Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà 909: lời nói đầu
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tốc độ phát triển nhanh của nhiều ngành nghề. Một trong các ngàng phát triển nhanh và mạnh là ngành xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, tăng cường quốc phòng cho đất nứơc. Nó đã góp phần quan trọng vào giai đoạn phát triển mới của đất nước
Ngành xây dựng cơ bản dùng nguồn vốn khá lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước nên trong quản lý kinh tế viêc quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản là vấn đề cần được hết sức quan tâm.
Thực tế hiện nay, cùng với yêu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp-Một ngành sản xuất có đặc thù riêng, vấn đề đặt ra làlà quản lý nguồn vốn lớn và bỏ ra trong thời gian dài, khắc phục được tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trính sản xuất, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao được tính cạn...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà 909, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tốc độ phát triển nhanh của nhiều ngành nghề. Một trong các ngàng phát triển nhanh và mạnh là ngành xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, tăng cường quốc phòng cho đất nứơc. Nó đã góp phần quan trọng vào giai đoạn phát triển mới của đất nước
Ngành xây dựng cơ bản dùng nguồn vốn khá lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước nên trong quản lý kinh tế viêc quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản là vấn đề cần được hết sức quan tâm.
Thực tế hiện nay, cùng với yêu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp-Một ngành sản xuất có đặc thù riêng, vấn đề đặt ra làlà quản lý nguồn vốn lớn và bỏ ra trong thời gian dài, khắc phục được tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trính sản xuất, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao được tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vận hành kế toán và có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng và xã hội nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, sau thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 909, được sự gúp đỡ của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Hoà và các anh chị phòng Tài chinh- Kế toán của công ty em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài:”Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phầm Sông Đà 909” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung cơ bản của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sông Đà 909.
Chương 2: Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sông Đà 909.
Chương 3: Một số ý kiên nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà 909.
Do thời gian thực tập không dài, trinh độ và kinh nghiệm nghiên cứu và khả năng tiếp cận với thực tế còn hạn chế, giữa lý luận và thực tiễn cần phải có sự kết hợp hài hoà, nên chuyên đề của em không tránh được những sai sót. Em rất mong muốn và chân thành tiếp thu những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị em phòng Taì chính- Kế toán của công ty để em bổ sung, nâng cao nhận thức và hoàn thiện tốt chuyên đề của mình.
Chương 1
4hững vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm :
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có chức năng tái tạo và trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
So với các ngành khác, xây dựng cơ bản là ngành sản xuất đặc thù với những đặc điểm kinh tế rất riêng, chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ choc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Điều này càng thể hiện rõ qua đặc trưng về sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm đó:
Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc…, có quy mô lớn. Do vậy, việc tổ chức quản lý nhất thiết phải có thiết kế, dự toán và thi công. Trong suốt quá trình xây lắp giá dự toán trở thành thước đo hợp lý để hạch toán các khoản chi phí và thanh quyêt toán các công trình .
Mỗi đối tượng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu hình thức xây dựng thích hợp được xây dựng cụ thể trên từng thiết kế dự toán. Do tính chất đơn lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công và xây lắp các công trình có nụidung cơ cấu không đồng nhất như sản phẩm công nghiệp. Từ đặc điểm này, kế toán phải tinh đến việc hạch toán chi phí, tinh giá thành và tính kết quả thi công cho từng loại sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, hạng mục công trình, từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu và trên một cùng một địa điểm nhât định).
Mỗi công trình xây dựng gắn liền với vị trí địa lý nhất định, nó được cố đinh tại nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiện sản xuất khác nhau như : Lao động, vật tư thiết bị… luôn phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí thi công. Do đó sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như. Chi phí điều động nhân công, điều động máy thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm phuc vụ công nhân và thi công nhân… kế toán phải phản ánh chính xác các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý. Hơn nữa, mặt bằng thi công thường nằm rải rác khắp nơi và cách xa trụ sở đơn vị nên tồn tại một khoảng cách lớn giữa nơi trực tiếp phát sinh chi phí và nơi hạch toán chi phí gây khó khăn cho công tác kế toán xây lắp nếu không quản lý chặt chẽ dân tới sơ hở, lãng phí lớn.
Quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng lại tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nhân tố khách quan như thời tiết, khí hậu… nên có thể gặp nhiều rủi ro tạo nên những thiệt hại bất ngờ như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất. Nhưng thiệt hại nay cần được tổ chức theo dõi chặt chẽ và phải có phương pháp hạch toán phù hợp vơi những nguyên nhân gây ra.
Phương thưc tiêu thụ sản phẩm cũng rất đặc biệt. Sản phẩm xây dựng được đánh giá và xác định là tiêu thụ trước khi trước khi tiến hành thi công xây lắp, do đó sảm phẩm xây lắp mang tính chất tiêu thụ trước nên tính chất hàng hoá của no thể hiện không rõ.
Từ nhưng đặc điểm trên đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp san xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc tính riêng của doanh nghiệp xây lắp. Từ đó cung cấp số liệu chinh xác, kịp thời đánh giá đúng tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh, cố ván cho lãnh đạo trong việc tổ chức quản lý để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
2. Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản.
2.1. Sự cần thiết phải tổ chúc công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Hoạt dông sản xuất của con người là để tạo ra sản phẩm vật chất - một yếu ttó khách quan để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất con người phải quan tâm tới hiệu quả của hoạt động mà hiệu quả của hoạt động là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả mang lại. Chính vì vậy, trong quá trình sản xuất nhất thiết phải quan tâm đến việc quản lý chi phí.
Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng kế toán luôn dược coi là công cụ quản lý có hiệu quả nhất. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất, đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị trong các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm là vấn đè trọng tâm mà các doanh nghiệp quan tâm, nó quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh là tăng chất lượng công trình và hạ giá thành sản phẩm.
Để đạt được mục tiêu hàng đầu là thu được lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất, giá thành sẩn phẩm.
Trong đó trọng tâm là công tác hạch toán chi phí sản xuất. Kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng có vai trò quan trọng, ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp kế toán phải đáp ứng những nhiệm vụ sau:
-Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành sản phẩm xây lắp.
-Tổ chức kế toán chi phí xây lắp theo đúng đối tượng và phương pháp đã được xác định trên sổ sách kế toán.
-Xác định đúng chi phí xây lắp dở dang làm căn cứ để tính giá thành.
-Thực hiện tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thanh trong kỳ một cách đầy đủ chính xác.
-Phân tích tình hình thực hiện định mác chi phí và giá thành xây lắp để có quyết định trước mắt và lâu dài phù hợp.
3. Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
3.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
3.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp lớn hay nhỏ muốn sản xuất kinh doanh dều phải bỏ ra những chi phí nhất định. Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh từ hoạt động xây lắp. Hoạt động xây lắp cần phải có vật tư, lao động, máy móc, công cụ, dụng cụ (đây chính là tư liệu lao động) đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng ba yếu tố đó dẫn đến các hao phí tương ứng. Các hao phí về đối tượng lao động , tư liệu lao động hình thành nên hao phí lao động vật hoá, hao phí tiền lương, tiền công hình thành hình thành nên hao phí lao động sống. Trong nền sản xuất hàng hoá, các hao phí trên được biểu hiện bàng tiền gọi là chi phí sản xuất.
Vậy chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là là biểu hiện bằng tiền của của toàn bộ về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
Ngoài ra, chi phí sản xuất còn bao gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (VD: các khoản trích theo lương bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; các loại thuế không được hoàn trả như thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ, thuế tài nguyên…).
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất :
Trong xây dựng cơ bản, việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ dựa vào các số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình trong từng thời điểm nhất định. Do vậy,phân loại chi phí sản xuất là yêu cầu tất yếu cho công tác quản lý và hạch toán ở doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin và gốc độ xem xét chi phí… mà chi phí sản xuất được sắp xếp, phân loai theo cách thức khác nhau.
Thông thường, trong các doanh nghiệp xây lắp,chi phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau:
3.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí :
Theo cách phân loại này, các chi phí có nội dung, tính chất kinh tế giống nhau được sắp xếp vao một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào. Theo cách nay, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 5 yếu tố:
-Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản. Chú ý, các yếu tố này phải được loại trừ giá trị vật liệu đung không hết nhập kho, phế liệu thu hồi và không bao gồm các thiết bị do chủ đầu tư bàn giao.
-Chi phí nhân công: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của công nhân viên(công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý phục vụ ở các đội xây dựng)
-Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm toàn bộ số khấu hao các tài sản cố định dùng cho hoạt động ản xuất và quản lý sản xuất như các loại may thi công(máy xúc, máy trộn bê tông…)nhà xưởng ô tô,…
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ sản xuất, quản lý sản xuất: tiền nước, điện điện thoại…
-Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí bằng tiền không thuộc các yếu tố chi phí trên mà doanh nghiêp đã chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế giúp nhà quản lý biết được kết cấu, tỉ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để lập được báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của bản Thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu thông tin giá thành sản phẩm và quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, cách phân loại này còn giúp doanh nghiệp phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí cho kỳ sau.
3.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi một khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và cùng công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí phát sinh phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra (vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển) tham gia cấu thanh thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc hoàn thành khối lượng xây lắp. Chi phí này không bao gồm các thiết bị do chủ đầu tư ban bàn giao, không bao gồm chi phí về mặt vật tư phục vụ máy thi công ( xăng, dầu…)
-Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp, kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay công nhân thuê ngoài.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công và được chia thành hai loại: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thơi.
+ Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trinh sử dụng mxe máy thi công, được tính thẳng vào giá thành ca máy như: Tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển hay phục vụ xe máy, chi phí về nguyên liệu, động lực, vật liêụ dùng cho xe máy thi công, khấu hao và sữa chữa thường xuyên xe máy thi công, tiền thuê xe máy thi công…
+Chi phí tạm thời: Là chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công như: Chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy thi công từ công trường này đến công trường khác, chi phí về tháo dỡ công trình tạm thời loại nho như lều lán… phục vụ cho máy thi công. Những chi phí có thể phân bổ dần hoặc trích trước cho nhiều kỳ.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng. Chi phí sản xuất chung là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mối quan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: Tiền lương quản lý đội xây dựng; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỉ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp); Khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội và những chi phí liên quan đến hoạt động của đội…
Cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức; Cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Từ đó, lập định mức chi phí sản xuất kế hoạch giá thành cho kỳ sau.
Do đặc điểm của sảm phẩm xây lắp và phương pháp lập kế hoạch dự toán trong xây dựng cơ bản là dự toán được cho từng đối tượng xây dựng theo các khoản mục giá thành nên phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doang nghiệp xây dựng cơ bản.
Trên đây là các cách phân loại chi phí thường dùng trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Ngoai ra, trong kế toán quản trị người ta còn phân loại chi phí thành định phí và biến phí, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
3.2. Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành :
3.2.1. Giá thành sản phẩm xây lắp :
Trong sản xuất chi phí chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của cá tổ chức sản xuất kinh tế, chi phí sản xuất phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất, đó cũng là một mặt của quá trình sản xuất. Quan niệm so sánh đó hình thành nên khái niêm giá thành sản phẩm.
