Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 99: Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trong mấy năm qua ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng lớn mạnh. Nhất là khi nước ta tiến hành công cuộc "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" một cách sâu rộng, toàn diện, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đang được tiến hành với tốc độ và quy mô lớn thì xây dựng cơ bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vì nó tạo ra "bộ xương sống" - là cơ sở của nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính một cách chặt chẽ ở cả tầm quản lý vi mô và quản lý vĩ mô đối với công tác xây dựng cơ bản.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra và có lãi. Hơn nữa, hiện nay các công trình xây lắp cơ bản đang được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, chi phí ...
109 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 99, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trong mấy năm qua ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng lớn mạnh. Nhất là khi nước ta tiến hành công cuộc "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" một cách sâu rộng, toàn diện, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đang được tiến hành với tốc độ và quy mô lớn thì xây dựng cơ bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Vì nó tạo ra "bộ xương sống" - là cơ sở của nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính một cách chặt chẽ ở cả tầm quản lý vi mô và quản lý vĩ mô đối với công tác xây dựng cơ bản.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra và có lãi. Hơn nữa, hiện nay các công trình xây lắp cơ bản đang được tổ chức theo phương pháp đấu thầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định được kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tổ chức tốt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại Công ty xây dựng 99, em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chế độ kế toán mới có nhiều sự đổi mới so với trước đây. Mặt khác, ý thức được vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị xây lắp, em đã chọn đề tài: " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 99" cho luận văn của mình.
Nội dung luận văn gồm những phần chính sau đây:
- Lời nói đầu
- Chương 1: Những vấn đề chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp.
- Chương 2: Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng 99.
- Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng 99 trong điều kiện hiện nay.
- Kết luận
Được sự giúp đỡ của cán bộ phòng kế toán, sự chỉ bảo tận tình của Thầy, Cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với khả năng có hạn, thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều và đây là công trình nghiên cứu đầu tiên nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo, cán bộ kế toán và tất cả các bạn đọc quan tâm đến đề tài này để nhận thức của em về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thày giáo Đặng Thế Hưng cùng các Thầy, Cô khoa Kế toán - Học viện tài chính cùng các cán bộ trong Phòng Kế toán Tài chính Công ty xây dựng 99.
Em xin chân thành cám ơn.
Chương 1
Những vấn đề chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp.
1- Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp - Yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp.
1.1- Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc doanh. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng cho cả nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung, của quỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư, tài chính hỗ trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, thể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp, quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.
Sản phẩm xây lắp là những công trình sản xuất, dân dụng, có đủ điều kiện đưa vào sản xuất, sử dụng và phát huy tác dụng. Nói một cách rõ hơn thì nó là sản phẩm của công nghệ xây lắp và nó được gắn liền với một địa điểm nhất định (bao gồm đất đai, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) và được tạo ra bởi vật liệu xây lắp, máy móc thiết bị thi công và lao động.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là qui mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn. Nó mang tính cố định, nơi sản xuất sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng.
Sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng hợp về mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật. Nó rất đa dạng nhưng mang tính độc lập, mỗi công trình xây dựng được xây theo một thiết kế riêng và tại một địa điểm nhất định. Những đặc điểm này có tác dụng lớn tới quá trình sản xuất của ngành xây dựng.
Quá trình từ khởi công công trình cho đến khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng thường là dài. Nó phụ thuộc vào qui mô và tính chất phức tạp về kĩ thuật của từng công trình. Quá trình thi công xây lắp chia làm nhiều giai đoạn: chuẩn bị cho điều kiện thi công, thi công móng, trần tường, hoàn thiện... Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều công việc khác nhau, các công việc được thực hiện chủ yếu là ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, thiên nhiên như: nắng, mưa, bão, gió, lụt lội...Do đó quá trình và điều kiện thi công mang tính bất ổn định, nó luôn biến động theo địa điểm xây lắp và theo từng giai đoạn thi công của công trình.
Mỗi công trình lại được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng cụ thể, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và thiết kế kĩ thuật của công trình đó. Khi thực hiện các đơn đặt hàng, các đơn vị xây lắp phải bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kĩ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.
1.2- Yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp.
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây lắp, cho nên việc quản lý về đầu tư và xây lắp là một quá trình khó khăn và phức tạp, nhất là khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Để quản lý chặt chẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, Nhà nước ta đã ban hành những quy chế phù hợp với điều kiện hiện nay:
- Công tác quản lý đầu tư và xây lắp phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ được xã hội chấp nhận về giá cả, chất lượng và đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong cũng như nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng lao động, đất đai và mọi nguồn tài nguyên khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
- Xây lắp phải theo quy hoạch được duyệt, thiết kế hợp lý, tiên tiến, mỹ quan, công nghệ xây lắp hiện đại. Xây lắp đúng tiến độ, chất lượng cao với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình.
Từ trước đến nay, xây lắp cơ bản là "một lỗ hổng lớn" làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Để hạn chế sự thất thoát này, Nhà nước trực tiếp quản lý giá xây lắp thông qua ban hành chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc lập dự toán, các căn cứ định mức kinh tế kĩ thuật, đơn giá xây lắp cơ bản để xác định tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán công trình (hoặc dự án) và dự toán cho từng hàng mục công trình.
Giá thanh toán công trình (hoặc dự án) là giá trúng thầu và các điều kiện ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp. Giá trúng thầu không vượt quá tổng dự toán được duyệt.
Đối với từng doanh nghiệp xây lắp, để đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế kĩ thuật, đảm bảo chất lượng công trình và chi phí hợp lý, bản thân doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất, quản lý các chi phí sản xuất chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả.
Hiện nay trong lĩnh vực xây lắp cơ bản, chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu, giao nhận thầu xây lắp. Vì vậy để trúng thầu, nhận được thầu thi công một công trình xây lắp thì doanh nghiệp phải xây dựng một giá cả hợp lý cho công trình đó dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.
Để thực hiện được các yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế. Trước hết là quản lý chi phí, giá thành, trong đó tập trung là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
1.3- Nhiệm vụ của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp trong các đơn vị xây lắp.
Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho các đơn vị xây lắp có thể giảm bớt được vốn lưu động sử dụng vào sản xuất hoặc có thể mở rộng thêm sản xuất sản phẩm xây lắp.
Để thực hiện được mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thì đơn vị xây lắp phải biết sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau. Đứng trên góc độ quản lý cần phải biết nguồn gốc hay con đường hình thành của nó, nội dung cấu thành của giá thành để từ đó biết được nguyên nhân cơ bản nào những nhân tố cụ thể nào làm tăng hoặc làm giảm giá thành và chỉ trên cở sở đó người quản lý mới đề ra biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ các nhân tố tiêu cực, động viên và phát huy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vật tư lao động và tiền vốn. Một trong những biện pháp giữ vị trí quan trọng mà không thể thiếu được phải kể đến biện pháp quản lý của công cụ kế toán. Bởi vì phải tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành mới đảm bảo phát huy được tác dụng của công cụ kế toán đối với việc quản lý sản xuất. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành công tác xây lắp là:
Xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, thoả mãn yêu cầu quản lý đặt ra, vận dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành một cách khoa học và hợp lý. Đảm bảo cung cấp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ các số liệu cần thiết cho công tác quản lý. Cụ thể là:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, vật tư, nhân công, sử dụng máy móc và các dự toán chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, dự toán các khoản chi phí ngoài kế hoạch, các khoản mất mát hư hỏng... trong sản xuất để đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, từng loại sản phẩm xây lắp, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình. Kịp thời lập bảng báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành công tác xây lắp. Cung cấp chính xác, nhanh chóng các thông tin hiệu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra được việc thực hiện kế hoạch giá thành và nhiệm vụ hạ giá thành. Vạch ra được những nguyên nhân làm cho hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương pháp phấn đấu để không ngừng hạ giá thành thực tế sản phẩm.
2- Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp.
Trong công tác quản lý tại một doanh nghiệp xây lắp, chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán đúng, đủ, hợp lý, chính xác chi phí, giá thành công trình có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng. Từ đó kiểm tra tính hợp pháp của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung, các đội sản xuất nói riêng. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình, hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong doanh nghiệp. Qua đó người quản lý có thể phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Việc phân tích, đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên cơ sở nắm vững giá thành sản phẩm một cách chính xác. Mặt khác tính chính xác của giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí xây lắp. Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành xây lắp để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường.
3- Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp.
3.1- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
3.1.1- Chi phí sản xuất.
Quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào dưới tác dụng của máy móc thiết bị cùng với sức lao động của công nhân. Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá) dưới tác dụng có mục đích của sức lao động (biểu hiện về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành sản phẩm nhất định.
Mặc dù các hao phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện cùng tồn tại quan hệ hàng hoá, tiền tệ thì chúng được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
Như vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm bao gồm ba bộ phận:
G = C + V + M
Trong đó:
G : Giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
C : Hao phí lao động vật hoá
M : Giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm
Như vậy, về mặt lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã bỏ ra trong quá trình sản xuất ở một thời kỳ nhất định.
- Giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của một đơn vị đã hao phí.
