Đề tài Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka

Tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka: LỜI NÓI ĐẦU Kế toán là một công cụ kinh tế gắn liền với hoạt động quản lý. Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế xã hội. Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì kế toán càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong công tác quản lý tổ chức của doanh nghiệp. Trong tiến trình mở cửa hội nhập thì tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng cần thiết phải đổi mới để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhất là khi nền kinh tế thị trường đâng trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, củng cố mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Vì vậy, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng thực sự mang tính thực tiễn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, để có quá trình phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh thị họ phải trải qua một khâu cực kỳ quan trọng đó là khâu tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại của một chu...

doc68 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Kế toán là một công cụ kinh tế gắn liền với hoạt động quản lý. Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế xã hội. Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì kế toán càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong công tác quản lý tổ chức của doanh nghiệp. Trong tiến trình mở cửa hội nhập thì tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng cần thiết phải đổi mới để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhất là khi nền kinh tế thị trường đâng trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, củng cố mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Vì vậy, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng thực sự mang tính thực tiễn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, để có quá trình phân tích doanh thu và xác định kết quả kinh doanh thị họ phải trải qua một khâu cực kỳ quan trọng đó là khâu tiêu thụ hàng hoá. Tiêu thụ có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại của một chu kỳ kinh doanh. Với những kiến thức đã được học ở trường và quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH Deka đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của TH.S Nguyễn Huyền Quân và sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán Công ty, em đã thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng ở doanh nghiệp thương mại. Để có được cái nhìn chính xác hơn, cụ thể hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka”. Luận văn tốt nghiệp của em được trình bày như sau: Chương I: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka Chương II: Thực trạng về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka Chương III. Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm: 1.1. Bán hàng: Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và doanh nghiệp thu được tiền. Đó chính là quá trình vận động vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm hàng hoá sang vốn bằng tiền và xác định kết quả. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải có hiệu quả, phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, lấy thu bù chi và có lãi. Do đó, đối với các doanh nghiệp, công tác bán hàng là một trong những khâu cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thương trường. 1.2. Kết quả tiêu thụ: Kết quả tiêu thụ (kết quả bán hàng) là kết quả cuối cùng của quá trình bán hàng, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả của công tác bán hàng và cũng là bộ phận chủ yếu cấu thành nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả tiêu thụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn của hàng xuất bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra. Nếu chênh lệch đó là dương thì kết quả bán hàng là lãi, ngược lại nếu chênh lệch là âm thì kết quả bán hàng lỗ, nếu bằng 0 thì doanh nghiệp hòa vốn. Việc xác định kết quả tiêu thụ thường được tiến hành vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp. 2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 2.1. Vai trò: Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá được tiêu thụ nhờ hoạt động thương mại. Trong đó, doanh nghiệp thương mại đóng vai trò trung gian là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy quá trình tái sản xuất và mở rộng sản xuất của doanh nghiệp từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Như vậy, việc tiêu thụ hàng hoá không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Cùng với việc tiêu thụ hàng hoá, xác định kết quả tiêu thụ là cơ sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định tại doanh nghiệp, xác định nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với Nhà nước, lập các quỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trong kỳ kinh doanh tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả, kế toán phải làm tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, trung thực các loại doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tính toán xác định kết quả từng hoạt động và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tính toán xác định đúng số thuế giá trị gia tăng (GTGT). - Thực hiện đúng chế độ phân phối lợi nhuận theo cơ chế tài chính hiện hành. II. NỘI DUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1. Các phương thức bán hàng: 1.1. Phương thức bán buôn: Bán buôn là hoạt động nhằm bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho người mua về bán lại hoặc để kinh doanh. Theo hình thức bán hàng này, hàng hoá tuy đã được bán nhưng chưa đến tay người tiêu dùng. Có 2 phương thức bán buôn: - Bán buôn qua kho: Là phương thức bán hàng hoá đã nhập về kho của doanh nghiệp. Nghiệp vụ này được thực hiện dưới 2 hình thức: + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp. + Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng. - Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo hình thức bán hàng này doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng không đưa về nhập kho mà chuyển hàng cho bên mua. Dựa vào việc thanh toán tiền hàng, hình thức này được chia làm 2 loại: + Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán. + Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán. 1.2. Phương thức bán lẻ: Bán lẻ hàng hoá là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong phương thức bán hàng này có 3 hình thức sau: - Bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà việc giao hàng và thu tiền tách rời nhau. Người mua chỉ nhận được hàng khi đã giao tiền tại nơi tập trung thu tiền. Hết ca, hết ngày nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán ra trong ca, trong ngày để lập “Báo cáo bán hàng” làm chứng từ kế toán. - Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Là hình thức bán hàng mà chức năng thu tiền và giao hàng được thực hiện tại nơi người bán. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý hàng hoá bán lẻ ở quầy hàng cuối ca, cuối ngày hoặc định kỳ ngắn, nhân viên bán hàng kiểm kê lượng hàng còn lại ở quầy hàng và dựa vào quan hệ cân đối lượng hàng luân chuyển trong ca, ngày… để xác định số lượng hàng bán ra của từng mặt hàng. Lượng hàng bán ra trong ca, ngày, kỳ = Lượng hàng tồn đầu ca, ngày, kỳ + Lượng hàng nhập trong ca, ngày, kỳ - Lượng hàng còn cuối ca, ngày, kỳ Từ đó, nhân viên bán hàng lập báo cáo bán hàng trong ca, ngày, kỳ để nộp cho phòng kế toán. Tiền bán hàng trong ngày nhân viên bán hàng kê vào giấy nộp tiền để nộp cho thủ quỹ. - Bán lẻ tự động: Là hình thức bán hàng mà người mua được tự do lựa chọn hàng hoá mà mình thích sau đó tính tiền tập trung. Kế toán căn cứ vào bảng kê bán hàng của người thu tiền để ghi nhận doanh thu và số tiền nộp. 1.3. Bán hàng trả góp: (sơ đồ 01) Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán một phần số tiền phải trả ngay ở thời điểm mua, số còn lại sẽ trả dần ở các kỳ sau và chịu một phần tỷ lệ lãi suất nhất định. 1.4. Bán hàng qua đại lý: (sơ đồ 02) Theo phương thức bán hàng này, doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở nhận đại lý. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán hàng sau đó phải thanh toán tiền cho doanh nghiệp và được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng gửi đại lý vẫn được quyền sở hữu của doanh nghiệp. Gửi đại lý số hàng này được coi là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 1.5. Bán hàng trực tiếp: (sơ đồ 03) Là phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại kho của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ. Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao. 2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu: 2.1. Khái niệm doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, lao vụ cho khách hàng trong một thời kỳ kế toán từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT, doanh thu bán hàng được xác định như sau: Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán. Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là giá chưa có thuế. Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc thuế xuất nhập khẩu (XNK) thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTĐB và thuế XNK). 2.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho khách hàng. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. Doanh thu được xác định là tương đối chắc chắn Xác định được các chi phí liên quan đến việc giao dịch bán hàng. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng. * Doanh thu bán hàng được xác định như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ = Khối lượng hàng tiêu thụ x Giá bán được xác định tiêu thụ Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng hoá bị trả lại, thuế XNK, thuế TTĐB, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. 2.3. Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có ngân hàng. Báo cáo bán hàng. Hoá đơn GTGT. Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho. Bảng kê hoá đơn bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Các chứng từ liên quan khác. 2.4. Tài khoản kế toán sử dụng: + TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này phản ánh doanh thu của số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu được hay chưa thu được tiền. TK này cuối kỳ không còn số dư và để theo dõi chi tiết doanh thu của từng hoạt động TK 511 được mở thành 4 TK cấp 2: TK 511(1): Doanh thu bán hàng hoá. TK 511(2): Doanh thu bán các thành phẩm. TK 511(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ. TK 511(4): Doanh thu trợ cấp, trợ giá. + TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp và TK 512 được mở chi tiết thành 3 TK cấp 2: TK 512(1): Doanh thu bán hàng hoá TK 512(2): Doanh thu bán các thành phẩm. TK 512(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ. + TK 531 – Hàng bán bị trả lại: TK này dùng để phản ánh trị giá của một số hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp từ các nguyên nhân như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại… +TK 532 - Giảm giá hàng bán: Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận. Các khoản bớt giá, hồi khấu và khoản giảm giá đặc biệt do những nguyên nhân thuộc về người bán. +TK 521 – Chiết khấu thương mại: Là các khoản giảm trừ cho khách hàng khi mua hàng hoá với số lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thượng mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết bán hàng. + TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước: TK này phản ánh số thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng như tình hình thanh toán số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước của doanh nghiệp. TK này có các TK cấp 2 sau: - TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp, gồm: TK 333(11): Thuế GTGT đầu ra. TK 333(12): Thuế GTGT hàng nhập khẩu. - TK 333(2): Thuế tiêu thụ đặc biệt. - TK 333(3): Thuế xuất, nhập khẩu. - TK 333(4): Thuế thu nhập doanh nghiệp. - TK 333(5): Thuế thu trên vốn - TK 333(6): Thuế tài nguyên. - TK 333(7): Thuế nhà đất. - TK 333(8): Các loại thuế khác. - TK 333(9): Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Ngoài ra, trong quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như: TK 111, 112, 131, 331… 2.5. Trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng: (sơ đồ 04). Trình tự hạch toán giảm giá hàng bán: (sơ đồ 05). 3. Kế toán giá vốn hàng bán: * Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh trị giá hàng bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán: là trị giá của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Đối với doanh nghiệp thương mại thì trị giá vốn hàng bán là số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số hàng hoá đó, nó bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí thu mua của hàng xuất bán. Trị giá vốn của hàng xuất bán = Trị giá mua của hàng xuất bán + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán Trị giá vốn hàng xuất kho được tính theo một trong các phương pháp sau: 3.1. Phương pháp đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ: Theo phương pháp này, trước hết kế toán tính đơn giá bình quân của số hàng luân chuyển trong kỳ theo công thức: Đơn giá bình quân = Trị giá mua thực tế của hàng còn đầu kỳ Số lượng hàng còn đầu kỳ + + Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng nhập trong kỳ Sau đó tính trị giá mua thực tế của hàng xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá mua thực tế của hàng xuất trong kỳ = Đơn giá bình quân x Số lượng hàng xuất trong kỳ Ưu điểm: Áp dụng phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm. Nhược điểm: Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động áp dụng phương pháp này mức độ chính xác không cao. 3.2. Phương pháp nhập trước – xuất trước: Theo phương pháp này thì hàng hoá nào nhập kho trước thì sẽ được xuất trước và lấy giá của lô hàng đó làm cơ sở tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho. Ưu điểm: Hàng hoá quản lý theo phương pháp này sẽ phản ánh tương đối chính xác với trị giá hàng xuất kho và tồn kho. Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp ở quy mô lớn, khối lượng xuất, nhập thường xuyên, mặt hàng kinh doanh phức tạp việc tính toán sẽ trở nên phức tạp. Hơn nữa. áp dụng phương pháp này sẽ làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiệ tại được tạo ra bởi giá trị của hàng hoá mua vào trước đó. 3.3. Phương pháp nhập sau – xuất trước: Theo phương pháp này thì hàng hoá nào nhập kho sau thì sẽ được xuất trước và lấy giá của lô hàng đó làm cơ sở tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho. Ưu điểm: Phương pháp này làm cho doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí hiện tại vì doanh thu hiện tại được tạo ra từ giá trị hàng hoá được mua ngày gần đó. Nếu giá thị trường có xu hướng tăng lên thì phương pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nhược điểm: Giá trị của hàng tồn kho không phản ánh chính xác giá trị thực của nó. 3.4. Phương pháp thực tế đích danh: Thực chất của phương pháp này là tính trị giá của từng lô hàng xuất bán. Theo phương pháp này, khi xuất lô hàng nào thì lấy giá trị mua thực tế của lô hàng đó để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho. Ưu điểm: Phương pháp này là lý tưởng nhất vì nó phản ánh rất chính xác giá của từng lô hàng xuất bán và hàng tồn kho. Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này làm cho công việc trở nên rất phức tạp đòi hỏi kế toán phải mở sổ chi tiết để quản lý được hàng hoá theo từng lô, theo từng lần nhập và giá nhập. Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại hàng hoá, hàng hoá có giá trị cao và có thể chia ra từng lô, từng chi tiết riêng lẻ. Tóm lại, việc lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng bán nào là do doanh nghiệp quyết định sao cho phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình và phải tuân theo nguyên tắc “nhất quán”. 4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 4.1. Kế toán chi phí bán hàng: 4.1.1. Khái niệm chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng (CP BH) là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ. Bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản hàng hoá, vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí vật liệu bao bì: các chi phí về vật liệu, bao bì dùng để bao gói sản phẩm, hàng hoá; chi phí vật liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ. Chi phí dụng cụ, đồ dùng: chi phí về các dụng cụ đo lường, tính toán, làm việc trong khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản hàng hoá, bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển. Chi phí dịch vụ mua ngoài: các chi phí phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm như chi phí mua ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi, tiền thuê bốc vác hàng hoá đi tiêu thụ, hoa hồng phải trả cho các đại lý và các đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu. Chi phí khác bằng tiền khác: các chi phí phát sinh trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngoài các chi phí kể trên như chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, chi phí chào hàng, quảng cáo, tiếp khách… 4.