Như vậy, về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau: Chúng đều là các hao phí về lao động và các chi phí khác của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau:
-Nói đến chi phí sản xuất là nói đến hao phí trong một thời kỳ, còn nói đến giá thành sản phẩm là xem xét, đề cập đến mối quan hệ chi phí đối với quá trình công nghệ chế tạo sản xuất tạo sản phẩm (và đã hình thành ). Đó là 2 mặt của một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như trong doanh nghiệp xây lắp, để hoàn thành một sản phẩm xây lắp có thể phải mất thời gian dài , một năm hoặc hơn nữa đó là đặc điểm của ngành xây dựng
-Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc đầu kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức:
Z= Dđk + C - Dck
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm
Dđk: Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ
C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Dck: Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
3.2.2.Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiêp xây dựng :
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời đIúm tính giá thành, giá thành sản phẩm xây lắp được chia làm 3 loại:
+Giá thành dự toán: Giá thành dự toán là giá thành được tính trên cơ sở các dự toán về chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm xây lắp(công trình…). Việc dự toán giá thành cũng cũng được tiến hành trước khi thi công, xây lắp. Giá thành dự toán là công cụ quản lý theo dự toán của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, xây dựng, giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp
+Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí thực tế hoàn thành khối lượng xây lắp. Giá thành này được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ. Giá thành công trình lắp đặt không bao gồm giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt, bởi vì thiết bị này do đơn vị chủ đầu tư bàn giao cho doanh nghiệp nhân xây lắp.
So sánh các loại giá thành trên với nhau, ta có thể đánh giá được chất lượng sản xuất thi công công trình và quản lý chi phí, quản lý giá thành của doanh nghiệp xây lắp. Về nguyên tắc phải đảm bảo:
Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế
3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp :
Chi phí sản xuất là bêu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và những chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất sẽ kết tinh dàn trong giá thành sản phẩm. Kết quả cuối cùng là doanh nghiệp có được các công trình hoàn thành. Giá thành các công trình, hạng mục công trình hoàn thành (sản phẩm xây lắp) là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho công trình, hạng mục công trình đó. Như vậy, chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm, là cơ sở tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có sự khác nhau thể hiện: Chi phí sản xuất gắn lion với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng xây lắp hoàn thành được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Nội dung chi phí và giá thành do đó cũng có sự khác biệt.
-Xét trên gốc độ toàn doanh nghiệp, chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ trong quá trình sản xuất thi công, trong khi giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh trong kỳ nhưng không gồm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, chi phí trả trước phát sinh trong kỳ nhưng được phân bổ cho chi phíáchi phí kỳ sau, phần chi phí thiệt hại (mất mát, hao hụt, chi phí thiệt hại do phá đi làm lại…) không tính vào giá thành và giá thành gồm chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, phần chi phí phát sinh từ chi phí kỳ trước được phân bổ cho kỳ này, phần chi phí được trích vào giá thành.
-Xét đối với từng công trình, hạng mục công trình, chi phí sản xuất bao giá thành gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ trong quá trình sản xuất sản xuất thi công xây lắp công trình, hạng muc công trình còn giá thành sản phẩm bao giá thànhồm chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nhưng không giá thành gồm phần chi phí thiệt hại không tính vào giá thành và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghệp xây lắp trong điều kiện kế toán trên máy.
4.1. Một số vấn đề chung về kế toán trên máy:
Hiện nay ở nước ta công nghẹ thông tin phát triển mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt trong mấy năm gần đây. Các phần mềm kế toán thường có đặc điểm: Tính tự động hoá, tính động ( nhiều phần mềm cho phép sửa đổi, thêm bớt các chức năng, dữ liệu sẵn có nhằm phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của doanh ngiệp) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán. Hiện nay, xu hướng sử dụng phần mềm kế toán rất đa dạng, mỗi doanh nghiệp thường áp dụng phần mềm kế toán riêng. Tuy nhiên, các phần mềm kế toán cũng như việc áp dụng tin học vào công tác kế toán trong doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu và nguyên tắc sau:
-Hoàn thành tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng kế toán máy phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của đơn vị.
-Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý tài chính nói chung và các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán nói riêng.
-Đảm bảo phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý,trình độ kế toá của đơn vị.
-Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ và tự động hoá cao trong đó phải tính đến độ tin cậy, an toàn và bảo mật.
-Trang bị đồng bộ cơ sở vật chất, đẩm bảo việc đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức kế toán trên máy, song phải tiết kiệm và hiệu quả.
-Đối với các doanh nghiệp áp dụng kế toán máy cần phải thực hiện một số công việc để bắt đầu sử dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán ở doanh nghiệp.
*Tổ chức bộ máy kế toán:
Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ rang chú trọng đến vấn đề quản trị người dùng, phân quyền nhập liệu cũng như các quyền khác.
*Tổ chức mã hoá và đăng nhập các đối tượng cần quản lý:
Đối với từng phần mềm kế toán, các đối tượng cần đăng nhập và mã hoá có thể khác nhau song thông thường các đối tượng sau cần được đăng nhập và mã hoá: Danh mục chứng từ, danh mục tài khoản kế toán, danh mục khách hàng, danh mục vật tư sản phẩm hàng hoá, danh mục tài sản cố định, danh mục đối tượng chi phí …
*Tổ chức chứng từ kế toán:
Việc tổ chức chứng từ kế toán phải xây dựng hệ thống danh mục chứng từ, tổ chức hạch toán ban đầu, tổ choc kiểm tra thông tin trong chứng từ kế toán và tổ chức luân chuyển chứng từ cho phù hợp.
*Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Ngoài việc sử dụng hệ thống tài khoản trong chế độ kế toán hiện hành cần phải xây dựng các tài khoản chi tiết theo yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản trị mọi bộ doanh nghiệp.
*Tổ chức hệ thống sổ, báo cáo kế toán:
Tổ chức hệ thống sổ, báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị và đăng nhập hệ thống này trên phần mềm kế toán.
4.2. Kế toán chi phí sản xuất
4.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí là phạm vi, giới hạn mà các chi phí cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xác định kế toán là khâu đầu tiên, quan trọng của tổ choc hạch toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất kà việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay xác định nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí.
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp cần phải dựa vào căn cứ sau:
-Đặc điểm và công dụng của chi phí .
-Đặc điểm, tính chất sản xuất của đơn vị (ví dụ phân xưởng, tổ, đội…)
-Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt.
-Quy trình công nghệ sản xuất.
-Yêu cầu về trình độ hạch toán.
-…
Đối với xây dựng cơ bản là hoạt đọng phát sinh nhiều chi phí , quy trình sản xuất phức tạp và sản phẩm mang tính đơn chiếc, có quy mô lớn và tính lâu dài. Mỗi công trình lại bao gồm nhiều hạng mục công trình, sản xuất theo đơn đặt hàng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được chi tiết theo tong công trình, hạng mục công trình. Ngoài ra, tuỳ theo công việc cụ thể có thể tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng hay giai doạn công việc hoàn thành.
4.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất :
Tuỳ theo đặc điểm của loại chi phí là chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán có thể sử dụng một trong hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp trực tiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp.
4.2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp :
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng khi các chi phí phát sinh chỉ liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp tập hợp: Chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì tiến hành tập hợp chi phí đó, tức là kế toán lấy số liệu ở chứng từ gốc liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và ghi thẳng cho đối tượng đó mà không cần tính toán phân bổ.
4.2.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp :
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp dụng khi phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được.
Phương pháp phân bổ: Khi các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chi tất cả đối tượng chịu chi phí liên quan, sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo công thức:
Ci : Chi phí sản xuất cho đối tượng thứ i
: Tổng chi phí sản xuất
: Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ
4.2.3. Kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản
Giá thành sản phẩm xây lắp theo quy định hiện nay gồm bốn khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Chi phí này phù hợp với cách phân loại chi phí xây lắp theo khoản mục. Vì vậy, việc tổ chức hạch tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ lần lượt theo bốn khoản mục này. Trong các doanh nghiệp xây lắp do đặc thù về kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật nên hình thức kế toán hàng tồn kho được áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đây, sau đây em xin được trình bày phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
4.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong công tác xây lắp. Do vậy, việc hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng để xác định lượng tiêu hao vật chất trong xản xuất cũng như tính chính xác hợp lý của giá thành công tác xây lắp. Trong hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp cần chú ý:
-Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở những chứng từ gốc liên quan, theo số lượng thực tế đã sử dụng và giá thành thực tế xuất kho.
-Trong điều kiện vật tư không thể xác định cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình thì tập hợp chung cuối kỳ hạhc toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý: Có thể tỉ lệ với định mức tiêu hao…
-Cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành phải kiểm kê vật liêu chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời phải đúng số liệu thu hồi ( nếu có) theo từng đối tượng công trình.
-Kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu áp dung trong xây dựng cơ bản và phải tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó.
Để phản ánh chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản TK621- “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, từng khối lượng xây lắp, các giai đoạn quy ước đạt điểm dừng kỹ thật có dự toán riêng. TK621 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK liên quan
TK152,153
TK 621
TK 154
Giá thành thực tế vật liệu xuất kho
K/c CPNVLTT
TK111,112,331
Giá thực tế vật liệu mua ngoài
TK133
Thuế GTGT
TK141(1413))
TƯ giá trị KLXL nội bộ
Thanh toán tạm ứng
Vật liệu không sử dụng hết nhập kho
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK111,112
TK334
TK334
TK154
K/c CPNC
Lương, phụ cấp phải trả CN
TK335
Trích trước tiền lương nghỉ phép
TK111
Tiền công trả cho NC thuê ngoài
TK141(1413))
Thanh toán TƯ
TƯ KLXL nội bộ
Trong điều kiện kế toán trên máy, chứng từ phát sinh liên quan đến phần hành kế toán chi phí nhân công trực tiếp (như bang tính lương, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hợp đồng giao khoán, giấy thanh toán tạm ứng…) Sau khi được luân chuyển qua các bộ phận kế toán liên quan, cuối cùng chuyển về bộ phận chịu trách nhiệm nhập liệu, sau khi tiến hành nhập liệu, số liệu trên chứng từ sẽ được máy cập nhật ngay vào các sổ kế toán liên quan như (sổ cái các tài khoản TK622, TK334, sổ chi tiết TK622…) và được lưu trữ dưới hình thức tệp in.
4.2.3.3 Chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là một xe náy sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: Máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, ôt vận chuyển đất đá ở công trường… các loại thi công doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài.
Để phản ánh chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng TK623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”. TK này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho xây lắp và chỉ sử dụng để hạch tián đối với những doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương pháp thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy.Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp hoàn toàn bằng máy thi công thì không sử dụng tài khoản này mà doanh nghiệp hạch toán chi phí xây lắp trực tiếp vào các tài khoản TK621, 622, 627. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sử dụng máy thi công.
