Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10

Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10: Lời mở đầu Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thi trường có sự quản lý của nhà nước. Với chính sách kinh tế mở, ta đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đã thúc đảy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Song song với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành dệt may của nước ta cũng có những chuyển biến to lớn. Tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển phải có những phương án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế tức là đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng để thực hiện được điều này thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: nguồn lực, thị trường.... nhưng điều tối quan trọng là phải quản lý tốt việc sử dụng tiết kiệm vật tư, lao động, tiền vốn. Mặt khác, việc đa dạng hoá mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm luôn là ...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thi trường có sự quản lý của nhà nước. Với chính sách kinh tế mở, ta đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đã thúc đảy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Song song với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành dệt may của nước ta cũng có những chuyển biến to lớn. Tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển phải có những phương án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế tức là đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng để thực hiện được điều này thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: nguồn lực, thị trường.... nhưng điều tối quan trọng là phải quản lý tốt việc sử dụng tiết kiệm vật tư, lao động, tiền vốn. Mặt khác, việc đa dạng hoá mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm luôn là các biện pháp tối ưu mà các công ty luôn luôn theo đuổi.. Bởi vậy tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết thực đòi hỏi kế toán phải có phương pháp tính toán khoa học, hợp lý để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và phát triển sản xuất. Công ty May 10 là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán sản xuất kinh doanh độc lập, có quy mô sản xuất tương đối lớn và là cánh chim đầu đàn của ngành dệt may Việt Nam. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, Công ty may 10 đã thiết lập một đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cùng với phương pháp hạch toán khoa học để đáp ứng được sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty. Do đó trong thời gian thực tập tại Công ty, cùng với những kiến thức đã học, được sự giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thanh Quý và sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng kế toán Công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đề tài "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10". Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty May 10 rất đa dạng gồm có 3 loại hình, đó là nhận gia công theo đơn đặt hàng, hàng FOB và hàng nội địa. Và để đáp ứng yêu cầu quản lý thì công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có sự khác biệt nhất định. Vì vậy để nghiên cứu sâu hơn, trong chuyên đề này em chỉ đi sâu vào phần kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đối với loại hình nhận gia công hàng may mặc bởi đây là loại hình sản xuất đặc thù của Công ty và nó cũng chiếm 80% toàn bộ hoạt động của Công ty. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là khái quát những cơ sở lý luận và dựa vào nó để nghiên cứu thực tế, phản ánh những mặt thuận lợi khó khăn tại một doanh nghiệp, đề xuất những phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nội dung khái quát của chuyên đề gồm 2 phần: - Phần I : Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10. - Phần II : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May 10. Phần I: thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10 I. Tổng quan chung về Công ty May 10 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên gọi: Công ty May 10. Tên giao dịch quốc tế: Gament Company 10 (GARCO 10). Trụ sở chính: Thị trấn Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội Công ty May 10 (GARCO 10) là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam được thành lập từ năm 1946 với tiền thân là xưởng may X10 thuộc ngành quân nhu quân khu V. Tháng 8 năm 1990 Liên Xô tan rã, khối XHCN ở Đông Âu sụp đổ đã làm cho các nhà xuất khẩu của ta cũng sụp đổ theo. Thị trường quen thuộc của Xí nghiệp May 10 bị mất đi, hàng loạt hợp đồng, các đơn đặt hàng bị huỷ bỏ hoặc không thanh toán được khiến Xí nghiệp May 10 cũng như một số Xí nghiệp may khác bị dồn đến chân tường và có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình này, Xí nghiệp May 10 phải tìm hướng giải quyết khó khăn về thị trường. Xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển sang thị trường mới, giảm biên chế, đầu tư đổi mới 2/3 thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại, các bạn hàng mới được thiết lập như Hàn Quốc, Hà Lan... Cũng từ đây sản phẩm của Xí nghiệp May 10 có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đã nhanh chóng làm vừa lòng khách hàng, khó khăn được tháo gỡ dần. Do không ngừng cải tiến, đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại nên sản phẩm của Xí nghiệp được khách hàng ưa chuộng và càng ngày vươn tới những thị trường khu vực 2 như CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông Tháng 11 năm 1992, Xí nghiệp May 10 được Bộ công nghiệp nhẹ cho phép đổi tên thành Công ty May 10 trực thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam. Từ đó tới nay Công ty vẫn không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, có một vị trí vững vàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. 2. Phương hướng, mục tiêu và những thành tựu đạt được của Công ty trong những năm gần đây Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng uỷ và Ban Giám Đốc, sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan cấp trên, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền sở tại và các doanh nghiệp bạn, Công ty May 10 đã từng bước đi lên vững bước trên thị trường. * Mục tiêu mà Công ty đề ra trong năm 2005 là: - Tổng doanh thu đạt 450 tỷ đồng. - Lợi nhuận, nộp ngân sách tăng từ 10%-12% so với kế hoạch. - Thu nhập bình quân đạt 1.552.000 đồng/người/tháng. Nhằm thực hiện nhiệm vụ và chiến lược phát triển đưa Công ty lên một tầm cao mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Công ty May 10 đã xác định những mục tiêu và phương hướng phát triển của mình như sau: - Xây dựng Công ty May 10 thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất ở Đông Nam á. - Đa dạng hoá sản phẩm may mặc và lựa chọn sản phẩm mũi nhọn nhằm tạo ra bước đột phá về thị trường và doanh số. - Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu. * Một số thành tựu mà Công ty đã đạt được trong những năm gần đây - Sản phẩm của Công ty đã được tặng thưởng huy chương vàng về chất lượng sản phẩm , "Giải thưởng chất lượng Châu á Thái Bình Dương”. - Đặc biệt, tháng 1/2004 vừa qua Công ty vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ tặng "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua" và Bằng khen "Đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác xuất khẩu hàng dệt may". 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty 3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Công ty May 10 sản xuất ra các sản phẩm chính là áo sơ mi và áo jacket. Ngoài ra Công ty còn sản xuất các sản phẩm may mặc khác theo đơn đặt hàng. Những sản phẩm của công ty chủ yếu xuất sang thị trường có uy tín như: EU, Đức, Hungary, Nhật Bản, Bắc Mỹ... với những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã. Quy trình công nghệ của Công ty May 10 là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục được tổ chức như sau: Từ khâu 1 đến khâu 4: là công đoạn chuẩn bị sản xuất do phòng kế hoạch kinh doanh phụ trách nhiệm vụ tiếp nhận nguyên vật liệu đưa vào kho sơ chế. Từ khâu 5 đến khâu 14: Thuộc công đoạn cắt do 5 Xí nghiệp may quản lý, có nhiệm vụ cắt, lắp ráp sản phẩm, là gấp và kiểm tra đóng gói sản phẩm. Từ khâu 15 đến khâu 18: Là khâu cuối cùng nhằm bao gói sản phẩm trước khi đưa đi tiêu thụ. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty May 10 9. Kho bán thành phẩm 1.Kho NVL 2. Đo, đếm vải 3.Phân khổ 4.Phân bàn 6.Xoa phấn, đục dấu 5. Trải bàn 11. KCS May 12. Là 13. KCS là 14. Bỏ túi ni lông 18. Giao cho khách hàng 17. Kho thành phẩm 16.Xếp gói, đóng kiện 15. Xếp sản phẩm vào hộp 10. May 8. Viết số kiện 7. Cắt, phá, gọt 3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ: bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Tổng Giám đốc Giám đốc điều hành II Giám đốc điều hành I Phòng KCS Phòng QA Phòng chuẩn bị sản xuất Phó tổng Giám đốc Phòng Tài Chính Phòng kinh doanh Phòng Kỹ thuật Văn phòng công ty Trường đào tạo XN May I XN May II XN May V Veston I Veston II Phân xưởng bao bì Phân xưởng cơ điện Phân xưởng thêu in Cơ cấu tổ chức của Công ty là theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm Tổng Giám Đốc, Bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên. Cụ thể như sau: * Bộ máy giúp việc gồm 7 phòng ban: - Văn phòng công ty, gồm các ban: + Tổ chức hành chính. + Bảo vệ. + Quản trị đời sống. + Y tế nhà trẻ. - Phòng kinh doanh - Phòng chuẩn bị sản xuất. - Phòng tài chính - kế toán. - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). - Phòng quản lý liên doanh. - Ban kỹ thuật cơ điện. Các đơn vị thành viên gồm có: - Các xí nghiệp, phân xưởng của Công ty như: xí nghiệp may I, may II, may V, veston I, veston II, xí nghiệp may Vị Hoàng (đóng ở Nam Định), phân xưởng Thêu - In - Giặt; phân xưởng bao bì xuất khẩu; phân xưởng cơ điện. - Các công ty liên doanh của Công ty May 10 với địa phương gồm: Công ty May xuất khẩu May 10 - Hưng Hà (Thái Bình), May Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Ngoài ra, còn có trường đào tạo công nhân kỹ thuật May và thời trang ở ngay tại May 10. Căn cứ vào nhiệm vụ và chức năng của mình là “Kinh doanh hàng dệt, may mặc theo kế hoạch, quy hoạch của tổng công ty Dệt - May Việt Nam và theo yêu cầu thị trường từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc; liên doanh; liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, tiến hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty giao” và căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất, tính chất phức tạp của kỹ thuật sản xuất, quy mô sản xuất mà Công ty May 10 đã thành lập một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. 