Đề tài Tổ chức hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại trạm Đông Anh của công yt vận tải ôtô số 3

Tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại trạm Đông Anh của công yt vận tải ôtô số 3: lời mở đầu Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế cũ, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ đó dẫn đến hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Một trong những vấn đề này là quản lý và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả. Trước đây trong cơ chế bao cấp, vấn đề này thực sự chưa được quan tâm vì Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế bằng các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh. Cơ chế quản lý của Nhà nước là nếu kết quả sản xuất lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch nhà nước giao dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trên báo cáo đều hoàn thành kế hoạch nhưng thực tế năm nào cũng lỗ. Không những số lượng không đạt mà chất lượng còn kém. Vấn đề hiệu quả kinh tế không phải là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nên người lao động làm việc như thế nào, chất lượng công việc ra sao, người nào l...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại trạm Đông Anh của công yt vận tải ôtô số 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế cũ, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ đó dẫn đến hàng loạt các vấn đề nảy sinh trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Một trong những vấn đề này là quản lý và sử dụng lao động sao cho có hiệu quả. Trước đây trong cơ chế bao cấp, vấn đề này thực sự chưa được quan tâm vì Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế bằng các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh. Cơ chế quản lý của Nhà nước là nếu kết quả sản xuất lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch nhà nước giao dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trên báo cáo đều hoàn thành kế hoạch nhưng thực tế năm nào cũng lỗ. Không những số lượng không đạt mà chất lượng còn kém. Vấn đề hiệu quả kinh tế không phải là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm nên người lao động làm việc như thế nào, chất lượng công việc ra sao, người nào làm tốt, xấu đều được hưởng lương như nhau. Nhưng hiện nay, tình hình khác hẳn, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Một trong những biện pháp được các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng là biện pháp cải tiến và hoàn thiện công tác tiền lương. Bởi vì, trong các yếu tố đầu vào của sản xuất, lao động là yếu tố có tính chủ động, tích cực ảnh hưởng trực tiếp và nhấn mạnh tới kết quả sản xuất. Đứng trên góc độ kế toán, nhân tố lao động thể hiện là một bộ phận của chi phí, đó chính là chi phí tiền lương. Thông qua việc quản lý tiền lương doanh nghiệp sẽ quản lý được lao động của mình. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế, việc đảm bảo lợi ích cá nhân cho người lao động là một động lực cơ bản để khuyến khích họ đem hết khả năng, nỗ lực phấn đấu trong sản xuất. Tiền công trong cơ chế thị trường chính là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động. Mặt khác tiền lương phải bao gồm cả các yếu tố cấu thành để đảm bảo là nguồn thu nhập, là nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động. Tiền lương còn thể hiện địa vị, giá trị và uy tín của người lao động đối với gia đình, xã hội, là điều kiện để người hưởng lương hoà nhập vào thị trường xã hội. Do vậy, tác dụng và ý nghĩa của tiền lương càng đặc biệt quan trọng hơn. Một hệ thống tiền lương chỉ thực sự phát huy hiệu quả kinh tế khi nó phù hợp với điều kiện thực tại của doanh nghiệp đúng theo nguyên tắc quy định của Nhà nước và khả năng cống hiến của mỗi người góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, việc không ngừng hoàn thiện các hình thức tổ chức tiền lương trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Việc thực hiện hoàn thiện tổ chức tiền lương tốt sẽ là động lực thúc đẩy công nhân làm việc hăng say hơn góp phần tăng năng suất lao động, gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập, nhận thức được vai trò, vị trí và tính cấp thiết của vấn để trên em đã chọn đề tài "Tổ chức hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại trạm Đông Anh của công yt vận tải ôtô số 3". Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương vào nghiên cứu thực tế công việc này tại trạm xăng dầu Đông Anh. Trên cơ sở đó phân tích những mặt còn tồn tại nhằm góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương tạicông ty vận tải ôtô số 3. Bố cục của bài viết ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần chính: Phần I: Những vấn đề lý luận chung về tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty vận tải ôtô số 3. Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trạm xăng dầu Đong Anh thuộc công ty vận tải ôtô số 3. Phần I Những vấn đề lý luận chung về tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp Nhà nước I - Những khái niệm cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương 1. Khái niệm cơ bản về tiền lương: Tiền lương được hiểu một cách thống nhất như sau: "Về thực chất tiền lương dưới Chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến". Tiềnlương phản ánh việc trả lương cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động. Bây giờ, tiền lương chỉ là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối tuân thủ qui luật phân phối. ở nước ta, quan niệm như vậy về tiền lương đã tồn tại trong một thời gian dài. Khi hệ thống chủ nghĩa xã hội sụp đổ, để tồn tại đất nước ta đã phải tiến hành cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực tư tưởng. Các quan niệm sai lệch, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đều dần dần bị xoá bỏ và thay vào đó là các quan niệm mới để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và quốc tế. Quan niệm về tiền lương cũng được thay thế một cách căn bản: "Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động (Nhà nước hay chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước". Tóm lại, tiền lương là một phạm trù quan trọng. Nguồn gốc của tiền lương là do lao động. Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương có 5 chức năng cơ bản sau: - Chức năng tái sản xuất sức lao động: Với chức năng này tiền lương đảm bảo duy trì năng lực làm việc của người lao động một cách lâu dài và hiệu quả. Ngoài ra tiền lương còn giúp người lao động nâng cao tay nghề coi như tái sản xuất sức lao động theo chiều sâu. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Tiền lương là động lực thúc đẩy sự hăng say lao động của người lao động. Đây là mục tiêu để người công nhân nâng cao chất lượng tay nghề, năng suất lao động và hoạt động sản xuất cũng sẽ phát triển theo. Để chức năng này thực hiện tốt đòi hỏi phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Tiền lương được trả phải căn cứ vào kết quả lao động. - Chức năng làm công cụ quản lý của Nhà nước: Các chủ doanh nghiệp luôn muốn giảm tối đa chi phí sản xuất trong đó có chi phí tiền lương. Do đó, Nhà nước phải dựa vào chức năng này để xây dựng một cơ chế tiền lương phù hợp, ban hành nó như một văn bản pháp luật bắt chủ doanh nghiệp phải tuân theo. - Chức năng điều tiết lao động: Thông qua việc qui định bậc lương, mức lương, Nhà nước điều tiết phân bố lao động giữa các ngành, các vùng tạo ra cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với kế hoạch phát triển của đất nước. Những ngành cần ưu tiên phát triển, những ngành có điều kiện làm việc khó khăn... mức lương sẽ cao còn những vùng, ngành tự thân nó đã có sức hút đối với lao động nhà nước để cho thị trường tự điều tiết. - Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội: Theo chức năng đó thì vì tiền lương là giá cả sức lao động nên thông qua tiền lương nhà nước có thể xác định được mức hao phí lao động của cả xã hội. Trong thực tế tồn tại hai khái niệm tiền lương: Tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa. Nhưng tất cả các chức năng trên của tiền lương đều gắn với khái niệm tiền lương thực tế chứ không phải tiền lương danh nghĩa. Bởi vì, tiền lương danh nghĩa chỉ là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người cung ứng sức lao động theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tiền lương danh nghĩa không thể cho ta biết mức trả công cho người lao động là cao hay thấp. Tiền lương thực tế mới là cái mà người lao động quan tâm vì tiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động và quyết định lợi ích cụ thể của người công nhân. Giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa có mối quan hệ lẫn nhau: Tiền lương danh nghĩa Tiền lương thực tế = Chỉ số giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ Như vậy, tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả. Để cho tiền lương thực hiện các chức năng của mình Nhà nước phải quan tâm đến tiền lương thực tế bằng cách thường xuyên điều chỉnh mức tiền lương danh nghĩa cho phù hợp với chỉ số giá cả thị trường. 2. Các khoản trích theo lương: Trong doanh nghiệp, ngoài tiền lương (tiền công) công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Theo chế độ tài chính hiện hành, các khoản này doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất... Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang... cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Kinh phí công đoàn phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Toàn bộ các khoản này đều được hình thành từ hai nguồn chính: Một là người sử dụng lao động phải đóng và khoản này được coi là một bộ phận của chi phí. Hai là cán bộ công nhân viên phải đóng lấy trực tiếp từ tiền lương của mình. Việc đóng bảo hiểm của chủ doanh nghiệp có thể coi như là việc phân phối phần giá trị mới do lao động tạo ra. Còn việc đóng góp của người lao động chính là phân phối lại tổng thu nhập. Ta có thể nói như vậy được là do bảo hiểm thực chất là lấy sự đóng góp của nhiều người để bù đắp cho một số người khi gặp ốm đau, tai nạn... Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn có ý nghĩa quan trọng trong xã hội. Các khoản này đã đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khắc phục những mặt yếu của cơ chế thị trường. 3. Sự cần thiết phải hạch toán và nhiệm vụ hạch toán lương, các khoản trích theo lương; 3.1. Sự cần thiết phải hạch toán: Trong doanh nghiệp, tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, ghi chép, kiểm tra, cần thiết phải hạch toán cẩn thận. Nguyên do vì: - Tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất. Đối với doanh nghiệp với mục đích hàng đầu là lợi nhuận thì chắc chắn phải cố gắng theo dõi, kiểm tra, kiểm soát chi phí. Những thông tin sai lệch về chi phí sẽ dẫn đến một kết quả kinh doanh bị bóp méo và chắc chắn các nhà quản lý khó mà ra được các quyết định đúng đắn. Hơn thế nữa nếu không có thông tin về chi phí, không hiểu biết rõ về chi phí, thì làm sao doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu tối thiểu hoá chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực được. - Ngoài ra, tiền lương còn là phương tiện tạo ra giá trị mới, bởi vì nó chính là động lực, là mục đích của người lao động. Đối với người lao động tiền lương được nhận thoả đáng sẽ trở thành động lực kích thích khả năng sáng tạo để làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, mức lương thoả đáng sẽ làm cho người lao động tự giác, có trách nhiệm hơn với hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, với mức lương không hợp lý sẽ làm cho người lao động chán nản, hiệu quả sản xuất giảm... Với ý nghĩa này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một mức lương, hình thức trả lương hợp lý đảm bảo lợi ích cho người lao động, kích thích người lao động hăng say làm việc vừa đảm bảo sử dụng hợp lý lao động vừa tối thiểu hoá chi phí tiền lương. 