Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - VIGLACERA: Lời nói đầu
Sự tồn tại và phát tiển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người . Từ thời kỳ bắt đầu của nền văn minh loài người , con người đã luôn tìm tòi , sáng tạo ra những cách thức lao động sao cho bỏ ra ít công sức nhất nhưng lại thu được nhiều kết quả nhất. Trong xã hội hiện đại , cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, con người tiến hành sản xuất với mong muốn tột cùng là đạt lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu . Để đạt được điều đó con người phải tìm ra cách thức quản lý hiệu quả và phù hợp nhất .
Kế toán là một trong những công cụ quản lý sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả . Thông tin kế toán có thể cho nhà quản lý thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty cũng như tình hình cụ thể từng mặt tài chính trong doanh nghiệp .
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đưa ra những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp . Tính đúng , tính đúng chi phí sản xuất và gí...
71 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - VIGLACERA, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sự tồn tại và phát tiển của nền sản xuất xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người . Từ thời kỳ bắt đầu của nền văn minh loài người , con người đã luôn tìm tòi , sáng tạo ra những cách thức lao động sao cho bỏ ra ít công sức nhất nhưng lại thu được nhiều kết quả nhất. Trong xã hội hiện đại , cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, con người tiến hành sản xuất với mong muốn tột cùng là đạt lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu . Để đạt được điều đó con người phải tìm ra cách thức quản lý hiệu quả và phù hợp nhất .
Kế toán là một trong những công cụ quản lý sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả . Thông tin kế toán có thể cho nhà quản lý thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty cũng như tình hình cụ thể từng mặt tài chính trong doanh nghiệp .
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đưa ra những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp . Tính đúng , tính đúng chi phí sản xuất và gía thành là tiền đề để hạch toán kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh chính xác . Mặt khác , nhờ sử dụng phương pháp tính giá kế toán đã theo dõi , phản ánh được một cách tổng hợp và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ . Cũng nhờ có phương pháp tính giá , kế toán tính giá và xác định được toàn bộ chi bỏ ra có liên quan tới việc thu mua , sản xuất , chế độ tạo và tiêu thụ từng loại vật tư , sản phẩm , từ đó so với kết quả mua , sản xuất , chế tại và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm , từ đó so với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như kết quả kinh doanh từng mặt hàng , từng loại sản phẩm , dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng . Có thể nói không có phương pháp tính giá thì các doanh nghiệp không thể thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh được .
Không những vậy, tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích và đánh giá tình hình thức hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí , tình hình sử dụng tài sản , vật tư , lao động tiền vốn , tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp , từ đó có các quyết định quản lý phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nội bộ , đưa ra cách quản lý sao cho tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức thấp nhất , hạ giá thành sản phẩm , tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường .
Xuất phát từ vai trò , tác dụng của công tác tập hợp chi phí và tính thành sản phẩm cùng với sự giúp đó tận tình của các thầy cô giáo , đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo TS Đặng Thị Hoà và các anh chị trong phòng kế toán Công ty sứ Thanh Trì , em đã đi sâu nghiên cứu để tài: “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì - VIGLACERA" .
Hà nội , ngày 10 tháng 3 năm 2003
SV thực hiện
Tống Hoàng Quang
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I . Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .
1 . Chi phí sản xuất và phân loại các chi phí sản xuất .
1.1 . Khái niệm chi phí sản xuất .
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, năm, quý).
Để tiến hành sản xuất một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ bất kỳ, người sản xuất phải bỏ ra các khoản chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, có thể nói quá trình sản xuất là quá 5trình kết hợp và tiêu hao của các yếu tố sản xuất , cụ thể là của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Như vậy, thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Chi phí sản xuất có rất nhiều loại khác nhau nên, để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí, cần phải phân loại chi phí.
1.2 .Phân loại chi phí sản xuất : là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau:
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung , tính chất kinh tế của chi phí : tức là việc phân loại dựa vào việc các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, và ở đâu . Toàn bộ chi phí sản xuất được chia ra thành 5 yếu tố sau:
Chi phí nguyên liệu , vật liệu : Bao gồm tất cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ …doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất .
Chi phí nhân công : Bao gồm tất cả tiền lương , phụ cấp , các khoản trích BHXH , BHYT , KPCĐ theo tỷ lệ quy định của chế độ kế toán hiện hành và các khoản khác phải trả cho công nhân sản xuất.
Chi phí khấu hao tài sản cố định : là toàn bộ số phải trích trong kỳ đối với tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài : là số tiền trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chi khác bằng tiền : Gồm tất cả các khoản chi phí bằng tiền cho hoạt động sản xuất trong kỳ trừ các khoản chi phí kể trên .
Phân loại chi phí theo nội dung, tích chất kinh tế của chi phí có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp; đồng thời còn là căn cứ để lập dự toán chi phí sản xuất, phân tích tình hình lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
* Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục ( phân loại theo mục đích công dụng của của chi phí ).
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm 3 khoản mục:
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp : Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu ... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh .
Chi phí sản xuất chung : Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp).
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ cho công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ; có tác dụng xác định số chi phí đã chi ra trong từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm trong kỳ, phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức ; là tài liệu để lập kế hoạch giá thành để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành . Mặt khác, phân loại chi phí theo cách này còn cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và phục vụ cho yêu cầu quản lý giá thành.
2 . Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm .
2.1 . Khái niệm giá thành sản phẩm .
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm của mình. Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng.
2.2 . Phân loại giá thành sản phẩm .
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường xem xét giá thành theo 2 góc độ sau:
* Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá : Theo cách này, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế:
- Giá thành kế hoạch : Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành kế hoạch thể hiện mục tiêu phấn đấu về giá thành của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng). Do vậy, giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành định mức là thước đo xác định kết quả sản xuất, là công cụ quản lý định mức, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giá thành thực tế : là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong tổ chức, sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
* Căn cứ vào phạm vi các chi phí và giá thành : theo cách này giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ:
- Giá thành sản xuất : là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Do vậy, giá thành sản xuất còn có tên gọi là giá thành công xưởng.
Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (khi bán hàng trực tiếp), là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng ). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ. Giá thành tiêu thụ là căn cứ để xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
3 . Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .
Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành phản ánh mặt kết quả sản xuất).
Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lạo vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Ngược lại, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ lao vụ hoàn thành
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
=
-
+
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm các chi phí sản xuất tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất cần phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của giá thành sản phẩm chính là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành .
II . Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
1 . Vị trí , vai trò của kế toán CPSX và tính GTSP .
Hạch toán kế toán - một trong những công cụ quản lý kinh tế rất có hiệu quả với chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp - nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, với các phương pháp của mình đã đáp ứng được nhu cầu hạch toán chặt chẽ quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Cụ thể, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (bằng việc kết hợp giữa các phương pháp tính giá, chứng từ, đối ứng tài khoản , tổng hợp - cân đối kế toán) đã ghi nhận và phản ánh sự vận động và biến đổi không ngừng cả về hình thái hiện vật và giá trị của vật tư, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,... trong quá trình sản xuất vào chứng từ, tài khoản kế toán và tổng hợp các thông tin khác nhau qua các báo cáo. Do đó, thực hiện tốt chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống quá trình sản xuất, hay nói cách khác, là hạch toán một cách chặt chẽ quá trình sản xuất. Nhờ vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không những đáp ứng được yêu cầu trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà còn cung cấp các thông tin về kinh tế tài chính quan trọng về quá trình sản xuất cho những người ra quyết định, góp phần đề ra các giải pháp pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2 . Nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
Để thực hiện được chức năng của mình, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tập hợp, kết chuyển và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất.
- Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý. Tính toán chính xác giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ (chi tiết từng hoạt động, từng mặt hàng).
- Tổ chức vận dụng chứng từ, tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho phù hợp.
- Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp .
III . Nội dung tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm .
1 . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất .
1.1 . Đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất .
Đối tưọng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất. Do vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Các căn cứ xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (sản xuất giản đơn hay phức tạp).
Loại hình sản xuất (đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn).
Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Các phương tiện tính toán.
1.2 . Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất .
Phương pháp trực tiếp : áp dụng với các chi phí có liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạnh toán , ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan .
Phương pháp phân bổ gián tiếp : Được áp dụng khi một laọi chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất , không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối . Trường hợp này phải trọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo công thức sau :
Ci = H x Ti C : Tổng CPSX đã tập hợp cần phân bổ
H : Hệ số phân bổ
C T : Tổng tiêu chuẩn cần phân bổ
Trong đó : H = -------- Ci : CPSX đã tập hợp cần phân bổ thứ i
T Ti : Tiêu chuẩn phân bổ
1.3 . Kế toán chi phí sản xuất .
1.3.1 . Theo phương pháp kê khai thường xuyên .
a . Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp:
* Khái niệm :
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
* Cách thức tập hợp và phân bổ:
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ, v.v...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm...
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng (hoặc sản phẩm)
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng (hoặc sản phẩm)
Tỷ lệ phân bổ
=
x
Tỷ lệ (hay hệ
số) phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
=
Trong đó :
* Tài khoản sử dụng:
TK621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất...)
Bên Nợ: - Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ , dịch vụ .
Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.
TK 621 cuối kỳ không có số dư.
*Phương pháp hạch toán
- Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ:
Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng theo từng loại
- Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ giá thực tế xuất dùng:
Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT được khấu trừ (với vật liệu mua ngoài và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài.
Có TK 411: Nhận cấp phát, nhận liên doanh.
Có TK 154: Vật liệu tự SX hay thuê ngoài gia công
Có các TK khác (311,336,338...): Vật liệu vay, mượn...
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết:
Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu)
Có TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành:
Nợ TK 154 (Chi tiết theo đối tượng)
Có TK 621 (Chi tiết theo đối tượng)
Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Vật liệu dùng không hết nhập kho chuyển sang kỳ sau
Vật liệu dùng trực tiếp
chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụ, dịch vụ
TK 621
TK 151, 152, 331, 111, 112, 411,...
TK 152
TK 154
Sơ đồ : Hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp
b . Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
* Khái niệm :
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (Phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Tài khoản sử dụng :
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp..
Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm , thực hiện lao
vụ , dịch vụ
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành.
TK 622 cuối kỳ không có số dư.
TK 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621.
*Phương pháp hạch toán:
- Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622 (Chi tiết theo đối tượng)
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 622 (Chi tiết theo đối tượng)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383, 3384)
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Các khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ theo quy định tính vào chi phí nhân công trực tiếp xuất.
Tiền lương và phụ cấp
lương phải trả cho công nhân trực tiếp
TK 621
TK 334
TK 338
TK 154
Sơ đồ : Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
c . Kế toán chi phí sản xuất chung:
*Khái niệm:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
* Tài khoản sử dụng:
TK 627 - Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: - Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản
phẩm hay lao vụ, dich vụ.
