Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại công ty công nghệ phẩm Hà Tây

Tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại công ty công nghệ phẩm Hà Tây: Lời mở đầu Tài sản cố định là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, năng suất lao động và vị trí của sản phẩm trên thị trường. Vai trò của tài sản cố định và tốc độ tăng tài sản cố định trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng taì sản cố định. Muốn vậy cần tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có, nâng cao và sử dụng tối đa công suất tối đa máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị đổi mới TSCĐ. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Do vậy để tồn t...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại công ty công nghệ phẩm Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Tài sản cố định là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, năng suất lao động và vị trí của sản phẩm trên thị trường. Vai trò của tài sản cố định và tốc độ tăng tài sản cố định trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng taì sản cố định. Muốn vậy cần tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có, nâng cao và sử dụng tối đa công suất tối đa máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị đổi mới TSCĐ. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Do vậy để tồn tại và phát triển cùng với việc phát triển sản xuất, quy mô trang bị TSCĐ cho các doanh nghiệp đòi hỏi một doanh nghiệp phải tự nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị, công tác kế toán và tổ chức sản xuất kinh doanh để sản phẩm sản xuất ra có chỗ đứng vững chẳc trên thị trường. Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Sở Thương mại Hà Tây. Có trụ sở chính đóng trên địa bàn phường Văn Mỗ thị xã Hà Đông Hà Tây. Nhiệm vụ chính của Công ty là mua hàng hoá của các ngành sản xuất trong nước và địa phương nhằm mục đích phục vụ nhân dân trong tỉnh và các tỉnh khác. Trong khối nội thương của Tỉnh Hà Tây. Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một công ty lớn vì vậy chức năng và nhiệm vụ của Công ty là một trong những công ty giữ vai trò chủ đạo và quan trọng của ngành thương nghiệp Hà Tây. Trong những năm qua Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây đã trưởng thành và phát triển điều đó có thể xem đó là một trong các chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy tài sản thường là những tài sản có giá trị lớn và việc hạch toán TSCĐ là rất phức tạp nên việc hiểu sâu hiểu kỹ về TSCĐ trên góc độ kế toán là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp nhưng với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Hà Ngọc Hà và sự giúp đỡ nhiệt tình các cô chú cán bộ ở phòng kế toán của Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây”. Kết cấu đề tài gồm các phần chính sau: Phần I : Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán TSCĐ hữu hình trong các Doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng tố chức hạch toán TSCĐ tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Phần III: Hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Do thời gian và trình độ có hạn, đặc biệt trong quá trình tiếp cận với vấn đề mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và sự hướng dẫn trực tiếp của Cô giáo: Lê Thị Hồng Phương và các thầy cố giáo trong khoa kinh tế Viện Đại học Mở Hà Nội, để em hoàn thành tốt chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn. Phần I Lý luận chung về hạch toán TSCĐ ở các doanh nghiệp sản xuất I. Vị TRí CủA TSCĐ HữU HìNH Và NHIệM Vụ HạCH TOáN. 1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của TSCĐ hữu hình. a. Khái niệm và vai trò: Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tất cả các yếu tố này đều quan trọng và không thể thiếu được với mỗi doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liệu lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của sản xuất. Song không phải tát cả các tư liệu lao động đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành. Hiện nay Nhà nước quy định 2 tiêu chuẩn đó là: - Giá trị từ 5.000.000 đ trở lên. - Thời gian sử dụng trên 1 năm. TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính. + TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất có đủtiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụngtheo quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. + TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. b. Đặc điểm của TSCĐ. - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu giá trị của nó bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dịch vụ. Phần giá trị này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao TSCĐ theo cách tính khác nhau. Tạo nên nguồn vốn khấu hao cho doanh nghiệp. Khi sản phẩm tiêu thụ được thì hao mòn này của TSCĐ sẽ được chuyển thành vốn tiền tệ . Vốn này hàng tháng phải tích luỹ lại thành một nguồn vốn đó là nguồn vốn XDCB để tái sản xuất lại TSCĐ khi cần thiết. TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu, là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động và giúp cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của TSCĐ ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Ngoài ra TSCĐ phải là sản phẩm của lao động tức là vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng. Nói cách khác nó phải là hàng hoá như vậy nó phải được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi với nhau trên thị trường trao đổi sản xuất. - Yêu cầu của việc quản lý TSCĐ. TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về nguyên giá về giá trị còn lại về giá trị hao mòn, về tình hình sửa chữa bảo dưỡng, tình hình thu hồi vốn khấu hao, về thanh lý, về nguồn hình thành TSCĐ....Nói cách khác phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản, bộ phận cơ bản nhất của vốn kinh doanh. Đảm bảo bảo toàn vốn sau mỗi niên độ kế toán, kẻ cả vốn do ngân sách cấp và vốn do doanh nghiệp tự bổ sung. Phải thể hiện và phản ánh được phần TSCĐ đã dùng và tiêu hao với tư cách là một khoản chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, để bảo toàn sử dụng TSCĐ có hiệu quả, đúng mục đích, để tài sản không chỉ tồn tại mà “sống có ích” cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý còn phải bảo đảm khả năng tái sản xuất TSCĐ và có kế hoạch đầu tư mới. 2. Phân loại TSCĐ. TSCĐ có nhiều loại, có nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần thiết phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là sắp xếp thành từng loại từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng. a. Phân loại theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. * TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể gồm có: - Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa, vật kiến trúc hàng rào, bể tháp nước các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu...phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Máy móc thiết bị; bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như: Máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây truyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ. - Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ôtô, máy kéo, xe goòng, xe tải, ống dẫn,...). - Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như đo lường , máy tính, máy điều hoà, ... - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su, . ..), súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo...) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản,...). - TSCĐ hữu hình khác: bao gồm những TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh vào các loại trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...) Cách phân loại này giúp cho người quản lý và sử dụng hiểu rõ tính năng tác dụng về mặt kỹ thuật của từng loại TSCĐ. Từ đó đề ra biện pháp sử dụng có hiệu quả. * TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế lớn gồm có: - Quyền sử dụng đất: bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước ... trong một khoảng thời gian nhất định. - Chi phí thành lập doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc thành lập, chuẩn bị sản xuất, chi phí khai hoang như chi cho công tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn ban đầu, chi phí đi lại , hội họp, quảng cáo, khai trương... - Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, hoặc trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế. - Chi phí nghiên cứu, phát triển: Là các chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp do đơn vị tự thực hiện hoặc thuê ngoài. - Lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình bởi sự thuận lợi của vị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với bạn hàng, danh tiếng của doanh nghiệp... - TSCĐ vô hình khác: Bao gồm những loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở trên như: quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nhãn hiệu và tên hiệu... Cách phân loại này giúp chúng ta biết được cơ cấu TSCĐ mà chúng ta sử dụng tài sản cấp I, cấp II cho phù hợp. b. Phân loại quyền sở hữu: TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài * TSCĐ tự có: là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh... * TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ đơn vị đi thuê của các cơ quan xí nghiệp khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký. Loại TSCĐ này được chia làm hai loại: - TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ đơn vị đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết. - TSCĐ thuê tài chính: đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý, bảo dưỡng, giữ gìn và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp. Việc phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu giúp cho việc quản lý TSCĐ chặt chẽ, chính xác thúc đẩy việc sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả. c.Phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ. - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ trong thực tế sử dụng trong hoạt động kinh doanh, những tài sản bắt buộc phải tính khấu hao vào chi phí. - TSCĐ hành chính sự nghiệp, phúc lợi: Là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức ytế văn hoá và thể dục thể thao có sử dụng vốn cấp phát của Nhà nước. - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ không cần dùng do chưa có yêu cầu hoặc không phù hợp với quy trình sản xuất hoặc bị hư hỏng chờ thanh lý hoặc TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết. Việc phân loại này giúp cho việc quản lý tốt TSCĐ trong sử dụng nguồn vốn khấu hao. d. Phân loại theo nguồn hình thành. