Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị kinh doanh tại công ty văn phòng phẩm Hồng Hà: Lời mở đầu
Trong một số năm gần đây ,xuất phát từ nhận thức về quy luật khách quan của nền kinh tế thế giới ,với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế,hoà nhập vào nền kinh tế đang phát triển của khu vực, Đảng và Nhà Nước ta đã đưa ra chính sách kinh tế phù hợp đưa Việt Nam từ một nền kinh tế khép kín tự cung tự cấp với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước,cùng những chính sách mở cửa, tích cực giao lưu với các quốc gia trên thế giới.
Sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải được đổi mới nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế, làm lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế,tài chính kế toán đảm nhiệm hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế.Vì vậy kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động tài chính nhà nước,đặc biệt là với tài chính doanh nghiệp.
Bản chất của các hoạt động kinh doanh là tạo ra lợi nhuận bằng...
58 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị kinh doanh tại công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong một số năm gần đây ,xuất phát từ nhận thức về quy luật khách quan của nền kinh tế thế giới ,với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế,hoà nhập vào nền kinh tế đang phát triển của khu vực, Đảng và Nhà Nước ta đã đưa ra chính sách kinh tế phù hợp đưa Việt Nam từ một nền kinh tế khép kín tự cung tự cấp với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước,cùng những chính sách mở cửa, tích cực giao lưu với các quốc gia trên thế giới.
Sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải được đổi mới nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế, làm lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế,tài chính kế toán đảm nhiệm hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế.Vì vậy kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động tài chính nhà nước,đặc biệt là với tài chính doanh nghiệp.
Bản chất của các hoạt động kinh doanh là tạo ra lợi nhuận bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy, mọi sự cố gắng nỗ lực trong kinh doanh đều nhằm tới đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong mối quan hệ với sự thoả mãn nhu cầu và đảm bảo các lợi ích xã hội. tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các nhà kinh doanh đặc biệt quan tâm và sử dụng như một bí quyết cạnh tranh nhằm tạo nên hiệu quả cũng như thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm không những chứng tỏ hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là một trong những nguồn tích luỹ chủ yếu của nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hạch toán chi phí và tính giá thành trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, vì vậy trong quá trình thực tập tốt nghiệp em đã chọn đề tài:
tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị kinh doanh tại công ty văn phòng phẩm hồng hà.
Ngoài phần mở đầu và kết luận ,chuyên đề được chia làm ba phần :
Phần I :
Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và yêu cầu quản trị chi phí sản xuất,giá thành sản xuất của sản phẩm .
Phần II :
Tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty văn phòng phẩm Hồng Hà
Phần III :
Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh tại công ty VPP Hồng Hà.
Qua đây,em xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đối với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ phòng kế toán của công ty ,đặc biệt là thầy giáo Lê Gia Lục đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
mục lục
Phần I : Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và yêu cầu quản trị chi phí sản xuất,giá thành sản xuất của sản phẩm .
i . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các DOANH nghiệp sản xuất
Trang 4
II . kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trang 8
III : Tổ chức hạch toán cpsx và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị kinh doanh Trang 20
Phần II : Tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty văn phòng phẩm Hồng Hà
I Đặc điểm tình hình chung của công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
Trang 24
II. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
Trang 32
Phần III : Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh tại công ty VPP Hồng Hà.
I đánh giá chung tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm của công ty vpp hồng hà Trang 52
II. Một số ý kiến đề xuất đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm phục vụ công việc quản trị kinh doanh môt cách có hiệu quả tại công ty vpp Hồng Hà Trang 55
KếT LUậN Trang 60
phần I
Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và yêu cầu quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản xuất của sản phẩm.
i . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các DOANH nghiệp sản xuất :
1. Chi phí sản xuất :
_ Khái niệm:
Hoạt động chính của các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để tiến hành hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản,đó là : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia vào quá trình sản xuất của các yếu tố này được biểu hiện bằng tiền hình thành nên các khoản chi phí tương ứng. Do vậy :
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra dể tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng có thể quy về hai loại chính là: Chi phí lao động sống và lao động vật hoá.
Trong đó, chi phí về lao động sống bao gồm tiền lương, tiền trích quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... của công nhân sản xuất mà doanh nghiệp phải trả.
Chi phí về lao động vật hóa gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khấu hao tài sản cố định...
_ Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất có nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau về nội dung, tính chất, công dụng.Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, người ta thường tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau như : Theo yếu tố chi phí; khoản mục giá thành; theo quan hệ của chi phí sản xuất với quá trình sản xuất; theo quan hệ của chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra...
a. Dựa vào yếu tố chi phí:
Dựa vào tính chất của các chi phí để sắp xếp các chi phí có chung tính chất vào cùng một yếu tố.Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố sau :
Nguyên vật liệu.
Nhiên liệu, động lực.
Tiền lương và các khoản phụ cấp.
Khấu hao tài sản cố định.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kỳ nhất định.
b. Dựa vào khoản mục giá thành:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm :
* Các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm cấu thành nên giá thành sản xuất như:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm hay phục vụ lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ, như: tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), các khoản phụ cấp, kinh phí công đoàn (KPCĐ)...mà doanh nghiệp phải trả.
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, phục vụ các lao vụ, dịch vụ như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Các chi phí gián tiếp không gắn liền với quá trình sản xuất như:
+ Chi phí bán hàng: là tất cả các khoản chi phí liên quan đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ (chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đóng gói, chi phí vận chuyển, hoa hồng bán hàng...).
+ Chi phí quản lý: là toàn bộ những chi phí có liên quan đến việc quản lý hành chính và quản lý kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ (tiền lương, phụ cấp, BHXH,...) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, các chi phí về vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý và các khoản chi phí công khai mà chế độ tài chính cho tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hai loại chi phí này được phân bổ theo số hàng hoá được coi là tiêu thụ trong kỳ để tính vào giá thành toàn bộ của số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp và xây dựng các tài khoản trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
c. Dựa vào mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành:
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 loại: định phí và biến phí.
- Định phí (chi phí cố định): là những chi phí không thay đổi theo số lượng hàng hoá, dịch vụ (như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, chi phí quản lý, chi phí phục vụ...)
- Biến phí (chi phí biến đổi): là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp...)
Việc phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau cho phép phân định rõ nội dung và tính chất của chi phí, vị trí của các chi phí trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm, mức độ và phạm vi quan hệ của mỗi loại chi phí trong quá trình sản xuất. Từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của quá trình quản trị doanh nghiệp và của những người ngoài doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp phân loại nào là tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của nhà quản lý.
Trong sản xuất, chi phí chỉ là 1 mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế thì chi phí chi ra cũng phải xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với một mặt cơ bản khác của quá trình sản xuất là kết quả sản xuất. Quan hệ so sánh đó hình thành nên chỉ tiêu “Giá thành sản phẩm“.
2. Giá thành sản phẩm:
_ Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm công tác, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với giá trị hàng hoá. Như chúng ta đã biết, các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản phẩm, lao vụ dịch vụ. Giá trị của sản phẩm, dịch vụ bao gồm 3 bộ phận :
C + V + m = Giá trị sản phẩm dịch vụ
Trong đó:
- C: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ như: khấu hao TSCĐ, chi phí NVL trực tiếp, CCDC ... Bộ phận này được gọi là hao phí lao động vật hóa.
- V: là chi phí về tiền lương, tiền công trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ, được gọi là hao phí lao động sống cần thiết.
- m: là giá trị mới do các lao động sống tạo ra trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ .
ở góc độ doanh nghiệp thì (C + V) là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp tiến hành sản xuất đã hoàn thành.
_ Phân loại giá thành: Có nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm :
a. Căn cứ vào thời điểm lập giá thành và cơ sở số liệu để tính giá thành:
- Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên cơ sở giá thực tế kỳ trước và các định mức kinh tế kế hoạch hiện hành.
- Giá thành định mức: là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kỳ kinh doanh trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến hiện hành.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định khi kết thúc kỳ kinh doanh trên cơ sở tổng chi phí thực tế phát sinh liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
b. Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí:
- Giá thành sản xuất : là toàn bộ chi phí sản xuất trực tiếp dùng tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản phẩm tiêu thụ (hay còn gọi giá thành toàn bộ): bao gồm giá thành sản xuất thực tế sản phẩm tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số sản phẩm đó. Giá thành sản phẩm tiêu thụ được dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sx + Chi phí bán hàng
của sp tiêu thụ thực tế của sp chi phí quản lý phân
bổ cho sp đã tiêu thụ
3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất .
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau về chất: đều bao gồm hao phí về lao động sống và lao động vật hóa nhưng trong phạm vi và nội dung của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những điểm khác nhau.
Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ nhất định (quý, tháng, năm). Giá thành sản phẩm thì chỉ giới hạn số chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Giá thành sản phẩm có liên quan đến chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ trước chuyển sang kỳ này, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
II . kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu sau:
* Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm chi phí, tổ chức sản xuất và sản phẩm của đơn vị mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho phù hợp.
* Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị theo quy định, đúng kỳ hạn, đúng phương pháp, đảm bảo tính chính xác.
* Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật, dự toán chi phí quản lý sản phẩm nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý mọi chi phí cho quá trình sản xuất phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế của doanh nghiệp.
* Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và nhiệm vụ hạch toán giá thành, chỉ ra nguyên nhân làm doanh nghiệp hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ, từ đó có phương pháp cần phấn đấu để không ngừng hạ giá thành một cách hợp lý.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí đó. Tùy theo yêu cầu và trình độ của
công tác quản lý, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, theo loại hình sản xuất... mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có từng loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng phân xưởng sản xuất, từng đội sản xuất hay từng đơn đặt hàng.