TK 627 cuối kỳ không có số dư.
TK 627 được mở chi tiết thành 6 tiểu khoản:
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 - Chi phí vật liệu
TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
Ngoài ra, tuỳ yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, từng ngành, tài khoản 627 có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí.
* Phương pháp hạch toán
- Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 627 - 6271 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
- Trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 627 - 6271 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác(3382, 3383, 3384)
- Chi phí vật liệu xuất kho dùng chung cho từng phân xưởng Nợ TK 627 - 6272 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 152, 611 (Chi tiết tiểu khoản)
- Các chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận Nợ TK 627 - 6273 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 153, 611 - Công cụ, dụng cụ (phân bổ một lần)
- Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng, bộ phận:
Nợ TK 627 - 6274 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 214 (Chi tiết tiểu khoản)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 627 - 6277 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331,...: Giá trị mua ngoài
- Các chi phí phải trả khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch...):
Nợ TK 627 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 335 (Chi tiết chi phí phải trả)
- Phân bổ các chi phí trả trước:
Nợ TK 627 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK 142 (Chi tiết chi phí trả trước)
- Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị,...)
Nợ TK 627 - 6278 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
Có TK liên quan (111, 112)
- Các khoản chi phí ghi giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 138,...)
Có TK 627 (Chi tiết phân xưởng, bộ phận)
- Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ):
Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 627 (Chi tiết theo từng tiểu khoản).
Các khoản ghi giảm chi phí
sản xuất chung (phế liệu thu hồi, vật tư dùng không hết)
Chi phí vật liệu,
công cụ, dụng cụ
Chi phí nhân viên
TK 627
TK 334, 338
TK 152, 153
TK 111, 112, 152, 611...
Sơ đồ: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
TK 154 (631)
Phân bổ (hoặc kết chuyển)
chi phí sản xuất chung
Chi phí vật liệu,
công cụ, dụng cụ
Chi phí theo dự toán
TK 1421, 335
TK 152, 153
* Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung:
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp. Cụ thể, theo công thức sau:
Mức chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
=
Tổng chi phí sản xuấtchung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
x
Trong thực tế, các tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung là định mức chi phí, giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất...
d . Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên .
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợp trên toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Theo phương pháp này, để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng :
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nội dung phản ánh của TK 154 như sau:
Bên Nợ: - Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên, vật liệu
trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Dư Nợ: - Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa
hoàn thành.
TK 154 được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ... của các bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến).
*Phương pháp hạch toán:
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng, từng phân xưởng, sản xuất, lao vụ, dịch vụ...)
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượng):
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
- Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng):
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
- Giá trị ghi giảm chi phí:
+ Phế liệu thu hồi trong sản xuất:
Nợ TK 152 (Chi tiết phế liệu)
Có TK 154 (Chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)
+ Sản phẩm hỏng ngoài định mức không sửa chữa được:
Nợ TK 1381 (Chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức)
Có TK 154 (Chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)
+ Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất:
Nợ TK liên quan (138, 334, 821,...)
Có TK 154 (Chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)
+ Vật liệu xuất dùng không hết nhập kho (nếu chưa phản ánh ở TK 621):
Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu)
Có TK 154 (Chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)
- Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành:
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: Gửi bán
Nợ TK 632: Tiêu thụ thẳng (không qua kho)
Có TK 154 (Chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)
- Trường hợp giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của sản xuất kinh doanh phục vụ cho các đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Phục vụ cho sản xuất sản phẩm và nhu cầu khác
ở PX.
Nợ TK 641, 642: Phục vụ cho bán hàng, cho quản lý doanh
nghiệp.
Nợ TK 152, 153, 155: Nhập kho vật tư, thành phẩm.
Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp ra ngoài.
Có TK 154 (Chi tiết từng loại hoạt động sản xuất kinh
doanh phụ)
Các khoản ghi giảm
chi phí sản phẩm
Chi phí nguyên,
vật liệu trực tiếp
TK 154
TK 152, 111,...
TK 152, 155
TK 621
Sơ đồ : Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
TK 622
Tiêu thụ thẳng
Chi phí sản xuất chung
Chi phí nhân công trực tiếp
TK 157
TK 632
Gửi bán
Nhập kho vật
tư sản phẩm
Tổng giá thành thực tế sản phẩm,
lao vụ , dịch vụ hoàn thành
TK 627
DĐK:xxx
DCK:xxx
1.3.2 . Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ .
Giống như phương pháp kê khai thường xuyên , các tài khoản 621 , 622 , 627 được dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung .
Tuy nhiên TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ; chỉ phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ .
Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thưc hiện trên TK 631- Giá thành sản xuất .
Kết cấu TK631 :
Bên nợ : - Giá trị sản phẩm dở dang đàu kỳ .
- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ .
Bên có : - Giá trị của sản phẩm dở dang cuói kỳ kết chuyển vào TK154
- Giá thành sản phẩm nhập kho kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn
hàng bán .
TK 631 không có số dư cuối kỳ .
*Phương pháp hạch toán :
- Đầu kỳ : kế toán kết chuyển chi phí thực tế của sản xuất kinh doanh dở dang ;
Nợ TK 631 : Giá thành sản xuất
Có TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .
- Cuối kỳ : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ :
Nợ TK 631 : Giá thành sản phẩm
Có TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Có TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp .
Có Tk 627 : Chi phí sản xuất chung .
- Căn cứ kết quả kiểm kê thực tế kết toán xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang :
Nợ TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .
Có TK631 : Giá thành sản xuất .
- Tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành :
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán .
Có TK 631 : Giá thành sản xuất .
TK 154 TK 631 TK 154
Kết chuyển chi phí sản Chi phí dở dang
phẩm dở dang đầu kỳ cuối kỳ
TK621 TK611,821 Chi phí nguyên liệu Phế liệu thu hồi
vật liệu trực tiếp. sau sản xuất.
TK622 TK138(1388)
Chi phí nhân công trực tiếp. Tiền bồi thường về
sản phẩm hỏng
TK627 TK 632
Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của
SP hoàn thành trong kỳ.
Sơ đồ : Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
2 . Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang .
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành đầy đủ các bước gia công chế biến trong quy trình công nghệ, còn đang nằm trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra kỹ thuật.
Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê, xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm và đánh giá sản phẩm dở dang.
2.1 . Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính, còn các chi phí chế biến không tính cho sản phẩm dở dang mà tính hết vào sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Dđk + Cn
Dck = ------------------ x Qd
Qtp + Qd
Trong đó :
Dck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Dđk : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
Cn : Chi phí NVL chính hoặc chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ
Qtp : Sản lượng thành phẩm trong kỳ
Qd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.2 . Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương .
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này thường chỉ áp dụng để tính các chi phí chế biến (chi phí nguyên, vật liệu phụ; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung), còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Dđk + C
Dck = --------------- x Qd
Qtp + Qd
Trong đó : Qd = Qd x ( % hoàn thành )
C : Tính theo khoản mục
Qd : Khối lượng sản phẩm dở dang tính quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ hoang thành
2.3 . Đánh giá sản phẩm sở dang theo chi phí sản xuất định mức .
Phương pháp này thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức . Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê , xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng ông đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm , để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn , sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm .
3 . Các phương pháp tính giá thành sản phẩm .
3.1 . Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành .
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định cần phải tính giá thành theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị.
Khi xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm , cần dựa vào các cơ sở sau :
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (sản xuất giản đơn hay phức tạp).
Loại hình sản xuất (đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn).
Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Kỳ tính giá thành : là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Để xác định kỳ tính giá thành, cũng cần dựa vào 4 cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành (đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất; loại hình sản xuất; yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất). Ngoài ra, còn cần căn cứ vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp...
Tại Việt Nam, kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý hoặc năm, tuy nhiên, các doanh nghiệp thường sử dụng kỳ tính giá thành là tháng vì nó phản ánh một cách thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh và phát huy được nhiều ưu điểm hơn so với kỳ tính giá thành quý hoặc năm.
3.2 . Các phương pháp tính giá thành sản phẩm :
3.2.1 . Phương pháp tính giá thành giản đơn ( Phương pháp trực tiếp ).
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ...). Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đều là sản phẩm. Theo phương pháp này:
Tổng giá thành sản phẩm
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất trong kỳ
=
+
+
Giá thành đơn vị sản phẩm
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành sản phẩm
=
*Phương pháp hệ số : được áp dụng trong những doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu, một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau . Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất , đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm .
Trình tự tính giá : Căn cứ đặc điểm kinh tế ( kỹ thuật ) quy định cho mỗi sản phẩm một hệ số quy đổi .
Tổng giá thành liên sản phẩm
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
=
-
+
Tổng sản lượng
quy đổi
Sản lượng thực tế sản phẩm i
Hệ số quy đổi sản phẩm i
=
x
ồ
Hệ số phân bổ chi phí SP i
Tổng sản lượng quy đổi
Tổng sản lượng quy đổi sản phẩm i
=
Tổng giá thành sản phẩm i
Tổng giá thành liên sản phẩm
Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm i
=
x
i = 1
n
*Phương pháp tỷ lệ : áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau . Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch (hoặc định mức)
=
x
*Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ : áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ . Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ , đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành .Chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo giá kế hoạch hoặc lấy giá bán trừ lợi nhuận định mức .
Tổng giá thành sản phẩm chính
Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
=
-
+
Chi phí SX sản phẩm phụ
-
*Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng : thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng , đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành . Trường hợp này kế toán phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành . Hàng tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng phân xưởng trong sổ kế toán chi tiết để ghi vào các bảng tính giá thành liên quan . Khi hoàn thành việc sản xuất kế toán tính giá thành thành phẩm bằng cắch cộng toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp trên bảng tính giá thành .
*Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức:
Tại các doanh nghiệp này, trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành các công việc sau:
- Xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm : Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, kế toán sẽ lựa chọn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành phù hợp
- Xác định các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành 3 loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch do thoát ly định mức.
Từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm qua công thức sau:
Giá thành thực tế sản phẩm
Giá thành định mức sản phẩm
Chênh lệch so với định mức
Chênh lệch do thay đổi định mức
=
±
±
3.2.2 . Phương pháp tính giá thành phân bước .
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá nửa thành phẩm (NTP).
Giá thành NTP giai đoạn i
Giá thành NTP giai đoạn i-1 chuyển sang
CPSX dở dang cuối kỳ giai đoạn i
CPSX dở dang đầu kỳ giai đoạn i
=
-
+
CPSX phát sinh trong kỳ giai đoạn i
-
*Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá nửa thành phẩm .
