Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay,Việt Nam đang mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Mặt khác, Việt Nam vừa gia nhập WTO và đang từng bước hoàn thiện mọi vấn đề của đất nước. Ngành sản xuất là một trong những ngành nghề phát triển nhanh và mạnh góp một phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Để có thể đứng vững và phát triển lâu dài được trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp nhất thiết phải đạt được mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo được việc tính đúng, tính đủ, không bỏ sót chi phí hợp lý, loại trừ những chi phí bất hợp lý khi tính giá thành sản phẩm. áp dụng các phương pháp tính toán đối với từng đối tượng cho phù hợp với đặc...
88 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay,Việt Nam đang mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Mặt khác, Việt Nam vừa gia nhập WTO và đang từng bước hoàn thiện mọi vấn đề của đất nước. Ngành sản xuất là một trong những ngành nghề phát triển nhanh và mạnh góp một phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Để có thể đứng vững và phát triển lâu dài được trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp nhất thiết phải đạt được mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo được việc tính đúng, tính đủ, không bỏ sót chi phí hợp lý, loại trừ những chi phí bất hợp lý khi tính giá thành sản phẩm. áp dụng các phương pháp tính toán đối với từng đối tượng cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới biết được các khoản chi ra đã đạt được hiệu quả cao nhất hay chưa? từ đó đưa ra các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành, giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận. Có thể khẳng định rằng, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Qua quá trinh tim hiểu về mặt lý luận và trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH SX và XNK Bao Bì Hà Nội, em thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán kế toán tại Cty, Do đó, em đã lựa chon đề tài “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội”.
KẾT CẤU: NGOÀI LỜI NÓI ĐẦU VÀ PHẦN KẾT LUẬN ĐỀ TÀI GỒM CÓ 3 PHẦN:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH SX & XNK BAO BÌ HÀ NỘI
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH SX & XNK BAO BÌ HÀ NỘI.
Trong thời gian thực tập, em đã luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của thầy cô, cán bộ tại cơ sở. Em đã có dịp làm quen, vận dụng những kiến thức đã học và bổ sung những kiến thức mới mẻ, phong phú từ môi trương thực tiễn công tác.
Do trình độ lý luận và nhận thức thực tế còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập không dài. Nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Em rất mong nhân được sự góp ý , sự chỉ bảo và thông cảm của Cty và các thầy cô giáo và các bạn sinh viên dể bài viết của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sữ hướng dẫn tận tịnh của cô giáo Ngô Thị Thu Hồng, và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Cty, các anh chi ở phòng tài chính - kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ… Là để sản xuất và cung cấp các sản phẩm hàng hoá cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu kinh doanh đó thì nhất thiết phải bỏ ra các chi phí nhất định.
Chi phí và giá thành sảnt phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả của hoạt động kinh doanh, do vậy luôn được chủ doanh nghiệp rất quan tâm.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay khi mà chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đang là vấn đề then chốt thì kế toán càng có ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại CPSX chủ yếu.
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loại người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố như: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân của 3 yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động vào đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người sản xuất.
Có thể nói chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định mà có thể là ( tháng, quý, năm), còn chi phí sản xuất thì kiên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất của một doanh nghiệp nhất định.
Cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi chi phí đã chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chỉ tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp như: chi mua vật tư, hàng hoá…;chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh như: chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, thiết kế, công tác quản lý…; và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ như: chi phí vận chuyển bốc dỡ, quảng cáo,khuyến mại…
Chi phí và chỉ tiêu là 2 khái niệm khác nhau những có quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chỉ tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chỉ tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ nay nhưng tính vào chi phí của kỳ sau như: (chi mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng ) và có nhưng khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu như(chi phí phải trả). Sỡ dĩ có sự khác nhau giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.
1.1.2. Các cách Phân loại chi phí sản xuất chủ yếu:
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Chi phí sản xuất có thể được chia thành theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý.Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được chia theo các tiêu thức sau:
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục gía thành.
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất với nó mà không xết đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố chi phí. Cách phân loại này giúp cho việc sản xuất và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, thiết kế và phân tích các mức chi phí. Theo quy định hiên nay ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 3 loại sau:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Phản ánh toàn bộ chi phí về giá trị nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất kinh doanh, chế tạo sản phẩm, hay thực hiên lao vụ dịch vụ(loại trừ giá trị không dùng hết, nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
b. Chi phí nhân công trực tiếp:
Gồm chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất chính. Và các khoản trích cho các quỹ như: BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên.
c. Chi phí sản xuất chung:
Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí nguuyên vật liệu trực tiếp, và chi phí nhân công trực tiếp). Ví dụ như: chi phí sữa chữa máy móc, lương nhân viên quản lý phân xưởng, nguuyên vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất.
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong gía thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục chi phí. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí mà mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm khoản mục chi phí sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời căn cứ vào công dụng kinh tế và đặc điểm phát sinh của chi phí để xác định ảnh hưởng của sự biến động của từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm phân biệt và khai thác lượng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp để hạ thấp giá thành.
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất biến đổi của chi phí.
● Chi phí cố định: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mực độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một dơn vị hoạt động thì định phí thay đổi. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động giảm và ngược lại.
- Định phí cố định bao gồm các khoản sau:
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị.
+ Chi phí về tiền thuê đất, nhà…
+ Chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
-Định phí cố định còn có thể được chia lam 2 loại:
+ Định phí tuỳ ý: Là định phí có thể thay đổi một cách nhanh chóng bằng hạnh động quản trị. Các nhf quản trị có thể quyết định mức độ và số lượng định phí này trong các quyết định hàng năm.
+ Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp. định phí bắt buộc có tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nên không thể cắt giảm một cách tuỳ tiện, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Do đó, mức hoạt động có thể giảm hay đình đốn ở một kỳ nao đó, định phí bắt buộc vẫn giữ nguyên không đổi.
● Chi phí biến đổi: Là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí khi không có hoạt động thì bằng “không”. Biến phí thường gồm các khoản chi phí như:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ
+ Chi phí nguyên liệu và năng lượng dùng trong sản xuất
+ Tiền lương của công nhân sản xuất.
Nếu xét về tính tác động, biến phí biến đổi chia làm 2 loại:
+ Biến phí tỷ lệ: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động( VD: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công tực tiếp…)
+ Biến phí cấp bậc: Là những khoản chi phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít ( VD: chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì sữa chữa máy…)
Chiến lược của các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ứng phó với biến phí cấp bậc là phải nắm được toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động quá nhiều so với nhu cầu, vì điều này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó sẽ giảm đi.
1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí sản xuất.
Theo yếu tố này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được chia thành các yếu tố sau:
* Nguyên kiệu và vật liệu chính mua ngoài: là giá trị tất cả các nguyên liệu và vật liệu chính dùng dùng vào sản xuất mà doanh nghiệp phải mua từ bên ngoài bao gồm: giá mua nguyên vật liệu + chi phí vận chuuyển về kho của doanh nghiệp + hao hụt định mức của nguyên vật liệu.
* Vật liệu phụ mua ngoài: Bao gồm giá trị của tất cả các vật liệu mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ như: Bao bì đóng gói, phụ tùng sữa chữa máy móc thiết bị…
* Nhiên liệu mua ngoài : Bao gồm giá rị năng lượng động lực mua ngoài dùng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp.
* Tiền lương: Bao gồm tiền lương chính và lương phụ của công nhân trong doanh nghiệp, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy đinh như: BHXH,BHYT,KPCĐ.
* Khấu hao TSCĐ : Là số tiền trích khấu hao theo tỷ lệ quuy định về những TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các chi phí khác bằng tiền : Bao gồm những chi phí bằng tiền mặt mà theo tính chất kinh tế thì không theo sắp xếp vào các yếu tố kể trên như: tiền công tác phí, chi phí về bưu điện…
Vận dụng các phân loại này giúp cho doanh nghệp rõ mức chi phí về lao động vật hoá và tiền lương trong toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Điều đó có tác dụng xác định trong việc quản lý chi phí sản xuất và kiểm tra lại sự cân đối giữa các kế hoạch khác nhau mhư: kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch hạ giá thành, kế hoạch vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp.
1.1.2.4. Phân loại CPSX theo khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí.
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất bao gồm:
* Chi phi trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí.
* Chi phí gáin tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được, mà phải tập hợp cho từng doanh thu theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
=> trên đây là những cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh cơ bản, liên quan nhiều đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Mặt khác, ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại khác .
1.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí.
Công việc đầu tiên và quan trọng của hạch toán chi phí là xác đinh đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng… và giai đoạn tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơ3i phát sinh chi phí và chịu chi phí.
Chi phí cần được hạch toán chi tiết theo từng loại, từng nhóm, theo cả hiện vật và giá trị. Phải phân được chi phí một cách rõ ràng.
1.3. Khái niệm Z sản phẩm và các cách phân loại giá thành sản phẩm.
1.3.1. khái niệm giá thành sản phẩm.
Quá trình sản xuất là quá trình gồm 2 mặt thống nhất. một mặt doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác doanh nghiệp thu được những chi phí sản xuất, mặt khác doanh nghiệp thu được những lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản xuất phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản phát sinh trong kỳ hoặc kỳ trước chuyển sang và các khoản phí trích trước có liên quan tới việc sản xuất chế tạo sản phảm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Giá thành sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những giá trị lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong giá thành sản phẩm. nó chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gôm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ vào những khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mỡ rộng.
1.3.2. Các cách phân loại giá thành sản phẩm.
1.3.2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính Z.
Căn cứ vào thời điểm tính giá thành và cơ sở nguồn số liệu để tính gía thành, giá thành được chia làm 3 loại:
* Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được tính trước khi bước vào quá tình sản xuất kế hoạch, sản lượng sản phẩm kế hoạch.
* Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết khi kết thúc quá trình sản xuất, trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và tập hợp trong quá trình sản xuất sản phẩ
* Giá thành định mức: Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở các định mức bình quân và không biến đổi suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành trên từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch( thường là ngày đầu tháng). Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
=> Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt( hụt) định mức chi phí trong kỳ kế hoạch, từ đó điều chỉnh kế hoạch và định mức chi phí trong kỳ kế hoạch, từ đó điều chỉnh kkế hoạch và định mức cho phù hợp.
1.3.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí.
Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sản phẩm và giá thành tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
* Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm như( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung ).
* Giá thành tiêu thụ sản phẩm hang hoá hay còn gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá: Bao gồm toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ( tức là bao gồm cả chi phí lưu thông của sản phẩm).
Công thức tính:
Giá thành toàn bộ = Z sản xuất + CPBH + CPQLDN
=> Cách phân loại này có tác dụng giúp cho người quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Nhưng do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ về: chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho từng mặt hàng nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa học thuật, không phổ biến trên thực tế
1.3.3. Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm.
Để thực hiện tốt các yêu cầu tính giá, ngoài việc đòi hỏi người làm công việc kế toán phải có tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành tốt các quy định tính giá, kế toán còn phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau:
● Xác định đối tượng tính giá phù hợp: Thực chất xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.