4. Tổ chức công tác kế toán 4.1. Nội dung công tác kế toán Công ty May 10 đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty - Công ty đã chọn mô hình kế toán tập trung với nhiệm vụ: cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các tài liệu về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; theo dõi và hạch toán chính xác các khoản thu chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến việc lập báo cáo quyết toán, cung cấp số liệu cho các phòng ban liên quan để từ đó Bộ máy lãnh đạo của công ty điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Với mô hình tổ chức kế toán trên, toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán, từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán,… Còn ở các xí nghiệp và các xí nghiệp thành viên thì không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, kiểm tra chứng từ, thu thập và ghi chép vào sổ sách. Cuối tháng, chuyển chứng từ cùng các báo cáo về phòng Tài chính kế toán của công ty để xử lý và tiến hành công việc kế toán Phòng Tài chính kế toán của công ty gồm 14 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và các kế toán viên gồm: 1 kế toán tiền mặt và thanh toán, 2 kế toán nguyên vật liệu (1 nguyên vật liệu chính, 1 nguyên vật liệu phụ), 1 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm, 1 kế toán tài sản cố định, 1 kế toán tiêu thụ thành phẩm xuất khẩu, 2 kế toán tiêu thụ thành phẩm nội địa, 1 kế toán tiền lương, 1 kế toán công nợ, 1 thủ quỹ. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Kế toán NVL Kế toán TL và BHXH Kế toán TM, TG, tiền vay Kế toán TSCĐ Kế toán tập hợp CP và tính giá thành Kế toán tiêu thụ hàng XK Kế toán tiêu thụ hàng nội địa Thủ quỹ Kế toán công nợ Ttoán * Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên phòng kế toán - Trưởng phòng Tài chính (kế toán trưởng): là người phụ trách chung công việc của phòng tài chính kế toán, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc. Kế toán trưởng cũng là người thực hiện phân tích tình hình tài chính cho Tổng Giám Đốc và cơ quan có thẩm quyền, đưa ra những ý kiến đề xuất, cố vấn tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc ra các quyết định. - Phó phòng Tài chính kế toán (kiêm kế toán tổng hợp): phụ trách công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán lên bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng kết tài sản cuối tháng, quý, năm, lập sổ tổng hợp công nợ theo từng đối tượng, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối năm và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về những công việc được giao. - Hai kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; tính toán, phân bổ nguyên vật liệu, lập bảng phân phối nguyên vật liệu. - Hai kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ nội địa: có nhiệm vụ theo dõi công Nợ và thanh toán công Nợ của các cửa hàng đại lý, hạch toán tiêu thụ hàng trong nước và xuất nhập của các kho thành phẩm nội địa và hệ thống các cửa hàng, đại lý của công ty. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ quản lý chương trình tiết kiệm toàn Công ty. Thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tập hợp các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm để tính giá thành sản phẩm. - Kế toán tiền mặt và thanh toán: có nhiệm vụ theo việc thu chi tiền mặt, tình hình hiện có của quỹ Tiền Mặt và giao dịch với Ngân Hàng. - Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ quản lý nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định. Tiến hành trích khấu hao theo thời gian dựa trên tuổi thọ kỹ thuật của tài sản. - Kế toán tiêu thụ xuất khẩu: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán kho thành phẩm xuất khẩu, tính doanh thu lãi lỗ phần tiêu thụ xuất khẩu, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng. - Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, thu chi tiền mặt và vào sổ quỹ tiền mặt. Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi nhân viên trong phòng kế toán có một công việc nhất định, nhưng giữa các bộ phận này luôn có sự kết hợp với nhau. Việc hạch toán trung thực, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kết quả ở khâu này sẽ là nguyên nhân, là tiền đề cho khâu tiếp theo, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống kế toán hoạt động một cách có hiệu quả nhất. 2. Chính sách kế toán áp dụng Với những đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế, Công ty May 10 sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước (Quyết định số 1141 TC/ QĐ/ CĐKT, ký ngày 1/1/1995 của Bộ Tài Chính, Quyết định số 1177 TC/ QĐ/ CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/ 2001/ QĐ - BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài Chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã được sửa đổi bổ sung bởi nhiều các quyết định và thông tư hướng dẫn mới. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật kết hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban, Công ty May 10 đã áp dụng khoa học công nghệ vào việc thực hiện hạch toán (Cụ thể là toàn bộ quá trình hạch toán của công ty được tiến hành trên máy (sử dụng phần mềm Foxpro) với hình thức kế toán Nhật ký chung). Việc lựa chọn hình thức sổ này rất phù hợp với quy mô và tính chất của quá trình sản xuất của công ty bằng việc sử dụng sổ Nhật ký chung để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản. Hệ thống tài khoản và sổ sách được lập theo đúng chế độ kế toán mới do Bộ Tài Chính ban hành phù hợp với tình hình thực tế của công ty, bao gồm: Sổ Nhật ký chung sổ cái, sổ quỹ, bảng kê, sổ và thể kế toán chi tiết, bảng tập hợp chi tiết. Cụ thể đối với phần kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung như sau: Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán Nhật ký đặc biệt Sổ chi phí SXKD (mở cho từng tài khoản) Thẻ tính giá thành và các bảng tổng hợp chi tiết chi phí Cập nhật số liệu hàng ngày. Tổng hợp số liệu cuối tháng. Quan hệ đối chiếu. Trình tự ghi chép như sau: Hàng ngày, các chứng từ gốc chuyển tới phòng kế toán sau đó kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Trước khi nhập vào máy các chứng từ này được phân loại, chuyển đến các kế toán phụ trách phần hành liên quan để kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ. Căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, kế toán nhập số liệu vào các cửa sổ nhập số liệu được lưu tại các sổ Nhật ký chung và chuyển tới các sổ chi tiết liên quan. Cuối tháng, cộng số liệu trên sổ cái và lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra số liệu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng Tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. II. thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty may 10 1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty May 10 1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Hoạt động sản xuất ở Công ty May 10 chủ yếu là nhận gia công theo đơn đặt hàng cho khách hàng trong và ngoài nước. Đối với chi phí trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, xí nghiệp nào thì tập hợp trực tiếp cho phân xưởng, xí nghiệp đó và chi tiết cho từng loại hàng. Riêng đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp cho từng xí nghiệp sẽ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất. Đối với phần nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là do khách hàng mang tới, vì vậy Công ty chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển bốc dỡ phát sinh nên khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh (từ 10% - 20%), chi phí công nhân trực tiếp là chiếm đa số (75% - 85%). 1.2. Phân loại chi phí sản xuất Công ty May 10 là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quá trình sản xuất sản phẩm, do đó tất yếu phải tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán phân loại chi phí sản xuất như sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được chia thành 2 loại là chi phí nguyên vật liệu chính và phụ liệu. + Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm: Vải, dựng, bông các loại,... có tác dụng tạo nên thực thể của sản phẩm. + Chi phí vật liệu phụ bao gồm: các loại chỉ, nhãn mac, mex, ghim, cúc, bìa lưng, bìa cổ, đệm, kho... Các phụ liệu này chủ yếu đi kèm với nguyên vật liệu chính để hoàn thành sản xuất sản phẩm. * Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ số tiền công, các khoản phải trả, các khoản phải trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất như: lương cho công nhân cắt, công nhân may, phụ cấp cho công nhân sản xuất, BHXH, BHYT,... * Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất ở phân xưởng, xí nghiệp bao gồm: chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền... Việc phân loại chi phí sản xuất như vậy sẽ giúp cho kế toán xác định đúng đủ và chính xác các chi phí thực tế phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất. 1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là nhiệm vụ cần thiết không thể thiếu của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty May 10 là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành, kết quả sản xuất ở từng giai đoạn không có giá trị sử dụng và không bán được ra ngoài, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới xác định là thành phẩm. Bên cạnh đó, khối lượng sản phẩm mà Công ty sản xuất ra trong kỳ là rất lớn nhưng lại được chia thành các loại sản phẩm nhất định. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chi phí, kế toán Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp, phân xưởng, theo dõi cho từng loại sản phẩm. Tại Công ty May 10, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm nhập kho. Kỳ tính giá thành là từng tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành của Công ty như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm một cách kịp thời. 