Số lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối
CPSX dở dang + CPSX phát sinh
CPSX thành ĐK giai đoạn i giai đoạn i
phẩm giai = ------------------------------------------------------ x
đoạn i Số lượng NTP(TP) + Số lượng SPDD
hoàn thành giai đoạn i cuối kỳ giai đoạn i
4.Sổ kế toán .
4.1 . Hình thức Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán. Sau đó, lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống sổ sách kế toán sau:
- Sổ Chi phí sản xuất kinh doanh mở cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642.
- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642.
4.2 . Hình thức Nhật ký - Sổ Cái:
Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế - tổ chức phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách kế toán sau:
Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan (như hình thức Nhật ký chung).
Sổ Nhật ký - Sổ Cái (phần các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642).
4.3 . Hình thức Chứng từ ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với nghi sổ theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Căn cứ vào sổ, ngoài các chứng từ kế toán đã nêu, còn có các chứng từ ghi sổ liên quan.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách kế toán sau:
Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan (như hình thức Nhật ký chung).
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642.
4.4 . Hình thức Nhật ký - Chứng từ:
Nhật ký - Chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế.
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các sổ sách kế toán sau:
Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng, dùng cho các TK 154, 631, 621, 622, 627),
Bảng kê số 5: Tập hợp chi phí đầu tư XDCB (TK 241), chi phí bán hàng (TK 641), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642).
Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước (TK 142), chi phí phải trả (TK 335).
Nhật ký - Chứng từ số 7
Sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642.
Căn cứ để ghi vào bên Nợ của các tài khoản trên trong các bảng kê 4, 5, 6 là các chứng từ kế toán đã nêu. Riêng bảng kê số 6, cần dựa vào kế hoạch phân bổ chi phí và kế hoạch trích trước chi phí để ghi vào phần phát sinh Có của tài khoản 142, 335.
Cuối tháng (hoặc quý), sau khi khoá sổ bảng kê số 4, số 5, số 6, số liệu tổng hợp của các bảng kê này sẽ được dùng để ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 7. Số liệu trên Nhật ký - Chứng từ số 7 sẽ được sử dụng để vào Sổ các tài khoản trên.
Chương II
Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ
Thanh Trì - VGLACERA
I . Khái quát tình hình , đặc điểm của công ty sứ Thanh Trì .
1 . Quá trình hình thành và phát triển của công ty .
1.1 . Giai đoạn từ 1961 – 1985
Công ty sứ Thanh Trì có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên sản xuất bát của tư nhân . Tháng 5 / 1959 xưởng gặch Thanh
Trì được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 1959 . Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh theo quết định số 36 – BKT ngày 23/3/1961 của Bộ Kiến Trúc , xí nghiệp gặch Thanh Trì được thành lập với nhiệm vụ sản xuất các loại gặch lát , gặch xây dựng , gặch chịu lửa cấp thấp , gặch lát vỉa hè , ống máng thoát nước … với sản lượng nhỏ khoảng vài trăm viên mỗi loại .
Tới năm 1980 nhà máy đổi tên thành nhà máy Sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu sản xuất các sản phẩm gốm sứ tráng men như : gặch ốp , ống sành , sứ vệ sinh và gặch chịu lửa axit . Sản lượng sản xuất trong những năm 80 như sau :
Gạch men sứ : 11000 – 11000 viên / năm .
Ông sành : 41000 – 42000 chiếc / năm .
Sứ vệ sinh : 200 – 500 chiếc / năm .
Tổng khối lượng hàng năm khoảng 80 tấn .
Trong giai đoạn này , do phải sản xuất dàn trải ra nhiều mặt hàng ,công nghệ chắp vá tuỳ tiện cho nên hầu hết các sản phẩm đều có chất lượng thấp (dạng sành và độ hút nước >12% ) chất lượng kém và mẫu mã đơn điệu . Tuy nhiên do cơ chế bao cấp và sản lượng nhỏ nên sản phẩm vẫn được tiêu thụ hết .
1.2. Giai đoạn 1986 – 1991 .
Trong giai đoạn này nhà nước bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường , trong khi đó nhà máy vẫn còn làm ăn theo cơ chế cũ cho nên sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại sản xuất trong và ngoài nước . Sản phẩm ứ đọng , sản xuất bị đình trệ , hơn một nửa số công nhân không có việc , nhà máy đứng bên bờ vực của sự phá sản .
1.3. Giai đoạn 1992 – nay .
Lãnh đạo Bộ Xây Dựng và Liên hợp các xí nghiệp Thuỷ Tinh va Gốm Xây Dựng ( nay là Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng ) đã kịp thời nhận thấy vấn đề này và có hướng xử lý kiên quyết nhằm đưa nhà máy thoát khỏi tình trạng bế tắc . Nhìn trước nhu cầu ngày càng gia tăng về sứ vệ sinh và xuất phát từ quan điểm “ Công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm “ , nhà máy đã ngừng sản xuất để tập trung vào công nghệ mới , đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc . Thực tế đã chứng minh đây là một quyết định táo bạo và đúng đắn . Trong 11 tháng ngừng sản xuất ( từ tháng 12 / 1991 đến tháng 11 / 1992 ) các công việc trên được tiến hành hết sức khẩn trương và đén tháng 11 / 1992 nhà máy đã đi vào tư thế sắn sàng sản xuất với một loạt các nhân tố mới . Sau khi được phép hoạt động trở lại trong vòng 46 ngày cuối năm 1992 nhà máy đã sản xuất được 20400 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước , gấp 3, 4 lần sản lượng của 2 năm 1990 – 1991 . Cho đến nay sản lượng cũng như doanh thu của nhà máy tăng trưởng không ngừng .
Từ chỗ là một nhà máy có nguy cơ bị phá sản , nhà máy sứ Thanh Trì đã trụ vững và được nhà nước cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước . Ngày 1/8/1994 nhà máy được đổi tên thành công ty Công ty Sứ Thanh Trì trực thuộc Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng ( theo quyết định 484 BXD – TCLD của Bộ Xây Dựng )
Công ty Sứ Thanh Trì là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thanh công trong việc sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp với phẩm cấp sứ “Vitreous China “ . Nhưng với mục đích không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm công ty đã tiến hành lắp đạt dây chuyền công nghệ 2 có sản lượng là 7500 sản phẩm/ năm và với các thiết bị hiện đại của hãng WELKO – ITALY . Công việc bắt đầu từ tháng 4 / 1994 đến ngày 2/9/1995 dây chuyền sản xuất mới DC II với các thiết bị hiên đại đồng bộ đã chính đi vào hoạt động cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu Âu .
Dựa trên kinh nghiệm sản xuất của dây chuyền 2 , căn cứ vào dự báo của Bộ Xây Dựng về sự phát triển của nghành sản xuất vật liệu xây dựng . Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng đã quyết định đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất mới , dây chuyền 1 với công suất 400000 sản phẩm/năm để mở rộng sản xuất và đã được Bộ Xây Dựng phê duyệt , khởi công vào ngày 19 / 5 / 1996 đến ngày 19 / 5/ 1997 công trình đã hoang thành việc lắp đặt trang thiết bị và dua vào sử dụng . Dây chuyền sản xuất với tổng vốn đầu tư 75,6 tỷ đồng ( so với 34 tỷ đồng đầu tư cho dây chuyền 2 ) . Với các thiết bị hiên đại của Italy , Anh , Mỹ , Đức . Do vậy đã đưa tổng công suất của công ty lên tới 500.000 – 600.000 SP/ năm . Ngày 1 / 6 / 1998 xí nghiệp vật liệu Việt Trì sát nhập vào với công ty Sứ Thanh Trì và công ty đã thành lập xí nghiệp sản xuất sứ vệ sinh tại Việt Trì với công suất 100.000 sản phẩm / năm . Qua các lần đầu tư đổi mới hiện nay công ty có năng lực sản xuất 650.000 sản phẩm / năm . Với 3 dây chuyền công nghệ của Anh , Italy , Mỹ , 2 dây chuyền được lắp đặt tại nhà máy sứ Thanh Trì - Hà Nội , dây chuyền thứ 3 đằt tại xí nghiệp VLXD Việt Trì - Vĩnh Phú .
Toàn bộ quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm của công ty được thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 . Năm 1997 công ty sứ Thanh Trì đã trở thành thành viên chính thức của trung tâm nghiên cứu công nghệ gốm của Anh Quốc .Tháng 7 / 2000 công ty được tổ chức chứng nhân BVQI ( Anh ) và trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9002 .
Các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp của công ty như chậu rửa mặt , lavabo , xí bệt , tiểu treo , bide , đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn Châu Âu về chất lượng sản phẩm , tính đa dang về mẫu mã và sự phong phú về màu sắc cũng như giá cả hợp lý , kết hợp với một dịch vụ bán hàng hoàn hảo luôn luôn làm vừa lòng khắch hàng .Sản phẩm sứ vệ sinh của công ty còn giành được nhiều huy chương , giải thưởng chất lượng ở các cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước như : Vật liệu xây dựng chất lượng cao năm 1997 , sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất năm 1998 , hàng Việt Nam chất lượng cao năm 1999 và năm 2000 được lọt vào Top 5 sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất .
2 . Đặc điểm về công nghệ và tổ chức sản xuất .
2.1 . Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất trong công ty Sứ Thanh Trì được chia làm nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có 3 giai đoạn chính là giai đoạn mộc đổ rót, giai đoạn phun men và giai đoạn lò nung. Sau mỗi công đoạn ta thu được các bán thành phẩm, các bán thành phẩm này có thể nhập kho. Bán thành phẩm của công đoạn trước, sau khi được kiểm tra, là đối tượng chế biến của công đoạn tiếp theo. Sản phẩm hoàn thành được chia làm 3 loại A, B và C. Sản phẩm loại A được nhập kho thành phẩm, sản phẩm loại B phải tiến hành nung lại, sản phẩm loại C là phế phẩm, đem loại bỏ.
Đơn đặt hàng
Kế hoạch sản xuất
Nhập nguyên vật liệu
Tạo khuôn
Chế tạo hồ
Chế tạo men
Tạo hình
Sấy mộc
Đóng gói
Lò nung
Dán chữ
Phun men
Phân loại sản phẩm
Nhập kho
Kiểm tra
Kiểm tra hoàn thiện
Sơ đồ: Quá trình sản xuất của Công ty Sứ Thanh Trì
Nơi thực hiện
Phòng KDTT
Phòng KDTT
Phòng KHĐT
Phòng KHĐT + NMSTT
Phòng KT - KCS
Phòng KT - KCS
NMSTT
XNSXK
NMSTT
NMSTT
NMSTT
NMSTT
NMSTT
NMSTT
NMSTT
NMSTT
Loại bỏ
Loại C
Loại B
Loại A
Không đạt
2.2 . Cơ cấu tổ chức .