● Phân loại chi phí hợp lý: Từ nội dung của tính giá có thể thấy chi phí là bộ phận quan trọng cấu thành nên giá của các loại tài sản, vật tư, hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm. Do chi phí sử dụng để tính giá thành có nhiều loại, có loại liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá, có loại thì liên quan gián tiếp. Bởi vậy,cần phân loại một cách hợp lý, khoa học để tạo điều kiện cho việc tính giá. Chi phí thường được chia làm 4 loại: chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
● Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp nhất định: Có một số khoản chi phí liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá những không thể tách ra được.Vì thế, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý sao cho gần sát với mức tiêu hao thực tế nhất .
1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Về thực chất chi phí và gía thành là 2 mặt khác của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh( phát sinh trong kỳ, PS ở kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến quá trình sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chi tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có lliên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Tuy nhiên, giữa hai khai niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc,lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiểm hoặc lẵng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến gía thành sản phẩm, làm cho giá thành sản phẩm có thể hạ xuống hoặc tăng lên.Vì vậy, quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
A B C D
CFSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ trên ta thấy: AC + BD – CD, hay:
Tổng giá CPSX dở CPSX CPSX dở
Thành sản = dang đầu + phát sinh - dang cuối
phẩm kỳ trong kỳ kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang ( CPSX dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm = tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
* Khái niệm đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là phạm vi giới hạn mà phạm vi chi phí cần phảI tập hợp nhằm m đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và tính giá thành.
* căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng – tổ đội sản xuất.
Tuỳ theo quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng – tổ đội sản xuất và đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp ch phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng loại hàng hoặc từng bộ phận, cụm chi tiết hay chi tiết sản phẩm.
1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
* Khái niệm: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
*Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: Việc xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Nếu sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh có quy trình công nghệ ssản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nữa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
1.6. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm.
Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức lập và hân tích các báo cáo về chi phí, Z sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng phù hợp với quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Cần nhận thức dúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiêu đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm , khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
-Thực hiện tổ chức chứng từ, hạchtoán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với yêu cầu của nghuyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin về chi phí giá thành của doanh nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán CPSX và tính Zsp của các bộ phận kế toán có liên quan và chính bản thân kế toán tập hợp CPSX và tính Zsp.
1.7. Hạch toán chi phí sản xuất.
1.7.1. Các tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu và trình tự hạch toán.
a. TK 621 “ chi phí NVLTT ”
*Nội dung và kết cấu của TK 621:
- Nội dung: TK này được sử dụng để tập hợp chi phí NVLTT dùng để sản xuất sản phẩm và kết chuyển NVL trực tiếp để tính giá thành thực tế tại doanh nghiệp,
- Kết cấu:
+ Bên nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ dich vụ trong kỳ.
+ Bên có : trị giá thực tế VL xuất dùng sử dụng không hết nhập lại kho
Giá trị phế liệu thu hồi
Kết chuyển chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm
+ số du cuối kỳ : TK này không có số dư cuối kỳ.
* Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TK 621
TK 152 TK 152
Vật liệu xuất kho sử dụng trực Vật liệu không sử dụng hết
SXSP, thực hiện dịch vụ Cho SXSP,thực hiện dịch vụ
TK 133 Cuối kỳ nhập lại kho
TK 111,112,141,331 Thuế GTGT TK 154
Mua vật liệu ( không qua kho) Cuối kỳ tính, phân bổ, K/c
Sử dụng ngay cho SXSP thực CP NVLTT theo đối tượng tập
Hiện dịch vụ chi phí ( phương pháp KKTX)
TK 632
TK 611
Trị giá NVL XK sử dụng trong CP NVL vượt trên mức
kỳ SX( phương pháp KKĐK) bình thường
TK 621
Cuối kỳ, tính, phân bổ, K/c
CPNVLTT theo đối tượng tập
Hợp CP ( phương pháp KKĐK)
b. Tài khoản 622 “ chi phí NCTT”
* Kết cấu:
- Bên nợ: Phản ánh chi phí NCTT phát sinh trong kỳ
- Bên có : dùng để kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm
- TK này không có số dư.
* Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu qua sơ đồ sau”
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 622
TK 334 TK 154
TL, tiền công, phụ cấp, tiền Cuối kỳ tính, phân bổ, K/c CP
ăn ca phải trả CNTTSX NCTT ( phương pháp KKTX)
TK 335 TK 632
Trích trước tiền lương nghỉ Chi phí NCTT vượt trên mức
phép của CNTT sản xuất bình thường
TK 338 TK 631
các khoản trích về BHXH, Cuối kỳ, tính, phân bổ, K/c CP
BHYT, KPCĐ NCTT ( phương pháp KKĐK)
c. TK 627 “ chi phí SXC”
* Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ: Tập hợp chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ.
- Bên có : các khoản ghi giảm chi phí SXC.
Kết chuyển chi phí SXC để tính giá thành sản phẩm
- TK này không có số dư.
* Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu qua sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
TK 627
TK 334,338 TK 111,112..
Chi phí nhân viên Các khoản thu giảm chi
TK 152,153 TK 154
Chi phí vật liệu. Dụng cụ Cuối kỳ tính, phân bổ, K/c CPSXC
(theo phương pháp KKTX)
TK 214 TK 631
Chi phí KHTSCĐ dùng cho Cuối kỳ tính, phân bổ, K/c chi
sản xuất sản phẩm phí SXC ( phương pháp KKĐK)
TK 142,242,335 TK 632
Chi phí phân bổ dần CP SXC cố định không được tính
Chi phí trích trước vào Zsp mà tính vào GVHB ( do
Mức SX T/tế < mức công suất
TK 111,112,141,331 bình thường)
Chi phí dịch vụ mua ngoài
chi phí bằng tiền khác
TK 133
Thuế GTGT đầu vào
Không được k/trừ nếu
được tính vào CPSXC
1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp.
D7anh nghiệp áp dụng kế toán HTK theo phương pháp KKTX: Doanh nghiệp sử dụng TK 154 – “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp. TK 154 được dùng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu tính giá thành sản phẩm, lao vụ, gia công chế biến vật liệu ở doanh nghiệp. TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 621,622,623 TK 154 TK 152,155,156
Phân bổ, K/c CPNVLTT, chi phí Vật tư, hàng hoá gia công
NCTT, CP sử dụng máy thi công hoàn thành nhập kho
TK 627 TK 155
SP hoàn thành nhập kho
Phân bổ hoặc K/c chi phí SXC
TK 632
SP hoàn thành tiêu thụ ngay
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ
Vào giá thành sản phẩm
1.8. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Sản phẩm làm dở cuối kỳ là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quá trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến những vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng đã xác định có liên quan đến cả sản phẩm dã hoàn thành và sản phẩm dang chế tạo. để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán cần phải xác định số CPSX đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu, tức là phải đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.Việc tính toán,đánh giá sản phẩm dở dang là rất phức tạp và khó có thể thực hiện được một cách chính xác tuyệt đối. Vì vậy, kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của CPSX và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. CPSX sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo một trong các trường hợp sau:
●Đánh giá SP dở dang chi phí NVL trực tiếp.
Theo phương pháp này, SP dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp ( hoặc chi phí NVL chính trực tiếp), còn các chi phí gia công chế biến khác như ( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…), tính cả cho giá thành sản phẩm chịu.
Công thức tính như sau: Dđk + Cn
Dck = -------------- x Sd
Stp + Sd
Trong đó: Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Dđk : Chi phí sản xuất dở danh đầu kỳ.
Cn : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Stp : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Sd : Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau, khi áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang này thì giá trị sản phẩm dở dang ở giai đạon công nghệ đầu tiên tinh theo chi phí NVLTT, còn giá trị sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo giá trị của nữa thành phẩm ở giai đoạn trước đó chuyển sang.
* Ưu điểm:
+ Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.
+ Khi kiểm kê không cần xác định mức độ hoàn thành SP làm dở.
* Nhược điểm:
+ Độ chính xác của thông tin không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác
* Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ biến động không lớn so với đầu kỳ.
1.9. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Khi đã xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với doanh nghiệp kế toán tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lựa chọn các phương pháp để tính giá thành phù hợp. Mỗi một phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng song nó là cơ sở để cho các doanh nghiệp có thể chọn cho mình một cách tính phù hợp đáp ứng được yêu cầu sản xuất quản lý của công ty. Một số phương pháp sau mà doanh nghiệp có thể sử dụng:
Phương pháp tính giá thành giản đơn.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí.
Phương pháp tính giá thành định mức.
Phương pháp tính giá thành phân bước.
Để phục vụ cho công việc nghiên cứu thực tế sau này, em xin trình bày các phương pháp một cách chi tiết như sau:
1.9.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
Theo phương pháp này toàn bộ chi phí được tổng hợp lại theo đối tượng sử dụng. Phương pháp này có thể sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, khép kín, sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất của sản phẩm không quá dài và kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức:
Tổng giá thành sản Giá trị SPDD Chi phí sản xuất Giá trị SPDD
= + -
Phẩm hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Nếu trị giá SPDD đầu kỳ = giá trị SPDD cuối kỳ thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành chính là chi phí sản xuất trong kỳ.
Tổng gía thành
Giá thành đơn vị = -------------------------------------
Số lượng sản phẩm hoàn thành
1.9.2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.
Để tính giá thành theo phương pháp này ta cần phải định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số để tính giá thành.Lấy loại sản phẩm có hệ số là 1 làm SP tiêu chuẩn tính giá thành quy ước cho từng loại SP để quy đổi theo SP tiêu chuẩn.
Công thức tính:
Tổng sản lượng n Sản lượng thực tế Hệ số sản
= å x
Quy đổi i=1 sản phẩm i phẩm i
- Tính hệ số phân bổ giá thành:
Hệ số phân bổ giá Sản lượng quy đổi sản phẩm i
= ---------------------------------
Thành sản phẩm Tổng sản lượng quy đổi
- Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành Giá trị SPDD Chi phí SX Hệ số phân bổ
= + -
SP chính đầu kỳ trong kỳ giá thành SP i
=> Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ, cùng sử dụng một loại NVL nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau
1.9.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ.
Theo phương pháp này, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Còn đối với tính giá thành thì từng loại sản phẩm, từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm.
Để tính được giá thành, kế toán phải tiến hành theo trìng tự sau:
- Tính tổng tiêu chẩn phân bổ theo công thức sau:
Tổng tiêu chuẩn n Sản lượng thực tế Tiêu chuẩn phân bổ
= ‡ x
phân bổ i=1 SP quy cách i của SP quy cách i
Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:
CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ + CPSXDD cuối kỳ
Tỷ lệ giá thành = ------------------------------------------------------------------
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm:
Tổng giá thành thức tế Tiêu chuẩn phân bổ của
= x Tỷ lệ giá thành
Từng quy cách SP từng quy cách SP
=> Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất trong cùng một quy trình công nghệ thu được các nhóm sản phẩm cùng loại có quy cách, kích cỡ khác nhau.
1.9.4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ chi phí.
Khi doanh nghiệp có những quy trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ thì áp dụng phương pháp này.
Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả thu được SP đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, còn những SP hỏng, những khoản thiệt hại khác không được tính vào sản phẩm hoàn thành.
Những phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp các SP lao vụ phục vụ lẫn nhau cũng cần loại ra khỏi chi phí trong tổng giá thành.
Công thức tính:
Tổng giá thành Giá trị SPDD Chi phí SX Giá trị SPDD CPSX sản
= + - -
SP chính đầu kỳ Trong kỳ cuối kỳ phẩm phụ
=> Trong đó: Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch.
1.9.5. Tính giá thành theo phương pháp phân bước.
a.Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển chi phí tuần tự.
Theo phương pháp này thì đối tượng tính giá thành cố định là nữa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Để tính được giá thành sản phẩm theo các đối tượng đã xác định thì:
- Trước hết, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nữa sản phẩm của giai đoạn 1.
- Sau đó, xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với các chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó tổ chức tính giá thành nữa thành phẩm của giai đoạn này, cữ kế tiếp liên tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm.
Quy trình tính giá thành có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Chi phí NTP
(n-1) chuyển
sang
Chi phí NTP 1
Chuyển sang
Chi phí NVL
Trực tiếp
Chi phí khác
Giai đoạn 1
Giá thành
Nữa TP 1
Chi phí khác
Giai đoạn 2
Giá thành
NTP 2
Chi phí khác
Giai doạn n
Giá thành
Thành phẩm
b. Tính giá thành theo phương pháp kết chuyển chi phí song song.
Theo phương pháp này thì đối tượng tính giá thành thường xác định chỉ là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng đã chế biến hoàn chỉnh.
Để tính được giá thành của thành phẩm thì trước hết kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai doạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có giá thành của sản phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính dược giá thành của sản phẩm.
Công thức tính:
CPSX giai đoạn i CPSXDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ + CPSXDD cuối kỳ
= --------------------------------------------------- x Thành phẩm
Thành phẩm trong SP hoàn thành giai doạn SP dở cuối kỳ
Cuối cùng + giai đoạn 1
Sơ đồ tính giá thành của thành phẩm có thể khái quát như sau:
CPSX
Giai đoạn 1
CPSX gđ1
Trong TP
CPSX
Giai doạn 2
CPSX gđ2
Trong TP
CPSX
Giai doạn n
CPSX gđ n
Trong TP
Giá thành nữa TP 2
1.9.6. Tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hàng loạt, nhỏ và vừa theo đơn đặt hàng ( tức theo kiểu hợp đồng).
Đối tượng tính giá thành là những đơn hàng, từng sản phẩm, từng loại sản phẩm đã hoàn thành.
Để tính theo phương pháp này kế toán lập bảng tính giá thành căn cứ vào chi phí tập hợp được ở phân xưởng, tổ đội sản xuất để ghi vào bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng.
1.9.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, xác định được mức kinh tế hợp lý, quản lý chặt chẽ nề nếp. Trình độ tổ chức tính giá thành và nghiệp vụ kế toán vững vàng, ổn định.
Giá thành được xác định theo công thức:
Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch do thay Chênh lệch thoát
= ± ±
Sản phẩm mức đổi dịnh mức ly định mức
Trong đó:
+ Giá thành định mức của sản phẩm: Được xây dựng cho sản phẩm, căn cứ vào mức độ kinh tế kỹ thuật hiện hành và tình hình phân tích thực tế qua các kỳ kinh doanh.
+ Chênh lệch do thay đổi định mức: Khi định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi, bộ phận tính giá thành cần phải căn cứ vào định mức mới để tính lại giá thành theo định mức mới. Việc thay đổi định mức mới thương được áp dụng vào đầu tháng, vì vậy những sản phẩm dở dang cuối tháng trước chuyển sang đã tính theo định mức cũ, phải được tính lại theo định mức mới và tính riêng số chênh lệch theo định mức mới.
Khi tính giá thành phải + ( - ) phần chênh lệch đó, phải đảm bảo tính giá thành hợp lý và chính xác.
+ Chênh lệch thoát ly định mức: Là chênh lệch giữa cchi phí sản xuất thực tế phát sinh và chi phí định mức. Sự chênh lệch thoát ly định mức phản ánh sự tiết kiêm hay lãng phí chi phí sản xuất . Các chi phí sản xuất được tập hợp như sau:
* Đối với CPNVLTT: Sử dụng các phương pháp báo cáo, phương pháp cắt vật liệu, kiểm kê…
* Đối với CPNCTT: Thì được tính như sau
Chênh lệch thoát ly định CPSX thực tế Số lượng sản CPSX
Mức CPSXC( phân bổ = của từng đối - phẩm thực tế x chung
Cho từng đối tượng) tượng sản xuất định mức.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH SX VÀ XNK BAO BÌ HÀ NỘI
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Cty TNHH SX và XNH Bao Bì Hà nội được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số: 0102009521, do phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày : 05/08/2003.
Trụ sở chính của Cty: Đường Phùng Chí Kiên - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy - Thành Phố Hà Nội.
MST: 0101397753
Điên Thoại: 04.7912816 Fax: 04.7912817
- vốn điều lệ: 2.000.000.000đ
- Hội đồng thành viên bao gồm:
+ Ông Phạm Thanh Toàn chiếm 51% vốn điều lệ tương đương 1.020.000000đ
+ Ông Phan Văn Minh chiếm 29% vốn điều lệ tương đương 580.000.000đ
+ Ông Lê Văn Cương chiếm 20% vốn điều lệ tương đương 400.000.000đ
Cty đã 4 lần làm lại giấy đăng ký kinh doanh do thay đổi các thành viên góp vốn.
Giai đoạn đầu mới thành lập Cty gặp không ít khó khăn trong việc ký kết hợp đồng về các đơn đặt hàng và sản xuất. Tuy nhiên, Cty đã có nhiều cố gắng và tự khẳng định mình để đứng vững trong nền kinh tế thị trường, tự trang trải thu chi, đảm bảo có lợi nhuận và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường Cty đã đầu tư thêm thiết bị, xây dựng lực lương công nhân vững mạnh để có thể nhận các hợp đồng sản xuất vừa và nhỏ.tổ chức các công nhân sản xuất chính và phụ.
Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng bao bì, tự hạch toán kinh tế một cách độc lập tự chủ về mặt tài chính. Sản phẩm làm ra của công ty không thể mang bán trên thị trường mà sản xuất theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng của khách hàng. Để trở thành doanh nghiệp như hiên nay, Cty đã trải qua nhiều khó khăn nhưng có thể thấy răng trong những năm qua doanh thu của doanh nghiệp đã liên tục tăng lên nhanh chóng vượt kế hoạch đề ra.Có được điều này là do doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, và luôn thực hiện theo phương châm hạot động là: Lấy việc đổi mới thiết bị làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng và tạo lợi nhuận để tối đa là mục tiêu phát triển. Luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng với phương châm:
Chất lượng sản phẩm là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian là danh dự, uy tín của doanh nghiệp.
Giá cả luôn hợp lý, thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1. Chức năng:
Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và thương mại, nhằm đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm bao bì phục vụ cho sản xuất. Do đó ngay từ khi mới thành lập Cty đã xác định được chức năng của mình là sản xuất bao bì phục vụ cho sản xuất. việc xác định rõ chức năng này giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch thích hợp để dầu tư cho chiều sâu
Những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát triển thì chúng ta càng thấy rõ vai trò tác động của bao bì đối với việc tiêu thụ sản phẩm.Bao bì không chỉ là vật chứa đựng, bảo vệ,vận chuyển mà còn làm tăng giá trị và tính hấp dẫn của hàng hoá, đồng thời làm chức năng tiếp thị thông qua các thông tin, màu sắc, hình ảnh được in ấn trên bao bì. Giá trị bao bì ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá thành hàng hoá.Do vậy, sản xuất bao bì, đặc biệt là bao bì có chất lượng ngày càng có một vai trò quan trọng góp phần giúp cho hàng hóa Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thị trường nội địa và thâm nhập vào thị trờng khu vực và thế giới.
Ngành nghề kinh doanh chính của Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội là In, sản xuất bao bì từ nguyên liệu giấy; Thu mua, chế biến hàng nông lâm thuỷ sản; thu mua gia công hàng thủ công mỹ nghệ; buôn bán vật liệu xây dựng; buôn bán thiết bị điện, điện tử; buôn bán hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống; buôn bán đồ dùng, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; buôn bán đồ dùng cá nhân và gia đình; buôn bán các loại máy móc, phụ tùng phục vụ công, nông, lâm, ngư nghiệp; và dịch vụ thương mại.
Thị trường chủ yếu của Cty là sản xuất các loại bao bì trên giấy Duplex phẳng và các loại hộp in offset bồi trên sóng E như hộp bánh, mứt, kẹo, hộp rượu, hộp dược phẩm.v.v..
- Cty đã ký được rất nhiều hợp đồng với các khách hàng như:
+ Cty Cổ Phần Dược Phẩm Traphaco
+ Cty Liên Doanh hải Hà kotubuki
+ Cty Điện Lực Việt Nam.
+ Tổng Cty Chè.
+ Cty CP Dược Phẩm Nam Hà
+ Cty CP Dược Liệu Mediplantex
+ Cty Rượu Đông Xuân.
+ …….
Thị trường đầu vào cũng tương đối ổn định trong nước như: Cty bao bì giấy nhôm New Toyo, Cty TTX Việt Nam, Cty SIC, Cty sản xuất bao bì và hàng nhập khẩu, Cty XNK Nam Kỳ, Cty CN giấy và SX bao bì ngọc diệp...
2.2.2. Nhiệm vụ.
Là việc cụ thể hoá các chức năng bằng hành động, việc làm cụ thể. Mọi người đều phải có trách nhiệm thực hiên đầy đủ chức năng bộ máy của mình, cụ thể phải xác định được chương trình sản xuất phù hợp, phải tổ chức mọi hoạt động sản xuất, tài chính, nhân sự. đồng thời phải thực hiên nghĩa vụ với nhà nước.
Việc xác định chức năng và nhiêm vụ của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. nó giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu cần đạt tới, từ đó vạch ra những công việc cụ thể phải làm cho từng bộ phận, từng người và có những chính sách phù hợp cho mỗi dự án để thu được hiệu quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất.
Địa bàn kinh doanh của Cty hiên nay mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, trong tương lai Cty dự kiến sẽ thay đổi, đa dạnh hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài.
Cty dự kiến khi máy in 2 màu của Đức được đưa vào hoạt động thì đầu năm máy được huy động ở mức độ bình quân 2.500tờ/giờ, đối với khổ giấy bình quân: 395 × 545 mm, chạy 1 ca/ngày, 8 giờ/ca,22 ngày /tháng, 12 tháng/năm,thì sản lượng dự kiến đạt được là:
2.500 tờ × 2 sản phẩm × 8 giờ × 1 ca × 22 ngày × 12 tháng = 10.560.000sp.
