Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tùng Giang

Tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tùng Giang: Lời mở đầu Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được các chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Mục đích SXKD của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, chính vì thế họ quan tâm đến công tác quản lý chi phí và giá thành là lẽ đương nhiên, họ phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả sản xuất thu được cái gì, bao nhiêu... Chính vì vậy, việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất cho thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới là một vấn đề thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, chế độ kế toán ... và đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong các đơn vị cơ sở. Với ý nghĩa nêu trên của việc hạch toán chi phí ...

doc110 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tùng Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được các chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Mục đích SXKD của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, chính vì thế họ quan tâm đến công tác quản lý chi phí và giá thành là lẽ đương nhiên, họ phải biết bỏ ra những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả sản xuất thu được cái gì, bao nhiêu... Chính vì vậy, việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất cho thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới là một vấn đề thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, chế độ kế toán ... và đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong các đơn vị cơ sở. Với ý nghĩa nêu trên của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Tùng Giang, em đã lựa chọn đề tài: “ Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tùng Giang” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm ba phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tùng Giang Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tùng Giang Chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ Thái Bá Công và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Tài vụ của Công ty TNHH Tùng Giang. phần I Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất I. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ hạch toán 1. Khái quát về hoạt động sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt, trong sản xuất … Đối với các doanh nghiệp hoạt động tring lĩnh vực công nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp là hoạt động chính, đây là những sản phẩm đã dăng ký kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp thường tương đối ổn định do các doanh sản xuất công nghiệp thường có những quu trìng công nghệ ổn định, cơ cấu tổ chức sản xuất tương đối ổn định, sản xuất thường tập trung theo từng phân xưởng, chủng loại, vật tư và nguồn lưc sản xuất cũng thường ổn định theo từng quy trình sản xuất. Ngoài ra các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng rát phong phú và đa dạng Quá trình sản xuất có thể bao gồm những quy trình công nghệ chế biến khác nhau và mỗi doanh nghiệp có những quy trình công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất khác biệt. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật trên đây sẽ chi phối trức tiếp đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm công nghiệp còn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuế TTĐB, thuế XK. Đồng thời các doanh nghiệp cón có quyền chọn lựa phương pháp tính thuế khác nhau, mỗi phương pháp nộp thuế, đặc biệt là phương pháp nộp thuế GTGT, sẽ chi phối khác nhau đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. 2 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh 2.1. Khái niệm Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể khái quát bằng ba giai đoạn (bộ phận) cơ bản, có mối quan hệ mật thiết với nhau: - Quá trình mua sắm chuẩn bị các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất - kinh doanh (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động); - Quá trình vận động, biến đổi nội tại các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động – một cách có mục đích thành kết quả cuối cùng; - Quá trình tiêu thụ các sản phẩm cuối cùng của hoạt động kinh doanh (các sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành). Như vậy, hoạt động của doanh nghiệp thức chất là sự vận động, kết hợp chuyển đổi nội tại các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo ra các sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định. Trên phương diện đó, khái niệm chi phí có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Để hiểu rõ hơn về chi phí chúng ta cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá …), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, sản xuất sản phẩm, công tác quản lý …) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo). Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá tri tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất – kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua nguyên, vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trả trước). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán của chúng. Vậy có thể kết luận rằng: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong môt kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượngtính giá thành (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). 2.2. Phân loại chi phí sản xuất Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất theo từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Chi phí sản xuất gồm nhiều loại có mục đích và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp công nghiệp, chi phí sản xuất được phân thành các loại sau: 2.2.1. Theo yếu tố chi phí Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của những chi phí để chia ra các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có nội dung kinh tế giống nhau, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, ở lĩnh vực nào.Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu….sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả, tiền trích bào hiểm xã hội, bào hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trảvề các dịch vụ mua từ bên ngoài: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… để phục vụ chôhạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa tính vào các yếu tố đã nêu trên dùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như chi phí tiếp khách, hội họp, hội nghị,… ý nghĩa: Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất dể phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính: cung cấp số liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau; cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân. 2.2.2. Theo khoản mục chi phí Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm và phương pháp tập hợp chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của các loại nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương phải trả và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạcn toán vào khoản mục này. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như + Chi phí nhân viên phân xưởng gồm lương chính, lương phụ và các khoản tính theo lương của nhân viên phân xưởng. + Chi phí vật liệu gồm giá trị nguyên, vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, các chi phí công cụ, dụng cụ, … ở phân xưởng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại phân xưởng, bộ phận sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho bộ phận sản xuất và quản lý phân xưởng. + Các chi phí bằng tiền khác. ý nghĩa: Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức; cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm; là cơ sở cho việc so sánh giá thành theo khoản mục để tìm ra nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Các số liệu từ cách phân loại này sử dụng làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và xây dựng kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. 2.2.3 Treo mối quan hệ giữa chi phí với khối lương công việc, sản phẩm hoàn thành Để phục vụ cho công tác kế toán quản trị: phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho công tác lập kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chi phí có thể được phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành hai loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định (chi phí bất biến) là những chi phí mang tính tương đối ổn định không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí cố định chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất. Trong doanh nghiệp các chi phí cố định thường là các chi phí liên quan dến quản lý và vận hành doanh nghiệp, bao gồm các khoản chi phí như chi phí khấu hao thiết bị sản xuất, tiền lương cho bộ phận quản lý, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao nhà xưởng của doanh nghiệp…Khi mức độ hoạt động tăng thì mức chi phí cố định tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm và ngược lại. Chi phí biến đổi (chi phí khả biến) là những chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động (sản lượng sản xuất, số giờ – máy hoạt động, số km vận chuyển, doanh thu bán hàng thực hiện…). Chi phí biến dổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì nó ổn định, không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Tổng chi phí biến đổi thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí biến đổi thường gồm các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, giá vốn hàng hoá mua vào để bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng… Tuy nhiên sự phân chia này cũng mang tính chất tương đối, nó chỉ đúng trong phạm vi từng doanh nghiệp và trong từng phạm vi xét, chẳng hạn như một máy sản xuất, hay toàn bộ phân xưởng. Và sự phân loại chi phí như trên cũng chỉ mới thực sự phục vụ cho công tác kế toán quản trị, còn trong kế toán tài chính tuy đã có quyết định cua Bộ tài chính ban hành về việc phân loại và phân bổ chi phí sản xuất chung nhưng do tính chất của từng doanh nghiệp cũng như ranh giới giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi của một loại chi phí không rõ ràng khiến cho việc phân loại gặp nhiều khó khăn, và việc làm này cũng đòi hỏi thời gian nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp với điều tấn doanh nghiệp, nên hiện nay hầu như các doanh nghiệp đã không thực hiện quyết định này. 2.2.4. Theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Theo lĩnh vực kinh doanh các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: - Chi phí sản xuất: bao gồm những chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các