Hiện nay, tại nhà máy Sứ Thanh Trì có 2 dây chuyền sản xuất lớn. Dây chuyền 1 có công suất thiết kế 100.000 sản phẩm/năm. Dây chuyền 2 có công suất thiết kế 400.000 sản phẩm/năm. Với quy mô sản xuất lớn, dây chuyền sản xuất hiện đại như hiện nay, để đảm bảo tính liên tục của sản xuất, các dây chuyền được chia ra làm 5 bộ phận chính (bộ phận nguyên liệu, bộ phận đổ rót, bộ phận chế tạo men, bộ phận phun men và bộ phận lò nung), ngoài ra, còn có các bộ phận phụ và phụ trợ (như bộ phận cơ khí, cơ điện, bộ phận dán chữ...). Các bộ phận này được bố trí, sắp xếp theo kiểu kết hợp (tức là theo kiểu vừa nối tiếp vừa song song) khá hợp lý. Do đó, đã tạo ra được mối quan hệ sản xuất khăng khít, sự tương hỗ lẫn nhau giữa các bộ phận. Có thể thấy được điều này qua Sơ đồ mối liên hệ giữa các bộ phận trong 2 dây chuyền sau :
Nguyên vật liệu
Bộ phận chế tạo men
XN. Khuôn mẫu
Bộ phận nguyên liệu
Kiểm tra
Kiểm tra
Kiểm tra
Bộ phận đổ rót
Bộ phận lò nung
Bộ phận phun men sửa rửa
Hầm sấy mộc 1+2
Đạt
Đạt
Đạt
Không
đạt
Không
đạt
Không
đạt
Sơ đồ: Mối liên hệ giữa các bộ phận trong 2 dây chuyền sản xuất
2.3 . Sản phẩm:
Hiện nay, công ty Sứ Thanh Trì chuyên sản xuất các loại sứ vệ sinh chất lượng cao mang thương hiệu Viglacera nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Các loại sản phẩm của công ty có màu sắc và mẫu mã khá đa dạng, bao gồm:
Chậu rửa các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 52.000đ đến 145.000đ.
Chân chậu các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 88.000đ đến 109.000đ.
Xí bệt và két nước các loại, đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 256.000đ 527.000đ.
Xí xổm các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 77.000đ đến 102.000đ.
Tiểu treo các loại, có đơn giá (chưa có thuế GTGT) từ 68.000đ đến 103.000đ.
3 . Đặc diểm tổ chức bộ máy quản lý
Trước đây, do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giản đơn, số lượng công nhân còn ít cho nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Song kể từ khi công ty mở rộng quy mô sản xuất thì cơ chế tổ chức kiểu trực tuyến không còn phù hợp với sản xuất kinh doanh có quy mô lớn. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty đang chuyển dần cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến sang kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo được việc thực hiện chế độ một lãnh đạo, vừa phát huy được quyền dân chủ sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban trong tổ chức.
Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của Giám đốc, các Phó giám đốc và các phòng ban được quy định như sau:
3.1 . Giám đốc công ty:
Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty do Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng bổ nhiệm. Giám đốc vừa là người đại diện cho Tổng Công ty, vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động. Giám đốc là người quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật và toàn thể lao động trong công ty về kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của công ty.
Giám đốc công ty
Phó Giám đốc sản xuất
Phó Giám đốc kinh doanh
Phòng
Kĩ thuật - KCS
Phòng
Kế hoạch - Đầu tư
Phòng
Hành chính - Nhân sự
Phòng
Tài chính - Kế toán
Phòng
Kinh doanh tiêu thụ
Nhà máy sứ Thanh Trì
Xí nghiệp VLXD Việt Trì sản xuất khuôn
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sứ Thanh Trì
Tổng số cán bộ, công nhân viên: 621
Số công nhân : 415
Số lao động quản lý : 115
Số lao động phục vụ : 91
3.2 .Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: là người được Giám đốc công ty đề bạt. Phó Giám đốc này được cử ra để giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, Phó Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc việc thực hiện công tác bán hàng, chỉ đạo xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm của công ty, tìm kiếm thị trường mới cho các loại sản phẩm của công ty. Khi Giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm điều hành công ty nếu được uỷ quyền.
* Phòng Tài chính - Kế toán : có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính của công ty; giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tài sản, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế. Có trách nhiệm phải chấp hành chế độ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nước. Cuối kỳ, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết cho Giám đốc công ty.
* Phòng Kinh doanh thị trường:
Phòng Kinh doanh thị trường - kết hợp với phòng Kỹ thuật - KCS, Giám đốc Nhà máy Sứ Thanh Trì, Giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn - thực hiện việc soát xét hợp đồng và ký hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám đốc công ty. Lập đơn đặt hàng gửi phòng Kế hoạch - Đầu tư, tiếp xúc khách hàng, giải quyết các khiếu nại của khách hàng, thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng. Quản lý tiền hàng, cơ sở vật chất mà công ty giao cho.
3.3.Phó Giám đốc phụ trách sản xuất :
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất cũng là người được Giám đốc công ty đề bạt nhưng được cử ra để giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đặt ra. Điều hành công ty khi Giám đốc vắng mặt nếu được uỷ quyền.
* Phòng Hành chính - Nhân sự : có chức năng chính là tham mưu cho Giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hơp công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của Nhà nước và quy chế của công ty. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tổ chức bảo vệ tài sản và quản lý công tác văn thư lưu trữ hồ sơ chung của công ty.
* Phòng Kỹ thuật – KCS : có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu trước khi nhập kho, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm trong quá trình sản xuất, phân tích dữ liệu thống kê thu thập được trong quá trình sản xuất, phát hiện sự không phù hợp tại các công đoạn sản xuất trong dây chuyền để khắc phục và phòng ngừa, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm sau mỗi công đoạn chế biến và kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc kỹ thuật sản xuất của công ty. Hàng tháng, phòng phải có báo cáo lên Giám đốc công ty.
* Phòng Kế hoạch - Đầu tư : thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất và thống kê từng ngành hàng, kỹ thuật rồi gửi kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng tháng cho Nhà máy Sứ Thanh Trì và kế hoạch sản xuất khuôn cho Xí nghiệp sản xuất khuôn. Phòng còn có trách nhiệm quản lý kho hoá chất, nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất rồi kiểm tra hàng nhập về. Trong quá trình sản xuất, phòng Kế hoạch - Đầu tư phải kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện để đảm bảo kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Sứ Thanh Trì và Xí nghiệp sản xuất khuôn.
3.4 . Nhà máy Sứ Thanh Trì:
Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất do phòng Kế hoạch - Đầu tư chuyển xuống, nhà máy sẽ tiến hành triển khai kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng và tổng hợp báo cáo kết quả cho Giám đốc và một số phòng ban. Ngoài ra, nhà máy còn có nhiệm vụ phân bổ các nguồn lực được giao, tổ chức kiểm soát việc thực hiện quy trình công nghệ, hướng dẫn công việc trong dây chuyền sản xuất, bảo đảm cho sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, kết hợp với phòng Kỹ thuật - KCS nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất, của thị trường.
3.5 . Xí nghiệp sản xuất khuôn :
Xí nghiệp sản xuất khuôn có nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa khuôn sản phẩm kho Nhà máy Sứ Thanh Trì theo đúng kế hoạch đã giao. Đồng thời nghiên cứu sản xuất các mẫu khuôn mới theo nhu cầu của thị trường, của kế hoạch sản xuất.
4 .Tổ chức công tác kế toán ở công ty sứ Thanh Trì .
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn (với số vốn lên tới hơn 150 tỷ) và đang làm ăn có hiệu quả, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị nhiều, thường xuyên, liên tục đặc biệt là các nghiệp vụ về vật tư, sản phẩm, hàng hoá, về bán hàng; các thông tin kế toán không chỉ phục vụ Ban Giám đốc công ty mà còn phải báo cáo lên Tổng công ty và một số đối tượng khác bên ngoài... nên khối lượng công tác kế toán ở công ty Sứ Thanh Trì là khá lớn.
Công tác kế toán tại công ty Sứ Thanh Trì được cụ thể hoá thành 10 phần hành kế toán sau:
Kế toán Tài sản cố định.
Kế toán vật tư.
Kế toán thành phẩm
Kế toán bán hàng.
Kế toán thanh toán.
Kế toán ngân hàng.
Kế toán công nợ phải trả.
Kế toán nợ phải thu
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
Kế toán chi phí, giá thành.
Mặt khác, công ty còn có 2 chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp, vửa phân tán - vửa tập trung . Tại 2 chi nhánh ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phận kế toán chỉ xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển số liệu về phòng kế toán trung tâm đặt tại trụ sở của công ty.
Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Sứ TT
Kế toán trưởng
Kế toán tại chi nhánh
Đà Nẵng
Kế toán tại chi nhánh
Tp. Hồ Chí Minh
Kế toán công nợ phải trả
Kế toán Tài sản cố định
Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư
Kế toán thành phẩm
Kế toán nợ phải thu
Kế toán bán hàng
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Phòng kế toán trung tâm có 7 người (1kế toán trưởng, 6 kế toán viên). Việc phân công lao động trong phòng như sau:
1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán công nợ phải trả.
1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán vật tư kiêm kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán.
1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán ngân hàng kiêm kế - toán thành phẩm.
1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán bán hàng kiêm kế toán nợ phải thu.
1 kế toán viên đảm nhiệm phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.
Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của Giám đốc, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng Tổng công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra công tác kế toán tại công ty; điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán; hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp cho các nhân viên kế toán phần hành; thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán.
Quan hệ giữa các lao động trong phòng kế toán trung tâm được thể hiện theo kiểu trực tuyến tham mưu (là kiểu tổ chức mà Kế toán trưởng công ty ngoài việc trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành còn chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp cho các kế toán viên phần hành).
4.1 . Hình thức tổ chức sổ kế toán :
Theo sự thống nhất của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, công ty Sứ Thanh Trì đã và đang áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại công ty. Việc áp dụng kế toán máy đã giúp giảm bớt công việc ghi chép kế toán, quy trình thực hiện công tác kế toán được rút ngắn, đồng thời làm giảm sai sót, nâng cao năng suất của kế toán. Hiện nay, chương trình kế toán máy của công ty được tổ chức theo hình thức Sổ Nhật ký chung, nên công ty hạch toán theo hình thức Sổ nhật ký chung .
Do áp dụng kế toán máy nên sau khi nhập các dữ liệu từ các chứng từ gốc vào sổ Nhật ký chung, sổ thẻ kế toán chi tiết, khi nhận được lệnh, chương trình sẽ tự động vào Sổ Cái các tài khoản và tổng hợp vào Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết và các Báo cáo tài chính.
* Hệ thống sổ sử dụng:
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các tài khoản.