( 01 tờ khổ 395× 545 mm in được 2 sản phẩm)
Tổng doanh thu của máy in đức đạt được là:
10.560.000sp × 250đ = 2.640.000.000đ
( đơn giá bình quân của 01 sp là 250đ)
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Cty TNHH sản xuất và XNK Bao Bì Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp mình. Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất, Cty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý tập trung( trực tuyến ). Theo mô hình này thì mọi hoạt động của công ty đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của giám đốc công ty.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy như sau, mỗi phòng ban của công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng, phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.1. Nhiệm vụ của từng phòng ban:
● Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất king doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
● Phòng kỹ thuật - Kiểm tra chất lượng: xây dựng, quản lý, theo dõi các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng của sản phẩm. khi có kế hoạch thì triển khai thử mẫu thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng, dán hộp cho các phân xưởng sản xuất. Đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm từ các kho ở các phân xưởng
● Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương: Làm chức năng văn phòng và tổ chức lao động tiền lương, có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, quản lý quỹ tiền lương, tổ chức thực hiện chính sách đối với người lao động, tham mưu cho Giám đốc điều động, tiếp nhận, sắp xếp CBCNV trong công ty cho phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.Theo dõi, tham mưu cho Giám đốc công tác thi đua khen thưởng, kỹ luật, theo dõi công tác trật tự an ninh trong công ty.
● Phòng tài chính kế toán: Quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất. Phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất của
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH
SX & XNK BAO BÌ HÀ NỘI
Giám Đốc
Phòng
Bảo
Vệ
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kế
Toán
Phòng
TCHC
LĐTL
Phòng
Kỹ
Thuật
Phòng
Kế
Hoạch
Trung
Tâm
Thiết
Kế
Phân xưởng sản
Xuất
Quản đốc
Phân xưởng I
Phân xưởng II
Tổ
Dán
tay
Tổ
Bế
Tổ
Cán
Láng
Tổ
In
Tổ Chế
Bản
Công ty, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản… Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty.
● Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác thiết kế mẫu mã các sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường.
● Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong toàn công ty.
● Phân xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và chiếm đa số nguồn nhân lực sản xuất của công ty.Thực hiên nhiệm vụ biến các nguyên vật liệu đầu
2.4. Tình hình thực hiện công tác kế toán:
● Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và quản lý, bộ máy kế toán ở Cty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn trong phòng tài chính kế toán của công ty từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp, lập báo cáo và kiểm tra kế toán. Do phạm vị sản xuất của công ty không lớn lắm nên quy mô tổ chức bộ máy kế toán cũng tương đối gọn nhẹ, phù hợp với tình hình của công ty, đồng thời vẫn đảm bảo hoàn thành tôt công tác kế toán.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán của công ty qua sơ đồ sau:
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiêm trước Giám đốc và các cơ quan tài chính về các vấn đề liên quan đến tài chinh của Cty. Chỉ đạo chuyên môn về nhiêm vụ kế toán trong phòng. Bên cạnh đó, là người trực tiếp theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
+ KT tổng hợp kiêm kế toán công nợ phải trả: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, theo dõi doanh thu bán hàng và thanh toán công nợ với khách hàng. Đồng thời, hàng tháng có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
KT tổng hợp kiêm KT công nợ phải trả
Thủ
quỹ
Thủ
kho
KT công nợ phải thu kiêm KT NH KT lương
+ KT công nợ phải thu kiêm KT NH, KT lương: Có nhiêm vụ lập phiếu thu, phiếu chi, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và quan hệ thanh toán với ngân hàng như: vay,tra tiền..Tính lương và bảo hiểm cho công nhân trực tiếp sản xuất cũng như ở các phòng thuộc công ty, thanh toán lương, phu cấp và các khoản liên quan cho công nhân trong Cty theo đinh kỳ.
+ Thủ quỹ: Có nhiêm vụ thu chi và bảo quản tiền mặt tại Cty.
+ Thủ kho: Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu,thành phẩm, đối chiếu thương xuyên với kế toán.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Bao bì hộp carton:
Kho tiêu thụ
Sản phẩm
Đóng gói
Kiểm
tra
Dán
Bế
Hộp
Láng
bóng
In
Chế bản
2.5. Tình hình thực hiện chế độ kế toán.
Về hệ thống chứng từ kế toán Cty SX Bao Bì Hà Nội sử dụng mẫu đúng theo chế độ kế toán quy định:
* Các Ctừ kế toán được sử dụng trong hạch toán NVL ở cty gồm:
+ Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT)
+ Phiếu xuất kho ( mẫu 02 - VT)
+ Phiếu XK kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03 - VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08 - VT)
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02 - BH)
* Về tài khoản kế toán : Cty áp dụng hầu hết hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 và các quy định có sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Cty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân.
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Cty áp dụng cả 2 phương pháp đó là
+ Phương pháp kê khai thường xuyên
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ
* Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: Bắt đầu từ năm 2005 Cty đã sử dụng phần mềm kế toán.
- Hình thức kế toán hiện nay Cty đang áp dụng là: Nhật ký chung với hệ thống tài khoản chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán đầy đủ trong máy. có thể nói đây là hình thức kế toán phù hợp với doanh nghiệp sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán.
+ Ưu điểm của hình thức nhật ký chung: đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện cho việc phân công lao động trong bộ máy kế toán, ghi chép kế toán rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu sổ liệu.
- Hệ thống sổ Cty sử dụng trong quá trình hạch toán :
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái tài khoản
+ Sổ kế toán chi tiết
* Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:
- Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp của Cty tiến hành lập và gửi báo cáo chính theo quy định của bộ tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01 - DN)
+ Bảng cân đối phát sinh các tài khoản
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( mẫu số B02 - DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( mãu số B09 - DN)
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Chứng từ gốc
Vào máy
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối
Phát sinh
Báo cáo tài
chính
Sổ ( thẻ ) kế
Toán chi tiết
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối
Chiếu
2.6. Thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Cty SX Bao Bì Hà Nội.
Là một đơn vị SXKD nên chi phí và giá thành luôn được Cty coi trọng hàng đầu. Vì điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến sự tồn tại và phát triển của Cty, nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay. Chính vì lẽ đó, bộ phận kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Cty được đặt lên vị trí quan trọng và luôn được quản lý một cách chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để năng cao hiệu quả SXKD.
2.6.1. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành san phẩm.
* Đối tượng tập hợp CPSX:
Sản xuất Bao Bì là một loại hàng hóa đặc biệt, ssản phẩm của Cty lại được đi kèm với hệ số của các doanh nghiệp khác. Cty sản xuất ra sản phẩm không phải cho người tiêu dùng cuối cùng mà lại theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp khác như: doanh nghiệp dược phẩm, thực phẩm, đồ uống…để các doanh nghiệp này đóng gói sản phẩm của mình rồi mới đưa ra thị trường. Do Cty tiến hành sản xuất trong một phân xưởng nên đối tượng tập hợp CPSX là từng loại sản phẩm đối với chi phí NVL chính trực tiếp và là toàn bộ phân xưởng sản xuất đối với chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí vật tư khác, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC.
* Đối tượng tính giá thành:
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Việc xác định đúng đối tượng tính hoàn thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm mà kế toán Cty SX bao bì Hà nội đã xác định là từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp của sản phẩm hoàn thành.
2.6.2. Kế toán tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm tại Cty SX Bao Bì Hà Nội.
a. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp :
Tại Cty, CPNVL có một vị trí quan trọng đối với sản xuất, nó chiếm một tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm.NVL của Cty gồm nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau.
Do vậy để đảm bảo yêu cầu cho quá tình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm quản lý NVL một cách chặt chẽ có hiệu quả, Cty đã phân chia NVL một cách tỷ mỉ để từ đó nhận biết được số hiện có và tình hình biến động của từng loại NVL đó.
Trong quá tring sản xuất sản phẩm, Cty sử dụng những NVL sau:
NVL chính gồm: Giấy Duplex, giấy bãi bằng, giấy couches, giấy Dcan, giấy tráng kim…
NVL phụ: kẽm, màng, mực, keo dán…
Nhiên liệu: Dỗu hoả, cồn, mỡ…
Phụ tùng thay thế: Dao xén, trục máy,dao cắt lề, vòng bi…
Phế liệu: Lề, đâud cuộn dây, phôi máy giấy...
Để hạch toán và quản lý NVL lế toán mở TK 152 và TK này được mở chi tiết. Ngoài ra kế toán còn mở TK 153 “ CCDC” để quản lý công cụ xuất dùng cho sản xuất. Hàng tháng thủ kho đối chiếu sổ sách với thẻ kho, và chuyển cho phòng kế toán tài vụ để kiểm tra số lượng NVL thực nhập – xuất – tồn.
Khi có nhu cầu sử dụng NVL, tổ trưởng tổ sản xuất sẽ xuống kho lĩnh vật tưtheo phiếu đề nghị cấp vật tư. Thủ kho căn cứ vào chất lượng ghi trên phiếu đố để cho xuất kho vật liệu. Hiện nay, Cty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để hạch toán NVL xuất kho. Công thức tính dược áp dụng như sau:
Giá thức tế vật liệu Số lượng vật Đơn giá thực tế
= x
Xuất dùng liệu xuất bình quân
Trong đó :
Đơn giá thực tế bình quân của Giá thực tế VL tồn ĐK + Giá thực tế VL
tồn TK
= ___________________________________________________________
Vật liệu xuất dùng Số lượng VL tồn ĐK + Số lượng VL nhập TK
Với đơn giá tính được, căn cứ vào phiếu XK kế toán vật tư hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí và tính đồng thời lên sổ chi tiết và sổ cái TK 152.
Cuối kỳ hạch toán kế toán tiến kiểm kê kho nhằm mục đích xác định chính xác số lượng, chất lượng và giá trị NVL có trong kho tại thời điểm kiểm kê và đối chiếu kiểm tra với sổ chi tiết NVL. Nếu có chênh lệch thì tuy từng trường hợp cụ thể mà có hình thức sử lý cho phù hợp. Còn nếu thấy khớp đúng thì căn cứ vào sổ chi tiết NVL kế toán lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL.