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, lao vụ. Kết cấu TK 641: Bên Nợ: Các khoản CPBH thực tế phát sinh. Bên Có: Các khoản ghi giảm CPBH Kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh (cho hàng đã bán), để chờ kết chuyển (cho hàng còn lại). TK 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí kể trên tương ứng với các TK cấp 2: TK 641(1): Chi phí nhân viên bán hàng. TK 641(2): Chi phí vật liệu, bao bì. TK 641(3): Chi phí công cụ, đồ dùng. TK 641(4): Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 641(5): Chi phí bảo hành. TK 641(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 841(8): Chi phí bằng tiền khác. 4.1.3. Trình tự kế toán chi phí bán hàng: (sơ đồ 06) 4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 4.2.1 Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QLDN) là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Bao gồm: CP nhân viên QLDN gồm: tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích theo BHXH, BHYT, KPCĐ. CP vật liệu quản lý: trị giá thực tế của các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp; cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ dùng chung của doanh nghiệp. CP đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp CP khấu hao TSCĐ: khấu hao của những TSCĐ dùng chung doanh nghiệp như văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng… Thuế, phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác. CP dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi. CP dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, fax, thuê nhà văn phòng, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ khối văn phòng doanh nghiệp… CP khác bằng tiền khác: các khoản chi phí khác bằng tiền mặt chi ra để phục vụ chi việc điều hành chung của toàn doanh nghiệp như CP tiếp khách, hội nghị, công tác phí, CP kiểm toán… 4.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các CP quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và CP liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Kết cấu TK 642: Bên Nợ: Các khoản CP QLDN thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: Các khoản ghi giảm CP QLDN TK 642 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng nội dung CP kể trên tương ứng với các TK cấp 2: TK 642(1): Chi phí nhân viên quản lý. TK 642(2): Chi phí nhân viên văn phòng. TK 642(3): Chi phí đồ dùng văn phòng. TK 642(4): Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 642(5): Thuế, phí, lệ phí. TK 642(6): Chi phí dự phòng. TK 642(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 642(8): Chi phí bằng tiền khác. 4.2.3. Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (sơ đồ 07): 5. Kế toán xác định kết quả bán hàng: 5.1. Khái niệm và phương pháp xác định kết quả bán hàng: Kết quả bán hàng là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thể hiện ở lỗ hay lãi về tiêu thụ sản phẩm. Kết quả bán hàng = Tổng doanh thu thuần về BH và CCDV - Tổng giá vốn hàng bán - Chi phí BH - Chi phí QLDN 5.2. Tài khoản sử dụng: Để xác định kết quả bán hàng, kế toán chủ yếu sử dụng các TK sau: + TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: được dùng để phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết cấu TK 911: Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất đã tiêu thụ. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển số lợi nhuận trước thuế trong kỳ. Bên Có: Doanh thu bán hàng thuần của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu bất thường Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. + TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: được dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu TK 421: Bên Nợ: Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Phân phối tiền lãi Bên Có: Số thực lãi về kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Số lãi cấp dưới nộp lên được cấp trên cấp bù Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh 5.3. Trình tự kế toán: (sơ đồ 08) CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DEKA. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH Deka là một doanh nghiệp tư nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân. Công ty mở tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế chi nhánh Ba Đình, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu Nhà nước quy định. Tên Công ty : Công ty TNHH TNHH Deka Tên giao dịch : Deka limited company Địa chỉ : số 8 lô 1A khu đô thị Trung Yên Quận : Cầu Giấy Thành phố : Hà Nội ĐT : 04.7830363 Fax: 04.7830364 ĐKKD số : 0102002912 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 02/07/2001 MST : 0101148323 Đại diện : Giám đốc Phạm Quang Đạt Trải qua hơn 6 năm kinh doanh với sự vươn lên không ngừng của lãnh đạo, tập thể cán bộ, công nhân viên, Công ty TNHH Deka đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện và phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên và từng bước hội nhập với nền kinh tế thị trường. Ngành nghề kinh doanh: buôn bán dược, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng. Công ty TNHH Deka được thành lập ngày 02/01/2001. Khi mới thành lập chỉ buôn bán hàng dược phẩm nhập khẩu từ Đức. Đến năm 2004 Công ty mở rộng mặt hàng mỹ phẩm Florena. Năm 2005 là nhà phân phối của mỹ phẩm Essance – LG Hàn Quốc. Năm 2006 Công ty bắt đầu nhập khẩu trực tiếp hoá chất sinh phẩm Merieux do Pháp sản xuất. 2. Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Công ty TNHH Deka là một doanh nghiệp thương mại, thực hiện việc xúc tiến, trao đổi kinh doanh giữa Việt Nam và các nước khác. - Công ty TNHH Deka chủ yếu thực hiện nhiệm vụ trên hai lĩnh vực: + Lĩnh vực nhập khẩu. + Lĩnh vực kinh doanh thương mại. - Chức năng chính của Công ty: + Nhập khẩu trực tiếp hoá chất sinh phẩm của hãng Bio Merieux – Pháp. + Nhập khẩu ủy thác các mặt hàng thuốc của Đức qua các Công ty dược phẩm của Nhà nước như: Công ty dược phẩm Trung ương I, Công ty dược phẩm Trung ương II, Công ty xuất nhập khẩu y tế Việt Nam… + Phân phối hàng tiêu dùng: mỹ phẩm Essance, Florena, xi Kiwi… - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký cũng như việc thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, thực hiện hoạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo đúng luật pháp hiện hành và hướng dẫn của Bộ Thương mại. - Không ngừng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo chính sách của Nhà nước, quan tâm, chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng của mình. Thông qua hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển vào nền kinh tế quốc dân. - Đảm bảo an toàn xã hội, an ninh chính trị, bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp theo đúng quy đinh pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Công ty. Nói chung, với chức năng và nhiệm vụ như trên, Công ty đã hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh. Song trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một đơn vị kinh tế nào muốn khẳng định mình cũng phải cạnh tranh khá gay gắt. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng đòi hỏi Công ty không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng về mặt hàng kinh doanh cùng với nhu cầu về số lượng và giá cả. Để thực hiện được điều đó Công ty phải đi sâu vào nghiên cứu thị trường, khả năng kinh doanh đồng thời phải hoàn thiện các công cụ quản lý và tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp với quy mô, chức năng, nhiệm vụ của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: (sơ đồ 09) 3.2. Cơ cấu tổ bộ máy quản lý của Công ty: Công ty TNHH Deka được thành lập theo mô hình trực tuyến, bộ máy gọn nhẹ, điều hành hoạt động theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu Công ty là Giám đốc người có thẩm quyền cao nhất đồng thời là pháp nhân đại diện trước pháp luật và khách hàng. Giám đốc là người phụ trách chung về hoạt động sản xuất kinh doanh, về nhân sự và trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán. Giúp việc cho Giám đốc là phó Giám đốc có nhiệm vụ phụ trách kinh doanh và quản lý các phòng chức năng: phòng kế hoạch và xuất, nhập khẩu, phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc chỉ đạo, kiểm tra về các mặt công tác mà Giám đốc giao, đồng thời thay mặt cho Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc vắng mặt trong phạm vi phụ trách và có thể được uỷ quyền. 3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng hành chính: có nhiệm vụ xây dựng và biên chế lao động hàng năm, lập kế hoạch, dự án đào tạo, tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động một cách hợp lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tính toán, ghi chép, phản ánh liên tục, toàn diện và có hệ thống các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, giám sát mọi hoạt động của Công ty thông qua chỉ tiêu giá trị của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hạch toán. Qua đó cung cấp các thông tin cho quản lý về tình hình hoạt động của Công ty nhằm thực hiện chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính kế toán của Công ty. Phòng kinh doanh: có vai trò hết sức quan trọng trong Công ty. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và tham mưu cho lãnh đạo về kế hoạch tìm kiếm, khảo sát thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận kinh doanh của phòng, thực hiện các hợp đồng kinh tế do Giám đốc uỷ thác. Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, chủ động tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DEKA: 1. Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo tài chính do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 48/TC – CĐKT ngày 01/01/2007 và thông tư quy định sửa đổi bổ sung. * Hình thức tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Deka: - Niên độ kế toán: Được tính theo dương lịch từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký sổ cái. - Phương pháp tính thuế GTGT: Được tính theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: + Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Được đánh giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu) và giá trị còn lại. + Phương pháp tính khấu hao: Được tính theo phương pháp bình quân - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán: Bình quân gia quyền - Kỳ lập báo cáo: Quý. - Hệ thống báo cáo của Công ty: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bản thuyết minh báo cáo tài chính. + Bảng cân đối tài khoản. * Trình tự ghi sổ: (sơ đồ 10) 2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung từ việc hạch toán bắt đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo. Nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp từ kế toán trưởng. 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán: (sơ đồ 11). 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, làm tham mưu cho Giám đốc về hoạt động tài chính, lập kế hoạch, tìm nguồn tài trợ, vay vốn ngân hàng, tổ chức kiểm tra công tác kế toán trong toàn Công ty, nghiên cứu, vận dụng chế độ, chính sách về tài chính kế toán của Nhà nước vào đặc điểm của Công ty, xét duyệt báo cáo kế toán của toàn Công ty trước khi gửi lên cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, ngân hàng… đồng thời tham mưu cho Giám đốc bố trí, sắp xếp nhân sự của phòng tài chính kế toán. Kế toán tiền mặt, tiền gửi, công nợ: có nhiệm vụ theo dõi quá trình thanh toán trong hoạt động kinh doanh của các phòng, mở L/C khi thực hiện các hợp đồng ngoại, theo dõi yêu cầu của từng phòng khi có hợp đồng mua bán, đồng thời theo dõi tiền gửi, tiền vay của Công ty. Kế toán bán hàng: ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kế toán, tập hợp các chi phí và xác định kết quả kinh doanh (lỗ – lãi). Kế toán kho, lương, BHXH, tài sản cố định: viết phiếu nhập kho, xuất kho, cập nhật số lượng hàng hoá nhập – xuất – tồn về mặt số lượng và giá trị, tính giá vốn hàng hoá nhập khẩu, tính lương và trích BHXH cho công nhân viên, quản lý, theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm, phân bổ, trích khấu hao TSCĐ. Từ những kết quả tính được ở trên tại Công ty TNHH Deka, ta rút ra nhận xét như sau: So với năm 2005, doanh thu thuần của năm 2006 tăng 5 568 894 560 đồng với tỷ lệ tương ứng là 27.75% trong khi đó giá vốn của hàng bán tăng 4 438 463 640 đồng với tỷ lệ là 30.33%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn có tương đối tốt. Chi phí kinh doanh năm sau cao hơn năm trước là 1 910 028 279đồng với tỷ lệ tăng là 44.27%. Đây cũng là yếu tố nghịch chiều làm giảm lợi nhuận kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên 296 931 910 đồng và dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm sau so với năm trước tăng. Do đó, lương của cán bộ, nhân viên trong Công ty khá ổn định qua các năm. Với những kết quả mà Công ty TNHH Deka đã đạt được trong 2 năm qua cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty là rất khả quan. III. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA. 1. Kế toán doanh thu bán hàng: 1.1. Nội dung doanh thu bán hàng tại Công ty: Doanh thu bán hàng của Công ty TNHH Deka chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm Essance, Florena, xi Kiwi… và các mặt hàng thuốc chữa bệnh và hóa chất sinh phẩm do các nước như Đức, Pháp, Hàn Quốc, Áo… sản xuất. Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng xuất bán x Giá bán (chưa có thuế GTGT). 1.2. Tổ chức kế toán doanh thu bán hàng: - Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng: + Hoá đơn GTGT. + Phiếu xuất kho. + Phiếu thu tiền mặt, giấy báo Có của ngân hàng. - Để phản ánh doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ, kế toán sử dụng TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng Tài khoản liên quan khác như: TK 111, 112, 131, 331, 333… * Các phương pháp bán hàng Công ty áp dụng: Hiện nay, Công ty áp dụng phương thức bán buôn, bán lẻ hàng hoá. Bán buôn là hoạt động nhằm bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho người mua về bán lại hoặc để kinh doanh. Theo phương thức bán hàng này, hàng hoá tuy đã được bán nhưng chưa đến tay người tiêu dùng. Đặc điểm của bán buôn hàng hoá tại Công ty TNHH Deka: - Đối tượng bán hàng hoá là nhà phân phối, bệnh viện tỉnh, trung ương, các Công ty dược phẩm và các tổ chức kinh tế khác. - Khối lượng hàng bán ra là những đơn đặt hàng nhỏ lẻ nhưng với tổng trị giá thanh toán là lớn. - Thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc. Cơ sở cho mỗi nghiệp vụ bán buôn hàng hoá ở Công ty TNHH Deka là các hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc các đơn đặt hàng của khách hàng. Hình thức này được Công ty thực sự chú trọng và đem lại hiệu quả. Phương thức bán buôn chủ yếu mà Công ty áp dụng là phương thức bán buôn qua kho. Theo hình thức này, hàng hoá được đưa về kho doanh nghiệp rồi mới trực tiếp chuyển đi bán cho khách hàng. Bán lẻ hàng hoá ở Công ty TNHH Deka chủ yếu là bán những đơn hàng nhỏ lẻ, thường là bán cho hệ thống các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt. Doanh số bán lẻ tuy không cao so với doanh số bán buôn nhưng nó cũng góp phần nâng cao doanh số bán hàng cho Công ty. 1.3. Phương pháp hạch toán: a. Bán buôn trực tiếp thu tiền ngay: Ví dụ: Ngày 28/03/2007 Công ty TNHH Deka bán thuốc cho khoa dược bệnh viện Quân y 103 - Đường Phúc La – Hà Đông – Hà Tây số hàng như sau: STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Aminosteril 5% 250ml chai 150 37 800 5 670 000 2 Aminosteril N – Hepa 8% 250 ml chai 120 85 500 10 260 000 3 Lipovenoes 10% 500 ml Chai 80 139 500 11 160 000 4 Fresofol 1% 20 ml ống 100 94 500 9 450 000 5 Fresofol 1% 50 ml lọ 80 189 000 15 120 000 Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt với tổng số tiền hàng như trên là 51 660 000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT), thuế suất thuế GTGT là 10%. Phòng kinh doanh viết hoá đơn bán hàng (phụ lục 01) và hoá đơn GTGT (phụ lục 02) sau đó chuyển sang phòng kế toán, kế toán kiểm tra rồi chuyển xuống thủ kho. Thủ kho căn cứ vào hoá đơn lập phiếu xuất kho (phụ lục 03) và xuất hàng. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng theo định khoản: Nợ TK 111 56 826 000 Có TK 511 51 600 000 Có TK 333(1) 5 166 000 Cuối tháng căn cứ hoá đơn GTGT và ghi sổ theo dõi hoá đơn, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 12 ngày 28/03/2007 (phụ lục 04) và căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 12 kế toán ghi vào sổ cái TK 511. b. Bán buôn trực tiếp khách hàng chưa trả tiền: Ví dụ: Ngày 05/03/2007 Công ty TNHH Deka ký một hợp đồng bán thuốc cho Công ty dược phẩm Hải Phòng mặt hàng thuốc Fresofol với tổng số tiền thanh toán là 42 525 000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT), thuế suất thuế GTGT là 10%. Kế toán định khoản: Nợ TK 131 46 777 500 Có TK 511 42 525 000 Có TK 333(1) 4 252 500 Định khoản này phản ánh vào sổ chi tiết phải thu của khách hàng (phụ lục 05) – Sổ chi tiết công nợ. c. Nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá: Khi khách hàng mua hàng với số lượng ít thì nhân viên bán hàng sẽ lập báo cáo hàng ngày và căn cứ vào báo cáo này kế toán lập sổ chi tiêt bán hàng và định khoản: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 333(1) Ví dụ: Ngày 11/03/2007, nhân viên bán hàng của Công ty nộp báo cáo bán hàng với tổng số tiền là 5 913 380 đồng. Nhân viên bán hàng nộp đủ số tiền. Từ báo cáo bán hàng ngày 11/03/2007 (phụ lục 06) kế toán ghi vào sổ chi tiết bán hàng. Từ phiếu thu, báo cáo ban hàng hàng ngày và sổ chi tiết bán hàng, kế toán định khoản: Nợ TK 111 5 913 380 Có TK 511 5 375 800 Có TK 333(1) 537 580 Cuối tháng, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 14 về doanh thu của Công ty (phụ lục 07). Kế toán sau khi đối chiếu các số liệu trên các sổ chi tiết và báo cáo chuyển đến, căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 09, 14 và sổ cái TK 511 (phụ lục 08). 2. Kế toán giá vốn hàng bán: 2.1. Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 154, 156, 157, 911… 2.2 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ luân chuyển để tính trị giá vốn hàng bán. Đơn giá bình quân = Trị giá mua thực tế của hàng còn đầu kỳ Số lượng hàng còn đầu kỳ + + Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng nhập trong kỳ Sau đó tính trị giá mua thực tế của hàng xuất bán trong kỳ theo công thức: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng hàng xuất kho 2.3. Kế toán giá vốn hàng bán: Ví dụ: Trong tháng 3/2007, kế toán tính trị giá vốn thực tế xuất kho mặt mỹ phẩm Essance theo bảng kê số 8 – Tổng hợp nhập xuất tồn (phụ lục 09). Số lượng hàng tồn đầu tháng : 35 thùng x 10 hộp Trị giá thực tế hàng tồn đầu tháng : 30 800 000 Số hàng nhập kho trong tháng : 400 thùng x 10 hộp = 4 000 hộp Trị giá thực tế hàng nhập kho trong tháng : 352 000 000 Số hàng xuất kho trong tháng : 370 thùng x 10 hộp = 3 700 hộp Trị giá mua thực tế 30 800 000 + 352 000 000 của hàng xuất kho = x 3 700 trong tháng 350 + 4 000 = 325 600 000 Kế toán đồng thời phản ánh vào sổ chi tiết TK 632 (phụ lục 10) với bút toán: Nợ TK 632 325 600 000 Có TK 156(1) 325 600 000 Cuối tháng căn cứ vào dòng cộng của sổ chi tiết TK 632 đề ghi vào Nhật ký sổ cái (phụ lục 11). 