Đề tài Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản

Tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản: —&œ– ĐỀ TÀI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Giáo viên thực hiện : Sinh viên thực hiện : Mục lục Trang Phần i A- khái quát chung về vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Khái niệm, ý nghĩa của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho công nhân viên, do đó phải ứng trước một số vốn cho mục đích này. Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục; m...

doc62 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– ĐỀ TÀI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ XUẤT KHẨU THỦY SẢN Giáo viên thực hiện : Sinh viên thực hiện : Mục lục Trang Phần i A- khái quát chung về vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Khái niệm, ý nghĩa của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho công nhân viên, do đó phải ứng trước một số vốn cho mục đích này. Đối tượng lao động khi tham gia quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục; một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lưu động sản xuất. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc đóng gói, tích luỹ thành lô, thanh toán với khách hàng... Những khoản vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Như vậy, số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên liên tục gọi là VLĐ của doanh nghiệp, VLĐ luân chuyển giá trị toàn bộ một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. VLĐ của doanh nghiệp còn được định nghĩa là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các TSLĐ khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm. 2. ý nghĩa của VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm tuần hoàn của VLĐ, cùng một lúc nó phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Để tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản, để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư vào các hình thái khác nhau đó để các hình thái có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Nếu không thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn. VLĐ còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư, VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở khâu nhiều hay ít. Ngoài ra, VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý hay không. Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển VLĐ còn có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Hơn thế, trong tình hình sản xuất kinh doanh có thể gặp những rủi ro, mất mát, hư hỏng, giá cả giảm mạnh, nếu doanh nghiệp không có lượng vốn đủ lớn sẽ khó đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy quyết liệt, VLĐ là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ Có hai nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động: nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong và nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài. *Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên trong: như qui mô doanh nghiệp, tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động... Khi so sánh giữa hai doanh nghiệp có qui mô khác nhau thì lượng vốn lưu động cũng khác nhau, doanh nghiệp nhỏ có ít khả năng đầu tư nhiều về tài sản cố định nên quá trình kinh doanh chủ yếu dựa vào sự vận động của vốn lưu động, ngược lại doanh nghiệp có qui mô lớn thì có tỷ lệ vốn lưu động trong tổng tài sản lớn hơn do có khả năng đầu tư vào tài sản cố định. Tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn lưu động. Một doanh nghiệp có kế hoạch quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì lượng vốn lưu động không những được bảo toàn qua các kỳ kinh doanh mà ngày một tăng thêm. Đối với những doanh nghiệp có tình hình quản lý sử dụng vốn mà hoạt động không tốt sẽ dẫn tới tình trạng hao hụt dần vốn lưu động và hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. *Nhóm nhân tố ảnh hưởng bên ngoài: có thể kể đến uy tín, đặc điểm từng ngành và tình hình kinh tế trong từng giai đoạn. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành cũng ảnh hưởng đến khối lượng vốn lưu động, ví dụ như ngành thương mại du lịch thì cần lượng vốn lưu động nhỏ hơn so với ngành sản xuất. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cũng tác động đến lượng vốn lưu động, một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường sẽ cần một lượng vốn lưu động ít hơn các doanh nghiệp khác. Mặt khác sự ổn định về kinh tế, chính trị của mỗi nước cũng ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động 1- Kết cấu vốn lưu động Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản Quốc gia. Nếu doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm và phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phân loại vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp dựa theo hình thái biểu hiện có thể chia thành: vốn vật tư hàng hoá và vốn tiền tệ. Vốn vật tư hàng hoá bao gồm vốn nguyên liệu chính, vật liệu phụ, vốn sản phẩm dở dang, vốn chi phí chờ phân bổ, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài. Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, tiêu thụ sản phẩm. Những khoản vốn này luân chuyển theo quy luật nhất định có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản suất, mức tiêu hao, điều kiện sản suất cung tiêu của doanh nghiệp để xác định mức dự trữ hợp lý làm cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản suất kinh doanh. Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản vốn nằm trong lĩnh vực lưu thông luôn biến động, luân chuyển theo một quy luật nhất định nhưng thời gian không dài. Đối với doanh nghiệp sản suất, sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn sau: T - H ... sản suất ... H' - T' Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn trải qua 2 giai đoạn T - H - T'. Quá trình vận động thay đổi hình thái từ hình thái ban đầu là tiền (T) trở về hình thái ban đầu là T' (với T' = T + DT) gọi là vòng tuần hoàn của vốn. Với cách phân loại trên, ta chia vốn lưu động thành các bộ phận sau: a. Tiền của doanh nghiệp: Là lượng tiền do ngân sách cấp, do tự có hoặc được bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tồn tại ở 3 dạng a1. Tiền mặt tại quỹ: Phản ánh số tiền thực có ở quỹ doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo được dùng để thanh toán những khoản chi trực tiếp bằng tiền mặt. Doanh nghiệp cần phải tính toán giữ một lượng tiền mặt như thế nào cho hợp lý, hiệu quả có thể sinh lời và chi phí cơ hội vốn cho việc giữ tiền mặt tại quỹ. a2. Tiền gởi ngân hàng: Là khoản tiền của doanh nghiệp gởi ở ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo nhằm bảo đảm nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn nhận được tiền lãi từ số tiền của nền kinh tế. Tuy nhiên lượng tiền gởi phải ở mức tối ưu và cần phải được xem xét tuỳ trương hợp. Như vậy, tiền còn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó là mạch máu lưu thông của nền kinh tế, giữ một lượng tiền ở mức hợp lý là điều quan tâm của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải dự toán trước nhu cầu vốn bằng tiền trong kỳ đến để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. a3. Tiền đang chuyển: Là tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc đã gởi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng. b. Đâu từ tài chính ngắn hạn: Là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có giá trị hoặc góp vốn liên doanh ngắn hạn bằng tiền, hiện vật, có thể thu hồi kịp thời kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá 1 năm (tín phiếu kho bạc, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng...) và các loại đầu tư khác không quá 1 năm. Để đảm bảo vốn của mình các doanh nghiệp tiến hành lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn để tránh rủi ro trong hoạt động này. Đầu tư tài chính ngắn hạn có mức độ chuyển thành tiền nhanh hơn những TSLĐ khác. c. Các khoản phải thu: Là những khoản tiền phải thu của doanh nghiệp hay chính là những khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu gồm: - Phải thu khách hàng: là những khoản khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp do áp dụng chính sách tín dụng thương mai trong quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp. - ứng trước cho người bán: Là những khoản tiền doanh nghiệp đặt cọc trước cho nhà cung cấp để mua hàng hoá, nguyên vật liệu. - Phải thu nội bộ: Là những khoản thu của doanh nghiệp đối với các đơn vị phụ thuộc. - Các khoản thu khác: Là những khoản thu trong kỳ của doanh nghiệp ngoài những khoản trên. - Dự phòng phải thu khó đòi: được xem là chi phí trong kỳ. Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh hay không lành mạnh là phụ thuộc vào các khoản phải thu này. Nếu các khoản phải thu (chủ yếu là phải thu khách hàng) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ và ngày càng tăng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và không đủ vốn để đảm bảo cho quá trình kinh doanh. Vì vậy cần phải có những biện pháp tối ưu để các khảo phải thu này chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng TSLĐ. d. Hàng tồn kho: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho hay đang đi đường hoặc là hàng gởi đi bán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cao. Đối với doanh nghiệp thương mại, hang tồn kho là hàng hoá và nguyên vật liệu, thành phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất. Nếu hàng tồn dự trữ với số lượng lớn là điều không tốt khi khoản phải thu nhỏ, ngược lại hàng tồn dự trữ với số lượng ít và khoản thu phải tăng cũng không hẳn có lời cho doanh nghiệp do doanh thu bán chịu tăng, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Mặc khác cần xem xét tỷ trọng của từng loại hàng trong tổng hàng tồn kho có hợp lý hay không để có kế hoạch điều chỉnh. Chính vì vây, để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tránh ứ đọng vốn, doanh nghiệp phải tính toán mức dự trữ hợp lý. e. Tài sản lưu động khác: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh nhưng không thuộc các khoản kể trên. TSLD khác bao gồm: Tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Ngoài ra, TSLD còn bao gồm các khoản chi phí sự nghiệp dở dang hoặc kết thúc, nhưng đang chờ quyết toán. Chi phí sự nghiệp là những khoản chi phí của doanh nghiệp cho những công việc, những hoạt động được trang trải bằng nguồn khinh phí do ngân sách Nhà nước, cấp trên cấp phát. Ngoài cách phân loại theo hình thái biểu hiện ở trên, người ta còn có thể phân loại VLĐ dựa theo vai trò của nó trong quá trình tái sản xuất, được chia thành ba loại. Trong mỗi loại dựa theo công dụng lại được chia ra thành nhiều khoản vốn như sau: - VLĐ nằm trong quá trình dự trữ sản xuất: gồm có vốn nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vật rẻ tiền mau hỏng. - VLĐ nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn bán thành phẩm tự chế, vốn về phí tổn đợi phân bổ. - VLĐ nằm trong quá trình lưu thông: vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài, vốn hàng hoá xuất ra nhờ ngân hàng mua hộ, vốn tiền tệ, vốn thanh toán. Theo cách phân loại này có thể thấy được tỷ trọng VLĐ nằm trong lĩnh vực sản xuất vật chất càng lớn thì hiệu quả kinh tế trong sử dụng VLĐ càng cao, vì vậy cần phải chú ý phân bổ tỷ lệ vốn trong các khâu một cách hợp lý. VLĐ của doanh nghiệp dựa theo nguồn hình thành có thể chia thành: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay. Việc phân loại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp lựa chọn đối tượng huy động vốn tối ưu để luôn có một số vốn ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Sự biến động của nguồn vốn vay so với tổng nguồn hoặc nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn là căn cứ để nhà quản lý lựa chọn và quyết định phương án đầu tư. Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động cho thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động, có thể kể ra những nhân tố chủ yếu sau: a. Những nhân tố về mặt sản xuất: Những doanh nghiệp có qui mô sản xuất, tính chất sản xuất, trình độ sản xuất, quy trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng vốn lưu động ở từng khâu dự trữ, sản xuất cũng khác nhau. b. Những nhân tố về mặt cung tiêu: Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường cần rất nhiều các loại vật tư do nhiều đơn vị cung ứng khác nhau. Nói chung nếu đơn vị cung ứng nguyên vật liệu càng gần thì vốn dự trữ càng ít; nếu việc cung ứng càng chính xác so với kế hoạch và kỳ hạn hàng đến , về số lượng, về quy cách nguyên vật liệu... thì số dự trữ nguyên vật liệu sẽ càng ít đi. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng nhất định đến kết cấu vốn lưu động. Khối lượn tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa doanh nghiệp với đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn thành phẩm và vốn hàng xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ. c. Những nhân tố về mặt thanh toán: Sử dụng thể thức thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau. Cho nên việc lựa chọn thể thức thanh toán hợp lý, theo sát và giải quyết kịp thời những vấn đề thủ tục thanh toán, đôn đốc việc chấp hành kỷ luật thanh toán có ảnh hưởng nhất định đến việc tăng, giảm bộ phận vốn lưu động bị chiếm dụng ở khâu này. Kết cấu vốn lưu động còn phụ thuộc vào tính chất thời vụ sản xuất, nhất là trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng của đất đai thời tiết khác nhau và kết cấu này còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý. B. sự cần thiết, thông tin sử dụng, phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn I. sự cần thiết của phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động: 1. Khái niệm phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động: Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động là tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và một số các thông tin khác. Tuy nhiên, đấy không phải là quá trình tính toán các chỉ số, chỉ tiêu mà là quá trình tìm hiểu, đánh giá, đưa ra những nhận xét về các kết quả của sự quản lý và sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp, qua đó kiến nghị các biện pháp để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những mặt hạn chế của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định quản lý phù hợp. 2. Sự cần thiết của việc phân tích: Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp vì nó gắn liền với lợi ích lâu dài của chính họ. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần dựa vào các con số trên báo cáo tài chính vì nó chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện các thông tin mà các đối tượng cần quan tâm. Vì vậy, tiến hành phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động là một đòi hỏi khách quan. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính trên nhiều góc độ khác nhau và có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng phục vụ cho mục đích của mình. - Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là quản lý sử dụng vốn lưu động như thế nào để có hiệu quả, thông qua việc phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động họ có thể lập ra kế hoạch sử dụng vốn lưu động tốt hơn, có những quyết định về tồn trữ tiền mặt, hàng hoá, nguyên vật liệu... phù hợp với chính sách tín dụng đúng đắn nhất nhằm lựa chọn các phương án kinh doanh, huy động vốn. - Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các chủ nợ khác họ chú ý đến khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiện tại và tương lai, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp để quyết định cho vay hay bán chịu... Do những lợi ích trên nên trong quá trình kinh doanh phải xác định cơ cấu vốn lưu động một cách hợp lý tránh thiếu hụt hay lãng phí. Mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về sử dụng vốn lưu động trong các kỳ sản xuất kinh doanh của mình. II. Thông tin sử dụng để phân tích: Tất cả những thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu phân tích, từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến các nguồn thông tin bên ngoài đều được sử dụng để phân tích. Các bản báo cáo tài chính phản ánh đầy đủ các thông tin kế toán, đây là nguồn thông tin quan trọng và cần thiết trong việc phân tích tình hình quản lý sử và dụng vốn lưu động. 1. Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính mô tả tình hình tài chính của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Bảng CĐKT gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn phản ánh tổng tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các nhà phân tích chủ yếu dựa vào mục A - TSLĐ & ĐTNH và phần 1-A- nguồn vốn (nợ ngắn hạn). 2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là một báo cáo quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo này người ta có thể biết được khả năng sinh lời của vốn lưu động là bao nhiêu từ đó lập kế hoạch vốn lưu động cho kỳ tới. 3. Các sổ chi tiết: Bên cạnh việc sử dụng các báo cáo tài chính cần sử dụng thêm các sổ chi tiết để việc phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động được cụ thể hơn. Tuy nhiên không chỉ sử dụng các báo cáo tài chính hay sổ chi tiết mà mục tiêu của phân tích là đưa ra những dự báo để giúp việc quyết định về vốn trong tương lai của doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải quan tâm đến môi trường kinh doanh, thông tin về các chính sách của Nhà nước và so sánh tình hình của doanh nghiệp với trung bình ngành hay với các đối thủ cạnh tranh. III. các phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích vốn lưu động nói riêng hay tài chính nói chung bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính hay vốn lưu động, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp nhưng trên thực tế người ta sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỉ lệ. 1. Phương pháp so sánh: Là phương pháp sử dụng các báo cáo tài chính để so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi của vốn lưu động, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp; so sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành của các doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động tốt hay xấu, được hay chưa được. Có thể so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. 2. Phương pháp phân tích tỷ lệ: Số tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ giữa lượng này với lượng khác. Bản thân các số tỷ lệ không mang một ý nghĩa nhất định nhưng khi được so sánh với các số tỷ lệ của giai đoạn trước hay số trung bình ngành thì nó sẽ giúp cho các nhà phân tích đưa ra những kết luận đối với mục tiêu cần phân tích. Ta có thể sử dụng nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn lưu động, khả năng sinh lời của vốn lưu động để phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 3. Phân tích định tính: Khi phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động cần có sự kết hợp giữa các chỉ số tính được với các đặc điểm mang tính đặc thù của doanh nghiệp cũng như các yếu tố khác xung quanh để có nhận xét đúng đắn hơn. Vì phương pháp định lượng cho phép đánh giá thực trạng quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp bằng cách dựa vào các chỉ tiêu cụ thể, tuy nhiên đôi khi không chính xác do các chỉ tiêu đó chỉ phản ánh tình hình của doanh nghiệp tại một thời điểm, đồng thời trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như bản chất ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh... C. nội dung phân tích Phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng dựa trên những nguyên tắc tài chính doanh nghiệp nhằm phân tích đánh giá thực trạng và triển vọng trong tương lai về vốn lưu động của doanh nghiệp, chỉ rõ mặt tích cực mặt tiêu cực trong quá trình quản lý sử dụng vốn lưu động, xem xét nguyên nhân nào làm ảnh hưởng để từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn lưu động. Để đạt được điều đó ta đi phân tích một số nội dung sau: - Phân tích khái quát tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Phân tích rủi ro và tình hình bảo toàn vốn. I. Phân tích khái quát tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động. Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính giúp các nhà phân tích có cái nhìn ban đầu về tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1. Phân tích cơ cấu tài sản lưu động (TSLĐ): Khi tiến hành phân tích cơ cấu TSLĐ, bên cạnh việc so sánh sự biến động của tổng TSLĐ qua các thời kỳ, ta còn xem xét tỷ trọng của từng loại TSLĐ trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy sự biến động đó hợp lý hay không. Nội dung phân tích này cho biết vốn lưu động năm N tăng giảm bao nhiêu so với năm N-1, tình hình sử dụng vố lưu động như thế nào? Những chỉ tiêu nào chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng giảm này? Từ đó có giải pháp khai thác nguồn vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Bảng phân tích cơ cấu TSLĐ: Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Tỷ trọng Đầu năm N Cuối năm N Mức % Đầu năm N Cuối năm N TSLĐ & DDTNH I. Tiền mặt tại quĩ. II. Tiền gửi ngân hàng. III. Đầu tư tài chính ngắn hạn. IV.Dự phòng giả giá chứng khoáng đầu tư ngắn hạn(*). V. Phải thu khách hàng. VI. Khoản phải thu khác. VII. Dự phòng phải thu khó đòi. VIII. Thuế GTGT được khấu trừ. IX. Hàng tồn kho. X. Dự phòng giảm giá. XI. TSLĐ khác. II. Vốn lưu động Ròng hay vốn lưu động thường xuyên: 1. Khái niệm: Vốn lưu động dòng là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên (VCSH + nợ phải trả dài hạn và trung hạn) so với TSLĐ hay là phần chênh lệch giữa TSLĐ so với nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn). Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - TSCĐ & ĐTDH = Tài sản lưu động - Nguồn vốn tạm thời 2. ý nghĩa thực tiễn của việc phân tích vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động ròng. - Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn có ý nghĩa là nguồn vốn lưu động ròng < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trường hợp này giả pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm qui mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp. - Ngược lại khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, tức là vốn lưu động ròng > 0, TSCĐ của doanh nghiệp được tài trợ vững chắc bởi nguồn vốn dài hạn, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng càng lớn càng thể hiện tính độc lập cao của doanh nghiệp. Ngoài ra TSLĐ cũng được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Tuy nhiên nếu vốn lưu động ròng > 0 mà nợ trung hạn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn dài hạn thì chưa hẳn là tốt vì doanh nghiệp sẽ chịu áp lực thanh toán trong tương lai. Ngoài ra phân tích vốn lưu động ròng có thể tránh được trường hợp một số doanh nghiệp Nhà nước tính toán sai trong việc xin cấp vốn lưu động. III. Phân tích khả năng thanh toán: 1. Phân tích tình hình thanh toán: Bảng phân tích tình hình thanh toán. Các khoản phải thu Đầu năm Cuối kỳ So với đầu năm Tỷ trọng % Các khoản phải trả Đầu năm Cuối kỳ So với dầu năm Tỷ trọng % % Đầu năm Cuối năm % Đầu năm Cuối năm 1. Phải thu khách hàng. 2. Trả trước cho người bán. 3. Phải thu khác. 4. Tạm ứng. 1. Vay ngắn hạn. 2. Phải trả người bán. 3. Người mua trả trước. 4. Phải nộp nhà nước. 5. Phải trả CNV. 6. Phải trả khác. 7. Nợ dài hạn đến hạn trả. Tổng Trong sản xuất kinh doanh không tránh khỏi hình thức mua bán chịu giữa doanh nghiệp với khách hàng; vì vậy phân tích tình hình thanh toán để thấy được sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thanh toán, tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và áp lực thanh toán trong thời gian tới. Qua đó giải quyết nhanh chóng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán đồng thời có chính sách trả nợ thích hợp. Phân tích tình hình thanh toán được tiến hành thông qua những chi tiết sau: Kỳ thu tiền bq = Với: Kỳ trả tiền bình quân. Trường hợp lượng tiền mua hàng năm không tính được nên ta sử dụng lượng hàng mua trong năm, hai chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả tiền bình quân nên so sánh với kỳ hạn tín dụng do nhà cung cấp qui định cho doanh nghiệp và kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. - Đối với kỳ trả tiền bình quân: Nếu chỉ tiêu này tăng chứng tỏ các khoản tín dụng được sử dụng như một nguồn vốn và cao hơn mức trung bình ngành thì doanh nghiệp đang chiếm dụng các khoản phải trả, ngược lại doanh nghiệp không khai thác tốt các khoản tín dụng sẵn có. - Đối với kỳ thu tiền bình quân: Nếu thấp hơn mức trung bình ngành có thể xem chính xách thu hồi nợ của doanh nghiệp là tốt hay còn chưa tốt trong tín dụng bán hàng. Nếu cao hơn mức trung bình ngành chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Trường hợp không tách riêng được doanh thu thuần bán chịu ta có thể sử dụng doanh thu thuần trong kỳ. Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình vón lưu động của doanh nghiệp hay không, cần tính và so sánh các chỉ tiêu: * Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả = Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và nhược lại. Để làm rõ hơn tình hình thanh toán của công ty ta cần lập bảng phân tích tình hình thanh toán. Ngoài ra, khi phân tích tình hình chiếm dụng của doanh nghiệp, ta phải loại trừ vay ngắn hạn trong khoản phải trả của doanh nghiệp, cần phải xem xét tính hợp lý của khoản chiếm dụng và đi chiếm dụng. Nhìn vào bảng nếu thấy các khoản thu và phải trả đều tăng lên thì tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần phải có biện pháp thúc đẩy nhanh việc thu hồi nợ và trả nợ. 2. Phân tích khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. a. Khả năng thanh toán hiện hành: Một trong những thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành. Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu khả năng thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số này cao có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên nếu Rc quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSLĐ hay nói cách khác việc quản lý TSLĐ không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, hàng tồn kho ứ đọng). Một doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có khả năng thanh toán cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn ứ đọng kém phẩm chất. Vì thế trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh được chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. b. Khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSLĐ có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền. Khả năng thanh toán nhanh = Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một doanh nghiệp. Chỉ số này được đánh giá là tốt khi 0.5< khả năng thanh toán <1. Trường hợp doanh nghiệp không có đầu tư ngắn hạn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính là khả năng thanh toán bằng tiền, khi đó người ta đo lường mức độ đảm bảo nợ ngắn hạn của tiền hiện có tại doanh nghiệp. Khi phân tích ta thường so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành hay với các doanh nghiệp cùng ngành từ đó nhận xét tình hình thanh toán của doanh nghiệp và đưa ra những biện pháp tối ưu trong vấn đề sử dụng vốn lưu động. IV. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng hay sử dụng vốn nói chung là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công quản tác quản lý sản xuất kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn. 1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động được biểu thị bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động được gọi là hiệu suất luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hay không? Số vòng quay của VLĐ = Trong đó: VLĐ bq năm = Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ hay phản ánh tốc độ chuyển đổi vốn lưu động thành tiền. Nếu số vòng quay chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lai, chỉ tiêu này được gọi là hệ số luân chuyển. Từ công thức trên ta có thể xác định thời gian của một vòng luân chuyển: Số ngày một vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Một cách tổng quát, có thể xác định số vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) trong kỳ của doanh nghiệp theo công thức. Số VLĐ tiết Doanh thu thuần kỳ phân tích Số ngày 1 vòng Số ngày 1 kiệm (-) hay = x quay VLĐ - vòng quay lãng phí (+) 360 kỳ phân tích VLĐ kỳ gốc 2. Số vòng quay khoản phải thu: Số vòng quay khoản khoản thu được sử dụng để xem xét việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hoá đơn của họ, lúc đó khoản phải thu quay được một vòng. Số vòng quay các khoản phải thu Với: Số dư bq nợ phải thu khách hàng= Số ngày 1 vòng quay khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do bị chiếm dụng nhiều, nhưng nếu cao quá sẽ giảm sức cạnh tranh dấn đến giảm doanh thu. Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ quá hạn trả và có biện pháp sử lý. Nếu so sánh số ngày một vòng quay khoản phải thu với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá công tác thu hồi nợ và khả năng hoán chuyển thành tiền của doanh nghiệp. 3. Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho Dựa vào hệ số vòng quay hàng tồn kho ta định được tốc độ luân chuyển hàng hoá và thời gian hàng hoá dự trữ tại kho, từ đó doanh nghiệp có những phương án kinh doanh tốt nhất. Hệ số này càng cao thể hiện tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên, nếu duy trì hàng tồn kho thấp đôi khi sẽ thiếu hàng bán và hạn chế việc tăng doanh thu. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = V. phân tích rủi ro và tình hình bảo toàn vốn lưu động. 1. Phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến vốn lưu động: Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh như đã nói ở phần trước. Tuy nhiên, trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động sẽ ít nhiều gặp phải những rủi ro do khách quan hay chủ quan, những rủi ro này làm vốn lưu động của doanh nghiệp bị giảm đi. Có thể do những nguyên nhân sau: - Hàng hoá bị ứ đọng, kém phẩm chất hoặc không phù hợp với thị hiếu khách hàng, không tiêu thụ hoặc được bán với giá thấp. - Sự rủi ro bất thường xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Những khoản vốn trong thanh toán bị chiếm dụng trong thời gian dài với số lượng lớn trong khi đồng tiền bị mất giá do lạm phát. - Những khoản vốn không thu hồi được trong khi Công ty không lập dự phòng phải thu khó đòi. - Kinh doanh thua lỗ kéo dài sau một thời kỳ nhất định vốn lưu động bị thiếu hụt dần. - Nền kinh tế có lạm phát. giá cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị mất dần theo tốc độ trượt giá. Chính vì thế doanh nghiệp nên xem xét những nguyên nhân rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng đến vốn lưu động nhằm có những biện pháp hạn chế và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. 2. Phân tích tình hình bảo toàn vốn lưu động: Quản lý và sử dụng vốn lưu động là khâu quan trọng trong công tác quản lý tài chính, trong đó việc bảo toàn vốn lưu động là vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để có dư vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo toàn vốn lưu động về mặt giá trị. Điều này có nghĩa là đảm bảo cho số vốn lưu động cuối kỳ đủ mua một lượng vật tư hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả tăng lên trong điều kiện qui mô sản xuất không thay đổi mà thực chất là giữ được giá trị thực tế hay sức mua của vốn đảm bảo đủ lượng vốn trong khâu sản xuất và lưu thông, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm cụ thể của sản xuất kinh doanh mà xây dựng phương pháp bảo toàn vốn lưu động hợp lý và theo những nguyên tắc nhất định. Công thức xác định vốn lưu động phải bảo toàn đến cuối kỳ. VKD = Vdn . IP Vtg Trong đó: VKD : Vốn lưu động phải bảo toàn lúc cuối kỳ IP : Chỉ số giá trong kỳ Vdn : Vốn lưu động đầu năm phải bảo toàn Vtg : Vốn lưu động tăng, giảm trong kỳ Ngoài ra có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số bảo toàn vốn lưu động và hệ số khả năng bảo toàn vốn lưu động để phân tích tình hình bảo toàn vốn lưu động ở doanh nghiệp. Hệ số Tổng số VLĐ thực tế Tỷ giá, chỉ số giá tại thời bảo toàn = x điểm cần tính do cơ quan VLĐ Tổng số VLĐ phải bảo toàn có thẩm quyền ban hành Hệ số khả Tổng số VLĐ thực tế + thu nhập Tỷ giá, chỉ số giá tại thời năng bảo toàn = x điểm cần tính do cơ quan VLĐ Tổng số VLĐ phải bảo toàn có thẩm quyền ban hành A. khái quát chung Về công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản I. QUá trình hình thành - PHát triển và đặc điểm của công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển: Xí nghiệp liên doanh bao bì thủy sản được thành lập vào cuối năm 1989, là xí nghiệp liên doanh giữa tổng công ty xuất nhập khẩu thủy sản miền trung (Seprodex ĐN) với một doanh nghiệp tư nhân. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất bao bì carton và phụ kiện đóng gói phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản của những doanh nghiệp trực thuộc Seprodex Đà Nẵng. Đến năm 1993 do chủ trương của nhà nước là cổ phần hoá các doanh nghiệp. Ngày 01 tháng 8 năm 1993 được sự cho phép của Uỷ ban nhân dan tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng công ty liên doanh bao bì thủy sản được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần xuất khẩu bao bì thủy sản theo quyết định số 386/QĐ-UB ngày 27/3/1993 với số vốn ban đầu là 300.000.000 VNĐ và số công nhân ban đầu là 30 người với một phân xưởng sản xuất chuyên sản xuất thùng giấy carton. Do nhu cầu ngày càng nhiều theo sự phát triển của nền kinh tế, do việc làm ăn ngày càng có lãi, đến năm 1997 Công ty quyết định đầu tư mới một số máy móc thiết bị, mở thêm một phân xưởng để sản xuất PP & PE, đến thời điểm này số công nhân của Công ty đã tăng lên 80 người. Ngày nay, với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, sự đòi hỏi ngày càng cao những sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nên Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn, thêm vào đó một số máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ nên sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, VLĐ chưa đáp ứng kịp nhu cầu... Tuy vậy, đối với từng trường hợp cụ thể Công ty đã có những chỉ đạo cụ thể, tích cực tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng nhằm bảo toàn vốn và xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty: CHI TIÊU NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 1. Vốn kinh doanh 2. Doanh thu 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Số thuế đã nộp nhà nước 1.000.000.000 9.047.374.598 30.355.065 161.534.464 1.000.000.000 9.530.115.716 51.533.685 169.966.565 1.000.000.000 10.407.371.331 83.754.363 263.138.766 2. Đặc điểm sản phẩm và mặt hàng kinh doanh của Công ty: Là một doanh nghiệp sản xuất và thương mại nên Công ty kinh doanh ba mặt hàng: a. Kinh doanh bao bì carton: Là một công ty được thành lập từ nhu cầu thực tế của Seprodex ĐN, cũng như nhu cầu thiết yếu của thị trường nên mặt hàng này đạt doanh thu khá ổn định. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm cùng loại đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp. b. Kinh doanh bao bì nhựa (PP, PE): ở thị trường miền trung, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tương đối ít nên doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vì vậy thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng mở rộng và ổn định. c. Kinh doanh phụ kiện đóng gói: Với dịch vụ này đi kèm đã giúp cho Công ty có lợi thế khi chào bán các mặt hàng bao bì của mình, cũng như cung cấp cho một số khách hàng có nhu cầu, góp phần làm tăng thu nhập của Công ty. 3. Đặc điểm môi trường kinh doanh: a. Thị trường tiêu thụ: Trước đây thị trường tiêu thụ của Công ty là các doanh nghiệp trực thuộc Công ty XNK thủy sản miền trung nhưng về sau Công ty đã dần mất đi thị trường này. Tuy vậy, với chính sách mở cửa của Nà nước Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sang các mặt hàng khác như: lâm sản, bánh kẹo, bia rượu, thuốc lá... Đây là những điều kiện thuận lợi để Công ty phát huy tiềm lực của mình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song song với những thuận lợi là những khó khăn mà Công ty đang gặp phải đó là sự cạnh tranh khốc liệt của những doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường, điều này đòi hỏi Công ty phải năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới cũng như củng cố được số bạn hàng quen thuộc. b. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: Là một Công ty sản xuất kinh doanh đi kèm với hoạt động thương mại dịch vụ, do đó để quản lý chặt chẽ công việc kinh doanh và đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng, Công ty cần tổ chức một mạng lưới kinh doanh có hiệu quả. II. tổ chức quản lý của công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản. 1. Cơ cấu bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, thông qua đó Giám đốc có thể khuyến khích và tận dụng được năng lực của cán bộ cấp dưới nhưng quyền quyết định sau cùng thuộc về chủ tịch HĐQT. Việc tổ chức quản lý như vậy là xuất phát từ yêu cầu cơ bản của việc tổ chức kinh doanh của Công ty nhằm đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất trong Công ty. Đứng đầu chủ tịch HĐQT, người tham mưu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc, dưới nữa là các phòng ban tham mưu cho Giám đốc, mỗi phòng ban có trưởng phòng và phó trưởng phòng. Có 4 phòng ban, dưới phòng là các tổ chịu sự chỉ đạo của các tổ trưởng, quản đốc... Mô hình tổ chức của Công ty: Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Phó Giám đốc HĐQT Phòng kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kỹ thuật Phân xưởng SX Carton Phân xưởng SX PP & PE 2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý: - HĐQT là cơ quan quản lý của Công ty, nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. -Giám đốc: Là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT của Công ty về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Giám đốc có thể bị HĐQT miễn nhiệm trong trường hợp không hoàn thành trách nhiệm hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật. - Dưới quyền Giám đốc là phó Giám đốc và các phòng ban, phân xưởng. - Phó Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc quản lý cũng như theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty. - Văn phòng Công ty: + Phòng tổ chức hành chính: phụ trách công tác hành chính quản trị như văn thư, tài vụ, bảo vệ và các phong trào thi đua khác trong toàn Công ty. + Phòng kế hoạch: Chịu sự lãnh đạo của phó Giám đốc và Giám đốc, làm công tác nghiên cứu các kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu khoán, theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của hai quản đốc phân xưởng... + Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của Công ty, xác định kết quả kinh doanh, phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, định kỳ lập các báo cáo, tham mưu cho Giám đốc các thông tin khi cần thiết. + Phòng kỹ thuật: Chia thành 2 tổ, một tổ chuyên tạo mẫu để phục vụ việc in ấn trên bao bì carton, một tổ chuyên theo dõi sửa chữa máy móc cũng như bảo trì, thay mới các loại máy móc. + Phân xưởng carton chia thành 6 tổ: Tổ làm sóng carton; tổ cắt bế bẻ hộp; tổ in; tổ tráng Parafin; tổ đóng ghim; tổ vệ sinh công nghiệp. Chuyên sản xuất thùng giấy carton 5 lớp và 3 lớp, chịu sự quản lý trực tiếp của quản đốc phân xưởng. + Phân xưởng sản xuất PP & PE gồm 5 tổ: Tổ chỉ; tổ dệt; tổ may - in và tổ PE chuyên sản xuất bao bì PP & PE. Đứng đầu phân xưởng này là quản đốc phân xưởng. III. tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản. 1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm phó trưởng phòng Kế toán tiền mặt kiêm thống kê Kế toán doanh thu kiêm công nợ Kế toán chi phí kiêm thủ quỹ 2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác ké toán của Công ty, giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, làm nhiệm vụ kiểm soát tài chính tại Công ty đồng thời lập báo cáo kế toán. - Kế toán tổng hợp: Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp là tổ chức hạch toán tổng hợp, vào sổ cái, lập bảng tổng kết tài sản, các báo cáo kế toán, quản lý theo dõi nguồn vốn, các khoản phải nộp ngân sách, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả. Theo dõi các quỹ, tổng hợp chi phí để xác định kết quả kinh doanh từng tháng, quý. - Kế toán tiền mặt kiêm thống kê: Lập chứng từ thu, chi, thanh toán các khoản mua bán với khách hàng, các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên. Cuối tháng cùng với nhân viên phòng kế hoạch và thủ kho kiểm kê cân đối giữa số lượng hàng nhập- xuất- tồn trong quý. - Kế toán doanh thu kiêm công nợ: Theo dõi phản ánh doanh thu của Công ty, các khoản phải thu khách hàng,phải trả người bán... - Kế toán chi phí kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt cho khách hàng, nộp tiền vào ngân hàng, ghi chép sổ quỹ và rút số dư cuối ngày. 3. Hình thức kế toán tại Công ty: Hình thức ế toán mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký- Chứng từ. a. Sơ đồ hình thức Nhật ký- Chứng từ: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Các sổ chi tiết Nhật ký- Chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi cuối ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu. b. Trình tự luân chuyển chứng từ: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán viên tiến hành lập chứng từ ban đầu sau đó chuyển sang kế toán tổng hợp kiểm tra lại và tiến hành lập định khoản, hạch toán theo đúng phần hành của mình. c. Trình tự hạch toán: Hàng ngày có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ, tiến hành định khoản và ghi vào sổ chi tiết, các bảng kê. Định kỳ cuối tháng trên cơ sở sổ chi tiết và bảng kê, kế toán tiến hành lập Nhật ký- Chứng từ, đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán lập sổ cái và tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết. Cuối quí, cuối năm kế toán căn cứ vào Nhật ký- Chứng từ và bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo kế toán và các báo cáo tài chính khác. B. phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn và tài sản của công ty. I. đặc điểm hoạt động tài chính của công ty. 1. Các quan hệ tài chính của Công ty: - Quan hệ tài chính của Công ty: là một doanh nghiệp liên doanh sau đó chuyển sang Công ty cổ phần nên vốn là do các bên đóng góp. Tuy nhiên. cổ đông lớn nhất và có quyền quyết định vẫn là Nhà nước (chủ tịch hội đồng quản trị- người đại diện cho cổ phần của Nhà nước tại Công ty). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời có nghĩa vụ bảo toàn, phát triển và mở rộng thêm, phải nộp các khoản thuế bắt buộc cho Nhà nước. - Quan hệ tài chính với ngân hàng: Hiện nay Công ty có tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương Đà Nẵng. - Quan hệ với khách hàng: Khách hàng của Công ty hiện nay rất đa dạng, là các Công ty có kinh doanh sản phẩm đóng gói bao bì trên khắp cả nước, trên nhiều lĩnh vực như: Công ty lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam, Công ty Công nghiệp thực phẩm Huế, Nhà máy bia Dung Quất.... - Quan hệ với nhà cung cấp: Nhà cung cấp của Công ty là các doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc vào ngành kinh doanh của Công ty như: Công ty giấy Mục Sơn Thanh Hoá, Công ty cổ phần giấy Rạng Đông.... 2. Nguồn số liệu phân tích: -Bảng cân đối kế toán năm 2002, năm 2003. -Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002 và năm 2003. -Sổ cái các tài khoản và sổ chi tiết. -Một số nguồn thông tin khác liên quan đến việc phân tích. II. PHÂN TíCH KHáI QUáT TìNH HìNH QUảN Lý Và Sử DụNG VốN LƯU ĐộNG TạI CÔNG TY. 1. Phân tích cơ cấu tài sản lưu động: Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản lưu động. Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Mức % TSLĐ & ĐTNH 1.Tiền 2. Các khoản phải thu khách hàng 3. Các khoản phải thu khác 4. Hàng tồn kho 5. TSLĐ khác 6. Tổng tài sản 7.