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên sổ sách.
b. Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất. Thực chất là việc xác định giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ và giá thành đơn vị.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra cần căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Nếu quy trình giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ, ngược lại nếu quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm của từng giai đoạn sản xuất và thành phẩm ở giai đoạn cuối...
Xác định đúng đối tượng tính giá thành, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp giúp kế toán mở sổ sách kế toán, lập các bảng tính giá thành và tính cho từng đối tượng cần quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
c. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí và phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành.
Cũng có khi đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là trùng nhau đối với quy trình công nghệ giản đơn, chế tạo ra một loại sp
Tuy nhiên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành cũng có những đặc điểm khác nhau cơ bản sau:
* Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất (thành phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành).
* Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
* Xác định đối tượng tập hợp chi phí sx có liên quan chặt chẽ với việc xác định đối tượng tính giá thành .Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phụ thuộc vào việc xác định đối tượng tính giá sản phẩm tại doanh nghiệp.
Như vậy, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà cần lựa chọn, áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm, dịch vụ:
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm là nhằm mục đích để tính được giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất,vì vậy phương pháp tập hợp chi phi sản xuất thực tế phụ thuộc vào phương pháp tính giá thành sản xuất ở doanh nghiệp, vì vậy phương pháp tập hợp chi phí sản xuấtở các doanh nghiệp là :
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sx
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ.
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm, dịch vụ:
Phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật sử dụng các số liệu về chi phí sản xuất mà kế toán đã tập hợp để tính ra tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo khoản mục hoặc theo yếu tố đã định và giá thành đơn vị của sản phẩm dịch vụ.
Căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành để sử dụng phương pháp thích hợp. Sau đây là một số phương pháp tính giá thành sản phẩm sử dụng trong các doanh nghiệp :
* Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Phương pháp này gọi là phương pháp tính trực tiếp, áp dụng cho những doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành.
Công thức tính:
Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sx thực tế đã tập hợp
Trường hợp quy trình sản xuất có sản phẩm dở dang, khi đó giá thành được tính bằng công thức:
Tổng giá thành Chi phí cho Chi phí sản Chi phí cho sản
sxsản phẩm = sản phẩm làm + xuất tập hợp - phẩm làm dở
dở đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Tổng giá thành sx
Giá thành sx đơn vị sản phẩm =
Tổng sản lượng sản phẩm sx được
* Phương pháp tính giá thành phân bước:
áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất phức tạp, sản xuất nhiều mặt hàng và phải qua nhiều bước chế biến khác nhau. Cứ sau mỗi bước lại thu được bán thành phẩm. Sản phẩm của bước trước lại được tiếp tục chế biến ở bước sau cho đến bước cuối cùng tạo được thành phẩm. Có 2 cách tính:
- Phương pháp phân bước tính giá thành có tính giá thành bán thành phẩm:
Theo phương pháp này, kế toán phải tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự và liên tục, do đó phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí .
Cách tính như sau:
+ Căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn một để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm của giai đoạn này theo công thức:
Tổng giá thành Chi phí cho sản Chi phí sản Chi phí cho
sản phẩm = phẩm làm dở + xuất tập hợp _ sản phẩm làm
đầu kỳ trong kỳ dở cuối kỳ
Nếu nửa thành phẩm giai đoạn một nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 Thành phẩm
Có TK 631 Giá thành sản xuất
Nếu chuyển thẳng từ giai đoạn một sang giai đoạn hai để tiếp tục sản xuất, kế toán ghi sổ theo dõi chi tiết trên Tài khoản 631 - Giá thành sản xuất.
+ ở giai đoạn hai, kế toán tính theo công thức:
Tổng giá Giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
thành giai = giai đoạn + phẩm làm dở + xuất phát sinh _ phẩm làm dở
đoạn hai một đầu kỳ giai giai đoạn hai cuối kỳ giai
đoạn hai đoạn hai.
Theo phương pháp này, cứ tiến hành tuần tự như trên đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm.
* Phương pháp tính giá thành sp không tính giá thành nửa thành phẩm:
Trường hợp này kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối.
Cách tính như sau:
+ Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn (từng phân xưởng...) để tính toán chi phí sản xuất ở giai đoạn đó trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục (hay yếu tố).
+ Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí đã tính được để tổng hợp tính giá thành của thành phẩm(nên còn gọi là phương pháp kết chuyển song song chi phí)
Công thức tính: n
Tổng giá thành thành phẩm = Chi phí sản xuất của từng giai đoạn.
i=1
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt nhỏ hoặc vừa theo các đơn đặt trước của khách hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng đội sản xuất và từng đơn đặt hàng được sản xuất ở các phân xưởng, đội sản xuất đó. Kỳ sản xuất của các đơn đặt hàng thường dài ngày, khi nào đơn đặt hàng được sản xuất xong thì tính giá thành; nếu chưa sản xuất xong thì các chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang.
Kế toán phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn dặt hàng để ghi vào bảng tính giá thành. Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán cộng chi phí sản xuất đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó.
* Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện sau:
- Phải tính được chi phí giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
- Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình sản xuất sản phẩm .
- Xác định được chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra tăng, giảm đó.
Theo phương pháp này, giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá thành thực tế = Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch giá
của sản phẩm định mức thay đổi định mức so với định mức.
* Phương pháp tính theo tỷ lệ giá thành:(Tỷ lệ giữa Ztt và Zkh )
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm có nhiều chủng loại khác nhau, còn đối tượng tính giá thành là từng chủng loại sản phẩm. Khi đó:
Tổng giá thành thực tế của nhóm sp cùng loại
Tỷ lệ giá thành =
Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sp cùng loại
Giá thành thực Giá thành kế Sản lượng Tỷ lệ
tế của từng loại = hoạch đơn vị của x thực tế loại x giá thành
sản phẩm i loại sản phẩm i sản phẩm i
Tóm lại, có nhiều cách tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, tùy theo điều kiện của doanh nghiệp mà kế toán có sự vận dụng từng phương pháp cho thích hợp.
4. Đánh giá sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp sản xuất:
Sản phẩm dở dang là sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc đã hoàn thành một vài quy trình nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực, đúng đắn của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đâylà một công việc phức tạp, khó có thể thực hiện một cách chính xác tuyệt đối nên kế toán phải tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp thích hợp nhất.
a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều tính cho thành phẩm. Ta có công thức sau:
D đk + C
D ck = ´ S dd
S tp + S dd
Trong đó:
D đk , Dck : Giá trị của sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
C : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
S tp , S dd : Khối lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ liên tiếp thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn kế tiếp thì tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.
b. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương:
Theo phương pháp này, kế toán trước hết phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để tính khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí theo công thức.
Đối với chi phí sản xuất bỏ ra một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ, áp dụng công thức như trên (phần1). Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì áp dụng công thức sau:
D đk + C
D ck = ´ S td
S tp + S td
Trong đó:
S td : Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ hoàn thành.
c. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:
Phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng giai đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang theo từng giai đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.
Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp khác để đánh giá sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, tính theo vật liệu chính và vật liệu phụ trong sản xuất sản phẩm dở dang.
5. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Theo quy định cửa chế độ kế toán hiện hành thì các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng các tài khoản sau để kế toán các yếu tố chi phí:
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và được kết cấu như sau:
Nợ : - Tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đến từng đối tượng.
Có : - Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến từng đối tượng.
(Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư).
Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán và được kết cấu như sau:
Nợ : - Tập hợp toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến từng đối tượng.
Có : - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến từng đối tượng.
(Tài khoản 622 không có số dư).
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất và trong đó lại chi tiết theo từng nội dung chi phí, kết cấu như sau:
Nợ : - Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Có : - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung.
(Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ).
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này mở chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh, từng đối tượng tính giá thành. Kết cấu:
Dư nợ đầu kỳ: Chi phí sxkd dở dang đầu kỳ
Nợ : - Tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kỳ.
Có : - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất.
- Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Dư Nợ cuối kỳ : Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh còn dở cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm :
(Sơ đồ 1.1 )
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 154
***
TK152,153 TK621
Chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển TK152,138
chi phí NVLtt Nhập kho VL tự chế ,gia công
phế liệu thu hồi
TK622
TK334,338
Chi phí nhân KC chi phí
công tt nhân công tt
TK155 TK632
TK627
Chi phí Giá thành tt sp hoàn Xuất kho tiêu thụ
nhân vien KC chi phí thành nhập kho
sx chung
Chi phí VLDC
GIá thành thực tế sp hoàn thành
TK 214
CP khấu hao bán ngay
TK157
TK 111,112,142,335
CP DVmua ngoài Giá thành thực tế
sản phẩm gửi bán
***
Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai định kỳ hoàn thành thì kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 621. 622. 627 - có nội dung và kết cấu giống trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài khoản 154 - chi phí sản phẩm dở dang
Dùng để phản ánh trị giá sản phẩm dở dang và được kết cấu như sau:
Nợ : - Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Có : - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước
Dư Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Tài khoản 631 - Giá thành sản xuất
Tài khoản này dùng để xác định giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ, mở theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Nợ : - Kết chuyển giá trị sp dở dang cuối kỳ trước từ TK 154 sang
- Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ
Có : - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Tổng giá thành sản phẩm nhập kho, lao vụ, dịch vụ, hoàn thành.
Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Sơ đồ 2.1)
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
(Theo phương pháp kê khai định kỳ)
TK 154 TK 631 TK 154
Giá thành sản xuất
Kết chuyển chi phí Kết chuyển chi phí
SXKD dở dang đầu kỳ SXKD dở dang cuối kỳ
TK 611 TK 621 TK 632
Kết chuyển chi phí Tổng giá thành sản xuất
TK334,338
nguyên vật liệu dụng cụ của sản phẩm hoàn thành
TK 622
Cpnhân công Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp.
TK 627
Cpnhâncông Kết chuyển chi phí
CP VLDC sản xuất chung
TK 214
CP khấu hao
TK 111,112
142,335
Cp dv
mua ngoài
III : Tổ chức hạch toán cpsx và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị kinh doanh :
Vai trò của hạch toán CPSX và tính giá thành SP với QTDN:
Kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý trong cơ chế quản lý,luôn liên quan mật thiết và có tính quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà một trong những chức năng vốn có là cung cấp những chức năng cần thiết và tin cậy cho các quyêt định kinh tế . Hiện nay,yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lý và kiểm soát cửa nhà nước theo định hướng XHCN đòi hỏi kế toán có những bước phát triển mới.Với mục ntiêu hàng đầu là lợi nhuận ,để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thực hiên nguyên tắc hạch toán kinh tế trong kinh doanh và coi kế toán như một công cụ đắc lực để tổng hợp và cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp .Trong đó hạch toán chi phí sxkd và tính giá thành là điiêù kiện không thể thiếu của hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp .Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản phẩm hàng hoá ,gắn liền với chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế không thể thiếu của quản lý doanh nghiệp theo nguyên tắc hạch toán và còn là tín hiệu thông tin kinh tế giúp cho nhà quản lý lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm.
Công tác hạch toán CPSX và tính giá SP có ý nghĩa rất lớn đối với QTDN ,thông qua quá trình này ,nó cung cấp những thông tin kinh tế qua các chỉ tiêu về chi phí và giá thành SP.... để từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn cho việc lựa chọn phương án sx đem lại hiệu qủa cao nhất .Tổ chức đúng đắn hạch toán chính xác giúp cho bộ máy quản lý nắm được tình hình thực hiện các định mức chi phí về vật tư lao động ,tình hình thực hiên kế hoạch giá thành ,hạ giá thành ,lãng phí...Ngoài ra,nó còn cung cấp tài liệu xác thực để chỉ đạo sxkd phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất ,tiết kiệm, tăng năng suất lao động ,hạ giá thành sản phẩm.
2. Phân tích thông tin CPSX & giá thành SP dối với việc ra các quyết định QTDN:
Phân tích chi phí và giá thành sp là công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp ,giúp cho doanh nghiệp điều hành quản lý nội bộ và thích ứng với các yêu cầu của thị trường ,cụ thể là giá bán lợi nhuận ,sản lượng hoà vốn ,mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận . Thông thường có các chỉ tiêu sau :
-Chỉ tiêu tổng giá thành sản xuất sản phẩm : Đây là chỉ tiêu được biểu
phần II
Tình hình thực tế công tác
hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành tại công ty
Văn Phòng phẩm Hồng Hà
I. Đặc điểm tình hình chung của công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà (VPPHH) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam .
- Trụ sở giao dịch tại: 25 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội .
- Điện thoại: (08-4) 9342764 / 8262570 - Fax: (08-4) 8260359
- Tài khoản tiền Việt: 710A 000 11 tại Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương VN
Nhà máy VPPHH được thành lập vào ngày 01/10/1959 với sự giúp đỡ về kỹ thuật, trang thiết bị và công nghệ của Trung Quốc, Trên tổng diện tích: 7.300 m2
Năm 1960 là năm Nhà máy đi vào hoạt động chính thức. Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm văn phòng như : bút máy , bút chì , mực viết các loại, giấy than và một số các sản phẩm khác như: ru băng, giấy chống ẩm, đinh ghim, Atát, kim băng.
Cho đến năm 1965. Nhà máy đã chuyển toàn bộ phân xưởng sản xuất các loại đinh ghim, cặp giấy về cho ngành Công nghiệp Hà Nội quản lý. Năm 1972, Nhà máy chuyển bộ phận sản xuất bút chì cho Nhà máy gỗ Cầu Đuống sản xuất. Năm 1981, Nhà máy sáp nhập với Nhà máy bút máy Kim Anh ở Vĩnh Phú gọi chung là Nhà máy Văn Phòng Phẩm Hồng Hà. Tại thời điểm này, Nhà máy chia thành 3 bộ phận sản xuất:
* Phân xưởng tạp phẩm: sản xuất mực, giấy than, giấy chống ẩm.
* Phân xưởng nhựa: sản xuất các sản phẩm văn phòng bằng nhựa.
* Phân xưởng kim loại: sản xuất các sản phẩm văn phòng bằng kim loại.
Năm 1991 là năm có chuyển biến lớn về tổ chức của Nhà máy: Phân xưởng tạp phẩm của Nhà máy tách ra thành Nhà máy Văn Phòng Phẩm - Cửu Long ở 468 Minh Khai.
Năm 1991, chuyển sang nền kinh tế thị trường, phải sản xuất kinh doanh độc lập, Nhà máy VPPHH cũng như nhiều Nhà máy khác gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn trầm trọng. Để duy trì sự tồn tại của mình, Nhà máy đã mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất thêm các mặt hàng như giày dép, chai nhựa,... nhưng do không nắm bắt được thị trường và tổ chức sản xuất chưa hợp lý nên việc sản xuất kinh doanh vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Năm 1996, trở thành thành viên của Tổng Công ty Giấy Việt Nam,và đượcTổng Công ty giúp đỡ tháo gỡ khó khăn như: tạo vốn điều động , cho mua vật tư trảchậm.. làm cho tình hình tài chính của Nhà máy biến chuyển tốt.
Năm 1997, Nhà máy đổi tên là Công ty Văn Phòng Phẩm Hồng Hà.
Trải qua 40 năm tồn tại và trưởng thành, Công ty đã không ngừng phát triển sản xuất, mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Có thể thấy điều này qua một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được trong năm 1997 và 1998 như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Tỷ lệ
1
Doanh thu
133.511.543
18.715.000
138,51
2
Chi phí
1.044.495
18.215.000
139,63
3
Kết quả
467.048
500.000
107,05
4
Nộp ngân sách
627.071
795.000
126,77
Ngày nay, Công ty đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để tìm kếm thị trường, làm ăn hiệu quả và có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất:
a. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập dưới sự quản lý của Nhà nước. Công ty có nhiệm vụ sản xuất các loại mặt hàng vpp như: bút máy các loại, bút bi các loại, chai nhựa, mũ pin,... Ngoài ra, để tận dụng nguồn nhân lực hiện có và phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị, Công ty còn sản xuất các sản phẩm khác theo đơn đặt hàng.
Hiện nay, Công ty VPP Hồng Hà có 3 phân xưởng chính :
_ Phân xưởng Kim loại
_ Phân xưởng Nhựa
_ Phân xưởng Văn Phòng Phẩm
Các phân xưởng này chịu sự quản lý của Phó giám đốc Kỹ thuật và có nhiệm vụ như sau:
_ Phân xưởng Kim loại: Chuyên sản xuất các sản phẩm kim loại như: mũ pin, thiết bị đo điện và các sản phẩm phụ liệu kim loại khác.
_ Phân xưởng Nhựa: Chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa như: chai PET, các bộ phận của cây bút, dụng cụ học sinh (thước kẻ, êke...)
_ Phân xưởng Văn phòng phẩm: Chuyên lắp ráp các chi tiết tại các xưởng đã sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh và nhập kho thành phẩm.
b. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất:
Công ty Văn Phòng Phẩm Hồng Hà là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ. Tại Công ty không có các xí nghiệp trực thuộc mà chỉ có 3 phân xưởng sản xuất sản phẩm.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được chia thành:Ban Giám đốc, hệ thống các phòng ban, hệ thống các phân xưởng .Có thể thấy rõ qua sơ đồ sau (Hình 2.1)
GIáM ĐốC
CửA
HàNG
PHó GĐ
KT & SX
PHó GĐ
KINH DOANH
PHòNG
Kỹ THUậT
PX
NHựA
PX
KIM LOAI
PX
VPP
PHòNG
TIÊU THụ
PHòNG
HàNH
CHíNH
PHòNG
Tổ CHứC
BảO Vệ
PHòNG
TàI Vụ
Kế TOáN
PHòNG
Y Tế
PHòNG
Kế
HOạCH
Giám đốc Công ty: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục và pháp luật về toàn bộ hoạt động, kết quả sxkd của cty. Là người điều hành cao nhất, ra mọi quyết định về tất cả các công việc mà Phó Giám đốc và các phòng ban trình lên, ủy quyền cho 2 Phó Giám đốc Công ty một số quyền hạn nhất định về các nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất trong Công ty.
Phó Giám đốc kỹ thuật và sản xuất : Chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành 2 phòng ban: Phòng Kỹ thuật và Phòng Kế hoạch, ngoài ra còn điều hành và theo dõi hoạt động sx của cácPhân xưởng.