3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh: Theo quyết định số 48/TC – CĐkế toán ban hành ngày 01/01/2007 và các thông tư quy định sửa đổi bổ sung áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc hạch toán chi phí bán hàng – TK 641 và chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642 được thay thế bằng TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh. TK này được mở chi tiết với hai tài khoản cấp 2: TK 642(1) – Chi phí bán hàng TK 642(2) – Chi phí quản lý doanh nghiệp. 3.1. Kế toán chi phí bán hàng: Tất cả những chi phí liên quan đến việc phục vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như chi phí đóng gói, bảo quản, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hành sản phẩm, lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, trích khấu hao TSCĐ… đều được tập hợp vào Chi phí bán hàng – TK 642(1). Cuối kỳ, Công ty sẽ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ. * Trình tự kế toán: Trong kỳ có các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng đều được kế toán theo dõi, ghi chép. Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái TK 642(1). Ví dụ: Các nghiệp vụ kinh tế tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong tháng 03/2007 của Công ty TNHH Deka: (phụ lục 12). - Trả lương nhân viên bán hàng: 18 578 000 Nợ TK 6421(1) 18 578 000 Có TK 334 18 578 000 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở bộ phận bán hàng: Nợ TK 6421(1) 3 529 820 Có TK 338 3 529 820 Chi tiết TK 338(2) 371 560 (18 578 000 x 2%). TK 338(3) 2 786 700 (18 578 000 x 15%) TK 338(4) 371 560 (18 578 000 x 2%). - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 2 450 000 Nợ TK 6421(1) 2 450 000 Có TK 111 2 450 000 - Chi phí bao bì, đóng gói: 4 320 000 Nợ TK 6421(2) 4 320 000 Có TK 111 4 320 000 - Trích khấu hao TSCĐ: 645 420 Nợ TK 6421(4) 645 420 Có TK 111 645 420 - Chi phí bảo hành máy móc thiết bị trong tháng: 355 000 Nợ TK 6421(5) 355 000 Có TK 111 355 000 - Chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chào hàng: 280 000 Nợ TK 6421(8) 280 000 Có TK 111 280 000 Cuối tháng, kế toán tiến hành tính toán và kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng: Nợ TK 911 28 158 240 Có TK 642(1) 28 158 240 3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty bao gồm những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ khác liên quan đến hoạt động của cả Công ty như: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng… được tập hợp vào Chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642(2). Cuối kỳ, Công ty kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ. * Trình tự kế toán: Trong kỳ có các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp đều được kế toán theo dõi, ghi chép. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán lập các chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ cái TK 642(2) và cuối tháng tập hợp chi phí và thực hiện bút toán kết chuyển. Ví dụ: Trong tháng 03/2007, nội dung hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty TNHH Deka (phụ lục 13) cụ thể như sau: - Trả lương cho bộ phận quản lý: 9 475 000 Nợ TK 642(21) 9 475 000 Có TK 334 9 475 000 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí QLDN: Nợ TK 642(21) 1 800 250 Có TK 338 1 800 250 - Chi phí photo, mua giấy bút văn phòng: 524 000 Nợ TK 642(22) 524 000 Có TK 111 524 000 - Trích khấu hao một số máy tính văn phòng: Nợ TK 642(24) 247 290 Có TK 214 247 290 - Trả tiền điện nước và các khoản dịch vụ mua ngoài khác: 5 045 800 Nợ TK 642(27) 5 045 800 Có TK 111 5 045 800 - Chi công tác phí, đào tạo cán bộ: 1 800 000 Nợ TK 6422(8) 1 800 000 Có TK 111 1 800 000 Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí và kết chuyển sang TK 911 theo định khoản: Nợ TK 911 17 092 340 Có TK 642(2) 17 092 340 4. Kế toán xác định kết quả bán hàng: Kết quả bán hàng được xác định như sau: Kết quả bán hàng Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán CP BH, CP QLDN * Trình tự kế toán: Việc xác định kết quả tiêu thụ thường được thực hiện vào cuối tháng. Kế toán thực hiện việc kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả hoạt động bán hàng. Phần chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có của TK 911 sẽ được kết chuyển vào TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối. Ví dụ: Kết quả bán hàng tháng 03/2007 tại Công ty TNHH Deka (phụ lục 14) được xác định như sau: - Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng: Nợ TK 511 1 110 430 230 Có TK 911 110 430 230 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 974 445 980 Có TK 632 974 445 980 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 285 158 240 Có TK 642(1) 285 158 240 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 17 092 340 Có TK 642(2) 17 092 340 Vậy ta có kết quả bán hàng của Công ty TNHH Deka trong tháng 03/2007 như sau: + Kết quả bán hàng = 1 110 430 230 - 974 445 980 - 285 158 240 - 17 092 340 = 90 733 670 + Kết chuyển lãi Nợ TK 911 90 733 670 Có TK 421 90 733 670 CHƯƠNG III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA: Công ty TNHH Deka là một Công ty tiêu biểu cho loại hình kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, có bộ máy gọn nhẹ phù hợp với quy mô hoạt động. Công ty TNHH Deka được thành lập từ năm 2001, với chặng đường không phải là nhiều nhưng Công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Có được thành công như ngày hôm nay là nhờ có sự cố gắng, nỗ lực lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. 1. Ưu điểm: * Về tổ chức bộ máy kế toán: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, Công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, bộ máy kế toán gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trung thực, có trình độ, năng lực được bố trí hợp lý phù hợp với khả năng của từng người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm đối với công việc được giao. Đồng thời, các thông tin do bộ phận kế toán của Công ty cung cấp thường chính xác, đầy đủ và kịp thời giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán và việc lâp báo cáo kế toán thuận lợi, dễ dàng. * Về hệ thống tài khoản kế toán: Công ty đã tuân thủ theo đúng hệ thống tài khoản kế toán nói chung và vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Hệ thống tài khoản mà Công ty đang sử dụng trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế xảy ra nói chung và trong quá trình bán hàng nói riêng khá đầy đủ, phản ánh chính xác. * Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái. Đây là hình thức đơn giản và phù hợp với trình độ, khả năng của nhân viên kế toán, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và loại hình hoạt động của Công ty. Hơn nữa, Công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa nên giảm được phần lớn công việc ghi chép, nhầm lẫn số liệu. Đồng thời việc lập báo cáo và cung cấp các chỉ tiêu tại Công ty được tiến hàng nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện cho công tác quản lý. 2. Tồn tại: Ngoài những ưu điểm kể trên thì công tác kế toán bán hàng và xác định kết kinh doanh của Công ty không tránh khỏi những hạn chế nhất định cần nghiên cứu, khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán. Thứ nhất: Về hệ thống sổ sách kế toán: Việc áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái tuy đơn giản nhưng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô của Công ty cũng như khối lượng các nghiệp vụ phát sinh. Về cơ bản Công ty đã sử dụng hầu hết các sổ tổng hợp và sổ chi tiết trong việc thực hiện công tác kế toán nói chung và trong quá trình bán hàng của Công ty nói riêng. Tuy nhiên, Công ty không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt và khi hạch toán quá trình bán hàng Công ty không sử dụng sổ Nhật ký bán hàng. Điều này sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn: công việc phức tạp hơn, việc theo dõi số liệu nhiều hơn, ghi sổ trùng lắp… Thứ hai: Về phương pháp phân bổ chi phí quản lý kinh doanh: Toàn bộ chi phí quản lý kinh doanh cho số hàng bán ra và số hàng còn trong kho cuối kỳ được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả bán hàng. Với trường hợp chi phí này nhỏ thì làm như vậy không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Công ty. Nhưng khi Công ty ngày càng phát triển thì việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty sẽ không được chính xác. Thứ ba: Về chiết khấu thanh toán: Việc hạch toán quá trình bán hàng khi có nghiệp vụ chiết khấu cho khách hàng, Công ty quan niệm đây là khoản tiền thưởng cho khách hàng do thanh toán đúng hạn quy định và khoản tiền này phục vụ cho quá trình bán hàng nên hạch toán vào chi phí bán hàng như vậy là không hợp lý. Thứ tư: Về công tác phòng ngừa rủi ro: Hiện nay, Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch Hơn nữa, trong quá trình bán hàng Công ty còn áp dụng hình thức thanh toán chậm cho khách hàng chưa có khả năng thanh toán do đó kế toán không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trong hai trường hợp này, Công ty buộc phải hạch toán lỗ. Vì vậy, Công ty TNHH Deka chưa đảm bảo được nguyên tắc “thận trọng” – một nguyên tắc rất quan trọng trong công tác kế toán. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA. Trước yêu cầu hoàn thiện hơn công tác kế toán cho phù hợp với chế độ Nhà nước, với trình độ của cán bộ kế toán Công ty trên cơ sở những kiến thức được học và những tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Deka, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty như sau: Thứ nhất: Hoàn thiện sổ sách kế toán: Công ty TNHH Deka là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên số lượng các nghiệp vụ bán hàng xảy ra nhiều, bên cạnh đó Công ty còn áp dụng hình thức thanh toán chậm. Do đó, để quản lý tiền vốn, theo dõi tình hình bán hàng và tình hình thanh toán của khách hàng được thuận lợi, nhanh chóng, giảm bớt được khối lượng ghi ở Nhật ký sổ cái và tiết kiệm được thời gian ghi sổ, Công ty nên sử dụng thêm sổ Nhật ký bán hàng sau (phụ lục 15). Thứ hai: Hoàn thiện phân bổ chi phí quản lý kinh doanh: Hiện nay, Công ty không phân bổ chi phí quản lý kinh doanh cho số hàng được bán trong kỳ và số hàng còn tồn kho. Để xác đinh đúng kết quả bán hàng, Công ty nên tiến hàng phân bổ chi phí này. Việc phân bổ nên thực hiện theo công thức: Chi phí QLKD phân bổ cho hàng bán ra = Chi phí QLKD đầu kỳ + Chi phí QLKD phát sinh trong kỳ - Chi phí QLKD tính cho hàng còn lại cuối kỳ Chi phí QLKD tính cho hàng hoá còn lại cuối kỳ = Chi phí QLKD đầu kỳ Trị giá hàng xuất trong kỳ + + Chi phí QLKD phát sinh trong kỳ Trị giá hàng tồn cuối kỳ x Trị giá hàng tồn cuối kỳ Ví dụ: Trong quý II/2007, kế toán tính toán như sau: Tổng chi phí quản lý kinh doanh: 148 352 050 Trị giá hàng xuất bán trong quý: 285 420 250 Trị giá hàng tồn kho cuối quý: 79 214 250 Chi phí QLKD 148 352 050 tính cho hàng còn = x 79 214 250 lại cuối kỳ 285 420 250 + 79 214 250 = 32 228 427 Chi phí QLKD phân bổ cho hàng bán ra = 148 352 050 - 32 228 427 = 116 123 623 Thứ ba: Hoàn thiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng: Về bản chất, cần phân loại chiết khấu: Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. - Chiết khấu thương mại là chiết khấu dành cho người mua hàng với số lượng lớn. - Chiết khấu thanh toán là chiết khấu dành cho người mua thanh toán sớm tiền hàng. Do vậy, khách hàng mua hàng với số lượng lớn, Công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán thương mại và khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán định khoản: Nợ TK 521 Nợ TK 333(1) Có TK 111, 112, 131 Cuối kỳ kết chuyển, ghi giảm trừ doanh thu: Nợ TK 511 Có TK 521 Khi khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán với định khoản: Nợ TK 635 Có TK 111, 112, 131 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 Có TK 635 Thứ tư: Công tác dự phòng: a. Giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp cho Công ty có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất. Vì vậy, Công ty cần khắc phục và xem xét để có cách quản lý vốn một cách hiệu quả nhất. Việc trích lập này được quy định theo điều 19 chuẩn mực 2 – hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng cần trích lập được xác định như sau: Số dự phòng cần trích lập cho năm tới = Số lượng hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 x Đơn giá gốc hàng tồn kho - Đơn giá thực tế trên thị trường Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được quy định riêng cho từng mặt hàng được thực hiện vào cuối niên độ kế toán (31/12), trước khi lập báo cáo tài chính chỉ lập dự phòng hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Để phản ánh trích lập dự phòng và xử lý trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết cấu của TK này như sau: + Bên Nợ: phản ánh việc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Bên Có: phản ánh việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Số dư bên Có: phản ánh số trích lập dự phòng hiện có. Trình tự hạch toán: + Nếu số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dự phòng trích lập của năm trước thì không phải trích lập nữa. + Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì trích lập thêm số chênh lệch này như sau: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho + Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuôí kỳ kế toán năm trước thì kế toán hoàn số chênh lệch này: Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 362 – Giá vốn hàng bán b. Nợ phải thu khó đòi: Hiện nay, Công ty có áp dụng hình thức bán chịu cho khách hàng thường xuyên, với khối lượng lớn dựa trên các hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng của khách hàng. Mặc dù các điều khoản thống nhất giữa hai bên rất chặt chẽ song các khoản phải thu đó tương đối nhiều. Do đó, việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là một khâu thiết yếu, tránh xảy ra tổn thất. - Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính và để phản ánh trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán sử dụng TK 139 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý. Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán. Bên Có: Trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán. Trình tự hạch toán: + Cuối kỳ kế toán năm, kế toán trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với bút toán: Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý kinh doanh Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi + Nếu dự phòng nợ phải thu khó đòi nhỏ hơn số dự phòng phải thu ở cuối niên độ chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập, kế toán ghi giảm chi phí: Nợ TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 6422 – Chi phí quản lý kinh doanh + Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là thực sự không đòi được, được phép xoá nợ. Căn cứ vào ghi định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi kế toán ghi Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý. + Đối với các kh oản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý là xoá nợ nhưng sau đó thu hồi được, kế toán định khoản: Nợ TK 111, 112 Có TK 711 – Thu nhập khác Đồng thời ghi Có TK 004. . KẾT LUẬN Bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý Công ty phải có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để nắm bắt thị trường từ đó đưa ra được những chiến lược cụ thể, phù hợp. Trong chế lược đó thì kế toán có một vai trò không nhỏ trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo, để ban lãnh đạo nắm bắt tình hình sát xao, nhanh chóng đưa ra quyết định của mình, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Vì vậy, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cần phải được củng cố ngày càng hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý tài chính cũng như trong hoạch định chiến lược của ban lãnh đạo Công ty. Nhận thức được điều đó, Công ty TNHH Deka đang quan tâm đến khâu quản lý kinh doanh, công tác kế toán bàng và xác định kết quả bán hàng với hy vọng sẽ đáp ứng được những yêu cầu quản lý ngày càng cao. Với kiến thức đã được học và qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Deka cùng với sự hướng dẫn tận tình của TH.S Nguyễn Huyền Quân đã giúp em hoàn thành đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Deka”. Do trình độ và thời gian có hạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2007 Sinh viên: Bùi Thuý Hằng TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán doanh nghiệp trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Giáo trình kế toán doanh nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hệ thống báo cáo của Công ty TNHH Deka. Mẫu hoá đơn của Công ty TNHH Deka. Kế toán doanh nghiệp – Lý thuyết, bài tập mẫu và bài giải – PGS.TS Nguyễn Văn Công. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương I. LÝ LUẬN VỀ CHUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP…………..………………1 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI………………1 1. Khái niệm……………………………………………………………………..1 1.1. Bán hàng…………………………… …………………………………1 1.2. Kết quả tiêu thụ……………………………………………… …………………1 2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng…………………………………………………………………………………...1 2.1. Vai trò…………………………………………………………...………………..2 2.2. Nhiệm vụ…………………………………………………………………………………...2 II. NỘI DUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI………………………………………………… .…..2 1. Các phương thức bán hàng………………………………………..