công việc dịch vụ trong phạm vi phân xưởng. - Chi phí bán hàng: bao gồm những chi phí liên quan việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Các chi phí bán hàng phát sinh ở các doanh nghiệp thường bao gồm: + Chi phí nhân viên: Gồm lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, đóng gói bảo quản sản phẩm. + Chi phí vật liệu bao bì: Vật liệu đóng gói, bảo quản, nhiên liệu sử dụng cho vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ,… + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho tiêu thụ hàng hoá như chi phí giới thiệu, quảng cáo, chi phí chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng,… - Chi phí quản lý: bao gồm các chi phí phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất – kinh doanh và các chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh ở doanh nghiệp. - Chi phí tài chính: bao gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết, cho vay, cho thuê tài sản,chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,… - Chi phí khác: bao gồm các khoản chi phí liên quan đến hoạt động khác xảy ra trong doanh nghiệp như chi phí giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán; các chi phí thanh lý, nhượng bán phát sinh… ý nghĩa: Cách phân loại này có tác dụng cho phép nhà quản trị nắm bắt được thông tin về tất cả các loại chi phí phát sinh trong doanh nghiệp; là cơ sở để tính ra chỉ tiêu giá thành toàn bộ, tính ra chi tiêu tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 2.2.5. Phân loại chi phí theo quan hệ chi phí với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Theo cách phân loại này, toàn bộ các khoản chi phí trong doanh nghiệp được chia thành hai loại: - Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có quan hệ trực tiếp với công việc sản xuất sản phẩm, công việc của doanh nghiệp. Đối với nhưng khoản chi phí này kế toán có thể căn cứ vào chứng từ phát sinh để phân bổ trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí có liên quan tới việc sản xuất của nhiều công việc, sản phẩm. Những chi phí này kế toán phải tiến hành tập hợp phân bổ cho các đối tựơng theo một tiêu thức nhất định. ý nghĩa: Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tương một cách đúng đắn hợp lý. Ngoài một số tiêu thức phân loại kể trên, tuỳ theo yêu cầu quản lý, công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một số cách phân loại khác như: phân loại theo nội dung cấu thành chi phí (chi phí đơn nhất, chi phí tổng hợp); Phân loại theo khả năng kiểm soát; theo cách thức kết chuyển chi phí (chi phí theo sản phẩm và chi phí theo thời kỳ). 3. Khái niêm và phân loại giá thành sản phẩm 3.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao đông vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự cho cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá tri thực của các tư liệu sản xuất dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hành hoá - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 3.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoágiá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biêt, còn có khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ… 3.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm ba loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch hoặc giá thành của các kỳ trước. Giá thành này do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp xác định trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sơ các định mức chi phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện thực khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác định kết quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Dựa vào giá thành định mức có thể đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí sản xuất và sản lượng thực tế phát sinh. Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm.Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ý nghĩa: Cách phân loại này là cơ sở để so sánh giữa thực tế và kế hoạch, định mức, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ. 3.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí Theo cách phân loại này,giá thành sản phẩm gồm: - Giá thành sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng bao gồm các chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh ở phân xưởng sản xuất. - Giá thành toàn bộ bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. ý nghĩa: Cách phân loại này tính ra được hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lợi nhuận sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm trong doanh nghiệp. 4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự vận động của quá trình sản xuất bao gồm hai mặt: một mặt là các chi phí bỏ ra, mặt khác là kết quả sản xuất thu được. Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Tuy nhiên, nói đến chi phí sản xuất là nói đến các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ không kể chi phí đó chi cho bộ phận nào và cho sản xuất sản phẩm gì. Ngược lại, nói đến giá thành sản phẩm người ta chỉ quan tâm đến các chi phí đã chi ra có liên quan đến việc sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện xong một công việc dịch vụ mà không quan tâm đến chi phí đó được chi ra vào thời kỳ nào. Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp. Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, cùng giống nhau về chất vì đều là chi phí, nhưng lại khác nhau về lượng do có sự khác nhau về giá trị sản phẩm dở dang đầu kì, cuối kỳ. Sự khác nhau đó thể hiện trong công thức tính giá thành sản phẩm như sau: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất DDCK + Chi phí sản xuất PS trong kỳ - Chi phí sản xuất DDCK - Các khoản giảm chi phí Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua Sơ đồ ta thấy : AC = AB + BD – CD Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ. 5. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọngphản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đánh giá được chất lượng hoạt động của mình. Thông qua phân tích chi phí và giá thành sản phẩm đề ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để có được thông tin về chi phí và giá thành đầy đủ, chính xác đòi hỏi phải tổ chức tốt hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Xác định chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Lựa chọn phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm thích hợp. - Xây dựng trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành hợp lý. II. Hạch toán chi phí sản xuất 1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng giai đoạn công nghệ, phân xưởng … và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành … theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ, theo đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói, việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn về tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất – tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất – và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị – tức là đối tượng tính giá thành. Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, cộng việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của một quá trình sản xuất hay đâng trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế mà doanh nghiệp đang áp dụng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Tính chất, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, loại kình sản xuất. - Trình độ và nhu cầu quản lý, - Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành, - Trình độ và khả năng của bộ máy kế toán. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ quy trình công nghệ, hoặc từng giai đoạn công nghệ. Trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn hoặc không thể phân chia quá trình sản xuất thành các giai đoạn công nghệ thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ hoặc trên phạm vi toàn doanh nghiệp Ngược lại trong doanh nghiệp mà quy trình sản xuất có thể phan chia thành các giai đoạn công nghệ tại các phân xưởng thì đối tưọng tập hợp chi phí là từng giai đoạn cộng nghệ. Đối tượng tính giá thành ở đó là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc cụm chi tiết sản phẩm. Giá thành sản phẩm cuối cùng được tập hợp trên cở sở giá thành của các bộ phận cấu thành nên chúng. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng: Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm cuối cùngtheo từng đơn. 2. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 2.1. Phương pháp trực tiếp tập hợp chi phí Phương pháp này được áp dụng với những chi phí có thể xác định được đối tượng chịu chi phí ngay từ khi phát sinh. Căn cứ vào chứng từ ban đầu, kế toán hạch toán vào tài khoản phù hợp theo từng loại và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. 2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp Sử dụng trong trường hợp không xác định được định mức chi phí cho từng đối tượng riêng biệt khi phát sinh chi phí. Các chi phí này khi phát sinh được ghi chép trên chứng từ ban đầu và tập hợp vào tài khoản chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. Việc phân bổ các chi phí này đựơc thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ: Hệ số phân bổ (H) = Trong đó: C: Chi phí cần phân bổ T: Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng (T = ) ti: Tiêu thức phân bổ của đối tượng i Bước 2: Xác định định mức chi phí phân bổ đối tượng i (ci): ci = ti x H 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất được hạch toán theo các bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Trong trường hợp chi phí phát sinh không tập hợp trực tiếp thì kế toán tập hợp sản phẩm sản xuất chung sau đó phân bổ cho đối tượng liên quan. Bước 2: Phân bổ các chi phí chung và chi phí của các bộ phận sản xuất phụ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Bước 3: Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính ra tổng hạch toán và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điển khác nhau. 4. Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác, nhanh chóng cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tưọng tính giá thành. Việc tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất bao gồm: - Mở sổ, thẻ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí, mở sổ riêng cho từng tài khoản. Căn cứ để ghi sổ là các sổ, thẻ kế toán chi tiết của kỳ kế toán trước, các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí … - Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và phân bổ cho từng đối tượng hạch toán. - Tổng hợp các chi phí phát sinh theo từng nội dung cho từng đối tượng hạch toán chi phí và cuối kỳ kế toán làm cơ sở cho việc tính giá thành. Lập thể tính giá thành sản phẩm dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thể tính giá thành là thể tính giá thành của kỳ trước, sổ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê. 5. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 5.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu … được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Chi phí nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, dịch vụ, những chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được xây dựng thành các định mức chi phí và tiến hành công tác quản lý chi phí theo định mức chi phí đó. Để xác định chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, cuối kỳ kinh doanh phải tiến hành kiểm kê xác định giá trị nguyên, vật liệu còn lại cuối kỳ chưa sử dụng và giá trị phế liệu thu hồi trong kỳ. Chi phí NVLTT trong kỳ = Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ + Trị giá NVL kỳ trước dùng không hết không nhập lại kho - Trị giá NVL còn CK chưa sử dụng hết - Giá trị phế liệu thu hồi 5.1.1. Tài khoản hạch toán Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…). Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển cho kỳ sau - Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. 5.1.2.Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu trực tiếp được phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết chuyển chi phí NVLTT Gía trị NVL dùng trực tiếp cho sản suất sản phẩm TK 152 TK621 TK154 TK 111,112,331 TK 152 Vật liệu dùng không hết nhập lại kho Gía trị NVL mua dùng trực tiếp không nhập kho TK 133 Thuế GTGT đầu vào 5.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, thanh toán cho nhân công sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng có liến quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền lương chính phải trả theo thời gian mà người lao động thực hiện các công tác khác nhau trong ngày … thì có thêt tập hợp chung, sau đó chọn tiêu thức phân bổ thích hợp có thể là: Chi phí nhân công định mức, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất, tuỳ theo từng điều khiện cụ thể. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, căn cứ vào tỷ lệ trích quy định để tính theo số tiền công đã tập hợp cho từng đối tượng. 5.2.1. Tài khoản hạch toán Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621. Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư 5.2.2. Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 Tiền lương & phụ cấp lương phải trả cho CNTT TK 154 K/c chi phí nhân công trực tiếp TK 335 Trích trước tiền lương phép cho CNSX TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của CNSX 5.3 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác phát sinh ở phân xưởng sản xuất chính của doanh nghiệp. Ngoài các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp các chi phí phát sinh ở phân xưởng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, theo từng phân xưởng. Một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Hiện nay, theo Quyết định 149/2001/BTC ngày 31/12/2001 V/v ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1). Trong chuẩn mực số 2 (Hàng tồn kho): Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều tấn sản xuất bình thường. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. - Trường hợp mức sản phẩm thức tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất chung đã tập hợp kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng nào thì kết chuyển để tính giá thành sản phẩm, công việc dịch vụ của phân xưởng đó. Trường hợp phân xưởng sản xuất có nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp phân bổ gián tiếp như sau: Mức CPSX chung phân bổ cho từng đối tượng Tổng CPSX chung cần phân bổ Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng = x Tổng tiêu chuẩn phân bổ 5.3.1. Tài khoản hạch toán Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển vàoTK liên quan. TK 627 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 TK cấp 2: + TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 – Chi phí vật liệu + TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác 5.3.2. Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 Chi phí nhân viên TK 111,112,331 … Các khoản ghi giảm chi phí Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ TK152,153 TK142,242,335 TK 154 Phân bổ, K/c CFSX chung theo mức bình thường Phân bổ hoặc trích trước chi phí TK 214 TK 632 Chi phí KHTSCĐ TK 111,112,331,… Các chi phí khác CFSX chung cố định lớn hơn mức bình thường TK 133 Thuế GTGT đầu vào 5.4. Hạch toán chi phí trả trước Chi phí trả trước (còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Đây là khoản cpps một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán. 5.4.1. Tài khoản hạch toán Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và tài khoản 242 “ Chi phí trả trước dài hạn”. TK 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán nhưng chỉ dưới một năm tài chính và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau. Bên Nợ: Tập hợp các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh trong năm tài chính hiện tại. Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh. TK 142 được chi tiết thành 2 TK: - TK 1421: Chi phí trả trước - TK1422: Chi phí chờ kết chuyển. TK 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các niên độ kế toán sau. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn: Bên Nợ: Chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản chi phí trả trước dài hạn phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính. 5.3.2. Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí trả trước được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước: TK 142,242 DĐK: XXX TK 111, 112 TK 627, 641 331,334,152,153 642,635,241 Phân bổ dần chi phí trả trước vào các kỳ hạch toán Chi phí trả trước thực tế phát sinh TK133 TK 911 Thuế GTGT đầu vào Kết chuyển dần chi phí bán hàng QLDN vào TK xác định kết quả TK 641,642 Kết chuyển CF bán hàng, quản lý 5.5. Hạch toán chi phí phải trả Các khoản chi phí phải trả được hạch toán trên tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. Nội dung phản ánh trên TK này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí phải trả thức tế phát sinh. Bên Có: Các khoản chi phí phải trả đã được tính trước vào chi phí phát sinh trong kỳ theo kế hoạch. Dư Có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. 5.5.2. Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí phải trả được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí phải trả TK 334 TK 335 TK622 Trích trước lương phép, lương ngừng việc cho công nhân sản xuất Tiền lương phép, lương ngừng việc thực tế phải trả TK241,331,111,112 TK627,641,642 Trích trước chi phí phải trả vào chi phí kinh doanh Các chi phí phải trả khác thực tế phát sinh K/c khoản chênh lệch giữa chi phí phải trả thực tế nhỏ hơn kế hoạch 5.6. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 5.6.1. Hạch toán thiệt hại do sản phẩm hỏng Các thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức do kỹ thuật sản xuất chưa hoàn thiện được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ sau jkhi trừ đi phần igá trị phế liệu thu hồi. Đối với các sản phẩm hổng ngoài định mức tuỳ theo từng nguyên nhân cụ thể để có các biện pháp xử lý khác nhau. Nếu do lỗi của cá nhân hoặc tập thể liên quan thì phải đòi bồi thường. Nếu do các nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ thì phần chi phí này được trừ vào thu nhập của doanh nghiệp. Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK152,153,334,111… TK1381-SPHNĐM Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài định mức Chi phí sửa chữa TK811,415 TK154,155,157,632 Giá trị sản phẩm hỏng không sữa chữa được TK1381,152… Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường 5.6.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Các khoản thiệt hại trong thời gian ngừng sản xuất do thời vụ đã được trích trước chi phí vào TK 335 – Chi phí phải trả. Thiệt hại ngừng sản xuất bất thường do các nguyên nhân bên nhoài như mất điện, người bán không cung cấp đầy đủ vật tư theo hựp đồng … cần phải đòi bồi thường. Các thiệt hại do nguyên nhân khách quanhoặc do lỗi của doanh nghiệp như hỏng máy,… được hạch toán vào chi phí khác hoặc trừ vào thu nhập của doanh nghiệp. Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất TK334,338, 152,214,111… TK335 TK627,642 Trích trước chi phí ngừng sản xuất theo KH Chi phí thực tế ngừng sản xuất trong kế hoạch TK142,242 TK138,334 Giá trị bồi thường Chi phí thực tế ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Tính vào Chi phí khác TK811 5.7. Tổng hợp chi phí sx 5.7.1. Tài khoản hạch toán Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang’. TK này có thể mở chi tiết theo từng phát sinh, từng bộ phận sản xuất hoặc nhóm sản phẩm theo yêu cầu quản lý. Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hpàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, dở dang chưa hoàn thành. 5.7.2. Trình tự hạch toán Quy trình tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên TK621 TK154 TK152,138 Các khoản ghi giảm chi phí Cuối kỳ K/c chi phí NVLTT TK622 Cuối kỳ K/c Chi phí NCTT TK155,157,632 Giá thành sản phẩm hoàn thành TK627 Cuối kỳ phân bổ hoặc K/c chi phí SX chung 6. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Khác với phương pháp kê khai thường xuyên, theo phương pháp kiểm kê định kỳ các nghiệp vụ phát sinh có kiên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên, vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng hoá đã bán. 6.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liêu trực tiếp Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp TK111, TK611 TK621 TK631 Giá trị nguyên, vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất SP Kết chuyển chi phí NVLTT 112,331 Giá trị vật liệu tăng trong kỳ TK133 TK151,152 Thuế GTGT đầu vào Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ K/c giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ 6.