% TSLĐ/ tổng tài sản 2.504.748.301 127.003.466 1.243.694.054 100.102.000 1.031.848.781 2.100.000 3.229.710.451 100 5,07 49,65 4 41,2 0,08 77,55 2.189.120.570 83.593.752 1.132.378.178 67.000.000 904.048.640 2.100.000 2.803.103.244 100 3,81 51,73 3,06 41,30 0,09 78,09 315.627.731 43.409.714 111.315.896 33.102.000 127.800.141 12.6 34.17 8,95 33,06 12,39 Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: - TSLĐ cuối năm 2003 giảm so với đầu năm là: 315.627.731đ la do: + Tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) giảm đi về tỷ trọng cũng như về số lượng. Tỷ trọng tiền đầu năm 2003 là: 5,07%, cuối năm là: 3,81%, về số lượng giảm đi: 43.409.714đ. + Khoản phải thu khách hàng cuối năm giảm so với đầu năm: 11.315.896đ nhưng về tỷ trọng lại có xu hướng tăng, số đầu năm là: 46,65%, số cuối năm là: 51,73%. Điều này cho thấy việc quản lý các khoản phải thu của Công ty chưa được tốt, tỷ lệ khoản phải thu chiếm hơn 50% so với TSLĐ. + Các khoản phải thu khác: về số lượng có xu hướng giảm nhưng về tỷ trọng lại có xu hướng tăng. + Hàng tồn kho: về mặt tỷ trọng giường như không có sự biến động nhưng về mặt số lượng có xu hướng giảm, điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc giải phóng hàng tồn kho làm tăng hiệu quả thu hồi vốn lưu động. - TSLĐ chiếm 77,55% tổng tài sản vào đầu năm và 78,09% vào cuối năm. Nguyên nhân làm gia tăng TSLĐ là do Công ty thanh toán bớt một số thiết bị máy móc. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình tăng giảm của TSLĐ ta có thể đi sâu phân tích từng khoản mục: a. Tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền: Khi phân tích sự biến động của tiền mặt và gửi ngân hàng ta sẽ nhận xét được khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trong năm của Công ty. Bảng 3: Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % % 1. Tiền tại quĩ 2.Tiền gửi ngân hàng 3. Tổng tiền mặt 40.034.992 86.968.471 127.003.466 32 68 100 4.089.412 79.504.340 83.593.752 5 95 100 35.945.580 7.164.131 43.409.714 89,97 8,58 34,18 Nhìn vào bảng phân tích ta thấy vào cuối năm tiền mặt tại quỹ giảm mạnh (89,97%), lượng tiền gửi ngân hàng cuối năm cũng giảm so với đầu năm là 8,58%, lượng tiền của Công ty vào cuối năm so với đầu năm là 43.409.701đ là do các nhân tố sau: Nhân tố làm tăng tiền mặt - Giảm khoản phải thu: 111.315.876đ - Giảm hàng tồn kho : 127.800.141đ - Tăng NVCSH : 32.116.017đ - Giảm TSCĐ : 110.979.476đ - Giảm phải thu khác : 33.033.982đ Tổng cộng tăng : 415.245.492đ Nhân tố làm giảm tiền mặt - Giảm nợ ngắn hạn : 458.655.193đ Tổng cộng giảm : 458.655.193đ Số tiền bị giảm đi: 415.245.492 - 458.655.193 = 43.409.701đ b. Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho: Bảng 4: Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Mức % Hàng tồn kho 1. Nguyên vật liệu tồn kho 2. Công cụ, dụng cụ 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 4. Hàng hoá 1.031.848.781 564.477.821 x 454.502.350 12.868.610 100 54,7 44 1,3 904.048.640 417.682.265 38.219.485 439.874.350 8.272.540 100 46,2 4,23 48,6 0,92 127.800.141 146.795.556 38.219.485 14.628.000 4.596.070 12 26 3 36 - Lượng hàng tồn kho vào cuối năm giảm so với đầu năm 12% tương ứng với 127.800.141đ. So với đầu năm nguyên vật liệu tồn kho giảm đi một lượng đáng kể 26% với giá trị 146.795.556đ. Nguyên vật liệu vào đầu năm chiếm 54,7% nhưng vào cuối năm chỉ còn 46,2%. Tuy nhiên, công cụ dụng cụ vào cuối năm tăng so với đầu năm là: 38.219.485đ chiếm 4,23%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang biến động không đáng kể, hàng hoá tồn kho vào cuối năm giảm: 4.596.070đ (giảm 36%). Nhìn chung Công ty đã cố gắng giảm một lượng đáng kể hàng tồn kho vào cuối năm. Tuy nhiên, Công ty cần tính toán lượng công cụ dụng cụ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty. c. Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu: Bảng 5: Chỉ tiêu Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Chênh lệch Giá trị % Giá trị % Mức % Các khoản phải thu + Phải thu khách hàng + Phải thu khác 1.343.796.054 1.243.694.054 100.102.000 100 93 7 1.199.378.178 1.132.378.178 67.000.000 100 94 6 111.315.876 33.102.000 9 33 Khoản phải thu của Công ty tuy có giảm dần về cuối năm nhưng vẫn ở mức cao. Công ty nên có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đồng thời cần lập dự phòng khoản phải thu khó đòi để giảm tối ưu rủi ro trong kinh doanh. Tóm lại, kết cấu các khoản vốn lưu động trong tổng TSLĐ & DDTNH của Công ty là chưa hợp lý. Tình hình tăng giảm các khoản này thể hiện sự cố gắng của Công ty. Tuy vậy, Công ty cần phải thu hồi nhanh hơn nữa các khoản phải thu khách hàng đồng thời phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Ngoài ra, nên tăng mức tồn quỹ tiền mặt để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên tại Công ty. Trên sổ sách thì hàng tồn kho còn quá nhiều nhưng do đặc điểm kinh doanh của Công ty trong 6 tháng cuối năm 2003 sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng nên mặc dù hàng tồn kho nhiều nhưng tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh. Đây là nhân tố quan trọng làm tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. 2. Phân tích vốn lưu đọng ròng tại công ty. Là một Công ty cổ phần thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ nên vốn lưu động của Công ty toàn bộ là nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng hoặc từ nội bộ doanh nghiệp. Vì là nguồn vốn vay, chi phí sử dụng vốn lớn nên vốn lưu động sử dụng cho tài sản dự trữ là rất ít. Có những lúc nhận định được là giá cả thị trường sẽ biến động tăng nhưng vì thiếu vốn nên doanh nghiệp cũng không tích trữ được nguồn nguyên liệu đầu vào, đây là điều rất bất lợi trong kinh doanh và là điều thường gặp ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. III. phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng tại công ty 1. Vốn lưu động ròng: Dựa vào số liệu trên BCĐKT 1998 & 1999 và công thức ở phần I ta lập bảng sau: Bảng 6: Bảng phân tích vốn lưu động ròng. Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Số tiền +/-% 1. TSLĐ & ĐTNH 2. Nợ ngắn hạn 3. VLĐR 2.504.748.301 2.177.314.192 327.434.109 2.189.120.570 1.718.658.999 470.461.571 315.627.731 458.655.193 143.027.462 12,6 21,06 43,73 Vốn lưu động ròng vào cuối năm tăng so với đầu năm là 143.027.462đ (43,73%) chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên còn thừa sau khi đầu tư cho TSCĐ & DDTNH, phần thừa này đầu tư cho TSCĐ & ĐTNH. Mặc dù TSCĐ & ĐTNH cuối năm có giảm so với đầu năm nhưng do nợ ngắn hạn giảm một khoảng đáng kể nên VLĐ ròng tăng lên. Đồng thời TSCĐ & ĐTNH lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của Công ty là tốt. 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng: Bảng phân tích các yếu tố làm biến động vốn lưu động ròng. Nguồn vốn tạm thời giảm: 458.655.193đ + Vay ngắn hạn giảm: 9.000.000đ +Phải trả người bán giảm: 481.342.454đ +Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng: 31.583.261đ + Các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng: 104.000đ TSCĐ & ĐTNH giảm: 315.627.731đ +Tiền tại ngân hàng giảm: 7.464.134đ +Tiền tại quỹ giảm: 35.945.580đ +Phải thu khách hàng giảm: 111.315.876đ +Phải thu khác giảm: 33.102.000đ +Hàng tồn kho giảm: 127.800.171đ Vốn lưu động ròng tăng lên = 458.655.193 - 315.627.731 = 143.027.462đ + Vốn lưu động ròng của Công ty vào cuối năm tăng so với đầu năm là do nợ ngắn hạn giảm mạnh chủ yếu là do khoản phải trả người bán. + TSCĐ & ĐTNH vào cuối năm cũng giảm do khoản phải thu và hàng tồn kho giảm nhưng vì TSCĐ & ĐTNH giảm ít hơn phần nợ ngắn hạn nên đã làm cho VLĐ ròng của Công ty tăng lên: 143.027.462đ. IV. phân tích tình hình khả năng thanh toán tại công ty. 1. Phân tích tình hình thanh toán: Để xem xét việc đi chiếm dụng và bị chiếm dụng trong năm 2003 ta lập bảng phân tích sau: Bảng 8: Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Đầu năm 2003 Cuối năm 2003 Số tiền +/-% 1. Các khoản bị chiếm dụng +Phải thu khách hàng. +Phải thu khác. +Phải thu tạm ứng. 2. Các khoản đi chiếm dụng +Phải trả người bán. +Phải nộp cho Nhà nước. +Phải trả công nhân viên. +Phải trả phải nộp khác. 3. % vốn bị chiếm dụng/ vốn đi chiếm dụng. 1.345.896.054 1.243.694.054 100.102.000 2.100.000 1.679.314.192 1.654.906.335 24.397.857 10.000 80,14 1.200.378.178 1.132.378.178 67.000.000 1.000.000 1.229.658.999 1.173.563.881 55.981.118 114.000 97,61 145.517.876 111.315.876 33.102.000 1.100.000 449.682.193 481.342.454 31.583.243 104.000 17,17 10,81 8,95 33,06 0,25 26,78 29,1 129,5 104,0 x Trong năm Công ty đã đi chiếm dụng một khoản lớn, tuy nhiên vào cuối năm con số này đã giảm đi 449.682.193đ (26,78%) đồng thời các khoản bị chiếm dụng của Công ty cuối năm cũng giảm một khoảng so với đầu năm là 145.517.876đ (10,81%). Đầu năm tỷ lệ vốn bị chiếm dụng trên vốn đi chiếm dụng là 80,14%. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại tăng nên ở cuối năm 97,61%. Công ty cần cố gắng đẩy nhanh việc thu hồi nợ để phục vụ cho các mục đích kinh doanh tại Công ty. Để làm rõ hơn việc thu hồi nợ của khách hàng và tình hình thanh toán cho nhà cung cấp ở Công ty ta lập bảng sau: Bảng 9: Bảng phân tích chi tiết tình hình thanh toán: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1.Doanh thu thuần. 2.Khoản phải thu bình quân. 3.Khoản phải trả bình quân. 4.Số vòng quay khoản phải thu. 5.Số vòng quay khoản phải trả. 6.Kỳ thu tiền bình quân. 7.Kỳ trả tiền bình quân 9.530.115.716 1.108.761.629 1.947.986.595,5 8,6 4,89 41,86 73,62 10.407.371.331 1.188.063.116 1.856.720.129,5 8,76 5,61 41,1 64,17 877.255.615 79.274.487 91.266.466 0,16 0,72 0,76 9,45 Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân của Công ty năm 2002 là 41,86 ngày, năm 2003 giảm còn 41,1 ngày. Tuy nhiên, mức giảm của kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn nhiều so với mức giảm của kỳ trả tiền bình quân. Điều này cho thấy Công ty bị chiếm dụng một khoản lớn vào năm 2003. Nhìn chung trong năm 2003 các khoản phải thu và phải trả đều giảm vào cuối năm. Đây là một lợi thế của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cần đẩy nhanh hơn nữa việc thu hồi các khoản nợ phải thu cũng như việc thanh toán cho khách hàng nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ ở Công ty. 2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty. Cùng với việc phân tích tình hình thanh toán ta phân tích khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ như thế nào. Đây là cơ sở quan trọng giúp các nhà phân tích biết được tình hình tài chính hiện tại của Công ty. Bảng 10: Bảng phân tích khả năng thanh toán: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1.Khả năng thanh toán hiện hành. 2.Khả năng thanh toán nhanh. 