……2 1.1. Phương thức bán buôn………………………………………………...2 1.2. Phương thức bán lẻ………………………………………………………………3 1.3. Bán hàng trả góp……. …………………………………………………………..4 1.4. Bán hàng qua đại lý ……………………………………………………………..4 1.5. Bán hàng trực tiếp ……………………………………………………………….4 2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu………………..4 2.1. Khái niệm doanh thu bán hàng……………………………………………… …4 2.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ………………..6 2.3. Chứng từ kế toán sử dụng………………………………………………..6 2.4. Tài khoản sử dụng………………………………………………………………..6 2.5. Trình tự hạch toán……………………………………………………………….7 3. Kế toán giá vốn hàng bán…………………………………………………………7 3.1. Phương pháp đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ……………..8 3.2. Phương pháp nhập trước – xuất trước…………………………………………..8 3.3. Phương pháp nhập sau – xuất trước…………………………………………….8 3.4. Phương pháp thực tế đích danh…………………………………………….9 4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp…………………….9 4.1. Kế toán chi phí bán hàng………………………………………………………...9 4.1.1. Khái niệm chi phí bán hàng…………………………………………………….9 4.1.2. Tài khoản sử dụng……………………………………………………………..10 4.1.3. Trình tự kế toán chi phí bán hàng ……………………………………………..11 4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp………………………………………….11 4.2.1 Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp……………………………………….11 4.2.2. Tài khoản sử dụng……………………………………………………………..11 4.2.3. Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp………………………………...12 5. Kế toán xác định kết quả bán hàng……………………………………………..12 5.1. Khái niệm và phương pháp xác định kết quả bán hàng……………………….12 5.2. Tài khoản sử dụng………………………………………………………………12 5.3. Trình tự kế toán ……………………………………………………………...…14 Chương II. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA Y TNHH DEKA…………….14 1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………………………..14 2. Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh chính……………..15 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty…………………………………………...15 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý …………………………………………………15 3.2. Cơ cấu tổ bộ máy quản lý của Công ty………………………………………...15 3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban……………………………………...15 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DEKA……………………17 1. Chế độ kế toán áp dụng………………………………………………………….17 2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty……………………………………………18 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán……………………………………………………………19 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban……………………………………...19 3. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Deka năm 2005 – 2006…………………………………………………………………………….. III. KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA……………..………………………………………………………………..…19 1. Kế toán doanh thu bán hàng…………………………………………………….19 1.1. Nội dung doanh thu bán hàng tại Công ty……………………………………..19 1.2. Tổ chức kế toán doanh thu bán hàng…………………………………………..19 1.3. Phương pháp hạch toán………………………………………………………...20 2. Kế toán giá vốn hàng bán………………………………………………………..22 2.1. Tài khoản kế toán sử dụng……………………………………………………..22 2.2 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán………………………………………22 2.3. Kế toán giá vốn hàng bán………………………………………………………23 3. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh……………………………………………..23 3.1. Kế toán chi phí bán hàng……………………………………………………….24 3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp…………………………………………25 4. Kế toán xác định kết quả bán hàng……………………………………………..26 Chương III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA………………………………….………28 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA………………………………………………………….28 1. Ưu điểm…………………………………………………………………………...28 2. Tồn tại………………………………………………………………….………….29 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DEKA………………………….……………....30 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Deka năm 2005 – 2006: ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5=4-3 6=5x100/3 2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 069 754 703 25 636 743 720 5 566 989 017 27.73 3 Các khoản giảm trừ doanh thu 1 905 543 0 -1 905 543 -100 4 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (4=2-3) 20 067 849 160 25 636 743 720 5 568 894 560 27.75 5 Giá vốn hàng bán 14 629 946 971 19 068 410 611 4 438 463 640 30.33 6 Lợi nhuận gộp về hoạt động kinh doanh (6=4-5) 5 437 902 189 6 568 333 109 1 130 430 920 20.78 7 Chi phí quản lý kinh doanh 4 314 063 461 6 224 091 740 1 910 028 279 44.27 8 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (8=5-(6+7)) 1 123 838 728 344 241 369 -779 597 359 -69.36 9 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 0 10 Chi phí hoạt động tài chính 854 667 000 1 283 022 817 428 355 817 50.11 11 Lợi nhuận hoạt động tài chính (11=(9-10)) -854 667 000 -1 283 022 817 -428 355 817 50.11 12 Thu nhập khác 7 414 208 1 301 101 858 1 293 687 650 17448.76 13 Chi phí khác 3 483 270 938 774 916 935 291 646 26850.96 14 Lợi nhuận khác (14=(12-13)) 3 930 938 362 326 942 358 396 004 9117.31 15 Lợi nhuận trước thuế (15=8+11+14) 4 587 166 127 5 647 637 234 1 060 471 107 23.11 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp (16=15x28%) 1 284 406 516 1 581 338 426 296 931 910 23.11 17 Lợi nhuận sau thuế (17=15-16) 3 302 759 611 4 066 298 808 763 539 197 23.11 Nguồn: Trích báo cáo Tài chính của Công ty TNHH Deka năm 2005 – 2006 Sơ đồ 01: TRÌNH TỰ SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC TRẢ GÓP TK 911 TK 115 TK 111,112 K/c doanh thu thuần Doanh thu theo giá trả ngay TK 333(1) Thuế GTGT đầu ra phải nộp Không thuế GTGT Số tiền người mua trả lần đầu tạm thời điểm mua TK 131 Tiền mua của người mua các kỳ sau Tổng số tiền còn phải thu của người mua tính trên giá bán ngay TK 515 Từng kỳ tính lãi TK 338(7) Lãi trả chậm Sơ đồ 02: KẾ TOÁN BÁN HÀNG CHO ĐẠI LÝ TK 111,112,131 TK 150 TK 623 TK 911 Giá trị hàng TK 157 xuất gửi Giá vốn hàng bán K/c giá vốn TK 511 K/c Dthu thuần Doanh thu TK 333(1) TK 641 Thuế GTGT Phải nộp Hoa hồng trả cho đại lý BH và CCVC TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ 03: KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC TK 156 TK 632 TK 911 TK 511 Giá vốn hàng bán Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần TK 511 Doanh thu hàng bán phát sinh TK 635 Chiết khấu thương mại cho người mua TK 333(11) Thuế GTGT đầu ra BÁN HÀNG TRỰC TIẾP Sơ đồ 04: KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TK 155, 157 K/c tồn đầu kỳ TK 623 K/c tồn cuối kỳ TK 155, 157 TK 911 TK 631 Giá sản phẩm hoàn thành Giá vốn sản phẩm tiêu thụ Sơ đồ 05: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU TK 111, 113, 131 Chiết khấu thương mại TK 333(1) TK 521 TK 531 Giá trị hàng trả lại TK 532 Thanh toán cho khách hàng số giảm giá Kết chuyển TK 511 Sơ đồ 06: KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG TK 111, 112, 138(8) TK 334, 338 Tiền lương nhân viên bán hàng TK 641 TK 152, 153 TK 214 TK 111,112,133 TK 335 TK 142, 242 Chi phí vật liệu, CCDC phân bổ 1 lần Trích khấu hao TSCĐ TK 133(1) Thuế GTGT Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Phân bổ chi phí trả trước Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng Cuối kỳ K/c CPBH để Xác định kết quả kinh doanh TK 911 Sơ đồ 07: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TK 334, 338 Tiền lương, khoản trích theo lương NVQL Giảm chi phí QLDN TK 642 TK 152, 153 Chi phí vật liệu, CCDC phân bổ 1 lần TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 139 Trích lập khoản dự phòng TK 333 Chi phí bằng tiền khác TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Thuế GTGT TK 133.1 TK 111, 112, 138(8) TK 911 K/c chi phí QLDN TK 142 Phân bổ CPQLDN cho hàng còn lại cuối kỳ Phân bổ hàng bán ra Sơ đồ 08: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TK 421 TK 632 TK 641 TK 642 TK 1422 TK 911 TK 511 Lỗ Kết chuyển giá trị vốn của bàng hoá đã bán K/c chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ K/c chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ K/c CPBH và CPQLDN còn lại kỳ trước vào KQBH K/c doanh thu bán hàng Xác định kết quả bán hàng Lãi Sơ đồ 09: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng tài chính kế toán Sơ đồ 10: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN Chứng từ gốc (bảng tồng hợp chứng từ gốc) Nhật ký sổ cái Báo cáo kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp sổ chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 11: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng (Trưởng phòng TC – KT) Kế toán tiền mặt, tiền gửi, công nợ Kế toán kho, lương, BHXH, TSCĐ Thủ quỹ Kế toán bán hàng Phụ lục 01: Mẫu số: 02 GTT-3LL BP/2005B HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG THÔNG THƯỜNG (Liên 2: Giao khách hàng) Ngày 28 tháng 03 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Deka Địa chỉ: Số 8 lô 1A khu đô thị Trung Yên. Điện thoại: MST: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Kim Thanh – khoa dược bệnh