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng: Nợ TK 631 Có TK 622 6.3. Hạch toán chi phí sc chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 (hoặc TK 632) chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành: Nợ TK 631 Có TK 627 (Tính theo mức công suất bình thường) Hoặc: Nợ TK 632 Có TK 627 (Không tính theo mức công suất bình thường) 6.4. Tổng hợp chi phí sản xuất 6.4.1. Tài khoản hạch toán TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc dịch vụ còn dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dư Nợ: Chi phí sản xuất dở dang cuối TK 631 “Giá thành sản xuất” dung để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Tài khoản này có thể chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành. Bên Nợ: - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ - Kết chuyển chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong kỳ TK 631 cuối kỳ không có số dư. 6.4.2. Trình tự hạch toán Quy trình tổng hợp chi phí sản xuất được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 10: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK154 TK631 TK138,611, K/c chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 111,112 Các khoản ghi giảm chi phí Cuối kỳ K/c chi phí NVLTT TK621 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ TK154 Cuối kỳ K/c chi phí NCTT TK622 TK632 Giá thành sản phẩm hoàn thành Cuối kỳ phân bổ hoặc K/c chi phí SX chung TK627 7. Xác định kỳ tính giá thành, kiểm kê và tính giá thành sản phẩm dở dang 7.1. Kỳ tính giá thành Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất kỳ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định chính xác về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm như vậy nên kỳ tính giá thành không thể giống nhau cho các ngành nghề sản xuất khác nhau. Tuỳ theo chu kỳ sản xuất dài hay ngắn cũng như địa điểm sản xuất mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp. Như vậy kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình. 7.2. Kiểm kê sản phẩm dở dang Kiểm kê sản phẩm dở dang bao gồm việc kiểm kê bán thành phẩm tự chế trong kỳ đã nhập kho và đang nằm trên dây chuyền công nghệ sản xuất. Việc kiểm kê bán thành phẩm đã nhập kho được tiến hành giống như kiểm kê nguyên, vật liệu hoặc thành phẩm. Kiểm kê bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất được giao cho công nhân đứng máy thực hiện. Các nhân viên nghiệp vụ trong ban kiểm kê có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn thực hiện kiểm tra. Kết quả kiểm kê được ghi vào các phiếu kiểm kê lập riêng cho từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm và bộ phận sản xuất. Muốn làm tốt việc kiểm kê phải thực hiện tốt các công việc chuẩn bị. Trước khi kiểm kê phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp các hiện vật cần kiểm kê. Các phương tiện cân đo, biểu mẫu ghi chép phục vụ kiểm kê được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Thời điểm, trìng tự và phương pháp kiểm kê cần thống nhất trong toàn doanh nghiệp để tránh trùng lắp hoặc bỏ sót hiện vật cần kiểm kê. Số liệu kiểm kê là căn cứ để đánh giá sản phẩm dở dang. 7.3. Tính giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định phần chi phí sản xuất của số sản phẩm đang chế tạo dở. Tuỳ theo tính chất của sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm mà có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 7.3.1. Phương pháp đánh giá theo giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức Phương pháp này được áp dụng để đánh giá bán thành phẩm, phụ tùng hoặc chi tiết máy tự chế đã nhập kho. Để đơn giản các khoản thiệt hại trong sản xuất và chi phí sản xuất chung được tính hết cho thành phẩm mà không phân bổ cho sản phẩm dở dang. 7.3.2. Phương pháp sản lượng ước tính tương đương Dựa vào số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Các chi phí nguyên, vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm. Các chi phí chế biến (chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được phân bổ cho sp dở dang dựa vào chi phí giờ công định mức, tiền lương định mức. Mức độ hoàn thành so với thành phẩm theo đánh giá cũng có thể được dùng làm căn cứ để xác định chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang. Trình tự xác định giá trị sản phẩm dở sang như sau: Bước 1: Xác định giá tri nguyên, vật liệu chính trong sản phẩm dở dang theo công thức: CPNVLchính TT phân bổ cho SLDD CPNVL chính trực tiếp Số lượng SLDD không quy đổi = x Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng SLDD không quy đổi Bước 2: Xác định chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang: CP chếbiến phân bổ cho SLDD Tổng chi phí chế biến Số lượng sản phẩm tương đương = x Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm tương đương Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang: Trong đó: Số lượng sản Phẩm tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang x Mức độ hoàn thành của sản phẩm 7.3.3. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên, vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dangcác chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí trực tiếp như vật liệu và tiền lương. Các chi phí còn lại được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng mức độ chính xác thấp. Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà các chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa các tháng tương đối đồng đều. 7.3.4. Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến Đây là trường hợp đặc biệt vủa phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lương ước tính tương đương. Trong phương pháp này người ta coi mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm. Việc xác định sản phẩm dở dang dược thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượng tương đương được thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượng tương đương. Chi phí nguyên, vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế. Các chi phí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho thành phẩm. Do mức độ chính sác thấp nên phương pháp này chỉ nên áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm. 7.3.5. Phương pháp đánh giá theo định mức chi phí Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công đoạn sản xuất và định mức chi phí của nó để xác định chi phí cho sản phẩm dở dang. Giá trị sản phẩm dở dang là tổng hợp chi phí định mức của công đoạn đã hoàn thành. III. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Tính giá thành sản phẩm là xác định các chi phí liên quan đến việc sản xuất một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện một công việc dịch vụ. Phương pháp trực tiếp (giản đơn) áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, sản xuất ra ít chủng loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. Các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác,… thường sử dụng phương pháp này. Theo đó, giá thành sản phẩm được xác định theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = CPSX kỳ trước chuyển sang + CPSX chi ra trong kỳ - CPSX chuyển sang kỳ sau - Các khoản giảm chi phí Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp co sưuy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau như các ngành cơ khí chế tạo, dệt, thuộc da,… Mỗi công đoạn quy trình thực hiện việc sản xuất hoàn chỉnh một bộ phận sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn. Giá thành sản phẩm sẽ bằng tổng cộng chi phí sản xuất phân bổ cho thành phẩm của các công đoạn chế tạo sản phẩm. Ztp = Z1 + Z2 + …+ Zn Phương pháp hệ số Được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất. Trên dây chuyền sản xuất này các chi phí không tập hợp riêng theo từng đối tượng tính giá thành (loại sản phẩm hay từng phẩm cấp sản phẩm). Các doanh nghiệp sành, sứ,thuỷ tinh, sản xuất dày dép, may mặc,… thường áp dụng phương pháp tính giá thành này. Trình tự hạch toán theo phương pháp hệ số như sau: Bước 1: Trước hết căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy định cho mội loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn một loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1. Bước 2: Xác định tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm bằng phương pháp giản đơn. Bước 3: Quy đổi số lượng sản phẩm từng loại trong nhóm thành sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ sốquy định. Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn = Số lượng sản phẩm mỗi loại sản phẩm trong nhóm x Hệ số quy định cho từng loại sản phẩm trong nhóm Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn: Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn Tổng giá thành thực tế của cả nhóm = Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn Bước 5: Xác định giá thành đơn vị thực tế từng loại sản phẩm trong nhóm: Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm = Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn x Hệ số quy định của Từng loại sản phẩm Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà mỗi phân xưởng đồng thời sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau. Các chi phí nguyên liệu, nhân công không thể tính riêng cho từng loại sản phẩm như trong các doanh nghiệp may mặc, dệt kim, đống giầy,… Nội dung của phương pháp này như sau: - Trước hết kế toán giá thành phải dựa vào một tiêu chuẩn hợp lý để làm căn cứ tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho quy cách sản phẩm trong nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ thường được lựa chọn là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch. - Tính tổng giá thành của từng quy cách sản phẩm theo sản lượng thức tế từng quy cách nhân với giá thành đơn vị định mức hoặc kế hoạch từng khoản mục. - Tính tổng giá thành định mức hoặc kế họach của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu chuẩn phân bổ. - Căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho cả nhóm sản phẩm và chi phí sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm. - Tính tỷ lệ giá thành từng khoản mục: Tỷ lệ giá thành Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm = x 100 Tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm - Giá thành từng loại sản phẩm trong nhóm được xác định như sau: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ giá thành Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất cung cấp sản phẩm chi tiết theo đơn đặt hàng của khách hàng, trong đó đơn đặt hàng là yêu cầu của khách hàng về loại sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp, và sau khi sản xuất xong, giao cho khách hàng thì sản phẩm đó không tiếp tục sản xuất nữa. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng đó. Nội dung của phương pháp này như sau: - Căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách hàng để thực hiện mở sổ kế toán chi tiết cho từng đơn đặt hàng. - Đối với các chi phí trực tiếp (CPNVLTT, CPNCTT) liên quan đến đơn dặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. - Đối với chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đơn đặt hàng mà ngay từ đầu không thể hạch toán trực tiếp cho nhiều đơn dặt hàng thì phải tập hợp riêng, sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp. - Cuối kỳ kế toán, nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành, ta chưa tính giá thành, toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trở thành chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Nếu đơn đặt hàng hoàn thành, lúc đó doanh nghiệp mới tính giá thành, không cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tổng giá thành đơn đặt hàng hoàn thành = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Nếu trong đơn đặt hàng có nhiều loại sản phẩm thì do đó doanh nghiệp phải áp dụng kết hợp với phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ. Nếu trong đơn đặt hàng có một sản phẩm duy nhất thì tổng giá thành đơn đặt hàng = giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành. Phương pháp loại trừ Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra hai sản phẩm: sản phẩm chính và sản phẩm phụ, sản phẩm phụ không phải là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để tính giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ sản phẩm phụ. Ví dụ: doanh nghiệp chế biến gỗ hoặc n chế biến thực phẩm. Đối với hạch toán chi phí là chi phí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng, theo địa điểm phát sinh chi phí, giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. Tổng giá thành sản phẩm chính = C P sản phẩm dở dang đầu kỳ + CP phát Sinh trong kỳ - C P sản phẩm dở dang cuối kỳ - Giá trị sản phẩm phụ Giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá ước tính không điều chỉnh, hoặc giá bán trên thị trường. Giá thành đơn vị sản phẩm chính Tổng giá thành sản phẩm chính = Số lượng sản phẩm chính hoàn thành Phương pháp phân bước (giai đoạn công nghệ) Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có sản phẩm hoàn thành trong quy trình công nghệ trải qua nhiều giai đoạn chế biến. Mỗi giai đoạn chế biến còn gọi là một bước chế biến, bán thành phẩm hoàn thành của bước chế biến này là đối tượng của bước chế biến tiếp theo và cuối cùng tạo ra sản phẩm hoàn thành. Đối tượng tập hơp chi phí là giai đoạn côgn nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Điều tấn vận dụng phương pháp này là: sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến; phải theo dõi được sự di chuyển bán thành phẩm qua từng giai đoạn chế biến; và kỳ tính giá thành theo tháng. Có hai phương án tính giá thành của bán thành phẩm theo phương pháp phân bước: Phương án phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm ( kết chuyển tuần tự) Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bán thành phẩm của từng giai đoạn chế biến có giá trị sử dụng độc lập có thể nhập kho hoặc đem bán. Nội dung của phương pháp này như sau: Bước 1: Mở phiếu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng bước chế biến ( từng phân xưởng), phiếu này ở phân xưởng cuối cùng là thẻ tính giá thành thành phẩm. Bước 2: Tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩm theo từng chế biến cuối cùng được tính theo phương án kết chuyển tuần tự như sau: Chi phí nguyên vật liệu chính + Chi phí Chế biến bước 1 _ Giá trị bán thành phẩm dở dang bước 1 = Giá thành bán thành phẩm hoàn thành bước 1 Giá thành bán thành phẩm hoàn thành bước 1 + Chi phí chế biến bước 2 - Giá trị bán thành phẩm dở dang bước2 = Giá thành bán thành phẩm hoàn thành bước 2 v.v. . . Giá thành bán thành phẩm hoàn thành bước n-1 + Chi phí chế biến bước n - Giá trị bán thành phẩm dở dang bước n = Giá thành sản phẩm hoàn thành Phương án phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm (Kết chuyển song song). Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bán thành phẩm trong từng giai đoạn chế biến không có giá trị sử dụng độc lập, không nhập kho hoặc đem bán. Nội dung của phương án này như sau: Bước 1: Mở phiếu tập hợp chi phí sản xuất theo từng bước chế biến Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất ở từng bước chế biến (CPCB) cho thành phẩm ở bước cuối cùng. CPNVL chính tính vào thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu chính SL sản phẩm hoàn thành = x SL BTP hoàn thành bước 1 + SL bán SPDD bước 1 (không quy đổi) Bước 3: Xác định giá thành sản phẩm theo công thức sau: CPNVL chính tính vào thành phẩm + CP chế biến bước 1 tính vào thành phẩm + … + CP chế biến bước n tính vào thành phẩm = Giá thành sản phẩm hoàn thành Phương pháp liên hợp Phương pháp liên hợp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành sản phẩm kết hợp nhiều phương pháp khác nhau . Chẳng hạn có thể kết hợp phương pháp tính trực tiếp với phương pháp hệ số và tỷ lệ, trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, hoặc kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí, trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là bộ phận sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. IV. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất Chứng từ chi phí Chứng từ chi phí là chứng minh bằng giấy tờ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và thực sự hoàn thành làm cơ sở ghi sổ kế toán. Mọi số liệu ghi trong sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất bắt buộc phải được chứng minh bằng chứng từ chi phí hợp pháp, hợp lệ. Các chứng từ chi phí được kế toán sử dụng ghi sổ kế toán chi phí sản xuất bao gồm: Đối với chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: các chứng từ bao gồm: phiếu xuất kho; bảng phân bổ NVL, công cụ, dụng cụ, bảng kê xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. . . Đối với chi phí về lương và bảo hiểm xã hội: chứng từ gồm có bảng chấm công; phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành; bảng thanh toán lương; bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. . . Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: chứng từ gồm có bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài chứng từ gồm có hoá đơn, các dạng biên nhận, phiếu chi. . . Đối với các khoản chi phí bằng tiền: chứng từ gồm có chứng từ tiền mặt, chứng từ tiền gửi ngân hàng. . . Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp. Để phản ánh và theo dõi toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí kế toán phải sử dụng hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp được xác lập một cách phù hợp với đặc thù của đơn vị theo đúng chế độ quy định. Tổ chức sổ chi tiết Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí xác định, kế toán chi tiết hoá các tài khoản hạch toán chi phí: TK 621, 622, 627, 154. Trên cơ sở đó mở các loại sổ chi tiết để tập hợp và kết chuyển chi phí phục vụ trước hết cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, sau đó là kiểm soát chi phí theo chức năng, công cụ và trách nhiệm quản lý chi phí. Tổ chức hệ thống sổ tổng hợp Theo chế độ hiện hành, hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo một trong 4 hình thức sổ kế toán sau: - Nhật ký – sổ cái - Nhật ký chung - Nhật ký chứng từ - Chứng từ ghi sổ Trong các đơn vị kinh doanh (trừ hộ cá thể. . .) hầu hết sử dụng một trong 3 hình thức sổ: nhật ký chung, nhật ký chứng từ và chứng từ ghi sổ. Việc vận dụng hình thức sổ nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp , đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của kế toán cũng như điều tấn trang bị kỹ thuật tính toán sao cho có thể lựa chọn và vận dụng một hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm của từng loại hình ghi chép. Vận dùng hình thức sổ nào là do đơn vị hạch toán cơ sở cần dựa trên các căn cứ sau: - Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm trên dây chuyền công nghệ. - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm theo loại công nghệ. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành tại đơn vị hạch toán - Căn cứ vào khả năng tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị hạch toán. Nếu đơn vị lựa chọn hình thức sổ Nhật ký chứng từ trên góc độ lý thuyết để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần mở các sổ sau: - Bảng kê số 4, số5, số 6. - Nhật ký chứng từ số7 - Sổ cái các TK liên quan Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thức sổ nhật ký chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Quy trình ghi sổ quá trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tùng Giang Chứng từ CPSX và các bảng phân bổ 1,2 Bảng kê 4 Bảng kê 5 Thẻ tính giá thành sản phẩm NKCT số 7 Sổ Cái TK 621,622,627,154 Báo cáo tài chính Bảng kê 6 V. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong chuẩn mực kế toán quốc tế và trong hệ thống kế toán một số nước trên thế giới. Kế toán chi phí sản xuất trong chuẩn mực kế toán quốc tế Mỗi quốc gia có đặc điểm kinh tế, xã hội, pháp luật khác nhau và yêu cầu người sử dụng thông tin cũng khác nhau nên để có thể đọc và hiểu được các báo cáo tài chính cần phải có chuẩn mực kế toán quốc tế. Sự ra đời kế toán quốc tế là một tất yếu. Trong chuẩn mực kế toán quốc tế, phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất được hưỡng dẫn cụ thể thông qua các chuẩn mực kế toán, hàng tồn kho (IAS 2), bất động sản, xưởng và thiết bị (IAS 16), tài sản phi vật chất (IAS38). Việt Nam đang từng bước hội nhập và phát triển toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, Kế toán Việt Nam cũng từng bước hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mở cửa, Hiện nay Việt Nam đã ban hành Luật kế toán, 16 chuẩn mực kế toán Việt Nam và nhiều quyết định quan trọng trên cở sở chuẩn mực kế toán quốc tế góp phần đưa kế toán Việt Nam hoà nhập vào thế giới. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Việt Nam trong mối quan hệ Với kế toán một số nước trên thế giới. Kế toán Mỹ Nhìn chung hệ thống kế toán Việt Nam có nhiều điểm tương đối giống với hệ thống kế toán Mỹ, Về cách phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành của kế toán Việt Nam cũng áp dụng phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ như kế toán Mỹ; về phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất cũng có nhiều điểm tương đồng. Sỡ dĩ có nhiều điểm giống nhau đó là vì kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ có quan niệm giống nhau về bản chất, chức năng của chi phí giá thành. Ta có thể xem xét quy trình hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho của kế toán Mỹ qua hai sơ đồ sau: Sơ đồ 12: Hạch toán chi phí sản xuất theo hệ thống kê khai thường xuyên. CPNVL trực tiếp TK “NVL” TK “SP dở dang” TK “CPSX chung” TK “Thành TK Giá vốn thành phẩm tiêu thụ Giá trị sản phẩm hoàn thành CPNVL gián tiếp phẩm” “GVHB” TK “Phải trả CP dịch vụ mua ngoài dùng cho SX người bán K/c CPSX chung TK “Khấu Khấu hao TSCĐ dùng cho SX Hao luỹ kế TK “Phả CP nhân công gián tiếp trả CNV” CP nhân công trực tiếp Sơ đồ 13: Hạch toán chi phí sản xuất theo hệ thống kiểm kê định kỳ Giá tri SP dở dang CK Giá trị NVL tồn kho CK TK “NVL” TK “Tổng hợp TK Giá trị NVL tồn kho ĐK sản xuất” “GVHB” TK “SP dở dang” Giá trị SP dở dang ĐK TK “mua NVL” Giá trị NVL mua trong kỳ TK “CP mua CNV” CP mua NVL trong kỳ Giá trị T.phẩm tiêu thụ TK Giá trị T.phẩm SX trong kỳ CP nhân công trực tiếp TK “Phải trả CNV” TK “CPSX chung” CPSX chung CP nhân công trực tiếp TK “Dự trữ cho nhà máy” CP vật liệu gián tiếp Giá trị T.phẩm tồn kho CK Giá trị T.phẩm tồn kho ĐK TK “Thành phẩm’ Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất TK “Khấu hao luỹ kế” Kế toán Pháp Trong kế toán Pháp, chi phí được định nghĩa là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp. Chi phí được phân thành ba loại: Chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí đặc biệt. Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong kế toán Pháp chỉ có phương pháp kiểm kê định kỳ, đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa kế toán Việt Nam với kế toán Pháp. Hệ thống tài khoản chi phí của kế toán Pháp được xây dựng khác với Việt Nam, các TK chi phí thuộc loại 6 và ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có, cuối kỳ được chuyển sang TK kết quả niên độ, các tài khoản được sử dụng để đánh giá nhiều loại. Khác với Việt Nam TK 611 chỉ phản ánh cho mua vào nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá. Ví dụ: ở Pháp khi mua nguyên vật liệu, hàng hoá, các loại vật tư không dữ trữ được. . .phải sử dụng TK 60; TK 61 - Dịch vụ mua ngoài; TK 62 - Các dịch vụ mua ngoài khác; TK 63 - Thuế, đảm phụ và các khoản nộp tương tự. . .TK69 - phần tham dự của nhân viên - Thuế lợi tức. Một điểm khác nữa giữa kế toán chi phí ở Pháp và kế toán chi phí ở Việt Nam là trong kế toán Pháp kết chuyển giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ vào thời điểm kết thúc niên độ (31/12) còn trong kế toán Việt Nam trị giá hàng tồn kho đầu kỳ dược kết chuyển vào đầu kỳ. VI. ý nghĩa và nội dung phân tích chi phí và giá thành sản phẩm đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp 1. ý nghĩa của việc phân tích thông tin chi phí và giá thành sản phẩm đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Gắn liền với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Có thể nói chi phí và giá thành là hai măt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh hao phí, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả. Thực chất giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Có thể nói, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở đề ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công việc sản xuất, chất lượng vật liệu, trình độ thành thạo của người lao động, trình độ tổ chức, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh). Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó, người sử dụng thông tin sẽ có quyết định quản lý tối ưu hơn. Việc phân tích xử lý thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy được vị thế tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Bên cạnh đó so sánh và phân tích chi phí sản xuất và giá thành giữa các kỳ, giữa thực tế và kế hoạch sẽ cho thấy năng lức sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác qua kết quả phân tích, các nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng dự toán, định mức về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các kỳ kế toán tiếp theo chính xác. 2. Nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bao gồm: - Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. - Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục trong giá thành sản phẩm. - Phân tích giá thành sản phẩm trong mối liên hệ với sản lượng thực hiện. 2.1. Phân tích chi phí sản xuất Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. Việc phân tích này giúp cho người quản lý biết được: để có 1.000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất sản phẩm, chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao, lợi nhuận thu được càng lớn. Chi phí theo từng khoản mục trên 1.000 đ doanh thu Tổng chi phí theo từng khoản mục = x 1.000 Tổng doanh thu Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Do chi phí kinh doanh có nhiều loại với tính chất, công dụng, kết cấu và mục đích sử dụng khác nhau nên để biết được sự thay đổi cũng như nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của từng loại, cần thiết phải đi sâu xem sét tình hình biến động của từng yếu tố và khoản mục chi phí. Tính chỉ tiêu tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành: Tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong giá thành sx Tổng chi phí từng khoản mục = x 100 Tổng chi phí sản xuất Phân tích chỉ tiêu tiền lương ảnh hưởng đến năng suất lao động: Xác định chỉ tiêu tiền lương bình quan qua các kỳ: Tổng quỹ lương trong kỳ Tiền lương bình quân = Tổng số người lao động Từ đây ta có chỉ tiêu tốc độ tăng tiền lương bình quân: Tốc độ tăng tiền lương bình quân Tiền lương bình quân kỳ n+1 = x 100 Tiền lương bình quân kỳ n Xác định năng suất lao động một công nhân trong kỳ, từ đó xác định tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Tổng số sản phẩm sản xuất trong kỳ NSLĐ bình quân = Tổng số người lao động Tốc độ tăng NSLĐ bình quân NSLĐ bình quân kỳ n+1 = x 100 NSLĐ bình quân kỳ n Trên cơ sở đó tiến hành so sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Xu hướng tăng tiền lương bình quân không giảm, tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động mới đảm bảo kế hoạch. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trên, các nhà quản trị thấy được kết quả mà doanh nghiệp làm ra được trong kỳ vừa qua, so sánh với kế hoạch hoặc các kỳ kế toán trước đó, tìm ra nguyên nhân của kết quả đó, từ đó có biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, định mức dự toán cho các kỳ kế toán tiếp theo. 2.2. Phân tích giá thành sản phẩm Phân tích chỉ tiêu giá thành trên giá bán. Qua đó thấy được sự chênh lệch giữa giá vốn và giá bán là cao hay thấp. Đánh giá chung sự biến động của giá thành sản phẩm: Sự biến động tuyệt đối: Sự biến động tương đối: Các biện pháp giảm giá thành Qua phân tích các yếu tố, các khoản mục của giá thành ta thấy sự biến động của giá thành sản phẩm phụ thuộc vào sự biến động của từng mục cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó muốn hạ giá thành sản phẩm cũng có ý nghĩa là phải giảm tối đa các khoản mục chi phí cấu thànhnên giá thành sản phẩm trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện triệt để công tác quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất để tránh tình trạng lãng phí và thất thoát nguyên vật liệu. Phải xây dựng được các định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hợp lý nhất để vừa tiết kiệm tối đa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hợp lý nhất để vừa tiết kiệm tối đa cp nguyên vật liệu trực tiếp vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp: Đối với khoản mục chi phí này việc tiết kiệm có khó khăn hơn vì nó liên quan đến quyền lợi của người lao động, do đó nếu trả lương thấp sẽ không khuyến khích đựoc người lao động tích cực tham gia sản xuất, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đối với khoản mục chi phí này chỉ có thể tiết kiệm bằng cách thực hiện tốt công tác quản lý lao động để người lao động làm việc một cách có hiệu quả nhất, từ đó mới tiết kiệm được thời gian lao động, và tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp. Đồng thời doanh nghiệp cần phải có biện pháp sử dụng máy móc hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, giảm lao động thủ công, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung: Do khoản mục chi phí này bao gồm rất nhiều khoản mục chi phí khác nữa nên để tiết kiệm khoản mục chi phí này cũng có nghĩa là phải thực hiện tiết kiệm đối với từng loại khoản mục chi phí của nó. Trong chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Đối với những chi phí biến đổi thì doanh nghiệp nên sử dụng tiết kiệm tối đa, hạn chế những chi phí không thật sự cần thiết, còn đối với những chi phí cố định thì việc tăng sản lượng sản xuất sẽ làm hạ giá thành sản phẩm. Phần ii Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Tùng Giang I. Khái quát chung về Công ty TNHH Tùng Giang 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Tùng Giang hiện nay là doanh nghiệp sản xuất Xi măng lớn nhất và có chất lượng sản phẩm hàng đầu của ngành Xi măng Việt Nam, nằm ở Xã Bát Tràng – Huyện Gia Lâm – TP Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là sản xuất Xi măng phục vụ cho toàn miền Bắc, Tuy nhiên quy mô ban đầu còn nhỏ với 200 cán bộ công nhân viên, thiết bị ban đầu ít và còn lạc hậu, sản lượng thấp. Năm 1990 Nhà máy đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh do Thụy Điển đầu tư tài trợ, thay toàn bộ quy trình công nghệ từ bán thủ công sang thiết bị hiện đại tự động với công suất gần 200 triệu bao/năm. Công ty TNHH Tùng Giang phát huy truyền thống tốt đẹp đã có trong hơn 5 năm qua, công ty đã không ngừng cải tiến sản xuất, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm góp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Hiện nay, thu nhập bình quân 1 lao động xấp xỉ 1.300.000 đ/tháng, đóng góp cho ngân sách Nhà Nước gần 2 tỷ đồng mỗi năm. Đến nay công ty luôn phát huy thế mạnh khơi dậy tiềm năng đẩy mạnh sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, xây dựng chiến lược tiêu thụ phù hợp, phát triển mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc, mở ra một giai đoạn phát triển mới đầy năng động và hiệu quả của công ty. Quá trình phát triển và tình hình kinh doanh của công ty được minh họa qua một vài con số sau: Biểu số 01: Đơn vị tính : Đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.645.400.398 31.014.761.486 29.129.498.225 2 Giá vốn hàng bán 23.853.347.424 22.714.143.945 21.959.259.426 3 Lợi nhuận gộp 6.792.052.974 8.300.617.541 7.170.238.799 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 434.233.102 2.176.850.165 2.132.477.296 5 Lợi nhuận sau thuế 104.485.853 2.176.850.165 2.132.477.296 6 Tổng thu nhập 8.906.503.200 8.867.040.000 6.676.560.000 7 Thu nhập bình quân 1.279.670 1.274.000 1.124.000 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2001,2002,2004) 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh tại công ty Công ty TNHH Tùng Giang tổ chức sản xuất hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ khép kín từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm. Sản phẩm chính của công ty là Xi Măng Hà Nội. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty: Trực thuộc công ty là các phân xưởng chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc phân xưởng, quản đốc phân xưởng, trưởng ca sản xuất. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau, chịu sự quản lý của giám đốc công ty. Cơ cấu tổ chức được chia thành 3 phân xưởng và mỗi phân xưởng được chia thành tổ sản xuất có nhiệm vụ riêng. Phân xưởng Nghiền nguyên liệu: Tại đây nguyên vật liệu, phụ gia được đưa vào qua cân bằng định lượng được đưa vào nghiền liệu trộn ẩm. Phân xưởng Nung luyện: Bột liệu được đồng nhất chuyển qua bộ phận nung luyện ra Clanke đưa vào xilô chứa để ổn định Clanke, và chuyển sang phân xưởng nghiền xi. Phân xưởng Nghiền xi tiếp tục đưa Clanke vào nghiền cùng phụ gia đầu ra tạc thành Xi măng rời, xi măng được chuyển sang Phân xưởng Ngiền xi. Phân xưởng Ngiền xi: Tại đây Xi măng được đóng bao, gián nhãn, đưa vào nhập kho thành phẩm. Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức sản xuất của công ty TNHH Tùng Giang Công ty P X Nghiền PX Nung luyện PX Nghiền xi Kiểm tra chất lượng Tổ sản xuất Tổ sản xuất Bộ phận ktra Tổ sản xuất 3. Đặc điểm về tổ chức quản lý Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ mà công ty hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ bao gồm các phòng ban có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu chuyên môn hoá phân cấp một số quyền hạn, trách nhiệm nhất định nhằm bảo đảm chức năng quản lý sản xuất một cách có hiệu quả, tiết kiệm. Tất cả các phòng ban đều chịu sự quản lý chung của Giám đốc. Công ty quản lý theo hai cấp, hình thức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, lãnh đạo cao nhất là Giám đốc. Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tùng Giang: Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Chủ tịch hội đồng Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó TGĐ Kế toán trưởng Phó TGĐ Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức lao động Phòng kinh doanh Phòng tài vụ Phòng ĐTXD, y tế, bảo vệ Hội đồng thành viên Trong đó: -Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định toàn bộ các vấn đề tổ chức nhân sự trong công ty, bầu chủ tịch thành viên và Ban kiểm soát... Đồng thời, qua các báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ở mỗi niên độ kế toán để đề ra các phương pháp phân phối lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty, lập các phương án sản xuất cho các năm tiếp theo, phê chuẩn các quyết định của Hội đồng thành viên. - Chủ tịch hội đồng thành viên: Được Hội đồng thành viên thông qua biểu quyết bầu ra. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. - Tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện cho pháp luật của công ty. Đồng thời còn là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng thành viên. - Hai phó tổng giám đốc: Gồm phó tổng giám đốc kỹ thuật và phó tổng giám đốc hành chính giúp việc cho Tổng giám đốc. - Kế toán trưởng: Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của phòng tài vụ, kiểm tra, tổng hợp số liệu gửi cho cấp trên. - Ban kiểm soát: Gồm 3 người do Hội đồng thành viên bầu ra, trong đó có 1 thành viên thành thạo về chuyên môn kế toán. Ban kiểm soát sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính của công ty. - Các phòng ban cụ thể: + Phòng kỹ thuật: ỹ Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất sản phẩm, nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý các vấn đề phát sinh trong sản xuất. ỹ Nghiên cứu đề tài cải tiến chuyển giao công nghệ, tham gia hướng dẫn tay nghề cho công nhân. + Phòng tổ chức lao động: ỹ Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc bố trí tuyển dụng lao động. ỹXây dựng và ban hành các tiêu chuẩn lao động... + Văn phòng công ty: Quản lý và kiểm tra các văn bản tài liệu, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng, quản lý theo dõi công tác đời sống. + Phòng kinh doanh: Thăm dò mở rộng thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. + Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của công ty. + Phòng bảo vệ: Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ, bảo quản, tự vệ ở cấp công ty và các đơn vị thành viên + Phòng đầu tư, xây dựng: Lập kế hoạch tổ chức nghiệm thu, đầu tư, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp, làm mới các công trình của công ty. + Phòng y tế: Tổ chức, theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức chế độ bồi dưỡng độc hại tại công ty. 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Căn cứ vào khối lượng công tác kế toán nghĩa là căn cứ vào từng giai đoạn của quá trình hạch toán, khối lượng công việc hạch toán tổng hợp và khối lượng công việc hạch toán chi tiết cho các đối tượng hạch toán cụ thể, mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng; căn cứ vào phần hành kế toán, bộ máy kế toán của Công ty TNHH Tùng Giang được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung- còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng Tài vụ là phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị tại các phân xưởng, không mở sổ sách và hình thành bộ máy kế toán riêng; toàn bộ công việc ghi sổ, lập báo cáo kế toán đều thực hiện ở phòng tài vụ; các đơn vị trực thuộc có thể trở thành đơn vị thực hiện hạch toán ban đầu theo chế độ báo sổ. ở các phân xưởng có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê hạch toán ban đầu kết quả sản xuất, giờ công, chi phí… lập thành báo cáo chuyển về Phòng Tài vụ vào cuối tháng. Để bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá trong hạch toán, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền & tiêu thụ Kế toán vật tư &TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương tổng hợp Thủ quỹ Các nhân viên kinh tế Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Tùng Giang Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tác nghiệp Quan hệ báo sổ Trong đó: - Kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức các phần hành kế toán. Kiểm tra, tổng hợp số liệu kế toán trình cấp trên, giám đốc toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị, tham mưu cho giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Ngoài ra, kế toán trưởng còn phụ giúp người kế toán tổng hợp một số công việc hàng ngày và lập các báo cáo cuối quý nếu cần thiết. - Một kế toán viên vừa làm công việc của người kế toán phần hành, vừa làm công việc của người kế toán tổng hợp, phụ trách về các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu và mảng tiêu thụ- kết quả, phụ trách về vật tư và TSCĐ, phụ trách hạch toán các khoản phải trả với các đối tác của doanh nghiệp và các cơ quan chức năng của Nhà Nước, hạch toán tiền lương, tổng hợp số liệu tính giá thành, lập các báo cáo liên quan. - Người thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi lượng tiền mặt hiện có của công ty, thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền, kiểm tra các chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giúp đỡ người kế toán viên trong một số công việc hàng ngày. Các nhân viên kinh tế tại các phân xưởng thành viên có nhiệm vụ thống kê số liệu ban đầu cung cấp cho Phòng Tài vụ vào cuối tháng. 4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: VNĐ - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao tuyến tính - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: đánh giá theo giá thực tế. + Giá vốn thành phẩm xuất kho: do phần mềm kế toán máy chưa hoàn chỉnh, nên kế toán công ty vẫn dùng giá hạch toán để tính giá vốn hàng xuất. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp giá thực tế đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập (Giá bình quân liên hoàn) - Kỳ kế toán của đơn vị: quý - Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm của Công ty thường được tính vào cuối kỳ hạch toán (quý). Do đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm, Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí. 4.3. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đặc điểm loại hình kinh doanh công ty đã sử dụng các loại chứng từ cần thiết cho hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Hệ thống chứng từ của công ty được áp dụng theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1 - 11 – 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp chỉ sử dụng thêm chứng từ: Phiếu nhập kho Xi măng, Biên bản kiểm kê Xi măng, và phiếu xuất kho Xi măng. Do phương pháp tính thuế GTGT doanh nghiệp áp dụng là phương pháp khấu trừ cho nên doanh nghiệp chỉ sử dụng chứng từ: Hoá đơn GTGT. 4.4. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản kế toán Căn cứ vào phương pháp hạch toán được doanh nghiệp áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên và chế độ kế toán hiện hành - được ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính (đã sửa đổi bổ sung), Hệ thống tài khoản của Công ty nhìn chung theo đúng chế độ. Công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho, cho các khoản đầu tư chứng khoán nên không có các tài khoản dự phòng. Là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty không có các TK 151,157, mà xem các khoản hàng mua đang đi đường, và hàng gửi bán như đang nằm trong kho. Công ty hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại bằng cách trừ ngay trên hoá đơn bán hàng nên Công ty TNHH Tùng Giang không sử dụng các tài khoản 521,531,532. Hiện nay, công ty luôn cập nhật các chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành, và đã theo dõi “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm” trên tài khoản 3353 và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Với TSCĐ dưới 10 triệu không đủ điều tấn ghi nhận TSCĐ như trước đây, kế toán đưa vào TK1538 “TSCĐ chuyển thành CCDC”. Công ty còn sử dụng thêm tài khoản 1382 “Phải thu tiền mua hộ bảo hiểm phẫu thuật nằm viện cho công nhân viên” để hạch toán trong trường hợp thanh toán tiền mua hộ công nhân viên bảo hiểm phẫu thuật nằm viện. Ngoài ra, tuy là Doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty vẫn có một số loại hàng hoá như: gốm sứ, vật liệu xây dựng(cát, đá, sỏi), than mỏ… nên trong hệ thống tài khoản của công ty có TK 156. 4.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty Căn cứ vào đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, quy mô sản xuất lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, yêu cầu trình độ quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán bậc cử nhân đại học, trang thiết bị vật chất tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán, công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty TNHH Tùng Giang được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ7: Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Tùng Giang Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Trong đó: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối quý : Đối chiếu 5.