chi phí máy thuê ngoài Từng tài khoản cấp 2 lại được mở chi tiết cho từng công trình: Ví dụ: TK 62322-Chi phí nhiên liệu công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới An Khánh TK 62353-Chi phí thuê máy thi công công trình đường Hoà Bình Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thanh Sơn Sæ theo dâi chi tiÕt TK : 623.1 - Chi phÝ nh©n c«ng Chi tiÕt : Đường Hòa Bình Từ ngày 01/ 10/2009 đến ngày 31/ 12/ 2009 Ngày ghi sổ Chøng tõ DiÔn gi¶i TK §.øng Sè tiÒn SH NT Nî Cã 31/12 897 31/12 Ph©n bæ chi phÝ nh©n c«ng m¸y vµo gi¸ thµnh c«ng tr×nh 3341 4.465.511 31/12 925 31/12 KÕt chuyÓn chi phÝ nh©n c«ng m¸y vµo Zsp 154 4.465.511 Céng 4.465.511 4.465.511 Sè d­ ®Çu kú : 0 Sè d­ cuèi kú: 0 Ng­êi lËp biÓu KÕ to¸n tr­ëng Việc hạch toán chi phí vật liệu trong chi phí sử dụng máy thi công cũng được tiến hành như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Về nguyên tắc, việc hạch toán chi phí nhân công sử dụng máy thi công cũng giống như chi phí nhân công trực tiếp nhưng chi phí nhân công sử dụng máy thi công lại không phản ánh qua TK 334 mà được hạch toán thẳng. Nợ TK 623 (1) Có TK 111 Như vậy, trên TK 334 không thể hiện hết số tiền mà Công ty phải trả cho người lao động và như thế đến cuối tháng, khi chưa trả tiền cho người lao động thì chưa hạch toán chi phí nhân công sử dụng máy thi công. Tổng số chi phí tập hợp được sẽ không phản ánh đúng số chi phí đã phát sinh. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, phần mềm kế toán sử dụng có phần tính khấu hao cho từng tài sản cụ thể. Quy trình diễn ra cụ thể như sau: Khi tăng TSCĐ, kế toán khai báo tăng vào máy vi tính, trong phần kê khai cần kê rõ nguyên giá, số năm sử dụng, tỷ lệ khấu hao được kế toán điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình sử dụng tài sản. Do vậy, hàng tháng máy tự động tính khấu hao cho từng tài sản và căn cứ vào thực tế là tài sản sử dụng cho công trình nào thì kế toán phân bổ khấu hao cho công trình đó. Trên cơ sở bảng phân bổ khấu hao, kế toán nhập vào máy vi tính và máy sẽ tự động cập nhật vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 623 và các sổ có liên quan. TrÝch NhËt ký chung TOÀN CÔNG TY Quý IV / 2009 Ngày ghi sổ Chøng tõ Diến giải SH TK Sè ph¸t sinh SH NT Nî Cã Trang tr­íc chuyÓn sang 31/12 0385 31/12 Chi tiÒn mÆt phôc vô m¸y thi c«ng 623 1111 6.841.905 6.841.905 31/12 0385 31/12 Chi t¹m øng phôc vô m¸y thi c«ng 623 141 37.825.500 37.825.500 31/12 0385 31/12 XuÊt nhiªn liÖu cho m¸y thi c«ng 623 1523 153.136.417 153.136.417 31/12 0385 31/12 XuÊt phô tïng thay thÕ cho xe m¸y TC 623 1524 15.884.154 15.884.154 31/12 0385 31/12 TrÝch khÊu hao TSC§H÷u h×nh 623 2141 138.752.165 138.752.165 31/12 0385 31/12 Ph¶i tr¶ cho ng­êi b¸n 623 331 39.836.191 39.836.191 31/12 0385 31/12 TiÒn l­¬ng ph¶i tr¶ cho nh©n viªn m¸y 623 3341 21.880.333 21.880.333 31/12 0385 31/12 Ph¶i tr¶ néi bé 623 336 215.485.888 215.485.888 31/12 0385 31/12 K/ C chi phÝ SD m¸y vµo Z c«ng tr×nh 154 623 629.642.553 629.642.553 Sæ c¸i tæng hîp TK 623 - Chi phÝ sö dông m¸y thi c«ng Từ ngày 01/10/2009 đến ngày 31/12/2009 Số TT Tªn tµi kho¶n ®èi øng M· TK Sè tiÒn Nî Cã 1 Tiền mặt Việt Nam 1111 6.841.905 2 T¹m øng 141 37.825.500 3 Nhiªn liÖu 1523 153.136.417 4 Phô tïng thay thÕ 1524 15.884.154 5 Hao mßn TSC§ h÷u h×nh 2141 138.752.165 6 Ph¶i tr¶ cho ng­êi b¸n 331 39.836.191 7 TiÒn l­¬ng ph¶i tr¶ CBCNV 3341 21.880.333 8 Ph¶i tr¶ néi bé 336 215.485.888 9 Chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh DD 154 629.642.553 Sè ph¸t sinh trong kú 629.642.553 629.642.553 Ng­êi lËp biÓu KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc Đối với chi phí máy thuê ngoài thì Công ty hạch toán trọn gói bao gồm cả tiền vật tư, tiền thuê máy...Tiền thuê máy được xác định trên cơ sở hợp đồng còn các chi phí khác được hạch toán tương tư như đối với việc hạch toán chi phí sử dụng máy của Công ty. Khi máy thi công cùng một lúc phục vụ cho nhiều công trình thì được phân bổ dựa trên giá dự toán của khối lượng thực hiện trong tháng. Tuy nhiên việc xác định như vậy là không chính xác, Công ty cần chi tiết hơn nữa đến tứng ca máy để có thể phân bổ chi phí một cách chính xác hơn. ♦ Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của ban chỉ huy công trường, các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp thi công trong danh sách và của công nhân sử dụng máy thi công, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ thực tế sử dụng ở ban chỉ huy công truờng, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng tại ban chỉ huy công trường, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho hoạt động của ban chỉ huy công trường và cho sản xuất như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… Để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng TK627 và được chi tiết đến từng yếu tố chi phí sản xuất, như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu. TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Các tài khoản này lại được mở chi tiết cho từng công trường. Ví dụ: TK 62731-Chi phí dụng cụ sản xuất công trình khu du lịch sinh thái An Khánh TK 627311-Chi phí dụng cụ sản xuất công trình bảo tàng Sáp và phố cổ Hà Nội TK 62733-Chi phí dụng cụ sản xuất công trình đường Hoà Bình * TK 6271 được mở chi tiết cho từng công trường. Phản ánh vào TK này bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, của công nhân trực tiếp thi công công trình Với bộ phận gián tiếp, Công ty trả lương theo thời gian và được xác định cụ thể cho từng người lao động theo công thức sau: Tiền lương phải trả trong tháng = Tiền lương cơ bản phải trả trong tháng + Tiền lương năng suất phải trả trong tháng Tiền lương cơ bản phải trả trong tháng = Mức lương cơ bản X Hệ số lương theo cấp bậc X Số ngày làm việc trong tháng + Tiền lương nghỉ phép, nghỉ ốm 22 Tiền lương năng suất phải trả trong tháng = Hệ số lương năng suất * Mức lương năng suất Hệ số lương năng suất chỉ được tính đối với cán bộ công nhân viên trong biên chế của Công ty và được xác định căn cứ vào bảng chấm công và năng suất làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên. Mức lương năng suất phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành trong tháng. Sau khi ban chỉ huy công trường gửi bảng chấm công lên Ban tổ chức-hành chính. Ban tổ chức-hành chính tính lương cơ bản phải trả trong tháng và căn cứ vào đó xác định hệ số lương năng suất cho cán bộ công nhân viên. Ban kinh tế-kế hoạch có trách nhiệm tính ra mức lương năng suất sau đó gửi cho Ban tài chính-kế toán, Căn cứ vào đó, kế toán phản ánh vào bảng phân bổ tiền lương và được mã hoá, nhập dữ liệu vào máy vi tính. * TK6272, TK 6273 cũng được hạch toán như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được mở chi tiết cho từng công trình * TK 6274 được hạch toán như đối với TK 6234 được mở chi tiết cho từng công trường * TK 6277 bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của ban chỉ huy công trường như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước… Việc hạch toán các chi phí mua ngoài thì dựa vào các chứng từ gốc là hoá đơn mua hàng … * TK 6278- chi phí bằng tiền khác Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí Phản ánh vào TK này bao gồm chi phí tiếp khách, công tác phí, tàu xe, các khoản chi khác. Theo kế hoạch thi công, công trường có nhu cầu phát sinh chi phí, cán bộ công trường làm giấy đề nghị tạm ứng. Sau khi được sự xét duyệt của giám đốc, kế toán trưởng người đề nghị tạm ứng được nhận tiền từ thủ quỹ. Sau khi nhận tiền, số tiền đó phải được sử dụng đúng mục đích như trong giấy đề nghị tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc để thanh toán tiền tạm ứng. Khi nhận được các chứng từ gốc, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ. : Trích nhật k‎í chung tòan công ty Quý IV năm 2009 Ngµy ghi sæ Chøng tõ DiÔn gi¶i Sè hiÖu TK Sè ph¸t sinh SH NT Nî Cã Trang tr­íc chuyÓn sang 31/12 0386 31/12 Chi phÝ DV mua ngoµi b»ng tiÒn mÆt 627 1111 203.205.812 203.205.812 31/12 0386 31/12 Chi phÝ DV mua ngoµi b»ng tiÒn göi 627 1121 248.182 248.182 31/12 0386 31/12 Thu tiÒn ®iÖn tho¹i c¸ nh©n SD qu¸ 1388 627 5.457.000 5.457.000 31/12 0386 31/12 Chi phÝ chung b»ng t¹m øng 627 141 177.657.881 177.657.881 31/12 0386 31/12 Nhiªn LiÖu sö dông cho gi¸n tiÕp 627 1523 15.575.459 15.575.459 31/12 0386 31/12 TrÝch KH TSC§ ë bé phËn qu¶n lý 627 2141 64.578.812 64.578.812 31/12 0386 31/12 Nép thuÕ nhµ ®Êt 627 337 4.303.000 4.303.000 31/12 0386 31/12 Tr¶ l­¬ng gi¸n tiÕp 627 3341 94.559.299 94.559.299 31/12 0386 31/12 Ph¶i tr¶ néi bé 627 336 27.800.488 27.800.488 31/12 0386 31/12 Kinh phÝ c«ng ®oµn 627 3382 1.768.324 1.768.324 31/12 0386 31/12 B¶o hiÓm x· héi 627 3383 6.472.769 6.472.769 31/12 0386 31/12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH108.doc
Tài liệu liên quan