3.2. Nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động. - Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan. - Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan. II- Quỹ lương và các nguyên tắc quản lý quỹ lương: 1. Phân loại lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong các loại doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì việc phân loại lao động cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý lao động cụ thể của từng doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp có thể phân loại lao động như sau: Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, có thể chia lao động của doanh nghiệp thành hai loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. - Lao động trực tiếp gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định. Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, loại lao động trực tiếp được chia thành: Lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động của các hoạt động khác. Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành các loại: + Lao động tay nghề cao: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao. + Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những người chưa được đào tạo qua trường lớp nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối lâu. - Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành các loại: + Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết công việc mang tính tổng hợp, phức tạp. + Chuyên viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác tương đối lâu, trình độ chuyên môn tương đối cao. + Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác thực tế chưa nhiều. + Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào tạo. Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán này. Bộ phận lao động tiền lương lập "sổ danh sách lao động của doanh nghiệp" và "sổ danh sách lao động của từng bộ phận trong doanh nghiệp". Số liệu về lao động được sử dụng lập báo cáo lao động hàng tháng, quý, năm và phân tích số lượng, cơ cấu lao động phục vụ cho quản lý lao động trong doanh nghiệp. 2. Quỹ lương và các nguyên tắc quản lý quỹ lương ở doanh nghiệp: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền dùng để chi trả lương cho công nhân viên. Quỹ tiền lương bao gồm: - Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán. - Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ. - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Quỹ tiền lương kế hoạch trong doanh nghiệp còn được tính cả các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Để phục vụ cho công tác hạch toán, tiền lương có thể được chia thành hai loại: Tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp. Trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo. Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng theo chế độ. Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm còn tiền lương phụ không gắn với từng loại sản phẩm. Một vấn đề hết sức quan trọng trong vấn đề tiền lương của doanh nghiệp là quản lý quỹ lương sao cho phù hợp với nguyên tắc: "... đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp, kết hợp việc quản lý thống nhất nhà nước về chế độ tiền lương trên cơ sở gắn thu nhập của người lao động với kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời kết hợp hài hoà các loại lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước...". Quản lý quỹ lương, thực chất là xác định mối quan hệ giữa người lao động, người quản lý lao động với Nhà nước trong việc phân chia lợi ích sau một kỳ kinh doanh. Quỹ lương của doanh nghiệp được xác định thông qua đơn giá tiền lương trên cơ sở các nguyên tắc trên những cán bộ quản lý quỹ lương sẽ xác định quỹ lương của doanh nghiệp mình theo các quy định của Nhà nước và đặc điểm của doanh nghiệp. Cụ thể các quy định của Nhà nước như sau: - Nhà nước quy định đơn giá lương của các sản phẩm trọng yếu, sản phẩm đặc thù, sản phẩm do nhà nước định giá. - Tuỳ theo yêu cầu quản lý các bộ ngành, địa phương quyết định đơn giá tiền lương cho một số sản phẩm trọng yếu, sản phẩm đặc thù của bộ ngành, địa phương quản lý. - Các sản phẩm còn lại dựa vào hướng dẫn chung doanh nghiệp sẽ xác định đơn giá nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước (Bộ Lao động thương binh và xã hội, cơ quan tài chính thuế, cơ quan chủ quản nếu như doanh nghiệp thuộc TW quản lý). Đơn giá tiền lương thường được xác định theo một trong các phương pháp sau: Đơn giá tiền lương được xác định trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi), đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí, đơn giá tiền luơng tính trên lợi nhuận và đơn giá tiền lương tính trên doanh thu. * Phương pháp tính đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm được áp dụng ở các đơn vị sản xuất ít mặt hàng, các mặt hàng đều là truyền thống và có hệ thống định mức lao động chi tiết, đầy đủ. Đơn giá tiền lương sẽ được xác định theo công thức: ĐG = T x LCB Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm T : Hao phí thời gian lao động để làm ra sản phẩm gồm có cả hao phí thời gian của lao động công nghệ, lao động phụ trợ, lao động quản lý. LCB: lương cấp bậc (kể cả phụ cấp của lao động công nghệ, phụ trợ, quản lý) Quỹ lương thực hiện = ĐG x Sản phẩm hàng + Quỹ lương hoá thực hiện bổ sung Quỹ lương bổ sung là quỹ lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ được hưởng lương và tiền lương chức vụ của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp. * Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, mặt hàng nhưng chưa có định mức lao động cho từng loại sản phẩm thì đơn giá tiền lương được xác định trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí: Vkh ĐG = Doanh thu kế hoạch - Chi phí kế hoạch (không có V) Trong đó: Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch (không bao gồm lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng) Vkh được xác định dự trên tiền lương bình quân theo chế độ và định biên lao động hợp lý theo công thức: Vkh = tiền lương bình quân theo chế độ x lao động định biên chi phí kế hoạch gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý trong giá thành sản phẩm, chi phí khác (chưa có lương) và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định hiện hành. Quỹ lương thực hiện được xác định: Quỹ lương thực hiện = ĐG x doanh thu - Chi phí ( không có V) thực hiện thực hiện * Đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ổn định thì đơn giá tiền lương được xác định trên lợi nhuận của doanh nghiệp: Vkh ĐG = Pkh Trong đó: Pkh : Lợi nhuận kế hoạch của doanh nghiệp Quỹ lương thực hiện của doanh nghiệp sẽ bằng: Quỹ lương thực hiện = ĐG x PTH PTH: lợi nhuận thực hiện * Các doanh nghiệp mà sản xuất kinh doanh không ổn định và không thể tính toán tiền lương theo các phương pháp đã nêu ở trên thì sử dụng phương pháp xác định tiền lương trên doanh thu: Vkh ĐG = Doanh thu kế hoạch Và quỹ lương thực hiện được xác định: Quỹ lương thực hiện = ĐG x Doanh thu thực hiện Sau khi xác định được quỹ lương theo chế độ, doanh nghiệp xây dựng quy chế trả lương cho phù hợp với nguyên tắc trả lương theo lao động. Có thể trả lương theo bảng lương do Nhà nước qui định hoặc kết hợp nhiều hình thức vừa phân phối theo hệ số lương vừa phân phối theo hệ số kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. 3. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: - Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, ...) của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%. Trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập người lao động. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. - Quỹ bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí... cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.... Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm y tế quản lý. - Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc trích lập theo một tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Tiền lương phải trả cho người lao động cùng các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) thưởng trong sản xuất kinh doanh, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến... (lấy từ quỹ tiền lương). III- Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 1. Chế độ tiền lương: 1.1. Chế độ tiền lương cấp bậc: Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân. Tiền lương cấp bậc được xây dựng dựa trên số lượng và chất lượng lao động. Có thể nói rằng chế độ tiền lương cấp bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động, so sánh chất lượng lao động trong các nghề khác nhau và trong từng nghề. Đồng thời nó cũng có thể so sánh điều kiện lao động nặng nhọc, có hại cho sức khoẻ với điều kiện lao động bình thường. Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất tích cực nó điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý, nó cũng giảm bớt được tính chất bình quân trong việc trả lương thực hiện triệt để quan điểm phân phối theo lao động. Chế độ tiền lương cấp bậc do nhà nước ban hành, doanh nghiệp dựa vào đó để vận dụng vào thực tế tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau: thang lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, mức lương. - Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương gồm một số các bậc lương và các hệ số phù hợp với bậc lương đó. Hệ số này Nhà nước xây dựng và ban hành. Ví dụ: Hệ số lương công nhân ngành cơ khí bậc 3/7 là 1,92; bậc 4/7 là 2,33... Mỗi ngành có một bảng lương riêng. - Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương. Chỉ lương bậc 1 được qui định rõ còn các lương bậc cao thì được tính bằng cách lấy mức lương bậc nhân hệ số lương bậc phải tìm. Mức lương bậc 1 theo qui định phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Hiện nay mức lương tối thiểu là 180.000đ. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu lành nghề của công nhân ở bậc nào đó thì phải hiểu biết những gì về mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành. Cấp bậc kỹ thuật phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là căn cứ để xác định mức lương theo độ phức tạp của công việc, là cơ sở để xác định trình độ tay nghề của người công nhân. Chế độ tiền lương theo cấp bậc chỉ áp dụng đối với những người lao động tạo ra sản phẩm trực tiếp. Còn đối với những người gián tiếp tạo ra sản phẩm như cán bộ quản lý nhân viên văn phòng... thì áp dụng chế độ lương theo chức vụ. 1.2. Chế độ lương theo chức vụ: Chế độ này chỉ được thực hiện thông qua bảng lương do nhà nước ban hành. Trong bảng lương này bao gồm nhiều nhóm chức vụ khác nhau và các quy định trả lương cho từng nhóm. Mức lương theo chế độ lương chức vụ được xác định bằng cách lấy mức lương bậc 1 nhân với hệ số phức tạp của lao động và hệ số điều kiện lao động của bậc đó so với bậc 1. Trong đó, mức lương bậc 1 bằng mức lương tối thiểu x hệ số mức lương bậc 1 so với mức lương tối thiểu. Hệ số này, là tích số của hệ số phức tạp với hệ số điều kiện. Theo nguyên tắc phân phối theo lao động việc tính, trả lương trong doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Bản thân nhà nước chỉ khống chế mức lương tối thiểu chứ không khống chế lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập. 2. Các hình thức trả lương: 2.1. Trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian phải trả được tính bằng: thời gian làm việc x mức lương thời gian. Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định được gọi là tiền lương thời gian giản đơn. Nó có thể kết hợp với chế độ tiền lương thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng. Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm. Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, tổ chức lao động. Hình thức trả lương theo thời gian có mặt hạn chế, đó là tiền lương còn mang tính chất bình quân, nhiều khi không phù hợp với kết quả thực tế của người lao động. Vì vậy, chỉ những trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện trả lương theo sản phẩm, mới phải áp dụng chế độ trả lương theo thời gian. 2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm phải trả tính bằng số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng nhân với đơn giá tiền lượng sản phẩm. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động. Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm khác nhau: + Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định được gọi là tiền lương sản phẩm giản đơn. + Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất, chất lượng sản phẩm gọi là tiền lương theo sản phẩm có thưởng. + Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần, áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm được gọi là tiền lương sản phẩm luỹ tiến. - Tiền lương sản phẩm khoán: Theo hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương. Hình thức tiền lương sản phẩm có nhiều ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hay theo sản phẩm cho phù hợp. 3. Các chế độ trả lương phụ, thưởng, trợ cấp áp dụng tại doanh nghiệp 3.1. Chế độ trả lương khi ngừng việc và khi làm ra sản phẩm hỏng, xấu - Khi ngừng việc người lao động vẫn được hưởng một khoản lương nhưng mức lương này nhỏ hơn mức lương chính khi đi làm thực tế. Các trường hợp ngừng việc là do các nguyên nhân khách quan, do người khác gây ra hoặc khi chế thử, sản xuất sản phẩm mới. Với mỗi trường hợp mức lương được quy định như sau: + 70% lương khi không làm việc. + It' nhất là 80% lương nếu phải làm việc khác có mức lương thấp hơn. + 100% lương khi ngừng việc do chế thử, sản xuất thử. Cách tính này thống nhất với mọi lao động theo % trên mức lương cấp bậc kể cả phụ cấp. - Trong trường hợp nếu công nhân làm ra hàng hỏng xấu thì tuỳ từng trường hợp họ sẽ được nhận: + Nguyên lương nếu mức hỏng này trong phạm vi định mức cho phép hoặc nguyên nhân hỏng là khách quan. + Nếu mức hỏng ngoài định mức cho phép do lỗi của công nhân thì họ được hưởng 70% lương. + Nếu là chế thử thì họ vẫn được hưởng nguyên lương. + Đối với sản phẩm xấu mà người công nhân sửa lại được thì anh ta sẽ hưởng nguyên lương theo sản phẩm sản xuất nhưng thời gian sửa chữa sẽ không tính lương. 3.2 Một số chế độ phụ cấp và cách tính lương, phép: Khi người lao động nghỉ phép thì họ được tính lương phép. Theo chế độ hiện hành thì lương phép bằng 100% tiền lương theo cấp bậc (chức vụ). Tiền lương nghỉ phép là tiền lương phụ. Hiện nay một năm mỗi cán bộ công nhân viên được nghỉ 12 ngày phép, nếu làm việc từ 5 năm liên tục thì được hưởng thêm 1 ngày còn nếu làm việc từ 30 năm trở lên thì thời gian nghỉ phép được tăng thêm 6 ngày. Nếu vì lý do nào đó người lao động không nghỉ phép được thì ngoài tiền lương chính trong những ngày phép đó họ còn được hưởng thêm 1 khoản bằng 100% lương cấp bậc của họ. - Các khoản phụ cấp hiện nay áp dụng gồm có phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp độc hại, phụ cấp thu hút và phụ cấp lưu động. Các chế độ phụ cấp này được quy định cụ thể cho từng đối tượng áp dụng. Nhìn chung chỉ có một số loại phụ cấp là được áp dụng rộng rãi, đó là: + Phụ cấp đêm, thêm giờ: Người lao động phải làm đêm ( từ 22h đến 6h) thì sẽ được hưởng phụ cấp làm đêm. Phụ cấp này có 2 mức: 30% lương cấp bậc (chức vụ) đối với các công việc không phải làm đêm thường xuyên; 40% đối với những người chuyên làm đêm (làm việc theo ca). Đây là chế độ đối với hình thức lương thời gian, đối với hình thức lương sản phẩm thì lương làm đêm căn cứ vào số lượng chất lượng sản phẩm và đơn giá sản phẩm mà tính. Trường hợp làm thêm giờ người lao động sẽ được nhận thêm một khoản lương ngoài mức lương cấp bậc bình thường. Mức lương thêm này là 50% lương giờ tiêu chuẩn vào ngày thường và 100% lương giờ tiêu chuẩn nếu giờ làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ. + Phụ cấp trách nhiệm: Khoản này được tính cho những người có trách nhiệm trong doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, các trưởng, phó phòng... Mức phụ cấp có 3 loại với hệ số là 0,1; 03; 0,4. + Phụ cấp độc hại: Dùng trong các nghề có mức độc hại như các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty hoá chất, xăng dầu... Mức phụ cấp là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 theo mức lương tối thiểu. 3.3. Hình thức trả thưởng: Theo quy định của Nhà nước thì hiện nay có hai hình thức thưởng. Đó là thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ. - Thưởng thường xuyên: Là hình thức thưởng gắn liền với việc nâng cao năng suất lao động. Thực chất hình thức thưởng này nhằm quán triệt hơn nữa hình thức phân phối theo lao động. Ngoài việc căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động số tiền người lao động nhận được phải căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn quan trọng hơn cả mức sản lượng sản xuất ra. Chính vì gắn với sản xuất nên thưởng thường xuyên là một bộ phận của quỹ lương. Thưởng thường xuyên gồm: + Thưởng tiết kiệm vật tư: Hình thức thưởng này được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất nhằm khuyến khích người công nhân cố gắng tiết kiệm vật tư. Mức tiền thưởng tối đa không quá 50% số vật tư tiết kiệm được. + Thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm: Thể hiện ở việc nâng cao tỷ trọng hàng loại 1 và giảm tỷ lệ hàng hỏng. Tiền thưởng này căn cứ vào số tiền tiết kiệm được do giảm tỷ lệ hàng hỏng. + Thưởng do tăng năng suất lao động: Các doanh nghiệp sản xuất theo mùa vụ thường sử dụng hình thức thưởng này nhằm phục vụ tốt nhu cầu trên thị trường về sản phẩm đó. +Thưởng do bán hàng vượt mức khoán: Các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức này để khuyến khích người lao động hăng say làm việc tăng doanh số bán hàng. - Thưởng định kỳ: Là hình thức thưởng nhằm bổ sung thu nhập cho người lao động. Hình thức thưởng này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Quỹ thưởng định kỳ được lấy từ quĩ khen thưởng của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng áp dụng hình thức thưởng này. Thông thường thưởng định kỳ có 4 hình thức: + Thưởng thi đua vào dịp cuối năm: Được xác định thông qua việc xếp loại A,B,C. Căn cứ xếp loại là thái độ y thức, chất lượng làm việc trong năm của người lao động. Tiền thưởng của mỗi cá nhân là khác nhau, doanh nghiệp quyết định thưởng bao nhiêu phải căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. + Thưởng sáng kiến, chế tạo sản phẩm mới với mục đích phát huy tính sáng tạo của người công nhân như sáng kiến sử dụng máy móc có hiệu quả, tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường... + Thưởng điển hình chỉ dành cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác nhằm nêu gương tốt cho mọi người. + Thưởng nhân dịp lễ, tết: Mức thưởng như nhau đối với mọi người. Ngoài ra một số doanh nghiệp còn áp dụng cơ chế trả thưởng khuyến khích những tập thể và cá nhân trực tiếp tham gia thu hút khách hàng phát triển thị trường làm tăng sản lượng bán ra góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn này trích từ quỹ dự phòng của doanh nghiệp. IV- Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương : 1. Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương: Hạch toán chi tiết là việc ghi chép phản ánh những thông tin về đối tượng quản lý chi tiết có vai trò rất quan trọng vì đây là việc ghi chép ban đầu nên hạch toán chi tiết là cơ sở để tiến hành các công việc kế tiếp như hạch toán tổng hợp... Hạch toán chi tiết tiền lương trong doanh nghiệp là việc ghi chép phản ánh chính xác những thông tin về lao động, thời gian lao động, kết quả lao động tính toán lương phải trả làm cơ sở cho kế toán tổng hợp tiền lương. Việc tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương bao gồm một số vấn đề: 1.1. Tổ chức hạch toán số lượng lao động: Tổ chức hạch toán số lượng lao động nhằm cung cấp những thông tin về số lượng, kết cấu lao động trong toàn doanh nghiệp. Số lao động ở đây là lao động hiện đang sử dụng gồm cả lao động dài hạn lẫn lao động tạm thời, lao động gián tiếp, lao động trực tiếp... Các thông tin cần cung cấp là tình hình tăng giảm, di chuyển lao động phân loại theo các tiêu thức phân loại như mức độ thành thạo nghề nghiệp, nơi lao động, giới tính, tuổi đời, tuổi nghề... Những thông tin trên là căn cứ để tổ chức hạch toán lương và thanh toán với người lao động trong đơn vị. Để theo dõi về số lượng lao động các doanh nghiệp thường sử dụng sổ danh sách lao động do phòng lao động tiền lương của doanh nghiệp lập. Sổ danh sách lao động được mở cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận lao động nhỏ, sổ còn được mở cho từng loại cơ cấu lao động như ngành nghề, trình độ chuyên môn... Căn cứ để ghi sổ là hàng loạt các chứng từ gốc về tình hình tăng giảm, thuyên chuyển lao động như là hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, sa thải lao động, giấy thuyên chuyển lao động nội bộ... Các chứng từ này đại bộ phận do phòng tổ chức lao động lập mỗi khi tuyển dụng, sa thải, thuyên chuyển... công nhân. Để tính toán chính xác tiền lương phải trả ngoài chỉ tiêu về số luợng lao động còn cần các chỉ tiêu về kết quả lao động, chỉ tiêu về thời gian lao động. 1.2. Tổ chức hạch toán thời gian lao động: Với mục tiêu cung cấp thông tin về thời gian lao động tổ chức hạch toán thời gian lao động có nhiệm vụ phản ánh kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế, hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Công việc tổ chức hạch toán thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ cho việc tính lương, tính thưởng chính xác cho người lao động. Việc tổ chức hạch toán thời gian lao động sử dụng một số chứng từ sổ sách sau: - Bảng chấm công: Là chứng từ quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các doanh nghiệp. Chứng từ này do Bộ tài chính quy định thống nhất tại mọi doanh nghiệp (Mẫu 02 - LĐTL - Chế độ chứng từ kế toán). Thời gian làm việc nghỉ việc của người lao động đều được ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công theo đúng chỉ dẫn, bảng chấm công được lập chi tiết cho từng bộ phận phòng, ban, tổ sản xuất... do tổ trưởng sản xuất, các trưởng phòng, ban chịu trách nhiệm chấm công - Bảng chấm công phải công khai cho người lao động biết và là căn cứ tính lương, thưởng, tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong doanh nghiệp ở mỗi bộ phận. - Phiếu làm thêm giờ hoặc làm đêm: Chứng từ này được lập cho từng người khi phát sinh việc làm thêm giờ hoặc làm đêm. Phiếu do người báo làm thêm giờ hoặc làm đêm lập và chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra và ký duyệt. Sau đó chuyển cho kế toán lao động tiền lương. - Phiếu nghỉ việc do các lý do tạm thời khác nhau: Phiếu do người lao động lập và chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra và ký. Sau đó chuyển cho kế toán tiền lương giữ làm căn cứ tính lương theo các chế độ. 1.3. Tổ chức hạch toán kết quả lao động: Cùng với việc hạch toán số lượng và thời gian lao động việc hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý và hạch toán lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. Tổ chức hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo đưa ra được chính xác các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận. Đây là căn cứ tính lương, thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế, tính toán năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận và cả doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán thời gian và sản lượng được thực hiện thông qua hệ thống chứng từ gốc như: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, phiếu giao ca, bảng theo dõi công tác của tổ. Trong đó: - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành hay phiếu giao ca là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hay cá nhân người lao động. Phiếu được lập theo quy định của Bộ tài chính (Mẫu số 06-LĐTL-Chế độ chứng từ kế toán). Trên phiếu phải ghi rõ tên đơn vị, tên sản phẩm hoặc công việc, số lượng, đơn giá từng sản phẩm và phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng, người duyệt.... Quá trình lập phiếu như sau: Phiếu do người giao việc lập sau khi đã kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành. - Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở thanh toán tiền công cho người nhận khoán. Hợp đồng giao khoán là chứng từ mẫu số 08 - LĐTL - Chế độ chứng từ kế toán do Bộ tài chính phát hành. Trên hợp đồng ghi rõ tên, địa chỉ đơn vị, ngày tháng năm lập hợp đồng, ghi rõ tên người giao và nhận khoán, phương thức giao khoán, trách nhiệm và quyền lợi các bên. Hợp đồng phải có đủ chữ ký của các bên tham gia. - Ngoài ra, đơn vị còn có thể sử dụng một số chứng từ, sổ sách như bảng theo dõi công việc của tổ, sổ sản lượng. Bộ tài chính không ban hành các loại chứng từ sổ sách này mà do doanh nghiệp tự lập. Tất cả các chứng từ sổ sách này đều làm căn cứ cho việc trả lương. Việc cuối cùng trong tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương là tính lương và lập bảng thanh toán lương cho người lao động. Việc tính lương này được áp dụng theo một số hình thức trả lương do phòng kế toán làm trừ khi doanh nghiệp có quy mô lớn thì lương sẽ được tính ngay tại phân xưởng. 1.4. Tính lương và lập bảng thanh toán lương - Tính lương: ở Việt Nam thời gian tính lương là một tháng, lương được tính theo hình thức thời gian hoặc sản phẩm cho từng người lao đọng. Riêng trong trường hợp trả lương theo sản phẩm tập thể thì kế toán còn phải tiến hành chia lương. Có hai hình thức chia lương: Chia lương theo cấp bậc kỹ thuật và công việc; Hình thức này áp dụng khi cấp bậc công việc được giao bằng cấp bậc kỹ thuật. Bước 1: Tính tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của từng công nhân. Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh của tổ bằng cách lấy tổng số tiền lương được lĩnh chia cho tổng tiền lương tính theo cấp bậc và thời gian làm việc. Bước 3: Tính tiền lương cho từng người bằng cách lấy hệ số điều chỉnh nhân với tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công nhân. Trong trường hợp cấp bậc công việc được giao không phù hợp với kỹ thuật thì người ta áp dụng hình thức chia lương theo cấp bậc kỹ thuật và cấp bậc công việc kết hợp với bình công điểm. Quá trình chia gồm 3 bước: Bước 1: Dựa trên cơ sở số điểm chấm cho từng người tính ra tổng số điểm bằng cách quy điểm của các công nhân bậc cao về bậc 1. Tổng điểm = Tổng (số điểm từng công nhân x hệ số lương từng công nhân) Bước 2: Lấy tổng tiền lương thực tế nhận được chia cho tổng số điểm tính ra đơn giá một điểm. Đơn giá 1 điểm = Tổng tiền lương thực lĩnh / tổng số điểm cả tổ. Bước 3: Tính ra tiền lương của mỗi người theo công thức: Tiền lương 1 công nhân = đơn giá một điểm x số điểm đã quy ra bậc 1 của từng công nhân. Cả hai phương pháp này đều có kết quả tương đối giống nhau. Sau khi tính lương kế toán kiểm tra tất cả các chứng từ tính lương, thưởng, phụ cấp phải trả cho người lao động theo cách tính lương ở đơn vị mình và lập bảng thanh toán lương, thưởng. - Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02-LĐTL-Chế độ chứng từ kế toán) là căn cứ để thanh toán lương, phụ cấp cho người lao động. Nó còn phản ánh tình hình thanh toán lương với công nhân viên các khoản tạm ứng trước, khoản phải trả và phân tích thuế thu nhập đối với những người có mức lương cao theo quy định của Nhà nước. Trên bảng thanh toán lương phải ghi rõ tên, bậc lương, từng khoản thu nhập như lương thời gian, lương khi ngừng việc, phụ cấp... kế toán bộ phận tiền lương lập sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, mỗi khi nhận lương thì người lao động phải ký vào chứng minh đã nhận đủ tiền. 2. Tổ chức hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc quản lý của cơ quan bảo hiểm còn kinh phí công đoàn do công đoàn cấp trên quản lý. Mọi việc chi tiêu thanh toán với công nhân viên do doanh nghiệp làm dưới sự giám sát của các cơ quan trên. 2.1. Tổ chức hạch toán chi tiết bảo hiểm xã hội: Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội: Quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, các khoản trích bảo hiểm xã hội đều phải nộp lên cơ quan bảo hiểm. Các khoản chi tiêu về bảo hiểm do doanh nghiệp tự chi. Cuối kỳ theo quy định của cơ quan bảo hiểm kế toán đem chứng từ lên quyết toán với cơ quan bảo hiểm rồi nhận tiền thanh toán. Dựa trên nguyên tắc này tổ chức hạch toán chi tiết bảo hiểm xã hội gồm hai loại chứng từ là phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội và bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. - Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội là chứng từ xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.... của người lao động. Đây là chứng từ làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ quy định. Trên phiếu ghi rõ tên cơ quan y tế khám, ngày tháng khám, lý do của việc phải xin nghỉ, số ngày được nghỉ, chữ ký xác nhận của y bác sỹ khám. Đặc biệt trên phiếu ghi rõ số ngày thực tế nghỉ theo bảng chấm công và xác nhận của bộ phận phụ trách trực tiếp về số ngày nghỉ thực tế. Mặt sau của phiếu là phần thanh toán, phần này được lập dựa trên số ngày nghỉ thực và mức trợ cấp 1 ngày được tính trên cơ sở mức lương bình quân một ngày của người lao động. Sau khi lập xong kế toán ký và lưu tại phòng kế toán làm cơ sở lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. - Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội: Là chứng từ để thanh quyết toán với cơ quan bảo hiểm cấp trên. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội do kế toán lao động tiền lương lập dựa trên cơ sở các chứng từ gốc và phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Bảng phải chi tiết cho từng trường hợp nghỉ ốm, nghỉ con ốm, thai sản, tai nạn lao động... với số ngày nghỉ và số tiền được hưởng. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội có thể lập cho từng phòng ban hoặc toàn đơn vị. Cuối tháng sau khi kế toán tổng hợp xong số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và toàn đơn vị bảng này sẽ được chuyển cho trưởng ban bảo hiểm xã hội của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trươngr duyệt chi. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội được lập thành 2 liên, một liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên để thanh toán. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng sổ chi tiết tài khoản 3383 để theo dõi các phát sinh bên Nợ-Có của tài khoản để tiến hành tổ chức hạch toán tổng hợp. 2.2. Tổ chức hạch toán bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Do bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn có đặc điểm là do cơ quan bảo hiểm y tế và do công đoàn quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế và do cơ quan chủ quản cấp trên quản lý nên việc hạch toán chi tiết phần thanh quyết toán không có. Bộ phận y tế của đơn vị hoặc công đoàn phải tự thanh quyết toán với cấp trên, tại đơn vị chỉ theo dõi việc thu-chi và phản ánh vào sổ chi tiết của từng tài khoản. Kết thúc việc tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương là việc lập bảng phân bổ tiền lương. Bảng phân bổ tiền lương thể hiện rõ chi phí nhân công từng loại hoạt động trong doanh nghiệp. Bảng có mẫu sau: Bảng phân bổ số 2 Tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng....năm.... Số Có TK TK 334 "Phải trả công nhân viên" TK 338 TT Lương Lương Các khoản Cộng có (3382, 3383 Nợ TK chính phụ khác TK 334 3384) 1 2 3 4 5 6 7 TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" -Phân xưởng.... TK 627 "Chi phí sản xuất chung" -Phân xưởng... Tài khoản 154 hoặc 631 Tài khoản 611 "Mua hàng" Tài khoản 641 "Chi phí bán hàng" Tài khoản 642 "Chi phí quản lý" Tài khoản 142 "Chi phí trả trước" Tài khoản 335 "Chi phí phải trả" Tài khoản 241 "XD dở dang" Tài khoản 334 "Phải trả CNViên" Cộng: Trên căn cứ những chứng từ sổ sách chi tiết về tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành tổng hợp số liệu để tổ chức hạch toán tổng hợp. V - Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: 1. Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán tính và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - Tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên". Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. - Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên. - Tiền lương công nhân viên chưa lĩnh. Bên Có: - Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. Dự nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên. Dư có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho CNV. - TK 338 "Phải trả phải nộp khác". TK này phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời... Bên Nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. - Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn. - Xử lý giá trị tài sản thừa. - Các khoản đã trả đã nộp khác. Bên Có: - Các khoản phải nộp phải trả hay thu hộ. - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù. Dự nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý. - TK 338: Có 5 tài khoản cấp 2: 3381 - TS thừa chờ xử lý 3382 - KPCĐ 3383 - BHXH 3384 - BHYT 3388 - Phải nộp khác - TK 335 "Chi phí phải trả" : TK này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc kỳ sau. Bên Nợ:- Chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả. - Chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh. Bên Có:- Chi phí phải trả dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Dư có:- Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như TK 622, TK 627, TK 111, TK 112, TK 138... 