TK623 có 6 TK cấp 2:
+TK6231 “Chi phí nhân công sử dụng máy thi công”
+TK6232 “Chi phí vật liệu”
+TK6233 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
+TK6234 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
+TK6237 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+TK6238 “Chi phí khác bằng tiền”
TK623 có thể được mở chi tiết cho cho từng loại máu thi công hoặc từng nhóm máy cùng loại.
Kế toán chi phí sử dung máy thi công phụ thuộc vào hình thức tổ chức sử dụng máy thi công: Tổ chức sử dụng máy thi công riêng biệt thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội xây lắp.
*Nếu tổ chức đội máy thi công riêng và đội máy có tổ chức hế toán riêng:
+Kế toán các chi phí liên quan đến đội máy thi công:
Nợ TK 621,622,627
Có TK 152, 111, 334…
+Cuối kỳ, kết chuyển chi phí , tính giá thành ca máy hay một đơn vị khối lượng mà máy thi công đã hoàn thành:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đội máy thi công)
Có TK 621,622,627
+ Chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán như sau:
-Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ sử dụng máy thi công lẫn nhau mà không có tổ chưc kế toán riêng ở đội máy thi công, ghi:
Nợ TK623
Có TK 154
-Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ sử dụng máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, quan hệ giữa đội máy thi công với doanh nghiệp xây lắp là quan hệ thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp, được tiến hành hạch toán như sau:
Đội máy thi công
Khi được doanh nghiệp thanh toán về ca máy hay khối lượng máy đã hoàn thành, ghi:
Nợ TK 136- phải thu nội bộ (Nếu chưa thu)
Nợ TK111,112 (Nếu đã thu)
Có TK152- Doanh thu nội bộ
Có TK 333 (3331) ( Nếu đã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
Cuối kỳ, kết chuyển giá thành thực tế về ca máy hay hay khối lượng máy đã hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK154
Doanh nghiệp xây lắp ghi:
Khi nhận ca hay khối lượng máy thi công đã hoàn thành do đội máy thi công bàn giao, ghi:
Nợ TK623(6238)
Nợ TK133 (Nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 336 (Nếu chưa trả tiền)
Có TK111, 112 (Nếu đã trả tiền)
*Nếu Doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội may thiu công riêng biệt hoặc có tổ chưc kế toán riêng cho đội náy thi công:
Sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công
TK 152,153,111…
TK 111,112,331
TK334,111
TK623
TK154
Chi phí nhân công điều khiển máy
Chi phí vật liệu sử dụng máy
Thuế GTGT
TK214
TK133
TK133
TK liên quan
TK liên quan
K/c chi phí sử dụng máy TC
TƯ KLXL nội bộ
Thanh toán TƯ
Chi phí DVMN, cphí bằng tiền khác
Thuế GTGT
*Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thuê ca máy thi công:
-Khi thuê máy thi công, số tiền phải trả cho đơn vị cho thuê thao hợp đồng thuê, ghi:
Nợ TK 623
Nợ TK 133 (Nếu được khấu trừ thuế giá trị gia tăng)
Có TK 331 (Nừu chưa trả tiền)
Có TK 111,112 (Nếu đã trả tiền)
-Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào đối tượng tập hợp chi phí xây lắp, ghi:
Nợ TK 154
Có TK623
Trong điều kiện trên máy, căn cứ vào các chứng từ phát sinh liên quan đến việc sử dụng máy thi công (Phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, nhật trình sử dụng máy thi công…) sau khi đã thực hiện đối chiếu, luân chuyển giữa các bộ phận liên quan, bộ có trách nhiệm nhập liệu sẽ tiến hành nhập liệu, máy tính sẽ xử lý và cập nhật vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ cái TK 623,…, sổ chi tiết TK 623… và được lưu trữ dưới tệp tin.
4.2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý thi công phát sinh trong các bộ phận, tổ đội sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp xây lắp: Kế toán chi phí sản xuất chung cần phải tôn trọng những quy định sau:
-Phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng công trình, hạng mục công trình, đồng thời phải chi tiết theo từng điều khoản quy định.
-Thường xuyên kiểm tra việc các định mức chi phí sản xuất chung và các khoản có thể giảm chi phí sản xuất chung.
-Khi thực hiện khoán chi phí sản xuất chung cho các đội xây dựng thì phải quản lý tốt định mức đã giao khoán, từ chối không thanh toán cho các đội nhận khoán số chi phí sản xuất chung ngoài định mức, bất hợp lý.
Để phẩn ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đội xây lắp, từng công trình, hạng mục công trình.
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản sản xuất chung trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK154.
*Tài khoản này không có số dư và có 6 Tk cấp2:
+TK 6271 “chi phí nhân viên đội sản xuất”: Gồm tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả nhân viên quản lý đội, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý và công nhâm xây lắp, các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên.
+TK6272 “chi phí nguyên vật liệu”: Giá trị vật liệu dùng cho quản lý đội xây dựng
+TK 6273 “chi phí dụng cụ sản xuất”: Giá trị thực tế công cụ, dụng cụ xuất dùng cho quản lý đội xây dựng
+TK6274 “chi phí khấu hao TSCĐ”: Khấu hao TSCĐ dùnh cho quản lý đội xây dựng
+TK6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài”: ví dụ chi phí điện, nước, sửa
chữa lớn TSCĐ thuê ngoài…
+TK6278 “chi phí bằng tiền khác”: Như chi phí tiếp khách, văn phòng phẩm…
*Phương pháp hạch toán:
-Tập hợp chi phí sản xuất chung theo các nội dung trên:
Nợ TK627 (chi tiết theo từng TK cấp 2 và theo từng công trình, hạng mục công trình nếu có thể)
Có TK liên quan :334,338,152,153,214,111,…
-Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK154 (chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình)
Có TK627
Trong điều kiện kế toán trên máy, chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung được tập hợp trong kỳ ( như phiếu xuất kho, bảng tính lương, bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội,…) sau khi được đối chiếu, luân chuyển qua các bộ phận, cuối cùng được chuyển về bộ phận nhập liệu, sau khi nhập liệu máy sẽ cập nhật vào các sổ: Sổ cái TK627, sổ chi tiết TK6271,6272…, sổ cái TK liên quan…và dược lưu trữ dưới dạng các tệp tin.
4.2.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản sản xuất xây lắp toàn doanh nghiệp
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất xây lắp theo bốn khoản mục trên, cuối kỳ, kế toán phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí xây lắp vào TK154- “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ:
K/c phân bổ cphí NCTT
K/c phân bổ cphí NVLTT
K/c phân bổ cphí SXC
K/c phân bổ cphí sử dụng máy thi công
TK 621
TK154
TK 622
TK627
TK 623
Trong điều kiện kế toán trên máy, các phần mềm kế toán đã cài đặt các bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ, bộ phận chịu trách nhiệm nhập liệu chi cần chọn tiêu thức phân bổ thích hợp với từng khoản và yếu tố chi phí, máy sẽ tự động thực hiện phân bổ và kết chuyển, đồng thời cập nhật số liệu vào các sổ kế toán liên quan như: Sổ cái TK621,622,…,154, sổ chi tiết TK154,621,… và lưu trữ dưới dạng các tệp tin.
4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp chưa được chủ dầu tư nghiệm thu hoặc chấp nhận thanh toán:
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
Sản phẩm dở dang trong xây dựng được xác định bằng phương pháp kiểm kê khối lượng cuối kỳ. Việc tính giá trị sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu.
+Nếu sản phẩm xây lắp theo quy định bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ công trình hoặc hạng mục công trình chưa bàn giao thanh toán thì được coi là sản phẩm xây lắp dở dang. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh thuộc công trình, hạng mục công trình đó đều là chi phí của sản phẩm dở dang. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh sẽ được tính vào giá thành công trình.
+Nếu những công trình hoặc hạng mục công trình được bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn xây dựng, lắp đặt thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao thanh toán là sản phẩm dở dang.Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ được tính một phần cho sản phẩm đởang cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình theo công thức:
CP thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
Cp thực tế KLXL dở
Dang cuối kỳ
+
Cp thực tế của của NVL phát sinh trong kỳ
ì
CP dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành
Cp đự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
Cp dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành
+
Ngoài ra, đối với xây dựng công trình, hạng mục công trình có thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được chủ đầu tư thanh toán sau khi thoành thành toàn bộ công việc. Lúc này giá trị sản phẩm làm giở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá.
4.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
4.4.1. Đối tượng tính giá thành
Để đo lường hiệu quả hoạt động của mình, các doanh nghiệp phải xác định đúng, đủ, chính xác gía thành sản phẩm. Và công việc đầu tiên là phải xác địng được đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm. Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tính giá thành của sản phẩm xây lắp thường trùng với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
4.4.2. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian mà doanh nghiệp thực hiện tính giá thành . Kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất và hình thức nghiệm thu bàn giao khối lượng sản phẩm hoàn thành. Thông thường, đối tượng có chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành được chọn là tháng, đối với doanh nghiệp xây dựng có chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp được hoàn thành nghiệm thu, bàn giao và thanh toán.
4.4.3.Phương pháp tính giá thành
Căn cứ vào mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu quản lý tổ chức sản xuất để xác dịnh phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
Hiện nay, ở các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng hai phương pháp sau:
*Phương pháp tính gía thàn trực tiếp:
Theo phương pháp này, giá thành thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh được tập hợp cho sản phẩm đó sau khi đã tính chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành , kỳ tính giá thành phải phù hợp với kỳ báo cáo, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, ổn địng. Như vậy, giá thành sẽ được tính theo công thức sau:
Z=Dđk+C-Dck
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm xây lắp
Dđk , Dck : Giá trị công trình, hạng mục công trình dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
*Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
*Phương pháp tính gias thành theo địng mức
*Phương pháp tính gía thành theo định mức:
4.4.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành xác định được bộ phận phụ trách nhập liệu sẽ nhập số liệu (giá thành từng sản phẩm xây lắp hoàn thành) theo từng định khoản thích hợp hoặc thực hiện các bút toán kết chuyển được cài đặt sẵn, máy sẽ tự cập nhật số liệu vào các sổ liên quan như: sổ cái TK154,TK632…; sổ chi tiêt TK632… và được lưu trữ dưới dạngcác tệp tin
CHƯƠNG 2
Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sông đà 909.
1. Đặc điểm chung của Công ty Cổ phần Sông Đà 909.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Sông Đà 909.
Công ty Cổ phần Sông Đà 909 là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà. Khi mới thành lập Công ty có tên gọi là "Xí nghiệp xây lắp thi công cơ giới Sông Đà 903" Theo quyết định số 05 TCT-TCLĐ ngày 23/12/1998 của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Tổng Công ty xây dựng Sông Đà.
Xí nghiệp xây lắp thi công cơ giới Sông Đà 903 là đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc theo phân cấp của Công ty, hạch toán kinh tế độc lập, đủ tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây và được sử dụng con dấy riêng theo quy định. Ngay từ khi mới thành lập, Xí nghiệp đã được Tổng Công ty và Công ty giao nhiệm vụ thi công cải tạo quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn và Thường tín – Cầu rẽ, công trình được đầu tư bằng vốn nước ODA nên yêu cầu cầu về tiến độ và chất lượng cao.
