Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hùng Hưng

Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hùng Hưng: Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đề ra, hay nói cách khác các doanh nghiệp phải tuân thủ đồng thời các quy luật cung cầu, quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cạnh tranh trên thị trường. Để sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải sử dụng và quản lý chi phí sản xuất một cách có hiệu quả, phải hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất bỏ ra để tính chính xác giá thành sản phẩm. Từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đem lại sự tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Do đó, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đè...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hùng Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đề ra, hay nói cách khác các doanh nghiệp phải tuân thủ đồng thời các quy luật cung cầu, quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cạnh tranh trên thị trường. Để sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải sử dụng và quản lý chi phí sản xuất một cách có hiệu quả, phải hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất bỏ ra để tính chính xác giá thành sản phẩm. Từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đem lại sự tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Do đó, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đè quan tâm của toàn ngành, toàn xã hội. Doanh nghiệp làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tính toán giá thành một cách chính xác để từ đó xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bộ máy quản lý để các nhà quản trị đưa ra những biện pháp chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty TNNH Hùng Hưng chuyên sản xuất động cơ, phụ tùng xe máy, sản phẩm của công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm trong và ngoài nước. Vì vậy, vấn đề hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Hùng Hưng, qua tìm hiểu thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời được sự giúp đỡ của phòng kế toán và của thầy giáo hướng dẫn cộng với sự nghiên cứu cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hùng Hưng”. Tuy nhiên, trong phạm vi chuyên đề này do thời gian thực tập có hạn, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cán bộ kế toán của công ty để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I : Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II : Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hùng Hưng. Chương III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH sản xuất phụ tùng xe máy Hùng Hưng. Chương I Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong kinh doanh, tự do cạnh tranh với nhau. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, đảm bảo kinh doanh có lãi thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp. Trên cơ sở bộ phận kế toán cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp các nhà quản trị phân tích, đánh giá được tình hình sử dụng vốn, vật tư, lao động có hiệu quả hay không, để từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng cho việc lựa chọn phương án sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận nhất cũng như có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả hơn, hạ thấp giá thành sản phẩm từ đó mà doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường. Chính vì vậy mà hạch toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp. 1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Với chức năng của nó kế toán cung cấp cho các nhà quản trị số liệu vế chi phí của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí trong doanh nghiệp. Xét trên góc độ quản lý, người quản lí cần biết rõ nội dung cấu thành của chi phí và giá thành từ đó hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực, phát huy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả lao động vật tư tiêu vốn không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công cụ đắc lực được các nhà quản lí sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt, trong nền kinh tế mở với nhiều chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng thì vấn đề quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp là giá thành sản phẩm. Do đó, để thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở các bộ phận phân xưởng trong doanh nghiệp. - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Tập hợp và phân bố từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng bằng phương pháp thích hợp. - Thực hiện việc kiểm tra định mức tiêu hao vật tư, kĩ thuật dự đoán chi phí nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí lao động, vật tư, tiền vốn để góp phần hạ giá thành sản phẩm. - Tính toán chính xác đầy đủ giá thành và chi phí. - Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.2.1.1. Bản chất của chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kì nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những hao phí về tài nguyên, vật chất, lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh. Hiểu được chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. Nghiên cứu bản chất của chi phí giúp doanh nghiệp thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chi phí và chi tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác, thấy được sự khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh giữa chúng. Chi phí trong kì của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kì, liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kì chứ không phải mọi khoản chi ra trong kì hạch toán. Chi tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, giảm đi thuần tuý về tài sản bất kể nó được sử dụng vào mục đích gì. Chi tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung kinh tế, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng, ta cần phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp sau: a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế: Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của các chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí đó như thế nào ? Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ doanh nghiệp được chia làm 5 yếu tố sau: * Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản… mà doanh nghiệp đã sử dụng trong các hoạt động sản xuất trong kỳ. * Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động trong kỳ, lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ trong kỳ. Như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. * Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn số trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện nước… phục vụ cho hoạt động sản xuất. * Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí trên. Phân loại chi phí theo phương pháp này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu, tỷ trọng trong từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích, đưa tình hình thực hiện dự toán chi phí, là cơ sở cho việc lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng cho kỳ sau. b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm (không tính vào mục này những chi phí, nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất). * Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và của công nhân trực tiếp sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp trên. Bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu. - Chi phí dụng cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở tính giá sản phẩm theo khoản mục và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ: Chi phí sản xuất được chia làm 3 loại : * Chi phí sản xuất khả biến: Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị có thể là sản lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện … * Chi phí bất biến: Là những chi phí về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Việc phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Chi phí hỗn hợp: Bản thân chi phí này gồm cả các yếu tố định phí và biến phí. d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính * Chi phí sản phẩm: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. * Chi phí thời kỳ: Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. e. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. * Chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công. * Chi phí gián tiếp: Cần phải phân bổ những chi phí này cho các sản phẩm theo những tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. f. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quá trình công nghệ và quá trình kinh doanh: * Chi phí cơ bản: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. * Chi phí chung: Là những chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất. Có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm: 1.2.2.1 Bản chất kinh tế của giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Như chúng ta biết, mục đích của việc bỏ chi phí của các doanh nghiệp là tạo nên những giá trị sử dụng nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp là làm sao để bỏ ra một lượng chi phí ít nhất sẽ thu được giá trị sử dụng lớn nhất, luôn tìm biện pháp giảm chi phí nhằm thu được lợi nhuận tối đa có thể. Giá thành sản phẩm luôn chứa trong nó hai mặt khác nhau vốn có là chi phí sản xuất đã bỏ ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nó còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm bao gồm nhiều loại khác nhau, việc phân loại giá thành là tuỳ thuộc vào những điều nhất định ở mỗi doanh nghiệp và được xác định rất khác nhau. Cụ thể giá thành sản phẩm được phân loại theo hai tiêu thức sau: a. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: Giá thành sản phẩm gồm 3 loại: * Giá thành kế hoạch: là chi phí sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán chi phí kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện. Giá thành kế hoạch sản phẩm được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ định tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sản lượng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc qúa trình sản xuất sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và chi phí. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, tổ chức và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, các đối tác kinh doanh. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý, giám sát chi phí, xác định nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hoạch toán từ đó điều chỉnh kế hoạch định mức cho phù hợp. b. Phân loại sản phẩm theo phạm vi tính toán: Bao gồm : * Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất tính cho sản phẩm công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm được được sử dụng để hoạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong tình hình bán thẳng cho khách hàng không qua nhà kho) là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp. * Giá thành toàn bộ: Bao gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm được tiêu thụ Giá thành toàn bộ sản phẩm = Giá thành sản xuất sản phẩm + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý Doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi (lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá bỏ ra nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành tổng quát sau: Z = Dđk + C – Dck Z : Tổng giá thành sản phẩm Dđk : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Dck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ = dở dang cuối kỳ hoặc các nghành sản xuất không có dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì khi đó: Z = C ( tổng giá thành = tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ) 1.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất phát sinh theo thời gian và địa điểm khác nhau dùng vào quá trình sản xuất với các mục đích, công dụng khác nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là xác định đúng đâu là đối tượng để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định những phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tập hợp theo đó để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào: - Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. + Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất. + Nếu doanh nghiệp có quá trình sản xuất phức tạp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuât là từng giai đoạn công nghệ. - Đặc điểm tổ chức, sản xuất của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phân xưởng thì tập hợp chi phí theo phân xưởng, tổ đội sản xuất hoặc tập hợp chi phí theo sản phẩm. - Loại hình sản xuất của doanh nghiệp. + Nếu là loại hình sản xuất đơn chiếc đối tượng là từng sản phẩm, từng hạng mục công trình. + Nếu là loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí là từng loạt sản phẩm + Nếu sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng là từng đơn đặt hàng - Yêu cầu của công tác tính giá thành . - Yêu cầu quản lý và khả năng, trình độ quản lý, trình độ hạch toán. khả năng và trình độ càng cao thì việc xác định đúng đối tượng càng chính xác, cụ thể và chi tiết. Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định hoạt động hoặc phạm vi của chi phí phát sinh làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đúng tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức hoạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán giá thành sản phẩm nhanh chóng đầy đủ và chính xác. 1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 1.3.2.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). a. Tài khoản sử dụng: * Tài khoản 621 “ Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Tài khoản 621 không có số dư đầu kỳ. * TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí về tiền công của nhân công trực tiếp sản xuất. Bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, và các khoản phụ cấp, các khoản chi phí phải trả khác của công nhân sản xuất. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. * TK 627 “Chi phí sản xuất chính”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc quản lý và phục vụ sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng tổ đội sản xuất… TK 627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 được mở 6 TK cấp hai để tập hợp theo yếu tố chi phí : - TK 6271 chi phí nhân viên phân xưởng -TK 6272 chi phí vật liệu -TK 6273 chi phí dụng cụ sản xuất -TK 6274 chi phí khấu hao tài sản cố định -TK 6277 chi phí dịch vụ mua ngoài -TK 6278 chi phí khác bằng tiền. * TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 còn phản ánh chi phí liên quan tới việc sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công. * Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 155 “thành phẩm” và TK 632 “ giá vốn hàng bán”. b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: * Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài , vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất và chế tạo sản phẩm. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu để tính ra giá thành thực tế của nguyên vật liệu sản xuất đã dùng, đồng thời căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí thích hợp. Có thể tập hợp theo một trong hai phương pháp sau: + Phương pháp trực tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. ∑ C H = ∑Ti + Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu cho từng đối tượng được. Cần phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. ∑ C H = ∑Ti - Xác định hệ số phân bổ: S C : Tổng chi phí cần phân bổ Ti : Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i Xác định mức độ chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Ci = Ti ´ H Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i. Trình tự kế toán: 1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm, căn cứ bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán ghi. Nợ TK 621 Có TK 152 2. Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất không qua kho (có hoá đơn GTGT) căn cứ vào chứng từ liên quan: chứng từ thanh toán, hoá đơn bán hàng… Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 111,112,141,331… (tổng giá thực tế). Trường hợp không có hoá đơn thuế GTGT hoặc thuế GTGT không được khấu trừ hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổng giá thực tế (gồm cả thuế GTGT). Cuối kỳ nguyên vật liệu không sử dụng hết, không nhập lại kho. Căn cứ phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán ghi đỏ Nợ TK 621 Có TK 152 Sang đầu kỳ sau, kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thường Nợ TK 621 Có TK 152 4. Trường hợp cuối kỳ, nguyên vật liệu dùng không hết, nhập lại kho, căn cứ phiếu nhập kho: Nợ TK 152 Có TK 621 5. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính giá thành sản phẩm Nợ TK 154 Có TK 621 * Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trình tự kế toán: 1. Căn cứ bảng phân bổ tiền lương trong kỳ kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 2. Tập hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, căn cứ vào kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 3. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, kinh phí cố định, kế toán ghi; Nợ TK 622 Có TK 338 (TK 3382 – kinh phí công đoàn TK 3383 – BHXH TK 3384 – BHYT) 4. Cuối kỳ tính toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 622 * Phương pháp kế toán và tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6271 + Chi phí vật liệu TK 6272 + Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6273 + Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6274 + Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6277 + Chi phí bằng tiền khác TK 6278 Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý, chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Mặt khác, chi phí sản xuất chung còn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Trình tự kế toán: 1. Tập hợp chi phí nhân viên, căn cứ bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương, kế toán ghi: Nợ TK 627 (1) Có TK 334 Có TK 338 2. Tập hợp chi phí vật liệu, căn cứ bảng phân bổ vật liệu, cung cụ dụng cụ, chứng từ liên quan khác Nợ TK 627 (2) Có TK 152 3. Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất, căn cứ bảng phân bổ vật liệu, cung cụ dụng cụ, chứng từ liên quan khác Nợ TK 627 (3) Có TK 153 Có TK 142,242 4. Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định. Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Nợ TK 627 ( 4) Có TK 214 5. Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, căn cứ vào chứng từ gốc và các tài liệu liên quan Nợ TK 627 ( 7) Có TK 111, 112, 141, 331 6. Tập hợp chi phí bằng tiền khác, căn cứ vào chứng từ gốc và các tài liệu liên quan Nợ TK 627 (8) Có TK 111, 112, 141 7. Cuối kỳ, sau khi chi phí sản xuất chung đã được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, chi tiết theo định khoản chi phí và theo chi phí cố định, chi phí biến đổi , kế toán tiến hành tính toán, phân bổ vào chi phí chế biến cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Nợ TK 154 Có TK 627 Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Nợ TK 632 Có TK 627 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK 152, 153 TK 621 TK 154 TK 152, 138 Phế liệu thu hồi, bồi thường do sản phẩm hỏng TK 334,338 TK 622 TK 627 TK 214 TK 155 TK 632 TK 157 TK 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài bằngtiền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển CFNVLTT Chi phí NCTT Kết chuyển CFNCTT Chi phí NVPX CF vật liệu, dụng cụ Kết chuyển CF SXC Giá thành SP hoàn thành nhập kho Xuất kho tiêu thụ SP Giá thành thực tế SP hoàn thành bán ngay CF khấu hao TSCĐ Giá thành thực tế SP gửi bán 1.3.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK). Phương pháp KKĐK là phương pháp không kiểm tra thường xuyên liên tục tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở KKĐK xác định lượng tồn kho thực tế chưa chưa xuất dùng cho hoạt động sản xuất. Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động. * Tài khoản sử dụng: TK631 “giá thành sản xuất” tài khoản này không có số dư cuối kỳ và các tài khoản khác có liên quan. Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tiêu chuẩn tổng hợp theo phương pháp KKĐK không căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và kết quả KK cuối kỳ Giá trị thực tế NVL xuất dùng Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ Giá trị thực tế NVL tồn cuối kỳ Giá trị thực tế NVL nhập trong kì - + = Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK TK 611 TK154 TK631 TK 154 K/c chi phí sản K/c chi phí sản xuất KD DD đầu kỳ KD DD cuối kỳ TK 621 K/c CP NVL TT CP NVL TT TK 611, 138 Phế liệu thu hồi, giá trị SP hàng bồi thường TK334,338 TK 622 TK 632 CP NCTT k/c CP NC TT Tổng giá thành SP Hoàn thành TK214 TK 627 CP KHTSCĐ K/C CP SXC CP VL, DCSX TK111,112 CP dịch vụ mua ngoài, CP khác 1.4 Đánh giá sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp sản xuất 1.4.1. Sự cần thiết phải đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đẵ hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải chế biến tiếp mới thành sản phẩm. Trong khi đó, muốn tính được giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ kế toán ta phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Vì chi phí sản xuất không những chỉ cho việc sản xuất khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho mà còn chi phí chi ra để tạo lên khối lượng sản phẩm dở dang. Để xác định giá thành sản phẩm chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ tức là xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau. 1.4.1.1. Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp huặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành. Công thức: Dđk + Cvl Dck = ì Sd Sht + Sd Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ C : Chi phí NVLTT ( CP NVL chính) phát sinh trong kỳ Sht : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Sd : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là khối luợng tính toán ít, đơn giản, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được kịp thời phục vụ việc tính toán giá thành nhanh chóng tuy nhiên vì bỏ qua các chi phí khác nên phương pháp này có độ chính xác không cao. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu trong giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang ít và không chênh lệch nhiều giữa các kỳ . Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở các giai đoạn đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) còn sản phẩm ở các giai đoạn sau phải tính theo chi phí NTP của giai đoạn trước chuyển sang Dđk + CNTP giai đoạn truớc chuyển sang Dck = ì Sd Sht + Sd 1..4.1.2. Đánh giá làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, căn cứ vào mật độ hoàn thành của sảm phẩm làm dở dang ở từng công đoạn chế biến để quy đổi thành sản lượng hoàn thành tương đương và xác định sản phẩm làm dở cuối kỳ - Đối với chi phí sản xuất bỏ ngay một lần từ đầu dây truyền công nghệ ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính ) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk + C Dck = ì Sd Sht + Sd Đối với chi phí bỏ dần dần trong quá trình sản xuất theo mức độ chế biến, sản xuất sản phẩm. Việc đánh giá sản phẩm theo công thức: Dđk + C Dck = ì S’d Sht + S’d Trong đó S’d = Sd x %HT ( khối lượng sản phẩm dở dang đã tính ra khối luợng sản phẩm hoàn thành tương đương theo mức độ hoàn thành). Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối luợng sản phẩm hoàn thành tương đương đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán trong báo cáo kế toán. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều, việc xác định mật độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang mang nặng tính chủ quan, phức tạp. 1.4.1.3. Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Công thức: Dck = Sd x Định mức chi phí. Phương pháp này có ưu điểm tính toán nhanh chóng đơn giản tuy nhiên độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức được. Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành đánh giá sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức. 1.5. Kế toán giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1.5.1. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính giá thành. Kế toán dựa vào các căn cứ sau: * Về tổ chức sản xuất: - Tổ chức sản xuất đơn chiếc -> đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm từng công việc - Tổ chức sản xuất hàng loạt -> được tính giá thành từng loại sản phẩm - Nếu doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn -> đối tượng tính giá thành là mỗi loại sản phẩm * Về quy trình công nghệ sản xuất: - Quy trình công nghệ sản xuất giản đơn -> sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng quy trình công nghệ. - Quy trình công nghệ phức tạp, liên tục -> sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, cũng có thể là các nửa thành phẩm hình thành ở từng giai đoạn sản xuất. -Quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song -> sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm * Căn cứ vào yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ hoạch toán của doanh nghiệp. Việc xây dựng đúng đối tượng tính giá thành và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán mở sổ kế toán, tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm : Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng hợp giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, trình độ của nhân viên kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn một trong những phương pháp tính khác nhau. 1.5.2.1. Phương pháp tính giá giản đơn ( trực tiếp) Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành định kỳ năm, tháng, quý phù hợp với kỳ báo cáo. Giá thành sản phẩm tính theo công thức: Z = Dđk + C – Dck Z z = Sht Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm z : Giá thành đơn vị Dđk,, Dck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì, cuối kì. C : Chi phí phát sinh trong kỳ Sht : Sản lượng sản phẩm hoàn thàn Trường hợp cuối tháng, không có sản phẩm làm dở hoặc có ít và ổn định nên không tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh. 1.5.2.2 Phương pháp tính giá theo phân bước : Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, tổ chức sản xuất nhiều, ổn định . Đối tượng tập hợp chi phí là qui trình công nghệ sản xuất ở từng giai đoạn, đối tượng tính giá thành hình thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của qui trình công nghệ. a. Phương pháp tính giá phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (Phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí). Theo phương pháp này, kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp giá ở giai đoạn sau. Quá trình cứ tiếp tục vậy cho đến khi tính được giá thành sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Sơ đồ 1: kết chuyển trình tự chi phí và tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 ……… Giai đoạn n Chi phí NTP gđ (n-1) chuyển sang Chi phí NTP gđ 1 chuyển sang Chi phí NVLC + + + Chi phí chế biến giai đoạn n Chi phí chế biến giai đoạn 2 Chi phí chế biến giai đoạn 1 ∑ giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm của gđ n Giá thành NTP giai đoạn 2 Giá thành NTP giai đoạn 1 Giai đoạn 1: ZNTP1 = DĐk1 + C1 – DCK2 zNTP1 = ZNTP1 SlNTP1 Giai đoạn 2: ZNTP2 = DĐK2 + CFNTP1 + C2 – DCK2 zNTP2 = ZNTP2 SlNTP2 …… Giai đoạn n: Tổ chức kết chuyển CFNTP các giai đoạn trước chuyển sang căn cứ vào chi phí tập hợp được giai đoạn cuối, số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng làm dở. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Từ đó : ZTP = DĐKn + CFNTPn-1 + Cn - DCKn zTP = ZTP SlTP b/ Phương pháp tính giá thành phân bước không tính ZNTP (Phương pháp kết chuyển song song) Theo phương pháp này, ZSP chỉ tính cho sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, hoặc các doanh nghiệp có NTP ở từng giai đoạn không bán ra ngoài. DĐki + Ci SLTP SLHTi + SLDDi M%) Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn, kế toán tính được ZSP hoàn thành theo từng khoản mục CF. CZi = (i = ) ZTP = Trong đó: DĐKi : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i SLHTi : Sản lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i SLDDi : Sản lượng sản phẩm làm dở giai đoạn i SLTP : Sản lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn cuối cùng CZi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i tính vào ZTP Sơ đồ 2: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP Giai đoạn 1 (P1) Giai đoạn 2 ………… Giai đoạn n Chi phí SX gđ 2 Chi phí SX gđ 1 Chi phí SX gđ n CF gđ 2 trong TP CF gđ 1 trong TP CF gđ n trong TP Tổng giá thành TP, giá thành đơn vị 1.5.2.3 Phương pháp tính Z theo hệ số 1.5.2.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này được áp dụng với doanh nghiệp cùng một quy trình công nghệ, cùng một nguyên liệu sau quá trình sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Theo phương pháp này người ta căn cứ vào các đặc trưng kinh tế kỹ thuật để xây dựng hệ số tính giá thành và chọn một sản phẩm có hệ số là1 (H = 1), các sản phẩm khác quy đổi về nó Tổng sản phẩm quy đổi về hệ số tính Z = Hi i SLi : Sản lượng thực tế SPi Hi : Hệ số quy đổi SPi Sau đó tính hệ số phân bổ giá thành cho từng sản phẩm (H’SPi) SLi Hi H’SPi = Hi Tính Z cho từng loại sản phẩm Zi = (DĐK + C - DCK) H’SPi zi = Zi SLi 1.5.2.4 Phương pháp tính Z theo tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng quy trình công nghệ kỹ thuật, cùng 1 loại nguyên liệu, sản xuất ra nhóm sản phẩm cùng loại nhưng quy cách, kích cỡ khác nhau. Trình tự tính Z Chọn tiêu chuẩn phân bổ tính tỷ lệ, thường chọn ZKH, ZĐM . Tính tổng tiêu chuẩn phân bổ Z theo sản lượng thực tế của tất cả quy cách, kích cỡ = Ti SLi : Sản lượng thực tế của quy cách kích cỡ thứ i Ti : Tiêu chuẩn phân bổ của quy cách kích cỡ thứ i Tính tỷ lệ phân bổ Z DĐK + C - DCK = 100% = 100% Ti Ti Tỷ lệ trên được tính cho từng khoản mục Sau đó tính tổng giá thành cho từng quy cách, kích cỡ ZQuy cách kích cỡ thứ i = Z(tỷ lệ phân bổ) (SLi Ti) (Sli Ti) : Tiêu chuẩn phân bổ tính theo sản lượng thực tế của quy cách kích cỡ thứ i 1.5.2.5 Phương pháp tính Z loại trừ chi phí. áp trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ Khi đó muốn tính được ZSPchính thì phải xác định được chi phí của sản phẩm phụ để loại trừ ra ZC = DĐk + C – DCk - Cp 1.5.2.6 Phương pháp tính giá thành theo định mức áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định sản phẩm đi vào sản xuất liên tục và ổn định Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng 1 cách hợp lý, chế độ quản lý định mức đã đi vào nề nếp. Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán về CFSX và Z vững vàng, công tác hạch toán ban đầu được thực hiện một cách quy củ, chặt chẽ. Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm tổ chức hạch toán riêng CFSX thực tế phù hợp với định mức và số chi phí chênh lệch thoát ly định mức (lãng phí hoặc tiết kiệm). Khi thay đổi định mức phải tính toán xác định sự chênh lệch do thay đổi định mức của sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ ZTT = ZĐM Chênh lệch thoát Chênh lệch thay ly định mức đổi định mức Chênh lệch thoát ly định mức : Tiết kiệm (-) Lẵng phí (+) Chênh lệch thay đổi định mức : Tăng (-) Giảm (+) Trên đây là toàn bộ lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất hiện nay Phần sau đây em xin được trình bày thực trạng tổ chức công tác kế toán CFSX và tính ZSP ở công ty TNHH Hùng Hưng. Chương ii Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh hùng hưng 2.1 Đặc điểm chung của công ty Công ty TNHH sản xuẩt và thương mại Hùng Hưng là một doanh nghiệp chuyên sản xuẩt động cơ,phụ tùng ô tô ,xe máy được thành lập theo giấy phép số 0102001145 ngày 19-9-2000. Trụ sở chính: 261 Phúc Tân-Hoàn Kiếm –Hà Nội Mã số thuế: 010158140 Nhà máy sản xuất: km29+500 đường Láng-Hoà Lạc-Hà Tây. Vốn điều lệ: 2.500.000.000 VNĐ Loại hình DN: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Tổng vốn đầu tư: 21.426.105.831 VNĐ. Diện tích đất sử dụng: 20.000 m2 2.1.1. Quá trình phát triển qua các giai đoạn. 2.1.1.1. Từ ngày thành lập đén ngày 31-12-2002. - Giai đoạn này chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng theo dự án của UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt và mua máy móc thiết bị công nghệ phục vụ cho sx. -Tuyển dụng và đào tạo 300 lao động địa phương cho cac ngành nghề: hàn đúc, tiện, phay, bào, gia công cơ khí, mạ…… - Hình thành bộ máy quản lý nhà máy và sắp xếp công nhân kỹ thuật cho các phân xưởng sản xuất. - Đăng ký thương hiệu và công bố chất lượng các sản phẩm do nhà máy của công ty chế tạo với các cơ quan quản lý nhà nước. Cuối năm 2002 công tác xây dựng đã cơ bản hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. a.Kết quả đầu tư như sau: - Xây dựng nhà xưởng : 10.884 m2 - Nhà điều hành : 400 m2 - Sân đường nội bộ : 1.690 m2 - Vườn hoa cây xanh : 3.820 m2 - Các công trình phụ trợ : 3.206 m2 b. Thực hiện vốn đầu tư: - Vốn đầu tư đươc duyệt : 36.512.000.000 - Vốn đầu tư thực hiện : 21.426.105.831 Trong đó : + Vốn xây lăp : 12.795.597.399 + Vốn thiết bị : 6.974.710.725 - Giá trị sư dụng đất : 1.570.188.140 - Tài sản lưu động : 85.609.567 c. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn để thực hiện dự án đều do các thành viên sáng lập đóng gópvà tự huy động từ vốn nhàn rỗi của cá nhân. 2.1.1.2. Giai đoạn từ 2003-2004. a. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là: - Tiếp tục hoàn thiện phần còn lại của dự án đầu tư XDCB chủ yếu là mua sắm và lắp đặt các dây truyền thiết bị công nghệ sản xuất. - Tổ chức sản xuấ kinh doanh những mặt hàng đã được định hướng. - Tổ chức bộ máy quản lý của công ty và mạng lưới đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tiếp thị…. b. Hoạt động sxkd * Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu - Thị trường trong nước: Công ty có hệ thống bán hàng và đại lý tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác - Thị trường quốc tế: Công ty đang xúc tiến thương mại hướng tới các thị trường chưa sản xuất được xe máy như: Châu Phi, khu vực Đông nam á, Bắc á, Nam Mỹ….Tại các thị trường này đang có tiềm năng tiêu thụ lớn. - Phương thức bán hàng: xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ, bán trả góp, khuyến mại kích cầu….. * Năng lực và uy tín của công ty: Công ty TNHH Hùng Hưng là đơn vị chuyên sx phụ tùng lắp ráp động cơ xe gắn máy loại 2 bánh. Mặc dù mới thành lập song công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Phương châm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là: “chất lượng và hiệu quả”, mọi hoạt động của công ty dều hướng tới mục tiêu này. Công ty luôn chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề đủ năng lực để sản xuất ra những SP có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu thị trường. Mỗi SP của công ty đều được kiểm tra chặt chẽ về mẫu mã, nhãn mác và được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận chất lượng chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế. Công ty cũng được Bộ công nghiệp, Bộ KHCN, Bộ tài chính, Tổng cục đo lường chất lượng quốc gia công nhận đủ năng lực, điều kiện sản xuất phụ tùng lắp ráp động cơ xe máy. Tháng 7 - 2003 công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 về quản lý chất lượng cho mọi sản phẩm do công ty sản xuất. * Năng lực sx của công ty: - Lực lượng lao động: + Tổng số lao động : 315 người Trong đó: Trực tiếp : 201 người Gián tiếp : 114 người +Trình độ đại học : 26 người + Công nhân kỹ thuật : 257 người +Công nhân phổ thông : 32 người - Năng lực sx (sản lượng): +Sản xuất động cơ : 80.000 chiếc/năm +Lắp ráp xe máy : 50.000 chiếc/ năm +Lắp ráp ô tô tải < 5 tấn : 10.000 chiếc/năm +Sản xuất phụ tùng : 60.000 tấn / năm - Năng lực tài chính: Vốn điều lệ đăng ký năm 2000 là 2,5 