2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: - Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi: Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 (6271): Tiền lương phải trả cho lao động gián tiếp & NVQL. Nợ TK 641 (6411): Tiền lương phải trả cho NV bán hàng: tiêu thụ sản phẩm Nợ TK 642 (6421): Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241 : Tiền lương công nhân XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho CNV trong tháng - Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 431 (4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng Nợ TK 622, 6271, 6421, 6411: Thưởng trong sản xuất kinh doanh Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng: Nợ TK 622, 627, 641, 642, 241: Phần tính vào chi phí SXKD Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của công nhân viên Có TK 338 (3382, 3383, 3384): Tổng KPCĐ, BHXH, BHYT phải trích. - Tính bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên: Trường hợp công nhân viên ốm đau, thai sản... kế toán phản ánh định khoản tuỳ theo quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội. + Trường hợp phân cấp quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp được giữ lại 1 phần bảo hiểm xã hội để trực tiếp chi tiêu cho công nhân viên theo quy định. Khi tính số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3383) : Phải trả, phải nộp khác Có TK 334 : Phải trả công nhân viên. + Trường hợp chế độ tài chính quy định toàn bộ số trích bảo hiểm xã hội phải nộp lên cấp trên, việc chi tiêu trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân được quyết toán sau khi chia chi phí thực tế. Khi tính bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên tại doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388) Có TK 334 - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên: Nợ TK 334 : Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 333 (3338) : Thuế thu nhập phải nộp Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại Có TK 141 : Số tạm ứng trừ vào lương - Thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng cho công nhân viên Nợ TK 334 : Các khoản đã thanh toán Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 112 : Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng. - Khi chuyển tiền nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384) Có TK 111, 112 - Chi tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp: Nợ TK 338 (3382) Có TK 111, 112 - Cuối kỳ kết chuyển tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh: Nợ TK 334 Có TK 338 (3388) - Trường hợp số đã trả, đã nộp về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội kể cả số chi vượt hơn số phải trả, phải nộp khi được cấp bù: Nợ TK 111, 112 : Số tiền được cấp bù đã nhận Có TK 338 (3382, 3383) Để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả, cách tính cụ thể như sau: Mức trích trước tiền lương = Tiền lương cơ bản thực tế phải trả x tỷ lệ phép kế hoạch công nhân trực tiếp trong tháng trích trước Tổng số lương phép kế hoạch năm của CN trực tiếp SX x 100 Tỷ lệ trích = trước Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm của CN trực tiếp SX Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 - Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ TK 335 Có TK 334 Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, khi tính tiền lương kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 Tuỳ theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được ghi trên sổ kế toán phù hợp. VI- Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất lao động: 1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng quỹ lương: 1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương của công nhân sản xuất: F1 % hoàn thành kế hoạch quỹ lương = x 100% của CNSX F0 Trong đó: F1 : Quỹ lương CNSX kỳ thực hiện F0 : Quỹ lương CNSX kỳ kế hoạch Mức độ tăng giảm tuyệt đối: s = F1 - F0 Tình hình tốt nếu F1 > F0. Để xem xét vì sao quỹ lương tăng và mức tăng có hợp lý không thì ta phải sử dụng chỉ tiêu % hoàn thành kế hoạch quĩ lương của công nhân sản xuất có liên hệ với kết quả sản xuất. F1 % hoàn thành kế hoạch quỹ lương = x100% của CNSX có liên hệ với kết quả sản xuất F0 x Q1/Q0 Trong đó: F1 là quỹ lương kỳ thực hiện của CNSX F0 là quỹ lương kỳ kế hoạch của CNSX Q1 là sản lượng kỳ thực hiện Q0 là sản lượng kỳ kế hoạch Hai chỉ tiêu này cho ta thấy được tình hình sử dụng quỹ lương từ số tuyệt đối đến số tương đối. 1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng một đồng tiền lương: - Chỉ tiêu sức sản xuất của 1 đồng tiền lương: Sức sản xuất của 1 đồng tiền lương = Giá trị sản lượng/quỹ lương Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 thời gian một đồng tiền lương tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. - Chỉ tiêu mức sinh lợi của 1000 đồng tiền lương: Lợi nhuận Mức sinh lợi của 1000 đồng tiền lương = x 1000 Quỹ lương Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1000 đồng chi phí tiền lương có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các chỉ tiêu này thường được đem so sánh giữa kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch. Mức độ càng tăng càng tốt. 2. Chỉ tiêu phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động (NSLĐ) và tiền lương bình quân - Chỉ tiêu NSLĐ: NSLĐ = Giá trị sản lượng / số lượng lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu thể hiện quả hoạt động có ích của con người trong việc sản xuất ra của cải, dịch vụ trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nâng cao NSLĐ là cơ sở để tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất. -Tiền lương bình quân/năm = Quỹ lương cả năm Số lượng lao động bình quân/năm Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của người lao động. Hai chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì khi NSLĐ tăng, số sản phẩm sản xuất ra tăng chắc chắn tièn lương bình quân của 1 công nhân sản xuất cũng phải tăng. Tuy nhiên chưa có một công thức nào xác đáng phản ánh quan hệ giữa 2 chỉ tiêu này. Chỉ có một nguyên tắc cơ bản về mức tăng năng suất lao động và tiền lương đó là mức tăng của tiền lương bình quân không vượt quá NSLđ. Có như vậy doanh nghiệp mới tái sản xuất mở rộng được. phần II Thực trạng tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty giao thông vận tải ôtô số 3. a - Quá trình hình thành và phát triển của công ty vận tải ôtô số 3. 2. Hình thức kế toán: công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ. Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản. Hình thức nhật ký chứng từ bao gồm các loại sổ sau: + Sổ nhật ký chứng từ: Sổ này được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp - cân đối. Nhật ký chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với các tài khoản bên Nợ liên quan, kết hợp ghi theo thời gian và theo hệ thống giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích. + Sổ cái mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng. Số cái được ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có liên quan, số phát sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ nhật ký chứng từ liên quan. + Bảng phân bổ: Sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, có liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ như tiền lương, vật liệu, khấu hao. Các chứng từ gốc được tập trung vào bảng phân bổ sau đó đến cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chuyển vào các bảng kê và nhật ký chứng từ liên quan. + Sổ chi tiết sử dụng để theo dõi chi tiết các đối tương hạch toán. + Bảng kê được mở ra hàng tháng, ghi bên nợ của tài khoản để phục vụ rút số dư các tài khoản hàng ngày. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ, thẻ chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính : Đối chiếu : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. - Đơn vị áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này xí nghiệp chỉ có một phòng kế toán duy nhất để tập trung thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở xí nghiệp. Các cửa hàng trực thuộc xí nghiệp không tổ chức kế toán riêng mà chỉ hướng dẫn hạch toán ghi chép ban đầu. Sau đó đến định kỳ (5 ngày một lần) viết bản kê gửi về phòng kế toán công ty. Nhân viên kế toán thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu và ghi sổ. Phòng Kế toán xí nghiệp thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ các thông tin kinh tế - tài chính của các cửa hàng trực thuộc và của cả công ty. Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung để quản lý chặt chẽ các cửa hàng. công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình trực tuyến tham mưu và sử dụng kế toán hoàn toàn trên máy vi tính. Như vậy, trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ việc ghi sổ kế toán được kết hợp giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết ở một số bảng kê, nhật ký chứng từ. Các sổ kế toán đều được ghi theo hệ thống kết hợp, theo thứ tự thời gian đối với hoạt động kinh tế tài chính cùng loại. Nhờ có mẫu sổ được bố trí theo quan hệ đối ứng tài khoản mà việc kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên bảng kê, nhật ký chứng từ được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn. Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ, kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trên cùng trang sổ. Nhờ đó mà việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành dễ dàng hơn, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hình thức này còn có nhược điểm là mẫu sổ phức tạp nên việc ghi sổ đòi hỏi cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, không thuận tiện cho cơ giới hoá kế toán. - Hệ thống báo cáo gồm: + Báo cáo tài chính bao gồm các loại báo cáo sau: * Bảng cân đối kế toán. * Báo cáo kết quả kinh doanh. * Thuyết minh báo cáo tài chính. + Báo cáo kế toán quản trị. B- Thực tế tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu I - Khái quát chung về tình hình lao động tiền lương tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu 1. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân phối tiền lương của Xí nghiệp Hoạt động kinh doanh chủ yếu của trạm xăng dầu Đông Anh là bán buôn và bán lẻ xăng Mogas 83, Mogas 92, dầu Diesel, dầu Ma zút, dầu nhờn. Các mặt hàng này đều do Công ty cấp và được đưa tới từng cửa hàng. Các cửa hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ theo phương thức bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào yêu cầu của người mua. Đặc điểm chung của các mặt hàng kinh doanh chính của công ty là loại hàng hoá chất lỏng, độc hại, dễ cháy nỗ, dễ bay hơi. Điều đó cần có một quy trình tiếp nhận và bảo quản hết sức nghiêm ngặt, đòi hỏi lực lượng lao động phải được đào tạo, có trình độ am hiểu quy trình tiếp nhận, bảo quản xăng dầu, nắm vững các quy định về ATLĐ-PCCC. Mặt khác, do đa dạng về các loại hình kinh doanh nên có ảnh hưởng đến công tác giao đơn giá tiền lương vì nó phải được tiến hành dựa trên định mức lao động khoa học và phải tính đến điều kiện thực tế của công ty, của từng mặt hàng kinh doanh nhằm trả lương một cách công bằng, tránh sự chênh lệch bất hợp lý về thu nhập giữa các loại hình kinh doanh. Trạm có các loại máy móc thiết bị chuyên dùng, có yêu cầu an toàn như cột bơm điện tử, thiết bị tự động đo nhiệt độ xăng dầu, đo mức xăng dầu trong bể chứa... Với một lượng lớn máy móc thiết bị chuyên dùng như vậy xí nghiệp cần một lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, nắm được qui trình công nghệ, tiêu chuẩn an toàn lao động, PCCC để vận hành lắp đặt và sử dụng. Vì vậy, công ty đã chú trọng tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời quan tâm giải quyết các chế độ chính sách, tiền lương cho người lao động. Công ty đã tiến hành mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và tăng cường đội ngũ nhân viên bán xăng ở các cửa hàng. Đặc điểm vị trí, điều kiện kinh doanh của từng cửa hàng khác nhau và sản lượng bán ra phụ thuộc vào vị trí của các cửa hàng. Những cửa hàng gần trung tâm thành phố hoặc gần các nút giao thông, khu dân cư có mật độ xe cơ giới lớn hơn thì nhu cầu xăng dầu nhiều hơn và ngược lại. ngoài ra, diện tích địa hình của cửa hàng, trang thiết bị... cũng ảnh hưởng tới sản lượng bán ra. Các cửa hàng có vị trí địa lý tốt, diện tích rộng rãi, thuận lợi cho việc đỗ xe của khách hàng thì bán được nhiều hơn, tuỳ theo từng cửa hàng mà công tác bố trí sắp xếp lao động bán hàng theo 2 ca hoặc 3 ca một ngày cho phù hợp. Và làm thế nào có thể đánh giá đúng hao phí lao động bỏ ra, đảm bảo công bằng cho người lao động giữa các cửa hàng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong định biên bố trí và giao đơn giá tiền lương cho từng cửa hàng. Xuất phát từ những đặc điểm về mặt hàng kinh doanh, máy móc thiết bị, mạng lưới kinh doanh nên đội ngũ lao động của trạm khá đông về số lượng và bố trí phân tán. Do đặc điểm về lao động của công ty là số lượng tương đối lớn, đa dạng về ngành nghề, bố trí phân tán nên việc chi trả lương cần phải tính toán đến hao phí lao động, tính chất và yêu cầu công việc của từng ngành nghề và nhóm ngành nghề để có phương pháp phân phôí tiền lương cho phù hợp, đảm bảo thu nhập tiền lương hợp lý giữa các bộ phận. 2. Công tác chi trả lương trong công ty Hiện nay, công ty áp dụng hai hình thức trả lương sau: - Hình thức trả lương theo thời gian căn cứ vào mức lương, cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế theo giờ, ngày hoặc theo tháng. Chế độ trả lương theo thời gian được áp dụng dưới 2 hình thức: Theo thời gian giản đơn và theo thời gian có thưởng. - Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ vào mức độ hoàn thành về số lượng và chất lượng công viẹec (hay nhiệm vụ) đã được đánh giá, nghiệm thu. Có các hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp, gián tiếp cá nhân và tập thể, theo sản phẩm có thưởng, phạt; hình thức trả lương sản phẩm khoán... 