Qua thời gian hoạt động, xí nghiệp được thành lập và phát triển trong ngành xây dựng cơ bản Bộ xây dựng, tập thể lãnh đạo Công ty cùng cán bộ công nhân viên đã đoàn kết, thống nhất ý chí, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp trưởng thành và phát triển.
Đến ngày 25/07/2003 Xí nghiệp xây lắp thi công cơ giới Sông Đà 903 thuộc Công ty Sông Đà 9 chuyển thành Công ty Cổ Phần Sông Đà 909 theo quyết định 995/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Sông Đà 909.
Tên giao dịch quốc tế: Song Da Joint Stock Company N0909.
Trụ sở chính: Toà nhà Tổng Công ty Sông Đà.
Đường Phạm Hùng - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 047.684495.
Fax: 047.684490
Công ty cổ phần Sông Đà 909 được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút vốn để phát triển doanh nghiệp.
Thời gian hoạt động của công ty cổ phần Sông Đà 909 là 50 năm kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc chấm dứt thời gian hoạt động của công ty do đại hội đồng cổ đông quyết định phù hợp với quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập la 3.000.000.000 đồng được chia làm 30000 cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 đồng Việt Nam trong đó:
-Cổ phần nhà nước: không
-Cổ phần do công ty Sông Đà 9 nắm giữ: 1665.000.000 đồng chiếm 55.5% vốn điều lệ, bằng 55.5% giá trị cổ phần phát hành.
-Cổ phần do người lao động trong công ty nắm giữ 1335.000.000 đồng chiếm 44.5% vốn điều lệ, bằng 44.5% trị giá cổ phần phát hành.
Cổ phiếu của công ty cổ phần Sông Đà 909 phát hành gồm có cổ phiếu có ghi danh và cổ phiếu không ghi danh.
Với sự phấn đấu vươn lên không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, kỹ sư kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và sẵn sàng làm thêm các công trình phục vụ nhu cầu xã hội.
1.2.Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Công ty cổ phần Sông Đà 909 được hình thành trong sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường,với nhiệm vụ và yêu cầu thách thức mới của xã hội của ngành nghề kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu gồm:
-Nhận thi thầu các công trình dân dụng, giao thông đường bộ các cấp, xây dựng công nghiệp, sân bay bến cảng, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện, thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước, gia công lắp đặt đường ống công nghệ và ap lực, lắp đặt hệ thống điện lạnh , trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm các loại, nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn.
-Sản xuất kinh doanh vật liêu xây dựng: Gạch ngói, đá, cát sỏi, tấm lợp, gỗ dùng trong xây dựng và trong tiêu dùng khác.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghệ xây dựng. Kinh doanh xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
-Kinh doanh vận tải hàng hoá.
-Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, văn phòng tho thuê kinh doanh bất động sản.
-Đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện, bán điện.
1.3.Đặc điểm của quy trình sản xuất thi công xây lắp của Công ty
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên điều kiện tổ chức sản xuất cũng như sản phẩm của Công ty có nhiều khác biệt so với các ngành khác. sản phẩm chu yếu của Công ty là sản phẩm thi công cơ giới các công trình kết cấu hạ tầng. Trong thời gian này, nhiệm vụ chính của Công ty là thi công công trình giao thông đường bộ và một số công trình san lấp mặt bằng có giá trị nhỏ khác. đối với việc thi công đường giao thông, Công ty đều phải tuân theo quy trình công nghệ sau:
Quy trình công nghệ của công ty
Dọn dẹp mặt bằng
Thi công phần thô
Hoàn thiện công trình
Thi công cống
Tạo cảnh quan môi trường sơn kẻ mặt đường, chiếu sáng
Đắp bao
Đào lắp thông thường
Tạo cảnh quan môi trường sơn kẻ mặt đường, chiếu sáng
Kết cấu mặt đường
Làm nền móng, dưng cốt pha, bê tông cốt
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý của của các doanh nghiệp noi chung của công ty cổ phần nói Sông Đà 909 nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến thất bại hay tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trinh sản xuất kinh doanh. Mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau, thị trường khac nhau thì phải tổ chức bộ máy cũng phải khác nhau. Là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mo hình trực tuyến tham mưu, theo cơ cấu của công ty cổ phần, có sự hoạt động của tổ chức Đảng, công đoàn. Việc quản lý công ty do Hội đồng quản trị của công ty trực tiếp điều hành, bao gồm các phòng ban và các tổ đội sản xuất
-Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết theo quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty , là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty . Gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, đại hội đồng cổ đông thường niên, đại hội đồng cổ đông bất thường.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty , quyết định mọi vấn đề liên quan đến muc đích, quyền lợi của công ty trù những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
-Ban giám đốc: Có chức năng điều hành hoạt động của công ty một cách thống nhất. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh do hội đồng quản trị bổ nhiệm.
-Ban khiểm soát: Là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị điều hành của công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bãi miễn với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín.
* Các phòng ban chức năng gồm:
-Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán yhống kê điều lệ tổ chức kế toán nhà Nước và công tác quản lý tài chính ở công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cấp trên, Nhà Nước về công tác tài chính kế toán của đơn vị.
-Phòng kinh tế kỹ thuật: Giúp giám đốc công ty công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh công tác kỹ thuật, công tác định hướng sản xuất và tham mưu về phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Phòng vật tư cơ giới: Giúp giám đốc quản lý toàn bộ xe, máy, thiết bị và vật tư nhiên liệu của dơn vị, việc mua sắm và trao đổi vật tư phụ tùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
-Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc quản lý lao động điều hành nhân lực nội bộ, bố trí cán bộ và công nhân thi công các công trình. Thực hiện công tác giám sát tiền lương, tiền thưởng. Liên hệ với cơ quan bảo hiểm làm thủ tục giải quyết chế độ chính sách và những chế độ xã hội khác theo quy định ban hành.
- Phòng đầu tư thị trường : Tham mưu cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, đẩm trách toàn bộ công tác kỹ thuật thi công và tìm kiếm tiếp thị đấu thầu công trình.
- Các đội sản xuất bao gồm :
+ Đội thi công tổng hợp số 1.
+ Xí nghiệp xây lắp số 1.
+ Xí nghiệp xây lắp 2.
+ Đội thi công tiền tệổng hợp số 3.
+ Đôi thi công tổng hợp số 4.
Mô hình bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Phòng tổ chức hành chính
Ban giám đốc
Phòng đầu tư thị trường
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng QLCG
Đội thi công tổng 1
Xí nghiệp Sơn La
Xí nghiệp Plâyku
Đội tổng hợp số 3
Đội tổng hợp số 4
1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty :
Công ty cổ phần Sông Đà 909 mới thành lập và đi vào hoạt động với quy mô sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, công trình thi công đều ở xa công ty, công ty đã lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung để áp dụng. Hiện nay, do yêu cầu sản xuất và nhân lực hiện có, đồng thời vừa đảm bảo được việc thực hiện các nhiệm vụ cũng như đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau :
-Kế toán trưởng : Phụ trách toàn bộ công tác kế toán tài chín của công ty, tổ chức giám sát hạch toán kế toán từ công ty đến các đội. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty về tính chính xác, tính pháp lý về lĩnh vực kinh tế tài chính của đơn vị.
-Kế toán tổng hợp : Ghi chép cập nhật chứng từ hàng ngày.
-Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ : Chịu trách nhiệm tính tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau đó phân bổ quỹ lương vào các đối tượng có liên quan.
-Kế toán thanh toán : Kiểm tra việc thanh toán tạm ứng và các khoản công nợ ca nhân đồng thời chuyển toàn bộ các chứng từ thanh toán về kế toán nhật ký cchung ghi sổ.
-Kế toán vật tư : Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư của công ty, cuối kỳ lập báo cáo liên quan.
-Kế toán đội : Mỗi đội của công ty đều có kế toán, đội chịu trách nhiệm tổng hợp luân chuyển chứng từ ban đầu. Hàng tháng phải tiến hành chuyển các chứng từ về phòng kế toán để kiểm tra và hạch toán, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trên số sách.
Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán đội
Kế toán trưởng
KT thanh toán lương BHXH, BHYT, KPCĐ
KT tổng hợp (KT : Nhật ký chung)
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư
*Công tác kế toán trong công ty :
Dựa vào tình hình thực tế sản xuất của công ty, bộ máy cán bộ kế toán để tiến hành hiệu quả của công việc kế toán trong công ty, công ty đã lựa chọn :
Hình thức ghi sổ kế toán : Nhật ký chung.
Niên độ kế toán quy định : Từ 1/1 đến 31/12 năm dương lịch.
Phương pháp kiểm kê hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
-Kỳ kế toán : Quý
Căn cứ pháp lý của công tác kế toán trong công ty là các văn bản quyết định chung của Bộ Tài Chính, cụ thể là hệ thống kế toán trong các xí nghiệp xây lắp ban hành theo quy định 1864 ngày 16/12/1998 và các quyết định hạch toán chung toàn tổng công ty do tổng công ty hướng dẫn cụ thể bằng văn bản dựa trên thực tế của tổng công ty. Toàn bộ công tác ghi chép, tính toán, xử lý thông tin tài chính của công ty được thực hiện trên máy vi tính được tổng công ty trang bị theo hệ thống phần mềm kế toán SAS sử dụng cho toàn bộ công ty.
2. Thực tế tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Sông Đà 909 :
Tại công ty cổ phần Sông Đà 909, toàn bộ công tác kế toán thực hiện trên máy vi tính, do vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối thuận tiện. Công việc kế toán quan trọng nhất là việc lập, xử lý, phân loại chứng từ, định khoản kế toán và nhập vào máy. Thông tin đầu ra (sổ sách, báo cáo kế toán …) đều do máy tự xử lý thống kê, tập hợp trên cơ sở đầu vào.
Đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trình tự kế toán trên máy vi tính được tiến hành theo các bước sau :
Kế toán nhập dữ liẹu ban đầu dựa trên các chứng từ kế toán phát sinh và định khoản máy sẽ tự động tính toán, tập hợp chi phí trên các tài khoản chi phí chi tiết theo đối tượng tập hợp dựa trên mã số được mã hoá theo từng công trình và từng khoản mục chi phí.
Cuối kỳ kế toán nhập sản phẩm dở dang và khối lượng sản phẩm hoàn thành sau đó máy sẽ tự động xử lý thông tin, kết chuyển chi phí sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Căn cứ vào sản lượng sản phẩm hoàn thành, máy tự kết chuyển giá trị khối lượng hoàn thành của từng công trình, hạng mục công trình sang tài khoản giá vốn hàng bán.
2.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phấn Sông Đà 909 :
2.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất :
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng chi phối đến toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc riêng của nghành xây dựng cơ bản và đặc điểm tổ chức sản xuất trong kỳ nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được xác định là những công trình, hạng mục công trình riêng biệt.
Mỗi công trình, hạng mục công trình do công ty thực hiện khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết theo dõi riêng và tập hợp chi phí theo từng khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
Công ty thực hiện áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nào sẽ được tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó.