VD: Căn cứ vàp quyết định của Giám Đốc và thủ kho viết phiếu xuất kho:
Cty: TNHH SX & XNK
Bao Bì Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO
Địa chỉ: Ngày 20 tháng 03 năm 2007 Số:
Người nhận hàng: Nguyễn Văn Danh
Đơn vị: Tổ in OFSET 02
Lý do xuất: Sản xuất
Stt
Mã kho
Tên vật tư
Tknợ
TKcó
Đvt
Số lượng
Giá
TT
1
KVLC
Giấy BB 58/84
420*590
154
1521
kg
28,11
11814,1
332.094
2
KVLC
Giấy couches
80,790*1090
154
1521
kg
37,890
15151,2
574.078
3
KVLC
Giấy Dlex 250
g, 709*1090
154
1521
kg
624,300
7835,33
4.891.579
4
KVLC
Giấy tráng kim
470g,790*900
154
1521
kg
671,680
17.200
11.552896
Tổng cộng
17.350647
Bằng chữ: mười bảy triệu ba trăm năm mươi nghin sáu trăm bốn bảy đồng
Xuất, ngày…tháng…năm2007
Thủ tưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Người nhận hàng Thủ kho
( ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Cty: TNHH SX & XNK
Bao Bì Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20 tháng 03 năm 2007
Người nhận hàng: Nguyễn Văn Danh
Đơn vị: Tổ in OFSET 02
Nội Dung: Cho sản xuất
Stt
Mãkho
Tên vật tư
TK nợ
TK có
Đvt
Slượng
Đơn giá
Thành tiền
1
KVLP
Mực xanh AP
154
1522
kg
23,00
111851,62
2.572.587
2
KVLP
Mực đen TQ
154
1522
kg
12,50
35.250
440.625
3
KVLP
Mực đỏ AP
154
1522
kg
18,00
106167,62
1.911.017
4
KVLP
Mức vàng TQ
154
1522
kg
7,50
40.934,77
307.011
5
KVLP
Bản kẽm
154
1522
Cái
50,00
22.400,00
1.120.000
6
KVLP
Màng bóng
154
1522
kg
30,560
22.322,96
682.190
Tổng cộng
6.414.059
(Bằng chữ: sáu triệu bốn trăm mười bốn nghìn không trăm năm chín đồng)
Xuất, ngày…tháng…năm 2007
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Người nhận hàng Thủ kho
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Khi có nhu cầu sử dụng NVL, tổ trưởng tổ sản xuất xuống kho lĩnh vật tư theo phiếu đề nghị cấp vật tư. Thủ kho căn cứ vào chất lượng ghi tên phiếu đó để cho xuất kho vật liệu. Hiện nay, cty đang áp dụng phương pháp bình quân để hạch toán NVL xuất kho.
Công thức tính được xác định như sau:
Giá thực tế vật liệu Số lượng vật liệu Đơn giá thực tế
= +
Xuất dùng xuất dùng bình quân
Trong đó:
Đơn giá thực tế bình quân Giá thực tế VL tồn ĐK + Giá thực tế VL nhập TK
= _______________________________________________________________
của VL xuất dùng Số lượng VL tồn ĐK + Số lượng VL nhập TK
Với đơn giá tính được, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí và tính đồng thời lên sổ chi tiết và sổ cái TK 152.
Cuối Kỳ hạch toán kế toán tién hành kiểm kê kho nhằm mực đích xác định chính xác số lượng, chất lượng và trị giá NVL có trong kho tại thời điểm kiểm kê và đối chiếu kiểm tra với sổ chi tiết NVL. Nếu có chênh lệch thì từng trường hợp cụ thể mà có hình thức xủ lý cho phù hợp. Còn nếu thấy khớp đúng thì căn cứ vào sổ chi tiết NVL kế toán lập bảng tổng hợp N – X – T kho NVL.
Tổng lại ta có tổng giá trị thực tế NVL xuất dùng. Số liệu này là cơ sở để ghi vào sổ Nhật ký chung.
Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 03 năm 2007 ĐVT : đ
Chứng từ
Diễn giải
Tài
Khoản
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/3
PKT301
Xuất giấy BB 58/84
In nhãn bánh
621
521
4.009.310
4.009.310
01/3
PKT302
Xuất giấy Dlex 300
In hộp Polytheocol
621
521
14.289.405
14.289.405
04/3
PKT303
Xuất giấy Dcan in nhãn
Ospay
621
1521
2.680.510
2.680.510
06/3
PKT304
Xuất bản kẽm cho tổ
Chế bản
621
1522
12.628.300
12.628.300
08/3
KT305
Xuất dầu, cồn cho máy
Máy
621
1522
6.630.450
6.630.450
31/3
PKT
K/c 621 sang 154
621->154
154
621
40.238.020
40.238.020
Cộng
40.238.020
40.238.020
Ngày… tháng…năm2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
( ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)
Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội.
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621 – chi phí NVL trực tiếp
Tháng 03 năm 2007 Số:
SDĐK: 0
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK
Đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/03
PKT01
Tổ in lưới 01
Giấy BB58/84 in NB
1521
4.009.310
01/03
PKT02
Tổ in máy R
Giấy Dlex 300
1521
14.289.450
04/03
PKT03
Tổ in OFSET
Xuất Dcan in Nhãn O
1521
2.680.510
06/03
PKT04
Tổ chế bản
Xuất bản kẽm
1522
12.628.300
08/03
PKT05
Tổ bế
Xuất dầu + cồn
1522
6.630.450
30/03
PKT
K/c 621 sang 154
154
40.238.020
Tổng phát sinh nợ
40.238.020
Tổng phát sinh có
40.238.020
Số dư cuối kỳ
0
Ngày…tháng…..năm 2007
Kế toán trưởng Thủ quỹ Người ghi sổ
( Ký, họ tên ) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Sau khi tập hợp được chi phí NVL, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm đối với NVL phụ, nhiên liệu và các vật tư khác. ở đây Cty đã áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp và lấy mức tiêu hao NVL chính để làm tiêu thức phân bổ.
Công thức được xác đinh như sau:
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tỷ lệ phân bổ vật liệu = ____________________________________________
Tổng nguyên liệu chính thực tế
Sau đó lấy tỷ lệ phân bổ nhân với mức tiêu hao NVL chính và từng loại sản phẩm thì sẽ tính được số phân bổ cho từng loại sản phẩm.
VD: Sản xuất nhãn TB: với số lượng: 180.000nhãn- in 5 màu, có cán láng
Với P/bán: 81đ/nhãn
Được phân bổ như sau:
+ NVLC: sử dụng giấy couches 80g, khổ: 790*1090,
Số lượng: 623,42kg, giá: 14.500đ/kg
+ NVLP: Kẽm: SL: 5kẽm, giá: 22600đ
Màng: khổ 37
Cồ n: 7000đ/l
Dầu hoả:8000đ/l
Hệ số
CP NVL chính
CP NVL phụ
CP Khác
62% x P/ bán
13% x P/bán
15%
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU
Tên SP
Số lưọng
NVLC
NVLP
Vật tư
Khác
TK 621
Nhãn TB
180.000
9.039.600
1.895.400
2.187.000
13.122.000
….
…
…
…
…
Cộng
b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng chứng từ như: phiếu giao nhận sản phẩm, bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, phiếu nghỉ ốm, bảng giao nhận sản phẩm hàon thành để tính lương cho công nhân viên.
* Tiền lương: Hiên nay, Cty trả lương cho công nhân viên theo 2 hình thức : lương sản phẩm và lương thời gian.
- Lương sản phẩm: đối với hình thức trả lương này, công nhân sản xuất được hưởng mức lương theo đơn giá trên từng loại sản phẩm, từng công việc trên từng fquy trình công nghệ.
Lương sản phẩm được tính theo công thức sau:
Lương sản phẩm = Số công nhân làm được trong kỳ x đơn giá một ngày công
- Lương thời gian: Là tiền lương xí nghiệp trả cho cán bộ công nhân viên căn cứ vào hệ số lương, lương cấp bậc, số ngày công ché độ và số ngày công thực tế.
Công thức tính:
Hệ số mức lương cấp bậc x Lương cơ bản Số ngày công làm
Lương thời gian = ______________________________________________________ x
Số ngày công chế độ quy định việc thực tế
Để đảm bảo đời sống cho nhân viên, Cty trả lương cho công nhân viên 2 lần dưới hình thức tạm ứng. Sau đó, lấy số tièn lương thực tế được lĩnh trừ đi phần đã tạm ứng là số được thanh toán đến hạn trả.
* Các khoản trích theo lương:
Căn cứ vào tổng số tiền lươngthực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và tỷ lệ kinh phí công đoàn mà nhầ nước quy định. Cty trích 2% tổng tiền lương thực tế tính vào chi phí :
- Căn cứ vào tổng số tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, Cty tiến hành trích 15% BHXH, 2% BHYT theo lương cơ bản tính vào CPSX. Còn lại 5% HBXH và 1% BHYT tính trừ vào tiên lương phải trả cho công nhân sản xuất.
VD: lương trả cho tổ máy in:
10.560.000sp x 10đ/sp = 105.600.000đ
+ 2% KPCĐ tính vào chi phí (tháng 03/2007) = 105.600.000 x 2% = 2.112.000đ
+ BHXH, BHYT của công nhân tính vào chi phí = 105.600.000 x 17% = 17.952.000đ
+ Tính trừ vào thu nhập của công nhân viên = 105.600.000 x 6% = 6.336.000đ
Sau khi tính lương phải trả cho công nhân viên từng tổ trong phân xưởng. Kế toán lương lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho từng tổ. Sau đố lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội.
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN TOÀN CTY
Bảng tổng hợp tháng 03 năm 2007 ĐVT: đ
S
TT
Tên Tổ
HS
Lương
Lương thời gian
Lg CN,lễ
Phụ cấp
Trách
Nhiệm
Tổng số
T/ứ
Kỳ I
Tiền nộp BHXH
Kỳ II
được lĩnh
ký
SC
Số tiền
SC
ST
SC
ST
Lg cơbản
Số tiền
1
Tổ bế
1.45
23
5.971.000
450.000
6.421.154
1.015.000
50.750
6.370.040
2
Chế bản
1.45
22
3.190.000
100.000
3.290.000
507.500
25.400
3.264.600
3
Tổ dán
1.45
21
9.554.000
500.000
10.054.000
1.522.500
76.300
9.977.700
4
Tổ xén
1.45
20
1.870.000
300.000
2.170.000
0
0
2.170.000
5
Cán láng
1.45
20
2.804.000
300.000
2.384.000
507.500
25.375
2.358.625
6
In O+ L
1.45
22
7.730.000
300.000
10.730.000
2.030.000
101.500
10.628.500
Cộng
128
31.119.000
1.950.000
35.049.154
5.582.500
279.325
34.769.465
Ngày… tháng…năm 2007
Giám đốc duyệt Kế toán Người lập bảng
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội.
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Bộ phận: Văn phòng - tháng 03 năm 2007 ĐVT: đ
S
TT
Họ và tên
HS
Lg
Lương
Cơ bản
Lương thời gian
Lg
CN,L
Phụ
Cấp
Tiền xăng
Tr/ nhiệm
Tổng số
T/ứ
KỳI
Các khoản
Phải trả 6%
Lương còn
được lĩnh
Ký
SC
Số tiền
1
P. T. Toàn
2.65
925.700
24
4.661.538
400.000
4.661.538
46.375
4.661.538
2
B. T.H. Nga
2.34
819.000
22
1.506.154
300.000
1.860.154
40.950
1.819.204
3
L. V. Dung
2.34
819.000
22
1.506.154
300.000
1.806.154
40.950
1.819.204
4
Đ. T. Hà
2.34
819.000
22
1.506.154
300.000
1.806.154
40.950
1.819.204
5
T. M. Thuận
1.8
630.000
22
1.413.077
300.000
1.713.077
31.500
1.681.577
6
Đ. T.Phương
1.8
630.000
22
1.413.077
300.000
1.713.077
31.500
1.681.577
Tổng
4.642.700
134
12.006.154
1.900.000
13.668.154
235.825
13.679.304
Ngày… tháng… năm 2007
Giám đốc duyệt Kế toán Người lập bảng
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương công nhân viên toàn công ty và bảng thanh toán tiền lương bộ phận văn
Phòng để lập bảng phân bổ tiền lương.
Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì hà Nội.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 03 năm 2007 ĐVT: đ
S
TT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
Lương
Cơ bản
TK 334 – phải trả công nhân viên
TK 338 – Phải trả phải nộp khác
Lương
chính
Lg
phụ
Phụ
Cấp
Khoản
Khác
Cộng có
TK 334
KPCĐ
2%
BHXH
15%
BHYT
2%
Cộng có
TK 338
1
TK 622
10.151.200
43.125.154
3.850.000
57.126.354
878.723
1.534.050
204.540
1.950.630
Cộng
Ngày… tháng… năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Căn cứ vào “ bảng phân bổ tiền lương và BHXH” và sổ tiền lương thời vụ đã chi kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung:
Cty: TNHH SX và XNK Bao Bì Hà Nội.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 03 năm 2007 ĐVT: đ
Chứng từ
Diễn giải
Tài
Khoản
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
31/3
PKT301
Truy thu BHXH nộp cho
BPSX tháng 03/2007
622
3383
1.004.850
1.004.850
31/3
PKT302
trích lương phải trả tháng
03/2007
622
334
34.005.241
34.005.241
31/3
PKT
K/c 622 sang 154
622->154
154
622
35.010.091
35.010.091
Tổng cộng
35.010.091
35.010.091
Ngày… tháng… năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng Giám đốc
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)
Cty: TNHH sx & XNK Bao Bì Hà Nội
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 622 – chi phí NCTT
Tháng 03 năm 2007
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
31/03
31/03
31/03
PKT 301
PKT 301
PKT
trích BHXH phải nộp của BPSX
tháng 03/2007 vào chi phí sản xuất
Trích tiền lương phải trả tháng 03
Cho BPSX
K/c 622 sang 154 622-> 154
3383
334
154
1.004.850
34.005.241
35.010.091
Tổng phát sinh nợ
35.010.091
Tổng phát sinh có
35.010.091
Số sư cuối kỳ
0
Ngày…tháng… năm 2007
Kế toán trưởng Kế toán Người ghi sổ
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
c. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí có tính chất tổng hợp. Nó bao gồm toàn bộ chi phí có tính chất phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều hành cho quá trình sản xuất ở phạm vi phân xưởng, tổ sản xuất.
- Tại Cty sản xuất Bao Bì Hà nội, khoản mục này bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
* Chi phí nhân viên phân xưởng: là chi phí cho nhân viên quản lý bao gồm: GĐ, KTT, thủ quỹ, kế toán, thủ kho…ngoài tiền lương thời gian và các khoản mục tiền nghĩ lễ, phép họ còn được hưởng lương trách nhiệm.
để hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng, kế toán sử dụng TK 6271 ghi đố ứng với TK 334, TK 338. Các khoản chi phí này được tập hợp theo tháng.
Tổng chi phí nhân viên phân xưởng tập hợp được là : 46.312.353
Vậy:+ 15% BHXH, 2% BHYT theo lương cơ bản tính vào chi phí sẽ là:
10.270.000 x 17% = 1.738.590
+ 2% KPCĐ theo lương thực tế tính vào chi phí là
34.098.661 x 2% = 681.793,2
+ 5% BHXH, 1% BHYT theo lương cơ bản được khấu trừ vào lương người lao động là: 10.270.000 x 6% = 616.200
* Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm chi phí TSCĐ phục vụ sản xuất và TSCĐ phục vụ quản lý toàn Cty. Toàn bộ số khấu hao trích mỗi năm được cty dùng để mua sắm TSCĐ mới. Số khấu hao được trích như sau:
Tổng mức khấu hao kế hoạch trong năm
Tỷ lệ phân bổ khấu hao = __________________________________________________________
Tổng doanh thu kế hoạch trong năm
Sau đó lấy tỷ lệ phân bổ khấu hao này nhân với doanh thu bán hàng thực tế của từng tháng thì sẽ có số trích khấu hao của tháng đó.
VD: Trong năm 2006 Cty có:
118.160.000
Tỷ lệ phân bổ kkhấu hao = _______________________ = 0,04476
2.640.000.000
Giả sử căn cứ vào doanh thu tháng 03/2007 được phản ánh trên sổ cái TK 511
Ta có số khấu hao được phân bổ = 725.410.009 x 0,04476 = 32.469.352
Sau đó lập chứng từ và định khoản:
Nợ TK 6274: 32.469.352
Có TK 214: 32.469.352
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 009: 32.469.352
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí điện nước dùng trong sản xuất . khoản chi phí này, Cty phải thanh toán nội bộ. Cuối tháng kế toán lập chứng từ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng 03/2007 ở Cty là:10.450.000đ
Kế toán hạch toán như sau:
+ kkhi phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 6277: 10.450.000
Có TK 336: 10.450.000
+ khi thanh toán với Cty bằng tiền mặt kế toán ghi:
Nợ TK 336 : 10.450.000
Có TK 1111: 10.450.000
* Chi phí khác bằng tiền: là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất . ngoài các khoản chi phí như đã nêu trên: chi phí giao dịch, hội nghị, in ấn tài liệu..
Trong tháng 03/2007, tổng phát sinh các khoản chi phí này là: 11.454.546đ
Những khoản này được kế toán ghi như sau:
Nợ TK 6278 : 11.454.546
Có TK 111 : 11.454.546
Cuối tháng kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung:
Cty : TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 03 năm 2007 ĐVT : đ
Chứng từ
Diên giải
Tài
Khoản
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
31/3
PC308
Chi trả tiền điện, nước. ĐT
Tháng 03/2007
627
1111
11.454.546
11.454.546
31/3
PC309
Các chi phí dịch vụ mua
Ngoài PS trongT 03/2007
627
336
10.450.000
10.450.000
31/3
PKT
Chi phí khấu hao TSCĐ
Trong tháng 03/2007
6274
214
32.469.352
32.469.352
31/3
PKT
K/c 627 sang 154
627->154
154
627
54.373.898
54.373.898
Tổng cộng
54.373.898
54.373.898
Ngày… tháng… năm 2007
Người ghi sổ kế toán trưởng Giám đốc
( ký, họ tên) ( ký. Họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)
Cty: TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 627 – chi phí sản xuất chung
Tháng 03 năm 2007
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK
Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
30/03
PC308
Chi trả tiền ĐN theo HĐ
1111
11.454.546
30/03
PC309
Chi phí dịch vụ mua ngoài PS
336
10.450.000
30/03
PKT
Chi phí khấu hao TSCĐ T3
2141
32.469.352
30/03
PKT
K/c 627 sang 154 627->154
154
54.373.898
Tổng phát sinh nợ
54.373.898
Tổng phát sinh có
54.373.898
Số dư cuối kỳ
0
Ngày….. tháng…… năm2007
Kế toán trưởng Thủ quỹ người ghi sổ
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
2.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Để đánh giá sản phẩm dửo dang cuối kỳ ở Cty bao bì hà nội, kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Công thức xác định như sau:
Số lượng sản phẩm hoàn Số lượng sản phẩm Tỷ lệ hoàn
= x
Thành tương đương làm dở cuối kỳ thành
- xác định gá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục chi phí được kế toán tiến hành như sau:
+ Đối với chi phí bỏ ngay một lần từ đầu quá trình sản xuất :
CPSXDD đầu kỳ + CPSXSP trong kỳ Số lượng
CPDD cuối kỳ = ………………………………….. x
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ
+ Đối với chi phí bỏ nhiều lần dần dần vào trong quá trình sản xuất :
CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ Số lượng SPHT
CPSXDD cuối kỳ = ……………………………………. x
Số lượng SPHT + Số lượng SPHT TĐ tương đương
2.6.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Tại Cty, kế toán tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Sau khi đã xác định được các yếu tố chi phí, kế toán tiến hành tính giá thành toàn bộ và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm theo công thức:
Tổng giá thành Chi phí SXKD CPSX trong kỳ chi phí SXKD
Của một loại = dở dang đầu + tập hợp được - dở dang cuối
Sản phẩm kỳ cho từng SP kỳ
Giá thành đơn vị của Tổng giá thành
= ………………………………………………..
Một loại sản phẩm Khối lượng SP của loại đó đã quy đổi ra trọng lượng
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI.
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Có thể nói, từ khi nền kinh tế thị trường có sự chuyển đổi thì các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty Bao Bì Hà Nội nói riêng đã phải vượt qua không ít khó khăn để tồn tại, ổn định sản xuất và phát triển.Sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải tìm ra những biện pháp mới để họ có thể ứng xử linh hoạt, hợp lý với những nhu cầu của thị trường, họ phải làm một công việc hoàn hảo nên họ muốn là người chiến thắng trong các thị trường. Vậy đâu là chìa khoá để một doanh nghiệp có thể đứng vững và thành công trong khi có hàng trăm doanh nghiệp cũng đang sản xuất mặt hàng có chất lượng tương đương như họ. Câu trả lời chinh là làm thế nào để giảm chi phí được ở tất cả các khâu, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, tức là doanh nghiệp đã hạ thấp được giá thành,giá bán sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường , tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh khả năng tăng thị phần và uy tín cuae doanh nghiệp.
Chính vì vậy Cty Sx Bao bì Hà nội có được sự trưởng thành đó là cả một quá trình phấn đấu vươn lên không ngừng đổi mới của sự năng động sáng tạo, lòng quyết tâm của Giám đốc, của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Cty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của kế toán tài chính.cùng với sự thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý, Cty đã từng bước được hoàn thiện và nâng cao. Sản phẩm của Cty đã đáp ứng được nhu cầu thị trường ở tỉnh và từng bước hoà nhập ra khu vực thị trường hiện nay.Cty đã đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, không ngừng cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của nhân viên trong Cty.
Qua thời gian rất ngắn tìm hiểu và tiếp cận trong đợt thực tập này thì hiểu biết về thực tế chưa nhiều, cũng như chưa có thời gian để tìm hiểu kỹ công tác kế toán tại Cty. Nhưng qua bài viết này Em xin trình bày một số nhận xét và kiến nghị về công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH SX và XNK Bao bì Hà nội. Hy vọng răng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác kế toán của Cty ngày càng hoàn thiên hơn.
3.1.1. Những ưu điểm của Cty.
Mặc dù thời gian hoạt động còn ít, song Cty đã lập được dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành, định mức tiêu hao về NVL, về các chi phí khác trong giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ và đầy đủ, điều đó giúp cho Cty chủ động trong quản lý chi phí sản xuất, phát hiện những khoản chi phí bất hợp lý, kém hệu quả, một cách kịp thời và có căn cứ, kế hoạch sản xuất, công nghệ sx, kỹ thuật, tài chính là một căn cứ quan trọng để tính mức hạ giá thành để từ đó giúp cho việc phân tích giá thành thích hợp, kịp thời trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất.