2.1. Công tác giao kế hoạch tiền lương: Tiền lương trả cho người lao động dựa trên quỹ lương của Trạm, công ty xác định quỹ tiền lương trên cơ sở sản lượng và đơn giá tiền lương mà Công ty giao cho đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh. quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện đều được xác định. Căn cứ vào sản lượng (doanh thu, lãi gộp...) và đơn giá tiền lương của từng loại hình sản xuất kinh doanh. Quỹ tiền lương được xác định theo công thức sau: Quỹ tiền lương = Đơn gía tiền lương x sản lượng thực hiện Đơn giá tiền lương là một yếu tố quan trọng để xác định quỹ lương nên nó phải được tính toán một cách chính xác. Mức đơn giá tiền lương được xác định theo kế hoạch sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp và thay đổi, điều chỉnh theo từng năm. Chỉ tiêu để giao đơn giá tiền lương đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: - Xuất bán buôn dầu sáng trực tiếp: đồng/m3 hàng hoá bán ra - Xút bán lẻ dầu sáng trực tiếp : đồng/m3 hàng hoá bán ra - Bán gas, bếp và phụ kiện trực tiếp: % tổng chiết khấu được hưởng - Xuất bán dầu mỡ nhờn trực tiếp: % hoa hồng - Các hoạt động dịch vụ khác : % doanh thu Ví dụ: Đơn giá xuất bán buôn dầu sáng = 1% doanh thu Đơn giá xuất bán lẻ dầu sáng = 2% doanh thu Đơn giá dầu mỡ nhờn = 34% hoa hồng Kế hoạch tiền lương của trạm được phòng kinh doanh giao cho từng cửa hàng dựa trên kinh nghiệm và căn cứ vào kết quả hoạt động của năm trước. Cơ sở giao kế hoạch tiền lương cho các cửa hàng như sau: - Căn cứ vào tổng quỹ lương kế hoạch của công ty - Phân định loại hình sản xuất kinh doanh của trạm - Nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng trạm - Lao động định biên, hệ số lương cấp bậc công việc bình quân và phụ cấp các loại của từng trạm. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mức thu nhập tiền lương kế hoạch bình quân chung trong toàn công ty Phòng kinh doanh giao kế hoạch bán lẻ 6 tháng đầu năm 2003 cho các trạm như sau: Tình hình thực hiện kế hoạch bán lẻ tháng 6 năm 2003 Đơn vị Kế hoạch năm S.L T. 1 S.L T. 2 S.L T. 3 S.L T. 4 S.L T. 5 S.L T. 6 T. số T.hiện Tỷ lệ % TH/KH CHXD số 1 12.500.000 1.072.194 909.999 1.015.016 1.006.179 983.536 983.930 5.970.854 47,8 CHXD số 04 8.400.000 721.328 628.497 728.826 736.211 753.578 743.779 4.312.219 51,3 CHXD số 05 6.820.000 576.382 513.911 577.108 598.357 620.810 595.764 3.482.332 51,1 CHXD số 06 840.000 74.967 40.411 81.261 87.164 70.944 56.218 410.965 48,9 CHXD số 10 840.000 72.381 63.957 75.500 71.657 80.085 77.464 441.044 52,5 CHXD số 11 1.730.000 150.156 129.213 143.876 139.148 148.332 141.277 852.002 49,2 CHXD số 12 2.640.000 229.317 188.428 214.987 217.057 222.965 211.339 1.284.093 48,6 . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .. . . . . . . .. . . . .. .. .. .. ... .. . .. .. .. .. .. .. .. .. .. . .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Tổng số: 100.700.000 8.825.281 7.395.725 8.598.063 8.697.385 8.674.521 8.473.991 50.664.938 50,3 Quỹ tiền lương kế hoạch của Xí nghiệp được xác định bằng tổng quỹ tiền lương kế hoạch của các loại hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và được tính bằng công thức sau: n Vkh = ồ Vkh i=1 Vkhi = (LĐi x Lmin x Hi x 12 tháng) + VPci + Vb Si Trong đó: - Vkh là quỹ tiền lương kế hoạch của Xí nghiệp - Vkhi là quỹ tiền lương của hoạt động SXKD thứ i - LĐi là lao động định biên cho hoạt động SXKD thứ i - Lmin là mức lương tối thiểu lựa chọn để tính đơn giá của XN - Hi là hệ số lương cấp bậc công việc B/ quân của hoạt động SXKD thứ i - Vb Si là quỹ tiền lương bổ sung gồm tiền lương khuyến khích sản phẩm, tiền lương cho những lao động được phân bổ hoạt động sản xuất kinh doanh thứ i nhưng chưa tính trong định biên và tiền lương khác. Trên cơ sở kế hoạch tiền lương Công ty giao, công ty xác định quỹ lương kế hoạch và thực hiện phân chia quỹ tiền lương như sau: - Để lại dự phòng 7%-10% để chi trả lương đột xuất, trả tiền công hợp đồng theo vụ việc, thử việc, trả tiền lương cho những ngày nghỉ phép, những ngày hội họp do các tổ chức đoàn thể triệu tập... Ngoài ra còn phân phối cho các bộ phận trong đơn vị do các yếu tố khách quan dẫn đến không hoàn thành kế hoạch nên thu nhập thấp hơn so với kế hoạch hoặc so với mặt bằng chung của công ty. - Phần quỹ lương còn lại được chia làm 2 phần: + Phần quỹ lương kế hoạch của khối lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh: Phần quỹ lương này được xác định để giao đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm theo từng loại hình sản xuất kinh doanh của các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh của công ty. + Phần quỹ lương kế hoạch của khối lao động gián tiếp (lao động quản lý và phục vụ) làm việc tại văn phòng. 2.2. Cách chi trả tiền lương cho người lao động: - Tiền lương hàng tháng được trả cho người lao động làm 2 kỳ: + Kỳ 1 tạm ứng tối đa 50% tiền lương tháng vào các ngày từ mồng 1 đến mồng 5 của tháng. + Kỳ 2 thanh toán tiền lương cả tháng vào các ngày từ 10 đến ngày 15 của tháng sau. II - Tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu 1. Hạch toán ban đầu: Đối với kế toán tiền lương, chứng từ sử dụng ban đầu là các bảng tính lương ở các cửa hàng do bộ phận lao động tiền lương của Phòng tổ chức gửi lên. Về thực chất, việc tính lương là do các cửa hàng tính, kế toán chỉ căn cứ vào đó để tổng hợp số liệu, ghi tổng nguồn lương và lập báo cáo nguồn lương, nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ chứng từ kế toán, báo cáo quyết toán quỹ lương. Nói chung, về hạch toán ban đầu thì kế toán tiền lương khá đơn giản so với các phần hành kế toán khác. 2. Hạch toán chi tiết công tác chi trả tiền lương cho người lao động Lao động của công ty chia thành 2 loại: - Lao động trực tiếp là lao động tại các trạm - Lao động gián tiếp là lao động thuộc khối văn phòng * công ty phân phối tiền lương như sau: 2.1. Tính nguồn tiền lương cho các bộ phận thuộc khối lao động trực tiếp và gián tiếp Hàng tháng căn cứ vào sản lượng thực hiện và đơn giá tiền lương Công ty giao cho từng loại hình sản xuất kinh doanh để xác định nguồn tiền lương của công ty và thực hiện phân phối cho các bộ phận trực thuộc đơn vị như sau: * Đối với lao động gián tiếp: - Nguồn tiền lương trong tháng tại công ty được xác định theo công thức sau: Vgt = ĐGgt x V Trong đó: - Vgt là nguồn tiền lương tháng tại công ty - ĐGgt là đơn giá tiền lương của lao động gián tiếp - V là tổng nguồn tiền lương của công ty thực hiện trong tháng. Ví dụ: Tổng nguồn lương cuả công ty thực hiện trong tháng 5 là: 677.344.169đ Đơn giá tiền lương của lao động gián tiếp là 0,136 Vậy nguồn tiền lương tháng tại công ty của lao động gián tiếp trong tháng 5/2000 là: Vgt = 677.344.169 x 0.136 = 92.371.642 đ * Đối với lao động trực tiếp: - Nguồn tiền lương tháng của từng bộ phận được xác định theo công thức n V1 = ồ ( ĐGji x Qji ) i=1 Trong đó: - Vj là nguồn tiền lương tháng của bộ phận thứ j - ĐGji là đơn giá tiền lương - Qji là sản lượng của loại hình SXKD thứ i mà bộ phận thứ j thực hiện được trong tháng. - n là số loại hình SXKH của bộ phận thứ j. Ví dụ: ở cửa hàng xăng dầu số 1: Đơn giá bán lẻ là 41 Sản lượng bán ra tháng 5/2000 là 983.536 lít ị Nguồn tiền lương tháng 5/2000 của cửa hàng là: Vj = 41 x 983.536 = 40.324.976đ Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng bộ phận, công ty có thể áp dụng cơ chế điều hoà tiền lương (nếu thấy cần thiết) đảm bảo mối tương quan thu nhập tiền lương hợp lý trong nội bộ toàn công ty. 2.2. Phân phối tiền lương cho cá nhân người lao động: Thực hiện trả lương theo sản phẩm nhằm phát huy khả năng sáng tạo của người lao động trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh. Do vậy cần phải đảm bảo nguyên tắc: "mỗi tập thể hoặc cá nhân người lao động được trả lương theo mức độ hoàn thành về số lượng và chất lượng công việc (hay nhiệm vụ) đã được đánh giá nghiệm thu". Việc trả lương được căn cứ vào hệ số lương theo nghị định 26/CP, mức lương tối thiểu quy định và hệ số lương theo chức danh công việc đơn giá tiền lương được giao. Cụ thể như sau: * Đối với bộ phận hưởng lương sản phẩm tập thể: - Lấy tổng nguồn tiền lương trong tháng của bộ phận (Vj) trừ đi các khoản phụ cấp lương (VPC) của người lao động. Phần còn lại (Va) phân phối cho người lao động làm 2 vòng: Vòng 1: Tiền lương phân phối cho người lao động ở vòng 1 căn cứ vào hệ số lương theo nghị định 26/CP (kể cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp cửa hàng trưởng, cửa hàng phó nếu có), ngày công làm việc thực tế của người lao động và mức lương tối thiểu do công ty qui định. (Mức lương tối thiểu có thể được công ty thay đổi tuỳ theo từng kỳ kế hoạch và kết quả SXKD cuả công ty). Trước đây công ty tạm thời qui định mức lương tối thiểu là 160.000đ/tháng. công ty bắt đầu áp dụng mức lương mới là 180.000đ/tháng từ tháng 5/2003. Vòng 2: Căn cứ vào ngày công làm việc thực tế và hệ số lương theo chức danh công việc, chất lượng công việc... của người lao động được xếp trong tháng. Việc phân phối tiền lương cho người lao động trong bộ phận được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tính nguồn tiền lương để phân phối vòng 1 và vòng 2 cho người lao động: Va = Vj - VPC Trong đó: - Va là nguồn tiền lương phân phối cho người lao động ở 2 vòng - VPC là các khoản phụ cấp của người lao động bao gồm: Phụ cấp độc hại, làm đêm, khu vực, tổ trưởng, trưởng ca. Bước 2: Tiền lương phân phối cho người lao động ở vòng 1 vận dụng công thức sau: ( Ti x H1i x Mtt ) TL1i = 22 Trong đó: - TL1i là tiền lương của nhân viên thứ i được phân phối ở vòng 1 - Ti là ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i trong tháng - H1i là hệ số lương (kể cả phụ cấp) theo NĐ 26/CP của lao động thứ i - MLtt là mức lương tối thiểu do Công ty quy định. Bước 3: Tổng nguồn tiền lương phân phối vòng 1 (V1) của người lao động hưởng lương sản phẩm tập thể: n V1 = ồ TL1i i=1 Trong đó: n là số người được hưởng lương trong tháng của bộ phận. Bước 4: Nguồn tiền lương phân phối vòng 2 ( V2) cho tập thể người lao động trong bộ phận hưởng lương sản phẩm tập thể. V2 = Va - V1 Bước 5: Tiền lương phân phối cho người lao động ở vòng 2 xác định theo công thức: TL2i = Trong đó: - TL2i là tiền lương tháng của người lao động được phân phối ở vòng 2 - Ti là ngày công làm việc thực tế của lao động thứ i - H2i là hệ số lương theo chức danh công việc của lao động thứ i được xếp trong tháng. Bước 6: Nguồn tiền lương của người lao động được hưởng trong tháng (TLi) xác định theo công thức: TLi = TL1i + TL2i + TLPCi Trong đó:- TLPCi là tiền phụ cấp lương của lao động thứ i trong tháng. * Bảng hệ số lương theo chức danh công việc được xác định như sau: TT Chức danh nghề nghiệp Hệ số lương theo chức danh công việc Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Giám đốc công ty 5,26 5,50 Phó Giám đốc công ty 4,32 4,7 Cửa hàng trưởng - Loại 1 - Loại 2 3,00 2,60 3,30 2,9 3,60 3,2 Trạm phó 2,3 2,7 3,0 Kế toán giá thành XDCB, chi phí,... 