2.1.2. kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Sông Đà 909.
2.1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công, đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng cũng như phản ánh tình hình sử dụng vật liệu đối với từng công trình hạng mục công trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty gồm:
Chi phí nguyên vật liệu chính: Cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép…
Chi phí vật tư phụ xuất dùng phục vụ xe máy thi công.
Chi phí nhiên liệu: Dỗu diezen, dầu máy, dầu thuỷ lực…
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệuc trực tiếp, công ty sử dụng tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở cho từng công trình, hạng mục công trình. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản khác : TK141, TK111, TK331…
cụ thể đối với công trình Cống đường vành đai III, tài khoản được mở dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK62116-Công trình cống đường vành đai III (hay công trình Mỹ Đình). Việc mở chi tiết TK621 để theo dõi, phản ánh chi phí sản xuất được thực hiện trên phần mềm như sau:
Tại màn hình giao diện, kích chuột vào nút hệ thống (hệ thống tài khoản), tại ô "Loại tài khoản", nhấn chuột để vào danh mục loại tài khoản, chọn”chi phí sản xuất kinh doanh”, chọn “chi phí nhiên vật liệu trực tiếp”, nhấn nút [thêm], nhập số liệu ”62116”, nhập tên “công trình cống đường vành dai III”, sau đó nhấn nút [ghi], tài khỏan mới sẽ được đăng ký.
Do công trình cống đường vành đai III là công trình khoán nên công ty tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp nội bộ về các khoản mục chi phí phát sinh thông qua TK141- Tạm ứng được mở chi tiết cho công trình cống đường vành đai III là 1420.
Vật kiệu cho công trình chủ yếu là mua ngoài tại các nhà máy, đại lý vật liệu xây dựng và do đội trưởng đội xây dựng chịu tráhc nhiệm mau. Để tiến hành mua vật liệu phục vụ thi công công trình, đội trưởng đội thi công viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên Phòng Tài chính - Kế toán.
Phiếu chi
Biểu1
Ngày…20……tháng…12…..năm 2004 Số CT
Số 317
Nợ TK: 141 50.000.000
Có TK:
Có TK: 1111 50.000.000
Họ tên người nhận tiền: Hồ Văn Tiền
Địa chỉ: Đội tổng hợp số 1
Lý do chi: Tạm vay tiền mua vật tư phục vụ thi công mương nối
Số tiền: 50.000.000 đồng
(viết bằng chữ: năm mươi triệu đồng chẵn./.)
Kèm theo:
Giám đốc công ty Kế toán trưởng Người lập biểu
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Phan Văn Hùng Tô Ngoc Tuyết Hồ thị Lĩnh
Đã nhận đủ số tiền: (viết bằng chữ)………Năm mươi triệu đồng chẵn
Hà nội, ngày 20 tháng 12năm2004
Người nhận tiền
Nguyễn Thị Ngọc Phượng
+Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý)…………………
+Số tiền quy đổi…………………………….
Phiếu chi sẽ được chuyển đến giám đốc công ty và kế toán trưởng ký duyệt sau dó chuyển tới thủ quỷ xuát tiền chi tạm ứng cho công trình, cuối cùng được chuyển tới kế toán thanh toán cùng vớ giấy đề nghị tạm ứng để tiến hành nhập liệu.
Quy trình nhập liệu:
Tại màn hình nhập liệu, kích chuột vào [ Nhập chứng từ] để vào màn hình nhập liệu.
Dùng chuột chọn ô tổng hợp
Tại ô tháng chọn 12
Tại ô Ngày chứng từ nhập 20
Tại ô Số hiệu nhập 317
Tại ô ngày ghi sổ nhập 20/12/2004
Tại ô Diễn giải nhập: Chi tiền tạm ứng
Tại ô Tài khoản nhập 1420, tại ô phát sinh nợ nhập 50.000.000, nhấn Enter.
Tại ô TK nhập 1111, tại ô phát sinh 0nợ nhập 50.000.000, nhấn Enter.
Cuối cùng nhấn nút [Ghi].
Sau đó máy sẽ tự động kết chuyển số liệu để nhập vào các sổ nhật ký chung (Biểu 4), sổ cái TK141, sổ chi tiết TK 1420, sổ cái TK111.
Đội trưởng đội xây lắp sau khi nhận khoán sẽ căn cứ vào dự toán từng công trình để xác định khối lượng vật tư cần thiết phục vụ thi công. Nhằm đảm bảo tiết kiệm tránh lãng phí, ứ động vốn, chủ công trình sẽ chủ động mua vật tư khi có nhu cầu.
Đối với những vật tư mua về được chuyển thẳng tới chân công trình không qua kho ( cát, sỏi, cọc đá…) trị giá thực tế vật tư xuất dùng cho thi công công trình sẽ bao gồm giá mua vật liệu ( không có thuế GTGT) và chi phí vận chuyển đến chân công trình. Căn cứ vào các hoá đơn mua vật liệu kèm theo chứng từ vận chuyển do đội xây lắp gủi về, kế toán tiến hành nhập liệu vào máy.
Biểu2
Hoá đơn Mẫu số : 01 GTKT – 3LL
Giá trị gia tăng AM/2004B
Liên 2 : Giao cho khách hàng
Ngày 20 tháng 12 năm 2004 0069236
Đơn vị bán hàng : ………………………………………..
Địa chỉ : ………………………………………………….
Số tài khoản :……………………………………………..
Điện thoại :…MS :
Họ tên người mua hàng : Công trình cống bản kép dự án vành đai 3
Tên đơn vị : Công ty cổ phần Sông Đà 909
Địa chỉ : Toà nhà Sông Đà, đường phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm – Hà Nội
Số tài khoản : 120 10 0000 84576 tại SGDI NHĐT & PT Việt Nam
Hình thức thanh toán : CK/ tiền mặt / GT MS : 01 0140535 5
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
B
C
1
2
3= 1ì2
1
Khối lượng vữa
BT tháng 6/2004
51.000.000
2
Khối lượng vữa BT tháng 7/2004
39.680.000
Cộng tiền hàng : 90.680.000
Thuế suất GTGT : 5% Tiền thuế GTGT : 4.534.000
Tổng cộng tiền thanh toán : 95.214.000
Số tiền bằng chữ : Chín lăm triệu hai trăm mười bốn ngàn đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Quy trình nhập liệu
Tại màn hình nhập liệu, chọn ô Tổng hợp
Tại ô tháng chọn 9
Tại ô Ngày chứng từ nhập 20/12/2004
Tại ô Ngày GS nhập 20/12/2004
Tại ô Số hiệu nhập 0069236
Tại ô Diễn giải nhập
Tại ô Tài khoản nhập 13311123, tại ô Phát sinhnợ nhập 4.534.000 nhấn Enter
Tại ô Tài khoản nhập 62116, tại ô phát sinh nợ nhập 90.680.000 nhấn Enter
Tại ô Tài khoản nhập 331126, tại ô Phát sinh có nhập 95.214.000 Enter
Cuối cùng nhấn nút [Ghi]
Sau khi nhập liệu máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào các sổ nhật ký chung(Biêu1), sổ cái tài khoản 62116 sổ chi tiết TK62116, sổ cái TK 331 sổ cái TK 1331.
Đối với những nguyên vật liệu như sắt, thép, xi măng,…vật tư phụ tùng và nhiên liệu phục vụ máy thi công, chủ công trình, chủ điều khiển xe nhận nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng, nhiên liệu xuất từ kho theo số lượng ghi trên giấy yêu cầu xuất. Sau khi thủ kho lập phiếu xuất kho, các đội nhận nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng, nhiên liệu phải lập phiếu tổng hợp để cuối tháng phòng vật tư cơ giới tiến hành quyết toán với chủ công trình, chủ điều khiển xe gủi lên phòng kế toán công ty để theo dõi, đối chiếu và nhập liệu.
VD: Đối với chi phí nhiên liệu phục vụ máy thi công- Công trình Cống đường vành đai III
Công ty Cổ Phần Sông Đà 909 Biểu 3
…-MST: 0101405355 phiếu xuất kho
01/12/2004 Nợ: 6210401
Số : PX : 01 Có: 152
Họ tên người nhận hàng: C trình vành đai III Địa chỉ (bộ phận):…
Lý do xuất kho: Xuât xi măng, thép cho Lưu Xuân Chính phục vụ s/xuất Ctrình vành đaiIII
Xuất tại kho : Kho Mỹ đình
Mã số KH:… Tên KH: …
STT
Tên sản phẩm hàng hoá
Mãsố
Đ.v.t
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thưc xuất
1
Thép f10
0008
Kg
995,00
7.300,00
7.263.500
2
Thép Vis D20
0007
Kg
1.243,00
8.000,00
9.944.000
3
Thép Vis D8
0005
Kg
70,00
8.791,26
615.388
4
Xi măng nghi sơn PC 40
0001
Tấn
6,00
686.363,7
4.118.182
Cộng
21.941.070
Tổng giá trị : 21.941.070
Cộng thành tiền : Hai mươi mốt triệu chín trăm bốn mươi nghìn bảy mươi VND
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ Kho
2.1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Trong công ty cổ phần Sông Đà 909, chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Hơn nữa, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp vụ của đơn vị đối với người lao động do đơn vị quản lý, sử dụng. Do vậy, hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp không chỉ góp phần vào việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình mà còn giúp quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của công ty và động viên và khuyến khích người lao động.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty gồm:
-Tiền lương chính, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất .
-Tiền lương chính, phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân điều khiển máy hti công.
-Tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài theo hợp đồng ngắn hạn.
Để tập hợp khoản mục này, kế toán công ty sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản này mở chi tiếp tài khoản cấp 2 cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể đối với công trình cống đường vành đai III sử dụng tài khoản 62220 và các tài khoản 334- phải trả công nhân viên, tài khoản 338- phải trả, phải nộp khác.
*Hình thức trả lương của công ty được áp dụng đối với từng đối tượng:
+ Đối với lao động trực tiếp trong danh sách: Hình thức áp dụng trả lương là lương sản phẩm. Hàng tháng, ban kinh tế- Kế hoạch sản xuất cho các đội và hế hoạch chi phí nhân công theo đơn giá nhân công và khối lượng công trình được dự tính thực hiện trong tháng. Trong đó, đơn giá nhân công là đơn giá nội bộ do phong Kinh tế-kế hoạch lập dựa trên cơ sở đơn giá quy định của Nhà nước, sự biến động của thị trường và điều kiện thi công cụ thể.
+ Đối với lao động thuê ngoài: Thường là lao động được thuê tại địa điểm thi công công trình, thuê ngoài theo diện ngắn hạn hoặc hợp đồng thời vụ. Do vậy, BHXH, BHYT không trích cho công nhân theo tháng mà đã tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động dựa trên “Hợp đồng kinh tế” và “Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành”.
Đối với công trình cống đường vành đai III, nhân công trực tiếp thi công trong danh sách chủ yếu là công nhân thuộc đội tổng hợp 1.