Bên cạnh đó, Cty còn trang bị các máy móc thiết bị quản lý, thiết bị văn phòng tốt nhằm phục vụ cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của toàn Cty như: mua sắm các máy vi tính, phần mềm sử dụng,máy in,máy fax…nhằm cung cấp nhanh chóng kịp thời các thông tin giúp cho toàn cty hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau, cung cấp số liệu giữa các bộ phận, lập báo cáo kế toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ.
Cty đang sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính giúp cho công tác kế toán của Cty đạt được kết quả tốt, số liệu được xử lý một cách hữu hiệu và có hiệu quả, giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao về phạm vi phối hợp tính toán giữa kế toán và các bộ phận có liên quan.
Cty luôn chấp hành đúng chính sách thuế của nhà nước, thực hiện chính sách chế độ kế toán ban hành.
Hiện nay cty áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian đối với các bộ phận nhân viên gián tiếp, nhân viên văn phòng và trả lương theo sản phẩm đối với nhân viên sản xuất trực tiếp. Với hinh thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định, cty đã thực hiện việc gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất chung của toàn doanh nghiệp. Qua đó người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc được giao, giảm bớt số sản phẩm hỏng, hăng hái trong sản xuất, tiết kiệm hiệu quả trong sản xuất nhờ đó nâng cao hiệu quả cua công tác tiết kiệm chi phí của cty.
3.1.2. Những hạn chế của cty.
Cty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng, trong khí giá cả trên thị trường thì luôn biến đổi. Vì vậy cty phải tính toán dự phòng để quá trình0 sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn vì thiếu NVL.
Trong chi phí NVL, do đơn giá NVL đều tăng cao nên làm cho tổng mức chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, điều này chứng tỏ cty quản lý chưa tốt các nguồn đầu vào, chưa mở rộng được các mối quan hệ với các nhà cung cấp, chưa lựa chọn được các nhà cung cấp tốt nhất, giao hàng giá rẻ và chất lượng cao.
Kèm theo đó là sự thay đổi về nội dung lẫn cả khối lượng in ấn trong một số trường hợp. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty.
Hiên nay cty dang áp dụng phương pháp tính giá thành tỷ lệ. Phương pháp này phù hợp với quy trình công nghệ của cty. Song việc xây dựng giá thành kế hoạch cho từng sản phẩm, từng khoản mục chi phí là chưa chính xác, hợp lý. Do đó sản phẩm sẽ không phản ánh được thực chất chi phí thực tế lhát sinh trong kỳ, không được kết chuyển tuần tự. không biết được từng khoản mục, từng chi tiết nhỏ chi phí sản xuất chung chiếm bao nhiêu trong chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC chiếm bao nhiêu trong từng loại sản phẩm, từng công đoạn sản xuất. Mặt khác công việc tính giá thành đều được thực hiện trên TK154 mà cty không lập bảng tính giá thành sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
3.2. Phương hướng đổi mới hoàn thiện công tác kế toán CPSXvà tính Z sp.
Qua thời gian thực tập tại cty sx Bao bì Hầ nội, trên cơ sở những kiến thức đã được học, cùng với yêu cầu của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại cty. song đi vào từng vấn đề cụ thể, còn có những vấn đề chưa hợp lý cần phải hoàn thiện hơn.Với góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán, góp phần tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của cty.
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng:
Cty đang thực hiện việc chia các NVL thành các nhóm:
+Vật liệu chính ( các loại giấy in như: giấy BB,Dlex,couches,Dcan…)
+ Vật liệu phụ (dầu hoả,cồn,màng,kẽm)
+ Phụ tùng thay thế + Vật liệu khác
- Trên cơ sở phân loại vật liệu như vậy, cty thành lập sổ danh điểm vật liệu. Sổ danh điểm được lập cho từng kho, giúp kế toán vật liệu theo dõi và quản lý các loại vật liệu dễ dàng hơn.
Trong số vật liệu được theo dõi cho từng nhóm, từng thứ, loại vật liệu một cách chặt chẽ. Mỗi nhóm, mỗi lloại, mỗi thứ được quy định một mã riêng và được sắp xếp một cách trật tự để tiện cho việc cung cấp thông tin về từng nhóm, loại, thứ số liệu được thuận tiện, chính xác.
Bộ mã vật liệu của cty dựa trên các tiêu thức sau:
Loại vật liệu
Nhóm vật liệu cho mỗi thứ -Thứ vật liệu cho mỗi thứ
Để sử dụng dễ dàng, dễ hiểu, dễ nhớ bộ mã vật liệu thường được lập trên cơ sở số liệu các TK như:
+TK 1521: Vật liệu chính + TK 1522: Vật liệu phụ
+TK 1523: Nhiên liệu +…..
Và như vậy thì việc tập hợp chi phí theo đối tượng và việc tính giá thành sản phẩm được dễ dàng và chính xác hơn.
3.2.2. Hoàn thiên hệ thống tài khoản phản ánh chi phí NVL:
Để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh, Cty Bao bì Hà nội hiện đang sử dụng các TK sau:
+ TK 622 “ chi phí NVLTT ” dùng cho toàn cty một tài khoản
+ TK 627 “ chi phí NCTT ” dùng cho toàn cty một tài khoản
+ TK 632 “ chi phí tài chính ” dùng cho toàn cty một TK
+ TK 642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp ”dùng cho toàn cty một tài khoản
Hệ thống tài khoản như vậy sẽ không phản ánh được chi phí tập hợp cho phân xưởng nào, tổ nào và không pphản ánh được chi phí phân bổ chi phí nào của cty.
Việc lập bảng phân bổ NVL (Bảng kê số 4) chủ yếu dựa vào bảng tổng hớp số liệu vào cột bộ phận sử dụng và cột sản phẩm trên bảng kê xuất kho NVL nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Theo quy trình công nghệ sản xuất của cty thì có 2 phân xưởng chính (được chia làm 4 tổ) đó là:
- Phân xưởng I: gồm
+ Tổ chế bản + Tổ In
+ Tổ cán láng + Tổ bế
- Phân xưởng II: có tổ dán tay
Mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của cty là toàn bộ quy trình công nghệ được chia nhỏ theo từng phân xưởng cho các sản phẩm cần in, sau đó các nhân viên phân xưởng mới tập hợp các số liệu gửi lên phòng kế toán. Do đó cty nên mở các TK chi tiết theo từng phân xưởng, tổ như sau:
* Tập hợp chi phí NVLTT đã phát sinh ở 2 phân xưởng và 5 tổ như sau:
- TK 621: Phân xưởng I
+ TK 6211: Tổ chế bản + TK 6212: Tổ in
+ TK 6213: Tổ cán láng + TK 6214: Tổ bế
- TK 621: Phân xưởng II + Tk 6211: Tổ dán tay
* Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp đã phát sinh ở cả các phân xưởng và tổ
- TK 622: PX I
+ TK 6221: Tổ chế bản + TK 6222: Tổ in
+ TK 6223: Tổ cán láng + TK 6224: Tổ bế
-TK 622: PX II
* Tập hợp chi phí sản xuất chung đã phát sinh ở cả 2 PX:
- TK 627: PX I
+ TK 6271: Tổ chế bản + TK 6272: Tổ in
+ TK 6273: Tổ cán láng + TK 6274: Tổ bế
- TK 627: PX II
Đối tượng tính giá thành sản phẩm của cty là từng quy cách sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối, mặt khác cty lại rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau, để dễ cho việc tính toán giá thành cty đã quy về 1 trong các sản phẩm sau:
+ văn hoá phẩm: nhãn, tờ quản cáo, toa, hộp…
+ Việc vặt: In danh thiếp, giấy mời… +….
Để theo dõi chính xác, đầy đủ thì cty có thể nên mở chi tiét cho từng sản phẩm.
DN… BẢNG KÊ CHI PHÍ NVLTT
Tháng…….Năm……
Ngày
Tháng
Tập hợp theo phân xưởng
Phân bổ cho sản phẩm
TK 621
TK 621
PX I
PX II
VHP
Việc
Vặt
….
Tổ CB
Tổ In
Tổ CL
Tổ bế
Tổ DT
Cộng
Cty…… BẢNG KÊ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Tháng…….Năm……..
Ngày
Tháng
Tập hợp theo phân xưởng
Phân bổ cho sản phẩm
TK 622
Tk 622
PX I
PX II
Văn
Hoá
Phẩm
Việc
Vặt
…..
Tổ CB
Tổ In
Tổ CL
Tổ bế
Tổ DT
Cộng
Cty…. BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Dùng cho TK 627 ở phân xưởng chế bản
Tháng……. Năm…….
Ngày
Tháng
Tập hợp theo phân xưởng
Phân bổ cho sản phẩm
TK 627
Tk 627
PX I
PX II
Văn
Hoá
Phẩm
Việc
Vặt
….
Tổ CB
Tổ In
Tổ CL
Tổ bế
Tổ DT
Cộng
(Và cũng nhờ mở bảng kê chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng khác theo bảng kê CPSXC của phân xưởng chế bản)
Phương pháp ghi sổ:
- cùng một khoản chi phí được nhìn nhận trên 2 góc độ:
+ Khoản chi phí đố được cấp phát cho phân xưởng nào
+ Khoản chi phí đó được dùng cho sản phẩm nào
Nếu thực hiện ghi sổ phát sinh vào tài khoản cấp 2 thì đồng thời cũng ghi số phát sinh đố vào tài khoản cấp 1.
Riêng phần CPSXC thì chỉ ghi vào TK 627 cho PX I và PX II. Không ghi vào TK 627 của văn hoá phẩm, việc vặt vì cuối tháng sẽ phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp.
Số dư TK cấp 1 là tổng các ô dư trên TK cấp 2. cuối kỳ kế toán lập bảng phân bổ vật liệu, CCDC sau đố lập bảng kê số 4.( bảng phân bổ VL, CCDC dùng để phân bổ chi phí sản xuất dùng cho từng loại sản phẩm. Còn bảng kê số 4 được tập hợp chi phí kinh doanh cho từng phân xưởng).
3.2.3. Hoàn thiện về thành phần kế toán chi phí NVLTT.
Cty thực hiện tính toán riêng phần chi phí NVLC( giấy in) cho từng loại sản phẩm. điều này đã phản ánh chính xác số chi phí giấy sản xuất sản phẩm. Thế nhưng khoản chi phí NVL phụ khác để sản xuất sản phẩm lại chưa được cty phân bổ cho từng loại sản phẩm. Theo em cty nên phân bổ chi phí NVLP khác cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ chi phí NVLTT.
Theo công thức:
Tổng đại lượng phân bổ
Hệ số phân bổ H1 = ……………………….
Tổng tiêu thức phân bổ
3.2.4. Hoàn thiên thành phần kế toán chi phí NCTT
Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở cty kế toán cũng cần phải phân bổ số chi phí tiền lương ,chi phí phải trả cho các khoản trích theo lương chi tiết cho từng sản phẩm, để đảm bảo độ chính xác của cty. Có như thế cty mới có thể tăng thu lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm.
Phân bổ tiền lương phải trả cho công nhân viên:
Tổng đại lượng phân bổ
Hệ số phân bổ = …………………………….