Trong điều kiện kinh tế thị trường luôn luôn biến động, việc đánh giá chính xác chi phí sản xuất chẳng những là một yếu tố khách quan mà còn là một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh phải có lãi và bảo toàn được vốn.
3.1.2- Phân loại chi phí sản xuất.
Trong doanh nghiệp xây lắp, các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau. Do đó yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau, việc quản lý chi phí không thể chỉ dựa vào số liệu phán ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất hoặc theo từng yếu tố kinh tế ban đầu của chúng, theo từng công trình, từng nơi phát sinh và chịu chi phí. Do vậy đòi hỏi phải có sự phân loại chi phí sản xuất. Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất, căn cứ vào nội dung của chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan. Bên cạnh đó, việc phân loại còn giúp cho doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm công tác xây lắp.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, giác độ xem xét chi phí mà chi phí sản xuất được phân loại theo các cách sau:
3.1.2.1- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp chung vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì.
Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật lệu phụ, nhiên liệu, thiết bị xây dựng cơ bản...
- Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao tài sản cố định sử dụng trong doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại...
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố kể trên.
Theo cách phân loại này cho ta biết được cơ cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản lý, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
3.1.2.2- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các khoản sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra (vật liệu chính, vật liệu phụ...). Chi phí này không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung.
- Chi phí nhân công: Phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia quá trình hoạt động xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả những khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Không trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí tiền lương công nhân vận hành máy, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác của máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Gồm chi phí trực tiếp khác, chi phí cho bộ máy quản lý tổ đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân vận hành máy thi công và công nhân viên quản lý đội.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. Đây cũng là cách phân loại chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp do phương pháp lập dự toán trong xây dựng cơ bản được lập cho từng đối tượng theo khoản mục chi phí.
3.1.2.3- Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động.
- Độ lớn của chi phí trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Nếu nghiên cứu mối quan hệ của chi phí với các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí thì có thể biểu diễn phương trình chi phí dưới dạng:
C = f(a,b,c...,x,T)
Trong đó:
C: Tổng chi phí (chi phí toàn bộ).
a,b,c...,x: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí.
T: Sự biểu hiện tiền tệ (giá trị) của chi phí.
- Giả sử các nhân tố khác (kỹ thuật, công nghệ, tổ chức...) không thay đổi thì có thể biểu diễn phương trình của chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động (số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động...) dưới dạng:
C = f(x)
Trong đó:
x: Khối lượng hoạt động của doanh nghiệp.
- Theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động thì các chi phí được phân biệt thành:
a. Chi phí khả biến (biến phí)
Biến phí là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng hoạt động có thể là sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động...
b. Định phí
Định phí là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện. Gồm có các loại định phí sau:
- Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động còn chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động thì giảm đi. Ví dụ tiền lương trả theo thời gian....
- Định phí tương đối (định phí cấp bậc): Trường hợp trữ lượng (khả năng) của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đã khai thác hết, muốn tăng được khối lượng hoạt động cần bổ sung, đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới, trường hợp này sẽ xuất hiện chi phí bất biến cấp bậc.
- Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp.
Định phí bắt buộc có hai đặc điểm:
+ Có bản chất sử dụng lâu dài.
+ Không thể giảm bớt đến số không trong một thời ngắn.
- Định phí tuỳ ý (không bắt buộc): Là các định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Kế hoạch của các định phí tuỳ ý là ngắn hạn, thông thường một năm. Các chi phí này có thể được cắt giảm trong những trường hợp đặc biệt cần thiết. Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên...
c. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Ví dụ như chi phí điện thoại, fax...
Mục đích của cách phân loại này là để thiết kế và xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí, khối lượng. Đồng thời xác định xu hướng tác động lên chi phí. Nếu là biến phí tác động để tiết kiệm tổng biến phí và biến phí đơn vị. Còn đối với định phí nhằm nâng cao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh bằng cách tăng khối lượng hoạt động vì đặc điểm của định phí là tổng không đổi. Mặt khác, phân loại theo cách này còn để xem xét xác định điểm hoà vốn và xem xét các quyết định trong sản xuất kinh doanh.
3.1.2.4- Phân loại chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ và khă năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí.
Theo tiêu thức này, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh được chia thành: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
a. Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một công trình, hạng mục công trình nên hoàn toàn có thể hạch toán quy nạp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó.
b. Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau nên phải tập hợp quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán. Trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí.
Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và đối tượng cung cấp thông tin cụ thể. Nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
3.2- Giá thành sản phẩm xây lắp.
3.2.1- Giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.
Để thi công một công trình hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định cần phải đầu tư vào quá trình sản xuất, thi công một khối lượng chi phí nhất định. Những chi phí này cấu thành nên giá thành công trình hay hạng mục công trình hoàn thành.
Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho từng công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đến giai đoạn qui ước, đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán. Khác với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, người ta có thể tính giá thành cho một loại sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ và giá thành đơn vị của sản phẩm đó là một trong những cơ sở quan trọng để xác định giá bán. ở doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt. Mỗi công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi hoàn thành đều có giá thành riêng.
Hơn nữa, khi được nhận thầu một công trình xây dựng thì giá (giá nhận thầu) đã có ngay trước đó. Như vậy, giá bán có trước khi xác định giá thực tế của công trình đó. Do đó, giá thành thực tế của công trình đó chỉ quyết định tới lãi hoặc lỗ của công trình đó mà thôi.
Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, để đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh, được sự cho phép của Nhà nước, một số doanh nghiệp xây dựng đã linh hoạt chủ động xây dựng một số công trình (chủ yếu là các công trình dân dụng như: nhà ở, văn phòng, cửa hàng...). Sau đó bán lại cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng với giá cả hợp lý thì giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là nhân tố quan trọng để xác định giá bán.
Trước đây, người ta quan niệm rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính theo số lượng và loại sản phẩm đã hoàn thành. Như vậy, giá thành không phản ánh đúng đắn bản chất của nó và ít nhiều mang tính chủ quan bởi vì:
- Tính vào giá thành một số khoản mục chi phí mà thực chất là thu nhập thuần tuý của xã hội như: Bảo hiểm xã hội, các khoản trích nộp cho cơ quan cấp trên, thuế vốn, thuế tài nguyên.
- Một số khoản mục chi phí gián tiếp được phân bổ vào giá thành của từng loại sản phẩm hay từng sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Việc phân bổ này mang tính chủ quan.
3.2.2- Phân biệt khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy vậy, chúng lại khác nhau về giới hạn, phạm vi và nội dung:
- Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) còn giá thành lại liên quan đến chi phí khối lượng sản xuất kinh doanh dở dang kỳ trước chuyển sang. Nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng xây lắp cuối kỳ.
- Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm xây lắp là chi phí sản xuất tính cho một công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay khối lượng xây lắp hoàn thành.
Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp lại có những điểm giống nhau: chúng đều phản ánh chi phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm xây lắp và chi phí sản xuất của công tác xây lắp chỉ thống nhất về mặt lượng trong trường hợp: Khi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành của công trình và hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là bằng nhau.
3.2.3- Các loại giá thành sản phẩm công tác xây lắp.
3.2.3.1- Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
* Giá thành dự toán.
Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có đặc điểm là giá trị lớn, thời gian thi công dài và mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp, qui mô lớn nên mỗi công trình, hạng mục công trình đều có dự toán riêng
Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình được xác định trên cở sở các định mức, các đơn giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành, dựa trên mặt bằng giá cả thị trường, nó xác định trước khi đơn vị tham gia đấu thầu thi công công trình.
Giá trị dự toán từng công trình, hạng mục công trình
Giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình
Thu nhập chịu thuế tính trước
=
+
Do đó:
Giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình
Giá trị dự toán từng công trình, hạng mục công trình
Thu nhập chịu thuế tính trước
=
-
Căn cứ vào giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình chúng ta có thể xác định được giá thành dự toán của chúng.
Thông qua tổng dự toán công tác xây lắp (giá thành dự toán công tác xây lắp) người ta có thể đánh giá được thành tích của đơn vị. Giá thành dự toán là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, nó là tiêu chuẩn để đơn vị xây dựng phấn đấu để tiết kiệm chi phí, hạ thấp mức giá thành thực tế và đây là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu.
Mặt khác, giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình được xác định theo các định mức (về vật liệu, nhân công, máy...) đơn giá của cơ quan có thẩm quyền ban hành và dựa trên mặt bằng giá cả thị trường. Chính vì vậy mà giá trị dự toán không theo sát được sự biến động thực tế, không phản ánh thực chất giá trị của công trình. Do vậy, doanh nghiệp phải lập giá thành kế hoạch để dự kiến chỉ tiêu hạ giá thành.
* Giá thành kế hoạch công trình xây lắp
Giá thành kế hoạch công tác xây lắp
Giá thành dự toán công tác xây lắp
Mức hạ giá thành kế hoạch
==
-
Giá thành kế hoạch được lập trên cơ sở các định mức tiên tiến của nội bộ doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn. Việc tính toán xác định giá thành sản phẩm được tiến hành trước khi thi công công trình do bộ phận kế hoạch thực hiện, giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:
Giá thành kế hoạch là cơ sở để doanh nghiệp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, là căn cứ để so sánh phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
* Giá thành thực tế công tác xây lắp
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền tất cả chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định. Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp.
Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong định mức mà gồm cả những chi phí thực tế phát sinh như hư hao, mất mát... do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.
Muốn đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất thi công của tổ chức công tác xây lắp đòi hỏi chúng ta phải so sánh các loại giá thành trên với nhau nhưng với điều kiện phải đảm bảo tính thống nhất về thời điểm và cách tính trong quá trình so sánh và so sánh này phải được thực hiện trên cùng một đối tượng xây lắp. Giữa ba loại giá thành này thường có mối quan hệ về mặt lượng như sau:
Giá thành dự toán ³ Giá thành kế hoạch ³ Giá thành thực tế
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu: giá thành của khối lượng xây lắp hoàn chỉnh và giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đảm bảo kỹ thuật và chất lượng, đúng thiết kế, đúng hợp đồng bàn giao và được bên chủ đầu tư (bên A) nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
Chỉ tiêu này cho phép chúng ta đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sản xuất thi công trọn vẹn một công trình,hạng mục công trình.
Khối lượng hoàn thành qui ước là khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và thoả mãn các điều kiện sau:
+ Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
+ Khối lượng này phải được xác định một cách cụ thể và được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
+ Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước phản ánh kịp thời chi phí sản xuất cho đối tượng xây dựng trong quá trình thi công, từ đó giúp cho doanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra cho từng đối tượng để có biện pháp quản lý thích hợp cụ thể.
Căn cứ theo phạm vi tính toán chi phí thì giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành ba loại:
* Giá thành sản xuất toàn bộ
Giá thành sản xuất toàn bộ là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.
* Giá thành sản xuất theo biến phí
Giá thành sản xuất theo biến phí chỉ bao gồm các biến phí sản xuất (biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp)
* Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí
Giá thành có phân bổ hợp lý định phí bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất và phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn (theo công suất thiết kế và định mức).
3.3- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây dựng.
3.3.1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành.
Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong công tác kế toán chi phí sản xuất. Lựa chọn chính xác đối tượng kế toán chi phí sản xuất có tác dụng tốt cho tăng cường quản lý sản xuất và hạch toán kinh doanh toàn doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung, công dụng khác nhau, phát sinh ở địa điểm khác nhau. Chi phí sản xuất cần được tập hợp theo yếu tố, khoản mục chi phí, theo phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần được dựa trên những căn cứ cơ bản:
- Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất xem xét doanh nghiệp có tổ chức thành phân xưởng hay không.
- Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, khả năng trình độ quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí.
Ngoài ra, có thể căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí và yêu cầu tính giá thành để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp.
3.3.2- Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ,... do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị -công việc tính giá thành là nhằm xác định được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Đối với doanh nghiệp xây dựng, do tổ chức sản xuất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
Kỳ tính giá thành: Đó là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công tác tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, chu kỳ sản xuất yêu cầu trình độ quản lý của nhân viên tính giá thành sản phẩm.
3.3.3- Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có những điểm khác nhau:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết từng đối tượng chịu chi phí, từng địa điểm phát sinh giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất có hiệu quả và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.
Còn đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập các bảng biểu chi tiết giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tính giá thành sản xuất, tính hiệu quả, xác định chính xác thu nhập, phát hiện khả năng tiềm tàng để có biện pháp không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, phục vụ cho yêu cầu quản lý giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có thể được biểu hiện ở một trong các trường hợp sau:
+ Tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiều đối tượng tính giá thành có liên quan.
+ Tương ứng với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chỉ có một đối tượng tính giá thành.
+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp nhau.
Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà ta lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
3.4- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm làm dở và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng.
3.4.1- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
3.4.1.1- Phương pháp tập hợp chi phí.
Trong xây dựng cơ bản kế toán thường áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất có đối tượng tính giá thành có liên quan.
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp đòi hỏi ngay từ khâu hạch toán ban đầu, các chứng từ kế toán đã phải ghi chép riêng rẽ chi phí sản xuất cho từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào các chứng từ gốc đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp áp dụng cho những chi phí sản xuất cơ bản hoặc cho doanh nghiệp chỉ sản có một đối tượng tính giá thành là công trình hay hạng mục công trình.
H =
C
ti
Ngoài ra còn có phương pháp tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp, nhưng trong xây dựng phương pháp này ít được áp dụng. Theo phương pháp này, trước hết tập hợp toàn bộ chi phí sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng cụ thể. Tiêu thức sử dụng để phân bổ đảm bảo được mối quan hệ tương quan giữa chi phí phân bổ và đối tượng chịu chi phí.
Trên cơ sở tiêu thức phân bổ và chi phí cần phân bổ ta có công thức:
Trong đó:
H- Hệ số chi phí phân bổ.
C- Tổng chi phí đã tổng hợp được trong kỳ cần phân bổ cho các đối tượng tính giá thành.
ti- Tổng đơn vị tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng tính giá thành i.
Số chi phí phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành xác định theo công thức:
Ci = ti x H
Trong đó:
Ci- Số chi phí sản phẩm thực tế phát sinh đã tính toán (phân bổ) cho đối tượng tính giá thành i.
ti- Số đơn vị tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng tính giá thành i.
3.4.1.2- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán mà tất cả các hoạt động sản xuất gắn liền quá trình vận hành doanh nghiệp đều được ghi sổ hàng ngày và thường xuyên cập nhật hoá.
a. Phương pháp tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp
* Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong xây lắp bao gồm chi phí về các nguyên vật liệu chính (gạch, đá, sỏi, xi măng...), thành phẩm, nửa thành phẩm như vật kết cấu, thiết bị gắn liền với vật kiến trúc, phụ tùng thay thế, công cụ thay thế, nhiên liệu...
Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm chi phí vật liệu sử dụng cho máy thi công. Giá của vật liệu tính trong khoản mục này là trị giá vốn thực tế của vật liệu tính đến công trình xây dựng bao gồm: giá mua vật liệu, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển bốc xếp...
* Nguyên tắc chung
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp thường là công trình, hạng mục công trình cho nên toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất cho công trình, hạng mục công trình nào thì hạch toán vào công trình, hạng mục công trình đó, trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và theo đúng khối lượng thực tế đã sử dụng.
Đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành cần phải kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất để ghi giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng đối tượng này.
Thông qua hạch toán phải đối chiếu, kiểm tra một cách thường xuyên với các định mức và dự toán, phát hiện kịp thời những lãng phí, mất mát đã xử lý thích hợp những vật liệu không thể tính trực tiếp cho đối tượng như vật liệu luân chuyển (các chi phí về ván khuôn, giàn giáo...) thì áp dụng phương pháp phân bổ cho thích hợp để xác định chi phí cho từng đối tượng.
* Tài khoản sử dụng
Để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK621 được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí NVLTT dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành.
TK621 có thể mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng để phục vụ cho việc tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng đó.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK111, TK112, TK152, TK153, TK154...
* Trình tự kế toán chi phí NVLTT
TK 152 (chi tiết từng loại NVL)
TK 621 (chi tiết từng đối tượng)
TK 154
Xuất vật liệu cho SXSP
C/kỳ k/c CPNVLTT
TK 311, TK 111, TK 112
TK 111, TK 112
Vật liệu mua ngoài giao thẳng cho SX
Vật liệu sử dụng không hết bán thu hồi
TK 133
TK 152
Vật liệu dùng không hết nhập lại kho
TK 411, TK 336, TK 338
Vật liệu nhận cấp phát vay xuất cho SX
TK 153
TK 142
CCDC chờ phân bổ
Phân bổ CCDC
Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT
b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
* Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành công tác xây lắp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp. Đối với ngành xây dựng có đặc điểm riêng nên trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm chi phí của công nhân vận hành máy thi công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất mà nó được tập hợp vào các khoản mục chi phí thi công và chi phí sản xuất chung.
* Nguyên tắc chung
Để tính toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp kế toán phải đi từ việc hạch toán thời gian lao động, hạch toán công việc giao khoán, trên cơ sở đó tính lương và phân bổ tiền lương vào các đối tượng tập hợp chi phí được sát đúng.
+ Hạch toán thời gian lao động: phải ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác.
+ Hạch toán khối lượng công việc giao khoán cho bộ phận kỹ thuật, thiết kế hợp đồng làm khoán tính ra tiền lương từng công việc, kế toán căn cứ vào hợp đồng làm khoán tính tiền lương theo khối lượng công việc hoàn thành. Sau khi công việc hoàn thành nghiệm thu, kế toán căn cứ vào hợp đồng làm khoán để thanh toán chính thức cho công nhân viên. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ % quy định.
Sau khi đã tính được tiền lương, các khoản trích kế toán tiến hành tổng hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK622 "chi phí nhân công trực tiếp" để tổng hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất).
TK622 cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK334, TK338, TK111...
* Trình tự kế toán chi phí NCTT
Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công, hợp đồng làm khoán (bảng thanh toán khối lượng hoàn thành). Cuối tháng, bảng chấm công, hợp đồng làm khoán cùng các chứng từ liên quan được chuyển tới phòng kế toán làm cơ sở tính lương cho từng người và tổng hợp, phân bổ tiền lương cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
TK 3341
TK 622 (chi tiết)
Tiền lương phải trả CNTTSX trong danh sách
C/kỳ k/c phân bổ CPNCTT
TK 3342
Trường hợp thuê ngoài trả lương trực tiếp
TK 154 (chi tiết)
TK 335
Trích trước tiền lương phép của CNTTSX
TK 141
Khi quyết toán tạm ứng về KLGTXL hoàn thành bàn giao
Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
c. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.