Để tính lương sản phẩm cho người lao động, kế toán căn cứ vào bảng chấm công, nhật trình sử dung máy thi công và hợp đồng làm khoán, các chứng từ này do kế toán đội tính toán và quản lý, được tổng hợp lại chuyển về phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tính và lập bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp để làm căn cứ cuói tháng trả lương cho công nhân viên và tính chi phí nhân công trực tiếp.
-Bảng chấm công được lập và chấm theo số ngày công sẽ làm căn cứ xác định số công nhân tính lương sản phẩm cho từng công nhân cuối tháng.
- Nhật trình sử dụng xe máy thi công được lập theo dõi hoạt động của
từng máy theo nội công việc ca máy thực hiện.
-Hợp đồng làm khoán được lập giữa bên giao khoán và đội trưởng các đội thi công theo từng công việc và đơn giá khoán. Sau khi hợp đồng khoán được thực hiện xong sẽ có biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành do đội trưởng và cán bộ kỹ thuật xác định để làm căn cứ ghi sổ. Căn cứ vào hợp đồng làm khoán và biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, kế toán xác định mức lương mà đội xây lắp được hưởng trong tháng.
Tổng khối lượng công việc thực hiện trongtháng
Đơn gía một khối lượng công việc
Tổng số lương khoán = ì x
Căn cứ vào bảng chấm công do đội gửi lên, kế toán xác định đơn giá một công và tiền lương mỗi công nhân được hưởng:
Tổng số lương khoán
Tổng số công
Đơn giá một công = —————————
Lương khoán một công nhân
Đơn giá một công
Số công của mỗi công nhân
= ì
Trên cơ sở dó kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng đội xây lắp, căn cứ vào bảng thanh toán lương của các đội , kế toán lập Bảng tổng hợp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Ví dụ: Tính lương khóan tháng 12/2004 cho công nhân tổ 1 đội tổng hợp số 1.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hợp đồng làm khoán số 3 (tháng 12/2004) và bảng chấm công của tổ gủi lên, xác định tổng số lương khoán là 12714000 và số công nhân thực hiện là 390 công. Do đó
12714000
390
Đơn giá một công = = 32600
Vậy lương của Nguyễn Tiến Bằng (22 công) là:
32600ì25 = 815000
Căn cứ trên lương tính được, kế toán lập bảng thanh toán lương tháng 12/2004 cho tổ xây lắp số 1
Căn cứ vào bảng phân bổ lương và BHXH, kế toán nhập liệu theo định khoản:
Nợ TK 62220: 22632032
CóTK 14120:20648500
CóTK 14120: 412970
Có TK 3382 1385790
Có TK 3384: 184772
Công ty căn cứ vào phiếu tạm ứng hoặc bảng tạm ứng để định khoản vào tài khoản 141 và chi tiết cho nó.
Quy trình nhệu liệu:
Tại màn hình nhập liệu, chọn ô Tổng hợp
Tại ô tháng chọn 12
Tại ô Ngày CT nhập 31/12/2004
Tại ô Số hiệu nhập PBL12/04
Tại ô Ngày Gs nhập 31/12/2004
Tại ô Diễn giải nhập PBlương, trích BHXH,BHYT,KPCĐ của công nhân CT cống đường vành đai III
Tại ô Tài khoản nhập 62220, tại ô phát sinh nợ nhập:22632032 Nhấn Enter
Tại ô Tài khoản nhập 14120, tại ô phát sinh nợ nhập:20648500 Nhấn Enter
Tại ô Tài khoản nhập 3382, tại ô phát sinh nợ nhập: 412970 Nhấn Enter
Tại ô Tài khoản nhập 3383, tại ô phát sinh nợ nhập:1385790 Nhấn Enter
Tại ô Tài khoản nhập 3384, tại ô phát sinh nợ nhập: 184772 Nhấn Enter
Cuối cùng nhấn nút [Ghi].
Máy sẽ tự động kết xuất vào các sổ NKC, sổ cái TK141, sổ chi tiết, sổ cái TK 622 và sổ chi tiết, sổ cái TK 3382, 3383, 3384.
Ngoài ra, kế toán công ty còn hạch toán vào tài khoản chi phí nhân công thuê đơn vị khác. Căn cứ vào hợp đồng tính số phải trả và định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 3311
2.1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung :
Chi phí sản xuất gồm rất nhiều loại chi phí có tính chất khác nhau. Trong giá thành sản phẩm xây lắp khoản mục chi phí sản xuất chung có tỷ trọng tương đối lớn. Để đạt dược mục tiêu quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì một trong những điều kiện quan trọng là phải biết sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất chung một cách hợp lý.
Để tập hợp các loại chi phí thuộc khoản mục này, kế toán công ty sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết 6TK cấp 2:
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 – Chi phí vật liệu
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí bằng tiên khác
Mỗi tài khoản trên được mở cho từng công trình, hạng mục công trình khác nhau. Trong công ty có sự phân công lao động cụ thể nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung là phương pháp trực tiếp, do đó công ty sử dụng phương pháp kế toán tương đối đơn giản vì không phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng. Việc hạch toán cụ thể đối với từng chi phí như sau:
*Đối với chi phí nhân viên phân xưởng:
Trong công ty toàn bộ các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH của nhân viên quản lý đội ( Đội trưởng, Phó đội trưởng, nhân viên kỹ thuật, kế toán đội…) được hạch toán vào TK 6271. Ngoài ra kế toán còn hạch toán tiền ăn ca cho công nhân vào tài khoản này.
Hình thức trả lương đối với nhân viên phân xưởng cũng là lương khoán theo sản phẩm, cụ thể theo hệ số lương khoán. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ 5% BHXH và 1% BHYT nhân viên quản lý phải chịu tính theo lương cơ bản. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tiến hành nhập dữ liệu theo định khoản
Nợ TK 6271
Có TK 141
Có TK 3383, 3382, 3384
Quy trình nhập liệu: Như đã trình bày ở phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Máy sẽ tự động nhập dữ liệu vào Sổ Nhật ký chung (Biểu 4) , Sổ chi tiết TK 6271, Sổ cái TK 3382, 3383, 3384, Sổ cái và Sổ chi tiết TK 141.
*Kế toán chi phí vật liệu:
Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động của đội bao gồm: tiền mua cótép, dây điện, công tơ, cầu dao, giây thép, thép lưới và các chi phí khác về vật liệu phục vụ cho hoạt động của đội xây lắp.
Để tập hợp chi phí này công ty sử dụng TK 6272 – Chi phí vật liệu, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể đối với công trình cống Đường vành đai III là TK 627215.
Cuối tháng căn cứ vào các hóa đơn chứng từ thanh toán về khoản chi phí vật liệu phục hoạt động chung của đội, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi nhập liệu theo định khoản
Nợ TK 627
Có TK liên quan
Quy trình nhập liệu đã đề cập ở phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Máy sẽ tự động nhập dữ liệu vào Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 141, Sổ chi tiết TK 141, Sổ chi tiết TK 6272, Sổ cái TK 1331.
*Chi phí dụng cụ sản xuât:
Chi phí dụng cụ sản xuất của đội bao gồm: tiền mua dụng cụ như quạt thông gió, máy thủy chuẩn, máy bơm nước… và các chi phí khác về dụng cụ phục vụ hoạt động chung của đội.
Để tập hợp chi phí này kế toán sử dụng TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng công trình. Cụ thể đối với công trình Cống Đường vành đai III là TK 627316.
Cuối tháng căn cứ vào hóa dơn chứng từ thanh toán về các khoản chi mua dụng cụ sản xuất phục hoạt động chung của đội và tiến hành nhập liệu.
*Chi phí khấu hao TSCĐ
Bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định như máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, như máy xúc, máy ủi, ô tô vận tải… và các máy móc phục vụ quản lý…
Kế toán căn cứ vào các biên bản giao nhận tài sản do Nhà nước cấp, bên nhận thầu bàn giao và nhập vào may nguyên giá kèm theo mã số, số năm sử dụng của tài sản sau đó máy sẽ tự động tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng và cho phép in ra các sổ chi tiết TK 627420 (Biểu 9) Bảng chi tiết phân bổ khấu hao, tổng hợp phân bổ khấu hao, sổ cái TK214.
Công ty cổ phần sông đà 909 chi tiết phân bổ khấu hao
…-MTS : 0101405355 Tháng 12 năm 2004
Tên
Số hiệu
2141
2142
2143
627410
Máy trộn bê tông
21130707-01
627410- CT cáp quang
8.855.740
Ô tô Huyn đai 18k-4870
21140110-05
627410- CT cáp quang
Cộng
8.855.740
67420
Máy trộn bê tôngTQ
21130707-02
627420- cống đường vành đai III
80001856
Máy trộn bê tôngTQ
627420- cống đường vành đai III
80.001.856
Máy trộn bê tôngTQ
627420- cống đường vành đai III
80.001.856
Cộng
24.000.558
…
…
…
….
…
….
Công ty cổ phần Sông Đà 909 Tổng hợp phân bổ khấu hao
…-MTS: 0101405355 Tháng 12/2004
Tài khoản ghi nợ
và đối tượng sử dụng
Tài khoản ghi có
2141
2412
2143
627410
627410 –CT cáp quang
8.855.740
Tổng cộng
8.855.740
627420
627420 – CT cống đường vành đai III
24.000.558
Tổng cộng
24.000.558
623407
3.541.451
623407 – công trình đường 176
3.541.451
Tổng cộng
3.541.451
6424
6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
13.748.332
Tổng cộng
13.748.332
Tổng cộng
50146081
…
….
…
…
Tổng số đối tượng sử dụng : 8 Ngày31 tháng 12 năm 2004
Người lập biểu Kế toán trưởng
*Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Bao gồm chi phí điện nước, chi phí thuê máy thi công, chi phí sửa chữa nhỏ … và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
Chi phí cho công trình nào thì hạch toán cho công trình đó. Đối với chi phí sửa chữa nhỏ là loại chi phí không được công ty lập dự toán trước và chi phí này không quá lớn. Do đó, khi phát sinh kế toán căn cứ vào số tiền ghi trong biên lai thanh toán để ghi sổ. Đối với chi phí khác, kế toán căn cứ vào chứng từ kế rtoán liên quan để tiến hành định khoản và nhập vào máy. Riêng đối với chi phí thuê máy thi công công ty tiến hành thuê máy của đơn vị bên ngoài khi công ty không đủ hoặc không có loại máy đố kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên và biên bảng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để tiến hành nhập liệu.
Công ty sử dụng TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài, để hạch toán loại chi phí này. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình. Công trình Cống Đường vành đai III, kế toán mở TK 627725.