Phó Giám đốc KD : Thừa lệnh GĐ trực tiếp điều hành và quản lý Phòng Tiêu thụ và Cửa Hàng
Phòng Tài Vụ Kế toán: Tập trung quản lý toàn bộ nguồn thu chi tiền mặt, tiền séc có liên quan đến hoạt động sxkd của Công ty, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, cân đối vốn và tài sản, hạch toán lợi nhuận, thanh quyết toán với Nhà nước và chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính của Công ty trước cơ quan tài chính cấp trên và lãnh đạo Công ty, tham mưu cho Giám đốc bằng đồng tiền để đáp ứng mọi hoạt động sxkd của Cty nhằm duy trì sự phát triển sxkd và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phòng Tổ chức Bảo vệ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền lương cũng như các chế độ chính sách, BHXH, chế độ thưởng phạt của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đồng thời có chức năng tham mưu giúp việc cho GĐ về chiến lược con người, tổ chức sắp xếp sử dụng lao động.
Phòng hành chính: Giải quyết và thực hiện các nghiệp vụ hành chính trong toàn Cty.
Phòng Kế Hoạch: Dựa vào chỉ tiêu do Tổng Công ty giao, nhu cầu thị trường, sản lượng sản xuất các kỳ trước, và dựa vào kinh nghiệm làm việc để xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, lập kế hoạch sản xuất cho từng tháng, từng quý và từng năm bao gồm về giá thành, về sử dụng và cung cấp vật tư và trên cơ sở đó xây dựng giá bán cho doanh nghiệp.
Phòng Kỹ Thuật: Có nhiệm vụ quản lý về công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm, thiết kế khuôn mẫu, tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý máy móc thiết bị, xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc, đầu tư thiết bị và công nghệ mới để mở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phòng Y Tế : Được trang bị những loại thuốc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty và có thể sơ cứu kịp thời những rủi ro bất ngờ trong quá trình sản xuất.
Phòng Tiêu Thụ: Có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất thông qua hợp đồng tiêu thụ, đại lý tiêu thụ, cung ứng hàng hóa tới tay khách hàng. Tổ chức công tác tiếp thị thông qua điều tra nghiên cứu thị trường, giới thiệu quảng cáo sản phẩm. Thu thập, phản ánh thông tin qua tiêu thụ để giúp Giám đốc xác định kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp về số lượng, chất lượng và giá cả. Qua đó kịp thời định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Phòng Tiêu thụ còn có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện các hợp đồng tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư, nguyên liệu, phụ tùng sản xuất, quản lý kho thành phẩm.
Cửa Hàng: Ngoài việc thông qua các hợp đồng tiêu thụ của Phòng Tiêu thụ, sản phẩm của Công ty được bán trực tiếp tại cửa hàng dưới hình thức giới thiệu, bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Phân Xưởng: Ba Phân xưởng sản xuất của Công ty được giao nhiệm vụ sản xuất từng mặt hàng theo đúng chức năng của từng Phân xưởng.
Các phòng ban hoạt động độc lập theo chuyên môn nghiệp vụ nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự điều hành của Giám đốc và Phó Giám đốc Công Ty.
c. Đặc điểm tổ chức kế toán:
Từ năm 1997, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, Công ty Văn Phòng Phẩm Hồng Hà đã bắt đầu áp dụng máy vi tính vào quá trình hạch toán kế toán. Tuy nhiên, bộ máy kế toán của Công ty vẫn được tổ chức theo hình thức quản lý tập trung dưới sự phân công và chịu trách nhiệm của Kế toán Trưởng.
Tổ chức bộ máy kế toán được trình bày theo sơ đồ sau: (Sơ đồ 2.2 )
Kế toán Trưởng
Bộ phận kế toán tập hợp cpsx và
tính giá sp
Thủ quỹ
Kế toán tiêu
thụ thanh toán
Thống kê
PX KL
Thống kê
PX VPP
Thống kê
PX Nhựa
Phòng Tài vụ Kế toán bao gồm 4 nhân viên và có sự phân công như sau:
Kế Toán Trưởng (Trưởng Phòng Tài vụ) Là người chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các nhân viên phụ trách tổng hợp công việc tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và các lãnh đạo có thẩm quyền.
Bộ Phận Kế Toán Tập Hợp CPSX Và Tính Giá Thành SP: Có nhiệm vụ theo dõi các loại chi phí của sản xuất chính, sản xuất phụ, tính giá thành các loại sản phẩm do Công ty sản xuất, chịu trách nhiệm giữ các sổ sách liên quan tới các tài khoản 621, 622, 627, 641, 642, 154...
Kế Toán Thanh Toán: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán của Công ty đối với các nhà cung cấp, các khách hàng..., phụ trách việc phân bổ lương, thưởng, BHXH...( Tài khoản 331, 131, 334...). Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về công việc giao dịch , theo dõi công nợ, các khoản vay Ngân hàng( TK 112, 311 ...).
Thủ Quỹ: Căn cứ vào các chứng từ thu, chi hợp lệ để tiến hành nhập, xuất quỹ đồng thời có nhiệm vụ theo dõi Sổ quỹ.
Tại các Phân xưởng của xí nghiệp có cán bộ làm công tác thống kê, tập hợp số liệu và ghi chép ban đầu, sau đó gửi lên Phòng Tài vụ để tập hợp chung dưới sự quản lý của Kế toán Giá thành.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu:
Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty được khép kín trong từng phân xưởng và sản phẩm được tạo ra từ nhiều công đoạn với quy trình sản xuất phù hợp.
a. Công nghệ sản xuất bút máy: Một cây bút máy bao gồm nhiều bộ phận tách rời nhau: Thân, nắp, cổ, ống mực, lưỡi gà, ngòi, đinh vít. Do vậy, nguyên vật liệu cần có để sản xuất bút máy là nhựa các loại và một số phụ kiện bằng kim loại. Các chi tiết được tiến hành gia công tại các phân xưởng theo từng chức năng sau đó được chuyển về phân xưởng văn phòng phẩm để lắp ráp.
b. Công nghệ sản xuất bút bi:
Tương tự bút máy, bút bi cũng được sản xuất riêng từng chi tiết tại các phân xưởng sau đó lắp ráp lại. Nguyên vật liệu để sản xuất bút bi, bút dạ bi là nhựa, còn đầu bi, mực bi được cung cấp từ bên ngoài.
c. Công nghệ sản xuất chai nhựa:
Nhựa PET sau khi trộn màu theo yêu cầu của khách hàng được sấy khô, qua máy ép phun có sẵn khuôn định hình sản phẩm tạo thành phôi. Phôi sau khi kiểm nghiệm, sấy khô và qua máy thổi thành chai.
d. Công nghệ sản xuất mũ pin:
Nguyên liệu kim loại mua về dưới dạng tấm, được cắt băng qua cán và ủ để mềm, dễ gia công. Sau khi ủ, dập và in chữ, qua khâu kiểm nghiệm sẽ được mạ trang trí. Mạ bằng cách ngâm trong hoá chất từ 1-2 giờ. Kiểm nghiệm lại mạ, sau đó đóng gói và nhập kho. Hiện nay, mũ pin là mặt hàng sản xuất ổn định nhất của Công ty. Công ty vẫn thường xuyên hàng năm cung cấp mũ pin cho Công ty Pin Văn Điển với khối lượng rất lớn.
4. Tình hình chung về công tác kế toán ở đơn vị:
Để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty hiện nay đang sử dụng hình thức Kế toán kê khai thường xuyên và hình thức Kế toán được sử dụng là hình thức hạch toán Nhật ký - Chứng từ.
Tại các kho vật tư, kho thành phẩm, căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng, lên báo cáo và chuyển các chứng từ cho Phòng Tài vụ của Công ty.
Tại Phòng Tài vụ Kế toán, sau khi tiếp nhận các chứng từ ban đầu, theo từng lĩnh vực được phân công, các nhân viên kế toán tiến hành công việc kiểm tra, phân
loại, xử lý và nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy. Mỗi thành viên trong phòng tuy làm việc độc lập nhưng nếu gặp khó khăn vướng mẳc trong công việc thì sẽ được lãnh đạo phòng giúp đỡ cũnh như các thành viên khác tronh phòng.
Quy trình hạch toán theo hình thức Sổ Nhật ký Chứng từ thể hiện qua sơ đồ :
(Hình 2.3 )
Chứng từ gốc
Nhật kýchứng
từ số 1,2,5,6...
Bảng phân bổ vật liệu
công cụ, tiền lương,
bảo hiểm,khấu hao.
Bảng kê số 3
Bảng kê số 4,5,6
Nhật kýchứng
từ số 7
Sổ Cái
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày
II. Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà:
A. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí tại công ty :
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng phân xưởng sản xuất, cụ thể bao gồm 3 phân xưởng sau:
- Phân xưởng Kim loại.
- Phân xưởng Nhựa.
- Phân xưởng Văn phòng phẩm .
Chi phí sản xuất được tập hợp cho từng phân xưởng, sau đó tập hợp cho toàn Cty.
2. Phương pháp và quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Theo chế độ kế toán mới ban hành cho các doanh nghiệp sản xuất, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà đã áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất và tập hợp chi phí theo hình thức Nhật ký - Chứng từ. Trong đó, các tài khoản được sử dụng như sau:
+ Tài khoản 621: " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" (bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ, dụng cụ... dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm) để tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng ở Công ty.
+ Tài khoản 622: " Chi phí nhân công trực tiếp" (bao gồm các khoản phải trả cho công nhân sản xuất ) tập hợp các chi phí về tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ... trích theo tỷ lệ quy định.
+ Tài khoản 627: " Chi phí sản xuất chung" bao gồm các khoản chi phí:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Tiền điện nước.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí bằng tiền khác.
Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành như sau:
* Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm: Nhựa các loại, kim loại màu, sắt thép, hoá chất.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm: hòm, bao bì, bột màu, công dụng cụ phụ tùng, xăng, dầu, mỡ.
Các loại nguyên vật liệu được mã hoá ( với 6 ký tự theo mã TSCĐ và mã vật tư) và lập thành danh mục để tiện cho việc theo dõi.
Công ty căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm do phòng Kỹ thuật quy định và các yếu tố khác để lập kế hoạch giá thành, giá bán trình lên Tổng Công ty phê duyệt.Khi có nhu cầu sản xuất hay nhu cầu của khách hàng, Phòng kế hoạch hoặc Cửa hàng sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Việc xuất dùng NVL được tiến hành theo đúng thủ tục cấp phát, Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên do 4 nơi giữ.
Phiếu xuất vật tư thì được lập thành 2 liên do Phòng Tài vụ lưu và Thủ kho ghi vào thẻ kho.
Biểu số 1.
Doanh nghiệp : Công ty VPP Hồng Hà
Phiếu xuất vật tư Số: 1520
Ngày 01 tháng 10 năm 1998
Họ và tên người nhận hàng: Phân xưởng Kim loại.
Lý do xuất kho:
Xuất tại kho: Vật tư
STT
Tên vật tư
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Thép ống 0.45
m
85
Màng pin
kg
40
Nhôm tấm
kg
12.2
Cộng
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
Sau đó, Kế toán lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng tháng hoặc từng quý. Mẫu bảng như sau (Biểu số 2):
Biểu số 2:
Doanh nghiệp: Công ty VPP Hồng Hà
Bảng phân bổ
nguyên liệu, vật liệu
công cụ, dụng cụ
tháng 10 năm 1998
Số
TT
Ghi Nợ các TK
Tài khoản 152
Tài khoản 153
Đối tượng
SD(Ghi Nợ các TK)
HT
TT
HT
TT
1
TK 621
Trường sơn
496.465.177
548.094.558
Ekê
16.400.000
18.105.600
Chai
170.765.432
188.525.036
Thiết bị điện KL
221.948.400
221.948.400
8.146.600
Mũ pin
188.876.200
188.876.200
2
TK 627
66.642.971
73.943.585
66.487.360
78.507.560
3
TK 642
4.343.650
4.795.389
4
TK 211
6.429.420
7.098.079
5
TK 154.2
16.494.295
18.209.701
6
TK632
3.310.000
3.360.000
Cộng
Ngày ....... tháng ....... năm 1998
Người lập bảng Kế toán Trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty đang thực hiện chế độ khoán quỹ lương, trả lương theo sản phẩm.Tổng quỹ lương là toàn bộ khoản tiền mà Công ty phải trả cho người lao động để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng quỹ lương ở Công ty bao gồm 2 phần:
- Tiền lương chính: là tiền lương phải trả cho người lao động theo chế độ.
- Tiền phụ cấp: phụ thuộc vào yêu cầu của công việc như các khoản độc hại, phụ cấp trách nhiệm,...
* Phương pháp xác định tổng quỹ lương ở Công ty như sau:
Công ty xác định tổng quỹ lương kỳ kế hoạch căn cứ vào doanh thu kỳ kế hoạch và tỷ trọng tiền lương trong doanh thu:
CL = TR ´ KL
Trong đó:
CL : Tổng quỹ lương
TR : Doanh thu kỳ kế hoạch
KL : Tỷ lệ tiền lương trong doanh thu
KL được xác định như sau:
Doanh thu kỳ kế hoạch của Công ty phải trang trải các khoản:
- Bù lao động vật hóa (Chi phí sản xuất kinh doanh).
- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (nộp thuế, BHXH).
- Lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Trả công người lao động
Từ các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đã lập ra, sẽ tính được hệ số tiền lương trong doanh thu.
* Nguồn phân phối tổng quỹ lương của Công ty:
Quỹ tiền lương phụ thuộc vào doanh thu (tức phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh thực tế của Công ty thực hiện được trong tháng và trong năm).Do vậy, mỗi cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm đảm bảo hoàn thành kế hoạch và phải sản xuất có lãi thì mới đảm bảo được quỹ tiền lương.
Sau đây là kết quả về tổng quỹ lương và thu nhập bình quân của người lao động ở Công ty trong một số năm gần đây:
Đơn vị : 1.000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
1
Tổng quỹ lương
761.706
1.526.368
2.855.751
3.538.080
2
Tiền lương bình quân
290,900
379,716
660
756
Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân của người lao động từ năm 1995 tới nay có xu hướng tăng chứng tỏ Công ty ngày càng khắc phục khó khăn để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm lợi nhuận và tăng thu nhập cho người lao động.
Hiện nay, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà áp dụng 2 hình thức trả lương cho người lao động:
a. Phương pháp phân phối tiền lương: Từ các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý đã được xây dựng, Công ty phân phối tiền lương theo các cách sau:
* Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Được áp dụng đối với những bộ phận đã có đơn giá tiền lương cho từng máy, từng công đoạn như: ép nhựa, đọt dập mũ pin. . . và được tính theo công thức sau:
LSPTT = QTT ´ LĐG
trong đó: QTT : là sản lượng thực tế mà các bộ phận hoàn thành.
LĐG : là đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm.
* Trả lương theo sản phẩm tập thể: Được áp dụng đối với các công việc có tính chất tập thể, các bộ phận có quy trình công nghệ dài như phân xưởng văn phòng phẩm và được xác định như sau:
- Tính quỹ lương của tập thể:
LTổ = QTT ´ LĐG Tổ
s
LĐG Tổ = Tđ m ´ S ´ Lgj
j=1
Trong đó:
Tđ m: là thời gian mà cả tổ đồng thời làm việc để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm.
Lgj : là mức lương giờ của các thành viên trong tổ theo yêu cầu cấp bậc công việc.
- Chia quỹ lương tổ cho các đơn vị thành viên: bằng cách tính công năng suất của mỗi công nhân như sau:
´
=
Tiền lương của Tổng quỹ lương của số công năng
mỗi công nhân Tổng số công năng suất lao động của tổ suất từng CN
Số công năng suất của từng công nhân được người quản lý tiền lương ở phân xưởng theo dõi và quản lý.
* Trả lương theo thời gian phương pháp được áp dụng với các bộ phận phục vụ và quản lý, yêu cầu về chất lượng, khó xác định được định mức như: nhân viên văn phòng, công nhân bơm nước, điện phục vụ, sấy nhựa, thợ áp lực, ... thì hưởng lượng hệ số ( cụ thể cho từng công việc).
Hệ số được xác định theo công thức sau:
Lương sản phẩm công nhân trực tiếp bình quân
Hệ số =
Lương cấp bậc công nhân trực tiếp bình quân.
Hệ số lương cao hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công nhân viên. Nếu bộ phận phục vụ và quản lý đảm bảo các yêu cầu cho sản xuất kịp thời, với chất lượng cao thì hệ số càng cao và thu nhập sẽ tăng.
Lương gián tiếp = Hệ số ´ lương cấp bậc gián tiếp
= Hệ số ´ 144.000 ´ bậc lương
Với 144.000 là mức lương thời gian tối thiểu do Nhà nước quy định. Bậc lương của người lao động được xác định tuỳ theo trình độ đào tạo, chức vụ, và thâm niên công tác của người lao động.
Hiện nay ở Công ty, bậc lương của giám đốc là :5,26.Bậc lương của Phó GĐ là: 4,98
Ví dụ: Tính lương cho Giám đốc Công ty tháng 10/1998 như sau:
500
Hệ số lương trong tháng = =1,6
300
Mức lương = 1,6 ´ 144.000 ´ 5,26 =1.262.400 đồng
Số tiền lương Giám đốc được lĩnh:1.262.400-1.262.400 ´ 5% =1.199.280
( 5% là tiền BHXH trừ vào lương của người lao động).
b. Các khoản thưởng và phân phối tiền thưởng: Công ty có 2 chế độ thưởng
Thưởng trong lương:
+ 5% tính theo tổng quỹ lương sản phẩm của từng phân xưởng. Hội đồng lương của phân xưởng có quyền dùng quỹ này để kịp thời điều chỉnh, cân đối những sản phẩm mất cân đối, tạm thời khuyến khích những sản phẩm khác đảm bảo tiến độ của Công ty.
+ Thưởng tiến độ: Công ty tuỳ thuộc từng tháng, căn cứ vào khả năng của từng xưởng và yêu cầu kế hoạch của Công ty để thưởng tiến độ cho các phân xưởng, khuyến khích các phân xưởng đảm bảo kế hoạch về tiến độ thời gian.
+ Thưởng nâng cao chất lường đảm bảo sản xuất kinh doanh.
- Thưởng từ lợi nhuận và các nguồn khác:
+ Thưởng lao động giỏi: thưởng hàng tháng cho những cá nhân đảm bảo ngày công và năng suất cao.
+ Thưởng ABC cả năm: đợt thưởng này có quy chế cụ thể quy định theo từng năm.
Ví dụ: thưởng ABC năm 98 của Công ty như sau:
Quy định hệ số thưởng ABC của năm 1998: A= 1; B= 0,85; C= 0,75.
Trong năm có 63 cán bộ công nhân viên được thưởng theo phân loại, trong đó A= 20 người, B= 25 người, C= 18 người. Tổng quỹ tiền thưởng là 10.500.000 đồng. Tiền thưởng được phân phối cho mỗi người như sau:
- Quy đổi theo hệ số A: ( 20 ´ 1) + ( 25 ´ 0,85) + ( 18 ´ 0,75) = 55 người.