* Nội dung
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công gồm: chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí công nhân vận hành máy.
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK623 "chi phí sử dụng máy thi công" để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành.
TK623 có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK6231: chi phí công nhân: bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp của công nhân điều khiển máy.
+ TK6232: chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu, nhiên liệu phục vụ máy thi công.
+ TK6233: chi phí công cụ sản xuất: bao gồm chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ máy thi công.
+ TK6234: chi phí khấu hao máy thi công: dùng để phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
+ TK6237: chi phí dịch vụ thuê ngoài.
+ TK6238: chi phí khác bằng tiền: chi phí phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công...
* Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công
TK 111, 142, 152, 153
TK 623
VL, DCSX phục vụ MTC (giá không có VAT)
K/c, phân bổ chi phí MTC (căn cứ vào bảng phân bổ CPSDMTC tính cho từng công trình, HMCT)
TK 334
Lương công nhân điều khiển MTC
TK 154
TK 214, 335
Khấu hao, sửa chữa lớn MTC
Chi phí khác bằng tiền
TK 112, 111
+ Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công.
TK 111, 112, 331
TK 154
Giá thuê chưa có thuế
Cuối kỳ k/c CPSDMTC
TK 133
TK 6277
Thuế GTGT
+ Trường hợp máy thi công thuê ngoài.
d. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
* Nội dung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến sản xuất, quản lý sản xuất và một số chi phí khác phát sinh trong các đội, tổ thực hiện thi công công trình hay xưởng sửa chữa máy móc thiết bị. Cụ thể:
+ Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phải trả khác phát sinh của nhân viên quản lý đội, tổ sản xuất hay xưởng sửa chữa.
+ Chi phí vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, phục vụ quản lý sản xuất.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí thuê ngoài máy thi công.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước... phục vụ sản xuất.
+ Chi phí khác bằng tiền.
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung.
TK627 không có số dư cuối kỳ và cũng được mở chi tiết cho đối tượng (công trình, hạng mục công trình hay theo đơn đặt hàng).
TK627 mở 6 tài khoản cấp 2 để theo dõi phản ánh riêng từng nội dung chi phí.
+ TK6271: Chi phí nhân viên quản lý đội.
+ TK6272: Chi phí vật liệu.
+ TK6273: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất.
+ TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK6278: Chi phí khác bằng tiền.
* Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung
TK 334
TK 627
Lương nhân viên quản lý đội
Các khoản làm giảm CPSXC
TK 338
Các khoản trích theo lương
TK 111, 112, 152
TK 142, 152, 153
Xuất NVL, CCDC dùng cho đội xây lắp
Trích khấu hao TSCĐ
TK 214
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền mua NVL sử dụng ngay
TK 133
Thuế GTGT
Cuối kỳ, k/c, phân bổ CPSXC cho từng công trình, HMCT
TK 154
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
TK 142, 335
Chi phí sản xuất chung cố định do hoạt động dưới mức công suất
TK 632
Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
3.4.1.3- Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất. Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều được tổng hợp vào bên Nợ TK154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". TK154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng.
* Phương pháp hạch toán
Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết theo từng đối tượng) kế toán ghi:
Nợ TK154 (chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"
Có TK622 "chi phí nhân công trực tiếp"
Có TK623 "chi phí sử dụng máy thi công"
Có TK627 " chi phí sản xuất chung"
Giá trị ghi giảm chi phí:
+ Phế liệu thu hồi:
Nợ TK152 (chi tiết phế liệu)
Có TK154 (chi tiết theo đối tượng)
+ Giá trị vật liệu thiếu hụt bất thường:
Nợ TK liên quan (TK138, TK334...)
Có TK154 (chi tiết theo đối tượng)
+ Vật liệu xuất dùng không hết nhập kho (nếu chưa phản ánh ở TK621):
Nợ TK152
Có TK154 (chi tiết theo đối tượng)
+ Giá thành thực tế sản phẩm lao vụ hoàn thành:
Nợ TK632
Có TK154 (chi tiết theo đối tượng)
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai TK 621
TK 154
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ nhập kho
TK 622
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
TK 155
TK 623
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ chi phí sử dụng MTC
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung
TK 627
Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ gửi đi bán
TK 157
Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ bán ngay
TK 632
Chi phí sản xuất chung cố định do hoạt động dưới mức công suất
thường xuyên trong doanh nghiệp xây lắp
3.4.2- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp.
3.4.2.1- ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm dở dang trong xây dựng có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành, khối lượng xây lắp thi công dở dang bất kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất cho khối lượng làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Để đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác trước hết cần phải kiểm kê khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng sản phẩm dở dang, phát hiện những tổn thất trong quá trình thi công.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là kết cấu phức tạp, việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm làm dở, kế toán cần kết hợp chặt chẽ với các bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng sản phẩm dở một cách chính xác. Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở.
2.4.2.2- Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở.
* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương.
Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác xây lắp, lắp đặt máy móc thiết bị.
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
Chi phí theo dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính đổi theo sản lượng hoàn thành tương đương
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán
Chi phí dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính theo sản lượng hoàn thành tương đương
=
+
+
x
Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định:
* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán.
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ
Chi phí dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
Chi phí theo dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí theo dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
+
x
+
Theo phương pháp này, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức sau:
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Giá trị theo dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
+
x
+
* Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán.
Ngoài ra, đối với một số công việc như nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán toàn bộ sau khi hoàn thành thì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê, đánh giá.
3.4.3- Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
3.4.3.1- Nguyên tắc hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm xây dựng.
Để đảm bảo tính thống nhất, các doanh nghiệp xây lắp thực hiện việc hạch toán chi phí vào giá thành công tác xây lắp theo quy định chung của chế độ kế toán tài chính và chế độ tài chính hiện hành.
Theo chế độ quy định hiện nay, chỉ tính vào công tác sản phẩm xây lắp những chi phí cơ bản trực tiếp (CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC) và chi phí sản xuất chung.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu có) không được hạch toán vào giá thành sản phẩm xây lắp mà được hạch toán vào TK 641 "chi phí bán hàng", TK 642 "chi phí quản lý doanh nghiệp" cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 "xác định kết quả kinh doanh".
Những khoản chi phí khác, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính... không được hạch toán vào chi phí sản xuất và không được tính giá thành.
Việc hạch toán chi phí vào giá thành công tác xây lắp có ý nghĩa lớn trong việc tính đúng, tính đủ và hợp lý chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo tính nhất quán trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.
3.4.3.2- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm, hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định.
Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán lựa chọn phương pháp thích hợp để tính giá thành cho từng đối tượng.
Trong các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng các phương pháp tính giá thành như sau:
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn.
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Bên cạnh đó, phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo, cách tính giản đơn dễ thực hiện.
Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình.
Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế dở dang
=
+
-
Trong trường hợp công trình đó chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì
Nếu các công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng thi công trên một địa điểm do một đội đảm nhận mà không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã tập hợp được trên toàn bộ công trình đều phải phân bổ cho từng hạng mục công trình.
Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình là:
Gdti xH
H =
SC
SGdt
x 100%
Trong đó: H: Tỉ lệ phân bổ giá thành thực tế.
SC: Tổng chi phí thực tế của các công trình, hạng mục công trình
SGdt: Tổng dự toán của tất cả các công trình
Gdti: Giá trị dự toán của công trình thứ i
+ Đối với các công trình, hạng mục công trình phải qua nhiều giai đoạn thi công thì giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình được tính như sau:
Z = C1 + C2 + ... + Cn + Ddk - Dck
Trong đó:
Z: Giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình
C1, C2 , Cn: chi phí xây dựng công trình ở từng giai đoạn
Ddk, Dck : Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
b. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp thoả mãn điều kiện sau:
+ Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
+Vạch ra được một cách chính xác thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.
Chênh lệch thoát ly định mức
Chi phí thực tế (theo từng khoản mục)
Chi phí định mức (theo từng khoản mục)
=
-
+ Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. Chênh lệch đó được gọi là chênh lệch thoát ly định mức. Việc xác định số chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo các phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí cụ thể được tính như sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp
Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp
Chênh lệch do thay đổi định mức
Chênh lệch thoát ly định mức
=
±
±
Sau khi tính toán, xác định được tính giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức, giá thành thực tế của sản phẩm được xác định như sau:
c. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu, xây dựng theo đơn đặt hàng. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.
Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí thực tế phát sinh được tập hợp lại theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
Ngoài ra trong doanh nghiệp xây lắp còn có thể áp dụng một số phương pháp tình giá thành khác như: Phương pháp tính giá thành theo hệ số.... nhưng các phương pháp này đều phức tạp và khó khăn khi tính toán nên ít được áp dụng.
4- Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán.
4.1- Tổ chức hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu đối với chi phí sản xuất.