2,5 2,9 2,7 Thủ quỹ, thu tiền 2,0 2,4 2,7 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . Tiêu chuẩn cụ thể để xếp hệ số lương theo chức danh công việc: - Đối với các chức danh có 2 bậc: + Đối với những người được xếp vào bậc 1: Là những người tổ chức, quản lý và điều hành công việc đạt hiệu quả; chấp hành tốt chính sách của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao... + Đối với những người được xếp vào bậc 2: Là những người tổ chức, quản lý và điều hành công việc đạt hiệu quả cao, chấp hành đúng và đầy đủ chỉ thị, nghị quyết, các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của Công ty, công ty quy định... - Đối với các chức danh có 3 bậc: + Đối với những người được xếp vào bậc 1: là những người thực hiện nhiệm vụ với số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao, năng suất lao động, cường độ lao động từ mức trung bình trở xuống. + Đối với những người được xếp vào bậc 2: là những người hoàn thành nhiệm vụ với số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc, năng suất lao động ở mức trung bình. + Đối với những người được xếp vào bậc 3: Là những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc, năng suất lao động, cường độ lao động ở mức độ cao. - Việc xếp hệ số lương trả vòng 2 cho người lao động theo quy định dưới đây: + Ban Giám đốc công ty lương theo chức danh công việc trả vòng 2 cho: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng nghiệp vụ, Cửa hàng trưởng. + Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, tổ nghiệp vụ công ty xếp hệ lương trả vòng 2 cho người lao động thuộc đơn vị mình quản lý và Giám đốc công ty quyết định. - Việc xếp lương vòng 2 cho người lao động phải công khai, dân chủ, đảm bảo công bằng, khách quan, phản ánh trung thực hiệu quả lao động của mỗi người, tránh tình trạng xếp không hợp lý gây thắc mắc trong công ty. Để hiểu rõ cách tính lương trên ta xét ví dụ sau: Bảng 1(bảng thanh toán tiền lương của phòng quản lý kỹ thuật) Nhìn vào bảng thanh toán lương tháng 03 năm 2003 của Phòng quản lý kỹ thuật ta thấy: - Cột (4): Hệ số lương cơ bản quy đổi được tính dựa vào số ngày công làm việc trực tiếp. - Ví dụ: Hệ số lương cơ bản quy đổi của cô Trần Thị Lý là: 2,84 x 21 = 2,59 23 - Cột (7): H.S.L. vòng 2 quy đổi cũng được tính như hệ số lương cơ bản quy đổi. - Cột (8): Phụ cấp đọc hại giành cho những người tiếp xúc trực tiếp với cửa hàng. 10% x 216.000 x Số ngày công LVTT Phụ cấp độc hại = Ngày công chế độ Ví dụ: Phụ cấp độc hại của cô Trần Thị Lý là: 216.000 x 10% x 21 = 19.722 23 Cột (9): Lương vòng 1 = HSL cơ bản x 160.000 Ví dụ: Lương của Nguyễn Phương Lan là: 2,39 x 160.000 = 382.400 - Cột (10): Lương vòng 2 được xác định như sau: Tổng nguồn lương - (lương vòng 1 + các loại phụ cấp) x HSL vòng 2 Q.đổi L. vòng 2 = Tổng HSL vòng 2 qui đổi Đối với lao động gián tiếp của Xí nghiệp (bộ phận văn phòng) thì nguồn lương = % tổng tiền lương Xí nghiệp - Dự phòng. Ví dụ: - Cột (11): Lương bổ sung là khoản tiền chi từ quỹ lương dự phòng của Xí nghiệp để trả lương cho: Ngày công nghỉ phép, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có lương, hội họp,học tập, văn nghệ... LCB Lương bổ sung = x công phép x 360.000 Ngày công chế độ Cột 12 được tính bằng cột (9) + (10) + (11) . Cách tính lương cho người lao động trực tiếp ở các cửa hàng cũng giống như tính lương cho người lao động thuộc khối văn phòng xí nghiệp. Riêng việc xác định nguồn tiền lương ở cửa hàng bằng đơn giá tiền lương x sản phẩm. Phòng kinh doanh của Xí nghiệp có trách nhiệm lập kế hoạch khoán sản lượng hàng bán ra cho từng cửa hàng. Từ đó, dựa vào chỉ tiêu giao đơn giá tiền lương ta sẽ xác định được nguồn tiền lương của các cửa hàng. Ví dụ : Đối với người lao động hưởng lương sản phẩm tập thể ở cửa hàng xăng dầu số 14 (Bảng 2) - Tổng nguồn tiền lương theo đơn giá tiền lương năm 2002 của cửa hàng số 14 là: 3.275.266 đồng. Đây là nguồn tiền lương Xí nghiệp khoán cho cửa hàng. Trong đó: Bán lẻ DS : 3.112.338 Bán DMN rời : 59.316 Bán DMN hộp : 103.612 Với mức khoán này, lương trung bình của mỗi công nhân sẽ thấp. Để đảm bảo đời sống của công nhân và dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh nên công ty tính thêm nguồn lương điều hoà và phần lương bổ sung. Nguồn lương điều hoà của cửa hàng số 14: 1.149.733 Phần lương bổ sung 171.279 Do đó, tổng nguồn lương thực chi là: 4.596.279 đồng Cụ thể: - Cột 10: Phụ cấp trách nhiệm = 216.000 x 10% = 21.600 Phụ cấp trách nhiệm được cấp cho các ca trưởng Hệ số LCB x 216.000 x 30% - Cột 11: Phụ cấp ca 3 = x Ngày công ca 3 Ngày công chế độ VD: Phụ cấp ca 3 của Đào Anh Dũng là: 1,64 x 216.000 x 30% x 7 = 32.344 23 - Các cột khác được tính tương tự như đối với bộ phận hưởng lương sản phẩm tập thể ở các phòng ban. Dựa vào vị trí địa lý, nhu cầu của khách hàng, cách bố trí lao động... mà Phòng kinh doanh khoán sản phẩm cho các cửa hàng. Trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng của yếu tố khách quan tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của cửa hàng mà số lượng hàng bán ra không đạt kế hoạch thì công ty sẽ xem xét điều chỉnh mức chi phí tiền lương cho hợp lý trong phạm vi cho phép. Nếu cửa hàng nào có mức thu nhập tiền lương bình quân tháng cao hoặc thấp hơn 1,2 lần thu nhập tiền lương bình quân của toàn công ty mà không thuộc yếu tố chủ quan của cửa hàng đó thì công ty sẽ dùng nguyên tắc điều hoà thu nhập bằng cách điều phối lao động. Còn nguồn tiền lương dự phòng sau khi đã chi tra theo quy định phần còn lại sau khi quyết toán 6 tháng và cuối năm được phân phối cho người lao động như, trả lương vòng 2. Qua bảng trên ta thấy tiền lương vòng 1 được trả dựa trên hệ số lương theo nghị định 26/CP và mức lương tối thiểu công ty qui định. Tiền lương vòng 2 trả cho người lao động căn cứ vào hệ số lương chức danh công việc, công việc càng quan trọng, phức tạp thì có hệ số lương càng cao. Công ty rất trú trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên. công ty đã có những quy định đối với những cán bộ, công nhân viên được cử đi học các trường lớp tại chức trên đại học, đại học, chuyên môn... thì trong thời gian học tập được trả lương SXKD như trên nhưng riêng hệ số lương vòng 2 được xác định căn cứ vào kết quả học tập: Đạt loại khá trở lên hưởng 100%; trung bình hưởng 90% không đạt yêu cầu hưởng 70% của bậc 1 hệ số lương theo chức danh công việc. Những người lao động do đào tạo trái ngành nghề, không phù hợp với công việc đang làm bắt buộc phải đi đào tạo lại, những người lao động có nguyện vọng đi học để nâng cao trình độ ... nếu đi học trong giờ làm việc thì trong thời gian học tập được hưởng theo lương cơ bản của Nhà nước căn cứ vào kết quả học tập; loại khá trở lên hưởng 100%; trung bình: hưởng 90%; không đạt yêu cầu hưởng 80%. * Đối với người lao động làm việc hưởng lương sản phẩm trực tiếp cá nhân: Tiền lương tháng của công nhân thứ i được xác định theo công thức sau: n TLi = ồ (Qi j x ĐGy ) + Pci j=1 - TLi là lương của công nhân thứ i được lĩnh trong tháng - Qi j là khối lượng sản phẩm thứ j mà C. nhân thứ i thực hiện trong tháng - ĐGylà đơn giá tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm thứ j giao cho CN thứ i - Pci là tiền lương tính từ phụ cấp các loại của công nhân i trong tháng n là số loại hình sản phẩm mà công nhân thứ i thực hiện trong tháng. Lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng đối với thợ sửa chữa cơ khí, lái xe .. . 3. Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương: Ngoài quỹ lương, công ty còn tiến hành chi trả một số quỹ khác như sau: - Quỹ BHXH: Quỹ này được hình thành từ 2 nguồn: + công ty trích vào chi phí 15% tiền lương cấp bậc của người lao động + Người lao động phải nộp 5% tiền lương cấp bậc của mình. - BHYT: công ty cho cơ quan BHYT 2% tiền lương cấp bậc và đây là một bộ phận của chi phí nhân công trực tiếp. Người lao động nộp 1% tiền lương cấp bậc của mình. - Kinh phí công đoàn: công ty phải nộp và tính vào chi phí 2%, người lao động phải nộp 1% từ quỹ lương thực chi của công ty. Tuy nhiên, người lao động không phải nộp các khoản này công ty nộp thay người lao động và đây cũng là một khoản lương của người lao động. Theo chế độ công ty không được giữ lại một khoản nào mà phải nộp hết lên cấp trên. Riêng kinh phí công đoàn thì sau khi nộp cho cấp trên sẽ được cấp lại 1% do công đoàn công ty quản lý và chi tiêu. - Quỹ thưởng của công ty được trích theo % của lợi nhuận còn lại và được chi cho các hình thức thưởng định kỳ như thưởng do bán được nhiều hàng, thưởng nhân dịp lễ tết... - Quỹ phúc lợi được tính theo % lợi nhuận còn lại và được chi tiêu cho các hoạt động nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV trong công ty như cho CBCNV đi nghỉ mát vào những ngày hè, các phong trào thể dục thể thao,... Hệ thống sổ sách của các khoản trích theo lương tương đối đơn giản . Riêng phần bảo hiểm xã hội thì kế toán dựa trên giấy khám sức khoẻ, đơn thuốc.. . để tổng hợp số liệu và cấp tiền cho Phòng tổ chức thanh toán. * Nguyên tắc quản lý quỹ này như sau: - BHXH do cơ quan BHXH quản lý và việc chi tiêu thông qua bộ phận bảo hiểm cùng với bộ phận kế toán của công ty. - BHYT thuộc quyền quản lý của cơ quan BHYT, việc quản lý trợ cấp BHYT thông qua hệ thống y tế. - KPCĐ do cơ quan công đoàn cấp trên quản lý, việc chi tiêu sử dụng KPCĐ tại cơ sở do công đoàn cơ sở chịu trách nhiệm. Dựa trên nguyên tắc quản lý này, việc hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương chỉ có phần BHXH là bao gồm phần thanh toán. Việc tổ chức hạch toán chi tiết BHXH được tiến hành như sau: Mỗi khi người lao động nghỉ ốm, con ốm, thai sản... họ phải có những chứng từ, hoá đơn xác minh như đơn thuốc, giấy khám bệnh, sổ y bạ... do bác sĩ cấp. Trên cơ sở các chứng từ đó, người lao động được cấp quyết định trợ cấp BHXH. công ty xăng dầu kvi Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu quyết định trợ cấp bảo hiểm xã hội - Căn cứ vào chế độ BHXH đối với cán bộ CNV Ban bảo hiểm xã hội XNBLXD: - Xét trợt cấp cho đồng chí: Hoàng Bích Hồng Chức vụ, nghề nghiệp : Nhân viên xăng dầu Đơn vị công tác : CHXD số 50 Được cấp theo chế độ : Thai sản Tiền bồi dưỡng : 1 tháng 265.000đ Tiền trợ cấp nuôi con nhỏ 5 tháng = 1.324.800đ Tổng số tiền được cấp : 1.589.800đ Chi trợ cấp bổ sung chênh lệch theo nghị định 175/CP: 240.829đ/tháng Tổng cộng : 2.793.845đ Ghi bằng chữ: Hai triệu bảy trăm chín ba nghìn chín trăm bốn lăm đồng. Phòng tổ chức Phòng kế toán trưởng ban BHXH Giám đốc xí nghiệp Căn cứ vào quyết định này, bộ phận kế toán tiền lương có trách nhiệm cấp tiền cho bộ phận lao động tiền lương của phòng tổ chức để thanh toán cho người lao động. Các khoản BHYT, KPCĐ cũng được trích nộp đầy đủ theo quy định của Nhà nước. III - Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty vận tải ôtô số 3: 1. Tài khoản sử dụng: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng tài khoản sau: - TK 334 - Phải trả cán bộ CNV Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả CNV của công ty về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phải trả khác thuộc thu nhập của CNV. TK này được mở chi tiết như sau: TK 3341 phải trả CBCNV về tiền lương (TK 33411 phải trả CBCNV về tiền lương theo doanh thu) TK 3343 phải trả CNV về tiền thưởng. - TK 1388 - Phải thu khác - TK 33622 - Thanh toán nội bộ Công ty - TK 641 - Chi phí bán hàng - TK 3382 - Kinh phí công đoàn TK này có 2 tài khoản chi tiết: TK 33821 - Kinh phí công đoàn TK 33822 - Đoàn phí công đoàn - TK 3383 - BHXH - TK 3384 - BHYT 2. Trình tự kế toán: - Đầu tháng, khi tạm ứng căn cứ vào bảng tổng hợp chi tạm ứng, kế toán ghi: Nợ TK 33411 Số tiền lương Có TK 11111 tạm ứng - Cuối tháng, khi có số liệu về sản lượng xuất bán của các cửa hàng, xác định nguồn lương hình thành phải trả người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 641 Tiền lương phải trả Có TK 33411 người lao động - Khi thanh toán lương với người lao động, nếu có các khoản khấu trừ qua lương kế toán ghi: Nợ TK 33411 Số tiền khấu trừ qua lương Có TK 1388 Các khoản nợ phải thu Có TK 3382 KPCĐ phải thu Có TK 3383 BHXH phải thu Có TK 3384 BHYT phải thu - Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán thanh tóan lương đợt 2 và ghi: Nợ TK 33411 Số còn phải trả Có TK 11111 Người lao động - Đối với các khoản tiền thưởng cho người lao động, khi có quyết định khen thưởng Công ty trích quỹ và báo có cho công ty, công ty tính khoản tiền thưởng cho người lao động trên cơ sở ngày công làm việc thực tế, hệ số lương và xếp hạng thành tích lao động trong kỳ và chi trả cho người lao động. + Khi nhận quỹ kế toán ghi: Nợ TK 3362 Số tiền được trích Có TK 4311 thưởng theo QĐ + Tiền thưởng phải trả người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 4311 Số tiền thưởng Có TK 33412 Phải trả CNV + Khi chi trả KT ghi: Nợ TK 33412 Số tiền đã chi trả Có TK 11111 - Khi trích lập BHXH, BHYT và KPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 641 Số trích vào chi phí Có TK 3382 Số trích KPCĐ Có TK 3383 Số trích BHXH Có TK 3384 Số trích BHYT - Đối với khoản BHXH và KPCĐ, công ty nộp lên Công ty chủ quản để Công ty nộp vào quyết toán với cơ quan BHXH địa phương và Công đoàn ngành, khi nộp kế toán ghi: Nợ TK 3382 Số KPCĐ đã nộp Nợ TK 3383 Số BHXH đã nộp Có TK 33622 Số chuyển nộp cấp trên - Đối với khoản BHYT khi chuyển trả tiền mua BHYT, kế toán ghi Nợ TK 3384 Số tiền mua BHYT Có TK 1121 đã thanh toán - Đối với các khoản chi về KPCĐ: Theo qui định của Công ty, công ty được trích để lại 1 phần nguồn KPCĐ để sử dụng cho các khoản chi theo chính sách như thăm hỏi đoàn viên ốm đau, hiếu hỷ.... khi phát sinh...KT ghi: Nợ TK 3382 Số đã chi Có TK 11111 Đối với các khoản chi về BHXH như trợ cấp BHXH trong thời gian nghỉ ốm, thai sản.... khi chi trả, kế toán ghi: Nợ TK1388 Số đã chi Có TK11111 - Khi các khoản chi được cơ quan BHXH địa phương duyệt, Công ty báo có tiền chi về BHXH cho công ty, kế toán ghi: Nợ TK 33622 Số được duyệt Có TK 1388 Nếu có chênh lệch kế toán hạch toán thu lại hoặc chi bổ sung. +Nhận lại số chi vượt: Nợ TK 111,112 Có TK 338 +Nếu thiếu thì chi bổ sung: Nợ TK 338 Có TK 111,112 Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. TK 111 TK 334 TK 641 (1) (5) TK 138,338 TK 431 (6) (3) (2) TK 336 (4) TK 338 (7) (10) (8) TK 111,112 TK 1121 (11) (9) (12) (1): Thanh toán các khoản cho người lao động (2): Chi tiêu KPCĐ, BHXH (3): Các khoản khấu trừ qua lương (4): Khoản chi được Công ty duyệt (5): Dương trả cho người lao động (6): Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng (7): Nộp BHYT, KPCĐ lên Công ty (8): Nguồn kinh phí công đoàn đã chi (9): Mua BHYT (10): Trích lập BHYT, BHXH, KPCĐ vào chi phí (11): Nhận lại số chi vượt (12): Chi bổ sung (nếu thiếu) Ví dụ thực tế: - Trong tháng 3, sau khi được phòng tổ chức cung cấp bảng thanh toán tiền lương ở các cửa hàng, kế toán tổng hợp lại, xác định nguồn lương phải trả cho người lao động. - Nguồn lương dự phòng : 540.075.742 - Nguồn lương đơn giá : 728.945.173 Trong đó: - Kinh doanh chính : 728.251.799 - Kinh doanh phụ : 693.374 Kế toán ghi: Nợ TK 641 728.251.799 Nợ TK 627 693.374 Nợ TK 33622 540.075.742 Có TK 33411 1.269.020.915 - Khi thanh toán lương cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 33411 650.840.330 Có TK 1388 6.521.712 Có TK 3383 10.540.440 Có TK 11111 633.778.178 - Căn cứ vào bảng báo cáo nguồn lương, trong tháng đã chi tạm ứng 240.063.890 kế toán ghi: Nợ TK 33411 240.063.890 Có TK 11111 240.063.890 - Ngày 16/3, chi tiền lương dịch vụ rửa xe T2/2003, KT ghi: Nợ TK 33411 743.145 Có TK 11111 743.145 - Ngày 31/3 thanh toán tiền lương thử việc T2/2003/ CH tự chọn: 3.606.400 đ Nợ TK 33411 3.606.400 Có TK 11111 3.606.400 - Ngày 16/3/2000 chuyển 1,5% KPCĐ quý I/2003 về Công ty, KT ghi: Nợ TK 33821 31.059.396 Có TK 33622 31.059.396 - Ngày 21/3/2000 chi quyết toán lương tháng 2/2003: 615.217 đ Nợ TK 33821 615.217 Có TK 11111 615.217 - Ngày 09/3/2003 thanh toán tiền mua vòng hoa - CH 11: 50.000 đ Nợ TK 33822 50.000 Có TK 11111 50.000 - Ngày 31/3/2003 chuyển đoàn phí C. đoàn quí I/2003 về Công ty: 15.452.597đ Nợ TK 33822 15.452.579 Có TK 33622 15.452.597 - Ngày 13/3 chi tạm ứng lương tháng 3: 240.063.890 đ Nợ TK 33411 240.063.890 Có TK 11111 240.063.890 - Ngày 30/3, thanh toán tiền liên kết T2/2003 - CH 40: Nợ TK 33411 5.333.239 Có TK 11111 - Ngày 31/3, TT lương thời vụ T3/2003 :1.500.000 đ Nợ TK 33411 1.500.000 Có TK 1111 1.500.000 3. Sổ kế toán sử dụng: Để theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán sử dụng một số mẫu sổ sau: Nhật ký chứng từ số 334A Ghi có TK: 33411, 33412, 3342, 3343,3348 Từ ngày 01/3/2003 đến 31/3/2003 ĐVT: VNĐ TK có TK nợ 33411 33412 3342 3343 3348 Cộng có 33622 540.075.742 540.075.742 627 693.374 693.374 641 728.251.799 721.251.799 ồ 1.269.020.915 1.269.020.915 Bảng kê số 334A Ghi nợ TK 33411, 33412, 3342, 3343, 3348 Từ ngày 01/3/2003 đến 31/3/2003 TK có TK nợ 33411 33412 3342 3343 3348 Cộng có 11111 633.778.178 633.778.178 1388 6.521.712 6.521.712 3383 10.540.4409 10.540.440 ồ 650.840.330 650.840.330 Sổ chứng từ kế toán TK 33411: Từ ngày 01/3/2003 đến ngày 31/3/2003 Phần I: Tổng hợp phát sinh: Nợ Có TK đối ứng ĐK 1.321.981.854 P/S 644.778.178 11111 Cuối kỳ 1.955.760.032 Phần II: Chi tiết chứng từ: Chứng từ Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có TKĐ ứng Số Ngày 156 2/3/2003 Chi tạm ứng lương tháng 3/2000 240.063.890 11111 208 16/3/2003 Chi tiền DV rửa xe 743.145 " 249 30/3/2003 T. toán tiền liên kết T2/2000-CH40 5.333.239 “ 254 31/3/2003 TT tiền lương thời vụ T3/2000 1.500.000 " 258 31/3/2003 Chi lương T2/2000 cho NV TVCHTC 3.506.400 " Sổ chứng từ kế toán TK: 33411 (điều chỉnh) Phần II: Chi tiết chứng từ: Chứng từ Diễn giải Số tiền nợ Số tiền có TKĐ ứng Số Ngày 55 31/3/2003 HT nguồn lương đơn giá T3/2000 728.251.799 641 55 " " 693.374 627 57 " Thu 1%DP của CBCNVT2 (-LT2) 6.447.867 1388 59 " Thu 5% BHXH CBCNVT2 ( " ) 10.540.440 3383 73 “ HT nguồn lương dự phòng 10.075.742 33622 Sổ chi tiết phát sinh công nợ TK 33821 - Kinh phí công đoàn Từ 1/3/2003 đến 31/3/2003 Chứng từ Diễn giải S.T nợ TKĐ.ư Số tiền TKĐ.ư Số Ngày có 209 16/3/2003 Chuyển 1,5% KPCĐ quý I về C. ty 31.050.396 33622 221 21/3/2003 Chi quyết toán lương T2/2000 617.850 11111 Sổ chi tiết phát sinh công nợ TK 33822 - Đoàn phí công đoàn Từ 1/3/2003 đến 31/3/2003 Chứng từ Diễn giải S.T nợ TKĐ.ư Số tiền TKĐ.ư Số Ngày có 176 23/3/2000 TT tiền mua vòng hoa - CH11 50.000 11111 54 31/3/2000 Chuyển đoàn phí CĐ quý I về CTy 15.452.597 33622 Căn cứ vào bảng tính lương, bảng kê, sổ chứng từ kế toán cuối cùng kế toán tiền lương cộng sổ chi tiết lập báo cáo nguồn lương cho từng tháng. Ví dụ :Báo cáo nguồn lương tháng 3/2003. Báo cáo nguồn lương Từ ngày 01/3/2003 đến ngày 31/3/2003 Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá cơ sở trích sẵn lương-doanh số Quỹ lương Tổng số 37.361.217 728.945.173 I.Kinh doanh chính: 1. Dầu sáng Đồng 37.120.195.537 687.800.685 - Xuất bán buôn " 0,01 2.218.680 21.284.487 - Xuất bán đại lý " 0,01 3.331.873.955 33.318.740 - Xuất bán lẻ " 0,02 31.659.872.902 633.197.458 2.Gas, bếp phụ kiện - Bán TT gas " 0,37 - Bán TT bếp - phụ kiện " 0,37 II. Kinh doanh phụ: 1.Vận tải bộ " 0,18 2.Kinh doanh khác " 0,18 3.852.079 693.374 - Dịch vụ cấp lẻ " " - Bao bì thu gom " " 2.000.020 360.004 - Tiền rửa xe " " 1.477.272 265.909 - Hoa hồng BH " " 374.787 67.462 - Doanh thu khác " " - Cước chuyển thẳng " " 3.Đại lý dầu mỡ nhờn " " 111.558.691 37.929.956 - Dầu mỡ nhờn rời " 0,34 37.821.608 12.859.347 - Dầu hộp BP " " 26.571.508 9.034.313 - Dầu hộp khác " " 39.975.085 13.591.529 - Dung môi cao su " " 7.190.490 2.444.767 III.Hàng hoá khác " 0,02 126.057.910 2.521.158 Cuối quý, bộ phận kế toán tiền lương lập báo cáo quyết toán quỹ lương cho cả quý . Ví dụ : Báo cáo quyết toán quỹ tiền lương quý I Báo cáo quyết toán quỹ tiền lương Từ 01/01/2003 đến 31/3/2003 Chỉ tiêu Đơn vị tính DT, sản lượng, hoa hồng Đơn giá tiền lương được giao Quỹ tiền lương được Quyết toán A. Kinh doanh thương mại 2.069.045.114 I. Kinh doanh chính 1.957.714.438 1. Bán buôn XD chính Đồng 150.577.964 1.1. Bán buôn trực tiếp " 5.732.117.246 0,01 57.321.173 1.2. Bán qua đại lý " 9.325.679.115 0,01 93.256.791 2. Bán lẻ XD chính " 90.356.823.711 0,02 1.807.136.474 II. Kinh doanh DMN " 320.027.989 0,34 108.809.518 III.Kinh doanh Gas " IV. Hàng hoá khác " 126.057.910 0,02 2.521.158 B. Kinh doanh sản xuất & DV 1.581.292 - Dịch vụ khác " 8.784.956 0,18 1.581.292 Căn cứ vào các chứng từ gốc và bảng phân bổ, cuối quý các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được ghi vào bảng kê chi tiết như sau: Bảng kê chi tiết công nợ TK công nợ 3383 : BHXH Từ ngày 01/01/2003đến ngày 31/3/2003 Tên khách/ Dư đầu kỳ Phát sinh Dư cuối kỳ CBCNV N C N C Chi tiết BHXH 126.678.960 126.678.960 Bảng kê chi tiết công nợ TK công nợ 3384: BHYT Tên khách/ Dư đầu kỳ Phát sinh Dư cuối kỳ CBCNV N C N C N C Chi tiết BHYT 30.752.800 20.501.856 10.250.944 Cấu trúc của bảng kê chi tiết TK KPCĐ, đoàn phí công đoàn cũng tương tự như trên. IV - Đánh giá tình hình sử dụng quỹ lương và các khoản trích theo lương của Xí nghiệp: Lương là một bộ phận của chi phí, để so sánh chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm bao nhiêu phần của doanh thu ta xem xét bảng sau: Chi phí nghiệp vụ kinh doanh Từ ngày01/01/2003 đến ngày 31/3/2003 Diễn giải Tổng số XD chính DMN Hàng hoá khác Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.DT trực thu 108.248.919.396 100% 105.414.629.072 100% 2.708.241.414 100% 126.057.910 100% B. Chi phí 5.434.796.384 5,03 5.128.060.687 4,86 300.635.953 11,1 1.Chi phí tiền lương 2.060.045.114 1,91 1.957.714.438 1,86 108.809.518 4,02 11.099.744 8,81 2.Chi phí BHXH BHYT, KPCĐ 146.560.666 0,14 138.674.565 0,13 7.707.515 0,28 2.521.158 2,00 Qua bảng trên ta thấy công ty đã sử dụng tiết kiệm quỹ lương. Nói chung, tình hình sử dụng quỹlương của công ty là tốt. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi phí và so với doanh thu. Xét về mặt con số quỹ lương của công ty tương đối lớn nhưng để biết được quỹ lương đó được sử dụng có hiệu quả không ta xét một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch % 1.Giá trị sản lượng 321.484.698.894 395.061.705.660 73.577.006.766 123% 2.Quỹ lương 6.571.673.993 6.951.390.457 379.716.464 106% 3.Sức sản xuất 1 đồng TL 48,9 56,8 7,9 116% 4.Lợi nhuận 50.030.527.000 53.880.616.000 3.850.089.000 108% 5.Sức sinh lợi 1000đ TL 7,61 7,75 0,14 101% 6.Mức lương bình quân 11.291.539 11.489.901 198.362 102% 7.Số lượng lao động 582 605 23 104% Qua các số liệu trên ta thấy: Quỹ lương của công ty năm 2003 tăng vượt quỹ lương năm 2002 là 379.716.464đ. Mức tăng này có thể do nhiều nguyên nhân như số hàng bán ra tăng, năng suất lao động tăng... Đứng trên góc độ lao động tiền lương vì quỹ lương bằng số công nhân x mức lương bình quân nên mức tăng này do 2 nguyên nhân sau: - Do số lương lao động tăng: năm 2002 số lao động của công ty là 582, năm 2003số lao động là 605, sự thay đổi này làm quỹ lương tăng: (605 - 582) x 11.291.539 = 259.705.397 Mức lương bình quân năm 2002 là: 11.291.539 Mức lương bình quân năm 2003 là: 11.489.901

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20536.DOC
Tài liệu liên quan