=
- Tiền thưởng quy theo A: 10.500.000 190.909 đồng.
55
Loại A: 190.909 đồng/người.
Loại B: 190.909 ´ 0,85 = 162.273 đồng/người.
Loại C: 190.909 ´ 0,75 = 143.182 đồng/người.
Ban Giám đốc Công ty đặt ra một số quy định lương thưởng như sau:
- Tiền lương bồi dưỡng ca 3 là : 4.500 đồng/ca.
- Tiền lương bồi dưỡng làm Chủ nhật : 1.875 đồng/giờ.
- Tiền làm thêm giờ : 930 đồng/giờ.
- Lương trả giờ khuôn, máy hỏng : 15.000 đồng/ca.
c. Phân phối tiền lương, tiền thưởng cho những ngày lễ, hội họp và học tập:
- Những ngày lễ, tết, phép được hưởng tiền lương theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Những ngày công hội họp, học tập thì tùy theo từng trường hợp. Nếu học tập tự túc thì không được thanh toán, nếu do yêu cầu công việc hoặc được Công ty cử đi thì được thanh toán theo chế độ.
- Những ngày công ngừng việc do chủ quan không được hưởng tiền lương, nếu do khách quan thì được hưởng theo tiền lương tối thiểu của Nhà nước.
Phòng Tổ chức, sau khi có các bảng kết quả lao động, từ bộ phận quản lý lương ở các phân xưởng chuyển lên sẽ tiến hành lập Bảng thanh toán lương sản phẩm ( biểu số 3) và chuyển sang phòng Tài vụ Kế toán. Tại đây, Kế toán sẽ vào sổ tổng hợp thanh toán lương, thưởng, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và chi phí sản xuất trong kỳ. Sau đó, Kế toán lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu số 4), tính lương cho lao động gián tiếp và trả lương cho người lao động.
Hiện nay, tiền lương của toàn Công ty được thanh toán làm hai kỳ trong tháng. Khi thanh toán lương và BHXH, căn cứ vào những chứng từ như Phiếu chi, phiếu báo ốm, báo nghỉ. . . , kế toán tiến hành ghi sổ kế toán liên ngành.
Biểu số 3:
Công ty VPP Hồng Hà
PX Nhựa
Bảng thanh toán lương sản phẩm
Tháng 10 năm 1998
Tên chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Số lượng thực hiện
Đơn giá
Thành tiền
Số tiền
đã lĩnh
Số tiền còn được lĩnh
Cặp trình ký
chiếc
170
2.125
361.250
Hộp hồ sơ
chiếc
189
2.975
562.272
923.525
( Chín trăm hai mươi ba ngàn năm trăm hai nhăm đồng)
Phép + chế độ
2.166.195
Độc hại
234.000
Tai nạn
369.250
Hệ số
1.969.300
Hà Nội, ngày. . . tháng. . . năm. . .
Người thanh toán
Phòng tổ chức lao động
Phòng Tài Vụ
Giám đốc
Biểu số 4 :
Doanh nghiệp: Công ty VPP Hồng Hà
Bảng Phân bố tiền lương và Bảo hiểm xã hội
Tháng 10 năm 1998
Số TT
Ghi Có tài khoản
TK 334-Phải trả công nhân viên
TK 338-Phải trả, Phải nộp khác
TK335
Tổng
Đối tượng
SD( ghi Nợ tài khoản)
Lương
Các khoản phụ cấp
Các khoản khác
CộngCó
TK 334
KPCĐ
(338.2)
BHXH
(338.3)
BHYT
(338.4)
Cộng Có
TK 338
Chi phí phải trả
cộng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TK 622
149.655.156
PX Kim loại
44.804.000
10.375.747
10.375.747
PX Nhựa
64.771.617
12.064.953
12.064.953
PX Văn phòng phẩm
40.079.539
5.668.732
5.668.732
TK 627
5.892.600
PX Kim loại
2.451.000
PX Nhựa
170.000
PX Văn phòng phẩm
3.271.600
TK 154.2
3.018.075
TK 641
10.763.160
1.648.422
1.648.422
TK 642
34.566.043
8.242.146
8.242.146
TK 811
11.998.368
Ngày. . . tháng. . . năm 1998
Người lập bảng Kế toán Trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hạch toán chi phí sản xuất chung :
Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng :
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương nhân viên quản lý ở các phân xưởng (gồm 1 quản đốc và 2 phó quản đốc, 1 thống kê phân xưởng) và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định; tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp, sản phẩm tập thể trả cho công nhân tại phân xưởng, các bộ phận phục vụ như điện, nước... được trả lương theo thời gian áp dụng giống như bộ phận quản lý.
Tổ trưởng ở các Phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép sản phẩm mỗi công nhân sản xuất ra trong từng ngày, từng tháng, nộp cho người quản lý lương ở phân xưởng. Bộ phận quản lý lương ở phân xưởng sẽ rà soát lại, cân đối và nộp cho Phòng Tổ chức.
Trưởng phòng ở các phòng ban có nhiệm vụ chấm công các nhân viên trong phòng theo từng ngày làm việc. Cuối tháng nộp cho phòng Tổ chức kiểm tra. Nhân viên tính lương ở phòng tổ chức sẽ tính lương cho công nhân sản xuất. Sau đó chuyển xuống Phòng Tài vụ để tính và trả lương cho người lao động.
Căn cứ vào các số liệu được chuyển xuống, Phòng Tài vụ sẽ lập bảng phân bổ và ghi bút toán chung: Nợ TK 627
Có TK 334
Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ :
Căn cứ theo chức năng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, TSCĐ được chia làm 2 loại:
- TSCĐ dùng trong sản xuất : Là TSCĐ tham gia sản xuất để chế tạo ra sản phẩm bao gồm : nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị .
- TSCĐ ngoài sản xuất: là thiết bị dụng cụ quản lý và TSCĐ khác (TSCĐ phúc lợi).
TSCĐ tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ, tài sản bị hao mòn dần và giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị sản phẩm. Như vậy, TSCĐ càng tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi và số đã tính khấu hao càng lớn.
Công ty áp dụng cách tính khấu hao TSCĐ như sau:
Nguyên giá Tài sản cố định
Mức khấu hao trung bình hàng năm =
Thời gian sử dụng
Sau khi tính mức khấu hao trung bình hàng năm, Công ty lấy số đó chia cho 12 tháng thì biết được mức khấu hao trung bình một tháng. Hàng tháng, Công ty tính mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh và phân bổ cho giá thành sản phẩm. Từ đó, kế toán sẽ lập bảng Trích khấu hao TSCĐ ( biểu số 6) và ghi bút toán:
Nợ TK 627.4 Chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ.
Kế toán chi phí khác bằng tiền :
Chi phí khác bằng tiền bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị, liên hoan... được tập hợp ở từng phân xưởng theo số thực tế phát sinh và kế toán theo dõi qua các chứng từ: phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng...
Sau đó kế toán ghi bút toán :
Nợ TK 627.8 Chi phí bằng tiền khác
Có TK 111 Tiền mặt
Có TK 112 Tiền gửi Ngân hàng
Biểu số 5 : trích khấu hao tscđ
THáng 10 năm 1998
TSCĐ
Đầu kỳ
Tăng TK
Giảm TK
Cuối kỳ
Tỷ
lệ
Số tiền
KHCB tháng
TK
Số tiền
Tổng số
17,428,657,834
58,765,900
118,698,216
17,368,725,518
825,967,397
68,830,616
68,830,616
Dùng trong
sx
MM thbị
6,821,846,394
700,000
6,822,546,394
10%
682,254,639
56,854,553
627
59,617,642
Dụng cụ
quản lý
167,524,000
58,065,900
225,589,900
10%
22,558,990
1,879,916
642
1,116,827
Nhà cửa
kiến trúc
3,028,844,190
3,028,844,190
4%
121,153,768
10,096,147
211
8,096,147
TSCĐ
khác
6,886,016,454
118,698,216
6,767,318,238
TSCĐ
phúc lợi
524,426,796
524,426,796
Ngày. . . tháng. . . năm 199
Người lập bảng Kế toán trưởng
B. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại công ty:
1. Đánh giá sản phẩm dở dang:
Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.
Tại Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, sản phẩm dở dang bao gồm: thân bút máy, phôi (chưa bước vào quá trình thổi thành chai)...Do giá trị nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Theo các chứng từ kiểm kê tại các Phân xưởng gửi lên, Phòng Kế hoạch sẽ lập ra báo cáo kho bán thành phẩm (biểu số 6)
Biểu số 6:
báo cáo kho bán thành phẩm
Tháng 10 năm 1998
STT
Tên phụ tùng
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Cộng dồn
Xuất kho
Tồn cuối kỳ
1
Ngòi (cái)
95
1.005
1.100
1.030
70
2
Đồng (kg)
0,1
0,536
0,636
0,536
0,1
3
Nhựa PS (kg)
2,3
5,18
7,48
6,48
1
4
08 (kg)
0,6
3,6
4,2
4,0
0,2
5
Nhựa ABS (kg)
0,3
1,265
1,565
1,465
0,1
Thủ kho Phòng Kế hoạch
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Xác định đúng đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tiến hành để có thể tính được giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, kế toán xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho, kỳ tính giá thành là thời kỳ kế toán tiến hành việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá và phải phù hợp với kỳ báo cáo. Tại Công ty, kế toán tính giá thành theo từng tháng.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty VPP Hồng Hà
Công ty VPP Hồng Hà là đơn vị có quá trình mấy chục năm sản xuất văn phòng phẩm phục vụ các đơn vị cũng như cá nhân trong cả nước, trong quá trình sản xuất ,công ty đã xây dựng được một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nhằm xác định tiêu hao từng loại nguyên vật liệu ,giờ công sản xuất và các loại chi phí khác để sản xuất ra các loại sản phẩm của công ty .