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên cấp). - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn vay. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị (quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi...). - TSCĐ góp liên doanh bằng hiện vật. Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp sử dụng và phân phát nguồn vốn khấu hao được chính xác, có thể chủ động dùng vốn khấu hao để trả Nhà nước hoặc trả tiền vay ngân hàng hoặc để lại xí nghiệp. 3. Tính giá TSCĐ. Tính giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ: TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được tính giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. 3.1. Nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá là giá trị tự mua sắm hoặc xây dựng ban đầu của TSCĐ tính cho khi TSCĐ đó được đưa vào sử dụng. TSCĐ tính theo nguyên giá ban đầu gọi là nguyên giá. Nó bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc mua sắm, xây dựng tài sản kể cả chi phí vận chuyển đến lắp đặt chạy thử trước khi dùng. a. Xác định giá trị TSCĐ hữu hình. * Giá trị TSCĐ hữu hình phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá. Kế toánphải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau: - TSCĐ do doanh nghiệp mua sắm (kể cả TSCĐ mới và đã sử dụng). Giá mua ghi trên Chi phí vận chuyển Nguyên giá TSCĐ = hoá đơn của người + lắp đặt chạy thử bán trước khi sử dụng * Theo thông tư số100/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: - Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào. - Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). - Nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng mới, tự chế gồm: giá thành thực tế (giá trị quyết toán) của TSCĐ tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt chạy thử. - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị khác: giá trị TSCĐ do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử (nếu có). - Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp gồm: giá ghi trong “biên bản bàn giao TSCĐ” của dơn vị cấp và chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có). b. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: Đó là tống số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế về thành lập, chuẩn bị sản xuất, về công tác nghiên cứu phát triển.... số chi phí trả để mua quyền đặc nhượng phát minh, sáng chế... c. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính: Theo hình thức thuê TSCĐ tài chính, bên đi thuê ghi sổ kế toán giá trị TSCĐ theo nguyên giá tại thời điểm đi thuê như là đã được mua và ghi sổ nợ dài hạn toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê TSCĐ (bao gồm nguyên giá TSCĐ thuê và phần lãi trên vốn thuê phải trả). Việc xác định nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tuỳ thuộc vào phương thức thuê (thuê mua, thuê trực tiếp, thuê qua công ty cho thuê TSCĐ...) và tuỳ thuộc vào nội dung ghi trên hợp đồng thuê. Trường hợp hai bên chỉ thoả thuận tổng số tiền thuê phải trả thì bên đi thuê phải tính ra giá hiện tại của TSCĐ để ghi sổ. 3.2. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chưa được chuyển vào giá trị của sản phẩm hay là phần giá trị sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn. Giá trị hao mòn được xác định dựa vào số trích khấu hao hàng tháng. Giá trị hao mòn TSCĐ = Nguyên giá - Khấu hao đã trích của TSCĐ 3.3. Đánh giá theo giá trị hao mòn. Giá trị hao mòn của TSCĐ là phần vốn đầu tư coi như đã thu hồi của một TSCĐ ở một thời điểm nhất định. Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn giúp cho ta nhận biết được tình hình sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, phản ánh quy mô số vốn đầu tư vào TSCĐ đã được thu hồi để có kế hoạch tái đầu tư TSCĐ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được tiến hành bình thường. 4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ. - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, có hiệu quả. - Tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao TCSĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, giám đốc chặt chẽ việc sử dụng nguồn quỹ khấu hao TSCĐ theo đúng chế độ quy định. - Tham gia lập dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản ánh kịp thời chính xác chi phí sửa chữa và kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sửa chữa, nhằm tiết kiệm chi phí sửa chữa. - Tham gia kiểm kê TSCĐ theo định kỳ hoặc bất thường, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ. II. hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình. Cũng như hạch toán của các yếu tố khác, hạch toán TSCĐ cũng phải dựa trên cơ sở các chứng từ gốc thích hợp, chứng minh các nhiệm vụ phát sinh. Hệ thống chứng từ này bao gồm: - Thẻ TSCĐ: Mã số 02 - TSCĐ - BB. - Biên bản giao nhận TSCĐ: Mã số 01 - TSCĐ - BB: được dùng làm thủ tục giao nhận TSCĐ giữa các đơn vị kinh tế, làm căn cứ để lập thẻ TSCĐ và quy định trách nhiệm bảo quản sử dụng giữa bên giao và bên nhận. Biên bản được lập cho từng đối tượng TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: Mã số 04 - TSCĐ - BB. Biên bản này được bên giao lập thành ba bản có chữ ký của bên đại diện bên giao, bên nhận, phòng kỹ thuật rồi chuyển cho phòng kế hoạch, kế toán trưởng ký trước khi đưa cho thủ trưởng duyệt. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mã số 05 - TSCĐ - HD và các chứng từ kế toán khác. - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 04 - TSCĐ - BB dùng làm thủ tục thanh lý TSCĐ hư hỏng từng phần hay toàn bộ và làm căn cứ ghi thẻ TSCĐ. Kế toán tiến hành mở thét, thẻ TSCĐ được mở theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó thẻ được đăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để theo dõi TSCĐ đồng thời các TSCĐ còn được ghi vào sổ chi tiết TSCĐ. Ngoài các chứng từ chính nêu trên còn có thêm một số chứng từ khác tuỳ theo từng trường hợp. Bên cạnh việc sử dụng chứng từ để chứng minh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ trong quản lý còn phải dựa vào các hồ sơ như: hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kế toán... để quản lý nguyên giá, sử dụng vào đau khấu hao ra sao?. + Mẫu biểu số 01: Thẻ TSCĐ Kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, cùng các chứng từ kèm theo để lập thẻ TSCĐ, tiến hành ghi hạch toán TSCĐ. Kế toán căn cứ biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ kèm theo nó để ghi vào thẻ TSCĐ và hạch toán giảm TSCĐ. + Mẫu biểu số 02: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Đối với việc hạch toán khấu hao TSCĐ được theo dõi trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bản này phản ánh sự biến động tăng giảm của mức khấu hao trong kỳ cũng như mức trích khấu hao của từng loại, từng nhóm TSCĐ tính theo các đối tượng sử dụng. + Mẫu biểu số 03: Số chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng. Đồng thời với hạch toán chi tiết TSCĐ, doanh nghiệp còn phải tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ. Mục đích của hạch toán tổng hợp TSCĐ là cung cấp thông tin về nguyên giá TSCĐ, tổng vốn cố định theo các nguồn, tổng giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tổng khấu hao tính được. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của đơn vị, tình hình sử dụng vốn và TSCĐ. III. Hạch toán tổng hợp tình hình biến động tăng, giảm tscđ hữu hình. 1. Tài khoản sử dụng: Mục đích của hạch toán tổng hợp TSCĐ là cung cấp thông tin về tổng nguyên giá TSCĐ, tổng vốn cố định theo các nguồn, tổng giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tổng khấu hao tính được. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của đơn vị, tình hình sử dụng vốn và TSCĐ. Để hạch toán tổng hợp TSCĐ kế toán sử dụng những TK sau: * TK 211 - TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 211 có 6 TK cấp 2 như sau: - TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc. - TK 2113: Máy móc, thiết bị. - TK 2114: Phương tiện vạn tải truyền dẫn. - TK 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý. - TK 2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. - TK 2118: TSCĐ khác. * TK 212 - TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của đơn vị. * TK 213 - TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. TK 213 có 6 TK cấp 2 như sau: - TK 2131: Quyền sử dụng đất. - TK 2132: Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất. - TK 2133: Bằng phát minh sáng chế. - TK 2134: Chi phí nghiên cứu phát triển. - TK 2135: Chi phí về lợi thế thương mại. - TK 2138: TSCĐ vô hình khác. * TK 241 - XDCB dở dang: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán công trình, quyết toán vốn đầu tư ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác đầu tư XDCB, tình hình chi phí và quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở doanh nghiệp. TK 241 có 3 TK cấp 2 như sau: - TK 2411: Mua sắm. - TK 2412: XDCB. - TK 2413: Sửa chữa lớn. 2. Phương pháp hạch toán TSCĐ. a. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình. * TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác hoặc biếu tặng ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình. Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. * Mua sắm TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng. - Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 211:TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Nợ TK 133: Thuế GTGT Có TK 122: Tiền gửi ngân hàng. Có TK 111: Tiền mặt. Có TK 331: Phải trả người bán. Có TK 341: Vay dài hạn. - Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Có TK 111: Tiền mặt. Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng. Có TK 331: phải trả cho người bán. Có TK 341: Vay dài hạn. - Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn XDCB hoặc các quỹ của doanh nghiệp, thì đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ , kế toán phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn XDCB hoặc giảm quỹ đầu tư phát triển. Nợ TK 414: Quỹ đầu tư phát triển. Nợ TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB. Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. * Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Căn cứ vào giá thực tế của công trình: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình. Có TK 241: XDCB dở dang Tuỳ theo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB ở doanh nghiệp mà kế toán ghi bút chuyển nguồn. * Nhận vốn tham gia liên doanh của các đơn vị khác bằng TSCĐ hữu hình: Căn cứ giá trị TSCĐ được các bên tham gia liên doanh đánh giá và các chi phí liên quan (nếu có) kế toán tính bằng nguyên giá của TSCĐ và ghi sổ: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình. Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. * Nhận lại hữu hình trước đây đã góp vốn liên doanh với đơn vị khác. Căn cứ giá trị TSCĐ do hai bên liên doanh đánh giá khi trao trả để ghi tăng TSCĐ hữu hình và ghi giảm giá trị góp vốn liên doanh. Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình. Có TK 222: Góp vốn liên doanh. * Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân chờ giải quyết: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (ghi nguyên giá). Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (ghi giá trị hao mòn). Có TK 338, 381: Phải trả phải nộp khác (GT còn lại). Đồng thời căn cứ hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ trên sổ kế toán chi tiết TSCĐ. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các TK có liên quan. Khi có quyết định của Nhà nước hoặc của cơ quan có thẩm quyền đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại vào sổ kế toán ghi: Phần điều chỉnh nguyên giá tăng: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình. Có TK 421: CL đánh giá lại TS (chênh lệch tăng) Sơ đồ 1-1: Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình. (5) (4) (3) (2) (1) TK 111, 112, 141 TK 211 TK 153 TK 222, 228 TK 241 TK 411 (6) TK 412 (7) TK 411 TK 414, 441, 431 Chú thích: (1): Mua sắm TSCĐ (kể cả mới hoặc đã dùng) (2): Công cụ dụng cụ chuyển thành TSCĐ. (3): Nhận lại TSCĐ vốn góp liên doanh, cho thuê tài chính. (4): XDCB hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng. (5): nhận vốn góp được cấp tặng TSCĐ. (6): Đánh giá tăng TSCĐ. (7): Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh giảm nguồn hoặc các quỹ dùng để đầu tư mua sắm. b. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình. * Trường hợp nhượng bán TSCĐ . TSCĐ nhượng bán là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. - Căn cứ chứng từ nhượng bán hoặc chứng từ thu từ nhượng bán TSCĐ số tiền đã thu hoặc phải thu của người mua ghi: Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131: TM, TGNH, phải thu của khách hàng Có TK 721: Thu nhập bất thường Có TK 3331: Thuế GTGT (đầu ra) Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 721: Thu nhập bất thường. - Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ phản ánh phần giá trị còn lại vào chi phí và ghi giảm nguyên giá, giá trị đã hao mòn kế toán ghi: Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ ( fần giá đã hao mòn ) Nợ TK 821: Chi phí bất thường ( phần giá trị còn lại ) Có TK 211: TSCĐ hữu hình Các chi phí phát sinh liên quan đến việc nhượng bán TSCĐ (nếu có) cũng được tập hợp vào bên nợ của TK 821- chi phí bất thường. Nếu TSCĐ đem nhượng bán được hình thành từ vốn vay ngân hàng thì số tiền thu được do nhượng bán TSCĐ trước hết phải trả đủ nợ vốn vay và lãi ngân hàng. Khi trả nợ vốn vay ngân hàng: Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả. Nợ TK 341: Vay dài hạn (khoản trả trước hạn). Có TK 111, 112: Tiền mặt. * Thanh lý TSCĐ TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. - Thu tiền về thanh lý Nợ TK 111, 112: Tiền mặt... Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng. Có TK 721: Thu nhập bất thường. - Ghi giảm nguyên giá và giá trị hao mòn. Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ. Nợ TK 821: Chi phí bất thường Có TK 211: TSCĐ hữu hình. Các chi phí phát sinh liên quan đến việc thanh lý TSCĐ cũng được tập hợp vào bên nợ của TK 821- chi phí bất thường. Nợ TK 821: Chi phí bất thường. Có TK 111, 112, 131: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,... * Góp vốn liên doanh với đơn vị khác bằng TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan (hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ,... ) kế toán ghi giảm TSCĐ (nguyên giá và hao mòn TSCĐ ), ghi tăng giá trịđầu tư góp vốn liên doanh theo giá trị do hai bên thống nhất đồng thời số chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ được phản ánh vào TK 412- chênh lệch đánh giá lại tài sản. Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh (theo đánh giá lại). Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn). Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản giảm. Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng. * TSCĐ thiếu khi kiểm kê. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể - Trường hợp chờ quyết định xử lý. Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn). Nợ TK 138: Phải thu khác (tài sản thiếu chờ xử lý). Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 138, 1381: Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý. Có TK 138: Phải thu khác (nếu người có lỗi bồi thường). Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 821: Chi phí bất thường. - Trường hợp quyết định xử lý ngay. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý ghi: Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn). Nợ TK 138, 1388: nếu người có lỗi bồi thường. Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh giảm. Nợ TK 821: Chi phí bất thường (doanh nghiệp chịu tốn thất) Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá). * Trả lại TSCĐ cho bên tham gia liên doanh. Căn cứ vào biên bản bàn giao kế toán ghi: Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (giá trị còn lại). Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn). Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá ). Phần chênh lệch giữa giá trị góp vốn với giá trị còn lại thanh toán cho đơn vị góp vốn ghi: Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 111, 112, 338: (phần chênh lệch). Sơ đồ 1-2: Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình. (4) (2) (1) TK 211 TK 222, 228 TK 214 TK 821 TK 214 (3) TK 411 TK 153 (5) TK 412 Ghi chú: (1): Giảm do góp vốn liên doanh (2): Nhượng bán thanh lý TSCĐ (3): Trả lại TSCĐ cho các bên liên doanh, cổ đông. (4): TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ (5): TSCĐ giảm khi tính giá lại. IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình. 1. Tài khoản sử dụng: TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đại bộ phận bị mất dần tính hữu ích của nó hay nói cách khác là bị hao mòn dần. Giá trị hao mòn này được chuyển vào giá trị sản phẩm mới sáng tạo ra theo mức độ hao mòn này của chúng dưới hình thức trích khấu hao TSCĐ tính vào giá thành của sản phẩm. Việc trích khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để tái sản xuất, TSCĐ khi bị hư hỏng phải thanh lý loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Để hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình kế toán dùng đến tài khoản: * Tài khoản sử dụng: - TK 214 - Hao mòn TSCĐ: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng giảm hao mòn khác của TSCĐ. - TK 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản (TK ngoài bảng): Là TK ghi đơn dùng để phản ánh quá trình hình thành và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản ở doanh nghiệp. * Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: - Phương pháp khấu hao tuyến tính: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ trung bình năm = ------------------------------ TSCĐ được tính Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao năm tháng của TSCĐ = ------------------------------------ 12 Mức trích khấu hao Nguyên giá _ Số khấu hao luỹ kế cho năm cuối cùng = của TSCĐ đã thực hiện - Phương pháp khấu hao bình quân: Được thực hiện trên cơ sở nguyên giá và tỷ lệ khấu hao. Mức khấu hao năm TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm Mức khấu hao tháng TSCĐ = 12 Mức khấu hao cơ bản một năm Tỷ lệ khấu hao cơ bản = x 100 Nguyên giá Theo quyết định số 1602 TC/QĐ/CSTC chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định: + Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định lại là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. + Mức khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của TSCĐ đó. - Phương pháp khấu hao nhanh: Để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, nhanh chóng đổi mới trang thiết bị, tạo năng lực sản xuất, kế toán đã dùng phương pháp này. Theo phương pháp này gồm có 2 phương pháp: + Phương pháp khấu hao theo số lượng giảm dần. + Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm. Tuỳ từng doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp phù hợp hơn với quá trình sản xuất kinh doanh của mình. 2. Phương pháp hạch toán. Sơ đồ 2-1: Hạch toán khấu hao TSCĐ. (3) (2) (1) TK 211, 212, 213 TK 214 TK 527, 641, 642 TK 228, 821 TK 009 TK 2412, 2143 (5) (4) Ghi chú: (1): Giá trị hao mòn giảm do nhượng bán, thanh lý góp vốn liên doanh bằng TSCĐ. (2): Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí. (3): Trích khấu hao TSCĐ phục vụ XDCB và sửa chữa lớn. (4): Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng. (5): Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm. Để đơn giản cho việc tính toán khấu hao và hạch toán chế độ tài chính quy định. - TSCĐ tăng trong tháng này tháng sau mới tính khấu hao. - TSCĐ giảm trong tháng này tháng sau mới thôi giảm khấu hao. Mức khấu hao tháng này = Mức khấu hao + Mức khấu hao - Mức khấu hao tháng trước tăng giảm IV.Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình. TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động của TSCĐ đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết của tài sản bị hao mòn hư hỏng có ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ. Các chi phí sửa chữa gồm: Khoản phải trả cho đơn vị thầu sửa chữa, chi phí tiền lương công nhân sửa chữa, chi phí vật liệu sử dụng cho đơn vị thầu sửa chữa. các khoản chi phí này được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng nó. Trình tự hạch toán: a.Hạch toán sửa chữa thường xuyên (3) (2) (1) TK 111, 112, 152, 153 TK 627, 641, 642 TK 334, 338 TK 331 Ghi chú: (1): Chi phí tự sửa chữa. (2): Chi phí lương, bảo hiểm cho công nhân sửa chữa. (3): Thuê ngoài sửa chữa. b.Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch TK 111, 112, 152 TK 2413 TK 335 TK 627, 641, 642 (4a) (4b) (3) (1) (2b) (2a) TK 331 Ghi chú: (1) : Thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn. (2) : Chi phí thực tế sửa chữa lớn phát sinh. (3) : Kết chuyển chi phí sửa chữa. (4a): Trích thừa (ghi giảm chi phí) (4b):Trích thiếu (ghi thêm) c.Hạch toán sửa chữa lớn ngoài kế hoạch (1a) TK 111, 112, 152, 334 TK 2413 TK 335 TK 627, 641, 642 (2) (3) TK 331 (1b) Ghi chú: (1a): Tập hợp chi phí sửa chữa lớn tự làm. (1b): Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài phải trả người nhận thầu. (2) : Khi công việc hoàn thành ghi tăng nguyên giá TSCĐ. (3) : Kết chuyển nguồn. Phần II thực trạng Hạch toán tài sản cố định tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chứ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây có ảnh hưởng đến hạch toán TCSĐ hữu hình. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Sở Thương mại Hà Tây. Có trụ sở chính đóng trên địa bàn phường Văn Mỗ thị xã Hà Đông Hà Tây. Nhiệm vụ chính của Công ty là mua hàng hoá của các ngành sản xuất trong nước và địa phương nhằm mục đích phục vụ nhân dân trong tỉnh và các tỉnh khác. Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây có tiền thân là Công ty bách hoá vải sợi Hà Đông được thành lập theo quyết định 490 năm 1959 của UBND Tỉnh Hà Đông cũ. Năm 1965 theo chỉ của Đảng và Nhà nước đã sát nhập hai tỉnh Hà Đông và Hà Tây. Công ty bách hoá vải sợi Hà Đông là đơn vị sát nhập được và đổi tên thành Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Thực hiện chỉ thị 388 của chính phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây được thành lại theo quyết định số 208/QĐ-UB ngày 30/3/1993 của UBND Tỉnh Hà Tây. Với số vốn kinh doanh pháp định lúc thành lập là: 1.900.000.000đ - Trong đó: Vốn cố định là: 1.100.000.000đ Vốn lưu động: 800.000.000đ Trong khối nội thương của Tỉnh Hà Tây. Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một công ty lớn vì vậy chức năng và nhiệm vụ của công ty là một trong những công ty giữ vai trò chủ đạo và quan trọng của ngành thương nghiệp Hà Tây. Trong những năm qua Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây đã trưởng thành và phát triển điều đó có thể xem đó là một trong các chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được. Các chỉ tiêu đó được thể hiện qua các bảng sau: Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng doanh thu 19. 462. 484 20. 647. 744 25. 995. 583 Lợi nhuận trước thuế 40.000 42.000 45. 000 Lợi nhuận sau thuế 26. 867 28. 560 30. 600 Thuế thu nhập doanh nghiệp 13. 133 13. 440 14. 400 Tổng nộp ngân sách 242. 787 246. 184 253. 675 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh. * Đặc điểm tổ chức quản lý. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Công ty được bố trí theo mô hình trực tuyến. Theo mô hình này Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty về mọi hoạt động của Doanh nghiệp, về bảo toàn phát triển vốn được giao và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau: Ban Giám Đốc Phó Giám đốc Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng kế toán nghiệp vụ Phòng tổ chức hành chính Cửa hàng văn phòng Cửa Hàng Công nghệ phẩm số 1 Cửa Hàng Công nghệ phẩm số 1 Cửa Hàng Công nghệ phẩm ứng hoà Cửa Hàng Công nghệ phẩm số phúc thọ Phó Giám đốc * Chức năng và nhiệm vụ của công ty. */ Ban giám đốc công ty: Ban giám đốc công ty bao gồm giám đốc công ty, các phó giám đốc,v à các trưởng phòng. Ban giám đốc công ty là cấp lãnh đạo cao nhất trong công ty, ban giám đốc có quyền thay mặt công ty quyết định những vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như phải vạch ra được các chiến lược phát triển cho công ty, và có quyền bổ nhiệm bãi nhiệm từ chức vụ phó giám đốc trở suống. Và nhiệm vụ quan trọng hơn cả là ban giám đốc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của công ty là bộ phận đại diện cho quyền và nghĩa vụ của toàn bộ công ty, trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ. */ Giám đốc công ty: Phụ trách trực tiếp phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính. trực tiếp điều hành sản xuất cũng như kinh doanh chung. */ Các Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kinh doanh và phòng kế toán, thực hiện một số chức năng giúp việc cho giám đốc tuỳ theo yêu cầu cụ thể. */ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp viêch cho giám đốc trong việc vận dụng và thi hành các chính sách, chủ chương của nhà nước. Thực hiện những chính sách về cán bộ, lao động tổ chức bộ máy quản lý nhân sự. Đảm bảo triển khai nhiệm vụ của công ty, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ hành chính của công ty. */ Phòng kế toán tài vụ: Có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành tài chính kế toán trong công ty, có trách nhiệm ghi chép, tính toán phản ánh kịp thời chính sác tình hình biến động luân chuyển của vốn và tài sản của công ty trong kỳ báo cáo, đồng thời trên cơ sở số liệu báo cáo, phân tích các hoạt động kinh tế của công ty. */ Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Có trách nhiệm xây dựng chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho công ty và trình nên giám đốc phê chuẩn. Các vấn đề quan trọng đó là phải xây dựng kế hoạch thị trường, ngành nghề và mặt hàng kinh doanh đáp ứng được thị trường người tiêu dùng. II. đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Công ty công nghệ phẩm Hà tây là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. Công ty chịu trách nhiệm vật chất về mọi hoạt động kinh doanh của mình. Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một đơn vị kinh doanh thương mại có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh , các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, do vậy kế toán công ty áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên để phản ánh kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. * Tổ chức bộ máy kế toán của công ty gồm : - Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra công tác hạch toán kế toán ở đơn vị , chỉ đạo hạch toán ở các khâu, các bộ phận kế toán. Thiết kế phương án tự chủ về tài chính, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của công ty, tìm ra biện pháp quay vòng vốn, giúp giám đốc điều chỉnh thâm hụt trong tài chính của doanh nghiệp. - Phòng Kế toán tổng hợp: Phòng này cùng với kế toán trưởng chỉ đạo việc hạch toán ở bộ phận kế toán. Tập chung các phần hành kế toán riêng của từng đơn vị phụ thuộc, ngoài ra phòng kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ lập và theo dõi các sổ cái Tk 211, Tk112, Tk 213....... - Kế toán ở các tổ có nhiệm vụ thu thập và ghi chép những nghiệp vụ và tập hợp lại gửi lên phòng kế toán để ghi chép và phản ánh, các đơn vị này chỉ kế toán dưới hình thức báo sổ, các tổ kế toán này không được trực tiếp nộp ngân sách. Như vậy quan hệ kế toán là quan hệ mộ chiều, tổ kế toán đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm hạch toán với tổ và đơn vị mình và chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Tổ công nghệ phẩm số 2 Tổ công nghệ phẩm số 1 Tổ Công nghệ phẩm ứng hoà Tổ công nghệ phẩm phúc thọ Kế toán trưởng Phòng kế toán tổng hợp 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ” tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Công ty áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ" Các đơn vị trực thuộc Công ty, căn cứ váo chứng từ ban đầu (* chứng từ gốc) tổ kế toán công nhận hàng ngày bằng các loại sổ chi tiết, bảng kê tài khoản, căn cứ bảng kê lên nhật ký chứng từ, Từ nhật ký chứng từ số 1 đến nhật ký chứng từ số 10 lưu thông tin vè công ty các bảng kê tài khoản về nhật ký chứng từ. Phòng kế toán cóa nhiệm vụ tổng hợp các bảng kê, nhật ký chứng từ toàn công ty vào Sổ cái và hàng quý lên báo cáo tài chính, gửi các ngành chức năng liên quan cụ thể của tỉnh. Sơ đồ tổ chức ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc (1) (4) (3) (2) (1) (1) (1) (1) Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết (3) (3) (5) (8) (7) (6) (5) (5) Sổ cái (8) (8) Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Kiểm tra đối chiếu: Chú thích: (1): Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lý, hợp pháp kế toán ghi vào nhật ký chứng từ liên quan. Những chứng từ nào không ghi thăng vào nhật ký chứng từ thì ghi qua bảng kê, những chứng từ nào liên quan đến tiền mặt thì thủ quỹ ghi vào sổ quỹ tiền mặt sau đo chuyển lên cho kế toán ghi vào nhật ký chứng từ và bảng kê có liên quan. Những chứng từ nào liên quan đến các khoản chi phí cần phải phân bổ thì phải tập hợp và phân bổ trên bảng phân bổ. (2): Những chứng từ nào cần hạch toán chi tiết đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết liên quan. (3): Cuối tháng lấy số liệu ở bảng phân bổ để ghi vào nhật ký chứng từ và ghi vào bảng kê có liên quan. Lấy số liệu từ các bảng kê để ghi vào nhật ký chứng từ và ngược lại. (4): Cuối tháng căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. (5): Đối chiếu số liệu trên các bảng kê, nhật ký chứng từ và giữa bvnảg kê với nhật ký chứng từ. (6): Căn cứ vào số liệu trên nhật ký chứng từ để vào sổ cái. (7): Đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết. (8): Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. * Ưu điểm: Đối với hình thức này giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép, công việc ghi chép dàn đều trong tháng, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán. * Nhược điểm: Do kết hợp nhiều mặt lên mẫu sổ phức tạp đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn, thuận tiện cho việc cơ giới hoá trong công tác kế toán. * Phạm vi áp dụng: Hình thức này áp dụng cho các Doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình độ tau nghề của cán bộ kế toán vững vàng, việc trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán ở mức độ nhất định. * Hệ thống sổ sách: - Sổ kế toán tổng hợp: + Nhật ký chứng từ: gồm 10 nhật ký chứng từ (từ 1-10). + Bảng kê: Gồm 10 bảng kê (từ 1-11 trong đó không có bảng kê số 7). + Bảng phân bổ. + Sổ cái: Là sổ tổng hợp mở cho cả năm dùng để phản ánh số phát sinh bên nợ, bên có, số dư của các tài khoản. Mỗi tờ được mở cho một tài khoản và được mở cho cả năm. - Sổ kế toán chi tiết: + Sổ chi tiết dùng chung cho các TK: 521, 531, 532, 632, 711, 811, 821, 911, 128, 129, 139, 161, 159, 128. + Sổ theo dõi thanh toán dùng cho các TK: 131, 136, 138, 141, 144, 222, 224, 333, 336, 344. + Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán dùng cho các TK: 121, 222. + Sổ chi tiết tiêu thụ dùng cho các TK 511, 512. III. Hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Khi có sự biến động về TSCĐ ở Công ty, phòng kế toán tổ chức tiến hành công tác kế toán chi tiết về TSCĐ. Cụ thể như sau: 1. Thủ tục tăng TSCĐ: Khi TSCĐ của Công ty tăng lên từ các nguồn khác nhau, kế toán tiến hành chi tiết theo các bước sau: - Lập hoá đơn thuế GTGT và các chứng từ khác. - Lập biên bản bàn giao TSCĐ. - Khấu hao hàng năm. - Phần ghi giảm TSCĐ. Ngoài ra, phòng kế toán còn mở sổ TSCĐ ở nơi sử dụng TSCĐ. 2. Thủ tục giảm TSCĐ. - Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ. - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. IV. Hạch toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. 1. Hạch toán tăng TSCĐ. Việc thay đổi, bổ xung, đầu tư thay thế mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất là yếu tố cần thiết và thường xuyên. Trình tự hạch toán kế toán tăng TSCĐ được tiến hành như sau: Công ty mua một máy vi tính phục vụ cho công tác chuyên môn theo hoá đơn thuế GTGT số 047561. Công ty đã thanh toán đủ bằng tiền mặt va lập biên bản giao nhận TSCĐ số 1 ngày 22/5/2003. Trích: Hoá đơn (GTGT) (Liên 2: Giao cho khách hàng) Ngày 22 tháng 5 năm 2003 No: 047561 Đơn vị bán hàng: Công ty Máy tính F&C. Địa chỉ: Hàng Bài, Hà Nội. Số TK: Điện thoại: Mã Số: Họ tên người mua: Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Địa chỉ: Đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây. Số TK: Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã Số: STT Tên dịch vụ hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C (1) (2) (3) 1 Máy vi tính Cái 1 18.705.000 18.705.000 Cộng 18.705.000 Thuế GTGT 10% 1.870.500 Tổng cộng 20.575.500 (Hai mươi triệu năm trăm bảy mươi năm ngàn năm trăm đồng chẵn) Người viết hoá đơn Người mua (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau khi nhận được hoá đơn GTGT, kế toán cùng ban giao nhận tài sản lập biên bản giao nhận TSCĐ như sau: Biên bản giao nhận TSCĐ Ngày 22 tháng 5 năm 2003 Số: 01 Căn cứ vào hoá đơn GTGT số: 047561 ngày 22/5/2003. Ban giao nhận tài sản gồm có: 1. Đại diện bên giao: 2. Đại diện bên nhận: - ông Nguyễn Trọng Huynh - Nhân viên bán hàng. - Ông - Bà Địa điểm giao nhận tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: TT Tên, TSCĐ Số hiệu Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá TSCĐ Hao mòn TSCĐ Giá mua Cước chay thử Cước vận chuyển Nguyên giá Tỷ lệ hao mòn đã trích Số hao mòn đã trích Dấu hiệu kỹ thuật A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Máy vi tính Indonexia 2003 2003 20.575.500 (cả thuế GTGT 10%) 18.705.000 Cộng 20.575.500 18.705.000 Người nhận Người giao Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) - Căn cứ vào hoá đơn mua TSCĐ và Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán lập Biên bản bàn giao TSCĐ cho phòng hành chính sử dụng. Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 211: 18.750.000. Nợ TK 133: 1.875.000. Có TK 111: 20.575.500. Phòng kế toán giữ lại các bản sao tại liệu, hoá đơn làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ được lập 1 bản để lại phòng kế toán. Sau khi lập xong, thẻ tài sản cố định và được lập chung một quyển. Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111 - Tiền mặt Tháng 5 năm 2003 TT Ngày Ghi Có TK 111, ghi Nợ các TK 112 113 … 211 213 … Cộng có TK 211 1 2 3 4 … 18 19 … 28 22/5 18.750.000 18.750.000 Cộng 18.750.000 18.750.000 Đã ghi sổ cái ngày tháng năm Người ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình. Trong tháng 5/2003 Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây đã tiến hành thanh lý, nhượng bán TSCĐ là một xe mô tô Honda 50 mang biển kiểm soát: 33 - 142 F3 theo Quyết định số 3/QĐ-GĐ ngày 10/5/2003 của Giám đốc Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây về việc thanh lý nhượng bán TSCĐ. Theo Quyết định 59/CP ngày 3/10/1996 của chính phủ và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của chính phủ về sửa đổi, bổ xung quy chế quản lý tài chính, Công ty đã tiến hành thanh lý nhượng bán TSCĐ như sau: Báo cáo cục quản lý vốn TSCĐ Nhà nước tại các Doanh nghiệp Hà Tây và Sở tài chính vật giá, được Sở tài chính và Cục quản lý vốn đồng ý như sau: - Đối với xe mô tô làm thanh lý với phương pháp bán đấu giá với giá tối thiểu là 5.000.000 đồng. Xe Honda 50 nguyên giá: 14.450.000 đồng. Hao mòn: : 9.450.000 đồng. Giá trị còn lại: : 5.000.000 đồng. Công ty đã tiến hành bán đấu giá xe mô tô Honda 50 theo đúng thủ tục ban bán đấu giá công khai. Công ty đã bán được người trả giá cao nhất với giá 6.500.000 đồng. Công ty viết phiếu hoá đơn bán hàng như sau: Hoá đơn bán hàng (Liên 2: Giao cho khách hàng) Tên người mua hàng: Nguyễn Văn Chung Địa chỉ: Lê lợi, Hà Đông, Hà Tây. TT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Xe mô tô Honda 50 Chiếc 1 6.500.000 6.500.000 Cộng 6.500.000 Ngày 15 tháng 5 năm 2003 Người mua Người bán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Sau đó, kế toán lập biên bản thanh lý TSCĐ như sau: Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 15 tháng 5 năm 2003 Căn cứ Quyết định số 3/QĐ-GĐ ngày 10/5/2003 của Giám đốc Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây về việc thanh lý nhượng bán TSCĐ. I. Ban thanh lý gồm TSCĐ gồm: Ông Tạ Ngọc Nam. Đại diện: Ban giám đốc - Trưởng ban. Ông Nguyễn Duy Hoàn. Đại diện: Kế toán - Uỷ viên. Ông Nguyễn văn Thuận. Đại diện: Phòng hành chính - Uỷ viên. II. Tiến hành thanh lý TSCĐ. Tên, mã hiệu, quy cách TSCĐ: Xe mô tô Honda 50. Nước sản xuất: Nhật. Năm đưa vào sử dụng: 1998. Nguyên giá TSCĐ: 14.450.000 đồng. Giá trị hao mòn đã tính đến hết thời điểm thanh lý: 9.450.000 đồng. Giá trị còn lại TSCĐ: 5.000.000 đồng. III. Kết luận của ban thanh lý TSCĐ. Thanh lý nhượng bán theo phương pháp bán đấu giá TSCĐ. Ngày15 tháng 5 năm 2003 Trưởng ban thanh lý (ký, họ tên) IV. Kết quả thanh lý. Chi phí thanh lý: 500.000 đồng. Giá trị thu hồi: 6.500.000 đồng. Đã ghi giảm (sổ) thẻ TSCĐ ngày 15 tháng 5 năm 2003. Ngày 15 tháng 5 năm 2003 Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký tên, đóng dấu) Sau đó kế toán tiến hành hạch toán như sau: 1. Nợ TK 111: 6.500.000. Có TK 721: 6.500.000. 