3.Khả năng thanh toán tức thời. 1,14 0,68 0,5 1,2 0,71 0,05 Dựa vào bảng trên ta thấy: + Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là tương đối tốt, năm 2003 đã tăng 0,06 so với năm 2002. + Khả năng thanh toán nhanh của Công ty là yếu mặc dù đã tăng nên 0,03 vào năm 2003. + Khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm rất mạnh vào năm 2003. Qua những chỉ số trên cho thấy Công ty đã gặp phải những khó khăn trong thanh toán ngắn hạn dẫn đến tình trạng đi chiếm dụng vốn của khách hàng. Do vậy cần phải có biện pháp để khắc phục tình trạng này. V. hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty. 1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Bảng 11: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1.Số vòng quay VLĐ. 2.Số ngày một vòng quay VLĐ. 3.Số vòng quay nợ phải thu. 4.Số ngày một vòng quay nợ phải thu. 5.Số vòng quay hàng tồn kho. 6.Số ngày một vòng quay hàng tồn kho. 7. Số VLĐ tiết kiệm hay lãng phí. 4,5 80 8,6 41,86 10,1 35,46 4,43 8,26 8,76 41,1 9,8 36,73 0,07 1,26 0,16 0,76 0,3 1,09 421.429,85 Nhận xét: - Số vòng quay VLĐ năm 2003 giảm 0,07 so với năm 2002 làm cho số ngày một vòng quay VLĐ tăng lên 1,26 ngày. Tuy nhiên, Công ty cũng đã tiết kiệm được 421.429,85đ so với năm 2002. - Nguyên nhân làm giảm số vòng quay VLĐ là do doanh thu thuần năm 2003 tăng nhưng ít hơn phần tăng lên của VLĐ bình quân. + Doanh thu thuần năm 2003 tăng 482.741.642đ so với năm 2002 làm cho số vòng quay của VLĐ tăng: = 0,23 vòng + Vốn lưu động bình quân năm 2003 tăng 230.736.642đ so với năm 2002 làm cho số vòng quay của VLĐ giảm: - = - 0,49 vòng Như vậy việc sử dụng VLĐ ở Công ty năm 2003 kém hiệu quả hơn so với năm 2002 do: + Số vòng quay nợ phải thu tăng 0,16 vòng làm cho số ngày một vòng quay nợ phải thu giảm 0,76 ngày. Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng đẩy nhanh tốc độ thu hòi các khoản nợ. + Số vòng quay hàng tồn kho năm 2003 giảm 0,3 so với năm 2002 dẫn đến số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1,09 ngày. Như vậy Công ty chưa làm tốt việc giải phóng hàng tồn kho. 2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn lưu động: Bảng phân tích khả năng sinh lời của VLĐ Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % 1. Lợi nhuận sau thuế. 2. VLĐ bình quân. 3. Khả năng sinh lời của VLĐ 41.625.308 2.116.197.793,5 0,02 60.777.207 2.346.934.435,5 0,03 19.151.899 230.736.642 0,01 46 11 50 Ta thấy khả năng sinh lời của VLĐ năm 2002 là 0,02 nhưng năm 2003 đã tăng lên 0,03 là do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ. Điều này cho thấy sự cố gắng của Công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. VI. phân tích rủi ro và tình hình bảo toàn vốn lưu động tại công ty. Trong những phần phân tích trên ta thấy được phần nào những rủi ro mà Công ty gặp phải, chủ yếu là do những nguyên nhân sau: + Thị trường tiêu thụ của Công ty bị thu hẹp do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự cạch tranh của các doanh nghiệp cùng ngành. + Những khoản nợ không có khả năng thu hồi do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc kéo dài các khoản nợ phải thu cũng làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty. + Việc bảo toàn VLĐ tại Công ty chưa được chú trọng, Công ty đã không lập dự phòng hàng tồn kho cũng như các khoản phải thu khó đòi. + Với tình hình hiện nay Công ty cần tính toán chính xác lượng VLĐ cần thiết trong thời gian đến để từ đó có những chính sách đầu tư khi VLĐ dư thừa cũng như tìm nguồn tài trợ khi VLĐ thiếu hụt, nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh. Trên đây là phần phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản trong năm qua. Qua đó có thể nhận thấy được những mặt mạnh cũng như những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty, từ đó rút ra những biện pháp nhằm khắc phục những mặt tồn tại và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của Công ty. A. căn cứ để xây dựng các giải pháp I. Căn cứ vào tình hình và đặc điểm kinh doanh tại công ty Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản đã trải qua một quá trình hoạt động lâu dài với không ít những khó khăn và thuận lợi. Tuy nhiên, khi đối mặt vớ nền kinh tế thị trường đã tạo cho Công ty phát huy được những thế mạnh sẵn có, đồng thời cũng là những thách thức lớn đó là làm thế nào để hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định và có hiệu quả. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh danh có một thị trường tương đối rộng, điều này đòi hỏi một lượng vốn nhất là vốn lưu động để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty được liên tục và điều quan trọng hơn là phải biết sử dụng nó một cách hợp lý và có hiệu quả. Qua nội dung phân tích ở phần II ta nhận thấy: như khoản phải trả của công ty chiếm trên 50% nguyên vật liệu tồn kho còn nhiều, nguồn tài trợ cho vốn lưu động có chi phí cao, khoản nợ phải thu khó đòi chiếm tỷ lệ cao. Tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp phải một số vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Điều này làm cơ sở cho việc đè ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty. II. Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh của công ty Cũng như bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, nhiệm vụ chính của Công ty là hoạt động ổn định và có hiệu quả với hai mục tiêu chính: - Mục tiêu kinh tế: làm thế nào để đạt được lợi nhuận ngày càng cao để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị và tích luỹ để phát triển lâu dài. - Mục tiêu xã hội: tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. III. Căn cứ vào tính cạnh tranh trên thị trường Theo quy luật của nền kinh tế thị trường có cạnh tranh thì mới tồn tại. vì vậy công ty phải năng động, nhạy bén trong kinh doanh, phải vững chắc về mặt tài chính và chặt chẽ trong khâu quản lý doanh nghiệp... thì mới phát triển được trong xu thế hiện nay. Trong sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi Công ty phải cải thiện mạnh mẽ hơn nữa trong mọi lĩnh vực nhất là tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả. B. Một số biện pháp nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty I. Biện pháp sử dụng tiền tại công ty Để sử dụng có hiệu quả lượng tiền của mình các doanh nghiệp phải rút ngắn chu kỳ của tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi tiền mặt và giảm bớt những khoản chi tiêu không cần thiết. Có nhiều cách để làm tăng tốc độ thu hồi tiền mặt ngoài việc đem lại cho khách hàng lợi thế để khuyến khích họ sớm trả nợ bằng cách áp dụng các chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn. Đối với Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản hình thức thanh toán với khách hàng chủ yếu bằng chuyển khoản và tiền mặt. Ngày nay, có những phương pháp chuyển tiền mà nhà quản trị có thể chọn cho mình một phương pháp thích hợp, Công ty có thể áp dụng phương pháp phân tích điểm hoà vốn, phương thức này đưa vào xem xét lượng thời gian tiết kiệm bớt từ phương thức chuyển tiền chậm sang phương thức chuyển tiền nhanh hơn. Gọi i: là tỷ lệ sinh lời co thể thu được mỗi ngày nếu lượng tiền được đưa vào đầu tư. Gọi s: là độ lớn của khoản tiền cần chuyển. Gọi t thôi gian tiết kiệm do chuyển tiễn nhanh hơn (ngày) Gọi c là chênh lệch về chi phí giữa các công cụ chuyển tiền. Gọi B là lợi nhuận thuần do lựa chọn công cụ chuyển tiền nhanh hơn đem lại. B= S.i.t - c Ta có: S.i.t: là khoản tiền thu được khi số tiền S được chuyển sớm hơn t ngày (lợi nhuận thu được là S.i mỗi ngày). Vậy tổng số là S.i.t Giá trị tại điểm hoà vốn của S ký hiệu là S*, khi đó B = 0 ta có: S*.t.i = 0 S* = Số tiền này sẽ được ngân hàng đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản cao cho Công ty, được hưởng mức sinh lời là 0,002% mỗi ngày (khoảng 1,002360-1=0,085 hay 85%). Giả sử cả hai công cụ chuyển tiền được xem xét là chỉ bằng séc có chi phí 30.000 VNĐ và chuyển bằng hệ thống chuyển tiền điện tử của ngân hàng (chuyển khoản) với chi phí là 90.000VNĐ một lần chuyển. Thời gian chuyển tiền bằng chuyển khoản nhanh hơn 3 ngày. Chúng ta có thể tính số tiền cần chuyển để bù đắp các chi phí chuyển tiền là: i = 0,0002 - S*=- VNĐ. Nếu số tiền cần chuyển lớn hơn hoặc bằng 100.000.000VNĐ thì chuyển bằng chuyển khoản sẽ hợp lý hơn, vì lợi nhuận thu được trong ba ngày sẽ cao hơn chi phí chuyển tiền, chẳng hạn nếu số tiền được chuyển là 150.000.000 thì lợi nhuận thu được sẽ là 0,0002 x 150.000.000 x 3 =90.000đ, số tiền này lớn hơn khoảng chênh lệch về chi phí. Ngược lại, nếu số tiền được chuyển là 90.000.000đ thì lợi nhuận thu được là 0,0002x3x90.000.000 = 54.000đ, khoản tiền này nhỏ hơn khoảng chênh lệch do chuyển tiền bằng séc sinh ra. Do đó, nếu trị giá của những khoản tiền cần chuyển nhỏ hơn 100.000.000đ thì Công ty nên chuyển bằng séc. Ngoài việc trì hoãn các khoản nợ phải trả (trong thời hạn tín dụng cho phép) cũng như tăng tốc độ thu hồi tiền mặt Công ty còn có thể thu được lợi nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu, hai chiến thuật nổi tiếng thường được sử dụng là tận dụng sự chênh lệch về thời gian của các khoản thu, chi và chậm trả lương. Ngoài ra, Công ty nên khuyến khích mỗi cán bộ công nhân viên có ý thức tiết kiệm xem tài sản chung của Công ty như tài sản riêng của mình nhằm hạ thấp hơn nữa những chi phí có thể. II. biện pháp quản lý khoản phải thu Các khoản phải thu là một bộ phạn của vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ làm tăng được số vòng quay vốn. ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản mặc dù công tác thu hồi nợ được xem là chưa tốt. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xét đến việc thu hồi nợ của khách hàng dựa vào kỳ thu tiền bình quân, việc dựa vào chỉ tiêu này để nhận xét tình hình thu hồi nợ của Công ty là chưa chính xác là do khi tính nó đã có sự bình quân giữa việc thanh toán của khách hàng tốt và xấu vì thế không nhìn thấy được những khách hàng còn dây dưa trong thanh toán. Để quản lý tốt khoản phải thu, kế toán Công ty cần sắp xếp các khoản nợ phải thu theo trình tự thời gian từ đó có thể nhận thấy được khoản nợ nào đến hạn, quá hạn để có biện pháp thu hồi. Công ty có thể áp dụng mô hình số dư khoản phải thu, mô hình này hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thay đổi theo mùa vụ của doanh số bán. Phương pháp theo dõi khoản phải thu này đo lường phần doanh số bán chịu của mỗi tháng vẫn chưa thu hồi được tiền vào thời điểm cuối tháng đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo. Căn cứ vào sổ chi tiết công nợ, ta xây dựng mô hình số dư khoản phải thu của Công ty như sau: Tháng bán hàng Tỷ lệ phần trăm của các khoản phải thu còn tồn đọng ở cuối tháng. 