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết: công ty sử dụng rất nhiều loại sổ thẻ kế toán chi tiết khác nhau được áp dụng theo hình thức Nhật ký chung như Sổ, thẻ tài sản cố định; Thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu;...
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Các báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu kiểm tra
: Ghi cuối tháng
Sơ đồ : Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký Chung
tại công ty Sứ Thanh Trì
4.2 . Tổ chức chứng từ và tài khoản kế toán :
*Tổ chức chứng từ kế toán :
Công ty Sứ Thanh Trì hầu như chỉ sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính (có sửa đổi với các chứng từ hướng dẫn để phù hợp với hoạt động của công ty). Việc lập, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ chứng từ của công ty tuân theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ. Các chứng từ này, sau khi đã có đủ các yếu tố cơ bản và kiểm tra, sẽ được vào sổ sách kế toán, sau đó chuyển sang lưu trữ.
Hiện nay, công ty đang sử dụng 24 chứng từ, ngoài các chứng từ bắt buộc, các chứng từ còn lại đều được thay đổi cho phù hợp với hoạt động của công ty. Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập lại có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều và đa dạng. Chính vì vậy, công ty Sứ Thanh Trì hiện nay đã sử dụng hầu hết các tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ Tài chính trừ một số tài khoản như TK 128, TK 129,TK711,.... Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình, kế toán công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết.
Ví dụ: Tài khoản 335 có 2 tài khoản chi tiết là :
TK 3351 - Chi phí phải trả: sửa chữalớn TK 3352 - Chi phí phải trả: lãi vay ...
* Tổ chức báo cáo kế toán :
Hiện tại doanh nghiệp sử dụng 27 mẫu bảng biểu do Bộ Tài chính chính quy định như Báo cáo giá thành thành phẩm; Báo cáo chi tiết kế quả kinh doanh; Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, Báo cáo chi tiết công nợ,... Các báo cáo này được lập chủ yếu nhằm mục đích quản trị nội bộ. Trong các báo cáo trên có 4 báo cáo chính được lập hàng quý là:
Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B01-DN.
Kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B02-DN.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu số B03-DN.
Thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu số B04-DN.
Cuối năm, bốn báo cáo chính này được lập và gửi tới Ban lãnh đạo công ty; Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng; Các cơ quan chức năng của Nhà nước (Cơ quan thuế, Tổng cục thống kê,...).
II . Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí ở công ty sứ Thanh Trì .
1. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX ở công ty sứ Thanh Trì .
Hiện nay, quá trình sản xuất tại công ty Sứ Thanh Trì được chia làm 3 giai đoạn chính: mộc đổ rót, phun men và nung sản phẩm (còn gọi là lò nung). Ba giai đoạn này được thực hiện bởi 5 bộ phận chính là : bộ phận nguyên liệu, bộ phận đổ rót, bộ phận chế tạo men, bộ phận phun men và bộ phận lò nung. Thế nhưng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sứ . Tuy được tách thành các bộ phận sản xuất nhỏ để quản lý nhưng toàn bộ chi phí lại được tập hợp cho cả quá trình sản xuất , một số chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung được tổng hợp từ các bộ phận sản xuất nhỏ ở từng giai đoạn công nghệ sau đó được tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ .
2 . Kế toán CPSX ở công ty sứ Thanh trì .
2.1 . Kế toán tập hợp CPNVLTT .
* Tài khoản sử dụng
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản 621 được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
- TK 6211 - Dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng để sản xuất sản phẩm.
- TK 6212 - Dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho việc sản xuất khuôn.
( ở công ty sứ Thanh Trì ngoài các sản phẩm sứ, khuôn sản phẩm cũng được tập hợp chi phí, tính giá thành, nhập kho và xuất kho để dùng sản xuất như một công cụ dùng sản xuất sản phẩm sứ. Tuy nhiên , do thời gian tìm hiểu về công ty còn hạn chế nên trong bài viết này em chỉ đề cập và xem xét quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của các sản phẩm sứ . )
* Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng:
- Chứng từ kế toán: Phiếu đề nghị xuất vật tư, Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho
Ngày 4 tháng 12 năm 2002
STT
Mã kho
Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
…
…
…
…
…
…
2
K04
Bột màu
Kg
107.542.461
…
5
K03
Đất sét
Kg
141.210
409,09
15.404.598.9
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
211.213.511
- Sổ sách kế toán: Để hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với sản phẩm, kế toán tập hợp các phiếu xuất kho theo từng giai đoạn và lập Sổ chi tiết tài khoản 621, Sổ chi tiết tài khoản 6211, và Sổ tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu. Để hạch toán tổng hợp, kế toán sử dụng Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các tài khoản 621 và 6211. Việc nhập số liệu được thực hiện trên phiếu nhập của chương trình kế toán máy, sau đó chương trình sẽ tự động chuyển số liệu về các sổ sách kế toán trên và các sổ sách kế toán khác có liên quan.
Sổ nhật ký chung
Sổ
Ngày
Diễn giải
Tài khoản
Phát sinh nợ
Phát sinh có
15
4/12
Xuất vật tư cho bộ phận nghiền men
6211
152
211.213.511
211.213.511
15
16/12
Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu
6211
152
401.250.844
401.250.844
26
24/12
Xuất vật tư cho bộ phận lò nung
6211
152
763.862.424
763.826.424
479
31/12
Kết chuyển 6211 sang 1541
1541
6211
1.236.327.799
1.236.327.799
( Trích số liệu trên sổ “ Nhật ký chung “ tháng 12/2002 )
Từ số liệu trên sổ “ Nhật ký chung “ , máy tính sẽ chuyển số liệu sang “ Sổ cái TK 6211 “ .
Sổ cáI tài khoản 6211 – CPNVLTT : dùng SXSP
Tháng 12/2002
Sổ
Ngày
Diễn giải
TK
Phát sinh nợ
Phát sinh có
15
4/10
Xuất vật tư cho bộ phận nghiền men
152
211.213.511
16
16/12
Xuất vật tư cho bộ phận nguyên liệu
152
401.250.844
26
24/12
Xuất vật tư cho bộ phận lò nung
152
763.862.424
479
31/12
Kết chuyển 6211 sang 1541
1541
1.263.327.799
Số cái TK 6211 tập hợp các CPNVLTT phát sinh ở các bộ phận sản xuất , cuối tháng kết chuyển chi phí này sang TK 1541.
Như vậy , cuối tháng 12/2002 CPNVLTT tập hợp được là : 1.236.327.799
* Phương pháp hạch toán:
Khi bộ phận nào có nhu cầu về từng loại nguyên, vật liệu cụ thể, bộ phận đó sẽ lập Phiếu đề nghị xuất vật tư, trong đó ghi rõ họ tên người lĩnh, bộ phận, lý do xuất, tên vật tư, số lượng xin xuất,... Sau khi có được đầy đủ các chữ ký cần thiết trên Phiếu đề nghị xuất vật tư (chữ ký của Giám đốc công ty, của phụ trách bộ phận, của người đề nghị và của thủ kho), thủ kho stiến hành xuất kho vật tư cho người đề nghị. Sau đó chuyển Phiếu đề nghị xuất vật tư cho kế toán tổng hợp vật liệu.
- Cuối tháng, kế toán tổng hợp vật liệu lập các phiếu xuất kho theo bộ phận, xác định giá thực tế từng loại vật liệu đã xuất dùng cho các bộ phận và ghi:
Nợ TK 621 (6211 – CPNVLTTdùng để SXSP sứ )
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Cuối kỳ, kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành:
Nợ TK 154 (1541 - CPSX kinh doanh dở dang cho sản phẩm)
Có TK 621 (6211 – CPNVLTT )
Khi nhập số liệu vào chương trình kế toán máy, kế toán vật tư sẽ nhập theo định khoản trên. Ngoài ra, kế toán còn phải nhập mã kho, số lượng xuất, mã nguyên vật liệu, đơn vị sử dụng, số chứng từ,... và đặc biệt là Mã-khách.
2.2 . Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty Sứ Thanh Trì :
Tại công ty Sứ Thanh Trì, Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương sản phẩm, lương thời gian, lương khác và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (cụ thể là công nhân tại các bộ phận; nguyên liệu, đổ rót, chế tạo men, dán chữ, phun men, lò nung, KCS, Kho thành phẩm,...). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn theo một tỷ lệ nhất định, được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
* Tài khoản sử dụng:
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản 622 được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
- TK 6221 - Chi phí nhân công trực tiếp ( có liên quan trực tiếp đến việc ) sản xuất sản phẩm.
- TK 6222 - Chi phí nhân công trực tiếp ( có liên quan trực tiếp đến việc) sản xuất khuôn.
* Phương pháp tính lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất của công ty Sứ Thanh Trì bao gồm lương sản phẩm, lương thời gian, lương khác và các khoản phụ cấp, lễ tết.
- Lương sản phẩm :Tại công ty Sứ Thanh Trì, lương sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào lượng sản phẩm cuối cùng hoàn thành và đơn giá tiền lương theo sản phẩm đối với mỗi bộ phận. Đơn giá lương cho mỗi loại sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất được Phòng Hành chính - Nhân sự tính toán trên cơ sở đơn giá tiền lương do Bộ Xây Dựng và Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng cho phép, tỷ lệ sản phẩm hỏng, mức hao phí sức lao động, tính chất công việc, ảnh hưởng của dây chuyền công nghệ,...
Cụ thể, cách tính như sau:
Lương sản phẩm của công nhân X ở bộ phận Y
Số lượng loại sản phẩm i nhập kho
Đơn giá lương của loại sản phẩm i ở bộ phận Y
=
x
ồ
i = 1
n
- Lương thời gian:
Lương thời gian của một công nhân
26
210.000 x Bậc lương
=
Số công thực hiện
x
- Lương khác: ở công ty Sứ Thanh Trì chính là tiền thưởng. Để tính được tiền thưởng cần căn cứ vào lương sản phẩm của mỗi công nhân và thứ hạng xếp loại của công nhân đó.
Lương khác của công nhân X
Lương sản phẩm của công nhân X
Hệ số thưởng
=
x
Trong đó:
Hệ số thưởng = 0,25 nếu công nhân X xếp loại A.
Hệ số thưởng = (0,25 x 0,6) nếu công nhân X xếp loại B.
Hệ số thưởng = (0,25 x 0,3) nếu công nhân X xếp loại C.
Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế:
Để tính được mức trích KPCĐ, BHXH và BHYT tại công ty Sứ Thanh Trì cần phải căn cứ vào lương cơ bản và tổng số tiền lương phải trả hàng tháng. Tỷ lệ trích các khoản này được công ty thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Cách tính:
Mức trích KPCĐ
Tổng số tiền lương phải trả hàng tháng
Tỷ lệ trích
=
x
Mức trích BHXH
Tổng số lương cơ bản hàng tháng
Tỷ lệ trích
=
x
Mức trích BHYT
Tổng số lương cơ bản hàng tháng
Tỷ lệ trích
=
x
Trong đó :
Tổng số tiền lương phải trả
Lương sản phẩm
Lương khác
=
+
Lương thời gian
Phụ cấp và lễ tết
+
+
Lương cơ bản hàng tháng của 1 công nhân
210.000 x Bậc lương
=
* Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng :
- Chứng từ kế toán: Bảng thanh toán lương; Bảng tổng hợp thanh toán lương; Bảng phân bổ chi phí lương, KPCĐ, BHYT, BHXH.
Sau khi tổng hợp được các khoản chi phí nhân công trực tiếp , kế toán tổng hợp tiền lương sẽ lập :
Bảng phân bổ chi phí lương , kpcđ , bhyt , bhxh
Tháng12/2002
334
3382
3383
3384
Tổng cộng
6221
241.000.142
4.820.003
16.621.200
216.160
262.657.505
6222
…
…
…
…
…
62711
81.239.433
1.642.789
5.837.853
778.380
89.498.455
6411
…
…
…
…
…
6421
50.359.809
1.007.200
4.960.560
661.400
56.988.969
- Sổ sách kế toán: Để hạch toán chi tiết chi phí nhân công tiếp đối với sản phẩm, kế toán sử dụng Sổ chi tiết tài khoản 622, Sổ chi tiết tài khoản 6221. Để hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Sổ Nhật ký chung và Sổ cái các tài khoản 622 và 6221.
Sổ nhật ký chung
Tháng 12/2002
Số
Ngày
Diễn giải
TK
Phát sinh nợ
PháT sinh có
495
31/12
Trích lương CNV tháng 12/2002
6221
334
241.000.142
241.000.142
496
31/12
Trích 2% KPCĐ tháng 12/2002
6221
3382
4.820.003
4.820.003
497
31/12
Trích 15% BHXH tháng 12/2002
6221
3383
16.621.200
16.621.200
498
31/12
Trích 2% BHYT tháng 12/2002
6221
3384
2.261.160
2.261.160
478
31/12
K/cCPNCTT vào giá thành tháng 12/2002
154
6221
262.441.345
262.441.345
Sổ cái TK 6221
Tháng 12/200
Số
Ngày
Diễn giải
TK
Phát sinh nợ
PháT sinh có
495
31/12
Trích lương CNV tháng 12/2002
334
241.000.142
496
31/12
Trích 2% KPCĐ tháng 12/2002
3382
4.820.003
497
31/12
Trích 15% BHXH tháng 12/2002
3383
16.621.200
498
31/12
Trích 2% BHYT tháng 12/2002
3384
2.261.160
478
31/12
K/cCPNCTT vào giá thành tháng 12/2002
154
262.441.345
Như vậy CPCNTT tập được tháng 12/2002 là : 262.441.345
* Phương pháp hạch toán :
Tại công ty Sứ Thanh Trì, sau khi nhận được Bảng tính lương từ Phòng Hành chính - Nhân sự, kế toán tổng hợp tiền lương sẽ lập các Bảng thanh toán lương, Bảng tổng hợp thanh toán lương rồi lập Bảng phân bổ chi phí lương, KPCĐ, BHXH, BHYT. Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, kế toán ghi các bút toán sau và tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính:
- Tính ra tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622 (6221 – CPNCTT SXSP)
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
Nợ TK 622 (6221 – CPNCTT SXSP)
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383, 3384)
- Cuối kỳ, kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng:
Nợ TK 154 (1541 - CPSX kinh doanh dở dang cho sản phẩm)
Có TK 622 (6221 – CPNCTT SXSP)
Cũng như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi nhập dữ liệu về chi phí nhân công trực tiếp, kế toán cũng phải nhập Mã-khách để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm.
2.3 . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung tại công ty Sứ Thanh Trì .
Chi phí sản xuất chung tại công ty Sứ Thanh Trì bao gồm nhiều yếu tố như chi phí nhân viên bộ phận, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các loại chi phí bằng tiền khác (các loại lệ phí, thanh toán hợp đồng nghiên cứu,...). Ngoài các chi phí sản xuất chung của các bộ phận sản xuất chính, các chi phí cho các bộ phận phụ và phụ trợ như: Quản lý nhà máy, Kĩ thuật KCS, Cơ điện, Nhà ăn và Bảo vệ cũng được tính vào chi phí sản xuất chung
Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung không được tập hợp trực tiếp mà được tập hợp theo từng bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp sẽ được phân bổ cho các giai đoạn sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng :
TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Tài khoản 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp II sau:
TK 6271 - Chi phí phân xưởng
TK 6272 - Chi phí vật liệu
TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
* Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng :
- Chứng từ kế toán: Bảng phân bổ chi phí lương, KPCĐ, BHYT, BHXH; Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; Phiếu xuất kho; Phiếu chi; Giấy báo nợ; Hoá đơn của nhà cung cấp...
- Sổ sách kế toán : ( Sẽ đươc trình bày cụ thể trong phần “ Phương pháp hạch toán “ )
Để hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung đối với sản phẩm, kế toán sử dụng Sổ chi tiết của các tài khoản 627, 6271, 62711, 62712, 6272, 62721, 62722,...
Để hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các tài khoản 627, 6271, 62711, 62712, 6272, 62721, 62722,...
* Phương pháp hạch toán:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng : Tiền lương nhân viên bộ phận được trả theo hình thức khoán quỹ lương, nghĩa là công ty căn cứ vào khối lượng công việc của từng bộ phận để tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao cho từng bộ phận. Tiền lương thực tế của từng nhân viên ngoài việc phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của từng bộ phận còn phụ thuộc vào số lượng nhân viên của bộ phận.
Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí lương, và các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào chương trình kế toán máy. Máy tự động nhập số liệu vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 62711
Sổ cái TK 62711
Tháng 12/2002
Số
Ngày
Diễn giải
TK
Phát sinh nợ
Phát sinh có
495
31/12
Tính lương CNV tháng 12/2002
334
81.239.433
496
31/12
Trích 2% KPCĐ tháng 12/2002
3382
1.624.789
497
31/12
Trích 15% BHXH tháng 12/2002
3383
5.837.853
498
31/12
Trích 2% BHYT tháng 12/2002
3384
778.380
478
31/12
K/cCPNCTT vào giá thành tháng 12/2002
1541
89.498.455
( Trích sổ cái TK 62711 tháng 12/2002 )
Như vậy , chi phí nhân viên phân xưởng tháng 12/2002 là : 89.498.455
- Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí lương, KPCĐ, BHYT, BHXH, kế toán tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phân:
Nợ TK 627 (62711 - Chi phí phân xưởng trực tiếp SXSP)
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 627 (62711 - Chi phí phân xưởng trực tiếp SXSP)
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383, 3384)
- Căn cứ vào các phiếu xuất kho, tính ra giá trị vật liệu, dụng cụ xuất dùng chung cho bộ phận:
Nợ TK 627 - 6271 (62711 - Chi phí phân xưởng:SP)
Có TK 152, 153
+ Đối với chi phí vật liệu:
- Căn cứ vào các phiếu đề nghị xuất vật tư, kế toán lập các phiếu xuất kho và tính ra chi phí vật liệu xuất kho dùng chung cho bộ phận:
Nợ TK 627 - 6272 (62721 - Chi phí vật liệu:SP)
Có TK 152 Nguyên liệu - vật liệu
Trên thực tế công ty Sứ Thanh Trì chưa dùng đến tài khoản này, do việc tập hợp chi phí vật liệu dùng chung cho bộ phận đang được thực hiện trên TK 62711
+ Đối với chi phí dụng cụ sản xuất: Công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất sản phẩm tại công ty Sứ Thanh Trì bao gồm nhiều loại khác nhau.
Các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ : (như Miếng đánh sứ, ủng cao su, súng phun men, chổi tre, khẩu trang, đề can,...), khi xuất kho, được tính một lần vào giá trị sản phẩm.
Các công cụ, dụng cụ có giá trị lớn : (như khuôn sản phẩm, máy bơm, aptomat...), khi xuất dùng, phải phân bổ dần giá trị công cụ, dụng cụ vào giá trị sản phẩm.
- Với các công cụ, dụng cụ có giá trị lớn: ( khuôn SP )
Khi xuất công cụ dụng cụ ra sử dụng:
Nợ TK 142 - 1421 (14212 - Chi phí trả trước: Dụng cụ)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (chi tiết tiểu khoản)
Sau khi tính ra giá trị phân bổ của công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất:
Nợ TK 627 - 6273 (62731 - Chi phí dụng cụ dùng SXSP)
Có TK 142 - 1421 (14212 - Chi phí trả trước: Dụng cụ)
- Với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ:
Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất dụng cụ, kế toán lập phiếu xuất kho và tính chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất xuất dùng cho các bộ phận:
Nợ TK 627 - 6273 (62731 - Chi phí dụng cụ dùng SXSP)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (chi tiết tiểu khoản)
Sau cùng kế toán viên nhập các dữ liệu cần thiết vào chương trình kế toán máy. Máy tự động nhập số liệu vào sổ sổ nhật ký chung và sổ cái TK 62731
Sổ cáI tài khoản 62731
Tháng 12/2002
Số
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
496
31/12
Phân bổ CP khuôn tháng12/2002
142
366.242.543
20
31/12
Xuất vật tư bộ phận sấy
153
12.465.264
…
…
…
…
…
31
31/12
Xuất vật tư bộ phận đổ rót
153
10.275.049
241
31/12
K/c 62731 sang 1541
462.241.716
( Trích sổ cái TK 62731 )
+ Đối với chi phí khấu hao TSCĐ:
Tài sản cố định của công ty Sứ Thanh Trì bao gồm nhiều loại khác nhau như nhà xưởng, máy khuấy, máy nghiền, tời nâng, lò nung, cabin phun men, băng đổ rót, máy nén khí, máy phát điện,... Tuy nhiên, tất cả các tài sản cố định đều là tài sản cố định hữu hình, không có tài sản cố định vô hình. Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường thẳng .
- Sau khi lập "Bảng tính khấu hao TSCĐ" và "Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ", kế toán tổng hợp tài sản cố định tiến hành trích khấu hao TSCĐ của các bộ phận:
Nợ TK 627 (62741 - Chi phí khấu hao TSCĐdùng SXSP)
Có TK 214 (2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình)
Sau khi kế toán tổng hợp số liệu vào máy , máy tính sẽ tự động chuyển số liệu đến các sổ nhật ký chung , sổ cái TK 62741 và các sổ liên quan
Sổ cáI TK 62741
Tháng 12/2002
Số
Ngày
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
492
31/12
Trích KHTSCĐ tháng12/2002
2141
1.035.785.000
213
31/12
Phân bổ 62741 sang 1541
1541
1.035.785.000
Như vậy CPKHTSCĐ tháng 12/2002 là : 1.035.785.000VNĐ
+ Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài:
Trên thực tế, tại công ty Sứ Thanh Trì, chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp vào chi phí sản xuất chỉ có chi phí về điện sản xuất. Căn cứ để tính các khoản chi phí này là Hoá đơn tiền điện của công ty điện lực.