.Giá thành bao gồm giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
+ Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất mà Công ty bỏ ra để chế biến và hoàn thành khối lượng sản phẩm đó.
+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm : là giá thành sản xuất của thành phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công ty áp dụng phương pháp xác định giá thành kế hoạch để tính giá sản phẩm như sau:
* Tính chi phí vật tư :
m
Cvtư = S Vđmj ´ Pj
j=1
Trong đó:
Vđm: là định mức vật tư để sản xuất 1 sản phẩm i.
Pj : là giá vật tư loại j.
* Tính chi phí nhân công:
Cli = Lđgi
Lđgi: là đơn giá lương làm ra 1 sản phẩm.
* Tính chi phí sản xuất chung: bao gồm các khoản chi phí sau:
_ Dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân xưởng (tiền sửa chữa TSCĐ, tiền điện, nước...)
_ Tiền lương, BHXH của cán bộ công nhân viên quản lý phân xưởng.
_ Khấu hao thiết bị, máy móc và nhà xưởng.
_ Chi phí bằng tiền khác (chi phí tiếp khách...)
Nếu biết được chi phí chung của toàn bộ sản lượng hàng hóa thì chi phí chung đối với từng loại sản phẩm sẽ được phân bổ theo lương như sau:
Csxc
Csxci = ´ Lđgi
n
S Qi . Lđgi
i=1
Trong đó:
Csxc: là chi phí sản xuất chung cho toàn bộ sản lượng hàng hóa
n : là số loại sản phẩm
- Giá thành sản xuất đơn vị tính cho sản phẩm i là:
Zsxi = Cvti + Cli + Csxci
* Tính chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí tiếp thị xúc tiến bán hàng, chi phí quản lý bảo quản đóng gói sản phẩm và bán hàng. Nếu biết được chi phí bán hàng cho toàn bộ sản lượng hàng hóa thì chi phí bán hàng cho từng đơn vị đối với từng loại sản phẩm được phân bổ theo lương.
* Tính chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các khoản sau:
_ Vật tư mua ngoài dùng cho quản lý doanh nghiệp (tiền giấy, mực in, đồ dùng phục vụ văn phòng,...)
_ Dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý (tiền điện thoại, fax, tiền điện,...)
_ Tiền lương của cán bộ công nhân viên quản lý doanh nghiệp.
_ Khấu hao TSCĐ thuộc doanh nghiệp.
_ Chi phí bằng tiền khác (chi phí tiếp khách, hội họp...)
Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm i bằng:
Z Đơn vị sản phẩm i = Z sxi + C Bán hàng i + C Quảnlý
Ví dụ: Tính giá thành chi tiết bút Hà Nội 84 như sau (biểu số 7)
Biểu số 7:
Giá thành chi tiết bút Hà nội 84
Vật tư
Đơn vị
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
1/ Chi phí trực tiếp
4.144.800
- Nguyên liệu chính
3.754.800
+ Nhôm tấm
kg
12,2
34.000
414.800
+ Plẽigum
kg
0,6
25.000
15.000
+ Ruột bút
3.075.000
+ Tiền sơn
250.000
- Vật tư phụ
170.000
+ Màng PVC đục
kg
22.000
58.107
+ Bìa
cái
1.200
100.000
+ Tem các loại
cái
300
+ Hòm
cái
11.593
- Năng lượng
220.000
2/ Chi phí nhân công
384.420
- Tiền lương
352.680
- Bảo hiểm xã hội
31.740
3/ Chi phí chung
570.000
- Trong đó: KHCB
180.000
Giá thành công xưởng
5.099.220
4/ Chi phí bán hàng
45.000
5/ Chi phí quản lý DN
948.400
TĐ. Lãi vay ngân hàng
450.000
Giá thành toàn bộ
6.092.620
6/ Thuế doanh thu
32.500
Doanh thu
6.500.000
Lãi + lỗ
374.880
Giá thành toàn bộ tính cho 1.000 cây bút Hà Nội loại 84 là: 6.092.620 đ
Giá thành toàn bộ tính cho 1 cây bút là: 6.092,620 đồng.
Tương tự như vậy, tính cho từng loại sản phẩm, kế toán sẽ lập Bảng Kế hoạch giá thành các sản phẩm. Bảng tính giá thành 9 tháng năm 1998 tại Công ty như sau (biểu số 8):
Biểu số 8:
Bảng tính giá thành 9 tháng năm 1998
Sản phẩm
Số lượng
Chi phí vật tư
Chi phí nhân công
Chi phí sản xuất chung
Giá thành sản xuất
Chi phí
bán hàng
Chi phí quản lý DN
Giá thành toàn bộ
Giá thành đơn vị
Trường Sơn
1000
627.815
346.560
208.359
1.182.734
24
275
1.183.033
1.804
Hà Nội 84
45
166.021
5.034
1.530
172.585
1.080
67.754
242.634
5.392
Hồng Hà
15
157.950
893
480
159.323
360
11.955
172.500
11.500
Bút bi 6125
65
23.248
7.271
4.268
34.787
325
6.879
41.991
646
Chai 0.5
2.500
959.788
187.925
465.800
161.351
62.500
339.233
2.099.945
839,9
Chai 1.25
1.000
716.360
134.234
421.906
1.272.504
56.000
271.544
1.672.048
1.672
Mũ pin
80.000
1.070.400
214.240
319.760
1.504.400
47.600
1.584.000
19,8
Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm ở công ty VPP Hồng Hà :
TK151 TK621 TK154(chi tiết theo sp) TK152
(ChiTiết Từng SP)
Xuất kho VLSD
KC cp NVL trực tiếp Khoản ghi giảm CPNVL
TK334,338
TK155
TK622
(ChiTiết Từng SP)
Lương Giá trị thực tế sp nhâpkho
KC chi phí nhân công
TK627
(chi tiết theo yếu tố cf) TK632
một phần bhyt,bhxh
TK111,214 Phân bổ CPSXC theo đối tượng
cp khấu hao và cp
bằng tiền khác tậphợpchi phívàkếtchuyểncpsxc Giá trị thực tế SP bán thẳng
Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX theo hình thức Nhật ký - Chứng từ tại công ty VPP Hồng Hà :
Chứng từ gốc
Nhât ky chứng từ số 1,2,5,....
bảng phân bổ vật liệu, công cụ ,tiền lương, bảo hiểm
bảng kê số 3
Bảng cân đối số
phát sinh các tk
Sổ cái
phần III
MộT số ý kiến đề xuất góp phần
hoàn thiệncông tác hạch toán chi phí
sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm
nhằm phục vụ yêu cầu quản trị kinh doạnh
tại công ty Văn phòng phẩm hồng hà
đánh giá chung tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm của công ty vpp hồng hà
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty Văn Phòng Phẩm Hồng Hà, em nhận thấy rằng:
Trải qua 40 năm tồn tại và trưởng thành, Công ty đã không ngừng phát triển sản xuất, mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Để thích ứng được với cơ chế thị trường, Công ty đã triển khai nhiều biện pháp tìm kiếm thị trường, phát triển thêm các mặt hàng mới trên cơ sở duy trì và phát huy các mặt hàng truyền thống nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động, đồng thời đảm bảo thu nhập và cải thiện đời sống cho họ. Để đạt được mục tiêu trên, Công ty đã thường xuyên thực hiện công tác tổ chức sắp xếp lại quy trình sản xuất, bố trí hợp lý các Phân xưởng và Phòng ban để đảm bảo bộ máy gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, Công ty còn mạnh dạn trang bị thêm và bổ xung thay thế một số thiết bị cho dây chuyền sản xuất bút máy và dây chuyền sản xuất những mặt hàng mới. Công ty đã mở rộng các đại lý tiêu thụ sản phẩm ở địa bàn Hà Nội và tỉnh thành trong phạm vi cả nước, mở cửa dịch vụ bán và giới thiệu sản
phẩm tại 25Lý Thường Kiệt, xây dựng và sửa sang dãy nhà mặt phố để cho thuê nhằm tăng thêm nguồn thu nhập để hỗ trợ vốn cho sản xuất chính của Công ty.
Công ty đã luôn cố gắng tìm tòi hướng đi mới nhằm hòa nhập với nhịp điệu phát triển chung của kinh tế đất nước. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế, sản xuất đã trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của Công ty.
Trong sự phát triển chung của Công ty, bộ phận Kế toán thực sự là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Phòng Tài vụ Kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, năng động, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với phần hành kế toán do mình phụ trách.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên với hình thức kế toán Sổ Nhật ký - Chứng từ. Đây là hình thức phù hợp với tình hình quản lý tập trung, làm giảm đáng kể khối lượng ghi chép, tránh bị ghi trùng lặp nên làm tăng năng suất lao động kế toán, cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác theo từng yêu cầu quản lý của Công ty và các đối tượng quan tâm.
Công ty đã thực hiện những bước đi đúng đắn, các biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty đã áp dụng hình thức tổng quỹ lương và thanh toán lương theo sản phẩm nên khuyến khích được nhân công tích cực hơn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế mà Công ty cần phải xem xét và điều chỉnh lại nhằm hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và trong sự phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung.