Chứng từ gốc liên quan đến các chi phí phát sinh là những chứng từ thuộc các yếu tố như: Vật tư (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho), tiền lương (bảng tính lương phải trả), khấu hao tài sản cố dịnh (bảng tính hao mòn tài sản cố định), tiền mặt (phiếu chi), tiền gửi ngân hàng (giấy báo nợ)...
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình hoặc theo từng đơn đặt hàng. Kế toán trưởng tổ chức việc lập chứng từ kế toán cho từng đối tượng tập hợp chi phí (nếu là chi phí trực tiếp) và còn những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo khoản mục chi phí chung.
4.2- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất.
Sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất có hai hệ thống sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp: Tuỳ theo từng hình thức kế toán mà doanh nghiệp xây dựng áp dụng mà kế toán sẽ tổ chức hệ thống sổ kế toán tương ứng với từng hình thức để thực hiện kế toán các chỉ tiêu tổng hợp về chi phí sản xuất. Nhưng ở hình thức nào cũng có chung sổ cái tổng hợp, mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái (TK621, TK622, TK623, TK627, TK154...) và nó đều phản ánh một chỉ tiêu về chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Nó cung cấp các chỉ tiêu thông tin để lập báo cáo tài chính về chi phí, giá thành.
- Sổ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về chi phí sản xuất và giá thành mà kế toán sẽ mở các sổ chi tiết để kế toán các chỉ tiêu chi tiết về chi phí sản xuất đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các doanh nghiệp. Thông thường mở sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Sổ kế toán vật tư, tiền lương, TSCĐ, vốn bằng tiền...
Sổ kế toán tổng hợp TK 621, 622, 623, 627
Sổ kế toán tổng hợp TK 154
- Báo cáo sản xuất.
- Báo cáo chi phí sản xuất, giá thành.
Chứng từ, tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinh
Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX
- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
- Tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung
Tài liệu hạch toán về khối lượng sản phẩm sản xuất...
Chi phí trực tiếp
Phân bổ chi phí SXC
Chi phí SXC
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi định kỳ, cuối kỳ
Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
4.3- Tài liệu để tính giá thành sản phẩm.
Tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà có tài liệu cụ thể. Những tài liệu cần thiết cho mọi phương pháp tính giá thành là:
- Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ (dựa vào sổ chi tiết của từng công trình, hạng mục công trình, từng ddơn đặt hàng).
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (nếu có) căn cứ vào bảng kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Khối lượng sản phẩm công tác xây lắp đã hoàn thành.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà bổ xung như sau: Sản lượng của từng loại sản phẩm, giá thành, định mức...
4.4- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Tuỳ thuộc vào hình thức mà doanh nghiệp áp dụng mà kế toán mở các loại sổ (kế toán) thích hợp.
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức "chứng từ ghi sổ" thì các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành được phản ánh ở chứng từ gốc cùng loại, kế toán lập "chứng từ ghi sổ", số liệu từ các "chứng từ ghi sổ" được ghi vào sổ cái tài khoản (TK621, TK622, TK623, TK627, TK154...) khi đã đăng ký vào "sổ đăng kí chứng từ ghi sổ".
Để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí, từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng các sổ chi tiết chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK621, TK622, TK623, TK627, TK154...(cuối kỳ tổng hợp để đối chiếu với sổ cái...).
Chương 2
Tình hình thực tế về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng 99.
1- Đặc điểm chung của công ty xây dựng 99.
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty xây dựng 99 thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn có tiền thân là Trung đoàn công binh 99 được chính thức thành lập ngày 22/5/1972. Trong kháng chiến chống Mỹ, trung đoàn chuyên xây dựng cầu đường và các công trình chiến lược phục vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn mang tên đường mòn Hồ Chí Minh.
Hiện nay, công ty xây dựng 99 có trụ sở chính đóng tại Ba La - Bông Đỏ thuộc tỉnh Hà Tây. Tuy vậy, công ty lại có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước từ vùng núi cao Tây bắc, đồng bằng Bắc bộ và cả vùng Trung bộ. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nên rất chủ động trong việc liên hệ, ký kết các hợp đồng kinh tế đối với khách hàng.
Nhiệm vụ trọng tâm của công ty là xây dựng các công trình mang tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước. Các công trình dự bị quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cho đến nay công ty đã thực hiện thi công và hoàn thành một số công trình lớn như:
- Đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài.
- Kè Hoành Mô cửa khẩu biên giới Quảng Ninh.
- Đường Hồ Chí Minh lịch sử - xa lộ Bắc Nam -
- Đường quốc lộ 5.
.......
Đồng thời công ty còn tham gia đấu thầu, thi công các công trình vừa và nhỏ. Sửa chữa và nâng cấp các con đường quốc lộ, tỉnh lộ để cải thiện đời sống cho cán bộ chiến sỹ trong đơn vị đồng thời nâng cao uy tín cho công ty. Chính vì vậy, với một số lượng lao động bao gồm 428 người trong đó có 338 lao động trực tiếp, 65 lao động gián tiếp và 25 lao động hợp đồng, tính đến hết quý IV năm 2004 công ty đã đạt được những thành tích khả quan như sau:
- Giá trị sản lượng: 75.302.500.000 đồng.
- Doanh thu: 72.856.761.000 đồng.
- Thu nhập bình quân: 1.291.027 đồng/người/tháng.
- Lợi nhuận thực hiện: 1.040.779.500 đồng.
- Nộp ngân sách: 333.049.440 đồng.
Từ đó, công ty đã tiếp tục phấn đấu để đứng vững trên cơ chế thị trường nhiều sôi động và cạnh tranh gay gắt.
1.2- Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng 99.
1.2.1- Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh.
Cũng như các công ty xây lắp khác, do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm của xây dựng mang tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài... nên quy trình sản xuất kinh doanh có đặc điểm riêng. Hơn nữa công ty xây dựng 99 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Bộ Quốc Phòng, nhưng là một đơn vị kinh doanh độc lập, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đối với một số công trình đặc biệt, công ty được Nhà nước và Bộ quốc phòng chỉ định thầu, còn lại các công trình khác công ty phải tự tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu, công ty giao cho các xí nghiệp hoặc các đội trực thuộc công ty. Nhưng các đội, xí nghiệp phải bảo vệ biện pháp thi công công trình và thành lập công trình. Trong quá trình thi công xí nghiệp hoặc đội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty về an toàn lao động và chất lượng công trình.
Thông báo trúng thầu
Tổ chức hồ sơ dự thầu
Chỉ định thầu
Thông báo nhận thầu
Thành lập ban chỉ huy công trường
Lập phương án tổ chức thi công
Bảo vệ phương án và biện pháp thi công
Tiến hành tổ chức thi công theo thiết kế được duyệt
Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình
Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình
Công trình hoàn thành, làm quyết toán bàn giao công trình cho chủ thầu
Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất kinh doanh
1.2.2- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc
Bí thư Đảng uỷ
Phó giám đốc
Kế hoạch
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phòng
kế hoạch lao động tiền lương
Phòng
kỹ thuật thi công
Phòng
kế toán
tài chính
Phòng
vật tư
xe máy
Phòng
chính trị
Phòng
Hậu cần
hành chính
XN
1
XN
5
XN
11
Đội xây lắp 9
Đội xây lắp 7
Đội xây lắp 10
Đội xây lắp 12
Đội
Lào Cai
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty xây dựng 99 gồm ban giám đốc, các phòng ban và các đội sản xuất.
Mô hình tổ chức quản lý công ty xây dựng 99
Ban giám đốc đứng đầu là giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung cho toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban, các tổ, đội sản xuất; chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Tổng công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kinh doanh. Có chức năng theo dõi, hướng dẫn đôn đốc thực hiện chế độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình, giúp cho các nhân viên quản lý ở đội công trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các phòng ban này còn có chức năng lập kế hoạch, nghiên cứu tìm hiểu thị trường. Cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giúp cho ban giám đốc có biện pháp quản lý thích hợp.
Công ty xây dựng 99 có 3 xí nghiệp và 5 đội xây lắp. Khi nhận thầu công trình nào thì các đội được phân công của cấp trên nhưng trên cơ sở hợp đồng khoán.
Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các đội xây dựng. Ngoài ra do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động làm hợp đồng hoặc thuê nhân công tại chỗ làm việc theo thời vụ.
Với mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nói trên, công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật cũng như tổ chức tới từng đội, từng công trình đồng thời nâng cao được hiệu quả sản xuất, thi công.
1.3- Đặc điểm về tổ chức bộ máy và hình thức kế toán của công ty.
1.3.1- Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty xây dựng 99 gồm 6 người được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quan lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại công ty.
Mọi công việc kế toán đều thực hiện ở bộ phận kế toán của công ty từ việc thu thập chứng từ, lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo kế toán. Kế toán ở các tổ, đội sản xuất chỉ tập hợp các chi phí thực tế phát sinh, trên cơ sở các chứng từ gốc được công ty phê duyệt, không có tổ chức hạch toán riêng. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán này mà công ty nắm được toàn bộ thông tin từ đó có thể kiểm tra, đánh giá chỉ đạo kịp thời. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty có đặc trưng là mọi nhân viên kế toán đều được điều hành thực tế từ một người lãnh đạo là kế toán trưởng.