Cuối tháng, kế toán tập hợp các hoá đơn tiền điện của các bộ phận sản xuất và tính chi phí dịch vụ mua ngoài (tức chi phí về điện sản xuất):
Nợ TK 627 (62771 - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng SXSP)
Nợ TK 133 (13311 - Thuế GTGT được khấu trừ của HH-DV)
Có TK 111, 112, 331,...: Giá trị mua ngoài
Khi kế toán viên nhập số liệu vào máy , máy tính sẽ tự động chuyển số liệu tới các sổ nhật ký chung , sổ cái TK 62771
Sổ cáI tk 62771
Tháng 12/2002
Số
Ngày
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
61
31/12
Thông báo điện kỳ 1 tháng 12/2002
331
123.995.520
62
31/12
Thông báo điện kỳ 2 tháng 12/2002
331
49.864.320
219
31/12
Phân bổ 62771 sang 1541
1541
173.859.840
Như vậy , CPDVMN của công ty tháng 12/2002 là : 173.859.840VNĐ
+ Đối với chi phí bằng tiền khác:
Tại công ty Sứ Thanh Trì, chi phí bằng tiền khác bao gồm: tiền thuê vận chuyển sứ phế thải, các khoản lệ phí, tài liệu phô tô, tiền ăn ca, tiền điện thoại dùng trong sản xuất... Các chứng từ kế toán là các Phiếu chi, Hoá đơn của nhà cung cấp, Giấy báo nợ của ngân hàng...
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán tính các chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 627 - 6278 (62781 - Chi phí bằng tiền khác:SP)
Có TK liên quan (111, 112)
Sau khi kế toán nhập định khoản nhue trên số liệu sẽ được chuyển vào các sổ nhật ký chung , sổ cái TK 62781
Sổ cáI TK 62781
Tháng 12/2002
Số
Ngày
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
13
5/12
Thanh toán vận chuyển
111
325.000
...
…
…
…
…
…
211
31/12
K/c 62781 sang 1541
1541
75.390.137
( Trích sổ cái TK 62781 )
Như vậy,Chi phí bắng tiền khác của công ty tháng 12/2002 là :75.390.137
+ Các khoản trích trước : hiện nay chỉ có trích trước lãi vay và trích trước chi phí khuyến mại. Các khoản trích trước này được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, không tập hợp vào chi phí sản xuất chung.
Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng giai đoạn sản xuất:
Nợ TK 154 (1541 - CPSX kinh doanh dở dang cho sản phẩm)
Có TK 627 (Chi tiết theo từng tiểu khản).
3 . Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty Sứ Thanh Trì .
* Tài khoản sử dụng:
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản này được chi tiết thành 2 tiểu khoản sau:
TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho sản phẩm .
TK 1542 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho khuôn .
* Sổ sách kế toán: Để hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với sản phẩm, kế toán công ty sử dụng Sổ chi tiết của các tài khoản 154, 1541. Để hạch toán tổng hợp chi phí chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán sử dụng Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các tài khoản 154, 1541.
Sổ cáI Tk 1541
Tháng 12/2002
Số
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh nợ
Phát sinh có
31/12
Số dư đầu tháng
690.346.950
114
31/12
K/c CPNVLTT
6211
1.263.327.799
115
31/12
K/c CPNCTT
6221
262.441.799
116
31/12
K/c CPNV
62711
89.498.455
117
31/12
K/c CPDCSX
62731
462.241.716
118
31/12
K/c CPKHTSCĐ
62741
1.305.785.000
119
31/12
K/c CPDVMN
62771
173.859.840
120
31/12
K/c CP bằng tiền
62781
75.390.137
31/12
Tổng phát sinh
3.425.544.292
31/12
Số dư cuối tháng
363.919.112
* Phương pháp hạch toán :
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Nợ TK 154 (1541 - CPSX kinh doanh dở dang cho sản phẩm)
Có TK 621 (6211 – CPNVLTT : SP)
Có TK 622 (6221 - Chi phí nhân công trực tiếp:SP)
Có TK 627 (Chi tiết theo từng tiểu khoản)
- Khi tính được giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 154 (1541 - CPSXKD dở dang cho sản phẩm)
III .Thực tế công tác đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty sứ Thanh Trì .
Để tính được giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ . Kế toán phải xác định được giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Công ty sứ Thanh Trì đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Theo cách tính này , kế toán căn cứ vàop khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm, để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn , sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm .
Hiện nay tuy có dây truyền : mộc , men , lò nung nhưng công ty chỉ tính sản phẩm dở dang cho giai đoạn mộc và giai đoạn men , còn lại giai đoạn lò nung coi như không có sản phẩm dở dang .
Sản phẩm dở dang ở giai đoạn mộc là mộc mới đổ khuôn ra nhưng chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn sau .
Phương pháp tính :
Cuối tháng bộ phận thống kê phân xưởng xuống phân xưởng thống kê sản phẩm dở dang , sau đó lập bảng khối lượng sản phẩm dở dang và xác định khối lượng sản phẩm dở dang cho từng bộ phận sản xuất .
Kế toán tổng hợp lập bảng tính chi phí tồn cuối kỳ
Tổng chi phí SPDD = Giá trị SPDD + Giá trị SPDD
giai đoạn mộc giai đoạn men
Trong đó :
Giá trị SPD D một giai đoạn
Số lượng sản phẩm i
Đơn giá định mức sản phẩm i ở giai đoạn đó
=
x
ồ
i = 1
n
Công ty xây dựng đơn giá định mức cho sản phẩm dở dang chi tiết tới từng khoản mục chi phí và cũng tính chi tiết theo từng khoản mục chi phí theo cách trên
Bảng tính chi phí tồn cuối kỳ tháng 12/2002
Khoản mục
Giá thành 1 Kg mộc chưa phun men
Tồn BTP chưa phun men
Giá thành 1 Kg mộc đã phun
men
Tồn BTP đã phun men
Tổng cộng
Lượng
(Kg)
Tiền
(Đồng )
Lượng
(Kg)
Tiền
(Đồng)
Lượng
(Kg)
Tiền
(Đồng)
Lượng
Kg
Tiền
(Đồng)
Lượng
(Kg)
Tiền
(Đồng)
NVL chính
577
36.523.523
1341
45.616.797
82.140.320
Đất sét
0,38
171
24.053
10.823.850
0,38
171
12.926
5.816.700
36.979
16.640.550
…
…
Giá thành phân xưởng
1
3.397
63.299
215.026.703
1
4.377
34.017
148.892.409
363.919.112
IV .Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ Thanh Trì .
1 . Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành .
- Đối tượng tính giá thành :
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất , loại hình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của mình, công ty Sứ Thanh Trì đã xác định đối tượng tính giá thành của công ty là các laọi sản phẩm hoàn tành nhập kho , cụ thể có 5 loại sản phâm chính : thân bệt , két nước , chậu rửa , chân chậu và các loại sản phẩm khác , mỗi loại sản phẩm có kiểu dáng kích thước khác nhau nhưng lại sản xuất từ cùng một loại NVL , chính vì thế công ty đã quy ra trọng lượng sản phẩm hoàn thànhh để tiện cho việc tính toán .
Các sản phẩm sứ hiện nay đã có định mức về trọng lượng của 1 sản phẩm, do vậy, để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, công ty tính giá thành cho 1 kg sản phẩm. Sau đó, tính giá thành của sản phẩm .
- Kỳ tính giá thành :
Tại công ty Sứ Thanh Trì, kỳ tính giá thành là tháng. Cuối mỗi tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2 . Phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì .
Quy trình sản xuất tại công ty sứ Thanh trì tuy sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng nguyyên vật liệu đầu vào là giống nhau , đối tưọng tập hợp chi phí lại là toàn bộ quy trình công nghệ , nên công ty sứ Thanh Trì đã tính giá thành theo phương pháp hệ số , nhưng không áp dụng đúng như trình tự của phương pháp tính giá theo hệ số , cong ty đã quy sản lượng thực tế hoàn thành nhập kho ra trong lượng thực tế hoàn thành nhập kho
quy ra trọng lượng sản phẩm hoàn thành để tiện cho việc tính toán .
Cụ thể trọng lượng thực tế quy định cho sản phẩm nhập kho như sau :
Thân bệt : 17 Kg
Két nước : 13 Kg
Chậu rửa : 9 Kg
Chân chậu : 8,6 Kg
Sản phẩm khác : 7 Kg
Bước đầu tiên , kế toán tính trọng lượng quy đổi của sản phẩm nhập kho , sau đó tính tổng giá thành sản phẩm .
Tổng giá thành SP=SPDD đầu kỳ+CPSX phát sinh trong kỳ–SPDD cuối kỳ
Giá thành đơn vị SP i = (Tổng giá thành sản phẩm /Tổng trọng lượng quy đổi ) x Trọng lượng thực tế nhập kho của 1 SP i
Hay :
Giá thành đơn vị SP i = Giá thành 1 Kg SP x Trọng lượng thực tế nhập
kho của 1 Sp i
Trong tháng 12/2002 căn cứ vào bảng kê lượng SP nhập kho , ta tính được trọng lượng sản phẩm quy đổi như sau :
Trọng lượng quy đổi = Số lượng SP x Trọng lượng định mức 1 đơn vị SP
Bảng kê khối lượng sản phẩm nhập kho
Tháng 12/2002
Tên sản phẩm
Số lượng
( Cái )
Trọng lượng
( Định mức )
Trọng lượng quy đổi
( Kg )
Bệt
6.661
17
113.237
Két nước
11.004
13
143.052
Chậu rửa
10.694
9
96.246
Chân chậu
1.516
8,6
13.037,6
Sản phẩm khác
130
7
910
Tổng
366.482,6
Từ số cái TK 1541 ta có :
+ CPSPDD đầu tháng là : 690.346.950 VNĐ
+ CPSX phát sinh trong kỳ : 3.425.544.292 VNĐ
+ CPSPDD cuối tháng là : 363.919.112 VNĐ
Vậy :
+ Tổng giá thành SP tháng 12/2002 là :
690.346.950 + 3.425.544.292 - 363.919.112 = 3.751.972.130 VNĐ
+ Giá thành 1 Kg SP = 3.751.972.130 / 366.482,6 = 10.237,79 VNĐ
Căn cứ vào trọng lượng từng loại đơn vị sản phẩm hoàn thành nhập kho ta tính được giá thành đơn vị từng loại sản phẩm .