tỷ đồng. Sau 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay vốn chủ sở hữu đã tăng lên 17.598.000.000 VNĐ. Nguồn vốn tài chính của công ty bao gồm: + Cổ đông góp vốn + Liên doanh liên kết + Vay ngân hàng + Vay cá nhân + Các tổ chức kinh tế khác + Mua sắm thiết bị trả chậm Với uy tín và năng lực của mình công ty hoàn toàn có khả năng huy động đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn. * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 và 2004 như sau - Năm 2003: + Doanh thu bán hàng 9.220.500.000 + Nộp ngân sách 923.848.060 + Lợi nhuận sau thuế 76.281.534 + Thu nhập bình quân 829.300 đ/người/tháng - Năm 2004: + Doanh thu bán hàng 12.022.540.007 + Nộp ngân sách 1.202.873.078 + Lợi nhuận trước thuế 188.221.339 + Thu nhập bình quân 953.636 đ/người/tháng Bảng cân đối kế toán 31-12-2004 như sau : Tài sản Nguồn vốn Tk Tên TK Số tiền Tk Tên TK Số tiền 111 Tm 120.539.000 311 Vay ngắn hạn 5.711.384.576 131 Ptckh 893.565.900 331 PTCNB 3.863.625.093 133 t.GTGT được khấu trừ 847.409.997 334 PTCNV 76.636.593 152 Nvl 777.250.000 411 NVCSH 17.589.000.000 153 Ccdc 85.609.567 421 LNCPP 188.221.339 154 Cpsxkdd 2.219.446.337 155 Tp 1.144.550.559 211 Tscđ 21.340.496.246 Cộng 27.428.867.601 Cộng 27.428.867.601 * Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của công ty: - Vốn lưu động / tổng vốn : 22,2% - Vốn cố định / tổng vốn : 77,8% - Nợ phải trả / tổng nguồn vốn: 35,19% - Nợ phải trả / vốn chủ : 54,87% - Lợi nhuận / vốn chủ : 1,07% - Doanh thu / tổng vốn : 43,83% Qua xem xét một số chỉ tiêu tài chính năm 2004 ta thấy: - Tình hình tài chính của công ty là khả quan. - Các mối quan hệ về tài chính được xử lý tốt. - Cơ cấu thành phần vốn hợp lý. - Vốn được bảo toàn và phát triển. - Các chỉ tiêu thu nộp ngân sách được thực hiện đầy đủ. - Thu nhập bình quân của người lao động khá. - Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận còn thấp. c. Những khó khăn và thuận lợi. * Thuận lợi: - Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi,đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. - Các dây truyền thiết bị đầy đủ và tiên tiến,công nghệ mới. -Sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp lý, nguồn vốn ổn định, không có căng thẳng về vốn. - Cơ chế chính sách của chính phủ thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sxkd. * Khó khăn: - Công ty mới thành lập, kinh nghiệm quản lý điều hành sxkd còn bị hạn chế. -Thị trường Việt Nam có khá nhiều DN cùng sản xuất những mặt hàng của công ty, vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường càng gay gắt hơn. 2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty. Công ty Hùng Hưng có nhiều ngành nghề, nhiều phân xưởng sx rất khác nhau. Mỗi phân xưởng lại có các quy trình sản xuất đặc thù của mỗi mặt hàng cũng khác nhau. Với khuôn khổ chuyên đề này chỉ có thể nêu được một quy trình công nghễ điển hình: đó là quy trình công nghệ mạ kim loại: a. Mô tả quy trình công nghệ: Vật mạ là những SP bằng kim loại, được đánh phớt rất mịn bề mặt,sau đó đưa vào bể tẩy rửa : làm sạch gỉ sét, dầu mỡ và các tạp chất khác bám vào SP bằng chất dung môi và hoá chất tẩy mạnh, chuyển qua buồng ngăn ô xi không để vật mạ bị ô xi hoá . Đưa vào bể mạ lớp lót thứ nhất 15’ chuyển sang bể mạ kẽm mạ lớp thứ 2 rồi chuyển qua bể mạ lớp phủ kẽm bóng. Hoá chất ở các bể này được giữ nhiệt ổn định 200 0C , mỗi giai đoạn 20’ chuyển sang bể ngâm cho ổn định kim loại tăng độ liên kết giữa các phân tử nguyên tử kim loại. Cuối cùng đưa qua bể tẩy rửa nước sạch và sấy khô - kết thúc quy trình mạ kim loại. b. Sơ đồ công nghệ mạ kẽm: Bể tẩy 1 Bể tẩy 2 Bể mạ 3 Bể mạ 2 Bể rửa Bể mạ 1 Đóng gói nhãn mác Bể ngâm Bể rửa nước sạch Buồng sấy nóng Dây truyền này mỗi ngày mạ được 1000 SP các loại, công nghệ mạ tiên tiến, khép kín, liên hoàn, liên tục có sản phẩm được hoàn thành 24/24h. 2.1.3. Hệ thống bộ máy quản lý của công ty Tổ chức của công ty nằm trên 2 địa bàn khác nhau la Hà Nội và Hà Tây nên phải có 2 hệ thống quản lý riêng. Một bộ phận quản lý công ty và một bộ phận quản lý nhà máy. 2.1.4.1. Hệ thống quản lý công ty. Theo điều lệ của công ty, tổ chức bộ máy quản lý được bố trí như sau: a. Hội đồng quản trị: gồm những thành viên sáng lập ra công ty và góp vốn điều lệ. Hội đồng này chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Chức năng: là chỉ huy tối cao của công ty, định hướng chiến lược về tổ chức nhân sự, quy mô phát triển, hoạch định chính sách sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ phục vụ cho sự phát triển của công ty. - Nhiệm vụ: + Xem xét kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự. + Giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết những khó khăn vướng mắc của giám đốc điều hành. + Tổ chức họp thường kỳ và bất thường trong nội bộ + Quyết định thay đổi địa điểm, thay đổi ngành nghề kinh doanh, đầu tư góp vốn ra ngoài công ty. + Quyết định những chính sách về tài chính, tài sản, thế chấp tài sản vay vốn sản xuất kinh doanh. b. Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc: - Chức năng: tham mưu chính cho HĐTV về tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất kinh doanh, đề xuất những ý kiến chiến lược nhằm phát triển mọi mặt công ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình, là người đại diên pháp nhân của công ty. - Nhiệm vụ: + Điều hành toàn bộ công việc có liên quan đến tổ chức nhân sự, tổ chức sản xuất kinh doanh. + Trực tiếp quản lý tài chính, thực hiện tốt nghị quyết thường kỳ và bất thường của HĐTV. + Ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện đầy đủ những hợp đồng này. + Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, kinh tế, tài chính thường kỳ cho HĐTV. + Chịu trách nhiệm trước pháp kuật về những sai trái, vi phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. c. Phó giám đốc kinh doanh. - Chức năng: Giúp việc cho giám đốc công ty về lĩnh vực kinh doanh. - Nhiệm vụ: + Theo dõi giám sát về hoạt động kinh doanh của công ty + Tổ chức mạng lưới bán hàng, phụ trách các đại lý, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, tiếp thu ý kiến của khách hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng + Trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh , XNK, tìm nguồn hàng, vật tư cung cấp cho sản xuất. d. Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất - Chức năng: Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất. - Nhiệm vụ: + Trực tiếp làm giám đốc nhà máy sản xuất tại Hà Tây + Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất sản phẩm + Tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật + Quyết định mọi công việc phát sinh tại nhà máy và báo cáo định kỳ hoạt động sản xuất tại nhà máy vói giám đốc công ty. e. Kế toán trưởng công ty - Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính, sản xuất kinh doanh và bộ máy kế toán của công ty. - Nhiệm vụ: Thực hiện đúng luật kế toán thống kê f. Phòng kinh doanh: - Chức năng: Tham mưu cho GĐ, PGĐ về lĩnh vực kinh doanh - Nhiệm vụ: + Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp quan hệ với khách hàng, chăm sóc khách hàng. + Theo dõi bán hàng và thu tiền bán sản phẩm + Báo cáo tình hình tiêu thụ SP và thu tiền + Thực hiện các hợp đồng ngoại thương từ khâu đặt hàng, ký kết hợp đồng, làm các thủ tục mở L/C thanh toán tiền hàng với nước ngoài, làm tờ khai hải quanvà tiếp nhận hàng nhập khẩu về kho của công ty g. Phòng tổ chức hành chính - Chức năng: Tham mưu giúp việc giám đốc về lĩnh vực tổ chức nhân sự, hành chính quản trị - Nhiệm vụ : + Theo dõi giám sát tình hình sử dụng lao động + Sắp xếp nhân sự cho các phòng ban, các phân xưởng sản xuất + Tổ chức đào tạo, thi tay nghề, nâng bậc hàng năm cho công nhân kỹ thuật. + Tổ chức đội ngũ bảo vệ, không để xảy ra mất mát vật tư, sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động + Theo dõi quỹ tiền lương, trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm, PCCC, vệ sinh môi trường + Lưu giữ hồ sơ nhân sự, công văn đi, đến và các văn bản giấy tờ có liên quan dến công ty. + Tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo, lễ tân, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ và các chế độ liên quan đến người lao động. Sơ dồ bộ máy quản lý của công ty Hội đồng thành viên PGĐ kỹ thuật Giám đốc Nhà máy sx Hà Tây PGĐ kinh doanh Tổ chức hành chính Kế toán tài chính Các phân xưởng sản xuất Phòng kinh doanh Các đại lý bán hàng 2.1.3.2. Bộ máy quản lý tại Hà Tây gồm: + Giám đốc nhà máy + Bộ phận KCS + Kho vật tư, sản phẩm + Trợ lý: kỹ thuật, bảo vệ, đội xe… + Các phân xưởng sx: cơ khí , sơn, mạ, đúc, đánh bóng, gia công, lắp ráp động cơ xe máy. + Thống kê các phân xưởng, thủ quỹ, kế toán. 