2. Nợ TK 214: 9.450.000. Nợ TK 821: 5.000.000. Có TK 211: 14.450.000. 3. Chi phí nhượng bán: Nợ TK 821: 500.000. Có TK 111: 500.000. 4. Kết chuyển: + Nợ TK 721: 6.500.000. Có TK 911: 6.500.000. + Nợ TK 911: 5.500.000. Có TK 821: 5.500.000. + Lãi: Nợ TK 911: 1.000.000. Có TK 421: 1.000.000. Sau đó kế toán lập nhật ký chứng từ số 9 như sau: Nhật ký chứng từ số 9 Ghi có TK 211 - TSCĐ hữu hình Tháng 5 năm 2003 TT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 211, ghi Nợ các TK Số NT 214 821 … Cộng có TK 211 1 Nhượng bán xe Mô tô Honda 9.450.000 5.000.000 14.450.000 Cộng 9.450.000 5.000.000 14.450.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) IV. kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Từ ngày 1/1/1997 Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây áp dụng quản lý, sử dụng khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 59/CP ngày 3/10/1996 thay thế Quyết định số 507-TC/ĐTCB ngày 22/7/1986 và Quyết định 57/TTg ngày 21/10/1995 của thủ tướng chính phủ, Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ về sửa đổi, bổ xung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh với Doanh nghiệp Nhà nước. TSCĐ của Công ty được trích khấu hao theo hình thức khấu hao bình quân. Căn cứ vào bảng kê chi tiết TSCĐ đầu kỳ kế toán tiến hành trích khấu hao: Mức trích KH trung bình = Nguyên giá của TSCĐ x tỷ lệ trích KH Mức trích KH trung bình Mức trích KH trung bình năm Hàng tháng của TSCĐĐ 12 tháng Thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định qua tiêu chuẩn tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ trong hiện trạng của TSCĐ, mục đích và hiệu suất ước tính của TSCĐ. Hàng tháng Công ty căn cứ vào số khấu hao đã tính của tháng trước và số khấu hao tăng (giảm) của tháng này. Số khấu hao tăng (giảm) của tháng này được tính toán trên cơ sở số khấu hao của TSCĐ tăng lên (giảm xuống) của tháng trước. Bảng kê Chi tiết TSCĐ có đến ngày 01/01/2003 TT Tên TSCĐ Năm đưa vào SD Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại Tổng giá trị TSCĐ 1.565.274.705 662.904.246 902.370.459 I TSCĐĐ đang dùng 1.125.242.542 628.132.083 884.110.459 A Máy móc thiết bị 238.144.000 79.219.000 158.925.000 1 Ô tô NiSan cũ 1998 55.400.000 23.515.000 31.885.000 2 Honda 50 (155VF) 1993 14.900.000 14.900.000 - 3 Honda 50 (5533) 1998 15.900.000 6.875.000 9.025.000 4 Honda 50 số 1 (726) 1990 10.800.000 7.400.000 3.400.000 5 Engio số 1 (0100) 2000 16.789.000 4.560.000 12.229.000 6 Engio ứng Hoà (0074) 1998 18.100.000 7.719.000 10.381.000 7 Máy hồi bia ứng Hoà 2000 10.550.000 3.750.000 6.800.000 8 Ô tô tải ứng Hoà 1,25 tấn 2002 77.000.000 10.500.000 66.500.000 B Nhà cửa vật kiến trúc 1.274.098.542 548.913.083 725.185.459 1 Văn phòng Công ty 495.195.000 102.127.740 393.067.260 Nhà làm việc 2 tầng 1995 404.013.000 69.809.420 334.203.580 Nhà bán hàng 1995 7.662.560 6.790.440 960.000 Nhà công trình phụ 1995 40.932.000 10.873.040 30.058.960 Nhà kho 1 mái 1996 17.760.000 7.028.600 10.731.400 Sân bê tông 1998 8.037.000 6.454.120 1.582.880 Hệ thống nước 2002 10.000.000 300.000 9.700.000 2 Cửa hàng CNP số 1 415.455.170 245.118.943 170.336.227 Nhà bán hàng QT 1958 205.563.800 116.394.270 89.169.530 Nhà BH cạnh Sở công an 1958 82.735.700 38.438.500 44.315.200 Nhà làm việc cửa hàng 1959 34.385.670 23.429.200 10.893.470 Nhà kho 2 tầng 1973 92.752.000 66.793.973 25.958.027 3 Cửa hàng CNP số 2 69.736.130 52.095.320 17.640.810 Nhà BH Trần Hưng Đạo 1964 28.829.130 24.466.510 4.425.620 Nhà kho 2 gian mái bằng 1988 10.482.000 5.295.560 5.186.440 Nhà làm việc cửa hàng 1964 22.556.000 15.798.620 6.757.380 Nhà cạnh hiệu thuốc 1994 7.806.000 6.534.630 1.271.370 4 Cửa hàng CNP ứng Hoà 244.601.984 125.091.804 119.510.180 Nhà BH Vân Đình 1 1958 80.216.000 32.533.900 47.682.100 Nhà BH Vân Đình 2 1993 37.245.000 25.148.000 12.097.000 Nhà làm việc VP + kế toán 1960 7.460.000 6.641.000 819.000 Nhà khi 1 mái 1998 7.962.000 1.790.500 6.171.500 Nhà công trình phụ 1997 8.295.000 2.905.600 5.389.400 Nhà ba thá 1958 17.665.000 9.211.000 8.454.000 Nhà bán hàng ngăm 1960 12.711.900 9.318.740 3.393.160 Nhà nhận NSTP 1 1988 25.000.000 13.286.000 11.714.000 Nhà nhận NSTP 2 1981 11.871.000 9.932.560 1.928.440 Nhà làm việc + kho 1996 17.865.390 4.080.000 13.785.390 Nhà kho bao bì 1999 6.078.700 1.770.000 4.308.700 Nhà nhận vật liệuĐM 1988 12.231.994 8.474.504 3.757.490 5 Cửa hàng Phúc Thọ 49.110.258 24.479.276 24.630.982 Nhà bán hàng Võng Xuyên 1960 45.651.338 21.161.228 24.490.110 Nhà bán hàng Vân Cốc 1960 3.459.920 3.318.048 140.872 II TSCĐ là nhà ở CNV 53.032.163 34.772.163 18.260.000 1 Công nghệ phẩm số 1 1959 29.600.000 14.536.000 15.064.000 2 Công nghệ phẩm só 2 1959 17.832.163 14.636.163 3.196.000 3 CNP ứng Hoà (Ngăm) 1959 5.600.000 5.600.000 - Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Người lập bảng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký tên, đóng dấu) Căn cứ vào bảng kê chi tiết TSCĐ, Công ty đăng ký mức trích khấu hao hàng năm. Bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ được đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại Doanh nghiệp. Mức tính trung bình trong 3 năm. Trong thời gian này Công ty không được thay đổi mức trích khấu hao. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến khấu hao TSCĐ kế toán TSCĐ lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ như sau: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 5 năm 2003 TT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH % Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 NG KH 1 Số KH đã trích tháng trước 5,6 1.565.274.705 55.242.020 25.146.020 30.096.000 2 Số KH tăng trong tháng 3 Số KH giảm trong tháng 4 Số KH phải trích tháng này 5,6 1.565.274.705 55.242.020 25.146.020 30.096.000 Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 6 năm 2003 TT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH % Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 NG KH 1 Số KH đã trích tháng trước 5 1.565.274.705 55.242.020 25.146.020 30.096.000 2 Số KH tăng trong tháng 1 18.705.000 187.050 187.050 Máy vi tính 1 18.750.000 187.050 187.050 3 Số KH giảm trong tháng 0,5 14.450.000 72.275 72.275 Xe Honda 50 0,5 14.450.000 72.275 72.275 4 Số KH phải trích tháng này 5,6 1.569.574.705 55.426.795 25.218.295 30.208.500 Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Căn cứ vào bảng phân bổ tháng 6 năm 2003 kế toán lập chứng từ ghi sổ số 7 như sau: Chứng từ nhật ký số 7 Tháng 6 năm 2003 (Phần ghi hao mòn TSCĐ) TT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ … … … 214 … … … 627 25.218.295 642 30.208.500 Cộng 55.426.795 Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) VI. Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Để khôi phục và vận dụng năng lực hoạt động của TSCĐ, trong tháng 6/2003 Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây hợp đồng số 02 với Công ty Đại tu ô tô Hà Đông thuê sửa chữa ô tô NiSan. Hoá đơn GTGT Liên 2: Giao cho khách hàng) Ngày 20 tháng 6 năm 2003 No: 421765 Đơn vị bán hàng: Công ty Đại tu ô tô Hà Đông. Địa chỉ: Đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây. Số TK: Điện thoại: Mã số: Đơn vị mua: Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Địa chỉ: Đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây. Số TK: Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng. Mã số: STT Tên dịch vụ hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C (1) (2) (3) 1 Sửa chữa ô tô NiSan Chiếc 1 15.000.000 15.000.000 Cộng 15.000.000 Thuế GTGT 10% 1.500.000 Tổng cộng 16.500.000 (Mười sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn) Người viết hoá đơn Người mua (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau khi nhận được hoá đơn thuế GTGT kế toán vào nhật ký chứng từ số 2 như sau: Nhật ký chứng từ số 2 Ghi Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Tháng 6 năm 2003 TT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 112, ghi Nợ các TK Số NT 111 142 241 627 … Cộng Có TK 112 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 02 20/5 Thanh toán tiền sửa chữa ô tô 15.000.000 15.000.000 Cộng 15.000.000 Ngày 20 tháng 6 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sau đó kế toán tiến hành hạch toán như sau: 1. Tập hợp chi phí sửa chữa: Nợ TK 241: 15.000.000. Nợ TK 133: 1.500.000. Có TK 112: 16.500.000. 