Từ năm 1996 trở về trước, Công ty chỉ chuyên sản xuất bút máy phục vụ chủ yếu cho học sinh phổ thông, chưa có dây chuyền sản xuất bút bi và các loại bút cao cấp khác tiện lợi hơn trong việc sử dụng. Chính vì vậy, lượng tiêu thụ mặt hàng sản xuất chính của Công ty là bút máy đã giảm dần. Năm 1997, Công ty có đưa thêm vào sản xuất 2 loại bút mới nhưng mới chỉ tự sản xuất một số phụ tùng chi tiết , còn lại vẫn phải nhập dưới dạng bán thành phẩm từ các nước như Trung Quốc, Đài loan...
Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty vẫn do Trung Quốc sản xuất, trang bị và đã qua sử dụng gần 40 năm, đến nay đã quá cũ và lạc hậu dẫn đến năng suất chất lượng thấp, chi phí giá thành sản xuất cao và sản phẩm sản xuất ra không đủ sức để cạnh tranh với hàng nhập ngoại trong cơ chế thị trường hiện nay. Gần đây, Công ty có trang bị thêm một số máy móc nhưng vì nguồn vốn đầu tư có hạn nên dây chuyền sản xuất không đồng bộ dẫn đến sự hạn chế của những thiết bị máy móc mới, sản phẩm sản xuất ra cũng chưa được thị trường chấp nhận nhiều. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu thấp, do vậy tránh để tình trạng vốn ứ đọng nhiều.
Giá thành đơn vị một số sản phẩm năm 1997 có giảm so với năm 1996 nhưng tỷ lệ giảm còn thấp và không đồng đều. Năm 1998, giá thành một số sản phẩm chính vẫn cao hơn so với kế hoạch đề ra.
Bộ máy kế toán tuy có nhiều kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao nhưng phần hành kế toán mỗi người lại quá nhiều nên không tránh khỏi những khó khăn trong công việc, cần thiết phải bố trí thêm nhân sự hợp lý và củng cố bộ máy các phòng ban. Hệ thống sổ sách mà Công ty đang áp dụng đơn giản và dễ hiểu nhưng nên đưa thêm vào một số mẫu sổ khác để dễ dàng đối chiếu, so sánh hơn.
II. Một số ý kiến đề xuất đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm phục vụ công việc quản trị kinh doanh môt cách có hiệu quả tại công ty vpp Hồng Hà:
Hoàn thiện công tác hạch toán và tính giá thành sản phẩm là một trong những yêu cầu cáp bách của các doanh nghiệp hiện nay cũng như đối với công ty VPP Hồng Hà ,điều dó đưa kế toán trỏ thành một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ,công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty còn một số vấn đề cần phải xem xét lại và cần có những phương hướng hoàn thiện kịp thời giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt đối với từng tình huống cụ thể .Sau đây em xin phép được đưa ra một số kiến nghị ,đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả quản trị của công ty.
-- Thứ nhất :
Việc hạch toán chi phí của công ty còn một số chưa theo đúng nguyên tắc ,do vậy dẫn đến sai lệch thông tin về chỉ tiêu giá thành sản xuất .Theo em công ty nên phân loại chi phí theo khoản mục giá thành bởi việc phân loại theo kiểu này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý CPSX theo định mức ,cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm ,phân tích tình hình thực hiên kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau :
Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung: gồm có
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
-- Thứ hai :
Về vấn đề tính giá thành , công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành kế hoạch ,dựa vào đó làm căn cứ để so sánh phân tích ,đánh giá tình hình thực hiên kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp .Tuy nhiên cách tính giá này sẽ cho biết giá sản phẩm đúng ổ mức tương đối.Do vậy để tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác hơn công ty nên tập hợp riêng chi phí sản xuất cho từng sản phẩm ,và giá thành toàn bộ chỉ áp dụng cho sản phẩm tiêu thụ mà thôi.
Yếu tố chi phối trực tiếp đến giá bán sản phẩm là giá thành ,do vậy việc áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tiết kiệm chi phí sao cho phù hợp với khả năng quản lý của doanh nghiẹp là điều vô cùng quan trọng.
Muốn phân tích kỹ chỉ tiêu giá thành để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp,công ty cần xây dựng hệ thống giá thành định mức cho một đơn vị sản phẩm từng loại .So sánh giá thành định mức và thực tế thực hiện ,công ty sẽ thấy được khoản phát sinh lầm tăng chi phí ngoài định mức để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp.
Để phát huy triệt để tác dụng của hệ thống định mức được xây dựng và phê chuẩn khi xây dựng đơn giá tiền lương,công ty có thể chuyển sang tính giá thành theo phương pháp định mức thay bằng tính theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trức tiếp như hiện nay.Việc áp dụng phương pháp này rát thuận lợi vì thực tế giá trị nguyên vạt liệu nằm trong một đơn vị sản phẩm của công ty có tính ổn định cao hơn , nửa định mức về hao phí lao động( yêu cầu bậc thợ sản xuất hay tiền lương tính vào chi phí ) cũng ít thay đổi do giá tiền lương được cơ quan chủ quản duyệt ít có sự thay đổi.
Khi đó giá thành thực tế của công ty sẽ được tính theo công thức
Giá thành = Giá thành + Chênh lệch do thay + Chênh lệch do thoát
thực tế định mức - đổi đinh mức - ly định mức
Trong đó :
Giá thành định mức được tính theo các chi phí định mức của từng khoản mục chi phí.
Chênh lệch do thay đổi định mức : tiến hành vào ngày đầu tháng khi có sự thay đổi định mức so với mức hiện hành.
Chênh lệch do thoát ly định mức : Xảy ra khi có sự tiết kiệm hoặc vượt chi.
Việc tính giá thành theo phương pháp định mức sẽ thức đẩy doanh nghiệp hoàn thiện kế hoạch xây dựng định mức,dễ dàng trong việc kiểm tra tình hình thức hiện định mức ,dễ dàng trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức ,dự toán chi phí sản xuất ,sử dụng hợp lý tiết kiệm một cách hiệu quả các yếu tố chi phí sản xuất.
-- Thứ ba :
Trong hoạt động của hệ thống kế toán hiện nay ,kế toán quản trị có vai trò nổi bật giúp nhà quản lý trong việc lập kế hoạch kiểm soát các hoạt động ,đặc biệt là trong việc ra các quyết định. Theo em, công ty VPP Hồng Hà nên tổ chức kế toán quản trị chi phí sx và tính giá thành sp và để tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất, công ty nên áp dụng một số phương pháp như :
- Phân chia chi phí cấu thành giá thành nhiều khoản mục chi phí cụ thể như chi phí nhân công trưc tiếp ,chi phí NVLTT,chi phí sx chung nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý CPSX và tính giá thành SP một cách rõ ràng cụ thể hơn.
- Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí Đồng thời tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục. Ngoài ra nên tính giá thành của từng loại sản phẩm rồi từ đó tính ra giá thành của từng đơn vị sản phẩm . Việc này giúp tính toán giá thành của sản phẩm một cách chính xác hơn ,nhờ đó có thể xác định, lụa chọn những thông tin có ích ,đưa ra những quyết định kịp thời chính xác.
Tuy nhiên để thực hiên công tác kế toán quản trị và giá thành một cách có hiệu quả theo em công ty cần phải :
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại phẩm cấp qui cách khác nhau như nhóm các sản phẩm bút, nhóm sản phẩm chai nhựa.., đồng thời tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí ,khoản mục giá thành đã xác định và sử dụng các phương pháp ngoài các phương pháp kế toán để tính giá như phương pháp hệ số ,phương pháp tỷ lệ để tính giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó .
Viêc tổ chức quản trị chi phí giúp công ty trong việc tính toán các phương án tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm - tạo ưu thế cho công ty nhất là trong giai đoạn hiện nay ,khi công ty đang phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp mở rộng thị trường củng cố uy tín và vị trí của sản phẩm sản xuất.
kết luận
Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty VPP Hồng Hà là một công tác không thể thiếu đối với phòng kế toán của công ty nhằm cung cấp những thông tin chi phí và gía thành cần thiết cho việc ra các quyết định và đề xuất các giải pháp trong hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý trong công ty.
Qua 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã dần đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và phần nào khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc và được các bạn hàng trong nước và quốc tế chấp nhận.
Để đạt được điều này là nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi hướng đi mới của Ban lãnh đạo, sự giúp đỡ hỗ trợ của Tổng Công ty Giấy Việt Nam và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Em tin rằng với những khả năng hiện có, Công ty sẽ phát triển lớn mạnh ,hoạt động sxkd ngày càng hiệu quả và có thêm được nhiều mặt hàng mới phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế.
Do hạn chế về sự hiểu biết cũng như lý luận nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày ,chuyên đề không tránh khỏi những sai sót . Em kính mong được sự góp ý ,giúp đỡ của thầy cô cùng các cán bộ trong công ty .
Một lần nữa em xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đối với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong công ty ,các thầy cô giáo trong khoa ,đặc biệt là thầy giáo Lê Gia Lục đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
tài liệu tham khảo
1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
Chủ biên PTS Đặng Thị Loan
2. Tổ chức hạch toán kế toán
Chủ biên PTS Nguyễn Thị Đông
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp
Vụ chế độ kế toán
4. Kế toán quản trị tài chính và giá thành sản phẩm
NXB Thống Kê
Kế toán tập hơp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nhà giáo ưu tú Vũ Huy Cẩm
. Một số chuyên đề tốt nghiệp của các khoá trước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20392.DOC