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty May 10 ta có thể nhận thấy công ty đã áp dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp phân bổ trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. Đồng thời Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được áp dụng phương pháp này. 1.4.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Do đặc điểm của Công ty là chuyên sản xuất gia công hàng may mặc nên vật liệu chủ yếu và vải các loại. Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ khác như : chỉ, mex, khuy, khóa,...tuy chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất nhưng chúng là những thành phần không thể thiếu để tạo ra thành phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp theo từng xí nghiệp và theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 621 có chi tiết cho từng xí nghiệp và từng đơn vị gia công cụ thể. - TK 62111: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp May 1. - TK 62112: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp May 2. - TK 62113: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp Veston II. - TK 62115: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp May 5. - TK 62116: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp Veston I. - TK 62117: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp Vị Hoàng. - TK 62119: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp Đông Hưng. - TK 62120: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp Hưng Hà. - TK 62121: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp Thái Hà. - TK 62122: Chi phí NVL trực tiếp xí nghiệp Hà Quang. - TK 62123: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng dệt nhãn. - TK 62124: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng Giặt. - TK 62126: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng Bao Bì. - TK 62127: Chi phí NVL trực tiếp phân xưởng Thêu in. - TK 62128: Chi phí NVL trực tiếp tổ thành phẩm - đóng gói. - TK 62129: Chi phí NVL trực tiếp xuất May- Bỉm Sơn. - TK 62130: Chi phí NVL trực tiếp xuất phân xưởng giặt Hưng Hà. Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Biên bản mở kiện. Sổ sách sử dụng Sổ tổng hợp: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ cái TK621. Sổ chi tiết: Bảng kê chi tiết TK 621 (sổ chi tiết TK 621), bảng kê phát sinh và các tài khoản đối ứng (Bảng tổng hợp chi tiết TK 621). * Chi phí nguyên vật liệu chính Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính, kế toán sử dụng tài khoản 152 (1521) "Chi phí nguyên, vật liệu chính". ở Công ty, đối với hình thức sản xuất hàng gia công xuất khẩu thì nguyên, vật liệu là do bên đặt hàng cung cấp. Chủ yếu các nguyên vật liệu này đều được nhập qua cảng Hải Phòng theo điều kiện CIF (tức là toàn bộ chi phí vận chuyển đến cảng Hải Phòng đều do bên đặt hàng thanh toán) hoặc theo điều kiện thoả thuận trong hợp đồng gia công. Vì vậy công ty chỉ phản ánh số lượng nguyên vật liệu nhận gia công và hạch toán phần chi phí vận chuyển bốc dỡ của số nguyên vật liệu này vào giá thành sản xuất trong kỳ. Theo chế độ kế toán hiện hành, nguyên vật liệu nhận gia công chế biến khi về đến Công ty phải tiến hành kiểm tra và nhập kho nguyên vật liệu. Tại Công ty May 10, khi nguyên vật liệu về đến kho thì phải có hoá đơn kèm theo. Phòng Kho vận sẽ căn cứ vào hoá đơn, lập biên bản mở kiện, tiến hành kiểm tra xem tính hợp lệ của chúng. Đồng thời tiến hành kiểm nghiệm hàng hoá về số lượng, chủng loại xem có phù hợp với hợp đồng đã ký kết và nội dung ghi trong hoá đơn hay không. Sau đó, thủ kho tiến hành nhập kho nguyên vật liệu và chuyển hoá đơn, biên bản mở kiện, đồng thời ký nhận về số thực nhập, gửi lên Phòng Kho vận, từ đó Phòng Kho vận sẽ viết phiếu nhập kho. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức nguyên vật liệu, Phòng Kế hoạch sẽ viết lệnh xuất kho. Trên cơ sở đó, Phòng Kho vận sẽ viết phiếu xuất kho, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất đúng theo số lượng, chủng loại cho các bộ phận sản xuất. Phiếu xuất kho được chia thành 3 liên: - Một liên lưu ở bộ phận lập phiếu; - Một liên thủ kho giữ để lưu vào thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng kế toán; - Một liên các bộ phận sản xuất nơi nhận hàng giữ. Tại kho, thủ kho phải mở thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất vật tư về mặt số lượng, tính ra số tồn kho để đối chiếu với kế toán nguyên vật liệu. Tại Phòng Tài chính kế toán: Định kỳ 7 ngày, kế toán nguyên vật liệu xuống kho lấy phiếu xuất kho sau khi kiểm tra tính hợp lý, phân loại chứng từ, nơi sử dụng, từng mã hàng và tiến hành nhập dữ liệu vào mục "xuất trong tháng" phần nguyên vật liệu chính. Cuối tháng, dựa trên các số liệu của mục xuất trong tháng kế toán nguyên vật liệu tính trị giá nguyên vật liệu xuất dùng và in ra bảng kê xuất nguyên vật liệu. Bảng kê xuất này được tập hợp cho từng kho và theo dõi từng sản phẩm. Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ Đơn giá bình quân NVL Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ Số lượng NVL nhập trong kỳ = + + Giá trị NVL Xuất dùng = Đơn giá bình quân NVL x Số lượng NVL xuất dùng Như đã nói ở trên, đối với loại hình gia công thì nguyên vật liệu chính (bao gồm vải và dựng) chủ yếu là do khách hàng đem đến, Công ty chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà thực tế Công ty phải bỏ ra. Vậy, giá trị của nguyên vật liệu chính nhận gia công khi xuất dùng được hạch toán như sau: Giá trị vải, dựng xuất dùng = khối lượng vải, dựng xuất dùng x Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng chi phí vận chuyển bốc dỡ Tổng khối lượng vải, dựng khách hàng đem đến nhập kho * Chi phí phụ liệu Thông thường, đối với hàng gia công xuất khẩu thì phụ liệu cũng do bên đặt hàng đem đến, tuy nhiên cũng có một số trường hợp khách hàng không cung cấp đủ vật liệu phụ. Do vậy, phụ liệu của Công ty cũng được chia làm 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Vật liệu phụ do khách hàng đem đến, đối với loại này thì Công ty chỉ tiến hành ghi chép và theo dõi về mặt số lượng, chỉ hạch toán vào giá trị phần chi phí vận chuyển bốc dỡ. - Trường hợp 2: Phụ liệu do Công ty mua ngoài theo yêu cầu của khách hàng, với trường hợp này, giá trị và số lượng vật liệu phụ được theo dõi trên TK 1522 "Vật liệu phụ dùng sản xuất xuất khẩu". Khi xuất dùng vật liệu phụ cho sản xuất, kế toán không hạch toán vào TK 621 mà hạch toán thẳng vào TK 1541 "Chi phí sản xuất chính dở dang" theo phương pháp thực tế đích danh. Nghĩa là số phụ liệu đó được mua với giá bao nhiêu thì xuất dùng cũng xuất với giá đó để tính vào giá thành sản phẩm. Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành lập các bảng kê xuất vật tư. Sau đó tập hợp vào bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Hạch toán chi tiết. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho kế toán tiến hành vào bảng kê phát sinh TK 621 (sổ chi tiết TK 621), cuối tháng căn cứ vào bảng kê phát sinh TK 621 kế toán vào bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng 621. Bảng kê phát sinh và các TK đối ứng TK 621 Từ 1-1-2005 đến 31-1- 2005 Nợ đầu tháng: Có đầu tháng: TK đối ứng PS Nợ PS Có 15211 5.304.389.475 4.171.454.213 15212 1.177.104.575 215.658.355 15222 215.562.414 629.780.967 1525 523.757.421 156.625.438 15261 210.592.634 980.421.196 153 029.916.400 154 2.936.693.308 Cộng 9.431.081.395 9.431.081.395 Hạch toán tổng hợp Hàng ngày, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy tính sau đó kế toán tiến hành lập nhật ký chung, cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên nhật ký chung và lập sổ cái của tháng để theo dõi. Tuy nhiên, sổ cái của Công ty May 10 một năm được in một lần cho nên sổ cái của tháng chỉ dùng để theo dõi. Đối với công cụ dụng cụ khi giá trị xuất dùng lớn thì kế toán vẫn trích thẳng vào TK chi phí mà không thông qua TK 142. Sổ cái TK 621 Từ 1-1-2005 đến 31-1 -2005 Dư Nợ: Dư Có: TK Có Tháng 1 15211 5.304.389.475 15212 1.177.104.575 15222 215.562.414 1525 523.757.421 15261 210.592.634 153 ........ Cộng PS Nợ 9.431.081.395 Cộng PS Có 9.431.081.395 Dư Nợ: Dư Có: Hàng tháng, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc (các phiếu xuất kho), kế toán nguyên vật liệu lập bảng kê xuất vật tư, bảng kê này tập hợp cho từng xí nghiệp và theo dõi từng sản phẩm. Căn cứ vào các bảng kê xuất vật tư, cùng các chứng từ gốc, đối chiếu với thẻ kho, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ Tháng 1 năm 2005 TK ghi Nợ Tổng cộng Ghi có TK 153 Ghi có TK 152 Số TK HT TT HT TT HT TT TK621 12969527993 13063143544 62111 3669325283 3681623637 17732406 17732406 3651592877 3651592877 62112 1340389917 1356753227 62113 32308559 34572661 ... ... ... … … … … TK627 834015008 834015008 636576028 636576028 197438980 197438980 62711 31279059 31279059 9990805 9990805 21288254 21288254 62712 41713382 41713382 20515781 20515781 21197601 21197601 62713 156917684 156917684 141599927 141599927 15317757 15317757 … … … … … … … TK641 … Tổng 1. 4. 