Tổng chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm
* Phân bổ các khoản phải trả, phải nộp cho công nhân viên(TK 338)
Kế toán cần tính lại các khoản trích cho công nhân sane xuất sản phẩm cho từng phân xưởng như sau:
Theo chế độ hiện hành:
KPCĐ = 2% lương thực tế
BHXH = 15% lương cơ bản
BHYT = 2% lương thực tế
+ cho phân xưởng sản xuất chính: kế toán thực hiên việc trích gộp tất cả các khoản trích đều theo một mức lương cơ bản của cả nhân công tính theo sản xuất và nhân viên phân xưởng, như thế chưa phẩn ánh đúng thực chất
3.2.5. hoàn thiện về phần hành kế toán chi phí SXC
ở Cty tính toán chi phí SXC đều được tổng hợp chi tiét cho từng phân xưởng, như thực tế là việc phân bổ chi phí SXC cho từng loại sản phẩm sẽ không chính xác. Vì vậy cty nên phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức chi phí NVLTT
Công thức chung cho các khoản pân bổ:
Tổng sản lượng phân bổ
Hệ số phân bổ (H) = …………………………………………
Tổng chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm
Chi phí SXSP = H + Tổng chi phí NVL sản xuất sản phẩm
Phân bổ chi phí NVL cho từng loại sản phẩm:
Phân bổ chi phí phải trả cho công nhân viên sản xuất cho từng loại sả phẩm
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất của chi phí SXC
Phân bổ chi phí về số tiền phải trả cho người bán, cho từng loại sản phẩm
3.2.6. Hoàn thiền về phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Việc tính giá thành sản phẩm chỉ tính phần giá thành chung cho các loại sản phẩm , chúng được tách riêng giữa giá thành công in và giá thành giấy in. Việc tính chung như vậy sẽ không đảm bảo việc tính chính xác cho giá thành đơn vị từng loại sản phẩm vào cuối quý.
Theo em công ty nên tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm vào cuối mỗi tháng như thế sẽ đảm bảo được độ chính xác hơn trong việc tính giá thành từng đơn vị sản phẩm và kế toán cũng sẽ có được cơ sở để lập giá thành kế hoạch cho tháng sau. Có như vậy cty sẽ ngày càng thu hút được khách hàng đến đặt in các sản phẩm của họ tại cty. Việc có được nhiều khách hàng phải phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như việc giá cả đặt in của khách hàng đưịưc thấp, chất lượng sản phẩm tốt, việc hoàn thành nhanh, công việc nhanh hay chậm…tất cả đều phụ thuộc vào giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm ra sao. Để làm tốt điều này cty cần đổi mới phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Cty nên tiến hành phương pháp tính Zsp như sau:
Tổng Z sản phẩm = SDĐK + sản phẩm PS trong kỳ – SDCK – giá trị phế liệu thu hồi
Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm = ……………………………
Số lượng sản phẩm sản xuất
Lần lượt từng bước như vậy kế toán sẽ tính được các khoản chi phí tiếp theo của sản phẩm làm ra.
Để khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện công tác phân tích giá thành, quản lý chi phí giá thành mỗi một khoản mục chi phí tháng này tăng hay giámo với tháng trước, ảnh hưởng đến công tác phân tích giá thành quản lý chi phí, giá thành theo từng khoản mục. Để khắc phục những hạn chế nhằm hoàn thiện công tác tính giá thành thì Cty nên mở bảng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí theo biểu mẫu sau
Cty TNHH SX & XNK BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Bao Bì Hà Nội Tháng……..Năm………
TT
Các
Khoản
CP
Khối
Lượng
SPHT
CPDD
đầu kỳ
CPDD
Trong
Kỳ
CPDD
Cuối
Kỳ
PL
Thu
hồi
Tổng
Z
Z
đơn vị
1
2
3
4
5
6
7
8
1
CPNVLTT
2
CPNCTT
3
CPSXC
Tổng cộng
3.2.7. Xây dựng định mức tiêu hao NVL:
Để từng bước phấn đấu giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, Cty nên nhanh chóng xây dựng định mức tiêu hao cho các loại vật liệu còn đang sử dụng tại cty. Hệ thống định mức tiêu hao vật liệu đó phải được xây dựng trên yêu cầu kỷ thuật, công nghệ của sản phẩm kết hợp với thực tế và kinh nghiệm sản xuất. Việc xây dựng định mức tiêu hao vật liệu sẽ giúp cho người công nhân có trách nhiệm cao, ý thức bảo quản, tiết kiệm chi phí sản xuất và sử dụng hình thức phạt nặng đối với những người cố tình làm sai, làm ẩu, lãng phí vật liệu. Khi đã xây dựng được các định mức tieu hao của vất liệu cty tiến hành khoán chi phí NVL cho từng bộ phận sản xuất. Thực hiện cơ chế khoán này cần căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật nhăm khuyến khích người công nhân sản xuất tiết kiệm chi phí, hạn chế phế liệu. Cụ thể nên sử dụng hệ thống chứng từ chia vật liệu làm 3 loại:
Loại phiếu nhập xuất thông thường theo định mức
Loại phiếu nhập kho vượt định mức
Loại phiếu nhập kho do tiết kiệm chi phí NVL
Hơn nữa nhằm mục đích hạ được giá thành sản phẩm, giảm được chi phí NVL…Cty nên có kế hoạch thu mua hợp lý. Tren thị trường giá cả NVL luôn biến động, mà Cty sx Bao Bì Hà Nội lại là một cty đóng trên địa bàn thành phố và đã có vài năm sản xuất trong nghành in, việc xác định chu kỳ lên xuống của giá cả NVL là điều có thể làm được. Cty nên theo dõi và căn cứ vào đó để quyết định thời điểm mua NVL với giá cả hợp lý, ngoài ra còn hạn chế giá cả lên cao, Cty có thể tham gia ký kết hợp đồng dài hạn đối với các bạn hàng cung cấp về NVL.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình học tập ở nhà trường cùng với thời gian thực tập tại Cty SX & XNK Bao Bì Hà Nội đã giúp em nhận thức được rằng: Người làm kế toán không những cần phải nắm vững lý luận mà còn phải hiểu biét sâu sắc thực tế, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn sinh động một cách sáng tạo, khoa học, đồng thời phải tuân thủ đúng mọi chế độ, chính sách quy định của nhà nước.
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác kế toán. nó đánh giá sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và một lần nữa chúng ta lại khẳng định : tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác là cơ sở xác định hiệu quả hoạt động SXKD của cty . chi phí tăng hay giảm, giá thành cao hay thấp là thước đo chất lượng công tác quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Qua thời gian thực tập tại Cty em nhân thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Cty đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra của cơ chế quản lý mới hiện nay. Tuy nhiên nưu Cty thực hiện những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữă một số khâu, một số phần việc thì chắc chắn sẽ còn phát huy tác dụng nhiều hơn nữa đối với quá trình phát triển của Cty. Do thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn, sự hiểu biết về khoa học kế toán còn nhiều hạn chế nên em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong các thầy cô giáo và các anh chị cán bộ kế toán của Cty SX Bao Bì Hà Nội tham gia và đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng tốt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cô giáo Ngô Thị Thu Hồng, các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán và các anh chị cán bộ kế toán tài vụ Cty SX Bao bì Hà nội đã giiúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
Hà Nội, Ngày 17 tháng 5 năm 2005
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Yến
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em !
Các số liệu, kết quả nêu trong bài là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh Viên
Trần Thị Yến
MỤC LỤC
Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 1
I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1
1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán CPSX và tính Zsp trong các DNSX 1
1.1. Khái niệm CPSX và các cách phân loại CPSX chủ yếu 1
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1
1.1.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 3
1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành 3
1.1.2.2. Phân loại CPSX theo tính chất biến đổi của chi phí 4
1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí sản xuất 6
1.1.2.4. Phân loại CPSX theo khả năng quy nạp CP vào đối tượng KTCP 7
1.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí 7
1.3. Khái niệm Zsp và các cách phân loại Z sản phẩm 7
1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 7
1.3.2. Các cách phân loại giá thành sản phẩm 8
1.3.2.1. Phân loại Z theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính Z 8
1.3.2.2. Phân loại chi phí theo phạm vi phát sinh chi phí 9
1.3.3. Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm 10
1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 11
1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 11
1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 12
1.6. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm 12
1.7. hạch toán chi phí sản xuất 13
1.7.1. Các TK kế toán sử dụng chủ yếu và trình tự hạch toán 13
1.7.2. kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp 17
1.8. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 17
1.9. Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm 19
1.9.1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn 19
1.9.2. tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số 20
1.9.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ 21
1.9.4. Tính giá thành sản phẩm theo hương háp loại trừ chi phí 21
1.9.5. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước 22
1.9.6. Tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng 23
1.9.7. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 24
Chương II: Thực trạng về tình hình thực hiện CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội 26
II. Đặc điểm tổ chức SXKD và tổ chức công tác kế toán tại Cty 26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cty 26
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Cty 27
2.2.1. Chức năng của Cty 27
2.2.2. Nhiệm vụ của Cty 29
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Cty 29
2.3.1. Nhiệm vụ của từng hòng ban 30
2.4. Tình hình thực hiện công tác kế toán ở Cty 32
2.5. Tình hình thực hiện chế độ kế toán ở Cty 34
2.6. thực trạng tổ chức kế toán CPSX và tính Zsp tại Cty SX bao bì hà nội 36
2.6.1. Đối tượng tậ hợp CPSX và tính Z sản phẩm 36
2.6.2. Kế toán tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm 36
2.6.3. Đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ 54
2.6.4. Phương pháp tính Z sản phẩm 55
Chương III: Phương pháp đổi mới và hoàn thiện CPSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội .56
3.1. đánh giá khái quát thực trạng CPSX và tính Z sản phẩm tại Cty 56
3.1.1. Những ưu điểm của Cty 57
3.1.2. những hạn chế của Cty 58
3.2. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính Zsp 59
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống tài khoản sử dụng 59
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống TK phản ánh CPNVLTT 60
3.2.3. hoàn thiện về thành phần kế toán CPNVLTT 63
3.2.4. Hoàn thiện thành phần kế toán CPNCTT 63
3.2.5. Hoàn thiẹn về phần hành kế toán CPSXC 64
3.2.6. Hạch toán về phương pháp tính giá thành sản phẩm 64
3.2.7. Xây dựng định mức tiêu hao NVL 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính.
Lý thuyết hạch toán kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán
Báo có tài chính – chứng từ và sổ kế toán
Tài liệu của Cty TNHH SX & XNK Bao Bì Hà Nội
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình kế toán doanh nghiệp
Tạp chí tài chính
Một số trang wed liên quan đến kế toán tài chính của Bộ Tài Chính
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên bgười hướng dẫn: Cô giáo – ThS Ngô Thị Thu Hồng
Sinh Viên : Trần Thị Yến
Tên đề tài: “ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Cty TNHH SX và XNK Bao Bì Hà Nội”
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét :
Chức vụ :
Lời nhận xét đối với Sinh Viên : Trần Thị Yến
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét:
Chức vụ:
Lời nhận xét:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1-131.docx