1/2004 2/2004 3/2004 - Tháng hiện tại. - Trước tháng 1 - Trước tháng 2 - Trước tháng 3 80% 32% 12% 4% 92% 34% 15% 2% 86% 31% 10% 1% Mỗi cột trong bảng cho thấy các khoản phải thu còn tồn đọng ở thời điểm cuối tháng, những tồn đọng này bao gồm những khoản phải thu của tháng đó và của những tháng trước chuyển sang. Ví dụ 80% doanh số bán chịu của tháng 1 vốn chưa thu được tiền khi kết thúc tháng. Đồng thời tại thời điểm này doanh số bán chịu của tháng trước còn tồn đọng là tháng 12: 32%, tháng 11: 12%, tháng 10: 4%. Phân tích tương tự đối với các khoản phải thu còn tồn đọng tại thời điểm kết thúc tháng 2 và tháng 3. Ngoài ra để tăng nhanh khoản phải thu, Công ty nên ứng dụng chính sách chiết khấu để gia tăng doanh số bán hàng và thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, Công ty phải cân nhắc giữa phương án chấp nhận chiết khấu cho khách hàng hay phương án không chiết khấu cho khách hàng nhằm lựa chon một phương án nào có lợi cho Công ty nhất. Chẳng hạn, công ty xem xét đề nghị của một khách hàng lớn muốn được hưởng tỷ lệ chiết khấu là 2%, thanh toán trong vòng 10 ngày nộp hợp đồng mua hàng trị giá 2 tỷ VNĐ. Thông thường thời hạn tín dụng cua r Công ty là 30 ngày và không có chiết khấu. Giả sử lãi suất chiết khấu là 10% trên năm, ta tiến hành so sánh giữa hai phương án như sau: * Phương án 1: Công ty không áp dụng chính sách chiếu khấu, điều kiện net 30. Giao hàng 2 Tỷ vnđ O 10 20 30 Ngày - Giá trị hiện tại của phương án 1 được tính: tỷ VNĐ. * Phương án 2: áp dụng chính sách chiết khấu 3/10 net 30: Giao hàng 2 Tỷ vnđ O 10 20 30 Ngày ta có: tỷ VNĐ Những tính toán này cho thấy nếu Công ty chấp nhận cấp tín dụng theo thể thức chiết khấu thì giá trị hiện giá của chi phí cấp tín dụng là 0,03 tỷ VNĐ. Như vậy Công ty nên áp dụng điều kiện cấp tín dụng như hiện nay là net 30. Bên cạnh việc áp dụng chính sách chiết khấu, Công ty cần tính toán giảm giá cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Đi kèm với biện pháp kích thích khách hàng trả tiền, Công ty có thể gửi thu thông bao hoặc cử đại diện đến gặp trực tiếp... đối với những khách hàng trả nợ không đúng hạn Công ty cần ngừng cung cấp tín dụng cho đến khi họ thanh toán song nợ cũ. Công ty cũng sẽ áp dụng hình thức mua nợ để tránh những món nợ khó đòi và chuyển rủi ro sang công ty mua nợ. Ngoài ra để hạn chế rủi ro đối với công tác quản lý nợ phả thu Công ty nên lập dự phòng khoản phải thu khó đòi. III. nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty. 1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Để quản lý tốt vốn lưu động thì ta phải xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp so với nhu cầu thì Công ty sẽ gặp khó khăn, quá trình tái sản xuất kinh doanh sẽ không liên tục, ngược lại nếu quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, gây ra tình trạng ứ đọng lãng phí vốn... làm cho vốn lưu động chậm luân chuyển. Chính vì vậy, việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch là cần thiết đối mỗi với doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản việc xác định nhu cầu vốn lưu động được tính theo công thức sau: Trong đó: Vnc: nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. Mo , M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo. VLDo : Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo. t%: Tỷ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo. t% Với k: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. k: kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo. Để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch ta lập kế hoạch doanh thu. Đồ thị biểu diễn doanh thu: Qua đồ thị ta thấy doanh thu của Công ty có xu hướng gia tăng theo đường thẳng dạng: . Tuy nhiên đây chỉ là sự ước đoán dựa trên đồ thị, ta kiểm định các tham số , là nghiệm của hệ phương trình: (1) Quý I II III IV Năm 2002 2003 2516496603 2617663002 2000000000 2502059382 2206089184 2561350843 2507528929 2726298104 Bảng xác định tham số: t t2 -4 -3 -2 -1 1 2 3 4 2561496603 2300000000 2206089184 2507528929 2617663002 2502095382 2561350843 2726298104 19937486047 -10065986412 -6900000000 -4412178368 -2507528929 2617663002 5004118764 7684052529 10905192416 2325333002 60 2337163556 2375919106 2414674566 2453430206 2530941306 2569696856 2608452406 2647207956 19937486047 179333047'3 -75919105,78 -208585471.8 54098723,16 86721696,09 -67637743,94 -47101562,97 79090147,99 3216034183.107 5763710621.106 4350789904.107 2926671847.106 7520652573.106 4574827881.106 2218557234.106 6255251509.106 10492791125.106 Thế số liệu trên bảng xác định tham số vào (1) Ta được:==2494185756 = Hàm doanh thu: =2.492.185.756 +38.755.550'03.t Để kiểm định xem hàm có được chấp nhận không ta kiểm định độ tin cậy của các tham số. ở trường hợp này ta chỉ cần kiểm định xem nhân tố Y (doanh thu) có phụ thuộc vào nhân tố thời gian t hay không. * Kiểm định : Giả thiết H: . Đối chiếu . Với = 0 có nghĩa là biến t không ảnh hưởng đến y trong thường hợp này là chỉ số thời gian không ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. * Tính t = + Nếu > : bác bỏ giả thiết + Nếu < : chấp nhận . Se() Thông thường hệ số tin cậy từ 95-98% được chấp nhận. Ta chọn , tức là hệ số tin cậy bằng 1-5% = 95%. Khi đó tra bảng phân phối T với mức ý nghĩa và bậc tự do n-2 ta được: t(n-2) = t.0,025(8-2) = 2,447. ta có: t= = . Ta thấy > nên giả thiết Ho bị bác bỏ và H1 được chấp nhận. Có nghĩa là chỉ số thời gian có ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. * Dùng hệ số biến phân để kiểm định hàm có được chấp nhận không. Sai số: Syt = Trong đó: n: số quan sát, n = 8 p: tham số, p = 2 : giá trị lý thuyết. : giá trị thực tế. thế vào phương trình trên ta có: Syt= St vậy được chấp nhận. Vậy doanh thu của công ty năm 2004 xác định theo hàm: Yt=2492185756+38755550,03.t Bảng dự đoán doanh thu năm 2004: Quý I II III IV Năm 2004 t 5 6 7 8 10976387324 Doanh thu 2685963506 2724719056 2763474606 2802230156 Dựa vào bảng dự đoán doanh thu năm 2003 ,ta không quan tâm đến doanh thu quý lý do là ta đã qui phương trình về dạng Y=a+b.t, nhưng trong thực tế doanh thu từng quí lại biến động lúc tăng lúc giảm.Do đó ta chỉ xem xét doanh thu năm để tính nhu cầu vốn lưu động. Trong đó: V1: là nhu cầu vốn lưu động bình quân cần thiết năm kế hoạch M1: doanh thu thuần năm kế hoạch L1: số vòng quay vốn lưu động năm kề hoạch Theo kế hoạch doanh thu,doanh thu dự báo năm 2004là 10976387324đ .Tỷ lệ giảm trừ năm 2004 so với năm 2003 là như nhau: = Vậy tỷ lệ giảm trừ công ty xem là không đáng kể Nhu cầu vốn lưu động năm 2004 V1=đ Để năm 2004 doanh thu đạt 10976387324đ,với tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 4 vòng .Công ty phải có số vốn lưu đọng bình quân cần thiết là2744069831đ 2.Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và dự đoán nguồn tài trợ Sau khi xác định được tổng nhu cầu vốn lưu động cần thiết của công ty trong năm đến,ta tìm nguồn tài trợ à khả năng đảm bảo cho nhu cầu đó.Nguồn tài trợ cho nhu cầu này là nguồn vốn huy động trong nội bộ doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài,số vốn công ty cần huy động được tính theo công thức sau: Vtt=V1-(Vtc+V bs) Vtt: số vốn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu Vtc: vốn lưu đọng thực có của doanh ngiệp ở đầu kỳ kế hoạch Vtc: vốn lưu động thực có của doanh ngiệp ở đầu kỳ kế hoạch Vbs: Vốn do doanh nghiệp tự bổ sung từ kết quả hoạt động trong năm kế hoạch Như đã phân tích ở phần II vốn lưu động ròng của công ty vào cuối năm là:470.461.571đ, vốn bổ sung từ hoạt động sản xuất kinh doanh là:20.000.000đ, vậy lượng vốn thiếu hụt trong năm đến sẽ là: 2.744.096.831-(470.461.571+20.000.000)=2.253.680.260đ Đây là lượng vốn lưu động thiếu hụt mà công ty cần phải tìm mọi nguồn tài trợ để đảm bảo tính liên tục của quá trình kinh doanh. ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thuỷ sản nguồn tài trợ chủ yếu là vay ngắn hạn và các khoản phải trả. Tuy nhiên công ty cũng có thể tìm nguồn tài trợ bằng cách huy động vốn từ các cổ đông. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động và xử lý trách nhiệm bảo toàn vốn: a. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động: Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà xây dựng phương pháp bảo toàn vốn lưu động cho hợp lí , cụ thể công ty có thể thực hiện công việc sau: - Định kỳ tháng , quí, năm tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số vốn lưu động hiện có của Công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý. - Công ty phải tự điều chỉnh, bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình kinh doanh trên cơ sở mức tăng hoặc giảm giá trị thực tế tồn kho ở các thời điểm có thay đổi về giá do nhà nước quyết định điều chỉnh giá vật tư hàng hoá hoặc do sự biến động tăng giảm giá tài sản lưu động trên thị trường. - Những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất phải chủ động giải quyết phần chênh lệch thiếu, phải sử lý và kịp thời bù đắp lại. - Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có biện pháp tích cực đôn đốc thu hồi kịp thời và đưa vào kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. - Trong điều kiện có lạm phát, để bảo toàn vốn lưu động Công ty phải rành một phần lợi nhuận hình thành quỹ dự trữ để bù đắp số vốn hao hụt vì lạm phát do đồng tiền mất giá. Nguồn bảo toàn là chênh lệch giá kiểm kê tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hoá khi điều chỉnh tăng giá. Thông thường các doanh nghiệp lấy từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối hoặc quĩ dự phòng để bù đắp số thiếu hụt này. Xử lý trách nhiệm bảo toàn vốn. Việc sử lý trách nhiệm bảo toàn vốn phải được tiến hành một cách nghiêm túc theo tinh thần mọi doanh nghiệp đều tự chịu trách nhiệm về hoạt đọng sản xuất kinh doanh và trách nhiệm bù đắp toàn bộ số vốn thiếu hụt trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Khi sử lý trách nhiệm bảo toàn vốn Công ty cần phân biệt tuỳ theo từng trường hợp. Nếu thiếu hụt vốn do những nguyên nhân khách quan thì số thiếu hụt còn lại được trừ vào số lãi thực hiện trước khi nộp thuế. Trường hợp tài sản bị mất mát, hư hỏng làm giảm vốn do trách nhiệm cá nhân thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự và sử lý theo pháp luật. Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì số thiếu hụt phải trừ vào phần lợi nhuận để lại trước khi trích lập các quỹ. Cách xử lý này vừa gắn được chặt chẽ hơn nữa lợi ích của Doanh nghiệp với trách nhiệm bảo toàn vốn vừa kết hợp được hài hòa các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của Doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước. b. Tăng cường công tác kiểm tra tài chính: Ngoài việc kết hợp giữa các biện pháp trên, Công ty nên có một bộ phận chuyên nghiên cứu phân tích có hệ thống khoa học về công tác tài chính ở đơn vị, có thể được thực hiện bởi phòng kế toán và phòng kế hoạch. - Phòng kế hoạch: Tổ chức bộ phận lập kế hoạch để phân tích, có nhiệm vụ chỉ rõ mục tiêu cần phân tích, thời gian mà các chỉ tiêu phát sinh, thời hạn bắt đầu và kết thúc, sau đó sẽ chỉ định công việc cụ thể cho mỗi người. Một bộ phận khác chuyên về sưu tầm, lựa chọn và kiểm tra số liệu, tài liệu phù hợp với mục tiêu cần phân tích. - Phòng kế toán: Có trách nhiệm xử lý số liệu và định kỳ lập các báo cáo tài chính, các báo cáo này phải nêu rõ ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý, những nguyên nhân cơ bản và biện pháp cải thiện. Bên cạnh đó Công ty cần có một hệ thống kiểm toán nội bộ thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn lưu động trên cơ sở phòng kế toán lập các báo cáo về tình hình thực hiện của Công ty. KếT LUậN Để thúc đẩy nền kinh tế Vệt Nam phát triển và đuổi kịp các nước trong khu vực, chúng ta cần rất nhiều vốn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề tài chính trở thành vấn đề hàng đầu của mỗi tổ chức cũng như mỗi cá nhân trong cộng đồng. Quản trị tài chính nói chung và quản trị vốn lưu động nói riêng là rất quan trọng, rất hữu ích và cũng đầy thách thức khó khăn. Về các quyết định đầu tư vốn ngày hôm nay có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong 10,20 năm hoặc lâu hơn nữa trong tương lai, sự thành công hay thất bại của một Công ty phụ thuộc phần lớn vào các quyết định và kế hoạch tài chính của nó. Sau một thời gian thực tập kết hợp giữa lý thuyết được học ở trường vận dụng vào thực tế ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì xuất khẩu thủy sản em đã đi sâu tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề này với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Tùng cũng như các anh chị phòng kế toán Công ty . Trong chuyên đề này đề cập đến tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty và một số giải pháp được rút ra từ thực tế nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sr dụng vốn lưu động. Tuy nhiên với khả năng kiến thức có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô giáo cùng các anh chị phòng kế toán góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. BAÍNG CÁN ÂÄÚI KÃÚ TOAẽN Taỷi ngaỡy 31 thaùng 12 nàm 2001 Âồn vở tờnh: Âọửng CHẩ TIÃU Maợ sọỳ Sọỳ õỏửu nàm Sọỳ cuọỳi nàm 1 2 3 4 PHÁệN TAèI SAÍN A- TAèI SAÍN LặU ÂÄĩNG VAè ÂÁệU Tặ NGÀếN HAÛN 100 2.199.803.018 1.746.078.986 I. Tióửn 110 168.000.093 55.284.692 1. Tióửn màỷt tọửn quyợ ( kóứ caớ ngỏn phióỳu) 111 4.806.163 14.600.341 2. Tióửn gổới ngỏn haỡng 112 163.139.876 40.684.351 3. Tióửn õang chuyóứn 113 0 0 II. Caùc khoaớn õỏửu tổ taỡi chờnh ngàừn haỷn 120 0 0 III. Caùc khoaớn phaới thu 130 1.403.974.670 993.829.204 1. Phaới thu cuớa khaùch haỡng 131 1.358.974.670 973.829.204 2. Caùc khoaớn phaới thu khaùc 138 45.000.000 20.000.000 IV. Haỡng tọửn kho 140 607.796.609 675.933.390 1. Vỏỷt lióỷu, cọng cuỷ 142 318.909.756 470.815.774 2. Saớn phỏứm dồớ dang 144 245.862.850 138.490.000 3. Thaỡnh phỏứm haỡng hoaù 145 43.024.003 21.627.616 V. Taỡi saớn lổu õọỹng khaùc 150 20.031.700 21.031.700 1.Taỷm ổùng 151 1.600.000 2.600.000 2. Chi phờ traớ trổồùc 152 18.431.700 18.431.700 VI . Chi sổỷ nghióỷp 160 0 0 B- TAèI SAÍN LặU ÂÄĩNG VAè ÂÁệU Tặ DAèI HAÛN 200 1.050.478.203 839.846.245 I. Taỡi saớn cọỳ õởnh 210 1.050.478.203 839.846.245 1. Taỡi saớn cọỳ õởnh hổợu hỗnh 211 1.050.478.203 839.846.245 - Nguyón giaù 212 1.866.179.627 1.866.179.627 - Giaù trở hao moỡn luyợ kóỳ 213 (815.701.424) (1.026.333.382) II. Caùc khoaớn õỏửu tổ taỡi chờnh daỡi haỷn 220 0 0 III. Chi phờ XDCB dồợ dang 230 0 0 IV. Caùc khoaớn kyù quyợ haỷn kyù cổồỹc daỡi 240 0 0 TÄỉNG CÄĩNG TAèI SAÍN 205 3.250.281.221 2.585.925.231 1 2 3 4 PHÁệN NGUÄệN VÄÚN Maợ sọỳ Sọỳ õỏửu nàm Sọỳ cuọỳi nàm A- NÅĩ PHAÍI TRAÍ 300 2.202.925.829 1.536.126.067 I. Nồỹ ngàừn haỷn 310 2.202.925.829 1.536.126.067 1.Vay ngàừn haỷn 311 611.000.000 411.000.000 2. Phaới traớ cho ngổồỡi baùn 313 1.464.271.628 1.118.814.822 3. Thuóỳ vaỡ caùc khoaớn phaới nọỹp nhaỡ nổồùc 315 3.548.084 6.311.245 Taỷm nọỹp thuóỳ lồỹi tổùc + thuóỳ khaùc (5.893.883) 0 4. Phaới traớ cọng nhỏn vión 316 0 0 5. Caùc khoaớn phaới traớ, phaới nọỹp khaùc 318 130.000.000 0 B- NGUÄệN VÄÚN CHUÍ SÅÍ HặẻU 400 1.047.355.392 1.049.799.164 I. Nguọửn vọỳn, quyợ 410 1.047..55.392 1.049.799.164 1. Nguọửn vọỳn kinh doanh 411 1.000.000.000 1.000.000.000 2. Caùc quyợ 415 3.592.629 13.416 3. Laợi chổa phỏn phọỳi 421 43.762.763 49.785.748 - Nàm trổồùc 43.762.763 0 - Nàm sau 0 49.785.748 II. Nguọửn kinh phờ, quyợ khaùc 420 0 0 TÄỉNG CÄĩNG NGUÄệN VÄÚN 500 3.250.281.221 2.585.925.231 BAÍNG CÁN ÂÄÚI KÃÚ TOAẽN Taỷi ngaỡy 31 thaùng 12 nàm 2002 Âồn vở tờnh: Âọửng CHẩ TIÃU Maợ sọỳ Sọỳ õỏửu nàm Sọỳ cuọỳi kyỡ 1 2 3 4 PHÁệN TAèI SAÍN A- TAèI SAÍN LặU ÂÄĩNG VAè ÂÁệU Tặ NGÀếN HAÛN 100 1.727.647.286 2.504.748.301 1. Tióửn màỷt taỷi quyợ 110 14.600.341 40.034.992 2. Tióửn gổới ngỏn haỡng 111 40.684.351 86.968.474 3. Âỏửu tổ taỡi chờnh ngàừn haỷn 112 4.Dổỷ phoỡng giaớm giaù CK õỏửu tổ ngàừn haỷn 113 5. Phaới thu cuớa khaùch haỡng 114 973.829.204 1.243.694.054 6. Caùc khoaớn phaới thu khaùc 115 20.000.000 100.102.000 7. Dổỷ phoaỡng pghaới thu khoù õoỡi (*) 116 8. Thuóỳ giaù trở gia tàng õổồỹc khỏỳu trổỡ 117 0 0 9. Haỡng tọửn kho 118 675.933.390 1.031.848.781 10. Dổỷ phoỡng giaớm giaù haỡng tọửn kho (*) 119 11. Taỡi saớn lổu õọỹng khaùc 120 2.600.000 2.100.000 B- TAèI SAÍN CÄÚ ÂậNH, ÂÁệU Tặ DAèI HAÛN 200 858.277.945 724.962.150 1. Taỡi saớn cọỳ õởnh hổợu hỗnh 210 839.846.245 712.045.125 - Nguyón giaù 211 1.866.179.627 1.944.233.428 - Giaù trở hao moỡn luyợ kóỳ (*) 212 (1.026.333.382) (1.232.188.303) 2. Caùc khoaớn õỏửu tổ taỡi chờnh daỡi haỷn 213 3. Dổỷ phoỡng giaớm giaù CK õỏửu tổ daỡi haỷn 214 4. Chi phờ xỏy dổỷng cồ baớn dồớ dang 215 5. Chi phờ traớ trổồùc daỡi haỷn 216 18.431.700 12.917.025 CÄĩNG TAèI SAÍN 250 2.585.925.231 3.229.710.451 CHẩ TIÃU Maợ sọỳ Sọỳ õỏửu nàm Sọỳ cuọỳi kyỡ NGUÄệN VÄÚN A-NÅĩ PHAÍI TRAÍ 300 1.536.126.067 2.177.314.192 1. Nồỹ ngàừn haỷn 310 1.536.126.067 2.177.314.192 + Vay ngàừn haỷn 311 411.000.000 498.000.000 + Phaới traớ cho ngổoỡi baùn 312 1.118.814.822 1.654.906.335 + Thuóỳ vaỡ caùc khaớon phaới nọỹp cho nhaỡ nổồùc 313 6.311.245 24.397.857 + Phaới traớ ngổồỡi lao õọỹng 314 0 0 + Caùc khoaớn phaới traớ ngàừn haỷn khaùc 315 0 10.000 2. Nồỹ daỡi haỷn 316 0 0 + Vay daỡi haỷn 317 + Nồỹ daỡi haỷn 318 1 2 3 4 B-NGUÄệN VÄÚN CHUÍ SOÍ HặẻU 400 1.049.799.164 1.052.396.259 1. Nguọửn vọỳn kinh doanh 410 1.000.000.000 1.000.000.000 + Vọỳn goùp 411 1.000.000.000 1.000.000.000 + Thàỷng dổ vọỳn 412 + Vọỳn khaùc 413 2. Lồỹi nhuỏỷn tờch luyợ 414 3. Cọứ phióỳu mua laỷi (*) 415 4. Chónh lóỷch tyớ gaù 416 5. Caùc quyợ cuớa doanh nghióỷp 417 13.416 812.574 - Trong õoù : Quyớ khen thổồớng phuùc lồỹi 418 13.416 812.574 6. Lồỹi nhuỏỷn chổa phỏn phọỳi 419 49.785.748 51.583.685 TÄỉNG CÄĩNG NGUÄệN VÄÚN 430 2.585.925.231 3.229.710.451 BAÍNG CÁN ÂÄÚI KÃÚ TOAẽN Taỷi ngaỡy 31 thaùng 12 nàm 2003 Âồn vở tờnh: Âọửng CHẩ TIÃU Maợ sọỳ Sọỳ õỏửu nàm Sọỳ cuọỳi kyỡ 1 2 3 4 PHÁệN TAèI SAÍN A- TAèI SAÍN LặU ÂÄĩNG VAè ÂÁệU Tặ NGÀếN HAÛN 100 2.504.748.301 2.189.120.570 1. Tióửn màỷt taỷi quyợ 110 40.034.992 4.089.412 2. Tióửn gổới ngỏn haỡng 111 86.968.474 79.504.340 3. Âỏửu tổ taỡi chờnh ngàừn haỷn 112 4.Dổỷ phoỡng giaớm giaù CK õỏửu tổ ngàừn haỷn 113 5. Phaới thu cuớa khaùch haỡng 114 1.243.694.054 1.132.378.178 6. Caùc khoaớn phaới thu khaùc 115 100.102.000 67.000.000 7. Dổỷ phoaỡng pghaới thu khoù õoỡi (*) 116 8. Thuóỳ giaù trở gia tàng õổồỹc khỏỳu trổỡ 117 0 0 9. Haỡng tọửn kho 118 1.031.848.781 904.048.640 10. Dổỷ phoỡng giaớm giaù haỡng tọửn kho (*) 119 11. Taỡi saớn lổu õọỹng khaùc 120 2.100.000 2.100.000 B- TAèI SAÍN CÄÚ ÂậNH, ÂÁệU Tặ DAèI HAÛN 200 724.962.150 613.982.674 1. Taỡi saớn cọỳ õởnh hổợu hỗnh 210 712.045.125 601.065.649 - Nguyón giaù 211 1.944.2330.428 1.843.493.548 - Giaù trở hao moỡn luyợ kóỳ (*) 212 (1.232.188.303) (1.242.427.899) 2. Caùc khoaớn õỏửu tổ taỡi chờnh daỡi haỷn 213 3. Dổỷ phoỡng giaớm giaù CK õỏửu tổ daỡi haỷn 214 4. Chi phờ xỏy dổỷng cồ baớn dồớ dang 215 5. Chi phờ traớ trổồùc daỡi haỷn 216 12.917.025 12.917.025 CÄĩNG TAèI SAÍN 250 3.229.710.451 2.803.103.244 CHẩ TIÃU Maợ sọỳ NGUÄệN VÄÚN A-NÅĩ PHAÍI TRAÍ 300 2.177.314.192 1.718.658.999 1. Nồỹ ngàừn haỷn 310 2.177.314.192 1.718.658.999 + Vay ngàừn haỷn 311 498.000.000 489.000.000 + Phaới traớ cho ngổoỡi baùn 312 1.654.906.335 1.173.563.881 + Thuóỳ vaỡ caùc khaớon phaới nọỹp cho nhaỡ nổồùc 313 24.397.857 55.981.118 + Phaới traớ ngổồỡi lao õọỹng 314 0 0 + Caùc khoaớn phaới traớ ngàừn haỷn khaùc 315 10.000 2.114.000 2. Nồỹ daỡi haỷn 316 0 0 + Vay daỡi haỷn 317 + Nồỹ daỡi haỷn 318 1 2 3 4 B-NGUÄệN VÄÚN CHUÍ SÅÍ HặẻU 400 1. Nguọửn vọỳn kinh doanh 410 1.052.396.259 1.084.444.215 + Vọỳn goùp 411 1.000.000.000 1.000.000.000 + Thàỷng dổ vọỳn 412 1.000.000.000 1.000.000.000 + Vọỳn khaùc 413 2. Lồỹi nhuỏỷn tờch luyợ 414 3. Cọứ phióỳu mua laỷi (*) 415 4. Chónh lóỷch tyớ gaù 416 5. Caùc quyợ cuớa doanh nghióỷp 417 812.574 689.882 - Trong õoù : Quyớ khen thổồớng phuùc lồỹi 418 812.574 689.882 6. Lồỹi nhuỏỷn chổa phỏn phọỳi 419 51.583.685 83.754.363 TÄỉNG CÄĩNG NGUÄệN VÄÚN 430 3.229.710.451 2.803.103.244 KÃÚT QUAÍ HOAÛT ÂÄĩNG SAÍN XUÁÚT KINH DOANH Chố tióu Maợ sọỳ Nàm 2003 Nàm 2002 1. Doanh thu thuỏửn 11 10.407.371.331 9.530.115.716 2. Giaù vọỳn haỡng baùn 12 (9.485.725.143) (8.624.213.191) 3. Chi phờ quaớn lyù kinh doanh 13 (793.967.907) (814.512.538) 4. Chi phờ taỡi chờnh 14 (46.087.000) (41.605.538) 5. Lồỹi nhuỏỷn thuỏửn tổỡ HÂKD 20 81.591.281 50.284.987 6. Laợi khaùc 21 2.163.082 1.268.698 7. Tọứng lồỹi nhuỏỷn kóỳ toaùn 30 8. Caùc khoaớn õióửu chốnh tàng hoàỷc giaớm 40 83.754.363 51.583.685 9. LN õóứ xaùc õởnh lồỹi nhuỏỷn chởu thuóỳ TNDN 10. Tọứng thuỏỷn lồỹi chởu thuóỳ TNDN 50 83.754.363 51.583.685 11. Thuóỳ TNDN phaới nọỹp 60 (22.977.156) (9.958.377) 12. Lồỹi nhuỏỷn sau thuóỳ 70 60.777.207 41.625.308 Lồỡi noùi õỏửu Âỏỳt nổồùc ta õang trong quaù trỗnh xỏy dổỷng nóửn kinh tóỳ thở trổồỡng theo õởnh hổồùng xaợ họỹi chuớ nghộa, nhu cỏửu vóử vọỳn cho nóửn kinh tóỳ vaỡ cho tổỡng doanh nghióỷp laỡ vỏỳn õóử rỏỳt bổùc xuùc... Hồn thóỳ nổợa, trong nóửn kinh tóỳ thở trổồỡng sổùc caỷnh tranh cuớa nóửn kinh tóỳ cuợng nhổ tổỡng doanh nghióỷp phuỷ thuọỹc phỏửn lồùn vaỡo hióỷu quaớ hoaỷt õọỹng kinh doanh. Nhỏỳt laỡ trong õióửu kióỷn hióỷn nay khi maỡ chuùng ta õaợ trồớ thaỡnh mọỹt thaỡnh vión cuớa ASEAN cuợng nhổ õang vaỡ seợ gia nhỏỷp WTO trong tổồng lai gỏửn do õoù laỡm thóỳ naỡo õóứ huy õọỹng õổồỹc caùc nguọửn vọỳn coù chi phờ thỏỳp nhàũm nỏng cao hióỷu quaớ saớn xuỏỳt kinh doanh, nỏng cao tờnh caỷnh tranh cuớa doanh nghióỷp... Quaớn lyù vaỡ sổớ duỷng caùc nguọửn vọỳn noùi chung, vọỳn lổu õọỹng noùi rióng õang laỡ vỏỳn õóử quan tỏm haỡng õỏửu ồớ caùc doanh nghióỷp khi tióỳn haỡnh hoaỷt õọỹng saớn xuỏỳt kinh doanh. Vióỷc quaớn lyù vaỡ sổớ duỷng vọỳn lổu õọỹng coù hióỷu quaớ laỡ goùp phỏửn thuùc õỏứy hióỷu quaớ kinh doanh, goùp phỏửn laỡnh maỷnh hoaù cọng taùc taỡi chờnh cuớa doanh nghióỷp. Ngổồỹc laỷi hoaỷt õọỹng taỡi chờnh cuớa cọng ty seợ gàỷp khoù khàn nhỏỳt laỡ caùc khoaớn nồỹ ngàừn haỷn bở chióỳm duỷng, õióửu naỡy tỏỳt yóỳu seợ dỏựn õóỳn tỗnh traỷng phaù saớn cuớa doanh nghióỷp. Xuỏỳt phaùt tổỡ tỏửm quan troỹng cuớa cọng taùc quaớn lyù vaỡ sổớ duỷng vọỳn, cuợng nhổ õóứ nàừm roợ hồn vóử hióỷu quaớ hoaỷt õọỹng kinh doanh cuớa cọng ty Cọứ phỏửn Saớn xuỏỳt Bao Bỗ Xuỏỳt khỏứu Thuyớ saớn nón em choỹn õóử taỡi “PHÁN TấCH TầNH HầNH QUAÍN LYẽ VAè SặÍ DUÛNG VÄÚN LặU ÂÄĩNG TAÛI CÄNG TY CÄỉ PHÁệN SAÍN XUÁÚT BAO Bầ XUÁÚT KHÁỉU THUYÍ SAÍN” Âóử taỡi naỡy gọửm 3 phỏửn: Phỏửn I. Lyù luỏỷn chung vóử phỏn tờch tỗnh hỗnh quaớn lyù vaỡ sổớ duỷng vọỳn lổu õọỹng trong caùc doanh nghióỷp. Phỏửn II. Phỏn tờch tỗnh hỗnh quaớn lyù vaỡ sổớ duỷng vọỳn lổu õọỹng taỷi cọng ty Cọứ phỏửn Saớn xuỏỳt Bao Bỗ Xuỏỳt khỏứu Thuyớ saớn . Phỏửn III. Mọỹt sọỳ bióỷn phaùp nhàũm nỏng cao hồn nổợa hióỷu quaớ quaớn lyù vaỡ sổớ duỷng vọỳn lổu õọỹng taỷi Cọng ty Cọứ phỏửn Saớn xuỏỳt Bao Bỗ Xuỏỳt khỏứu Thuyớ saớn. TAèI LIÃÛU THAM KHAÍO 1. Quaớn trở Taỡi chờnh Doanh nghióỷp Nguyóựn Haới Saớn NXB Treớ - 2001 2. Quaớn trở Taỡi chờnh Doanh nghióỷp vổỡa vaỡ nhoớ - ÂHKTQD PTS. Vuợ Duy Haỡo NXB Thọỳng kó , Haỡ Nọỹi 1998. 3. Taỡi chờnh Doanh nghióỷp 0- ÂHKTQD TS. Lổu Thở Hổồng NXB Giaùo duỷc 4. Phỏn tờch Taỡi chờnh Doanh nghióỷp Josette Peyrard NXB Thọỳng kó 5. Giaùo trỗnh phỏn tờch hoaỷt õọỹng kinh doanh - ÂHKTÂN TS. Trổồng Baù Thanh 6. Phỏn tờch Kinh tóỳ Hoaỷt õọỹng kinh doanh cuớa Doanh nghióỷp - ÂHKTQD NXB Thọỳng kó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.doc
Tài liệu liên quan