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Có thể nói, lao động là một trong 3 yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, vì vậy chi phí về lao động là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Tại Công ty May 10, hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu nên khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất tiền lương, các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ”. Để tập hợp tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất. -TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May 1. -TK 62212: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May 2. -TK 62213: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Veston II. -TK 62215: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May 5. -TK 622116: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Veston I. -TK 62217: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Vị Hoàng. -TK 62219: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Đông Hưng. -TK 62220: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Hưng Hà. -TK 62221: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Thái Hà. -TK 62222: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Hà Quang. -TK 62223: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Dệt nhãn. -TK 62224: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Giặt. -TK 62226: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Bao Bì. -TK 62227: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Thêu in. -TK 62228: Chi phí nhân công trực tiếp tổ thành phẩm đóng gói. -TK 62229: Chi phí nhân công trực tiếp xuất May Bỉm Sơn. -TK 62230: Chi phí nhân công trực tiếp xuất phân xưởng giặt Hưng Hà. Chứng từ sử dụng. Danh sách chi tiết lương từng xí nghiệp do phòng tổ chức chuyển sang. Chứng từ thanh toán lương gồm: Phiếu chi, bảng tổng hợp thanh toán lương, giấy báo Nợ ngân hàng. Bảng thanh toán tiền thưởng. Các chứng từ xử lý thiệt hại, đền bù. Sổ sách sử dụng. Sổ chi tiết: Bảng kê phát sinh TK 622, bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng. Sổ tổng hợp: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Sổ cái TK 622. Tại Công ty May 10 không chỉ tổ chức sản xuất mà còn thuê ngoài gia công. Vì vậy, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được cụ thể hoá thành 2 khoản mục sau: - Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty và các xí nghiệp địa phương - Chi phí thuê ngoài gia công: Là số tiền lương mà Công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá gia công đã được ký kết trên hợp đồng. Cụ thể việc hạch toán hai khoản mục này được thể hiện như sau: * Khoản chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay, Công ty May 10 đang thực hiện khoán quĩ lương trên toàn Công ty, định mức tiền lương được duyệt là 53% trên tổng doanh thu, trong đó 78% dành cho khối sản xuất và 22% dành cho khối quản lý phục vụ. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất và hình thức trả lương theo thời gian cho lao động gián tiếp. Với mỗi mã hàng khi mới đưa vào sản xuất, Phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử và ấn định số giây chuẩn cho từng chi tiết sản phẩm, từng bước công việc. Hàng tháng, căn cứ vào khối lượng lao động của từng công nhân vào bảng chấm công và gửi lên bộ phận tiền lương của Phòng Tổ chức hành chính. Tại phòng Tổ chức hành chính, bộ phận tiền lương sẽ tính toán và xác định số tiền thực tế phải trả cho công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng Xí nghiệp rồi gửi sang Phòng Tài chính kế toán. Tiền lương sản phẩm = Đơn giá tiền lương + Số lượng sản phẩm, chi tiết sản xuất ra Cụ thể: Tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất được nhận bao gồm 2 khoản. Đó là tiền lương sản phẩm và tiền lương bản thân (hay tiền lương cơ bản). Tiền lương sản phẩm được tính như sau: Đơn giá tiền lương = Số giây chế tạo x Đơn giá tiền lương cho 1 giây Trong đó: Công ty May 10 hiện nay đang áp dụng đơn giá tiền công cho 1 giây chuẩn là 1 đồng. Tiền lương cơ bản là các khoản như: phép, BHXH, chế độ lao động, ngày lễ Tết, thêm giờ,... Tiền lương này được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản do Nhà nước qui định (290.000đ) và hệ số bản thân được xác định cho từng cấp bậc trình độ chuyên môn khác nhau. Ví dụ: Thợ may bậc 2 có hệ số bản thân là 1,58. Vậy, tiền lương cơ bản của người thợ may bậc 2 được tính như sau: Tiền lương CB = Mức lương cơ bản theo qui định x hệ số bản thân = 290.000(đ) x 1,58 = 458.200(đ) Tại phòng kế toán, sau khi nhận được danh sách chi lương, bảng thanh toán tiền lương, kế toán sẽ tiến hành ghi vào bảng kê phát sinh tài khoản, bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng. Sau đó sẽ lập bảng phân bổ lương theo sản phẩm nhập kho và bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Tiền lương của cán bộ công nhân viên của Công ty được thanh toán làm hai kỳ. Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất: theo chế độ hiện hành, đây là khoản trích trên tiền lương cơ bản và thực tế của công nhân sản xuất và phải được xác định là khoản mục chi phí cơ bản, được hạch toán riêng. Căn cứ vào số tiền lương của công nhân sản xuất đã tập hợp cho từng đối tượng, kế toán căn cứ vào tỉ lệ trích nộp theo qui định để xác định các khoản phải trích nộp. Cụ thể: Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm: BHXH là 15% và BHYT là 2% trích theo lương cơ bản và KPCĐ là 2% theo lương thực tế. Trên cơ sở bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng báo cáo nhập kho của kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương theo sản phẩm nhập kho. Số tiền lương của công nhân sản xuất và BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ được phân bổ theo từng mã sản phẩm theo công thức sau: Lương giá thành = Tổng tiền lương sản phẩm + BHYT, BHXH, KPCĐ Trong đó: Tổng số tiền lương sp = (số lượng sp x đơn giá x tỉ giá thực tế ) x 0,748x 0,53 BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho từng mã sản phẩm = Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ tại xí nghiệp i Tổng tiền lương tại xí nghiệp i x Lương sản phẩm của từng mã hàng tại xí nghiệp i Giải thích: Hệ số 0,53 là định mức tiền lương được duyệt (53%) trên tổng doanh thu, trong đó có 74,8% là dành cho công nhân trực tiếp sản xuất. *Ví dụ1 : Với sản phẩm SM Sven của Xí nghiệp May 2 tại tháng 1 năm 2005: - Tổng tiền lương sản phẩm là: 14.193 x 0,74(USD) x 15.706 x 0,748 x 0,53 = 65.395.668(đồng) - Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ta có: Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ của Xí nghiệp 2 = 60.060.204 Tổng tiền lương tại Xí nghiệp May 2 = 429.164.800 BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho SM Sven = 60.060.204 492.802.885 x 65.395.668 = 7.422.408(đ) Vậy, lương tính vào giá thành của sản phẩm SM Sven là: 65.395.668 + 7.422.408 = 72.818.076 (đồng) * Ví dụ 2: Với sản phẩm SM Man do 4 Xí nghiệp may 1, 2, 3, 4 cùng sản xuất thì lương giá thành cho sản phẩm SM Man tại tháng 1/2005 được tính như sau: - Trước hết, tính lương giá thành cho từng Xí nghiệp tương tự như ví dụ trên, vậy: + Lương giá thành xí nghiệp may 1 = 78.492.757(đ) + Lương giá thành xí nghiệp may 2 = 92.027.528(đ) + Lương giá thành xí nghiệp may 3 = 68.759.974(đ) + Lương giá thành xí nghiệp may 4 = 156.351.887(đ) - Từ đó, lương giá thành của sản phẩm SM Man tháng 1/2005 là: 78.492.757 + 92.027.528 + 68.759.974 + 156.351.887 = 395.632.146 (đ) ở Công ty May 10 không có sự trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên không có bút toán trích trước. Cuối kỳ kế toán kết chuyển số chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154. Từ các sổ chi tiết, kế toán vào sổ cái tài khoản 622 của tháng 1/2005. Hạch toán chi tiết Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho kế toán tiến hành vào bảng kê phát sinh TK 622 (sổ chi tiết TK 622), cuối tháng căn cứ vào bảng kê phát sinh TK 622 kế toán vào bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng TK 622. Bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng TK 622 Tháng 1- 2005. Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 3341 4.839.450.020 3343 312.657.000 3382 97.850.997 3383 536.566.972 3384 71.542.263 154 5.858.067.232 Cộng 5.858.067.232 5.858.067.232 Hạch toán tổng hợp Hàng ngày, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy sau đó tiến hành lập nhật ký chung, cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên nhật ký chung và lập sổ cái TK 622 của tháng để theo dõi. Tuy nhiên, sổ cái của Công ty May 10 một năm được in một lần cho nên sổ cái của tháng chỉ dùng để theo dõi. Sổ cái TK 622 Từ 1-1-2005 đến 31-1-2005 Dư Nợ: Dư Có: Tài khoản Có Số tiền 3341 4.839.450.020 3343 312.657.000 3382 97.850.997 3383 536.566.972 3384 71.542.263 Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ: Dư Có: Bảng Phân bổ tiền lương Tháng 1 - 2005 TT Đối tượng sử dụng Tiền lương Tiền thưởng Tiền phụ cấp Cộng có 3341 Ăn ca 3343 KPCĐ 3382 BHXH 3383 BHYT 3384 1 TK6221:CPNVLTT 2.816.657.000 681.363.900 282.140.100 3.780.161.000 265.505.000 75.603.220 422.498.550 56.333.140 XN May1 262.778.100 74.985.700 41.270.800 479.034.600 40.494.000 9.580.692 39.416.715 5.255..262 XN May 2 323.851.700 87.440500 37.872.600 529.164.800 39.471.000 10.583.296 43.656.096 5.820.812 XN May 3 277.026.500 81.256.000 36.801.900 495.084.400 32.061.000 9.901.688 41.553.975 5.540.530 XN May 4 567.322.000 110.768.500 46.920.700 725.011.200 65.641.500 14.500.224 59.813.422 7.975.123 3 TK 6271: CPNVPX 249.997.149 105.469.500 18.524.000 320.890.800 9.960.000 7.479.813 37.499.572 4.999.943 XN May 1 23.965.400 8.102.900 720.000 32.788.300 1.233.000 655.766 2.705.032 360.671 XN May 2 16.992.600 5.705.200 540.000 23.237.800 1.149.000 464.756 982.500 131.000 XN May 3 16.558.400 7.378.400 1.460.000 25.396.800 1.119.000 507.936 1.029.000 137.200 XN May 4 30.706.700 11.360.000 1.040.000 43.106.700 1.950.000 862.134 3.556.302 474.173 4 TK 641: CPNVBH 27.524.800 11.600.500 1.188.000 40.313.300 2.211.000 806.266 1.686.750 224.900 .... ..... .... .... .... ... ..... .... .... 5 TK 6421: CPNVQL 482.934.200 162.622.420 52.528.300 698.084.920 34.981.000 13.961.698 21.563.049 4.685.219 ... ..... ..... .... .... .... .. .,..... ...... 11 Cộng phát sinh 3.577.113.149 961.056.320 354.380.400 4.839.450.020 312.657.000 97.850.997 536.566.972 71.542.263 Khoản mục chi phí thuê ngoài gia công. Chi phí thuê ngoài gia công là số tiền Công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo hợp đồng đã ký. Khoản chi phí này được tổng hợp trực tiếp từ các hợp đồng gia công, hợp đồng này đã ghi rõ đơn giá gia công của từng sản phẩm. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành nhập kho trong tháng kế toán tính được chi phí gia công sản phẩm đó theo công thức sau: Chi phí thuê ngoài Gia công sản phẩm i = Đơn giá gia công sản phẩm i x Khối lượng sản phẩm i nhập kho Ví dụ: Theo hợp đồng ký kết với Công ty May Thăng Long Số lượng sản phẩm nhập kho tháng 3-2003 là: 32.536 (áo). Đơn giá gia công một áo sơ mi LiFung là: 8960 (đ/áo). Vậy chi phí thuê ngoài gia công sản phẩm LiFung là: 32.536 x 8960 = 291.522.560 (đ) Cuối tháng, căn cứ vào sổ theo dõi chi phí thuê ngoài gia công đối với từng đơn vị nhận gia công, kế toán lập “Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công” theo dõi từng sản phẩm. Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công Công ty May phù đổng Tháng 1-2005 STT Tên sản phẩm Số lượng Nhập kho Đơn giá (đ/áo) Thành tiền 1 SM LiFung 32.536 8960 291.522.560 2 SM Sunk 3.897 8.520 33.049.080 3 SM Chemo 15.125 7.890 119.336.250 … … … … … Tổng cộng 1.564.423.560 Căn cứ vào “Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công” kế toán tập hợp chi phí thuê ngoài gia công tiến hành vào thẳng tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. 