2. Chuyển vào chi phí trả trước: Nợ TK 142: 15.000.000. Có TK 241: 15.000.000. 3. Phân bổ đầu vào chi phí sản xuất chung trong 6 tháng cuối năm 2003. Nợ TK 627: 2.500.000. Có TK 142: 2.500.000. Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các hoá đơn thuế GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, nhật ký chứng từ trong tháng 5/2003 kế toán ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan như sau: Sổ cái Tháng 6 năm 2003 TK: 211 - TSCĐ hữu hình. Số dư đầu kỳ Nợ Có 1.565.274.705 Ghi Có các TK đối ứng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T 10 T 11 T 12 Cộng phát sinh Nợ 18.750.000 Cộng phát sinh Có 14.450.000 Dư cuối kỳ 1.569.574.705 Ngày 30 tháng 6 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sổ cái Tháng 6 năm 2003 TK: 214 - Hao mòn TSCĐ hữu hình. Số dư đầu kỳ Nợ Có … Ghi Có các TK đối ứng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T 10 T 11 T 12 Cộng phát sinh Nợ Cộng phát sinh Có 55.242.000 55.426.795 Dư cuối kỳ 55.242.000 55.426.795 Ngày 30 tháng 6 năm 2003 Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Sổ TSCĐ Loại TSCĐ hữu hình TT NT ghi sổ Chứng từ Tên TSCĐ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Số NT NT đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá Khấu hao năm Chứng từ Lý do giảm Tỷ lệ % Mức KH KH đã trích đến khi giảm Số NT Tổng số 1.565.274.705 662.904.246 III Máy móc thiết bị 238.144.000 1 Máy vi tính 22/5/03 18.750.000 IV Phương tiện vận tải 1 Xe Honda 0.5 9.450.000 Nhượng bán Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Kính thưa các thầy cố giáo! Trên đây là tình hình thực tế công tác hạch toán TSCĐ của Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây mà em đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập. Thông qua một số dẫn chứng hạch toán cơ bản về nội dung và trình tự của kế toán tăng, giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ và sửa chữa TSCĐ từ thủ tục hạch toán chi tiết đến hạch toán tổng hợp các vấn đề có liên quan đến TSCĐ. Phần dưới đây em xin phép được nêu ra một số đánh giá và nhận xét của mình về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Phần III hoàn thiện hạch toán tscđ tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Kế toán là việc quan sát ghi chép phân loại, tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày các kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin có ích cho việc ra các quyết định kinh tế, chính trị xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức. Xuất phát từ những yêu cầu quản lý đòi hỏi công tác kế toán luôn luôn phải được hoàn thiện. Việc nâng cao và hoàn thiện hạch toán giúp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả tài sản của đơn vị. Mặt khác nó giúp Nhà nước kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng vốn kinh doanh và chấp hành pháp luật ở doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định chính xác phù hợp đối với bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế. TSCĐ là sự thể hiện của vốn cố định, là bộ phận quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vè phương diện hiệu quả kinh tế các doanh nghiệp phải bằng mọi cách sử dụng tối đa công suất cuả máy móc thiết bị hiện có, kịp thời thay thế máy móc lạc hậu, bảo quản bảo dưỡng tốt máy móc thiết bị, tính toán chính xác hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư. Chính vì vậy yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp là phải tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học, xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng các TSCĐ. Trên cơ sở đó giúp cho quản trị doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về tài sản của doanh nghiệp. Việc phân chia, tổ chức bộ máy kế toán ở công ty, ở các đội trực thuộc là hoàn tàn hợp lý và phù hợp với các đặc điểm, tính chất quy mô của công ty. Kế toán Công ty gồm các bộ phận trong đó kế toán TSCĐ là người ghi chép phản ánh các nghiệp vụ có liên quan tới TSCĐ, khấu hao TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ... Toàn bộ các công việc trên cũng như các nghiệp vụ khác phát sinh đều được thực hiện trên máy vi tính. Sử dụng máy vi tính trong hạch toán kế toán là một tiến bộ mới kể cả về mặt kỹ thuật và kinh tế. Việc sử dụng kế toán bằng máy đã làm giảm bớt đáng kẻ khối lượng công tác kế toán. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, đây là loại sổ đơn giản và thích hợp với kế toán bằng máy vi tính. b. Về bản thân các bộ phận kế toán trong tổng thể: Mỗi cán bộ kế toán đều nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với công việc mà mình đảm nhận. Mỗi cá nhân đều nắm chắc phần hành kế toán mà mình thực hiện, thường xuyên theo dõi tìm hiểu các quy chế tài chính mới nhất để bổ xung hoàn thiện kiến thức và phục vụ cho công tác kế toán ngày càng tốt hơn. Giữa các bộ phận còn có mối liên hệ mật thiết với nhau cùng bổ xung hỗ trợ cho nhau để đạt tới một kết quả đúng đắn, chính xác, tốt nhất cho toàn bộ công tác hạch toán kế toán. c. Về công tác hạch toán và quản lý TSCĐ * Công tác quản lý TSCĐ: TSCĐ của công ty được phận loại rõ ràng hợp lý phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng TSCĐ. TSCĐ của công ty được phân loại theo 3 chỉ tiêu: + Phân loại theo hình thái biểu hiện. + Phân loại theo nguồn hình thành. + Phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ. Việc theo dõi bảo vệ TSCĐ rất chặt chẽ, cụ thể qua kết quả kiểm kê tài sản năm 1998 không bị mất mát hay thiếu hụt. d. Công tác kế toán TSCĐ TSCĐ được phản ánh, theo dõi tình hình biến động một cách chặt chẽ sát sao. TSCĐ được phản ánh trên sổ sách, được theo dõi trên sổ kế toán của công ty. Như đã trình bày ở trên đó là một số ưu điểm về cả công tác kế toán (kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng) và quản lý, hiện nay công tác này vẫn không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên không thể không có những thiếu ở khâu này hay khâu khác. II. một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. Dưới đây là một số tồn tại mà em mạnh dạn đề suất ra theo ý kiến riêng của mình chắc chắn nó có thể chưa được chính xác lắm vì chỉ sau một thời gian ngắn thực tập và với kiến thức còn hạn chế, không thể nào có cách nhìn sáng suốt của những người đã làm việc lâu năm. Vấn đề thứ nhất: Về khấu hao TSCĐ Công ty tiến hành khấu hao theo quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ trưởng Bô Tài Chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Công ty tiến hành khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản, dễ làm nhất mà các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đều áp dụng, nhưng nó cũng có nhược điểm là nó có thẻ không tính toán chích xác, không tính đúng, khong trích đủ hao mòn và không phản ánh được thực chất giá trị tài sản chuyển vào chi phí, dẫn đến sai lệch trong việc tính giá thành làm sai kết quả kinh doanh. Theo phương pháp này mức khấu hao được tính căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao theo công thưcs sau: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao 1 năm = Thời gian sử dụng hoặc : Mức khấu hao 1 năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao. Vì thế cho nên vào những năm cuối của quá trình sử dụng giá trị hao mòn thấp, nhưng mức khấu hao cơ bản không đổi năng suất làm việc của tài sản đã kém đi nhiều nhưng vẫn phải trích khấu hao vào giá thành. Như những năm đầu khi mà TSCĐ vẫn còn sử dụng tốt vì thế nên rất khó thu hồi nốt phần vốn đó. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp khấu hao hiện đại tuy rằng nó có phức tạp về phương pháp tính, nhưng lại chính xác. Vậy vấn đề đặt ra là cần phải khấu hao theo phương pháp nào để tính đúng, tính đủ số hao mòn, góp phần đẩy mạnh sản xuất, kích thích lao động tạo ra nhiều của cải vật chất. ở nước ta hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn vào nước ta, nhiều công ty liên doanh có vốn nước ngoài, hoặc các công ty 100% vốn nước ngoài liên tục được lập nên trong những năm gần đây - Đối với một số trong những công ty này Bộ tài chính đã linh động cho áp dụng thực nghiệm phương pháp khấu hao hiện đại. Đó là phương pháp khấu hao nhanh theo thời gian. Về cơ bản phương pháp này có 2 phương pháp. Phương pháp 1: Khấu hao gia tốc theo một tỷ lệ khấu hao cố định trên giá trị còn lại của TSCĐ cuối năm trước. Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng x 2 Mức khấu hao từng năm được tính như sau: Mức KH năm 1 = (Nguyên giá TSCĐ) x (tỷ lệ KH). Mức KH năm 2 = (Nguyên giá TSCĐ) - (Số tiền KH năm 1) x (tỷ lệ KH) Mức KH năm n = (NG TSCĐ) - (Số tiền KH năm n-1) x (tỷ lệ KH) Theo phương pháp này thì đến những năm cuối tuy giá trị tài sản còn ít nhưng để thu hồi hoàn toàn thì rất lâu. Để khắc phục nhược điểm này người ta đề ra phương pháp khấu hao thứ hai Phương pháp 2: Xác định số năm sử dụng TSCĐ Số năm sử dụng TSCĐ (N) = n (n+1)/2 n : là năm sử dụng cuối cùng TSCĐ Giá trị của TSCĐ = Nguyên giá - Giá trị đào + Chi phí tỷ lệ TSCĐ thải ước tính ước tính Mức KH năm 1 : n x Giá trị tài sản phải trích khấu hao N Mức KH năm 2 : n - 1 x Giá trị tài sản phải trích khấu hao N ................. Mức KH năm n : 1 x Giá trị tài sản phải trích khấu hao N Các phương pháp khấu hao nhanh trên có nhiều ưu điểm là rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, tập trung vào những năm đầu khi TSCĐ còn mới, năng lực sản xuất còn cao, hạn chế hao mòn vô hình một cách có hiệu quả, tiết kiệm và hạ lãi suất tín dụng tạo khả năng quay vòng vốn nhanh, tạo nguồn tái đầu tư, đổi mới kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp khấu hao này đòi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc cụ thể chi tiết. Đối với Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây trong điều kiện cụ thể về vốn, về con người, về trình độ năng lực hoạt động về số lượng, chủng loại, giá trị TSCĐ... Không thể nói ngay được rằng khấu hao theo phương pháp nào là tốt nhất mà cần phải có sự đánh giá, tính toán kỹ lưỡng mọi thiệt hại nếu như áp dụng phương pháp khấu hao này. Trên đây cũng chỉ là một giải pháp để tham khảo nhằm mục đích theo đơ, quản lý TSCĐ và hao mòn TSCĐ tốt hơn. Vấn đề thứ hai: Tăng cường bảo quản và sử dụng TSCĐ Tài sản cố định giữ vai trò quan trọng của công ty trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho xây dựng công trình, sửa chữa cầu đường vì thế việc bảo quản sẽ dễ dẫn tới mất mát hư hỏng gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Chính vì vậy khi đưa TSCĐ vào sử dụng cần phân rõ trách nhiệm quyền hạn cho các bộ phận, phòng ban, tránh tình trạng chồng chéo chức năng để đến khi TSCĐ bị mất hư hỏng thì không có bộ phận nào chịu trách nhiệm. Công ty cũng nên có các giải pháp về trách nhiệm vật chất nhằm tác động trực tiếp đến việc quản lý sử dụng TSCĐ như: Thưởng cho các cá nhân, tập thể bảo quản tốt TSCĐ cho những phát minh trong việc huy động công suất của TSCĐ, phạt những trường hợp bảo quản, vận hành TSCĐ không đúng kỹ thuật, quy cách để hư hỏng, mất mát. Công ty cũng cần phải tăng cường hơn nữa công tác bảo dưỡng, bảo trì nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho tài sản đặc biệt là các thiết bị công nghệ tiên tiến. Vấn đề thứ ba: Hoàn thiện hệ thống sổ sách phục vụ hạch toán và quản lý TSCĐ. Trên thực tế việc theo dõi TSCĐ trên sổ kế toán tổng hợp tương đối chặt chẽ chính xác. Tuy nhiên việc theo dõi trên một sổ tổng hợp sẽ gây khó khăn cho việc đối chiếu kiểm tra. Do đó công ty nên cần lập thêm thẻ TSCĐ để tài sản được theo dõi và hạch toán cụ thể, chính xác hơn. Đặc biệt là bảng phân bổ khấu hao TSCĐ công ty cần lập đúng theo mẫu quy định. Ghi thẻ TSCĐ: Thẻ TSCĐ với mục đích theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ gồm bốn phần chính: 1. Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như trên, ký hiệu, quy cách, số hiệu, nước sản xuất, năm sử dụng, công suất, diện tích thiết kế, ngày tháng năm và lý do đình chỉ hoạt động của TSCĐ. 2. Ghi các chỉ tiêu nguyên giá của TSCĐ ngay khi bắt đầu hình thành TSCĐ qua các thời kỳ do đánh giá lại, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận v.v... và giá trị hao mòn đã trích qua các năm Với các TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ. 3. Ghi số phụ tùng kèm theo 4. Ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày tháng năm của những từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm. Căn cứ để lập thẻ: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Bảng trích khấu hao TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ Và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ: Để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bố khấu hao cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng kỳ. Bảng phân bổ được lập theo mẫu của Bộ Tài Chính như sau: Trong đó: Số khấu hao đã trích tháng trước: Lấy từ bảng tính khấu hao tháng trước của toàn công ty, bảng tính số khấu hao phải nộp của từng đơn vị. Các dòng khấu hao tăng, giảm quý này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến khấu hao theo quy định hiện hành. Tổng số khấu hao phải trích tháng này được tính bằng số khấu hao đã trích tháng trước + số khấu hao tăng trong tháng - số khấu hao giảm trong tháng. * về việc trang bị TSCĐ: - Công ty nên đẩy mạnh liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Đó là biện pháp tăng cường sức mạnh của Công ty cũng như việc bổ xung thêm nguồn vốn cho Công ty. Nó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, Công ty có cơ sở, điều kiện để tham gia đầu tư dài hạn, nó sẽ giúp Công ty được một khoản lợi nhuận trong tương lai. Với việc này sẽ tạo cho Công ty có thêm y tín trên thị trường. - Hơn nữa Công ty cần có thêm một số TSCĐ vô hình. Một mặt, nó góp phần làm thuận lợi cho công việc sản xuất kinh doanh, khẳng định cị trí của Công ty trong nền kinh tế, tạo thêm uy tín của Công ty. Mặt khác, Công ty có thể trích và khấu hao từ loại TSCĐ này một lượng vốn bổ xung cho sản xuất, kinh doanh sau này. - Ngoài ra Công ty cần trang bị thêm một số máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán đặc biệt là các phần mềm kế toán, thứ nhất là giảm nhẹ được khối lượng công việc mà kế toán phải ghi chép, thứ hai là dần dần công nghiệp hoá việc quản lý, sử dụng các loại TSCĐ. Như vậy, chúng sẽ góp phần làm tăng thêm số lượng, chất lượng TSCĐ cho Công ty, giúp Công ty tồn tại và phát triển hơn nữa. kết luận Tài sản cố định là tư liệu lao động quan trọng, là một lĩnh vực lớn đối với các doanh nghiệp. Làm sao để sử dụng, quản lý, hạch toán TSCĐ tốt là một vấn đề quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty, em đã hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐ trong công tác quản lý của Công ty. Qua đó, em nhận thấy Công ty có những mặt mạnh cần phát huy như Công ty đã thực hiện tổ chức hạch toán TSCĐ tương đối chi tiết, đầy đủ, đúng yêu cầu của hình thức nhật ký chứng từ. Tuy nhiện, vẫn còn một số mặt hạn chế về công tác quản lý, sử dụng TSCĐ. Đồng thời, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của bản thân nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác tổ chức hạch toán về TSCĐ. Em tin rằng trong thời gian tới, công tác tổ chức hạch toán TSCĐ ở công ty sẽ dần được hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính toàn Công ty. Cũng từ đây em hiểu rằng: “Một cán bộ tài chính kế toán không chỉ am hiểu những vấn đề lý luận mà còn phải biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt những vấn đề đã nghiên cứu ở nhà trường vào công tác thực tế để giải quyết những vấn đề thực tế đã xảy ra. Là sinh viên khoa kinh tế , trong những năm học tập lý thuyết trên ghế nhà trường cùng thời gian thực tập tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây, được sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú trong phòng kế toán, các cô chú trong công ty, của bạn bè, của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Viện Đại học Mở Hà Nội và đặc biệt được sự giúp đỡ hướng dẫn của Cô giáo Lê Thị Hồng Phương, nay em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Tổ chức hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây”. Do thời gian thực tập và trình độ hiểu biết có hạn nên chắc chắn bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, các cô chú trong Công ty và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế giúp em hoàn thiện nhận thức, hiểu biết của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, và sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo Lê Thị Hồng Phương đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. Em xin chân thành cảm. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần I: những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán TSCĐ hữu hình trong các Doanh nghiệp. 3 I. Vị trí của TSCĐ hữu hình và nhiệm vụ hạch toán. 3 1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của TSCĐ hữu hình. 3 2. Phân loại TSCĐ. 4 3. Tính giá TSCĐ. 7 4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ. 9 II. Hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình. 10 III. Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình. 11 1. Tài khoản sử dụng. 11 2. Phương pháp hạch toán. 13 IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình. 19 1. Tài khoản sử dụng. 19 2. Phương pháp hạch toán. 21 V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình. 23 Phần II: thực trạng hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. 26 I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có liên quan đến hạch toán TSCĐ hữu hình. 26 1. Lịch sử hình thành và phát triển. 26 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. 2 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy và bộ sổ kế toán tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. 29 1. Đặc điểm tổ chức mộ máy kế toán ở Công ty. 29 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 31 III. Hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình. 34 IV. Hạch toán tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình. 35 V. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty. 42 VI. Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình. 46 Phần III: Hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. 53 I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. 53 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây. 55 Kết luận 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20119.DOC
Tài liệu liên quan