Tên SP
Số lượng
( Cái )
Trọng lượng ĐM(Kg)
Trọng lượng quy đổi
(Kg)
Giá thành 1 Kg
SP
Giá thành đơn vị
1 SP
Bệt
6.661
17
113.237
10.237.79
174.042,43
Két nước
11.004
13
143.052
-
133.091,27
Chậu rửa
10.694
9
96.246
-
92.140,11
Chân chậu
1.514
8,6
13.037
-
88.044,99
SP khác
130
7
910
-
71.664,53
Tổng
366.482,6
Chương III
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện
công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty sứ thanh trì - viglacera
I . Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty sứ Thanh Trì .
Cùng với bước tiến chung của nền kinh tế cả nước , công ty sứ Thanh Trì vẫn vững bước trên con đường phát triển . Sự tác động khách quan và những quy luật ngặt ngèo của nền kinh tế thị trường vẫn luôn tồn tại và tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp . Công ty sứ Thanh Trì hàng ngày hàng giờ vẫn luôn khắc phục mọi khó khăn , đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường sứ vệ sinh trong nước và quốc tế .
Thực tế cho thấy sản phẩm sứ của công ty đang ngày càng chiếm ưu thế, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao , chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú . Điều đó chứng tỏ sự năng động nhạy bén trong hoạt động quản lý và sản xuất của toàn thể lãnh đạo công nhân viên trong công ty thực sự là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển của công ty .
Để góp phần năng lực công tác quản lý , các phần hành kế toán, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đã được công ty quan tâm ở mức độ nhất định .
Bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán như vậy cũng rất phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đội ngũ kế toán có nănglực , nhiệt tình công tác , các phần hành kế toán đã được chuyên môn hóa cho từng người .
Giữa các phần hành kế toán , đặc biệt giữa kế toán chi phí sản , giá thành với các bộ phận kế toán khác có sự phối hợp chặt chẽ , đồng bộ giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn . Việc lập các báo cáo được tiến hành đều đặn , đúng định kỳ, đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin nhanh , chính xác và đầy đủ nhất .
Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp là nhiều nhưng lại làm kế toán trên máy nên công ty sứ Thanh Trì đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất của của công ty , hạn chế được số lượng sổ sách cồng kềnh , đồng thời thuận lợi hơn khi áp dụng máy tính và công tác kế toán , tạo cho việc tổng hợp cuối tháng được nhanh chóng , kịp thời đầy đủ . Kế toán trên máy cũng làm giảm một khối lượng lớn công việc kế toán , các nghiệp vụ chỉ nhập định khoản một lần , máy tự chuyển đi các sổ mà không cần ghi chép nhiều lần như kế toán thủ công , số lượng sổ quản lý nhiều hơn , chi tiết được nhiều hơn .
Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ Thanh Trì vẫn còn một số nhược điểm sau :
- Về đối tượng tập hợp chi phí : Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh . Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như hiện nay mặc dù khá đơn giản , giảm bớt khối lượng công việc nhưng lại có nhược điểm là người quản lý , các đối tượng quan tâm đến chi phí chưa biết một cách cụ thể , chi tiết các chi phí phát sinh ở từng giai đoạn công nghệ thay đổi qua các thời kỳ như thế nào , trong kỳ đã sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các chi phí . Mặt khác , hiện nay toàn bộ quy trình công nghệ đã được chia ra theo giai đoạn để tính sản phẩm dở dang, vì thế rất thuận lợi cho viêc tập hợp chi phí theo giai đoạn .
- Về kế toán tập hợp chi phí NVLTT :
Hiện tại do đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ nên CPNVLTT cũng tập hợp trực tiếp cho toàn bộ các giai đoạn sản xuất , tuy nhiên đối với kế toán vật tư quản lý NVL xuất , kế toán chỉ nhập số liệu vào thời điểm cuối tháng , điều này đã làm thông tin kế toán về NVL xuất trong kỳ không được cập nhật , giảm hiệu quả quản lý .
- Về phương pháp tính khấu hao :
Doanh nghiệp khấu hao theo phương pháp đường thẳng là chưa được hợp lý vì thời gian tính khấu hao cho loại máy móc đã có được quy định nhưng trong thời gian đó , đôi khi doanh nghiệp phải dùng để vận hành thử , chưa thực sự đưa vào sản xuất , hoặc có thể có nghuyên nhân khách quan ( nhu cầu thị trường về sản phẩm giảm , thiếu nguyên liệu … ) máy móc chỉ chạy một phần công suất , sản lượng sản xuất giảm nhưng mức trích khấu hao không giảm theo chính vì vậy chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm tăng , đẩy giá thành sản phẩm lên , làm giảm khả năng cạnh tranh về mặt giá cả của sản phẩm trên thị trường , hoặc nếu doanh gnhiệp không thay đổi giá bán thì điều này sẽ gây ra việc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp , thậm chí có thể gây ra lỗ giả cho doanh nghiệp .
- Về tổ chức kế toán trên máy vi tính :
Hiện tại công ty có 3 máy tính sử dụng trong công tác kế toán, nhưng trong thực tế các nhân viên vẫn chưa tận dụng triệt để những ưu điểm riêng có của máy vi tính . Các nhân viên kế toán có rất ít kiến thức về máy tính , vì vậy không hiểu cáh chuyển thông số bằng phương pháp lập trình , khi có sự nhầm lẫn về số liệu , việc kiểm tra tìm sai sót là vô cùgn khó khăn vất vả , thường phải tiến hành kiểm tra một khối lượng công việc lớn .
II . Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty sứ Thanh Trì .
1 . Xác định đối tượng tập hợp chi phí .
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sau naỳ , vì vậy đây là một công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng , có tính chất quyết định đến tính hiệu quả của công tác quản lý chi phí .
Hiện nay công ty sứ Thanh Trì tập hợp chi phí cho toàn bộ quy trình công nghệ , chưa chi tiết cho từng giai đoạn , theo em công ty nên tập hợp chi phí theo từng gaii đoạn công nghệ mà và tiến hành đánh gia sản phẩm dở dang . Cụ thể là :
Giai đoạn mộc .
Giai đoạn men .
Giai đoạn lò nung .
Việc tập hợp chi phí theo 3 giai đoạn trên sẽ rất thuận lợi cho công tác tính giá thành thành phẩm , đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiết chi phí sản xuất cho từng giai đoạn công nghệ sản xuất . Khi chi phí phát sinh ở một giai đoạn nào đó tăng hoặc giảm , người quản lý có sự phát hiện kịp thời , tìm ra nguyên nhân tăng giảm từ đó có sự điều chỉnh kịp thời , phát huy các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực để giảm chi phí ở mức thấp nhất , tạo điều kiện cho công tác hạ giá thành sản phẩm .
2 . Việc sử dụng tài khoản .
- Khi thay đổi đối tượng tập hợp chi phí theo từng giai đoạn công nghệ, công ty không mở chi tiết theo số mà nên mở chi tiết theo giai đoạn , theo mã chữ cho từng giai đoạn tập hợp .
Ví dụ :
Có thể mở chi tiết theo giai đoạn như sau :
* TK621 - CPNVLTT.
TK6211A - CPNVLTT để sản xuất sản phẩm giai đoạn mộc .
TK6211A - CPNVLTT để sản xuất sản phẩm giai đoạn men .
TK6211A - CPNVLTT để sản xuất sản phẩm giai đoạn lò nung .
* TK6221 - CPNCTT .
TK6221A- CPNCTT sản xuất sản phẩm giai đoạn mộc .
TK6221A- CPNCTT sản xuất sản phẩm giai đoạn men .
TK6221A- CPNCTT sản xuất sản phẩm giai đoạn lò nung .
* TK627 – CPSX chung .
TK62711 - Chi phí phân xưởng ; nên được đổi tên thành :
TK62711 - Chi phí nhân viên phân xưởng ; vì thực chất yếu tố chi phí mà TK này tập hợp là chi phí nhân viên phân xưởng , đổi tên như vậy sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho người sử dụng tài khoản và những người có liên quan tới viêc kiểm tra công tác kế toán trong công ty .
Tương tự như các TK 621 , TK 622 thì TK 627 cung nên được mở chi tiết cho từng giai đoạn mộc , giai đoạn men , giai đoạn lò nung .
* TK154 - CPSXKD dở dang .
TK1541A - CPSXKD dở dang đối với sản phẩm giai đoạn mộc .
TK1541B - CPSXKD dở dang đối với sản phẩm giai đoạn men .
TK1541C - CPSXKD dở dang đối với sản phẩm giai đoạn lò nung .
3 . Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty sứ Thanh Trì .
a . Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí .
Khi công ty chuyển sang tập hợp chi phí và tính giá thành theo 3 giai đoạn công nghệ thì bảng phân bổ chi phí lương , chi phí công đoàn ,chi phí bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội cũng nên tập hợp chi tiết cho từng giai đoạn , bởi vì mỗi giai đoạn công nghệ có các phân xưởng khác nhau, mỗi phân xưởng lại có một bản thanh toán lương riêng chính vì vậy việc tập hợp chi phí lương và các khoản khác trích theo lương không hề phức tạp hơn mà lại được chi tiết hơn .
Các yếu tố sản xuất chung cũng cần được phân bổ cho các giai đoạn tập hợp chi phí , theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp ,như phân bổ theo tiền lương …
Trong quá trình sản xuất tại công ty Sứ Thanh Trì, chi phí sản xuất của giai đoạn 1 - giai đoạn đổ rót và giai đoạn 3 - giai đoạn lò nung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí giai đoạn 2 - giai đoạn phun men chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong đó, chi phí sản xuất của giai đoạn 1 chiếm khoảng 50%, của giai đoạn 2 khoảng 5%, của giai đoạn 3 khoảng 45%. Do đó, kế toán công ty Sứ Thanh Trì nên tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp sau:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho giai đoạn i
Tổng chi phí sản xuất chung
Tỷ lệ phân bổ của giai đoạn i
=
x
Trong đó:
i = 1 (Giai đoạn mộc đổ rót), Tỷ lệ phân bổ = 50%
i = 2 (Giai đoạn phun men), Tỷ lệ phân bổ = 5%
i = 3 (Giai đoạn lò nung), Tỷ lệ phân bổ = 45%
Cách tính khấu hao ở doanh nghiệp là chưa hợp lý , như đã nêu ở phẩn trên . Công ty nên thay đổi cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng thành cách tính khấu hao theo số giờ máy chạy . Cụ thể theo các bước như sau :
- Xác định nguyên giá TSCĐ .
- Xác định ( ước tính ) tổng số giờ máy chạy trong suốt vòng đời của máy .
- Tính số khấu hao phải trích cho một giờ má
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT093.doc