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Phòng kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, trang bị phương tiện khá đầy đủ, đội ngũ nhân viên được đào tạo rất cơ bản. a. Biên chế và nhiệm vụ. + Kế toán trưởng : Phụ trách chung + Kế toán tổng hợp : Phụ trách tổng hợp BCTC, giá thành, tập hợp chi phí + Kế toán thanh toán: Theo dõi các tài khoản thanh toán: TK131,133,333,311,331 . Viết phiếu thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi TK 111, 112, đối chiếu công nợ, báo cáo thuế. + Kế toán vật tư : Theo dõi vật tư, sản phẩm, TSCĐ, khấu hao TK:152, 153, 155, 156, 157, 511, 211, 214, 241, 627, 642. Báo cáo nhập xuất, tồn kho vật tư SP, các đại lý bán hàng, lập thẻ kho, thẻ TSCĐ. Tính và trích phân bổ khấu hao TSCĐ, đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, thống kê tại nhà máy sản xuất Hà Tây. Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ởng Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toán nhà máy Các cửa hàng đại lý bán hàng, thống kê các phân xưởng Sơ đồ bộ máy kế toán: Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ tương hỗ: - Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng : Chứng từ ghi sổ - Sổ kế toán áp dụng theo quy định của Bộ tài chính. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên. - Các bảng kê theo quy định của Bộ tài chính theo hình thức Chứng từ ghi sổ. - Phương pháp tính khấu hao :Theo hướng dẫn tại QĐ 266 của Bộ tài chính: khấu hao theo dường thẳng - Phương pháp tính giá : Chi phí thực tế - Hình thức tổ chức kế toán : theo kiểu tập trung Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” Chứng từ gốc Sổ quỹ Thẻ, sổ hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Do điều kiện trang bị kỹ thuật khá tốt, việc hạch toán rất kịp thời, chính xác, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ được giao và chấp hành đúng chế độ kế toán của nhà nước. Đặc biệt công tác phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người rất hợp lý, không chồng chéo, bảo đảm tính khách quan và trung thực của kế toán. 2.2. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp kế toán tập CFSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hùng Hưng. 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty. 2.2.1.1. Đặc điểm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty. * Đặc điểm. Mỗi sản phẩm hoàn thành đòi hỏi sản xuất rất nhiều chi tiết khác nhau, do đó chi phí sản xuất của công ty gồm nhiều loại có tính chất, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Toàn bộ chi phí sản xuât của công ty được chia thành các khoản mục sau. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, chi phí này thường chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể: + Chi phí vật liệu chính sử dụng vào sản xuất: bộ linh kiện động cơ xe máy, bộ ly hợp xe máy, bộ điện, lốc máy, xi lanh,…. + Nguyên vật liệu phụ: Vật liệu phụ ở công ty thường là dầu nhờn, mỡ, sơn, các hoá chất khác. + Công cụ dụng cụ: thiết bị hàn đốt, cây cua roa, ra to, quần áo, găng tay bảo hộ lao động. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, ở công ty không có khoản KPCĐ do không có tổ chúc công đoàn. + BHXH: trích 15% lương thực tế của công nhân được tính vào giá thành của sản phẩm. + BHYT: trích 2% lương thực tế của công nhân được tính vào giá thành sản phẩm. + Còn 6% công nhân phải chịu trên số tiền lương của mình. - Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ tại phân xưởng + Chi phí vật liệu, dụng cụ sả xuất: Gồm vật tư sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: là số tiền khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, nhà xưởng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng: điện dùng vào sản xuất, điện thắp sáng, điện thoại, nước. + Chi phí bằng tiền khác: như chi phí về giao dịch, chi tiếp tân hội nghị, phô tô, in tài liệu, văn phòng phẩm,…. * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty. Công ty TNHH Hùng Hưng chuyên sản xuất các sản phẩm là động cơ xe máy, phụ tùng xe máy được chia thành nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau. Trong đó động cơ xe máy là sản phẩm chính của công ty. Động cơ xe máy được sản xuất tại một phân xưởng sản xuất động cơ. Do điều kiện làm chuyên đề có hạn nên chỉ lấy một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng lắp ráp động cơ xe máy với một sản phẩm là động cơ xe máy do đây là phân xưởng điển hình của công ty. 2.2.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Hùng Hưng. a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí NVLTT ở công ty bao gồm: NVL chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm trong đó NVL chính chiếm khoảng 70%. Việc xuất dùng NVL vào sản xuất sản phẩm được quản lý và tuân thủ theo nguyên tắc: “ Tất cả nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuát” cụ thể là kế hoạch sản xuất sản phẩm. Theo quy định, căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phong kỹ thuật sản xuất lập và định mức tiêu hao NVL sản xuất sanr phẩm hàng tháng giao xuốg cho từng phân xưởng, phòng vật tư lập phiếu báo xuất kho NVL với số lượng, chủng loại cụ thể cho từng loại vật tư để xuất cho các phân xưởng. Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất vật liệu thực tế cho từng sản phẩm để phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm Theo tài liệu thu thập được ta sẽ trích một số phiếu xuất kho sau Phiếu xuất kho số 10 Ngày 15 - 11 - 2004 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng : Anh Hoàn Địa chỉ : Phân xưởng lắp ráp động cơ Lí do xuất kho : sản xuất động cơ xe máy STT Tên nhãn hiệu MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bộ linh kiện động cơ xe máy Cái 4000 4000 1.183.336 4.733.344.000 Phiếu xuất kho số 13 Ngày 18 - 11 – 2004 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng : anh Hùng Địa chỉ : phân xưởng lắp ráp động cơ Lí do xuất kho : sản xuất động cơ xe máy STT Tên nhãn hiệu MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Bộ ly hợp xe máy Cái 4636 4000 147.095 588.380.000 Đặc điểm của công ty là công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập, xuất kho NVL. Sau khi tính toán, tập hợp kế toán phản ánh giá trị NVL sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kì (sản phẩm là động cơ) quý IV năm 2004. Nợ TK 621 : 7.868.844.292 Nợ TK 627 : 37.394.831 Có TK 152 : 7.896.868.313 Có TK 153 : 9.370.810 Trích Bảng phân bổ NVL, CCDC Quý IV- 2004 STT Ghi có TK Đối tượng sửdụng (nợTK) TK 152 (bộ linh kiện động cơ xe máy) TK 152 (bộ ly hợp xe máy) ... Cộng TK 152 TK153 1 TK 621 CF NVLtrực tiếp phân xưởng động cơ 4.733.344.000 588.380.000 7.861.418.692 7.425.600 2 TK 627 CF sản xuất chung phân xưởng động cơ 35.449.621 1.945.210 3 TK 642 CFQLDN 34.611.577 749.566 Cộng 7.931.479.890 10.120.376 Căn cứ vào bảng phân bổ NVL công cụ dụng cụ Quý IV – 2004 kế toán lập các chứng từ ghi sổ : Trích chứng từ ghi sổ số 15 Ngày 31- 12- 2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất vật tư 152 7.931.479.890 Sản xuất sản phẩm động cơ 621 7.861.418.692 Phục vụ bộ phận sản xuất tại phân xưởng động cơ 627 35.449.621 Xuất xăng dầu, phụ tùng phục vụ bộ máy quản lý DN 642 34.611.577 Trích chứng từ ghi sổ số 17 Ngày 31 - 12 - 2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất CCDC loại phân bổ 100% 153 10.120.376 Sản xuất sản phẩm động cơ 621 7.425.600 Phục vụ bộ phận sản xuất tại phân xưởng 627 1.945.210 Phục vụ bộ máy quản lý DN 642 749.566 Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí NVL TT sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Trích chứng từ ghi sổ số 20 Ngày 31- 12- 2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển sang giá thành 154 621 7.868.844.292 Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TK 621 Trích Sổ cái TK 621 Tháng 12 – 2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 15 31-12 Xuất vật tư SXSP 152 7.861.418.692 17 31-12 Xuất CCDC SXSP 153 7.425.600 20 31-12 Kết chuyển sang giá thành 154 7.868.844.292 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp SXSP, bao gồm tiền lương cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT. Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là lương theo sản phẩm và lương thời gian. - Với hình thức trả lương theo sản phẩm : theo hình thức này việc trả lương được tính theo số chi tiết sản phẩm mà công nhân sản xuất ra. Căn cứ vào số sản phẩm công nhân sản xuất ra và định mức đơn giá tiền lương tương ứng, kế toán phân xưởng tính ra tiền lương cho từng loại sản phẩm tương ứng. Việc quản lý đơn giá ở công ty rất chặt chẽ, mỗi sản phẩm đều được đánh giá phân loại, nghiệm thu về chất lượng, mẫu mã, quy cách, đảm bảo đúng tiêu chuẩn và nhập kho. Tiền lương phải trả đối với sản phẩm A Đơn giá tiền lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm A hoàn thành Đối với các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, kế toán thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Cụ thể hạch toán như sau : + BHXH : Trích 15% lương thực tế được tính vào giá thành sản phẩm. Còn 5% công nhân phải nộp kế toán khấu trừ vào lương thực tế của công nhân. + BHYT : Trích 3% lương thực tế trong đó: 2% hạch toán vào giá thành sản phẩm, 1% khấu trừ vào lương thực tế. - Với hình thức trả lương theo thời gian : việc trả lương theo thời gian chủ yếu là trả vào các dịp ngày nghỉ, lễ tết, ốm đau. Như vậy, với công ty TNHH Hùng Hưng việc trả lương cho công nhân theo sản phẩm là chủ yếu. Để việc tính toán lương sản phẩm và lương thời gian của công nhân sản xuất tại các phân xưởng được chính xác hàng ngày từng phân xưởng cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng sản phẩm sản xuất ra, thời gian lao động của từng công nhân sản xuất làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán lương. Căn cứ vào đó, kế toán tiền lương tính ra tiền lương thực tế của công nhân sản xuất rồi ghi vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán ghi: Nợ TK 622 : 108.400.350 Có TK 334 : 108.400.350 Kế toán tính: BHXH : 15% ì 108.400.350 = 16.260.053 5% ì 424.247.186 = 21.212.35 BHYT : 2% ì 108.400.350 = 2.168.007 1% ì 424.247.186 = 4.242.472 Kế toán ghi: Nợ TK 622 : 18.428.060 Có TK 338 : 18.428.060 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NCTT đã tập hợp được sang TK154 để tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 : 126.828.410 Có TK 622 : 126.828.410 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi vào các chứng từ ghi sổ: Trích chứng từ ghi sổ: số 20 Ngày 31- 12-2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 622 126.828.410 Chi phí nhân công sản xuất SP 334 108.400.350 Phân bổ các khoản trích theo lương 338 18.428.060 Trích chứng từ ghi sổ số 23 Ngày 31- 12- 2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển chi phí NCTT sang giá thành sản phẩm 154 622 126.828.410 Trích Sổ cái TK 622 Tháng 12- 2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 20 31-12 CFNC sản xuất SP 334 108.400.350 Các khoản trích theo lương 338 18.428.060 23 31-12 Kết chuyển sang giá thành SP 154 126.828.410 c. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất ở công ty TNHH Hùng Hưng bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phi dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. * Chi phí nhân viên phân xưởng sản xuất động cơ: Trích bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi: Nợ TK 627 : 17.114.336 Có TK 334 : 17.114.336 Nợ TK 627 : 2.909.437 Có TK 338 : 2.909.437 Với tài liệu thu thập được ta có: Trích chứng từ ghi sổ số 18 Ngày 31- 12- 2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có 627 20.023.773 Chi phí nhân viên phân xưởng 334 17.114.336 Phân bổ các khoản trích theo lương 338 2.909.437 * Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất Trong công ty TNHH Hùng Hưng, chi phí vật liệu phụ là chi phí về dầu nhờn, sơn, hoá chất các loại…. Căn cứ vào bảng phân bổ NVL ta có: Nợ TK 627 : 35.449.621 Có TK 152 : 35.449.621 Nợ TK 627 : 1.945.210 Có TK 153 : 1.945.210 Với tài liệu thu thập được ta có : Trích chứng từ ghi sổ số 13 Ngày 31-12-2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tập hợp CFSXC 627 37.394.831 Chi phí vật liệu sản xuất phân xưởng động cơ 152 35.449.621 Chi phí CCDC sản xuất phân xưởng động cơ 153 1.945.210 * Chi phí khấu hao tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ Năm sử dụng 12 ở công ty, việc tính khấu hao tài sản cố định được tiến hành theo tháng với phương pháp khấu hao theo đường thẳng và mỗi năm phải đăng ký với cơ quan thuế. Mức khấu hao TSCĐ theo tháng = 3 ´ Mức khấu hao TSCĐ theo tháng = Mức KH TSCĐ theo quý Với tài liệu thu được ta có : Trích bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý IV – 2004 STT Chỉ tiêu Năm sử dụng Nơi sử dụng Toàn Doanh nghiệp TK 627 Chi phí SXC TK 642 Chi phí QLDN Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao IV. Số khấu hao phải trích trong quý này 101.141.365 76.633.040 24.508.325 1. Nhà cửa 20 1.619.934.080 20.249.176 16.147.349 4.101.827 2. Máy móc thiết bị 7 1.945.336.960 69.476.320 60.485.691 8.990.629 3. Thiết bị văn phòng 7 319.644.332 11.415.869 0 11.415.869 Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán lập các chứng từ ghi sổ Trích chứng từ ghi sổ số 25 Ngày 31-12-2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Phân bổ khấu hao quý IV – 2004 cho 214 101.141.365 CFSXC phân xưởng động cơ 627 76.633.040 CFQLDN 642 24.508.325 * Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là các khoản công ty chi ra để trả cho các dịch vụ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, điện thoại…Hàng tháng căn cứ vào số điện nước đã sử dụng kế toán tiến hành kiểm tra theo dõi hoá đơn và tiến hành thanh toán. Sau khi thanh toán, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 627 theo định khoản Nợ TK 627 : 8.230.118 Có TK 111 : 8.230.118 Trích chứng từ ghi sổ số12 Ngày 31-12-2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền điện dùng vào sản xuất 627 111 8.230.118 * Chi phí bằng tiền khác : Là các khoản chi ngoài các khoản chi phí nêu trên, chi phí này phục vụ yêu cầu sản xuất chung như: chi phí giao dịch, chi tiếp khách, hội nghị, in ấn tài liệu … được phản ánh vào chứng từ ghi sổ căn cứ vào các phiếu chi thanh toán bằng tiền mặt hoặc tạm ứng. Nợ TK 627 : 5.113.069 Có TK 111 : 5.113.069 Trích chứng từ ghi sổ số 19 Ngày 31-12-2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Chi phí về giao dịch tiếp khách 627 111 5.113.069 Sau khi tập hợp được tất cả các khoản chi phí trên kế toán ghi theo định khoản. Nợ TK 627 : 147.394.831 Có TK 334 : 16.826.700 Có TK 338 : 3.197.073 Có TK 152 : 35.449.621 Có TK 153 : 1.945.210 Có TK 214 : 76.633.040 Có TK 331 : 8.230.118 Có TK 111 : 5.113.069 Cuối kì, căn cứ vào phiếu sản phẩm hoàn thành các chứng từ ghi sổ để kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154. Trích chứng từ ghi sổ số 28 Ngày 31-12-2004 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Kết chuyển CFSXC sang giá thành SP 154 627 147.394.831 Trích Sổ cái TK 627 Tháng 12-2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 18 31-12 CF nhân viên phân xưởng 334 16.826.700 Các khoản trích theo lương 338 3.197.073 13 31-12 CF vật liệu 152 35,449.621 CF dụng cụ sản xuất 153 1.945.210 25 31-12 CF khấu hao TSCĐ 214 76.633.040 19 31-12 CF dịch vụ mua ngoài 331 8.230.118 12 31-12 CF bằng tiền khác 111 5.113.069 28 31-12 Kết chuyển CF sang giá thành 154 147.394.831 Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ vào sổ cái TK, kế toán ghi Trích Sổ cái TK 154 Tháng 12-2004 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 20 31-12 Kết chuyển chi phí NVLTT sang giá thành 621 7.868.844.292 23 31-12 Kết chuyển CFNCTT sang giá thành 622 126.828.410 28 31-12 Kết chuyển CFSXC sang giá thành 627 147.394.831 2.2.2. Đánh giá sản phẩm làm dở của công ty. Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành sản phẩm nên công ty đã đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL TT. Theo phương pháp này chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính cho chi phí NVL TT còn các khoản CF khác tính cho cả sản phẩm đã hoàn thành. Dở dang + Chi phí đầu kỳ NVLTT Sản lượng + Sản lượng hoàn thành dở dang = Chi phí sản phẩm DD cuối kỳ Sản lượng dở dang Theo tài liệu thu thập được quý IV – 2004 ta đánh giá được dở dang cuối kỳ như sau : 758.841.288 + 7.868.844.292 4.636 + 321 = Chi phí sản phẩm DD cuối kỳ (CFNVLTT) 321 = 558.927.072 Như vậy, từ biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho ta xác định được tổng CFSPDD cuối kỳ bằng 558.927.072 (đồng). Căn cứ vào giá trị sản phẩm làm dở cuối quý IV- 2004 và chi phí sản xuất trong kì đã tập hợp được, ta xác định được tổng giá thành thực tế của sản phẩm. Zsp = DDđk + C – DDck Ta có: Zsp = 758.841.288 + 8.143.067.533 – 558.927.072 = 8.342.981.749 Xác định tổng giá thành sản phẩm nhập kho . Nợ TK 155 : 8.342.981.749 Có TK 154 : 8.342.981.749 2.2.3. Kế toán giá thành sản phẩm ở công ty 2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành Công ty TNHH Hùng Hưng có phân xưởng lắp ráp động cơ quy trình công nghệ sản xuất giản đơn với sản phẩm là động cơ xe máy. ở đây, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là động cơ xe máy doanh nghiệp sản xuất ra từ đó mà căn cứ vào những chi phí tập hợp trong kỳ để tính ra giá thành động cơ xe máy. 2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty. Do sản phẩm sản xuất ra là động cơ xe máy nên kế toán sẽ tính giá thành sản phẩm của Công ty theo phương pháp giản đơn. Kế toán căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ và biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho cuối kỳ, tính ra được tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm nhập kho theo từng khoản mục chi phí. Trích bảng tính giá thành. Sản phẩm : Động cơ xe máy Sản lượng : 4.636 cái STT Khoản mục DD đầu kỳ CF phát sinh trong kỳ DD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVLTT 758.841.288 7.868.844.292 558.927.072 8.068.758.508 1.740.457 2 Chi phí NCTT 126.828.410 126.828.410 27.357 3 Chi phí SXC 147.394.831 147.394.831 31.794 Cộng 8.143.067.533 8.342.981.749 1.799.608 Trích phiếu nhập kho Ngày 31- 12 - 2004 Nợ TK 155 Có TK 154 STT Tên nhãn hiệu sản phẩm MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứngtừ Thực nhập động cơ xe máy Cái 4636 4636 1.799.608 8.342.981.749 Chương III. Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh hùng hưng 3.1. Đánh giá khái quát về công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty tnhh hùng hưng Công ty TNHH Hùng Hưng thực sự là một doanh nghiệp có trình độ rất phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của nước ta. Doanh nghiệp có quy mô vừa phải, tổ chức gọn nhẹ và hiệu quả, vốn được sử dụng đúng mục đích, sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng rất cao, đáp ứng và cạnh tranh tốt trên thị trường. Mức tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đầu tư công nghệ phù hợp, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi luôn đạt được mục tiêu đã đề ra. Phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng ban chủ lực của công ty. Cùng với các phòng khác, phòng tài vụ đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của công ty. Phòng kế toán tài chính là khâu quản lý cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, mọi số liệu về tài chính đều được xử lý một cách kịp thời và chính xác, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tại phòng tài vụ, moi người được phân công phụ trách các phần việc rất cụ thể, không chồng chéo. Mọi người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành tốt mọi chế độ tài chính kế toán của nhà nước. Với công việc tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty, ở bộ phận này mọi chứng từ chi phí đều được đánh giá, phân loại và kiểm tra rất kỹ, đối chiếu với từng loại định mức được chi phí cho từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công tác phân bổ vật liệu chính, vật liệu phụ, tiền lương, KHTSCĐ, tiền lương, chi phí quản lý đều có định mức rất cụ thể. Việc tính giá thành, giá bán sản phẩm được theo dõi quản lý rất chặt chẽ và luôn theo sát thị trường tiêu thụ. Sổ sác kế toán đều được phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác. Việc xác định sản phẩm dở dang cũng có sự đánh giá đúng mức theo chu kỳ sản xuất sản phẩm, từng sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang tương đối chính xác, đảm bảo tính khách quan của công tác hạch toán kế toán. Tóm lại công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty Hùng Hưng đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý của doanh nghiệp, giúp cho lãnh đạo công ty đề ra những chính sách riêng và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, giúp cho công ty ngày càng phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. 3.2. Những hạn chế và một số giải pháp nhằm hoàn thiên công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty TNHH Hùng Hưng Như trên đã nói, Công ty Hùng Hưng là doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ tùng và lắp ráp động cơ xe máy, sản phẩm của Công ty rất nhạy cảm với thị trường vì xe máy là phương tiện trực tiếp tham gia giao thông. Do đó mỗi sản phẩm đều được kiểm nghiệm rất khắt khe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, Công ty lại đầu tư sản xuất quá nhiều sản phẩm, năng lực sản xuất lại có hạn. Như vậy không tránh khỏi những thiếu hụt về tiền vốn, về tổ chức nhân sự, về đầu tư công nghệ và về công tác quản lý. Để khắc phục những thiếu hụt này, em xin mạnh dạn đề xuất với Công ty một số giải pháp sau: . Về sản xuất: Nên chọn ra một số sản phẩm chủ lực, có thế mạnh và kinh nghiệm của Công ty. Làm được như vậy, Công ty sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến liên tục mẫu mã, giữ vững được thương hiệu của mình trên thị trưòng và giảm bớt được nhiều đầu mối quản lý, hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ nhiều hơn. 3.2.2. Về công tác kế toán: Với qui mô sản xuất như hiện nay thì lực lượng kế toán của công ty còn mỏng, ở những phân xưỏng có qui mô sản xuất lớn nên bố trí một kế toán để theo dõi trực tiếp định mức chi phí, ngăn ngừa được lãng phí vật tư và giúp cho kế toán tập hợp chi phí, giá thành của Công ty được kịp thời và chính xác hơn. - Công tác tính giá thành sản phẩm hiện tại chưa thực sự chi tiết đến từng sản phẩm: VD: Tại phân xưởng đúc vỏ thân máy động cơ, cần phải tính giá thành theo từng công đoạn (phân bước) chế tạo sản phẩm như: Công đoạn đúc, công đoạn gia công, sơn và hoàn thiện sản phẩm rồi tính giá vốn để giao cho phân xưởng lắp ráp động cơ. Làm được như vậy ta đánh giá được hiệu quả hay không hiệu quả của phân xưởng đúc -Tương tự như vậy việc tập hợp chi phí ở phân xưởng sản xuất ống giảm thanh cũng chưa phân bước tính chi phí và giá thành chính xác cho từng công đoạn chế tạo sản phẩm. Hiện tại phân xưởng này chỉ tính gộp giá thành mà thôi. - Việc khoán lương sản phẩm và tính định mức tiền lương chưa hợp lý, một số công đoạn khoán quá cao và một số công việc khác lại khoán quá thấp: VD: ở phân xưởng đúc có cường độ lao động nặng nhọc hơn, môi trường bụi và nóng bức, tiếng ồn nhiều thì mức lương bình quân một công nhân chỉ đạt 1.200.000đ. Trong khi đó ở phân xưởng mạ, công việc nhẹ hơn, môi trưòng làm việc tốt hơn lại có mức thu nhập 1.500.000đ/ tháng. - Như vậy đối với chi phí tiền lương cho hai phân xưởng này nên được điều chỉnh lại cho hợp lý để đảm bảo cơ cấu tiền lương trong giá thành được chính xác hơn, phù hợp với thực tế sản xuất và khuyễn khích người lao động. + Chi phí tiền lương cho phân xưởng đúc chiếm 12% trên tổng giá thành một đơn vị sản phẩm (quá thấp) + Chi phí tiền lương cho phân xưởng mạ chiếm 17% trên tổng giá thành một đơn vị sản phẩm (quá cao). Như vậy, dẫn đến việc đánh giá sai về hiệu quả của phân xưởng mạ và phân xưởng đúc. Về công tác trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cũng cần được tính toán lại. ở Công ty thiết bị máy móc công nghệ hầu hết có giá trị lớn, việc xác định thời gian sử dụng thiết bị quá ngắn, dãn đến chi phí hao mòn tài sản vào giá thành quá nhiều đã làm cho lợi nhuận không cao. VD: nguyên giá của dây chuyền mạ là 6,7 tỷ đồng. Công ty xác định thời gian sử dụng là 05 năm, tính ra mỗi năm phải khấu hao 1,34 tỷ đồng. Trường hợp này, theo em nên xác định thời gian sử dụng là 07 năm, mỗi năm khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 0,97 tỷ đồng và giảm c hi phí gần 400 triệu đồng, đương nhiên lợi nhuận thu được cũng tăng lên tương ứng dẫn đến kết quả là giá thành hạ, tiêu thụ sản phẩm tăng và lợi nhuận cũng tăng, sức cạnh tranh trên thị trưòng cũng mạnh hơn. Trên đây là một số đóng góp đề xuất với lãnh đạo Công ty. Trong thời gian thực tập quá ngắn em tự nghiên cứu và rút ra từ thực tế với chuyên đề: “ Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”. Em hy vọng với những đóng góp nh này giúp được cho sự hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và giá thành ở Công ty ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Kết luận Qua 3 tháng thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Hùng Hưng . Tại đây em đã nghiên cứu và viết chuyên đề “ Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Với đề tài này, em được tiếp xúc với nhiều phòng ban, nhiều bộ phận điều hành và trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty đặc biệt là các nghiệp vụ kế toán. Từ kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tiền lương, TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí, giá thành, tiêu thụ,vv…. Thực tế đã chứng minh rằng công tác hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công tác rất quan trọng, cần thiết ở các doanh nghiệp. Vấn đề hạ thấp chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm ra và giữ vững thị trường là mối quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo công ty, nhất là khi sản phẩm của công ty gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản cùng loại trên thị trường, đặc biệt là hàng ngoại nhập. Nhận thức rõ vấn đề này, Ban giám đốc công ty, các phòng ban, phân xưởng, nhất là phòng kế toán của công ty đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thấp chi phí trong quá trình sản xất và hạ giá thành sản phẩm trong khi vãn đảm bảo chất lượng sản phẩm.. Bước đầu, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công tyTNHH Hùng Hưng đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định song vẫn còn những tồn tại thiếu sót cần khắc phục. Trong thời gian đi thực tế thực tập tại công ty, em rất biết ơn sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên kế toán trong phòng tài vụ để tôi hoàn thành chuyên đề này. Đây thực sự là môi trường tốt đã giúp tôi nhìn nhận đúng giữa lý luận và thực tiễn, từ thực tế trở về lý luận. Chuyên đề: “ Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm” là kết quả của nhiều năm học tập và rèn luyện tại trường và từ môi trường thực tế tại công ty TNHH Hùng Hưng. Hà Nội ngày 2 - 4 - 2004 Sinh viên thực hiện: Phạm Khánh Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca21.doc
Tài liệu liên quan