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại công ty Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp tiến hành lập các Báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của Công ty được lập theo mẫu mới nhất do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, Công ty TNHH Tùng Giang đang sử dụng bốn loại báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN). Ngoài bốn loại báo cáo trên, Công ty còn lập các báo cáo sau: - Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập - Báo cáo quyết toán thuế - Quyết toán thuế TNDN - Quyết toán thuế GTGT II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tùng Giang 1.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất trong kỳ của công ty phát sinh thường xuyên, có giá trị lớn và bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên để thuận tiện cho công tác hạch toán, kiểm soát chi phí, chi phí sản xuất trong kỳ ở công ty được phân loại theo công dụng của nó, bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CFNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CFNCTT) và chi phí sản xuất chung (CFSXC). Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi về:đá vôi, đất sét, quặng sắt, Apatit, phụ gia (chất lượng), than cám… là những nguyên vật liệu trực tiếp tạo thành sản phẩm Xi măng Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về lương, các khoản phụ cấp,… các khoản trích bảo hiểm, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo chế độ hiện hành. Chi phí sản xuất chung là chi phí bao gồm các khoản chi phí nhân viên, vật liệu, công cụ, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), các chi phí khác phải bỏ ra tại các tổ, các phân xưởng mang tính chất quản lý và phục vụ sản xuất chung trong công ty. 1.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Xi măng của công ty theo quy trình chế biến liên tục, hoạt động sản xuất, chế tạo diện ra ở cac phân xưởng kế tiếp nhau, các đơn vị sản xuất vận động từ phân xưởng sản xuất này qua phân xưởng sản xuất khác một cách liên tục cho đến khi hoàn thành. Cụ thể quá trình sản xuất như sau: Tại phân xưởng nghiền liệu, phụ gia đầu vào qua cân bằng định lượng được đưa vào nghiền liệu trộn ẩm rồi chuyển sang phân xưởng nung luyện. Tại phân xưởng nung luyện bột liệu được đồng nhất chuyển qua bộ phận nung luyện ra Clanke đưa vào xilô chứa để ổn định Clanke. Tại phân xưởng nghiền xi, tiếp tục đưa Clanke vào nghiền cùng phụ gia đầu ra tạo thành xi măng rời, xi măng rời được đóng bao và đưa ra tiêu thụ. Với đặc thù như vậy, nên đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Nếu bán thành phẩm có bán ra ngoài thì doanh nghiệp còn phải tổ chức tính giá thành cho cả bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất. 1.1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Do doanh nghiệp lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng thành viên nên doanh nghiệp tiến hành hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho từng phân xưởng mà cụ thể là phân xưởng nghiền liệu, phân xưởng nung luyện, phân xưởng nghiền xi. Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng là kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến từng phân xưởng, hàng quý, tổng hợp chi phí có liên quan đến từng phân xưởng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.2.- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty 1.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất trong kỳ đã được tập hợp theo từng khoản mục chi phí chi tiết theo từng phân xưởng tạo cơ sở và điều tấn cho công tác tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Do đặc điểm quy trình công nghệ như đã trình bày ở trên, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu hạch toán quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty xác định đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ‘(bột liệu, Clanke), và thành phẩm xi măng bao, đơn vị tính giá thành bán thành phẩm và thành phẩm xi măng là Tấn. 1.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty được bố trí theo quy trình chế biến liên tục. Phương pháp tính giá thành sản phẩm công ty hiện đang sử dụng là phương pháp tính giá thành phân bước có bán thành phẩm (kết chuyển tuần tự). Theo phương pháp này, để tính được giá thành sản phẩm trước hết phải căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp riêng cho từng phân xưởng, sau đó tính ra giá thành các bộ phận chi tiết của sản phẩm ở các phân xưởng khác nhau theo phương pháp trực tiếp. Cuối cùng căn cứ vào số sản phẩm đã hoàn thành, lắp ráp ở khâu cuối cùng để tổng cộng chi phí của các bộ phận, chi tiết cấu thành nên thành phẩm ta sẽ tính được giá thành thành phẩm. Công thức: ZTTi = DĐKi + CTKi - DCKi Trong đó: ỹ ZTTi : Tổng giá thành sản xuất thực tế của chi tiết sản phẩm ở từng phân xưởng ỹ DĐKi, DCKi : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của chi tiết sản phẩm ở từng phân xưởng. ỹ CTKi : Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ của từng chi tiết sản phẩm ở từng phân xưởng. Từ đó ta có: ZTT = SZTTi Trong đó : ZTT : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho 2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty thực hiện hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Quá trình tập hợp chi phí tại công ty được tiến hành theo trình tự như sau: Hàng ngày, hàng tháng khi nhận được các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ xuất vật tư, công cụ dụng cụ cho sản xuất, trích khấu hao TSCĐ, tính lương phải trả công nhân viên, chi tiền cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất… kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu các chứng từ, cập nhật vào máy tính cho các phần hành tương ứng, từ đó máy tính sẽ kết xuất ra sổ chi tiết các tài khoản, các bảng tổng hợp, các bảng kê, nhật ký chứng từ, và sổ cái các tài khoản liên quan… Cụ thể như sau: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty chiếm khoảng 51% trong tổng chi phí sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu xuất dùng vào sản xuất trực tiếp trong kỳ. Nguyên vật liệu thường sử dụng trong sản xuất ở công ty bao gồm: Nguyên vật liệu tham gia vào sản xuất sản phẩm được hạch toán trên tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu, chi tiết: Nguyên vật liệu chính như: Đá vôi, đất sét, quặng sắt, Ba rít, Apa tít, thạch cao, cát … phụ gia (chất lượng) và phụ gia trơ khác. Nguyên vật liệu phụ: Như vỏ bao Xi măng phân bổ trực tiếp cho sản phẩm các loại vật liệu phụ khác hạch toán theo mục đích sử dụng phân bổ theo tiêu thức hợp lý như gạch chịu lửa, bi đạn, dầu bôi trơn. Nhiên liệu: Than theo hoạt động của lò nung. Phụ tùng thay thế vật tư kỹ thuật, băng tải, bánh răng, dây đai … 2.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các phân xưởng viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư, phòng Kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý và viết “Phiếu lĩnh vật tư”. Phiếu này được lập thành ba liên: Liên 1: Lưu quyển tại phòng Kinh doanh Liên 2: Thủ kho sử dụng để ghi chép vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ. Liên 3: Giao cho đơn vị nhận vật tư làm căn cứ ghi sổ nơi sử dụng Tại kho, khi nhận được Phiếu lĩnh vật tư từ phòng Kinh doanh chuyển xuống, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của Phiếu lĩnh vật tư để tiến hành xuất vật tư. Sau đó, thủ kho ghi số lượng vào cột thực phát, ghi ngày tháng năm và cùng người nhận vật tư ký vào Phiếu lĩnh vật tư (Phiếu lĩnh vật tư sử dụng thay cho cả Phiếu xuất kho). Phiếu lĩnh vật tư Số: 187 Ngày 31 tháng 10 năm 2004 - Tên đơn vị lĩnh: Đ/C Trung phân xưởng Nung luyện - Lý do lĩnh : Phục vụ sản xuất tháng 10/2004 - Người duyệt: Đ/C Tùng Lĩnh tại kho: Hà TT Tên Vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo C.Từ Thực xuất 11 Xẻng xúc 045 Cái 15 15 15.600 234.000 22 Búa tạ 4 kg 049 Cái 2 2 25.800 51.600 3 Vồ gỗ 058 Cái 3 3 10.900 32.700 Cộng 318.300 Cộng thành tiền (bằng chữ): Ba trăm mười tám ngàn ba trăm đồng chẵn. Xuất ngày 31 tháng10 năm 2004 Phụ trách đơn vị Người nhận Thủ kho Người lập hoá đơn Kế toán vật tư hàng ngày nhận được Phiếu lĩnh vật tư do thủ kho chuyển lên tiến hành cập nhật vào máy tính, máy tính sẽ dựa vào các mã vật liệu để tự động tính giá xuất nguyên vật liệu cho sản xuất theo phương pháp bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập). Công thức tính như sau: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập x Số lượng vật liệu thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Giá trị thực tế vật liệu sau mỗi lần nhập = Cứ mỗi lần xuất kho vật tư, máy tính tự động căn cứ vào số vật tư tồn và nhập vào trước của mỗi lần xuất để tính giá đơn vị bình quân cho từng loại vật tư sau đó áp giá cho từng loại vật tư vào cột đơn giá và cột thành tiền trong Phiếu lĩnh vật tư. Lấy ví dụ cụ thể về việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn như sau: Tính giá xuất kho cho hoá chất làm Xi măng là Dầu CN20: (Quý IV năm 2004) Chỉ tiêu Số lượng (T) Đơn giá Thành tiền Tồn đầu kỳ 800 1300 6.240.000 Xuất (31/10) 100 7.800 780.000 Xuất (30/11) 50 7.800 390.000 Tồn sau 2 lần xuất 650 7.800 5.070.000 Nhập (12/12) 700 16.670 11.669.000 Xuất (31/12) 75 Giá bình quân Dầu CN20 xuất kho vào ngày 31/12 là: = (5.070.000 + 11.669.000) / (650 + 700) = 12.399,25 (đ/kg) Giá trị Dầu CN20 xuất kho vào ngày 31/12 là : = 75 x 12.399,25 = 929.944 (đ) Sau khi cập nhật các chứng từ xuất vật tư, tự động tính đơn giá bình quân cho từng loại vật tư, áp giá vào cột đơn giá tính ra giá trị vật tư xuất dùng, máy tính sẽ kiết xuất ra các sổ chi tiết vật liệu cho từng loại vật tư, bảng kê tổng hợp chi tiết vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621... Dưới đây là biểu số 2: Sổ chi tiết vật tư: Dầu CN2 quý IV năm 2004 Sổ này cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại vật tư tồn đầu kỳ, nhập vào, xuất ra sử dụng trong kỳ và số tồn cuối kỳ. Từ số liệu của sổ này, máy tính cho ra Bảng kê xuất theo đối tượng (Biểu số 3). Bảng này cung cấp thông tin tổng hợp về số lượng, đơn giá, thành tiền của tất cả các loại vật tư trong một kho nhất định. Ví dụ: Tại Phân xưởng Nghiền xi, bảng kê cung cấp thông tin về 15 loại vật tư xuất dùng để trực tiếp sản xuất Xi măng với tổng giá trị xuất là: 1.162.951.613 đồng. Số liệu trên chứng từ xuất vật tư (Phiếu lĩnh vật tư), chứng từ bán phế liệu thu hồi (HĐGTGT), sau khi cập nhật vào máy tính, tính toán giá trị vật tư xuất dùng cho t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca15 (2).doc
Tài liệu liên quan