1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí sản xuất chung được tính trong giá thành sản phẩm là những chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng mang tính chất chung cho toàn phân xưởng, xí nghiệp. Đó là những chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Tại Công ty May 10, chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng; - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho phân xưởng; - Chi phí khấu hao tài sản cố định; - Chi phí dịch vụ mua ngoài; - Chi phí sản xuất chung khác. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung Công ty sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung’’ và chi tiết thành 9 tài khoản cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng; - TK 6272: Chi phí phụ tùng thay thế; - TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ; - TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định; - TK 6275: Chi phí sửa chữa tài sản; - TK 6276: Chi phí bảo hộ lao động; - TK 6277: Chi phí điện nước; - TK 6278: Chi phí văn phòng phẩm; - TK 6279: Chi phí sản xuất chung khác. Trong các tài khoản cấp 2 này lại được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 để theo dõi chi tiết cho từng xí nghiệp, phân xưởng. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số các tài khoản đối ứng như: 334 (3341), 338, 152, 153, 214 (2141), 111, 112... Tất cả các khoản mục chi phí này được tập hợp cho toàn xí nghiệp sau đó được phân bổ cho từng mã sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Sổ sách và chứng từ sử dụng. Sổ sách sử dụng. Hạch toán chi tiết: Bảng kê phát sinh TK 627, Bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng. Hạch toán tổng hợp: Nhật ký chung, sổ cái TK 627. Chứng từ sử dụng. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Trình tự tập hợp: * Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm: lương nhân viên quản lý xí nghiệp, nhân viên phục vụ ở xí nghiệp, các khoản trích theo lương của nhân viên xí nghiệp và các khoản phải trả khác. Do nhân viên phân xưởng là lực lượng lao động gián tiếp nên khoản tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng được áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Việc tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên xí nghiệp được thực hiện trên cơ sở chức vụ chuyên môn, cấp bậc của mỗi người, thời gian làm việc thực tế, đơn giá tiền lương, tỉ lệ trích nộp theo qui định. Hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động, tiền lương có liên quan, kế toán phân loại tổng hợp tiền lương phải trả thực tế cho nhân viên xí nghiệp. * Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Tại Công ty May 10, chi phí vật liệu được tập hợp vào TK 6272, còn đối với chi phí công cụ dụng cụ thì kế toán sử dụng TK 6273 và TK 153 để phản ánh giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng. * Chi phí khấu hao TSCĐ Để làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, Công ty đã không ngừng phát triển tổ chức sản xuất thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại...Trong quá trình sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên, điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tiến hành trích khấu hao. Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, để tính khấu hao TSCĐ, Công ty May 10 sử dụng phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp khấu hao theo thời gian). Cách tính khấu hao TSCĐ tại Công ty là: Mức khấu hao bình quân = Nguyên giá TSCĐ bq x Tỉ lệ khấu hao TSCĐ Mức khấu hao phải trích bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm 12 Tỉ lệ khấu hao TSCĐ ở Công ty được chia làm 3 loại: - Đối với thiết bị may : 12%/năm. - Đối với thiết bị máy móc, nhà xưởng : 5%/ năm. - Đối với thiết bị văn phòng : 20%/năm. Công việc này do kế toán TSCĐ thực hiện và phản ánh số liệu trên bảng phân bổ khấu hao. Bởi vậy hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức: Số KH phải trích tháng này = Số KH đã trích tháng trước + Số KH của những TSCĐ tăng trong tháng - Số KH của những TSCĐ giảm đi trong tháng Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định STT Chỉ tiêu Tỷ lệ KH Toàn công ty (%) Nơi sử dụng TK 627 Chi phí sản xuất chung TK 641 CP BH TK 642 CP QLDN Nguyên giá Số khấu hao 62740 PXCĐ 62741 XN 1 62742 XN 2 ... VNN cấp Vốn tự bổ xung I. Số khấu hao đã trích tháng trước 342.159.486 282.571.648 81.458.172 30.624.150 45.346.180 .. II. Số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 223.265.817 198.015.919 35.681.659 13.951.500 15.268.757 1 Máy móc thiết bị may 2.212.193.862 - Xĩ nghiệp 1 12 772.989.500 5.724.584 2.005.311 7.729.895 - Xí nghiệp2 12 645.289.714 5.146.725 1.306.172 6.272.897 ...... ..... ........ ..... ....... ....... ...... .. ....... .... 2 Thiết bị văn phòng 20 1.562.782.989 18.452.872 7.593.511 26.046.383 ........ ....... ...... ...... ...... ...... ...... .. ...... .... III. Số khấu hao giảm trong tháng 262.816.316 164.303.976 22.814.469 37.814.469 23.875.808 Máy móc thiết bị sản xuất 5 4.827.792.800 13.420.100 6.695.440 743.000 2.452.142 3.120.000 ..... ..... ..... ...... .... ...... ..... . .... .... IV. Số khâú hao tháng này 302.608.987 316.283.591 91.684.450 21.761.181 36.739.129 .... * Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh ở Công ty bao gồm chi phí dịch vụ cho sản xuất của các xí nghiệp, bộ phận sản xuất, chi phí về tiền điện , nước, mua các trang bị an toàn lao động...Khoản chi phí này được chia thành những phần cụ thể để tiện theo dõi và được tập hợp qua các TK 6275, 6276, 6277. * Chi phí sản xuất chung khác Các khoản chi phí khác bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của toàn xí nghiệp như: Chi phí mua dụng cụ văn phòng phẩm, tiền thuê vận chuyển đồ đạc văn phòng... và các chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí đã kể trên. Khoản chi phí này được kế toán tập hợp vào TK 6278, 6279. Cuối tháng, căn cứ vào các bảng phân bổ NVL - CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao và các chứng từ khác có liên quan, kế toán lập bảng "Tổng hợp chi phí sản xuất chung" cho từng xí nghiệp theo yếu tố chi phí ". Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Xí nghiệp may 2 Yếu tố Số tiền Chi phí nhân viên phân xưởng 25.956.650 Chi phí phụ tùng thay thế 18.524.216 Chi phí CCDC 6.488.200 Chi phí khấu hao TSCĐ 36.739.192 Chi phí sửa chữa tài sản 28.493.341 Chi phí bảo hộ lao động 17.241.600 Chi phí điện nước 67.817.900 Chi phí văn phòng phẩm 6.952.431 Chi phí sản xuất chung khác 16.056.132 Cộng 224.269.662 Chi phí sản xuất chung được phân bổ gián tiếp theo tiền lương công nhân sản xuất trong tháng. Từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho toàn Công ty, kế toán sẽ phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm theo công thức: Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm i = Tổng chi phí sản xuất chung Tổng tiền lương CNSX trong tháng x Tiền lương của sản phẩm i *Ví dụ: Đối với sản phẩm SM Sven của Xí nghiệp 2 sản xuất, ta có: - Tổng chi phí sản xuất chung trong tháng 2/2004 là : 2.131.924.342 - Tổng tiền lương phải trả trong tháng 2/2004 là : 3.780.161.000 - Tiền lương của sản phẩm SM Sven trong tháng là 72.818.076 (đ) Vậy, chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm này là: 2.131.924.342 3.780.161.000 x Số lượng NVL nhập trong kỳ 72.818.076 = = Số lượng NVL nhập trong kỳ 41.067.730 (đồng) = + Số liệu này thể hiện trên bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho mã sản phẩm. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho mã sản Phẩm Tháng 1 năm 2005 Tên sản phẩm Lương của sản phẩm Chi phí sản xuất chung SM Man 395.632.146 223.127.481 SM Chemo 342.221.361 205.045.350 SM Sven 72.818.076 41.067.730 ........ ...... ........ Căn cứ vào các "Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung" cho từng xí nghiệp, kế toán tiến hành lập "Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty". Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Toàn công ty Tháng 1-2005 Ghi nợ TK TK 6271 TK 6272 TK 6274 TK 6278 Tổng cộng Nơi sử dụng Xí nghiệp 1 24.289.300 16.611.367 39.410.261 62.142.500 142.453.428 Xí nghiệp 2 24.022.100 20.702.459 20.679.612 42.879.900 108.284.071 Xí nghiệp 3 18.926.300 60.435.766 29.143.810 59.754.300 168.284.071 Xí nghiệp 4 25.145.600 32.147.458 20.627.528 75.124.600 153.045.186 Xí nghiệp 5 31.457.800 9.842.576 54.447.541 54.420.000 150.167.917 Các xí nghiệp Địa phương 82.251.400 79.456.124 102.452.820 213.452.124 477.612.468 PX cơ điện 15.423.500 8.741.125 18.125.687 35.425.124 PX dệt nhãn… 13.452.400 7.542.247 12.456.124 28.451.689 KPCĐ 6.384.618 6.384.618 BHXH 42.564.120 42.564.120 BHYT 4.256.412 4.256.412 Tổng cộng 288.173.550 297.343.383 571.6650.237 1.339.441.142 Hạch toán chi tiết Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành vào bảng kê phát sinh TK 627 (sổ chi tiết TK 627), cuối tháng căn cứ vào bảng kê phát sinh TK 627 kế toán vào bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng 627 (Bảng tổng hợp chi tiết). Bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng TK 627 Tháng 1-2005 Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 1111 59.754.300 1121 62.125.480 15212 13.847.285 5.123.555 15221 987.452 230.478 1524 12.435.124 4.321.156 1527 423.152 1528 45.142.321 18.985.259 153 120.354.314 35.467.189 2141 362.793.610 331 354.062.900 3341 288.173.550 3343 10.231.000 3382 6.384.618 3383 42.564.120 3384 4.256.412 154 1.319.408.001 PS Nợ 1.383.535.638 1.383.535.638 PS Có 1.383.535.638 1.383.535.638 Đối với hạch toán tổng hợp Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy, sau đó tiến hành lập nhật ký chung. Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp nhật ký chung và lập sổ cái TK 627 của tháng. Sổ cái TK 627 Tháng 1- 2005 Tài khoản Có Tháng 1 1111 59.754.300 1121 62.125.480 15212 13.847.285 15221 987.452 1524 12.435.124 1527 423.152 1528 45.142.321 153 120.354.314 2141 362.793.610 331 354.062.900 3341 288.173.550 3343 10.231.000 3382 6.384.618 3383 42.564.120 3384 4.256.412 Cộng PS Nợ 1.383.535.638 Cộng PS Có 1.383.535.638 1.4.4. Báo cáo chi phí sản xuất toàn Công ty Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp và xác định số thực sử dụng cho sản xuất trong tháng được kết chuyển, phân bổ cho đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Kế toán sử dụng tài khoản 154(1) để tập hợp chi phí sản xuất chính toàn công ty. Căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng của các bộ phận khác, kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí toàn công ty. Điều này được thể hiện qua bảng kê chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng của tài khoản 154(1). Bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng Tài khoản: 154(1) Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/01/2005 Nợ đầu kỳ: 2.989.762.000 Có đầu kỳ: TKĐƯ Phát sinh nợ Phát sinh có 1551 12.737.958.500 1552 3.201.177.592 331 1.171.165.040 621 8.146.174.901 622 5.858.067.252 627 2.131.924.342 6271 380.830.128 6272 156.240.090 6273 85.682.100 6274 417.985.886 6275 254.289.500 6276 170.687.968 6277 458.763.000 6278 75.597.670 6279 181.848.000 Tổng cộng 17.287.811.601 Nợ cuối kỳ: 4.338.437.508 1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Công ty May 10 là đơn vị gia công hàng may mặc thuộc loại hình sản xuất lớn, hàng loạt, quy trình công nghệ kiểu liên tục được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, khối lượng sản phẩm dở dang tương đối nhiều và phát sinh ở hầu khắp các công đoạn. Tuy nhiên, do đặc tính riêng của sản phẩm may, kết thúc giai đoạn cuối thời gian ngắn, khối lượng sản phẩm dở dang ít nên Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở khâu cắt và khâu may. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở của Công ty May 10 là phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc đánh giá sản phẩm dở có những đặc điểm rất đặc biệt ảnh hưởng đến phương pháp tính toán cụ thể là: Sản xuất gia công xuất khẩu theo từng hợp đồng nhỏ nên thời gian cho chu kỳ sản xuất rất ngắn để đảm bảo thời gian giao hàng cho khách, cho nên khối lượng sản phẩm dở không nhiều. Sản phẩm gia công xuất khẩu được hạch toán phần giá trị nguyên vật liệu của khách hàng, phần giá trị chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu phân bổ cho nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng thì được phân bổ hết cho thành phẩm nhập kho. Phần giá trị vật liệu phụ được mua trong nước thì được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm, cho nên đối với một số loại sản phẩm có một phần giá trị vật liệu phụ thì giá trị sản phẩm làm dở có phần chi phí vật liệu phụ trực tiếp này. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cũng chỉ được phân bổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. Để đảm bảo việc sản xuất trên dây chuyền được diễn ra liên tục, đều đặn ở Công ty May 10 thực hiện trả lương theo sản phẩm có những quy chế đặc biệt. Chỉ đối với những sản phẩm hoàn thành nhập kho người công nhân mới được tính lương. Nói cách khác, những sản phẩm đang chế tạo trên dây chuyền sản xuất không mang theo giá trị lao động đã bỏ vào. Cụ thể, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được thể hiện như sau: *ở khâu cắt: Sản phẩm dở dang là vải, dựng chưa cắt và được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng. Hàng tháng sau khi kiểm kê xong, các tổ của từng xí nghiệp lập báo cáo sản lượng cắt trong tháng. Trong đó ghi rõ số lượng vải, dựng tồn đầu tháng, số lượng nhập trong tháng, số lượng tiêu hao và tồn cuối tháng của từng loại sản phẩm. Căn cứ vào báo cáo đó kế toán giá thành sẽ đối chiếu với bảng kê xuất vật tư, sau đó tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị vải, dựng TCT = Giá trị vải, dựng TĐT + giá trị vải, dựng NNT SL vải, dựng TĐT + SL vải, dựng NTT x Số lượng vải, dựng TCT Và xác định bán thành phẩm cắt chuyển sang may theo phương pháp giản đơn. * ở khâu may: Sau khi tiếp nhận bán thành phẩm ở khâu cắt chuyển sang, khâu này sẽ tiếp tục gia công. ở giai đoạn này, bao gồm nhiều bước công việc như may cổ, thân, thùa khuy, đính cúc... được giao cho bộ phận sản xuất thực hiện, mỗi bộ phận đảm nhận một vài chi tiết. Vì thế thời gian gia công dài, khối lượng sản phẩm lớn và tồn tại dưới các dạng khác nhau như bán thành phẩm chưa may, sản phẩm may chưa hoàn thành. Hàng tháng căn cứ kết quả kiểm kê và sản phẩm dở dang ở khâu may, Xí nghiệp báo lên cùng số liệu bán thành phẩm cắt chuyển sang may, kế toán giá thành xác định giá trị sản phẩm dở dang ở khâu may theo công thức: - Đối với chi phí nguyên vật liệu chính: Giá trị SPDD cuối tháng khâu may = Giá trị BTP cắt chuyển sang trong tháng + Giá trị SPDD đầu tháng Kế toán TM, Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 TG, tiền vay Sản lượng BTP cắt chuyển sang + Sản lượng SPDD tồn đầu kỳ Kế toán TM, Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 TG, tiền vay Bảng cân đối SPS x SPDD cuối tháng ở khâu may Kế toán TM, Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 TG, tiền vay Số liệu này được phản ánh trên "Sổ theo dõi thành phẩm": - Đối với chi phí phụ liệu: Hiện nay, Công ty không tiến hành đánh giá chi phí phụ liệu trong sản phẩm dở dang mà chỉ xác định chi phí phụ liệu trong sản phẩm hoàn thành nhập kho dựa vào sản phẩm nhập kho và định mức tiêu hao phụ liệu đã được xác định. 2. Công tác tính giá thành sản xuất ở Công ty May 10 Đối với Công ty May 10, công việc tính giá thành được thực hiện theo từng khoản mục. Sau khi tiến hành tập hợp chi phí cho toàn Công ty, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Cụ thể đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí thuê ngoài gia công kế toán tiến hành phân bổ trực tiếp vào giá thành. Còn đối với chi phí sản xuất chung thì kế toán tiến hành phân bổ gián tiếp theo tiền lương phải trả trong tháng. Xuất phát từ thực tế của Công ty là công việc sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ. Vì vậy, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành sản phẩm nhập kho. Như vậy trình tự tính giá thành sản phẩm ở Công ty May 10 được tiến hành như sau: 2.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Chi phí nguyên vật liệu chính Vào cuối tháng, sau khi kế toán đã tập hợp đầy đủ các chi phí, căn cứ vào bảng kê xuất vật tư, kế toán giá thành lập báo cáo sử dụng nguyên liệu với mục đích theo dõi số lượng nguyên vật liệu đã tiêu hao cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng. Giá trị nguyên vật liệu chính trong bán thành phẩm cắt chuyển sang may chính là cột "tiêu hao" trên "Báo cáo sử dụng nguyên liệu" và được tính theo phương pháp giản đơn. Cụ thể công thức tính như sau: Giá trị BTP cắt chuyển sang may = Phó phòng Kế toán NVL Nhật ký đặc biệt Báo cáo kế toán H hoản) Giá trị vải tồn đầu tháng + Phó phòng Kế toán NVL Nhật ký đặc biệt Báo cáo kế toán H hoản) Giá trị vải nhập trong tháng - Phó phòng Kế toán NVL Nhật ký đặc biệt Báo cáo kế toán H hoản) Giá trị vải tồn cuối tháng Veston I Giá trị NVLC trong thành phẩm nhập kho = Giá trị SPĐ TĐT khâu may + Giá trị BTP cắt chuyển sang may Sổ chi phí SXKD (mở cho từng tài khoản) - Giá trị SPDD tồn cuối tháng khâu may Sổ chi phí SXKD (mở cho từng tài khoản) Sau đó, căn cứ vào báo cáo nhập - xuất thành phẩm khâu may và kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng. Kế toán giá thành sẽ xác định được chi phí nguyên vật liệu chính có trong thành phẩm nhập kho theo công thức: Riêng đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành và kết quả đánh giá vải tồn kho cuối tháng cho các đơn vị nhận gia công. Kế toán xác định được giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong thành phẩm nhập kho theo công thức: Giá trị NVLC nằm trong sản phẩm nhập kho = Giá trị vải sản xuất sản phẩm i TĐT + Giá trị vải sản xuất SP i nhập trong tháng - Giá trị vải sản xuất sản phẩm i TCT * Chi phí phụ liệu. Giá trị phụ liệu nằm trong SP i hoàn thành nhập kho = Số lượng SP i hoàn thành nhập kho x Định mức tiêu hao phụ liệu SP i Căn cứ vào sản phẩm hoàn thành nhập kho và định mức tiêu hao phụ liệu, kế toán giá thành xác định được giá trị phụ liệu nằm trong sản phẩm nhập kho theo công thức: Ví dụ: Số lượng sản phẩm MyMan hoàn thành nhập kho là: 55628 (áo). Định mức tiêu hao cho một SM MyMan trong tháng 1004.3 (đ). Từ đó ta tính được: Giá trị phụ liệu trong SM MyMan nhập kho = 55628 x 1004.3=55.868.550 (đồng). 2. 2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục Chi phí nhân công trực tiếp được phân bổ trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Cụ thể căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương theo sản phẩm nhập kho, ta có: Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất của sản phẩm SM JK Woobo tính vào giá thành tháng 1 năm 2005 là: 32.062.426 (đ). Toàn bộ số liệu này sẽ được thể hiện trên cột chi phí nhân công trực tiếp trên bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành. 2. 3. Khoản mục chi phí thuê ngoài gia công Chi phí thuê ngoài gia công đó là sự phản ánh số tiền Công ty phải trả cho đơn vị nhận gia công. Từ các hợp đồng thuê ngoài gia công và các phiếu nhập kho thành phẩm thuê ngoài gia công, kế toán giá thành xác định chi phí thuê ngoài gia công cho từng sản phẩm ở từng đơn vị nhận gia công và được tập hợp trên “Bảng theo dõi chi phí thuê ngoài gia công”. Khoản mục chi phí thuê ngoài gia công được ghi trên “Bảng tổng hợp chi phí tính giá thành”. Ví dụ: SM Tfy Đức tháng 1 năm 2005 – Xí nghiệp III thuê xí nghiệp Phù Đổng gia công: Sản phẩm hoàn thành nhập kho là: 169.527 (áo), trong đó có 448 (áo) nhận từ xí nghiệp Phù Đổng. Chi phí thuê ngoài gia công tổng hợp cho SM Tfy Đức trên bảng theo dõi lương gia công là: 10.551.139 (đ). Toàn bộ số liệu này phản ánh khoản mục chi phí thuê ngoài gia công trong “Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành”. 2.4. Khoản mục chi phí sản xuất chung Cuối tháng kế toán căn cứ vào tổng chi phí sản xuất chung phát sinh để phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp. Tổng tiền lương phải trả Tổng chi phí sản xuất chung = x Tổng tiền lương sản phẩm i Chi phí SXCphân bổ cho SPi Phân bổ chi phí sản xuất chung của các sản phẩm được thể hiện trên bảng phân bổ chi sản xuất chung cho từng mã sản phẩm. Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho mã sản phẩm Tháng 1 năm 2005 Tên sản phẩm Lương của sản phẩm Chi phí sản xuất chung SM Man 364.929.131 245.100.636 SM Complet 449.400.168 301.834.679 SM Seven 78.998.176 53.058.256 … … … Sau khi xác định các khoản mục chi phí cho từng loại sản phẩm. Tổng cộng các khoản mục đó sẽ được tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm của từng sản phẩm được thể hiện trong “Bảng tổng hợp chi phí tính giá thành”. bảng Tổng hợp chi phí tính giá thành Tháng 1 năm 2005 Sản phẩm SPSX SPGC Nguyên liệu Phụ liệu Tiền lương Lương gia công Chi phí trả trước CPSXC Tổng chi phí Giá thành đơn vị I. Hàng xuất khẩu MyMan 55.628 3.676.668 55868550 364929131 245100636 669574985 12036,65 JK Woobo 285 64.119 388252 32062426 21534376 54049173 189646,2 Seven 13.608 16 2.995.276 5047658 78998176 141389 53058256 140240755 10393,65 Tfy Đức 169.527 448 10366363 203184984 1146043134 10551139 6629953 769727263 2146502836 12628,34 Complet Senga 9.557 2264102 32308560 449400168 301834679 785807309 82223,24 ................ ............... ......... ............... ............... ............... ............... ............... ............... ............... ............... II. Hàng nội địa Bảo hộ lao động 5.814 32498684 45110321 30297851 107906856 18559,83 BOVESTNAM 230 229880000 229880000 999478,26 Sơ mi dài tay vải Pangrim 23.090 72363460 104474659 151606159 101824609 1081540036 46840,19 ............ ............... ......... ............... ............... ............... ............... ............... ............... ............... ............... Phần II: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty may 10 I. Đánh giá chung về tình hình công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty may 10 Có thể thấy rằng Công ty May 10 hiện nay là một doanh nghiệp lớn mạnh cả về qui mô và trình độ sản xuất, vượt qua mọi khó khăn của nền kinh tế thời mở cửa để dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường may mặc nội địa và quốc tế. Ngày nay, sự mở cửa của nền kinh tế thị trường đem lại cho Công ty không ít những khó khăn và thách thức nhưng nó cũng mang lại cho Công ty những cơ hội quí báu tạo đà phát triển vươn lên của Công ty. Một mặt Công ty đã từng bước giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, những tồn tại của cơ chế cũ để lại, dần đưa Công ty vào hoạt động ổn định, làm quen với cơ chế quản lý mới, mặt khác Công ty đã nắm bắt kịp thời các cơ hội vạch ra trước mắt, đưa Công ty hội nhập với thị trường và đạt được những thành tựu đáng kể, đảm bảo mức độ tăng trưởng đều đặn của Công ty như trong những năm vừa qua. Có được vị thế như ngày nay, đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo Công ty. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý, cải tiến kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, hợp lý hoá sản xuất. Trong những năm gần đây, Công ty đạt mức tăng trưởng tốt, các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận,... năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên vì thế ngày một nâng cao. Chuyển sang cơ chế thị trường, tuy bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ với cơ chế quản lý mới, song với sự nhạy bén, năng động, sáng tạo, bộ máy quản lý đã trở thành cánh tay đắc lực, thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty trong việc vận dụng sáng tạo các qui luật kinh tế thị trường, kết hợp với chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây là kết quả xứng đáng cho sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành, quản lý tình hình sản xuất kinh doanh, đơn vị cần phải hoàn thiện và đổi mới không ngừng công tác quản lý nói chung và hệ thống kế toán nói riêng. Là một bộ phận trong công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng đòi hỏi sự điều chỉnh ngày càng hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao.Có nhiều đơn vị hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa chính xác, hạch toán các khoản chi phí bất hợp lý vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Điều đó làm cho việc phân tích các nhân tố làm tăng hay giảm giá thành sản phẩm là rất khó khăn. Mặt khác nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng các chi phí và đối tượng chịu chi phí. Từ đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Xuất phát từ lý do trên, việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đòi hỏi khách quan, phù hợp với quy luật chung và với thực trạng quản lý trong các đơn vị. Nhất là trong cơ chế thị trường như ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, muốn vậy phải tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Qua thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, được sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị trong Công ty và với những kiến thức thu được ở trường, em xin đưa ra một vài nhận xét khái quát về công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10 như sau: 1. Ưu điểm Công ty May 10 là 1 đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, tuy có sự chỉ đạo, quản lý của Nhà nước nhưng Công ty đã chủ động nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý khoa học phù hợp với đặc điểm vốn có của Công ty để đưa Công ty từng bước đứng vững trong thị trường. * Về bộ máy quản lý: Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của mình, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty trong việc giám sát kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. * Về bộ máy kế toán Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh mà trước hết là công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do Phòng Tài chính kế toán đảm nhận. Kế toán thực sự được coi là công cụ quản lý quan trọng của Công ty. Trong sự phát triển chung của Công ty bộ phận kế toán thực sự là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Phòng kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh và có tổ chức chặt chẽ, với hầu hết đội ngũ cán bộ và nhân viên có trình độ đại học và trẻ tuổi, sử dụng thành thạo máy tính giúp cho công việc kế toán nhanh gọn, chính xác và hiệu quả. Do vậy mà công việc tổ chức hạch toán kế toán được tiến hành một cách nhanh chóng và kịp thời thích ứng với điều kiện của Công ty và sự phát triển chung của kế toán Việt Nam hiện nay. * Về công tác tổ chức hạch toán kế toán Với đặc điểm một Công ty có qui mô sản xuất lớn và hoạt động tập trung nên việc tổ chức công tác kế toán tập trung là hoàn toàn phù hợp. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán "Nhật ký chung", đây là một hình thức kế toán tiên tiến, thuận tiện cho công tác kế toán trên máy vi tính hơn nữa nó lại đơn giản và dễ hiểu. Công ty đã tổ chức một hệ thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh vừa đảm bảo theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán, vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Các bảng kê, bảng phát sinh chi tiết và các tài khoản đối ứng, sổ đặc biệt... được nhập và tính toán một cách đầy đủ , rõ ràng và thống nhất. Vì vậy có thể đáp ứng nhanh chóng, chính xác các thông tin ứng dụng đối với từng yêu cầu quản lý và các đối tượng có liên quan. * Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành Đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã tập hợp chi phí cho từng xí nghiệp trong tháng và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Cách tính này cho phép công ty có thể so sánh giá thành giữa các kỳ của từng loại sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất của Công ty. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh về quản lý sản xuất theo hướng tăng chi phí tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm. Việc thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã giúp Công ty đề ra những biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, nó cũng giúp cho tình hình phân tích giá thành trên nhiều góc độ được rõ ràng. Từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cả trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng hướng quản lý giá thành một cách tốt hơn. Trong quá trình hạch toán chi phí, hầu hết các tài khoản kế toán áp dụng đều phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty, đã mở các tài khoản cấp cao hơn để chi tiết cho từng đối tượng cần tập hợp. Bên cạnh đó, hiện nay Công ty đang thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương thời gian cho lao động gián tiếp. Điều này có tác dụng rất lớn nhằm tạo động lực cho công nhân lao động, nâng cao ý thức tự giác tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động cho công nhân, từ đó có thể sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Phương pháp tính giá thành ở Công ty áp dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn, điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Mặt khác, phương pháp này đơn giản, dễ tính toán mà vẫn đảm bảo sự chính xác tương đối. 2. Nhược điểm Song song với những ưu điểm trên thì tại Công ty May 10 cũng có những hạn chế nhất định cần khắc phục trong công tác kế toán, mà cụ thể là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đặc biệt đối với đặc thù của ngành may mặc là khối lượng sản phẩm sản xuất ra lớn, khối lượng chi phí cần tập hợp lại nhiều thì nhược điểm chưa khắc phục được trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là điều không thể tránh khỏi. Những hạn chế sau: - Về khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với nguyên vật liệu nhận gia công: Như đã trình bầy ở trên thì nguyên vật liệu chủ yếu là do khách hàng đem đến. Chính vì vậy công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phần chi phí vận chuyển bốc dỡ mà công ty đã chi ra và hạch toán vào khoản mục chi phí phụ liệu giá trị phụ liệu do công ty mua hộ. Phương pháp hạch toán như trên dẫn đến toàn bộ phần NVL chính và vật liệu phụ do khách hàng đem đến chưa được hạch toán trên tài khoản kế toán và chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng TK 002 “Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” để phản ánh quá trình nhập xuất kho vật liệu do bên đặt hàng đưa đến. - Về chế độ sổ sách tài khoản sử dụng: Trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty đã sử dụng các mẩu bảng biểu, hệ thống sổ sách theo đúng chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành. Tuy nhiên, do việc áp dụng sổ sách chỉ nhằm mục đích báo cáo vào cuối kỳ nên các mẫu sổ này còn chưa phản ánh mục: ngày tháng ghi sổ, chứng từ, diễn giải các nghiệp vụ phát sinh. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10 Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là từng xí nghiệp, phân xưởng và chi tiết cho từng mã hàng (hay từng loại sản phẩm). Theo em, Công ty có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp, phân xưởng nhưng chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Bởi trên cơ sở theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng đơn đặt hàng sẽ giúp cho ban lãnh đạo Công ty nắm rõ hơn tình hình thực tế phát sinh chi phí cho từng đơn hàng, từ đó có phương hướng chỉ đạo công tác quản lý chi phí phù hợp với từng đơn hàng cụ thể. Theo phương pháp này, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ chính xác hơn, không có tình trạng sản phẩm của đơn hàng này phải gánh chịu chi phí của đơn hàng khác và sau khi kết thúc mỗi đơn hàng Công ty có thể xác định kết quả lãi, lỗ của đơn hàng đó. Đối với Công ty cũng như tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, việc xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối với phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty. Về trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất Hiện nay ở Công ty May 10 không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất vào giá thành sản phẩm. Điều này có thể làm cho chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất có thể phát sinh đột biến vào một tháng nào đó trong năm tài chính. Công ty May 10 là một doanh nghiệp sản xuất lớn, lực lượng lao động trực tiếp chiếm 88% tổng số lao động trong công ty. Vì vậy, Công ty cần phải tính toán, lập kế hoạch về tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm để phân bổ đồng đều vào các tháng trong năm (kỳ tính giá thành sản phẩm) nhằm ổn định chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ hạch toán không bị biến động đột ngột. Công ty nên thực hiện trích trước lương nghỉ phép và phân bổ chi phí sản xuất trong các kỳ hạch toán theo dự toán. Để đơn giản cách tính tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, theo tôi Công ty có thể tính toán theo tỉ lệ % trên tổng số tiền lương phải trả, dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép cho công nhân sản xuất và phân bổ đều cho các tháng trong năm. Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương phép kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất Tổng số tiền lương cơ bản kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất x 100 Vì vậy, Công ty nên xây dựng tỉ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo công thức sau: Từ đó tính ra mức trích trước tiền lương phép kế hoạch, cụ thể theo công thức sau: Mức trích trước tiền lương phép kế hoạch = Tiền lương cơ bản phải trả CN trực tiếp sản xuất trong tháng x Tỷ lệ trích trước Để phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng TK 335 - Chi phí phải trả. Về việc hạch toán nguyên vật liệu gia công Đối với nguyên vật liệu nhận gia công, như đã trình bày ở trên thì nguyên vật liệu chủ yếu là do khách hàng đem đến. Chính vì vậy, công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phần chi phí vận chuyển bốc dỡ mà công ty đã chi ra và hạch toán vào khoản mục chi phí phụ liệu giá trị phụ liệu mà công ty mua hộ. Phương pháp hạch toán như trên dẫn tới toàn bộ phần nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ do khách hàng đem đến chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng TK 002- "Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công" để phản ánh quá trình nhập xuất kho vật liệu do bên đặt hàng đưa đến. Vì vậy, để thuận tiện trong việc quản lý nguyên vật liệu nhận gia công, Công ty nên sử dụng tài khoản 002 để phản ánh toàn bộ quá trình nhận nguyên vật liệu do bên thuê đem đến và quá trình xuất nguyên vật liệu vào sản xuất. Tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị của hàng nhận gia công chế biến được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật, nếu chưa xác định được giá thực tế thì dùng gía tạm tính để hạch toán. Các chi phí liên quan đến việc chế biến, gia công, bảo quản tài sản, vật liệu hàng hoá không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong bảng cân đối kế toán. - Khi nhận hàng do khách hàng đưa đến, căn cứ vào gía trị vật liệu nhận gia công, kế toán ghi: Nợ TK 002 - Giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công chế biến. - Khi sản phẩm hoàn thành bàn giao cho khách hàng, dựa trên số đã sử dụng, kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất, kế toán ghi: Có TK 002- Giá trị vật liệu tiêu hao tính vào sản phẩm gia công hoàn thành. Về mức Khấu hao TSCĐ hiện nay của Công ty. - 12%/ năm với thiết bị may. - 5%/ năm với TSCĐ là nhà xưởng. - 20%/ năm với thiết bị văn phòng. Việc quy định ba mức trên là chưa hợp lý. Chẳng hạn như máy vi tính, quạt, điều hoà thì không thể áp dụng mức khấu hoa là 20% năm. Đối với những thiết bị này rất dễ bị lạc hậu đặc biệt là do sự phát triển của khoa học công nghệ, nên thời gian sử dụng cần thấp đi. Đề nghị Công ty xác định số năm sử dụng TSCĐ theo chế độ kế toán hiện hành chi tiết cho từng loại TSCĐ để xác định số khấu hao của TSCĐ sử dụng và sản xuất kinh doanh. Về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất nào cũng đều phát sinh những khoản thiệt hại trong sản xuất như sản phẩm hỏng, các sự cố trong sản xuất. Tại Công ty May 10, khoản thiệt hại trong sản xuất chưa được hạch toán cụ thể. Tất cả những sản phẩm hỏng và các chi phí do các sự cố sản xuất gây ra đều được phản ánh vào chi phí sản xuất trong kỳ sau khi trừ đi phế liệu thu hồi được từ các sản phẩm hỏng và các khoản bồi thường của người có trách nhiệm. Đối với các sản phẩm hỏng Công ty chưa phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức, mà Công ty coi toàn bộ sản phẩm hỏng đều được coi là phế liệu. Vì thế giá thành sản phẩm hoàn thành phải chịu toàn bộ chi phí về sản phẩm hỏng hay các sự cố sản xuất ngoài kế hoạch bất thường xảy ra. Theo lý luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ theo nguyên tắc: Những khoản thiệt hại trong định mức thì được tính vào giá thành sản phẩm, còn những khoản thiệt hại ngoài định mức thì không được phép tính vào giá thành sản phẩm mà coi chúng là chi phí thời kỳ hoặc quy trách nhiệm bồi thường với những người gây ra. Theo em Công ty nên hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng, trong đó phải quy định rõ mức độ hỏng cho phép. Để xây dựng được mức độ hỏng cho phép thì phải tuỳ thuộc vào tính chất công việc mà đưa ra mức độ hỏng. Dựa vào tính chất công việc đơn giản hay phức tạp mà phòng kỹ thuật đưa ra mức độ hỏng cho phép. Đối với chi phí về sản phẩm hỏng trong định mức thì được tính vào tổng giá thành sản phẩm trong kỳ. Cách hạch toán này được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức, cần xem xét nguyên nhân rõ ràng để có biện pháp xử lý thích hợp và quy trách nhiệm bồi thường. Với những sản phẩm hỏng, kế toán phải xác định giá trị sản phẩm hỏng, giá trị phế liệu thu hồi và xác định nguyên nhân gây hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Về hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay Công ty May 10 đang áp dụng hình thức nhật ký chung để tổ chức hệ thống kế toán, số lượng sổ kế toán mà Công ty mở là tương đối đầy đủ tuy nhiên hình thức sổ kế toán của Công ty như: Sổ cái các TK, Sổ chi tiết các TK còn chưa được rõ ràng. Chẳng hạn, các mẫu sổ này còn chưa phản ánh mục: ngày tháng ghi sổ, chứng từ, diễn giải các nghiệp vụ phát sinh. Theo em để tiện cho quản lý và theo dõi thì hệ thống sổ sách (sổ cái, sổ chi tiết) nên thiết kế gồm những mục trên. Sổ Cái Năm : Tên TK số hiệu Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng … Cộng số phát sinh Số dư cuối tháng Về công tác tính giá thành Hiện nay, công ty May 10 vừa tiến hành sản xuất sản phẩm tại Công ty, đồng thời vừa tiến hành thuê ngoài gia công. Trong đó, tiền thuê gia công được theo dõi cho từng sản phẩm, cho từng đơn vị nhận gia công thông qua hợp đồng đã ký giữa hai bên và số sản phẩm hoàn thành đã nhập kho . Như vậy, đối với sản phẩm thuê ngoài gia công, Công ty có thể tính được giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho. Nhưng trên thực tế, khi tính giá thành sản phẩm, Công ty lại tính chung cho tất cả các sản phẩm mà không phân biệt sản phẩm đó là sản phẩm được sản xuất tại Công ty hay thuê ngoài gia công. Việc tính giá thành như vậy có hai điều bất cập: Thứ nhất, các khoản chi phí cho việc sản xuất ra sản phẩm tại Công ty và thuê ngoài gia công là hoàn toàn khác nhau, do đó việc tính giá thành sản phẩm hiện nay tại Công ty là chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nguyên tắc phản ánh chính xác của kế toán. Thứ hai, việc tính giá thành sản phẩm đồng nhất giữa sản phẩm sản xuất tại Công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công là chưa cung cấp được thông tin về việc sản xuất tại Công ty là hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công là hiệu quả hơn. Điều này làm cho việc quản trị giá thành ở Công ty không phát huy triệt để, không đưa ra được những thông tin rõ ràng giúp cho ban lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn và lên kế hoạch sản xuất sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, theo em Công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm riêng biệt đối với sản phẩm sản xuất tại Công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công. Kết luận Trong công tác quản lý kinh tế, thì việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toàn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng có ý nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng. Do vậy việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Thông qua nội dung của chuyên đề thực tập với đề tài "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May 10", cùng với sự phản ánh thực tế trình tự hạch toán kế toán của Công ty một cách trung thực khách quan. Đồng thời kết hợp với những chuẩn mực mới ban hành em đã mạnh dạn đưa ra một số vấn đề nhằm giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp nên không thể không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng với cán bộ công nhân viên phòng kế toán của Công ty May 10. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh Quý cùng toàn thể các, anh chị trong phòng kế toán Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20094.DOC
Tài liệu liên quan