Cuối tháng đội trưởng xây lắp tập hợp các chứng từ, hóa đơn thanh toán với người cung cấp dịch vụ về Phòng Tài chính – Kế toán. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ này kế toán tiến hành nhập liệu vào máy theo định khoản:
Nợ TK 6277
Có TK 141, 3311…
Quy trình nhập liệu đã được đề cập ở phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Máy tự động kết chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 141, Sổ chi tiết TK 141, Sổ chi tiết TK 6277, Sổ chi tiết TK 331
*Chi phí bằng tiền khác:
Công ty sử dụng TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác để phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên bao gồm: Chi phí đi công tác của công nhân viên, chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch và các chi phí khác như tiền chi trả tiền điện thoại, tiền thuê trụ sở, thuê kho bãi…
Đối với các khoản chi phí này kế toán quản lý và ghi sổ dựa trên các chứng từ do kế toán đội thu thập và chuyển đến như: Vé tàu xe, máy bay của công nhân viên trong công ty đi công tác, phiếu chi tiếp khác, chi phí cho nghiệm thu công trình… kế toán nhập số liệu vào máy theo định khoản:
Nợ TK 6278
Có TK 141
Quy trình nhập cũng đã được đề cập ở trên, máy sẽ tự động kết chuyển số liệu vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TK 6278, Sô cái TK 141, Sổ chi tiết TK 141.
2.1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ.
Để tập hợp chi phí sản xuất thi công và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ, công ty sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể, công trình cống Đường vành đai III, tài khoản chi tiết được mở để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ là TK 15420 – Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang – Công trình cống Đường vành đai III.
Do áp dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán nên giúp cho kế toán tổng hợp chi phí một cách dễ dàng nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Để tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất, kế toán nhập vào máy theo định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627
Cụ thể, như kết chuyển chi phí công trình cống Đường vành đai III:
Quy trình nhập liệu:
Tại màn hình nhập liệu chọn kết chuyển
Tại ô tháng chọn 12
Tại ô Ngày CT nhập 31/12/204
Tại ô Ngày GS nhập 31/12/2004
Tại ô số hiệu nhập : K/C 01.1
Tại ô diễn giải nhập : K/C chi phí trực tiếp Đường vành đai III
Tại ô tài khoản nhập tên các tài khoản chi phí. Sau mỗi lần nhập tên của từng tài khoản máy sẽ tự động cộng dồn số dư nợ quý IV/ 2004 trên các tài khoản đó và ghi vào ô phát sinh có.
Tại ô tài khoản nhập : 62116, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 1.352.772.750
Tại ô tài khoản nhập : 62220, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 175.913.804
Tại ô tài khoản nhập : 627120, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 8.157.000
Tại ô tài khoản nhập : 627215, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 72.362.066
Tại ô tài khoản nhập : 627316, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 77.376.719
Tại ô tài khoản nhập : 627420, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 21.428.568
Tại ô tài khoản nhập : 627725, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 515.163.355
Tại ô tài khoản nhập : 627820, tại ô Phát sinh có tự động ghi: 109.461.429
Tại ô tài khoản nhập : 15420, máy tự động điền giá trị vào ô Phát sinh nợ: 2.332.635.619
Cuối cung nhấn nút “Ghi”
Máy tự động cập nhật số liệu vào các Sổ Nhật ký chung (Biểu 4), Sổ cái TK 154, Sổ chi tiết TK 15420, Sổ cái TK 621, 622, 627, Sổ chi tiết TK 62116, 62220, 627215, 627316, 627420, 627725, 627820.
2.2. Đánh gía sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Để tính được khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế cho khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Thông thường kế toán tiến hành đánh gía sản phẩm làm dở cuối quý, xong đối với nhứng công trình có thời điểm thanh toán và bàn giao không trùng với kỳ tính giá thành, kế toán vẫn tiến hành đánh gía sản phẩm làm dở vào thời điểm thanh toán.
Đối với công ty việc hạch toán sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, kỳ tính gía thành xây dựng hoàn thành là cuối quý nên để xác định được thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý, phải tính được khối lượng xây lắp dở dang cuối quý. Khối lượng xây lắp dơ dang cuối quý là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy đinh và được xác định bằng phương pháp kiểm kê
Biểu 10
Cuối quý phòng Kinh tế - kế hoạch cùng với kỹ thuật viên công trình, chỉ huy công trình tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ cho từng công trình. Bộ phận kế toán ghi nhận được “Bản kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang” cuối kỳ từ Phòng Kinh tế – kế hoạch gửi sang sẽ tiến hành xác định khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ theo công thức:
Giá trị dự toán của khối lượng dỡ dang cuối kỳ
==
Khối lượng dỡ dang
XX
Đơn giá dự toán
Từ đó kế toán xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ theo công thức:
CP thực tế khối lượng xây lắp dỡ dang cuối kỳ
+=
CP thực tế KLXL dơ dang đầu kỳ
++
Chi phí thực tế của KLXL phát sinh trong kỳ
xX
Giá trị dự toán của KLXL dỡ dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành
Giá trị dự toán KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
++
Giá trị dự toán của KLXL dỡ dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành
2.3. Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp
2.3.1. Đối tượng tính giá thành
Xuất phất đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản của nghành xây lắp và tình hình thực tế của công ty, đối tượng tính giá thành cũng đồng thời là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm xây lắp cũng được tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Kỳ tính giá thành của công ty thông thường là theo quý. Xong tuỳ thuộc vào thời điểm bàn giao công trình, hạng mục công trình đã quy định trong hợp đồng mà công ty có hể tính giá thành sản phẩm khác nhau
2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Công ty sử dụng chủ yếu 2 phương pháp : Phương pháp trực tiếp và phương pháp tính giá thành theo đơn đăt hàng . Tuỳ từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương thức thanh toán công ty lựa chọn phương pháp phù hợp.
Đối với phương thức thanh toán là từng công đoan thi công thì công ty sử dụng phương phấp trực tiếp. Còn nếu công ty thanh toán theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao thì công ty sẽ sử dụng phương pháp
tính giá thành theo đơn đặt hàng để tính giá thành.
2.3.3. Tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Sông Đà 909
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển sang TK 154 và chi phí thực tế khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ tính được, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao theo công thức sau:
Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao
=
CP thực tế KLXL dở dang đầu kỳ
+
CP thực tế KLXL phát sinh trong kỳ
-
CP thực tế KLXL dở dang cuối kỳ
Ví dụ: Đối với công trình cống Đường vành đai III
Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao =
2.472.034.784+1.905.325.015-3.115.752.857= 4061606942
Để phản ánh giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành, kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể, CT cống đường vành đai III là tài khoản 6320401. Việc tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành được thể hiện trên bảng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quý IV/2004 (Biểu sau)
Căn cứ vào số liệu trên, kế toán nhập liệu vào máy.
Quy trình nhập liệu:
Tại màn hình nhập liệu chọn ô kết chuyển
Tại ô tháng chọn 12
Tại ô ngày CT nhập 31/12/2004
Tại ô Ngày GS nhập 31/12/2004
Tại ô Số hiệu nhập CT:04
Tại ô Diễn giải nhập xác địng giá vốn các công trình đến 31/12/2004
Tại ô TK nhập 15420, tại ô phát sinh có nhập 4061606942 Nhấn Enter
Tại ô TK nhập 6320401, tại ô phát sinh nợ nhập 4061606942 Nhấn Enter
Cuối cùng nhấn nút [Ghi]
Máy tự động cập nhật số liệu vào các Sổ Nhật ký chung (biểu 4), sổ cái TK154, 632, Sổ chi tiết TK15420, sổ chi tiết TK63217
Chương 3
Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sông Đà 909
1. Những đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Sông Đà 909
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự cạnh tranh đầy khó khăm và gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả và có lợi nhuận. Bên cạnh đó phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Để đạt được điêuì này, vấn đề xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao nhất. Nghĩa là với một yếu tố đầu vào nhất định, các doanh nghiệp phải tạo được kết quả đầu ra tối đa với chất lượng cao nhất hay là doanh nghiệp phải tiết kiệm, hạ thấp các chi phí đầu vào đến mức có thể đồng thời phải phối hợp chúng với nhau một cách khoa học.
Nhận thức được vấn đề trên nên ngay từ đầu bước vào sản xuất kinh doanh vói sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty, sự quan tâm của tổng công ty Sông Đà, công ty đã và đang từng nước khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường song song với việc xây dựng nhièu công trình có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động xây lắp với mục tiêu đảm bảo chất lượng, ký thuật, tiến độ thi công đồng thời tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,nâng cao lợi nhuận, góp phần tạo công ăn việc làm cải thiện mức sống cho cán bộ công nhân viên. Để thực hiện điều này, bên cạnh những quy định, quy chế của Nhà nước, của tổng công ty, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp trong đó việc quản lý chi phí, hạ giá thành là biện pháp quan trọng nhất là do điều kiện đặc thù của ngành xây dựng, giá bán sản phẩm thường được xác định trước vì vậy mà việc tiêsố tiền kiệm chi phí có ý nghĩa quyết định đến viẹc nâng cao lợi nhuận.
Để quản lý chi phí, công ty đã áp dụng các biện pháp khác nhau, ngoài việc quản lý bằng các định mức kinh tế kỹ thuật, bằng dự toán chi phí, bằng các biện pháp ký thuật, công ty còn tăng cường các biện pháp quản lý chi phí thông qua công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Với đặc trrưng vốn có kế toán có thể phản ánh kịp thời, nhanh nhạy nhãng thông tin vê chi phí sản xuất, cung cấp số liệu phục vụ tính toán xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể nói, số liệu kế toán tạp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho quản lý doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung, về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng ở công ty cổ phần Sông Đà, em xin đưa một số ý kiến đánh giá nhận xét sau:
1.1. Ưu điểm:
nhìn chung công ty đã xây dựng mọt mô hình quản lý và hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, việcc kiểm tra hợp lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc lập và luân chuỷên chứng từ theo đúng chế độ ban hành.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo công ty trong việc điều hành sản xuất, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành hợp lý, phù hợp với chế độ hiện nay. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ với sự phân công chức năng nhiệm vụ từng người rất rõ ràng, cụ thể cùng với trình độ, năng lực, sự nhiệt tình, sự trung thực của cấn bộ phòng kế toán đã góp phàn đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý công ty.
Với việc lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung và việc áp dụng phần mềm kế toán SAS trong công ty đã làm giảm đi khối lượng tính toan, ghi chép, có khả năng tổng hợp, hệ thống hoá thông tin nhanh chóng chính xác phục vụ yêu cầu quản trị của doanh nghiệp đáp ứng được một khối lượng nghiệp vụ kinh tế tài chính rất lớn phát sinh ở công ty. Thêm vào đó việc phân ra các đội tổng hợp chịu trách nhiệm thi công các công trình cụ thể riêng biệt đã giúp nhiều cho công tác quản lý cũng như kế toán chi phí sản xuất được trực tiếp, kịp thời chính xác.
Riêng đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán công ty đã hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mực công trình trong từng quý một cách rõ ràng và đơn giản, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cũng khoa học và hợp lý đã giúp cho việc cung cấp số liệu được chính xác kịp thời, phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Những ưu điểm trong công tác quản lý nói chung và trong công tác kế toán nói riêng đã góp phần tióch cực vào quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh của công ty vẫn bộc lộ một số tồn tại nhất định trong công tác kế toán. Từ đó cần thiết phải được xem xét và có những biện pháp khắc phục nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.2. Những tồn tại cần khắc phục:
*Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo quyết định 1864 ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, CPNVLTT chỉ được hạch toán đối với những NVL sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên tài khoản này cũng được công ty sử dụng để hạch toán vật tư xuất dùng phục vụ sửa chữa xe, máy thi công, nhiên liẹu xúât dùng cho xe, máy thi công. Chính vì vậy, đã làm tăng CPNVLTT. Theo số liệu dẫn chứng ở trên CPNVLTT tăng do hạch toán chi phí nhiên liệu phụ phục vụ máy thi công vào TK 621.