viện Quân y 103 Địa chỉ: Đường Phúc La – Hà Đông – Hà Tây. Hình thức thanh toán: TM MST: Đơn vị tính: Đồng Tên vật tư, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B V 1 2 3 Aminosteril 5% 250ml chai 150 37 800 5 670 000 Aminosteril N – Hepa 8% 250 ml chai 120 85 500 10 260 000 Lipovenoes 10% 500 ml Chai 80 139 500 11 160 000 Fresofol 1% 20 ml ống 100 94 500 9 450 000 Fresofol 1% 50 ml lọ 80 189 000 15 120 000 Tổng cộng tiền thanh toán: 51 660 000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi mốt triệu sáu trăm sáu mươi sáu nghìn đồng Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 02: Mẫu số: 01GTKT – 3LL Ký hiệu: AA/02 Số: 0023613 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1: (Lưu) Ngày 28 tháng 03 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Deka Địa chỉ: số 08 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên Số tài khoản: Điện thoại: MS: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Kim Thanh Tên đơn vị: bệnh viện Quân Y 108 Địa chỉ: Đường Phúc La – Hà Đông - Hà Tây Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: Số tài khoản: TT Tên hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Aminosteril 5% 250ml Chai 150 37 800 5 670 000 2 Aminosterol N – Hepa 8% 250ml Chai 120 85 500 10 260 000 3 Lipovenoes 10% 500ml Chai 80 139 500 11 160 000 4 Fresofol 1% 20ml ống 100 94 500 9 450 000 5 Fresofol 1% 50ml lọ 80 189 000 15 120 000 Cộng tiền hàng: 51 660 000 Thuế suất GTGT: % Tiền thuế GTGT: 5 166 000 Tổng cộng tiền thanh toán: 56 826 000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi sáu triệu tám trăm hai mươi sáu nghìn đồng./. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Phụ lục 03: Công ty TNHH Deka Mẫu số : 02VT Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên Ban hành theo QĐ số: 1141/QĐ/CĐK T Ngày 1- 11 – 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 28 tháng 03 năm 2007 Số: 11 Nợ:36 Có:156 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Thảo Địa chỉ (bộ phận): Lý do xuất kho: Hàng xuất bán Xuất tại kho: XNK 2 Đơn vị tính: Đồng TT Tên hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Aminosteril 5% 250ml Chai 150 150 37 800 5 670 000 2 Aminosterol N – Hepa 8% 250ml Chai 120 120 85 500 10.260 000 3 Lipovenoes 10% 500ml Chai 180 180 139.500 11 160 000 4 Fresofol 1% 20ml Ống 100 100 94 500 9 450 000 5 Fresofol 1% 50ml lọ 80 80 189 000 15 120 000 Cộng X X X X X 51 660 000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm mươi mốt triệu sáu trăm sáu mươi nghìn đồng. Ngày….tháng….năm…. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 04: Công ty TNHH Deka Mẫu số 01 – SKT Phòng kế toán Số 12 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 28 tháng 03 năm 2007 Kèm theo:……… Đơn vị tính: Đồng Nội dung Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú HĐTC Nợ Có Doanh thu bán hàng xuất bán 111 511 51 660 000 0023613 Thuế GTGT hàng bán 131 333(1) 5 166 000 Kèm theo một chứng từ gốc Cộng 56 826 000 Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 05: Cty TNHH Deka Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ TK 131: Phải thu của khách hàng Công ty dược phẩm Hải Phòng Tháng 03 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng Số dư đầu kỳ: 124 000 000 Ngày Chứng từ Diễn giải TKĐƯ VAT Số tiền Nợ Có Nợ Có 05/03 188 Bán cho Công ty dược phẩm Hải Phòng 511 42 525 000 333(1) 4 252 500 21/03 193 Bán cho chị Nguyễn Thị Nụ 511 116 454 500 3331 11 164 450 28/03 122 Công ty dược phẩm Hải Phòng 112 46 777 500 46 777 500 Dư cuối kỳ Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 06: Cty TNHH Deka Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên BÁO CÁO BÁN HÀNG HÀNG NGÀY Ngày 11 tháng 03 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng STT Tên hàng Đơn vị Số lượng Theo giá bán lẻ nơi bán Theo giá vốn Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền 1 Aminosteril 5% 250m chai 75 37 800 2 835 000 35 550 2 666 250 2 Lipovenoes 10% 100ml chai 40 82 800 3 312 000 80 200 3 208 000 3 Aminosteril N-Hepa 8% 500ml chai 28 121 500 3 402 000 108 720 3 044 160 … … … … … …. … Cộng tiền hàng: 13 689 000 12 893 410 Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 07: Cty TNHH Deka Mẫu số 01-SKT Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên Số 14 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 03 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng Nội dung Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Doanh thu của cửa hàng Doanh thu bán hàng đã nộp 111 511 280 485 500 Doanh thu bán hàng chưa nộp 131 511 30 211 000 310 696 500 Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 08: Cty TNHH Deka Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên SỔ CÁI TK 511: Doanh thu bán hàng Tháng 03 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có 04 02/10 Doanh thu bán hàng cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên 111 18 452 500 … … … … … … 14 11/03 Doanh thua bán hàng cho chị Nguyễn Thu Lan 111 9 321 180 … … … … … … 134 28/03 Doanh thu bán hàng cho bệnh viện Quân Y - 108 111 56 826 000 … … … … … … 142 31/03 Kết chuyển doanh thu thuần 578114 480 Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 09: Cty TNHH Deka Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên BẢNG KÊ SỐ 8 NHẬP – XUẤT – TỒN HÀNG HOÁ Tháng 03 năm 2007 Đơn vị tính: Đồng STT Mã hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 1 2 3 4 … EK-0609 UM-151 UM-166 CA-KIF 350 200 268 35 30 800 000 21 000 000 56 280 000 3 104 500 4 000 3 500 4 000 1 500 352 000 000 367 500 000 840 000 000 133 050 000 3 700 3 600 3 000 1 450 325 000 000 378 000 000 630 000 000 128 615 000 650 100 732 85 57 200 000 1 050 000 153 000 000 7 539 500 Cộng 1 265 346 170 6 134 162 008 6 425 050 198 974 445 980 Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 10: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK 632 (trích) Tháng 03 năm 2007 Dư Nợ đầu kỳ Dư Có đầu kỳ Phát sinh Nợ:…………. Phát sinh Có:…………. Dư Nợ cuối kỳ Dư Có cuối kỳ Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày …. …. …. …. …. …. 78 14/03/2007 K-A0036 156 51 992 700 81 16/03/2007 K-AK12015 156 125 750 000 … … … … … … 102 25/03/2007 EK-2802 156 325 600 000 … …. …. …. ….. …. Cộng: 3 050 458 301 Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 11: Cty TNHH Deka Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên SỔ CÁI TK 632 (trích) Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: Đồng Ghi có các TK đối ứng TK này Tháng 01 … Tháng 03 … Cộng TK 156 5 625 050 198 Cộng phát sinh Nợ 5 625 050 198 Cộng phát sinh Có 5 625 050 198 Số dư cuối kỳ Nợ Có Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 12: Cty TNHH Deka Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG – TK 6421 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có 1 11/03/2007 Trả lương cho công nhân viên bán hàng 334 16 578 000 2 12/03/2007 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và CPBH 338 3 529 820 … … …. … … 10 17/03/2007 Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 111 2 450 000 12 17/03/2007 Chi phí bao bì, đóng gói 111 4 320 000 13 21/03/2007 Trích khấu hao TSCĐ 111 645 420 …. … …. … … 25 26/03/2007 Chi phí bảo hành thiết bị, máy móc 111 355 000 …. … …. … … 29 31/03/2007 Cho phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chào hàng 111 280 000 Kết chuyển sang TK 911 911 28 158 240 Cộng: 28 158 240 28 158 240 Ngày….tháng….năm…. Phụ lục 13: Cty TNHH Deka Số 8 Lô 1A Khu đô thị Trung Yên BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP – TK 6422 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có 1 03/03/2007 Trả lương cho nhân viên quản lý 334 9 475 000 2 04/03/2007 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và CPQLDN 338 1 800 250 … … …. … … 7 10/03/2007 Chi phí photo, mua giấy bút văn phòng 111 524 000 8 11/03/2007 Khấu hao 3 máy tính trong phòng 214 247 290 9 13/03/2007 Trả tiền điện nước và các dịch vụ mua ngoài khác 111 5 045 800 …. … …. … … 31 31/03/2007 Kết chuyển sang TK 911 911 17 092 340 Cộng 17 092 340 17 092 340 Lập, ngày… tháng….. năm … Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 14: SỔ CÁI TK 911: Xác định kết quả kinhdoanh Từ ngày 01/01/2007 đến 31/03/2007 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày 06 31/03 Kết chuyển doanh thu thuần 511 1 110 430 230 07 31/03 Kết chuyển giá vốn hàng bán 632 974 445 980 08 Kết chuyển chi phí bán hàng 6421 28 158 240 09 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 6422 17 092 340 Kết chuyển lãi 421 90 733 670 Cộng phát sinh 1 110 430 230 1 110 430 230 Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 15: SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Đơn vị tính: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Phải thu từ người mua (ghi nợ) Ghi có tài khoản doanh thu SH NT Hàng hoá Thành phẩm Dịch vụ Ngày….tháng….năm…. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1820.DOC
Tài liệu liên quan