Phòng kế toán tài chính có chức năng thu thập xử lý và cung cấp số thông tin kinh tế, qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra về sử dụng, bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tiền gửi ngân hàng, huy động vốn
Nhân viên kinh tế ở đội, công trình
Kế toán TSCĐ và theo dõi tình hình công nợ
Kế toán nguyên vật liệu
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
* Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán): Là người phụ trách công tác quản lý, tổ chức có hiệu quả hoạt động kinh doanh, điều hành công tác kế toán trong phòng kế toán. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động kế toán tài chính của công ty.
* Kế toán tiền gửi ngân hàng huy động vốn: Thực hiện quan hệ giao dịch với các ngân hàng như thu, chi tiền gửi ngân hàng, huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường. Đồng thời theo dõi việc hoàn trả vốn.
* Kế toán tài sản cố định và theo dõi tình hình công nợ: Quản lý tình hình về TSCĐ của công ty như:
+ Tình hình tăng, giảm TSCĐ.
+ Tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
+ Lập báo cáo về TSCĐ theo năm.
* Kế toán nguyên vật liệu: Thực hiện các công việc theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, nguyên vật liệu.
+ Làm các công việc liên quan đến vật tư.
+ Lập các báo cáo về nguyên vật liệu.
* Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt thông qua các phiếu thu, phiếu chi được duyệt.
* Kế toán tổng hợp: Thực hiện các công việc sau:
+ Xử lý các loại số liệu, tập hợp chi phí.
+ Đánh giá sản phẩm làm dở, tính giá thành sản phẩm.
+ Thực hiện kế toán vốn bằng tiền và kế toán quản lý doanh nghiệp.
+ Lập các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
1.3.2- Hình thức kế toán công ty áp dụng.
Để đảm bảo việc tổ chức kế toán phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, công ty xây dựng 99 đã lựa chọn hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ". Đặc trưng cơ bản của hình thức này đó là "chứng từ ghi sổ" là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp.
Chứng từ ghi sổ
Sổ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
số liệu chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Chứng từ gốc
(2)
(1)
(3a)
(3b)
(4)
(5)
(5)
(7)
(7)
(6)
Trình tự kế toán theo hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ"
(1) Hàng ngày hay định kỳ căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp để phân loại, tổng hợp rồi lập chứng từ ghi sổ.
(2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
(3) Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm theo chứng từ thu chi tiền mặt cho kế toán, kế toán tổng hợp số liệu lập chứng từ ghi sổ.
(4) Căn cứ các chứng từ ghi sổ đã lập, ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái.
(5) Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết, căn cứ vào sổ cái cá tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
(6) Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu, giữa bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
(7) Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.
* Hệ thống sổ kế toán công ty áp dụng
+ Sổ cái tổng hợp bao gồm: sổ cái các tài khoản.
+ Sổ kế toán chi tiết (tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp) bao gồm sổ chi tiết các tài khoản: TK331, TK338, TK136, TK621, TK622, TK623, TK627, TK154...
2- Thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán ở Công ty xây dựng 99.
2.1- Nguyên tắc hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng 99.
Để đảm bảo tính thống nhất, ở công ty xây dựng 99 thực hiện hạch toán chi phí vào giá thành công tác xây lắp theo quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành. Công ty tính chi phí vào giá thành sản phẩm xây lắp theo 4 khoản mục đó là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.
Những chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu có) không hạch toán vào giá thành sản phẩm mà hạch toán vào TK642, TK642 cuối kỳ kết chuyển sang TK911. Những khoản chi phí khác như chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính... không hạch toán vào chi phí sản xuất và không tính giá thành.
Giá thành công tác xây lắp là những công trình, hạng mục công trình hoàn thành, công trình, hạng mục công trình có điểm dừng kỹ thuật theo yêu cầu. Việc hạch toán chi phí sản xuất vào giá thành công tác xây lắp có ý nghĩa lớn trong việc tính đủ, hợp lý cũng như nhất quán trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty.
2.2- Chi phí sản xuất, đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 99.
2.2.1- Chi phí sản xuất, đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
* Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trông công ty xây dựng 99 là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
* Phân loại chi phí sản xuất
ở công ty xây dựng 99, chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính (xi măng, sắt, thép...), vật liệu phụ...
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp... phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng, tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ, tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy thi công.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí nhiên liệu cho máy chạy, chi phí khấu hao máy móc thiết bị thi công, chi phí dịch vụ thuê ngoài...
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý đội, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài...
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là việc cần thiết, không thể thiếu được đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành ở công ty.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng và của sản phẩm xây dựng cơ bản, để đáp ứng nhu cầu quản lý, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty xây dựng 99 được xác định là công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình từ khi khởi công xây dựng cho tới khi hoàn thành bàn giao đều được mở sổ, tờ kê chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đó.
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong công ty xây dựng 99 được tập hợp theo những khoản mục sau đây:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
Công ty xây dựng 99 áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. Tất cả các chi phí có liên quan trực tiếp đến công trình nào thì hạch toán ghi chép ban đầu và cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào công trình đó (trừ chi phí nhân viên quản lý đội)
2.2.2- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
* Đối tượng tính giá thành
Sản phẩm xây dựng của công ty được nền kinh tế thừa nhận theo từng công trình, hạng mục công trình. Mặt khác, do tính chất của công ty có quy trình công nghệ phức tạp và liên tục việc tổ chức sản xuất của công ty lại mang tính chất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành công tác xây lắp ở công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình đó.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất lâu dài nên khi tính giá thành của công ty được xác định theo quý.
* Phương pháp tính giá thành
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Hàng ngày, mỗi chi phí phát sinh ở công trình nào thì hạch toán cho công trình đó.
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong sinh
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
=
+
-
Công thức tính giá thành theo phương pháp trực tiếp như sau:
2.3 - Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng 99.
Công ty xây dựng 99 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Các tài khoản chủ yếu mà công ty sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 và TK 154. Các tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình.
Do đặc trưng của ngành xây dựng cơ bản là chu kỳ sản xuất sản phẩm dài nên việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành theo quý. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp và có số liệu minh hoạ cụ thể, sau khi thống nhất các cô chú phòng tài chính, em xin số liệu quý IV năm 2004 ở đội xây lắp 12 với việc tập hợp chi phí và tính giá thành của công trình Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2.
Cách quản lý chi phí của công ty là tuỳ theo giá trị dự toán của công trình khi có nhu cầu chi trả như vật liệu, chi phí máy... thì nhân viên kinh tế ở đội viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên phòng kế toán của công ty. Trong giấy đề nghị tạm ứng này phải có chữ ký của đội trưởng và người xin tạm ứng, sau đó là phải có chữ ký đồng ý xét duyệt của thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng.
Đơn vị: Công ty xây dựng 99 Mẫu số 03 - TT
đội xây lắp 12 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC
Giấy đề nghị tạm ứng Số: ...
Ngày 12 tháng 10 năm 2004
Kính gửi: Đồng chí giám đốc và đồng chí kế toán trưởng công ty xây dựng 99
Tên tôi là: Vũ Văn Nam
Địa chỉ: Đội Xây Lắp 12
Đề nghị tạm ứng số tiền: 72.000.000 (Viết bằng chữ) bảy mươi hai triệu đồng chẵn.
Lí do tạm ứng: Vay vốn mua đá, gạch, cát, xi măng thi công công trình Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2.
Thời hạn thanh toán: Xin vay 03 tháng và thanh toán theo quy định của đơn vị.
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người lập phiếu
Đơn vị: Công ty xây dựng 99 Mẫu số 02 - TT
đội xây lắp 12 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC
Phiếu chi Số: 56
Ngày 18 tháng 10 năm 2004
Họ tên người nhận tiền: Vũ Văn Nam
Địa chỉ: Đội Xây Lắp 12
Lí do chi: Vay vốn mua gạch, đá, xi măng, cát thi công công trình Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2
Số tiền: 72.000.000. Bằng chữ: bảy mươI hai triệu đồng chẵn
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): bảy mươi triệu đồng chẵn
Nhận, ngày 18 tháng 10 năm 2004
Thủ quỹ Người nhận
Phiếu chi này được lập thành 03 liên: liên 1 lưu, liên 2 người xin tạm ứng giữ, liên 3 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Kế toán mở sổ tạm ứng ghi cho từng công trình.
Hàng tháng hay định kỳ, nhân viên kinh tế tổng hợp chứng từ phát sinh gửi lên phòng kế toán công ty. Trên công ty tạm ứng số tiền cho từng công trình theo nguyên tắc số tiền tạm ứng bao giờ cũng không vượt quá giá thành dự toán công trình đó.
2.4- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty xây dựng 99.
2.4.1- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Vì vậy, việc hạch toán chính xác đầy đủ nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công, đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng.
Vì vậy, đòi hỏi công tác hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải hạch toán trực tiếp các chi phí nguyên vật liệu và từng đối tượng sử dụng (các công trình, hạng mục công trình) theo giá thực tế phát sinh của từng loại vật liệu đó.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành công trình xây dựng của công ty xây dựng 99 bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính (gạch, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép...) vật liệu phụ...
* Chứng từ
Khi nhập vật tư, kế toán sử dụng:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT)
+ Hoá đơn (GTGT)
Khi xuất vật tư, kế toán sử dụng:
+ Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT)
Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước để xác định giá thành nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, số hàng nào nhập trước thì xuất trước, sau đó số hàng nào nhập sau thì xuất theo thứ tự thời gian.
* Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". TK621 phản ánh toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng tài khoản: TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất, thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành; TK152 "Nguyên vật liệu"; TK141 "Tạm ứng"...
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây lắp là địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, để thuận tiện cho việc xây dựng công trình, tránh vận chuyển tốn kém nên công ty tiến hành tổ chức kho vật liệu ngay tại chân công trình và việc nhập, xuất vật tư diễn ra ngay tại đó. Đội xây dựng chủ động mua vật tư đồng thời có biện pháp để tiết kiệm vật tư. Vật tư mua đến đâu xuất dùng đến đó nên tránh ứ đọng vật tư.
Căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch tiến độ thi công công trình, cán bộ cung ứng vật tư ở đội sẽ mua vật tư về nhập kho công trình. Nhân viên kế toán đội, thủ kho công trình, kỹ thuật xây dựng kiểm nghiệm chất lượng vật tư. Thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng vật tư và lập phiếu nhập kho (mẫu 2.1). Phiếu nhập kho được lập làm hai liên. Một liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho, còn một liên gửi cho phòng kế toán cùng với hoá đơn kiêm phiếu nhập kho để thanh toán tiền mua vật tư. Phiếu xuất kho (mẫu 2.2) được kỹ thuật công trình lập căn cứ theo yêu cầu, tiến độ thi công công trình. Phiếu xuất kho được đội trưởng công trình kiểm tra, ký và thủ kho tiến hành xuất vật tư, cân đong đo đếm đúng số lượng, chủng loại. Phiếu xuất kho được lập làm 2 liên. Một liên gửi cho phòng kế toán giữ để ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, một liên thủ kho giữ để vào thẻ kho. Cuối tháng, đối chiếu giữa thủ kho với kế toán về số lượng xuất thống nhất giữa hai bên, thủ kho kí xác nhận vào phiếu xuất kho và nộp lại cho kế toán. Nhân viên kinh tế đội tiến hành kiểm tra từng phiếu nhập, phiếu xuất xem có hợp lý không sau đó lắp đơn giá thực tế của loại vật tư đó. Vì ở công trình nào thì công trình đó mua nguyên vật liệu nên giá cả thực tế nguyên vật liệu được nhân viên kinh tế đội nắm rất vững và có thể lắp giá một cách chính xác vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Cuối quý, căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán lập bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu chi tiết cho từng công trình (mẫu 2.3), (mẫu 2.4).
Mẫu 2.1:
Công ty xây dựng 99 Mẫu 01:VT
Đội xây lắp 12 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC
Phiếu nhập kho
Ngày 13 tháng 12 năm 2004
Nợ TK 152 Số: 134
Có TK 331
Họ tên người giao hàng: Đ/c Hiền - Thống kê vật tư
Theo: hoá đơn số 086521 ngày 10 tháng 12 năm 2004
Nhập tại kho: Công trình Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chât vật tư
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Xi măng Hoàng Thạch
Kg
85.000
85.000
800
68.000.000
2
Thép f16 CT3
Kg
10.200
10.200
7.500
76.500.000
3
Thép f22 CT3
Kg
10.550
10.550
7.500
80.750.000
4
Thép f10 CT3
Kg
6.200
6.200
7.500
46.500.000
5
Thép f1
Kg
170
170
9.600
1.632.000
Cộng
273.382.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Hai trăm bẩy mươi ba triệu ba trăm tám mươi hai nghìn đồng chẵn
Nhập ngày 13 tháng 12 năm 2004
Phụ trách cung tiêu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
TT đơn vị
Mẫu 2.2:
Công ty xây dựng 99 Mẫu 02:VT
đội xây lắp 12 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC
Phiếu xuất kho
Ngày 15 tháng 12 năm 2004 Số: 105
Họ tên người nhận hàng:Đ/c Nguyễn Quang Minh
Lý do xuất: Phục vụ thi công
Xuất tại kho: Công trình Thanh sơn - Quốc lộ 2
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chât vật tư
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Xi măng Hoàng Thạch
kg
85.000
85.000
800
68.000.000
2
Thép f16 CT3
kg
10.200
10.200
7.500
76.500.000
3
Thép f22 CT3
kg
10.550
10.550
7.500
80.750.000
4
Thép f10 CT3
kg
6.200
6.200
7.500
46.500.000
5
Thép f1
kg
170
170
9.600
1.632.000
Cộng
273.382.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Hai trăm bẩy mươi ba triệu ba trăm tám mươi hai nghìn đồng chẵn
Xuất ngày 15 tháng 12 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
Mẫu 2.3:
Công ty xây dựng 99
đội xây lắp 12
Bảng kê nhập vật liệu
Công trình: Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2
Quý IV năm 2004
STT
Chứng từ
Trích yếu
Số tiền
Số
Ngày
Chưa VAT
Thuế VAT
Tổng cộng
98
1/10
Nhập kho thép các loại
30.749.000
1.537.450
32.286.450
104
8/10
Nhập kho xi măng
24.320.000
1.216.000
25.532.000
104
8/10
Nhập kho cát, đá hộc
8.538.000
426.900
8.964.900
...
...
..... ............
..........
..........
............
134
13/12
Nhập kho xi măng Hoàng Thạch
68.000.000
3.400.000
71.400.000
134
13/12
Nhập kho thép các loại
205.382.000
10.269.100
215.651.100
...
...
..... ............
..........
..........
............
Cộng
1.260.922.000
63.046.100
1.263.968.100
Ngày 31/12/2004
Kế toán trưởng Kế toán theo dõi Đội trưởng Nhân viên kinh tế
Mẫu 2.4:
Công ty xây dựng 99
Đội Xây Lắp 12
Bảng kê Xuất vật liệu
Công trình: Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2
Quý IV năm 2004
STT
Chứng từ
Trích yếu
Số tiền
Số
Ngày
81
4/10
Xuất kho thép các loại
30.749.550
83
14/10
Xuất xi măng, cát, đá hộc
32.858.450
...
...
..... ............ ......
..........
105
15/12
Xuất xi măng, thép các loại
273.382.000
106
23/12
Xuất kho đá hộc, đá 1x2, cát, xi măng
125.250.700
...
...
..... ............ ......
..........
Cộng
1.202.756.100
Ngày 31/12/2004
Kế toán trưởng Kế toán theo dõi Đội trưởng Nhân viên kinh tế
Từ bảng kê xuất nguyên vật liệu, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Đối với công trình Cầu Thanh Sơn- Quốc lộ 2, kế toán lập chứng từ ghi sổ sau:
Bộ quốc phòng
Công ty xây dựng 99 Số: 591
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Chi nguyên vật liệu thi công công trình Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2 quý IV năm 2004
621
152
1.202.756.100
1.202.756.100
Cộng
1.202.756.100
1.202.756.100
Kèm theo ..... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Cuối quý kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và lập chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 154
Có TK 621
Bộ quốc phòng
Công ty xây dựng 99 Số: 546
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2 quý IV năm 2004
154
621
1.202.756.100
1.202.756.100
Cộng
1.202.756.100
1.202.756.100
Kèm theo .... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Cuối quý, căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán công ty tiến hành mở sổ chi tiết TK621 cho từng công trình (mẫu 2.5). Sổ chi tiết TK621 ở công trình Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2 phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình này đã chi ra trong quý. Số liệu ở sổ này kế toán làm căn cứ để lập sổ chi tiết TK154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".
Từ các chứng từ ghi sổ theo từng công trình, cuối quý kế toán tổng hợp vào sổ cái TK621 cho tất cả các công trình (mẫu 2.6).
Mẫu 2.5:
Bộ quốc phòng
Côngty xây dựng 99
Sổ chi tiết tài khoản 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình: Cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2 - Đội xây lắp 12
Quý IV năm 2004
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
372
31/12
Chi nguyên vật liệu thi công
152
1.202.756.100
377
31/12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình
154
1.202.756.100
Cộng
1.202.756.100
1.202.756.100
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Mẫu 2.6:
Bộ quốc phòng
Côngty xây dựng 99
Sổ cái tài khoản 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quý IV năm 2004
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
345
31/12
Xuất nguyên vật liệu thi công công trình đường Quốc Lộ 3 - Bắc Cạn
152
3.347.573.000
351
31/12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình đường Quốc Lộ 3 – Bắc Cạn
154
3.347.573.000
369
31/12
Xuất nguyên vật liệu thi công công trình cầu Bắc Giang
152
738.264.800
374
31/12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình cầu Bắc Giang
154
738.264.800
382
31/12
Chi nguyên vật liệu thi công công trình cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2
152
1.202.756.100
387
31/12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình cầu Thanh Sơn - Quốc lộ 2
154
1.202.756.100
.......
.............
.................
..........
.............
.........
Cộng
8.564.722.600
8.564.722.600
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
2.4.2- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
* Nội dung
Trong điều kiện máy thi công còn hạn chế, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty xây dựng 99 thường chiếm tỷ trọng lớn sau khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành công trình xây lắp. Do đó việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, thanh toán tiền lương, tiền công thoả đáng, kịp thời cho người lao động. Mặt khác, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công còn giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng đối tượng được chính xác, cung cấp thông tin thiết thực cho người lãnh đạo.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm:
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp ... phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng.
+ Tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ.
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy thi công.
Riêng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào TK627 "Chi phí sản xuất chung".
Lương sản phẩm "lương khoán" và lương thời gian là hai hình thức trả lương mà công ty áp dụng. Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo thi công (được hạch toán vào TK627 "Chi phí sản xuất chung"). Lương khoán được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Công ty giao khoán đơn vị thi công và quản lý cả công trình cho đội xây dựng nên đội xây dựng chủ động trong quản lý lao động. Hiện nay, lao động của công ty bao gồm hai loại: Lao động trong danh sách (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, hợp đồng dài hạn) và lao động ngoài danh sách (hợp đồng ngắn hạn hay hợp đồng thời vụ). Đối với lao động ngoài danh sách tuỳ theo tiến độ thi công của từng công trình mà đội xây dựng chủ động thuê, đưa về công ty ký hợp đồng lao động và an toàn lao động.
Đối với công nhân trong danh sách, công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ (theo chế độ quy định của Nhà nước). Một phần tính vào chi phí sản xuất (15% trên tổng quỹ lương cơ bản đối với BHXH, 2% đối với BHYT, 2% đối với KPCĐ), công ty trả hộ người lao động, một phần công nhân viên phải nộp hoặc khấu trừ vào thu nhập của họ (5% đối với BHXH và 1% đối với BHYT).
Đối với lao động thuê ngoài theo hợp đồng thời vụ công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho họ mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trực tiếp trả cho người lao động.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu về công nhân của từng công trình từng thời kỳ mà đội tiến hành điều động lượng nhân công hợp lý. ở mỗi công trình lại được tiến hành phân thành các tổ sản xuất, mỗi tổ chịu trách nhiệm về các phần việc cụ thể phục vụ cho yêu cầu thi công. Mỗi tổ sản xuất do một tổ trưởng phụ trách, tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý lao động trong tổ, chịu trách nhiệm trước đội công trình về các công việc của mình thực hiện.
* Chứng từ
Chứng từ dùng để thanh toán lương cho người lao động được công ty xây dựng 99 sử dụng là: Bảng chấm công được lập cho từng tổ sản xuất trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của lao động, căn cứ vào hợp đồng làm khoán của công nhân, căn cứ vào bảng thanh toán lương...
* Tài khoản kế toán
Để sử dụng và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" để phán ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào công trình hoạt động xây lắp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng TK154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp; TK334 "Phải trả công nhân viên"...
Hình thức trả công cho người lao động trực tiếp mà công ty áp dụng là giao khoán theo từng khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Dựa vào khối lượng công việc được giao khoán cho từng tổ (mẫu 2.7), tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động trong tổ thực hiện thi công phần việc được giao bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ (làm căn cứ cho việc thanh toán tiền công sau này) trên bảng chấm công (mẫu2.8). Cuối tháng, phó giám đốc phụ trách thi công hay đội trưởng sản xuất kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp trong tháng, sau đó xem xét tài liệu, bản vẽ hồ sơ và kiểm tra xác minh tại hiện trường. Qua hợp đồng giao khoán đã được lập lấy xác nhận của phòng kỹ thuật về khối lượng công việc như vậy có đạt hay không. Khi họ đã hoàn thành khối lượng công việc giao khoán đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu như đã ghi trong hợp đồng đã ký, kế toán lấy bảng hợp đồng giao khoán để tính lương chia cho từng người theo số công mà họ đạt được.
Mẫu 2.7:
Bộ quốc phòng Mẫu: 08 - LĐTL
Công ty xây dựng 99 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC
Hợp đồng giao khoán
Ngày 1 tháng 10 năm 2004
Tôi tên: Vũ Hồng Giang
Chức vụ: Đội trưởng đại diện đội xây lắp 12 - bên giao khoán.
Tôi tên: Nguyễn Quang Minh
Chức vụ: Tổ trưởng đại điện cho tổ sản xuất 1 - bên nhận khoán.
A- Cùng ký kết hợp đồng giao khoán như sau:
+ Phương thức giao khoán: khoán gọn nhân công tính theo khối lượng x đơn giá.
+ Điều kiện thực hiện hợp đồng.
+ Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/12/2004.
I. Nội dung các công việc giao khoán.
Thi công đổ mố cầu Cầu Thanh Sơn- Quốc lộ 2
II. Trách nhiệm và quyền lợi của bên nhận khoán.
+ Thi công theo đúng đúng bản vẽ thiết kế công trình.
+ Đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động thi công.
III. Trách nhiệm và quyền lợi của bên giao khoán.
+ Cung cấp đầy đủ vật tư trong quá trình thi công.
+ Thường xuyên theo dõi kiểm tra trong thi công.
Đại diện bên nhân khoán Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
B- Phần theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng.
I. Bên nhận khoán
II. Bên giao khoán
Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)
Bộ quốc phòng Mẫu số: 06 - LĐTL
Công ty xây dựng 99 Theo QĐ: 1864/1998/QĐ-BTC
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
- Tên đơn vị (hoặc cá nhân): Nguyễn Quang Minh (Tổ 1)
- Theo hợp đồng số... ngày 1 tháng 10 năm 2004
STT
Tên sản phẩm (công việc)
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Đào mố móng (80% máy)
M3
168
19.000
3.192.000
2
Đổ bê tông mố cầu
M3
61
72.000
4.392.000
3
Đắp đất đầu cầu
M3
77
37.000
2.849.000
4
Xây lát tứ nón
M3
37
47.000
1.739.000
Cộng
12.172.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười hai triệu một trăm bảy mươi hai nghìn đồng chẵn.
Người giao việc Người nhận việc Người kiểm tra chất lượng Người duyệt
Mẫu 2.8
Công ty xây dựng 99
Đội xây lắp 12
Công trình cầu Thanh Sơn – QL 2
Tổ 1 – Bộ phận trực tiếp
Bảng chấm công
Tháng 12 năm 2004
stt
Họ và tên
Cấp bậc
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
3
4
...
29
30
31
Số công hưởng lương sản phẩm
Số công hưởng lương thời gian
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng ...% lương
Số công hưởng BHXH
1
Nguyễn Quang Minh
cnqp
x
x
x
x
...
x
x
x
30
2
Ngô Minh Khang
Cnqp
x
Ro
x
x
…
x
x
x
29
3
Nguyễn Tuấn Phong
Hđtv
x
x
x
x
…
x
Ro
x
29
4
Hoàng TháI Minh
Hđtv
x
x
x
Ro
…
x
x
Ro
28
5
Đinh Công Thành
Hđtv
x
x
Ro
x
…
Ro
x
x
28
6
Hà Thị Hương
Hđtv
x
x
x
x
…
x
x
x
28
7
Ngô Quốc Thắng
Hđtv
x
x
x
x
…
x
x
x
30
8
Ngô Văn Chiến
Hđtv
x
x
x
x
…
x
x
x
30
9
Nguyễn Mai Hoa
Hđtv
x
x
x
Ro
…
x
x
27
10
Nguyễn Hoài Sơn
Hđtv
x
x
x
x
…
x
x
x
30
Cộng
289
Phụ trách bộ phận
Người chấm công
Người duyệt
Với lương sản phẩm (lương khoán) vì tổ không áp dụng lương ăn theo hệ số nào nên chia đều lương theo số công.
Tiền lương bình quân công = 12.172.000 :289 = 42.117,633 đ
Lương của đồng chí Nguyễn Quang Minh được tính như sau:
42.117,633 x 30 = 1.263.529
Lương của người khác cũng làm tương tự như vậy.
Công nhân trong danh sách ghi rõ bậc lương để làm căn cứ trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
Vì công ty đã khoán gọn cho đội cả công trình nên dưới công trình hạn chế tối đa trả lương theo thời gian (công nhật) đối với công nhân và chủ yếu trả lương theo sản phẩm. Tính lương xong kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng người. Lương thực lĩnh của đồng chí Nguyễn Quang Minh được tính như sau:
Lương thực lĩnh = Tổng số - Tạm ứng kỳ I - Lương cơ bản x 6%
= 1.263.529 - 400.000 - 1.263.529 x 6% = 822.987
Do tình hình thực tế của công ty là máy móc thi công hạn chế, hơn nữa các công trình thường nằm phân tán rải rác ở xa. Vì vậy máy móc thi công chủ yếu thuê ngoài để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ thi công. Khi thuê ngoài thì trọn gói cả chi phí máy và người điều khiển máy do đó chi phí nhân công điều hành máy tự có của công ty không lớn. Vì vậy được hạch toán luôn vào TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" nhưng vẫn tập hợp riêng cho tổ vận hành máy. Tổ vận hành máy thi công cho công trình đó. Các khoản trích BBXH, BHYT, KPCĐ của công nhân vận hành máy được hạch toán vào TK627 "Chi phí sản xuất chung". Đối với tổ vận hành máy kế toán cũng căn cứ vào thời gian và sản phẩm hoàn thành của tổ để thanh toán lương cho tổ giống chi phí nhân công trực tiếp (căn cứ vào bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành) (mẫu 2.10).
ở công ty, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương của công nhân sản xuất và tiền lương của công nhân vận hành máy thi công. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân vận hành máy thi công chính là lương sản phẩm. Tiền lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a8.doc