Nợ TK 62116
Có TK 152
Mặt khác, về vật liệu sử dụng cho thi công công trình thì chỉ khi có nhu cầu khi chủ công trình hoặc công ty tiến hành mua hoặc xúât kho những số vật liệu còn lại cuối kỳ chưa sử dụng hết cũng chiếm lượng lớn. Do vậy, CPNVLTT phát sinh trong kỳ không được phản ánh chính xác. Thực tế CPNVLTT phát sinh trong kỳ sẽ bao gồm giá trị NVL thực tế mua về hoặc xuất dùng trừ đi giá trị NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng cộng thêm phần giá trị NVL còn lại tại công trình từ cuối kỳ trước.
*Hạch toán CPNCTT:
Cũng theo chế độ kế toán, CPNCTT không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp mà hạch toán vào khoản mục CPSXC và chi phí sử dụng máy thi công. Nhưng công ty vẫn tiến hành hạch toán vào TK 622 làm tăng CPNC.
Ví dụ: Các khoản trích theo lương của tháng 12/2004(đối với công trình Cống đường vành đai III) là 247.776 + 1474.128 = 1721904
Như vậy chi phí nhân công trực tiếp tháng 12 của công trình cống đường vành đai III tăng 1721904 đồng do hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp vào.
*Hạch toán khoản mục CPSXC :
Tk 627-chi phí sản xuất chung được công ty mở 6 TK cấp 2 nhằm tập hợp chi phí có cùng tính chất vào các TK cấp 2, nhưng đôi khi hạch toán vào TK này vẫn chưa hợp lý.
Ví dụ đối với TK 6272-chi phí vật liệu nhằm phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ chung cho toàn đội nhưng có những nghịêp vụ như tiền mua lưới thép không phản ánh vào TK này mà được tập hợp trên TK 6277.
Khoản lãi vay vốn lưu động được phản ánh vào khoản chi bằng tiền khác trong khoản mục chi phí SXC. (cụ thể)
*Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Hiện nay, trong công ty chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào các tài kgoản chi phí khác, mà trong chi phí sử dụng máy thi công lại bao gồm nhiều nội dung chi phí việc hạch toán lẫn vào các tài khoản chi phí khác sẽ không thể hiện rõ được các nội dung chi phí trong chi phí sử dụng máy thi công.
Ngoài ra, còn một nhược điểm phải kể đến là tuy công ty thực hiện kế toán trên máy đã giúp cho công tác kế toán thực hiện tương đối thuận tien, nhanh chóng và chính xác nhưng khi tiến hành dăng nhập và mã hoá các TK chi tiết chưa được khoa học. Ví dụ đối với cùng một công trình việc mở TK chi tiết theo từng công trình không được đăng nhập với cùng một số liệu. Thực tế, với công trình cống đường vành đai 3:
TK 62116 – CPNVLTT
TK 62220- CPNCTT
TK 627120-chi phí nhân viên phân xưởng
TK 627215-chi phí vật liệu
TK 627316-chi phí dụng cụ sản xuất
TK 627420-chi phí khấu hao TSCĐ
TK 627725-chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 627820-chi phí bằng tiền khác
TK 15420-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 63217-giá vốn hàng bán.
Về công tác tính giá thành, công ty không đã tiến hành kết chuyển chi phí, tính giá thành theo tháng mà kết chuyển theo quý làm cho việc theo dõi số liệu không thường xuyên, kịp thời.
2. Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sông Đà 909:
Sau thời gian thực tập, trên cơ sở lý luận đã được học tại trường kết hợp với thực tế ở công ty mà em đã tìm hiểu được, bên cạnh những ưu điểm trong việc hạch toán thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có những mặt cần hoàn thiện. Do vậy để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của công ty cổ phần Sông Đà 909 em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp sau:
2.1. ý kiến thứ nhất: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đối với trường hợp vật tư xuất dùng sửa chữa máy thi công, nhiên liệu phục vụ máy thi công, để phản ánh đúng nội dung tính chất của khoản mục chi phí này công ty nên hạch toán vào TK 623-Chi phí sử dụng máy thi công. Như vậy, phần nhiên liệu phục vụ máy thi công được hạch toán lại như sau:
Nợ Tk 623
Có TK 152
Sự thay đổi về cách hạch toán này không làm thay đổi giá thành công trình nhưng cơ cấu khoản mục thay đổi. Nó sẽ làm tăng tính chính xác của chỉ tiêu giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả phân tích chi phí.
*Phân bổ chi phí nhiên liệu: Trong trường hợp thi công một lúc nhiều công trình như công ty, việc điều chuỷên xe máy thi công giữa các công trình có khả năng xảy ra và đôi khi cũng cần thiết. Mặt khác, trong xây dựng cơ bản và nhất là trong đơn vị thi công cơ giới thì chi phí nhiên liệu là khá lớn, do đó trong trường hợp cùng mọt tháng những xe máy nào cùng thực hiện thi công cho nhiều công trình, công ty nên tiến hành phân bổ chi phí nhiên liệu đối với những xe máy đó nhằm phản ánh đúng chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Việc phân bổ trên là hoàn toàn có thể phân bổ được.
Phòng tài chính kế toán nên yêu cầu kế toán đội lập Bảng kê vật liệu chưa sử dụng cuối kỳ ở những công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh . Bảng kê nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ vòn lại có thể được lập theo biểu sau:
Công ty Cổ phần Sông Đà 909 bảng kê nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ
Tháng … Năm…
Tên công trình
STT
Tên vật liệu
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Tổng cộng
Để lập bảng kê cần thiết tiến hành kiểm kê khối lượng vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ tại công trường. Chú ý đối với cột đơn giá: Ghi đơn giá của từng thứ vật liệu, giá này có thể xác định theo giá đích danh hoặc theo giá của lần nhập gần nhất (FIFO). Cột đơn giá và thành tiền có thể do kế toán trưởng ở phòng tài chính kế toán xác định.
2.2. ý kiến hai: Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Theo QĐ 1864 ngày 16/12/1998 của BTC về chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp xây lắp, toàn bộ các khoản trích theo lơng (BHYT, BHXH, KPCĐ) của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều klhiển máy thi công đợc hạch toán vào tài khoản 6271.
Theo sự hớng dẫn trên, có thẻ hạch toán lại phần trích theo lơng tháng 12/2004 của công trình Vành đai 3 nh sau:
Nợ TK 627120
Có TK 338
Do đó khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2004 côpgn trình cống đờng Vành đai 3 sẽ giảm là :……
2.3. ý kiến thứ 3: Hạch toán sử dụng máy thi công.
Công ty có chi phí sử dụng máy thi công khá lớn, mặt khác công ty có tổ chức đội máy thi công riêng biệt. Do đó để hạchtoán chi phí sử dụng may thi công đợc thuận tiện và dễ dàng theo em công ty nên mở thêm TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. TK 623 đợc sử dụng để tập hợp riêng toán bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong toàn bộ trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lợng xây lắp bằng máy. Tài khoản này kế toán có thẻ mở chi tiết theo các tài khoản cấp II và cấp tiếp theo cho từng công trình theo dõi:
-TK 6231: “Chi phí nhân công sử dụng máy” : Bao gồm tiền lơng và phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công.
-TK 6232: “Chi phí vật liệu” : Bao gồm nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công.
-TK 6233: “Chi phí dụng cụ sản xuất”
-TK 6234 : “ Chi phí khấu hao máy thi công”
-TK 6237: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
-TK 6238: “Chi phí bằng tiền khác”
Chú ý: Trong TK 6231 khôgn bao gồm các khoản trích theo lơng của côg nhân điều khiển máy thi công.
Việc sử dụng TK 623 la rất cấn thiết đối với công ty. Nó không chỉ giứp công ty hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm nói riêng và công tác kế toán nói chung theo đúng quy định của chế độ kế toán mà còn giứp cho việc phân tích và đánh giá tình hình thực hiênj công tác quản lý và tiêt kiệm chi phí.
2.4. ý kiến thứ 4: Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung
Việc hạch toán chi phí nay nh em đã trình bày ở trên là còn thiếu chính xác. Đây là một trong ba khoản mục cấu thành lên giá thành sản phảm vì vậy công ty cần tiền hành xem xét việc hạch toán khoản mục này nhằm nâng cao độ chính xác cho công tác tính giá thành.
Thoe em tiền mua thép, lới phục vụ sản xuất chung ở TK 6277 Cần đợc tập hợp vào Tk 6272.
2.5. ý kiến thứ 5: Hoàn thiên côg tác tính giá thành sản phảm
Theo em, để phục vu công tác quản lý chi phí đợc kịp thời, côn ty nên kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành theo tháng. Nh vậy sẽ làm cho việc cung cấp thông tin đợc chính xác kịp thời. Từ đó giứp đợc nhà quản lý đa ra đợc các quyết định đúng đắn phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh của công ty
Kết luận
Để phát huy vai trò cung cấp thông tin kinh tế tài chính của kế toán một cách có hiệu quả phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần không ngừng cải tiến và hoàn thiện.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triẻn cần phải có những biện phsản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sử dung yếu tố đầu vào, đồng thời phải tạo ra một yếu tố đầu ra với chất lượng, thời gian cũng như giá cả phải phù hợp đối với tong công trình cụ thể nhằm đảm bảo cạnh tranh cũng như dạt được lợi nhuận một cach tôi đa nhát.
Trong công ty cổ phần Sông Đà 909, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm được công ty tổ choc tương đối hợp lý tuy rằng đó chưa phải là hoàn thiện và vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Song trong thời gian qua công tác kế toán luôn phát huy được vai trò của mình.
Qua thời gian tìm hiểu thực tê tại công ty cùng với những kiến thức lý luận được hoc từ học viện, em đã cố gắng tìm hiểu về các vận hàn kế toán của Công ty đặc biệt là vận hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với gốc độ là một sinh viên thực tập, trong chuyên đề này, em chỉ có mong muốn đóng góp một vài ý kiến chủ quan của cá nhân mình góp phần nhỏ bé, hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty. Từ đó, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giá thành nói nói riêng với công tác kế toán và quản lý kinh tế nói chung.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo THS. Nguyễn Thị Hoà cùng các cô, các chị phòng Tài chính – Kế toán của công ty cổ phần Sông Đà 909 đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Do còn hạn chế ở khả năng nghiên cứu và kinh nghệm thực tế em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô và các cô, các chị ở phòng Tài chính – Kế toán để chuyên đề này có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày16 tháng 4 năm 2005
Sinh viên: Nguyễn Quốc Chưởng
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A14 (2).doc